“Việt Nam có ca thứ 32 nhiễm Covid-19, đi máy bay riêng từ Anh về TP.HCM” plus 14 more |
- Việt Nam có ca thứ 32 nhiễm Covid-19, đi máy bay riêng từ Anh về TP.HCM
- Bộ Y tế hướng dẫn việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở
- Tổ dân phố đặc biệt trong khu cách ly corona ở bệnh viện Công an
- Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị lên tiếng vụ đánh tráo người bị cách ly
- Chợ vắng khách, bà hàng cá, chị hàng thịt chuyển qua bán hàng online
- Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT về việc dạy học đại trà qua truyền hình
- Đi săn không thấy súng, ơn trời thầy Park còn hên
- Phó Thủ tướng kêu gọi toàn dân khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI
- 'Đánh nhầm người nhà', sửa quy định có trả tiền lại cho DN
- Cô gái Hà Nội khốn khổ vì bị nhầm là bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19
- Bán đảo Thanh Đa, nơi sống yên ả hiếm có giữa Sài Gòn
- Cuộc sống sau ly hôn và ít hào quang của ca sĩ Như Quỳnh
- Hạn mặn vượt lịch sử, chuyên gia hiến kế né để sống khoẻ
- Tin chứng khoán ngày 10/3: Ông lớn bán lẻ gặp khó vì Covid-19, tỷ phú đón đầu cơ hội từ đại dịch
- Sức mạnh Donald Trump giảm chưa từng có, bước ngoặt trên thế giới
Việt Nam có ca thứ 32 nhiễm Covid-19, đi máy bay riêng từ Anh về TP.HCM Posted: 09 Mar 2020 10:11 PM PDT - Ca bệnh nhiễm Covid-19 thứ 32 tại Việt Nam là cô gái 24 tuổi ở TP.HCm, từng tiếp xúc với bệnh nhân số 17 tại Anh. Sáng 10/3, Bộ Y tế xác nhận có thêm 1 trường hợp nhiễm Covid-19 đang ở TP.HCM, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 32. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 32 là nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, đang sống lại London, Anh. Tối ngày 27/2, bệnh nhân có gặp mặt, cùng dự tiệc và đi chơi với bệnh nhân thứ 17 của Việt Nam là N.H.N tại London cùng với một nhóm bạn. Ngày 2/3, bệnh nhân khởi phát bệnh với các triệu chứng ho khan, không sốt, đi khám tại bệnh viện ở London và được cho điều trị ngoại trú. Ngày 7/3, bệnh nhân vẫn ho nhiều, không sốt, đồng thời khi biết bệnh nhân N.H.N. từng gặp ở London dương tính với Covid-19 khi về Hà Nội, bệnh nhân đã đến bệnh viện khám trở lại, khai rõ tiền sử tiếp xúc. Bệnh viện ở London đã yêu cầu bệnh nhân cách ly tại nhà, không thực hiện xét nghiệm. Ngày 8/3, bệnh nhân được người nhà thuê máy bay riêng, có phòng cách ly trên máy bay, đưa bệnh nhân bay từ Anh về Việt Nam, hạ cánh lúc 8h15 ngày 9/3 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Tại thời điểm kiểm tra ngày 9/3, thân nhiệt bệnh nhân đo được 37,5 độ C, ho khan, không khó thở. Sau đó được đưa đến BV dã chiến Củ Chi để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm ngay trong ngày. Lúc 19h30 ngày 9/3, kết quả xét nghiệm tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đã được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi với biểu hiện sốt nhẹ 38,2 độ C, ho khan, không khó thở. Như vậy, chỉ tính riêng từ ngày 6/3 đến nay, cả nước đã ghi nhận thêm 16 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có 11 người nước ngoài. Đáng lưu ý, trong 16 trường hợp mới ghi nhận tại Việt Nam, có tới 13 trường hợp cùng bay trên chuyến bay VN0054 từ London, Anh về Hà Nội sáng 2/3, trong đó có ca bệnh số 17. Thúy Hạnh Trốn khai báo, làm lây lan dịch có thể bị phạt tù 12 năm- Việc trốn khai báo, khai báo y tế không trung thực có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ Y tế hướng dẫn việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở Posted: 09 Mar 2020 08:39 PM PDT - Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo mới nhất về việc người dân cần làm khi có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở. Khi có các biểu hiện nói trên, người dân cần thông báo và phối hợp với nhân viên y tế để được tư vấn và theo dõi. Đồng thời, cần chủ động phòng tránh lây nhiễm nếu chưa có kết quả xác định. 7 việc người dân cần làm ngay sau khi có các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở: Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, đến 7h sáng ngày 10/3/2020, toàn thế giới ghi nhận 113.921 người mắc Covid-19. Trong đó, nhiều nhất là 4 nước Trung Quốc (80.735 trường hợp), Ý (9.172 trường hợp), Hàn Quốc (7.478 trường hợp), Iran (7.161 trường hợp). Đã có 3.995 người tử vong liên quan đến căn bệnh này, trong đó nhiều nhất ở Trung Quốc đại lục với 3.119 trường hợp. Tại Việt Nam, đến sáng 10/3 cũng đã ghi nhận 31 người mắc Covid-19. Trong đó, có tới 12 người là hành khách cùng có mặt trên chuyến bay VN0054 từ London (Anh) đáp xuống sân bay Nội Bài sáng 02/3. Nguyễn Liên Bé gái chào đời trong khu cách ly dịch Covid-19- Rạng sáng nay 9/3/2020, các bác sĩ, nữ hộ sinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa đón bé gái nặng 2,8kg chào đời trong khu vực cách ly. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ dân phố đặc biệt trong khu cách ly corona ở bệnh viện Công an Posted: 09 Mar 2020 04:00 PM PDT Trong khu cách ly, mọi người sống rất tình cảm, chia nhau thực phẩm tiếp tế từ gia đình, kết bạn qua Facebook và lập hẳn một "tổ dân phố" online để giúp đỡ, động viên nhau. Một buổi chiều hửng nắng sau vài ngày mưa rét, hành lang khu cách ly 3 tầng của bệnh viện Công an TP Hà Nội (Văn Phú, quận Hà Đông) không một bóng người. Những tấm biển "Khu vực giới hạn" khiến bất kỳ ai bước tới đều có phần lo lắng. Nhưng đâu đó có tiếng cười nói vang ra từ các căn phòng. Một bác sĩ mặc đồ bảo hộ màu xanh xuất hiện ở hành lang rồi tiếng bước chân dồn dập chạy qua: "Em chào bác sĩ, em ở phòng 610, xuống khu trung gian nhận đồ ăn". Tiếng gọi nhau mượn quyển sách hay máy tính vang lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng. 15h chiều, như thường lệ, từ tầng 4 bệnh viện các y bác sĩ lại chuẩn bị đến các phòng kiểm tra sức khỏe cho người cách ly. Khử trùng cẩn thận, mặc bộ đồ bảo hộ che kín từ đầu đến chân, đi qua tấm biển "Khu vực cách ly", 2 nhân viên y tế chậm rãi bước lần lượt vào các phòng. Gõ cửa căn phòng đầu tiên của tầng 5 nữ bác sĩ hô to: "Các em ơi, chị đến kiểm tra nhiệt độ, sức khỏe". Từ phía trong, Trần Đức Thắng (du học sinh, 28 tuổi) và người em cùng phòng nhanh nhẹn ra mở cửa, mặt đeo khẩu trang nhưng chỉ cần nhìn qua ánh mắt là thấy các anh đang cười rất vui. 2 tuần cách ly theo quy định nên chỉ có các bác sĩ, điều dưỡng là "khách" được vào hẳn bên trong các phòng. Thắng - du học sinh trường ĐH Dongguk (Gyeongju, Hàn Quốc) - về nước từ ngày 25/2, theo học chương trình thạc sĩ đã được 4 năm, chuẩn bị ra trường. Vừa từ Việt Nam ăn Tết, quay trở lại Hàn Quốc được 5 ngày thì dịch bệch Covid-19 bùng phát buộc anh phải gác lại việc học và về nước một lần nữa. Nhớ khi vừa xuống sân bay Nội Bài rồi được đưa ngay về bệnh viện, Thắng không khỏi lo lắng vì mọi việc diễn ra quá nhanh, dù đã xác định về nước là bắt buộc phải cách ly. "Ở khu cách ly được hơn 1 tuần, ít được đi lại, tiếp xúc với mọi người nhưng mình vẫn cảm thấy thoải mái. Bố mẹ ở Hải Phòng thỉnh thoảng cũng đến thăm nên cảm giác an toàn hơn so với bên kia rất nhiều", Thắng chia sẻ. Chàng sinh viên vốn quen với cuộc sống tự lập nơi đất khách nên khi được phục vụ tận tình mà anh ví rằng "như đi nghỉ dưỡng" khiến cho những ngày đầu anh có chút không quen. "Điều kiện sinh hoạt ở đây rất tốt và tiện nghi. Tủ quần áo và bàn ghế, khăn, bàn chải đánh răng, dép đi trong nhà… đều được chuẩn bị sẵn. Đồ ăn ở đây cũng vừa miệng. Chỉ có điều hạn chế đi lại, tiếp xúc với người khác nên cảm giác hơi buồn", Thắng tâm sự. Hằng ngày cứ canh đúng giờ bác sĩ thăm khám, anh lại hồ hở ra đón, tranh thủ trò chuyện. Khu cách ly nằm ở tầng 5 và tầng 6 của bệnh viện, có 44 phòng, vốn là nơi được xây dựng để phục vụ cho các cán bộ, chiến sĩ ngành công an từ các tỉnh đi học hoặc công tác ở Hà Nội. Nay được trưng dụng để đón bà con, người từ vùng có dịch ở nước ngoài trở về. Mỗi phòng cách ly có 2 giường. Mỗi ngày, những người cách ly được phục vụ đầy đủ 3 bữa ăn tận phòng. Thắng đặc biệt ấn tượng với các anh chị y bác sĩ. Họ đều mặc đồ bảo hộ che kín nên anh vẫn chưa biết hết mặt của từng người. Ngày 2 lượt được các y bác sĩ lên thăm khám, đo nhiệt độ, qua sự quan tâm chăm sóc chu đáo anh càng yên tâm hơn. "Bình thường thì mình sẽ đọc sách, chơi game, trò chuyện qua điện thoại nhưng vẫn không bằng cảm giác được nói chuyện trực tiếp. Các bác sĩ đoán được điều này nên cũng hỏi thăm công việc, gia đình, thi thoảng pha vào những câu trêu đùa tạo cho mình cảm giác như ở nhà vậy", anh nói. Mỗi lần lên thấy các bạn vẫn còn ngái ngủ, các bác sĩ thường trêu "ngủ ít thôi không tuổi thọ lại ngắn đi" hoặc là có những lúc các bạn đi tắm không ra kịp để đo nhiệt độ liền bị các chị mắng: 'Tắm ít thôi, lần nào lên cũng thấy các em tắm, tắm nhiều lại nhạt thịt'. Chúng tôi cười khì, rất thoải mái". Thắng chia sẻ, mọi người sống trong khu cách ly rất tình cảm, chia nhau những thực phẩm tiếp tế từ gia đình, kết bạn qua Facebook và lập hẳn một "tổ dân phố" online trong khu cách ly để hỗ trợ, động viên nhau. Khi ai đó hết thời gian cách ly chia tay ra về thì cảm giác như tạm biệt một người thân. Ngày đầu khi có một phụ nữ quốc tịch Mexico được đưa vào đây, dù được giải thích bắt buộc phải cách ly nhưng chị đã khóc rất nhiều khiến các y bác sĩ vô cùng khó xử. Các du học sinh trong 'tổ dân phố' đã "ra tay" giúp phiên dịch, hỗ trợ nên chị mới hiểu, bây giờ đã trở nên rất thân thiết với nhau. Hay chuyện anh chàng người Ý, vì không quen cơm Việt, thèm hoa quả nhưng lại chẳng có người thân hay bạn bè tiếp tế, không ai nói chuyện cùng. May mắn anh chàng lại ở cạnh phòng 2 bạn nữ nên hàng ngày được các bạn tặng hoa quả, giải đáp mọi thắc mắc. "Trần Đức Thắng, 36,7 độ, bình thường, em cách ly được 9 ngày rồi, tình hình sức khỏe ổn định tuần này có thể ra được rồi; có biểu hiện gì bất thường, hoặc gặp vấn đề gì cần giúp đỡ nhớ gọi cho chị nhé, chị luôn túc trực ở tầng dưới", nữ bác sĩ nói xong chào tạm biệt để sang các phòng tiếp theo. Ngồi đăm chiêu trên hàng ghế ngoài hành lang, Nguyễn Viết Nam (22 tuổi) du học sinh từ Daegu (Hàn Quốc) vẫn không tin mình có thể trở về nước và thoải mái lướt mạng theo dõi tin tức hàng ngày ở tâm dịch Hàn Quốc. Nam theo học ngành kinh doanh tại ĐH Daegu. Trường học lùi lịch khai giảng, bố mẹ liên tục gọi điện giục về nên Nam quyết định về lại Việt Nam. Cũng giống như Thắng, ngồi trên máy bay từ Hàn Quốc về, Nam bồn chồn lo lắng không biết máy bay có được hạ cánh ở Việt Nam không. Vừa đáp xuống sân bay Nội Bài, cậu tự trấn an "về nước là tốt rồi, tiếp theo như thế nào sẽ nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định". Rời khỏi máy bay là được kiểm tra ngay thân nhiệt, khai báo y tế, Nam cùng các công dân Việt khác được đưa thẳng vào khu cách ly. Các nhân viên y tế nghiêm túc dặn dò mọi người chỗ ăn ở, chỗ nào là khu cách ly, chỗ nào không được phép sang. Dáng người cao lớn, chàng trai đến từ Bắc Giang đứng lên ngồi xuống liên tục. "Ở trong phòng lâu khiến cơ thể rệu rã nên em ra đây hóng gió, vận động một chút", Nam nói. "Ăn uống được hỗ trợ miễn phí, muốn mua thêm gì thì gọi shipper và nhờ các chị bác sĩ nhận hộ. Anh em trong này đều vui vẻ, người từ khắp nơi đổ về mà coi nhau như gia đình. Ở đây vài ngày em còn gặp cả đồng hương, có người học cùng trường", Nam vui vẻ kể. Thấy y bác sĩ ngày đêm túc trực thăm khám sức khỏe, các chị nhà bếp thức khuya dậy sớm lo cơm nước, nhiều người xúc động lắm. Mọi người bảo nhau chú ý giữ gìn vệ sinh phòng ở, bỏ rác đúng nơi quy định để các anh chị đỡ vất vả. "Mình cách ly cho mình, cho người xung quanh mình. Vào đây rồi, có các anh chị, các y, bác sĩ chăm sóc tận tình. Nước mình đang làm rất tốt, mình biết ơn lắm", Nam xúc động nói. Trường chưa thông báo lịch khai giảng, chỉ có kế hoạch học online, tạo điều kiện cho sinh viên bảo lưu, Nam cho biết sau khi kết thúc cách ly sẽ dựa vào tình hình bên đó rồi tính tiếp. 14 ngày trong khu cách ly yên tĩnh và thoải mái nên Nam lạc quan xem đây là thời gian nghỉ ngơi, tập trung để học và đọc sách, lên kế hoạch cho tương lai. Trầm ngâm nhìn về phía xa, Nam nhớ lại chia sẻ trên Facebook của một du học sinh khác cũng được cách ly: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Sắp tới phải chia xa khu cách ly chắc sẽ nhớ nơi này lắm". Trần Thường - Thu Hằng Thiết kế: Thu Hằng 'Phép thử' Sơn Lôi"Có rất nhiều câu chuyện nhân văn, tình người trong mùa dịch… Sơn Lôi là một 'phép thử' bản lĩnh, sự quyết tâm, chung sức của nhân dân, chính quyền trong lúc nước sôi lửa bỏng", Bí thư xã Sơn Lôi Nguyễn Như Tâm chia sẻ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị lên tiếng vụ đánh tráo người bị cách ly Posted: 09 Mar 2020 03:00 PM PDT Cùng với việc đề nghị người dân bình tĩnh tập trung đối phó với dịch Covid-19, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cũng cho biết, sẽ làm rõ thông tin "đánh tráo" người bị cách ly. Trao đổi với VietNamNet tối qua, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, ông chưa nhận được thông tin chính thống về việc có người cách ly bị "đánh tráo".
"Bây giờ cũng chỉ mới phát hiện họ có tiếp xúc, ảnh hưởng từ người khác và cơ quan y tế cũng đã cho cách ly rồi. Theo luật Khám, chữa bệnh thì không được phép nêu tên tuổi, công ty của người đó (người được cách ly - PV). Người ta cũng phải từ từ, thận trọng vì chưa ai có thể kết luận, khẳng định họ bị bệnh gì, cái này phải căn cứ kết quả xét nghiệm của y khoa", ông Hùng nói. Cũng theo Bí thư Quảng Trị, hôm nay tỉnh sẽ tổ chức họp với các đơn vị liên quan để nắm rõ sự việc. Như VietNamNet đã thông tin, chiều qua, ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị xác nhận, có trường hợp "đánh tráo" người để đi cách ly do nghi nhiễm Covid-19. Giám đốc Sở Y tế Đỗ Văn Hùng cũng cho hay, 1 trong 4 người mà cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã tiến hành cách ly sau khi đi trên chuyến bay có người nhiễm Covid-19 lưu trú tại thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) đã bị "đánh tráo". Trước đó, chính quyền tỉnh Quảng Trị nhận được thông tin trên chuyến bay VN1547 từ Hà Nội đến TT - Huế ngày 6/3 có 1 hành khách dương tính với Covid-19. Trong số các hành khách đáp chuyến bay xuống sân bay Phú Bài (tỉnh TT-Huế), có 4 hành khách, trong đó có ông Lê Thanh H. (trú tại số 8 đường Lê Lợi, thị trấn Khe Sanh) sau khi xuống máy bay tiếp tục lên ô tô BKS 74A-114.20 đi thẳng ra tỉnh Quảng Trị. Ông H. hiện là Chủ tịch HĐQT công ty CP Điện gió Hướng Tân (huyện Hướng Hóa).
Sau khi đến huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), nhóm 4 người vào thuê phòng tại khách sạn Green (đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh) để nghỉ. Khoảng 23h đêm 8/3, cơ quan chức năng tỉnh đến Hướng Hóa để đưa 4 người về Đông Hà cách ly. Tuy nhiên, ông H. không lên xe chuyên dụng để đến điểm cách ly theo mà cấp dưới của ông đi thay. Thông tin với PV VietnamNet, một lãnh đạo Công an huyện Hướng Hóa cho biết, người được đánh tráo là P.Đ.H. (nhân viên công ty). "Quá trình kiểm tra để cách ly, mọi người bịt khẩu trang, khó phát hiện. Đến khi về đến trung tâm cách ly thì cán bộ mới phát hiện trong số 4 người được xe y tế chuyển đi không có ai tên là Lê Thanh H. mà thay vào đó là ông P.Đ.H. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tìm mọi cách để liên lạc với ông Lê Thanh H. nhưng điện thoại ông này tắt máy. Đến trưa 9/3, ông này mới đến trình diện với cơ quan y tế và được đưa vào cách ly để kiểm tra sức khỏe", lãnh đạo công an huyện Hướng Hóa nói thêm. Sau khi đi cách ly thay Chủ tịch công ty, ông P.Đ.H. và tài xế của ông Lê Thanh H. đã được cơ quan chức năng đưa vào cách ly tại BV Chuyên khoa lao và bệnh phổi tỉnh Quảng Trị. Quang Thành - Hương Lài Sếp công ty điện gió ở Quảng Trị bị cách ly, nhân viên đi thayTrong nhóm 4 người bị cách ly dịch Covid-19 tại Quảng Trị có một người được lệnh đánh tráo thay sếp. Hiện sếp công ty đã ra trình diện và buộc phải cách ly. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chợ vắng khách, bà hàng cá, chị hàng thịt chuyển qua bán hàng online Posted: 09 Mar 2020 03:00 PM PDT Chợ vắng khách nhưng tiểu thương vẫn luôn chân luôn tay cân thịt, cá rồi gọi điện cho shipper đến lấy hàng để giao cho khách. Bán hàng online đang là cách nhiều tiểu thương áp dụng trong mùa dịch Covid-19 này. Gần 5 giờ chiều - giờ tan tầm mọi người tranh thủ đi chợ mua thực phẩm tươi về nấu cơm tối - ngày 8/3 chợ không nhộn nhịp như ngày thường mà vắng khách. Tiểu thương ngồi "tám chuyện" với nhau. Một số người tranh thủ lướt facebook, đọc tin tức, gọi điện thoại... Tại khu vực bán hải sản ở chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), sau một cuộc điện thoại ngắn gọn hỏi khách có có tiện nhận hàng không để cho shipper giao tôm đến nhà. Kết thúc cuộc gọi, chị Nguyễn Thị Loan - bán hải sản bỏ điện thoại vào chiếc làn cói ngay bên ghế ngồi, nhanh tay với lấy cái rổ nhựa nhặt tôm bỏ lên cân điện tử rồi nói: "Khách trên khu Yên Nghĩa đặt 2 cân tôm. Giờ nhặt đóng túi cho họ để lát shipper đến đem hàng đi giao". Chị cho biết, từ khi công bố dịch Covid-19, chợ bắt đầu vắng khách. Cuối tháng 2 mới bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Nhưng mấy ngày nay thì lại "vắng như chùa bà đanh" vì Hà Nội có ca nhiễm, dân e ngại đến những nơi đông người. Thành ra, hàng hoá ở chợ ế, chị lại xoay sang bán online trên trang facebook cá nhân của mình.
Thực ra, sau Tết Nguyên đán dịch bệnh phức tạp, hàng ế, chợ không có khách nên những tiểu thương như chị tương đối rảnh, chụp ảnh tôm, cá, mực, cua,... đăng lên facebook bán kiểu cho vui, giết thời gian. Kết quả khá bất ngờ, khách đặt mua nhiều. Đặc biệt, hai ngày trở lại đây, ngoài facebook cá nhân, chị còn đăng bán trên các fanpage của các khu chung cư. Thành ra, cả ngày ngồi ở chợ bán hàng chỉ có vài ba khách tới mua, nhưng lượng hải sản vẫn tiêu thụ khá tốt, bởi đa phần khách mua online. "Khách ở quanh khu vực chợ này thì tôi huy động chồng đi ship hàng, còn khách ở xa thì gọi shipper. Tiền ship chia đôi khách chịu một nửa, tôi chịu một nửa. Làm như thế này mới sống sót được qua mùa dịch ế ẩm", chị nói. Cách đó không xa, chị Hồng Giang - tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Đại Từ cũng nhanh tay chia thịt lợn vào các túi lớn túi nhỏ để đem ship cho khách. Người dân giờ ngại ra ngoài đường, đến những nơi đông người. Ngay cả đi chợ mua thực phẩm cũng ít người đi hơn. Thế nên, dân buôn bán như bọn chị ngoài bán cho khách đến mua trực tiếp ở chợ còn tranh thủ bán online nữa. "Trước kia trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 80kg thịt lợn các loại. Hôm qua chỉ bán được khoảng 50kg. Mà quá 2/3 số lượng thịt này là khách đặt mua online. Có người nhà cách phố 200m thôi cũng đặt mua rồi bảo ship chứ không muốn ra chợ", chị nói. Trong khi đó, anh Bùi Văn Nhân, chủ một sạp hàng trái cây trước cổng chợ đầu mối phía Nam (Tân Mai, Hoàng Mai), cũng thừa nhận những ngày này khách đến mua trái cây tại sạp hàng của anh ngày một ít, thành ra anh đang phải học cánh bán hàng online. "Ngày hôm qua được 20 đơn khách mua online, sáng nay đã được 18 đơn hàng khách đặt rồi nên trái cây bớt ế". Anh nói và cho biết, gọi shipper khá khó, giá ship cũng cao hơn ngày thường, song anh đành chấp nhận giảm bớt lãi, "gánh" bớt phí ship cho khách. Trước bán trực tiếp cho khách, công việc khá đơn giản. Giờ bán online phải chụp ảnh trái cây đăng bán, nhắn tin trả lời khách cũng mất khá nhiều thời gian, công sức. Nhưng giờ dịch bệnh phức tạp, bán online như thế này cũng là một biện pháp tốt, anh Nhân chia sẻ. Như Băng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT về việc dạy học đại trà qua truyền hình Posted: 09 Mar 2020 07:13 PM PDT - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD-ĐT xem xét và sớm có ý kiến về việc cho các trường triển khai phương thức giáo dục từ xa trong mùa dịch Covid-19. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GD-ĐT xem xét kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam. Cụ thể, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo giao Bộ GD-ĐT xem xét và sớm có ý kiến về kiến nghị khẩn này. Về kiến nghị thực hiện học từ xa trong mùa dịch, trước đó, 2 hiệp hội nói trên đã 2 lần trình lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (công văn số 04/HH-VP ngày 20/2 và công văn số 05/HH-VP ngày 26/2) kiến nghị cho khẩn trương triển khai chuyển sang áp dụng đại trà các phương thức dạy học từ xa (mà trước tiên là dạy học qua truyền hình) ở quy mô toàn quốc ngay trong mùa dịch Covid-19 này. Kiến nghị nêu: "Hiện cả nước có hàng trăm kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương. Đây là lợi thế để triển khai giải pháp này. Nhà nước nên huy động các kênh truyền hình cùng tham gia vào hoạt động giảng dạy nhiều giờ trong ngày, thậm chí cả ngày, theo hình thức phi lợi nhuận". Đến ngày 28/2, Văn phòng Chính phủ có phúc đáp, chỉ đạo Bộ GD-ĐT xem xét kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD-ĐT nghiên cứu tiếp thu các kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trong quá trình chỉ đạo, điều hành ngành giáo dục ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. Ngày 2/3, các hiệp hội này lại tiếp tục có kiến nghị lần 3 về việc cho các trường triển khai phương thức giáo dục từ xa trong mùa dịch. Kiến nghị nêu rõ: "Hiện trong xã hội vẫn đang tồn tại song song 2 quan điểm trái ngược nhau là cần cho học sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học vì tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng, trong khi trường học là nơi tập trung học sinh nên nguy cơ lây lan sẽ rất lớn. Trong khi, nhiều ý kiến cho rằng, phải cho học sinh, sinh viên đi học trở lại ngay vì khung thời gian đã kịch trần, kéo dài thời gian nghỉ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn thể hệ thống giáo dục và còn kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực khác. "Như vậy, bài toán đặt ra đối với giáo dục Việt Nam hiện nay là cần sớm có được một giải pháp vĩ mô để chủ động đối phó với mọi diễn biến của dịch", bản kiến nghị nêu. Thậm chí, bản kiến nghị còn dẫn thông tin: Báo chí các nước nêu rằng việc thay thế phương pháp dạy truyền thống trên lớp bằng các phương thức dạy học từ xa (bao gồm dạy qua truyền hình, dạy trực tuyến online…) đã được triển khai ở Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Hiệp hội đã nghị lên Thủ tướng sớm có quyết định chỉ thị cho Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố lên kế hoạch triển khai việc dạy học từ xa, trước hết là dạy học qua truyền hình cho khối giáo dục phổ thông trước ngày học sinh đến trường đại trà. Ngoài ra, Hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ thị cho Bộ GD-ĐT công nhận kết quả học trực tuyến của các trường đã chủ động triển khai nghiêm túc trong đợt dịch vừa qua. Ngày 25/2, trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, việc học trực tuyến không phải hình thức mới đối với các trường đại học. Nhiều trường hiện cũng đã công nhận kết quả học tập này. Tuy nhiên đối với cấp phổ thông, việc giáo dục còn mang tính chất giáo dục con người, do đó cần phải dạy học trực tiếp. "Bộ cũng sẽ tiếp thu ý kiến này và sẽ nghiên cứu. Tuy nhiên đây là một vấn đề mang tính khoa học, cho nên có thể sử dụng để bổ trợ chứ không thể thay thế việc dạy tại phổ thông. Dạy chữ phải gắn với dạy người nên rất cần sự giao tiếp trực tiếp, từ đó hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh", Thứ trưởng Độ nói. Ngày 3/3, trong thư cầu cứu của 150 cơ sở giáo dục tư thục gửi Thủ tướng và các bộ ban ngành, ngoài những đề xuất về các chính sách tài chính, các tổ chức này cũng đề nghị xem xét công nhận giá trị pháp lý của hình thức học trực tuyến. Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Nam Định, Đồng Nai...đã tổ chức ôn tập cho học sinh cuối cấp trên truyền hình địa phương. Các trường đại học thì triển khai song song dạy trực tuyến kết hợp với việc đến trường. Thúy Nga Chi tiết lịch học qua truyền hình của học sinh cuối cấp tại Hà Nội từ 9/3- Bắt đầu từ hôm nay (9/3), nhằm phục vụ cho các em học sinh cuối cấp ôn luyện kiến thức khi phải nghỉ học kéo dài vì Covid-19, Đài truyền hình Hà Nội sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức dạy học qua truyền hình. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đi săn không thấy súng, ơn trời thầy Park còn hên Posted: 09 Mar 2020 04:03 PM PDT - HLV Park Hang Seo cùng cộng sự đã tới hàng loạt sân bóng "đo ni đóng giầy" cho tuyển Việt Nam nhưng xem ra thu hoạch lại rất ít ỏi. 1. Đúng kế hoạch, chiều 8/3 thuyền trưởng tuyển Việt Nam cùng trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa có mặt trên sân Thống Nhất theo dõi cuộc đối đầu giữa CLB Sài Gòn và SLNA. Thế nhưng, sự có mặt của HLV Park Hang Seo trên khán đài cũng không thể giúp trận đấu hấp dẫn hơn, thậm chí chẳng muốn nói rất nhạt nhẽo vì hai đội chơi kém thuyết phục cả về chuyên môn lẫn tinh thần. Tỉ số hoà 0-0 phản ánh chính xác những gì diễn ra trên sân bởi CLB Sài Gòn lẫn SLNA hiếm khi tổ chức được những đợt tấn công bài bản, cùng lúc lối chơi của đôi bên cũng không rõ ràng.
2. Trong một trận đấu kém chất lượng về chuyên môn như thế, HLV Park Hang Seo vẫn rất kiên nhẫn theo dõi cho tới khi trọng tài nổi còi hết giờ. Sở dĩ chiến lược gia người Hàn Quốc kiên nhẫn và lặng lẽ theo dõi trận đấu với trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa là bởi ông cần kiểm tra phong độ của Phan Văn Đức sau khi lành hẳn chấn thương, cũng như các nhân tố khác của 2 đội. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của ông Park không được đáp ứng khi Phan Văn Đức chơi cũng không quá nổi bật và chỉ tạo ra được duy nhất một tình huống đáng xem ở giữa hiệp 2. Các cầu thủ còn lại của CLB Sài Gòn lẫn SLNA cũng không quá nổi bật, vì thế chuyến đi của ông Park ở vòng đấu đầu tiên V-League gần như thất thu hoàn toàn. 3. Cũng không hơn gì so với người thuyền trưởng của mình các trợ lý Lee Young Jin và Park Sung Gyun cũng đã tất bật đến các sân Tam Kỳ, Hàng Đẫy rồi Pleiku theo dõi vòng mở màn LS V-League, rồi cũng gần như trắng tay ra về.
Những trận đấu ở vòng 1 LS V-League ngoài chuyện các đội bóng khởi động chậm chạp ra thì việc phải thi đấu trong tình cảnh không khán giả khiến chất lượng chuyên môn trở nên thiếu sức sống. 4 cặp đấu diễn ra trong ngày 8/3 chỉ có 3 bàn thắng đủ để nói lên vấn đề về chuyên môn. Những trận đấu sớm hơn, dù dồi dào bàn thắng nhưng thực tế cũng không phải quá hấp dẫn. Chất lượng các trận đấu thấp, các trụ cột hoặc những gương mặt mà HLV Park Hang Seo chấm cho tuyển Việt Nam trong thời gian tới đây cũng chơi khá mờ nhạt, hoặc không thể ra sân vì có vấn đề với đôi chân của mình. Với những gì đã diễn ra tại V-League như thế, quả thực để HLV Park Hang Seo xây dựng cho tuyển Việt Nam mạnh hơn xem ra là ảo tưởng. Rất may, ít nhất chiến lược gia người Hàn Quốc cùng các cộng sự cũng còn nhiều thời gian khi vòng loại World Cup 2022 bị dời lại, chứ nếu giữ nguyên lịch đá vào cuối tháng 3 thì rất căng. Video lượt đi vòng loại World Cup 2022 Việt Nam 1-0 Malaysia: Xuân Mơ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phó Thủ tướng kêu gọi toàn dân khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI Posted: 09 Mar 2020 05:04 AM PDT Chiều 9/3, Bộ TT&TT và Bộ Y tế đã ra mắt 2 ứng dụng với tên gọi NCOVI và Vietnam health declaration nhằm đối phó với sự lây lan của dịch Covid-19. Trong đó, ứng dụng NCOVI được tạo ra để người dân chủ động cung cấp các thông tin cá nhân và tình hình sức khoẻ của bản thân. Ứng dụng này cũng là kênh chính thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi các khuyến cáo tới người dân về tình hình dịch bệnh. Với Vietnam health declaration, đây là ứng dụng dùng để người nhập cảnh vào Việt Nam khai báo y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để phòng dịch chủ động. Dựa trên dữ liệu mà ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để đảm bảo hỗ trợ y tế nhanh nhất.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, với ứng dụng Sức khoẻ toàn dân trước đó, lượng người tải về không cao. Do vậy, Bộ TT&TT đã phát triển ứng dụng NCOVI nhằm mục đích liên kết các ứng dụng sẵn có. Ông Long hy vọng ứng dụng này sẽ giúp ngành y tế có thể xử lý tốt các thông tin mà người dân cung cấp để giúp công tác phòng chống dịch tốt hơn. Hiện cả 2 ứng dụng đang trong quá trình phê duyệt và sẽ có sẵn trên các kho ứng dụng AppStore và Google Play trong vòng 48h tới. Doanh nghiệp Việt Nam dùng công nghệ Việt để chống dịch Chia sẻ tại buổi ra mắt NCOVI và Vietnam health declaration, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thành lũy vững chắc nhất là mỗi cá nhân, mỗi gia đình, từng làng xóm. Do vậy, Việt Nam phải xây dựng các công cụ về công nghệ để từng người dân có thể tự bảo vệ mình, để toàn dân tham gia chống dịch. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang cùng chung tay sử dụng công nghệ để chống dịch. Việc chống dịch cũng đã giúp cho các công cụ làm việc tại nhà hay đào tạo từ xa phát triển. Các dịch vụ công trực tuyến được sử dụng cũng tăng gấp đôi. Việc khai báo y tế điện tử tại cửa khẩu cũng là điều mà không phải nhiều nước làm được.
Do đó, người đứng đầu Bộ TT&TT cho rằng, đây là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam không chỉ là cạnh tranh, mà còn là hợp tác vì một Việt Nam hùng cường và thịnh vượng. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các ứng dụng như NCOVI và Vietnam health declaration chỉ là những sản phẩm ban đầu. Các sản phẩm này sẽ tiếp tục được nâng cấp và được các doanh nghiệp công nghệ số chung tay hoàn thiện.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hy vọng sẽ nhiều hơn nữa các doanh nghiệp số Việt Nam chung tay để Việt Nam chiến thắng dịch Covid-19. Bộ trưởng cũng hy vọng các ứng dụng này sẽ đi ra toàn cầu để thế giới có thể chiến thắng dịch. Khai báo y tế toàn dân là góp phần phòng chống dịch Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam đã bước sang giai đoạn 2 của việc chống dịch Covid-19. Dịch bệnh không chỉ vào nước ta từ một hai phía mà vào từ rất nhiều phía, thậm chí đang nằm trong đất nước chúng ta. Do vậy, cần phải cảnh giác hơn, quyết tâm hơn, đồng thời phải tự tin hơn, bởi vì chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm từ giai đoạn 1, đã lường hết mọi kịch bản, tình huống và điều quan trọng nhất là có sự tham gia của nhân dân. Để toàn dân chống dịch, một trong những việc hết sức thiết thực là tham gia cung cấp thông tin tương tác 2 chiều với cơ quan chức năng thông qua ứng dụng NCOVI vừa ra mắt.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc dùng từ "khai báo y tế dễ bị hiểu nhầm với khai báo y tế bắt buộc đối với người nước ngoài khi vào Việt Nam. Tuy vậy, việc khai báo y tế của người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam là bắt buộc. Ai không khai hay khai không trung thực là vi phạm pháp luật và phải xử lý. Trong khi đó, khai báo y tế toàn dân bản chất là cung cấp thông tin và tương tác 2 chiều giữa từng người dân và cơ quan y tế. Các ứng dụng hiện nay do nhiều công ty phát triển, lời chỉ dẫn trên đó không có tính ràng buộc về giá trị. Với ứng dụng NCOVI của nhà nước, các thông tin chỉ dẫn trên ứng dụng này là các thông tin chính thức, kể cả bản đồ vùng dịch, tình hình và chỉ dẫn trong các tình huống khẩn cấp. Với ứng dụng này, thông tin được người dân cung cấp được Nhà nước quản lý chặt chẽ và chỉ được sử dụng để chống dịch, tuyệt đối không sử dụng vào các mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư của người dân. Đây là điểm quan trọng và khác biệt của ứng dụng nCovi so với các ứng dụng khác.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cùng ngồi lại với nhau, tham gia nâng cấp NCOVI và mở rộng ứnng dụng này. Mỗi doanh nghiệp tham gia vào đều được cộng đồng ghi nhận đóng góp. "Từ việc chỉ cung cấp thông tin của người dùng với cơ quan y tế để có được sự trợ giúp khi cần thiết, chúng ta có thể mở rộng nhiều thêm rất nhiều tính năng và ứng dụng để cùng phục vụ mục đích chống dịch", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. Chia sẻ với người dân cả nước, Phó Thủ tướng kêu gọi mọi người cùng tham gia sử dụng và khai báo y tế trên ứng dụng NCOVI. Điều này sẽ giúp cho công tác chống dịch tốt hơn. Đây là sự đóng góp tích cực cho việc chống dịch. Khép lại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chia sẻ mong muốn rằng khi đất nước gặp khó khăn, tất cả người Việt Nam sẽ đều nắm chặt lấy tay nhau, bước qua những cái riêng tư để cùng đạt được mục đích. Trọng Đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
'Đánh nhầm người nhà', sửa quy định có trả tiền lại cho DN Posted: 09 Mar 2020 07:20 PM PDT Doanh nghiệp đang đối mặt nhiều khó khăn mà vẫn phải thấp thỏm với quy định tại Nghị định 20 có thể khiến họ phải nộp hàng ngàn tỷ. Giờ đây, những bất cập được thừa nhận nhưng khoản tiền DN đã đóng từ trước có được trả lại?. Gánh nặng và việc sửa đổi bất cập Mấy năm liền, một điểm nghẽn khiến nhiều DN "thấp thỏm" - đó là Nghị định 20/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Sau gần 3 năm có hiệu lực, Bộ Tài chính mới đây đã xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 8 Nghị định theo hướng tăng khống chế chi phí lãi vay lên 30% thay vì mức 20% như hiện nay. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay của DN được tính theo lãi vay thuần (là chi phí lãi vay trừ doanh thu từ lãi vay). Thực tế, suốt những năm qua, nhiều DN nhà nước, DN tư nhân lớn trong nước đã lên tiếng phản ánh những bất cập của quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 20. Nhưng giờ đây, những động thái đầu tiên mới được bắt đầu lấy ý kiến sửa đổi, trong khi từ 2017 nhiều DN đã phải móc hàng ngàn tỷ ra nộp tiền thuế cho một quy định bất hợp lý. Tại cuộc họp về việc sửa đổi quy định áp mức chi phí lãi vay vào chi phí hoạt động của DN để nộp thuế theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2019, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết: Việc thực hiện các quy định về chống chuyển giá theo Nghị định 20 đã giúp cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính thu về ngân sách mỗi năm 11.089 tỷ đồng, trong đó truy thu, truy hoàn và phạt là 2.089 tỷ đồng, giảm khấu trừ bình quân 75 tỷ đồng, giảm lỗ 8.925 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế bình quân là 7.732 tỷ đồng.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng thừa nhận có bất cập là phạm vi đối tượng áp dụng rộng, áp dụng cho tất cả các đơn vị có giao dịch liên kết; gây khó cho các hoạt động của DN trung chuyển vốn vay - cho vay lại (holding), hay việc vay nợ giữa công ty con với công ty mẹ trong cùng một tập đoàn, tổng công ty ở trong nước... Ngàn tỷ đã nộp vào ngân sách theo quy định trên, nhưng khi sửa Nghị định 20, cơ quan soạn thảo vẫn không đề cập gì đến việc xử lý số tiền đã thu của DN năm 2017, 2018, trong dự thảo Nghị định sửa đổi chỉ đồng ý áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2019 trở đi. Trước các ý kiến của doanh nghiệp muốn cơ quan thuế áp dụng hồi tố việc sửa đổi với khoản tiền đã đóng của năm 2017, 2018, ông Trần Anh Tuấn, Công ty dịch vụ tư vấn kế toán thuế Đồng Nai cho rằng: Mục tiêu của Nghị định 20 là ngăn chặn việc chuyển giá của DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, nhưng việc áp dụng Nghị định 20 của cơ quan thuế trong việc khống chế lãi tiền vay được trừ thu nhập chịu thuế tại Nghị định này là không đúng mục tiêu ban đầu của Nghị định này, gây ảnh hưởng nặng nề cho các DN Việt Nam, đặc biệt là các DN là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước có giao dịch liên kết giữa các thành viên trong cùng tập đoàn/tổng công ty. DN đang khó khăn, nên trả lại tiền Theo ông Trần Anh Tuấn, việc hồi tố lại cho các doanh nghiệp là hợp lý và chi phí lãi vay từ các giao dịch độc lập nên được miễn trừ hoàn toàn và không chịu sự điều chỉnh của Nghị định 20. Ông Chung Thành Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ kế toán Đồng Hưng, nhận xét: "Thông thường, tôi không ủng hộ chuyện hồi tố quy định pháp luật nhưng trường hợp này tôi lại rất muốn. Quy định chưa phù hợp thì phải sửa từ đầu, không có chuyện sửa nửa vời. Đã chấp nhận hồi tố năm 2019 thì phải chấp nhận hồi tố cả khoản tiền doanh nghiệp đã nộp năm 2017, 2018". Nhắc lại những nội dung tại Nghị định 20, ông Chung Thành Tiến cho rằng: "Ảnh hưởng lớn nhất là các tập đoàn, công ty mẹ - con. Họ đầu tư một dự án, thành lập một công ty con để hoạt động. Khi đó, tiền đâu để đầu tư? Không ai đủ tiền túi để đầu tư khi dự án lên tới cả ngàn tỷ đồng. Cho nên họ phải sử dụng vốn vay. Nhưng công ty mới thành lập, dự án mới đầu tư thì ngân hàng không thể cho vay nhiều được. Họ chưa có báo cáo tài chính đẹp, thì ngân hàng đâu cho vay, cho nên phải nhờ pháp nhân công ty mẹ. Chỉ công ty mẹ mới có uy tín, tình hình tín dụng tốt, sức khỏe tốt, tài sản thế chấp đầy đủ nên ngân hàng mới cho vay. Đây là mẹ vay giùm cho con, rồi con trả lại ngược cho mẹ. Đó cũng không phải là vay, mà là mượn pháp nhân để vay". Ông Chung Thành Tiến nhấn mạnh: Quan điểm của tôi là quy định chưa phù hợp thì phải trả lại tiền cho doanh nghiệp. Cộng đồng DN đang đối mặt với nhiều khó khăn. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 2 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019. Để hỗ trợ DN vượt qua những khó khăn hiện nay, một gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng đã được các NH công bố, đi cùng đó là những chính sách hỗ trợ tài khoá lên đến hàng chục ngàn tỷ. Bộ Tài chính được chỉ đạo ngay trong tháng 3 này phải ban hành Nghị định gồm các giải pháp về thuế, phí để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, việc sửa Nghị định 20 nhanh chóng và quyết định hợp lý về khoản tiền ngàn tỷ đã nộp cũng được mong chờ như 1 hành động thiết thực để hỗ trợ DN.
Lương Bằng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cô gái Hà Nội khốn khổ vì bị nhầm là bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19 Posted: 09 Mar 2020 09:59 PM PDT 'Vụ việc xảy ra vào dịp 8/3, những lời chỉ trích, thóa mạ trên mạng xã hội khiến tôi sốc, không dám đi ra ngoài', nạn nhân bị nhầm ảnh là 'bệnh nhân số17', chia sẻ. Tối 6/3, Việt Nam công bố ca thứ 17 nhiễm Covid-19 - bệnh nhân N.H.N, vừa về nước từ London sau quá trình đi du lịch, thăm người thân tại Anh, Ý và Pháp. Bệnh nhân thứ 17 được cho là khai báo thông tin không trung thực khi nhập cảnh vào Việt Nam khiến dư luận vô cùng bức xúc. Những hình ảnh, thông tin về nữ bệnh nhân này bị phát tán trên mạng xã hội cùng những lời chỉ trích, thóa mạ. Tuy nhiên bức ảnh của một cô gái khác đã bị nhầm sang bệnh nhân thứ 17 khiến cuộc sống của cô hoàn toàn bị đảo lộn. Kiều Lan Anh (SN 1989, Hà Nội) là một nạn nhân bất đắc dĩ trong vụ việc này. Ảnh cô đăng tải lên Facebook cá nhân vào ngày 11/2/2020 đã bị đưa lên mạng và khẳng định chính là 'bệnh nhân thứ 17' kèm theo đó là các bình luận chửi bới, xúc phạm.
'Tôi bị sốc', là tâm trạng của Lan Anh suốt những ngày qua. 'Ban đầu, người ta đăng ảnh tôi và bạn N.H.N để bình luận xúc phạm nhưng sau này họ đăng mỗi ảnh tôi để chửi bới. Họ chửi không chỉ bản thân tôi mà còn cả gia đình tôi. Từ chuyện không trung thực khi khai báo (của bệnh nhân thứ 17), họ chuyển sang bình phẩm về ngoại hình, cách ăn mặc… của tôi. Bạn bè của bố mẹ, họ hàng trong nước và nước ngoài cũng liên tục gọi điện khiến tôi bị stress', Lan Anh chia sẻ. Cô gái sinh năm 1989 cho biết, là người làm trong lĩnh vực truyền thông, cô trấn an bản thân tất cả chỉ là hiểu lầm và do cư dân mạng không kiểm chứng thông tin. Tuy nhiên gia đình, họ hàng của cô thì không hiểu được như vậy và họ không giữ được bình tĩnh. 'Thời gian tôi gặp vấn đề rơi vào giai đoạn gần ngày 8/3. Thay vì có một ngày lễ vui vẻ, hạnh phúc thì 8/3, tôi không dám ra ngoài, chỉ đóng cửa ở trong nhà để đính chính thông tin cho bản thân'. Nhiều người khuyên Lan Anh khóa facebook cá nhân để tránh đọc những bình luận không hay, dẫn đến hành động tiêu cực. Tuy nhiên sau khi trấn tĩnh lại, cô cho rằng, mình phải đối mặt với vấn đề. 'Thời điểm này, hình ảnh và thông tin đã lan truyền quá rộng nếu không có hành động tự bảo vệ mình, không bình tĩnh, tôi sẽ không còn cách nào khác để bảo vệ bản thân', cô nói. Việc đầu tiên, Lan Anh báo cho A05 (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ công an). Sau đó, Lan Anh viết bài đính chính trên trang facebook cá nhân. Cô cũng nhờ admin của các group lớn chia sẻ thông tin đính chính. Thời gian đó, không dám đi ra ngoài nhưng Lan Anh cố tỏ ra bình tĩnh, ổn định để không làm gia đình lo lắng. 'Có lúc, tôi tự trấn tĩnh được nhưng vô tình đọc bình luận về mình, tâm trạng tôi lại bức xúc, uất ức. Không còn từ gì để diễn tả được cảm giác của tôi lúc ấy', Lan Anh nói. 'Tôi chỉ mong mọi người trước khi like, share bất cứ thông tin gì phải xem lại tin đó chính xác hay không. Không phải tin nào được nhiều người chia sẻ cũng là chính xác. Trong thời đại mở, việc kiểm chứng thông tin vô cùng quan trọng. Người ta nghĩ những câu chửi là vô thưởng vô phạt nhưng không biết nó gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào. 'Nếu bản lĩnh không vững vàng, nạn nhân chỉ muốn chết'', cô nhấn mạnh. Lan Anh cũng cho rằng, nếu ai vô tình trở thành nạn nhân giống như mình phải thật bình tĩnh. Bình tĩnh để nghĩ xem mình cần làm những gì, liên hệ cho những ai để tự bảo vệ bản thân. Cô gái Hà Nội cũng muốn cảm ơn những người dù chưa gặp mặt nhưng vẫn nhiệt tình giúp cô đính chính thông tin. 'Tôi xúc động vì những cử chỉ đó', cô nói. Tiên Nguyễn: 'Ba đưa tôi về Việt Nam bằng máy bay riêng'Tiên Nguyễn đã được cách ly sau khi trở về nước từ vùng dịch. Ngọc Trang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán đảo Thanh Đa, nơi sống yên ả hiếm có giữa Sài Gòn Posted: 09 Mar 2020 02:10 PM PDT Lạc vào bán đảo Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) như lạc vào một thế giới khác. Nơi đây yên ả, thanh bình và cũ kỹ hiếm có.
Căn hộ giữa khu đất vàng Sài Gòn của BTV thời sự Thanh TrúcCăn hộ có diện tích 76 m2, 2 phòng ngủ, tông chủ đạo là màu trắng. Nội thất bên trong được nữ MC sắp xếp gọn, lựa chọn phong cách tối giản. T.Tùng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cuộc sống sau ly hôn và ít hào quang của ca sĩ Như Quỳnh Posted: 09 Mar 2020 10:01 AM PDT Từng khiến khán giả mê mệt khi hát 'Người tình mùa đông' nhiều năm về trước, Như Quỳnh của hiện tại đôi lúc quá stress nhưng đã mạnh mẽ hơn nhiều. Tuổi thơ buồn nhiều hơn vui Như Quỳnh là con gái đầu lòng trong gia đình gốc Quảng Trị có 3 người con. Cha mẹ chị sau đó đã đưa cả gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Hồi mới sinh ra chị rất khó nuôi, năm lên một tuổi còn suýt chết do bị sốt xuất huyết. Dường như kiếp nạn đầu đời này báo trước cuộc đời nhiều sóng gió, thăng trầm của cô gái xinh đẹp và tài hoa.
Tuổi thơ của Như Quỳnh thiếu vắng bóng dáng người cha. Gia đình chị túng quẫn đến mức phải "lột cả cái lớp gạch bông ra bán từ từ, rồi những vật dụng trong nhà cũng lũ lượt đi theo luôn". Cả gia đình túng quẫn đến mức nhiều lúc mẹ chị có ý định mua thuốc chuột đổ vào trong cháo cho 4 mẹ con ăn để chết đi cho rồi. Bởi vậy, ký ức tuổi thơ của chị, là nỗi buồn canh cánh và thiếu thốn những niềm vui. Cũng giống như mẹ, Như Quỳnh có niềm đam mê rất lớn với âm nhạc. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, chị không thể theo học nhạc đến nơi đến chốn. Khi làm việc tại một trung tâm thiếu nhi, Như Quỳnh đã học "lỏm" một chút từ các giáo viên dạy thanh nhạc tại đây. Không được học hành bài bản nhưng với giọng hát đẹp trời phú và năng khiếu âm nhạc, chị đã chiến thắng giải ''Đặc biệt'' với điểm số tuyệt đối tại cuộc thi Tiếng hát truyền hình, điều mà đến bây giờ vẫn chưa ai làm được. Cuộc hôn nhân không trọn vẹn và bệnh tật đeo bám
Bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời Như Quỳnh có lẽ là lúc chị sang Mỹ. Với giọng hát ngọt ngào, Như Quỳnh là giọng ca hải ngoại được yêu thích và săn đón. Thành công vang dội trong âm nhạc nhưng tình yêu lại tỷ lệ nghịch. Bao nhiêu người mếm mộ nhưng tuổi xuân của Như Quỳnh trôi trong lặng lẽ, chị vẫn đi về lẻ bóng trong khi bạn bè trang lứa đã yên bề gia thất. Nhiều người thắc mắc, sao chị xinh đẹp thế, hát hay thế mà vẫn... một mình. Phải chăng vì chị quá kén chọn. Và cuối cùng duyên nợ thực sự chỉ đến khi chị đã có tuổi. Mọi người đã rất ngạc nhiên khi một ngày Như Quỳnh thông báo rằng mình đã mang thai và cha đứa bé là một kỹ sư không lưu làm việc tại Mỹ. "Tôi lập gia đình muộn, vẫn hy vọng là mình sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, vẹn tròn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chia tay vì không hợp nhau. Nói thật do tôi quá yêu nghề cũng như ích kỷ riêng trong cuộc sống. Tôi ao ước có một đứa con và trời đất đã cho tôi món tài sản vô giá này. Trong cuộc đời, có lẽ sẽ không có niềm vui này lần thứ hai nên tôi đang rất vui với những gì mình đang có. Hiện tại, tôi có động lực là con gái Melody, con chính là món quà mà cuộc sống ban tặng", Như Quỳnh nói. Chia tay chồng nhưng Như Quỳnh chia sẻ, họ vẫn coi nhau là bạn và sống văn minh. "Anh ấy rất lo lắng, chăm sóc, dạy dỗ và theo dõi từng bước chân của con gái. Hai chúng tôi đều quan niệm dù con trai hay con gái không quan trọng, nhưng là con người phải có trái tim và lương tâm mới có thể thành tài", Như Quỳnh chia sẻ.
Như Quỳnh từng chia sẻ với báo giới về chứng bệnh mất ngủ kéo dài suốt 20 năm của mình. "Nhiều khi đến địa điểm diễn, tôi chỉ có hai tiếng để nghỉ ngơi trước khi lên sân khấu nhưng vẫn phải cố gắng chợp mắt để có sức và đảm bảo không bị khan tiếng", nữ ca sĩ nói. Nghệ sĩ Trấn Thành cũng từng chia sẻ: "Có một số lần Như Quỳnh hát live gặp vấn đề là do dạo này nữ ca sĩ bị chứng mất ngủ, uống thuốc ngủ quá nhiều nên thanh quản không tốt. Mỗi lần bị stress, tụt canxi là chị Quỳnh lại bị giật động kinh, phải sử dụng thuốc nhiều nữa nên tội nghiệp chị lắm. Khi chị Như Quỳnh được nghỉ ngơi đầy đủ hát xuất sắc. Tôi đã qua gặp chị ở Mỹ rồi". Về chứng động kinh, em trai của Như Quỳnh kể: "Cách đây khoảng tám, chín năm, chị Quỳnh bị kiệt sức vì quá chú tâm vào công việc. Có mấy lần ra sân bay để đi lưu diễn, chị ngất rồi bị chuyển vào viện cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán bị động kinh. Thực ra bệnh này chị tôi mắc từ nhỏ nhưng vì cuộc sống quá căng thẳng nên mới dẫn đến tình trạng như vậy". Ở tuổi 50, danh ca Như Quỳnh vẫn giữ được nhan sắc mặn mà của mình dù trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, giọng hát tất nhiên không được như xưa nhưng chị bảo: "Trời sinh ra chỉ để tôi làm một công việc duy nhất là ca hát, dù bệnh thế nào cũng phải đi". Như con tằm nhả tơ yêu nghề và muốn cống hiến nhưng ẩn sâu trong trái tim người đàn bà vẫn cần một bờ vai để nương tựa. Như Quỳnh bảo chị không "khước từ" nếu tình yêu. "Ở tuổi nào cũng nên yêu để thấy mình còn hấp dẫn hơn. Ở độ tuổi này của tôi tại Việt Nam được cho là chững chạc lắm rồi. Nhưng tại Mỹ tuổi nào cũng có thể có bạn. Bạn ở đây là người có thế hàn huyên tâm sự về con cái, cuộc sống. Nếu duyên tới tôi vẫn sẽ đón nhận" - nữ danh ca Như Quỳnh bộc bạch. Như Quỳnh hát "Duyên phận" Ngân An Lý do Như Quỳnh làm mẹ đơn thân nuôi con gái 12 tuổi- Như Quỳnh cũng thích có một bờ vai để dựa vào, nhất là sau những đêm diễn trút hết năng lượng trên sân khấu nhưng vì lo chăm cha già con nhỏ nên không nghĩ nhiều đến chuyện tình cảm. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hạn mặn vượt lịch sử, chuyên gia hiến kế né để sống khoẻ Posted: 09 Mar 2020 07:00 PM PDT Hạn, mặn khốc liệt đang gây thiệt hại về kinh tế, làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Tây. Các chuyên gia cho rằng, dân cứ loay hoay chống hạn, mặn thay vì né để sống khoẻ. Tính đến nay đã có 5 tỉnh ở ĐBSCL công bố tình huống khẩn cấp về hạn hán và xâm nhập mặn gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau. Đã cảnh báo hạn, mặn khốc liệt từ nhiều tháng trước Trao đổi với VietNamNet, Th.s Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL cho biết, tình hình hạn, mặn năm nay gay gắt và khốc liệt hơn cả đợt lịch sử năm 2015- 2016. Điều này đã được cảnh báo từ tháng 7/2019.
"Như 1 quy luật, ở ĐBSCL quan sát mùa lũ năm trước là có thể đón hạn, mặn năm sau. Đơn cử, năm 2015 lũ rất thấp, sang năm 2016 hạn, mặn lịch sử; lũ năm 2019 thấp, sang năm nay 2020 hạn, mặn lại dữ dội", ông Thiện nói. Theo ông, nguyên nhân hạn, mặn năm nay khốc liệt do từ tháng 1 - 9/2019, hiện tượng El Nino xảy ra trên toàn khu vực sông Mêkong làm cho lượng mưa ít dẫn đến nước trên sông này thấp lịch sử.
Nguyên nhân thứ hai là do thuỷ điện trên sông Mêkong. Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện lưu ý, phải hiểu rõ thuỷ điện khác với thuỷ nông. Thuỷ điện không tiêu thụ nước, không làm mất nước, cũng như không gây ra hạn hán được. Nhưng, gặp mưa ít, thuỷ điện phải tích nước cho đến lúc đầy mới xả ra để phát điện. "Nước đi qua chuỗi đập như thế làm chậm đường đi của nó, cho nên kết luận thuỷ điện làm cho tình hình hạn mặn "tồi tệ càng tội tệ thêm, gay gắt càng gay gắt thêm", ông Thiện nói.
Nguyên nhân thứ 3 là, do nước biển dâng, nguyên nhân này nhỏ, chỉ khoảng 3mm/năm nhưng xảy ra đều đều. Ngoài ra, như hệ thống ở ĐBSCL đã bị xáo trộn, thay đổi nhiều, cụ thể như đê bao khắp nơi làm mùa nước không thể hấp thu nước vào ruộng đồng. "Đến mùa khô đồng bằng không có nước nhiều, giống như tấm bông lau bảng không nhúng nước mà đem ra phơi nắng nên bị khô cháy là đúng. Từ đó cho thấy, mùa nước đồng bằng không nhận nước, mà cho nước đi thẳng ra biển. Chưa kể mùa nước, nước không có chỗ để lan toả lên đồng ruộng nên chảy vào các đô thị gây ngập", ông Thiện cảnh báo.
Né hạn, mặn để sống khoẻ thay vì chống Theo ông Thiện, người dân phải thích ứng với hạn mặn. Trong đó, phải phân biệt năm cực đoan và phi cực đoan. Năm cực đoan nên ứng phó tình huống. "Bình thường hết năm cực đoan là trở lại những năm phi cực đoan. Chiến lược năm nay vẫn là né hạn, mặn", ông nói. Vẫn lời ông Thiện, hạn, mặn không phải đùng 1 cái là xảy ra mà đã được cảnh báo từ nhiều tháng, nhưng có người tin, người không. Ông nói: "Người tin đã né rồi, người nào không tin vẫn xuống giống "chắc bị lần nữa mới tin". Theo ông Thiện, hạn, mặn năm nay xâm nhập sâu làm những nhà vườn trồng cây ăn trái, cây lâu năm trở tay không kịp. "Năm nay phải chấp nhận thiệt hại. Thực tế hạn, mặn gay gắt nhưng ngành nông nghiệp, người dân có ý thức nên đã né được rất nhiều, nhưng vẫn còn thiệt hại", ông Thiện nói và cho rằng, năm nay phải ca ngợi ngành nông nghiệp vì họ đã làm khá tốt về cảnh báo. Theo chuyên gia này, về lâu dài để giải quyết bài toán hạn mặn ở ĐBSCL, thứ nhất phải tách chuyện nước sinh hoạt và sản xuất ra làm riêng biệt, không nhập nhằng như trước đây nữa. "Trước đây, mình cứ nói ngăn mặn, trữ ngọt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, cái này rất không ổn. Nước ngọt để sản xuất thì làm sao sử dụng được cho sinh hoạt, vì thuốc trừ sâu, ô nhiễm. Tổng nhu cầu nước ngọt vùng ven biển là 100%, nhưng nước sinh hoạt chỉ 5%, lâu nay không tách ra nên dẫn đến tình trạng không đáp ứng được cái nào cả. Bây giờ tách ra đi, 5% nước sinh hoạt mỗi hộ có thể làm ao chứa nước hay áp dụng các công nghệ nano, dùng túi vải địa chất để chứa. Song, ao nước ngọt dùng cho sinh hoạt phải cách biệt, an toàn", ông nói và dẫn chứng, từ lâu dân sống ở vùng mặn đã quen, nhà nào cũng ít nhất cả chục lu, hồ xi măng… để chứa nước ngọt. Tách nhu cầu riêng, không vì cái nọ mà làm cái kia, lấp công trình lung tung. "Đừng làm lúa trái mùa nữa. Phải phục hồi chung "sức khoẻ" của đồng bằng bằng cách giảm trồng lúa ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên để mùa nước có chỗ nước lũ vào, đồng ruộng hấp thu nước. Khi mùa khô nước từ từ rỉ ra bổ sung giúp cho vùng cửa sông cân bằng mặn, ngọt", ông nói. "Lâu dài phải đi theo Nghị quyết 120, mình bị tổn thương quá nhiều do chống thiên nhiên, cứ loay hoay "mùa lũ chống lũ, mùa mặn chống mặn", cứ thế xoay cả năm không có thời gian rảnh, vất vả. Lẽ ra phải nương theo thì khoẻ cả năm.
Thay sản xuất nông nghiệp truyền thống bằng kinh tế tri thức TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế vùng ĐBSCL cũng nhận định, hạn, mặn năm nay đến sớm và khốc liệt hơn mùa khô 2015 -2016. "Có những vùng hồi năm 2016 không bị ảnh hưởng, nhưng năm nay bị như Chợ Lách (Bến Tre), Cái Bè (Tiền Giang)", ông Hiệp nói. TS. Hiệp cho rằng, về lâu dài, ĐBSCL phải tiếp cận 1 cách tổng thể, phối hợp liên ngành. "Nghị quyết 120 đã có, đó là tầm nhìn dài hạn, là tư duy thích ứng thuận thiên, phát huy kinh nghiệm truyền thống bản địa", ông nói. Ông Hiệp nhấn mạnh: "Cái đó mới là 1 cái khung, tạo thuận lợi cho người dân. Cần phải có đầy đủ các thông tin khoa học, cơ quan chức năng phải có cảnh báo sớm để người dân dịch chuyển. Nếu như không nâng cao được năng lực cảnh báo sớm của các cơ quan khoa học, thì người dân cũng mù tịt".
Ông Hiệp cũng cho rằng, cứ để người dân dựa vào kinh nghiệm tích lũy là không được. "Bằng kinh nghiệm thì giờ quy luật của lũ, hạn, mặn đã thay đổi. Đơn cử, năm 2016 ghi nhận 100 năm mới có trận hạn, mặn lịch sử, thì sau 4 năm đã lập lại. Điều đó chứng tỏ quy luật đã thay đổi, đang diễn biến xấu hơn, nhanh hơn...", TS. Hiệp nói và cho rằng, phải có cảnh báo sớm để người dân thích ứng, né hạn, mặn để được lợi. "Thứ hai, phải đồng bộ hạ tầng, nhất là nông nghiệp. Thứ ba, là nâng cao năng lực, nếu trước đây bằng kinh nghiệm sản xuất, truyền thống nói bóng bẩy là "bằng đôi chân lắm bùn của nông nghiệp truyền thống", bây giờ phải bước sang kinh tế tri thức, người dân phải nắm được thông tin. Ngoài thông tin về thời tiết, thuỷ văn thì còn thị trường nữa", ông nói và cho rằng, đừng đổ lỗi cho nông dân không nghe theo khuyến cáo. Hạn mặn khốc liệt, lúa chết non, khắp miền Tây mang can đi thồ nướcNgười thiếu nước uống. Lúa thiếu nước tưới. Đất đai khô cằn, hạn mặn bủa vây các tỉnh miền Tây ngày càng khốc liệt. Hoài Thanh - Ảnh: Thanh Tùng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin chứng khoán ngày 10/3: Ông lớn bán lẻ gặp khó vì Covid-19, tỷ phú đón đầu cơ hội từ đại dịch Posted: 09 Mar 2020 08:30 PM PDT Dịch Covid-19 gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp nhưng cũng mang đến cơ hội ở những ngành nghề triển vọng sau cuộc tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu. CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số - FPT Retail (FRT) vừa thông qua việc hoãn tổ chức họp Đại hội cổ đông thường (ĐHCĐ) niên năm 2020 dự kiến diễn ra vào ngày 20/3/2020 tới đây. Nguyên nhân hoãn họp được thông báo là do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. FPT Retail là công ty liên kết của Tập đoàn FPT của ông Trương Gia Bình. FPT hiện nắm giữ hơn 46,5% cổ phần FPT Retail. FPT Retail gần đây gặp rất nhiều khó khăn với cú thua lỗ trong quý 4 vf lợi nhuận trong 2019 giảm 38% do phải trích lập dự phòng nợ xấu từ một số chương trình và ngành di động không còn tăng trưởng cao như trước đó. Cổ phiếu FRT của FPT Retail miệt mài dò đáy. Kể từ khi lên sàn hồi cuối tháng 4/2018, cổ phiếu này đã giảm 4 lần từ mức hơn 80.000 đồng (giá đã điều chỉnh) xuống còn 20.000 đồng/cp như hiện tại. Gần đây, FPT Retail đã thay đổi nhân sự, bổ nhiệm ông Hoàng Trung Kiên, Thành viên HĐQT, giữ chức vụ Tổng Giám đốc thay cho bà Nguyễn Bạch Điệp. Bà Điệp vẫn tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Một cổ phiếu cũng chịu áp lực giảm giá mạnh trong thời gian gần đây là HPG của Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long. Trong 2 năm qua, cổ phiếu này giảm từ mức 35.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) xuống mức trên 20.000 đồng/cp như hiện tại.
Tuy nhiên, HPG của ông Trần Đình Long gần đây đã kích hoạt cứ điểm Quảng Ngãi và chứng kiến sản lượng thép xây dựng bán ra vẫn tăng khá cao, mức 2 con số. Doanh thu bán thép ở khu vực miền Nam tăng đột biến. Một điểm nổi bật khác là HPG đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản công nghiệp, một lĩnh vực được cho là hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang hoành hành và gây ra sự gián đoạn các chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Một số dự báo cho rằng, những bất ổn tại Trung Quốc có thể biến Việt Nam trở thành địa điểm cho các tập đoàn lớn trên thế giới xây dựng nhà máy sản xuất và chuỗi cung ứng cho mình. Trong một thông tin mới đây, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của ông Trần Đình Long xin điều chỉnh quy mô KCN số 6 ở Hưng Yên từ 308 ha lên 500ha. Tại Hưng Yên, năm 2019, Hoà Phát từng kiến nghị thực hiện loạt dự án cùng lúc gồm dự án nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với QL38 tại xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi theo hình thức BT; dự án KCN Bãi Sậy với quy mô khoảng 300 ha; KCN Tân Phúc với quy mô diện tích khoảng 300 ha và KĐT tại thị trấn Ân Thi với quy mô khoảng 150 ha. Ngoài ra, tại Hưng Yên, Hòa Phát còn làm chủ đầu tư của KCN Phố Nối A có tổng diện tích kinh doanh 600 ha. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), hầu hết các cổ phiếu tụt giảm trong phiên đầu tuần. VN-Index mất 20-25 điểm sau khi bốc hơi hơn 55 điểm trong phiên liền trước. VN-Index hiện đang ở quanh mức 810 điểm. Chứng khoán Việt Nam tụt giảm trong bối cảnh chứng khoán thế giới, trong đó có Mỹ giảm mạnh vì dịch Covid-19 lan rộng, Ý phải phong tỏa cả đất nước và cuộc chiến dầu khí do Saudi Arabia đã bắt đầu. Đêm qua, chứng khoán Mỹ giảm hơn 7%. Chỉ số Dow Jones giảm mạnh nhất lịch sử, mất hơn 2.000 điểm. Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo. BVSC cho rằng, thị trường nhiều khả năng sẽ có diễn biến tiêu cực sau khi Covid-19 phát tán trở lại tại Việt Nam trong bối cảnh các chỉ số chứng khoán thế giới và giá dầu đang lao dốc mạnh do sự lây lan không có dấu hiệu được kiểm soát của giá dầu. VN-Index sau khi xuyên thủng vùng hỗ trợ 860 điểm thì sẽ hướng xuống vùng hỗ trợ thấp hơn tại 780-820. Tại đây, BVSC kỳ vọng thị trường sẽ cho phản ứng hồi phục. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/3, VN-Index giảm 55,95 điểm xuống 835,49 điểm; HNX-Index giảm 7,31 điểm xuống 106,34 điểm. Upcom-Index giảm 2,97 điểm xuống 52,44 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 6,7 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sức mạnh Donald Trump giảm chưa từng có, bước ngoặt trên thế giới Posted: 09 Mar 2020 06:43 PM PDT Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua một phiên giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Dịch Covid-19 và cuộc chiến dầu khí gây áp lực chưa từng có lên vị thế của tổng thống Mỹ Donald Trump. Chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất từ 2008 Áp lực bán tháo tiếp tục gia tăng trên thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tiếp tục lan rộng tại châu Âu và Mỹ cùng với một cuộc chiến dầu khí giữa OPEC, Nga và Mỹ bắt đầu. Sau một tuần biến động chưa từng có với nhiều phiên tăng giảm với biên độ ngàn điểm, chỉ số công nghiệp Dow Jones mở đầu tuần mới tiếp tục bốc hơi thêm hơn 2.000 điểm (tương đương giảm 7,8%) xuống 23.851 điểm. Đây là phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Hàng loạt các cổ phiếu lớn, từ ngành hàng không cho tới ngân hàng, công nghệ như Boeing, Apple, Goldman Sachs, Caterpillar… đều tụt giảm rất mạnh. Chỉ số tầm rộng S&P 500 tụt giảm ở mức tương tự, mất 7,6% chỉ trong một phiên đầu tuần với nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất là năng lượng và tài chính. Nhóm cổ phiếu năng lượng như Exxon Mobil, Hess và Marathon Oil đều lao dốc hơn 20%. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composit giảm 7,3% xuống dưới 8.000 điểm. Chứng khoán Mỹ giảm mạnh tới mức, thị trường tự động ngắt mạnh chỉ vài phút sau khi mở cửa và phải tạm dừng trong vòng 15 phút.
TTCK tụt giảm mạnh chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng tại châu Âu và Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng kép: tụt cung và cầu. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bị phá vỡ, trong khi sức tiêu dùng cũng sẽ tụt giảm. Nền kinh tế thế giới có thể rơi vào tình trạng suy thoái, chứ không chỉ còn là suy giảm tăng trưởng. Dòng tiền tháo chạy khỏi chứng khoán và tìm đến các loại tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ Mỹ, đồng Yen của Nhật và fransc Thụy Sĩ... Lần đầu tiên trong lịch sử, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt mốc 0,5% (có lúc xuống tới mức 0,318%), trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm chạm mốc 1%. Chứng khoán Mỹ giảm còn do giới đầu tư sốc khi chứng kiến cuộc chiến dầu khí bất ngờ bị kích hoạt một cách nhanh chóng. Saudi Arabia đã quyết định cắt giảm mạnh giá dầu và tăng sản lượng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) do Saudi Arabia dẫn đầu không đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng với Nga. Chỉ trong một phiên, dầu giảm giá 25% và được dự báo có thể xuống 20 USD/thùng trong năm nay, một con số khiến bất cứ nước xuất khẩu dầu mỏ nào cũng rùng mình. Mức dầu 30 USD/thùng nhưng năm trước đã đẩy nước Nga vào khủng hoảng.
Bước ngoặt kinh tế thế giới Hai cú sốc liên tiếp: sự lan rộng của dịch Covid-19 và một cuộc chiến dầu khí mới đang tạo ra những thay đổi lớn trên thị trường tài chính thế giới và là một bước ngoặt đối với nền kinh tế toàn cầu. Hiện tượng vàng tăng giá mạnh và đồng USD tụt giảm là một minh chứng cho sự biến động khó lường trên thị trường tài chính thế giới. Không còn giống như trước đây, đồng USD không còn được coi là một kênh đầu tư tránh bão. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 sau vụ ngân hàng Lehman brothers phá sản đã cho thấy điều này. Đồng bạc xanh giờ đây còn yếu thế hơn dưới thời tổng thổng Mỹ Donald Trump bởi chính sách không muốn duy trì một đồng USD mạnh, ảnh hưởng tới xuất khẩu. Quyết định bất ngờ cắt giảm lãi suất cơ bản 50 điểm phần trăm hôm 3/3 của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và những tín hiệu cho thấy Mỹ có thể cắt giảm thêm 50-75 điểm phần trăm trong cuộc họp 18/3 tới cho thấy chính sách của nước Mỹ thực sự đã thay đổi. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) đang họp bàn và Nhật có mức lãi suất hiện đã quá thấp thì hàng loạt các nước khác, trong đó có Mỹ, đã bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Một cuộc chiến tiền tệ lần thứ 2 trong vòng vài năm đã bắt đầu. Với một đồng USD yếu hơn, các doanh nghiệp Mỹ sẽ có lợi thế và chuẩn bị tốt hơn trước một đại dịch được cho là còn tiếp tục lan rộng.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 không còn là vấn đề nghiêm trọng nhất ở thời điểm hiện tại, mà giờ đây điều nhiều nhà đầu tư lo ngại nhất chính là cuộc chiến dầu khí do Saudi Arabia - đồng minh của Mỹ - châm ngòi. Trước đây, Saudi Arabia là quốc gia có thị phần và ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường dầu mỏ thế giới. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, Mỹ từ một nước tiêu thu dầu lớn nhất nhì thế giới đã trở thành một nước xuất khẩu ròng dầu. Mảng dầu khí đã phiến của Mỹ phát triển rất nhanh và là yếu tố khiến giá dầu thế giới tụt giảm từ đỉnh cao 140 USD về 30-40 USD/thùng trong những năm 2014-2016. Nga cũng đẩy mạnh xuất khẩu dầu và có ảnh hưởng lớn trên thị trường này. Quyết định giảm mạnh giá dầu thô và nâng sản lượng dầu khai thác của Saudi Arabia sau khi đàm phán của OPEC sụp đổ là một bước ngoặt không ngờ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lao đao với dịch bệnh Covid-19. Saudi Arabia có thể giành thêm thị phần trong cuộc chiến mới, nhưng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Với những diễn biến mới, không chỉ Nga có thể sẽ rơi vào khủng hoảng (nếu giá dầu ở mức thấp kéo dài), mà ngay cả ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ cũng sẽ lao đao nhưng Saudi Arabia không biết sẽ trụ được bao lâu khi ngân sách vẫn phụ thuộc chính vào xuất khẩu dầu khi. Nếu cuộc chiến dầu khí kéo dài, thì chứng khoán Mỹ, các chỉ số như Dow Jones hay S&P 500 sẽ khó có thể trụ được. Sức mạnh của ông Donald Trump sẽ bị ảnh hưởng. Và điều này có thể tác động tới kết quả cuộc bầu cử Mỹ sắp tới. M. Hà |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét