“ATM gạo thông minh ở Hà Nội nhận diện hàng trăm mặt người thời Covid-19” plus 14 more |
- ATM gạo thông minh ở Hà Nội nhận diện hàng trăm mặt người thời Covid-19
- Ca covid-19 đầu tiên ở Hà Giang, cả nước có 268 ca mắc, 171 người khỏi bện
- Hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội sau 15/4
- Bác sĩ Anh khóc vì đồng nghiệp chiếm một nửa số ca trong khu cấp cứu
- Chốt kiểm dịch dã chiến giữa đồng ở biên giới Tây Nam phòng Covid-19
- Ông Trump hé lộ kế hoạch dỡ phong tỏa, dọa đóng cửa Quốc hội Mỹ nếu "cản trở"
- Thời gian vàng cứu doanh nghiệp
- Thị trường tê liệt, các hãng ô tô chìm xuống đáy 10 năm
- Truy trìm người đi xe máy chở bao tải chứa xác người đi vứt
- Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo kiểm soát lượng gạo xuất khẩu
- Tham nhũng trong Covid-19 là có tội với dân, mang tiếng với quốc tế
- Bất chấp cảnh báo đại dịch nguy hiểm, hàng ngàn người Mỹ không đeo khẩu trang, tụ tập biểu tình
- Tin chứng khoán ngày 16/4: Nhóm ngân hàng lớn, hy sinh tỷ USD lợi nhuận hỗ trợ DN trong đại dịch
- Người bán vé số mù viết thư động viên đồng nghiệp giữa mùa dịch
- Nhân viên Trường Sinh mắc Covid-19 bật khóc kể lúc bác sĩ giúp vượt qua áp lực
ATM gạo thông minh ở Hà Nội nhận diện hàng trăm mặt người thời Covid-19 Posted: 15 Apr 2020 09:21 PM PDT Đảm bảo nguyên tắc ai cũng được hỗ trợ, 1 người không nhận gạo quá 1 lần/tuần, cây ATM gạo thông minh nhận điện khuôn mặt đầu tiên được lắp đặt tại Hà Nội. XEM CLIP: Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cùng Trường ĐH Kinh tế quốc dân sáng nay phối hợp tổ chức phát gạo miễn phí trước cổng trường trên đường Giải Phóng. Ngay từ 8h sáng đã có hàng chục người dân xếp hàng để chờ nhận gạo. Các lực lượng quân đội, dân quân, công an, CSGT, y bác sĩ quận Hai Bà Trưng được huy động cùng cán bộ giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân triển khai ở điểm phát gạo. Tất cả người đến nhận gạo được đo thân nhiệt. Bất cứ trường hợp nào sốt sẽ được lực lượng y tế lấy thông tin gửi về nơi tạm trú để tiếp tục theo dõi. Chủ tịch Công đoàn ĐH Kinh tế quốc dân Nguyễn Hữu Đồng cho biết, với sự hỗ trợ của quận Hai Bà Trưng, phường Đồng Tâm, hơn 30 cán bộ thuộc các đơn vị được huy động để đảm bảo giãn cách xã hội, phòng tránh lây nhiễm trong quá trình phát gạo cho bà con.
"Chúng tôi đi khảo sát các cây gạo đã thực hiện ở bàn Hà Nội để tìm ra phương án tốt nhất. Trường chuẩn bị phần mềm nhận diện, không tiếp xúc trực tiếp với bà con. Bà con đứng trước hệ thống máy quét, chỉ cần nói tên, địa chỉ, hệ thống sẽ ghi lại gương mặt, giọng nói. Đây cũng là phần mềm do cán bộ công nghệ thông tin của trường tự thiết kế, đảm bảo nguyên tắc trong 1 tuần, 1 người chỉ được nhận 1 lần", ông Đồng thông tin. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay, trong quá trình tổ chức nếu có phát sinh vấn đề, đơn vị sẽ rút kinh nghiệm, xử lý tình huống ngay. Phát biểu tại Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều qua, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Vũ Đại Phong cho biết, trong ngày 15/4 quận mở điểm phát gạo tại Nhà văn hoá quận, phát 675 xuất gạo, mỗi suất 2kg. Đến hôm nay, quận Hai Bà Trưng phối hợp với trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức phát theo hình thức cây ATM gạo. Mỗi lần người dân được nhận 3kg. Dự kiến, điểm này sẽ phát hơn 15 tấn gạo.
Có mặt từ rất sớm, xếp hàng nhận gạo bà Nguyễn Thị Tỵ vui mừng chia sẻ quá trình bà lấy gạo rất thuận lợi, cán bộ phường hướng dẫn đầy đủ, trước khi nhận còn được sát trùng, đo thân nhiệt, hướng dẫn đeo khẩu trang. "Chúng tôi cảm nhận tình người trong lúc khó khăn, tôi rất cảm ơn. Tôi đứng trước máy, chỉ cần nói họ tên, địa chỉ, chứng minh thư. Hai mẹ con tôi nhận được 3kg gạo, mỗi ngày nửa cân, những lúc này khó khăn thì của ít, lòng nhiều, như vậy đã tốt quá rồi", bà Tỵ nói.
Trần Thường - Đình Hiếu Hàng trăm người đội nắng đi siêu thị 0 đồng đầu tiên ở Hà NộiVới thông điệp "Chia sẻ hạnh phúc, lan toả yêu thương" trong đại dịch Covid-19, siêu thị 0 đồng mang tên Hạnh Phúc đầu tiên được mở tại Hà Nội, thu hút hàng trăm lượt người đến mua. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ca covid-19 đầu tiên ở Hà Giang, cả nước có 268 ca mắc, 171 người khỏi bện Posted: 15 Apr 2020 04:27 PM PDT - Sáng 16/4, Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc lên 268 trường hợp, trong đó 171 người đã khỏi bệnh. Tính đến 6h sáng 16/4, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam là 268 trường hợp, trong đó có 160 người có nguồn lây từ nước ngoài, 108 ca lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng. Cả nước đã có 171 ca đã được công bố khỏi bệnh. 97 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế có 46 trường hợp xác định có nguồn nhiễm từ nước ngoài. Trong số những bệnh nhân đang điều trị, 10 ca đã có 2 lần liên tiếp âm tính SARS-CoV-2 và 23 ca đã âm tính lần đầu Trường hợp dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận sáng nay là một người dân tộc thiểu số ở Hà Giang. Bệnh nhân 268 là nữ, 16 tuổi, quốc tịch Việt Nam, dân tộc Mông, trú tại một thôn hẻo lánh ở gần biên giới giáp Trung Quốc của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Gia đình bệnh nhân có 3 anh trai làm việc tự do bên kia biên giới. Ngày 7/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, khó thở và được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm đến nay cho thấy bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Về tình hình điều trị, của các bệnh nhân nặng đang thở máy, lọc máu, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân 91 (phi công người Anh) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh không sốt, thở máy, theo dõi rối loạn đông máu - Hội chứng HIT. Bệnh nhân 19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 đã có tiến triển, dừng được vận mạch. Trường hợp phải thở máy còn lại là bệnh nhân 161, cũng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2. . Đến sáng 16/4, Việt Nam còn cách ly 68.049 người tiếp xúc gần ca xác định hoặc nhập cảnh từ vùng dịch, trong đó 471 trường hợp cách ly tại bệnh viện, 11.413 người cách ly tại các cơ sở tập trung khác, số còn lại đang cách ly tại nhà. Bệnh nhân 265: 'Tôi ân hận vì sự chủ quan của mình'-Nhận kết quả dương tính nCoV dù đã qua 14 ngày cách ly, trở thành bệnh nhân 265, Th. chia sẻ rất lo lắng, ân hận vì sự chủ quan của mình, có thể khiến người ở khu cách ly lây nhiễm bệnh. Nguyễn Liên | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội sau 15/4 Posted: 15 Apr 2020 03:01 PM PDT Thủ tướng đồng ý chia các địa phương làm 3 nhóm: 12 tỉnh thành nguy cơ cao, 15 tỉnh thành có nguy cơ và 36 tỉnh thành nguy cơ thấp để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả. Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành tiếp tục thực hiện chỉ thị 16, cách ly xã hội đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình thực tế. Đối với 15 tỉnh thành thuộc nhóm có nguy cơ: Có lộ trình thực hiện chỉ thị 16 và thực hiện nghiêm chỉ thị 15 đến ngày 22/4. 36 địa phương còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp thực hiện nghiêm chỉ thị 15. Ban Thời sự 12 tỉnh, thành kéo dài cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4Thủ tướng đồng ý nhóm nguy cơ cao gồm 12 địa phương, trong đó có Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bác sĩ Anh khóc vì đồng nghiệp chiếm một nửa số ca trong khu cấp cứu Posted: 15 Apr 2020 09:26 PM PDT Bác sĩ Alan Courtney cho rằng nhân viên y tế Anh đang bị đặt vào tình trạng nguy hiểm do thiếu những trang thiết bị bảo hộ cơ bản như khẩu trang, găng tay... Trong cuộc phỏng vấn trên Sky News, bác sĩ Alan Courtney đã không kìm được nước mắt khi tâm sự về tình hình điều trị Covid-19 tại bệnh viện của anh ở London (Anh). Anh tiết lộ, các nhân viên y tế chiếm một nửa số bệnh nhân nằm trong Khu Chăm sóc Tích cực. "Thực sự không có bất cứ thứ gì buồn bã hơn khi phải điều trị cho đồng nghiệp. Tôi không hề mong chờ điều đó", anh Courtney kể. Bác sĩ Courtney phải chữa trị cho chính những đồng nghiệp của mình Ngày 13/4, nước Anh đã có ít nhất 35 nhân viên y tế chết khi đang ở tuyến đầu chống dịch. Hiện chưa có thông tin liệu bao nhiêu người nhiễm virus nCoV do thiếu đồ bảo hộ. Tuy nhiên, bác sĩ Courtney cho rằng, việc thiếu các trang thiết bị bảo hộ trong đại dịch Covid-19 đã đặt các y bác sĩ vào những tình huống mạo hiểm. "Mọi người giận dữ vì sao điều này lại xảy ra với họ - có bất cứ cách nào để tránh được chuyện đó không? Liệu có thể thêm các trang thiết bị bảo hộ, thêm khẩu trang, thêm găng tay, thêm áo bảo hộ?", bác sĩ Courtney nói. Ở một số nơi, các y bác sĩ phải sử dụng túi rác bao bọc quanh cơ thể để bảo đảm sức khỏe cho bản thân. Chính phủ Anh đang phải chịu áp lực nặng nề cần cung cấp đủ đồ bảo hộ tới các nhân viên tham gia chống dịch Covid-19. Bác sĩ Courtney lên tiếng trên truyền hình về tình trạng thiếu đồ bảo hộ y tế Khi cuộc khủng hoảng đồ bảo hộ tiếp tục diễn ra, bác sĩ Courtney lo ngại "một vài" đồng nghiệp của anh sẽ ra đi vì con virus chết người. "Điều đó sẽ xảy ra nhưng tôi không nghĩ tôi sẵn sàng đón nhận nó", bác sĩ Courtney buồn bã nói. Vị bác sĩ trẻ cũng tâm sự về việc chữa trị cho trẻ nhỏ mắc Covid-19 đang bị nguy kịch: "Bố mẹ các em không được vào thăm con. Họ không thể dự đám tang bởi bản thân họ cũng đang phải tự cách ly". Trước đó, một cậu bé 13 tuổi đã ra đi lặng lẽ khi không có gia đình ở bên cạnh. Người thân của em không thể nói lời từ biệt hay nhìn mặt con lần cuối. An Yên (Theo Sky News) Lá thư làm thay đổi quyết định khắc nghiệt với người sắp mất vì Covid-19Bệnh viện ở London (Anh) từng không cho phép người nhà vào thăm bệnh nhân Covid-19 nguy kịch vì lo ngại nguy cơ lây nhiễm. Nhưng một lá thư ngắn gọn của nữ y tá giấu tên đã thay đổi mọi chuyện. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chốt kiểm dịch dã chiến giữa đồng ở biên giới Tây Nam phòng Covid-19 Posted: 15 Apr 2020 08:35 PM PDT Biên giới Tây Nam những ngày giữa tháng 4 nắng như đổ lửa, nhưng các chiến sĩ biên phòng vẫn túc trực, bám chốt kiểm dịch.
Hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội sau 15/4Thủ tướng đồng ý chia các địa phương làm 3 nhóm: 12 tỉnh thành nguy cơ cao, 15 tỉnh thành có nguy cơ và 36 tỉnh thành nguy cơ thấp để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả. T.Tùng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ông Trump hé lộ kế hoạch dỡ phong tỏa, dọa đóng cửa Quốc hội Mỹ nếu "cản trở" Posted: 15 Apr 2020 07:13 PM PDT Tổng thống Donald Trump cho biết, một số bang của Mỹ đã sẵn sàng dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa ngay trong tháng này khi cuộc chiến chống dịch Covid-19 có nhiều tiến triển tích cực. Tại cuộc họp báo vừa diễn ra ở Nhà Trắng tối 15/4 theo giờ địa phương (sáng 16/4 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Trump tuyên bố "các chiến lược quyết liệt" của Chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới đang phát huy hiệu quả.
Trích dẫn việc số ca nhiễm mới Covid-19 ở New York và Detroit đang giảm xuống, ông Trump cho rằng Mỹ đã vượt qua đỉnh dịch. Lãnh đạo Nhà Trắng bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục đạt được những tiến triển lớn hơn trong công tác dập dịch. BBC dẫn lời Tổng thống Mỹ cho biết thêm, nước này đã thực hiện 3,3 triệu xét nghiệm Covid-19 cho người dân và sắp cho trình làng các công cụ xét nghiệm kháng thể. Theo ông Trump, mặc dù "cuộc chiến chống kẻ thù vô hình" vẫn chưa kết thúc nhưng các diễn tiến tích cực khiến Chính phủ Mỹ đã sẵn sàng "hoàn tất các chỉ dẫn tái mở nền kinh tế dành cho các bang". Nhà Trắng sẽ công bố các chỉ dẫn này sau khi ông họp bàn với các thống đốc bang trong ngày hôm nay, 16/4. Ông Trump từng mong muốn tái mở nền kinh tế đất nước vào ngày 1/5. Song, tại cuộc họp báo mới, ông khẳng định, một số bang có thể sẵn sàng dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa để trở lại cuộc sống bình thường sớm hơn thời điểm trên, ngay trong tháng 4 này. Khi được hỏi về các mối đe dọa của việc tái mở nền kinh tế quá sớm, ông Trump đáp "vẫn có các trường hợp tử vong liên quan đến việc duy trì phong tỏa đất nước". Ông đề cập đến các vấn đề sức khỏe tâm thần và nói các đường dây nóng tiếp nhận thông tin về tự tử ở Mỹ đã quá tải khi nền kinh tế đất nước đóng băng. Hàng triệu lao động Mỹ đã mất việc làm do các biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát dịch Covid-19, khiến số người thất nghiệp tăng tới mức kỷ lục. Ông Trump tái nhắc lại quyết định sẽ ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì những thất bại trong cách ứng phó với đại dịch Covid-19 toàn cầu, bất chấp sự phản đối của dư luận trong nước và nhiều lãnh đạo thế giới. Trước đó, cả Phòng Thương mại Mỹ và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đều ra tuyên bố lên án quyết định của tổng thống là "nguy hiểm" và đe dọa những nỗ lực dập dịch của chính nước này và toàn thế giới. Cũng tại cuộc họp báo, Ông Trump còn đe dọa sẽ đóng cửa toàn bộ Quốc hội nếu các nhà lập pháp cản trở ông bổ nhiệm các thẩm phán và những vị trí khuyết thiếu khác trong chính quyền. Do diễn biến dịch phức tạp, Quốc hội Mỹ dự kiến ít nhất tới ngày 4/5 mới tái nhóm họp, muộn hơn mong muốn của lãnh đạo Nhà Trắng. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thời gian vàng cứu doanh nghiệp Posted: 15 Apr 2020 05:25 PM PDT - Việt Nam đã cực kỳ cảnh giác với nCoV khi nó xuất hiện ở Vũ Hán, đã đóng sớm các chuyến bay đến/về từ Trung Quốc. Chúng ta thực hiện nhất quán phương châm chống dịch "ngăn chặn, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng và dập dịch" suốt từ đó đến nay. Phương châm đặc thù này được thực hiện với đầy quyết tâm không ngừng nghỉ của cả hệ thống và toàn xã hội. Đến nay, đa số các ca nhiễm đều phát hiện trong những người bị cách ly, số nhỏ hơn còn lại được phát hiện trong cộng đồng, ngày càng nhiều người "xuất viện", không có ai tử vong. Thành công chống dịch của Việt Nam là rất đáng kể, người dân an tâm. Chắc chắn, phương châm chống dịch đó sẽ tiếp tục được duy trì một cách bền bỉ tới đây. Hôm qua, Thủ tướng đồng ý nhóm nguy cơ cao gồm 12 địa phương, trong đó có Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4. Tinh thần trên khá linh động nhưng vẫn nhất quán với phương châm chống dịch. Cách chống dịch đó, được củng cố bởi "tai mắt nhân dân" làm tôi tin tưởng là dịch bệnh sẽ không bùng phát ở nước ta trên diện rộng. Cả nước này sẽ "không chủ quan, không lơ là, không mất cảnh giác", như Thủ tướng nói, để đến mức vỡ trận vì vỡ trận là mất tất cả.
Thủ tướng nói: "Cần phải mở mặt trận thứ hai để tái khởi động, phục hồi nền kinh tế". Mặt trận đó là cực kỳ cần thiết và hỗ trợ về nguồn lực cho mặt trận chống dịch bệnh. Nền kinh tế mở nhất thế giới này đang bị tàn phá bởi các chuỗi cung ứng sụp đổ, các rào cản biên giới dựng lên, làm doanh nghiệp trên bờ vực phá sản, người dân bước vào cảnh khó khăn. Chúng ta trước mắt chỉ còn dựa vào NỘI NHU. Nếu không khơi thông được các dòng chảy nội địa, để nó đông cứng thì nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, kéo theo những tác động rất lớn đến hệ thống ngân hàng, làm mất hàng triệu việc làm mà đến nay chưa có ai tiên đoán hay đo lường định lượng được. Kéo dài càng lâu, hệ lụy càng lớn khó lường. Nhiều người dân ở nước ta còn nghèo. Có tới 30% dân số Việt Nam "chưa đảm bảo được về mặt kinh tế", theo Ngân hàng Thế giới, cho thấy một bức tranh khá thật về xã hội. Mấy ngày qua đã chứng kiến những hàng dài người chờ phát chẩn ở Hà Nội, Huế, TP,HCM, mà việc phát chẩn, hay máy ATM gạo, chưa được triển khai ở các tỉnh khác. Có vô vàn người nghèo phải tiếp tục dựa vào vỉa hè để tồn tại, mưu sinh. Không mở cửa kinh tế ra để cho "dân cứu dân" thì họ sẽ thế nào? Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bệnh nhân khác cần được quan tâm, cứu chữa. Chúng ta khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, học tập và đời sống của người dân nhưng đặt trong điều kiện đất nước có dịch với những qui định phòng chống dịch nghiêm ngặt, giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Cần có ngay các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, định hướng các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất phù hợp tình hình mới, đặc biệt là chuỗi cung ứng mới. Cần khôi phục đời sống kinh tế xã hội ngay vì nếu chờ vắc xin (mất 12-18 tháng nữa) hay chờ hết dịch (chưa biết đến bao giờ) mới khởi động lại thì quá muộn. Nguy cơ lây nhiễm là khác nhau giữa các ngành, các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp, nên cần có những điều kiện và kịch bản ứng xử khác nhau. Cần xây dựng bộ chỉ số rủi ro lây nhiễm để có thể phân loại và áp dụng các kịch bản ứng xử. Ví dụ nguy cơ lây nhiễm cao (ví dụ trên 80%) thì kiên quyết ngưng hoạt động. Nguy cơ lây nhiễm thấp hơn thì tùy từng cấp độ mà được tiếp tục sản xuất kinh doanh nhưng phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro phù hợp theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Bộ Y tế cần chuẩn bị các phương án này để hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện để thực hiện. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nói, hơn 50% doanh nghiệp sẽ không thể trụ lại được trong thời gian 5, 6 tháng tới và 80 % doanh nghiệp khó trụ vững sau 12 tháng nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phúc tạp, theo khảo sát của VCCI. Như vậy, thời gian tới đây sẽ là khoảng thời gian vàng để tiếp sức và giải cứu doanh nghiệp. Tiếp sức bằng nguồn lực, tiếp sức bằng thể chế. Tiếp sức bằng nguồn lực là hữu hạn, tiếp sức bằng thể chế, bằng niềm tin là vô hạn. Cộng đồng doanh nghiệp mong rằng cải cách thể chế sẽ được đầy mạnh trong những tháng tới đây để yểm trợ và làm bệ đỡ cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch và chuẩn bị tâm thế cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau này Chúng ta đang trong thời gian vàng để kiểm soát dịch bệnh và cũng đang trong thời gian vàng để hỗ trợ doanh nghiệp trụ vững. Dịch bệnh sẽ còn kéo dài và có ai tiên liệu được tình hình tới đây sẽ thế nào, nếu cứ đóng mãi nền kinh tế? Tư Giang Chống dịch như chống giặc nhưng cứu kinh tế phải hơn cứu hỏa- Khôi phục những gì đã mất do khủng hoảng kinh tế gây ra cần thống nhất trên quan điểm chỉ khôi phục những điều tốt đẹp, những giá trị đã được chứng minh để đất nước phát triển trong giai đoạn tiếp theo. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thị trường tê liệt, các hãng ô tô chìm xuống đáy 10 năm Posted: 15 Apr 2020 01:00 PM PDT Nếu dịch Covid-19 kéo dài, sản lượng cũng như doanh số bán ô tô tại Việt Nam có thể giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nhu cầu giảm dẫn đến sản xuất giảm, các DN buộc phải sa thải lao động. Nỗi lo đầu ra Số liệu thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, doanh số bán hàng toàn thị trường tháng 3/2020 đạt 19.154 xe các loại, bao gồm 13.071 xe du lịch, 5.711 xe thương mại và 372 xe chuyên dụng, tăng 8% so với tháng 2/2020 nhưng giảm 41% so với tháng 3/2019. Tuy nhiên, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường quý 1/2020 giảm 33% so với quý 1/2019. Trong đó, xe du lịch giảm 35%, xe thương mại giảm 26% và xe chuyên dụng giảm 32%. Với riêng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, quý 1/2020 có doanh số bán giảm 28% so với quý 1/2019. Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Dự báo của các DN cho thấy, tình hình bán hàng quý 2/2020 cũng rất ảm đạm. Doanh số bán hàng tháng 4 giảm mạnh hơn tháng 3 và nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục kéo dài thì cả tháng 5 lẫn tháng 6 cũng tiếp tục giảm.
Hiện tại, hầu hết các DN ô tô đã tạm ngừng sản xuất nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nhiều sự kiện ra mắt xe hơi bị hủy bỏ. Các đại lý bán xe cũng tạm đóng cửa. Nhu cầu về vận tải, đi lại của người dân và các DN giảm mạnh. Số lượng khách hàng có nhu cầu mua xe đã giảm sút đáng kể dẫn tới số lượng hợp đồng ký mới giảm mạnh. Các yếu tố trên đã trực tiếp ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của các DN ô tô. Không chỉ với bán ô tô, ngay cả dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng cũng chịu tác động tương ứng. Thống kê của VAMA cho thấy, lượng xe đến sửa chữa tại các đại lý đã giảm khoảng 30-40% và có thể giảm tới 60-70% nếu tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các DN ô tô cho hay đã phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng giảm. Nếu doanh số bán giảm kéo dài thì DN sẽ phải giảm sản xuất, nhiều lao động có thể đối mặt với nguy cơ giảm thu nhập, mất việc làm. Cắt giảm lao động Cả nước có 358 DN sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 50 DN lắp ráp ô tô, 45 DN sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe và hơn 250 DN sản xuất linh kiện, phụ tùng... với hơn 100.000 lao động. Nếu tính cả số lao động hưởng lợi gián tiếp từ ngành công nghiệp ô tô thì lên tới khoảng 300.000 người. Khi doanh số bán xe giảm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhiều người lao động. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong quý 1/2020, ngành sản xuất xe có động cơ giảm 2,5%. Đây là mức giảm sâu so với mức tăng 17,9% cùng kỳ năm trước. Sản lượng ô tô sản xuất trong nước ước đạt 56.200 chiếc, giảm 10,4% so với cùng kỳ. Chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ (trong đó có ô tô) tăng 122,5% so với cùng kỳ 2019. Một DN ước tính nếu doanh số bán ô tô sản xuất lắp ráp trong nước giảm trên 10% trong năm 2020 thì khoảng 5% số lao động bị cắt giảm việc làm. Đấy là chưa kể nhiều lao động khác sẽ bị giảm lương.
Tại Trung Quốc, sản xuất ô tô là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Tháng 2/2020 doanh số bán xe tại Trung Quốc giảm 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng loạt hãng xe phải cắt giảm lương lao động từ 20-35% và cắt giảm lao động dư thừa. Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2020, thị trường ô tô sẽ tăng trưởng âm 15%. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, sản lượng cũng như doanh số ô tô tại Việt Nam có thể giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nhu cầu giảm dẫn đến sản xuất giảm và các DN buộc phải cắt giảm lao động. Các DN ô tô chia sẻ, vấn đề đau đầu nhất hiện nay là đầu ra. Không bán được hàng thì DN sẽ gặp khó khăn. Các chi phí cơ bản hàng tháng rất lớn, trong khi nguồn thu từ kinh doanh giảm mạnh, sẽ khiến DN mất cân đối tài chính, nếu kéo dài sẽ phá sản. Ngành công nghiệp ô tô là mô hình kinh doanh đa tầng gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất và các đại lý phân phối. Chuỗi kinh doanh này đóng góp đáng kể vào GDP của một quốc gia. Các ước tính cho thấy, đóng góp của ngành ô tô tại Việt Nam nằm trong khoảng 3% GDP mỗi năm, với hơn 7 tỷ USD vào năm 2019. Năm nay doanh số bán giảm mạnh, đóng góp cho GDP chắc chắn sẽ giảm theo. Không những thế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đến nay vào khoảng 2 triệu tỷ đồng, riêng kinh doanh ô tô và phụ tùng chiếm tới 548.000 tỷ đồng. Trong số đó, có nhiều DN vay vốn đầu tư các dự án lắp ráp ô tô, sản xuất linh kiện và mở đại lý mới, cũng như vay vốn lưu động để kinh doanh. Nếu doanh số bán giảm mạnh, nguồn thu không có, các DN này khó có khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng. Các DN ô tô hiện vẫn phải "gồng" mình để duy trì mọi hoạt động, nhưng mong muốn Chính phủ sớm có những gói kích cầu để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng, đảm bảo đời sống người lao động. Trần Thủy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Truy trìm người đi xe máy chở bao tải chứa xác người đi vứt Posted: 15 Apr 2020 09:37 PM PDT Qua hình ảnh camera hiện trường xung quanh, Công an xác định có người đi xe máy chở bao tải chứa xác người đến vứt bên lề đường. Liên quan đến vụ bao tải chở xác người, Công an Q.Gò Vấp vừa chuyển giao vụ việc cho cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để mở rộng điều tra. Hiện Công an đang truy tìm dấu vết của 1 chiếc xe gắn máy nghi là chở bao tải chứa xác người đến vứt tại lề đường Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp như nói trên. Hình ảnh này có được là do cơ quan Công an trích xuất hệ thống camera an ninh xung quanh hiện trường.
Công an đề nghị người dân nếu biết thông tin, hình ảnh có liên quan đến vụ việc, có thể cung cấp để phục vụ quá trình mở rộng điều tra. Như VietNamNet đã thông tin, nạn nhân của vụ xác người trong bao tải là ông Đinh Quốc Cường (SN 1972, ngụ Q.Tân Bình), là 1 người bị tâm thần nhẹ. 23h30 tối 13/4 nhân viên công ty dịch vụ công ích Q.Gò Vấp đi thu gom rác trên đường Phan Van Trị thì phát hiện xác người trong bao tải màu xanh vứt ở lề đường. Vào cuộc điều tra, Công an nhanh chóng xác định được lai lịch và có tìm thấy 1 đơn xin việc với những dòng bút tích không bình thường. Công an đặt nghi vấn, ông Cường có thể tử vong ở nơi khác và bị ai đó bỏ thi thể vào trong bao tải, chở đến lề đường Phan Văn Trị vứt bỏ. Được biết, ông Cường sống cùng mẹ già và 1 người em trai ở Q.Tân Bình trong cảnh khó khăn. Hàng ngày ông Cường hay rời nhà trên chiếc xe đạp để đi làm thuê nhiều việc. Gia đình cho hay, sáng 13/4 ông Cường đạp xe đi nhưng không quay về và tối thì gia đình nhận hung tin. Hiện gia đình đang yêu cầu cơ quan Công an làm rõ cái chết của ông Cường và họ nhờ luật sư tham gia. Hé lộ sự bất thường vụ xác người trong bao tải ở Sài GònTrong người nạn nhân, Công an tìm thấy 1 đơn xin việc với những bút tích không bình thường. Phước An | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo kiểm soát lượng gạo xuất khẩu Posted: 15 Apr 2020 03:00 PM PDT Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Trước phản ánh của báo chí về việc mở tở khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm và doanh nghiệp không nắm được thông tin đăng ký tờ khai, ngày 15/4, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về tình hình triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, nêu cụ thể vể quy trình, cách làm, danh sách các doanh nghiệp, thời gian mở tờ khai hải quan và số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp đã đăng ký thành công trên hệ thống; công tác phối hợp với Bộ Công Thương trong việc này; Báo cáo mua dự trữ lương thực theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo việc triển khai văn bản 2827/VPCP-KTTH ngày 14/4/2020 của Văn phòng Chính phủ và công tác phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hai Bộ Tài chính, Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung trên trước ngày 18/4/2020. Trong ngày 15/4, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản số 2953 gửi Bộ Công Thương liên quan đến các kiến nghị của các địa phương xung quanh việc xuất khẩu gạo. Theo đó, Văn phòng Chính phủ đã nhận được kiến nghị của UBND tỉnh Long An, UBND tỉnh An Giang và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang về việc xuất khẩu gạo, trong đó có đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nếp. Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tổng hợp các kiến nghị của UBND các tỉnh Long An, An Giang, báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4 và đề xuất phương án xuất khẩu gạo trong tháng 5, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. L.Bằng 'Xù' bán gạo cho dự trữ nhà nước, tranh nhau xuất đi nước ngoàiCó hiện tượng doanh nghiệp đã trúng thầu dự trữ gạo quốc gia nhưng không đến ký hợp đồng, khi cơ quan Hải quan rà soát thì lại xuất hiện trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tham nhũng trong Covid-19 là có tội với dân, mang tiếng với quốc tế Posted: 15 Apr 2020 04:01 PM PDT Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu phân bổ kinh phí phòng chống dịch phải đúng quy trình, không được xảy ra tiêu cực, nếu tham nhũng thì có tội, mang tiếng với nhân dân, với cả cộng đồng quốc tế. XEM CLIP: Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP chiều qua,Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhắc lại thông tin Thủ tướng đã quyết định Hà Nội và 11 địa phương khác nằm trong nhóm nguy cơ lây nhiễm cao, tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4. TP đã "làm phẳng đường lên cao" của các ca nhiễm. Sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị và người dân đã khiến Thủ đô làm chủ được diễn biến tình hình dịch bệnh. Mang tiếng nếu tham nhũng thiết bị y tế Để thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng, ông Chung đề nghị thực hiện tốt việc tuyên truyền, công khai minh bạch cho người dân về diễn biến dịch bệnh, để nhân dân nhận thức việc vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, từ đó tự giác thực hiện tốt chỉ thị 16.
"Khi nào người dân thực hiện tốt, đồng lòng, đồng thuận với chỉ đạo của TƯ, Chính phủ và TP thì mới có khả năng dập dịch tốt trong thời gian tới", ông nói. Chủ tịch TP lưu ý người dân khi đau họng, ho, sốt thì khẩn trương liên hệ cơ quan y tế để được lấy mẫu và xét nghiệm. Phải nhận thức việc thường xuyên đeo khẩu trang, khử khuẩn bằng xà phòng, nước rửa tay để trở thành thói quen, kể cả sau ngày 22/4 hay 30/4 khi hết thời gian cách ly. Theo ông Nguyễn Đức Chung, công tác xét nghiệm hiện nay là tối quan trọng. Tất cả trường hợp ở thôn Hạ Lôi hay ở huyện Thường Tín dương tính đều từ việc xét nghiệm mới phát hiện. Chủ tịch Hà Nội đề nghị CDC Hà Nội cần khẩn trương lấy mẫu và xét nghiệm nhanh, trả lời nhanh, có biện pháp kịp thời. Phải kiểm tra tra rà soát luôn F1, F2, F3. Với F1 thì không để trường hợp nào ở bệnh viện mà phải chuyển lên khu cách ly tập trung. Ông Nguyễn Đức Chung giao cho Sở Y tế và Quản lý thị trường, Công an TP tăng cường kiểm tra với các đơn vị, cá nhân, cửa hàng bán trang thiết bị y tế như khẩu trang, nước khử khuẩn, máy thở, rà soát làm sao không để các đơn vị này bán tăng giá. Sở Y tế và các quận, huyện được phân bổ ngân sách thì chủ động rà soát lại toàn bộ kết quả việc mua sắm, đảm bảo đúng quy trình, đúng giá, không để thất thoát, không để tiêu cực xảy ra.
"Nếu chúng ta để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này thì rất mang tiếng, không chỉ mang tiếng với người dân, mà còn có tội. Người dân, DN, bản thân cán bộ, công chức, viên chức còn góp 1 ngày lương để ủng hộ cho mặt trận này, chúng ta được giao nhiện vụ này mà có biểu hiện, việc làm móc ngoặc, nâng khống giá lên để tham ô, tham nhũng thì không chỉ mang tiếng với địa bàn TP, cả nước mà cả cộng đồng quốc tế", ông Chung nhấn mạnh. Tuần quyết định thắng lợi, dịch Covid-19 có bùng phát hay không Ông yêu cầu việc mời Ban Kinh tế ngân sách của HĐNĐ TP vào giám sát toàn bộ quá trình này, cần thiết mời cả MTTQ giám sát một cách công khai, minh bạch. Lãnh đạo TP đề nghị Phó chủ tịch TP Nguyễn Doãn Toản phụ trách tài chính, Phó chủ tịch Ngô Văn Quý phụ trách văn xã và Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác chỉ đạo liên quan việc lập kế hoạch, quản lý tài chính mua sắm vật tư trang thiết bị y tế. Không được mua sắm riêng mà phải mua sắm chung. "Mua đúng, mua đủ, không để lãng phí, đảm bảo hiệu quả. Nếu để lãng phí khâu này thì sẽ rất phản cảm", Chủ tịch Hà Nội nói.
Ông giao Công an TP cùng phòng y tế các quận huyện, các đơn vị tiếp tục triển khai 30 chốt kiểm tra ra vào TP, phun khử khuẩn các phương tiện, đo thân nhiệt để kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường. Tăng cường xử phạt tất cả người không đeo khẩu trang. "Tuần này là tuần quyết định đến thắng lợi, quyết định xem chúng ta có để bùng phát dịch bệnh hay không. Tất cả các đơn vị phải đảm bảo trực 24/24/7 để tiếp nhận thông tin của người dân, các tổ chức phản ánh trường hợp bất thường, kịp thời lấy mẫu để xét nghiệm", ông Chung yêu cầu. Ông phân tích: "Theo dữ liệu về số ca nhiễm những ngày gần đây, nếu để biểu đồ này đi theo đường thẳng thì hy vọng tuần tới dịch bệnh nếu có sẽ chỉ lác đác trên địa bàn thành phố, không phát sinh ổ dịch phức tạp". Theo Chủ tịch TP, với tinh thần quyết liệt, hoàn toàn có thể tin tưởng tuần tới Hà Nội sẽ kiểm soát tốt hơn tình hình dịch, nếu làm được thì sẽ khoanh được dịch bệnh trong thời gian tới. Hương Quỳnh - Trần Thường 12 tỉnh, thành kéo dài cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4Thủ tướng đồng ý nhóm nguy cơ cao gồm 12 địa phương, trong đó có Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... tiếp tục cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bất chấp cảnh báo đại dịch nguy hiểm, hàng ngàn người Mỹ không đeo khẩu trang, tụ tập biểu tình Posted: 15 Apr 2020 10:07 PM PDT Hàng ngàn người dân Mỹ mang theo biểu ngữ tụ tập tại tòa nhà Đại hội tiểu bang Michigan hôm 15/4 để phản đối chính quyền tiếp tục áp dụng 'giãn cách xã hội' phòng chống Covid-19. Khoảng 4.000 người tụ tập và giơ cao những biểu ngữ phản đối việc Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer gia hạn sắc lệnh 'giãn cách xã hội' tới ngày 30/4, yêu cầu người dân bang này ở nhà và các doanh nghiệp cần đóng cửa. Hãng tin AP cho biết bà Whitmer thừa hiểu nền kinh tế bang này sẽ tiếp tục hứng chịu thiệt hại, nhưng việc này là cần thiết trong công cuộc chống dịch bệnh. Dịch Covid-19 đã cướp đi mạng sống của gần 2.000 người dân tại bang này, đồng thời khiến nhiều bệnh viện trong khu vực Detroit bị quá tải. Thống đốc Whitmer lấy làm tiếc khi có rất nhiều nhiều người tụ tập phản đối sắc lệnh của chính quyền, trong khi họ không đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. "Tôi thấy một số người bế những đứa trẻ với đôi tay trần. Chúng tôi hiểu rằng việc tụ tập đông như vậy là rất nguy hiểm đối với người dân. Hành vi này sẽ khiến nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn, làm cho thời gian phòng chống dịch bệnh của chúng ta kéo dài hơn".
Video: Hàng ngàn người tụ tập phản đối lệnh 'cách ly xã hội'. Nguồn: Reuters Tuấn Trần | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin chứng khoán ngày 16/4: Nhóm ngân hàng lớn, hy sinh tỷ USD lợi nhuận hỗ trợ DN trong đại dịch Posted: 15 Apr 2020 08:30 PM PDT Hàng loạt ngân hàng sẽ phải hy sinh lợi nhuận lên đến cả tỷ USD để góp phần ổn định thị trường tài chính trong nước, hỗ trợ các khách hàng trong đại dịch Covid-19. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (VCB) vừa công bố gói giảm lãi suất thứ 2, hỗ trợ cho 90.000 khách hàng, quy mô tín dụng lên tới 300 ngàn tỷ USD (12,7 tỷ USD), tương đương 50% dư nợ hiện hữu tại Vietcombank. Theo đó, VCB sẽ giảm 10% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân chịu ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 từ ngày 15/4/2020 đến hết ngày 30/9/2020. Các khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi Covid-19 cũng được giảm 5% lãi từ 15/4/2020 đến 30/6/2020. Trước đó, từ giữa tháng 2, Vietcombank đã triển khai hàng loạt giải pháp ưu đãi dành cho khách hàng như giảm lãi suất cho vay đợt 1, triển khai chương trình cho vay mới với quy mô dư nợ 30.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,5-5% năm. Bên cạnh đó, VCB giảm phí nhiều dịch vụ. Với các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Vietcombank dự kiến lợi nhuận 2020 sẽ giảm trên 2.240 tỷ đồng.
Trong một cuộc họp giữa giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo các bộ và cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết lợi nhuận tất cả ngân hàng có vốn nhà nước năm nay phải giảm tối thiểu 30-40% để đóng góp vào việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, mức giảm lãi của Vietcombank sẽ còn lớn hơn trong tương lai.Đươc biết, trong năm 2019, Vietcombank lãi hơn 22 ngàn tỷ đồng. Tính chung trong trong hệ thống, số tiền các ngân hàng giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp có thể lên tới cả tỷ USD. Riêng 4 ngân hàng lớn nhất (VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank), nếu giảm lãi suất 40% thì số tiền dành để giảm lãi suất cho doanh nghiệp lên tới 23 ngàn tỷ, tương đương gần 1 tỷ USD. Còn nếu giảm 30% thì mức đóng góp cũng là 17 ngàn tỷ đồng. Khả năng hy sinh lợi nhuận để giảm lãi suất cho doanh nghiệp là khả thi, nhất là ở các NH lớn bởi nhà nước nắm tỷ lệ chi phối. Tại Vietinbank, Nhà nước đang sở hữu 65%; tại Agribank là 100%; BIDV là 81% và Vietcombank là 75%. Trong năm 2019, cả 4 ngân hàng lớn này đều lãi hơn 10 ngàn tỷ đồng, tổng lãi là 57 ngàn tỷ đồng. Đây là dư địa lớn để các doanh nghiệp chính sách hỗ trợ các khách hàng. Không chỉ 4 NH lớn, hồi cuối tháng 3, cả chục NH đã cam kết sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay khoảng 2% so với thời điểm trước dịch. Theo thống kê của SSI gần đây, các NH dồn nguồn vốn rẻ tổng cộng khoảng 600 ngàn tỷ đồng (25 tỷ USD) ra thị trường để giúp DN chống lại tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Dù giảm mạnh lãi suất nhưng triển vọng ngành ngân hàng không quá u ám. Trong quý 1, một số ngân hàng bão lãi tăng 8-30%. VietinBank có lợi nhuận ước tính giảm hơn 1%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng gần đây hồi phục mạnh trở lại. Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 16/4, chỉ số VN-Index giảm điểm nhẹ. Chỉ số này hiện đang ở quanh mức 770 điểm. Phần lớn các cổ phiếu blue-chips quay đầu giảm nhẹ sau nhiều phiên hồi phục. Nhóm cổ phiếu Vingroup giảm giá. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng điều chỉnh giảm nhẹ. Nhóm dầu khí tăng nhẹ bất chấp giá dầu thế giới tụt giảm xuống dưới ngưỡng 20 USD/thùng. Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng. Theo SHS, VN-Index có phiên hồi phục thứ ba liên tiếp, qua đó tiến gần đến ngưỡng kháng cự của VN-Index quanh 780 điểm (fibonacci retracement 38,2% của nhịp giảm từ đầu năm) và áp lực chốt lời tại đây là khá mạnh đã khiến chỉ số thoái lùi một chút về cuối phiên. Dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 16/4, VN-Index có thể sẽ rung lắc khi tiếp cận với ngưỡng kháng cự quanh 780 điểm (fibonacci retracement 38,2% của nhịp giảm từ đầu năm). Nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu cao sau khi đã giảm tỷ trọng cổ phiếu khi thị trường tiến gần ngưỡng 780 điểm trong phiên hôm nay nên tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường và có thể bán ra nếu như VN-Index có nhịp tăng lên ngưỡng 780 điểm. Đối với những nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao nên hạn chế giải ngân trong giai đoạn này do rủi ro thị trường giảm trở lại là hiện hữu. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/4, VN-Index tăng 9,81 điểm lên 777,22 điểm; HNX-Index tăng 1,18 điểm lên 108,33 điểm. Upcom-Index tăng 0,73 điểm lên 51,51 điểm. Thanh khoản đạt 5,4 ngàn tỷ đồng. V. Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Người bán vé số mù viết thư động viên đồng nghiệp giữa mùa dịch Posted: 15 Apr 2020 03:00 PM PDT Anh Thương cho biết, những ngày qua, dù không có thu nhập, nhưng vợ chồng anh nhận được nhiều sự giúp đỡ, đặc biệt là khoản hỗ trợ 50 ngàn đồng/ngày. Anh Thạch Thảo Tâm Thương, 44 tuổi, quê Bến Tre, bị khiếm thị từ nhỏ, mưu sinh bằng nghề bán vé số hơn 21 năm nay. Hiện, anh đang ở trọ tại hẻm 405/6 đường Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM. Chị Lê Thị Lan Hương - vợ anh Thương làm nhân viên massage ở Quận 1 cũng bị khiếm thị như chồng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vợ chồng họ phải tạm nghỉ công việc đang làm hai tuần. Mất thu nhập, cuộc sống trở nên khó khăn hơn, nhưng anh Thương vẫn lạc quan, xem đây là khoảng thời gian được nghỉ, cùng vợ chăm cô con gái 6 tuổi.
Người đàn ông quê Bến Tre cho biết, dù khiếm thị nhưng anh vẫn có thể đọc tin tức, dùng mạng xã hội… thông qua chương trình hỗ trợ đọc, viết cho người khiếm thị. Ngày 1/4, việc cách ly xã hội bắt đầu được thực hiện, những người làm nghề bán vé số như anh Thương, làm nghề massage như chị Hương phải tạm nghỉ việc. Trên trang cá nhân, anh Thương viết: '...Thủ tướng đã ra quyết định cho các công ty xổ số kiến thiết ngừng hoạt động từ ngày 1-15/4. Mình rất thông cảm và vui vẻ chấp nhận. Bởi vì khó khăn là khó khăn chung mà, đâu chỉ riêng ai? Vì tình yêu nước, vì tình yêu nhân loại, sau đó là giữ cho gia đình bé nhỏ của mình, cá nhân mình, tuy là người khiếm thị, nhưng cũng xin được góp một phần sức mọn là tuân thủ theo lời của Thủ tướng: Không la cà đây đó để góp phần chống dịch được hiệu quả hơn.
Thật ra, mình đã nghỉ bán hơn một tuần nay rồi, từ khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khuyến cáo. Các bạn bán vé số - đồng nghiệp của mình ơi! Mình biết các bạn buồn vì thất nghiệp lắm. Mình cũng như các bạn nè. Tiền nhà trọ sắp phải đóng tới nơi rồi, tiền sữa cho bé, rồi tiền ăn uống, ôi thôi đủ thứ là tiền. Mình cũng như các bạn thôi. Nhưng thay vì buồn, chúng ta hãy vui vẻ chấp nhận. Hãy xem đây là cơ hội để chúng ta chung tay thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Một con én nhỏ không thể làm nên mùa xuân, nhưng khi chúng ta chung tay lại thì mùa xuân sẽ đến. Đất nước là quan trọng, cố gắng qua hết mùa dịch này rồi tiền bạc kiếm lại sau… Mình rất hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng'. Anh Thương cho biết, suốt 14 ngày qua, cả nhà anh tuân thủ những quy định của nhà nước là ở nhà, mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Những ngày ở nhà, anh cùng vợ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giúp con gái 6 tuổi, đang học lớp 1 học bài. Trên trang cá nhân, anh thường xuyên chia sẻ những hình ảnh của gia đình cùng nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, hai vợ chồng cùng xem cô con gái đầu lòng học bài và những tin tức về dịch bệnh. Anh cũng cho biết, những ngày qua, dù không có thu nhập, nhưng vợ chồng anh được hàng xóm giúp đỡ, khi mớ rau nấu canh, khi gói mì tôm pha ăn giữa trưa. Các mạnh thường quân, phía ủy ban phường thì đến tặng gạo, mì gói, dầu ăn, nước mắm… Mới đây, anh đã nhận được 50 ngàn đồng/ngày/người do Chính phủ hỗ trợ cho người bán vé số thất nghiệp mùa dịch do UBND Quận 1 trao, vì vợ chồng anh có hộ khẩu ở đây. 'Rất ấm áp. Vậy là, vợ chồng tôi có thêm tiền mua đồ ăn, sữa cho con rồi', anh Thương hạnh phúc nói. Ông Nguyễn Đức Hiếu, Chủ tịch UBND Phường 14 (quận Tân Bình) thì cho biết, vợ chồng anh Thương là người ngụ cư tại địa phương, được hỗ trợ kinh phí bảo trợ xã hội hàng tháng. Trong những ngày dịch bệnh, chính quyền địa phương cũng chăm lo cho anh và những người khó khăn các nhu yếu phẩm như: gạo, mì tôm… giúp họ vượt qua thời gian khó khăn này. Ông lão vô gia cư được vợ chồng bà chủ ở Sài Gòn nhận nuôi'Vợ chồng tôi sẽ để chú làm việc tại cửa hàng, có trả lương và nuôi chú ăn ở. Nếu chú ấy ở đây không thoải mái, vợ chồng tôi sẽ thuê phòng cho chú ở', chị Ngọc Hân nói. Tú Anh - Đoàn Nga | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhân viên Trường Sinh mắc Covid-19 bật khóc kể lúc bác sĩ giúp vượt qua áp lực Posted: 15 Apr 2020 03:00 PM PDT Bệnh nhân 175 mắc Covid-19 luôn giữ được sự bình tĩnh ngay cả khi kể về khó khăn của bản thân. Nhưng ông không giấu nổi những giọt nước mắt khi nhắc đến các y bác sĩ đã chăm sóc mình. Ông A. (57 tuổi) là bệnh nhân 175 mắc Covid-19 tại Việt Nam. Ông là nhân viên của công ty Trường Sinh, làm đầu bếp ở nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ngày 20/3, sau khi có thông tin về hai nữ điều dưỡng tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới mắc Covid-19, ông A. cho biết bản thân khá lo lắng. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục đi làm vì trách nhiệm với công việc. Ngoài ra, ông nghĩ mình chỉ làm việc dưới bếp, không tiếp xúc với nhiều người nên sẽ ít nguy cơ mắc bệnh hơn. Khi đi làm, ông A. vẫn tuân thủ đúng các quy định của bệnh viện là luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách với người bên cạnh. Những ngày cuối tháng 3, BV Bạch Mai tiếp tục ghi nhận thêm các ca Covid-19 là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại Khoa Thần kinh. Toàn bộ nhân viên của bệnh viện được yêu cầu xét nghiệm sàng lọc nCoV. Ông A. được lấy mẫu xét nghiệm ngày 27/3. Đến chiều 28/3, ông nhận tin mình đã dương tính SARS-CoV-2. "Tôi vô cùng bối rối và lo sợ, không hiểu vì sao mình lại mắc bệnh. Tôi hầu như chỉ quanh quẩn dưới bếp, cũng không tiếp xúc với ai ở khoảng cách gần", ông A. chia sẻ.
Mãi đến sau này khi đã bình tĩnh lại, ông A. phán đoán, có thể khi lên khu căng tin ăn sáng, ông đã chạm vào bàn ghế rồi vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng. "Căng tin mỗi ngày đều có rất đông bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nguy cơ lây bệnh là rất lớn", ông A. kể. Ông A. không lo lắng cho bản thân. Thời điểm ấy, người đàn ông 57 tuổi hoảng loạn bởi nghĩ đến những người mình từng tiếp xúc, trong đó có cậu con trai vẫn đang nằm viện. Hai ngày trước, con trai út của ông phải phẫu thuật tại Bệnh viện Xanh Pôn do đứt dây chằng chéo, ông có ghé qua viện thăm con. Dù luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, nhưng ông vẫn lo sợ có thể lây sang gia đình và mọi người. Chỉ đến khi tất cả F1 âm tính SARS-CoV-2, ông mới vơi đi cảm giác day dứt. Từ trước khi bị xác định dương tính virus SARS-CoV-2 tới ngày được công bố khỏi bệnh, ông A. luôn rất khỏe mạnh, không hề có các triệu chứng lâm sàng của bệnh Covid-19. Khó khăn đối với ông chỉ nằm ở vấn đề tâm lý những ngày đợi kết quả của các trường hợp tiếp xúc gần. Ông A. cũng tâm sự, ông rất buồn khi thấy công ty Trường Sinh bị coi là ổ dịch, là nguồn lây bệnh. "Chúng tôi làm công tác phục vụ bữa ăn cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các bác sĩ, phải tiếp xúc với rất nhiều người nên có nguy cơ lây bệnh cao. Việc chúng tôi mắc bệnh chỉ là sự cố không may mắn", ông A. nói. Ông A. gắn bó với nghề đầu bếp, phục vụ bữa ăn trong bệnh viện đã 25 năm nay, trong đó tới 20 năm làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai. Người đàn ông 57 tuổi hiền lành với chất giọng mộc mạc, chân chất luôn dành cho cái nghề mà ông chọn một tình cảm rất đặc biệt. Mỗi ngày, ông đều cố gắng làm việc thật tốt để có thể cung cấp những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng và an toàn tới cho người bệnh. Ông A. bảo, "tai nạn" ngày hôm nay không khiến cho ông bớt yêu nghề. Ông vẫn sẽ tiếp tục làm công việc này cho tới khi còn có thể. Ông A. không muốn kể nhiều về khó khăn của bản thân. Kể cả khi nói về thời điểm tâm lý nặng nề nhất, ông vẫn luôn giữ được sự bình tĩnh. Nhưng người đàn ông 57 tuổi lại không giấu được những giọt nước mắt khi nhắc tới đội ngũ nhân viên y tế đã bên cạnh ông trong suốt thời gian qua. Ông bảo, từ bé đến lớn, ông chưa từng bị ốm tới nỗi phải vào bệnh viện. Lần đầu tiên trở thành "bệnh nhân" rất đặc biệt khi ông phải đối mặt với nhiều áp lực và không có người thân bên cạnh. Tuy nhiên, sự đồng hành của các bác sĩ khiến mọi khó khăn trôi qua rất nhẹ nhàng. "Họ lo cho chúng tôi từng viên thuốc, quan tâm từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày. Đặc biệt, họ luôn động viên tôi rằng, bác hãy cố gắng lên, bác nhất định sẽ khỏe lại, mọi thứ sẽ ổn. Thời điểm chỉ có một mình, lại nhận được sự quan tâm như vậy, tôi thực sự cảm động lắm", ông A. chia sẻ. Bản thân ông A. không có triệu chứng nên việc chăm sóc khá đơn giản. Nhưng với những bệnh nhân nặng hơn, các bác sĩ phải chăm lo cho họ từng thìa cháo, cốc sữa. Đó là hình ảnh ông A. nhớ mãi trong suốt những ngày điều trị ở bệnh viện.
Ông A. có hai lần liên tiếp âm tính với nCoV vào các ngày 10/4, 13/4 và được chính thức công bố khỏi bệnh ngày 14/4 cùng với nhiều bệnh nhân khác tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. "Tôi rất biết ơn các bác sĩ, điều dưỡng ở bệnh viện đã chữa bệnh cho chúng tôi. Tôi sẽ cố gắng giữ sức khỏe và tinh thần thật tốt để sớm trở lại với cuộc sống bình thường", ông A. chia sẻ trong ngày ra viện. Nguyễn Liên Bệnh nhân 109: 'Những cơn đau nửa đầu dồn dập, tôi ngửi đâu cũng thấy mùi ẩm mốc'- Khi có cảm giác mệt và đau nhức khắp người, anh H. đã nghĩ có lẽ do chuyến bay về nước kéo dài. Sau này, anh mới nhận ra đó dấu hiệu virus gây bệnh Covid-19 bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét