“NGOÀI MẶT TƯƠI CƯỜI – TRONG BỤNG DAO GĂM ” plus 11 more |
- NGOÀI MẶT TƯƠI CƯỜI – TRONG BỤNG DAO GĂM
- Lê Thu Hà bị CSVN tống sang Bangkok ngay khi về đến Nội Bài
- CUỘC ĐẤU TRANH NÀY
- Việt Nam khởi tố nhà bất đồng chính kiến Công giáo về tội xúc phạm quốc kỳ
- Chống ‘tiêu cực’, Chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng bị tước đảng tịch
- TÔI XUẤT CẢNH
- Du khách TQ tổ chức lễ dựng cờ ở đảo Ba Ba, Hoàng Sa
- VÌ SAO BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG BỊ “BẤT LỰC” TRƯỚC MẠNG XÃ HÔI?
- Xử phúc thẩm nhà báo độc lập Đỗ Công Đương: Y án 4 năm tù giam
- Vì hai nước lớn tranh cãi: Hội nghị Apec 2018 kết thúc không Tuyên bố chung
- Biển Đông sẽ là mồ chôn Trung Cộng khi bố già Trump tước “quân cờ đen IRAN” của Tập Chủ tịch
- Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự mới trên quần đảo Hoàng Sa
NGOÀI MẶT TƯƠI CƯỜI – TRONG BỤNG DAO GĂM Posted: 21 Nov 2018 03:25 PM PST Phạm Trần Đã có những chỉ dấu Cộng sản Việt Nam chỉ còn ngoài mặt giữ chuyện Biển Đông để được sống chung hòa bình với Trung Cộng. Chuyện này đã xẩy ra trong một chuỗi những hoạt động của hai nước tại một số diễn đàn quốc tế và giữa hai bên. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 diễn ra tại Singapore từ ngày 13-15/11/2018, Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu về tình hình Biển Đông. Nội dung được cổng thông tin chính phủ phổ biến viết rằng: "Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ và được nhiều nước đồng tình về tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC. (Chinhphu.vn, ngày 16-11-2018)(chú thích: DOC, Declaration of Conduct : Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông. COC, Code of Conduct, Bộ Quy Tắc) Tuy nhiên, khi nói lời tuyên bố của ông Phúc "được nhiều nước đồng tình"mà không nêu tên nước nào trong số 9 nước còn lại trong khối ASEAN đã gây ra sự hoài nghi về tính xác thực của vấn đề. Nhưng tuyên bố của ông Phúc không có gì mới mà chỉ lập lại quan điểm cố hữu của Việt Nam đã được nói đi nói lại trong nhiều năm qua. Ông Phúc cũng không trực tiếp đối kháng Trung Cộng là nước đã quân sự hóa Biển Đông và sẵn sàng tấn công các vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa bất cứ lúc nào. Cũng có mặt ở Singapore nhưng Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường, giống như các viên chức khác của Bắc Kinh trước đây, đã không bình luận tuyên bố của ông Phúc, vì ông Phúc tránh không dám nêu đích danh Trung Cộng là thủ phạm đang gây ra "diễn biến phức tạp" ở Biển Đông. Một tin của Zing.VN ngày 14/11/2018 viết:"Lên tiếng tại cuộc họp (riêng với ASEAN), ông Lý Khắc Cường cho rằng ASEAN và Trung Quốc chưa bao giờ né tránh các bất đồng giữa hai bên. Ông khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với tất cả các nước ASEAN để hoàn thành quá trình tham vấn về COC trong 3 năm tới." Nhưng tại sao phải đợi tới 3 năm nữa, tức năm 2021, Trung Hoa mới có thể "hoàn thành quá trình tham vấn" với ASEAN, thay vì thương thuyết ngay lập tức ? Nên biết các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Cộng đã thông qua dự thảo khung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ngày 06/08/2017 ở Manila, Phi Luật Tân, sau nhiều năm trì hoãn. Trung Hoa nhiều lần nói rằng Bắc Kinh chỉ thảo luận về COC với ASEAN khi nào không còn sự can thiệp từ bên ngoài, một cách ám chỉ đến các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông. Giờ đây, sau những căng thẳng và khác biệt lập trường giữa Mỹ và Trung Cộng về tình hình Biển Đông đã diễn ra ngày 09/11/2018 tại Bộ Ngoại giao Mỹ giữaDương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chánh văn phòng Uỷ ban công tác ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Ngoại trưởng Michael Pompeo. Sau đó, giữa Phó Tổng thống Michael Pence và Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC ở Papua New Guinea ngày 16/11/2018, không ai có thể biết tương lai COC sẽ đi về đâu, hay chằng bao giờ xẩy ra. Tại Hoa Thịnh Đốn, ông Dương Khiết Trì nói :"Trung Quốc đã khẳng định lập trường chính thức về vấn đề này, và muốn nói rõ rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Trường Sa và vùng nước chung quanh. Trên phần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã thực hiện công tác xây dựng một số cơ sở dân sự và quân sự quốc phòng. Đây hoàn toàn phù hợp với quyền bảo vệ và tự vệ theo đúng luật pháp quốc tế chứ không dính dáng gì đền điều gọi là quân sự hóa." Tại APEC ( Asia-Pacific Economic Cooperation, Tổ chức Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương ), Phó Tổng thống Pence đã lập lại lập trường cố hữu của Mỹ ở Biên Đông. Ông nói:"And you can be confident: The United States of America will continue to uphold the freedom of the seas and the skies, which are so essential to our prosperity. We will continue to fly and sail wherever international law allows and our national interests demand; harassment will only strengthen our resolve. We will not change course. And we will continue to support efforts within ASEAN to adopt a meaningful and binding code of conduct that respects the rights of all nations, including the freedom of navigation, in the South China Sea." (Tài liệu Tòa Bạch Ốc, ngày 16/11/2018) (Tạm dịch:"Qúy vị có thể tin tưởng rằng: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì tự do trên biển và không phận, nguồn thịnh vượng cốt lõi của tất cả chúng ta. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, lướt sóng ở bất kỳ nơi nào luật pháp Quốc tế cho phép, và vì quyền lợi quốc gia của chúng tôi. Đe dọa chỉ làm tăng thêm quyết tâm của chúng tôi, và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi hướng đi. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của khối ASEAN đạt tới thỏa thuận Bộ Quy tắc ứng xử có ý nghĩa là tôn trọng quyền của mọi quốc gia, bao gồm cả quyền tự do hàng hải ở Biển Đông." TẠI SAO CHỈ BIÊN GIỚI ? Như vậy, trong khi Trung Cộng nói rõ lập trường của họ ở Biển Đông để khẳng định "quyền chủ quyền" theo chủ quan không có bằng chứng pháp lý, thì Hoa Kỳ muốn chống lại chủ trương này để bảo vệ đường giao thông trên vùng biển huyết mạch của Thế giới. Nhưng Việt Nam, nạn nhân trực tiếp của chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng ở Biển Đông đang đứng ở đâu giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh ? Hỏi vậy, nhưng ai cũng biết đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức duy nhất cai trị độc quyền và độc tài đã buông xuôi vận mệnh của họ từ lâu trong trận đồ Biển Đông. Sự có mặt của Quân đội CSVN trên 21 vị trí mong manh ở Trường Sa chẳng nghĩa lý gì nếu Trung Cộng muốn đánh chiếm. Do đó, chẳng ai ngạc nhiên khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bị nhận diện là người thân và chịu phục tùng Bắc Kinh trong mọi động tác ở Biển Đông. Cách hành xử nhu nhược của ông Trọng trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng ngang nhiên vào tìm dầu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong 75 ngày (từ 2/5 đến 16/07/2014) là một bằng chứng. Vì vậy, càng không ngạc nhiên khi thấy Bộ Quốc phòng Việt Nam, riêng biệt Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một người được coi là thân Trung Cộng khác, và báo, đài nhà nước đã rùm beng ca ngợi cuộc Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần 5 tổ chức từ ngày 19-21/11/2018 tại tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Tướng Vịnh, con trai của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói với báo Tin Tức thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN, 16/11/2018) :"Cuộc giao lưu nào cũng thu hút sự ủng hộ, tạo được sự phấn khởi cho người dân vùng biên, vì đối tượng trung tâm của giao lưu quốc phòng biên giới là nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc giáp biên giới. Các chương trình Giao lưu biên giới Quốc phòng nhằm giúp nhân dân có một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và được quản lý chặt chẽ; để người dân tham gia Giao lưu có niềm tin vào quan hệ bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc." Ông Vịnh nói thêm:"Giao lưu biên giới luôn đi liền với hội đàm giữa hai bên, trong đó nội dung quan trọng nhất là bàn giải pháp quản lý tốt khu vực biên giới tốt, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực sự trở thành những người chăm lo, xây dựng, bảo vệ đường biên giới của chính họ. Vì vậy, nhân dân ở các địa phương của Việt Nam - Trung Quốc giáp biên đều rất hồ hởi, phấn khởi." Đoàn Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn. Đoàn Trung Quốc do Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc làm Trưởng đoàn. BIẾT MỘT DỐT MƯỜI Cao rao như thế nhưng tướng Vịnh, người đứng đầu khối đối ngoại Quốc phòng của Quân đội có biết rằng, tướng Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa từng tuyên bố ngày 25/10/2018 tại Diễn đàn Hương Sơn - Bắc Kinh:"Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ, dù chỉ một phân phần lãnh thổ của mình, cho dù là đảo Đài Loan hay vùng tranh chấp trên Biển Đông." (China will never give up an inch of its territory, whether the self-ruled island of Taiwan it claims as its own, or in the disputed waters of the South China Sea." (hãng Thông tấn Reuters) Ngoàii ra báo Giáo dục Việt Nam ngày 25/10/2018 còn dẫn lời Thông tấn xã Đài Loan (CAN, Central News Agency), theo đó tướng Ngụy Phượng Hòa còn nói:"Trung Quốc vẫn là nước lớn duy nhất trên thế giới chưa thống nhất lãnh thổ, quân đội Trung Quốc luôn luôn khắc cốt ghi tâm: lãnh thổ thiêng liêng của tổ tông để lại một tấc cũng không được để mất, cái gì của người khác một mẩu cũng không cần. Các đảo ở Biển Đông từ xưa tới nay là lãnh thổ Trung Quốc, do tổ tông để lại, một tấc cũng không để mất. Trung Quốc xây dựng trên các đảo ở Biển Đông là thực hiện chủ quyền và quyền tự vệ quốc gia, không liên quan gì đến quân sự hóa." Như vậy thì khi tổ chức liên hoan hợp tác Quốc phòng biên giới với Trung Cộng ở Cao Bằng thì liệu Bộ Quốc phòng nói riêng và đảng CSVN và ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói chung, có còn nhớ đến trên dưới 40,000 đồng bào và binh sỹ đã chết và bị tàn sát bởi Quân Trung Cộng trong cuộc chiến biên giới năm 1979 ? Điều mà Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ Trung Hoa thời đó nói là "dạy cho Việt Nam môt bài học" đã xẩy ra đẫm máu tại 6 Tỉnh gồm Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Nhưng cuộc tấn công của 600,000 quân Trung Cộng không chỉ diễn ra trong 30 ngày, kể từ rạng sáng ngày 17/02/1979 mà sau đó đã kéo dài cho đến năm 1990 ở chiến trường máu chảy thành song ở Vỵ Xuyên (Hà Giang). Vậy mà, nếu không cúi đầu trước Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa thì tại sao cho đến bây giờ, 39 năm sau, ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN vẫn không dám để dân và đồng đội của những người lính đã hy sinh tổ chức truy niệm và ghi ơn họ ? Liệu có mũi dao nào sắc hơn mà đảng CSVN chưa thấy sau những nụ cười của người phương Bắc trong cuộc giao lưu Quốc phòng Việt-Trung từ 19 đến 21/11/2018 ở Cao Bằng ? -/- Phạm Trần (11/018) | ||||
Lê Thu Hà bị CSVN tống sang Bangkok ngay khi về đến Nội Bài Posted: 21 Nov 2018 03:24 PM PST BANGKOK, Thái Lan (NV) – Tin cho hay, ngay khi về đến phi trường Nội Bài vào đêm 20 Tháng Mười Một, cô Lê Thu Hà, 37 tuổi, cộng sự của Luật Sư Nguyễn Văn Đài, bị CSVN tống sang Bangkok, Thái Lan, chờ chuyến bay quay lại Đức. Cô Hà chỉ kịp nhắn cho mẹ, bà Hoàng Thị Bình Minh ở tỉnh Quảng Trị là "con đang chờ lấy hành lý" rồi gia đình bặt tin cô từ thời điểm đó. Tính đến thời điểm bất ngờ về nước, cô Lê Thu Hà đã đến Đức tị nạn được 5 tháng sau khi chính phủ Đức đón nhận cô định cư cùng với vợ chồng Luật Sư Đài. Ông Đài viết trên trang cá nhân hôm 21 Tháng Mười Một: "Khi về tới sân bay Nội Bài, chị Hà đã bị an ninh giữ lại và chờ chuyến bay tiếp theo đưa chị Hà trở lại Đức. Tôi đã nhận được tin chị Hà đã tới Bangkok, Thai Lan. Hiện nay, khi chị Hà về tới sân bay của Đức sẽ rất phức tạp, vì các giấy tờ chị Hà có đã gần hết hạn. Anh em bên Đức đang cố gắng can thiệp với các cơ quan hữu quan của Đức về việc của chị Hà." Không rõ chuyến bay quay lại Đức của cô Hà cất cánh lúc nào. Nhật báo Người Việt được biết, trước khi về Việt Nam, cô Hà vẫn đang trong giai đoạn học tiếng Đức và sống nhờ nhận tiền trợ cấp của chính phủ. Tin cô Hà đường đột trở về khiến giới hoạt động ở Việt Nam rúng động vì đây là lần đầu tiên có một nhà hoạt động quay về nước sau khi đã bị CSVN tống đi định cư, trong lúc giới dư luận viên luôn lập luận rằng tất cả những người tham gia tranh đấu "là vì muốn đi định cư nước ngoài". Nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các bình luận trên trang cá nhân hôm 21 Tháng Mười Một: "Điều đáng tiếc là cô Hà đã không loan báo về sự trở về của mình rơi vào trường hợp nào, nên không ai biết tình trạng tương lai của cô ra sao. Cô đã mất tích tại phi trường Nội Bài khi vừa đặt chân trở về Việt Nam. Tôi đã trò chuyện với một người bạn của cô Hà và được cho biết, từ khi đến Đức cô Hà có dấu hiệu sang chấn tâm lý. Cô hay thổ lộ nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, và nhớ Việt Nam. Cách đây 3 tháng, cô cho biết ý định sẽ trở về Việt Nam bất chấp rủi ro phải tiếp tục ngồi tù." Cô Hà được biết đến là phát ngôn nhân của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức chính trị đối kháng mà thời gian qua nhà cầm quyền CSVN đã tiến hành các phiên tòa kết án nặng nề đối với các thành viên chủ chốt. Cô bị bắt cùng Luật Sư Đài vào ngày 16 Tháng Mười Hai, 2015. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà phải đi lưu vong sau hai tháng nhà cầm quyền CSVN mở phiên tòa sơ thẩm (ngày 5 Tháng Tư, năm 2018) xử hai người này và bốn nhà hoạt động khác với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự năm 1999. Khi đó, Luật Sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, 49 tuổi, bị kết án 15 năm tù giam và 5 quản chế; cô Lê Thu Hà, 36 tuổi, bị kết án 9 năm tù. Cả hai đều không kháng cáo bản án sơ thẩm. Khuya ngày 7 Tháng Sáu, 2018, cô Hà và vợ chồng ông Đài được đưa thẳng từ trại giam B.14 của Bộ Công An CSVN lên máy bay đi sang Đức tị nạn. Thời điểm đó, thậm chí, gia đình cô không hề hay biết về tin này và chỉ biết đến nhờ mạng xã hội. (T.K.) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nha-hoat-dong-le-thu-ha-bi-csvn-tong-sang-bangkok/ | ||||
Posted: 21 Nov 2018 03:23 PM PST
Một câu hỏi mà người viết thường được hỏi và cũng thường được nghe tranh luận là "Việt Nam có nhiều trăm tù nhân lương tâm bị CS bỏ tù với những bản ác khắc nghiệt nhưng tại sao nỗ lực của người Việt, trong cũng như ngoài nước, chỉ tập trung vận động cho một vài người?" Câu hỏi đúng về mặt tình cảm nhưng có lẽ nên phân tích sâu thêm về lý luận. Cuộc đấu tranh nào cũng thế, có những người tranh đấu, có phong trào tranh đấu nhưng trên hết phải có biểu tượng của cuộc đấu tranh. Việt Nam có một phong trào dân chủ chưa? Định nghĩa một cách tổng quát, phong trào là tập hợp của những người cùng chia sẻ một niềm tin, một ước muốn, một mục tiêu nhất định nối kết nhau bằng tình cảm và sự tin cậy. Đặc điểm để hình thành một phong trào xã hội là các thành viên tham gia sở hữu những nhận thức căn bản về những bất công xã hội họ đang chứng kiến, có khả năng hành động tập thể, có không gian thông tin, có cơ hội bày tỏ quan điểm. Bốn mươi ba năm trước, Việt Nam chìm sâu trong bóng tối của chủ nghĩa CS. Không có không gian và thời gian như dừng lại. Nhưng ngày nay điều kiện thế giới và cuộc cách mạng tin học đã ít nhiều làm thay đổi nhận thức nhiều người Việt. Tuy chưa đủ lớn mạnh như tại các nước độc tài CS trước 1991 hay độc tài không CS như Miến Điện, Ai Cập nhưng qua định nghĩa rộng đó, Việt Nam đã có phong trào dân chủ. Biểu tượng của phong trào thường là một hay một số người có những hoạt động nổi bật, gây được tiếng vang quốc tế, được nhiều người biết đến và thu phục được cảm tình của các thành viên trong phong trào. Nelson Mandela không phải là người sáng lập nên tổ chức Nghị Hội Toàn Quốc Nam Phi (African National Congress) và chỉ là một trong tám người bị kết án chung thân trong phiên xử ngày 12 tháng Sáu năm 1964. Chuyến bay đêm ra nhà tù trên đảo Robben Island có bảy tù nhân chứ không phải một mình Nelson Mandela. Tuy nhiên, thế giới gần như không biết gì nhiều về Walter Sisulu, Govan Mbeki và năm người khác mà chỉ biết Nelson Mandela. Lý do, Nelson Mandela là biểu tượng đấu tranh của phong trào chống kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi. Tương tự, thế giới nỗ lực vận động cho bà Aung San Suu Kyi và gần như bỏ qua số phận của nhiều ngàn tù chính trị bị giam giữ tại nhà tù Insein Prison ở Rangoon suốt từ năm 1962 khi tướng Ne Win đảo chánh chính phủ dân chủ và thiết lập bộ máy độc tài quân phiệt. Trong 15 năm, ngoại trừ một thời gian ngắn bị giam trong một căn nhà nhỏ nằm trong khu vực nhà tù Insein, bà Aung San Suu Kyi sống trong một biệt thự, có khu vườn rộng, không phải lao động khổ sai, không đói khát, an nhàn đọc sách. Lý do thế giới tập trung ủng hộ bà vì bà là biểu tượng cho cuộc đấu tranh chống độc tài quân phiệt Miến Điện. Nelson Mandela và Aung San Suu Kyi là tù nhân, nhưng quan trọng hơn là tù nhân biểu tượng của cuộc đấu tranh. Ủng hộ Nelson Mandela và Aung San Suu Kyi là một cách ủng hộ cho phong trào dân chủ tại Nam Phi và Miến Điện. Phong trào dân chủ Việt Nam thiếu những biểu tượng đấu tranh có nhiều tiện nghi, tầm mức và lâu dài như Nelson Mandela hay Aung San Suu Kyi. Nhưng nếu chưa có chẳng lẽ ngồi chờ một lãnh tụ anh minh xuất hiện dẫn dắt phong trào hay sao. Không. Thay vào đó, trong mỗi giai đoạn, phong trào dân chủ có một hay hai biểu tượng tính theo thời gian họ có những hoạt động nổi bật và bị CSVN kết án. Nguyễn Đan Quế (1978, 1990), Hà Sĩ Phu (1996), Lê Chí Quang (2002), Phạm Hồng Sơn (2003), Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân (2007), Nguyễn Văn Hải (2008), Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (2010), Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức (2010), Cù Huy Hà Vũ (2010), Tạ Phong Tần (2012), Lê Quốc Quân (2012), Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha (2013), Nguyễn Văn Đài (2015), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (2016). Đó là chưa nhắc đến các vị lãnh đạo tôn giáo và một số khá đông cá nhân và đoàn thể khác. Báo chí và dư luận thế giới, cả người Việt ở hải ngoại, khó có thể biết hết và dành những quan tâm đúng mức cho một danh sách dài những tù nhân lương tâm đang bị CS bỏ tù tại Việt Nam, do đó, biểu tượng đấu tranh là cần thiết. Vai trò của một biểu tượng không chỉ đúng cho trường hợp Việt Nam mà là một nguyên tắc cách mạng đã chứng minh tại hầu hết các cuộc cách mạng dân chủ trên thế giới. Những người được xem là biểu tượng của một giai đoạn đấu tranh dân chủ tại Việt Nam trước hết là vì lòng can đảm. Họ được vinh danh, ca ngợi cũng chỉ vì họ đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho tương lai tự do dân chủ của đất nước. Mọi ca ngợi hay vinh danh dành cho họ đều chỉ giới hạn trong không gian và thời gian họ hoạt động và bị tù. Nếu họ được tự do, cám ơn họ đã đi một chặng đường cùng với phong trào dân chủ nói riêng và đất nước nói chung, sau đó nên để họ bình yên với chọn lựa của mình. Phần đông trong số họ chẳng phải là Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi, Václav Havel hay Andrei Sakharov. Họ đứng lên chỉ vì bất bình trước một xã hội bất công và chấp nhận tù đày. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào họ và cũng đừng đặt họ vào những vị trí mà họ chưa thể đứng vững để rồi thất vọng, chán chường, trách móc và quay sang hằn học. Ngay từ thời Lenin, ba phương pháp chính trị học đã được các chế độ CS dùng để vô hiệu hóa một đối tượng: cô lập hóa, trung lập hóa và thỏa hiệp. Trong tuyển tập Mao Trạch Đông, họ Mao từng nói nhiệm vụ của đảng CS không chỉ thắng kẻ thù nhưng quan trọng hơn là phân hóa kẻ thù. "Phân hóa kẻ thù" trong trường hợp đang bàn là làm cho mọi người chung quanh ghét bỏ, khinh bỉ và xa lánh một đối tượng. Gắn cái nhãn "dân chủ cuội" hay "đấu tranh để được ra nước ngoài" là cách dễ nhất để cô lập một đối tượng. Với suy nghĩ nặng cảm tính của nhiều người Việt, không cần phải lập lại ba lần như trong chuyện "Tăng Sâm giết người" mà chỉ chụp mũ một lần cũng đủ làm mọi người xa lánh đối tượng mà chế độ CS cần cô lập. Rất buồn, cho tới nay đảng CSVN chứng tỏ rất thành công với chiến thuật rất căn bản, quen thuộc nhưng hữu hiệu này. Đừng tự nguyện thực thi chính sách phân hóa kẻ thù giùm cho đảng CS. Đừng để lòng yêu nước bị CS khai thác như CS đã từng làm khi đẩy nhiều triệu tuổi trẻ miền Bắc vào lò lửa chiến tranh và dụ dỗ nhiều tuổi trẻ miền Nam trở thành những tay sai cho đảng lũng đoạn xã hội miền Nam trước năm 1975. Còn những kẻ cơ hội thì sao? Vâng, những kẻ cơ hội bao giờ cũng có, ở đâu cũng có, lãnh vực nào cũng có. Trong phong trào dân chủ Việt Nam còn non trẻ, phân tán, lỏng lẻo và phải đương đầu với khó khăn từ mọi phía cũng vậy, khó có thể tránh khỏi những người núp dưới chiếc dù lý tưởng tự do dân chủ để kiếm sống hay trục lợi bằng việc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác. Tuy nhiên, không nên từ vài kẻ cơ hội để suy ra hay đánh mất niềm tin vào cả một phong trào. Trong danh sách người viết kể ở phần trên, có ai biết Lê Chí Quang, người một thời đã đánh thức bao nhiêu triệu người với bài viết "Hãy cảnh giác với Bắc Triều" bây giờ đang ở đâu, làm gì và còn có mặt hay không trên hành trình tranh đấu hôm nay? Chắc không nhiều người còn nhớ. Nhưng điều đó không quan trọng. Trên chặng đường tranh đấu gian nan, có những người đứng chờ ở mỗi sân ga để bước lên cùng đi với đất nước. Cũng ngay tại sân ga đó lại có người bước xuống theo chọn lựa riêng của mình. Họ mệt mỏi, họ chán nản, họ hết năng lực, họ thỏa hiệp hay có thể vì bất cứ lý do nào. Dù chọn lựa của họ là gì đi nữa vẫn cám ơn những cống hiến của họ và có họ hay không con tàu vẫn tiếp tục băng trên đường lịch sử mang theo những hành khách mới. Hành khách mới hôm nay là Lê Đình Lượng 20 năm tù, Đào Quang Thực 14 năm tù, Hoàng Đức Bình 14 năm tù, Nguyễn Trung Trực 12 năm tù, Nguyễn Đình Thành 7 năm tù, Lưu Văn Vịnh 15 năm tù, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Phan Trung 8 năm tù. Ngoài ra, một danh sách trên 200 tù nhân khác trong đó có những tên tuổi quen thuộc như Trần Anh Kim 14 năm tù, Trần Thị Nga 9 năm tù, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù, Nguyễn Trung Tôn 12 năm tù, Trương Minh Đức 12 năm tù, Nguyễn Bắc Truyển 9 năm tù, Phạm Văn Trội 7 năm tù. Tất cả hiện đang sống trong địa ngục trần gian ở Việt Nam. Hãy làm quen và cùng đi với họ trong cuộc đấu tranh này. Trần Trung Đạo | ||||
Việt Nam khởi tố nhà bất đồng chính kiến Công giáo về tội xúc phạm quốc kỳ Posted: 21 Nov 2018 03:23 PM PST
Một linh mục nói người dân không tự hào về lá cờ tượng trưng cho sự đau khổ mà họ phải chịu đựng kể từ khi đất nước thống nhất Các nhóm nhân quyền lên án động thái khởi tố blogger và là nhà hoạt động Công giáo nổi tiếng Huỳnh Thục Vy về tội "xúc phạm" quốc kỳ của chính phủ Việt Nam, và gọi sự việc này là trực tiếp tấn công vào quyền tự do bày tỏ quan điểm của chị. Huỳnh Thục Vy sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 22-11 về tội "xúc phạm quốc kỳ theo Điều 276 của Bộ luật Hình sự", theo thông báo của tòa án nhân dân Buôn Hồ thuộc tỉnh Đăk Lăk. Nếu bị kết án, chị Vy sẽ bị "cải tạo" từ 6 tháng đến 3 năm trong tù. Chị Vy, nhà đồng sáng lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức hội dân sự trong nước làm việc cho quyền lợi của phụ nữ địa phương, bị quản thúc tại gia từ tháng 8 sau khi bị công an bắt giam và tịch thu điện thoại di động, laptop và máy ảnh. Trước đó chị đã từ chối lệnh triệu tập của công an. Công an muốn làm việc với chị về một bức ảnh chị đăng trên Facebook hồi tháng 9-2017, chụp hình chị và quốc kỳ bị xịt sơn trắng. Người mẹ 33 tuổi của một người con nói chị "xịt sơn lên lá cờ để thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Đây là một phần trong loạt hành động biểu đạt quan điểm rằng tất cả người dân Việt Nam đều có quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị của họ". Chị Vy nói trên Facebook rằng chị không lo lắng về vụ khởi tố. "Sức khỏe và công việc kinh doanh của tôi hiện nay là điều quan trọng nhất", theo nhà bất đồng chính kiến kiếm sống bằng nghề cung cấp cà phê. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục và là nhà hoạt động nhân quyền, buộc tội chính quyền tùy tiện kết tội chị Vy vì Điều 276 đã bị bãi bỏ khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015. Chị Vy bày tỏ quan điểm chính trị của mình và không phạm pháp vì hiến pháp cho phép chị có quyền tự do ngôn luận" cha Thanh nói. Ngài nói thật hết sức bất công khi đưa chị ra xét xử với một cáo buộc như thế. Nhiều cổ động viên bóng đá quấn quốc kỳ quanh mông ở những nơi công cộng nhưng lại không bị truy tố, ngài lưu ý. Ngài nói người Việt Nam không tự hào về lá cờ này, vốn là biểu tượng của sự đau khổ mà người dân phải chịu đựng từ khi đất nước thống nhất vào năm 1975. Nhiều nhà hoạt động, tổ chức tôn giáo, hội dân sự và nhân quyền nói rằng quốc kỳ liên quan đến cuộc cách mạng do cộng sản cầm đầu và lên nắm quyền, không do người dân chọn. "Nhà nước được tượng trưng bởi lá cờ này là một nhà nước do đảng cộng sản cai trị độc đoán, tước bỏ tất cả các quyền tự do cơ bản của thường dân", họ nói trong đơn kiến nghị. Người dân bị ép tôn kính lá cờ nhằm phục vụ chính quyền độc tài, họ nói thêm. Họ lên án chính quyền tham nhũng nhận hối lộ cho phép các công ty gây ô nhiễm tràn lan, công an bắt giam vô số tù nhân lương tâm, công khai tấn công các nhà hoạt động nhân quyền và tra tấn họ trong các trại giam. Họ nói hành vi của chị Vy xịt sơn lên lá cờ của chính quyền độc đảng không nhằm khiêu khích người xem dùng bạo lực, gây bạo loạn hay đe dọa an ninh công cộng. "Hành vi của chị ấy chỉ nhằm bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ nhất về sự thất bại trong quản lý nhà nước của chính quyền", họ nói và thêm rằng các nhà yêu nước cần phải có bổn phận phản đối các chính sách sai trái của chính quyền. "Chúng tôi yêu cầu chính quyền bãi bỏ việc khởi tố chị Vy và chấm dứt đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trong nước". Nguồn: vietnam.ucanews.com | ||||
Chống ‘tiêu cực’, Chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng bị tước đảng tịch Posted: 21 Nov 2018 03:22 PM PST
QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Báo Việt Nam khi đăng tin về vụ ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng, tổng giám đốc Furama Đà Nẵng resort, "bị đề nghị xóa tên đảng viên" không nói lý do thật sự của việc này. Ông Vinh, người được cộng đồng mạng biết đến qua Facebook "Song Bien Tan Vinh", thường xuyên lên tiếng về các vấn đề tiêu cực tại Đà Nẵng. Nhiều người mến mộ ông qua các post Facebook đưa phát ngôn mạnh mẽ về các sai phạm trong vụ bán đảo Sơn Trà. Báo Tuổi Trẻ cho hay: "Quận Ủy Hải Châu đã nhận văn bản của Ban tổ Chức Thành Ủy Đà Nẵng đề nghị xóa tên đảng viên đối với ông Vinh vì ông này tự ý bỏ sinh hoạt đảng. Hồ sơ đảng viên của ông Vinh được chuyển từ Đảng Ủy khối doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng về Quận Ủy Hải Châu năm 2014, tuy nhiên từ đó đến nay ông Vinh không trình nộp hồ sơ và tự ý bỏ sinh hoạt đảng." Ông Vinh sau đó đưa phản hồi trên trang cá nhân: "Thật ra tôi không muốn mọi chuyện quá ồn ào gây khó xử cho tổ chức nên đã lặng lẽ ra khỏi đảng từ năm 2014. Vì những điều đang diễn ra không còn phù hợp với lý tưởng ban đầu mà tôi đã tin đã theo, đã chiến đấu, bị thương như một nguời lính và gia nhập đảng ở chiến trường K. [Campuchia] từ 1980. Nếu đảng CSVN dũng cảm thay đổi theo hướng tốt hơn: vì nhân dân, vì đất nước ngày càng thịnh vượng. Biết đâu, ngày đó mình sẽ xem lại. Hy vọng việc này không liên quan đến câu chuyện Sơn Trà. Vì nếu thế các đồng chí hơi bị dở quá." Sơn Trà, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10 km về phía Đông Bắc, được mệnh danh là lãnh địa của khoảng 400 cá thể voọc chà vá chân nâu, một loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Hồi Tháng Sáu, 2017, thứ trưởng Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Huỳnh Vĩnh Ái gửi văn bản đến Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng và "chụp mũ" ông Vinh về việc "cố tình phát biểu tại tọa đàm những nội dung thiếu chính xác tại một buổi tọa đàm về phát triển du lịch bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà". Thời điểm đó, ông Vinh được báo Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh dẫn lời: "Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch không thể bịt miệng tôi. Tôi sẽ lên tiếng bảo vệ Sơn Trà đến cùng. Bảo vệ báu vật Sơn Trà cho con cái chúng ta là lẽ phải nên tôi không lùi bước. Tôi mà dừng thì người ta sẽ phá Sơn Trà. Và tôi không thể phản bội lại 11,000 người đã ký tên ủng hộ kiến nghị bảo vệ Sơn Trà." Theo VietnamNet, ông Vinh từng gửi kiến nghị khẩn đến Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc "đề nghị giữ nguyên trạng bán đảo Sơn Trà trong bối cảnh các doanh nghiệp địa ốc đồng loạt cày xới vùng đất này để làm khu du lịch nghỉ dưỡng". Báo chí Việt Nam từng đưa tin vụ Công Ty Biển Tiên Sa cày xới bán đảo Sơn Trà xây 40 móng biệt thự trái phép nhưng đến nay không có thông tin cập nhật vụ Thủ Tướng Phúc phản hồi ông Vinh thế nào. Tin mới nhất mà VietnamNet loan báo là hiện nay, các hoạt động xây dựng trên bán đảo Sơn Trà "đang bị đình chỉ và công tác thanh tra toàn diện đang được tiến hành." Hồi Tháng Năm, 2017, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam được ghi nhận "biểu diễn" với hình ảnh "ăn mặc giản dị, mang theo một tấm bản đồ, bất ngờ đi thị sát bán đảo Sơn Trà". (T.K.) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/chong-tieu-cuc-chu-tich-hiep-hoi-du-lich-da-nang-bi-tuoc-dang-tich/ | ||||
Posted: 21 Nov 2018 03:21 PM PST Sáng nay tôi xách hành lý lên phi trường Nội Bài để bay đi Mỹ thăm út cưng. Sau khi check in, tôi vào cửa an ninh trình hộ chiếu. Một tiếng bip cảnh báo vang lên khi hộ chiếu tôi đi qua máy quét, tôi bị chặn lại, và ngay sau đó nhiều nhân viên an ninh xuất hiện. Tôi cười nhạt "lại cấm xuất cảnh", "Mời chú vào phòng riêng làm việc". Tôi quá quen với chuyện nầy rồi. Cách đây 6 tháng tôi bị chặn lại ở cửa khẩu Mộc Bài khi định qua Kam chụp chim. Rồi mới đây 1 tháng rưỡi, tôi bị chặn ngay tại cửa khẩu Nội Bài nầy khi định xuất cảnh đi Mỹ thăm con. Và cách đây hơn 5 năm tôi bị chặn lại ở cửa khẩu Tân Sơn Nhất khi định đưa út cưng của tôi đi Mỹ du lịch và tìm trường để du học. Lần chặn đầu tiên ấy diễn ra dữ dằn đến mức gây ám ảnh vào trí óc non dại của út cưng đến mãi bây giờ vẫn chưa phai nhạt. Lệnh cấm tôi xuất cảnh ra đời sau khi tôi đi Pháp lãnh giải thưởng Netizen vào đầu năm 2013. Tại diễn đàn Paris, tôi đã nói lên sự thật là ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, chỉ có báo chí của đảng và nhà nước viết theo định hướng nghiêm ngặt từ bên trên, người dân muốn nói lên tiếng nói của mình phải tìm đến blog và các trang mạng xã hội, và đó là việc làm nguy hiểm, vì đã có khá nhiều blogger bị đàn áp, bị bắt tù... Sau hơn 5 năm lệnh cấm xuất cảnh đối với tôi vẫn tiếp tục duy trì, trong khi những kẻ đứng đứng đầu các cơ quan liên quan đến việc ra quyết định đã ra thân tàn ma dại. Vì lý do đó, nên đương nhiên lệnh cấm áp lên tôi là xuất phát từ đề nghị của ban tuyên giáo trung ương , của bộ 4T, và được thực hiện bởi bộ công an. Đinh Thế Huynh, trưởng ban tuyên giáo thời đó, đang sống như chết rồi trong bệnh viện. Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là bộ trưởng và thứ trưởng bộ 4T thời đó, nay đang đái trong quần nhiều lần hằng đêm mỗi khi nghe tiếng còi hụ xe cảnh sát ngoài đường. Trần Đại Quang, xác thân đã thối rữa trên mảnh đất hàng vạn m2 cướp của nông dân nhưng vẫn chưa chết được vì còn để lại biết bao nhiêu căn chứng độc hại trong bộ công an, đang hồi lên cơn bộc phát mạnh. Tô Lâm đang trở thành nghi phạm bắt cóc đối với Châu Âu, sẽ rất nguy hiểm nếu ông ta dám ló mặt về phía các nước đó. Dĩ nhiên Trần Đại Quang, Tô Lâm chỉ ra lệnh chứ không trực tiếp ký quyết định cấm tôi xuất cảnh. Trực tiếp ký là một tướng công an nào đó phụ trách quản lý xuất nhập cảnh thời đó, tôi chưa thèm tìm hiểu ra là ai, nhưng hắn có thể, là Phạm Quý Ngọ, là Phan Văn Vĩnh, là Nguyễn Thanh Hóa, Phan Hữu Tuấn, Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân, Bùi Xuân Sơn, Lê Văn Minh, Ksor Nham, Nguyễn Văn Chuyên, Vũ Thuật ...một lũ tướng cướp đỏ đã tàn hại biết bao sinh linh dân lành, phá tan nát xã hội và đất nước, đang bị lộ ra nên bị những kẻ chưa bị lộ mang ra thanh trừng trong cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt. Lần đó, năm 2013, tôi định đi Mỹ để đưa con gái đi chơi hè và tiếp cận các trường học Mỹ hầu tìm học bổng du học, là phần thưởng dành cho cháu khi đạt được học sinh xuất sắc. Tôi bị chặn nên cháu mất đi phần thưởng quý báu trong tức tưởi. Tôi đi Mỹ và đi khắp thế giới nhiều lần, nên việc bị chặn không tác dụng gì với tôi, chỉ có tác dụng ngược lại về phía kẻ đã ra quyết định là thêm bằng chứng cụ thể tố cáo ra thế giới về việc chà đạp lên nhân quyền mà nhà cầm quyền độc tài nầy luôn lấp liếm chối cãi. Nhưng với một đứa bé mới lớn, đó là một sự kiện ghê gướm trong đời, tuy nhiên nhờ vậy làm cháu và gia đình càng quyết tâm hơn, để sau đó hai năm, cháu được đi học ở Mỹ. Đến bây giờ sự kiện xấu đó vẫn ám ảnh trong tâm trí của cháu. Mới đây cháu đã viết một bài báo đăng lên trang web nhà trường, tôi đọc mà xót xa đến tím cả ruột gan. Bài báo không chỉ gây xúc động cho riêng tôi mà còn gây xúc động cho nhiều người đọc khác ở Mỹ, ban biên tập báo thưởng cho cháu $200. Út nói con dành để khi nào ba qua Mỹ, con đãi ba một chầu thật lớn. Ba năm cháu qua Mỹ lao vào chuyện học, quyết chưa chịu đi chơi, cháu vẫn chờ một chuyến đi thăm nước Mỹ cùng với tôi như hai cha con đã dự định cách đây 5 năm mà chưa thực hiện được. Vì lý do đó, mà năm nay tôi đã quyết định đi Mỹ. Tôi bị chặn vào ngày 3/10 vừa rồi. Sau đó tôi làm đơn khiếu nại gởi lên bộ công an phản đối việc vi phạm nhân quyền khi cấm tôi xuất cảnh sai trái. Hai lần gởi đơn cho nhiều cơ quan, qua hơn tháng rưỡi vẫn chẳng có cơ quan nào phản hồi. Nhà cầm quyền nầy quen cung cách trịch thượng, không xem dân ra gì. Không có phản hồi, nhưng tôi vẫn cứ đi. Và hôm nay tôi đang bị chặn lại. Vì biết họ giữ tôi lại thật lâu cũng chẳng có gì ngoài việc loay hoay làm biên bản. Lần này, tại phòng an ninh, tôi chủ động đưa ra hai yêu cầu, một là làm biên bản cho nhanh để tôi lấy hành lý đi về và hai là hỏi lên cấp trên trả lời cho tôi biết khi nào tôi hết bị cấm. Nhiều nhân viên an ninh đi ra đi vào, mang hồ sơ biên bản đi tới đi lui, rồi nhiều cuộc điện thoại hỏi tới hỏi lui…rồi bổng nhiên một nhân viên an ninh đi vào nói: Chú được đi rồi. Chuyện tôi được xuất cảnh bất ngờ có lẽ không vì mấy lá đơn kiện vừa rồi, nhà cầm quyền nầy chẳng xem đơn từ khiếu kiện công dân ra gì. Hy vọng đó là từ một đổi thay nào đó của nhà cầm quyền trước áp lực của dư luận quốc tế đang càng ngày càng vây bủa. Còn hơn trăm nhà hoạt động xã hội dân sự khác đang bị cấm xuất cảnh một cách sai trái. Huynh Ngoc Chenh Nội Bài 20/11/2018 | ||||
Du khách TQ tổ chức lễ dựng cờ ở đảo Ba Ba, Hoàng Sa Posted: 21 Nov 2018 03:20 PM PST Hơn 100 du khách TQ vẫy cờ, hát theo quốc ca và hô các khẩu hiệu như "Trung Quốc Muôn Năm" trên đảo Ba Ba (Yagong Island) hôm Chủ Nhật 18/11/2018. Đây là đảo mà TQ đánh với hải quân Việt Nam Cộng Hoà năm 1974 để cưỡng chiếm. Năm 2013 TQ đã vận chuyển hơn 100 tấn đất, 200 tấn nước ngọt và 400 cây xanh đến đảo Ba Ba như là một phần của kế hoạch "chuyển xanh" để làm cho quần đảo Hoàng Sa trở nên định cư được. Bắc Kinh cũng đang cố gắng làm cho đảo Ba Ba trở thành điểm đến của du lịch yêu nước, và cũng trong năm 2013, đã thiết lập một tuyến tàu thường xuyên từ thành phố Tam Á (Sanya) ở Hải Nam đưa khách du lịch và thực phẩm đến hòn đảo này. Ông Adam Ni, nhà nghiên cứu chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của Đại học Quốc gia Úc (Australian National University's Strategic and Defence Studies Centre) nhận định rằng lễ dựng cờ này nhằm nung nóng lên tinh thần dân tộc ở TQ. "Họ rõ ràng nhận được sự hỗ trợ ngầm từ chính phủ TQ. Các phương tiện truyền thông của nhà nước TQ có khả năng sử dụng tài liệu này để tuyên truyền dân tộc chủ nghĩa," ông Ni nói. "Chính phủ TQ, bằng cách châm ngòi cho chủ nghĩa dân tộc, hầu tạo lợi thế trong các cuộc đàm phán về các tranh chấp quốc tế, chẳng hạn như ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)". | ||||
VÌ SAO BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG BỊ “BẤT LỰC” TRƯỚC MẠNG XÃ HÔI? Posted: 21 Nov 2018 03:19 PM PST Hương Giang Ngày 16/11/2018, nhân dịp tròn 65 năm ngày báo Tiền Phong ra số đầu tiên (16/11/1953 - 16/11/2018), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng đến thăm, gặp mặt, trò chuyện với cán bộ, phóng viên báo Tiền Phong. Tại buổi gặp mặt này, ông Võ Văn Thưởng nói: "Liệu mỗi một tờ báo, hay tòa soạn báo, phóng viên chuyên nghiệp đều bất lực, bó tay trước mạng xã hội mà mình không thể nào theo kịp không, hay là mình chưa tìm ra cách gì đúng đắn trong điều kiện mạng xã hội phát triển như hiện nay?" Và ông đặt câu hỏi:" "Làm thế nào để phải đáp ứng được vừa nhanh nhạy, vừa phù hợp với điều kiện phát triển, vừa phát hiện chiều sâu thông tin mà mạng xã hội không có được". Ông Võ Văn Thưởng cho rằng, trong bối cảnh mới, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội kết nối mọi người làm cho báo in ngày càng bị yếu thế hơn so với báo mạng(1). Trước hết cần xác định rằng: chức năng hàng đầu của báo chí là thông tin. Ngoài ra báo chí còn có chức năng phản biện xã hội, nâng cao dân trí, giải trí.v.v. Những thông tin mà báo chí đưa ra phải nhanh nhạy, kịp thời, khách quan và trung thực. Báo chí chính thống của đảng chẳng những đưa tin không kịp thời, không khách quan, không trung thực, mà, còn mang theo trách nhiệm giáo dục tư tưởng, định hướng dư luận. Nhưng đây lại là chức năng chủ yếu của báo chí chính thống. Mà muốn giáo dục tư tưởng, định hướng dư luận thì sẽ mất đi yếu tố trung thực và khách quan. Còn mạng xã hội luôn đáp ứng hai tiêu chí, là nhanh nhạy và trung thực, khách quan. Không cần phải chờ đến những ngày tháng cuối năm 2018 này, khi ông Trưởng ban TGTƯ "thỏ thẻ" động viên các nhà báo, mà cũng là tự an ủi mình rằng: "Báo chí chính thống không 'bất lực' trước mạng xã hội", thì người ta mới biết cái sự bất lực của báo chí chính thống trước mạng xã hội là như thế nào. Mà phải nói rằng, kể từ khi mạng Internet du nhập vào Việt Nam, những YouTube; Facebook; Zalo; Messenger .v.v. đã mở ra một chân trời rộng lớn, thì người dân Việt Nam như được chắp cánh bay trên bầu trời bao la, được tắm mình vào dòng sông "siêu xa lộ thông tin". Mọi diễn biến thời cuộc trong và ngoài nước đều phơi bày trước mặt mọi người. Và kể từ đó, báo chí chính thống, với đội ngũ phóng viên "đông như quân Nguyên", với 849 tờ báo các loại, và hơn 18 ngàn nhà báo đeo thẻ (con số của năm 2017 theo tiết lộ của ông nguyên Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn), với khối tiền ngân sách được nhà nước rót vào hàng năm khổng lồ, và được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, lại được đào tạo bài bản trong và ngoài nước… Vậy mà họ cứ lung ta lúng túng như gà mắc tóc, cứ loay hoay không biết làm thế nào để đối phó với các thông tin trên mạng xã hội, mà theo họ thì đa số loại thông tin này là xấu độc, là xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu lãnh đạo đảng và nhà nước.v.v. Đến nỗi Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Văn phòng Quốc hội đã phải chua chát thốt lên: "Truyền thông nhà nước đã thua ngay trên sân nhà". Vì sao vậy? Chúng ta còn nhớ vào cuối năm 2014, đầu năm 2015, khi ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương bị nhiễm bệnh, phải đi điều trị mấy tháng trời tại Singapore không có hiệu quả, sau đó phải sang Mỹ điều trị tiếp. Khi mạng xã hội, mà cụ thể là trang "Chân dung quyền lực" đưa tin, ông Nguyễn Bá Thanh sau ba lần hóa trị tại Mỹ không có tiến bộ, không thể thực hiện ghép tủy, cuộc sống chỉ kéo dài những ngày tháng cuối cùng. Kèm theo đó là nhiều hình ảnh về ông Thanh đang nằm trên giường bệnh với nhiều thiết bị rất hiện đại, với lịch trình chuyến bay sẽ chở ông Thanh về nước, sẽ cất cánh từ đâu, dừng nghỉ để tiếp nhiên liệu ở những nơi nào, sẽ về Đà Nẵng lúc mấy giờ ngày tháng năm nào...vv, thì các báo chính thống mới cuống cuồng đưa tin theo, nhưng không dám nói lấy tin từ nguồn nào, mà chỉ nói chung chung là "theo các nguồn tin trên mạng". Chính đây là lời thú tội và thừa nhận về sự "bất lực" của báo chính thống trước mạng xã hội. Khi các nguồn tin trên mạng nói ông Thanh bị đầu độc bởi chất phóng xạ, mà thủ phạm là một đồng chí "cùng hội cùng thuyền", thì tại cuộc họp báo chiều ngày 07/01/2015, ông Trần Huy Dũng, Phó Ban BVSKTƯ nói: "Ban BVSKTƯ bác bỏ hoàn toàn thông tin nói ông Thanh bị đầu độc". Nhưng trước đó, ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban BVSKTƯ lại nói: "Từ giữa tháng 7/2014 đến nay, tôi không gặp ông Thanh. Kể cả ông Nguyễn Quốc Cường, đại sứ Việt Nam tại Mỹ, có vào bệnh viện bên Mỹ thăm ông Thanh mà cũng không được gặp. Muốn biết hiện trạng bệnh tình ông Thanh như thế nào thì phải chờ lúc ông Thanh về nước, tìm hiểu hồ sơ bệnh án bên Mỹ chuyển qua thì mới biết cụ thể được". Điều buồn cười là ông Trưởng Ban BVSKTƯ Nguyễn Quốc Triệu nói muốn biết hiện trạng bệnh tình ông Thanh như thế nào thì phải chờ lúc ông Thanh về nước, tìm hiểu hồ sơ bệnh án bên Mỹ chuyển qua thì mới biết cụ thể được, thì ông Phó Ban BVSKTƯ Trần Huy Dũng lại hùng hồn khẳng định rằng ông Nguyễn Bá Thanh không phải bị đầu độc? Đúng là "ông nói gà bà nói vịt." Dựa vào đâu mà ông Dũng dám khẳng định điều này, hay ông Dũng phát ngôn theo chỉ đạo, mà chủ yếu là làm nhiệm vụ "giáo dục tư tưởng, định hướng dư luận"? Ngay đến hai chữ ung thư, các ông cũng không dám nói. Trong cuộc họp báo nói trên, ông Dũng nói: "Khi vào viện 108, hội đồng giáo sư của Ban BVSKTƯ chẩn đoán ông Thanh mắc chứng rối loạn sinh tủy". Nhưng rối loạn sinh tủy là gì? Y học giải thích đó là bệnh ung thư máu, và nguyên nhân dẫn đến ung thư máu phần nhiều là do nhiễm phóng xạ. Khi được hỏi bệnh của ông Thanh có khả năng chữa khỏi được không, thì ông Bạch Quốc Khánh, Viện phó Huyết học TƯ nói: "Với bệnh ung thư, chúng tôi rất kỵ nói từ khỏi". Vậy là vì "kỵ", nên không dám nói toạc ra là ông Thanh mắc bệnh ung thư, mà phải nói tránh ra là "rối loạn sinh tủy"? Do sự bưng bít thông tin, chỉ biết quanh co mà không dám nói thật, chỉ lo định hướng dư luận, cho nên báo chí chính thống đã tự đánh mất mình, hay nói cách khác là báo chí chính thống đã tự thua, đã vẫy cờ trắng trước mạng xã hội. Qua cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh, và trước việc báo chí chính thống hoàn toàn lép vế và bất lực trước mạng xã hội, và để lấy lại sinh khí, nhằm tìm cách vớt vát đôi chút uy tín cho báo chính thống, ngày 15/01/2015, Đài Truyền hình Việt Nam(VTV1) có buổi tọa đàm, bàn về cuộc chiến hiện nay giữa một bên là truyền thông nhà nước, và bên kia là các trang mạng xã hội. Chương trình được dẫn dắt bởi nhà báo Ngọc Quang, cùng với hai vị khách mời là :Thứ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn, và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng. Tại buổi tọa đàm này, và cũng là điều làm người xem buồn cười nhất, là họ thừa nhận rằng hiện nay các cơ quan truyền thông của nhà nước, cứ "loay hoay" không biết làm thế nào để đối phó với các thông tin trên mạng xã hội, mà theo họ thì đa số loại thông tin này là xấu, là xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu lãnh đạo đảng và nhà nước …. Nhưng họ không nói rõ là trang mạng nào đang nói xấu, nói xấu ai, nói xấu những gì…vv. Theo các vị này thì trên nguyên tắc, báo chí nhà nước phải chủ động cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho dân, để dân khỏi "tiếp thu" các thông tin xấu, chứ không phải cứ bị động ngồi chờ khi bị tấn công rồi mới lo phản đòn. Các vị này cũng thừa nhận rằng, không thể biết các trang mạng xã hội sẽ "chọc" vào chủ đề nào, vào vị lãnh đạo nào để biết mà đối phó. Ông Trương Minh Tuấn nói: "không thể biết họ sẽ đưa thông tin gì để mình biết mà đối phó trước". Ông Nguyễn Sỹ Dũng thừa nhận, trong cuộc chiến truyền thông hiện nay, ai đưa thông tin trước thì sẽ chiếm lĩnh được người nghe. Ông Dũng nhận định: " Một chế độ muốn tồn tại thì phải được sự ủng hộ của người dân. Hiện nay các thế lực chống đối đã tuyên truyền và chiếm được trái tim khối óc của hàng triệu người, thì nguy cơ đối với chế độ là có thật". Và kết thúc buổi tọa đàm, vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội,Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng đã phải chua chát thừa nhận rằng: " Chúng ta đã thua trong cuộc chiến thông tin này". Trên đây chỉ là một trong muôn ngàn câu chuyện để nói rằng, báo chính thống chỉ có lẽo đẽo và mãi mãi vẫn lẽo đẽo chạy theo hít khói mạng xã hội mà thôi,chừng nào báo chính thống chỉ là công cụ tuyên truyền và tẩy não, nhồi sọ, với trách nhiệm giáo dục và định hướng dư luận, chứ không phải là đưa tin. Đa số tác giả các bài viết trên mạng xã hội là những tay ngang, không được đào tạo bài bản và không được đầu tư trang bị hiện đại. Họ chẳng có lương bổng gì hay nhận tài trợ của một ai đó. Nguồn tin của họ đa số là những điều tai nghe mắt thấy, người thật việc thật, hoặc được người trong cuộc kể lại. Do đó những dòng tin của họ có sức sống, những con số của họ là những con số biết nói. Họ không bẻ cong ngòi bút hay quỳ gối nịnh nọt để cầu lợi bản thân. Đối với báo chí chính thống, khi có một sự kiện quan trọng nào đó, chỉ cần đọc vài ba tờ là biết hàng trăm tờ báo khác cũng đồng loạt đưa nội dung này, chỉ khác nhau cái tựa đề bài báo mà thôi. Vì cạn đề tài, những cái muốn viết thì không được viết, do đó báo chí chính thống đi khai thác đời tư của giới nghệ sỹ để câu khách. Hễ thấy em nào hở rốn lòi mông là lập tức họ nhảy vào soi mói. Như chuyện nữ ca sỹ HN bỏ chồng Tây, là chuyện riêng tư của người ta. Vậy mà hàng loạt báo chí chính thống nhảy vào "bới lông tìm vết", tìm cách khai thác đề tài này. Đễn nỗi nhà thơ Thái Bá Tân phải lên tiếng phê phán và dùng đến câu "soi trong háng đàn bà." Trở lại câu chuyện tại buổi gặp mặt của ông Võ Văn Thưởng với Báo Tiền Phong ngày 16/11/2018: Trả lời cho câu hỏi làm thế nào để báo chí chính thống không "bất lực" trước mạng xã hội. Thiết nghĩ không những ông Võ Văn Thưởng, mà toàn bộ Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Thông tin Truyền thông, và cả hệ thống báo chí chính thống đều biết rõ nguyên nhân này. Có thể nói rằng, trong hơn tám trăm tờ báo chính thống hiện nay, với đội ngũ hơn 18 ngàn nhà báo, nhưng chỉ có duy nhất một Tổng Biên tập, đó là Ban Tuyên giáo TƯ. Báo chính thống làm nhiệm vụ đưa tin là phụ, mà giáo dục tư tưởng, định hướng dư luận là chính. Vì vậy trong một rừng thông tin từng phút từng giây va đập dồn dập trên siêu xa lộ thông tin, mạng xã hội chỉ việc phản ánh trung thực, khách quan và chính xác là xong. Còn báo chính thống còn phải "xào nấu, chế biến" những luồng thông tin ấy sao cho có lợi để định hướng dư luận. Bên cạnh đó, các phóng viên và Tổng Biên tập các báo luôn luôn phải sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ, có thể bị "sờ gáy", bị mất việc và bị phạt tiền bất cứ lúc nào. Thậm chí bị gài bẫy, bị quy kết tội này tội nọ, bị tống vào tù như nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, chỉ vì dám làm phóng sự điều tra về nạn mãi lộ của CSGT với loạt bài "Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn", mà phải chịu án 4 năm tù(2). Gần đây nhất là Báo Tuổi Trẻ bị phạt đình chỉ ba tháng và phải đóng phạt 220 triệu đồng. "Ngày 16/7, Cục trưởng Báo chí Lưu Đình Phúc ký quyết định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản đối với báo Tuổi Trẻ Online vì đã đăng tải nội dung "không đúng sự thật và gây mất đoàn kết dân tộc". Trong bài viết: Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình đăng ngày 19/6/2018, Tuổi Trẻ Online đã thông tin: "Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói, ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này". Quyết định của Cục Báo chí đánh giá đây là thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng "rất nghiêm trọng". Quyết định cũng nêu, trong phần bình luận dưới bài viết: Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc miền Tây? đăng ngày 26/5/2017 trên Tuổi Trẻ Online, có thông tin "gây mất đoàn kết dân tộc"(3). Chúng ta đều biết, các phóng viên báo chính thống khi tác nghiệp đều có máy ghi âm ghi hình. Nếu phóng viên Báo Tuổi Trẻ bịa ra tin này thì đi tù vì tội "tuyên truyền chống phá nhà nước" là cái chắc, chứ đừng nói chuyện bị đình bản và phạt. Còn bài thứ hai, phần bình luận dưới bài viết: Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc miền Tây? Cái tội của báo này là dám nói lên nguyện vọng chính đáng và khao khát mấy chục năm nay của dân Miền Tây. Trong khi ngoài miền Bắc thì nhà nước đầu tư xây dựng cao tốc hết chỗ này đến chỗ khác, không còn chỗ để xây dựng nữa, thì tại toàn bộ các tỉnh Miền Tây, chỉ duy nhất được cao tốc Sài Gòn-Trung Lương với chiều dài 58 km. Chấm hết. Đó là lý do tại sao báo chí chính thống bất lực trước mạng xã hội. Tóm lại là truyền thông nhà nước Việt Nam đã hoàn toàn bất lực trước mạng xã hội, đã thua ngay trên sân nhà. Chú thích: | ||||
Xử phúc thẩm nhà báo độc lập Đỗ Công Đương: Y án 4 năm tù giam Posted: 21 Nov 2018 03:19 PM PST RFA Phiên tòa phúc thẩm xử nhà báo độc lập Đỗ Công Đương với cáo buộc "Gây rối trật tự công cộng" diễn ra vào sáng 21/11/2018 và kết thúc lúc 13h10 phút với kết quả bị tuyên y án 4 năm tù giam. Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Đỗ Công Đương cho rằng ông Đương không vi phạm điều luật này vì nơi xảy ra vụ việc không phải là không gian công cộng. Ông Sơn nói qua điện thoại như sau: "Bài bào chữa của tôi tại tòa ngày hôm nay, tóm lại là cái hiện trường nơi mà người ta cho rằng ông ấy gây rối trật tự công cộng là cái công trường chứ không phải công cộng như pháp luật. Họ quanh co nói rằng ông ấy gây ách tắc giao thông nhưng không có bằng chứng và họ cũng kết án như vậy thôi." Trong bài bào chữa của mình được đăng tải trên Facebook cá nhân sau phiên tòa, luật sư Sơn nhận định đã có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng ở cấp sơ thẩm: Cụ thể là sau khi xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn không gửi bản án cho người bào chữa, Luật sư Hà Huy Sơn mặc dù ông này đã có văn bản đề nghị. Điều này vi phạm vào khoản 1 điều 262 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Theo luận cứ bào chữa, ông Đương không phải là người tổ chức hay chủ mưu, cầm đầu, vụ việc. "Sự việc khoảng 30 người dân xóm Chúc, thôn Dương Sơn, xã Tam Sơn chuẩn bị ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, băng rôn … phản đối thu hồi đất ngày 24/01/2018, không do bị cáo, tổ chức, chỉ huy, xúi giục, giúp sức," ông Sơn khẳng định. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/appeal-court-upheld-sentence-to-do-cong-duong-11212018084015.html | ||||
Vì hai nước lớn tranh cãi: Hội nghị Apec 2018 kết thúc không Tuyên bố chung Posted: 21 Nov 2018 03:18 PM PST Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( Asia Pacific Economic Cooperation- APEC) lần thứ 26 đã diễn ra trong trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng (TC) vào ngày 17.11.2018 tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea (PNG) với sự tham dự của lãnh đạo 21 quốc gia thành viên. Sau hai ngày thảo luận chung về những chương trình hợp tác kinh tế , hội nghị đã kết thúc mà không công bố một tuyên bố chung . Justin Trudeau, thủ tướng Gia Nã Đại cho biết lý do hội nghị đã không tìm được đồng thuận cho một tuyên bố chung vì những quan điểm dị biệt về vấn đề thương maị. Thay vào đó Zhang Xiaolong, phát ngôn nhân bộ ngoại giao TC loan báo, Thủ tướng Peter O'Neill của nước chủ nhà thừa sự ủy nhiệm các nước tham dự sẽ cho ra tuyên bố Chủ tịch (Chairman's Statement) với nội dung các quốc gia thành viên cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức cũng như các biện pháp cản trở thương mại, đồng thời tiếp tục thương thảo việc thành lập Hiệp định Thương mại tự do của châu Á - Thái Bình Dương, khu vực chiếm 40% dân số thế giới, chiếm một nửa thương mại toàn cầu về số lượng và khoảng 60% về kinh tế thế giới. Apec được thành lập vào năm 1989. Hai gã khổng lồ hiện diện trong Hội nghị .
Các cuộc thảo luận trở nên căng thẳng vì sự tranh cãi tay đôi giữa Mỹ và TC. Hai bên chỉ trích mạnh mẽ lẫn nhau về chính sách thương mại trong các bài phát biểu. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cáo buộc TC muốn đưa các quốc gia kém phát triển vào vòng lệ thuộc qua sáng kiến "một vành đai, một con đường" . Pence cảnh báo các quốc gia tham dự không nên ủy thác cho TC xây dựng các dự án hạ tầng cơ sở "Xin đừng nhận tín dụng của TC vì nó sẽ đưa đến nguy cơ cho chủ quyền quốc gia." Hãy gìn giữ sự độc lập và nên hành xử như Mỹ là luôn đặt quyền lợi quốc gia trên hết . Pence dọa Mỹ sẽ áp thuế quan tiếp đối với TC "Chúng tôi đã áp thuế vào lượng hàng trị giá 250 tỉ USD và có thể tăng số này gấp đôi nếu TC không thay đổi đường lối thương mại " Đáp lại những phê bình của Pence, Chủ tịch cộng đảng và nhà nước Tập Cận Bình cáo buộc Mỹ theo đuổi một chính sách ích kỷ. Tập kêu gọi các nước bác bỏ chủ nghiã bảo hộ kinh tế và chủ nghiã đơn phương, đồng thời cảnh cáo Mỹ "Lich sử minh chứng, mọi cuộc xung đột bất cứ dưới dạng chiến tranh lạnh hay chiến tranh thực sự cũng sẽ không có kẻ thắng " Các tham dự viên Hội nghị than phiền sự tranh chấp giưã hai cường quốc kinh tế đã gây ra tai hại cho nhiều quốc gia khác rồi. Và Thủ tướng Peter O'Neill nhắc nhở Mỹ và TC "Cả thế giới đang lo sợ và mong đợi hai cường quốc phải ngồi lại tìm một giải pháp". Ông cáo buộc Hội nghị không có tuyên bố chung. "Nguyên do là có hai gã khổng lồ trong phòng họp" Úc và Mã Lai Á chỉ trích Trong phần phát biểu, Thủ tướng Úc Scott Morrison nhấn mạnh "không có quốc gia nào muốn bảo hộ hay chiến tranh thương maị cả". Mahathir Mohamad, thủ tướng Mã Lai Á so sánh tranh chấp giưã Mỹ và TC đã tạo thiệt hại cho nền thương mại tự do trong khu vực tương tự như quyết định Anh rời Liên minh minh Âu châu.Thủ Tướng Nga Dmitri Medwedew cũng lên tiếng cảnh báo hậu quả của chủ nghĩa bảo hộ . Bên lề hội nghị Phó tổng thống Pence hứa giúp nước PNG xây dựng một mạng lưới điện. Dự án kéo dài đến năm 2030, tham gia còn có Nhật, Úc và Tân Tây Lan. Đến nay chỉ có 13 % dân nước này được cung cấp điện. Trong những năm tới dự án hy vọng sẽ cấp điện cho 70 % dân chúng. Ngoài ra Pence loan báo Mỹ sẽ cùng Úc thiết lập một căn cứ quân sự mới ở PNG. Mặc dù tranh chấp, TC vẫn đạt xuất siêu đối với Mỹ trong tháng 9 ( 34,12 tỉ USD) và tháng 10 ( 31,78 tĩ USD) . Trước ngày khai mạc Hội nghị APEC, Tổng thống Trump cho biết TC đã chấp nhận danh sách 142 điểm mà Mỹ đòi hỏi, nhưng chưa đầy đủ. Ông sẽ thảo luận với Tập trong Hội nghị G20 của 20 nước kỹ nghệ lớn dự kiến tổ chức tại Á Căn Đình vào cuối tháng 11 này và hy vọng sẽ tìm được giải pháp cho cuộc tranh chấp thương mạigiữa hai nước. Đảo quốc PNG ở Thái Bình Dương, nhưng về phương diện điạ lý lại thuộc Châu Úc, có khoảng 8 triệu dân là quốc gia nghèo nhất trong số 21 thành viên của Cộng đồng kinh tế APEC. Phần lớn dân PNG sống trên đồi núi, hay các vùng hèo lánh. PNG là một trong nhiều quốc gia đã ký thỏa ước gia nhập sáng kiến một vành đai, một con đường và đã nhận nhiều tài trợ cho các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó Đại sảnh Hội nghị do các công ty TC xây cất. Vũ Ngọc Yên | ||||
Biển Đông sẽ là mồ chôn Trung Cộng khi bố già Trump tước “quân cờ đen IRAN” của Tập Chủ tịch Posted: 21 Nov 2018 03:17 PM PST Nhiều người sẽ chưng hững khi đọc tiêu đề này bởi việc Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran rồi áp lệnh trừng phạt lên quốc gia hồi giáo này có liên quan gì tới Biển Đông mà cào phím nói cuồng ? Xin thưa rằng, việc Trump đảo ngược lại thành quả của Obama khi rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận P5+1 không vì ghét Obama, thù Iran mà là một nước cờ hiểm trên bàn cờ vây mà Tập Cận Bình đang nắm giữ quân cờ đen, Trump giữ quân cờ trắng. Việc Trump chọn vũ khí thương mại để đánh tan Trung cộng là một quyết định sáng suốt, đánh trúng tử huyệt của đối phương là huyệt Bách hội trên đỉnh đầu; việc Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran rồi áp lệnh trừng phạt là Trump bồi tiếp vào huyệt Á môn sau gáy của Trung cộng để làm liệt tứ chi của nó. Điểm yếu của Trung cộng đó là hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ mà nguồn chủ yếu từ Iran, Venezuela. Nếu đánh vào các nguồn cung dầu mỏ của Trung cộng thì cái "đại công xưởng" của nó sẽ bất động, những đoàn tàu vận chuyển hàng hóa của nó sẽ nằm bờ. Dầu khí đối với các nước phát triển được xem là máu để nuôi sống cơ thể, một khi những mạch máu đã tắt nghẽn thì chỉ còn con đường chết và chết. Vì vậy đã từ lâu Trung cộng luôn ưu tiên cho vấn đề an ninh năng lượng mà "Vành đai – Con đường" là một cứu cánh để tạo ra những động mạch chủ dẫn máu về tim. Các dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) như đường sắt ở Đông Nam Á, thuê và xây cảng nước sâu Gwadar ở Pakistan… đều nhằm xây dựng tuyến đường ống trên bộ để đưa dầu mỏ về Đại Lục. Khi ngài Trump lên làm chủ Nhà Trắng, bằng con mắt của bậc thầy kinh tế, vị tỷ phú khó đoán này đã thi triển những nước cờ vây đầy ảo diệu để bóp chết Trung cộng. Trước tiên là khái niệm Ấn Độ – Thái Bình Dương với cái vòng kim cô là Tứ Giác Kim cương nhằm kìm tỏa lối thoát của Trung cộng ra hướng Ấn Độ Dương đồng thời cũng "bóp bi" của Trung cộng ở Biển Đông. Sau đó Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran để đốt cháy kho dầu của Trung cộng, một chiến lược rất qui mô chứ không hạ đẳng, sai sách như việc Trung cộng đáp trả lại Trump bằng cách đánh vào nông dân Mỹ vì cho rằng đây là "kho phiếu bầu" của ngài Trump như tôi đã nói hôm qua. Sắp tới, nếu các nước không chịu ngừng nhập khẩu dầu mỏ từ Iran trước ngày 4/11 năm nay thì sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc từ Mỹ mà ZTE của Trung cộng là một bài học nhỡn tiền. Khi Trung cộng bị sấp mặt về dầu mỏ ở Trung Đông và Venezuela, nó sẽ bám vào Nga và cộng sản Việt Nam để tìm nguồn dầu và khí từ Nga và Biển Đông. Với Nga, Trung cộng đã hợp tác xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt tự nhiên để bảo đảm nguồn cung và an ninh năng lượng của nó khi chẳng may bị Mỹ bóp nghẹt họng ở Trung Đông và Venezuela. Nhưng giờ đây Putin đang mê tít Trump sau hội nghị thượng đỉnh Helsinki thì hệ số bền vững khó mà bảo toàn vì Nga và Trung cộng trong lịch sử từng lật lọng nhau. Tại sao nói BIỂN ĐÔNG SẼ LÀ MỒ CHÔN TRUNG CỘNG KHI MỸ ÁP LỆNH TRỪNG PHẠT LÊN IRAN ? Tại vì Biển Đông là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung cộng, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng. Riêng phần sở hữu của dầu và khí đốt của Việt Nam tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Vì vậy, khi túng quẫn buộc Trung cộng sẽ làm liều, quyết cướp lấy Biển Đông để hút dầu, rút khí. Đây chính là cái mồ để chôn xác nó vì Mỹ và Đồng minh đã mai phục, đợi chờ. (Theo FB) | ||||
Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự mới trên quần đảo Hoàng Sa Posted: 21 Nov 2018 03:16 PM PST
Trung Quốc vừa tiến hành xây dựng cơ sở quân sự mới trên đảo Bom Bay ở quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam theo hình ảnh vệ tinh được Sáng Kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) - thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, cung cấp hôm 20/11. Những hình ảnh vệ tinh cho thấy cấu trúc nhỏ mới được xây trên đảo có mái che radar và các tấm năng lượng mặt trời. Mục đích của cơ sở xây mới này hiện chưa rõ làm gì nhưng theo AMTI đánh giá, có khả năng là để phục vụ mục đích quân sự. Theo AMTI, với vị trí chiến lược của đảo Bom Bay ở Hoàng Sa, việc xây mới là đáng quan tâm và có khả năng những cấu trúc tương tự cũng sẽ được Trung Quốc cho xây lắp ở những nơi khác ở Biển Đông. AMTI đánh giá đảo Bom Bay nằm cạnh những tuyến đường biển chính giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khiến vị trí của đảo này trở nên quan trọng cho việc lắp đặt các radar hoặc cơ sở thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc. Khi được hỏi về phản ứng liên quan đến thông tin mới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói ông không biết nhưng khẳng định Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, việc xây dựng trên các vùng chủ quyền của Trung Quốc vì vậy không có gì sai. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét