“AI NÂNG ĐỠ TƯỚNG BÙI VĂN THÀNH-NGUYỄN TẤN DŨNG HAY TRƯƠNG TẤN SANG?” plus 14 more |
- AI NÂNG ĐỠ TƯỚNG BÙI VĂN THÀNH-NGUYỄN TẤN DŨNG HAY TRƯƠNG TẤN SANG?
- Chặn lô hàng 2 tỉ USD ( của Trung Quốc) tuồn vào VN để né thuế cao của Mỹ
- 7 TƯỚNG CÔNG AN,THÊM VĨNH, HÓA THÀNH 9; 2 TƯỚNG QUÂN ĐỘI "TỰ CHUYỂN HÓA" THÀNH..."11 TƯỚNG CƯỚP"?
- Mua điện của Trung Quốc: lợi bất cập hại
- Vì sao tâm lý chống Trung Quốc rất mạnh nơi người Việt Nam ?
- TRỊNH XUÂN THANH CÓ ĐƯỢC TRỤC XUẤT TRỞ LẠI ĐỨC NHƯ DƯ LUẬN VẦN ĐỒN ĐOÁN?
- ‘Xử lý nội bộ’: Làm sao Nguyễn Thiện Nhân dám ‘xử’ Lê Thanh Hải?
- BÀ TRẦN KIM ANH VỢ NGUYÊN THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT VÀ 2 CON HY SINH DO BỊ PHÁO CỦA QUÂN ĐỘI SG HAY PHÁO TA BẮN?
- 3 làn sóng toàn cầu hóa và những thái cực cần được cân bằng
- Xây nhà khi vợ mang bầu và những điều cần lưu ý trong trường hợp bắt buộc
- CHÍNH TRƯỜNG TRUNG QUỐC ĐANG NỔI GIÔNG BÃO, "ĐỆ TỬ" CỦA ÔNG TẬP HÔ HÀO BẢO VỆ UY QUYỀN CỦA TẬP "HẠT NHÂN"...
- Bài 1: Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới
- NHỮNG “TỬ HUYỆT” CỦA CHỦ THUYẾT “SẶC MÙI BOLERO” CỦA TẬP CẬN BÌNH” CÔNG BỐ TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CS TRUNG QUỐC XIX ( Phần 2)
- 1 MÁY BAY VN RƠI 26/7/2018, "TRÙNG TANG" (NGÀY ÂM) VỚI GIỖ TRẬN VỊ XUYÊN-CHIẾN DỊCH MANG MẬT DANH MB 84 THẤT BẠI ( 12/7/1984) …
- NHỮNG TRẬN ĐÁNH ĐẪM MÁU Ở CAO ĐIỂM 1509 ( LÃO SƠN) NĂM 1984 GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
AI NÂNG ĐỠ TƯỚNG BÙI VĂN THÀNH-NGUYỄN TẤN DŨNG HAY TRƯƠNG TẤN SANG? Posted: 27 Jul 2018 04:19 PM PDT Chân dung Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an vừa bị đề nghị kỷ luậtĐỨC HOÀNG - 27/07/2018 17:22 -Tháng 8/2014, ông Bùi Văn Thành được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm vào chức vụ Thứ trưởng Công an. -Cùng ngày nhận chức thứ trưởng, ông Bùi Văn Thành được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng, phụ trách công tác Hậu cần - Kỹ thuật CAND, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. (VNF) - Trung tướng Bùi Văn Thành từng giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng Công an vào tháng 8/2014. Như VietnamFinance đã thông tin, từ ngày 24 đến 26/7, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 28 dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật. Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phụ trách Tổng cục IV, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục IV. Cá nhân ông Bùi Văn Thành đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV. Qua kiểm tra, Trung tướng Bùi Văn Thành còn vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không đúng thẩm quyền được phân công phụ trách. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, vi phạm của Trung tướng Bùi Văn Thành là rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Công an, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Được biết, ông Bùi Văn Thành sinh năm 1958, quê tại Xóm Bùi, xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Năm 2008, ông mang quân hàm Đại tá, giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật Công an nhân dân. Năm 2012, ông mang quân hàm Thiếu tướng, giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần- Kỹ thuật Bộ Công an. Tháng 8/2014, ông Bùi Văn Thành được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm vào chức vụ Thứ trưởng Công an. Cùng ngày nhận chức thứ trưởng, ông Bùi Văn Thành được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng, phụ trách công tác Hậu cần - Kỹ thuật CAND, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. >>> Xem thêm: Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành | |||||||||
Chặn lô hàng 2 tỉ USD ( của Trung Quốc) tuồn vào VN để né thuế cao của Mỹ Posted: 27 Jul 2018 04:08 PM PDT PLOCơ quan Hải quan đã phối hợp với công an ngăn chặn một vụ việc nhập khẩu nhôm tại Bà Rịa-Vũng Tàu lên tới hàng trăm ngàn tấn, trị giá 2 tỉ USD. | |||||||||
7 TƯỚNG CÔNG AN,THÊM VĨNH, HÓA THÀNH 9; 2 TƯỚNG QUÂN ĐỘI "TỰ CHUYỂN HÓA" THÀNH..."11 TƯỚNG CƯỚP"? Posted: 27 Jul 2018 04:04 PM PDT 7 tướng Công an, 2 tướng Quân đội từ cấp Trung tướng trở lên bị xem xét kỷ luậtTừ ngày 24 đến 26/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 28. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: I- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an 1- Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục IV) đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất an ninh và quản lý tài sản công; bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên kết kinh doanh, cho thuê đất an ninh không đúng quy định pháp luật. 2- Đồng chí Trung tướng Lê Văn Minh, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. 3- Đồng chí Trung tướng Bùi Xuân Sơn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác tham mưu thực hiện quản lý, sử dụng đất an ninh của ngành Công an khi được giao phụ trách lĩnh vực này. 4- Đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phụ trách Tổng cục IV, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục IV. Cá nhân đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV. Qua kiểm tra, đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành còn vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không đúng thẩm quyền được phân công phụ trách. Những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật và các đồng chí Trung tướng Lê Văn Minh, Bùi Xuân Sơn là nghiêm trọng, vi phạm của đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành là rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Công an, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên Trung tướng Ksor Nham Trung tướng Vũ Thuật, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục HC-KT chủ trì Hội nghị 5- Các đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên, Phó Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng; Trung tướng Ksor Nham, Ủy viên Ban Thường vụ, nguyên Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng; Trung tướng Vũ Thuật,nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, cần phải tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm theo quy định. II- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh 1- Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở; quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất trái quy định trong thời gian dài, gây thất thu lớn ngân sách nhà nước. 2- Các đồng chí Diệp Văn Thạnh, Phạm Văn Tám, Nguyễn Thành Tẩm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2016 và đồng chí Trần Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy và chịu trách nhiệm cá nhân về các vi phạm trong tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở. Vi phạm của các đồng chí Diệp Văn Thạnh, Trần Trường Sơn là rất nghiêm trọng; vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh và đồng chí Phạm Văn Tám là nghiêm trọng; vi phạm của đồng chí Nguyễn Thành Tẩm đến mức phải xem xét, xử lý trách nhiệm. Những vi phạm trên đã làm thất thu lớn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền Thành phố, đến niềm tin của nhân dân, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. 3- Các đồng chí Ngô Chí Cường, Nguyễn Trung Dũng, Trần Văn Đảnh, Lê Văn Hẳn, Bí thư Thành ủy Trà Vinh các nhiệm kỳ 2010 – 2015, 2015 – 2020 chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy, cần phải tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm theo quy định. III- UBKT Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật và đề nghị thi hành kỷ luật đối với một số tổ chức đảng và đảng viên vi phạm 1- Xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng và các cá nhân liên quan về các vi phạm đã được kết luận tại Kỳ họp 27 của UBKT Trung ương. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định: – Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân. – Đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với đồng chí Thượng tướng Phương Minh Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân. – Đề nghị Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không -Không quân nhiệm kỳ 2010-2015. 2- Đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với 2 đồng chí: (1)- Đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, vì đã có những vi phạm như nêu trên. (2)- Đồng chí Thượng tướng Trần Việt Tân, nguyên Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, đồng chí đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng. IV- Xem xét các báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy các tỉnh Tuyên Quang, Quảng Ninh; kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu 5, Bộ Quốc phòng, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 01 cá nhân, Ban cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang và 01 cá nhân, Ban cán sự đảng UBND các tỉnh Cao Bằng, Kon Tum và một số cá nhân. Qua kết quả kiểm tra, giám sát, UBKT Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các cá nhân rút kinh nghiệm, sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới. V- Cũng trong kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 02 trường hợp. Nguồn: UBKTTW | |||||||||
Mua điện của Trung Quốc: lợi bất cập hại Posted: 27 Jul 2018 03:52 PM PDT Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo cho thấy Việt Nam bị đe dọa sẽ thiếu điện nghiêm trọng. Để giải quyết, một trong những giải pháp mà Bộ này đưa ra có việc sẽ tăng cường mua điện từ Trung Quốc. Vấn đề lợi, hại ra sao khi tăng cường mua điện của Trung Quốc? Theo Bộ công thương Việt Nam, trong quy hoạch điện giai đoạn từ nay đến năm 2025, các tỉnh phía nam Việt Nam bị đe dọa thiếu điện nghiêm trọng, nếu dự án đường dây 500 KV Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2 để đưa điện từ miền bắc và miền trung vào miền nam không hoàn thành đúng thời gian dự kiến. Cụ thể, dự kiến tổng công suất các nguồn điện trên toàn lãnh thổ có khả năng đưa vào vận hành từ năm 2018 đến năm 2020 chỉ đạt xấp xỉ bằng 60% khối lượng quy hoạch. Riêng các dự án điện mặt trời chỉ đạt khoảng 30%, trong tổng công suất dự kiến đến năm 2020. Có bù đắp thiếu điện ở miền nam?Một trong những biện pháp để giải quyết tình trạng thiếu hụt đó, ngoài việc cần nhanh chóng hoàn thành và đưa vào vận hành các công trình nguồn điện phía nam, theo Bộ Công Thương cần tăng cường nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực, đặc biệt tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua đường dây 220 KV Hà Khẩu – Lào Cai từ năm 2019 lên khoảng 1.000 MW và sản lượng mua tăng thêm 3,5 tỉ KWh mỗi năm. Từ Hà Nội, Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hiện là Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2022, cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin liên quan vấn đề này: Hiện ở miền nam là nơi tập trung rất nhiều các công suất công nghiệp hoạt động rất năng động, hiện nay đang thiếu điện. Vì vậy nếu mua điện của Trung Quốc thì phải tải điện qua đường dây 500kv vào miền nam để cung cấp và bảo đảm nguồn điện ở Việt Nam. "Điện là nó cân bằng từ miền bắc trải vào miền nam qua đường dây 500kv chủ yếu từ các nguồn của khu vực phía bắc. Khi mùa mưa đến có nhiều nước thì các đập thủy phát đầy đủ và tải điện vào miền nam. Nếu xảy ra tình trạng thiếu điện như vào mùa khô chẳng hạn, thì có thể mua thêm một ít từ phía Trung Quốc." Theo Giáo sư Trần Đình Long, việc mua điện của Trung Quốc là trong điều kiện bất khả kháng, không còn con đường nào khác nên phía Bộ công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN mới phải mua, ông cho biết thêm: "Việc mua điện Trung Quốc về thì cũng chỉ đủ cung cấp cho một số khu vực gần biên giới phía bắc thôi, thế nên số lượng đó cũng hạn chế thôi và chắc họ cũng dự trù là thiếu đến đâu thì mua đến đấy thôi." Trước kế hoạch của Bộ công thương và EVN, nhiều chuyên gia lên tiếng cho rằng, có cần thiết phải mua điện từ Trung Quốc hay không khi lượng điện nhập về không giúp giảm bớt căng thẳng thiếu điện ở miền nam Việt Nam. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng đây là một giải pháp tình thế để bù đắp số điện thiếu hụt, do các công trình điện của Việt Nam chậm trễ so với yêu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên ông nói tiếp: "Vấn đề đáng chú ý, là hiện ở miền nam là nơi tập trung rất nhiều các công suất công nghiệp hoạt động rất năng động, hiện nay đang thiếu điện. Vì vậy nếu mua điện của Trung Quốc thì phải tải điện qua đường dây 500kv vào miền nam để cung cấp và bảo đảm nguồn điện ở Việt Nam." Ngoài những lo ngại cho dù có mua điện của Trung Quốc cũng không bù đắp được lượng điện thiếu hụt, thì một số chuyên gia cũng lên tiếng cho rằng phương án mua điện từ một số nước, nhất là Trung Quốc có nguy cơ làm tăng giá điện tại Việt Nam. Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, hiện sống tại Oslo, Na Uy cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến: "Có một nguy cơ rất lớn nếu mình mua điện của Trung Quốc thì có thể mình sẽ bị họ ép để tăng giá trị hợp đồng trong tương lai. Nếu chúng ta nhìn lại những dự án mà Trung Quốc giúp Việt Nam theo kiểu viện trợ hay cho vay nợ chẳng hạn, ban đầu họ đưa ra giá rất là thấp, sau này các chi phí khác làm cho giá nó đội lên, làm cho chi phí để hoàn thiện dự án sẽ rất là lớn." Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá, thì Tập đoàn EVN và Bộ công thương dự kiến mua điện của Trung Quốc sẽ làm tác động đến giá bán điện. Ông nói tiếp: "Thực tế khi mua điện của Trung Quốc thì phải ký hợp đồng, thế thì dù anh có sử dụng toàn bộ công suất đã mua hay không thì anh đều phải thanh toán toàn bộ số tiền đó. Và khi mua điện của Trung Quốc thì chắc chắn nó làm cho giá điện trong nước tăng lên." Tuy nhiên Giáo sư Trần Đình Long cho biết theo kinh nghiệm của ông thì giá trung bình mua điện từ Trung Quốc cũng xấp xỉ với giá của các nhà máy điện ở Việt Nam sản xuất ra hoặc chỉ cao hơn chút ít. Và do lượng điện mua không nhiều, cho nên ông cho rằng về tổng thể, mua điện của Trung Quốc không làm tăng quá nhiều giá trung bình bán điện tại Việt Nam. Tiềm ẩn nguy cơ an ninh quốc phòng?Ngoài ra, theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh không nên mua điện quá nhiều từ phía Trung Quốc vì điện là hàng hóa nhạy cảm, không thể thiếu trong phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng. Khi có trục trặc, sẽ gây mất an toàn rất lớn. Ông giải thích thêm: Nếu nhìn rộng ra thấy chúng ta đang bị họ kiểm soát cả về kinh tế và quân sự. Và nếu chúng ta phụ thuộc năng lượng nữa thì chắc chắn chúng ta sẽ bị họ kiểm soát năng lượng sớm hay muộn thôi. "Việc mua điện (của nước ngoài) cũng là việc nhiều nước trên thế giới đã làm. Chỉ có điều chúng ta phải bảo đảm số điện mua ấy không quá 8% nhu cầu điện, để trách cái việc mình quá phụ thuộc vào một nguồn cung cấp điện. Nếu vì lý do nào đó người ta không cung cấp nữa mà mình phụ thuộc quá 8% nhu cầu điện thì lúc bấy giờ mình sẽ gặp khó khăn trong việc bảo đảm nhu cầu về đời sống và sản xuất ở trong nước của mình." Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cũng đưa ra cảnh báo: "Thứ nhất chúng ta đang lệ thuộc Trung Quốc rất là nhiều về kinh tế. Thứ hai là ở biển đông chúng ta quan sát thấy họ đang kiểm soát về mặt quân sự. Cho nên nếu nhìn rộng ra thấy chúng ta đang bị họ kiểm soát cả về kinh tế và quân sự. Và nếu chúng ta phụ thuộc năng lượng nữa thì chắc chắn chúng ta sẽ bị họ kiểm soát năng lượng sớm hay muộn thôi." Trái lại, Giáo sư Trần Đình Long lại cho rằng, mua điện của Trung Quốc sẽ không làm ảnh hưởng gì lớn đến an ninh của hệ thống điện Việt Nam: "Cái lưới điện ở những nơi mua điện của Trung Quốc thì họ tách ra, họ nối vào lưới điện Trung Quốc mà không nối vào lưới điện mà có nguồn của Việt Nam, cái phần điện mua này so với toàn bộ sản lượng điện của Việt Nam là không cao. Cho nên về mặt an ninh, nếu ví dụ xảy ra trục trặc nào đó chẳng hạn và cái nguồn cung của Trung Quốc không có nữa thì nó cũng chỉ gây thiếu điện cục bộ, chứ không làm ảnh hưởng gì lớn đến an ninh của hệ thống điện Việt Nam." Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, kinh tế Việt Nam đã phụ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều, nay lại mua điện thì sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Ông cho rằng, chính phủ Việt Nam cần phát triển thêm điện mặt trời, điện gió và các loại năng lượng tái tạo khác. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo, việc xây dựng các dự án điện vừa nêu phải được đấu thầu công khai minh bạch, nhằm tránh việc quá nhiều dự án đầu tư điện rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, dẫn đến những hệ quả khó lường. This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | |||||||||
Vì sao tâm lý chống Trung Quốc rất mạnh nơi người Việt Nam ? Posted: 27 Jul 2018 03:49 PM PDT Mai VânHầu như người Việt ở đâu cũng chống Trung Quốc. Một ví dụ: Sinh viên Việt Nam biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, Philippines, ngày 25/02/2016.REUTERS/Romeo Ranoco Mới đây, vào thượng tuần tháng 7/2018, biểu tình chống dự luật Đặc Khu đã đồng loạt nổ ra nhiều nơi tại Việt Nam, với những khẩu hiệu chống Trung Quốc xuất hiện rộng khắp, bất chấp việc chính quyền liên tục biện minh rằng từ Trung Quốc không hề có trong dự luật. Trong một bài phân tích công bố ngày 07/07/2018, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Úc (Đại Học New South Wales), đã điểm qua một loạt nhân tố tạo nên tâm lý chống Trung Quốc rất mạnh nơi người Việt Nam ngày nay. Theo giáo sư Thayer, ngoài các nhân tố khách quan mang tính chất địa lý lịch sử, một loạt động thái chèn ép của Trung Quốc đối với Việt Nam trong thời kỳ hiên đại cũng duy trì tâm lý ghét Trung Quốc nơi người Việt Nam, từ việc không muốn Việt Nam thống nhất sau khi chiến tranh kết thúc, ủng hộ Khơme Đỏ đánh phá Việt Nam, trực tiếp xua quân đánh vào miền Bắc năm 1979, cho đến tranh chấp Biển Đông, đánh Việt Nam giành đảo, đem giàn khoan vào khiêu khích trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, gây sức ép cấm Việt Nam khoan dầu trong khu vực mà Bắc Kinh cho là của Trung Quốc… Trong bài phân tích, giáo sư Carl Thayer trước tiên nhắc lại : Tôi đã từng viết một bài với tựa đề « Sự khắc nghiệt của địa lý: Chiến lược của Việt Nam đề ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông » để mô tả quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Tôi đã chơi chữ dựa theo tựa đề một quyển sách về lịch sử Úc của Geoffrey Blainey « Sự khắc nghiệt của khoảng cách ». Tác giả muốn nói – đây là tôi nói thay ông ấy - là Úc sẽ dễ chịu hơn nếu là một lục địa ở giữa Đại Tây Dương, giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ, giữa tuyến đường vòng quanh trên thế giới từ đất mẹ Anh Quốc. Đấy là tôi chơi chữ với ngụ ý châm biếm. Việt Nam có đường biên giới chung với Trung Quốc, nhưng dân số của Việt Nam chỉ ở tầm cỡ một tỉnh trung bình của Trung Quốc. Như Brantly Womack từng viết, đó là một quan hệ thật bất cân xứng. Việt Nam đã phải rất cảnh giác, đến mức bị ám ảnh, trước những gì Trung Quốc nói và làm, trong khi Trung Quốc có những lợi ích lớn hơn nhiều. Một học giả Việt Nam đã có lần nhẹ nhàng chỉ trích tôi về tựa của bài viết vì soi rọi quan hệ Việt-Trung một cách tiêu cực. Ông lập luận rằng có một khía cạnh tích cực trong việc Việt Nam ở gần Trung Quốc. Việt Nam đã rút tỉa được cái hay trong văn hóa, ngôn ngữ Trung Quốc và điều này đã giúp cho việc hình thành nhà nước Việt Nam. Giáo sư Thayer đã ghi nhận quá trình chống Trung Quốc xuyên suốt trong lịch sử Việt Nam, từ thời Hai Bà Trưng cho đến gần đây: Sử sách đã ghi nhận là nhiều triều đại Trung Quôc đã xâm lăng Việt Nam ít nhất là 11 lần. Việt Nam đã thành công trong việc đánh bật kẻ xâm lược. Chuyện Hai Bà Trưng chống lại Trung Quốc đã trở thành huyền thoại của Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ. Dù không thành công, nhưng Hai Bà Trưng đã cho thấy tình thần bất khuất của người Việt Nam, muốn độc lập và chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Tất cả người Việt Nam ngày nay đều biết về lịch sử các mối quan hệ giữa Việt Nam với các triều đại Trung Quốc, và đó là nền tảng cơ bản của tâm lý bài Trung Quốc ngày nay. Đối với giáo sư Thayer, cách giải thích đó chưa đầy đủ: Người Việt Nam có cảm nhận là Trung Quốc đã bán rẻ ước nguyện thống nhất của Việt Nam vào đầu thập niên 1970. Trung Quốc tìm hỗ trợ của Mỹ để chống lại « chủ nghĩa đế quốc xã hội chủ nghĩa » của Liên Xô và đã khuyên Việt Nam đặt việc thống nhất đất nước là một mục tiêu lâu dài, giống như trường hợp của Trung Quốc đối với Đài Loan. Và ngay tháng Giêng 1973, khi Hiệp Định Paris về chấm dứt cuộc chiến và vãn hồi hòa bình ở Việt Nam dược ký kết, Trung Quốc đã giảm ngay trợ giúp quân sự cho Việt Nam. Việt Nam đã phải dựa vào hỗ trợ quân sự của Liên Xô để thống nhất đất nước khi lệnh ngưng bắn trong Hiệp Định Paris bị phá vỡ. Ít lâu sau khi chiến tranh với Mỹ kết thúc, Việt Nam lại phải đối phó với mối đe dọa Khờme Đỏ được Trung Quốc hậu thuẫn. Lực lượng này đã nhiều lần tràn qua Việt Nam, tàn sát nhiều dân làng Việt Nam. Việt Nam thoạt đầu đã trả đũa bằng một số chiến dịch đột kích qua biên giới, nhưng sau cùng đã mất kiên nhẫn và tràn qua chiếm đóng Cam Bốt trong một thập niên. Các lãnh đạo Việt Nam mà tôi có dịp phỏng vấn vào năm 1981, đã giải thích là chiến lược của Trung Quốc là muốn Việt Nam sa lầy ở Cam Bốt và bị kiệt quệ. Từ tháng Giêng đến tháng 3/1979, Trung Quốc trả đũa bằng cách đưa quân đánh chiếm vùng phía bắc của Việt Nam với lý do bình định vùng biên giới và « dậy cho Việt Nam một bài học ». Tranh chấp biên giới Trung Quốc Việt Nam kéo dài cho đến năm 1987. Hai năm sau thì Việt Nam ổn định tình hình Cam Bốt, rút quân khỏi nước láng giềng. Biển Đông trở thành điểm nóng, dân chúng biểu tình chống Trung Quốc Quan hệ Việt Nam Trung Quốc được bình thường hóa vào tháng 11/1991. Một năm sau đó, Trung Quốc thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó lại đẩy Bắc Kinh vào thế tranh chấp với Hà Nội. Bối cảnh là Trung Quốc đã có kế hoạch trước, tấn công vào lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa ở Hoàng Sa (để chiếm toàn bộ quần đảo này) vào tháng Giêng năm 1974, và sau đó lại tấn công vào quân đội của nước Việt Nam thống nhất ở Gạc Ma (Johnson Reef – quần đảo Trường Sa) vào tháng 3/1988. Cuộc biểu tình công khai chống Trung Quốc đầu tiên diễn ra tại Hà Nội vào cuối năm 2007 sau khi có tin tức được loan truyền là quy chế thị trấn Tam Sa (Sansha) trên đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa đã được nâng lên thành địa cấp thị (thành phố cấp địa khu). Một năm sau, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lại diễn ra khi các vận động viên rước đuốc Olympic Bắc Kinh trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Biển Đông đã nổi lên thành điểm nóng ở Việt Nam vào năm 2009 khi các quốc gia ven biển đến hạn đệ trình lên Liên Hiệp Quốc các đề xuất kéo dài thềm lục địa của mình. Việt Nam và Malaysia đã có một đề nghị chung, và Việt Nam cũng đồng thời đưa ra một đề nghị riêng. Trung Quốc, lần đầu tiên, đã công bố bản đồ 9 đường gián đoạn để yêu sách toàn bộ Biển Đông. Điều đó dẫn đến các vụ va chạm trên biển thường xuyên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) khi Trung Quốc tìm cách ngăn không cho Việt Nam thăm dò dầu khí. Trung Quốc cũng áp dụng các biện pháp thô bạo đối với ngư dân Việt Nam trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, tịch thu cá họ đánh bắt được, tước đoạt các thiết bị vô tuyến điện, các công cụ hải hành và mọi tài sản có giá trị. Nhiều ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc bắt giữ (thực ra là bị bắt làm con tin) để đòi tiền chuộc. Năm 2013, Việt Nam đã hủy bỏ chính sách có từ trước đó là xem Trung Quốc là môt nước xã hội chủ nghĩa thân hữu. Hiện nay, Việt Nam đánh giá quan hệ với Trung Quốc trên lợi ích quốc gia chứ không còn là trên cơ sở ý thức hệ. Việt Nam đã thông qua một chiến lược vừa hợp tác và vừa đấu tranh với Trung Quốc. Các hạn chế trên các phương tiện truyền thông đã được nới lỏng để cho phép một cái nhìn ít tô hồng hơn về người hàng xóm phương bắc. Bước ngoặt của vụ giàn khoan HD-981 Một bước ngoặt xuất hiện vào năm 2014 khi Trung Quốc mang một giàn khoan dầu khổng lồ vào cắm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kèm theo một hạm đội gồm 100 con tàu đủ loại, bao gồm tàu chiến, tàu hải giám, tàu kéo và tàu đánh cá có vũ trang. Nhiều chiếc đã cố ý đâm vào tàu Việt Nam và dùng vòi rồng công suất mạnh tấn công tàu Việt Nam. Sự cố này đã làm dấy lên những cuộc biểu tình chống Trung Quốc khắp nơi ở Việt Nam, với một số vụ biến thành bạo động làm người Trung Quốc tử vong. Ở đỉnh điểm cuộc khủng hoảng đó, một nhóm cán bộ hồi hưu đã lưu hành một bản kiến nghị kêu gọi Việt Nam « thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc ». Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay xem hành vi xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông là một mối đe dọa trên sự tồn tại của chủ quyền Việt Nam. Việc Trung Quốc xây dựng và quân sự hoá 7 hòn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa gần các thực thể do Việt Nam kiểm soát được xem như là bằng chứng về mối đe dọa này. Tâm lý chống Trung Quốc còn dựa trên suy nghĩ cho rằng chế độ hiện tại không tích cực bảo vệ sự toàn vẹn và chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Chính quyền Việt Nam có thể là đã chiến thắng trước tòa án công luận thế giới vào năm 2014, nhưng sau đó lại lùi bước trước áp lực của Trung Quốc trong hai năm 2017 và 2018, khi đình chỉ thăm dò dầu khí trong vùng biển quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank). Những yếu tố khác Nếu thêm vào « nồi súp Biển Đông » các gia vị khác như là chính sách Trung Quốc sử dụng lao động Trung Quốc trong các dự án viện trợ và phát triển ở Việt Nam, và nghi vấn rộng khắp về sự thông đồng giữa các doanh nhân Trung Quốc với giới lãnh đạo Việt Nam ở địa phương và trung ương, ta sẽ có một hợp chất bài Trung Quốc tai hại. Điều đó đã được thấy rõ qua các cuộc biểu tình khắp nơi chống lại dự luật Đặc Khu Hành Chính và Kinh Tế trong tháng này. Trên cơ sở an ninh quốc gia, những người biểu tình phản đối hợp đồng cho thuê trong 99 năm đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. | |||||||||
TRỊNH XUÂN THANH CÓ ĐƯỢC TRỤC XUẤT TRỞ LẠI ĐỨC NHƯ DƯ LUẬN VẦN ĐỒN ĐOÁN? Posted: 27 Jul 2018 11:20 AM PDT Phạm Viết Đào. Đài RFI của Pháp vừa đưa tin:"Trong phán quyết được công bố ngày 25/07/2018, một tòa án tại Berlin đã tuyên phạt 3 năm và 10 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Hải Long, người thú nhận đã giúp an ninh Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại thủ đô nước Đức vào tháng 7 năm 2017, để đưa về nước, nơi ông Thanh bị kết án tù chung thân về tội tham nhũng…" (http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180725-duc-bi-cao-trong-vu-bat-coc-trinh-xuan-thanh-bi-an-gan-46-thang-tu) Như vây, phía Tòa án án Đức đã chính thức có kết luận về vụ Trịnh Xuân Thanh qua xét xử và tuyên án Nguyễn Hải Long, công dân Việt Nam làm ăn sinh sống tại SEC, bị phạt 3 năm 10 tháng tù do đã thú nhận việc tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam. Qua phán quyết của Tòa án Đức, Trịnh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc chứ không tự nguyện về Việt Nam để được hưởng cái án chung thân? Một vấn đề nảy sinh không kém rắc rối đối với quan hệ Việt-Đức liên quan tới số phận của Trịnh Xuân Thanh: Liệu Trịnh Xuân Thanh rồi đây có được Chủ tịch nước Việt Nam ban hành 1 cái quyết định đặc xá đặc biệt, giảm án và cho phép Trịnh Xuân Thành sang Đức để đoàn tụ gia đình và thụ án bên đó? Đây là một việc làm hy hữu vì theo Luật Đặc xá của Việt Nam, tù nhân muốn được đặc xá phải lập được công trạng gì đó đặc biệt, tỷ như cứu được quản giáo chẳng may suýt bị chết đuối, chết bỏng, chết ngạt…hoặc lập được một thành tích gì đó đặc biệt trong thời gian cải tạo giam giữ: phát hiện được một tổ chức gián điệp Trung Quốc chẳng hạn… Người viết bài này có thời gian " may mắn" được đi "tu nghiệp 258" nên cũng ít nhiều biết được võ vẽ cái chiêu trò để được đặc xá, được tha tù trước thời hạn của các đồng môn? Một tù muốn được đặc xá, giảm án thì phải qua khâu bình bầu của các tù nhân khác và đó được coi là điểm cộng để đặc xá. Nghe ra có vẻ công khai minh bạch và dân chủ nhưng thực ra chỉ là chiêu trò do quản giáo lái. Đã bị tù rồi thfi quản giáo bảo gì chẳng phải nghe. Chưa bì tù mà ngoài xã hội khối người chẳng dám làm gì trái ý công an. Một tù nhân muốn được đặc xá phải là phạm tội lần đầu, ăn năn hối cải nhận tội trước tòa, không chống án, kêu oan, thừa nhận bản án là đúng người đúng tội và tù nhân không vi phạm những tội danh được xếp vào loại đặc biệt nghiêm trọng, đã khắc phục phần nào hậu quả của án… Còn như Trịnh Xuân Thanh đã bị khép vào án chung thân rồi thì sẽ không nằm trong diện được xem xét được đặc xá, giảm án tù…Những tù như buôn bán chất gây nghiện, giết người cướp của hay loại tù nhân chống phá, xâm phạm lợi ích nhà nước ( vi phạm điều 258, 79, 88 của Bộ Luật Hình sự ) thì rất hạn hẹp được xét đặc xá vì loại tù này ít khi ra tòa chịu nhận tội… Ngoài những tiêu chuẩn, điều kiện mang tính hình thức đó, thời giá giai đoạn 2013, người viết bài này nghe tù kháo nhau: nếu muốn được đặc xá, giảm án tù thì cứ phải nộp cho ai đó… một khoản tiền tính theo tháng năm được đặc xá giảm án; quy ra muốn giảm 1 tháng phải nộp 15 triệu đồng, cứ thế mà nhân lên… Hàng năm có bao nhiêu ngàn tù được đặc xá, với bao nhiêu năm tháng được đặc xá thì có thể quy được ra thóc theo số lượng, thời gian… Còn loại tù đã bị xếp vào khung chung thân, hay án từ mức 30 năm, muốn được xem xét đặc xá phải thi hành án được ½ thời gian, tức 15 năm trở lên. Đối với án chung thân thì cũng phải ở tù từ tối thiểu 15-20 năm cải tạo tốt, không vi phạm kỷ luật thì loại án chung thân mới được quay về án số… Nghĩa là 1 tù đã bị án chung thân như Trịnh Xuân Thanh thì chí ít cũng phải ở tù từ 20 năm trở lên rồi mới được xem xét đặc xá giảm án…Còn muốn giảm án cho phép Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức thì không theo thông lệ của Luật Đặc xá mà theo Luật đặc biệt, đặc biệt…Đối với Trịnh Xuân Thanh để để được áp dụng điều này hiện đang vướng mấy việc sau đây: 1/ Tòa án Đức kết luận Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc đưa về Việt Nam qau vụ án xét xử Nguyễn Hải Long; Thế nhưng cái sự kết án đó, phía Việt Nam không thừa nhận và trước Tòa Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh cũng không bác bỏ việc mình về Việt Nam hầu tòa là do tự nguyện? Vậy thì lấy cớ gì để phía nhà nước Đức can thiệp, ít ra phải có 1 cái công hàm gì đó của phía nhà nước Đức gửi cho nhà nước, chính phủ Việt Nam cho phép Đức tiếp nhận lại Trịnh Xuân Thanh dưới dạng tỵ nạn chính trị như trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài…Thanh không nằm trong diện này! 2/ Nếu nhà nước Đức không công khai có công hàm, chẳng nhẽ Đức gửi công hàm nêu lý do như phía Việt Nam đã tuyên, xin cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức, khi Thanh tự nguyện hồi hương để chịu án tham nhũng? Ít ra, chỉ khi phía nhà nước Việt Nam thừa nhận Thanh bị cưỡng chế về Việt Nam thì Đức mới có cớ can thiệp lôi Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức! 3/ Nếu không có những điều kiện công khai tiên quyết như đã nêu trên, chẳng nhẽ trong quyết định đặc xá của Việt Nam lại ghi: Theo thỏa thuận giữa 2 nhà nước Đức và Việt Nam, không nêu lý do chi tiết. Vì nêu chi tiết sẽ vướng: nêu lý do như Tòa án Đức đã tuyên tại phiên Tòa xử Nguyễn Hải Long về trường hợp Trịnh Xuân Thanh thì không đời nào phía Việt Nam chịu. Bằng chứng là Việt Nam đã thay đại sứ để tránh hệ lụy pháp lý về vụ bắt cóc này rồi. Nếu thừa nhận bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thì vừa qua qua đại sứ Việt tại Đức Bùi Xuân Hưng đã ra Tòa nhận… Như vây, phía Đức sẽ không nêu lý do như trên nếu muốn can thiệp cho Thanh được giảm án? Chẳng nhẽ, Đức lại nêu lý do nhân đạo để xin giảm án cho Trịnh Xuân Thanh, xin cho Thanh được tái xuất, đúng hơn là Đức muốn được nhận lại Trịnh Xuân Thanh để đoàn tụ gia đình khi Thanh vẫn đang công dân Việt Nam, chưa nhập quốc tịch Đức, lại đang bị Tòa án Việt Nam, công khai, minh bạch, dân chủ gấp vạn lần Tòa tư bản, kết án chung thân về tội tham ô, tham nhũng…Hơn nữa Thanh đã tự nguyện rời Đức bỏ về Việt Nam cơ mà? Rõ ràng hiện tại phía Đức chưa tìm ra được một lý do hy hữu minh bạch để có thể công khai can thiệp cho Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức? Phía Việt Nam lại càng không có lý do pháp lý nào để trục xuất 1 tù nhân bị tòa tuyên án chung thân ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình nếu không có một sự can thiệp đặc biệt nào? Không nhẽ nêu lý do trục xuất Trịnh Xuân Thanh để được EU chấp nhận ký hiệp ước thương mại…Nếu đưa lý do đó ra thì khác gì EU và nhà nước Việt Nam hành xử như đám xã hội đen, bắt người rồi đòi tiền chuộc? Muốn để Trịnh Xuân Thanh được quay về Đức, phía quan chức, cơ quan chức năng 2 nước tất yếu phải đưa ra được những lý do quang minh chính đại, phù hợp với luật pháp 2 nước. Còn trục xuất theo những thỏa thuận không công bố như 1 quan chức đại sứ Việt tại Đức trong một lần trả lời phỏng vấn nhà báo Lê Trung Khoa, Thời báo của Việt kiều tại Đức thì khác gì cách làm của đám xã hội đen… Tóm lại, việc Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức e rằng hơi khó vì cả hai phía Việt Nam và Đức chưa có tiếng nói chung khi nhìn nhận về hành vi của Trịnh Xuân Thanh: Tự về Việt Nam đầu thú hay bị cưỡng chế, bắt về… P.V.Đ. | |||||||||
‘Xử lý nội bộ’: Làm sao Nguyễn Thiện Nhân dám ‘xử’ Lê Thanh Hải? Posted: 27 Jul 2018 05:59 AM PDT Trong lúc cơ quan Thanh tra chính phủ vẫn như giấu biến bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm, vào ngày 16/7 – tức trùng với chuyến 'công du' Thủ Thiêm của quan chức Nguyễn Thiện Nhân, Thành ủy TP.HCM đã ra thông báo "sẽ thành lập Tổ công tác giải quyết các trường hợp kiến nghị, khiếu nại liên quan công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm tổ trưởng, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách đô thị làm tổ phó…".
Đã khá rõ là bản thông báo trên đang muốn thay thế cho bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm, tức 'khúc xương' Thủ Thiêm quá khó gặm đã được Thủ tướng Phúc thảy cho chính quyền TP.HCM, sau những dấu hiệu không kém rõ ràng về việc ông Phúc không muốn nhúng tay trực tiếp vào vụ việc này vì sợ đụng chạm quá nhiều kẻ 'ăn đất', bị dân chửi và dĩ nhiên sợ bị 'mất uy tín', và do vậy ông Phúc muốn 'chạy làng'. Cũng khá rõ về việc chính quyền TP.HCM xin trung ương cho 'xử lý nội bộ' vụ Thủ Thiêm, và cơ chế ưu ái đặc biệt này đã được trung ương thông qua. Nhiệm vụ có vẻ như duy nhất giờ đây của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân là 'thăm' dân oan Thủ Thiêm và cố gắng thyết phục những người dân này dọn vào ở trong khu tái định cư Thủ Thiêm – chính là những khu nhà heo hút được xây tạm bợ mà không có gì bảo đảm về chất lượng công trình, thậm chí từ năm 2017 đến nay đưa ra đấu giá mà chẳng có 'ma' nào thèm mua. Trong khi đó, làm thế nào để chính quyền TP.HCM vừa là 'tội phạm' trong vụ Thủ Thiêm lại muốn xử lý những tội phạm 'ăn đất' của người dân? Làm thế nào để 'bản lĩnh Nguyễn Thiện Nhân' dám 'xử' Lê Thanh Hải và những quan chức ăn tạp khác? Vụ giải tỏa Thủ Thiêm lại diễn ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch TP.HCM (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (2006-2015). Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về 'cướp đất vàng' ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là 'đệ tử ruột' của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ. Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu 'đất vàng' chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 140 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là 'giải tỏa ăn cướp', các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD! Vào ngày 15 tháng Bảy năm 2018 – thời điểm được chính phủ Việt Nam hứa hẹn sẽ công bố chính thức bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm vốn đã kéo dài suốt hai chục năm trời của nước mắt, máu và cả nhiều cái chết uất nghẹn của dân oan nơi đây, không phải hệ thống báo đảng và báo nhà nước công bố bản kết luận này, mà nội dung kết luận kiểm tra khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ dài 17 trang lại được đăng tải trên… FB Lê Nguyễn Hương Trà. Với bản kết luận kiểm tra khu đô thị mới Thủ Thiêm được công bố trên FB Lê Nguyễn Hương Trà vào tháng Bảy năm 2018, tình hình có vẻ không bớt đen tối hơn là bao. Kết luận trên vẫn ghi nhận 'thành tích' của Thành ủy và Ủy ban nhân dân TP.HCM trong việc giải tỏa 99% 'đất sạch', trong khi chỉ đề cập một cách hết sức sơ sài đến diện tích giải tỏa lố 160 ha theo tố cáo của người dân Thủ Thiêm. Còn phần Kiến nghị xử lý của bản kết luận này lại hoàn toàn không nêu ra, như thể cố tình tránh né, bất kỳ cái tên nào của giới quan chức 'ăn đất', đặc biệt là bí thư TP.HCM thời đó là Lê Thanh Hải, bí thư quận 2 thời đó là Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM thời đó… Việt Nam đương đại và quằn quại có quá nhiều bằng chứng về 'kẻ phạm tội đi xử lý tội phạm', mà dẫn chứng cập nhật nhất vào nửa đầu năm 2018 là Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao của hai tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa lại bị biến thành cái ổ của 'công an tổ chức đánh bạc và bảo kê cho đánh bạc công nghệ cao'. Giờ đây, mọi việc lại phải bắt đầu từ đầu theo cách chính quyền TP.HCM 'xem xét, giải quyết các trường hợp kiến nghị, khiếu nại liên quan công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm' – như bao nhiêu lần khác trong quá khứ. Cũng là cái thói 'xử lý nội bộ' và cuối cùng sẽ dẫn đến 'đánh bùn sang ao', khiến vụ Thủ Thiêm uất nghẹn chỉ còn cách bị nhấn chìm xuồng. Giờ đây, hàng ngàn dân oan Thủ Thiêm không còn gì để mất lại thêm một lần nữa nhận ra rằng họ vẫn chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ lợi ích và chính trị của các nhóm quyền lực – những kẻ coi cái chết tự treo cổ vì phẫn uất do bị cưỡng chế của dân oan chẳng đáng một bữa nhậu của chúng. Nếu dân không phản ứng mạnh, chắc chắn sẽ chẳng có bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm nào được công bố, chưa kể việc có được công bố chăng nữa thì cũng chỉ 'đánh bùn sang ao' mà không xử lý bất kỳ bất công ghê gớm nào tại Thủ Thiêm. Thiền Lâm (Calitoday) | |||||||||
Posted: 27 Jul 2018 12:50 AM PDT Đôi lời phị lộ:Bài viết dưới đây trên CAND viết về sự hy sinh của con trai cả nguyên TT Võ Văn Kiệt Phan Dũng và bà vợ đầu của ông bà Trần Kim Anh và 2 đứa con...Trong bài có 1 chi tiết đáng lưu ý: bà Trần Kim Anh và 2 con hy sinh trên đường ra căn cứ để thăm ông VVK...Chủ blog có 1 người bạn từng là Vụ trưởng ở VPCP, TS K. cho biết: Có 1 lần TT Võ Văn Kiệt thổ lộ với ông, vợ con ông hy sinh là do bị pháo phía ta băn. Thấy có chiếc tàu chạy vào vùng giải phóng nên quân ta đã nổ súng và không ngờ trên tàu có vợ con ông Võ Văn Kiệt...Chuyện chưa biết về sự hy sinh anh dũng của người con cả Thủ tướng Võ Văn KiệtĐầu năm 1967, không quân Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Nhà trường được sơ tán sang Quế Lâm, Trung Quốc. Xa má đã 7 năm mà không có một lá thư, Dũng linh cảm đã có chuyện chẳng lành. Hỏi ba thì ba không trả lời. Nhiều lần Dũng lên gặp Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh xin nghỉ học, về nước chiến đấu.* Tháng 7-2016, tác giả Trần Kiến Quốc có bài viết xúc động kể về tấm gương dũng cảm hy sinh của người con cả cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước... Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh -Liệt sỹ, chúng tôi đăng tải lại bài viết này. Trong lịch sử 35 năm tồn tại của Trường Văn hóa Quân đội thì có 5 năm (1965 – 1970) được mang tên Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi (còn gọi là Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, gọi thân mật là Trường Trỗi). Nhà trường đã đào tạo 8 khóa với 1.200 học sinh, hơn 900 học sinh đã nhập ngũ; trong đó hơn 800 người trở thành sĩ quan. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 2 thầy giáo và 28 học sinh của trường đã anh dũng hy sinh, trong đó có người bạn thân thiết của chúng tôi, liệt sỹ Võ Dũng. Di ảnh liệt sỹ Võ Dũng. Nợ nước, thù nhà Anh Võ Dũng tên thật là Phan Chí Dũng (SN 1951 tại Rạch Giá), là bạn học Trường Trỗi với chúng tôi. Ba của Dũng là chú Sáu Dân (sau này là Thủ tướng Võ Văn Kiệt), má là cô Trần Kim Anh. Cô kém chú 10 tuổi và họ thành thân năm 1948. Dũng có 3 em: Phan Hiếu Dân (1955), Phan Thị Ánh Hồng (1958) và Phan Chí Tâm (1966). Sau 1954, đất nước chia cắt, chú Sáu ở lại Nam Bộ. Mấy anh em Dũng phiêu bạt theo má mưu sinh và trốn chạy sự truy bức của chính quyền địch. Cuối những năm 50 của thế kỷ trước, chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp nơi. Cơ quan Trung ương Cục phải tạm lánh sang Phnômpênh. Chú Sáu Dân đưa Dũng và em Dân đi cùng. Năm 1960, anh em Dũng cùng một số bạn được đón ra Bắc theo tuyến đường đặc biệt trên chuyến bay Air France từ Pochentong tới Hồng Kông rồi qua phà biển về Quảng Châu, Trung Quốc, sau đó đi tàu liên vận quốc tế về Hà Nội. Võ Dũng được gửi vào Trường Học sinh miền Nam ở Cầu Rào, Hải Phòng. Đến năm 1963, Bộ Giáo dục có chủ trương đưa học sinh miền Nam có cha mẹ hoặc người thân về sống với gia đình. Cô Bảy Huệ, vợ bác Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư), đã đón Dũng về nhà. Theo lời Hiếu Dân kể với chúng tôi, anh Dũng rất thương các em. Đêm nào cũng hay kể những chuyện kiếm hiệp, vừa kể anh vừa hóa thân thành các hiệp sĩ oai hùng. Tháng 5-1965, Dũng nhập Trường Thiếu sinh quân tại Trại Hòe, Hiệp Hòa, Hà Bắc (cũ, huyện Hiệp Hòa nay thuộc tỉnh Bắc Giang). Những năm tháng ở trường, Dũng rất hiếu động và nghịch ngợm, hay cầm đầu các cuộc vui chơi pha chút mạo hiểm. Những lần máy bay Mỹ bay qua khu vực trường, Dũng không sợ mà đứng hẳn trên bờ hào, lấy tay che mắt, theo dõi đường bay. Khi máy bay Mỹ bị bắn rơi, Dũng là người đầu tiên nhảy cẫng lên, vỗ tay reo hò... Trong khi Võ Dũng đang ở miền Bắc thì xảy ra một chuyện đau lòng với má và các em tại quê nhà. Cuối năm 1966, Trung ương Cục cử dì Tư, liên lạc viên, về Sài Gòn đón má và 2 em lên chiến khu thăm chú Sáu. Lúc này, em út Chí Tâm chưa đầy 1 tuổi. Để đảm bảo bí mật, dì Tư chọn đi chuyến tàu Thuận Phong chuyên chở vợ con sĩ quan, binh lính Sài Gòn lên thăm chồng ở đồn Dầu Tiếng. Đúng ngày 17-12-1966, địch có lệnh thiết quân luật, cấm mọi tàu bè chạy trên tuyến đường sông qua Củ Chi. Chủ tàu Thuận Phong không hay biết vẫn cho tàu chạy, vừa rời Sài Gòn được hơn tiếng đồng hồ thì bị một tốp trực thăng bắn xối xả. Tàu trúng đạn và bị chìm, toàn bộ hành khách trên tàu không còn ai sống sót… Chú Sáu đau buồn, tha thẩn suốt mấy ngày dọc bờ sông, mong tìm kiếm được chút gì của vợ con, trong đó có thằng út chưa hề biết mặt. Đau đớn đến tột cùng nhưng chú Sáu vẫn dặn anh em, đừng cho Võ Dũng và Hiếu Dân biết tin này. Đầu năm 1967, giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Nhà trường được sơ tán sang Quế Lâm, Trung Quốc. Xa má đã 7 năm mà không có một lá thư, Dũng linh cảm đã có chuyện chẳng lành. Hỏi ba thì ba không trả lời. Nhiều lần Dũng lên gặp Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh xin nghỉ học, về nước chiến đấu. Tháng 3-1968, anh được về nước vào học Trường Quân chính Quân khu Tả ngạn ở Chí Linh, Hải Dương. Về Nam chiến đấu Tháng 8-1969, Võ Dũng tập trung ở Trường 105B – Trường huấn luyện cán bộ đi B ở Hòa Bình. Thương Võ Dũng, các chú ở Ban Tổ chức Trung ương bảo: "Các chú cho cháu đi máy bay qua Campuchia, rồi giao liên đưa về chỗ ba cháu", nhưng Dũng trả lời: "Con không đi máy bay đâu. Đã đi Nam là phải vượt Trường Sơn. Nhiều chú bác, anh chị là cán bộ còn vượt Trường Sơn; con tuổi 18, làm sao con lại đi máy bay". Các chú phát cho Dũng tăng võng bằng vải dù, Dũng cũng từ chối, chỉ nhận tăng võng ka-ki, màn vải như các anh chị khác. Trước ngày đi, cô Bảy Huệ cùng cô Tư Duy Liên và em Hiếu Dân lên thăm. Ai cũng lo vì hồi đi học Dũng nghịch ngợm quá, không hiểu Dũng sẽ ra sao khi trở về Nam? Võ Dũng cười và hứa: "Các cô yên tâm đi, con quyết sẽ trả thù cho má và 2 em. Lần này con đi, các cô sẽ thấy "một - xanh cỏ, hai - đỏ ngực"! Dũng hồ hởi nhập đoàn quân "Xẻ dọc Trường Sơn" về Nam chiến đấu. Trong đoàn còn có vợ chồng anh Long, chị Phương. Sau này, Hiếu Dân được anh Long kể lại, dọc đường hành quân, tuy rất vất vả, nhưng Dũng rất vui vẻ và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Khi thì đeo hộ ba lô, lúc lại đeo thêm khẩu súng, tới đâu cũng kể chuyện vui để quên đi vất vả. Có ít thuốc lá mang theo, Dũng chia đều cho mọi người. Tới căn cứ B2, Dũng được gặp ba. Hai ba con ôm nhau vào lòng, nghẹn ngào không nói nên lời. Chỉ dăm bữa, Dũng nằng nặc xin về Đặc khu Sài Gòn – Gia Định. Biết càng vào sâu thì cái chết càng cận kề, hòn tên mũi đạn có chừa ai; vậy mà chú Sáu đã gật đầu. Các chú cho Dũng về đơn vị Thông tin, nơi ít phải giáp mặt với quân thù; nhưng Dũng xin về Rạch Giá: "Má cháu đã bị giặc giết hại, các chú phải cho cháu về quê má chiến đấu". Đến tháng 6-1971, Dũng được điều về Mặt trận T3 thuộc Khu 9. Tháng 10 năm đó, Dũng giấu ba và xin bằng được về Trung đội 2 trinh sát (thuộc Tiểu đoàn 3). Thấy con trai thủ trưởng quyết tâm, các chú đành chấp nhận. Từ đó, Dũng hăng hái lặn lội đi trinh sát cùng anh em, no đói, gian khổ cùng sẻ chia. Sáng sớm ngày 21-4-1972, Dũng cùng 2 đồng đội đi trinh sát nhưng bị sa vào ổ phục kích và cả 3 anh em hy sinh trên kênh Tây Ký (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Rạch Giá). Võ Dũng hy sinh khi vừa tròn tuổi 21, ngay trên quê hương má Trần Kim Anh. Sau ngày giải phóng, tháng 11-1975, chú Sáu nhờ đơn vị tìm mộ phần Võ Dũng, cải táng và đưa về nghĩa trang An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. Thật cảm động, khi đưa thi hài Dũng lên, trong túi quần vẫn còn bịch nilon đựng thuốc rê… Nghe Hiếu Dân kể đến đây, chúng tôi nhớ lại những ngày học ở trường, Dũng là một trong những số ít "tay nghiện" thuốc lá của lớp. Gia đình đồng chí Võ Văn Kiệt (ảnh ghép). Sau này, Võ Dũng được đưa về Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Không xa bức phù điêu lớn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là nơi yên nghỉ của Võ Dũng cùng bia mộ tượng trưng của má Trần Kim Anh và 2 em. Chín nấm mộ xếp chụm lại như 9 cánh của một bông hoa. Khi chú Sáu Dân còn bình sinh, mỗi lần Hội trường Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi đều mời chú đến dự. Còn nhớ dịp 27-7-1993, chúng tôi đã đến thắp hương cho Võ Dũng. Chú chia sẻ: "Nhà chú mất thằng Dũng, Trường Nguyễn Văn Trỗi mất 27 bạn nữa như nó cùng 2 thầy. Đất nước có chiến tranh thì mất mát có của riêng ai. Nhưng chúng ta phải sống, phải sống cho tương lai, các con ạ!". Lúc chia tay, chú vấn vương: "Chả hiểu hồi ở trường, Dũng có thương con bé nào? Biết đâu... để chú còn đi tìm?". Trước ngày về cõi vĩnh hằng, chú Sáu Dân đã đưa cô Kim Anh, Võ Dũng, Ánh Hồng, Chí Tâm về nghĩa trang dòng họ ở Vĩnh Long... Mới đây, Hiếu Dân gửi cho tôi mấy bức ảnh quý mà chú Sáu đã gìn giữ bấy lâu. Trong đó có bức ảnh cả gia đình, nhưng nhìn là biết ảnh ghép. Hiếu Dân tâm sự: "Ba em rất thương má, thương anh Dũng và các em. Cụ đã lấy ảnh chụp ba với má đang bế Ánh Hồng, rồi nhờ thợ ghép thêm anh Dũng, em và Chí Tâm vào để có đầy đủ các thành viên trong gia đình". Theo Trần Kiến Quốc Công an nhân dân | |||||||||
3 làn sóng toàn cầu hóa và những thái cực cần được cân bằng Posted: 27 Jul 2018 12:31 AM PDT Hiện nay, nói về kinh tế và hội nhập, ta lại nghe thấy cụm tự 'toàn cầu hóa'. Thật ra đây chỉ là một khái niệm được làm mới lại và cũng có khá nhiều điều thú vị.Ngày 2/7/2018, báo tiếng Anh Epoch Times có bài phân tíchThe History of Globalization, với những góc nhìn mới mẻ và khác biệt về toàn cầu hóa của ông James H. Nolt, thành viên cao cấp của Viện Chính sách Thế giới (World Policy Institute), Hoa Kỳ. Nhằm giúp quý độc giả dễ nắm bắt hơn, chúng tôi xin biên soạn lại bài viết căn cứ trên những quan điểm chính của tác giả James H. Nolt. Xã hội và nền kinh tế thế giới đang thay đổi nhanh chóng bởi quá trình toàn cầu hóa. Các quốc gia, tổ chức và cá nhân liên kết và trao đổi ngày càng nhiều ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là trong phạm vi kinh tế. Khái niệm toàn cầu hóa thường được xem như một xu hướng mới mẻ. Tuy nhiên, nếu lần giở lịch sử thế giới trong vài thế kỷ qua, chúng ta có thể thấy quá trình toàn cầu hóa đã đi được vài chặng đường rồi. Thật ngạc nhiên là những gì chúng ta đang trải qua hiện nay không phải là làn sóng toàn cầu hóa đầu tiên. Đoạn thời gian từ Thế chiến thứ nhất đến cuộc Đại suy thoái năm 1930 và Thế chiến thứ hai, thế giới chứng kiến sự giao lưu nhộn nhịp trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thực sự đây chỉ là đột phá từ giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ nhất, giai đoạn 1815 – 1914 sang giai đoạn sau năm 1945. Nhiều nhà kinh tế cho rằng giai đoạn đầu này (1815-1914) là đợt sóng 'toàn cầu hoá đầu tiên' trên thế giới. Tuy nhiên, theo James H. Nolt – một thành viên cao cấp của Viện Chính sách Thế giới (World Policy Institute), Hoa Kỳ, giai đoạn mở rộng của châu Âu trong 3 thế kỷ trước đó, thường được gọi là Thời đại Khám phá, là giai đoạn toàn cầu hoá đầu tiên. Lý do những nhà kinh tế khác không xem làn sóng toàn cầu hóa này ngang bằng với 2 làn sóng sau đó là vì trong thời kỳ này, các công ty độc quyền lớn của Vương Quốc Anh hay Hà Lan "thống trị" thương mại toàn cầu, chứ không có tự do thương mại. Thương mại bị hàng rào thuế quan bảo hộ và còn có các rào cản khác như luật hải quan… Theo Nolt, giai đoạn toàn cầu hóa thương mại tự do đầu tiên là làn sóng toàn cầu hóa thứ 2 và nền tảng của trật tự thế giới hiện đại, còn 'làn sóng toàn cầu hóa thứ 3, chính là giai đoạn hiện nay và cũng được gọi là thời kỳ của chủ nghĩa kinh doanh quốc tế. 3 làn sóng toàn cầu hóa này vừa tương đồng, vừa khác biệt, tuy nhiên, có một yếu tố rất quan trọng thường bị bỏ qua, đó là giảm phát. Các ngân hàng trung ương chưa bao giờ thực sự nỗ lực để đạt được các mục tiêu chính sách lạm phát khách quan, còn các nhà kinh tế đang không hiểu tại sao giá không tăng nhiều hơn nữa. Và mức giá là yếu tố rất quan trọng để xác định chính sách tài chính và tiền tệ cũng như những được – mất của các chính sách này. Thương mại toàn cầu và các món nợ Giai đoạn toàn cầu hoá đầu tiên dẫn đến việc các cường quốc châu Âu vay mượn rất nhiều để mua được cổ phiếu trong giới thương mại. Các quốc gia tiên phong như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhanh chóng bị Hà Lan làm lu mờ. Hà Lan lúc đó là nhà cải cách tài chính cừ khôi. Ở Hà Lan, các công ty cổ phần khổng lồ đầu tiên trên thế giới được khai sinh, thị trường tài chính chuyên sâu phát triển, các đội tàu tư nhân toàn cầu được triển khai và nguồn vốn tài chính trở nên dồi dào khiến lãi suất thương mại giảm xuống dưới 2%, là mức lãi suất thấp nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, các quốc gia khác đã sử dụng và phát triển tín dụng giá rẻ để tăng cường lực lượng quân đội và hải quân ngày càng mạnh. Pháp và Anh đã bỏ rơi đất nước Hà Lan nhỏ bé trong cuộc đua này. Sự kiện Anh thắng Napoleon vào năm 1815 có một nguyên nhân là do hệ thống tài chính cao cấp cho phép Anh vay nợ ở lãi suất 3% trong khi người Pháp phải vay ở mức 5 hoặc 6%. Có thể nói, gánh nặng nợ khổng lồ đã dẫn đến cuộc Cách mạng Pháp. Đặc trưng của làn sóng toàn cầu hóa đầu tiên là nợ bị tích lũy quá nhiều, dẫn đến lạm phát, còn đợt toàn cầu hoá thứ 2 thì ngược lại. Trong thế kỷ 19, thế giới chứng kiến sự phát triển của công nghệ, đường sắt và tàu hơi nước, hơn nữa,hệ thống tiền tệ quốc tế ổn định và thương mại tự do không bị chính phủ hoặc độc quyền tư nhân giới hạn. Những điều này làm cho chi phí thương mại giảm mạnh. Thế giới sau năm 1815 chỉ có một vài cuộc chiến tranh lớn, do đó các chính phủ không phải vay nợ nhiều cho chiến tranh, đặc biệt là ở Anh và ở Hoa Kỳ trước Nội chiến. Bong bóng nợ và lạm phát là những điều kinh khủng trong đợt toàn cầu hóa đầu tiên. Trong khi đó, toàn cầu hóa thứ hai có mức nợ gia tăng ít hơn và giá cả giảm, đặc biệt là sau cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ. Đến năm 1900, hầu hết các mức giá đều thấp, thấp hơn nhiều so với năm 1800. Những năm từ 1860 đến thập niên 1890 là giai đoạn giảm phát dài nhất trong lịch sử. Giảm phát khiến giá cả giảm xuống, là tin mừng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với các con nợ, đó lại là một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì các khoản nợ của họ không giảm xuống nhưng giá cả nói chung lại giảm. Do đó, thu nhập của các con nợ giảm nhưng nợ của họ thì vẫn giữ nguyên, điều này mặc nhiên dẫn họ đến bờ vực phá sản. Thực tế, đã có hàng ngàn vụ phá sản trên toàn thế giới, đặc biệt là vào 30 năm cuối của thế kỷ 19, trong đó bao gồm hầu hết các công ty đường sắt của Mỹ. Các chủ nợ (tức là các ngân hàng lớn) đã tiếp quản các công ty phá sản và thường gom chúng lại thành các tập đoàn lớn, nhiều tập đoàn như vậy vẫn tồn tại đến ngày nay. Như vậy, trong thế kỷ 19, mức nợ của chính phủ không cao, nhưng nhiều tập đoàn tư nhân lớn nhất, như đường sắt, thép, vận chuyển và các công ty kênh đào, đã phá sản vì giá giảm mà các khoản nợ không giảm. Không may cho thế giới, ngành thép và các ngành công nghiệp nặng khác đã có "giải pháp" để không bị phá sản, đó chính là cuộc đua vũ khí hải quân trên toàn thế giới bắt đầu trong những năm 1890. Làn sóng toàn cầu hóa thứ 3 Ngày nay, người dân thế giới đang sống trong làn sóng toàn cầu hóa lần thứ thứ 3, làn sóng này mang trong mình đặc điểm của cả 2 làn sóng trước. Giống như lần toàn cầu hóa đầu tiên, tức là sẽ có một bong bóng nợ lớn, cả nợ công lẫn nợ tư. Bong bóng nợ thúc đẩy nhu cầu và sự tăng trưởng, dẫn đến sự thịnh vượng chưa từng có trên toàn thế giới thời kỳ hậu chiến tranh. Chúng ta cũng biết, nợ tăng lên sẽ dần gây ra lạm phát. Thật vậy, vào những năm 1980, lạm phát trở thành thách thức cho nền kinh tế toàn cầu. Nhiều chính trị gia và một số ngân hàng trung ương vẫn còn bị ám ảnh về lạm phát ở giai đoạn này. Tuy nhiên, những năm gần đây, lạm phát đang được kiểm soát. Nguyên nhân không phải do sự quản lý lỗi lạc được những nhà kinh tế học có tư tưởng cấp tiến dẫn dắt, hoàn toàn không liên quan đến quản lý. Mà nguyên nhân là vì thời đại này cũng mang các đặc điểm của giai đoạn toàn cầu hóa thứ 2, đó là có giảm phát. Giảm phát đã chống lại xu hướng lạm phát do bong bóng nợ tăng nhanh. Ben Bernanke, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa kỳ (Fed), thường nói thời đại này là "sự điều tiết tuyệt vời", lạm phát dường như được kiểm soát ngay cả khi tăng trưởng tiếp tục bùng nổ. Có vẻ như ngành kinh tế học hoạt động rất tốt? Từ sau khủng hoảng thế giới năm 2008, hầu hết các nhà kinh tế học đều tỏ ra ít chú ý đến nợ nần, đặc biệt là nợ tư nhân. Do đó, hiện tại không nhất thiết phải tiết chế nợ, mà cần cân bằng khéo léo giữa hai thái cực lạm phát và giảm phát. Làn sóng nợ lớn đã tạo ra áp lực lạm phát, nhưng nó chỉ biểu hiện chủ yếu trong thị trường cổ phiếu hoặc bất động sản – những thị trường có giá trị thương mại cao, còn giá hàng hóa thông thường vẫn bình ổn. Lý do giá cả hàng hóa không có xu hướng tăng cao là vì áp lực giảm phát mạnh đang đẩy giá xuống. Những áp lực giảm phát hiện nay có nguồn gốc tương tự như ở thế kỷ 19. Công nghệ phát triển khiến thông tin liên lạc bùng nổ, giao tiếp gần như miễn phí trên toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi để xử lý thông tin và quản lý từ xa. Chi phí vận chuyển cũng giảm đáng kể. Các rào cản thương mại thế giới được giải phóng (trong đó có việc Khối Liên Xô giải thể, hòa nhập với thương mại quốc tế và Trung Quốc mở cửa) đã làm giảm đáng kể chi phí thực của hàng hóa khi ngày càng có nhiều sản phẩm được sản xuất ở nơi có chi phí rẻ và giao dịch trên toàn cầu. Bản thân việc tự do thương mại đã có xu hướng gây ra giảm phát rồi! Thật thú vị, hiện nay ở Hoa Kỳ, chăm sóc y tế, giáo dục và bất động sản là nguồn lạm phát quan trọng nhất. Không cái nào trong số đó bị ảnh hưởng nhiều bởi áp lực giảm phát thương mại vì đây là những dịch vụ, không thể buôn bán trao đổi. Một điều thú vị nữa, chính phủ là nhân tố chính khiến lạm phát chi phí y tế – giáo dục, còn việc giá bất động sản bị đẩy lên có liên quan đến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Tương lai của nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào xu hướng nào chiếm ưu thế: lạm phát tín dụng hay giảm phát công nghệ – thương mại. Trong những năm 1930, các quốc gia đã phải theo xu thế tự đóng cửa để đẩy mạnh giao dịch trong nước nhằm đảo ngược tình hình giảm phát của cuộc Đại suy thoái. Mặt khác, nếu giao dịch vẫn tự do và bong bóng nợ sụp đổ, áp lực giảm phát sẽ đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng giảm phát – nợ. Với những lý do này, chúng ta đang sống trong một thời đại, không phải của "sự điều tiết tuyệt vời", mà là những thái cực đối kháng. Bảo Long, theo Epoch Times | |||||||||
Xây nhà khi vợ mang bầu và những điều cần lưu ý trong trường hợp bắt buộc Posted: 27 Jul 2018 12:19 AM PDT Theo quan niệm dân gian xây nhà khi đang mang thai là việc cần tránh và theo các chuyên gia, việc kiêng xây nhà khi vợ mang thai không phải là không có cơ sở, mặc dù vậy vẫn có thể cân nhắc đến từng trường hợp để có quyết định đúng đắn,xây nhà khi vợ mang bầu và những điều cần lưu ý. Theo phong thủy, trước lúc sinh và trong khoảng một tháng đầu sau khi sinh, thai thần luôn di chuyển quanh thai nhi, tại mỗi thời điểm, vị trí thai thần sẽ khác nhau. Thông thường, vị trí thai thần trong từng tháng sẽ khác nhau, ứng với đối tượng, đồ vật khác nhau, phụ nữ mang thai và sau khi sinh không được đóng đinh, gõ đồ vật, lắp đặt, tu sửa hay tạo ra những chuyển động lớn, nếu không sẽ làm động thai thần, ảnh hưởng đến thai nhi, gây bất lợi cho thai nhi. Vị trí của Thai Thần theo tháng (Âm lịch)
Trong trường hợp bất khả kháng Xây nhà khi vợ mang bầu và những điều cần lưu ý, nếu người mang thai có sức khoẻ, không có tiền sử về vấn đề xấu trong sinh nở, thai đang ở giai đoạn ổn định... mà nhà đã xây dở mới biết chuyện bầu bí thì vẫn có thể làm nhà mới bình thường. Ngoài ra phải lưu ý, xây nhà mới thật hợp mệnh, tốt hướng và hợp với phong thủy, môi trường không ô nhiễm thì bạn có thể dọn đến ở ngay vì đó là một điều kiện tốt. Và có mẹo nhỏ là khi chuyển nhà xong, người mang thai hãy cầm cây chổi mới mua để quét nhà một lần rồi có thể yên tâm sang nhà mới mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi. Khi chuyển nhà người mẹ có thể tránh mặt đi một lúc không nên lui tới hay cư ngụ để tránh khói bụi và tiếng ồn, sau khi chuyển xong thật sạch sẽ thì mẹ hãy đến nhà mới. Đồng thời khi xây nhà bạn nên tìm hiểu những điều kiêng kỵ đặc biệt là về hướng nhà như: có nên mua nhà hướng Tây, mua nhà hướng Tây Bắc, mua nhà hướng Nam hay có nên mua nhà hướng Đông hay không? Điều này là cực kỳ quan trọng bởi hướng nhà quyết định đến phong thuỷ, đến vượng khí mang đến cho gia chủ rất nhiều. Bạn hãy cân nhắc, xem xét kĩ càng mọi vấn đề đặc biệt là khi trong nhà đang có người mang thai vì vậy hãy chọn một môi trường tốt nhất để bé phát triển hoàn thiện. Việc dịch chuyển khí trong nhà có ảnh hưởng rất lớn đối với thai nhi và sản phụ. Vì vậy, việc sắp đặt bố cục nhà sản phụ phải lấy trọng điểm là đón khí, trong đó đón ánh mặt trời và vượng khí là tốt nhất. Vì thế, khi xây nhà mới có một số lưu ý sau: Sắp đặt lại giường ngủ Thông thường khi xây nhà khi vợ mang bầu và những điều cần lưu ý phải giữ cho giường thật sạch sẽ, gọn gàng, cần chú ý chỉ được để quần áo chăn nệm sạch, không được để quần áo cũ, hay vật linh tinh và những đồ vật kì quặc nào khác, đặc biệt là đồ vàng, hay hòm công cụ và đồ chơi. Nếu như trước kia dưới gầm giường có tạp vật, thì cần thay đổi vị trí giường, tốt nhất là nên chọn ngày lành và sản phụ không có mặt để di dời giường và tạp vật đi, để tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi sau này. Trang trí nhà đúng cách Đối với nhà có sản phụ, yêu cầu của các đồ vật trang trí là cần phải sáng sủa giản đơn. Tranh treo trong nhà nên lấy những chủ đề nhẹ nhàng, vui vẻ, đem lại tiếng cười là chính. Tranh phong cảnh, tranh ảnh trẻ con, thiên thần nhỏ… Không nên bày những bức tranh động vật hung dữ như hổ, voi… Bên cạnh đó, cần đặc biệt tránh những vật sắc nhọn như kiếm cổ, ngà voi… Bạn cũng nên gỡ những chiếc chuông gió xuống để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Thực vật, cây cảnh trong nhà khi xây nhà khi vợ mang bầu và những điều cần lưu ý cũng không được khuyến khích cho sản phụ. Bởi những vật này mang quá nhiều năng lượng âm, sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình lớn lên của thai nhi. | |||||||||
Posted: 27 Jul 2018 12:22 AM PDT Phe ông Tập hành động khẩn cấp bảo vệ "uy quyền tối cao"Tại Hội nghị Ban Thường vụ tỉnh ủy Giang Tây, tỉnh trưởng Giang Tây Lưu Cơ đã phát biểu phải kiên quyết bảo vệ quyền lực của Tập Cận Bình. Như vậy, sau tuyên bố của ông Lật Chiến Thư, lần đầu tiên có quan chức đứng đầu cấp tỉnh noi theo.Ngày 23/7, tại Hội nghị Ban Thường vụ tỉnh ủy Giang Tây, thân tín Lưu Cơ (Liu Ji) của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, hiện là Tỉnh trưởng và Bí thư tỉnh ủy Giang Tây, đã phát biểu phải kiên quyết bảo vệ quyền lực của Tập Cận Bình. Như vậy, sau tuyên bố yêu cầu bảo "uy quyền tối cao Tập Cận Bình" của ông Lật Chiến Thư, lần đầu tiên có quan chức đứng đầu địa phương cấp tỉnh noi gương theo. Có quan điểm cho rằng, nhìn vào tình hình thể hiện thái độ trong quan trường Trung Quốc về vấn đề này cho thấy thực trạng chia rẽ nội bộ trong ĐCSTQ hiện nay. Trước đó, kể từ sau khi ông Tập có bài phát biểu trong Hội nghị Công tác tổ chức toàn quốc hôm 3/7, một loạt thân tín ở cấp trung ương của ông Tập đã thể hiện thái độ về "uy quyền tối cao" của Tập Cận Bình, như Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đinh Tiết Tường ngày 12/7, Trưởng thư ký Ban Chính pháp Trung ương Trần Nhất Tân (Chen Yixin) ngày 16/7, Ủy viên Ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Lật Chiến Thư ngày 17/7, Ủy viên Chính phủ Triệu Khắc Chí ngày 18/7. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, từ 19 – 23/7 Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Lật Chiến Thư đã đi khảo sát tại Giang Tây; ngày 23/7 Tỉnh ủy Giang Tây đã tổ chức cuộc họp truyền đạt quan điểm của Lật Chiến Thư, tại hội nghị này Lưu Cơ nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ "uy quyền tối cao" của hạt nhân Tập Cận Bình, là người duy nhất có quyền quyết định cuối cùng, là lãnh đạo tập trung và thống nhất. Tuyên bố này diễn ra đã cách thời điểm ông Lật Chiến Thư tuyên bố được một tuần, và chỉ được lên tiếng sau khi ông Lật Chiến Thư đích thân đi đến phổ biến. Cho đến nay, ngoài đại biểu Nhân đại thành phố Hạ Môn, nơi ông Tập từng có thời gian nhậm chức, đã tổ chức buổi học tập trung để thể hiện quan điểm bảo vệ Trung ương Đảng với hạt nhân Tập "giữ uy quyền tối cao", dường như các quan to trên các tỉnh chưa có ai lên tiếng hưởng ứng. Điều này có vẻ rất khác với tình hình sau Đại hội 19 khi tất cả giới quan to trong các hệ thống (Đảng, Chính phủ, Quân đội) đều nhất loạt lên tiếng bày tỏ trung thành với Tập Cận Bình. Về vấn đề này, trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), nhà sử học và nhà bình luận độc lập Trương Lập Phàm (Zhang Lifan) cho biết: "Tình trạng này phản ánh, dường như phe ông Tập Cận Bình trong tất cả các ban ngành đang ở trong trạng thái bị cô lập. Quan chức ở nhiều địa bàn quan trọng đều không thấy có phản ứng gì. Chỉ có duy nhất ở Nhân đại thành phố Hạ Môn là có hưởng ứng, còn quan chức đứng đầu các tỉnh hoàn toàn im lặng. Hiện tượng này thực sự rất đáng chú ý, vì có thể đang xảy ra chuyện bất thường nào đó phía sau động thái này. Nhưng dù sao bây giờ mọi thứ vẫn rất mơ hồ nên tạm thời chúng ta không thể phán xét là chuyện gì, chúng ta chỉ thấy có hiện tượng như vậy". Ông Trương Lập Phàm nói: "Trong một đợt thuyết giảng lần trước liên quan vấn đề 'ủng hộ hạt nhân' đã xảy ra cảnh tương tự. Khoảng 30 tỉnh trên toàn quốc, có lẽ có một nửa hưởng ứng và nửa còn lại giữ im lặng. Nhưng cuối cùng đến phiên họp toàn thể vẫn thể hiện rõ quan điểm 'duy trì hạt nhân'. Còn lần này không rõ đang diễn biến như thế nào, tình hình hiện tại vẫn chưa thể xác định rõ ràng". Trương Lập Phàm cho biết, các phe phái khác nhau trong Đảng có thể vẫn đang dò chừng tình hình. Hiện nay Hội nghị Bắc Đới Hà vẫn chưa khai màn, còn nhà lãnh đạo cũng đang đến thăm châu Phi. Hiện nay họ đang cân nhắc cán cân quyền lực giữa các bên, vì dù sao những phản ứng phản kháng vẫn chưa phát triển đến mức dám công khai thách thức quyền lực của ông Tập. Hồ Bình (Hu Ping), chủ biên của "Mùa xuân Bắc Kinh" cũng suy đoán: "Hiện tai, mức độ chia rẽ trong ĐCSTQ là chưa từng thấy kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức". Theo Hồ Bình, chế độ của ĐCSTQ xác định đặc điểm u ám này của nó, nếu những người bên ngoài có thể dễ dàng thấy rõ được cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ thì cuộc đấu này đã kết thúc từ lâu. Trong quá trình diễn ra, những người bên ngoài như chúng ta không thể thấy rõ được. Tuy nhiên, ít nhiều thì qua cuộc đấu sẽ cho thấy một số manh mối, vì mỗi bên sẽ gián tiếp thể hiện ra ngoài thông qua các cách khác nhau. Biểu hiện này cũng là một trong những cách đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ. Giới quan sát đã nhận thấy, kể từ tháng 7/2018 đến nay đã bùng nổ tin đồn có thế lực tại Trung Nam Hải đe dọa uy quyền Tập Cận Bình nên thân tín Lật Chiến Thư của ông Tập mới phải kêu gọi "cuộc chiến bảo vệ Tập Cận Bình", nhấn mạnh bảo vệ "uy quyền tối cao" của hạt nhân Tập Cận Bình nhưng Nhân dân Nhật báo Trung Quốc thì lại công bố những bài viết ám chỉ bóng gió theo quan điểm ngược lại tuyên bố của Lật Chiến Thư. Ngày 20/7, Nhân dân Nhật báo công bố một bài viết gây tò mò mang tên "Diễn đàn Nhân dân Nhật báo: Vui mừng khi nghe những lời chỉ trích là thể hiện đẳng cấp văn hóa", bài viết trích lời cố lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông yêu cầu các quan chức phải "học kỹ năng cơ bản chấp nhận nghe lời phê bình". Bên cạnh đó, vào ngày 16/7, Nhân dân Nhật báo cũng công bố một bài bình luận nhắc lại "tấm gương" hai nguyên lão ĐCSTQ là Bành Đức Hoài (1898 – 1974) và Trương Ái Bình (1910 – 2003) dám "phạm thượng". Bành Đức Hoài nổi tiếng là người dám mắng nhiếc Mao Trạch Đông, còn Trương Ái Bình thẳng thắn phê phán Đặng Tiểu Bình cho phép quân đội làm kinh doanh. Lý do tại sao hai bài báo này được xem là nhạy cảm? Vì thời điểm gần đây là tại Trung Nam Hải xảy ra nhiều biến cố: tin đồn có đảo chính, các nguyên lão truy cứu trách nhiệm Tập Cận Bình, hội nghị Bắc Đới Hà sắp tới sẽ bàn về "lãnh đạo tập thể" đi ngược lại định hướng tập trung hóa vào Tập Cận Bình. Trên trang BBC tiếng Trung, ông Đặng Duật Văn (Deng Yuwen) cựu Phó Tổng biên tập của Tạp chí trường Đảng của ĐCSTQ đã cho biết, chuyện xảy ra tranh luận gay gắt giữa các đảng viên nòng cốt và các nguyên lão đã nghỉ hưu tại Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay là không thể tránh khỏi. So với quá khứ, cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay sẽ thể hiển rõ ràng hơn thực trạng chia rẽ trong giới chức tối cao ĐCSTQ. Theo Trithucvn | |||||||||
Bài 1: Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới Posted: 26 Jul 2018 11:47 PM PDT VietTimes -- "Có thể nói rằng Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới. Nếu không ý thức được về những thay đổi này thì chúng ta sẽ trở thành kẻ nói leo trong bối cảnh nền chính trị thế giới đang ngày càng hiện hình rõ nét"- Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt đã trao đổi với VietTimes như vậy. Không gian chính trị của các nước lớn và nhân vật lớn Phóng viên: Quan sát tình hình hiện nay, chúng tôi thấy dường như thế giới đang bị chi phối bởi ba nhân vật chính trị nổi bật: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin. Chúng tôi muốn cùng với ông giải mã về các nhân vật này, bắt đầu bằng Tổng thống Donald Trump. Khi nói về nhận thức chính trị của các lãnh đạo thế giới, ông từng cho rằng "người nhận ra sự thay đổi mang tính bản chất của thời đại này chính là tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ". Ông có thể lý giải tại sao? -Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: Câu hỏi các anh đặt ra cho tôi rất hay! Trước đây chúng ta cứ tưởng rằng thế giới gồm gần 200 quốc gia bình đẳng với nhau, có thể cùng nhau thảo luận trong Đại hội đồng LHQ. Nhưng có một thời kỳ dài, theo dõi các hoạt động của LHQ, tôi băn khoăn không biết thật ra họ làm gì, bởi tôi chưa bao giờ thấy họ dàn xếp thành công các vấn đề chính trị thế giới. Thế giới giai đoạn vừa qua tưởng là mình dân chủ, cổ vũ một nền dân chủ, nhưng chính nền dân chủ ấy đã làm hỏng thế giới, làm cho người ta tưởng rằng chính trị dễ và đơn giản. Sau một thời gian nghiên cứu và quan sát, tôi rút ra kết luận: về bản chất, không gian chính trị tổng thể của thế giới là không gian được hoạch định bởi các nước lớn. Nền chính trị nước lớn là cái mà gần đây Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình nói ra, nhưng người đầu tiên khẳng định nó trên thực tế lại là người Mỹ. Càng ngày vai trò của các nước lớn càng hiện hữu rõ ràng, nên đã đến lúc chúng ta phải hiểu lại thế giới. Tuy nhiên, hiểu thế giới như là không gian chính trị của các nước lớn cũng chưa đủ. Trong giai đoạn lịch sử gần đây, tôi thấy không gian chính trị thế giới cũng không đơn thuần là của các nước lớn, mà còn là của các nhân vật chính trị lớn. Hiện tượng dàn xếp giữa ông Putin và ông Medvedev để thay nhau làm Tổng thống nước Nga là một trong những biểu hiện đầu tiên của sự thao túng của các nhân vật chính trị lớn. Các nhân vật chính trị lớn chỉ cần một vài thủ thuật, ví dụ đánh tháo Crưm ra khỏi Ukraina, là có thể làm ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự chính trị quốc tế. Sự xuất hiện của yếu tố Putin trong nền chính trị thế giới đã kích thích sự xuất hiện tiếp theo của yếu tố Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thấy rằng, nếu cứ quanh quẩn để tìm kiếm sự đồng thuận lặt vặt thì khó thực hiện các chiến lược lớn, cho nên ông ấy bắt đầu tập trung quyền lực. Tập trung quyền lực là một trong hai mặt của nền dân chủ tập trung mà ở Việt Nam cũng đang áp dụng. Đảng ta ở giai đoạn hiện nay cũng đã nhận thức khá sâu sắc về vai trò của "tập trung" và "dân chủ", nếu dân chủ mà không tập trung được thì dân chủ ấy không có giá trị. Tôi nghĩ ông Tập Cận Bình đã xây dựng được một chế độ tập quyền hợp lý. Sự tập quyền hợp lý ấy đã làm cho Trung Quốc trở thành một nguy cơ thật sự đối với sự phát triển của thế giới, đặc biệt là phát triển về kinh tế. Chính vì thế mới xuất hiện nhân vật thứ ba, Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sự xuất hiện của Tổng thống Donald Trump là một hiệu ứng của sự xuất hiện các nhận vật chính trị tập quyền quan trọng trên thế giới. Có thể nói rằng Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới. Nếu không ý thức được về những thay đổi này thì chúng ta sẽ trở thành kẻ nói leo trong bối cảnh nền chính trị thế giới đang ngày càng hiện hình rõ nét. Truyền thông thế giới gọi hiện tượng xuất hiện các nhà chính trị lớn ở các quốc gia lớn là "chính trị độc tài" nhưng tôi không nghĩ vậy. Hôm qua Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã giải thích các tư tưởng kinh tế của Tổng thống Trump không phải là chủ nghĩa biệt lập, mà là ông ấy đang muốn thiết lập lại một nền thương mại tự do và công bằng. Thế giới xưa nay đã quen với việc "cưỡi lên lưng nước Mỹ" một cách đương nhiên và coi nó như một con voi có sức khỏe vô tận. Người ta chỉ nhớ đến bản thân mình, nhớ đến tất cả yếu tố trên lưng con voi mà quên mất rằng con voi ấy là một đối tượng chính trị nằm trong tập hợp lực lượng chính trị chủ chốt của thế giới. Với những chính sách mới của mình, Tổng thống Donald Trump đã làm cái việc nhắc nhở thế giới rằng các anh đang ở trên lưng nước Mỹ. Hiểu được như vậy mới có được chính sách đối ngoại phù hợp với nước Mỹ trong giai đoạn Donald Trump. Thế giới bao giờ cũng ở trạng thái lưỡng cực, cho dù có phân hóa thế nào rồi cuối cùng nó cũng tiệm cận về trạng thái ấy. Tôi xác định rằng nước Mỹ có địa vị vĩnh viễn là một cực của thế giới, còn cực thứ hai thì có sự thay đổi theo thời gian. Có một gian đoạn khá dài từ năm 1945, Liên Xô đóng vai trò là cực thứ hai. Cho đến năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới lại vận hành để tìm đối tác mới cho quan hệ lưỡng cực với Mỹ. Dù cực thứ hai ấy có thay đổi như thế nào, rơi vào Trung Quốc hay quốc gia nào khác thì cực thứ nhất vẫn là nước Mỹ. Chính vì thế, trong nhận thức của tôi nước Mỹ có một địa vị cực kỳ quan trọng. Tôi nói như vậy với tư cách là một nhà khoa học chính trị độc lập chứ không nói với tư cách là một người Việt Nam, vì khi nói với tư cách người Việt Nam thì tôi lại buộc phải chiếu cố một số yếu tố khác. Donald Trump là một nhà chính trị thông minh Có lẽ trong lịch sử nước Mỹ chưa có Tổng thống nào trúng cử một cách đặc biệt như vậy. Khi cuộc bầu cử 2015 bắt đầu khởi động thì Trump vẫn chưa xuất hiện. Cho đến tháng 6-2015, Trump xuất hiện nhưng giới chính trị và giới truyền thông Mỹ đều cho rằng đấy là một trò vui vẻ. Lúc đó thăm dò dư luận cho thấy Hillary có 80% sự ủng hộ của đảng viên đảng Dân chủ trong khi Trump chỉ nhận được sự ủng hộ của 2% đảng viên đảng Cộng hòa, tức là chưa đến 1% dân số ủng hộ. Sau đó thì chính Đảng cộng hòa cũng chống Trump, cho đến tận bây giờ, chừng mực nào đó họ vẫn có sự chống lại Trump. Trong một bối cảnh như vậy mà Trump vẫn thẳng tiến vào Nhà Trắng. Theo ông, vì sao người Mỹ lại chọn Trump? Phải chăng người Mỹ cần một nhân vật đổi mới vì họ đã chán phong cách chính trị cũ? Hay là người Mỹ nhìn thấy ở Trump một tố chất nào đó mà nước Mỹ hiện nay đang cần? -Tôi nghĩ không có phép màu nào giúp Donald Trump trúng cử Tổng thống. Nếu không hiểu được chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những thay đổi lớn về nội dung thì không hiểu được hiện tượng Donald Trump. Ông ấy là người rất hiểu tình thế chính trị của nước Mỹ. Chính thu nhập quá cao của giới tư bản tài chính và công nghệ ở Mỹ đã làm khoảng cách giàu nghèo trở nên quá lớn, làm cho 1% giới siêu giàu chiếm giữ 50% giá trị tài sản nước Mỹ.
Thực tế ấy làm người lao động Mỹ hiểu ra rằng, nếu như chủ nghĩa tư bản cổ điển được đại diện bởi những người có vốn lớn, thì chủ nghĩa tư bản hiện đại được đại diện bởi tầng lớp tinh hoa về mặt học vấn (đâu đó người ta đã gọi đấy là tầng lớp Davos). Tầng lớp Davos của nước Mỹ bỏ rơi một chuỗi rất dài người lao động từ tầng lớp trung lưu lớp dưới xuống đến tầng lớp cần lao. Người lao động Mỹ đã chán đến tận cổ tầng lớp Davos, phương pháp Davos. Do đó, điều kiện để hoạt động chính trị thành công ở giai đoạn này chính là chọn khúc nào trong toàn bộ cái phổ giai cấp vô sản dài như vậy làm lực lượng chính trị của mình. Donald Trump đã thành công bằng sựa lựa chọn tầng lớp trung lưu cấp thấp. Ông ấy biết chọn yếu tố quan trọng nhất trong cấu thành động cơ chính trị của tầng lớp này là việc làm. Chính vì vậy mà một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách của Trump là việc làm cho người Mỹ, gọi các nhà đầu tư Mỹ quay trở lại đất nước của mình. Và cũng chính vì kêu gọi xúc tiến việc làm mà Trump buộc phải có thái độ đối với các nền kinh tế có tác động tiêu cực lên kinh tế Mỹ. Điều đó lý giải tại sao Trump lại có thái độ gay gắt với châu Âu (gọi châu Âu là đối thủ), với NATO… và nhiều đối tác khác, kể cả các đồng minh truyền thống. Trump là một nhà chính trị thông minh, biết tìm kiếm, tập hợp các lực lượng của mình, và biết chọn các vấn đề cơ bản để thiết lập lại một tình trạng chính trị có lợi cho mình và hơn nữa là chọn một thái độ quốc tế phù hợp. Trump hiểu rằng phải khôi phục lại trật tự xã hội, khôi phục lại nền kinh tế Mỹ, khắc phục tình trạng các quá trình sản xuất, dòng tiền vốn, dòng công nghệ bị đưa ra bên ngoài và sửa chữa lại cả những quan hệ thương mại gây thua thiệt cho nước Mỹ, nếu không nước Mỹ sẽ trở nên bị động, phụ thuộc và sẽ tan rã. Đứng trên lập trường lợi ích cụ thể của nước Mỹ ông ấy không thấy tính đồng minh của châu Âu. Châu Âu từng là đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng bây giờ không còn là đồng minh của Mỹ trong sự phát triển hòa bình. Cộng đồng châu Âu chỉ có giá trị vào thời kỳ nước Mỹ đối đầu với Liên Xô, lúc mà nước Mỹ cần các đồng minh quân sự, mà thật ra thì người ta cũng không biết là thời kỳ ấy Mỹ cần châu Âu hay chính châu Âu cần Mỹ. Còn việc hình thành cộng đồng châu Âu, mở rộng NATO là việc của châu Âu, không phải việc của nước Mỹ. Trump đã nhìn ra tính bấp bênh, tính "trẻ con" của giới chính trị Mỹ ở các nhiệm kỳ từ Tổng thống Obama trở về trước, khiến cho nước Mỹ bị lôi kéo vào những việc không mang lại lợi ích thực sự cho người Mỹ.
Tất cả những người tài hoa đều "quá trớn" Nhưng có vẻ như trong khi hành động Donald Trump cũng có những lúc bị đánh giá là nóng vội, chủ quan hoặc thiếu kinh nghiệm. Cuộc gặp thượng đỉnh với Putin tại Hensinki là một ví dụ. Ông đánh giá thế nào về mặt này? -Về mặt tính cách thì Trump là một người "liều", một người dễ "quá trớn" trong phong cách. Đoạn "quá trớn" của Trump từ lý trí đến sự liều lĩnh khá xa, vượt quá sức tưởng tượng của những người có kinh nghiệm chính trị trên thế giới. Khi thấy ông ấy trượt ra khỏi các ngưỡng truyền thống quá xa như vậy thì nước Mỹ lo lắng, châu Âu lo lắng, Nga lo lắng và Trung Quốc cũng lo lắng. Donald Trump hiện nay là điểm tập trung sự quan trắc đầy lo lắng của tất cả các lực lượng trên thế giới. Nếu để ý các anh sẽ thấy cách ông ấy xử lý sự "quá trớn" của mình trong vấn đề quan hệ Mỹ-Nga cũng vượt ra ngoài sức tưởng tượng của tất cả giới chính trị và giới nghiên cứu thế giới. Đôi khi tôi cũng phải thả cho mình lo lắng theo để tưởng tượng xem năng lực khiến thế giới lo lắng của Trump đến mức độ nào và tôi thấy ông ấy rất đáng nể. Theo ông, sự "quá trớn" đấy có phải là điểm yếu của Trump không? -Tất cả những người tài hoa đều "quá trớn"! Anh cứ nghĩ mà xem, các bài thơ hay nhất đều "quá trớn", các bức vẽ vĩ đại nhất đều "quá trớn", cả các giải pháp chính trị ngoạn mục cũng có sự "quá trớn". Ví dụ, tôi có xem một bộ phim của Nga mô tả cảnh tướng Zhukov chỉ huy trận đánh giải phóng Stalingrad. Họ thống nhất với nhau khi nào phía Đức bắn đại bác thì ông ấy mới phát lệnh phản công, nhưng đến giờ hành động mà người Đức vẫn không bắn, Zhukov toát mồ hôi và đến phút cuối cùng ông ấy nói "thôi đành liều cho số phận" và ra lệnh tấn công. Xử lý "quá trớn" là tài hoa của tất cả những người sáng tạo, kể cả sáng tạo chính trị. Phần nghệ sĩ trong sự nghiệp chính trị của Trump chính là phần "quá trớn" của ông ấy.
Bây giờ nghiên cứu chính trị hiện đại là phải nghiên cứu cả những đoạn mà các nhà chính trị vượt ra khỏi các giới hạn thông thường. Năm 1987 khi tôi rời nhà nước để lập công ty, mọi người đều ngạc nhiên và nghĩ rằng rôi sẽ không tồn tại được, kể cả thầy của tôi là giáo sư Đặng Hữu, lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ngạc nhiên, thế mà bây giờ chúng tôi có một mức thu nhập tiên tiến hàng đầu Việt Nam. Đoạn trượt ra khỏi khả năng ước lượng của thiên hạ chính là phần lãng mạn của cả nhà kinh doanh lẫn nhà chính trị. Có lẽ Donald Trump trong kinh doanh cũng lãng mạn và liều một cách rất tự tin như trong các kế sách chính trị của ông ấy, phần lãng mạn thể hiện sự sáng tạo và tự do của ông ấy. Tôi không tin Trump trở thành nhà chính trị độc tài, Trump có cái liều lĩnh của kẻ tự do chứ không phải là một kẻ độc tài. (còn nữa)
| |||||||||
Posted: 26 Jul 2018 07:56 PM PDT " Tử huyệt" ẩn ngay trong " hộp đen" của hệ điều hành quản trị Thể chế dân chủ và thể chế độc tài chuyên chế chuyên chế toàn trị là 2 cặp phạm trù không chỉ kỵ rơ nhau như kiểu "trời sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng" mà chúng thật sự đối nghịch nhau. Đã là độc tài toàn trị thì không thể có dân chủ, một xã hội dân sự dân chủ không có chỗ sống cho thế lực độc tài một tấc đất cắm dùi. Để lập lờ đánh lẫn con đen, đánh tráo 2 cặp phạm trù đối nghịch này, BCTCB đã sử dụng sự uốn éo, xảo ngôn, ngoa ngôn mùi mẫn của loại âm nhạc bolero:"Tích cực phát triển chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện; việc xây dựng chế độ thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, người dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật được thúc đẩy toàn diện; cơ chế, thể chế lãnh đạo của Đảng không ngừng hoàn thiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển, dân chủ trong Đảng được phát huy rộng rãi; dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa được triển khai toàn diện, mặt trận yêu nước thống nhất được củng cố và phát triển; công tác dân tộc, tôn giáo được thúc đẩy một cách sáng tạo. Lập pháp khoa học, chấp pháp nghiêm chỉnh, tư pháp công minh, toàn dân tuân thủ pháp luật được thúc đẩy; việc xây dựng đất nước pháp trị, chính phủ pháp trị, xã hội pháp trị tương hỗ lẫn nhau; hệ thống pháp trị chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ngày càng hoàn thiện; quan điểm pháp trị trong toàn xã hội được tăng cường rõ rệt…" Cái thiết chế pháp trị mang màu sắc bánh vẽ này nhất nhất vận hành dưới "ruồi ngắm" của họng súng mà kẻ được giao nhấn tay vào kim hỏa đó là Đảng CS Trung Quốc với vai trò hạt nhân là TBT Tập Cận Bình; Hễ Đảng CS lơi là súng thì xã hội Trung Quốc sẽ trở thành "ong vỡ tổ" ngay lập tức. Bành Lệ Viên (彭丽媛) hát động viên binh lính Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam tại Lão Sơn (cao điểm 1509, núi Đất - Hà Giang) trong những năm 1979-1985. Hiện nay bà Bành Lệ Viên là phu nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Không ai phủ nhận sức mạnh của chế độ độc tài toàn trị trong khả năng huy động tập trung nhiều nguồn lực, tập trung để thực hiện một nhiệm vụ toàn trị vào một thời khắc nào đó. Sức mạnh toàn trị của thể chế Tần Thủy Hoàng: xây vạn lý Trường Thành, thống nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và chia thành 9 quận được quản lý tập trung, tiêu chung một đồng tiền, một tiêu chuẩn đo lường, xây dựng hàng loạt công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga mà đến đời sau vẫn chưa khám phá hết… Sức mạnh toàn trị của chế độ độc tài Napoleon, Hitler, Stalin… đã làm nên những chiến dịch quân sự kinh thiên động địa, những cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược trên địa bàn châu lục. Một đất nước nhỏ bé, tiểu quốc như Romania của nhà độc tài toàn trị Nicolae Ceausescu chỉ trong 20 năm chính thức mở cửa, tranh thủ vốn liếng của phương tây từ 1969-1989, nguồn vốn vay quãng 17 tỷ USD, Tồng GDP thời oogn Ceausescu chưa qua 30 tỷ USD mà đã tạo nên những bước ngoặt kình tế ở Romania. Giai đoạn ông Ceausescu nắm quyền đã tích lũy xây nên những công trình đồ sộ như hệ thống tàu điện ngầm thời ông Ceausescu đã xây được được 15 km ( Việt Nam vay bao nhiêu tiền rồi mà chưa làm nổi 1 km đường tạu điện ngầm nào); Con sông 2 đáy Đưmbovixa chạy qua thủ đô Bucaresc dài gần 20 km được kiến trúc xây dựng như sông Seine của Pari; Rồi nhà Quốc hội có diện tích đứng thứ 2 thế giới, sau nhà Quốc hội Mỹ; Rồi xây dựng được một tuyến phố mang tên Chiến thắng của chủ nghĩa xã hội sánh ngang với Đại lộ Champs- Elyse dài hơn 2 km; Rồi đầu tư xây dựng nhà máy ản xuất máy bay, điều chế được uranium đủ sức chế tạo quảng 10 quả bom nguyên tử; Đầu tư nhà máy lọc dầu sang Irac cả tỷ USD… Thế nhưng tất cả các nhà độc tài xây dựng nên một thể chế độc tài, một triều đại độc tài, những công trình kiến trúc xây dựng, quân sự thành quả của chế độ độc tài ấy không giúp họ cùng cố được địa vị vương quyền, giữ được ngôi báu. Tần Thủy Hoàng kẻ đã từng mơ xây dựng một thể chế " vạn thế Tần triều"…đã đột tử ở tuổi 49 và triều Tần không kéo dài quá 2 triều đại… Vậy cái "tử huyệt" của cái chủ thuyết XHCN mang màu sắc Trung Quốc nó nằm ở đâu trong hệ điều hành quản trị do ông Tập Cận Bình là tác giả ? Thể chế độc tài toàn trị của Hitler đã sụp đổ vì va xiết với thể chế độc tài toàn trị xôviêt sự kháng cự quật cường của người dân Liên Xô… Chế độ độc tài toàn trị Liên Xô sụp đổ không do bàn tay trực tiếp thò vào của Reagan hay Hemus Kohl, Gorbachiop, Boris Elsin hay một "siêu nhân" nào đó; Chế độ độc tài toàn trị xô viết bị sụp đổ, tan vỡ do nó bị hoại tử từ bên trong. Thời điểm 1991, nếu phương Tây đứng đầu là Tây Đức và Mỹ dùng chiến tranh nóng để thực thi một cuộc can thiệp bằng quân sự, xóa sổ Đảng CS Liên Xô thì rất có thể chiến tranh thế giới sẽ nổ ra.Hàng loạt vũ khí hủy diệt sẽ được sử dụng và rất có khả năng phương tây và Mỹ bị hủy diệt và tổn thất nặng nề hơn… Chế độ độc tài toàn trị sẽ đẻ ra, di căn các khối u ác, các loại mâu thuẫn trong quá trình vận động của nó: đó là nạn tham ô, tham nhũng do quyền lực độc tài chính trị lạm quyền lại được trao toàn quyền nắm binh quyền, súng đạn trong tay… Đối với các quốc gia phát triển theo thể chế tư bản tiên tiến thì cũng sản sinh ra các khối u loại đó nhưng nó bị kiểm soát và được khắc chế bằng hệ điều hành được phân tầng theo cơ chế tamq uyền-phân lập… Cho đến nay "tam quyền phân lập" vẫn được coi là thành tựu của hệ điều hành quản trị nhà nước tân tiến và hiệu quả nhất; Nó có khả năng khắc chế, hóa giải được những khối u mà hệ điều hành quản trị độc tài đảng trị không hóa giải được. Hệ điều hành quản trị theo mô hình XHCN mang màu sắc Trung Quôc do ông Tập khởi xướng vẫn là mô hình: tư liệu sản xuất, tài sản là của chung ( XHCN); Chủ nhân của của khối tài sản này không khải là các nhà tư bản mà các nhà "CỘNG SẢN BẢN", núp dưới danh nghĩa " đầy tớ nhân dân". Những nhà " cộng sản bản" này họ nhân danh Đảng, nhân danh lợi ích tập thể, sở hữu toàn dân để múa tay trong bị là tài sản được coi là sở hữu toàn dân. Thiết chế này dẫn tới những ông chủ của các khối tài sản, tư liệu sản xuất thật sự là các ông "CỘNG SẢN BẢN ". Do sự tréo ngoe này: kẻ ngồi mát ăn bát vàng nên nó sẽ thủ tiêu động lực phát triển, nó đẻ ra TƯ DUY NHIỆM KỲ, tranh thủ vơ vét vì mất gì của bọ; Không biết ăn cắp, không tìm cách ăn cắp là ngu… Nạn tham ô tham nhũng do cái thiết chế này đẻ ra căn bệnh LỢI ÍCH NHÓM, tư bản than hữu…Hệ điều hành này khác về căn bản với hệ điều hành quản trị và thiết chế tư bản chủ nghĩa. Cái hệ điều hành quản trị " Đảng lãnh đạo-nhà nước quản lý-nhân dân làm chủ" là hệ điều hành bản chất độc quyền, độc tài và độc nhất nắm binh quyền của Đảng CS là hệ điều hành bản chất sinh "hổ và ruồi" do đó " đả hổ diệt ruồi " là " ta đánh ta"… Còn hệ điều hành quản trị tư bản là hệ điều hành nến xảy ra ăn cắp, tham những thì đó là " ta ăn cắp của ta" ? Nếu hệ điều hành quản trị tư bản chủ nghĩa thì Ngân sách nhà nước chủ yếu dựa vào phần thu thuế; Còn ngân sách nhà nước ở quốc gia XHCN kiểu Trung Quôc thì có 2 nguồn: Thuế và lợi tức từ các doanh nghiệp nhà nước và các khu vực kinh tế do cổ phần nhà nước chi phối… Cơ chế này đẻ ra nhập nhèm vì nếu thuế thì có thể minh bạch được phần doanh thu, lợi tức và chịu thuế; Còn phần lợi tức được hạch toán từ các doanh nghiệp được thiết lập theo cơ chế " đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ" thì không tài nào kiểm soát được vì nó ngập tràn sự dối trá… Một cỗ xe có động cơ công suất, tải trọng lớn, tốc độ vận hành cao bao giờ cũng được thiết kế một hệ thống phanh hãm tương thích đồng bộ; Nếu không được bảo hiểm bằng hệ thống phanh hãm tương thích thì tai họa, rủi ro là điều khó tránh khi vận hành nó. Hệ thống "phanh hãm" được dùng để bảo hiểm cho sự vận hành của một cỗ xe an toàn, theo ý chỉ chủ quan của người cầm lái bao giờ cùng được thiết kế đồng bộ với hệ thống động cơ, động lực của xe. Hệ thống phanh hãm độc lập với hệ thồng động lực, cơ năng. Khi điều hành một cỗ xe, người cầm lái một mặt đồng thời có thể vận hành hệ thông động lực nhưng lại có khả năng sử dụng hệ thống phanh hãm độc lập để vô hiệu hệ thống động lực, không để cho nó bị quá đà, vượt qua ý muốn chủ quan của người sử dụng, gây tai họa rủi ro. Cái khối u ác dẫn tới hoại tử nảy nở, phát sinh ra từ các chất nhờn sản sinh trong suốt quá trình vân hành của cả khối " tâm can tỳ phế thận"; Khối u dẫn tới sự hoại tử này là hệ quả tất yếu của sự độc tài-chuyên chế về chính trị; hệ điều hành quản trị này đã tự cô lập mình biệt lập không cho phép sự trao đổi chất theo quy luật di truyền, biến dị, chọn lọc tự nhiên: sinh lão bệnh tử… Trong BCTCB có nói đến ý chí quyết tâm chính trị rất lớn " nạo xương trị độc" một điển tích liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp của bại tướng Quan Vân Trường thời Tam Quốc. Nhắc điển tích này để nói lên ý chí quyết tâm xây dựng một Đảng CS Trung Quốc trong việc xây dựng một bộ máy phanh hãm đủ sức phá huy công năng, giữ trong sạch, sự vững vàng, hiệu lực cho bộ máy. Đáng tiếc BCTCB lại không hiểu hết ngọn ngành và cái lô gich nội tại của điển tích này… Vết thương bị ngấm vào xương của Quan Vân Trường là vết thương do quân lính của Tào Nhân bắn; Do vậy chỉ cần Quan Vân Trường cắn răng chịu đau, Hòa Đà tài giỏi nạo xương trị độc là làm lành vết ngay,giúp Quan Vũ múa được Ẩn Nguyệt đao ngay. Vết thương của thể chế CS Trung Quốc là vết thương tự mưng mủ, tự hoại tử từ bên trong "tâm can tỳ phế thận"; Nó tự hoại tử và di căn từ trong phủ tạng theo cơ chế của căn bệnh ung thư trong quá trinh vận hành của nó. Nạo chữa được chỗ này nó sẽ bục vỡ chỗ khác. Quan Vân Trường cho dù ý chí, can trường nhưng ông lại phải nhờ Hoa Đà, một thầy thuốc có chuyên môn và uy tín cao "nạo xương trị độc" cho; Bản thân Quan Vũ và thuộc hạ dù có can trường đến đâu lại có thể tự mình nạo xương trị độc cho cơ thể của Quan Vũ được. Làm sao Đảng CS Trung Quốc lại có thể tự cầm dao nạo xương trị độc cho mình được, làm như vậy là " ta đánh ta' như TBT Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết. Công cuộc đả hổ diệt ruồi, nạo xương trị độc vừa quan xem kỹ thì vẫn là mượn cớ để " nạo xương" những kẻ tuy là đảng viên nhưng không cùng phe cánh ! "Tích cực phát triển chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện; việc xây dựng chế độ thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, người dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật được thúc đẩy toàn diện; cơ chế, thể chế lãnh đạo của Đảng không ngừng hoàn thiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển, dân chủ trong Đảng được phát huy rộng rãi; dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa được triển khai toàn diện, mặt trận yêu nước thống nhất được củng cố và phát triển; công tác dân tộc, tôn giáo được thúc đẩy một cách sáng tạo. Lập pháp khoa học, chấp pháp nghiêm chỉnh, tư pháp công minh, toàn dân tuân thủ pháp luật được thúc đẩy; việc xây dựng đất nước pháp trị, chính phủ pháp trị, xã hội pháp trị tương hỗ lẫn nhau; hệ thống pháp trị chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ngày càng hoàn thiện; quan điểm pháp trị trong toàn xã hội được tăng cường rõ rệt. Toàn Đảng cần tự giác hơn nữa kiên trì nguyên tắc tính Đảng, dũng cảm đối mặt trực tiếp với các vấn đề, dám "nạo xương trị độc", xóa bỏ mọi nhân tố làm tổn hại đến tính tiên tiến và tính trong sạch của Đảng, loại bỏ tất cả những mầm bệnh gặm nhấm cơ thể mạnh khỏe của Đảng; không ngừng tăng cường năng lực lãnh đạo chính trị, năng lực dẫn dắt tư tưởng, năng lực tổ chức quần chúng, năng lực hiệu triệu xã hội của Đảng; bảo đảm Đảng Cộng sản Trung Quốc mãi mãi tràn đầy sức sống và sức chiến đấu mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh vĩ đại, công trình vĩ đại, sự nghiệp vĩ đại, giấc mơ vĩ đại có mối liên hệ chặt chẽ, xuyên suốt với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, trong đó công trình vĩ đại mới xây dựng Đảng có vai trò quyết định. Thúc đẩy công trình vĩ đại cần kết hợp với thực tiễn của cuộc đấu tranh vĩ đại, sự nghiệp vĩ đại, giấc mơ vĩ đại; bảo đảm Đảng luôn đi đầu thời đại trong tiến trình lịch sử với tình hình thế giới biến đổi sâu sắc; luôn là trụ cột của toàn dân trong tiến trình lịch sử ứng phó với các rủi ro và thách thức trong và ngoài nước; luôn là hạt nhân lãnh đạo kiên cường trong tiến trình lịch sử kiên định và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc…" Tất cả những lời có cánh đó trong BCTCB mang giá trị thông tin và sự truyền cảm không hơn một bản nhạc bolero đang được cổ súy trên các chương trình truyền hình giải trí của VTV. Khi Hoa Đà nạo xương trị lành vết thương ở cánh tay cho Quan Vân Trường thành công, thế nhưng khi ông đặt vấn đề bổ đầu Tào Tháo ra để "nạo sọ trị độc" thì ông bị Tào Tháo cho thủ hạ giết ngay. Liệu ông Tập Cận Bình có dám để mời một Hoa Đà tái thế nào đó bổ não mình ra, bổ cái đầu đẻ ra cái học thuyết XHCN mang màu sắc Trung Quốc để tẩy rửa những độc tố tự nó sinh ra không? Một tử huyệt đáng bàn, đó là Chủ nghĩa bá quyền đại Hán của chủ thuyết Tập Cận Bình được ngụy trang, ẩn trong "Chương V. QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN MỚI, XÂY DỰNG HỆ THỐNG KINH TẾ HIỆN ĐẠI HÓA-(BCTCB); chương này đã hoach định ra 6 nhiệm vụ và nhiệm vụ số 1 đó là: ""Đi sâu cải cách kết cấu theo hướng trọng cung. Xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, cần đưa trọng điểm của phát triển kinh tế vào nền kinh tế thực, đưa hệ thống nguồn cung chất lượng cao trở thành phương hướng chính, tăng cường rõ rệt ưu thế chất lượng của nền kinh tế Trung Quốc. Thúc đẩy ngành nghề Trung Quốc bước vào chuỗi giá trị trung, cao cấp của toàn cầu, bồi dưỡng nhiều nhóm ngành chế tạo tiên tiến đẳng cấp thế giới…" Qua nhiệm vụ số 1, nhiệm vụ đầu tiên đó là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng "TRỌNG CUNG"... CUNG muốn tốn tại phát triển phải dựa vào CẦU của thị trường, CẦU mà nền kinh tế Trung Quốc hướng tới chắc chắn phải vương ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc, phải mở rộng thị trường, bành trướng Thị trường; Con đường tơ lụa, Nhất đới nhất lộ… là chỉ dấu của chiến lược bành trướng thị trường này, "đầu ra" của chủ thuyết này… Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai bùng nổ đều có nguyên nhân từ nhu cầu mở rộng thì trường của giới tài phiệt Đức, một đế quốc sinh sau nảy muộn muốn phân chia lại thị trường với các đế quốc đàn anh. Khi chủ thuyết Tập Cận Bình úp mở việc phải mở rộng thị trường cho nền kinh tế "TƯ BÁN ĐỎ" Trung Quốc, nó đang hoạch định theo hướng TRỌNG CUNG; Chủ thuyết này tất yêu sẽ là một nguy cơ không chỉ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chắc chắn đây cũng chính là một " tử huyệt" của chủ thuyết Tập Cận Bình. Không rõ trong chuyến thăm Việt Nam chính thức từ chiều nay 11/11/2017 của ông Tập Cận Bình, cuộc thăm được đánh giá là chuyến vi hành xuất ngoại đầu tiên sau Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 19, những giai điệu nào của bản nhạc bolero mùi mẫn sẽ được tấu lên tại Ba Đình Hà Nội. Những "khán thính giả" được trực tiếp tiếp nhận, thụ hưởng khúc bolero mùi mẫn do 2 ca sĩ Tập Cận Bình-Bành Lệ Viên cất lên sẽ làm " PHÊ" khán phòng đến đâu, người dân Việt Nam còn phải cảnh giác chờ xem ?! P.V.Đ. | |||||||||
Posted: 26 Jul 2018 11:37 PM PDT Phạm Viết Đào. -Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là "MB84, thu hồi lãnh thổ" đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả Tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp quân báo VN phản bội? -Hệ lụy quân sự của việc Trung Quốc chiếm Lão Sơn: "…Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này." Đồng đội cũ của LS Phạm Hữu Tạo, E 876 và gia đình thắp hương nhân ngày giỗ 14/6 ( âm lịch) 2017... Trưởng Ban Đối ngoại TW Đảng Trần Đức Lợi, đứng sau tấm biển 200.000 USD tặng cho huyện Ma Lật Pha ngày 23/7/2018 ( tức 11/6 âm lich), trước ngày giỗ trận Vị Xuyên 3 ngày. Ma Lật Pha là nơi có nghĩa trang chôn 9000 tên lích Trung Quốc xâm lược Vị Xuyên, Hà Giang? Phải chăng đây là món quà Việt Nam mang sang để cúng -tạ những tên lính TQ xâm lược? Nghĩa trang Ma Lật Pha nơi chôn 9000 lính Trung Quốc xâm lược VN? Hôm qua, 1 máy bay của không quân Việt Nam đã bị rơi tại Nghĩa Đàn, Nghệ An trong khi bay luyện tập. Đây là máy bay thuộc diện hiện đại, ít bị tại nạn của 1 đơn vị không quân được đánh giá là tinh nhuệ nhất…Hai phi công: 1 đeo lon trung tá, một đeo lon thượng tá vào diện kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm bay của không quân Việt Nam… Hàng năm gia đình tôi vẫn tổ chức làm giỗ cho chú em ls Phạm Hữu Tạo, đại đội 2, tiểu đoàn 1, sư 356, hy sinh trong buổi sáng 12/7/1984 khi tham gia đánh cao điểm 772 theo ngày âm, tức ngày 14/6 hàng năm; Hôm qua tôi thắp hương giỗ, khấn mời chú em Phạm Hữu Tạo về đúng thời khắc 2 máy bay của không quân Việt Nam rơi ở Nghĩa Đàn, Nghệ An… Địa điểm máy bay rơi cách quê tôi huyện Tân Kỳ khoảng 40 km; Tân Kỳ là nơi khai sinh ra Sư đoàn 356, tiền thân là sư đoàn 316 B năm 1975. Sư đoàn 316 này nổi tiếng trong chiến tranh chống Pháp, tham gia đánh Điện Biên Phủ với chính ủy là Chu Huy Mân, Đại đoàn trưởng, (thời điểm đó gọi là đại đoàn) là Vũ Lập, thời điểm 1984 là Thượng tướng, Tư lệnh Quân khu 2, địa bàn xảy ra cuộc chiến Lão Sơn… Lập ra Sư đoàn 316 B để tập hợp con em Nghệ Tĩnh chuẩn bị cho chiến dịch Mùa xuân 1975 tiến đánh Buôn Ma Thuột…Sau đó 316 B được đổi thành 356… Một vài sự trùng lặp: -Chiến dịch mang mật danh MB 84, Bộ tổng tham mưu Việt Nam vạch kế nhằm tái chiếm lại một số cao điểm tại khu vực Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang bị Trung Quốc xâm chiếm trong 4/1984,trong đó có Cao điểm 1509 tại khu vực Thanh Thủy… Những trận đánh nổ ra dằng dai trong gần 10 năm tại các cao điểm của khu vực Thanh Thủy của bộ đội Việt Nam tìm cách đẩy lùi 50 vạn quân Trung Quốc lấn chiếm; phía Trung Quốc đặt tên chung các trận đánh tại đây là " Cuộc chiến Lão Sơn"… Trong chiến dịch này, phía Việt Nam huy động 6 trung đoàn của 5 sư đoàn có danh tiếng trong chiến tranh chống pháp và chống Mỹ tham chiến: Sư đoàn 316, 1 trung đoàn; Sư 356, 2 trung đoàn; Sư 313, 1 trung đoàn pháo binh; Sư 312, Sư 314… Theo thông tin, trận mở màn 12/7/1984, tức 14/6 âm, phía Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu chiến dịch: đẩy lùi quân Trung Quốc sang phía bên kia biên giới từng được hoạch định từ thời Pháp-Thanh… Thiệt hại nặng nề nhất là sư đoàn 356, trên 600 bộ đội chiến sĩ đã hy sinh, riêng tiểu đoàn 1 của trung đoàn 876, sư 356 của chú em tôi thì hy sinh gần hết…2 chiếc máy bay rơi hôm qua 26/7/2018 gần nơi thành lập sư đoàn 356, tiền thân 316 B chỉ cách quãng 40 km? Nhân sự trùng lặp không rõ vô tình hay ngẫu nhiên này, xin trích một vài đoạn trong bài "Giao tranh đẫm máu tại cao điểm 1509 (Lão Sơn), Thanh Thủy, Hà Giang năm 1984"- Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản – Đại học Phòng vệ của Nghiên cứu viên Nakamura Masanori, Tùy viên quân sự Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội… Tài liệu này Hà Minh Thành dịch gửi cho blogger Phạm Viết Đào và được đưa lên blog 30/07/2010. Xin chú thích thêm: Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê ở Phú Yên, anh sang Nhật từ trước 1975 lấy vợ Nhật và là con rể của ông của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 1994. Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm…Hà Minh Thành là người từng gửi cho blogger Phạm Viết Đào nhiều thông tin về cuộc chiến Lão Sơn và anh cũng đã cộng tác với BBC năm 1984… Vòng hoa của trời dịp giỗ trận 12/7/2017 ( 14/6/âm) Phạm Viết Đào chụp được trước cửa nhà tại Tân Kỹ Nghệ An năm 2017... Trận chiến Lão Sơn Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản Nghiên cứu viên Nakamura Masanori Trận chiến Lão Sơn, (phía Việt Nam gọi là Cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn. ( Chiến dịch này quân đội Việt Nam đã tấn công vào 5 cao điểm: 772, 685, 1030, 133, 143 tại khu vực Thanh Thủy, Yên Minh-Chú thích: Phạm Viết Đào) Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam. Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội 2 nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1984 Giai đoạn 2: Từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1984 Giai đoạn 3: Từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984 Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử xáp lá cà (bạch binh chiến) của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng Núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó. Quá trình giao tranh Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân đội Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào điểm cao 1509 của Việt Nnam mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984. Ngày 28 tháng 4, qua thông tin tình báo biết được phía VN đang chuẩn bị thay quân tại điểm cao này. Vào lúc quân số của phía VN đồn trú ít nhất ở căn cứ 1509, Tướng Dương Đắc Chí đã ra lệnh cho Sư đoàn 40 và Sư đoàn 49 thuộc Quân đoàn 14 Quân khu Côn Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số quân áp đảo là hai Sư đoàn, nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng nhỏ quân đội Việt Nam đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Phải sau 18 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một phần của Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 15 tháng 5 năm 1984. Ngày 12 tháng 6 đến ngày 7 tháng 10 năm 1984 được xem là giai đoạn giao tranh thứ 2, quân đội VN đã cố gắng tổ chức tái chiếm lại Lão Sơn, trong giai đoạn giao tranh này, thương vong phía Việt Nam không xác định được, nhưng phía Trung Quốc thì 2 đại đội có nhiệm vụ tử thủ căn cứ này đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Phía Việt Nam tạm thời chiếm lại Lão Sơn. Rút kinh nghiệm từ lần giao tranh này, Tướng Dương Đắc Chí đã cho sử dụng hỏa tiễn liên trang để đối kháng và sau đó dùng bộ binh tái chiếm căn cứ. Đối lại quân đội VN dùng súng cối và vũ khí hạng nhẹ, lưỡi lê với cách đánh cận chiến cảm tử bám sát vào quân đội Trung Quốc để đánh nhằm giảm nguy cơ thương vong vì hỏa tiễn đã gây thương vong khủng khiếp cho cả lực lượng hai bên. Tuy nhiên trước sự áp đảo về lực lượng và vũ khí của Trung Quốc, phía Việt Nam đã chịu thất bại trong nỗ lực phòng thủ căn cứ. Sau trận giao tranh này Trung Quốc chiếm được cao điểm 1509. Giai đoạn 3 của cuộc giao tranh Bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7. Được thông tin tình báo chính xác từ một sĩ quan cao cấp trong Cục quân báo Việt Nam, Tướng Dương Đắc Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch hành quân tái chiếm căn cứ của VN. Bằng cách bố trí pháo binh mạnh và hỏa tiễn đa liên tranh tập trung vào các điểm quân đội Việt sẽ tập kết bên mạn sườn núi ở cao độ 500 và 800, quân đội Trung Quốc chỉ còn chờ đợi quân đội Việt Nam bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa tiễn và pháo. Phía Việt Nam lần này với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự Liên Xô và trực tiếp Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy, lực lượng tấn công đã tổ chức nghi binh nhằm đánh lạc hướng theo dõi của tình báo Trung Quốc bằng cách: chọn ra 6 Trung đoàn từ các Sư đoàn 313, Sư đoàn 316, Sư đoàn 356. Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là "MB84, thu hồi lãnh thổ" đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả Tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội? Ngày 12 tháng 7 năm 1984, sáu Trung đoàn quân Việt Nam lần lượt tập kết vào các địa điểm đã được Tướng Dương Đắc Chí đợi sẵn ở cao độ 500 và 800 bên dưới cao điểm 1509. 5 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 12 tháng 7, quân đội VN bắt đầu men theo triền núi để tổng công kích và trận pháo kích bao vây tận diệt của Tướng Dương Đắc Chí cũng bắt đầu. Sau 17 tiếng đồng hồ pháo kích tập trung vào các điểm đã biết trước dựa theo kế hoạch hành quân mang tên MB84 của Việt Nam, Tướng Dương Đắc Chí hoàn toàn đại thắng. Quân đội VN buộc phải rút lui với số liệu thương vong do phía Trung Quốc công bố: khoảng 3700 thi thể binh sĩ Việt Nam đã bị bỏ lại trên đỉnh Lão Sơn…" Ảnh hưởng về mặt quân sự Trận chiến Lão Sơn là một trận chiến kinh điển trong các trận chiến hạn định phi quy ước. Chiến thắng của phía Trung Quốc có thể kể công đầu là chiến thắng của mạng lưới tình báo Hoa Nam; lực lượng tình báo Hoa Nam đã cài cắm được điệp viên vào hàng ngũ sĩ quan cao cấp của Việt Nam. Nếu không có thông tin tình báo từ Việt Nam, cục diện trận chiến Lão Sơn có khả năng sẽ đi theo một hướng khác. Chắc chắn số thương vong khủng khiếp sẽ đến với các Sư đoàn 40 và 49 của quân đội Trung Quốc bởi lối đánh cảm tử và thiện chiến của binh sĩ Việt Nam. Trận chiến Lão Sơn đã làm thay đổi toàn bộ chiến thuật tấn công của quân đội Trung Quốc theo hướng hiện đại hóa. Trong giai đoạn 3 của cuộc giao tranh có thể nói đây là một sự tái diễn lại cách đánh giữa quân đội Bắc Việt Nam với chiến thuật biển người, cận chiến với quân đội Mỹ; kết hợp với chiến thuật tập trung pháo binh nhằm giảm thương vong cho binh sĩ xung kích trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Từ chỗ tấn công theo chiến thuật biển người là chiến thuật quân sự cổ điển của Trung Quốc với Việt Nam; Tướng Dương Đắc Chí đã thành công trong việc mạo hiểm ứng dụng chiến thuật tấn công và phòng vệ tập trung bằng pháo binh, kết hợp với thông tin tình báo theo phong cách tác chiến hiện đại của Mỹ. Từ trận đánh này cũng lộ rõ một điểm yếu của quân đội Trung Quốc, đó là công tác hậu cần, vận tải của quân đội, không có khả năng không vận để phục vụ cho việc tác chiến. Ví dụ để phục vụ cho cuộc chiến họ phải huy động cả xe của dân sự để tải đạn dược và thương binh. Về phía quân đội Việt Nam, mặc dầu địa hình bất lợi nhưng với quyết tâm thu hồi lãnh thổ đã chọn chiến thuật tấn công bằng biển người. Với sĩ khí của quân đội Việt Nam lúc đó, khả năng thu hồi lại lãnh thổ trong trận chiến này rất cao nhưng đồng nghĩa với việc chấp nhận hàng ngàn binh sĩ phải hy sinh. Có thể coi đây là một chiến thuật hạ sách khi mà Tướng Văn Tiến Dũng không còn con đường để chọn lựa. Tuy nhiên thất bại về phản gián của Việt Nam trong cuộc chiến này đã khiến Việt Nam phải chấp nhận thất bại với gần 4000 binh sĩ thương vong (theo số liệu phía Trung Quốc đưa ra). Đây là một bài học quan trọng trong công tác bảo mật mà các sĩ quan trẻ trong tương lai phải luôn tâm niệm trong quá trình cầm binh tác chiến. Một sơ sót của người chỉ huy sẽ phải đổi bằng máu xương của hàng ngàn binh sĩ trên mặt trận và mất đi lãnh thổ. Về mặt ảnh hưởng quân sự thì, chiến thắng Lão Sơn đã nâng cao sĩ khí cho quân đội Trung Quốc, tạo cơ hội cho quân đội Trung Quốc chuyển mình từ một quân đội lạc hậu sang một đội quân hiện đại với kỹ thuật tác chiến hiện đại thay cho chiến thuật biển người cố hữu. Đây là đà tiến để giới quân sự Trung quốc tạo ảnh hưởng lên giới chính trị để hiện đại hóa quân đội. Với việc chiếm lĩnh Lão Sơn và Giả Âm Sơn, việc đặt 2 căn cứ tại đó, Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát và khống chế về mặt quân sự trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam. Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này. Chưa kể đến lợi thế về mặt tác chiến pháo binh cũng như hỏa tiễn tầm xa, với vị trí Lão Sơn có khả năng khống chế quân đội Việt Nam trên một phần vùng miền Bắc Việt Nam trong một cuộc chiến hạn định từ căn cứ quân sự lớn này. Về phía Việt Nam, trận chiến này đã khiến cho uy tín một số tướng lãnh quân đội với nhiều công trạng trong cuộc chiến Việt Nam bị suy sụp, thất sủng. Nhiều tướng lãnh kinh nghiệm dày dạn chiến trường bị thay thế bởi thế hệ tướng lĩnh trẻ chưa có kinh nghiệm tác chiến trên những mặt trận lớn. Một mất mát lớn khác đối với quân đội VN trong thời kỳ này đó là: sự thất sủng của Tướng Võ Nguyên Giáp trước Ban lãnh đạo Chính phủ Việt Nam khi ông đưa ra yêu cầu giải quyết "Bài toán nước lớn". Tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương mở một nền ngoại giao đa phương với phương Tây kể cả cựu thù là Mỹ và các nước xung quanh, cùng với việc dùng lực lượng quân chính quy Việt Nam tại Lào đánh quy hồi từ Lào sang Campuchia, giải phóng Campuchia xong thì rút hết quân về nước, giao lại Campuchia cho Liên hợp quốc để giảm bớt sự hy sinh của binh sĩ và ngân sách quốc gia. Tìm cách phá mở thế bao vây từ kinh tế cho đến quân sự bởi các nước xung quanh. Chủ trương này của Tướng Võ Nguyên Giáp đã không được Ban lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đương thời đồng ý. Sự thất sủng của một nhà chiến lược quân sự vĩ đại đã khiến giới quân đội của Việt Nam dần dần bị xem nhẹ, đồng thời thế lực thân Trung Quốc trong giới chính trị gia Việt Nam có cơ hội quật khởi trở lại. Sau cái chết của Phạm Hùng – người được cho là kiên trì đường lối chống Trung Quốc, bị chết một cách mờ ám tại thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến nghi vấn có bàn tay của lực lượng tình báo Hoa Nam, chính sách của lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu thay đổi… Các chính sách về công tác tuyên truyền chống Trung Quốc cũng dần dần bị loại bỏ từ dân chúng cho đến quân đội. Cùng với chính sách đổi mới, quân đội Việt Nam đã thiên về làm kinh tế hơn đặt nặng trọng tâm quốc phòng. Sau thất bại ở cuộc hải chiến Nam Sa (Trường Sa) vào tháng 3 năm 1989 thì có thể nói là quân đội Việt Nam đã đánh mất vị thế của mình ở Á Châu, Việt Nam đã bị các chuyên gia quân sự đánh giá không còn là một đội quân mạnh và thiện chiến nhất trong vùng Đông Nam Á nữa. Ảnh hưởng về mặt chính trị Đối với Trung Quốc: Chiến thắng của trận chiến Lão Sơn trùng khớp với thời kỳ sĩ khí đang hồi phục lại ở Trung Quốc nhờ vào hiệu quả của chính sách cải cách, khai phóng. Kết quả trận chiến đã chấp cánh, tăng thêm uy tín cho Đặng Tiểu Bình trong việc chỉ đạo thể chế cầm quyền của Trung Quốc. Hệ thống thông tin của Trung Quốc có thể nói đã tuyên truyền hết công suất về tin thắng lợi của quân đội Trung Quốc trong trận chiến Lưỡng Sơn này. Báo chí Trung Quốc đã lợi dụng trận thắng này để phát dương quốc uy và ca ngợi công đức chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình. Việc tuyên truyền này khiến cho dân chúng Trung Quốc phần nhiều đều chỉ biết đến Chiến tranh biên giới Việt – Trung qua chiến thắng Lão Sơn năm 1984 chứ không phải trận đại bại năm 1979. Đối với Việt Nam: trận chiến Lưỡng Sơn đã khiến phía Việt Nam tái nhận thức về kẻ thù truyền kiếp của họ chính là Trung Quốc, tâm lý phục thù của người Việt đã trỗi dậy. Cùng với sự sa lầy của quân đội Việt Nam tại chiến trường Campuchia đã gây tổn thất lớn về nhân mạng binh sĩ, sự gia tăng của thương phế binh, sự bao vây cấm vận kinh tế của thế giới, sự kiệt quệ về kinh tế đã khiến sĩ khí của quân đội Việt Nam suy giảm… P.V.Đ. - Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv( đã mất) | |||||||||
NHỮNG TRẬN ĐÁNH ĐẪM MÁU Ở CAO ĐIỂM 1509 ( LÃO SƠN) NĂM 1984 GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Posted: 26 Jul 2018 05:28 PM PDT Trận chiến ở cao điểm 1509 (núi Đất) năm 1984-Việt Nam và TQ.Từ ngày 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc bắn pháo liên tục vào các trận địa phòng ngự của ta trên toàn tuyến biên giới. Ngày 28/4, Trung Quốc dùng lực lượng bộ binh đánh chiếm điểm cao 1509, 1030, 772. Năm 1984 ngoài 23 vụ khiêu khích trên toàn tuyến, địch tổ chức 3 đợt tấn công quy mô từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn, lấn sâu vào đất Việt Nam 500-2.000 m. Năm 1985 với 7 đợt tiến công lớn, Trung Quốc chiếm các cao điểm có vị trí quan trọng ở Thanh Thuỷ, Vị Xuyên như 1509, 685, 1100, 900, bình độ 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6. Bên cạnh tấn công bằng bộ binh, Trung Quốc sử dụng pháo cối bắn phá các điểm tựa và trục đường vận chuyển của Việt Nam. Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn. Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực Trung Quốc từ trên xuống. Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12/7/1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh. Năm 1989, sư 356 giải thể. Phần lớn hài cốt các liệt sĩ hi sinh trong trận đánh này đến nay vẫn chưa được tìm thấy và quy tập về nghĩa trang liệt sĩ. lính Việt Nam chết khi giành cao điểm Lão Sơn, thông cáo này cho phép bên Việt Nam sang lấy xác. Hồi ký từ cựu chiến binh TQ: "Trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân VN từ chối rút lui. Làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. Khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây trên mặt trận. Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác VN và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong Bộ chỉ huy trung đoàn với Tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Hop hút hết 4 bao thuốc. Chúng tôi không thể ăn, chỉ uống sạch cả bốn thùng rượu. Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía VN đến thu hồi xác chết. Chúng tôi yêu cầu họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính VN đến, không có cờ. Khi phát hiện ra họ không tuân theo thỏa thuận vì họ có mang theo súng, chúng tôi khai hỏa. Chúng tôi không quan tâm đến sinh mạng của họ. Không một người nào trong nhóm lính này sống sót. VN chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. Trời đang là mùa hè. Nắng rồi mưa. Không ai có thể chịu được mùi xác chết. Chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa." http://ongvove.wordpress.com/2009/10/09/tr%E1%BA%ADn-lao-s%C6%A1n-trong-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-tranh-bien-gi%E1%BB%9Bi-trung-vi%E1%BB%87t-nam-1984/ Hai người chỉ huy trong trận núi Đất- 1984. Bên trái là tướng Văn Tiến Dũng(VN) và tướng Dương Đắc Chí (TQ) Lính Trung Quốc tiến lên núi Đất (1509) Hồi ký của cựu chiến binh TQ: "TRẬN ĐÁNH NÚI LÃO SƠN NĂM 1984 Buổi sáng ngày 2 tháng 4 năm 1984,bầu trời yên tĩnh,không một tiếng động. Đột nhiên, 2 quả pháo hiệu được bắn lên trời báo hiệu trận đánh núi Lão Sơn bắt đầu. Tất cả các hỏa pháo từ phía quân ta (Trung Quốc) đồng loạt bắn xuống mục tiêu.Hơn 10 vạn phát đạn pháo làm rung chuyển cả trận địa. Trận địa quân Việt Nam trở thành 1 biển lửa, bính lính Việt bị tập kích bất ngờ khi họ đang ngủ. Đạn pháo làm nhiều tên bị bắn banh xác. Số hỏa lực này đả được chuẩn bị kỹ lưỡng từ 26 ngày nay! Ngày 28 tháng 4 năm 1984, sư đoàn 40,49 thuộc quân đoàn 14-quân khu Côn Minh bắt đầu phát động tấn công vào Núi Lão Sơn và dãy Âm Sơn. 1 bộ phận sư 40 chiếm lĩnh cao điểm 662.6 được 7 phút, đúng 5 giờ 20 phút bắt đầu công kích cứ điểm chính Lão Sơn. Buổi chiều, 2 đạo quân chủ lực gặp nhau và cùng tiến quân theo hướng Bát Hà Lý Đông Sơn, Chiếm lĩnh tiếp hơn 10 cao điểm của địch. Đến ngày 15 tháng 5 , quân ta hoàn toàn chiếm lĩnh Bát Hà Lý Đông Sơn. Qua 18 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân ta đã chiếm được toàn bộ núi Lão Sơn và dãy Âm Sơn. Núi Lão Sơn thuộc địa phận phía Tây huyện Mã La Bác tỉnh Vân Nam, độ cao so với mặt nước biển là 1422.2m ,giáp với phía Tây Bắc thành phố Hà Giang của Việt Nam (được xem là yết hầu của tỉnh Vân Nam), có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, 2 phía Việt- Trung đều rất coi trọng vị trí này, vì thế sau khi thất thủ ở Lão Sơn, Việt Nam quyết định phản kích chiếm lại cứ điểm này. Các trận đánh được diễn ra vào ngày 28 tháng 4, ngày 12 tháng 6, ngày 12 tháng 7 năm 1984. Trong đó ,trậnh đánh ngày 12 tháng 7 là trận đánh lớn nhất (quy mô cấp sư đoàn), cũng là trận đánh ác liệt nhất trong số các cuộc xung đột biên giới Việt-Trung. Ngày 12 tháng 6 năm 1984, quân Việt Nam đột kích núi Lão Sơn của quân ta theo hướng Cận Nạp La, quân phòng thủ tại trận địa của liên đội 2 gần như hy sinh hoàn toàn. Nhiều lính thám sát của ta cũng bị quân Việt Nam bắn hạ, sau khi trời sáng, quân ta phái lên 1 đội 45 người lên tái chiếm, lại tiếp tục hy sinh toàn bộ. Sau đó, khi có sự chi viện của pháo binh, quân ta mới tái chiếm được cao điểm này.Trước sau , quân Việt Nam xuất ra 500 đến 600 người, kết quả bị pháo binh ta phong tỏa trân cứ điểm, tổn thất rất nặng nề. Vì vị trí của cao điểm Lão Sơn quá quan trọng, nên Việt Nam quyết tâm lấy lại bằng mọi giá, họ quyết định phát động tổng công kích thêm 1 lẩn nửa. Qua những lần chống công kích trước đây, quân ta đã có thêm rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu và tăng cường cảnh giác. Sau khi nhận được tin tình báo là sẽ có 1 trận công kích lớn của Việt Nam lên cứ điểm, quân ta đã được lệnh tăng cường hỏa lực và quân số. Nhưng quân Việt Nam cũng không phải loại vô dụng, nên mặc dù quân ta đã xác định được quân địch sẽ có hành động nhưng vẫn chưa xác định được thời gian chính xác. Chính vì đã biết trước, quân ta đã được trang bị thêm hỏa lực(đặc biệt là pháo binh). Bổ sunh 12 liên đội pháo binh, 4 liên đội xe tăng và đưa quân chốt tại các điểm quan trọng, phân thành nhiều tầng. Khi quân địch tiếp cận vừa có thể độc lập tác chiến vừa có thể yểm trợ cho nhau. 3 liên đội hỏa tiễn và rốc-két được bố trí tại cao điểm 142, cao điểm LyHaiYin và sở chỉ huy mỗi nơi 1 liên đội. Khẩu hiệu của pháo binh bắt đầu bắn là "trạng thái heo rừng". Theo tin tình báo, quân ta phán đoán địch sẽ tấn công vào khoảng ngày 12 tháng 7. Binh lực của Việt Nam gồm 2 đại đội của sư đoàn 313, 1 đại đội của sư đoàn 316, 1 đại đội của sư đoàn 312, 1 đại đội của sư đoàn 345, và 1 đại đội đặc công. Buổi sáng hôm đó , đích thân đoàn trưởng của đại đội pháo binh 119 đã chỉ huy bố trí đạn 2.5 cho pháo binh. Mũi trận địa là quân bộ binh của đoản 40 thuộc quân khu 14. Đúng 3 giờ, bộ chỉ huy phát lệnh nhắm pháo bắn rối loạn trận địa pháo của quân Việt Nam theo 3 hướng đã được cung cấp tin tình báo.Sau khi bắn loạt đầu tiên, Triệu đoàn trưởng yêu cầu bộ chỉ huy cho phép bắn tiếp, nhưng bộ chỉ huy yêu cầu ngưng bắn để xem xét tình hình. Sau đó Triệu đoàn trưởng nhìn la bàn thảo luận với đoàn trưởng bộ binh, nếu giả dụ quân Việt Nam 5 giờ sáng xuất kích, theo quy luật thông dụng của lính bộ binh, quân chủ lực của Việt nam hiện thời sẽ đóng tại đâu? Triệu đoàn trưởng tiên đoán, chỉ có thể ở cách 300m theo hướng Bắc Thanh Thủy, cách trận địa khoảng 500m, không thể sai được. Nhưng vị trí bộ chỉ huy đưa ra là hơn 1000m. Sau đó, ông báo cáo lại với bộ chỉ huy và nói rõ lý do, được sự đồng ý của bộ chỉ huy, Triệu đoàn trưởng quyết định dồn hỏa lực vào 3 vị trí mà ông đưa ra. Sau đợt bắn đầu tiên khoảng 10 phút, bắn tiếp lần 2, vẫn không có động tĩnh gì. Pháo binh tiếp tục bắn tiếp pháo sáng và pháo khói nhưng vẫn không có động tĩnh nào cả. Mọi người đều cho rằng tin tình báo đã có sai sót. Tất cả được phép trở lại bình thường,ngoại trừ 1 số lính canh gác, còn lại đều bắt đầu đi ngủ tiếp. Thực ra ,tình hình vô cùng đáng sợ, quân địch đã ngầm tiếp cận sát trận địa của ta.2 xạ thủ của ta đã bắn trúng 2 lính Việt Nam đang ẩn nấp, cả 2 đều bị thương nặng, nhưng đội hình địch vẫn không bị hoảng loạn hoặc lộ vị trí ẩn nấp. Đội hình đang ẩn nấp của quân địch vẫn yên lặng , dù cho đồng đội đang nằm chờ chết. Mức độ kỹ luật và tố chất chịu đựng thật đáng kinh ngạc. Đúng 5 giờ(không sai 1 phút), quân địch bắt đầu tấn công, toàn tuyến khai hỏa. Quân ta nhanh chóng đáp trả. Trong màn đêm, ánh sáng của đường đạn 2 bên đan xen như kẽ chỉ. Vì quân Việt nam đột ngột xâm nhập nên lính gác của ta lần lược bị hạ gục. Lúc này ,lính Việt Nam đã đột kích vào được trận địa của ta, ta và địch cùng đánh giáp lá cà. Vì quá gần, nên pháo binh không thể bắn được. Bộ chỉ huy ra lệnh bắn phong tỏa trận địa ,gìm chân quân địch ở phía sau. Pháo binh đồng loạt phát pháo, chấn động gây ra do pháo kích làm mặt đất rung chuyển dữ dội. Hỏa tiễn cùng lúc phóng hơn 13 phát,85 canon, 100đạn pháo, 152 lựu đạn... và xe tăng cũng bắt đầu khai pháo. Tạo nên 1 bức tường lửa chia cách đội hình địch. 1 số lượng lớn quân Việt Nam thiệt mạng nhưng quân địch vẫn tiến lên. Cả 1 buổi sáng, quân địch vẫn chưa tiếp cận được cao điểm, lúc này pháo binh đã bắn hơn 1000 phát. Đến 12 giờ trưa, đạn pháo đều đã dùng gần hết, đạn 2.5 tại bộ chỉ huy đều đã hết. Nếu không có pháo binh chi viện, bộ binh ta nhất định sẽ không thể chống giữ được sự công kích của cả 6 đại đội địch. Rất may,từ sáng sớm, biết được tình hình này, bộ chỉ huy đã ra lệnh cho xe của đoàn 470 công binh đem đạn pháo vào tiếp tế. Vì không có sự chi viện của pháo binh, quân địch chiếm được cao điểm 164.Lúc 13 giờ chiều, đạn pháo được đem tới, quân ta tổng công kích vào điểm 164, biến 164 trở thành biển lửa, quân Việt cố thủ hơn 100 người, kết quả chỉ có 6 người sống sót. Khắp cao điểm toàn là xác người, máu chảy như suối, cảnh tượng thật tàn khốc. Quân ta tái chiếm 164 không làm quân Việt Nam lùi bước, ngược lại còn tấn công mãnh liệt hơn. Cách đánh của lính Việt Nam thật không còn gì để nói, lấy Cương đối cương, hết người này ngã xuống lại có người khác xông lên.Máu người nhuộm đỏ cả chiến trường. Sau trận chiến, phía Việt Nam để lại hơn 3700 xác chết, thi thể làm đường lên núi bị tắc nghẽn. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh sau khi đi xem trận địa đã phải thốt lên: "Từ sau trận hải chiến đến nay mới thấy nhiều xác quân địch đến vậy". Quân ta cũng có tổn thất khá lớn, nhưng vì lý do bảo mật đã không công bố số thương vong. Vì số lượng thi thể qua nhiều, cộng với khí hậu ẩm ướt của khu vực này, dễ làm thi thể phân hủy, quân ta quyết đinh để cho phía Việt Namđi thu gom thi thể lính Việt. Ngày 14 tháng 7, quân ta phát truyền đơn cho phép lính Việt Nam vào thu gom thi thể ,nhưng phải mang cờ chử thập đỏ, không mang vũ khí và giới hạn dưới 50 người. Nhưng phía Việt Nam đã vi phạm quy định, họ đưa đến hơn 70 người ,có mang cả súng máy và không mang cờ chử thập đỏ. Không còn cách nào khác, pháo binh quyết định công kích, làm toàn bộ lính địch tử trận. Sau đó phía Việt Nam không đem người đến thu dọn tử thi nửa, đoàn hóa học quyết định tiêu hủy toàn bộ xác chết bằng lửa. Mùi thối của tử thi trong không khí làm mọi người đều ăn không nổi cơm trong mấy ngày liền. Trận đánh ngày 12 tháng 7 đã làm tăng thêm uy thế của quân ta, quét sạch tham vọng chiếm núi Lão Sơn của Việt Nam." Pháo binh Trung Quốc Trận địa pháo Trung Quốc Xe Trung Quốc vận chuyển vũ khí Lính Trung Quốc tấn công Ban tham mưu Trung Quốc Giấy báo tử gửi về quê nhà một người lính Việt Nam Cột mốc biên giới Người lính Việt Nam trong hầm ngầm đã hy sinh do súng phun lửa Người lính Việt Nam đã hy sinh Những người lính Việt Nam hy sinh Lính Trung Quốc dồn người chết vào hố để đốt rồi lấp. Một trong hai cô gái Việt Nam đã hy sinh, bức ảnh được tìm thấy trong xác người đã chết. ảnh một người lính Việt Nam hy sinh trong trận Lão Sơn, là em trai của nhà văn Phạm Viết Đào, cũng có giấy báo tử trong album này. Hai chiếc xe tăng T54 của Việt Nam bị bắn cháy Nghĩa trang lính Trung Quốc gần Lão Sơn. Sau trận đánh, chỉ huy Trung Quốc lên thăm Lão Sơn tuyên dương, khen ngợi và tặng chữ Lính Trung Quốc dưới hầm chỉ huy sau khi chiếm núi Đất của Việt Nam. Đặng Tiểu Bình bắt tay Chiến Á Bình - thương binh chiến dịch lấn chiếm Lão Sơn về dự Đại hội đảng viên ưu tú và cấp uỷ đảng tiên tiến toàn quốc tổ chức tháng 12/1986 (ảnh http://english.pladaily.com.cn) Trích hồi ký của cựu chiến binh Trung Quốc: "Đầu năm 1984, trung đoàn của chúng tôi nhận lệnh phải chiếm núi Lão Sơn. Ngày 18 tháng 2 chúng tôi tiến đến Ei-Liang, và ngày 20 đến đồi Ma-Sho. Sau 40 ngày chuẩn bị, ngày 1 tháng Tư, 3 đại đội gia nhập "Đề án 142". Họ bắn vài loạt đạn về phía Việt Nam và rút ngay, để buộc phía Việt Nam trả đũa, và qua đó, để lộ vị trí. Chúng tôi dùng đại pháo để áp đảo phía Việt nam. Ngày 26 tháng Tư, mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và Lực Lượng Đặc Nhiệm Pháo Binh 119 được thành lập. Để chiếm một căn cứ hỏa lực, chúng tôi tiến quân vào ban đêm. Không ai được phép gây tiếng động. Chúng tôi tháo gỡ các bộ phận súng 85 ly và chỉ lắp ráp lại sau khi đến căn cứ. Tầm hỏa lực chỉ cách quân Việt Nam 500 mét. Để thấy đường đi, chúng tôi dùng các tấm vải trải giường trắng. Chúng tôi bố trí súng dọc phía bên phải của một căn nhà hoang. Trung đội 4 thám thính tiến quá sát với vị trí của quân Việt nam, chỉ cách 400 mét và trong tầm bắn thẳng. Ngày 28 tháng 4, lúc 5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 34 phút pháo kích, mặt đất như bắt đầu rung chuyển. Lúc 6 giờ 24 phút sáng, khi trận pháo kích vừa ngưng, bộ binh mở cuộc tấn công. Quân đội Việt Nam phản ứng trong vòng 2 phút. Và ngay trong những viên đạn đầu tiên họ đã bắn hạ một trung đội trưởng của chúng tôi. Anh ta là đồng chí đầu tiên hy sinh tại Lão Sơn. Chúng tôi bắn yểm trợ cho bộ binh. Bộ binh tiếng bằng cách nhảy từ miệng hố đạn này sang hố đạn khác. Sau 9 phút, chúng tôi chiếm được điểm cao 662.6, và 54 phút sau, núi Lão Sơn hoàn toàn lọt vào tay chúng tôi. Đến 3 giờ 30 chiều, khoảng 20 điểm cao phía đông điểm cao 662.6 cũng lọt vào tay chúng tôi. Chúng tôi cũng triệt hạ một xe tăng của phía Việt Nam bằng 5 phát pháo trực xạ. Ngày 11 tháng 6, lúc 3 giờ sáng, một viên pháo sáng được bắn lên. Chúng tôi tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Trong suốt 30 phút, chúng tôi không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. Tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị gián đoạn liên lạc. Duy nhất một trung đội trưởng liên lạc được với chúng tôi và yêu cầu chúng tôi khai hỏa. Chúng tôi từ chối với lý do các đơn vị bạn cũng ở ngay trong vị trí đó. Chúng tôi yêu cầu 5 lính thám thính của tiểu đoàn 2 đến mặt trận, nhưng họ bị hỏa lực của quân đội Việt Nam ngăn chặn. Trời sáng, viên chỉ huy toán thám thính với cả đại đội thám thính cũng bị đẩy lui. Tại điểm này chúng tôi biết các vị trí tiền phương của chúng tôi đã bị quân Việt Nam tràn ngập. Vào 5 giờ 30 sáng, với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo, chúng tôi mở cuộc phản công. Trong vòng 30 phút, chúng tôi chiếm lại các vị trí đã mất. Lúc 6 giờ, quân đội Việt Nam mở cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh của chúng tôi gọi pháo binh bắn yểm trợ. Khoảng 500 đến 600 quân Việt Nam đã tấn công vào phòng tuyến của chúng tôi giữa lúc các giàn tên lửa của chúng tôi cũng bắt đầu khai hỏa. Chúng tôi giữ được vị trí và bắn hạ khoảng 100 quân Việt Nam. Tiểu đoàn pháo thứ hai của chúng tôi cũng vừa gia nhập mặt trận và tuôn đại pháo vào quân Việt Nam. Đến 3 giờ chiều, quân đội Việt Nam không thể nào đạt đến vị trí phòng thủ của chúng tôi. Lực lượng tiếp viện của phía Việt Nam đang cố gắng vượt qua sông và tấn công vào phía cạnh sườn của chúng tôi. Tư lịnh sư đoàn ra lịnh chúng tôi khai hỏa. Trước hết chúng tôi hướng nòng pháo vào 10 độ phía bên trái và rồi 10 độ phía bên phải. Cả đại đội quân Việt Nam đã không thể rút về vị trí của họ. Ngày 12 tháng 7, quân Việt Nam phản kích. Sau 11 tháng 6, chúng tôi đã học được bài học. Các ống phóng tên lửa do tôi chỉ huy. Pháo 82 ly do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị pháo 100 mm được đào sâu vào và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. 12 trung đội đại pháo, bao gồm 4 trung đội xe tăng được phân phối cho mỗi đơn vị. Các hỏa lực tăng cường sẽ được hướng dẫn để bắn thẳng vào những con đường mà quân Việt Nam chắn chắn sẽ dùng để tiến. Những con đường đó được chia ra. Mỗi đơn vị thám thính được chọn một hướng. Hai trung đội pháo sẽ bắn vào con đường chính với mục đích làm chậm chân quân Việt Nam. Ba trung đội tên lửa đóng trên cao điểm 152. Một trong số đó do Li Hai-Ren chỉ huy. Mật ngữ để tấn công là Heo Rừng. Ngày 12 tháng 7, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị của quân Việt Nam. Theo sự ước tính của chúng tôi, địch quân gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, va 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh. Chúng tôi quả quyết quân Việt Nam sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. Lúc nửa khuya, chúng tôi có 2.5 lần số đạn bình thường sẵn sàng cho các khẩu pháo. Lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của quân Việt Nam và ra lịnh khai hỏa vào các vị trí đó. Sau tràng pháo thứ nhất, tôi nói chuyện với trung đoàn trưởng Chang Yo-Hop. Tôi hỏi ông ta nếu ông ta là chỉ huy quân đội Việt nam, khu vực nào chắc chắn nhất ông sẽ tấn công. Viên trung đoàn trưởng trả lời là khoảng rộng 300 mét phía bắc của dòng sông. Tôi đồng ý với ông và chỉ thị cho 6 trung đội trọng pháo tập trung hỏa lực vào mục tiêu 1000 mét chung quanh khu vực đó. Tôi báo cáo quyết định đến bộ chỉ huy. Tư lịnh phó sư đoàn chấp thuận. Tôi ra lịnh pháo binh bắn từng loạt cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không có gì xảy ra (gạch bỏ phần chửi tục bằng tiếng Tàu). Tôi chỉ thị bắn hỏa châu soi sáng khu vực và kết quả cũng không có gì. Thật phí đạn. Bộ tư lịnh chỉ thị chúng tôi ngưng bắn. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Nhiều binh sĩ của chúng tôi lăn ra ngủ ngay. Ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của phía Việt Nam chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. Hai tiểu đoàn trưởng của quân Việt Nam bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, quân Việt Nam đã không từ bỏ vị trí của họ. Những lính bị thương cũng không rên rĩ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỷ luật của quân Việt Nam thật không thể nào tin được. Lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. Trận đánh bùng nổ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên và tại điểm này chúng tôi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. Qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó. Quân Việt Nam quả thật có kỷ luật rất cao, đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Quân Việt Nam rất giỏi dấu tung tích. Họ phối hợp chặt chẽ với nhau ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công. Ngay khi quân Việt Nam tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. Tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân bạn. Bộ chỉ huy ra lịnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. Làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị thám thính, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. Các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tục. Ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích. Chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. Từ bên trái đến bên phải và từ phía sau đến bên trái lần nữa. Hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi giết rất nhiều quân Việt Nam và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. Trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên pháo. Đến trưa, chúng tôi hết đạn. Khi tin này này được báo lên tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Hop, ông ta thật không vui. Không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chận được sức tấn công của 6 trung đoàn quân Việt Nam. Tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi. Lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. Quân đội Việt Nam đã chiếm lại được cao điểm 164. Một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. Lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay. Cuộc pháo kích nặng nề cày nát điểm cao đó. Trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân Việt Nam từ chối rút lui. Làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. Khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây trên mặt trận. Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác Việt Nam và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong bộ chỉ huy trung đoàn với tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Ho hút 4 bao thuốc. Chúng tôi không thể ăn, uống sạch cả bốn thùng rượu. Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía Việt Nam để thu hồi xác chết. Chúng tôi chỉ thị cho họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính Việt Nam đến không có cờ. Khi biết chúng không tuân theo chỉ thị vì đeo theo đúng, chúng tôi khai hỏa. Chúng tôi không quan tâm gì sinh mạng của họ. Không một người nào trong nhóm lính này sống sót. Việt Nam chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. Trời đang là mùa hè. Nắng rồi mưa. Không ai có thể chịu được mùi xác chết. Chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa..." T.T.Đ Các cựu chiến binh Trung Quốc tham dự trận đánh Núi Lão Sơn (đỉnh núi 1509) chụp hình lưu niệm tên đỉnh Núi Lão Sơn ngày 27-3-2004. Vị trí A là điểm cao 1509 nơi xảy ra trận chiến đẫm máu ngày 12/7/1984. Sau đó điểm cao này thuộc về Trung Quốc đến ngày nay, vị trí này khống chế Hà Giang và 1 phần miền Bắc Việt Nam Trung Quốc lấy được lá thư làm tấm bích chương để tuyên truyền kêu gọi người lính Việt Nam đầu hàng. Huy hiệu trao tặng đơn vị lính Trung Quốc chiếm đóng Núi Đất (Lão Sơn). Nghĩa trang Trung Quốc. Gần một ngàn binh lính TQ bị chết trên mặt trận 1509 năm 1984 chôn cất trong nghĩa địa Ma Li Pho Gần một ngàn binh lính TQ bị chết trên mặt trận 1509 năm 1984 chôn cất trong nghĩa địa Ma Li Pho Gần một ngàn binh lính TQ bị chết trên mặt trận 1509 năm 1984 chôn cất trong nghĩa địa Ma Li Pho Gần một ngàn binh lính TQ bị chết trên mặt trận 1509 năm 1984 chôn cất trong nghĩa địa Ma Li Pho Gần một ngàn binh lính TQ bị chết trên mặt trận 1509 năm 1984 chôn cất trong nghĩa địa Ma Li Pho Một người mẹ Trung Quốc khóc trước mộ người con chết trong trận Lão Sơn. Pháo binh TQ Các người lính TQ tham gia trận Lão Sơn được vinh danh Các người lính TQ tham gia trận Lão Sơn được tặng hoa Người lính TQ bị thương trong trận chiến núi Đất (Lão Sơn) Phóng viên Tân Hoa Xã chi nhánh Vân Nam đang lên núi Đất (Lão Sơn) - 199x quân đội CS Trung Quốc sử dụng vũ khí Ground-Based Laser Guns tại chiến trường Lão Sơn - Việt Nam. Kho đạn Pháo binh của Trung Quốc tại vùng núi Lão Sơn Vỏ đạn pháo Trung Quốc cho ra khỏi nòng súng Cao điểm 772, Vị Xuyên - Hà Giang, nơi hơn 600 cán bộ chiến sĩ sư đoàn 356 hy sinh ngày 12-7-1984 khi phản công quân Trung Quốc. - Ảnh: Hoàng Điệp Lính Trung quốc đang cắm cờ tại đỉnh núi ở Vị Xuyên- Hà Giang trong trận chiến ngày 28-4-1984. Chỉ vài giây trước đó, người lính này đã bị bộ đội Việt Nam bắn ngã. Bành Lệ Viên (彭丽媛) hát động viên binh lính Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam tại Lão Sơn (cao điểm 1509, núi Đất - Hà Giang) trong những năm 1979-1985. Cao điểm 1509 đã diễn ra những trận đánh đẫm máu làm hai bên thiệt hại nặng nề, trong ngày 12/7/1984 chỉ riêng sư đoàn 356 đã có 600 bộ đội Việt Nam hy sinh. Hiện nay bà Bành Lệ Viên là phu nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nguồn: http://www.81.cn/jlwh/2014-11/19/content_6230777.htm |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét