“Nhà nghiên cứu Biển Đông Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ đảng” plus 24 more |
- Nhà nghiên cứu Biển Đông Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ đảng
- Thư giãn cuối tuần – “Học thuyết số ít”
- “TRỒNG NGƯỜI”
- Đô đốc Mỹ: Trung Quốc tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông
- Một tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên biển Hoàng Sa
- Mark Zuckerberg: Không đặt máy chủ ở những nước đàn áp nhân quyền, chấp nhận bị chặn
- Bàn về Nhà nước kiến tạo
- CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI
- Bọn ngăn chặn buổi gặp mặt thân hữu Văn Việt ở Sài Gòn chính là bọn “cẩu lư hương”?
- NGÀY PHỤ NỮ
- DONALD TRUMP VÀ CỜ ĐỎ SAO VÀNG
- Thông cáo số 04 của nhóm luật sư Lộc Hưng
- GIỐNG GÌ LẠ THẾ
- Trung Quốc đưa dân quân biển chiếm giữ bãi bồi gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa
- HỒI ỨC CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ SỐNG NHIỀU NĂM Ở TRIỀU TIÊN
- Thương nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn bế tắc do đâu ?
- Bảy đại nguy cơ của Trung Quốc
- Công đoàn nào cho công nhân Việt Nam ?
- VÌ SAO "BUÔN THẦN BÁN THÁNH" NỞ RỘ NHƯ NẤM SAU MƯA ?
- Chơi với lửa
- Trộm hoa sau Thượng đỉnh Mỹ - Triều và "những bàn tay bẩn"
- Những chuyện chưa biết về “hậu trường” Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội
- THẤT BẠI
- Việc 90.000 chai rượu vodka xuất khẩu sang Bắc Hàn bị bắt giữ giúp giải thích lý do tại sao Trump rất lạc quan về hội nghị thượng đỉnh của ông với Kim Jong Un
- Sau Thượng Đỉnh Hà Nội Cần Làm Gì?
Nhà nghiên cứu Biển Đông Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ đảng Posted: 08 Mar 2019 02:45 PM PST RFA
Nhà nghiên cứu Biển Đông Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, vừa bị Thành ủy Đà Nẵng khai trừ khỏi Đảng hôm 7/3/2019. Theo AFP, Ông Trần Đức Anh Sơn được nhiều người biết đến về những công trình nghiên cứu Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam ở khu vực này trong tranh chấp với Trung Quốc. Theo truyền thông trong nước, Ông Trần Đức Anh Sơn bị kỷ luật khai trừ đảng, do viết, đăng tin, bài trên Facebook, mà chính quyền cáo buộc là sai sự thật…. không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Việt Nam trên mạng xã hội. Tin cho biết chính quyền cáo buộc những vi phạm của ông Trần Đức Anh Sơn là rất nghiêm trọng, tạo ra dư luận tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ông cũng bị buộc tội "phỉ báng uy tín của ... tổ chức đảng và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng nơi ông làm việc từ năm 2009 đến nay". Tuy nhiên tin không nêu rõ về nội dung những cáo buộc sai trái của Ông Trần Đức Anh Sơn, mặc dù trước đó, ông đã chỉ trích chính phủ Việt Nam đã không đứng lên công khai chống Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp kéo dài về chủ quyền trên biển. Ông đã thu thập các tài liệu chứng minh chủ quyền của Hà Nội trong tuyến đường thủy có từ thế kỷ 19, cụ thể là trên các đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các bài đăng trên Facebook của con trai ông đã ủng hộ những tuyên bố đó và chống lại cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc, khi đó đã gây ra một cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu. Ông Sơn đã không có bình luận nào, tuy nhiên trích lời nhà sư Thích Nhất Hạnh: "Đây là một khoảnh khắc hạnh phúc". https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/scs-expert-expelled-from-vn-communist-party-03082019073237.html | ||||||||||
Thư giãn cuối tuần – “Học thuyết số ít” Posted: 08 Mar 2019 02:37 PM PST Thiện Tùng sáng tác, sưu tầm, chế tác 1/ Răng của mình đấy ! Bác sĩ Nha khoa cùng người bạn ngồi uống trà xem tivi. Đến mục quảng cáo kem đánh răng, cô gái cười nhe hàm răng hột bắp đều, trắng, đẹp. Người bạn bác sĩ khen: - Chà !… Hàm răng cô ấy đẹp tuyệt trần?. - Răng của mình đấy. - Vừa thôi ông ơi ! - Không nói ẩu đâu, chính mình trồng hàm răng giả đó cho cô ấy cách nay chưa đầy một tháng. - Ra là vậy !... -/- 2/ Xứng danh Ba người phụ nữ khoe khoang: - Con tôi là Giáoi sư, Tiến sĩ, ai gặp cũng "Thầy ơi". - Ăn thua gì ! Con tôi là Linh mục, ai gặp cũng "Cha ơi". - Nhằm nhò gì ! Con tôi là tội phạm hình sự, ai gặp cũng hốt hoảng " Trời ơi". -/- 3/ Chọn vợ không hiểu pháp luật Minh hỏi Mẫn - Đã 40 tuổi sao anh không cưới vợ? - Định lâu rồi nhưng tìm chưa có người không hiểu pháp luật . - Kỳ vậy! Sao lại chọn người không hiểu pháp luật?. - Hiểu pháp luật khi ly dị nó kiện phải chia tài sản cho nó sao!? -/- 4/ Kén vợ Bắc hỏi Nam: - Anh chọn người yêu theo tiêu chuẩn nào? - Tôi thì dễ, không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp, miễn người ấy đừng có vú, mông, long mi… giả là được. - Sao lại kỵ những thứ lẻ tẻ ấy dữ vậy? - Vì họ không thật. Cưới về mình đâu dám rớ - rớ nó rã vì tất cả là giả? -/- 5/ Chớ nhìn bề ngoài Tờ báo địa phương đăng quảng cáo: "Chó Cảnh sát giá 25 đô-la". Bà Freeman đặt mua 1 con để giữ nhà. Ngày hôm sau chiếc xe chở đến cho Bà con chó dơ dáy, bẩn thiểu. Bà tức giận gọi điện thoại cho tờ báo đăng quảng cáo: - Các anh gọi con vật gớm ghiếc ấy là con Chó Cảnh sát hay sao ?! - Bà đừng để bề ngoài nó đánh lừa. Bề ngoài là vậy, nhưng nó đã từng làm việc trong Cục Tình báo đấy. -/- 6/ "Học thuyết số ít" "Học thuyết số ít" túm lại là thế nầy: Lâu nay người ta lấy số đông đè bẹp số ít để làm cơ sở thực hiện cái nầy cái nọ, kèm theo cụm từ "thiểu số phục tùng đa số". Nói gì thì nói, đa số vẫn thắng. Vì thế, người ta thường đứng về phe đa số vinh quang. Nhưng họ quên một điều là "phía thiểu số (số ít) bao giờ cũng sướng hơn phía đa số (số nhiều). Hỏng tin hãy xem tôi dẫn chứng: Loài người: - Cán bộ ít hơn dân - Cán bộ sướng hơn dân?. - Đảng viên ít hơn dân - Đảng viên sướng hơn dân?. - Người giàu ít hơn người nghèo – Người giàu sướng hơn người nghèo?. - Giáo viên ít hơn học sinh – Giáo viên sướng hơn học sinh?. - Cảnh sát giao thông ít hơn lái xe – Cảnh sát giao thông sướng hơn lái xe?. - Kiểm lâm ít hơn Lâm tặc – Kiểm lâm sướng hơn Lâm tặc?. - Hải quan ít hơn buôn lậu – Hải quan sướng hơn buôn lậu?. Loài vật: - Cá Voi ít hơn cá Cơm, - Cọp ít hơn Mèo, Voi ít hơn Người..v.v… - không ai bảo vệ cá Cơm mà chỉ bảo vệ cá Voi ?. Con Mèo tha miếng thịt có thể bị đánh chết chớ con Cọp ăn thịt con trâu, thậm chí ăn thịt người cũng không được bắn Cọp?. Con Voi quật chết người, thậm chí hàng loạt người, cũng không được bắn Voi?. Thế mới có câu: "Bảo vệ động vật quý hiếm". CON là loại từ, ám chỉ loài động vật nói chung. Dầu được liệt vào loài động vật thượng đằng, nhưng vẫn gọi CON người – không ai gọi CÁI người?. "Bảo vệ động vật quý hiếm" là bảo vệ số ít loài động vật, trong đó có con người. Số nhiều chỉ là bình phong, che chắn, làm nền cho số ít. Số ít sướng hơn số đông, vậy mà lâu nay chúng ta cứ hiểu lầm ! . -/- | ||||||||||
Posted: 08 Mar 2019 02:31 PM PST . 1. "Thập niên chi kế mạc như thụ mộc." "Chung thân chi kế mạc như thụ nhân". Quản Trọng, nước Tề, nói trước công nguyên. . Xưa, Hồ Chí Minh soạn bài diễn thuyết, nhại lời Quản Trọng vỗ về dân Việt: nào "vì lợi ích mườl năm trồng cây". nào "vì lợi ích trăm năm trồng người." . 2. Nay, Tết trồng cây để đảng nhớ Bác, còn rừng Âu Cơ gần như tàn mạt, tài nguyên nát theo "sở hữu toàn dân", theo lợi ích nhóm của giặc nội xâm. Đâu "kế mười năm" mà "vì lợi ích", lãnh thổ Việt Nam chính là mục đích, thành khu tự trị thuộc Đại Hán Mao, cờ đỏ Trung Hoa thêm một vàng sao. . Từ rừng biên cương Nam Quan Bản Giốc, Bắc phương diệt dần Nam nhân Việt tộc, không theo Quản Trọng lập "kế trọn đời"' chỉ cần "trăm năm" bành trướng "trồng người". . Đào tạo lớp lang cán bộ theo đảng, kiên định Mác Lê, chủ nghĩa cộng sản, học tập tấm gương tư tưởng Cụ Hồ để biết tụng ca, muôn năm tung hô. . Đảng luôn tự hào đỉnh cao trí tuệ, theo tư bản đỏ thị trường kinh tế, cải cách ruộng đất, tận diệt cường hào, đánh phá Văn nhân Giai phẩm cựu trào trừ khử thương nhân trí thức thời Ngụy. . . . . . 3. Lập thành Nhà Nước độc tài toàn trị. "Trồng cây" Mác-Lê Sô-viết ngoại lai. "Trồng người" phi nhân phi pháp bất tài. Gần một "trăm năm" toàn điều hoang tưởng. . Không sao chế nổi con vít chất lượng, công nhân làm thuê chế xuất nước ngoài. Dân đen khiếu kiện bao điều oan sai, mất đất mất nhà di dời ly tán. . Ủy viên trung ương phạm nhiều đại án. Việt Nam tìm đâu dân chủ nhân quyền? . Thảo Điền, 2019 Đoàn Thuận. | ||||||||||
Đô đốc Mỹ: Trung Quốc tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông Posted: 07 Mar 2019 02:40 PM PST TTO - Chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Hoa Kỳ tiết lộ trong một năm qua, hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông không những không giảm mà còn gia tăng hơn trước. Trả lời báo giới tại một sự kiện ở Singapore ngày 7-3, Đô đốc Philip Davidson - chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Hoa Kỳ, cho biết quân đội Mỹ quan sát được sự gia tăng trong hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông năm vừa qua. "Nó ngày càng tăng, không giảm đi theo bất cứ nghĩa nào. Tàu chiến, tiêm kích, máy bay ném bom... hoạt động với tầng suất cao hơn nhưng năm trước đó, một cách tuyệt đối. Điều này hết sức nguy hiểm cho dòng chảy hàng hóa, hoạt động thương mại và dòng thông tin tài chính dịch chuyển bằng cáp quang dưới Biển Đông", đô đốc Davidson nhấn mạnh. Chỉ huy Davidson từ chối mô tả cụ thể hơn về hoạt động của quân đội Trung Quốc, tuy nhiên ông tiếp tục cam kết Mỹ sẽ duy trì sức mạnh trong khu vực. Đây là lời trấn an mới nhất của một quan chức cao cấp Mỹ dành cho các quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những bước đi táo bạo trong tham vọng lãnh thổ. Mới tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo có mặt tại Manila để trấn an đồng minh Philippines rằng hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước sẽ có hiệu lực nếu tàu hoặc máy bay Philippines bị tấn công ở Biển Đông. Năm nay, Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7,5%, tuy ít hơn 8,1% dự kiến nhưng vẫn theo đúng kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ông Tập Cận Bình. Đô đốc Davidson nhận xét ông không nhìn thấy dấu hiệu nào cho thấy năng lực quốc phòng của Trung Quốc suy giảm, dù tốc độ tăng chậm hơn thì đó vẫn là tăng. Trong bài phát biểu trước 120 đại biểu tại Singapore, chỉ huy Davidson nhấn mạnh chìa khóa quan trọng giúp duy trì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng đó là sự đoàn kết của 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN sẽ tham gia tập trận hải quân chung với Mỹ trong năm 2019 này, theo ông Davidson. PHÚC LONG https://tuoitre.vn/do-doc-my-trung-quoc-tang-hoat-dong-quan-su-o-bien-dong-20190307203746035.htm | ||||||||||
Một tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên biển Hoàng Sa Posted: 07 Mar 2019 02:35 PM PST TTO - Tối 6-3, văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xác nhận thông tin tàu Trung Quốc có số hiệu 44101 đâm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi.
Chiều 6-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi vừa bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa vào sáng cùng ngày. Theo đó, vào khoảng 10h sáng 6-3, tàu cá QNg-90819 của ngư dân Nguyễn Minh Hùng (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc có số hiệu 44101 đâm chìm tại khu vực cách phía đông Đà Nẵng khoảng 198 hải lý, nằm ở khu vực đảo Đá Lồi, quần đảo Hoàng Sa. Lúc bị đâm chìm, tàu ông Hùng có 5 ngư dân. Sau khi bị đâm, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi chỉ còn nổi phần mũi, 5 ngư dân đã bám vào phần mũi tàu. "Đến 12h06, 5 ngư dân đã được một tàu cá khác của Quảng Ngãi là tàu QNg-90620 tiếp cận cứu vớt an toàn và rời khu vực tiếp tục đi đánh bắt hải sản. Hiện sức khỏe của các ngư dân đã ổn định", nguồn tin này cho biết. Vào tối 6-3, văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng đã xác nhận thông tin này, đồng thời xác nhận thông tin tàu Trung Quốc đâm tàu cá có số hiệu 44101. Khi nhận thông tin, văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Trung Quốc cứu nạn các ngư dân.
Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn là địa phương có số lượng tàu cá lớn nhất trong các xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cả xã có trên 400 tàu cá, với khoảng 1.700 lao động trực tiếp bám biển. Số tàu cá và ngư dân khai thác ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa chiếm 80% trên tổng số phương tiện và lao động của địa phương. Đặc biệt tại thôn Châu Thuận Biển là nơi tập trung hàng trăm tàu chuyên nghề lặn trên vùng biển Hoàng Sa. TRƯỜNG TRUNG https://tuoitre.vn/mot-tau-ca-quang-ngai-bi-tau-trung-quoc-dam-chim-tren-bien-hoang-sa-20190306195003423.htm | ||||||||||
Mark Zuckerberg: Không đặt máy chủ ở những nước đàn áp nhân quyền, chấp nhận bị chặn Posted: 07 Mar 2019 02:28 PM PST "Chúng tôi không xây dựng trung tâm dữ liệu ở những quốc gia có truyền thống vi phạm nhân quyền như quyền riêng tư và quyền tự do biểu đạt", nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg tuyên bố trong một thông báo đầy bất ngờ ngày 7/3. "Nếu chúng tôi xây dựng trung tâm dữ liệu và lưu dữ liệu nhạy cảm ở những nước này, thay vì chỉ lưu dữ liệu không nhạy cảm trong bộ nhớ đệm [nguyên văn: caching non-sensitive data], các chính phủ sẽ dễ dàng lấy dữ liệu của người dùng hơn", ông Zuckerberg nói. Chính sách này sẽ được áp dụng cho không chỉ mạng xã hội Facebook mà còn các dịch vụ khác của Facebook như Messenger, Instagram, bên cạnh một dịch vụ vẫn được mã hoá khắt khe lâu nay là WhatsApp. Động thái này có thể xóa tan những ngờ vực của cộng đồng mạng Việt Nam về việc Facebook có tuân thủ Luật An ninh mạng và lưu dữ liệu người dùng ở Việt Nam hay không. "Mọi người muốn dữ liệu của họ được lưu trữ an toàn ở những nơi họ tin tưởng. Nhìn về tương lai của Internet và vấn đề quyền riêng tư, tôi tin rằng một trong những quyết định quan trọng nhất chúng tôi đã đưa ra là việc chúng tôi sẽ xây trung tâm dữ liệu và lưu trữ dữ liệu nhạy cảm của người dùng ở đâu", ông Zuckerberg giải thích. Điều khiến cộng đồng mạng Việt Nam ngờ vực lâu nay là liệu Facebook có chấp nhận bị chặn ở Việt Nam hay không, bởi điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ có thể mất đi thị trường và doanh thu ở đây. Mark Zuckerberg khẳng định "chúng tôi sẵn sàng đánh đổi" các thị trường này để "giữ vững nguyên tắc" tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, bất kể "dịch vụ của chúng tôi sẽ bị chặn ở một số nước hoặc chúng tôi sẽ không thể tiếp cận được một số nước khác trong thời gian trước mắt". Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Facebook có thể có máy chủ đóng vai trò là bộ nhớ đệm ở Việt Nam để lưu dữ liệu không nhạy cảm của người dùng. Đây là kỹ thuật nhằm tăng tốc độ xử lý dữ liệu của Facebook. Theo VTC, vào thời điểm tháng 12/2017, Facebook đã có khoảng 300 máy chủ đặt tại Việt Nam để "quản lý thông tin". Dẫn lời một chuyên gia công nghệ, VTC cho biết đây là loại máy chủ "hầu như quốc gia nào cũng có", nhằm quản lý mọi thao tác hàng ngày của người sử dụng như lịch sử truy cập. Loại máy chủ quan trọng hơn là "máy chủ quản lý dữ liệu cá nhân" thì chỉ có một vài quốc gia trên thế giới có và không có ở Việt Nam. Đây là loại máy chủ có tính bảo mật rất cao, VTC cho biết. Trong phiên điều trần tại Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ ngày 5/9/2018, bà Sheryl Sandberg, Phó Chủ tịch Facebook, khẳng định "chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe dọa nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị". Thông báo đầy bất ngờ của Mark Zuckerberg ngày hôm nay có tiêu đề "Một tầm nhìn tập trung vào quyền riêng tư cho kết nối xã hội". Trong đó, vị chủ tịch của hãng công nghệ khổng lồ đưa ra một định hướng mới cho sự phát triển Facebook. Ông nhấn mạnh tới việc tạo ra những không gian riêng tư hơn cho người dùng, nơi người ngoài không thể tiếp cận. Zuckerberg ví đây như những phòng khách tại gia của người dùng, thay vì như tình trạng hiện nay là nói trên Facebook cũng như nói giữa quảng trường thành phố. Bên cạnh đó, Facebook cũng sẽ mã hoá dữ liệu đầu cuối, khiến cho ngay cả Facebook cũng không đọc được dữ liệu của người dùng. Đây là tính năng bảo mật được nhiều người kỳ vọng, bởi Facebook có lịch sử nhiều năm qua "đọc" và khai thác dữ liệu riêng tư của người dùng và bán nó cho các nhà quảng cáo. Đây là mô hình kinh doanh Facebook theo đuổi xưa nay và cũng vì vậy mà họ liên tục dính các bê bối lớn liên quan đến dữ liệu người dùng. Với việc thay đổi chính sách về quyền riêng tư, Facebook sẽ phải thay đổi cả cách họ kiếm tiền. Điều này khiến cho nhiều người vẫn ngờ vực rằng liệu Facebook có thực sự thay đổi để tôn trọng dữ liệu riêng tư của người dùng hay không. | ||||||||||
Posted: 07 Mar 2019 02:19 PM PST Nguyễn Đình Cống Sách "Vì sao các quốc gia thất bại" cho rằng sự thành công hoặc thất bại của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào thể chế chính trị và kinh tế. Mỗi thể chế có 2 trạng thái cơ bản là dung hợp (tốt) và chiếm đoạt (xấu). Khi kết hợp 2 thể chế tốt quốc gia sẽ phát triển không ngừng. Ngược lại, kết hợp 2 thể chế xấu sẽ dẫn quốc gia, dân tộc vào tình trạng nghèo đói, kiệt quệ trong lúc mang tới giàu có cho một số ít người. TS Nguyễn Sĩ Dũng khi xem xét vai trò nhà nước đến phát triển kinh tế đã đưa ra 3 mô hình: 1- Nhà nước điều chỉnh (như tại các nước Anh, Mỹ, Đức…) 2-Nhà nước kế hoạch hóa tập trung (như Liên xô và các nước XHCN trước đây) 3-Nhà nước kiến tạo (như các nước Nhật, Nam Hàn, Đài loan, Singapore ). Nhà nước kiến tạo có nhiều ưu điểm và tránh được các nhược điểm của mô hình 1 và 2. Lãnh đạo VN hiện nay đang mong ước xây dựng Nhà nước kiến tạo dưới sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSVN. Cũng theo TS Dũng, Nhà nước kiến tạo được hình thành dựa trên 9 điều kiện , do Chalmers Johnson tổng kết, trong đó 2 điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất là : 1-Bộ máy gọn nhẹ, tinh hoa, hiệu quả 2-Bộ máy hành chính được trao quyền đầy đủ. Bảy điều kiện còn lại liên quan đến: Thiết chế tài chính; Bộ Thương mại và Công nghiệp; Nhà nước độc lập; Chính quyền mạnh; Kinh tế tư nhân; Xã hội dân sự. Chỉ cần xem xét 2 điều kiện quan trọng đầu tiên đã thấy rằng, Nhà nước VN, nếu vẫn chịu sự độc quyền toàn trị như hiện nay của ĐCS thì không có cách nào xây dựng được Nhà nước kiến tạo. Huyênh hoang, rêu rao về nó không khéo chỉ là thấy người sang bắt quàng làm họ, là trò lừa bịp lấy thúng úp voi. Tại sao vậy ?. Tại vì ĐCSVN chủ trương và thực thi những điều ngược lại. Về bộ máy gọn nhẹ. Bộ máy nhà nước của VN hiện tại quá cồng kềnh. Lãnh đạo vẫn thường kêu gọi tinh giản, nhưng rồi nó vẫn phình ra khi mà các cơ quan của Đảng, Chính quyền, Mặt trận chồng chéo lên nhau. Phương châm Đảng lãnh đạo, Chính quyền quản lý, Nhân dân làm chủ đã tạo ra mâu thuẩn và hạn chế, gây nên nhiều lãng phí. Muốn có bộ máy tinh giản thì trước hết phải xử lý triệt để sự chồng chéo này. Nhưng hình như lãnh đạo sống chết vì nó, không muốn thay đổi. Về tinh hoa. Theo TS Dũng thì : "Vì nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước dẫn dắt nền kinh tế phát triển. Nhà nước có thể dẫn dắt vì bộ máy hành chính - công vụ của nó là tinh hoa". Đọc câu này có thể hiểu nhầm rằng tinh hoa là tính chất vốn có của Nhà nước kiến tạo . Nhưng thật ra tinh hoa là yêu cầu đối với mọi nhà nước bình thường. Phải có bộ máy gồm các phần tử tinh hoa thì mới có thể xây dựng Nhà nước kiến tạo. Trong bài " Hỏi thêm ông Dũng" tôi có trình bày rằng cứ theo đường lối cán bộ cộng sản, cứ theo quy hoạch cán bộ của Đảng thì chỉ tạo ra các "tinh hoa dổm" là chủ yếu. Loại ấy không thể nào điều hành được Nhà nước kiến tạo. Tinh hoa thực chất đã bị nền chuyên chính vô sản làm thui chột từ non trẻ, đã bị quy hoạch loại bỏ từ vòng ngoài. Về hiệu quả. Lãnh đạo, Quốc hội, Chính phủ đều có nhận xét rằng Nhà nước VN hiện tại là kém hiệu quả. Hiện tượng và nguyên nhân đã quá rõ ràng. Về điều kiện bộ máy hành chính được trao quyền đầy đủ. Liệu điều này có thể xẩy ra, có thể được Đảng chấp nhận khi họ phải lãnh đạo toàn diện, khi nghị quyết của các cấp bộ đảng đều cao hơn pháp luật, khi bộ máy của Đảng bao trùm lên bộ máy hành chính ở mọi nơi, mọi cấp. Để có được bộ máy hành chính được trao quyền đầy đủ thì tất yếu phải vô hiệu hóa các điều vừa kể. Liệu Đảng có chấp nhận và Quốc hội có dám thảo luận và ban bố các điều như vậy. Trong cuộc họp ngày 2 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng với 27 chuyên gia kinh tế hàng đầu, bàn về các trụ cột phát triển đến năm 2030, các chuyên gia cho rằng : "Để thực hiện các trụ cột về phát triển kinh tế thì cần cải cách đồng bộ thể chế, trong đó, việc quan trọng cần thay đổi là tránh sự chồng chéo trong quản lý Nhà nước…, Song song với thể chế, yếu tố con người là rất quan trọng để thực hiện được thể chế đổi mới. Các chuyên gia đề nghị phải nâng cao chất lượng của cán bộ công chức, viên chức, thậm chí là cả đội ngũ lãnh đạo, đổi mới bộ máy quản lý".. Các chuyên gia đề nghị nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Nhưng làm sao nâng được. Mấy chục năm trời đã dùng rất nhiều biện pháp , nhưng không nâng được vì đường lối cán bộ sai ngay từ gốc. Điều này tôi đã trình bày trong bài " Phản biện đường lối cán bộ cộng sản". Đề nghị xem yếu tố con người là rất quan trọng, có ý muốn nói đến đội ngũ tinh hoa. Nhưng nếu cứ làm theo " Quy hoạch CB của Đảng" thì chỉ chọn được "tinh hoa dổm", và loại bỏ tinh hoa thực chất. Đề nghị tránh sự chồng chéo trong quản lý nhà nước phải chăng muốn đụng đến vai trò của Đảng và Mặt trận. Các đề nghị như vậy chỉ nói cho vui lỗ tai chứ Thủ tướng không có tài thánh và lòng dũng cảm để thi hành. Đó là chưa kể đến việc các chuyên gia chỉ vòng vo, nói tránh, không có một ai dám đụng đến chỗ nhạy cảm là xây dựng thể chế Tam quyền phân lập. Thực ra ĐCSVN đã từ bỏ Mác Lê và đường lối cộng sản trong kinh tế để chạy theo sự phát triển tư bản hoang dã, để tạo nên bọn tư bản đỏ với nhóm lợi ích. Nhưng họ vẫn kiên trì đường lối chính trị. Đó là việc giữ vững độc quyền toàn trị của chuyên chính vô sản nhằm bảo vệ quyền lợi cho một số nhóm lợi ích. Họ rêu rao xây dựng nhà nước kiến tạo cũng chỉ là để phục vụ các nhóm lợi ích chứ chẳng phải vì nước vì dân. Tuy vậy trước sau thì Nhân dân Việt Nam cũng phải thiết lập nên một Nhà nước dân chủ, theo mô hình kiến tạo, mô hình điều chỉnh hoặc mô hình phát triển nào đó. Để làm được việc này thì điều kiện tiên quyết là từ bỏ con đường chính trị cộng sản với sự độc quyền toàn trị, từ bỏ Chủ nghĩa Mác Lê với vô sản chuyên chính để xây dựng thể chế dân chủ với Tam quyền phân lập, là cơ sở cho Nhà nước kiến tạo. | ||||||||||
Posted: 06 Mar 2019 02:36 PM PST Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở Miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ. Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đở đói. Cho nên người có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn. Chuyển ra ngoài Bắc anh lại càng tơi tả hơn. Không quen với cái lạnh thấu xương, bụng thì đói meo. Trông anh như một ông cụ già hom hem. Công việc nặng nhọc làm cho anh còm lưng. Ngày trở về thì không thấy hy vọng. Anh cứ nghĩ mình kéo dài tình trạng đói khát, nặng nhọc nầy mãi, thì thế nào cũng bỏ xương tại cái xứ đèo heo hút gió nầy. Trốn trại thì không can đảm. Mà cũng chẳng biết trốn đi đâu, giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. Đành phải bó tay chịu trận. Bỗng nhiên một hôm anh nhận được gói đồ ăn gửi bằng đường bưu điện. Anh nghĩ chắc vợ anh gửi cho. Nhưng khi cầm gói quà trên tay nhìn tên người gửi lạ hoắc, anh phân vân, đắn đo. Chắc chắn đây là một sự nhầm lẫn. Tuy nhiên vì đói quá anh không có can đảm hoàn trả lại cho cán bộ, khi mà sự thèm khát đã lên tới tột đỉnh. Mà chắc gì gói quà được trả về cho khổ chủ của nó! Cán bộ trại đời sống cũng chẳng hơn tù bao nhiêu, thế nào họ cũng chia nhau. Trong lúc mình đang cần, anh an ủi mình như vậy. Anh về trại. Bạn bè tới chúc mừng anh. Như vậy, kể từ nay anh thuộc thành phần có thăm nuôi. Không còn mồ côi như trước. Gói quà đã được mở ra kiểm soát, cột lại sơ sài trước khi giao cho anh nhận lãnh. Ai nhận quà về đến chỗ nằm của mình, đều bóc ngay ra. Còn anh thì không dám đụng đến. Lúc đầu cái đói, cái thèm khát lâu ngày làm cho anh bấn loạn. Anh nghĩ nhận quà về bóc ra ngay ăn một bữa cho đã. Nhưng khi cầm gói quà trên tay, không phải tên vợ mình gửi, anh đâm ra đắn đo. Anh nằm gác tay lên trán nghĩ ngợi về tên người gửi. Anh đào bới hết trí nhớ, vẫn không tìm ra tên người đàn bà nầy, được viết trên góc của gói quà. Bạn bè tù cùng phòng với anh thì nghĩ khác. Họ cho rằng lâu quá không được nhận quà, không nghe tin tức vợ, nên anh muốn kéo dài cảm giác sung sướng. Không bóc vội gói quà. Thế nhưng rồi cũng đến lúc gói quà được mở. Sau khi ăn cơm chiều xong, anh leo lên chỗ nằm, ngồi quay mặt vào vách. Anh trịnh trọng mở gói quà. Quan trọng với anh bây giờ không phải là trong gói quà có những gì để ăn. Giữa lúc nầy, sự thèm khát bỗng nhiên trốn mất. Mà là lá thư trong gói quà nói gì. " Anh yêu quý, Anh đã mất tích từ lâu, tưởng rằng anh đã chết. Em và các con lập bàn thờ mấy năm nay. Không ngờ, cách đây mấy hôm, vô tình đến thăm một người bạn, có người anh được thả ra từ trại cải tạo Miền Bắc. Em hỏi thăm là có bao giờ anh nghe tên người nào là Nguyễn Hữu trong trại của anh không? Anh đó trả lời là có một người cùng đội sản xuất với anh mang tên ấy, trước là đại úy thuộc Sư Đoàn 2, người Bắc Kỳ. Từ bao nhiêu năm nay không được ai thăm nuôi. Em nghe xong muốn quỵ xuống, đúng là anh rồi. Thế là từ nay em phải hạ bàn thờ xuống. Các con có bố chứ không còn mồ côi cha nữa. Em mừng quá, mang tên anh, tên đội, tên trại đến Ủy Ban Quân Quản Thành Phố để xin giấy phép gửi quà thăm nuôi. Lý do vì loạn lạc, di chuyển nhiều lần, địa chỉ không còn chỗ cũ, nên không nhận được giấy gửi quà thăm nuôi. Anh đừng để vi phạm nội quy, ráng học tập tốt, sẽ được nhà nước khoan hồng để sớm về đoàn tụ với gia đình. Có dịp được trại cho phép viết thư, anh viết thư về cho em biết sức khỏe của anh. Anh cần những gì lần sau có giấp phép em sẽ gửi ra cho anh. Em và các con bao giờ cũng mong chờ anh về. Thư nầy không viết dài được, em ngưng đây. Chúc anh luôn luôn khỏe mạnh. Vợ anh Lê Thị Hồng" Anh không dám đọc lại lần thứ hai. Một sự trùng hợp lạ ky, anh và ông Hữu kia cùng thuộc Sư Đoàn 2, cùng là người Bắc. Chỉ khác nhau là ông ta mất tích trong chiến tranh, còn anh thì trình diện đi cải tạo. Người đàn bà nầy vì quá thương chồng không điều tra cặn kẽ, chứ trong một sư đoàn, chuyện trùng tên, trùng họ là chuyện bình thường. Mà cán bộ kiểm duyệt thư từ cũng lơ đễnh, không thấy chữ mất tích từ đầu lá thư. Anh nhìn gói đồ ăn mà lòng trĩu nặng. Một bên vợ người ta, chồng mất tích bao năm mà vẫn chờ đợi. Còn mình sống sờ sờ vợ chẳng thèm ngó ngàng tới. Đọc thư xong, anh bỏ thư lại trong gói đồ rồi cột lại như cũ. Anh nằm gác tay lên trán suy nghĩ miên man. Các bạn chung phòng đến hỏi thăm tin tức gia đình anh ra sao, anh trả lời nhát gừng cho qua chuyện. Họ nghĩ, có lẽ gia đình anh đang gặp rắc rối gì đó, nên anh buồn ít nói. Sáng hôm sau ra lao động, anh không mang thêm cái gì để ra ăn buổi trưa. Anh không biết phải làm sao với gói quà mà anh đã nhận. Anh cảm thấy mình giống như một thằng ăn trộm, oa trữ đồ gian. Không biết phải giải quyết thế nào cho ổn thỏa đây. Mấy năm trời đói khát, thèm ăn. Chụp được một con dế, con cóc thì xem như được một bữa tiệc lớn. Thế mà khi nhận quà có thịt chà bông, cá khô, muối sả ớt v.v... anh lại sờ sợ. Lương tâm ư? Làm gì có thứ nầy ở đây. Anh không biết phải diễn tả thế nào tâm trạng của anh lúc ấy. Vì đụng vào đó, anh thấy mình như bị phạm tội. Buổi trưa, anh ra nhận cơm với vài cọng rau muống, nước muối. Anh lại thèm các thứ mà mình đang giữ. Sự thèm khát lại bắt đầu dằn vặt, hành hạ anh. Anh không thể nào chống lại nổi sự đòi hỏi hợp lý nầy. Thôi thì tới đâu hay tới đó. Ngày hôm sau anh mang tí ti đồ ăn theo, chia cho một số bạn cùng cảnh ngộ với anh, nghĩa là thuộc dạng mồ côi, không có ai thăm viếng hay gửi quà. Họ ăn một cách ngon lành. Anh ăn cũng ngon miệng nhưng khi ăn xong, anh thấy nghèn nghẹn. Mấy ngày đầu anh mang tâm trạng nầy, nhưng dần dần về sau nguôi ngoai. Hình như sự phạm tội thường xuyên, ít bị lương tâm cắn rứt hơn là phạm tội một đôi lần. Vài ba tháng sau đó, anh được trại cho phép viết thư về gia đình. Đây là một điều khó khăn cho anh. Gửi thư cho vợ hay gửi cho chị Lê Thị Hồng? Gửi cho vợ thì bao nhiêu cái vẫn biệt vô âm tín, còn gửi cho chị Lê Thị Hồng, thì biết nói sao cho chị hiểu là anh không phải là chồng chị ta. Nếu thư không bị kiểm duyệt thì chuyện nầy dễ nói. Còn thư tù như anh thì qua biết bao nhiêu cửa ải. Biết đâu khi cán bộ kiểm duyệt phát giác chuyện nầy sẽ tống cổ anh vô cùm. Cái tội mạo nhận ẩu để lãnh đồ thăm nuôi. Một lần cũng là mang tội, mà cái tội nầy bạn bè biết được thì khinh khi lắm. Nhưng mọi chuyện đã lỡ rồi, đành phải theo lao vậy. Anh đánh liều viết theo cái kiểu người chồng viết cho vợ. "Hồng em, Cám ơn em rất nhiều về gói quà vừa rồi em gửi cho. Em đừng lo gì cho anh nữa, ở đây anh được nhà nước cách mạng lo cho đầy đủ, ăn uống không thiếu. Em yên tâm để dành lo cho các con. Em ở nhà cố gắng dạy dỗ các con nên người, cố gắng chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nước cách mạng. Nhờ ơn cách mạng, nhờ ánh sáng soi đường, nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước ta. Anh học tập đã hiểu thế nào con đường lầm lẫn của mình trước đây. Anh đã ăn năn hối cải và mong sao sau khi được khoan hồng trở về với gia đình, anh sẽ làm lại cuộc đời tốt hơn. Đừng lầm lẫn đi theo con đường cũ nữa, phải sống hòa đồng với nhân dân và tuân thủ pháp luật nhà nước. Nhắc lại cho em rõ, đừng gửi quà cho anh nữa. Ở đây anh ăn uống rất đầy đủ, hãy dành dụm cho con, lo cho tương lai các con. Cầu chúc em và các con khỏe mạnh. Chồng em Nguyễn Hữu" Anh nhắc lại hai lần chữ "lầm lẫn", để chị Hồng biết đoán ra mọi sự, không dám viết đi viết lại nhiều lần, sợ cán bộ trại nghi ngờ. Hai ngày sau, văn phòng trại gọi anh lên làm việc. Anh điếng hồn, không biết chuyện gì xẩy ra. Có lẽ vì mấy chữ lầm lẫn đó sao? Người kiểm duyệt sao thông minh quá vậy. Anh vừa đi, vừa tìm cách chạy tội. Nhưng không nghĩ ra cách nào giải thích, anh đổ liều, cứ chối đại ra sao thì ra. Mỗi lần gọi người nào một cách bất thần như vậy, là người đó có vi phạm điều gì. Các bạn tù cùng phòng lo lắng cho anh. Anh bước vào phòng cán bộ quản giáo, đầy lo âu và không biết chuyện lành dữ ra sao. Người công an chấp cung ngồi trước lá thư của anh viết cho chị Hồng. Anh ta tươi cười mời anh ngồi đối diện, rút trong túi gói thuốc lá mời anh. Một thái độ thân thiện lạ lùng. Anh rút một điếu và chậm rãi hút. Người cán bộ nhìn anh nói: "Trong trại nầy, ai viết thư về cho gia đình cũng xin cái nầy cái nọ. Riêng anh thì không, lại bảo chị đừng gửi gì cả. Cũng lạ thật. Anh thật sự không thấy cần thiết sao?" Anh lắc đầu: "Nhiều năm không được thăm nuôi, quen rồi. Hơn nữa gia đình tôi cũng nghèo. Vợ tôi lo cho các cháu đủ mệt. Lo thêm cho tôi, kiệt sức mất.. " "Anh nghĩ vậy cũng đúng. Các anh ngày trước sung sướng quen rồi, không quen chịu cực khổ. Mới có vài năm đã thấy thèm khát đủ thứ. Chúng tôi mấy chục năm đánh giặc. Ăn uống kham khổ. Không hề hé răng." Người cán bộ nói tiếp: " Chúng tôi có bỏ đói các anh đâu. Nuôi ăn đầy đủ đấy chứ. Chúng tôi cũng muốn cho các anh về với gia đình. Nghẹt vì các anh chưa thông suốt chính sách cách mạng, nên chúng tôi phải tạm giữ thêm một thời gian nữa." Anh ấp úng: "Vâng, thưa cán bộ." Người cán bộ nhìn thẳng vào mặt anh, trịnh trọng nói: " Thay mặt Quản Giáo trại, tôi biểu dương tinh thần ý thức của anh. Thư anh gửi có giá trị thuyết phục. Anh là trại viên gương mẫu, sẽ được Ban Quản Giáo Trại đề bạt để anh được về sớm với gia đình." Mấy thằng làm ăng-ten, cũng nghe cái lời hứa cho về sớm. Nên chúng nó ra sức kiếm điểm, mà có thấy thằng nào được về trước đâu. Anh cười thầm trong bụng với cái chiêu dụ nầy. Người cán bộ tiễn anh ra cửa và bắt tay thân thiện. Anh hú hồn, thoát được sự căng thẳng. Anh về chỗ nằm. Mấy người bạn tới hỏi thăm tin tức về chuyện nầy. Anh trả lời với họ là bị cán bộ cảnh cáo, vì lá thư viết không đúng tiêu chuẩn.. Anh nghĩ thế nào rồi câu chuyện nầy cũng đổ bể. Rồi cũng sẽ đi cùm vài tháng, với cái tội mạo nhận ẩu để lấy quà gửi. Chị Hồng thế nào cũng nhận ra nét chữ, và chữ ký của anh, không phải của chồng. Không cần mấy chữ "lầm lẫn" kia, chị Hồng cũng hiểu hết mọi sự là chồng chị đã chết. Ngày nầy qua tháng khác, anh vẫn lao động đều đặn. Anh vẫn yên tâm là mình trở lại với vị trí mồ côi muôn thuở. Anh không còn hy vọng có ai đó ngó ngàng tới để gửi cho chút quà thăm nuôi. Người ta có gia đình gửi quà. Người ta có quyền tưởng tượng các món ăn để vỗ an cho cái dạ dày. Vì thế nào có ngày cũng được thăm nuôi, món ăn mình ao ước sẽ được người nhà mang đến. Còn anh chỉ ăn hàm thụ các món đó thôi. Cũng không sao nghĩ ra, cái đói khát triền miên, đã làm cho anh chai lì mọi ao ước. Thần kinh tê liệt và suy sụp đến tận cùng. Nhận quà thăm nuôi bằng bưu điện lại có tên anh. Lại thêm một lần ngạc nhiên. Lần trước anh không dám mở gói quà, vì biết đó không phải là quà của mình. Không dám đọc thư vì biết thư đó không viết cho mình. Lần nầy thì ngược lại. Về đến chỗ nằm thì anh xáo tung để tìm lá thư ra đọc.. Thư viết cũng thắm thiết như lần trước, không hề đá động gì sự lầm lẫn mà anh đã nhấn mạnh. Nét chữ cứng cỏi thể hiện người viết có học thức, thế mà tại sao không biết mọi sự lầm lẫn đó. Trong thư nầy chị Hồng lại hiểu sai vấn đề, nghĩ rằng vì mấy năm không nhận quà thăm nuôi, nên anh giận dỗi. Biết làm sao đây, khi mà anh không có khả năng bày tỏ tự sự. Mặc kệ, cứ thản nhiên mọi chuyện, cứ ăn cho sướng. Phó mặc mọi chuyện cho trời đất. Anh đổ ra cáu kỉnh và lì lợm. Hình như anh muốn tạo ra tình huống nầy, để dễ dàng nuốt trôi mấy miếng thực phẩm thăm nuôi, mà không thẹn với lương tâm. Mỗi lần sực nhớ lại chuyện quà cáp, anh vội vàng xua đuổi ngay. Nhủ với lòng mình như vậy, nhưng dễ gì quên được điều đó. Mỗi đêm, khi cơn đói hành hạ, các món ăn trong trí tưởng tượng tuôn ra, là hình ảnh chị Hồng lại hiện lên. Đẹp hay xấu lúc nầy đối với anh chẳng cần thiết, nhưng tấm lòng thương chồng của chị đã làm cho anh cảm phục. Thực sự, anh thương hại cho hoàn cảnh côi cút của chị và mấy đứa con. Sống giữa sự khó khăn chung của xã hội, nuôi mấy miệng ăn cũng thấy khó lắm rồi, đừng nghĩ gì xa xôi hơn như chuyện thăm nuôi chồng. Tệ hại hơn nữa, đây không phải là chồng của mình. Mọi chuyện vẫn bình thường, ngày nầy qua ngày khác trong trại cải tạo. Anh vẫn sinh hoạt chung với các anh em. Bỗng nhiên một ngày, sau khi đi lao động về, anh được loa phóng thanh gọi tên ra khu thăm nuôi, có vợ là Lê Thị Hồng đến thăm. Lần nầy thì anh bối rối thật sự. Anh biết sự gặp nhau nầy rất bẽ bàng và ngượng ngập. Mọi sự thật sẽ làm cho chị Hồng đau khổ biết mấy. Với anh thì không sao, anh đã biết trước mọi chuyện, anh đã chuẩn bị tinh thần. Dù gì thì anh cũng phải trả lại sự thật nầy. Anh không muốn nó cứ mãi kéo dài, cứ mãi gây cho anh cảm giác phạm tội. Anh cố gắng diễn tả cho chị ấy biết, anh không phải thứ lừa đảo để kiếm miếng ăn. Dù có chết anh cũng chấp nhận, chứ không thể thuộc loài vô loại nầy. Anh nói nhiều, nhiều hơn nữa, để cảm ơn, để chị tha thứ. Anh sợ một vài tháng bị cùm, sợ mất mấy miếng ăn, mà phải để lại sự hiểu lầm trầm trọng. Để chị phải lặn lội khó nhọc, leo đèo vượt suối, từ Sài Gòn ra tận nơi đây thăm một người mà không phải là chồng mình. Người cán bộ phụ trách dẫn anh ra khu trại thăm nuôi. Từ xa anh nhìn thấy người đàn bà đang ngồi nơi bàn chờ đợi. Tự nhiên anh hồi hộp. Tự nhiên chân anh bước cảm thấy nặng nề. Rồi anh cũng bước tới chỗ chị ngồi. Tim anh muốn vọt ra khỏi lồng ngực. Anh e thẹn như con gái. Thấy xấu hổ và hối hận. Chị Hồng nhìn anh rồi bật khóc. Chị khóc nức nở. Mặt cúi xuống bàn. Tiếng khóc ấm ức như đang gặp sự bất trắc. Anh ngồi vào vị trí đối diện. Nước mắt anh cũng chảy dài. Anh không nói được với chị câu gì. Những gì anh đã chuẩn bị bay đi đâu cả. Người cán bộ ngồi ở đầu bàn kiểm soát thấy hai người cứ khóc mãi.. Có lẽ anh ta nghĩ rằng vì vợ chồng lâu ngày xa nhau, thương nhớ chồng chất lâu ngày, để họ khóc cho đã nư. Anh ta cũng chẳng cần để ý tới họ. Anh ta vừa đứng dậy đi ra cửa sổ khạc nhổ, anh chụp ngay cơ hội nói với chị: "Xin lỗi...xin lỗi chị". Chị ngẩng mặt lên đưa ngón tay giữa miệng, ngụ ý cho anh biết đừng nói gì thêm. Anh thở dài. Tiếng thở của anh nghe rất não nuột. Nhưng trong tiếng thở ấy, như hàm chứa tất cả những gì anh đã chuẩn bị nói ra với chị. Chị lau nước mắt nhìn anh, rồi ấp úng hỏi anh những câu về sức khỏe, những lời khuyên cố gắng học tập tốt để về với gia đình, cho vừa lòng cán bộ kiểm soát. Chị cũng bịa ra những chuyện là con cái vẫn đi học bình thường, cha mẹ khỏe mạnh, tất cả gia đình, dòng họ, trông anh mau về sớm. Anh chỉ gật đầu mà không thốt được lời nào. Chị khóc chiếm hầu hết thời gian thăm nuôi.. Hơn ai hết, anh hiểu tiếng khóc của chị. Mọi hy vọng gặp lại chồng xem như hoàn toàn không còn nữa. Chị khóc cho số phận hẩm hiu của mình, thương cho phần số ngắn ngủi của chồng. Cán bộ báo cho biết giờ thăm nuôi chấm dứt. Chị đưa tay nắm lấy tay anh. Anh đưa hai bàn tay ra ôm lấy tay chị. Tự nhiên, không biết tại sao anh bật khóc lớn. Có lẽ anh thấy tủi thân. Anh thấy lòng thương hại của chị dành cho anh, đây là lần cuối. Làm sao anh đòi hỏi gì hơn, với người đàn bà không phải là vợ mình. Khóc cho mình, mà cũng thương cho chị lặn lội đường xa tìm chồng. Chị lủi thủi trở về với niềm tuyệt vọng. Rồi anh chị chia tay. Anh gánh phần quà của chị mang tới cho anh, vào trại. Chị đứng dựa vào cột tre nhìn theo. Thỉnh thoảng anh quay đầu ngó lại, lần nào chị cũng đưa tay lên vẫy chào. Mọi người trong trại từ xa nhìn thấy cảnh nầy. Ai cũng thông cảm cho cảnh vợ chồng khắng khít, bây giờ phải lìa xa. Anh gánh vào tới phạm vi giam giữ, thì các bạn anh chạy ra phụ mang đồ về phòng. Anh đứng lại nhìn ra khu thăm nuôi, đưa tay vẫy chào chị cho đến khi chị ra khỏi cổng trại khuất dạng. Anh lầm lũi về chỗ nằm. Đồ đạc còn để lăn lóc dưới đất. Anh chẳng màng sắp xếp. Anh vẫn chưa kịp định thần lại. Những giây phút thật bất ngờ đến với anh nhanh quá. Suốt trong nửa giờ gặp nhau, anh chỉ nói ra được hai tiếng xin lỗi. Màn kịch do chị diễn ra thật xuất sắc, xuất sắc đến nỗi anh là người trong cuộc, vẫn cảm thấy rất tự nhiên không ngượng ngịu. Không sao hiểu nổi được lòng chị. Ngồi nhớ lại cảnh gặp gỡ, khi chị ngước mắt lên nhìn anh. Khuôn mặt chị thật đẹp, đôi mắt thật hiền từ. Anh nghĩ chị cũng đã biết trong mấy lá thư gửi về, không phải là thư của chồng. Thế nhưng chị vẫn hy vọng, mong manh hy vọng. Trong mong manh đó chị đổi một giá cho sự phũ phàng, cay đắng. Có lẽ khi nhận thư hồi âm, sau khi đọc, chị thấy thương hại cho anh, thông cảm nỗi thống khổ của anh. Chị quyết định tiếp tục liên lạc với anh, giúp đỡ anh. Khi ra thăm nuôi, chị vẫn biết anh không phải là chồng, nhưng chị vẫn đi. Để xác định rõ ràng, khi gặp anh tức là chồng chị đã chết. Nghiệt ngã thật.. Chị bật khóc, vì thương cho chồng thì ít, mà lại thương anh nhiều hơn. Sống một đời tù tội, lao khổ, bị gia đình bỏ rơi. Dù sao chồng nằm xuống cũng đã lâu, nước mắt của chị đã bao năm khóc cho chồng, bây giờ đã khô cạn. Gặp anh trong một hoàn cảnh thật bi thương, sống giữa một trại tù vô cùng cực khổ, không tin tức gia đình vợ con. Anh đang chơi vơi giữa tận cùng khổ đau, dày xéo trên thân thể những vết hằn tủi nhục. Nước mắt của chị trào ra, khi ngước mắt trông thấy một con người thân thể vừa tiều tụy, vừa đờ đẫn, đang đứng đối diện... Đêm nay anh nằm đây, nghĩ lại cái cảnh chị lầm lũi bước lên tàu trở về Sài Gòn. Con tàu chạy vùn vụt trong đêm tối. Chỉ còn một mình chị thức, nhìn ra bên ngoài với sự trống vắng. Chị ôm một nỗi buồn sâu lắng. Đất nước đang trải qua một cơn sốt kinh khủng, đày đọa biết bao người lâm vào cảnh khốn cùng. Chị nghĩ sao về anh? Chị có còn giữ liên lạc với anh không?... Dù sau nầy thế nào, dù có giữ liên lạc hay cắt đứt, ơn nầy với anh suốt đời không quên được. Anh hứa với lòng mình, sau khi được trở về, anh sẽ tìm thăm chị. Sẽ nói với chị thật nhiều, cám ơn chị thật nhiều. Thay cho lần gặp gỡ trong trại không nói được. Anh thấy trên con tàu trở về kia, chỉ có mỗi một mình chị. Còn tất cả đều nhạt nhòa. Một mình chị thôi, chứa trên đó nỗi đoạn trường, bất hạnh của một đời người. Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo. Phan Xuân Sin | ||||||||||
Bọn ngăn chặn buổi gặp mặt thân hữu Văn Việt ở Sài Gòn chính là bọn “cẩu lư hương”? Posted: 06 Mar 2019 02:20 PM PST Hoàng Hưng
Theo đề nghị của một số bạn, tôi xin kể những chuyện có thật mà tôi là người biết đích xác, liên quan buổi gặp mặt mừng xuân của thân hữu Văn Việt ngày 4/3/2019 vừa qua. Ngày 1/3, tôi nhận được điện thoại của sĩ quan an ninh văn hoá Bộ Công an hỏi thăm: Chú mới về Sài Gòn? Năm nay mình trao giải Văn Việt lúc nào ạ? Và dặn dò: Các chú đừng làm to tát, vì mình là tổ chức chưa được Nhà nước chính thức cho phép hoạt động. Cháu muốn đến dự có được không ạ? Đáp: Hoan nghênh! Năm nào chúng tôi chẳng mời, các anh không đến đấy chứ. Sáng 2/3, hai sĩ quan đến thăm nhà thơ Ý Nhi, cũng trao đổi tương tự. Trưa 2/3, lại điện thoại của viên sĩ quan nọ: – Cháu xin thông báo cuộc họp vừa xong của các cấp lãnh đạo: Các bác đừng tổ chức kỷ niệm Năm năm và trao Giải. Họp mặt vui vẻ thì OK. Không banderole, không diễn văn. Đáp: – Đợi bác Nguyên Ngọc vào sẽ quyết định. – Bác cố thuyết phục bác Nguyên Ngọc nhé. – Yên tâm. – Cứ như thế thì sẽ không có chuyện như năm trước đâu ạ. Năm trước, tháng 3/2018, cuộc họp mặt bị cản phá cực kỳ thô bạo, mặc dù cũng đã có cuộc trao đổi với các sĩ quan Bộ Công an y như vừa rồi. Nhiều người bị chặn không đi được, đặc biệt vợ chồng nhà văn Khuất Đẩu ra ga Nha Trang bị chặn, thu Chứng minh nhân dân, bắt viết cam kết không vào Sài Gòn nhận Giải. Nhà thơ Ý Nhi, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc lần đầu được bổ sung vào danh sách chặn. Nguyễn Duy vào bệnh viện thăm con dâu đẻ, được mấy nhân viên an ninh đi theo từng bước. Nơi họp mặt dự kiến đã bị khủng bố phải huỷ đặt cọc vì "sửa điện". Chuyển sang nơi dự phòng, đang họp mặt thì bị cắt điện cắt nước cho chúng mày đói! Nhà thơ Hoàng Hưng bị đâm nát ruột xe honda. Sau vụ này, sĩ quan Bộ Công an cho biết đã "phê bình thành phố HCM làm không đúng", hihi… Vậy là sáng 3/3/2019, cuộc Kỷ niêm 5 năm và Trao giải đã diễn ra trên mạng, với thông cáo "huỷ bỏ buổi kỷ niệm dự định đúng ngày 3/3 VÌ LÝ DO AN NINH", chỉ gặp mặt mừng xuân vào sáng 4/3. Sáng 4/3, phòng đặt trước cho cuộc gặp Văn Việt tại nơi "truyền thống" Café Sỏi Đá 6B Ngô Thời Nhiệm quận 3 đã có một bàn của "khách quen hằng ngày của quán" tức mấy an ninh, có vị mặt mày khá… hiền từ, hihi, ngồi đợi. Mọi người lục tục đến. điện thoại từ sĩ quan Bộ: "Các bác đến chưa? Vui không ạ?" – Vui. Đã có mấy "đồng chí" an ninh ngồi đây rồi. Tiếng cười trong điện thoại: "Bác thông cảm, công việc mà". – Không sao, quen rồi mà! Điện thoại từ một số thân hữu: Ý Nhi, Đỗ Trung Quân, Hoàng Dũng, Kim Cúc, Nguyễn Viện, Phan Đắc Lữ, Lê Phú Khải, Sương Quỳnh… cho biết đã bị chặn. Trong khi các thân hữu từ Hà Nội, Huế, Hội An, Vũng Tàu đều tề tựu đầy đủ. Có trời hiểu! Có không ít bạn phán đoán: Đó là việc thực hiện "giải ngân" của một bộ phận "cơ quan chức năng", đã lỡ "nhận ngân sách" rồi, chẳng lẽ lại thôi? Nhà thơ trẻ Vũ Lập Nhật trước nay chỉ trao đổi qua email (Ban Giám khảo chưa hề biết tác giả, thậm chí còn tưởng là con trai, thấy thơ hay là trao giải thôi!), mấy hôm trước còn hào hứng gửi diễn từ + ảnh và hứa hẹn đến nhận Giải, hôm 2/3 đã nhắn "Xin lỗi Văn Việt, bận đột xuất không đến được". (Mới nhất, nhà văn Nguyễn Viện cho biết: mình phải gỡ bài viết về Vũ Lập Nhật trên FB, và Vũ Lập Nhật bị an ninh đến nhà "làm việc", bắt hứa hẹn không quan hệ với Văn Việt nữa). Chẳng khác gì Nguyễn Hoàng Anh Thư, cô giáo dạy Văn ở Huế, sau khi nhận Giải Văn Việt lần thứ Nhất thì liên tục bị khủng bố bằng các buổi "làm việc" của an ninh và cấp trên, Phapxa Chan đang tu ở chùa Hải Dương, sau khi nhận Giải đã bị an ninh săn lùng, phải bỏ chùa đi lang thang, ngủ ở các quán cà phê 24/7… Buổi họp mặt diễn ra vui vẻ, khá đông các nhân vật tên tuổi (TS Nguyễn Quang A nguyên Chủ tịch Hội Tin học, PGS Đỗ Ngọc Thống đương kim chủ biên chương trình Sách Giáo khoa Ngữ văn mới, PGS Văn học Bửu Nam, PGS Văn học La Khắc Hoà, PGS Vũ Trọng Khải nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp, TS Nguyễn Thị Hậu đương kim Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử, PGS Kinh tế Mai Oanh, Kha Lương Ngãi nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng của Thành uỷ TPHCM, Võ Văn Thôn nguyên Giám đốc Sở Tư pháp), các nhà tài trợ Nguyễn Quang A, Đinh Quang Hùng, Nguyễn Chí Cư… Năm nay vui nhất là có sự tham dự của André Menras Hồ Cương Quyết từ Pháp, tác giả bộ phim "Hoàng Sa – nỗi đau mất mát" (ông là một trong ba cựu tù cách mạng có mặt ở đây), nhà văn Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng nguyên cố vấn kinh tế của chính phủ Phạm Văn Đồng từ Canada, hai ái nữ xinh đẹp của cố tác giả Hạ Đình Nguyên thay mặt bố đến nhận Giải của Chủ tịch Hội đồng Giải Nguyên Ngọc. Gia đình cố tác giả, với nhà nghiên cứu Lã Nguyên (La Khắc Hoà), nhà thơ Vũ Lập Nhật đều tặng lại tiền giải, tổng cộng 2500 USD cho Văn Việt làm việc có ích (Văn Việt đã quyết định dùng số tiền này để mở chương trình "Sách Nói – đọc các tác phẩm được Giải trên youtube). Nhà thơ – hoạ sĩ Đỗ Trung Quân không đến được, đã gửi đến hai bức tranh tặng nhà nghiên cứu Lã Nguyên và gia đình cố tác giả Hạ Đình Nguyên. Mọi người đọc thơ, tâm tình… Đến lúc tuyên bố giải tán để mọi người đi ăn trưa thì bỗng… tại bàn an ninh xảy ra vụ cãi cọ, đánh nhau, đập phá ầm ĩ. Mọi người ngạc nhiên. Nhưng về sau TS Nguyễn Quang A cười bảo: "Vở diễn quen thuộc, tôi đã chứng kiến nhiều. Muốn lấy cớ để giải tán những cuộc họp mặt không được ưa thích". Nhưng lần này… hơi thừa, dị hợm, nhỉ! Tại sao "họ" phải diễn đi diễn lại những chiêu trò đã vi phạm pháp luật trắng trợn lại còn vớ vẩn, trẻ con, kém văn hoá như thế đối với bộ phận văn nghệ sĩ trí thức phần nào có thể coi là tiêu biểu của văn hoá dân tộc? Chẳng phải "họ" chính là bọn CẨU LƯ HƯƠNG ĐỨC THÁNH TRẦN hôm 17/2 sao? Đúng rồi! Chỉ có thể là BỌN CẨU LƯ HƯƠNG! 6/4/2019
| ||||||||||
Posted: 06 Mar 2019 02:04 PM PST Ngày 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ. Cuộc đấu tranh cho quyền phụ nữ, cho nam nữ bình quyền vẫn còn đầy chông gai ở thế kỷ 21. Ngay cả ở những nước Tây Phương, trừ vài nước Bắc Âu, phụ nữ vẫn còn phải tranh đấu hàng ngày chống bất công : lương thấp hơn đàn ông, rất ít hiện diện trong các chức vụ lãnh đạo, trên mọi địa hạt, từ chính trị tới kinh tế. Cuộc tranh đấu cho nữ quyền còn rụt rè ở những nước chậm tiến, đặc biệt là ở những xứ Hồi giáo, nơi đàn bà có nhiệm vụ duy nhất là sinh đẻ và phục vụ đàn ông, đàn bà được coi là một nửa đàn ông trên phương diện pháp lý . Tại VN, cuộc tranh đấu cho nữ quyền chưa bắt đầu. Bản chất văn hóa Việt không miệt thị phụ nữ, xã hội VN, một cách tương đối, tôn trọng đàn bà, nhưng chưa bao giờ thân phận phụ nữ đen tối , thảm hại như ngày nay. Đàn bà bị bán sang các nước láng giềng như những món hàng, bị gởi đi làm lao động-nghĩa là đi làm đầy tớ, nô lệ - khắp nơi trên thế giới. Đàn bà bị đánh đập, hành hạ, đầu tắt mặt tối để mưu sinh, tại một xứ đàn ông coi chuyện lê la, nhậu nhẹt là kỳ công, đáng kiêu hãnh. Ở một xứ quyền làm người gần với số không, xã hội đặt nền tảng trên sự bạo hành, trên sức mạnh, người khỏe trèo lên đầu người yếu, nạn nhân đầu tiên là những người yếu nhất : đàn bà. Cái duy nhất phụ nữa đạt được ở VN, không nơi nào có, là đàn bà đánh đập đàn bà, nữ sinh đánh nhau, một cách tàn nhẫn, man rợ. Đó chính là hiện tượng đặc biệt của một xã hội phi nhân . Nữ sinh đánh nhau tàn nhẫn, vì suốt ngày, suốt đời bị đàn áp, chỉ còn cách giải tỏa dồn nén là đánh đập, những người yếu như mình, yếu hơn mình. Nghĩa là phụ nữ quay lại hành hạ lẫn nhau ( 1 ). VN cái gì cũng hơn người, cũng nổ hơn thiên hạ, có 2 ngày Phụ nữ. Ngoài ngày phụ nữ quốc tế 08/03 còn ngày Phu nữ VN 20 tháng 10 . Ngày 20/10/ 1930 là ngày đảng Cộng sản thành lập Hội phụ nữ Phản đế, ngày nay trở thành hội Liên Hiệp Phụ Nữ. Mục đích của hội không phải là bảo vệ quyền lợi phụ nữ, mà dùng phụ nữ để bảo vệ Đảng. Phản Đế hay Liên Hiệp cũng chỉ để tôn vinh Đảng. Cũng như họ đã dùng tất cả những gì còn đụng đậy để lập hội giữ Đảng , để làm bình phong cho mafia đỏ làm cướp của giết người : thiếu nhi, người già, nông dân, không tha một ai, nam phụ lão ấu.. Trước 75, ngày Phụ Nữ của VNCH cũng là ngày tưởng niệm hai Bà Trưng, 6 tháng 2 Âm lịch, nhưng nhắc tới hai Bà ngày nay chỉ làm phiền người nước lạ. Ở VN, cuộc tranh đấu cho phụ nữ quyền chưa bắt đầu, nhưng , một cách mâu thuẫn, phụ nữ đã đứng hàng đầu đấu tranh cho đất nước, cho dân quyền, cho tự do. Ngày 08/03, đừng quên những phụ nữ, đông đảo, đáng kính đáng phục, đang tranh đấu, hay đang ngồi tù thay chúng ta. Điển hình là Trần Thị Nga ( 1 ) HỘI CHỨNG ''KHÂU ĐÍT CHUỘT'' https://www.tuthuc-paris-blog.com/…/kh%C3%A2u-%C4%91%C3%ADt… | ||||||||||
DONALD TRUMP VÀ CỜ ĐỎ SAO VÀNG Posted: 06 Mar 2019 01:56 PM PST Phạm Trần Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tươi cười phất Cờ đỏ Sao vàng, Quốc kỳ của nhà nước Cộng sản Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trưa ngày 27/02 (2019) tại Hà Nội. Ông Trump không những đã gây ngạc nhiên cho báo chí theo dõi Hội nghị lần hai tại Hà Nội, giữa ông và Lãnh tụ tối cao Kim Jong un (Kim Chính Ân) về giải giới vũ khí nguyên tử tại Bắc Hàn mà còn là Tổng thống Mỹ đầu tiên đã hành động như thế, kể từ khi hai nước thiết lập quan hê ngoại giao ngày 11/07/1995. Theo dõi trực tiếp truyền hình thấy diễn tiến như sau: Ông Trump được ông Phúc tiếp đón vào Trụ sở Chính phủ giữa hai hàng chào của nhân viên nhà nước và thiếu nhi đồng phục phất cờ hai nước trên tay. Khi sắp tới đội quân danh dự, bất ngờ ông Phúc hướng ông Trump qua phía các em bên trái và nói "chào ông đi", các em đáp lại "chào ông". Tại đây ông Trump bất ngờ mượn một lá cờ Đỏ Sao Vàng của một em, giơ lên phất giữa tiếng cổ võ vui mừng của đám đông. Vài giây sau, ông Trump mượn lá cờ Hoa Kỳ từ tay một em khác trao cho ông Phúc để hai người cùng phất lên cao và hướng về các máy chụp ảnh, quay phim. Báo An ninh Thủ đô tường thuật tiếp:"Thật tuyệt vời, tình hữu nghị tuyệt vời", ông Trump quay sang nói với Thủ tướng, không quên cảm ơn các em thiếu nhi và những người có mặt. Khi có chút thời gian nhìn xung quanh, Tổng thống Mỹ thốt lên: "Tòa nhà đẹp quá!" "Tôi mong rằng ông sẽ mang đến may mắn cho Việt Nam và tòa nhà này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. "Tòa nhà khai trương khi nào vậy?", ông Trump tiếp tục trò chuyện với Thủ tướng mà chưa vội đứng vào vị trí tiền sảnh để chụp ảnh nghi lễ. "Mới vừa khai trương cách đây mấy hôm thôi", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui vẻ đáp lại. "Tòa nhà thật đẹp", Tổng thống Trump nhìn xung quanh và nhắc đi nhắc lại." PHẤT CỜ LÀM GÌ ? Giải thích với báo chí trong nước về hiện tượng phất cờ của ông Trump, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nói: " Đối với lãnh đạo các quốc gia, việc cầm lá cờ của các quốc gia mà mình có quan hệ ngoại giao là thể hiện sự tôn trọng với quan hệ giữa hai nước, sự tôn trọng với ngay bản thân quốc gia mình, khi có quan hệ ngoại giao thì tôn trọng thể chế của nhau, tôn trọng lẫn nhau, và tôn trọng nhân dân của cả hai nước." (theo VOV, Voice of Vietnam). Nhưng tại sao, ba Tổng thống Mỹ gồm Bill Clinton, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 – 19/11/2000 ; George W. Bush, dự Hội nghị APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) và thăm chính thức từ 17 đến 20/11/2006, và Barack Obama, thăm chính thức từ 22 đến 25/05/2016 đã không ai "phất cờ" CSVN như ông Trump ? Báo chí Việt Nam không bình luận thêm, hay không được phép thảo luận. Báo chí nước ngoài, có mặt khi ông Trump phất cờ Cộng sản cũng không viết gì, có lẽ họ không coi đó có tác dụng đến nội dung đưa tin. Nhưng đối với những người Việt Nam, cả trong và ngoài nước không chấp nhận chế độ Cộng sản độc tài, độc đảng và phản dân chủ thì thấy hành động của ông Trump không "hợp nhãn" và cảm thấy ngứa ngáy trong người. Lý do vì, khi vui vẻ vẫy cờ Đỏ Sao Vàng với đám đông đang reo hò mừng rỡ sự có mặt của mình đến thăm Việt Nam, ông Trump mặc nhiên muốn chứng minh thân thiện với nước chủ nhà, dù chính phủ CSVN đã bị các tổ chức Quốc tế lên án vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Trước ngày ông Trump đến Hà Nội, Chính phủ CSVN đã cho Công an canh gác trước nhà những người tranh đấu dân chủ vì sợ họ biểu tình hay tìm gặp phái đoàn Mỹ. Việc này không chỉ xẩy ra ở Hà Nội mà cả ở Sài Gòn. Chắc ông Trump cũng phải biết khi ông đến Hà Nội thì Chính phủ CSVN đang tiêu diệt tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí bằng Luật An ninh mạng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Đồng thời trên 100 tù nhân chính trị và lương tâm, những ngưới bất đồng chính kiến, tranh đấu bất bạo động và không hề có hành động muốn lật đổ chính phủ đang phải nằm tù nghiệt ngã với mức án từ 7 đến 20 năm, như trường hợp nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lương, sau phiên tòa ngày 16/08/2018. Tất cả những vi phạm này của nhà nước Cờ đỏ Sao vàng Việt Nam đã đi ngược lại truyền thống dân chủ và tự do của nước Mỹ, điều mà các Tổng thống tiền nhiệm đến thăm Việt Nam như Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều lên án trong các diễn văn của họ tại Hà Nội, hoặc ngược lại khi các Lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Thịnh đốn cũng đã được nghe thông điệp than phiền của Mỹ về tình trạng nhân quyền tệ hại của Việt Nam. Đó là lý do tại sao, Nhà báo bình luận nổi tiếng của đài truyền hình ABC (Mỹ), Cokie Roberts đã viết :" Before he tries to negotiate with Kim again, the president might consider that a man willing to starve children, spy on his people and lock up and kill his opponents is not likely to be swayed by the lure of luxury shops on the streets of his nation's capital. That's the glittery glimpse of Hanoi that Trump thought he could sell. When the president arrived in Vietnam, he congratulated President Nguyen Phu Trong, saying, "You really are an example as to what can happen, with good thinking." But Vietnam, too, has a deplorable human rights record under its still-Communist government. The rest of the world has largely turned a blind eye to those abuses, instead celebrating the country's economic growth. Why? As Kim Jong Un's train wends its way through another thriving communist country, here's the lesson he's likely to be taking home: Ho Chi Minh won." (ABC, March 01,2019)) (Tạm dịch:"Trước khi tìm cách thương thuyết với ông Kim lần nữa, Tổng thống nên suy xét liệu với một người không ngại bỏ đói trẻ em, do thám chính dân mình, bắt giam và giết những người đối lập thì chẳng dễ dàng gì bị lay xuyển bởi những cửa hàng sang trọng mọc lên ở đường phố Thủ đô (Pyongyang, Bình Nhưỡng) của ông ta. Đó là hình ảnh của Hà Nội mà ông Trump nghĩ ông ta có thể rao bán (với ông Kim). Khi Tổng thống đến Việt Nam, ông đã chúc mừng Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng rằng "Ngài chính là một tỷ dụ cho những gì có thể xẩy ra với những suy nghĩ tốt". Nhưng Việt Nam, cũng là nơi tình trạng nhân quyền đang bị lên án tồi tệ dưới quyền cai trị của chính phủ Cộng sản. Thế giới đã nhắm mắt trước những vi phạm này để chỉ biết phấn khởi về mức độ phát triển kinh tế. Tại sao ? Khi mà chuyến xe lửa của ông Kim lăn bánh xuyên qua một nước Cộng sản phát triển khác (ám chỉ Trung Cộng), đây là bài học mà ông ta muốn đem về nước: Hồ Chí Minh đã thắng cuộc." Nhưng nhà báo nhiều kinh nghiệm, bà Cokie Roberts muốn nói gì với ông Trump, và riêng người Việt Nam không Cộng sản qua câu kết luận chua chát này ? Đó là sự phản chiếu hình ảnh của một Tổng thống Mỹ đến bàn hội nghị với ý nghĩ con buôn hời hợt "có tiền mua tiên cũng được". Trong khi ông Kim Jong un (Kim Chính Ân), dù mới 36 tuổi và mới lãnh đạo Bắc Hàn từ năm 2011, lại được thừa hưởng những bài học chính trị đương đầu với Mỹ của ông nội Kim Nhật Thành (Kim Il sung) và người cha là Kim Chính Nhật (Kim Jong il). Vì vậy, ông Kim, sinh ngày 08/01/1984 (có bản ghi năm 1983), không còn là kẻ "trẻ người non dạ" nữa, vì sau ông còn có Lãnh đạo Tập Cận Bình và cả cường quốc Trung Cộng chống lưng nuôi ăn. NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN Riêng đối với người Việt tị nạn Cộng sản ra đi từ sau 1975 thì hành động hớn hở phất cờ CSVN của bất cứ ai, kể cả của những người nước ngoài, đặc biệt như trường hợp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội, lại càng rát con mắt và nhức nhối. Lý do rất đơn giải. Vì lá Cờ Đỏ Sao Vàng đã nhắc mọi người nhớ đến tang thương máu đổ thịt rơi của 30 năm chính chiến huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động. Lá cờ này còn được treo tại tất cả các nhà tù, trại giam và công trường lao động đầy đọa con người Việt Nam thuộc mọi thành phần trong xã hội từ bao nhiêu năm qua. Cũng vì là cờ này mà nhân dân miền Nam, nạn nhân của miền Bắc xâm lăng, đã mất cuộc sống thanh bình no ấm. Nhiều gia đình bị táng gia bại sản, bị chia lìa, bị hận thù đeo đẳng và bị kỳ thị cũng vì lá cờ này. Nếu không có là cở Đỏ Sao Vàng thì không có những trại tù lao động chung thân, mệnh danh "học tập cải tạo" đầy đọa hàng trăm ngàn trí thức, binh lính và sỹ quan Quân đội Việt Nam Cộng hòa sau ngày 30/04/1975. Và cũng vì lá cờ này mà hàng chục ngàn người miền Nam vô tội đã chết chìm tức tưởi ở Biển Đông trên đường vượt biển tìm tự do. Nhiều ngàn người miền Nam khác đã bị chết đói tại những vùng mị dân "kinh tế mới", sau trận cuồng phong gọi là "Cải tạo Công thương nghiệp Xã Hội chủ nghĩa tại Miền Nam" năm 1978, do đao phủ Đỗ Mười, khi ấy là Phó Thủ tướng kiêm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa phụ trách. Dù trong hoàn cảnh nào, hành động của vị Tổng thống Mỹ, lãnh đạo của Thế giới tự do, đối với một quốc gia bị lên án vi phạm nhân quyền trầm trọng và đàn áp dân chủ, tự do như Việt Nam không thể thuần túy coi như một nghĩa cử ngoại giao đẹp mắt nhất thời, nếu như ông còn nhớ đã có không ít cử tri Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Hơn nữa, chẳng lẽ ông Trump không biết từ 44 năm qua, những người Việt Nam trốn khỏi chế độ hà khắc Cộng sản Việt Nam, đặc biệt số hơn một triệu người sống ở Hoa Kỳ, đã không ngừng tranh đấu để lá cờ Vàng 3 Sọc đỏ được công nhận là "lá cờ truyền thống" (Heritage Flag) của người Mỹ gốc Việt ? Nhiều Tiểu bang và thành phố Hoa Kỳ đã công nhận ngày 30/4 hàng năm, dấu mốc Việt Nam Cộng hòa mất vào tay quân Cộng sản miền Bắc, là ngày Truyền thống của người Việt tị nạn. Và trên khắp mọi nơi trên thế giới, nơi đâu có người Việt tị nạn, là ở đó lá cờ Đỏ sao Vàng của Nhà nước CSVN không được treo công khai ở trường học hay bất cứ nơi công cộng nào. Ông Đại sứ Mỹ khi còn tại chức ở Hà Nội, Ted Osius, đã phải đối diện với nhiều chất vấn của người Việt tị nạn, tại cuộc họp tháng 7/2015 tại San Jose, Califordnia khi họ thấy trên áo ông gắn cái Pin có hình cờ Đỏ Sao Vàng, đánh dấu 20 năm bang giao Hoa Kỳ-CSVN. Người kế nhiệm ông Osius tại Hà Nội, sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống là nhà ngoại giao Daniel J. Kritenbrink. HÙNG CỬU LONG-DONALD TRUMP Còn nhớ hồi tháng 11/2016 có một thanh niên đến Mỹ từ Việt Nam có biệt danh là Hùng Cửu Long đã gây phẫn nộ cho người Việt tị nạn vùng Washington D.C và tại Little Saigon, Orange County, California qua bộ quần áo dị thường choáng mắt mặc trên người gồm quần đỏ, đi giầy đỏ và áo dài đỏ có hình Sao Vàng trước ngực. Nhưng Hùng Cửu Long, tên thật là Lê Đình Hùng, người đã gây dựng thành công thương hiệu Cửu Long Jewelry ở Việt Nam, lại có một tham vọng chính trị khó biết ai đứng sau, hay anh ta chỉ muốn thử thời vận ? Đài Á châu Tự do ( RFA, Radio Free Asia) tường thuật ngày 24/11/2016 rằng:"Trong bộ áo dài đỏ, quần đỏ, giày đỏ và một ngôi sao vàng trên ngực áo, ông Hùng Cửu Long đứng chụp hình trước bức tường khắc tên 58.000 binh sĩ Mỹ từ trận trong cuộc chiến Việt Nam, kế tiếp trước Cây Bút Chì Washington Monument gần đó, cũng trong bộ áo dài màu đỏ ngôi sao vàng. Ảnh được phóng lên Facebook với lời hứa hẹn của ông Hùng Cửu Long là sẽ mang bộ cánh này sang gặp đồng hương Nam California trong vài ngày nữa với ước muốn hòa giải một cách thân thiện. Ngay lập tức một làn sóng phản ứng dấy lên từ rất đông facebookers người Mỹ gốc Việt khắp nơi, kể cả những ai không dùng Facebook mà chỉ nghe thấy hay được kể lại." Trong vụ này, nạn nhân bất ngờ bị đồng hương D.C xỉ vả và lên án là "tay sai Cộng sản", hay "tiệm Nail của Cộng sản" là Chủ tiệm làm móng tay Trendy Nails & Spa, anh Frank Huy Đỗ và vợ là chị Tina ở Silver Spring, tiểu bang Maryland. Nguyên do vì anh Frank Huy Đỗ đã vô ý chụp chung ảnh với bạn học cũ, Duy Khang và Hùng Cửu Long (bạn của Khang), người mặc áo Cờ đỏ Sao vàng trước tiệm Nail rồi phóng lên Facebook. Sau đó, Hùng Cửu Long đến khu phố Phước Lộc Thọ ở Little Sài Gòn sau 9 giờ sáng ngày 20/11/2016, và lập tức bị một số lãnh đạo Cộng đồng bao vây. | ||||||||||
Thông cáo số 04 của nhóm luật sư Lộc Hưng Posted: 06 Mar 2019 01:47 PM PST Việt Nam ngày 4/3/2019 Nhóm luật sư Lộc Hưng (LSLH), gồm những luật sư trợ giúp pháp lý cho các hộ dân Vườn Rau Lộc Hưng (VRLH), Phường 6, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông trong, ngoài nước và cộng đồng như sau: 1/ Sau khi ông Nguyễn Hồng Điệp, trưởng Ban tiếp công dân trung ương ngày 18/2/2019 gửi chính quyền TP Hồ Chí Minh, đề nghị một số nội dung trong đó có việc tiếp xúc, đối thoại với những công dân VRLH, giữ nguyên hiện trường khu đất trong khi chờ giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân, đến nay chính quyền TPHCM vẫn không có động thái nào thể hiện sẽ tiếp và đối thoại vời người dân VRLH. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi lãnh đạo chính quyền TPHCM sớm tổ chức tiếp và đối thoại với người dân VRLH theo đề nghị của Ban tiếp công dân trung ương, thể hiện tôn trọng luật Tiếp công dân, quyền công dân, kiến nghị của các luật sư nhóm LSLH, đặc biệt tuân thủ yêu cầu của chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã nhiều lần nhắc nhở lãnh đạo chính quyền địa phương phải trực tiếp tiếp công dân để giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2/ Sau ngày 15/2/2019, khi một số luật sư và người dân VRLH đến Công an Thành phố HCM để yêu cầu CAHCM giải quyết đơn tố cáo về những hành vi huỷ hoại tài sản công dân tại VRLH trong các ngày từ 04/1/2019 đến 08/1/2019 , CATPHCM đã gửi thông báo(đề ngày 14/2/2019) cho rằng thẩm quyền giải quyết thuộc uỷ ban nhân dân quận Tân Bình và chuyển đơn tố cáo đến cơ quan này. Các công dân VRLH đã khiếu nại việc làm vô nguyên tắc, không đúng pháp luật này của CATPHCM, vì không những những hành vi huỷ hoại tài sản công dân đã rõ, và đã có tiền lệ vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng Hải phòng đã kết án nhiều lãnh đạo chính quyền địa phương về tội danh huỷ hoại tài sản của công dân do cưỡng chế trái pháp luật, mà không thể có chuyện chính quyền cấp huyện lại giải quyết việc có khởi tố hình sự hay không theo đơn tố giác hình sự của người dân. Các luật sư và người dân VRLH đã gửi thư đề nghị gặp lãnh đạo CATPHCM để làm rõ vấn đề tắc trách này. Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu CATPHCM chấm dứt việc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết các đơn tố giác hình sự của người dân, phải xem xét trả lời người dân VRLH CATPHCM có ra quyết định khởi tố hay không khởi tố hình sự vụ huỷ hoại tài sản công dân ở VRLH. 3/ Các luật sư nhóm LSLH và người dân VRLH dự kiến tổ chức họp báo theo Luật báo chí để cung cấp thông tin liên quan đến những vụ việc VRLH. Ngày 4/3/2019, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc thay mặt nhóm LSLH đã gửi thư đến Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh mượn một phòng họp của Đoàn để tổ chức họp báo, sau thư thông báo ngày 12/2/2019 gửi ĐLSTPHCM về việc nhiều luật sư của Đoàn này tham gia trợ giúp pháp lý cho bà con VRLH và đề nghị hỗ trợ khi cần thiết. Chúng tôi hy vọng lãnh đạo ĐLSTPHCM thể hiện sự tương trợ đồng nghiệp và giúp đỡ những người yếu thế, sớm đồng ý cho nhóm LSLH mượn 1 phòng họp tại trụ sở của ĐLSTPHCM để họp báo. 4/ Chúng tôi đề nghị chính quyền TPHCM và quận Tân bình công khai, minh bạch về dự án cụm trường học chất lượng cao tại Phường 6 quận Tân Bình, địa điểm tại VRLH. Chúng tôi nhận thấy có nhiều dấu hiệu dự án này không làm đúng theo quy định của pháp luật, không thể làm căn cứ để tước đoạt quyền sử dụng đất của người dân VRLH đã thực hiện từ 1955 đến nay. Chúng tôi cũng yêu cầu chính quyền quận Tân Bình chưa triển khai một dự án có nhiểu biểu hiện "thiếu minh bạch" này, giữ nguyên hiện trạng đất như đề nghị của Ban tiếp công dân trung ương. 5/ Chúng tôi lấy làm tiếc việc báo chí Việt nam đã tỏ ra thờ ơ với đồng bào VRLH, không thấy báo nào (trừ tạp chí Luật sư điện tử) đăng tin về công văn của Ban Tiếp công dân trung ương ngày 18/2/2019. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi báo chí, cộng đồng mạng xã hội tiếp tục quan tâm và đưa tin về những vụ việc VRLH, cuộc sống khốn khó và bị đe doạ liên tục của người dân tại đây, cuộc đấu tranh pháp lý của họ và các luật sư. Chúng tôi trân trọng mời các nhà báo đăng ký tham gia cuộc họp báo do nhóm LSLH và người dân VRLH sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới. Trân trọng. | ||||||||||
Posted: 06 Mar 2019 12:50 AM PST Trương Tuần - Helo cụ, tháng Giêng là tháng ăn chơi, cụ có ăn hoặc chơi gì không ? - Chỉ được cái tếu táo. Đang nẫu hết ruột đây. - Sory cụ, có chuện gì vậy ? - Dân ta như điên khùng mà mông muội, chen nhau giải hạn, hầu đồng. cướp ấn chỉ mong ăn không, thăng quan tiến chức thế là cái giống gì mà lạ thế ! - Thật sự là nguy cụ ạ, đây là thứ ma túy như lời cụ Lê nin nói. - Thưa cụ thằng Tây thằng Nhật nó không cúng bái lễ lạt như mình sao nó phát triển thế cụ. Mình cầu thánh cầu thần mà vẫn tụt hậu.. - Hay có kẻ nào nó "diễn biến" tìm cách làm cho dân mình u mê để dễ bề kiếm chác, đè nén ? - Cụ tài, có khi thế thật, Xin xá cụ mấy vái. - Không vái viếc gì, xin chén quốc lủi. - Xin cụ tẹt ga đi. - Thì VƯỠN... | ||||||||||
Trung Quốc đưa dân quân biển chiếm giữ bãi bồi gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa Posted: 06 Mar 2019 12:46 AM PST
BIỂN ĐÔNG (NV) – Bắc Kinh điều lực lượng dân quân biển giả dạng ngư dân "chiếm" một số bãi bồi cát xung quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Philippines chiếm đóng trái phép. AFP cho biết vào lúc 1 giờ 57 phút sáng Thứ Ba, 5 Tháng Ba, ngư dân Philippines tố cáo tàu Trung Quốc ngăn chặn không cho họ tiến gần sát với đảo Thị Tứ để đánh bắt hải sản trong vùng đánh cá quen thuộc của họ. Tên gọi Thị Tứ là theo tiếng Việt, người Philippines gọi là Pagasa, còn Trung Quốc gọi là đảo Trung Hiệp (Zhongye dao), tên quốc tế là Thitu Island. Hồi Tháng Mười Hai, 2018, khi có tin Philippines rục rịch tân trang phi đạo trên đảo Thị Tứ, Bắc Kinh đã cho một đoàn 95 tàu đánh cá cỡ lớn tức dân quân biển có cả hộ tống hạm lớp 053H1G trọng tải 2,000 tấn và tàu cảnh sát biển lớp 818 trọng tải 3,900 tấn đi theo bảo vệ, đi từ đảo nhân tạo Subi tới đảo Thị Tứ đe dọa. Bây giờ, thay vì chỉ chạy vòng quanh, đám tàu dân quân biển Trung Quốc chiếm giữ luôn những bãi bồi gần đảo Thị Tứ, xua đuổi tàu đánh cá Philippines, rất có thể chờ thời cơ cho những bước kế tiếp. Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa, đã bị quân đội Philippines chiếm đóng từ năm 1960 đến nay. Trước đó, Hải Quân VNCH đã dựng một tấm bia tên đảo Thị Tứ, thỉnh thoảng có ghé ngang nhưng lại không đặt quân đồn trú thường trực như một số đảo khác. Philippines đã lén lút đưa quân tới chiếm giữ. Trên đảo có phi đạo dài 1,260 mét mà Philippines cho sửa chữa lại trong thời gian qua. Họ có kế hoạch tân trang thêm cho phi đạo trong đầu năm nay thì bị Bắc Kinh cho các tàu tới phá rối. Tuy nhiên, vùng biển giữa đảo Thị Tứ và rặng san hô Subi (còn gọi là Đá Subi) hiện do Trung Cộng chiếm đóng từ năm 2015, đều nằm về phía Tây Bắc Philippines. Đảo Thị Tứ chỉ cách đảo nhân tạo Subi 12 hải lý (khoảng 22 km). Hồi Tháng Năm, 2014, Việt Nam và Trung Quốc đang đối đầu căng thẳng ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa khi Bắc Kinh đưa giàn khoan nước sâu HD981 đến dò tìm dầu khí trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh theo kế dương đông kích tây đã tiến hành đồng loạt bồi đắp bảy bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa mà họ cướp của Việt Nam từ năm 1988, thành bảy đảo nhân tạo khổng lồ, trong đó có Subi. Hiện các đảo nhân tạo này đã trở thành các căn cứ quân sự quy mô cho cả hải quân và không quân Trung Quốc sử dụng trong mưu đồ khống chế toàn bộ khu vực Biển Đông. Trong khi Việt Nam chỉ tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các vùng biển chung quanh, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hơn 80% toàn bộ Biển Đông, vẽ các vạch chủ quyền nối lại giống như hình "lưỡi bò," nhiều khu vực liếm sâu và vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia.
Theo AFP, đảo Thị Tứ được đánh giá là một ngư trường giàu hải sản, và là một điểm quan trọng trong tuyến đường thủy quốc tế đang bị tranh chấp gay gắt. Trước khi có tin ngư dân Philippines báo động bị xua đuổi, Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 1 Tháng Ba đến Manila tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Philippines nếu bị tấn công trên Biển Đông (Philippines gọi là biển Tây Phi). Đây là lời tuyên bố mạnh mẽ nhất, trái ngược với những lời tuyên bố trước đó của các chính phủ Mỹ liên tiếp diễn dịch hiệp định an ninh hỗ tương Mỹ-Phi (ký từ năm 1951) chỉ bảo vệ khi nội địa Phi bị kẻ dịch bên ngoài tấn công, không bao gồm Biển Đông, tức các vụ xung đột liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo. Dù vậy, sau lời phát biểu của ngoại trưởng Mỹ, ngày 5 Tháng Ba, Bộ Quốc Phòng Phi đưa ra lời tuyên bố của Bộ Trưởng Delfin Lorenzana kêu gọi sửa đổi lại Hiệp Ước Phòng Thủ Chung giữa Hoa Kỳ và Philippines vì Manila không muốn "bị lôi kéo vào một cuộc chiến với Bắc Kinh." (K.L, TN) | ||||||||||
HỒI ỨC CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT NAM ĐÃ SỐNG NHIỀU NĂM Ở TRIỀU TIÊN Posted: 06 Mar 2019 12:38 AM PST Giới thiệu bài viết Thời công tác An ninh văn hóa tôi đã được đọc nhiều tài liệu của các phóng viên phương Tây viết về Triều Tiên và đã biết bức tranh thật của xã hội Triều Tiên là thế nào. Vừa qua tôi thấy có một bài viết hoàn toàn bênh vực cho cái gọi là CNXH ở đây như là thiên đường, là hình mẫu hạnh phúc cho con người mà chúng ta phải mơ ước. Nay lại có bài phỏng vấn một cán bộ ngoại giao đã rất nhiều năm công tác ở Triều Tiên có nhiếu hồi ức chân thực và cảm động. Tuy nhiên bà còn có ý không nhắc đến quan hệ Việt – Triều khủng hoảng cực lớn từ 2-1979. Triều Tiên đã ủng hộ TQ và Khơ Me đỏ, ủng hộ việc cấm vận VN… Cám ơn trang Soha đã đưa bài này. Tôi xin đưa lên FB để bạn đọc rộng đường so sánh với các thông tin trái ngược khác. Triều Tiên và Việt Nam là hai đất nước có nhiều gắn bó bởi những điểm tương đồng trong lịch sử: Cùng trải qua cuộc kháng chiến. Hạ tầng nhiều cái họ hơn mình. Thời kỳ trước đây, khi khối XHCN còn tồn tại, trình độ phát triển của họ đã có lúc đạt được như các nước Đông Âu. Lúc ấy thì mình còn đang chống Mỹ. Sau này khi mình tiến lên thì bạn lại bị bao vây cấm vận. Họ sống thu mình lại. Năm 1964, tôi bắt đầu sang Triều Tiên học. Triều Tiên lúc đó vừa vượt qua chiến tranh, vẫn còn khó khăn, ở Liên Xô chủ nghĩa xét lại nổi lên, họ không nhận lưu học sinh của mình, Trung Quốc thì diễn ra cách mạng văn hóa. Trong lúc đó, Triều Tiên vẫn nhận 30 lưu học sinh của ta. Năm sau nữa họ nhận 700 rồi 1.000, rất nhiều thực tập sinh nữa. Những năm 1967 – 1968, dù khó khăn, bạn vẫn điều chỉnh ngân sách để có một khoản viện trợ giúp mình. Sự ủng hộ của Triều Tiên rất nhiệt tình. Giai đoạn đó, Mỹ liên tục ném bom. Có những ngày, sáng Sứ quán ta vừa đề nghị ra tuyên bố ủng hộ, chiều lại tiếp tục đề nghị ủng hộ. Đây là thời kỳ quan hệ hai nước rất tốt, ông Kim Nhật Thành dành tình cảm rất lớn cho Việt Nam, coi Đại sứ Lê Thiết Hùng là người bạn Bác Hồ gửi sang và mong muốn kề vai sát cánh cùng Việt Nam đánh Mỹ. Tôi từng đứng trong hàng ngũ cùng dân Triều Tiên xuống đường biểu tình ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Người dân Triều Tiên rất đông, diễu hành từ trường Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành đến Quảng trường. Tuy nhiên, quan hệ hai bên đi xuống dần khi ta thiết lập quan hệ với Hàn Quốc vào năm 1992. Họ hiểu lầm rằng mình bắt tay với phía bên kia nên dần xa nhau. Đến khi Tổng thống dân sự của Hàn Quốc là ông Kim Dea-jung sang thăm Triều Tiên thì quan hệ Nam - Bắc dần hòa dịu, họ cũng đỡ đi hiểu lầm trong quan hệ với ta và mối giao tình hai bên dần dần cải thiện được. Cuối năm 2000 Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên sang thăm Triều Tiên có trao đổi đoàn ở cấp Bộ trưởng, đã bàn về quan hệ hai nước, dần dần quan hệ hai bên phát triển lên. Tháng 7/2001, Chủ tịch Quốc hội Kim Young Nam thăm Việt Nam và năm sau là Chủ tịch nước Trần Đức Lương có chuyến thăm. Phải đến thời điểm đó, quan hệ hai nước mới được khai thông và trong vòng một năm rưỡi đã tiến nhanh. Đến bây giờ nhìn lại, những gì trong quá khứ chỉ nên xét trong bối cảnh lịch sử, không ai phê phán ai. Tất cả đều do bối cảnh lịch sử. Thực tế, trước chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào năm 2002, ta vẫn cố gắng thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên. Thời điểm đó Triều Tiên rất khó khăn. Năm 1994, ông Kim Nhật Thành mất, 2 năm liền Triều Tiên gặp nạn lụt. Có năm lụt lớn đến mức báo Triều Tiên đưa tin, mô tả cảnh khăn tang đầy đường. Báo chí Triều Tiên hồi đó viết ông Kim Jong Il cũng ứa nước mắt khi nhìn mọi của cải vật chất trôi ra sông ra biển. Địa hình Triều Tiên có đặc điểm giống miền Trung nước ta là địa hình núi, ngắn, mưa không giữ được nước nên trôi hết ra biển. Họ vừa thiếu thốn về lương thực, về năng lượng, điện không có, than không có, không chạy được điện… không phục vụ được nông nghiệp, khai khoáng. Vì thế, chỉ một trận lụt như thế xảy ra thì không phải thiếu lương thực một năm mà mấy năm sau. Đến năm 1997, chính người Triều Tiên đánh giá họ đã xuống đến đáy. Có những người Triều Tiên thân với tôi nói rằng đau lòng lắm, mới bước lên tàu thôi thì gục luôn, vì đói quá không đi được nữa. Khoảng năm 1997 - 1998, đoàn Triều Tiên có sang Việt Nam đàm phán. Cậu phiên dịch là người Triều Tiên đang nói về tình hình khó khăn của đất nước thì không kìm được, khóc luôn ở phòng họp. Bác Vũ Khoan có tham gia kể lại rằng, chưa có cuộc hội đàm nào mà thấy buồn và thương cảm đến thế. Họ đề nghị mình viện trợ lương thực. Mình lúc thì tặng, lúc thì họ mua trả sau. Qua những chuyện đấy bạn cũng hiểu tấm lòng của mình. Năm 2000, khi tôi nhận nhiệm vụ Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, mặc dù nạn lụt đã qua nhưng Triều Tiên vẫn còn rất khó khăn. Ở ngoài đường không có điện, đèn pha ô tô chiếu đến ở đâu thì ở đó sáng, đoàn đón tôi về Đại sứ quán phải dùng đèn pin soi cho tôi đi. Về đến sứ quán thì anh em phải đốt đèn cầy tôi mới lên được phòng. Ở Triều Tiên, muốn mua gì cũng khó. Triều Tiên bị cấm vận, không được tiêu USD mà chỉ được tiêu bằng tiền Thụy Sĩ. Tôi và anh em Sứ quán cứ 3 tháng một lần lại sang Bắc Kinh nhận kinh phí cho Đại sứ quán từ trong nước gửi sang. Nhân dịp đấy, chúng tôi tranh thủ mua hàng cho cơ quan, từ cái nút phích, dây buộc đồ cho đến bát, đĩa, nồi, niêu, thịt thì tích trữ trong tủ lạnh. Làm Đại sứ ở Triều Tiên, chính tôi cũng kiêm luôn việc bếp núc, chuẩn bị tiệc chiêu đãi cho sứ quán. Mỗi lần có tiệc chiêu đãi, tôi phải chuẩn bị hàng tháng trước, đi Trung Quốc mua thức ăn. Đến ngày mở tiệc chiêu đãi thì hôm trước anh em trong Sứ quán dọn vệ sinh. Tôi viết và tự dịch diễn văn, dịch xong thì xuống làm bếp. Mà trong các tiệc chiêu đãi của Đại sứ quán Việt Nam không thể thiếu món nem, chuẩn bị thức ăn thì có thể từ vài tháng nhưng nem thì phải lúc gần tiệc chiêu đãi mới rán. Tôi phải che chắn thật kỹ để mùi nem không bám vào đầu tóc quần áo. Xong xuôi lại tháo ra, trang điểm đi xuống đón khách, đọc diễn văn. Kết thúc tiệc chiêu đãi thì lại thay áo dài ra ra đi lau bếp. Từ năm 1994, khi còn là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên, tôi cũng không ít lần phải đi "chợ đen" mua đồ. Có một chuyện, nhỏ thôi, mà tôi nhớ mãi. Một lần, tôi đang đi bộ thì một người phụ nữ bước qua tôi, hỏi thoảng rất nhỏ: - "Có mua cá không?" - "Cá gì?" - Tôi đáp lại - "Cá chép" - "Mấy kg? Giá bao nhiêu?" Sau khi hỏi giá xong xuôi, người phụ nữ đấy lững thững đi vào nhà vệ sinh, tôi đi theo. Bên trong nhà vệ sinh, bà ấy trút cá vào túi của tôi xong đi ra. Một lúc sau, tôi cũng đi ra với con cá chép ở trong túi. Sau này, đến khi làm Đại sứ thì tôi không còn phải đi mua hàng ở chợ dân nữa mà chỉ nuôi gà, trồng rau trong sứ quán để có thêm nguồn thực phẩm. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương là chuyến thăm đáp lễ chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Kim Young Nam hồi tháng 7/2001. Sẽ có nhiều người thắc mắc là tại sao lại có chuyện Chủ tịch nước đáp lễ một chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội? Nguyên nhân của việc "không giống ai" này là do ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nên các vị trí lãnh đạo Đảng như Tổng Bí thư thì có thể thay thế nhưng Chủ tịch thì không. Khi ông Kim Nhật Thành qua đời, chức Chủ tịch bỏ trống. Sau khi ông Kim Nhật Thành từ trần, trong Quốc thư gửi đi các nước vẫn có tên của ông. Còn về giao tiếp quốc tế, Hội đồng Quốc phòng Triều Tiên - cơ quan lãnh đạo về mặt Nhà nước - đã cử Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội làm nhiệm vụ đối ngoại cấp nhà nước, tiếp đại sứ các nước, cử đại sứ và gặp các nước, hay có các chuyến thăm trên danh nghĩa Chủ tịch nước. Tháng 7/2001, Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên sang thăm ta. Năm sau thì Chủ tịch nước mình thăm bạn. Tất nhiên, quan hệ của mình lúc đó tốt thì mới có chuyến thăm như vậy. Năm đó ông Kim Jong Il mời Chủ tịch Trần Đức Lương xem đồng diễn thể dục Mass Game và còn có nhã ý muốn mời Chủ tịch nước ta mùa hè năm sau sang xem tiếp. Tuy nhiên, còn một điều đặc biệt mà ít người biết, đó là chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương năm ấy không chỉ làm nồng ấm lại quan hệ hai nước, mà còn đem lại cơ hội nối lại mối duyên của một chàng trai Việt Nam và một cô gái Triều Tiêu sau 31 năm chờ đợi. Nhiều thập kỷ trước, Phạm Ngọc Cảnh là một du học sinh ngành hóa ở Thành phố Hàm Hưng, Triều Tiên. Trong một lần đi thực tập, Cảnh vô tình quen biết một cô gái Triều Tiên đang làm kỹ thuật tại nơi anh thực tập. Cô gái Ri Yong Hui mang nét dịu dàng đặc trưng của những cô gái Triều Tiên. Đến bây giờ, sau nhiều năm bà Ri vẫn còn rất đẹp. Hai người yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Lần đầu tiên nhìn thấy cô gái Ri Yong Hui, anh Cảnh đã nghĩ, phải lấy cô gái này làm vợ. Nhưng vì những quy định khắt khe thời ấy, hai người chỉ dám giữ kín tình cảm trong lòng. Năm 1973, chàng thanh niên Phạm Ngọc Cảnh về nước, ôm mối tình vô vọng. Sau này, năm 1978, anh Cảnh có cơ hội quay trở lại Triều Tiên và đến tìm Ri Yong Hui. Hai người cùng nói với nhau, là chỉ có thể nhớ nhau trong tâm tưởng mà thôi, và cả hai đều quyết định không lấy người nào khác. Nhưng số phận lại thử thách tình yêu của hai người một lần nữa. Khoảng năm 1994, Triều Tiên gặp phải nạn lụt nặng. Người dân lâm vào cảnh thiếu thốn lương thực trong mấy năm liền. Khi anh Cảnh nhờ người dò hỏi thông tin của cô Ri thì hay tin là cô đã mất. Anh đau đớn vô cùng. Nhưng thực ra, người mất khi ấy là mẹ và em gái cô Ri. Chỉ vì thông tin khó khăn mà có sự hiểu lầm này. Còn cô Ri, giống như nhiều người Triều Tiên khác ở vùng bị ảnh hưởng của thiên tai khi đó, cô cũng phải rời khỏi quê nhà đi sơ tán. Cô sống sót nhưng hai người cũng mất liên lạc từ đó. Sau này may mắn là một người bạn Triều Tiên đáng tin cậy tìm được thông tin của cô Ri và báo với Cảnh. Người này cũng hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của hai người nên đã nhận làm người gửi những bức thư của anh Cảnh đến cô Ri. Những bức thư tình lúc ấy phải hết sức bí mật: Phải dùng đúng loại phong bì dùng trong nội bộ Triều Tiên, viết bằng tiếng Triều Tiên, và với những nội dung thật khô khan để tránh sự nghi ngờ, bởi trong hoàn cảnh lúc ấy ở Triều Tiên, chuyện có tình cảm với người nước ngoài vẫn bị coi như một điều cấm kỵ. Thế nhưng chỉ cần đọc được những câu từ đơn giản như "Chào đồng chí, Đồng chí thế nào? Tôi vẫn khỏe" là hai người đã trào nước mắt vì nhận ra nhau. Năm 1997, biết được chuyện này, Bộ trưởng Ngoại giao ta là ông Nguyễn Mạnh Cầm đã từng đặt vấn đề với phía Triều Tiên, nhưng phía bạn chưa trả lời. 5 năm sau, khi Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm, nhân quan hệ hai nước đang tiến triển khá nhanh sau một thời gian trầm lắng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhắc lại câu chuyện này với người đồng cấp phía Triều Tiên. Nhưng ông chỉ đề cập đến việc anh Cảnh mong muốn được gặp mặt, thăm hỏi cô Ri chứ không hề nhắc đến chuyện kết hôn. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương diễn ra vào đầu tháng 5/2002 thì đến tháng 9/2002, Sứ quán Triều Tiên ở Hà Nội thông báo cho Bộ Ngoại giao của ta là phía Triều Tiên đã đồng ý. Nhận được tin, anh Cảnh sắp xếp để sang Triều Tiên, đồ đạc mang theo chỉ có một bộ comple, một mảnh vải may áo Hanbok tặng cho cô Ri cùng với một niềm tin mong manh. Cuối cùng, vào cuối tháng 10 năm đó, hai người được gặp lại nhau sau hàng chục năm xa cách. Địa điểm là một khách sạn ở thành phố Bình Nhưỡng. Triều Tiên lúc đó vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu năng lượng. Khách sạn này có tên là Thanh niên, cao tầng nhưng tối om, chỉ ở sảnh là có đèn. Tôi và một tham tán của Đại sứ quán ta tại Triều Tiên phải soi đèn pin, mọi người mới dò dẫm đi được. Anh Cảnh đến trước, một lúc sau cô Ri đến, hai người ôm nhau chầm lấy nhau, òa khóc. Đến lúc này, sự chờ đợi của hai người đã là 31 năm. Cảnh tượng khi ấy khiến cho mọi người chứng kiến ở cả phía Việt Nam và Triều Tiên đều thương cảm. Ngày hôm sau, tôi mời một số bạn bè Triều Tiên đã giúp cho hai người đến được với nhau tới Sứ quán ta để cảm ơn, cũng là làm một cái lễ nhỏ của nhà gái để tiễn cô Ri sang Việt Nam trước sự có mặt của quan chức Triều Tiên. Hôm đó, anh em Sứ quán ta cũng mua được con gà ở chợ dân, cùng ít bánh kẹo để tổ chức lễ trao nhẫn cho hai người. Niềm hạnh phúc này quá lớn và bất ngờ, nên cả anh Cảnh và cô Ri đều vẫn chưa dám tin. Sau này, một vị tham tán Đại sứ quán Cuba cùng có mặt trên chuyến tàu từ Bình Nhưỡng về Bắc Kinh kể lại, trên suốt chuyến tàu, cô Ri Yong Hui ngồi nép vào một chỗ, không dám nói, dám cười, dường như cô sợ niềm hạnh phúc mới chớm nở có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Chỉ đến khi tàu tiến qua biên giới Trung - Triều, Ri Yong Hui mới tin đó là sự thật. Chuyện tình xa cách 31 năm của cặp đôi Việt - Triều nếu đặt trong bối cảnh hiện tại thì ít người hiểu hết được. Cái kết có hậu của mối tình không chỉ là thành quả của những yêu thương chờ đợi, của những lá thư khô khan suốt nhiều năm trời và tình yêu bền chặt, mà còn là kết quả từ những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước. Và đến năm nay, cuối cùng, hai nước chúng ta lại có một chuyến thăm chính thức sau 6 thập kỷ kể từ khi Chủ tịch Kim Nhật Thành đến thăm Việt Nam. Nguồn:Theo Soha. | ||||||||||
Thương nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn bế tắc do đâu ? Posted: 04 Mar 2019 03:30 PM PST Thiện Tùng Chắc ai cũng biết, Chủ tịch Kim Yong Un đại diện phía Bắc Hàn dùng mặt hàng HẠT NHÂN; Còn Tổng thống Donal Trumq đại diện phía Mỹ dùng mặt hàng CẤM VẬN để mặc cả với nhau đã qua 2 cuộc thương nghị thượng đỉnh không thành - lần 1 ở Singapore và lần 2 ở Việt Nam.
"Các nước đã có vũ khí hạt nhân thương lượng cắt giảm đi đến xóa bỏ nó; các nước chưa có không được sản xuất, chế tạo vũ khí hạt nhân" – đó là tinh thần mấu chốt của công ước Quốc tế về vũ khí hạt nhân. "Có lửa mới có khói", nếu Bắc Hàn không tùy tiện sản xuất, tàng trữ vũ khí hạt nhân thì không có việc cấm vận đối với nước nầy? Một bên dùng vũ khí hạt nhân đe dọa, một bên dùng cấm vận để trừng phạt. Ai gây sự, ai đúng ai sai đã rõ?. Hạt nhân của Bắc Hàn Một nước nhỏ vốn lạc hâu, chỉ có 25 triệu dân, nghèo xơ xác, lo cái ăn không đủ thì làm gì có vốn và có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân nếu không có những cường quốc đứng phía sau xúi giục, đỡ đầu về mọi mặt. Những kẻ giấu mặt ấy là ai? – Chắc không ai ngoài Trung Quốc, Nga và thêm Iran ăn xía vào. Cấm vận với Bắc Hàn Ngoài 11 điều khoản của Liên hiệp quốc, còn có các nước Phương Tây nói chung hè nhau trừng phạt bằng biện pháp Cấm vận đối với Bắc Hàn – không phải chỉ riêng Mỹ. Thương nghị thượng đỉnh giũa Mỹ và Bắc Hàn qua 2 lần mà không thành là bởi "mặt hàng Hạt nhân" hay "mặt hàng Cấm vận" không phải là sản phẩm riêng của Bắc Hàn hay của Mỹ mà của những thế lực, quyền lực đứng phía sau, Chủ Un hay Tổng Trumq không đủ tư cách/quyền hạn đem sản phẩm thuộc của chung nầy ra trao đổi một cách tùy tiện, dù Un là kẻ độc tài, Trumq là người độc đoán. Run cây nhát khỉ Ngay cả Nga và Trung Quốc cũng không dám dùng vũ khí hạt nhân hù dọa thiên hạ, ngoài việc bị lên án vi phạm công ước quốc tế như đã nói trên, chiến tranh hạt nhân rốt cuộc không ai thắng, "Nai vạt móng Chó cũng le lưỡi. Thấy Bắc Hàn khốn khó, "cùi không sợ lở", họ dụ và giúp Bắc Hàn sản xuất vũ khí hạt nhân, làm lính tiên phuông. Bắc Hàn như con chốt trên bàn cờ tướng, họ đẩy chốt sang sông, cứ thẳng đường mà đi không được tạt ngang hay tháo lùi. Bắc Hàn dùng hạt nhân như kẻ lên đồng, diễn trò "rung cây nhát khỉ". Mỹ - Bắc Hàn mặc cả với nhau tại hội nghị thượng đỉnh lần 2 ở Hà Nội: Theo TS Trần Việt Thái – Phó viện trưởng Viện chiến lược, Học viên Ngoại giao tiết lộ, Tổng thống Trumq đại diện phía Cấm vận đưa ra 6 điều kiện bất di bất dịch, nếu Chủ tịch Un chấp nhận, mới mong được xóa Cấm vận toàn phần với Bắc Hàn: 1/ Bắc Hàn phải kê đầy đủ các cơ sở hạt nhân, số lượng chủng loại đầu đạn, các phương tiện phóng, thực trạng và các địa điểm công khai và bí mật của tất cả các cơ sở hạt nhân tên lửa của Triều Tiên. 2/ Phải chấp nhận thanh sát không giới hạn, thanh sát viên quốc tế có thể đi bất kỳ nơi đâu, kiểm tra bất cứ cái gì và được đảm bảo an ninh trong suốt thời gian ở Triều Tiên. 3/ Cái gì không thể di dời khỏi lãnh thổ được thì Triều Tiên phải phá huỷ tại chỗ, ví dụ như nhà cửa, kho tàng… 4/ Phải chuyển khỏi Bắc Hàn phương tiện, nguyên liệu đặc biệt nhạy cảm như các đầu đạn hạt nhân, các phương tiện phóng, đặc biệt là tên lửa tầm xa… 5/ Phải thống kê có bao nhiêu chuyên gia, học về cái gì, ở đâu, rồi công tác bao nhiêu năm, gia đình thế nào… 6/ Phải có cơ chế giám sát và đảm bảo thực thi. Chủ tịch Un không thể chấp nhận cả 6 điều Tổng thống Trumq đặt ra, chỉ muốn: "Thực hiện từng bước và có lộ trình mà Triều Tiên kiểm soát được" – chỉ thế thôi. Vậy là rõ rồi, Tổng thống Mỹ Donal Trumq thực sự đại diện cho phía Cấm vận muốn Bắc Hàn xóa toàn phần vũ khí hạt nhân để đổi lấy xóa cấm vận toàn phần – như thế là công bằng. Còn Chủ tịch Kim Yong Un sao dám quyết định xóa toàn phần vũ khí hạt nhân, vì ông chỉ là diễn viên không thể qua mặt những người viết kịch bản và đạo diễn, nhất là điều 5 do ông Trumq đưa ra: Phải thống kê có bao nhiêu chuyên gia, học về cái gì, học ở đâu, công tác bao nhiêu năm, gia đình thế nào.v.v…" - nếu khai ra lộ hết còn gì, khác nào cỡi áo cho người xem lưng, tốt hơn hết là "giữ khí tiết để được sống mà ăn kẹo"? - Un đi ghé, về ghé Trung Quốc đã nói lên điều đó. Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Hàn liệu có tái diễn? Theo người viết, xung đột (mâu thuẫn) Hạt nhân và Cấm vận nầy trở thành "truyện dài nhiều tập", thương nghị có thành hay không đòi hỏi thiện chí của Bắc Hàn. Nếu Bắc Hàn khư khư giữ lập trường thì dầu có tái họp thượng đỉnh cũng dậm chân tại chỗ như 2 lần vừa qua mà thôi. Người viết có cảm nhận, có thể lắm, đây là biến tướng của cuộc Chiến tranh lạnh không phải giữa 2 phe Cộng sản và Tư bản như xưa mà giữa Độc tài và Dân chủ đang tranh giành ảnh hưởng trên hành tinh nầy. Hội nghị bất thành, Bắc Hàn sống bằng cách nào? Trung Quốc và Nga có biên giới nối liền với Bắc Hàn, cũng như lâu nay, họ sẽ ngầm tiếp vận cho thằng em tạm sống nếu nó còn nhận lãnh làm lính tiên phuông kềm chân Phương Tây nói chung, Mỹ nói riêng. Dân Bắc Hàn nếu không tự cứu mình thì còn khổ dài dài. Ai có lợi nhứt trong vụ thương nghị bất thành nầy? Trung Quốc không bao giời muốn Nam và Bắc Hàn thống nhứt. Họ muốn giữ nguyên hiện trạng để thủ lợi: - Nếu nước Hàn thống nhứt sẽ theo khuynh hường Dân chủ của Nam Hàn, sớm muộn gì cũng cũng duột khỏi tầm tay của Trung Quốc? - Giữ nguyên trạng, sử dụng Bắc Hàn quậy phá, ít nhiều cũng kềm chân Mỹ (28.000 quân Mỹ tại Nam Hàn) để cho Trung Quốc bớt khó trong việc bành trướng xuống phương Nam. - Dùng Bắc Hàn làm cảng dự phòng ra biển khi có bất trắc. - Khai tác tài nguyên, nhứt là khoán sản làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp Trung hoa đại lục. - Trung Quốc đang gặp khó khăn trong chiến tranh thương mại, với 25 triệu dân Bắc Hàn bị cấm vận, sẽ là khách hàng đáng kể trong việc góp phần tiêu thu sản phẩm của họ đang ế ẩm. .v.v… Việt Nam lợi hại thế nào trong vụ thương nghị thượng đỉnh lần 2 nầy? Việt Nam chỉ cho mượn chỗ, chưa biết kết quả thương nghị ra sao mà vội nổ "Việt Nam là trung tâm hòa giải xung đột quốc tế". Ông Thủ tướng Phúc phải nhiều lần "xuất trận" điều binh khiển tướng, tiêu tốn nhiều công sức, tiền của cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn lần 2 nầy. Khi cuộc họp bất thành, chủ nhà ngoài phải "thu dọn chiến trường", còn phải chỉ đạo cho truyền thông thổi phòng thành quả để vớt vát uy tín. Thương nghị bất thành, bầu đoàn Tổng thống Trumq vội vàng về nước, còn bầu đoàn Chủ tịch Un ở lại thêm 2 ngày, ngoài làm thân còn gọi là "học tập làm theo mô hình VN" – Lâu nay VN luôn là bản sao của TQ, sao Bắc Hàn không làm theo TQ mà làm theo VIệt Nam ?. Thoáng nghĩ đã ớn lạnh: Lâu nay VN quen đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc, giờ đây lãnh đạo VN tỏ ra thân thiện và làm ăn với Bắc Hàn – đệ tử ruột của TQ, không khéo, Mỹ dứt dây VN sẽ va đầu vào đá. Có phải đây là cú ly gián Việt Nam với Mỹ mà diễn viên là Un, đạo diễn là Tập?. Bắc Hàn không giải trừ vũ khí hạt nhân liệu có chiến tranh hạt nhân? Chiến tranh hạt nhân nếu có xảy ra trước tiên xảy ra ở các nước có hạt nhân. Mỹ và Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhứt nhưng họ lại là những nước sợ chiến tranh hạt nhân nhứt. Như đã nói ở phần trên, chiến tranh hạt nhân rốt cuộc chẳng bên nào thắng, "Nai vạt móng chó Sói cũng le lưỡi". Trong hiện tại, dùng hạt nhân răn đe với đối phương vẫn còn là đòn tâm lý. Nếu Bắc Hàn cả gan gây sự hạt nhân trước thì, lâu lắm chỉ 1 giờ sau đó, Bắc Hàn sẽ bị hủy diệt . Vận động để phát triển. Tiến bộ phủ định cái lạc hậu. Nhân nghĩa thắng hung tàn… - Đó là những định luật, không có gì phải lo, phải sợ. Hãy yên tâm ngủ, rảnh góp phần chửi kẻ làm bậy. 04/03/2019 T.T | ||||||||||
Bảy đại nguy cơ của Trung Quốc Posted: 04 Mar 2019 02:59 PM PST Trước thềm Xuân Kỷ Hợi - 2019, từ ngày 21 đến 24/01/2019, Tập Cận Bình triệu tập người phụ trách chủ yếu đảng chính quân các tỉnh thành khu tự trị toàn quốc về dự "lớp nghiên cứu chuyên đề ngăn chặn hóa giải nguy cơ lớn". Trong phát biểu ý kiến tại "lớp nghiên cứu…", Tập Cận Bình nêu lên "7 đại nguy cơ" mà Trung Cộng phải đối mặt: nguy cơ chính trị, nguy cơ ý thức hệ, nguy cơ kinh tế, nguy cơ khoa học công nghệ, nguy cơ xã hội, nguy cơ môi trường bên ngoài, nguy cơ xây dựng đảng. Trong 7 đại nguy cơ đó, thì 5 nguy cơ chính trị, ý thức hệ, xã hội, môi trường bên ngoài, xây dựng đảng, thực chất cũng là nguy cơ về chính trị. Đồng thời Tập Cận Bình lại buột miệng nói ra "cần vừa cảnh giác cao độ sự kiện "Thiên nga đen", càng phải đề phòng phạm phải "tê giác xám". Nói như vậy là vì, cái gọi là nguy cơ ý thức hệ là chỉ Trung Cộng rất dễ bị các trào lưu tư tưởng khác như trào lưu tư tưởng dân chủ bùng lên, hoặc bị ảnh hưởng của tình hình Vênêzuêla gần đây, nên cấm các báo chí nhà nước, các trang mạng xã hội không được đưa tin! Cái gọi là nguy cơ xã hội, là chỉ hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề dễ gây mất ổn định xã hội. Như các mặt yếu kém của kinh tế Trung Quốc, nhất là tình hình dịch lợn tràn lan cả nước hiện nay (Tết năm con Lợn, nhưng không được đưa tin, nói về con Lợn trong cả dịp Tết), hoặc tình hình làn sóng thất nghiệp, thải công nhân ở các khu công nghiệp, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang ngày càng cam go, có nhiều cuộc tập họp đông người, nhất là hàng ngàn cựu chiến binh lên Bắc Kinh yêu cầu giải quyết chế độ chính sách… Cái gọi là nguy cơ môi trường bên ngoài là chỉ quan hệ Mỹ - Trung đang xấu đi, cuộc chiến thương mại đang đi vào đối kháng toàn diện, tình trạng Trung Cộng ngày càng lâm vào thế cô lập trong quan hệ quốc tế. Cái gọi là nguy cơ xây dựng đảng, là chỉ tình trạng các quan chức, đảng viên, tướng tá quân đội không nghe lời, không phục tùng, thậm chí hai mặt hai lòng không còn là cá biệt. Như hiện nay, ở nhiều nơi, người đứng đầu cấp ủy địa phương, cấp ủy bộ ngành, đơn vị quân đội, v.v… cũng làm theo Tập Cận Bình là tự xưng mình là "hạt nhân" lãnh đạo của cấp ủy đơn vị. Vì vậy mà bốn mặt này đặt ngang với nguy cơ chính trị, còn lại hai nguy cơ: Cái gọi là nguy cơ kinh tế, trong tình hình kinh tế đang trượt dốc mạnh, làn sóng công nhân thất nghiệp, xí nghiệp đóng cửa, dân chúng bất mãn sẽ nguy khốn đến chính quyền Trung Cộng. Bởi vì, từ vụ "lục tứ" (ngày 04/6) thảm sát tại quảng trường Thiên An môn năm 1989 đến nay, "tính hợp pháp" duy nhất của chính quyền Trung Cộng là được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Nhưng hiện nay, cái cơ sở duy nhất này đang lung lay, không thể không lo sợ. Cái gọi là nguy cơ khoa học công nghệ là chỉ, với sự chế tài của Mỹ và phương Tây, các tập đoàn công nghệ cao như Huawei, Zte, Tấn Hoa, v.v… không cách gì giữ được vị thế chiếm lĩnh khoa học công nghệ cao đã có, từ đó không thể giúp Trung Cộng duy trì công trình "Thiên võng" (lưới trời) và công trình "Thiên nhãn" (mắt trời) dẫn đến đánh mất sự linh nghiệm, hiệu nghiệm lực khổng chế đối với 1,4 tỷ dân Trung Quốc và cả thế giới. Kỳ thực hai mặt này, cũng là nguy cơ chính trị. Cái gọi là sự kiện "Thiên nga đen" là chỉ sự kiện bất ngờ xẩy ra không lường trước được, với xác suất rất thấp nhưng gây chấn động rất lớn. Như cuộc chiến thương mại, cuộc chiến khoa học công nghệ đã gây sốc lớn đến các mặt chính trị, kinh tế, xã hội Trung Quốc mà trước đó không ngờ tới. Cái gọi là sự kiện "Tê giác xám" là chỉ sự kiện nhìn bề ngoài có vẻ bình thường, yên ổn, nhưng lại ẩn chứa nguy cơ lớn. Như tình trạng bong bóng nhà đất, đồng nhân dân tệ mất giá nặng nề, vấn đề nợ công chồng chất, và nhiều vấn đề xã hội nóng bỏng khác, cùng tác động cộng hưởng và chưa biết sẽ nổ tung lúc nào. Không chỉ có thế, các chuyên gia, học giả phân tích thực trạng tình hình đã cho rằng Trung Quốc đang lâm vào thời điểm Minsky, do sự kiện "Thiên nga đen" và "Tê giác xám" cùng tác động sẽ gây ra. Các đại nguy cơ đó, không phải một ngày, một tháng, một năm mà phát sinh được, mà là những vấn đề đã tích lũy trong quá trình dài, nhất là từ sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, có nhiều vấn đề hết sức cam go, đủ để cấu thành thách thức, xung đột với chính quyền Trung Cộng như: 1) Trong thời kỳ dài kinh tế nằm trong trạng thái sụt giảm dần. Trong 40 năm cải cách, tốc độ tăng trường từ trên 10% năm giảm dần, nay chỉ còn trên dưới 6%; 2) Phân phối thu nhập không công bằng và phân hóa giàu nghèo ngày càng trầm trọng; 3) Tập đoàn lợi ích quyền quí ngày một phát triển và ngoan cố. Hậu quả lớn nhất của cải cách mở cửa là đã hình thành những tập đoàn lợi ích đủ cỡ lớn bé. Phần lớn trong họ đã xuất hiện hình thức nhất thể hóa Quan Thương. Quyền lực thâm nhập toàn diện vào hoạt động kinh tế thương mại, đã hình thành cái gọi là chủ nghĩa tư bản quan gia hoặc quyền quí. Các chính sách và quyết sách của chính phủ phần lớn đều bị thế lực quyền quí này chi phối. 4) Nông thôn suy bại, thành thị lưu động. Trung Quốc vẫn là một xã hội kết cấu nhị nguyên, thể hiện trên nhiều mặt, nổi bật nhất là nông thôn ngày càng suy bại, lạc hậu, thành thị ngày càng phồn vinh, hiện đại. Nhưng cái "thành thị hóa" này là giả, không có nội dung thực chất, mà là tiến hành bằng sự trả giá tước đoạt nông thôn. Cư dân thành thị phần lớn là lưu động, không ổn định 5) Phân hóa xã hội và đối lập giai tầng. Không chỉ phân hóa và đối lập thành thị nông thôn, mà còn phân hóa và đối lập giữa quan với dân, giữa tầng lớp dưới dân thường với tầng lớp trên tinh anh, giữa các nhóm phái tư tưởng khác nhau với tầng lớp tri thức. Cố kết hóa tầng trên với tan vụn hóa tầng dưới. Sự xung đột va chạm giữa nội bộ mỗi tầng lớp. Tất cả dẫn đến ngày càng khó chỉnh hợp cả xã hội lại với nhau của nhà cầm quyền. 6) Chính trị mạng viễn thông. Sự xuất hiện mạng viễn thông đã làm thay đổi sinh thái xã hội Trung Quốc, nâng cao ý thức dân quyền trong dân chúng, đã hình thành "chính trị mạng" riêng có của Trung Quốc. Có mạng xã hội đã giảm các cuộc tụ tập đông người, nhưng không hề giảm sức ép của xã hội cư dân mạng đối với các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Từ đó xuất hiện cuộc đấu tranh giữa khổng chế mạng và quyền tự do mạng ngày càng quyết liệt, đó cũng là vấn đề "chính trị mạng" riêng có ở Trung Quốc đang xuất hiện. 7) Mâu thuẫn Dân tộc, Tôn giáo ngày càng tăng. Vấn đề mâu thuẫn Dân tộc chủ yếu tập trung ở hai vùng Dân tộc lớn là Tây Tạng và Tân Cương vẫn tiếp tục căng thẳng. Còn vấn đề Tôn giáo (cả Thiên chúa giáo và Phật giáo) thì gần đây với chính sách Trung Quốc hóa tôn giáo của Tập Cận Bình, đã triển khai việc phá dỡ các biểu tượng của Tôn giáo như "chữ thập ác", tượng chúa Giê su, cờ tôn giáo, thay vào đó buộc phải treo ảnh, tượng Tập Cận Bình, cờ 5 sao trong các nhà thờ Thiên chúa giáo. Các chùa Phật giáo cũng phải treo cờ 5 sao, ảnh Tập Cận Bình, dỡ bỏ tượng Phật, đưa tượng Khổng tử vào thay thế, gây xáo động lớn xã hội. 8) Thiếu sự đồng thuận giữa tham nhũng và chính trị trong xã hội. Tham nhũng vừa là hậu quả của lạm dụng quyền lực vừa là sự thất bại trị lý quốc gia của đảng cầm quyền. Đồng thời cũng đánh mất sự đồng thuận của công chúng đối với chính quyền, nhất là trong tình trạng tham nhũng của Trung Cộng đã mất kiểm soát như hiện nay. 9) Địa duyên chính trị đang ngày càng xấu đi. Với chính sách khuếch trương ra ngoài của Tập Cận Bình dẫn đến môi trường bên ngoài và địa duyên chính trị của Trung Quốc ngày càng tồi tệ, thậm chí đã tạo ra tứ bề thọ địch, Trung Cộng ngày càng bị cô lập, ngày càng tăng thù bớt bạn trên trường quốc tế. Như vậy 7 đại nguy cơ và "Thiên nga đen", "Tê giác xám" mà Tập Cận Bình nêu lên đều là "đại nguy cơ chính trị". Nói "nguy cơ chính trị", thực chất là "nguy cơ chính quyền", "nguy cơ cầm quyền", nhất là dễ xẩy ra cuộc "cách mạng màu". "Đại nguy cơ này" rơi vào đầu ai ? Ai là chủ thể gánh chịu? Chính là đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ), vị thế cầm quyền của Đảng CSTQ là chủ thể gánh chịu, chứ không phải là nhân dân Trung Quốc, càng không phải là quốc gia Trung Quốc. Trước tình hình như vậy, Tập Cận Bình không thể không lo, không thể không sợ. Nhất là năm 2019 đối với Trung Cộng có nhiều ngày kỷ niệm quan trọng như, 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, 100 năm phong trào "ngũ tứ", 30 năm vụ thảm sát Thiên An môn … Hơn nữa, trong thời điểm cụ thể này lại là lúc các địa phương đang tiến hành "Hai Hội" (Đại hội Nhân đại và Đại hội Mặt trận), còn ở Trung ương, hội nghị TW4 đáng lẽ họp từ tháng 10/2018, nhưng vẫn chưa họp được, mà lại tổ chức "lớp nghiên cứu thảo luận" này là rất không bình thường, không có kế hoạch trước. Như vậy, đúng là trong tình thế quá nguy kịch, không thể không họp, càng không thể để lùi. Có ý kiến cho rằng, phải chăng Tập Cận Bình đã được cơ quan tình báo báo cho biết tình hình Vênêzuêla, nên đã họp gấp, để củng cố tinh thần đội ngũ, cảnh giác với "cách mạng màu", thế mà ngày họp lại đúng ngày xẩy ra tình hình Vênêzuêla. Cũng có ý kiến cho rằng, trong dư luận xã hội Trung Quốc hiện nay đang lan truyền hiệu ứng "phùng cửu tất loạn", "phùng cửu tất biến" (gặp năm có số cuối là 9 tất loạn, tất biến động), nên tầng cao Trung Cộng như chim sợ cành cong khi bước vào năm có số 9 năm 2019 này. (Năm 1949 xây dựng chính quyền Trung Cộng; năm 1959 xẩy ra nạn đói lớn trong 3 năm liền trên cả nước; năm 1969 xẩy ra cuộc chiến biên giới Trung - Xô; năm 1979 xẩy ra cuộc chiến xâm chiếm biên giới Việt Nam; năm 1989 xẩy ra vụ thảm sát Thiên An môn; năm 1999 mở đầu cuộc trấn áp Pháp luân công; năm 2009 xẩy ra sự kiện 7.5 Tây Tạng, Tân Cương; năm nay 2019 sẽ xẩy ra chuyện gì đang đồn đoán. Như vậy cứ 10 năm lại xẩy ra một sự kiện chính trị, xã hội lớn. Có thể nói, đó là qui luật lịch sử của Trung Cộng, chứ không phải là mê tín). Để ứng phó với các đại nguy cơ, tại lớp nghiên cứu, Tập Cận Bình nêu lên mấy tư tưởng chỉ đạo: vấn đề bảo đảm "an toàn chính trị" của chính quyền là số 1; phải có tư duy kiên trì ngưỡng cuối cùng; phải sẵn sàng bài tính xấu nhất; phải giữ vững 4 tự tin; hai bảo vệ, … Nội hàm "an toàn chính trị" là gì ? Triệu Khắc Chí, Bộ trưởng Công an, tại Hội nghị Cục trưởng Công an toàn quốc ngày 17/01/2019 nói: "Kiên quyết bảo vệ an toàn chính trị quốc gia lấy bảo vệ an toàn chính quyền, an toàn chế độ làm hạt nhân, kiên quyết bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng CSTQ và chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta". Các nhà phân tích cho rằng, cảm giác không thật an toàn của chính quyền Tập Cận Bình tựa như chưa bao giờ nặng nề như thế, nói ra thật khó tin. Từ Đại hội 19 đến nay, có thể nói Tập Cận Bình đã leo lên đỉnh cao quyền lực, thế nhưng quá lạc sinh bi, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra, kinh tế đi vào giá lạnh, khủng hoảng xã hội tứ bề, lòng dân ngày càng bất mãn, tập quyền cá nhân siêu cấp, đâu đâu cũng thấy nguy cơ. Cách đây không lâu, còn cao giọng Mỹ - Trung cần cùng nhau quản thế giới, thậm chí mới mấy tháng trước, đầy khí khái anh hùng "lấy răng đáp trả răng", "sẵn sàng nghênh đánh đến cùng", … thì nay lại đưa ra những ngôn từ khác thường đến thế. Cho nên nói "an toàn chính trị", thực chất là "an toàn hạt nhân chính trị", mà "hạt nhân chính trị" là "nhất tôn" (bậc bề trên duy nhất) Tập Cận Bình. Để bảo vệ "nhất tôn", ngay sau ngày kết thúc "lớp nghiên cứu…", ngày 25/01/2019, Cục chính trị TW đã họp và ra hai văn kiện quan trọng. Văn kiện thứ nhất là "Ý kiến về Tăng cường xây dựng chính trị của Đảng", nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xây dựng chính trị của Đảng là "bảo vệ quyền uy và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương Đảng", "tổ chức Đảng các cấp và quảng đại đảng viên, cán bộ trước sau phải giữ vững sự nhất trí cao độ với TW Đảng lấy đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, bảo đảm ý chí thống nhất, hành động thống nhất, nhịp đi thống nhất toàn Đảng tiến lên phía trước". Văn kiện thứ hai là "Điều lệ thỉnh thị báo cáo sự việc quan trọng Đảng CSTQ" yêu cầu đảng viên các cấp Đảng CSTQ "phải thực hiện đúng việc thỉnh thị báo cáo với TW". Trước đây, tổ chức Đảng các cấp được phân cấp việc thỉnh thị báo cáo theo quyền hạn được phân cấp của mỗi cấp, thì nay tất cả việc thỉnh thị báo cáo đều thống nhất về TW, mà thực chất là về "Hạt nhân" của TW. Cũng có nghĩa là Tập Cận Bình không chỉ tập trung quyền lực về chức danh, vị trí, mà nay tiến thêm một bước cao hơn, có tính quyết định hơn là quyền được toàn Đảng thỉnh thị, báo cáo, cũng có nghĩa là, toàn Đảng không được tự do tùy tiện có ý kiến, có hành động nếu chưa thỉnh thị, báo cáo, chưa được Tập Cận Bình cho phép (Năm 1953, Mao cũng bắt đầu thực hiện quyền lực này). Đó là trên văn bản ghi như thế, còn trong thực tiễn phức tạp hiện nay của Đảng CSTQ và cả xã hội TQ, liệu có thực hiện được hay không lại là một chuyện khác. Về tư duy "kiên trì giữ vững giới hạn (làn ranh, ngưỡng) cuối cùng", "sẵn sàng bài tính trong tình huống xấu nhất" là thế nào? Trên văn bản chữ nghĩa không thấy nói rõ. Nhưng từ lịch sử cầm quyền của Trung Cộng sẽ hiểu rõ sự nhất quán về ý chí chính trị của kẻ đương quyền là "không tiếc lựa chọn mọi thủ đoạn để giữ vững chính quyền". Cái gọi là "tư duy ngưỡng cuối cùng của Tập Cận Bình" là một thứ diễn đạt mới nhất về ý chí này, nói toạc ra là để giữ chặt ngưỡng chính trị cuối cùng của chính quyền Trung Cộng, Tập sẽ không thương tiếc đột thủng ngưỡng cuối cùng của đạo đức, văn hóa (như Mao đã làm cách mạng văn hóa, Đặng đã làm cuộc thảm sát Thiển An môn, gây chiến với Việt Nam …). Ngày nay rất nhiều người đều rõ, lô gích của nhân tính là, kẻ cầm quyền không bao giờ tự động buông quyền lực. Vấn đề là ở chỗ, Tập Cận Bình để giữ chặt chính quyền Trung Cộng, hoặc chỉ là để bảo vệ quyền vị cá nhân sẽ đột phá mức nào, đi bao xa về làn ranh cuối cùng đạo đức? Hiện nay, xem ra ý nguyện của Tập là muốn đi rất xa, ít nhất là xa hơn nhiều so với ý nghĩ của nhiều người vốn từng nghĩ đến. Chính vì tham vọng lớn lao, mà Tập đã nhiều lần vượt qua làn ranh cuối cùng, và đã phạm không ít sai lầm chiến lược quan trọng về đối nội, đối ngoại, dẫn đến đã làm tăng khả năng xẩy ra một cuộc "cách mạng màu". Nhưng Tập Cận Bình và những người thuộc "quân nhà Tập" không nghĩ vậy, mà lô gich của họ là: nếu anh không tỏ ra tư thế "thà để tôi phụ người thiên hạ, chứ không để người thiên hạ phụ tôi" thì đã xẩy ra nhiều chuyện rồi. Đằng sau kiểu tư duy này là ẩn chứa lợi ích nhóm cực lớn và căn nguyên lịch sử, văn hóa và xã hội sâu sắc. Từ khi Tập lên nắm quyền, Tập đã phá vỡ nhiều giới hạn cuối cùng của thời Giang, Hồ nắm quyền, vậy tới đây, liệu Tập có dám vượt qua ngưỡng cuối cùng đạo đức như Mao, Đặng không? Nhiều ý kiến cho rằng, nay thời đại đã khác, sự lựa chọn của Tập chịu sức ép của ngoại bộ và cả nội bộ là không hề nhỏ, không hề yếu ớt. Nếu Tập làm liều, thì Tập sẽ là người bị thảm bại trước tiên. Từ những góc nhìn như trên để thấy, những đại nguy cơ mà Tập nêu lên là có thật, và không đứng im, không hề giảm, mà đang ngày càng mở rộng, càng cam go hơn. Những lo lắng, khủng hoảng, tâm trạng bất an của Tập và tầng cao Trung Cộng hiện đang ngày càng nặng nề cũng là sự thật. Những tư tưởng, giải pháp, bài thuốc của Tập đưa ra để hóa giải các đại nguy cơ là không tương ứng với trọng bệnh cũng là sự thật. Con bệnh không khỏi bệnh, nhưng không chết, vẫn sống ngắc ngoải một thời gian, có lẽ cũng là sự thật trong bối cảnh hiện nay./. Hà Nội, 10/02/2019 (Nguồn : Tổng hợp từ ý kiến các nhà phân tích trong và ngoài Trung Quốc trên các trang mạng Apolo, BBc, Apple, Đại kỷ nguyên, Boxun,… trong 2 tháng qua). http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/bay-dai-nguy-co-cua-trung-quoc | ||||||||||
Công đoàn nào cho công nhân Việt Nam ? Posted: 04 Mar 2019 02:44 PM PST Anh bạn trẻ Nguyễn Hoàng Quốc Hùng vừa trở về với gia đình và bạn bè ngày 24/2/2019, sau 9 năm dài bị chính quyền CS vô lý bắt giam chỉ vì anh muốn đòi quyền lợi cho anh chị em công nhân. Gọi là vô lý vì tài liệu CS nói rằng đảng CS là đảng của giai cấp công nhân, vậy mà bắt bỏ tù người đòi quyền lợi cho công nhân. Nhớ lại khi ĐCS chưa giành được chính quyền, đảng viên CS tìm đến ăn chung với công nhân, hô hào công nhân tiến lên phía trước đòi quyền lợi. Sau khi ĐCS chiếm được chính quyền thì không thấy ĐVCS đến ăn chung với công nhân nữa, có lẽ vì thức ăn không ngon. Bây giờ công nhân muốn gặp ĐVCS có quyền chức không dễ, muốn làm giấy tờ cũng phải đưa tiền lót tay, công nhân làm lương không cao thì làm gì có tiền hối lộ, nên từ đó ĐVCS và công nhân là hai giai cấp khác nhau. Cách đây 12 năm, có người thanh niên Lê Trí Tuệ, anh đi thi hành nghĩa vụ quân sự 3 năm rồi trở về cuộc sống bình thường. Thấy anh chị em công nhân bị đối xử bất công mà không có ai bênh vực, anh và các bạn thành lập Công đoàn độc lập Việt Nam để bênh vực công nhân. Chính quyền CS đã đàn áp Công đoàn độc lập và bắt anh Tuệ. Hơn 10 năm trôi qua, không có tin tức gì về Anh. Năm 2008, ba bạn trẻ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương thành lập Phong trào lao động Việt với mục đích bảo vệ quyền lợi người lao động. Các bạn phát truyền đơn giải thích các quyền lợi của người lao động cho anh chị em công nhân. Chính quyền CS đàn áp PTLĐV, phạt Hạnh 7 năm tù, Hùng 9 năm tù, Chương 7 năm tù theo luật rừng CS. Trớ trêu thay, ĐCSVN không thích những người đòi hỏi quyền lợi cho nhân dân lao động. ĐCSVN có dựng lên Tổng liên đoàn lao động VN nhưng nó chỉ làm theo lệnh của ĐCS, hợp tác với giới chủ nhân nhiều hơn là đòi hỏi quyền lợi cho người lao động. Những người có lòng thành lập công đoàn độc lập thì bị đàn áp, bỏ tù. VN có hơn 50 triệu người làm việc, có bao nhiêu nghiệp đoàn do người dân thành lập và điều hành? Hiện nay có công đoàn nào tranh đấu cho quyền lợi của anh chị em công nhân? Không có. Tại nhiều quốc gia, họ có hàng trăm công đoàn, nghiệp đoàn khác nhau để đại diện và bảo vệ quyền lợi cho mỗi ngành, nghề. Đó là điều bình thường, nền kinh tế vẫn chạy đều. Đó lại là những nền kinh tế thành công nhất trên thế giới. ĐCS hãy dẹp bỏ cái Tổng liên đoàn lao động bù nhìn của đảng, để nhân dân tự do thành lập các công đoàn, nghiệp đoàn độc lập phục vụ cho nhu cầu của người dân. Chúc mừng Hùng trở về, cám ơn bạn đã dấn thân cho anh chị em công nhân. Đầu tiên cần phục hồi sức khỏe sau 9 năm ở tù CS, rồi nói chuyện thăm hỏi bà con bạn bè, cập nhật tin tức và tình hình xã hội trước khi sắp xếp dự tính tương lai. Việt Nam mới gia nhập CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái bình dương) trong đó có cam kết tôn trọng Bản tuyên ngôn lao động ILO 1998. Trong vòng 5 năm, người lao động có quyền thành lập và tham gia các công đoàn, nghiệp đoàn độc lập, chính quyền phải chấp nhận. Nếu chính quyền CSVN không tôn trọng chữ ký của mình, tiếp tục độc tài để duy trì đặc quyền đặc lợi, thì chúng ta phản đối và làm lớn chuyện để mọi người nhìn thấy sự xảo trá của chính quyền CS. Sự hiện diện của các công đoàn, nghiệp đoàn độc lập ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Các nghiệp đoàn giúp thương lượng tập thể với giới chủ để công nhân viên có thêm quyền lợi, có thêm lợi tức cho gia đình. Hiến pháp VN công nhận quyền lập hội (Điều 25), chính quyền CSVN đã ký tôn trọng ILO 1998. Việc đòi hỏi có công đoàn, nghiệp đoàn độc lập là hợp pháp, hợp lòng dân, sẽ có lợi ích cho mọi người. Trần Mai Trung | ||||||||||
VÌ SAO "BUÔN THẦN BÁN THÁNH" NỞ RỘ NHƯ NẤM SAU MƯA ? Posted: 04 Mar 2019 02:38 PM PST TS Tô Văn Trường Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2019 2:09 PM Tô Văn Trường: Theo tôi hiểu, những cao tăng đức cao, vọng trọng khá ít ỏi như Sư Ông Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Thanh Từ (các cụ cũng trăm tuổi cả rồi) mới cố thủ trong dòng phái của mình, chứ sân khấu chính của Phật giáo lại do những người khác còn rất xa với phẩm hạnh của các cụ chủ trì. Trong nội bộ giới Phật giáo cũng còn nhiều tam độc (Tham – Sân – Si) và nhiều chuyện phức tạp lắm. vv… Đó là chưa kể đến câu chuyện cài cắm người vào hệ thống sư sãi tạo ra một tầng lớp "sư giả" có thể góp phẩn làm hỏng Phật giáo – một thế giới lẽ ra không còn thế tục. Nhiều người dân, kể cả các đại biểu Quốc hội đều quan tâm lo lắng và bức xúc trước thông tin về việc một số đại gia đầu tư xây các công trình tâm linh, nhưng được giao đất quá nhiều so với công trình. Ngoài ra, có những công trình nhà nước (sử dung tiền thuế của dân) đầu tư cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, cũng như các lực lượng quản lý, giữ trật tự, an ninh phục vụ cho việc "buôn thần-bán thánh" nở rộ như nấm sau cơn mưa! Chùa chiền, nhà thờ, miếu mạo, lăng tẩm càng nhiều… là dấu hiệu về sự mất lòng tin vào thể chế và u mê của dân chúng, báo hiệu điều không lành về văn hoá của ta. Cứ thế này, thì đám đông chỉ còn tin vào Chúa, vào Phật, vào Thánh vào Thần, chứ sao tin vào Đảng vào Chính quyền được. Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo. Người dân luôn ủng hộ bảo tồn và phát huy giá trị di sản của cha ông để lại. Tuy nhiên, chùa chiền và các khu tâm linh đã và đang xây dựng ồ ạt với quy mô rất lớn lại chủ yếu là cho dân tộc Kinh, cho đạo Phật. Vậy điều này có làm cho các dân tộc khác, các đạo khác ( đặc biệt là đồng bào và chức sắc đạo Thiên chúa ) chạnh lòng không? Có ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương đại đoàn kết dân tộc không? Vai trò tham mưu của Bộ Văn hóa Thông tin du lịch, và Ban tôn giáo Chính phủ ở đâu? Phải chăng đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước vượt tầm nhìn của các cơ quan tham mưu? Nhìn lại lịch sử Phật giáo Viêt Nam nhất là Phật giáo ở miền Bắc đang trong giai đoạn phục hồi, sau giai đoạn bị "đánh tơi bời" thời cải cách ruộng đất. Tuy Phật giáo vào Việt nam trên 2000 năm nay nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn là một nền Phật giáo trẻ, đang phát triển mạnh về lượng, chứ còn rất yếu về chất – cùng chung với trào lưu phục dựng hàng ngàn lễ hội mà báo chí đã viết nhiều. Nhiều chùa, nhiều sư, nhiều phật tử nhưng chưa có một nền Phật giáo mạnh và lành mạnh. Hiện nay, có hiện tượng đua nhau xây chùa, xây các khu tâm linh, tín ngưỡng, rồi khai thác, thu lời. Không phải vô cớ mà trên ngay cả các báo chính thống của Nhà nước cũng có một loạt bài lên án việc lợi dụng này như: "Công ty chùa và giai cấp phú tăng"; "Ồ ạt xây chùa kinh doanh-chủ đầu tư ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Hà Nam thu lời như thế nào"?; "Kinh doanh văn hóa tâm linh phải xem đây là những dự án kinh tế"; "Tâm linh và nhiều hệ lụy không thể đong đếm"; "Xin các người hãy buông tha cho Yên Tử"; " Đội quân giữ tiền công đức ở chùa Bái Đính": "Đầu tư nạo vét sông Sao Khê Ninh Bình đội vốn lên 36 lần"; "Có hay không buông lỏng quản lý đầu tư luật nhân quả không từ một ai" vv… Theo tôi hiểu, những cao tăng đức cao, vọng trọng khá ít ỏi như Sư Ông Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Thanh Từ (các cụ cũng trăm tuổi cả rồi) mới cố thủ trong dòng phái của mình, chứ sân khấu chính của Phật giáo lại do những người khác còn rất xa với phẩm hạnh của các cụ chủ trì. Trong nội bộ giới Phật giáo cũng còn nhiều tam độc (Tham – Sân – Si) và nhiều chuyện phức tạp lắm. vv… Đó là chưa kể đến câu chuyện cài cắm người vào hệ thống sư sãi tạo ra một tầng lớp "sư giả" có thể góp phẩn làm hỏng Phật giáo – một thế giới lẽ ra không còn thế tục. Buông lỏng quản lý Việc phục hồi Phật giáo do chính quyền nhận ra không thể "đối đầu" với niềm tin tôn giáo như đã từng làm trong quá khứ. Thậm chí, chính quyền còn có vẻ thiên vị Phật giáo hơn các tôn giáo khác vì Phật giáo có vẻ an phận hơn, hiền lành hơn, và thậm chí chính quyền dễ "điều khiển" hơn. Nhiều vị quan chức cao cấp cũng rất "tín". Nhiều sư tìm cách thu nạp đệ tử, tiếp cận các quan chức thông qua các "quan bà" vốn cũng rất "tín". Nhiều sư trở nên bóng bẩy như các đại gia, và cũng tham gia chính sự như một thế lực ngầm. Xu hướng dịch chuyển từ "đối đầu" chuyển sang "nuông chiều" thái quá. Nhiều biểu hiện chưa đúng xung quanh việc xây chùa, lễ phật, lễ hội, dịch vụ cúng sao giải hạn… thường được bỏ qua. Có lẽ các quy định pháp lý xung quanh câu chuyện Phật giáo của Nhà nước không được chặt chẽ nên quản lý nhà nước đang ở trạng thái "buông lỏng", trong đó có câu chuyện khá tù mù về quyền sở hữu tài sản của chùa gồm cơ sở thờ tự, tiền công đức…. Riêng chủ đề này cũng cần có một khảo sát nghiên cứu riêng để đánh giá. Hiện tượng các đại gia bỏ tiền xây chùa và nhận những ưu đãi khủng từ phía Nhà nước điển hình như đại gia Xuân Trường bị công luận "chiếu tướng" cũng không có gì lạ! Thế giới đang đầu tư cho cách mạng, công nghệ, giáo dục… trong khi tại VN lại có những dự án khủng cho một lĩnh vực mà lằn ranh giữa tâm linh và mê tín dị đoan là khá mỏng manh. Xem ra hướng phấn đấu của dân tộc ta đang rất có vấn đề. Ngôi chùa truyền thống của VN là những ngôi chùa làng nhỏ, phục vụ nhu cầu tâm linh của cộng đồng ngôi làng ấy. Không phải vô cớ mà bao đời nay các đời Vua của ta không bao giờ cho xây chùa to cả. Vì chùa hoàn toàn do dân tự bỏ tiền và mua đất xây. Nhà nước cấp thì rất ít. Đấy là ngày xưa mình còn là đất rộng người thưa, nhưng bây giờ cấp hàng ngàn hecta thì thành ra vương phủ rồi. Từ góc độ văn hóa, những ngôi chùa quá khủng không phải là nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt. Việc các dự án khủng này được chính quyền ưu đãi thực sự đáng đặt dấu hỏi. Doanh nghiệp tư nhân đi làm chùa, sở hữu chùa, thu tiền công đức như Xuân Trường thật bất thường. Chùa là thiết chế tôn giáo khác với doanh nghiệp, nơi người ta trao gửi niềm tin, tâm linh. Doanh nghiệp có giàu cỡ nào mà muốn ủng hộ phật giáo thì cúng dường, dựng tượng… hoặc nếu có phát tâm xây chùa thì cũng là cúng dường – tài sản ấy nên được chuyển giao quyền sở hữu cho Phật giáo chứ không phải doanh nghiệp xấy chùa và sở hữu chùa. Chùa và kinh doanh du lịch: Nếu đã có chùa sẵn rồi, du khách tâm linh kéo đến và doanh nghiệp phát triển cung cấp các dịch vụ phục vụ khách thì cũng bình thường. Đằng này là xây các cơ sở dịch vụ là chính, sau đó xây thêm một ngôi chùa vào đó để tăng yếu tố "tâm linh" là bất thường. Phật giáo là để giác ngộ chúng sinh chứ không phải là yếu tố phục vụ cho các cơ sở kinh doanh. Việc cấp hàng ngàn ha đất tại Ninh Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng… cho cho các doanh nghiệp tư nhân có biểu hiện rõ của lợi ích nhóm – nếu cho điều tra có khi lại trở thành các đại án. Tử chuyện quy hoạch, từ diện tích cần thiết để xây chùa quá nhỏ so với diện tích tổng thể đất được cấp, sự chồng chéo các dự án, các dự án đầu tư công… rất tù mù, rất thiếu minh bạch. Căn cứ nào cho việc cấp hàng ngàn ha đất cho các doanh nghiệp xây chùa như vậy? Thay cho lời kết Nhà bác học thiên tài Albert Einstain và Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều nhân vật nổi tiếng khác đều rất tin vào thượng đế. Trên mạng xã hội có câu nói rất đáng suy ngẫm "Các nhà khoa học tin vào thần thánh, thượng đế còn các nhà vô thần lại tin vào cácnhà khoa học" để suy ra cách ứng xử cần thiết và đúng mực trong cuộc sống đời thường đối với cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Tín ngưỡng là nhu cầu hợp pháp và cần thiết cho một bộ phận dân chúng xã hội. Một số đại gia lợi dụng chính sách và có kẻ "chống lưng", lấy nhiều đất côn , đất của dân , kể cả sử dụng nguồn ngân sách để đua nhau xây cơ sở hạ tầng phục vụ chính cho việc xây chùa chiền lớn, rồi thu lời, không ai kiểm soát nổi. Gieo gì gặt nấy, việc làm đó, gây ra trào lưu nhiều công dân trong xã hội không còn tin ở chính mình, ở Nhà nước, ở gia đình, ở nhà trường, ở bệnh viện…, mà chỉ thực tin và ngưỡng vọng, cầu cứu và biết ơn các thế lực siêu nhiên. | ||||||||||
Posted: 04 Mar 2019 02:32 PM PST
Sau nhiều ngày chờ đợi Bộ Tư pháp Canada đã phê duyệt việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) Giám đốc tài chính của công ty Huawei, nơi được cho là ổ gián điệp của Trung Quốc núp dưới cái vỏ một công ty công nghệ thông tin, đang bị Mỹ tố cáo có âm mưu lấy cắp các dữ kiện tuyệt mật của nhiều nước, trong đó có các công ty viễn thông của Mỹ. Bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ tại sân bay quốc tế Vancouver thuộc Canada vào tháng 12 năm ngoái theo yêu cầu của Mỹ với các cáo buộc đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Phản ứng của Trung Quốc rất mạnh mẽ và quyết đoán, bắt giữ công dân Canada và cáo huộc họ làm gián điệp trong vùng đất Trung Quốc, đe dọa các doanh nhân Canada đang kinh doanh tại Trung Quốc. Trung Quốc chống chế rằng Hoa kỳ sở dĩ bắt giữ bà Mạnh là hành động đàn áp các đối thủ cạnh tranh về thiết bị viễn thông lo ngại sự lớn mạnh của Huawei nên đã đem vấn đề an ninh ra làm chứng cứ. Nói chung là một sự lừa dối nhằm bôi nhọ Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc khó lòng chối bỏ các bằng chứng về đánh cắp sở hữu trí tuệ của Huawei, một trong những lý do khiến Bộ tư pháp Hoa Kỳ chính thức truy tố Huawei và bà Mạnh Vãn Chu là nhân viên cao cấp của công ty này bị truy tố 23 tội danh bao gồm vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, đánh cắp bí mật thương mại, nói dối ngân hàng và cản trở pháp lý. Mỹ có bằng chứng cho thấy từ lâu tập đoàn Huawei đã được chính phủ Trung Quốc bảo hộ nhằm thực hiện các hoạt động gián điệp và đang nhắm vào EU để nhằm đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường này. Mỹ, Australia, New Zealand đồng loạt ban hành lệnh cấm sử dụng thiết bị của Huawei riêng Anh quốc đã ngưng chương trình phát triển mạng 5 G do Huawei cung cấp. Những phản ứng này cho thấy thế giới lo sợ sự thâm nhập của Huawei vào đất nước của họ để làm việc mờ ám hơn là sự cạnh tranh giữa các đối thủ thông thường trong lĩnh vực thiết bị viễn thông. Mỹ là nước tự do trong cạnh tranh và chính phủ nước này chưa bao giờ có hành động nhơ bẩn trong việc bênh vực và che chắn cho hành vi cạnh tranh bất chính. Duy chỉ có Việt Nam là không lo sợ chuyện gián điệp Trung Quốc ngược lại còn mở rộng cửa cho tập đoàn này bước chân vào Việt Nam với tất cả mọi dễ dãi mà đất nước này có được. Từ năm 1998 Huawei đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cho tới năm 2016 thì công ty này thành lập Trung tâm Sáng tạo CSIC. Hiện nay công ty Huawei Việt Nam có hơn 300 nhân viên, văn phòng đặt ở hai thành phố HCM và Hà Nội. Mới đây Tổng công ty hạ tầng mạng (VNPT Net, thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông) đã chỉ định thầu cho Huawei Việt Nam hàng loạt gói thầu trị giá hàng chục tỷ mặc dù biết rõ những nguy hiểm khi cho phép tập đoàn này cung cấp các thiết bị viễn thông sẽ có nguy cơ bị đánh cắp thông tin của khách hàng hay các cơ quan chính phủ nếu dùng hệ thống do Huawei xây dựng. Ông Đinh Hồng Quang, một giới chức cao cấp của VNPT cho báo chí biết lý do chọn Huawei là vì họ đã vào Việt Nam khá lâu và sắp tới có chuyến đi thăm Trung Quốc của một nhân vật cao cấp mà ông này không muốn nêu tên. Tiết lộ của ông Quang cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc mạnh đến nỗi Việt Nam sẵn sàng hy sinh những điều hệ trọng ảnh hưởng tới bí mật quốc gia vì một lý do hết sức kỳ lạ. Điều này cũng cho thấy chính sách phát triển hạ tầng của Việt Nam thiếu minh bạch và được cấp dưới tự tiện quyết định mọi chính sách miễn là có lợi cho kinh tế, dù ít ỏi, của Việt Nam bất kể hệ quả mà một hành vi chỉ định thầu gây ra. Hiện Huawei chiếm tới 29% toàn bộ mạng lưới của VNPT có nghĩa là 1/3 mạng lưới đã hoặc sẽ bị cài đặt phần mềm theo dõi đối với người sử dụng nó. Từ một chiếc điện thoại cầm tay tới hệ thống định vị, mạng nội bộ, hay hệ thống chính phủ…nguy cơ bị lấy cắp thông tin, cài đặt nghe lén hay những hành vi gián điệp khác đều có thể xảy ra đối với Việt Nam khi cho phép Trung Quốc biết rõ mình như trong lòng bàn tay và do đó nếu có biến cố xảy ra giữa hai nước thì Hà Nội chắc chắn nằm trong vòng kiểm soát không thể cứu vãn. Mỹ không những cấm Huawei, chính phủ Trump còn tuyên bố sẽ không hợp tác với những nước cho phép công ty này hoạt động trên lãnh thổ của họ nữa. Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình FOX, ngoại trưởng Hoa kỳ ông Mike Pompeo cho biết "Nếu một quốc gia áp dụng thiết bị của Huawei và đưa nó vào một số hệ thống thông tin quan trọng hàng đầu, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ thông tin với họ". Ông Pompeo nhấn mạnh không muốn thông tin của nước Mỹ bị rủi ro. Điều này dễ nhận thấy khi Mỹ bước chân vào Biển Đông thì Việt Nam sẽ là nơi được chia sẻ thông tin nhằm đối phó với Trung Quốc. Nếu Huawei quản lý mạng viễn thông thì làm sao Mỹ dám cho Việt Nam nhập cuộc. Mà bị đứng bên ngoài thì Việt Nam sẽ là gì đối với trách nhiệm chung của toàn khối ASEAN? Trong khi Hà Nội đang nổ lực tối đa để xích lại gần hơn với Mỹ, một hợp đồng nhỏ bé với Huawei có thể làm sụp đổ mọi cố gắng mà Bộ ngoại giao đang làm. Nếu Bộ chính trị vẫn còn thờ ơ với mưu toan của Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp hậu quả rất gần. Bên cạnh gián điệp là các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam nếu một hôm nào đó ông Trump mất ngủ. Không ai có thể chơi với kẻ hai mặt, nhất là một doanh nhân thành đạt như ông Trump. Vì ai cũng biết Tổng thống không phải là một chính trị gia lão luyện đủ để bỏ qua hành động hai mang của đất nước mà ông vừa ghé qua. Phỉ báng nước Mỹ bằng việc cho phép kẻ bị Hoa Kỳ chối bỏ làm việc trên đất nước của mình là hành động thiếu chín chắn nhất trong giai đoạn hiện nay của Hà Nội. Chơi với lửa sẽ có ngày bỏng tay. Nguồn: canhco's | ||||||||||
Trộm hoa sau Thượng đỉnh Mỹ - Triều và "những bàn tay bẩn" Posted: 03 Mar 2019 02:49 PM PST Suy nghĩ "mình lấy một tí chẳng nguy hại tới ai" khiến tình trạng bòn rút, trộm cắp xảy ra ở nhiều nơi, nhất là chốn công cộng.
Nhân clip một số người dân tấp nập bê trộm cây, hoa trang trí quanh khách sạn JW Mariot - nơi lưu trú của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc, tôi vào google nhập từ khóa "trộm hoa". Hóa ra có hẳn một thế giới trộm hoa sôi động không thua gì trộm chó hay trộm điện thoại. Trên các diễn đàn cũng đông tương tác cũng liên tục chia sẻ những clip được camera an ninh của nhiều gia đình ghi lại vô số các hình ảnh trộm mai, trộm đào, trộm cả những chậu cúc bé tí! Không ít người xem những hình ảnh đó sẽ bật cười tự hỏi: "Bọn trộm này hài quá, trộm những cành hoa, những chậu hoa ấy làm gì nhỉ, chẳng lẽ bán? Có được bao nhiêu tiền đâu?". Tất nhiên, cũng có kẻ trộm chậu cây to đẹp thì đem bán cho nhà vườn. Nhưng nhìn kìa, có cả những quý bà đi xe hơi, lén lút bê chậu cây cao chỉ gang tay. Hẳn là chị "thuổng" đem về bày cho đẹp nhà đẹp cửa, chứ có thiếu thốn, đói nghèo gì mà phải đi ăn trộm? Thì ra, có khá nhiều người, như đám đông trong clip mới nhất kia chẳng hạn, vì muốn đẹp nhà đẹp cửa nên ăn trộm. Cái đẹp của hoa lúc này nhằm mục đích để họ phô phang, khoa trương cho thiên hạ thấy trên facebook, hay cho hàng xóm, người qua đường đi qua tấm tắc. Hay là để mình thấy, mình tự hào "ta biết thưởng thức hoa"? Thương cho hoa, vì cái đẹp trong tình cảnh này, thành trang sức phủ lên sự gian manh, bất lương.
Tôi rút ra kết luận của riêng mình: bọn trộm vặt chuyên nghiệp thường rình mò lấy tài sản của cá nhân. Trộm "bán chuyên" như mấy người trong clip lấy hoa sau cuộc họp Thượng đỉnh kia, cũng giống những kẻ trộm, vặt hoa nơi công cộng báo đài vẫn lên tiếng, họ thường xuê xoa ý nghĩ: mình lấy một tí chẳng nguy hại tới ai. Suy nghĩ này phổ biến lắm, từ trong cơ quan công quyền, sinh ra chuyện vô tư rút ruột của công. Nó đầy rẫy trong các siêu thị, sinh ra cảnh người lớn dạy trẻ em lén lút bỏ hàng hóa vào túi không tính tiền. Sinh ra cảnh giành giật, chen chân vào các công ty để trí trá giấy tờ, vào các nhà máy để biển thủ sản phẩm... "Nếu bạn may mắn nhặt được 100 triệu đồng, bạn sẽ đầu tư hay gửi tiết kiệm?". Rất nhiều nhà tuyển dụng đã gài bẫy ứng viên bằng câu hỏi này, để rồi ngao ngán nghe các chàng trai cô gái hùng hồn trình bày về kế hoạch đầu tư, kinh doanh. Tất nhiên họ đều bị đánh rớt, vì câu trả lời vô cùng đơn giản: "Đó không phải tiền của tôi nên tôi không thể sử dụng".
Quan điểm của tôi là, nếu bạn không thể chung tay vun đắp xã hội, thì cố gắng đừng phá. Nếu nhặt 100 triệu đồng mà không biết cách tìm trả lại cho chủ nhân, thì thà bạn đừng nhặt, chỉ cần báo cho cơ quan chức năng để họ làm việc của họ. Bạn có thể nghĩ hoa đã sử dụng xong, không còn cần thiết nữa, mình lấy không phương hại tới ai. Nhưng bạn quên rằng, bạn không phải chủ nhân những chậu hoa ấy, vì vậy bạn không có quyền quyết định bất cứ gì liên quan tới nó. Giữ hoa tiếp tục đẹp hay đem hủy, đem trả nhà vườn, là việc của người khác. Xin đừng thò bàn tay dơ bẩn của bạn vào hoa. Xin đừng làm vấy hình ảnh văn hóa Việt Nam mà chúng ta vừa ra sức cho bạn bè thế giới thấy. "Thứ gì không phải của mình, thì mãi mãi không phải của mình", câu nói đơn giản ấy sao bạc đầu mà nhiều người không hiểu?! Nguyễn Tuấn Anh Nguồn: http://www.baogiaothong.vn/trom-hoa-sau-thuong-dinh-my-trieu-va-nhung-ban-tay-ban-d412794.html | ||||||||||
Những chuyện chưa biết về “hậu trường” Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội Posted: 03 Mar 2019 02:41 PM PST Trước khi Tổng thống Trump - Chủ tịch Kim gặp nhau, phái đoàn hai bên đã có rất nhiều cuộc đàm phán, trong đó có những cuộc kéo dài thâu đêm.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội vừa kết thúc mà hai bên không đạt được thoả thuận chung, nhưng đây vẫn ghi dấu là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tất cả các bên liên quan. Mỹ muốn chọn Đà Nẵng, Triều Tiên chọn Hà Nội TS Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Học viện Ngoại giao kể với phóng viên nhiều câu chuyện sâu sắc xuyên suốt quá trình chuẩn bị cũng như diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai. Trước hết về việc lựa chọn địa điểm, TS Thái cho biết dù đã lựa chọn Việt Nam nhưng Mỹ muốn làm ở Đà Nẵng - nơi mà Tổng thống Donald Trump đặc biệt ấn tượng và thích thú sau khi dự Hội nghị APEC. Bên cạnh đó, các đoàn an ninh và tiền trạm của Mỹ đã khảo sát rất kỹ Đà Nẵng. " TS Thái cho biết trong sự kiện này, toàn bộ đoàn của Mỹ có khoảng 1.200 người, riêng lực lượng an ninh khoảng 800 người. " Trong khi đó, phía Triều Tiên lại lựa chọn Hà Nội vì Hà Nội là Thủ đô - cái nôi của cách mạng và là nơi ông nội của Chủ tịch Kim Jong Un từng đến thăm. Vì thế, nếu diễn ra tại đây và ký được tuyên bố kết thúc chiến tranh thì Triều Tiên sẽ cực kỳ thuận lợi trong tuyên truyền nội bộ, xây dựng hình ảnh Chủ tịch Kim Jong Un là người mang lại hoà bình và bước ngoặt lịch sử trên bán đảo Triều Tiên. Sau quá trình đàm phán về địa điểm tại Bình Nhưỡng, đặc phái viên của Mỹ đã phải gọi điện về báo cáo Tổng thống Trump về việc Triều Tiên chọn Hà Nội chứ không phải Đà Nẵng. Và người đứng đầu nhà trắng của Mỹ đã đồng ý phương án này, theo đó, phía Mỹ cũng chuyển hướng ra Hà Nội và tổ chức các đoàn tiền trạm tại đây ngày 16/2 do Phó chánh Văn phòng Nhà trắng đích thân kiểm tra hiện trường. Nhiều vòng đàm phán, nhiều nội dung ký kết được chuẩn bị sẵn, nhưng… Trong đàm phán về nội dung, Viện phó Viện Chiến lược Học viện Ngoại giao cho biết có nhiều vòng đàm phán ở các cấp của hai bên. Theo đó, vòng đàm phán nội dung đầu tiên ở Thuỵ Điển, vòng đàm phán thứ hai bí mật ở Bangkok và vòng thứ ba là ở Bình Nhưỡng. Vòng đàm phán cuối cùng ở Việt Nam diễn ra từ ngày 21/2-26/2, trong 5 ngày ở khách sạn Nikko Hà Nội. Ngày đầu tiên đàm phán trong 3 tiếng, những hôm sau đàm phán 5 tiếng và có hôm đàm phán thâu đêm với kết quả đã dự thảo được 2 văn kiện và 4 điểm then chốt.
Về quan điểm lập trường của mỗi bên, TS Trần Việt Thái cho biết, sau kết quả họp Thượng đỉnh ở Singapore tháng 6/2018, các bên đã chốt 3 nội dung và hướng để thảo luận tại Hà Nội. Nội dung thứ nhất là phi hạt nhân hoá, đi kèm với đó là dỡ lệnh cấm vận. Thứ hai là thiết lập hoà bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên, thứ ba là thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong đàm phán vừa qua tại Hà Nội, TS Thái phân tích do Mỹ muốn "gói" 2 vấn đề là phi hạt nhân hoá và gỡ bỏ lệnh cấm vận làm một, còn Triều Tiên thì muốn tách ra, đó là cái gốc của vấn đề dẫn đến đổ vỡ và hai bên không ký được tuyên bố chung. Về vấn đề thiết lập hoà bình trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ sẵn sàng ký một tuyên bố kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên chỉ riêng giữa Mỹ và Triều Tiên, nhưng Triều Tiên muốn phương án khác, muốn ký một hiệp ước hoà bình có tính giá trị pháp lý, tương tự Hiệp định Paris của chúng ta. Đối với Triều Tiên, việc này rất có ý nghĩa bởi nếu có tuyên bố ấy, Triều Tiên mới có thể chuyển đổi và phát triển. Còn hiện trên bán đảo Triều Tiên chỉ có một hiệp định đình chiến, tức là vẫn đang tình trạng chiến tranh, tất cả lực lượng phải huy động cho quân đội nên không còn nguồn lực tham gia sản xuất hay các lĩnh vực khác. "Hai bên thực chất đã dự thảo xong tuyên bố kết thúc chiến tranh rất ngắn gọn với khoảng nửa trang thôi. Nhưng rất tiếc bản tuyên bố đó không được ký kết" - TS Thái cho biết. Vấn đề thứ hai là thiết lập quan hệ ngoại giao, theo TS Thái, Triều Tiên muốn "duy trì liên lạc thường xuyên hơn", còn Mỹ sẵn sàng đi xa hơn, tức là sẵn sàng thiết lập văn phòng liên lạc. Hai bên đã đạt được thoả thuận sẽ lập văn phòng liên lạc ở thủ đô của nhau. Phía Triều Tiên đã đưa người xuống khảo sát địa điểm ở Mỹ rồi nhưng rất tiếc cuối cùng không thành công. 6 yêu cầu của Mỹ đối với phi hạt nhân hoá ở Triều Tiên Về vấn đề phi hạt nhân hoá, TS Thái cho biết Mỹ nêu 6 điểm rất cụ thể. Một là kiểm kê đầy đủ các cơ sở hạt nhân, số lượng chủng loại đầu đạn, các phương tiện đóng, thực trạng và các địa điểm công khai và bí mật của tất cả các cơ sở hạt nhân tên lửa của Triều Tiên. Nhưng Triều Tiên dứt khoát không chịu điểm này vì cho rằng nếu khai báo hết không khác gì "phơi lưng cho kẻ thù đánh". Thứ hai là thanh sát. Mỹ yêu cầu Triều Tiên chấp nhận thanh sát không giới hạn, thanh sát viên quốc tế có thể đi bất kỳ nơi đâu, kiểm tra bất cứ cái gì và được đảm bảo an ninh trong suốt thời gian ở Triều Tiên. Thứ ba là phá huỷ tại chỗ, cái gì không thể di dời khỏi lãnh thổ được thì Triều Tiên phải phá huỷ tại chỗ, ví dụ như nhà cửa, kho tàng… Thứ tư là chuyển khỏi Triều Tiên một số những phương tiện, nguyên liệu đặc biệt nhạy cảm như các đầu đạn hạt nhân, các phương tiện phóng, đặc biệt là tên lửa tầm xa… Tiếp đó là kiểm soát về con người, Mỹ yêu cầu Triều Tiên thống kê có bao nhiêu chuyên gia, học về cái gì, ở đâu, rồi công tác bao nhiêu năm, gia đình thế nào… Cuối cùng là phải có cơ chế giám sát và đảm bảo thực thi. "6 điểm đó là phương án cao nhất mà Mỹ mong muốn. Còn phía Triều Tiên chỉ muốn thực thi từng bước và có lộ trình mà Triều Tiên kiểm soát được" - ông Thái nói. Còn đối với dỡ bỏ lệnh cấm vận, theo TS Thái, Mỹ nói rõ không dỡ bỏ lệnh cấm vận cho đến khi Triều Tiên hoàn thành phi hạt nhân hoá. Nhưng vì khác biệt ở phi hạt nhân hoá và chưa có lộ trình nên về sau này, trong quá trình đàm phán, Mỹ có linh hoạt điều chỉnh một chút và nói sẵn sàng dỡ bỏ một số lệnh cấm vận có tính nhân đạo, nếu Triều Tiên đi một bước có ý nghĩa thì Mỹ cũng sẽ đáp lại một bước có ý nghĩa. Thành công nhất của Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai là gì? Hai văn kiện là một tuyên bố chung và tuyên bố về chấm dứt chiến tranh cùng với 4 nội dung then chốt đã được phái đoàn 2 bên đàm phán và soạn sẵn nhưng đều không thể ký kết.
Bốn nội dung gồm một là kết thúc chiến tranh; hai là Triều Tiên chấp nhận cho Mỹ vào thanh sát và phá huỷ có kiểm chứng cơ sở ở Yongbyon nhưng không nói rõ nội dung và để ngỏ cho hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều quyết định; Ba là Triều Tiên đã chấp nhận thanh sát hạn chế; Bốn là Triều Tiên đồng ý cho phép Mỹ lập văn phòng liên lạc và Mỹ cũng đồng ý cho phép Triều Tiên lập văn phòng liên lạc. Một điểm nữa là hai bên đã đạt được thoả thuận về cơ chế bảo đảm thực thi trong quá trình này. "Điểm mấu chốt nhất dẫn đến hai bên không ký được tuyên bố chung là vào phút chót, sau cuộc họp mở rộng, do bất đồng về gói cấm vận và vấn đề hạt nhân hoá, hai bên đã không đạt được mục đích của mình. Một phần khác do cách làm, khi đàm phán ở các cấp không chốt ngay được mà để ngỏ cho cấp cao. Tôi có cảm giác sau khi quyết nhanh như vậy, hai bên ra về ngay mà bên thứ ba không còn cơ hội để làm trung gian, dù chúng ta rất thiện chí nhưng không thể can dự . Đó là điều đáng tiếc" - Viện phó Viện chiến lược Học viện ngoại giao chia sẻ. (Dân Quyền: Rởm! cho thuê phòng và dọn phòng thì làm trung gian cái gì?) Sau sự kiện này, ông cho rằng hai bên Mỹ - Triều cần thời gian lắng lại để định hướng chiến lược, đánh giá lại cuộc chơi và sắp xếp lại. Tuy không đạt tuyên bố chung, nhưng theo TS Thái, sự kiện này có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất là làm cho hai bên xích lại gần nhau hơn, thứ hai là cho thấy nỗ lực của chủ nhà cũng như của hai bên trong việc tiến tới giải quyết một trong những vấn đề nặng nề nhất của chiến tranh lạnh là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, qua đó góp phần vào hoà bình ổn định. Ngoài ra, tuy hai bên ra về mà không ký ra được tuyên bố chung nhưng họ vẫn để ngỏ thời gian gặp lại. Một trong những thành công nhất khi đăng cai tổ chức Hội nghị lần này, theo TS Thái là ta đã thể hiện được thiện chí và sự chân thành của Việt Nam đối với tất cả các bên, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. "Chúng ta là chủ nhà, chúng ta đã hỗ trợ hết sức và làm tốt nhất có thể, sự chân thành của chủ nhà Việt Nam đã được hai bên và cộng đồng quốc tế ghi nhận" - ông nói. Hoài Thu | ||||||||||
Posted: 03 Mar 2019 02:24 PM PST Từ Thức Thất bại. Như tất cả những cuộc hôn nhân đổ vỡ, người này đổ lỗi cho người kia. Ông Trump nói Kim đòi bỏ hết cấm vận, Kim nói Trump nói láo. Nhưng chuyện thất bại thì cả 2 bên đều nhìn nhận 1.Donald Trump gặp khó khăn chính trị trong nước, muốn có một thoả ước về nguyên tử để có thể nói với dân Mỹ ông ta là Superman, làm được chuyện từ Bush, Clinton tới Obama không ai làm nổi. Một võ khí tranh cử đáng kể, chưa nói tới cái mộng Nobel Hoà Bình.. Trump nghĩ mình là tay buôn bán ngoại hạng, không cần thương lượng, thoả thuận trước theo truyền thống ngoại giao, chỉ cần có mặt ở bàn hội nghị là Kim sẽ rơi vào tròng. Nhưng CS khó nhai hơn là chuyện thương trường. 2. VN được cả hai lựa chọn, không phải vì là '' trung tâm hòa giải thế giới '', nhưng bởi vì cả hai đều thấy có lợi. Kim tìm được một quốc gia hiếm hoi không ghê tởm anh ta như một ''serial killer '' tàn bạo. Trump tìm được một nơi có thể dụ Kim : nếu giã từ võ khí, anh có thể làm ăn ngon lành như mấy tay đầu sỏ VN, khỏi cần phải từ bỏ chế độ độc tài. Đó là lý do tại sao nhân quyền đã hoàn toàn bị quên lãng. Không có cả một câu tuyên bố vô thưởng, vô phạt. Nạn nhân số 1 là nhân quyền. 3. Có người nói Kim không thể nhượng bộ, vì võ khí nguyên tử là bảo hiểm sinh mạng cho anh ta. Lịch sử cận đại cho thấy điều đó không có gì hiển nhiên. Nga Xô Viết đã tan rã khi có 10.000 đầu hỏa tiễn nguyên tử. Saddham Hussein đã mất mạng ở Iraq Các chuyên gia nói nếu Kim xử dụng võ khí, có thể tàn phá vài tỉnh Nam Hàn hay Nhật Bản, nhưng trong vài giờ, Bắc Hàn sẽ bị san bằng. Vấn đề là không ai muốn nhận trách nhiệm đã gây chiến tranh nguyên tử. Kim chơi ngang, một phần nhờ võ khí hạt nhân, nhưng phần chính là còn Trung Cộng đứng sau, mặc du Bắc Hàn đã có ý thoát dần khỏi nanh vuốt Trung Cộng. 4 . Cuối cùng, người thủ lợi nhiều nhất vẫn là Kim Jung Un. Anh ta chẳng nhượng bộ gì, chẳng mất mát gì, nhưng cái thắng đầu tiên là từ một tên độc tài khát máu, trở thành một lãnh tụ ngang hàng với Tổng thống cường quốc số 1 trên thế giới. Dân Hàn đã coi Kim như một ông Thánh, ngày nay sẽ coi Kim là ông Trời, bảo chết là chết. Bỏ lỡ cơ hội thỏa thuận với Hoa Kỳ, Kim đánh mất một cơ hội cứu vãn kinh tế Bắc Hàn. Nhưng đó không phải là ưu tư của một tên độc tài. Thêm vài chục ngàn người, vài trăm ngàn người chết đói, chỉ là một chi tiết 5 . Bắc Hàn trở thành một cái gai, không ai biết phải làm gì để nhổ như ngày nay là lỗi, hay dụng tâm, của các phe liên hệ trong qua khứ. Hoa Kỳ không muốn chế độ Bắc Hàn sụp đổ để có cớ hiện diện quân sự trong vùng. Trung Cộng muốn có Bắc Hàn để thương lượng với Mỹ và đồng minh. Âu Châu nghĩ đó là chuyện của Mỹ, Tàu, Nhật, Hàn, không dại gì dính vào. Nhật Bản không muốn một nước Hàn thống nhất, sẽ là một đe dọa an ninh, kinh tế trong tương lai. Nam Hàn không muốn Bắc Hàn tan vỡ, vì không muốn, và chưa đủ khả năng cưu mang một nửa nước nghèo đói, như Tây Đức đã làm với Đông Đức 6. Mặc dù đã cam kết miệng, Kim sẽ tăng cường việc thử nghiệm, chế tạo võ khí nguyên tử. Sự thất bại của hội nghị tay đôi ở VN sẽ cho Kim thời gian rộng rãi hơn để củng cố lực lượng 7. Tương lai trong vùng những ngày tới khó ai đoán được, như từ khi Trump cầm quyền, ít ai đoán được ông ta sẽ làm gì ngày hôm sau | ||||||||||
Posted: 03 Mar 2019 01:40 PM PST Nguyên tựa: How 90,000 seized vodka bottles for North Korea help explain why Trump is so optimistic about his summit with Kim Jong Un Đăng trên THE SEATTLE TIMES ngày 27/02/2019 Tác giả bài báo: Rick Noack Người dịch: Lam Du
Khoảng 90.000 chai vodka đã bị Hải quan Hà Lan thu giữ, họ nói rằng điểm đến có khả năng là Bắc Hàn, với khả năng là chế độ của Kim Jong Un đứng đằng sau đơn đặt hàng này. Việc giao hàng sẽ tạo ra một sự vi phạm lớn các lệnh trừng phạt đối với quốc gia này nhằm đối phó với các mối đe dọa hạt nhân. Trong quá khứ, khi các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách gắn kết và kiến tạo một nền hòa bình, một số người trong số họ đã dùng đến một (hoặc nhiều) ly rượu. Điều đó khó khăn hơn đối với Tổng thống Donald Trump - người dự kiến sẽ gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un vào thứ Tư và thứ Năm - bởi vì Trump là một người ủng hộ việc chống uống rượu (is a teetotaler). Nhưng vodka vẫn có thể giúp giải thích lý do tại sao ông ta (Trump) lại lạc quan đến thế về kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với nhà lãnh đạo Bắc Hàn, thậm chí ngay cả khi cuộc gặp hồi tháng Sáu (2018, tại Singapore) vừa qua chỉ dẫn đến một thỏa thuận mơ hồ. Nói một cách chính xác, chúng tôi đang nói về 90.000 chai vodka vừa bị thu giữ tại hải cảng Rotterdam (Hà Lan). Trên giấy tờ, 3.000 thùng vodka này được cho là sẽ được chuyển đến Trung Quốc. Nhưng các nhà chức trách Hà Lan nói rằng đích đến thực sự của chúng có khả năng là Bắc Hàn, với khả năng chế độ Kim Jong Un đứng sau đơn đặt hàng này. Nếu những nghi ngờ đó được xác nhận, việc giao hàng sẽ tạo ra một sự vi phạm lớn đối với các lệnh trừng phạt đối với quốc gia này để đối phó với các mối đe dọa hạt nhân trong những năm gần đây. Những gì có thể là tin xấu đối với Kim có thể là tin tốt đối với Trump, tuy nhiên, hoặc là Trump có thể hy vọng như vậy. Trước cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với Kim, Trump đã đánh bạc với hy vọng nhà lãnh đạo Bắc Hàn sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc có thể biến Bắc Hàn thành nền kinh tế thế kỷ 21. Hôm thứ Tư, Trump đã lặp lại lý thuyết đó, khi viết trên Twitter rằng tiềm năng của Bắc Hàn là "TUYỆT VỜI, một cơ hội tuyệt vời, gần như chưa từng có một cơ hội nào khác như thế trong lịch sử, đối với bạn tôi Kim Jong Un". Trump cho rằng Bắc Hàn có thể nhanh chóng trở thành một nơi chốn "thịnh vượng" nếu họ phi hạt nhân hóa. Cho đến nay, trong nỗ lực ép buộc Bắc Hàn nhượng bộ, cộng đồng quốc tế chủ yếu dựa vào các lệnh trừng phạt, nhưng ít ai phản đối rằng cơ chế trừng phạt còn lâu mới hoàn hảo. Trong khi những người kiên định phản đối chế độ Kim - như Hoa Kỳ chẳng hạn - đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với Bắc Hàn và sau đó mở rộng các biện pháp đó đối với các doanh nghiệp nước ngoài giao dịch với chế độ Kim, các quốc gia khác vẫn còn lưỡng lự hơn. Trong thập kỷ qua, việc từ chối nhượng bộ trước áp lực của Hoa Kỳ đã trở nên khó khăn hơn, bởi vì Liên Hợp Quốc cũng đồng ý tăng cường áp lực đối với Bắc Hàn bằng cách đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các lựa chọn hàng hóa ngày càng mở rộng, bao gồm các mặt hàng xa xỉ, thiết bị quân sự và các phương tiện. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ phải được Hội đồng Bảo an phê chuẩn, bao gồm Anh, Pháp và Hoa Kỳ, và cả Trung Quốc và Nga. Bên cạnh các hạn chế thương mại, các lệnh trừng phạt được áp dụng còn bao gồm việc cấm đi lại hoặc đóng băng tài sản, và nhiều những biện pháp khác. Nhưng không có biện pháp hạn chế nào trong số các biện pháp hạn chế đó có thể đảm bảo hoàn toàn sự cô lập của một quốc gia, chừng nào mà nó có một số bạn bè hoặc đối tác ở nước ngoài. Ví dụ, Trung Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ các lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Hàn tại Hội đồng Bảo an LHQ. Tuy nhiên, trên thực tế, nó (TQ) bị buộc tội nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm trong những năm tiếp theo. Năm 2017, một báo cáo của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế đã kết luận rằng hơn 20 quốc gia đã cố tình hoặc vô tình vi phạm lệnh các trừng phạt của LHQ đối với Bắc Hàn. Áp lực đối với chế độ Kim đã phần nào gia tăng trong những tháng gần đây. Vào hồi tháng 7 năm ngoái, hai đối tác truyền thống của Bắc Hàn là Trung Quốc và Nga đã ủng hộ một vòng trừng phạt khác. Liệu những biện pháp đó có tác động đáng kể đến Bắc Hàn hay không thì đó vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Một số các phân tích kinh tế đã kết luận rằng nền kinh tế Bắc Hàn đã bị co hẹp hơn nữa, điều này đã tạo ra một niềm hy vọng ở các thủ đô phương Tây rằng thời điểm đàm phán với chế độ Kim đã đến. Những người khác đã cảnh báo rằng lãnh đạo của Bắc Hàn có thể sẽ không phải đối mặt với sự sụp đổ sắp xảy ra do những hạn chế của nước ngoài. Việc Trump hy vọng rằng giới lãnh đạo Bắc Hàn đang vật lộn đủ để đồng ý với các yêu cầu của Hoa Kỳ cho thấy rằng ông ta đồng ý với các nhà phân tích, những người đã vẽ nên một bức tranh tàn khốc hơn về nhà nước của chế độ Bắc Hàn. Nhưng với Kim - chế độ của ông ta từ lâu đã dựa vào vũ khí hạt nhân để đảm bảo sự sống còn - lý do có thể khác. Các nhà phân tích lo ngại rằng Bắc Hàn có thể sẽ câu giờ. Điều đó càng chứng tỏ rằng, về mặt lý thuyết, họ càng sẵn sàng phi hạt nhân hóa thì càng có nhiều lập luận rằng Nga, Trung Quốc và các quốc gia khác sẽ ủng hộ việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trong tương lai, trong trường hợp các cuộc đàm phán cuối cùng bị chặn lại và Trump bị đổ lỗi. Từ tháng 9 năm ngoái, sau hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và Kim, cả Trung Quốc và Nga đều kêu gọi Liên Hợp Quốc nới lỏng các lệnh trừng phạt. Trong các vòng đàm phán trước đó, Bắc Hàn thường xuyên đề nghị đưa ra những nhượng bộ chính trị để đổi lấy việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt - chỉ có điều, sau đó, nó không thực hiện được những lời hứa đó. Chẳng hạn, năm 1999, Hoa Kỳ đã đồng ý dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt sau khi Bắc Hàn tuyên bố sẽ ngừng thử tên lửa tầm xa. Khoảng hai thập kỷ sau, rõ ràng là lời đề nghị đó vào thời điểm đó có rất ít tác động. Vì vậy, trong khi kịch bản đàm phán trong trường hợp tốt nhất của Trump có thể sẽ dẫn đến việc chuyển giao lô hàng vodka trên đây và các loại hàng hóa khác bỏ qua các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng vào một lúc nào đó, Kim chỉ có thể tìm kiếm được một thời lượng nghỉ ngơi ngắn hạn từ một câu thần chú khô khan (kinh tế), thận trọng hơn những gì mà các nhà quan sát sẽ tranh luận. THE END | ||||||||||
Sau Thượng Đỉnh Hà Nội Cần Làm Gì? Posted: 03 Mar 2019 01:42 PM PST Nguyễn Quang Duy Đối với Tổng Thống Trump hợp đồng buôn bán luôn được ưu tiên làm trước nên khi vừa đến Hà Nội ông dành ngày đầu để ký các hợp đồng buôn bán và bảo trì máy bay dân sự lên đến 30 tỷ Mỹ kim. Phát biểu trong cuộc gặp với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ông Trump tiết lộ sẵn sàng bán thiết bị quân sự, máy bay phản lực và bất kỳ loại hỏa tiễn nào mà Việt Nam cần, để giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Được biết khi hai ông gặp riêng có trao đổi về Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và Hiệp định về thương mại và đầu tư (TIFA). Không thấy ông Phúc công khai, điều mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng làm khi gặp Tổng thống Obama là đề nghị phía Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Công đoàn tự do Muốn được Hoa Kỳ xem là nước có nền kinh tế thị trường Hà Nội phải thực tâm thúc đẩy tầng lớp công nhân tự thành lập các công đoàn tự do. Muốn thế Hà Nội cần có những hành động cụ thể tạo niềm tin cho tầng lớp công nhân rằng công đoàn do họ tự lập sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho họ và gia đình. Chiều ngày 26/2/2019, vài giờ trước khi ông Trump đến Hà Nội, hàng nghìn công nhân Công ty TNHH HAI VINA Kim Liên, Nghệ An đã đồng loạt nghỉ việc, tập trung giữa sân công ty để yêu cầu giải thích về việc một số phụ cấp bị cắt giảm. Công ty ra thông báo tăng lương cơ bản, nhưng khi nhận lương nhiều công nhân thấy tổng mức lương không tăng nên đi hỏi, mới biết đã bị cắt giảm một số phụ cấp, như tiền nhà ở, xăng xe, tiền độc hại… Chỉ vài ngày trước đó, ngày 19 và 20/02/2019, một vụ đình công khác đã xảy ra tại Công ty TNHH Lecien Việt Nam, KCX Tân Thuận, quận 7. Gần 600 công nhân đã ngừng việc vì không đồng ý mức tăng lương mà tiền phụ cấp độc hại không có, chế độ thai sản dành cho nữ công nhân đang mang thai cũng không được thực hiện, một số ngày nghỉ phép hằng năm lại bị trừ vào tiền tết... Công nhân cho biết cách tính lương quá nhập nhằng khiến công nhân không thể biết được quyền lợi cụ thể của mình như thế nào, khi thắc mắc thì công ty trả lời: "… ai không thích thì công ty sẵn sàng cho nghỉ việc…" Phóng viên báo Người Lao Động liên hệ với công ty để phỏng vấn nhưng bị từ chối. Báo Tuổi trẻ sáng ngày 26/2/2019 có bài viết về kết quả của một khảo sát nhỏ do Tổ chức Oxfam cùng Viện Công nhân và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện tại 6 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu mới đây như sau: "28% công nhân nói rằng lương không đủ để đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng, trong đó 50% cho biết họ phải vay tiền để mua thức ăn. Đặc biệt, có 6% số công nhân được hỏi cho biết vào cuối tháng họ chỉ ăn cơm chan canh suông." "1/3 trong số được hỏi cho biết họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương, và gần 40% cho biết luôn trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân để bù đắp thiếu hụt chi tiêu trong tháng. "Gần 70% số công nhân được hỏi cho biết họ "hiếm khi" hoặc "chưa bao giờ" có thời gian rảnh để đi chơi, thăm bạn bè vì họ thường xuyên phải làm thêm giờ. "Thậm chí hơn 20% số công nhân được hỏi còn cho biết họ tận dụng cả giờ nghỉ giữa giờ nghỉ để tranh thủ làm việc. Đặc biệt gần 100% số công nhân nói rằng họ "không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng". Lương thấp, ăn uống kém chất lượng, làm thêm giờ thường xuyên dẫn tới 70% số người được hỏi cho biết "hay bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp, đau đốt sống cổ…". Hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ "không đủ tiền trang trải chi phí khám chữa bệnh và thuốc men". Khảo sát còn cho thấy: "có 9% người được hỏi cho biết khó khăn về tài chính đã ảnh hưởng đến quyết định sinh con của họ, và 20% cho biết tiền lương của họ không đủ để mua đồ dùng học tập cho con cái." Khảo sát cho thấy tình trạng chung của hằng chục triệu công nhân và gia đình tại Việt Nam. Hà Nội thừa nhận đại diện cho giai cấp công nhân, nhưng đời sống công nhân như thế. Công nhân phải tự phát đấu tranh đòi quyền lợi, còn công đoàn nhà nước ăn lương chủ chẳng làm nên trò trống. Hà Nội biết rất rõ công nhân hầu hết xuất thân từ nông thôn vì cuộc sống mới phải bỏ ruộng vườn vào làm công xưởng. Tương tự công nhân Nam Dương, Mã Lai, Phillipines,… họ không có sức mạnh và sự đoàn kết như công nhân Ba Lan để ảnh hưởng đến quyền lực chính trị. Nhưng tình trạng bóc lột công nhân tại Việt Nam lại ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm và quyền lợi của công nhân Hoa Kỳ. Vì thế công nhân Hoa Kỳ mới bầu cho ông Trump xóa TPP, trừng phạt thương mãi Trung cộng, theo dõi tình trạng lao động Việt Nam và buộc Việt Nam phải mua máy bay Mỹ để cân bằng cán cân thương mãi. Tình trạng công ty quốc doanh… Trong hai tuần trước Hội Nghị Thượng Đỉnh, báo chí liên tục đưa tin vụ Đông Xuân năm nay khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long được mùa nhưng do thiếu đơn nhập hàng từ nước ngoài nên lúa không bán được, giá lúa xuống thấp đến mức nông dân trồng lúa không còn lợi nhuận. Trên diễn đàn BBC trước đây tôi có bài viết "CPTPP có giúp để nông dân VN thoát cảnh nghèo?" (https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46227154) nêu rõ việc nhà nước độc quyền thu mua xuất cảng lúa gạo là nguyên nhân chính khiến 23 triệu nông dân, đặc biệt là 15 triệu nông dân trồng lúa ở Việt Nam luôn sống cảnh đói nghèo. Hà Nội không chỉ độc quyền thị trường lúa gạo, khu vực quốc doanh vẫn nắm giữ hầu hết ngành điện, nước, ngân hàng, giao thông, cảng, y tế, giáo dục,… hầu như cả nền kinh tế Việt Nam. Hậu quả là Hoa Kỳ vẫn xem Việt Nam là một nước không có thị trường tự do, thường xuyên thúc đẩy Việt Nam phải thay đổi mô hình phát triển. Hà Nội cần thay đổi thể chế. Bắc Hàn là một quốc gia cộng sản toàn trị nên có nhiều điều cần học hỏi từ quá trình cải cách của Việt Nam, nên việc ông Kim chọn Hà Nội vừa là nơi gặp ông Trump vừa có dịp tìm hiểu học hỏi. Còn phía Hoa Kỳ ông Trump gặp ông Kim tại Hà Nội để bàn về việc giải trừ vũ khí hạch nhân và để ông Trump ký hợp đồng mua bán, nhưng lại có đồn đoán Hoa Kỳ muốn Bắc Hàn học hỏi "mô hình phát triển" của Việt Nam. Hội Nghị Thượng Đỉnh lần 2 đã chấm dứt, Hà Nội đừng quên muốn được Hoa Kỳ công nhận có thị trường kinh tế tự do cần đẩy mạnh cải cách cả kinh tế lẫn chính trị. Hà Nội nên học hỏi mô hình phát triển Đài Loan, một nước nhỏ cũng chịu áp lực của Bắc Kinh đã vươn lên để thành một quốc gia phát triển được Hoa Kỳ thực sự nhìn nhận. Tổng Thống Trump một nhà tư bản nhưng chính danh đại diện cho dân Mỹ vì ông được tầng lớp nông dân và công nhân bỏ phiếu chọn ông làm đại diện. Hà Nội nên học hỏi để chứng minh cho thế giới thấy rõ đang chính danh đại diện cho người Việt, cho tầng lớp nông dân và công nhân. Cải cách chính trị, tự do ứng cử và bầu cử là điều Hà Nội cần làm. Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 3/03/2019 |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét