“Học viện Khổng Tử: Nơi quảng bá văn hóa hay cơ quan tuyên truyền & tình báo của Trung Quốc?” plus 10 more |
- Học viện Khổng Tử: Nơi quảng bá văn hóa hay cơ quan tuyên truyền & tình báo của Trung Quốc?
- Bình luận một quyết định
- Ai “gạt bà con ?”
- HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM NÀO ?
- VỀ CÁI LÝ SỰ “KHÔNG THÍCH CHẾ ĐỘ NÀY, RA NƯỚC NGOÀI MÀ SỐNG”!
- "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta!": Ghé mắt trông sang, "cái bang" sao đông thế!
- ‘Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta’
- Bắt giữ cơ trưởng Vietnam Airlines buôn lậu
- Sự lừa dối có hệ thống
- Trái với Việt Nam, người ta trọng dân ở các nước dân chủ
- NGƯỢC NGUỒN CHỮ VIỆT (Kỳ cuối)
Posted: 17 Jan 2019 10:08 AM PST Vương Thuyên I-Lời đầu Chưa bao giờ một Học viện với mục tiêu quảng bá văn hoá được phát triển một cách nhanh chóng trên thế giới và đồng thời cũng bị lên án là một cơ quan tuyên truyền cho chế độ thậm chí là một công cụ của tình báo. Đó là Học viện Khổng Tử (HVKT) của Trung Quốc (TQ) ra đời vào năm 2004. Chỉ không đầy 14 năm, HVKT có mặt trên khắp 5 châu với hơn 500 học viện, vượt xa các viện tương tự như British Council của Anh, Viện Goethe của Đức và Trung tâm Cervantès của Tây Ban Nha. Riêng Alliance française của Pháp tuy có nhiều Học viện nhưng không nhiều học viên.[1] II-Đôi dòng về Khổng Tử Khổng Tử hay Khổng Khâu tự Trọng Ni sinh trưởng 551-479 TCN vào cuối thời Xuân Thu tại Ấp Trâu nước Lỗ, nay là Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông. Ông được suy tôn là nhà khai sáng Nho giáo và một triết gia lỗi lạc ở Á Đông. Hậu duệ của ông lên đến 86 thế hệ con cháu với hơn 3 triệu người khắp nơi trên thế giới từ 2500 năm qua. Cha ông là Khổng Hột và mẹ là Nhan Chính Tại. Ông mồ côi cha lúc lên 3 tuối và mồ côi mẹ lúc lên 16. Khi lên 19 tuổi, ông lập gia đình và ra làm quan với một chức khiêm tốn là coi sổ sách kho lúa gạo rồi giữ chức nuôi bò, dê và súc vật. Năm ông 30 tuổi, ông đi Lạc Dương, kinh đô nhà Châu, để khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ rồi sau đó trở về nước Lỗ. Khi nước Lỗ có loạn, ông sang nước Tề lánh nạn một thời gian rồi trở về nước Lỗ làm nghề dạy học và nghiên cứu đạo học thánh hiền ở tuổi 36. Sang năm sau, ông dẫn học trò đi ngao du các nước trong vùng trong 14 năm để truyền bá Đạo trị quốc của ông nhưng không được các nước hưởng ứng. Ông trở về nước Lỗ ở tuổi 51. Ông được vua Lỗ Ai Công mời ra làm quan và lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ cao như Trung Đô Tể (Đô trưởng), Tư Không, Đại Tư Khấu (Thượng thư Bộ Hình), Nhiếp Tướng Sự (Tướng Quốc). Dưới sự cai trị của ông, nước Lỗ ngày thêm hùng mạnh. Vua Tề thấy Lỗ hùng mạnh nên đem dâng Bộ Nữ Nhạc với dụng ý dùng chuyện hưởng lạc để làm suy bại nước Lỗ. Biết ý đồ xấu của vua Tề, Khổng Tử nhiều lần can gián vua Lỗ không nên nhận nhưng không được vua nghe. Ông bỏ áo từ quan rồi tiếp tục đi chu du thiên hạ. Ông trở về Lỗ lúc 68 tuổi tiếp tục dạy học và soạn sách. Môn đồ của ông lên đến 3000 trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi. Khổng Tử, ngoài quyển Luận Ngữ, còn có soạn ra 6 cuốn sách: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. Mỗi cuốn nói về vấn đề khác nhau từ thi ca, nghi lễ, bói toán cho đến sử học. Ông qua đời ở tuổi 72. III-Tại sao Học viện Khổng Tử ra đời đầu thế kỷ 21? Không ít ai còn nhớ Khổng Tử bị đánh tơi bời trong thời kỳ ''Đại cách mạng văn hoá vô sản'' từ 1966 đến 1976. Họ Khổng bị gán cho là biểu tượng của văn hoá cổ hủ, lỗi thời, ''phản cách mạng'' cần phải đập phá. Các đền thờ Khổng Tử, các miếu hay đền chùa có hình Khổng Tử đều bị hồng vệ binh của Mao đập phá. Chiên dịch ''phê Khổng, phê Lâm'', ám chỉ Châu Ân Lai và Lâm Bưu của Giang Thanh, vợ Mao cũng không ngoài mục đích đánh phá biểu tượng bảo thủ. Thế nhưng, chỉ ba thập niên sau, Đảng cộng sản TQ lại phục hồi ông và xem như một thần tượng rồi lấy tên ông để truyền bá ra ngoài nước. HVKT ra đời vào tháng 11 năm 2004 dưới thời kỳ của Hồ Cẩm Đào. Ở Đại hội đảng lần thứ XVI (2002), TQ đề xuất thiết lập ''sức mạnh mềm'' (soft power) làm nền tảng cho chính sách đối ngoại noi gương Joseph Nye, người Mỹ quảng bá khái niệm này năm 1990. Khái niệm này là sự khôn khéo dùng tài năng để quyến rũ ̀và hấp dẫn đối thủ. Khái niệm này khi áp dụng vào TQ có đặc tính tiếp cận Khổng giáo nhầm xây dựng ''một xã hội hài hoà'', phát triển ''văn hoá đa dạng'' và thiết lập một ''môi trường quốc tế hoà bình'' theo đó phát triển kinh tế của TQ là chính. Mục tiêu của ''sức mạnh mềm'' còn là cải thiện hình ảnh của TQ, tạo ra một nhận thức tích cực về chính sách toàn cầu và đấu tranh chống lại ý tưởng của sự hâm doạ của TQ. Các HVKT là công cụ của sức mạnh mềm để đáp ứng cho sứ mạng làm toả rạng TQ bằng cách làm cho văn hoá trở thành một trong những trụ cột của sự phát triển kinh tế của TQ. Chủ thuyết ''một vành đai, một con đường'' của Tập Cận Bình, ra đời năm 2013, bổ sung chính sách ''sức mạnh mềm'' nói trên nhưng còn trăm lần nguy hiểm hơn với chính sách ''ngoại giao bẫy nợ'' như phó tổng thống Mỹ Mike Pence gần đây lên án. Về cách tổ chức, các HVKT do Hội đồng Hán Biện (Hanban) chủ trì, trực thuộc Bộ Giáo Dục TQ dưới sự điều hành của một thứ trưởng. Theo ông Yang Jin, tuỳ viên Văn hoá của Đại Sứ quán TQ ở Paris, ngân quỹ của Hán Biện lên đến 314 triệu USD [2]. Ở các xứ, HVKT thường sáp nhập vào một đại học có đối tác là một đại học của TQ. Chẳng hạn, HVKT Hà Nội thành lập vào cuối năm 2014 có đối tác là đại học tỉnh Quảng Tây. Mỗi Học viện được Hội đồng Hán Biện quản lý và tài trợ khi thành lập từ 150.000 đến 250.000 USD thậm chí hơn. Chính sự tài trợ này là nguồn tranh cãi về sự tự do tuyển chọn chương trình giáo khoa mà nhiều đại học nước ngoài không chấp nhận. (sẽ đề cập ở phần sau) IV-Có bao nhiêu Học viện Khổng Tử trên thế giới? Theo thống kế của tạp chí trường Cao đẳng Sư phạm Lyon (Pháp), số Học viện Khổng Tử trên thế giới, năm 2016, được phân phối như sau [3]
Số học viên lên đến gần 2 triệu người. Qua bảng thống kê trên, người ta có thể hiểu rằng các nước Trung Á được sáp nhập vào Á Châu, các nước Trung Cận Đông vào Phi Châu và cá́c nước nhỏ ở Thái Bình Dương vào Úc Châu. Theo thống kê gần đây nhất, cuối năm 2018, HVKT có 548 trên 154 nước với 46.700 giảng viên TQ và ngoại quốc [4]. Bốn nước Âu Châu có nhiều học viện là Anh (29), Đức (19), Nga (17) và Pháp (17). Ở Mỹ Châu, Hoa Kỳ có 103, Gia Nã Đại 13 và Brazil 8. Á Châu, ngoài TQ, có hơn 100 học viện trong đó ba nước chiếm nhiều nhất là Hàn Quốc (19), Nhật (14) và Thái Lan (12). Ấn Độ với ngoài một tỷ dân chỉ có 2 học viện so với 6 của Nam Dương và 1 của Việt Nam. Phi Châu, theo thống kê gần đây có 54 học viện trên 33 nước (khác với nguồn của trường Cao đẳng Sư phạm Lyon nói trên) trong đó Nam Phi và Ethiopia mỗi xứ chiếm 5 học viện [5]. Úc Châu có 19 học viện trong đó Úc chiếm 11 và Tân Tây Lan 3. Tham vọng của Hội đồng Hán Biện là đạt đến 1000 Học viện trong đó có 100 ở Phi Châu vào năm 2020. Tham vọng này xem ra khó thực hiện vì thời gian sắp gần kề trong khi xu hướng đòi đóng cửa đang xảy ra ở nhiều nước. Cũng cần nói thêm TQ là đối tác thương mại hàng đầu của Phi Châu và cung cấp 40000 học bổng cho sinh viên Phi Châu sang du học. Nếu quan sát kỹ hơn, HVKT tăng trung bình mỗi năm khoảng 25 trên thế giới: 2011: 358 học viện trên 105 nước, 2013: 440 học viện trên 120 nước, 2014: 476 học viện trên 127 nước, 2016: 510 học viện trên 140 nước, 2017: 525 học viện trên 146 nước, 2018: 548 học viện trên 154 nước. V-HVKT có phải là một cơ quan tuyên truyền của Bắc Kinh? Khác với các Học viện British Council, Goethe vv.. hoạt động độc lập với tôn chỉ công khai tại các nước đối tác, HVKT của TQ hoạt động mờ ám như một cơ quan tuyên truyền cho chế độ thậm chí còn bị kết án là một công cụ của tình báo. Không phải là các phần tử ''phản động'' nói xấu chế độ TQ mà là chính các quan chức cao cấp của TQ không giấu diếm thừa nhận. Theo báo The Economist của Anh, ngày 22-10-2009, ông Lý Trường Xuân (Li Changchun), một cựu uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị khoá XVII, cựu Trưởng ban Tuyên truyền khi đến thăm Hội đồng Hán Biện trong tháng 4-2007, đã thẳng thừng tuyên bố:'' HVKT là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tuyên truyền ở nước ngoài của TQ''. Vào cuối năm 2014, bà Hứa Lâm (Xu Lin), chủ nhiệm Hội đồng Hán Biện cũng tuyên bố tương tự. Bà nói: ''HVKT là nơi truyền bá học thuật, nơi truyền bá quan niệm giá trị của TQ ra nước ngoài, bất kể đó là các trường đại học lớn như Columbia, Stanford hay các trường tiểu học ở khu phố nhỏ'' [6]. Cũng không phải là điều ngẫu nhiên mà bà Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan), đương là uỷ viên Bộ Chính trị kiêm phó thủ tướng là ''hội trưởng'' của Hội đồng Hán Biện. Như vậy có nghĩa là Bộ Chính trị TQ trực tiếp chỉ đạo các HVKT trên thế giới!. Ở Pháp, người có thẩm quyền nói về Khổng Tử là bà Anne Cheng, một học giả nổi tiếng đã viết nhiều sách về Khổng Tử đặc biệt là bà dịch quyển Luận Ngữ năm 1981 và viết cuốn Histoire de la pensée chinoise (Lịch sử tư tưởng TQ), Ed Seuil 1997. Bà tên thật là Trình Ngải Lan (Cheng Ailan), con gái của học giả nổi tiếng François Cheng cùng đồng thời là thành viên của Hàn Lâm viện Pháp. Bà là nguyên giáo sư của Học viện quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (INALCO) và từ năm 2008 là giáo sư đảm trách bộ môn Lịch sử trí tuệ TQ ở Collège de France. Về HVKT, bà nói:'' Đàng sau các HVKT có một cơ quan tên Hội đồng Hán Biện, trực thuộc chính phủ đảm trách quảng bá ngôn ngữ và văn hoá TQ ra ngoài nước. Điều này không khó mà thấy rằng đó là một trong những công cụ tuyên truyền của TQ''. [7] Còn ông Lâm Lập Hoà (Willy Lam), một giáo sư ở đại học Hongkong, chuyên gia về chính trị TQ viết: '' HVKT là nơi nương tựa để các chuyên viên tuyên truyền Bắc Kinh xâm nhập vào các đại học nhầm đào luyện ý kiến các nhà nghiên cứu và sinh viên. [8] Tóm lại, đối với chính quyền Bắc Kinh, HVKT rõ ràng là những phương tiện, những cái cầu để TQ bước ra thế giới. VI-Dư luận của nước ngoài ra sao? Kể từ năm 2013, nhiều nhà giáo trên thế giới lên tiếng báo động về sự can thiệp trong lãnh vực ý thức hệ của các HVKT. Như trên đã nói, các HVKT do Hội đồng Hán Biện TQ quản lý và tài trợ hàng năm cùng thiết lập giáo trình giảng dạy. Do đó, những đề tài ''nhạy cảm'' do ''thế lực thù địch'' phương Tây truyền đạt như sự kiện Thiên An Môn năm 1989, vấn đề độc lập Đài Loan, việc đàn áp môn phái Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs), Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà tranh đấu nhân quyền Lưu Hiểu Ba hay tài sản khổng lồ của các lãnh đạo TQ vv... tuyệt đối không được đề cập đến trái với truyền thống tự do ngôn luận của các nước Âu Mỹ. Do áp lực của Bắc Kinh trong giáo trình giảng dạy, Hiệp hội các giáo sư đại học Gia Nã Đại đã ra tuyên bố, năm 2014, rằng các HVKT không thể cải tổ được vì ''thuộc sở hữu chính quyền toàn trị, phải thần phục chính sách của Bắc Kinh'' và thông qua một nghị quyết ngưng tất cả mối quan hệ với các HVKT. Năm 2013, đại học Lyon của Pháp và hai đại học Mc Master và Sherbrooke của Gia Nã Đại đóng cửa các HVKT vì lý do nói trên. Tiếp theo là hai đại học Chicago và Pensylvania của Mỹ năm 2014 và đại học Stockholm của Thuỵ Điển năm 2015. Các đại biếu Quốc hội Thuỵ Điển còn bày tỏ sự lo lắng là học viện này đã bị lợi dụng làm nơi tuyên truyền của Bắc Kinh. Gần đây nhất, đại học North Florida của Mỹ dự trù sẽ đóng cửa HVKT của trường vào đầu năm 2019 với lý do là học viện không đáp ứng sứ mạng của trường. TNS đảng Cộng Hoà Mỹ Marco Rubio, một trong những người quan tâm đến sự tuyên truyền của các HVKT lên tiếng hoan nghinh việc đóng cửa này. [9] Tháng 6-2015, đến phiên Hiệp hội các giáo sư đại học Mỹ lên tiếng yêu cầu đóng cửa các HVKT trong các trường đại học nếu các trường này không chứng minh được rằng hợp đồng ký với Bắc Kinh để cho nhà trường có toàn quyền quyết định về nội dung chương trình, tuyển mộ giảng viên hay những lãnh vực khác. Nói chung, các nhà giáo Âu Mỹ trách móc chương trình của HVKT là tuyên truyền của TQ nguỵ trang dưới hình thức giáo dục và văn hoá. Ngay cả một hậu duệ thứ 85 của Khổng Tử, ông Khổng Kiện cũng chỉ trích bằng những lời châm biếm nói rằng các HVKT do TQ thành lập đều là ''treo đầu dê, bán thịt chó, chẳng liên quan gì đến Nho học cả''. VI-HVKT làm công cụ con ngựa thành Troy (Troie)? Không hài lòng là cơ quan tuyên truyền, HVKT còn là công cụ của tình báo của Bắc Kinh. Ông Hà Nghiệp Lương, nguyên giáo sư kinh tế đại học Bắc Kinh bị sa thải năm 2013 vì bất đồng chính kiến cảnh báo rằng: ''Nhiều trao đổi học thuật của TQ chứa đựng các ruỉ ro bị che giấu, chẳng hạn các học giả thỉnh giảng có thể là tình báo được cử đi'' [10]. Còn ông Norman Baker, cựu bộ trưởng Anh cho rằng: '' HVKT như một con ngựa trong ''Ngựa gỗ thành Troy'', nó cố tình tạo ra một hình tượng có lợi đối với đảng cộng sản TQ'' [11]. Ông Michel Juneau-Katsuya, cựu giám đốc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của cơ quan tình báo Gia Nã Đại, đi xa hơn khi ông tuyên bố, trong buổi họp tranh luận ở Ottawa về cuốn phim nói về Khổng Tử của bà Doris Liu (Lưu), ngày 30-9-2017, rằng: ''Có nhiều nước và cơ quan tình báo của họ chia sẻ với kết luận của chúng tôi là HVKT chẳng may là con ngựa của thành Troy''. [12] VII-Lời kết Quảng bá văn hoá để cho nhiều người biết thêm về nền văn minh và ngôn ngữ các nước khác như các viện Alliance française, British Council, Goethe, Cervantès là điều tốt đáng hoan nghinh. Có ai không muốn biết thêm được nhiều thứ tiếng? Nhưng dùng để làm công cụ tuyên truyền tình báo như TQ đã sử dụng xuyên qua các HVKT để bành trướng ảnh hưởng chính trị ra nước ngoài là điều phải nghiêm khắc lên án. Đây là chưa nói đến gián điệp kinh tế, công nghệ hay quyền sớ hữu trí tuệ vv..mà điệp viên TQ tung hoành thao túng trên thế giới (thêm một điệp viên của Huawei vừa bị bắt cách đây vài hôm ở Ba Lan). TQ ngày nay là một nước đang trỗi dậy muốn thống trị toàn cầu, không ngần ngại dùng mọi phương tiện, kể cả dùng ngôn ngữ và văn hoá, để đạt mục tiêu. Biết đâu, chính việc làm mờ ám này trở thành phản tác dụng cho sự phổ biến tiếng Hoa mà Bắc Kinh mong muốn?. TQ đúng là vấn đề của thế giới của thế kỷ 21. VT, Đầu năm 2019 Chú thích và nguồn trích dẫn [1] Alliance française, thành lập năm 1883, có 850 viện trên 135 nước với 0,56 triệu học viên, British Council thành lập 1934 có mặt trên 110 nước với 75 triệu học viên, Học viện Goethe sáng lập năm 1925 có 158 viện trên 93 nước. Trung tâm Cervantès sáng lập năm 1991 có 52 viện trên 52 nước. [2] Tạp chí Le Point, 7-3-2018. [3] Sur les routes de l'influence : Forces et faiblesses du Soft power chinois (Trên đường tìm ảnh hưởng: Điểm mạnh và yếu của sức mạnh mềm của TQ), Geoconfluences-ens-lyon.fr, ngày 14-9-2018. [4] Xinhua ngày 6-12-2018. [5] Quotidien du Peuple, ngày 22-8-2018. [6] Vì sao Viện Khổng Tử bị cấm cửa ở nhiều nơi trên thế giới, Viettimes ngày 13-6-2018. [7] Tạp chí Nouvel observateur, ngày 11-3-2012. [8] Tạp chí Express, ngày 28-12-2017. [9] VOA, ngày 16-8-2018. [10] Vì sao cần cảnh giác với Viện Khổng Tử, BBC, ngày 5-12-2014. [11] HVKT chính là bộ máy tuyên truyền của TQ, Trí thức ngày 13-7-2017. [12] Epoch Time, ngày 8-10-2017. | ||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 17 Jan 2019 10:01 AM PST Nguyễn Đình Cống Đó là Quyết định số 1847/QĐ-TTg, ngày 27/12/2018, của Thủ tướng chính phủ, VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN VĂN HÓA CÔNG VỤ. Nội dung QĐ có 3 điều, tóm tắt như sau: Điều 1- Phê duyệt Đề án với 6 tiểu mục : 1-Mục tiêu; 2-Phạm vi đối tượng áp dụng; 3-Quan điểm; 4- Nội dung; 5-Các giải pháp thực hiện; 6-Tổ chức thực hiện. Điều 2- Hiệu lực thi hành. Có 2 tiểu mục : 1. Hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. 2. Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ….cơ quan của Quốc hội….. xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện. Điều 3. Trách nhiệm thi hành. Tôi phát hiện thấy vài điều có thể và nên bình luận. QĐ này được ban hành cùng với các QĐ của Đảng về nêu gương của cán bộ cấp cao, về xiết chặt kỷ luật, về tổ chức các đợt học tập đạo đức. Ra các QĐ như vậy chứng tỏ sự lúng túng của lãnh đạo trước thực trạng bi đát về đạo đức và năng lực của CB. Tình trạng đã quá rõ ràng. Nó là kết quả của một quá trình do kết hợp giữa 2 thứ : Nguyên nhân gốc và điều kiện môi trường. Nguyên nhân gốc là chủ thuyết Mác Lê với chuyên chính vô sản, độc tài toàn trị. Điều kiện môi trường được tạo nên từ mặt trái của nền kinh tế và văn hóa, là một số sai lầm hoặc thiếu sót trong chủ trương và luật pháp. Muốn đưa ra được các giải pháp đúng nhằm khắc phục tình trạng bi đát cần có trí tuệ và lòng dũng cảm để phân tích nguyên nhân gốc. Thế nhưng vì lãnh đạo thiếu cả hai nên không thấy hoặc không dám tìm ra để loại bỏ mà chỉ dám nhìn đến vài điều kiện của môi trường rồi đưa ra giải pháp không căn bản. Ra các QĐ như trên là một dạng của việc làm hình thức và rất kém hiệu quả. Phải chăng để tự an ủi là đã làm một việc gì đó và có cớ để thanh minh rằng đã biết và quan tâm. Tôi thấy phần lớn các QĐ dài dòng là tập hợp của một đống ngôn từ và khẩu hiệu, rườm rà, chất lượng thấp, được viết ra một cách dễ dãi. Riêng QĐ 1847-QĐ/TTg chứa đựng một số điều hơi lạ. Thứ nhất là đối tượng áp dụng. Tiểu mục 2 điều 1 ghi : Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Điều 3 : Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Các tiêu chí về văn hóa, đạo đức cũng như luật pháp là cho mọi người. Thế nhưng QĐ về văn hóa công vụ này chỉ áp dụng cho từ Bộ trưởng hoặc Chủ tịch UBND tỉnh trở xuống. Phải chăng cấp cao hơn được đặt ra ngoài ?. Phải chăng họ đã có đủ văn hóa hoặc không cần thực hành văn hóa. Thứ hai là quan điểm. Xem ra quan điểm chẳng có gì khác so với mục tiêu. Cả hai chỉ là để CB làm tốt chức trách. Thế mà tiểu mục 3 ( điều 1) về quan điểm được viết thành 4 đoạn a ; b ; c ; d khá dài dòng, hình như người ta cố viết dài để phô trương kiến thức. Thứ ba là một số qui định cụ thế. Văn hóa, đạo đức bao gồm những điều chung cho mọi người, Khi đề cập văn hóa công vụ là đã khu biệt, đã nâng cao trên mức của người lương thiện bình thường, chỉ phải nêu những điều mà công vụ mới cần, còn dân thường không có dịp thực hành. Những điều mà mỗi công dân lương thiện cần có thì bắt buộc cán bộ phải có, chỉ cần viết 1 câu để mọi người hiểu và thực hiện đúng. Vậy không cần nêu ra cụ thể các điều như là : ý thức về bổn phận, có ý thức tổ chức, kỷ luật, không gây khó khăn, không vô cảm, không ích kỷ, không ghen ghét, không nịnh bợ, phải biết tôn trọng, biết lắng nghe người khác, phải cần kiệm, phải trung thực, hút thuốc lá đúng nơi quy định v.v…Trong các quy định cụ thể tôi dị ứng với 3 điều : Bốn xin, đi dép có quai hậu và nịnh bợ vì động cơ không trong sáng. Bốn xin là xin chào, xin lỗi, xin cám ơn và xin phép. Khi mở mồm nói lời xin người ta thường đã tự đặt mình vào thế yếu. Trừ việc xin chào, có thể dùng theo thói quen, nhưng chỉ nên hạn chế trong một số trường hợp cần thiết. Các thứ xin khác cần phải học để dùng cho đúng, nhưng dùng càng ít càng tốt, đặc biệt là xin lỗi. Nếu bạn gây ra lỗi thì phải biết để không những phải xin lỗi chân thành mà còn phải làm nghĩa vụ liên quan. Nhưng mỗi tuần hoặc mỗi ngày bạn phải xin lỗi vài lần thì bạn là loại người gì vậy, sao mắc nhiều lỗi thế. Còn nếu thật sự không có lỗi mà cứ xoen xoét xin lỗi thì bạn là loại giả dối có hạng. Về việc đi dày dép. QĐ ghi rõ ràng là phải " đi giày hoặc dép có quai hậu", nghĩa là cấm đi dép không có quai hậu. Qui định như thế này là quá vụn vặt. Về nịnh bợ. QĐ ghi : "không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng". Đọc câu vừa rồi có thể suy ra, có loại nịnh bợ vì động cơ trong sáng, và loại đó không bị cấm. Thứ tư là tiểu mục 2 của điều 2 : Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; các cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã áp dụng các nội dung của Đề án để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về văn hóa công vụ phù hợp với đặc thù trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Đây là lần đầu tiên tôi đọc được văn bản mà Thủ tướng chính phủ quy định cho các cơ quan Đảng và Quốc hội. Oai ghê, quyền to ghê. Không biết điều này tự ông Thủ tướng nghĩ ra hay có quân sư nào mách nước. Không biết ngài Tổng bí thư và các vị trong Bộ chính trị, các vị ở Thường vụ Quốc hội có ý kiến gì không, còn tôi cho rằng các vị đã bị qua mặt. Thứ năm là ba nội dung có chỗ trùng lặp và mâu thuẩn. Đó là điều 2- Hiệu lực thi hành, điều 3-Trách nhiệm thi hành và tiểu mục 6 của điều 1-Tổ chức thực hiện. Viết vài lời bình luận để thấy rằng QĐ 1847 là một văn bản chất lượng thấp và người soạn thảo có trình độ chưa xứng tầm với công việc. | ||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 17 Jan 2019 09:52 AM PST . 1. Tiếp dân Thủ Thiêm Thiện Nhân tâm đắc: "Tôi nói giọng Bắc, nhưng là người Nam, không gạt bà con.." . Phải chăng "người Bắc lý luận Lê Mác" mới "gạt bà con ?" Lươn lẹo vuông tròn, coi thường pháp luật, để chiếm nhà đất, của dân Thủ Thiêm. 2. Cướp ngày nổi chìm, bất thần bất hảo, vào phá xóm đạo, Lộc Hưng một thời. Cư dân bao đời chia sẻ nghèo khổ qua nhiều chế độ, đâu phải "đất công" . Ai gạt cộng đồng? rằng "bất hợp pháp" cửa nhà phá sập. dối trời hại dân. . 3. Bất tín Bất nhân. . Thảo Điền,1/2019 Đoàn Thuận | ||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 17 Jan 2019 09:42 AM PST Phạm Trần Sau 44 năm vắng bóng trên diễn đàn Hướng Đạo toàn cầu, Tổ chức Hướng đạo ở Việt Nam có tên là "Pathfinder Scouts Vietnam" (PSVN), tạm dịch là "Người Dẫn Đường", đã chính thức được tái gia nhập là thành viên thứ 170 của Phong trào Hướng đạo Thế giới (the World Organization of the Scout Movement,WOSM). Một Thông báo chính thức của WOSM gửi đi từ Malaysia ngày 10/01/2019" viết :" World Scouting today welcomed Pathfinder Scouts Vietnam as its 170th member, marking a historic moment as Vietnam formally rejoins the World Organization of the Scout Movement (WOSM) after 44 years." WOSM coi đây là "dấu mốc lịch sử", tiếp theo sau một giai đoạn hợp tác và thống nhất tổ chức Hướng đạo tại Việt Nam, được hậu thuẫn bởi các Trưởng địa phương và sự hợp tác chặt chẽ với Trung tâm yểm trợ của Văn phòng Hướng đạo Thế giới vùng Á châu-Thái Bình Dương và Ủy ban Hướng đạo khu vực. The move comes following a period of collaboration and unification for Scouting in Vietnam, supported by local leaders in close collaboration with the World Scout Bureau's Asia-Pacific Support Centre and the Regional Committee.) WOSM viết tiếp rằng:" Hướng đạo đã có mặt ở Việt Nam gần một Thế kỷ qua, nhưng những hoạt động chính thức của Phong trào đã bị đình hoãn do hậu quả của chiến tranh trong thập niên 1960 và 1970, đưa đến hậu quả bị chính thức mất tư cách thành viên của WOSM vào năm 1975. Tuy nhiên, trong vòng 20 năm qua, các hoạt động của Hướng đạo đã được hồi sinh hàng tuần bởi những Huynh trưởng đã từng được huấn luyện dành cho các lớp Sói (từ 7 đến 10 tuổi), Thiếu sinh (từ 11 đến 15 tuổi) và Tránh sinh (từ 18 tuổi trở lên)." (Scouting has existed in Vietnam for nearly a century, but official Scouting activities ceased as a consequence of the war in the 1960s and 1970s, resulting in the loss of official WOSM membership in 1975. However, over the past two decades, Scouting has seen a resurgence at the grassroots level with activities for Cubs , Scouts , and Rovers conducted on a weekly basis by trained Scout leaders.) WOSM nói rằng :"Trong những lần gặp gỡ mới đây giữa những Trưởng lãnh đạo Việt Nam với Đại diện của Trung tâm yểm trợ Á Châu-Thái Bình Dương, một số thành viên của Ban Điều hành lâm thời Pathfinder Scouts Vietnam đã bầy tỏ ước muốn và mong thấy tương lai của Phong trào Hướng đạo ở Việt Nam, sau một thời gian chờ đợi, đã đến lúc giới trẻ Việt Nam cần được thụ hưởng chương trình giáo dục Hướng đạo mà họ xứng đáng được đón nhận." (During recent meetings of Vietnamese leaders with representatives from the Asia-Pacific Support Centre, several members of Pathfinder Scouts Vietnam's interim board expressed their eagerness and anticipation for the future of Scouting in Vietnam that after a long wait, the time has come to give the young people of Vietnam the educational programme of Scouting they long deserve.) Vẫn theo WOSM, hiện nay có khoảng 5,000 Hướng đạo sinh ở Việt Nam, và những Lãnh đạo của Phong trào là những cựu Hướng đạo trong các lĩnh vực thương mại, giáo dục và dịch vụ công cộng. Giám đốc Á Châu-Thái Bình Dương J. Rizal C. Pangilinan nói:"Pathfinder Scouts Vietnam đã mất 20 năm để có ngày hôm nay, và chúng tôi trông đợi một tương lai rộng mở đến với Phong trào Hướng đạo ở Việt Nam. Dự án chiến lược của Pathfinder Scounts Vietnam là có thêm đoàn viên và phát triển bền vững. Chúng tôi có cả một đội ngũ các Trưởng lãnh đạo, các Cố vấn của Hướng đạo Thế giới và những đối tác trong và ngoài Việt Nam để yểm trợ Hướng đạo Việt Nam đạt được mục tiêu này." (Today, there are more than 5,000 Scouts in Vietnam and the country's Scout leadership comprises former Scouts from the business, education, and public service sectors. "This journey for Pathfinder Scouts Vietnam has been 20 years in the making, and we are looking at the future of Scouting in Vietnam with great anticipation," said the Regional Director of the Asia-Pacific Scout Region, J. Rizal C. Pangilinan. He added that "Part of Pathfinder Scouts Vietnam's strategic goals are membership growth and the Sustainable Development Goals. We have a pool of Scout leaders, WOSM consultants, and partners inside and outside of Vietnam to support the organisation in achieving these goals.) TẠI SAO VÀ TẠI AI ? Nhưng tại sao tổ chức Hướng đạo trong nước không lấy danh xưng là "Hướng đạo Việt Nam" (The Vietnamese Scout Association ) cho phù hợp với danh nghĩa đại diện cho một Quốc gia có tư cách pháp nhân ? Không có bất cứ lời giải thích hay bình luận nào từ tổ chức Pathfinder Scouts Việt Nam, nhưng vào ngày 11/01/2019, Tác giả Thanh Tâm viết trên Website Giúp Ích của Hướng Đạo Cần Thơ rằng :" Pathfinder Scouts Vietnam là tên đối ngoại, Danh xưng trong nước vẫn là Hướng Đạo Việt Nam. (Đã có trong Hiến chương)." Dầu vậy, cả Hiến chương và Danh sách Ban Lãnh đạo của Pathfinder Scouts Việt Nam đã không được công khai. Nhưng trong khi WOSM phổ biến đi khắp nơi tin vui PSVN được tái gia nhập vào đại gia đình Hướng đạo Thế giới sau 44 năm vắng mặt thì tất cả báo, đài của nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bị cấm không đăng tin này. Tại sao ? Lý do vì trước hết, mặc dù Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định", nhưng phía Chính phủ và Quốc hội đã cố ý trì hoãn việc biên soạn hai Dự luật "lập hội" và "biểu tình" để cướp quyền Hiến định của dân. Vì vậy, khi tổ chức Hướng đạo "Pathfinder Scouts Việt Nam" được quay lại sinh hoạt trong Phong trào Hướng đạo Thế giới thì nhà nước đã cố tình "chôn tin" để không bị nhận diện là đã công nhận tư cách "Hội" của Hướng đạo. Hành động này cũng giống như, từ 20 năm qua, cảnh sát và công an không còn phá đám hay ngăn chặn lõa lồ các sinh hoạt "công khai"của các tổ chức Hướng đạo chưa hề bao giờ được chính quyền ký giấy cho phép hoạt động như các nhóm "Hướng đạo chui", "Hướng đạo gia đình", "Hướng đạo nhóm", Hướng đạo Tôn giáo"v.v... Hơn nữa, trong số những người đứng đầu còn có cả đảng viên đảng CSVN, và nhiều con cái đảng viên cũng tham gia sinh hoạt trong Hướng đạo. Một vài nhóm Hướng đạo tự phát còn dán cờ Đỏ sao vàng lên áo như lá bùa hộ mệnh mỗi khi sinh hoạt vui vẻ. Hình vẽ của "Đạo Sài Gòn", trên chỏm chữ S màu đỏ có cả hình ngôi sao Vàng ! MẶT TRƯỚC VÀ MẶT SAU Đó là phía trước muôn hình vạn mặt của chủ trương làm ngơ cho Hướng đạo chui mà hoạt động công khai như vẫn diễn ra ở vườn Tao Đàn, giữa trung tâm thành phố Sài Gòn vào mỗi cuối tuần, hay ở nhiều địa phương khác ở miền Nam như Cần Thơ, Vũng Tầu, Đà Nẵng, Đà Lạt v.v… Nhưng sau lưng của hoạt động Hướng đạo tưởng như được tự do ở Việt Nam ngày nay là chủ trương nhất quán của Ban Bí thư đảng CSVN đã tuyệt đối "không công nhận tổ chức Hướng đạo". Bằng chứng là Đảng, Chính phù, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và nhiều Bộ, ban, ngành của đảng và nhà nước đã "mũ ni che tai", hay "ngậm miệng ăn bánh vẽ" để không trả lời 2 Kiến nghị, một của cựu Huynh trưởng Đặng Văn Việt, 99 tuổi, xin "chính thức công nhận Hội Hướng đạo Việt Nam", đề ngày 01/03/2011. Kiến nghị thứ 2, đề ngày 15/05/2012 của 116 cựu Hướng đạo, Trí thức, Đại biểu Quốc hội, lão thành cách mạng, chuyên gia, nhà giáo v.v.., xin đảng và nhà nước "chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo quy trình 1946 của Hội Hướng Đạo Việt Nam." Bằng chứng khác do Luật sư Nguyễn Lệnh, cựu Huynh trưởng Hướng đạo, đã viết bài phổ biến trên báo mạng Bauxite Việt Nam ngày 08/05/2011, vạch trần âm mưu triệt hạ Hướng đạo của đảng CSVN. Một đoạn trong bài viết:"Tuy nhiên, trong khi các huynh trưởng HĐVN đang xúc tiến các thủ tục để xin thành lập Hội HĐVN thì bất ngờ biết được có Thông báo số 143-TB/TW ngày 20/4/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gởi đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến các địa phương nhằm ngăn cản, không cho đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo. Nhiều nhóm Hướng đạo đã liên tục gởi đơn xin phép chính quyền cho phép tái lập nhưng đều không nhận được câu trả lời. Rồi đến ngày 20/5/2008 lại có Thông báo tiếp theo số 157-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lại chủ trương của Thông báo 143 và chỉ đạo rất cụ thể, chi tiết cho các cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể v.v. nhằm thực hiện chủ trương không cho tái lập tổ chức Hướng đạo. Riêng ở TP Hồ Chí Minh, Thành ủy đã triển khai thực hiện Thông báo của Ban Bí thư TW bằng một bản Kế hoạch rất cụ thể (Văn bản số 47-KH/TU ngày 20/4/2009)." Ở một đoạn khác, Luật sư Nguyễn Lệnh phản ảnh:"Nếu coi các Thông báo của BBT/TW là nguyên nhân khách quan của vấn đề "Vì sao chưa tái lập Hội HĐVN ?" thì sự chia rẽ trong nội bộ tổ chức Hướng đạo mới chính là nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân chủ yếu của câu hỏi đó. Trước khi đi vào phân tích, tìm hiểu các nguyên nhân chưa tái lập Hội HĐVN, tôi xin trích dẫn một đoạn thơ của huynh trưởng Thanh Tâm đã biểu lộ tâm trạng tuyệt vọng sau 35 năm mong đợi kể từ ngày thống nhất đất nước qua bài thơ "Phong trào đi về đâu ?": "Tám chục năm ròng đã góp công, -45 Nghị định – thế là xong. Hai từ Hướng đạo không còn nữa, Tái hoạt Phong trào cũng hết mong…" Trong 35 năm mong đợi Nhà nước Việt Nam giải quyết yêu cầu thống nhất Hội HĐVN, các huynh trưởng HĐVN đã phải sinh hoạt "chui" 28 năm đầu trong hoàn cảnh Đảng và Nhà nước đã không tạo điều kiện hay giúp đỡ đưa Hội HĐVN vào khuôn khổ pháp luật như các hội bình thường khác. Trong 7 năm còn lại kể từ năm 2003 khi có Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội mà tất cả các huynh trưởng cứ ngỡ rằng cơ hội xin phép hoạt động chính thức của Hội đã mở ra thì các Thông báo 143 rồi Thông báo 157 của BBT/TW đã gần như dập tắt những hy vọng, những mong đợi của các Hướng đạo sinh VN. " NGUỒN GỐC HƯỚNG ĐẠO Nên biết Hội Hướng đạo đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1930 do Trưởng Trần Văn Khắc sáng lập tại Hà Nội. Theo Bách khoa toàn thư mở thì ông sinh năm 1902, từng là một nhà giáo và trưởng đoàn thể dục thể thao tại Hà Nội vào những năm cuối thập niên 1920. Ông có tên rừng trong sinh hoạt Hướng đạo là "Sếu siêng năng". Sau khi Việt Nam Cộng hòa bị quân đội Cộng sản đánh chiếm ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình đã trốn khỏi miền Nam bằng thuyền và định cư tại thủ đô Ottawa của Canada. Tại Hội nghị Trưởng Hướng đạo Việt Nam hải ngoại tổ chức tại Costa Mesa, California vào ngày 2 và 3 tháng 7 năm 1983, Trưởng Trần Văn Khắc được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam đầu tiên tại hải ngoại. Cuộc đời ông phần lớn gắn bó với phong trào Hướng đạo Việt Nam mãi đến khi ông mất vào năm 1990 tại Ottawa, Canada
| ||||||||||||||||||||||||||||
VỀ CÁI LÝ SỰ “KHÔNG THÍCH CHẾ ĐỘ NÀY, RA NƯỚC NGOÀI MÀ SỐNG”! Posted: 17 Jan 2019 09:15 AM PST Ta thường bắt gặp trên mạng xã hội và cả trong đời sống, một số người lý sự rằng, "Anh phê phán, không thích chế độ này, thì ra nước ngoài mà sống"; "Chị muốn tự do, dân chủ, thì sang Tây mà sống"! Có lẽ chính quyền cũng đồng lõa và khuyến khích những người có thái độ như vậy, nên cái lý sự này ngày càng lan rộng, nhất là khi chính quyền đã trục xuất ra nước ngoài, một số tù nhân đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền... Xin có mấy ý kiến như sau. 1. Nếu chế độ XHCN tốt đẹp, "dân chủ gấp vạn/triệu lần" xã hội tư bản, thì sau năm 1975 đã không có hàng triệu người Việt phải đau khổ, bỏ nhà cửa, tài sản, mạo hiểm cả mạng sống của mình, quyết ra đi. "Đến cái cột điện mà biết đi thì nó cũng di tản"! Đồng bào mình phải bỏ quê hương, đất nước ra đi là nỗi đau đớn tột cùng. Chỉ có những kẻ vô lương tâm mới dửng dưng, vô cảm, nói người dân "... ra nước ngoài mà sống"! 2. Đất nước hòa bình, thống nhất, phát triển hơn 40 năm rồi, nay người Việt vẫn tìm đường ra đi: Bao nhiêu cô gái xếp hàng cho người ta chọn làm vợ dân xứ Đài Loan, Hàn Quốc...; bao nhiêu người "chạy" để được đi xuất khẩu lao động, sang nước người ta làm những việc mà dân sở tại không ai muốn làm; bao nhiêu người hết hạn lao động trốn chui, trốn lủi để lưu vong xứ người; bao nhiêu người tốn kém mấy trăm triệu cho các đường dây, để được sang châu Âu, tìm cách bám trụ, rồi đưa gia đình sang; vừa mới rồi 152 người đi du lịch Đài Loan trốn ở lại; 30 du học sinh Việt Nam bỏ học và trốn ở Hàn Quốc... Rồi bao nhiêu quan chức, đại gia gửi con du học ở các nước tư bản, mua nhà bên đó, chuẩn bị tổ ấm cho tương lai...? Nếu bây giờ Việt Nam được miễn thị thực vào các nước, không biết bao nhiêu người sẽ bỏ nước ra đi? Hiện trạng nói trên là thực tế đau buồn, đối với những người có lòng yêu nước, thương dân, biết tự trọng dân tộc. Một chính quyền chân chính phải thấy hổ thẹn khi dân bỏ nước mà đi. Phải nghĩ xem, tại sao lại như vậy? 3. Nhưng không vì thế mà cho phép ai đó có quyền nói với một công dân rằng, "Anh muốn tự do, dân chủ thì ra nước ngoài mà sống"! Nếu người ta sống nhờ trong nhà anh, thì anh có quyền nói vậy. Nhưng đây là Tổ quốc, là Đất nước của mọi người dân Việt Nam. Các Vua chúa ngày xưa cũng luôn nói, đất nước là của muôn dân trăm họ. Quyền được sống, được chết trên đất nước mình là điều thiêng liêng, đối với mỗi công dân. Một chính quyền chân chính phải luôn luôn bảo vệ quyền đó của công dân và tự hào khi người dân gắn bó với quê hương. Ta thật tự hào, khi Trần Bình Trọng đanh thép tuyên bố "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm Vương đất Bắc"! Ta thật cảm động khi Trần Huỳnh Duy Thức quyết tuyệt thực, phản đối bị trục xuất ra nước ngoài và dõng dạc nói: "Tôi không ra nước ngoài. Tôi ở lại để phục vụ đất nước". Mà đấu tranh đòi tự do, dân chủ thì có gì sai? Chính Cụ Hồ đã viết: "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"! Người ta đấu tranh, đòi hỏi tự do, dân chủ đâu phải cho cá nhân mình, mà vì muốn những quyền đã ghi trong Hiến pháp và những cam kết quốc tế, phải được thực thi cho mọi công dân Việt Nam. Những người chỉ biết "còn Đảng, còn mình" cũng nên nhớ rằng, đất nước Việt Nam hình chữ S, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau hôm nay, là bao nhiêu mồ hôi, xương máu ngàn đời của Tổ tiên các dân tộc Việt Nam đã khai phá, tôn tạo, bảo vệ, mới có được giang sơn này, để lại cho muôn đời con cháu. Những người cộng sản từ 1945 đến nay, có khai phá, mở rộng bờ cõi thêm được tấc đất nào không? Không những thế, việc cắm mốc biên giới phía Bắc với Trung cộng, bị thua thiệt, mất bao nhiêu đất cũng chưa được công khai cho dân biết; rồi mất đảo Gạc Ma vào tay Trung cộng 1988; thêm nữa, do quản lý yếu kém, "rừng vàng, biển bạc" tổ tiên để lại, giờ tan hoang, xơ xác... Điều tệ hại nhất là, những người cộng sản đã không khai phá mở rộng thêm đất nước, mà lại ra Luật "đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý", để tha hồ cưỡng chế, thu hồi đất, gây nên bao thảm cảnh. Vì vậy, cần thực tâm suy nghĩ, nên biết điều, đừng cậy quyền, cậy thế, đuổi người này, trục xuất người kia ra khỏi Tổ quốc thiêng liêng của toàn thể các dân tộc Việt Nam, của mọi người dân sống trên đất nước này. 16/1/2019 MVT | ||||||||||||||||||||||||||||
"Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta!": Ghé mắt trông sang, "cái bang" sao đông thế! Posted: 17 Jan 2019 09:07 AM PST Xuân Dương
Nhận xét về "Đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật" của Bộ Nội vụ, ông đứng đầu giới Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng: "Nhà nước chỉ tiết kiệm được 85 tỉ đồng mỗi năm nhưng lại mất đội quân 4 vạn người là những "chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước", mất cả đội ngũ bao năm gắn bó với đất nước, với cách mạng và sáng tạo ra đời sống tinh thần cho nhân dân". [1] Ông này cũng dõng dạc tuyên bố đã cùng các lãnh đạo của "Liên hiệp" kiên trì trình bày những trăn trở với lãnh đạo cấp cao nhất và kết quả công sức mà ông cùng cộng sự bỏ ra là: "Nhà nước nuôi anh em chúng ta"! [1] Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam trong bài "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta!" lý giải những lời có cánh của bác "Trưởng Liên hiệp" như sau: "Nguyên nhân gieo rắc khó khăn cho Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chính là đề án cải tiến phương thức hoạt động các hội văn học nghệ thuật của Bộ Nội vụ. Một đề án rất dày, công phu, nhưng tựu trung lại chỉ có mấy chữ thôi: tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Nghĩa là chúng ta sẽ không có biên chế, trụ sở, không được hỗ trợ nữa". [2]
Năm 2017, trong bài "Chuyện nhà thơ … xin một chiếc xe", báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh viết: "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành vừa có buổi gặp gỡ, lắng nghe ý kiến tháo gỡ khó khăn cùng Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật. Một cuộc gặp gỡ trọng thị và hiếm hoi. Nhưng kỳ lạ thay, dư âm sau buổi làm việc này lại là những kiến nghị xin "nhà ở, xe cộ, 90 tỷ" của nhà thơ … Chủ tịch Liên hiệp các hội…". [3] Lý do mà ông "Liên hiệp các hội" hoan hỷ tuyên bố "Nhà nước nuôi anh em chúng ta" là vì "Không thể để cho giới văn học nghệ thuật của chúng ta tự trang trải được đâu"? Dân chúng có một nhận xét thơ ngây thế này: "Đứng đầu "Liên hiệp các hội" và cũng đứng đầu luôn cả Hội nhà văn, câu chữ của ông ấy nếu không phải là "khuôn vàng thước ngọc" thì chí ít cũng được trau chuốt đến từng dấu phảy"! Từ "đâu" trong câu nói của bác "Trưởng Liên hiệp" khiến dân Kẻ Chợ bùi ngùi nhớ lại câu nói được cho là cũng của một "Bác Trưởng", rằng "Hà Nội không vội được đâu"!!! Không chỉ dân Kẻ Chợ, những người tạm gọi là "chầu rìa" - nói theo nữ sĩ Hồ Xuân Hương là "Ghé mắt trông sang" - những người chẳng phải thành viên bất kỳ hội nào thuộc "Liên hiệp" không chỉ bùi ngùi mà còn có chung cảm giác ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì ông í tuyên bố "Liên hiệp" của mình là "bao thế hệ tài năng" thế sao ông lại gán cho họ cái chuyện "không tự trang trải được" cuộc sống bằng tài năng của chính mình, phải chờ "Nhà nước nuôi"? Có phải ông xem "tài năng" của anh em trong "Liên hiệp" thời gian gần đây chỉ ở dạng thường thường bậc trung hay tại ông nói vo nên có chút… lỡ! Khi hết lòng bảo vệ quyền lợi, thậm chí là đề xuất với lãnh đạo cấp cao nhất để có "nhà ở, xe cộ, tiền tỷ" cho "Liên hiệp tài năng" của mình, có lẽ bác "Liên trưởng" không biết những người ít "tài năng", những người cả đời chỉ biết "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" họ có chờ ai nuôi đâu, họ chỉ biết "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ"? Dân Trung Quốc và không ít dân Việt mình khoái truyện kiếm hiệp của Kim Dung nên cũng "yêu" luôn bang hội nổi tiếng Kim Dung "nặn" ra là "Cái bang". Cái bang là bang hội của những người sống bằng nghề ăn mày, võ công trấn bang của các thành viên bang phái này là "Gậy đánh chó" (Đả cẩu bổng pháp). Đệ tử "Bang ăn mày" hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người thế cô, trừng trị kẻ gian ác nên tiếng lành đồn xa, tiếng không lành chẳng mấy khi nghe thấy. Thời hậu Kim Dung có lẽ không chỉ dân Việt mà cả dân Trung Quốc cũng phải lắc đầu lè lưỡi vì võ công siêu khủng của vị Bang chủ Cái bang ở dải đất hình chữ S. Thay vì xin cơm, xin tiền lẻ, bây giờ người ta xin nhà, xin ôtô, xin tiền tỷ. Thay vì xin "ông đi qua, bà đi lại" bây giờ người ta xin nhà nước, xin "lãnh đạo cấp cao nhất"! Bang chủ cái bang các đời như Hồng Thất Công, Tiêu Phong, Hoàng Dung,… với pho "Chưởng hạ rồng 18 thế" (Giáng long thập bát chưởng) oai trấn giang hồ, khi vân du các đệ tử chỉ ao ước được diện kiến, sơn hào hải vị chẳng thiếu. Bang chủ thời nay phải đi xin về nuôi "đệ tử trong bang", chuyện ngược đời tưởng đùa mà hóa thật. Có một hội cũng có chữ "Liên" là "Liên đoàn", người ta không đi "xin" mà tiền từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cứ ùn ùn chảy về bởi các chàng trai tuổi mới ngoài 20 cùng ông thày người Hàn Quốc đã thực sự mang vinh quang về cho đất nước. Có người bênh, rằng đấy là "Nhà nước cho" chứ bác "Liên trưởng" đâu có vật nài xin xỏ mấy đồng bọ của các anh chị nông dân, công nhân hay mấy bà buôn thúng bán mẹt! Phải nhớ rằng ông í là người của "văn" của "học" nên khi ông bảo "Nhà nước nuôi" thì đâu phải là tiền thuế mấy chục triệu người chắt bóp nộp ngân sách. Dẫu sao cũng không thể trách có người ỡm ờ đòi ông ấy phải đính chính là "dân nuôi". Là dân, thôi thì cứ cho rằng gần trăm tỷ đồng bỏ ra cũng như công đức như khi đến các "Di tích lịch sử", ấm ức làm gì cho con cháu mất vui. Nói thế nhưng báo Nld.com.vn - tiếng nói của bà con lao động Thành phố Hồ Chí Minh - có vẻ không nhất trí, báo này "khui" ra chuyện ngày thơ Việt Nam diễn ra ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, do anh em "phải làm vào ban đêm nên có sự vội vàng", thế là thơ của nhà thơ Hàn Mặc Tử bị gán cho nhà thơ Yến Lan. [4] Kể ra thời này khối chuyện ngược, giới ca sĩ, chân dài, ngày xưa bị ghét bỏ, bị cho là "xướng ca vô loài" thì nay lại là thần tượng, hầu hết có nhà lầu, xe hơi, tiền tiêu xả láng, chẳng thấy ai đòi nhà nước phải nuôi, thế mà giới "tài năng" thì lại "không tự trang trải được". Có cô giáo bảo hiểm phải bù thêm lương hưu mới bằng lương cơ bản, vị chi mỗi năm được tới gần 20 triệu đồng mà báo chí cho rằng không đủ sống, thế giới "tài năng" có chưa đến 3 triệu một năm lại "được nuôi rồi". Kể ra thời nay cũng thật khùng, Vũ "nhôm" - người mù tịt võ công "Gậy đánh chó" nhưng lại có mấy cái gậy chống lưng ở bên Công an, thế là "anh em xã hội" Trần Phương Bình phải móc ra tới 200 tỷ đồng và 13,4 triệu USD giao cho Vũ "nhôm", chẳng cần hợp đồng hợp thiếc gì hết. Viết mấy dòng này để tỏ lòng thông cảm với anh em "Liên hiệp" bởi theo ông "Trưởng Liên hiệp", nếu nhà nước không chi 85 tỷ đồng là "mất bốn vạn anh em chúng ta". Lướt qua mấy báo mạng, chỉ thấy cánh báo chí đưa tin theo cách phương phưởng, chả khen cũng chả chê, còn "anh em chúng ta" thì cứ như thóc, xem lời "Bác trưởng" là chuyện vặt, không đáng quan tâm, cần gì phải "rỗi hơi"? Nói thế không phải là suy diễn chủ quan bởi nhà thơ Bằng Việt, được báo cand.com.vn dẫn lời: "Có điều chắc chắn là, nếu làm hay thì được công luận khen ngợi và đồng tình; còn nếu làm dở thì sẽ bị công luận chê bai, phản đối. Thực tế đã chứng minh. Giờ đây, tôi không muốn phát biểu điều gì liên quan đến Hội Nhà văn Việt Nam nữa, vì tôi đã xin rút khỏi Ban Chấp hành Hội từ lâu rồi". [5] Nhà thơ Bằng Việt nêu ý kiến trên từ năm 2006, khi bác "Trưởng Liên hiệp" từ chối nhận giải thưởng của "Hội văn". Vậy 13 năm sau, chuyện "Nhà nước nuôi anh em chúng ta" Nên được "khen ngợi và đồng tình" hay "chê bai, phản đối"? Mười ba năm tuy ngắn, song liệu đã đủ dài để vận vào câu thơ: "Mười ba năm vẫn là ta Từ trong hang đã chui ra Vươn vai một cái rồi ta … chui vào"! Tài liệu tham khảo: [1]https://tuoitre.vn/ong-huu-thinh-nha-nuoc-van-nuoi-anh-em-chung-ta-20190109122848202.htm?fbclid=IwAR2OOpFc2Eo3xgzH6dZRTJeslP7ikoquru6A_xW3D769wEqjSlho2VE4iww [2] https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/nha-tho-huu-thinh-nha-nuoc-van-nuoi-anh-em-chung-ta-862406.vov [3]https://www.phunuonline.com.vn/van-hoa-giai-tri/chuyen-nha-tho-huu-thinh-xin-mot-chiec-xe-107146/ [4]https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/ong-huu-thinh-nham-han-mac-tu-va-yen-lan-do-lam-dem-20170211155314132.htm [5] http://cand.com.vn/van-hoa/Du-am-ve-giai-thuong-van-hoc-2006-cua-Hoi-nha-van-Viet-Nam-32580/ Xuân Dương http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Ghe-mat-trong-sang-cai-bang-sao-dong-the-post194756.gd | ||||||||||||||||||||||||||||
‘Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta’ Posted: 17 Jan 2019 09:06 AM PST Đó là câu nói mừng rỡ của nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong buổi lễ tổng kết của tổ chức này vào sáng ngày 9 tháng 1 tại Hà Nội. Báo chí đăng lại không sót một câu phát biểu nào của ông Hữu Thỉnh, người được tiếng là giữ ghế bất cứ giá nào, những câu nói "trải lòng" của Hữu Thỉnh cho thấy sự thật về văn nghệ sĩ trong luồng của Việt Nam hiện nay. Họ là 40 ngàn người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật có tham gia vào Liên hiệp. Năm nay nhà nước cấp 81 tỷ cho Liên hiệp các hội VHNTVN hoạt động sau khi cân nhắc có nên tiếp tục cấp dưỡng cho những đứa con này hay để cho dự án xã hội hóa quyết định số phận của nó. Ông Hữu Thỉnh phấn khởi cho báo chí biết cuối cùng thì nhà nước vẫn chọn giải pháp tiếp tục hỗ trợ, và ông nhảy cẩng lên "Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta". Không phải ai trong số 40 ngàn người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đều nhận được "lương tháng" trích trong 81 tỷ tiền hỗ trợ mà phần lớn do chính ông Hữu Thỉnh và ban bệ dưới quyền của ông ta tự ý chi tiêu cho cái cơ ngơi mà ông quyết tâm gìn giữ từ hơn hai mươi năm qua từ khi ngồi vào chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đến nay. Theo ông Hữu Thỉnh nếu nhà nước chấm dứt không cấp kinh phí thì không khác gì "Đẩy 4 vạn văn nghệ sĩ cả nước đi chạy quảng cáo, xin tài trợ kiếm sống thì thời giờ đâu để trở thành chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước". Còn theo ông Trần Khánh Chương, chủ tịch hội Mỹ Thuật VN nói với VNExpress ngày 12-1-2019 rằng "Nếu nhà nước không cấp kinh phí nữa thì không còn ai sáng tác đề tài phục vụ chính trị". Quả thật đó là những câu nói vạch trần sự thật mà chính nhà nước cũng không buồn che giấu. Đây cũng chính là bí quyết xin tiền của ông Hữu Thỉnh khi biết "bắt nọn" nhà nước một cách tinh vi. Hơn ai hết ông Thỉnh biết sức mạnh của đội quân 40 ngàn người dưới tay ông ta, sáng tác tuy chỉ quẩn quanh những đề tài từ thời…Pháp thuộc hay đánh Mỹ cứu nước nhưng lại luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền vì những tác giả ấy biết giữ im lặng trước các bất công, hà khắc của chế độ mà lẽ ra văn nghệ sĩ là người cảm nhận sâu xa nhất. Những tác giả hiếm hoi viết lên sự thật từ lâu không hề nhận ân huệ nào của nhà nước và họ không hề cần sắm vai "chiến sĩ giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng của đất nước" như ông Hữu Thỉnh đề cao. Nhà nước cần sự im lặng của 40 ngàn con người và 81 tỷ bỏ ra mua chuộc sự im lặng ấy không phải là cái giá quá cao. Đối với nhà nước, giữ sự im lặng quan trọng hơn tất cả và họ không bao giờ muốn thấy 40 ngàn con người ấy nổi loạn, khi chiếc vòng kim cô "kinh phí" không còn tác dụng. Văn nghệ sĩ sẽ trở mặt, sẽ phỉ báng và lên án nhà nước này vì có quá nhiều xấu xa nằm phơi trần giữa lòng xã hội. Khi không còn kinh phí để họ dựa vào cho một cuốn sách, một cuộc triển lãm hay một tập thơ "phải đạo" họ sẽ tìm đường khác để hoạt động trong lĩnh vực mà họ đang sống. Không lẽ họ tiếp tục "giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng" như từ trước tới nay khi mục tiêu sáng tác của họ chỉ vì kinh phí được rót từ nhà nước? Họ sẽ ăn cơm nhà và viết về những gì đang xảy ra chung quanh, lúc ấy chắc chắn nhà nước sẽ không thể nào kiểm soát nỗi bầy ngựa chứng sút chuồng chỉ muốn cất tung vó bù lại những ngày sống giả tạo vì bị kểm kẹp. Và sẽ không ai ngạc nhiên khi ông Hữu Thỉnh lại nhảy cẩng lên vui mừng đến thế. Thứ nhất ông tiếp tục được ngồi trên ngai vàng, thứ hai sẽ không có ai trở thành ngựa chứng và thứ ba ông tiếp tục giữ vững trận địa văn hóa tư tưởng mà mấy chục năm qua chính ông đã dẫn dắt bày ngựa 40 ngàn con không con nào lạc đường trên hoang mạc. | ||||||||||||||||||||||||||||
Bắt giữ cơ trưởng Vietnam Airlines buôn lậu Posted: 17 Jan 2019 09:00 AM PST Hưng Long Tối 15/01, lãnh đạo Công an quận Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh) xác nhận với Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về tin báo ban đầu liên quan đến việc bắt giữ cơ trưởng của Vietnam Airlines. Công an quận Tân Bình đang mở rộng điều tra vụ mua bán hàng hóa nhập lậu do B.Q.T. (sinh năm 1984, ngụ tỉnh Hải Dương), cơ trưởng Vietnam Airlines thực hiện.
Trước đó vào ngày 11/01, cơ trưởng Vietnam Airlines đang giao số lượng nước hoa không có hóa đơn chứng từ tại cột A15, ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất cho đối tượng Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1960, ngụ quận Gò Vấp) thì lực lượng Công an Đồn Công an cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ập đến bắt giữ. Tang vật nhà chức trách thu giữ gồm 120 chai nước hoa các nhãn hiệu như Bleu De Channel Paris, Allure Home Sport, Channel Chance và 3 điện thoại di động, ước tính tổng giá trị lô hàng khoảng 4300 Euro. Vụ việc được chuyển giao cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình thụ lý theo thẩm quyền. Bước đầu, T. khai mua số nước hoa nói trên tại khu vực miễn thuế sân bay Paris Chales De Gaulle (Pháp) với giá hơn 3 nghìn Euro. Sau đó, T. mang về Hà Nội trên chuyến bay VN19 do T. làm cơ trưởng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, T. tiếp tục bay vào thành phố Hồ Chí Minh trên chuyến bay VN225 với tư cách là nhân viên tổ bay. Khi đến ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất, trong lúc T. giao hàng cho đối tượng Dũng thì bị Đồn Công an Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện, bắt giữ. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới nhất liên quan đến vụ việc này. Hưng Long http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Bat-giu-co-truong-Vietnam-Airlines-buon-lau-post194799.gd | ||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 17 Jan 2019 09:00 AM PST Luật đất đai về sở hữu "toàn dân" là một cái luật khốn nạn, bất nhân, rừng rú. Chính vì cái luật này mà những người dân đang sống yên ổn trên mảnh đất, trong ngôi nhà của mình một ngày nào đấy có thể lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bơ vơ và uất hận cho đến chết. Chỉ cần doanh nghiệp nào đấy thấy một mảnh đất ngon, câu kết với chính quyền vẽ ra dự án, cố tình vẽ ra vài tiêu chí có vẻ phù hợp với chủ trương chung là có thể hất những người dân ra khỏi chính ngôi nhà, mảnh đất của họ. Bởi người dân không có quyền sở hữu mảnh đất họ sống, chỉ là có quyền sử dụng đất nên một vài cái công văn, quyết định là có thể cưỡng chế, bắt buộc người dân cầm đồng tiền "đền bù" rẻ mạt để bắt đầu cuộc sống vô gia cư. Một dự án lưu manh được dựng lên, sau khi đá người dân ra khỏi mảnh đất của họ thì nó thuộc về ai? Nó vẫn thuộc về "toàn dân" về mặt lý thuyết, nhưng thực chất là nó thuộc về thằng chủ dự án, bởi nó có thể bán lại cho khách hàng. Thuộc về toàn dân nhưng dân chân đất mắt toét có thể đặt chân vào được không? Tất nhiên là không. Vào là chúng nó đánh cho vỡ đầu nhập viện ngay. Do vậy, "toàn dân" ở đây không có nghĩa là toàn dân. "Toàn dân" ở đây có thể hiểu là người dân chỉ được sống tạm trên mảnh đất của mình, mặc dù mảnh đất ấy có thể được cha ông để lại từ trước khi cái chính thể này được thành lập. "Toàn dân" là chính quyền có thể cướp của dân để giao cho doanh nghiệp có tiền, là "cá lớn nuốt cá bé", là "chân lý thuộc về kẻ mạnh", là "nguy cơ bị cướp một cách hợp pháp" bất cứ lúc nào. Các bạn cầm bút trên báo chí chính thống nên hiểu rõ bản chất của cái luật này để viết sao cho sâu sắc. Tất nhiên, đa phần các bạn chỉ là thợ viết theo định hướng, chỉ là những con vẹt hót theo chủ nên quan tâm cũng chẳng được ích gì. Chính vì vậy mới sinh ra thảm cảnh Thủ Thiêm và giờ là Lộc Hưng. Nếu luật công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai thì sẽ không bao giờ có những bi kịch này xảy ra. Đơn giản là bạn chỉ đồng ý bán khi giá cả thoả mãn với mình. Điều này không mới. Trong phong trào cải cách ruộng đất, phong trào "long trời lở đất" thì việc cướp bóc đã thành một con sóng khổng lồ bao trùm xã hội. Địa chủ không những mất đất mà còn mất mạng. Chỉ có điều xưa thì cướp của người giàu, giờ thì cướp của người nghèo. Xưa cướp của người giàu để chia cho nghèo, nay cướp của người nghèo để người giầu càng giầu thêm. Tóm lại tiêu chí chính quyền công nông, chính quyền vì người nghèo chỉ là một cái bánh vẽ thuở ban đầu. Giờ là thời của đồng tiền cất tiếng hát. Tôi biết các vị lãnh đạo, những người có tâm chắc cũng loay hoay ghê lắm khi điều hành xã hội này. Các "đồng chí" của các vị cũng lắm chiêu trò, lòng tham không đáy mà thủ đoạn thì vô cùng. Muốn ngăn chặn những con quái thú mõm to thì việc cần làm là thay đổi luật, là cải cách bộ máy và cần làm truyền thông tốt để có được sự ủng hộ của dân. Tuy nhiên, trong bộ máy này thì người có tâm có tầm thì ít mà kẻ cơ hội, câu kết bè phái để hưởng lợi thì nhiều. Trong bộ máy nhà nước, cả mớ người tôi nhìn thấy giống nhau cả. Nói không dám nói thẳng, tư duy vướng víu hổ lốn nhìn trước trông sau, có chăng chỉ là mấy mĩ từ ru ngủ chẳng có giá trị trí tuệ gì. Về vụ Lộc Hưng, tôi khẳng định là đất của họ là hợp pháp. Đa phần họ sống ở đấy từ năm 54, 21 năm trước khi chính quyền của các vị xuất hiện. Các vị có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho họ hay không thì về mặt công lý, mảnh đất ấy vẫn thuộc về họ. Tất nhiên, các vị cố tình cướp thì cũng được. Máu dân lành sẽ đổ, nhưng vết sẹo lòng người sẽ không bao giờ liền được. Bây giờ là thế kỉ 21, xin bớt rừng rú có được không? https://baotiengdan.com/2019/01/13/su-lua-doi-co-he-thong/?fbclid=IwAR2YJ93XTbVNgRSkTfFdcymYt8lq4Fs9VIao--MBX3941MsiOx5HzpkJRTg | ||||||||||||||||||||||||||||
Trái với Việt Nam, người ta trọng dân ở các nước dân chủ Posted: 17 Jan 2019 09:00 AM PST Trước 600 thị trưởng, xã trưởng vùng Normandie, Emmanuel Macron chiều hôm qua ( 15/01 ) đã khởi đầu cuộc thảo luận lớn ( le grand débat national ) về các vấn đề của nước Pháp. Trong …7 giờ liên tiếp, trực tiếp truyền hình, Macron đã trả lời tất cả những câu hỏi hay chất vấn '' sans tabous '' ( không cấm kỵ ) của các dân cử địa phương, với những con số, những dữ kiện cụ thể, nhằm chứng tỏ ông ta không phải là người ngồi trong tháp ngà. '' Le grand débat national ''là sáng kiến của Macron để đương đầu với phong trào Gilets Jaunes, đã yếu nhưng càng ngày càng bạo động. Trong hai tháng, những cuộc thảo luận về tất cả mọi vấn đề của nước Pháp ( thuế khoá, lương bổng, hệ thống an sinh xã hội, di dân, chính sách quản trị quốc gia vv..) sẽ được tổ chức khắp nơi trong nước. Bất cứ ai cũng có quyền tham dự. Macron hứa những bản đúc kết các ý kiến, các đề nghị sẽ được chính phủ nghiên cứu và áp dụng nếu có thể. Chính Macron, trong hai tháng, sẽ đi khắp nước, tham dự nhiều buổi thảo luận với các chức sắc, hội đoàn. Đây cũng là cơ hội để Macron nối lại nhịp cầu với các dân cử địa phương, nền tảng của sinh hoạt chính trị Pháp, nhưng có cảm tưởng bị chính quyền trung ương quên lãng. Cuộc thảo luận hôm qua với các thị trưởng đã diễn ra một cách sôi nổi, trong tinh thần xây dựng. Hầu như tất cả những vấn đề của nước Pháp đã được đặt trên bàn, không nhân nhượng, qua trên..100 câu chất vấn. Macron chắc chắn cũng học được rất nhiều, hơn là đọc những báo cáo. Một ông xã trưởng nói : Tổng Thống còn trẻ, sống ở Paris, cho phép tôi kể vài chuyện có thực, để biết đời sống hàng ngày của người dân ở vùng quê. Khởi đầu, cử tọa có vẻ hoài nghi, nhưng sau 7 giờ thảo luận, hội trường đã đứng dậy vỗ tay rất lâu, nhiều người '' impressionnés '' thấy ông Tổng Thống trẻ nắm vững tất cả các vấn đề, kể cả những hồ sơ kỹ thuật rắc rối. Nhưng '' le grand débat '' có làm dịu phong trào áo vàng hay không là một chuyện khác. Một nửa những Gilets Jaunes đang hoạt động cho hay sẽ không tham dự, và kết án những người tham dự là phản bội. Những người quá khích này, thường thường là thuộc các nhóm cực tả hay cực hữu, không chấp nhận bất cứ đề nghị, nhượng bộ nào của Macron. Mục đích của họ là lật đổ Macron, đúng hơn là phá vỡ thể chế dân chủ để xây dựng một xã hội theo kiểu của họ. Mục đích của Macron là đối thoại với toàn dân Pháp, vì chuyện đối thoại với nhóm Gilets Jaunes quá khích là chuyện không tưởng. Phải chờ 2 tháng nữa để biết Macron đã lật ngược thế cờ chính trị hay không. ( tuthuc-paris-blog. com ) | ||||||||||||||||||||||||||||
NGƯỢC NGUỒN CHỮ VIỆT (Kỳ cuối) Posted: 17 Jan 2019 08:17 AM PST Bút ký của nhà văn Hoàng Minh Tường, một thành viên của đoàn nguời Việt Nam sang Ba Tư đặt bia tri ân cha Alexandre de Rhodes, người đã có đóng góp to lớn cho sự ra đời của chữ Quốc Ngữ __________________________________________________ ... Giã từ Persepolis, chúng tôi đi dọc đường cao tốc qua trùng trùng núi cằn và hoang mạc, lên Isfahan. Bây giờ thì chúng tôi toàn tâm toàn ý cho hai ngày trọng đại sắp tới. Thùng xe biến thành phòng tập hợp xướng. Từ lúc nào " nhạc trưởng" Nguyễn Trọng Tiến đã in sẵn cho mỗi người một bản lời bài "Tình ca" của nhạc sỹ Phạm Duy. " Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À ơi, tiếng ru muôn đời…" Hai mươi con người, người già nhất 77, người trẻ nhất là con trai nữ bác sĩ Nhữ Phương, chàng sinh viên mới ra trường Trương Hoàng Nhân, 24 tuổi, ai cũng rưng rưng nghĩ về quê mẹ Việt Nam, cùng bật ra từ trái tim những lời thổn thức. "… Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình Nhìn trùng dương hát câu no lành…" "… Tấm áo nâu, những mẹ quê chỉ biết cần lao. Những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi. Tấm áo nâu, rướn mình đi từ cõi rừng cao. Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau, áo ơi…". ... Ở Isfahan, chúng tôi có một ngày chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại. Đoàn có thêm ông Hojat, bà vợ và hai con trai Emad và Moin. ...Phiến đá bia tưởng niệm từ Quảng Nam, kết tinh hồn sông núi, máu xương xứ Việt đã theo đường không, đường bộ chục ngàn cây số, được các chàng trai, được trưởng đoàn Nguyễn Đăng Hưng và lần lượt từng thành viên trong đoàn, rồi cả gia đình vợ chồng và hai con trai ông Hojat, cả mấy người quản trang, cùng ghé tay chuyển đến phần mộ, để lắp đặt đúng vị trí như đã trù định. Ngôi mộ đá mấy trăm năm bị lãng quên, tưởng như bỗng có linh hồn, như một thỏi nam châm, có sức hút và sự liên kết tâm linh kỳ lạ. Ai cũng muốn được chạm tay, được có một tấm hình, có người lặng lẽ gói một nắm cát… Người nằm dưới ngôi mộ đá kia dường như chính là tổ tiên, dòng tộc của nhóm người Việt đột ngột xuất hiện ở nghĩa trang này. Ông là một người Việt tha hương, một người mang dòng máu, tâm hồn Việt, từng và đang ký gửi lại cho họ một thứ gì đó, như báu vật, như khế ước, như hương hỏa… ... Rồi buổi sáng ngày 5 tháng 11 cũng đến. Trời trong và se lạnh. Nhiệt độ ngoài trời 12 độ C, rất hợp với một nghi lễ trọng đại. Trưởng đoàn Nguyễn Đăng Hưng vận sắc phục truyền thống, khăn đóng, áo gấm màu vàng ngà. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Tâm quốc phục nhiễu tam giang. Những đàn ông khác đều vận comple như các chú rể trước lễ rước dâu. Rồi tám nàng tiên Việt trong bộ áo dài truyền thống đủ màu sắc đột ngột xuất hiện cùng tám chiếc nón lá xứ Huế mộng mơ, khiến mấy cô gái khăn trùm đen ở phòng lễ tân mắt đã to đen càng mở lớn hơn nữa. Và các chàng trai râu rậm bản xứ thì như bị hút hồn... Nhằm giữa giờ Tỵ (10h), buổi đại lễ đặt bia tưởng niệm tác giả hai bộ sách "Dictionarium Annamiticum - Lusitanum ed Latinum ", "Phép giảng tám ngày" ,nhân ngày giỗ ông đã được khởi sự với sự tham dự của các ngài đại diện chính quyền thành phố Isfahan, đại diện nhà thờ cộng đồng Acrmenia, các vị quản trang. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, viện trưởng Viện vinh danh chữ Quốc ngữ và Bảo tồn tiếng Việt trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, trưởng đoàn, đọc bài diễn từ nói lên công lao Linh mục Alecxandre de Rhodes với sự hình thành chữ Quốc ngữ và sự tri ân của các thế hệ người Việt. Tiếp đó là phát biểu của các quan chức thành phố, của đại diện nhà thờ Kito giáo của người Armenia, phát biểu của tiến sỹ lịch sử Nguyễn Thị Hậu, phát biểu của người viết bài này, ký giả tự nhận của đoàn hành hương. Vất vả nhất là hai ông phó nháy Nguyễn Đình Toán và Nguyễn Văn Tâm, chạy như con thoi, phủ phục các góc để chọn góc máy và ánh sáng đẹp nhất. Đặc biệt là nhà quay phim trẻ Huỳnh Văn Truyền. Trước khi đi anh đã chuẩn bị một máy flycam xịn để quay từ trên cao, nhưng khi biết bạn không cho phép, đành thay đổi phương án, kỳ công tìm chỗ đặt ba chân máy quay cho ba vị trí, nhờ Emad giữ máy cố định, còn anh sử dụng chiếc máy chuyên dụng liên tục chạy chỗ không để lỡ một cảnh quay đắt giá nào. Những thước phim và những hình ảnh độc nhất vô nhị này sẽ là kho báu cho một bộ phim tư liệu đặc biệt. Khi tấm lụa trắng có hình trống đồng nước Việt phủ mộ được tám kiều nữ, áo dài Việt, nón lá tinh khôi, mở ra, tấm đá hoa cương có hình Cha Alexandre de Rhodes bừng sáng dưới nắng rực rỡ, nhạc nền bài "Tình ca" từ băng đĩa ngân lên, dàn đồng ca hai mươi người cùng ngân vang những âm thanh Việt: " Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi…Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buốn vui. Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi…" Những ngấn lệ nhòe giữa câu hát. Mỗi người vừa hát vừa chầm chậm bước lên, đặt một bông hoa hồng, màu đỏ, màu vàng, màu xanh thành ba dòng màu dọc mộ. Cả vợ chồng và hai con trai ông Hojat, cả những người bạn Iran cũng cất lời hát theo và cầm hoa đặt lên mộ. ...Có cảm giác như có một vầng mây lành sà xuống, cuốn làn khói hương bay lên. Hẳn người nằm dưới mộ đang biết có một nhóm người Việt đến với ông. Họ đã không quên ông dù đã ba trăm năm mươi tám năm trời…Tôi đứng lặng rất lâu và như có một dòng thời gian với những loạt phim mờ chồng đứt nối, từ xa xưa cuộn lướt trong đầu, tạo nên muôn vàn tình huống, muôn vàn giả định... Từ nay có những dòng chữ Việt, lưu khắc nơi đây: " Chữ Việt còn, Tiếng Việt còn, Nước Việt còn"... (Isfahan, Iran 5/11 Vũng Tàu,Hà Nội, 12/2018) |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét