“Bàn về vài quan điểm của Nguyễn Trần Bạt Phần 1” plus 4 more |
- Bàn về vài quan điểm của Nguyễn Trần Bạt Phần 1
- Có hai nền điện lực dân chủ và độc tài
- Việt Nam bàn tiếp về đặc khu: liệu có được điều chỉnh?
- Mỹ - Trung cưa xẻ (Phần 5, 6, 7, tiếp theo và hết)
- Trung Quốc dậy sóng, quyền lực tuyệt đối của ông Tập Cận Bình đối mặt nguy cơ suy giảm
Bàn về vài quan điểm của Nguyễn Trần Bạt Phần 1 Posted: 03 Aug 2018 01:26 PM PDT Nguyễn Đình Cống 1- Giới thiệu Trong vài chục năm trở lại đây Nguyễn Trần Bạt nổi lên như một trí thức làm kinh doanh rất thành đạt. Ông sinh năm 1946 tại Nghệ An, năm 1963 vào quân đội, năm 1973 tốt nghiệp Đại học Xây dựng. Năm 1984 thôi việc nhà nước, năm 1989 thành lập Công ty tư vấn về đầu tư và chuyển giao công nghệ - Invest Consult Group. Hiện nay Công ty hoạt động trên nhiều nước, có doanh thu nhiều triệu đô la mỗi năm. Ông Bạt là người nổi tiếng trong các lĩnh vực: doanh nhân, luật sư, nhà tư vấn, học giả. Ngoài thành tích về kinh tế, ông được giới trẻ rất hâm mộ vì những buổi nói chuyện hấp dẫn, những cuộc trả lời phỏng vấn thông minh, và in hơn chục quyển sách về rất nhiều vấn đề nhằm hướng dẫn, động viên thanh niên trên con đường lập nghiệp. Tôi kính phục kiến thức, ý chí, quan hệ và sự đóng góp của ông Bạt. Tôi đã từng say sưa đọc các sách của ông bàn về văn hóa, con người, tri thức, kinh tế, đạo đức, tự do, dân chủ, khoa học, giáo dục, cải cách v.v… và công nhận rằng sách của ông đã giúp tôi hệ thống hóa một số suy nghĩ còn rời rạc, giúp phát hiện một vài nhận thức mới. Thế nhưng gần đây đọc sách "SỨC MẠNH CỦA CÁI ĐÚNG", NXB Hội nhà văn - 2018, tôi gặp một vài quan điểm khó chấp nhận, liên quan đến chính trị, thời cuộc. Những vấn đề này không mới, chắc rằng có xuất hiện trong những sách tôi đã đọc, nhưng trước đây tôi không để ý tới. Ông Bạt luôn nhận mình "không phải là người đối lập. Khi viết sách ông chủ trương vì sự tiến bộ, vì trăn trở với tương lai đất nước, làm hết mình để giải độc cho thế hệ trẻ, v.v."… Nhưng tôi nhận thấy trong sách ông có vài điểm bất đồng, đó là nhận thức về Mác, về cách mạng, về sự lãnh đạo của ĐCS VN, về vai trò của trí thức và vài điều lẻ tẻ. Tôi xin nêu ra một cách vắn tắt để những ai quan tâm có thể tham khảo và thảo luận. Riêng với ông Bạt, nếu ông vui lòng chấp nhận trao đổi kỹ hơn, tôi xin sẵn sàng gặp trực tiếp để nói chuyện như giữa những người bạn. Trong các phản biện dưới đây tôi có trích vài câu trong sách "Sức mạnh của cái đúng", con số đặt trong ngoặc (…) ghi số trang có câu được trích. 2- Về Mác và chủ nghĩa Mác Lê Ông Bạt tỏ ra vẫn một lòng tin vào Mác và Chủ nghĩa Mác Lê (CNML). Ông nhận xét "Chủ nghĩa Mác hấp dẫn ở phương pháp luận của nhận thức (386)". Về vấn đề này ông còn viết: "Tôi có hai hệ thống tín hiệu để suy nghĩ tạo cảm hứng. Một là luận lý… (187)". Rất nhiều người cũng một thời bị hấp dẫn bởi những lập luận rất hay, rất chặt chẽ của Mác, nhưng rồi đã phát hiện ra sự ngụy biện trong đó. Luận lý ông Bạt nói đến, theo cách hiểu thông thường gồm Luận cứ, Luận chứng và Luận đề. Dựa vào luận cứ, dùng luận chứng để chứng minh nhằm rút ra kết luận, là luận đề. Lập luận rất hay, rất chặt chẽ, rất hấp dẫn của Mác nằm ở phần luận chứng. Đó là phần được nhiều người quan tâm và Mác, bằng phép biện chứng đã mê hoặc được nhiều người. Ít người để ý phân tích luận cứ. Có phân tích sâu vào luận cứ mới tìm ra sai lầm và ngụy biện của Mác, từ đó dẫn tới sai cơ bản về luận đề (Tôi đã trình bày trong loạt bài: Một số nhầm lẫn của Mác; Ngụy biện của CNML; Chất đất sét trong các hòn đá tảng của Mác). Ông Bạt viết: "Mác là nhà triết học xây dựng được hệ thống tư tưởng toàn diện và chắc chắn đến mức những ai trở thành đệ tử của nó đều không ra khỏi nó được (362). Và: "Trần Đức Thảo là người rất mê Marxist… (386)". Viết như thế phải chăng là chủ quan vì có thể dẫn ra nhiều người nổi tiếng trong nước và trên thế giới đã từng là đệ tử của CN Mác, nhưng rồi đã phản tỉnh khi nhận ra những sai lầm cơ bản của nó. Riêng Trần Đức Thảo, vào cuối đời, ông Thảo đã phản tỉnh và cho rằng Mác là thủ phạm chính của mọi tai họa cho nhân loại do cách mạng vô sản gây nên (Theo "Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối", chương 14 - Nêu đích danh thủ phạm - Sách của Phan Ngọc Khuê). Ông Bạt cho rằng ông đã thành công lớn trong việc giải thích Mác khi viết: "Nhiều anh em nói với tôi rằng họ đọc nhiều về Mác, nhưng cũng không hiểu lắm, đến khi họ đọc những phân tích của tôi về Mác là họ hiểu ra ngay". Ông còn viết: "Chúng ta còn cái vướng là chưa Việt hóa được cả các nguyên lý của CNML… (25)". Sau khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ, sau khi Quốc hội Châu Âu kết tội phong trào cộng sản và quan trọng nhất là thực tế nhem nhuốc của xã hội Việt Nam do ĐCS gây ra mà ông Bạt, một trí thức có hiểu biết rất rộng vẫn ca ngợi hết lời CN Mác thì quả tôi lấy làm khó hiểu. Tôi đề ra 2 giả thuyết sau: 1- Ông Bạt hiểu CN Mác rất kỹ, ông nguyện bảo vệ và phát triển nó. Như vậy thì đáng khâm phục, đáng tôn trọng. Tôi cũng nghiên cứu CN Mác và cho rằng nó phạm sai lầm ngay từ gốc. Tôi ao ước được có dịp trao đổi với một người nào rất giỏi về CN Mác để tham khảo ý kiến của họ, đặng tìm ra chỗ sai của mình. Tôi đã vài lần đề nghị được đối thoại với Hội đồng Lý luận trung ương, nhưng không được chấp nhận. Nếu ông Bạt vui lòng đối thoại với tôi thì tôi vô cùng biết ơn. 2- Ông Bạt đã phần nào biết được những thiếu sót, sai lầm của CN Mác, nhưng vì một lý do nào đó mà chưa tiện nói ra. Hoặc giả ông cho rằng: "Trong mọi xã hội đều tồn tại tầng lớp dưới thấp kém, nghèo đói, luôn có nguy cơ trở thành giai cấp vô sản, cho nên CN Mác vẫn có giá trị, nó chính là công cụ triết học của tầng lớp dưới (363)". Ông Bạt chủ trương viết sách vì sự tiến bộ và giải độc cho thế hệ trẻ. Không rõ ông quan niệm thế hệ trẻ đang bị đầu độc như thế nào. Tôi nghĩ rằng họ đang bị đầu độc nhiều thứ mà nguy hiểm nhất là về chính trị. Trong trường học và sinh hoạt đoàn thể, họ bị tẩy não, bị nhồi sọ, bị đầu độc bằng CNML đã tỏ ra có nhiều sai lầm, có nhiều độc hại. Thế thì việc ca ngợi CNML tiến bộ ở đâu, giải độc ở đâu hay là phản lại những ý tưởng tốt đẹp do ông đề ra. 3- Về thể chế chính trị, sự lãnh đạo của ĐCS Nhiều nhà hoạt động dân chủ, bất đồng chính kiến ở trong và ngoài nước cho rằng ở VN hiện nay đang tồn tại thể chế độc tài toàn trị của ĐCS. Thể chế này làm phát sinh và nuôi dưỡng tham nhũng, mua quan bán tước, từ đó lại sinh ra rất nhiều tệ nạn nguy hiểm khác. Vì vậy muốn cho xã hội phát triển thì việc cần thiết đầu tiên là cải cách (hoặc đổi mới) thể chế, xây dựng nền dân chủ với tam quyền phân lập. Ông Bạt cũng hình như nhận thấy điều này và thỉnh thoảng có nhắc đến, ông viết: "Đầu tiên là cải cách kinh tế…, sau đó đến cải cách chính trị (20)". Ông còn dẫn lời của TBT: "đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế (32)". Tuy vậy trong nhiều chỗ ông Bạt tỏ ra bảo vệ thể chế, bảo vệ và ca ngợi sự lãnh đạo của Đảng. Xin đọc những câu sau: "Không có sự thay đổi thể chế mà chỉ có sự cải cách để thay đổi dần dần các mặt tiêu cực của thể chế mà thôi (23)…. Dù chúng ta có một xã hội chưa trong sạch lắm, nhưng rõ ràng Đảng ta có một ý chí trong sạch (30)…Ý chí chính trị của Đảng và Nhà nước thống nhất với ý chí chính trị của xã hội, đó là điều quan trọng nhất (31)"… Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, kêu gọi mọi tầng lớp xã hội đoàn kết xung quanh Đảng và coi đó là tiền đề của mọi thành công trong bối cảnh đất nước hiện nay (8)… Nếu quần chúng không còn gắn bó với Đảng thì họ trở thành những người dân không đáng yêu, tức là một xã hội không đáng yêu (240)… Việc TBT Nguyễn Phú Trọng tự tin nói về nhân quyền trên đất nước Mỹ làm người dân VN vô cùng tự hào (30)…(Tổng thống Phi lip pin) Duterte làm sao ứng xử giỏi bằng các nhà lãnh đạo VN… làm sao so được với các nhà chính trị buộc phải xử lý vấn đề Trung Quốc cho hàng nghìn năm sau (268)… Quyết đoán về lý luận thì chúng ta đã có những nhà chính trị quyết đoán, kiên nhẫn (384). Nguyễn Trần Bạt chắc có nhận thấy sự mất lòng tin vào Đảng, vào chế độ của đa số người dân nên tỏ ra lo ngại. Ông viết: "Thách thức lớn nhất là sự mất mát ý chí chính trị, và cần phải lấy lại ngay (31)… Tôi xin chúc những nhà lãnh đạo của chúng ta giữ vững ý chí chính trị (34)… Người VN đã trưởng thành và khôn ngoan đến mức độ, anh là ai, không quan trọng, miễn là anh ủng hộ VN 2 thứ: phát triển và ổn định chính trị, tức là không động chạm đến địa vị cầm quyền của ĐCS VN (271)… Chúng ta không thừa nhận ĐCSVN là người cầm quyền chính trị và là chủ sở hữu nhà nước của nó thì chúng ta không còn chuyện gì để nói (283)… Tuyệt đối không đùa với sinh mệnh chính trị của Đảng (222)… Đảng này mà sụp đổ thì mọi lẽ phải lặt vặt không có xu nhỏ giá trị nào (224)…" Ông Bạt nhận là người không phải đối lập, viết sách vì trăn trỏ với tương lai đất nước, một cách phi chính trị (287). Tôi tôn trọng sự không đối lập, nhưng cho rằng đối lập hay không đối lập không quyết định phẩm chất và giá trị con người. Điều quan trọng hơn là tuệ giác và trung thực. Tôi cảm phục khi ông Bạt cho rằng cần phi chính trị hóa nền giáo dục. Tôi tán thành ý kiến rằng ĐCS VN đang tạm giữ được ổn định chính trị. Họ cho rằng đó là điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển. Nhưng tôi nghĩ hơi khác, cho rằng ổn định chính trị là một phần cần thiết để ổn định xã hội và để phát triển thì ổn định xã hội là quan trọng hơn nhiều. Thế mà dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN xã hội đang mất ổn định nhiều mặt. Tôi đồng ý rằng giữ được ổn định chính trị là tốt, nhưng để có sự ổn định tạm thời đó ở VN người ta đã gây ra bao tai họa. Có một câu sau, tưởng là nghịch lý, nhưng lại là chân lý "Tốt là kẻ thù của cái tốt hơn". Ông Bạt nghĩ đến cái tốt tạm thời cho dân tộc, sao không nghĩ đến cái tốt hơn. Phải chăng như thế là trăn trở với tương lai đất nước. Chắc rằng ông Bạt cũng thấy không thể kéo dài mãi thể chế toàn trị của đảng, nhưng ông dự đoán (hoặc mong ước) nó còn kéo dài. Ông viết: "Tôi cho rằng… để ra khỏi những khó khăn về chính trị phải mất một thế ký (276)… Hai trăm năm nữa người Việt mới có đủ điều kiện để ý thức được về các giá trị ấy (254)…" (các giá trị nhân bản). Tôi nhận thấy ông Bạt khá bằng lòng và có phần ca ngợi chế độ hiện hành và thế lực lãnh đạo. Tôi nghĩ, để làm người đối lập, phản biện thì nhất thiết phải có ý kiến phản bác lại một cái gì đó [cái phần bất cập hoặc bất lợi cho đất nước không hiếm thấy trong chính sách hiện hành – BVN] của chính quyền. Còn làm người không đối lập, chỉ cần không phản bác là đủ, liệu có cần ca ngợi những điều mập mờ. (Còn tiếp) N.Đ.C. Tác giả gửi BVN | |
Có hai nền điện lực dân chủ và độc tài Posted: 03 Aug 2018 01:22 PM PDT Nguyễn Đức Thắng
Quyết định 428/2016/qđ-ttg, ngày 18/3/2016 sẽ đưa điện lực Việt Nam trở về thời kỳ "đồ đá" so với thế giới Bloomberg New Energy Finance (Bloomberg NEF) là tổ chức nghiên cứu, tư vấn (chiến lược, chính sách và đầu tư) toàn cầu về lĩnh vực năng lượng sạch, giao thông vận tải nâng cao, công nghiệp số, vật liệu mới và hàng hóa. Bloomberg NEF có trụ sở chính tại London với 19.000 cán bộ, nhân viên làm việc tại 176 địa điểm trên toàn cầu, mỗi ngày tạo ra khoảng 5.000 báo cáo. Bài viết dưới đây dựa trên tài liệu Bloomberg New Energy Outlook 2018: Bức tranh toàn cảnh điện lực của thế giới trong tương lai gần (đến năm 2050): Nhờ sự phát triển vượt bậc của KH&CN, qui mô sản xuất công nghiệp lớn nên giá cả của tất cả các máy móc, thiết bị, linh kiện, pin/ắc-qui có chất lượng, độ tin cậy và hiệu quả cao, liên quan đến điện gió và điện mặt trời đã và đang "RỚT GIÁ MẠNH MẼ", nên đến năm 2050: Ở qui mô trung bình toàn Thế giới, tổng điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm 48%, thủy điện 16%, đưa điện NLTT lên 64%, nhiệt điện than chỉ có 11%. Toàn Châu Âu điện NLTT chiếm đến 87%. Nước Đức tổng điện mặt trời và điện gió chiếm 74%, tổng điện NLTT chiếm 84%. Nước Anh điện NLTT lên 83%. Nước Mỹ, điện than và điện hạt nhân sẽ biến mất, mặc dù trữ lượng "vàng đen", sản xuất và xuất khẩu "vàng đen" ở nước Mỹ là lớn nhất Thế giới. Điện NLTT sẽ chiếm 55%, 45% còn lại là điện khí ga. Nước Úc, điện gió và điện mặt trời đóng vai trò trụ cột, chủ lực; nhiệt điện than sẽ biến mất khỏi Úc, mặc dù Úc là vương quốc của nhiều mỏ than và xuất khẩu than (chỉ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc). Trung Quốc: tổng điện gió và mặt trời sẽ chiếm 46% đưa tổng điện NLTT lên 62%. Tổng công suất điện mặt trời của Trung Quốc đạt 1,1 triệu MW bằng 21% tổng công suất điện mặt trời toàn cầu; điện gió đạt 1,0 triệu MW bằng 33% tổng điện gió toàn cầu. Ấn Độ sẽ có điện mặt trời và điện gió rẻ nhất Thế giới và tổng điện NLTT sẽ là 75%. Nhật Bản, điện mặt trời là 43%, điện NLTT sẽ chiếm 75%. Hàn Quốc, điện khí ga và NLTT sẽ chiếm 71%, còn lại là điện hạt nhân và điện than. Đến năm 2050, tổng đầu tư toàn cầu vào pin/ắc qui lưu trữ điện sẽ là 548 tỷ USD. Trong đó 223 tỷ USD đến từ Châu Á và Thái Bình Dương; 168 tỷ USD đến từ Châu Âu. Năm 2017 toàn cầu đã tạo ra 131 triệu kWh điện pin/ắc qui, trong đó Trung Quốc chiếm 59%, dự đoán trong năm 2021 toàn cầu sẽ sản xuất 400 triệu kWh, trong đó 221 triệu kWh là của Trung Quốc, đưa tỷ lệ điện pin/ắc qui do Trung Quốc sản xuất lên 73% toàn cầu. Theo tài liệu Global Shift (Chuyển dịch toàn cầu) của Greenpeace.org tháng 10/2017: 1) Các quốc gia hầu như không có điện than: Albania, Belarus, El Salvador, Ghana, Latvia. 2) Các quốc gia đã chấm dứt hoặc cam kết chấm dứt hoàn toàn điện than: Belgium (2016), Scotland (2016), Austria (2025), Canada (2030), Finland (2030), France (2023), Netherlands (2030), New Zealand (2022), Portugal (2030), Sweden (2030), United Kingdom (2025). 3) Các bang của Mỹ đã chấm dứt hoặc cam kết chấm dứt hoàn toàn nhiệt điện than: California (2014), Ontario (2014), Massachusetts (2017), New York state (2020), Oregon (2020), Connecticut (2021), Hawaii (2022), Washington state (2025), New Mexico (2030). 4) Các thành phố đã hoặc cam kết chấm dứt hoàn toàn nhiệt điện than: Bắc Kinh (2017), Delhi city (2018), Berlin (2030). Những lý do chủ yếu để điện NLTT TRỞ THÀNH TRỤ CỘT, XƯƠNG SỐNG ĐIỆN LỰC THẾ GIỚI:
Tất cả những yếu tố trên thuần túy là những yếu tố của cơ chế thị trường, của quan hệ cung cầu, góp phần làm cho điện xanh, điện sạch bùng nổ và phát triển. Vai trò quản lý Nhà nước về điện cao nhất, hiệu quả nhất chính là thúc đẩy sự phát triển của cơ chế thị trường, chống độc quyền ngăn cản cạnh tranh, thúc đẩy công khai và minh bạch. Chi phí bình quân qui dẫn, LCOE (Levelized Cost Of Electricity, được hiểu là giá hòa vốn cho cả đời nhà máy) ở qui mô bình quân toàn cầu, nửa đầu năm 2018, của điện gió trên bờ là 5,5 cent US/kWh, giảm 18% so với 6 tháng đầu năm ngoái. Điện mặt trời 7,0 cent US/kWh, cũng giảm 18% tương tự điện gió. Điện gió ngoài khơi là 11,8 cent US/kWh, giảm 5%. Ấn Độ: Nửa đầu năm 2018, LCOE đối với điện gió trên bờ là 3,9 cent US/kWh, giảm 46% so với năm ngoái. Điện mặt trời là 4,1 cents US/kWh, giảm 45%. So với điện than hiện đang là 6,8 cents US/kWh, điện khí ga chu trình kết hợp là 9,3 cents US/kWh. Ngày 20/7/2017 cơ quan Điện và Nước của thành phố Dubai thông báo là dự án Điện mặt trời Al Maktoum giai đoạn 3 sẽ hoàn tất vào năm 2020, LCOE sẽ là 2,99 cents Mỹ/kWh (khoảng 690 đồng VNĐ), siêu sạch và siêu rẻ của Dubai. Tỷ trọng điện mặt trời 25% vào năm 2030 và 75% vào năm 2050. Tất cả đều rẻ hơn nhiệt điện than siêu bẩn của Việt Nam, với ưu đãi thuế BVMT gần bằng 0, thuế phát thải CO2 không có. Vì điện gió và điện mặt trời và pin/ắc qui, máy biến tần, đồng hồ đo điện thông minh trở nên vô cùng rẻ, nên hệ thống điện ở tất cả các nước trên Thế giới sẽ là rất phân tán, phi tập trung cao độ, điện sản xuất ở khắp nơi, điện không phải di chuyển nhiều từ Đông sang Tây, hay từ Bắc xuống Nam hàng ngàn km, giảm tổn thất lãng phí trên đường dây. Sẽ có rất nhiều các trang trại điện gió và trang trại điện mặt trời rải rác khắp nơi đấu nối vào với lưới điện chung, ở mọi quốc gia. Nóc của nhiều triệu tòa nhà, văn phòng, cơ quan, viện, trường, khách sạn, công ty, nhà máy đều là những nguồn cung điện mặt trời. Nhiều triệu hộ gia đình ở nhiều nước trên Thế giới sẽ thi nhau tự sản xuất điện NLTT, tích trữ vào pin/ắc qui để dùng, đủ cho cả tuần không nắng, không gió, hay thừa thì bán vào lưới điện. 100% vùng sâu, vùng xa, hải đảo sẽ có điện. Quan điểm phải/bắt buộc đấu nối với lưới điện quốc gia sẽ trở lên lỗi thời. Nhiều trăm triệu hộ gia đình trên Thế giới sẽ tự sản xuất điện NLTT, hình thành lên những lưới điện thông minh qui mô mini, siêu mini (mini/micro smart grids) cho một xóm, tổ, thôn, bản, làng... Nhiều triệu người sẽ đứng ra liên doanh, liên kết kinh doanh vận hành những lưới điện mini này. Giám sát, theo dõi tiêu dùng điện, thanh toán tiền điện, tất cả sẽ qua điện thoại di động thông minh (Pay As You Go – PAYG, vừa đi vừa thanh toán). Chủ doanh nghiệp sản xuất hay chủ hộ gia đình chỉ cần lệnh cho phần mềm/chương trình điều khiển là muốn tiết kiệm tiền điện, cần giảm phát thải khí CO2, sau đó phần mềm (software) sẽ tự động làm tất cả mọi việc còn lại. Căn cứ những dữ liệu lịch sử về tiêu dùng điện và thời gian có nắng, có gió của các ngày trước, tháng trước, phần mềm sẽ dự báo tình hình nắng, gió cho ngày mai để điều khiển lưới điện thông minh mini/micro đảm bảo cung cấp đủ điện cho doanh nghiệp/hộ gia đình sử dụng, sao cho hiệu quả nhất về kinh tế và giảm phát thải CO2. Thậm chí gia đình nghèo ở đô thị có điện lưới, không lắp đặt các tấm panel PV điện mặt trời, họ vẫn có thể mua các pin/ắc qui để tích trữ điện lưới vào lúc giá rẻ (thời điểm các nguồn cung nhiều, dư thừa điện) và đem ra sử dụng vào giờ cao điểm (lúc giá điện lưới cao), cũng tiết kiệm được tiền đáng kể. Giá bán điện ở các nước được qui định cho từng giờ trong ngày, công khai, minh bạch để người tiêu dùng biết lựa chọn tối ưu kinh tế cho mình, điều khiển điện trong gia đình thông qua điện thoại thông minh. Hệ thống lưới điện quốc gia thông minh (national smart grid) sẽ là tập hợp của rất nhiều các lưới điện nhỏ thông minh (small smart grids). Tính linh hoạt của hệ thống điện này (flexibility) sẽ là cao nhất, hệ thống điện sẽ vận hành tốt nhất, hiệu quả nhất. Vai trò điều tiết điện (dispatchability) truyền thống của nhiệt điện than sẽ biến mất. Thay vào đó là điện khí ga cùng với triệu triệu các pin/ắc qui và người tiêu dùng sẽ đảm đương. Vào giờ cao điểm, khan hiếm điện giá cao, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng điện lưu trữ trong pin/ắc qui. Khi điện cung trên lưới dư thừa, điện gió và điện mặt trời hoạt động mạnh, giá điện sẽ rẻ, người tiêu dùng sẽ nạp điện vào pin/ắc qui để tích trữ. Vì điện NLTT sẽ được sản xuất và phân bố ở khắp nơi, luôn cận kề xung quanh người tiêu dùng điện, nên ở đâu cần thì điện từ nơi "thừa" gần nhất sẽ "chạy" đến, không cần phải đi từ Bắc xuống Nam, không cần phải chạy từ Đông sang Tây, giảm đáng kể tổn thất điện trên đường dây. Vì điện xanh, điện sạch và các pin/ắc qui quá rẻ nên sẽ bùng nổ các xe máy, ô tô con, xe buýt chạy điện. Các viện, trường nghiên cứu, các hãng sản xuất xe nổi tiếng trên Thế giới đang chạy đua cho ra đời những loại pin/ắc qui tích được nhiều điện năng nhất trên 1kg trọng lượng, thời gian nạp nhanh nhất và tuổi thọ bền lâu nhất với giá rẻ nhất để tích trữ tối đa điện mặt trời và điện gió. Hãng thông tấn Reuters đã trích dẫn báo Nhật Chunichi Shimbun, vào năm 2022 Toyota sẽ xuất xưởng hàng loạt xe điện chạy đường dài từ 800km - 1000km cho một lần nạp điện chỉ có vài phút. Pin/ắc qui là Lithium - ion nhưng ở thể rắn (solid state), an toàn hơn thể lỏng (liquid state) truyền thống. Loại pin/ắc qui thể rắn này Toyota sẽ bán ra vào năm 2020. Tương tự là hãng General Motors nhưng chậm hơn 2 năm. Ô tô và xe điện không phát thải bất cứ loại khí nào, không tiếng ồn. Ở qui mô toàn cầu, năm 2017, ô tô xe điện (bao gồm xe tải nhẹ và xe buýt) bán ra khoảng 1,1 triệu chiếc, chiếm 1,8% của tổng các phương tiện vận tải. Vào năm 2030 sẽ tăng lên gấp 27 lần, đạt 30 triệu xe, ô tô điện. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 55% vào năm 2040. Phát sinh nhu cầu điện năng mới là 2.000 tỷ kWh vào năm 2040, sẽ là 3.414 tỷ kWh vào năm 2050, tương đương với 9% tổng tiêu thụ điện năng toàn cầu. Khi đó, tại nước Đức, xe ô tô điện sẽ tiêu thụ 24% tổng điện năng quốc gia. Các chủ xe sẽ chọn nạp điện vào giờ giá điện rẻ. Việt Nam, theo Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 và căn cứ đà phát triển bùng nổ nhiệt điện than hiện nay, vào năm 2030 và lâu hơn nữa sẽ là 60%, vì tuổi thọ trung bình của một nhà máy nhiệt điện than là 35 năm; tổng điện gió và điện mặt trời chỉ khoảng 5,5%. Ngành điện Việt Nam là nước duy nhất trên Thế giới thích nghịch lý, trái ngược so với Thế giới, đam mê mô hình điện những thập kỷ 60 của Thế giới, chọn nhiệt điện than là động lực phát triển kinh tế, "đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia" trong tương lai. N.Đ.T. Tác giả gửi BVN
NỀN ĐIỆN LỰC Ở THẾ GIỚI LÀ DÂN CHỦ, Ở VIỆT NAM LÀ ĐỘC TÀI. Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội 03/8/2018 | |
Việt Nam bàn tiếp về đặc khu: liệu có được điều chỉnh? Posted: 03 Aug 2018 01:18 PM PDT Ánh Liên Theo dự kiến chương trình phiên họp tháng 8.2018, UB Thường vụ Quốc hội có buổi thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu). Theo báo giới chính thống, đã có một tài liệu phục vụ việc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp xoay quanh hỏi đáp về vấn đề đặc khu. Cụ thể, về lý do lựa chọn xây dựng ba đặc khu (Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc) là nằm trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện và có diện tích không lớn (chiếm 0,55% diện tích đất liền của cả nước) nhưng có vị trí kết nối giao thông khu vực và quốc tế thuận lợi. Ngay lý do đầu này đã xuất hiện những bất ổn nhất định. Bởi nếu đánh giá theo tiêu chí 'kết nối giao thông khu vực và quốc tế thuận lợi', thì Vân Đồn (Quảng Ninh) mới tạm thời đáp ứng tiêu chí này, vì gần Trung Quốc, có cao tốc nối thẳng cảng Hải Phòng, có cửa khẩu sang Trung Quốc, và được bảo bọc bởi Quảng Ninh – nơi đây đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đối với Phú Quốc, khu vực này chỉ đáp ứng khi và chỉ khi kênh đào Kra thuộc dự án 'Một vành đai, một sáng kiến' trở thành hiện thực, bởi lúc này, con đường giao thương hàng hải thay vì qua Singapore, thì có thể đi ngang Phú Quốc. Tuy nhiên, hiện thời kênh đào Kra này vẫn còn nằm trên giấy, mà lý do vì yếu tố chính trị. Mặc dù Thái Lan và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về kênh đào Kra, tuy nhiên ba tỉnh cực Nam Thái Lan (giáp với Malaysia) lại có xu hướng nổi loạn, và tại đây có phần lớn người theo đạo Hồi (gốc Mã Lai), luôn trong tình trạng bất ổn và đòi ly khai, do đó, sự xuất hiện kênh đào sẽ vô tình giúp chia cắt về mặt lãnh thổ và hỗ trợ lớn phong trào tự trị. Ngay cả việc đặt điều kiện thuận lợi là kênh Kra sẽ tiến hành, nhưng hiện thực của Phú Quốc cũng không thể trở thành một trung tâm phân phối hàng Châu Á do ngoài cảng nước sâu, thì cần phải có sân bay quốc tế và 1 hệ thống kho bãi logistics đi kèm. Trong khi đó, tại Phú Quốc hiện giờ, toàn bộ bề mặt giáp kênh Kra (tương lai) đã bị che chắn bởi resort, điều này sẽ khó triển khai cảng nước sâu (vì tính chất ô nhiễm của nó). Nếu Phú Quốc chỉ đơn thuần là triển khai hoạt động casino hay mại dâm thì đó chưa phải là đặc khu, mà thực chất chỉ để hợp pháp hóa những ngành nghề mà đất liền cấm đoán để gia tăng thu ngân sách.
Một số ưu đãi tại đặc khu kinh tế của Việt nam Riêng về Bắc Vân Phong thì gần như không có một lợi thế nào để đề cập, mà sự xuất hiện nó chủ yếu là tư duy vùng miền theo hướng: Bắc-Trung-Nam. Trong khi đó, một vị trí thuận lợi phải được định hình trong mắt nhà đầu tư nước ngoài (bởi đặc khu chủ yếu là hút khối FDI). Tuy nhiên, trong mắt các nhà đầu tư FDI - theo GS Võ Đại Lược (thành viên chính thức của Tổ tư vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt) thì thứ tự chú ý của nhà đầu tư dạng như sau: (1) Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu; (2) Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Hải Phòng - Quảng Ninh; (3) Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa; (4) Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng liên kết với Lào và Thái Lan. Một số thành phố có thể được lựa chọn là Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh… Bắc Vân Phong và Phú Quốc, nằm đâu trong danh sách này? Rõ ràng, mục tiêu của đặc khu kinh tế là thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế theo hướng ra nước ngoài, do đó tiêu chí quan trọng nhất là sự quan tâm và lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng giờ đây, những địa điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm lại được Chính phủ Việt nam tìm cách thúc đẩy sự hiện diện đặc khu (?). Tiếp đó, lý do chọn ba đặc khu là nằm trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện và có diện tích không lớn. Đến nay, ba đặc khu vẫn còn bàn cãi về đặc tính hành chính và sự trực thuộc của nó. Vào 24.10.2017, tác giả Kỳ Lâm đã có một bài viết trên Việt nam Thời báo với nội dung vẫn còn nhiều giá trị đến ngày hôm nay, đó là: Đặc khu kinh tế: giằng co giữa trực thuộc tỉnh hay trung ương. Tính chất hành chính của đặc khu sẽ quyết định sự phát huy hiệu quả về mặt bản chất của đặc khu đến đâu. Do đó, ngay cả khi quyết trực thuộc T.Ư hay địa phương thì nếu bàn tay Chính phủ vẫn tìm cách can thiệp sâu quá mức thông qua nguyên tắc hành chính hiện tại (thay vì đặc biệt hóa hành chính theo nhu cầu đặc khu) thì vô tình làm giảm hiệu suất kinh tế của khu vực này. Chính vì vậy, theo GS Võ Đại Lược, cấp quản lý đặc khu không phải là cấp hành chính nhưng lại theo cấp hành chính cấp tỉnh. Điều này có nghĩa là có thể có một số khác biệt trong cách quản lý kinh tế so với các tỉnh trực thuộc; nhưng về quản lý hành chính, có rất ít hoặc thậm chí không sự khác biệt. Sự mâu thuẫn giữa các quy định kinh tế đối với các khu kinh tế mở cấp tỉnh là một hạn chế lớn đối với hoạt động của các khu kinh tế. Bởi có yêu cầu bộ máy hành chính và các quy định phù hợp với điều kiện địa phương (thậm chí quốc gia - người viết thêm vào) nhưng lại không phù hợp với thông lệ quốc tế. Nói cách khác, bản thân bộ máy quản lý và cơ chế của các tỉnh / thành phố của Việt Nam hiện không đáp ứng yêu cầu quốc tế. Việt Nam từng duy trì chính sách hành chính trên (với bàn tay can thiệp quá mức của Chính phủ trên cơ sở hành chính) trong các khu kinh tế mở, khu phi thuế quan,... Và kết quả, nó xa rời các quy định về khu kinh tế tự do trong khu vực, vừa không khớp lệnh so với các chính sách nội địa. Trong khi đó, theo GS Võ Đại lược, nếu nhìn sang Hồng Kong có thể nhận ra rõ ràng, chính sách của đặc khu này về hành chính lẫn kinh tế là 'không can thiệp' hoặc nếu can thiệp thì với sự tích cực, dựa trên cơ sở để thị trường tự điều chỉnh, phát triển. Tuy nhiên, có vẻ khó có việc để cho thị trường tự điều chỉnh khi mà quan điểm về thiết lập các đặc khu Việt nam lại là để thí điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đồng nghĩa với sự ràng buộc yếu tố thị trường tại chính khu vực đặc khu này, thay vì để nó được 'khai phóng'. Bởi như chính GS Võ Đại Lược nhận định, thì ngay cả ưu đãi về thuế, giá thuê đất và quyền kinh doanh, đặc biệt là quyền sở hữu bất động sản thì nó cũng không thể nào so sánh được với quyền sở hữu tự do khác ở các đặc khu kinh tế trong khu vực (trong hệ kinh tế thị trường đầy đủ). Vậy liệu Luật đặc khu sắp tới có sự điều chỉnh để phù hợp với quan điểm của nhà đầu tư hay không? Có, nhưng rất ít. Và thực tế sẽ được tiến hành bằng 'quyết tâm chính trị' hơn là hiện thực cần có của tư duy kinh tế mở, đó là chưa kể, hạ tầng tại Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong đã sẵn sàng đi vào hoạt động, các đại gia bất động sản và cả đội ngũ quan chức đã thâu tóm đất vàng tại các địa điểm này và chờ ngày sinh lời. Câu chuyện của Luật đặc khu và lựa chọn địa điểm đặc khu rồi sẽ được thông qua, bất chấp các giá trị thực tế về điều kiện kinh tế, hành chính còn nhiều bất cập. Và sự thông qua lần này cũng tiếp tục ghi dấu ấn như khi thông qua sự mở rộng Hà Nội hay sự di chuyển khu hành chính Thủ đô lên Ba Vì; rộng hơn là sự thành lập các cửa khẩu phi thuế quan, khu kinh tế mở,... tuy nhiên hiệu quả mang lại là rất ít, trong khi là cơ hội để buôn bán bất động sản lại là rất nhiều. * Ghi chú: bài viết có tham khảo và sử dụng một số quan điểm trong báo cáo của GS Võ Đại Lược được đăng tải tại World Bank. A.L. VNTB gửi BVN This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | |
Mỹ - Trung cưa xẻ (Phần 5, 6, 7, tiếp theo và hết) Posted: 03 Aug 2018 01:15 PM PDT Nguyễn Xuân HưngMỹ Trung cưa xẻ 5 Bạn và thù Diễn biến tình hình thế giới cho thấy những nhận định của tôi trong loạt bài này, từ trước, là đang dần dần thấy đúng rõ ràng hơn. TQ bị đòn thương mại, chạy sang châu Âu gạ cùng chống Mỹ, không thể được. Vì cuộc chiến này không thuần túy thương mại. Trăm (Trump) có cáu gắt với NATO thì cũng chỉ là mắng yêu trong nhà. Nước Mỹ vẫn bảo vệ châu Âu bằng súng đạn, in tiền Euro cho châu Âu tiêu. Toàn bộ động tác của Trăm là đòn gió, rồi thỏa thuận được ngay với châu Âu. Đã cảnh báo trước rồi, đây là cuộc đấu chính trị. Tập Cận Bình xua người sang châu Âu gạ liên minh chống Mỹ thật là ảo tưởng, như giấc mộng Trung Hoa mà thôi. Sau khi Trăm gặp Pu, báo chí Nga thay giọng, coi TQ chả ra cái gì. Pu chơi với Tập chẳng qua vì nước Mỹ coi là kẻ thù, chứ Pu cũng không muốn gây hấn với Mỹ. Nay tán tỉnh thì Pu thấy mục đích hiện ra rồi, cần gì TQ nữa. Những chính trị gia giỏi thì xoay trở nhanh, tài của họ là chuyển hóa bạn thù. Trăm vừa trừng phạt Pu vừa hẹn hò, vừa dọa Ủn vừa ve vuốt. Vì lợi ích nước Mỹ là cao nhất với Trăm. Pu vừa ca vang bài thân mật với Tập, lại quay sang hỉ hả với Trăm, lệnh cho báo Nga chửi chết mẹ TQ. Hồi xưa cụ Hồ vừa chống Pháp vừa đón Hoa quân nhập Việt, rồi quay ngoắt tình nguyện làm nước phụ thuộc trong liên hiệp Pháp, đuổi Tàu về, rồi lại chống Pháp. Lê Duẩn cũng không kém, nghe TQ chống Xô, kẻ nào theo Xô liệt vào loại chống Đảng, rồi nện TQ chí tử. Bọn chính trị bạn thù trở mặt ấy phần lớn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên, họ biết thế giới không phải là cục đất bất động. Thế giới chỉ có bọn nguyên thủ ngu nhất là coi bạn là bạn, thù là thù không thể thay đổi được. Lợi ích dân tộc không tính đến, mà đặt lợi ích phe phái lên trên, đấy là loại Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Âu, Mỹ, Nga, Nhật, Ấn đang hình thành thế bao vây Tàu. Mình có nên coi Mỹ là kẻ thù liên tục từ 1975 đến nay không? Có nên vuốt râu hùm Đức để nó vả cho không? Có nên chìa bàn tay ra làm cái phao cho chúng nó làm 3 cái điểm đầu vành đai con đường không? Không riêng nước nào, ngay Mỹ, nhờ có tổng thống thiên biến vạn hóa, chuyển hóa bạn thù nhanh, chứ còn xã hội, người Mỹ cũng không muốn tự chuyển hóa, chưa quen coi Nga không là kẻ thù, chưa quen coi Trung không là bạn buôn. Người Mỹ vẫn quán tính đổ mọi việc lên bè lũ Nga Tân, thế nên Trăm cũng hơi gay, còn dân Việt cứ thấy Trăm đánh Tàu là reo hò. Nước TQ nó mà bá chủ thì VN thành Tây Tạng. Hóa ra, dân Việt trình ngang tổng thống Mỹ, còn lãnh đạo Việt thông thái lại ngang dân báo chí Mỹ. Chắc là tổng thống Mỹ chỉ ngu như dân Việt mà thôi. Mỹ Trung cưa xẻ 6 Tôi định thôi loạt bài về Mỹ Trung, nhưng chót đặt tít quan hệ của họ như hai bên kéo cưa lừa xẻ, nên cuộc đấu chưa phân thắng bại, thì loạt bài này không thể dừng. Bây giờ đến câu hỏi: Họ sẽ làm gì? Tôi sẽ thử đọc vị từng vị. Đọc vị bạn vàng 6.1. Thời báo Hoàn Cầu là cái loa của quyền lực TQ, thường hung hăng cực tả, thì ngày 1/8/2018, đúng ngày bát nhất của họ, lại ca một bài dịu dàng bất ngờ. Đọc bài này, thấy bạn vàng bắt đầu bối rối và tính đến đường rút lui. Với tiêu đề "Phải chăng Trung Quốc-Mỹ đối kháng chiến lược sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ?". Câu hỏi là để trả lời: Không. Muốn không như thế thì TQ phải có cách hóa giải cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bây giờ thì TQ không còn hung hăng thách thức Mỹ như hồi mới bị áp thuế kiểu ăn miếng trả miếng nữa. Trong bài này, các bạn vàng nói bất kỳ tình huống nào cũng giữ thái độ "khiêm tốn và thế thủ" và "tránh đối đầu", là "phải giữ sao cho sự chống đối của ta không vượt quá phạm vi phản kích ngang hàng, không chống đối quá mức". Đáng chú ý là "phải cố gắng tối đa tránh xảy ra xung đột quân sự Trung - Mỹ", và "hợp tác trong lĩnh vực không cốt lõi của TQ" (Xem: http://nghiencuuquocte.org/2018/08/02/trung-quoc-xuong-giong-voi-my/). Nếu có điều kiện đọc bài này, mới thấy các bạn TQ đã không giấu được bối rối và thừa nhận đã bộc lộ yếu kém rõ ràng trước Mỹ và đưa ra thông điệp dọn đường để có thể nhân nhượng Mỹ về việc "tôn trọng quyền sở hữu tri thức". Cuối cùng, TQ đưa ra một thông điệp có ý nghĩa chiến lược "nghiêm chỉnh tìm kiếm phương thức hiện thực sao cho Trung Quốc trỗi dậy sẽ không thay thế Mỹ hoặc áp đảo Mỹ". Như vậy, thừa nhận việc TQ khai phóng như tư tưởng Đại hội 19 là đã "dậy non", xé bỏ sách lược "giấu mình chờ thời" quá sớm. Nói thế thì tuyên bố của lãnh tụ trong đại hội xếp lại à? Hay đó là sai lầm rồi? Tuy nhiên, các bạn vàng cố trấn an thế hệ tương lai. Bởi vì sau khi thừa nhận sự yếu kém có thể thất bại, thì các bạn hô khẩu hiệu: "Trung Quốc quyết không từ bỏ quyền lợi phát triển bình thường của mình, trong bất cứ tình hình nào chúng ta đều sẽ không dùng cách ngừng tiến lên, cam chịu lạc hậu để cầu hòa với Mỹ". Nếu đây là cách mà tuyên giáo của bạn nhắm vào đông đảo nhân dân nhằm yên lòng họ, thì đã không đạt được mục tiêu rồi. Bởi vì cứ hô to lên thế, không rõ sẽ "không ngừng tiến lên" bằng cách nào? Hô rằng không cầu hòa, tức là nói ta đang thua. 6.2. Từ ngày Mỹ chính thức khai chiến, đến nay hơn 1 tháng, hầu như mọi chuyện đã tương đối rõ. Những đòn phản công của TQ đều đã thất bại. Kéo EU chống Mỹ không được, EU lại đi với Mỹ. Tất nhiên là thế. Dùng BRICS tập hợp lực lượng, lôi kéo Nga cũng không ổn, Nga đang cùng Mỹ hẹn hò. TQ dường như đánh giá Tổng thống Trump quá sai, nên bị động trong đỡ đòn. Hiện nay, chiêu bài kiện Mỹ ra WTO chắc chắn cũng sẽ thất bại, vì sẽ dính đòn "mã hồi" của Mỹ. Trong lập luận của Trump, chính các bạn của ta là người vi phạm các nguyên tắc của tổ chức WTO, và cuộc chiến Trump phát động chỉ là lấy lại công bằng, lặp lại các nguyên tắc tự do thương mại của WTO. Cần phải hiểu cụ thể các quy kết của Mỹ, đó là Nhà nước TQ đã trợ cấp cho sản xuất, đặt hàng rào điều kiện cho các công ty vào được thị trường TQ, bóc lột sở hữu trí tuệ, khiến cho thị trường méo mó. Nếu TQ không điều chỉnh theo luật chơi của WTO, tức luật chơi Mỹ, thì TQ cô lập, mà điều chỉnh theo các điều kiện Mỹ thì coi như đã đầu hàng, không còn đâu sức mạnh TQ như tưởng tượng nữa. Mỹ cùng Hàn, Nhật cũng đã ký thỏa thuận tự do thương mại, tăng cường quan hệ với Đài Loan, thì vòng vây của Mỹ đã vào sát TQ rồi. Không biết sau đây, TQ còn lớn giọng chống chủ nghĩa bảo hộ thuế quan, hô hào hội nhập kinh tế nữa không? 6.3. Các lãnh đạo bạn vàng của ta, đôi khi vẫn có quán tính cũ, không đánh giá đúng thế giới ngày nay. Ví dụ bạn Bộ trưởng Ngoại giao TQ nói EU "đâm sau lưng TQ" thì rõ là bạn đã nhìn nhận rất sai, hoặc cố tình nói thế vì mục tiêu tuyên giáo. EU đi với Mỹ, chỉ là tuân thủ luật chơi trên sân của họ. Mỹ là ô che an ninh cho châu Âu, là người đề ra luật chơi cho châu Âu, thì EU sát cánh với Mỹ là "vung dao trước mặt" TQ chứ sau lưng nỗi gì? Có thể các bạn TQ cũng có cách tư duy kiên định, hễ có bất cứ thay đổi nào là sợ "tự diễn biến" nên mới lâm vào bối rối ngày nay. Các bạn đôi khi nghĩ thế giới cũng kiên định và không tự diễn biến như các bạn. Dự kiến là thời gian tới, bạn ta sẽ đẩy mạnh lôi kéo các nước Phi, Trung Đông, Đông Nam Á và Nam Á vào vòng ảnh hưởng của họ. Các bạn vàng của ta chắc rất thèm một không gian để làm ông trùm, kiểu như Mỹ có quá nhiều đệ tử, Nga cũng có một nhóm SNG đệ tử ruột riêng, chỉ có bạn vàng của ta là chưa có đệ tử. Xét cho cùng, cũng là luật nhân quả cả thôi. Từ khi vào WTO, bạn ta từ túp lều tranh máng lợn gỗ, giờ đã lâu đài to, máng lợn vàng rồi. Đó là kết quả của sự ma lanh của bạn, cũng là do nước Mỹ chủ quan kiêu ngạo, lơi lỏng để WTO bị khuynh đảo. Nay nước Mỹ có Trump, chỉ là uốn nắn lại luật chơi của họ mà thôi. Cuộc đấu này có thể kéo dài vài năm, Trump sẽ thắng cử 1 nhiệm kỳ nữa, và số phận của bạn vàng ta sẽ được định đoạt trong thời gian này. Vấn đề là, các nước khác nhân cơ hội Mỹ Trung cưa xẻ thì nên làm gì? Mỹ Trung cưa xẻ 7 Đọc vị đầu sỏ tư bản Thế hệ tôi, được lớn lên dưới chế độ XHCN tươi đẹp, được giáo dục từ hồi tư duy phe ta, phe địch (bây giờ có diễn biến khác không?), thì Mỹ là nước đứng đầu phe tư bản đang phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc giãy chết, Tổng thống Mỹ lại cầm đầu nước Mỹ, vậy Tổng thống Mỹ là đầu sỏ đế quốc. Dưới ánh sáng chủ nghĩa duy vật biện chứng, không khó để đọc vị tên đế quốc sài lang này. Thứ nhất, tên Trump (Trăm) không giống loại như Nixon, đã được thiếu nhi Việt Nam đặt vè: Ngu xuẩn nhất nhì là tổng thống Mỹ. Trăm trước khi là tổng thống, đã là đại tư bản cỡ bự, đã phá sản rồi lại ngoi lên, tức là đã rất từng trải. Cho nên, mọi hành xử của ông ta, đều hiện nguyên hình là tư bản, coi nước Mỹ là một doanh nghiệp lớn để kiếm tiền từ thế giới, kể cả đồng minh lẫn kẻ thù. Nước Mỹ là tên sen đầm quốc tế, đảm bảo ô an ninh cho cả châu Âu, có kho vũ khí lớn nhất, kinh tế lớn nhất, nên ông ta bắt phe tư bản phải chơi theo luật của Mỹ. Đến châu Âu, ông ta quát nạt đồng minh để họ xì tiền ra chi tiêu cho súng đạn, bắt họ phải mua dầu của Mỹ, phải mua đậu nành Mỹ, phải giảm mua khí đốt Nga… Với các nước khác, đầu sỏ Trăm luôn luôn đàm phán tay đôi và làm cho kẻ thù của nước Mỹ phải đàm phán đối mặt với Mỹ để tiến tới quy phục Mỹ. Đó là một thâm kế của kẻ mạnh, mà TQ đã áp dụng từ trước, cứ nói đến ASEAN và biển Đông là TQ đòi đàm phán song phương. Nay Trăm cũng làm đúng như vậy về các vấn đề quốc tế. Thật là kẻ học mót vĩ đại. Trăm rút hết khỏi các hiệp ước (Chống biến đổi khí hậu, TPP, P5+1 với Iran, và đe rút cả NATO và WTO) để thương lượng song phương, áp đảo bắt nạt nước nhỏ. Triều Tiên trước kia toàn 4, 5 bên, giờ Trăm cứ họp với Un. Iran giờ đây cũng chỉ có con đường đàm phán mặc cả với Mỹ. Thật là một tên con buôn cỡ bự. Cái gì cũng tính đếm đến lợi ích cả. Thứ hai, Trăm rất cương quyết, từ khi còn vận động bầu cử, đến nay, kiểm điểm lại, những gì ông ta hứa đều ngoan cố thực hiện cả, chứ không hứa hão. Dù cho chuyện đó bị cả xã hội lên án, chửi rủa, ông ta cứ thực hiện, thể hiện một sự kiên định lớn. Bắt TQ giảm thặng dư thương mại với Mỹ, TQ không chịu đàm phán, Mỹ đánh thuế để TQ không chịu được, cuối cùng ngày 3/8/2018 đã phải ra tín hiệu đầu hàng, hai bộ thương mại liên lạc với nhau, TQ chịu ngồi đàm phán với Mỹ. Và chắc chắn TQ sẽ phải chơi theo luật Mỹ. Việc này Trăm đã chuẩn bị từ trước, mục tiêu là ép TQ, người bạn lớn của VN, phải từ bỏ con đường phát triển XHCN đặc sắc TQ, nếu không tuân thủ yêu cầu nhân quyền, sở hữu trí tuệ, tự do thị trường, thì TQ sẽ có nguy cơ rất lớn. Đó là thủ đoạn chính trị chứ không đơn thuần thương mại. Để thực hiện điều này, Trăm dám làm cả việc bắt tay với nước Nga để cùng bao vây TQ, kệ cho chính giới và truyền thông chửi ầm ĩ. Việc rút khỏi TPP cũng phục vụ mưu đồ này, nhằm cắt đường hàng TQ lẩn vào các nước thuộc TPP mà chuồn sang Mỹ. Thật là nham hiểm. Ôi, nếu cứ đà này, không biết nước bạn của chúng ta có chịu đựng được không, liệu còn ổn định để thực hiện các dự án Vành đai - con đường với nước ta không? Tóm lại, Trăm coi thế giới là cái chợ lớn, mà Mỹ là nhà buôn chính phát vốn, mua tận gốc, bán tận ngọn, ai không theo thì bóp cho lè lưỡi, rất vô nhân đạo. Thứ ba, với Việt Nam, việc Trăm làm Tổng thống, rút Mỹ khỏi TPP khiến VN mất món hời, mặc dù đã đàm phán kiên trì hoãn các yêu cầu nhân quyền, lao động để cứ thực thi. Trăm lên cầm đầu, đánh thuế thép tùm lum, đòi truy cứu xuất xứ thép và mấy mặt hàng khác, rất bất lợi cho VN. Obama là người bạn lớn của nhân dân và lãnh đạo VN, đến VN đã ăn bún chả với dân, nảy Kiều với lãnh đạo. Còn Trăm, tên tư bản cá mập không thèm ăn uống thân mật, không đọc Truyện Kiều, đã thế biển Đông đang quan hệ hòa bình với nước bạn thì Trăm mang tàu chiến càn lướt, cũng rất rách việc. Thứ tư, với riêng tôi, sau vụ bầu cử tổng thống, Trăm đã làm tôi mất nhiều bạn bè. Những người mê Obama, tiên đoán bà Tơn sẽ trúng đã hoan hỉ trên Fay, tôi giữ thái độ trung dung, bảo họ người Mỹ chọn chứ các bạn có chọn đâu mà ca vang trời như thế. Rồi Trăm trúng, tôi bảo Trăm không vừa đâu, đầu sỏ tư bản giãy chết thì hắn giãy khiếp lắm thì bị coi là cánh hữu mỉa đểu, họ đã xóa tôi khỏi danh sách bạn bè. Cho nên, Trăm ngoài khả năng làm Tổng thống đầu sỏ đế quốc, còn có thể là người gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân Việt Nam. Điều đó tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Trăm còn không nhận lương, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu riêng ông ta, muốn đưa việc làm về cho nước Mỹ, làm nước Mỹ vĩ đại, ai cũng có cơm no áo đẹp, ai cũng được làm việc, được học hành, tức là tiến lên thiên đường cộng sản, đấy là một nguy cơ rất lớn, tranh mất con đường tiến lên của phe ta. Mỹ tiến lên đó trước, liệu nó còn cho ta đến đó không? Đó mới là điều cần cảnh giác và đáng căm hận. N.X.H. Nguồn: https://www.facebook.com/nguyenx1/posts/2245381175475315 | |
Trung Quốc dậy sóng, quyền lực tuyệt đối của ông Tập Cận Bình đối mặt nguy cơ suy giảm Posted: 03 Aug 2018 01:13 PM PDT Thủy Thu
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh tư liệu Một học giả Trung Quốc đề nghị nên xem xét lại việc xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chức danh Chủ tịch nước của ông Tập Cận Bình. Vào tháng 3 năm nay, tại kỳ họp Lưỡng hội (gồm Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (tức Mặt trận Tổ quốc), các đại biểu Trung Quốc đã nhất trí chính thức xóa giới hạn nhiệm kỳ đối với chức danh Chủ tịch nước Trung Quốc. Động thái này giúp Chủ tịch Tập Cận Bình có khả năng tiếp tục tại nhiệm sau năm 2023, thậm chí trọn đời. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, Trung Quốc liên tục đối mặt hàng loạt vấn đề khủng hoảng như kinh tế tăng trưởng chậm, bê bối vắc xin, cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang. Điều này khiến giới học giả Trung Quốc dấy lên những ý kiến trái chiều về sức mạnh quyền lực của ông Tập. Giáo sư Luật Hứa Chương Nhuận, thuộc Đại học Thanh Hoa trong bài viết đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc (Bắc Kinh) nhận định: "Người dân Trung Quốc, bao gồm giới tinh hoa một lần nữa lại cảm thấy hoang mang tột độ về phương hướng phát triển quốc gia và an toàn bản thân. Sự lo lắng ngày càng tăng lan rộng thành nỗi hoảng sợ trong toàn quốc". Theo ông Khương Hạo, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Thiên Tắc thì đây là phát biểu rất mạnh mẽ bởi "nhiều thành phần trí thức có thể cũng có chung ý tưởng nhưng không dám nói ra". Trong bài xã luận, ông Hứa kêu gọi các đại biểu Trung Quốc xem xét lại việc xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chức danh Chủ tịch nước. Mặc dù bị kiểm duyệt chặt nhưng mạng xã hội Trung Quốc vẫn rầm rộ chia sẻ bài viết này. Thời gian gần đây, Trung Quốc đang phải chật vật đối phó tranh chấp thương mại ngày càng tăng với Washington. Một số chuyên gia chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho rằng, cuộc chiến thương mại với chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể được kiểm soát nếu Bắc Kinh hành động linh hoạt hơn và kiềm chế giọng điệu huênh hoang của mình. "Trung Quốc cần kiềm chế hơn khi xử lý các vấn đề quốc tế", Giáo sư Viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc chia sẻ trên một diễn đàn mới đây tại Bắc Kinh, "Không nên tạo ra bầu không khí như thể [Trung Quốc] sắp thay thế Mỹ". Bên cạnh cuộc chiến thương mại, Trung Quốc lại đau đầu đối phó với vụ bê bối vắc xin đang gây phẫn nộ trong xã hội nước này. Nhiều chuyên gia nước ngoài và quan chức trong ĐCSTQ cho rằng, những sự vụ gần đây khiến giới trí thức, cựu quan chức và tầng lớp trung lưu đang hình thành sự lo ngại trước chính sách cứng rắn của ông Tập. Một cựu quan chức Trung Quốc trả lời New York Times rằng, rất nhiều đồng nghiệp cũ của ông đang chia sẻ bài viết của Hứa Chương Nhuận. Nhiều ý kiến của giới quan chức Bắc Kinh cho rằng, những lời chỉ trích này sẽ lớn dần lên theo thời gian khiến quyền lực của ông Tập suy giảm và khiến chính tầng lớp quan chức cấp cao cũng sẽ dấy lên sự hồ nghi về các quyết định của nhà lãnh đạo Trung Quốc. "Vài tuần gần đây, có dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của [thế lực] chống đối quyền lực tuyệt đối của ông Tập", Richard McGregor, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Lowy, Sydney, Australia nói. Một số dấu hiệu cho thấy căng thẳng thương mại và những ý kiến phê bình trong nước có thể đã khiến chính quyền Bắc Kinh giảm bớt những phát biểu quá cứng rắn. Ví du, một loạt các bài báo đăng tải trên tờ Nhân dân Nhật báo chỉ trích các học giả và chuyên gia Trung Quốc khi những người này lớn tiếng tuyên bố rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, trở thành siêu cường công nghệ. "Vẫn còn quá sớm để chứng minh những phát biểu này liệu có tác động tới đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc nhưng thú vị là Bắc Kinh đã có một số điều chỉnh giọng điệu về chính sách ngoại giao", bà Susan Shirk, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thế kỷ 21, Đại học California nói. Theo Thời đại T.T. Đọc thêm: Trung Quốc xấu mặt vì những thỏa thuận kỳ lạ mang danh Vành đai - Con đườngThủy Thu
Hai nhà lãnh đạo Trung-Séc. Ảnh tư liệu Bộ phận giới quan chức Séc cho rằng, các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ quan tâm đến việc mua đất ở nước bản địa, chứ không phải đầu tư đơn thuần. Một rạp chiếu phim ở Thái Lan được trang bị ghế ngồi thủy lực sẽ mang đến cho khán giả cảm giác mạnh. Một khu trượt tuyết trong nhà đang nổi lên gần bãi biển của thành phố Gold Coast, Australia. Một trung tâm Đông y của Trung Quốc tại vùng sản xuất rượu vang phía Nam Cộng hòa Séc. Cả ba dự án đều thuộc tham vọng xây dựng các mối quan hệ địa chính trị và kinh tế trên toàn thế giới của Chính phủ Trung Quốc nhưng tất cả chúng đều đi lệch khỏi sứ mệnh ban đầu. Trong 5 năm qua, một số dự án quy mô nhỏ, ít ảnh hưởng với danh nghĩa thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn được các công ty Trung Quốc lách luật hạn chế đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ. Để hạn chế các doanh nghiệp trong nước ồ ạt đổ vốn ra nước ngoài, Bắc Kinh đã không còn khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia vào các giao dịch trong các lĩnh vực bất động sản và giải trí, đồng thời có động thái ngăn chặn trong một số trường hợp. Doanh nghiệp TQ lách luật Khi nền kinh tế trong nước có dấu hiệu căng thẳng, các quan chức Trung Quốc đã thận trọng lên tiếng về sáng kiến Vành đai và Con đường, họ đang xem xét số vốn của các giao dịch và số lượng các dự án đang hoạt động. Nhưng điều này không thể ngăn cản một số công ty Trung Quốc tiếp tục lách luật. "Có những thỏa thuận kỳ lạ xuất hiện dưới danh nghĩa Vành đai và Con đường, vì đây là cách các doanh nghiệp chứng tỏ phương thức hoạt động của họ phù hợp với mục đích chính trị của Chính phủ", Arthur Kroeber, Giám đốc điều hành Gavekal Dragonomics, một công ty nghiên cứu kinh tế độc lập cho biết. "Đây chắc chắn là một sân khấu vô cùng rộng lớn cho những kẻ cơ hội", ông Kroeber nhấn mạnh. Ngoài Trung tâm Đông y tại Cộng hòa Séc, các doanh nhân Trung Quốc cũng có kế hoạch xây dựng các trung tâm văn hóa và công viên giải trí ở Hungary, Ý, Philippines, Nga, Serbia. Một công ty xây dựng đã sử dụng sáng kiến Vành đai và Con đường để biện minh cho một thỏa thuận xây dựng một khu phức hợp giải trí ở Indonesia bao gồm một khách sạn và sân gôn có tên Trump. Ngoài việc sa đà xây dựng các địa điểm vui chơi giải trí, sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đang mở rộng về mặt địa lý. Trọng tâm ban đầu của sáng kiến tập trung vào các quốc gia dọc theo con đường tơ lụa - tuyến đường thương mại cổ xưa nối dài từ Marco Polo về phía Đông. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ Trung Quốc đã mở rộng phạm vi của sáng kiến tới châu Phi và Nam Mỹ. Ngoài ra, ở Australia, công ty TNHH cổ phần phát triển nghệ thuật Songcheng đang xây dựng một khu vui chơi giải trí khổng lồ trên khoảng đất 100 mẫu Anh dọc bờ biển phía Đông Gold Coast.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tham dự lễ ký kết với người đồng cấp Séc Milos Zeman. Ảnh: Tân Hoa Xã "Chúng tôi sẽ cung cấp các buổi biểu diễn văn hóa mang tính bản địa như câu chuyện Captain Cook phát hiện ra nước Australia", Zhang Xian, Giám đốc điều hành của Songcheng nói. Công viên giải trí, được gọi là Australia Legend Kingdom, dường như kết hợp mọi lĩnh vực đang bị Chính phủ Trung Quốc đóng băng: Bắc Kinh đang cố gắng cấm các công ty lớn đầu tư vào các hạng mục giải trí, thể thao và bất động sản ở nước ngoài. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa Trung Quốc lại đưa Australia Legend Kingdom vào danh sách các dự án trọng điểm. Songcheng điều hành 30 công viên giải trí ở Trung Quốc với các khu tàu lượn siêu tốc cũng như các công trình mang đặc sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Công ty này còn sở hữu một số khách sạn theo chủ đề, trong đó một khách sạn được phục dựng như một khu rừng nhiệt đới, một khách sạn khác trong giống Maldives nhưng nằm trên một hồ nước. Đại diện Australia của Songland, Roland Evans, cho biết công ty luôn có tham vọng vào Australia. Khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố sáng kiến Vành đai và Con đường vào năm 2013, công ty đã chớp lấy cơ hội. Quy hoạch xây dựng của công viên giải trí Songcheng ở Australia vẫn chưa được hoàn thiện nhưng theo bản phác thảo ban đầu, dự án gồm chung cư cao tầng cho khoảng 2.000 cư dân và nhà hát biểu diễn nhạc kịch về lịch sử Trung Quốc và Australia. Công ty này còn hy vọng sẽ xây dựng khu nghỉ mát trượt tuyết trong nhà lớn nhất thế giới. Nhiều người cho rằng, các công viên giải trí và nhà hát, rạp chiếu phim - có chức năng giống như các cầu cảng và cơ sở hạ tầng khác - có thể thúc đẩy nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh. "Một trong những mục tiêu là trao đổi văn hóa dọc theo 'Vành đai và Con đường' để tăng cường sức mạnh mềm của chúng tôi [Trung Quốc]", Chen Shaofeng, Viện phó Viện Công nghiệp Văn hóa Đại học Bắc Kinh nói. "Các dự án văn hóa cũng có thể hỗ trợ chiến lược cho hợp tác kinh tế". Đây là những mục tiêu to lớn nhưng giới phân tích cho rằng, thực chất Trung Quốc đang rải tiền ở nước ngoài. Một số công ty tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường cho biết, họ nhận được khoản vay ưu tiên từ các ngân hàng quốc doanh. Các công ty khác cho biết họ đang nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ, giúp đào tạo nhân viên và thúc đẩy các dự án kinh doanh mới ở nước ngoài. Li Dan thành viên của Betop Entertainment, công ty đang xây dựng rạp chiếu phim cảm giác mạnh ở bãi biển nổi tiếng Pattaya, cho biết đây là rạp chiếu phim đầu tiên của công ty ở nước ngoài. "Dự án này phù hợp với chính sách Vành đai và Con đường", Li nói. Cạm bẫy xây dựng Tuy nhiên, cũng có những cạm bẫy khi sử dụng tên Vành đai và Con đường. Một số công ty Trung Quốc đã bắt đầu gặp phải những trở ngại với các dự án ở nước ngoài. Công ty TNHH Phát triển bất động sản RiseSun luôn muốn xây dựng một trung tâm Đông y ở thị trấn nhỏ Pasovsky, miền nam Moravia của Cộng hòa Séc. Mô hình giả lập của dự án được công bố lần đầu trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2015 của Tổng thống Séc Milos Zeman, cho thấy hơn 20 tòa nhà được xây dựng dọc theo hồ Nove Mlyny. Tuy nhiên, dự án hiện đã được chính quyền địa phương xem xét cẩn thận. Công ty Trung Quốc cho biết, trung tâm y học này vẫn chưa được xây dựng nhưng khẳng định nó đang ở trong quá trình xin phê duyệt". Giới quan chức Pasohlavky hiện đang dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về việc này. Nhiều người trong số họ cho biết, RiseSun chỉ là một trong những nhà đầu tư quan tâm đến việc mua đất. Chính quyền địa phương cho biết, họ chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Trong khi, một số cư dân đã bày tỏ sự bất mãn về các nhà đầu tư Trung Quốc. Ngoài ra, họ đang theo dõi chặt chẽ những thông tin liên quan đến công ty năng lượng CEFC China Trung Quốc và những sự việc xảy ra tại Prague, thủ đô Séc. Một vài năm trước, công ty Trung Quốc này đã mua lại một số công ty của Séc, bao gồm cả cổ phần một ngân hàng, nhà máy rượu và thậm chí là một đội bóng đá. Sau đó, người sáng lập CEFC China bất ngờ biến mất trong năm nay, làm dấy lên những lo ngại về số phận của các công ty mà họ đã mua lại tại Cộng hòa Séc. "Tòa thị chính thậm chí còn nhận được những tin nhắn thể hiện sự phẫn nộ", bà Dominova nói. "Họ cáo buộc chúng tôi bán nước cho người Trung Quốc". * Lược dịch từ bài viết của hai nhà báo Alexandra Stevenson và Cao Li, New York Times. theo Thời đại T.T. Nguồn: http://soha.vn/tren-bao-duoi-khong-nghe-chinh-phu-tq-muoi-mat-vi-doanh-nghiep-lo-rai-tien-o-nuoc-ngoai-20180802162943209.htm |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét