“Bằng chứng Thoái Đảng, nhạt Đoàn: Nhìn thẳng thực trạng công nhân, sinh viên ngại vào Đảng - Băn khoăn, chần chừ” plus 9 more |
- Bằng chứng Thoái Đảng, nhạt Đoàn: Nhìn thẳng thực trạng công nhân, sinh viên ngại vào Đảng - Băn khoăn, chần chừ
- Mỹ chuẩn bị cho dự án tẩy độc Chất Da cam lớn nhất ở VN
- Blogger Mẹ Nấm đang trên đường đến Hoa Kỳ
- Vụ trưởng Nguyễn Quang Dũng ký khống hồ sơ bòn rút tiền ngân sách
- JOHN KERRY
- Sự Thức Tỉnh Của Hoa Kỳ
- Đến lượt giới trung lưu Việt Nam biểu tình đòi nhà: "Đảng kiểm soát hết báo đài, Nhờ mạng xã hội thông tin"
- Giới trung lưu Trung Quốc đang tìm cách chạy ra nước ngoài nhưng không dễ
- “Giao và … hưởng” hôm nay, chuyện 600 trăm năm trước
- Hộ chiếu xanh lá cây của Việt Nam đã thêm úa vàng
Posted: 17 Oct 2018 12:37 PM PDT SGGPThứ Hai, 15/10/2018 08:06 "Ngày xưa mình "ngỏ ý" là người ta theo mình liền, bây giờ thì phải đi theo người ta để vận động, vận động nhiều lần mới được. Có người còn hỏi vào Đảng có phải là bắt buộc không, nếu bắt buộc thì họ mới vào, còn tự nguyện thì không". Câu chuyện ông Võ Văn Lợi, Bí thư chi bộ, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Tường Vy (huyện Nhà Bè), chia sẻ là ví dụ điển hình của tình trạng phần lớn công nhân và sinh viên hiện nay không mặn mà chuyện được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam - điều mà mấy chục năm về trước là niềm vinh dự của thế hệ cha anh.
"Ngỏ lời" không được đáp Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Tường Vy là một doanh nghiệp (DN) luôn quan tâm công tác bồi dưỡng kết nạp đảng viên đối với người lao động và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức đảng hoạt động. Sự thuận lợi này đến từ chính chủ DN, khi giám đốc công ty cũng là bí thư chi bộ. Từ 3 đảng viên vào năm 2015, sau gần 3 năm, DN với quy mô 40 nhân sự đã có đến 7 đảng viên chính thức và 1 đảng viên dự bị. Tuy vậy, như ông Lợi thừa nhận, ngay tại đơn vị có chi bộ hoạt động mạnh thì vẫn gặp nhiều khó khăn trong phát triển đảng viên ở lực lượng trực tiếp sản xuất. Hiện nay, đa số đảng viên ở công ty là nhân viên bộ phận hành chính văn phòng. Việc phát triển đảng viên tại Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long càng khó khăn hơn. Ông Vũ Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long, Bí thư Chi bộ Thanh Phong (thuộc Đảng ủy Doanh nghiệp huyện Nhà Bè), cho biết 3 năm qua chi bộ chưa phát triển thêm đảng viên mới nào, dù công ty có mấy ngàn người lao động. Năm nay, chỉ tiêu cũng rất khiêm tốn như mọi năm là "mỗi năm một người", nhưng vẫn có nguy cơ không đạt được. Nhiều người được vận động nhiều lần cũng không vào Đảng. Ông Vũ Hoài Nam trăn trở: "Thật sự, người lao động nói họ không có nhu cầu vào Đảng. Họ cho rằng vào Đảng không mang lại lợi ích dù trực tiếp hay gián tiếp. Chúng tôi cũng vận động, thuyết phục, song chưa được". Không những chưa kết nạp được đảng viên mới, mà nhiều đảng viên trong chi bộ đã ngỏ ý muốn xin ra khỏi Đảng. Chi bộ Thanh Phong phải động viên, đảng viên mới tiếp tục sinh hoạt! Đồng chí Trịnh Thị Ánh Hồng, Phó Trưởng ban Dân vận Quận ủy quận Bình Tân, Bí thư Đảng ủy Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, cho hay: Toàn công ty có hơn 75.000 công nhân, lao động nhưng chỉ có 215 đảng viên. Số lượng đảng viên mới được kết nạp giảm dần, năm 2016 là 29 đảng viên, năm 2017 chỉ kết nạp được 20 đảng viên. Gian nan nhất là công tác tạo nguồn. Phần lớn công nhân làm việc tại công ty ở các tỉnh, sáng đi chiều về, có hôm tăng ca đến tối. Thời gian làm việc xuyên suốt các ngày trong tuần, chỉ nghỉ chủ nhật, do đó việc tham gia các lớp nhận thức về Đảng (lớp cảm tình Đảng) của công nhân rất khó. Thấy rõ bất cập này, từ năm 2017, Đảng ủy Công ty TNHH PouYuen Việt Nam phối hợp Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận Bình Tân tổ chức riêng lớp cảm tình Đảng cho công nhân vào ngày chủ nhật, thậm chí tổ chức vào ban đêm ngay tại công ty, tuy nhiên số lượng quần chúng tham gia rất hạn chế. Ngoài ra, không ít trường hợp quần chúng sau khi được chi ủy, đảng viên trong chi bộ giác ngộ, học xong lớp cảm tình Đảng, viết xong lý lịch và đang trong thời gian Đảng ủy công ty xác minh lý lịch thì lại… nghỉ việc.
Sinh viên là đảng viên - hiện tượng lạ! Tại các trường đại học, cao đẳng TPHCM, hiện có hơn 220.000 sinh viên, học sinh; nhưng chỉ có 1.658 đảng viên là sinh viên đang sinh hoạt tại 61 chi bộ sinh viên. Từ tháng 8-2017 đến tháng 8-2018, có 322 sinh viên, học sinh được kết nạp Đảng. Tuy số lượng sinh viên vào Đảng tăng so với trước đây, nhưng so với tiềm năng sinh viên hiện có thì chưa tương xứng, tỷ lệ còn thấp. Anh T., giảng viên một trường đại học tại TPHCM, thẳng thắn bày tỏ: "Hiếm có trường hợp sinh viên vào Đảng khi đang ngồi trên ghế nhà trường - có thể nói là hiếm cực kỳ, ai mà vào Đảng là hiện tượng lạ. Thậm chí, có những sinh viên dù đã là đảng viên rồi nhưng giáo viên không biết, vì họ không muốn thể hiện vai trò tiên phong của người đảng viên trong học tập, trong thực hiện các phong trào, không muốn để những người xung quanh biết mình là đảng viên. Chỉ trong buổi họp chi bộ thì mới biết "À, đồng chí này là đảng viên". Ý thức của lớp trẻ bây giờ là muốn cống hiến vì sự phát triển của đất nước chứ không quan trọng vào Đảng hay không". Dù Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là một trong những đơn vị thuộc khối các trường đại học, cao đẳng tại TPHCM thực hiện tốt công tác kết nạp đảng viên trong giảng viên, sinh viên, nhưng PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay những sinh viên nào có định hướng sau này trở thành giảng viên cao đẳng, trung cấp, đi dạy nghề… thì mới phấn đấu trở thành đảng viên; còn đa số sinh viên vẫn ngại vào Đảng. Ông lý giải: Sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp thường được các DN nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ưa chuộng, tuyển dụng. Mà gần như các DN này không có tổ chức Đảng, nên các em không có động lực trở thành đảng viên, vì sợ bị DN… ghét, không muốn tuyển dụng. Do vậy khi đề cập chuyện vào Đảng, nhiều em chần chừ, kéo dài thời gian, "câu giờ" không đi học lớp cảm tình Đảng, không viết lý lịch. Theo bạn Nguyễn Thị Lan Ch. (sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn), hầu hết sinh viên được kết nạp vào Đảng đều trưởng thành từ công tác phong trào, các hoạt động của Hội Sinh viên, Đoàn TNCSHCM. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, ngay cả hoạt động của các tổ chức đoàn thể cũng còn nhiều hạn chế, thiếu sự liên kết, tương tác với tổ chức đảng, ngược lại tổ chức đảng cũng vậy. Thực tế này khiến sinh viên nhàm chán, từ đó tổ chức đoàn không tập hợp được đoàn viên, không vận động, giác ngộ được sinh viên vào Đảng, và công tác tạo nguồn đảng viên gần như bỏ ngỏ. Một thực tế khác khiến sinh viên không "mặn mà", không muốn được kết nạp Đảng, thậm chí thiếu niềm tin vào Đảng là vì trong bộ máy nhà nước có không ít đảng viên thiếu gương mẫu, sai phạm nghiêm trọng. "Theo tôi, nếu Đảng không tự điều chỉnh, đổi mới những hạn chế, tồn tại và thiếu kiên quyết trong việc nói không với sai phạm, tiêu cực thì khoảng cách giữa tổ chức đảng, đảng viên với sinh viên còn cách xa hơn. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi sinh viên là những người trẻ, là tương lai của đất nước", bạn Ch. bày tỏ quan điểm.
ÁI CHÂN - MẠNH HÒA - TUẤN VŨ http://www.sggp.org.vn/nhin-thang-thuc-trang-cong-nhan-sinh-vien-ngai-vao-dang-bai-1-ban-khoan-chan-chu-552584.html | |||||||
Mỹ chuẩn bị cho dự án tẩy độc Chất Da cam lớn nhất ở VN Posted: 17 Oct 2018 12:26 PM PDT 17/10/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 17/10 đến thăm Căn cứ Không quân Biên Hòa, trước đây từng là một căn cứ không quân của Mỹ ở miền nam Việt Nam. Nơi này sẽ sớm trở thành dự án tẩy độc lớn nhất của Mỹ để khắc phục hậu quả ô nhiễm Chất Da cam do Chiến tranh Việt Nam để lại. "Tôi đến để thể hiện sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng Mỹ cho dự án này và chứng minh rằng Hoa Kỳ làm đúng lời hứa của mình", ông Mattis nói với người đồng nhiệm Việt Nam tại một cuộc họp riêng sau đó ở thành phố Hồ Chí Minh, gần Biên Hòa. Hoạt động tẩy độc dự kiến sẽ bắt đầu được tiến hành vào đầu năm tới. Quân đội Mỹ đã rải Chất Da cam trong Chiến tranh Việt Nam để phát quang các vùng rừng rậm. Nhưng chất này đã góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, theo Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ, có thể bao gồm cả bệnh Parkinson, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh bạch cầu tế bào B mãn tính. Trong số 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm Chất Da cam, khoảng 3 triệu người vẫn đang phải chịu khổ vì những ảnh hưởng của nó, bao gồm các trẻ em bị khuyết tật nặng hoặc các vấn đề sức khỏe khác nhiều năm sau khi cha mẹ các em bị phơi nhiễm, theo Hội Nạn nhân Chất độc Da cam đặt tại Hà Nội. Các quan chức Hoa Kỳ, trong đó có ông Mattis - người hiện đang thăm Việt Nam lần thứ hai trong chỉ riêng trong năm nay - hy vọng rằng việc giải quyết các di chứng chiến tranh của Mỹ, như Chất Da cam, có thể trở thành một phương tiện để tăng cường hơn nữa quan hệ vào lúc cả hai nước đều quan ngại về Trung Quốc. Hoa Kỳ vừa hoàn thành chương trình kéo dài 5 năm trị giá 110 triệu đô la để làm sạch đất bị ô nhiễm Chất Da cam tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, một trong những căn cứ không quân chính từng được sử dụng để phục vụ việc cất trữ và phun rải chất gây rụng lá này từ năm 1961 đến năm 1971. Nhưng các quan chức của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cơ quan giám sát dự án này, cho biết địa điểm ở Biên Hòa sẽ lớn gấp 4 lần Đà Nẵng, dự án lớn này dự kiến tốn 390 triệu đô la, theo một tờ thông tin của họ được phát cho các phóng viên. | |||||||
Blogger Mẹ Nấm đang trên đường đến Hoa Kỳ Posted: 17 Oct 2018 12:20 PM PDT RFA 2018-10-17
Nữ tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, vào ngày 17 tháng 10 đã được trả tự do và rời Việt Nam trên chuyến bay đi Hoa Kỳ cùng gia đình. Reuters, AFP dẫn những nguồn tin thân cận tại Việt Nam như Mạng Lưới Blogger nói rõ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng đi với hai con và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan. Mạng Lưới Blogger Việt Nam tường thuật cụ thể là vào 6:30 sáng ngày 17 tháng 10, có hai xe mang biển số 80 của Bộ Công An và 1 xe của Trại giam Số 5 Yên Định, Thanh Hóa chở tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rời trại giam. Xe đưa Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến Sân Bay Nội Bài để đi chuyến bay EVA 398 của Đài Loan cất cánh lúc 12 giờ trưa. Lịch bay theo kế hoạch quá cảnh tại Đài Bắc và sau đó gia đình Mẹ Nấm đi chuyến bay EVA 52 và sẽ đến Houston lúc 11 giờ khuya cùng ngày. Nhiều tài khoản Facebook của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam viết trên trang trang cá nhân của bà Nguyễn Thị Tuyết Lan (mẹ của Mẹ Nấm) chúc mừng việc cả gia đình của bà được đoàn tụ. Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại cho số của bà Tuyết Lan để xác minh thông tin nhưng được nhà mạng thông báo là "thuê bao hiện nay không liên lạc được". Một người láng giềng của gia đình blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói với đài RFA vào chiều ngày 17/10: "An ninh vẫn còn canh cửa nên chắc là gia đình không cho người ngoài biết. Nhưng tôi qua nhà của Quỳnh chơi thì tôi gặp một bức ảnh Quỳnh đang ở trên khoang máy bay." Hồi đầu tháng 10, nhiều tài khoản Facebook cũng đồn thổi việc "Mẹ Nấm đã gật đầu đi Mỹ" nhưng sau đó bà Tuyết Lan phủ nhận thông tin này và cho biết vẫn đang ở Việt Nam. Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt ngày 10/10/2016 sau khi đến trại giam Sông Lô, Nha Trang để thăm một người khác bị kết án 3 năm tù vì chia sẻ các bài viết trên Facebook. Bà Quỳnh bị kết án 10 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm ngày 29/6/2017 và bị xử y án trong phiên phúc thẩm sau đó. Báo trong nước dẫn lời của Hội đồng xét xử cáo buộc, từ năm 2012 đến tháng 10/2016, bà Quỳnh đã sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của đảng Cộng sản, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Hồi tháng 7/2018, nữ tù nhân lương tâm này phải tuyệt thực trong vòng 16 ngày để phản đối tình trạng bản thân bị ngược đãi, khủng bố, đe dọa đến mạng sống khi đang bị giam tại Trại giam số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Chính quyền Việt Nam trong quá khứ từng nhiều lần đồng ý để các tù nhân chính trị đang thụ án vì các buộc liên quan đến an nine quốc gia đi từ nhà tù Việt Nam sang các nước tự do như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Thu Hà, Đặng Xuân Diệu, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải… | |||||||
Vụ trưởng Nguyễn Quang Dũng ký khống hồ sơ bòn rút tiền ngân sách Posted: 17 Oct 2018 12:15 PM PDT Theo Nông nghiệp Việt Nam
(GDVN) - Năm 2014 và 2015, ông Dũng kí tổng cộng 41 hợp đồng viết chuyên đề với các công chức, tổng tiền Văn phòng Bộ thanh toán cho các công chức khoảng 2 tỉ đồng... Ông Nguyễn Quang Dũng là Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ. Ông là người được giao nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước nhưng bị kết luận có thông đồng với cấp dưới tạo dựng hồ sơ khống rút tiền ngân sách để chi tiêu. Kí khống tiền lương làm thêm giờ, công tác phí Năm 2014, tổng số tiền làm thêm giờ Văn phòng Bộ Nội vụ đã thanh toán cho các công chức Vụ Tiền lương khoảng trên 135 triệu đồng. Năm 2015, số tiền làm thêm giờ của công chức Vụ Tiền lương khoảng 98 triệu đồng. Hồ sơ thanh toán tiền làm thêm giờ dựa trên cơ sở văn bản phê duyệt của lãnh đạo Bộ đối với dự toán kinh phí thực hiện 2 đề án trong đó có kinh phí làm thêm giờ và văn bản của ông Nguyễn Quang Dũng - Vụ trưởng Vụ Tiền lương kí đề nghị Văn phòng Bộ giải quyết chế độ làm thêm giờ cho công chức, kèm theo các bản chấm công có tên công chức làm thêm giờ trong nhiều ngày thứ bảy, chủ nhật của tháng 6, 7, 9, 10, 11, 12/2014 và 6, 7, 10, 12/2015. Mặc dù vậy, Vụ Tiền lương không cung cấp được thông tin cụ thể về sản phẩm công việc tương ứng với thời gian làm thêm giờ đã được thanh toán trong khi việc phân công làm thêm giờ cũng không được thể hiện bằng văn bản. Lý giải, ông Dũng cho rằng công việc làm thêm giờ của các công chức là theo yêu cầu của Vụ trưởng đòi hỏi thực hiện nhiệm vụ gấp. Trong bảng chấm công cũng thể hiện đầy đủ chữ kí của các cán bộ công chức làm thêm giờ.
Cụ thể, bà Lê Thị Thúy mang thai và nghỉ chế độ thai sản trong tháng 10/2014, theo quy định thì mang thai từ tháng thứ 7 là bà Thúy không phải làm thêm giờ. Vậy mà ông Dũng lại kí đề nghị Văn phòng Bộ thanh toán tiền làm thêm tháng 9, 10 cho bà Thúy gần 4 triệu đồng. Số tiền này bà Phương Lan - Chủ tịch công đoàn kí nhận. Bà Thúy không thực lĩnh. Tương tự, ông Hiếu, Nam… cũng khẳng định không đi làm thêm giờ, không nhận tiền làm thêm giờ. Chưa hết, để rút tiền chi tiêu, ông Dũng còn kí khống vào giấy đi đường cho cán bộ công chức và đề nghị thanh toán công tác phí. Cụ thể, ông Phạm Quang Nghìn và ông Kim Trọng Hà không đi công tác trong đoàn Tuyên Quang - Hà Giang nhưng ông Dũng vẫn kí giấy đi đường và được thanh toán tại Văn phòng Bộ Nội Vụ. Lập quỹ đen bằng tiền công viết chuyên đề Năm 2014 và 2015, ông Dũng kí tổng cộng 41 hợp đồng viết chuyên đề với các công chức, tổng số tiền Văn phòng Bộ thanh toán cho các công chức khoảng trên 2 tỉ đồng. Trong đó: ông Hoan nhận 5 hợp đồng số tiền nhận 291 triệu đồng; bà Lan Anh nhận 3 hợp đồng số tiền nhận là 181 triệu đồng; bà Khanh nhận 5 hợp đồng tương ứng với 283 triệu đồng; ông Nghìn nhận 5 hợp đồng số tiền 291 triệu đồng; ông Hiếu 4 hợp đồng số tiền 219 triệu đồng; ông Nam nhận 2 hợp đồng số tiền 110 triệu đồng; ông Hà nhận 3 hợp đồng số tiền 166 triệu đồng; ông Thanh 3 hợp đồng số tiền 171 triệu đồng; ông Dũng 2 hợp đồng số tiền nhận 132 triệu đồng; bà Lê Thị Thúy 1 hợp đồng số tiền nhận 53 triệu đồng.
Tiền công viết chuyên đề đáng ra cán bộ công chức trực tiếp làm được thụ hưởng tuy nhiên một số cán bộ công chức tố cáo buộc phải chuyển trả tiền về cho bà Phương Lan - Chủ tịch công đoàn Vụ Tiền lương, theo chỉ đạo của ông Dũng. Có người lần trả bằng tiền mặt không có kí nhận nhưng cũng có lần chuyển trả về theo tài khoản và đã cung cấp bảng sao kê của ngân hàng cho thấy số tiền được chuyển trả vào tài khoản của bà Phương Lan là 328 triệu đồng. Theo đó, ông Hiếu chuyển 94 triệu đồng; bà Lan Anh chuyển 180 triệu đồng; bà Thúy chuyển 53 triệu đồng. Bà Phương Lan thừa nhận số tiền các công chức hợp đồng viết chuyên đề chuyển trả cho bà hơn 1,3 tỉ đồng và bà đã chi cho các hoạt động của Vụ như: trung thu, nghỉ lễ, tết, nghỉ mát, thăm hỏi, sinh nhật, liên hoan… hết khoảng 1 tỉ 271 triệu đồng. Từ việc các công chức bị buộc phải hoàn lại số tiền công viết chuyên đề do Văn phòng Bộ đã chuyển vào tài khoản của công chức để Vụ Tiền lương lập quỹ chi tiêu chung, cùng với việc kí khống hồ sơ làm thêm giờ cho thấy ông Dũng - Vụ trưởng Vụ Tiền lương đang có dấu hiệu tạo dựng hồ sơ, giấy tờ nhằm rút tiền ngân sách nhà nước để lập quỹ đen. Theo Nông nghiệp Việt Nam | |||||||
Posted: 17 Oct 2018 12:04 PM PDT Không hề có cộng sản. Một tí tẹo cũng không. Càng không có lý tưởng Của giai cấp công nông. Vậy thì còn gì nhỉ? Thực ra chẳng còn gì, Ngoài một dàn lãnh đạo Bụng đầy Tham, Sân, Si. Và một rừng khẩu hiệu, Một đống các giáo điều. Tóm lại, gì cũng có, Ngoài tình thương, tình yêu. Cái chúng ta đang có Là Tư Bản Dã Man, Một xã hội bạo lực Với rất nhiều công an. * Ông Kerry nói đúng. Cộng sản chết từ lâu. Ừ thì để nó chết. Cũng chẳng thiệt ai đâu. Cái cũ chết, cái mới, Theo quy luật, lên thay. Mong lãnh đạo nhà nước Tận dụng cơ hội này Đổi mới nhiều hơn nữa, Tự vượt lên chính mình, Xây dựng một xã hội Dân chủ và văn minh. | |||||||
Posted: 17 Oct 2018 11:56 AM PDT - Nguỵ Kinh Sinh Lê Minh Nguyên dịch Các sự kiện xảy ra, từ việc khởi thủy có hơi do dự của Tổng thống Trump trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, cho đến bài phát biểu gần đây của Phó Tổng thống Pence, cho thấy người Mỹ đã thực sự bắt đầu thức dậy. Như Phó Tổng thống Pence nói, hầu hết người Mỹ đã có những mong muốn đầy thiện chí trong quá khứ, nghĩ rằng giúp TQ phát triển nền kinh tế của họ có thể đồng thời thúc đẩy TQ tiến tới dân chủ tự do. Nhưng bây giờ thực tế thì ngược lại. Không chỉ chế độ CSTQ không cho dân nuớc họ được tự do, mà còn gây nguy hiểm nghiêm trọng cho hệ thống dân chủ tự do và kinh tế của Hoa Kỳ. Ở đây đơn giản không phải là vấn đề thâm hụt mậu dịch mà là câu chuyện ngụ ngôn về nguời nông dân và con rắn của ông Aesop (nguời nông dân thấy con rắn bị đóng băng nên cứu nó, bỏ vào túi cho nó ấm, khi nó sống lại nó cắn chết người nông dân). Sự phát triển kinh tế của chế độ CSTQ không làm cho người dân TQ có tự do và thịnh vượng, mà còn làm xói mòn sự tự do và thịnh vượng của Hoa Kỳ, và đã lấn tiến hơn nữa để can thiệp vào chính trị HK trong nỗ lực kiểm soát chính sách của HK. Đây thực sự là cuộc chiến tranh lạnh, là nơi ý thức hệ xác định mối tuơng quan thù địch giữa hai bên. Nó vẫn luôn là như thế. Về mặt này, thì Đảng CSTQ luôn nói lên sự thật. Mục tiêu cuối cùng của họ là để đánh bại chế độ dân chủ tự do của phương Tây và thiết lập chế độ độc tài toàn cầu. Cuộc xung đột của họ với dân chủ tự do là xung đột có tính cách sống chết. Ngay cả chiến lược của Đặng Tiểu Bình về "ẩn mình che giấu khả năng và giả vờ yếu đuối" cũng là một sự lừa bịp tạm thời. Ẩn ý của tuyên bố này là cuối cùng phải đánh bại người khác. Hiện thời, hai câu chuyện rất phổ biến ở phương Tây là 'Sự đụng độ giữa các nền văn minh' (Clash of Civilizations) của Samuel Huntington và bẫy Thucydides Trap (chiến tranh giữa Sparta và Athens. Sparta ngự trị, Athens trừng lên. Sự nghi ngờ và lo sợ đưa đến chiến tranh). Clash of Civilizations thì quá hàn lâm (academic), có tính trung dung và cân đối vì các học giả không muốn xúc phạm người khác. Thucydides Trap không thực sự làm rõ vấn đề, mà chỉ nói lên hiện tượng bề mặt. Trong thực tế, mâu thuẩn thực sự là do tranh chấp giữa các hệ thống xã hội, tranh chấp giữa các ý thức hệ, tranh chấp quyền lực cá nhân. Ở khía cạnh này, lịch sử phương Tây không phải là điển hình. Vì vậy, khi người phương Tây nói về nó như là sự đụng độ giữa các nền văn minh, thì đã đi vào chiều sâu của câu chuyện. Trong thực tế, tranh luận về sự đụng độ giữa các nền văn minh và thuyết Thucydides Trap, tất cả huớng về kết quả chứ không phải huớng về nguyên nhân. Lịch sử tiền nhà Tần ở Trung Quốc, hay lịch sử về sự hình thành dân tộc Hán ở Trung Quốc, điển hình cho thấy các tranh chấp hệ thống xã hội được xác định bởi ý thức hệ mới là nguyên nhân gốc rễ để quyết định lịch sử. Ba ngàn năm trước ở Trung Quốc, người Hoa Hạ (Huaxia) là các sắc dân thiểu số với các hệ thống chính trị khác nhau đến từ phương Tây và bị bao quanh bởi một sắc dân đa số và hùng mạnh được gọi là văn hóa Di. Trái ngược với lý thuyết phổ biến trong giới học giả phương Tây gồm cả Karl Marx, cho rằng nền tảng kinh tế xác định hệ thống chính trị (hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc), về mặt kinh tế và công nghệ thì các nuớc Hoa Hạ không có lợi thế mà hoàn toàn bất lợi, đặc biệt là trong nhiều công nghệ quan trọng. Tuy nhiên, vì hệ thống chính trị của họ mang tính nhân đạo và thuận lợi hơn cho sự thống nhất nội bộ của họ, trong đó bao gồm sự bình đẳng và tự do hơn cho những nguời nô lệ mà họ bắt được, họ dần dần mở rộng ra trong cuộc đấu tranh với những người man rợ xung quanh và cuối cùng họ hình thành người Hán, nhóm dân tộc lớn nhất thế giới. Người Hán hấp thụ và hòa nhập những kỹ năng và trí tuệ của tất cả các nền văn minh khác, gồm cả tài năng con người, và do đó đã phát triển trong hơn hai nghìn năm. Lịch sử này rất giống với nước Mỹ hiện nay. Hệ thống giá trị của lòng nhân từ, sự công bình, lịch sự, trí tuệ và uy tín được tóm luợc bởi Khổng Tử, gọi là giá trị phổ quát ngày nay. Giá trị phổ quát này rất phù hợp với nhân loại nên là lý do cơ bản cho quốc gia Hoa Hạ phát triển từ nhỏ ra to. Đây cũng là lý do cơ bản cho sự phát triển của hệ thống dân chủ Mỹ từ nhỏ đến lớn. Kinh tế, quân sự và văn hóa v.v.. chỉ là các sản phẩm phụ của sự phát triển hệ thống chính trị. Nhưng, ý thức hệ và hệ thống chính trị của Đảng CSTQ lại là hệ thống giá trị và chế độ nô lệ mà từ lâu người phương Tây đã loại bỏ. Người Mỹ thì có thể rộng luợng để cho nó tồn tại (ở TQ), nhưng Đảng CS thì không tha thứ cho sự tồn tại của dân chủ và tự do. Chế độ CSTQ đã chính xác thấy sự xung đột cơ bản giữa hai nền văn minh. Họ không rộng luợng cho dân chủ và tự do ở TQ, nên họ cũng không rộng lượng cho dân chủ và tự do quốc tế. Sự không khoan dung này là vì cái thế giới do hệ thống chính trị nhân đạo hơn tạo ra sẽ là mối đe dọa cơ bản cho hệ thống nô lệ. Sự hấp dẫn của các giá trị phổ quát là động lực thuờng trực cho nô lệ trốn thoát và tìm kiếm tự do. Những giá trị này đã là mối đe dọa cơ bản cho hệ thống nô lệ kể từ thời cổ đại. Người nông dân tốt bụng cuối cùng cũng nhận ra bản chất của con rắn. Đó là sự khởi đầu không để cho bị rắn cắn trong tương lai. Người Mỹ cuối cùng cũng đã nhận ra rằng một hệ thống nô lệ không thể cùng tồn tại với dân chủ và tự do. Cảm ơn Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence vì đã nói với người dân Mỹ về bản chất của những con rắn. | |||||||
Posted: 17 Oct 2018 11:52 AM PDT | |||||||
Giới trung lưu Trung Quốc đang tìm cách chạy ra nước ngoài nhưng không dễ Posted: 17 Oct 2018 11:47 AM PDT
Sự lo ngại ngày càng gia tăng khiến những người Trung Quốc giàu có tìm cách mua nhà và định cư ở nước ngoài – nhưng đối với một số người, điều này đã trở thành cơn ác mộng Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc vốn được biết đến với quy mô rộng lớn và sức mạnh kinh tế tiềm ẩn. Những người lạc quan tin rằng một tầng lớp trung lưu lớn và đang phát triển có khả năng đưa Trung Quốc và thậm chí cả thế giới trở nên thịnh vượng hơn, trong khi những người bi quan lại nhìn thấy một nhóm người ngày càng gây áp lực nặng nề khiến nền kinh tế trì trệ và thậm chí dẫn đến hỗn loạn chính trị. Những công dân Trung Quốc như Xin Piao, Raymond Zhang và Wendy Wang vẫn là những người xa lạ với nhau cho đến tháng Tám vừa rồi, khi họ tham gia một nhóm trên WeChat dành riêng cho "hoàn trả tiền nhà ở Úc". Giống như những thành viên khác trong nhóm gồm hơn 300 người này, họ lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc và cố gắng bảo vệ tài sản của mình bằng cách mua bất động sản ở Úc. Nhưng ý tưởng có vẻ thông minh này đã biến thành một cơn ác mộng – tiền của họ đã biến mất do những sai trái của một nhà tư vấn đầu tư nổi tiếng về bất động sản và môi giới thế chấp ở Úc chuyên hỗ trợ các nhà đầu tư giàu có của Trung Quốc. Theo tờ South China Morning Post, ở Trung Quốc, 17 văn phòng cao cấp của công ty môi giới bất động sản Ausin China đó đột nhiên bị đóng cửa vào tháng Tám. Việc này để lại hậu quả vô cùng nặng nề với các khoản tiền gửi biến mất và các thương vụ mua bán thất bại trị giá hơn 70 triệu đô la Úc (49,6 triệu đô la Mỹ) từ khoảng 200 người mua của Trung Quốc tại 15 dự án chung cư và nhà ở chưa được xây dựng ở Úc. Trải nghiệm mất mát này chính là câu chuyện cảnh báo mới nhất về những rủi ro ngày càng tăng khi nhu cầu từ tầng lớp giàu có và trung lưu muốn đầu tư ở nước ngoài trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Một số lượng lớn người Trung Quốc nôn nóng để có được thị thực dài hạn hoặc sở hữu được tài sản ở những nước thân thiện như một chính sách bảo hiểm chống lại xu hướng ngày một xấu đi của điều kiện trong nước. Do không có nhiều các lựa chọn đầu tư tại nước nhà và do chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, những người có tài sản lớn đang tìm kiếm cách chuyển tiền ra nước ngoài, bằng phương tiện pháp lý hoặc bằng các cách khác. Sợ hãi và thất vọng Công dân của các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển luân chuyển đồng tiền trên toàn thế giới để tận dụng các cơ hội đầu tư. Quyết định của họ được xác định bởi sự lựa chọn cá nhân về rủi ro và giá trị đổi lại, hiếm khi do các yếu tố chính trị trong nước. Cũng không hẳn là do họ bị phong toả hay cấm đoán về mặt tài chính, họ được phép tự do chuyển tiền ra khỏi đất nước của họ và ngược lại. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người dân Trung Quốc đã tiến hành đầu tư ra nước ngoài do sợ hãi và thất vọng. Họ sợ rằng chất lượng cuộc sống của họ đang xấu đi và thất vọng vì có rất ít cơ hội đầu tư tại quê hương. Họ muốn tiền của họ được bảo quản tại đất nước mà họ cảm thấy "an toàn" và nơi họ có thể có một cuộc sống dễ chịu hơn cho bản thân và gia đình của mình. Vấn đề lớn nhất đối với những công dân tầng lớp thượng lưu này là chính phủ hạn chế khắt khe dòng vốn chảy ra khỏi đất nước. Bắc Kinh muốn tiền kiếm được ở Trung Quốc phải ở lại Trung Quốc để góp phần phát triển đất nước hơn nữa, bất chấp hậu quả tài chính có thể xảy ra với các cá nhân. Trong vài năm qua, các nhà đầu tư trung lưu đã tạo dựng tài sản của mình nhờ vào thị trường bất động sản đang bùng nổ của đại lục – đây cũng là lựa chọn đầu tư tốt nhất cho hầu hết người Trung Quốc – đã cảm thấy mất an toàn về mặt tài chính và nỗi lo bong bóng bất động sản. Ngoài ra, ô nhiễm không khí nặng, an toàn thực phẩm và các vụ bê bối vắc-xin, một hệ thống giáo dục cứng nhắc và sự cai trị ngày càng độc đoán càng khiến những người có đủ tiềm lực tìm cách ra nước ngoài. Khi mới 40 tuổi, Zhang đã nói rằng anh và 14 người khác từ khắp Trung Quốc đã trả tiền để tham gia một chuyến du lịch đầu tư của Ausin tới Úc vào tháng Năm với suy nghĩ rằng "chả có gì to tát cả, chỉ là đi tham quan các dự án thôi". Anh Zhang nói: "Chúng tôi đã được đưa đi tham quan khoảng chục dự án bất động sản ở Melbourne, Sydney và Brisbane, bao gồm các căn hộ, biệt thự và nhà. Tôi yêu nước Úc ngay khi đặt chân đến. Giá bất động sản và chi phí sinh hoạt khá phù hợp với chúng tôi, chưa kể đến không khí trong lành, hệ thống pháp luật và giáo dục tốt cho gia đình tôi". Trong các quảng cáo ở Trung Quốc, Ausin nói với các nhà đầu tư rằng chuyến đi là miễn phí nhưng lại yêu cầu đóng một khoản tiền đặt cọc trị giá 200.000 nhân dân tệ (29.000 USD). Công ty hứa sẽ trả lại khoản tiền này 35 ngày sau khi các nhà đầu tư quay trở lại Trung Quốc, nhưng Zhang cho biết những người tham gia chuyến đi đều chưa nhận lại được tiền của mình. Cô Wang, người vừa bán một trong hai căn hộ của mình ở Thượng Hải để có tiền mua một căn hộ hai phòng ngủ ở Melbourne trị giá khoảng 900.000 USD cho biết: "Tôi thực sự không giàu có đến nỗi có thể mua tài sản ở New York hoặc London, nhưng tôi rất quan tâm đến việc mua một căn hộ ở nước ngoài để con tôi có thể du học hoặc định cư trong tương lai". Liệu có còn cơ hội? Cánh cửa cho người Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài dường như đang đóng lại. Ở Trung Quốc, chính quyền đang ngày càng quyết liệt hơn trong việc trừng phạt chuyển ngoại tệ bất hợp pháp ra nước ngoài. Cơ quan quản lý ngoại hối nhà nước (SAFE) đã tăng cường thanh tra các trường hợp nghi ngờ và "bêu tên và sỉ nhục" các cá nhân liên quan nhằm nỗ lực cảnh báo tầng lớp trung lưu của các cơ quan chức năng. Trong một tuyên bố vào cuối tháng Tám, SAFE tiết lộ 23 trường hợp như vậy, năm trong số đó liên quan đến các cá nhân Trung Quốc đang cố gắng mua bất động sản ở nước ngoài. Một người tên là Wang ở Chiết Giang đã bị phạt 1,45 triệu nhân dân tệ do sử dụng "ngân hàng ngầm" để chuyển 15 triệu nhân dân tệ ra nước ngoài mua tài sản; một cá nhân khác có tên là Sun bị phạt 1,37 triệu nhân dân tệ do đã chuyển 5,74 triệu đôla Mỹ bằng cách vay hạn ngạch ngoại tệ hàng năm của người khác. Bắc Kinh cấp cho mỗi cá nhân một hạn ngạch ngoại tệ 50.000 đô la Mỹ hàng năm và việc mua vượt quá hạn ngạch đó cần phải có sự chấp thuận đặc biệt từ SAFE. Người mua bất động sản từ Trung Quốc cũng gây tác động đến nền kinh tế địa phương và chính trị, khiến các nước từ Úc đến Hoa Kỳ ngày càng không ủng hộ việc người Trung Quốc sang mua nhà tại những quốc gia này. Úc là một trong số ngày càng nhiều quốc gia thắt chặt các quy định đầu tư nước ngoài để đáp ứng với tình trạng nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc vào những nước này đang tăng kỷ lục trong những năm gần đây. Kể từ tháng 8 năm 2016, chính phủ đã cấm bốn ngân hàng lớn của mình cho vay mua bất động sản đối với người nước ngoài không có thu nhập trong nước. Đầu năm nay, New Zealand cấm hoàn toàn người nước ngoài mua bất động sản sau khi nhu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, tăng cao đẩy giá bất động sản vượt quá khả năng của nhiều người dân địa phương. Canada cũng đã chấm dứt Chương trình Nhà đầu tư nhập cư Canada sau khi nhận được một số lượng lớn các đơn xin xét duyệt từ Trung Quốc và giá nhà tăng vọt, đặc biệt là ở các thành phố như Vancouver và Toronto. Vào cuối tháng 8, hàng trăm người Trung Quốc, chủ yếu là tầng lớp trung lưu, đã mua hoặc đặt cọc vào một dự án bất động sản ở Johor, Malaysia trở nên hoảng loạn sau khi Thủ tướng Mahathir Mohamad nói rằng chính phủ sẽ không cho phép người nước ngoài mua nhà tại dự án trị giá 100 tỷ đô la Mỹ do một công ty Trung Quốc quản lý. Ông cho biết việc dự án tập trung bán cho người Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến chủ quyền của Malaysia. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã bị lôi kéo để mua bất động sản trong dự án bởi vì họ sẽ có thể xin thị thực dài hạn, không thường trú tại Malaysia dễ dàng hơn. Theo Reuters, ông Mahathir nói: "Chúng tôi phản đối là vì dự án này được xây dựng cho người nước ngoài, mà không phải cho người Malaysia. Hầu hết người Malaysia không thể mua những căn hộ đó". Những bình luận này khiến các nhà đầu tư Trung Quốc lo lắng. Laura Zhang, người đã mua một căn nhà trong dự án nói: "Những gì thủ tướng Mahathir nói chắc chắn đã gây tác động tiêu cực đến nhu cầu và nguyện vọng của các nhà đầu tư trung lưu từ Trung Quốc. Chúng tôi cảm thấy chúng tôi không được chào đón ở đây và ngày càng có nhiều sự không chắc chắn và rủi ro đối với thị thực và đầu tư dài hạn của chúng tôi". Tại Mỹ, nhu cầu về thị thực đầu tư EB-5 của người Trung Quốc dường như đang giảm đi do những bất ổn cao xung quanh chương trình này, và luật nhập cư nói chung dưới thời Tổng thống Donald Trump. Việc phê duyệt thị thực có thể mất đến 10 năm, dẫn đến ngày càng ít sự quan tâm và sự sụt giảm đáng kể trong dòng đầu tư cá nhân vào Mỹ. Liu Zhenbiao, người đứng đầu Jixi Group chuyên hỗ trợ người giàu Trung Quốc xuất cảnh và mua bất động sản ở nước ngoài, cho biết: "Chúng ta đang chứng kiến các tranh chấp kinh tế ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc gây ảnh hưởng đến quá trình EB-5 cho người Trung Quốc, và chính phủ Mỹ cũng kiểm tra kỹ hơn các đơn xin EB-5" "Một cách dễ dàng" Trong trường hợp của Ausin China, công ty đã gây quỹ cho các nhà đầu tư Trung Quốc để mua các dự án đang được phát triển bởi một số công ty Úc, bao gồm Stockland và Mirvac, kể từ năm 2009. Công ty đã bán được hơn 8.000 bất động sản của Úc trong thập kỷ qua, và thành lập các chi nhánh được trang trí sang trọng tại hơn một chục thành phố lớn nhất của Trung Quốc và cung cấp các tour du lịch đầu tư miễn phí cho những khách hàng giàu có để tìm hiều mua nhà ở Melbourne, Sydney và Brisbane. Công ty cũng cam kết hỗ trợ tối đa nhà đầu tư mua ngoại tệ để thanh toán cho các bất động sản của họ và lợi suất cho thuê hàng năm là 5% cho 5 năm, Xin và các khách hàng Trung Quốc khác cho biết họ đã đồng ý đặt cọc và thanh toán cho Ausin China , và tin vào những lời hứa hẹn của Ausin China sẽ chuyển các khoản này cho đối tác Úc. Cô Xin trạc 40 tuổi nói: "Lý do chúng tôi đưa tiền cho Ausin là do rất khó chuyển tiền từ Trung Quốc sang Úc … vì vậy Ausin đã giúp chúng tôi gửi tiền cho công ty bất động sản", và cô cùng thừa nhận rằng cô hiểu rõ những quy định hạn chế chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc. Cũng như giới hạn mua ngoại tệ hàng năm, Bắc Kinh cũng hạn chế các khoản rút tiền mặt ở nước ngoài của các cá nhân sử dụng thẻ ngân hàng Trung Quốc ở mức 100.000 NDT mỗi năm. Raymond Zhang, người điều hành một công ty kinh doanh cho biết: "Sau khi nói chuyện với những người mua bị ảnh hưởng khác, tôi nhận ra chúng tôi đã bị lừa vì chúng tôi quá hăm hở mua nhà, căn hộ hoặc bất cứ tài sản nào ở Úc. Tôi cảm thấy rằng những rủi ro và bất ổn ở Trung Quốc – cả về kinh tế lẫn chính trị – đang tăng nhanh chóng. Đã có một sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán. Lạm phát ngày càng gia tăng, cho thấy sự suy giảm về giá trị đồng tiền. Doanh số tại thị trường bất động sản ở các thành phố hạng nhất đã giảm". Ông Zhang nói thêm rằng vụ bê bối gần đây về vắc-xin cho trẻ em là "giọt nước tràn ly", vì vậy ông quyết định chuyển một số tài sản của mình ra nước ngoài bằng cách mua bất động sản. Ông nói "Ausin rất được biết đến trong cộng đồng người Trung Quốc muốn mua bất động sản ở nước ngoài, và văn phòng của họ nằm ở vị trí tốt nhất ở mọi thành phố. Vì vậy, đó là lựa chọn đáng tin cậy nhất đối với chúng tôi – những người Trung Quốc bình thường -muốn mua bất động sản ở Úc và tránh được những hạn chế về chuyển vốn ra khỏi Trung Quốc". Wang thừa nhận rằng đó dường như là lựa chọn tốt nhất của cô. Cô đã ký hợp đồng với công ty vào năm 2015 để mua một căn hộ ở Melbourne. "Một số bạn bè của tôi đã hoàn tất giao dịch với công ty và sống ở Úc – đó là lý do tại sao tôi không có bất kỳ nghi ngờ nào và tôi đã trả nốt phần tiền còn lại trong tháng 7″, cô nói. Tháng trước, Ausin Group (Úc) đã loại bỏ khỏi trang web của mình tất cả các thông tin về 17 văn phòng ở Trung Quốc và tuyên bố đã chấm dứt hợp tác với đối tác Trung Quốc. Công ty cho rằng trụ sở tại Thâm Quyến và nhà điều hành Jin Tianyou đã vi phạm quy trình của công ty và chiếm đoạt tiền của khách hàng. Ausin Group (Úc) cho biết: "Chúng tôi đã báo cáo về ông Jin và công ty của ông ấy với chính quyền Trung Quốc và Úc về các cáo buộc liên quan đến gian lận tài chính. Ausin Group (Úc) đã chấm dứt mối quan hệ với ông Jin và công ty của ông và đang làm việc với các cơ quan chức năng để đảm bảo cuộc điều tra được tiến hành sâu sát". Bất chấp những khó khăn và rủi ro ngày càng tăng, ngày càng có nhiều người dân ở tầng lớp trung lưu đang tìm cách để hiện thực hoá ước mơ sở hữu một bất động sản ở nước ngoài. Kong Shaoshi, chủ một công ty kinh doanh bất động sản ở Châu thổ sông Châu Giang cho biết Nam Á đang trở thành điểm đến của nhiều người Trung Quốc. Kong nói: "Bất động sản ở các thành phố Nam Á đang bùng nổ có lợi nhuận cao và thiết thực hơn cho người mua ở tầng lớp trung lưu. Chúng tôi nhận được hàng chục cuộc gọi mỗi ngày từ các nhà đầu tư cá nhân trên khắp vùng đồng bằng." Xin, Zhang và Wang đều nói họ dự định kiện cả Ausin China và Ausin Group (Úc). Và ngay cả khi không thể lấy lại tiền, Zhang vẫn muốn mua tài sản ở nước ngoài. "Tôi thực sự lo lắng về tình hình kinh tế ngày càng xấu đi trong nước, vì vậy phải tìm một giải pháp khác để giải quyết chuyện này" ông nói. Ngân Giang (theo SCMP) | |||||||
“Giao và … hưởng” hôm nay, chuyện 600 trăm năm trước Posted: 17 Oct 2018 11:41 AM PDT Xuân Dương (GDVN) - "Của dân, do dân và vì dân" vận vào câu chuyện lấy tiền thuế của dân "giao" cho ai và ai được "hưởng" là điều các "công bộc" không thể không cân nhắc cẩn trọng Có hai câu chuyện, một được lưu trong sử sách, một là giai thoại: Chuyện thứ nhất: Đại Việt Sử ký bản kỷ thực lục, quyển 11, Kỷ nhà Lê: Thái Tông, Nhân Tông chép: "Năm Thiệu Bình thứ 4 (Đinh Tỵ - 1437), Vua Lê Thái Tông sai Hành khiển Nguyễn Trãi và Lỗ bộ (Lễ bộ?) ty giám Lương Đăng đốc suất làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc múa. Hành khiển Nguyễn Trãi dâng bản vẽ khánh đá và tâu rằng: Kể ra, đời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu soạn nhạc, không dám không dốc hết tâm sức. Nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hòa. Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc". [1] Lương Đăng, người được vua giao cùng Nguyễn Trãi "làm loan giá, nhạc khí" là hoạn quan, không cùng quan điểm với Nguyễn Trãi, vì thế ông tâu vua: "Muốn chế tác lễ nhạc, phải đợi có người rồi hãy làm, được như Chu Công thì sau mới không có lời chê trách. Nay sai kẻ hoạn quan Lương Đăng chuyên định ra lễ nhạc, chẳng nhục cho nước lắm sao! Vả lại, quy chế lễ nhạc của y là dối vua lừa dưới, không dựa vào đâu cả". Đáp lại Nguyễn Trãi, Lương Đăng tâu: "Thần không có học thức, không biết quy chế cổ, các nghi thức nay đã làm, chỉ trông cả vào hiểu biết của thần mà thôi, còn ban hành hay không là quyền của bệ hạ, thần đâu dám chuyên quyền". Chuyện thứ hai: Một ông cỡ U60 diện vest hai cúc "không thắt cổ" đi cùng cô gái chạc U20 vào nhà hát lớn, do đến muộn nên U60 ghé sang người ngồi bên cạnh hỏi: "Họ đang biểu diễn gì vậy"? Đáp: "Bản giao hường số 5 của Beethoven". U60 quay sang U20: "Anh đã bảo đi sớm mà em cứ cố "vôi ve", thế là bỏ mất 4 bản đầu rồi, về anh sẽ phạt gấp đôi". Cô gái lườm: "Gấp đôi là thế nào"? "Là … là 5 nhân 2 bằng 10, anh sẽ đưa em đi ngó bản số 10 của ông Bét thô thô gì đó"! Được biết "Ông "Bét thô thô" đó chỉ sáng tác 9 bản giao hưởng. Tìm hiểu chương trình biểu diễn tháng 10/2018 của Nhà hát lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam chỉ xuất hiện duy nhất một lần vào ngày 7/10 trong chương trình Subscription Concert Vol.114. Các chương trình khác của nhà hát này gồm đủ các thể loại như xiếc, kịch nói, giao lưu nghệ thuật gây quỹ,… Không ít người có sự nhầm lẫn giữa Nhà hát giao hưởng hợp xướng nhạc vũ kịch Việt Nam (thành lập năm 1964) với Nhà hát lớn Hà Nội (thành lập năm 1901) bởi một bên là tập hợp các nghệ sĩ biểu diễn còn bên kia là địa điểm biểu diễn. Nếu không bán "bia kèm lạc" Nhà hát lớn khó có đủ kinh phí để tồn tại nếu chỉ trông chờ vào ngân sách, nói cách khác những người có nhu cầu thưởng thức nhạc giao hưởng, thính phòng so với các loại hình nghệ thuật còn lại chắc chắn không phải là số đông. Được biết các buổi biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội một vé xem có giá trong khoảng từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng. [1] Trong số 95 triệu người Việt hiện nay bao nhiêu người có thể bỏ ra 3 triệu đồng mua một vé vào nhà hát lớn và bao nhiêu người có hiểu biết thấu đáo về nhạc giao hưởng? Câu hỏi này cũng từng được đặt ra khi hiện tượng lạm phát sân golf xảy ra từ Bắc vào Nam. Công nhân, nông dân, giáo viên,… bao nhiêu người biết chơi golf và đủ tiền chơi golf dù mỗi năm chỉ một lần? Gần 600 trăm năm trước nói về lễ nhạc, Nguyễn Trãi viết: "Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc". Phải chăng khu vực những người dân mất đất, mất nhà ở Thủ Thiêm ngày nay không phải là "chốn xóm thôn" mà Nguyễn Trãi nhắc đến và phải chăng nơi đó đã không còn "tiếng oán hận buồn than" của dân chúng? Báo Vietnamnet.vn dẫn lời người dân Thủ Thiêm như sau: "Hơn 10 năm gia đình tôi uất ức vì hơn 3.780m2 đất chỉ được đền bù 150.000 đồng, bằng tiền mua 3 tô phở. Cả nhà và tài sản gắn liền trên đất cũng được đền bù rẻ mạt. Hiện nay, sau bao nhiêu năm trở lại khu đô thị mới cũng chỉ thấy toàn dự án nhà ở mọc lên, giá bán hàng chục đến hàng trăm triệu/m2, nghĩ mà xót xa". [3] Không nói đến chuyện quá tải bệnh viện, trường học, kẹt xe, ngập úng, chỉ nói đến ứng xử văn hóa, sự tế nhị cần có trong những quyết định của cơ quan công quyền, liệu những người giơ tay biểu quyết thông qua dự án xây Nhà hát tại vị trí khu đô thị Thủ Thiêm có biết đến nơi đây vẫn còn có những người "hơn 10 năm uất ức, xót xa"? Nếu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết xây nhà hát tại Thủ Thiêm và nếu Hội đồng nhân dân thực sự đại diện cho nguyện vọng của dân thì nên thực hiện một cuộc khảo sát, xem bao nhiêu phần trăm dân thành phố tán thành, nếu quá nửa đồng ý thì việc xây là "hợp lòng dân", còn ngược lại thì nên xem xét. Thành phố Hà Nội từng xây bảo tàng tốn tới 2.300 tỷ đồng (tương đương 115 triệu USD), kết quả là sau 4 năm hoạt động, Vtv.vn buộc phải thốt lên "Hà Nội: Buồn hiu hắt bảo tàng nghìn tỷ đồng". [4] Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu: "Người dân hỏi tại sao lấy đất Thủ Thiêm làm nhà hát. Họ sợ Thành phố lấy đất này, đất kia làm dự án. Hay hỏi nếu lấy làm nhà hát thì đất các dự án khác có teo lại không. Tôi trả lời quy hoạch của Thủ Thiêm đã được thi thiết kế rồi và từng lô, từng phân khu đều ghi rõ làm hạng mục nào rồi. Cho nên bây giờ muốn thay đổi quy hoạch đó không phải dễ dàng". [5] Quy hoạch Thủ Thiêm "đã được thi thiết kế từng lô, từng phân khu, muốn thay đổi quy hoạch đó không phải dễ dàng", thế thì xin hỏi bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố việc làm biến mất 160 ha đất dành cho tái định cư trong quy hoạch được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký có phải là "thay đổi quy hoạch", việc lấy thêm 4,3 ha ngoài quy hoạch khiến dân khiếu kiện tới 20 năm có phải là "thay đổi quy hoạch",…? Làm công bộc của dân, không thiếu "mẹo" để biện minh cho quyết định của mình, có điều trước khi nói thì cũng nên nhớ câu thành ngữ "miệng quan…" kẻo phản tác dụng. Xây dựng công trình văn hóa, giáo dục phục vụ người dân là đúng và cần được quan tâm đúng mức, vấn đề là xây vào lúc nào, xây như thế nào và hướng tới đối tượng nào? Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8793:2011 về thiết kế trường tiểu học, diện tích trường vùng đồng bằng, thanh phố phải bảo đảm 6m2/học sinh. Cả nước có 7.801.560 học sinh tiểu học, vị chi cần 46.809.360 m2 đất, trong khi đó theo cựu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Việt Nam có 96 sân golf chiếm diện tích 10,98 nghìn ha đất, [6] tức là 109.800.000 m2 gấp hơn 2 lần diện tích xây trường học dành cho gần 8 triệu trẻ em! Xem thế đủ thấy sân golf, sân khấu cho dàn nhạc giao hưởng không phải là nơi dành cho trẻ em và người nghèo, nói ra điều này có thể có người không đồng tình nhưng đó là sự thật không thể phủ nhận. Vậy nên "của dân, do dân và vì dân" vận vào câu chuyện lấy tiền thuế của dân "giao" cho ai và ai được "hưởng" là điều các "công bộc" không thể không cân nhắc cẩn trọng. Tài liệu tham khảo: [1]http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt16a.html [2]http://www.hanoioperahouse.org.vn/vi/event/chuong-trinh-bieu-dien-nghe-thuat-chieu-nang-19-20-10-2018-7199.html [3]http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ban-do-quy-hoach-thu-thiem-giat-minh-dat-vang-thu-thiem-gia-re-nhu-beo-450129.html [4]https://vtv.vn/trong-nuoc/ha-noi-buon-hiu-hat-bao-tang-nghin-ty-dong-2014121113592575.htm [5]https://thanhnien.vn/van-hoa/chu-tich-hdnd-tphcm-nguoi-dan-hoi-toi-nha-hat-danh-cho-nguoi-giau-hay-nguoi-ngheo-1012308.html [6]http://vneconomy.vn/thoi-su/viet-nam-se-co-96-san-golf-vao-nam-2020-20160307023523426.htm Xuân Dương | |||||||
Hộ chiếu xanh lá cây của Việt Nam đã thêm úa vàng Posted: 17 Oct 2018 11:29 AM PDT Trung Trinh Hộ chiếu xanh lá cây của Việt Nam đã thêm úa vàng sau khi xếp dưới cả Lào trong bảng xếp hạng mới nhất về giá trị quốc tịch của hãng tư vấn toàn cầu về quốc tịch và nơi cư trú Henley & Partners. Hộ chiếu xanh nước biển của Lào cho phép công dân của họ đi lại tự do tới 52 nước so với 51 nước mà công dân Việt Nam có thể tới thăm giữa lúc một số nước tư bản đang tỏ ra xét nét hơn với công dân của đất nước hình chữ S. Đây là thứ hạng hộ chiếu các nước ở Đông Nam Á trong bảng xếp hạng toàn cầu mang tên Henley mới được công bố trong tháng 10: 1. Singapore thứ hạng toàn cầu 2 số điểm đến miễn visa 189 2. Malaysia thứ hạng toàn cầu 10 số điểm đến miễn visa 180 3. Brunei thứ hạng toàn cầu 20 số điểm đến miễn visa 165 4. Đông Timor thứ hạng toàn cầu 54 số điểm đến miễn visa 98 5. Thái Lan thứ hạng toàn cầu 68 số điểm đến miễn visa 77 6. Indonesia thứ hạng toàn cầu 72 số điểm đến miễn visa 73 7. Philippines thứ hạng toàn cầu 75 số điểm đến miễn visa 66 8. Cambodia thứ hạng toàn cầu 87 số điểm đến miễn visa 54 9. Lào thứ hạng toàn cầu 89 số điểm đến miễn visa 52 10. Việt Nam thứ hạng toàn cầu 90 số điểm đến miễn visa 51 11. Myanmar thứ hạng toàn cầu 93 số điểm đến miễn visa 48 Việt Nam có thứ hạng 90 trên toàn cầu nhưng lại xếp sau tới 166 quốc gia khác do có nhiều nước đồng hạng vì có cùng số điểm đến được miễn thị thực. Chẳng hạn có tới bảy nước xếp hạng năm do công dân của họ cùng được đi tới 186 điểm đến mà không cần visa. Đó là các nước Anh, Áo, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg và Na Uy. Hộ chiếu Nhật Bản được cho là có giá trị nhất với 190 điểm đến miễn visa, thứ hai là Singapore với 189 và đồng hạng ba với 188 địa điểm miễn thị thực là Đức, Hàn Quốc và Pháp. Đồng hạng tư là năm nước châu Âu: Đan Mạch, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Ý. Trong bảng xếp hạng lần trước của Henley, Việt Nam đứng thứ 88, trên cả Lào và Cam Pu Chia. Tuy nhiên hơn sáu triệu dân Lào và khoảng 16 triệu dân Cam Pu Chia giờ đều có thể đến nhiều nước trên thế giới mà không cần visa so với 93 triệu người Việt Nam. Nước láng giềng cộng sản khổng lồ của Việt Nam, Trung Quốc, đã tiến lên 14 bậc so với bảng xếp hạng của hơn nửa năm trước khi đứng thứ 71 với quyền đi lại tự do tới 74 nước cho công dân của họ. Một cổ hai tròng Thứ hạng thấp và thụt lùi của Việt Nam giải thích tại sao tin này chưa và sẽ khó được báo chí Việt Nam quan tâm. Trong khi đó kênh Channel NewsAsia có trụ sở Singapore đưa tin đảo quốc này đã bị một đảo quốc khác, Nhật Bản, chiếm mất vị trí đầu bảng về giá trị của hộ chiếu. Bài báo đã được chia sẻ hơn 5.000 lượt chỉ riêng từ trang Channel NewsAsia nói Nhật Bản lấy được vị trí thứ nhất từ tay Singapore vì họ vừa có thêm được điểm đến miễn thị thực mới – Myanmar. Kênh này cũng đề cập tới chuyện Đức tụt từ hạng hai xuống hạng ba và cả Anh và Hoa Kỳ đều mất vị trí thứ tư sau khi rơi một hạng. Trước khi biết tin hộ chiếu xanh của Việt Nam giờ đứng sau 166 hộ chiếu khác, tôi biết một nhà báo Việt Nam vừa bị Anh từ chối visa dù được xem là một trong ba nhà báo trẻ xuất sắc trên thế giới theo một cuộc thi của Thomson Foundation và đã được bên mời bảo trợ và đài thọ mọi chi phí. Đây không phải là lần đầu Anh từ chối visa người tài năng hay nổi tiếng từ Việt Nam. Điều đáng buồn là ngay cả người Việt Nam cũng không coi người Việt Nam ra gì. Cách đây nhiều năm tôi muốn sang Nga đã có thể xin thị thực bằng đường bưu điện qua Đại sứ quán của họ ở London và thủ tục chỉ mất có chưa tới một tuần. Nhưng tới giờ một số đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài vẫn bắt công dân của mình lên tận nơi để làm thủ tục giấy tờ cho dù họ có ở cách nơi có đại sứ quán tới hàng trăm cây số như trường hợp màmột bạn mới chia sẻ trên trang Tôi và Sứ quán. Trang này được lập ra trên Facebook để các công dân Việt có thể chia sẻ trải nghiệm của họ với các đại sứ quán hay lãnh sự quán khác nhau. Một người khác than phiền trên Tôi và Sứ quán rằng họ xin miễn thị thực tại lãnh sự quán ở Sydney mà đợi tới ba tuần không có hồi âm trong khi gọi điện đến tận nơi hỏi cũng không có thông tin gì. Người khác nữa khuyên mọi người gọi đến lãnh sự quán Việt Nam ở New Zealand nên "bấm nút số 2 chọn nói chuyện bằng tiếng Anh - vì nếu chọn phím 1 nói tiếng Việt sẽ không bao giờ có ai nhấc máy". Họ cũng cảnh báo rằng các giấy tờ cần có để gia hạn hộ chiếu trên thực tế khác với những gì ghi trên trang mạng của lãnh sự quán và khi quy đổi lệ phí từ đô la ra tiền New Zealand, người ta thường tăng thêm vài đô la cho mỗi hồ sơ. Vậy ra dân Việt ta vẫn một cổ hai tròng, một cái quốc nội và một cái quốc ngoại. Thiện tai, thiện tai. Trung Trinh |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét