Nguyễn Phú Trọng truyền kỳ 4. |
Posted: 10 Aug 2018 01:52 AM PDT Ở Quế Phú, Quế Sơn, Quảng Nam ngày nay người ta vẫn còn đồn đạị những lời e sợ về ba viên đá mồ côi ven đường. Đây là đoạn đường xảy ra rất nhiều tai nạn đặc biệt là cánh đàn ông , nhất là những người đàn ông đẹp trai. Người ta đồn rằng ở đó có hồn của một cô gái đã chết, hồn cô gái lấy những hòn đá chơ vơ góc đường ấy làm chỗ nương náu. Vào những năm xa xưa Quế Phú có một gia đình có hai vợ chồng và 4 người con. Người cha tên là Nguyễn Hiền. Hiền làm nghề nông vất vả quanh năm, đến khi cách mạng tháng 8 thành công, những thành phần bần cố nông được chọn làm gia cấp chủ chốt ở nông thôn, Hiền trở thành cán bộ cách mạng và được gửi ra Bắc học tập. Chế độ cộng sản phân biệt về đẳng cấp hoạt động thời Nam Bắc phân tranh bằng câu - Nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết. Trụ là ở lại hoạt động tại địa phương mình, khu là vaò vùng chiến khu như dạng Củ Chi, Đồng Tháp Mười như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh. Tù là những loại như Trương Tấn Sang, còn kết tức là loại đi ra Bắc tập kết, loại bét dí vì được hưởng an lành, không phải hy sinh hòn tên mũi đạn, thường những kẻ ra Bắc đều lấy vợ thêm ngoài Bắc và có cuộc sống mới ổn định. Kết là loại hạ đẳng nhất, nó như sự đào thoát tìm chỗ yên lành. Bởi thế suốt trong nhiều năm dài, những cán bộ cấp cao thường không được chọn từ hàng ngũ tập kết. Nguyễn Hiền thuộc dạng tập kết, tài năng không có, ông ta sống mờ nhạt và không làm được trò trống gì. Hiền có một người con út thường gọi là Bảy Nghẹo. Nghẹo sinh ra đầu tròn như quả bóng, nghiêng lệch một bên như sắp rơi. Khi nhìn thấy tướng mạo của Phúc, Hiền đã hỏi han vợ mình rất kỹ, sau một đêm chất vấn vợ, Hiền được vợ kể rằng trước khi đậu thai Bảy Nghẹo, bà nằm mơ thấy có một vị quan thái giám to béo, đi ẻo lả đi vào phòng đặt tay lên bụng dưới của bà xoa vài cái rồi vỗ vỗ nhẹ ra vẻ hài lòng và bỏ đi. Hiền nghe chuyện bàng hoàng, không biết nên mừng hay lo, thấy đứa bé tướng mạo dị thường lại thêm giấc mơ về vị quan thái giám. Hôm sau Hiền tìm ông thầy bói mù nổi tiếng trong vùng kể chuyện. Ông thầy bói nói rằng. - Thằng bé nhà ông là dị nhân, lớn lên ắt làm quan lớn trong thiên hạ. Tướng và mệnh của nó được gọi là nước dưới khe, mềm mại và uyển chuyển không lộ mình , cứ nhẹ nhàng đi đến thành công. Nhưng nó khắc tinh nhiều người trong nhà ông, nếu sống gần nhau e rằng có người trong gia đình phải thiệt mạng. Hiền nghe thế càng cả sợ, than thầm trong bụng. - Nó là con mình mà cũng chẳng phải con mình. Than xong, Hiền giã từ thầy bói, ngay hôm sau xin tập kết đi ra Bắc. Bỏ lại vợ con, ra đến Bắc kiếm vợ lẽ sống cuộc đời khác, từ đó đến sau này không ai nhắc đến Hiền. Sử sách ghi lại lúc Bảy Nghẹo làm thủ tướng rằng Nguyễn Hiền cha của Nghẹo, đã đi tập kết năm 1954 khi Bảy Nghẹo mới vài ngày tuổi. Ngoài ra không nhắc thêm gì nữa. Bảy Nghẹo thuở nhỏ không có gì đặc biêt, thậm chí còn ngu ngơ. Đến năm Nghẹo 10 tuổi có đi cùng 2 người nữa qua một đoạn đường, bị pháo kích của cộng sản bắn, hai người đi cùng chết nát thây, Nghẹo không hề hấn gì chỉ bị bụi đất phủ lên người. Ai cũng nói số Nghẹo cao, có người chết thay. Chừng năm sau đó, Bảy Nghẹo chớm được một giáp, chị gái của Bảy Nghẹo yêu một anh du kích địa phương, lúc đi thăm người yêu bị đạn lạc chết ở chỗ mấy hòn đá thiêng bây giờ mà dân Quế Sơn hay đồn đại là linh thiêng. Chồng đi ra Bắc vợ lẽ, bồ bịch, Con gái chết thảm ngoài đường, bà mẹ của Bảy Nghẹo vì thế lo nghĩ , thương đau, uất hận mà lâm bệnh qua đời ngay năm tiếp theo. Sau này sử sách ghi rằng bà mẹ Bảy Nghẹo bị đich tra tấn mà chết, thực ra có đôi lần cán bộ chiêu hồi của VNCH có qua nhà vận động, thuuyết phục bà mẹ Bảy Nghẹo gọi chồng con về với chính nghĩa quốc gia, chứ không hề có chuyện bắt bớ, tra tấn. Nhưng Nghẹo vì muốn có lý lịch đẫm máu thù hận với đế quốc, nguỵ quyền nhằm yếu tố hồng còn hơn chuyên của cộng sản tiến thân, nên mới bịa ra chị đi làm du kích hy sinh, mẹ bị địch tra khảo chết., cha đi tập kết theo đảng. Đúng như lời ông thầy bói năm xưa phán, khi hai người thân trong gia đình của Bảy Nghẹo là mẹ và chị chết, Bảy Nghẹo đổi đời , được đưa ra ngoài Bắc học hành yên ấm cho đến khi Bắc Việt dánh thằng Nam Việt, Nghẹo về quê làm quan. Số Nghẹo có quý nhân phù trợ, những kẻ địch của Nghẹo không cần chiến mà tự nhiên bại. Nói về vong hồn của chị gái Bảy Nghẹo tức Nguyễn Xuân Phúc ngụ ở mấy hòn đá Quế Phú, vẫn thường nhìn thấy ai giống người yêu mình là bắt đi luôn, bao nhiêu năm qua bắt rất nhiều người mà không thấy phải, khiến dân thường chết oan uổng không biết đến bao giờ. Dân tình đã nhiều lần muốn chuyển rời mấy hòn đá đó đi chỗ khác, nhưng không hiểu vì sao chỉ mấy hòn đá mà không có cơ quan nào đồng ý cho chuyển đi , bởi có lệnh ngầm từ trên xuống để nguyên mấy hòn đá đó lại. Con của ông thầy bói mù năm xưa, được cha mình cho biết rằng. Phúc muốn làm to phải có người nhà chết thay cho y, hồn người chết còn chỗ nương dựa thì mênh quan trường của Phúc còn yên ổn, nếu chỗ đó mà bị phá vỡ, Phúc sẽ có hậu quả rất bi thảm. Phúc có sẵn đặc tính của bọn thái giám, đi lại ưỡn ẹo, cười nói mắt liếc ngang ngửa, xu nịnh và hứa luôn miệng mọi điều với ai mà y cần họ giúp đỡ, gặp dịp là phản thầy, phản bạn. Nhưng bộ dạng và thái độ của Phúc lúc nào cũng khiến thiên hạ tưởng Phúc chân thành, dễ gần. Tuy học hành không đến nơi, bằng cấp giả, kiến thức giả. Phúc được bù có một tư duy hơn người về tiến thân, tụ tập được người theo mình, Phúc cũng là người kiên định , quyết đoán khi cần nhũn nhặn như con giun dế, lúc phải ra đòn dũng mãnh và quyết liệt như hổ vổ mồi, nhát nào nhanh gọn khốc liệt nhát đấy. Vào năm Nguyễn Phú Trọng muốn thôn tính chư hầu, lên ngôi bá chủ. Trọng thấy Phúc qua bề ngoài dễ bảo, hiền lành trong lòng ưng, muốn cất nhắc vào bộ chính trị. Trong ấp ủ mưu làm vương từ lâu, tham vọng danh tiếng được trọn vẹn mọi đường. Trọng đố kỵ với những ai tướng tá mạnh mẽ, oai hùng, phong độ hơn mình. Vì thế Trọng triệt hạ hết những kẻ nào trong Bộ chính trị mà tướng mạo , phong thái lẫm liệt hơn Trọng. Những kẻ được Trọng đưa vào trong bộ chính trị đều có tướng mạo thấp kép hơn Trọng, có hai kẻ Trọng không đưa mà nhờ cửa khác lọt vào BCT như Trần Đại Quang, Đinh La Thăng đều lần lượt bị Trọng hạ thủ hoặc phế bỏ võ công, bán thân bất toại. Nhân chuyện phong thuỷ , tử vi. Có lời đồn rằng khi Phúc đi sang Tầu triều kiến, vua Tàu là Tập Cận Bình mới cho một thầy phong thuỷ, tử vi cao tay gặp Phúc xem vận mạng, thầy phong thuỷ nói rằng nếu Phúc muốn đi xa hơn nữa thì hãy về làm lễ, rước linh hồn chị gái mình ngụ ở mấy hòn đá quê nhà ra ngoài Bắc, đến làng Lại Đà, Đông Anh làm lễ gả cho ông Cả Đần làm vợ lẽ. Như thế vừa thoát được nạn bắt đàn ông ở chỗ đó, và khi chị Phúc làm vợ Cả Đẫn , tức bố của Cả Độn, ông của Trọng thì Phúc ắt ở vai vế trên của Trọng nhiều. Như thế mới hút được long mạch nhà Trọng mà chuyển êm ấm về nhà Bảy Nghẹo. Bảy Nghẹo khi làm thủ tướng, cũng định thăm dò long mạch Hà Nội mấy lần để tính chuyện thầy Tàu dặn, nhưng quan lại đất Hà Nội cũng thuộc loại cứng đầu, vì thế Phúc còn đợi thăm dò, nắn gân dần sau. Gã thầy Tàu mà Tập sai gặp Phúc, chính là cháu nội của gã thầy Tàu năm xưa đã tìm huyệt mộ cho ông Cả Đẫn, ông nội của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét