“Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng đe dọa: “Biển Đông sẽ không bao giờ bình yên”” plus 7 more |
- Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng đe dọa: “Biển Đông sẽ không bao giờ bình yên”
- Huy Đức: “Sau bức hình này là một câu chuyện”
- Tổng thống Trump chia buồn trước tin Chủ tịch Việt Nam qua đời
- Chỉ vẽ lại bản đồ Thủ Thiêm các quan chức đã chia nhau 12 tỷ USD
- Việt Nam và những con số đầu tư Trung Quốc
- TRẬN 8/9/1985 TẠI KHU VỰC ĐỒI ĐÀI, C 10- E 881- F 314 VÀ QUÂN TRUNG QUỐC QUẦN NHAU ĐẾN KIỆT SỨC
- TÔI VẪN NHỚ ƠN CHÍNH KIẾN CỦA CHỦ TỊCH TRẦN ĐẠI QUANG
- GIAI THOẠI VỀ CHUYỆN TBT GIANG TRẠCH DÂN ĐẦU ĐỘC CHỦ TỊCH LÊ ĐỨC ANH VÀ XỎ XIÊN TBT ĐỖ MƯỜI
Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng đe dọa: “Biển Đông sẽ không bao giờ bình yên” Posted: 22 Sep 2018 03:27 PM PDT VdaiLy Poster |"Không ai được đánh giá thấp nguyện vọng bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc", Đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming lớn tiếng tuyên bố hôm 20/9, theo SCMP, Xinhua và Thời đại. Các nước phương Tây đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải gần các đảo đá trên Biển Đông để thể hiện lập trường của mình, rằng họ đang di chuyển trong vùng biển quốc tế. Ông Liu đã lớn lối khẳng định rằng các hoạt động này là ví dụ cho thấy "một số nước lớn ngoài khu vực" can thiệp vào vụ việc liên quan tới một trong những tuyến vận tải trọng yếu nhất trên thế giới. "Họ đã đưa tàu chiến và máy bay tới Biển Đông để gây rối", ông Liu nói trong một sự kiện ngoại giao ở London. Đại sứ Trung Quốc tại Anh công kích hoạt động tự do hàng hải của phương Tây và cho rằng nhiều nước đã "phớt lờ tuyến đường thủy rộng lớn" và chọn cách di chuyển vào khu vực biển gần các đảo đá (mà Trung Quốc bồi đắp và chiếm đóng trái phép trên biển Đông) "để phô trương sức mạnh quân sự của mình. Theo ông Liu, các nước khác đang cảm thấy những mối đe dọa ở nơi nó không hiện hữu. "Thực tế là tự do hàng hải trên Biển Đông chưa bao giờ là vấn đề", ông Liu nói, "Tự do hàng hải không phải là tấm vé để làm bất cứ những gì mong muốn" và thẳng thừng đe dọa: "Tự do kiểu như vậy cần phải chấm dứt. Nếu không Biển Đông sẽ không bao giờ bình yên". @ChinaDailyEU, Ambassador Liu Xiaoming said China wants 'international relations featuring mutual respect, fairness, justice and win-win cooperation & the building of an open community for lasting peace, universal security and common prosperity. pic.twitter.com/YpS0VKQY08 Hồi cuối tháng 8, tàu đổ bộ HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông trước khi cập cảng Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) vào sáng 3/9. Ngày 20/9, trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng một lần nữa nhấn mạnh: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Lê Thị Thu Hằng "Việt Nam tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của các quốc gia phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, đồng thời đề nghị các quốc gia đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào việc duy trì trật tự, hòa bình và thượng tôn pháp luật ở Biển Đông", bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định. https://vn.sputniknews.com/opinion/201809216249309-dai-su-trung-quoc-de-doa-bien-dong-se-khong-bao-gio-binh-yen/ | ||
Huy Đức: “Sau bức hình này là một câu chuyện” Posted: 22 Sep 2018 07:39 AM PDT 20-9-2018. Nguồn: FB THS Ông Dương Danh Dy đã từ trần hôm 17 tháng 9 và được đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng một cách lặng lẽ. Chỉ có vài cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức loan báo điều này sau khi mạng xã hội và hệ thống truyền thông quốc tế đưa tin. Với ông Dy, chết không phải là hết. Chuyện ông giã từ cuộc đời là dịp để người ta ôn – nhớ lại nhiều thứ, cả riêng với cá nhân ông lẫn những vấn đề có liên quan tới lịch sử, giờ tác động không chỉ tới hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai: – Dương Danh Dy – Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, rồi Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc suốt hai thập niên (1977 – 1996), một trong những người được xem là "hiểu Trung Quốc nhất" đã đưa ra nhiều cảnh báo, khuyến cáo có giá trị nhất về quan hệ Việt – Trung. Góp sức cảnh tỉnh, loại bỏ sự mơ hồ giữa vận nước với "tình hữu nghị" và nỗ lực toan làm cho nó "đời đời bền vững"… – Dương Danh Dy – viên chức ngoại giao kỳ cựu, thành viên của một thế hệ các viên chức ngoại giao như Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ,… tuy là Đảng viên CSVN nhưng suy tư và hành động vì lợi ích lâu dài của quốc gia, đặt lợi ích quốc gia bên trên tham vọng đổi hết mọi thứ để duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, nâng tinh thần dân tộc lên cao hơn "tinh thần quốc tế vô sản"… Dương Danh Dy từ biệt cuộc đời một cách lặng lẽ nhưng thời điểm ông "bỏ cuộc chơi" lại nhắc – khiến người ta nhớ tới "Hồi ức và suy nghĩ" của ông Trần Quang Cơ (1927 – 2015) – một viên chức có 44 năm phục vụ trong lĩnh vực ngoại giao, từ chối khi được phân công làm Ngoại trưởng, xin rút ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN. Người ta nhớ tới Dương Danh Dy vì ông là người trực tiếp dùng Internet phổ biến "Hồi ức và suy nghĩ" (1) – bạch hóa những bất thường, phi lý trong quá trình "bình thường hóa quan hệ Việt – Trung" mà di hại chưa biết đến bao giờ mới có thể khắc phục! *** Một tuần trước khi ông Dy từ biệt cuộc đời, hệ thống truyền thông chính thức loan báo, Cục Xuất bản – In – Phát hành yêu cầu Sở Thông tin – Truyền thông các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát và thu hồi cuốn "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử" trên toàn quốc để "ngăn chặn việc phát tán cuốn sách có nội dung sai sót ra thị trường". "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử" là cuốn sách đầu tiên hệ thống hóa những thông tin, dữ kiện liên quan tới chuyện Trung Quốc cưỡng đoạt các bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 1988, kèm tường thuật của một số nhân chứng may mắn sống sót sau cuộc thảm sát ngày 14 tháng 3 năm 1988 ở bãi đá ngầm Gạc Ma, được… in – xuất bản – phát hành một cách… hợp pháp trên… lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho dù tham gia tổ chức nội dung, biên soạn "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử" có hai ông tướng (Lê Mã Lương – Thiếu tướng, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Lê Kế Lâm – Chuẩn Đô đốc, cựu Tham mưu phó đặc trách tác chiến của Quân chủng Hải quân, cựu Giám đốc Học viện Hải quân), một cựu Vụ trưởng đặc trách Cơ quan Thường trực phía Nam của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (Đào Văn Lừng), một Đại biểu Quốc hội bốn nhiệm kỳ kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (Dương Trung Quốc), 68 nhà báo và các cựu chiến binh là nhân chứng vụ thảm sát ở bãi đá Gạc Ma nhưng tất cả đều bị một số ông tướng xem là "những kẻ đang thực hiện âm mưu xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ quân đội và xúc phạm vai trò lãnh đạo của Đảng"… Cho dù chính quyền Việt Nam đã thành lập một hội đồng cấp quốc gia để thẩm định nội dung của riêng "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử" và sau khi nâng lên, đặt xuống nhiều lần, hội đồng này mới gật đầu, giấy phép xuất bản mới được cấp cho nhà xuất bản thứ 14 (Nhà Xuất bản Văn học) nhưng cuối cùng hóa ra vẫn còn "sai sót" đến mức phải thu hồi! "Sai sót" chính dẫn tới chuyện "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử" bị xem là "cực kỳ nghiêm trọng, có hệ thống, nằm trong âm mưu xét lại lịch sử, nhằm làm suy yếu chế độ, làm phân hóa nội bộ Đảng, tiếp tay cho âm mưu 'bài Trung, phò Mỹ, lật sử, dựng cờ vàng, thay chế độ' của các thế lực thù địch, tiến hành 'diễn biến hòa bình' chống phá chế độ ta" là thông tin về "lệnh cấm nổ súng". Dẫu không nêu đích danh nhưng "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử" khiến người ta phải liên tưởng đến vai trò, trách nhiệm của ông Lê Đức Anh, khi ấy là Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, sau này là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng lúc với sự kiện công bố lệnh thu hồi "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử", người ta thấy một số diễn đàn điện tử, một số trang facebook đăng lại bài "Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông" (2) của ông Khuất Biên Hòa, Đại tá, Trợ lý của ông Lê Đức Anh. Nếu đọc "Hồi ức và suy nghĩ" của ông Trần Quang Cơ, sẽ tìm thấy tại phần tường thuật về "Đại hội 7 và cái giá phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc", ông Cơ than như thế này về Lê Đức Anh: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại! Thời điểm 1990, tướng Lê Đức Anh tìm mọi cách để thuyết phục Bộ Chính trị nên trả mọi giá để "bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc" vì: "Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh đó là Trung Quốc" (Hồi ức và suy nghĩ – chương 14)… Nói cách khác, "Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông" của ông Khuất Biên Hòa là một nỗ lực "giải độc dư luận" từ thông tin, ý kiến của những người trong cuộc như ông Trần Quang Cơ, vừa nhằm loại bỏ trách nhiệm, vừa tô vẽ lại hình ảnh của ông Lê Đức Anh, kiểu như tác giả của 2/3 cuộc "lui quân vĩ đại trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ 20" (rút quân khỏi Campuchia và rút quân khỏi biên giới phía Bắc của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc để "khôi phục đường biên giới hữu nghị, lập lại quan hệ bình thường giữa hai quốc gia, hai dân tộc). *** Thập niên 1990, ít nhất, Việt Nam cũng có một Nguyễn Cơ Thạch – Ngoại trưởng, Ủy viên Bộ Chính trị – tuyệt vọng cảnh báo "Chúng ta lại bước vào thời kỳ Bắc thuộc mới", vì không cản được nỗ lực trả mọi giá để "bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc" và chính vì can ngăn, nhận định như thế mà bị Trung Quốc xem là trở ngại, bị giới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gạt ra rìa. Thập niên 2000, ít nhất cũng có một Trần Quang Cơ, cảnh báo đồng chí, đồng bào bằng "Hồi ức và suy nghĩ". Thập niên 2010, ít nhất cũng có một Dương Danh Dy, lưu ý phải chú ý về "Hội nghị Thành Đô", công khai thừa nhận trong một cuộc tọa đàm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm rằng, trong Hiệp định Phân định biên giới Việt – Trung, Việt Nam mất 1.500 cây số vuông – tương đương diện tích tỉnh Thái Bình và mất toàn những địa danh có tính biểu tượng như: Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm… vì bị Trung Quốc gài từ hồi thập niên 1950, 1960 của thế kỷ trước (3)… Đáng buồn là những nhân vật như thế quá ít nên "tinh thần bốn tốt", "16 chữ vàng" mà Trung Quốc đề ra vẫn được giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam xem là "kim chỉ nam", nên sau những ông tướng như Lê Đức Anh, vẫn còn nhiều ông tướng khác như Nguyễn Chí Vịnh, cổ súy cho suy nghĩ: "Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam" (4)! *** Những Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ, giờ là Dương Danh Dy,… đã từ biệt cuộc đời một cách lặng lẽ nhưng có muốn cũng chưa thể đặt dấu chấm hết cho những cuộc ra đi đó. Với tuổi tác, tình trạng sức khỏe như đã biết về ông Lê Đức Anh, có lẽ ông Anh cũng sắp chết và chắc chắn, dù muốn hay không, "toàn Đảng, toàn quân, toàn dân" cũng phải để tang ông Anh. Dẫu quốc tang rình rang tới mức nào, Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tụng ca tới đâu thì người Việt và các thế hệ hậu sinh của người Việt cũng sẽ nhớ: 1988 – ngoài bãi đá Gạc Ma (Johnson), Trung Quốc còn cưỡng đoạt của Việt Nam sáu bãi đá ngầm khác ở quần đảo Trường Sa (Châu Viên – Cuarteron, Chữ Thập – Fiery Cross, Ga Ven – Gaven, Tư Nghĩa – Hughes, Vành Khăn – Mischief, Xu Bi – Subi), song một tháng sau ngày mất bảy bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa và sự kiện Trung Quốc thảm sát 64 người lính Việt Nam vẫn còn nóng hổi, lúc đến thăm quần đảo Trường Sa nhân dịp kỷ niệm 33 năm Ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân (07/05/1955 – 07/05/1988), chính ông – Lê Đức Anh – vẫn khẳng định "nhân dân Việt Nam biết ơn sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc", dù "nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" nhưng sẽ "nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt – Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước"? Người Việt và các thế hệ hậu sinh của người Việt sẽ ghi nhận, bất kể bảy bãi đá ngầm mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam đã được bồi đắp thành chuỗi căn cứ quân sự nhằm hiện thực hóa dã tâm mà ai cũng thấy là độc chiếm biển Đông nhưng khi xây dựng Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn – Quảng Ngãi, nhằm trưng bày dấu tích về lịch sử chủ quyền của người Việt trên biển Đông, những cá nhân mà ông – Lê Đức Anh – đã tham gia đào tạo, quy hoạch để lãnh đạo quốc gia, quân đội vẫn không quên giới thiệu những "lời vàng, ý ngọc" của chính ông về ơn nghĩa Trung Quốc và mối tình sâu nặng giữa Việt với Trung! Chắc chắn sẽ rất ít người Việt và con cháu quên rằng, từ 1990, sau khi ông – Lê Đức Anh – và các đồng chí đồng thời với ông hoàn thành "bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc", những người lính Việt đã tử trận ở biên giới Việt – Trung từ 1979 đến 1988, ở Campuchia đều bị gạt ra khỏi lịch sử. Lịch sử Đảng CSVN và lịch sử hiện đại do Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam soạn thảo không giành chỗ cho họ vì điều đó ảnh hưởng đến cam kết thực thi "Láng giềng tốt. Bạn bè tốt. Đồng chí tốt, Đối tác tốt" và "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Chết không phải là hết nên sống, hành xử thế nào mới quan trọng. Sợ, lên án, ngăn chặn "lật sử" cũng không thể cản được việc lật lại lịch sử, xác định chính xác, rõ ràng, ai thực sự có công, ai thực sự đắc tội với dân tộc này. (1) https://baotiengdan.com/…/…/2018/09/hoi-ky-tran-quang-co.pdf (2) http://vietnamnet.vn/…/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trun… (3) https://www.facebook.com/nxdien2k15/posts/1912455759057386 (4) https://tinquansu.wordpress.com/…/khong-ai-quen-loi-ich-qu…/ Nguyễn Xuân Diện · TIẾT LỘ VỀ CUỘC GẶP GIỮA VÕ VĂN KIỆT VÀ DƯƠNG DANH DY TẠI HÀ NỘI Gần cuối đời Võ Văn Kiệt mới hiểu Nguyễn Cơ Thạch Huỳnh Phan 19-9-2018 Lời tác giả: Vĩnh biệt chú Dương Danh Dy, nhà ngoại giao – nhà nghiên cứu Trung Quốc. Bài phỏng vấn và lần chụp ảnh cuối cùng với chú (dù không được đăng) vào mùa xuân năm nay. Một hôm, vào cỡ gần cuối năm 2006, ông Dương Danh Dy nhận được cú điện thoại từ thư ký nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Người thư ký nói rằng ông Kiệt muốn gặp ông Dy, và đề nghị ông Dy hẹn ngày đến Biệt thự Tây Hồ. Ông Dy không biết lý do ông Kiệt muốn gặp mình, một quan chức ngoại giao cấp trung đã nghỉ hưu, nhưng vẫn cứ hẹn ngày và đến. Đến nơi, ông mới vỡ lẽ ra rằng ông Kiệt mới đọc xong cuốn Hồi ký Trần Quang Cơ, và muốn hỏi ông Dy, một chuyên gia về Trung Quốc của Bộ Ngoại giao, xung quanh cuốn hồi ký này. Nhà báo Huỳnh Phan: Lần đầu tiên gặp ông Võ Văn Kiệt, câu nói đầu tiên ông nói với ông Kiệt là gì? Ông Dương Danh Dy: Tôi nói với ông Kiệt rằng chính tôi là người đưa cuốn hồi ký của nguyên Thứ trưởng Trần Quang Cơ lên mạng. Ông Cơ rất thân với tôi, và sau khi hoàn thành xong hồi ký, ông đã đưa nó cho tôi đọc. Cuộc nói chuyện ở Biệt thự Tây Hồ kéo dài bao lâu, và chủ yếu nói về chuyện gì? Kéo dài tới 2 tiếng. Chủ yếu xung quanh chuyện ngành ngoại giao, và cá nhân Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đã làm trong thời gian Việt Nam bị cấm vận, và cố gắng thoát khỏi điều đó, trong đó có việc rút quân khỏi Cămpuchia, đặc biệt là nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Nói chung là những điều đã được cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ ghi lại. Nhưng quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là do phía Đảng tiến hành cơ mà? Ông Kiệt cũng đặt vấn đề như vậy. Tôi có giải thích rằng sau cuộc gặp của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Từ Đôn Tín, phía Trung Quốc đã không muốn tiếp xúc để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam qua con đường ngoại giao, vì Tín cho rằng quan điểm của Bộ trưởng Thạch quá cứng rắn. Và Trung Quốc đã phát tín hiệu, qua cuộc gặp bí mật với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, về việc phải mở ra một kênh khác – đó là Ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Và mọi chuyện như anh đã biết. Thực ra ông Thạch có chống lại bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc không? Tôi có giải thích với ông Kiệt rằng là một nhà ngoại giao lão luyện, ông Thạch biết bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ mở ra đột phá khẩu phá thế bao vây cấm vận. Nhưng quan điểm bình thường hóa của Bộ trưởng Thạch là phải bình đẳng, coi trọng độc lập tự chủ của Việt Nam, và Trung Quốc không thích thế. Cũng chính vì vậy, trong cuộc gặp Thành Đô quyết định bình thường hóa, không có mặt Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Tôi cũng nói để ông Kiệt biết rằng, ngay thời TBT Lê Duẩn, ông Thạch đã đề nghị bỏ Điều 1 trong Hiến pháp 1980 coi Trung Quốc là kẻ thù số 1, và năm 1984 ông lại đề nghị bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Cả hai lần TBT Lê Duẩn đều rất giận dữ với đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Hồi đó, tôi nghe thông tin nói rằng người ta đồn ông Nguyễn Cơ Thạch có tư tưởng thân Mỹ. Không hiểu ông Kiệt có hỏi chuyện đó không? Có. Và tôi giải thích rằng việc ông Thạch thành lập nhóm nghiên cứu ở Bộ Ngoại giao chuyên tìm hiểu về chống lạm phát ở nước ngoài, vì ở Việt Nam, và phe XHCN nói chung, đâu có kinh nghiệm chống lạm phát. Việc ông đọc nhiều sách nước ngoài, trong đó có Paul Samuelson (người đoạt giải Nobel năm 1970 về kinh tế học) và truyền bá chúng cũng giúp cho Việt Nam có thêm tư liệu về kinh tế thị trường mới khai sinh ở Việt Nam. Ông Thạch là người chỉ tôn trọng lợi ích của Việt Nam chứ không thân Mỹ gì cả, dù ông đã tìm mọi cách để bắt mối với phía Mỹ nhằm xóa bỏ cấm vận với Việt Nam. Sau khi nghe ông giải thích mọi điều, ông Kiệt nói gì? Ông Kiệt nói "bây giờ tôi mới hiểu rõ ngành ngoại giao đã làm gì trong giai đoạn đó, và anh Nguyễn Cơ Thạch là người như thế nào". Ngừng lại một chút, ông Kiệt trầm giọng lại, nói "hôm nào gặp Phạm Gia Khiêm (lúc đó là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) tôi sẽ nói với Khiêm là nên chú ý đến Phạm Bình Minh (lúc này là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao). Xin hỏi ông một câu cuối. Nếu ông Nguyễn Cơ Thạch ở lại tiếp tục sau Đại hội VII, ông sẽ làm gì? Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch hồi đó thách thức 2 vị trí: tổng bí thư và thủ tướng. Xin cám ơn ông. Phạm Đình Trọng MỘT CHÍNH QUYỀN QUÁI GỞ Người dân lương thiện nặng lòng với vận mệnh đất nước, chỉ đơn độc, lặng thầm và ôn hòa bộc lộ chính kiến trên Facebook và tham gia biểu tình đòi giữ gìn môi trường trong lành của đất nước thì bị tòa án nhà nước cộng sản kết tội lật đổ chính quyền nhân dân và bị tuyên án 14 năm tù dù không có bất cứ bằng chứng nào về tội lật đổ. Cả một đám thanh niên hư hỏng xài ma túy bị ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu thì lập tức phó chủ tịch Hà Nội kéo cả bộ sậu một đám giám đốc sở, giám đốc Y tế, giám đốc Lao động Thương binh Xã hội vội vã đến bệnh viện, vồ vập, ân cần, trìu mến thăm hỏi. Đứng trước tuổi trẻ bệnh hoạn ma túy, đám quan chức cộng sản khép nép cung kính như đứng trước những anh hùng thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ rồi tay nâng phong bì, thân thiết kính tặng tiền, khuyến khích lớp trẻ cứ ném tuổi trẻ huy hoàng vào ma túy. Cứ ma túy đi, đừng đòi dân chủ, nhân quyền. Cứ ma túy đi, đừng quan tâm đến biển Đông của tổ tiên ta đang bị giặc Tầu chiếm đoạt, đang hàng ngày bắn giết dân ta đánh cá trên biển của ta. Cứ ma túy đi, đừng bận tậm đến tâm hồn Tàu, tư tưởng nô lệ Tàu đang sai khiến quan chức nhà nước cộng sản. Cứ ma túy đi, đừng lo ngại hàng hóa Tàu đang giết chết nền kinh tế Việt Nam, đang đầu độc con người Việt Nam. Cứ ma túy đi, đừng băn khoăn gì về lũ giặc Tàu đang ồ ạt đổ vào nước ta, đang làm chủ nhiểu vùng lãnh thổ đất nước ta, đang nghênh ngang mặc áo in hình lưỡi bò đi trên đường phố ta. Cứ ma túy đi hỡi tuổi trẻ anh hùng của thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ. Tuổi trẻ cứ say ma túy đi để nhà nước cộng sản rảnh tay đưa cả giống nòi Việt Nam vào nô lệ Tàu Cộng. Một chính quyền quái gở của lịch sử Việt Nam Viet Daonv Pham | ||
Tổng thống Trump chia buồn trước tin Chủ tịch Việt Nam qua đời Posted: 22 Sep 2018 07:33 AM PDT Tổng thống Mỹ Donald Trump thay mặt người dân Mỹ gửi lời chia buồn tới gia đình của Chủ tịch Trần Đại Quang và người dân Việt Nam khi hay tin nhà lãnh đạo này qua đời hôm thứ Sáu ở tuổi 62. "Chủ tịch Quang là một người bạn tuyệt vời của Hoa Kỳ," ông Trump nói trong một thông cáo đăng trên website của Nhà Trắng hôm thứ Sáu. "Ông ấy đã niềm nở tiếp đón tôi trong chuyến thăm nhà nước lịch sử của tôi đến Hà Nội vào tháng 11 năm 2017, và tôi biết ơn cam kết cá nhân của ông ấy làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam." "Chúng tôi sẽ không chóng quên đi những đóng góp của ông ấy cho hòa bình, an ninh, và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay tiếng nói của ông ấy đại diện Việt Nam như một quốc gia tự hào và độc lập trên vũ đài thế giới," ông Trump nói tiếp. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu cũng nói họ "hết sức đau buồn" về sự ra đi của ông Quang. "Chủ tịch Quang là một người ủng hộ mạnh mẽ quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, giúp thăng tiến quan hệ đối tác song phương của chúng ta lên tầm cao mới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, những lợi ích chung, và mong muốn chung là thúc đẩy hòa bình, an ninh, và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert nói trong một thông cáo phát đi hôm thứ Sáu. "Chúng tôi tôn vinh di sản của ông và tiếc thương sự ra đi của ông cùng với gia đình ông và những người bạn của chúng tôi, người dân Việt Nam." Ông Quang được đưa vào bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào chiều ngày thứ Năm và qua đời khoảng 10 giờ 5 phút sáng ngày thứ Sáu sau khi rơi vào tình trạng hôn mê hoàn toàn, truyền thông trong nước đưa tin. Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Nguyễn Quốc Triệu được báo chí trong nước dẫn lời nói ông Quang được phát hiện "mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại" từ tháng 7 năm ngoái và đã sang Nhật Bản sáu lần để chữa trị. Theo luật Việt Nam, sau khi chủ tịch nước qua đời, phó chủ tịch nước sẽ lên nắm quyền cho tới khi Quốc hội bầu ra chủ tịch mới. | ||
Chỉ vẽ lại bản đồ Thủ Thiêm các quan chức đã chia nhau 12 tỷ USD Posted: 22 Sep 2018 07:31 AM PDT Hiến đất Một người Pháp kể chuyện gặp một ông VN ở Thụy sĩ. Ông này quê mùa, ăn uống nhồm nhoàm, nói lớn như giữa chợ, trong một khách sạn sang trọng khiến mọi người khó chịu, nhưng khách sạn hết sức chiều chuộng. Vì là khách sộp, uống rượu đắt tiền như uống nước lã. Mua sắm loạn cào cào, thí dụ mua một cái đồng hồ Philippe Patek gần 200 ngàn dollars, như ta mua một ký khoai tây. Anh bạn hỏi: nghe nói VN là một xứ nghèo, tiền bạc đâu ra khủng khiếp như vậy? Rất khó giải thích cho những người bình thường chuyện VN.
Hồi Eltsine nắm quyền, tư hữu hoá nước Nga, bán đổ bán tháo các cơ sở quốc doanh cho bè đảng, người ta kể chuyện một ông mafia đỏ, mua được một khu thương mại, băng qua đường, bán lại cho người khác đang chờ sẵn, với giá gấp 100 lần giá mua. Và mua bằng tiền lèo, do ngân hàng… nhân dân, cũng là phe cánh ký giấy, hứa cho vay. Nghe chuyện, bán tín bán nghi, nghĩ chắc người ta cũng phóng đại đôi chút. Ngày nay, thấy VN còn bỏ xa chuyện làm ăn vặt ở Nga. Đúng là "top" thế giới, như các quan chức vẫn khoe khoang. Lấy thí dụ Thủ Thiêm. Chỉ cần quen thằng vẽ bản đồ, mua vài mảnh đất (bà Ngân nói dân… hiến đất), hôm trước hôm sau có thể mua vài cái Philippe Patek tặng bạn bè. Một thước vuông đất xây cất, gọi là đất đô thị, bồi thường 2 triệu đồng, bán giá thị trường 70 triệu, gấp 35 lần giá vốn. Một thước vuông đất nông nghiệp, mua 200 ngàn, bán 28 triệu, gần 150 lần giá vốn. Ngon nhất là được dân thương, "hiến" với giá nông nghiệp, bán với giá đô thị, 350 lần giá vốn. Để so sánh, bạn để tiền trong quỹ tiết kiệm, mỗi năm lời trên dưới 1%. Đầu tư có thể lời hơn, 5 hay 6,7 % nhưng cũng có thể mất cả chì lẫn chài. Một tờ báo tính chỉ cần vẽ lại bản đồ, các quan chức Thủ Thiêm đã chia nhau 12.000.000.000 (12 tỷ) dollars. Bạn có tưởng tượng nổi 12 tỷ dollars mặt mũi nó như thế nào không? Chỉ tưởng tượng, chúng ta cũng không làm nổi, trong khi họ thực sự chia nhau. Có những người sống ở một thế giới khác với thế giới của người thường. Một xã hội thiên đường như vậy, quả thực rất đáng hy sinh hàng triệu sinh mạng để xây dựng và bảo vệ. Một cuộc thăm dò cho biết đa số người Pháp không hình dung nổi một triệu Euros nó như thế nào. Nếu thăm dò ở VN, chắc con số đó rút xuống, còn 100 ngàn hay 10 ngàn dollars. Mười hai tỷ… Tôi loay hoay tính mãi chưa ra: 12 tỷ dollars mua được bao nhiêu cái đồng hồ Philippe Patek. Chưa nói tới sửa được bao nhiêu cái trường học chuồng bò, mua được bao nhiêu sợi dây cho các cháu lội qua sông đi học. Từ Thức (FB Từ Thức) | ||
Việt Nam và những con số đầu tư Trung Quốc Posted: 22 Sep 2018 07:28 AM PDT Bàn về đầu tư Trung Quốc và Việt Nam thì có thể thành cả một luận án và ắt sẽ có nhiều điểm trùng lập với các tham luận khác ở Hội thảo. Mặt khác, liên quan đến Trung Quốc và tài nguyên, vấn đề nổi cộm nhất là các dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng và Đăk Nông, đã có rất nhiều phân tích, bài viết, đặc biệt của cộng đồng mạng, cho nên ở đây chỉ có thể tóm tắt một số điểm chính. Một điều cần nêu lên là những thông tin chính thức rất ít, sơ sài và chung chung, để tìm hiểu phải kết hợp, đối chiếu nhiều nguồn khác nhau, khi có sai biệt khó truy tìm được gốc để kiểm chứng. Như một nhà phân tích nhận xét, trong một công trình nghiên cứu về vai trò đầu tư khaithác tài nguyên của Trung Quốc trong vùng sông Cửu Long. Các hệ thống kinh tế và quản lý hành chính trong ba nước [Đông Nam Á] tuy đã có nhiều tiến bộ song vẫn thiếu trong suốt. Thông tin ít ỏi về những thành phần Hên quan đến đầu tư và về quy trình đầu tư, và các tài liệu cần thiết như bản đánh giá tác động lên môi trường không được công bố khiến công việc nghiên cứu hết sức khó khăn".Cho đến giữa năm 2006, Trung Quốc có 377 dự án đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, với 795,6 triệu USD vốn đăng ký, đứng hạng 15 trên 74 nước đã đầu tư ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cuối tháng 6.2010, đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt 2,92 tỷ USD nhưng vẫn đứng thứ 15 trên tổng số 91 nhà đầu tư nước ngoài, và chỉ bằng một phần bảy của kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước là 22 tỷ USD cuối năm 2009. Tuy so với đầu tư từ các nước châu Á khác như Nhật và Đài Loan, đầu tư từ Trung Quốc không cao nhưng vì những dự án lớn tập trung vào khai thác tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản, nên vai trò của Trung Quốc trong thực tế lớn hơn so với những con số tương đối khiêm tốn trên. Việt Nam là một nước giàu tài nguyên, với trữ lượng hàng đầu trên thế giới cho một số khoáng sản như phosphat, bauxite, volfram và đất hiếm. Những mỏ dầu, than, vàng, đá quý, đồng, kẽm, thiếc, cromit, mangan, titan, than chì (graphite) đều có thể được khai thác cho lợi nhuận. Hơn 50% xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là nguyên liệu thô hoặc bán chế (semi-processed), và là 20% của tổng số xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê chính thức, trị giá xuất khẩu than Việt Nam sang Trung Quốc là 595 triệu USD năm 2006, nhưng con số này không kể số lượng không nhỏ than xuất khẩu lậu. Cho đến năm 2000, phần lớn các hoạt động khảo sát, sản xuất và mậu dịch khoáng sản là do các công ty quốc doanh như Tổng công ty Than Việt Nam. Từ năm 2000, các công ty nước ngoài, kể cả của Trung Quốc, tham gia khảo sát những khoáng sản có nhiều triển vọng như đồng và bauxite. Theo thống kê của WTO, Việt Nam chỉ đứng hạng 30 trong danh sách các nước cung ứng tài nguyên cho Trung Quốc năm 2008 với 2,28 tỷ USD và thị phần 0,69%, tuy châu Á tính chung là nguồn cung ứng lớn nhất của Trung Quốc, với 109,33 tỷ USD và thị phần 33%. Ba nước châu Á cung ứng chính của Trung Quốc là Ấn Độ (hạng 7), Nam Hàn (hạng 8) và Nhật (hạng 9), với kim ngạch tính chung là 42,2 tỷ USD và thị phần chung 12,74%. Những con số khiêm tốn về đầu tư Trung Quốc cho Việt Nam hiện nay một phần là vì đa số nguyên liệu xuất khẩu dưới dạng thô hay ít chế biến, một phần vì những đầu tư khai thác khoáng sản của Trung Quốc ở Việt Nam còn phôi thai, nhưng chắc chắn sẽ tăng lên nếu những dự án như bauxite ở Lâm Đồng và Đăk Nông tiếp tục được triển khai. Những tác hại của hai dự án này về nhiều mặt – môi trường, kinh tế, xã hội, và cả an ninh quốc gia – đã được trình bầy rất rõ ràng và thuyết phục từ mấy năm nay bởi nhiều người tâm huyết trong và ngoài nước, với hiệu quả thế nào ai cũng thấy, không cần phải nhắc lại ở đây. Song, cũng phải nói lên điều này: thực trạng Việt Nam còn đáng đau buồn hơn nữa nếu so sánh với một nước trong khu vực. Dưới áp lực của công luận, tháng 4 năm nay, Malaysia giao cho một nhóm 10 chuyên gia của Tổ chức Nguyên tử lực Quốc tế IAEA đánh giá tác động lên môi trường của dự án nhà máy xử lý chế biến đất hiếm của công ty Australia Lynas gần Kuantan, thủ đô của tiểu bang Pahang. Cuối tháng 6, ngay sau khi nhận được bản báo cáo của các chuyên gia, chính quyền Malaysia họp báo, công bố chính thức, và sau đó toàn bộ văn kiện được đưa lên trang mạng của IAEA. Cùng lúc, Malaysia yêu cầu Lynas phải tuân thủ các khuyến cáo, trả lời thoả đáng 10 vấn đề được nêu lên trong báo cáo trước khi được cấp giấy phép đi vào hoạt động, khiến dự án coi như sẽ bị đình hoãn ít nhất từ 6 tháng đến một năm. Sự phản kháng của dân chúng đối với Lynas cũng khiến chính quyền Malaysia huỷ bỏ giác thư đã ký kết với công ty CVM Minerals Ltd của Hồng Kông về việc khảo sát và khai thác các mỏ đất hiếm ở tiểu bang Perak. Thật ra thì Thủ tướng Najib Razak cũng rất muốn thu hút thêm đầu tư nước ngoài nhưng sợ lại càng mất phiếu sau khi liên minh của ông đã thua nặng trong những cuộc bầu cử năm 2008. Đầu năm 2010, ông cũng huỷ bỏ dự án nhà máy nhiệt điện dùng than của công ty điện lực nhà nước Tenaga trong bang Sabah ở Bomeo trước sự phản đối về hậu quả của dự án lên môi trường. Biết nghe ý dân, tuy chủ yếu là để khỏi mất ghế, cố gắng trung thực và trong suốt (đánh giá tác động lên môi trường do chuyên gia độc lập thực hiện và có thể được truy cập dễ dàng), như thế là tiến bộ. Trong khi đó, ở Việt Nam, công luận bị trấn áp, bản đánh giá tác động lên môi trường thì do chính công ty đầu tư Vinacomin làm, có khác gì học sinh đi thi tự chấm điểm lấy, và đã mấy ai được thấy nó ở đâu, ra sao. Bài học từ một nước chưa hẳn là điển hình dân chủ lại càng làm tủi thêm cho Việt Nam. Bài viết có thể bạn quan tâm: | ||
TRẬN 8/9/1985 TẠI KHU VỰC ĐỒI ĐÀI, C 10- E 881- F 314 VÀ QUÂN TRUNG QUỐC QUẦN NHAU ĐẾN KIỆT SỨC Posted: 22 Sep 2018 01:16 AM PDT Tôi quen CCB Nguyễn Lan qua các cuộc giao tiếp mạng. Khi tôi đưa lên Fac thông tin về cuốn sách viết về đề tài Vị Xuyên đã được chấp nhận, Nguyễn Lan là một trong những người thiết tha, sốt sắng kết nối với tôi ngay, anh muốn tôi viết về cuộc chiến mà anh đã tham gia… Nguyễn Lan quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, cách đây hơn tuần, Lan đã hẹn gặp tôi tại Hà Nội, nhân anh đưa con về nhập học Trường đại học Bưu Chính Viễn thông. Hôm đó trời mưa nên Nguyễn Lan không gọi điện được cho tôi, mặc dù tôi đã cung cấp số điện thoại trước đó và hẹn khi nào qua Hà Nội nhớ gọi cho tôi… Nguyễn Lan nguyên là lính của Đại đội 20 Trung đoàn 881, Sư 314. Mặc dù quê ở Vĩnh Tường nhưng hiện vợ chồng con cái lưu lạc lên Xín Mần Hà Giang để kiếm sống bằng nghề gia truyền, nghề thợ rèn… CCB Nguyễn Lan đang rèn dao... Qua những giao đãi, trò chuyện với tôi, tôi cảm nhận được Nguyễn Lan là một trong số đông những người lính, những cựu chiến binh mà mảnh đất Vị Xuyên, Hà Giang đối với họ đã trở nên một phần đời gắn bó như máu thịt, không thể nào quên. Do vậy, khi ai đó nhắc đến Vị Xuyên, Hà Giang, nhắc tới cái cuộc chiến mà một thời họ đã sẻ chia từng hơi thở, từng giọt mồ hôi và máu vì mảnh đất xa xôi miền biên cương này của tổ quốc, những ký ức chiến trận đã khơi dậy, bừng cháy trong họ giống như ngọn lửa đã từng ủ kín bấy lâu trong long họ. Đó là những năm tháng mà họ có quyền tự hào về những hy sinh, chịu đựng khi họ gánh vác trọng trách bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Trò chuyện với tôi qua mạng, tôi để ý chỉ thấy tai mà không thấy mặt Nguyễn Lan. Mãi một lúc sau anh mới thanh minh: em bị đạn pháo Vị Xuyên nên hỏng mất một tai, thành ra phải nghiêng máy về một tai để nghe cho rõ… Lan kể, hồi đó có rất nhiều lính trẻ không chịu đựng được hy sinh, gian khổ đã đào ngũ. Riêng Lan là lính trinh sát đặc công, thường được cử đi phối thuộc với các đơn vị nơi xảy ra chiến sự ác liệt, anh có khả năng và điều kiện bỏ trốn bất cứ lúc nào nhưng anh đã không trốn mà bám trụ lại Hà Giang cho tới khi được ra quân… Nguyễn Lan là một trong những CCB luôn thiết tha, thúc dục tôi phải viết cho được cái gì đó để ghi lại cho họ những khoảng khắc chiến đấu ngoan cường, hy sinh anh dũng của các anh và đồng đội…Và tôi gợi Nguyễn Lan kể. Lan kể với tôi cái trận 8/9/1985… Đó là chiến dịch Trung Quốc mở một trận đánh lớn, vào đầu tháng 9/1985. Lúc đầu 2 bên thỏa thuận ngững bắn vì đây là dịp quốc khánh của Việt Nam. Thế nhưng bất ngờ, ngày 5/9 Trung Quốc bắt đầu nổ súng và tấn công ta ác liệt… Hàng ngày, ngay từ 5 giờ sáng, Trung Quốc đã cho pháo bắn dồn dập khắp toàn tuyến để nghi binh không cho biết mũi chính. Lan là lính trinh sát của đại đội đặc công số 20, được giao phối thuộc với Đại đội C 10 chốt chặn, bảo vệ khu vực Đồi Đài, một cao điểm nằm ở khu vực ngã ba Thanh Thủy…Do pháo bắn dồn dập và dày đặc nên liên lạc hữu tuyến bị cắt đứt còn vô tuyến thì bị nhiễu sóng thậm tệ do Trung Quốc phá… Theo thông tin sau này, Nguyễn Lan được biết: Để đánh bật quân ta tại các điểm đồi Đài, và đồi cô X. Trung Quốc tập trung một trung đoàn và đánh theo chiến thuật "sóng vỗ bờ" thay cho chiến thuật biển người…Khu vực đồi Đài, phía ta bố trí một đại đội chốt giữ… Trong hồi ức của Trung đoàn trưởng 881, F 324 Nguyễn Nhỡ, ông viết:"Ở đồi Đài, do đồng chí Vũ Văn Nghệ, Đại đội trưởng và đồng chí Trương Công Hoà, Chính tri viên Đại đội 10, Tiểu đoàn 6 chỉ huy, có nhiệm vụ phòng ngự bảo vệ vững chắc đồi Đài, đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của đối phương. Một trung đội bố trí ở phía trước đồi Đài, còn gọi là trung đội tiền tiêu, một trung đội ở giữa trên đỉnh đồi Đài, một trung đội ở phía Đông đồi Đài hướng ra Quốc lộ 2. Hai khẩu đại liên, một khẩu bố trí hướng ra đồi Cây Chuối, một khẩu bố trí hướng Quốc lộ 2. Hai khẩu cối 60 ly bố trí ở đồi Đá Pháp 1 cùng hai khẩu cối 60 ly của Đại đội 9…" Bắt đầu từ ngày 5/9/1985, từ sáng đến chiều, quân Trung Quốc hết đợt này đến đợt khác thay nhau lên tấn công, mỗi lần chúng cho 1 tiểu đội lên, hết đợt này đến đợt khác nhằm đánh bật quân ta đang chốt giữ điểm cao này. Nhưng ác liệt nhất là ngày 8/9/1985. Tới xế chiều, do phải liên tục quần nhau với các đợt tấn công của quân Trung Quốc, quân ta dần hết đạn, mỗi khẩu chỉ còn vài viên còn lựu đạn thì mỗi người chưa đủ một quả. Tiểu đoàn phó trực tiếp chỉ huy đại đội 10, điện cho Trung đoàn trưởng Nguyễn Nhỡ cho rút lui nhưng đã không được chấp thuận. Lệnh của Trung đoàn còn một người cũng phải bảo vệ chốt. Nếu hết đạn thì dùng lê, báng súng đánh giáp lá cà, đẩy lui quân Trung Quốc, không được phép rút… Mặc dù tinh thần quân ta có phần chùng xuống nhưng rồi cả đại đội của Nguyễn Lan vẫn bám trụ và chuẩn bị phương án dùng lê và báng súng quyết chống lại quân Trung Quốc, nếu chúng tiếp tục tràn lên tấn công…Rất may là xế chiều, khi đạn và lựu đạn bên ta đã cạn thì phía bên Trung Quốc, chắc do thương vong nhiều và cũng có thể do chúng cũng đã kiệt sức nên thôi không tấn công nữa. Nếu Trung Quốc quyết liệt tấn công với ưu thế hỏa lực thì chắc ta khó giữ được và chấp nhận hy sinh vì chốt tới người cuối cùng. Đây là trận đánh nhớ đời của Nguyễn Lan kể cho tôi và nhờ tôi ghi lại … Xưởng rèn các công cụ lao động, ai qua Xín Mần nhớ ghé mua cho hàng của 1 CCB từng một thời sống chết với Vị Xuyên... Trận đó phía ta hy sinh không nhiều, ngày 5 hy sinh năm, sáu người, còn sau đó ta có kinh nghiệm nên không nhô người, chỉ nằm ngửa ra chiến hào, giơ súng lên nhả đạn nên số hy sinh ít dần, chỉ bị thương thì nhiều. Còn phía Trung Quốc chắc chết nhiều hơn nên không chiếm được cao điểm của ta. Còn theo Nguyễn Lan thì trận 8/9/1985 mà anh tham gia chưa phải là trận điển hình. Theo đồng đội kể lại, trước đó năm 1984, có trận Trung Quốc dùng pháo binh và bộ binh đánh dã man cao điểm 6 A và 6 B suốt 12 ngày đêm liền. Quân ta hoàn toàn bị vây hãm kiệt sức và thiếu đói nhưng vẫn không để mất chốt. Nguyễn Lan nhắc tôi nhớ tìm những cựu chiến binh tham gia trận này để họ kể lại cho mà viết… Phạm Viết Đào ghi | ||
TÔI VẪN NHỚ ƠN CHÍNH KIẾN CỦA CHỦ TỊCH TRẦN ĐẠI QUANG Posted: 21 Sep 2018 04:58 PM PDT Phạm Viết Đào. Tôi không có ý định kể lại chuyện này, nhưng hôm nay khi Chủ tịch Trần Đại Quang đã trở thành người thiên cổ, tôi thấy cần phải viết ra câu chuyện riêng này của tôi liên quan tới ông khi ông đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an… Tôi kể lại câu chuyện này như một nén tâm nhang, một lời phân ưu chân thành gửi tới thân nhân của Chủ tịch Trần Đại Quang. Tôi bị bắt ngày 13/6/2013, sau 7 ngày, tức ngay 19/6/2013, tôi được tổ chuyên án đưa lên 87 Trần Hưng Đạo, trụ sở Công an Hà Nội để gặp Đại tá Nguyễn Đức Chung, lúc đó ông chưa được phong Tướng tại phòng làm việc của Sở CAHN. Tiếp tôi, một người vừa bị bắt ngoài tổ chuyên án còn có 1 đại tá không thấy đeo biển tên nên tôi không nhớ. Cuộc tiếp diễn ra quãng 1 giờ đồng hồ và tôi chỉ nêu 1 tình tiết liên quan tới ông Trần Đại Quang, thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Công an… Sau khi nghe tôi trình bày, thuyết phục Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung và tổ chuyên án rằng: những vi phạm trong các bài viết của tôi chỉ ở mức hành chính, chứ chưa tới mức hình sự. Tôi nhận lỗi vi phạm hành chính và chính thức qua Giám đốc CA Hà Nội gửi lời cải chính xin lỗi tới một vài cơ quan, cá nhân mà các bài viết của tôi vô ý xúc phạm… Sau khi nghe tôi trình bày, Đại tá GĐCA Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, đại ý: Việc của anh tôi đã trực tiếp báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và theo GĐ Nguyễn Đức Chung thì ông Trần Đại Quang đồng ý với CA Hà Nội sẽ xử lý hành chính đối với các bài viết trên blog của tôi… Giám đốc CA Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn giải thích thêm: Tôi chịu khó đợi vài ngày để CAHN làm việc với cơ quan kiểm sát; Mặc dù tôi bị bắt khẩn cấp và khi bắt không có lệnh phê chuẩn của Viện kiểm sát TP Hà Nội… Tôi biết điều này nhưng không chống lệnh bắt vì CA Hà Nội đưa 1 trung đội, quãng gần 30 người ập vào nhà tôi nên tôi một kẻ " trói gà không chặt" có chống cũng vô ích… Thế nhưng, sau 9 ngày tạm giam theo luật định, tôi đã không được thả như lời hứa của GĐ CA Hà Nội và ý kiến đồng thuận của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang. Qua vụ này của tôi để thấy: Viết bắt giữ kết án đối với những người viết blog không do Bộ trưởng Bộ Công an toàn quyền quyết định… Sau này, khi làm việc với điều tra viên, theo anh này cho biết: CA Hà Nội, trong đó cá nhân Giám đốc Nguyễn Đức Chung đã 3 lần tìm cách để tôi tại ngoại nhưng đều không thành do vướng phải 1 công văn trả lời của văn phòng Chính phủ… Tôi còn nhớ, trong buổi tiếp tôi, GĐCA Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã gửi cho tôi danh thiếp của cá nhân ông, hiện tôi đang giữ và đề nghị tôi: Sau khi tôi được tự do, tôi có thể gọi điện cho ông 24/24 g trong ngày… Còn 1 anh trong tổ chuyên án khi đưa tôi trở về trại thì nói vui: Khi được tự do thì đừng rình lấy đá ném anh ta vì nhà anh ta gần nhà tôi…Tôi cười: tôi là nhà văn, tôi chỉ có thể ném bằng con chữ thôi… Mặc dù được ông Nguyễn Đức Chung gợi ý, nhưng sau khi ra tù tôi cũng không tìm cách liên hệ với ông qua điện thoại, mặc dù hiện tôi đang vướng một việc cần sự can thiệp của ông… Hiện tôi đang theo đuổi vụ kiện Giám đốc Sở Lao động Thương binh xã hội Hà Nội đã đồng lõa với Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội cắt 15 tháng lương hưu của tôi trong thời gian chịu án phạt tù. Tôi đã làm đơn gửi tới Tòa hành chính Hà Nội chứng minh: Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nôi cắt lương hưu của tôi là hành vi vi hiến, vi phạm Bộ luật Tố tụng hình sư, Luật Hình sự, Luật Bảo hiểm, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật... Vụ án do tôi khởi kiện dây dưa từ 2014 tới này chưa xử được do Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tìm cách dây dưa lẩn trốn, không chịu ra Tòa mặc dù họ đang chiếm giữ phi pháp 15 tháng lương hưu của tôi… Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội là người dưới quyền quản lý trực tiếp của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Giám đốc CA Hà Nội, người đã trao tôi danh thiếp và gợi ý nếu cần có thể gọi điện cho ông 24/24 giờ trong ngày… Nhân ngày tang tóc của gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tôi muốn kể lại chuyện này bày tỏ chút ân tình với thái độ, chính kiến của ông Trần Đại Quang trong vụ tôi bị bắt và bị xử phạt tù 15 tháng tù. Tôi kể lại chuyện này như một nén tâm nhang gửi tới gia quyến Chủ tịch Trần Đại Quang./. P.V.Đ. | ||
GIAI THOẠI VỀ CHUYỆN TBT GIANG TRẠCH DÂN ĐẦU ĐỘC CHỦ TỊCH LÊ ĐỨC ANH VÀ XỎ XIÊN TBT ĐỖ MƯỜI Posted: 21 Sep 2018 04:05 PM PDT (Theo tư liệu của GS Pháp Trần Đại Sỹ)… …Tháng 7 năm 1997, TBT Đỗ Mười và TT Võ văn Kiệt đã gặp Giang Trạch Dân Bắc Kinh. Để hàn gắn vết thương chiến tranh, lãnh đạo 2 nước đã thỏa thuận: báo chí 2 nước thôi không nhắc tới cuộc chiến tranh Trung Quốc lấn chiếm biên giới Việt Nam… Trong cuộc gặp Đỗ Mười, Giang là người có học, thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi ý rất văn hoa, lại ưa xen vào các câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ, câu từ khác với cách trình bày « dùi đcụ chấm mắm cáy » kiểu Đỗ Mười… Trong một bữa chiêu đãi, Giang nói móc Đỗ Mười do biết Đỗ Mười xuất thân làm nghề hoạn lợn: "Lợn Trung Quốc không to béo bằng lợn Việt Nam, vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn VN hầu hết là lợn thái giám nên to lớn"… Đỗ Mười biết bị Giang chơi xỏ, căm lắm. Trong lúc hai bên nâng ly, Giang ứng khẩu đọc hai câu thơ : Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu. (Đề Tam Nghĩa tháp-Lỗ Tấn) Thông dịch viên dịch lại cho Đỗ Mười nghe nghĩa đen như sau: "Sau khi trải qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn. Hôm nay, gặp lại nhau, cười một cái, mới hiểu rõ ai là bạn ai là thù". Khi về khách điếm, các cố vấn giảng giải thâm ý của Giang Trạch Dân về 2 câu thơ trên của Lỗ Tấn ngầm có ý đe dọa. Câu thứ nhất: Hãy coi gương của Lê Đức Anh. Anh bị méo miệng, một mắt nhắm không được. Bán thân bất toại. Điều này thể hiện, hàm nghĩa trong câu 1 có chữ: Độ là bến đò. Tận là hết. Kiếp tiếng nhà Phật là tai vạ. Huynh là Anh. Nghĩa là thằng Anh bị tai vạ hết kiếp… Câu thứ hai: Bây giờ gặp nhau ở đây, tao cười một tiếng để chúng mày biết cái tội lấy oán trả ân… Mười nghe giảng xong lo sợ, nửa tin, nửa ngờ, dò hỏi Lê Đức Anh bị đánh thuốc độc từ bao giờ? Bọn tùy tùng cho biết: Cách đây mấy năm, Lê Đức Anh với Võ Văn Kiệt sang Quảng Đông họp. Trong dịp đó Anh được tặng một cái áo. Chính cái áo có tẩm nước hoa đã làm cho Anh bị xuất huyết não, thành bán thân bất toại. Mười nhớ lại, không những Lê Đức Anh mà Đào Duy Tùng, Lê Mai đều bị đầu độc cùng một kiểu như thế cả… Tin thêm về việc Trung Quốc giải độc cho Lê Đức Anh : Theo một ông bạn công tác tại Bộ Ngoại giao cho biết: Sau khi Chủ tịch Lê Đức Anh bị ngã bệnh « bán thân bất toại », Trung Quốc đã cử 1 đoàn chuyên gia y tế sang để cứu chữa. Trong đoàn có 1 bà bác sĩ châm cứu nổi tiếng Trung Quốc, lâu ngày ông bạn quên tên đã giúp phục hồi chức năng cho Chủ tịch Lê Đức Anh… |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét