““Thế lực thù địch” – mi là ai?” plus 13 more |
- “Thế lực thù địch” – mi là ai?
- Vì sao Tổng Trọng ‘tái chỉ định’ Trương Minh Tuấn làm Phó ban Tuyên giáo trung ương?
- Ra nghĩa trang hủy bài thi gốc: Sự xấu hổ cùng cực!
- Vấn đề chúng con muốn là không cho TRUNG QUỐC thuê đất
- Bài học Ba Lan, Đức quốc xã và nguy cơ Trung Quốc xã?
- Bị “Người bạn lớn” Kissinger “quay lưng trở mặt”, Trung Quốc điên đầu
- Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?
- "Chất" Trung Quốc làm điên đảo bãi biển bình yên của Campuchia
- Trương Minh Tuấn đi về đâu?
- Từ Trướng Hải đến biển Giao Chỉ, chứng minh chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông
- Chương trình hợp tác Lancang-Mekong: Miếng mồi ngon trong bẫy
- Công lý man rợ
- Sau 10 năm mở rộng Thủ đô lại lo vỡ đê theo “kế hoạch”
- Kế hoạch lớn của Trump đối với Nga
“Thế lực thù địch” – mi là ai? Posted: 02 Aug 2018 04:22 PM PDT Lê Phú Khải Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin quốc doanh, luôn xuất hiện những từ "những thế lực thù địch" đang chống phá nhà nước Việt Nam. Đặc biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng hay nhắc đến cụm từ này! Vậy, những thế lực thù địch nó từ đâu ra, sao càng ngày càng nhiều và gây lo sợ cho nhà cầm quyền đến thế?! Không khó để tìm ra, ai đã sinh ra các thế lực thù địch! 1/ Những người nông dân đang sống yên lành trên thổ cư và ruộng đồng của họ, bỗng một hôm có kẻ vác một bao tiền đến "làm việc" với chính quyền xã, huyện... lên một "dự án". Dự án được "duyệt", rồi báo cáo lên tỉnh, được thông qua... Thế là công an được điều đến để giải tỏa mặt bằng. Mất nhà, mất ruộng rồi họ đi đâu, làm gì để sống, không cần ai biết! Dân không chịu, kéo nhau đi kiện từ Nam chí Bắc. Thế là thành "tụ tập đông người", thành thế lực thù địch! 2/ Công nhân trong các nhà máy do nước ngoài đầu tư, nhưng công đoàn lại do chủ đầu tư trả lương. Công nhân đình công đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống, công đoàn cuội bênh vực chủ. Lại đình công, lại thành "tụ tập đông người", thành thế lực thù địch!!! 3/ Tín đồ các giáo phái tự do tín ngưỡng, không thừa nhận các chùa chiền quốc doanh, các sư sãi quốc doanh... thế là thành "thế lực thù địch"! 4/ Các nhà trí thức thấy hơn 40 năm đất nước thống nhất mà biển mất đằng biển, đảo mất đằng đảo, họ "nhìn vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa / Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi"! (thơ Bùi Minh Quốc) nên họ viết phản biện ôn hòa lên các trang mạng tự do... Thế là thành "thế lực thù địch"! 5/ Ngày tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh ở trận Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở chiến tranh biên giới phía Bắc 1979... dân kéo nhau đi thắp hương tưởng niệm dưới tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Trần Hưng Đạo... thế là thành "thế lực thù địch". Nếu thống kê hết những nguyên nhân, nguồn gốc nào sinh ra "thế lực thù địch" thì còn nhiều lắm... Các nhà xã hội học có thể làm luận văn tiến sĩ về đề tài này… Tôi nhớ, sau Đổi mới (1986), thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng, báo Le Monde của Pháp ra ngày 19 tháng 11 năm 1994, tác giả Olivier Weber có đăng một bài nhan đề: Việt Nam sự thức dậy của một con rồng nhỏ (Vietnam le réveil d'un petit dragon), thời đó không thấy xuất hiện các "thế lực thù địch"?! Nhưng sau đó Nguyễn Tấn Dũng phá nát nền kinh tế Việt Nam, nạn tham nhũng được Dũng bật đèn xanh để khắp nơi cướp bóc, đất đai là "sở hữu toàn dân" giao cho các kẻ nắm quyền ở địa phương làm đại diện "chủ sở hữu" thì "thế lực thù địch" nổi dậy ở khắp nơi!
Các chiến sĩ Cộng sản năm xưa như các anh Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Lê Thân, Hạ Đình Nguyên... từng bị chế độ Sài Gòn giam cầm tra tấn chỉ vì đòi hòa bình thống nhất đất nước, đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam... Nay các anh ấy thấy chế độ chuyên quyền đảng trị còn tồi tệ hơn cả chế độ Sài Gòn năm xưa, hèn với giặc, ác với dân, nên lại xuống đường... Các vị ấy không thể là thế lực thù địch được! Nhà văn Nguyên Ngọc từng bám đất Tây Nguyên, bám đất Quảng Nam khói lửa, viết nên những tác phẩm như "Đất nước đứng lên", "Đường chúng ta đi" mà Nguyễn Phú Trọng đã phải học lúc là sinh viên văn khoa ở Hà Nội thì không thể là "thế lực thù địch" được! Có chăng là thù địch với thể chế đảng trị độc tài mà thôi! Chính thể chế này đã đẻ ra thế lực thù địch! Để giành lấy "chính danh" cai trị đất nước, chính quyền độc tài lớn tiếng gọi những người, những tập thể nông dân và công nhân kể trên là "thế lực thù địch". Càng lớn tiếng bao nhiêu họ chỉ tự vạch mặt mình là chính quyền của các tập đoàn lợi ích, chống lại đa số nhân dân đang cùng khổ. Đó là cách uống thuốc độc để giải khát. Hãy dẹp bỏ ngay luật Đất đai hiện hành và thực thi dân chủ, chỉ có thế mới khỏi chết khát mà thôi! Sài Gòn, tháng 8 năm 2018 L. P. K. Tác giả gửi BVN. | |
Vì sao Tổng Trọng ‘tái chỉ định’ Trương Minh Tuấn làm Phó ban Tuyên giáo trung ương? Posted: 02 Aug 2018 04:19 PM PDT Thiền Lâm
Chỉ vài ngày sau khi Trương Minh Tuấn phải nhận thông báo bị 'thôi giữ chức', mà thực chất là bị cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), đồng nghĩa với việc bị cách chức Bộ trưởng Bộ này, vì sao lại thêm một quyết định chỉ định Trương Minh Tuấn làm Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương? Bởi vào tháng Tám năm 2016 ông Tuấn đã được Nguyễn Phú Trọng chỉ định ngồi vào cái ghế ấy kiêm chức Bộ trưởng TT-TT. Phải chăng ông Trọng sợ rằng hai năm qua công luận đã quên bẵng Trương Minh Tuấn là người của Ban Tuyên giáo trung ương, nên hai năm sau phải công bố một quyết định mới nhằm 'tân trang' cho nhân vật này? Cái ghế Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương phải chăng là động tác vớt vát 'thể diện và uy tín' cho Trương Minh Tuấn? Vào đầu tháng Bảy năm 2018, cái cách 'cảnh cáo Trương Minh Tuấn' – mà vai trò 'tổng đạo diễn' hiển nhiên thuộc về Tổng bí thư Trọng – đã khiến người ta dễ hình dung hơn về một chủ ý, hay sâu xa hơn nữa là một thâm ý của ông Trọng trong sách lược phân biệt đối xử giữa 'củi nhà' và 'củi rừng' cùng tương lai chiến dịch 'chống tham nhũng' của 'Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo'. Cái cách kỷ luật trên có vẻ giống như một kiểu 'đánh bùn sang ao' để cứu vớt Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn khỏi phải theo chân cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng vào tù.
Tình cảm ưu ái của Nguyễn Phú Trọng (phải) dành cho Trương Minh Tuấn (trái) là khá rõ. Ảnh: Tin tức hàng ngày Kết quả kỷ luật trên cũng xác nghiệm mối lo ngại của dư luận ngay trước đó về việc Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã 'chạy án' và thoát tội là có cơ sở. Tình cảm ưu ái của Nguyễn Phú Trọng dành cho Trương Minh Tuấn là khá rõ, khác hẳn với trường hợp Đinh La Thăng, dù Trương Minh Tuấn 'ứng' với Đinh La Thăng bởi tính chất 'rất nghiêm trọng' trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Vào tháng Năm năm 2016, ngay sau khi bị kết luận 'rất nghiêm trọng' vào thời kỳ còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bị kỷ luật và phải rời hai cái ghế Ủy viên Bộ chính trị lẫn Bí thư Thành ủy TP.HCM quá màu mỡ, dù được chỉ định làm Phó trưởng ban Kinh tế trung ương, nhưng vụ Thăng bị khởi tố và tống giam bảy tháng sau đó đã khiến lộ rõ ý đồ của Nguyễn Phú Trọng: đưa Thăng về Ban Kinh tế trung ương là do 'biện pháp tình thế', tức Tổng Trọng chưa thể 'xử' Thăng ngay vào thời điểm đó, mà chỉ để tạm tại Ban Kinh tế trung ương như một cách 'nhốt quyền lực vào lồng', chờ cơ hội thuận lợi sẽ tống Thăng vào 'lò'. Còn Trương Minh Tuấn từ năm 2016 đã nổi lên như một ngôi sao sáng trên chính trường Việt Nam với thành tích lặp đi lặp lại không biết ngán ngẩm công cuộc 'chống tự diễn biến, tự chuyển hóa' của người thầy Nguyễn Phú Trọng. Về mặt tư tưởng hệ và cách thức giáo điều, Trương Minh Tuấn hiển nhiên đã tỏ ra đồng cảm tuyệt đối với nhà mác xít Nguyễn Phú Trọng và dành được thiện cảm của ông Trọng. Trương Minh Tuấn cũng là nhân vật được một số dư luận xem là 'sát thủ báo chí', nắm giữ quyền sinh quyền sát đối với gần hết khối báo chí nhà nước, cũng là người đặc biệt tỏ ra 'cực đỏ' và 'kiên định chủ nghĩa xã hội' từ năm 2016 khi chính thức nhậm chức Bộ trưởng Bộ TT-TT. Không chỉ cần thiết cho Nguyễn Phú Trọng trong chủ trương kiên định 'chống tự diễn biến, tự chuyển hóa', Trương Minh Tuấn còn có thể trở thành nhân vật khó có thể thay thế vào lúc này khi luật An ninh mạng đã được một Quốc hội 'nghị gật' cắm đầu bấm nút thông qua và một Tổng bí thư muốn 'vận dụng' luật này để 'bảo vệ chế độ' và áp chế mọi tiếng nói khác biệt chính kiến. Trương Minh Tuấn chính là công cụ đắc lực để một đảng toàn trị và độc đoán được bảo vệ và kéo dài hơi thở phập phù ngày nào hay ngày nấy. Khác hẳn 'củi rừng' Đinh La Thăng mà đã bị Nguyễn Phú Trọng sẵn lòng xử án tù giam đến 31 năm, Trương Minh Tuấn lại là một dạng 'củi nhà', để dù có bị kỷ luật và bị cách chức thì vẫn có thể 'hạ cánh an toàn'. Nhưng Trương Minh Tuấn cũng bị nghi ngờ rất lớn về 'âm mưu chia chác' bởi nhân vật này đã trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng 'Mobifone mua AVG' khi còn là cấp phó cho Nguyễn Bắc Son, để Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG. Trương Minh Tuấn cũng là quan chức bị đồn đoán rất nhiều về việc đã nhận một ngôi biệt thự trị giá hàng triệu USD của Phạm Nhật Vũ – em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và là một trong những kẻ chủ mưu vụ AVG nhưng cho tới nay vẫn không hề xuất hiện tên tuổi trong kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ về vụ AVG cũng như trong công bố khởi tố và bắt giam của Bộ Công an. Giờ đây, quan chức nhúng chàm Trương Minh Tuấn lại nghiễm nhiên trở thành sếp của hơn 800 tờ báo nhà nước và có quyền răn dạy về 'đạo đức cách mạng'. Trong chiến dịch được xem là 'chống tham nhũng' của Nguyễn Phú Trọng, vụ 'Mobifone mua AVG' và cá nhân Trương Minh Tuấn được dư luận đặc biệt chú tâm. Giờ đây khi tất cả mọi người chứng kiến ông Trọng xử vụ Trương Minh Tuấn quá nhẹ nhàng theo cách 'đập chuột sợ vỡ bình', điều được ông Trọng tuyên xưng là 'chống tham nhũng không có vùng cấm' sẽ hoàn toàn vô giá trị trong con mắt thế thái nhân tình, còn tất cả những tụng danh dành cho ông Trọng như 'Sỹ phu Bắc Hà', 'Minh quân', 'Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo' và gần đây nhất là 'Người đốt lò vĩ đại' sẽ chỉ còn gió thoảng mây bay và chẳng còn nghĩa lý gì nữa. T.L. VNTB gửi BVN | |
Ra nghĩa trang hủy bài thi gốc: Sự xấu hổ cùng cực! Posted: 02 Aug 2018 04:15 PM PDT Hà Phượng
Hai vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang và Sơn La rồi sẽ bị cơ quan tố tụng xử nghiêm. Nhưng hình ảnh ông Trần Xuân Yến, phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, mang 16 đĩa CD chứa dữ liệu bài thi ra nghĩa trang tiêu hủy khó có thể xóa nhòa trong lòng những nhà giáo chân chính và người dân cả nước! Còn nhớ năm 2012, một ngày sau khi Bộ GD&ĐT kết luận kỳ thi THPT "cơ bản nghiêm túc" thì một clip tiêu cực được phát tán. Thầy Nguyễn Danh Ngọc (giáo viên thể dục, Trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang) đã tung ra một clip dài gần 10 phút quay cảnh nhốn nháo trong phòng thi tại hội đồng này.
Ông Trần Xuân Yến, phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, cùng 4 thuốc cấp trong đường dây gian lận điểm thi tại Sơn La vừa bị khởi tố. Ảnh: TP Trong clip, giáo viên Trường THPT Đồi Ngô vào phòng ném bài và thu phao môn toán, ngoại ngữ. Thậm chí trong phòng có hai giám thị nhưng các thí sinh vẫn hồn nhiên trao đổi một cách thoải mái. Đáp án còn được giải sẵn và cho phép tuồn vào phòng thi. Sự việc lập tức gây chú ý của dư luận, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tỉnh Bắc Giang nhanh chóng xử lý. Sau hơn hai tháng thanh tra, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang đã kỷ luật 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên liên quan vụ việc này. Khi đó GS Ngô Bảo Châu nhận định đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ trong… lịch sử loài người. Đây là chuyện rất đáng buồn và là tiếng chuông cảnh tỉnh sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ trong hệ thống giáo dục. Sau những tiêu cực tai tiếng đấy, ngành giáo dục đã liên tiếp tìm tòi đổi mới phương thức thi cử. Từ "2 chung" đến "3 chung" và đến năm 2015 là một hình thức thi mới: Kỳ thi "2 trong 1" - xét tốt nghiệp THPT và (làm cơ sở để) tuyển sinh đại học-cao đẳng. Những tưởng thay đổi lần này sẽ tiệm cận đến sự hoàn hảo, "nhẹ nhàng, ít tốn kém" như sự chờ đợi, mong mỏi của nhân dân cả nước. Nhưng không, tất cả như bị dội gáo nước lạnh! Vài ngày sau kỳ thi THPT quốc gia 2018 kết thúc, vị lãnh đạo đầu ngành GD&ĐT tuyên bố kỳ thi được tổ chức nghiêm túc và an toàn. Tuyên bố dõng dạc ấy phát ra vào đầu tuần thì cuối tuần dư luận đã "gọi tên" Hà Giang, Lạng Sơn và cuối cùng là Sơn La. Sau 15 ngày ráo riết làm việc cả đêm lẫn ngày của tổ công tác Bộ GD&ĐT và công an, bảy cán bộ, lãnh đạo hai tỉnh Hà Giang và Sơn La đã bị khởi tố. Phó phòng khảo thí sửa kết quả chuyên nghiệp đến mức chỉ cần sáu giây để hô biến một bài thi điểm 2 thành điểm 9. Và chỉ trong hai giờ, gần 330 bài thi được "thầy phù thủy" này phù phép từ điểm thấp thành điểm cao chót vót. Dẫu có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được ông Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La đứng trong đường dây gian lận điểm thi của tỉnh. Họ, những cán bộ, nhà quản lý giáo dục, đã mang đĩa CD chứa dữ liệu bài thi gốc ra nghĩa trang tiêu hủy nhằm xóa dấu vết ngay trước ngày bị kiểm tra. Nhưng rồi "lưới trời lồng lộng", tất cả sẽ phải trả giá trước pháp luật.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT: "Thật đáng xấu hổ, đây là hình ảnh xấu xí của giáo dục!". Ảnh: HP Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT, đã nói khi công bố kết quả kiểm tra tại Sơn La: "Thật đáng xấu hổ, đây là hình ảnh xấu xí của giáo dục"! Hôm qua, 1-8, nhận trách nhiệm về mình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định xảy ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm nhưng không vì sai phạm ấy mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia và vội vàng đề nghị xóa bỏ kỳ thi này như một số ý kiến đặt ra. "Trước các sai phạm tại một số địa phương, với trách nhiệm của mình, tôi xin nhận trách nhiệm!" - ông Nhạ nói và hứa: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện để kỳ thi THPT quốc gia những năm tới được tổ chức tốt hơn". Từ năm 2012 đến nay, những người làm giáo dục luôn ngồi lại thẳng thắn trao đổi, chỉ ra những điểm yếu để khắc phục nhưng gian lận vẫn cứ tiếp tục và ngày càng tinh vi, quái chiêu hơn. Đến khi nào các em học sinh mới có một kỳ thi nhẹ nhàng đúng nghĩa, phụ huynh mới yên tâm về kết quả học hành, thi cử công bằng? Câu hỏi này không chỉ dành cho người đứng đầu ngành giáo dục nước nhà! H.P. Nguồn: https://baomoi.com/ra-nghia-trang-huy-bai-thi-goc-su-xau-ho-cung-cuc/c/27112622.epi?utm_source=facebook&utm_medium=feedfb&utm_campaign=facebook Đọc thêm Bộ GD&ĐT xác nhận có hiện tượng nâng điểm thi ở Hòa Bình Quyên Quyên Ông Mai Văn Trinh xác nhận ngày 24/7, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn cho Bộ Công an, đề nghị điều tra gian lận điểm thi ở Hòa Bình. Bước đầu xác nhận có sự can thiệp điểm số. Tối 2/8, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT - cho hay thực hiện kế hoạch của kỳ thi THPT quốc gia 2018, Bộ GD&ĐT đã tổ chức chấm thẩm định ở một số địa phương, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Ngày 24/7, Bộ GD&ĐT có công văn gửi Bộ Công an, đề nghị điều tra làm rõ những bất thường về điểm thi ở tỉnh này. Điều tra bước đầu xác nhận có sự can thiệp vào phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh để làm tăng điểm số.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Bá Chiêm. Ông Mai Văn Trinh cho biết cơ quan chức năng đang đấu tranh với nghi phạm để làm rõ vụ việc. Ông Trinh khẳng định, khi có kết quả sẽ sớm công bố đến dư luận. Chiều cùng ngày, làm việc với báo chí, ông Nguyễn Đức Lương - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình - thông tin trong quá trình rà soát, Sở GD&ĐT Hòa Bình phát hiện một số vấn đề cần báo cáo Trưởng ban chỉ đạo thi của tỉnh, Bộ GD&ĐT và Công an tỉnh Hòa Bình. Khi đó, sự việc liên quan đến ai sẽ triệu tập người đó để làm rõ. Ông Lương thông tin công an đang làm việc với toàn bộ tổ chấm trắc nghiệm gồm 5 người, trong đó có ông Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên Phòng khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hòa Bình; ông Đỗ Mạnh Tuấn, Phó hiệu trưởng trường THCS và THPT nội trú huyện Lạc Thủy; ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hòa Bình. Ông Lương từ chối cung cấp danh tính hai cán bộ còn lại và nói không nắm được việc có đơn tố cáo về khâu chấm thi của Hòa Bình hay không. Cơ quan công an tỉnh Hòa Bình và Bộ Công an đang xác minh và hiện chưa có kết quả. Sở GD&ĐT đang chờ kết luận của cơ quan công an. Trước đó, thông tin từ Bộ GD&ĐT ngày 23/7 cho biết Hội đồng chấm thẩm định đã rút toàn bộ phiếu trả lời trắc nghiệm gốc các bài thi đạt từ 8 điểm trở lên để chấm thẩm định. Kết quả cho thấy 100% bài thi trùng khớp kết quả chấm thi, không thay đổi điểm so với mức do Hội đồng thi Sở GD&ĐT Hòa Bình công bố ngày 11/7, tức là không phát hiện bất thường. Q.Q. Nguồn: https://baomoi.com/bo-gd-dt-xac-nhan-co-hien-tuong-sua-diem-thi-o-hoa-binh/c/27123162.epi?utm_source=iapp&utm_medium=facebook&utm_campaign=share | |
Vấn đề chúng con muốn là không cho TRUNG QUỐC thuê đất Posted: 02 Aug 2018 04:11 PM PDT Đào Thị Tuyết Nhung Kính thưa các cấp lãnh đạo Thưa toàn thể anh chị em đồng bào Con chỉ là một hạt cát nhỏ mọn trên sa mac, một hậu sinh mới lớn. Trong bài tâm thư này nếu có điều gì không nên, xin anh chị em hết lòng lượng thứ và chỉ dạy. Vì con còn non người trẻ dạ. Số là sáng nay, con được nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói: "Tôi sẽ lắng nghe ý kiến của các nhà trí thức", các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước về việc cho thuê đất và điều chỉnh số năm thuê sao cho hợp tình hợp lý. Chính vì thế con xin mạnh dạn đưa ra ý kiến của cá nhân con, kính xin Thủ Tướng lắng nghe. 1-- Vấn đề chúng con muốn ở đây là không lập đặc khu. Không thể áp dụng các nước khác mà Việt Nam mình bắt chước được. Có những cái học hỏi và làm theo nhưng cũng có cái không thể. 2-- Vấn đề chúng con muốn là không cho TRUNG QUỐC thuê đất, chứ không phải là số năm 99 năm mà Thủ Tướng nói là "Tôi sẽ xem xét và điều chỉnh số năm cho thuê đất". Con xin được phép nhắc lại ý kiến của con là Không cho TRUNG QUỐC thuê đất. Lý do Con sẽ nói bằng dụ ngôn...... giả sử như bây giờ trong đất thổ ở nhà con rộng, con cũng sẽ không bao giờ cho những kẻ đã một thời đàn áp gia đình nhà con thuê. Kẻ đã một thời đầu độc gia đình nhà con để lại hậu quả tai hại đến bây giờ và tương lai con cháu con vẫn đang phải gánh chịu một cách nặng nề. Và khi người ta thuê rồi, họ sẽ đưa con cháu họ qua đây đàn áp gia đình mình đày đọa con cháu mình thì sao. Vì họ là một tên thất đức. Và Rất có thể họ ký văn bản một đàng, họ sẽ làm một nẻo. Lại tiếp tục gây đầu độc và ô nhiễm, lúc bấy giờ con biết kêu ai. Con nói rất thật, vì bên ngoài là nhà nào biết nhà ấy . Gia đình làng xóm họ cũng chẳng dại gì mà đưa con cái nhà người ta qua đối phó với chúng để cứu mình. Chính bản chất của người Việt Nam là rất yêu nước yêu quê hương yêu dân tộc, yêu anh chị em yêu gia đình yêu làng xóm. Muốn cho tất cả mọi người mọi nhà được an vui. Chính vì thế cơ quan pháp luật của đất nước mình rất ngại liên quan tới tội phạm người nước ngoài đặc biệt là TRUNG QUỐC . Vậy khi cho họ thuê đất các vị lãnh đạo có lường trước được điều gì sẽ có thể xảy ra không ạ?! Vì họ vốn dĩ là bành chướng và nhan hiểm độc ác. Cụ thể : Ai có dịp về miền quê Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương … để xem Trung Quốc nhan hiểm cỡ nào. Vào những năm mới mở cửa khẩu, chúng ồ ạt qua mua mèo, móng chân trâu chân bò, rắn, ếch nhái các loại … những con trị chuột và sâu bọ thì chúng đều mua hết. Đổi lại chúng xuất ỐC BIÊU VÀNG qua mình và nói là cứ nuôi đi chúng tôi sẽ xuất khẩu giá cao cho bà con. Thế là nó lừa mình, có mua đâu. Để cho Ốc BIÊU VÀNG phát triển và phá hoại lúa khi vừa cấy xong . Muốn diệt được Ốc người nông dân sau khi cấy xong là phải phun thuốc Ốc luôn. Mà thuốc trị Ốc là phải của TRUNG QUỐC vô cùng độc hại thì mới trị được và vụ nào cũng thế, năm nào cũng vậy . Nếu một người chỉ cần hít phải hơi thuốc thì về đã bệnh rồi. Và thuốc này được mệnh danh là vô cùng độc hại . Nhưng người nông dân không còn cách nào khác bắt buộc phải phun thuốc để cứu cây lúa thôi. Còn chúng mua hết con mèo và con rắn là tạo điều kiện cho chuột phát triển. Để rồi chúng bán thuốc chuột độc hại cho người dân mình. Và tiêu thụ sản phẩm lylong để mình chăng chuột cho khỏi vào phá hoại lúa. Và chất lylong là chất khó tiêu tan trong đất và nước, gây ô nhiễm đồng ruộng về lâu dài. Lại nói đến móng trâu móng bò. Chúng mua hết và sau đó chúng lại xuất khẩu thịt bò và máy cày qua mình một giá cao ngất. Còn chuyện người nông dân phun thuốc ỐC và chăng lylong quả là một việc cơ cùng cực, con không có thời gian để trình bày . Còn nhiều và nhiều lắm không thể kể hết những hệ lụy mà Trung Quốc đã gây ra cho đồng bào anh chi em mình. Kính chúc Thủ tướng mạnh khỏe và sáng suốt lựa chọn để người dân được ấm êm hạnh phúc và hòa bình. Kính chúc anh chj em đồng bào sống vui khỏe để xây dựng đất nước. Mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Chúc cả nhà an vui. Con xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Mến chào Đ.T.T.N. | |
Bài học Ba Lan, Đức quốc xã và nguy cơ Trung Quốc xã? Posted: 02 Aug 2018 04:09 PM PDT Lưu Trọng Văn Đúng 5 g chiều hôm qua 1.8, Phạm Hồng Thái thằng em cùng tuổi thơ sơ tán chiến tranh ngủ chung ổ rơm với gã bấm còi kéo dài cùng tất cả lái xe ở Warsawa: Tưởng nhớ cuộc Khởi nghĩa Warsawa 74 năm trước. Chuông nhà thờ đổ. Giữa đường một nhóm bạn trẻ chăng khẩu hiệu dài màu trắng: Chúng tôi không quên, rồi đốt pháo khói đỏ. Tất cả người đi đường đều đứng nghiêm, đầu cúi xuống. Chưa bao giờ ở nước gã, một đất nước cũng như Ba Lan trải qua quá nhiều đớn đau chiến tranh lại có một không khí tưởng niệm một cuộc khởi nghĩa như thế. Tôn Vân Anh, một cô gái trẻ tích cực hoạt động xã hội, cháu nội nhà cách mạng Tôn Quang Phiệt, trả lời phỏng vấn một đài truyền hình Ba Lan ngay tại khu Tượng đài Tưởng niêm Khởi nghĩa: Là người Việt Nam yêu nước tôi luôn kính trọng người Ba Lan yêu nước, cuộc khởi nghĩa thất bại bị phát xít Đức dìm trong biển máu nhưng người Ba Lan hôm nay tưởng nhớ để rút ra bài học lịch sử cho dân tộc mình. Trước khi đến Đài Tưởng niệm gã nghe tiếng hát vút cao và hào hùng, ghé vào một khu vườn thì thấy dân một khu phố đang ngồi nghe một ca sĩ hát một bài ca về khởi nghĩa. Khắp khu vườn treo cờ Ba Lan và cờ khởi nghĩa. Có nhiều bức ảnh ở lùm cây mô tả cảnh tàn phá của chiến tranh. Bài học gì của quá khứ? Gã cúi đầu trước những người lính, người dân khởi nghĩa mà căm giận bọn phát xít Hitler đã phá huỷ hoàn toàn thành phố Warsawa cổ kính và tuyệt đẹp như Paris. Đã thả bom, nã pháo, bắn súng phun lứa vào từng ngôi nhà có dân ở. Đã tập trung dân ở từng góc phố rồi xả đạn. 200.000 người dân Warsawa đã bị giết như thế. Sẽ chả có tội ác nào mà những kẻ theo chủ nghĩa phát xít- dân tộc cực đoan - khát vọng làm chủ thiên hạ, không làm. Gã không quên Cách mạng Văn hoá 40 triệu người Trung Quốc có học, có văn hoá bị đồ tể Mao giết và bỏ đói đến chết. Gã không quên tội ác diệt chủng Pôn Pốt do Trung cộng chống lưng. Gã không quên tội ác xả súng vào dân thường của bọn Trung cộng năm 1979 tại biên giới phía Bắc. Gã không quên 64 người lính không súng bị quân Trung cộng xả súng giểt. Bài học nào cho dân tộc gã? Những kẻ tham vọng làm chủ thiên hạ, coi khinh các dân tộc khác, bất chấp luật pháp quốc tế chỉ vài bước chân nữa là thành bọn phát xít như phát xít Hitler. Đừng bao giờ mơ hồ về quy trình này! Gã không ngạc nhiên khi thấy sự trùng hợp về quy trình hình thành Đức quốc xã với từng bước hình thành Trung Quốc xã hôm nay. Và gã không khỏi lo ngại sự chậm trễ của cả nhân loại và rất có thể chiến tranh thế giới thứ Ba nổ ra mà nước gã sẽ chính là Ba Lan 79 năm trước khi Hitler mở đầu thế chiến thứ Hai bằng tấn công Ba Lan. Ai có chung nỗi lo này? Gã thầm cám ơn Trump đã nhìn ra mối lo của thế chiến nếu Trung cộng không từ bỏ tham vọng làm chủ thế giới của mình để buộc Trung cộng vào trật tự thế giới. Mỹ chủ động bắt tay Nga và cam kết thương mại với EU, Mỹ tháo ngòi nổ hạt nhân Triều Tiên, liên kết mạnh với Ấn Độ, Nhật, Hàn tạo thành vòng vây làm suy yếu sức mạnh Trung cộng hướng tới bành trướng. Vậy nước gã đã, đang và sẽ làm gì để trước hết tránh thảm hoạ có tên Ba Lan?
L.T.V. Nguồn: FB Lưu Trọng Văn | |
Bị “Người bạn lớn” Kissinger “quay lưng trở mặt”, Trung Quốc điên đầu Posted: 02 Aug 2018 04:05 PM PDT Thu Thủy
Ông Tập Cận Bình tiếp Kissinger
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Mỹ - Trung bang giao nhờ kế sách nổi tiếng "Liên Trung phá Xô" (liên kết với Trung Quốc để cô lập Liên Xô) của Henry Kisinger; thế nhưng nay, vào lúc Trung Quốc ngày càng bị cô lập thì ông đã nhiều lần đề nghị với ông Donald Trump thực thi kế sách "Liên Nga chế Hoa" (liên kết với Nga để kiềm chế Trung Quốc) làm Trung Quốc điên đầu. Năm 1971, giữa lúc Trung Quốc đang bị cô lập về ngoại giao, Tiến sĩ Henry Kissinger khi đó là Ngoại trưởng Mỹ đã bí mật tới thăm Bắc Kinh, cống hiến đặc biệt cho việc cải thiện quan hệ Trung - Mỹ dẫn đến việc bình thường hóa và lập quan hệ ngoại giao sau này; vì vậy từ lâu nay, ông ta vẫn được coi là "Người bạn lớn" của Trung Quốc. Là nhân vật chính trị lão luyện, được các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc coi trọng nên lâu lâu Kissinger lại được mời sang thăm. Tháng 12/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi tiếp Kissiger tại Bắc Kinh đã ca ngợi những cống hiến tích cực của ông ta trong việc phát triển quan hệ Trung - Mỹ lâu nay, chỉ rõ việc tiếp tục phát triển ổn định quan hệ Trung - Mỹ là phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, phồn vinh của khu vực châu Á – Thái Bình dương và trên thế giới; rằng, thực tiễn cho thấy từ khi lập quan hệ đến nay, giữa hai nước Trung – Mỹ lợi ích chung lớn hơn bất đồng…
Kissinger gặp Donald Trump Khi đó, ở tuổi 93, ông Kissiger đã phát biểu: "Cảm ơn Chủ tịch Tập lại một lần nữa tiếp tôi – người bạn già của Trung Quốc. Tôi rất vinh hạnh được cống hiến cho việc phát triển quan hệ Mỹ - Trung. Quan hệ Mỹ - Trung rất quan trọng cho cả hai nước lẫn thế giới. Tôi tin rằng, thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục phát triển ổn định, tốt hơn, cũng là sự kỳ vọng của Chính phủ mới ở Mỹ; tôi nguyện sẽ tiếp tục phát huy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giao lưu giữa hai nước". Thế nhưng, sau khi chiến tranh thương mại bùng nổ, "Người bạn lớn" đó lại không "thân Hoa" như nhiều người Trung Quốc vẫn nghĩ xưa nay; vào lúc Trung Quốc ngày càng bị cô lập thì ông ta thậm chí đã nhiều lần đề nghị với ông Donald Trump thực thi kế sách "Liên Nga chế Hoa" (liên kết với Nga để kiềm chế Trung Quốc). Theo báo Mỹ The Daily Beast ngày 26/7, trước đây Henry Kisinger nổi tiếng nhờ chiến lược "Liên Trung phá Xô" (liên kết với Trung Quốc để cô lập Liên Xô); thế nhưng nay trong các cuộc gặp gỡ Donald Trump, ông ta đã kiến nghị với Trump chiến lược Mỹ lợi dụng quan hệ với Nga và các quốc gia khác để cùng nhau kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc. Bài báo viết, đề nghị của Kissinger nhận được sự tán đồng của một bộ phận thành viên trong chính phủ Donald Trump; một số cố vấn cao cấp của Donald Trump cũng đề xuất lợi dụng quan hệ với Nga để đối kháng Trung Quốc. Từ trước đến nay, Kissinger không phải là nhân vật thuộc phái "diều hâu" trong quan hệ với Trung Quốc; thậm chí ông ta còn được cho là có đường dây nóng riêng gọi thẳng cho Chủ tịch Tập Cận Bình.
Kế sách "Liên Nga chế Hoa" của Kisinger khiến người Trung Quốc bực tức Cũng theo The Daily Beast, có tới 5 nhân sĩ trong giới chính trị đã khẳng định với họ thông tin này; điều này cho thấy sự thay đổi đầy kịch tính về địa duyên chính trị trong cuộc đời Kissinger. Một nguồn tin nói, Kisinger đã đưa ra chủ trương này khi gặp gỡ cố vấn cao cấp của Nhà Trắng Jared Kushner. Ngoài ra, tờ Financial Times hôm 20/7 cũng đưa tin, Kissinger từng cảnh cáo: nếu Mỹ và châu Âu chia rẽ sẽ khiến châu Âu trở thành "chư hầu của lục địa Âu – Á", để Trung Quốc mặc sức bài bố. Ông ta cho rằng Trung Quốc muốn khôi phục lại địa vị vương quốc trung tâm trong lịch sử, trở thành người dẫn dắt nhân loại. Bình luận về vấn đề này, tờ Đông Phương viết: "Phi ngã tộc loại, kỳ tâm tất dị" (không phải người cùng tộc thì tâm địa tất sẽ khác) – lời cổ nhân đặt vào thời nay có vẻ mang chút màu sắc chủng tộc, nhưng kỳ thực nó phản ánh một hiện thực xã hội; xưa như vậy, ngày nay vẫn thế… cho nên, Kisinger, "người bạn già của Trung Quốc" – người từng giúp "làm tan băng" quan hệ Trung - Mỹ trước đây, nay bỗng quay lại hiến kế "Liên Nga chế Hoa" với Donald Trump, ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy thì cũng chẳng lấy gì làm lạ. Kissinger là người Mỹ, trong mắt ông ta chỉ có lợi ích của nước Mỹ, không thể có lợi ích của Trung Quốc được". Bài báo kết luận: "Người Trung Quốc cần tỉnh táo mà nhận thức, đừng để bị lừa dối bởi danh hiệu "người bạn già". Donald Trump một mặt nhấn mạnh luôn là bạn với lãnh đạo Trung Quốc, mặt khác lại muốn dồn Trung Quốc đến chỗ chết; đó chính là điển hình tốt nhất của việc người Tây trở mặt vô tình". T.T. Theo Viettimes Nguồn: http://soha.vn/bi-nguoi-ban-lon-kissinger-quay-lung-tro-mat-trung-quoc-dien-dau-20180730153138365.htm | |
Trung Quốc xuống giọng với Mỹ? Posted: 02 Aug 2018 04:01 PM PDT Posted on 02/08/2018 by The Observer Nguyễn Hải Hoành dịch
Sáng ngày 01/08/2018, Thời báo Hoàn Cầu phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: "Phải chăng Trung Quốc-Mỹ sẽ đối kháng chiến lược và [điều đó] sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ?" nhằm xoa dịu nỗi lo của giới trẻ Trung Quốc sợ rằng do Trung Quốc - Mỹ chống nhau toàn diện mà họ sẽ không được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống khấm khá hiện nay. Bài báo phản ánh tâm trạng bất an của Bắc Kinh trước quyết tâm sắt đá của TT Trump đòi lập lại sự công bằng trong buôn bán Trung - Mỹ. Nên nhớ rằng Thời báo Hoàn Cầu từng đăng những bài với giọng lưỡi khoa trương kiểu hảo hán thời xưa, nói Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì chỉ có thua, Trung Quốc sẽ trị cho Mỹ nhớ đời… Bài xã luận viết: Chúng tôi cho rằng quan hệ Trung - Mỹ đúng là đứng trước thách thức lớn; trên thực tế chiến tranh thương mại là quá trình định nghĩa lại mối quan hệ Trung - Mỹ sau khi so sánh lực lượng hai nước và tình hình quốc tế đã có biến đổi. Nhưng khả năng Trung- Mỹ đi tới đối kháng toàn diện là cực thấp. Nước Mỹ tồn tại nguyện vọng ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy, đồng thời vẫn muốn tối đa hóa lợi ích trong mỗi thời kỳ của dân chúng Mỹ; chính sách quốc tế của Mỹ nhất định sẽ là kết quả do hai khuynh hướng đó tạo ra. Vì Trung Quốc đã là nước lớn số một trong ngành chế tạo, có tiềm lực thị trường lớn nhất, hơn nữa lại là quốc gia hạt nhân lớn, Mỹ quyết không thể dùng phương thức cắt đứt đơn giản, thậm chí bắt chẹt về quân sự để ngăn chặn Trung Quốc; chiến lược ngăn chặn của Mỹ cũng ắt phải là "phương thức sáng tạo đổi mới" thích hợp với thế kỷ 21. Trong tình hình đó Trung Quốc nhất định phải giữ vững chỗ đứng của mình, giữ sức, vừa không mù quáng tự tin vừa cũng không được sợ Mỹ. Chúng ta phải làm được mấy điểm dưới đây một cách có lý trí: Thứ nhất, về chiến lược phải giữ thái độ khiêm tốn và thế thủ, trong bất kỳ tình thế nào cũng không được chủ động khiêu khích Mỹ, cũng không chủ động thể hiện cho Mỹ thấy mặt mạnh của Trung Quốc. Thứ hai, khi bị Mỹ chèn ép phải kiên quyết chống lại, quyết không dung túng cách làm vô lý của phía Mỹ, đồng thời phải giữ sao cho sự chống đối của ta không vượt quá phạm vi phản kích ngang hàng, không chống đối quá mức. Thứ ba, phải cố gắng tối đa tránh xảy ra xung đột quân sự Trung - Mỹ. Muốn vậy cần làm được hai điểm. Một là quân đội Trung Quốc không triển khai tại bên ngoài khu vực lợi ích cốt lõi của chúng ta những hành động quân sự mà Mỹ phản đối. Hai là phải kiên quyết bảo vệ lằn ranh đỏ do chúng ta vạch ra bên trong khu vực lợi ích cốt lõi [của Trung Quốc], đồng thời tăng tốc phát triển lực lượng chiến lược kể cả lực lượng hạt nhân lớn mạnh, khiến cho Mỹ không dám ngửa bài với chúng ta trong khu vực lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Thứ tư, tăng cường hợp tác với Mỹ trên những lợi ích không cốt lõi của Trung Quốc, không đứng ra đối kháng với Mỹ, dùng nhiều cách triển khai đấu tranh chống lại hành vi bá đạo của Mỹ. Thứ năm, về mặt kinh tế, phải tôn trọng bản quyền tri thức, xử lý tốt mối quan hệ giữa việc nâng cấp ngành nghề sản xuất của Trung Quốc với mong muốn của Mỹ muốn giữ ưu thế về khoa học công nghệ đỉnh cao, nghiêm chỉnh tìm kiếm mô thức cả hai bên cùng thắng, không để cho nan đề này bùng nổ, để thời gian giải quyết vấn đề trí tuệ cho hai bên. Thứ sáu, nghiêm chỉnh tìm kiếm phương thức hiện thực sao cho Trung Quốc trỗi dậy sẽ không thay thế Mỹ hoặc áp đảo Mỹ, hai nước đả phá cuộc chơi có tổng bằng zero [zero-sum game], Mỹ phải chấp nhận xu thế Trung Quốc, với tư cách là nước lớn về số dân, cuối cùng sẽ có tổng lượng kinh tế vượt Mỹ, Trung Quốc nên chấp nhận khả năng Mỹ tiếp tục là trung tâm sáng tạo đổi mới số một trên thế giới, đi trước Trung Quốc trong một thời gian dài trên rất nhiều mặt. Việc xử lý mối quan hệ này là vấn đề cốt lõi trong đối thoại chiến lược Trung - Mỹ. Thứ bảy, Trung Quốc không cùng Mỹ chơi trò chơi địa chính trị toàn cầu và cạnh tranh chiến lược, nhưng chúng ta sẽ đấu tranh cụ thể với cách làm bá quyền của Mỹ, không do dự bảo vệ lợi ích của Trung Quốc. Thứ tám, Trung Quốc quyết không từ bỏ quyền lợi phát triển bình thường của mình, trong bất cứ tình hình nào chúng ta đều sẽ không dùng cách ngừng tiến lên, cam chịu lạc hậu để cầu hòa với Mỹ. Tóm lại, Trung Quốc không chủ động khiêu khích Mỹ đồng thời phải làm tăng cái giá phía Mỹ phải trả do ngăn chặn Trung Quốc, và với sự chân thành nhất, Trung Quốc tìm kiếm mô thức hai bên cùng thắng. Như vậy đối với Mỹ, sức hút hợp tác với Trung Quốc sẽ lớn hơn sức hút đối kháng Trung Quốc, mối quan hệ Trung - Mỹ sẽ tránh được khả năng trở thành bản sao mối quan hệ Mỹ - Xô trong thế kỷ 21. Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ là cuộc xung đột tất nhiên phải xảy ra, nó sẽ khiến hai bên phải tái suy ngẫm. Bởi lẽ quyết sách khoa học và quyết sách dân chủ đã chiếm ưu thế trên phạm vi thế giới, phương thức liều lĩnh dùng vận mạng của cả một quốc gia để đánh cược đã rất khó trở thành chính sách hiện thực của nước lớn. Công chúng Trung Quốc cần phải có niềm tin vào sức mạnh quốc gia của chúng ta, có niềm tin vào năng lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc xử lý tình thế phức tạp. Chúng ta cần tin chắc rằng Trung Quốc đã vượt qua điểm giới hạn có thể bị ngăn chặn, bất cứ sức mạnh nào muốn đánh ngã chúng ta đều chỉ là mơ tưởng hão huyền. N.H.H. Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ bản tiếng Hoa của Thời báo Hoàn Cầu, ngày 01/08/2018. Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2018/08/02/trung-quoc-xuong-giong-voi-my/ | |
"Chất" Trung Quốc làm điên đảo bãi biển bình yên của Campuchia Posted: 02 Aug 2018 03:56 PM PDT Bảo Hạnh
Một sòng bạc của người Trung Quốc ở Campuchia. Ảnh: News.com.au Chỉ vài năm trước, Sihanoukville, một thành phố cảng nổi tiếng của Campuchia, vẫn còn tấp nập khách du lịch "bụi" đến từ phương Tây nhờ những bãi biển xinh đẹp và không khí trong lành. Thế nhưng giờ đây, thành phố này đã thay đổi đến mức không thể nhận ra. Giới xã hội đen hoành hành, đường sá dơ bẩn, sòng bạc mọc lên như nấm và tệ nạn nghiện ngập, say xỉn lẫn mại dâm trở nên mất kiểm soát, theo trang News.com.au (Úc). Tình trạng trên khiến khách du lịch "bụi" dần rút đi hết và được thay thế bằng một làn sóng du lịch mới. Vào năm 2017, có tới 120.000 người Trung Quốc tràn vào thành phố chỉ có dân số 90.000 người ở khu vực trung tâm, gấp 4 lần số khách vào năm 2016. Họ đến đây không phải để tận hưởng ánh nắng mặt trời, các bãi biển xinh đẹp hay nền văn hóa đặc sắc mà là để đánh bạc. Hơn 30 sòng bạc gần như chỉ phục vụ các tay chơi Trung Quốc đã được xây dựng ở TP Sihanoukaville và khoảng 70 sòng bạc khác đang trong quá trình hoàn thiện. Mặc dù làn sóng khách du lịch chịu chơi mang lại một số ảnh hưởng kinh tế tích cực đến thành phố một thời trầm lặng nhưng nó cũng đã biến đổi Sihanoukville thành một công trường xây dựng lớn đầy bụi bặm và mất kiểm soát, nơi những chiếc xe tải chở bê tông cày nát đường sá suốt ngày đêm. Hàng ngàn công nhân Trung Quốc đang hối hả chạy đua với thời gian để hoàn thiện những dự án mới, ví dụ như Blue Bay Casino Condos and Wisney World, một công viên giải trí kiêm sòng bạc trị giá 1 tỉ USD. Tuy nhiên, với vòng kinh tế khép kín, nơi khách du lịch Trung Quốc chỉ bảo trợ cho các doanh nghiệp và nhân công trong nước, người dân địa phương bị gạt ra ngoài rìa và thậm chí phải rời khỏi thành phố của chính họ. Hàng trăm doanh nghiệp gia đình của Campuchia đã phải đóng cửa trong 12 tháng qua trong khi hàng ngàn cư dân quyết định dọn đi nơi khác. "Người Trung Quốc đã lấy mất thành phố của tôi và giờ đây tất cả mọi thứ đều trở nên đắt đỏ. Trước đây chúng tôi chỉ mất 50 USD tiền thuê nhà nhưng năm nay đã tăng lên 150 USD. Tôi lo lắng cho tương lai của người dân Campuchia tại Sihanoukville. Chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ không còn khả năng chi trả cho cuộc sống tại đây" - ông Sono, một tài xế tuktuk, lo lắng chia sẻ.
Một viên đạn rơi tại hiện trường một vụ xả súng ở Sihanoukville. Ảnh: News.com.au Tình hình bất ổn cũng đang lan tràn tại TP Sihanoukviile khi hàng loạt những vụ phạm tội như giết người, bắt cóc, tống tiền, ẩu đả do khách du lịch Trung Quốc hoặc người Trung Quốc sống trong thành phố gây ra. "Làn sóng khách du lịch Trung Quốc đã tạo cơ hội cho giới xã hội đen Trung Quốc thâm nhập và gây ra nhiều tội ác, khiến cho nơi này trở nên mất an ninh. Một số người ngoại quốc say xỉn, xảy ra mâu thuẫn rồi ẩu đả bên trong các nhà hàng và cả nơi công cộng" - trích bức thư gửi Bộ Nội vụ Campuchia của Thống đốc Sihanoukville Yun Min. Vào thời điểm đó, phát ngôn viên bộ nội vụ Khieu Sopheak khẳng định với hãng tin Reuters rằng chỉ những khách du lịch tuân thủ luật pháp mới được chào đón ở Campuchia. "Chúng tôi vẫn giữ vững chủ quyền và người Trung Quốc không thể kiểm soát chúng tôi" - ông Sopheak nói.
Bãi biển Ochheuteal xinh đẹp trong quá khứ của Sihanoukville. Ảnh: News.com.au
Đống xà bần trên một bãi biển ở Sihanoukville. Ảnh: News.com.au Vậy nhưng người Campuchia lại không được phép bước chân vào các sòng bạc ở Sihanoukville nếu không phải là nhân viên và nơi này còn vắng bóng cả khách du lịch phương Tây. "Khách du lịch Trung Quốc là những người rất khắt khe và không hề thân thiện. Họ không thích không khí trong lành mà chỉ thích đánh bạc. Tại Sihanoukville, chúng tôi gặp rất nhiều rắc rối vì họ. Họ thường ẩu đả lẫn nhau và đôi lúc đánh cả người Campuchia nhưng không ai dám can thiệp vì sợ. Nếu gặp vấn đề với cảnh sát, họ chỉ việc đưa tiền là xong" - nhân viên bảo vệ giấu tên tại một sòng bạc tiết lộ. Ngay cả những bãi biển xinh đẹp của Sihanoukville cũng rơi vào tình cảnh thảm thương. Nước biển chuyển thành màu nâu caramel và không còn chút gì tương đồng với những hình ảnh được in trên các tấm thiệp của Sihanoukville trong khi bãi cát bị bao phủ bởi những đống xà bần. "Họ cứ vứt tất cả ra đó. Trước đây tôi có rất nhiều khách người Úc đến du lịch nhưng giờ họ nói rằng họ không thích ở Sihanoukville nữa vì quá nhiều công trường xây dựng và rác rưởi. Thành phố này đã rơi vào tay Trung Quốc" - một người đàn ông Campuchia tên Tiwi bất bình nói. Trước đây, ông Tiwi kiếm sống nhờ công việc đưa đón khách du lịch từ sân bay Sihanoukville. Giờ đây, khách Trung Quốc chỉ đi xe của tài xế nước họ và ông Tiwi phải bán chiếc minibus cho một doanh nhân Trung Quốc để trả tiền thuê nhà. Ông cho rằng vài tháng tới ông sẽ phải về quê và làm công việc đồng áng trước đây.
Các tòa nhà được xây dựng quá nhanh và khiến cả thành phố đầy rác rưởi. Ảnh: News.com.au Dù vậy, theo Tiến sĩ Antonio Graceffo, một chuyên gia kinh tế sống ở Thượng Hải, sự đầu tư của Trung Quốc mang lại rất nhiều lợi ích cho Sihanoukville. "Họ có thể tranh cãi rằng sự phát triển đó không cân bằng và Trung Quốc được lợi nhiều hơn từ các khoản đầu tư của họ so với Campuchia. Đây là sự thật. Ngược lại, người khác cũng có thể lập luận rằng giới thượng lưu Campuchia mới là những người kiếm được nhiều nhất khi tham gia vào các dự án phát triển bất động sản lớn. Điều này cũng không sai" - trích lời ông Graceffo. "Thế nhưng tất cả những dự án đầu tư này đều có tác động nhỏ giọt. Các công việc không có trong quá khứ đang được tạo ra hàng ngày. Cơ hội xuất hiện mỗi ngày cho người Campuchia để cải thiện cuộc sống bằng cách buôn bán thức ăn và dịch vụ cho những dự án phát triển lớn. Vậy ảnh hưởng của Trung Quốc với Campuchia có phải là điều tốt? Sẽ tốt hơn nếu như Thụy Điển và Canada cũng đổ cùng một lượng tiền và ảnh hưởng chính trị vào Campuchia như Trung Quốc nhưng họ lại không làm thế. Vì vậy, trong thời gian này, Trung Quốc dường như là cuộc đánh cược tốt nhất của Campuchia" - ông Graceffo nói thêm. Theo Người Lao động Nguồn: http://soha.vn/chat-trung-quoc-lam-dien-dao-bai-bien-binh-yen-cua-campuchia-20180729184634912.htm | |
Posted: 01 Aug 2018 06:58 PM PDT Bùi Quang Vơm
Theo các báo Việt Nam, vào ngày 16/7, Bộ Chính trị bố trí lại công việc cho ông Trương Minh Tuấn, một ủy viên Trung ương Đảng, tạm miễn chức Bộ trưởng bộ 4 T, nhưng quay về nhận phân công công việc tại Ban Tuyên giáo Trung ương. Trở lại Ban Tuyên giáo Trung ương sau hơn 4 năm, ông Trương Minh Tuấn bày tỏ lời "cảm ơn tập thể lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đã dang rộng vòng tay để đón ông trở về" (ai đón?!) Ông nói, "vốn từng là bộ đội, ông xin hứa thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao với 'tinh thần của người lính', và nói 'dù có ngã gục ở đâu thì tiếp tục đứng dậy ở đó'". Bộ đội gục ngã rồi đứng dậy! Ông Tuấn bị bắn ngã, nhưng lại đứng dậy tiếp tục những hành vi mình vẫn làm, vừa làm, và đang làm? Có phải ông Tuấn muốn nói vậy không? Ăn cắp tiền dân, tiền nước bị bắt quả tang mà dám tự ví là bộ đội gục ngã, thì ra cướp đoạt tài sản quốc gia, biển thủ tiền của dân của nước là một chiến trường để các ông "bộ đội cụ Hồ" đánh chém, giành giật, chia chác với nhau, rồi khi ngã lại tiếp tục đứng dậy đánh tiếp, cướp tiếp, giật tiếp? Ai bắn gục ông, kẻ thù đã bắn ông là ai, ông lại đứng dậy, lại cầm súng bắn ai? Tư duy của một ông Bộ trưởng Bộ Báo chí tuyên truyền thời cộng sản thật là một loại bệnh. Nhưng chuyện ông về lại Ban Tuyên giáo là chuyện phức tạp, chuyện của một giai đoạn phức tạp, gọi là giai đoạn khủng hoảng suy thoái của Đảng CS cầm qyền.
- Vì có hai khả năng, một là, do đảng không còn người làm tuyên giáo nữa. Bây giờ, những người có chút văn hoá, những người còn chút tự trọng, có chút học thức thật, chẳng còn ai nhận làm tuyên giáo nữa, buộc phải dùng lại con người ông Tuấn, một kẻ có tiếng tham lam, tiểu nhân, nhưng khét tiếng sát thủ báo chí. Tuấn cùng Bắc Son chỉ đạo tổ chức đấu thầu tư vấn định giá AVG với các cứ liệu bịa đặt. Tuấn ký quyết định mua AVG gây thất thoát gần 8000 tỷ đồng. Tuấn ra thông cáo báo chí phản bác quyết định của Thanh tra Chính phủ và kết luận của Ban kiểm tra trung ương. Tuấn chỉ đạo AVG hoàn trả toàn bộ số tiền nhận thanh toán của Mobifone nhằm xí xoá khi không thể trốn tội.Việc mua bán AVG của Mobifone là việc trộm cắp tài sản quốc gia một cách có ý thức, có tổ chức và có kế hoạch, với thủ đoạn và sự đồng loã của nhiều tổ chức, nhiều cá nhân, nhưng ông Tuấn tước giấy phép xuất bản, ông Tuấn tịch thu thẻ nhà báo, ông Tuấn ký quyết định đình bản, ông Tuấn chủ biên sách: "Phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hoá". Tuấn là loại người như vậy, tham lam, gian xảo và... đểu. Ăn cắp, nhưng khi chưa bị phát hiện, thì vừa cầm tiền, vừa liếm mép, vừa lên bục rao giảng đạo đức cách mạng, chửi bới suy thoái, chửi bới tự diễn biến, vừa vung gươm chém giết tự do báo chí. Thật là tởm lợm. một loại người như vậy mà còn là trung ương uỷ viên, sau khi bị bắt quả tang ăn cắp lại về hành nghề rao giảng và quản lý tư tưởng, đạo đức. Có lẽ, khái niệm đạo đức cộng sản khác với khái niệm đạo đức chung của nhân loại. Tham nhũng, tha hoá, ăn cắp, cờ bạc, hiếp dâm, ấu dâm…, gì cũng được, miễn là chống lại Tam quyền phân lập, chống đa đảng đa nguyên, chống dân chủ, nhân quyền… đều đủ đạo đức để có thể vào đảng, rồi từ từ vào uỷ viên trung ương, uỷ viên Bộ chính trị. Trương Minh Tuấn là một loại khuôn mẫu điển hình, đặc trưng của nền đạo đức cộng sản XHCN. - Còn khả năng thứ hai, chuyện về Ban Tuyên giáo của Tuấn lặp lại chuyện Đinh La Thăng về Phó Ban kinh tế Trung ương, chỉ là việc lôi ra khỏi "kén", để cơ quan điều tra làm nốt việc khởi tố bắt giam. Tội làm thất thoát gần 8000 tỷ đồng của ngân quỹ quốc gia là khung tội tử hình. Quy trình sẽ luôn là kỷ luật đảng, Quốc hội bãi tư cách đại biểu, Viện kiểm sát khởi tố, Công an bắt giam, cuối cùng là vào tù bằng phán xét của Toà. Trương Minh Tuấn thừa biết quy trình này, nhưng trong đầu ông ta vẫn lởn vởn một loại ảo ảnh. Trong lịch sử các Bộ trưởng Tuyên truyền, chưa bao giờ Tổng bí thư đảng có được một nô bộc mẫn cán, trung thành, ầm ĩ và khát máu tự do báo chí và dân chủ như Trương Minh Tuấn. Chưa bao giờ số nhà báo bị tước giấy phép, số toà báo bị đình bản nhiều như thời dưới tay Trương Minh Tuấn. Dư luận gọi họ Trương là sát thủ của báo chí, đồ tể của tự do ngôn luận. Cũng chưa bao giờ có một Bộ trưởng lại hiểu thấu đáo lập trường chuyên chính vô sản, ý nguyện và thèm khát bịt miệng dân chúng của Tổng bí thư đảng đến như Bộ trưởng Tuấn. Nhưng việc một tên ăn cắp tới ngàn tỷ đồng của công quỹ mà thoát án tử hình, trong khi một đứa bé chỉ ăn cắp một chiếc bánh mì phải chịu án ba năm, là một việc không một loại xã hội nào có thể chấp nhận. Dù ông Tổng bí thư có tiếc nuối, có che chắn, Trương Minh Tuấn không thể tiếp tục hành nghề Tuyên giáo. Với cái cốt trộm cắp đã bị lột tẩy, Tuấn không thể rao giảng đạo đức được nữa. Cho nên, chắc chắn, chuyện về nhận việc tại Ban Tuyên giáo, chỉ là chuyện ngồi chờ ra Toà. Ông Trọng là người luôn săn sóc, lau chùi chỗ ngồi của mình, nên tưởng cũng đừng quá ảo tưởng. Có điều, với chính bản thân chế độ đang tồn tại như một nghịch lý, thì mọi chuyện có thể phi lý, đều phải phi lý và thậm chí buộc phải phi lý. Ông Tân bộ trưởng 4 T Nguyễn Mạnh Hùng, gần 20 năm làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel có thể khác ông Tuấn Không? Đương nhiên là khác. Mỗi ông một đường đi, mỗi ông một kiểu thành đạt. Nhưng, cùng ở trong một guồng máy, ăn cùng mâm, gắp đồ ăn bằng cùng một loại đũa, có khác chỉ là khác vỏ. Theo ông Phạm Quý Thọ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ từ Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, "các ông lần lượt thăng tiến theo đúng quy trình, nên thường là sự tiếp tục của người đi trước, làm cho xong những gì người trước đang còn dở dang". Ông Tuấn vốn là Thứ trưởng của ông Nguyễn Bắc Son, người trước thảo quyết định, người sau ký quyết định, và bây giờ cả hai cùng ngồi đợi vào tù. Cho nên, chuyện đúng quy trình mà có người tiếp theo sạch hơn người đi trước là chuyện phi lý. Viettel nổi tiếng là một Tập đoàn siêu đặc quyền. Và bằng siêu đặc quyền, Viettel không khó để tạo ra siêu lợi nhuận. Và từ siêu lợi nhuận, thì không khó để thấy các ông chủ của nó có siêu quyền lực. Không phải tự nhiên mà cả Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã phản bội lại cam kết đã lăn tay của mình, rồi cả thanh tra thành phố cam đoan 157 ha đất nông nghiệp đồng Sênh của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức là đất quốc phòng, của Tập đoàn truyền thông Viettel, do ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc. Ban kiểm tra Trung ương cũng vừa kết luận vụ đánh bạc công nghệ cao tại Phú Thọ dưới sự bảo kê của Trung tướng Tổng cục trưởng an ninh mạng bộ Công an, anh hùng các lực lượng vũ trang Phan Văn Vĩnh có sự liên quan, dính líu của Viettel, Mobifone và Vinaphone. Nếu yêu cầu ông Nguyễn Mạnh Hùng khai báo tài sản, thì chắc chắn, "lại cũng 'khủng' tới mức không thể công khai được"! Không biết việc đưa ông Hùng về làm Bộ trưởng có phải là mưu kế "đưa lên" không? Bộ trưởng là cấp cao hơn, nhưng "mồi" thì không hơn. Lên vừa để bỏ chỗ lại cho người khác, vừa để tiện điều tra, nhưng lại cũng vừa để Thủ tướng đoạt lại lực lượng báo chí. Khó biết được, thực chất là gì. Vụ ông Tuấn cho người ta một nhận định rằng, lúc một quan chức của đảng hùng hổ, hung hăng và ầm ĩ nhất, là lúc ông ta đã bị lộ chân tướng. Ầm ĩ để che đậy và tung hoả mù, hung hăng để răn đe và trấn áp. Hãy truy tìm những kẻ to mồm chống tham nhũng nhất, không cần chờ dư luận, đảm bảo chính xác 100%. Lại có ý kiến nói rằng, cách gợi ý và giới thiệu địa chỉ tốt nhất cho chuyện "chạy" chính là đàn áp và chứng tỏ quyền lực. Sợ mới phải chạy, và chạy thì phải chọn kẻ có quyền. Nhưng dù sao thì chuyện ông Tuấn cũng là một tấm gương chứng minh luật nhân quả nhãn tiền. Ác giả, ác báo. Chả phải là đảng trong sạch gì, nhưng trời thì luôn có mắt. Chuyện "ăn mặn" của ông Tuấn không phải chờ tới đời con ông Tuấn mới "khát nước". Chuyện ông Trọng đang lo là chuyện chuẩn bị nhân sự cho đại hội XIII. Nói như ông Phạm Quý Ngọ thì tất cả các vụ đại án đều là sản phẩm của giai đoạn trước. Nhưng ai là người của giai đoạn này không phải sinh ra và kế tục của giai đoạn trước. Ông Nguyễn Sinh Hùng đã không giấu giếm, khi ngay từ 2010, đã nói: Hôm nay thấy sai một chút chỗ này, "cách chức, kỷ luật ", ngày mai thấy sai chỗ kia, "cách chức, kỷ luật", rồi lấy đâu ra người mà làm việc, các đồng chí?" Như vậy thì chuyện Hội nghị trung ương 7 vừa rồi thất bại chỉ là chuyện "đúng quy trình". Hai Uỷ viên Bộ chính trị khuyết chỗ, không thể bầu bổ sung, trong khi dự kiến bãi miễn hai Uỷ viên Bộ chính trị khác không thực hiện được. Danh sách trung ương khoá tới, bây giờ, vẫn để trống gần một nửa. Ông Trọng cố tiếp tục phất cờ chống tham nhũng để tạo thế cưỡi trên lưng hổ, không thể nhảy xuống và cũng chẳng ai thiết/dám lên thay. Bỏ quy định trần tuổi và giới hạn nhiệm kỳ, ông Trọng có thể chiếm thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng, thần thiêng nhờ bộ hạ, ông làm việc với ai? Ai làm việc với ông? Thiên hạ người ta nói, "những ông đảng đang chuẩn bị đề bạt, chỉ là những kẻ chưa bị bại lộ, giao chức quyền rồi mới phát hiện, lại cho bãi chức, điều tra rồi bỏ tù". Cho nên 200 ông trung ương đương nhiệm, không ông nào không dính, không lẽ bỏ đi hết, mà đưa các ông mới vào, làm sao biết ông nào dính, ông nào không ?! Mà nếu vẫn cứ chống Tam quyền phân lập, chống tự do báo chí, chống tự do ngôn luận, thì giả sử có người chưa kịp 'dính' rồi cũng thành 'dính'. Ông Trọng trăm tuổi thì đảng mới yên được. 1/8/2018 B.Q.V. Tác giả gửi BVN | |
Từ Trướng Hải đến biển Giao Chỉ, chứng minh chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông Posted: 01 Aug 2018 06:54 PM PDT Hồ Bạch Thảo Các lãnh tụ Trung Quốc từng khẳng định rằng Trung Quốc có chủ quyền trên biển Nam Hải từ đời nhà Hán. Bằng chứng xưa nhất họ nêu lên là biển Trướng Hải, ghi trong quyển sách cổ nhan đề Dị vật chí [异物志] của Dương Phu đời Đông Hán. Sách này tuy đã thất truyền nhưng được các tác gỉả Trung Quốc đời Tống, Minh, Thanh, nhắc lại như sau:
Nguyên văn: 漲海崎頭水淺而多磁石徼外大舟錮以鐵葉值之多拔 (1)
Phiên âm: Trướng Hải Kỳ Đầu thủy thiển nhi đa từ thạch khiếu ngoại đại châu cứ dĩ thiết diệp trị chi đa bạt
Dịch nghĩa: Tại Trướng Hải Kỳ Ðầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châm, thuyền lớn đi ngoài cõi, dưới thuyền gắn lá sắt sẽ bị nhổ ra. Sách Ngã quốc Nam Hải sử liệu hối biên [我國南海諸島史料滙编] do Trung Quốc xuất bản nhắm giành chủ quyền trên Biển Đông, bàn về sử liệu nêu trên, cho rằng Trướng Hải là biển Nam Hải tức biển nam Trung Quốc bao gồm các đảo như Tây Sa [Hoàng Sa, Việt Nam], Nam Sa [Trường Sa, Việt Nam] (2). Chúng tôi xin dùng sử liệu cũng thuộc thư tịch Trung Quốc, phần lớn trong Nhị thập tứ sử [二十四史 The Twenty Four Histories] để chứng minh ngược lại rằng Trướng Hải thuộc Việt Nam; chiếu theo trình tự, xin lần lượt trích dẫn như sau: Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 [-111 trước Công nguyên], Hán Vũ Đế xua quân xâm lăng nước Nam Việt; chia đất này thành 9 quận, gồm: Đam Nhĩ, Châu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam; đặt dưới quyền Thứ sử Giao Chỉ. Đến đời Hán Nguyên Đế [-46 trước Công nguyên], các quận Đam Nhĩ, Châu Nhai chống đối nên phải bãi bỏ, còn lại 7 quận; lúc đầu đặt dưới quyền Thứ sử Giao Chỉ, sau thuộc Thứ sử bộ Giao Châu. Kể từ khi xâm lăng nước Nam Việt, Trung Quốc bước đầu biết đến vùng biển phương nam, vùng thủy triều lên xuống gấp, được đặt tên là Trướng Hải. Sách Hậu Hán thư [後漢書 The Book of The Later Han] của Tạ Thừa [謝承], tại quyển 1 chép: "...7 quận Giao Chỉ cống hiến, đều từ Trướng Hải vào [Trung Quốc]....7 quận Giao Chỉ hiến long nhãn... Trên đây thuộc Thứ sử bộ Giao Châu...." […交趾七郡貢獻,皆從漲海出入..交趾七郡獻龍眼…以上屬交州刺史部] Dưới thời Bắc thuộc, quan lại cai trị thường lấy long nhãn từ quận Giao Chỉ đem tiến cống; Giao Chỉ thời Hán vị trí tại miền bắc Việt Nam hiện nay. Nhãn nỗi tiếng tại tỉnh Hưng Yên, thuộc lưu vực sông Hồng; từ đó chở về Trung Quốc phải qua vùng biển thuộc các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh. Đoạn văn này chỉ cho biết vị trí Trướng Hải tại vùng biển Bắc phần, Việt Nam ngày nay. Quách Phác thời Đông Tấn, chú thích sách Nhĩ Nhã, đề cập đến Trướng Hải như sau: "Ốc loa lớn như cái đấu sinh ra từ Trướng Hải quận Nhật Nam, có thể dùng làm chén uống rượu" [螺 大 者 如 斗, 出 日 南 漲 海中, 可 以 爲 酒] Theo nghiên cứu của Học giả Đào Duy Anh (3) lãnh thổ quận Nhật Nam đời Tấn khoảng từ tỉnh Quảng Bình đến đèo Hải Vân, Đà Nẵng. Như vậy vùng biển miền Trung Việt Nam cũng thuộc Trướng Hải. Tại nước Việt Nam giai đoạn tự chủ dưới thời Tiền Lê, trong cuộc tiếp xúc với Sứ thần Trung Quốc Lý Nhược Chuyết vào năm Bính Thân [996], vua Lê Đại Hành tức Lê Hoàn đã khẳng định chức phận của An Nam là giữ an ninh biển Trướng Hải. Tổng sử [宋史, History of Song] quyển 488, Liệt truyện Giao Chỉ, trích dẫn như sau : "Hoàn [Lê Đại Hành] ngạc nhiên dời chiếu đứng dậy nói: Hải tặc phạm biên, là tội của thủ thần; Thánh quân khoan dung, ơn quá cha mẹ, không gia tru phạt. Từ nay cẩn thận giữ chức phận đã giao, giữ yên nơi Trướng Hải". [桓愕然避席,曰:「海賊犯邊,守臣之罪也。聖君容貸,恩過父母,未加誅責。自今謹守職約,保永清於漲海]". Lời nói của vua Lê Đại Hành mà Tống sử ghi ở trên khẳng định Trướng Hải thuộc Việt Nam và vua ta đã hứa với vua Tống giữ gìn an ninh vùng biển này. Qua 4 sử liệu dẫn chứng, chỉ cho biết vị trí Trướng Hải tiếp giáp với bờ bể Việt Nam. Khảo thêm sách Đông Tây dương khảo [東西洋考] của Trương Tiếp đời Minh, trong mục "Giao Chỉ dương 交阯洋"[〈Biển Giao Chỉ], tác giả nêu lên bài thơ "Độ hải thi" của thi sĩ đời Đường, Thẩm Thuyên Kỳ, trong đó có đề cập đến Trướng Hải. Lời giới thiệu Biển Giao Chỉ, Trương Tiếp viết như sau: "Giao Chỉ dương Đường Thẩm [Thuyên] Kỳ hữu Độ hải thi交阯洋〈唐沈 [佺]期有《渡海詩" [Về Biển Giao Chỉ, thi sĩ đời Đường Thẩm Thuyên Kỳ có bài thơ Độ hải thi] Sách Đại Minh Nhất Thống Chí [大明一統志], quyển 90, trong mục "Biển" [Hải 海] chép rằng "biển bao bọc phía đông nam các phủ Giao Châu" [海〈環交州等府東南]; rồi cũng giới thiệu bài "Độ hải thi" của Thẩm Thuyên Kỳ. Bài thơ "Độ hải thi" trong 2 sách trích dẫn, đề cập đến Trướng Hải; như vậy có thể hiểu Trướng Hải, biển Giao Chỉ đều là những tên gọi để chỉ Biển Đông Việt Nam hiện nay. Trước khi đi sâu vào bài thơ, xin tìm hiểu qua về tác giả Thẩm Thuyên Kỳ: Ông sinh vào thời Đường Cao Tông Hiển Khánh thứ nhất (656), mất đời Huyền Tông Khai Nguyên thứ 2 (714). Ðậu Tiến sĩ năm Thượng Nguyên thứ 2 (675), được ban chức Hiệp Luật Lang thời Vũ Hậu, rồi thăng Khảo Công Viên Ngoại Lang. Vì nhận hối lộ nên bị hạ ngục, khi ra khỏi ngục được phục chức, đổi làm Cấp Sự Trung. Lúc bây giờ Vũ Hậu hoang dâm, sủng ái hai anh em đẹp trai nhà họ Trương, Xương Tông và Dịch Chi; Thẩm Thuyên Kỳ kết giao với hai người này, nên bị liên luỵ. Năm Thần Long thứ nhất (705) xảy ra cuộc đảo chính trong cung đình, Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi bị chém chết ; quân đảo chính đòi hỏi Vũ Hậu phải từ chức, trả ngôi lại cho con là Ðường Trung Tông. Vị vua này truy tội những người có dính líu với anh em nhà họ Trương, do đó Thẩm Thuyên Kỳ bị đày sang châu Hoan [Nghệ An], thuộc An Nam Đô Hộ phủ. Vào năm Thần Long thứ 3 (707) được tha và ban chức Khởi Cư Lang, thường hầu cận trong cung, cuối đời được thăng chức Thái Tử Thiếu Chiêm Sự. Lúc đi Kỳ phải băng qua quan ải Quỉ Môn hiểm trở tại Quảng Tây, nhân đó làm bài thơ Nhập Quỷ Môn Quan [入鬼門 關]. Rồi vượt biển vào An Nam đô hộ phủ, ông làm bài thơ Độ hải thi. Cần lưu ý phần khảo dị, trong Toàn Đường thi, tác phẩm Độ hải thi được nêu lên nhưng với nhan đề là Độ An Hải nhập Long Biên [渡 安海 入 龍 編], và chép tăng thêm 8 câu. Tra chính sử Đường thư, vào đời Đường, năm Điều Lộ thứ nhất [679] đặt An Nam đô hộ phủ coi 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, như vậy nhan đề Độ An Hải nhập Long Biên có nghĩa là: Vượt biển An Nam đô hộ phủ đi vào thành Long Biên [Hà Nội].Bài thơ chép trong Đông Tây dương khảo và Đại Minh nhất thống chí như sau:交阯洋唐沈佺期有《渡海詩》: 嘗聞交阯郡, 南與貫胸連。 四氣分寒少, 三光置日偏. 越人遙捧翟, 漠將下飛鳶。 北斗崇山掛, 南風漲海牽。 別離頻改月, 容鬢驟催年. 虛道崩城淚, 明心不應天。 Phiên âm: Giao Chỉ Dương, Đường Thẩm Thuyên Kỳ hữu Độ hải thi: Thường văn Giao Chỉ quận, Nam dữ Quán Hung liên. Tứ khí phân hàn thiểu, Tam quang trí nhật thiên (4). Việt nhân dao phủng địch, Hán tướng hạ phi diên. Bắc đẩu Sùng Sơn quải, Nam phong Trướng Hải khiên. Biệt ly tần cải nguyệt, Dung phát sậu thôi niên (5). Hư đạo băng thành lệ, Minh tâm bất ứng thiên. Dịch nghĩa: Biển Giao Chỉ: thi sĩ Thẩm Thuyên đời Đường có bài thơ Độ hải thi.
Ta từng nghe tại quận Giao Chỉ, Phía nam giáp với nước Quán Hung (6) Thời tiết tuy 4 mùa, nhưng mùa đông lạnh ít, Trong 3 thứ ánh sáng (7), riêng ảnh hưởng lớn bởi mặt trời. Nhớ chuyện thời Chu, dân Việt nơi xa xôi đến dâng lông đuôi chim trĩ, Tướng Hán, Mã Viện, ngắm cảnh chim cắt bay rồi rơi phịch xuống Hồ Tây. Sao Bắc Đẩu treo lững lơ trên đền Sùng Sơn (8) Thanh Hóa, Gió nam từ Trướng Hải dẫn đến nơi này. Biệt ly theo ngày tháng chồng chất, Tóc tai dung mạo đổi thay như thôi thúc năm mới đến. Lời nói vu vơ bất giác khiến lệ tuôn tràn, Tấm lòng trong trắng sao chưa thấu đến trời! * Bài thơ mô tả một cách rõ nét hình ảnh đền Sùng Sơn tại thị trấn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, vị trí có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cửa biển Thần Phù, nơi giáp giới tỉnh Ninh Bình; đón nhận làn gió nam từ Trướng Hải thổi đến: Bắc Đẩu Sùng Sơn quải, Nam phong Trướng Hải khiên. Hình ảnh trên giúp người đọc thấy rõ Trướng Hải là Biển Đông thân yêu, ôm lấy bờ biển Việt Nam. Chú thích: 1. Ngã quốc Nam Hải sử liệu hối biên [我國南海諸島史料滙编]; trang 23; Nhà xuất bản Hạ Môn, Ðại học Nam Dương nghiên cứu sở, Trung Quốc, 1975. 2. Ngã quốc Nam Hải sử liệu hối biên; Sđd; trang 24. 3. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hoá: Huế, 1994, trang 78. 4. Trong Độ An Hải nhập Long Biên [渡 安海 入 龍 編]] dưới câu này, thêm 4 câu: 尉 佗 曾 馭 國, Úy Ðà tằng ngự quốc, [Viên Úy Triệu Đà từng ngự trị nước này] 翁仲久 游 泉, Ông Trọng cựu du tuyền. [Lý Ông Trọng thời An Dương Vương xưa thường du ngoạn suối khe] 邑 屋 連 甿 在 , Ấp ốc liên mang tại, [Thôn ấp cửa nhà trù mật] 魚 鹽 舊 產 傳 , Ngư diêm cựu sản truyền. Cá muối vốn là nghề xưa truyền lại] 5.Trong Độ An Hải nhập Long Biên [渡 安海 入 龍 編] dưới câu này, lại có thêm 4 câu : 昆 弟 搉 由 命, Côn đệ tồi do mệnh, [Anh em lưu lạc do số mệnh] 妻 孥 割 付 緣 , Thê noa cát phó duyên. [Vợ con bị chia cắt, mặc cho duyên số] 夢 來 魂 尚 擾 , Mộng lai hồn thượng nhiễu, [Trong giấc mộng hồn vấn vương] 愁 委 病 空 纏, Sầu ủy bệnh không triền. [Buồn sầu quấn quít bởi bệnh]. 6. Quán Hung: sách Sơn hải kinh mục Hải ngoại Nam Kinh ghi Quán Hung là nước tại phía đông, dân nước này bụng có lỗ [山海经·海外南经》:"贯匈国在其东,其为人匈有窍]. Nhân dịp xin cáo lỗi; khoảng 10 năm về trước chưa tra được những điển tích liên quan, nên trong bài viết "Theo dấu chân thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ (沈佺期) về thăm quê hương" tôi đã dịch sai 3 danh từ riêng thành danh từ chung; như nước Quán Hung là "dùi lỗ vào bụng"; Trướng Hải là nước dâng lên, và Sùng Sơn là núi cao. Do sở học thô thiển và chữ Nho không viết hoa, nên không phân biệt được đó là những danh từ riêng [proper noun]. 7. Tam quang chỉ 3 thứ ánh sáng: mặt trời, mặt trăng, và sao. 8. Sùng Sơn tức Sùng Sơn từ, hay đền Sùng Sơn tại Thanh Hóa. NXB Khoa Học Xã Hội năm 2011 cho xuất bản tập thơ Cẩm Đình thi của Tiến sĩ đời Nguyễn, Phan Thúc Trực; trong đó có bài thơ Sùng Sơn từ, nguyên văn, phiên âm và dịch nghĩa như sau: 崇山祠Sùng Sơn từSùng sơn hiển hách hà niên thị, Nhất thốc sùng từ duyệt cổ kim. Kỷ độ tang thương tồn miếu mạo, Thiên thu hương hoả tại nhân tâm. Hoàn tường bích thảo tự xuân sắc, Cách diệp hoàng anh không hảo âm. Đối cảnh bất tiêu đàm vãng sự, Thần Phù hải khẩu vọng trung thâm. Dịch nghĩaNúi Sùng hiển hách tự năm nào Một ngôi đền lớn trải từ xưa tới nay Mấy độ tang thương đền miếu vẫn còn đó Ngàn thu hương hoả ở lòng người Cỏ xanh trên tường vây quanh tự toả sắc xuân Chim hoàng anh trong lá hót lảnh lót Trước cảnh quên bàn chuyện đã qua Ngắm cửa biển Thần Phù trong sâu thẳm H.B.T.
Tác giả gửi BVN | |
Chương trình hợp tác Lancang-Mekong: Miếng mồi ngon trong bẫy Posted: 01 Aug 2018 06:49 PM PDT Nguyễn Minh Quang 20 tháng 7 năm 2018
Hình 1 - Lãnh đạo các quốc gia trong Phiên họp Thượng đỉnh LMC lần thứ nhất tại Sanya, Trung Hoa [Ảnh: Xinhua] Phần dẫn nhập Chương trình Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) bắt đầu hình thành từ khi Thái Lan đưa ra sáng kiến cho việc phát triển khả chấp (sustainable development) phân vùng Lancang-Mekong vào năm 2012 [1]. Lancang là tên Trung Hoa của sông Mekong, con sông dài thứ 12 trên thế giới, chảy qua 6 quốc gia gồm có Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. Sáng kiến của Thái Lan được Trung Hoa đón nhận tích cực. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung Hoa-ASEAN (Association of Southeast Asia Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)) lần thứ 17 nhóm họp vào tháng 11 năm 2014, Thủ tướng (ThT) Li Keqiang (Lý Khắc Cường) của Trung Hoa đề nghị thiết lập một Khung Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation Framework (LMCF)). LMCF được 5 quốc gia duyên hà còn lại hoan nghênh nhiệt liệt. Vào ngày 23 tháng 3 năm 2016, Phiên họp Thượng đỉnh LMC lần thứ nhất được tổ chức tại Sanya (Tam Á), thành phố cực nam của đảo Hải Nam, Trung Hoa. Tham dự phiên họp gồm có ThT Li Keqiang của Trung Hoa, ThT Prayut Chan-o-cha của Thái Lan, ThT Hun Sen của Cambodia, ThT Thongsing Thammavong của Lào, Phó Tổng thống Sai Mauk Kham của Miến Điện, và Phó ThT Phạm Bình Minh của Việt Nam [1]. Phiên họp, với chủ đề "Chia sẻ dòng sông, chia sẻ tương lai (Shared river, Shared future)" – Cho một Cộng đồng Chia sẻ Hòa bình và Thịnh vượng trong Tương lai giữa các Quốc gia Lancang-Mekong (For a Community of Shared Future of Peace and Prosperity Among Lancang-Mekong Countries), công bố Tuyên ngôn Sanya (Sanya Declaration) [2] và chánh thức đưa ra cơ chế hoạt động cho LMC.
Hình 2 - Con đường Tơ lụa mới [Ảnh: Internet]
LMC có thể là một nhánh trong "Con đường Tơ lụa mới (New Silk Road)," tên gọi nôm na của Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative (BRI)), mà Chủ tịch Trung Hoa Xi Jinping (Tập Cận Bình) đã không tiếc công sức quảng cáo. Mục đích của BRI là tài trợ các dự án xây dụng hạ tầng cơ sở cho các quốc gia Á, Âu, và Phi Châu; nhưng giới kinh tế tài chánh quốc tế cho rằng BRI là một "… bẫy nợ được [Bắc Kinh] giăng ra…để tìm cách lệ thuộc hóa các nước khác" bằng cách "… bóp nghẹt các nước nghèo bằng những món nợ ngày [càng] phòng [phồng] lên , thông qua các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn không khả thi về mặt kinh tế." [3, 4] Như vậy, LMC có phải là miếng mồi ngon trong bẫy hay không? Bài viết này nhằm mục đích trả lời câu hỏi đó. Chương trình hợp tác Lancang-Mekong
Hình 3 - Lãnh đạo các quốc gia trong Phiên họp Thượng đỉnh LMC lần thứ hai tại Phnom Penh, Cambodia [Ảnh: AFP] Đến ngày 10 tháng 1 năm 2018, Phiên họp Thượng đỉnh LMC lần thứ hai – với chủ đề "Dòng sông Thanh bình và Phát triển khả chấp của chúng ta (Our River of Peace and Sustainable Development)" - được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, Cambodia. Phiên họp phê chuẩn Tuyên ngôn Phnom Penh (Phnom Penh Declaration), Kế hoạch Hành động 2018-2022 (5-Year Plan of Action), danh sách thứ hai các dự án hợp tác sẽ được thực hiện, và việc điều hành các dự án được Quỹ Đặc biệt LMC (LMC Special Fund) - với số vốn 300 triệu USD (Mỹ Kim) – tài trợ [5]. Tuyên ngôn Phnom Penh [6] bổ sung cho Tuyên ngôn Sanya 2016 và đề ra những biện pháp để hợp tác trong các lãnh vực sau đây:
Miếng mồi ngon trong bẫy Dự án Phát triển Cảng Hambantota ở Sri Lanka Trong bài phóng sự điều tra ngày 25 tháng 6 năm 2018, nhật báo New York Times ở Hoa Kỳ đã "…vạch trần được thủ đoạn gọi là 'bẫy nợ' mà Trung Quốc giăng ra để lừa những nước gặp khó khăn…" với miếng mồi ngon là các khoản tiền vay mượn khổng lồ, "… để rồi sau đó khi con nợ không trả được thì bắt bí, đòi nhượng những vùng đất hay cơ sở chiến lược, và chấp nhận làm theo Trung Quốc trên nhiều điểm, tựu trung là để mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh". Trường hợp điển hình của thủ đoạn này là Dự án Phát triển Cảng Hambantota ở Sri Lanka [7].
Hình 4 - Cảng Hambantota ở Sri Lanka [7] Vào năm 2005, ông Mahanda Rajapakse lên nắm quyền và chấm dứt tình trạng nội chiến trong nhiều năm bằng cách thảm sát hàng ngàn người Tamoul. Vì thế, Sri Lanka ngày càng bị cô lập do những lời tố cáo vi phạm nhân quyền và "... đã phải dựa vào Trung Quốc để được hỗ trợ về mặt kinh tế, quân sự, cũng như hậu thuẫn về chính trị ở Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn khả năng Sri Lanka bị trừng phạt". Năm 2007, phe nắm quyền đã yêu cầu Trung Hoa trợ giúp để xây dựng một thương cảng ở Hambantota nằm trên bờ biển phía nam Sri Lanka. Mặc dù các nghiên cứu khả thi đều kết luận rằng dự án Hambantota không sinh lợi, Trung Hoa đã tháo khoán cho Sri Lanka khoản tín dụng 307 triệu đô la vào năm 2010, với điều kiện là công trình phải được giao cho công ty China Harbor của Trung Hoa thực hiện. "Hai năm sau lần vay đầu tiên, ông Rajapakse lại được một khoản tín dụng mới, nhưng với điều kiện là tỷ lệ lãi suất khoản vay trước phải tăng lên 6,3%, một tỷ lệ rất cao". Tháng Giêng 2015, Tổng thống (Tth) Rajapakse bất ngờ triệu tập bầu cử trước thời hạn. Mặc dù được Trung Hoa tài trợ cho cuộc vận động tranh cử, người dân Sri Lanka đã loại bỏ ông Rajapakse và bầu cho ông Maithripala Sirisena. Vừa nhậm chức, Tth Sirisena phải giải quyết một núi nợ tích lũy từ trước. "Dưới áp lực nặng nề và sau nhiều tháng đàm phán, Chính phủ đương nhiệm tại Sri Lanka đã phải nhượng cảng Hambantota cho Trung Quốc trong thời hạn 99 năm, cộng thêm với 6.000 ha đất xung quanh". Dự án sông Vàm Cỏ (Vaico) ở Cambodia Dự án sông Vàm Cỏ nhằm mục đích dẫn tưới cho 300.000 ha đất trong các tỉnh Prey Veng, Svay Rieng và Kampong Cham ở phía đông Cambodia [8]. Dự án gồm có 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn trị giá 100 triệu USD (Mỹ Kim). Giai đoạn 1 được khởi công trong năm 2013. Dự án sẽ dẫn nước sông Mekong để tưới cho 108.300 ha ruộng lúa trong mùa mưa và 27.100 ha ruộng lúa trong mùa khô. Các con kinh của dự án – được xem là một dự án phục hồi hạ tầng cơ sở hiện có – "... sẽ được phục hồi từ Koh Sotin trong tỉnh Kampong Cham cho đến Sithor Kandal trong tỉnh Prey Veng (13 km) và từ Sithor Kadal đến Kamchay Mea trong tỉnh Preyveng (27 km)". Theo Bộ trưởng Thủy lợi Cambodia Lim Kean Hor, kích thước thiết kế của kinh thật vĩ đại, với chiều rộng từ 44 đến 55 m và chiều sâu tư 18 đến 25 m, đáp ứng mục đích thứ hai của dự án là "thủy vận". Đây là một dự án thủy nông khổng lồ và là một kế hoạch lớn nhất của Cambodia từ trước cho cho đến nay, ngang với một vài kế hoạch trong mơ dưới thời Dân chủ Kampuchia vào cuối thập niên 1970.
Hình 5 - Dự án sông Vàm Cỏ ở Cambodia [8] Để tài trợ cho dự án, Cambodia phải vay một món nợ ODA (Official Development Assistance (Trợ giúp Phát triển chánh thức) trị giá 200 triệu USD trên căn bản chuyển nhượng từ Trung Hoa, thông qua Ngân hàng Xuất Nhập cảng Trung Hoa (Export-Inport Bank of China). Một vài chi tiết về khoản nợ được đăng trên trang AidData như lãi suất, đáo hạn và thời biểu. Vào tháng 5 năm 2014, nhà thầu xây dựng dự án – Công ty Xây dựng Hải ngoại Quảng Đông (Guangdong Foreign Construction Co. Ltd (GFCC)) của Trung Hoa – cho biết đã hoàn tất 60% dự án [9]. Đến ngày 25 tháng 4 năm 2015, GFCC thông báo rằng họ đã hoàn tất 91,6% giai đoạn 1 gồm có "… công tác chánh yếu của dự án thủy nông Vaico là việc xây dựng 2 hệ thống kinh chánh có chiều dài 70 km, 40 km đường hầm khảo sát nước, cửa xả nước cho đập ngừa lụt, kinh dẫn tưới, đường hầm thoát nước, và các cống." Theo sự quan sát của phóng viên David Blake và các nghiên cứu trước đây, đất đai trong vùng dự án không thích hợp cho việc trồng lúa (không giữ nước, độ mặn cao và cằn cỗi). Nhưng Khmer Rouge – thiếu hiểu biết về những nguyên tắc căn bản của thủy học, địa hình, địa chất, các giới hạn sinh thái và nông nghiệp và các chướng ngại trong việc dẫn tưới – đã không ngần ngại xây dựng dự án dẫn thủy ở phía bắc của Sithor Kandal. Dự án này bị bỏ hoang vì không thể hoạt động. Dự án sông Vàm Cỏ dường như đang đi theo vết xe của dự án do Khmer Rouge thực hiện trước đây. Ở đầu kinh bên phải là một cửa điều hòa nước (water gate) bằng bê tông vừa mới xây, nhưng không thể hoạt động vì không có điện để nâng các cửa. Vào tháng 3 năm 2007, chỉ có một vũng nước đục ở đáy kinh vẫn còn dang dở, gây nghi ngờ về hiệu quả của dự án mà nhà thầu cho biết đã hoàn tất trên 90% khoảng 2 năm về trước [8].
Hình 6 - Cửa điều hòa nước của dự án sông Vàm Cỏ [8] "Khác với những dự án xây dựng hạ tầng cơ sở lớn do nước ngoài tài trợ, sự vắng mặt khác thường của những tấm bảng ghi các chi tiết căn bản của dự án như nguồn viện trợ ngoại quốc, cơ quan thực hiện dự án của Cambodia (có lẽ là MOWRAM (Ministry of Water Resources and Meteorology) Bộ Thủy lợi và Khí tượng), và nhà thầu thiết kế và xây cất. Có lẽ giới thẩm quyền hơi rụt rè vì qui mô tài trợ của dự án và chỉ chấp thuận nếu người dân ở địa phương, khách qua đường tò mò và người thụ thuế được giữ trong bóng tối về nguồn gốc của nó (rốt cuộc, họ sẽ trả món nợ 200 triệu USD cho Trung Hoa). Hay có lẽ nó được xem như là một thủ tục thông thường cho các công trình thủy nông được viện trợ phát triển hải ngoại của Trung Hoa tài trợ?" [8] Dự án Khu Du lịch Ven biển Dara Sakor ở Cambodia
Hình 7 - Khu Du lịch Ven biển Dara Sakor ở Cambodia [Ảnh: Internet] Khu Du lịch Ven biền Dara Sakor (Dara Sakor Seashore Resort) trong tỉnh Koh Kong gần thành phố Sihanoukville của Cambodia bao gồm một sòng bài (casino) mang tên Angkor Wat trên Biển (Angkor Wat on Sea). Đây có thể là khu du lịch lớn nhất trên thế giới, được khởi công vào năm 2008 và dự trù hoàn tất trong 25 năm, nhưng một khách sạn nhỏ và 3 sân golf 18 lỗ đã mở cửa và văn phòng được mở ở Phnom Penh ngày 31 tháng 3 năm 2015 [10]. "Câu lạc bộ đánh Golf Dara Sakor ở Cambodia là một câu lạc bộ đánh golf quốc tế đầu tiên có tổng cộng 54 lỗ; Sân Biển với 18 lỗ, Sân Núi với 18 lỗ, và Sân Nối với 18 lỗ. Sân số 1, rộng 135 ha, là sân ven biển được chiếu sáng đầu tiên của quốc gia. Câu lạc bộ được trang bị hoàn toàn với các hội quán, một toán chuyên viên, các sân tập dượt, một khu nghỉ mát, và một trung tâm quản trị" [10]. Chi phi để hoàn tất khu du lịch được ước tính từ 3,8 đến 5 tỉ USD. Union Group của Trung Hoa dẫn đầu dự án, mở mang khoảng 20% bờ biển của Cambodia, với một diện tích ít nhất là 36.000 ha (130 dặm vuông) trong huyện Botum Sakor và Kiri Sakor bao gồm một phần của Công viên Quốc gia (National Park) Botum Sakor gần Vịnh Thái Lan. Quyền sử dụng đất dựa trên một hợp đồng cho thuê trong thời hạn 99 năm được ký kết trong tháng 4 năm 2008. Khu liên hợp rộng lớn này – rộng bằng phân nửa Singapore – cũng sẽ có một cảng cho tàu du lịch (cruise ship), một phi trường quốc tế, các sân đánh golf, nhà cho thuê (apartment) và các khách sạn để phục vụ cho du khách ngoại quốc. "Ngày nay [5 tháng 6 năm 2018], nó là khu đô thị mở rộng ở một vùng xa xôi của Cambodia với các khách sạn gần như bỏ trống, các quầy rượu trên bãi biển bị bỏ hoang và một sòng bài còn dang dở. Bên ngoài khu du lịch là những nền đất dự trù cho khu đầu tư chạy dài đến một cảng container – cả hai đều chưa hoàn tất và bất động" [11]. Việt Nam đã sập bẫy? Trong tháng 6 vừa qua, người Việt – ở trong cũng như ở ngoài nước – đã xuống đường biểu tình để phản đối dự luật cho Trung Hoa thuê ba khu vực mang tầm chiến lược gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Ba nơi này được gọi là Đặc khu Kinh tế. Thời gian thuê là 99 năm, tức là dài gần một thế kỷ mà trong thời gian đó Cộng sản Bắc Kinh có toàn quyền sử dụng và kiểm soát "đặc khu" theo ý của họ [12].
Hình 8 - Biểu tình ở Hà Nội ngày 10 tháng 6 năm 2018. [Ảnh: Reuters] Ở Hà Nội, theo thông tín viên AFP, "… khoảng 40 đến 50 người tuần hành xung quanh Hồ Gươm, giương cao các khẩu hiệu phản đối chính quyền cho Trung Quốc thuê đất. Công an thường phục câu lưu khoảng 20 người… Riêng ở Sài Gòn, có một điều rất kỳ lạ là, đó là cuộc biểu tình mà tôi chưa bao giờ chứng kiến… Lúc này là 5 giờ chiều ở Việt Nam, cuộc biểu tình vẫn còn đang tiếp tục… lần này, không có một ai trong số những nhân vật mang tính hạt nhân xuất hiện, để có thể dự đoán trước được… nhiều nơi biểu tình bùng phát là bởi những người rất bình thường, vô danh. Những lần trước khác lần này, đó là tính chính danh của việc bắt bớ lần này không có. Tính chính danh của lần này là người ta muốn toàn vẹn lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên… người ta kêu gọi rằng không được bán nước, không trở thành Việt gian và không làm nô lệ cho Tàu… Đó là thông điệp hoàn toàn khác hẳn…" [13]
Hình 9 - Biểu tình ở Sài Gòn ngày 10 tháng 6 năm 2018. [Ảnh: AFP] Ngoài Hà Nội và Sài Gòn, hơn 5.000 người dân Nha Trang cũng đồng loạt xuống đường biểu tình chung cả nước [14]. Hàng ngàn người dân ở các tỉnh Hà Tỉnh, Đà Nẵng, Vinh "… tiếp tục xuống đường biểu tình ôn hòa phản đối kế hoạch của chính phủ Hà Nội cho người nước ngoài đầu tư vào các đặc khu kinh tế… nhưng tại Phan Thiết đã biến thành bạo động đốt cháy Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận, trụ sở Sở Kế hoạch- Đầu tư, đồn cảnh sát phòng cháy chữa cháy [Sở cứu hỏa] tại Phan Rí Cửa, cùng nhiều xe cộ" [15].
Hình 10 - Sở cứu hỏa Phan Rí Cửa bị đốt cháy sau cuộc biểu tình ngày 11/6/2018. [15] Ở Hoa Kỳ, vào ngày 9 tháng 6 năm 2018, "… đông đảo đồng bào tại Orange County, California, thủ đô của người Việt tị nạn CSVN [Cộng sản Việt Nam], đã xuống đường biểu tình chống "Dự Luật Đặc Khu" của Quốc hội CSVN cho thuê đất 99 năm". Đoàn biểu tình "… xuất phát từ tôn tượng Đức Thánh Trần trên đường Bolsa, Westminster, đoàn người biểu tình đều có chung mục đích là nhằm góp thêm một tiếng nói với người dân trong nước vì nỗi đau mất nước không của riêng ai" [16]. Ở Đức, "đáp ứng lời kêu gọi và để bày tỏ sự đồng tâm của người Việt tị nạn Hải ngoại đối với lòng sôi sục của đồng bào trong nước trước luật Đặc Khu mà Quốc hội Việt Cộng (VC) dự định biểu quyết", gần 200 người Việt tị nạn từ khắp nơi trên nước Đức đã tụ về Frankfurt am Main tham dự cuộc biểu tình vào sáng Chủ Nhật (10/06/2018) vừa qua trước lãnh sự quán VC. Đặc biệt có sự tham dự của đồng hương từ Bỉ và Pháp. "Đồng hương tham dự biểu tình trong trật tự nhưng với khí thế quyết liệt bằng những khẩu hiệu lên án nhà cầm quyền CSVN đã cho thuê/bán những vị trí chiến lược đến 99 năm, nguy cơ sẽ dẫn đến việc xâm chiếm toàn cõi VN của Trung Cộng… Xen kẽ những bài ca đấu tranh, lần lượt quý đại diện của tổ chức, hội đoàn, đoàn thể, nhân sĩ cộng đồng… đã lần lượt phát biểu nói lên nguy cơ của đất nước và dân tộc, cũng như mạnh mẽ lên án hành vi cho thuê/bán nước của tập đoàn lãnh đạo VC qua cái gọi là 'Luật Đặc Khu'. Đa số những lời phát biểu đã đồng cảm với nổi đau và an nguy của đất nước hiện nay." [17] Cộng đồng người Việt ở Úc cũng cùng đồng hành với người dân trong nước trong việc phản đối dự luật đặc khu kinh tế cho nước ngoài thuê đất và dự luật an ninh mạng. Các cuộc biểu tình được tổ chức ở Canberra – thủ đô Úc – vào ngày 14 tháng 6 năm 2018 [18] và ở thành phố Melbourne vào ngày 6 và 16 tháng 6 năm 2018 [19, 20]. Nhà cầm quyền ở Việt Nam hiện nay dường như đã sập "bẫy nợ" của Trung Hoa, tượng tự như Sri Lanka và Cambodia. Tuy nhiên, để làm dịu bớt những làn sóng chống đối và chờ thời cơ thuận lợi, "Quốc hội Việt Nam vào ngày 11-6 hoãn bỏ phiếu thông qua dự luật về việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất 99 năm cùng các ưu đãi đặc biệt. Đây là dự thảo luật bị nhiều người Việt Nam phản đối và biểu tình để nói lên chính kiến của họ" [21] Và nếu Việt Nam đã sập bẫy, không sớm thì muộn, Trung Hoa cũng sẽ đòi hỏi Việt Nam cho thuê đất dài hạn để trừ nợ! Phần kết luận LMC hình thành khi Thái Lan đưa ra sáng kiến cho việc phát triển khả chấp phân vùng Lancang-Mekong vào năm 2012. Sáng kiến này được Trung Hoa đón nhận tích cực. Đến tháng 11 năm 2014, tại Hội nghị Thượng đỉnh Trung Hoa-ASEAN lần thứ 17, ThT Li Keqiang của Trung Hoa đề nghị thiết lập một Khung Hợp tác Lancang-Mekong và được 5 quốc gia duyên hà còn lại hoan nghênh nhiệt liệt. Vào ngày 23 tháng 3 năm 2016, Phiên họp Thượng đỉnh LMC lần thứ nhất được tổ chức tại Sanya, thành phố cực nam của đảo Hải Nam, Trung Hoa. Phiên họp, với chủ đề "Chia sẻ dòng sông, chia sẻ tương lai" – Cho một Cộng đồng Chia sẻ Hòa bình và Thịnh vượng trong Tương lai giữa các Quốc gia Lancang-Mekong, công bố Tuyên ngôn Sanya và chánh thức đưa ra cơ chế hoạt động cho LMC. Đến ngày 10 tháng 1 năm 2018, Phiên họp Thượng đỉnh LMC lần thứ hai – với chủ đề "Dòng sông Thanh bình và Phát triển khả chấp của Chúng ta" - được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, Cambodia. Phiên họp phê chuẩn Tuyên ngôn Phnom Penh, Kế hoạch Hành động 2018-2022, danh sách thứ hai các dự án hợp tác sẽ được thực hiện, và việc điều hành các dự án được Quỹ Đặc biệt LMC – với số vốn 300 triệu USD – tài trợ. Tuyên ngôn Phnom Penh bổ sung cho Tuyên ngôn Sanya 2016 và đề ra những biện pháp để hợp tác trong các lãnh vực chánh trị và an ninh; kinh tế và phát triển khả chấp; xã hội, văn hóa và trao đổi dân với dân; và hỗ trợ việc hợp tác. LMC có thể là một nhánh trong "Con đường Tơ lụa Mới" tên gọi nôm na của BRI mà Chủ tịch Trung Hoa Xi Jinping đã không tiếc công sức quảng cáo. Mục đích của BRI là tài trợ các dự án xây dụng hạ tầng cơ sở cho các quốc gia Á, Âu, và Phi Châu; nhưng giới kinh tế tài chánh quốc tế cho rằng BRI là một bẫy nợ được Bắc Kinh giăng ra để tìm cách lệ thuộc hóa các nước khác, bằng cách bóp nghẹt các nước nghèo với những món nợ ngày càng phồng lên để thực hiện các dự án hạ tầng cơ sở quy mô lớn không khả thi về mặt kinh tế; rồi sau đó khi con nợ không trả được thì bắt bí, đòi nhượng những vùng đất hay cơ sở chiến lược, và chấp nhận làm theo Trung Quốc trên nhiều điểm, tựu trung là để mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh. Trường hợp điển hình của thủ đoạn nầy là Dự án Phát triển Cảng Hambantota ở Sri Lanka, Dự án sông Vàm Cỏ và Dự án Khu Du lịch Ven biển Dara Sakor ở Cambodia. Sri Lanka và Cambodia đã cho Trung Hoa thuê cảng Hambantota và Khu Du lịch Ven biển Dara Sakor trong thời hạn 99 năm. Nhà cầm quyền ở Việt Nam hiện nay dường như đã sập "bẫy nợ" của Trung Hoa, tượng tự như Sri Lanka và Cambodia. Để làm dịu bớt những làn sóng chống đối và chờ thời cơ thuận lợi, Quốc hội Việt Nam vào ngày 11 tháng 6 đã hoãn bỏ phiếu thông qua dự luật về việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất 99 năm cùng các ưu đãi đặc biệt. Và nếu Việt Nam đã sập bẫy, không sớm thì muộn, Trung Hoa cũng sẽ đòi hỏi Việt Nam cho thuê đất dài hạn để trừ nợ!
Hình 14 - Suy tư của giới trẻ Việt Nam [12] N.M.Q. Sơ lược về tác giả Tác giả nguyên là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Professional Civil Engineer) của Tiểu bang California và Florida. Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972; Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975. Tốt nghiệp Kỹ sư Công Chánh/Thủy lợi (1983) và Cao học Thủy lợi (1985) tại Ðại học Nebraska, Hoa Kỳ; Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989. Từ năm 1990 đến 2015, Kỹ sư Giám sát trưởng (Senior Supervising Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước, thành lập năm 1957 ở Los Angeles. Về hưu năm 2016. Tài liệu tham khảo [1] Lancang-Mekong Cooperation China Secretariat. December 13, 2017. "A Brief Introduction of Lancang-Mekong Cooperation." Lancang-Mekong Cooperation. http://www.lmcchina.org/eng/gylmhz_1/jj/t1519110.htm [2] Lancang-Mekong Cooperation China Secretariat. March 23, 2016. "Sanya Declaration of the First Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Leaders' Meeting - For a Community of Shared Future of Peace and Prosperity among Lancang-Mekong Countries." Lancang-Mekong Cooperation. http://www.lmcchina.org/eng/zywj_5/t1513793.htm [3] Thụy Mi. 12 tháng 4 năm 2018. "IMF lo ngại các nước lọt bẫy nợ Trung Quốc." RFI. http://vi.rfi.fr/chau-a/20180412-con-duong-to-lua-moi-imf-lo-ngai-cac-nuoc-lot-bay-no-trung-quoc [4] Mai Vân. 17 tháng 7 năm 2018. "Con Đường Tơ Lụa: Thủ đoạn của Trung Quốc bắt nước khác phụ thuộc." RFI. http://vi.rfi.fr/chau-a/20180717-con-duong-to-lua-thu-doan-le-thuoc-hoa-nuoc-khac-cua-trung-quoc [5] Chheang Vannarith. January 11, 2018. "Lancang-Mekong Cooperation Summit: The key agenda." Khmer Times. https://www.khmertimeskh.com/50101327/lancang-mekong-cooperation-summit-key-agenda/ [6] Office of the Council Ministers (OCM). January 11, 2018. "Phnom Penh Declaration of the Second Mekong-Lancang Cooperation (MLC) Leaders' Meeting 'Our River of Peace and Sustainable Development'" OCM. http://pressocm.gov.kh/en/archives/21699 [7] Mai Vân. 3 tháng 7 năm 2018. "Báo Mỹ vạch trần cách Trung Quốc gài bẫy thâu tóm Sri Lanka." RFI. http://vi.rfi.fr/chau-a/20180703-bao-my-vach-tran-cach-trung-quoc-gai-bay-thau-tom-sri-lanka-ok [8] David Blake. May 30, 2017. "Take Cambodian Irrigation to the Extremes: The Vaico River Project." East by Southeast. http://www.eastbysoutheast.com/taking-cambodian-irrigation-to-the-extremes-the-vaico-river-project/ [9] Guangdong Foreign Construction Co. Ltd (GFCC). May 30, 2014. "60% of VAICO Irrigation Project in Cambodia has been completed with Concessional Loan by China." GFCC. http://www.gdfc.cc/en/news.aspx?info_id=454&info_kind=3 [10] World Casino Directory. No date. "Dara Sakor Seashore Resort Review." World Casino Directory. https://www.worldcasinodirectory.com/casino/cambodia-dara-sakor-seashore-resort-casino [11] Brenda Goh, Prak Chan Thul. June 5, 2018. "In Cambodia, stalled Chinese casino resort embodies Silk Road secrecy, risks." Reuters. https://www.reuters.com/article/us-iran-nuclear-usa-rouhani/irans-rouhani-warns-trump-about-mother-of-all-wars-idUSKBN1KC07Z [12] Nhật báo Viễn Đông. 7 tháng 6 năm 2018. "Biểu tình chống dự luật Đặc Khu Kinh Tế bán nước cho Trung Cộng." Nhật báo Viễn Đông. http://www.viendongdaily.com/bieu-tinh-chong-du-luat-dac-khu-kinh-te-ban-nuoc-cho-trung-cong-gAFrOaid.html [13] Trọng Thành. 10 tháng 6 năm 2018. "Việt Nam: Biểu tình ở nhiều nơi phản đối dự luật 3 đặc khu." RFI. http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180610-viet-nam-bieu-tinh-o-nhieu-noi-phan-doi-du-luat-3-dac-khu [14] Việt Nam Thân Yêu Lạc Hồng. 10 tháng 6 năm 2018. "Hơn 5.000 người dân Nha Trang Khánh Hòa đã đồng loạt xuống đường biểu tình chung cả nước." Việt Nam Thân Yêu Lạc Hồng. https://www.youtube.com/watch?v=cA3IlXDLppg&t=67s [15] RFA. 18 tháng 6 năm 2018. "Biểu tình tiếp tục ở miền Trung và bắt bớ khắp nơi." RFA. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/protest-central-hundred-arrested-06182018095021.html?searchterm:utf8:ustring=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+ch%E1%BB%91ng+cho+thu%C3%AA+%C4%91%E1%BA%A5t [16] Lâm Hoài Thạch & Quốc Dũng. 9 tháng 6 năm 2018. "Quốc nội và hải ngoại cùng một lòng chống CSVN lập đặc khu." Nhật báo Người Việt. https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/quoc-noi-va-hai-ngoai-cung-mot-long-chong-csvn-lap-dac-khu/ [17] Nhật báo CaliToday. 13 tháng 6 năm 2018. "Đức: biểu tình phản đối cho Trung cộng thuê đất 99 năm & Dự Án An Ninh Mạng." Nhật báo CaliToday. https://www.baocalitoday.com/cong-dong/duc-bieu-tinh-phan-doi-cho-trung-cong-thue-dat-99-nam-du-an-an-ninh-mang.html [18] SBTN. 14 tháng 6 năm 2018. "Biểu tình phản đối luật đặc khu & an ninh mạng tại Canberra, Úc." SBTN. https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-phan-doi-luat-dac-khu-an-ninh-mang-tai-canberra-uc/ [19] SBS. 10 tháng 6 năm 2018. "Springvale, Melbourne: Người Việt xuống đường chống Dự luật Đặc khu và Dự luật An ninh mạng Việt Nam." SBS. https://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/vi/audiotrack/springvale-melbourne-nguoi-viet-xuong-duong-chong-du-luat-dac-khu-va-du-luat-ninh-mang?language=vi [20] Nguyễn Quang Duy. 16 tháng 6 năm 2018. "Úc Châu đồng loạt biểu tình phản đối Đặc Khu." Việt Báo. https://vietbao.com/a282239/uc-chau-dong-loat-bieu-tinh-phan-doi-dac-khu [21] RFA. 11 tháng 6 năm 2018. "Quốc Hội hoãn bỏ phiếu thông qua dự luật Đặc Khu." RFA. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-congress-vote-for-postpontment-of-sez-bill 06112018104339.html?searchterm:utf8:ustring=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+ch%E1%BB%91ng+cho+thu%C3%AA+%C4%91%E1%BA%A5t Tác giả gửi BVN | |
Posted: 01 Aug 2018 06:43 PM PDT Từ Thức Không thể man rợ hơn, đểu cáng hơn. Một bên, họ không khởi tố Phạm Công Trung, người đã biển thủ hay gây thiệt hại 17.000 tỉ cho ngân hàng nhà nước. ''Vì lý do nhân đạo'', đối với một tên đã từng kiêu hãnh lấy tiền ăn cắp của dân, mua một lúc 27 chiếc đồng hồ Patek Philips (8 tỉ đồng mỗi cái), mỗi lần 10 tỷ đồng rượu quý. Cái "nhân đạo" của họ, nếu không tra từ điển Cộng Sản, không Một bên, họ tuyên án từ 8 tới 18 tháng tù những người chống đặc khu, chống an ninh mạng, đa số là phụ nữ, trên dưới 20 tuổi. Hãy nhìn những khuôn mặt trẻ trước toà (vài em sinh năm 2001). Đó có phải là những người hung bạo, phải nhốt như tội phạm cướp của, giết người?
Tập đoàn cầm quyền các cấp đã khản cổ kêu gọi dân hãy bình tĩnh, hứa sẽ xét lại dự luật đặc khu. Nghĩa là nhìn nhận dân có lý. Tại bất cứ nơi nào, dù man rợ tới đâu, trong trường hợp đó, nhà cầm quyền cũng mời, hay tới gặp dân, để tìm hiểu thêm nguyện vọng của dân. Ở VN, họ ban án tù nặng. Mười tám tháng tù cho một người trẻ, chỉ vì cái tội nói tôi không muốn nước tôi trở thành nước Tàu. Và nằm tù ở VN không giống như đi nghỉ hè ở Club Med, hay đi tù ở những xứ bình thường hay văn minh. Nhà tù ở một xứ bình thường có mục đích ngăn chặn cá nhân khỏi phá hoại xã hội. Ở những xứ văn minh, đó cũng là cơ hội để truyền bá kiến thức, huấn nghệ, để tù nhân khi trở lại với xã hội trở thành những công dân tốt. Ở VN, đó là dịp hành hạ, nhục mạ, với mục đích khiến nạn nhân thân bại, danh liệt, tiêu ma nghị lực để không bao giờ dám nghĩ tới chuyện chống đối, phản kháng nữa.
Đểu cáng hơn nữa, họ tịch thu tài sản (nghèo khổ) của những người đáng tuổi con cháu mình để chia nhau. Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Tài sản của người ta liên hệ gì tới chuyện biểu tình? Hơn cả hành vi man rợ, đó là một sự thách thức, một cách đái lên đầu dân. Giống như một tên du côn say rượu, lỗ mãng, ăn cướp giữa chợ, múa dao, tụt quần, vỗ cu vỗ đít trước bàn dân thiên hạ, thách thức: ông chơi ngang vậy đó, đứa nào dám ho he? Trước đây, cũng cái gọi là Toà án Nhân dân đã trả tự do cho người hiếp dâm con nít có thẻ Đảng, bỏ tù 9, 10 năm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, và biết bao nhiêu những người trẻ, về cái tội còn dám nghĩ, dám nói đất nước VN là của người Việt. Thông điệp (message) rất rõ, nhận được 5/5: cướp của, giết người, hiếp dâm trẻ em, không sao, nhất là có thẻ Đảng, nhưng đụng tới ''tình hữu nghị Trung Việt'' là nằm tù mục xương. Giống như ngày xưa người ta tống giam, hay bêu đầu, những người mắc tội phạm húy. Với bản án dã man phủ lên đầu những thanh thiếu niên còn nhiệt huyết, còn có lòng với đất nước, tập đoàn cầm quyền muốn nhắc lại với trăm họ: tội gì cũng có thể tha, nhưng đụng tới chuyện làm ăn, buôn bán (buôn dân, bán nước) của chúng ông, sẽ phải trả giá rất đắt. Cái dã man, cái khốn nạn, cái đểu cáng, cái khiêu khích đã vượt giới hạn, ở một xứ ngoạc mồm đòi giống Paris, Singapour, Tokyo... nhưng sống ngoài quỹ đạo của nhân loại, ngoài thế giới tử tế của những người còn lương tri. Việt Nam ngày nay sáng chế ra hai loại luật pháp: luật pháp dành cho đồng đảng trộm cướp, và luật pháp dành cho những người làm cản trở chuyện kinh doanh của bọn cướp ngày. Paris, 01/07/2018 T.T. Tác giả gửi BVN | |
Sau 10 năm mở rộng Thủ đô lại lo vỡ đê theo “kế hoạch” Posted: 01 Aug 2018 06:40 PM PDT Tô Văn Trường Trên mạng xã hội rất nhiều ý kiến của người dân tương phản với hình ảnh khoa trương chào đón nhân dịp kỷ niệm 10 năm mở rộng Thủ đô của chính quyền thành phố. Lịch sử sẽ phải đánh giá một cách khách quan và khoa học về bài toán "được và mất" của sự kiện này. Cách đây 10 năm, khi "mở rộng" Thủ đô thì Hà Nội cũng gánh chịu một trận lụt khủng khiếp (9.2008). Mười năm sau cũng dịp này, dân Hà Nội vẫn lại lội ngụp trong nước, đặc biệt cuối tháng 7.2018 gần nghìn người dân và quân đội được huy động khẩn trương đắp đê ngăn không cho nước tràn qua đê tả sông Bùi, huyện Chương Mỹ uy hiếp cuộc sống của hàng vạn người dân Thủ đô. Theo thông tin chính thức, mực nước sông Bùi tại Yên Duyệt 7,5m ngày 30/7, trên báo động 3 là 0,5m, cao hơn đỉnh lũ năm 2008 là 0,05m. Lũ rừng ngang đã tràn qua các khu vực Tân Mai, Bùi Xá của thị trấn Xuân Mai; Xuân Linh, Bùi Xá của xã Thủy Xuân Tiên. Nước dâng cao đã làm tràn nhiều đoạn của đê hữu Bùi, làm ngập đê Bùi 2, gây ngập úng cho hầu hết diện tích canh tác ở vùng hữu Bùi và các khu vực trũng thấp vùng tả sông Bùi - hữu sông Đáy. Nước đã tràn vào 2.349 hộ của 10 xã, thị trấn, trong đó nhiều thôn, xóm, khu dân cư bị ngập sâu. Các thôn Yên Trình, Thuận Lương - xã Hoàng Văn Thụ bị cô lập. Chính quyền địa phương lo ngại nếu không giữ được đê tả Bùi thì nước sẽ vào toàn bộ huyện và đi ngược lên các khu vực sâu bên trong Hà Nội, kể cả quận Hà Đông và một số quận nội thành. Các tuyến giao thông ra phía Tây sẽ bị chia cắt rất nghiêm trọng. Thiệt hại sẽ rất lớn. Hà Nội cũng đã tính đến phương án dùng hết các khu chứa ở đê hữu Bùi để giảm tải cho an toàn của đê tả Bùi v.v... Người dân chỉ mong sao khi nguy cấp, không bị động, sợ nhất là cho vỡ đê theo "kế hoạch"! 1. Tổng quan về sông Bùi Sông Bùi bắt nguồn từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, có chiều dài khoảng 40km, đoạn thượng lưu dài 20km chảy theo hướng Tây - Đông đến Tân Trượng thì nhập với sông Tích, tiếp tục chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Đáy tại Ba Thá. Sông Bùi đoạn qua địa phận Hà Nội chảy qua huyện Chương Mỹ, chia huyện Chương Mỹ thành 2 vùng là vùng Tả Bùi với diện tích vùng bảo vệ khoảng 28.000ha, số dân được bảo vệ 596.000 người; vùng Hữu Bùi có diện tích 6.500ha, số dân được bảo vệ 75.000 người. Tuyến đê Tả Bùi, có chiều dài 14,7km thuộc huyện Chương Mỹ, cao độ đê thiết kế +7,7 ÷ +8,0 mặt đê rộng 4-5m. Theo quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy, mực nước thiết kế trên sông Bùi tại Tân Trượng là 9.33m; tại Ba Thá là 8,22m. Như vậy, so với quy hoạch, cao trình đê Tả Bùi còn thiếu từ 0,5 – 1,5m. Tuyến đê chính Hữu Bùi, có chiều dài 16,5km, cao độ đê hữu Bùi từ 7-7,5m, mặt đê rộng 3-4m. Ngoài ra, hiện tại chưa có giải pháp để ngăn lũ rừng ngang từ sườn núi phía Tây đổ về nên tuyến đê Hữu Bùi chưa được liền tuyền mà được ngăn cách từng đoạn bởi các tuyến đê bao. So với quy hoạch, cao trình đê Hữu Bùi và các tuyến đê bao còn thiếu từ 1,5 – 2,5m. 2. Tình hình mưa lũ trong tháng 7/2018 trên lưu vực sông Bùi Theo số liệu quan trắc mưa từ trung tâm dự báo KTTVTW tổng lượng mưa trong tháng 7 trên trạm Lâm Sơn thuộc lưu vực sông Bùi là 1.075mm, tập trung vào 2 đợt, đợt 1 từ ngày 14-22/7 có lượng mưa 597mm; đợt 2 từ ngày 27-31/7 có lượng mưa 283mm. Theo tính toán thì lượng mưa tháng 7 tương ứng với tần suất 0,5%; vượt trung bình nhiều năm 2,6 lần. Với lượng mưa quá lớn, độ dốc của lưu vực sông Bùi cũng lớn, nước tập trung nhanh về vùng hạ du, làm cho mực nước trên sông Bùi tại Yên Duyệt trong đợt mưa lớn từ ngày 14-22/7 lên mức 7,36m, làm cho một số đoạn đê Hữu Bùi bị tràn, gây các xã Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến, Tân Tiến đã bị tràn, gây ngập úng cho khoảng 2.200ha, bao gồm cả khu vực dân cư và khu vực canh tác. Từ ngày 24/7 đến ngày 29/7 nước trên sông Bùi rút rất chậm, chỉ vào khoảng 5cm/ngày, đến ngày 28-29/7 lại xảy ra mưa lớn với tổng lượng mưa 203mm, làm cho mực nước sông Bùi tiếp tục dâng cao đạt đỉnh 7,52m tại Yên Duyệt vào ngày 30/7.
Với mực nước trên thì khoảng 2km phía thượng lưu của đê Tả Bùi đã bị tràn, thành phố Hà Nội phải dùng bao cát để bảo vệ. Nhiều đoạn đê Tả Bùi đã ở mức báo động. Đê Hữu Bùi tiếp tục bị tràn trên 7km và các khu vực đã ngập 10 ngày nay lại tiếp tục bị ngập sâu hơn. 3. Giải pháp phòng chống lũ đối với sông Bùi Với các số liệu nêu trên có thể khẳng định hiện tại cao trình, mặt cắt cả 2 tuyến đê Tả Bùi, Hữu Bùi đều chưa đảm bảo chống lũ thiết kế, giải pháp lâu dài để chống lũ sông Bùi bao gồm:
Lời kết Sông Bùi là 1 con sông nhỏ với phạm vi qua huyện Chương Mỹ khoảng hơn chục km. Thực tế, nếu nhìn tổng thể thì rõ ràng vùng này là vùng tập trung nước rất lớn. Vì chỉ cần với lượng mưa dài ngày ở thượng nguồn về khi gặp lũ trên sông Đáy chắc chắn sẽ khó thoát kịp. Tình trạng ngập lụt kéo dài như vậy là do lũ trên sông Bùi qua huyện Chương Mỹ dâng cao, suốt từ ngày 27/7-30/7 luôn trên báo động 3. Lũ cuồn cuộn đổ về bởi mưa lớn đã trút xuống cả nửa tháng nay ở thượng nguồn sông Bùi - huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Tổng lượng mưa từ ngày 17 - 30/7 lên tới 619 mm. Sau khi mưa giảm và hồ thượng nguồn ngừng xả nước thì mực nước ngày hôm nay 1/8 tại Yên Duyệt là 7,28m, giảm 14cm so với hôm qua. Tuy nhiên, diện tích ngập úng ít thay đổi, vẫn ở mức 2.200 ha ở Chương Mỹ và 800 ha ở Quốc Oai. Trong vài ngày tới lượng mưa dự báo nhỏ, mực nước sẽ giảm dần khoảng 15cm/ngày. Một số giải pháp nêu ở trên liên quan đến tăng cường mở rộng mặt cắt ướt. Với sông nhỏ này thì cần ưu tiên cải thiện nó trước tiên. Phương án lên đê phải tính toán kỹ xem lên ở mức nào là thích hợp vì bản thân khu vực này đang nằm trong vùng chứa lũ, thoát rất chậm. Kịch bản bất lợi là cả sông Bùi và sông Đáy cùng lên báo động cấp III thì còn nguy hiểm hơn nữa. Các nhà chuyên môn nên nghĩ đến xem xét giữa việc lên đê với việc có thể điều chỉnh hoặc mở thêm tuyến dòng chảy theo hướng khác vào sông Đáy thuận hơn thay vì để chảy cắt ngang sông Đáy như vậy. T.V.T. Tác giả gửi BVN | |
Kế hoạch lớn của Trump đối với Nga Posted: 01 Aug 2018 06:37 PM PDT Brandon J. Weichert Phạm Nguyên Trường dịch Tổng thống Donald Trump có lý: Quan hệ Nga-Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất trong mấy chục năm qua, và sự kiện này chủ yếu là lỗi của những người tiền nhiệm thời hậu-Chiến tranh lạnh của ông. Trump coi việc phục hồi quan hệ thiếu lành mạnh này là sứ mệnh của mình. Tôi cho rằng chính quyền Trump đang tìm cách đẩy Moskva ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc (hình thành sau khi Nga chiếm Crimea vào năm 2014) và trở lại với phương Tây. Không, Vladimir Putin không phải là người dễ thương, tay ông ta chắc chắn là đã nhuốm máu (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen). Nhưng, như cựu tổng thống Lyndon Johnson đã từng châm biếm J. Edgar Hoover, "để anh ta ở trong lều và đái ra ngoài thì tốt hơn là cho anh ta ra ngoài rồi đái vào lều". Tổng thống Nga V.Putin và người đồng nhiệm Mỹ - Donald Trump tại Hội nghị Apec, 2017, Hà Nội (Việt Nam). Ảnh: Jorge Silva/AFP via Getty Images Hơn nữa, quân đội Nga có thể làm cho nước này trở thành lực lượng đối trọng tự nhiên của nước Trung Quốc đang vươn lên một cách nhanh chóng. Vụ tranh cãi diễn ra trong thời gian gần đây giữa phương Tây và Nga đã đẩy Nga sang phe Trung Quốc – Nga không còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc, giúp Trung Quốc vươn lên nhanh chóng trong khu vực châu Á. Trump phải ve vãn Nga để đưa Nga trở về và kiềm chế quá trình vươn lên tưởng như không thể nào ngăn chặn được của Trung Quốc. Lịch sử của vụ gây hấn Giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga đã có quan hệ tương đối thân thiện. Nhưng, năm 2004, khi Mỹ bắt đầu can thiệp bí mật vào Ukraine (gọi là "Cách mạng Cam"), thì Vladimir Putin tin rằng phương Tây tìm cách phá hoại chế độ của ông ta và giảm tối đa quyền lực của Nga. Năm 2007, Putin tham dự hội nghị an ninh Munich và tung ra bài diễn văn chỉ trích một cách gay gắt chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở Trung Đông và "mở rộng gấp đôi" NATO và E.U., lấn vào vùng ngoại vi của Nga. Chưa tới một năm sau, quân Nga tràn vào Gruzia, và quan hệ Nga-Mỹ trở thành những lời lên án và khinh thường lẫn nhau. Sau cuộc bầu cử Tổng thống Barack Obama, năm 2008, quan hệ giữa chính phủ mới ở Washington và Moskva đã ấm lên. Tổng thống Obama không lặp lại cái mà ông tin là thái quá về quân sự của chính quyền George W. Bush. Vì vậy, Obama quay sang với Nga. Nga chấp nhận đề nghị của ông này. Đáng tiếc là, giai đoạn "thiết lập lại" quan hệ với Nga thiết lập lại thực sự thì ít mà đơn phương đầu hàng Moskva thì nhiều. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới của Obama (thường được gọi là "BẮT ĐẦU MỚI") đã hạn chế việc hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Mỹ (và số lượng tên lửa) nhưng cho phép Nga hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo Larry Bell, Hiệp ước cũng "xóa bỏ các chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ". Tuy nhiên, Hiệp ước này đã làm giảm được căng thẳng. Như Thomas Grove viết cho Teaauter, tháng 3 năm 2011, cho Reuters, "Hiệp ước giới hạn vũ khí hạt nhân mới giữa Nga và Mỹ củng cố lời tuyên bố của cả hai phía rằng chiến tranh giữa Moskva và phương Tây là chuyện không thể nào tưởng tượng nổi và tạo điều kiện cho Điện Kremlin đưa thêm nguồn lực về phía đông". Vấn đề phía Đông của Nga Vùng Viễn Đông của Nga là khu vực rộng lớn, có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng sống còn, nhưng dân cư thưa thớt. Vùng này lại có chung biên giới với đất nước đông dân nhất, phát triển nhanh nhất và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhất nhất thế giới: đấy là Trung Quốc. David Goldman từng nói, Trung Quốc coi các nước khác là chất đạm có giá trị để cho mình ăn. Vùng Viễn Đông của Nga đúng là như thế. Trong 30 năm qua, người gốc Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng Viễn Đông dân cư thưa thớt và bắt đầu chèn ép người Nga bản địa. Chắc chắn là, vùng Viễn Đông của Nga sẽ trở thành lãnh thổ, trên thực tế, của Trung Quốc. Putin biết rằng chuyện đó đang diễn ra. Ông ta đang dùng hết sức bình sinh để giữ lại lãnh thổ châu Á của mình. Nhưng, do lực lượng quân sự tương đối mỏng, khả năng bảo vùng biên giới rộng lớn của ông ta là khá hạn chế. Chúng ta biết rằng Putin muốn củng cố vùng Viễn Đông của Nga. Hiện nay, Moskva đang đưa các hệ thống phòng thủ ven biển di động K-300P Bastion-P và BAL đến quần đảo Kurile (nước này chiếm được vào năm 1945, bất chấp những lời tuyên bố về chủ quyền của Nhật Bản). Tổng thống Nga V.Putin luôn muốn phát triển mạnh vùng Viễn Đông Nga. Đáng tiếc là, Moskva không thể đưa lực lượng ra khỏi nơi mà người Nga coi là những điểm nóng hơn ở châu Âu và Trung Đông. Với ngân sách quốc phòng năm 2018 là 51 tỷ USD, Moskva đơn giản là phải lựa chọn: Bảo vệ vùng Viễn Đông rộng lớn, giàu tài nguyên của mình, không để Trung Quốc chiếm đoạt hay chống lại điều mà họ coi là phương Tây thù địch với lực lượng quân sự tiến tiến (xin nhớ: hai cuộc xâm lược lớn trong lịch sử Nga - Napoleon và Hitler – đều đến từ phương Tây). Thái Bình Dương hấp dẫn hơn (hoặc phải hấp dẫn hơn) đối với một người Nga có tư tưởng đế quốc-dân tộc chủ nghĩa như Putin. Ở đây có những nền kinh tế năng động nhất thế giới; Thái Bình Dương tạo điều kiện để nước Nga gia tăng sự hiện diện về quân sự trong những khu vực giàu tài nguyên (đồng thời lập hàng rào phòng thủ nhằm bảo vệ các tuyến đường đi vào vùng Bắc cực của Nga - một nguồn tài sản quan trọng của nước Nga). Tiếp tục bị ám ảnh về châu Âu, hoặc tiếp tục để Liên bang Nga ốm yếu dính líu vào nền chính trị bộ lạc của Trung Đông không phải là lợi ích chiến lược lâu dài của Moskva. Washington phải nhận thức được thực tế này và thiết lập quan hệ thân thiện hơn với Moskva. Nếu chuyện đó có thể xảy ra, Putin sẽ thực hiện được công việc bảo vệ an toàn vùng biên giới đang gặp nhiều rắc rối của mình. Sự thân thiện lâu dài giữa Mỹ, Châu Âu và Nga sẽ giúp ổn định vùng biên giới phía tây của nước Nga. Cùng với Mỹ (và Israel), Nga có thể nghiền nát những đồn lũy khủng bố còn sót lại trong thế giới Hồi giáo, góp phần củng cố khu vực phía nam của nước Nga. Lúc đó, bằng cách củng cố vị trí của mình ở Viễn Đông, Nga hoàn toàn có thể tập trung vào việc gây khó khăn cho chiến lược lớn của Trung Quốc. Bước đi đó của Mỹ sẽ làm thay đổi một cách căn bản điều mà Zbigniew Brzezinski, nhà địa chiến lược Mỹ, từng gọi là "bàn cờ lớn". Nó cũng sẽ làm suy yếu và làm mất giá vĩnh viện mối đe dọa mà nước Trung Quốc đang ngóc đầu dậy gây ra - không chỉ đối với Mỹ và châu Á, mà còn đối với toàn thế giới. P.N.T. Brandon J. Weichert là nhà phân tích địa chính trị, quản lý The Weichert Report: World News Done Right and is a contributor at The American Spectator, đồng thời là biên tập viên của American Greatness. Ông viết cho nhiều báo lớn và đang làm nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ về quan hệ quốc tế. Nguồn: Americanthinker VNTB gửi BVN |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét