“Cả nước ngày đầu nới cách ly xã hội, ngàn phương tiện ken kín đường” plus 14 more |
- Cả nước ngày đầu nới cách ly xã hội, ngàn phương tiện ken kín đường
- Ứng dụng Bluezone là gì? Có bắt buộc phải cài hay không?
- Bộ trưởng Tô Lâm: Không thể hạn chế dân nhập hộ khẩu vào Hà Nội, TP. HCM
- Những người nhiễm Covid-19 chữa mãi chưa khỏi
- Đằng sau đe dọa 'hủy diệt tàu Iran' của ông Trump
- Ra điều kiện 'xuất' khẩu trang y tế, lo tái diễn lùm xùm mặt hàng gạo
- Người nghèo bật khóc ở siêu thị 0 đồng Sài Gòn
- Thế giới hậu Covid-19 – Phần 4
- Nới cách ly, các hãng bay trong nước đồng loạt tăng chuyến
- Ông chủ 'ATM gạo' nhận sai, xin lỗi cô gái áo đen vào nhận gạo bị từ chối
- Đầu độc rượu ở Thanh Hóa và thứ nước giết người từ mối tình vụng trộm
- Sau đợt nghỉ vì Covid-19, các tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại
- Chợ dân sinh muốn được kẻ vạch, dựng rào cách 2 mét đến hết dịch
- Tin chứng khoán ngày 23/4: Né đại dịch thần kỳ, đại gia Quang Nam nhận trái đắng
- Hà Nội phong tỏa đường chuẩn bị cắt ngọn nhà 8B Lê Trực
Cả nước ngày đầu nới cách ly xã hội, ngàn phương tiện ken kín đường Posted: 22 Apr 2020 07:09 PM PDT Sau khi có phương án nới cách ly, từ sáng sớm nay, phương tiện tấp nập trên nhiều tuyến phố Hà Nội, TP.HCM, hàng loạt hàng quán đã mở cửa trở lại. Tại Hà Nội, trừ 2 huyện Mê Linh và Thường Tín vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng, các quận huyện khác được mở dần các hoạt động kinh tế từ 0h hôm nay. Sáng nay, người dân Hà Nội đổ ra đường tham gia giao thông. Mật độ xe cộ ở một số tuyến đường lớn đông đúc không khác gì ngày chưa có dịch. Trời âm u, se lạnh kèm mưa khiến dòng người đi lại vội vã hơn. Người dân tham gia giao thông đều đeo khẩu trang đúng quy định. Tuy nhiên, việc giữ khoảng cách tại các ngã 3 ngã 4, điểm dừng chờ đèn đỏ khó thực hiện. Cuộc sống tại các tuyến phố đã rộn ràng hơn trước, các cửa hàng thiết yếu được mở cửa.
Nhiều cửa hàng quần áo trên phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm đã mở cửa.
Tại TP.HCM: Từ sáng nay, các hoạt động dần trở lại nhịp sống bình thường, đường phố đông đúc, các hàng quán bắt đầu mở cửa. XEM CLIP:
Sau khi Đà Nẵng được nới giãn cách ly, nhiều cửa hàng bán thức ăn, cà phê... hoạt động trở lại. Tại các bãi biển Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng rất đông người dân đi dạo và tắm biển. Trong khi đó, nhiều nhà hàng, quán nhậu dọc các tuyến đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa mở cửa trở lại. Ông Nguyễn Hữu An, làm việc tại nhà hàng trên đường Võ Nguyên Giáp cho biết, mặc dù cho phép hoạt động lại nhưng vì quy định đón dưới 20 khách và mỗi người cách xa nhau 2m nên rất khó bán. Chính vì thế quán vẫn tiếp tục nghỉ cho đến khi ổn định.
Hải Phòng: Nhiều hàng quán mở cửa trở lại phục vụ khách.
Cần Thơ: Sáng nay các quán cà phê mở cửa trở lại.
Các tỉnh miền Trung:
Nhiều cửa hàng ở TP Vinh (Nghệ An) đã mở cửa kinh doanh trở lại, nhưng khách chưa nhiều; một số cửa hàng vẫn đóng cửa im lìm. Tại một số tuyến đường như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Sỹ Sách, Phan Chu Trinh... lượng người tham gia giao thông đông hơn hẳn những ngày qua.
Quảng Ninh: Sáng nay, đường phố vẫn còn vắng vẻ, nhiều quán ăn sáng vẫn đóng cửa vì nhân viên chưa tới làm sau cách ly xã hội.
Nhóm PV Thời sự Từ 0h đêm nay hàng ăn, trung tâm thương mại Hà Nội mở cửa trở lạiHàng ăn, trung tâm thương mại được mở cửa trở lại nhưng phải có biện pháp phòng chống Covid-19. Trà đá, trà chanh vỉa hè vẫn chưa được hoạt động. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ứng dụng Bluezone là gì? Có bắt buộc phải cài hay không? Posted: 22 Apr 2020 05:47 PM PDT Khi có 1 ca nhiễm mới, chỉ cần vào ứng dụng Bluezone, người dùng sẽ có thể biết ngay mình đã từng tiếp xúc với người này hay chưa. Ứng dụng Bluezone là gì? Bluezone là tên gọi của ứng dụng cảnh báo sớm Covid-19 do Bkav phát triển. Đây là sản phẩm tập hợp trí tuệ từ nhiều nhóm phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam gồm: Memozone, VNPT, MobiFone và Bkav.
Nguyên tắc hoạt động của Bluezone? Bluezone là ứng dụng công nghệ Bluetooth để xác định vùng an toàn trong đại dịch Covid-19. Các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao nhiêu lâu. Đây là công nghệ tối ưu, giúp kiểm soát các tiếp xúc gần trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Nguyên tắc của Bluezone là bảo mật, ẩn danh và minh bạch. Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên điện thoại của người dùng, không chuyển lên hệ thống cũng như không thu thập vị trí của người dùng. Cách sử dụng Bluezone? Người dùng cần tham gia vào cộng đồng Bluezone bằng cách tải về và cài đặt ứng dụng Bluezone. Sau đó, ứng dụng sẽ chạy tự động, người dùng sẽ không phải làm thêm thao tác gì khác.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, khi mọi người có tiếp xúc, ứng dụng trên điện thoại của họ sẽ tự "nói chuyện" với nhau. Nếu phát hiện có sự tiếp xúc gần (trong khoảng cách 2m), thiết bị sẽ tự ghi nhận vào nhật ký. Nếu phát hiện ra một người nhiễm bệnh Covid-19 (F0), dữ liệu của người nhiễm bệnh đó sẽ được nhập lên trên hệ thống, từ đó chuyển xuống tất cả các thiết bị đang sử dụng. Ứng dụng Bluezone trên máy sẽ so sánh dữ liệu của F0 với lịch sử tiếp xúc được ghi nhận từ trước. Nếu phát hiện thiết bị đã từng tiếp xúc với F0 trong thời gian đủ lớn, hệ thống sẽ báo cho người sử dụng về nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh (F1). Khi cơ quan thẩm quyền nhận được dữ liệu của F1, họ sẽ tiếp tục nhập lên hệ thống để cảnh báo các F tiếp theo. Bạn đọc có thể tải về và cài đặt Bluezone theo hướng dẫn của VietNamNet.
Bluezone có bắt buộc phải cài đặt không? Khi có 1 ca nhiễm, chỉ cần vào Bluezone là bạn có thể biết ngay mình đã từng tiếp xúc với người này hay chưa. Càng nhiều người cài đặt Bluezone thì độ chính xác sẽ càng cao. Ứng dụng Bluezone sẽ giúp khoanh vùng chính xác những người tiếp xúc, hạn chế những người cần phải đi cách ly, thay vì phải cách ly hàng nghìn người khi phát hiện 1 ca nhiễm bệnh. Việc cài đặt ứng dụng Bluezone không bắt buộc. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Bộ TT&TT và Bộ Y tế, người dân nên cài đặt Bluezone để tự bảo vệ bản thân và cộng đồng. Trọng Đạt Ra mắt ứng dụng Bluezone giúp xác định người nghi nhiễm Covid-19Khi xuất hiện ca lây nhiễm mới, ứng dụng Bluezone sẽ nhanh chóng xác định và thông báo cho những người tiếp xúc gần về nguy cơ lây nhiễm Covid-19. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bộ trưởng Tô Lâm: Không thể hạn chế dân nhập hộ khẩu vào Hà Nội, TP. HCM Posted: 22 Apr 2020 03:50 PM PDT Theo Bộ trưởng Công an, không thể có biện pháp gì ngăn cấm người dân cư trú ở địa bàn này, địa bàn khác, kể cả Thủ đô và TP.HCM. Trình bày tờ trình của Chính phủ về dự thảo luật Cư trú (sửa đổi) tại phiên họp UB Thường vụ QH chiều nay, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết sẽ có nhiều thay đổi liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Điểm đáng chú ý của dự luật này là thay đổi phương thức quản lý cư trú từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sang số định danh cá nhân, quản lý thông qua dữ liệu điện tử. Khổ vì sổ hộ khẩu lắm rồi Thẩm tra dự luật, Thường trực UB Pháp luật nhất trí với việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân. Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng băn khoăn, sau hơn 4 năm thực hiện, mới có hơn 16 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân.
"Đề nghị cơ quan trình làm rõ tính khả thi của việc cấp số định danh cá nhân cho khoảng hơn 80 triệu công dân còn lại trong khoảng thời gian từ nay đến khi luật Cư trú (sửa đổi) dự kiến có hiệu lực là năm 2021", ông Tùng nói. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Ông Tùng cũng lo ngại, thay đổi phương thức quản lý cư trú thông qua số định danh cá nhân, bỏ sổ hộ khẩu sẽ tác động, ảnh hưởng lớn tới các quy định về giấy tờ công dân. Cụ thể, có 27 thủ tục hành chính quy định trong các văn bản dưới luật yêu cầu phải có sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Hơn nữa, hiện nay, sổ hộ khẩu là căn cứ quan trọng để thực hiện các giao dịch dân sự như mua bán điện, nước, đăng ký dịch vụ điện thoại... Khi không còn sổ hộ khẩu sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch này. Vì vậy, ông Tùng đề nghị nghiên cứu bổ sung vào dự luật các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Giải trình sau đó, Bộ trưởng Công an cho biết, Bộ đã có báo cáo Chính phủ, đảm bảo để tháng 4/2021 sẽ vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp số định danh cư dân và đến tháng 6/2021 sẽ hoạt động bình thường. "Hiện nay, chúng tôi đã cập nhật 60 triệu thông tin về dân cư và đang tiếp tục cập nhật đưa vào hệ thống dữ liệu. Chúng tôi thấy hoàn toàn có đủ điều kiện", Đại tướng Tô Lâm nói.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh việc xây dựng dự thảo luật, cho thấy tư tưởng tiến bộ trong việc quản lý dân cư, nhất là việc bỏ sổ hộ khẩu. "Bộ Công an thích quản lý chặt chẽ nhưng lần này thay đổi cách quản lý dân cư rất tiến bộ. Người dân khổ sở vì sổ hộ khẩu lắm rồi. Người nghèo tha phương lên thành phố làm thuê làm mướn, con cái không đi học được vì không có sổ hộ khẩu. Đi đâu cũng kè kè cái sổ hộ khẩu, mất thì khổ như mất sổ gạo. Tôi cũng làm mất sổ hộ khẩu, phải đi khai báo lại 2 - 3 lần", Chủ tịch QH nói. Bỏ quy định riêng về đăng ký thường trú Dự luật cũng bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú (đăng ký hộ khẩu) tại thành phố trực thuộc TƯ. Việc đăng ký thường trú sẽ được áp dụng chung, thống nhất trong cả nước. Trước đây, có việc áp dụng các quy định riêng để hạn chế người dân tập trung về Thủ đô và các thành phố trực thuộc TƯ. Nhưng trên thực tế, việc này không hiệu quả, mà chủ yếu cản trở, gây khó khăn cho người dân. Ông Hoàng Thanh Tùng cho hay, đa số ý kiến trong Thường trực UB Pháp luật tán thành với đề xuất này, nhưng cần đánh giá kỹ tác động. Đồng thời, đề xuất các công cụ quản lý thay thế như các giải pháp về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội... Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cân nhắc thận trọng việc bỏ các điều kiện này vì nhiều chính sách về y tế, giáo dục, văn hóa… đang gắn với quyền lợi của người đăng ký thường trú.
Bộ trưởng Công an nhắc lại Hiến pháp 2013 quy định công dân Việt Nam có quyền cư trú ở bất cứ đâu nếu họ có chỗ ở hợp pháp. Khung chung của luật Cư trú phải bảo đảm đúng theo Hiến pháp, không thể có biện pháp gì ngăn cấm người dân cư trú ở địa bàn này, địa bàn khác. Đại tướng cũng nêu thực tế, có hàng triệu người chưa đăng ký thường trú mà vẫn tạm trú ở Hà Nội. Nếu họ không đăng ký thì cũng không quản lý được. "TP.HCM không có luật riêng nhưng cũng muốn có những yêu cầu thế này. Nếu muốn hạn chế thì phải bằng biện pháp khác. Còn coi đây là biện pháp để hạn chế thì không hợp lý, không phù hợp với Hiến pháp cũng như thực tiễn", Bộ trưởng phân tích. Thu Hằng Bộ trưởng Công an: Bỏ sổ hộ khẩu, không bỏ quản lýVề giấy tờ, bỏ hộ khẩu sẽ đơn giản hoá thủ tục, không phải là bỏ quản lý - Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Những người nhiễm Covid-19 chữa mãi chưa khỏi Posted: 22 Apr 2020 08:43 PM PDT Bệnh nhân người Trung Quốc bật khóc khi gặp nhà tư vấn tâm lý sau 2 tháng điều trị mà vẫn dương tính với nCoV. Thậm chí, có lúc ông nghĩ tới chuyện tự tử. Mặc bộ đồ bảo hộ cao su, đeo hai khẩu trang và tấm che mặt, bà Du Mingjun gõ cửa căn hộ ở ngoại ô Vũ Hán (Trung Quốc) vào buổi sáng. Một người đàn ông khoảng 50 tuổi đeo khẩu trang ra mở cửa. Khi bà Du giới thiệu mình là nhà tư vấn tâm lý, ông bật khóc. "Tôi không thể chịu đựng hơn được nữa", ông nói. Bị phát hiện nhiễm virus nCoV vào đầu tháng 2, người đàn ông này đã chữa trị tại hai bệnh viện. Sau đó, ông được chuyển tới trung tâm cách ly trong một khu chung cư ở khu vực công nghiệp của Vũ Hán. "Tại sao các xét nghiệm của tôi vẫn dương tính trong hơn hai tháng qua?", ông thắc mắc. Một số bệnh nhân trải qua 2 tháng điều trị vẫn dương tính với nCoV. Ảnh: Reuters Đội ngũ y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 của Trung Quốc đã thành công khi kìm hãm tốc độ lây lan của virus nCoV. Nhưng câu trả lời cho nỗi băn khoăn trên vẫn là điều bí ẩn. Các bác sĩ ở Vũ Hán, nơi virus được phát hiện vào tháng 12, cho biết, ngày càng nhiều trường hợp có xét nghiệm dương tính trở lại với virus nCoV mà không có bất cứ triệu chứng bệnh nào. Đó là một trong những thách thức lớn của Trung Quốc khi bước sang giai đoạn mới của cuộc chiến chống dịch. Trên thế giới, nhiều bệnh nhân có kết quả âm tính với virus nCoV tại một thời điểm sau khi phục hồi, nhưng rồi lại bị dương tính. Thời gian từ lúc họ nhiễm bệnh cho tới khi khỏi bệnh và tái nhiễm là 50-60 ngày, trường hợp cá biệt lên tới 70 ngày. Khả năng người bệnh vẫn dương tính với virus và có nguy cơ lây nhiễm là mối lo chung của cả thế giới khi nhiều nước đang tìm giải pháp chấm dứt giãn cách xã hội và phục hồi các hoạt động kinh tế khi tốc độ lây lan của dịch bệnh chậm lại. Hiện tại, thời gian cách ly theo khuyến cáo là 14 ngày. Theo các quan chức y tế Trung Quốc, tới nay vẫn chưa có bằng chứng các ca tái dương tính lây nhiễm cho người khác. Theo thông tin từ các bệnh viện cũng như báo chí, ở Trung Quốc có ít nhất vài chục ca như vậy sau khi khỏi bệnh. Ở Hàn Quốc, có khoảng 1.000 người vẫn có kết quả dương tính sau khi điều trị 4 tuần. Ở Italy, bệnh nhân Covid-19 có thể vẫn dương tính với virus sau khoảng 1 tháng. Vì chưa rõ những bệnh nhân này có gây lây nhiễm không, các bác sĩ ở Vũ Hán tiếp tục cách ly các ca trên. Ông Zhang Dingyu, Giám đốc Bệnh viện Jinyintan, cho rằng việc cách ly này có thể hơi quá đà nhưng nên làm như vậy để bảo vệ cộng đồng trong thời điểm hiện tại. Ông Zhang đánh giá, đây là một trong những thách thức lớn của bệnh viện và những nhà tư vấn như bà Du được mời tới để giảm bớt căng thẳng cho người bệnh. Tình trạng của những bệnh nhân mãi chưa khỏi của Vũ Hán cho thấy vẫn còn những điều chưa biết về Covid-19. Tới 9h30 ngày 23/4, thế giới đã có 2.637.727 người mắc; 184.266 người tử vong. Theo các thông tin chính thống, tới ngày 21/4, đã có 93% trong hơn 82.000 người nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc khỏi bệnh. Các bệnh nhân được xuất viện nếu có xét nghiệm âm tính với virus nCoV hai lần cách nhau 24 tiếng và không còn triệu chứng bệnh nào. Ông Yuan Yufeng, Phó giám đốc Bệnh viện Zhongnan, cho hay ông biết về các ca tái nhiễm đó: "Chúng tôi chưa từng gặp chuyện như vậy ở dịch SARS". Phần lớn những bệnh nhân dương tính trở lại không có triệu chứng bệnh và rất ít người thấy sức khỏe yếu đi. Một số chuyên gia cho rằng, những bệnh nhân này bị tái nhiễm virus trong cộng đồng. Điều này làm sụt giảm hy vọng rằng người từng nhiễm Covid-19 có thể sản sinh kháng thể giúp họ không bị bệnh trở lại. Tuy nhiên, bác sĩ Zhao Yan, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Zhongnan, không tin vào giả thiết trên: "Họ được giám sát chặt chẽ ở bệnh viện và nhận thức về nguy cơ, bởi vậy họ ở yên trong khu cách ly. Do đó, tôi tin chắc họ không bị tái nhiễm". Trong khi đó, ông Jeong Eun-kyeong, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh Hàn Quốc cho rằng, có thể virus đã tái kích hoạt ở các bệnh nhân Hàn Quốc. Thông tin chi tiết về các bệnh nhân ít được tiết lộ như liệu họ có bệnh nền hay không. Năm 2015, một bệnh nhân Hàn Quốc mắc hội chứng Hô hấp Trung Đông có bệnh nền ung thư hạch bạch huyết. Hệ miễn dịch yếu đã khiến cơ thể bệnh nhân không thể hết virus dù điều trị tới 116 ngày. Ở Vũ Hán, những bệnh nhân dường như không thể thoát khỏi chuỗi xét nghiệm dương tính với virus nCoV đang phải chịu áp lực nặng nề. Phóng viên Reuters đã cùng bà Du, người xây dựng đường dây nóng khi dịch bệnh bắt đầu ở Vũ Hán, tới một trung tâm cách ly ở ngoại ô thành phố. Một người đàn ông đã thử 10 lần xét nghiệm từ tuần thứ 3 của tháng 2, một vài lần âm tính nhưng đa số là dương tính. "Tôi cảm thấy khỏe và không có triệu chứng gì nhưng họ xét nghiệm và dương tính, xét nghiệm và dương tính", ông nói. "Có chuyện gì với con virus này vậy?" Bệnh nhân cần phải ở lại trung tâm ít nhất 28 ngày và có hai lần âm tính mới được phép ra viện. Họ ở trong phòng riêng được chính quyền chi trả. Trường hợp khiến bà Du lo ngại nhất chính là người đàn ông sau cánh cửa gỗ. Tối hôm trước, ông nói với các nhân viên y tế rằng ông muốn tự sát. "Tôi đang không nghĩ sáng suốt được," ông nói. Ông đã tiến hành chụp CT và nhiều xét nghiệm, một số có kết quả âm tính. Người này cho biết cháu của mình đang rất nhớ ông vì ông đã đi quá lâu. Ông lo mình sẽ không được gặp cậu bé nữa. Ông lại òa khóc: "Tại sao điều này xảy ra với tôi?". An Yên (Theo Reuters) Hai bác sĩ Trung Quốc nhiễm Covid-19 thoát chết nhưng da đổi màu nâuBác sĩ Yi Fan và Hu Weifeng đã âm tính với virus nCoV sau hai tháng điều trị nhưng cả hai đều bị biến đổi màu da. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đằng sau đe dọa 'hủy diệt tàu Iran' của ông Trump Posted: 22 Apr 2020 08:37 PM PDT Giới chức cấp cao Lầu Năm Góc không đưa ra dấu hiệu nào chứng tỏ Tổng thống Trump đã chỉ đạo một sự thay đổi cơ bản trong chính sách quân sự đối với Tehran, và coi đe dọa "hủy diệt tàu Iran" của ông là "cảnh báo quan trọng". Căng thẳng giữa Washington và Iran lại bùng lên hôm 22/4, khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) thực hiện vụ phóng vệ tinh có thể đẩy mạnh chương trình tên lửa tầm xa của nước này, còn Tổng thống Trump dọa "bắn hạ và hủy diệt" bất kỳ tàu nào của Iran quấy rối các tàu Hải quân Mỹ.
Theo hãng tin AP, đây là vụ phóng vệ tinh quân sự đầu tiên của IRGC, hé lộ những gì giới chuyên gia mô tả là chương trình không gian quân sự bí mật giúp Iran tăng cường phát triển tên lửa đạn đạo. Chương trình này vốn là nguồn cơn khiến nước Cộng hòa Hồi giáo trở thành mục tiêu chỉ trích của Mỹ và quốc tế. Giới chức Mỹ cho rằng còn quá sớm để biết liệu một vệ tinh hoạt động của Iran có được đặt thành công vào quỹ đạo hay không. Quan chức ngoại giao cấp cao của ông Trump cáo buộc Tehran vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Sau thông báo của Iran, Tổng thống Trump viết trên Twitter nhưng không chỉ ra vụ việc cụ thể nào: "Tôi đã chỉ thị cho Hải quân Mỹ bắn hạ và hủy diệt bất kỳ và mọi tàu của Iran nếu họ quấy rối tàu của chúng tôi trên biển". Tuần trước, Hải quân Mỹ thông báo 11 tàu của IRGC đã "tiếp cận nguy hiểm và quấy rối" các tàu của Hải quân Mỹ. Mỹ đã sử dụng nhiều biện pháp phi sát thương để cảnh báo Iran và rốt cuộc các tàu Iran đã phải rời đi. Những vụ chạm trán như vậy thường xuyên xảy ra trong những năm qua nhưng khá hiếm trong thời gian mới đây. Tehran khẳng định chính Mỹ gây chuyện. Xung đột giữa Iran và Mỹ tăng cao sau khi chính quyền ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà nước Cộng hòa Hồi giáo ký với các cường quốc thế giới và tái áp đặt cấm vận vào năm 2018. Tháng 5 năm ngoái, Mỹ điều thêm hàng nghìn binh sĩ, các máy bay ném bom tầm xa cùng một hàng không mẫu hạm tới Trung Đông để đối phó những gì Washington khẳng định là mối đe dọa ngày càng gia tăng về các cuộc tấn công của Iran nhằm vào các lợi ích Mỹ trong khu vực. Căng thẳng tiếp tục leo thang khi các lực lượng Mỹ không kích giết chết tướng Iran Qassem Soleimani hồi tháng 1. Tehran đáp trả bằng cuộc tấn công tên lửa đạn đạo nhằm vào một căn cứ ở phía tây Iraq có quân Mỹ đồn trú. Không có người Mỹ nào thiệt mạng, nhưng hơn 100 binh sĩ bị tổn thương nhẹ ở não sau vụ việc. Tại Lầu Năm Góc ngày 22/4, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng John Hyten, ca ngợi thông điệp trên Twitter của Tổng thống Trump là lời cảnh báo hữu ích với Iran. Ông liên hệ vụ chạm trán ở Vùng Vịnh với vụ phóng vệ tinh hôm 22/4, khẳng định đó là "ví dụ nữa cho thấy hành xử thâm hiểm của Iran". Iran coi sự hiện diện quân sự dày đặc của Mỹ ở Trung Đông là mối đe dọa với an ninh nước này. Iran tung video tố Mỹ bịa chuyện ở Vịnh Ba Tư: Tổng thống Trump không nêu cụ thể hành động khiêu khích nào của Iran khi đưa ra tuyên bố trên Twitter. Các quan chức Lầu Năm Góc cũng không đưa ra tín hiệu nào cho thấy ông Trump đã chỉ đạo một sự thay đổi cơ bản trong chính sách quân sự đối với nước Cộng hòa Hồi giáo. "Tổng thống đã ra một cảnh báo quan trọng tới người Iran. Những gì ông nhấn mạnh là, tất cả các tàu của chúng ta có quyền tự vệ", Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ David Norquist lý giải tại một cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc, đồng thời khẳng định tuyên bố của ông Trump là "rất hữu ích". Nghị sĩ Eleine Luria - một thành viên Dân chủ bang Virginia và là cựu lính Hải quân - cho rằng thông điệp trên Twitter của ông Trump có thể dẫn tới chiến tranh. "Việc Tổng thống tiếp tục ban hành mệnh lệnh cho quân đội thông qua Twitter là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, và nếu tuân thủ mà không có hướng dẫn và quy tắc tham gia rõ ràng thì sẽ sa vào căng thẳng không cần thiết với Iran, thậm chí dẫn tới một cuộc xung đột toàn diện", bà Luria nói. Tướng Hyten cho biết, ông nghĩ người Iran hiểu ý ông Trump muốn thể hiện. Khi được hỏi liệu có phải dòng Tweet của Tổng thống Trump có nghĩa là nếu lặp lại vụ việc tuần trước ở Vùng Vịnh thì Mỹ sẽ đáp trả chết người hay không, ông Hyten bày tỏ: "Tôi phải là chỉ huy con tàu thì mới đưa ra quyết định đó". Ông nhấn mạnh tính chất của phản ứng "tùy thuộc vào tình hình và những gì chỉ huy thấy". Tướng Abolfazl Shekarchi, một phát ngôn viên của các lực lượng vũ trang Iran, cáo buộc ông Trump "bắt nạt" và nói Tổng thống Mỹ nên tập trung vào chăm sóc các quân nhân Mỹ nhiễm virus corona. Quân đội Mỹ đến nay đã ghi nhận hơn 3.500 binh sĩ mắc Covid-19 và ít nhất 2 người tử vong. Vụ phóng vệ tinh của Iran tiềm tàng gây xung đột, khi các quan chức ở Washington tin rằng Tehran có ý định tăng cường phát triển các tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đe dọa Mỹ. Sử dụng một bệ phóng di động ở một địa điểm mới, IRGC thông báo đã đưa vệ tinh "Noor" hoặc "Ánh sáng" vào quỹ đạo thấp quanh Trái đất. Tối 22/4, Đài truyền hình Iran trình chiếu hình ảnh vụ phóng và cho biết đó là một vệ tinh. Tướng Hyten bình luận rằng còn quá sớm để biết vụ phóng có đặt thành công vệ tinh vào quỹ đạo hay không. Trong khi, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Liên Hợp Quốc cần đánh giá liệu vụ phóng có phù hợp với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an hay không, và Iran cần phải chịu trách nhiệm cho những gì mình đã làm. Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ra điều kiện 'xuất' khẩu trang y tế, lo tái diễn lùm xùm mặt hàng gạo Posted: 22 Apr 2020 01:00 PM PDT Bộ Y tế đang cụ thể hóa chủ trương cho xuất khẩu mặt hàng khẩu trang y tế. Nhưng cũng có nhiều khuyến cáo thận trọng để tránh những nảy sinh không đáng có. Siết điều kiện xuất khẩu khẩu trang y tế Nguồn tin của PV. VietNamNet cho biết, Bộ Y tế đang lấy ý kiến các bộ ngành về dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về việc xuất khẩu khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19. Thủ tướng nhấn mạnh, hai bộ Y tế, Công Thương và các cơ quan liên quan được chỉ đạo phải xử lý nhanh việc này, "không để lỡ thời cơ". Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 20 ngày 28/2/2020 để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nêu trên. Tại dự thảo về xuất khẩu mặt hàng này, Bộ Y tế cũng đã tính phương án không để xảy ra tình trạng các cơ sở y tế không thể mua được khẩu trang y tế trong nước để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Do đó, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 20 theo hướng "Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế nếu đã bán hoặc hỗ trợ cơ sở y tế trong nước số lượng tối thiểu bằng 20% số lượng ghi trong tờ khai xuất khẩu". Doanh nghiệp muốn xuất được khẩu trang y tế phải trình một trong các văn bản là Bản sao chứng thực văn bản công bố trúng thầu và hợp đồng giữa doanh nghiệp với cơ sở y tế; Bản chính văn bản thỏa thuận hỗ trợ khẩu trang y tế giữa doanh nghiệp với cơ sở y tế, trong đó phải ghi rõ số lượng khẩu trang và thời gian thực hiện cam kết không quá 3 tháng kể từ ngày ký văn bản thỏa thuận.
Như vậy, để được xuất khẩu mặt hàng khẩu trang y tế, doanh nghiệp sẽ phải mất một khoảng thời gian để đáp ứng các điều kiện nêu trên. Điều này theo phân tích của giới chuyên môn, không phù hợp với việc tận dụng thời cơ sản xuất, xuất khẩu khẩu trang y tế theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, quan điểm này của Bộ Y tế đang tạo ra nhiều lo ngại tái diễn tình cảnh như xảy ra với mặt hàng gạo thời gian qua. Lo những lùm xùm nảy sinh Theo nội dung dự thảo, doanh nghiệp chỉ được xuất khẩu khẩu trang y tế khi đã bán hoặc hỗ trợ cơ sở y tế trong nước số lượng tối thiểu "bằng 20% số lượng ghi trên tờ khai xuất khẩu". Tuy nhiên, theo Luật Hải quan, doanh nghiệp có thể mở một hoặc nhiều tờ khai tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan khác nhau. Doanh nghiệp chỉ cần một trong các chứng từ kể trên thì có thể được xuất khẩu khẩu trang y tế tại nhiều chi cục hải quan. Như vậy, hải quan khó lòng giám sát được lượng khẩu trang xuất khẩu.
Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp hoàn toàn có thể "lách" được quy định này, không cung cấp cho các cơ sở y tế lượng khẩu trang cần thiết. Một giải pháp khác, để tránh lặp lại tình trạng như mặt hàng gạo khi Tổng cục Dự trữ Nhà nước không mua đủ lượng gạo dự trữ, Bộ Y tế có thể ưu tiên doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ cung cấp sản phẩm cho dự trữ thì được xuất khẩu, có xác nhận của Bộ. Dựa trên lượng khẩu trang doanh nghiệp đã bán hoặc hỗ trợ cơ sở y tế, Bộ Y tế xác nhận lượng khẩu trang doanh nghiệp được xuất khẩu. Như vậy, Bộ Y tế nên cho phép doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế nếu đã bán hoặc hỗ trợ cơ sở y tế trong nước số lượng tối thiểu "bằng 20% số lượng xuất khẩu", thay vì theo "số lượng tờ khai xuất khẩu". Bên cạnh đó, một chuyên gia cho rằng: Nếu Bộ Y tế có thể thu mua được đủ số lượng khẩu trang y tế theo nhiệm vụ được giao trong tháng 5 thì hoàn toàn có thể cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu khẩu trang y tế mà không hạn chế số lượng, không bị điều chỉnh về điều kiện xuất khẩu. Như vậy, sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp, thực hiện đúng tinh thần của Thủ tướng Chính phủ là "tận dụng thời cơ". Điều này cũng tạo ra sự công khai, minh bạch, tránh tình trạng "mập mờ" như xảy ra với mặt hàng gạo. Theo dự thảo tờ trình của Bộ Y tế, năng lực sản xuất của 47 doanh nghiệp có thể lên đến 25,5 triệu chiếc/ngày nếu đủ nguyên liệu sản xuất. Ước tính nếu chỉ tính riêng nhu cầu sử dụng tại các cơ sở y tế là khoảng trên 2 triệu chiếc/ngày và nếu tính cả nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế cho các đơn vị, lực lượng khác có tham gia phòng chống dịch trong cả nước (chưa bao gồm nhu cầu sử dụng của người dân trong cộng đồng) sẽ là khoảng trên 3,5 triệu chiếc/ngày. Lương Bằng Doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu khẩu trang vảiDồn đập đơn hàng may mặc bị hủy, nên nhiều doanh nghiệp dệt may muốn xuất khẩu trang vải sang Mỹ, EU. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Người nghèo bật khóc ở siêu thị 0 đồng Sài Gòn Posted: 22 Apr 2020 03:00 PM PDT Người dân nghèo tìm đến siêu thị 0 đồng vừa khai trương ở TP.HCM đã bật khóc khi lần đầu được mua nhu yếu phẩm mà không phải mất tiền.
Thức đêm làm hàng trăm chiếc bánh thạch 3D tặng bác sĩ, bộ đội biên phòng'Hình ảnh chiến sĩ biên phòng mồ hôi nhễ nhại, ngồi bệt xuống đất ăn chiếc bánh thạch đã khiến tôi phải rơi nước mắt vì xúc động', chị Trần Phương Nga, cho biết. Tùng Tin | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thế giới hậu Covid-19 – Phần 4 Posted: 22 Apr 2020 08:06 AM PDT - Học giả Mỹ Stephen Walt, một người theo trường phái hiện thực và ủng hộ chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành, nhận định: thế giới hậu đại dịch là "một thế giới bớt cởi mở, kém thịnh vượng và ít tự do hơn". LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu mạch bài viết dự báo về những biến đổi địa chính trị trên thế giới sau đại dịch Covid-19 của Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao. Hậu đại dịch Covid-19 sẽ chứng kiến sự lên ngôi của Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) và ở chiều ngược lại là bước thụt lùi của Quản trị toàn cầu (Global governance). Học giả Mỹ Stephen Walt, một người theo trường phái hiện thực và ủng hộ chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành, nhận định: thế giới hậu đại dịch là "một thế giới bớt cởi mở, kém thịnh vượng và ít tự do hơn". Về bản chất, Chủ nghĩa dân tộc và Quản trị toàn cầu là 2 nhân tố liên hệ mật thiết với nhau, nhưng theo tỉ lệ nghịch: Khi vai trò của các quốc gia được đề cao, thì điều này cũng đồng nghĩa với vai trò và ảnh hưởng của các thiết chế đa phương trong quản trị toàn cầu như UN, WTO, WB, IMF, WHO... lại giảm đi một cách tương ứng và ngược lại. Còn nhìn từ góc độ lý thuyết, Chủ nghĩa dân tộc và Quản trị toàn cầu liên quan đến 2 mô thức phổ biến trong lý thuyết quan hệ quốc tế là Chủ nghĩa hiện thực (Realism) và Chủ nghĩa tự do (Liberalism).
Nói một cách ngắn gọn, những người theo thuyết hiện thực (Realists) cho rằng các quốc gia, chứ không phải bất kỳ một tổ chức liên chính phủ hoặc siêu quốc gia nào khác, mới là chủ thể chính của trật tự thế giới. Theo họ, thế giới chúng ta đang sống về bản chất là một thế giới "không có trật tự", trong đó các quốc gia tìm mọi cách để bảo vệ lợi ích của mình nên cạnh tranh, đối đầu thậm chí là xung đột, chiến tranh giữa họ với nhau là điều không thể tránh khỏi. Còn những người theo chủ thuyết tự do (Liberals) chia sẻ nhận định của trường phái hiện thực về bản chất của các quốc gia. Họ cho rằng tuy có khác biệt về lợi ích nhưng các quốc gia vẫn có thể tìm được điểm chung, thỏa hiệp để hợp tác với nhau, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế; và hợp tác thì có lợi hơn là chiến tranh. Đối với những người theo chủ thuyết tự do, sự tham gia của các quốc gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế, với những điều lệ ràng buộc, cộng với việc tăng cường gắn kết, quan hệ lệ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia thông qua thương mại, đầu tư, du lịch... sẽ làm cho các quốc gia có xu hướng bớt xung đột và do đó, thế giới sẽ có hòa bình nhiều hơn. Tuy nhiên, trong thế giới thực mà chúng ta đang sống thì không có sự loại trừ của trường phái này đối với trường phái kia, mà cả hai trường phái cùng tồn tại song song với nhau. Cái khác biệt chỉ là ở quốc gia nào, khu vực nào, trong bối cảnh nào và ở giai đoạn nào thì xu hướng này lên ngôi so với xu hướng kia mà thôi. Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, Chủ nghĩa tự do và Quản trị toàn cầu "lên ngôi", nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ các yếu tố: (i) Sự kỳ vọng vào việc Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế quan trọng đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an ninh và phát triển; (ii) Sự nổi lên của nhiều thách thức mới mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có cách tiếp cận mang tính toàn cầu, cũng như các cơ chế quản trị toàn cầu để xử lý; và (iii) Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet, sự gia tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia giúp tăng nhận thức của người dân và các quốc gia về nhu cầu cấp thiết phải củng cố và tăng cường quản trị toàn cầu. Tuy nhiên, kỳ vọng thì lớn nhưng quản trị toàn cầu đã không đem lại kết quả như mong đợi cho nhiều nước lớn, cũng như các nước đang phát triển vừa và nhỏ. "Cú sốc" lớn nhất đối với quản trị toàn cầu là việc Tổng thống Donald Trump đắc cử Tổng thống với ưu tiên "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại!" - MAGA (Make America Great Again!). Ngày 24/9/2019, trước diễn đàn in Liên Hợp Quốc, Tổng thống Trump thẳng thừng tuyên bố: "Tương lai không thuộc về những người theo đuổi chủ nghĩa toàn cầu, mà thuộc về những người yêu nước" - thực chất là những người dân tộc chủ nghĩa nhưng dưới một tên gọi mỹ miều khác. Cùng với "MAGA" là việc Mỹ "co mình", "quay lưng" lại với quản trị toàn cầu như: rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu; rút khỏi UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc; cắt giảm hàng chục tỷ USD ngân sách viện trợ phát triển hàng năm cho các quốc gia đang phát triển; cắt giảm hàng trăm triệu USD đóng góp hàng năm vào ngân sách của Liên Hợp Quốc khiến tổ chức này rơi vào khủng hoảng tài chính và nhiều hoạt động của LHQ bị hủy bỏ; và chỉ mới đây thôi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thẳng thay cắt khoản đóng góp tài chính hàng năm lên tới 900 triệu USD cho WHO vì cho rằng tổ chức này đã "thiên vị" theo hướng bất lợi cho Mỹ và không làm tròn trọng trách của mình trong việc ngăn ngừa đại dịch Covid-19 lan ra toàn cầu. Thực ra, trước khi Trump lên cầm quyền, một thế hệ mới các nhà lãnh đạo theo thiên hướng dân tộc chủ nghĩa đã lên nắm quyền ở Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc, Philippines... Làn sóng này xuất hiện khá âm thầm, nhưng chỉ đến khi Trump đắc cử người ta mới "giật mình" và thực sự chú ý đến nó. Vấn đề đặt ra là tại sao cùng theo đuổi chủ nghĩa dân tộc, nhưng các chính sách của Trump lại "gây sốc" và được thế giới chú ý đến vậy? Có thể thấy như sau: (i) Trump là người thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy nên thu hút sự đưa tin của giới truyền thông vốn có truyền thống thêm mắm, thêm muối, rồi giật tít câu khách. (ii) Chính giới Mỹ và quốc tế lúc đầu cũng nghĩ Trump sẽ như các đời tổng thống trước đây là chỉ "dọa chơi" khi tranh cử, nhằm câu phiếu cử tri, còn lên cầm quyền sẽ "làm khác". Đâu ngờ, sau khi lên cầm quyền Trump đã thực hiện quyết liệt và triệt để các lời hứa tranh cử của mình và điều này đã khiến không chỉ đối thủ, mà ngay cả bạn bè, đồng minh và đối tác của Mỹ không khỏi bất ngờ và sửng sốt. (iii) Là siêu cường số 1 thế giới, đồng thời cũng là quốc gia khởi xướng, tham gia và đóng góp nguồn vật lực khổng lồ cho quản trị toàn cầu ngay từ buổi sơ khai, nên việc "rút lui" của Mỹ không chỉ đặt ra những hệ lụy vô cùng to lớn, mà còn để lại những khoảng trống khó có thể được lấp đầy trong một thời gian ngắn.
Điều đáng quan ngại là xu hướng dân tộc chủ nghĩa dường như đang gia tăng trên khắp thế giới, với rất ít ngoại lệ, ngay sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò quản trị toàn cầu vào lúc hợp tác quốc tế càng cần thiết hơn bao giờ hết nhằm khắc phục hậu quả "hậu Covid-19", cũng như ngăn ngừa các đại dịch hoặc đại thảm họa tương tự khác trong tương lai. Có 3 lý do hỗ trợ cho nhận định trên: Một là, các thiết chế quốc tế hỗ trợ cho quản trị toàn cầu như UN, WTO, WHO..., kể cả các liên minh quân sự như NATO, hay tổ chức siêu quốc gia như EU đang bị xem là "lỗi thời" khi không được thiết kế để đối phó với đại dịch toàn cầu như Covid-19. Đến khi đại dịch xảy ra thì các tổ chức này gần như hoàn toàn bất lực và vai trò trở nên hết sức mờ nhạt. Hai là, các liên minh song phương, đối tác chiến lược hay đồng minh cũng chả giúp ích gì vào lúc này. Ngay trong EU, khi dịch bệnh vừa bùng phát đã sớm xuất hiện tình trạng mạnh ai nấy chạy, nước nọ tìm cách ngăn không xuất khẩu thiết bị y tế hay khẩu trang sang nước thành viên khác. Mỹ thì đơn phương thông báo cho EU có hai ngày trước khi ban bố lệnh cấm toàn bộ các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương và không tham khảo trước với các đồng minh. Quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung cũng chẳng khá hơn là bao khi hai nước liên tục thông qua các biện pháp đơn phương hạn chế tối đa sự đi lại của công dân nước kia. Quả thực, lúc này "đồng minh không bằng đồng bào." Ba là, kể từ khi xuất hiện đại dịch, các quốc gia nổi lên và đóng vai trò là tác nhân không thể thay thế được. Gần như không có ngoại lệ, uy tín của lãnh đạo hầu hết các quốc gia từ Mỹ đến châu Phi, từ Trung Quốc đến Nga, sang Âu, sang Á... đều tăng vọt. Trên bất kỳ chương trình TV nào, vào bất kỳ lúc nào, chúng ta luôn dễ dàng nhận thấy hình ảnh năng động, khuôn mặt lo âu của lãnh đạo các quốc gia. Họ thường xuyên trực tiếp chỉ đạo, họp báo, cung cấp thông tin cho quốc dân về cách thức chính quyền đang thực hiện nhằm kiềm chế tối đa dịch bệnh, giảm thiểu thương vong với mục đích là làm an lòng người dân - một điều hết sức cần thiết trong thời kỳ khủng hoảng, chiến tranh và dịch bệnh. Và vai trò này sẽ không sớm giảm đi mà tiếp tục kéo dài ngay cả khi Covid-19 qua đi. Vậy khi kết thúc đại dịch Covid-19, mô thức quản trị toàn cầu mới sẽ có định dạng ra sao? Tạm phác thảo vài nét như sau: - Xu hướng Mỹ giảm vai trò quản trị toàn cầu trong các tổ chức như UN, WTO, WHO... sẽ tiếp tục tăng tốc. Mỹ sẽ nhấn mạnh nhiều hơn đến các chiến lược mà nước này khởi xướng và đóng vai trò lãnh đạo như như "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mở và Tự do". Thậm chí trong các liên minh song phương như hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn hay đa phương như NATO, Mỹ sẽ không "nai lưng" đóng thay phần của các nước khác, mà sẽ đòi hỏi phải chia sẻ nghĩa vụ tài chính "công bằng". Trong khi đó, Trung Quốc cũng sẽ làm tương tự, đó là tìm cách phát huy ảnh hưởng, hoặc mở rộng vai trò trong các sáng kiến, các chiến lược, hoặc các tổ chức mà họ lập hoặc có vai trò chi phối như "Sáng kiến Vành đai, Con đường" - BRI (Belt and Road Initiative), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải - SCO (Shanghai Cooperation Organization), Diễn đàn Hương Sơn về Quốc phòng... - Các thiết chế toàn cầu như UN, WTO, WHO... sẽ phải đối mặt với sức ép cải cách triệt để và sâu rộng lớn chưa từng có cho phù hợp với bối cảnh chủ nghĩa đơn phương gia tăng trên khắp thế giới, sức ép từ Mỹ và phương Tây, cũng như sức ép bị cắt giảm ngân sách. Sự "thoái lui" của Mỹ khỏi các thiết chế toàn cầu cũng không đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể dễ dàng lấp đầy khoảng trống do: (i) Trung Quốc cần có thời gian chuẩn bị và chưa sẵn sàng đóng vai trò lớn và nổi bật hơn vào lúc này; (ii) Thế giới chưa sẵn sàng đón nhận vai trò mới, lớn hơn của Trung Quốc; và (iii) Sự phản đối của Mỹ và phương Tây. - Do xuất phát là đại dịch, và từ đại dịch mà ra, nên bất cứ mô hình quản trị toàn cầu mới nào, hoặc bất cứ các cải cách nào đối với những thiết chế song phương hay đa phương hiện có đều buộc phải bổ sung những điều khoản có tính ràng buộc, giúp các thiết chế này có khả năng cảnh báo, ngăn ngừa và đối phó với đại dịch ở mức tối đa nhất có thể. - Các hiệp ước liên minh quân sự như NATO, các thỏa thuận thiết lập quan hệ đồng minh, đối tác chiến lược... ngoài các điều khoản hiện có như hỗ trợ nhau về các mặt chính trị, ngoại giao, an ninh - quân sự khi một trong các bên bị tấn công hay bị đe dọa tấn công bằng vũ lực thì sẽ sớm được "nâng cấp" với một số điều khoản bổ sung cho phù hợp với tình hình mới như: (i) Thường xuyên cập nhật và chia sẻ thông tin tình báo cho nhau liên quan đến sự xuất hiện của dịch bệnh mới và cách đối phó; (ii) Hỗ trợ, chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu và cách thức đối phó với các loại bệnh truyền nhiễm mới; hỗ trợ nhau trong việc sản xuất, cung cấp các vật phẩm, trang thiết bị y tế cơ bản như thuốc kháng sinh, kháng khuẩn, quần áo bảo hộ, máy hỗ trợ thở...; tiếp cận các kho dự trữ y tế chiến lược. (iii) Hỗ trợ nhau trong việc lập các kho dự trữ chiến lược, cung ứng không bị gián đoạn các mặt hàng thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và dân sinh trong bối cảnh một vài hoặc tất cả các quốc gia trong liên minh có thể bị "bế quan tỏa cảng" trong nhiều tháng trời liền. Các biện pháp trên sẽ giúp hồi sinh và làm cho các liên minh minh hiện có mang ý nghĩa thực của nó, đó là giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau cả trong thời chiến cũng như trong "thời bình" khi đối phó với dịch bệnh. Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nới cách ly, các hãng bay trong nước đồng loạt tăng chuyến Posted: 22 Apr 2020 08:34 PM PDT Theo quyết định của Bộ GTVT và Cục Hàng không VN, từ hôm nay các hãng hàng không trong nước đồng loạt tăng cường khai thác các đường bay nội địa. Từ hôm nay nay đến 30/4, Vietnam Airlines khai thác đường bay giữa Hà Nội và TP.HCM với tần suất 4-6 chuyến/ngày. Thời gian tiếp theo, hãng dự kiến tăng tần suất đường bay này lên 10-13 chuyến/ngày. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines tiếp tục duy trì khai thác các đường bay giữa Đà Nẵng và Hà Nội, TP.HCM với tần suất 1 chuyến/ngày, sau đó tăng lên 2 chuyến/ngày từ 26 - 30/4 và dự kiến 3-5 chuyến/ngày trong giai đoạn tiếp theo.
Với đường bay giữa TP.HCM và Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa, hãng sẽ khai thác trở lại với tần suất ban đầu là 1 chuyến/ngày từ hôm nay, từ 25/4 với đường bay giữa TP.HCM và Huế, Côn Đảo và từ 29/4 đối với các đường bay còn lại. Vietnam Airlines cho biết sẽ tiếp tục theo dõi và điều chỉnh tần suất các đường bay phù hợp với tình hình thực tế. Jetstar Pacific cũng tăng tần suất đường bay Hà Nội - TP.HCM lên 2 chuyến/ngày dưới hình thức hợp tác liên danh với Vietnam Airlines. Còn Vietjet Air tăng tần suất khai thác các chuyến bay khứ hồi chở khách giữa Hà Nội và TP.HCM lên 6 chuyến mỗi ngày; tăng tần suất khai thác các chuyến khứ hồi chở khách giữa Hà Nội/ TP.HCM và Đà Nẵng lên 3 chuyến mỗi ngày và khai thác 1 chuyến khứ hồi mỗi ngày với một số chặng bay nội địa khác. Cả nước ngày đầu nới cách ly xã hội, ngàn phương tiện ken kín đườngSau khi có phương án nới cách ly, từ sáng sớm nay, phương tiện tấp nập trên nhiều tuyến phố Hà Nội, TP.HCM, hàng loạt hàng quán đã mở cửa trở lại. Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ông chủ 'ATM gạo' nhận sai, xin lỗi cô gái áo đen vào nhận gạo bị từ chối Posted: 22 Apr 2020 04:00 PM PDT Clip cô gái áo đen bị "ATM gạo" của anh Hoàng Tuấn Anh từ chối phục vụ, nhân viên phát loa mời ra ngoài lan truyền trên mạng xã hội đã gây phản ứng dư luận. Nhiều ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip người đến xếp hàng tại cây "ATM gạo" đặt tại TP.HCM bị yêu cầu ra khỏi vị trí nhận. Ngay lập tức, cư dân mạng tìm đến tận nhà để chia sẻ và giúp đỡ người này vượt qua giai đoạn khó khăn trong mùa dịch.
Sự việc chưa lắng xuống thì lại xuất hiện tài khoản Facebook có tên Vũ Uyên Nhi đăng dòng tâm trạng phân trần rằng, nhân viên từ chối phát gạo do công ty tín nhiệm nên được giao toàn quyền quyết định. Nếu thấy ai khả nghi, nhân viên sẽ mời ra khỏi khu vực nhận gạo. Tài khoản Facebook này còn hướng dẫn người đến nhận gạo nên ăn mặc giống người nghèo, tốt nhất đi bộ hoặc đi xe đạp,… để tránh mất lòng. Một tài khoản cùng tên Vũ Uyên Nhi xúc phạm người nhận gạo là người đồng tính (LGBT). Những dòng tâm trạng này đã khiến nhiều người càng bức xúc thêm vì cho rằng đơn vị phát gạo đã có sự phân biệt, đối xử với người nhận gạo. Về vấn đề này, anh Hoàng Tuấn Anh, chủ 'ATM gạo' Vườn Lài, quận Tân Phú xác nhận sự việc xảy ra đã 10 ngày trước. Thời điểm đó áp lực rất lớn, mỗi ngày 'ATM gạo' Vườn Lài tiếp nhận 5-6 nghìn người đến nhận gạo miễn phí. Có thể quá tải công việc, thời gian hoạt động đến 24/24h nên việc điều hành có vấn đề. "Với trách nhiệm là người điều hành cao nhất tôi nhận sai xót và gửi lời xin lỗi chân thành đến cô gái. Chúng tôi rất mong mọi người thông cảm và xin khẳng định rằng, khi phát gạo không phân biệt giàu nghèo, mà bất cứ những người gặp khó khăn trong mùa dịch đều được nhận" - anh Tuấn Anh bày tỏ.
Ông chủ 'ATM gạo' cho biết, sau khi clip trên được đăng tải trên mạng xã hội, công ty đã họp online chấn chỉnh không để xảy ra tình trạng tương tự. Ngoài ra, công ty cũng yêu cầu nhân viên không nên phát biểu hay ý kiến gì nếu có dư luận trái chiều về việc từ chối cho nhận gạo. Còn về những dòng trạng thái phản cảm đăng tải trên mạng được nhiều người cho rằng của nhân viên công ty, anh khẳng định là do ai đó cố tình bịa đặt. Nhân viên công ty không có ai tên Vũ Uyên Nhi. "Hiện chúng tôi đã yêu cầu Công an phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú vào cuộc điều tra việc liên quan đến dòng trạng thái trên" - anh Tuấn Anh nhấn mạnh.
Có nhóm cải trang nhận gạo nhiều lần Ông chủ 'ATM gạo' Vườn Lài cũng cho biết, những ngày qua có rất nhiều trường hợp nhận 2-3 lần nhưng phía nhân viên vẫn cho qua vì thấy họ khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn nhưng họ đến nhận quá nhiều lần thì không thể chấp nhận. Thực tế, có hiện tượng tụ tập thành 5, 10 người và mang theo cả túi quần áo để cải trang. Cứ 15 phút thì họ đến nhận một lần rồi đến các điểm khác nữa thì họ nhận được vài trăm ký gạo. "Nếu Mạnh Thường Quân nhìn thấy như vậy thì có chấp nhận không? Ngay từ đầu, công ty đã thông báo rõ ràng sẽ nhận diện những người nhận gạo chuyên nghiệp. Trong thời điểm dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tất cả mọi người, doanh nghiệp. Mạnh Thường Quân đang bỏ những đồng tiền xương máu cuối cùng của họ ra để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn họ. Họ ủng hộ vì thấy rằng tôi đang truyền lượng gạo này đến đúng người.
Một điểm mình thất thoát vài chục kg nhân với số lượng hàng chục điểm phát gạo khác thì mỗi ngày mất vài tấn gạo. Như vậy, số gạo mất đồng nghĩa với hàng nghìn người khó khăn sẽ mất đi phần gạo này. Đây là thời điểm không dư dả thì mình cần phải cần kiệm, cho đúng người. Nếu lúc khác thì mình cho ai, bao nhiêu chẳng được"- anh Tuấn Anh trải lòng. Ông chủ 'ATM gạo' cho biết, hiện tại công ty đang tuyển hàng chục lao động làm việc tại các điểm phát gạo tự động miễn phí. Do vậy, những người trẻ, có sức khỏe khi đến 'ATM gạo', phía công ty sẽ tiếp cận và tạo điều kiện cho họ cần câu thay vì con cá. "Không thể ngày nào họ cũng đi xin gạo về để nuôi gia đình như vậy, trong khi mình có công việc làm cho họ. Họ có thể vào đây để khuân gạo hoặc vận hành với mức lương 6-7 triệu đồng. Như vậy, họ có thể làm việc thiện, lại có thu nhập và quan trọng hơn có thể giúp được cho gia đình, cho xã hội trong lúc này" - ông chủ 'ATM gạo' nhìn nhận.
Anh cũng khẳng định 'ATM gạo' có giá trị cốt lõi là sự lan tỏa, tương trợ lẫn nhau giữa Mạnh Thường Quân với người cần giúp đỡ. Công việc của anh chỉ đưa ra giải pháp, chi phí tài chính rất là nhỏ. Anh chỉ là đơn vị cung cấp công nghệ để tạo cầu nối giữa người cho và người nhận được an toàn, văn minh. Người nghèo cúi đầu cảm ơn chủ 'ATM gạo', hỏi mai có được lấy tiếpCầm bịch gạo 1,5 kg vừa nhận được, người nghèo ở Sài Gòn mừng rỡ, cúi đầu cảm ơn ông chủ ATM gạo và Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ thời cách ly xã hội nhiều khó khăn. Tuấn Kiệt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đầu độc rượu ở Thanh Hóa và thứ nước giết người từ mối tình vụng trộm Posted: 22 Apr 2020 04:05 PM PDT Bình rượu chứa chất độc cyanua của gia đình nữ Giám đốc công ty Á Âu đã cướp đi mạng sống của Chi cục trưởng Thi hành án dân sự TP Thanh Hóa và người chồng của bà này. Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án giết người liên quan đến 2 người chết trong lúc uống rượu trưa 20/4. Test nhanh mẫu rượu, lực lượng chức năng xác định có chất độc cyanua (HCN).
Ông Đặng Phạm Viên (SN 1967), Chi cục trưởng Thi hành án dân sự TP Thanh Hóa đã tử vong sau khi nếm bình rượu của gia đình Giám đốc công ty Á Âu là Lê Thị Phương (SN 1982). Chồng bà Phương là Trần Xuân Minh (SN 1974) cũng chết vào trưa 20/4 tại nhà riêng ở số nhà 50 đường Quang Trung, TP Thanh Hóa khi uống cùng loại rượu có chứa chất độc này. Theo cơ quan chức năng, vợ chồng Phương - Minh xảy ra mâu thuẫn, nhiều lần Minh dọa giết vợ sau đó sẽ tự sát với nội dung "làm nghề kinh doanh vàng có nhiều hóa chất, chỉ cần uống một chút đến cổ họng là chết ngay, không đau đớn gì". Mâu thuẫn xuất phát từ việc kinh doanh thua lỗ, vợ chồng nợ khoảng 1 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Minh còn nghi ngờ vợ ngoại tình. Cốc trà sữa của cô em họ độc địa Trước đó, không ít vụ án mạng liên quan tới đồ ăn thức uống có chất độc. Cuối tháng 12/2019, nữ điều dưỡng tên H ở BV Phổi tỉnh Thái Bình tử vong bất thường. Nguyên nhân cái chết của người này lại liên quan tới một mối tình vụng trộm của chồng… đồng nghiệp. Qua một thời gian điều tra xác minh, cơ quan điều tra phát hiện anh P.V.Q (30 tuổi, ở Kiến Xương) là chồng chị Y (công tác tại BV Phổi tỉnh Thái Bình) có quan hệ tình cảm với em họ của vợ là Lại Thị Kiều Trang. Do không còn tình cảm với Trang nên anh Q đã đề nghị chấm dứt qua lại. Không đồng ý và cho rằng anh Q chia tay với mình là để về với vợ nên Trang ghen tuông. Trang khai đặt mua chất độc dạng lỏng qua mạng rồi đổ vào 6 cốc trà sữa và nhờ người gửi đến BV Phổi Thái Bình cho chị Y.
Do chị Y không có ở BV nên nhờ đồng nghiệp nhận hàng. Đến khoảng 10h ngày 3/12, chị H lấy từ tủ lạnh ra 1 cốc và uống. Vừa uống được vài ngụm thì nữ điều dưỡng này ngã gục rồi tử vong. Đầu độc cha bằng cyanua Thường xuyên bị la rầy, Thạch Văn Nghĩa ở xã Vĩnh Kim, huyện Cầu (Trà Vinh) đã mua thuốc độc về đầu độc cha. Theo cơ quan công an, trưa 23/11/2017, ông Thạch Văn Chí (50 tuổi, cha của Nghĩa) rủ hàng xóm là Nguyễn Thanh Hùng (48 tuổi) đến nhà nhậu. Ông Chí rót ly rượu uống một nửa và đưa cho ông Hùng uống. Uống xong ly rượu, cả 2 ngã xuống đất tử vong. Nghĩa khai đã đặt mua độc chất cyanua trên mạng với giá 3,8 triệu đồng rồi bỏ vào hũ rượu mà cha hay uống để đầu độc. Năm 17 tuổi, Nghĩa bị thoái hóa cột sống, được gia đình điều trị nhưng không khỏi. Từ đó, 2 chân Nghĩa bị teo tóp dần và việc đi lại trở nên khó khăn. Nghĩa thường xuyên bị cha la rầy vì cho rằng gia đình ngày càng kiệt quệ là do tốn tiền trị bệnh. Để có tiền mua chất độc, Nghĩa nói dối mẹ là có loại thuốc có thể chữa khỏi bệnh bại liệt. Người mẹ vay tiền và mang ra bưu điện xã gửi theo địa chỉ do Nghĩa hướng dẫn. Rồi cũng chính bà là người nhận "thuốc" chữa bệnh về đưa cho Nghĩa mà không biết đó là chất độc sau này cướp đi mạng sống của chồng. Món nộm lá đu đủ trộn lá ngón Ngày 15/5/2015, Công an huyện Thuận Châu, Sơn La đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam Và Thị Dợ (SN 1972) để điều tra về hành vi giết người. Nạn nhân trong vụ án này là Sủng Vả Hờ (SN 1970), chồng của Dợ. Chiếc nồi chứa thức ăn thừa đã tố tội ác của người đàn bà.
Do thường xuyên bị Hờ đánh đập, ngày 27/3/2015, Dợ lên khu đồi gần nhà hái lá ngón về trộn với nộm lá đu đủ rồi cho chồng ăn. Bị ngộ độc, anh Hờ đã tử vong vào chiều cùng ngày. Trước đó, tại Hà Giang, Hoàng Thị Tiên, (SN 1981, dân tộc Tày) do cảm thấy cuộc sống quá cực khổ, vất vả lam lũ, phải làm nuôi chồng nuôi con mà chồng lại thường xuyên say rượu chửi mắng nên Tiên đã chặt cây lá ngón về ngâm vào bình rượu của gia đình để đầu độc chồng. Do uống rượu ngâm lẫn cây lá ngón, nên cả 3 người trong gia đình chồng tử vong. Thành Huế Cú điện thoại của nữ giám đốc sau khi Chi cục trưởng uống rượu độc chếtCông an Thanh Hóa đã có báo cáo kết quả điều tra ban đầu liên quan tới 2 người uống rượu có độc chết trưa 20/4. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sau đợt nghỉ vì Covid-19, các tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại Posted: 22 Apr 2020 04:00 PM PDT - Sau Cà Mau, Thái Bình và Thanh Hóa, đã có thêm một số địa phương quyết định cho học sinh trở lại trường từ ngày 23/4 sau đợt nghỉ vì dịch Covid-19. Mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ thông báo cho học sinh các trường THCS và THPT; học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm giáo dục ngoại ngữ - giáo dục thường xuyên trên địa bàn đi học bắt đầu từ ngày 23/4. Trẻ mầm non và học sinh tiểu học tiếp tục nghỉ học đến khi có thông báo mới. Để đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại, sở GDĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục duy trì nền nếp, kỷ cương ngay từ buổi học đầu tiên trở lại. Đồng thời thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh và quy định về khoảng cách học sinh ngồi trong lớp (theo hướng mỗi lớp tách đôi số lượng học sinh, đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo quy định và bố trí tổ chức dạy học vào buổi sáng, buổi chiều); chỉ tổ chức các hoạt động giáo dục trong phạm vi từng lớp học (không tổ chức chào cờ, hoạt động tập trung đông học sinh…). UBND tỉnh Yên Bái cũng đã quyết định cho học sinh lớp 9 và lớp 12 của các trường THCS, THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 23/4. UBND tỉnh này cũng giao Sở GD-ĐT phối hợp với sở Y tế xây dựng phương án, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong tỉnh về chương trình và công tác tổ chức dạy học đảm bảo an toàn, đúng quy định về phòng, chống dịch. Bao gồm giãn cách học sinh trong lớp học, không tập trung động người, đeo khẩu trang bắt buộc, sát khuẩn, đo thân nhiệt và theo dõi sức khỏe, vệ sinh trường lớp… Sau ngày 27/4, sở GD-ĐT tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh phương án cho các học sinh đi học trở lại vào ngày 4/5. UBND tỉnh Hải Dương cũng ban hành công văn về việc cho học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại sau thời gian nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, học sinh lớp 9 các trường THCS và học sinh lớp 12 các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX; học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại từ ngày 23/4. Học sinh các lớp còn lại của trường THCS, THPT, trung tâm GDNN-GDTX đi học trở lại từ ngày 27/4. Trẻ em mầm non, học sinh tiểu học toàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 4/5. UBND tỉnh cũng yêu cầu các trường đại học trên địa bàn tỉnh, Trường CĐ Hải Dương căn cứ tình hình cụ thể xem xét, quyết định thời điểm cho sinh viên trở lại trường học. Khi học sinh đi học trở lại, các trường điều chỉnh nội dung dạy học; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục, bảo đảm thực hiện nghiêm túc. Tạm dừng việc tổ chức chào cờ tập trung toàn trường, không tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. Tạm dừng tổ chức ăn bán trú cho đến khi có thông báo mới.
UBDN TP Hải Phòng cũng quyết định cho học sinh khối 9 trường THCS, khối 12 trường THPT đi học trở lại từ ngày 23/4. Đối với trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS (khối 6, 7, 8); THPT (khối 10, 11), trung tâm GDNN-GDTX đi học trở lại từ ngày 27/4. UBND TP giao Sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp khử khuẩn, vệ sinh lớp học, trường học trước khi đón học sinh đi học trở lại. Thực hiện việc đo thân nhiệt, 100% học sinh đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định khi tới trường. Bên cạnh đó, bố trí lịch học 1 buổi/ngày (không áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non). Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cũng vừa thông báo cho học sinh, học viên lớp 9, lớp 12 đi học trở lại từ ngày 23/4. Các học sinh, học viên, sinh viên còn lại chờ thông báo đi học lại của sở GD-ĐT. Các trường THCS, THPT, các trung tâm GDNN-GDTX khẩn trương vệ sinh trường, lớp học, làm sạch bàn ghế, tẩy trùng các thiết bị dạy học. Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước sạch và xà phòng rửa tay, nước sát khuẩn, thiết bị đo thân nhiệt để kiểm tra tình hình sức khỏe của học sinh. Trong thời gian từ ngày 23/4 đến 25/4, các đơn vị chủ động xây dựng phương án chia lớp và lên kế hoạch bố trí giáo viên giảng dạy phù hợp với tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của trường (ít nhất mỗi lớp phải chia làm hai độc lập sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn)… Theo kế hoạch dự kiến từ ngày 27/4, tất cả học sinh THCS, THPT, học viên, sinh viên CĐSP đi học trở lại; học sinh mầm non, tiểu học đi học trở lại từ ngày 4/5. UBND tỉnh Điện Biên cũng đã cho phép học sinh các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, Trường Chính trị tỉnh, các trường cao đẳng, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh, các trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tổ chức các hoạt động dạy học trở lại từ ngày 27/4. Ttrong thời gian từ 27/4 đến 16/5 chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày. UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở giáo dục tiến hành dạy học bài mới, không tổ chức chào cờ đầu tuần và các hoạt động tập thể, tập trung đông người cho đến khi có chỉ đạo mới. Tạm thời chỉ tổ chức nấu ăn cho học sinh các trường PTDT nội trú và học sinh thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ (bố trí cho học sinh ăn theo nhóm, đảm bảo không quá 8 học sinh/phòng, không tổ chức cho học sinh ăn tập trung tại phòng ăn tập thể). Chiều 22/4, UBND tỉnh Nghệ An quyết định cho phép học sinh THCS, THPT; học viên, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường ĐH đi học trở lại từ ngày 27/4. Đối với học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường từ ngày 4/5. Chủ tịch UBND tỉnh giao thủ trưởng các cơ sở giáo dục bố trí đầy đủ hệ thống rửa tay, dung dịch sát khuẩn và triển khai nghiêm túc công tác phòng chống dịch trước khi đón học sinh, sinh viên trở lại trường. Tối 22/4, UBND TP Đà Nẵng có văn bản về việc tiếp tục triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, UBND TP cũng yêu cầu Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường; có kế hoạch cho học sinh, học viên, các trường, trung tâm từ lớp 1 đến lớp 12, học viên các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, dạy thêm, học thêm... đi học lại từ ngày 4/5. Đối với học sinh mầm non đi học lại từ ngày 11/5; đảm bảo các quy định, điều kiện phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, bố trí giãn cách chỗ ngồi, vệ sinh bề mặt...). UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất cho học sinh, sinh viên trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 4/5, sau thời gian dài nghỉ dịch Covid-19. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh giao sở GD-ĐT chỉ đạo triển khai công tác khử khuẩn trường, lớp học theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hướng dẫn các cơ sở giáo dục đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên khi đến trường; thực hiện việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách trong lớp học.
Trước đó, Cà Mau đã cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đi học lại bình thường bắt đầu từ 20/4. Cũng trong ngày 20/4, các học sinh lớp 9 và học sinh khối THPT của tỉnh Thái Bình đã bắt đầu đi học trở lại. Ngày 21/4, khoảng 300.000 học sinh khối THCS và THPT của Thanh Hóa cũng đã đi học trở lại. Hiện nay, nhiều tỉnh, thành khác cũng đang xem xét việc cho học sinh trở lại trường. Yêu cầu học sinh ngồi cách nhau 1,5m Trước diễn biến của dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết quan điểm của Bộ là trường học phải an toàn thì mới đón học sinh quay trở lại. Với những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ, Bộ GD-ĐT khuyến nghị chưa nên cho học sinh đi học. Địa phương có nguy cơ thấp, nhà trường có thể cho học sinh đi học trở lại, nếu đảm bảo điều kiện an toàn. Về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ GD-ĐT yêu cầu trước khi đến trường, học sinh cần được thăm khám sức khỏe, đặc biệt trường học phải đo nhiệt độ để đảm bảo các em đến trường với thân nhiệt cơ thể tốt. Thứ hai, trường học phải có đủ nơi rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh. Thứ ba, học sinh phải đeo khẩu trang, không nhất thiết là khẩu trang y tế mà có thể là khẩu trang vải kháng khuẩn. Thứ tư, không tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể. Hoạt động chào cờ diễn ra trong lớp học. Thứ năm, để đảm bảo giãn cách xã hội, yêu cầu học sinh phải đảm bảo khoảng cách ngồi là 1,5m. Nếu lớp học quá đông, phải tách ra làm đôi hoặc hơn nữa để giúp cho học sinh đảm bảo trong phòng học không quá 20 em và khoảng các giữa các em là 1,5m. Thanh Hùng - Lê Bằng Năm 2020 sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc giaThay vào đó, sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi này diễn ra trong 1,5 ngày; kết quả được lấy để xét tốt nghiệp và có thể dùng cho tuyển sinh ĐH, CĐ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chợ dân sinh muốn được kẻ vạch, dựng rào cách 2 mét đến hết dịch Posted: 22 Apr 2020 04:01 PM PDT Chợ 337 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) đã kẻ vạch, lập rào để người mua, người bán cách nhau 2 mét. Sau khi nhận được thông tin dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội, tiểu thương và người mua hàng ở đây vẫn mong muốn giữ lại hàng rào. Đình Hiếu | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin chứng khoán ngày 23/4: Né đại dịch thần kỳ, đại gia Quang Nam nhận trái đắng Posted: 22 Apr 2020 09:00 PM PDT Doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ ghi nhận những kết quả ấn tượng, vượt trên tình trạng u ám chung do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thị trường chung khiến cú mua vào của đại gia Quảng Nam vẫn ghi nhận lỗ. CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của đại gia gốc Quang Nam - Lê Phước Vũ vừa công bố ước kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 niên độ tài chính (NĐTC) 2019 - 2020 từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/3/2020 với lợi nhuận tăng mạnh gần 280% so với cùng kỳ lên 200 tỷ đồng. Mở cửa phiên giao dịch sáng 23/4, cổ phiếu HSG tăng trần 6,9% lên 6.790 đồng/cp sau khi đã tăng trần trong phiên liền trước. Tính từ đầu tháng 4 tới nay, cổ phiếu của ông Lê Phước Vũ đã tăng gần 50% từ mức 4.550 đồng lên mức hiện tại. Đây là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn vì những nỗ lực chống đại dịch Covid-19. HSG của ông Vũ đã thoát hiểm nhờ hệ thống hàng trăm cửa hàng bán lẻ nội địa và kênh xuất khẩu tới 80 quốc gia, vùng lãnh thổ và bán hàng trực tuyến... Tuy nhiên, so với cách đây khoảng 3 tháng, giá cổ phiếu HSG vẫn còn giảm nhiều. Ông Lê Phước Vũ đã mua vào 2,05 triệu cổ phiếu HSG (tổng đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu) trong khoảng thời gian từ 17/1-14/2/2020 khi mà giá cổ phiếu ở quanh mức 8-9 ngàn đồng/cp. Với mức giá hiện tại, ông Vũ đang bị thua lỗ.
Không chỉ HSG, nhiều doanh nghiệp khác cũng không bị ảnh hưởng bởi đại dịch và đang hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu giảm giảm nhờ giá dầu thấp. Theo báo cáo, Cao su Đà Nẵng chứng kiến lợi nhuận quý 1/2020 tăng 2,2 lần, còn Cao su Casumina lãi gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm trước… nhờ giá nguyện liệu đầu vào giảm mạnh khi giá cao su thiên nhiên và giá dầu giảm. Cao su Sao Vàng (SRC ) cũng ghi nhận đạt lợi nhuận sau thuế quý 1 gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước cho dù doanh thu bán hàng trong kỳ giảm do đại dịch. Song giá vốn giảm mạnh hơn khi giá vật tư đầu vào giảm nên lợi nhuận tăng. Một doanh nghiệp khác cũng vượt lên trên khó khăn do đại dịch là Saigon Cargo Service (SCS). Doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận quý 1 tăng 8% lên 130 tỷ đồng bất chấp hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 22/4, chỉ số VN-Index tăng mạnh sau thông tin Việt Nam nới cách ly trên phạm vi toàn quốc. Chỉ số này hiện đang ở mức 80 điểm. Tất cả các cổ phiếu blue-chips trong nhóm VN30 đều tăng điểm. Một số cổ phiếu tăng mạnh như VietJet (VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Bia Sài Gòn Sabeco (SAB), Thế Giới Di Động (MWG)… Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng. Theo Rồng Việt, dòng tiền đổ vào thị trường vẫn đang duy trì tích cực, các cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế. Do vậy các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội ngắn hạn cho riêng mình hoặc có thể lướt sóng theo từng nhịp trong tình hình thị trường vẫn đang còn nhiều lạc quan. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/4, VN-Index tăng 2,08 điểm lên 768,92 điểm; HNX-Index tăng 2,1 điểm lên 106,8 điểm. Upcom-Index tăng 0,3 điểm lên 51,48 điểm. Thanh khoản đạt 4,8 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hà Nội phong tỏa đường chuẩn bị cắt ngọn nhà 8B Lê Trực Posted: 22 Apr 2020 09:54 PM PDT - UBND quận Ba Đình kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép chỉ định thầu đơn vị tháo dỡ giai đoạn 2 (tầng 17, 18) công trình sai phép 8B Lê Trực và tổ chức tháo dỡ từ ngày 15/5 tới đây. Ghi nhận từ chiều ngày 22/4, tại công trình số 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội), nhiều phương tiện, thiết bị được tập kết. Chiều tối, lực lượng chức năng đã tổ chức rào chắn, cấm hoàn toàn phương tiện giao thông qua lại khu vực toà nhà 8B Lê Trực đoạn đường Trần Phú (đoạn giao cắt với phố Thanh Bảo, dài khoảng 200m). Được biết, việc lập rào chắn đoạn đường này để lắp cẩu tháp chuẩn bị phá dỡ giai đoạn 2 tòa nhà 8B Lê Trực. Dự kiến, thời gian lắp dựng cẩu tháp, vận thăng kéo dài từ ngày 22/4 tới 12/5. Liên quan đến việc tháo dỡ giai đoạn 2 công trình vi phạm này, UBND quận Ba Đình vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội. Theo đó, UBND quận Ba Đình kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép chỉ định thầu đơn vị thi công tháo dỡ là Công ty CP Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam.
Ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, quận đã ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế để xử lý giai đoạn 2 công trình sai phạm tại 8B Lê Trực, quyết định thành lập các tổ công tác phục vụ cưỡng chế và đã làm việc với Công ty CP Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam để xây dựng biện pháp, dự toán kinh phí thực hiện phá dỡ giai đoạn 2. UBND quận Ba Đình trước đó đã có văn bản báo cáo, xin ý kiến của Sở Xây dựng về biện pháp, dự toán tháo dỡ cho Công ty Bắc Nam lập. Bên cạnh đó, UBND quận Ba Đình cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội giao Công an TP phối hợp, hỗ trợ công tác cưỡng chế; giao các sở: Xây dựng, Tài chính phối hợp, hướng dẫn quận Ba Đình trong quá trình cưỡng chế, thanh toán kinh phí cho đơn vị phá dỡ. Cũng theo ông Chiến, đến nay đã cơ bản đủ các thủ tục để chuẩn bị tháo dỡ giai đoạn 2 của công trình 8B Lê Trực. Dự kiến, thời gian lắp dựng cẩu tháp, vận thăng từ ngày 22/4 tới 12/5 và tổ chức tháo dỡ giai đoạn 2 từ ngày 15/5. Tại buổi làm việc với TP Hà Nội hôm 20/4, nhắc tới việc xử lý công trình 8B Lê Trực, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, cần bảo đảm quy hoạch chi tiết khu vực này, an toàn công trình, bảo đảm quyền lợi đúng mức, đúng đắn cho nhà đầu tư, cần phải làm ngay phương án cụ thể vì công trình này kéo dài gần 10 năm mà chưa xử lý xong.
Giai đoạn 1, tháo dỡ tum thang và tầng 19, được thực hiện từ tháng 11/2015, đến nay đã hoàn thành. Giai đoạn 2 sẽ là công việc xử lý cắt ngọn phần cao vượt phép tại tầng 17 và 18 tòa nhà và khôi phục các khoảng lùi, giật cấp, diện tích sàn so với Giấy phép xây dựng. Về phương án thiết kế tháo dỡ tầng 17, 18 toà nhà, trao đổi với PV VietNamNet, PGS. TS. Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng Nhà nước về chất lượng xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định, các chuyên gia Việt Nam không đến nỗi đầu hàng phải thuê đến nước ngoài. "Công trình được xây dựng theo một thiết kế đã có sơ đồ kết cấu đã được hình thành trước đó cho nên việc can thiệp, tháo dỡ tầng 17, 18 phải nghiên cứu kỹ thiết kế ban đầu để lựa chọn phương án xử lý thích hợp. Vấn đề là khi nghiên cứu được giải pháp kết cấu hiện hữu của công trình khi cắt bỏ đi sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến kết cấu phải chọn giải pháp thích hợp để đảm bảo bền vững lâu dài của toàn bộ toà nhà cũng như kết cấu còn lại. Riêng tầng 17, 18 có những yêu cầu kỹ thuật mà mình phải tôn trọng kết cấu ban đầu. Muốn có giải pháp thì phải hiểu kết cấu ban đầu, kết cấu hiện trạng ra sao, hồ sơ gốc, hoàn công của công trình như thế nào. Hoàn toàn chúng ta có thể làm được để toà nhà bền vững dù sẽ rất khó khăn và cũng tốn kém về kinh phí. Nhưng về kỹ thuật chúng ta thực hiện được" – ông Chủng nói. Huỳnh Anh Mời nước ngoài phá dỡ nhà 8B Lê Trực: Người Việt không đến nỗi đầu hàng- Theo PGS. TS. Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng Nhà nước về chất lượng xây dựng (Bộ Xây dựng), các chuyên gia Việt Nam không đến nỗi đầu hàng phải thuê đến nước ngoài vào phá dỡ công trình vi phạm 8B Lê Trực. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét