“Người đến tuổi già nên làm gì?” plus 3 more |
- Người đến tuổi già nên làm gì?
- Nguyệt thực toàn phần 27/7/2018
- Cần chăm sóc tốt “con tim thứ hai” của cơ thể: Bàn chân
- 7 bệnh ở miệng chớ nên coi thường
Người đến tuổi già nên làm gì? Posted: 24 Jul 2018 05:33 PM PDT Tôi tin rằng nhiều người cao tuổi đều đã từng nói qua một câu này: 'Già rồi, là có thể hưởng phước lành rồi.' Đúng, già rồi, không còn phải gánh gánh nặng của cuộc sống gia đình, không có mưu đồ cạnh tranh, đừng để cho bản thân sống quá mệt mỏi! Người đến tuổi già, nhất định phải hiểu: Đừng sống quá mệt mỏi, đừng quá bận rộn, muốn ăn đừng than đắt, muốn mặc đừng nói lãng phí. Buồn phiền tìm bạn bè dùng bữa, buồn ngủ nằm xuống là ngủ thiếp đi. Sự an tâm trong tâm hồn luôn là thứ đẹp nhất, hạnh phúc mỗi ngày mới đúng. Người đến tuổi già, bình thản vô tư là quan trọng nhất Nước, càng sáng càng trong; người, càng thản nhiên càng nhiều hạnh phúc hơn. Vì vậy, trong cuộc sống của người lớn tuổi điều giá trị nhất là có thể có một sự bình an, yên tĩnh. Chỉ có bình tĩnh đối xử với chính mình, yêu mến món quà Thượng Đế ban cho, trái tim của chúng ta mới có thể chứa đầy hạnh phúc. Người đến tuổi già, sống với một thái độ tốt "Chức vụ cao không bằng lương cao, lương cao không bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao không bằng sống vui vẻ." Con người sống với một tâm thái, tâm thái tốt, mọi thứ đều tốt. Con người khi đến tuổi già, đừng sống dưới miệng lưỡi của người khác, cũng đừng sống dưới ánh mắt của người khác, tốt nhất là sống trong thế giới đơn giản và hạnh phúc của riêng mình! Người đến tuổi già, học cách tự chăm sóc mình "Mạc oán quang âm thúc nhân lão, bình hòa tâm thái tẩu đại đáo, thiên đại tự thân mạc phiền não." Con người đến tuổi già, càng phải hiểu được từ trong bốc đồng và lo lắng trở về tâm thái bình tĩnh, thư giãn, không quan tâm quá nhiều, không tính toán quá nhiều. Hãy nhớ thả lỏng bản thân, thoát khỏi sự mệt mỏi, đừng để cho mình sống quá mệt mỏi Người đến tuổi già, biết lựa chọn thứ gì là tốt Cuộc sống của con người, hiếm khi được hồ đồ, hiếm khi bị hồ đồ. Sống quá rõ ràng, mới là điều khó hiểu nhất. Người cao tuổi thông minh, có sự hiểu biết về cuộc sống, đều biết làm thế nào để lựa chọn, biết ở độ tuổi nào nên tính toán những gì, không nên tính toán những gì, có được có mất, có cho có nhận. Vì vậy, lớn tuổi rồi, chúng ta phải biết sẵn sàng ăn uống vui chơi, sẵn sàng đối tốt với bản thân! Người đến tuổi già, ít gánh nặng Cuộc sống của một con người, có rất nhiều gánh nặng, chẳng hạn như cấp bậc, xếp hạng. Khi trẻ, những điều này có thể vẫn còn chút tác dụng, nhưng đến tuổi già, lại là thêm một gánh nặng. Những hư danh bên ngoài thực ra là một gánh nặng. Già rồi, đừng quá chú ý đến những hư danh và danh lợi đó, mà phải quan tâm đến việc tận hưởng bên trong tâm hồn. Người đến tuổi già, dùng trái tim để ngắm nhìn thế giới Cuộc đời giống như một giấc mơ, năm tháng trôi qua tàn nhẫn. Đột nhiên quay đầu nhìn lại, mới phát hiện con người sống như một tâm trạng. Nghèo cũng tốt, giàu cũng tốt, được cũng tốt, mất cũng tốt, mọi thứ đều như một đám mây. Phải thường xuyên tự hỏi bản thân mình, bạn có những gì thay vì không có những gì. Thường xuyên biết ơn, cuộc sống sẽ báo đáp cho bạn. Người đến tuổi già, nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống Hạnh phúc là không phân biệt người giàu và người nghèo, khả năng lớn nhất của con người là từ những ngày cay đắng đến ngọt ngào. Điều này đòi hỏi phải học cách tự mình tìm ra niềm vui, chứ không so sánh một cách mù quáng, không mưu cầu sự hoàn hảo. Biết cách hài hước mới làm cho cuộc sống thú vị hơn. Người đến tuổi già, làm cho niềm vui là một thói quen Người đến tuổi già, không nên luôn nghĩ rằng bản thân là chiếc đồng hồ cũ, mỗi ngày than ngắn thở dài. Nỗ lực mỗi ngày để sống một cuộc sống tốt lành, đuổi những phiền muộn ra ngoài, để niềm vui trở thành một thói quen. Người càng cao tuổi, đừng sống quá mệt mỏi, biết chấp nhận và từ chối, để tốt cho mình. Gửi bài báo cho bạn bè cùng xem, chúc tất cả các bạn có một cuộc sống tuổi già đầy sự thư giãn và hạnh phúc! Theo phunugiadinh |
Nguyệt thực toàn phần 27/7/2018 Posted: 24 Jul 2018 05:04 PM PDT Vào ngày 27/7 tới, những người yêu thích thiên văn trên thế giới, gồm Việt Nam, có cơ hội ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ XXI, kéo dài 103 phút. Theo trang Time, hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần này sẽ bắt đầu vào lúc 19h30′ ngày 27/7 (giờ quốc tế), tức 2h30 sáng 28/7 giờ Việt Nam. Đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần có thời gian dài nhất thế kỷ XXI khi thời gian Trái Đất che khuất hoàn toàn Mặt Trăng lên đến 1 giờ 43 phút (103 phút). Nếu tính toàn bộ thời gian nguyệt thực xảy ra, sự kiện này sẽ kéo dài đến gần 4 tiếng đồng hồ. Nguyệt thực có thể quan sát rõ nhất ở nhiều nơi thuộc châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và một số nơi tại châu Âu. Trong khi đó, người dân ở miền đông Nam Mỹ và châu Đại Dương cũng có thể theo dõi một phần nguyệt thực. Ở Việt Nam cũng có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, Mặt Trăng không chỉ bị che khuất mà sẽ có màu đỏ do phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời, tạo nên cảnh tượng hiếm có. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần. (Ảnh: Getty) Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển qua khu vực trung tâm vùng bóng tối của Trái Đất (umbra), việc này có nghĩa là thời gian Mặt Trăng ẩn nấp sau bóng Trái Đất dài hơn bình thường. Ngoài ra, ngày 27/7 cũng là lúc Trái Đất ở điểm xa nhất so với Mặt Trời, làm bóng của nó lớn hơn và sẽ che Mặt Trăng lâu hơn. Trước đó, ngày 31/1/2018, nguyệt thực toàn phần cũng đã xuất hiện nhưng chỉ có người dân ở một số quốc gia mới có thể chứng kiến hiện tượng này. Trong vòng 100 năm qua, chỉ có 4 lần nguyệt thực toàn phần có thời gian Mặt Trăng hoàn toàn bị che khuất như hiện tượng sắp tới. Đó là sự kiện nguyệt thực vào ngày 15/6/2011 (100 phút), ngày 16/7/2000 (107 phút), tháng 7/1982 (107 phút) và tháng 7/1935 (101 phút). An Yên |
Cần chăm sóc tốt “con tim thứ hai” của cơ thể: Bàn chân Posted: 24 Jul 2018 04:37 PM PDT Hàng ngày bạn tiêu tốn thời gian để dưỡng da, tập thể thao, thiền, yoga…với mục đích giữ gìn cơ thể khỏe mạnh nhưng lại bỏ quên đôi chân, nơi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể của cả ngày. Chân được ví như con tim thứ hai của cơ thể. Theo Đông y tất cả các huyệt ở chân đều ảnh hưởng đến các cơ quan khác với vô số đầu dây thần kinh nối liền với não. Tất cả máu lưu thông trong cơ thể đều đi qua mạng mạch máu dưới chân. Bảo vệ đôi chân là bảo vệ sức khỏe của cơ thể. Nếu khí huyết lưu thông tốt , cơ thể sẽ mạnh khoẻ và tránh được bệnh tật. Mà chân lại là nơi giao nhau của rất nhiều kinh mạch, tập trung nhiều huyệt đạo, nên giữ cho khí huyết lưu thông ở chân rất quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách giúp khí huyết lưu thông ở chân một cách hiệu quả. 1. Để bàn chân được tự do Hàng ngày khi đi làm, đi học, bàn chân đều được bọc kín trong tất, giày làm mồ hôi ứ đọng, các ngón chân không được vận động thoải mái, khí huyết cũng ứ trệ khó lưu thông. Vậy nên khi có cơ hội hãy để chân trần được thông thoáng, giúp bạn mang lại cảm giác dễ chịu hơn và ngăn ngừa được các bệnh ở chân như nấm, nhiễm khuẩn. Lúc ở nhà, nên đi chân trần, như vậy các ngón và cơ bàn chân có cơ hội vận động, giúp cơ thể bám chắc trên nền đất. Điều này rất quan trọng vì chân là nơi chịu lực của cơ thể, một bàn chân mềm yếu thì tướng đi sẽ không đẹp, đi và đứng lâu dễ mỏi. Theo Trung y, khi chân trần tiếp đất cũng là lúc cơ thể và mặt đất cân bằng âm dương, giúp cơ thể giải phóng những khí dương dư thừa và bổ sung tính âm còn thiếu. 2. Ngâm chân bằng nước ấm Chân có hệ thống mạch máu phức tạp và dày đặc, là nơi phần lớn máu của cơ thể tập trung để trao đổi chất độc và đi ngang qua. Vì vậy chân được mệnh danh là trái tim thứ hai, tuy nhiên trái tim này ở xa trung tâm và dễ bị nhiễm lạnh nhất. Ban đêm nếu chân lạnh, dòng máu lưu thông từ chân trở về tim sẽ mang khí lạnh khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, và làm tim tiêu hao năng lượng để sưởi ấm máu. Vì vậy ngâm chân bằng nước ấm vào ban đêm chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể, nhất là những ngày đông lạnh hay lúc cơ thể bị cảm lạnh. Nước ấm giúp mạch máu nở ra, giúp cơ thể trao đổi chất được nhiều hơn. Cách thức: Ngâm chân với lượng nước ấm vừa phải từ 40-50 độ C, nước ngang mắt cá chân , ngâm từ 5-10 phút trước khi đi ngủ. Có thể rắc 1 chút muối, có tác dụng diệt khuẩn, sẽ giúp làm sạch bề mặt da và các khoé móng. Sau khi ngâm nhớ lau thật khô bàn chân cũng như khoé móng. 3. Tắm nắng cho chân Cũng giống như ngâm chân bằng nước ấm, tắm nắng cho chân cũng là một biện pháp tuyệt vời để sưởi ấm cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, trao đổi chất hiệu quả. Sáng sớm hoặc chiều tà là khoảng thời gian tuyệt nhất để tắm nắng. Bạn hãy cởi hết giày tất, để hai bàn chân về hướng mặt trời sưởi nắng 20-30 phút, các chuyên gia cho rằng đây là biện pháp tắm trần cho chân. Điều kỳ diệu của biện pháp này là làm cho tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu rọi vào lòng bàn chân, thúc đẩy toàn thân trao đổi chất, tăng nhanh tuần hoàn máu, nâng cao hoạt lực cho các cơ quan nội tạng, làm cho chức năng của các bộ phận trong cơ thể được phát huy dồi dào. Cách này có hiệu quả chữa trị khá tốt đối với các bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu, viêm mũi, bệnh còi xương v.v. 4. Massage chân Như đã trình bày ở trên, chân là nơi tập trung của hầu hết các đường kinh mạch lớn của cơ thể, và tập trung nhiều huyệt quan trọng bổ trợ cho ngũ tạng. Vậy nên xoa bóp, bấm huyệt giúp kinh mạch lưu thông, có thể gián tiếp điều chỉnh những bất ổn hay thiếu xót trong cơ thể, tránh được bệnh tật. Cách làm cụ thể là mỗi lần rửa chân thì massage toàn bộ phần chân 1-2 lần, mỗi lần khoảng 30-40 phút. 5. Vận động ngón chân tốt cho bao tử Các nhà y học Nhật bản gần đây đã nghiên cứu và phát hiện, thường xuyên vận động ngón chân có thể làm mạnh khỏe bao tử. Lý luận kinh lạc cho rằng, kinh lạc của dạ dày là nằm giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3, nguồn huyệt của bao tử cũng nằm ở vị trí đốt ngón chân. Vì vậy, chúng ta nên luyện tập ngón chân thứ 2 và thứ 3 giúp 2 ngón có tính đàn hồi, linh hoạt. Ngoài ra, người có chức năng bao tử mạnh, khi đứng thẳng thì ngón chân cũng bám rất chắc. Người có chức năng dạ dày yếu thì nên thường xuyên luyện tập các ngón chân. Cách làm rất đơn giản mỗi ngày bất cứ khi nào rảnh bạn cho các ngón chân cử động, dùng 2 ngón thứ 2 và 3 gắp đồ… Cứ luyện tập dần dần như vậy chức năng của bao tử sẽ mạnh dần lên. 6. Đấm chân luyện tập sức khỏe Sau mát xa, ngâm chân nước ấm thì đấm chân cũng là một cách tác động lên các huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông. Dùng một cây gậy đấm lưng đấm nhẹ lên lòng bàn chân, mỗi lần khoảng 50-100 cái, làm cho chúng ta có cảm giác nhức, tê, nóng, sưng, lần lượt đấm từ chân trái rồi chân phải. Thông qua đấm chân để kích thích hậu tố thần kinh dưới chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể đạt được hiệu quả khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật. 7. Lắc chân giải tỏa mệt mỏi Nằm ngửa, hai chân nhắc lên cao, sau đó lắc đi lắc lại hai chân, cuối cùng chuyển động một cách có tiết tấu giống như đạp xe đạp, mỗi lần làm từ 5-6 phút. Cách này có thể thúc đẩy toàn thân tuần hoàn máu, giải tỏa cảm giác mệt mỏi. 8. Cọ xát chân thư giãn gân cốt Bỏ giày, đặt một vật hình tròn to như quả bóng tennis vào lòng bàn chân, chuyển động qua lại 1-2 phút, như thế có thể giúp cho chúng ta phòng chống chuột rút ở chân hoặc mệt mỏi quá độ. 9. Ấm chân phòng bệnh Hàn lạnh bắt đầu từ chân, cho nên mùa đông chúng ta phải đặc biệt chú ý. Lòng bàn chân cách xa tim, lượng máu cung ứng ít, bề mặt có liên kết với thần kinh của đường hô hấp trên, đặc biệt là có liên kết chặt chẽ với niêm mạc mũi. Vì vậy không nên xem nhẹ giữ ấm cho chân, nếu không sẽ dễ bị cảm, trúng gió. Nếu bạn bị nghẹt mũi, cảm lạnh, có thể dùng dầu gió thoa một ít ở lòng bàn chân, cũng là cách giữ ấm và chữa bệnh hiệu quả. 10. Chăm sóc chân đuổi bệnh Móng chân chỉ cần một chút là có thể bong ra khỏi ngón và vùng đó có thể sẽ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Để tránh trường hợp này chúng ta có thể thường xuyên cắt móng chân để tránh móng chân bị gãy đột ngột. Ngoài ra, khi cắt móng chân không nên để móng chân nhọn, hai bên móng cũng không nên cắt quá ngắn, nếu không móng chân sẽ châm vào da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thịt móng phía trong. Qua 10 phương pháp đơn giản trên bạn đã có thể chăm sóc bàn chân để cơ thể khỏe mạnh. Hãy nhớ kiên trì và bền bỉ để có được hiệu quả tốt, ngoài ra cách đơn giản nhất để bảo vệ chân là không nên đứng quá lâu, massage chân trước khi đi ngủ. ------------------------------------------------------- Đọc thêm: Kiễng chân 3 phút mỗi ngày để dưỡng tim, thận, khí huyết |
7 bệnh ở miệng chớ nên coi thường Posted: 24 Jul 2018 09:00 AM PDT Rộp môi, nhiệt miệng, rát lưỡi, hơi thở có mùi… mọi người không nên chủ quan mà nên đi khám để được điều trị kịp thời, tránh gây hại sức khỏe. Rộp môi Đây là bệnh nhiễm trùng do siêu vi Herpes gây ra, có thể lây qua nước bọt, dùng chung đồ hoặc qua tiếp xúc gần gũi. Người bệnh sẽ xuất hiện những nốt rộp xung quanh miệng và nướu, có thể lây lan ra mũi, cằm… Lưỡi đen, mọc lông Nguyên nhân gây bệnh thường do hút thuốc, sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày, vệ sinh kém, uống nhiều trà/ cà phê, khô miệng… Ngoài ra, còn có thể do căng thẳng, kích thích tố, thiếu vitamin trong chế độ ăn uống, nhiễm trùng hoặc quá mẫn cảm. Viêm loét miệng Hay còn gọi là nhiệt miệng, thường gặp ở gặp trên lưỡi, lợi. . Do nhiều nguyên nhân như nhiềm trùng, quá mẫn cảm, kích thích tố, stress, thiếu vitamin… Loét miệng còn là triệu chứng ban đầu của một số bệnh tự miễn như bệnh bóng nước, dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng, ung thư lưỡi… Bạch sản niêm mạc miệng Bạch sản niêm mạc miệng là tình trạng trong miệng xuất hiện nhiều mảng, đốm trắng nhỏ, dày. Nguyên nhân là do nghiện hút thuốc lá, rượu bia, lắp răng giả hoặc do hàn răng. Đau khớp thái dương hàm Những cơn đau ở hàm, mặt, vùng tai hoặc cổ, khó khăn khi ăn nhai, nói, há miệng… Nguyên nhân thường do chấn thương, viêm khớp TDH, thoái hóa thứ phát khớp TDH, stress, tật nghiến răng, khớp cắn sai… Áp xe chân răng Bệnh áp xe chân răng hình thành do biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng, Vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng, gây ra mủ chân răng hay nướu răng. Áp xe chân răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ, làm cho men răng bị vỡ, tạo điều kiện cho vi trùng len lỏi vào tủy… Các triệu chứng thường gặp như đau răng nghiêm trọng, nhạy cảm với đồ uống nóng/lạnh, sưng hạch bạch huyết và sốt. Chứng hôi miệng Hôi miệng do nhiều nguyên nhân như chải răng không kỹ gây dắt thức ăn, tích tụ mảng bám lâu ngày, răng khôn mọc lệch, sâu răng… Bên cạnh đó, hôi miệng còn có thể do viêm lợi, viêm họng, amiđan hốc, dạ dày, thực quản… Lan Phương dkn.tv 23/7/2018 |
You are subscribed to email updates from Tin Tức Cao Niên Thế Kỷ XXI. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét