“10 thánh đường nổi tiếng nhất thế giới” plus 3 more |
- 10 thánh đường nổi tiếng nhất thế giới
- Hội Chứng ‘‘Mùi Người Già’’
- Ý Kiến Thứ Hai
- Tìm thấy hoạt chất khiến tế bào ung thư “tự sát” trong 30 phút
10 thánh đường nổi tiếng nhất thế giới Posted: 07 Sep 2018 06:28 PM PDT Hiện nay có khoảng 37 triệu nhà thờ trên hành tinh và không thiếu những nhà thờ đẹp tuyệt trần giống như "thiên đàng nơi hạ giới", trở thành địa điểm du lịch lý tưởng, thu hút rất nhiều khách du lịch đến chiêm ngưỡng. Dưới đây là danh sách 10 nhà thờ nổi tiếng khắp thế giới. 1. Nhà thờ Holy Sepulcher Nhà thờ này còn được gọi là nơi Chúa Phục Sinh bởi vì người ta tin rằng nó được xây dựng trên chính vùng đất nơi Chúa Giê Su bị đóng đinh và phục sinh. Nhà thờ nằm trong Thành Phố Cổ của Jerusalem và được xây dựng bởi thế hệ tín đồ Cơ đốc giáo đầu tiên. Ngày nay Holy Sepulcher là một trong những địa điểm du lịch được viếng thăm nhiều nhất ở Jerusalem và là nơi có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc. 2. Nhà thờ Chúa Giáng Sinh Nhà thờ Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem – Palestine là một trong những nhà thờ cổ nhất vẫn duy trì hoạt động trên thế giới. Đây là nơi mà Chúa Giêsu Kitô được sinh ra, do đó nó cũng xem là nơi linh thiêng nhất trên trái đất. Nhà thờ được bắt đầu xây dựng vào năm 327 bởi Thánh Helena, bị đốt vào thế kỷ thứ 6 và cuối cùng nhà thờ được khôi phục và bảo tồn năm 527. Ngày nay, nhà thờ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. 3. Nhà thờ St. Sophia Nằm tại trung tâm thủ đô Kiev của Ukraine, nhà thờ thánh Sophia được mệnh danh là một trong những nhà thờ cổ tráng lệ nhất thế giới. Nhà thờ được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Octaviano Mancini. Tên gọi của nhà thờ 'Sophia' trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự khôn ngoan. Năm 1990, UNESCO đã công nhận nhà thờ chính tòa Thánh Sophia này là di sản thế giới của Ukraine. 4. Tu viện Westminster Nhà thờ nổi tiếng này là một trong những tòa nhà mang tính biểu tượng nhất ở London. Cung điện Westminster và dòng sông Thames đều nằm gần Tu viện. Thêm vào đó, kiến trúc Gothic xinh đẹp của tu viện khiến nơi này trở thành điểm du lịch yêu thích của du khách trên toàn thế giới. Phần lớn Vua và Nữ Hoàng Anh được chôn cất tại nhà thờ. Ngoài ra những người anh hùng đóng góp công lớn cho quốc gia cũng được vinh dự chôn cất tại đây. 5. Nhà thờ Đức Bà Paris Nhà thờ Đức Bà Paris được xem là trái tim của thủ đô Paris và đây cũng là công trình có kiến trúc cổ xưa độc đáo nhất thế giới. Nhà thờ Đức Bà Paris là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic của Paris. Hằng năm nơi đây đón hàng triệu tín đồ công giáo cũng như khách du lịch viếng thăm và tìm hiểu những nét thiêng liêng nơi này. 6. Vương cung thánh đường St. Peter Vương cung thánh đường St Peter là một công trình thuộc tòa thánh Vatican, nằm trong lòng thành phố Rome. Có thể nói, đây là một trong những công trình công giáo nổi tiếng nhất trên thế giới, được xây dựng bởi các kiến trúc sư đầu ngành trong giới thời bấy giờ như Donato Bramante, Antonio Bordiani, Michelangelo…Vương cung thánh đường St Peter được xây dựng theo lối kiến trúc phục hưng và nhà thờ lớn nhất trên hành tinh với diện tích 15.160 m2. 7. Nhà thờ Borgund Stave Đây là một trong những nhà thờ làm bằng ván cổ nhất được bảo quản ở Na Uy, tọa lạc ở làng Borgund. Nhà thờ ván gỗ này có từ thời trung cổ có nhiều ý nghĩa đến toàn cầu. Ngày nay nhà thờ ván gỗ Borgund được sử dụng như một bảo tàng, một trong những di tích quan trọng và hấp dẫn nhất của đất nước. Các nền tảng đá vững chắc đã giữ cho nhà thờ tồn tại đến ngày nay. 8. Nhà thờ thánh Basil Nhà thờ thánh Basil là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất thế giới tọa lạc tại phía Nam Quảng trường Đỏ, gần điện Kremlin, Moscow, Nga. Kiệt tác của kiến trúc sư thiên tài Postnik Yakovlev nhìn từ bên ngoài hoành tráng và nguy nga giống như một tòa lâu đài trong câu chuyện cổ tích nước Nga. Nơi đây ngày nay đã trở thành một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất, là biểu tượng của Moscow và nước Nga. 9. Nhà thờ Sagrada Familia Nhà thờ Sagrada Familia là một trong những kiến trúc biểu tượng của Barcelona. Nhà thờ được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Catalan Antoni Gaudi với lối kiến trúc kết hợp giữa Gothic truyền thống và Art Nouveau hiện đại. Đặc biệt, nhà thờ được khởi công xây dựng vào năm 1882 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Công trình được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. 10. Thánh đường Las Lajas, Colombia Thánh đường Công giáo La Mã được xây dựng giữa sườn của hẻm núi Guitara, ở miền Nam Colombia. Nhà thờ được xây dựng để tưởng niệm sự xuất hiện của Đức trinh nữ Mary trên một tảng đá bên trong nơi này. Các nhà thờ được xây dựng từ 1916-1944 sử dụng phong cách gothic phục hưng.Thánh đường Las Lajas là địa điểm du lịch và hành hương phổ biến từ thế kỷ thứ 18. (theo dkn.v) | ||||||||||
Posted: 07 Sep 2018 05:57 PM PDT Hội chứng mùi người già là do đâu? "Chúng ta hãy đi vào phòng ông nội và xem xem, có mùi gì đó rất buồn cười", Tommy nói. "Lần trước em thấy có mùi giống như pho mát ...", Lily trả lời. Những dòng hội thoại này trích từ "Rugrats", một loạt phim hoạt hình được phát sóng trên kênh Nickelodeon (Hoa Kỳ) vào những năm 1990. Dù đây chỉ có ý nghĩa vui đùa, nhưng nó cũng liên quan đến khái niệm phổ biến cho rằng người già phát ra một mùi đặc biệt và dễ nhận biết đó là "mùi người già". Người già thường phát ra một mùi đặc trưng và dễ nhận biết mà chúng ta quen gọi là "mùi người già".Mùi người già không chỉ đơn giản là do người già ngại tắm, ngại thay quần áo như nhiều người vẫn nghĩ mà khoa học còn chứng minh "mùi người già" còn do sự già cỗi, thoái hóa của các tế bào, cơ quan trong cơ thể… Làm cách nào để giảm "mùi người già"? Lười tắm, ngại thay quần áo…Bà Laurie L. Dove, Tạp chí chăm sóc người cao tuổi Agingcare (Mỹ) cho biết, "mùi" đặc trưng ở người già thường được mô tả giống mùi ẩm mốc, mùi cũ kỹ, thậm chí giống như cả mùi pho mát… Nguyên nhân gây ra mùi ở người già có nhiều bao gồm cả việc lười tắm, lười thay quần áo, vệ sinh thân thể qua loa… Việc sống trong môi trường kín bí cũng là nguyên nhân gây ra mùi người già. Người già thường sống trong môi trường khép kín, cửa sổ đóng im ỉm, rèm che kín, màn chăn không gấp… Chính không khí ngột ngạt, ẩm mốc đã "ám" vào người già gây ra mùi đặc trưng. Một nguyên nhân nữa là do sức khoẻ răng lợi kém đã tạo ra hơi thở "rau mùi" làm tăng hội chứng "mùi người già"… Mùi người già còn do sự già cỗi, thoái hóa của các cơ quan, tế bào- Trong một nghiên cứu liên quan, các nhà khoa học Nhật Bản đã lần theo "mùi người già" và phát hiện một hợp chất hóa học gọi là 2-nonenal. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, 2-nonenal là hợp chất có mùi chỉ hiện diện rõ ở người cao tuổi. Các hợp chất này phát ra mùi "nhờn cháy khét như mồ hôi dầu" hoặc mùi "cỏ cây". Chúng được thoát ra từ da của người già sau đó được giải phóng vào không khí. Các nhà nghiên cứu suy đoán sự gia tăng chất 2-nonenal trong cơ thể người cao tuổi có thể có liên quan đến omega-7 – axit béo không bão hòa. 2-nonenal có thể đã được sản xuất như là một sản phẩm phụ của omega-7 là hợp chất thoái hóa do những thay đổi trong chuyển hóa khi có tuổi hoặc do thay đổi số lượng và hàm lượng các hoá chất được giải phóng qua da -Ở người già, đặc biệt là ở phụ nữ còn gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ( tiểu són) do sự lão hóa của chức năng thận+ cơ bàng quang. Thận có vai trò trong việc sản xuất và bài tiết nước tiểu, khi chức năng thận suy yếu, khả năng tái hấp thu nước giảm, làm cho lượng nước tiểu bài tiết nhiều hơn. Bàng quang có tác dụng trong việc chứa đựng và bài tiết nước tiểu, khi cơ bàng quang suy yếu, khả năng giữ nước tiểu giảm, sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều, tiểu nhiều. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao khi thận và bàng quang suy yếu thì tình trạng tiểu không tự chủ lại xảy ra. Tình trạng này xảy ra khiến người già không chủ động được việc tiểu tiện của mình, khi ho hắt hơi hay cười lớn cũng có thể " són" tiểu ra quần. Đây cũng chính là lí do tại sao người già thường có mùi " khai". Với các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chứng minh "mùi ở người già" không chỉ đơn giản là việc lười tắm, lười thay quần áo… mà còn do những nguyên nhân khách quan đến từ quá trình lão hóa của người già. | ||||||||||
Posted: 07 Sep 2018 05:31 PM PDT Sau một tai nạn giao thông, chiếc xe "câu cơm" bị hư hại khá nhiều, cẩn "đại tu bổ". Thường thường thì ai cũng nhờ hai ba thợ máy ước lượng tổn thất và chi phí trước khi đồng ý cho sửa. Tương tự như vậy, trước một căn bệnh hiểm nghèo, chắc là bệnh nhân cũng muốn tìm hiểu thêm trước khi quyết định việc điều trị. Sự tìm hiểu thêm này có thể là từ sách báo, internet nhưng thường thì với các bác sĩ chuyên môn khác. Việc lấy ý kiến thêm (Second Opinion), là chuyện được nói tới khá nhiều ở mọi quốc gia. Ấy vậy mà kết quả thăm dò cho biết hàng năm chỉ có 20% bệnh nhân làm công việc có tính cách hỗ trợ, quyết định về bệnh tình của mình. Lấy ý kiến thứ hai (hoặc thứ ba…) có thể do bệnh nhân hoặc thân nhân yêu cầu, đôi khi cũng từ bác sĩ, khi vị này có khó khăn trong chữa trị, chẩn đoán. Nhiều bệnh nhân ngần ngại không muốn đi hòi thêm ý kiến, e rằng nếu làm như vậy sẽ chạm tự ái, làm buồn lòng vị bác sĩ đang chữa trị cho mình. Cũng có người dễ tính, hoàn toàn tin tưởng ở "ông bà thầy" đã nhiều chục năm giao hảo. Nhưng thực ra các bác sĩ cũng không nề hà gì về việc này. Trong thời gian huấn luyện, họ đã quen với truyền thống "học thầy không tầy học bạn". Khi hành nghề, các bác sĩ hỏi ý kiến của nhau là chuyện thường tình. Lý do là y khoa ngày nay quá phong phú về kiến thức bệnh lý cũng như phương thức chẩn đoán, điều trị mà không một bác sĩ nào có thể nắm vững hết được. Ngoài ra, mặc dù có cùng huấn luyện nhưng họ có quan niệm, suy nghĩ khác nhau về cách áp dụng kiến thức của mình trong khi chẩn đoán cũng như điều trị. Có bác sĩ cho làm nhiều thử nghiệm nhưng cũng có bác sĩ chỉ làm vừa đủ rồi dùng kinh nghiệm nghề nghiệp để suy luận chẩn đoán bệnh. Trong điều trị, một số bác sĩ "bảo thủ" chữa vừa đủ cho hết bệnh, tránh tác dụng phụ của dược phẩm, một số bác sĩ khác lại muốn chữa mau chữa mạnh. Đó là tại vì mỗi bác sĩ có một kế hoạch trị liệu khác và không phải bác sĩ nào cũng nghĩ, hành động như nhau trong mọi hoàn cảnh. Người mà bác sĩ gia đình giới thiệu có thể là đồng nghiệp cùng chuyên môn, người được coi như có đủ khả năng để cho ý kiến hoặc tại trung tâm y tế, trường đại học y khoa. Và mặc dù bệnh nhân không có quyền đòi hỏi gặp người mình lựa, nhưng mình cũng không nên được gửi tới người mà mình không tin cậy. Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế, các nhà chuyên môn cung cấp dịch vụ tham khảo, góp ý kiến này. Về phương diện quản trị sức khỏe, đôi khi bảo hiểm sức khỏe đòi hỏi có ý kiến thứ hai nếu chi phí điều trị quá cao hoặc họ cho là thử nghiệm, điều trị đó không cần thiết. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể phải tự trả phí tổn tham khảo thêm. Theo các nhà chuyên môn, lấy ý kiến thứ hai hầu như là một quyền hạn của mình để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi yêu cầu gửi đi lấy ý kiến thứ hai, thứ ba, nên cùng với bác sĩ tìm hiểu lại bệnh tình của mình, hỏi tất cả các điều cần hỏi. Trong đa số trường hợp, sau thảo luận này vấn đề được giải quyết và không cần ý kiến thứ hai. Nếu bác sĩ không đồng ý thì hãy nhớ là không phải vị đó là người độc quyền quyết định. Thời kỳ "một thầy thuốc, một bệnh nhân" đã qua rồi. Ngày nay, một bệnh nhân có nhiều thầy thuốc khác nhau. Hơn nữa, sức khỏe của mình là ưu tiên số một và hãy làm mọi việc mà mình thấy cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Điều quan trọng là khéo léo yêu cầu. Chẳng may gặp vị bác sĩ "bảo thủ, quá tự tin", nhất định từ chối thì có lẽ cũng nên "giã biệt chia tay" vị này, vì tương quan đôi bên có thể bắt đầu lỏng lẻo. Có nhiều trường hợp mà bệnh nhân cần phải xin ý kiến thứ hai. -Khi chính bác sĩ đang điều trị cho mình nêu ra vì căn bệnh ngoài chuyên môn của vị này. -Khi bác sĩ đề nghị một phẫu thuật không khẩn cấp. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm cũng đòi có ý kiến thứ hai -Khi không được bác sĩ giải thích tường tận về bệnh của mình -Khi mình không thỏa mãn với lời giải thích của bác sĩ điều trị -Một bệnh hiếm chưa được hoặc đã được xác định -Có hơn một phương thức điều trị bệnh được nêu ra. -Bác sĩ điều trị không biết mình đau bệnh gì -Bệnh nhân muốn có phương thức trị liệu mà bác sĩ của mình không nắm vững -Khi mang một bệnh trầm trọng, bệnh nhân cần quyết định xem nên chấp nhận hoặc từ chối phương án điều trị mà bác sĩ đề nghị. -Ý kiến thứ hai giúp ta yên tâm là mình đã quyết định đúng. -Lấy ý kiến thứ hai từ các bác sĩ có kinh nghiệm hơn về bệnh của mình. -Ý kiến thứ hai có thể giúp mình và bác sĩ điều trị an tâm về phương án trị liệu đang hoạch định -Lấy ý kiến thứ hai giúp ta hiểu biết nhiều hơn về phương thức trị liệu mới -Lấy ý kiến thứ hai đôi khi cần làm đối với vài loại bệnh hoặc kỹ thuật chữa trị, sàng lọc bệnh. Bảo hiểm đôi khi chỉ trả một nửa hoặc không bồi hoàn nếu không lấy ý kiến thứ hai. -Khi sẽ phải trải qua giải phẫu lớn hoặc tái giải phẫu -Khi gặp khó khăn thảo luận với bác sĩ điều trị -Không thấy bệnh tình khá hơn với trị liệu đang theo -Có quá nhiều bệnh một lúc Khi đã quyết định lấy ý kiến thứ hai, nên xin hồ sơ bệnh lý, kết quả thử nghiệm để mang cho bác sĩ thứ hai coi. Bệnh nhân phải ký nhận đồng ý chuyển hồ sơ. Hiện nay có nhiều cơ sở chuyên môn y khoa cung cấp ý kiến thứ hai mà không cần hồ sơ bệnh lý, kết quả thử nghiệm cũng như ý kiến của bác sĩ điều trị. Hoặc có thể chỉ cung cấp kết quả thử nghiệm, X-quang mà không có chẩn đoán và phương thức điều trị. Đó là blind second opinion. Lợi điểm là ý kiến thứ hai không bị ảnh hưởng bới các dữ kiện trước đó. Khi tới bác sĩ thứ hai, nên chuẩn bị sẵn các điều muốn hỏi như là: -Liệu bệnh của mình có thể có chẩn đoán khác -Có cách chữa nào khác không -Kết quả sẽ ra sao nếu trì hoãn hoặc không điều trị -Rủi ro của điều trị như thế nào -Điều trị có kéo dài hoặc nâng cao đời sống không -Bao lâu sau điều trị thì bình phục -Tại sao ý kiến thứ nhì lại khác với ý kiến trước. Theo các nhà chuyên môn y học Hoa Kỳ, năm bệnh thường được hỏi ý kiến là giải phẫu nối động mạch tim (heart bypass surgery),cắt bỏ tử cung, chấm dứt thai kỳ vì thai nhi bất bình thường, giải phẫu giãn tính mạch, điều trị u bướu não. Vì các phương pháp này đôi khi được thực hiện khi không cần thiết, kỹ thuật quá phức tạp hoặc chẩn đoán không chính xác. Kết luận Lấy ý kiến thứ hai có lợi điểm là giúp bệnh nhân có thêm hiểu biết về bệnh tình, về phương thức chữa trị để lựa chọn và nhờ đó họ an tâm tích cực hơn trong việc tự chăm sóc. Trước khi yêu cầu ý kiến thứ hai, nên coi lại xem giữa mình và bác sĩ đã có sự đối thoại, giải thích rõ ràng chưa. Nếu là chưa thì mình cứ nhẹ nhàng hỏi thêm, cho ra lẽ. Thường thường thì các vị lương y cũng không đến nỗi quá khó tính, không muốn mích lòng con bệnh và cũng không muốn thấy mấy ngài trạng sư gửi thư hỏi thăm. Các cụ ta vẫn nhắc nhở "Lời nói chẳng mất tiền mua". Đôi bên nên nhẹ nhàng hỏi đáp thông cảm với nhau để duy trì tình nghĩa con bệnh-thầy thuốc ngày càng thêm thắm thiết. Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐứcTexas Hoa Kỳ | ||||||||||
Tìm thấy hoạt chất khiến tế bào ung thư “tự sát” trong 30 phút Posted: 07 Sep 2018 05:09 PM PDT Theo kết quả nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Rutgers và Hunter (Mỹ) thì các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một hoạt chất trong dầu ô liu có thể khiến các tế bào ung thư "tự sát" trong 30 phút. Theo kết quả nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Rutgers và Hunter (Mỹ) công bố trên Tạp chí Phân tử & Tế bào ung thư, hoạt chất oleocanthal trong dầu ô liu có thể tiêu diệt được tế bào ung thư Cần phải hiểu oleocanthal có trong dầu olive extra-virgin thu được sau lần ép đầu tiên. Đây là loại dầu oliu tốt nhất được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh giữ được nguyên mùi vị, không có chất bảo quản hay thêm bất cứ phụ gia nào. Cụ thể, sau khi áp dụng xử lý oleocanthal lên các tế bào ung thư, các nhà khoa học thấy rằng các tế bào ung thư chết rất nhanh trong chưa đến 30 phút. Trong khi đó, chết tế bào theo chương trình cần khoảng 16-24 giờ. Bộ 3 nhà nghiên cứu ung thư Paul Breslin của Đại học Rutgers và David Foster và Onica Legendre của Trường Đại học Hunter đã phát hiện ra rằng các tế bào ung thư bị tiêu diệt bởi chính enzyme trong nó. Chất oleocanthal đã phá vỡ các túi bào lysosome bên trong tế bào ung thư, nơi chứa các chất thải của tế bào. Về cơ bản, các nhà khoa học cho rằng các tế bào tự sát. Ngoài ra, hợp chất này không gây tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh, chúng chỉ tạm thời dừng chu kỳ sống của chúng, hay nói cách khác là "đưa chúng vào trạng thái ngủ". Sau một ngày, các tế bào khỏe mạnh sẽ tiếp tục chu kỳ sống của mình. "Sau một ngày, các tế bào khỏe mạnh phục hồi được chu kỳ. Tuy các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn và nhiều lysosomes hoạt động tích cực hơn nhưng thực tế cho thấy các tế bào này bị tổn thương và yếu đi so với các tế bào khỏe mạnh. Và chúng tôi vẫn chưa lý giải được điều này", giáo sư Breslin nhận định. Được biết, các thử nghiệm trên mới chỉ được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm, do đó, bước tiếp theo cần chứng minh được tác dụng của hoạt chất oleocanthal có trong dầu ô liu khi áp dụng trên cơ thể sống. "Chúng tôi cần phải hiểu tại sao các tế bào ung thư lại trở nên nhạy cảm với chất oleocanthal hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác", David Foster, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết. Theo báo cáo Ung thư công bố vào năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trong năm 2012 có hơn 14 triệu ca mắc ung thư mới và hơn 8 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Vì vậy, phát hiên này được xem là một hy vọng mới trong việc tìm ra phương pháp chữa căn bệnh ung thư thành công. (bài do các bạn Giau Le, Thu Tran,Khoa Nghi Truong giới thiệu) |
You are subscribed to email updates from Tin Tức Cao Niên Thế Kỷ XXI. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét