“Lược bày những sự thật khác với bài nói của ông Nguyễn Văn Hoàn” plus 4 more |
- Lược bày những sự thật khác với bài nói của ông Nguyễn Văn Hoàn
- Mặt thật của Samsung Việt Nam
- Vụ báo Tuổi trẻ Online và VietnamNet bị xử phạt, mấu chốt là ở đâu?
- Việt Nam là Trung Quốc thu nhỏ?
- Xử kín Vũ ‘Nhôm’ để khỏi lộ quan chức?
Lược bày những sự thật khác với bài nói của ông Nguyễn Văn Hoàn Posted: 28 Jul 2018 04:59 PM PDT
Thưa anh Trần Hữu Dũng, Tôi cứ ngỡ sẽ không còn phải phiền đến trang mạng của anh để đăng những chuyện xung quanh bộ sách Thơ văn Lý-Trần mà Viện Văn học công bố cách đây trên dưới 40 năm, không ngờ lại vẫn cứ phải phiền anh một lần nữa - hy vọng đây là lần cuối. Bởi hôm nay mở máy tính, lướt xem các trang mạng, đến trang viet-studies thì gặp bài của ông Kiều Mai Sơn ghi lại lời ông Nguyễn Văn Hoàn - một đồng nghiệp của tôi thuở ở Viện Văn học - trò chuyện với ông này về những điều liên quan đến cá nhân tôi và bộ sách nói trên. Vì phát biểu của ông Hoàn trong chỗ riêng tư lại có động đến nhân cách tôi, hơn nữa xét cách nói không phải ngẫu nhiên, tiện thể thì nói, mà nói rất nghiêm túc, nên buộc tôi phải trả lời. Nhưng ông Hoàn đã quá cố, không thể mời ông dậy đối thoại được nữa. Còn ông Kiều Mai Sơn chỉ là người đưa chuyện, chẳng dây mơ rễ má gì với tôi. Vì thế, hay hơn hết, tôi nghĩ, xin mượn anh làm một thính giả để tôi có đôi lời phân giải (xin dùng chữ Anh ở tất cả những chỗ phải nhắc đến anh), qua đó giúp công luận nhìn rõ hơn vài điều về bản thân mình. Tôi cũng không muốn đem những chuyện tỉ mẩn trong nhà mình ra kể, nhưng không dưng ông Hoàn lại đề cập, đành phải bỏ thói quen lâu nay vẫn giữ, cũng là bất đắc dĩ, rất mong bạn đọc cảm phiền. 1. Theo tôi, những gì ông Nguyễn Văn Hoàn nói về việc biên soạn Thơ văn Lý-Trần thì chẳng đáng bàn thêm dài dòng. Ông ấy không trực tiếp bắt tay làm bộ sách nên nhận xét sai lạc cũng là dễ hiểu, phản bác lại thực chẳng để làm gì. Vậy, chỉ xin Anh cho tôi được gói gọn trong hai điểm: Thứ nhất, ông Hoàn cho rằng phần Khảo luận hơn 150 trang của tôi in ở đầu bộ sách "thì những ý chính và chỉ đạo là Huệ Chi chịu khó nghe và ghi chép của cụ Đặng Thai Mai với cụ Vân rồi viết thành bài". Nếu quả có điều đó chắc hẳn tôi rất mừng chứ không việc gì phải cãi, vì chứng tỏ mình là người có duyên mới nhận được sự "truyền thừa" của hai cụ. Khổ nỗi, cụ Mai tuy là một trong hai người chỉ đạo và duyệt bộ sách, lại không hề giảng giải về thơ văn Lý-Trần cho chúng tôi một buổi, một giờ nào cả, cả ở lớp Đại học Hán học cũng như ở trong Viện. Còn cụ Vân ở tổ Hán Nôm thì tôi có biết, có được nghe cụ phát biểu một đôi lần khi họp với nhóm biên soạn Truyện Kiều, nhưng không từng giao thiệp. Năm 1965, toàn Viện đi sơ tán lên Hà Bắc và mở lớp Đại học Hán học, riêng tôi tuy là sinh viên bắt buộc của lớp nhưng lại được giao ở lại Hà Nội lo xong số Tạp chí Văn học kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du ra mắt vào tháng 11 và viết bài "Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du" trong số này. Lúc đã xong xuôi, lên tham gia lớp học vào đầu năm 1966 thì nghe nói cụ đã về hưu, rời bỏ nơi sơ tán của Viện về xuôi, và không còn một lần nào quay lại. Mãi đến tháng 11 năm 1968, thi xong kỳ thứ nhất khóa học 3 năm tôi mới được Viện trưởng trao quyết định phụ trách Nhóm Lý-Trần, trước khi cả Viện chuyển về Hà Nội. Sau đó, sang đầu 1969 Nhóm Lý-Trần mới thành lập. Hỏi từ đấy tôi còn có cơ hội nào để tiếp xúc với cụ Vân mà xin chỉ giáo về những "lý thuyết văn học Lý-Trần" do cụ đúc rút được, nếu có? Giá thử có đi tìm cụ để hỏi thì cũng chỉ trong một vài buổi chứ đâu dám đến nhà các con cụ ngày này tháng khác quấy rầy, hơn nữa lại chẳng phải là việc chính thức tại Viện (ai bắt buộc được người già đến Viện khi họ đã về hưu?) thì ông Hoàn làm sao nắm được? Nghe ông Hoàn khẳng định chắc nịch tôi có hơi ngơ ngác, nhưng rồi nghĩ lại, do việc ai người ấy biết, ở tuổi ông trí nhớ về người xung quanh cũng có thể không còn minh mẫn, nên ông đã lầm lẫn mối quan hệ cộng tác nhiều năm giữa ông với cụ Vân trong việc làm Truyện Kiều sang chuyện tôi "thỉnh giáo cụ Vân" mất rồi! Sang việc thứ hai, ông Hoàn có ý mai mỉa: "Còn bộ "Thơ văn Lý Trần" thì nhiều người làm. Sau này ông Huệ Chi có hơi lạm dụng công của mình ở trong đó". Tôi đồng ý với lời ông, xác nhận Tập I và Tập II Quyển Thượng Thơ văn Lý-Trần là "do nhiều người làm" (như tôi đã trả lời ông Boristo Nguyen, cùng một ý ấy). Nhưng tôi lại tự hỏi: không biết ông Hoàn nói tôi "hơi lạm dụng công của mình trong đó" là muốn ám chỉ cái gì đây. Vì dẫu phải quán xuyến rất nhiều việc, tôi cũng chỉ ký tên dưới các bài dịch của mình hệt như người khác, đứng tên trong nhóm biên soạn theo trật tự a, b, c hệt như người khác, và chỉ ghi thêm trách nhiệm chủ biên của mình ở dưới hàng tên nhóm biên soạn nữa thôi. Vậy có gì là "hơi lạm dụng"? Thậm chí ở Tập I, sau khi đã duyệt xong đâu đấy thì cụ Đặng Thai Mai có đưa cho đọc một bài "Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học" do cụ viết. Chúng tôi đều thấy bài viết ngắn gọn mà cô đúc nên xin phép cụ cho in vào đầu sách, đặt trước phần Khảo luận của tôi. Cụ rất thoải mái, tỏ ý bằng lòng. Nhưng bản thân tôi tự nghĩ, đã đưa bài cụ làm lời đề dẫn mà còn để tên mình chủ biên thì thực không phải đạo. Cho nên, trước khi chuyển sang nhà xuất bản tôi đã chủ động xóa tên mình làm chủ biên đi. Sau 3 năm in xong, khi nhận được sách, chính cụ Mai cũng có ý thắc mắc, không hiểu vì sao, hay vì cụ mà tên chủ biên lại bị bỏ (cụ có gọi điện hỏi tôi). Nếu ông Hoàn còn sống tôi sẽ khuyến cáo ông mở lại Tập I xem điều tôi nói đúng hay không đúng. Phải chăng những nhận xét có vẻ như bôi bác của ông Hoàn đối với tôi là do ông chủ quan không mở sách ra ngó lại, để nhìn cho rõ những căn cứ xác thực phơi bày trên sách? Bìa giả Tập I Thơ văn Lý-Trần, 1977 Các chuyện lặt vặt khác nữa cũng đều đại loại như trên. Như việc ông Hoàn lặp lại lời GS Chú lên án tôi "xé bản thảo hai cụ", tôi đã có lời xin lỗi với vong linh hai cụ về sự ấu trĩ buổi đầu của anh em trẻ chúng tôi, cả hai nhóm chứ không riêng gì nhóm tôi, trong một bài viết trước. Nhưng nhân mấy lời của ông Hoàn làm cho tôi tỉnh trí, nghĩ lại, thì cứ xin chịu khó đến Viện Văn học lục lại xem, từ khi Viện thành lập đến nay có một bản thảo nào thuộc công trình tập thể của Viện, sau khi xuất bản xong được lưu bản thảo viết tay lại đâu. Cả bản thảo đánh máy cũng đều loại bỏ tất. Tôi dám nói tuyệt đối không còn một bản thảo nào. Đây là yếu kém về mặt quy định lưu trữ của cả Viện, hoặc còn rộng ra nhiều Viện khác trong UBKHXH, cần rút kinh nghiệm khắc phục, chứ không phải là lỗi - hoặc như ai đó kết án là tội, do động cơ xấu - của chỉ một nhóm nghiên cứu như nhóm văn học Lý-Trần I chúng tôi. Huống chi bản thảo của hai cụ cũng không có gì đặc biệt hơn, và không có một ai dặn chúng tôi nhất thiết phải lưu lại. Cho nên, tôi hứa với Anh sẽ không nói lại ở đây những điều đã nói trong bài phúc đáp ông Boristo Nguyen. Nếu bạn đọc có gì cần tra cứu xin mời tìm vào đường link sau là đủ: http://www.viet-studies.net/NguyenHueChi_vs_Boristo.html 2. Bước vào vấn đề chính - chuyện nhân cách cá nhân - xin được lần lượt điểm qua từng việc ông Hoàn đưa ra làm ví dụ nhằm chỉ trích tôi là người "quay quắt trong thời tiết chính trị hiện nay". Tôi chỉ nêu lên với Anh dưới hình thức một vài câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp, để Anh thử đặt mình vào địa vị ông Hoàn, xem nên trả lời tôi thế nào thì thỏa đáng. Thế thôi. a. Ông Hoàn cho biết: "có 1 bài, cậu [HC] trả lời trên báo, cậu nói 1 cách tự hào là cả gia đình cậu không ai vào Đảng cả, không ai đảng viên cả, và lấy điều không đảng viên là cái vinh quang trong thế giới tự do". Nếu ông Hoàn còn sống thì hư thực ra sao chuyện này sẽ rất dễ minh định, vì chỉ cần hỏi ông bài báo tôi viết có tên gì, xuất xứ từ báo hoặc trang mạng nào, là đủ "ba mặt một lời" rồi. Tiếc rằng ông Hoàn đã chết, và tôi cũng đã dùng cụm từ ông nói đem tra "gu gồ" mà tuyệt nhiên không thấy. Đành chỉ có thể thổ lộ với Anh, tôi là anh cả trong một gia đình có 5 anh em, trong đó 3 em đều là đảng viên (Nguyễn Du Chi ở Viện Mỹ thuật, Nguyễn Tộ Chi ở Sở Thủy lợi TP HCM, Nguyễn Ái Chi ở Trường ĐH Thương mại HN). Ba người em ấy lại cũng là những người có chút học thức, một người là Phó giáo sư nghiên cứu mỹ thuật, hai người nữa là Kỹ sư, và cho đến nay một người đã mất, hai người còn sống đã về hưu, nhưng chưa một ai đốt bỏ thẻ Đảng. Nay xin Anh hãy bình tâm phán xét, là anh cả, tôi có thể không dưng liều lĩnh vứt hết uy tín người anh cả của mình trước các em để nói dối với báo chí rằng nhà tôi không có ai là đảng viên, để mà "tự hào" về một điều gì đó, được hay không? Làm thế tôi không sợ các em khinh rẻ, không thèm nhìn mặt mình nữa sao? Dẫu là người từng gặp không ít vấp váp trong trường đời, riêng về phát ngôn không chỉ tôi mà cả mấy anh em chúng tôi vẫn thường tự lấy làm răn về câu nói của Khổng Tử "Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy" - Một lời đã nói ra, xe bốn ngựa đuổi theo không kịp - mà người bố dạy cho từ nhỏ. b. Cũng để làm rõ thêm "sự quay quắt chính trị" của tôi, ông Nguyễn Văn Hoàn còn dẫn chứng, bố tôi - Nguyễn Đổng Chi - "không phải là người không thèm vào Đảng" mà "cũng xin vào Đảng nhưng người ta không kết nạp, dù người ta vẫn trọng thị ông là một trí thức làm việc nghiêm túc". Rất lạ lùng là chưa bao giờ và ở đâu tôi đã nói bố tôi "không thèm vào Đảng". Nói thế sao được, bởi, thân phụ tôi vốn từ lâu lắm rồi đã là… một đảng viên. Sau khi ông mất, trên báo chí đã có người viết về điều này. Cụ thể là ông Nguyễn Chung Anh, một người hoạt động cùng thời với bố tôi trước 1945, là tác giả cuốn Hát ví Nghệ Tĩnh, sau này là Vụ trưởng Vụ đối ngoại Bộ Nội thương. Năm 1984 bố tôi qua đời, ông Nguyễn Chung Anh viết bài Nguyễn Đổng Chi nhà văn, nhà khoa học, đăng trên Tạp chí Văn học, có đoạn chỉ rõ: sau hai tháng tham gia tự vệ Thủ đô trong những ngày đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, "Trở về lại khu IV, ông [Đổng Chi] sẵn sàng nhận bất kỳ công việc gì mà trên giao phó, từ việc đi trồng trẩu tại nông trường Bà Triệu (Nghĩa Đàn), đến công tác Chánh văn phòng Ban Kinh tài Liên khu ủy IV, cho đến Giám đốc NXB Dân chủ mới Liên khu IV. Còn nhớ thời kỳ ở Nông trường Bà Triệu, ông phụ trách thanh niên. Đêm đêm ông đã đi ngựa hàng chục cây số vào các làng bản trong rừng dạy bình dân học vụ cho đồng bào Mường [… ] Ông được kết nạp Đảng vào cuối năm 1947, cũng tại nơi rừng núi này". Cũng nói thêm, sau thời gian làm Chánh văn phòng Ban Kinh tài Liên khu ủy IV và Giám đốc NXB Dân chủ mới LK IV, cuộc đời bố tôi đã có một sự rẽ ngoặt. Cùng với anh trai (Thứ trưởng Bộ Y tế) và em trai (Quản đốc Xưởng giấy Đông Nam ở Hà Tĩnh) cả ba đều là đảng viên nhưng đều bảo nhau xin nghỉ công tác, trở về quê vào năm 1953, khi biết tin bà Nguyễn Thị Năm bị tử hình trong Cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên. Rồi khoảng một năm sau khi về, gặp cuộc CCRĐ đợt V ở quê nhà, ông lại bị quy thành phần địa chủ và khai trừ khỏi Đảng. Chính vì lẽ đó, khi bài viết của tác giả Nguyễn Chung Anh được đăng lại trên nhiều sách và báo, như Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam in lần thứ 7 (1993), lần thứ 8 (1999), lần thứ 9 (2015), hay Văn hóa Nghệ An (năm 2015 - nhân 100 năm sinh Nguyễn Đổng Chi)…, để bạn đọc khỏi hiểu lầm, tôi đã mạnh dạn xin tác giả cho thêm một dòng chú thích ở dưới trang có đoạn vừa trích dẫn: "Đến năm 1954, trong phong trào Phát động giảm tô và CCRĐ đợt 5 ở Nghệ-Tĩnh, vì gia đình bị quy là địa chủ, Nguyễn Đổng Chi bị đưa ra khỏi Đảng (chú thích của con trai tác giả). Ở đây nữa, chỉ mong Anh cân nhắc để hiểu cho cái tâm của tôi là người con, không thể nói sai sự thật khi đưa các thông tin về bố mình. Kho tàng truyện cổ tích VN, Tập I, in lần thứ 8, NXB GD, 1999; tr 28 Kho tàng truyện cổ tích VN, Tập I, in lần thứ 8, NXB GD, 1999; tr 29 c. Cũng để làm bằng chứng tôi là người "quay quắt trong thời tiết chính trị", ông Hoàn lại còn thông báo với KMS rằng chính tôi - Nguyễn Huệ Chi - miệng nói không thèm vào đảng, mà kỳ thực "Chính cậu đó muốn vào Đảng lắm. Cậu làm đơn xin vào Đảng. Ở Viện, Huệ Chi công tác lâu năm, nó có tha thiết vào Đảng thì cũng chấp nhận, tổ Đảng đồng ý. Hai người giới thiệu là bà Băng Thanh [tức PGS.TS Trần Thị Băng Thanh - KMS] và tôi. Băng Thanh là người giới thiệu thứ hai, còn tôi làm việc với Huệ Chi lâu thì tôi là người giới thiệu thứ nhất". Ông nói thêm: "Ra chi bộ nó bác thẳng thừng: Tư cách như thế này chưa được. Hai người giới thiệu bọn tôi phải đề nghị xin rút lui lần sau để bồi dưỡng thêm. Và lần sau không bao giờ xảy ra nữa". Lại một lần nữa tôi phải ngạc nhiên: ô hay, tôi đâu có giấu chuyện mình từng hụt vào Đảng (giấu cốt để chứng tỏ "mình không thèm vào Đảng", hoặc "vinh quang trong thế giới tự do") như ông Hoàn bêu riếu? Sáu năm trước cuộc trò chuyện giữa NVH và KMS, tôi đã viết lại kỷ niệm "phấn đấu vào Đảng" của chính mình trong bài Những năm tháng với Phong Lê - bạn tôi và là Viện trưởng Viện Văn học từ 1990 đến 1995 - in vào cuốn sách Phong Lê & chúng tôi do người con gái của anh biên soạn, và cũng đã đăng trên talawas ngày14-6-2008 rồi. Đoạn đó như sau: "Đến chuyện vào Đảng cũng thế, mãi năm 1983 tôi mới được nhất trí kết nạp, từ Chi bộ Viện Văn học đến Đảng ủy UBKHXH đều tán thành một trăm phần trăm. Vậy nhưng khi đưa lên Thành ủy HN tôi bị bác vì có đơn khiếu nại. Thế này thì đành là chịu, đến Phong Lê và Băng Thanh là bạn thân nhất cũng vô kế khả thi. Nguyên nhân vì đâu? Một Ủy viên thường vụ Đảng ủy UBKHXH, người viết những lời nhận xét nhiệt tình đối với tôi, sau đó có gọi điện bảo riêng: "Anh nên xem lại mình xem, có thể là trong chuyên môn bướng bỉnh quá cũng không nên". Tôi biết chứ, ngay trước đấy vừa xẩy ra vụ "Hý trường tùy bút" xôn xao cả giới nghệ thuật. Trong cuộc hội thảo trang trọng về Đào Tấn ở Quy Nhơn, một mình tôi dám cả gan phơi bày sự giả mạo của một văn bản mà Tỉnh ủy Nghĩa Bình vẫn đinh ninh là "đặc sản vô giá" của đất Nghĩa Bình. Tôi "không có tính Đảng" trong cái tạng con người mình là đúng quá đi rồi". Sách Phong Lê & Chúng tôi, NXB Hội Nhà văn, 2008; tr. 57 Thế đấy, điều ông Nguyễn Văn Hoàn nói tôi cố ý che đậy thì chính tôi đã phơi bày ra trong sách và cả trên mạng. Tôi có sợ người khác nói mình là người từng có nguyện vọng vào Đảng, và từng được xét kết nạp Đảng đâu? Chỉ có điều, giữa sự trình bày của ông Hoàn và của tôi có một chỗ chênh nhau. Trong khi ông Hoàn nói: tổ đảng đưa ý kiến kết nạp tôi lên chi bộ "bị nó bác thẳng thừng", thì những gì tôi nắm được là danh sách kết nạp tôi đã lên đến Thành ủy Hà Nội, rồi có thư gửi lên khiếu nại nên "đành dừng ở đấy". Hai người là Bí thư chi bộ Bùi Công Hùng và Thường trực Đảng ủy Phạm Duy Hiển bấy giờ có trực tiếp gặp tôi báo tin, đưa cho xem nghị quyết kết nạp của Chi bộ Viện và lời phê chuẩn của Đảng ủy UBKHXH, để nếu thấy những khiếu nại về mình không thỏa đáng thì tôi có quyền viết thư đến Thành ủy trình bày lại, nhưng tôi đã khước từ. Gần đây, tôi cũng có hỏi lại PGS Trần Thị Băng Thanh, người giới thiệu thứ hai và là tổ trưởng đảng thuở đó, hiện đang minh mẫn. Chị ấy hồi đáp rằng thông tin của tôi đúng. Chị còn nói thêm: "Nghị quyết của Chi bộ đã gửi lên trên"; "Chắc anh Hoàn quên, nhưng anh Hoàn là người giới thiệu thứ nhất kia mà". Tôi cũng không rõ vì sao ông Hoàn lại quên, song hẳn Anh cũng thấy, ở trường hợp này, sai một ly đi một dặm. 3. Trước khi đi vào phần kết, xin được chốt lại một lần nữa những nhận xét cụ thể của ông Nguyễn Văn Hoàn về tôi. Nguyên văn ông ấy quy kết cho tôi là "quay quắt trong thời tiết chính trị hiện nay". Thì ra ông bảo tôi "quay quắt", vì cho rằng tôi đã thay đổi quan điểm nhìn nhận các vấn đề học thuật cũng như xã hội hiện thời, xét theo lăng kính của ông. Ông Hoàn trao đổi với KMS vào ngày 20-4-2014. Tôi tự suy ngẫm: Từ sau "đổi mới" cho đến thời điểm 2014, tôi đã làm những việc gì khiến ông Hoàn phải nặng lời và buộc tôi vào một thái độ chính trị mà với ông là không đứng đắn? Không khó để tôi tìm ra câu trả lời. Có 6 việc tôi đã làm cho đến 2014, gây nên những chấn động, dù lớn dù nhỏ, dù dở dù hay. 1. Đó là việc tôi đề xuất Hội thảo "Đổi mới nhận thức và phương pháp trong khoa học lịch sử và trong nghiên cứu văn học" cho toàn Viện vào đầu những năm 90; 2. Đó cũng là việc tôi đề xuất Hội thảo nhân 75 năm Nam phong tạp chí năm 1992; 3. Là bài báo tôi viết "Vài cảm nhận về văn học hải ngoại" đăng Tạp chí văn học số 2-1994; 4. Là tham gia kiến nghị dừng thiêu hủy tập Trần Dần Thơ gửi lên Bộ Thông tin Truyền thông và lên Quốc hội năm 2008 mà tôi là một trong 7 người khởi xướng; 5. Là hàng loạt kiến nghị do tôi và hai người nữa - nhà giáo Phạm Toàn và GS Nguyễn Thế Hùng - đề xuất, soạn thảo và trực tiếp gửi đi trong các năm 2009-2010, đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội dừng ngay việc mời Trung Quốc sang khai thác bauxite ở Tây Nguyên; 6. Là những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Việt Nam, diễn ra rầm rộ trong nhiều năm mà tôi đã cùng nhiều trí thức và quần chúng tham gia tại Hồ Gươm cũng như tại vườn hoa Lê-nin trước Sứ quán Trung Quốc, từ 2011 đến 2013. Ông Hoàn chỉ trích tôi không phải vì tôi thay đổi (đổi mới mà khư khư cách nghĩ cũ liệu có được không?), mà ông thừa biết, ngay từ đầu chỗ đứng của ông và tôi đã đối lập nhau trong những sự kiện trên đây. Tôi tôn trọng ông, chưa từng hạ một lời phẩm bình hay chê trách gì ông. Về phía tôi, tự xem đi xét lại cũng không thấy có gì sai khi quyết tâm thực hiện các việc mình đã nung nấu và lựa chọn. Còn hơn thế, với thời gian, tôi ngày càng nghiệm ra con đường mình theo đuổi từ bấy đến nay trong tư cách một trí thức độc lập, là đúng đắn. Cuộc hội thảo đổi mới phương pháp nghiên cứu năm 1990 gây được tiếng vang trong giới khoa học xã hội, ngay đến Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm UBKHXH cũng đều về dự đến cùng, tuy tôi lên tiếng phê phán nặng nề "chủ nghĩa công lợi" dẫn đến chính trị hóa đến mức trì trệ trong suốt mấy chục năm các ngành khoa học lịch sử, nhưng không một ai trong cuộc phản bác, mà trái lại, còn có những bài viết kế tiếp hưởng ứng, tán đồng. Mặc dù bài báo "Vài cảm nhận về văn học hải ngoại" của tôi sau khi in ra trong đầu năm 1994 có bị cấp trên "đánh động", và Tòa soạn Tạp chí Văn học phải theo lệnh gửi 30 số có đăng bài ấy lên cho các vị quan chức Ủy viên trung ương chuyên trách xem lại, tôi vẫn đinh ninh văn học Việt Nam hải ngoại là một bộ phận không thể tách rời của văn học Việt Nam, và con đường giao lưu, hòa hợp giữa các nhà văn trong ngoài nước là một xu thế phát triển hợp lý hợp tình; nếu được thực hiện trên một tinh thần cởi mở, thiện chí, chắc hẳn nó chỉ có lợi cho việc nâng cao sức mạnh dân tộc. Việc phản kháng thiêu hủy tập thơ Trần Dần năm 2008 cũng đã buộc Bộ TTTT năm ấy phải rút bỏ lệnh chỉ phản văn hóa của chính quyền, đánh dấu thắng lợi đầu tiên của tiếng nói dân sự hướng tới một thái độ hành xử nhân văn hơn cho người cầm quyền hiện hành. Còn phong trào kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì đã thu hút được sự đồng tình của hàng chục nghìn người ký tên, trong đó có không ít những trí thức tên tuổi từng suốt một đời đi theo Đảng. Hiện trạng thua lỗ trầm trọng và phá hoại môi trường, phá hoại an ninh, phá hoại nền văn hóa độc đáo của các cộng đồng thiểu số cư ngụ lâu đời trên "mái nhà Đông Dương", do khai thác bauxite bằng mọi giá ở Tân Rai và Nhân Cơ gây ra, đã được các nhà khoa học hàng đầu, thông qua báo chí nhà nước phản ánh tường tận, như những lời cảnh báo rất nghiêm, đồng thời đánh dấu một nỗi bức xúc chỉ ngày càng dâng cao chứ không thuyên giảm. Tất cả, đều cho thấy sự xác đáng trong chủ kiến và hành động của tôi. 4. Tôi tôn trọng lập trường đối nghịch của ông Nguyễn Văn Hoàn còn với một tinh thần cởi mở, thẳng thắn đàng hoàng, trong khu xử, đối thoại với nhau. Xin dẫn ra một việc có thể làm chứng cho sự trước sau như một cái tinh thần đó của mình. Năm 1992, tôi nẩy ra sáng kiến tổ chức cuộc hội thảo khoa học nhân 75 năm ngày ra đời tạp chí Nam phong do Phạm Quỳnh làm Chủ bút (1917-1992). Hơn hai năm trước, một thế hệ lãnh đạo mới của Viện Văn học lần đầu tiên đã được bầu lên bằng phiếu kín (trở về trước đều là chỉ định từ trên xuống và cũng rất tiếc đến các khóa sau việc bầu cử đúng nghĩa lại bị bỏ) - tôi được giữ chức danh Chủ tịch HĐKH Viện cũng là kết quả của phiếu bầu. Tôi đề xuất tổ chức hội thảo Nam phong là đứng trên cương vị này, được cả Viện trưởng, Viện phó và HĐKH Viện nhất trí tán thành. Tôi không thấy ai trong Viện phản đối, ngoại trừ ông Hoàn (lúc này đã thôi Viện phó sau cuộc bỏ phiếu không trúng) là đáng lo hơn cả, bởi ông vẫn giữ quan điểm "Quỳnh Vĩnh đều là tội nhân của lịch sử". Nhưng tại các cuộc sinh hoạt ở Ban và Viện, ngay khi tôi trực tiếp gặp hai ông bà để trình bày định hướng và chương trình hội thảo, dù vẫn phê phán Phạm Quỳnh gay gắt, ông không hề bày tỏ một ý kiến nào ngãng ra, nên tôi rất yên tâm. Cá nhân tôi chỉ nghĩ, tạo điều kiện cho học giả các trường đại học và các nơi đến trao đổi thật khách quan, về các mặt "công" và "tội" của một nhà văn hóa nổi tiếng như Phạm Quỳnh, nhất là từ góc độ học thuật vượt lên khỏi góc nhìn chính trị, là việc mà một trung tâm khoa học như Viện Văn học rất nên làm. Lời đề dẫn của tôi trước sau không chệch ra ngoài phương hướng do tôi và HĐKH thống nhất. Cả trong và ngoài Viện đều hưởng ứng viết bài rất đông. Vậy mà…, bất ngờ đêm trước ngày hội thảo, có điện thoại từ cấp trên gọi xuống yêu cầu stop. Cuộc hội thảo vì thế đành phải bỏ dở. Ai đúng ai sai? Tôi tin rằng công luận trong ngoài Viện đã, đang và sẽ còn phán xử. Chỉ muốn qua Anh gửi đến bạn đọc một lời tâm sự cuối cùng: rằng ngay trong những công việc chuyên môn có sự khác biệt không thể nhân nhượng về quan điểm, chưa bao giờ tôi làm một việc gì không phải với ông Nguyễn Văn Hoàn. Xin cảm ơn Anh và quý bạn đọc. 25-7-18 Nguyễn Huệ Ch | |
Posted: 28 Jul 2018 04:53 PM PDT Nguyễn Quang Duy Năm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ kim, giá trị xuất cảng đạt trên 54 tỷ Mỹ kim, chiếm trên 25% tổng giá trị xuất cảng của Việt Nam, lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ kim và góp phần giải quyết việc làm cho 160.000 lao động. Nửa đầu của năm 2018 Samsung lại tiếp tục mở rộng sản xuất, xuất cảng và lợi nhuận một cách khủng khiếp. Nhìn vào những con số đủ thấy Samsung đang đóng góp phần lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Chiến tranh thương mãi Mỹ Trung là cơ hội để chúng ta suy ngẫm về phương cách phát triển đất nước dựa trên các công ty đa quốc gia như Samsung. Đầy bất công…Trên lý thuyết khi thị trường lao động bão hòa tiền lương sẽ quyết định bằng năng suất lao động và sẽ tương đương giữa các nước theo kinh tế thị trường. Đầu năm 2018, Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) có cho biết: "Tôi có hỏi Tổng Giám đốc Samsung Bắc Ninh về năng suất lao động bình thường người Việt làm cho công ty này họ chỉ học hết phổ thông và có đào tạo 1-2 tháng, so với Hàn Quốc thế nào. Ông ấy trả lời sau một vài năm đạt được 80% năng suất lao động của Hàn Quốc. Điều đó lý giải vì sao Samsung lại đầu tư nhiều vào Việt Nam. Bởi vì năng suất bằng 80% nhưng tiền lương lại bằng 30%". Sáng ngày 28/11/2017, bên lề hội thảo Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó Tổng Giám đốc Samsung cho biết: "Năng suất lao động của người Việt Nam không hề thấp. Khi so sánh với người Hàn Quốc cũng đạt tầm 98 - 99%, gần như tương đương. Ở công ty khác thì chúng tôi không biết nhưng ở Samsung thì là như vậy". Các nhà máy Samsung tại Việt Nam sản xuất gia công theo dây chuyền được cài đặt một tốc độ cố định. Vì thế bất kể người làm việc trên dây chuyền là người nước nào đều làm việc như nhau. Nói cách khác người chạy theo máy nên năng suất lao động là cố định. Nhưng thực tế thật phũ phàng cũng ông Bang Hyun Woo trong Hội nghị thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế năm 2018 tổ chức ngày 30/3/2018, lại kiến nghị: "Chính phủ xem xét về quy định giờ làm thêm, đồng thời không nên tăng chi phí nhân công quá nhanh nếu muốn tạo sự cạnh tranh lao động với các nước trong khu vực". Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động ngày 25/7/2018 vừa qua, Chủ tịch Công đoàn khẳng định mức lương tối thiểu vùng cần được xem xét, điều chỉnh tăng lên vì hiện chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Cho đến nay tại Việt Nam chưa thể gọi đó là tăng lương được mà chỉ nên gọi là điều chỉnh mức lương theo lạm phát để mức sống của người lao động có thể đuổi kịp mức độ lạm phát. Nhưng khi tăng lương lạm phát lại tăng và cứ thế Việt Nam chưa bao giờ bảo đảm được mức sống tối thiểu cho người lao động. Làm cùng một công việc, năng suất lao động không khác nhau, sản lượng sản xuất như nhau nhưng lương của công nhân Việt Nam chỉ bằng 30% lương công nhân Nam Hàn và chỉ bằng ½ lương công nhân Trung Cộng. Nếu tính riêng mức độ lạm phát về nhu yếu phẩm tại Việt Nam rất cao và tăng nhanh hơn Trung Cộng và Nam Hàn thì tiền lương thực sự của giới lao động Việt Nam càng ngày càng thua xa tiền lương hai nước nói trên. Rõ ràng Nhà nước vì mục tiêu kinh tế và chủ nhân vì lợi nhuận đồng lõa kềm hãm tăng lương cho công nhân. Công đoàn quốc doanh ăn lương chủ, làm cho nhà nước vì thế cuộc sống công nhân ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nếu Việt Nam có tự do, công đoàn sẽ đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Người công nhân làm việc tại Samsung có quyền thương lượng với chủ tăng mức lương lên gấp đôi như công nhân Trung Cộng hay gấp ba như công nhân Nam Hàn. Công nhân Mỹ - Việt đều bị đối xử bất côngCùng làm một công việc với một năng suất lao động tương tự công nhân Mỹ lại nhận lương gấp 10 lần lương công nhân Việt. Lương công nhân Việt thấp thì giá thành sản phẩm xuất cảng cũng thấp, nhờ vậy sản phẩm sản xuất tại Việt Nam dễ dàng khuynh đảo thị trường Hoa Kỳ. Hãng xưởng Hoa Kỳ phải đóng cửa, công nhân Hoa Kỳ bị mất việc nên họ mới bầu cho Tổng thống Donald Trump để ông ấy đòi công bằng cho công nhân Mỹ. Nhưng điều cần nói rõ là một cách gián tiếp ông Tổng thống Hiệp Chủng Quốc cũng đang đòi công bằng cho công nhân Việt Nam. Vừa rồi, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu ông Bernd Lange cho biết Việt Nam cần đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc với 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để thuyết phục các Nghị sĩ châu Âu sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Trong 3 công ước cơ bản có việc nhà cầm quyền Việt Nam phải cho thiết lập các Công đoàn Tự do và Nghiệp đoàn Tự do. Đây cũng là đòi hỏi của Hoa Kỳ. Thặng dư thương mãi với MỹSamsung xuất cảng trên 54 tỷ Mỹ kim năm 2017 bằng ¼ xuất cảng Việt Nam, chừng 3 tỷ Mỹ kim sang Hoa Kỳ. Nhưng lên đến 70% nguyên liệu đưa vào sản xuất tại Samsung nhập cảng từ Nam Hàn và Trung Cộng nên thực chất Việt Nam chỉ là nước gia công. Samsung chỉ mượn Việt Nam làm nơi gia công và xuất cảng sang các nước khác. Thặng dư thương mại là lý do Tổng thống Trump tuyên bố trừng phạt Trung Cộng. Nam Hàn và Việt Nam cũng đã được ông Trump chính thức nhắc nhở cần cân bằng thặng dư thương mãi. Ngày 5/10/2017, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra tuyên bố máy giặt của hai tập đoàn lớn Nam Hàn là Samsung Electronics và LG Electronics được sản xuất ở nước ngoài đang gây phương hại cho ngành sản xuất nội địa Mỹ. Những điều đó cho thấy Samsung và Việt Nam đã nằm trong tầm nhắm của chiến tranh thương mãi. Hạ giá tiền Việt Nam bảo vệ SamsungĐể đáp trả chiến tranh thương mãi, Trung Cộng liên tục giảm tỷ giá đồng Nhân dân tệ, làm hàng xuất cảng Trung Cộng rẻ hơn nên giành lợi thế trên thị trường Mỹ, còn hàng Mỹ xuất cảng sang Trung Cộng mắc hơn nên Mỹ mất thế cạnh tranh. Đồng Việt Nam vì dựa trên đồng Mỹ kim, nên để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng phải cho hạ giá theo đồng Nhân dân tệ. Nhưng khi đồng Việt Nam hạ giá thì giá hàng nhập cảng vào Việt Nam lại tăng lên tạo lạm phát cho Việt Nam. Samsung chiếm ¼ giá trị xuất cảng nên việc Việt Nam hạ giá đồng tiền nhằm bảo vệ xuất cảng thì Samsung được hưởng lợi nhiều nhất và mạnh nhất. Nói cách khác nhà nước Việt Nam phải thường xuyên can thiệp để bảo vệ sản xuất, xuất cảng và lợi nhuận cho công ty đa quốc gia Samsung. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ hay nông dân phải mua hàng, nguyên vật liệu từ nước ngoài với giá cao hơn và cuối cùng người tiêu thụ phải gánh chịu mọi thiệt hại từ lạm phát. Đáng tiếc tiếng nói của các doanh nghiệp nhỏ, của nông dân, của người tiêu thụ những người bị thiệt thòi không được đảng và nhà nước nghe thấy. Họ phải âm thầm chịu đựng mọi bất công. Lợi nhuận, tiền thuê đất và thuếVào năm 2017, 4 công ty Samsung lợi nhuận ròng đạt 5,8 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó thuế cho nửa đầu năm 2017 chỉ 186 triệu Mỹ kim. Ước tính cả năm thuế chỉ hơn 6 % trên lợi nhuận ròng. So với mức thuế doanh nghiệp 20% cho các công ty do người Việt bỏ vốn. Bất công đến thế chả trách người Việt có chút vốn vội vàng tìm cách sang Mỹ, sang Âu, sang Úc đầu tư. Nhờ được ưu đãi, Samsung đã tiết kiệm được vài tỷ Mỹ kim tiền thuế thu nhập doanh nghiệp không phải nộp. Chưa kể Samsung được nhà cầm quyền địa phương ưu đãi cho thuê đất với giá cực kỳ rẻ. Việt Nam như một thiên đường nhân công rẻ, thuế rẻ, tiền thuê đất rẻ, và Nhà nước luôn quan tâm bảo hộ để Samsung tiếp tục tăng vốn đầu tư và chuyển thêm hoạt động sản xuất vào Việt Nam. Samsung càng đầu tư lại càng được ưu đãi. Ngược lại doanh nghiệp nhỏ và người dân phải chịu bao nhiêu thứ thuế, thứ phí và thiệt thòi để làm giàu các đại công ty đa quốc gia. Điều đáng nói là ngân sách nhà nước ngày càng thất thu và nợ công ngày càng tích lũy không biết đến bao giờ mới trả xong. Tiếng nói của các doanh nghiệp nhỏ và người dân gần như không có, nên Nhà nước lại tiếp tục đẻ thêm nhiều thứ thuế thứ phí để tiếp tục bảo hộ các công ty đa quốc gia. Nền kinh tế mất cân đốiNăm 2017, Samsung Việt Nam đạt doanh thu gần 64 tỷ Mỹ kim, tăng 31% so với năm 2016. Riêng quý 1 năm 2018, Samsung đạt 20,5 tỷ Mỹ kim, tăng 57% với lợi nhuận 2,08 tỷ Mỹ kim, tăng 60% so với cùng kỳ. Đó là chưa kể doanh thu của 29 công ty cung ứng cho Samsung và chung quanh các khu công nghiệp của Samsung, các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, chợ cũng mọc lên như nấm. Trong khi đó GDP cả nước hay quy mô nền kinh tế chỉ 220 tỷ Mỹ kim, tăng 6,81% so với năm 2016. Nếu trừ ra những đóng góp Samsung sẽ thấy rõ thực trạng tăng trưởng và năng suất lao động của Việt Nam quá quá là thấp. Những con số nói trên còn cho thấy nền kinh tế Việt Nam dựa nặng nề trên một công ty đa quốc gia ngoại quốc. Tăng trưởng GDP và lợi nhuận sẽ lại được Samsung chuyển ngược về Nam Hàn. Vài năm trước Samsung đã từng rời hầu hết các cơ xưởng từ Trung Cộng sang Việt Nam. Biết đâu chừng vài năm nữa Samsung lại rời sang Bắc Hàn nơi có được nhiều lợi nhuận hơn lại cùng một dân tộc, một ngôn ngữ. Và khi đó Samsung sẽ để lại Việt Nam một bãi rác công nghiệp khổng lồ. Việt Nam không được hưởng lợi gì ngoài giải quyết công ăn việc làm cho một số công nhân. Cái giá Việt Nam phải trả là ưu đãi cho tiền thuê đất, giá nhân công, thuế thu nhập đều thật thấp, nhưng ô nhiễm môi trường, rác thải công nghiệp ngày càng gia tăng. Sự thật về chiến lược thu hút đầu tư cho xuất cảngTrong năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập cảng Việt Nam đạt xấp xỉ 425 tỷ Mỹ kim, gần gấp 2 lần quy mô nền kinh tế là 220 tỷ Mỹ kim. Với tỷ trọng xuất nhập cảng phần lớn thuộc về các công ty đa quốc gia, chiếm gần 73%, cho thấy Việt Nam chỉ đang gia công và xuất cảng thay các doanh nghiệp nước ngoài bằng việc bán rẻ tài nguyên và nhân lực. Một nền kinh tế dựa vào gia công và xuất nhập cảng như vậy quá sức rủi ro, nhất là khi chiến tranh thương mãi ngày càng gia tăng và chưa rõ kết thúc ra sao. Nói cách khác tăng trưởng kinh tế do người nước ngoài đóng góp, còn nội lực của Việt Nam thì hầu như không còn. Người nước ngoài nắm kinh tế nên lợi ích lại về tay người nước ngoài. Người dân ngày càng kiệt quệ vì thuế, phí, lạm phát, môi trường ô nhiễm, mất an ninh. Thuế phí cao nhưng an sinh xã hội rất thấp vì nguồn tiền phải đổ vào bảo vệ các công ty đa quốc gia như Samsung. Nhà nước chi nhiều hơn thu càng ngày càng nặng nợ nước ngoài và mất dần khả năng trả nợ. Khi tiền và quyền kết duyênSumsung có một thành tích đáng ghi nhận là ông Lee Jae-yong người thừa kế Tập đoàn Samsung đã hối lộ cựu Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye khiến bà bị truất phế. Ông Lee Jae-yong đã đưa 8,8 tỷ won (tương đương 8,1 triệu USD) cho bà Park Geun-hye qua bạn thân của bà Park là bà Choi Soon-sil để đổi lấy việc bà Park hậu thuẫn ông cho sáp nhập 2 chi nhánh chủ chốt của Samsung mở đường chuyển giao quyền lãnh đạo Samsung từ cha ông là Chủ tịch Lee Kun-hee sang cho ông. Ngày 25/8/2017, ông Lee Jae-yong bị tuyên án 5 năm tù, nhưng sau 1 năm ở tù ngày 5/2/2018 ông được tòa phúc thẩm giảm án 2 năm rưỡi tù cho hưởng án treo. Có tiền là có quyền. Việc Samsung chọn Việt Nam để mở rộng đế quốc kinh tế phần khác là vì Việt Nam còn là thiên đường của tham nhũng. Samsung hưởng lợi. Giới chức cầm quyền chia lời. Người dân chịu thiệt thòi. Môi trường hủy hoại. Nhà nước mang nợ. Thế hệ tới trả nợ. Đó chính là mặt thật của các công ty đa quốc gia như Samsung. Melbourne, Úc Đại Lợi 28/7/2018 N.Q.D. Tác giả gửi BVN. | |
Vụ báo Tuổi trẻ Online và VietnamNet bị xử phạt, mấu chốt là ở đâu? Posted: 28 Jul 2018 04:49 PM PDT
Minh Hải Ngày 16/7/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với báo Tuổi trẻ Online là đình bản tạm thời 3 tháng và phải đóng khoản tiền phạt 220 triệu đồng vì mắc phải hai sai phạm trong các bài viết đã đăng tải; sai phạm thứ nhất là ngụy tạo lời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại cuộc tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh vào ngày 19/6/2018 rằng " Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình" bài viết đăng cùng ngày. Sai phạm thứ hai là thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết "Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc miền Tây" đăng ngày 26/5/2017.
Giao diện Tuổi Trẻ Online. Khoảng 4 ngày sau, tức là ngày 20/7/2018 Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 50 triệu đồng đối với báo VietnamNet vì đăng tải bài viết ngụy tạo lời của Chủ tịch nước giống như trường hợp của báo Tuổi trẻ Online. Đây là hai tờ báo chiếm một lượng đọc giả khá lớn ở Việt Nam, cụ thể ở đây là báo Tuổi trẻ Online, cho nên ngay sau khi quyết định xử phạt hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra nó đã có sự quan tâm đặc biệt đến từ dư luận. Trong những sự quan tâm ấy có sự quan tâm mang nội dung thắc mắc là căn cứ vào hai lỗi mắc phải như đã nêu trên thì thật không hiểu tại sao báo Tuổi trẻ Online lại nhận một quyết định xử phạt khá nặng đến vậy? Tâm điểm sai phạm ở đây là rút cuộc Chủ tịch nước Trần Đại Quang có nói lời ủng hộ việc ban hành Luật biểu tình tại cuộc tiếp xúc cử tri hay là không, bởi vì cả hai tờ báo cùng nhắc đến lời của Chủ tịch Quang với nội dung giống nhau? Câu trả lời chính xác nhất có lẽ ai cũng biết đó là ở chính bản thân Chủ tịch Quang và đông đảo đại biểu có mặt tại buổi tiếp xúc cử tri hôm ấy. Tuy nhiên, dù báo Tuổi trẻ Online có ngụy tạo lời của Chủ tịch Quang thì với lỗi này, dư luận cho rằng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ cần ra quyết định phạt tiền là đủ chứ không cần phải mạnh tay đình bản thêm 3 tháng, gián tiếp gây ảnh hưởng đến hàng triệu đọc giả. Một quyết định xử phạt gây khá nhiều tranh cãi và thật khó hiểu là nó có động cơ gì ở đằng sau hay là không? Trao đổi với Việt Nam Thời Báo (VNTB), Đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, hiện sinh sống ở Hà Nội dẫn một chia sẻ của luật sư Trần Vũ Hải coi việc xử phạt trên là "Một quyết định vô nhân đạo và trái pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn người và gián tiếp đến hàng triệu bạn đọc, cần được hủy bỏ sớm"! Còn Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu quan điểm: "Hợp pháp thì cũng phải hợp lý. Phạt tiền TTO (Tuổi trẻ Online) là hợp pháp, nhưng đình bản báo TTO là không hợp lý. Đình bản tờ báo nghĩa là trừng phạt không chỉ TTO mà còn hàng vạn, thậm chí hàng triệu bạn đọc của báo. Điều này bất hợp lý, tương tự như việc đình chỉ hoạt động của một hãng xe buýt công cộng vì xe của hãng có vi phạm". Đại tá Nguyễn Đăng Quang nói ông hoàn toàn đồng tình với quan điểm của 2 vị trí thức nói trên và cảm thấy rất khó hiểu sự công tâm, minh bạch của Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông dẫn chứng: "Tôi xin nêu trường hợp tương tự mới đây để so sánh. Cách đây không lâu (6/6/2018), GS.TS Toán-Ngôn ngữ (ĐHKHXH và NV- Tp. HCM) Nguyễn Đức Dân nhận trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Thành phố HCM (HTV9) về việc xuất hiện 2 khái niệm lạ trong tiếng Việt. Nhưng khi lên sóng, HTV9 lại không trích dẫn câu chữ ông đã dùng, ngược lại còn xuyên tạc và bóp méo ý kiến, từ ngữ ông sử dụng! Ông than phiền, xin trích: "Khi HTV9 hỏi tôi về chuyện "trạm thu giá", "giá dịch vụ đào tạo"... Tôi đáp, cách nói này là kỳ cục và lạ tai vì nó không tồn tại trong tiếng Việt. Đây là cách nói do những người có chức quyền đặt ra, bịa ra rồi áp đặt vào tiếng Việt, nên đây không phải là ngôn ngữ hành chính mà là thứ ngôn ngữ quan quyền. Dân gian có câu "muốn nói oan làm quan mà nói"! Nhưng khi phát sóng, HTV9 cắt bỏ hết những từ ngữ đánh giá, bình luận của GS Nguyễn Đức Dân, thay vào đó là cố tình gán khái niệm "ngôn ngữ hành chính" là cách nói riêng của nhà đài HTV9 thành lời nói của GS.TS. Dân! Họ làm như vậy chẳng khác nào họ nhét chữ vào miệng người khác! GS. Nguyễn Đức Dân than thở: "Tôi thấy lời lẽ và ý kiến của mình bị cắt bỏ, gọt nhẵn trơn tru đến mức tôi không còn là tôi nữa"! Không rõ vụ việc này Bộ Thông tin và Truyền thông có biết không? Theo tôi, Bộ Thông tin và Truyền thông không thể không biết, nhưng sao lại cố tình bỏ qua?" - Đại tá Nguyễn Đăng Quang đặt câu hỏi. Trở lại việc xử phạt 2 báo Tuổi trẻ Online và VietnamNet liên quan đến lời nói của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại buổi tiếp xúc cử tri ở TP.Hồ Chí Minh hôm 19/6/2018, Đại tá Nguyễn Đăng Quang nói cần đặt ra 2 giả thiết: Giả thiết thứ nhất, nếu đúng là Chủ tịch Trần Đại Quang không phát biểu như vậy mà hai tờ báo này lại trích dẫn đấy là lời ông nói! Như vậy Tuổi trẻ Online và VietnamNet là hoàn toàn sai. Bộ Thông tin và Truyền thông phạt hành chính 2 báo này là đúng, nhưng với báo Tuổi trẻ Online thì có thể là nặng. Gỉa thiết thứ hai, nếu Chủ tịch Quang có phát biểu như hai tờ báo đã đăng thì "Tôi thấy ông nói như thế đâu có sai? Ngược lại, điều này rất đúng và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Quyền biểu tình của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, nhưng rất tiếc, quyền hiến định này mấy chục năm qua vẫn chưa được thực thi và luật hóa. Thiếu sót này là lỗi của Nhà nước và Quốc hội. Do vậy, việc cần có Luật biểu tình và Quốc hội nên sớm đưa vào chương trình nghị sự để ban hành Luật này là nguyện vọng của đại đa số người dân Việt Nam. Nếu quả Chủ tịch nước Trần Đại Quang có nói vậy, mà ý kiến của ông lại ngược với chủ trương của Bộ Chính trị, thì tôi xin phép không đưa ra bình luận cá nhân lúc này!"- Trích dẫn chia sẻ của Đại tá Nguyễn Đăng Quang từ email. Dù như thế nào thì việc hai tờ báo có lượng đọc giả quan tâm, theo dõi lớn như tờ Tuổi trẻ Online và tờ VietnamNet bị xử phạt hành chính đang là một sự thật với nhiều tranh luận trái chiều. Có ý kiến cho rằng việc 2 tờ báo này bị phạt hành chính là đòn trả thù của ông Trương Minh Tuấn vì lý do 2 tờ báo này không đồng hành bảo vệ ông Tuấn qua vụ án MobiFone mua AVG. Theo ý kiến cá nhân của Đại tá Nguyễn Đăng Quang thì ông cho rằng không phải như vậy. Bởi thời gian qua, ông Trương Minh Tuấn đâu còn tâm trí để ra đòn trả thù người khác, mặc dù ông ta nổi tiếng là người không thân thiện với báo chí, ông ta được mệnh danh là "sát thủ báo chí". Lúc này, chính ông Tuấn là người đang phải lĩnh án kỷ luật nặng nề về mặt Đảng lẫn chính quyền, ông ta khó có thể thoát khỏi bị truy tố hình sự vì đã "vi phạm rất nghiêm trọng" trong vụ án MobiFone mua AVG, làm thất thoát 7.006 tỷ VNĐ ngân sách nhà nước. Cho nên, theo Đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguồn dư luận trên là không chính xác. Có thể việc xử phạt này là ở cấp cao hơn ông Tuấn. Người viết cũng đồng tình với chia sẻ này của Đại tá Nguyễn Đăng Quang và cũng xin nói thêm, ngày 23/7/2018 vừa qua Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ông Trương Minh Tuấn, biến ông này giờ đây chính thức thành cựu Bộ trưởng./. M.H. VNTB gửi BVN. | |
Việt Nam là Trung Quốc thu nhỏ? Posted: 28 Jul 2018 04:46 PM PDT
Ánh Liên Việt Nam có vẻ giống Trung Quốc, và những người Việt quan tâm đến chính trị - xã hội nhận thức sâu sắc vấn đề này, đến mức họ cho rằng, nước Việt là một sự sao chép từ người bạn lớn phương Bắc. Khi chủ nghĩa xã hội rơi vào trạng thái khánh kiệt về mặt thực tiễn xã hội - kinh tế, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình đã mở đường cải cách dưới tên gọi Cải cách khai phóng nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng vào cuối năm 1978. Tám năm sau, Việt Nam cũng học tập theo dưới tên gọi 'Đổi mới'. Cả hai hướng đi này đều tập trung vào việc chuyển nền kinh tế quan liêu - bao cấp sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng (gọi vắn tắt là kinh tế thị trường định hướng XHCN). Đó là một trong nhiều ví dụ mà Việt Nam học hỏi, thậm chí sao chép gần như nguyên bản từ Trung Quốc, ngay cả trong vấn đề lập pháp như Luật an ninh mạng gần đây. Thỉnh thoảng, khi Trung Quốc tiến hành một 'hoạt động mới' xuất phát từ Đảng cầm quyền, thì lập tức một thời gian sau, Việt Nam cũng rục rịch để thay đổi. Cả hai quốc gia như hai người anh em sinh đôi, người kia hắt xì thì tức người còn lại sẽ bị sổ mũi. Vậy Việt Nam có phải là Trung Quốc thu nhỏ? Câu trả lời rõ ràng là chưa phải, dựa vào dân số của Việt Nam là ít hơn Trung Quốc; những gì Trung Quốc làm tốt chưa chắc Việt Nam sẽ làm ổn. Ví dụ như mô hình đặc khu vẫn đang được bàn lại trên Nghị trường, lý do - Trung Quốc đã thực hiện đúng vào thời điểm trong vài thập niên trước, và hiện giờ có vẻ nó đã... lạc hậu theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế độc lập Việt Nam.
Người dân Việt Nam đang ngang pano tuyên truyền biển đảo. Là thành viên WTO cũng vậy, Việt Nam gia nhập sau Trung Quốc 6 năm... Và thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2018 là 2.300 USD thì Trung Quốc đã là 8.000 USD. Nhiều giả thuyết được đặt ra, trong đó, nếu Việt Nam muốn bắt kịp Trung Quốc thì cần phải nỗ lực trong 10 năm, và Trung Quốc phải dừng phát triển lại. Nói một cách khác, Việt Nam hiện tại là Trung Quốc của 10 năm trước đó. Rõ ràng, Việt Nam cần phải làm rất là nhiều để đạt được mô hình như Trung Quốc hoặc trở thành một Trung quốc thu nhỏ về mặt kinh tế, trong đó bao hàm cả chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam vẫn dựa vào nông nghiệp, trong khi Trung Quốc đã rời bỏ nó ít nhất 15 năm. Như vậy, Trung Quốc có thể là mô hình dẫn lối cho Việt Nam học tập theo, nhưng Việt Nam chưa bao giờ là một mô hình mang tính đầy đủ của Trung Quốc, nói cách khác, Việt Nam là mô hình lỗi. Trong một bài phỏng vấn trên BBC Việt ngữ, TS Vũ Minh Khương đã thẳng thắn cho rằng Việt - Trung là một mô hình, nhưng lại là hai tầm nhìn. Trung Quốc thì tìm cách nâng cao tính chính danh của đảng mình, nên 'buộc tạo nên một thành quả kinh tế kỳ vĩ'. Trong khi lãnh đạo Việt Nam 'chưa đủ tầm để xác định một chiến lược kỳ vĩ,', ngay cả việc đưa đất nước trở thành hùng cường vào năm 2045, mà 'thường nặng về những xoay sở để đủ tồn tại, bởi lẽ cái chính danh của quá khứ cũng tạm đủ cho họ tồn tại trong một số thập kỷ tới'. Việt Nam chưa bao giờ là Trung Quốc thu nhỏ, về nhiều mặt. Việt Nam đã trở thành một nước lạc hậu nằm cạnh Trung Quốc, và theo đuổi những yếu tố thuộc Trung Quốc nhưng khi áp dụng lại đầy lỗi. Một trong những cuốn sách mà không ít người đem ra để phê phán Trung Quốc là cuốn 'Death by China' (Chết bởi Trung Quốc) được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro và đồng sự Greg Autry. Nhưng đặt ở một góc nhìn khác, đến bao giờ sẽ có một cuốn sách mang tên 'Chết bởi Việt Nam', với sự trỗi dậy thực sự của một con Rồng? Chúng ta không thể hòa tan với Trung Quốc, nhưng chúng ta cần đối diện là phải học hỏi, thậm chí vượt Trung Quốc. Bởi phải học hỏi, và vượt lên trên, thì Việt Nam mới thực sự thoát khỏi định kiến 'mô hình lỗi' của Trung Quốc. Nhưng Việt Nam có gì trong tay? 'Đổi mới, dũng cảm, cải tiến, và lắng nghe nhân dân' là điều mà Việt Nam có thể làm được và vận dụng một cách sáng tạo, nhanh chóng hơn Bắc Kinh. Lý do, Việt Nam không có 'Vạn lý trường thành' trên internet, mạng internet vẫn có sự hiện diện của Google, Facebook và hàng tá dịch vụ khác. Số lượng người dùng internet Việt Nam vẫn tăng trưởng đều theo hằng năm (năm 2018 là 55.19 triệu người dùng), và theo bản đồ dự báo của Statista 2018, đến năm 2022, Việt Nam sẽ có 59.48 triệu người dùng. Internet không phải lật đổ chính quyền, mà giúp giải thiêng chính quyền và nâng cao đời sống dân trí - kể cả là về với nhà nước (đi từ 'cấm' sang 'quản lý'). Vấn đề là, liệu nhà nước Việt Nam có thực sự định hình tính chính danh của mình trên cơ sở tôn trọng quyền con người trong thời kỳ internet hay không! Hay là vẫn tìm cách 'ngăn sông cấm chợ' và quy nạp internet hay người dùng mạng xã hội như những kẻ thù vô hình trong cái gọi là 'diễn biến hòa bình'? Trong một sự kiện có liên quan, mới đây khi ông Trương Minh Tuấn bị điều chuyển sang làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thì cái ghế Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ được ông Nguyễn Mạnh Hùng (hiện đương chức Chủ tịch Viettel nắm giữ). Trong khi ông Trương Minh Tuấn vẫn hoài niệm về Liên Xô với 'Đợi anh về' thì ông Nguyễn Mạnh Hùng lãnh đạo một tập đoàn doanh nghiệp mà khởi đầu với sự gợi ý - hướng dẫn của Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Bản thân ông Hùng cũng từng tuyên bố rằng: Hãy làm nên chương mới thay vì đọc lại ánh hào quang của thế hệ trước. Quan điểm nêu trên nếu được coi là xuyên suốt trong lãnh đạo của ông, ngay cả khi ngồi ghế quản lý báo chí - internet (Bộ Thông tin & Truyền thông) thì đó sẽ là cơ hội để xóa bỏ sự 'xoay sở để đủ tồn tại' - yếu tố khiến Việt Nam duy trì sự chính danh dựa trên quá khứ, chứ không phải sự bức phá để đạt thành tựu như Trung Quốc. Việt Nam chưa bao giờ là Trung Quốc thu nhỏ dựa trên sự hy vọng về tăng trưởng đột phá internet, lắng nghe người dân qua internet, và một tư duy cởi mở - dân chủ về internet. A.L. VNTB gửi BVN. | |
Xử kín Vũ ‘Nhôm’ để khỏi lộ quan chức? Posted: 28 Jul 2018 04:38 PM PDT Phạm Chí Dũng (VOA)
Vũ "Nhôm" (áo trắng) tại Đà Nẵng, tháng Tư, 2016. Trong toàn bộ vở bi hài kịch mang tên 'Vũ đã về', thật ra có một cơ sở tạm thuyết phục để Tòa án Hà Nội mà đứng phía sau cơ quan 'án bỏ túi' này hẳn là Bộ Công an, xếp vụ Vũ 'Nhôm' vào diện Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 để xử kín: ngay từ thời điểm phát lệnh truy nã Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ vào cuối tháng Mười Hai năm 2017, tội danh áp cho Vũ 'Nhôm' đã được mặc định là 'Cố ý làm lộ bí mật nhà nước' - tức đã có một sự tính toán trước để tương hợp với cơ chế xử kín dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng Bảy năm 2018. Chỉ là cái cớThế nhưng vì sao trước bức xúc của rất nhiều dư luận xã hội và đặc biệt là đòi hỏi phải công khai 'làm lộ tài liệu bí mật nhà nước là tài liệu gì?' của giới cựu thần trong nội bộ đảng cầm quyền, cho tới nay Bộ Công an vẫn không công khai bất kỳ chi tiết nào về 'tài liệu bí mật' liên quan vụ án Vũ 'Nhôm'? Tính chất bí mật tuyệt đối trên của Bộ Công an lại lồng trong cảnh nạn bộ này đang xì tóe quá nhiều vụ bê bối tham nhũng, đấu đá nội bộ và cả vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh', đã khiến dư luận không thể không liên tưởng chế độ bí mật và cơ chế xử kín vụ Vũ 'Nhôm' đó là nhằm bưng bít và che giấu cho những bí mật động trời khác thuộc về nội bộ Bộ Công an, còn việc viện dẫn Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về 'trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự' chẳng qua chỉ là cái cớ quá sức thô thiển. 'Tài liệu bí mật' mà Vũ 'Nhôm' sở hữu là cái gì mà phải được xử kín? Danh sách tình báo viên, danh sách công ty bình phong của ngành công an, danh mục tài sản của các quan chức hay hình ảnh ăn chơi thác loạn của giới quan chức công an cùng các bộ ngành liên đới? 3 đỉnh của một tam giácNếu nhìn lại, có thể nhận ra là chỉ 3 tháng sau khi Vũ 'Nhôm' bị bắt, Tổng cục V (tình báo) Bộ Công an đã có một mùa gặt hái thắng lợi chưa từng có: một tướng tình báo cùng họ Phan với Phan Văn Anh Vũ - ông Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an, đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và tống giam về hành vi 'Cố ý làm lộ bí mật nhà nước' vào ngày 17/4/2018. Cùng bị bắt với tướng Tuấn trong đợt đó là Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an, cũng về hành vi 'Cố ý làm lộ bí mật nhà nước'. Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách là hai cái tên đầu tiên trong danh sách 7 người bị bắt và câu lưu của Bộ Công an. Cho đến nay và liên quan đến tội danh "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", đã xuất hiện ít nhất một tam giác với 3 đỉnh: Phan Hữu Tuấn - Nguyễn Hữu Bách - Phan Văn Anh Vũ. Tất cả đều là người của Tổng cục Tình báo Bộ Công an! Nếu quả thực Phan Văn Anh Vũ có tài liệu bí mật và chủ ý làm lộ tài liệu bí mật ấy, tài liệu này có thể được chỉ đạo cung cấp bởi tướng Phan Hữu Tuấn, còn cán bộ Nguyễn Hữu Bách là người trực tiếp chuyển giao tài liệu. Tài liệu nào? Vào thời gian Phan Văn Anh Vũ bị truy nã, đã xuất hiện một luồng dư luận cho rằng Vũ có trong tay danh sách màng lưới tình báo viên cùng danh sách các công ty bình phong và công ty sân sau của ngành công an đang hoạt động ở trong và ngoài nước. Nếu bản danh sách này bị lộ ra thì đó sẽ là một chấn động không chỉ đối nội mà còn đối ngoại và mang tầm cỡ quốc tế, khiến không chỉ Tổng cục Tình báo mà cả Bộ Công an cũng "đi đứt". Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy có một danh sách như thế được công khai hóa trên mạng xã hội hay được đề cập bởi báo chí quốc tế. Trong khi đó, thực tế có thể hình dung ngay là trong tay Vũ 'Nhôm' rất có thể đã nắm được những tài liệu mà khiến nhiều quan chức đang mất ngủ có thể là những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ 'xămxônai' (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức "lại quả" cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường… Những tài liệu và bằng chứng này chắc hẳn là nhiều hoặc rất nhiều mà Vũ 'Nhôm' đã khai báo với cơ quan điều tra kể từ khi bị dẫn độ từ Singapore về Việt Nam vào đầu tháng Giêng năm 2018 đến nay. Những tài liệu đó có thể liên đới số quan chức nào? Tướng Thành 'còn rất nhiều việc phải làm'? Từ tháng Tư năm 2017, một bàn tay bí ẩn đã tung lên mạng xã hội hàng loạt văn bản đóng dấu 'MẬT' và kể cả 'TUYỆT MẬT', mang danh nghĩa Bộ Công an liên hệ với nhiều cơ quan và tổ chức, chủ yếu với chính quyền TP.HCM để giới thiệu Công ty Nova 79 của Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ 'Nhôm') là 'công ty bình phong'. Dựa vào những văn bản này, Vũ 'Nhôm' đã tiến hành các phi vụ làm ăn mua rẻ bán đắt liên quan đến bất động sản ở Đà Nẵng, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, Vũ 'Nhôm' đã được đồn đoán là một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam với tài sản vừa bất động sản vừa cổ phiếu và tiền mặt có thể lên đến 50.000 tỷ đồng Việt (khoảng 2,3 tỷ USD), và đương nhiên phải chịu chung chi cho cấp trên không ít. Theo các văn bản được công bố trên mạng xã hội, hai quan chức Bộ Công an ký tên nhiều nhất vào các văn bản của bộ này giới thiệu cho Vũ 'Nhôm' đi 'quan hệ' là Thượng tướng, Thứ trưởng Trần Việt Tân (đã nghỉ hưu) và Trung tướng, Thứ trưởng Bùi Văn Thành vẫn còn đương chức. Cho tới nay, Bộ Công an hoàn toàn không có bất kỳ phản ứng (công khai) nào trước những văn bản được cho là của bộ này tung ra trên mạng xã hội. Vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức một tháng trước khi xử kín vụ Vũ 'Nhôm', Bộ Công an đã bất ngờ thông báo công khai, chứ không phải thông báo nội bộ như 'truyền thống bảo mật' trước đó, về một quyết định điều chỉnh nhiệm vụ hai thứ trường của bộ này, theo đó toàn bộ chức trách nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hậu cần - kỹ thuật của viên Thứ trưởng - Trung tướng Bùi Văn Thành đã được chuyển giao cho hai viên thứ trưởng khác là Thượng tướng Lê Quý Vương và Trung tướng Nguyễn Văn Sơn. Vào thời gian trên, Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an và được cử làm Người phát ngôn của cơ quan này, vội vã giải thích với báo Giao Thông: "Thứ trưởng Bùi Văn Thành còn rất nhiều việc khác phải làm, tham gia vào rất nhiều công việc khác của Bộ Công an. Có nhiều việc anh Thành hiện nay được giao nhưng liên quan đến bí mật nhà nước chúng tôi không thể nói được". Nhưng lại thật khó hình dung 'đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành' còn việc gì để làm khi toàn bộ chức trách nhiệm vụ của ông ta đã bị chuyển giao cho người khác. Cùng lúc rộ lên nhiều đồn đoán về khả năng tướng Thành sắp phải vào 'lò'. Chỉ từ đầu năm 2018 đến nay, Thiếu tướng Lương Tam Quang đã bị 'hố' nặng hai vụ Phan Văn Anh Vũ và Phan Văn Vĩnh khi toàn phát ngôn 'chưa có thông tin gì', nhưng sau đó cả hai nhân vật này đều bị bắt. Trường hợp giải thích về tướng Bùi Văn Thành có lẽ cũng 'hố' như thế. Đúng là tướng Thành còn rất nhiều việc phải làm, nhưng rất có thể phải 'làm việc', hay nói cách khác là phải 'đi cung' với chính những đồng chí đồng sự trong Bộ Công an. Một tiết lộ nhỏChỉ ít ngày trước khi phiên tòa xử kín Vũ 'Nhôm' diễn ra, lần lượt hai quan chức đầu não của Đà Nẵng đã một lần nữa xuất hiện để giải thích với cử tri thành phố này về tính chất bí mật của phiên tòa Vũ 'Nhôm'. Trong khi bí thư Đà Nẵng là Trương Quang Nghĩa vẫn chỉ giải thích theo luật mà không nêu được bất kỳ cơ sở đáng thuyết phục nào, chủ tịch Đà Nẵng là Huỳnh Đức Thơ lại tiết lộ 'nếu cơ quan công an không bắt Vũ thì sự việc phức tạp hơn vì liên quan đến nhiều cán bộ, lãnh đạo', và khẳng định rằng sau phiên tòa này, tất cả những câu hỏi liên quan đến 'quân hàm thượng tá' và 'nhiệm vụ' của Vũ 'Nhôm' chắc chắn sẽ được giải đáp. Sau cuộc chiến Huỳnh Đức Thơ - Nguyễn Xuân Anh vào năm 2017, ông Thơ là quan chức đã chỉ nhận hình thức xử lý cảnh cáo đảng và cảnh cáo về mặt chính quyền nhưng vẫn yên vị giữ ghế để cho tới nay nghiễm nhiên trở thành 'một hổ một rừng', trong khi Nguyễn Xuân Anh rơi vào thảm trạng 'bị cách mọi chức vụ'. Huỳnh Đức Thơ cũng là nhân vật được đồn đoán 'thân anh Bảy Phúc' (tức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Tiết lộ của ông Huỳnh Đức Thơ có thể được hiểu là một trong những nội dung quan trọng nhất trong phiên tòa xử kín Vũ 'Nhôm' sẽ là lời khai của Vũ 'Nhôm' trước tòa, sau khi đã khai trước cơ quan an ninh điều tra, về quan chức công an cao cấp nào đã ký quyết định quân hàm thượng tá cho Vũ 'Nhôm' và 'tạo mọi điều kiện thuận lợi' để Vũ làm ăn trong thế giới ngầm. Quan chức đó là ai? 'Bèo' nhất cũng phải là cấp Thứ trưởng Bộ Công an. Hẳn tính chất xử kín Vũ 'Nhôm' của Tòa án Hà Nội là nhằm bảo vệ cho 'uy tín' không biết còn lại được mấy phần trăm của Bộ Công an. P.C.D. Tác giả gửi BVN. |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét