“Trung Quốc đưa giàn khoan đến sát đường phân định vịnh Bắc Bộ” plus 24 more |
- Trung Quốc đưa giàn khoan đến sát đường phân định vịnh Bắc Bộ
- XÂM LƯỢC KINH TẾ MỘT KIỂU XÂM LƯỢC MỚI
- Nhà báo thất nghiệp. Ký giả ăn mày. Tương lai nền báo chí Việt Nam.
- Tiiến sĩ Vũ Tiến Lộc tuyên bố : '' 90 năm trước bác Hồ đã định hướng nền kinh tế VN là kinh tế thị trường.''
- CHÚNG TÔI MUỐN HỎI ANH THỂ - ĐƯƠNG KIM BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT!
- Vỉa hè lát đá trăm tỷ tại Hà Nội bong tróc hàng loạt sau 2 năm
- Thơ Thái Bá Tân: LẠI MƠ
- Củi tươi BOT
- Việt Nam nên nói thật với Trung Quốc về đường cao tốc Bắc Nam
- Tại sao là Huawei – Vì sao là lúc này?
- Bẫy nợ của Trung Quốc có đáng sợ?
- HIỆN TƯỢNG DÂN GHÉT CHÍNH PHỦ
- TỘI DÂM Ô VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
- Tôi quá xấu hổ nếu kẻ dâm ô bé gái từng là lãnh đạo kiểm sát Đà Nẵng
- DÂM TẶC VIỆN PHÓ LÀ ĐẦU SAI CỦA VŨ NHÔM
- Bình quân mỗi ngày, Chính phủ trả nợ 1.101 tỉ đồng
- Trung Quốc - CON Rồng rơi rụng... và tan xác theo Mật truyền Tây Tạng... vào 2019..
- Ngày nầy, năm 1975. Mỹ thật... đểu…
- Phật giáo – những bước thăng trầm
- Làm Chi thì đã Làm Sao
- Những chuyện xảy ra ngoài ống kính camera tòa Galaxy9 lúc 21h30 ngày 1/4
- CHƯA BẮT THẰNG DÂM TẶC THÌ LÀM SAO DÂN CHÚNG ĐƯỢC AN LÀNH !
- TT Philippines cảnh báo Trung Quốc trước hành động "phi pháp" trên Biển Đông
- Đầu tư gần 1.000 tỉ, giờ còn 108,6 tỉ và nợ hơn 1.500 tỉ
- GIÁ CẢ VÀ NHÂN PHẨM
Trung Quốc đưa giàn khoan đến sát đường phân định vịnh Bắc Bộ Posted: 10 Apr 2019 03:38 PM PDT
Điều đặc biệt, offshore-technology tiết lộ giàn khoan Dongfang 13-2 có vị trí cách thành phố Đông Phương (cực tây đảo Hải Nam) 130km về phía tây. Sau khi đo khoảng cách trên nền tảng của Google Map thì chúng tôi thấy rằng thành phố Đông Phương cách Quất Lâm (Nam Định) 269km. Giàn khoan khai thác xa bờ lớn thứ 2 của Trung Quốc Dongfang 13-2 CEPB đã được đóng xong tại cảng Cao Lan, thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông hồi đầu năm. Báo chí Trung Quốc cho biết nó sẽ được kéo đến lưu vực Yinggehai vào ngày mai, 10.4. Theo Tân Hoa xã, giàn khoan nặng 17.247 tấn, tương đương với trọng lượng của 10.000 chiếc xe và có diện tích rộng đủ bao phủ một sân bóng đá. Cũng theo nguồn tin này, Dongfang 13-2 CEPB dự kiến được đưa vào hoạt động trong tháng 6 tới. Sản lượng ước tính từ giàn khoan này là 2,6 tỉ mét khối khí đốt, đủ cung cấp năng lượng sạch cho khu vực ven biển Quảng Đông - Hồng Kông - Macao. Còn theo trang offshore-technology chuyên về lĩnh vực kỹ thuật khai thác ngoài khơi (có trụ sở tại Mỹ), việc triển khai Dongfang 13-2 liên quan đến việc phát triển khai thác các mỏ khí áp suất và nhiệt độ cao nằm dưới Biển Đông. Dongfang 13-2 thuộc sở hữu và được vận hành bởi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC). Việc triển khai giàn khoan Dongfang 13-2 và các dự án khác sẽ cho phép Trung Quốc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nước này. Dự kiến Dongfang 13-2 sẽ sản xuất tương đương 43.400 thùng dầu mỗi ngày vào lúc cao điểm. Khu vực khai thác của Dongfang 13-2 nằm trong lưu vực Yinggehai thuộc vịnh Bắc Bộ, nơi có độ sâu khoảng 70 mét. Trước khi triển khai giàn khoan tới chỗ khai thác, Trung Quốc đã chuẩn bị công tác hậu cần khá kỹ lưỡng để sẵn sàng vận chuyển sản phẩm khai thác vào bờ. Khí và dầu từ giàn khoan sẽ được vận chuyển lên bờ bằng bốn đường ống ngầm dưới biển với tổng chiều dài 223,8km. Trong số đó, đường ống dài nhất lên đến 195km, nó cũng đường ống ngầm dài nhất được Trung Quốc đặt ngoài khơi cho đến nay. Việc đặt đường ống ngầm cho dự án bắt đầu vào tháng 9.2017 bằng cách sử dụng tàu lắp ống nước sâu Offroad Oil 201, đây là tàu lắp ống nước sâu đầu tiên của Trung Quốc. Nó có tốc độ đặt ống trong một ngày lên tới 4,02km và có thể hoạt động dưới độ sâu 3.000m. Việc lắp đặt cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án đã được hoàn thành vào tháng 10 năm ngoái. Tổng cộng có 23 cấu trúc ngầm được lắp đặt cho dự án. Điều đặc biệt, offshore-technology tiết lộ giàn khoan Dongfang 13-2 có vị trí cách thành phố Đông Phương (cực tây đảo Hải Nam) 130km về phía tây. Sau khi đo khoảng cách trên nền tảng của Google Map thì chúng tôi thấy rằng thành phố Đông Phương cách Quất Lâm (Nam Định) 269km. Từ đó có thể thấy rằng vị trí của giàn khoan Dongfang 13-2 sẽ rất sát với đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa nước ta và Trung Quốc. Anh Tú https://motthegioi.vn/the-gioi-c-79/dien-bien-bien-dong-c-124/trung-quoc-dua-gian-khoan-den-sat-duong-phan-dinh-vinh-bac-bo-110850.html | ||||||||
XÂM LƯỢC KINH TẾ MỘT KIỂU XÂM LƯỢC MỚI Posted: 10 Apr 2019 10:00 AM PDT Tô Văn Trường Trên công luận, rất nhiều người dân, nhà khoa học bức xúc, quan tâm lo ngại nguy cơ nhà đầu tư Trung Quốc sẽ trúng thầu dự án đường cao tốc Bắc Nam. Thực tế, hàng loạt các dự án do Trung Quốc thực thi luôn bỏ giá thấp để được chọn, rồi đội giá, thi công chậm, chất lượng kém đã nhãn tiền điển hình là dự án đường trên cao Cát Linh-Hà Đông ở thủ đô Hà Nội. Chẳng nhẽ "chúng ta" không rút ra được những bài học "tiền mất tật mang", đặc biệt là mất lòng tin của dân chúng? Nhìn sang nước bạn Malaysia, từ khi ông Mahathir Mohamad quay trở lại làm Thủ tướng đến nay, quốc gia này đã hủy bỏ nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là do Trung Quốc đầu tư vì chi phí cho dự án quá cao, vượt khả năng tài chính của đất nước, thổi phồng chi phí và tham nhũng. Ngẫm suy về dự án đường cao tốc Bắc-Nam ở nước ta nên đi theo "hướng" nào theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng?. Xâm lược kinh tế là cơ sở để Trung Quốc chi phối ta về chính trị, chủ quyền. Đó là một kiểu xâm lược mới. Mở đường cho họ xâm lược về kinh tế là làm Trần Ích Tắc dẫn đường cho giặc vào nhà đấy! Tình hình thực thi các dự án đường cao tốc ở Việt Nam Theo tôi tìm hiểu được biết như sau: Trong quý 2 và quý 3 năm nay sẽ khởi công 3 dự án đường cao tốc dùng vốn ngân sách nhà nước. Quý 3 và quý 4: Hy vọng là đấu thầu có kết quả 2-3 dự án theo hình thức PPP. Hiện tại, vấn đề lớn nhất là quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thì chắc chắn nhà đầu tư NN sẽ thắng mọi cuộc thầu các dự án PPP. Hạ tầng giao thông (đường cao tốc, đường sắt) chắc là không áp dụng khoản 2a! "Điều 9. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư. 1. Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. 2. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong các trường hợp sau đây: a) Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện; b) Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế; c) Dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án. d) Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng. 3. Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm: a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển; b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu ; c) Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất bao gồm dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu. Dự án khả thi và hiệu quả cao nhất được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Có báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP) hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt; - Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ hoặc vốn góp của Nhà nước hoặc lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước hợp lý; - Đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo." Nếu đấu thầu quốc tế rộng rãi như Khoản 1, thì khả năng nhà thầu TQ trúng là rất cao về dự án đường cao tốc Bắc Nam. Giải pháp chung Tiêu cực từ đại dự án này phải được ngăn chặn và hạn chế ngay từ khâu FS, hồ sơ mời thầu, đấu thầu, chọn thầu, thi công , giám sát vv... Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải phải có chính kiến của mình, thấy bất lợi cho quốc gia thì Bộ trưởng phải báo cáo Thủ tướng xem xét, xử lý kể cả báo cáo Bộ Chính trị và công khai cho cả nước biết vì đó mới là hành động thiết thực của Chính phủ kiến tạo và phát triển. Riêng đối với nhà thầu Trung Quốc: Bộ Giao thông vận tải phải "vắt óc" nghĩ ra cách xử lý thích hợp. Quốc hội cần nêu cao vai trò giám sát và thấu hiểu nguyện vọng của cử tri cùng với bên Chính phủ xem xét toàn bộ quy hoạch đường cao tốc Bắc Nam hợp lý chưa, có chỗ nào phải điều chỉnh? Vì sao đất nước đang nợ chồng chất lại tiếp tục đi vay vốn của Trung Quốc để làm dự án đường cao tốc Bắc Nam? Chính quyền không nhất thiết cứ vin vào lý do phải hoàn thành đúng thời hạn rồi nhắm mắt hay tạo cớ để cho Trung Quốc nhảy vào. Đến nay, trong cả nươc đã có tới khoảng 80 công trình của Trung Quốc rồi, đất nước ta đã và đang "chết dở" vì cái đống của nợ này! Đất nước ta còn nhiều khó khăn về kinh tế, phải biết "liệu cơm gắp mắm". Không nên đi vay nợ nhất là của Tầu để đầu tư ngay vào dự án đường cao tốc Bắc Nam mà thay vào đó là đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, ví dụ như Chính phủ vừa mới họp ngày 5/4 tại Cần Thơ cam kết phát triển hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long là hướng đi đúng đắn, đột phá, hợp lòng dân. Sức dân còn lớn lắm, vấn đề là nhà cầm quyền phải công khai minh bạch và dân chủ, biết khơi dậy lòng yêu nước và lấy lại niềm tin của dân chúng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cả trước mắt lẫn lâu dài. Kiến nghị cụ thể 1. Có thể phải đặt mức giá sàn?. Giá thành chỉ là tiêu chí phụ sau các tiêu chí công nghệ, chất lượng. Rất vô lý là lấy giá thành thấp làm tiêu chí, mà không có ràng buộc trách nhiệm. Phải tính giá sàn cho từng hạng mục cụ thể, không phải chỉ giá sàn tổng cho cả gói thầu. Việc này nếu chưa có quy định, thì cần xin cơ chế đặc biệt. 2. Nên đặt tiêu chuẩn theo G7, đặc biệt là American Association of State Highway and Transportation Officials (AASHTO) nếu thiếu tiêu chuẩn VN hoặc tiêu chuẩn VN quá thấp. Về việc này thì chỉ tư vấn nước ngoài mới biết rõ. 3.Tương tự, cần nêu yêu cầu cao về tiêu chuẩn vật liệu. Ví dụ như ASTM, bởi vì kinh nghiệm qua các dự án Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hóa-Lò Gốm ở TP. Hồ Chí Minh thì tiêu chuẩn VN chưa đủ. 4. Phải chấm thật kỹ năng lực tài chính của nhà thầu. Cần có chuyên gia nhiều hiểu biết về giới thầu quốc tế. 5. Nêu rõ những điều kiện ràng buộc 2 bên, như đến cột mốc nào phải đạt % tiến độ bao nhiêu. Nếu chậm tiến độ thì mỗi lần chậm xử lý thế nào; nếu đội vốn thì nhà thầu phải chịu v.v… 6. Ràng buộc nhà thầu về việc sử dụng thiết bị, tránh dùng loại yếu kém, thiết bị quan trọng phải có đăng kiểm quốc tế. Ví dụ: Dự án Metro yêu cầu cần cẩu không được quá 18 tuổi, dù pháp quy VN không yêu cầu việc này. 7. Từ những điều kiện trên, nên thuê tư vấn độc lập nước ngoài để soạn hồ sơ mời thầu và có thể cùng tham gia chấm thầu kể cả kiểm tra năng lực nhà thầu. 8. Cũng ràng buộc phía VN về lịch bàn giao mặt bằng, vấn đề nhức nhối muôn thuở làm chậm tiến độ và đội giá. Có ràng buộc như thế mới có thể thúc đẩy và chế tài các đơn vị, ban ngành. Cũng để tránh nhà thầu viện cớ bàn giao mặt bằng muộn mà đội giá. 9. Cũng có thể tách việc đền bù giải tỏa thành dự án đi riêng song song. 10. Ràng buộc nhà thầu về việc sử dụng nhân lực VN, tránh việc họ mang nhân công tay nghề thấp vào VN. 11. Quy định yêu cầu trọng tài quốc tế khi có tranh chấp. Chi phí tranh tụng tốn kém hơn nhưng bù lại VN được bảo vệ tốt hơn nếu bên VN làm tốt trách nhiệm của mình. 12. Qua các tin tức về chất lượng thi công, có vẻ như tư vấn giám sát có vấn đề trong khi họ là tư vấn quốc tế? Phải giám sát chặt chẽ từ khâu khảo sát, lấy mẫu & thử nghiệm vật liệu, rồi đo đạc hạng mục đã thi công... Trong các khâu này, khi việc gì không đạt thì không ký, và tư vấn giám sát không phải sợ ai cả, trừ khi đã bị mua chuộc. Hợp đồng cũng nên ràng buộc trách nhiệm và chế tài đối với tư vấn giám sát. Các công ty quốc tế rất sợ bị nước sở tại chế tài vì tội tham nhũng mà quốc gia của họ sẽ không bao che. Đã có công ty Mỹ và Canada bị phạt nặng cho dù tham nhũng ở nước ngoài. Lúc đó, công ty sẽ khó sống vì không nhận được hợp đồng trong nước họ vốn cho doanh thu lớn gấp nhiều lần hợp đồng quốc tế. Thay cho lời kết Trong chiến lược phát triển của Trung Quốc để thành bá chủ ở Châu Á, sau đó hất cẳng Mỹ làm bá chủ thế giới. Việt Nam phải nhận thức rõ nguy cơ này, có chính sách bảo vệ chủ quyền của mình, góp phần bảo vệ hòa bình, hợp tác trong khu vực. Những điều nêu ở trên liên quan đến dự án đường cao tốc Bắc-Nam là nhằm đảm bảo ăn chắc, mặc bền. Ngày xưa Pháp rồi Mỹ vào xây đường mấy chục năm vẫn chưa hư hỏng, vật liệu và kỹ thuật chẳng có gì đặc biệt. Ngày nay, ta vừa xây xong đã hỏng, tham nhũng, lãng phí tràn lan, lại viện cớ tào lao như nền đất yếu, trời mưa... Công khai minh bạch, dân chủ và lợi ích quốc gia là trên hết nhưng cả 3 tiêu chí này hiện vẫn là thứ xa xỉ. Chúng ta phải phấn đấu cật lực bằng hành động cụ thể trước mắt và lâu dài để tiếp cận được với những tiêu chí nói trên vì sự phát triển vững bền của đất nước. Thực tế cuộc sống và người dân yêu cầu các vị lãnh đạo từ Trung ương đến các địa phương tỉnh táo, nhìn lại mình cho rõ hơn, biết vượt lên chính mình, không đặt "quyết tâm chính trị" hay bất cứ lợi ích nào khác lên trên quyền lợi của đất nước và dân tộc. | ||||||||
Nhà báo thất nghiệp. Ký giả ăn mày. Tương lai nền báo chí Việt Nam. Posted: 10 Apr 2019 10:00 AM PDT
Thế là, Chính phủ đã ký Phê duyệt Qui hoạch báo chí với rất nhiều viện dẫn từ các văn bản của Ban bí thư TƯĐ và BCT khoá trước, và cả khoá này. Qui hoạch phát triển và quản lý báo chí này cho thấy, ít nhất gần 30 báo của các Hội, Đoàn phải trở thành tạp chí điện tử hoặc có thể ngừng xuất bản trong năm 2019 hoặc 2020 này. Hà nội, Tp HCM còn tồn tại được 5 cơ quan báo chí, TƯĐTNCS HCM còn 3 cơ quan báo chí. Nhưng tất cả các ưu tiên trước mắt cũng chỉ cho lộ trình tới năm 2025.Sau đó, thì cả 2 thành phố lớn và TƯĐ cũng chỉ còn 1 tờ báo chính thức. Đó là tờ Hà nội mới, tờ Sàigòn giải phóng và tờ Tiền phong.Như vậy, là hai tờ báo có số lượng người đọc lớn nhất là Thanh niên và Tuổi trẻ sẽ biến mất khỏi thị trường báo chí, ít nhất là trên văn bản chính thức hiện nay.Giờ đây các cơ quan báo chí và nhiều cơ quan chủ quản thắc mắc, là theo qui định nào của pháp luật, giữa các Hội Đoàn, Hội nào được cho là quan trọng được quyền ra Báo và Hội - Đoàn nào không được phép ra báo. Đó vẫn là một câu hỏi chưa được giải thích đầy đủ và thuyết phục.Đành rằng, phải thừa nhận rằng, hiện nay có những tờ báo không đủ khả năng tài chánh và năng lực chuyên môn để cho Báo phát triển tốt. Có những tờ báo để cho phóng viên tiêu cực, đi doạ dẫm doanh nghiệp để lấy quảng cáo, cấu kết với những phần tử xấu trong xã hội để làm tiền không chính đáng, và có cả những mục đích thiếu lành mạnh.Nhưng qui hoạch như thế này không những không đánh đúng vào những thủ phạm đó, mà không khéo còn đẩy hàng nghìn nhà báo có nghề thất nghiệp và gây ra hậu quả không lường trước được. Tôi có mấy lời góp ý chân thành và với tư cách là người làm báo lâu năm , có chút ít kinh nghiệm. Hy vọng sẽ có điều hữu ích cho Quí vị có trách nhiệm. | ||||||||
Posted: 10 Apr 2019 10:00 AM PDT Từ ThứcCũng không có gì lạ, khi người ta đã biết Bác Hồ là tác giả của Hamlet, Les Misisérables, Odyssée, Don Quichotte... Bác Hồ đã viết Thánh Kinh, đã dựng tháp Eiffel, Kim Tự Tháp, Vạn lý trường thành.. Bác vẽ La Joconde, Guernica. Bác sáng tác ''Le Lac des Cygnes'', viết nhiều nhạc phẩm cổ điển, ký biệt danh Beethoven, Mozart, Brahms, cũng như khi viết truyện Kiều, bác ký bút hiệu Nguyễn Du, khi tạc tượng Bác lấy tên Rodin, Michel Ange.Bác đã sáng chế ra máy bay phản lực, smart phone, Internet, big data, thuốc trụ sinh, điện, nước nóng, máy quay phim, xe lửa, tầu ngầm, bàn ủi, thang máy, thuốc nhuộm tóc, dao cạo râu, dầu olive vv.. Về kinh tế, tư tưởng Bác hơi khó hiểu với những người không phải là giáo sư, tiến sĩ ưu tú. Vừa đẻ ra lý thuyết kinh tế thị trường, vừa chôn sống những ''địa chủ '' có vài sào ruộng, một con heo nái hay hai vợ chồng con gà. Vẫn còn một thắc mắc chưa cháu ngoan nào trả lời : tại sao Bác chỉ nói 29 thứ tiếng, trong khi có gần 7000 ngôn ngữ trên thế giới ? ( tuthuc-paris-blog.com ) https://infonet.vn/90-nam-truoc-bac-ho-da-dinh-huong-nen-ki… | ||||||||
CHÚNG TÔI MUỐN HỎI ANH THỂ - ĐƯƠNG KIM BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT! Posted: 10 Apr 2019 10:00 AM PDT
Gửi anh Nguyễn Văn Thể! Thay mặt những người lính qua các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chống Trung Quốc xâm lược, bè lũ Polpot và tay sai, giải phóng đất nước cùng những người dân yêu nước, chúng tôi muốn hỏi anh Thể; và anh phải công khai trả lời thẳng thắn, thành tâm trước chúng tôi! Nếu anh nói anh chịu trách nhiệm trước việc để nhà thầu Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc - Nam (Việt Nam)Vậy trách nhiệm đó là gì? Và nếu các hậu quả xảy ra với đất nước trước, trong và sau khi làm đường thì anh và những kẻ liên đới có dám chịu tội xử bắn ngay lập tức, không cần xét xử không?!Nếu anh chấp nhận, anh phải làm văn bản và ký vào đó.Nhân dân chúng tôi sẽ giám sát và yêu cầu nhà chức trách thực thi điều khoản anh ký.Còn "chịu trách nhiệm mồm" thì anh hãy dẹp ngay cái luận điệu "xưa như trái đất" mà trước đến nay chúng tôi vẫn thường nghe nhàm cả tai rồi!Anh có biết để có đất nước vẹn nguyên hôm nay, biết bao núi xương sông máu của biết bao thế hệ người VN yêu nước, trong đó có cả thế hệ cha anh và cả chúng tôi phải đổ xuống mới có được không mà anh dám "giao trứng cho ác" đơn giản như vậy được!Chắc anh biết các công trình của các nhà thầu Trung quốc đã và đang làm trên đất nước ta như thế nào rồi chứ!Đất nước này là của riêng anh, hay dòng tộc nhà anh và một số kẻ liên quan hay sao mà anh muốn làm gì thì làm?Anh và những kẻ chịu trách nhiệm phải công khai trả lời chúng tôi trước khi quá muộn! Tôi: Vương Khả Sơn Một công dân của nước CHXHCNVN; Một người lính của QĐNDVN; Một Đảng viên 46 tuổi Đảng của Đảng CSVN chịu trách nhiệm về bài viết của mình. Sẵn sàng lấy tính mạng của riêng mình để cam kết. Ký tên: Vương Khả Sơn | ||||||||
Vỉa hè lát đá trăm tỷ tại Hà Nội bong tróc hàng loạt sau 2 năm Posted: 10 Apr 2019 10:00 AM PDT (Dân trí) Nhiều tuyến phố ở Hà Nội được lát đá "quảng cáo bền 70 năm" đã bong tróc hàng loạt chỉ sau 1 năm đưa vào sử dụng.
Gần 2 năm trước, một số tuyến phố ở Hà Nội được lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên. Khi đó, đơn vị cung cấp vật liệu thông tin, gạch kết cấu bền vững, đảm bảo sử dụng được trong 50-70 năm.
Toàn Vũ | ||||||||
Posted: 09 Apr 2019 10:00 AM PDT Đêm qua, đọc sách muộn, Rồi ngủ, quên tắt đèn. Rồi mơ, mơ vớ vẩn. Lần này về Triều Tiên. Trời, quân đội Miền Bắc, Như thác lũ băng băng Từ núi rừng tràn xuống Thành phố và đồng bằng. Quyết đánh cho Mỹ cút Và Ngụy phải lật nhào. Miền Nam được giải phóng. Vinh quang và tự hào. Bao nhiêu năm rên xiết, Nghèo đói và đau thương, Người Miền Nam khốn khổ Được đưa lên thiên đường. Dân sướng, hết áp bức. Mọi cái nhà nước lo. Từ tem phiếu quần áo Đến dầu củi, bo bo. Đêm được học miễn phí Đạo đức Kim Nhật Thành, Cha già của dân tộc, Vĩ đại và anh minh. Seoul, ổ trụy lạc, Bạo lực và bất công, Theo nguyện vọng dân chúng Được phép mang tên ông. Đâu cũng thấy khẩu hiệu. Đỏ rực cả bốn mùa. Ra quân và kiên định, Học tập và thi đua. Đâu cũng nghe tiếng hát. Đơn ca hoặc đồng thanh. Hát, rơm rớm nước mắt Bài "Như có bác Thành". Đâu cũng có tượng bác. Các tỉnh đua nhau xây. Dân sẽ không thấy đói Khi ngắm tượng suốt ngày. Các hãng xe hơi lớn, Như Huyndai, Kia, Chuyển sang làm xe đạp, Phát không cho mọi nhà. Các biệt thư tư sản Ngăn liếp thành nhiều phòng Rồi cấp cho đại diện Của giai cấp công nông. Để hòa hợp dân tộc, Các sĩ quan Miền Nam Được vào trại cải tạo. Sướng, không phải đi làm. Tóm lại là sướng lắm. Sướng lắm dân Triều Tiên. Thế mà hai triệu đứa, Ngu, tìm cách vượt biên. Nhiều đứa còn ngu nữa, Dám phản biện, biểu tình. Dám nói xấu thời đại Rực rỡ và quang vinh… PS Thế đấy, già, lẩm cẩm. Mơ về nước Triều Tiên, Mà dụi mắt nhìn kỹ, Thấy hình như quen quen. Thái Bá Tân | ||||||||
Posted: 09 Apr 2019 10:00 AM PDT Trần Mai Trung Cái lò ông Trọng đã cháy mấy năm, có đốt một số củi, nhưng có thể nói là nó cháy chậm. Đa số củi đã đốt là củi mục, những vụ tham nhũng đã xảy ra trong quá khứ. Lò cháy chậm nên nhân dân muốn ưu tiên đốt củi tươi trước, là bọn nhũng lạm đang móc tiền của nhân dân, và sẽ tiếp tục móc thêm nếu không bị đốt, là giới chủ BOT giao thông và các quan chức ăn tiền bảo vệ nó. ĐCSVN hay nói đến khẩu hiệu Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Nhưng không thấy họ làm theo khẩu hiệu đó, chỉ dùng nó để tuyên truyền. Dân muốn biết ai là chủ đầu tư BOT, ai hùn vốn, có liên hệ đến gia đình quan chức không, có lạm dụng quyền lực để bảo vệ cho BOT? Tiền vốn làm BOT, chi phí điều hành, số tiền thâu vào, các con số phải rõ ràng và chính xác để nhân dân biết sẽ trả phí đến khi nào. Các hợp đồng BOT không phải là bí mật quốc phòng nhưng chính quyền đã không cho dân biết. Để sửa sai, chính quyền phải phổ biến các chi tiết cho dân biết. Dân muốn bàn chọn nhà thầu nào làm BOT để nhân dân không phải trả phí cao, đặt trạm thu phí ở đâu, quyền của nhân dân trên những con đường gần đó, BOT nào nên xóa bỏ. Các dự án BOT đã không được đấu thầu công khai mà chính quyền chỉ định thầu, có chủ BOT đặt trạm thu phí ở ngoài con đường đã xây mà nhân dân không có quyền thay đổi. Để sửa sai, chính quyền phải tạo điều kiện và môi trường để nhân dân góp ý kiến chọn nhà thầu làm BOT, đặt trạm thu phí ở đâu, thay đổi cách điều hành, nhân dân và chủ BOT được đối xử bằng nhau. Dân muốn kiểm tra chủ BOT có làm tròn các nghĩa vụ, chi thu có khai báo chính xác để giảm bớt thời gian đóng phí của nhân dân, BOT thâu vào hàng tỉ đồng mỗi ngày nên chính quyền phải thanh tra đều hơn và mời nhân dân cùng kiểm tra. Theo quy trình hiện nay thì chính quyền thanh tra định kỳ BOT 5 năm một lần, người soạn quy trình này rõ ràng có ăn chia với các lợi ích nhóm. Chính quyền đã gây khó khăn, đánh đập, bắt giam những người dân có lòng bỏ công sức kiểm tra các BOT. Để sửa sai, chính quyền phải thả ngay những người bị bắt giam vì BOT, xin lỗi những người bị đánh đập, cám ơn và tôn trọng những người bỏ công sức kiểm tra BOT. Chính quyền phải thực hiện các điều tối thiểu nêu trên thì có thể gọi là làm theo khẩu hiệu, nếu không thì khẩu hiệu chỉ được dùng để tuyên truyền, đảng viên CS nào nói đến khẩu hiệu đó là nói láo. Những vấn đề xấu của các BOT là những bài học cho các dự án trong tương lai, như là Đường cao tốc Bắc-Nam. Chính quyền đi vay tiền để làm đường nhưng người trả nợ là nhân dân VN (thế hệ này và con cháu). Do đó, nhân dân có quyền biết và có ý kiến quyết định cho dự án, vay tiền của ai, chọn nhà thầu nào, phải sử dụng công nhân viên VN để tạo việc làm, kiểm tra chất lượng công trình, tiền đóng thuế của nhân dân được sử dụng ra sao, có hối lộ, tham nhũng trong đó không, v.v. Đó là những quyền hợp pháp và phải được tôn trọng. Nếu ông Trọng muốn mọi người hoan hô thì đốt ngay mấy thanh củi tươi BOT, những BOT gian lận sổ sách để đóng thuế ít hơn và kéo dài thời gian nhân dân đóng phí, đốt những quan chức ăn tiền bảo vệ BOT, và thả ngay những người dân bị bắt giam vì BOT. Đảng CS nên biết rằng nhân dân VN anh hùng không chấp nhận kẻ nào móc tiền trong túi nhân dân, nếu không đốt chúng thì nhân dân sẽ có phản ứng. Trần Mai Trung | ||||||||
Việt Nam nên nói thật với Trung Quốc về đường cao tốc Bắc Nam Posted: 09 Apr 2019 10:00 AM PDT Nguyễn Trung Dư luận rộng rãi trong cả nước đang lo lắng quan tâm đến việc có thể mời nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc Nam. Nơi này nơi khác trong cả nước đã có những tiếng nói quyết liệt: Nếu Chính phủ để TQ tham gia xây dựng cao tốc Bắc Nam, chúng tôi sẽ xuống đường biểu tình phản đối! Trên một số phương tiện truyền thông đã có nhiều ý kiến bình tĩnh, phân tích thấu đáo, đầy thện chí của những người am hiểu vấn đề và nặng lòng vì đất nước – với kết luận: Không nên để nhà thầu TQ tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, vì VN đã có quá nhiều kinh nghiệm cay đắng với nhà thầu TQ, vì nguy cơ can thiệp sâu vào nội bộ nước ta, vì sẽ chỉ gây thêm nỗi bất bình của nhân dân rất không có lợi cho chính quyền, sẽ thêm ngờ vực chính quyền, và sẽ chỉ tích tụ thêm bất lợi mới cho quan hệ Việt – Trung v.v… Không thể xếp những tiếng nói yêu nước, có lý có lẽ, cảnh báo trước và rất xây dựng nêu trên là của những thế lực thù địch được. Nếu cố tình gán ghép như vậy sẽ có nghĩa coi nhân dân là thù địch, hoặc tự mình biến thành thù địch của nhân dân. Làm như thế, đất nước sẽ chỉ thêm rối bời những chuyện lẽ ra nên tránh. Làm như thế chỉ tạo thêm mối nguy mới cho đất nước, còn ai được lợi? Vậy Đảng và Nhà nước – gọi tắt ở đây là lãnh đạo – nên nhìn lại đầu đuôi của sự việc, với ý thức tiên trách kỷ hậu trách nhân, rồi dựa vào đấy lo liệu công việc. Trước hết phải nói nỗi đau hay nỗi buồn lớn: Đất nước độc lập thống nhất 43 năm, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đã 30 năm, mà đến hôm nay vẫn chưa có một hệ thống giao thông vận tải phát triển, chưa tự xây được một con đường sắt Bắc – Nam đáp ứng đòi hỏi một nước công nghiệp hóa, chưa có một đường bộ cao tốc Bắc – Nam như thế… Trong khi đó mọi nguồn lực trong ngoài và mọi của cải nước ta huy động được cho 30 năm CNH-HĐH (1986-2016) không thể nói là nhỏ, riêng kiều hối đã lên tới hàng trăm tỷ USD… Cách đây đã lâu, lục lọi số liệu thống kê của các nơi, của UNDP, UNCTAD, của Hàn Quốc… tôi đã đi đến kết luận: Nguồn lực huy động được cho 30 năm công nghiệp hóa của VN tính theo đầu người nhiều hơn của Hàn Quốc thời 1960-1988 với cùng cách tính như vậy chí ít là khoảng gấp đôi, hoặc là hơn – đáng chú ý là thời kỳ này Hàn Quốc rất dè dặt trong việc huy động FDI, có thể vì ý chí tự lực tự cường, hoặc vì những nghi ngại nào đó. Hàn Quốc từ 1988 trở thành NIC (nước mới công nghiệp hóa) với đúng nghĩa. Còn nước ta hôm nay vẫn chưa thể trở thành NIC. Một trong những dẫn chứng cụ thể là đến hôm nay ta vẫn chưa tự làm nổi đường sắt Bắc – Nam và đường cao tốc Bắc – Nam! Cái gốc của yếu kém này không phải vì nước ta nghèo và lạc hậu, mà trước hết vì lãnh đạo làm việc theo nhiệm kỳ, nên không thể có cái nhìn công việc của đất nước là trường kỳ! Bây giờ thật khó quy kết cho ai là người phải chịu trách nhiệm về yếu kém này – vì chế độ chính trị của nước ta không có "trách nhiệm giải trình" theo luật định. Vậy chỉ còn cách Đảng là người lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, nên phải đứng ra nhận lỗi về mình trước đất nước, để rút kinh nghiệm ngay tức khắc. Ngay trong quyết định xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam như đang xúc tiến (được hiểu là quyết định của Bộ Chính trị), đã được Quốc hội phê duyệt, vì không có đủ thông tin, nên tôi chia sẻ với nhiều phân vân của bạn bè mình về chủ đề này (nhiều ý kiến cụ thể đã được đưa lên các phương tiện truyền thông), bản thân tôi cũng đang lo lắng nhiều điều. Nhất là nước mình đang có nhiều nợ, làm ra không đủ chi, ngân sách thường xuyên bội chi và thuộc vào nhóm nước đang phát triển có tỷ lệ cao nhất về thu ngân sách so với GDP (nghĩa là tận thu), ngoại thương thường xuyên nhập siêu lớn hàng chục năm nay, khả năng trả nợ rất ngặt nghèo, cứ đi vay tiếp để làm cái này cái kia có ổn không? Có còn cách nào khác không? Làm đường cao tốc Bắc – Nam như đã duyệt không biết đã được tính toán thấu đáo mọi bề không, hay là bây giờ thấy cần (hay muốn) đường cao tốc là quyết luôn, mọi việc khác tính sau!? Vốn ở đâu, vay trả thế nào? Đoạn nào trước, đoạn nào sau, xắp xếp thế nào là kinh tế nhất và hợp lý nhất, đã tận dụng được những đoạn cao tốc hay những con đường khác sẵn có hay chưa, những cảng biển suốt chiều dài đất nước, v… v…? Quy hoạch đường cao tốc như hiện có đã tính đến quy hoạch đường sắt Bắc – Nam hay chưa, hay là quy hoạch nọ sẽ lại đè lên quy hoạch kia? Hệ thống đường xá toàn vùng Nam Bộ hiện nay nói chung là bức bách nhất so với sức phát triển kinh tế năng động nhất đất nước của vùng này, có nên ưu tiên tập trung sức vào đây không, nơi nào có thể dãn được (kể cả phần nào của dự an cao tốc Bắc – Nam) để tập trung cho ưu tiên này? Vân vân… Tại sao đến bây giờ vẫn chưa nhìn lại đã CNH sai như thế nào, tổn thất và lãng phí ra sao? Tại sao đến bây giờ hãy còn quá thiếu những chủ trương chính sách cởi trói, phát huy mọi sức lực – dù là chất xám hay vật chất – của đất nước để ngày càng tự làm được nhiều công trình… 30 năm công nghiệp hóa rồi mà hôm nay vẫn cứ phải đi xin ODA. 30 năm CNH-HĐH rồi mà kinh tế đất nước chủ yếu vẫn do FDI và ảnh hưởng của bên ngoài dẫn dắt, ta chưa thể hình thành được một nền công nghiệp của chính mình, tự ta chưa làm chủ được con đường phát triển của mình. 30 năm CNH-HĐH rồi mà đất nước vẫn phải lo cho dân mình càng đi làm thuê được ở nhiều nơi càng đỡ căng thẳng cho trong nước, về nhiều mặt đất nước đang biến thành nước cho thuê để hứng lấy những thứ biến nước ta thành "bãi thải công nghiệp" cho các bên nước ngoài; loại doanh nghiệp FDI công nghệ cao ở nước ta có lẽ chưa đếm hết đầu các ngón tay, và ở đây ta cũng vẫn đi làm thuê là chủ yếu! v.v… Trên hết cả, vì sao 30 năm CNH-HĐH rồi mà ở nước ta vẫn còn quá nhiều tính ỷ lại, thụ động, thái độ / tâm lý phải cầu cạnh thiên hạ, trong khi đó quá thiếu trí tuệ, ý chí và bản lĩnh để đất nước tự lực tự cường như những nước NICs đã làm được? Đây chính là câu hỏi Đảng và Nhà nước phải tự hỏi mình! Và phải hỏi cả nhân dân, để Đảng và Nhà nước tìm ra được câu trả lời chuẩn xác cho chính mình. Chịu khó và nghiêm túc nhìn lại mình như nêu trên, có thể sẽ có thêm được những suy nghĩ cần thiết cho việc xem xét nên xúc tiến dự án đường cao tốc Bắc – Nam hiện nay như thế nào. Nếu cần thì duyệt lại! Tôi còn dám đi xa tới mức: Trả lời được những câu hỏi nói trên, có lẽ chỉ trong vòng 3 – 5 năm tới nước ta sẽ hoàn toàn có thể tự mình có nguồn lực đủ cho xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam và đồng thời cũng có trong tay quy hoạch đường sắt Bắc – Nam hiện đại – có thể bằng một phần rất lớn vốn huy động trong nước. Hơn thế nữa, làm được như thế, Đại hội XIII sắp tới của ĐCSVN sẽ có được gợi ý và một sức sống hoàn toàn khác như ĐCSVN hôm nay đang là. *** Bây giờ xin có đôi điều về nhà thầu TQ đối với đường cao tốc Bắc – Nam. Cả 2 nước cùng nhau hội nhập quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới bao nhiêu năm nay rồi, bây giờ VN nói: – Mong các nhà thầu TQ đứng ngoài và thông cảm cho! Nói như thế không sao lọt tai được, vừa phi lý, vừa chẳng khớp gì với quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện giữa 2 nước – mà về nhiều mặt so với các đối tác khác của nước ta có được thì TQ đang giữ vị trí số 1, thậm chí còn trên cả số 1 – vì cho đến nay chưa có đối tác chiến lược và toàn diện nào được VN ưu đãi nhiều khi quá mức cho phép như đối với TQ! Làm sao bây giờ? Hơn nữa, Tuyên bố chung giữa 2 Tổng bí thư của 2 nước ngày 13-11-2017 ghi: "…5. Hai bên cho rằng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng và đối tác hợp tác quan trọng của nhau, đều đang trong giai đoạn then chốt của cải cách phát triển, sự phát triển của nước này là cơ hội của nước kia… … … … 5.4.(i) Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ việc triển khai sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, liên kết kinh tế giữa các nước và kết nối khu vực, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới; sẵn sàng cùng Trung Quốc thực hiện tốt văn kiện hợp tác về kết nối "hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường" đã ký kết, sớm xác định các lĩnh vực ưu tiên, phương hướng trọng điểm và dự án hợp tác cụ thể, phù hợp với lợi ích, khả năng và điều kiện của mỗi nước, thúc đẩy kết nối về chính sách, hạ tầng, thương mại, vốn và con người, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước…. … Phía Việt Nam tuyên bố chấp thuận nguyên tắc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại Hà Nội, khuyến khích các tổ chức tài chính của hai bên ủng hộ việc huy động vốn cho các dự án hợp tác đủ điều kiện. Triển khai tốt các khoản tín dụng Trung Quốc cung cấp, tạo điều kiện để sử dụng các nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) để triển khai các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. … … Phía Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Trung Quốc và các nguồn vốn khác theo các quy định liên quan…" Vậy làm sao mời nhà thầu TQ đứng ngoài được? Xin nhắc lại chuyện cũ: Việc khai thác bauxite Tây Nguyên bị cả nước phản đối, thế nhưng đề tài này đã được ghi vào Tuyên bố chung và Thông cáo chung của 2 Tổng bí thư 2 nước, nên không thể rút lại được. Phía ta vẫn phải thực hiện – dù mới ở mức thí điểm 2 nhà máy alumina, nhưng đã mang thêm nợ mới trên 1 tỷ USD (ước khoảng 1,2 – 1,5 tỷ USD nếu tính đủ, đội giá lên rất nhiều so với duyệt thầu lúc đầu), đang thua lỗ, nghiêm trọng hơn nữa là Tây Nguyên phải thường trực treo trên đầu mình quả bom môi trường nổ chậm "bùn đỏ", uy hiếp cả vùng đồng bằng dưới chân núi! Xin lưu ý, nói năng lôi thôi gạt nhà thầu TQ trong vụ đường cao tốc Bắc – Nam, nếu muốn, TQ có thể trả đũa, ta có chạy đằng trời cũng không thoát! Hãy thử tính nợ đã vay và tình hình ta từ hàng chục năm nay liên tục nhập siêu từ TQ! Hãy thử suy nghĩ 60 – 70% nguyên liệu cho công nghiệp gia công của nước ta hiện nay là nhập từ TQ. Xin đừng quên TQ cũng là 1 trong những nước nhập khẩu lớn nhất của nước ta. Chỉ cần TQ vì lý do kỹ thuật thông quan với tốc độ chậm một chút, là xe tải chở nông phẩm xuất khẩu của ta sẽ chết dí nhiều ngày hoặc thậm chí cả tuần vài chục cây số trước cửa khẩu! Bây giờ ta còn phải nhập cả điện từ TQ nữa! Còn ngoài Biển Đông? v.v… Còn nhiều thứ khác nữa, hữu hình và vô hình v.v… Nếu TQ muốn trả đũa, trong trường hợp này nhân dân VN mới là người có tiếng nói cuối cùng, sẽ quyết định tất cả, sẽ thay đổi tất cả! Hôm nay mới nói lên những thách thức kể trên là quá chậm, nhưng đấy là sự thật. Lẽ ra phải làm cho toàn dân thấy được từ mấy chục năm nay rồi! Lẽ ra từ mấy chục năm nay lãnh đạo phải đưa thêm vào những tính toán khác, chiến lược khác bảo tồn cuộc sống của đất nước! Mấy chục năm nay Đảng và Nhà nước cứ một bề chịu để cho đất nước ta sống thụ động, và một bề cam chịu đựng những thách thức như thế để sống, – nhẹ thì phải nói là thất sách! Đúng tầm của sự thật thì phải nói: Không thể chấp nhận được! Mà chấp nhận cho nhà thầu TQ tham gia cao tốc Bắc – Nam thì mất dân, lỡ tay sẽ còn dẫn tới mất nước, càng không được! Cứ chấp nhận nhà thầu TQ, nếu dân phản đối thì sẽ trấn áp đến cùng để làm bằng được? – xin cứ nghĩ đi! Giả thử làm được như thế, sớm muộn, cuối cùng cũng sẽ dẫn đến mất dân lớn hơn, rồi cũng mất nước, và chung cuộc vẫn là sẽ mất tất cả trong ô nhục! Làm sao bây giờ? Tại sao nhất thiết cứ phải có con đường cao tốc Bắc – Nam vào lúc này để tự gây khó muôn bề cho đất nước mình như thế này? Có khác gì tự sát không? Chậm vài ba năm nữa, dăm năm nữa, chục năm nữa đất nước có vì thiếu cao tốc này mà chết được không? Nếu chưa có cao tốc này thì ai chết? Không có cách nào hoãn lại được hay sao?.. Đề nghị lãnh đạo hãy cân nhắc thấu đáo. Hay là ta chỉ thực hiện cao tốc này từng phần bằng cách tự làm lấy, theo nguồn vốn trong nước và nước ngoài ta tự huy động được, chẳng phải mời ai tham gia đấu thầu cả! Chậm một tý nhưng chậm chắc, và ta sẽ trưởng thành lên nhanh hơn, nhất là tránh được chắc chắn họa lớn cho đất nước. Thực ra đã đến lúc nước ta phải tự đứng lên làm các công trình loại này, cái gì biết chưa đủ thì học thêm, mua thêm know how, công nghệ mới, kỹ thuật mới! Làm thân phận cây tầm gửi như 30 năm CNH-HĐH vừa qua là quá đủ rồi! Thay đổi các thể chế cần thiết để ta tự đứng lên làm bằng được như vậy! Ai cho vay cũng được, kể cả vốn của TQ; vay nước nào cũng phải cho đúng các chuẩn mực quốc tế, và đúng với nghĩa: Vay để ta tự làm lấy từ A-Z, và ta phải đủ năng lực quản lý nguồn vay này bằng luật pháp và các quyền thuộc chủ quyền của ta, không để cho tiền vay này thao túng nước ta về bất kỳ phương diện nào, thực hiện bằng được công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình để ngăn chặn mọi can thiệp của mọi quyền lực khác nhau! Cũng nên vận động trí tuệ của nhân dân có hiến kế nào khác nữa không! Để ngăn chặn mọi ác ý – không loại trừ bất kỳ từ bên nước ngoài nào, kể cả TQ, nước ta nên nhân dịp này nói thật với TQ tất cả những điều tôi đã viết ra trên đây, để làm cho TQ hiểu tại sao ta phải lựa chọn con đường tự quyết định làm lấy cao tốc này, hoàn toàn không phải vì lý do chống TQ, mà chỉ vì không muốn có thêm những sự việc làm tổn thương mối quan hệ này rất quan trọng đối với VN. Nói rõ, nói thật, không giấu diếm những bài học, những kinh nghiệm đau đớn trong hợp tác Việt – Trung, nói thẳng thắn những sai lầm và thiếu sót của cả hai bên (chủ yếu phía ta là nhân nhượng quá đáng, phía TQ là lấn tới quá đáng) – vì thực tế tiêu cực này chẳng mảy may đúng với nghĩa đối tác chiến lược toàn diện mà 2 nước đang muốn thiết lập. Nhất là phải nói cho phía TQ biết rõ là phía ta đã kiên trì, đã nhẫn nhục hết mức có thể, chỉ vì muốn gìn giữ đại cục quan hệ Việt – Trung. Nhưng nếu các doanh nghiệp TQ vẫn giữ cách làm ăn với ta như hiện nay, nhà nước TQ cứ uy hiếp nước ta trên Biển Đông như thế này, thì không thể đem lại kết quả cả 2 bên mong muốn. Nói cho phía TQ biết nhân dân ta rất kiên trì chịu đựng, nhưng sự thật là sự bức xúc rất chính đáng của nhân dân VN về những hiện tượng tiêu cực trong quan hệ 2 nước phải được nhìn nhận đúng đắn, vì ở cả 2 nước: Nhân dân mới là người trực tiếp xây dựng nên quan hệ 2 nước bền đẹp. Ta cũng nên công khai hóa những quan điểm của lẽ phải này của ta nói với TQ cho cả thế giới biết. Bởi vì không có gì đúng đắn hơn, mạnh mẽ hơn và đi được vào lòng người hơn sự thật. Cũng nhân dịp này, trong thế giới sang trang hôm nay, có lẽ Việt Nam nên dựa vào nhân dân mình xây dựng nên một nền ngoại giao và mọi mối quan hệ quốc tế dựa trên tính đúng đắn của sự thật! Một con người, một quốc gia có trí tuệ và mạnh mẽ mới có thể xử sự như vậy với sự thật! *** Xin nhắc lại câu chuyện mọi người đều biết: Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giữa lúc chuẩn bị đi Hà Lan để tìm hiểu việc quốc gia này trong những điều kiện rất ngặt nghèo của tự nhiên chung sống với biển như thế nào; bạo bệnh đã cản trở công việc của ông! Người dân, nhất là dân Nam Bộ hàng năm phải chung sống với lũ, vô cùng thương tiếc con người vì nước vì dân này đã đành, song cảm phục ông hơn nữa vì tấm lòng của ông lo cho dân không phải chỉ có tình yêu thương, mà còn bằng cả tầm nhìn ông luôn tìm cách rộng mở cho mình, không bao giờ chịu dừng lại ở những gì ông đã biết. Sự thật là hàng chục năm trước khi chuẩn bị cho chuyến đi Hà Lan, Võ Văn Kiệt đã bị kỳ tích chung sống với biển của quốc gia này hớp hồn! Nhất là khi ông được nghe – chứ chưa được đến tận nơi để thấy – những thành tựu trị biển Hà Lan có được hôm nay là công sức của trí tuệ và lao động hàng trăm năm mới tạo nên được, ông càng nóng ruột – giữa những lúc ông tranh luận tại chỗ, nhễ nhại mồ hôi ngoài trời dưới cái nắng đồng bằng Nam Bộ, với các chuyên gia: xây hay không xây các đập chặn nước mặn, làm nhà chống lũ cho dân theo mẫu nào… Nhân nói về đường cao tốc, kỳ lạ, chính Võ Văn Kiệt chứ không phải chuyên gia cầu đường nào là người khởi xướng việc xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh thành con đường cao tốc ở vùng này… Ông còn nhiều công tích khác nữa trong những lĩnh vực quan trọng khác… Không phải nhiều lời, có thể thấy ngay: Yêu nước, yêu dân và tầm nhìn – những phẩm giá này làm nên con người Võ Văn Kiệt không có tư duy nhiệm kỳ! Quan trọng hơn thế nữa, những phẩm giá này làm nên Võ Văn Kiệt của mọi tình huống đất nước bị thách thức quyết liệt nhất! Đất nước trong thế giới sang trang hôm nay đang đứng trước những thách thức quyết liệt nhất! Đất nước cần hơn bao giờ hết những phẩm giá Võ Văn Kiệt như vậy ở mỗi người được dân nuôi bằng tiền thuế của mình, và được dân gửi gắm những công việc phải làm vì nhân dân, vì đất nước! Hà Nội – Võng Thị, ngày 07-04-2019 Tác giả gửi cho viet-studies ngày 7-4-19 | ||||||||
Tại sao là Huawei – Vì sao là lúc này? Posted: 09 Apr 2019 10:00 AM PDT Tác giả: Phạm Sỹ Thành Thông tin về việc Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei – một tập đoàn viễn thông tư nhân Trung Quốc – bị bắt tại Canada và dẫn độ về Mỹ thật ra không thể gay cấn hơn thông tin Giám đốc Interpol (người Trung Quốc) bị mất tích và cho là đã bị bắt ở Trung Quốc để điều tra về tội danh tham nhũng. Nhưng lệnh bắt bà Chu đến vào thời điểm này thật sự không phải một tín hiệu tốt cho quan hệ Mỹ – Trung, và người ta không thể rời bỏ sự quan tâm khỏi sự cạnh tranh chiến lược ngày càng rõ nét giữa hai quốc gia. Có ít nhất ba đặc điểm của Huawei khiến việc bắt một trong những lãnh đạo trụ cột của công ty trở nên đặc biệt: (i) Huawei là tập đoàn tư nhân có quan hệ mật thiết với chính phủ; (ii) Huawei là tập đoàn viễn thông có thị phần lớn nhất nhì toàn cầu. Ít tập đoàn viễn thông nào làm trọn cả chuỗi ngành như Huawei (xem hình). (iii) Huawei từng dính líu đến nhiều "nghi vấn" về an ninh quốc gia của các nước khác. Tập trung vào Huawei cho thấy mức độ leo thang trong chính sách của Mỹ để ngăn chặn các công ty công nghệ của Trung Quốc và cho thấy cách tiếp cận toàn diện của Mỹ với cuộc đua này. Nó khó có thể là một việc làm không cân nhắc. Để hiểu được cách tiếp cận này toàn diện như thế nào, trước hết hãy quay trở lại với 6 lĩnh vực kinh tế mà Trung Quốc ưu tiên trong "Chiến lược chế tạo tại Trung Quốc 2025" (MIC 2025) bao gồm: 1. Công nghệ bán dẫn 2. Internet (kinh tế số, 5G, thương mại điện tử) 3. Máy bay thương mại 4. Thuốc và thiết bị y tế hiện đại 5. Trí tuệ nhân tạo (AI) 6. Phương tiện giao thông chạy bằng năng lượng mới (NEV) 4/6 lĩnh vực này đều đã bị Mỹ áp dụng nhiều chính sách cụ thể để ngăn chặn. Đối với (1) và (3), tháng 8/2018, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành danh sách kiểm soát xuất khẩu nhằm vào 44 công ty và tổ chức của Trung Quốc đang hoạt động trong các lĩnh vực quốc phòng, thông tin vệ tinh, bán dẫn và hàng không, ảnh hưởng tới tám tập đoàn lớn của Trung Quốc và hàng chục công ty con. Đối với (3) và (4), danh mục gần 7000 mặt hàng chịu thuế suất 10 – 25% mà Mỹ đang áp lên hàng xuất khẩu Trung Quốc gồm nhiều hàng hoá thuộc hai nhóm ngành này. Còn lại nhóm (2), hãy nhớ lại điều đã xảy đến rất sớm, khi chiến tranh thương mại giữa hai nước mới "chớm nở": ngày 16/4, ZTE – một tập đoàn viễn thông tư nhân Trung Quốc khác – bị Mỹ cấm buôn bán với các công ty của Mỹ trong thời hạn 7 năm. ZTE sau đó đã phải nộp phạt hơn 1 tỷ USD, thay toàn bộ các lãnh đạo trong HĐQT để đổi lấy việc Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Và bây giờ là Huawei. Nếu nhìn vào lĩnh vực mà Huawei và ZTE đang dẫn đầu thì 5G chính là mối lo lớn nhất về cạnh tranh công nghệ. Fisher – cựu chủ tịch FED tại Dallas – từng nói "sự kiện này (việc 5G thay thế 3G) sẽ giống như việc tiếng Anh thay thế tiếng Đức để trở thành ngôn ngữ thống lĩnh trong tất cả các ngành khoa học". Trung Quốc đã xây dựng 300.000 cột thu phát 5G trong khi Mỹ chỉ xây được vỏn vẹn 1/10 số đó. Do đó viễn cảnh về việc các tập đoàn viễn thông Trung Quốc thống trị thị trường 5G không phải chỉ đem lại cho nền kinh tế Trung Quốc khoản lợi kếch xù 500 tỷ USD mà còn làm chủ nền tảng gắn liền với các lĩnh vực công nghệ cao khác: AI, thương mại điện tử, kinh tế số, dữ liệu lớn. Điều "đáng sợ" là bất kỳ khâu nào của chuỗi 5G, các công ty Trung Quốc cũng đều đang chiếm ưu thế, ZTE và đứng đầu là Huawei. Nhìn vào thị phần của hai hãng này có thể thấy, việc "nhắm vào" Huawei là một sự leo thang đáng kể của chính phủ Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc: (i) số lĩnh vực mở rộng; (ii) những công ty lớn nhất bị đưa vào tầm ngắm. Nói như cách mà Trung Quốc vẫn hay dùng thì sau hổ bé đã đến lượt hổ lớn. Thiệt hại tài chính và hình ảnh của Huawei có thể lớn. Nhưng sẽ không lớn bằng "hoá đơn" của chính phủ Trung Quốc. Kể cả khi Mỹ đã bắt một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này mà không phải vì tội danh "liên quan đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ" thì điều đó cũng không làm cú ra đòn này vì thế mà nhẹ nhàng hơn. Trung Quốc có thể sẽ rất giận dữ và bất an. Nhưng bất an có thể sẽ là "trạng thái bình thường mới" trong quan hệ Mỹ – Trung kỷ nguyên này. Và lời hứa 90 ngày không tăng thuế có thể không bên nào phá bỏ, nhưng căng thẳng rõ ràng đã quay trở lại trước khi người Mỹ bước vào kỳ nghỉ dài quan trọng nhất trong năm. | ||||||||
Bẫy nợ của Trung Quốc có đáng sợ? Posted: 09 Apr 2019 10:00 AM PDT Tác giả: Phạm Sỹ Thành Liên quan đến việc triển khai các dự án Vành đai, Con đường (BRI) giữa Trung Quốc và các nước khác trong 5 năm qua, nổi lên hai đặc điểm khiến Mỹ liên tục tấn công vào BRI là (i) BRI làm các quốc gia mắc nợ Trung Quốc, rơi vào bẫy nợ không trả được và (ii) Trung Quốc cung cấp phát triển chất lượng thấp (low-quality). Liên quan đến "bẫy nợ (debt trap)" có một số câu hỏi quan trọng cần làm rõ: 1. Thế nào là bẫy nợ? 2. Vì sao vay vốn Trung Quốc lại rơi vào bẫy nợ (nếu có) 3. Bẫy nợ thì hậu quả thế nào? 4. Các quốc gia làm thế nào để tránh bẫy nợ? VỀ CÂU HỎI ĐẦU TIÊN: thế nào là một "bẫy nợ"? Tôi cho rằng một bẫy nợ được hình thành khi có (đủ) 4 yếu tố sau: (i) các khoản vay lớn, (ii) lãi suất cao, (iii) vay trong thời gian ngắn (10 – 15 năm), ít ân hạn để phục vụ xây dựng hệ thống CSHT có mức quay vòng vốn lớn dẫn đến việc quốc gia mất khả năng trả nợ và phải (iv) dùng các nguồn lực khác (tài nguyên, chủ động về chính sách, ủng hộ về chính trị v.v.) để trả nợ. VỀ CÂU HỎI 2: vì sao vay vốn Trung Quốc lại rơi vào bẫy nợ? Nghiên cứu của tôi phát hiện rằng, có 6 nguyên nhân. (i) Trung Quốc thường cho các nước có xếp hạng tín nhiệm rất thấp vay vốn. Các quốc gia nằm trong chiến lược BRI được xếp hạng tín nhiệm của Fitch chỉ dao động từ B đến BBB. Trung Quốc thường bị coi là quá mạo hiểm trong hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn 2013 – 2015, có 6/10 quốc gia được Trung Quốc cấp tín dụng phát triển nằm trong danh sách bị OECD đánh giá có mức "rất rủi ro" về đầu tư phát triển, trong khi con số này của WB chỉ là 2 quốc gia. Nợ công của 27 nước BRI trong đánh giá xếp hạng của Moody (2017) là "junk" (mức thấp nhất trong nấc thang xếp hạng), trong khi 14 nước khác không được xếp hạng . Có 6/36 quốc gia từng nhận các khoản hỗ trợ của IMF và WB để xử lý vấn đề nợ xấu thông qua sáng kiến HIPC là các nước BRI gồm Afghanistan, Bolivia, Ethiopia, Guyana, Madagascar, và Senegal (ii) Nhiều nước BRI sau khi vay vốn cũng không đủ khả năng đưa ra các đánh giá tác động của dự án, và trong một nền chính trị tràn ngập tham nhũng với chất lượng quản trị yếu kém, lãnh đạo các địa phương có thể tìm đến BRI để trục lợi cho địa phương và cá nhân. (iii) Trung Quốc thiếu kinh nghiệm cho vay và thường cho vay với các tiêu chuẩn khác biệt với thông lệ/tiêu chuẩn quốc tế. Hầu hết các khoản cho vay của định chế tài chính nhà nước Trung Quốc ở nước ngoài là dựa trên các điều khoản thương mại và không ưu đãi, chỉ có 20% các khoản cho vay phát triển của Trung Quốc phù hợp với tiêu chí của Uỷ ban Viện trợ Phát triển OECD (DAC) đối với viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong giai đoạn 2000 – 2014 . Trong khi đó con số này của Mỹ là 93% và của các nước OECD là 80,6%, của WB là 35,6% . (iv) Các định chế tài chính đa phương và các bên cung cấp tài chính phát triển song phương chủ chốt đều công khai điều khoản tài chính đối với các khoản vay dành cho chính phủ, trong khi đó các ngân hàng chính sách của Trung Quốc không cung cấp báo cáo về các khoản cho vay theo quốc gia, càng không tiết lộ thông tin về điều khoản vay vốn, khiến cho việc ước lượng nợ quốc gia từ các khoản vay Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn và tạo điều kiện cho tham nhũng. (v) Trung Quốc không chính thức tham gia vào bất kỳ cơ chế đa phương nào để xử lý vấn đề nợ công hoặc điều phối cùng các chủ nợ chủ chốt khác. Trung Quốc đóng vai trò quan sát nhưng không phải thành viên của Câu lạc bộ Paris. (vi) Chi phí vay vốn của Trung Quốc quá đắt. Tại Thái Lan, Pakistan, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar v.v. vốn vay Trung Quốc đều đắt hơn so với vay các MDB. VỀ CÂU HỎI 3: bị bẫy nợ thì hậu quả là gì? Mất chủ quyền qua con đường kinh tế thông qua "bẫy nợ" là lời cảnh tỉnh từ thực tiễn hợp tác BRI của nhiều nước đang phát triển với Trung Quốc. Cơ chế mất chủ quyền đến từ việc khi Trung Quốc cho vay vốn lớn để đầu tư vào một dự án CSHT quy mô lớn, nhưng năng lực trả nợ và sinh lợi của dự án ở mức thấp, không đủ trả nợ thì chính CSHT đó sẽ được bàn giao cho Trung Quốc quyền vận hành, kinh doanh trong một thời gian dài (ví dụ 99 năm) như một cách để hạch toán khoản nợ vay. Những cái bẫy đối với nước sở tại từ vốn Trung Quốc gồm có (i) lãi suất cao; (ii) công ty Trung Quốc giành tỷ lệ lớn trong doanh thu hàng năm của công trình khiến lợi ích thực tế của công ty bản địa ở mức rất thấp; (iii) đề nghị tiếp quản toàn bộ đối với công trình hiện thời. Điển hình là cảng Hambantota và Colombia (đều của Sri Lanka); cảng Kyaukpyu (của Myanmar), cảng Sihanoukville (của Campuchia). Ngoài ra, khi các nước tìm cách từ chối tiếp tục vay hoặc điều chỉnh điều khoản Trung Quốc đã gây sức ép. Chẳng hạn Trung Quốc dừng cấp vốn cho 3 dự án của Pakistan vào tháng 11/2017 khi nước này đòi đàm phán lại điều khoản của CPEC. CÂU HỎI THỨ 4: các quốc gia làm thế nào khi rơi vào bẫy nợ? (i) Đối với Myanmar, dự án cảng biển nước sâu Kyaukpyu – không nằm trong danh mục CMEC – làm dấy lên lo ngại về chủ quyền, quyền kiểm soát và mắc nợ Trung Quốc. Dự án này gồm hai hợp phần: một cảng nước sâu (vốn ban đầu 7,3 tỷ USD) và một khu công nghiệp rộng 1000 mẫu Anh (trị giá 2,7 tỷ USD) . Chi phí xây cảng Kyaukpyu được mô tả là "đắt một cách nhân tạo" . Khoản nợ nước ngoài của Myanmar hiện nay chiếm 14,5% GDP (năm 2018) trong đó 41% là nợ Trung Quốc (tương ứng với 3,87 tỷ USD), mức lãi suất cho vay ưu đãi của Trung Quốc từ 0 – 4,5% trong khi lãi suất của ADB chỉ dao động từ 0,01 – 1,5% với khoản vay 872 triệu USD (cho giai đoạn 2017 – 2022) và chính phủ Nhật Bản cho Myanmar vay 2,13 tỷ USD (chiếm 23,3% tổng nợ nước ngoài của Myanmar) chỉ với lãi suất 0,01% trong thời hạn vay 40 năm . Chính với lo lắng tài chính này, năm 2018, chính phủ Myanmar đã yêu cầu Tập đoàn CITIC – một tập đoàn DNNN Trung Quốc – cắt giảm quy mô dự án cảng Kyaukpyu từ 7,3 tỷ USD xuống còn 1,3 tỷ USD (giảm hơn 80% chi phí) với thiết kế ban đầu 10 bến tàu giảm xuống còn 2 bến . Đồng thời, tại Kyaukpyu SEZ, Myanmar muốn giảm cổ phần của Trung Quốc từ 85% xuống còn 70% nhưng điều này vẫn chưa được đưa vào các thoả thuận của CMEC . (ii) Pakistan là quốc gia "nửa đồng minh" quan trọng nhất của Trung Quốc. Năm 2017, chính phủ Pakistan đã tuyên bố đàm phán lại dự án đầu tư đập Diamer-Bhasha trị giá 14 tỷ USD thuộc CPEC . (iii) Malaysia. Nổi tiếng nhất trong số những trường hợp xét lại đối với các dự án BRI là trường hợp Malaysia. Ngày 21/8/2018, ngày cuối cùng trong chuyến thăm chính thức kéo dài 5 ngày đến Trung Quốc, Malaysia đưa ra tuyên bố sẽ "dừng ở thời điểm hiện tại" các dự án nêu trên. (iv) Thái Lan, thay vì xây dựng tuyến đường sắt Nong Khai – Bangkok dài 873km, tốn 10,8 tỷ USD, chính phủ chỉ phê duyệt tuyến Bangkok – Ratchasima dài 500km với chi phí 5,8 tỷ USD. Và trên thực tế chỉ xây dựng 3,5km rồi dừng. Nguồn: Facebook Phạm Sỹ Thành | ||||||||
Posted: 09 Apr 2019 10:00 AM PDT
Người dân thù ghét chính quyền là "hiện tượng" có thực. Sẽ không có một phân tích tâm lý nào đúng với bản chất vấn đề trước "hiện tượng" xã hội này nếu nguồn gốc dẫn đến hiện tượng bị phớt lờ đi. Trước khi lên án những hành động và phát biểu "vô văn hóa" của "dân mạng", hãy đặt câu hỏi tại sao người ta thù ghét chính quyền; tâm lý thù ghét chính quyền đến từ đâu; và chính quyền có đáng để bị ghét không? Báo Tuổi Trẻ dẫn lời luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư TP. Đà Nẵng) cho biết, hành động ném chất bẩn vào nhà Nguyễn Hữu Linh là "không nên và pháp luật không cho phép", rằng "có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167", rằng "có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015". Tuy nhiên, có đại diện pháp luật nào đã lên tiếng cho những tiền lệ trước đó: không phải một mà là rất nhiều lần, nhà của những nhân vật đấu tranh đã từng bị tạt chất bẩn, từng bị khóa trái cửa, từng bị ném đá làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc… Trong vài trường hợp, chất bẩn được ném vào nhà "những kẻ phản động" là phân trộn nhớt hoặc phân pha với sơn; cửa nhà họ không chỉ bị khóa trái mà ổ khóa còn bị xịt keo dán sắt; cổng nhà họ cũng bị một nhóm "lạ mặt" nào đó đến quấy nhiễu, trước sự chứng kiến của con cái họ. Trong gần như bất kỳ xã hội nào, người dân cũng có khuynh hướng chỉ trích chính quyền, từ thuế má đến bảo hiểm y tế... Tuy nhiên, chỉ trích chính sách nhà nước khác với tâm lý thù hằn chế độ. "Ở đâu cũng có" cảnh sát đánh dân nhưng chỉ "ở đây" mới có chuyện "thanh niên tự đập mặt vào gậy cảnh sát giao thông khiến hốc mắt bị lún" hoặc "thanh niên nhập viện cấp cứu sau khi tự va vào dùi cui và súng của công an"… Khoan vội nói đến các vấn đề chính sách vĩ mô như chuyện đất đai và quy hoạch vốn là một trong những nguồn gốc lớn nhất của bất công dẫn đến xã hội bất bình, hãy nói những chuyện "nhỏ lẻ" hơn để thấy chế độ này sai như thế nào khi nghĩ rằng bàn tay sắt có thể giải quyết mọi vấn đề. Các vụ đánh đập tàn bạo vào người biểu tình quả là có gây sợ hãi nhưng sợ hãi không là cảm giác duy nhất khi người ta xem các cảnh bọn an ninh chìm vung tay đạp chân tàn bạo. Bên cạnh sự sợ hãi là sự trào lên cảm giác oán giận và căm thù. Giận dữ là tức thì. Thù ghét thì âm ỉ. Nó trở thành cảm giác dồn nén chực chờ nổ tung. Có thể người ta không dám xuống đường nữa để biểu thị sự tức giận. Thì người ta sẽ chọn hình thức "khủng bố" bằng những quả bom ngôn từ. Thay vì tìm cách "gỡ bom", chính quyền thường xuyên tạo ra chất nổ cho các quả bom tiếp theo. Những trường hợp như vụ Nguyễn Hữu Linh cho thấy sự thất bại tuyệt đối của một nền chính trị. Nó cho thấy, khi công lý đã bị chính quyền chà đạp đến mức chẳng ai còn tin vào sự phán xét và trừng trị của pháp luật thì người dân sẽ có khuynh hướng cho mình quyền phán xét và quyền trừng phạt. Chưa bao giờ mà giá trị công lý bị mờ nhạt như vậy. Mà ai là thủ phạm chính làm cho công lý trở thành trò cười? Đừng chỉ đơn giản trách tại sao xã hội ngày càng trở nên hung hãn. Đừng chỉ trách "một đám dân mạng" ngày càng trở nên "vô học" hoặc "vô văn hóa" khi dễ dàng "ném đá" vào bất cứ chuyện gì. Khi chính quyền là "bà đẻ" cho những cái ác thì đừng trách cái ác quay lại "cắn" chính quyền. Trước khi lên án "tâm lý bệnh hoạn" của cái xã hội đảo điên này, cần nên tìm hiểu "virus" nào gây ra "căn bệnh xã hội" đó. Mà bản thân thầy thuốc cũng bệnh, cả cái bệnh viện cũng bệnh, còn đòi trị ai? Tâm lý thù ghét chính quyền ngày càng in sâu vào đầu người dân. Hãy thừa nhận "hiện tượng" có thực này. Đến mức này mà còn nghĩ bàn tay sắt có thể làm khiếp nhược người dân thì là một hoang tưởng. Đến mức này mà còn chưa cấp bách sửa lại những sai lầm thì sẽ đến ngày sự giận dữ không chỉ nhắm vào một hoặc vài cá nhân, và sự cuồng nộ sẽ không chỉ giới hạn ở những tiếng chửi rủa hoặc cái cau mày. Đừng nhìn dân như "một bầy cá thể" yếu ớt. Dân tộc (nation) có trước, nhà nước (state) có sau. Dân tộc tạo ra nhà nước. Không có nhà nước nào "đẻ" ra dân tộc. | ||||||||
TỘI DÂM Ô VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI Posted: 09 Apr 2019 10:00 AM PDT Manh Dang Nhân vụ ông anh luật sư đóng phim trong thang máy. Khi có thông tin giữa ông anh mình và gia đình cháu bé (bị hại) đã có cuộc gặp thương lượng trước khi ông anh mình về Đà Nẵng, đồng thời, có vẻ gia đình cháu bé không có ý nhờ đến cơ quan pháp luật vào cuộc, thì liệu ông anh mình có thoát tội không ? Mình có ngay câu trả lời cho các bạn : KHÔNG ! Trong trường hợp ông anh mình bị cho là có đủ yếu tố cấu thành tội phạm của "Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi", thì bó buộc, cơ quan tố tụng phải khởi tố vụ án hình sự và tiến hành các bước tố tụng cần thiết theo quy định. Ngoài ra, đối với tội danh "Dâm ô với người dưới 16 tuổi" này, thì luật không quy định thuộc nhóm tội danh phải có sự tố cáo của bị hại (trong trường hợp này là cha mẹ, tức người giám hộ của cháu bé) thì mới khởi tố vụ án. Cho nên, lúc này quả bóng không phải ở trong chân gia đình cháu bé mà đang ở trong chân của Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an quận 4 và Viện Kiểm sát Nhân dân quận 4. Vì hai cơ quan này đang có thẩm quyền đánh giá hành vi đóng phim trong thang máy của ông anh mình là đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay chưa để khởi tố hình sự. Giả sử, gia đình cháu bé không có yêu cầu khởi tố hoặc có đơn bãi nại xin miễn tố thì cũng không là cơ sở pháp lý để có thể cứu anh mình thoát vòng lao lý khi mà các yếu tố cấu thành tội phạm đã hội đủ. Dưới đây là điều luật 146 Bộ luật Hình sự 2015 để các bạn tham khảo : "Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; e) Tái phạm nguy hiểm..." Liên quan, còn có điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những trường hợp phải có yêu cầu của bị hại mới có thể khởi tố hình sự. KHẢ NĂNG HƯỞNG ÁN TREO : Như các bạn thấy, trong điều luật 146 về tội danh "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" thì ở khoản 1 dự liệu sự chế tài là "phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm". Cũng theo quy định pháp luật, hình phạt tù từ 03 năm trở xuống có thể xem xét cho tội phạm hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau : Có nhân thân tốt; Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên; Có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi làm việc ổn định; Người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội ... Việc quyết định cho hưởng án treo thuộc thẩm xét xử của tòa án. Chúng ta cũng đừng nên võ đoán khi cho rằng sự việc sẽ bị lái theo hướng khác với lý do vì ông anh mình vốn là cựu quan chức lớn trong ngành tư pháp. Hãy cứ chờ xem các bước tiến hành thủ tục của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an quận 4 sắp tới như thế nào mới có thể đánh giá sự khách quan, vô tư của họ. | ||||||||
Tôi quá xấu hổ nếu kẻ dâm ô bé gái từng là lãnh đạo kiểm sát Đà Nẵng Posted: 09 Apr 2019 10:00 AM PDT Chiều 3/4, ông Nguyễn Hữu Linh được cho là trả lời trên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đã thừa nhận mình là người trong clip được phát tán trên mạng. Ông Linh nói là nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng. Vẫn trả lời trên Báo Điện tử Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ông Linh, cho biết thời điểm đi trong thang máy, ông hoàn toàn tỉnh táo. Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Triệu Viết Hanh, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai thắng thắn cho rằng, nếu đúng người đàn ông dâm ô bé gái trong thang máy là nguyên Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng là không chấp nhận được. Ông Triệu Viết Hanh cho biết: "Có thể nói hình ảnh đó làm xấu mặt, mất hình ảnh của ngành kiểm sát. Là người từng công tác trong ngành kiểm sát nhiều năm tôi thấy rất buồn và bức xúc trước hành vi của nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng rất am hiểu về pháp luật lại có hành vi như vậy. Còn về mặt pháp luật là rõ ràng anh đã vi phạm pháp luật. Hơn nữa, dâm ô với bé gái còn nhỏ tuổi là tình tiết tăng nặng. Hành vi đó cần thiết phải xử lý hình sự". Còn bình luận về người đàn ông dâm ô với bé gái trong thang máy được cho là ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng viện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thuyền, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho rằng: "Nếu đó là sự thật tôi thấy xấu hổ quá". Ông Triệu Viết Hanh đề nghị các cơ quan báo chí phải lên tiếng, các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ, phải xử lý nghiêm hành vi của người đàn ông. Ngày 3/4, đại tá Nguyễn Sỹ Quang – Chánh văn phòng Công an thành phố Hồ Chí Minh xác nhận, người đàn ông trong clip ôm ấp bé gái trong thang máy ở chung cư Galaxy (đường Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4) đã rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh. Danh tính người đàn ông, nghi can này được xác định là Nguyễn Hữu Linh (sinh năm 1958, ngụ quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng). Trước đó, ngày 2/4, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip được trích xuất từ camera thang máy ghi lại cảnh người đàn ông trung niên liên tục có hành vi dâm ô với một bé gái khoảng 8-9 tuổi trong thang máy của chung cư. Theo nội dung từ clip, vào khoảng 21 giờ ngày 1/4, một bé gái bước vào thang máy mang theo một bọc đồ. Lúc này có một người đàn ông trung niên mặc áo và quần dài màu tối, tay cầm điện thoại bước bước vào cùng. Sau đó, có một người mặc sắc phục bảo vệ, cầm một vật như thẻ từ vào bấm thang máy cho bé gái. Lúc này, người đàn ông tay cầm điện thoại cũng đưa ra thẻ từ bấm thang máy. Khi bảo vệ bước ra, thang máy đóng lại và di chuyển, người đàn ông tiến sát cháu bé rồi ôm, hôn cháu bé và có những hành vi đồi bại. Một lát người đàn ông này buông bé gái ra, bé gái tỏ ra rất hoảng sợ tiến gần đến cửa thang đợi cửa mở. Chưa dừng lại, người đàn ông bệnh hoạn này lại tiếp tục tiến lại gần bé gái, đưa tay choàng cổ bé gái kéo lại một lúc. Đến khi thang máy mở cửa, bé gái đi nhanh ra cửa loạng choạng thoát chạy… Nhanh chóng, clip được phát tán trên mạng đã gây bất bình, phẫn nộ trong xã hội và nhiều ý kiến phải xử lý nghiêm người đàn ông có hành vi đồi bại nói trên.
Ngày 3/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng - ông Lê Trung Chinh đã ký công văn gửi Công an Thành phố Đà Nẵng, Công an Thành phố Hồ Chí Minh về thông tin liên quan đến vụ việc người đàn ông dâm ô bé gái trong thang máy gây bức xúc dư luận những ngày qua. Theo công văn này, ngày 3/4, trên một số báo chí đăng bài viết về vụ việc người đàn ông ở Đà Nẵng có hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy chung cư Galaxy (phường 1, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh). Về vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị công an thành phố chủ động phối hợp với Công an Thành phố Hồ Chí Minh để xác minh, báo cáo kết quả về thành phố. Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị cơ quan công an nhận được công văn này thì khẩn trương triển khai. Theo sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Đà Nẵng, trước đó trên một số báo và trang mạng xã hội liên tục xuất hiện thông tin về việc ông Nguyễn Hữu Linh (sinh năm 1958, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng) là người có hành vi sàm sỡ bé gái 9 tuổi trong thang máy chung cư. Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cũng đưa số liệu về lượt người truy cập vào những thông tin này khá lớn. Ngày 3/4, Cổng thông tin điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thông tin liên quan về vụ việc đối tượng sàm sỡ bé gái trong thang máy ở chung cư Galaxy 9 (quận 4). Công an thành phố đã chỉ đạo Công an quận 4 khẩn trương, nhanh chóng kiểm tra, xác minh vụ việc trên. Kết quả xác minh điều tra ban đầu xác định, có vụ việc như trên xảy ra tại chung cư Galaxy 9 (địa chỉ số 9 đường Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4) vào lúc 21h10' ngày 01/4. Đối tượng nghi vấn ngụ tại thành phố Đà Nẵng, đến thăm người thân tại chung cư. Người này đã trở về Đà Nẵng ngày 02/4. Khi ra về, người này đi vào thang máy cùng lúc với bé gái. "Sau đó, đối tượng có hành vi ôm hôn, sàm sỡ bé gái trong thang máy", bản tin trên Cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hồ Chí Minh nên rõ. Vũ Phương http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Toi-qua-xau-ho-neu-ke-dam-o-be-gai-tung-la-lanh-dao-kiem-sat-Da-Nang-post197151.gd | ||||||||
DÂM TẶC VIỆN PHÓ LÀ ĐẦU SAI CỦA VŨ NHÔM Posted: 09 Apr 2019 10:00 AM PDT Hoàng Hải Vân
Tên anh ta giờ đã tràn ngập trên báo trên mạng. Tôi không gọi tên anh ta và không đưa hình anh ta lên đây vì thấy buồn nôn. Là một người từng rất có quyền thế, tên dâm tặc này sau khi đã về hưu đi chơi ở một địa phương khác còn ngang nhiên thực hiện trò dâm ô đồi bại đối với trẻ em, thì hãy tưởng tượng khi còn đương chức anh ta có thể đã làm những trò đồi bại gì tại nơi anh ta làm việc và sinh sống ? Nếu xảy ra những chuyện như vậy khi đương chức, có ai dám tố cáo anh ta không ? Xin thưa, chắc chắn là không. Bởi vì anh ta chính là đầu sai của Vũ nhôm. Mà Vũ nhôm thì ngay cả các tướng lãnh Bộ Công an và một số vị bộ trưởng cũng còn sợ. Vũ nhôm có khả năng đưa những người chống lại mình vào rên siết trong các gọng kiềm của các cơ quan tố tụng, là biết sử dụng những kẻ có quyền thế sẵn sàng chà đạp trên pháp luật, một trong những người như vậy chính là tên dâm tặc này. Nhiều người ở địa phương anh ta làm việc vẫn còn nhớ một vụ án, Viện Kiểm sát không đủ chứng cứ để phê duyệt lệnh khởi tố, nhưng chính anh ta bất chấp lẽ phải đã phê chuẩn lệnh khởi tố, bắt giam một số người theo yêu cầu của Vũ nhôm. Các nạn nhân của vụ án oan sai này hiện vẫn đang tiếp tục đi đòi công lý. Để trả công cho tên dâm tặc, Vũ nhôm đã "thưởng" cho anh ta một căn hộ cao cấp ở Sài Gòn. Trên đây là tin tức ban đầu mà tôi nghe nói. Xin gợi ý để các nhà báo nào đã hết sợ thế lực của Vũ nhôm có thể mở rộng điều tra. HHV | ||||||||
Bình quân mỗi ngày, Chính phủ trả nợ 1.101 tỉ đồng Posted: 08 Apr 2019 10:00 AM PDT TTO - Trong 3 tháng đầu năm, Chính phủ đã trả nợ 99.128 tỉ đồng. Như vậy, bình quân mỗi ngày Chính phủ trả nợ 1.101 tỉ đồng.
Ông Tùng cho hay tổng thu ngân sách nhà nước quí 1 đạt 381 nghìn tỉ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, thu nội địa thực hiện đạt 315,4 nghìn tỉ đồng. Thu từ dầu thô ước đạt hơn 12 nghìn tỉ đồng. Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 80,8 nghìn tỉ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2018. Còn về chi ngân sách nhà nước, cũng theo ông Tùng, tổng chi ngân sách quý 1 đạt 315,6 nghìn tỉ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, chi thường xuyên đạt gần 237,2 nghìn tỉ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2018… "Do nhu cầu chi quý 1 thấp nên cân đối ngân sách tổng thể có thặng dư 66 nghìn tỉ đồng" - ông Tùng nói. Để cơ cấu lại nợ công về kỳ hạn nợ và lãi suất huy động, theo ông Tùng, trong quý 1, Bộ Tài chính đã phát hành 69.500 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn bình quân là 12,35 năm, lãi suất bình quân là 4,91% năm. L.THANH | ||||||||
Trung Quốc - CON Rồng rơi rụng... và tan xác theo Mật truyền Tây Tạng... vào 2019.. Posted: 08 Apr 2019 10:00 AM PDT
Hiện nay nhiều người, nhất là giới truyền thông Tây phương, cho rằng, Tập cận Bình là người đầy quyền lực, nào là Chủ tịch nước, Chủ tịch đảng, Chủ tịch Quân Ủy hội, Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia và cả chục chức chủ tịch các tiểu ban khác. Tuy nhiên, có người nói không phải thế. Họ Tập chỉ còn là một con đại bàng gãy đôi cánh, nhất là sau cuộc họp Bắc Đới Hà, vào mùa hè năm 2018. Ông đã cố tình tránh mặt cuộc họp này, đi công du ở một vài nước châu Phi. Đến khi trở về, thì tình hình hoàn toàn bất lợi cho ông. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề trên một cách kỹ lưỡng hơn. Theo một số người, nhất là người Tàu, thì đảng cộng sản Tàu hiện nay chia làm hai Phe: Phe Thái tử đảng đại diện bởi Tập Cận Bình, Phe Trường đảng, đại diện bởi Lý Khắc Cường, đứng đằng sau là Hồ Cẩm Đào. Người khác nói có 3 phe: 2 phe cầm đầu bởi 2 cựu Chủ tịch đảng là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào và một phe cầm đầu bởi đương kim Chủ tịch. Ba phe này, bằng mặt chứ không bằng lòng. Bề ngoài thì ăn nói hớn hở, tươi cười, nhưng bên trong thì sẵn sàng lợi dụng sơ hở để loại trừ người của phe phái khác. 1– Phe Thái tử đảng: Hai sử gia, bà Jung Chang của đại học York và ông Jon Halliday của đại học Luân Đôn, chuyên gia về lịch sử cận đại của Tàu, trong quyển Mao, nhà xuất bản Gallimard (2005) cho rằng, đảng Cộng sản Tàu là do một nhân viên của Đệ Tam quốc tế Cộng sản, mang tên Grigori Voitinski thành lập năm 1920, và một nhân viên khác gốc người Hòa Lan đồng chủ trì Đại hội đầu tiên của đảng này vào năm 1921 ở Thượng Hải. Cũng theo hai sử gia trên, đảng này đã tàn sát 75 triệu dân dưới thời Mao Trạch Đông (1949 – 1976), tương đương với ¼ dân số Tàu lúc bấy giờ. Cũng đảng này đã dùng xe tăng cán chết sinh viên học sinh, tàn sát hàng ngàn người thời Đặng Tiểu Bình (1978 – 1989). Đảng này đang được cầm đầu bởi Tập Cận Bình, một thái tử đảng, con của ông Tập Trọng Huân, Phó Thủ tướng, đặc trách về ý thức hệ thời Mao. Đảng này hiện có khoảng 80 triệu đảng viên. Có thể nói sau khi Liên Xô sụp đổ, đây là đảng có nhiều ảnh hưởng nhất trên trường quốc tế hiện nay. 2– Phe Trường đảng: Đó là trường Huấn luyện Đảng viên Cao cấp của Trung ương đảng, được Mao thành lập và làm hiệu trưởng từ năm 1934 ở Diên An. Ngoài Mao, trường này đã cung cấp cho đảng 2 người Tổng bí thư, đó là Hồ Diệu Bang và Hồ Cẩm Đào và một đương kim thủ tướng là ông Lý Khắc Cường. Trường này cũng hãnh diện là đã đào tạo được vào khoảng 80 triệu học viên. Có nhiều người cho rằng sự tranh chấp hiện nay là giữa 2 phe trường đảng và phe thái tử đảng. Nhưng không chỉ như thế, mà còn có một phe thứ 3, phe Giang Trạch Dân. 3– Phe Giang Trạch Dân: Phe này qui tụ những thương gia, kỹ nghệ gia, phần đông ở Thượng Hải, vì trước khi lên chức Tổng Bí thư, họ Giang đã làm Tỉnh trưởng tỉnh Thượng Hải. Vì liên quan đến tham những hối lộ, cũng như liên quan đến vụ diệt chủng, giết hại Pháp Luân công, buôn bán nội tạng của những nạn nhân, phe này có rất nhiều đồng phạm. Vì Giang Trạch Dân không những làm Tổng Bí thư 10 năm, mà 10 năm sau đó hoàn toàn khống chế Hồ Cẩm Đào, đến nỗi ông này, mặc dầu là Tổng Bí thư, nhưng phải than lên là "Chỉ thị của tôi không ra khỏi Tử Cấm Thành!", vì bị người của họ Giang ngăn chặn. Chính vì vậy mà họ Giang có rất nhiều tay em ở trong Trung ương đảng và những cán bộ ở các cấp hành chánh. Họ Giang đang chơi trò "ngư ông thủ lợi", vì hai phe Thái tử và Trường đảng, không phe nào có đa số tuyệt đối trong Trung ương đảng. Phe Giang ngả về phe nào thì phe đó thắng. I) Diễn tiến sự việc từ ngày Tập cận Bình lên ngôi tới nay. Vào năm 2011, lúc họ Tập đang sửa soạn lên ngôi, thì xảy ra vụ Bạc Hy Lai, tỉnh trưởng Trùng Khánh. Họ Bạc được Giang Trạch Dân sửa soạn để thay thế họ Tập, nếu những vụ ám sát thành công. Nhưng không dè, nhiều lần ám sát họ Tập mà thất bại. Theo như báo chí và những người am hiểu tình hình Tàu lúc bấy giờ, thì có đến cả chục vụ ám sát hụt. Thêm vào đó, lại xảy ra vụ giết người của vợ Bạc Hy Lai, vì tham nhũng, hối lộ, chia chác không đều với một người Anh. Vợ họ Bạc đã giết ông này, và đã bắt tay em của Bạc hy Lai, ông Vương Lập Quân, đặc trách về công an tỉnh Trùng Khánh, tìm cách thủ tiêu xác. Ông Vương đã không thi hành và đã trốn vào tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Trùng khánh. Sự việc nổ ra lớn. Liên quan cả đến một âm mưu đảo chánh. Lúc đó Hồ cẩm Đao đang tại chức. Họ Hồ đã ngả về phe họ Tập, tìm cách tiêu diệt họ Giang, nên đã cho người từ Trung ương đảng mang xe xuống giải cứu Vương Lập Quân, đang bị họ Giang và họ Bạc tìm cách đuổi giết. Chính vì vậy mà Tập Cận Bình được lên ngôi một cách suôn sẻ. Từ năm 2012, Tập Cận Bình bắt đầu chính sách "Đả hổ đập ruồi" chống tham nhũng hối lộ. Nhưng trên thực tế là chỉ nhằm vào tay chân của họ Giang và những người không theo mình. Phải công nhận rằng trong nhiệm kỳ đầu, Tập cận Bình đã mang lại những kết quả trong chiến dịch "Đả hổ, đập rưồi", đã bắt bỏ tù phần lớn những tay em thân cận của Giang, từ Chu Vĩnh Khang, nhân vật hét ra lửa, nắm giữ nội vụ, công an, cảnh sát và cả pháp luật, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, cả 2 đều là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tất nhiên có cả Bạc Hy Lai, người mà họ Giang định đưa vào Bộ Chính trị và có thể thay thế họ Tập, nếu những cuộc ám sát thành công. Tuy nhiên, sau đó Tập Cận Bình đi hơi quá lố, không những định bỏ tù Giang, mà còn nhằm đánh vào cả Hồ Cẩm Đào, người ủng hộ mình lúc đầu, qua việc đánh vào tay em họ Hồ, Lệnh Kế Hoạch, đổng lý văn phòng của ông này. Uy tín của họ Tập lên rất cao, trong kỳ Đại hội đảng lần thứ 19 vào năm 2017 và vào kỳ Họp Lưỡng viện năm 2018, đi đến chỗ họ Tập đã phá vỡ một số luật lệ bất thành văn, được lập lên từ thời Đặng Tiểu Bình, như việc bãi bỏ hạn chế Tổng Bí thư ra tranh cử lần thứ 3, tư tưởng của họ Tập được đưa vào hiến pháp. Người viết tư tưởng này không ai hơn là Vương Hổ Ninh, một trí thức gió chiều nào theo chiều đó, giáo sư đại học Thượng Hải, đã từng viết tư tưởng cho Giang Trạch Dân, thuyết hợp tác 4 giai cấp trong đảng cộng sản, không những chỉ có công nông theo Mác và Mao, nay có cả trí thức và thương gia, kỹ nghệ gia; tiếp theo là họ Vương viết tư tưởng cho Hồ Cẩm Đào, "Tính chất khoa học và hành xử khoa học trong đảng cộng sản". Nay họ Vương viết "Giấc mơ Trung quốc, Một Vành đai, Một Con đường" cho Tập Cận Bình. Cũng không may cho họ Tập là đúng vào lúc này, Donald Trump lên làm tổng thống Hoa Kỳ, khởi xướng chiến tranh thương mại với Tàu, bắt đầu bằng cách tố cáo cán cân mậu dịch quá ngả về phía Tàu, như năm 2017, Tàu nhập cảng từ Mỹ chỉ có 130 tỷ $, trong khi đó Mỹ nhập cảng từ Tàu là 505 tỷ $, thất thu là 375 tỷ. Rồi đến việc đánh thuế vào một số hàng Trung cộng, cùng việc tố cáo chính sách sao chép trái phép, không tuân thủ luật lệ quốc tế, ép những hãng xưởng ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật khoa học cho những hãng quốc doanh của Tàu. Những hành động trên làm cho những hãng xưởng nước ngoài rút khỏi Tàu mau lẹ hơn, cộng thêm những yếu điểm của các cơ cấu tài chánh, thị trường lẫn nợ công, làm cho kinh tế Tàu chao đảo. Lợi dụng cuộc họp mặt tại Bắc Đới Hà vào mùa hè 2018, mà Tập cố tình tránh mặt bằng cách đi công du một vài nước Phi châu, hai cựu Tổng bí thư và một số Ủy viên Trung ương đảng, tố cáo Tập Cận Bình là đã đi theo một đường lối chính trị phiêu lưu cả về quốc nội lẫn hải ngoại: về quốc nội thì không nghĩ đến tình trạng kinh tế bắt đầu sa sút, dùng tiền tiêu vào những dự án không tưởng trong chương trình "Một vành đai, Một con đường", chẳng khác nào như Liên Xô trước kia đã đầu tư vào Sibérie, không mang lại lợi nhuận. Về ngoại giao thì làm mất lòng phần lớn những nước chung quanh, nhất là lại tỏ vẻ thách thức Hoa Kỳ. Họp Bắc Đới Hà, một vùng biển ở phía bắc Bắc Kinh, luôn diễn ra những cuộc họp từ thời Mao, trải qua Đặng, kéo dài cho tới Giang và Hồ Cẩm Đào. Đây là dịp các ông lớn tân cũng như cựu, vừa đi nghỉ hè, vừa gặp nhau để bàn và đồng thuận về những chính sách tương lai cho xứ Tàu . Nhưng lần này Tập Cận Bình cố tránh mặt, đi thăm một vài nước Phi châu, nghĩ rằng để tay em của mình ở nhà giải quyết mọi vấn đề. Không dè sự việc xảy ra không tốt đẹp như ông nghĩ. Các ông lớn, cựu và tân, tiêu biểu là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm đào, Hồ Xuân Hoa v.v… đã họp lại và tố cáo Tập Cận Bình đã rời xa chính sách của Đặng Tiểu Bình với 16 chữ vàng "Cẩn thận quan sát. Giữ vững trận địa. Ẩn mình chờ thời. Quyết không đi đầu", mà lại đi theo một chính sách mạo hiểm, quốc nội cũng như quốc ngoại, đang đưa nước Tàu tới gần bờ vực thẳm. Người bắn phát súng đầu tiên, đó là tay em của Giang Trạch Dân, rồi những người khác hùa theo. Họ Giang đã lợi dụng tình thế tấn công họ Tập, cho tay em viết những bài báo ngầm tố cáo họ Tập, đăng ngay trên tờ Nhân dân Nhật báo ngay sau vụ Bắc Đới Hà sau mùa hè 2018. Trong khi đó Hồ Cẩm Đào, lợi dụng tình thế, ngư ông thủ lợi. II) Tập cận bình, con đại bàng gãy cánh hay những chỉ dấu chứng tỏ họ Tập không còn quyền thế như trước, sau cuộc nghỉ hè ở Bắc Đới Hà vào mùa hè năm 2018. Thực vậy, theo những nhà theo dõi chính trị nội bộ Tàu, thì từ mùa hè năm 2018, sự xuất hiện của họ Tập càng ngày càng ít trên truyền hình và báo chí Trung Cộng. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, vào tháng 1 năm 2018 đã nhắc đi nhắc lại kế hoặch "Một vành đai, một con đường" của họ Tập, tính ra là 20 lần trong một tháng. Nhưng cũng vào tháng 1 năm 2019, chỉ nói tới 7 lần. Trong kỳ họp Lưỡng Viện, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc mới đây, vào đầu tháng 3/2019, ông Lý Khắc Cường, đương kim Thủ tướng, đọc bài tường trình chính trị trước Quốc hội, lần này không nhắc tới kế hoạch "Made in China 2025 ", trái hẳn với những lần trước từ 3 năm nay. Mặc dù uy tín và thế lực của Tập Cận Bình bị giảm nhưng họ Giang và họ Hồ vẫn giữ họ Tập tại chức. Cũng theo những nhà quan sát, thì ai cũng biết, trong 3 phe, họ Tập, họ Hồ và họ Giang, không có phe nào có đa số trong Trung Ương đảng, cơ quan quyền lực tối cao, không những của đảng, mà của toàn thể cơ cấu chính trị của Tàu, vì theo truyền thống, từ thời Lénine, cho rằng đảng là cơ quan quyền lực cao nhất của những nước cộng sản, trên chính quyền, trên quốc hội và trên bất cứ một cơ quan chính trị nào. Chính vì không có đa số ủng hộ mình, nên cũng từ cuộc họp Bắc Đới Hà 2018, họ Tập không dám triệu tập Hội nghị Trung ương đảng, theo nguyên tắc là một năm ít nhất là 2 lần, vào tháng 4 và tháng 11. Ngoài ra còn rất nhiều những chỉ dấu chứng tỏ họ Tập đã yếu thế. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao họ Giang và họ Hồ, theo nguyên tắc, hai phe hợp lại, có thể triệu tập một cuộc họp Trung ương đảng, và hất họ Tập khỏi địa vị hiện nay, việc mà trước kia đảng đã làm nhiều lần vào thời Mao và thời Đặng. Để trả lời câu hỏi này, phải tìm ra nhiều nguyên nhân và giả thuyết: Họ Giang và họ Hồ cũng biết là nước Tàu hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, hất cẳng họ Tập chỉ là việc đổ dầu thêm vào lửa, hậu quả rất khó lường, và người làm chuyện này chỉ mang tội với dân Tàu và lịch sử Tàu. Hai ông Giang và Hồ đều là những nhà chính trị lão luyện, đầy kinh nghiệm đấm đá, họ biết rằng để họ Tập ngồi tại vị, thì có thể còn giật dây ở đằng sau; nay với một Bộ Chính trị và một Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới, họ khó kiểm soát người và sự việc. III) Trong ba họ, họ nào có ưu thế hiện nay? Một cách rất tương đối, thì trong 3 nhà, nhà họ Hồ có vẻ ưu thế hơn, vì ông có tay em là đương kim Thủ tướng Lý Khắc Cường. Đấy là chưa nói đến việc nhân vật thứ 4 trong Ban thường Vụ Bộ Chính trị Uông Dương, Chủ Tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Tàu, tương đương với Mặt trận Tổ quốc của cộng sản Việt Nam, mà nhiều nhà quan sát cho rằng là ông này là người của phe họ Hồ. Tuy nhiên trong một chế độ độc tài, bằng mặt chứ không bằng lòng, lại thêm truyền thống quân chủ phong kiến cực quyền, ngoài miệng thì hô to "Hoàng thượng vạn tuế", nhưng sau lưng thì chỉ chờ cơ hội lật đổ hoàng thượng. Có thể có rất nhiều biến cố quan trọng sẽ xảy ra cho nước Tàu trong một tương lai gần. IV) Nước Tàu sẽ đi về đâu? Nước Tàu sẽ theo vết xe đổ của Liên Xô, vì những mộng tưởng quá lớn, vì những tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản, sẽ nổ tung ra từng mảnh, ít nhất là 5 mảnh: Mãn, Hán, Hồi, Tạng, Duy Ngô Nhĩ? Hay sẽ theo Nhật bản, vì thách thức địa vị độc tôn của Hoa kỳ, bị lâm vào khủng hoảng năm 1997 và từ đó đi vào suy trầm kinh tế cho tới nay? Tất cả những điều đó chỉ là những sự tiên đoán, không có gì chắc chắn, vì còn nhiều yếu tố bất ngờ chưa xuất hiện, hay đã xuất hiện rồi mà chúng ta chưa biết, vì sự hiểu biết của chúng ta cũng rất có giới hạn. Tuy nhiên có một điều chắc chắn. Đó là nước Tàu không thể tìm lại sự tăng trưởng cách đây 30 năm, với 2 con số. Và từ đó, những mộng tưởng của Tập Cận Bình "Giấc mơ Trung Quốc, Made in China 2025 – Một vành đai, một con đường, Sát nhập Đài Loan vào lục địa", tất cả những thứ này hoặc bị quên lãng, hay nếu thực hiện thì chỉ thực hiện một phần, vì không còn quá nhiều tiền như trước kia. Chính vì vậy mà Tập Cận Bình được ví như một con đại bàng gãy cánh, theo như một nhà bình luận, không thể bay cao và bay xa nữa, mặc dù có thể ông vẫn còn tại chức, ít nhất là cho hết nhiệm kỳ 2. CON Rồng Trung Quốc sẽ rơi rụng... và tan xác theo Mật truyền Tây Tạng... vào 2019.. Nước Tàu sẽ theo vết xe đổ của Liên Xô, vì những mộng tưởng quá lớn, vì những tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản, vì mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo..và bị Liên Quân Quốc tế bao vây chia cắt..sẽ nổ tung ra từng mảnh, ít nhất là 5 mảnh: Mãn, Hán, Hồi, Tạng, Duy Ngô Nhĩ? Hồi cuối 2019 sẽ rõ... | ||||||||
Ngày nầy, năm 1975. Mỹ thật... đểu… Posted: 08 Apr 2019 10:00 AM PDT Tiểu Tử Năm nay tôi 80 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: "Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua! Chi vậy hổng biết? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ! Trời đất! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam …" Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút – một chút thôi – đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về… Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình: ngày nầy, năm 1975! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ "cái ngày đó" nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại… * * * …Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè… Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng Singapore một tàu xăng máy bay. Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè! Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bảy ngày tác chiến của không quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời: "Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút!". Tôi quen ông nầy – tên W, thường được gọi là "Xếp" – nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói: "Bonjour! çà va?" (Chào ông! Mạnh hả?) Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa! Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết: "Rất tiếc! Chúng tôi không giúp được! Thôi! Chúng tôi về!". Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp: "Allez vous en!" (Ông hãy đi, đi!) Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng "Allez vous en!" (Ông hãy đi, đi!) … Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì "họ" dán… đầy đường cái nhãn "hai bàn tay nắm lấy nhau" để chứng tỏ sự thật tình "khắn khít", rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng "thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình"! Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng: "Chánh quyền Mỹ từ chối!". Sau đó, tôi đánh điện qua Singapore, cũng chỉ bằng một câu: "Không có hộ tống". Họ trả lời ngay: "OK! Good Luck!" (Nhận được! Chúc may mắn!) Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy, nghe sao thật đầy chua xót! Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên: "Sao về vậy anh?". Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc. Vợ tôi chưa biết những gì đã xảy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc: "Ờ…Khóc đi anh! Khóc đi!" Ngày đó, tháng tư năm 1975… Đúng là ngày nầy! Tiểu Tử | ||||||||
Phật giáo – những bước thăng trầm Posted: 08 Apr 2019 10:00 AM PDT Thiện Tùng 08/04/2019 "Viện Hóa đạo Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất", trụ sở đặt ở tại Paris (Pháp) xác nhận: Đạo Phật xuất hiện tại Việt Nam hàng ngàn năm trước, trải qua những bước thăng trầm, dần dần ăn sâu vào tâm thức người Việt và được xem như Quốc đạo. Chuyện Lạc Long Quân và bà Âu Cơ sinh ra 100 người con, Chuyện Thánh Giống, Chuyện Nỏ Thần.v.v… được nêu ra và truyền bá trong dân tộc Việt Nam hết thế hệ nầy sang thế hệ khác mà chẳng biết ai là tác giả?. Vì không ai nhận là tác giả, những chuyện ấy được xem là truyền thuyết. Đạo Phật (Phật giáo) cũng vậy thôi. Theo truyền thuyết: Đạo Phật bắt nguồn từ một nhà hiền triết thời cổ đại có tên Sitddhārha Gautama, phiên âm Hán Việt là Tất-đạt-đa (Có nơi ghi Sidhartha, phiên âm Si-đạt-ta). Si-đạt-ta sinh năm 624, mất năm 583 trước Công nguyên (tính ngược). Cha Si-đạt-ta là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya), ở triền núi Hy-mã Lạp-sơn thuộc vương quốc Nepal hiện nay – thời ấy Nepal thuộc Ấn Độ. Vì thấy dân sinh khốn khổ, Si-đạt-ta chọn đường tu khổ hạnh (ép xác) mong cứu rỗi chúng sinh. Dưới bộng gốc cây Bồ Đề, sau nhiều năm tâm niệm khổ hạnh, Ngài cho ra đời giáo lý Phật giáo và thành Đức Phật, nhập Niết Bàn khi vừa 41 tuổi (624-583=41). Những bước thăng trầm của Phật giáo: Thời kỳ đầu, từ một rồi một số người lẻ tẻ đi truyền bá giáo lý Phật giáo (Đạo Phật), dần dần hình thành tổ chức từ thấp đến cao. Theo Hòa thượng Thích Quảng Độ trả lời phỏng vấn hãng RFA: "Cuối thế kỷ19 đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện rất nhiều Hội Phật Giáo như: Hội Nam Kỳ Phật Học ở Miền Nam; Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, Hội An Nam Phật Học ở Miền Trung; Hội Bắc Kỳ Phật Học ở Miền Bắc" - 'Hội Phất giáo' lúc bấy giờ như Hội Phụ nữ, Hội Nông Dân, Hội Từ thiện, Hội Đua ngựa.v.v…". Theo giáo sư Võ văn Ái, người phát ngôn "Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Thống nhứt" ở Paris: "Phật Giáo du nhập vào Việt Nam trên hai ngàn năm nay, được thống nhất dưới triều đại nhà Đinh, tức là cách đây 10 thế kỷ rồi, lúc ấy đã có một Đức Tăng Thống, điều đó chứng tỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất hình thành từ đó. Đến 6/5/1951, mở đại hội Phật Giáo tòan quốc (Bắc, Trung, Nam) họp tại Chùa Từ Đàm (Huế), dịp này Tổng Hội Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhứt được thành lập, và trở thành thành viên của "Liên Hữu Phật Giáo" ra đời năm 1950 tại Sri Lanka." Nói gần hơn, chúng ta ít nhiều đã biết: - Thời "Đệ nhứt Việt Nam cộng hòa", dưới chế độ "Độc tài Gia đình trị", gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm theo giáo lý Thiên chúa giáo, xem đạo Thiên chúa như Quốc đạo, do anh Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Thục, từ giáo xứ Vĩnh Long, lên Sài Gòn làm Tổng Giám mục Thiên chúa giáo. Tổng thống Diệm ra Chỉ dụ số 10 tiến hành đàn áp Phật giáo, Cao Đài giáo, Hòa Hảo giáo, khiến cho Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn. Sau Thích Quảng Đức tự thiêu, phong trào Phật giáo ứng lên như bão lũ, đòi hủy bỏ Chỉ dụ 10, phải tôn trọng tự do Tôn giáo. Đa số tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, nếu không bản thân cũng gia đình, theo Phật giáo, họ đứng lên lật đổ chế độ đôc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm năm 1963, thiết lập "Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa". Được các tướng lĩnh hậu thuẫn, đầu năm 1964, Phật Giáo họp đại hội tại Sài Gòn và lấy lại danh xưng "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất" – tên gọi dưới thời nhà Đinh, cách đó 10 thế kỷ như đã nói trên. - Không chỉ danh xưng cho phân biệt như những Đảng của người ta, Đảng Cộng sản nói chung, Đảng CSVN nói riêng chẳng khác gì một Đạo giáo (1), thời "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", dưới thể chế "Độc tài Đảng Cộng sản trị", xem giáo lý Mác-Lê như Quốc đạo. Dầu muốn loại trừ các đạo giáo hiện có để giáo lý Mác-Lê độc tôn, nhưng ngại Quốc tế lên án xâm phạm tự do tín ngưỡng, Đảng CSVN "khéo léo" triệt tiêu dần các đạo giáo đối lập bằng cách gây khó trong hành đạo đối với các đạo giáo hiện có như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài giáo, Hòa Hảo giáo. Như đã nói trên, Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhứt, giáo lý Phật giáo thâm nhập sâu vào tâm thức dân chúng, hình thành mạng lưới sâu rộng tận các làng mạc, thôn xóm và có rất nhiều cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế… Vì vậy, Đảng CSVN đặc biệt "quan tâm" đến Phật giáo. Thực tế cho thấy, sau 30/4/1975, đựa vào số đông công chúng hậu thuẫn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phản kháng sớm nhất, mạnh nhứt về nhà cầm quyền xâm phạm tự do tín ngưỡng. Tưởng bỡ, chính quyền dùng "bàn tay sắt" xử tử hòa thượng Thích Thiện Minh về tội cầm đầu gây rối và bắt một số sư thầy, phật tử đưa vào trại cải tạo. Từ đó, không chỉ một Thích Quảng Đức tự thiêu như dưới thời ông Diệm mà, ngày 2/11/1975, 12 tăng ni ở Thiền Viện Dược Sư (Cần Thơ) tự thiêu tập thể để phản đối chính quyền hà khắc đối với Phật giáo. Có lẽ, thấy không thể dùng vũ lực đối với Phật giáo, Đảng CSVN dùng kế sách"chia để trị", tách Phật giáo ra làm hai. Năm 1981, Đảng CSVN cơ cấu nhân sự bằng cách chọn những sư sãi "Thích ăn mặn" rồi bật đèn cho Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam mở đại hội thành lập "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (không có 2 chữ Thống nhứt), đặt trụ sở trung ương Giáo hội nầy tại chùa Quán Sứ (Hà nội). Những sư sãi "thích ăn mặn" nầy được bồi dưỡng, đào luyện thành những đảng viên, sĩ quan An ninh, bổ nhiệm trụ trì các chùa. Ngoài ru ngủ dân, theo dõi mọi động thái của họ, các Sư còn có trách nhiệm dùng chùa được trùng tu khang trang kinh doanh nghề "Buôn thần bán thánh" theo lối mê tín, dị đoan để hốt tiền gọi là "công đức" của những người nhẹ dạ và du khách – có chia chác với nhau không, chia chác bằng cách nào hãy chờ Công an và các ngành hữu quan kiểm chứng. Mặc dầu không cấm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt hành đạo, nhưng nhà cầm quyền ngầm đặt họ ra ngoài vòng pháp luật, cho người "chăm sóc" chặt chẽ nhứt cử nhứt động của họ. Bằng chứng là Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đầu phục làm "Thích ăn mặn", quyết làm "Thích ăn chay", đang bị quản chế không thời hạn tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon; Thiền Sư Nhất Hạnh, khó sống trong nước, phải lưu vong ở nước ngoài .v.v. và v.v… Còn đối với "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" trở thành "Giáo hội Phật giáo Quốc doanh", thuộc "phe ta" thì được ưu ái. Về hình thức, thấy chùa chiền Phật giáo mọc lên như nấm, nguy nga, quan chức thăm viếng tấp nập…, các đạo giáo khác so bì, cho rằng nhà nước không công bằng…, nhưng họ có biết đâu, Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn hai ngàn năm, từ không đến có, từ có ít đến có có nhiều, giờ đây bị mấy gã "Thích ăn mặn" trong "Giáo hội Phật giáo Quốc doanh" phá tan nát. Chư tăng, thiện nam tín nữ đang ruổng lòng, không sao phân biệt được cà sa nào chính thống, cà sa nào đội lốt Phật lừa đời hại đạo. Ngay trong trung ương "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" còn bị lộ ra: Thích Thanh Quyết moi tiền bá tánh bằng chiêu trò "Cúng sao giải hạn" ở nhiều chùa trên đất Bắc; Thích Trúc Thái Minh (Minh Hiếu) (2) với chiêu trò giải hạn "Oan gia trái chủ" ở chùa Ba Vàng thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.v.v… Uy tín của Phật giáo đến hồi mạt vận, đang "ngàn cân treo đầu đỉnh"?!. Về phía mình, coi như Đảng CSVN bình thường hóa, vô hiệu hóa được một đối thủ đáng gờm trong tôn giáo nói chung. Nhưng Đảng CSVN còn có trách nhiệm trả lời trước công chúng và đảng viên của mình: Những ai dám chủ trương lấy đất công mở rộng chùa chiền? Một số không ít quan chức trung cao cấp thường tới lui thăm viếng những chùa nguy nga nầy sao không phát hiện nó đã "buôn thần bán thánh" trong nhiều năm?.v.v… Chết chóc, bịnh tật, đói nghèo… do ô nhiễm môi trường, do giao thông không hợp lý, do tham nhũng.v.v… trong thì hiện tại chớ đâu phải trong thì quá khứ? Thế thì tại sao các sư "Thích ăn mặn" dám nói nhảm là do "tiền căn báo hậu kiếp"?. Có phải, các "Thích ăn mặn" nhà ta cố tình đánh lạc hướng, cho những khổ nạn ấy thuộc thì quá khứ để: một là nói đỡ cho nhà cầm quyền, hai là moi tiền những khổ chủtrong chiêu trò "Cúng sao giải hạn" hay "Oan gia trái chủ" của những sư "Thích đô-la"?. "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" nói chung, các sư trụ trì ở các chùa bầy hầy nói riêng "Dựa thế cậy quyền, ăn không chùi mép", bị thiên hạ bắt quả tang, buộc Chính quyền phải ra tay xử lý những trường hợp bị lộ. Nhưng các Sư đừng quá âu lo, hãy rán chịu một chút cho qua,"ta đánh ta" theo kiểu giơ cao đánh khẻ cho yên lòng dân chớ "Tay cắt tay sao nỡ, ruột cắt ruột sao đành"?. Như hình với bóng: Đảng cầm quyền chia phe thì Giáo hội Phật giáo Quốc doanh cũng chia phái, hình thành những liên minh ma quỷ "Sư lợi dụng Quan, Quan lợi dụng Sư = đôi bên cùng có lợi". -/- Chú thích (1)Tôn giáo là nói chung, đạo giáo là nói nói riêng. (2) Thích Trúc Thái Minh là Phật danh, cấp bậc và họ tên thật của ông là Đại tá An ninh Vũ Minh Hiếu. -------- Tham khảo thêm thông tin dưới Danh sách Quan chức các cấp dự khánh thành chùa Ba Vàng Sáng 09/03/2014 (9 tháng 2 Giáp Ngọ), Đại lễ khánh thành ngôi "Đại hùng Bảo điện" chùa Ba Vàng Tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã được long trọng tổ chức. Đại lễ vô cùng hân hoan và vinh dự có sự tham dự của quý vị đại biểu gồm: Đại biểu Trung ương: 1/ Ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQVN. 2/ Thượng tướng Bùi Văn Nam - Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, 3/ Ông Đào Trọng Thi - Ủy viên TW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nước CHXHCNVN, 4/ Ông Nguyễn Văn Quynh - Ủy viên TW Đảng, Phó ban Tổ chức TW, 5/ Ông Lê Văn Thanh - Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động, TB & XH, 6/ Ông Nguyễn Tấn Hưng - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước, 7/ Ông Trần Văn Túy - Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh, 8/ Ông Bùi Thanh Hà, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ. 9/ Giáo sư Vũ Khiêu - Anh hùng lao động - Nhà Văn hóa lớn. Đặc biệt, Ban Tổ chức còn được tiếp những lẵng hoa của quý vị Đại biểu hôm nay không đến dự được vì lý do bận công tác, gồm: 1- Bà Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Phó Chủ tịch Nước CHXHCNVN, 2- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – UV Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN, 3- Đại Tướng Trần Đại Quang – UV Bộ Chính Trị, Bộ Trưởng Bộ Công an, 4- Cụ Đỗ Mười - Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, 5- Ông Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương ĐCS VN, 6- Ông Phạm Thế Duyệt - Nguyên thường trực Bộ chính trị, Nguyên CT Ủy ban TW MTTQVN Cùng quý đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Bộ, Ban ngành, đoàn thể Trung ương. Đại biểu Tỉnh Quảng Ninh 1. Bà Đỗ Thị Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng đoàn Đại biểu QH tỉnh QN. 2. Ông Nguyễn Văn Đọc - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. 3. Ông Nguyễn Ngọc Minh - Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Quảng Ninh. 4. Bà Vũ Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. 5. Ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Cùng các vị Đại biểu Lãnh đạo cấp Tỉnh, Thành phố, Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo cơ sở, ban ngành, đoàn thể thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đại biểu thành phố Uông Bí: 1. Ông Nguyễn Thành Phố - Bí thư Thành ủy - Chủ tịch HĐND Thành phố Uông Bí. 2. Ông Nguyễn Văn Long - Nguyên Bí thư Thành ủy Uông Bí, 3. Ông Nguyễn Ngọc Thu - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Uông Bí. 4. Ông Phạm Cao Hải - Ủy viên BTV, Chủ tịch UB MTTQ Thành phố Uông Bí. Ngoài ra còn có đại biểu lãnh đạo, cựu lãnh đạo các cấp huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Ninh và hàng vạn phật tử và nhân nhân thập phương đến dự lễ khánh thành tại sân lớn ngôi "Đại hùng Bảo điện" để cùng hoan hỉ và tùy hỷ công đức với nhà chùa. -/- Nguồn: Trang Web chuabavang.com vn (đã gở xuống tối 20/3/2019) | ||||||||
Posted: 07 Apr 2019 10:00 AM PDT Nguyệt Quỳnh Có người bảo: "nụ cười là ngôn ngữ chung của toàn thế giới và là điểm bắt đầu của mọi yêu thương". Thế nên, xin cám ơn bác tài xế nào đó đã cho tôi mỉm cười và cái cảm giác ấm áp khi nhìn thấy bức ảnh của anh. Bức ảnh chụp một giàn phòng thủ nghiêm ngặt của công an, cơ động ở trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài trong ngày 15/3 vừa qua. Nghe nói có vào khoảng 200 công an, an ninh, cơ động đã được điều tới đây với đầy đủ dùi cui và vũ trang. Ngoài ra, còn có cả xe phá sóng và xe chở phạm nhân túc trực ngay bên trạm. Nhà nước thì căng như thế, như đang canh chừng khủng bố hay bạo loạn; trong khi người dân thì lại cười mỉm chi một mình trong xe, với lời nhắn trên Phây "đang cảm thấy được chào đón". Đối với người VN, theo tôi, nụ cười còn chất chứa nhiều hơn yêu thương; nó ẩn dấu sự bất khuất, là bản lĩnh của một con người trước cường quyền. Chúng ta còn nhớ một bài thơ của Thủ Khoa Huân, ông viết trong ngày bị thực dân Pháp áp giải đi hành hình. Từ nhà ngục Mỹ Tho đi thuyền đến Bến Tranh, trong tiếng trống inh ỏi nhằm quy tụ người dân và uy hiếp tinh thần người yêu nước; kẻ bị đóng gông đã ngồi viết bài thơ "Mang Gông". Bài thơ mà cả trăm năm sau đọc lại, ta còn cảm được cái khí phách, cái ngạo nghễ của kẻ sĩ trước cái chết. Cùng lúc, nó cho ta cái cảm xúc của nỗi tiếc thương xen lẫn với nụ cười. Hai bên thiên hạ thấy hay không? Một gánh cương thường, há phải gông! Oằn oại hai vai quân tử trúc, Long lay một cổ trượng phu tòng. Sống về đất Bắc danh còn rạng, Thác ở thành Nam tiếng bỏ không. Thắng bại, dinh hư trời khiến chịu, "Phản thần", "đéo oả" đứa cười ông! Thế nên, tôi hiểu vì sao trong phiên xử Lê Đình Lượng thấy anh mỉm cười trước án tuyên 20 năm. Ls Đặng Đình Mạnh đã chia sẻ về anh như những con người vác thập giá cứu chuộc cho quê hương "những bước chân trần của tiền nhân trên Đồi Sọ thuở trước". Quay trở lại với cái ngày mà BOT Bắc Thăng Long được bao vây bởi dùi cui và bạo lực để khẳng định sức mạnh của kẻ cầm quyền. Rõ ràng khi bạo lực đứng về phía sai trái, nó đánh thức lòng tự trọng của đa số người dân thầm lặng, nó thúc đẩy người ta phải can đảm đứng lên cho lẽ phải, một điều mà các nhà hoạt động trong thời điểm trấn áp gay gắt hiện nay không có khả năng truyền đạt tới đồng bào của họ. BOT "bẩn" có thể chỉ đang là một vết nứt nhưng nó báo hiệu ngày con đê sẽ vỡ. Chúng ta thấy điều đó qua quyết tâm của những người như chị Trần thị Thu Thủy, hai người bạn của chị, và hai lái xe vô danh. Khi biết BOT Bắc Thăng Long đang bị công an, quân đội bủa vây; chị Thủy cùng các bạn quyết định qua trạm. Lượt đi, họ qua trạm suôn sẻ; nhưng lượt về mới là cơ hội để họ đối đầu. Công an đã đến vây xe, tự động mở cửa, giật điện thoại, lôi xềnh xệch cả năm người ra rồi tống họ lên một chiếc xe thùng đã đợi sẵn. Ở tại đồn công an huyện Sóc Sơn, họ bị giam giữ suốt 30 tiếng đồng hồ và bị phạt vạ lên đến hai triệu rưỡi. Tuy nhiên, chị Thủy đã lên tiếng với BBC sau đó, rằng chị sẽ không từ bỏ việc chống lại các trạm BOT "bẩn", và chị xem đó là việc làm chống tham nhũng để giúp đất nước phát triển, … *** Người dân thường, trước sai trái, còn phản ứng mạnh mẽ như thế, thế thì lãnh đạo CS lấy đâu ra uy lực mà đòi kỷ luật các ông Chu Hảo hay Trần Đức Anh Sơn. Khi Gs Chu Hảo bị khai trừ khỏi đảng, lập tức kích thích cả một đội ngũ đảng viên hăm hở từ bỏ đảng như ngày hội. Có ít nhất 13 trí thức đã tự động theo chân Gs Chu Hảo như các ông: Ts Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc, Ts Trần Thanh Tuấn, Ls Lê Văn Hòa, Ks Hoàng Tiến Cường, Giảng viên Dương Bích Hà, … Với người đảng viên CS, nếu ngày vào đảng trước kia được coi là một ngày thiêng liêng, thì nay người ta từ bỏ đảng như vất cái áo cũ, như rũ một gánh nặng. Chẳng hạn như đảng viên hưu trí Hà Quang Vinh: "tôi xin tuyên bố TÔI TỪ BỎ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, một tổ chức chính trị mà tôi đã gia nhập và phục vụ 43 năm qua. Bởi những gì tôi đã thấy và đã hiểu. Với niềm tin sau cơn mưa trời lại sáng của dân tộc ta". Ks Hoàng Tiến Cường thì "Không biết nói gì cho đủ. Không giờ 1 phút, ngày 27/10/18, tôi long trọng xin được tuyên bố: TÔI TRỞ VỀ VỚI QUẤN CHÚNG!" Hay, như ông Lê Nguyễn Hoàng, cư dân Hà Nội "tôi chính thức tuyên bố - từ bỏ hết từ Đội đến Đoàn. Trước nhân dân Tôi xin tuyên thệ nguyện một lòng làm một người công dân hết lòng với tổ quốc Việt Nam!" Và Ts Trần Thanh Tuấn "ngày vào đảng thì tôi không nhớ nhưng ngày hôm nay 27/10/18 chắc tôi sẽ nhớ mãi." Riêng đối với trường hợp của Ts Trần Đức Anh Sơn, cái quyết định kỷ luật, khai trừ đảng của Ban Thường Vụ Thành Ủy Đà Nẵng chỉ khiến người bị kỷ luật … "cười mỉm". Cứ xem cái cách ông trả lời bạn đọc thì biết! Khổ một nỗi, khi người trí thức cười thì không chỉ một mình họ cười. Cái hóm hỉnh, ý nhị của ông làm người ta liên tưởng đến cái duyên dáng, bản lĩnh của nhà báo Phan Khôi thuở nào. "Trần Đức Anh Sơn : Xin trả lời các bạn" là tựa đề một bài viết ngắn của tác giả, nhằm trả lời các câu hỏi vì sao ông bị khai trừ khỏi đảng. Theo Trần Đức Anh Sơn thì chỉ tại 3 status ông đăng trên Facebook cá nhân, vào các ngày 05/18/08, 18/08/18 và 02/09/18 mà ra cớ sự. Đọc kỹ, thì không thấy ông viết gì nhiều, mỗi status chỉ có dăm chữ, status dài nhất của ông chỉ có 22 chữ. Cái lỗi của ông là đã chỉ ra cái xấu xa của cán bộ, và dám vạch trần những trơ trẽn của ban tuyên giáo; biến những "tuyên huấn" của đảng thành trò cười cho thiên hạ. Thật ra, vạn vật trong trời đất đều tuân theo quy luật đào thải để tiến hoá. Khi người ta từ bỏ đảng thì không phải là "tự diễn biến, tự chuyển hóa" như lời TBT đâu. Những gì lạc hậu, không còn phù hợp, không ăn khớp, không đáp ứng những nhu cầu khách quan; những gì đi thụt lùi, trái với quy luật phát triển thì sẽ bị đào thải. Thế thôi. Do đó, ngày nào đảng không tự chấn chỉnh mà chỉ lo đối phó với dân như bắt bớ, bỏ tù nhiều năm, trấn áp bằng bạo lực,… thì đảng cũng đang chọn đi "đúng quy trình" của những quốc gia độc tài đã bị đào thải. Một khi dùng hình thức kỷ luật các cán bộ đảng, hay huy động lượng vũ trang hùng hậu chốt ở các BOT mà vẫn không hù dọa được ai thì chỉ có hai điều lãnh đạo cần phải hiểu: 1) Đã đến lúc, bạo lực chỉ làm cho người dân thêm mạnh mẽ. 2) Đã đến lúc, bạo lực chỉ làm vết nứt của con đê sớm vỡ toác ra. Khi đất nước đứng bên bờ tử sinh thì chọn lựa thuộc về mỗi cá nhân. Ngày xưa, rất hiếm những người bản lĩnh như cụ Phan Khôi, nhưng ngày nay, không khó để tìm ra những người dân bình thường vẫn ung dung trước bạo lực. Họ là những người đang miệt mài chống BOT "bẩn" trên khắp các nẻo đường từ Nam ra Bắc. Là chị Thủy và những lái xe vô danh ở BOT Bắc Thăng Long - trước bạo lực,đã dám lấy cái quyết định sẵn sàng đối đầu với thái độ dứt khoát: Làm sao cũng chẳng làm sao Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi Làm chi cũng chẳng làm chi Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao (Phan Khôi) Nguyệt Quỳnh | ||||||||
Những chuyện xảy ra ngoài ống kính camera tòa Galaxy9 lúc 21h30 ngày 1/4 Posted: 07 Apr 2019 10:00 AM PDT Ngày 04/4, bà Nguyễn Thị Bích Thư – đại diện Ban quản lý chung cư Galaxy 9 đã có Thông báo đến các cư dân về việc Bà Hồng cho biết, vào lúc 21h30 ngày 01/4, trong quá trình xem camera tại chung cư Galaxy 9, bảo vệ xem camera phát hiện trên màn hình có hành động lạ của một người đàn ông.
Kỹ thuật tòa nhà đã tiếp nhận thông tin và báo đến Trưởng Ban quản lý để xin ý kiến chỉ đạo. Trưởng Ban quản lý yêu cầu trích lục camera để đưa ra phương án giải quyết. Qua camera, Ban quản lý thấy bé gái đi vào thang máy vì không mang thẻ theo đã nhờ nhân viên bảo vệ bấm thang hộ. Thời điểm này, có người nam trung niên mặc áo xanh đậm có viền cổ màu trắng đi vào cùng và dùng thẻ của chính mình quẹt vào để bấm số tầng. Người đàn ông này đi lên tầng 11. Sau khi cửa thang máy đóng lại, người đàn ông này đi tới và ôm lấy cô bé rồi hôn. Sau khi có điện thoại gọi đến, người đàn ông đã buông bé ra và nghe điện thoại. Sau khi xem camera, Trưởng Ban quản lý chung cư đã chỉ đạo kỹ thuật kiểm tra lại thông tin, mã của từng căn hộ trên nhật ký hệ thống quẹt thẻ thang máy lên các tầng. Ban quản lý đã xác nhận 80% người này ông Nguyễn Hữu Linh - là cư dân của căn hộ ở tầng 11. Bảo vệ và kỹ thuật tiếp cận căn hộ nhưng gõ cửa cư dân không ra mở cửa vì lúc này đã là 24h. Sau đó, Ban quản lý chung cư đã cho tạm ngừng điện để cư dân căn hộ xuất hiện nhằm nhận diện hình ảnh nhưng cửa vẫn không mở. Ban quản lý chung cư tiếp tục cắt cử nhân viên tiếp tục theo dõi sát căn hộ. Đến 7h30 ngày 02/4, căn hộ này gọi điện thoại xuống nhờ kiểm tra vì sao không có điện và kỹ thuật đã lên tiếp cận, xác nhận 90% - ông Linh là người nghi vấn trong camera. Sau khi nhận thông báo từ kỹ thuật, Trưởng Ban quản lý chung cư đã chỉ đạo bảo vệ cử người lên tầng 11 để đảm bảo không cho ông Linh di chuyển ra khỏi chung cư. Ban quản lý chung cư cũng biết người này không thường xuyên ở chung cư và nếu ông Linh di chuyển đi thì sẽ rất khó tiếp cận. Đến 8h ngày 02/4, sau khi họp nhanh với kỹ thuật và bảo vệ để tìm phương án, Trưởng Ban quản lý chung cư đã chỉ đạo kỹ thuật lên mời người đàn ông xuống phòng Ban quản lý để làm việc về nguồn điện bị sập. Lúc 9h15 cùng ngày, ông Linh xuất hiện. Trưởng Ban quản lý chung cư đã làm việc và đề nghị cung cấp thông tin cá nhân, xác nhận người này là cha của chủ căn hộ. Sau khi cho xem đoạn trích xuất từ camera, ông Linh thừa nhận vì thấy bé gái dễ thương nên có ôm và hôn cháu. Ban quản lý ghi nhân sự việc và ông Linh ký nhận vào biên bản. Đến 11h, Ban quản lý chung cư đã đến làm việc với cha mẹ của bé gái về quá trình làm việc với ông Linh.
12h cùng ngày, cha mẹ của bé gái đã đề nghị được làm việc riêng, trực tiếp với ông Linh. Cha mẹ của cháu bé đã mời ban quản lý vào chứng kiến và ghi nhận biên bản của buổi làm việc. Đến 17h30 cùng ngày, Ban quản lý đã gửi thư điện tử báo cáo đến Ban quản trị toàn bộ diễn biến sự việc và kể cả yêu cầu của cha mẹ cháu bé. Ban quản trị đã đề nghị cần phải thông báo với cơ quan chính quyền địa phương để giải quyết. Đến 19h50 ngày 2/4, Ban quản trị đã tổ chức cuộc họp cùng với Chủ đầu tư, Ban quản lý và một số cư dân để báo cáo tình hình, cùng nhau đưa ra phương án giải quyết. Ngay sau cuộc họp, Ban quản trị, Ban quản lý, Chủ đầu tư và cư dân thống nhất trình báo sự việc cho cơ quan chức năng. Khoảng 21h, Ban quản trị, Ban quản lý, Chủ đầu tư và cư dân đã làm việc với Công an phường 1 (quận 4) về vụ việc. Đến ngày 03/4, nhân viên của Ban quản lý đã được mời lên Công an phường 1 phối hợp cung cấp thông tin. Đến nay, Ban quản lý chung cư Galaxy 9 vẫn đang phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra và xử lý vụ việc. Hưng Long http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nhung-chuyen-xay-ra-ngoai-ong-kinh-camera-toa-Galaxy9-luc-21h30-ngay-14-post197210.gd | ||||||||
CHƯA BẮT THẰNG DÂM TẶC THÌ LÀM SAO DÂN CHÚNG ĐƯỢC AN LÀNH ! Posted: 07 Apr 2019 10:00 AM PDT Hoàng Hải VânSự phẫn nộ của dân chúng đối với tên nguyên Viện phó công quyền dâm ô đồi bại đối với trẻ em là sự phẫn nộ hoàn toàn chính đáng. Bởi vì khi thằng này còn nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật ngày nào thì ngày đó không một gia đình có con nhỏ nào được yên ổn. Không bắt thằng dâm tặc này thì không răn đe được những thằng dâm tặc khác, sự lo lắng càng dâng cao. Giờ đây, không ai dám để con trẻ một mình vào thang máy hay đi ra đường vắng, nhỡ mấy thằng dâm tặc được luật pháp bao che đang lù lù ở đó thì làm sao ? Với tất cả những gì đã phơi bày trên truyền thông được phát đi từ những nguồn tin có chứng cứ, việc chậm trễ khởi tố và bắt giam thằng này là vô trách nhiệm. Do sự chậm trễ đó mà tên tuổi hành vi hình ảnh dâm ô đồi bại của thằng kia đã nhanh chóng xuất hiện trên truyền thông quốc tế, càng làm xấu mặt dân Việt ta. Một số kẻ đang cao giọng cho rằng đám đông không nên kết tội một người khi tòa án chưa kết tội, những người này nên câm miệng lại. Đạo lý của dân chúng khác với đạo lý của tòa án. Không coi một người là phạm tội khi chưa có phán quyết của tòa án là cách nói của luật pháp. Luật pháp phải quy định như vậy vì liên quan đến việc hành xử của cơ quan thực thi pháp luật, là đề phòng các hành vi gây oan sai. Còn đối với dân chúng, khi thấy một kẻ giết người thì phải nói nó phạm tội giết người chứ. Nhân đây cũng lưu ý các nhà báo khi dùng từ ngữ. Ngôn ngữ báo chí không phải là ngôn ngữ của các cơ quan tố tụng. Cho nên đối với những trường hợp mà báo chí phát hiên với đầy đủ chứng cứ một kẻ giết người hay một kẻ dâm ô đối với trẻ em thì phải gọi đúng hành vi của kẻ đó, chẳng việc gì phải gọi là "nghi phạm". "Nghi phạm" là từ ngữ của các cơ quan tố tụng, không phải là từ ngữ của báo chí. Báo chí mà chỉ "nghi" thì không được đưa tin. Một bài báo cần gọi đúng tên, đúng hành vi, nó không phải là một bản án mang ra thi hành nên không cần phải dùng ngôn ngữ tố tụng. Dân chúng gọi cái thằng nguyên Viện phó kia là dâm ô đối với trẻ em. Vì dân chúng thấy đủ chứng cứ cho nên mới yêu cầu cơ quan điều tra xác định hành vi của nó để cho tòa án kết tội nó, để luật pháp cách ly nó ra khỏi xã hội cho dân chúng nhờ. Trong hạnh bố thí của nhà Phật có ba loại bố thí : "Tài thí" là mang tiền bạc, của cải ra cho; "pháp thí" là chỉ cho phương cách giải thoát và "vô úy thí" là mang đến sự bình an không sợ hãi. Trong đó vô úy thí là hạnh bố thí cao nhất. Nạn dâm ô đối với trẻ em đang làm cho cả xã hội sợ hãi, Nhà nước là công bộc của dân chứ không phải là kẻ đi bố thí, nhưng đến nước này thì người dân cũng xin nhà nước "bố thí" sự an lành không sợ hãi cho dân chúng, bằng cách bắt giam ngay cái thằng dâm tặc đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật kia, làm ơn đi ! HOÀNG HẢI VÂN | ||||||||
TT Philippines cảnh báo Trung Quốc trước hành động "phi pháp" trên Biển Đông Posted: 07 Apr 2019 10:00 AM PDT Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cảnh báo Trung Quốc tránh xa đảo tranh chấp trên Biển Đông và yêu cầu binh lính sẵn sàng. Theo Guardian, trong bối cảnh ông Duterte muốn thu hút sự đầu tư vào kinh tế từ Trung Quốc, Tổng thống Philippines đã kiềm chế không đưa ra những chỉ trích đối với nước này trong lúc Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Tuy nhiên sau khi quân đội Philippines cảnh báo rằng hàng trăm tàu tuần duyên và tàu đánh cá Trung Quốc đã tới gần đảo Thị Tứ (tên gọi của Philippines là đảo Pag-asa), Tổng thống Duterte cuối cùng đã lên tiếng. "Tôi sẽ không nài nỉ hay cầu xin mà tôi chỉ muốn nói rằng hãy tránh xa đảo Pag-asa bởi vì tôi đang có binh lính của mình ở đó", ông Duterte phát biểu. "Nếu Trung Quốc đụng vào, đó sẽ là chuyện hoàn toàn khác. Khi đó, tôi sẽ yêu cầu các binh lính của mình phải sẵn sàng để 'quyết tử'". Trước đó, ông Duterte đã nhiều lần nói rằng chiến tranh với Trung Quốc chẳng khác nào "tự sát" và Philippines sẽ là bên phải chịu tổn thất nhiều hơn. Những lời trên của Tổng thống Philippines được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao nước này cho hay, sự hiện diện của khoảng 200 tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ là xâm phạm "bất hợp pháp" chủ quyền lãnh thổ Philippines. Vào năm 2016, tòa án quốc tế đã tuyên bố rằng Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền lịch sử trên Biển Đông, một phán quyết có thể coi là chiến thắng lớn cho tất cả những nước trong khu vực. Tuy nhiên ông Duterte đã gác lại một bên phán quyết này và có những chính sách mềm mỏng trên biển. Về phần mình, Bắc Kinh đã phủ nhận căng thẳng xảy ra ở đảo Thị Tứ và khẳng định họ và Manila đang "trao đổi một cách thẳng thắn, thân thiện và mang tính xây dựng" về vấn đề này. Trong khi đó, Mỹ đã nhanh chóng bày tỏ sự phản đối đối với những hoạt động trái phép của Trung Quốc. Vào tháng 3, lần đầu tiên Mỹ cho biết họ sẽ hỗ trợ Manila trong trường hợp một cuộc "tấn công vũ trang" xảy ra ở Biển Đông. Mỹ cũng nhiều lần triển khai tàu chiến trên Biển Đông để khẳng định quyền tự do đi lại cũng như cho tàu đến gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng trong các khu vực tranh chấp. Việt Nam từng nhiều lần khẳng định mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền và bất hợp pháp. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình ở hai quần đảo này, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong khi tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp, Việt Nam đề nghị các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình. | ||||||||
Đầu tư gần 1.000 tỉ, giờ còn 108,6 tỉ và nợ hơn 1.500 tỉ Posted: 07 Apr 2019 10:00 AM PDT TTO - Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết dự kiến tổ chức đấu giá tài sản Nhà máy thép Vạn Lợi (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh) vào ngày 26-4, sau nhiều năm dự án nghìn tỉ này "đắp chiếu". Theo số liệu mà chúng tôi có được, tính đến cuối năm 2010 dự án này đã được đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, trong đó các ngân hàng đã đổ vào khoảng 750 tỉ đồng nhưng giá trị còn lại của nhà máy đến nay, theo các cơ quan thẩm định, chỉ hơn 108,6 tỉ đồng! Đống sắt gỉ nghìn tỉ Khi tìm đến nhà máy thép Vạn Lợi, trước mắt chúng tôi là một nhà máy hoang phế, cỏ dại mọc um tùm, nhà xưởng mốc meo, hệ thống máy móc bị hoen gỉ... Người bảo vệ nhà máy cho biết hiện có 10 người được thuê thường xuyên bảo vệ "đống sắt gỉ" này. "Tôi được thuê bảo vệ nhà máy đã ba năm mà không thấy họ xây dựng gì thêm" - người bảo vệ nói. Theo ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh, dự án này lẽ ra hoàn thành giai đoạn 1 và cho sản phẩm phôi thép thương phẩm, gang thỏi vào tháng 8-2010. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính bị hạn chế, dự án phải ngưng lại từ cuối năm 2010 đến nay. Thời gian qua, Hà Tĩnh rốt ráo tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn để dự án này triển khai tiếp. Thậm chí địa phương này còn đưa ra "tối hậu thư" là phải huy động nguồn lực để tiếp tục triển khai, nếu dự án tiếp tục "đắp chiếu" kéo dài sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Và sau nhiều năm chờ đợi, ngày 25-5-2015, Hà Tĩnh đã ra quyết định thu hồi đất, thu hồi giấy phép đầu tư nhà máy thép Vạn Lợi, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý việc thanh lý dự án, tháo dỡ máy móc, thiết bị... "Do dự án dừng lại và bỏ hoang lâu quá nên chúng tôi ra quyết định thu hồi giấy phép đầu tư. Theo luật, thời gian thanh lý dự án (1 năm) của họ sắp hết. Nếu chủ đầu tư chuyển giao cho đối tác có đầy đủ năng lực, dự án này vẫn tiếp tục. Có lẽ thời điểm này rất khó..." - một vị lãnh đạo của ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh nói. Ngân hàng có mất vốn? Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án nhà máy thép Vạn Lợi có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng, đến thời điểm tạm ngừng (năm 2010) đã đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, trong đó hơn 750 tỉ đồng vay từ các ngân hàng: VDB (620 tỉ đồng), Vietcombank (70 tỉ đồng) và BIDV (gần 50 tỉ đồng). Khi chúng tôi liên hệ để tìm hiểu về khả năng thu hồi nợ, một lãnh đạo VDB chi nhánh Hà Tĩnh đã từ chối trả lời với lý do chi nhánh không có quyền phát ngôn, mà phải liên hệ trụ sở chính ở Hà Nội. Trong khi đó, một lãnh đạo BIDV Hà Tĩnh cho biết việc thẩm định hồ sơ để cho chủ đầu tư vay làm dự án nhà máy thép Vạn Lợi chủ yếu là VDB, các ngân hàng khác chỉ góp vốn theo tỉ lệ. Cũng theo vị này, tài sản thế chấp vay vốn của chủ đầu tư để triển khai dự án nhà máy thép Vạn Lợi là tài sản hình thành sau đầu tư (đống sắt gỉ bị bỏ hoang). Các ngân hàng đã có nhiều cuộc làm việc với chủ đầu tư để khởi động lại dự án, nhưng đến nay dự án vẫn "án binh bất động". Tài sản ở dự án nhà máy thép Vạn Lợi vẫn thuộc quyền chủ đầu tư. Còn phía ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư phải có những biện pháp bảo vệ tài sản, không để mất mát. Nợ phải trả hơn 1.500 tỉ đồng Được khởi công vào năm 2008, dự án Nhà máy thép Vạn Lợi (công suất 500.000 tấn/năm) do Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh (Tập đoàn thép Vạn Lợi 58,4%, Công ty CP đầu tư khoáng sản Hợp Thành 34% và một số cá nhân) làm chủ đầu tư, nhà thầu Trung Quốc thi công. Dự kiến đến năm 2010 dự án đi vào hoạt động, nhưng đến nay vẫn chỉ là một đống sắt gỉ phơi mưa nắng. Theo Chi cục Thi hành án thị xã Kỳ Anh, số tiền mà chủ đầu tư nhà máy thép này phải trả cho Vietcombank là hơn 150 tỉ đồng (trong đó nợ gốc hơn 74 tỉ, lãi quá hạn 71 tỉ đồng, phạt lãi quá hạn hơn 5 tỉ), BIDV là 115 tỉ đồng (nợ gốc hơn 49 tỉ, lãi quá hạn hơn 27 tỉ, lãi phạt quá hạn hơn 38 tỉ) và VDB gần 1.300 tỉ đồng (nợ gốc gần 590 tỉ, nợ lãi quá hạn gần 500 tỉ, phạt lãi quá hạn gần 180 tỉ). Tính cả gốc lẫn lãi, chủ đầu tư phải trả cho ngân hàng hơn 1.500 tỉ đồng. Giá khởi điểm hơn 108 tỉ đồng Ngày 5-4, một lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh cho biết sau quá trình thẩm định giá, Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh đã tổ chức bán hồ sơ đấu thầu tài sản Nhà máy thép Vạn Lợi với giá khởi điểm hơn 108 tỉ đồng. Theo bà Thái Thị Tân - chánh án TAND thị xã Kỳ Anh, tòa án đã tiếp nhận hồ sơ tranh chấp dân sự của dự án Nhà máy thép Vạn Lợi. Tuy nhiên, do hai bên đã đạt được thỏa thuận nên toàn bộ hồ sơ được chuyển cho Chi cục Thi hành án dân sự để thi hành án. Ông Nguyễn Hồng Nam, chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh, cho biết kết quả thẩm định của Công ty CP giám định và thẩm định Phương Đồng (Hà Nội) cho thấy giá trị còn lại của nhà máy là hơn 108,6 tỉ đồng. Cơ quan này đã chọn Công ty TNHH đấu giá Hồng Lĩnh tổ chức bán đấu giá tài sản nhà máy thép này. Hồ sơ đấu giá tài sản đã được bán từ ngày 2-4, dự kiến ngày 26-4 tổ chức đấu giá tài sản nhà máy thép này. VĂN ĐỊNH | ||||||||
Posted: 07 Apr 2019 10:00 AM PDT Từ ThứcĂn trưa ở nhà một người quen ở Deauville. Trong đám thực khách có một ông ở VN qua, không biết đi ''tham quan'' hay đi ''nghiên cứu'', khoe ở VN ta bây giờ cái gì cũng có, chỉ cần có tiền là có đủ hết. Tôi nói đúng vậy, ở VN ngày nay có tiền có thể mua cả nhân phẩm con người, nói gì ba cái vặt vãnh. Không khí bữa ăn trở thành nặng nề, không nhớ đã ăn gì và rượu có ngon không. Sự thực, nói mua được nhân phẩm cũng không đúng. Vì cái duy nhất tiền không mua được là nhân phẩm. Nếu trong một xã hội, tiền có thể mua được tất cả, xã hội đó không coi trọng nhân cách con người nữa. Triết gia Kant nói mỗi người đều có một giá ( prix ), hoặc có phẩm cách ( dignité ). Nếu không có nhân cách, chỉ còn vấn đề giá cả, cao hay thấp. '' Ce qui a une dignité est supérieur à tout prix '' ( Người có nhân phẩm đứng trên mọi giá ). Nếu có nhân phẩm, không ai có thể mua chuộc được. Nếu mua chuộc được, nếu có một giá bán, nhân phẩm đã chết . Không thể có cả hai. Khi tại một quốc gia số người có nhân phẩm càng ngày càng hiếm, việc mua người càng ngày càng dễ. Khi cái bọn không có nhân cách nắm trọn quyền, việc mua bán, không chỉ mua người, mà mua cả một quốc gia, cũng chỉ còn là vấn đề giá cả.Mua, bán một nước là một cách nói. Không nhất thiết phải ký kết để trao toàn bộ lãnh thổ của tổ tiên cho ngoại bang. Chuyện mua, bán có thể diễn ra dưới muôn hình, vạn trạng. Nhận tiền lại quả, hay chịu áp lực, hay cả hai, cho '' người nước lạ '' làm đường xuyên Việt, tự quàng cái tròng váo cổ để chết lè lưỡi, là một thí dụ đập vào mắt, choáng váng.Với ngân khoản trên 1000 tỷ dollars Tàu dành cho kế hoạch '' Một vòng đai, một con đường'', có võ khí gì chống lại, nếu con người không còn nhân cách ? Đó chính là cái mà chế độ CS tìm mọi cách tiêu diệt, qua giáo dục đồi bại, qua tôn giáo quốc doanh.Chúng ta không làm gì, không phẫn nộ, phản kháng, chúng ta thờ ơ đứng khoanh tay nhìn, hay giả vờ không nhìn thấy, cũng là một hình thức bị mua chuộc. Cái giá là được yên ổn sống. Được tạm yên ổn sống. ( tuthuc-paris-blog.com ) |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét