“Hà Nội ngày đầu nghỉ lễ kín xe trên cao tốc, đường về quê xa quá xa” plus 14 more |
- Hà Nội ngày đầu nghỉ lễ kín xe trên cao tốc, đường về quê xa quá xa
- Việt Nam đã biết dừng ‘đúng lúc đúng chỗ’ trên bàn đàm phán
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Bác nhân 45 năm thống nhất đất nước
- Máy xét nghiệm covid-19 7,2 tỷ: Nếu tiêu cực cũng chưa thất thoát tiền
- Trận không chiến kỳ lạ bậc nhất trên bầu trời Việt Nam
- Vẻ đẹp bình dị của TP.HCM trong ngày 45 năm thống nhất đất nước
- Chuyện ngày 30/4 qua lời kể thư kí cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
- Nước Mỹ bên bờ vực thẳm, Fed cam kết chưa từng có
- Giám đốc bệnh viện K Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế
- Cảnh chưa từng có ở bãi biển Quảng Ninh dịp nghỉ lễ 30/4
- Phút cuối cùng ở trại Davis ngày 30/4, lời 'nói dối' trào nước mắt
- Buổi chiều khó quên của cựu tù Côn Đảo ngày miền Nam giải phóng
- Cửa ngõ miền Tây kẹt cứng người rời Sài Gòn về quê nghỉ lễ
- TP.HCM tổ chức mít tinh trực tuyến lễ kỷ niệm ngày 30/4
- Biến chứng lạ ở ba em bé nhiễm Covid-19 ở Mỹ
Hà Nội ngày đầu nghỉ lễ kín xe trên cao tốc, đường về quê xa quá xa Posted: 29 Apr 2020 11:33 PM PDT Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, các cửa ngõ phía Nam của Hà Nội sáng nay ùn tắc do người dân đổ về quê nghỉ lễ 30/4-1/5. Sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, nhiều người dân đã rời Thủ đô về quê nghỉ lễ từ hôm qua. Đến sáng nay, vẫn còn một lượng lớn người mới bắt đầu di chuyển, nhất là những người đi chặng ngắn. Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ùn tắc kéo dài khoảng 10km từ nút giao Pháp Vân - Vành đai 3 trở xuống. Hướng ra khỏi Hà Nội chật kín tới 4,5 làn xe. Lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông nỗ lực phân làn và hướng dẫn giao thông. Đợt nghỉ lễ năm nay diễn ra vào thời điểm cả nước tiếp tục thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19, dự báo nhu cầu giao thông thời gian trong và sau nghỉ lễ tăng cao hơn nhiều so với trước, mật độ phương tiện, tần suất hoạt động vận tải cũng nâng dần.
Lượng xe khách xuất bến trong ngày 29/4 dù không bằng dịp lễ cùng kỳ các năm trước nhưng cũng đã tăng nhiều so với ngày thường. Các nhà xe chỉ được hoạt động tối đa 50% công suất. Từ hôm nay, vận tải liên tỉnh tại tất cả các địa phương trên cả nước đều được Bộ GTVT cho phép khai thác đủ 100%, lượng xe dự kiến sẽ tăng mạnh. Cục CSGT cũng đã có điện chỉ đạo CSGT, Công an các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp trọng tâm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống đua xe trái phép, tiếp tục nâng cao trách nhiệm, ý thức trong phòng, chống dịch Covid-19, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5.
Trần Thường Cửa ngõ miền Tây kẹt cứng người rời Sài Gòn về quê nghỉ lễNgày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 4 ngày, cửa ngõ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Việt Nam đã biết dừng ‘đúng lúc đúng chỗ’ trên bàn đàm phán Posted: 29 Apr 2020 06:47 PM PDT - Theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, các học giả Mỹ và thế giới đều cho rằng, suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa nhất là nhân tố con người đã dẫn đến thất bại của Mỹ. Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, Tuần Việt Nam giới thiệu loạt bài liên quan đến sự kiện lịch sử đầy hào hùng này. Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên vẫn nhớ như in những kỷ niệm khi gặp lại những người Mỹ đã tham dự Hội nghị Paris năm 1973, hai năm trước ngày đất nước thống nhất 30/4/1975 trong những dịp ông đến Liên hợp quốc hoặc thăm Mỹ khi còn đương nhiệm. Ông kể, khi nhìn thấy ông từ xa, họ đã chạy tới bắt tay vồn vã và hỏi thăm những người của phía ta đã thăm dự Hội nghị, ai còn, ai mất. Đại Sứ Négroponté gặp ông đã bày tỏ cảm tình với nhiều thành viên Đoàn ta. "Qua tiếp xúc với những người như Đại sứ Négroponté, tôi thấy trong ánh mắt của họ sự thân thiện và hy vọng cho sự phát triển nhiều mặt của mối quan hệ hai nước", ông kể lại trong bài viết cho Tọa đàm khoa học "Từ Hiệp định Paris về Việt Nam đến đại thắng mùa xuân năm 1975: Vai trò của mặt trận ngoại giao góp phần vào thắng lợi lịch sử 30/4". Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lặp lại hòa bình ở Việt Nam được ký tại Paris cách đây 47 năm. Đó là cuộc đàm phán kéo dài 4 năm 8 tháng 14 ngày, là cuộc thương lượng cam go và dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Hiệp định là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định đưa đến ngày 30/4/1975 toàn thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông Dy Niên khẳng định, thời điểm đàm phán Hiệp định Paris đã chính muồi như tinh thần của Bác Hồ căn dặn về "5 điều biết" là "biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến hóa", trong đó biết dừng là khó nhất và Việt Nam đã biết dừng "đúng lúc đúng chỗ" trên bàn đàm phán.
Vào những năm 1964 và 1965 khi Mỹ leo thang chiến tranh, ném bom miền Bắc, đổ bộ quân vào Miền Nam làm cho nhiều người trong đó có cả bạn bè của ta lo sợ chiến tranh lan ra khu vực và có thể cả thế giới. Họ muốn tìm một giải pháp thương lượng. Có người gặp trực tiếp ta như U Than, Tổng thư ký Liên hợp quốc lúc bấy giờ hoặc có nhiều người bắn tin muốn làm trung gian dàn xếp cho ta và Mỹ tiếp xúc… Nhưng ta đều khôn khéo khước từ. Vì nếu đi vào đàm phán không đúng thời điểm, đàm phán non thì đàm phán không thực chất, dễ bị đối phương lợi dụng phục vụ ý đồ kéo dài chiến tranh, hợp thức hóa những hành động leo thang chiến tranh, viện cớ để đổ lỗi cho ta… Chỉ khi nào ý chí xâm lược của chúng bị lung lay, những hành động leo thang quân sự bị đánh trả, phong trào phản đối chiến tranh bùng phát trên mọi châu lục và ngay cả trong lòng nước Mỹ… thì lúc đó chúng mới chịu ngồi đàm phán thực chất. Và vì vậy, những thắng lợi của chúng ta trên chiến trường ở cả 2 miền đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã làm rung chuyển nước Mỹ. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Paris đã bắt đầu cuộc họp từ ngày 13/5/1968. Ta đã bước vào đàm phán ít nhất là trong thế cân bằng, nếu không nói là thế thượng phong. Theo nguyên Bộ trưởng, các học giả Mỹ và thế giới đều cho rằng, suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa nhất là nhân tố con người đã dẫn đến thất bại của Mỹ. Mỹ không hiểu hoặc hiểu không thấu đáo về lịch sử văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam và nhất là người Cộng sản Việt Nam. Không chỉ người Mỹ mà nhiều người khác cũng chưa hiểu thấu đáo về điều này. Henry Kissinger, mãi đến khi sang thăm Hà Nội tháng 3/1973, đến thăm đền Ngọc Sơn, nhìn thấy 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt khắc trên đền: "Nam quốc sơn hà nam đế cư …", mới thốt lên rằng: đây chính là Điều 1 trong Chương I của Hiệp định Paris : "Hoa Kỳ và các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam". Đến đây ông ta mới thấm hiểu hết ý lý do vì sao mà Lê Đức Thọ đã nhắc lại nhiều lần trong đàm phán câu trả lời khi bàn về quân đội miền Bắc ở miền Nam Việt Nam. Ngay cả sau khi ký tắt Hiệp định, Kissinger vẫn còn cay cú và nói với Lê Đức Thọ: Hiệp định đã ký tắt rồi, không ai còn thay đổi được nữa. Bây giờ tôi chỉ xin hỏi ông một câu và yêu cầu ông chỉ trả lời Yes (có) hay No (không). Câu hỏi là: Có quân đội của miền Bắc ở miền Nam Việt Nam không? Lê Đức Thọ không ngần ngại nhắc lại câu trả lời như trên. Kissinger thất vọng dơ hai tay đứng dậy lắc đầu. Ông Dy Niên kể, khi Hiệp định được ký kết, các bên tham gia đều thấy khả năng thi hành Hiệp định là rất ít. Vì thế thắng đã nằm trong tầm tay ta rồi. Mỹ đã "can đảm trong cay đắng" để ký Hiệp định vì đó chính là chính là cái cầu để Mỹ rút lui trong "danh dự". Chính quyền Sài Gòn không còn lựa chọn nào khác buộc phải ký trong tâm trạng hoang mang trước số phận mong manh của họ vì đã nhìn thấy Mỹ đang bỏ rơi họ. Việc ngừng bắn trên toàn Miền Nam bắt đầu từ ngày 25/1/1973 và việc quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam được thực hiện như quy định của Hiệp định. Ngày 29/3/1973 người lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi Miền Nam báo hiệu cho sự cáo chung của chính quyền Sài Gòn. Ông kể, một vấn đề lớn đặt ra cho ta là liệu Mỹ có quay lại miền Nam để cứu chính quyền Sài Gòn không? Qua phân tích tất cả các yếu tố thì câu trả lời là Không. Tuy vậy ta vẫn phải chuẩn bị cho khả năng xấu nhất. Sau một loạt "thăm dò" bằng những cuộc tấn công quân sự của ta và nhất là sau chiến dịch Tây Nguyên và Huế và khi xem truyền hình CNN trông thấy Tổng Thống Mỹ Gerald Ford chạy như một vận động viên điền kinh để tránh sự truy lùng của các phóng viên sau sự sụp đổ của Tây Nguyên thì điều đó là khẳng định. Vì vậy, Bộ Chính trị đã quyết định tập trung hầu như toàn bộ lực lượng chủ lực của ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đưa đến thắng lợi hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đến nay, sau 47 năm nhìn lại, những gì cay đắng cho sai lầm đã qua, người Mỹ thật "dũng cảm" khi ký Hiệp định để chấm dứt mọi sự can thiệp vào Miền Nam Việt và "đứng nhìn" sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. "Đó là thái độ dứt khoát của họ, mà tôi đánh giá cao", ông bày tỏ. Ông nhận xét, chống đối của Mỹ sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975 là điều dễ hiểu, nhưng vấn đề quan trọng là dòng chảy lịch sử của mối quan hệ quốc tế đã đưa họ đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1995 và 18 năm sau (2013) Mỹ đã trở thành đối tác toàn diện của Việt Nam. Từ thù địch trở thành bạn bè là cả một quá trình gian khổ nhưng ở đây tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau mới là điều quan trọng. Hai nước Việt - Mỹ đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp Tổng thống Mỹ tại Phòng Oval ở Nhà Trắng và nhiều lần Việt Nam đã đón tiếp Tổng thống Mỹ sang thăm. Mỹ hiện nay là nước thu hút nhiều nhất sinh viên Việt Nam sang học và là đối tác thương mại, kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Nhiều đoàn cựu chiến binh Mỹ đã trở lại chiến trường xưa để hồi tưởng lại ký ức để giờ những giọt nước mắt ân hận để rồi có những cái bắt tay nồng ấm với "cựu thù" ở quá khứ và xua đi những gì đen tối còn rơi rớt lại để hướng tới tương lai trong quan hệ bang giao giữa hai dân tộc. Ông viết: "Mọi người hãy nhớ lại những bức điện Bác Hồ đã gửi cho Tổng thống Mỹ vào những năm 1946-1947 để thấy rằng Người là nhà tiên tri thiên tài, Người mới thực sự là Đấng kiến tạo quan hệ Việt - Mỹ ngày nay". Tư Giang - Lan Anh lược thuật Theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, có 4 nhân tố thắng lợi và 5 bài học từ chiến thắng 30/4/1975. Bốn nhân tố thắng lợi là: - Đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta và bản lĩnh tuyệt vời của các nhà lãnh đạo tối cao của Đảng. - Mở cục diện vừa đánh vừa đàm. - Hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam và nhất là ngay trong lòng nước Mỹ. - Nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh. Năm bài học là: - Độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế. - Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị - quân sự - ngoại giao. - Ngoại giao là một mặt trận để huy động mọi lực lượng trong và ngoài nước. - Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh là thắng lợi. - Nhân tố con người, lịch sử và văn hóa. Mở lòng bao dung, hòa giải để đoàn kết, hòa hợp dân tộc- Vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, vì mục tiêu quốc thái dân an, đòi hỏi đất nước không chỉ thống nhất về giang sơn lãnh thổ mà phải thống nhất về lòng người. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Bác nhân 45 năm thống nhất đất nước Posted: 29 Apr 2020 08:43 PM PDT Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước sáng nay đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân 45 năm Ngày thống nhất đất nước.
Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước gồm có: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; các ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương…
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước thành kính bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với công lao của Người đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước, dẫn dắt Đảng ta, nhân dân ta làm nên những thắng lợi vẻ vang. Thực hiện di nguyện thiêng liêng của Bác, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 45 năm trước, ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi. Từ đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện.
Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn đã tới đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Tiếp đó, đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dâng hương tại thềm rồng điện Kính Thiên, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long; thăm di tích cách mạng Nhà và Hầm D67. Theo TTXVN Phút cuối cùng ở trại Davis ngày 30/4, lời 'nói dối' trào nước mắtTư lệnh quân đoàn pháo là người xuất hiện sớm nhất ở trại Davis vào ngày 30/4. Khi ông hỏi có ai bị thương, hy sinh không, trưởng đoàn là Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn báo cáo không có ai, dù trước đó có 2 người hy sinh. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Máy xét nghiệm covid-19 7,2 tỷ: Nếu tiêu cực cũng chưa thất thoát tiền Posted: 29 Apr 2020 04:02 PM PDT Theo Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, máy xét nghiệm Real-time PCR chưa được nghiệm thu, chưa thanh toán, số tiền cấp cho Sở Y tế chưa rút và chưa chi tiền. Tại buổi làm việc chiều qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chỉ đạo, trong quá trình thanh tra, yêu cầu Sở Y tế chưa thanh toán, thanh lý hợp đồng cho công ty bán hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động có giá 7,23 tỷ đồng. "Nếu thanh tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra", ông Thanh nhấn mạnh. "Tỉnh không nói mua máy giá bao nhiêu" Theo ông Thanh, tỉnh đồng ý về mặt chủ trương để Sở Y tế thực hiện mua máy, chứ UBND tỉnh không nói mua như thế nào, mua của ai, giá bao nhiêu.
"Hiện nay, dư luận quan tâm nhất là mua máy có tiêu cực không cần thảo luận cởi mở, thẳng thắn, cầu thị", ông Thanh yêu cầu. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Hai trình bày, thời điểm dịch, mỗi ngày Quảng Nam có rất nhiều mẫu cần xét nghiệm do liên quan đến các ca mắc Covid-19. Trong khi, tỉnh chưa có máy xét nghiệm, phải gửi xe vào viện Paster Nha Trang, vài ngày sau mới có kết quả. Nói về gói thầu mua hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động giá 7,23 tỷ đồng, ông Hai cho rằng, Sở Y tế đã tham khảo hệ thống máy và giá cả ở một số địa phương. Quá trình chạy thử máy xét nghiệm, Sở Y tế chưa nghiệm thu, chưa thanh toán cho công ty cung cấp máy. "Nếu rủi ro về mặt pháp lý thì người chịu trách nhiệm là tôi. Nếu trong quá trình thực hiện, nhân viên làm sai thì với trách nhiệm là Giám đốc Sở, tôi cũng xin chịu trách nhiệm tất cả", ông Hai nói.
Chưa thanh toán Giám đốc Sở Tài chính Phan Văn Chín cho biết, ngày 16/3 Sở nhận được tờ trình của Sở Y tế, kèm 3 báo giá của 3 nhà thầu khác nhau. Việc mua sắm được UBND tỉnh thống nhất từ nguồn ngân sách tỉnh theo hình thức chỉ định thầu để phòng chống dịch Covid-19. Việc mua sắm này thuộc thẩm quyền UBND tỉnh. "Khó khăn vì không có thiết bị hàng hóa trên thị trường để so sánh nhưng rất cấp bách, khẩn cấp. Sở Tài chính trực tiếp liên hệ nhiều đơn vị nhưng có đơn vị không có hệ thống máy cung cấp, có nơi báo giá với mức giá quá cao. Từ việc tham chiếu, Sở Tài chính căn cứ vào báo giá thấp nhất từ Sở Y tế để tham mưu cho UBND tỉnh và việc chỉ định thầu là đúng pháp luật", ông Chín nói.
"Hiện nay, máy chưa nghiệm thu, chưa thanh toán, số tiền cấp cho Sở Y tế chưa rút và chưa chi tiền. Nếu có tiêu cực xảy ra thì chưa thất thoát tiền", ông Chín cho hay. Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Lê Trí Thanh cho biết, tỉnh đã giao cho Thanh tra tỉnh thanh tra đột xuất gói thầu mua máy xét nghiệm Covid-19. Sau đó sẽ thanh tra toàn diện các gói thầu mua sắm trang thiết bị phục vụ cho phòng, chống dịch, báo cáo kết quả vào ngày 20/5. Giám đốc Sở xin lỗi, muốn công ty lấy lại máy xét nghiệm Covid-19UBND tỉnh Quảng Nam chiều nay họp khẩn thông tin về việc Sở Y tế mua hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động có giá 7,2 tỷ đồng. Nguyễn Hiền - Lê Bằng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trận không chiến kỳ lạ bậc nhất trên bầu trời Việt Nam Posted: 29 Apr 2020 04:01 PM PDT Đối tượng tấn công của biên đội tiêm kích F-4J (Mỹ) chỉ là 1 chiếc MiG-21U hai chỗ ngồi dùng để huấn luyện, không đeo vũ khí. Trung tướng Phạm Phú Thái, cựu phi công MiG-21 trong bài viết "Khoảng trời miền Trung trước năm 1975 lịch sử" đã đề cập tới trận không chiến kỳ lạ, duy nhất trong chiến tranh Không quân trên bầu trời Việt Nam. Bài viết của ông để tưởng nhớ người chỉ huy, người anh cả của đoàn bay MiG-21 khóa 3 - Đại tá, Anh hùng Đinh Tôn và các liệt sĩ phi công chiến đấu của Không quân Việt Nam:
Đó là ngày 11/9/1972, khi Trung đoàn 921 đã chuyển về đóng quân tại sân bay Gia Lâm. Anh Tôn lúc đó là Trung đoàn phó, do ngồi trực sở chỉ huy khá lâu nên anh phải lên sân bay Nội Bài để bay hồi phục kỹ thuật. Người bay kèm anh hôm đó là chuyên gia Liên Xô. Sở chỉ huy Quân chủng và Binh chủng nắm thời cơ Không quân Mỹ giãn ra sau đợt đánh tập trung nên cho chúng tôi tranh thủ huấn luyện. Chiều hôm đó, tôi có nhiệm vụ dẫn phi công Lê Khương, cất cánh từ Gia Lâm lên bay hồi phục bài đánh chặn máy bay địch ở tầng trung. Khi bay qua sân bay Nội Bài còn nghe tiếng anh báo cáo Sở chỉ huy để làm các động tác kỹ thuật bay tại đỉnh sân bay. Chúng tôi được lệnh chuyển kênh liên lạc, để không ảnh hưởng tới các máy bay huấn luyện khác ở khu vực Nội Bài. Khi dẫn đường, Sở chỉ huy bắt đầu dẫn biên đội tôi vào tiếp cận mục tiêu thì không cho khẩu lệnh chỉ thị mục tiêu nữa, mà thông báo ngắn gọn là "giữ độ cao 5km, vòng tại chỗ. Có địch vào sân bay Nội Bài". Tôi lệnh cho số 2, Lê Khương "dàn đội hình chiến đấu, tăng cường cảnh giới, kiểm tra vũ khí". Tôi chần chừ, không dám liên lạc tiếp với Sở chỉ huy vì chắc chắn ở đó đang căng thẳng xử lý tình huống bất ngờ này. Không biết tình hình địch ra sao, tôi chỉ mong được Sở chỉ huy dẫn về khu vực có địch để đánh địch giải toả cho sân bay. Tôi cũng không biết hai thầy trò anh đã lâm trận. Sau này tìm hiểu, tôi mới biết Sở chỉ huy lúc đó không dám đưa chúng tôi về để giải toả cho chiếc máy bay kia, có lý do là biên đội tôi chưa sẵn sàng, vì đang huấn luyện hồi phục cho số 2, Lê Khương sau khi bị thương, nhảy dù ở trận đánh trước đó.
Một máy bay huấn luyện đụng độ cả biên đội tiêm kích của Mỹ Sau này tôi đã tìm hiểu và đã biết được diễn biến của trận đánh kỳ lạ này như sau: Trước hết, đây là trận không chiến (nếu có thể được gọi là như vậy) giữa một máy bay huấn luyện, không mang vũ khí với biên đội máy bay F-4J của Hải quân Mỹ bí mật đột kích vào sân bay Nội Bài. Đây là trận đánh với sự có mặt lần đầu tiên và duy nhất của phi công chuyên gia Liên Xô trong suốt cuộc chiến tranh. Điều kỳ lạ là trong trận này, đối tượng tấn công của biên đội F-4J chỉ là 1 chiếc MiG-21U hai chỗ ngồi dùng để huấn luyện, không đeo vũ khí. Các máy bay F-4J phát hiện và chủ động trước mà không có cách gì bắn rơi được MiG-21. Biên đội F-4J hoàn toàn làm chủ tình thế. Nhưng chỉ đến khi hết dầu, động cơ ngừng hoạt động, không thể điều khiển máy bay theo ý muốn nữa, hai thầy trò anh mới chủ động rời máy bay, để phi công Mỹ bắn trúng chiếc máy bay đã cạn dầu và không có phi công điều khiển. Anh Tôn sau này kể lại: "Khi đã hoàn tất các động tác kỹ thuật cần thiết, hai thầy trò đang cơ động nhẹ nhàng đưa máy bay về vòng 3 để chuẩn bị hạ cánh, đột nhiên, anh có linh tính thế nào đó, mới qua quan sát, giật mình thấy hai làn khói vừa xịt ra từ hai chấm đen phía sau khoảng 2-3km. Anh lập tức kéo giật máy bay chéo xuống đất để tránh tên lửa, đồng thời, tống tay ga lên mở tăng lực. Hai quả tên lửa sượt ra phía sau đuôi, không trúng. Đúng lúc đó, anh nghe được tiếng nói từ đài chỉ huy bay thông báo và hướng dẫn anh cơ động tránh tên lửa. Hai viên phi công F-4J đã thấy chiếc MiG-21 cơ động gấp tránh được tên lửa, sau đó kéo vọt lên vòng chiến đấu gắt, tạo ngay thế đối đầu. Và từ thời điểm đó, chiếc MiG-21 hoàn toàn chủ động, cơ động, có lúc còn bám được vào vào phía sau một chiếc F-4J. Mỗi lần thấy một tốp dãn ra vòng ngoài để tạo thế chuẩn bị bắn tên lửa, anh lại "nghiến răng nghiến lợi" kéo cần lái, xoay máy bay vào thế đối đầu, không cho chiếc máy bay nào địch có đủ điều kiện bắn trúng, mặc dù những chiếc FJ đã có gắng bắn nhiều loạt tên lửa nhưng đều trượt. Khi chúng tôi hỏi anh về phản xạ của người phi công Liên Xô, anh nói: "Ông ấy, sau khi thấy máy bay đột ngột vòng gấp tránh tên lửa mới biết là đang bị máy bay tiêm kích của Không quân Mỹ bám đuôi, và vì vậy hoàn toàn thả cần lái để anh chủ động cơ động, thực hiện các động tác không chiến".
Vodka và cá khô uống mừng Khi thấy đèn tín hiệu đỏ báo sắp hết dầu sáng lập lòe trong buồng lái, nhẩm tính, với chế độ "tăng lực" như thế này thì chỉ còn trên dưới một phút nữa phải thoát khỏi máy bay, trước khi bị tên lửa địch bắn trúng, hai thầy trò sẽ rơi vào thế nguy hiểm. Nếu bị tên lửa bắn trúng, có nhảy dù ra được thì cũng khó mà toàn vẹn vì những động tác cơ động tránh tên lửa diễn ra ở độ cao rất thấp. Và thế là, bằng một động tác kỹ thuật tuyệt đỉnh, anh cho máy bay dựng thẳng lên, sau đó lộn xuống và lại làm động tác nửa vòng chiến đấu thật gấp và báo cho ông thầy ngồi sau: "Chuẩn bị, nhảy dù nhé!", đồng thời, thả cần lái, cầm tay kéo chốt nhảy dù giật mạnh. Hai tiếng nổ phát ra từ hai quả đạn phóng ghế của hai thầy trò, hai chiếc dù bung ra ở độ cao không quá 150-200m. Cùng lúc đó, hai quả tên lửa từ một chiếc F-4J phóng đến trúng vào chiếc MiG-21 không người điều khiển, đang chòng chành và nổ tung. Chiếc MiG-21 rơi cách chỗ hai phi công tiếp đất vài trăm mét. Một cách tình cờ, hai chiếc dù của hai thầy trò lại rơi vào đúng địa điểm trú quân bí mật của đoàn chuyên gia Liên Xô. Hai người rẽ luôn vào phòng nghỉ của chuyên gia. Phi công Liên Xô đập một chai vodka kèm đồ nhắm là cá khô mang sang từ Liên Xô để "uống mừng" thoát nạn trong trận không chiến kỳ lạ. Trung tướng Phạm Phú Thái (Tiêu đề và tiêu đề phụ do VietNamNet đặt) Trại Davis và ký ức vị đại tá những ngày chiến đấu giữa lòng Sài GònĐại tá Đào Chí Công chia sẻ kỷ niệm trong thời kỳ hoạt động ở Trại Davis - "trận địa tiền tiêu" ngay giữa lòng Sài Gòn những ngày tháng lịch sử năm 1975. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vẻ đẹp bình dị của TP.HCM trong ngày 45 năm thống nhất đất nước Posted: 30 Apr 2020 12:04 AM PDT Sài Gòn -TP.HCM đang thay da đổi thịt từng ngày; ngắm thành phố này trong ngày 30/4 qua góc ảnh của P.V VietNamNet.
Phong Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chuyện ngày 30/4 qua lời kể thư kí cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt Posted: 29 Apr 2020 09:11 PM PDT Tổ chi bộ 3 người của ông Tư Cang vào nội đô Sài Gòn trước ngày 30/4 khoảng tháng rưỡi, được lệnh giúp đồng bào khởi nghĩa, đón quân giải phóng. Nhiều câu chuyện được người cán bộ lão thành cách mạng ngoài 90 tuổi xúc động kể lại. Những chia sẻ của ông Huỳnh Văn Cang (còn gọi là Tư Cang) - từng làm thư ký cho ông Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (sau này là Thủ tướng), cựu Chủ tịch UBND Quận 11, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - là người được điều về nội đô Sài Gòn chuẩn bị cho ngày thống nhất - như 1 lát cắt lịch sử để hiểu thêm về ngày 30/4 của 45 năm trước. Ký ức không bao giờ quên Theo nhận định tình hình, khi nghe tin quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tâm trạng người dân khá lúng túng, hoang mang. Họ vừa mừng, vừa cả sợ nữa, nhưng không biết phải làm gì. Lúc này rất cần có người chỉ dẫn, trấn an. Ông Tư Cang cho biết: "Lúc đầu chúng tôi định làm cờ, nhưng thấy không kịp. Sau mua giấy màu xanh đỏ vàng, hướng dẫn bà con làm cờ dán trước cửa, chứng tỏ đất nước được giải phóng, nhà nhà được giải phóng. Lá cờ được coi như bùa hộ mạng, trấn an cho các gia đình liên quan đến chế độ cũ mà phần lớn ở khu Lữ Gia, gần trường đua Phú Thọ, quận 11".
Một việc làm nữa mà đến giờ ông Cang vẫn còn nhớ gần như nguyên vẹn. Đó là, ông mượn chiếc xe Jeep của thầy giáo ở trường ĐH Bách khoa chạy phát loa tại trường đua, kêu gọi binh sĩ về nhà. Ông Cang kể: "Khi đó, ở trường đua có khoảng 2 đại đội. Tôi chuẩn bị 1 đoạn thông báo để đọc loa. Đại ý là: "Tổng thống Dương Văn Minh đã ra lệnh buông súng nên anh em binh sĩ hãy hạ vũ khí, gom súng lại và cởi áo lính ra, nắm tay nhau về nhà". Cứ thế, thầy giáo chạy xe vòng quanh trường đua và đọc, rất thuyết phục. Binh lính nghe thế mừng lắm, liền bỏ súng, cởi áo lính và lũ lượt ra về, chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút". Ông Cang nói thêm, sự việc này sau đó được Sở VH-TT TP xác nhận chỉ có bộ phận của ông là làm được việc phát loa kêu gọi binh sĩ buông súng thành công. Theo ông Cang, ngày giải phóng tâm trạng người dân cũng rất khác, vừa mừng nhưng cũng vừa lo, một số người suy nghĩ cực đoan, nên khi có người chỉ dẫn là thấy được an tâm, bớt lo lắng.
Ông Cang cũng kể, có vị linh mục ở nhà thờ trên đường Nguyễn Thị Nhỏ thuộc quận Tân Bình biết ông lãnh đạo khởi nghĩa trường đua nên - mời đến nói chuyện với giáo dân. "Sáng hôm sau, tôi đến nhà thờ nói chuyện và chỉ nói "vo". Tôi nói: "Nay là ngày toàn thắng của Việt Nam thắng đế quốc Mỹ. Toàn thể dân tộc Việt Nam thắng Mỹ ở Việt Nam. Người có đạo hay không có đạo, nhiều hay ít, đã góp công vào thắng lợi này. Dù ai có làm gì cho ngụy quân, ngụy quyền thì cũng là bị ép buộc, chứ không ai muốn tiếp tay, không ai muốn cầm súng đi chống lại cách mạng", ông Cang chia sẻ. Lúc đó giáo dân đứng xung quanh nghe rất đông, tràn hết ra ngoài cửa. Toàn dân mừng, không chỉ những người đi kháng chiến. "Sau buổi nói chuyện, tôi gặp lại vị linh mục. Ông khoác áo choàng mà các giáo dân nói phải dịp rất đặc biệt, long trọng lắm ông mới mặc. Ông bắt tay tôi nói: Cảm ơn cách mạng đã giải phóng Sài Gòn hầu như không có tiếng súng, rất êm ả, rất đặc biệt", ông Cang xúc động nhớ lại. Cơ may được vào nội đô Sài Gòn Nhớ lại cơ may được ở Sài Gòn đúng ngày trọng đại của đất nước, ông Tư Cang cho biết, tháng 11/1965, sau 10 năm tập kết ra Bắc, ông trở lại miền Nam công tác ở Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn - Gia Định khối nông thôn. Sau đó, năm 1967, Khu ủy rút ông qua làm Thư kí cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc đó là Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Gần 1 năm sau, ông Võ Văn Kiệt về miền Tây, còn ông ở lại tiếp tục làm thư kí cho các lãnh đạo ở khu.
Khoảng tháng 3/1975, khi đang làm thư kí văn phòng cho ông Mai Chí Thọ (Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định), ông nhận lệnh vào nội thành Sài Gòn cùng 2 người nữa, phụ trách khu cạnh trường đua. "Ông Mai Chí Thọ ra lệnh cho tôi đi, tình hình nước sôi lửa bỏng, giải phóng đến nơi rồi, "vô để giúp đồng bào khởi nghĩa , đón quân giải phóng". Lập tức tôi gọi cô giao liên công khai để 1 tiếng sau lên đường. Khi đó ông Mai Chí Thọ cười hỏi vui tôi: "Sao đi gấp vậy". Tôi nói: "Tôi sợ anh đổi ý". Nhớ lại chuyện cũ, ông Tư Cang bật cười. Ông Cang cho biết, ông nhờ em rể đang làm quân y trong nội thành lo thu xếp đi theo xe bồn chở xăng. Theo cậu em, ông nhìn giống Việt Cộng quá, đi bình thường vào sẽ bị bắt. Nhờ đó, ông vào nội thành trót lọt và về nhà em rể ở đường Lữ Gia, cũng là nơi các sĩ quan và lính Việt Nam cộng hòa ở rất đông.
"Sau giải phóng, em rể tôi kể lại, Liên gia trưởng (người theo dõi địa bàn) có nói, thấy tôi đi vô nghi ngay là Việt Cộng, nhưng không kêu lính bắt vì thấy đại cuộc thua rồi, không gây thêm tội ác nữa", ông Cang chia sẻ. Thời gian ở nội đô, ông xây dựng các mối quan hệ, kêu gọi tinh thần yêu nước của những người có thế lực như thầy giáo, hải quan,… thành phần không ai dám xét nhà bao giờ, để tìm nơi ẩn náu cho người của ta chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn. "Khi ông Dương Văn Minh chính thức nhận chức Tổng thống ngày 28/4, thì biết khả năng giải phóng rất cao, chúng tôi rất mừng. Và sau đó tình hình diễn ra rất nhanh chóng", ông Cang nói. Hòa giải dân tộc theo tinh thần cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt Ông Tư Cang cho biết, ở nội thành chỉ biết quân mình đã bao vây, nhưng tấn công là ngày nào thì không biết. Chỉ biết qua tuyên bố của Dương Văn Minh "các binh sĩ hạ súng đứng yên, chờ lệnh mới".
"Chúng tôi sẵn sàng ngồi đây chờ quân giải phóng vô để bàn giao, lời tuyên bố của Dương Văn Minh, tôi là người trong cuộc thấy tinh thần và công của ông đáng được xem xét lắm", ông Cang bày tỏ. Sau này, cách đánh giá của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với ông Dương Văn Minh là có công. Khi ông Minh chưa kêu gọi binh sĩ buông súng, rất nhiều lực lượng chống lại. Nếu họ nổ súng thì ta cũng sẽ buộc phải nổ súng. Khi ấy, chắc thành phố tan hoang. Sự chuyển biến lúc đó là như vậy.
Nếu ta chỉ nói thua nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải đầu hàng thì chưa thật sự thỏa đáng. Nên chăng, rất cần có sự đánh giá cho đúng về vấn đề này. Cần có cái nhìn đầy đủ hơn về việc tuyên bố đầu hàng của ông Minh khi đó. Trước hết là vấn đề bảo toàn tính mạng cho người dân và các công trình của thành phố khi ta vào tiếp quản. Ông Dương Văn Minh sau này cũng nói. Ông ở lại vì nhận thấy cách mạng còn cần ông, cần ông tuyên bố buông súng. Có nhiều người cấp dưới nói: "Chúng tôi sẵn sàng nổ súng, sao lại đầu hàng?". Ông nói: "Vì đồng bào, vì xương máu của người dân và anh em nên tuyên bố vậy", để mọi người nhận thấy một sự thật đang hiện hữu.
Ông Tư Cang cũng nhìn nhận: "Ông Kiệt cũng từng nói: Chiến thắng nói qua ai cũng biết. Vì giải phóng có 1 triệu người vui nhưng cũng có 1 triệu người buồn. Những người có thân nhân tham gia chế độ cũ, sao vui được. Nên hiểu tâm trạng người phía bên kia, người ta cũng đau xót. Nên nói vừa thôi. Đây là cái nhìn thấu đáo và rất mới, rất hay của ông Võ Văn Kiệt khi còn giữ trọng trách". "45 năm đã qua, lịch sử đã đủ độ dài cần thiết để các thế hệ hôm nay nhìn lại cuộc chiến kỳ lạ và đau thương của dân tộc. Ngày 30/4 là ngày không bao giờ phai mờ trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt. Đó là ngày non sông thu về một mối, là ngày mà sự chia ly của biết bao gia đình người Việt được hàn gắn và đoàn tụ. Lịch sử ngày 30/4 sẽ còn mãi là vết son nhưng phía trước, một tương lai mới đã và đang mở ra cũng rất cần có một cái nhìn mới, mở ra cùng sự phát triển của đất nước", ông Tư Cang tâm sự. Trại Davis và ký ức vị đại tá những ngày chiến đấu giữa lòng Sài GònĐại tá Đào Chí Công chia sẻ kỷ niệm trong thời kỳ hoạt động ở Trại Davis - "trận địa tiền tiêu" ngay giữa lòng Sài Gòn những ngày tháng lịch sử năm 1975. Bảo Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nước Mỹ bên bờ vực thẳm, Fed cam kết chưa từng có Posted: 29 Apr 2020 06:58 PM PDT Fed vừa có tuyên bố chính sách đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ tại Mỹ. Cả chục giải pháp đã được đưa ra, nhiều trong số đó chưa có tiền lệ và sẽ được kéo dài để giúp Mỹ tránh đổ vỡ. Cam kết chưa từng có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa có cuộc họp chính sách đầu tiên kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng nổ tại Mỹ khiến hơn 1 triệu người nhiễm và gần 60 ngàn người tử vong. Tuyên bố nổi bật nhất trong cuộc họp là nước Mỹ sẽ chịu tác động nặng nề và Fed cam kết giữ nguyên mức lãi suất gần 0% cho đến khi việc làm và lạm phát hoàn toàn phục hồi. Theo đó, cơ quan tạo lập chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu lãi suất hiện tại ở mức từ 0%-0,25% cho đến khi tin tưởng rằng nền kinh tế đã vượt qua được những biến cố gần đây và trên đà đạt được mục tiêu bình ổn việc làm và giá cả tối đa. Ông Jerome Powell, chủ tịch Fed trong cuộc họp báo trực tuyến ngay sau cuộc họp của Fed cho biết cơ quan này sẽ triển khai "tất cả các công cụ" và Fed sẽ có thêm các hành động cụ thể để hỗ trợ cho kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ. Người đàn ông quyền lực số 1 trong hệ thống tài chính nước Mỹ cũng cho biết, Fed còn dư địa để có thể hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới bởi các chính sách tín dụng của cơ quan này "không chịu giới hạn cụ thể nào". Fed có thể mở rộng chính sách tín dụng nếu cần và thậm chí đưa ra các chính sách mới.
Như vậy, đây là cam kết chính sách mạnh mẽ chưa từng có của Cục dự trữ liên bang Mỹ và nó có thể phá vỡ những quy tắc trăm năm tuổi và viết lại khái niệm của ngân hàng trung ương nước Mỹ. Fed có thể phá vỡ tiền lệ để mở rộng cho vay với các doanh nghiệp, các bang và thành phố trong nỗ lực bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Câu chuyện về điều kiện vay khắt khe, sự cân nhắc kỹ lưỡng rủi ro cũng như kế hoạch thu hồi lại tiền… có thể sẽ khác trước rất nhiều khi mà Fed thực hiện chương trình nới lỏng định lượng không giới hạn. Cam kết chính sách chính sách chưa từng có của Fed được đưa ra ngay sau khi Mỹ công bố GDP quý 1 giảm 4,8% và nhiều khả năng rơi vào suy thoái sâu trong quý 2, có thể tới -12%, thậm chí có dự báo giảm tới 40-60% so với cùng kỳ. Mức giảm 4,8% trong quý 1 chính thức chấm dứt đã tăng trưởng kinh tế dài kỷ lục của Mỹ. Nó cũng đánh dấu mức suy thoái mạnh nhất trong gần 8 thập kỷ do đại dịch Covid-19 khiến gần như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp Mỹ ngưng trệ, người dân chôn chân trong nhà. Theo đánh giá của Fed, cuộc khủng hoảng y tế công Covid-19 sẽ tác động nặng nề lên hoạt động kinh tế, việc làm và lạm phát trong ngắn hạn, và gây ra những rủi ro đáng kể đối với triển vọng kinh tế trong trung hạn. Tuy nhiên, những cam kết về chính sách cho thấy cơ quan này cũng đã dự phòng cho những kịch bản xấu hơn. Mức giảm 4,8% của GDP Mỹ trong quý 1 thực sự là đáng ngại bởi đây là thời điểm nền kinh tế Mỹ gần như vẫn hoạt động bình thường, với 80% khoảng thời gian.
Donald Trump có thêm cơ hội Trái ngược với sự lo ngại của Fed, thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ứng tich cực trong phiên đêm qua (giờ Việt Nam). Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng hơn 535 điểm (+2,2%) lên 24.634 điểm; chỉ số tầm rộng S&P 500 thậm chí tăng 2,7% còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng vọt hơn 3,6%. Những cam kết mạnh mẽ của Fed đã thổi một luồng khí mát lên thị tường chứng khoán Mỹ. Mức lãi suất thấp và những chính sách mới có thể giúp các doanh nghiệp Mỹ hồi phục nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, thông tin tích cực về thuốc chữa cho bệnh nhân Covid-19 cũng đã giúp cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư Mỹ. Giá dầu trong phiên giao dịch đêm qua (giờ Việt Nam) cũng đã bật tăng 22% lên 15,88 USD/thùng sau khi có thông tin cho thấy, tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng ít hơn so với dự kiến và tồn trữ xăng giảm, làm gia tăng lạc quan tiêu thụ nhiên liệu sẽ hồi phục, nhất là khi một số nước châu Âu và tiểu bang Mỹ nới lỏng các hạn chế do đại dịch Covid-19. Với tổng thống Mỹ Donald Trump, cam kết duy trì lãi suất ở mức sát 0% với thời gian không hạn định như Fed vừa công bố có lẽ là điều đáng quan tâm nhất. Trước đó, trong cả năm 2019 và đầu 2020 ông Trump đã có rất nhiều lần chỉ trích ông Jerome Powell về việc duy trì lãi suất Mỹ ở mức cao trong khi lãi suất ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới thấp hơn nhiều, thậm chí âm (như ở Nhật và châu Âu) khiến kinh tế Mỹ khó cạnh tranh.
Đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng làm thay đổi quan điểm chính sách của Fed với 2 lần giảm sốc trong tháng 3/2020 và đưa ra hàng loạt chương trình có quy mô tổng cộng hàng ngàn tỷ USD nhằm hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Với tuyên bố của Fed, nước Mỹ sẽ tiếp tục chương trình siêu nới lỏng định lượng, đua tranh trong cuộc chiến tiền tệ cùng hàng loạt các nước trên phạm vi toàn cầu. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc có lẽ cũng sẽ bước sang một giai đoạn khác, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trở nên căng thẳng hơn. Trong nhiều năm qua, ông Donald Trump luôn chống lại một đồng Nhân dân tệ (NDT) và euro yếu, mà qua đó, theo vị tổng thống thứ 45 của Mỹ, khiến Mỹ bị thâm hụt thương mại với 2 thị trường này là rất lớn. Ông Trump đã liên tục có những chỉ trích Trung Quốc duy trì một đồng NDT cao để có lợi thế trong thương mại với Mỹ. Cuối 2019, thương mại Mỹ-Trung có tín hiệu hạ nhiệt sau khi Bắc Kinh ký vào bản thỏa thuận thương mại giai đoạn với Mỹ với khá nhiều nhượng bộ, trong đó có việc tăng cường mua nông sản Mỹ. Nhưng đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thứ. Quan hệ Mỹ-Trung sắp tới có lẽ không chỉ còn tập trung ở những cam kết mua-bán như trong năm 2019, nhất là khi cuộc bầu cử Mỹ đang ngày càng đến gần và nền kinh tế Mỹ chưa thể sớm thoát ra khỏi tình trạng suy giảm. M. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giám đốc bệnh viện K Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế Posted: 30 Apr 2020 12:43 AM PDT GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K, được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông Trần Văn Thuấn sinh năm 1970, quê ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng, ông giữ các chức vụ Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng Viện Ung thư quốc gia, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Giám đốc Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng, Trưởng bộ môn Ung thư Đại học Y Hà Nội.
Ông Thuấn từng được trao danh hiệu Thầy thuốc trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2008 khi đang làm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư (bệnh viện K). Ông giữ chức Giám đốc bệnh viện K từ năm 2016. Một năm sau đó, ông được công nhận chức danh giáo sư ngành y học. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Y tếĐảng ủy Bộ Y tế vừa tổ chức lễ công bố quyết định chuẩn y Bí thư Đảng ủy Bộ Y tế, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Thái An | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cảnh chưa từng có ở bãi biển Quảng Ninh dịp nghỉ lễ 30/4 Posted: 29 Apr 2020 07:02 PM PDT Ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5, Quảng Ninh vắng khách do ảnh hưởng dịch Covid-19. Bãi biển lác đác người tắm. Nhà hàng, khách sạn đóng cửa. Không đông đúc nhộn nhịp như mọi năm, ngày đầu nghỉ lễ 30/4 năm nay, bãi tắm Hạ Long vắng lặng, chỉ lác đác vài người tắm. Một số nhánh đường dẫn vào bãi tắm vẫn được chắn hàng rào, vật cản để không cho phương tiện đi vào.
Khu nhà hàng, dịch vụ sát bãi tắm vẫn cửa đóng, then cài. "Do ảnh hưởng dịch Covid-19, dù được giãn cách xã hội nhưng khách du lịch nước ngoài không có, khách trong nước thì hạn chế đi lại nên nhà hàng tôi đóng cửa gần 2 tháng nay", chị Nguyễn Thị Dương (chủ nhà hàng Hải Dương, đường Vườn Đào, TP Hạ Long) cho biết. Từ tháng 3, UBND tỉnh Quảng Ninh tạm dừng các hoạt động du lịch như: Đóng cửa các điểm tham quan, khách sạn, nhà nghỉ không đón khách.
Mới đây, Sở Du lịch Quảng Ninh ban hành kế hoạch về việc tiếp tục tạm dừng đón khách lưu trú du lịch, trong đó yêu cầu các cơ sở lưu trú thực hiện nghiêm chỉ đạo về phòng, chống dịch và tạm ngừng đón khách du lịch từ ngày 24/4 đến hết ngày 3/5. Cùng kỳ năm ngoái, Quảng Ninh đón gần 600.000 lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan các danh thắng trên vịnh Hạ Long. Hiện tại, các danh thắng, điểm tham quan vẫn đóng cửa, hàng loạt tàu du lịch neo đậu chờ được hoạt động lại tại cảng tàu quốc tế Tuần Châu và cảng tàu khách quốc tế Hạ Long.
Trước đó, ngày 6/4, UBND tỉnh ban hành công văn về việc thay đổi thời gian tổ chức các hoạt động tuần du lịch Hạ Long, Quảng Ninh và chương trình Carnaval Hạ Long 2020 có thể sẽ được tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9. Phạm Công Nghỉ lễ 30/4, đông nghẹt bến xe, kẹt cứng đường sau nới giãn cáchChiều cuối trước kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, nhiều tuyến đường của Hà Nội, TP.HCM kẹt cứng phương tiện. Bến xe cũng đông nghẹt khách dồn về. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phút cuối cùng ở trại Davis ngày 30/4, lời 'nói dối' trào nước mắt Posted: 29 Apr 2020 03:00 PM PDT Tư lệnh quân đoàn pháo là người xuất hiện sớm nhất ở trại Davis vào ngày 30/4. Khi ông hỏi có ai bị thương, hy sinh không, trưởng đoàn là Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn báo cáo không có ai, dù trước đó có 2 người hy sinh. Vào những ngày cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh, cấp trên đưa ra phương án "đón anh em trại Davis ra khu an toàn" trước khi giải phóng Sài Gòn. Nhưng, những "chiến binh" trại Davis đã quyết bám trụ đến cùng, dù phải hy sinh cho ngày toàn thắng. Từ đào giếng lấy nước đến...đào hầm quyết tử chiến Ông Trần Trung Đệ nhớ lại, trước chiến dịch giải phóng Sài Gòn cấp trên đưa ra phương án cử một tiểu đội đặc công vào đón anh em trại Davis ra khu an toàn, đề phòng địch đánh vào trại. "Nhưng khi đoàn họp lại, nhận định sân bay Tân Sơn Nhất được bảo vệ nghiêm ngặt, việc đưa đặc công vào trại sẽ rất nguy hiểm. Cuối cùng, đoàn thống nhất xin ở lại chiến đấu đến cùng và được cấp trên đồng ý", lời ông Đệ.
Tuy nhiên, ông Đệ cho biết nhận nhiệm vụ ở lại cũng rất nguy hiểm vì anh em trong trại chỉ được trang bị súng ngắn và tiểu liên. Nếu như trước đây, anh em đào giếng lấy nước thì từ ngày 18/4, anh em bắt đầu đào hệ thống giao thông hào bí mật, nối thông nhau với 40 căn nhà, đào 2 hầm chỉ huy dã chiến. Việc đào hầm phải được giữ bí mật, do đó anh em tận dụng các tủ sắt có sẵn để chứa đất, làm nắp hầm. Bên dưới đào hầm, nhưng bên trên vẫn phải sinh hoạt bình thường để nghi binh. Công tác hậu cần thức ăn, nước uống cũng sẵn sàng cho cuộc chiến đấu tử thủ. Đến ngày 28/4, hệ thống công sự, giao thông hào được hoàn thiện chờ ngày địch tấn công là quyết tử. Cũng trong tối ngày 28/4, ông Đệ nhớ lại một sự kiện khó quên trong cuộc đời hoạt động ở trại Davis. Theo đó, vào khoảng 18h, cả trại đang ăn cơm thì nghe tiếng bom nổ cách trại 200m, đất đá rào rào rung chuyển trên mái nhà. Anh em trong trại không biết ai đánh vào sân bay, là phản chiến hay quân ta… nên tất cả chui xuống hầm tránh. Sau này mới biết, sự kiện đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất hôm ấy là do phi công Nguyễn Thành Trung dẫn tốp máy bay của ta đánh vào. Ngã xuống trước ngày chiến thắng Theo ông Đệ, đêm 29/4 anh em trong trại nôn nao khi tiếng súng vang lên khắp nơi, cả bên ngoài lẫn bên trong sân bay Tân Sơn Nhất. Qua điện đài, mọi người biết các cánh quân của ta đang tiến về Sài Gòn.
"Ai cũng nôn nao, vừa tử thủ chờ địch đánh vào nhưng cũng mong ngóng anh em giải phóng có mặt sớm để báo tin chiến thắng, nhưng…" kể đến chi tiết này, đôi mắt đầy nếp nhăn của ông Đệ đỏ hoe vì xúc động. "Sáng 30/4, pháo rót vào sân bay cấp tập, tiếng súng chống trả phía địch yếu ớt, anh em biết giờ chiến thắng đã cận kề. Vậy mà toàn trại đau đớn khi sáng cùng ngày 2 đồng chí đã hy sinh, họ ngã xuống trước giờ phút lịch sử", ông Đệ khóc không thành tiếng khi kể lại. Theo ông Đệ, Tư lệnh quân đoàn pháo là người xuất hiện sớm nhất ở trại David vào thời điểm lịch sử. Vào trại, vị Tư lệnh tới gặp ngay trưởng đoàn là Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn và hỏi "anh em có ai bị thương, hy sinh không?" "Lúc đó tôi nhớ rất rõ, Tướng Hoàng Anh Tuấn báo cáo là không ai bị thương, không ai hy sinh. Tôi chứng kiến cảnh hai vị tướng gặp nhau và anh Tuấn phải nói dối để tướng Tư lệnh pháo binh không băn khoăn khi trận chiến vẫn còn phía trước. Tôi cùng nhiều anh em lúc ấy chỉ biết rơi nước mắt, không ai thốt nên lời", ông Đệ xúc động kể lại. Trong cuốn "Đại thắng mùa xuân" của Đại tướng Văn Tiến Dũng có đoạn nói về trại Davis: "Trong thế trận chung to lớn ta đã hình thành bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, các đồng chí của ta ở Tân Sơn Nhất cũng có một cái thế riêng của mình, thế đứng công khai hiên ngang giữa lòng địch. Thế đứng đó không những tiêu biểu cho cách mạng, cho đại nghĩa về mặt chính trị mà còn giúp cho Đảng hiểu được thêm lòng dân đối với sự nghiệp giải phóng và hiểu kẻ thù trước ngày chúng giãy chết. Chắc là trong những ngày đêm sôi sục này, các đồng chí mong đợi quân ta vào hơn ai hết…".
Trải qua 823 ngày đêm thực hiện nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao quân sự giữa sào huyệt của địch. Bằng bản lĩnh kiên cường, lòng quả cảm, mưu trí, sáng tạo, khôn khéo… Các cán bộ, chiến sĩ trại Davis đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975". Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên từng viết về trại Davis: "Các đồng chí đã sống, chiến đấu và cống hiến hết mình cho ngày toàn thắng của dân tộc, xứng đáng cho mọi thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ và biết ơn…". Ghi nhận công lao to lớn đó, trong dịp kỷ niệm 37 năm, cán bộ, chiến sĩ trại Davis đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Chuyện chưa kể về chiêu trò của địch ở 'trận chiến' trại Davis giữa Sài GònTrải qua 823 ngày đêm thực hiện nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao quân sự giữa sào huyệt địch, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ trại Davis đã góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Phong Thuận | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Buổi chiều khó quên của cựu tù Côn Đảo ngày miền Nam giải phóng Posted: 29 Apr 2020 03:00 PM PDT 'Hôm đó, nhà tù rất tĩnh lặng. Những tên cai tù không còn mang súng, cầm dùi cui đi lại trước cửa. Đến chiều, chúng tôi nghe tiếng máy bay, tiếng reo hò của nhiều người...'. Ông Nguyễn Xuân Viên là cựu tù Côn Đảo. Hòa bình lập lại, ông đưa vợ con rời quê Quế Sơn, Quảng Nam ra nơi mình từng bị giam cầm để sống và giữ đảo. Hiện, ông 76 tuổi, sức khỏe yếu, nghe không được rõ, cộng thêm những vết thương do bị tra tấn năm xưa làm ông đau âm ỉ. Quyết không khuất phục Căn nhà tình thương của vợ chồng ông Viên ở gần nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Những năm qua, dù tuổi đã cao, sức khỏe yếu, thân hình gầy ốm, nhưng vài hôm, ông Viên lại ra nghĩa trang thăm đồng đội. Đứng giữa hàng ngàn ngôi mộ của các đồng đội, ông bùi ngùi nhớ về những năm tháng mình bị giam cầm, tra tấn, bị đối xử tàn độc.
Năm 1965, ông Viên 21 tuổi. 'Quê tôi năm đó điêu tàn lắm. Các thanh niên trong làng ai cũng muốn đi bộ đội để được cầm súng đánh giặc. Tôi cũng xung phong đi làm du kích xã', cựu tù Côn Đảo nhớ lại. Năm 1968, ông bị giặc bắt. 'Khi biết giặc phục kích, tôi và hai đồng chí trốn ở dưới hầm, vậy mà không thoát được. Hôm đó, cả tiểu đội chúng tôi ai cũng bị sốt rét', ông Viên kể. Sau đó, ông bị giam ở nhà lao Tân Hiệp, rồi bị chuyển đến khám Chí Hòa. Dù nhiều lần bị giặc dụ đi lính, với những lời hứa được trả tự do, được hưởng phú quý, được sống trong nhung lụa nhưng ông Viên cương quyết từ chối. Giọng ông dứt khoát: 'Mình đã nguyện đi theo Bác Hồ, đi theo Đảng thì sẽ mãi trung thành'. Đầu năm 1970, ông bị đày ra Côn Đảo. Ở đây, ông bị nhốt vào chuồng cọp, bị đem ra tra tấnt. 'Tôi không khai, chúng dùng dùi đánh, chích điện vào đầu gối, các ngón tay, dí điện vào tai…. rồi bị bỏ đói, bỏ khát'. Trong tù cũng là chiến trường Ông Viên cho biết, ở nhà tù Côn Đảo lúc bấy giờ có ba loại tù là: tù chính trị phạm, tù quân phạm và tù thường phạm. Để khai thác thông tin từ tù chính trị, các cai tù dùng tù quân phạm và tù thường phạm đánh tù chính trị. Ai đánh nhiều, đưa ra nhiều sáng kiến tàn ác thì nhanh được trả tự do.
'Họ muốn đánh ai thì đánh. Có hôm, anh em chúng tôi thấy cửa mở thì nghĩ, chắc được cho đi tắm mát, nhưng không phải. Chúng vào để hỏi, hôm nay là ngày nào, tháng nào. Chúng tôi nói đúng cũng bị đánh, nói sai cũng bị đánh. Rồi chúng tra tấn chúng tôi bằng cách trời lạnh tạt nước lạnh, trời nắng, cho vào chuồng cọp, rắc vôi liên tục. Đến bữa ăn thì miếng cơm chan nước mắt. Cứ 10 giờ là chúng mang cơm đến, đến 12 giờ mới cho lấy cơm ăn. Ai cầm được đồ ăn cũng bị đánh. Có mấy người già xung phong đi lấy cơm vì nghĩ, mình lớn tuổi sẽ không bị đánh. Nhưng các chú vừa cầm được đồ ăn là bị đánh ngã xuống đất, cơm văng tung tóe. Bị hành hạ đủ thứ, nhưng anh em ai cũng biết, chúng làm vậy cho mình khai, hoặc chấp nhận đi lính cho chúng. Anh em chúng tôi cương quyết không khai, không đầu hàng, không khuất phục. Ai cũng xác định: trong tù cũng là chiến trường, nếu có hi sinh cũng là hoàn thành nhiệm vụ. Rồi các anh em động viên nhau chịu đựng. Người khỏe dìu người yếu. Người nào còn sống thì tiếp tục đấu tranh', ông Viên kể. Giọng ông vui hơn khi kể về lần ông cùng đồng đội tổ chức sinh nhật Bác Hồ trong tù. 'Đêm sinh nhật Bác, anh em chúng tôi bí mật mang đồ dùng ra làm trống, đàn, cùng hát các bài về Bác, về quê hương đất nước. Tôi đóng giả con gái, đứng hát, nhảy múa. Các đồng chí khác thì mang đồ dùng ra gõ hòa theo.
Khi phát hiện, chúng bắt mở cửa. Chúng tôi đóng chốt trong, rồi tiếp tục hát. Đến khi chúng phá được cửa, đồng chí nào cũng bị đánh. Có rất nhiều đồng chí bị vứt lên xe mang đi đổ nơi khác, nhưng anh em chúng tôi không vì thế mà khuất phục'. Xung phong ở lại giữ đảo Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Viên và nhiều tù chính trị khác vẫn ở trong phòng biệt giam. 'Hôm đó, nhà tù rất tĩnh lặng. Những tên cai tù không còn mang súng, cầm dùi cui đi lại trước cửa. Đến chiều, chúng tôi nghe tiếng máy bay, tiếng reo hò của nhiều người. Anh em chúng tôi hỏi nhau, hôm nay là ngày gì? Khi quân giải phóng đến báo: 'Miền Nam đã giải phóng', rồi mở cửa bảo chúng tôi đi ra. Chúng tôi vừa vui, vừa đề phòng: 'Thật hay giả? Cho đến khi nghe đài phát thanh nói về chiến thắng miền Nam, chúng tôi mới tin là thật', ông Viên nhớ lại. Ông Viên cho biết, sau đó, ông cùng 150 người khác xung phong ở lại giữ đảo. Năm 1977, ông mới về quê Quế Phong gặp người thân. Ba năm sau, ông lấy cô gái cùng quê. Năm 1980, ông trở lại đảo làm cán bộ văn hóa bảo tàng huyện, sau đó, ông chuyển lên làm Trưởng Ban Quản lý Di tích Côn Đảo.
Đến hôm nay, bà Hai, vợ ông Viên vẫn còn nhớ những ngày chuẩn bị cùng chồng ra Côn Đảo sống. 'Chúng tôi cưới xong 1 thời gian thì ông ấy ra Côn Đảo, tôi ở lại nuôi con. Khoảng năm sau, ông ấy về đưa mẹ con tôi đi. Nghe đến ra đảo sống, tôi hoang mang lắm. Tôi hỏi: 'Có phải cái chỗ xung quanh là nước, ở giữa là đất không? Vậy nước lên mình chết thì sao. Ông ấy cười xòa, lém lỉnh: 'Nước lên thì chạy lên núi Chúa, không chết được'. Bà Hai cho biết, những ngày mới ra, Côn Đảo rất hoang vắng, ít người. Hằng ngày ông đi làm Cán bộ văn hóa Bảo tàng huyện, còn bà buôn bán ở chợ, chăm con nhỏ. 'Trước, Côn Đảo ít người, điều kiện sống thiếu thốn, nhưng giờ thì đầy đủ rồi', bà Hai nói. Khi được hỏi có hối hận khi theo chồng ra đảo sống, bà Hai lắc đầu: 'Côn Đảo trông nhỏ, bốn bề là biển vậy mà dễ sống hơn. Ở quê tôi cuộc sống khắc nghiệt lắm'. Ước vọng cuối đời của cựu tù Côn ĐảoÔng nở nụ cười thật tươi đưa cho chúng tôi xem tập sách và nói: 'Tôi già rồi. Cuối đời chỉ có một ước nguyện là đưa tác phẩm này đến tận tay công chúng ...' Tú Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cửa ngõ miền Tây kẹt cứng người rời Sài Gòn về quê nghỉ lễ Posted: 29 Apr 2020 09:21 PM PDT Ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 4 ngày, cửa ngõ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài. Từ sáng sớm ngày 30/4, quốc 1A khu vực cửa ngõ hướng về các tỉnh miền Tây (đoạn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Từ 7 giờ sáng, hàng ngàn phương tiện xe khách, ô tô, xe máy nối đuôi nhau thành hàng dài trên quốc lộ 1A đoạn từ vòng xoay An Lạc hướng về cầu Bình Điền, các phương tiện di chuyển hết sức khó khăn. Tại các giao lộ đều có lực lượng CSGT đứng chốt để điều tiết, tuy nhiên do lượng người và phương tiện đổ về đây mỗi lúc một đông khiến đoạn đường trên xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài. Đến gần 10 giờ sáng cùng ngày, giao thông khu vực trên vẫn đang xảy ra ùn tắc, các phương tiện nối đuôi nhau di chuyển chậm.
Cảnh hiếm có ở bãi biển Quảng Ninh dịp nghỉ lễ 30/4Ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5, Quảng Ninh vắng khách do ảnh hưởng dịch Covid-19. Bãi biển lác đác người tắm. Nhà hàng, khách sạn đóng cửa. Tuấn Kiệt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TP.HCM tổ chức mít tinh trực tuyến lễ kỷ niệm ngày 30/4 Posted: 29 Apr 2020 11:28 PM PDT TP.HCM đã tổ chức trực tuyến lễ kỷ niệm ngày 30/4, vừa gọn nhẹ nhưng trang trọng, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19. Chương trình kỷ niệm được tổ chức trực tuyến tại nhiều điểm cầu với số lượng đại biểu tham dự tại mỗi điểm cầu không quá 30 người. Các đại biểu dự lễ được bố trí ngồi cách xa nhau.
Sáng 30/4, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức: "Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2020)". Tại điểm cầu Hội trường Thống Nhất có các đại biểu: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân. Dự lễ tại các điểm cầu có các Mẹ Việt Nam Anh hùng; các nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP; đại diện các tầng lớp nhân dân, nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo...
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân ôn lại chặng đường vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cùng thành tựu to lớn về kinh tế 45 năm qua của TP.HCM. Theo Bí thư Nhân, chiến thắng mùa xuân 1975 đã đưa đất nước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và thống nhất đất nước. "Để đi đến thắng lợi cuối cùng, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta đời đời biết ơn công lao to lớn của Bác Hồ kính yêu; biết ơn các thế hệ cách mạng; sự hy sinh vô bờ của các mẹ Việt Nam Anh hùng; các lực lượng vũ trang và đặc biệt là nhân dân Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn… cùng góp công mang lại ngày chiến thắng lịch sử", lời Bí thư Nhân. Theo người đứng đầu Đảng bộ TP, thắng lợi cuối cùng là kết quả của một chuỗi lịch sử hào hùng. Khi Đảng ra đời, kết thúc thời kỳ đen tối của đất nước, từ đây dẫn dắt dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ Cách mạng Tháng 8 lịch sử, đến chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và chiến thắng lịch sử Mùa xuân 1975.
Bí thư Thành ủy đặc biệt nhắc đến chủ trương đúng đắn của Đảng cũng như dấu ấn lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Hồ Chí Minh. "Kết tinh của tất cả sức mạnh đó, cùng sự đoàn kết một lòng của toàn dân, toàn quân đã làm nên cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, đem lại thắng lợi to lớn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước", Bí thư Nhân khẳng định. Theo Bí thư Nhân, năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi 30/4 mãi mãi đi vào lịch sử đất nước và thế giới. Thắng lợi đó để lại những thành quả vĩ đại, khẳng định chân lý "không có gì quý hơn độc lập tự do" Từ thành quả của thắng lợi năm 1975, TP.HCM đã phát huy sức mạnh trong phát triển kinh tế, trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước, cùng cả nước chung tay xây dựng đất nước.
45 năm qua, TP.HCM đã thật sự vượt trội về tiềm năng kinh tế, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của cả nước, như: đóng góp lớn nhất về tổng sản phẩm cũng như ngân sách cho đất nước. TP đang tên đường xây dựng TP thông minh đầu tiên của cả nước, với mục tiêu là động lực cho cuộc cách mạng 4.0 của cả nước. Tiếp tục tạo dựng lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền của TP nói riêng và cả nước nói chung. Bí thư Nhân cũng nhắc lại, trong không khí hào hùng kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất, TP.HCM không lơ là, chủ quan mà đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, góp tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh. Vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch an toàn. Phút cuối cùng ở trại Davis ngày 30/4, lời 'nói dối' trào nước mắtTư lệnh quân đoàn pháo là người xuất hiện sớm nhất ở trại Davis vào ngày 30/4. Khi ông hỏi có ai bị thương, hy sinh không, trưởng đoàn là Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn báo cáo không có ai, dù trước đó có 2 người hy sinh. Hồ Văn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Biến chứng lạ ở ba em bé nhiễm Covid-19 ở Mỹ Posted: 29 Apr 2020 11:30 PM PDT Ba em nhỏ bị nhiễm virus nCoV ở New York (Mỹ) khiến các bác sĩ đau đầu khi có những viêm nhiễm ở tim và ruột. Mới đây, Bệnh viện Nhi Lucile Packard (Mỹ) đã tiếp nhận ba bệnh nhi với triệu chứng sốt và viêm nhiễm giống như bệnh Kawasaki. Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm, trẻ dương tính với virus nCoV. Những bệnh nhân nhí trên có độ tuổi từ 6 tháng tới 8 tuổi. Trong đó có một trường hợp nguy kịch, một ca đang được chăm sóc đặc biệt và một em đã ra viện. Các bác sĩ đang nghiên cứu những biến chứng giống bệnh Kawasaki ở một số bệnh nhi. Ảnh: Metro Bác sĩ Mark Gorelik là nhà nghiên cứu miễn dịch ở Trung tâm Y tế Đại học Columbia. Ông được mời tới đánh giá liệu những em bé trên có bị căn bệnh Kawasaki hay không. Đây là bệnh viêm mạch máu hệ thống cấp tính thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tổn thương chủ yếu trên các mạch máu có kích thước trung bình và nhỏ trong đó có hệ mạch vành. Trẻ nhiễm bệnh thường bị sốt cao liên tục, viêm đỏ kết mạc mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ nổi gai, đầu ngón tay phù nề, đỏ tím, bong da… "Hiện giờ, chúng tôi đang ở giai đoạn khởi đầu tìm hiểu điều đó thể hiện chuyện gì", bác sĩ Gorelik chia sẻ. Tuy nhiên, chuyên gia trên cho hay, ông tin rằng ba em bé trên không bị Kawasaki mà chỉ có những biểu hiện tương tự. Các nhà khoa học Italia và Anh cũng đang điều tra mối liên hệ giữa Covid-19 và biến chứng viêm nhiễm nặng ở trẻ. Mới đây, đã có một số trẻ em ở hai nước trên phải nhập viện khi bị sốt cao và viêm động mạch. Tuy nhiên, có một số trường hợp lại âm tính với nCoV. Có khả năng virus nCoV tấn công trẻ em theo hai giai đoạn, khiến căn bệnh này có những biến chứng phức tạp hơn. Theo bác sĩ Gorelik, đầu tiên, trẻ bị nhiễm virus và sau đó một, hai tuần, hệ miễn dịch phản ứng một cách rối loạn. Bệnh viện Nhi ở Washington, D.C. cũng tiếp nhận một số trường hợp nhỏ tuổi bị tương tự. An Yên (Theo New York Post) Diễn biến mới vụ 2 bác sĩ Trung Quốc bị đổi màu da do Covid-19Sau khi khỏi bệnh, bác sĩ Yi Fan có nước da màu nâu sẫm nghi do rối loạn chức năng gan. Hiện tại, màu da của bác sĩ này đã trở lại như trước đây. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét