“30 NĂM TRƯỚC, LAO ĐỘNG CHỦ NHẬT ĐÃ LÀM CUỘC “CÁCH MẠNG BÁO CHÍ CÁCH MẠNG”” plus 8 more |
- 30 NĂM TRƯỚC, LAO ĐỘNG CHỦ NHẬT ĐÃ LÀM CUỘC “CÁCH MẠNG BÁO CHÍ CÁCH MẠNG”
- 30 NĂM TRƯỚC, LAO ĐỘNG CHỦ NHẬT ĐÃ LÀM CUỘC “CÁCH MẠNG BÁO CHÍ CÁCH MẠNG”
- Thư trả lời người bạn đồng nghiệp «trách móc» dân oan - LƯƠNG TRI TRÍ THỨC (phần 2)
- Cử tri chất vấn đại biểu về trách nhiệm trong sai phạm Thủ Thiêm
- Hội Nghề cá phản đối Trung Quốc cướp mực của ngư dân Quảng Nam
- Thử nhìn lại : Liên-xô và cả Đông Âu sụp đổ, tại sao Việt nam chưa?
- MA QUYỀN LỰC.
- Ngụy biện của ông Võ Văn Thưởng
- RUN NHƯ CẦY SẤY TRƯỚC THAN HỒNG
30 NĂM TRƯỚC, LAO ĐỘNG CHỦ NHẬT ĐÃ LÀM CUỘC “CÁCH MẠNG BÁO CHÍ CÁCH MẠNG” Posted: 20 Jun 2019 03:36 PM PDT BÀI I: TRÍCH HỒI KÝ "ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH" CỦA NGUYÊN TBT TỐNG VĂN CÔNG Nhân 21/6, ngày được gọi là "ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam", tôi nhớ lại những ngày sát cánh với các đồng nghiệp trong tờ báo đầu tiên đã làm "cuộc Cách mạng nền báo chí Cách mạng" vào tháng 12 năm 1989. Tuy bị đánh quỵ vào năm 1993 từ một quyết định của Bộ Chính trị ĐCS VN do e sợ tác động "diễn biến hoà bình" của tờ báo, chỉ trong 5 năm tung hoành với một ê kíp được nhà báo Lý Quý Chung (cây bút thể thao nổi tiếng Sài Gòn trước 1975) nhận xét là "đội hình đẹp như mơ" (gồm một số cây bút tên tuổi Sài Gòn cũ, một số nhà báo tài năng của miền Bắc, có cả 2 "tên" vừa đi tù về, hihi), báo LĐCN đã tạo bước chuyển không thể quay lui của báo chí "chính thống": có phần bám sát thực tế xã hội, dám nói thật một số điều (tuy còn xa sự thật), phần nào nói tiếng nói của dân chứ không phải chỉ của "lãnh đạo". Trong 30 năm làm báo "chính thống", đó là những năm tôi thấy đắc ý vì được "làm báo" đúng nghĩa. Xin chia sẻ với các bạn vài hồi ức của những người trong cuộc. TRÍCH HỒI KÝ "ĐẾN GIÀ MỚI CHỢT TỈNH" CỦA NGUYÊN TBT TỐNG VĂN CÔNG Ở thập kỷ 80 hầu hết các báo ở Trung ương trong đó có báo Lao Động đều được bù lỗ từ tiền của ngân sách. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động giao khoán cho Ban biên tập báo Lao Động "định mức số tiền được phép lỗ". Cuối năm nếu số tiền bị lỗ thấp hơn định mức thì được coi là "lãi" và được thưởng vì đã "có lãi"! Tờ báo được mua từ quỹ công đoàn, hoàn toàn không bán được ở các sạp báo ngoài thị trường. Tôi đề nghị với Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Phạm Thế Duyệt 2 điều và được ông chấp nhận: – Nếu báo Lao Động thoát khỏi bù lỗ thì được phép chi trả nhuận bút vượt quy định của Bộ Thông tin – Văn hóa và trả phụ cấp cho phóng viên không theo quy định của ban Tài chính Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. – Tổng biên tập có quyền sắp xếp lại nhân sự của cơ quan báo Lao Động: giảm biên chế, bãi chức vụ những người không đủ năng lực; sau khi có đủ khả năng tài chính tự trang trải chi thu thì có quyền tăng biên chế theo sự cần thiết để phát triển tờ báo Khi tôi nhận làm tổng biên tập, tổ chức nhân sự của báo là một hệ thống thứ bậc "sống lâu lên lão làng", hoặc "kinh qua trường Đảng". Tất cả các trưởng ban, trưởng phòng đều là đảng viên "4 tốt", đã học qua trường Đảng, nhưng không đủ năng lực để đảm đương chức vụ. Có những trường hợp kỳ quặc như: Anh V. là lái xe lâu năm được đề bạt làm Chánh văn phòng, anh Q. chữa morat lâu năm được đề bạt làm Tổng thư ký tòa soạn, cô B. đánh máy lâu năm được lên phóng viên đặc biệt (phóng viên có 6 bậc, trên bậc 6 là phóng viên đặc biệt ngang với bậc chuyên viên của công chức). Có ba phóng viên có năng lực hơn hẳn các trưởng ban, nhưng do chưa vào Đảng nên không được đề bạt là: Phạm Huy Hoàn, Trần Đức Chính, Nguyễn An Định. Đảng ủy cơ quan báo Lao Động (đều là các trưởng ban, trưởng phòng) viện mọi lý do để không cho 3 người này vào Đảng vì sợ họ vượt qua mình: Anh Chính bị cho là tự cao, tự đại; anh Hoàn bị loại vì xuất thân từ gia đình tư sản; anh Định có bố theo đạo công giáo. Tôi quyết định đề bạt 3 anh này lên trưởng ban. Sau khi họ làm tốt chức trách của trưởng ban, Đảng ủy không có lý do chính đáng để ngăn họ vào Đảng. Sau này Phạm Huy Hoàn kế nhiệm tôi. Sau khi nghỉ hưu, anh làm Tổng biên tập báo mạng Dân Trí cho đến nay. Anh Trần Đức Chính làm Phó Tổng biên tập báo Lao Động, sau đó là Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận, hiện nay anh vẫn đều đặn có bài trào lộng ở mục "Nói hay đừng" trên báo Lao Động với bút danh Lý Sinh Sự nổi tiếng. Nguyễn An Định là cây bút tài hoa, nhưng mất sớm. Trong số hơn 30 phóng viên đã phải loại ra 10 người không biết viết! Để anh em này yên tâm ra đi, chúng tôi nâng lương cho mỗi người lên hai bậc. Việc tinh giản bộ máy như thế này là chưa từng có. Đồng thời với việc tinh giản bộ máy, chúng tôi tuyển dụng những cây bút có nghề. Lúc ấy Sài Gòn đã có ba tờ báo ngày và đều tỏ ra có sức sống ở thị trường hơn hẳn các tờ báo ở Trung ương. Trong đó có tờ Tuổi Trẻ, trước năm 1981 còn là tờ báo yếu nhất (năm 1981, báo Sài Gòn Giải phóng 90.000 tờ/kỳ; Báo Phụ nữ Thành phố và Công nhân giải phóng 25.000tờ/kỳ; Tuổi Trẻ 10.000 tờ/kỳ). Sau khi báo Tin Sáng bị đình bản, các nhà báo Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức, Võ Văn Điểm về báo Tuổi Trẻ, biến tờ báo này trở thành tờ báo đi đầu đổi mới. Lẽ ra các nhà báo này phải được quý trọng, nhưng ngược lại Thành đoàn và ban biên tập Tuổi Trẻ thường tỏ ra không mặn đối với họ, những người xuất thân từ chế độ cũ thường bị BanTuyên huấn Đảng và cơ quan an ninh săm soi. Đó là thời cơ để chúng tôi "trải thảm" mời các bạn ấy về báo Lao Động. Anh Hữu Tính trưởng cơ quan miền Nam được giao nhiệm vụ tiếp xúc mời mọc các anh. Nhiều nhà báo giỏi muốn rời Tuổi Trẻ sang với chúng tôi: Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức, Hoàng Thoại Châu, Huỳnh Dũng Nhân, Quang Đồng, Kim Phi, Phan Tùng. Tất cả các anh này đều yêu cầu tôi nhận thêm anh Hồng Đăng vừa rời nhiệm vụ trợ lý báo chí của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Anh em đề nghị như vậy có lẽ vì họ biết tôi có chỗ rất yếu về chính trị là không được lòng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Tôi bảo họ ở đây đang thừa cán bộ chính trị, chỉ cần người giỏi nghề như các anh. Anh Lý Quý Chung bảo: "Hồng Đăng không phải chỉ là cán bộ chính trị mà cũng rất giỏi nghề. Chúng tôi cần có anh ấy". Anh Hoàng Thoại Châu thuyết phục tôi gần một tiếng đồng hồ để tôi tin rằng Hồng Đăng tương lai sẽ là một "ngôi sao lãnh đạo báo chí cách mạng". Tôi miễn cưỡng nhận Hồng Đăng vì chiều ý anh em. Tôi không lường được anh này rất có ý thức lợi dụng "gót chân Achile" của tôi là bị Nguyễn Văn Linh ghét và các anh giỏi nghề đều có vấn đề về lý lịch: Lý Quý Chung là Bộ trưởng Chính phủ Dương văn Minh, Trần Trọng Thức là sĩ quan, biên tập viên Việt Tấn xã, nhà thơ Hoàng Hưng đã bị tù 3 năm, họa sĩ Chóe vừa ra tù sau 10 năm... Bằng sự từng trải nghề nghiệp, Lý Quý Chung nhận xét theo ngôn ngữ bóng đá: "Báo Lao Động là một đội hình đẹp như mơ"! Lý Quý Chung thiết kế tờ báo Lao Động Chủ Nhật với sự góp ý của Trần Trọng Thức. Trong buổi họp trước khi in báo, ông Nguyễn Văn Dòng giám đốc Nhà in chân thành góp ý: "Tờ báo ăn khách hay không chủ yếu là do nội dung, chứ không phải hình thức. Các anh chủ trương in 4 màu thì giá thành tờ báo rất cao, bán mắc, khó lòng được bạn đọc chấp nhận". Trái lại, tất cả chúng tôi tin rằng với nội dung hấp dẫn, bạn đọc sẽ vui lòng bỏ thêm tiền để nó có hình thức đẹp, làm một bó hoa trao cho bạn đọc ngày chủ nhật. Số báo thứ 8 ra ngày 11–3–1990 đưa tới bước ngoặt khi đăng bài "Xưởng nước hoa Thanh Hương tồn tại đến bao giờ?" nói về chuyện huy động vốn 19 tỉ đồng với lãi suất 14% trong khi sản xuất thu lãi chưa tới 2 triệu đồng/ tháng của Nguyễn Văn Mười Hai. Loạt bài về nước hoa Thanh Hương đã đưa số lượng in của tờ báo tăng vọt. Lao Động Chủ Nhật thắng lớn đưa tới quyết định xuất bản ba kỳ báo / tuần, cũng rất thành công. Cả ba kỳ báo đều phát hành ra sạp trên toàn quốc với số lượng cao nhất trong các báo Trung ương. Tôi từ chối ứng cử vào Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động, để đề cử người trẻ tuổi Hồng Đăng. Hồng Đăng đắc cử vào Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động với số phiếu rất cao. Cuối năm 1993, tôi nói với Hồng Đăng, mình rất yên tâm để nghỉ hưu vì đã có chú kế nhiệm. Vẫn biết quyền lực làm tha hóa con người, nhưng ở trường hợp Hồng Đăng thì vừa "đỗ ông nghè đã đe hàng tổng." Sau Đại hội Công đoàn toàn quốc khoảng hai tháng, tôi vào Sài Gòn thì hôm sau, bốn anh Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức, Hoàng Thoại Châu, Nguyễn Hữu Tính yêu cầu gặp riêng. Mỗi người kể một số biểu hiện không hay của Hồng Đăng. Nói chung là hách dịch, độc đoán, không minh bạch trong thu, chi. Cuối buổi gặp, anh Lý Quý Chung lại đề nghị, khi góp ý với Tám Đăng xin anh giữ kín chuyện bốn anh em chúng tôi gặp anh hôm nay. Trong "Hồi ký Không tên", khi nhắc lại chuyện đổ vỡ của tập thể chủ chốt báo Lao Động, anh Lý Quý Chung viết "tôi cho rằng trong cương vị tổng biên tập, anh Tống Văn Công thiếu sự quyết đoán và không kịp thời chận đứng những lệch lạc trong nội bộ, khiến cho con đường phát triển độc đáo của tờ báo – một tờ báo mang tính đột phá về nghề nghiệp ở thời điểm đó – bị khựng lại giữa lúc đầy hưng phấn". Cái lỗi "không kịp thời chận đứng" của tôi có một phần từ yêu cầu "giữ kín" của anh! Cuối năm 1993 tôi cao hứng làm một bài thơ và nộp bài cho nhà thơ Hoàng Hưng Trưởng ban Văn hóa – Văn nghệ, trước khi ra Hà Nội. Trong khi làm báo Xuân, Lý Quý Chung vẫn hay gọi điện cho tôi tán chuyện. "Tán" với nhau một lúc, tôi chợt hỏi, bài thơ của mình có được Hoàng Hưng duyệt cho vào báo Xuân không? Lý Quý Chung đáp có, nhưng không phải vào báo Xuân mà là báo Tết. Ngưng mấy giây, anh hỏi thêm, anh thấy sao? Tôi nói, được vô báo Tết cũng khoái, nhưng vô báo Xuân thì khoái hơn. Chung nói, thế à? Không ngờ sau đó anh đưa bài thơ vô báo Xuân. Trong cuộc họp cuối năm, Hồng Đăng đã gay gắt phê bình Lý Quý Chung là "vô tổ chức, vô kỷ luật, tùy tiện đưa bài thơ đã được người chủ biên xếp vào báo Tết chuyển qua báo Xuân mà không xin ý kiến". Lý Quý Chung trả lời, anh thấy không cần xin ý kiến là vì: 1/ bài đã được duyệt, tức là nội dung không có vấn đề; 2/ bài không hề kém những bài đã được chọn cho trang thơ báo Xuân. Đến đây thì Hồng Đăng nổi nóng, dùng những từ ngữ mà Lý Quý Chung gọi là "xài xể". Sở dĩ Lý Quý Chung quá bức xúc là vì trước đó một tuần có một việc xảy ra khi Hồng Đăng đi vắng, anh Chung trực tiếp báo cáo ra Hà Nội cho tôi. Biết chuyện này, Hồng Đăng đã to tiếng phê bình anh Chung ngay giữa sân cơ quan, "từ nay ông đừng làm việc với tôi mà cứ trực tiếp với Hà Nội"! Tết năm 1994, từ Hà Nội tôi vừa về tới Sài Gòn thì các anh Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức, Hoàng Thoại Châu, Nguyễn Hữu Tính yêu cầu gặp và đưa ra yêu cầu: Cả bốn người không thể cộng tác với Hồng Đăng, nếu tổng biên tập chọn Hồng Đăng thì ngay ngày mai cả bốn người xin thôi việc. Tôi gặp Hồng Đăng bàn cách hòa giải. Không ngờ vừa nghe nửa chừng, anh đứng lên nói to, "anh bảo cho bốn anh đó biết để họ yên tâm, ngay bây giờ, tôi thôi việc"! Nói xong, anh bước nhanh ra cửa. Tôi gọi giật lại, "Chú Tám, chú nên bình tỉnh cùng tôi hòa giải với anh em". Hồng Đăng xua tay rồi đi nhanh không ngoái lại. Mồng 4 Tết, tôi phải ra Hà Nội để kịp dự cuộc họp do Ban Tư tưởng Văn hóa triệu tập. Hai hôm sau, khoảng 9 giờ tối, Hồng Đăng gọi điện thoại: "Anh ơi, tôi gọi để báo với anh một tin quá bất ngờ. Bên an ninh người ta phát hiện là ở cơ quan mình có một âm mưu chính trị diễn biến hòa bình nhằm vô hiệu hóa tôi, người mà họ cho là có vai trò 'gác cổng chính trị'! Theo cơ quan an ninh thì người chủ mưu vụ này là Lý Quý Chung". Tôi không thể ngờ Hồng Đăng có thể phản đòn bằng cách vu khống chính trị bẩn thỉu như vậy. Dù rất tức giận, nhưng tôi cũng cố ôn tồn: "Chú Tám à, mấy anh em này vốn là những người rất quý chú. Chú cũng là người nhiều năm qua có nhận xét rất tốt về họ khi làm việc với cơ quan an ninh. Nay dù họ bất mãn, có phản ứng quá đáng, nhưng chú là người lãnh đạo, trước hết nên tự xét mình và nên rộng lượng đối với anh em, không nên đánh lại anh em bằng đòn chính trị! Tôi không thể đồng tình với chú trong chuyện này". Hồng Đăng đáp: "Anh ơi, tại sao anh lại nói như vậy, tôi xin nhắc lại, đây là phát hiện của cơ quan an ninh. Tôi vừa mới biết đã vội báo ngay cho anh". Tôi nói, chúng ta dừng câu chuyện ở đây để hai anh em mình cùng suy nghĩ, sau 30 phút tôi sẽ gọi lại chú. Sau này tôi mới biết, ngay hôm tuyên bố bỏ việc về nhà, Tám Đăng gọi hai anh cán bộ báo Quân Đội Nhân Dân ở bộ phận phía Nam đã nhiều năm làm công việc chữa morat cho tờ Lao Động Chủ Nhật, bàn cách tố giác "âm mưu chính trị" tới Cục 2 (từ năm 1995 là Tổng cục 2) và ông Lê Khả Phiêu, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và ông Nguyễn Văn Linh cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ đó đưa tới cuộc họp của Bộ Chính trị do Tổng bí thư Đỗ Mười chủ trì, đưa ra kết luận 4 điểm: "1– Đội ngũ báo Lao Động do Tống Văn Công tập hợp không đảm bảo an ninh chính trị. 2– Từ ngày Tống Văn Công làm tổng biên tập có nhiều loạt bài làm Bộ Chính trị không yên tâm. 3– Báo Lao Động là cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại sao Tống Văn Công đặt phòng thư ký tòa soạn ở Sài Gòn? 4– Hiện nay có tố giác đang xảy ra âm mưu diễn biến hòa bình. Dừng nói với Hồng Đăng, tôi gọi điện thoại cho anh Khổng Minh Dụ, Cục phó A 25. Gia đình cho biết anh Dụ còn ở cơ quan. Tôi gọi lên cơ quan. Sau khi nghe tôi kể, anh nói, giờ này tôi còn ở cơ quan là để giải quyết những chuyện chính trị, nhưng không phải của báo Lao Động. Ở báo Lao Động chỉ là mất đoàn kết nội bộ, chứ chả có chính trị chính em gì cả. Nghe vậy tôi có phần yên tâm, nhưng lại nghĩ, Hồng Đăng có thể đã đánh động tới Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Nguyễn Văn Tư, tôi liền đến nhà ông. Ông Tư mở cửa, dưới ánh điện, mặt ông đỏ rực vẻ hết sức căng thẳng nói, tôi định gọi anh thì may quá, anh đã tới. Tôi hỏi lại, chú Tám Đăng vừa gọi cho anh phải không? Anh yên tâm, anh Khổng Minh Dụ cục A 25 vừa cho tôi biết, ở báo Lao Động chỉ là mất đoàn kết, chẳng có vấn đề chính trị chính em gì cả. Ông Tư lắc đầu, không phải từ A 25! Đây là Cục 2 tình báo quân đội, họ đã báo cáo với Bộ chính trị! Anh gọi điện ngay cho Hồng Đăng để tôi nói chuyện. Tôi quay điện thoại trên bàn ông Tư. Vợ Hồng Đăng trả lời, anh Công à, anhTám đi vắng, sáng mai anh hẵn gọi nha. Tôi bảo, cô đi tìm chú Tám ngay, bảo anh Tư cần nói chuyện. Nghe vậy vợ Hồng Đăng vội vã gọi to, anh Tám ơi, dậy, dậy nói chuyện với anh Tư. Thì ra, sau khi bắn mũi tên "chính trị", chú ta đi ngủ, không cần nói gì với tôi nữa. Ông Tư chỉ nói một câu: Sáng mai chú phải đến cơ quan, ngày kia, tôi với anh Công sẽ vào. Ông Tư họp cơ quan miền Nam báo Lao Động, cho biết ông đã nhận được nhiều dấu hiệu mất đoàn kết trong anh em, nên muốn được nghe ý kiến từng người. Sau hai tuần, nghe ý kiến tất cả anh em, ông Tư họp cơ quan nói rõ nhận xét của mình: Không có âm mưu chính trị nào cả mà chỉ do mất đoàn kết nội bộ. Nguyên nhân là do anh Tống văn Công quá tin tưởng, giao quyền cho anh Hồng Đăng rộng quá mà thiếu sự kiểm soát. Anh Hồng Đăng lạm quyền, độc đoán, không tôn trọng anh em, hoạt động kinh doanh ngoài tờ báo không minh bạch. Từ ngày mai, anh Công phân công lại tòa soạn, sau đó từng thành viên trong ban biên tập phải tự kiểm điểm trách nhiệm của mình về tình trạng mất đoàn kết nghiêm trọng hiện nay. Tôi nói với Hồng Đăng, vì mấy anh em ở ban thư ký tòa soạn không chịu cộng tác với chú, nên tạm thời chú làm việc ở vòng ngoài, bao giờ hòa giải với nhau xong tôi sẽ đưa chú trở lại vị trí cũ. Tám Đăng phản ứng rất ngớ ngẩn, anh ạ, tôi xin nhắc anh, chức vụ của tôi là do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bổ nhiệm đấy. Tôi bảo, chức vụ của chú là do tôi đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động bổ nhiệm, phó tổng biên tập là người giúp việc cho tổng biên tập, có đúng thế không? Hồng Đăng cười gượng. Nhưng sau đó, anh ta tiếp tục xui giục một số người thân cận gây rối. Loan truyền tin tức về Cố vấn Nguyễn Văn Linh đang rất quan tâm đến người trợ lý cũ của mình bị vô hiệu hóa. Ngấm ngầm vận động anh em ký tên vào bản kiến nghị gửi lên Trung ương Đảng yêu cầu khôi phục vai trò người "gác cổng chính trị" ở báo Lao Động. Phan Tùng trưởng ban Quốc tế (nhân vật mà trước đó 2 năm nhà văn Bùi Việt Sĩ cho là có nhân tướng phản phúc) viết lá thư hướng dẫn cô Thanh Vân nhân viên ban thư ký tòa soạn cách gài bẫy Tổng thư ký Tòa soạn Lý Quý Chung bằng bản tin về vụ Thiên An Môn. Cô Thanh Vân xem thư xong đã xé nhỏ ném vào sọt rác. Anh Trần Thức (nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Huế, lúc đó làm công việc sửa morat) nhìn thấy, đã moi từng mảnh nhỏ của lá thư, dán lại trên trang giấy, nộp cho Tổng biên tập. Tôi gọi Phan Tùng, đưa lá thư bị xé đã được dán lại, yêu cầu anh viết bản tự kiểm điểm nói rõ anh viết lá thư này nhằm mục đích gì. Phan Tùng không tự kiểm điểm mà viết bản tường trình kể rằng mình nhận nhiệm vụ do Đảng cấp trên giao nhằm phát hiện bọn âm mưu diễn biến hòa bình trong tờ báo. Tôi bảo, Phan Tùng ghi rõ tên người thay mặt Đảng cấp trên chỉ đạo anh làm việc này, tôi sẽ xem anh là người có công làm nhiệm vụ đặc biệt cho Đảng, tuy có sơ suất. Nếu anh không nói được tên người chỉ đạo thì ngay ngày mai tôi mời họp chi bộ đuổi anh ra khỏi Đảng, sau đó cho anh hưởng ba tháng lương để đi tìm việc nơi khác. Phan Tùng không thể tin rằng tôi là một kẻ có tên trong sổ đen vì âm mưu diễn biến hòa bình, lại có thể đuổi ra khỏi "Đảng quang vinh" một người có lý lịch như anh ta: Nguyên chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, con rể ông Phan Văn Dỉnh Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, cánh tay phải của nguyên trợ lý báo chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh! Phan Tùng nộp bản tường trình mới khẳng định: "không thể công khai tên của đồng chí cấp trên, vì đó là nguyên tắc của Đảng". Tôi họp đảng bộ báo Lao Động cả miền Bắc và miền Nam, chỉ trừ 3 phiếu của Phan Tùng, Tám Đăng, Tư Hạnh (vợ Tám Đăng), còn lại đều biểu quyết khai trừ Phan Tùng ra khỏi Đảng. Sau đó, Phan Tùng xin về Liên hiệp Hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn kiểm tra của Ủy ban kiểm tra thuộc Tổng Liên đoàn Lao động kết luận các hoạt động kinh tế ở cơ quan báo Lao động thường trú Miền Nam do Hồng Đăng trực tiếp điều hành có 5 sai phạm nghiêm trọng: Mua bán đất Cầu Tre vi phạm luật đất đai; mua bán ở phòng kinh doanh và thu chi tiền quảng cáo không minh bạch. Đảng bộ báo Lao Động quyết định khai trừ Hồng Đăng ra khỏi Đảng và được Đảng ủy cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chấp nhận. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động quyết định cách chức phó tổng biên tập và buộc thôi việc đối với Hồng Đăng. Suốt hai tháng thực hiện việc "kiểm điểm", số đông anh em, nhất là các cán bộ chủ chốt của tờ báo quan tâm cách xử lý đối với tôi. Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động biết điều đó nên đã luôn trấn an là "anh Công sẽ còn tiếp tục làm việc" và tổ chức thăm dò xem những ai sẽ nghỉ việc nếu tôi bị buộc phải nghỉ hưu. Ngày 9 tháng 10 năm 1994, anh Nguyễn Hữu Tính trưởng cơ quan miền Nam báo Lao Động có thư báo cáo Tổng Liên đoàn Lao động là đã có 19 người gặp anh "bày tỏ sẽ nghỉ việc ngay". Trong đó có Lý Quý Chung tổng thư ký tòa soạn, Trần Trọng Thức trưởng ban kinh tế, Hoàng Thoại Châu (bút danh Ba Thợ Tiện), họa sĩ Chóe, Lê Xuân Tiến trưởng ban thể thao, Đinh Quang Hùng trưởng ban in ấn và phát hành báo, Lưu Trọng Văn cây bút phóng sự điều tra sắc bén. Từ danh sách này bà Hoàng Thị Khánh phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động chọn mời 4 người mà bà cho là quan trọng nhất đối với chất lượng tờ báo là Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức, Chóe, Ba Thợ Tiện để "công tác tư tưởng". Bà nói tờ báo không phải của riêng anh Tống Văn Công mà nó là của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn. Tổng Liên đoàn Lao động vừa muốn bảo vệ tôi để giữ được những nhà báo giỏi, vừa muốn chứng tỏ đã tôn trọng các kết luận của Bộ chính trị. Phương án giải quyết được chọn là: Tôi không còn là tổng biên tập mà là "cố vấn" hoặc "phó tổng biên tập", nhưng vẫn là người thực sự điều hành tờ báo y như trước. Các nhà báo có vai trò chủ chốt đứng đầu là Lý Quý Chung không chịu như vậy. Lý Quý Chung nói: "Chỉ thêm chữ Q. trước ba chữ tổng biên tập tôi cũng thôi việc, chứ chưa cần hạ xuống phó tổng biên tập" (thêm chữ Q. tức là "quyền tổng biên tập"). Ngày tôi nhận quyết định nghỉ hưu, cầm vé máy bay để hôm sau về Sài Gòn, thì bất ngờ có giáo sư Nguyễn Lân Dũng đến thăm. Tôi phân trần, mình lu bu quá nên không báo cho Nguyễn Lân Dũng biết chuyện mình nghỉ hưu và về Sài Gòn. Nguyễn Lân Dũng trố mắt ngạc nhiên hỏi "vì sao"? Tôi nói, mình phải chịu trách nhiệm về nội bộ lục đục và bị tố cáo có âm mưu "diễn biến hòa bình". Lân Dũng bảo, anh nào tố cáo bậy bạ vậy? Anh không quen với một ông Bộ Chính trị nào hay sao? Tôi nói, mình quen ít nhứt ba bốn ông chứ, nhưng để làm gì? Chẳng lẽ chạy đến xin được giúp đỡ? Dũng hỏi, anh Phạm Thế Duyệt có biết chuyện này không? Không chờ tôi trả lời, Nguyễn Lân Dũng quay chiếc điện thoại trên bàn tổng biên tập. "Thưa anh Duyệt, tôi Nguyễn Lân Dũng đây! Tôi đang ở chỗ anh Công. Tại sao anh Công nói ngày mai anh ấy về Sài Gòn, không ra nữa, anh đã biết chuyện này chưa ạ? Vâng, vâng, anh Công đang ở đây, anh Duyệt muốn nói với anh". Tôi bước lại cầm ống nghe. Anh Duyệt hỏi, hai giờ chiều nay anh Công đến nhà mình được không? Tôi nghĩ, đến từ giã người đã đưa mình ra Hà Nội là phải lẽ. Khi anh Phạm Thế Duyệt từ chỗ là chủ tịch công đoàn mỏ Mạo Khê, do "cơ cấu" đã vọt lên làm phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động, tôi đang kiêm nhiệm phó tổng biên tập báo Lao Động phụ trách miền Nam. Tôi đã đưa anh đi thăm các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên gần một tháng do đó đã nảy nở một tình thân. Dù là cấp trên, nhưng anh kém tôi bốn tuổi, tham gia cách mạng và vào Đảng đều sau tôi gần mười năm cho nên tôi cũng được anh nể trọng. Khi tôi bị Thành ủy Sài Gòn cách chức, anh đã vào xin Thành ủy cho chuyển tôi về cơ quan miền Nam của báo Lao Động. Anh Phạm Thế Duyệt ra tận cổng đón tôi vào. Từ ngày anh rời Tổng Liên đoàn Lao động, làm bí thư Thành ủy Hà Nội cho đến nay tôi mới tới nhà anh. Chỉ có hai anh em trong phòng khách, nhưng anh hạ giọng thầm thì: Bộ chính trị có một phiên họp đặc biệt về báo Lao Động. Tống Văn Công bị kết luận bốn "vấn đề": Một là anh tổ chức nhân sự báo Lao Động làm cho cơ quan an ninh không yên tâm; hai là từ ngày anh làm tổng biên tập có nhiều loạt bài khiến Bộ chính trị lo lắng; ba là báo Lao Động, cơ quan ngôn luận cấp Trung ương, theo nguyên tắc phải ở Hà Nội mà anh tự tiện để tòa soạn ở thành phố Hồ Chí Minh; bốn là anh có trách nhiệm trong việc để xảy ra lục đục trong cơ quan và bị tố cáo có âm mưu diễn biến hòa bình. Bộ chính trị kết luận, anh và một số anh ở báo Lao Động không đảm bảo tiêu chuẩn chính trị để tiếp tục làm báo trong giai đoạn này. Nếu không có Nguyễn Lân Dũng đưa đến cuộc gặp Phạm Thế Duyệt thì tôi cứ nghĩ mình "về vườn" vì chuyện lục đục nội bộ! Chỉ cần một tội là để "lục đục nội bộ" cũng đủ cho tôi về vườn rồi, do đó Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động không công khai ba tội kia vì nó quá "nhạy cảm chính trị". Về tội thứ nhất: Người ta muốn nói về hai người có vị trí trong làng báo thời Việt Nam Cộng hòa là Lý Quý Chung (Bộ trưởng Thông tin Chiêu hồi trong chính phủ Dương Văn Minh), Trần Trọng Thức cán bộ Việt tấn xã. Họa sĩ Chóe bị tù do vẽ bức biếm họa ông Lê Đức Thọ chìa răng hô (vẫu) xé toẹt Hiệp nghị Paris. Nhà thơ Hoàng Hưng đi tù vì giữ tập thơ "Về Kinh Bắc" của Hoàng Cầm. Cả hai anh này vừa ra tù, tôi đã mời về báo Lao Động. Về tội thứ 2, trong một tháng báo Lao Động có 4 bài phê bình 4 Bộ trưởng của Chính phủ (Bộ trưởng y tế Phạm Song, Bộ trưởng Bộ Năng Lượng Vũ Ngọc Hải, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp Phan Xuân Đợt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm). Về tội thứ 3, thì phải nói tôi không hề vụng trộm đặt tòa soạn ở Sài Gòn. Người có trách nhiệm cao nhất của Đảng về tuyên huấn, báo chí là ông Nguyễn Đức Bình đã nhiều lần tới thăm Cơ quan miền Nam báo Lao Động ở 120 Nam Kỳ Khởi nghĩa, nghe tôi giới thiệu mạng thông tin kỹ thuật số (sớm nhất các báo Trung ương) đã làm cho văn phòng Hà Nội và văn phòng Sài Gòn như ngồi chung trong một gian phòng, có thể cùng thảo luận, tranh cãi với nhau. Tội thứ tư là có trách nhiệm của tôi đối với tình trạng nội bộ đấu đá nhau. Thực ra nguồn gốc của tình trạng này có nguyên nhân chủ yếu từ sự phân biệt đối xử của Đảng đối với những người từng làm việc trong chế độ cũ, dùng họ nhưng không bao giờ tin họ! Chị Kim Hạnh nguyên Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đã cảnh báo điều đó với tôi khi tôi nhận các anh Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức về báo Lao Động. | ||||
30 NĂM TRƯỚC, LAO ĐỘNG CHỦ NHẬT ĐÃ LÀM CUỘC “CÁCH MẠNG BÁO CHÍ CÁCH MẠNG” Posted: 20 Jun 2019 03:01 PM PDT Bài 2: 30 NĂM BÁO LAO ĐỘNG CHỦ NHẬT, VÀI KỶ NIỆM LÀM BÁO HOÀNG HƯNG Trong 30 năm làm báo "chính thống" (1973-2003), mấy năm làm báo Lao Động của TBT Tống Văn Công là những năm tôi thấy đắc ý nhất, vì được làm báo đúng nghĩa. Kinh nghiệm tích luỹ trong thời gian ấy cũng thật ích lợi cho tôi sau này khi tham gia sáng lập hoặc tham gia BBT các báo "Lề giữa" (Văn học & Dư luận, Người đô thị) và "Lề trái" (talawas.org, Bauxite VN, vanviet.info). Đầu năm 1990, khi tôi đang phụ trách tờ tạp chí kinh tế Seaprodex của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Seaprodex (tại sao một thằng tù cải tạo mới về ít lâu lại làm Phó TBT thường trực, thực chất là xếp của một tờ báo "chính thống", là câu chuyện cũng thú vị, sẽ có dịp kể sau) thì được nhà báo Hữu Tính (trưởng cơ quan đại diện báo Lao độngở phía Nam) gợi ý mời về biên tập văn hoá văn nghệ cho tờ Lao động chủ nhật mới ra (bổ sung cho tuần báo Lao độngchính thức, ra mỗi thứ năm). Tờ mới này gây ấn tượng rất mạnh ở Sài Gòn: lần đầu tiên một tờ báo chính trị xã hội in màu đẹp, nội dung khá mạnh bạo, trong các cây bút chủ lực có những cái tên quen biết của làng báo Sài Gòn cũ: Chánh Trinh (Lý Quí Chung) giữ chức Thư ký toà soạn, Trần Trọng Thức phụ trách kinh tế, hoạ sĩ Choé giữ mục tranh biếm. Tôi đặc biệt quan tâm việc Choé cũng đi tù về như tôi, mà tù những 2 lần, 10 năm, được Lao động chủ nhật tin dùng. Làm báo kinh tế là việc trái nghề, chẳng qua phải làm vì không hề mơ có ngày một thằng "tà ru" về văn hoá tư tưởng lại được hành nghề liên quan đến lĩnh vực ấy. Nên khi Hữu Tính gợi ý, tôi lập tức… sướng chẳng cần suy nghĩ. Nhưng phải thỉnh "cồng bà" cái đã, vì chuyện đơn giản: đang làm "quan" ở một nơi giàu có vào loại nhất nước (Seaprodex lúc đó là công ty duy nhất đại lý xuất nhập khẩu cho tất cả các ngành nghề), ai cũng nằm mơ được vào, lương cứng 400 đồng, đi công tác có xe hơi, nay về chỗ mới lập nghiệp, mọi người ăn đều nhau mức lương 80 đồng, thì nồi cơm của vợ con sẽ ra sao?Hỏi để mà hỏi thôi, vì tôi biết chắc "Cồng bà" sẽ coong ngay: tính bà xưa nay vưỡn thế, coi nguyện ước của chồng cao hơn tất cả, coi các giá trị tinh thần là cao nhất, nghèo mấy cũng chấp! Vậy là tôi gắn bó với Lao động suốt 13 năm cuối cuộc đời công chức, cho đến khi về hưu.Cũng không ngờ mình có duyên may tham gia một tờ báo đã làm nên cuộc "cách mạng báo chí Cách mạng" sau Đổi mới! Nhiều vui buồn trong 13 năm ấy, nay chỉ kể vài chuyện vui. Trong những năm tôi phụ trách biên tập trang, rồi làm Trưởng ban, có lẽ mục Văn hoá văn nghệ của báo LĐ chiếm được lòng tin cao tronggiới, giống như mục Kinh tế của anh Trần Trọng Thức.Vì trang báo luôn thể hiện rõ sự đứng đắn, có chuyên môn, cởi mở, vô tư, và báo có số bạn đọc lớn. (Lúc này, báo Văn nghệ sau thời TBT Nguyên Ngọc thì đã… thôi rồi!).Những tên tuổi lớn trong Văn học như Hoàng Cầm, Sơn Nam, Nguyễn Khải… và các giáo sư văn học gửi gắm bài vở vào tay tôi đều hầu như mặc định tin ở con dao biên tập của tôi (thậm chí cắt xén đến gần ½ bài cho… hợp khuôn khổ báo) mà không cần xem lại… Các chuyên gia về Mỹ thuật (Dương Tường) và Âm nhạc (Nguyễn Thuỵ Kha) mà tôi mời về làm cộng tác viên ruột (cùng với hoạ sĩ Trịnh Cung bạn của TKTS Lý Quí Chung) góp phần làm cho tiếng nói của báo có ảnh hưởng rất lớn về hai mảng nghệ thuật này. Sau đây là vài việc tôi tâm đắc: 1. Khôi phục các tên tuổi "Nhân văn – Giai phẩm" và "Xét lại": Những cái tên Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng… lần lượt xuất hiện trong những chùm thơ mà tôi giới thiệu, hay những bài mà tác giả gửi đăng, đó hầu như là những dịp đầu tiên các tác giả ấy trở lại văn đàn. Đáng ghi nhớ là chùm thơ "Lá Diêu bông", "Quả vườn ổi"…của Hoàng Cầm mà lời giới thiệu của tôi sau đó đã được chính tác giả trích vào một bài thơ của ông (tác giả và bản thân tôi đã từng đi tù vì những bài thơ ấy!). Nhạc sĩ Văn Cao lần đầu vào Sài Gòn đã đến thăm báo, tôi gợi ý báo tặng ông chiếc radio-casette xịn, hồi đó là quý! Ông Nguyễn Hữu Đang gửi hồi ký "Bộ vòng semaine", an ninh biết, đòi đọc bản thảo trước,cân nhắc chán rồi mới cho đăng. Sau việc này, ông gửi cho tôi một lá thư cảm động, trong đó ông nói về bài thơ "Người về" của tôi, so nó với bức tranh "Người tù Xiberi trở về nhà" của Repin (Nga), và chép cho tôi một bài thơ tứ tuyệt đầy tâm trạng (sau khi về hưu, tôi gửi cho talawas.org,của nhà văn Phạm Thị Hoài ở Đức, đăng bức thư này khi tôi phụ trách mục "Văn nghệ trong nước" của nó). Có cả một bài "tự phỏng vấn" của Hữu Loan, tiếc làgay gắt quá, không được "duyệt", sau tôi cũng cho talawas đăng. Đối với nhóm "Xét lại", nổi bật là vụ báo LĐ bênh tiểu thuyết "Miền hoang tưởng" của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh do NXB Đà Nẵng của Nguyễn Đức Hùng in dưới cái tên tác giả Đào Nguyễn. Sách ra, bị Tuyên huấn và An ninh tỉnh tấn công dữ dội, có sự vào cuộc của nhà văn nổi tiếng Phan Tứ. Báo LĐ bèn có một loạt bài bênh đến nơi, bản thân tôi cũng trực tiếp viết bài và xin bài của thầy dạy cũ là nhà lý luận Nguyễn Văn Hạnh nguyên Phó ban Tư tưởng ĐCS, gỡ cho NXB một cái "án văn tự" trông thấy. Sau này, tác phẩm được tái bản với tên gốc ("Hoang tưởng trắng", tác giả NXK) và nằm trong bộ sách được Giải Thành tựu trọn đời của Hội Nhà văn Hà Nội.
2. "Lăng xê" các tác giả trẻ và văn nghệ "tiên phong","nhạy cảm": Có thể nói, báo LĐ luôn đi đầu trong việc phát hiện, "lăng xê" những tác phẩm, tác giả mới, những phong cách mới, trào lưu mới hoặc tác giả "nhạy cảm" mà báo chí "chính thống" còn chưa hiểu, hoặc e ngại. Trong văn chương, là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Phan Thị Vàng Anh… và các nhà thơ trẻ. Tôi đã viết bài "Thơ VN đang chờ phiên đổi gác" đề cao thơ trẻ, gây dư luận trái chiều om xòm một thời. Trong Mỹ thuật, như Gang of Five Hà Nội (Đặng Xuân Hoà, Trần Lương, Đào Chí Hiếu, Phạm Quang Vinh, Hồng Việt Dũng) và các tác giả tranh trừu tượng, các tác giả Sài Gòn xưa (Nguyễn Trung, Trịnh Cung, Hồ Hữu Thủ, Đỗ Quang Em, Phạm Văn Hạng…), các tác giả trẻ thuộc dòng "hậu hiện đại" (Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Đinh Ý Nhi, Phan Phương Đông,…). Về Âm nhạc, nổi bật là việc trân trọng nhạc sĩ Phạm Duy trở về, luôn nhạy bén với các giọng ca trẻ mới nổi Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam, Ánh Tuyết… Cũng có thể nói thêm về việc LĐ hầu như là tờ báo duy nhất giới thiệu các cây bút Hải ngoại như nhà báo Bạch Thái Quốc (Pháp), nhà văn Đỗ Kh. (Mỹ), hoạ sĩ Nguyên Cầm (Pháp)… Chính tôi đã có bài phỏng vấn BTQ về "Nhà Việt Nam" ở Paris. Sau, BTQ làm trưởng ban RFI tiếng Việt, anh đã "bí mật" gặp tôi ở SG để nghe và nghe theo lời góp ý của tôi cho Đài này;tôi đã trở thành bạn bè thân thiết lâu dài với anh và nhà nghiên cứu Thuỵ Khuê. Một điểm quan trọng tạo nên uy tín của mục VHVN báo LĐ thời đó là tuyệt đối không có chuyện "quảng cáo khéo" hay "nâng đỡ/đánh đấm" vì động cơ "không trong sáng" cho bất cứ ai, như thời nay báo chí hay bị phàn nàn. Bản thân tôi đã có lần thẳng thừng chối từ món tiền kha khá mà một nhạc sĩ đưa trước ngày đăng bài về một sự kiện của ông, đã bảo một nhà báo trẻ trả lại tiền của một nhóm đưa cho khi cho anh đi viết bài về họ. 3. Khôi phục Alexandre de Rhodes: Năm 1993, liên tục trên báo Lao Động đăng bài của một người gửi đến (có lẽ là một trí thức công giáo ẩn danh), tôi viết tiếp hai bài nữa đòi cải chính đoạn dịch mang tính quy chụp lời linh mục A. de Rhodes là dọn đường cho thực dân Pháp vào xâm lược nước ta (lời dịch của ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo được treo trong Bảo tàng lịch sử, từ đó dẫn đến việc bỏ tên đường A.d.R. ở Sài Gòn, bỏ tấm bia tưởng niệm Cụ ở Bờ Hồ Hà Nội). Tiếp đó, tôi viết thư riêng cho GS Phan Huy Lê Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử đề nghị ông viết bài về nhân vật này (không quên "mách" ông rằng trong sách Biên niên sử của Hội đã dịch sai tên A. de Rhodes thành "Bá Đa Lộc", hihi). Sau khi báo đăng bài của GS, tôi được yêu cầu thu thập toàn bộ hồ sơ về Linh mục để gửi cho Ban Bí Thư ĐCS! Các đồng nghiệp ở báo Công giáo & Dân tộc sốt sắng giúp tôi ngay. Kết quả là sau đó, (chắc Ban BT chỉ đạo) Hội Lịch sử mở cuộc hội thảo ở Hà Nội về A. de Rhodes và… tấm bia được dựng lại trong Thư viện Quốc gia, tên đường được trả lại ở Sài Gòn. Từ chuyện này mà tôi gặp nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, một trí thức Công giáo nổi tiếng, ông quý tôi và chủ động giao kết. 4. Làm phụ trương Lao động cuối tuần: Sau khi từ nhiệm Trưởng ban VHVN, trước khi nghỉ hưu, tôi được điều ra Hà Nội giúp Trần Trung Chính (con rể học giả Nguyễn Kiến Giang, bạn vong niên thân thiết của tôi, cựu tù trong vụ án "Xét lại") mà chính tôi đưa về báo LĐ, thiết kế phụ trương Lao động cuối tuần. Tôi đã đặt ra nhiều mục thú vị (mà đến nay hình như nhiều nơi "xài" vô tư) như "Chuyện dọc đường", "Xem nghe đọc gì?", "Gặp gỡ cuối tuần", cũng như tục lệ ghi dòng " XYZ thực hiện" ở dưới bài "Gặp gỡ" hay Phỏng vấn (hồi đó, nhà giáo-nhà văn Phạm Toàn rất khoái cái anh "Thuận Thiên thực hiện" này… Thuận Thiên là bút danh của tôi xài cho mục "Gặp gỡ cuối tuần"). Có một mục độc đáo (hình như không báo nào có) mà tôi trực tiếp viết: "Mỗi tuần một tác phẩm mỹ thuật", sau khi tôi nghỉ hưu thì không còn duy trì được. Nhưng có lẽ thú vị nhất là vụ "Gặp gỡ" chị Phạm Bích Hợp, giám đốc "Trung tâm nghiên cứu tâm lý dân tộc", một tổ chức tư nhân (có lẽ là đầu tiên) về khoa học xã hội ở nước VN thời CS! Phỏng vấn về hai cuộc hội thảo do Trung tâm tổ chức, quy tụ nhiều tên tuổi trong giới khoa học xã hội. Có những ý kiến rất độc, như ý của học giả Nguyễn Kiến Giang về đội ngũ "trí thức phò chính thống" (năm 2000, sang Đức, tôi kể cho các nhà văn bạn bè về vụ này, và đó cũng là một gợi hứng cho Phạm Thị Hoài làm ra tờ báo talawas lừng lẫy!), ý của nhà khoa học Phan Đình Diệu "dối trá đã thành bản sắc dân tộc", "kinh" nhất là ý của Linh mục X… "lâu nay mỗi trí thức như một ngọn đuốc nhỏ đơn độc, để người ta tuỳ ý đem đi sử dụng, nay đã đến lúc tất cả họp lại thành ngọn lửa lớn không ai sai khiến được" (đại ý). Bài báo ra mấy ngày trước Tết. Sau Tết, có tin dữ: TBT Phạm Huy Hoàn bị gọi lên tận… Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm để bị xài xể te tua. Trung tâm Tâm lý dân tộc bị đóng cửa. Tôi ra Hà Nội, TBT hầm hầm: "Ông phải gác cửa cho tôi chứ, ông hại tôi thế à?". Tôi đáp: "Ô, tôi giờ chỉ còn là một phóng viên, tôi ghi trung thực cuộc phỏng vấn, còn cẩn thận cho xem lại và cảnh báo có thể rắc rối nhưng người ta vẫn chịu; rồi tôi gửi cho BBT, ai duyệt bài mới là người "gác cửa", tôi ở xa mặt trời đâu biết lúc nào nó gắt, lúc nào nó mát?"Quả đáng tội, người duyệt bài là Trưởng ban Cuối tuần nhà văn Trần Trung Chính, Phó TBT nhà thơ Bùi Việt Phong, đều là "lính cũ" của tôi trong ban VHVN, và là những người rất "cấp tiến"! Hôm nay xin "bật mí" cho rõ thêm: thực ra chị Hợp cho tôi nghe toàn bộ băng ghi âm hội thảo, rồi bảo tôi tự viết cho chị bài PV (như đã nói ở trên, tôi rất được các vị khoa học gia tin tường, hihi). Viết xong, đem lại cho chị đọc, nói rõ sẽ có thể rắc rối chỗ nào. Chị rất thích, quyết giữ, cả 2 vị GS cố vấn của chị có mặt ở đó (tôi không nhớ tên) cũng rất thích!. Từ đó, BBT bắt đầu "cảnh giác"cao độ với tôi. Đến nỗi, khi tôi xin đi Tây Bắc viết bài, anh Chánh VP (bên an ninh chuyển qua) còn dặn: "Anh đã có chuyện phiền toái về đề tài 'dân tộc', lên đấy phải cẩn thận nhé!" (anh này lẫn lộn hai khái niệm "dân tộc", một đằng là "dân tộc VN" trong bài "tâm lý DT", hai là "dân tộc ít người" ở Tây Bắc! Hihi). Và cuối năm 2002, khi tôi viết đơn xin nghỉ hưu sớm (để chuẩn bị đi Mỹ lần đầu theo lời mời của mấy trường đại học Mỹ, vì tôi biết có qui định bất thành văn là: đang làm báo… sẽ không được đi Mỹ theo lời mời cá nhân), thì… BBT vội ký ngay lập tức! NÓI THÊM MỘT CHÚT: Ấy, xin nói ngay là BBT chỉ "cảnh giác" lỡ tôi gây sự cố gì hại cho họ thôi, chứ rất ưu ái tôi mọi bề. Thí dụ rõ nhất: BBT đã đấu tranh mạnh mẽ với Bộ Lao động Thương binh xã hội, đòi trả lương hưu đầy đủ cho tôi, không trừ mất 18 năm trước khi tôi bị bắt một cách cực vô lý như Luật Bảo hiểm xã hội lúc đó quy định. Tình cảm của tôi với tất cả anh chị em trong báo từ trước đến sau vẫn tròn như trăng mười sáu! Với TBT Phạm Huy Hoàn, tôi có những kỷ niệm khó quên. Một là cái ngày tôi ra Hà nội họp để sắp xếp lại tổ chức chuẩn bị ra báo ngày, buổi trưa nằm ngủ trong phòng anh, khi đó anh là Trưởng ban Quốc tế. Anh thật tình khuyên tôi: "Tớ biết BBT muốn cậu làm Trưởng ban VHVN,mà cậu từ chối. Cậu nên nhận đi. Chúng ta đều xuất thân lớp trên giống nhau (gia đình anh Hoàn là tư sản lớn Hà Nội, nhiều nhà cho thuê, khách sạn…, còn bố tôi là Bác sĩ có bệnh viện tư), bây giờ nhờ chính sách cởi mở mới có cơ hội tiến thân, đừng bỏ lỡ!" Đến khi Trời xui Đất khiến chức TBT rơi vào tay anh một cách bất ngờ sau vụ đấu tranh quyền lực khiến cả TBT Tống Văn Công lẫn Phó TBT Hồng Đăng đều ra đi, anh vẫn có biệt nhãn với tôi. Năm 1998, tôi được Đức mời sang tham gia Tháng Văn hoá Việt Nam, thơ tôi họ đã dịch và in ra, chương trình đọc thơ đã thông báo rộng rãi. Anh Hoàn đã ký quyết định cho tôi đi, nhưng sau đó, một hôm anh mời tôi vào phòng TBT. Rút trong túi quần ra quyển số ghi chép, anh nói: Tớ vừa lên làm việc với Trưởng ban Tư tưởng (ĐCS) Hữu Thọ, ông ấy hỏi: Ai bảo cậu ký quyết định cho thằng HH đi Đức? Tớ ghi rõ lời ông ấy đây: Sứ quán VN bên Đức thông báo, bọn nhà văn hải ngoại như Vũ Thư Hiên, Phạm Thị Hoài… đang đợi nó sang là tổ chức hội nghị lên án VN không có dân chủ, nhân quyền! Cậu có chịu trách nhiệm nổi không? Anh kết luận: Thôi cậu thông cảm, tớ không thể cho cậu đi được! Ha ha, không ngờ "các đồng chí sứ quán bên Đức" hoặc "an ninh văn hoá trong nước" khéo tưởng tượng câu chuyện quái dị, chỉ vì lòng dạ họ nhỏ nhen, luôn đề phòng khả năng tôi ra nước ngoài sẽ trả thù việc bị tù oan 39 tháng trước đây! | ||||
Thư trả lời người bạn đồng nghiệp «trách móc» dân oan - LƯƠNG TRI TRÍ THỨC (phần 2) Posted: 20 Jun 2019 02:47 PM PDT Lê Hữu Khóa (Tác giả là giáo sư, tiến sĩ nhân loại học, xã hội học ở Pháp; Giám đốc Chương trình đào tạo Master châu Á, phụ trách chương trình hợp tác với Việt Nam; chuyên gia tại UNESCO… )
Hãy bắt đầu bằng câu đầu tiên của bạn nhé : Tôi cũng tin là họ có những uất ức bất công. Nhưng nếu là anh, anh có đi làm những điều vô ích như vậy không? Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra toà, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi Đầu thư, tôi kể là tôi « mất hồn », « hết hồn », vì ngay câu đầu này của bạn là tôi « hoảng hồn » : Trời ơi ! bạn của tôi bao năm mà « hồn, vía, thần, sắc » để đâu mà lại viết một câu như vậy ? Lương tri trí thức chống bất công, loại bất chính, xóa bất lương, vất bất nhân Xin được phân tích ngữ vựng trước rồi ngữ văn, ngữ pháp sau nhé : Tôi cũng tin là họ có những uất ức bất công. Động từ uất ức của bạn nhẹ quá ! Nếu tôi là dân oan bị phá nhà, cướp đất, đuổi ra khỏi môi trường sống của mình, của gia đình mình và của tổ tiên mình thì tôi : « mất (linh) hồn », tức là mất tâm lực, mất trí lực, mất luôn cả thể lực, mất cả ba lực này tức là mất tất cả rồi ! Bị cướp nhà, cướp đất là bị vừa động đất, vừa động trời. Đây không phải là mất mát mà là mất hết, đây không phải là mất mùa mà là mất trắng bạn ạ ! Tôi van xin bạn đổi trạng từ quá nhẹ uất ức, và nên đi tìm một trạng từ khác cao hơn cả : uất nghẹn, uất gục, uất điên, uất chết lên được! Chuyện đi tìm câu chữ để hệ ngữ (ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp) tương xứng với hệ cảnh (họa cảnh, thảm cảnh, bi cảnh) chính là tri thức luận của lương tri trí thức đó bạn ! Chuyện này không khó : bạn hãy đặt hoàn cảnh của bạn vào thảm cảnh của dân oan là bạn tìm được ngay hệ ngữ thích hợp để thích ứng vào bi nạn dân oan. Một ngày kia nếu bạn là nạn nhân của bọn bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất mà « một sớm một chiều » thành dân oan, thì chính bạn sẽ biến uất ức chớp nhoáng thành uất nghẹn, uất gục, uất điên, uất chết. Đây không phải là chuyện lý thuyết, chuyện trừu tượng, chuyện hoang tưởng đâu bạn ạ ! Vì tổ tiên ta dạy đi dạy lại con cháu là : thời gian và không gian đều trong « nắng sớm mưa chiều », nằm trong quy luật của « vật đổi sao dời », trong đó nhân sinh không sao thoát được nhân thế : « không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời » ! Nhưng tôi xin hứa với bạn là nếu một ngày kia bạn thành nạn nhân của bọn « cướp ngày là quan », làm ra bao bi nạn cho hàng triệu dân oan hiện nay, tôi sẽ đứng về phía bạn, với tất cả sung lực của mình bằng phương trình não trạng uất ức-uất nghẹn-uất gục-uất điên-uất chết, để ngày ngày đấu tranh với bạn, đòi lại đất, đòi lại nhà, như đòi lại không những công bằng bằng công lý, mà còn cùng bạn đòi lại nhân phẩm bằng nhân tri ! Cũng như tôi đang song hành cùng dân oan bao ngày tháng qua bằng học thuật, lấy khảo sát, nghiên cứu, điều tra, điển dã để minh chứng rồi xác chứng đây là chuyện trộm, cắp, cướp, giựt đất của dân, đây là chuyện : không thể chấp nhận được ! Ngữ pháp uất ức bất công, tôi thấy chưa ổn (vì chưa đủ) mức độ và trình độ của thảm kịch dân oanbị cướp đất, đây không phải là bất côngtới từ bất bình đẳng mà là cả một hệ bất : bất chính của một hiến pháp của ma thức (chớ không phải mô thức) : đất đai là sở hữu của toàn dân, do chính phủ quản lý, đảng chỉ đạo, loại câu chữ này thật bất lương, vì nó biến đất của công dân thành đất trong tay bọn bất nhân (bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, cấu kết với ma quyền tham đất vì tham tiền), để trộm, cắp, cướp, giựt có tổ chức. Xin bạn hãy xem lại các bài học căn bản của xã hội học : bất công có mặt trong đời sống xã hội, trong sinh hoạt xã hội, trong quan hệ xã hội ! Còn bọn bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất để tham tiền, tất cả chúng nằm trong hệ bất (bất chính, bất lương, bất nhân) đây lại là phạm trù của đạo đức học, phải lấy hệ lương (lương thiện, lương tâm, lượng tri) ra để trực diện mà trực luận với chúng. Hệ lương (lương thiện, lương tâm, lượng tri) trong câu chuyện lương tri trí thức của chúng ta, nhắc tôi nhớ lời dặn dò của Thomas Mann, sau ngày bọn giết người Đức quốc xã sụp đổ là : khi nhìn thì phải thấy ! Nhìn mà không thấy thì khác gì mù lòa. Ông trách dân tộc Đức ông là bọn giết người Đức quốc xã không phải trên trời rơi xuống để gây ra thế chiến thứ hai (1939-45), cùng lúc thảm sát người Do thái trong chương trình diệt chủng của chúng. Bọn này đã xuất hiện rồi thắng cử trước sự cúi đầu và nhắm mắt của dân tộc Đức, từ những năm 1930. Nhìn mà không thấy hệ bất (bất chính, bất lương, bất nhân) thì chắc chắn là có lỗi, chúng ta đừng để lỗi biến thành tội với đồng bào và tổ quốc chúng ta bạn à ! Tôi phân tích chuyện này vì đây là thắc mắc của tôi từ bao năm qua với các « trí thức quan chức » như bạn : Việt kiều đặt chân tới Hà Nội là thấy dân oan nằm ngồi la liệt tại cơ quan tiếp dân của Trung Ương, đường Ngô Thị Nhậm, Việt kiều đặt chân tới Sài Gòn là thấy dân oan vật vờ qua lại khu Thủ Thiêm ; vậy mà các « trí thức quan chức » sống hằng ngày trên đất nước coi như bạn, lại không thấy, coi dân oan như không có, vì nhìn mà không thấy. Không thấy dân oanngoài đường giữa phố đã là chuyện lạ ! Lại không thấy dân oan đòi công lý qua mạng xã hội thì rõ là chuyện thật lạ ! Còn câu sau của bạn : « Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra toà, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi ! » Bạn ơi, họ có bằng chứng hẳn hoi, bằng chứng đau thương là họ phải « đầu đường xó chợ »chưa đủ cho bạn sao ? Họ có kiện ra tòa nhưng tư pháp là con rối cho bọn bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất, chúng lấy cái man trá để chế tác luật rừng man rợ của chúng : đất đai là sở hữu của toàn dân, do chính phủ quản lý, đảng chỉ đạo… Dân oan làm đúng quy trình, nhưng có ai bảo vệ họ đâu, nên câu này của bạn : « Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra toà, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi ! », câu này của bạn tàn nhẫn quá, nếu một người không quen biết bạn như tôi biết bạn bao năm nay để khẳng định bạn : không phải là người xấu ! Thì kẻ bàng quan mà đọc thư của bạn, có thể họ sẻ thấy bạn là kẻ vô tình giờ đã thành vô cảm. Bạn ơi « bút sa gà chết », có khi « người cũng chết » theo,đừng biến mình thành kẻ vô giác, để mang tiếng với đời là kẻ vô tâm đang đi trên mê lộ của vô nhân. Mỗi lần bạn muốn hiểu về định lượng của bất công trong chế độ có lãnh đạo bất nhân tại Việt Nam hiện nay, bạn đừng quên phân tích vĩ mô nhé ! Theo thống kê hiện nay thì Việt Nam hiện nay là đất nước « phá kỷ lục về dân oan »,không phải hàng trăm ngàn mà đã là hàng triệu trên ba miền của đất nước. Nếu chính quyền độc đảng hiện nay mà liêm chính thì hãy làm thống kê liêm sỉ về con số này, và tôi khuyên chính quyền chỉ cần lấy chỉ báo qua các đơn kiện, như bạn muốn (« Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra toà, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi ! ») thì mọi việc sẽ rất rỏ ràng thôi. Cùng lúc, tôi mong chính quyền độc đảng phải để giới đại học tự do nghiên cứu, điều tra, khảo sát, điền dã… qua định lượng và định chất để biết thực chất của chuyện oan khiên này, vì đây là phạm trù của khoa học xã hội nhân văn mà. Tại Âu châu, tôi làm việc trong môi trường có nhân quyền trong sinh hoạt trí thức , thật sự có dân chủ, nên tôi theo lời dặn của ông bà ta : « vắng mợ chợ vẫn đông ! ». Cụ thể là các đại học việt nam hiện nay, khi họ mời tôi giảng, họ yêu cầu tôi không nói, không lấy thí dụ về dân oan, tôi chỉ cười vì rất thông cảm với các đồng nghiệp (« vì sợ liên lụy tới chính quyền, tới công an »), vì « qua sông thì phải lụy đò » mà. Nên gần đây, tôi đã đưa giáo trình, giáo án về dân oan ngay tại Ban cao học Châu Á mà tôi làm giám đốc, tôi đưa luôn chủ đề này vào trường tiến sĩ của âu châu mà tôi là thành viên của các hội đồng khoa học, như để bảo vệ một sự thật làm nên lương tri trí thức của tôi. Nói nay rồi lại nói xưa, tôi xin kể cho bạn câu chuyện của Huyền Quang, một trong ba thiền sư sáng lập ra phái Trúc Lâm Yên Tử, một phái thiền rất Việt vì thuần Việt, mà Phật hoàng Trẩn Nhân Tông kính yêu của chúng ta là trưởng phái. Huyền Quang có nền của từ bi qua biểu tượng "cay mắt vì nhân thế", khi ông thấy các tù nhân trong vòng lao lý đi ngang qua ông: Biên thư bằng máu nhắn tin nhau Cô đơn chiếc nhạn vụt mây sầu Bao nhà nhìn nguyệt đêm nay nhỉ? Hai chốn cùng chung một nỗi đau. Nhắn tin nhau qua thư viết bằng máu, cô đơn bị dầm, ngâm, ngập, chìm trong mây sầu vây kiếp chiếc nhạn, bao kiếp người -chỉ là chiếc (lá)-, hãy nhìn trăng để đo, để đếm khổ nạn biệt ly. Vì sống là chung một nỗi đau, kẻ xa người và kẻ bị người xa có chung nỗi khổ niềm đau bạn à! Khi đi tìm các giá trị của lương tri ngay trong nỗi khổ niềm đau của kiếp người, bạn hãy nhận ra nhân diện của các nạn nhân bằng hình tượng chiếc nhạn vụt mây sầu của Huyền Quang bạn nhé! Mà chiếc nhạn vụt mây sầu chưa chắc đau khổ tới cùng cực như dân oan hiện nay: "màn trời chiếu đất" rồi "đầu đường xó chợ" bạn à! Nói xưa xin được nói xa, St Augustin khi đi tìm các giá trị của lương tri, thì tách một con người thành hai con người: một là con người bên ngoài, của phản ứng phải sống, của phản xạ phải ăn, phải thở để mà sống. Con người thứ hai là con người bên trong, của nội tâm dày nội công lương tri, vì có lương tâm, nó bắt con người thứ nhất của bản năng phải đi trở lại bên trong để thấy con người thứ hai, nằm sâu trong chiều sâu, để nhận ra ý nghĩa của sự sống có nhân phẩm vượt qua sự sống của bản năng. Khi chưa thành trí thức, còn là sinh viên -bạn và tôi- đều có những lời nguyện, khi thành trí thức rồi thì những lời nguyện thuở nào, đã thành những lời nguyện xưa; mà nó xưa hay mới, hoặc vừa xưa vừa mới, thì hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta, chúng ta muốn cái xưa không bao giờ xưa, mà luôn mới là do chính chúng ta. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có làm một bài thơ Nguyện xưa, ít người biết và thật hay: Mát lòng nhờ những giọt không Bỗng dưng thuyền đã sang sông Cát mềm Bãi vắng Nguyện xưa. Lời Nguyện xưa, là lời thề xưa, là ý nguyện làm nên ý lực cho chí nguyện đi cứu đời, cho tâm nguyện làm cho đời vơi đau-bớt khổ. Một lời thề tưởng đã xưa, vậy mà nguyện này giúp ta tu cả đời, mà có khi tu cả đời cũng không đủ để xóa đi nỗi khổ niềm đau của nhân sinh. Vì vậy, nên nguyện xưa luôn đeo đuổi, không phải để dày vò, để hành hạ, để đày đọa ta, mà để trợ lực cho ta vượt qua sự vị kỷ chỉ thấy cái có của ích kỷ, luôn mộng tưởng là mình khôn lanh hơn người, mà không đủ tầm (vì không có tâm) để thấy lòng vị tha của từ bi đi trên vai, trên lưng, trên đầu mọi con tính vị kỷ. Mà bạn ơi, chuyện đúng thì không bao giờ cũ, xưa, lỗi thời; văn sĩ Hugo có lần than vãn: "Chán nhất trên đời này là ta chỉ tồn taị mà không sống! Mà sống đúng chính là đấu tranh cho sự sống! Dùng tự do của mình để đấu tranh, để chấm dứt đi cái ngu!". | ||||
Cử tri chất vấn đại biểu về trách nhiệm trong sai phạm Thủ Thiêm Posted: 20 Jun 2019 02:38 PM PDT Cử tri Thủ Thiêm liên tục bày tỏ bức xúc cách giải quyết chậm chạp của TP HCM, Thanh tra Chính phủ, khiến họ sống khốn khổ.
Sáng 19/6, tổ đại biểu Quốc hội TP HCM gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (nguyên Chủ tịch HĐND thành phố), ông Phan Nguyễn Như Khuê (Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó chánh án TAND TP HCM) tiếp xúc cử tri quận 2. Như những lần làm việc trước, rất đông người dân có mặt từ rất sớm tại Nhà thiếu nhi quận 2 - nơi diễn ra buổi tiếp xúc. Vấn đề khiếu nại, sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm luôn là nội dung chính của các kỳ tiếp xúc cử tri ở đây. An ninh xung quanh khu vực được thắt chặt hơn các đơn vị tiếp xúc cử tri khác. Hội trường rộng hàng trăm m2 không còn chỗ trống. Đặt vấn đề với tổ đại biểu, chỉ một, hai người bày tỏ bức xúc về việc tăng giá điện, tham nhũng; tất cả cử tri còn lại đều chất vấn trách nhiệm của Chính phủ, UBND thành phố và đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM về các sai phạm liên quan dự án Khu đô thị Thủ Thiêm khiến họ bị mất nhà đất, sống khổ sở "một phần ba cuộc đời". Một số người yêu cầu TP HCM phải dành 163 ha đất tái định cư cho người dân như quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt ban đầu. "Chỉ cần trưng quy hoạch của Thủ tướng ra, một phút thôi, sẽ giải quyết được vấn đề của chúng tôi. Vậy tại sao 20 năm nay không giải quyết được, có thế lực nào đứng đằng sao bảo kê, bao che?", ông Nguyễn Tấn Cứu (phường Bình Khánh) giọng bức xúc, chất vấn trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm và các đại biểu quốc hội. "Chúng tôi không thể sống mãi trong cảnh vô gia cư được. Đề nghị UBND TP HCM tuân thủ pháp luật, phải chứng minh được nhà đất chúng tôi nằm trong ranh quy hoạch Thủ Thiêm, nếu không phải để chúng tôi trở về nhà", ông Cứu nói trong tiếng vỗ tay của nhiều người.
Các cử tri khác đề cập việc giải tỏa, bồi thường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, lãnh đạo thành phố hứa làm nhưng người dân chờ mãi chưa thấy. Hướng mắt về tổ đại biểu, ông Lê Xuân Bình nói: "Các vị vẫn vô cảm với người dân Thủ Thiêm trong khi đại biểu của các tỉnh khác còn sốt sắng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phụ trách ngoại giao cũng quan tâm". Ông Phạm Văn Thoi (phường Cát Lái), giọng chậm rãi: "Hơn chục năm trước, bao lời hứa hẹn tương lai tốt đẹp về Khu đô thị Thủ Thiêm. Thành quả thì chưa thấy nhưng hậu quả thì rõ ràng và người dân phải hứng chịu. Chúng tôi cũng nhớ rằng, trước khi ra ứng cử, đại biểu HĐND và Quốc hội cũng có chương trình hành động. Bây giờ còn non nửa nhiệm kỳ nữa, tôi đề nghị các vị đại biểu, bằng lương tâm, hãy làm tốt công việc của mình". "Giấy không thể gói lửa được nữa", ông Nguyễn Đình Đệ nói khi được mời phát biểu. Ông cho rằng sai phạm của chính quyền thời kỳ trước đã quá rõ, không thể bao che. "Không hiểu lý do gì mà đại biểu không dám mang ra Quốc hội nói? Nếu các vị không đại diện được cho người dân thì từ chức đi". Dưới hội trường một phụ nữ luống tuổi đứng bật dậy, chỉ tay lên tổ đại biểu quốc hội, lớn tiếng "bà ấy hứa mà có làm đâu" rồi liên tục đề cập đến các bức xúc. Ông Phan Nguyễn Như Khuê nhắc nhở, mời ra ngoài nhưng bà tiếp tục la hét, khóc. Khi bà này được bộ phận an ninh đưa ra ngoài, cả hội trường náo loạn, phản đối. Sau gần 3 giờ lắng nghe, danh sách cử tri phát biểu đã hết, song ông Khuê vẫn mời thêm gần 10 người giơ tay muốn tiếp tục trình bày. Những nội dung bức xúc của họ xoay quanh khiếu kiện, tái định cư. "Không phải chúng tôi vô cảm, vô trách nhiệm với cử tri Thủ Thiêm. Chúng tôi không bao giờ quên những giọt nước mắt, những gương mặt mệt lả, những lời nói khan giọng của bà con. Cử tri giận hờn tổ đại biểu, chúng tôi hiểu, bởi thời gian vụ Thủ Thiêm kéo dài quá sức chịu đựng của mọi người", ông Khuê nói. Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM nhìn nhận, việc giải quyết đơn thư khiếu nại chưa đi vào trọng tâm, thậm chí còn hiện tượng các cơ quan đùn đẩy nhau. "Giải quyết chậm ngày nào là có tội với dân ngày đó, chúng tôi nhận rõ trách nhiệm của mình. Tổ đại biểu đã trao đổi liên tục với Tổng Thanh tra Chính phủ. Tôi tin là cuối tháng 6 sẽ công bố kết luận thanh tra về Thủ Thiêm", ông Khuê nói. Tiếp lời ông Khuê, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, bản thân và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố không vô cảm với người dân Thủ Thiêm. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, các thành viên của đoàn, trong đó có Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân luôn "tranh thủ từng giờ giải lao để gặp các Phó thủ tướng, Tổng Thanh tra Chính phủ đốc thúc giải quyết sớm cho bà con". Hay trong các cuộc họp tổ, vấn đề Thủ Thiêm cũng được nêu ra với các nội dung chính: làm rõ ranh giới quy hoạch, tính chính xác trong việc lập hồ sơ, xem xét giải quyết hơn 160 ha trong dự án, thành lập đoàn thanh tra liên ngành... "Việc đấu tranh của các đại biểu phải mềm dẻo, hài hòa để không phạm lợi ích hợp pháp của các bên. Không phải việc làm nào, đại biểu cũng có thể báo cáo cho nhân dân biết. Nếu không có tâm trong công việc này, không vì bà con thì chúng tôi không ngồi nghe như vậy được. Còn một ngày làm đại biểu Quốc hội, tôi còn theo đuổi đến cùng", bà Tâm nhắc lại lời hứa trong lần tiếp xúc cử tri năm ngoái. Các vụ khiếu kiện ở dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêmkéo dài suốt nhiều năm qua. Nhiều người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đã ra tận Hà Nội kêu cứu các lãnh đạo trung ương. Đến tháng 5/2018, Thanh tra Chính phủ vào cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng. Sau Thông báo 1483 ngày 4/9/2018 của TTCP, UBND TP HCM thừa nhận đã có sai phạm trong quá trình triển khai dự án; đồng thời tổ chức nhiều đợt tiếp xúc các hộ dân để trao đổi về hướng giải quyết các sai phạm từ thời kỳ trước - khi thực hiện dự án này. Tuy nhiên, khá đông người dân không đồng ý với quan điểm của TTCP xác định "chỉ 4,3 ha ở khu phố 1, phường Bình An" nằm ngoài ranh quy hoạch. Họ cho rằng phần đất tại 5 khu phố thuộc phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh cũng nằm ngoài ranh. Do vậy, người dân thường xuyên đến nhà riêng của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trụ sở các cơ quan Trung ương tại Hà Nội căng biểu ngữ, phát loa khiếu kiện. Hôm 25/1, Phó tổng TTCP Nguyễn Văn Thanh và Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến đã tiếp những người này. Có 31 công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến việc thu hồi đất của các hộ dân tại quận 2 để thực hiện dự án. Các công dân đã được TTCP và UBND TP HCM vận động, hỗ trợ tiền và trở về địa phương ngày 31/1. Tuy nhiên, TTCP thấy các công dân sẽ không chấp thuận việc chính quyền địa phương lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân trong khi những nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của họ chưa được xem xét, giải quyết... Mới đây TTCP báo cáo và đề xuất Thủ tướng giao TTCP lập đoàn thanh tra để xem xét, giải quyết những nội dung công dân đề nghị liên quan đến 5 khu phố người dân cho là nằm ngoài ranh quy hoạch. TP HCM cũng được yêu cầu đối thoại với người dân, giải quyết đúng quy định và không để khiếu nại kéo dài. Kết quả báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/6. Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 1996, được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á, nằm bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1 và chỉ cách 300 m đường chim bay. Dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng nhưng hàng trăm hộ dân vẫn khiếu kiện suốt hàng chục năm qua, cho rằng đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch nhưng vẫn bị giải tỏa; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sai quy định. Sau 4 tháng vào cuộc theo chỉ đạo của Thủ tướng, tháng 9/2018 TTCP công bố kết luận: TP HCM, Bộ Xây dựng và Văn phòng Chính phủ có nhiều sai phạm trong quá trình quy hoạch dự án, phá vỡ quy hoạch Thủ tướng phê duyệt; thể hiện sự buông lỏng quản lý, sử dụng đất. UBND TP HCM được yêu cầu làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân. Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong - Tổ trưởng giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, đã nhiều lần gặp gỡ người dân trao đổi về các chính sách bổ sung mà thành phố dự kiến áp dụng Mạnh Tùng - Hữu Khoa Nguồn: Theo VNE | ||||
Hội Nghề cá phản đối Trung Quốc cướp mực của ngư dân Quảng Nam Posted: 20 Jun 2019 02:23 PM PDT Nhà chức trách Việt Nam được yêu cầu có biện pháp quyết liệt bảo vệ tài sản và sự an toàn của ngư dân trên vùng biển chủ quyền. Ngày 10/6, Hội Nghề cá Việt Nam có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương phản đối phía Trung Quốc cướp tài sản của tàu cá Quảng Nam.
Văn bản nêu, khoảng 13h30 ngày 2/6, tàu cá Qna91441 của ngư dân Trần Văn Nhân đang ở cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 22 hải lý thì bất ngờ một tàu sắt sơn màu trắng, treo cờ Trung Quốc, số hiệu 46305 cập đến áp sát, cho người leo lên tàu đe dọa tính mạng thuyền viên. Tàu Trung Quốc sau đó cướp 2 tấn mực của ngư dân, trị giá hơn 250 triệu đồng. "Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành cướp phá tài sản của ngư dân Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích của Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam", văn bản nêu. Cho rằng những hành động trên gây khó khăn cho hoạt động khai thác hải sản của ngư dân trên ngư trường truyền thống của Việt Nam, Hội Nghề cá đề nghị nhà chức trách phản đối mạnh mẽ với phía Trung Quốc và "có biện pháp quyết liệt, ngăn chặn hành động cướp phá trên biển, bảo vệ tài sản, sự an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển Việt Nam, giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo Tổ quốc". Trước đó vào tháng 3, tàu Trung Quốc đã truy đuổi, phun vòi rồng khiến tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi va vào đá ngầm, bị chìm ở vùng biển Hoàng Sa. | ||||
Thử nhìn lại : Liên-xô và cả Đông Âu sụp đổ, tại sao Việt nam chưa? Posted: 20 Jun 2019 02:14 PM PDT Nguyễn thị Cỏ May Từ năm 1987, tình hình Ba-lan đã khá chín mùi cho một sự thay đổi chánh trị, kết thúc chế độ cộng sản độc tài do Liên-xô áp đặt từ sau thế chiến . Sau Ba-lan, năm 1989 tới Đức . Bức tường Bá-linh được cộng sản Đông Đức, trong đêm 12-13 tháng 8 năm 1961, dựng lên để ngăn chận dân Đông Đức chạy qua Tây Đức sanh sống, trở thành biểu tượng của thế giới chia đôi, phía Đông do cộng sản cai trị, phía Tây theo chế độ Tự do Dân chủ . Chỉ hai năm sau, Liên-xô, cái nôi của cách mạng vô sản toàn thế giới, trong vài ngày, tan rả êm ái, sạch trơn, cho mọi người cái cảm tượng như chưa hề có cộng sản ở nơi đây . Cả thế giới ngẩn ngơ và vui mừng . Biến cố xảy ra không một điềm báo trước . Và khi "cộng sản đã cai trị thì không bao giờ có sự thay đổi" như tài liệu cộng sản tuyên truyền nói, nên ai không phải cộng sản đều vui mừng . Dỉ nhiên, người Việt nam ở trong và ngoài nước, hơn ai hết, vui mừng như sẽ được sống lại . Về phía cộng sản ở Hà nội, ban lãnh đạo của họ cũng thật sự lo sợ cho số phận của họ . Đỗ Mười, Võ văn Kiệt cho người tìm cách tiếp xúc, thăm dò không chánh thức phía Huê kỳ vì Hà nội hãy còn bị cấm vận. Một luật sư kỳ cụu ở Hà nội (Ls DvĐ), từng làm Chánh văn phòng ở Bộ kinh tế của chánh phủ đầu tiên năm 1946, được gởi qua Hoa-thạnh-đốn . Nhưng ông chỉ có quyền tới NY, không được phép vượt khỏi châu vi trụ sở LHQ 40 km nên phải có người Mỹ can thiệp và đón ông ở phi trường Hoa-thạnh-đốn . Cuộc tiếp xúc với Hoa thạnh đốn ở tầm cao, tuy không chánh thức, nội dung khá tích cực . Ở Âu châu, Đại sứ Âu châu (Đs ĐPĐ) cũng có những cuộc nói chuyện, khi tại Paris, khi tại Bruxelles, để thăm dò thái độ của Huê kỳ . Nhưng tới 1992, Bắc kinh trụ lại được, thấy ván cờ domino không xảy ra . Hà nội liền bám theo Bắc kinh sau khi Lê Đức Anh đi qua Tàu về . Mọi người lo củng cố quyền lực, đập tan mọi dấu hiệu hưởng ứng biến cố Liên-xô . Nay đã 30 năm trôi qua, cộng sản ở Việt nam vẫn còn đó, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ sụp đổ, hay sẽ thay đổi theo chế độ dân chủ tự do . Trái lại, nó còn đàn áp đẩm máu ai dám bày tỏ lòng yêu nước chống giặc tàu hay đòi hỏi dân chủ, tôn trọng nhơn quyền, …" . Phải chăng cộng sản ở Việt nam đang áp dụng đúng mức lời dạy của Lê nin để bảo vệ chế độ "Biết cai trị triệt để bằng bạo lực thì chế độ không bao giờ sụp đổ "tuy vẫn biết Liên-xô đã không còn ! Vậy do đâu mà cộng sản ở Việt nam chưa chịu tiêu vong như tiền bối của nó ? Do lãnh đạo tài ba ? Do dân Việt nam thật lòng chấp nhận cộng sản cai trị ? Hay do đảng cộng sản có vai trò lịch sử ? Đông Âu và Liên-xô sụp đổ Công đoàn Đoàn kết ba-lan thanh toán xong nhà cầm quyền cộng sản, Bulgarie, Hongrie, Tchèque, …lần lượt xô ngã tượng Staline và Lê-nin ở xứ họ, dân chúng tràn ra đường chào mừng vận hội mới không tiếng súng . Chỉ ở Roumanie, Chủ tịch Ceausescu khát máu, lì lợm cố bám chế độ như giử của hương hỏa, ra lệnh công an, mật vụ bắn vào dân chúng xuống đường, làm thiệt mạng cả ngàn người nhưng cũng không đủ sức ngăn chận làn sóng người biểu tình đông hằng triệu người . Sau ùng, Ceausescu kêu gọi quân đội can thiệp. Quân đội xuất hiện lại đứng về phía nhơn dân, chống lại công an để bảo vệ dân . Cách mạng thành công . Vợ chồng Ceausescu bị cách mạng bắt và bị tòa án cách mạng xử tử hình. Cả hai vợ chồng bị bắn tại một góc đường, ngay trong đêm Giáng Sinh 1989. Chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên-xô đã lần lược sụp đổ trọn vẹn như chưa từng có làm cho câu nói như một thứ huyền thoại "một khi đảng cộng sản đã nắm được chính quyền thì không thể bị lật đổ" trở thành lố bịch, phủ nhận cả lý thuyết của Lê-nin về sự kiên cố của chế độ cộng sản, đồng thời thay đổi suy nghĩ của nhiều người chẳng may còn sống dưới chế độ cộng sản còn sót lại . Sự thay đổi chánh trị ở Đông Âu diễn ra tốt đẹp như một vở kịch trên sân khấu là do hoàn cảnh lịch sử của nơi này . Và cũng nhờ có những con người bản lãnh từ trong chánh quyền và từ trong dân chúng đứng lên. Thế chiến kết thúc, các cường quốc chia nhau thế giới . Đông Âu vốn là cái nôi văn hóa Âu châu mà cội rể là tôn giáo . Hơn nữa hai cuộc cách mạng Pháp và Đức đã để lại một di sản văn hóa chánh trị còn giá trị qui chiếu cho tới ngày nay. Một sớm một chiều, Nga đem cộng sản áp đặt lên họ . Dĩ nhiên cộng sản bị dân chúng và sức mạnh văn hóa Âu châu phản kháng . Hai yếu tố lịch sử và con người ở đây đã quyết định vận mạng của chế độ cộng sản Đông Âu . Chẳng may Việt nam không có hai yếu tố của Âu châu . Nổi bất hạnh của Việt nam Nhìn lại lịch sử, sau thế chiến, các nước bị Tây phương đô hộ đều lần lượt độc lập mà không phải làm chiến tranh giải phóng kéo dài mấy chục năm, tốn hao xương máu của dân hằng chục triệu người, lại sớm phát triển . Chỉ có Việt nam bị đẩy vào cuộc chiến chỉ vì Hồ Chí Minh muốn Việt nam phải trở thành nước cộng sản . Hồ đã nói "Dù phải đánh Tây mươi năm nữa, phải đốt cả dảy Trường Sơn, ta vẫn phải làm . Có độc lập bây giờ, trong điều kiện này, là độc lập của phe quốc gia, không phải độc lập hoàn toàn của ta " . Năm 1946, Hồ phát động cuộc kháng chiến chống Tây là để có điều kiện rút ra khỏi Hà nội mà không xấu hổ . Nghe kháng chiến chống Tây trở lại, toàn dân lập tức đứng lên tham gia kháng chiến . Dân trong Nam làm kháng chiến trước lệnh kháng chiến của Hồ Chí Minh . Khi Hồ ký thỏa ước 6/3/46 rước Tây lên Hà nội, lính Việt minh hợp tác với lính Tây cùng hành quân lên Việt Bắc để tảo thanh những lực lượng võ trang của các đảng phái quốc gia lúc bấy giờ mạnh hơn Việt minh, thì kháng chiến trong Nam không chấp hành lệnh ngưng chiến của chánh phủ Hà nội, vẫn tiếp tục đánh Tây . Bảy Viễn nói "ĐM. Chưa có Độc lập, cứ oánh nữa . Chừng nào có Độc lập mới thôi " bị Hồ Chí Minh khiển trách . Và Hồ gởi Lê Duẩn, Hà Huy Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn văn Linh vào Nam để nắm kháng chiến trong Nam, và loại Bảy Viễn, buộc Bảy Viễn phải rút về thành … Tây lần lượt tái chiếm Việt nam, bao nhiêu nhà ái quốc chơn chính phải đi ra khu kháng chiến vì trở ra thành đồng nghĩa Việt gian . Họ bị cộng sản giết để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến cho cộng sản . Trường hợp Hồ văn Ngà mới thật thương tâm, rơi nước mắt . Cùng rời khỏi Sài gòn với cộng sản, sau đó, ông bị cộng sản giết ở Bạc liêu với tội danh "Việt gian" . Hồ văn Ngà bình tỉnh nói với mấy tên Việt minh sắp giết ông "Mấy em giết qua thì cứ giết nhưng đừng nói qua là Việt gian . Qua không bao giờ làm Việt gian hết". Hồ văn Ngà học năm cuối Trường kỷ sư Centrale ở Paris, học giỏi có tiếng thế mà bỏ thi tốt nghiệp, về Sài gòn tham gia kháng chiến giành độc lập cho xứ sở . Như thế mới thấy chỉ người có học, tiểu tư sản, đi kháng chiến là vì lòng yêu nước thúc đẩy . Còn cộng sản không thể hiểu yêu nước là gì . Cả Hồ Chí Minh cũng vậy . Vì vốn không học, không nghề nghiệp nên không có công ăn việc làm . Đi làm cộng sản là một việc làm . Họ chỉ biết "được là có tất cả . Thua thì chẳng có gì để mất ngoài cái mạng cùi" . Kháng chiến giành độc lập là sự nghiệp của toàn dân . Họ làm kháng chiến chỉ vì lòng yêu nước . Cộng sản cướp công của nhơn dân, lấy làm của riêng cho cộng sản, biến Việt nam thành cộng sản và tuyên bố đó là "tất yếu lịch sử " . Lịch sử Việt nam trong vừa qua nhặp nhằng giữa nhơn dân yêu nước với cộng sản mà một số người, nhứt là đảng viên cộng sản không hiểu tách bạch để thấy đâu là công và tội . Chính yếu tố lịch sử éo le này đã không cho phép Việt nam sớm thay đổi như Đông Âu . Vốn khi thua, chẳng có gì để mất, khi ăn thì có tất cả . Nay đã ăn cả nước thì cộng sản không dạị gì lại tự mình thay đổi . Kẻ đói nay được ăn trên ngồi trước thì không ai dại gì mà rời khỏi chiếu . Chết cũng bám tới cùng . Việt nam có điều kiện thay đổi Như đã nói Âu châu thay đổi, từ bỏ cộng sản sớm, nhờ điều kiện văn hóa . Việt nam có yếu tố văn hóa nhưng không được thể hiện rỏ như Âu châu . Văn hóa Âu châu động trong lúc văn hóa việt nam lại tĩnh . Cả ngàn năm thắm nhuần thứ Khổng Mạnh biến chất, thứ Tống nho "Quân sử thần tử, …." . Còn "Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" mới chỉ kịp lóe lên, chưa kịp định hình, nói chi định chế hóa . Nên Tàu khác Việt nam rất rỏ – nói " Tàu và Việt nam là đồng văn, đồng chủng" là nói sai hoàn toàn . Nói theo quan điểm cộng sản lệ thuộc Tàu. Trong văn hóa tàu hoàn toàn không có chữ tự do, chữ dân chủ . Ngày nay, chữ "dân chủ" vẫn còn bị cấm ở Tàu . Vả lại dân tàu không bao giờ mơ màng tới dân chủ hay tự do . Họ chỉ mong đất nước không loạn lạc để họ được ăn cơm, không ăn cháo . Nên dân tàu rất hưởng ứng chế độ ngày nay của Tập Cận-bình . Trong lúc đó, tuy chịu ảnh hưởng Tàu lâu dài nhưng Việt nam có được một truyền thống văn hóa xã thôn theo đó xã thôn tổ chức chánh quyền trên cơ sở Hương ước, một thứ Hiến pháp của làng . Nên mới có câu "Lệnh vua thua lệ làng " . Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Việt nam cũng khác hơn ở Tàu . Trong gia đình Việt nam, mỗi thành viên đều có vị trí rõ ràng của mình . Trong gia đình tàu, các thành viên đều mờ nhạt dưới uy quyền của người cha "Phụ sử tử vong, tử bất vong, bất hiếu ". Văn hóa là điều kiện đưa đến một chọn lựa thể chế chánh trị . Việt nam đã có sẳn . Vấn đề còn lại là mọi người hãy sáng suốt tách bạch vai trò thật sự của toàn dân trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc với sự cướp công kháng chiến của dân do Hồ Chí Minh cướp được . Xác định lại đúng chổ đứng của mình để từ đó đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ thật sự . Việt nam phải có dân chủ vì nhơn dân việt nam đã đổ máu đánh ngoại xâm giành độc lập, chớ không phải người cộng sản vì cộng sản chỉ cướp chiến lợi phẩm . Đó mới đúng là tất yếu lịch sử . Nguyễn thị Cỏ May | ||||
Posted: 20 Jun 2019 01:55 PM PDT 1. Độc tố chết người ngâm cao lương, như ma quyền lực vờn chính trường. Vị ủy viên nào mắc chướng khí theo ma, biến mất khỏi đời thường. Vị nào, còn sống, hở van tim, gan hư, não trụy, mắt cận viêm, ở đâu cũng thấy bóng thù địch, mưu ma chước quỷ diễn biến chìm. Cán bộ tham nhũng bị tòa rình, ám ảnh lời dạy Hồ Chí Minh, nếu làm "đầy tớ" sống liêm chính ắt thành "ma đói" cõi âm binh. Quan quân "thân liệt" ngồi xe lăn, sống đời thực vật như thường hằng, vẫn lo thần chết làm "danh bại" chôn vùi ngực đỏ trong giá băng. Quan lớn phạm tội ngại lao tù, xin "thà làm ma" dưới ô dù, hoặc "ma tại gia" nơi biệt phủ, dựa thế "nhân thân" để phép phù. 2. Đất Việt thời nay lắm thứ ma. "ma gia", "ma mị", "tặc", "đại ca". bày đàn liềm búa, chủ nô "lạ" cướp cạn sức dân, phá sơn hà. Thảo Điền,2019 Đoàn Thuận. | ||||
Ngụy biện của ông Võ Văn Thưởng Posted: 20 Jun 2019 01:53 PM PDT Nguyễn Đình Cống Vừa qua ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban tuyên giáo của ĐCSVN có bài viết :" Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam" Bài viết khá công phu, được đánh giá cao về mặt lý luận. Tuy vậy ông đã dùng một vài ngụy biện. Trong bài "Thưa anh Võ Văn Thưởng" ( Báo Tiếng Dân ngày 19/6/2019), Mạc Văn Trang đã chỉ ra vài bất đồng, đó là : 1-Ông Thưởng cố tình nhấn quá mạnh vào mặt tiêu cực của mạng xã hội (MXH), cố làm cho người ta hiểu nhầm rằng MXH mang lại lợi ít hại nhiều. Đó là một cách đánh lừa không trong sáng. 2-Theo như ông Thưởng thì người dân xuống đường biểu tình là do MXH kích động, lôi kéo. Thử hỏi trước khi có MXH mà dân khắp thế giới đã biểu tình thì do cái gì?. Thực ra nguyên nhân chủ yếu gây ra biểu tình là những việc làm không hợp lòng dân của chính quyền. MXH chỉ là nơi đưa tin. 3-Ông Thưởng ngụ ý biểu tình gây bạo loạn. Không phải như vậy. Bạo loạn chủ yếu là do đàn áp của chính quyền tạo ra trước, người biểu tình chỉ phản ứng lại (trừ một số rất ít quá khích, đó không phải là chủ trương của biểu tình) Trong bài " Lãnh đạo Việt Nam lộ rõ lo sợ đối với mạng xã hội " ( trang Boxitvn ngày 20/6/2019) Thanh Trúc chỉ ra rằng : Ông Thưởng chỉ trích vai trò của truyền thông xã hội, nói rõ hơn là các trang MXH ở Việt Nam, sau hơn 20 năm Internet có mặt với trên 60 triệu người sử dụng. Bài báo còn nêu ra ý kiến của Ông Nguyễn Khắc Mai rằng :Họ sợ cái minh bạch, cái thức tỉnh, cái hiểu biết và sợ sự thật được phơi bày. Họ đổ lỗi cho truyền thông xã hội, nói là gây ra tiêu cực, chống đối, bạo loạn… nhưng họ quên rằng ngay ông tổ sư của họ là ông Mác từng nói những vấn đề bức xúc, bất công, mâu thuẩn, bất cập và tiêu cực trong xã hội mà chính quyền gây ra đã tạo bất mãn bất bình trong xã hội…..Cộng sản luôn luôn đánh tráo khái niệm, họ đánh lừa dân, họ sợ hãi truyền thông xã hội, họ biết sức mạnh của truyền thông xã hội nó thức tĩnh lòng người, cho nên họ mới đổ riệt tội cho truyền thông xã hội như vậy"Ngày 18/6, Báo Tiếng Dân đăng bài " Trưởng ban tuyên giáo bàn về MXH…" có đoạn :"Bài viết thể hiện sự lo lắng của người đứng đầu Ban Tuyên giáo đối với MXH,cũng như báo hiệu sự đàn áp khốc liệt thế giới mạng ở Việt Nam trong những ngày sắp tới…."Nhà báo tự do Sương Quỳnh bình luận: "Phải phân biệt việc xử phạt tin giả và bịt miệng sự thật. Ông Thưởng cho rằng ở VN hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng MXH để thúc đẩy các "yếu tố cách mạng sắc màu ở Việt Nam., vì thế ĐCS và Nhà nước (gọi là bên A ) phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, tự diễn biến, tự chuyển hóa ( gọi là bên B). Nhà nước cần xiết chặt việc thi hành luật an ninh mạng, các cơ quan truyền thông của Đảng cần đẩy mạnh việc đấu tranh để loại bỏ tư tưởng chống đối. Tôi xin bổ sung vài nhận xét : Ông cho rằng đường lối của Đảng kiên trì Mác Lê là hoàn toàn đúng đắn. Ai chống lại nó là thù địch, là phản động. Phải chăng ông đã bị nhồi sọ đến mức không đủ trí tuệ và sự tỉnh táo để nhận ra những độc hại của Mác Lê từ gốc, ông không thấy những tai họa mà dân tộc phải gánh chịu mỗi khi ĐCS cố vận dụng Mac Lê. Ông không thể hiểu được nguyên nhân những người bên B chống lại Mác Lê . Ông quy kết họ, chụp mũ họ mà không hiểu về họ. Nếu vậy thì ông hơi bị kém về phương pháp luận. Cũng có thể ông hiểu về họ, về nguyên nhân họ chống lại Mác Lê, nhưng vì một lý do nào đó mà ông lờ đi. Nếu vậy ông mắc vào lỗi thiếu trung thực (đúng ra là lừa dối). Biểu tình là quyền của công dân. Tự dưng vô cớ thì dân biểu tình mà làm gì. Đúng ra Luật biểu tình phải được các luật sư soạn, nhưng lại giao cho Bộ Công an, là nơi chỉ muốn ngăn cản. Thế mà Nhà nước vẫn không chịu ban hành. Nguyên nhân gây biểu tình không phải từ MXH mà là từ những chủ trương không hợp lòng dân. 2- Ông Thưởng hiểu nhầm về bên B Hiên nay ĐCS đang cố chống lại loại đảng viên thoái hóa biến chất và loại tự diễn biến. Đó là 2 loại hoàn toàn khác nhau, nhưng vì vô minh mà Đảng đã bỏ chung vào một rọ, vì thế đã có những cách đối xử sai lầm.Thoái hóa là bọn có chức có quyền, chúng dùng nó để tham nhũng, để mua quan bán tước. Chúng là sâu mọt, là kẻ thù của nhân dân. Tự diễn biến là những người có hiểu biết, nhận ra sai lầm của Mác Lê và chống lại, họ là những chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh cho dân chủ, chống lại sự độc tài Đảng trị, họ là những chiến sĩ tiên phong trong nhân dân. Có thể phân chia những người bên B thành 2 mức. a- Một số trí thức, văn nghệ sĩ, họ làm nhiệm vụ chủ yếu là vạch ra những sự thật bị ẩn giấu, họ thức tỉnh nhân dân bằng việc nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. b- Số đông người trong nhân dân, họ có giác ngộ về nhân quyền và dân quyền, họ không chịu quỳ gối, cúi đầu, bịt miệng. Họ trực tiếp đấu tranh, xuống đường biểu tình v.v… Ông Thưởng cho rằng những người bên B kém giác ngộ, bị mua chuộc. Nhận thức như thế là hoàn toàn sai. Là trưởng ban Tuyên giáo, đã có khi nào ông nghĩ tới việc tìm hiểu tại sao có những người như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hữu Đang, Tống Văn Công, Lê Hiếu Đằng, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Khắc Mai, Tương Lai, Chu Hảo, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định … và hàng ngàn, hàng vạn người khác. Họ phản biện Mác Lê hoàn toàn không phải vì quyền lợi cá nhân. Xin ông hãy cử những cán bộ có năng lực và trung thực đi điều tra xem đạo đức, tư cách, cuộc sống, quan điểm của những người đó như thế nào. Xin đừng quy kết một cách mù quáng. ĐCS lộ rõ lo sợ đối với MXH, họ sợ cả những người a và b, chủ yếu là a vì những người đó hơn hẳn những người như ông Thưởng cả về trình độ và tư cách đạo đức. Có câu : Biết mình, biết người…Tôi có cảm tưởng rằng những người như ông Thưởng không biết rõ cả mình và người. Thế thì làm sao có thể đề ra sách lược đúng. 3- Ông Thưởng đánh tráo về ổn định. Trong bài, vài lần ông Thưởng nhắc đến sự ổn định chính trị và xã hội của VN. Ông tự hào về sự ổn định đó. Tuy không viết rõ ra nhưng ông ngụ ý rằng chính nhờ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của ĐCS theo Mác Lê mới có sự ổn định như vậy. Ổn định hay sự cân bằng có 3 trạng thái : thường xuyên, vững chắc và tạm thời. Trong cơ học, ổn định thường xuyên giống như vật thể quay mà trục quay đi qua trọng tâm của vật. Dù quay vật đến vị trí nào nó cũng ổn định ở vị trí đó. Ổn định vững chắc, ví như con búp bê lật đật, dưới nặng, trên nhẹ, dù có lắc nó như thế nào, nó vẫn quay về vị trí cũ. Ổn định tạm thời là loại ổn định có điều kiện bảo đảm, có chống đỡ. Khi điều kiện và chống đỡ mất đi hoặc giảm sút mà lại có tác động bên ngoài thì nó sẽ dễ bị lật đổ. Đó là ổn định của tàu thuyền khi bị giông bão, của công trình khi bị động đất v.v…. Ông Thưởng đã nhập nhèm giữa ổn định chính trị và ổn định xã hội. Trong 2 thứ thì ổn định xã hội quan trọng hơn, bao gồm nhiều phạm vi hơn, trong đó ổn định chính trị là một trong những điều kiện cần hàng đầu. Ổn định chính trị là một trong những điều kiện cho ổn định xã hội. Có ổn định chính trị chưa chắc đã có ổn định xã hội. Hãy xem ổn định xã hội của VN hiện nay như thế nào ? Muốn ổn định thì thông thường dưới nặng mà trên nhẹ, nhưng ở VN trên đầu quá nặng vì 3 tổ chức chồng chéo lên nhau ( Đảng, Chính quyền, Mặt trận). Để ổn định thì trên phải giỏi hơn dưới, nhưng bên trên cúa VN một số không ít có trí tuệ và nhân cách quá kém. Ổn định cái gì khi mà tệ nạn, tội phạm, trộm cướp, dân oan, sự hủy hoại môi trường v.v.. xẩy ra thường xuyên và khắp nơi. Phải chăng xã hội ổn định khi từ trên xuống dưới đều sống nhờ dối trá, khi đạo đức và giáo dục xuống cấp, khi tôn giáo bị lợi dụng, Tôi không tán thành đánh giá xã hội VN có ổn định tốt. Sự ổn định chính trị của VN hiện nay là loại ổn định tạm thời dựa trên hai lực lượng chống đỡ : công an và tuyên giáo. Nó còn tạm ổn định vì chưa có bão tố hoặc động đất từ phía nhân dân. Đến lúc đó thì công an và tuyên giáo sẽ mất hết tác dụng, sự sụp đổ tất yếu xẩy ra. Ông Thưởng nói riêng và lãnh đạo CS nói chung đang rất lo sợ những trận bão như thế và tìm cách ngăn chặn từ MXH. Nhưng liệu có ngăn được mãi không. Có một cách rất đơn giản để giữ ổn định và phát triển là Minh bạch trong mọi chủ trương và hành động. Ngày xưa các cụ tiền bối để cao 4 chữ : QUANG MINH CHÍNH ĐẠI. Chính quyền không lừa dân, không nói dối dân. Chính quyền thực thi một chế độ dân chủ, thực sự tôn trọng QUYỀN DÂN thì ngại gì MXH. Chống lại tiêu cực của MXH, hữu hiệu nhất có 2 cách. Cách 1- Đối với toàn dân là mở rộng tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tổ chức đối thoại giữa A và B, xóa bỏ độc tài Đảng trị, trả quyền cho dân. Cách 2- Tôn trọng những thông tin nói lên sự thật, trừng trị nặng những kẻ đưa ra thông tin giả, thậm chí có thể ra điều luật : "Đặt ra ngoài vòng pháp luật những kẻ đưa thông tin sai sự thật". Nhưng những kẻ đó phải được xét xử công khai, phải được tự mình hoặc có luật sư bảo vệ để tránh việc lẫn lộn giữa vu cáo và bưng bít sự thật mà ai đó muốn che giấu. Trong bài viết ông Thưởng đã khoa trương, trình bày nhiều thông tin quan trọng, từ phong tráo áo vàng, vụ bê bối dữ liệu do Cambridge Analytica, đếnhiện tượng KOLsv.v…, phải chăng là để chứng tỏ sự hiểu sâu, biết rộng. Tiếc rằng đàng sau sự hiểu biết ấy ẩn giấu sự thấp kém về trí tuệ, mắc vào nhiều lỗi ngụy biện. Ông Thưởng đã có lần khuyến khích đối thoại giữa A và B, nhân dịp này ông hãy xúc tiến các cuộc đối thoại ấy. Làm được như thế uy tín của ông sẽ được nâng lên, còn khi viết bài thì hãy tránh xa lối ngụy biện. | ||||
RUN NHƯ CẦY SẤY TRƯỚC THAN HỒNG Posted: 20 Jun 2019 01:32 PM PDT Phạm Trần Hãy hình dung một con cầy, tên thông dụng là chó, bị cột chân, bịt mõm nằm trước nồi nước sôi và đống than hồng sẽ phản ứng ra sao khi nó thấy giờ lâm chung đã đến gần ? Tất nhiên là con vật phải run sợ nên người Việt mới có câu "run như cầy sấy". Nếu đem hoàn cảnh của con cầy gắn với tình trạng hoang mang, giao động và rối như canh hẹ của mạng lưới tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ thấy tham nhũng chỉ làm cho đảng suy yếu, nhưng mạng xã hội mới là kẻ nội thù đe dọa sự sống còn của chế độ. Mối lo âu này đã được phản ảnh qua bài viết " Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam" của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Võ Văn Thưởng, phổ biến khắp mặt báo của đảng từ ngày 17/06/2019. Ông Thưởng viết :"Việt Nam đang khai thác và phát huy những đặc tính ưu việt của truyền thông xã hội, đồng thời, cũng đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực khó kiểm soát từ dạng thức truyền thông mới này." Vậy chủ nhân của "truyền thông xã hội" là những ai ở Việt Nam ? Ông Thưởng giải thích :"Có thể nhận thấy, "hệ sinh thái" mạng xã hội đã hình thành tầng lớp KOLs (Key Opinion Leader), influencers là những người có "thương hiệu" hoặc là "người bình thường" mà thông tin, quan điểm nêu ra có sức thu hút, ảnh hưởng, được "cư dân mạng" chia sẻ, khuếch tán nhanh trên phạm vi rộng. Họ đa phần là những chủ thể tích cực góp phần tạo nên đời sống thông tin lành mạnh. Nhưng, cũng đã lộ diện những KOLs, influencers có động cơ không trong sáng, nhưng lại biết "khơi gợi những cảm xúc xấu xa"; lạm dụng chữ nghĩa, ảo tưởng "quyền lực bàn phím", luôn tìm cách điều hướng dư luận; tấn công doanh nghiệp nhằm trục lợi; đe dọa, xúc phạm cá nhân, tổ chức." Ăn nói vu vơ, không bằng chứng, không nêu đích danh một người nào hoặc tổ chức nào, nhưng người cầm đầu ngành tuyên truyền của đảng vẫn nói văng mạng rằng: "Một số được nuôi dưỡng, cấp phát từ các tổ chức thù địch bên ngoài. Lợi dụng những bất cập trong quản lý nhà nước về Internet, mạng xã hội, chúng thâm nhập vào các nền tảng truyền thông xã hội, "nuôi" nick (tên tài khoản), lập ra hàng trăm nghìn tài khoản ảo và nhiều trang giả mạo cá nhân, tổ chức. Với nhiều thủ đoạn tinh vi được hỗ trợ bởi công nghệ, chúng tập trung chống phá nền tảng tư tưởng, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc tư tưởng cực đoan, tạo bất đồng, xung đột trong nội bộ Đảng và nhân dân." Kể cũng lạ, ở một nhà nước độc tài, độc đảng, độc quyền báo chí và kiểm soát dư luận từ chân lên đầu mà vẫn có nhiều lỗ hổng đến thế thì đội ngũ Công an, tình báo quân đội toàn là thứ ăn hại đái nát hay sao ? Rất có thể là như thế, vì ở Việt Nam Cộng sản, cán bộ ngành an ninh và tình báo thường không ồn ào, phô trương cho người ta biết mặt nhưng lại khét tiếng ăn nhậu vỉa hè, xóm tối và nhếch nhác việc công. Vì vậy, không lạ khi thấy ông Võ Văn Thưởng phải nhìn nhận sự thành công xâm nhập của các mạng xã hội, khi ông lên án:" Chúng cường điệu những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý để khoét sâu vào xung đột lợi ích, làm chia rẽ xã hội, suy giảm lòng tin, thực hiện "diễn biến hòa bình", đòi lật đổ chế độ. Từ đó, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động biểu tình trái phép, chống đối, bạo loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội như trong các vụ lợi dụng vấn đề môi trường tại Formosa Hà Tĩnh, phản đối Dự Luật về Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng…" Tuy nhiên, khi suy diễn như thế là người cầm đầu ngành tuyên truyền của đảng Võ Văn Thưởng đã phạm ba lỗi nghiệm trọng: Thứ nhất, xuyên tạc và mạ lỵ sự căm phẫn của hàng triệu nạn nhân 4 Tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ) trước thảm trạng môi trường do Formosa Hà Tình gây ra từ ngày 06/04/2016. Cho đến nay, sau ba năm, nhà nước vẫn chưa trưng được bằng chứng khoa học nào xác nhận nước biển đã hết ô nhiễm và nhà máy Formosa Hà Tình không còn thải chất độc ra biển. Hàng triệu người dân đã lâm cảnh nghèo đói và hàng ngàn gia đình ngư phủ đã phải bỏ nghề đi tha phương cầu thực. Thứ hai, ông Thưởng đã bảo vệ quan điểm lập ba Đặc khu kinh tế của đảng ở Vân Đồn (Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Hàng trăm ngàn người dân biểu tình chống Dự luật Đặc khu không vì bị các mạng xã hội xúi giục hay lối kéo mà vì tinh thần ái quốc, quyết tâm chống âm mưu nhượng đất cho Trung Cộng. Chính nhờ các cuộc biểu tình mà Dự án Đặc khu đã phải dừng lại. Thứ ba, khi người dân biểu tình chống Luật An ninh mạng là để đòi nhà nước phải tôn trọng Hiến pháp đã quy định quyền tự do báo chí và tự do tư tưởng. Điều 25 Hiến pháp viết rằng "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" . Luật An ninh mạng số: 24/2018/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, chỉ có mục đích duy nhất là kiểm soát thông tin và vi phạm các quyền cơ bản của con người. NUÔI ONG TAY ÁO ? Tuy nhiên, bên cạnh những điều hù họa, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng, người con ngoại vi của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã tiết lộ có tình trạng "nội ứng" từ bên trong đảng dành cho các thế lực chống đảng trên mạng xã hội. Ông viết:" Có hiện tượng KOLs, influencers được hỗ trợ "không trong sáng" từ những thông tin mật trong nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước bị rò rỉ, không loại trừ có cả những cái "bắt tay với âm binh" vô cùng nguy hiểm của những cán bộ suy thoái, cơ hội chính trị, đầy tham vọng cá nhân. Việc các chính trị gia sử dụng truyền thông xã hội làm công cụ để giao tiếp với công chúng, xây dựng hình ảnh hay vận động chính trị không phải là mới mẻ trên thế giới và có thể khuyến khích ở Việt Nam nhưng cần phải được xác lập thành một trong những nguyên tắc hành xử chính trị công khai và minh bạch. Còn việc "đi đêm" với các nhân tố mạng xã hội để tạo "sóng" trong dư luận, vì ý đồ và động cơ cá nhân là điều không thể chấp nhận." Một lần nữa ông Thưởng không minh bạch đưa ra những bằng chứng của hiện tượng tiếp tay cho các thế lực thù địch có từ trong đảng. Nhưng bằng đó chữ nghĩa cũng đủ cho ta thấy hai năm rõ mười là nội bộ đảng cầm quyền không bình thường. Đoàn kết trong đảng đã vỡ và không còn những chuyện cổ tích rêu rao như "trên dưới một lòng", hay "ý đảng lòng dân". Vậy những "âm binh" này ở đâu, con số là bao nhiêu trong số trên bốn (04) triệu đảng viên ? Những "con ong trong tay áo" này làm gì trong bộ máy đảng và nhà nước, hay hành động "nội gián" này có gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia không ? Sự úp-mở của ông Thưởng chỉ được hé ra một tí khi ông cảnh giác tiếp:" Trong thực tế, có thể khẳng định, truyền thông xã hội là một "mặt trận" ngày càng phức tạp, mở rộng mà các thế lực thù địch đang lợi dụng để thúc đẩy các "yếu tố cách mạng sắc màu ở Việt Nam". Bài học từ những cuộc "cách mạng màu" cho thấy không thể chủ quan, lơ là mà cần phải chủ động nhận diện, ngăn chặn kịp thời những nhân tố lợi dụng truyền thông xã hội để tác động đến ổn định chính trị, xã hội từ nhiều hướng, nhiều cách thức khác nhau. Yêu cầu ấy đòi hỏi phải nhìn nhận đúng về truyền thông xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, nhận diện và quản lý những tác nhân gây ảnh hưởng để bảo vệ, phát huy những giá trị tiến bộ được xã hội thừa nhận, đồng thời hạn chế, đẩy lùi, triệt phá những tác động tiêu cực bằng những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ và hiệu quả." Thế rồi ông yêu cầu: "Không ngừng đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet theo kịp sự phát triển của công nghệ Internet,… chủ động, kiên trì thúc đẩy phát triển đúng hướng đi đôi với quản lý chặt chẽ." Ông lại gay gắt thêm:"Không để hình thành "điểm nóng", những xu hướng (trend) tiêu cực trên mạng xã hội….không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội. Đồng thời, giữ nghiêm kỷ luật thông tin, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm khắc với các phần tử cơ hội chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" cố tình làm lộ lọt, cung cấp thông tin nội bộ, hỗ trợ cho các phần tử mạng xã hội đưa tin sai sự thật, kích động, tấn công vào nội bộ." Rõ ràng có giọng "run run" của người đứng đầu ngành tuyên truyền và báo chí đảng trước hiện tượng "giậu đổ bìm leo" về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, không ngoại trừ có cả các lãnh đạo, hay cán bộ chủ chốt. Vì vậy nên ông Thưởng không ngại ra lệnh:"Tích cực triển khai thực hiện Luật An ninh mạng với các chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý những hành vi vi phạm, gây hại như lưu trữ, cung cấp, đăng tải, phát tán tin giả, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước trên Internet, mạng xã hội…" Ông còn kêu gọi:"Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia mạng xã hội phải giữ vai trò là lực lượng nòng cốt đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực và xem đây là giải pháp thường xuyên, lâu dài." BÁO CHÍ HAI MẶT Đáng chú ý là bài viết, lần đầu có nhiều chi tiết, của Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng đã nhìn nhận báo đảng đang bị lép vế cả về thông tin lẫn thu nhập trước sức lan tỏa, nhanh chóng, bén nhậy và bao trùm của các mạng xã hội trong và ngoài Việt Nam. Đây là một thách thức chưa từng có đối với ngành Tuyên giáo, cơ quan giám sát và chỉ đạo toàn diện ngành báo chí và truyền thông của đảng CSVN, bao gồm cả báo chí của Lực lượng võ trang gồm Quân đội, Lực lượng dự bị và Công an. Thời điểm ông Thưởng tung ra bài "Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam" trùng hợp với lần kỷ niệm "94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam" (21/06/1925-21/06/2019) của đảng CSVN. Theo tài liệu chính thức thì tới năm 2018:" Việt Nam có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 660 tạp chí in và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Tính đến tháng 11/2018, cả nước có hơn 19.000 nhà báo được cấp thẻ Nhà báo; số hội viên Hội Nhà báo có 23.893 hội viên đang sinh hoạt tại 297 đơn vị cấp Hội, trong đó có 63 Hội Nhà báo tỉnh, 19 Liên Chi hội và 215 chi hội trực thuộc Trung ương Hội." Nhưng những "nhà báo" phục vụ cho báo đảng và các cơ quan truyền thông khác của nhà nước, ngoài nhiệm vụ chính là phải phục vụ và tuyên truyền cho đảng và nhà nước thì họ có tham gia mạng xã hội không ? Hãy nghe ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ta thán tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam, chiều ngày 19/06 (2019), nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí. Ông Phúc nói:" Không ít cơ quan báo chí chưa phát huy được lợi thế của mình trong việc định hướng, dẫn dắt thông tin, có trường hợp để mạng xã hội chi phối hay chạy theo thông tin mạng xã hội, không kiểm chứng, dẫn đến sai phạm đáng tiếc. Có tình trạng "hai mặt" trong một số người làm báo, cùng một vấn đề khi viết trên báo chí chính thống thì thể hiện nội dung đúng định hướng nhưng khi viết trên mạng xã hội thì ngược lại. Còn xảy ra tiêu cực trong hoạt động báo chí." Về nhiệm vụ của báo chí, theo báo Chính phủ tường thuật lời ông Phúc, thì :"Trước hết, báo chí cách mạng nước ta phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội nước ta. "Dòng chảy chính đó là gì?". …Dòng chảy chính ấy là xã hội chúng ta tốt đẹp, công cuộc Đổi mới của đất nước đang làm Việt Nam thay đổi từng ngày, là thành quả 30 năm Đổi mới, tốc độ tăng trưởng ở mức cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Đó là một nước Việt Nam từ nghèo nàn, thiếu đói, chậm phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, vị thế quốc tế không ngừng nâng cao. Báo chí nước ta phải phản ánh trung thực dòng chảy chính đó, không để dòng phụ của xã hội thành chính trên mặt báo, Thủ tướng nhấn mạnh. Thành quả cách mạng của dân tộc ta, của đất nước ta, của Đảng ta là rất lớn lao và chúng ta phải khẳng định dòng chảy chính ấy, báo chí phải phản ánh cho rõ nét để nhân dân ta hiểu, đảng viên, cán bộ hiểu và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. "Mất niềm tin là mất tất cả; chúng ta muốn khẳng định niềm tin vào đường lối của Đảng ta trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhất là trong sự nghiệp Đổi mới". Chính vì vậy, tôi đề nghị hơn lúc nào hết, báo chí phải thể hiện những giá trị cốt lõi của mình là cung cấp tin có kiểm chứng, đấu tranh chống lại tin xuyên tạc, tin giả, tin xấu, độc... là sứ mạng của báo chí. Cuộc đấu tranh này sẽ khẳng định vai trò báo chí trong giai đoạn mới." Ông Phúc nói thế, nhưng "những dòng chảy chính của tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, môi giới hối lộ, chạy điểm, chạy bằng cấp, chiếm nhà, chiếm đất, làm ăn sân sau, sân trước và lợi ích nhóm trong đảng" đang nhan nhản ra đấy thì báo chí không được sờ tới hay sao ? Chính cá nhân ông Võ Văn Thường đã nhiều lần chỉ trích báo chí đến sưng mặt là chỉ chú ý đến tin xấu, tin giật gân, tin không lành mạnh để câu độc giả. Thậm chí có báo còn viết bài dọa Doanh nghiệp để vòi tiền, nhưng sau khi được "bôi trơn" thì báo lại rút bài xuống. (06/019)Vì vậy, tại một Hội nghị về báo chí năm 2018, ông Thưởng đã nói:"Đúng là thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo. Ngoài ra, còn có việc hành động chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả của các cơ chế phối hợp, cũng như cơ chế quản lý nhà nước." (theo Công Luận, 28/12/18) Cũng tại buổi họp. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng còn báo cáo:"Tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí dọa dẫm, sách nhiễu, thậm chí tống tiền cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để trục lợi vẫn chưa được ngăn chặn triệt để." Như vậy, trước tình trạng suy thoái của báo lề Đảng, việc Trưởng Ban Tuyên Giáo Võ Văn Thưởng viết bài phản ảnh sự run sợ của đảng trước sức mạnh và ảnh hưởng lớn của mạng xã hội có ý nghĩa gì ? Chỉ có một nghĩa duy nhất là ý chí của những nhà báo lề dân và quyết tâm muốn được viết tự do và sống dân chủ đã và đang đe dọa sự tồn tại của đảng CSVN. -/- Phạm Trần |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét