“TỪ JOSHUA WONG TỚI NHỮNG NGƯỜI TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN Ở VN” plus 24 more |
- TỪ JOSHUA WONG TỚI NHỮNG NGƯỜI TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN Ở VN
- MỜI HỔ VÀO NHÀ RỒI THUÊ NGƯỜI CANH NÓ ĐỪNG ĂN THỊT MÌNH!
- Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xin phép vắng mặt buổi tiếp xúc cử tri
- Thư trả lời người bạn đồng nghiệp «trách móc» dân oan - LƯƠNG TRI TRÍ THỨC (phần 1)
- Hong Kong: Bà Carrie Lam xin lỗi nhưng không từ chức
- Giấc mơ Hoàng Chi Phong (Joshua Wong)
- Phó Tổng thống Philippines yêu cầu xét xử thủy thủ đoàn Trung Quốc đâm chìm tàu cá
- Tàu Hong Kong
- SỰ THẬT VỀ SỰ "VIỆN TRỢ" ÁC ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ( Phần 1)
- NẾU LÀ NGƯỜI TIẾN BỘ, PHẢI ỦNG HỘ HONG KONG CHỐNG LUẬT DẪN ĐỘ
- Doanh số điện thoại giảm 40%, Huawei cắt giảm sản xuất trong 2 năm tới
- NHỮNG TƯ CÁCH BÁN NƯỚC
- LỖ HỖNG VĂN HOÁ BAO GIỜ LẤP ĐƯỢC?
- Rào cản thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc
- Phản bác Trung Quốc, Philippines khẳng định tàu Việt Nam cứu ngư dân
- Đặc khu trưởng Hồng Kông phải xin lỗi, chấp nhận mọi chỉ trích...
- “Biển người” áo đen Hong Kong biểu tình dù dự luật dẫn độ đã bị hoãn
- LỜI CẢNH BÁO TỪ HỒNG KÔNG
- Phản biện muộn một luận án
- CHUYỆN MỘT NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN
- CHIẾN LƯỢC NÀO CHO VIỆT NAM GIỮ YÊN BIỂN?
- TRUNG QUỐC: NỀN PHÁP TRỊ TÀN ĐỘC
- Dân đề xuất “phí chia tay” lúc nào, thưa đại biểu Nguyễn Quốc Hưng?
- Vụ Thanh tra Bộ XD nhận hối lộ: BCA đề nghị khởi tố - Vì sao VKSND không đồng ý?
- Tiếp tục tạm giữ, điều tra trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng tội nhận hối lộ
TỪ JOSHUA WONG TỚI NHỮNG NGƯỜI TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN Ở VN Posted: 19 Jun 2019 12:22 PM PDT Từ ThứcCó tâm huyết, có kiến thức, có lý tưởng, JOSHUA WONG là một hình ảnh đẹp của Hong Kong. 17 tuổi đã là một trong những thủ lãnh Phong Trào Dù Vàng 2014, đòi dân chủ; 22 tuổi, vừa ở tù ra đã đòi thủ tướng do Trung Cộng dựt dây từ chức, nói thẳng vào mặt Bắc Kinh là dân Hong Kong không muốn trở thành Tàu Cộng. Joshua Wong rất đáng khâm phục , nhưng sự thực, nghĩ cho cùng, là Joshua Wong ở Hong Kong dễ hơn, thoải mái hơn, ít nguy hiểm hơn là người chống đối chế độ ở VN. Bởi vì dù sao, Cảnh sát Hong Kong cũng được người Anh huấn luyện, ít dã man hơn và chưa biết giúp người chống đối tự tử trong đồn công an.Bởi vì dù Tư pháp Hong Kong, từ 20 năm nay, đã bị Bắc kinh thao túng, nhưng tòa án vẫn còn tương đối độc lập. Trước áp lực của dân, Joshua chỉ nằm tù vài ngày đã được trả tự do. Ông bà quan tòa Hong kong không phân phát 10, 15, 20 năm tù dễ dàng như ông già Noël phát kẹo, như ở một xứ man rợ.Và tranh đấu giữa 2 triệu người đồng chí hướng, quyết tâm đoàn kết, nhiệt thành, ,dễ dàng hơn là đấu tranh giữa một lực lượng công an hung hãn, một đoàn quân DLV đông đảo sẵn sàng đánh hôi, vì thú vui hay vì sinh kế. Nhất là giữa sự thờ ơ của những người chung quanh. Thờ ơ, thay vì phải liên đới, đoàn kết, hỗ trợ những người có can đảm thay người khác lên tiếng đòi quyền sống cho tất cả.Không có gì ghê rợn hơn sự cô đơn. Những người VN trong nước tranh đấu tranh đấu trong sự cô đơn cùng cực đó. Martin Luther King, Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi… trong những giai đoạn nguy hiểm, gay go nhất, bao giờ cũng có những đám đông trung kiên bao quanh, bảo vệ, hỗ trợ.Những người VN ở quốc nội tranh đấu một mình, đơn thương, độc mã. Cái đáng sợ nhất không phải là bạo quyền, cái đáng sợ nhất là sự thờ ơ của quần chúng. Hơn cả sự thờ ơ, người Việt còn có khả năng , và tìm thấy cái vui thú , trong việc chỉ trích, chê bai, miệt thị, dạy khôn, mạ lỵ, chụp mũ những người làm những việc mình không dám làm. Đáng lẽ mình phải làm.Nhà tù ở Hong Kong còn dấu vết của văn minh, còn là nơi ngăn ngừa người bị giam giữ khỏi tái phạm. Nhà tù VN là nơi để trả thù, để thoả mãn thú tính của người có quyền, là nơi hành hạ tù nhân cả về thể ác lẫn tinh thần, nhất là tinh thần, dưới mọi hình thức man rợ.Phải có can đảm gấp 100 lần Joshua Wong mới dám tranh đấu cho tự do, cho nhân quyển ở VN. Nếu phải đấu tranh trong sự thờ ơ của người đồng cảnh, có chắc Luther King, Mandela, Suu Kyi làm được những điều họ đã làm ? Trong những ngày phấn khởi với Hong Kong xuống đường rầm rộ, đừng quên những người như Trần thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức và không biết bao nhiêu những nhà tranh đấu VN khác, đang nằm trong nhà tù. Hay đang can đảm đương đầu với sóng gió. Đừng để họ đơn độc hay có cảm tưởng bị bỏ quên (tuthuc-paris-blog.com) | ||||||||||||||||
MỜI HỔ VÀO NHÀ RỒI THUÊ NGƯỜI CANH NÓ ĐỪNG ĂN THỊT MÌNH! Posted: 19 Jun 2019 12:17 PM PDT Nguyen Ngoc Chu Người dân đã khổ với mưu kế của quan. Nay lại thêm rợn người với mưu kế của những người dán mác có chữ. Chỉ trích cá nhân là điều nên tránh. Nhưng khi đã động chạm đến lợi ích quốc gia thì không thể nể nang. Vietnam Finances ngày 18/6/2019 có đăng ý kiến của ông Huỳnh Thế Du "Để nhà thầu Trung Quốc xây cao tốc Bắc - Nam, mời tư vấn Nhật Bản giám sát": "Việt Nam có thể áp dụng giải pháp: để các nhà thầu Trung Quốc xây dựng và mời tư vấn Nhật Bản giám sát. Khả năng hai anh này bắt tay với nhau là rất thấp vì đang là đối thủ cạnh tranh một mất một còn." "Khi đó, Trung Quốc có khả năng xây đường chi phí thấp và chất lượng cao và Nhật Bản giám sát thì con muỗi cũng không thể chui lọt. Việt Nam sẽ là ngư ông đắc lợi". 1. Thứ nhất, ông Huỳnh Thế Du không hiểu thành ngữ "Ngư ông đắc lợi". Việt Nam trả tiền xây đương cao tốc cho cả nhà thầu thi công và nhà thầu giám sát thì làm sao gọi là "Ngư ông đắc lợi" được. Có phải hai nhà thầu tranh nhau làm đường và giám sát miễn phí cho Việt Nam đâu mà "Ngư ông đắc lợi". 2. Hai là, ông Du vận dụng quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc không đúng chỗ. Một nhà thầu thi công, một nhà thầu giám sát, cả hai phía nhận tiền của chủ đầu tư Việt Nam, họ phải làm tốt công việc của mình, nếu không chủ đầu tư Việt Nam "đuổi cổ" họ đi. Có gì mà họ phải "cạnh tranh một mất một còn" ở đây? 3. Ba là, nhận xét của ông Du: "Trung Quốc có khả năng xây đường chi phí thấp và chất lượng cao" là mê muội. Xin hỏi ông Du: Công trình nào của Trung Quốc trên đất Việt Nam có giá thành thấp và chất lượng cao? Có phải đó là đường sắt Cát Linh – Hà Đông không? 4. Bốn là, không ai ngu si mà rước hổ vào nhà rồi lại thuê người canh để nó khỏi ăn thịt mình cả! Người dân đã khổ với mưu kế của quan. Nay lại thêm rợn người với mưu kế của những người dán mác có chữ. Xin ông Huỳnh Thế Du đừng hiến kế nữa. Đất nước rồi sẽ bị tan nát nếu nghe theo mưu kế rước họa vào nhà của ông Huỳnh Thế Du. | ||||||||||||||||
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xin phép vắng mặt buổi tiếp xúc cử tri Posted: 19 Jun 2019 12:05 PM PDT
Sáng nay 19.6, các đại biểu quốc hội TP.Hà Nội thuộc đơn vị số 1 có cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Chủ tịch MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm Lê Hồng Phú cho biết Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng do bận công tác nên xin phép không dự cuộc tiếp xúc cử tri sáng nay. Các đại biểu quốc hội dự gồm thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; bà Bùi Huyền Mai - Phó trưởng đoàn đại biệu quốc hội TP.Hà Nội và bà Đào Tú Hoa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Cử tri Nguyễn Văn Hòa (phường Hàng Bồ) chúc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn mạnh khỏe để tiếp tục lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân giành nhiều thắng lợi hơn nữa. Cử tri Trịnh Thanh Phi bày tỏ hoan nghênh công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được Đảng, Nhà nước, đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tiến hành quyết liệt, nhiều cán bộ cao cấp bị xử lý kỷ luật đảng, lĩnh án, sẽ ra tòa, việc này làm dân rất tin tưởng. "Là cựu chiến binh, chúng tôi rất buồn vì trong số cán bộ bị kỷ luật đảng, vướng vòng lao lý có tướng, có tá, có đồng chí gần kịch trần cấp hàm, thứ trưởng… vi phạm trong lãnh đạo, quản lý đất quốc phòng, kinh doanh sai pháp luật", ông Phi nêu. Ông Phi đề nghị các đại biểu quốc hội chuyển đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, với cương vị đại biểu quốc hội, Bí thư Quân ủy T.Ư chỉ đạo xử lý những cán bộ quân đội vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước thật nghiêm khắc, không có sự loại trừ, xử nghiêm chính là cách giữ gìn uy tín quân đội đúng đắn nhất. Giải đáp các kiến nghị của cử tri, Phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP.Hà Nội Bùi Huyền Mai cho biết sáng nay do điều kiện công tác nên Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có đề nghị và xin phép được vắng mặt tại buổi tiếp xúc. Bà Mai nói thêm rất vui mừng, sẽ chuyển trực tiếp lời chúc tốt đẹp của cử tri gửi tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Bà Bùi Huyền Mai cũng cho hay xin tiếp thu tất cả các nội dung kiến nghị của cử tri nêu với đại biểu quốc hội hôm nay và đã làm rõ một số vấn đề. Theo VNN | ||||||||||||||||
Thư trả lời người bạn đồng nghiệp «trách móc» dân oan - LƯƠNG TRI TRÍ THỨC (phần 1) Posted: 19 Jun 2019 11:53 AM PDT Lê Hữu Khóa (Tác giả là giáo sư, tiến sĩ nhân loại học, xã hội học ở Pháp; Giám đốc Chương trình đào tạo Master châu Á, phụ trách chương trình hợp tác với Việt Nam; chuyên gia tại UNESCO… ) Chào bạn, Bạn biết tôi nghiên cứu về DÂN OAN từ nhiều năm qua, tôi đã gởi tới bạn đầu sách OAN LUẬN về công trình này, nghĩ bạn muốn biết thêm về chủ đề, phạm trù, thực địa của điều tra và điền dã của tôi, nên tôi mới gởi tới bạn phóng sự : DÂN OAN BIỂU TINH, CHẶN XE QUỐC HỘI VIỆT NAM 06 -07.06.2019, được loan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, vàhôm nay, tôi nhận được lá thư này của bạn : Chào anh, Tôi cũng tin là họ có những uất ức bất công. Nhưng nếu là anh, anh có đi làm những điều vô ích như vậy không? Nếu có chứng cớ, có bằng chứng hẳn hoi thì cứ kiện ra toà, thuê luật sư..., làm đúng quy trình đi. Mấy việc này có ra kêu Quốc hội thì cũng không đúng thẩm quyền, họ cũng trả về cho cấp cơ sở giải quyết theo đúng trình tự, kêu gào làm gì cho phí công, phí sức... Họ nghe Quốc hội họp mà không hiểu QH họp về cái gì, lại muốn QH bàn về chuyện của họ... Vậy thì làm sao mà đấu tranh được? Thực sự, tôi vẩn chưa « hoàn hồn » về ngôn từ, về diễn đạt, về nội dung của bạn trong lá thư này, tức là tôi vẩn chưa « hết hồn » về lương tâm của một công dân, lòng lương thiện của một con người, nhất là lương tri của một trí thức, nhất là vị thế trí thức của chúng ta (bạn và tôi) là phó giáo sư, giáo sư tại các đại học trong khoa học xã hội nhân văn. Cụ thể là lý do làm tôi « mất hồn » trước thư này của bạn chính là bối cảnh của một cơ chế giáo dục cấp quốc gia tin và giao cho chúng ta một nhiệm vụ : giảng-dạy-trao-truyền tới sinh viên, tới các công dân tương lai hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) giúp ta thường xuyên tỉnh thức trước hệ nhân (nhân loại, nhân sinh, nhân thế, nhân quần, nhân tình). Lương tâm dựa vào lương thiện để xây dựng lương tri Khi quốc gia và chính quyền « bầu » ra để chúng ta trở thành trí thức đại học tức là họ tin vào hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) của chúng ta, biết dùng kiến thức để hiểu nhân loại, biết dụng tri thức để thấu nhân sinh, biết vận hành trí thức để nhập nội vào nhân thế, biết vận dụng ý thức để hướng dẫn vào nhân quần, biết mô thức hóa nhận thức để giúp nhân tình tỉnh thức ! Làm sao chúng ta lại không rõ ràng về chức năng này ? Làm sao chúng ta lại không rành mạch về vai trò này ? Nơi mà ngày ngày chúng ta lao tác trong sự nghiêm túc của lý trí, sự nghiêm minh của trí tuệ, làm nên tuệ giác để phân tích khách quan các dữ kiện xã hội, các diễn biến nhân văn. Một trí thức khi được đào tạo qua quá trình khoa học, chưa đủ ! Một trí thức phải có đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, làm nên luân lý có bổn phận với dân tộc, có trách nhiệm với đất nước ; chính đạo lý và luân lý này là gốc, rễ, cội, nguồn dựng lên giáo lý để định hướng giáo khoa, giáo trình, giáo án của bạn và của tôi, làm nên giáo dục cho xã hội, cho quốc gia, cho dân tộc. Sự thật mất lòng, đó là « lời khuyên ngoại giao » của ông bà ta, vì ông bà rất cẩn thận, dặn dò con cháu là khi muốn giữ quan hệ tốt, muốn giữ được bạn bè, thì phải nhớ : « Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nới cho vừa lòng nhau ». Nhưng trong môi trường giáo dục mang lý trí của khoa học qua những mô hình của kiến thức làm nên mô thức cho trí tuệ, thì chính phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải dẫn dắt ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp chớ không phải ngược lại. Nên tôi, lần này tôi phải nghe một lời khuyên khác, rất chân thật của tổ tiên : Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật ! Khi nghe « lời xúi » chân thật rất này nên tôi « nghe luôn » lời thẳng thắn sau đây của tổ tiên ta : So ra mới biết ngắn dài, sau lời thẳng thắn này là thái độ minh triết của tổ tiên ta. Vì mọi chuyện trong cuộc đời của một người trí thức đều là : chuyện của mức độ làm nên trình độ của bạn, của tôi trong trí giới cũng như trong giáo giới. Trình độ can-dự-để-can-thiệptừ kiến thức tới lý trí, từ trí tuệ tới lý luận, từ đạo lý tới đạo đức. Tại đây, tôi xin tâm sự với bạn một điều là khi chúng ta nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã thực địa thì : lý thuyết luận (lấy lý thuyết mới trợ lực cho lý thuyết cũ) để hiểu thực tế của nhân sinh, với phương pháp luận (lấy phương pháp này để hỗ trợ cho phương pháp kia) để thấu thực cảnh của nhân thế, rồi dụng khoa học luận (lấy khám phá khoa học để củng cố các định đề của khoa học) để thấm vào số kiếp của nhân loại. Cả ba lãnh vực tri thức này khơi lên một cách trực tiếp hay gợi ra một cách gián tiếp : sự hình thành nhân sinh quan của chúng ta trước nỗi khổ niềm đau của nhân quần, thế giới quancủa ta trước các thăm trầm của nhân gian, vũ trụ quan của ta với muôn vật, muôn loài, trong đó môi trường có môi sinh được quyền sống, không những có động vật, thực vật, mà cả mọi sinh vật hữu hình hoặc vô hình trước mắt chúng ta[1]. Ba tri cách : lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận dựng lên ba nhân cách : nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan, để xếp loại ta chỉ là người, hay ta đã thành nhân ? Vì không phải sinh ra là người thì đương nhiên được thành nhân ! Câu hỏi này cắm sâu vào kiếp người, câu hỏi này ngày ngày tra vấn lương tri trí thức (đây chính là trung tâm câu chuyện của chúng ta). Một trong những vòm trời cao tư tưởng về nhân quyền là Rousseau có một sự nghiệp với các tác phẩm mà ta để cả đời ra cũng chưa biết-hiểu-thấu-thấm hết được, nhưng tư tưởng gia này có để lại một câu để giúp ta song hành cùng tha nhân có lương tri, cùng nhân loại có nhân tính : Les hommes soyez humains ! (Con người ơi hãy giữ nhân tính !).[2] Tránh « lời dặn ngoại giao » (sự thật mất lòng) gần lời khuyên thành thật (nói gần nói xa, chẳng qua nói thật), theo lời thẳng thắn của tổ tiên (So ra mới biết ngắn dài, nên tôi không ngần ngại trả lời bạn ngay trên luận điểm của bạn, từng quan điểm một, tức là từng câu của bạn trong thư của bạn, để không « lạc đề »nói theo câu chữ của giáo dục, mà ngoài xã hội đã gắn tên để gắn lỗi là : « đánh trống lảng ». Tôi xin phép bạn được dùng bốn phương pháp chủ yếu của phương pháp phân tích nội dụng, có chổ đứng, ghế ngồi thường xuyên trong khoa học nhân văn (ngôn ngữ học, triết học, văn học) và trong khoa học xã hội (nhân học, sử học, xã hội học) : ● Phương pháp cấu trúc, làm nên tổng thể, trong đó mọi phần tử này ảnh hưởng chi phối phần tử kia, và quan hệ giữa các phần tử là quan hệ sống còn của một thân thể, khi tim ngừng đập thì óc, phổi và các nội tạng khác sẻ ngừng theo và thân thể sống giờ đã thành thây xác.[3]Cũng như hiện nay về mặt xã hội, hệ thống công an trị dùng bạo lực để hành hung, áp chế, tù đày… dân oan (mà bạn đã thấy trong vidéo do tôi gởi) hệ thống công an trị chỉ tồn tại với bạo quyền của ĐCSVN, khi dân chủ tới cùng nhân quyền trong đa nguyên thì hệ thống công an bất chấp công lý và pháp luật này sẽ « tan biến » theo ĐCSVN. ● Phương pháp trùng phương, tại đây X xuất hiện thì Y xuất hiện, nếu X là hằng số thì Y là biến số, tức là Y diễn biến rồi chuyển hóa theo X, đây là kiến thức căn bản để tổ chức các phương trình toán, mà cũng là nội chất của mọi diễn biến trong xã hội việt nam hiện nay : có bất công vì có bất bình đẳng (con vua thì được làm vua, nên con quan thì được làm quan, còn con sãi chùa thì quét lá đa), nên hiện tượng « thái tử đảng » dù « vô tài, mất nết » nhưng vẩn « cỡi đầu, cỡi cổ » dân tộc, xuất hiện với phương trình trùng phương này, một loại ung thư trên toàn xã hội của Việt tộc : độc đảng sinh ra độc tài nhưng bất tài, đẻ ra độc trị nhưng không biết quản trị. ● Phương pháp loại trừ, phân tích xung đột qua sự kình chống tuyệt đối, khi A xuất hiện thì A không cho B xuất hiện để thảo luận, tức là dùng tranh luận để trao luận ; và B cũng vậy khi B xuất hiện thì A biến mất không có mặt để tranh cãi bằng lý luận hay lập luận. Đó là mâu thuẫn tuyệt đối giữa hai hệ : hê độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) và hệ đa (đa đảng, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu), có cái này thì không có cái kia bạn à ! ● Phương pháp lợi luận, trong đó mọi quan điểm đều xuất phát từ các con tính về quyền lợi làm nên tư lợi, dùng quyền lực để giữ quyền lợi, hòa tan quyền lực và quyền lợi làm một; vàbằng sự ích kỷ, thậm chí lấy cái chung làm cái riêng , tạo nên ung thư xã hội qua hệ tham(tham quan để tham ô, tham nhũng vì tham tiền). Tồi hơn nửa là tái tạo hệ thamqua tiền tệ-hâu duệ-quan hệ để diệt trí tuệ. Tôi xin thành thật hỏi bạn, không biết bạn sinh ra và lớn lên, giờ lại có chức quyền, bạn có thoát được vòng lợi luận này không ? Tôi biết bạn không tham ô, tham nhũng (nên chúng ta mới thành bạn nhau), nhưng bạn tiến thân nhờ gia đình mà cha mẹ là đảng viên, giờ bạn lại là đảng viên nòng cốt, có mọi bổng lộc của chế độ « đảng viên quan ».Bạn có « lo ra » là các cuộc đấu tranh cho công bằng, tự do, dân chủ, nhân quyền sẽ thực sự làm được chuyện « vật đổi sao dời »ngay trong tiện nghi từ vật chất tới chức tước của bạn không ? Hãy trả lời tôi câu hỏi này, vì tình bạn từ bao năm qua, và nên trả lời thành thật như ông cha khuyên nhé (nói gần nói xa, chẳng qua nói thật), vì có (sự) thực mới vực được đạo (lý) mà. *** (Còn tiếp)[1] Lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa). [2] Nhân luận và nhân Việt, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa). [3] Các phương pháp tiếp cận của khoa học xã hội và nhân văn, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa) | ||||||||||||||||
Hong Kong: Bà Carrie Lam xin lỗi nhưng không từ chức Posted: 19 Jun 2019 11:30 AM PDT
Trước câu hỏi của phóng viên rằng có phải bà 'lờ' đi lời kêu gọi từ chức và bãi bỏ hoàn toàn luật dẫn độ, bà Carrie Lam nói bà đã đáp lại các đòi hòi bằng cách cho hoãn luật này. Bà nói tiếp: "Và tôi nói rằng tôi muốn có một cơ hội khác." Xuất hiện trong bộ vét trắng, bà Carrie Lam phát biểu rằng sự việc biểu tình khiến bà nhận thấy 'cần phải làm nhiều việc hơn nữa'. "Với những bạn trẻ tham gia biểu tình một cách ôn hòa, tôi hiểu các bạn kỳ vọng vào một Đặc Khu trưởng biết lắng nghe những quan điểm khác biệt, và tôn trọng và quan tâm đến những người trẻ. "Việc kết nối với giới trẻ cũng là một trong những cam kết của tôi khi tôi ra tranh cử." "Chúng ta có thể có nhiều quan điểm khác biệt nhau, chúng ta đều chia sẻ một mối quan tâm về Hong Kong." "Sự việc này khiến tôi nhận ra rằng tôi cần phải làm nhiều hơn… Tôi nhận ra rằng là Đặc Khu trưởng, tôi vẫn còn nhiều thứ phải học và làm để cân bằng những lợi ích khác biệt và lắng nghe nhiều hơn từ nhiều luồng ý kiến của xã hội…" 'Bắc Kinh không để bà Lam từ chức'
Bắc Kinh sẽ không để lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức ngay cả khi bà này muốn, theo Reuters. "Điều này sẽ không xảy ra," một quan chức cấp cao từ chối tiết lộ danh tính cho Reuters biết. "Bà ta được chính quyền trung ương bổ nhiệm, vì vậy để bà ta từ chức đòi hỏi một cuộc thảo luận và cân nhắc cấp cao ở đại lục," vị quan chức này cho biết thêm. Việc bà Lam thôi chức bây giờ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đối với Bắc Kinh, nguồn tin cho biết. "Nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết vấn đề, ở tất cả các cấp độ." Sự phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục đã làm bùng lên cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua tại Hong Kong. Lãnh đạo Hong Kong được Bắc Kinh hậu thuẫn, bà Carrie Lam, đã cho hoãn vô thời hạn luật dẫn độ hôm thứ Bảy 15/6. Nhưng bà Lam đã thất bại trong việc xoa dịu một thành phố đang ngày càng phẫn nộ trước viễn cảnh rằng người dân nơi này có thể trở thành nạn nhân của một nền tư pháp đại lục bị vấy bẩn bởi tra tấn, cưỡng bức nhận tội và giam cầm tùy tiện. Hơn hai triệu người biểu tình, theo con số do các nhà tổ chức đưa ra, trong trang phục màu đen, đã đổ ra đường phố Hong Kong hôm Chủ Nhật, hô vang các khẩu hiệu đòi bà Lam từ chức. Nhưng bất chấp sự tức giận, bà Lam không thể ra đi, theo quan chức chính phủ ẩn danh nêu trên. 'Tự vẫn chính trị'Giới chức chính phủ cho biết quyết định hoãn dự luật đã được đưa ra với sự đồng ý của Bắc Kinh, nhằm làm an lòng giới chức thành phố Hong Kong.Nhưng các nhà phân tích cho rằng xuống nước như vậy có thể làm suy yếu hình ảnh của ông Tập Cận Bình như một nhà lãnh đạo cứng rắn, kiên cường, người đã giám sát công cuộc chống tham nhũng và bất đồng chính kiến kể từ khi ông trở thành lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, khi được hỏi về số phận bà Lam, đã chuyển câu trả lời sang bản tuyên bố của Văn phòng Phụ trách Hong Kong và Macao cho biết chính phủ Bắc Kinh luôn ủng hộ bà Lam và sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ. Bắc Kinh cũng phủ nhận các cáo buộc rằng họ can thiệp để truyền thông nước này đưa tin rằng 'các thế lực ngoại bang' đang cố gắng hủy hoại Trung Quốc bằng cách gây bạo loạn đối với vấn đề luật dẫn độ. Một quan chức chính phủ nói chính thức thì dự luật dẫn độ này 'đã chết'. "Hoãn thực tế nghĩa là rút. Sẽ là một cuộc tự vẫn về chính trị để đưa dự luật này trở lại," vị này nói. Một quan chức cao cấp nói các cuộc biểu tình đã hủy hoại sự nghiệp chính trị của bà Lam trong mắt Bắc Kinh, và rằng ít có khả năng bà Lam sẽ ngồi vị trí này nhiệm kỳ thứ hai. Văn phòng phụ trách Hong Kong và Macao không phản hồi yêu cầu bình luận về việc liệu Bắc Kinh có cho phép bà Lam từ chức hay không, theo Reuters. Sự hỗn loạn ở Hong Kong xảy ra sau nhiều năm người dân nơi đây phẫn nộ trước cái mà họ coi là sự can thiệp ngày càng mang tính đàn áp của Bắc Kinh, bất chấp lời hứa về quyền tự trị của "một quốc gia hai chế độ" vốn mở đường cho việc Hong Kong được trả về cho Trung Quốc 1997. Giờ đây, sự kích động của thành phố đã trở thành một thách thức nữa đối với lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, vốn đang phải vật lộn với một cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, cuộc đàn áp của Hoa Kỳ lên Huawei và căng thẳng ở Biển Đông. | ||||||||||||||||
Giấc mơ Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) Posted: 19 Jun 2019 11:23 AM PDT Huỳnh Viễn
Ngày 17/6/2019, thủ lĩnh phong trào Dù Vàng Hoàng Chi Phong (黃之鋒) được trả tự do. Hình ảnh cậu thanh niên gầy gò nhưng cương nghị, ôm trong tay chồng sách từ nhà tù đi ra đối với tôi là một trong những hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất. Cậu không đi về nhà ngủ một giấc cho sướng hoặc ra quán café để đấu láo với lũ bạn mà lập tức tham gia ngay vào cuộc biểu tình đang diễn ra trên đất Hong Kong. Xem đoạn video clip Chi Phong trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh một cách dứt khoát, tự tin và trôi chảy, tôi không thể không chạnh lòng khi nghĩ đến rất nhiều bạn sinh viên tôi dạy, bỏ biết bao nhiêu tiền ra để học mà một câu tiếng Anh nói mãi cũng không trôi, viết một câu bằng tiếng Anh nếu không sai lỗi này thì cũng sai lỗi khác. Nhìn biển người Hong Kong xuống đường biểu tình đòi nhân quyền và biển người Việt Nam xuống đường đi bão vì một trận bóng đá giải khu vực, chúng ta phải hiểu rằng Việt Nam đã thua Hong Kong cả trăm năm về mặt nhận thức. Hoàng Chi Phong đáng được ngưỡng mộ, điều này không có gì phải bàn. Tinh thần của người Hong Kong đáng được tôn vinh, điều này cũng quá rõ ràng. Và chúng ta cứ thế mà ca ngợi tuổi trẻ Hong Kong rồi quay sang trách móc tuổi trẻ Việt Nam là thờ ơ, ham chơi, vô cảm. Điều này dễ thôi. Điều khó là làm sao để tuổi trẻ Việt Nam có được nhận thức như tuổi trẻ Hong Kong. Người Anh có câu: "Heroes are made, not born" (không có người nào khi vừa mới sinh ra đã trở thành anh hùng cả.) Tôi tin Joshua Wong cũng vậy, không phải mởi sinh ra thì số mệnh đã định sẵn cậu ta sẽ là một người như bây giờ. Những gì tạo nên một Joshua Wong cũng như hàng triệu bạn trẻ Hong Kong ngày hôm nay là cả một quá trình giáo dục từ nhà đến trường. Một đứa trẻ cũng như một hạt mầm, khi gieo vào mảnh đất màu mỡ và được vun tưới cẩn thận thì nó sẽ mọc nên một cái cây tươi tốt. Còn hạt mầm đó nếu gieo vào mảnh đất khô cằn bạc màu thì khó tránh khỏi cái cây mọc lên èo uột khô héo. Muốn tạo nên những Joshua Wong của Việt Nam, cha mẹ Việt Nam có thể quyết tâm làm được những điều này hay không? 1. Đừng bắt con cái phải nghe lời mình dù đúng dù sai, cấm cãi vì cãi là hỗn láo, mất dạy mà hãy kiên nhẫn giải thích và chịu khó nghe nó cãi lý. 2. Tập cho con cái tự lập từ bé thay vì cung phụng mọi thứ cho nó để đến khi nó lớn lên vẫn phải sống không thể thiếu cha mẹ. 3. Tự mình tìm sách để về nhà dạy cho con học, trò chuyện với con thay vì giao hết việc dạy dỗ cho thầy cô và nhà trường để mình rảnh tay đi ăn nhậu đàn đúm. 4. Để cho con phát huy những sở trường của mình và nuôi dưỡng ước mơ của chúng thay vì biến chúng thành những con rô bốt "học sinh giỏi toàn diện". 5. Dạy cho con biết rằng mục đích chính của việc học không phải là để kiếm tiền mà là để cống hiến. 6. Hãy dạy cho con mình hiểu rằng ngoài việc khư khư lo báo hiếu cho dòng họ nội ngoại và vinh thân phì gia,chúng còn có trách nhiệm đối với xã hội mà chúng đang sống. 7. Hãy dạy cho con trai chúng ta rằng bổn phận của thằng đàn ông không chỉ là lấy vợ đẻ con nối dõi tông đường mà còn là việc đối xử tử tế với vợ, chia sẻ công việc nhà với vợ và làm gương cho con. 8. Hãy thôi dạy con gái chúng ta câu "Phụ nữ hơn nhau tấm chồng" mà hãy dạy chúng sống độc lập và mạnh mẽ, không dựa dẫm vào đàn ông. 9. Hãy dạy con cái bạn bỏ thói khôn lỏi và tham vặt mà dạy chúng sống tử tế từ nhỏ: xếp hàng, không vượt đèn đỏ, không vứt rác bừa bãi. Hãy dạy cho chúng tinh thần trách nhiệm và lối sống trung thực. 10. Hãy dạy cho con mình biết tôn trọng những người dám cất tiếng nói chống lại bất công hoặc hi sinh xuống đường đấu tranh cho lẽ phải. Con bạn có thể chưa dám xuống đường, nhưng ít nhất, chúng không được gọi những người biểu tình là "phản động". Muốn thay đổi lớp trẻ, những người lớn phải thay đổi cách giáo dục và đối xử đối với chúng. Hãy quên đi chuyện Thánh Gióng từ một cậu bé thiểu năng ba tuổi không biết nói biết cười bỗng đùng một cái vươn vai đứng dậy thành anh hùng diệt giặc cứu nước. "Heroes are made, not born". Joshua Hoàng Chi Phong cũng vậy, con cái chúng ta cũng vậy. | ||||||||||||||||
Phó Tổng thống Philippines yêu cầu xét xử thủy thủ đoàn Trung Quốc đâm chìm tàu cá Posted: 19 Jun 2019 11:15 AM PDT
Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo hôm 16.6 đã bày tỏ sự phẫn nộ sâu sắc và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc xét xử những người trên con tàu đâm chìm tàu Philippines rồi bỏ rơi 22 ngư dân. "Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành động vô trách nhiệm của thủy thủ đoàn Trung Quốc liên quan đến vụ việc và bày tỏ sự thất vọng sâu sắc trước sự từ chối thừa nhận của chính phủ Trung Quốc về tội ác của những người chịu trách nhiệm đánh chìm tàu cá Philippines và bỏ rơi các ngư dân", bà Robredo tuyên bố và nhấn mạnh: "Những người liên quan phải bị xét xử theo các điều ước quốc tế và luật pháp Philippines". Phó Tổng thống Philippines cho biết sẽ thúc giục Bộ Ngoại giao yêu cầu chính phủ Trung Quốc tìm ra những người phải chịu trách nhiệm và công nhận quyền tài phán của Philippines, để các thủy thủ bị xét xử tại tòa án của nước này. Bà Robredo cũng chỉ trích chính quyền ông Duterte về việc đã áp dụng một chính sách "ít quyết đoán hơn" với các yêu sách phi lý của Trung Quốc về Biển Đông. "Vẫn chưa quá muộn. Bây giờ là lúc để thay đổi chính sách, từ thụ động sang can đảm hơn trong việc khẳng định các quyền của chúng ta", Phó Tổng thống Philippines nói thêm. Được biết, Philippines xác nhận vụ đâm thuyền xảy ra ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông vào tối 9.6. 22 ngư dân trên tàu bị đâm chìm, sau đó được một tàu Việt Nam cứu. Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila thừa nhận tàu cá nước này "vô tình" đâm vào tàu Philippines, nhưng giải thích này của Bắc Kinh gặp phải phản đối từ nghị sĩ Philippines. Tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc ban đầu được đăng hôm 14.6 nhưng sau đó đã bị gỡ xuống khỏi các nền tảng mạng xã hội trước khi xuất hiện lại sau đó vài giờ mà không có lời giải thích đi kèm. Đáng chú ý, theo Rappler, ngày 17.6, thuyền trưởng tàu cá của Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm, Junel Insigne, bất ngờ rút khỏi cuộc họp được lên kế hoạch với Tổng thống Duterte tại Điện Malacanang mà không rõ lý do. Thông tin này được tiết lộ bởi ông Romulo Festin, Thị trưởng thành phố San Jose, Philippines, quê hương của ông Insigne. Theo ông Festin, thuyền trưởng Insigne đang đi theo một số quan chức trên đường để gặp tổng thống thì yêu cầu xuống xe. Hai người khác vẫn tiếp tục hành trình, và đã tới Manila, là đầu bếp của tàu và mẹ của chủ tàu. Hoàng Vũ (theo Rappler, Philstar) | ||||||||||||||||
Posted: 19 Jun 2019 11:10 AM PDT Tho Nguyen Người Việt thường gọi người Hoa một cách coi thường là „Tàu": Tàu Ô, Tàu Lục địa, Tàu Đài Loan, Tàu Phúc Kiến, Tàu Hồng Kông v.v. Ai đi Trung Quốc về thì khen Tàu nức nở. Ai tức Trung Quốc thì chê Tàu hết mức: Tàu nói to, Tàu hèn như AQ, Tàu ở bẩn, Tàu hay chen lấn, Tàu toàn nhổ nước bọt, Tàu làm hàng giả.…, cứ như là cô giáo chê học sinh :-). Suốt một tuần qua, cả thế giới đổ mắt nhìn về Hongkong đầy lo sợ: Người thì lo phong trào phản kháng chống lệnh dẫn độ rồi cũng thoái trào như vụ Dù Vàng. Có người hỏi: Không có người lãnh đạo phong trào đủ uy tín thì làm sao địch được với bộ máy khổng lồ có hàng triệu quân đứng sau ?. Người thì lo Bắc Kinh sẽ hậu thuẫn chính quyền Hongkong dùng bạo lưc, tạo ra nỗi sợ hãi trước một bể máu Thiên An Môn mới. Mọi mối lo đều chính đáng. Thế giới ý thức được rằng, nếu dân Hongkong khuất phục thì cái đê mỏng manh chặn nạn bành trướng Bắc Kinh sẽ vỡ. Người Hongkong có mức thu nhập vào loại cao nhất thế giới, với 61.500 USD/đầu người trên năm. 7 triệu người „Tàu Hongkong" sản xuất một năm ra 455 tỷ USD của cải, trong khi 95 triệu „Con rồng cháu tiên" chỉ làm ra khoảng 200 tỷ. Như vậy rõ ràng là dân Hongkong có nhiều cái để mất hơn các dân tộc khác, ví dụ so với người Đại Việt là hơn tới 30 lần. Nếu kể cả tính khôn lỏi, và thói tự tự ti kiểu AQ nữa thì người Tàu Hongkong sẽ chẳng dại gì đi theo mấy cậu sinh viên mới vắt mũi như Joshua Wong để chuốc vạ vào thân. Nhưng cả thế giới đã ngỡ ngàng trước sức mạnh và trình độ tổ chức của phong trào dân chủ Hongkong. Mặc dù không có chính đảng lớn nào đứng đằng sau, không có chính khách có tên tuổi nào chỉ đạo, các cuộc tuần hành đã diễn ra có bài bản và các mục tiêu chính trị rất nhất quán. Nếu không có sự ra tay quá mức của cảnh sát dẫn đến bạo lực và thương vong cho cả hai bên vào ngày 12.6 thì đợt biểu tình lần này của người dân Hongkong xứng đáng là mẫu mực cho các phong trào đấu tranh bất bạo động quy mô lớn. Để tránh mạng Internet bị thao túng, người biểu tình đã sử dụng các phương tiện truyền tin bảo mật như Telegram để phối hợp. Không ai bảo ai, mọi người đều che mặt bằng khẩu trang. Khi có xe cấp cứu, người ta bảo nhau dành đường cho xe …. Khẩu hiệu dành cho cảnh sát: „Đừng bắn, nếu không chúng tôi sẽ hát…" đã khiến nhiều người châu Âu ngã mũ khâm phục văn hóa đấu tranh của Hongkong. Hơn 100 năm qua, Hongkong đã là mảnh đất tự do không chỉ của của người Trung Quốc, mà là của cả Viễn Đông. Đảng Cộng sản Đông Dương chẳng đã được thành lập ngày 6.1.1930 tai Cowloon? Nếu năm 1929 Chính quyền Hongkong bất chấp lý lẽ của luật sư Loseby, dẫn độ ông Tống Văn Sơ (tức Hồ Chí Minh sau này) giao cho chính quyền thuộc địa Pháp tại Hà Nội thì sao nhỉ? Cũng có lẽ vì nhớ ơn này mà mấy hôm rồi, một số báo Việt Nam có đưa tin về cuộc biểu tình ở Hongkong :-) [1] Trong số 1 triệu, rồi 2 triệu người (của hơn 7 triệu dân) xuống đường trong những ngày qua, không chỉ có sinh viên học sinh, những kẻ ảnh hưởng tư tưởng tự do phương Tây, mà còn có rất nhiều doanh nhân đang hưởng lợi trong các ap-phe làm ăn với lục địa, có rất nhiều văn nghệ sỹ đang nổi tiếng ở Hoa lục và cả những người lao động bình thường, cả đời chẳng quan tâm đến chính trị. Chắc chắn một điều là những người thường dân Hongkong xuống đường chống luật dẫn độ không phải vì Chủ nghĩa Quốc tế vô sản, mà vì cuộc sống của chính họ, vì con cái họ. Mặc dù Bắc Kinh luôn hứa hẹn một cuộc sống âm no trong trật tự, ổn định cho Hongkong. Nhưng một dân chúng đã sống 100 năm trong không khí tự do sẽ không chấp nhận sự ổn định và yên lặng của nghĩa địa. Sau hơn 30 năm cải cách, ở Trung Quốc cũng có những khu vực đạt mức thu nhập ngang Hongkong. Nhưng sinh hoạt văn hóa, tự do báo chí và hệ thống tam quyền phân lập chính là sự khác biệt. Điều đó biến Đặc khu này trở thành thách thức cho sức mạnh của đế chế năm sao, thành một tấm gương cho các quốc gia và dân tộc Á Đông trên con đường dân chủ. Tuy ván bài chưa ngã ngũ, tuy „Tập đoàn Tập" vẫn chưa chịu thua, nhưng Hongkong 2019 đã làm cho học thuyết phản động „Văn hóa phong kiến Á Châu không phù hợp với dân chủ phương tây" bắt đầu rạn nứt trong những cái đầu bảo thủ nhất. Nếu điều đó là phản động thì việc các con Lạc cháu Hồng coi khinh người Tàu, việc các ông Chí Phèo hăng máu coi thường những gã AQ hèn nhát cũng bố láo nốt. Hãy sờ lên gáy mình. Dù sao, ngay tại Trung Quốc chưa hề có dân chủ, đã từng có hàng trăm ngàn sinh viên, thanh niên, công nhân dám sống cho ra sống. Thiên An Môn 1989 là một bằng chứng. --------------- [1] https://tuoitre.vn/bien-nguoi-bieu-tinh-hong-kong-nhuong-lo… | ||||||||||||||||
SỰ THẬT VỀ SỰ "VIỆN TRỢ" ÁC ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ( Phần 1) Posted: 19 Jun 2019 10:57 AM PDT Phạm Viết Đào Hiện nay trong các văn kiện lớn, những dịp quốc lễ, tiếp đãi ngoại giao, phía Việt Nam thường vẫn nhắc tới sự viện trợ giúp đỡ của Trung Quốc trong 2 cuộc chiến tranh; Tụng ca những sự giúp đỡ, viện trợ đó của Trung Quốc như là một trong những nhân tố cấu thành không thể thiếu giúp Việt Nam dành thắng lợi nọ kia… Bất cứ dịp nào khi nói về 2 cuộc chiến tranh, kể cả khi có mặt quan khách Trung Quốc và khi không có mặt, cả khi mà 2 bên dàn quân đội đánh nhau chí tử, phía Việt Nam lại cũng phải giơ cái tấm "hoành phi" thối tha này ra để chứng tỏ rằng: mình rất biết điều, rất hữu hảo với Trung Quốc. Rằng Trung Quốc từng rất tốt, hữu nghị với Việt Nam... Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh khi thăm chiến trường Vị Xuyên vào năm 1987, thời điểm mà 2 bên đang đánh nhau quyết liệt, những cuộc đụng độ cấp sư đoàn, thế nhưng vị này đã huấn thị cho tướng lĩnh và bộ đội mặt trận Vị Xuyên:"Trên biên giới, phía bên kia họ bắc loa chửi ta và kể công, nếu bộ đội ta cứ chửi lại, bắn lại thì không làm được công tác tư tưởng. Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình". "Họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta "bắn lại" bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung…" ( Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông- https://vietnamnet.vn/…/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-tru…) Mặc dù Trung Quốc tập trung khoảng 60 vạn quân vào một giải đất nhỏ hẹp Vị Xuyên chiều dài quãng 20 km, có chỗ quân Trung Quốc lấn sâu vào đất Việt Nam tới 5 km mà vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh thời đó vẫn cứ làm công tác tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ tại đây, chiến trường đã có khoảng 5000 cán bộ đã ngã xuống:"Thà rằng họ đánh sâu vào nội địa ta như Pôn Pốt đánh ta ở biên giới Tây Nam thì ta nói họ là xâm lược và ta kêu gọi chống xâm lược thì dễ. Đằng này qua thăm dò, khảo sát trực tiếp, qua tin tức và phân tích tình hình nhiều mặt, tôi thấy rằng họ không có ý đồ xâm lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục đích khác, ngoài ý đồ xâm lược…" (Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông- https://vietnamnet.vn/…/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-tru…) Có đúng Việt Nam và Trung Quốc đã có giai đoạn 2 bên thiết lập được quan hệ hữu hảo, hữu nghị đích thực không? Giờ là lúc chúng ta hãy cũng nhau tỉnh táo, công tâm nhìn nhận nhận lại những sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc bằng con mắt trung thực của người chép sử, khi đã có một độ lùi về mặt thời gian. Sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc mang lại hiệu quả gì, hậu quả gì cho Việt Nam vào thời điểm đó và về sau này cho quỹ đạo phát triển? Sau thế chiến thứ 2, Mỹ chỉ viện trợ cho Tây Âu có 4 tỷ USD nhưng đã vực dậy châu lục này bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh; Sự giúp đỡ này của Mỹ đã không tạo ra bất cứ thứ xiềng xích gì cả về phương diện chính trị, quân sự, vật chất tinh thần từ phía Mỹ áp đặt lên châu lục của số lượng dân cư quãng gần 500 triệu dân. Nhật Bản, cùng dựa vào sự viện trợ của Mỹ để vươn lên thành một trong các cường quốc hang đầu thế giới về kinh tế. Sự giúp đỡ đó của Mỹ không hề biến quốc gia này vốn là kẻ "tử thù" trong thế chiến hai, thành một thứ "con sen, đứa ở" của Hoa Kỳ, mở mồm ra là phải tụng ca ơn huệ. Sự giúp đỡ bẳng tiền bạc đó không biến con dân của các quóc gia này thành bia đỡ đạn cho chính giới Mỹ giống như Trung Quốc: đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng… Cả Tây Âu và Nhật, trên phương tiện truyền thông chúng ta chưa hề thấy một chính khách nào lên tiếng cảm ơn sự viện trợ vô tư hào hiệp của Mỹ sau thế chiến thứ hai. Có vẻ như họ coi đó như một thứ nghĩa vụ người Mỹ phải có trách nhiệm san sẻ, đóng góp tái thiết chiến tranh. Còn ở Việt Nam thì từ chủ tịch nước, tổng bí thư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho tới dân thường, từ người già đến trẻ nhỏ, từ bác nông dân chân lấm tay bùn đến các văn nghệ sĩ ăn trắng mặc trơn, hệ có dịp là phải tụng ca vô điều kiện về Trung Quốc, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình…; Ai không thấm nhuần, quán triệt điều này rất dẽ bị chấm điểm "kém lập trường", lý lịch bị khuyên đen thậm chí còn bị bò tù như Phạm Viết Đào vì viết blog vạch cái xấu của chính giới Trung Quốc; bị bảo hiểm cướp mất 15 tháng lương hưu trong thời gian bị tù... Vào giai đoạn cuối của cuộc khánh chiến chống Pháp, sau khi Trung Quốc tuyên bố giành được chính quyền tại Trung Hoa đại lục 1/10/1949. Bằng chiến dịch giải phóng biên giới, Việt Nam dỡ phá tung hang lang để nối chiến khu Việt Bắc với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Do sự thông thương này mà Việt Nam thoát được sự cô lập ngoại giao được các quốc gia trong cái phe XHCN công nhận. Sau chiến dịch biên giới, Việt Nam chính thức tiếp nhận vũ khí hạng nặng từ Trung Quốc, Liên Xô, trước đó vũ khí, quân trang có được một số mua qua con đường buôn lậu từ Thái Lan do bà con Việt kiều tham gia. Qua các tư liệu lịch sử để lại, sự giúp đỡ vũ khí của Trung Quốc trong giai đoạn 1950-1954 là do có sự đổi chác giữa Stalin-Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh tại Liên Xô. Stalin đề nghị Mao cấp vũ khí cho Việt Nam, chủ yếu là vũ khí Nhật và Tưởng và được Liên Xô bù trả cho vũ khí Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ vũ khí, khí tài, lương thực thực phấm Trung Quốc còn cử đoàn cố vấn quân sự cao cấp sang Việt Nam, can thiệp sâu vào các trận đánh và sắp đặt đội ngũ cán bộ: trọng dụng ai, loại bỏ ai…Mầm mống hình thành các phe nhóm "thân Trung" có từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đừng nghĩ một chiều Trung Quốc giúp Việt Nam; Sau chiến dịch biên giới, bộ đội Việt Nam còn giúp tiễn trừ tàn quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch còn ẩn náu tại nhiều vùng rừng núi phía nam Trung Quốc. Máu của bộ đội Việt Nam đã đổ không ít trong các cuộc tiễu trừ tàn quân Quốc dân Đảng ở phía nam Trung Quốc. Có một thứ giống như là "của hồi môn" mà Việt Nam giúp cho Trung Quốc cộng sản được thừa hưởng từ chính quyền Quốc dân đảng, đó là Hiệp định sơ bộ ký 6/3/1946 mà Chính phủ Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận với Chính phủ Pháp, với Quốc dân Đảng…Hiệp đình này cùng Hiệp định Hoa-Pháp ký ngày 28 tháng 2 năm 1946, đã mang lại các lợi ích sau đây cho Quốc dân đảng và sau đó thụ hưởng đó là chính quyền Trung Quốc của Mao: • "Pháp trả lại cho Tưởng các tô giới của Pháp trên đất Trung Hoa là: Hán Khẩu, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Đông, Quảng Châu Loan, Sa Diện và nhượng lại quyền khai thác lợi tức kinh tế cũng như quyền sở hữu tại toàn bộ tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh cho Trung Quốc. • Pháp từ bỏ một số quyền lợi kinh tế trên đất Trung Quốc và nhượng lại những quyền lợi đó cho Trung Quốc. • Pháp cũng từ bỏ quyền lãnh sự tài phán đối với công dân Pháp sống tại Trung Quốc (quyền lãnh sự tài phán là một đặc quyền bất bình đẳng, theo đó công dân Pháp sống tại Trung Quốc nếu phạm tội thì sẽ đưa về lãnh sự quán Pháp để xét xử chứ không xử bằng luật pháp nước sở tại) • Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ được một số quyền lợi ở miền Bắc Việt Nam như: Được quyền khai thác kinh tế tại một đặc khu của cảng Hải Phòng và Hải Phòng sẽ là một hải cảng tự do để Trung Quốc có thể ra vào buôn bán, hàng hoá của Trung Quốc nhập qua Miền Bắc Việt Nam sẽ không cần phải đóng thuế. • Ngược lại, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam, việc thay quân sẽ diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 3 năm 1946, kỳ hạn chậm nhất sẽ là ngày 31 tháng 3 năm 1946 (Tuy nhiên, trên thực tế, Quân Trung Hoa Dân Quốc vẫn còn đồn trú tại miền Bắc Việt Nam cho đến ngày 15/6/1946 thì người lính cuối cùng của Trung Quốc mới rời khỏi Bắc Việt, trong thời gian Quân Trung Quốc còn ở Việt Nam đồn trú, ngày 18/3/1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã cử một phái đoàn sang Trùng Khánh để giữ quan hệ hoà hảo với Trung Quốc)…" Hiệp định sơ bộ chấp dứt quyền khai thác tuyến đường sắt Côn Minh-Hà Khẩu do Pháp đầu tư xây dựng từ 1911, theo dạng BOT; Tuyến đường sắt này Pháp được quyền khai thác 100 năm cho tới 2011, theo các điều khoản ký kết giữa Pháp và Mãn Thanh. Thế nhưng từ sau năm 1946, Pháp đã nhượng lại cho Quốc dân đảng và sau 1949 đã trở thành tài sản của chính quyền Trung Hoa cộng sản. Qua Hiệp định sơ bộ 1946, cuộc kháng chiến, mồ hôi xương máu của nhân Việt Nam đã mang lại biết bao lợi ích cho Trung Quốc của Mao Trạch Đông trong giai đoạn 1946-1954. Nếu hạch toán chi ly giữa những thứ Trung Quốc giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, với những thứ Việt Nam mang lại cho Trung Quốc thì đã chắc gì Việt Nam nợ Trung Quốc? Về mặt ngoại giao, nhờ vào cuộc khánh chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam mà tạo thế cho Trung Quốc được nhận cái quyền " bảo kê", sắm vai " ông bầu" để đứng ra mặc cả với Stalin tại Maxcova giai đoạn 1950-1953; mặc cả với Pháp-Mỹ tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954? Từ góc nhìn sử học, chúng ta phải thấy được xương máu, vị thế địa chính trị của Việt Nam trên bàn cờ chính trị thế giới của giai đoạn lịch sử này đã giúp Trung Quốc, một quốc gia đông nhất thế giới, diện tích đứng thứ 4-5 vừa bị xéo dày dưới gót dày của nhiều quốc gia phương tây như giun dế…trở thành " đại ca', "anh chị" được quyền sinh quyền sát dân tộc khác… P.V.Đ ( Còn nữa…) | ||||||||||||||||
NẾU LÀ NGƯỜI TIẾN BỘ, PHẢI ỦNG HỘ HONG KONG CHỐNG LUẬT DẪN ĐỘ Posted: 17 Jun 2019 11:50 PM PDT Pham Doan Trang Có nhiều điều đáng nói về cuộc biểu tình hiện nay của người Hong Kong chống dự luật dẫn độ; trong đó, có hai điểm mà người Việt Nam nên để ý: Thứ nhất là, theo luật pháp Trung Quốc, Trung Quốc có quyền xét xử bất kỳ người nước ngoài nào phạm tội chống lại "nhà nước CHND Trung Hoa hoặc công dân của nước CHND Trung Hoa" bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, miễn là tội đó thuộc loại tội bị xử ít nhất ba năm tù và hành vi phạm pháp cũng bị coi là tội ở nơi mà nó diễn ra. Điều đó hàm nghĩa là, ngay cả công dân Việt Nam, ở trên đất Việt Nam, chống Trung Quốc là có thể bị Trung Quốc yêu cầu Việt Nam dẫn độ sang "thiên triều" chịu tội. Thứ hai là, theo dự thảo luật dẫn độ hiện nay, có 37 nhóm tội phạm thuộc diện phải bị dẫn độ, gồm các tội hình sự nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm, cướp biển, cướp máy bay... VÀ KHÔNG CÓ các tội chính trị. Nghĩa là theo dự luật, chỉ tội phạm hình sự nghiêm trọng mới bị dẫn độ; tù nhân lương tâm, tù chính trị không liên quan. Người dân bình thường lại càng không. Nói theo thứ logic cũ kỹ của dư luận viên Việt Nam và quan thầy Trung Quốc của chúng, là "chỉ bọn người phạm pháp, chống đối, sống ngoài vòng pháp luật, mới sợ cái luật này chứ người bình thường, sống và làm việc theo đúng pháp luật, thì có gì phải sợ". Ấy thế mà dân Hong Kong vẫn biểu tình. Cả triệu người thuộc mọi giới - trí thức, doanh nhân, luật sư, sinh viên, nghệ sĩ v.v. - ào ào xuống đường biểu tình chống một dự luật mà về hình thức, dường như chẳng liên quan gì đến họ. Họ biểu tình, họ phản đối nó, vì họ thấy trước nguy hiểm tiềm tàng mà nó mang lại: vi phạm nhân quyền, phá hoại nền tư pháp độc lập và tự do của Hong Kong. Hôm nay chính quyền thân Trung Quốc thông qua luật này, ngày mai Trung Quốc sẽ lợi dụng nó để bắt bớ, trấn áp, kìm hãm tự do của người dân ở Hong Kong (kể cả công dân nước ngoài) mà không ai bảo vệ được họ. Nghĩa là người Hong Kong phản đối một thứ tưởng như chẳng có liên quan gì đến họ, mà chỉ tiềm ẩn một đe dọa tương lai. * * * Nhìn về Việt Nam, lại nghĩ đến dự luật Đặc khu, dự án khai thác bauxite, rồi đường sắt cao tốc, v.v. Đó là những dự luật, dự án mà hậu quả đã có thể nhìn thấy rõ ràng, ý đồ bán nước, phản quốc hại dân đã quá rõ ràng, và đặc biệt, đã liên quan đến chủ quyền và lợi ích của đất nước trong hiện tại lắm rồi (chưa nói chuyện tương lai)... Ấy thế mà vẫn có nhiều người ngoạc mồm ra bênh cho bằng được. Một phần trong số đó là những kẻ đã ăn tiền của nhóm lợi ích đến ngập răng ngập lợi; một phần khác là ngu dốt; còn những thành phần khác nữa, thật chẳng biết định danh họ là gì. Đáng sợ nhất là trong số đó có không ít kẻ mang danh học giả, chuyên gia, nhà báo... bằng cấp đầy mình, quan hệ rộng, tầng lớp cao. Vậy mà không bằng được đứa học sinh cấp lll ở Hong Kong! | ||||||||||||||||
Doanh số điện thoại giảm 40%, Huawei cắt giảm sản xuất trong 2 năm tới Posted: 17 Jun 2019 11:44 PM PDT TTO - Nhà sáng lập tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) ngày 17-6 cho biết hãng sẽ cắt giảm sản xuất trong 2 năm tới nhằm chống chọi với việc Mỹ nỗ lực cô lập mình trên toàn cầu. Ông cũng xác nhận doanh số bán điện thoại của hãng giảm 40%.
Ông Nhậm so sánh Huawei với chiếc máy bay gãy cánh và nói thêm rằng ông kỳ vọng công ty sẽ phục hồi phong độ vào năm 2021. "Trong 2021, chúng tôi sẽ lấy lại sức sống và tiếp tục cung cấp dịch vụ cho xã hội", ông nói. Theo AFP, doanh thu của Huawei trong năm 2018 là 100 tỉ USD. "Doanh số bán đã suy giảm 40%", ông Nhậm đã xác nhận thông tin đăng tải bởi Bloomberg trước đó. Bloomberg ngày 16-6 đưa tin Huawei sắp phải đương đầu với đợt suy giảm 40-60% doanh số bán điện thoại tại thị trường quốc tế. Cụ thể, Huawei đang xem xét một số biện pháp đối phó, bao gồm cả việc hủy một số chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm điện thoại mới của họ, Honor 20. Sản phẩm này sẽ bắt đầu mở bán tại châu Âu, trong đó có Anh và Pháp vào ngày 21-6. Thế nhưng, ít nhất 2 trong số nhiều nhà phân phối lớn của Pháp chưa gì đã tỏ ra không mấy mặn mà với Honor, theo Bloomberg. Ban giám đốc Huawei hiện đang giám sát đợt mở bán và có thể cắt giảm lượng xuất khẩu nếu doanh số bán ra không khả quan. Huawei hiện đã chuẩn bị tinh thần cho việc doanh số điện thoại mất 40-60 triệu sản phẩm trong năm nay. Đây là con số đáng kể nếu so với thành tích của hãng vào năm 2018, khi chiếm gần một nửa tổng số 206 triệu chiếc điện thoại bán ra trên toàn cầu. Giới quan sát cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Huawei đã bắt đầu "trọng thương". Sau khi bị Mỹ đưa vào "danh sách đen", hoạt động kinh doanh của tập đoàn thiết bị viễn thông lớn nhất toàn cầu này đã liên tiếp bị ảnh hưởng. NGUYÊN HẠNH | ||||||||||||||||
Posted: 17 Jun 2019 11:36 PM PDT PHẠM ĐÌNH TRỌNG NHỮNG KẺ BỒI ĐẮP NHỮNG BÃI ĐÁ CƯỚP ĐƯỢC CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG THÀNH ĐẢO NHÂN TẠO, THÀNH SÂN BAY HIỆN ĐẠI, THÀNH CĂN CỨ QUÂN SỰ BAO VÂY VIỆT NAM ĐANG BỊ NƯỚC MỸ XEM XÉT CẤM CỬA, LẠI ĐƯỢC LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM RẮP TÂM ĐÓN VÀO LÀM ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM Cuối tháng 5, 2019, lần thứ hai, thượng nghị sĩ cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cùng trình lên thượng nghị viện Mỹ dự thảo luật trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc có liên quan đến các hành động "phi pháp và nguy hiểm" ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông. Dự luật yêu cầu Chính phủ Mỹ đóng băng tài sản, hủy bỏ hay từ chối thị thực (visa) đối với bất kỳ chủ thể nào liên quan đến "các hành động hay chính sách đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định" của khu vực Biển Đông. Trong 25 công ty và nhiều cá nhân Trung Quốc bị dự luật cấm cửa vào nước Mỹ có các công ty nhà nước lớn như: Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc, CNOOC, từng kéo giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), tháng 5, 2014, Tập đoàn Hóa chất và dầu khí Trung Quốc, SINOPEC, Tổng Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc, CCCC, đã tham gia bồi đắp đảo, xây dựng sân bay, căn cứ quân sự ở Biển Đông . . . Tháng 3, 2017, dự luật này đã được đưa ra nhưng phải dừng lại ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Trước sự ngạo ngược độc chiếm biển Tây Thái Bình Dương, thách thức luật pháp quốc tế, gây căng thẳng, xung đột ở Tây Thái Bình Dương, đe dọa ổn định và hòa bình thế giới của Trung Quốc, hơn hai năm sau đã có thêm nhiều Thượng nghị sĩ thấy rằng cần có luật này và dự luật lại được đưa ra xem xét. Lần này dự luật được Thượng nghị sĩ Rubio của Đảng Cộng Hòa, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và thượng nghị sĩ Ben Cardin của Đảng Dân Chủ cùng bảo trợ, được sự ủng hộ của 13 thượng nghị sĩ khác, trong đó đáng kể có thượng nghị sĩ Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng Hòa năm 2012 và số lượng Thượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ủng hộ dự luật đang gia tăng. Dự luật được trên 50 trong tổng số 100 thượng nghị sĩ bỏ phiếu thuận là rất khả quan. Dự luật cấm cửa Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc, CNOOC từng kéo giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), tháng 5, 2014 và Tổng Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc, CCCC đã tham gia bồi đắp đảo, xây dựng sân bay, căn cứ quân sự ở Biển Đông . . . dù có được thông qua hay không, có trở thành đạo luật của nước Mỹ hay không còn phải chờ đợi nhưng dự luật đã cho thấy sự bất bình của lương tri nước Mỹ và lời cảnh cáo nghiêm khắc của chính giới Mỹ trước hành động xâm lược của Trung Quốc ở biển Đông Là doanh nghiệp dân dụng nhưng nhận thầu xây dựng những công trình quân sự trên những bãi đá mà quân đội Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam ở biển Đông. Tổng Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc đã nối gót quân đội Trung Quốc xâm lược những bãi đá của tổ tiên người Việt. Với hành động xâm lược đó, người Mỹ đã thảo luật cấm cửa Tổng Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc thì lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam lại đang hăm hở dọn đường đón kẻ xâm lược đó vào làm đường cao tốc Bắc – Nam, con đường huyết mạch của nền kinh tế đất nước, con đường chiến lược của thế trận giữ nước. Hãy cố nén sự tởm lợm và khinh bỉ của một người Việt chân chính để nghe và nhận ra giọng điệu dọn đường rước giặc vào nhà của những quan chức cấp triều đình của nhà nước cộng sản Việt Nam. Ông Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên là đại biểu của dân nhưng không nói theo ý chí nguyện vọng của dân mà ông chỉ đón ý triều đình và ông đã nổi tiếng nói nhăng nói cuội về mọi vấn đề xã hội. Giờ đón ý thế quyền ông lại nổ văng mạng: Hiện nay trên thế giới không có nhà thầu nào có kinh nghiệm thi công đường cao tốc nhiều như các doanh nghiệp của Trung Quốc. Cậu ấm Trần Tuấn Anh chỉ hơn người ở cái cửa con ông cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương mà sỗ sàng nhảy tót lên ghế Bộ trưởng bộ giầu có nhất nước, phi thương bất phú, bộ Công thương. Ngồi ghế của nước chỉ để lo việc nhà, xăng xái và ngông cuồng làm mọi việc chỉ để làm đẹp lòng bà vợ vốn là người đẹp showbiz. Một nhân cách như vậy làm sao có thể bỏ lỡ cơ hội lấy điểm với thế lực đã đặt ông vào ghế Bộ trưởng. Làm đẹp lòng vợ, ông đã ngông nghênh đưa xe biển số 80A của Chính phủ vào tận chân cầu thang máy bay đón vợ. Nói đẹp lòng đảng, ông đã véo von ca ngợi đội quân xây dựng công trình giao thông Trung Quốc, những kẻ đã nối gót những tên lính Trung Quốc xâm lược những bãi đá ở Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam: Ta phải làm bằng được đường cao tốc Bắc Nam để phát triển đất nước nhưng vướng mắc là chỉ có nhà thầu Trung Quốc mới hội đủ tiêu chuẩn. Nhưng tởm lợm hơn cả là khi ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải, bộ chủ dự án đường cao tốc Bắc Nam trắng trợn tuyên bố: Tôi lấy tư cách Bộ trưởng để khẳng định rằng nhà thầu Trung Quốc có khả năng làm đường cao tốc Bắc Nam tốt, nhanh và rẻ hơn Nhật và Mỹ Ông Bộ trưởng có học vị tiến sĩ mà dân gian phải gọi bằng tên Ngu Quá Thể, Ngu Như Thể từ khi ông láu cá nhưng thiếu trí khôn đổi tên Trạm Thu Phí thành Trạm Thu Giá. Ông Quá Thể không những quên rằng nhà thầu giao thông Trung Quốc mà ông muốn rước vào làm đường cao tốc Bắc Nam đã xây sân bay hơn ba ngàn mét, xây quân cảng, xây lô cốt, hầm ngầm cho quân đội của chúng chiếm đóng vĩnh viễn những bãi đá của lịch sử Việt Nam trên biển Đông thì chúng cũng sẽ biến con đường cao tốc Bắc Nam mà chúng xây dựng ở Việt Nam thành con đường nô lệ của giống nòi Việt Nam. Ông Quá Thể còn cố tình quên cái tai họa khủng khiếp mà nhà thầu giao thông Trung Quốc đã giáng xuống đất nước Việt Nam ở đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Những kẻ như Kiên, như Anh, như Thể đến tư cách của một người Việt chân chính còn chưa có được nói gì đến tư cách đại biểu nhân dân, tư cách bộ trưởng. Những người như các ông Kiên, Anh, Thể có được ghế nghị sĩ, ghế Bộ trưởng chỉ là đảng của các ông chia chác cho mà thôi. Với người dân Việt Nam, các ông chỉ có tư cách ô nhục của kẻ bán nước! a một nền văn học mới phong phú, đa dạng,với những giá trị nhân bản mới. | ||||||||||||||||
LỖ HỖNG VĂN HOÁ BAO GIỜ LẤP ĐƯỢC? Posted: 17 Jun 2019 11:30 PM PDT Trần Đình Sử Văn hoá là nền tảng để phát triển con người, xã hội, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật. Thành quả văn hoá, nghệ thuật phương Tây mà ta tiếp nhận hôm nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ thời cổ đại, trung đại, qua phục hưng, qua khai sáng, từ thế kỉ 18, 19 đến thế kỉ 20. Sự kiện quan trọng nhất của thế kỉ !8 – 19 là sự hình thành ý thức cá nhân về con người, về nhân cách, tài năng, đạo đức. Ý thức về cá nhân ấy tương hợp với xã hội hiện đại tôn trọng các quyền tự do của con người, như tự do ý chí, tự do ngôn luận, trách nhiệm xã hội, làm cho con người được phát triển cao độ mà các thành quả mọi mặt của hôm nay là sản phẩm sáng tạo của nó. Nhưng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, TQ, Việt Nam đã cắt đứt mạch phát triển tự nhiên liên tục ấy của con người của các quốc gia đó. Họ đào tạo con người xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa cá nhân, đồng nhất chủ nghĩa cá nhân với mọi thứ ích kỉ, tham lam xấu xa nhất, khiến cho ý thức cá nhân ở các nước ấy không được phát triển lành mạnh, con người mất năng lực sáng tạo, mất lòng tự trọng, chỉ quen làm việc hành động tập thể kiểu bầy đàn, phong trào. Con người Việt Nam chưa đoạn tuyệt hẳn với con người phong kiến, chưa phát triển ý thức cá nhân, lại đã bập ngay vào cái chủ nghĩa tập thể bầy đàn của chủ nghĩa xã hội thô thiển, trên thực tế là lặp lại giản đơn con người phong kiến kiểu mới, trung với đoàn thể, trung với vua, hiếu với dân. Văn học Việt Nam chưa được phát triển với ý thức cá nhân phát triển lành mạnh, tột độ đã quay về với văn học tuyên truyền, mà thực chất là văn học tu từ kiểu trung đại. Nếu ngày nay ta đã hiểu, xã hội không thể phát triển nếu bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường thì cũng vậy, con người không phát triển nếu bỏ qua giai đoạn phát triển chủ chủ nghĩa cá nhân, ý thức cá nhân hoặc chỉ đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Chính con người xã hội chủ nghĩa đã được giáo dục trong các nhà văn đã trở ngại cho họ trong việc sáng tạo ra. | ||||||||||||||||
Rào cản thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc Posted: 17 Jun 2019 11:22 PM PDT
(GDVN) - Chính sách ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc đã làm dấy lên lời cảnh báo và phản ứng dữ dội từ phía các quốc gia dân chủ tiên tiến, đặc biệt là Mỹ. Tại Đối thoại Shangri-La 2019, nhiều học giả đã nêu lên câu hỏi khiến phái đoàn Trung Quốc không khỏi băn khoăn: "Trung Quốc đang trỗi dậy, vậy tại sao không thể kết thêm nhiều bạn mới và tại sao tiếng nói của Trung Quốc không được lắng nghe?". Các quan chức Trung Quốc phải tìm cách để cân bằng giữa yêu cầu thể hiện sự cứng rắn để trấn an người dân trong nước và nhiệm vụ truyền đi thông điệp hòa giải với khán giả quốc tế, những người đang rất cảnh giác trước các chính sách quốc phòng, đối ngoại của Bắc Kinh. Mặc dù Trung Quốc đã và đang theo đuổi hoạt động ngoại giao quy mô lớn theo hướng "hoạt động ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc", nhắm tới mục tiêu tái cấu trúc trật tự quốc tế và với trụ cột là việc xây dựng "quan hệ quốc tế kiểu mới" và "cộng đồng nhân loại chung vận mệnh" nhưng khó có thể nói rằng chính sách đó có triển vọng tươi sáng khi Trung Quốc đang đối mặt với một loạt vấn đề nan giải. Bài viết sẽ phân tích một số rào cản cho việc thực hiện "chính sách ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc", được Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực thúc đẩy sau khi lên cầm quyền. Trước tiên, chính sách ngoại giao này của Trung Quốc đã làm dấy lên lời cảnh báo và phản ứng dữ dội từ phía các quốc gia dân chủ tiên tiến, đặc biệt là Mỹ. Trung Quốc chỉ trích trật tự quốc tế hiện tại mà ở đó các quốc gia phương Tây và Mỹ giữ vai trò lãnh đạo là không công bằng và không phù hợp. Trung Quốc lập luận xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới sẽ giúp gia tăng sức mạnh và tiếng nói của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, theo quan điểm của các nước dân chủ tiên tiến, vốn đã và đang nỗ lực duy trì và củng cố trật tự quốc tế tự do và cởi mở như một cộng đồng chung toàn cầu thì nhận xét của Trung Quốc như vậy dường như mang tính khiêu khích. Trên hết, Mỹ đã và đang ngày càng cảnh giác trước những hành động của Trung Quốc có liên quan đến trật tự quốc tế. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2017 đã chính thức nhận định Trung Quốc là một thế lực đang tìm cách thay đổi nguyên trạng của trật tự quốc tế hiện tại bằng cách ép buộc, chỉ trích nước này một cách gay gắt rằng họ đang tìm cách "thay thế Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương". Thái độ thận trọng mang tính chiến lược được tăng thêm của Mỹ đối với Trung Quốc có lẽ đã làm nền cho lập trường gay gắt của chính quyền Tổng thống Donald Trump về các vấn đề thương mại Mỹ-Trung. Các quốc gia Tây Âu khác cũng quan ngại rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các quốc gia Trung và Đông Âu (CEE) có thể làm giảm lực hướng tâm của Liên minh châu Âu (EU). Để tìm cách xoa dịu mối lo ngại này, Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường, trong khi quảng bá chiến lược Vành đai và Con đường (BRI) tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-CEE năm 2018, đã nhấn mạnh BRI sẽ giúp ích cho sự phát triển cân bằng trong khu vực và tiến trình hội nhập châu Âu. Đồng thời, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng cho rằng sự hợp tác Trung Quốc-CEE sẽ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia châu Âu riêng lẻ. Thứ hai, nhiều nước đang phát triển có dấu hiệu tỏ ra lo lắng và nghi ngờ trước việc Trung Quốc tăng cường thúc đẩy BRI. Dù các dự án của BRI đã triển khai một cách suôn sẻ ở nhiều nơi nhưng khả năng nảy sinh rắc rối cũng gia tăng. Đáng chú ý là dự án xây cảng Hambantota ở Srilanka. Các cơ sở hạ tầng cảng trong dự án này được phát triển là nhờ có nguồn tài trợ lớn của Trung Quốc nhưng vì dự án này thiếu tính hợp lý về kinh tế và nhiều lý do khác nên Srilanka gặp khó khăn trong việc hoàn trả các khoản vay, dẫn tới việc các công ty Trung Quốc đã được trao giấy phép thuê cảng này trong thời hạn 99 năm.
Điều đó đã dẫn tới việc những dự án như vậy bị chỉ trích là bẫy nợ của Trung Quốc. Một lý do khác giải thích cho sự mất niềm tin đối với Trung Quốc là việc nước này vì theo đuổi BRI mà bỏ qua những tiến trình dân chủ ở các quốc gia đối tác, do đó thiếu tính minh bạch. Cách tiếp cận không ràng buộc trong đầu tư khiến tham nhũng bùng nổ, đồng thời khiến các chính phủ dồn gánh nặng lên chính đất nước mình với các khoản nợ không có khả năng chi trả. Khi Tổng thống mới Srilanka đắc cử năm 2015, ông đã chỉ trích gay gắt các dự án trong khuôn khổ BRI, vốn được chính quyền trước đó thúc đẩy. Ngoài ra, năm 2018, sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad cũng đã đình chỉ hai dự án lớn nhất của Trung Quốc đầu tư vào Malaysia: một dự án xây dựng đường sắt trị giá 20 tỷ USD và một dự án tuyến đường ống khí đốt trị giá 2,3 tỷ USD. Lý do đưa ra là Malaysia không có đủ khả năng chi trả. Xu hướng của Trung Quốc dựa vào quan hệ với các nhân vật có thẩm quyền để thúc đẩy BRI khiến nước này hầu như không chú ý tới các tiến trình và trách nhiệm giải trình với công dân. Do đó, trở ngại xuất hiện cũng là điều dễ hiểu cho chính họ. Tài liệu tham khảo: 1. //thediplomat.com/2018/08/malaysias-canceled-belt-and-road-initiative-projects-and-the-implications-for-china/ 2. //vnexpress.net/the-gioi/the-kho-khi-ket-ban-tren-the-gioi-cua-trung-quoc-3935501.html#cvar=A 3. //www.scmp.com/comment/opinion/article/3013800/trade-war-shows-chinas-economic-dream-dying-beijing-now-has-choice 4. //www.foreignaffairs.com/articles/china/2019-03-06/problem-xis-china-model 5. //www.globaltimes.cn/content/1153826.shtml Thanh Bình | ||||||||||||||||
Phản bác Trung Quốc, Philippines khẳng định tàu Việt Nam cứu ngư dân Posted: 16 Jun 2019 02:36 PM PDT 16/06/2019 TTO - Phát ngôn viên Hải quân Philippines Jonathan Zata 'chỉnh' tuyên bố của Trung Quốc về việc ai là người cứu 22 ngư dân Philippines bị bỏ mặc trên biển, đồng thời khẳng định ân nhân là người Việt Nam.
"Tàu cá Việt Nam đã giải cứu ngư dân của chúng tôi chứ không phải tàu cá Philippines cứu", báo The Philippine Star ngày 16-6 dẫn lời ông Zata. Trong tuần qua, dư luận Philippines sục sôi khi tàu cá Gem-Ver 1 của nước này bị tàu Yuemaobinyu 42212 (Trung Quốc) đâm chìm ở khu vực bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thông tin từ ngư dân Philippines nói rõ rằng 22 ngư dân của họ bị Trung Quốc bỏ mặc sống chết trên biển, may mắn được tàu cá Việt Nam cứu. Nhưng trong động thái mới đây, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila (Philippines) lại gây sóng gió với phát biểu đi ngược câu chuyện nêu trên. Họ xác nhận vụ việc tàu Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm, nhưng bào chữa về chuyện không cứu người. Cơ quan ngoại giao này cho rằng tàu Trung Quốc muốn cứu nhưng đành phải đứng nhìn, do sợ "từ 7-8 tàu khác của Philippines bao vây". Thêm vào đó, phía Trung Quốc nói tàu đã cứu 22 ngư dân nêu trên là tàu Philippines chứ không phải tàu Việt Nam. Đáp lại, Hải quân Philippines nói vẫn đang thẩm định tuyên bố từ Đại sứ quán Trung Quốc vừa qua, tuy nhiên tới đây đã rõ tàu Trung Quốc có tham gia và vi phạm luật pháp quốc tế. Trong một phát biểu tương tự về vấn đề này, ông Zata tái khẳng định chính tàu cá Việt Nam đã cứu ngư dân Philippines. Ông nói: "Tàu cá Việt Nam đã giải cứu ngư dân của chúng tôi chứ không phải tàu cá Philippines cứu. Không có tàu Philippines nào ở hiện trường". "Nếu có bất kỳ tàu Philippines nào xung quanh đó, vụ việc đáng ra đã được báo cáo ngay lập tức với hải quân và chúng tôi đã có phản ứng tức thời rồi. Nhưng nào có đâu. Chỉ khi tàu Việt Nam cứu ngư dân thì những ngư dân này mới có thể kể lại vụ việc cho tàu khác", ông Zata nói thêm. Cũng theo The Philippine Star, ông Armand Balilo, phát ngôn viên của Lực lượng Cảnh sát biển Philippines, cho biết sẽ liên lạc với Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nhằm gửi lời cảm ơn và xin lời tuyên bố chính thức từ phía các ngư dân Việt Nam đã tham gia cuộc giải cứu. TTO - Phó chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio nói cần cảnh báo Trung Quốc rằng việc tấn công tàu cá Philippines một lần nữa sẽ phá hoại quan hệ ngoại giao hai nước. NGUYÊN HẠNH | ||||||||||||||||
Đặc khu trưởng Hồng Kông phải xin lỗi, chấp nhận mọi chỉ trích... Posted: 16 Jun 2019 02:35 PM PDT
"Biển người" áo đen tràn ngập nhiều con phố cùng nhà ga tàu điện ngầm khắp khu trung tâm tài chính của Hồng Kông vào ngày 16.6. Họ cầm biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu bày tỏ sự tức giận đối với đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Sau hai đợt biểu tình trước đó, bà Lâm ngày 14.6 thông báo dừng xem xét thông qua dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc. Đây là một nhượng bộ đáng kể. Tuy nhiên người dân đánh giá đình chỉ vô thời hạn vẫn chưa đủ, vì vậy mà họ tiếp tục xuống đường biểu tình kêu gọi rút bỏ dự luật cũng như yêu cầu bà Lâm từ chức. Khi hoạt động biểu tình kéo dài suốt từ chiều đến tối 16.6, đặc khu trưởng Hồng Kông đã phải đưa ra thông cáo xin lỗi, đồng thời đảm bảo "chân thành chấp nhận mọi chỉ trích, tự sửa đổi, luôn phục vụ người dân".
Thông cáo đăng trên trang thông tin chính quyền đặc khu cũng nhấn mạnh quá trình xem xét thông qua dự luật dẫn độ bị đình chỉ vô thời hạn, giới chức Hồng Kông hiện chưa có lịch trình tái khởi động quá trình này. Lời xin lỗi bị đánh giá quá muộn màng. Một số người còn muốn bà Lâm trực tiếp đến xin lỗi.
Dự luật gây tranh cãi nêu trên nếu được thông qua sẽ cho phép Hồng Kông dẫn độ tội phạm đến những nơi chưa có hiệp ước dẫn độ chính thức bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Luật áp dụng với cư dân Hồng Kông, công dân nước ngoài lẫn công dân Trung Quốc sinh sống hoặc đi đến đặc khu. Nhiều người lo ngại chính quyền Bắc Kinh lợi dụng luật để yêu cầu dẫn độ người bất đồng chính kiến. Cẩm Bình (theo SCMP, Reuters) | ||||||||||||||||
“Biển người” áo đen Hong Kong biểu tình dù dự luật dẫn độ đã bị hoãn Posted: 16 Jun 2019 02:35 PM PDT Dân trí Hàng nghìn người Hong Kong mặc áo đen hôm nay đã xuống đường biểu tình cho dù chính quyền đặc khu đã có động thái nhượng bộ khi hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ về Trung Quốc đại lục. "Biển người" áo đen Hong Kong biểu tình dù dự luật dẫn độ đã bị hoãn
CNN đưa tin, ngày 16/6, người biểu tình tiếp tục xuống đường biểu tình quy mô lớn lần thứ 3. Những người biểu tình đã mặc đồ đen, đeo ruy băng trắng và một số mang theo hoa trắng để tưởng nhớ một người đàn ông đã bị ngã và thiệt mạng hôm 15/6 khi đang treo biểu ngữ phản đối dự luật dẫn độ. Trước áp lực dồn dập từ 2 cuộc biểu tình trước đó, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga ngày 15/6 đã tuyên bố hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ. Tuy nhiên, những người biểu tình chưa thỏa mãn với động thái này và họ đã đưa ra một số yêu cầu với giới chức Hong Kong. Yêu cầu rút dự luật dẫn độ
Với những người biểu tình, động thái hoãn vô thời hạn dự luật của bà Lâm là chưa đủ. Họ muốn chính quyền đặc khu phải rút dự luật và không để chuyện này xảy ra trong tương lai vì lo ngại văn bản này nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng tới quyền tự trị của họ. "Chúng tôi cần dừng việc này lại vì Hong Kong là một nơi đặc biệt. Nền kinh tế, văn hóa đều rất khác biệt so với thế giới", một người biểu tình tuyên bố. Cho đến lúc này, dòng người mặc áo đen đã đứng chật kín các con phố xung quanh khu vực gần trụ sở chính quyền đặc khu. Yêu cầu bà Lâm từ chức Ngoài ra, nghị sĩ đối lập Claudia Mo ngày 15/6 còn tuyên bố rằng biểu tình sẽ tiếp tục diễn ra trên khắp hòn đảo chừng nào Trưởng đặc khu Lâm từ chức. Bà Mo cho rằng bà Lâm đã mất tín nhiệm với người dân. "Biển người" di chuyển trên đường Yee Wo thu hút thêm các người biểu tình từ đường Sugar và đường Pennington. Họ hô vang: "Sinh viên là vô tội" và "Hãy từ chức, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga". Ngoài ra, những người biểu tình cũng yêu cầu bà Lâm phải xin lỗi về cách bà xử lý các cuộc biểu tình và khủng hoảng hồi tuần trước. Yêu cầu thả người
Ngoài ra, những người biểu tình quyết định xuống đường hôm nay còn kêu gọi chính quyền thả 11 người bị bắt hôm 12/6 trong bối cảnh biểu tình leo thang thành bạo lực dữ dội. Họ cũng phản đối cách cảnh sát Hong Kong làm hạ nhiệt căng thẳng bằng hơi cay, súng cao su… Gần 5.000 cảnh sát chống bạo động ngày 12/6 đã bắn ra lượng hơi cay gấp đôi những gì họ sử dụng trong "phong trào ô dù" năm 2014, chiến dịch kéo dài 79 ngày, theo SCMP.
Đám đông biểu tình đa phần là người trẻ, nhưng cũng có sự xuất hiện của các gia đình và những người lớn tuổi. Họ dự kiến diễu hành từ công viên Victoria xuống khu trung tâm tới đại lộ Tim Mei tại quận Admiralty. Mandy, người vừa tròn 18 tuổi ngày hôm nay, nói rằng cô không tham cuộc biểu tình hôm 9/6, sự kiện mà phía tổ chức nói rằng có hơn 1 triệu người tham gia (khoảng 1/7 dân cư của hòn đảo). "Tôi nghĩ rằng vấn đề ngày càng nghiêm trọng và tôi nên lên tiếng. Vì vậy, tôi đã tham gia biểu tình hôm nay và tôi cho rằng nó quan trọng hơn sinh nhật mình", Mandy nói. Bà Chik Kim Ping, 65 tuổi và người chồng họ Tse, 70 tuổi, tiết lộ rằng họ tham gia biểu tình vì nghĩ tới tương lai của con cháu mình.
Biểu tình tại nước ngoài Tại Australia, khoảng 500 người gốc Hong Kong tại thành phố Adelaide đã xuống đường yêu cầu bà Lâm thu hồi lại đự luật và xin lỗi về cách bà đã giải quyết cuộc khủng hoảng. Nhóm biểu tình chỉ trích cảnh sát Hong Kong vì sử dụng vũ lực thái quá với người biểu tình hồi tuần trước. Một người biểu tình tên là Lau Cheuk-ying tại Adelaide tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục biểu tình cho tới khi bà Lâm rút lại dự luật. Lau nói khoảng 1.000 người Hong Kong ở thành phố này đã ký tên chống lại dự luật.
Tưởng niệm người biểu tình thiệt mạng Nhiều người đã mang theo hoa trắng để tưởng nhớ người đàn ông đã bị ngã và thiệt mạng hôm 15/6 khi đang treo biểu ngữ phản đối dự luật dẫn độ lên một tòa nhà. "Chúng tôi mua hoa trắng với hy vọng rằng anh ấy có thể yên nghỉ", một thanh niên 23 tuổi tên Michael cho biết. Giống như những người khác, anh mang biểu ngữ có dòng chữ: "Tự do không miễn phí".
| ||||||||||||||||
Posted: 16 Jun 2019 02:34 PM PDT MÊNH MÔNG THẾ SỰ ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI - Số 71 Tương Lai "Một quốc gia, hai chế độ" từng được xem là một hình mẫu sinh động và độc đáo trong một thế giới của những biến động đầy bất ngờ. Nhất quốc lưỡng chế (一國兩制) phải chăng là một đột phá trong dòng mạch tư duy của những người mê đắm vào tính "ưu việt tất thắng của CNXH", được Đặng Tiểu Bình đưa ra vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước để hướng đến một tiến trình tái thống nhất Trung Quốc diễn ra một cách ôn hoà. Với ý tưởng trên, Đặng hy vọng thành lập một Trung Quốc duy nhất, nhưng các phần lãnh thổ độc lập như Hồng Kông, Ma Cao có thể duy trì hệ thống kinh tế - chính trị của chế độ tư bản song hành với phần còn lại của đại lục thì nằm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.Theo sáng kiến của Đặng,mỗi khu vực có thể tiếp tục hệ thống chính trị riêng, các vấn đề pháp lý, kinh tế và tài chính, bao gồm cả các hiệp định thương mại và văn hóa với nước ngoài sẽ được hưởng một số quy chế khác nhau. Với dân số gần 7 triệu 4 trăm ngàn người sống trên một vùng lãnh thổ có diện tích 275503 km2, gồm hơn 260 hòn đảo nằm về phía Đông của đồng bằng châu thổ sông Châu Giang giáp với thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra biển Đông. Đây là vùng lãnh thổ Trung Quốc phải nhượng lại cho Anh năm 1841; bán đảo Kowloon nhượng lại năm 1860; và các vùng lãnh thổ mới, các khu vực bổ sung của lục địa đã được cho thuê 99 năm vào năm 1898. Tất cả đã được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, kết thúc nỗi nhục của đế chế Trung Hoa mà mỗi người dân Trung quốc có lòng tự trọng đều ê chề ngậm đắng nuốt cay kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. Tưởng cũng nên có đôi dòng về nỗi nhục ê chề này. Năm 1839, nước Anh xâm lược Trung Quốc. Một trong những hành động đầu tiên của người Anh trong chiến tranh là đánh chiếm Hồng Kông. Thua trận, năm 1841Trung Quốc buộc phải nhượng Hồng Kông cho người Anh bằng việc ký Hiệp định Xuyên Tị (Convention of Chuenpi – nghĩa đen là "hiệp định xỏ mũi"), và đến năm 1812 Hiệp ước Nam Kinh được ký chính thức. Lý do được đưa ra cho cuộc chiến đó là chính phủ Anh đòi quyền tự do buôn bán thuốc phiện từ Ấn Độ thuộc Anh sang Trung Quốc, nhưng nhà Mãn Thanh lại có lệnh nghiêm cấm. Trung Quốc hoàn toàn thất bại trong hai cuộc chiến với hậu quả phải công nhận thương quyền buôn thuốc phiện của ngoại quốc. Và rồi triều đình Mãn Thanh phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, buộc phải mở nhiều cảng cho các nước ngoài vào thông thương. Hồng Kông trở thành nhượng địa thuộc đế quốc Anh. Nhiều đế quốc (Đức, Pháp, Nhật, Nga,...) khác theo chân nước Anh và đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhiều điều kiện bất bình đẳng ngay trên đất Trung Quốc. Mối nhục này của triều đình Mãn Thanh trước các cường quốc Tây phương là ngòi lửa góp phần cho cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1850 - 1864), rồi Nghĩa Hoà Đoàn (1899 - 1901) và cuối cùng là cuộc Cách mang Tân Hợi kết thúc thời đại phong kiến Mãn Thanh (1911). Thuộc địa mới của Anh đã phát triển thành một trung tâm thương mại Đông-Tây và là cửa ngõ và trung tâm phân phối thương mại cho miền Nam Trung Quốc. Hồng Kông đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và sản xuất lớn của thế giới. Năm 1898, nước Anh được cấp thêm 99 năm cai trị Hồng Kông theo Điều ước Bắc Kinh lần thứ hai. Tháng 9 năm 1984, sau nhiều năm đàm phán, Anh và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận chính thức, theo đó Anh chấp thuận việc trao trả hòn đảo này vào năm 1997, và để đổi lại, Trung Quốc cam kết sẽ duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa ở Hồng Kông. Không dễ gì để nhà cầm quyền Bắc Kinh phải thuận theo sáng kiến "một quốc gia hai chế độ" mà tạm dẹp bỏ chiến lược biển người để giành lại Hồng Kông bằng vũ lực , mà phải ngậm bồ hòn làm ngọt để Hồng Kông, cái tủ kính choáng lộn trưng bày cái "chủ nghĩa tư bản" thối nát ngày ngày nhử gọi dân Tàu! Với một chủ nghĩa thực dụng khôn ngoan và xảo trá với truyền thống "Câu Tiễn nếm phân" xưa kia được Đặng vận dụng để xây dựng một chủ nghĩa tư bản đặc sắc Trung Quốc khoác bộ cánh XHCN mà những kẻ ngu xuẩn và lú lẫn óc đất sét cho đến tận hôm nay vẫn quyết trung thành với "người đồng chí cùng ý thức hệ" để "kiên định" đường lối XHCN lấy Chủ nghĩa Mác Lênin làm "kim chỉ nam" để dẫn đất nước đi vào ngõ cụt. Trong khi đó, với sự thức thời thực dụng của Đặng quả là Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ vị thế độc đáo của Hồng Kông. Đó là một thành phố bị tách biệt khỏi đại lục nhưng lại kết nối chặt chẽ với nó, một lãnh thổ hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng lại thuộc quyền kiểm soát cuối cùng của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh để có được một chế độ XHCN đặc sắc TQ nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mới đang thao túng bộ máy quyền lực thống trị một quốc gia với gần một tỷ rưỡi dân. Mà cũng vì vậy đương nhiên, cán cân quyền lực trong mối quan hệ của Hồng Kông với Trung Quốc vẫn luôn nghiêng về phía đại lục. Chẳng hạn như, khoảng một nửa giá trị xuất khẩu của Hồng Kông là chuyển về Trung Quốc; một phần năm tài sản ngân hàng của Hồng Kông là các khoản vay cho khách hàng Trung Quốc; chi tiêu du lịch và bán lẻ cũng chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 10% GDP của Hồng Kông. Cho nên, đúng như tác giả của cuốn sách China's Crony Capitalism, giáo sư Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) là giáo sư ngành quản trị chính quyền tại Claremont McKenna College nhận xét :"Trên thực tế, mô hình này có lẽ đã thất bại từ trong trứng nước, do một số sai sót chết người vốn nằm sâu trong cấu trúc của nó". Xin dẫn ra vài ý chính của Minxin Pei trong "One Country, One System" viết năm 2017: Thứ nhất, văn bản cam kết Trung Quốc sẽ tôn trọng các quyền dân chủ của người dân Hồng Kông đã cố tình bị thể hiện một cách mơ hồ. Ngay cả tuyên bố chung mà chính phủ Anh và chính phủ Trung Quốc ký năm 1984, mở màn cho cuộc trao trả năm 1997, cũng đưa ra một hứa hẹn có phần không rõ ràng rằng Đặc khu trưởng Hồng Kông sẽ được Trung Quốc bổ nhiệm "trên cơ sở kết quả bầu cử hoặc tham vấn tổ chức ở địa phương." Hơn nữa, bên duy nhất có quyền thi hành các điều khoản của tuyên bố chung, chưa nói đến Luật Cơ bản, tức "tiểu hiến pháp" của Hồng Kông, là chính quyền trung ương Bắc Kinh. Kết quả là các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể không tôn trọng tinh thần hoặc thậm chí các điều khoản rõ ràng về cam kết của mình mà không bị trừng phạt. Sự cực đoan hóa của người Hồng Kông hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, phản ánh mong muốn thay đổi điều đó và bắt Trung Quốc trả giá vì đã từ bỏ lời hứa về "quyền tự trị" và đáp trả bất đồng bằng đàn áp. Còn một đặc điểm nữa trong mô hình "một đất nước, hai chế độ" khiến nó thất bại: quyết định có chủ ý của Trung Quốc nhằm cai trị Hồng Kông thông qua các nhà tư bản thân hữu. Dù có vẻ trớ trêu, cái gọi là những người cộng sản của Trung Quốc lại có vẻ tin tưởng các nhà tài phiệt của Hồng Kông hơn là tin người dân của mình (có lẽ vì mua chuộc các nhà tài phiệt thì ít tốn kém hơn nhiều). Nhưng vì lòng trung thành của họ nằm ở những người chống lưng ở Bắc Kinh mà không phải là ở người dân của thành phố mà họ quản lý nên các nhà tư bản thân hữu của Hồng Kông lại là các chính trị gia tồi. Dưới trướng của Đảng Cộng sản, họ có được quyền lực và những đặc quyền mà dưới chế độ Anh họ không thể có. Nhưng điều đó khiến họ không đáp ứng được cử tri của mình khi cử tri ngày càng trở nên xa lánh họ. Kết quả là các đại diện ủy nhiệm của Trung Quốc đã không đảm bảo được tính chính danh đối với dân chúng. Những nhận định sâu sắc này đã được thể hiện rõ trong dự luật dẫn độ đang được thảo luận để ban hành. Dự luật này, đúng như Martin Lee, một nhà lãnh đạo đối lập kỳ cựu và sáng lập viên của Đảng Dân chủ đã chỉ ra đây là cuộc chiến cuối cùng đối với Hồng Kông vì "Dự luật là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với tự do và nhân quyền của chúng tôi kể từ khi bàn giao chủ quyền" mà tờ Wall Street Journal ngày 9.6 2019 vừa đăng tải. Như giọt nước tràn ly, dự luật dẫn độ khiến giới trẻ Hong Kong phải xuống đường như lời thề năm xưa: " Chúng tôi sẽ trở lại"[We'll be back]. Hơn một triệu người Hồng Kông, đông nhất là giới trẻ, đã xuống đường. Cuộc biểu tình đã làm hồi sinh phong trào đối lập từng bị suy yếu sau các cuộc biểu tình hồi năm 2014 làm tê liệt một phần của Hồng Kông trong 79 ngày mà chưa đạt được mục tiêu. Mà vì thế, ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Hồng Kông đã tăng lên kể từ khi chính phủ bỏ tù những người biểu tình, tuyên bố chính đảng ủng hộ độc lập là bất hợp pháp, và trục xuất một nhà báo nước ngoài. Chính vì thế cuộc đọ sức lần này thật quyết liệt với nhận thức rằng "Chúng tôi cần bảo vệ ngôi nhà của mình cho thế hệ tiếp theo". Những người kế tục và phát huy ý chí của những người đi tiên phong 5 năm trước đây, "thế hệ dủ vàng", đã rút được bài học kinh nghiệm để giành thắng lợi trước một cuộc chiến mà họ hiểu được tính chất tàn khốc của bộ máy độc quyền toàn trị thời Tập Cân Bình và những kẻ đã bị mua chuộc , dụ dỗ và ban phát lợi ích để thần phục chúng, quay lại đàn áp nhân dân Hồng Kông, nhất là sinh viên, học sinh, bộ phận giàu sinh lực và ý chí đấu tranh. Trước làn sóng phẫn nộ dâng trào, mấy chục ngàn người biểu tình phong tỏa nhiều đại lộ chính ở trung tâm thành phố, những vụ đụng độ dữ dội đã xảy ra ở khu vực xung quanh Quốc Hội từ sau 15 giờ, thời hạn mà những người phản kháng đưa ra cho chính phủ để rút lại dự luật. Hơi cay, vòi rồng và dùi cui được sử dụng để đối phó với người biểu tình, hầu hết là thanh niên, sinh viên. Cảnh sát chống bạo động trang bị đầy đủ vũ khí dàn hàng tiến lên, nhưng nhanh chóng bị đám đông người biểu tình áp đảo. Một số người đã xâm nhập được vào khuôn viên nghị viện ngày 12/06/2019. Chính quyền Hồng Kông buộc phải hoãn lại việc thảo luận dự luật cho phép dẫn độ các nghi can sang Trung Quốc. Đặc phái viên Stéphane Lagarde của RFI tại Hồng Kông tường thuật : "Cũng là một rừng dù của những người phản kháng, cũng là những rào cản bằng kim loại trên đại lộ Harcourt và Long Hòa (Lung Wo) kết nối với nhau để cố gắng ngăn trở các dân biểu đến khu Kim Chung (Admiralty). Tiếp theo đợt thủy triều áo trắng hôm Chủ nhật, là một đám đông thanh niên mặc áo đen, xuất hiện tại trung tâm Hồng Kông từ sáng sớm nay, phong tỏa lối vào Quốc Hội. Một số người đã ngủ qua đêm trong công viên bên cạnh, với các vật dụng đủ để tọa kháng : thức ăn, nước uống, khăn, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và nilon để bao cánh tay trong trường hợp phải đối đầu với cảnh sát chống bạo động trang bị khiên, nón sắt. Một lớp trẻ đầy quyết tâm, có sự hỗ trợ của những tín đồ Công giáo đến cầu nguyện ngay trước mặt lực lượng an ninh tối qua. Giáo dân hưởng ứng thông cáo của giám mục Hồng Kông kêu gọi chính quyền hoãn lại, thậm chí từ bỏ dự luật dẫn độ đang gây lo ngại cho cả giới kinh doanh. Trên 100 tiệm buôn đóng cửa hôm nay để các nhân viên có thể đi biểu tình. Những văn phòng kiểm toán lớn như Deloitte, KPMG…, các cơ quan tư vấn và ba ngân hàng lớn của Hồng Kông (Standard Chartred, HSBC, Hang Seng) cũng cho phép các nhân viên muốn phản đối dự luật dẫn độ được làm việc từ xa". Đài BBC ngày.6.2019 đưa ra bình luận : Mọi người đều nhận ra được điều gì đó về giới trẻ Hong Kong: thái độ kiên định của họ về sự toàn vẹn chính trị của Hong Kong không phải là thứ có thể đánh giá thấp. Họ cũng cho thấy họ có thể tổ chức rất nhanh và sẵn sàng thực hiện các biện pháp triệt để hơn thế hệ Dù Vàng tiên phong cho các cuộc biểu tình năm năm trước. Cuộc đấu tranh cho tự do, nhằm "bảo vệ ngôi nhà của mình cho thế hệ tiếp theo" của người dân Hồng Kông đang đối diện với những thách đố mới với bạo quyền và sự ngoan cố nham hiểm của chế độ toàn trị phản dân chủ. Tuy nhiên, đúng như RFI đã dẫn lời của Eric Sautedé, nhà nghiên cứu và là quan sát viên tại chỗ đưa ra thẩm định : một triệu người xuống đường cho dù các lãnh tụ phong trào 2014, kể cả các giáo sư đại học đáng kính, đang ngồi tù, chứng tỏ chính sách khủng bố tinh thần của Tập Cận Bình và nhóm lãnh đạo thân Bắc Kinh bị phá sản. Chính vì thế mà theo AFP, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông thân Bắc Kinh, Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) đang bị công kích từ bên trong nội bộ. Sau những cuộc biểu tình khổng lồ phản kháng trong tuần qua, đến lượt các đại biểu thân Trung Quốc như Michael Tien và cả cố vấn "tối cao" Bernard Chan của Chủ tịch hành pháp cũng đã lên tiếng kêu gọi từ bỏ dự luật dẫn độ. Đương nhiên Bắc Kinh lại sẽ có những thủ đoạn vừa mua chuộc, vừa đe doạ những người yếu bóng vía hám lợi trong "cung đình" ấy. Những người thân Bắc Kinh hiện đang chiếm đa số trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông - 43 trên 70 ghế - so với năm 2003. Lực lượng của họ hiện nay chủ yếu là các chính trị gia chuyên nghiệp. Một số trong bọn họ là những người không giàu có và phụ thuộc nhiều vào mức lương 151.600 đô la của chính quyền và các khoản phí hào phóng. "Tất cả bọn họ đều là nghị gật mà thôi" như Michael Tien nhận định. "Nguyên nhân của việc tất cả bọn họ đều là nghị gật là vì trong 15 năm qua họ đã nghiêng dần sang phía ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục". Mức lương và các khoản phí hào phóng kia chắc có góp phần đáng kể trong các "nghị gật" đó. Vừa mua chuộc vừa đe doạ là chiêu cổ truyền của "thiên triều" được vận dụng không chỉ ở Hồng Kông. Món võ cổ truyền được tung ra như đã và đang gặt hái những kết quả tại Việt Nam mà bản lai diện mục của những tên chư hầu đã nhẵn như chùi trước đôi mắt tỉnh táo của nhân dân đang ngày ngày phơi ra một cách vô sỉ cùng với những diện mạo mới đang được âm thầm chuẩn bị sẽ được tung ra vào một lúc nào đó cần cho một nước cờ mới nham hiểm hơn. Những gì đang diễn ra tại Hồng Kông cho thấy rõ điều đó. Nhưng những thủ đoạn ấy làm sao che đậy được đôi mắt tinh tường của công luận và của giới trẻ Hồng Kông! Một giới trẻ "vì bổn phận của người công dân, cương quyết lên tiếng vứt bỏ thứ tương lai áp đặt". Cái "tương lai áp đặt" đó thì đã rõ như ban ngày. Khi phải nhẫn nhục cam chịu giải pháp "nhất quốc lưỡng chế", Đặng cũng tiên liệu được sức hút của "chủ nghĩa tư bản" qua cái tủ kính bóng bẩy của Hồng Kông là mối hiểm hoạ lớn cho chế độ toàn trị phản dân chủ khoác tấm áo "Xã hội chủ nghĩa" mà Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng để che đậy mục tiêu thực dụng nhằm giữ chặt chiếc ghế thống trị trong cuộc giành giật đẫm máu và cực kỳ man rợ suốt hơn nửa thế kỷ. Bắc Kinh hiểu quá rõ vai trò của một Hồng Kông và đã khai thác tối đa để tranh thủ kết nối với những mối quan hệ đã có của vùng lãnh thổ từng là "nhượng địa" này mà thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của họ, đặc biệt là dưới thời Tập Cận Bình. Chính vì lo sợ trước sức hút của Hồng Kông không chỉ về kinh tế, về tài chính, mà đáng sợ hơn cho chế độ toàn trị của Tập, là những giá trị của tự do và quyền con người mà giới trẻ Hổng Kông khao khát và đang nuôi dưỡng.Thêm một lần nữa người Hồng Kông phải đương đầu với đại lục nhằm cứu vớt những gì còn lại của một quy chế tự trị ở Hồng Kông, vốn đã bị Bắc Kinh làm xói mòn và rỗng dần về nội dung để dần dần tước đi các quyền cơ bản đã có của họ. Bằng cách thao túng chính quyền sở tại, từng bước cắt xén các điều luật, quy định mà chính quyền đặc khu đã sửa đổi theo ý muốn của Bắc Kinh. Chính vì thế, 12 năm qua, Hồng Kông luôn là vùng đất đầy biến động chính trị, xã hội. Cội nguồn của những biến động triền miên đó chính là những thủ đoạn của Bắc Kinh quyết bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ, đưa dần Hồng Kông vào khuôn phép của một chế độ toàn trị phản dân chủ. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một chính quyền độc tài phản dân chủ làm điều đó. "Hàm răng của quyền lực luôn luôn mở rộng để nhai nuốt, và cánh tay nó luôn vươn ra, nếu có thể, để phá hủy tự do tư duy, ngôn luận và viết lách" mà "người khổng lồ của nền độc lập" John Adams, tổng thống thứ hai của Mỹ, từng cảnh báo. Tìm mọi cách để dập tắt khát vọng tự do, dân chủ và quyền con người là điều mà Bắc Kinh đang làm tại Hồng Kông. Vừa ỡm ờ vừa doạ dẫm, Hoàn Cầu Thời Báo của Bắc Kinh đổ lỗi cho "các thế lực đối lập cực đoan" và "các thế lực phương Tây đứng đằng sau, chính trị hóa và thổi phồng dự luật dẫn độ". Tờ báo viết : "Đùa giỡn với chính trị đường phố không kiểm soát sẽ khiến Hồng Kông trở nên lạc hậu và bất ổn", và "đây không phải hướng đi khôn ngoan cho Hồng Kông". Vậy thì "khôn ngoan" sẽ là gì nếu không phải là cúi đầu thần phục Bắc Kinh, chấp nhận sự hoà đồng giữa những giá trị nhân bản và văn minh mà "nhượng địa" Hồng Kông với một thể chế pháp quyền mà người Hồng Kông nhất là giới trẻ quyết níu giữ, với chế độ toàn trị phản dân chủ, " nơi không có Nhà nước pháp quyền, luật pháp được cắt gọt theo nhu cầu của đảng Cộng Sản…. Chỉ cần một chút không hài lòng, người ta có thể chế ra các cáo buộc đủ loại để bẫy người khác và phục vụ kế hoạch của chế độ như tờ Libération trích dẫn lời của một nhà tài phiệt trên lĩnh vực báo chí của Hồng Kông [RFI. 11.6.2019]. Liệu có phải vì vậy mà một Dự luật được trình ra Thượng viện Mỹ do một số thượng nghị sĩ kỳ cựu bảo trợ, đòi bộ trưởng ngoại giao Mỹ hàng năm phải xác nhận về sự tự trị của Hồng Kông để biện minh cho quy chế đối xử đặc biệt căn cứ theo Đạo luật Chính sách Hồng Kông năm 1992 của Mỹ. Và không chỉ có phản ứng quyết liệt từ Nghị viện Mỹ. Hai chữ Hồng Kông chiếm trọn trang bìa màu đỏ tuần báo Anh The Economist ra ngày 13.6.2019. Tuần báo L'Obsđăng bức ảnh Hồng Kông chìm trong một biển người bên cạnh hàng chữ "Cuộc tuần hành khổng lồ". Courrier International trích lại một bài báo của South China Morning Postcho thấy hành pháp Hồng Kông trong thế "Trên đe dưới búa" . Nối liền với tình hình Hồng Kông, báo chí châu Âu gợi lại tội ác của Bắc Kinh trong sự kiện Thiên An Môn. Tuần san Le Point thu hút độc giả với hàng tựa : "1989-2019, 30 năm thế giới nhầm to" về Trung Quốc. Vụ thảm sát Thiên An Môn không là một "tai nạn", mà là ngọn đuốc soi rọi vào thế giới của chúng ta ngày nay. Trong rất nhiều nghị quyết lên án nhân quyền ở Trung Quốc, lần đầu tiên sau nhiều năm, Nghị viện châu Âu đề cập tới việc cấm vận và ngừng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là một động thái mạnh mẽ, nằm trong một bối cảnh chung trên thế giới, khi hàng loạt quốc gia công khai gây áp lực tới chính quyền ĐCSTQ trước thực trạng nhân quyền của nước này, đặc biệt là với sự kiện Hồng Kông. Châu Âu không phải là nơi duy nhất đang cân nhắc tới lệnh cấm vận đối với quan chức Trung Quốc. Tại Canada, nhiều chuyên gia cũng đang tác động tới chính phủ của mình nhằm cấm vận các quan chức Trung Quốc theo đạo luật Magnitsky được ban hành hơn 18 tháng trước. Và rồi Australia và Liên minh Châu Âu đã tham gia cùng Anh, Mỹ, Canada, Estonia, Latvia và Lithuania để dự lập một đạo luật Magnitsky quốc tế. Đạo luật này sẽ cho phép cộng đồng quốc tế có thể thực hiện nhiều biện pháp cấm vận các quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng mà những gì đang diễn ra ở Hồng Kông đã hối thúc. Điều này hàm chứa rằng việc cấm vận đối với chính quyền Băc Kinh sẽ có thể xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Người dân Hồng Kông, giới trẻ Hồng Kông không đơn độc. Những giá trị của tự do và dân chủ không tự nhiên có mà phải đấu tranh để giành lấy. Giới trẻ, sinh viên, học sinh Hồng Kông hiểu rõ điều đó. Và họ đang hành động. Họ không thể chấp nhận trở thành thần dân của một nhà nước toàn trị đang đối lập với những giá trị của tự do, dân chủ và tôn trọng quyền con người mà rồi những giá trị đó sẽ bị nhà nước ấy chôn vùi. Bài học của Thiên An Môn ba mươi năm trước đang dạy cho họ phải biết làm gì. Nhiều khẩu hiệu được giương cao trong những cuộc xuống đuòng của sinh viên, học sinh Hồng Kông "Chế độ Nhà nước thượng tôn pháp luật phải được duy trì tại Hồng Kông. Chúng tôi có pháp luật riêng, chúng tôi không muốn người ta đụng đến". "Chúng tôi đều là sinh viên học sinh, là thanh thiếu niên, họ có gì cho tương lai chúng tôi ?". "Tương lai chúng tôi là quyền lợi của chúng tôi, vì nó mà chúng tôi tranh đấu" Không chỉ có họ. Giới trẻ Việt Nam đang nhìn về họ và cũng đang hiểu rõ cần phải làm gì. Vì thế những gì đang diễn ra tại Hồng Kông, khi người dân nhất là giới trẻ quyết liệt đấu tranh để giữ lại chút thành tựu của văn minh mà nhân loại đã đạt được. Những giá trị ấy đang có nguy cơ bị cướp mất. Khi nghĩ về điều ấy, không thể không nghĩ về cải "thảm trạng những bản án bỏ túi" của nhà nước gọi là "pháp quyền" có cái đuôi XHCN của tổng Trọng, nơi mà pháp luật như rừng nhưng người ta chỉ vận dụng luật rừng để vận hành guồng máy xã hội. Việt Nam hôm nay. Chỉ cần dẫn ra đây một hiện tượng nóng hổi rất ngẫu nhiên đang minh hoạ rõ nét cho thực trạng tồi tệ nói trên khi các báo nhà nước giật tít đậm " Nữ trưởng đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị tạm giữ vì nhận hối lộ". Thật hài hước khi bà Trưởng đoàn này lại là Phó trưởng phòng Chống tham nhũng của Bộ, và vì thế mà bà ta đã rất thông thạo nghiệp vụ, ngang nhiên vòi hàng chục tỷ đồng khi "thi hành công vụ". Chính vì những chuyến "công vụ" bẩn thỉu béo bở này mà có những doanh nghiệp phải than với báo chí rằng một năm mà họ "được" thanh kiểm tra đến 138 lần! Sẽ tốn giấy mực và thời gian khi liệt kê ra đây những trang nóng hổi trên các tờ báo nhà nước đưa tin và bình luận về cái trò mèo thanh kiểm tra nhơ nhớp này mà không ngại động chạm đến oai tín của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã ra đời cách nay sáu năm do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. Có điều đó vì có một sự thật là càng chống thì tham nhũng càng tăng, tăng một cách lộ liễu, và trắng trợn từ trung ương đến địa phương.Tất cả đều "tranh thủ ngoạm một miếng rồi chuồn" như Lênin đã phải cảnh báo ngay từ năm 1918. Ngày nay thì cái miếng có thể ngoạm ấy càng to lên, tỷ lệ thuận với vị thế quyền lực có khả năng câu kết với các đại gia ăn đất, các công ty sân sau, của những quan lớn đang ngày ngày rao giảng đạo đức, kết thành những nhóm lợi ích hoạt động như các mafia thao túng bộ máy quyền lực từ chóp bu đến tận thôn cùng xóm vắng. Ấy vậy mà Einstein đã từng lưu ý "quyền lực luôn luôn thu hút những kẻ không có đạo đức". Càng đáng lưu ý hơn nữa khi "Người tầm thường mà nắm quyền lực phi thường mới là mối nguy hiểm chính cho nhân loại chứ không phải là kẻ ác ôn hay tàn bạo" như Erich Fromm, nhà xã hội học và tâm lý học xã hội người Đức đã đúc kết .Phải lưu ý hơn vì chúng ta đang đối diện với sự thật phũ phàng đó nhất là khi ta nghiệm ra rằng những gì đang diễn ra đã cho thấy chẳng có ai với dục vọng quyền lực sục sôi trong lòng mà khi nắm lấy quyền lực với mục đích sẽ buông bỏ nó! Thì chẳng phải trước những bung bét trên mọi lĩnh vực mà người phải chịu trách nhiệm trước nhất lại vẫn trâng tráo mà rằng đất nước có bao giờ được như hôm nay không. Phải bằng sự trâng tráo đó để tiếp tục bám lấy cái ghế quyền lực cho dù sức tàn lực kiệt. Chắc rằng sự trâng tráo đó không biết hoặc không hiểu nổi lời cảnh báo của cụ Khổng từ mấy ngàn năm trước : "Cung tự hậu nhi bạc trách vu nhân, tắc viễn oán hĩ" [Người tự biết nhận lấy trách nhiệm về mình mà ít trách người, thì sẽ tránh xa được điều oán hận]. Để làm rõ thêm ý này, xin kể lại một câu chuyện về một nhân vật đã giận dữ hạch sách khi tôi trình bày một báo cáo về "Phân tầng xã hội và Cơ cấu xã hội" trước Bộ Chính trị và Tiểu ban soạn thảo Chiến lược Kinh tế xã hội trình Đại hội 7 mà tôi đã có dịp viết trong "Cảm nhận và Suy tư" trang 378. Đó là câu chuyện nhiều người trong cuộc đều biết rất rõ về một ông đại tướng quyết dấu nhẹm căn bệnh ung thư ở giai đoạn cuối và ra lệnh cho những người phụ trách quân y viện dưới quyền ông ta phải bịt bằng được những kết luận về bệnh tình của mình. Để gì? Để may ra có thể ngồi được vào cái ghế cao ngất ngưỡng mà nghe đâu đã có "quy hoạch" dù chỉ vài ngày! Quyền lực, dù chỉ còn là cái danh hão, có sức hút mãnh liệt đến thế cho hạng người mà Khổng Tử liệt vào hạng tiểu nhân. Nhưng lại cũng có một vị tướng từng có mặt trên chiến trường nơi ác liệt nhất ngay từ ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cuối năm 1945, qua cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, rồi cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của Trung Quốc mà suốt đời không hề đeo lên ngực một tấm huân chương nào trong nhiều huân chương vẫn nằm yên trong ngăn tủ. Khi kết thúc chiến tranh từ tổng hành dinh về nhà để thanh thản nằm trên chiếc ghế dài phòng khách "thế là đã xong nhiệm vụ, bây giờ để cho người khác đánh nhau", rồi ngủ thiếp đi! Câu chuyện này thì mới đây đã in thành một tác phẩm dày gần 700 trang khổ lớn do NXB Tri thức ấn hành nhưng rất khó tìm thấy trên các nhà hàng sách có thương hiệu! Phải chăng đó là sự tương phản của hai nhân cách minh hoạ một cách sống động mà Luận ngữ đã diễn giải ""Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt" [người quân tử hướng đến những điều cao cả, kẻ tiểu nhân lại hướng đến những điều thấp hèn]. Nhưng nếu so với ngài đại tướng bất hạnh với số phận hẩm hiu kia với những người có tham vọng quyền lực tương tự khác cũng được liệt vào hạng "tiểu nhân", thì tham vọng của họ còn thua xa ai đó. Thật hài hước khi người ta đánh bóng mạ kền cho người được tung hô là "minh chủ" đang noi theo hành vi Câu Tiễn để tránh đụng độ, âm thầm thực hiện mưu lược trước đây của thầy Đặng "thao quang dưỡng hối" để rồi tìm cách xoay chuyển cục diện để được tụng ca là một chính nhân quân tử đó sao? Thậm chí những ngòi bút hùng hổ kia còn tạo dựng một mộng mị mới về con ếch tự thổi mình to lên thành con bò trong truyện ngụ ngôn La Fontaine , để dám cả gan nói rằng sẽ có "một Trường Chinh của Đại hội 6 năm xưa" trong Đại hội 13 sắp tới. Điều này thì trong Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 69 cũng đã dẫn ngụ ngôn La Fontaine về chuột nhắt ranh mãnh cứu được sư tử nhưng chuột nhắt vẫn chỉ là chuột nhắt, sư tử vẫn là sư tử. Chuột nhắt không thể "tự diễn biến" thành sư tử được cũng như không thể đánh lộn sòng kẻ tiểu nhân với người quân tử rồi biến kẻ tiểu nhân thành quân tử một cách lố bịch! Điều ấy chẳng có gì mới. Ông cha ta đã từng vạch rõ sự khác biệt này để răn dạy đạo làm người: "quân tử và tiểu nhân hoàn toàn trái ngược nhau. Đạo quân tử mạnh thì đạo tiểu nhân suy; đạo quân tử suy thì đạo tiểu nhân mạnh. Như âm với dương, như ngày với đêm không thể cùng song song vận hành; như nước với lửa, như thơm với thối, không thể cùng chứa trong một rọ". Đây là lời của Nguyễn Trực thế kỷ XV, người được ghi danh đầu tiên trên bia đá đề danh Tiến sĩ tại Văn miếu Quốc Tử Giám, và là một "lưỡng quốc Trạng nguyên", đã viết trong bài Văn sách thi Đình của ông. Phải chăng thực trạng xã hội ta đang sống cần một lý giải thật tường minh về lẽ thịnh suy để hiểu sâu lời răn dạy của ông cha trong một khẳng định mang tính đúc kết "đạo quân tử mạnh thì đạo tiểu nhân suy; đạo quân tử suy thì đạo tiểu nhân mạnh"? Phải rạch ròi vì "nước với lửa", "thơm và thối" không thể "cùng chứa trong một rọ", cùng đựng trong một bình, để rồi nhập nhèm với luận điệu đừng làm vỡ bình để níu giữ cái quyền lực đang rệu rã cần phải cáo chung. Điều đó không mâu thuẫn với nhận thức rõ về sự đúc kết của ông cha ta trước đây sáu thế kỷ đang cần phải bổ sung bởi những biến đổi của thời đại. Trong cuốn sách nổi tiếng "Sự Kết thúc của Quyền lực" [the End of Power], tác giả đã chỉ ra rằng "quyền lực đang thối nát" và đang trải qua một sự "đột biến" rất cơ bản nhưng "chưa được hiểu và nhận thức đầy đủ". Moises Naim giải thích rằng đó là một sự dịch chuyển và đột biến của quyền lực chưa từng có trong lịch sử. Dịch chuyển từ cơ bắp sang trí tuệ, từ phương Tây sang phương Đông, từ những nhà cai trị độc tài sang người dân, từ những tập đoàn lớn sang những công ty khởi nghiệp nhỏ. Mà vì vậy, hiểu quyền lực đang mất đi các giá trị của nó thế nào là chìa khóa để hiểu xu thế quan trọng nhất đang làm thay đổi diện mạo thế giới trong thế kỷ 21. Tác giả dự đoán tương lai còn nhiều bất trắc hơn, qua bầu cử, trưng cầu dân ý, cạnh tranh quyền lực, phân chia lại quyền lực, từ những chủ thể cũ sang những đối thủ cạnh tranh mới. Và rồi Moises Naim lập luận rằng trong kỷ nguyên "hậu bá quyền" [post-hegemonic era] "không một quốc gia nào có đủ khả năng áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia khác một cách tuyệt đối và lâu dài". Sự kiện Hồng Kông là một minh chứng sống động cho sự thật nghiệt ngã đó. Và đó cũng là một điểm tựa về lý luận để đẩy tới cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán Tập Cận Bình, vạch trần những toan tính của những kẻ cố bám giữ quyền lực gắn với lợi ích bẩn thỉu của chúng đang cam tâm cúi đầu làm chư hầu của Bắc Kinh mà ngoan cố duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ theo mô hình của Tập. Và đây cũng là điểm tựa về nhận thức nhằm đẩy tới "làn sóng thoát Trung" đang ngày càng dâng cao. Đây chính là điểm quy chiếu để đoán định ai là "quân tử", ai là "tiểu nhân" mà ông cha ta răn dạy. Phải đập vỡ cái bình đang chất chứa những tham vọng quyền lực bât chấp mọi thủ đoạn trong cuộc thanh toán đối thủ nhằm leo lên cái ghế cao nhất, biến nhân dân thành vật lót đường cho những toan tính bẩn thỉu ấy. Trước mắt tôi là hình ảnh cô Lam Ka Lo đang ngồi Thiền ngay trước mặt đám đông cảnh sát chống bạo động trong đêm tối. Cô được nhiều người gọi là gương mặt của phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hong Kong. Cô nói :"Tôi dùng thiền, nhưng đó không phải cách duy nhất. Mọi người đều có thể phản đối sáng tạo và có ý nghĩa." Vâng, mọi người đều có thể! Ngày 16.6.2019 | ||||||||||||||||
Posted: 16 Jun 2019 02:33 PM PDT Nguyễn Đình Cống Đó là luận án tiến sĩ của Phạm Mạnh Hùng ( PMH), đề tài : Thu hút kiều dân trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ - Lý luận chung, thực tiễn Hàn Quốc và hàm ý cho Việt nam. Luận án còn được công bố thánh sách chuyên khảo với dòng ghi trên cùng của tờ bìa : Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế và chính trị thế giới. Sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành- 2019 .Phải chăng hai Viện đánh giá cao luận án của PMH Nội dung chính gồm 3 chương : Chương 1-Lý luận về thu hút kiều dân trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ Chương 2- Kinh nghiệm của Hàn quốc trong thu hút Hàn kiều trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ Chương 3-Một số bài học kinh nghiệm và hàm ý cho Việt Nam nhằm đẩy mạnh việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ. 3-1-.Cơ sở vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc. 3,1,1- Bối cảnh quốc tế. 3.1.2- Những điểm tương đồng và khác biệt chủ yếu giừa Việt Nam và Hàn Quốc 3-2-Một số bài học kinh nghiệm và hàm ý cho Việt Nam. 3.2.1- Một số bài học kinh nghiệm. 3.2.2- Một số hàm ý cho Việt Nam. Tôi đoán rằng luận án được đánh giá rất xuất sắc, rất có giá trị thực tiễn. Nhưng nếu được làm phản biện hoặc chấm tôi sẽ đánh giá luận án chưa đạt yêu cầu. Tạm bỏ qua nhiều lỗi ấu trỉ về hình thức diễn đạt và một số nội dung rơm rác ở chương 1 và một phần chương 2, tôi chỉ chú trọng đến chương 3, là phần mà tôi cho là quan trọng nhất. Vì không muốn viết quá dài nên tôi không nhắc lại và phân tích những điều tác giả đã viết mà chỉ đề cập đến điều tác giả không viết, vì không biết hay có biết nhưng không dám viết. Đó là điểm khác biệt chủ yếu giữa VN và Hàn Quốc, cũng như hàm ý đối với VN. Nó liên quan đến thể chế chính trị. Từ khác biệt chủ yếu ấy mà Hàn Quốc khá thành công, còn VN tuy cũng có được một vài kết quả nhưng hiệu quả rất thấp và thất bại trong một số trường hợp. Trong sách Tại sao các quốc gia thất bại (Nguồn gốc của quyền lực, sự thịnh vượng và nghèo khó ), Daron Acemoglu chỉ ra rất rõ vai trò của thể chế chính trị, nó khuyến khích, bồi dưỡng, tôn vinh người tài giỏi, tinh hoa (mà PMH gọi là Người có trình độ cao) hay ngăn cản, vùi dập họ. ( Trong 191 TL tham khảo không thấy quyển này), Đảng CSVN có chính sách rất rõ ràng đối với người được gọi là "có trình độ cao". Đảng đề ra yêu cầu cho họ là phải kiên trì chủ nghĩa Mác Lê, phải trung thành với CNXH, phải tuyệt đối tin tưởng và nghiêm chỉnh thực hiên chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Nếu không có các phẩm chất trên thì dù tài giỏi đến đâu cũng không thể là trí thức của Đảng, mà không khéo lại bị quy thuộc thế lực thù địch. Nếu dám phản biện, vach ra những sai lầm của Đảng thì còn có thể bị tù đày. Đó là đối với người trong nước. Còn đối với Kiêu bào thì Đảng cũng chỉ muốn họ đem tiền về là chính, còn trí tuệ thì trước hết phải biết ca ngợi Đảng, sau mới là kiến thức khoa học. Hãy xem kỹ trường hợp Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Võ Nhơn Trí, Dương Quỳnh Hoa, Ngô Bảo Châu, Trịnh Vĩnh Bình thì rõ. Về cách đối xử của Đảng và Chính phủ,. PMH đưa ra nào NQ 36 ( 2004), Chỉ thi 45 (2015), NQ 27 ( khóa X), NQ 20 ( khóa XI), rồi Nghị định 40 và 87 ( 2014). Nếu chỉ xem qua văn bản thì thấy rất đúng, rất hay, nhưng phân tích kỹ và nhìn vào thực tế thì mới phát hiện ra " nói dzậy mà không phải dzậy". Trong mục 3.2.2 ( Một số hàm ý cho VN) PMH đưa ra một số điểm có vẻ hay ho, nhưng toàn là việc phụ và vụn vặt. Việc quan trọng và cấp thiết nhât để phát triển đất nước, trong đó có việc thu hút Việt kiều có trình độ cao là cải cách thể chế chính trị để có được dân chủ tự do, tạo môi trường tốt cho sáng tạo và vận dụng khoa học, công nghệ. PMH có nhận xét đúng, rằng Việt Kiều có một số phải bỏ nước ra đi vì không thể sống chung, không thể chấp nhận chế độ cộng sản. Họ bị CS xem là thù địch, là ngụy, là kẻ thuộc bên bại trận. Tuy rằng Đảng và Nhà nước kêu gọi hòa hợp và hòa giải dân tộc, nhưng sự kiêu ngạo cộng sản của kẻ thắng trận đã ngăn cản sự hòa hợp rất cần đó. Vậy Đảng phải dẹp bỏ kiêu ngạo, thực tâm, chân thành, chủ động hòa giải mới mong thu hút được người tài trong Việt kiều. Nếu xem sách đã dẫn của PMH là tài liệu tuyên truyên, là phụ họa cho đường lối và nghị quyết của Đảng thì không nói làm gì. Còn nếu xem nó là một công trình khoa học thì tôi thấy chưa xứng đáng. Làm NCKH gì mà mới chỉ đụng đến bên ngoài, chưa chạm vào bản chất. Chưa chạm vào vì không thấy hoặc thấy mà tránh. Nếu không thấy thì phạm lỗi kém trình độ, nếu thấy mà tránh thì phạm lỗi thiếu trung thực. Phạm vào một trong hai lỗi ấy thì không thể là công trình khoa học. Vì muốn viết ngắn nên tôi đã bỏ qua nhiều điều, việc này có thể làm một số bạn chưa hài lòng. Bạn nào quan tâm, có nghi vấn hoặc không tán thành điều gì xin đặt câu hỏi hoặc phản biện trở lại, tôi xin sẵn sàng và vui lòng trao đổi. Thông tin : số ĐT : 0389 578 620 hoặc 0942 552 973, Email : ndcong37@gmail.com | ||||||||||||||||
CHUYỆN MỘT NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN Posted: 16 Jun 2019 02:32 PM PDT Bác tên là Nguyễn Thế Đàm, người từng hai lần bị tống vào hoả lò cũ và hoả lò mới, rồi hai lần bị đẩy vào trại tâm thần, Trâu Quỳ và Thường tín. "Tôi khẳng định ông ấy bị điên. Cả thế giới người ta thấy mà lặng im ko nói, chỉ một mình ông ấy nói ra, thế chả là điên thì là gì?". Giám đốc bệnh viện tâm thần thời đó đã nói vậy khi vợ bác khăng khăng chồng mình ko bị điên. Vậy bác Đàm "nói" cái gì? Đó là những truyền đơn nhằm vào ông Hồ, mục đích để ông Hồ ko còn là thánh, trong đó thường gọi ông Hồ là "ngu Hồ", và rằng chủ nghĩa Mác là phản động... Thời những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước mà đi rải truyền đơn hạ bệ lãnh tụ, lại còn viết đủ cả tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của mình vào truyền đơn rồi đi phát tận tay từng người thì quả đúng là vuốt râu hùm. Bởi vậy bác "lên đồn xuống phủ không biết bao nhiêu lần" (theo lời kể của bác gái). Vậy bác Đàm là ai? Mười ba tuổi bác đã làm liên lạc viên cho thành uỷ Hà Nội. 19/12/1946 chính cậu giao liên ấy đã chuyển công lệnh Toàn quốc kháng chiến cho ông Văn Tân, tư lệnh quân khu thủ đô. Bác tốt nghiệp trường Bưởi, sau vào khoa Cầu đường Đại học Bách khoa. Trong một buổi học thấy giảng viên giải bài sai, cậu sinh viên ấy đã lên bảng chỉ ra chỗ sai của thầy rồi cầm luôn phấn và thước giảng tiếp theo cách của mình. Bởi vậy dẫu học giỏi, người sinh viên ấy ko bao giờ được cấp bằng tốt nghiệp. Tuy vậy, bác cũng được điều về Cục Kiến thiết cơ bản. Tại cơ quan đó bác được gợi ý đi làm luận án ở Liên Xô, nhưng bác từ chối và bảo rằng "điều chuyển phía Nam thì tôi đi, chứ đi Liên Xô thì không". Vì vậy bác được điều vào đoàn 559. Chiến tranh kết thúc, bác là người tư vấn thiết kế nối liền đường sắt Bắc Nam. Khi công việc hoàn thành bác được cục trưởng Hà Đăng Ấn thưởng cho thùng thịt hộp và mì chính, nhưng bác đưa cả vào cơ quan để liên hoan chứ ko mang về nhà. Trong thời gian làm việc bác kiên quyết ko nhận tăng lương thậm chí từ chối tiêu chuẩn tem phiếu C là mức ưu tiên của lãnh đạo, chỉ nhận lương và tem phiếu của dân thường. Bác từng nghiên cứu ra điện gió từ cánh quạt và bởi là người bất đồng chính kiến nên phải 5 năm sau bác mới được cấp bằng sáng chế. Nghỉ hưu, bác dành toàn bộ thời gian và sức lực cho dân oan. Có lần dân oan Xuân La biểu tình, bác đi đầu, tay cầm cái thân cây như cái gậy (ý chừng để bảo vệ đoàn biểu tình? 😅). Thế là mình bác bị bắt vì có mang "hung khí". Bác Đàm thương dân oan đến nỗi thường xuyên "xúc trộm" gạo của nhà đem cho dân oan. Có dịp tết, cả nhà có 8 cái bánh chưng, bỗng thấy mất 4 chiếc, truy ra "thủ phạm" chính là bác, lấy cho dân oan. Ngày đó dân còn rất nghèo, có nhà bán con gà lấy tiền mua vé xe đi lên Hà Nội vào nhà bác nhờ viết đơn và hướng dẫn cách thức kiện. Khi tướng Trần Độ mất, bác đã đến viếng với một bức trướng khổ lớn: "TRÍ DŨNG VÌ DÂN". Bác và ông Hoàng Minh Chính không đồng nhất phương pháp đấu tranh. Ông Hoàng Minh Chính chủ trương ko động chạm đến lãnh tụ, còn bác thì ngược lại, hạ bệ thần tượng. Nhưng khi ông Chính lâm bệnh nặng, bác đến thăm, ông Chính đã cầm tay bác mà rằng: "Có lẽ anh đúng!". Chúng tôi miên man nghe những giai thoại về "gã khùng" mà bác gái kể. Trên giường, bác Đàm bỗng cựa mình, nói rõ ràng: - Lão Hồ làm hại dân! Mọi người cười xoà, gần đất xa trời vẫn quyết ko tha cho người ta. Bác Đàm mắc bệnh hiểm nghèo, có lẽ sắp đến lúc đi gặp người bạn đồng chí hướng Hoàng Minh Chính. Nằm trên giường, bác lúc tỉnh táo lúc mê. Ngôi nhà như cái chòi đơn sơ ở một ngách nhỏ phố Ngọc Khánh. Lựa lúc bác tỉnh táo, tôi nói thật chậm: "Bác ạ, những hạt giống mà ngày ấy bác Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, tướng Trần Độ, và bác cùng những người đi trước gieo đã mọc thành cây và nay đã ra hoa kết trái. Giờ đây có hàng ngàn người xuống đường biểu tình. Những người "điên" như bác ngày một đông lên, làm những việc ít ai dám làm, nói những điều ít ai dám nói. Số ít bảo họ điên, nhưng ngày càng nhiều người vinh danh họ, họ đã ko còn đơn độc. Que diêm ngày đó các bác đốt lên đã trở thành những ngọn nến...". Gương mặt bác giãn ra như nở nụ cười, bác cố giơ hai tay lên chắp vào nhau ra ý vui mừng. Thật cảm phục lớp người đi trước, giữa đêm đen đặc quánh thời bấy giờ, cả một xã hội mê ngủ, những que diêm được thắp lên thật vô cùng quý giá. P/S Hôm nay chúng tôi đến thăm bác, gặp cả dân oan trong số những người được bác giúp những năm trước. | ||||||||||||||||
CHIẾN LƯỢC NÀO CHO VIỆT NAM GIỮ YÊN BIỂN? Posted: 16 Jun 2019 02:32 PM PDT Chuyến đi Mỹ sắp tới của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phải giải quyết thành công vấn đề hợp tác với Hải quân Mỹ. Lúc đó ngư dân Việt Nam mới không còn bị Hải quân Trung quốc xua đuổi và đâm chìm trên biển Việt Nam nữa. CHIẾN LƯỢC NÀO CHO VIỆT NAM GIỮ YÊN BIỂN? : MUỐN HÒA BÌNH TRÊN BIỂN NHẤT THIẾT PHẢI CÓ LỰC LƯỢNG QUỐC TẾ I. CÁC KẾ SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG NAM Á 1. Phải nhận thức cho đúng rằng Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự trên Biển Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh không tiếng súng chiếm Đông Hoàng Sa năm 1956. Đó là cuộc chiến tranh súng đạn chiếm Tây Hoàng Sa năm 1974 và bảy đảo chìm nổi ở Trường Sa năm 1988. Sau Gạc Ma 1988, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến tranh không cần tiếng súng mà có thể chiếm trọn Biển Đông Nam Á .Không nhận thức đúng sẽ không có chiến lược đối phó đúng. 2. Một kế sách nòng cốt của Trung Quốc để chiếm trọn Biển Đông Nam Á là đàm phán song phương. Với kế sách song phương, Trung Quốc loại bỏ cộng đồng quốc tế - là các quốc gia không có biển thuộc Biển Đông Nam Á ra khỏi vấn đề Biển Đông Nam Á. Với kế sách đàm phán song phương, Trung Quốc tách các quốc gia Đông Nam Á ra thành từng đối thủ riêng rẽ, đè nát từng đối thủ một. Tin vào chính sách song phương rồi tiến hành đàm phán song phương là dâng biển nước mình cho Trung Quốc. 3. Kế sách chìa khóa cốt lõi thứ 2 của Trung Quốc là dùng Hải Quân Trung Quốc xua đuổi các tàu thuyền và tàu đánh cá của ngư dân các nước khỏi vùng biển quốc tế và khỏi cả chính vùng biển trong lãnh hải của họ. Để làm việc này, Trung Quốc sử dụng lực lượng Hải quân Trung Quốc, bao gồm dùng hàng chục chiến hạm, hàng trăm tàu cảnh sát biển, và hàng ngàn tàu quân sự trá hình ngư dân đánh cá. 4. Kế sách chìa khóa cốt lõi thứ 3 của Trung Quốc là huy động hàng chục vạn tàu cá của ngư dân Trung Quốc chiếm lĩnh không chỉ vùng biển quốc tế mà hoạt động đánh bắt thường xuyên và sâu trong lãnh hải các quốc gia chung Biển Đông Nam Á. 5. Kế sách chìa khóa cốt lõi thứ 4 của Trung Quốc là thường xuyên thực thi chính sách cấm bắt đánh cá và đi lại trên Biển Đông Nam Á. Dùng lực lượng Hải quân và cảnh sát biển để thực thi , biến Biển Đông Nam Á thành biển riêng của Trung Quốc. 6. Chính sách chìa khóa cốt lõi thứ 5 của Trung Quốc là thường xuyên đưa cư dân Trung Quốc đến các đảo Trung Quốc chiếm đống ở Hoàng Sa và Trường Sa để khẳng định chủ quyền. 7. Chính sách chìa khóa cốt lõi thứ 6 của Trung Quốc là kiểm soát vùng trời Biển Đông Nam Á. II. ĐIỂM YẾU YIẾT HẦU CỦA CÁC NƯỚC KHU VỰC BIỂN ĐÔNG NAM Á. 1. Điểm yếu yết hầu của các nước có chung Biển Đông Nam Á là sợ chiến tranh với Trung Quốc. 2. Vì sợ chiến tranh với Trung Quốc nên phải ngồi vào đàm phán song phương với Trung Quốc. Thậm chí còn ngu dốt hơn là đã ve vãn Trung Quốc - mong Trung Quốc ưu ái riêng cho mình. Đó là mắc mưu Trung Quốc. Tự mình hại mình. 3. Sợ chiến tranh với Trung Quốc nên tránh va chạm với Trung Quốc. Đành nhường biển cho Hải quân và thuyền cá ngư dân Trung Quốc. III. AI LÀ NGƯỜI THỰC SỰ GIỮ BIỂN CHO VIỆT NAM? Ngư dân Việt Nam mới là lực lượng số 1 thực thi chủ quyền biển của Việt Nam. Chính đồng bào ngư dân mới là người thường ngày thực thi chủ quyền biển Việt Nam, bao gồm lãnh hải Việt Nam và vùng biển quốc tế trong Biển Đông Nam Á. Nếu ngư dân Việt Nam bị Hải Quân Trung quốc xua đuổi khỏi ngư trường trong lãnh hải quốc tế và trong lãnh hải Việt Nam thì trên thực tế Việt Nam đã mất chủ quyền biển ở những vùng bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi. IV. HẢI QUÂN VIỆT NAM PHẢI HÙNG MẠNH Chiến tranh trên biển khác xa với chiến tranh trên bộ. Trên bộ thì một tiểu đội có thể cầm cự với một trung đoàn. Nhưng trên biển, một tàu chiến không thể kháng cự với một hạm đội. Cho nên Hải quân Việt Nam phải hùng mạnh. Đó là điều không bàn cãi. Nhưng hùng mạnh đến mức độ nào? - là câu hỏi sẽ được trả lời trong một bài viết khác. V. PHẢI HIỆN ĐẠI NHANH LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM Điều cấp thiết trong nhóm các điều cấp thiết để bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam là gấp rút hùng mạnh hóa lực lượng cảnh sát biển. Lực lượng cảnh sát biển yếu thì không thể xua đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi lãnh Hải Việt Nam, không bảo vệ được ngư dân Việt Nam trong lanmhx hải Việt Nam – và như vậy là làm suy yếu chủ quyền biển Việt Nam. VI.. MUỐN CÓ HÒA BÌNH TRÊN BIỂN NHẤT THIẾT PHẢI CÓ LỰC LƯỢNG QUỐC TẾ 1. Lực lượng quốc tế qua lại trên Biển Đông Nam Á nên họ quan tâm và có trách nhiệm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông Nam Á. Bởi thế Hải quân quốc tế và cảnh sát biển quốc tế là nhân tố không thể thiếu trên Biển Đông Nam Á. 2. Để làm thất bại cuộc chiến tranh chiếm Biển Đông Nam Á của Trung Quốc không thể thiếu lực lượng hải quân và cảnh sát biển quốc tế. 3. Chỉ có lực hượng hải quân và cảnh sát biển quốc tế mới trấn giữ không cho hải quân Trung quốc xua đuổi ngư dân đánh cá Việt Nam và các nước khác trên lãnh hải quốc tế. Chỉ có lực lượng hải quân quốc tế mới trợ gúp và tiếp sức cho cảnh sát biển Việt Nam xua đuổi tàu đánh cá của Trung Quốc khỏi lãnh hải Việt Nam. Chỉ có lực lượng hải quân quốc tế mới làm cho Hải quân Trung quốc bớt ngông cuồng và không dám ngang ngược gây chiến trên Biển Đông Nam Á. KẾT LUẬN 1. Khi ông Ngô Xuân Lịch đang "hùng biện" ở Shangri – La: " Tôi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã thống nhất… biến Biển Đông thành vùng biển "Hòa bình - hợp tác - phát triển", thì hàng ngàn thuyền cá của ngư dân Việt Nam đang bị Hải Quân Trung Quốc rượt đuổi. Khi ông Ngô Xuân Lịch "tin Trung Quốc luôn ý thức về vai trò nước lớn của mình ở khu vực, đang khởi xướng ý tưởng xây dựng "Cộng đồng chung vận mệnh" ", thì vận mệnh của ngư dân Việt Nam đang chìm nổi trước mũi tàu Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc - trong hàng chục chiến hạm công khai, dưới sắc áo hàng trăm tàu cảnh sát biển, hay chun trốn trong vỏ bọc hàng ngàn thuyền cá ngư dân – rượt đuổi đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam trong lãnh hải Việt Nam. Bài diễn văn của ông Ngô Xuân Lịch dẫu "hùng hồn" về hòa bình bao nhiêu ở Shangri – La cũng không che được cuộc chiến tranh trá hình của Trung Quốc trên Biển Đông Nam Á. 2. Khi trung Quốc vẽ đường lưới bò chiếm trọn Biển Đông Nam Á là lúc ở biển Đông Nam Á không còn là vấn đề song phương. Khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo chiếm đóng để kiểm soát toàn bộ Biển Đông Nam Á thì vấn đề Biển Đông Nam Á không thể song phương. Kẻ nào tin vào chính sách đàm phán song phương của Trung Quốc là dâng Biển nước mình cho Trung Quốc. Kẻ nào sợ Trung quốc là tự mình đầu hàng trước Trung Quốc. 3. Hợp tác chặt chẽ với lực lượng hải quân quốc tế là chiến lược đúng đắn của Việt Nam để ngăn chặn Trung quốc độc chiếm Biển Đông Nam Á. Không còn là câu hỏi nghiêng về ai? - mà hợp tác chặt chẽ với hải quân quốc tế là nhu cầu không thể thiếu của Việt Nam. Trong đó đứng đầu là Hải quân Mỹ, cùng với Hải quân Anh, Hải quân Pháp, Hải quân Úc, Hải quân Ấn độ, Hải quân Nhật Bản, tất cả cộng lại là rào cản quan trọng không cho Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông Nam Á. Chuyến đi Mỹ sắp tới của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phải giải quyết thành công vấn đề hợp tác với Hải quân Mỹ. Lúc đó ngư dân Việt Nam mới không còn bị Hải quân Trung quốc xua đuổi và đâm chìm trên biển Việt Nam nữa. | ||||||||||||||||
TRUNG QUỐC: NỀN PHÁP TRỊ TÀN ĐỘC Posted: 16 Jun 2019 02:31 PM PDT Để tách Thần quyền khỏi Thế quyền, châu Âu mất khoảng 16-17 thế kỷ. Nước Mỹ may mắn hơn. Các lưu dân cựu lục địa đã mang tất cả những tinh hoa của mình sang vùng đất mới để rồi ngay từ đầu lập quốc, xứ sở Cờ Hoa đã có thể chế tam quyền phân lập. Cho dù Ki-tô giáo có được coi như một đức tin nền tảng của xã hội và khi đăng quang nhậm chức, Tổng thống Hoa Kỳ có đặt tay lên Kinh thánh để thề bồi, nhà thờ cũng chưa bao giờ can thiệp được vào chính trường Mỹ. Trung Quốc thì không như vậy. Thần quyền và Thế quyền luôn hợp nhất trong một ngôi vị từ mấy ngàn năm nay: "Thiên tử"/Con Trời. Hoàng đế là người phải có chân mạng "thế thiên hành đạo". Năng lực của ông ta là "Thiên phú" và quyền hành là "Thiên định". Thực tế ấy tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, chỉ gián đoạn khoảng thời gian ngắn với sự can thiệp của các nước đế quốc hoặc sau đó là tình trạng cát cứ của các thế lực quân phiệt thời Trung Hoa dân quốc bị khủng hoảng. Dưới các triều đại quân chủ kiểu cũ, Khổng giáo được coi là nền tảng đạo đức xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi vương triều đều áp dụng triệt để các nguyên tắc chính của Pháp gia để trị quốc. Sự kết hợp giữa Khổng giáo với các nguyên tắc Pháp gia được khởi nguồn từ Hán Vũ Đế (140-87 TCN) và duy trì đến hết đời nhà Thanh (1911). Nguyên tắc quan trọng nhất trong sự kết hợp này là "các bậc quân vương phải nắm vững quyền thế, không chia sẻ cho kẻ khác". Từ 1949, Mao Trạch Đông đã tái lập lại gần như nguyên vẹn trật tự vương quyền dưới hình thức mới: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Về danh nghĩa, mỹ từ thường được dùng trong bộ máy tuyên truyền là "tập thể đảng cộng sản lãnh đạo, nhà nước quản lý bằng pháp quyền", nhưng trên thực tế, Mao là Hoàng đế thâu tóm mọi quyền hành. Mỗi lời ông ta nói đều là khuôn vàng thước ngọc. Mỗi việc ông ta làm, đều không thể phê phán. Chỉ chưa đến 10 năm thời Cách mạng văn hóa, "Mao tuyển" đã được in mấy chục triệu bản, phát không đến từng người dân. Cuốn sách này chỉ đứng sau Kinh thánh về chỉ số phát hành trên thế giới. Tam quyền phân lập hay nhà nước pháp quyền chỉ là giấc mơ xa trên đất nước tỷ dân. Mao chết, một vài người khác thế chỗ giữ chân Tổng Bí thư/Chủ tịch nước, nhưng một thời gian dài, Đặng Tiểu Bình mới là người chấp chính trên thực tế. Mao là người chủ trương bắt tay với Mỹ và đã thực hiện điều đó trên thực tế từ năm 1972, nhưng Đặng mới thực sự là người mở cửa Trung Quốc. Chính nhờ các chính sách của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc mới có những bước đột phá trong phát triển kinh tế cũng như khoa học và công nghệ. Tuy vậy, trong chính sách đối nội, Đặng vẫn kế thừa phần nào đường lối mà Mao đã vạch ra trước đó. Trung Quốc vẫn là một bộ máy toàn trị độc đảng. Quyền ra quyết định là thuộc về Trung Nam Hải, trụ sở TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứ không phải ở Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, nơi vẫn diễn ra các cuộc họp Quốc hội Trung Quốc. Điểm hội tụ vẫn là Tổng/Chủ, một chân mệnh đế vương. Điều khác biệt lớn nhất là chế độ đó hiện nay đã dựa trên nền tảng kinh tế - quân sự vừng mạnh và những thành tựu khoa học công nghệ mới - bao gồm cả các tri thức nhân loại được đánh cắp bằng nhiều cách khác nhau. Mức độ nguy hiểm và tàn độc không hề thay đổi. Dưới thời Mao và những kẻ kế cận, tính chất chuyên chế độc tài toàn trị đã đạt đến đỉnh cao. Và sự tàn độc cũng hiếm thấy trong lịch sử. Không ở đâu trên trái đất này mạng người lại rẻ rúng như ở Trung Quốc. Mấy chục triệu người chết đói trong "Cải cách ruộng đất" và sau đó là "Đại nhảy vọt". Muỗi. Mấy triệu người bị đấu tố/hãm hại đến chết trong "Đại cách mạng văn hóa". Cũng muỗi. Hàng triệu người đang sống trong các nhà tù ở Tây Tạng và Tân Cương. Chuyện nhỏ. Mấy trăm ngàn sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn? Đã có các quân đoàn PLA với xe tăng và AK47. Bên cạnh đó là kho tạng sống với mấy triệu thành viên Pháp luân công. Trung Quốc khác hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Sẽ như thế nào, nếu mô hình này được xuất khẩu toàn cầu? Khmer Đỏ chỉ sau 4 năm cầm quyền ở Campuchia, đã có chừng 25% dân số bị giết chết. Đó chính là bài học sống động đối với việc nhập khẩu mô hình CNXH kiểu Trung Quốc. | ||||||||||||||||
Dân đề xuất “phí chia tay” lúc nào, thưa đại biểu Nguyễn Quốc Hưng? Posted: 16 Jun 2019 02:30 PM PDT (Dân trí) - "Phí chia tay", hay còn gọi phí du lịch, phí xuất cảnh - một loại phí vừa được đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hưng đề xuất tại hội trường Quốc hội ngày 12/6 trong khuôn khổ phiên thảo luận về Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam - bỗng gây… "náo động" cử tri cả nước. Ông Hưng nói rằng, đây là việc "học tập kinh nghiệm" thu phí xuất nhập cảnh từ một số quốc gia trên thế giới mà mới đây nhất là Nhật Bản với mức áp dụng "phí chia tay" 1.000 yen/người (khoảng 9,3 USD) khi công dân nước này ra nước ngoài. Ở Việt Nam, theo đề xuất của ông Nguyễn Quốc Hưng, phí này khoảng 3-5 USD/người khi xuất cảnh. Tiền này sẽ được trích cho các cơ quan ngoại giao có kinh phí bảo hộ, hỗ trợ công dân khi ra nước ngoài gặp khó khăn; để cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam đầu tư nâng cấp máy móc, kỹ thuật… phục vụ công tác xuất nhập cảnh, đầu tư xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh của đất nước. Tôi không rõ ông Nguyễn Quốc Hưng nêu lên vấn đề này trên tư cách một người đại biểu của nhân dân hay là với tư cách nguyên lãnh đạo của Tổng cục Du lịch (Ông Hưng từng làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch)? Nếu như với tư cách thứ hai thì tôi nghĩ rằng, ông Hưng đã lựa chọn sai diễn đàn để phát biểu. Còn nếu là một người đại biểu của nhân dân, thì qua BLOG Dân trí, tôi xin mạn phép nhắn hỏi cử tri TP Hà Nội có ai mong muốn được đề xuất và được thông qua "phí chia tay" mà vị đại biểu vừa nêu không? Đành rằng "học hỏi kinh nghiệm quốc tế" là cần thiết, nhưng học hỏi cũng phải chọn lọc và có sự nghiên cứu, cân nhắc thật kỹ lưỡng. Chứ cái gì cũng đề xuất học hỏi thì dễ lại "đẽo cày giữa đường", không ổn, không hề ổn! Thứ nhất, ai cũng thấy rằng phí nào sinh ra cũng mang tính hạn chế đối với hoạt động bị tính phí. Nếu loại phí "chia tay" này được áp dụng đương nhiên sẽ góp phần hạn chế việc xuất cảnh, giao lưu, buôn bán của người dân. Bản thân ông Hưng trong bài phát biểu của mình cũng đã thừa nhận về điều đó. Vậy chẳng có nhẽ, ông Hưng - từng là một lãnh đạo trong ngành du lịch lại có mong muốn đi ngược lại với chủ trương mở rộng, thúc đẩy giao lưu hợp tác của đất nước thời mở cửa? Thứ hai, về mục đích sử dụng phí để hỗ trợ công dân, rõ ràng là không hợp lý. Dân đã nộp thuế để được hưởng phúc lợi và sự phục vụ của cán bộ Nhà nước. Nên bảo nộp phí để nhân viên hải quan tươi cười, phục vụ tốt hơn cho khách xuất cảnh và để công dân được Nhà nước bảo hộ… thì quả thực lý do ấy rất nực cười! Thứ ba, ông Hưng có nói với báo chi rằng, mức 3-5 USD mà ông đề xuất là "không nhiều", chỉ tương đương với "một bữa ăn sáng". Thế nào là một bữa ăn sáng thưa ông, khi mà thu nhập bình quân của dân ta mỗi tháng chỉ hơn 215 USD và chưa bước ra đường đã vấp vào bao nhiêu loại thuế, phí?! Tỷ lệ huy động thuế, phí của Việt Nam (theo số liệu của WB năm 2017) đã là 20%, cao hơn nhiều so với Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia... "So với thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức trung bình của khu vực nhưng tỷ lệ thu cao hơn đang khiến mỗi người dân Việt Nam phải gánh chịu khoản thuế và phí trên GDP gấp 1,4 đến 3 lần so với các nước khác" (VOV-31/10/2017). Và thử tưởng tượng xem, nếu loại phí "chia tay" này được thông qua thì sẽ có biết bao nhiêu ngành khác sẽ vin vào mà "học hỏi", "sáng tạo" nên những loại phí khác?! Dù sao, diễn đàn Quốc hội cần là nơi nêu lên nguyện vọng của dân, nói lên tiếng nói, mong mỏi của cử tri. Mỗi phút, mỗi giây nêu ý kiến trước diễn đàn Quốc hội, đại biểu cần nâng niu và coi đó là cơ hội quý báu để nêu bật vấn đề bức xúc trong dân, sử dụng cơ hội đó một cách hiệu quả, chứ không nên là nơi tranh thủ nêu đề xuất chỉ có lợi cho ngành mình đang phụ trách. Nếu chỉ vì lợi ích của ai đó, của ngành nào đó mà không phải vì lợi ích chung của nhân dân thì danh xưng "đại biểu Quốc hội" đã giảm đi ít nhiều ý nghĩa đẹp đẽ vốn có rồi! | ||||||||||||||||
Vụ Thanh tra Bộ XD nhận hối lộ: BCA đề nghị khởi tố - Vì sao VKSND không đồng ý? Posted: 15 Jun 2019 03:26 PM PDT Tin mới nhất về Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Thị Kim Anh nhận hối lộ đưa trước 5trên 25 tỷ tại Vĩnh Phúc bị bắt quả tang; Bộ CA đề nghị khởi tố, VKSND Tối cao chưa đồng ý vì… số tiền phạm tội không lớn. (!?) Cần 25 tỷ để thanh tra nhắm mắt. - Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Thị Kim Anh là cháu ruột nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Đặng Hải Anh tức Phạm Việt Thắng, thành viên, là con của Bộ Trưởng Phạm Hồng Hà. - Khuất tất ở Vĩnh Phúc khủng như thế nào để phải hối lộ số tiền lớn như thế? - Phải chăng vì con cháu các cụ cả nên VKSND không đồng ý khởi tố? | ||||||||||||||||
Tiếp tục tạm giữ, điều tra trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng tội nhận hối lộ Posted: 15 Jun 2019 03:25 PM PDT TTO - Theo thông báo từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc gửi Bộ Xây dựng, bà Nguyễn Thị Kim Anh - trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng tại Vĩnh Phúc - bị tạm giữ để điều tra về hành vi nhận hối lộ.
Theo thông báo, sự việc xảy ra ngày 12-6. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành bắt quả tang, khám xét khẩn cấp nơi làm việc tại trụ sở UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đối với bà Nguyễn Thị Kim Anh (44 tuổi, phó trưởng Phòng phòng chống tham nhũng - Thanh tra Bộ Xây dựng) và ông Đặng Hải Anh (38 tuổi, chuyên viên thanh tra xây dựng 2, Thanh tra Bộ Xây dựng). BỘ TRƯỞNG XÂY DỰNG SAO CHƯA TỪ CHỨC ? Thanh tra Bộ Xây dựng là cơ quan thay mặt Bộ trưởng duy trì pháp chế trong ngành xây dựng. Cơ quan thanh tra thối nát thì Bộ này thối nát. Một đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng ngang nhiên vòi hàng chục tỷ đồng khi thi hành công vụ tại một địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc bị bắt quả tang. Đây không phải là sai phạm của cá nhân mà là sai phạm có tổ chức, được thực hiện có bài bản và rất "quen tay". Thế nhưng, ông Bộ trưởng Xây dựng khi trả lời báo chí lại khẳng định "trong những năm qua, Bộ Xây dựng luôn luôn quan tâm, chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra của Bộ trong sạch cũng như nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả thanh tra theo quy định của pháp luật", rằng "Bộ Xây dựng cũng đã ban hành quy chế hoạt động thanh tra Bộ, quy chế làm việc của đoàn thanh tra cũng như quy chế giám sát hoạt động của đoàn thanh tra. Bên cạnh đó còn có những chỉ thị nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ thanh tra", rằng "có thể nói chúng tôi đã thực hiện rất nhiều giải pháp nên cũng rất đáng tiếc khi có sự việc này xảy ra". Ông còn quả quyết : "Sau khi có kết luận của cơ quan chức năng, thái độ của Bộ Xây dựng là chỉ đạo kiên quyết xử lý và không bao che dung túng cho bất kỳ một cá nhân nào vi phạm quy định của pháp luật" (Dẫn theo Thanh Niên, 13-6) Khi một sự cố xảy ra, hình như Bộ nào cũng tuyên bố theo một công thức như vậy. "Không bao che dung túng cho bất kỳ một cá nhân nào vi phạm", trừ ông Bộ trưởng. Tham nhũng trong lãnh vực xây dựng cơ bản là lớn nhất, là rộng nhất trong các loại tham nhũng. Việc bắt quả tang hành vi đòi hối lộ có tổ chức này cho thấy cơ quan thanh tra của Bộ Xây dựng đã thối nát không cứu vãn được. Nó còn chứng tỏ rằng toàn bộ hoạt động thanh tra xây dựng là không đáng tin cậy. Hệ thống thanh tra này không những không làm được lá chắn ngăn ngừa tham nhũng mà còn câu kết ăn chia, việc bắt quả tang vừa rồi là một minh chứng. Sự thối nát đó không thuộc trách nhiệm của ông Bộ trưởng thì là trách nhiệm của ai đây ? Theo thông lệ của các nước văn minh, lẽ ra ông Bộ trưởng nên chủ động từ chức ngay khi vụ việc bị bắt quả tang. Nhưng vì nước ta chỉ áp dụng thông lệ quốc tế khi tăng thuế tăng giá là chính, cho nên có lẽ cấp cao hơn ông Bộ trưởng nên nhắc nhở ông ấy biết trên thế giới có thông lệ này. Từ đây mới có thể cải cách nền hành chính công vụ. HOÀNG HẢI VÂN |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét