“Sốt là gì?” plus 5 more |
- Sốt là gì?
- Phát hiện bệnh qua mồ hôi
- Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu
- Những hình ảnh động của thiên nhiên đẹp nhất.
- Những Điều Cần Lưu Tâm Trong Phép Ăn Uống
- Những điều thú vị về bộ não người
Posted: 25 Jul 2018 10:19 PM PDT Sốt là khi nhiệt độ trong người cao hơn mức trung bình. Nhiều nhà chuyên môn đề nghị chính xác hơn: sốt là khi nhiệt độ lên cao vì một bệnh nào đó chứ không phải vì các lý do thông thường như sự tiêu hóa thực phẩm, khi có cảm xúc mạnh, khi vận động cơ thể, có thai, có kinh nguyệt... Cẩn thận hơn, có người thêm là nếu nhiệt độ cơ thể lên quá 37.2°C kèm theo đổ mồ hôi, hơi thở nhanh, mạch máu ngoài da giãn nở, đó là sốt. Nhiệt độ bằng hoặc cao hơn 38°C (100°F) khi đo ở hậu môn, hoặc cao hơn 37.5°C (100.4°F) khi đo ở miệng là sốt. Ở người bệnh, nhiệt độ được đo ba lần trong ngày, được ghi lên một biểu đồ để giúp theo dõi bệnh trạng. Một số bệnh có những cơn sốt đặc biệt, cho nên biểu đồ nhiệt độ cũng giúp chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn:
Sốt diễn ra theo ba giai đoạn:
Sốt có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Ngắn hạn thường là khoảng 2 tuần lễ, trong các trường hợp nhiễm vi khuẩn. Dài hạn lâu hơn hai tuần lễ như trong trường hợp ung thư hoặc sốt không rõ nguyên nhân (FUO). Theo các khoa học gia, một cơn sốt nhẹ làm tăng interferon, một chất thiên nhiên chống virus và ung thư; tăng khả năng diệt vi khuẩn của bạch huyết cầu và lymphô bào. Nhiệt độ cao cũng gây cản trở cho sự tăng sinh của vi khuẩn. Quan sát ở súc vật, người ta thấy khi một con thằn lằn bị vi khuẩn xâm nhập, nó sẽ bò ra phơi mình ngoài nắng để tăng nhiệt độ cơ thể. Nguyên nhân gây sốt Sốt có thể gây ra do các nguyên nhân từ ngoài hoặc từ trong cơ thể. 1 - Nguyên nhân từ ngoài cơ thể: - Nhiễm các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. - Dưới tác dụng của vài dược phẩm như kháng sinh nhóm Penicillin, sulfonamid, thuốc chữa bệnh lao, thuốc an thần loại barbiturates, thuốc chống kinh phong phenytoin, thuốc sổ táo bón, chất interferon, các loại thuốc kích thích (Ectasy, angel dust...). - Tiêm vài chất đạm lạ đối với cơ thể như các loại globulin trị bệnh uốn ván. - Truyền máu. - Thời tiết oi ả, nóng bức, tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời. 2 - Nguyên nhân từ cơ thể: - Do sự hủy hoại tế bào sau thương tích, thiếu dinh dưỡng, viêm sưng mô bào, bệnh của các mô liên kết như thấp khớp, lupus ban đỏ SLE, thống phong, xuất huyết dạ dày, thiểu máu các cơ quan (nhồi máu cơ tim, lá lách…). - Phản ứng miễn dịch của cơ thể khi vật lạ xâm nhập. -Các trường hợp tế bào mới tăng sinh bất thường như trong khối u ác tính hoặc lành tính. Nhiệt độ có thể kéo dài cả tháng, đôi khi cả năm và là vấn đề nguy hiểm cần để ý. - Rối loạn chuyển hóa cấp tính như trong cơn cường tuyến giáp, bệnh thống phong. - Tình trạng khô nước trong cơ thể. - Có nhiều trường hợp sốt vì thay đổi trực tiếp của trung tâm điều hòa thân nhiệt chứ không do tác nhân gây sốt từ ngoài hoặc trong cơ thể. Chẳng hạn khi bị u bướu, xuất huyết hoặc khối huyết não. - Xúc động mạnh cũng làm thân nhiệt tạm thời lên cao. Có nhiều trường hợp, khi mới nhập viện, nhiệt độ lên cao trong vài ngày rồi giảm, vì người bệnh lo sợ bị bệnh nặng. Một số loại sốt mang địa danh quốc gia như sốt Dương Tử Giang với nhiễm Schistosoma japonicum, sốt xuất huyết dịch Korea, sốt đảo Chypre do nhiễm khuẩn Brucella melitensis, ban nhiệt Sao Paulo, sốt định kỳ Mỹ USA recurrent fever…. Điều trị Sốt Đa số các bác sĩ đều có chung ý kiến là, để giảm sốt phải điều trị nguyên nhân gây ra sốt. Chẳng hạn như khi sốt do vi khuẩn gây ra thì phải dung trụ sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Với trẻ em, theo Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, sốt dưới 38.9°C (102°F) không cần điều trị, trừ khi các em cảm thấy khó chịu hoặc đã bị kinh phong trong quá khứ. Cần theo dõi tình trạng bệnh. Nếu em bé vẫn tỉnh táo, tươi cười, da dẻ hồng hào, ăn uống, chơi đùa, ngủ nghỉ như thường, thì không cần cho uống thuốc giảm nhiệt. Ngược lại khi sốt cao và gây khó chịu cho bé, có thể cho uống thuốc hạ nhiệt độ hoặc chườm lạnh. A - Thuốc chống sốt Thuốc giảm sốt đều rất công hiệu nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ và không nên dùng cho mọi loại sốt mà phải căn cứ vào tùy trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em. Sốt có thể có vài ích lợi cho người bệnh. Theo nhiều nhà chuyên môn y học, chữa sốt khi nào bệnh nhân cảm thấy khó chịu và để tránh kinh phong, khô nước, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Aspirin và acetaminophen là thuốc giảm sốt thường dùng nhất. Tuy nhiên, aspirin không được dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi hoặc khi bị nhiễm virus, để tránh Hội chứng Reye. H.C.Reye là rối loạn trầm trọng, có thể chết người, thường ảnh hưởng tới gan và tế bào não. Ngoài ra cũng có thể dùng Ibuprofen. Theo ý kiến chung của y giới, acetaminophen vẫn là thuốc an toàn và ưa thích hơn cả để trị nóng sốt. Liều lượng phải căn cứ vào sức nặng cơ thể chứ không theo tuổi. Nên hỏi bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn trên chai thuốc. B - Chườm nước ấm Để em bé ngồi trong chậu nước ấm cao độ 4 phân. Thấm nước ấm với một cái khăn, lau nhẹ lên thân mình và chân tay. Nước sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể giảm xuống qua sự bốc hơi. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống (khoảng nửa giờ). Đừng chườm nước lạnh hoặc túi nước đá vì có thể làm bệnh nhân run và tăng nhiệt độ. Không thoa dầu nóng hoặc cồn để tránh ngấm qua da, gây ngộ độc. C- Giữ nhiệt độ trong nhà mát dịu. D - Không nên mặc quá nhiều quần áo. Đ - Cho uống nhiều nước (nước lã hoặc nước trái cây). E - Để em bé chơi tự nhiên chứ đừng ép nằm trên giường. G - Ăn uống tùy theo sự chịu đựng của người bệnh, nhưng không nhiều chất béo, khó tiêu hóa. Thông báo cho bác sĩ nếu em bé dưới 3 tháng sốt tới 38°C (100.4°F) hoặc em bé lớn hơn với nhiệt độ trên 40°C (104°F), đồng thời không chịu ăn uống, bị tiêu chẩy, ói mửa, cơ thể có dấu hiệu khô nước, kêu đau nhức cuống họng, tai… Với người lớn, đối phó với sốt cũng tương tự như ở trẻ em. Điều quan hệ là quan sát phản ứng của cơ thể đối với sốt. Nếu trong người thấy rất khó chịu, mệt mỏi thì uống vài viên thuốc chống sốt rồi nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Giới hạn nước uống có caffeine vì chất này tăng nhiệt độ cơ thể và chặn tác dụng hạ nhiệt của thuốc chống sốt. Ở cả người lớn lẫn trẻ em, nên tới bác sĩ để khám bệnh, chữa trị khi:
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức |
Posted: 25 Jul 2018 05:45 PM PDT Các nhà nghiên cứu đã phát triển một miếng dán nguyên mẫu dùng để đo hàm lượng cortisol, một loại hormone stress, trong mồ hôi giúp phát hiện nhiều bệnh. Miếng dán này có thể co giãn, đặt trực tiếp trên da, phát hiện mồ hôi và đánh giá lượng cortisol một người sản sinh ra là bao nhiêu. Các nhà khoa học ĐH Stanford do giáo sư Alberto Salleo dẫn đầu đã công bố nghiên cứu này trên tờ Science Advances. Hiện nay, bệnh nhân cần mất vài ngày chờ lấy kết quả từ phòng xét nghiệm để biết tuyến thượng thận hoặc tuyến yên của họ có hoạt động thích hợp hay không. Miếng dán này có thể co giãn, đặt trực tiếp trên da. Giáo sư Salleo cho biết: "Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mồ hôi, vì nó giúp giám sát không xâm lấn và liên tục các dấu ấn sinh học khác nhau cho một loạt các tình trạng sinh lý. Kết quả nghiên cứu này cung cấp một phương pháp mới để phát hiện sớm các bệnh khác nhau và đánh giá hiệu suất thể thao". Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những người bị mất cân bằng có thể theo dõi tình trạng của mình.Họ cho biết: "Các cảm biến sinh học có thể thay thế hệ thống chăm sóc sức khỏe tập trung ở bệnh viện bằng các chẩn đoán có thể thực hiện tại nhà để giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe và thời gian chẩn đoán bằng cách cung cấp phân tích trong thời gian thực, không xâm lấn". Một thách thức trong việc phát triển một cảm biến cho mồ hôi là cortisol không có điện tích dương hay âm.Các nhà khoa học đã chế tạo cảm biến hình chữ nhật xung quanh một lớp màng chỉ kết dính với cortisol và hút mồ hôi qua các lỗ ở đáy miếng dán. Mồ hôi tập trung trong một rãnh chứa và nó được đậy bằng lớp màng nhạy với cortisol. Một lớp chống thấm bảo vệ miếng dán khỏi bị ô nhiễm.. Parlak kiểm tra thiết bị trên hai tình nguyện viên, những người đã chạy trong 20 phút với các miếng dán trên cánh tay của họ. Trong các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và trong thế giới thực cho kết quả tương tự nhau. Miếng dán được kết nối với thiết bị để phân tích. Các nhà nghiên cứu muốn phát triển miếng dán thành một hệ thống tích hợp đầy đủ và có thể tái sử dụng nhiều lần. |
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu Posted: 25 Jul 2018 05:31 PM PDT Cách đọc kết quả xét nghiệm máu hay nước tiểu là điều bạn cần khi đi khám sức khỏe vì các bác sĩ vẫn hay chỉ định bệnh nhân đi làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên nếu bác sĩ không giải thích thì bạn cũng không thể hiểu được các chỉ số trên kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về cách đọc kết quả xét nghiệm máu. I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÔNG THỨC MÁU- WBC (White Blood Cell – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu): Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3, tương đương với số lượng bạch cầu tính theo đơn vị quốc tế là 4.3 đến 10.8 x 109tế bào/l. Tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu...; giảm trong thiếu máu do bất sản, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn... - RBC (Red Blood Cell – Số lượng hồng cầu (hoặc erythrocyte count) trong một thể tích máu): Giá trị thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9 x 1012tế bào/l. Tăng trong mất nước, chứng tăng hồng cầu; giảm trong thiếu máu. - HB hay HBG (Hemoglobin – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu): Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Giá trị thay đổi tùy giới tính, thường nằm trong khoảng từ 13 đến 18 g/dl đối với nam và 12 đến 16 g/dl đối với nữ (tính theo đơn vị quốc tế tương ứng là 8.1 – 11.2 millimole/l và 7.4 – 9.9 millimole/l). Tăng trong mất nước, bệnh tim và bệnh phổi; giảm trong thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu. - HCT (Hematocrit – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ): Giá trị thay đổi tùy giới tính, thường nằm trong khoảng từ 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ. Tăng trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu; giảm trong mất máu, thiếu máu, thai nghén. - MCV (Mean corpuscular volume – Thể tích trung bình của một hồng cầu): Giá trị này được lấy từ HCT và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít). Tăng trong thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, bất sản tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương; giảm trong thiếu hụt sắt, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì. - MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin – Số lượng trung bình của huyết sắc tố có trong một hồng cầu): Giá trị này được tính bằng cách đo hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram. Tăng trong thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh; giảm trong bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo. - MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu): Giá trị này được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 32 đến 36%. Trong thiếu máu tăng sắc: hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh. Trong thiếu máu đang tái tạo: có thể bình thường hoặc giảm do giảm folate hoặc vitamin B12, xơ gan, nghiện rượu. - PLT (Platelet Count – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu):
- LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lymphô): Lymphocyte giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Có rất nhiều nguyên nhân làm giảm lymphocytes như: giãm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, Lao, sốt rét, ung thư máu, ung thư hạch... Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 20 đến 25%. - MXD (Mixed Cell Count – tỷ lệ pha trộn tế bào trong máu): Mỗi loại tế bào có một lượng % nhất định trong máu. MXD thay đổi tùy vào sự tăng hoặc giảm tỷ lệ của từng loại tế bào. - NEUT (Neutrophil – Tỷ lệ bạch cầu trung tính): Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 60 đến 66%. Tỷ lệ tăng cao cho thấy nhiễm trùng máu. Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tuỷ; giảm trong nhiễm virus, thiếu máu bất sản, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị... - RDW (Red Cell Distribution Width – Độ phân bố hồng cầu): Giá trị này càng cao nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11 đến 15%. RDW bình thường và:
RDW tăng và:
- PDW (Platelet Disrabution Width – Độ phân bố tiểu cầu): Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 6 đến18 %. Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm; giảm trong nghiện rượu. - MPV (Mean Platelet Volume – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu): Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 6,5 đến 11fL. Tăng trong bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, stress, nhiễm độc do tuyến giáp...; giảm trong thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bạch cầu cấp... - P- LCR (Platelet Larger Cell Ratio – Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn): Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 150 đến 500 G/l (G/l = 109/l). II. CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ SINH HÓA MÁU1. GLU (GLUCOSE): Đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường. 2. SGOT & SGPT: Nhóm men gan Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Nếu vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như: Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas. 3. Nhóm MỠ MÁU: Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau:
Nếu 1 trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp. Riêng chất HDL-Choles là mỡ tốt, nếu cao nó hạn chế gây xơ tắc mach máu. Nếu CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà... Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên. 4. GGT: Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Bình thường nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Nếu với người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến VGSVB là rất lớn. 5. URE (Ure máu): là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận. Giới hạn bình thường: 2.5 - 7.5 mmol/l. 6. BUN (Blood Urea Nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.
BUN: là nitơ của ure trong máu. Giới hạn bình thường 4,6 - 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).
7. CRE (Creatinin): là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu; cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn -> có giá trị xác định chức năng cầu thận. Giới hạn bình thường: nam 62 - 120, nữ 53 - 100 (đơn vị: umol/l).
8. URIC (Acid Uric = urat): là sản phẩm chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của ADN & ARN, thải chủ yếu qua nước tiểu. Giới hạn bình thường: nam 180 - 420, nữ 150 - 360 (đơn vị: umol/l). Tăng trong:
Giảm trong: bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan.. 9. KẾT QUẢ MIỄN DỊCH
|
Những hình ảnh động của thiên nhiên đẹp nhất. Posted: 25 Jul 2018 05:00 PM PDT |
Những Điều Cần Lưu Tâm Trong Phép Ăn Uống Posted: 25 Jul 2018 04:48 PM PDT Cách ăn còn quan trọng hơn cả thực phẩm chọn lựa để ăn. Chúng tôi muốn trình bày những nguyên tắc ăn uống mà bản thân trải nghiệm, nếu tuân thủ thì thức ăn tốt đưa vào cơ thể sẽ tốt lên nhiều lần, và thức ăn độc hại đưa vào sẽ bớt đi phần độc hại. Trong nhiều năm tìm tòi, suy nghĩ, chiêm nghiệm và thực nghiệm, và đã 30 năm không dùng thuốc cho bản thân (tất cả các loại thuốc!), chúng tôi có đôi chút kinh nghiệm và thấy ra được một số điều và lấy đó làm nguyên tắc của bản thân trong ăn uống, xin được sẻ chia: 1.Không đưa vào cơ thể quá nhiều Quân bình mới quan trọng! Hiện nay, đa phần con người ăn uống quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể. Trong bản năng tự nhiên, một phần do lòng tham lam cố hữu tự trong tiềm thức, con người ăn uống thường quá đà như một cảm giác "tích lũy của cải" vào cho cơ thể. Người ta hiểu rất rõ vai trò quan trọng của các loại protein, glucid, lipid có trong thức ăn, nhưng rất ít người chịu đặt câu hỏi nếu ăn uống thừa mứa những loại chất này quá nhiều và trường diễn thì chuyện gì sẽ xảy đến? Trong kiến thức sinh hóa, ai cũng hiểu protein, glucid, lipid trong thức ăn qua quá trình chuyển hóa để tạo ra năng lượng và sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước thì phải biến đổi qua bao nhiêu sản phẩm trung gian, và hầu hết các sản phẩm trung gian đều là sản phẩm độc hại cho cơ thể. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì có cơ may "oằn mình" chịu đựng để chuyển hóa cho bằng được thì cũng tạo ra những thứ dư thừa, rồi tùy vào cơ địa của mỗi người, những loại này tạo ra những bất thường: tạo ra những chất cặn bã hoặc chất mỡ tích tụ ở các mô, ở phủ tạng, mỡ máu, đường máu… rồi tiếp tục là những bệnh sinh ra từ những sự tích tụ ấy. Việc thừa mứa trường diễn ảnh hưởng vô cùng xấu cho cơ thể. Ăn bao nhiêu là đủ? Phải biết lắng nghe cơ thể! Con người chịu đựng một thói quen hết sức vô lý từ tấm bé, đó là luôn luôn bị ép buộc phải ăn theo những công thức hình thành từ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng. Quá ít những bà mẹ ngày nay chịu lắng nghe cơ thể con mình muốn gì. Cứ tiếp diễn như thế, ngày ngày theo những công thức ăn uống gọi là phù hợp với lứa tuổi, và càng ngày các phụ huynh lại tìm cách để cho con em ăn uống vượt "chuẩn" số lượng thức ăn của khoa học dinh dưỡng. Điều này thường dẫn đến 2 kết quả: hoặc là, đứa trẻ "thích nghi" được với cách ép buộc, chúng sẽ dung nạp vô tội vạ những thức bổ béo, và vì cơ thể chúng trở nên u tối trước một lượng vật chất quá lớn không kiểm soát được, dần dà dẫn đến thừa cân, béo phì và những hệ quả của nó; hoặc là, đứa trẻ bị "phản ứng dội", chúng sợ hãi thức ăn, chống đối ăn uống, dẫn đến gầy còm suy dinh dưỡng. Ngày nay, một hiện tượng cũng không hiếm gặp, là phụ huynh còn bơm thẳng thức ăn vào dạ dày con trẻ bất chấp nhu cầu của cơ thể chúng. Đây là một lối hành xử quá sức thô bạo, phi khoa học, trái đạo lý. Phải biết lắng nghe cơ thể! Nói thì dễ song thực tế không dễ. Ăn uống quá nhiều, dần dà cơ thể dung nạp hỗn loạn mất kiểm soát, lại dẫn đến một sự thèm ăn giả tạo, càng thừa lại càng thèm, càng ăn lại càng thừa càng bệnh, cái vòng xoắn bệnh lý ấy phải gỡ từ từ, lần ra từ gốc ngọn…! 2. "Phục dược bất như giảm khẩu" Uống thuốc không bằng giảm bớt ăn là một quan điểm truyền thống khá phổ biến ngày trước. Hiện nay, con người luôn luôn ăn uống cho thật thỏa mãn, thừa mứa, cơ thể hầu như thường xuyên trong trạng thái no đủ, kể cả những lúc ốm đau khi mà cơ thể đã phản ứng bằng một trạng thái không thèm ăn! Đó là những sai lầm rất lớn trong ăn uống, đó cũng là nguyên nhân làm cho cơ thể không còn sáng suốt để phân lập thức ăn ở mức hoàn hảo nhất. Quan sát một con vật khi ốm, nó sẽ không ăn, có đem thức ăn đặt trước mặt nó cũng từ chối. Bản năng mách bảo cho nó biết sẽ rất độc hại nếu ăn vào trong trạng thái sức khỏe như thế, càng nhiều chất bổ dưỡng đưa vào càng độc hại. Quan sát những con mãnh thú trong thiên nhiên khi bị thương tích, thường nằm chịu đói khát cho đến khi lành bệnh, xương da liền lặn, mới tiếp tục đi kiếm thức ăn, ít khi thấy nhiễm khuẩn huyết, hay nhiễm khuẩn hoại tử… Nhưng những con thú cưng của con người thì khác, chúng được chăm sóc bằng những công thức ăn uống nghiệt ngã: quá đúng giờ giấc, thừa mứa dưỡng chất, dần dà cơ thể nó trở nên u tối mất đi bản năng diệu kỳ của nó, rồi cuối cùng cũng đau ốm dễ dàng và kéo dài khó hồi phục. Trạng thái "đói" rất cần thiết mà quá ít người lưu tâm. Nó giúp cơ thể loại bỏ những tế bào chết, loại bỏ các mô bệnh, loại bỏ độc tố, loại bỏ những chất gây nguy hại, đặc biệt là cơ thể trong trạng thái này sẽ đốt cháy những chất liệu dư thừa thành năng lượng cho cơ thể, hoặc chuyển hóa chúng thành vật chất có ích. Trạng thái đói giúp cơ thể tự "dọn dẹp" mình, làm thuần khiết cơ thể, sau khi ăn uống lại đầy đủ chúng ta cảm thấy mới mẻ, trẻ trung, sạch sẽ hơn, nhẹ nhàng hơn, yên bình hạnh phúc hơn, và cơ thể vận hành tốt hơn, không nặng nề ì ạch bởi sự dư thừa. 3.Ăn thức uống và uống thức ăn Ăn thức uống là đối xử với thức uống như thức ăn, chậm rãi đưa vào, nhai súc cẩn thận, để nhiệt độ của thức uống được tăng lên (hoặc hạ xuống) gần bằng nhiệt độ cơ thể trước khi nuốt vào, sẽ tránh được sự chênh lệch nhiệt độ của khối thức uống với dạ dày gây tổn thương nó; đồng thời uống càng chậm thì thông tin đến bộ phận tiếp nhận càng đầy đủ cho sự chuẩn bị sẵn sàng. Uống thức ăn đơn giản là biến thức ăn thành một chất lỏng như nước trước khi nuốt vào cơ thể. Muốn vậy chúng ta phải nhai thật tích cực, nhai càng lâu miếng cơm càng ngọt, nhai được cả trăm lần thì thứ không ngon cũng thành ngon, thức không bổ cũng thành bổ dưỡng, loại có độc cũng sẽ bớt đi tác dụng độc của nó. Theo lý luận của Y học cổ truyền thì thức ăn nếu đưa vào vội vàng thì cơ thể chỉ hấp thu được phần "tinh", còn nếu được nhai kỹ thì cơ thể sẽ hấp thu thêm được phần "khí". Khi nhai nhiều thì lượng nước bọt sẽ tiết ra càng nhiều, và đó là thứ nước hết sức quý giá, được gọi là "kim tân, ngọc dịch", có công năng nhuận trạch, tư dưỡng tạng phủ, đồng thời lọc sạch các chất dơ uế, rồi sau chuyển về thận mà hóa ra tinh khí của thận. Trong đạo Dưỡng sinh, nếu tập nuốt nước bọt nhiều lần và số lượng nhiều, dần dần chân thủy được sức sẽ thăng lên, chân hỏa hụt sức buộc phải giáng xuống, đó là tác dụng "tư âm giáng hỏa", mà muốn được vậy con người phải dùng bao nhiêu dược liệu quý mới đạt được. Các vị theo trường phái Tiên gia xưa cũng rất xem trọng nước bọt, không bao giờ nhổ đi vì sợ tổn khí, họ còn dùng nước bọt để luyện linh dược. Với Y học hiện đại, nhai kỹ hết sức quan trọng trong chuyển hóa. Các men tiêu hóa chỉ tác dụng trên bề mặt của các phần tử thức ăn. Khi thức ăn được nghiền càng nhỏ với nước bọt thì vận chuyển càng dễ dàng. Với các loại rau quả, việc nhai kỹ có thể phá vỡ màng cellulose bọc chung quanh để giải phóng thành phần dinh dưỡng bên trong để cơ thể tiêu hóa và hấp thu. Thành phần quan trọng nhất của nước bọt là men ptyalin (amylase) để phân giải tinh bột thành đường maltose, maltotriose và dextrin. Nhai càng nhiều thì dưới tác dụng cơ học của việc nhai, phản ứng phân giải tinh bột xảy ra càng hoàn hảo, giảm đi gánh nặng tiêu hóa cho cơ thể. Việc nhai kỹ có một tác dụng đặc biệt nữa là vệ sinh răng miệng hoàn hảo nhất. Nhai càng kỹ nước bọt tiết càng nhiều sẽ cuốn đi hết thảy những vi khuẩn gây bệnh và các loại thức ăn của các loại vi khuẩn này; mặt khác trong nước bọt có chứa một số chất diệt khuẩn hiệu quả như ion thiocyanat, lysozym… và có chứa những kháng thể đặc thù của cơ thể có thể tiêu diệt vi khuẩn ngay trên miệng (kể cả các loại vi khuẩn gây sâu răng)… Nhai kỹ còn ức chế cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên, giảm lượng thức ăn đưa vào, tiết kiệm được lượng enzyme, sẽ duy trì cân bằng nội môi, giúp cơ thể giải độc, phục hồi sức khỏe, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch. Thực phẩm tốt nhiều dinh dưỡng nhưng hấp thu quá nhiều sẽ gây tổn hại cho cơ thể, chính nhờ nhai kỹ cơ thể sẽ kiểm soát được hấp thu, hiệu lệnh chính xác cho con người lúc cần dừng lại việc ăn. Thực sự, những phân tích vi thể trên vẫn không nói hết những tác dụng diệu kỳ của việc nhai kỹ. Chỉ cần thực hiện nhai kỹ một thời gian chúng ta sẽ cảm nhận được lợi lạc của cách ăn, và đặc biệt là có thể ăn uống một cách ngon lành các loại thức ăn thô hào mộc mạc như ngũ cốc, gạo lứt, khoai sắn… 4.Ăn ít bữa và xa giấc ngủ Chỉ nên ăn 2 bữa mỗi ngày và bữa ăn cuối càng xa giấc ngủ bao nhiêu tốt bấy nhiêu! Xu hướng ăn nhiều bữa mỗi ngày để có thể đạt được "năng suất" cao nhất trong việc tộng thức ăn vào bên trong cơ thể như cất chứa của để dành đang là xu hướng khá phổ biến hiện nay. Trong suy nghĩ của đa số, đưa được thức ăn vào càng nhiều càng tốt theo kiểu "không bổ bề ngang cũng sang bề dọc" và "to lớn, hồng hào, béo tốt" đang là "chuẩn" của con người, nên rất nhiều người cố gắng "nghiến răng ráng ruột" để ăn thật nhiều bữa, và đa số cũng thành công trong việc tăng cân. Chúng ta nên nhìn nhận một điều rằng, khi trọng lượng của người lớn tăng lên nhiều thường kéo theo "bà con họ tộc" của nó tăng theo như mỡ máu, đường máu, huyết áp… Có những phép tính rất dễ dàng nhưng con người thường chấp thủ vào cái mình có, kể cả khối lượng đồ sộ dư thừa của bản thân, để lờ đi. Thông thường hiện nay, vào tuổi trung niên trở đi khối lượng cơ thể bình quân tăng thêm khoảng vài ba mươi cân so với tuổi 20 là lúc cơ thể mạnh mẽ nhất, song nhỡ ra sụt đi năm ba lạng hoặc một cân là tiếc nuối quay quắt và lo lắng hoang mang (!) Già yếu cơ nhục riệu rã rồi, lại phải gánh nặng thêm hơn trước mấy mươi cân, lại bao nhiêu thứ tăng theo trong máu, vậy mà vẫn tiếc từng lạng thịt, cái chấp thủ của con người khiếp thật! Nên bớt bữa ăn lại! Nhà Sinh lý học Rodriguez Delgado nổi tiếng Hoa Kỳ làm một thí nghiệm đơn giản rồi công bố: "Nếu chuột được cho ăn một bữa mỗi ngày thì sống lâu gấp đôi thời gian sống của chuột được ăn nhiều bữa mỗi ngày"[i]. Phải chăng ăn uống quá nhiều và nhiều bữa sẽ làm nặng nề hệ thống tiêu hóa và sẽ cắt ngắn thời gian sống của chúng ta? Ăn xa giấc ngủ là một nguyên tắc quan trọng. Trong khi ngủ, các cơ trong cơ thể ở trạng thái nghỉ, lưỡi và gốc lưỡi bị rụt lại khiến đường hô hấp bị co hẹp. Nếu thức ăn nhiều trong dạ dày dễ bị trào ngược, cơ thể phản ứng bằng co thắt đường hô hấp, dẫn đến khó thở và mất ngủ, dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng trao đổi chất… ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn, tăng nguy cơ bệnh tim mạch… Ăn đêm dễ mắc các chứng béo phì. Nhiều người tử vong do lên cơn đau tim hay bị nhồi máu cơ tim lúc gần sáng, có liên quan đến thói quen ăn muộn đêm khuya. Những người xơ cứng động mạch hoặc thiểu năng động mạch vành ăn khuya lại càng hại, vì tình trạng hô hấp không thuận sẽ khiến nồng độ Oxy giảm, lại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. Nếu ăn khuya còn uống rượu thì tình trạng càng dễ xấu thêm, do rượu ức chế hô hấp trung ương, làm nồng độ Oxy càng giảm, sẽ dẫn theo bao nhiêu hệ lụy khác… 5.Không dùng các chất kích thích trợ giúp việc ăn uống Dùng các loại chất kích thích dù nhỏ đều không có lợi cho cơ thể. Tại sao chúng ta phải dùng đến loại có tác dụng kích thích tiêu hóa trong khi cơ thể chúng ta có thể tự làm được? Sử dụng chất kích thích về lâu dài là làm giảm đi khả năng tiêu hóa của cơ thể. Đạo của dưỡng sinh là dùng các vật thực thô mộc chế biến đơn giản, nhưng chính nhờ vào sự gia công khi ăn để biến thức ăn thành ngọt thơm như dòng sữa, như vậy cơ thể mới có thời gian và sự linh mẫn chuẩn bị đón nhận thức ăn tinh chế từ miệng. Khác với ngày nay, người ta dùng bao nhiêu hương liệu, gia vị, màu sắc, tạo hình… để chỉ chút tiếp xúc là bao nhiêu enzyme trong hệ thống tiêu hóa ào ra ồ ạt… Những sự kích thích này dần dà làm cho cơ thể phụ thuộc, nếu không có nó thì không tự mình làm được, hơn nữa cơ thể tiêu tốn một lượng enzyme quá lớn mà không có sự phân phối thứ tự từng bước khi thức ăn đi vào từng đoạn trong ống tiêu hóa của cơ thể. Sự ồ ạt của enzyme là một sự uổng phí. Theo Tiến sĩ Edward Howell là nhà nghiên cứu enzyme hàng đầu của nước Mỹ: "Sinh vật trong suốt thời gian sống chỉ có thể tạo ra một lượng enzyme nhất định. Và khi sinh vật dùng hết enzyme tiềm năng này thì kết thúc sinh mạng"[ii]. Thật hữu lý! Nếu Nhà nghiên cứu này đúng thì những bữa ăn thịnh soạn linh đình, lắm sơn hào hải vị, nhiều chất kích thích, sẽ rút ngắn cuộc đời một con người! Điều này cũng lý giải cho chúng ta tại sao những nhà thực dưỡng không dùng những chất kích thích, hay các loại hành tỏi rau thơm trong nhà Phật lại được xem không phải là thức ăn chay; và cũng có thể lý giải vì sao Thiền sư Tuệ Tĩnh, vị Y tổ trong nền Y học cổ truyền của chúng ta, lại có những câu nghe tưởng là lạ: "Cỏ thơm gây bệnh cho người giàu sang". Từ những loại "cỏ thơm" (các loại rau thơm, rau mùi) đến các loại kích thích khác như riềng sả gừng, rồi hành tỏi kiệu, rồi măng dưa cà giá, các loại lên men… dần dần đến trà café thuốc lá rượu… cho đến các loại ghê sợ hơn, dù kích thích thần kinh tiêu hóa, hay thần kinh hô hấp tuần hoàn, thì chung quy bản chất cũng giống nhau, chỉ là mức độ nặng nhẹ. 6. Phải để cảm xúc thư thái với tình yêu thương và lòng biết ơn Con người không phải là một cái máy nên không thể chỉ đổ đầy nhiên liệu là có thể hoạt động tốt, con người còn cần tình cảm (nói chung). Không có tình yêu thương trong bữa ăn sẽ mang lại cảm giác trống rỗng, và chính cảm giác này làm hẫng hụt trống vắng, và từ trong tiềm thức con người có xu hướng bù đắp bằng cách rót đầy nó bằng một cái gì đó, và thông thường "cái gì đó" ấy được lựa chọn là thức ăn. Tình yêu thương và thức ăn có liên quan nhau về mặt tâm lý. Con người từ lúc mới sinh ra đã thu được cùng lúc cả thức ăn và tình yêu thương qua bầu vú mẹ. Dùng sữa mẹ ngoài sự diệu kỳ về mặt cấu trúc chất liệu và luôn thay đổi để phù hợp nhất cho đứa trẻ, còn cho trẻ uống cả một tình thương bao la của mẹ. Sự thiếu thốn tình yêu thương mà cụ thể là không được bú sữa mẹ, đứa trẻ lớn lên rất dễ bị béo phì, hẳn là do chúng phải dùng thức ăn để bù lại. Có thể cảm nhận được, cùng những thức ăn như nhau, nhưng nếu là của người mẹ nấu thì con cái ăn uống sẽ thấy ngon miệng hơn, dễ tiêu hơn, bổ dưỡng hơn. Sự an bình hạnh phúc từ tình yêu thương và lòng biết ơn sẽ mang lại những kết quả diệu kỳ cho cơ thể dù chỉ với những thức ăn thông thường. Từ khi chuẩn bị, mua thức ăn, nấu nướng, người mẹ đã rót vào đó cả một nguồn năng lượng dồi dào từ tình yêu thương, nếu con cái biết trải lòng biết ơn đón nhận, hẳn là hiệu quả tốt đẹp của thức ăn tăng lên bội phần. Càng lớn con người lại càng cần một trạng thái bình yên an lạc khi ăn. Trong mỗi giây có thể có đến vài trăm ngàn đến cả triệu phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể một con người. Một ý niệm phóng đi đã có thể thay đổi bao nhiêu phản ứng bên trong… Phải chăng đó là điều mà nhà Phật nói là ý nghiệp, mà ngay sát-na ý niệm phóng đi con người đã phải nhận lãnh? Bs Phạm Đức Thành Dũng –theo nguoiphuongnam |
Những điều thú vị về bộ não người Posted: 25 Jul 2018 09:09 AM PDT |
You are subscribed to email updates from Tin Tức Cao Niên Thế Kỷ XXI. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét