“Tư liệu lịch sử :TRƯỚC VÀ SAU CUỘC GẶP CẤP CAO TRUNG-VIỆT Ở THÀNH ĐÔ” plus 21 more |
- Tư liệu lịch sử :TRƯỚC VÀ SAU CUỘC GẶP CẤP CAO TRUNG-VIỆT Ở THÀNH ĐÔ
- NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VN PHÁT 2/8: CỜ ĐÀI LOAN LẠI ĐƯỢC THƯỢNG TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
- Biển Đông: ‘Mỹ cần chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc’
- Kế hoạch lớn của Trump đối với Nga
- MỸ SẼ ĐƯA LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ TỚI ĐÀI LOAN VÀO THÁNG 9 TỚI...
- Mỹ xếp 44 công ty TQ vào danh sách 'đe dọa an ninh quốc gia'
- Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông
- Đặc khu: Rộng cửa cho lao động nước ngoài
- "THẦY DÙI TÔ TẦN"- KISSINGER...THUYẾT KHÁCH PUTIN HỢP TUNG VỚI TRUMP, CHƠI TRUNG QUỐC
- BT TRƯƠNG QUANG NGHĨA LO: THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG NGUY CƠ BỊ "THẤT THỦ" TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TRƯỚC MẠNG XÃ HỘI
- SAU CÚ ĐẤM CHÍ MẠNG NÀY CỦA VÕ SỸ TRUMP, TẬP CẬN BÌNH TUNG KHĂN TRẮNG ĐẦU HÀNG.
- Mỹ thông qua luật quốc phòng 'cứng rắn nhất' lịch sử với TQ
- DỰ ÁN VÂN ĐỒN - “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI” VÀ SỐ PHẬN HÌNH CHỮ S
- "Nguyên liệu" rẻ tiền và nguy hiểm cho cuộc bành trướng quân sự của TQ ở biển Đông
- Philippines trách Mỹ không sớm ngăn Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông
- Tung kế “liên Nga chế Hoa”, Trump đẩy Trung Quốc vào nguy cơ thành Liên Xô thứ hai; Không còn hả hê, TQ tắt ngấm nụ cười nhìn độc chiêu của ông Trump
- Sự kiện vắc-xin giả và cuộc chiến ngầm tại Trung Nam Hải
- Mỹ thông qua dự luật cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đôn
- Lá thư “chôn” trong khối bê tông 10 tấn gửi hậu thế ở Thủy điện Hòa Bình đến năm 2100 mới được mở nội dung gì?
- GIANG TRẠCH DÂN TỪNG MƯỢN THƠ LỖ TẤN ĐỂ DẰN MẶT LÊ ĐỨC ANH, ĐỖ MƯỜI TRONG CUỘC GẶP 1997
- Tài nguyên quốc gia đang bị Trung Quốc “nuốt trọn” bởi những tay bất động sản mê tiền...TÀU
- Tổng thống Mỹ dự tính tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc lên 25%
Tư liệu lịch sử :TRƯỚC VÀ SAU CUỘC GẶP CẤP CAO TRUNG-VIỆT Ở THÀNH ĐÔ Posted: 02 Aug 2018 04:01 PM PDT 09/08/2014Đôi lời: Về quá trình bình thường hóa quan hệ VN-TQ, nhiều năm qua đã có những tiết lộ về vai trò của TBT Nguyễn Văn Linh và đại tướng bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh qua 2 cuộc gặp riêng với đại sứ TQ Trương Đức Duy ngày 5 và 6/6/1990 *. Thế nhưng mới đây, viên đại sứ này còn tiết lộ thêm mấy cuộc tiếp xúc "bí mật" nữa ngay sau đó, theo nghi thức rất lạ, mà xem ra giới chức chóp bu VN khi đó hoàn toàn không biết *. Để rồi chỉ mươi ngày sau đã có cuộc gặp cấp cao Trung-Việt tại Thành Đô đầu tháng 9/1990, qua lời mời cũng rất lạ của TQ với các vị "nguyên thủ" VN trước chuyến thăm chỉ có 5 ngày. Thực hư chuyện này tới đâu, tại sao phía TQ lại tung ra bản gọi là "hồi ký" của họ Trương vào lúc này, đó là điều cần phải làm rõ. (Những đoạn tô đậm là do Ba Sàm thực hiện để độc giả tiện theo dõi. Mời xem thêm các tài liệu liên quan ở cuối bài). Mạng Báo buổi sáng Liên hợp, Trung Quốc – 中越高层成都会晤的前前后后 21-11-2011 (Ghi lại việc giải quyết vấn đề Campuchia và khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước [Trung-Việt]) Tác giả: Trương Đức Duy Người dịch: Quốc Thanh Tóm tắt về tác giả: Sinh năm 1930 ở huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tại Việt Nam. Năm 1948 tham gia Đội công tác chính trị thuộc Biên khu Việt Quế[1], năm 1949 được Tung đội Biên khu Việt Quế điều vào tham gia bộ đội Việt Nam, sau đó điều vào làm trong Đoàn cố vấn chính trị, quân sự giúp Việt Nam chống Pháp của Trung Quốc. Năm 1954, tham gia thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách phần phiên dịch và điều tra nghiên cứu. Năm 1964, lại được phái về giữ chức Bí thư thứ ba ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Năm 1967, giữ các chức Thư kí Tổ chăm sóc y tế cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và phiên dịch cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ tháng 7 năm 1985 đến tháng 3 năm 1983, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Vương quốc Thái Lan kiêm Đại sứ tại Campuchia dân chủ, đồng thời là Đại diện thường trú của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc; từ tháng 4 năm 1989 đến tháng 3 năm 1993, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Từ tháng 6 năm 1993 về hưu cho đến nay, từng trải qua các chức vụ Phó chủ tịch Hội hữu nghị Trung-Việt, Chủ tịch các khóa 3, khóa 4, khóa 5 và Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Hoa kiều Việt Nam, Campuchia, Lào. Lời người biên tập: Năm nay nhân dịp kỉ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước hai Đảng Trung-Việt, xin đặc biệt đăng tải một bài hồi ký của tác giả viết sau ngày rời bỏ chức vụ ở Việt Nam, nhằm cung cấp cho độc giả một sự hiểu biết khá tường tận về sự kiện lịch sử trọng đại này. Chuyến bay huyền bí Sớm ngày 3 tháng 9 năm 1990, Hà Nội – Thủ đô Việt Nam, mưa phùn lất phất. 8 giờ 10 phút (10 giờ 10 phút giờ mùa hè Bắc Kinh), một chiếc chuyên cơ Tu-134 màu bạc cất cánh từ Sân bay quốc tế Nội Bài tĩnh lặng, chầm chậm bay lên không trung, lặng lẽ hướng thẳng tới biên giới Trung-Việt. Đây là chiếc máy bay dân dụng Việt Nam đầu tiên bay tới Trung Quốc kể từ 20 năm nay, còn hành khách trên máy bay lại là các nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam – Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ Đỗ Mười, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng. Có thể dự đoán được hành động này sẽ có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến mối quan hệ Trung-Việt. Tuy nhiên, trên sân bay không có đông người ra tiễn, không có nhà báo, lại càng không có cảnh tượng quần chúng. Tất cả những điều đó đã khoác lên một màu sắc huyền bí cho chuyến bay này. Cuộc gặp Thành Đô giữa lãnh đạo Trung-Việt (3-9-1990). Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9), … Chuyến đi Trung Quốc bí mật lần này của các nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam, theo lời mời của Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng, là tới Thành Đô để tổ chức hội đàm nội bộ về vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt. Những người đi theo phía Việt Nam có: Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Đinh Nho Liêm. Tôi với tư cách là Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã đi theo tới và tham gia cuộc hội đàm một cách ngẫu nhiên. Máy bay bay an toàn, trong khoang rất yên tĩnh, mọi người không nói chuyện nhiều, dường như đều đang trầm tư, hình dung xem chuyến đi này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ Việt-Trung. Tôi nhìn từng đám từng đám mây lùi lại phía sau bên ngoài cửa sổ máy bay, trăm mối suy nghĩ, những việc đã qua hiện về trong đầu… Ôn lại mối quan hệ Trung-Việt, từ buổi đầu thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, mối quan hệ hai nước hai Đảng luôn hết sức tốt đẹp và thân thiện. Trong các cuộc Chiến tranh chống Pháp và Đấu tranh chống Mỹ cứu nước lâu dài của Việt Nam, trong quá trình khôi phục và xây dựng kinh tế toàn diện của Việt Nam, Trung Quốc đều có sự ủng hộ và chi viện lớn nhất. Nhất là trong thời khắc ngặt nghèo khi quân xâm lược Mỹ đem bom rải khắp Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố: "Bảy trăm triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, đất Trung Quốc rộng rãi bao la là hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam". Đồng thời, đã điều hơn 32 vạn Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc tới Miền Bắc Việt Nam, kề vai sát cánh cùng quân dân Việt Nam chống trả lại những trận ném bom rải thảm của bọn giặc trời Mỹ. Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói một cách thấm thía: Trung Quốc đối với Việt Nam là "Trăm ơn ngàn nghĩa vạn tình" và đã dùng câu thơ sâu sắc "Mối tình thắm thiết Việt Hoa, Vừa là đồng chí, vừa là anh em" để mô tả mối quan hệ thắm thiết giữa hai nước. Nhưng, ai mà biết được chữ ngờ, sau lưng Hồ Chí Minh, khi đã giành được thắng lợi trong cuộc Đấu tranh chống Mỹ cứu nước và hoàn toàn thống nhất, bè đảng do Lê Duẩn cầm quyền đã từ bỏ con đường đúng đắn của Hồ Chí Minh, trắng trợn thi hành chính sách xâm lược Campuchia, phản Hoa bài Hoa, làm cho mối quan hệ Trung-Việt cực kì xấu đi, để đến nỗi nhìn nhau như kẻ thù. Từ đó, mối quan hệ không bình thường đầy bi kịch giữa hai nước đã kéo dài suốt hơn 10 năm. Làm Đại sứ Việt Nam với đầy trọng trách Tháng 4 năm 1989, tôi nhận nhiệm vụ làm Đại sứ tại Việt Nam, gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng, đó là quán triệt phương châm mà Trung ương đã định ra là: Trước hết, Việt Nam phải thực sự rút sạch quân ra khỏi Campuchia, thực sự giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, thực sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, thì mới có thể gạt bỏ được mọi trở ngại mà khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt, đây chính là then chốt. Căn cứ vào toàn bộ cục diện quốc tế, cục diện khu vực và động hướng chuyển biến về chính sách của ban lãnh đạo mới của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Văn Linh đứng đầu, cần sớm thúc bách Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia, đồng thời giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, từ đó mà mở đường cho việc khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt. Cần thấy rằng, điều kiện lúc này đã cơ bản đầy đủ. Nhưng, qua một thời gian tìm tòi và làm việc kể từ khi tới nhậm chức, tôi cảm thấy muốn giải quyết được hai vấn đề đại sự này vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nguyên nhân là do tàn dư thế lực của Lê Duẩn vẫn còn gây quấy nhiễu từ nhiều phía, mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn ở trạng thái đối lập và đối kháng, tranh chấp biên giới vẫn còn xảy ra đôi lúc; giữa hai nước ngoài quan hệ ngoại giao ra, mọi mối quan hệ khác đều đã bị đoạn tuyệt. Song, vũ đài ngoại giao rất rộng lớn, tôi đã mở hoạt động bằng nhiều phương thức, tận dụng hết những mối quan hệ cũ, tới thăm khắp những người lãnh đạo các cấp các ngành để làm việc xoay quanh các vấn đề nói trên. Trải qua bao nỗ lực, tuy cũng có được một vài tiến triển, nhưng Nguyễn Cơ Thạch khi ấy là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lại đang nắm đại quyền ngoại giao của Việt Nam. Tôi đã nhiều lần bàn bạc trao đổi với ông ta về vấn đề Campuchia nhưng không bao giờ tới nơi, vấn đề mấu chốt vẫn chưa giải quyết được. Thời gian đã trôi qua 1 năm, làm thế nào bấy giờ? Lúc này tôi cân nhắc đến việc phải tìm cách thâm nhập chuyện trò với những người lãnh đạo cấp cao hơn bên phía Việt Nam. Trong thời gian này, tôi từng thông qua con đường ngoại giao bình thường để đề xuất nguyện vọng tới thăm chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ, nhưng do mối quan hệ hai nước hai đảng vẫn đang ở trạng thái không bình thường, cho nên Bộ ngoại giao Việt Nam đều không sắp xếp. Vì thế, tôi nghĩ đến Nguyễn Văn Linh đang giữ chức Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời kì Đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam từng bí mật tới thăm Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo chủ yếu của Miền Nam Việt Nam, khi gặp mặt các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh, tôi từng đảm nhận vai trò phiên dịch cho ông ta, ông ta chắc vẫn còn nhớ tôi, thế là tôi bày tỏ ý muốn được tới thăm ông thông qua bạn bè. Quả nhiên không lâu sau, Nguyễn Văn Linh đã tiếp tôi vào ngày 5 tháng 6 năm 1990. Khi gặp mặt, ông bắt tay tôi rất lâu và nhiệt tình, tỏ ra hết sức thân thiết. Tự đáy lòng, ông vẫn nhớ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước hai Đảng trong quá khứ, đồng thời bày tỏ hết sức trân trọng mối tình hữu nghị tốt đẹp Việt-Trung, hi vọng mối quan hệ này sẽ được khôi phục trong thời gian sớm nhất. Tôi trình bày theo đúng tinh thần của Trung ương là lãnh đạo Trung Quốc luôn coi trọng mối quan hệ và tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước Trung-Việt, hi vọng phía Việt Nam sớm áp dụng những biện pháp thiết thực để giải quyết tốt vấn đề Campuchia…, đồng thời mở đường cho việc khôi phục mối quan hệ bình thường giữa hai nước Trung-Việt. Nguyễn Văn Linh nói, ông cũng có nguyện vọng giống như lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, để đích thân trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những vấn đề cùng quan tâm. Ở lần gặp mặt này, vì có nhiều người đi theo cùng có mặt, nên Nguyễn Văn Linh chưa bàn sâu đến vấn đề Cam puchia và quan hệ giữa hai nước. Nhưng sau đó, mọi việc đã có bước tiến triển mới. Lời nhắn quan trọng chuyển rõ ý Sau đó không lâu, vào ngày 16 tháng 8, một cán bộ Viện khoa học xã hội Việt Nam là Hoàng Nhật Tân (con trai Hoàng Văn Hoan) tới sứ quán gặp tôi (ông cùng với mẹ tới Bắc Kinh thăm bố mình vừa về), xúc động nói: "Tối ngày 13 tháng 8, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe tới đón tôi đến nhà ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, hỏi thăm kĩ lưỡng về tình hình sinh hoạt và sức khỏe của bố tôi, hết sức thân thiết. Tổng bí thư còn nói, ông muốn được gặp Đại sứ Trương lần nữa, nhưng Bộ ngoại giao nói chưa cần và đã ngăn lại. Vì thế, ông ấy nhờ tôi ghi lại một lời nhắn. Khi Tổng bí thư nói, tôi đã ghi lại hết sức tường tận. Cuối cùng còn đọc lại một lượt và đã được sự xác nhận của ông ấy". Sau đó, Hoàng Nhật Tân trịnh trọng chuyển cho tôi lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nội dung chủ yếu như sau: "Tháng 10 năm ngoái, đồng chí Khải Sơn đã chuyển đến tôi lời thăm hỏi của đồng chí Đặng Tiểu Bình và lòng mong mỏi sớm được thấy sự bình thường hóa mối quan hệ Trung-Việt của đồng chí Đặng Tiểu Bình, tôi nghe thấy rất phấn khởi. Tôi cũng tha thiết mong mỏi mối quan hệ tốt đẹp Việt-Trung có thể được khôi phục trong nhiệm kì Trung ương khóa 6 Đảng cộng sản Việt Nam do tôi chủ trì, để mở đầu một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước khi tiến hành Đại hội 7 của Đảng cộng sản Việt Nam. Làm được việc này thì mới khỏi phụ sự tín nhiệm của nhân dân Việt Nam và các Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đối với tôi. Tôi muốn nói một cách thẳng thắn rằng, sở dĩ trở ngại về vấn đề Campuchia cứ bị kéo dài chưa được giải quyết là vì có những người trong Đảng luôn làm sai lệch sự việc, chưa quán triệt được tinh thần chủ yếu của Trung ương. Tôi hi vọng phía Trung Quốc cho mời tôi và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cùng Cố vấn Phạm Văn Đồng tới thăm Trung Quốc theo con đường nội bộ, để trao đổi trực tiếp và sâu hơn với lãnh đạo Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề Campuchia…, tin rằng những vấn đề này nhất định sẽ được giải quyết thật tốt, từ đó mà thực hiện được bình thường hóa quan hệ hai nước Việt-Trung. Tôi sẽ đi theo con đường của Hồ Chủ tịch, vun đắp tình hữu nghị Việt-Trung tốt đẹp, bảo vệ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những lợi ích cách mạng chung giữa hai nước Việt-Trung, sẽ đi tiếp một cách kiên định không lay chuyển". Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trương Đức Duy (5-6-1990) Sau khi đã chăm chú nghe lại lời nhắn từ Nguyễn Văn Linh, tôi nói với Hoàng Nhật Tân: Nếu có cơ hội, nhờ anh chuyển lời lại cho đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh rằng tôi hiểu được ý tứ và nỗi lòng của ông ấy, tôi sẽ báo cáo ngay với Trung ương chúng tôi. Tiễn chân Hoàng Nhật Tân xong, tôi quay về phòng làm việc suy nghĩ mãi về một vấn đề. Ngày 5 tháng 6, tôi từng báo cáo về trong nước là khi Nguyễn Văn Linh gặp tôi có đề xuất yêu cầu được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ. Trả lời từ trong nước là phải giải quyết trước hai vấn đề mấu chốt còn lại trong vấn đề Campuchia (đó là: Việt Nam phải rút quân triệt để khỏi Campuchia và giải pháp chính trị công bằng cho Campuchia), rồi sau đó mới bố trí cuộc gặp cấp cao hai nước theo đúng trình tự và hợp lí. Bây giờ lại đã xuất hiện những tình huống và nhân tố mới, vậy tôi nên đưa ra quan điểm và kiến nghị ra sao đây? Suy nghĩ mãi, tôi thấy vẫn nên đề xuất kiến nghị tích cực hưởng ứng yêu cầu của Nguyễn Văn Linh, để lãnh đạo tham khảo ra quyết sách. Trong báo cáo, tôi chủ yếu phân tích mấy điểm sau: Một là Nguyễn Văn Linh luôn thân thiện với Trung Quốc. Việc ông ta mong sớm giải quyết vấn đề Campuchia và khôi phục mối quan hệ tốt đẹp Trung-Việt là chân thành. Hai là vấn đề Campuchia bị để dây dưa không giải quyết, nguyên nhân quan trọng là do Nguyễn Cơ Thạch cùng Bộ ngoại giao do ông ta nắm quyền ngăn chặn khắp nơi. Nguyễn Văn Linh muốn vượt qua được tầng chướng ngại vật này thì phải có sự bàn định từ lãnh đạo tối cao của hai nước trước, rồi sau đó mới tìm cách nghĩ ra các biện pháp, điều này phù hợp với thực tế trước mắt của Việt Nam. Ba là Nguyễn Văn Linh hi vọng chúng ta mời cả Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng đi, dụng ý là để tăng thêm độ uy quyền của chuyến đi và tiện cho việc quyết ngay tại chỗ những vấn đề trọng đại, đồng thời cũng cho thấy ông hết sức coi trọng những vấn đề này. Bốn là phán đoán từ tình hình đối nội và đối ngoại mà phía Việt Nam hiện tại đang ở vào, thì với việc tổ chức hội đàm nội bộ giữa lãnh đạo hai nước vào lúc này, xác suất có thể đạt kết quả tốt là rất lớn. Ngày hôm sau, nhận được điện trả lời chỉ thị muốn tôi phải lập tức kiểm tra độ xác thực của nội dung lời nhắn, đề xuất với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh là "đích danh Đại sứ muốn được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong một ngày gần đây", để trực tiếp tìm hiểu ý đồ thực của Nguyễn Văn Linh. Hơn 10 năm qua, quan hệ Trung-Việt ở trạng thái không bình thường, sứ quán không có mối liên hệ nào với người tin cậy bên Nguyễn Văn Linh, vậy thì nên thông qua con đường nào đây để yêu cầu được gặp riêng một cách ổn thỏa hơn? Tôi triệu tập ngay cuộc họp Đảng ủy mở rộng, mời mọi người bàn bạc ra mưu sách. Ý tưởng thông qua con đường Vụ đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam thì sợ sẽ không giữ được bí mật, mà cũng khó để thực hiện "gặp riêng". Có đồng chí nêu xem xem có thể thông qua con đường quân đội được không? Tôi cho như thế sẽ khá là ổn thỏa, lại càng có lợi hơn cho việc bảo mật. Thế là tôi liền nghĩ tới Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ quốc phòng mà tôi khá thân thiết, từ ngày đến Việt Nam lần này, tôi đã gặp ông ta vài lần, quan hệ rất tốt, có thể thông qua ông ta để yêu cầu được gặp Đại tướng Lê Đức Anh (Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ quốc phòng) thân thiết với Nguyễn Văn Linh, rồi xin Lê Đức Anh giúp đỡ bố trí cho tôi bí mật gặp Nguyễn Văn Linh. Mọi người thấy biện pháp này có thể được. Thế là tôi lập tức cho Tùy viên quân sự Triệu Nhuệ liên hệ chính thức với Cục trưởng Vũ Xuân Vinh. Khi gặp Cục trưởng Vũ Xuân Vinh, Tùy viên quân sự Triệu đã trịnh trọng đề xuất: "Đại sứ Trương có việc gấp và quan trọng muốn được gặp Bộ trưởng Lê Đức Anh. Xin Cục trưởng bố trí cho ngay". Chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh trả lời Tùy viên quân sự Triệu rằng: "Đồng chí Đại tướng rất vui lòng được gặp đồng chí Đại sứ, 8 giờ sáng hoặc 7 giờ tối mai đều được. Đại tướng còn nói, sau này đồng chí Đại sứ có muốn gặp ông thì cứ Cục đối ngoại Bộ quốc phòng bố trí là được". Vào 8 giờ sáng ngày 20 tháng 8, xe của tôi chạy thẳng vào Bộ quốc phòng. Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh đón đợi ở cổng tòa nhà, dẫn tôi vào phòng tiếp khách của Bộ trưởng rồi lui ra, khép chặt cửa lại. Tôi đang tiến thẳng vào thì Bộ trưởng Lê Đức Anh cũng bước vào phòng khách từ một cửa khác, khi gặp nhau Lê [Đức Anh] bắt tay, ôm tôi rất nhiệt tình. Tôi nói xã giao: "Thực sự được xin lỗi, mới sáng ra đã tới làm phiền đồng chí Đại tướng". Đại tướng Lê [Đức Anh] mỉm cười bảo: "Đại sứ đến lúc nào tôi cũng tiếp". Trong phòng khách ngoài hai chúng tôi ra, không có ai đi theo. Chuyện trò hàn huyên xong tôi chuyển ngay sang chủ đề chính, đầu tiên bày tỏ lãnh đạo Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ Trung-Việt, hiện nay tình hình quốc tế phát triển rất nhanh, thời gian không chờ đợi mình, cả hai bên cần chớp lấy thời cơ, nhanh chóng loại bỏ trở ngại là vấn đề Campuchia, từ đó thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư. Tôi nói, hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái: "Đây quả thực là việc hết sức quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư". Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là: Thứ nhất, nhấn mạnh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy. Thứ hai, bước đi đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề Campuchia là phải thành lập Hội đồng tối cao toàn quốc Campuchia, nhưng nếu hai đảng cộng sản ở Campuchia không thực hiện hòa giải, thì có thành lập ra Hội đồng tối cao cũng không thể thực sự giải quyết được vấn đề, các phái sẽ vẫn còn tiếp tục tranh cãi, thậm chí còn lại đánh nhau. Cho nên, cả hai phía Trung-Việt cần cùng nỗ lực khuyên giải hai đảng cộng sản ở Campuchia hòa giải, để nước Campuchia tương lai có thể bình yên được lâu dài. Gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân sự Triệu, nói rằng: "Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều không đem theo phiên dịch và thư kí. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng". Mọi sự được tiến hành thuận lợi hơn dự kiến. Tối đó, tôi theo hẹn đúng giờ đến Bộ quốc phòng. Trong cuộc gặp hơn 40 phút, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với tôi hết sức thân mật và thẳng thắn, ông đã chứng thực cho lời nhắn mà Hoàng Nhật Tân đã ghi lại. Nguyễn [Văn Linh] nói: Trong công cuộc đấu tranh cách mạng dài lâu và trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ và viện trợ to lớn từ lòng tấm chân thành của Trung Quốc. Bản thân tôi trước sau đều cho rằng, Việt Nam cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Thời kì Đại hội IV Đảng cộng sản Việt Nam năm 1976, vì không đồng tình với một vài cách làm làm xấu đi mối quan hệ Việt-Trung mà tôi đã bị chỉ trích là "hữu khuynh". Thời kì Đại hội V năm 1982, lại chỉ vì không tán thành chính sách bài Hoa và chủ trương ở giai đoạn hiện tại cần cho phép nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại mà tôi đã bị ra khỏi Bộ chính trị. Khi ấy, tôi rất khó lí giải được vì sao lại phải áp dụng thái độ đó với Trung Quốc. Nếu như Bác Hồ còn sống khỏe mạnh, thì dứt khoát sẽ không xuất hiện chuyện quái gở như vậy. Rồi còn chính sách đối xử với người Hoa và Hoa kiều cũng là sai lầm. Người Hoa, Hoa kiều đã có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp cách mạng và xây dựng của Việt Nam, khi thắng lợi rồi chúng tôi lại kỳ thị họ, xua đuổi họ, thật là cạn tàu ráo máng. Nguyễn Văn Linh còn nói đến cả chuyện khi lên làm Tổng bí thư vào năm 1986, ông liền quyết tâm khắc phục mọi trở lực, từng bước chỉnh sửa những sai lầm trong quá khứ, khôi phục lại tình thân thiện với Trung Quốc. Ông nói, đầu tiên ông thuyết phục Ban chấp hành Trung ương kiến nghị với Quốc hội xóa bỏ những nội dung chống Trung Quốc trong Hiến pháp, đồng thời sửa đổi những chính sách sai lầm đối với người Hoa và Hoa kiều. Sau đó, lại làm công tác từ các phương diện, để rồi cuối cùng đã ra được quyết định rút quân khỏi Campuchia. Trong tình hình thế giới hiện nay, việc Việt Nam cùng với Trung Quốc, trung tâm xã hội chủ nghĩa vững mạnh, thiết lập và phát triển nên mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đoàn kết đã trở nên ngày càng quan trọng và cấp thiết. Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh, niềm mong mỏi ấp ủ lớn nhất của ông là tới Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức vào năm 1991 sẽ thực hiện được bình thường hóa quan hệ Việt-Trung, đây sẽ là một việc lớn gây phấn chấn lòng người đối với toàn Đảng toàn dân Việt Nam. Về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh nói, ông thấu hiểu được tầm quan trọng và tính bức thiết của việc giải quyết vấn đề này, vì thế, nhiệm vụ đầu tiên mà ông dự định tới Bắc Kinh lần này là muốn thảo luận với phía Trung Quốc về vấn đề Campuchia, cho nên thử xem xét để mình ông cùng với một hai vị lãnh đạo cao cấp thân cận tới Bắc Kinh trao đổi bàn bạc trực tiếp với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng theo kiểu đồng chí, với thái độ chân thành tâm giao, nhằm tìm ra phương án giải quyết tối ưu. Nguyễn Văn Linh cho rằng, khi giải quyết vấn đề Campuchia nên xem xét từ hai phương diện: Trước hết, thỏa mãn yêu cầu rộng khắp của cộng đồng quốc tế, để cho Sihanouk đứng đầu, bảo đảm cho Campuchia trong tương lai sẽ trở thành một đất nước hòa bình, độc lập, trung lập và không liên kết, giữ được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước. Thứ đến, thúc đẩy các phái ở Campuchia đi đến xóa bỏ hiềm thù, hòa giải thực sự theo tinh thần hướng tới tương lai. Làm như vậy không có nghĩa là phe này đầu hàng phe kia, và cũng không tồn tại vấn đề ai thôn tính ai, mà là các phái xắn tay hợp tác để cùng tạo nên tương lai. Ông nhấn mạnh, điều hết sức quan trọng là không được để cho Campuchia trong tương lai bị rơi vào tay Mỹ, trở thành bàn đạp cho chủ nghĩa đế quốc thực hiện diễn biến hòa bình ở Bán đảo Đông Dương. Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng: Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu [Ân Lai] đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy. Tôi nghe hết sức chăm chú từng chi tiết buổi nói chuyện của Nguyễn Văn Linh, đồng thời ghi lại những nội dung quan trọng mà ông đã nói. Cuối cùng tôi đã bày tỏ rằng vô cùng cảm động khi được nghe buổi nói chuyện hết sức thân mật của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhất định sẽ báo cáo ngay lại với Trung ương chúng tôi về những ý kiến và yêu cầu của đồng chí Tổng bí thư . Đồng ý mời lãnh đạo cấp cao Việt Nam đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ Chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Làm sao trực tiếp nói với riêng Nguyễn Văn Linh về quyết định quan trọng này của Trung ương bây giờ? Lúc này thời gian đã rất gấp, chỉ còn cách ngày lên đường đi Trung Quốc của đoàn Nguyễn Văn Linh có 5 ngày. Thế là tôi liền quyết định vẫn thông qua kênh Bộ quốc phòng Việt Nam, như thế là nhanh chóng và ổn thỏa nhất. Không cho phép được chậm trễ một giây, tôi bảo ngay Tùy viên quân sự Triệu lập tức hẹn gặp Cục trưởng Cục đối ngoại Vũ Xuân Vinh. Thật là không may, Vũ Xuân Vinh đi Hải Phòng mất rồi, ngày hôm sau mới về Hà Nội. Tùy viên quân sự Triệu nhanh chóng quyết định lập tức đổi sang hẹn với trung tá Vũ Tần Vụ trưởng của Cục đối ngoại. Sau đó anh ta báo lại với tôi, tôi nói anh làm rất đúng, phải hết sức tranh thủ thời gian. Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá giúp bố trí cho. Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương khóa 9 Đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: "Đúng 8 giờ sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ". Tổng bí thư Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương Duy Đức (7-1991) Sáng ngày 29, tôi đến phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ. Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một cách dí dỏm: "Trông bộ dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin tốt lành đến cho chúng tôi rồi". Tôi nói: "Chiều tối qua, tôi nhận được chỉ thị quan trọng của Trung ương. Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã lại tới làm phiền anh rồi". Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê Đức Anh việc Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả lời trực tiếp với đồng chí ấy. Lê [Đức Anh] bày tỏ: "Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe mà cảm thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi phải có những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công.". Khi chuyện trò tiếp, tôi nhắc đến việc 5 nước thành viên thường trực của Liên hợp quốc đã thông qua các văn bản khung về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, hi vọng phía Việt Nam thể hiện sự ủng hộ rõ ràng cho vấn đề này, đồng thời thúc đẩy phía Phnom Penh tiếp nhận. Lê [Đức Anh] bày tỏ là đã hiểu, đồng thời nêu lại một lần nữa việc giải quyết vấn đề Campuchia cần xem xét tới hai phương diện, một là hòa giải trong nội bộ Campuchia, hai là thỏa mãn đòi hỏi của cộng đồng quốc tế. Hi vọng cả hai nước Việt-Trung sẽ cùng nhau nỗ lực, tạo mọi điều kiện để các phái ở Campuchia thực hiện hòa giải. Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng, Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tôi lập tức hẹn gặp luôn với Phó Ban đối ngoại Đảng cộng sản Việt Nam Trịnh Ngọc Thái, nói rằng có chuyện gấp yêu cầu được tới thăm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, hi vọng anh ta sẽ báo cáo ngay. Một lúc sau, Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam liền thông báo cho sứ quán tôi: Theo yêu cầu của Đại sứ Trương Đức Duy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười sẽ gặp Đại sứ Trương Đức Duy vào 4 giờ chiều tại nhà khách Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Vào 3 giờ 55 phút chiều, tôi ngồi trên chiếc xe có cắm quốc kỳ tới cổng tòa nhà Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Quang Anh dẫn tôi vào nhà khách, lúc này Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã có mặt, họ đều lần lượt bắt tay và ôm tôi rất thịnh tình. Theo đề nghị từ phía Việt Nam, lần này vẫn không bố trí phiên dịch, thư ký và người đi cùng. Trước hết tôi cảm ơn hai vị đã dành thời gian đón tiếp tôi trong muôn vàn bận rộn. Nguyễn Văn Linh nói: Theo báo cáo từ Ban đối ngoại Trung ương, đồng chí Đại sứ có việc gấp cần trao đổi với chúng tôi, chúng tôi rất vui được gặp anh. Tôi nói: Chiều tối qua, tôi có nhận được chỉ thị từ trong nước, yêu cầu tôi nhanh chóng chính thức chuyển ý kiến của Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời các đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Để tiện cho việc bảo mật, sẽ bố trí địa điểm ở Thành Đô. Sau đó, tôi lấy văn bản từ trong cặp ra đọc rành rọt từng chữ tờ đính kèm đánh máy bằng tiếng Việt rõ ràng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn đòi tôi đưa cho tờ đính kèm ấy, đọc xong rồi chuyển cho đồng chí Đỗ Mười xem. Hai vị Nguyễn [Văn Linh], Đỗ [Mười] bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linh bày tỏ: "Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này". Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy. Tối ngày 2 tháng 9, Nhà khách Phủ Chủ tịch đèn sáng rực. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười chủ trì cuộc chiêu đãi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam, Cố vấn Phạm Văn Đồng đứng trên bàn chủ tịch. Bộ trưởng Hoàng Bích Sơn đưa tôi đến trước mặt Phạm Văn Đồng nói: "Kính chúc đồng chí Cố vấn khỏe mạnh sống lâu!" Tôi chuốc rượu cùng Phạm Văn Đồng . "Anh Duy đấy à? Tôi nhận ra tiếng anh". Mắt Phạm Văn Đồng đã không còn nhìn rõ nữa, nhất là về buổi tối, chỉ có thể nhận ra người khác bằng thính giác. Ông kéo tôi lại nói khẽ: "Thời gian tôi còn sống chẳng nhiều nữa đâu, lần này mà được đi Trung Quốc, được gặp mặt lãnh đạo Trung Quốc, thì quả thực là một việc hết sức phấn khởi, nhất là mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, nói những lời tâm huyết…" Cuộc gặp "Thành Đô" mấu chốt Ngày 3 tháng 9, đúng 11 giờ theo giờ Bắc Kinh, chiếc chuyên cơ của phía Việt Nam hạ cánh yên ổn xuống sân bay chuyên dụng Nam Ninh. Khi tôi đưa các vị lãnh đạo Việt Nam do Nguyễn Văn Linh dẫn đầu xuống máy bay, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Tề Hoài Viễn, Trợ lí Bộ trưởng Từ Đôn Tín, Thứ trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Chu Thiện Khanh… đã tới đón các vị khách trước thang máy bay. Cũng là vì để bảo mật, nên các vị lãnh đạo vùng Quảng Tây đã không xuất hiện. Sân bay được bố trí hết sức chặt chẽ, chúng tôi xuống khỏi chuyên cơ của phía Việt Nam xong là lên ngay chuyên cơ của phía Trung Quốc, bay tới Thành Đô. Vào 1 giờ chiều, chiếc chuyên cơ hạ cánh đúng giờ xuống Sân bay Thành Đô. Khi đoàn đại biểu tới Nhà khách Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] và Thủ tướng Lý [Bằng] đứng trước cửa nhà khách đón khách. Sau khi chủ và khách đã ngồi cả trong nhà khách, hai bên hỏi han lẫn nhau đồng thời tiến hành trao đổi đơn giản. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] giải thích: "Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi nghỉ ở xa, nên lần này không gặp các vị được". Cuộc gặp mặt đơn giản kết thúc xong thì nghỉ ngơi một lúc, đến 3 giờ chiều, hai bên bắt đầu tiến hành hội đàm chính thức vòng đầu. Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] bắt đầu bằng một phát biểu ngắn, tiếp theo Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đọc lời mở đầu theo một bản đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, Tổng bí thư Giang [Trạch Dân] trình bày một cách có hệ thống về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và mối quan hệ Trung-Việt; Thủ tướng Lý [Bằng] phát biểu kĩ hơn về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Sau khi nghỉ 15 phút, Nguyễn Văn Linh làm một bài phát biểu dài, nhấn mạnh trước đây Trung Quốc đã dành sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn cho cách mạng Việt Nam và các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên; ông bày tỏ bây giờ nguyện sẽ cùng với phía Trung Quốc nỗ lực giải quyết tốt vấn đề Campuchia, sớm thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước, khôi phục lại mối quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt-Trung. Chủ tịch Đỗ Mười cũng có bài phát biểu tương ứng, bày tỏ phía Việt Nam nguyện cùng với phía Trung Quốc giải quyết thật tốt vấn đề Campuchia, sẽ tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng phương án giải pháp do phía chúng ta đề xuất. Hội đàm vòng đầu chủ yếu xoay quanh việc Việt Nam rút quân triệt để khỏi Campuchia và vấn đề thành lập bộ máy quyền lực lâm thời – Hội đồng tối cao Campuchia (tức phương án phân bổ quyền lực) sau khi rút quân. Sau tiệc chiêu đãi tối, các ban làm việc của hai bên đã tiến hành bàn bạc căng thẳng từng chi tiết trong Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia, theo chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo từng bên, nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc hội đàm chính thức vào ngày hôm sau, đồng thời bên phía ta đề nghị soạn thâu đêm luôn một bản dự thảo văn kiện chung. Sáng ngày hôm sau tổ chức hội đàm vòng hai, trọng điểm là vấn đề Campuchia. Qua nỗ lực suốt cả một đêm của các ban làm việc hai bên, cả hai bên đã dần đi đến nhất trí đối với Phương án giải pháp cho vấn đề Campuchia. Nhưng trong hội đàm vòng hai vẫn còn xuất hiện một điểm bất đồng, đó là việc lập ra Hội đồng tối cao Campuchia gồm 13 đại biểu do phía ta đề xuất, phân bổ cụ thể là: 6+2+2+2+1 (tức phái Hun Sen 6 người, phái Campuchia dân chủ 2 người, phái Sihanouk 2 người và phái Son Sann 2 người + đích danh Sihanouk làm Chủ tịch). Đỗ Mười bày tỏ tán thành để Sihanouk làm Chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia, nhưng cho rằng nên gộp Sihanouk vào trong danh mục phái Sihanouk, hai bên mỗi bên một nửa đã là thiệt cho Phnom Penh rồi, nếu như bên phái đối lập lại còn nhiều hơn 1 người, thì như vậy là không công bằng. Phía ta trình bày theo lý chủ trương và đòi hỏi rộng rãi của cộng đồng quốc tế, chứng tỏ phương án này là thích hợp nhất. Trong giờ nghỉ, Nguyễn Văn Linh đã có cuộc hội ý lại với Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng. Trong buổi tiệc, Nguyễn Văn Linh thay mặt phía Việt Nam bày tỏ sự nhất trí toàn bộ với phương án do phía ta đề xuất, đồng thời nói sau khi về nước sẽ làm việc ngay với Phnom Penh, đồng thời cũng mong Trung Quốc thúc đẩy thực hiện việc hòa giải thực sự giữa Khơme Đỏ với Phnom Penh. Đến đây, vấn đề Campuchia đã được bàn bạc ổn thỏa, trở ngại lớn nhất trong quan hệ Trung-Việt đã được loại bỏ. Tiếp đến, vấn đề khôi phục lại quan hệ giữa hai nước hai Đảng được bàn bạc trao đổi một cách khá thuận lợi, không gợi lại quá nhiều nợ nần cũ. Sau khi hai vấn đề lớn trong cuộc hội đàm lần này đã được trao đổi ổn thỏa, Tổng bí thư Giang Trạch Dân bày tỏ, giữa hai nước chúng ta từ đây có thể "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai", đồng thời dùng hai câu thơ của Lỗ Tấn[2] "Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu"[3] làm lời kết cho cuộc hội đàm nội bộ lần này. Phía Việt Nam bày tỏ hết sức mĩ mãn và phấn khởi trước thành quả của cuộc hội đàm lần này. Cuối cùng, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đề nghị, hai bên cần kí vào một bản kỷ yếu về thành quả của cuộc hội đàm lần này, Nguyễn Văn Linh vui vẻ đồng ý. Chiều hôm đó, trước khi Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thành Đô, Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã cùng nhau kí vào bản "Kỷ yếu hội đàm Thành Đô" mang ý nghĩa lịch sử. Sau khi đoàn Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng nói lời tạm biệt với Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và các đồng chí Tằng Khánh Hồng, Tề Hoài Viễn, Chu Thiện Khanh…, đã đáp lên chiếc chuyên cơ của phía ta rời Thành Đô bay tới Nam Ninh, dừng ở Nam Ninh rồi đổi ngay sang chuyên cơ của phía Việt Nam bay về Hà Nội. Tôi cũng ngẫu nhiên đi theo Đoàn đại biểu Việt Nam quay về Hà Nội. Trên đường về, không khí trong khoang máy bay khác hẳn với lúc đến. Các vị lãnh đạo trao đổi bàn bạc nhiều, những người khác cũng nói cười vui vẻ. Chủ nhiệm Văn Phòng Trung ương Đảng Hồng Hà phấn khởi nói với tôi: "Cuộc gặp lần này rất thành công, quá tốt!" Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bích Sơn cũng tràn đầy phấn khởi nói, về đến Hà Nội tôi sẽ mở tiệc mời đồng chí Đại sứ thưởng thức toàn những món ăn có tiếng của Việt Nam. Một lúc sau, Chủ tịch Đỗ Mười đi lại phía tôi hỏi: "Nguyên văn hai câu thơ mà đồng chí Giang Trạch Dân trích dẫn đọc thế nào ấy nhỉ?" Tôi dùng ngay âm đọc Hán Việt (chú thích: Trong Nho học Việt Nam có một phép đọc cố định đối với chữ Hán) đọc lại một lượt cho ông ấy nghe, ông ấy còn bắt tôi viết nguyên văn ra, rồi nhờ tôi dịch ra tiếng Việt. Đỗ Mười xem cả nguyên văn lẫn phần dịch ra tiếng Việt hai lần rồi bảo: "Đồng chí Giang Trạch Dân dẫn hai câu thơ này vào lúc kết thúc hội đàm là quá xác đáng!". Về Hà Nội được ít ngày, tôi lại đọc được một bài thơ do Nguyễn Văn Linh viết thể hiện tâm trạng cảm khái cùa mình sau thành công của cuộc "Hội đàm Thành Đô": "Huynh đệ chi giao sổ đại truyền/ Oán hận khuynh khắc hóa vân yên/ Tái tương phùng thời tiếu nhan triển/ Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến"[4] Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch thân mật chuyện trò (Trương Đức Duy làm phiên dịch năm 1960) Thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng Trung-Việt Để thực hiện nghị quyết của cuộc Hội đàm Thành Đô, trong vòng vài tháng sau khi trở về Hà Nội, theo chỉ thị từ trong nước, tôi đã 2 lần hẹn gặp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và nhiều lần hẹn gặp Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Việt Nam Đinh Nho Liêm để giục phía Việt Nam gấp rút thúc đẩy phía Hun Sen tiếp nhận nghị quyết mà hai bên Trung-Việt đã đạt được, nhằm nhanh chóng làm cho vấn đề Campuchia có được giải pháp chính trị. Tuy nhiên, tiến trình giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia lại bị trì hoãn mất rất nhiều thời gian, để đến nỗi khiến cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt cũng chịu sự ảnh hưởng nhất định. Vào giữa mùa hè năm sau (năm 1991), Đảng cộng sản Việt Nam họp "Đại hội VII". Ban lãnh đạo mới đã có sự điều chỉnh rất nhiều. Nguyễn Văn Linh đã giao ban một cách suôn sẻ, điều đáng tiếc là ông chưa thể thực hiện được mong muốn ấp ủ của mình vào trước "Đại hội VII" Đảng cộng sản Việt Nam – chính thức công bố thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng Trung-Việt trước khi rời khỏi chức vụ. Chính vào năm đó, cùng với việc thực hiện giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia và việc thành lập Hội đồng tối cao toàn quốc Liên hợp bốn bên Campuchia, việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt cũng được diễn ra hết sức tự nhiên. Tháng 11 năm 1991, theo lời mời của Trung ương Đảng và chính phủ nước ta, Tổng bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt mới nhậm chức đã dẫn đầu "Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam" chính thức đi thăm Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo gồm Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng… đã tổ chức hội đàm chính thức với Đoàn đại biểu Việt Nam, hai bên đã ra thông cáo chung, tuyên bố bình thường hóa quan hệ hai nước hai Đảng. Mối quan hệ Trung-Việt từ đây đã mở ra một trang mới. Nguồn: 中越高层成都会晤的前前后后 – Mạng Báo buổi sáng Liên hợp. [1] Quảng Đông – Quảng Tây –ND [2] Chỗ này tác giả nhầm. Đây là hai câu thơ của nhà thơ đời Thanh Giang Vĩnh. – ND [3] Tạm dịch: Trải qua cơn sóng gió/ tình anh em vẫn còn/ Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù . – ND [4] Tạm dịch: Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ/ Oán hận trong khoảnh khắc đã biến thành mây khói/ Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ/ Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại -ND. Video tham khảo: 中越高层成都秘密会晤 一年后关系正常化 – Cuộc gặp mật cấp cao Trung-Việt ở Thành Đô – Một năm sau, bình thường hóa quan hệ. Bản tiếng Việt © Việt sử ký 2012 – Ghi chú: * Tham khảo: + Hồi ký Trần Quang Cơ, các chương: 10. THUỐC ĐẮNG NHƯNG KHÔNG DÃ ĐƯỢC TẬT. "Ngày 5.6.90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương Đảng nói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh … Sáng 6.6.90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19.6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13.6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc hôm trước (gặp cấp cao hai nước; hai nước đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội; hai nhóm cộng sản Khmer nên nói chuyện với nhau). Nhưng trước đó, từ ngày 6.6, phía Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy." 12. MỘT SỰ CHỌN LỰA THIẾU KHÔN NGOAN. "Nhưng rồi cuộc gặp Thành Đô đã làm lãnh đạo Việt Nam xa rời quan điểm thực tế này mà ngã hẳn theo Trung Quốc, thậm chí còn định ép PhnomPenh chấp nhận đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh về vấn đề SNC Campuchia." 13. CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ. Đọc chương này sẽ thấy rõ ràng Thứ trưởng Trần Quang Cơ cũng như nhiều lãnh đạo cao cấp trong Bộ chính trị, Chính phủ của VN hoàn toàn không biết những cuộc gặp gỡ "bí mật" giữa Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh với đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy từ sáng 29/8/1990 trở về trước. 14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ? "Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm …" "Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ 'diễn biễn hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ""giải pháp Đỏ". "Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thoả thuận như thế sẽ được lòng Bắc kinh nhưng trái lại thoả thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố." + Tướng Việt Nam kể chuyện bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (TVN,21/12/2011). Bài của Trung tướng Vũ Xuân Vinh, cựu Cục trưởng Cục Đối ngoại Quân sự, Bộ Quốc phòng, người "môi giới" các cuộc gặp trên. Trong bài chỉ nói tới hai cuộc gặp ngày 5 và 6/6/1990 thôi và đặc biệt lại cho là "ngày 19/8/1990, Đại sứ Trung Quốc gửi thư của lãnh đạo Trung Quốc mời Tổng Bí thư Nguyên Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang thăm chính thức Trung Quốc", trong khi bài của cựu đại sứ TQ thì cho biết"chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc …" Có điều lạ là bài này ra đời khá bất ngờ, sau "hồi ký" trên của Trương Đức Duy đúng 1 tháng, phải chăng là để ngầm "phản bác" lại sự "xuyên tạc", "bịa đặt"? * Về tướng Lê Đức Anh gần đây: + Đại tướng Lê Đức Anh: Nếu sợ thì mất chủ quyền! (Người đưa tin,2/6/2011) + Tướng Việt Nam phân tích tình hình Biển Đông (Đất Việt, 10/6/2011). | ||||||||
NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VN PHÁT 2/8: CỜ ĐÀI LOAN LẠI ĐƯỢC THƯỢNG TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM Posted: 02 Aug 2018 03:37 PM PDT Việt Nam cho phép treo cờ Đài LoanCác doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam có thể treo cờ của đảo quốc này. Đây là phát biểu mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng, nói với báo giới vào ngày 2 tháng 8 và được hãng tin Đức DPA loan đi trong cùng ngày. Phát biểu vừa nêu khác hẳn với tuyên bố của chính quyền Trung Quốc rằng phía Việt Nam đồng ý cấm không cho doanh nghiệp Đài Loan treo cờ nước họ sau khi bị phía Bắc Kinh phản đối. DPA dẫn phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng là trong khi Việt Nam ủng hộ chính sách 'Một nước Trung Quốc', nhưng Việt Nam không có chính sách cấm cờ Đài Loan. Cũng theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng, thì theo suy nghĩ của bà này một công ty Đài Loan treo cờ nước của họ là hoàn toàn tùy công ty đó. Chính quyền địa phương theo đúng chủ trương này của Hà Nội. Vào ngày 31 tháng 7 Mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan tin Trung Quốc đang gây áp lực buộc Việt Nam phải thực hiện việc mà Bắc Kinh gọi là 'sửa lỗi' khi cho phép một công ty Đài Loan treo cờ đảo quốc này tại xưởng sản xuất của họ ở Khu Công Nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương. Trước đó vào ngày thứ bảy 28 tháng 7, chủ tịch Công ty Kaiser có nhà máy sản xuất đồ gỗ tại Khu Công nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương, ông La Tử Văn, nói với hãng tin CNA của Đài Loan rằng chính phủ Việt Nam cho phép Nhà máy Kaiser treo cờ Đài Loan nhằm phân biệt với những công ty Trung Quốc. Biện pháp được thực hiện khi mà trong thời gian qua xảy ra những đợt biểu tình chống Trung Quốc. Ông La Tử Văn nói rõ trong đợt biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2014, công ty Kaiser bị thiệt hại chừng 1 triệu đô la Mỹ. Đợt biểu tình lúc đó nhằm phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Khu Đặc Quyền Kinh Tế và Thềm Lục Địa của Việt Nam. | ||||||||
Biển Đông: ‘Mỹ cần chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc’ Posted: 02 Aug 2018 03:31 PM PDT 02/08/2018 Trước những hành động ngày càng quả quyết của Trung Quốc để củng cố vị thế trên Biển Đông, Hoa Kỳ cần phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên pháp luật, bắt đầu với việc chuyển từ thế trung lập trong các tranh chấp sang chống đối đòi hỏi chủ quyền thái quá của Bắc Kinh, theo kiến nghị của các quan chức Mỹ cũng như các nhà nghiên cứu. Đề xuất được đưa ra tại Hội thảo thường niên lần thứ 8 về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington tổ chức vào cuối tháng Bảy năm 2018. Lâu nay lập trường chính thức của Mỹ về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông được tóm gọn trong tuyên bố nổi tiếng của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton ở Hà Nội hồi cuối năm 2010 là Mỹ không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp nhưng sẽ hành động để bảo vệ luật pháp quốc tế và duy trì tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược này. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Bắc Kinh ngày càng mở rộng ảnh hưởng trên Biển Đông mà đỉnh điểm là việc họ bồi đắp và quân sự hóa các thực thể mà họ kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Hiện nay, hiện trạng trên Biển Đông đã thay đổi theo chiều hướng ngày càng có lợi cho Trung Quốc. Đô đốc Phil Davidson, tư lệnh mới của Bộ chỉ huy Mỹ ở Thái Bình Dương, đã từng nói trước Thượng viện Mỹ hồi tháng Tư năm nay rằng Trung Quốc 'hiện đã kiểm soát trên thực tế Biển Đông trong mọi kịch bản ngoại trừ xung đột quân sự với Mỹ'. Tình hình đó đòi hỏi Mỹ phải thay đổi cách tiếp cận: chuyển hướng từ sự 'kết hợp giữa can dự và cạnh tranh' sang 'đối đầu', dân biểu Ted Yoho, chủ tịch của tiểu bang châu Á-Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đề xuất trong bài diễn văn chủ đề của ông tại hội thảo của CSIS. "Hoa Kỳ đang đứng trước một thời khắc quan trọng khi chúng ta phải quyết định liệu ưu tiên của chúng ta vẫn là kiểm soát quan hệ (với Trung Quốc) hay những đe dọa về hành động thù địch của Trung Quốc có đủ mạnh để chúng ta phải chống đối quyết liệt hay không," ông Yoho nói. "Quan hệ Hoa Kỳ-Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tiến sang giai đoạn mới là đi từ cạnh tranh sang đối đầu, ngay cả khi việc đối đầu này có nguy cơ làm gián đoạn một số nội dung của quan hệ hai nước," ông nói và khẳng định rằng những lợi ích của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 'đang ngày càng lạc điệu với những chuẩn mực quốc tế và đối nghịch với lợi ích của Mỹ'. "Tôi cho rằng cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy tại sao quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc giờ đây cần phải được định hình bằng đối đầu," ông nói. Ông nói mặc dù lâu nay Mỹ vẫn duy trì tương đối đều đặn các hoạt động tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông và giúp các quốc gia nhỏ cũng có tranh chấp ở vùng biển này tăng cường năng lực hải quân, nhưng ông thừa nhận rằng 'nếu thực lòng đánh giá thì những chiến lược này là không đủ ở thời điểm này'. "Ngày nay không có gì mà Mỹ làm có thể làm chậm, ngăn chặn hay đảo ngược được những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông," ông nói và cho biết lợi ích của Mỹ cũng như các đối tác của Mỹ ở vùng biển này 'đang trong tình trạng xấu hơn so với thời điểm một năm rưỡi trước (tức thời điểm Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền)' với việc cán cân quân sự đang nghiêng về phía Trung Quốc và các hòn đảo nhân tạo của họ đang ngày càng được quân sự hóa nhiều hơn trong thời gian qua trong khi Trung Quốc không hề chịu hậu quả gì sau khi đã phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế bác bỏ yêu sách đường chin đoạn của họ. "Do đó, các quốc gia có tranh chấp khác trở nên nhút nhát hơn và không có không gian để lên tiếng," dân biểu Yoho nói. Vị dân biểu này thừa nhận rằng nguyên nhân của sự thất bại trong chính sách của Mỹ là 'Mỹ luôn tập trung vào quá trình giải quyết tranh chấp' với mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình tuân theo luật pháp quốc tế. Điều này có nghĩa là Mỹ không bao giờ thách thức đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Quốc hay xác định luôn là những vùng biển tranh chấp đó thuộc chủ quyền của ai. Nói cách khác, về kết quả tranh chấp thì Washington giữ thái độ trung lập. "Chính quyền Trump nên kiên quyết phản đối yêu sách lãnh thổ quá mức của Trung Quốc trên Biển Đông và xem xét những lựa chọn khả dĩ để chống lại yêu sách bất hợp pháp này," ông nói và cho biết Mỹ không nên tập trung vào mỗi vấn đề tự do hàng hải nữa. "Chúng ta sẽ không thể nào thúc đẩy lợi ích của mình và của các nước đối tác cho đến khi chúng ta thách thức yêu sách giả mạo của Trung Quốc." Ông cũng thừa nhận rằng các chiến dịch FONOP mà lâu nay Mỹ vẫn thực hiện không giúp ích gì trong việc thách thức trực tiếp chủ quyền của Trung Quốc. Những giải pháp vị dân biểu này đưa ra để chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bao gồm khiến cho Bắc Kinh nhận lãnh hậu quả cho những việc họ làm; thay đổi biến số trong tính toán lợi hại của ông Tập khi ông quyết định có hành động trên Biển Đông – chẳng hạn như tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực nếu Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa; trừng phạt kinh tế đối với bất cứ cá nhân nào có liên quan đến việc xây đắp đảo nhân tạo; bắt Bắc Kinh phải gánh chịu cái giá về ngoại giao – chẳng hạn như không mời Trung Quốc tập trận RIMPAC mà thay vào đó mời Đài Loan tham gia; sử dụng chính cách làm của Bắc Kinh như khi họ làm với Hàn Quốc trong vụ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là trừng phạt về thương mại, tẩy chay du lịch, hàng hóa. "Không có lý do gì để ông Tập thay đổi tính toán nếu như ông đạt được những lợi ích chiến lược với một cái giá cực kỳ thấp là không có gì ngoài hình ảnh tiêu cực trên báo chí và sự lên án của quốc tế," ông Yoho lập luận. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng việc chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc 'không chỉ là công việc của riêng nước Mỹ' mà Mỹ cần sự phối hợp của các nước đồng minh trên thế giới. "Khi chúng ta có phán quyết của tòa trọng tài để giải quyết tranh chấp, chúng ta cần các cường quốc lớn phối hợp cùng với nhau để đưa ra lập trường rằng: đây chính là chuẩn mực kể từ nay trở về sau," ông nói và đề cập đến vai trò của ASEAN và các nước như Nhật, Pháp, Ấn, Úc, Canada vốn đã có các tiếng nói và hành động để bảo đảm tự do lưu thông trên Biển Đông. Ông cũng đề xuất Mỹ nên 'đáp trả mạnh mẽ và tức thời' trước 'chiến thuật vùng xám', hay 'lát cắt từ từ' của Trung Quốc – tức là có những hành động lấn tuyến nhưng vẫn được giữ dưới ngưỡng khiến đối thủ có thể đáp trả mạnh mẽ, một chiến thuật mà lâu nay Trung Quốc đã vận dụng một cách thành công để bành trướng trên Biển Đông. "Nếu chúng ta không làm ngay, thì năm năm nữa hãy nghĩ chúng ta sẽ ở đâu?" ông nói và so sánh hành động của Trung Quốc trên Biển Đông với hành động của Nga dùng vũ lực sáp nhập Crimea. Ông gọi đó là 'hình thức chiến tranh mới của các cường quốc chuyên chế và xét lại (trật tự cũ) để 'tấn công vào tự do, dân chủ' và 'biến thế giới thành một nơi mà kẻ yếu bị kẻ mạnh ức hiếp'. Ông nói rằng ông đã nghe thấy những lời phàn nàn từ những quốc gia trong khu vực rằng 'Mỹ đang ở đâu?' hay 'Mỹ có còn cam kết với khu vực không?' "Tôi đứng đây để nói với quý vị từ quan điểm của Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương của Hạ viện rằng chúng tôi vẫn cam kết hiện diện ở khu vực và chúng tôi muốn tiếp tục duy trì nền hòa bình đã được kiến tạo từ sau Đệ nhị Thế chiến," ông phát biểu. Ông Bill Hayton, chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Viện Chatham House, Anh Quốc, và là người theo dõi tình hình Biển Đông lâu năm, cũng đồng ý với phân tích của dân biểu Yoho là cách làm của Mỹ tập trung FONOP không có tác dụng đối với Trung Quốc. "FONOP cũng có cái lý của nó là vạch ra lằn ranh trên biển về việc vi phạm UNCLOS (Công ước Quốc tế về Luật Biển)," ông Hayton giải thích. "Nhưng đây không phải là chiến lược (để đấu lại Trung Quốc). Trung Quốc có thể vẫy tay khi những tàu chiến của Mỹ đi qua và sau đó họ vẫn tiếp tục làm những gì họ đang làm." Ông Hayton dẫn chứng là việc tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Đà Nẵng hồi đầu tháng Ba 'không hề ảnh hưởng gì' với sự quả quyết của Trung Quốc với Việt Nam. Chưa đầy một tuần sau khi tàu USS Carl Vinson ra khỏi Biển Đông thì đến lượt hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tiến vào theo đúng con đường mà tàu Mỹ đã đi ra và sau đó công ty Repsol phải hủy bỏ việc thăm dò dầu khí với Việt Nam. "Tôi cho rằng điều mà các quốc gia đông nam Á muốn ở Hoa Kỳ là tăng cường bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp xét trên việc tiếp cận các tài nguyên trên biển như dầu khí và tôm cá (tức là quyền lợi của các nước nhỏ được khai thác tài nguyên mà họ cho là của họ). Điều đó sẽ giúp hình ảnh của Mỹ trở nên hết sức tốt đẹp ở khu vực thay vì chỉ là một cường quốc cho tàu chiến đi vào vùng biển này," ông phân tích. Ông Hayton nói ông đồng ý với quan điểm của dân biểu Yoho rằng Mỹ nên tiến xa hơn là chỉ giữ lập trường trung lập trên Biển Đông và nên xem xét, thách thức các đòi hỏi chủ quyền để xem đòi hỏi nào là hợp pháp còn đòi hỏi nào là phi pháp. "Việc phản công giờ đây nên tập trung vào việc xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hợp pháp (của từng quốc gia tranh chấp) và Mỹ nên giúp tăng cường khả năng kháng cự của những nước đông nam Á trước các vụ xâm nhập vào EEZ của họ," ông Hayton đề xuất. Trao đổi thêm với VOA bên lề hội thảo về các chiến dịch FONOP của Mỹ, ông Hayton cho rằng việc chính quyền Mỹ dựa vào số lần FONOP nhiều hơn chính phủ tiền nhiệm để chứng tỏ mình có lập trường cứng rắn hơi với Trung Quốc trên Biển Đông thực ra 'không có tác dụng gì với Trung Quốc'. Ông cho rằng FONOP không giải quyết được vấn đề thực sự trên Biển Đông là 'Trung Quốc đang xâm phạm quyền và lợi ích của các nước nhỏ' và Mỹ và các cường quốc nên đi xa hơn FONOP để bảo vệ quyền lợi các nước trong khuôn khổ UNCLOS. Trả lời câu hỏi của VOA rằng có phải chính quyền của Tổng thống Donald Trump lơ là với tình hình trên Biển Đông hơn chính phủ tiền nhiệm, ông Hayton nói: "Cũng công bằng khi nói chính quyền Trump quan tâm nhất đến thương mại, sau đó là vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong khi Biển Đông xếp dưới hơn nữa trong những vấn đề mà ông Trump quan tâm nhưng tôi chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Trump yêu cầu hải quân dừng các hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Ông ấy không thể nào giải quyết mọi hồ sơ cùng một lúc." Về phần mình, bà Collin Willet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về châu Á của Quốc hội Mỹ, nói rằng việc Mỹ từ bỏ lập trường trung lập của mình 'là một việc rất khó' do phải xác định ranh giới chủ quyền hợp pháp của từng bên tranh chấp trên Biển Đông và đối chiếu với các thực thể mà họ chiếm giữ. "Khi chúng ta nói rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý thì cũng được," bà Willet phân tích, "Nhưng sau đó thì nước nào mới sở hữu không gian đó để thế giới có cái gì đó làm cơ sở để phản ứng?" Ngược lại với quan điểm cho rằng các chiến dịch FONOP không có tác dụng răn đe Trung Quốc, từ góc độ của Trung Quốc, Tiến sỹ Trương Phong, chuyên gia nghiên cứu của Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, nói rằng Bắc Kinh có cái nhìn hoàn toàn khác với Mỹ về các chiến dịch FONOP mà ông cho là 'đe dọa đến an ninh của Trung Quốc'. Theo ông Trương, trong khi Washington coi FONOP là để gửi 'thông điệp pháp lý' đến Bắc Kinh về tự do hàng hải theo luật quốc tế thì Bắc Kinh nhìn nhận FONOP dưới góc độ an ninh. "Cho đến nay Trung Quốc đã phản ứng lại FONOP và những hành động triển khai quân sự khác của Mỹ trên Biển Đông một cách tương đối có chừng mực," ông Trương cho biết, "Nhưng nếu Mỹ cố tình tiến quá sát đến các hòn đảo (mà Trung Quốc hiện đang nắm giữ) thì đó có thể xem là hành động khiêu khích quân sự đi quá xa so với việc gửi thông điệp pháp lý." "Bắc Kinh sẽ cảm thấy bị đe dọa, họ có thể sẽ phản công và xung đột sẽ xảy ra," ông nói và nói thêm rằng vấn đề hiện nay là quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA có thể chịu đựng sự tăng cường sức ép này của Mỹ thêm bao lâu nữa nếu như các chiến dịch FONOP diễn ra thường xuyên hơn và mang tính khiêu khích nhiều hơn. Theo ông Trương thì bức tranh chiến lược trên Biển Đông hiện 'đang lâm vào thế bế tắc' mà theo đó 'Mỹ không thể nào bứng Trung Quốc khỏi các hòn đảo mà không phải dùng đến vũ lực – vốn không có khả năng xảy ra, trong khi Trung Quốc cũng không thể tác động đến chính sách quân sự của Mỹ bao gồm FONOP và đẩy Mỹ ra khỏi các vùng biển gần với các hòn đảo của họ mà không có đối đầu quân sự - vốn cũng không có khả năng xảy ra'. Ông Trương cho rằng việc Mỹ triển khai lực lượng đến Biển Đông sẽ khiến Trung Quốc càng củng cố vị trí của mình. "Trong mắt của Trung Quốc nếu Mỹ càng tỏ ra khiêu khích thì Trung Quốc sẽ càng xây dựng sự hiện diện quân sự của mình quyết liệt hơn," ông nói. Về quan điểm cho rằng Trung Quốc đang giữ quyền kiểm soát thực tế trên Biển Đông, Tiến sỹ Trương Phong cho rằng cần phải xác định rõ là Bắc Kinh có mục tiêu trở thành cường quốc chi phối về quân sự ở vùng biển này hay họ chỉ đang muốn nâng cao năng lực phòng vệ và răn đe để bảo vệ vị trí hiện tại của họ. "Trung Quốc đang cố gắng làm cho Biển Đông bớt là ao nhà của Mỹ, nhưng liệu họ có thể biến nó thành ao nhà của Trung Quốc hay không?" ông nói. "Tôi không cho rằng họ sẽ làm được." "Làm sao Trung Quốc có thể ngăn cho quân đội Mỹ hoạt động trong khu vực mà không tránh khỏi xung đột? Làm sao Trung Quốc có thể đẩy quân đội Mỹ ra khỏi Biển Đông. Ngay cả giờ đây quân đội Mỹ vẫn tự do hoạt động bất cứ ở đâu và bất cứ cách nào họ muốn." Trả lời câu hỏi của VOA về việc Trung Quốc bồi đắp đảo và quân sự hóa trên Biển Đông có đi ngược lập trường của Trung Quốc là 'giải quyết hòa bình các tranh chấp' và làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc như là một 'cường quốc có trách nhiệm' và 'đang trỗi dậy hòa bình' hay không, ông Trương Phong nói quan điểm của Bắc Kinh là việc bồi đắp đảo 'không vi phạm bất cứ điều luật quốc tế nào trước khi có phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực vào năm 2016'. | ||||||||
Kế hoạch lớn của Trump đối với Nga Posted: 02 Aug 2018 03:30 PM PDT Brandon J. WeichertPhạm Nguyên Trường dịch Tổng thống Donald Trump có lý: Quan hệ Nga-Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất trong mấy chục năm qua, và sự kiện này chủ yếu là lỗi của những người tiền nhiệm thời hậu-Chiến tranh lạnh của ông. Trump coi việc phục hồi quan hệ thiếu lành mạnh này là sứ mệnh của mình. Tôi cho rằng chính quyền Trump đang tìm cách đẩy Moskva ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc (hình thành sau khi Nga chiếm Crimea vào năm 2014) và trở lại với phương Tây. Không, Vladimir Putin không phải là người dễ thương, tay ông ta chắc chắn là đã nhuốm máu (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen). Nhưng, như cựu tổng thống Lyndon Johnson đã từng châm biếm J. Edgar Hoover, "để anh ta ở trong lều và đái ra ngoài thì tốt hơn là cho anh ta ra ngoài rồi đái vào lều". Tổng thống Nga V.Putin và người đồng nhiệm Mỹ – Donald Trump tại Hội nghị Apec, 2017, Hà Nội (Việt Nam). Ảnh: Jorge Silva/AFP via Getty Images Hơn nữa, quân đội Nga có thể làm cho nước này trở thành lực lượng đối trọng tự nhiên của nước Trung Quốc đang vươn lên một cách nhanh chóng. Vụ tranh cãi diễn ra trong thời gian gần đây giữa phương Tây và Nga đã đẩy Nga sang phe Trung Quốc – Nga không còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc, giúp Trung Quốc vươn lên nhanh chóng trong khu vực châu Á. Trump phải ve vãn Nga để đưa Nga trở về và kiềm chế quá trình vươn lên tưởng như không thể nào ngăn chặn được của Trung Quốc. Lịch sử của vụ gây hấn Giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga đã có quan hệ tương đối thân thiện. Nhưng, năm 2004, khi Mỹ bắt đầu can thiệp bí mật vào Ukraine (gọi là "Cách mạng Cam"), thì Vladimir Putin tin rằng phương Tây tìm cách phá hoại chế độ của ông ta và giảm tối đa quyền lực của Nga. Năm 2007, Putin tham dự hội nghị an ninh Munich và tung ra bài diễn văn chỉ trích một cách gay gắt chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở Trung Đông và "mở rộng gấp đôi" NATO và E.U., lấn vào vùng ngoại vi của Nga. Chưa tới một năm sau, quân Nga tràn vào Gruzia, và quan hệ Nga-Mỹ trở thành những lời lên án và khinh thường lẫn nhau. Sau cuộc bầu cử Tổng thống Barack Obama, năm 2008, quan hệ giữa chính phủ mới ở Washington và Moskva đã ấm lên. Tổng thống Obama không lặp lại cái mà ông tin là thái quá về quân sự của chính quyền George W. Bush. Vì vậy, Obama quay sang với Nga. Nga chấp nhận đề nghị của ông này. Đáng tiếc là, giai đoạn "thiết lập lại" quan hệ với Nga thiết lập lại thực sự thì ít mà đơn phương đầu hàng Moskva thì nhiều. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới của Obama (thường được gọi là "BẮT ĐẦU MỚI") đã hạn chế việc hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Mỹ (và số lượng tên lửa) nhưng cho phép Nga hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo Larry Bell, Hiệp ước cũng "xóa bỏ các chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ". Tuy nhiên, Hiệp ước này đã làm giảm được căng thẳng. Như Thomas Grove viết cho Teaauter, tháng 3 năm 2011, cho Reuters, "Hiệp ước giới hạn vũ khí hạt nhân mới giữa Nga và Mỹ củng cố lời tuyên bố của cả hai phía rằng chiến tranh giữa Moskva và phương Tây là chuyện không thể nào tưởng tượng nổi và tạo điều kiện cho Điện Kremlin đưa thêm nguồn lực về phía đông". Vấn đề phía Đông của Nga Vùng Viễn Đông của Nga là khu vực rộng lớn, có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng sống còn, nhưng dân cư thưa thớt. Vùng này lại có chung biên giới với đất nước đông dân nhất, phát triển nhanh nhất và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhất nhất thế giới: đấy là Trung Quốc. David Goldman từng nói, Trung Quốc coi các nước khác là chất đạm có giá trị để cho mình ăn. Vùng Viễn Đông của Nga đúng là như thế. Trong 30 năm qua, người gốc Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng Viễn Đông dân cư thưa thớt và bắt đầu chèn ép người Nga bản địa. Chắc chắn là, vùng Viễn Đông của Nga sẽ trở thành lãnh thổ, trên thực tế, của Trung Quốc. Putin biết rằng chuyện đó đang diễn ra. Ông ta đang dùng hết sức bình sinh để giữ lại lãnh thổ châu Á của mình. Nhưng, do lực lượng quân sự tương đối mỏng, khả năng bảo vùng biên giới rộng lớn của ông ta là khá hạn chế. Chúng ta biết rằng Putin muốn củng cố vùng Viễn Đông của Nga. Hiện nay, Moskva đang đưa các hệ thống phòng thủ ven biển di động K-300P Bastion-P và BAL đến quần đảo Kurile (nước này chiếm được vào năm 1945, bất chấp những lời tuyên bố về chủ quyền của Nhật Bản). Tổng thống Nga V.Putin luôn muốn phát triển mạnh vùng Viễn Đông Nga. Đáng tiếc là, Moskva không thể đưa lực lượng ra khỏi nơi mà người Nga coi là những điểm nóng hơn ở châu Âu và Trung Đông. Với ngân sách quốc phòng năm 2018 là 51 tỷ USD, Moskva đơn giản là phải lựa chọn: Bảo vệ vùng Viễn Đông rộng lớn, giàu tài nguyên của mình, không để Trung Quốc chiếm đoạt hay chống lại điều mà họ coi là phương Tây thù địch với lực lượng quân sự tiến tiến (xin nhớ: hai cuộc xâm lược lớn trong lịch sử Nga – Napoleon và Hitler – đều đến từ phương Tây). Thái Bình Dương hấp dẫn hơn (hoặc phải hấp dẫn hơn) đối với một người Nga có tư tưởng đế quốc-dân tộc chủ nghĩa như Putin. Ở đây có những nền kinh tế năng động nhất thế giới; Thái Bình Dương tạo điều kiện để nước Nga gia tăng sự hiện diện về quân sự trong những khu vực giàu tài nguyên (đồng thời lập hàng rào phòng thủ nhằm bảo vệ các tuyến đường đi vào vùng Bắc cực của Nga – một nguồn tài sản quan trọng của nước Nga). Tiếp tục bị ám ảnh về châu Âu, hoặc tiếp tục để Liên bang Nga ốm yếu dính líu vào nền chính trị bộ lạc của Trung Đông không phải là lợi ích chiến lược lâu dài của Moskva. Washington phải nhận thức được thực tế này và thiết lập quan hệ thân thiện hơn với Moskva. Nếu chuyện đó có thể xảy ra, Putin sẽ thực hiện được công việc bảo vệ an toàn vùng biên giới đang gặp nhiều rắc rối của mình. Sự thân thiện lâu dài giữa Mỹ, Châu Âu và Nga sẽ giúp ổn định vùng biên giới phía tây của nước Nga. Cùng với Mỹ (và Israel), Nga có thể nghiền nát những đồn lũy khủng bố còn sót lại trong thế giới Hồi giáo, góp phần củng cố khu vực phía nam của nước Nga. Lúc đó, bằng cách củng cố vị trí của mình ở Viễn Đông, Nga hoàn toàn có thể tập trung vào việc gây khó khăn cho chiến lược lớn của Trung Quốc. Bước đi đó của Mỹ sẽ làm thay đổi một cách căn bản điều mà Zbigniew Brzezinski, nhà địa chiến lược Mỹ, từng gọi là "bàn cờ lớn". Nó cũng sẽ làm suy yếu và làm mất giá vĩnh viện mối đe dọa mà nước Trung Quốc đang ngóc đầu dậy gây ra – không chỉ đối với Mỹ và châu Á, mà còn đối với toàn thế giới. P.N.T. Brandon J. Weichert là nhà phân tích địa chính trị, quản lý The Weichert Report: World News Done Right and is a contributor at The American Spectator, đồng thời là biên tập viên của American Greatness. Ông viết cho nhiều báo lớn và đang làm nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ về quan hệ quốc tế. Nguồn: Americanthinker VNTB gửi BVN | ||||||||
MỸ SẼ ĐƯA LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ TỚI ĐÀI LOAN VÀO THÁNG 9 TỚI... Posted: 02 Aug 2018 03:24 PM PDT | ||||||||
Mỹ xếp 44 công ty TQ vào danh sách 'đe dọa an ninh quốc gia' Posted: 02 Aug 2018 09:59 AM PDT Động thái mới nhất của Washington nhắm vào các nhân tố then chốt trong tham vọng "Made in China 2025" của Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung 44 công ty và tổ chức Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, trong đó có nhiều công ty quốc doanh có khả năng phát triển công nghệ ứng dụng vào lĩnh vực quân sự. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/8, theo Caixin. Bộ Thương mại Mỹ đánh giá những tổ chức và công ty này là "mối đe dọa lớn" đối với an ninh quốc gia hoặc các lợi ích mà chính sách đối ngoại Mỹ theo đuổi. Trong thông báo chính thức, Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ (BIS), cơ quan thuộc Bộ Thương mại chuyên giải quyết các vấn đề liên quan an ninh quốc gia, còn cáo buộc nhiều công ty, tổ chức trong danh sách đã thu thập bất hợp pháp sản phẩm và công nghệ Mỹ để ứng dụng vào lĩnh vực quân sự tại Trung Quốc.
Theo South China Morning Post, động thái mới nhất của Washington đã trực tiếp thách thức tham vọng trở thành một siêu cường công nghệ của Trung Quốc thông qua chiến lược "Made in China 2025". Nhiều cái tên lớn vào danh sách đenCác rào cản mới của Bộ Thương mại Mỹ nhắm vào nhiều yếu tố then chốt trong chính sách "Made in China 2025", bao gồm các lĩnh vực công nghệ phòng không, thông tin vệ tinh, chất bán dẫn và hàng không. Trong 8 tập đoàn Trung Quốc cùng hàng chục công ty con và tổ chức trực thuộc bị ảnh hưởng, có 2 cái tên nổi bật là nhà sản xuất hệ thống truyền thông Hebei Far East và Học viện số 2 thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CASIC). Học viện 2 là đơn vị nghiên cứu của nhà sản xuất hệ thống tên lửa lớn nhất Trung Quốc. Trong khi đó, theo một bài viết của Quỹ James Town vào năm 2012, Hebei Far East có liên hệ với Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC), một trong những nhà phát triển tên lửa dẫn đường, chất bán dẫn, công nghệ radar và vi điện tử hàng đầu Trung Quốc. Nhiều viện nghiên cứu khác trực thuộc CETC cũng chịu tác động bởi quyết định của Bộ Thương mại Mỹ. Công ty xuất khập khẩu công nghệ hàng không China Volant Industry và Tập đoàn Xuất Nhập khẩu Công nghiệp Công nghệ cao Trung Quốc cũng lọt vào "danh sách đen" vừa được Washington công bố.
Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ sẽ giới hạn quyền tiếp cận của những công ty nói trên đối với các sản phẩm có thể được sử dụng trong quân sự lẫn dân sự. Cơ quan này cũng có quyền cấm doanh nghiệp Mỹ bán cho công ty Trung Quốc những sản phẩm quan trọng như vật liệu hạt nhân, các thiết bị viễn thông, laser và cảm biến. Đối đầu thương mại tăng nhiệtThông báo của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tiếp tục leo thang. Bắc Kinh và Washington vẫn bế tắc trong đàm phán chấm dứt chiến tranh thương mại. Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các quan chức Mỹ xem xét tăng mức thuế từ 10% lên 25%, đối tượng bị áp thuế số hàng hóa trị giá gần 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông muốn buộc Bắc Kinh thay đổi việc thực thi các chính sách thương mại mà theo Washington là bất bình đẳng và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ. Theo các chuyên gia, đối đầu thương mại đang tập trung vào chiến lược "Made in China 2025" của Trung Quốc. Bắc Kinh xem sáng kiến này là hạt nhân để phát triển thành một cường quốc công nghệ. Trong khi đó, Washington xem đây là mối đe dọa sống còn đối với vị thế vượt trội về công nghệ của nước này so với phần còn lại của thế giới. Mỹ đã áp thuế nhiều hàng hóa Trung Quốc có liên quan đến chính sách trên. Mức thuế 25% được nhắm vào nhiều mặt hàng thiết bị điện máy, phụ tùng và thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin liên lạc. Trước đó, Washington nhiều lần lên án các hành động của Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, điển hình là chính sách buộc công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ khi bước vào thị trường Trung Quốc. Chính phủ Trump còn cho siết chặt quá trình xét duyệt visa đối với những sinh viên Trung Quốc muốn học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược của mình. Tháng 4 vừa qua, Washington cáo buộc gã khổng lồ công nghệ ZTE vi phạm một số lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên và Iran. Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố cấm hãng công nghệ Trung Quốc sử dụng linh kiện và công nghệ từ Mỹ cho đến năm 2025, khiến cho công ty này một phen khốn đốn. Mỹ chỉ chấp nhận dỡ bỏ lệnh cấm vận sau khi ZTE chấp nhận đóng khoản tiền phạt hơn 1 tỷ USD.
AFP dẫn lời Đại diện Thương mại Robert Lighthizer ngày 1/8 cho biết Mỹ đã thông báo rất rõ về những thay đổi cụ thể mà Trung Quốc nên thực hiện. "Đáng tiếc là thay vì ngưng những hành vi gây hại, Bắc Kinh lại đáp trả Washington một cách phi pháp, gây ảnh hưởng đến công nhân, nông dân, các chủ doanh trại và doanh nhân Mỹ", chỉ trích. Ông nhấn mạnh Washington cần thực hiện những biện pháp phòng vệ cứng rắn, bảo vệ vị thế dẫn đầu của Mỹ trong công nghệ và sáng chế. "Chính phủ Trung Quốc đang hung hăng tìm cách làm suy yếu các ngành công nghệ cao và vị thế lãnh đạo kinh tế của Mỹ thông qua các chính sách công nghiệp và hành vi thương mại không công bằng, điển hình là chiến lược Made in China 2025", ông nói thêm. | ||||||||
Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông Posted: 02 Aug 2018 09:56 AM PDT 01/02/2015 08:44 GMT+7LTS: Có những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam đã đặt lên vai một vị tướng một trọng trách lớn lao: Vừa tổ chức và chỉ huy quân sự, vừa phải thực thi sứ mệnh ngoại giao-một nhiệm vụ quan trọng và cơ mật; Phẩm chất, trí tuệ và bản lĩnh đã giúp ông hoàn thành xuất sắc. Cuộc sống cách mạng đã hun đúc ông trở thành một một vị tướng chiến lược tài đức vẹn toàn. Nhân dịp Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, báo VietNamNet xin trân trọng giới thiệu một bài viết về ông: Đại tướng Lê Đức Anh.Ba lần đi Trung Quốc – Một lần ấn tượng sâu Năm 1954, ông Lê Đức Anh có mặt trong đội ngũ hàng vạn cán bộ Miền Nam tập kết ra miền Bắc theo "Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954". Những ngày đầu, ông được giao làm Sư đoàn Trưởng Sư đoàn bộ binh 330, đóng quân ở Thanh Hóa; nhưng chỉ mấy tháng sau ông lại được điều động về Bộ tổng Tham mưu làm Phó cục trưởng Cục Tác chiến. Ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng đa trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông nghiên cứu kế hoạch phòng thủ bờ biển từ Quảng Ninh vào đến Quảng Bình. Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần trao đổi với tác giả bài viết, đại tá Khuất Biên Hòa. Lần đầu tiên ông đặt chân tới đất nước Trung Quốc là thời điểm giữa năm 1955; lúc đó, Bộ tổng Tham mưu cử một đoàn cán bộ đi sang Trung Quốc nghiên cứu học tập về phòng thủ bờ biển. Trong đoàn có cán bộ của hai ngành Tác chiến và Công binh, ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng cử ông Lê Đức Anh, Phó cục trưởng Cục Tác chiến làm Trưởng đoàn. Lần thứ hai là vào khoảng gần cuối năm 1957, ông là thành viên trong đoàn cán bộ Bộ tổng Tham mưu do ông Văn Tiến Dũng dẫn đầu, đi sang Trung Quốc bàn về trang bị cho quân đội ta. Sang tới nơi, ông Dũng chủ động nói: "Ở miền Nam Việt Nam hôm nay, quân Mỹ-ngụy dùng xe bọc thép, máy bay trực thăng, tàu thủy, xả súng bắn giết đồng bào. Chúng tôi cần các đồng chí giúp đỡ - cho chúng tôi trung liên, đại liên và súng DKZ cho bộ đội và nhân dân chiến đấu đánh trả". Nhưng trưởng đoàn phía Trung Quốc, tên là Thành, là Tổng tham mưu Trưởng ngồi mần thinh không nói gì. Và chuyến đi đó, họ chỉ cho ta toàn súng trường K44 bắn phát một, họ bảo để trang bị cho dân quân du kích phòng chống càn. Phải đến lần thứ ba sang Trung quốc mới thật sự gây ấn tượng mạnh mẽ đối với ông. Tháng 11 năm 1963, theo sự sắp xếp của tổ chức, ông Lê Đức Anh bí mật đi trên "Con tàu Không số" trở về chiến trường Nam Bộ, làm Tham mưu Trưởng Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam (lúc đó có mật danh là B2). Đến cuối năm 1966, ông được Trung ương gọi ra miền Bắc báo cáo tình hình chiến trường. Ngay sau đó, hai ông Văn Tiến Dũng và Lê Đức Anh được Bí thư Thứ Nhất Lê Duẩn cử đi trong đoàn cán bộ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang Trung Quốc. Từ miền Nam ra Bắc và cả khi ông đi cùng đoàn sang Trung Quốc, đều đi bằng máy bay của Hoàng gia Cam-phu-chia; vì lúc đó miền Bắc đang bị máy bay của đế quốc Mỹ ném bom phá hoại, việc đi lại rất khó khăn. Máy bay của Hoàng gia Cam-phu-chia đưa đoàn cán bộ sang Quảng Châu, rồi từ Quảng Châu đi Tô Châu để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông. Cuộc tiếp kiến này có đại diện Chính phủ, đại diện Bộ Quốc phòng và đại diện của Bộ Ngoại thương Trung Quốc là ông Lý Cường, Thứ trưởng; phía Bộ Ngoại thương Việt Nam là ông Lý Ban, Thứ trưởng. Khi tiếp kiến, Chủ tịch Mao Trạch Đông hỏi không nhiều, rất ngắn gọn là đằng khác: "Quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam đông, tư tưởng của người dân và chiến sỹ Việt Nam thế nào?". "Hiện nay, cách mạng ở miền Nam của các đồng chí có khó khăn gì?" Khi đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Đồng chí Lê Đức Anh mới ở miền Nam ra, hãy trả lời Mao Chủ tịch". Ông Lê Đức Anh liền trả lời thẳng vào hai câu hỏi của Chủ tịch Mao – "Thứ nhất về tư tưởng, Mỹ vào đông vậy chứ đông hơn nữa thì bộ đội và nhân dân miền Nam cũng quyết đánh. Hai là, về khó khăn, vừa qua và hiện tại tất cả là tự lực, súng đạn tự tạo và súng trường Bá đỏ K44 sản xuất theo kiểu mẫu trước Đại chiến thế giới lần thứ nhất, có gì đánh nấy. Nhưng hiện nay có khó khăn rất lớn là xe tăng và máy bay của Mỹ rất nhiều nhưng Việt Nam thiếu vũ khí chống tăng, súng bắn máy bay và đánh tàu thủy; thiếu đô-la để mua gạo, vì từ trước đến nay cách mạng ở miền Nam Việt Nam vẫn mua gạo từ Cam phu chia và Thái Lan là chủ yếu, mà mua bên đó phải mua bằng đồng đô-la". Nghe xong, Mao Chủ tịch liền chỉ tay vào các quan chức, những người dưới quyền ông đang có mặt: "Hãy giải quyết cho các đồng chí ở miền Nam Việt Nam súng đạn và tiền!" . Lúc đó, ông Lê Đức Anh thầm nghĩ – "ông chỉ tay và nói thế thôi, chứ cụ thể thì nếu có được thì chắc còn lâu". Nào ngờ, xong việc, đoàn Việt Nam về liền, khi về đến Việt Nam thì cũng được tin Đảng cộng sản, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đang tích cực thực hiện chỉ đạo của Mao Chủ tịch. Và sau đó không lâu, vũ khí được chở thẳng từ Trung Quốc sang cảng Xi-ha-núc-vin; từ Xi-ha-núc-vin đưa tới Kra-chia, Công-pông-chàm rồi chở về biên giới Việt Nam rất nhanh. Tiền Đô la thì được đưa theo một "tuyến đường đặc biệt". Khi ông Lê Đức Anh trở về Miền Nam thì đã thấy có súng, đạn và gạo – Khối lượng vật chất này đã thật sự nâng nhanh sức mạnh chiến đấu cho bộ đội và nhân dân miền Nam. Tháo ngòi nổ xung đột biên giới Việt – Trung; Từ phát kiến ý tưởng đến thực thi kế sách đưa Việt Nam thoát ra khỏi vòng xoáy xung đột của các nước lớn Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ Sáu, từ ngày 15 đến 18/12/1986. Đại hội VI là mốc son lịch sử trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Tại Đại hội này, Đảng đã đề ra Đường lối Đổi mới và quyết định khởi xướng sự nghiệp Đổi mới đất nước. Đại hội đã bầu ông Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư. Đoàn đại biểu Quân đội có ba tướng: Lê Đức Anh và Đoàn Khuê được bầu vào Bộ Chính trị; Nguyễn Quyết được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Sau Đại hội, Trung ương Đảng và Quốc hội đã quyết định bổ nhiệm ông Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông Đoàn Khuê làm Tổng tham mưu Trưởng, ông Nguyễn Quyết làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Lúc này, cuộc xung đột quân sự vẫn đang diễn ra trên biên giới Việt-Trung vô cùng căng thẳng. Ngay sau đại hội, đầu năm 1987, có cuộc họp "Bộ Chính trị hẹp" tại Nhà Con rồng-Bộ Quốc phòng. Tại đây, sau hai chuyến đi thị sát trực tiếp toàn tuyến biên giới phía Bắc trở về, tướng Lê Đức Anh đã báo cáo toàn bộ tình hình biên giới phía Bắc, báo cáo những suy nghĩ của ông về Mỹ, Trung Quốc, về các nước ASEAN, liền sau đó, ông giải trình những đề xuất của mình. Ông nói: "Trên biên giới, phía bên kia họ bắc loa chửi ta và kể công, nếu bộ đội ta cứ chửi lại, bắn lại thì không làm được công tác tư tưởng. Thà rằng họ đánh sâu vào nội địa ta như Pôn Pốt đánh ta ở biên giới Tây Nam thì ta nói họ là xâm lược và ta kêu gọi chống xâm lược thì dễ. Đằng này qua thăm dò, khảo sát trực tiếp, qua tin tức và phân tích tình hình nhiều mặt, tôi thấy rằng họ không có ý đồ xâm lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục đích khác, ngoài ý đồ xâm lược. Còn Mỹ, sau thất bại chiến tranh Việt Nam, Mỹ câu kết với phản động quốc tế, dùng Pôn Pốt ở Cam-phu-chia đánh ta để trả thù, làm cho ta suy yếu và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực, nhưng đến bây giờ ý đồ này cũng đã thất bại. Trong khi Mỹ chưa có chính sách gì mới đối với Việt Nam là thời cơ ta có thể tiến hành phá bao vây cấm vận. Các nước ASEAN gần đây cũng đã có sự phân hoá và thay đổi. Trước đây Lý Quang Diệu nói ta rất dữ, gần đây đã khác. Thái Lan cũng đã thay đổi, nhất là từ khi Xạt-xai Xu-ha-vẳn lên làm Thủ tướng. Có khá nhiều ban lãnh đạo của các nước ASEAN lệ thuộc Mỹ và Trung Quốc. Bây giờ ta tìm cách gia nhập vào ASEAN để nâng tinh thần độc lập tự chủ của họ lên, họ sẽ dần cảm thấy không bị lệ thuộc vào Trung Quốc và Mỹ nữa". Nghe ông nói, mọi người rất hào hứng và tán thành, tuy nhiên cũng có ý kiến còn băn khoăn: - Liệu vào ASEAN ta có lôi kéo được họ không hay lại bị họ lôi kéo? Với lại, nếu xét ở khía cạnh kinh tế thì hiện các nước trong ASEAN đang giàu và mạnh hơn ta nhiều lần, liệu họ có chịu không? Chưa chắc họ chịu mình đâu. Tướng Lê Đức Anh nói: "Nếu chỉ vì mục đích kinh tế thì khó, vì ta đang nghèo về kinh tế. Nhưng ta có hai cái "giàu" là giàu về chính trị và về địa lý, giàu về tiềm năng con người. Ban đầu về kinh tế có thể ta chưa có thế và chưa có lợi gì; nhưng về chính trị thì ta có thế của một nước độc lập có chủ quyền, mà nền độc lập của ta không phải nói suông, cả dân tộc ta đã đổ bao nhiêu mồ hôi, xương máu và trí tuệ mới có được. Lòng tự trọng, tự tôn dân tộc thì anh nào cũng có. Ta vào thì họ sẽ có chỗ dựa về chính trị để họ vươn lên vì từ trước đến nay họ thường xuyên bị nước lớn chi phối. Họ cần ở ta là cần về chính trị trước tiên, mà ta lại có "vốn lớn" về chính trị. Trong khối ASEAN tuy có một số nước trước đây rất "căng" với ta, nhưng gần đây đã có những dấu hiệu thay đổi. Và cũng có những nước sẽ ủng hộ ta vào, những nước này từ lâu vẫn có thiện cảm với Việt Nam, từng đồng tình và ủng hộ Việt Nam chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, như Indonesia chẳng hạn. Ta sẽ đặt chân vào ASEAN từ cánh cửa của những nước như vậy. Nhưng những bước đi đầu tiên phải hết sức bí mật và thận trọng. Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Còn nếu ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về chính trị để các nước ASEAN vươn lên". Khi họp bàn, các thành viên của Bộ Chính trị đều nói: "Thế thì được!" Không có ai nói khác. Có người còn hứng khởi: "Như vậy có tư tưởng rồi, hệ thống rồi, được lắm!" Lúc đó ông Phạm Văn Đồng nói: "Việc này bên Ngoại giao làm là đúng chức năng rồi, mà Bộ Quốc phòng phải phối hợp; nhưng việc lớn này cả Đảng và Nhà nước cùng làm mới xong". Ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao cũng nói rất hăng hái: "Bây giờ các anh cứ quyết, tôi xin làm ngay!" Ông Trường Chinh bảo: "Bộ Ngoại giao làm là tất nhiên rồi. Nhưng trước hết đề nghị anh Lê Đức Anh suy nghĩ cách làm, biện pháp cụ thể, và đề nghị giao cho anh Đức Anh làm cái đoạn "mở đầu"". Mọi người nhất trí. Tướng Lê Đức Anh nói: "Tôi xin làm "mở đầu" với Trung Quốc!"; và ông nói vui: "Có chết thì tôi xin chết trước!…". Trong suy nghĩ, tướng Lê Đức Anh dự kiến mình sẽ mở "hai luồng thăm dò": Một là thăm dò qua cộng đồng người Hoa kiều ở khu vực Chợ Lớn thành phố Hồ Chí Minh, vì từ xưa đến nay, nói chung cộng đồng người Hoa kiều ở các nước trên thế giới, họ có truyền thống đoàn kết bao bọc nhau rất hay, có tổ chức chặt chẽ và có sự quan hệ mật thiết với chính phủ của Trung Hoa lục địa. Bởi vậy gặp gỡ, tiếp xúc, thăm dò từ khối Hoa kiều này thì có thể "bắt mạch" được tư tưởng của Chính phủ nước họ. Hai là thăm dò qua đường Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội. Khoảng mươi ngày sau, tướng Lê Đức Anh vào gặp Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ông Võ Trần Chí, Bí thư Thành ủy nói với Ban Hoa vận của Thành ủy tiến hành mời và gặp gỡ một số người đại diện và có uy tín trong cộng đồng bà con người Hoa của khu vực Chợ Lớn. Cuộc gặp giữa tướng Lê Đức Anh với đại diện bà con Hoa kiều đã diễn ra tại trụ sở của Thành ủy trong không khí thân tình và thẳng thắn. Có 8 Hoa kiều, cùng dự có một đồng chí đại diện Thành ủy. Mở đầu, tướng Lê Đức Anh điểm lại quá trình quan hệ hữu nghị của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Trung Quốc-Việt Nam. Ông cũng nói có những đồng chí người gốc Việt Nam nhưng đã tham gia Giải phóng quân Trung Quốc, trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc. Cũng có khá nhiều người gốc Trung Quốc là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Rồi ông nói về Cộng đồng người Hoa suốt mấy chục năm qua định cư, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đã tham gia, đóng góp vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, chính ông đã trực tiếp chứng kiến có những bà mẹ người Hoa đã nuôi dấu và cứu chữa thương binh là bộ đội Giải phóng ngay tại nhà mình, bất chấp nguy hiểm, đó là những nghĩa cử cao đẹp của bà con Hoa kiều tại khu vực Chợ Lớn này…" Người Việt và người Hoa, Trung Quốc và Việt Nam, hai nước bấy lâu vẫn đoàn kết, hữu nghị là chuyện bình thường. Vừa rồi xảy ra chuyện Trung Quốc và Việt Nam lại xung khắc nhau là chuyện không bình thường. Vậy thì yêu cầu bà con người Hoa hãy góp sức mình để hàn gắn lại tình hữu nghị, để xoá bỏ cái không bình thường này đi. Tình hữu nghị Trung-Việt là truyền thống tốt đẹp và bền lâu, chúng ta cần làm cho nó bền vững và phát triển". Khi nói lên những điều này, ông thấy họ nghe và nét mặt họ rạng rỡ, phấn chấn lắm. Nói xong, khi ông đề nghị họ phát biểu, họ nói rằng: "Từ lâu rồi chúng tôi cũng muốn như thế. Việt Nam và Trung Quốc cứ tốt như hồi xưa với nhau, giúp nhau như anh em trong nhà thì chúng tôi sung sướng lắm. Sống trên đất Việt Nam, chúng tôi cũng muốn chăm lo xây dựng gia đình và góp công xây dựng đất nước Việt Nam, quê hương thứ hai của mình …" Dịp này, Ban Đối ngoại Trung ương có chỉ đạo bộ đội ta ở một số chốt giáp đường biên đưa thuốc lá, thuốc lào sang mời bộ đội bên Trung Quốc. Họ rất phấn khởi. Khi anh em mình hỏi vì sao cứ bắn pháo sang Việt Nam thì họ chỉ lên trời, ý nói tại trên ra lệnh thì họ phải làm chứ trong lòng họ không muốn hai bên bắn nhau. Qua đó ta hiểu được phần nào của họ. Tiếp xúc với bà con Hoa kiều xong, tướng Lê Đức Anh liền trở ra Hà Nội. Khoảng nửa tháng sau, ông chỉ đạo cho Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh, Cục trưởng cục Đối ngoại quân sự đi mời Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đến dùng cơm với ông tại nhà khách Bộ Quốc phòng, ở số 28 phố Cửa Đông. Khi hai người, chủ và khách bắt tay nhau thì đồng chí Cục trưởng ý tứ khép cửa lại và bước ra phòng ngoài. Cuộc gặp tuy bí mật nhưng không khí thoải mái và không ai cảm thấy có gì căng thẳng. Hai người vừa ăn cơm vừa nói chuyện. Tướng Lê Đức Anh điểm lại quá trình quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nói rằng Trung Quốc giúp Việt Nam về cách mạng nói chung, về quân sự nói riêng là rất quan trọng. Từ chiến dịch Biên Giới năm 1950, Hồ Chủ tịch lên tận nơi để chỉ đạo, Mao Chủ tịch đã cho hai đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh cùng Đoàn cố vấn Trung Quốc sang giúp đỡ bộ đội Việt Nam về cách đánh chiến dịch như thế nào. Ở Điện Biên Phủ, nếu không có lựu pháo, vũ khí đạn dược và quân trang quân dụng của Trung Quốc giúp thì Việt Nam khó giành được thắng lợi. Rồi những năm đánh Mỹ, có những đoàn cán bộ, những đoàn học sinh miền Nam được gửi ra Bắc rồi đưa sang Trung Quốc học tập. Rồi chuyện Quân đội Việt Nam hành quân vượt Thập Vạn Đại Sơn theo điện yêu cầu của đồng chí Chu Ân Lai sang đánh dẹp quân Tưởng, giải phóng vùng đất Ung-Long-Khâm để đón đại quân Nam Hạ của Giải phóng quân Trung Quốc v.v… Rồi ông khẳng định: "Đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, công lao của Việt Nam là chính nhưng là công chung của hai Đảng, hai nước. Vậy mà bây giờ tại sao lại xung đột với nhau. Việc này không phải do dân và bộ đội gây ra, mà do lãnh đạo của hai nước gây ra. Đề nghị đồng chí Đại sứ báo cáo với lãnh đạo của Trung Quốc. Tôi mới nhận chức nhưng cũng sẽ báo cáo với lãnh đạo của Việt Nam; để lãnh đạo hai nước gặp nhau giải quyết việc này". Ông cũng kể lại với Đại sứ Trương chuyến đi với Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Tô Châu gặp Mao Chủ tịch. Khi Mao Chủ tịch hỏi có khó khăn và cần gì, ông nói rằng cần súng đạn và tiền để mua gạo, thì một tháng sau chiến trường Nam Bộ đã nhận được vũ khí và tiền … Khi nghe nói vậy thì ông thấy Đại sứ Trương mừng lắm, nét mặt phấn khởi nói rằng: "Thế thì tôi phải về nhanh để báo cáo với lãnh đạo bên tôi…" Đến đây, sứ mệnh "mở luồng" và "thăm dò" mà Bộ Chính trị tin cậy giao cho Tướng Lê Đức Anh, được xem như đã hoàn tất. Quả nhiên sau đó, trong chuyến đi thăm Singapore (tháng 7/1990), Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã "đánh tiếng" là "Sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với Việt Nam". Thời điểm này ta cũng đã hoàn tất việc rút toàn bộ Đoàn chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam ở Camphuchia về nước. Thực chất Mỹ đã thua ta tại "Ván bài Camphuchia" nhưng ở thời điểm này Mỹ không tỏ ra cay cú mà ngược lại, có phần cám ơn Việt Nam vì hai lẽ, một là đã làm tan rã chế độ diệt chủng Pôn-Pốt mà cả loài người nguyền rủa, hai là việc rút toàn bộ quân Việt Nam về nước đã có tác động tích cực trong việc Liên Xô rút quân ra khỏi Apghanistan, điều mà Mỹ rất mong muốn. Tuy nhiên những sự kiện trên là những dấu hiệu rất cơ bản để tiến tới việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, nhưng đó là sự kiện diễn ra ở cấp lãnh đạo cao nhất của hai Đảng và hai Nhà nước (Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ), là những cuộc gặp hẹp và bí mật. Bởi vậy cán bộ ở cấp dưới, nhất là ở cơ sở và bộ đội hai bên đường biên không thể biết, do đó hàng ngày trên tuyến biên giới vẫn chưa có sự thay đổi lớn theo xu hướng hoà bình hữu nghị mà vẫn duy trì không khí xung đột căng thẳng; tuy lúc này phía bên kia không còn cho quân tiến công sang, nhưng bộ đội của họ vẫn bắc các dàn loa phóng thanh chửi rủa với những lời lẽ rất tệ hại nặng nề và vẫn bắn pháo sang bên đất của ta. Nhất là ở Quảng Ninh, họ chửi và bắn pháo rất nhiều. Anh em mình nghe rát tai, tức quá thì cũng chửi lại và nạp đạn pháo bắn lại. Khi lên thị sát biên giới, tướng Lê Đức Anh nhắc nhở thì anh em thôi, không bắn, không chửi lại nữa. Ông nói với anh em: "Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình". Anh em cán bộ hỏi: "Vậy thưa Thủ trưởng, giờ ta làm gì để giải quyết được tình hình?". Ông bảo, họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta "bắn lại" bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung. ở cao điểm Vị Xuyên, bộ đội hai bên nhìn rất rõ nhau vì chỉ cách nhau mấy chục thước. Ông bảo anh em mang thuốc hút và diêm quẹt sang mời họ. Bên họ cũng nhiều anh em nghiện thuốc nên họ phấn khởi lắm. Bộ đội hai bên nói chuyện với nhau và cũng thôi không chửi, không bắn nhau nữa. Tại một số điểm chốt, ông bảo anh em hãy lui về phía sau một quãng. Cán bộ, chiến sỹ đều nói rằng "Nếu mình lui mà bên kia họ lên thì lo lắm!". Ông bảo "Cứ rút đi!". Tiếp đó, ông cho rút từng phần các đơn vị chủ lực về phía sau, về tuyến hai để đưa dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Lúc đó tâm lý chung của các "Tư lệnh chiến trường" và cán bộ chỉ huy các cấp là lo sợ, không anh nào dám cho chủ lực và các đơn vị dưới quyền mình lui xuống. Một hôm ông đến sở chỉ huy của Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2 ở phía dưới Phố Lu; khi tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu kéo đồng chí An là Chỉ huy trưởng Sư đoàn 316 lại gặp riêng ông và hỏi: "Báo cáo Bộ trưởng, đêm qua đồng chí An này đã báo cáo tôi cho đơn vị của đồng chí này lui xuống?!" Ông liền trả lời: "Đúng thế!", thì tướng Vũ Lập tỏ vẻ sửng sốt, bất ngờ mà nói rằng "Vậy thì xin anh cho văn bản!" Tướng Anh liền bảo đồng chí Phi Long, Cục phó cục Tác chiến: "Viết lệnh để tôi ký liền!". Thấy thái độ kiên quyết của ông, ông Vũ Lập liền nói vẻ xoa dịu: "Anh lệnh thì chúng tôi chấp hành, dù mệnh lệnh bằng giấy hay bằng miệng cũng chấp hành. Nhưng anh cho giấy để cơ quan còn lưu trữ." Thực chất lúc này, đối với ý định của ông, chưa phải là điều chỉnh bố trí chiến lược, mà ông chỉ thực hiện điều chỉnh sơ bộ, vừa để cho thế phòng thủ biên giới của bộ đội ta có chiều sâu, có thế vững chắc hơn, vừa để thăm dò phía bên kia. Khi trở về Hà Nội, ông đã báo cáo hết tình hình với Bộ Chính trị. Tiếp đó, cuối tháng 7/1991, tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên của Bộ Chính trị sang Trung Quốc (thực chất là "đi tiền trạm") bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cùng đi có đồng chí Hồng Hà, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Sáng ngày 28 bắt đầu khởi hành. Trên đường đi Bắc Kinh, các ông dừng chân ở Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây. Ông Triệu Phú Lâm, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Quảng Tây và ba cán bộ của Văn phòng Khu ủy; ông Chu Thiện Khanh, Phó trưởng Ban Đối ngoại và ba cán bộ, phiên dịch của Ban Đối ngoại Trung ương Trung Quốc ra đón các ông ở sân bay Nam Ninh. Đây là lần thứ tư trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông Lê Đưc Anh sang đất nước Trung Quốc. Dùng cơm trưa ở Quảng Tây xong, các ông đã bay luôn lên Bắc Kinh. Sáng hôm sau, 29/7, từ 9 giờ đến 12 giờ, ông Kiều Thạch, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc làm việc với hai ông tại Đại lễ đường. Cùng dự về phía Trung Quốc còn có các ông: Chu Lương và Chu Thiện Khanh, Trưởng và Phó trưởng ban Đối ngoại Trung ương; Chu Sỹ Cầm, Trịnh Quốc Tài là Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục 2 Châu á Ban Đối ngoại; Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; Từ Đôn Tín, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Cuộc họp này để chuẩn bị cho cuộc hội đàm chính thức với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân sau đó. Làm việc họp hành xong, đến 12 giờ 30 thì ông Kiều Thạch và các ông kể trên dự bữa cơm thân mật với hai ông tại phòng Tân Cương của Đại lễ đường. Cuộc hội đàm chính thức diễn ra tại Trung Nam Hải vào buổi chiều ngày 31/7/1991. Phía Trung Quốc do Tổng bí thư Giang Trạch Dân làm Trưởng đoàn. Trước khi hội đàm, có ít phút gặp riêng giữa Tổng bí thư Giang và tướng Lê Đức Anh, có hai phiên dịch của hai Ban Đối ngoại Trung ương Việt Nam và Trung Quốc. Ông Giang Trạch Dân liền nêu một vấn đề khá "hóc búa": "Tới đây lãnh đạo cấp cao hai nước gặp nhau sẽ mở lại trang sử tốt đẹp quan hệ Trung-Việt. Nhưng có một vấn đề quan trọng phải bàn riêng, vì ra họp chung khó nói. Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng Bí thư. Trước chưa biết, nhưng nay nghiên cứu lịch sử mới biết là Nam Sa tức Trường Sa là của Trung Quốc". Nghe vậy, tướng Lê Đức Anh liền nói: "Tôi cũng như đồng chí, tôi ở chiến trường mới về Trung ương; khi về có dịp nghiên cứu về lịch sử, địa lý và pháp lý thì thấy Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Bây giờ chúng ta nên cử các cơ quan chức năng nghiên cứu và xác định cụ thể". Nghe vậy, ông Giang không nói gì nữa; ông cười rồi ông bảo: "Tới giờ rồi, mời đồng chí ra hội đàm!.." Theo Tướng Lê Đức Anh, nhìn chung cuộc hội đàm đạt kết quả tốt; mọi vấn đề đặt ra đều được hai bên thoả thuận, nhất trí, kể cả việc giải quyết vấn đề Campuchia. Có một điểm tốt, khác với cuộc gặp hai bên vào năm trước ở Thành Đô là phía Trung Quốc không còn lấy việc giải quyết vấn đề Campuchia làm điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hoá quan hệ Trung-Việt nữa. Lúc đó Khơ-me đỏ đã tan, Trung Quốc cần ta đồng tình việc đưa Quốc vương Xi-ha-núc trở về Campuchia, mà thời điểm đó Xi-ha-núc đang ở Bắc Kinh. Trung Quốc cũng thấy rằng quan hệ hữu nghị với Việt Nam để phát triển là một nhu cầu của cải cách, mở cửa của họ. Khi họ gặp thái độ của ta rất phải chăng thì họ tiếp thu ngay. Họ đang có nhu cầu phát triển, ta cũng có nhu cầu bình thường hoá quan hệ để ổn định và phát triển, hơn nữa bối cảnh Quốc tế lúc này Liên Xô đã tan rã, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng sụp đổ, do đó hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa Trung-Việt đã gặp nhau như một tất yếu lịch sử.(1) Tiếp đó là những cuộc tiếp xúc trao đổi giữa hai Ban Đối ngoại Trung ương của hai Đảng, giữa Bộ Ngoại giao hai nước và giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm với Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy. Đến tháng 11/1991, nhận lời mời của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc Lý Bằng, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 10. Sau lễ đón và hội đàm, hai bên ra Thông cáo chung và ký kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường giữa hai nước Trung-Việt trên cơ sở 5 nguyên tắc hoà bình, đồng thời ký kết cả quan hệ bình thường giữa hai Đảng, khép lại 15 năm đối đầu căng thẳng. Lịch sử nhân loại ở những thập niên cuối thế kỷ 20 có ba "cuộc lui quân vĩ đại". Thứ nhất là quân đội Liên Xô rút khỏi Apghanistan; tuy không có sự xua đuổi nhưng không được người dân "đưa tiễn thắm tình". Thứ hai là cuộc rút quân về nước trước thời hạn của Quân tình nguyện và đoàn chuyên gia Việt Nam. Cả đất nước Chùa tháp rực rỡ cổng chào, cờ hoa cùng các tầng lớp nhân dân Campuchia lưu luyến đưa tiễn. Trước Hoàng cung, Quốc trưởng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc và Vua Sãi Tếp Vông trịnh trọng quàng vòng Nguyệt quế lên cổ Đại tướng, Tổng chỉ huy Quân tình nguyện và Đoàn chuyên gia Việt Nam Lê Đức Anh rồi thống thiết nói lời cảm ơn Đảng, Nhân dân và Quân tình nguyên Việt Nam đã chịu gian khổ, hy sinh, không tiếc máu xương, sức lực, trí tuệ và của cải để cứu Dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh Đất nước Chùa tháp từ tiêu điều xơ xác trở nên xanh tươi bền vững. Thứ ba là cuộc lui quân, chấm dứt việc đấu súng, đấu trí của hai Quân đội, hai Nhà nước, khôi phục đường biên giới hữu nghị, lập lại quan hệ bình thường giữa hai Quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Có thể nói, trong ba cuộc lui quân vĩ đại này, thì hai cuộc sau đều là "cuộc lui quân Đẹp!", lui quân vô cùng ngoạn mục, mà người được giao trọng trách lớn lao, vừa thiết kế vừa tổ chức thực hiện nó, chính là Đại tướng Lê Đức Anh! Đại tá Khuất Biên Hòa Bài sau: Vận dụng Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, ông là tác giả của kế sách Bố trí thế phòng thủ chiến lược mới; xây dựng tuyến phòng thủ Trường Sa; Thu hồi quân cảng Cam Ranh trước thời hạn. | ||||||||
Đặc khu: Rộng cửa cho lao động nước ngoài Posted: 02 Aug 2018 01:45 AM PDT Nguyễn Quốc Tấn Trung 2-8-2018 Việc làm là một lời hứa kinh điển nhất cho mọi chính sách phát triển kinh tế, trong đó có cả đặc khu. Nói một cách bao quát hơn, và đúng với tinh thần phát triển kinh tế nhất, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản sinh công ăn việc làm, từ đó phát triển các chương trình an sinh xã hội, tạo nền tảng ổn định xã hội là đích đến của mọi chính sách nhà nước, bất kể đó có phải là chính sách kinh tế hay không. Với tư cách là một mục tiêu chủ đạo cho mọi chính sách công như vậy, một dự án thỏa mãn được lời hứa về lao động đủ khiến những chuyên gia kinh tế và pháp luật khó tính nhất cũng phải chấp nhận lùi bước nhượng bộ. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi các nhóm ủng hộ Luật Đặc khu luôn dùng việc làm như một lợi ích đương nhiên mà đạo luật này sẽ mang lại. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ các chế định lao động bên trong dự thảo Luật Đặc khu để giải quyết những khúc mắc liên quan. Miễn giấy phép lao động, miễn thị thực có thời hạn cho lao động nước ngoài Thông thường, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc tuyển dụng lao động nước ngoài cần thoả mãn điều kiện là nhà tuyển dụng không tìm được người bản xứ cho vị trí họ cần tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ cần phải chứng minh điều này trong hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Tuy vậy, Luật Đặc khu tạo ra những điều kiện cực kỳ dễ dàng và thông thoáng cho lao động nước ngoài. Thoáng đến mức cả lao động kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài có thể làm việc ở các đặc khu tới 3 tháng hoặc 6 tháng/năm mà không cần xin giấy phép lao động. Điều này được thể hiện rõ trong Mục 4 của dự thảo Luật Đặc khu về lao động, tiền lương và an sinh xã hội. Theo đó, người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày/năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Quy định này gấp đôi quyền lợi hiện tại của người lao động nước ngoài có cùng chức danh trong Nghị định 11/2016 về lao động nước ngoài tại Việt Nam. Trong khi đó, người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật cũng có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày/năm tại đặc khu cũng không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Ngoài ra, người sử dụng lao động nếu muốn sử dụng lao động nước ngoài nằm trong các trường hợp trên không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Theo quan điểm của người viết, với những quy định thả lỏng như thế này, kèm với việc Nghị định 11/2016 đã xóa bỏ giới hạn sử dụng lao động nước ngoài (mà trước đây là 3%), khả năng nguồn nhân lực của doanh nghiệp chỉ hoàn toàn là người nước ngoài là rất cao. Nhưng không dừng lại ở đó, ngoại trừ Bắc Vân Phong, cả Phú Quốc và Vân Đồn đều có những ưu đãi đặc biệt khác cho người lao động nước ngoài và khá dễ dãi trong quản lý nhập cảnh của người nước ngoài, vẽ nên một bức tranh ảm đạm cho nguồn nhân lực Việt Nam. Tại Vân Đồn, người nước ngoài hoạt động trong ngành "công nghiệp văn hóa" (dù Vân Đồn được định hướng phát triển kỹ thuật công nghệ cao) được miễn giấy phép lao động và thị thực (visa) lên đến 12 tháng. Ở Phú Quốc, người hành nghề khám chữa bệnh nước ngoài nhận được ưu đãi tương tự. Nhưng không chỉ vậy, người nước ngoài của các quốc gia "có chung đường biên giới" cũng sẽ được miễn thị thực trong thời gian nhất định. Ngược hoàn toàn so với đặc khu của Trung Quốc Những người ủng hộ Luật Đặc khu thường viện dẫn các đặc khu của Trung Quốc như một hình mẫu. Tuy nhiên, chính sách lao động của đặc khu Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với Luật Đặc khu Việt Nam. Hệ thống pháp luật kiểm soát đặc khu của Trung Quốc không hề giấu giếm rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào về lực lượng lao động tại các doanh nghiệp hưởng ưu đãi tại đặc khu. Trong Chương III của Quy định Lao động, mà cụ thể là tại Điều 19, giới làm luật Trung Quốc ghi nhận rõ nội dung như sau: "Nhà tuyển dụng lao động tự thân có quyền tuyển dụng các cư dân đang sinh sống tại đặc khu và các cư dân thuộc những vùng đô thị khác dưới sự quản lý của chính quyền đặc khu. Nếu một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc một doanh nghiệp được đầu tư, thành lập bởi cá nhân, tổ chức Hong Kong, Macao và Đài Loan không thể tuyển đủ nhân viên từ bên trong lãnh thổ đặc khu, các doanh nghiệp này được phép tuyển dụng cư dân từ các vùng khác của Trung Quốc. Cơ quan Lao động thuộc chính quyền đặc khu và các sở lao động địa phương có liên quan có trách nhiệm tổ chức, hợp tác và cung cấp các dịch vụ công cần thiết cho việc tuyển dụng nói trên…" Như vậy, rõ ràng và thẳng thắn, các công ty tham gia hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh ở đặc khu tại Trung Quốc trong những thập niên 80 và 90 chỉ có hai nguồn tuyển dụng: cư dân Trung Quốc bên trong đặc khu và cư dân Trung Quốc bên ngoài đặc khu. Nói cách khác, họ buộc phải tuyển 100% nhân viên là người bản xứ. Một quy định có phần cực đoan nhưng người viết cho là phù hợp trong tình thế của các quốc gia đang phát triển. Nếu chính phủ chấp nhận bỏ tất cả những nguồn lợi về thuế, về hạ tầng, thứ chúng ta cần nhận lại ít nhất là việc làm cho người dân, an sinh xã hội đi kèm cũng như kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất từ các quốc gia phát triển hơn. Nguồn nhân lực này sẽ là một tài sản vô giá cho cuộc bùng nổ khởi nghiệp tại Trung Quốc mươi năm sau đó. *** Nếu nhìn vào thực tế đáng lo ngại của các đặc khu tại Campuchia hay Lào, đối chiếu với các quy định pháp luật của dự thảo Luật Đặc khu, có thể khẳng định rằng nỗi lo về khả năng tạo công ăn việc làm cho người Việt Nam của các đặc khu không hề thừa. Lại một lần, những lợi ích mà chúng ta được hứa hẹn, dường như không thể hiện đúng trong các quy định của Luật Đặc khu. | ||||||||
"THẦY DÙI TÔ TẦN"- KISSINGER...THUYẾT KHÁCH PUTIN HỢP TUNG VỚI TRUMP, CHƠI TRUNG QUỐC Posted: 02 Aug 2018 01:34 AM PDT Người bạn lâu năm trở mặt thành tri kỷ của nước Nga, Trung Quốc nổi đóa lo sợThủy Thu | Thời báo Hoàn cầu đưa ra cảnh cáo, nếu cựu Ngoại trưởng Mỹ trở mặt thì Trung Quốc cũng sẽ đưa ra phản ứng tương tự.Cánh cửa từ từ hé mở, Tổng thống Vladimir Putin bước vào và tiến tới chiếc bàn tròn trong căn phòng lớn. Mặc dù hơi khó khăn nhưng khi tiếng mở cửa vang lên, cựu Ngoại trưởng Mỹ HenryKissinger cũng chống gậy đứng dậy. Vài năm trước, do sức khỏe yếu nên trừ phi gặp gỡ các nhân vật quan trọng hoặc chiến hữu, Kissinger thường không chủ động đứng dậy. Cuộc gặp giữa Kissinger và Tổng thống Putin thực tế đã diễn ra cách đây hơn một năm, vào ngày 29/6/2017. Khi đó, Điện Kremlin cho biết, đây chỉ là một cuộc gặp riêng giữa những người bạn, Kissinger tham dự lễ kỷ niệm cố Thủ tướng Nga Yevgeny Primakov Nga Primakov ở Moscow, nhân tiện gặp gỡ ông Putin. Theo tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), cựu Ngoại trưởng Mỹ luôn đóng vai trò quan trọng trong chính sách cải thiện quan hệ Nga-Mỹ của Tổng thống Trump, đồng thời ông thậm chí còn đề nghị đi nước cờ lớn "liên Nga chống Trung". Tri kỷ của Điện Kremlin Báo Trung Quốc cho rằng, Kissinger là người ủng hộ chính sách cải thiện quan hệ Nga-Mỹ, duy trì vị thế của Moscow trên vũ đài quốc tế, đặc biệt từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Trong hơn 20 năm, mối quan hệ giữa Moscow và Washington phần lớn đều ở mức thấp nhưng Kissinger đã trở thành một "tri kỷ" của Điện Kremlin. Trong cuốn tự truyện First Person xuất bản năm 2000, Tổng thống Putin đã kể lại cuộc gặp đầu tiên giữa hai người vào năm 1990. Trong lần đầu gặp ông Putin, Kissinger đã rất "tò mò" về nhà lãnh đạo nước Nga - người lúc này mới trở về từ Đông Đức sau khi kết thúc nhiệm vụ tình báo. Khi đó, trước loạt câu hỏi của Kissinger về xuất thân và quá khứ, ông Putin điềm tĩnh nói: "Tôi từng làm công tác tình báo". Ngay lập tức, Kissinger tiếp lời khen ngợi: "Những người có năng lực đều bắt đầu từ công tác tình báo và tôi cũng vậy". Từ đó về sau, dù quan hệ hai nước luôn trong tình trạng đóng băng nhưng mối quan hệ giữa Kissinger và ông Putin vẫn được duy trì chặt chẽ. Tính đến tháng 6/2017, họ đã gặp nhau 17 lần. Sự ủy thác bí mật của TT Trump Tờ Hoàn cầu cho rằng, sau cuộc nói chuyện riêng giữa hai ông Kissinger-Putin vào năm ngoái, giới quan sát luôn đặt câu hỏi: "Liệu Kissinger có mang theo ủy thác nào của ông chủ Nhà Trắng tới Moscow hay không?". Tờ này tiết lộ, sau khi thắng cử vào cuối năm 2016, Tổng thống Trump đã 3 lần gặp gỡ Kissinger và tham vấn về các chính sách đối ngoại, đặc biệt trong mối quan hệ với Moscow, cựu Ngoại trưởng Mỹ vẫn chủ trương nhanh chóng bình thường hóa quan hệ với điện Kremlin. Cuối năm 2016, tờ nhật báo Bild (Đức) dẫn nguồn tin tình báo Tây Âu tiết lộ, Kissinger đang giúp ông Trump lên kế hoạch bình thường hóa quan hệ Nga-Mỹ, bao gồm Mỹ công nhận quyền lợi của Nga đối với Crimea, đổi lại Nga đảm bảo sự an toàn cho Đông Ukraine, Mỹ đồng ý chuyển phạm vi sức mạnh của Liên Xô cho Nga để khôi phục mô hình thế giới lưỡng cực. Dù nội dung báo cáo đó chưa được chứng thực nhưng suy đoán về vai trò của Kissinger trong mối quan hệ Nga-Mỹ không ngừng gia tăng, đặc biệt, sau hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ hồi tháng 7 vừa qua tại Helsinki. Theo tờ The Daily Beast (Mỹ), trong các cuộc họp gần đây, Kissinger thường đề xuất chiến lược "liên Nga chống Trung", thông qua mối quan hệ mật thiết với Nga để kiềm chế sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tạp chí Slate (Mỹ) nhận định, nếu chính sách này được thực hiện thì Kissinger đang tự đảo ngược chiến lược trước đây của chính mình - "liên Trung chống Xô". Trong những năm 1970, Kissinger rất nổi tiếng khi thúc đẩy chính sách liên kết với Trung Quốc để chống lại Liên Xô. Hoàn cầu cho rằng, động thái này khiến nhiều người Trung Quốc e ngại và chỉ trích rằng "người bạn lâu năm của nước này đã quay lưng lại với Bắc Kinh". Ám chỉ Trung Quốc Thực tế bản thân Kissinger, Nhà Trắng và Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chưa từng đưa ra bất kỳ phản ứng trước những suy đoán trên nhưng nhiều nhà quan sát chính trị ở Mỹ đã đưa ra những nhận định riêng. Một số ý kiến cho rằng, nguồn tin của Beast Daily xuất phát từ nhóm cố vấn chính trị của Tổng thống Trump. Mục đích của họ rất có khả năng là muốn mượn vẻ hào nhoáng từ "cách thức Kissinger" để phủ lên các chính sách ngoại giao gần đây của Tổng thống Trump. Với tính cách và kinh nghiệm của Kissinger, nếu chính phủ không lên tiếng thì ông cũng sẽ không đưa ra phản ứng nào. Hơn nữa, Tổng thống Trump hiện đang cải thiện mối quan hệ với Nga. Luồng ý kiến khác cho rằng, đây rất có thể là đề xuất của chính cựu Ngoại trưởng Mỹ, bởi đề cao lợi ích quốc gia là logic hành động của ông này. Đặc biệt, hiện nay khi cục diện thế giới không ngừng thay đổi, nếu Kissinger nhận thấy Trung Quốc đang đe dọa vị trí của Mỹ thì chủ trưởng "liên Nga chống Trung" không chỉ là sự "tự đảo ngược" chính sách mà còn là một tư duy chiến lược hợp lý. Trong một bài báo đăng trên tạp chí National Interest năm ngoái, Kissinger chia sẻ rằng: "Theo thứ tự đa cực đang được hình thành, Nga sẽ trở thành một cực không thể thiếu trong sự cân bằng quyền lực toàn cầu". Có thể thấy cân bằng quyền lực chính là từ khóa vĩnh cửu trong từ điển chiến lược của Kissinger. Trong cuốn sách Trật tự thế giới được xuất bản năm 2015, Kissinger viết: "Sự cân bằng quyền lực có thể đối mặt với ít nhất hai thách thức: Thứ nhất, sức mạnh của một cường quốc đủ lớn mạnh để đứng đầu; thứ hai là một trong những quốc gia top dưới muốn sánh vai với top đầu buộc các cường quốc thực thi các chính sách đối phó, dẫn đến một sự cân bằng mới hoặc 1 cuộc chiến tranh toàn diện". Hoàn cầu cho rằng, sau khi thông tin Kissinger muốn áp dụng chiến lược "liên Nga chống Trung" rò rỉ, rất nhiều ý kiến cho rằng, Kissinger đang nhắm đến Trung Quốc trong phát biểu trên. Lợi ích quốc gia Cho đến nay, Kissinger đã đến Bắc Kinh hơn 80 lần và kỷ lục này khó có thể bị phá vỡ trong một thời gian ngắn. Báo Trung Quốc cho rằng, điều này khiến đôi khi ông được gọi là "người bạn lâu năm của người Trung Quốc" nhưng nếu Kissinger thực sự đưa ra chiến lược "liên Nga chống Trung" thì nhận định này sẽ càng "rõ ràng" hơn. "Là một chính trị gia Mỹ, Kissinger có mối thân tình với Trung Quốc trong hơn 40 năm, xuất phát từ mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà Trắng. Tuy nhiên, ông này không phải người đầu tiên đề xướng ý tưởng khôi phục quan hệ Trung-Mỹ", Hoàn cầu viết. Theo đó vào năm 1968 dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Nixon, Kissinger chỉ là một chuyên gia về châu Âu hoặc Liên Xô. Hoàn cầu cho rằng, Kissinger quan tâm tới vấn đề Trung-Mỹ là do tác động từ học giả hàng đầu nước Mỹ John King Fairbank hoặc từ một lãnh đạo tình báo Đức trong cuộc gặp tại Tiệp Khắc. Nhà lãnh đạo này kiến nghị, Mỹ nên đạt được thỏa thuận chống lại Liên Xô với Trung Quốc. Sau đó, đến năm 1971, ông đáp máy bay tới Bắc Kinh. Báo Trung Quốc thừa nhận, Kissinger có vai trò to lớn trong việc phá vỡ thế bế tắc trong quan hệ Trung-Mỹ, cải thiện môi trường quốc tế, giúp Trung Quốc cải cách và mở cửa. Sau khi về hưu, ông tiếp tục dựa vào các mối quan hệ trong giới doanh nghiệp Trung-Mỹ để đưa nhiều công ty Mỹ vào Trung Quốc. Cũng theo tờ này, mục đích thực chất của Kissinger chính là để ngăn chặn Liên Xô, thúc đẩy công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc nhằm phục vu nhu cầu sản xuất toàn cầu của Washington "Dù sao ông ấy cũng là một người Mỹ, là người yêu nước trung thành với nước Mỹ", Hoàn cầu viết. Thực tế khó khăn Tuy nhiên, báo Trung Quốc cho rằng, Mỹ rất khó thực hiện theo đề xuất "liên Nga chống Trung" của Kissinger. Bởi thứ nhất, hai bên đã rất vất vả lôi kéo đồng minh trong cuộc đối đầu trước đây giữa Liên Xô và Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc từng tuyên bố sẽ không lôi kéo đồng minh nên Mỹ sẽ khó thực hiện kế hoạch. "Ngày nay khi lợi ích quốc gia đang ở hình thế phức tạp, dù cho Kissinger có ra tay, cũng khó để xây dựng được phe cánh chống Trung Quốc", Hoàn cầu cho rằng, Nga sẽ không nghiêng về phía Mỹ từ những kinh nghiệm đúc rút trong lịch sự. "Mỹ-Nga rất khó bắt tay với nhau, hai bên còn tồn tại nhiều nút thắt như Ukraine, Syria. Nga tuyệt đội sẽ không nhún nhường, còn nếu Mỹ buông tay nước này sẽ mất đi sự tín nhiệm của châu Âu. Ngoài ra, Mỹ càng khó khăn nếu chống lại Trung Quốc, bởi Nga-Trung đã sớm giải quyết vấn đề biên giới, trở thành đối tác chiến lược toàn diện, sẽ là mất mát nếu Nga vì phá băng với Mỹ mà đối đầu Trung Quốc", Hoàn cầu nhấn mạnh. Tờ này cho rằng, thậm chí ngay với cả các đồng minh châu Âu hiện nay, các nước này cũng khó tin vào sự thỏa hiệp giữa Điện Kremlin và Nhà Trắng. "Rất lý tưởng để Mỹ "liên Ấn chống Trung" do Bắc Kinh-New Delhi tồn tại tranh chấp biên giới, vừa hay Ấn Độ cũng một trong những mắt xích của chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương do Mỹ khởi xướng. Tuy nhiên, trong hai lần sang thăm Trung Quốc năm nay, Thủ tướng Ấn Độ chia sẻ họ đã đạt được lợi ích từ phương Tây và mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác ổn định với Bắc Kinh", Hoàn cầu khẳng định, Ấn Độ không có ý ủng hộ Mỹ về chiến lược này. Theo tờ này, so với châu Âu và Ấn Độ, mối quan hệ của Nga-Mỹ-phương Tây được coi là mối quan hệ thăng trầm nhất. Nga là một nước lớn với đầy đủ kinh nghiệm ngoại giao, trừ trường hợp nảy sinh xung đột lợi ích gay gắt với Trung Quốc, Moscow sẽ tuyệt đối không đánh đổi mối quan hệ với Bắc Kinh. "Quan trọng nhất, mối quan hệ tam giác của thời đại Chiến tranh Lạnh hiện nay không thể tái tạo. Vào thời điểm đó, quan hệ giữa các quốc gia không phức tạp như hiện nay, nên nếu Mỹ muốn cạnh trạnh với Trung Quốc thì đồng thời cũng cần tìm kiếm phương thức đối đầu khác với Nga. Tư duy bắt tay nước nào chống lại nước nào đã quá lỗi thời", Hoàn cầu kết luận. Cuối cùng, tờ này khẳng định, Trung Quốc không quên "đóng góp" của Kissinger nhưng nếu cựu Ngoại trưởng Mỹ trở mặt, Bắc Kinh cũng sẽ đưa ra phản ứng tương tự. theo Thời đại | ||||||||
Posted: 02 Aug 2018 01:27 AM PDT Bí thư Trương Quang Nghĩa: "Chúng ta sợ mạng xã hội, từng này đảng viên mà không nói lại mấy người đấy à"Đình Thức | "Tôi có cảm giác là chúng ta sợ mạng xã hội. Nếu không dùng, đóng hết thì không biết họ nói mình cái gì", Bí thư Nghĩa nói.Sợ mạng xã hội thì không biết họ nói cái gì Ngày 2/8, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã có cuộc làm việc với Sở Thông tin truyền thông về các vấn đề xây dựng Đảng và định hướng phát triển. Tại buổi làm việc, Bí thư Nghĩa đã đề cập đến sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng xã hội trong đó có facebook, zalo… Theo thống kê của Sở Thông tin truyền thông, hiện Đà Nẵng có khoảng 750.000 tài khoản facebook, 600.000 tài khoản zalo… Ông Nghĩa đặt câu hỏi liệu cán bộ, đảng viên có sử dụng mạng xã hội được hay không. "Tôi có cảm giác là chúng ta sợ mạng xã hội quá. Thế thì các comment của chúng ta thay vì hùa theo thì comment ngược lại. Cái đấy cũng phải coi như là công cụ chứ. Họ dùng facebook thì mình cũng dùng. Từng này Đảng viên của chúng ta mà không nói lại mấy người đấy à. Nhưng phải làm sao để nó trở thành chủ trương, Ban tuyên giáo sử dụng cái này thế nào? Họ dùng công cụ này mình tự nhiên sợ quá, đóng hết thì không biết họ chửi mình cái gì, đóng hết thì chỉ có người khác đọc. Nếu như có comment vào đó thì nội dung phải giữ được bản lĩnh của khối Đảng viên. Nếu có người của Sở Thông tin truyền thồng, Ban tuyên giáo vào hùa với họ ở đấy thì hỏng", Bí thư Nghĩa nói. Không đưa phong bì là không yên tâm Bí thư Đà Nẵng cũng đánh giá những thành tựu của Đà Nẵng về công nghệ thông tin như chỉ số PCI, cải cách hành chính, ICT Index, trong đó có sự đóng góp lớn của Sở Thông tin truyền thông. Tuy nhiên, ông Nghĩa đề nghị ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, tiến hành kiểm tra ngay Cổng thông tin điện tử thành phố. Theo ông Nghĩa, Cổng thông tin điện tử được doanh nghiệp, các địa phương đánh giá rất thấp. Ông Nghĩa cũng cảnh báo chỉ trong vài năm tới, các địa phương khác sẽ vươn lên và Đà Nẵng phải lo lắng cho vị thế của mình. "Sẽ có lúc chúng ta mong muốn lọt được top 10 chứ không còn top đầu nữa đâu. Nếu vẫn đang mơ màng thì chúng ta sẽ tụt hậu rất nhanh", ông Nghĩa cảnh báo. Theo ông Nghĩa, Đà Nẵng có những kỳ vọng về cải cách hành chính, chính quyền điện tử nhưng không được như mong đợi. Ông lất ví dụ Sở Xây dựng minh bạch trong việc cấp giấy phép xây dựng, đưa lên mạng để bất cứ ai cũng có thể biết công trình được xây bao nhiêu tầng, thời gian khởi công, thời gian hoàn thành, giải pháp xây dựng… Bí thư Nghĩa đánh giá đó không phải là thông tin bí mật gì cả. "Nhiều người bảo công khai thông tin thì nhà thầu bị mấy nhà cung cấp suốt ngày gọi điện mời chào. Cái đó không phải là câu chuyện quản lý Nhà nước mà là quan hệ doanh nghiệp với nhau. Còn Nhà nước cần minh bạch cái này", ông Nghĩa nói. Tương tự, ông Nghĩa cho rằng việc Sở Tài nguyên môi trường cũng không công khai sổ đỏ là không được. Ông Nghĩa khẳng định sổ đỏ chẳng có chuyện gì giấu diếm, không sợ lộ tên ông nọ, ông kia. "Đây cũng là một cách công khai minh bạch. Ai sợ cái sự minh bạch đó. Mấy ông quan chức à, hay là ai, mấy nhà buôn?", ông Nghĩa đặt câu hỏi. Ngoài ra, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định những thông tin về quy hoạch, đất đai khu vực nào có chức năng gì phải công khai hết. Doanh nghiệp, người dân ở bất cứ đâu cũng đọc, biết được. Theo ông Nghĩa, làm được như vậy Đà Nẵng mới là nơi đáng sống. Bí thư Nghĩa cũng thừa nhận trong quá trình cải cách, dịch vụ công trực tuyến gặp nhiều khó khăn từ chính tâm lý của người dân. Việc cải cách nhằm hạn chế tiếp xúc giữa công dân và cán bộ để giảm thiểu tiêu cực. "Người Việt Nam làm trực tuyến là cảm thấy thiếu thiếu cái gì, không yên tâm bởi vì không bỏ ra được cái phong bì năm bảy đồng bạc. Họ không yên tâm khi không thấy có người nhận được phong bì của mình, không biết là việc của mình có chắc chắn hay không. Đây là thói quen vô cùng nguy hiểm", ông Nghĩa nói. theo Trí Thức Trẻ | ||||||||
SAU CÚ ĐẤM CHÍ MẠNG NÀY CỦA VÕ SỸ TRUMP, TẬP CẬN BÌNH TUNG KHĂN TRẮNG ĐẦU HÀNG. Posted: 02 Aug 2018 01:09 AM PDT Theo Reuters ngày 31/7/2018, võ sỹ Donald Trump có kế hoạch đề xuất áp thuế 25% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung cộng trị giá 200 tỷ USD. Một tuyên bố về việc này có thể sẽ được đưa ra ngay trong ngày hôm nay 01/8/2018 theo giờ địa phương. Vì vậy, Tập Cận Bình đang tức tốc chỉ đạo Lưu Hạc phải bằng mọi giá xoa dịu võ sỹ Trump, nhưng muộn rồi vì mọi việc đã được Trump lập trình mà không thể đảo ngược. Sau cú đấm này võ sỹ Tập sẽ knock out, trọng tài cho dừng trận đấu như suy đoán của tôi vào ngày 10/8/2017 dưới đây: ĐIỂM DỪNG CỦA XUNG ĐỘT THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG CHỈ LÀ MỐC 250 TỶ USD. NHƯNG TRUNG CỘNG SẼ SUY TÀN - TAN RÃ. Trump đã tuyên bố sẽ kéo mức giá trị hàng hóa của Trung cộng nhập khẩu vào Mỹ lên con số 500 tỷ USD nếu như Trung cộng ngoan cố đáp trả. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, giá trị hàng hóa của Trung cộng được phía Mỹ lên danh sách chỉ đạt 50% so với tuyên bố của Trump. Tức 34 tỷ USD đã khai hỏa đợt 1; trong tuần này sẽ tiếp tục đợt 2 là 16 tỷ USD và 200 tỷ USD đã được lên danh sách để thông qua trong thời gian tới. Như vậy có thể hình dung ra một điều, điểm dừng xung đột thương mại Mỹ - Trung sẽ là mức 250 tỷ USD chứ không lên tới 500 tỷ USD như Trump tiên bố. Vậy tại sao Trump là hăm dọa sẽ thẳng tay với hàng hóa của Trung cộng tới 500 tỷ USD, gấp đôi với "điểm dừng" xung đột thương mại Mỹ - Trung ? Rất dễ hiểu, trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11/2017, Trump và Tập đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác thương mại Mỹ - Trung với tổng giá trị 250 tỷ USD. Những hợp đồng đã ký kết chủ yếu là phía Trung cộng "mở cửa thị trường" để tăng cường nhập khẩu hành hóa của Mỹ thêm 250 tỷ USD ngoài giá trị nhập khẩu thường niên của Trung cộng từ thị trường Mỹ tầm 170 tỷ USD. Tuy nhiên, với bản chất của cộng sản là luôn "lấy được", ký vẫn ký, cam kết vẫn cam kết nhưng lại "nói một đằng, làm một nẻo" thì có sao đâu. Nhưng đó là bản chất của cộng sản trước đây, giờ với Trump thì bản chất thâm căng, cố đế là "lật lọng" của cộng sản phải bị xóa bỏ bởi nguyên tắc tối thượng của Trump trong thương mại là "CÔNG BẰNG". Trước thực tế là dù Tập đã ký kết với Trump sẽ mua các gói hàng hóa của Mỹ có tổng giá trị 250 tỷ USD để góp phần giảm thiểu cán cân thương mại Mỹ - Trung. Thế nhưng chỉ riêng trong quý I/2018, thâm hụt thương mại Mỹ - Trung vẫn tăng 16% lên 91,1 tỷ USD. Hành động "bội tín" này của Tập Cận Bình đã làm cho Trump bất bình và quyết ra tay không cần lượng thứ, gói áp thuế hàng hóa của Trung cộng nhập vào Mỹ phải tương xứng với những hợp đồng đã ký kết, tức phải bằng 250 tỷ USD. Qua đó, có thể nhận định phía Trung cộng cũng sẽ gồng mình đáp trả tối đa đến con số 170 tỷ USD, bằng tổng giá trị hàng hóa mà Trung cộng đã nhập khẩu từ Mỹ trong năm 2017, sau đó Trung cộng kéo cờ trắng đầu hàng bằng cách quay trở lại cam kết thực hiện việc mở cửa thị trường, tăng cường nhập khẩu hàng hóa của Mỹ theo đúng những gì đã ký kết với Mỹ trong tháng 11/2017 có sự chứng kiến của Trump. Trump chỉ cần như vậy là đã hoàn thành lời thề sẽ nâng mức áp thuế hàng hóa của Trung cộng lên mức 500 tỷ USD dù Trung cộng đã đầu hàng ở mức 170 tỷ USD. Sẽ có nhiều thắc mắc rằng Trump lấy đâu ra 500 tỷ USD trong khi 3 lần áp thuế chỉ có 250 tỷ USD (lần 1 là 34 tỷ; lần 2 là 16 tỷ và những lần sau là 200 tỷ USD) ? Có phải Trump "hàm hồ, thích nổ" không ? Không hề, vì ngoài tổng giá trị gói áp thuế 250 tỷ USD mà Trump đã tung về phía Trung cộng ra thì việc Tập kéo cờ trắng đầu hàng bằng việc mở cửa nhập hàng Mỹ vào thị trường TQ với giá trị 250 tỷ USD như đã ký vào tháng 11/2017 tại Bắc Kinh chính là giá trị tạo nên con số 500 tỷ USD mà Trump đã tuyên bố trước Thế giới. Chỉ cần Trung cộng bị Mỹ đánh thuế đến "điểm dừng" xung đột thương mại 250 tỷ USD và "cầu hòa" với Mỹ khi buộc phải mở cửa thị trường nhập hàng Mỹ thêm 250 tỷ USD nữa là Trung cộng đã đại loạn, suy tàn bởi hàng hóa nội địa của Trung cộng phải nhường sân cho hàng hóa Mỹ thêm 250 tỷ USD, điều này sẽ gây ra một cơn địa chấn "doanh nghiệp phá sản; công nhân thất nghiệp" ngay trong lòng Đại lục. Có thứ vũ khí nào lợi hại bằng vũ khí làm "rối loạn lòng dân" ? Kết quả Trung cộng sẽ suy tàn, sụp đổ và tan rã là khó tránh khỏi. Khi Trung cộng "cầu hòa" Mỹ bằng cách mở cửa thị trường nhập hàng Mỹ "không thể đảo ngược-có kiểm chứng" thì lượng hàng hóa tiêu thụ nội địa của Trung cộng có giá trị 250 tỷ USD (tương đương lượng hàng phải nhập thêm từ Mỹ) sẽ "chạy đi đâu" ngoài Việt Nam và các nước nghèo đang vay nợ của Trung cộng. Đây là cái kết cay đắng cho những quốc gia "Phò Trung - Bài Mỹ" mà cố vấn Peter Navaro đã dày công nghiên cứu trong cuốn sách "Death By China - Chết bởi Trung cộng"./. Tran Hung. | ||||||||
Mỹ thông qua luật quốc phòng 'cứng rắn nhất' lịch sử với TQ Posted: 02 Aug 2018 01:03 AM PDT ZingCác nhà lập pháp Mỹ quyết liệt hơn với Trung Quốc trong nhiều vấn đề, bao gồm hoạt động quân sự hóa gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. | ||||||||
DỰ ÁN VÂN ĐỒN - “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI” VÀ SỐ PHẬN HÌNH CHỮ S Posted: 02 Aug 2018 01:00 AM PDT 21 giờ · Nhân chuyện tháng 8 này Quốc hội sẽ trở lại đề tài ĐẶC KHU sớm hơn dự định, phận nữ nhi lại nổi cơn nhiễu sự, múa rìu qua mắt "các nhà hoạch định kinh tế tài ba" của ĐCS VN suy ngẫm đôi điều về chính sự. Vì sao trong dự án "Con đường tơ lụa mới" của Trung Cộng nhất định phải chọn Vân Đồn (Việt Nam) là chốt trạm đầu tiên đi về hướng Đông Nam Á và số phận đất nước hình chữ S sẽ ra sao? I. VÂN ĐỒN CÓ VỊ THẾ TRỌNG YẾU THẾ NÀO? "Tên Vân Ðồn có nguồn gốc từ tên núi Vân (núi có mây phủ) ở làng Vân (nay thuộc xã Quan Lạn) nằm trong tuyến đảo ngoài Vân Hải. Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên, theo sử sách, năm 980 ở đây đã có đồn Vân, trấn giữ vùng biển Đông Bắc của quân đội nhà Tiền Lê. Sang triều Lý năm 1149, vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Ðồn, đồng thời Vân Đồn biến thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt, trong giao thương với các nước trong khu vực Đông Á và Thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia... Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng suốt ba triều đại: Lý - Trần - Hậu Lê (Lê sơ)..." Như vậy, Vân Đồn từ xưa đã là một vị trí chiến lược quan trọng của quốc gia Việt Nam, một thương cảng giao thương buôn bán sầm uất, là "con đường tơ lụa" của bao nước trên thế giới đã từng đi qua đây từ thế kỉ 12-13. Chính vì thế, trải qua nhiều thế kỉ, Trung Quốc chưa bao giờ dời mắt khỏi mục tiêu béo bở này. Hiện nay, Vân Đồn là chốt điểm trọng yếu đầu tiên trong kế hoạch "một vành đai, một con đường" của Trung Cộng để từ đó tiến xuống phía Đông Nam Á, Thái Bình Dương... tạo thành một vòng tròn khép kín "Con đường tơ lụa mới" với các nước châu Âu, Phi, Mỹ la tinh..., hòng cán Hoa Kỳ ra lề, tiếm quyền thống lĩnh toàn cầu (xem bản đồ 1). II. THAM VỌNG BÁ CHỦ CỦA TRUNG QUỐC VÀ CUỘC CHIẾN LẠNH Sau Thế chiến thứ hai, xét độ hoành tráng về địa lí, kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật... thì Mỹ và Nga là hai con hổ đáng gờm. Trung Quốc chỉ bắt đầu ngoi lên từ những năm 90 của thế kỉ trước và nay được đánh giá là nước có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Chính vì vậy đã từ rất lâu, Trung Cộng luôn ôm giấc mộng bá chủ toàn cầu. Một trong những phương pháp để thực hiện tham vọng ấy là hiện thực hóa học thuyết "Một vành đai - một con đường" hay nói một cách dễ hiểu hơn - Học thuyết "Con đường tơ lụa mới". Học thuyết này được Tập Cận Bình chính thức công bố từ năm 2013, đến bây giờ tất cả tham vọng đều đã được sáng tỏ. Chủ trương là xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia Á-Âu. Cụ thể là tạo hành lang kinh tế từ "thiên triều" tới các nước Trung Á, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh, Châu Đại Dương... vừa nhằm cạnh tranh, giành giật với Mỹ về thị trường Châu Âu vừa giành nắm giữ vị trí "đại ca" thế giới. Bằng cách khôi phục lại "Con đường tơ lụa vĩ đại" vốn đã có từ thế kỉ thứ II trước CN, với một hệ thống hạ tầng vận tải toàn diện từ đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không, thậm chí cả đường hầm dưới eo biển Bospourus. Khát vọng đưa 4,4 tỷ người – tức hơn một nửa dân số Trái Đất vào phạm vi (khu vực) chịu ảnh hưởng của Trung Quốc... Song tham vọng bành trướng ấy liệu Trung Cộng có thực hiện được? Liệu Donald Trump (xuất thân từ một thương gia lão luyện) có thể để cho họ Tập qua mặt? Thử động não vì sao đại diện của một cường quốc, ông Trump lại cúi xuống bắt tay với Kim Jong Un - một "Chí Phèo Cộng sản" nhãi nhép Bắc Triều, có phải chỉ để vô hiệu hoá đầu đạn hạt nhân hay còn có mục đích nào khác? Tiếp đến, vì sao ông Trump lại bắt tay thân thiện với Tổng thống Putin (Nga), mà cách đây không lâu, Nga vẫn là một "cổ động viên" của Trung Cộng về biển Đông? Tại sao ông lại chính thức tuyên chiến với Trung Cộng trên chính trường thương mại và đánh thuế nặng vào nhiều mặt hàng của Trung Cộng khi đưa vào Mỹ, trong đó có mặt hàng thép? Làm cho thị trường chứng khoán của Trung Cộng trong suốt mấy tuần "lập loè lửa lựu", kéo theo thị trường chứng khoán Việt Nam "chói đỏ cờ in máu...", làm cho đồng tiền đô tăng giá và đồng tiền Việt thì rớt đến thê thảm...? Tuy nhiên, trong cuộc chiến không khói súng của những chúa rừng xanh này, con này mẻ trán thì con kia cũng phải sứt đầu, kịch trường mới chỉ khai vị, còn nhiều màn ngoạn mục để xem. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng cuộc chiến này thế nào? III. VIỆT NAM CÓ LỢI GÌ TRONG "HỌC THUYẾT..." CỦA TRUNG CỘNG? Chính quyền Việt Nam cho rằng việc kí kết hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Cộng là một chủ trương có tính "chủ động, sáng suốt, nhạy bén, đi tắt đón đầu..." của Đảng, nhất là "sáng kiến" hợp tác "Vành đai và Con đường". Cho rằng "Các hoạt động hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước luôn được tiến hành độc lập, căn cứ theo lợi ích quốc gia". "Việt Nam chủ động đề xuất những ý tưởng hợp tác kinh tế song phương với Trung Quốc như "Hai hành lang, một con đường" (bản đồ 2-3) là thể hiện tính chủ động, tình hữu nghị giữa hai đảng và phát triển kinh tế hai bên cùng có lợi... Hai bên đã nhất trí khẩn trương bàn bạc, kí kết bản ghi nhớ về hợp tác kết nối trong khung khổ sáng kiến này" từ đầu và cuối năm 2017... Sang đến năm nay (2018), họ nhanh chóng thúc đẩy tiếp ra Luật Đặc khu cho ba vị trí yếu lược của Việt Nam: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc... Báo Dân trí số ra ngày 26/7/2018 đã đưa tin QH sẽ tiếp tục bàn về dự án 3 đặc khu này vào tháng 8... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói nhân dân phải tỉnh táo khi quyết định ra Luật đặc khu nhưng lại nói: "Vừa qua, một số kẻ xấu, phản động đã lợi dụng tình hình, kích động người dân, trong đó có việc đập phá, chống người thi hành công vụ… làm cho người dân hiểu nhầm nội dung luật pháp, nhất là dự thảo Luật về Đặc khu." Ông và nhiều người trong giới cho rằng ba nơi này có khả năng phát triển thành trung tâm trung chuyển hàng hoá, khách quốc tế, có khả năng thu hút các dự án áp dụng khoa học công nghệ 4.0 đầu tư quy mô lớn, có khả năng tác động lan toả đến khu vực xung quanh. Nhưng liệu có tin được không hay đó chỉ là "chiếc bánh vẽ" của con nai bị chiều đánh lưới đã sa lầy vào bẫy nợ (vay vốn AIIB) của đối tác? Hỡi các nhà lãnh đạo "tài ba và sáng suốt"! Làm sao các người có thể che đạy được biết bao dự án dính đến "bạn vàng" của các người còn đang đắp chiếu bỏ đấy? Làm sao che dạy được biết bao nhà máy, doanh nghiệp của "bạn vàng" đặt trên đất Việt gây ô nhiễm, phá huỷ môi sinh, sự sống của dân tộc Việt? Làm sao có thể che đạy được các "khu tự trị" kín bưng, ngoại bất nhập của "bạn vàng" đóng trên những điểm trọng yếu của nước Việt như Vũng áng, Sơn Trà, Bô-xít Tây Nguyên... đã làm "chết lâm sàng" nền kinh tế Việt? Giờ lại thêm 3 trọng điểm nữa mà YẾT HẦU là VÂN ĐỒN. Thiển nghĩ quyết định tham gia "Vành đai và Con đường" cùng Trung Cộng có phải là con đường tự sát của Việt Nam? Về phía Trung Cộng, dự án "Vành đai và Con đường" của Trung Cộng thực tế đã triển khai ở một số nước trên thế giới như châu Phi, Siri Lanca, Lào, Campot... cho thấy, Trung Cộng là "con tì hưu không có hậu môn". Chúng chỉ biết lọc lừa, vơ vét, vừa được đặc quyền thụ hưởng những ưu đãi vừa giải quyết được lao động dư thừa trong nước, chứ không sử dụng nhân công nội địa như nhiều nước và Việt Nam vẫn ảo tưởng. Nếu các nhà lãnh đạo sáng suốt, tài tình Việt Nam khẳng định rằng "việc xây dựng các đặc khu tại Việt Nam là để "thí điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (trong vòng 99 năm); đồng thời đặc khu sẽ có tác động tích cực trên nhiều mặt như tăng trưởng kinh tế cao hơn, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách và thu nhập bình quân đầu người, thu hút đầu tư nước ngoài với công nghệ cao... nhằm đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, góp phần phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." thì quả là nực cười và đó chỉ là tầm nhìn của con lợn trong câu chuyện ngụ ngôn xưa. Nếu ĐCS VN trúng kế ba đặc khu là đã giúp cho Trung Cộng thực hiện được mục đích "Nhất xạ tiễn song điêu" (một mũi tên trúng hai mục đích). Một mặt, Trung Cộng tạo được vành đai - con đường (gọng kìm) từ Vân Đồn xuống phía Đông Nam... mặt khác, nhanh chóng hoàn thành hợp thức hoá Hiệp ước Thành Đô (1990), thu Việt Nam về một mối. Để thực hiện được mục tiêu này, Trung Cộng đã xây dựng hai đặc khu tại hai cảng ở Campot và Lào (xem hình 4-5). Đây là hai chốt bảo vệ "Con đường tơ lụa" kết hợp với các chốt điểm ở đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã chiếm được, nay thành cứ điểm quân sự hùng mạnh... tạo nên thế cờ vây chữ thập (+), khoá chặt cái "lưỡi bò" biển Đông; mặt khác, trên đất liền hình chữ S, các chốt điểm cái gọi là "đặc khu, khu tự trị..." đã được củng cố vững chắc suốt từ Bắc chí Nam (từ Vân Đồn - Vũng Áng - Sơn Trà - Bắc Vân Phong đến Bô-xít Tây Nguyên - đảo Phú Quốc...) cùng với "đội quân thứ năm" (người Trung Quốc di dân) đã cài răng lược trên khắp lãnh thổ Việt, thì chỉ cần chọn một ngày lành tháng tốt là Trung Hoa quốc đồng loạt đốt pháo ăn mừng, tuyên bố với cả thế giới biết rằng "dâu Việt đã vu qui thiên triều", nhẹ như lông hồng, đâu phải đao to búa lớn. Ôi! Thế là dù "Học thuyết Con đường tơ lụa" bá chủ toàn cầu của Trung Cộng có hoàn thành hay không, nhưng chỉ cần quy phục được Việt Cộng thì đó đã là một thắng lợi lớn. Lúc ấy, tương lai con cháu chúng ta sẽ ra sao? IV. VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU VÀ SỐ PHẬN? 1. Xét về "hội chứng đặc khu" ở Việt Nam hay bất cứ thứ gì mà Việt Nam mang xuất khẩu thì đều ngược với thế giới. Chẳng hạn như đồ ăn, cái gì ngon, bổ, tốt (loại 1) thì đem xuất khẩu, cái dở thì để mình ăn, hay các đặc khu mà Trung Cộng hiện đang chiếm đóng và ba đặc khu trọng yếu còn lại sắp tới kí nốt, đều là những địa thế yếu lược có giá trị bậc nhất về kinh tế và quốc phòng của đất nước, thì ĐCS đều đem dâng hết cho giặc mà gần như không ưu tiên, ưu đãi, khuyến khích tư bản trong nước phát triển. Những tên tư bản trẻ trong nước mới nổi lên dạng như Quyết mặt chuột thì chỉ là trá hình, còn thực chất Quyết và bao kẻ tương tự đang hoạt động cho khối Maphia nào ở sân sau để phá hoại đất nước, thì chỉ có lãnh đạo đảng mới biết rõ nhất. Đó là nguyên nhân mất nước. 2. Việt Nam hiện đang giống như một cơ thể mắc bệnh ẾT hay ung thư đã ở giai đoạn cuối. Nền thể chế èo uột, thẩm lậu, tứ bề thọ địch: mất lòng dân, mất niềm tin; bị cô lập trước thế giới; nợ công vượt ngưỡng, nền kinh tế hầu như bị đình trệ; sức khoẻ nhân dân suy kiệt do ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn; thiên tai, nhân tai phá hoại hàng năm; các cuộc đấu đá phe cánh trong nội bộ Đảng diễn ra liên miên dưới chiêu bài chống tham nhũng, làm vỡ ra những mụn bọc đầy những giòi bọ ở tất cả các ngành chủ chốt như An ninh, Giáo dục, Y tế,... Một khi cơ thể đã bị suy yếu thì con vi trùng quái vật bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập, ăn sống phần nội tạng còn lại là tất yếu. 3. Sắp tới chắc chắn ĐCS sẽ kí Luật Đặc khu, vậy chuyện gì sẽ xẩy ra đây? Lòng dân sẽ ra sao? Cam chịu, chấp nhận, buông xuôi, mặc cho con Tạo xoay vần hay sẽ vùng lên quyết sống mái một phen? | ||||||||
"Nguyên liệu" rẻ tiền và nguy hiểm cho cuộc bành trướng quân sự của TQ ở biển Đông Posted: 01 Aug 2018 08:45 PM PDT Thủy Thu |Chỉ tính riêng năm 2015, Bắc Kinh đã hình thành trái phép 2 vùng lãnh thổ mới có diện tích tương đương quận Manhattan - quận đông dân nhất thành phố New York, Mỹ ở biển Đông.Theo New York Times, một trong những cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đang nóng dần lên với sự xuất hiện của tàu chiến, máy bay ném bom, tuyên bố đe dọa lẫn nhau - tất cả xuất phát từ nguyên nhân Trung Quốc đang ngày càng nắm giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên phổ biến, rẻ tiền và dễ bị bỏ quên nhất thế giới: Cát. Trọng tâm của cuộc đối đầu là một loạt các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp ởbiển Đông - vùng biển có ý nghĩa địa chính trị chiến lược vô cùng quan trọng. Đây là một trong những tuyến đường biển tấp nập nhất trên thế giới và chiếm khoảng 10% chủng loại cá trên thế giới. Đặc biệt, đáy biển cũng chứa hàng tỷ thùng dầu và hàng tỷ feet khối khí thiên nhiên. Nhưng trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã thực hiện loạt hành động bành trướng lãnh thổ, bao gồm chiếm các đảo đá thuộc chủ quyền Việt Nam ở biển Đông. Hơn nữa bắt đầu từ năm 2014, nước này đã sử dụng sức mạnh công nghiệp của mình để xây dựng các công trình trái phép ở biển Đông. Trung Quốc bành trướng lãnh thổ trái phép Trong những năm gần đây, Trung Quốc còn xây dựng hẳn một đội tàu nạo vét đại dương, là một trong những đội tàu trang bị công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Kể từ năm 2000, công suất nạo vét hàng năm của Bắc Kinh đã tăng hơn ba lần, lên tới 1 tỷ mét khối, nhiều hơn bất cứ nước nào. Từ cuối năm 2013, Bắc Kinh thành lập một đội tàu hút bùn, nạo vét hàng triệu tấn cát từ đáy biển và sử dụng nguyên liệu này để mở rộng lãnh thổ phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Trong vòng 18 tháng, các tàu này đã xây dựng gần 3.000 mẫu đất mới (tương đương 12km2). Hiện nay, công trình quy mô lớn này ngày càng trở nên phổ biến. Trong những thập kỷ gần đây, những tiến bộ trong công nghiệp cho phép quá trình khai thác hạ thấp chi phí, dễ dàng khai thác cát ở những vùng biển sâu và vận chuyển chính xác tới điểm đích. Tàu nạo vét lớn nhất hiện nay dài hơn 700 feet (khoảng 213m), tương đương với một tòa nhà chung cư 60 tầng. Chúng được trang bị các ống dẫn có thể khai thác cát từ 500 feet dưới mặt nước biển. Từ Singapore đến Hà Lan, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, nhiều quốc gia đang sử dụng chúng để mở rộng bờ biển của họ và thậm chí xây dựng 1 đảo hoàn toàn mới. Trung Quốc cũng đã làm như vậy, chỉ tính riêng năm 2015, Bắc Kinh đã hình thành trái phép 2 vùng lãnh thổ mới có diện tích tương đương quận Manhattan - quận đông dân nhất thành phố New York, Mỹ. Quá trình này thường gây ra thiệt hại rất lớn tới môi trường. Trung Quốc gần đây đã đình chỉ tất cả các dự án cải tạo đất thương mại vì chúng đã gây thiệt hại cho các rạn san hô và các hệ sinh thái ven biển. Trung Quốc đổ quá nhiều cát vào các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa, một nhà sinh học biển Mỹ cho biết, hành động này "đẩy nhanh tốc độ biến mất vĩnh viễn của các rạn san hô trong lịch sử nhân loại." Nhưng điều đáng lo ngại hơn nữa là việc xây dựng đảo đá trái phép của Trung Quốc sẽ phục vụ tham vọng quân sự của nước này. Gần như ngay sau khi cát khô, Trung Quốc bắt đầu xây dựng các căn cứ quân sự tại đây. Bắc Kinh đã lắp đặt hệ thống vũ khí chống tên lửa, đường băng cất hạ cánh cho máy bay quân sự. Các quan chức Mỹ cho rằng, các cấu trúc này được xây dựng để đặt các tên lửa tầm xa, cũng như các cầu cảng có khả năng chứa tàu ngầm hạt nhân. Theo báo Mỹ, sự bành trướng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Thái Bình Dương làm gia tăng đối đầu giữa nước này với Mỹ và các đồng minh. Gần đây, Mỹ đã cử máy bay chiến đấu B-52 và hai tàu chiến tới khu vực biển Đông. Trong khi đó, một máy bay ném bom tầm xa của Trung Quốc đã hạ cánh ở một đảo đá mới mà nước này xây trái phép. Tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cáo buộc hành động xây dựng đảo trái phép của Trung Quốc là sự đe dọa và cưỡng ép tại biển Đông. Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngang nhiên tuyên bố sẽ không "để mất dù 1 tấc đất". Ngày 14/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động được tiến hành tại hai quần đảo này mà không được phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp, vô giá trị và vi phạm chủ quyền của Việt Nam. theo Thời đạ | ||||||||
Philippines trách Mỹ không sớm ngăn Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông Posted: 01 Aug 2018 08:35 PM PDT Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chỉ trích Mỹ không hành động kịp thời để ngăn Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng và liên quan đến nhiều quốc gia.Reuters dẫn lời nhà lãnh đạo Philippines nói rằng, Mỹ bị ràng buộc bảo vệ Philippines theo một hiệp ước chung, nhưng lại không hành động gì khi Trung Quốc bắt đầu các hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. "Tại sao không phải là Mỹ, quốc gia duy nhất có thể hành động ở đó, và sao nước này lại muốn hải quân của tôi đến đó? Đó sẽ là một thảm sát đối với các binh sĩ của chúng tôi", ông Duterte phát biểu trước các luật sư tại Manila hôm 23/3. "Tại sao họ không tới đó trước tiên khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các công trình? Tại sao họ không chỉ trích Trung Quốc? Sao họ không điều 5 tàu sân bay? Và họ đã đợi cho tới khi vấn đề này trở nên nghiêm trọng thành một vấn đề quốc tế, và giờ đây liên quan tới quá nhiều quốc gia. Họ có thể đã chấm dứt được vấn đề ngay khi mới phát sinh nếu họ có hành động quyết liệt", ông Duterte nhấn mạnh. Tổng thống Philippines Duterte trách Mỹ đã không hành động kịp thời để ngăn Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông. Ảnh: Reuters Tuy nhiên, cũng trong bài phát biểu này, ông Duterte còn nói rằng Philippines sẵn sàng chia sẻ tài nguyên trong vùng đặc quyền của nước này ở Biển Đông với Trung Quốc. "Dù muốn khai thác tất cả, chúng ta cũng không có đủ vốn", ông Duterte phát biểu trước các luật sư ở Manila. "Ngay cả khi tôi muốn khai thác mọi thứ nhưng chúng ta không có tiền. Trang bị một giàn khoan dầu hay bất cứ thứ gì, chúng ta cũng không đủ năng lực. Do đó, tôi sẽ cân nhắc tới việc chia sẻ tài nguyên", nhà lãnh đạo Philippines nói thêm. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bao gồm cả vùng biển gần bờ Philippines, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Năm 2013, Tổng thống Philippines lúc bấy giờ là ông Benigno Aquino đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa quốc tế. Tháng 7/2016, tòa ra phán quyết tuyên bố đơn phương của Trung Quốc không có cơ sở. Tuy nhiên, ông Duterte lại đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm và tìm cách để Bắc Kinh hỗ trợ, đầu tư hàng tỷ USD vào Manila. Lê Huyền(tổng hợp) Nguồn : Tin Nhanh Online | ||||||||
Posted: 01 Aug 2018 08:43 PM PDT Tiệp Nguyễn |Với quyền lực Trung Quốc đang trỗi dậy, Tổng thống Mỹ đang muốn thực hiện những điều cựu Ngoại trưởng Kissinger đã làm những năm 1970 với Liên Xô.Trước đây, Mỹ đã bắt tay Trung Quốc để đấu Liên Xô thì giờ đây Mỹ muốn bắt tay Nga để trừng phạt Trung Quốc (kế liên Nga chế Hoa theo cách gọi của Trung Quốc), theo RI. Trong cuộc trò chuyện với Financial Times, ông Henry Kissinger cựu ngoại trưởng Mỹ đã có đánh giá quan trọng về nỗ lực của tổng thống Trump để cải thiện mối quan hệ của Mỹ với Nga. Cuộc phỏng vấn được thực hiện trên nền tảng của cuộc họp thượng đỉnh diễn ra ngày 16.7 tại Helsinki. Ông Kissinger nói: "Tôi nghĩ ông Trump có thể là một trong những gương mặt lịch sử xuất hiện hết lần này tới lần khác để đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên, khiến nó phải từ bỏ những ảo ảnh cũ kỹ. Không nhất thiết là ông ấy biết điều đó hay ông ta đang cân nhắc những lựa chọn lớn hơn. Đó có thể chỉ là một sự ngẫu nhiên". Ông Kissinger không đề cập chi tiết nhưng xu hướng suy nghĩ của ông nhất quán với những ý kiến mà ông đã bày tỏ trong quá khứ. Mỹ đang dần mất đi ảnh hưởng trên đấu trường quốc tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự hồi sinh của Nga đòi hỏi phải có một đối trọng toàn cầu mới. Trở lại những năm 1972, trong cuộc trò chuyện với ông Richard Nixon về chuyến đi sắp tới tới Trung Quốc, báo hiệu sự mở đầu lịch sử với Trung Quốc, ông Kissinger có vẻ đã mường tượng ra việc tái cân bằng sẽ trở nên cần thiết trong tương lai. Ông bày tỏ quan điểm so sánh với Liên Xô (người Nga), Trung Quốc chỉ "mới nguy hiểm. Thực tế, họ sẽ trở nên nguy hiểm hơn sau một thời kỳ lịch sử". Ông nhấn mạnh: "trong 20 năm, với người kế nhiệm ông, nếu ông ta cũng khôn ngoan như ông thì sẽ khiến cho người Nga chống lại người Trung Quốc". Kissinger chỉ ra rằng Mỹ, đã tìm cách để hưởng lợi từ sự thù địch giữa Moscow và Bắc Kinh trong kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh sẽ cần phải "chơi trò chơi cân bằng quyền lực một cách hoàn toàn không cảm tính. Hiện tại, chúng ta cần Trung Quốc để sửa và trừng phạt người Nga". Nhưng trong tương lai, sẽ phải có một con đường khác. Tất nhiên, ông Kissinger không phải là người đi đầu trong "tam giác ngoại giao" Mỹ-Nga-Trung. Không hề bí mật, vào thập niên 1950, Mỹ đã làm tất cả để gây chia rẽ giữa hai nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông và Nikita Khrushchev. Trọng tâm được nhấn vào Trung Quốc đang bị cô lập lúc đó. Ý muốn của ông Khrushchev về việc "chung sống hòa bình" qua cuộc họp thượng đỉnh với ông Dwight Eisenhower năm 1959 tại trại David đã trở thành một thời điểm vạch ra sự phân ly giữa Trung-Xô. Nhưng ngay cả khi chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc trở nên sâu sắc (đỉnh điểm là cuộc xung đột đẫm máu tại sông Ussuri năm 1969), ông Nixon đã đảo ngược chính sách của ông Eisenhower và mở một đường dây đối thoại với Bắc Kinh, ưu tiên cho cuộc cạnh tranh toàn cầu của Mỹ với Liên Xô. Nhưng tài liệu giải mật thời Chiến Tranh Lạnh cho thấy Washington đã thận trọng cân nhắc khả năng có một cuộc chiến lớn hơn giữa Trung Quốc và Liên Xô. Một bản ghi nhớ đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ đã thuật lại chi tiết khoảnh khắc đặc biệt trong lịch sử Chiến Tranh Lạnh - một sĩ quan KGB đã hỏi về phản ứng của Mỹ với giả thiết có một cuộc tấn công của Liên Xô vào những cơ sở chứa vũ khí hạt nhân Trung Quốc. Sau đó có một bản ghi nhớ gây chú ý với Kissinger được thực hiện bởi nhà quan sát những ảnh hưởng của Trung Quốc Allen S. Whiting, cảnh báo sự nguy hiểm khi Liên Xô tấn công Trung Quốc. Rõ ràng, năm 1969 là năm then chốt khi những tính toán của Mỹ được thay đổi dựa trên dự tính rằng những căng thẳng của Liên Xô với Trung Quốc sẽ tạo nên một nền tảng cho sự gần gũi Mỹ-Trung. Điều này đã dẫn tới những đàm phán của Nixon và Kissinger để mở ra những kênh đối thoại bí mật với Trung Quốc qua Pakistan và Romania. Hiện tại, những tóm lược trên rất hữu dụng bởi những động thái của ông Trump đang chỉ ra một chương trình đảo ngược lại kỷ nguyên Eisenhower - ngăn chặn Trung Quốc bằng cách đẩy mạnh một liên minh với Nga. Nhưng liệu ông Putin có "cắn câu" ông Trump? Rõ ràng điều này còn tùy thuộc vào Mỹ sẽ trao gì cho Nga. Không nghi ngờ rằng ông Putin sẽ coi đây là một cơ hội hiếm có với Nga. Ông đã có sự tán dương thái quá với ông Trump về vấn đề Triều Tiên và những sự hưởng ứng ấm áp sau đó là một trao đổi có ý nghĩa tại Helsinki. Đây là khởi đầu tốt để ghi điểm cho sự sắc sảo của Moscow khi thực hiện vai trò lớn hơn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bắc Kinh sẽ phải quan sát "sự tan băng" tại Washington với một thái độ không dễ chịu. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hoan nghênh cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki. Nhưng những đánh giá chủ đạo của giới phân tích Trung Quốc cho rằng sẽ không có gì lớn xảy ra vì mâu thuẫn trong mối quan hệ Mỹ-Nga mang tính nền tảng và căn bệnh sợ Nga (Russophobia) đang lan tỏa khắp trong giới quyền uy nước Mỹ. Mặt khác, thời báo Hoàn Cầu của đảng Cộng sản Trung Quốc có một bài xã luận có một phân tích rất hay về điều gì thúc giục ông Trump dành sự chú ý (tôn trọng) với Nga - Trung Quốc có thể học sự tôn trọng mà ông Trump dành cho Nga. Bài báo kết luận rằng lý do duy nhất có thể hiểu được là dù Nga không phải là một quyền lực kinh tế, họ vẫn giữ ảnh hưởng toàn cầu do sức mạnh quân sự: Ông Trump luôn nhấn mạnh rằng Nga và Mỹ là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất trên thế giới, với tổng số lượng vũ khí chiếm khoảng 90% trên thế giới và vì thế Mỹ cần chung sống hòa bình với Nga. Về mối quan hệ giữa Mỹ với Nga, ông Trump là người rất nhạy bén. Mặt khác, nếu Mỹ đang gây áp lực với Trung Quốc hiện nay thì là bởi Trung Quốc dù là một người khổng lồ về kinh tế vẫn yếu trong sức mạnh quân sự. Vì thế: Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không chỉ sử dụng để đảm bảo an toàn cho "cú tấn công thứ hai" mà còn đóng vai trò nền móng để tạo nên sự răn đe mạnh mẽ khiến các quyền lực bên ngoài không dám hăm dọa quân đội Trung Quốc... Một phần trong chiến lược của Mỹ đến từ vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn... Một số nhân vật diều hâu đang hô hào Trung Quốc cần đẩy nhanh tiến trình phát triển sức mạnh hạt nhân chiến lược. Không chỉ để cho Bắc Kinh sở hữu một kho vũ khí hạt nhân mạnh mà còn khiến cho thế giới bên ngoài biết rằng Trung Quốc kiên quyết bảo vệ các lợi ích của quốc gia với bằng sức mạnh hạt nhân. Thực tế, nếu thời điểm cấp bách tới, Trung Quốc sẽ phải tự lực cánh sinh trong tam giác của Kissinger. Và Trung Quốc cần chuẩn bị cho điều như vậy có thể xảy ra. theo Viettime Không còn hả hê, TQ tắt ngấm nụ cười nhìn chiến lược độc đáo của ông Trump vùn vụt về đíchHải Võ | Nhà phân tích Trung Quốc cảnh báo chính phủ nước này rằng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã đạt được những bước tiến rất đáng kể trong thời gian ngắn.Kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu nêu ra khái niệm "chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" (gọi tắt là chiến lược Ấn-Thái) vào năm ngoái, đa số nhận định của dư luận về chiến lược này là "xem nhẹ" và "hạ thấp" - tờ Thời báo Hoàn Cầu đánh giá. Các phân tích với chiến lược Ấn-Thái chủ yếu nhằm vào những khó khăn, đặc biệt là mâu thuẫn và lợi ích giữa các thành viên (Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Mỹ), cho rằng chiến lược này sẽ mất rất nhiều thời gian để định hình. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Bành Niệm - trợ lý nghiên cứu tại Viện nghiên cứu biển Đông (NISCSS), Trung Quốc - phân tích trên tờ Hoàn Cầu, tin rằng Mỹ đang rốt ráo hoàn thiện các chương trình chi tiết của khái niệm Ấn-Thái, đưa khuôn khổ này đạt được các bước tiến thực tế và chiến lược hóa. Từ khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đến "Chiến lược Ấn-Thái" Khái niệm "khu vực tự do Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" được ông Trump sử dụng dày đặc nhất trong chuyến công du châu Á vào tháng 11/2017, bao gồm trong bài phát biểu ở diễn đàn APEC tại Đà Nẵng. Theo ông Bành, Mỹ sau đó chỉ mất khoảng nửa năm để biến khái niệm này thành một chiến lược thực thụ. Khoảng hơn một tháng sau khi Bộ trưởng quốc phòng James Mattis trình bày về "chiến lược Ấn-Thái" tại Đối thoại Shangri-la vào tháng 6 năm nay, Mỹ và Australia đã bắt tay thiết lập kế hoạch chung nhằm thúc đẩy lợi ích chiến lược của hai nước ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các động thái diễn ra trong thời gian ngắn, hiệu suất hợp tác cao như thế là không thường thấy trong lịch sử khi Mỹ muốn thúc đẩy một chiến lược nào đó - ông Bành Niệm nhận xét, đồng thời dự đoán tốc độ phát triển của chiến lược Ấn-Thái có thể vượt xa ước tính của các bên. Mỹ ồ ạt "ra đòn" kinh tế, quân sự Khác với các chiến lược lớn trước đây của Mỹ thường do tổng thống dẫn dắt, lộ trình phát triển chiến lược Ấn-Thái được trao cho Lầu Năm Góc, thể hiện qua vai trò của Bộ trưởng Mattis ở Shangri-la cũng như trong nỗ lực hợp tác với Australia sau đó. Kết quả từ hoạt động tích cực của Bộ quốc phòng Mỹ là hợp tác an ninh quân sự trở thành lĩnh vực được chú trọng hàng đầu trong chiến lược này. "Trao cờ" vào tay quân đội, tổng thống Trump cũng tránh được những tác động và mâu thuẫn đa chiều từ phương diện ngoại giao đối với chính quyền của ông. Đồng thời, cộng đồng quốc tế có thể thấy rõ mục tiêu trọng điểm của chiến lược Ấn-Thái nằm ở lĩnh vực an ninh chiến lược. Theo lời ông Mattis, việc tăng cường xây dựng sức mạnh trên biển, củng cố quan hệ hợp tác với đồng minh là ưu tiên hàng đầu của chiến lược. Trong kế hoạch chung Mỹ-Australia, hợp tác quân sự cũng là nghị trình trọng yếu. Trong tương lai, Mỹ sẽ từng bước thúc đẩy hợp tác quân sự với những đồng minh và đối tác then chốt như Ấn Độ, Nhật Bản, nhằm đạt các bước tiến thực chất trong chiến lược. Thêm vào đó, hợp tác kinh tế cũng là mục tiêu quan trọng của chiến lược Ấn-Thái. Vấn đề phát triển kinh tế được xếp vào 1 trong 4 nhiệm vụ lớn của chiến lược mà ông James Mattis phát biểu tại Singapore hồi tháng 6. Khi Mỹ và Australia thảo luận về kế hoạch chung, song phương bày tỏ rõ cần phải tổ chức cơ chế đối thoại chính thức về đầu tư cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong tuần tới, Mỹ sẽ tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Ấn-Thái. Đối trọng với Vành đai, Con đường của Trung Quốc Trong diễn biến mới nhất liên quan đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 30/7 công bố kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 113 triệu USD vào khu vực này. Đây được xem là hành động của Mỹ nhằm tạo ra đối trọng với sáng kiến đầu tư "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc. Chính sách vung tiền của Bắc Kinh bị giới chức Washington đánh giá là mang nhiều tham vọng phát triển thiếu kiềm chế ở nước ngoài và để lại nhiều hệ lụy về nợ nần với các nước tham gia. "Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương" được ông Pompeo đưa ra là chương trình tăng cường hỗ trợ tài chính từ chính phủ Mỹ đối với các đồng minh, đối tác ở khu vực Ấn-Thái, thông qua cơ quan tạm gọi là Công ty Tài chính phát triển quốc tế Mỹ (USIDFC). Theo lời ngoại trưởng Pompeo, Mỹ sẽ "chống lại bất kì quốc gia nào" có ý định thâu tóm ảnh hưởng trong khu vực. Đây được cho là thông điệp cảnh báo Bắc Kinh, trong tình hình cuộc chiến thương mại giữa hai nước không có dấu hiệu hạ nhiệt, bên cạnh căng thẳng trong vấn đề Đài Loan hay biển Đông. Trong tổng số 113 triệu USD, 25 triệu USD dự kiến được Mỹ đầu tư mở rộng xuất khẩu công nghệ tới khu vực Ấn-Thái, 50 triệu USD hỗ trợ các nước sản xuất và lưu trữ năng lượng, đồng thời tạo ra mạng lưới hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng. Các tiến triển mới cho thấy thông điệp của chính quyền Trump về việc thu được lợi ích kinh tế thông qua chiến lược Ấn-Thái không phải chỉ là nói suông, dù những mối hợp tác thực chất vẫn còn trong quá trình định hình và phải qua thời gian khảo nghiệm. Giáo sư Josef Gregory Mahoney, giám đốc Trung tâm quốc tế nghiên cứu chính trị cao cấp tại Đại học sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải, nhận định tuyên bố mới của Mỹ nhằm vào "Vành đai, Con đường" cho thấy chính sách đối ngoại của ông Trump tới đây sẽ tập trung vào: Tái định vị thế đối đầu của Mỹ với Trung Quốc trong kinh tế và ngoại giao. Chỉ khoảng một tuần trước đây, theo ông Mahoney, các chính sách đối ngoại của tổng thống Trump - dù bất lợi cho Trung Quốc - dường như vẫn tạo khe hở để Bắc Kinh phát triển quan hệ với các đối tác phương Tây, khi EU có nhiều bất đồng với Washington. Việc ông Trump gây sức ép và căng thẳng trong nội bộ NATO, rút Mỹ khỏi hiệp định khí hậu Paris hay Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều là những biểu hiện của chủ nghĩa cô lập, mang lại tầm nhìn về một trật tự thế giới mới với Trung Quốc là nhà ủng hộ toàn cầu hóa mạnh mẽ nhất. Nhưng cách tiếp cận của ông Trump lúc này đang là tái lập vị thế chủ đạo của Mỹ đối với châu Âu, và nhanh chóng đạt "chiến thắng đầu tay" với việc các nước châu Âu cam kết cải thiện các điều kiện thương mại, chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và cùng Mỹ chống lại Trung Quốc trong chiến tranh thương mại. Như thế, thay vì cô lập và bảo hộ Mỹ, mục tiêu ưu tiên của ông Trump lúc này là cô lập Trung Quốc. Trung Quốc lo ngại? Mỹ tăng tốc hoàn thiện "chiến lược Ấn-Thái" là thực tế đã rõ ràng, khi các bước hành động cụ thể liên tục được tiến hành. Chiến lược, mà ban đầu bị nhiều học giả Trung Quốc cho là một sự đánh tráo khái niệm với chiến lược "xoay trục châu Á-Thái Bình Dương" của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, nay đã tiến vào giai đoạn thực tiễn, bất chấp còn nhiều khó khăn ở khu vực. Trung Quốc "không được khinh suất, mà cần nâng cao cảnh giác và quan sát chặt chẽ, đồng thời sớm có biện pháp tương ứng nhằm ứng phó hiệu quả với tình hình" - Hoàn Cầu dẫn cảnh báo của học giả Bành Niệm. Trả lời câu hỏi báo chí về việc Mỹ, Nhật, Ausstralia muốn đẩy mạnh đầu tư vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng ngày 31/7 nói "Đây là chuyện tốt". Ông Cảnh cho biết Trung Quốc sẵn sàng cùng các nước nỗ lực thúc đẩy giao lưu khu vực và tăng trưởng kinh tế, đồng thời "hoan nghênh tất cả các nước có cùng tư duy tham gia xây dựng 'Vành đai, Con đường'". theo Thời đại | ||||||||
Sự kiện vắc-xin giả và cuộc chiến ngầm tại Trung Nam Hải Posted: 01 Aug 2018 08:31 PM PDT Sự kiện vắc xin giả Trung Quốc gây làn sóng phẫn nộ trong công chúng đã khiến cả Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải vào cuộc. Có chuyên gia phân tích rằng phía sau liên quan đến cuộc chiến ngầm tại Trung Nam Hải.Cuộc chiến ngầm tại Trung Nam HảiSau bùng nổ vụ vắc xin giả, khuya 22/7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã lên án vụ vắc xin giả của Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh (gọi tắt là Công ty Trường Sinh) là phi nhân tính; ngày 23/7 lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong lúc đang ở nước ngoài cũng lên tiếng "Hành vi sản xuất vắc xin trái pháp luật của Công ty Trường Sinh mang tính chất tàn ác ngoài sức tưởng tượng, gây cú sốc mạnh trong cộng đồng…" Đi cùng cơn bão dư luận về vắc xin giả, tối 27/7, theo giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa thông tin về công tác điều tra của Chính phủ, vụ án vắc xin của Công ty Trường Sinh đã được điều tra rõ, có rất nhiều bằng chứng cho thấy tội sản xuất và tiếp thị các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn của Công ty Trường Sinh được thành lập. Thông tin mà cơ quan chức năng điều tra tiết lộ, Công ty Trường Sinh vì muốn giảm giá thành sản xuất đã vi phạm quy trình sản xuất tiêu chuẩn, trong đó có cả vấn đề tái sử dụng nguyên liệu đã hết hạn. Ngoài ra, công ty còn đánh dấu ngày sản xuất sản phẩm không đúng, thậm chí thay đổi cả thời gian thử nghiệm trên chuột. Sau vụ việc, Chủ tịch Công ty Trường Sinh là Cao Tuấn Phương (Gao Junfang) cùng 15 người khác đã bị tạm giam hình sự, nhiều nhân viên cũng đã bị cảnh sát đưa đi thẩm vấn. Nhiều nhà phân tích tình hình thời sự chính trị Trung Quốc đã chỉ ra, giới chức Bắc Kinh đã kịch liệt lên án Công ty Trường Sinh gây ra vụ bê bối thảm họa này nhưng đằng sau vụ việc này ẩn hiện lờ mờ cuộc đấu tranh quyền lực trong ĐCSTQ. Liên quan vấn đề đấu đá quyền lực này, cư dân mạng Trung Quốc cũng chia sẻ một hình ảnh chụp chung của ông Giang Trạch Dân với ban lãnh đạo Công ty Trường Sinh, theo đó kèm theo các suy luận cho rằng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông Giang Trạch Dân và phe cánh còn sót lại đã luôn âm thầm phá rối ông Tập Cận Bình, do đó việc chính quyền Bắc Kinh lên tiếng đối với Công ty Trường Sinh cũng đồng nghĩa lên tiếng đối với cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và phe cánh còn lại trong Đảng. Trên RFA Mỹ cũng có bài bình luận chỉ ra, sự kiện vắc xin giả của Công ty Trường Sinh ẩn chứa "cuộc đấu đá nội bộ" giữa phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và phe lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình. "Bang Cát Lâm" làm bệ đỡ cho Cao Tuấn Phương?Bài viết nhìn lại nguồn gốc sự kiện từ năm 1995. Thời điểm đó truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin: Từ ngày 25 – 27/6 (năm 1995), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân dưới hộ tống của Bí thư tỉnh Cát Lâm Trương Đức Giang đã đi khảo sát tại Thành phố Cát Lâm và thành phố Trường Xuân, châu tự trị Diên Biên ở tỉnh Cát Lâm… Chiều 25/6, sau khi ông Giang Trạch Dân nghe báo cáo công tác của Bí thư tỉnh Cát Lâm Trương Đức Giang đã đưa ra một bài phát biểu chỉ đạo quan trọng… Những người khác đi thị sát cùng ông Giang Trạch Dân còn có: Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Tăng Khánh Hồng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Thương mại quốc gia Vương Trung Vũ (Wang Zhongyu), Phó Tổng thư ký Tổ Lãnh đạo tài chính Trung ương kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch quốc gia Tằng Bồi Đàm (Zeng Peiyan), Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp Từ Hữu Phương (Xu Youfang), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Chính Khánh (Zhou Zhengqing), Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương Vương Khắc (Wang Ke). Bài viết còn đặc biệt chỉ ra lai lịch những người trong đoàn tùy tùng của ông Giang Trạch Dân, trong đó ngoài những nhân vật đứng đầu các hệ thống quân đội – chính quyền – Đảng ủy tỉnh Cát Lâm, một trong những người đi cùng là ông Vương Trung Vũ là người gốc ở Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, thăng tiến qua nhiều chức vụ tại tỉnh Cát Lâm cho đến chức cao nhất Bí thư tỉnh Cát Lâm rồi vào trung ương năm 1988, cuối cùng lên đến Ủy viên Chính phủ kiêm Tổng thư ký Chính phủ, và sau đó nhậm chức Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc. Như vậy, Vương Trung Vũ nằm trong số nhân vật hàng đầu "bang Cát Lâm". Nhân vật thứ hai là Hồng Hổ (Hong Hu), con của Thượng tướng Hồng Học Trí (Hong Xuezhi) thuộc thời mới xây dựng chính quyền Cộng sản Trung Quốc, ba năm sau khi đi thị sát Trường Xuân cùng ông Giang Trạch Dân, Hồng Hổ được lên chức Phó Bí thư tỉnh Cát Lâm (từ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Cải cách Kinh tế Chính phủ), sau đó vài tháng được kiêm nhiệm thêm chức Tỉnh trưởng Cát Lâm. Nhân vật thứ ba đi cùng là Từ Hữu Phương cũng bắt đầu ở quan trường Cát Lâm, sau đó lên chức Bí thư tỉnh Hắc Long Giang và Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Trước khi bà Cao Tuấn Phương vào tù, trang web chính thức của Công ty Trường Sinh vẫn còn thông tin câu chuyện vào năm 1995 cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã đến thăm Công ty Trường Sinh và ghi dòng chữ lưu niệm "Phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao để tăng cường sức mạnh tổng thể quốc gia", khi đó Trường Sinh Trường Xuân vẫn là doanh nghiệp nhà nước và bà Cao Tuấn Phương là tổng giám đốc. Theo trang "Bách khoa toàn thư Baidu" của Trung Quốc, bà Cao Tuấn Phương sinh năm 1954, trước khi bị bắt đã đảm nhiệm qua nhiều chức vụ tại Công ty Trường Sinh: Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện pháp lý, Tổng giám đốc, Giám đốc Tài chính; là người phụ nữ có một số ảnh hưởng chính trị nhất định ở tỉnh Cát Lâm. Bà Cao từng là Ủy viên Chính hiệp của tỉnh Cát Lâm, Đại biểu Nhân đại thành phố Trường Xuân, Phó Chủ tịch thứ năm của Ủy ban Y tế dự phòng tỉnh Cát Lâm, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Công thương nghiệp thành phố Trường Xuân. Tờ Tin tức Bắc Kinh (Bjnews) của Trung Quốc đưa tin, từ năm 1994 – 2004, Cao Tuấn Phương từ vị trí người quản lý dần dần trở thành người nắm quyền chính của công ty này; từ 2005 – 2015 bà Cao Tuấn Phương "nâng cấp" Công ty Trường Sinh trở thành doanh nghiệp không khác gì một "doanh nghiệp gia đình" có trị giá hơn 6,7 tỷ nhân dân tệ. Từ năm 1993 – 2007, các Bí thư Tỉnh uỷ của tỉnh Cát Lâm lần lượt là Trương Đức Giang, Vương Vân Khôn và Vương Mân. Các Tỉnh trưởng lần lượt là Cao Nghiêm, Vương Vân Khôn, Hồng Hổ, Vương Mân và Hàn Trưởng Phú. Ngoài ra còn có ông Tô Vinh (Su Rong) khi đó là Tổng thư ký của Tỉnh ủy Cát Lâm kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Trong số này có hai người sau này lên chức trở thành lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc là Trương Đức Giang và Tô Vinh. Như vậy, việc công ty của bà Cao Tuấn Phương phát triển được mạnh mẽ tại Trường Xuân không thể không có liên hệ với Bí thư Tỉnh ủy khi đó là ông Trương Đức Giang. Năm 1990, ông Trương Đức Giang từ Thứ trưởng Bộ Dân chính được ông Giang Trạch Dân điều đến Cát Lâm, từ 1995-1998 nhậm chức Bí thư tỉnh Cát Lâm kiêm Chủ tịch Ban Thường vụ Nhân đại, đến năm 1998 được ông Giang Trạch Dân chuyển đến làm Bí thư tỉnh Chiết Giang và khởi động vào Bộ Chính trị. Qua xác minh cho thấy, tháng 7/1998, ông Trương Đức Giang được gọi về Bắc Kinh nghe chỉ đạo, theo đó, trước khi rời khỏi Cát Lâm ông Trương Đức Giang phải hoàn thành một số việc, trong đó có nhiệm vụ đích thân đi khảo sát tại công ty của bà Cao Tuấn Phương. Ban Tuyên truyền Trung ương Trung Quốc cấm đưa tinMột vấn đề đáng chú ý là thời gian gần đây xuất hiện thông tin cho rằng người phụ trách truyền thông báo chí trong Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ đã ban hành một thông báo yêu cầu "ngừng đưa tin về vắc xin giả". Đài Á châu Tự do (RFA) đã chia sẻ thông tin nhiều người làm trong ngành truyền thông thuộc nhà nước Trung Quốc cho biết, hầu hết các cơ quan truyền thông nhà nước đã bị cấm theo dõi về sự cố vắc xin giả. Một số luật sư từng lên tiếng về chuyện vắc xin cũng bị các hạn chế của ngành Tư pháp khiến họ không còn dám mạnh mẽ lên tiếng nữa. Hiện nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tỉnh Cát Lâm cũng từ chối trả lời mọi câu hỏi của các cơ quan truyền thông về vụ việc vắc xin giả. Theo tìm hiểu, vắc xin DPT là vắc xin tổng hợp của bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván. Theo quy định của chương trình tiêm chủng cho trẻ em ở Trung Quốc Đại lục, trẻ sau khi sinh phải được tiêm phòng, độ tuổi tiêm là từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Các em học trường tiểu học công lập, trước khi nhập học phải nộp "Phiếu tiêm chủng trẻ em" chứng minh rằng bé đã được tiêm chủng, trong đó bao gồm cả tiêm DPT, nếu không thì không được nhập học. Đài VOA Mỹ từng chỉ ra, trong những năm 1980 – 1990, Trung Quốc Đại lục sử dụng vắc xin viện trợ không hoàn lại với quy mô lớn của Nhật Bản, cho đến tận năm 2008; còn vắc xin của Trung Quốc sản xuất luôn rơi vào tình trạng không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn được cho phép duy trì hoạt động nhờ có dung túng của cơ quan chức năng. Điều này giải thích cho thừa nhận của giới chức Trung Quốc rằng, sau bùng nổ làn sóng dư luận về sản xuất vắc xin giả ở Vũ Hán và Công ty Trường Sinh, giới chức Trung Quốc đã vô cùng chậm trễ để có thể trình bày rõ ràng nguyên nhân vụ việc trước công luận. Theo Trithucvn | ||||||||
Mỹ thông qua dự luật cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đôn Posted: 01 Aug 2018 08:22 PM PDT 2/8-Thế giới đêm qua: Mỹ thông qua dự luật cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông, Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác với ASEANMỹ thông qua dự luật cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông Nghị viện Mỹ đã thông qua một dự luật chính sách quốc phòng mà một số nhà lập pháp nói là cứng rắn với Trung Quốc hơn bất kỳ dự luật nào trong lịch sử, theo Nhật báo Phố Wall (WSJ). Dự luật tìm cách chống lại một loạt các chính sách của chính phủ Trung Quốc, bao gồm cả hoạt động quân sự gia tăng ở Biển Đông, việc theo đuổi công nghệ tiên tiến của Mỹ và lan truyền tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các tổ chức của Mỹ. Thượng viện Mỹ hôm thứ Tư (1/8) đã phê chuẩn dự luật trong một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 87-10, sau khi Hạ viện phê chuẩn dự luật này vào tuần trước. Tổng thống Trump dự kiến sẽ sớm ký ban hành dự luật này. Dự luật này cấm Trung Quốc tham gia vào các cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương cho đến khi nước này chấm dứt hoạt động quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông. Tổng thống Trump kêu gọi chấm dứt điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/8 đã kêu gọi ông Jeff Sessions, Tổng chưởng lý (tức Bộ trưởng Tư pháp), chấm dứt cuộc điều tra về Nga của cố vấn đặc biệt Robert Mueller. Ông Trump viết trên Twitter: "Đây là một tình huống khủng khiếp và Tổng chưởng lý Jeff Sessions nên dừng cuộc săn lùng phù thủy gian lận này ngay bây giờ, trước khi nó tiếp tục làm vấy bẩn đất nước chúng ta thêm nữa". Ông Mueller đang điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 và những cáo buộc về thông đồng giữa các cộng sự của chiến dịch Trump và Nga. Cho đến nay, ông Mueller không đưa ra được bất kỳ cáo trạng hoặc bằng chứng nào liên quan đến các cáo buộc về sự thông đồng. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết Tổng thống Trump đã không ban hành chỉ thị chính thức cho ông Sessions khi ông viết những dòng này trên Twitter. Hoa Kỳ xem xét áp thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc Chính phủ Mỹ hôm thứ Tư cho biết Tổng thống Trump đã yêu cầu đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer xem xét tăng thuế xuất khẩu đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lên tới mức 25%, cao hơn nhiều so với mức 10% mà trước đó Hoa Kỳ đang cân nhắc. Chính phủ Mỹ sẽ mở rộng thời hạn công chúng nhận xét về đề xuất thuế quan tới ngày 5/9, thay vì thời hạn ban đầu là 30/8, theo CNBC. Một quan chức Mỹ cho biết việc Tổng thống Trump chỉ đạo ông Lighthizer xem xét tăng thuế suất là một phần trong nỗ lực liên tục của chính quyền nhằm khiến Trung Quốc mở cửa thị trường, tăng tính cạnh tranh và từ bỏ các mức thuế trả đũa đối với hàng hóa của Hoa Kỳ. Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác với ASEAN Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha hôm thứ Tư đã công bố những nỗ lực của chính phủ nước này trong việc mở rộng hợp tác với các nước Đông Nam Á, theo bài viết tối qua của Yonhap. Hôm 1/8, bà Kang đã có một loạt các cuộc đàm phán song phương với các đối tác Malaysia, Myanmar, Việt Nam, Campuchia, Brunei và Lào bên lề các phiên ngoại giao ASEAN hàng năm. Năm ngoái, chính quyền Moon Jae-in đã công bố "Chính sách mới miền Nam" nhằm cải thiện quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như Ấn Độ và Pakistan. | ||||||||
Posted: 01 Aug 2018 08:04 PM PDT Đọc đoạn đầu đã nổi da gàTại sân của Nhà truyền thống Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang. Trên đó có tấm biển khắc dòng chữ: "Thư gửi các thế hệ tương lai". Cho đến hôm nay, xung quanh chuyện lá thư này có rất nhiều huyền thoại. Tại sao lại có lá thư đó? Ai viết? Những ai tham gia bỏ lá thư vào khối bê tông? Tại sao đến năm 2100 mới được mở? Và lá thư đó viết điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết một phần bí mật này. Thứ hai, ngày 31 tháng 1 năm 1983, trên trang nhất báo Nhân Dân trang trọng đưa tin "Hoạt động của đoàn đại biểu Thanh niên Cộng sản Liên Xô" trong đó có đoạn: "Tại Công trường Thanh niên Cộng sản, đông đảo cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã tổ chức mít tinh nồng nhiệt chào đón các đại biểu đến thăm công trường. Trong không khí dạt dào tình hữu nghị anh em, đồng chí Vũ Mão và đồng chí V.M.Misen long trọng chuyển bức thư "Gửi thế hệ trẻ Việt Nam mai sau" vào kho lưu trữ…". Sự kiện này diễn ra sau lễ ngăn sông Đà đợt I và khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 18 ngày. Tất cả thông tin về "lá thư gửi đời sau" chỉ có vậy, và cái "kho lưu trữ" đó thực chất chỉ là một khối bê tông hình thang có cạnh đáy 2m, chiều cao 1,8m, cạnh trên 0,8m nặng gần 10 tấn . Hồi đó, chúng tôi ở trên Công trường Thủy điện Hòa Bình và cũng được nghe lõm bõm về lá thư đó và cũng chỉ được nghe giải thích là đến năm 2100, nhà máy hết hạn sử dụng phải phá đi thì lúc đó mới được mở lá thư ra xem. Vừa rồi nhân đi với ông Ngô Xuân Lộc nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ và năm 1982 là Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, tôi có hỏi ông về chuyện này… Rồi tiếp theo, tôi lại được gặp ông Đỗ Xuân Duy, nguyên là thư ký của Cố Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phan Ngọc Tường, và trước đó là Tổng Giám đốc tiền nhiệm của ông Lộc. Câu chuyện về lá thư được tái hiện như sau: Khi nhà máy chuẩn bị được khởi công thì ông Bagachencô, trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô có nói là theo thông lệ ở Liên Xô và một số nước trên thế giới, những người xây dựng đập thủy điện thường viết một lá thư và bỏ vào một chai thủy tinh và chôn vào lòng đập và thường gọi là "lá thư gửi hậu thế". Thấy đây là ý tưởng cũng hay và mang màu… huyền thoại nên lãnh đạo Tổng Công ty đã báo cáo lên đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Sau khi được đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười, lãnh đạo Tổng Công ty mời một số nhà văn, nhà báo, nhà tri thức tham gia viết lá thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam không có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào lòng đập mà đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo Tổng Công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông. Số lượng người tham gia viết khá nhiều trong đó có cả Bí thư đảng ủy Đoàn chuyên gia Liên Xô, đồng chí Giaseplin. Để chọn lựa những lá thư hay nhất Đảng ủy Tổng Công ty cử hẳn ra một nhóm, nhưng "rất bí mật" . Ông Đỗ Xuân Duy kể lại rằng, lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể bởi lấy ý hay, lời đẹp từ nhiều lá thư. Nhưng chắc chắn là có đoạn văn của hai người đó là nhà báo Thép Mới và Giaseplin. Vì là người đã dịch lá thư đó từ tiếng Việt ra tiếng Nga, hơn nữa, lời văn trong lá thư lại rất nuột nà, mang "nét" như giọng văn của bài "Cây tre Việt Nam", cho nên ông Duy đã thuộc lòng, thậm chí từng dấu phẩy, dấu chấm. Tuy nhiên, ông tôn trọng cái sự bí mật "gửi thế hệ đời sau" cho nên chỉ đọc cho tôi một vài đoạn ngắn. Đoạn mở đầu là của nhà báo Thép Mới: "Hôm nay, trước núi Tản, sông Đà, những Sơn Tinh của thời đại mới – những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình Việt Nam và Liên Xô gửi đến các thế hệ trẻ Việt Nam mai sau những dòng tâm huyết…". Rồi tiếp theo, lá thư nói về những khó khăn: "Thế hệ chúng tôi cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, những chúng tôi vẫn chắt chiu và quyết tâm xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng tốt đẹp của tình hữu nghị Việt – Xô cho đời đời con cháu mai sau". Còn đồng chí Giaseplin thì có đoạn: "Hòa Bình – tên gọi của công trình là biểu tượng tuyệt đẹp và ước mơ của toàn nhân loại". Vậy tại sao lại phải đến năm 2100 mới được mở? Về việc này, có hai ý kiến giải thích. Thứ nhất, đã là thư gửi "thế hệ đời sau" thì có nghĩa là lúc đó, những người sinh ra vào lúc thủy điện Hòa Bình khởi công, có lẽ không còn mấy người, và những công nhân, kỹ sư… tham gia xây dựng nhà máy cũng đã thành người "thiên cổ" từ lâu. Thứ hai, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ đã dày thêm khoảng 56m, như vậy là không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy… Và lúc đó mới mở lá thư cho thế hệ ngày đó biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào. Lá thư viết xong và đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước duyệt. Còn nghi lễ đặt lá thư cũng được tiến hành rất cầu kỳ, đặc biệt là việc lựa chọn… Bốn người để bắt 4 vít gắn tấm biển với khối bê tông. Bốn người được lựa chọn theo tiểu chuẩn như sau: Phải có già, có trẻ. Phải có nam có nữ. Phải có Việt Nam và Liên Xô. Và phải có người… trên trời và người… dưới đất. Phải có già, có trẻ thì không khó. Hai người được chọn là đồng chí Vũ Mão, khi đó là Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn và đồng chí Misen, Bí thư Đoàn thanh niên Công sản Liên Xô. Có nam, có nữ thì hơi khó hơn. Có nam thì dễ, nhưng nữ thì chọn ai? Chị Lê Thị Ngừng, công nhân lái máy xúc EKG, sau này là Anh hùng lao động được đề cử. Một nữ kỳ thủ vô địch thế giới người Grudia ở trong đoàn đại biểu thanh niên Liên Xô cũng được giới thiệu. Nhưng còn… người trên giời và người dưới đất thì ai đây? Người dưới đất thì là Tổng Giám đốc Ngô Xuân Lộc, hoàn toàn xứng đáng. Nhưng còn người trên trời? Cuối cùng, mọi người chọn phi công vũ trụ thứ hai của Liên Xô là chị Xavitxkaia. Chiều ngày 30 tháng 1 năm 1983, tại sân nhà Điều độ Trung tâm. Một buổi lễ long trọng được tổ chức với sự tham gia của 250 đại biểu thanh niên Liên Xô, 350 đại biểu thanh niên Việt Nam và hàng ngàn công nhân. Đồng chí Ngô Xuân Lộc đọc lá thư bằng tiếng Việt, đồng chí Giaseplin đọc bằng tiếng Nga. Sau đó, hai lá thư được bỏ vào một chiếc thỏi đồng được khoan rỗng và có nắp đậy rồi bỏ vào lòng khối bê tông. Rồi tiếp theo, đồng chí Vũ Mão, Misen; Ngô Xuân Lộc và Xavitxkaia mỗi người một chiếc tuốc-nơ-vít bắt vít tấm biển thép có đề dòng chữ "Nơi đặt lá thư gửi thế hệ đời sau" vào khối bê tông. Buổi lễ đã diễn ra trong sự trang nghiêm, xúc động và thiêng liêng. Nhưng mấy ngày sau, chả hiểu kẻ nào đã lấy đi một vít. Thế là người ta cho hàn chặt lại. Chúng ta hãy chúc cho nhau được sống đến năm… 2100 để được xem lá thư đó. Lãng mạn thật ! CÙng xem clip: Nguon: Kenh14 | ||||||||
GIANG TRẠCH DÂN TỪNG MƯỢN THƠ LỖ TẤN ĐỂ DẰN MẶT LÊ ĐỨC ANH, ĐỖ MƯỜI TRONG CUỘC GẶP 1997 Posted: 01 Aug 2018 07:48 PM PDT Nhân việc Trung Quốc hay sử dụng nhiều chiêu độc để khống chế những ai từng có lúc cộng tác, làm ăn với họ, xin kể một câu chuyện nhuốm mày " giai thoại" Việt-Trung về việc Giang Trạch Dân từng dằn mặt Đỗ Mười, Lê Đức Anh… Tháng 7 năm 1997, TBT Đỗ Mười và TT Võ văn Kiệt đã gặp Giang Trạch Dân Bắc Kinh. Để hàn gắn vết thương chiến tranh, lãnh đạo 2 nước đã thỏa thuận: báo chí 2 nước thôi không nhắc tới cuộc chiến tranh Trung Quốc lấn chiếm biên giới Việt Nam… Trong cuộc gặp Đỗ Mười, Giang là người có học, thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi ý rất văn hoa, lại ưa xen vào các câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ, câu từ khác với cách trình bày « dùi đục chấm mắm cáy » kiểu Đỗ Mười… Trong bữa tiệc chiêu đãi, Giang nói móc Đỗ Mười do biết Đỗ Mười xuất thân làm nghề hoạn lợn: "Lợn Trung Quốc không to béo bằng lợn Việt Nam, vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn VN hầu hết là lợn thái giám nên to lớn"… Đỗ Mười biết bị Giang chơi xỏ, căm lắm. Trong lúc hai bên nâng ly, Giang ứng khẩu đọc hai câu thơ : Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu. (Đề Tam Nghĩa tháp-Lỗ Tấn) Thông dịch viên dịch lại cho Đỗ Mười nghe nghĩa đen như sau: "Sau khi trải qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn. Hôm nay, gặp lại nhau, cười một cái, mới hiểu rõ ai là bạn ai là thù". Khi về khách điếm, các cố vấn giảng giải thâm ý của Giang Trạch Dân về 2 câu thơ trên của Lỗ Tấn ngầm có ý đe dọa. Câu thứ nhất: Hãy coi gương của Lê Đức Anh. Anh bị méo miệng, một mắt nhắm không được. Bán thân bất toại. Điều này thể hiện, hàm nghĩa trong câu 1 có chữ: Độ là bến đò. Tận là hết. Kiếp tiếng nhà Phật là tai vạ. Huynh là Anh. Nghĩa là thằng Anh bị tai vạ hết kiếp… Câu thứ hai: Bây giờ gặp nhau ở đây, tao cười một tiếng để chúng mày biết cái tội lấy oán trả ân… Mười nghe giảng xong lo sợ, nửa tin, nửa ngờ, dò hỏi Lê Đức Anh bị đánh thuốc độc từ bao giờ? Bọn tùy tùng cho biết: Cách đây mấy năm, Lê Đức Anh với Võ Văn Kiệt sang Quảng Đông họp. Trong dịp đó Anh được tặng một cái áo. Chính cái áo có tẩm nước hoa đã làm cho Anh bị xuất huyết não, thành bán thân bất toại. Mười nhớ lại, không những Lê Đức Anh mà Đào Duy Tùng, Lê Mai đều bị đầu độc cùng một kiểu như thế cả. (Theo tư liệu của GS Trần Đại Sỹ)… * Chú thích: theo 1 anh bạn từng làm việc tại Bộ Ngoại giao cho biết, trước đây hàng năm vẫn có 1 đoàn thầy thuốc TRung Quốc, dẫn đầu là 1 bà bác sĩ đông ý sang châm cứu, bấm huyệt cho L.D.A... | ||||||||
Tài nguyên quốc gia đang bị Trung Quốc “nuốt trọn” bởi những tay bất động sản mê tiền...TÀU Posted: 01 Aug 2018 04:27 PM PDT Tài nguyên quốc gia đang bị Trung Quốc "nuốt trọn" bởi những tay bất động sản mê tiềnNếu theo dõi thì thấy hiện nay Trung Quốc đã chiếm rất nhiều vùng đất "hiểm" của Việt Nam như: Đèo Ngang; rồi ở Hà Tĩnh, Formosa, đó là yết hầu, từ Hải Nam vào rất gần; rồi Đà Nẵng, là 1 nơi cũng rất quan trọng; tới Bauxite ở Tây Nguyên, Tàu đã chiếm. Bây giờ nếu mở thêm 3 đặc khu thì gần như chiếm gần hết lãnh thổ Việt Nam. Và không chỉ là thuê, thậm chí anh bạn láng giềng còn mua đứt các miếng đất thông qua những "con tốt" là các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang "có tiếng" nhờ quyền lực của những ông trùm chính trị và những khoản tiền Nhân Dân Tệ không bao giờ cạn kiệt. Khi nguồn tin tổng giám đốc điều hành Tập đoàn E-House Trung Quốc, có kế hoạch đầu tư bất động sản ở TP.HCM và đề nghị thời gian cấp đất 100 năm, thì cộng đồng mạng sôi sục, tỏ vẻ không bằng lòng. Thực ra, E-House là tập đoàn bất động sản lớn ở Trung Quốc, đã tham gia một vài dự án ở TP.HCM với tính "ném đá dò đường". Thật vậy, các tập đoàn BĐS đến từ Trung Quốc đã bao vây khu vực Củ Chi, quận 7, ra Nhà Bè, Cần Giờ, quận 9, gần đây là muốn tấn công vào Đức Hòa-Long An. Còn nhớ, năm 2017, Tập đoàn Tuần Châu – Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh, có đề xuất với TP.HCM về việc đầu tư dự án khu đô thị tại Củ Chi với các dự án lớn như Thành phố mới New City tại huyện Củ Chi, Đại lộ ven sông Sài Gòn (nối huyện Củ Chi về đến quận 1), dự án Hồ cảnh quan trung tâm thành phố mới tại Củ Chi, dự án Sài Gòn Marina City, hải cảng hải sản Cần Giờ, dự án di chuyển chợ hóa chất Kim Biên quận 5. Các dự án trên chiếm quỹ đất 15.000 ha (gấp 15 lần Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và Khu đô thị Thủ Thiêm cộng lại) để hình thành một thành phố mới mang tên New City. Tổng vốn đầu tư cho các dự án nói trên lên đến 65.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của doanh nghiệp là 50%. Tuy nhiên, TPHCM không lạ gì với cái kiểu thâu tóm đất của các đại gia mới nổi rồi sang lại dự án cho bên thứ 3 mà nó là của Trung Quốc để kiếm lời, nên khi UBND TPHCM đề nghị chứng minh tài chính thì mới giao đất, Tuần Châu đã "một đi không trở lại". Vấn đề các công ty BĐS của VN mua lại đất "sạch" (đất đã được giải tỏa đền bù) của các công ty Nhà nước rồi bán lại cho bên thứ 3 là của Trung Quốc kiếm lời diễn ra trong nhiều năm. Các công ty Trung Quốc này đều đội lốt của Singapore hay Malaysia… để che phản ứng của dư luận, nhưng người trong cuộc thì biết rất rõ. Chẳng hạn như hàng trăm ha đất "sạch" của Công ty Tin Nghĩa ( Công ty của Tỉnh Ủy Đồng Nai) đá bán lại cho các công ty Singapore làm nên các dự án Swan Bay, Swan Park và Swan City bao vây sân bay Long Thành bằng các resort, biệt thự, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Một dự án khác của tập đoàn FLC tại Quảng Ngãi cũng làm dư luận hết sức quan tâm, nhưng không phải vì chỉ đạo của UBND tỉnh về di dời đồn biên phòng để cho dự án thực hiện, mà chính là việc Tập đoàn này được cho là đang là con nợ của một ngân hàng Trung Quốc. Cụ thể, dự án FLC Bình Châu – Lý Sơn sẽ trải dài trên địa bàn các xã ven biển Bình Châu, Bình Phú, Bình Hòa, Bình Hải (huyện Bình Sơn), kết hợp với 20 ha thuộc địa phận đảo Lý Sơn và đảo An Bình để tạo thành phức hợp du lịch nghỉ dưỡng quy mô với tổng diện tích lên tới 3.890 ha, tổng vốn đầu tư các dự án trên 10,000 tỷ đồng. Một điểm khác khiến cũng khiến dư luận lo lắng là khu vực Bình Sơn nằm ngay căn cứ quân sự Chu Lai rất đắc địa. Đó là chưa kể Lý Sơn là đảo tiền tiêu, nơi mà những người lính Hoàng Sa năm nào xuất phát ở đây. Cách đây vài năm, Mường Thanh cũng đã đầu tư một khách sạn hoành tráng trên đảo, nhưng việc kinh doanh không đem lại hiệu quả gì, dư luận lại đặt câu hỏi tại sao nhà kinh doanh lại không tính toán cho lượng khách du lịch để rồi chịu cảnh hầm hiu. Trước đây, một dự án trên đèo Hải Vân sau khi đã hoàn tất xong xuôi các thủ tục, dư luận la làng, thì nhà đầu tư và lãnh đạo tỉnh mới thoái lui. Gần đây, dự án phá nát Sơn Trà cũng bị dư luận lên án, dù bên biên phòng ra sức bảo vệ, cũng đã bị dừng bước. Các dự án nghe "mùi đồng", khó có tính khả thi, khả năng sinh lãi, nhưng tại sao các doanh nghiệp ta vẫn cứ nhào vô? Về nguồn vốn, chắc chắn Tuần Châu hay FLC… rất khó chứng minh được. Nhưng chuyện đời khó đoán. Rất có thể sau thua lỗ vài năm, thì sẽ có động tác bán lại nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng. Khi đó thì mọi việc đã an bài. Và, người dân thì tất cả đã vào bờ an toàn, vì bờ biển đã thuộc về nhà đầu tư. Rõ ràng, đất không tự nhiên mất đi, nó chỉ bị chuyển từ tay người này sang tay nước khác, và rốt cuộc cũng vào tay mà kẻ vẫn lăm lăm xâm lược Việt Nam là Trung Quốc. Vì sao những tay bất động sản ấy sẵn sàng bán nước? Đơn giản vì tiền và vì nếu có nhiều tiền, hà cớ gì chúng tiếp tục sống ở Việt Nam, một quốc gia mà xã hội bất công, môi trường ô nhiễm, chỉ có quan và kẻ giàu mới có tiếng nói? Facebook Mộc Đình Bài viết liên quan | ||||||||
Tổng thống Mỹ dự tính tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc lên 25% Posted: 01 Aug 2018 04:23 PM PDT Gia HưngĐồng đô la Mỹ và đồng yuan Trung Quốc.REUTERS/Thomas White Một nguồn tin thông thạo hồ sơ tiết lộ vào hôm qua, 30/07/2018, chính quyền Donald Trump đang cân nhắc áp đặt mức thuế 25%, thay vì 10 %, lên các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng giá trị lên tới 200 tỉ đôla. Vào đầu tháng Bảy, chính quyền Hoa Kỳ đã chính thức áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% lên các mặt hàng từ Trung Quốc có tổng trị giá 34 tỉ đôla, và sẽ áp đặt mức thuế tương tự lên khối lượng hàng hóa khác có trị giá 16 tỉ đôla vào tuần tới. Nguyên thủ Mỹ trước đây đe dọa áp đặt mức thế 10% lên lượng hàng 200 tỉ đôla từ Trung Quốc, nhưng theo nguồn tin thân cận, mức thuế này có thể lên tới 25%. Đây là một nỗ lực của chính quyền Hoa Kỳ nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc quay lại bàn đàm phán và thay đổi các chính sách được coi là đối xử không công bằng với các doanh nghiệp quốc tế. Theo hãng tin Reuters, Washington muốn áp đặt thuế với các mặt hàng từ thép, nhôm, hóa chất tới thực phẩm, xe đạp và mỹ phẩm. Mức thuế này sẽ không được thực hiện, cho tới khi thông qua giai đoạn thảo luận công khai, nhưng việc chính quyển Washington cân nhắc gia tăng thuế sẽ đẩy mạnh căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông Cảnh Sảng (Geng Shuang), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả, nếu Hoa Kỳ tiếp tục tăng thuế. Ông cho rằng áp lực thương mại của Washington sẽ không có hiệu lực, và Bắc Kinh luôn giữ chủ trương đàm phán để giải quyết các vấn đề thương mại. |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét