“Cãi chuyên và cãi không chuyên” plus 5 more |
- Cãi chuyên và cãi không chuyên
- Đánh tù nhân trong nhà giam: Vì sao Lưu Văn Vịnh phải lên tiếng thay cho Nguyễn Văn Đức Độ?
- Tân Tổng thống Maldives quyết tâm ‘thoát Trung’
- Tổng thống Philippines có thể bị xem là ‘tay sai’ của Trung Quốc
- Hé lộ thân thế binh sĩ Triều Tiên vượt “mưa” đạn trốn sang Hàn Quốc
- Mỹ tuyên bố không nhượng bộ Trung Quốc về Biển Đông, Đài Loan
Cãi chuyên và cãi không chuyên Posted: 19 Nov 2018 02:20 PM PST Thiện Tùng Cãihay Phản biện khác âm nhưng đồng nghĩa, dùng phản biện nghe có vẻ văn minh hơn. Cãi hay Phản biện khác ngôn từ nhưng cùng tính chất, là sự biểu hiện trái chiều về sự việc gì đó chớ chưa nói rõ nội dung.
Chữ Việt gẫm ra cũng phong phú, tùy ngữ/hoàn cảnh, chỉ cần thêm sau từ cãi một từ thôi thì có ngữ nghĩa khác nhau. Thuận chiều: cải cách, cải biên, cải tạo, cải tiến, cải táng… Nghịch chiều: cãi cọ, cãi vã… mang tích chất phản biện. Xã hội phải khuyến khích cãi mới tìm ra chân lý, mới phát triển được. Trong giao tiếp, phàm là người, ai cũng có quyền cãi những gì mình cho là không đúng. Luật sư chuyên nghiệp khi tranh cãi chủ yếu dựa vào pháp lý; những người không chuyên (tay ngang) khi tranh cãi chủ yếu dựa vào chân/đạo lý. Sưcó nghĩa là Thầy. Luật sư là Thầy cãi chuyên nghiệp. Muốn được công nhận luật sư, ít nhứt người ấy phải tốt nghiệp Đại học luật, am hiểu pháp luật hiện hành một cách tường tận để làm cơ sở trong tranh tụng. Những người không chuyên nghiệp, tranh cãi những gì trái với cảm nhận chủ quan của mình để góp phần tìm ra chân lý, chớ không phải cãi để quậy phá. Do hiểu vậy, Tùng tôi luôn động não, ưa cãi những gì mình cho là sai trái. Xin kể một số việc còn đọng lại trong tôi – moi ra từ trong ký ức: 1/ Trong chiến tranh chống Mỹ, cường độ khốc liệt, không có vùng căn cứ nào được xem là an toàn, ông Nguyễn Minh Đường, Bí thư Khu ủy Khu Trung Nam bộ chủ trì cuộc họp phát động phong trào thanh niên 3 khoan: khoan yêu, nếu đã yêu khoan cưới, nếu đã cưới khoan có con". Đến phần đóng góp ý kiến, tôi phát biểu:"Khoan cưới, khoan có con có thể thực hiện được, còn khoan yêu là vô duyên, không thể thực hiện, bởi vì yêu là bẩm sinh của con người, không phân biệt nam nữ, khi bắt đầu thành niên là họ đã rậm rật yêu, nếu không được đối phương đáp lại thì họ có quyền yêu đơn phương nữa kìa. Không cho yêu thể hiện ra ngoài thì họ để trong lòng ai mà biết được?. Cả đám đông bụm miệng cười không biết họ hoan hô hay đả đảo tôi. 2/ Trong cuộc vận động "Cần, kiệm, liên, chính, chí công vô tư". Sau bước diễn giả dẫn giải, tôi phát biểu: - "Chí công vô tư" có nghĩa là không vì lợi ích riêng, nói thế không thuyết phục. Làm không công sao? Vậy đấu tranh để làm gì?. "Phạm trù chung riêng" – trong cái chung có cái riêng, triệt tiêu hết những cái riêng thì đâu còn cái chung. "Nước mất nhà tan", sợ nhà tan nên chúng ta mới đấu tranh giữ nước (yêu nước), sợ bị nô lệ chúng ta mới dấn thân?. - Đó là lời dạy của cụ Hồ đó ông ơi ! - người ngồi cạnh nói nhỏ vào tai tôi. - Sao tôi lại không biết, không vừa ý nói ra để tham khảo vậy thôi – tôi nói lại. Cả hội trường im thinh thít. 3/ Năm 1984, kinh tế tuột tận đáy, nhân dân đói khổ, tại hội trường Ba Đình, kết thúc bài phát biểu, ông Trần Phương động viên bằng câu khẩu hiệu "Vì tương lai con em chúng ta". Khi thảo luận tổ tôi nói: - Nên cải sửa câu khẩu hiệu ấy vì nó không thiết thực: Con em chúng ta đang ăn theo chúng ta, không lo cho chúng ta thì chết chùm?. - Theo anh thì đổi nó thế nào cho thiết thực – Tổ trưởng vặn hỏi. - "Cho hôm nay và cho mai sau" - tôi nói Thế là ông ấy ghi ghi gì đó chẳng nói chẳng rằng. 4/ Cuối 1985, dịp ra Hà nôi dự hội nghị, Ông chín Tố Hữu, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là phó Thủ tướng),rủ tôi và anh Ba Dần tối đến nhà Ông chơi – chúng tôi nhận lời. Đêm ấy, sau chuyện thăm hỏi qua lại, ông Tố Hữu than: - Giá cả vọt lên quá…!. - Giá lên hay tiền xuống? – tôi hỏi lại ngay rồi dẫn dụ: Xe chạy, người ngồi trên xe nhìn xuống đường thấy đường chạy ngược chiều xe rồi nói đường chạy là "thầy chạy". Thử dừng xe lại xem. Vậy giá lên hay tiền xuống? Tiền in phát ra đầy đàng, hàng vắng bóng. Bắt mạch không đúng trị ẩu là chết ngưới. Chính Ông và ông Trần Phương bày ra vụ "Giá, Lương, Tiền" còn than cái nỗi gì !?. Ai đời đổi tiền 1 mới đổi 10 cũ, sau đó chỉ đạo tăng giá hàng lên 10 lần – giá trị đồng tiền mới có khác chi đồng tiền cũ – ăn gian lộ liễu. Ông Tố Hữu không rầy tôi nhưng ông không vui. Thấy mình nói thẳng như thế là bất kính, phạm thượng, tôi khều anh Dần rồi xin cáo lui. 5/ Họp giao ban hàng tuần do Tỉnh ủy tổ chức tại hội trường Chương Dương, anh Phạm Huấn cao hứng báo: - Đám đĩ điếm gọi đoạn cuối lộ Lý Thường Kiệt về hứng bến xe là "Dốc sương mù", gọi Xóm Tre là "Thung lũng Tình yêu". Mới đêm qua đây, lực lượng Công an bắt quả tang 1 con đĩ hành dâm với 3 thằng điếm. Đã nhốt con đĩ vào trại giam, công an đang điều tra". - Cớ sao không bắt 3 thằng điếm, làm như thế liệu có công bằng không? – tôi hỏi. - Ở các lĩnh vực khác còn không có sự công bằng hà huống lĩnh vực nầy - Một ai đó xen vào. Anh Phạm Huấn chỉ còn cười trừ. Một xã hội văn minh, mọi người phải "sống và hành động theo pháp luật" (Hiến pháp và những luật cụ thể hóa Hiến pháp). Để buộc mọi người sống và hành động theo pháp luật, ngoài Tòa án, còn cần có đội ngũ luật sư để góp phần tranh biện nhằm hạn chế đến mức thấp nhứt án oan sai. Cũng đường đường như ai, ở Việt Nam không những đủ mà có thừa pháp luật, có đội ngũ luật sư hùng hậu. Theo luật sư Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Đến cuối năm 2014, tổng số luật sư của cả nước là 8.928 luật sư (Hà nội 2.379, TP HCM 3.756).Thế tại sao, ở VN án oan sai ngày một nhiều đến thế. Theo người viết dọ: Dưới thể chế Độc tài Đảng trị, pháp luật để cai trị dân, còn những thành viên của Đảng (đảng viên) sống ngoài vòng pháp luật, họ có luật riêng đó là Điều lệ Đảng. Lập pháp, Hành Pháp, Tư pháp và lãnh đạo các Đoàn thể gần như hầu hết là đảng viên, đó là những cánh tay nối dài của Đảng.Trong việc xử án, Đảng thủ vai đạo diễn, Tòa án hay luật sư chỉ là những viễn viên phải phục tùng tuyệt đối những gì đạo diễn hướng dẫn - ai cả gan làm trái : "trảm". Không cãi được trước Tòa, luật sư hay những "tay ngang" ức quá ra ngoài cãi. Đứng dưới đất cãi chưa đã lên không gian mạng cãi. Đũ gan ghi rõ chính danh, yếu gan thì ngụy danh – thế thôi, đời mà?. Thay lời kết Ông Vua có đôi tai Lừa, luôn đội nón che tai. Khi hớt tóc phải lột nón ra, còn giấu gì được với thợ hớt tóc. Thế rồi Vua dặn thợ hớt tóc không được tiết lộ ông có đôi tai Lừa. Không nói được sự thật, ức quá, thơ hớt tóc đào cái hố sâu rồi xuống đó mở hết công suất "Ông Vua có đôi tai Lừa!". Không ngờ trên miệng hố có người trộm nghe. Thói thường, chuyện lạ truyền theo cấp số nhân, lộ mẹ hết ráo. 19/11/2018 T.T | ||||
Đánh tù nhân trong nhà giam: Vì sao Lưu Văn Vịnh phải lên tiếng thay cho Nguyễn Văn Đức Độ? Posted: 19 Nov 2018 02:11 PM PST Tuấn Khanh Trong lời tường thuật từ gia đình của các tù nhân lương tâm (TNLT) Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ thì từ ngày 5/10/2018, sau khi bị 3 tù cùng phòng đánh đập đến mức bất tỉnh, anh Nguyễn Văn Đức Độ vẫn không kể gì cho gia đình. Bị đánh nhiều quá, anh Độ đạp cửa phòng, gọi cán bộ đến can thiệp và xin đổi sang phòng giam khác nhưng vẫn bị từ chối. Anh Độ lại tiếp tục bị đánh đến mức phải đưa đi bệnh xá. Mãi đến ngày 15/11/2018, anh Lưu Văn Vịnh hay chuyện, báo cho gia đình của anh, và nhắn rằng phải lên tiếng cho anh Độ, thì lúc đó mọi người mới biết. Tình trạng TNLT bị đánh trong trại giam xảy ra rất nhiều. Nhưng phần lớn các TNLT đều không có những phản ứng tức thì. Chẳng hạn như TNLT Hoàng Bình, anh bị đánh đến bầm hai mắt nhưng không nói gì, ngay cả khi gặp gia đình, đến cả tháng sau gia đình mới biết. Nguyễn Viết Dũng và Nguyễn Văn Hóa cũng vậy, hơn tháng sau gia đình mới được nghe họ kể lại. Thậm chí nhạc sĩ Việt Khang mãi đến khi mãn hạn tù, gia đình mới biết những tháng đầu anh ở trong trại cũng bị vô cớ hành hung. Khang khi bị giam chung với những tù nhân hung dữ và tìm cách gây gỗ, anh đã biết mọi chuyện rồi sẽ rất xấu nên luôn quay mặt vào tường đọc kinh thầm trong suy nghĩ, tránh va chạm. Ấy vậy mà nửa đêm, anh vẫn bị một tù nhân nhảy tới đạp đập đầu vào tường, mũi đầy máu. Tù nhân ấy vừa chửi thề vừa nói Khang đọc kinh làm phiền. Trong chuyến thăm TNLT Trần Thị Nga mới đây ở trại Gia Trung, khi nói chuyện với ông Lương Dân Lý về đơn khiếu nại đang có những lời đe dọa hành hung, thậm chí đòi giết chết chị Trần Thị Nga trong trại, cán bộ quản giáo đã nói rằng không có chuyện để cho tù thường phạm đánh đập hay đe dọa Trần Thị Nga. Nhưng khi ông Lương Dân Lý hỏi lại rằng "Vậy các anh nghĩ rằng Trần Thị Nga có thể tự bịa ra chuyện này sao?", khi ấy các cán bộ mới im lặng, không nói tiếp nữa. Nhưng vì sao có rất nhiều trường hợp TNLT bị tù thường phạm đánh đập nhưng họ không lên tiếng ngay để tố cáo, mà chỉ kể lại như chuyện đã rồi? Ngoài các trường hợp như TNLT Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Nọc Như Quỳnh… là lên tiếng ngay khi có sự cố, nhưng rất nhiều người thì cho qua. TNLT Hoàng Bình khi kể lại với gia đình, anh nói rằng biết rõ những tù thường phạm này gây hấn và đánh anh, vì có sự xếp đặt của cán bộ. Không phải vì sợ hãi, mà Hoàng Bình không muốn gia đình quá lo lắng, cũng như anh biết qua thời gian, những tù thường phạm này cũng sẽ thay đổi thái độ vì thật sự giữa anh và họ thật sự không có thù oán gì. Nhiều TNLT cũng giống như Hoàng Bình, đều thường im lặng vì không muốn gia đình mình sợ hãi. Và kế đến họ không mang nặng thù hằn, thậm chí còn trở thành người trò chuyện và hướng dẫn cho những người cố tình gây hấn với mình. Thậm chí có trường hợp khi hiểu những tù thường phạm đó cùng quẩn và khó khăn, họ cũng chia sẻ thức ăn, đồ dùng thêm cho những người đó. Trường hợp TNLT Nguyễn Tiến Trung (chịu án từ 2010-2014), khi chứng kiến anh tập võ, các tù thường phạm đến nhờ anh dạy, và cũng từ đó mà họ tiết lộ về những chuyện họ được dặn phải làm, bao gồm chuyện phải đánh "dằn mặt" Việt Khang, chẳng hạn. Câu chuyện về việc đánh đập, sách nhiễu TNLT Nguyễn Văn Đức Độ, Lưu Văn Vịnh vào tháng 11/2018, qua lời kể của chị Lê Thị Thập, vợ anh Lưu Văn Vịnh, dưới đây là một ví dụ. | ||||
Tân Tổng thống Maldives quyết tâm ‘thoát Trung’ Posted: 19 Nov 2018 02:00 PM PST
Sau khi làm lễ nhậm chức ngày 17.11, tân Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng do nợ Trung Quốc và nhờ đến Ấn Độ giúp đỡ. Ông Solih chiến thắng người tiền nhiệm - Abdullah Yameen có quan điểm thân Trung Quốc - trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 9. Maldives là một trong nhiều quốc gia "ôm nợ" khi nhận nhiều khoản vay phát triển cơ sở hạ tầng từ cường quốc châu Á. Tân Tổng thống phát biểu ngay sau khi tuyên thệ: "Khi tôi nhậm chức, tình hình đất nước đã bất ổn. Thiệt hại gây ra bởi những dự án chỉ phục vụ cho lý do chính trị là rất lớn. Quốc khố mất hàng tỉ rufiyaa (tiền Maldives) do tham nhũng ở mọi cấp". Đội ngũ của ông Solih được cho biết nước này nợ Trung Quốc đến 1,5 tỉ USD. Con số này có thể cao hơn. Lễ nhậm chức của ông Solih có sự góp mặt của Bộ trưởng Văn hóa - Du lịch Trung Quốc Lạc Thụ Cương. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là vị khách nước ngoài cấp cao nhất được mời tham dự. Trong cuộc gặp sau đó, Tổng thống Solih thông tin đến Thủ tướng Modi tình hình kinh tế "nghiêm trọng" mà ông phải đối mặt khi nắm quyền. Nhà lãnh đạo New Delhi đã cam kết giúp đỡ. Tuyên bố chung cho biết: "Hai nhà lãnh đạo lưu ý đến khả năng phục hồi mối quan hệ song phương, đồng thời bày tỏ tin tưởng mạnh mẽ trong đổi mới hợp tác cùng tình hữu nghị". Maldives là điểm nóng trong cạnh tranh Ấn - Trung. Chính quyền New Delhi dưới thời Thủ tướng Modi đã có những động thái quyết đoán hơn nhằm duy trì ưu thế chiến lược về mặt địa lý ở Ấn Độ Dương. Trong khi đó, Trung Quốc xem Maldives là một trong những trạm quan trọng trong "Con đường tơ lụa trên biển" đi qua Ấn Độ Dương. Với số tiền đầu tư lẫn lượng du khách khổng lồ, Bắc Kinh có vai trò quan trọng về mặt kinh tế đối với quốc gia Nam Á này. Đặc biệt, hai bên đã ký thỏa thuận thương mại tự do (FTA). Cẩm Bình (theo Reuters, SCMP) https://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/tan-tong-thong-maldives-quyet-tam-thoat-trung-101228.html | ||||
Tổng thống Philippines có thể bị xem là ‘tay sai’ của Trung Quốc Posted: 19 Nov 2018 01:55 PM PST
Một nhà phân tích an ninh quốc phòng Philippines đã cảnh báo: Tổng thống Rodrigo Duterte và các đồng minh có thể bị phe đối lập xem là "tay sai" của Trung Quốc, vì ông Duterte vẫn còn phải chờ "hưởng lộc" từ lời hứa của lãnh đạo Trung Quốc. Theo Reuters ngày 19.11, hai năm sau khi Tổng thống Philippines tuyên bố "ly dị" với đồng minh Mỹ để xoay qua quan hệ thân cận với Trung Quốc, ông Duterte vẫn chưa nhận được lợi lộc gì từ quyết định này. Hãng tin Anh nhắc sau chuyến thăm Bắc Kinh hồi năm 2016, Tổng thống Duterte về nước với lời hứa của lãnh đạo Trung Quốc rằng sẽ đầu tư và cho vay 24 tỉ USD, để ông Duterte thực hiện chương trình phát triển - nâng cấp cơ sở hạ tầng, mà chính phủ Philippines đã đặt tên là "Xây, Xây và Xây". Ông Duterte nhận được lời hứa đó chỉ vài tuần sau khi ông tuyên bố Washington đối xử với Philippines như với một con chó, và tốt nhất nước ông nên lập quan hệ với Trung Quốc. Nhưng theo Reuters, lời hứa của Trung Quốc chỉ mới được thực hiện một phần nhỏ, và ông Duterte bị chỉ trích rằng ông đồng lõa khi cho phép Trung Quốc đe dọa chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Philippines, và bị Bắc Kinh bỏ mặc khi ông đối mặt với tình cảnh khó khăn mà không giúp đỡ gì. Trong bối cảnh đó, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Manila trong tuần này, ông Duterte sẽ cần ông Tập hứa chi tiền, để giúp ông Duterte biện hộ cho những nhượng bộ địa - chính trị đối với một đối thủ lịch sử, theo nhận định của nhà phân tích an ninh - quốc phòng Richard Heydarian (sống và làm việc ở Manila). Ông Heydarian nói: "Nếu không, thì chúng tôi có thể kết luận rằng chẳng được gì cả, và Philippines đã bị lừa. Tính ngây thơ của ông Duterte với Trung Quốc đã là một cú bổ lưới chiến lược của Trung Quốc, không còn nghi ngờ gì nữa". Trong chương trình "Xây, Xây và Xây", trung tâm chiến lược kinh tế của Tổng thống Philippines liên quan 75 dự án mà một nửa là từ vốn vay của Trung Quốc, hoặc do Trung Quốc đầu tư. Nhưng theo các tài liệu mà chính phủ Philippines đăng lên trang web chính thức (Reuters đã xem) thì mới chỉ động thổ 3 dự án - xây 2 chiếc cầu và một hệ thống tưới tiêu, có tổng trị giá 167 triệu USD. Các dự án còn lại gồm 3 dự án đường sắt, 3 tuyến đường bộ cao tốc và 9 chiếc cầu vẫn còn ở các giai đoạn lên kế hoạch và xét kinh phí, hoặc chờ sự phê chuẩn của chính phủ Trung Quốc về tài chính, hoặc chờ sự giới thiệu các nhà thầu Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các dự án lớn mà hai bên đã nhất trí "đang xúc tiến và tiếp tục đạt những kết quả tích cực". Trong tuyên bố gởi e-mail đến Reuters, Bộ khẳng định Trung Quốc muốn tăng cường thương mại và đầu tư, "quảng bá sớm sự khởi công các công trình xây dựng đã được chấp thuận". Theo Cục Thống kê Philippines, trong nửa đầu năm 2018, Trung Quốc mới thực hiện đầu tư 33 triệu USD ở Philippines, và thương mại giữa Trung Quốc - Philippines đã tăng đáng kể, nhưng các dữ liệu cho thấy hoạt động này đem lại nhiều lợi lộc hơn cho Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc xuất qua Philippines tăng 26% trong 9 tháng đầu năm 2017, trong khi hàng hóa Philippines xuất qua Trung Quốc chỉ tăng 9.8 %. Bên cạnh đó, khoản đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đạt 181 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2018, tăng so với 28,8 triệu USD trong toàn năm 2017, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Philippines. Vẫn theo Reuters, ông Duterte ngày càng tỏ thái độ nghiêng hẳn về Trung Quốc, gồm nói công khai rằng ông "yêu" ông Tập, và từng nói đùa rằng Philippines có thể trở thành một tỉnh của Trung Quốc Nhiều người dân Philippines cùng các nhà ngoại giao, các luật sư quốc tế đã bức xúc, khi ông Duterte thậm chí không đề cập với Trung Quốc về phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) hồi năm 2016, đã tuyên xử Philippines thắng kiện và không công nhận việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông. Thay vào đó, ông Duterte đang muốn cùng Trung Quốc khai thác khí đốt ở Biển Đông. Một số nghị sĩ lo ngại, như thế là công nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở một đảo tranh chấp mà PCA đã tuyên Trung Quốc không có chủ quyền. Theo Reuters, ông Duterte còn phản đối các nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) muốn phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, như khi nói chuyện bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN, nhà lãnh đạo Philippines đã nói: "Trung Quốc đã ở đó, và đây là một thực tế. Hành động quân sự cứng rắn sẽ khiến Trung Quốc có phản ứng đáp trả. Tôi không bận tâm mọi người sa vào chiến tranh, nhưng trừ phi Philippines nằm giữa cuộc chiến đó. Nếu nổ súng ở đó, đất nước chúng tôi sẽ phải chịu đựng trước tiên". Nhà phân tích an ninh - quốc phòng Heydarian nói rằng nếu Tổng thống Duterte không thể chứng minh được lợi ích kinh tế khi ông chơi với Trung Quốc, thì thế lực của ông sẽ bị suy yếu trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2019, vốn là cuộc bầu cử có thể quyết định thành bại trong vai trò tổng thống của ông. Để có cơ hội thực hiện các chính sách, Tổng thống Duterte sẽ cần các đồng minh nhằm chiếm thế đa số ở Quốc hội và Thượng viện Philippines ở cuộc bầu cử giữa kỳ đó, nhằm bảo đảm các luật của chính phủ được thông qua, để ông có thể tiến hành các cải tổ nhằm làm tăng nguồn thu, thu hút đầu tư và tạo ra việc làm chất lượng cao. Ông Heydarian nói: "Nếu sau chuyến thăm của ông Tập, Trung Quốc vẫn chưa đầu tư mạnh vào Philippines, nếu hoạt động cải tạo đất - quân sự hóa trên Biển Đông của Bắc Kinh sẽ chỉ tiếp tục chứ không giảm xuống, chúng ta sẽ đứng trước một tình hình mà ông Duterte sẽ phải chịu sức ép tối đa. Phe đối lập sẽ dùng điều đó để dán nhãn ông Duterte và đồng minh của ông ấy là những tay sai của Trung Quốc". Vĩnh Thụy (theo Reuters) https://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/tong-thong-philippines-co-the-bi-xem-la-tay-sai-cua-trung-quoc-101304.html | ||||
Hé lộ thân thế binh sĩ Triều Tiên vượt “mưa” đạn trốn sang Hàn Quốc Posted: 19 Nov 2018 01:49 PM PST Binh sĩ Triều Tiên từng vượt qua "mưa" đạn của đồng đội để trốn sang biên giới Hàn Quốc vào cuối năm 2017 đã chia sẻ về lòng trung thành của giới trẻ với chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Vào tháng 11/2017, Oh Chong-song, một binh sĩ Triều Tiên, đã gây chấn động dư luận khi thực hiện màn đào tẩu nguy hiểm qua khu vực biên giới ở làng đình chiến Panmunjom, nơi chia tách Hàn Quốc và Triều Tiên. Thông thường các binh sĩ Triều Tiên rất hiếm khi đào tẩu qua khu vực này vì đây là nơi được vũ trang dày đặc với binh sĩ hai nước canh gác thường xuyên. Binh sĩ Oh lái xe jeep chạy qua trạm kiểm soát an ninh để di chuyển về phía Đường Ranh giới Quân sự (MDL). Sau khi bánh xe có dấu hiệu trục trặc, Oh đã bước ra khỏi xe và lao về phía biên giới Hàn Quốc. Ngay lập tức, 4 binh sĩ Triều Tiên khác rượt đuổi và nã hơn 40 phát đạn để khống chế Oh. Sau khi Oh bị trúng đạn và nằm bất tỉnh, các binh sĩ Hàn Quốc đã trườn trên mặt đất để kéo Oh tới nơi an toàn và đưa binh sĩ Triều Tiên tới bệnh viện. Trải qua quá trình điều trị tại bệnh viện ở Hàn Quốc, Oh đã hồi phục sức khỏe. Gần đây, Oh đã có cuộc phỏng vấn với báo Sankei Shimbun (Nhật Bản) và đây là cuộc phỏng vấn đầu tiên của binh sĩ Triều Tiên đào tẩu với truyền thông. Oh Chong-song, 25 tuổi, cho biết anh là con trai của một thiếu tướng trong quân đội Triều Tiên. Theo Sankei, các quan chức tình báo Nhật Bản cũng đã xác định danh tính của Oh. Mặc dù sinh ra trong một gia đình có nền tảng "cao quý" và tự nhận mình thuộc "tầng lớp trên", song Oh cho rằng mình không trung thành với lãnh đạo Triều Tiên. "Tại Triều Tiên, người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, thờ ơ với nhau, không quan tâm tới chính trị và lãnh đạo của họ, và không có sự trung thành", Oh cho biết. Chia sẻ với báo Nhật Bản, Oh nói rằng anh "không quan tâm" tới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-un và cũng không muốn biết các bạn của anh cảm thấy thế nào về việc này. Oh phủ nhận thông tin từ truyền thông Hàn Quốc nói rằng anh bị truy nã vì tội giết người ở Triều Tiên. Binh sĩ Triều Tiên cũng khẳng định anh không hối tiếc vì đã đào tẩu.
Theo Sankei, vào hôm diễn ra vụ đào tẩu, Sankei đã uống rượu sau khi xảy ra một số mâu thuẫn với các bạn. Trên đường trở về trạm gác ở biên giới, Oh đã lái xe vượt qua một chốt kiểm tra an ninh, song do lo ngại bị trừng phạt, Oh tiếp tục cho xe chạy qua. "Tôi lo sợ mình sẽ bị xử tử nếu tôi quay trở lại, vì thế tôi đã vượt qua biên giới", Oh cho biết. Binh sĩ Oh nói rằng anh hiểu lý do vì sao những đồng đội cũ buộc phải nổ súng bắn khi phát hiện anh trốn qua biên giới. "Nếu họ không bắn, họ có thể bị phạt nặng. Vì thế nếu tôi là họ, tôi cũng sẽ làm tương tự", Oh nói thêm. Một đoạn video ngắn do Sankei đăng tải cho thấy Oh trò chuyện bằng chất giọng Triều Tiên nhẹ nhàng. Tuy nhiên, gương mặt của Oh không được lộ diện. Dù mỗi năm có hàng nghìn người Triều Tiên đào tẩu qua Hàn Quốc nhưng rất ít người lựa chọn băng qua khu phi quân sự ở biên giới liên Triều. Hầu hết 30.000 Triều Tiên đào tẩu đều trốn sang nước láng giềng Trung Quốc, sau đó đến các nước như Thái Lan, Mông Cổ, nơi họ sẽ được bàn giao cho Seoul. Thành Đạt Theo SCMP https://dantri.com.vn/the-gioi/he-lo-than-the-binh-si-trieu-tien-vuot-mua-dan-tron-sang-han-quoc-20181119163749881.htm | ||||
Mỹ tuyên bố không nhượng bộ Trung Quốc về Biển Đông, Đài Loan Posted: 19 Nov 2018 01:42 PM PST Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết nước này vẫn muốn duy trì hợp tác ngoại giao cấp cao với Trung Quốc, tuy nhiên Washington sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh trong các vấn đề về Biển Đông và Đài Loan. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét