“GIÁO SƯ NGUYỄN MẠNH HÙNG : TRUNG QUỐC VÀO TƯ CHÍNH LÀ ĐỂ THÁCH ĐỐ MỸ VÀ VIỆT NAM ?” plus 6 more |
- GIÁO SƯ NGUYỄN MẠNH HÙNG : TRUNG QUỐC VÀO TƯ CHÍNH LÀ ĐỂ THÁCH ĐỐ MỸ VÀ VIỆT NAM ?
- PHẬN ĐỒNG BÀO
- BIỂN ĐÔNG: PHÉP THỬ Ý ĐẢNG LÒNG DÂN
- GIẶC TẦU ĐANG KÉO BIỂN TẦU VÔ CƯỚP BIỂN
- TRUNG QUỐC CÓ THỰC SỰ ĐÁNG SỢ?
- BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG
- BÃI TƯ CHÍNH BỘC LỘ RÕ SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT CỘNG
GIÁO SƯ NGUYỄN MẠNH HÙNG : TRUNG QUỐC VÀO TƯ CHÍNH LÀ ĐỂ THÁCH ĐỐ MỸ VÀ VIỆT NAM ? Posted: 08 Aug 2019 12:35 AM PDT Phạm Trần Lời giới thiệu : Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số về hướng Đông nam, từ ngày 03/07/2019 Việt Nam đã khẳng định chủ quyền vùng biển này và đòi Trung Quốc rút lui, nhưng Trung Quốc vẫn ở lại và còn quả quyết đây là lãnh thổ của họ. Vậy Hoa Kỳ, cường quốc số một Thế giới, đang đứng ở đâu trong cuộc tranh chấp này, và liệu chính quyền Donal Trump có sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh ở Biển Đông ? Để trả lời cho câu hỏi này và vì sao đã không có biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, xin mời bạn đọc theo dõi toàn văn bài Phỏng vấn của tôi với Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus), Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dậy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Giáo sư Hùng là Học giả cao cấp bất thường trú của Trung tâm nghiên cứu Chiến lươc và quan hệ Quốc tế ở Washington, D.C. (Center for Strategic and International Studies, CSIS). Ngoài ra ông còn là Học giả vãng lai hai niên khóa 2015-2016 tại viện nghiên cứu nổi tiếng ISEAS-Yusof Ishak Institute, Tân Gia Ba. Các bài nghiên cứu của ông, phần lớn về Á Châu và Đông Nam Á được đăng trên các Tạp chí chuyên môn (professional journals) như World Affairs, Asian Survey, Pacific Affairs, Global Asia, The Diplomat, Asia Pacific Bulletin và CogitAsia. *********** Sau đây là toàn văn Bài Phỏng vấn: TẠI SAO TƯ CHÍNH ? H: Thưa Giáo sư, tại sao Trung Quốc chọn vùng biển bãi Tư Chính mà không phải nơi khác để tìm kiếm dầu khí vào thời điểm này? Đ: Trung Quốc đưa tầu thăm dò địa chất Hải Dương 8 vào vùng biển bãi Tư Chính với mục đích áp lực không cho Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển nằm trong đường lưỡi Bò của Trung Quốc, một đòi hỏi căn cứ trên lịch sử sai lầm (theo Bill Hayton của viện nghiên cứu Chatham House) và trái với luật quốc tế (Luật Biển 1982 và phán quyết của Tòa án Trọng tài Thuờng trực Quốc tế năm 2016). (Chú thích: Hình lưỡi Bò,còn được gọi là Đường 9 đoạn, chiếm ¾ của diện tích 3.447.000 cây số vuông Biển Đông). Trong liền hai năm, 2017 và 2018, Trung Quốc đã thành cộng trong áp lực không cho Việt Nam khai thác dầu khí ở hai lô (lô 136/03 và 07/03) thuộc vùng biển bãi Tư Chính. Lần này, Việt Nam khởi động khoan dầu ở một lô khác, lô 06/01, cũng trong vùng biển bãi Tư Chính nên Trung Quốc lại tìm cách ngặn chặn. H: Việc Trung Quốc đem tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý của Việt Nam có ý nghĩa chính trị và địa lý như thế nào đối với tham vọng chủ quyền Biển Đông của Bắc Kinh? Đ: Trung Quốc muốn áp đặt chủ quyền của mình và khai thác tài nguyên trên vùng biển trong đường lưỡi Bò bằng chính sách "tầm ăn dâu." Sau khi đã đặt được chân đứng trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc bắt đầu xây 7 đảo nhân tạo của họ từ năm 2014. Sau đó, với việc cải tạo bồi đắp và quân sự hóa đá Chữ Thập, bãi Vành Khăn và bãi Xu Bi năm 2017 Trung Quốc đã đạt được thế thượng phong để áp dụng chiến thuật mà giáo sư Carl Thayer gọi là "chiến thuật vùng xám" (grey zone tactics) phối hơp các phương tiện chính trị, kinh tế và quân sự, đặc biệt là dùng các tầu đánh cá dân sự được hỗ trợ bởi các tầu Hải giám và lực lượng Dân quân biển để biến vùng biển thuộc chủ quyền các nước khác thành vùng tranh chấp. Trung Quốc đã làm việc ấy đối với Philippines ở vùng biển đảo Thị Tứ hồi tháng 3, với Malaysia ở vùng biển đảo bãi Luconia hồi tháng 5, và với Việt Nam bây giờ. H: Ông lý giải ra sao về việc Bộ Ngoại giao Việt Nam phải đợi cho đến ngày 19/07 (2019), tức sau 16 ngày sau khi Trung Quốc đem tầu tìm dầu và các tầu có võ trang hộ tống vào vùng Tư Chính hoạt động (từ ngày 03/07/019), mới chính thức lên án Trung Quốc "vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông" và "yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam" ? Đ: Việt Nam bắt đầu khoan dầu tử tháng 5. Đầu tháng 7 Trung Quốc mới đưa tầu Hải Dương 8 đến khảo sát địa chất. Hai bên vờn nhau cả tuần nhưng không bên nào cộng bố vì không muốn làm lớn chuyện. Cho đến khi Việt Nam thấy cần cộng khai lên tiếng chỉ trích Trung Quốc "vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam", và đòi Trung Quốc rút toàn bộ tầu ra khỏi vùng này. Đó là tiến trình tự nhiên, theo thứ tự thời gian. TỪ HẢI DƯƠNG 981 ĐẾN HẢI DƯƠNG 8 H: Nếu so với vụ Trung Quốc đem tầu Hải Dương 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014 (từ ngày 01 tháng 5, 2014 - 16 tháng 7, 2014) thì Giáo sư đánh giá vụ Hải Dương 8 vào vùng Tư Chính năm 2019 có mức độ nghiêm trọng như thế nào ? Đ: Sự kiện năm 2014 nghiêm trọng hơn. Năm ấy, tầu HYSY 981 được khoảng 100 tầu lớn nhỏ của Trung Quốc bảo vệ trong số đó có 7 tầu quân sự; tầu hai bên xô xát và bắn nước vào nhau dữ dội, cộng thêm với các cuộc biểu tình và bạo động ở trên đất liền. Lần này, tầu Hải Dương 8 lúc đầu chỉ được hai tầu hải giám hộ tống, Ngoài ra, lần này việc khoan dầu được Việt Nam trao phó cho cộng ty Rosneft, một cộng ty mà chính phủ Nga là một cổ đông. Và thế của Rosneft mạnh hơn thế của công ty tư nhân Repsol của Tây Ban Nha. H: Khi xẩy ra vụ Hải Dương 981, người Việt Nam cả trong và ngoài nước, kể cả giới trí thức, không phân biệt chế độ chính trị, đã lên tiếng phản đối Trung Quốc. Nhiều cuộc biểu tình chống các Cộng ty của Trung Quốc cũng đã xẩy ra ở Việt Nam. Ngược lại, năm nay (2019) người dân đã không có phản ứng như thế sau vụ Tư Chính. Giáo sư nghĩ sao về sự kiện này? Chẳng lẽ tinh thần "bài Trung", trước hiểm họa chủ quyền lãnh thổ và biển đảo bị mất vào tay Bắc Kinh đã mờ nhạt trong tâm trí người Việt? Hay là vì bị Chính quyền đàn áp trong các vụ biểu tình chống Tầu trong qúa khứ mà người dân đã làm ngơ, mặc cho nhà nước lo? Đ: Không phải không có chỉ trích chính quyền, nhưng biểu tình lớn thì không có. Mệt mỏi và chán nản như ông nghĩ cũng có lý. Ngoài ra, có thể có nhiều lý do khác: Thứ nhất, cuộc khủng hoảng lần này không nghiêm trọng bằng lần trước. Thư hai, chính quyền Việt Nam đã học được bài học và kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc cũng như đối với ngươi dân. Lần này, họ công khai chống đôi Trung Quốc. Họ nêu đích danh Trung Quốc để chỉ tr ích trước thế giới và trên diễn đàn khu vực ASEAN chứ không còn phải nấp sau từ "tầu lạ" hay "hũu nghị viển vông." Thư ba, nội bộ đảng Cộng sản không chia rẽ trầm trọng như 5 năm trước để người ngoài có thể dễ khai thác. Thứ tư, một số nhân vật có quá khứ cách mạng và uy tín có thể gây cảm hứng và làm lá chắn cho các cuộc biểu tình hoặc đã qua đời hoăc quá già. Thư năm, trong thởi điểm này không có các công ty Trung Quốc ở Việt Nam có hành động gây căm phẫn biến họ thành cái đích rõ rệt để chống đối và bạo động. MỸ VÀ BIỂN ĐÔNG H: Vào ngày 20/7 (2019) vừa qua, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ (MORGAN ORTAGUS) đã đưa ra lời tuyên bố lên án hành động của Trung Quốc trong vụ Tư Chính, có lợi cho lập trường ở Biển Đông của Việt Nam. Giáo sư có nghĩ rằng khi Chính quyền Mỹ lên tiếng như thế là họ muốn kéo Việt Nam ra khỏi qũy đạo của Trung Quốc, hay vì lý do nào khác? Đ: Với tuyên bố ấy, họ vừa chỉ trích và răn đe Trung Quốc vừa hỗ trợ lập trường của Việt Nam đồng thời khuyến khích Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á mạnh dạn chống sự bắt nạt và cưỡng chế của Trung Quốc. Trươc đó, tháng 10 năm ngoái trong một cuộc phỏng vấn với Hugh Hewitt khi còn là cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, John Bolton coi việc Trung Quốc quấy nhiễu tầu tuần tra của Mỹ ở Biển Đông là hành động"nguy hiểm," và khẳng định Hoa Kỳ không chấp nhận để Trung Quốc biến vùng này thành "một tỉnh của Trung Quốc." Ông còn tuyên bố "chúng tôi sẽ tim cách khai thác thêm các tài nguyên khoáng sản ở Biển Đông dù có hay không có sự hợp tác của Trung Quốc." Đối với Việt Nam, dự án khai thác dầu khí Cá Voi Xanh ở lô 118, cách Việt Nam 88 cây số và nằm ngoài đường lưỡi bò, sẽ là thử nghiệm xem lời nói của Hoa Kỳ có đi đôi vơi việc làm hay không. Từ tháng 3 năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ đã ký kết thỏa thuận hơp tác trong dư án mỏ khí Cá Voi Xanh. Năm tháng sau, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thúc dục ExxonMobil "chính thức khởi động" dự án này để đánh dấu thời điểm lịch sử khi Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm Việt Nam và dự Hội nghị Thương Đỉnh Họp tác Kinh tế Á châu Thài Binh Dương (APEC) vào tháng 11 năm 2017 (tại Đà Nẵng). Lúc ấy cựu Chủ Tịch ExxonMobil ( Rex W. Tillerson) đang là Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhưng tập đoàn này không nhúc nhích. Phải đợi một ngày sau khi hội nghị bắt đầu, đương kim chủ tịch của tập đoàn Exxon Mobil mới thông báo dư án sẽ hoàn thành "thủ tục ban đầu vào cuối năm nay (2017), và năm 2018 sẽ chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết. Đến 2019, dư án sẽ đưa vào khai thác mỏ này." Chỉ còn 4 tháng là hết năm 2019. Thử xem Hoa Kỳ sẽ làm gì để hỗ trợ cam kết của ExxonMobil. H: Xin Giáo sư đánh giá chính sách ở Biển Đông của Chính quyền Trump trước sự bành trướng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc ở Á Châu-Thái Bình Dương dưới thời Tập Cận Bình? Đ: Mỹ muốn đóng vai trò trội yếu và không muốn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông. Để thực hiện mục tiêu này, chính quyền Obama (năm 2008) đưa ra chính sách "xoay trục" về Á châu Thái Bình Dương được hỗ trợ bằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership), tái phối trí lực lượng quân sự từ Trung Đông sang Á châu, tăng cường hợp tác chiến lược với các đối tác Á châu, và các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Chính quyền Trump đưa ra chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm lôi kéo Ấn Độ vào chính sách ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và muốn có cái tên khác với tên do chính quyền Obama đặt ra. Ngay từ đầu, chính sách này vấp phải hai điều bất lợi. Việc đơn phương rút khỏi hiệp định TPP khiến Hoa Kỳ mất một đòn bẩy kinh tế của chiến lược quân sự đồng thời làm xói mòn lòng tin của các đồng minh và đối tác của mình về quyết tâm và khả năng giúp họ chống lại sức ép của Trung Quốc. Hành động này tạo khoảng trống giúp Trung Quốc cơ hội khai thác vai trò lãnh đạo kinh tế khu vực của mình với chủ trương thương mại tư do và kế hoạch "một vòng đai, một con đường" nối liền Á châu với Âu Châu và Phi Châu mà trung tâm là Trung Quốc. Ngoài ra, việc Trung Quốc thành công trong việc cải tạo bồi đắp và quân sự hóa tam giác đá Chữ Thập-bãi Vành Khăn-bãi Xu Bi đã tạo được thế thượng phong chiến lược của Trung Quốc trong vùng biển này khiến Tư Lệnh Lực Lượng Thái Binh Dương của Mỹ, Đô đốc Philip Davidson phải kết luận rằng "Ngày nay, Trung Quốc có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống trừ khi có chiến tranh với Hoa Kỳ." Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương là một chiến lươc mà nội hàm đang được khai triển nên phải theo dõi kỹ. Có những điểm cần để ý sau đây: Thứ nhất, vì kinh nghiệm và khả năng cá nhân, Tổng Thống Donald Trump quan tâm đến quyền lợi kinh tế, đến việc buôn bán và đổi chác (making deals) hơn là quan tâm chiến lược. Thứ hai, hầu hết các tuyên bố cứng rắn đố với Trung Quốc từ phía Hoa Kỳ đều do giới quân sự phát biểu, nhưng vị Tổng tư lệnh tối cao của họ lại tập trung vào việc chỉ trích Trung Quốc về chính sách kinh tế trong khi vẫn ve vuốt, khen ngợi Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình, ngay cả cách ông này đối phó với cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hồng Kông. Gần đây, nhất là sau vụ bãi Tư Chính, có một số thay đổi trong các tuyên bố của Mỹ. Bên ngoài thì, cùng với bộ Quốc phòng, cả bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Mỹ đều nhập cuộc, lên án hành động "bắt nạt" của Trung Quốc ở Biển Đông. Bên trong Nhà Trắng, một số cố vấn Tổng Thống, như đại diện thuơng mại Robert Lighthizer và cố vấn thương mại Peter Navarro đều có thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Thư Ba, hành động đơn phương, và đôi khi dường như bất nhất của Tổng Thống Trump làm xói mòn lòng tin và, do đó, sự hợp tác chân thành của các đồng minh và đối tác của Mỹ trong việc đối phó với Trung Quốc. Thư tư, quan hệ đặc biệt của Tổng Thống Trump với lãnh đạo Do Thái và Á Rập cuốn Mỹ vào tranh chấp với Iran. Nếu Mỹ bị sa lầy ở Trung Đông thì chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương khó có thể thực hiện đến nơi đến chốn. Thư năm, trước áp lực của giới tư bản và nông dân Mỹ bị thiệt hại vì cuộc "chiên tranh thương mại" Mỹ-Trung và vì nhu cầu tranh cử năm 2020, chính quyền Trump cần một nhân nhượng của Trung Quốc để có một cái gọi là thắng lợ ngoại giao, Tổng Thống Trump có thể đổi chác để bám lấy thị trường Trung Quốc. Đổi chác ấy, nếu có, sẽ thiệt hại cho ai? NGA-ASEAN-BIỂN ĐÔNG H: Nước Nga trong thời đại của Vladimir Putin có tạo được ảnh hưởng gì với Mỹ, Trung Quốc và ASEAN trong nỗ lực giải quyết tranh chấp ở Biển Đông? Đ: Sức mạnh quân sự và kinh tế của Nga thua xa Mỹ. Putin chỉ có khả năng làm kẻ phá bĩnh (a spoiler), gây khó khăn cho Mỹ ở cả Á châu và Âu châu. Đối với Biển Đông, vì mối quan hệ đặc biệt với cả Trung Quốc và Việt Nam, Putin, có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng quân sự, và nếu Trung Quốc đồng ý, có thể đóng vai trò con thoi, can gián, và làm trung gian hòa giài giữa Việt Nam và Trung Quốc H: Thưa Giáo sư, tôi không thấy có nước nào trong khối ASEAN 10 quốc gia lên tiếng về vụ Tư Chính của Việt Nam. Tại sao? Đ: Chỉ trích Trung Quốc thì có, nhưng họ chỉ nói đến sự xâm phạm của Trung Quốc tới vùng biển của họ, như Phi luật Tân đối với vùng biển đảo Thị Tứ (tháng 3) và bãi Scarborough (tháng 7), Malaysia với vùng biển bãi Luconia (tháng 5), chứ không lên án Trung Quốc về vụ bãi Tư Chính. Ngay cả thông cáo chung ngày 31 tháng 7 của ASEAN cũng chẳng đả động đến vụ bãi Tư Chính, chẳng chỉ đích danh Trung Quốc mà chỉ nói mù mờ về "những sự cố nghiêm trọng đang diễn ra trên Biển Đông". Đó là thái độ "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại," nghi ngờ quyết tâm bảo vệ của Mỹ, không muốn làm mếch lòng Trung Quốc với hy vọng được nươc này ban riêng cho một nhượng bộ nào đó. Riêng Phi luật Tân, Tổng Thông RodrigoDuterte đã nói rõ ông không tin vào cam kết của Mỹ dù họ đã ký hiệp ước phòng thủ chung với Phi, vì thế Phi phải hòa hoãn với Trung Quốc. Ông tuyên bố một mình Phi không đánh nổi Trung Quốc, và thách thức nếu Hoa Kỳ thực sự muôn đẩy Trung Quốc ra khỏi Biển Đông thì hãy "đưa toàn thể Hạm đội 7 vào Biển Đông." Lúc ấy Phi" sẽ theo ngay sau lưng Hoa Kỳ" và còn hô hào đánh bom tan nát hạm đội Trung Quốc. Nói tóm lại, quyền lợi ích kỷ, áp lực và chính sách chia để trị của Trung Quốc cùng với sự nghi ngờ về khả năng và quyết tâm của Hoa Kỳ khiến cho các quốc gia trong khối ASEAN không dám bênh nhau để cùng đương đầu vơi Trung Quốc. -/- Phạm Trần (08/019) |
Posted: 08 Aug 2019 12:35 AM PDT 1. "Ăn cơm quốc gia" "thờ ma cộng sản". Mặc áo cách mạng, theo đảng Lê Mao. 2. Dù cơm áo nào, Đồng Bào cũng kiệt. Lớp bị giặc giết, Lớp triệt trong tù. Lớp buộc phiêu du mịt mù xứ lạ ven trời lưu xá, tàn tạ một đời. Lớp buộc di dời phải rời đất Tổ, bỏ đồng xa phố, khốn khổ đắng cay. Lớp bị cướp ngày đọa đày bóc lột, vùi dập xương cốt, mai một giống nòi. 3. Cơm áo một thời. muôn đời Tổ Quốc. Nay, lũ mất gốc đầu khấu giặcTàu. Hạnh Thông Tây, 2019. Đoàn Thuận |
BIỂN ĐÔNG: PHÉP THỬ Ý ĐẢNG LÒNG DÂN Posted: 08 Aug 2019 12:33 AM PDT Nguyễn Anh Tuấn Nếu đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển chỉ dừng ở mức va chạm, Ba Đình có xu hướng bóp nghẹt truyền thông và ngăn chặn biểu tình vì rủi ro trên bờ khi đó sẽ lớn hơn trên biển. Khi đụng độ leo thang tới mức có nguy cơ xung đột vũ trang, sẽ bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi yêu nước, như đang râm ran hiện nay. Truyền thông bắt đầu được mở van nhỏ giọt, biểu tình được chiếu cố, miễn sao vẫn trong tầm kiểm soát về quy mô và chủ đề. Như cánh cửa mở hé, sẽ đóng sập lại ngay nếu chuyện ngoài biển không còn căng thẳng nữa. Khi nguy cơ mất đảo hiển hiện, những lời kêu gọi sẽ bùng phát dưới giọng hiệu triệu, vực dậy cả hồn thiêng sông núi lẫn anh linh tử sĩ. Báo chí được lệnh lên bài thả ga, mọi cuộc biểu tình từ quốc doanh đến dân doanh đều được cổ vũ nhằm, như một tờ báo gần đây giật tít, 'huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền'. Nhưng vì sao lại phải nhọc công hiệu triệu toàn dân? Toàn dân sẽ giữ được đảo nếu Trung Quốc nhất quyết đánh chiếm hay sao? Chiến lược chiến tranh nhân dân (toàn dân đánh giặc) từng rất hiệu quả trước đây khi chiến cuộc chủ yếu diễn ra trên đất liền, nhưng với môi trường tác chiến trên biển dựa vào hải quân và không quân, thì chiến tranh nhân dân thế nào? Ngư dân được phát súng và huấn luyện sơ sài (dân quân biển), nòng cốt của chiến tranh nhân dân trên biển, sẽ làm được gì trước tàu chiến, máy bay và tên lửa hiện đại của Trung Quốc? Cũng có người cho rằng toàn dân hưởng ứng thì sẽ giúp lên tinh thần. Không sai, nhưng tinh thần lên cao liệu có bù đắp được chênh lệch về khí tài, năng lực, nhân sự đôi bên trong bối cảnh tác chiến hiện đại? Vậy tóm lại kêu gọi toàn dân để làm gì? Để chạy trách nhiệm. Một khi có sự tham gia của toàn dân nhưng đảo vẫn bị mất thì Ba Đình có thể mạnh dạn nói rằng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã cố gắng hết sức nhưng mà Trung Quốc mạnh quá nên rất tiếc là đảo đã bị mất. Trách nhiệm của chung thì không ai có trách nhiệm. Thế nhưng có vẻ người dân đang làm phá sản tính toán này của Ba Đình bằng cách tỏ ra thờ ơ với mọi lời kêu gọi có đóng dấu đỏ. Bằng cách đó họ gửi một thông điệp không thể rõ ràng hơn: Các ông bà lâu nay đòi độc quyền yêu nước - 'để Đảng và Nhà nước lo', vậy nên nếu mất biển mất đảo thì các ông bà phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước quốc dân và lịch sử, chứ không có cái gọi là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân nữa. Chúng tôi để cho Đảng và Nhà nước lo hết, nhưng nếu để mất biển mất đảo, các ông bà trước thì mất hết với chúng tôi, sau thì mãi mãi ô danh với lịch sử. Nhưng cớ sao người dân lại giữ một thái độ như vậy? Có ý kiến nói rằng vì lòng yêu nước của người dân đã nhiều lần bị xúc phạm: Từng viết bài, xuống đường phản đối Trung Quốc nhưng nhẹ thì bị đánh đập, sách nhiễu, nặng thì bị bắt bớ, giam cầm nên giờ họ không còn tha thiết nữa. Có thể là vậy, nhưng nếu lẽ thường thực tâm yêu nước thì đoạn đầu đài cũng chẳng ngán, huống chi chỉ là đòn roi và ngục tù. Mấu chốt ở đây là, càng ngày người dân càng nhận rõ rằng đổ xương máu dưới lời hiệu triệu ấy để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nếu có thành công đi chăng nữa, quốc gia vẫn chỉ là tài sản riêng của một nhóm nhỏ người mà chẳng có phần nào của mình trong đó. Vậy hà cớ gì phải hao tâm tổn trí cho cái không phải của mình? Người dân đang và sẽ quay lưng trước lời hiệu triệu của đảng không khác gì từng nhếch mép trước lời kêu gọi kháng Pháp của triều đình nhà Nguyễn vậy. Nghĩa là, yêu nước thì vẫn yêu đó, nhưng yêu chứ đâu có ngu. Lòng yêu nước trở thành thứ quý giá mà dân nhất quyết không đưa ra dù đảng luôn miệng: 'hãy trao cho anh'. Thế giải pháp ở đây là gì? Làm sao còn có thể hiệu triệu được lòng dân? Chỉ bằng cách thực tâm cải cách chính trị, mở rộng các quyền tự do dân chủ, khiến người dân thực sự cảm thấy đất nước này là của họ, chứ không phải là của riêng một vài cá nhân, gia đình hay bè đảng nào. Mà động thái cần thiết đầu tiên là trả tự do cho tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì yêu nước khác cách của đảng. Bởi lẽ, đến cuối cùng người ta chỉ dám sống dám chết để bảo vệ những gì người ta coi và tin là của mình. Đất nước cũng vậy, chỉ khi người ta thấy mình thực sự có quyền làm chủ thì chẳng cần ai kêu gọi cũng tự nhiên dốc lòng dốc sức, đổ xương đổ máu ra bảo vệ. Trái lại, không thể khác, là thờ ơ, cho tới khi mất cả. |
GIẶC TẦU ĐANG KÉO BIỂN TẦU VÔ CƯỚP BIỂN Posted: 08 Aug 2019 12:32 AM PDT Thơ Trần Mạnh Hảo Giặc Trung Quốc đang kéo trăm chiến thuyền cướp biển Dã Tượng, Yết Kiêu ơi bãi Tư Chính nguy rồi Đại tướng Trần Khánh Dư đời Trần về giáp chiến Dìm quân thù trong biển lửa bùng sôi Hỡi lịch sử xin về đây cứu nước Lý Trần Lê từng tắm máu quân thù Giặc Trung Quốc muôn đời là kẻ cướp Sao vua hèn tướng mạt lại im ru ? Chín mươi triệu đồng bào ơi giặc đến Mất biển rồi dân tộc sẽ về đâu Sông Bạch Đằng phóng ra khơi hải chiến Dãy Trường Sơn thành hạm đội chống Tầu Hải quân Việt Nam có vua Trần về giúp Tổ Quốc hóa thân thành chiến hạm ngăn thù Xin giã biệt những anh hùng núp Lấy máu đào cứu nước mãi nghìn thu Ngót trăm chiến thuyền giặc đang sừng sộ Dân không dám xuống đường sợ bị bắt, hành hung Một chính quyền như nhà Hồ không cần dân ủng hộ Ai đã cấm người dân không được hóa anh hùng ? Không có nhân dân làm sao giữ biển Ông cha xưa đã đưa biển lên bờ Chính nhân dân là biển người quyết chiến Biển với bờ hậu ủng tiền hô Xin đừng loại nhân dân ra ngoài đội ngũ Hỡi nhà cầm quyền ngồi giữ ghế co ro Bãi Tư Chính là lòng dân quyết giữ Nghìn chiến thuyền giặc Trung Quốc cũng thành tro… Sài Gòn sáng 6-8-2019 T.M.H. |
TRUNG QUỐC CÓ THỰC SỰ ĐÁNG SỢ? Posted: 08 Aug 2019 12:31 AM PDT Tạ Duy Anh Tôi là người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng tôi luôn giữ quan điểm rõ ràng rằng, muốn có hoà hiếu với Trung Quốc, đôi khi phải chứng tỏ mình không sợ chiến tranh. Phải công nhận rằng, tiềm lực quân sự nói chung, tiềm lực hải quân nói riêng của Trung Quốc thuộc vào hàng hùng mạnh của thế giới, ít nhất về mặt lượng. Nhưng nó có thực sự mạnh như sự thổi phồng của đám chính trị gia diều hâu Trung Quốc nhằm đe dọa các nước lân bang chung biên giới trên đất liền hay trên biển với họ? Thử xem hải quân Trung Quốc mạnh tới cỡ nào? Chúng ta biết chắc chắn một điều là tầu sân bay hiện tại của họ chỉ có tác dụng tốt nhất là làm bia tập bắn cho Su35 (Đây là lời ông Lý Quang Diệu, chứ không phải của tôi). Còn các loại vũ khí khác như tầu chiến, tầu khu trục, tầu hộ vệ, tầu tấn công, đặc biệt là tầu ngầm…thì chưa dụng binh lớn bao giờ, chưa viễn chinh bao giờ. Máy bay tuy nhiều, tên lửa tuy rất nhiều nhưng hạn chế về tầm xa tác chiến và cũng chưa được kiểm định về độ chính xác. Riêng về con người thì có thể khẳng định lính tráng Trung Quốc là loại kém thiện chiến, nhát gan nhất khu vực, dù họ có được huấn luyện tốt đến đâu. Nó là bản tính dân tộc rồi, không có cách nào khắc phục được. Ông Lê Duẩn có nhận xét rất tinh khi bảo rằng, chiến tranh du kích là sản phẩm của Trung Quốc, nhưng khi người Nhật tiến đánh Nam Kinh, quân đội xứ Phù Tang chém giết thỏa thích mà không gặp một cuộc kháng cự nào (nếu điều đó xảy ra ở Việt Nam như những gì chúng ta biết, thì người Nhật no đòn). Trung Quốc (cụ thể là người Hán) chưa chiến thắng trong bất cứ cuộc xâm lược nào của ngoại bang, kể cả của những kẻ mà họ coi là man di! (Trong lời nhắn của tôi cho ông Tập Cận Bình viết năm 2014 và đăng trên Quechoa của Bọ Lập, tôi chân thành nói với ông ta rằng, xin trích nguyên văn: "Giả dụ một quả tên lửa bắn vào Hà Nội, Sài Gòn hay Đà Nẵng, thì người dân ở đó sẽ đổ về các vùng biên ải với mọi loại vũ khí; trong khi một quả tên lửa rơi xuống Bắc Kinh hay Thượng Hải, người dân ở đó sẽ đổ xô tìm nơi thoát thân lên vùng Tây Tạng hoặc tìm trước từ ngữ lo xa cho một văn kiện đầu hàng"). (Hết trích). Xin nói thêm: Tôi và đồng đội đã tay không bắt sống một thám báo thuộc loại tinh nhuệ của Tầu ở Lào Cai, để chứng kiến quân đội Trung Quốc đớn hèn như thế nào. Vậy Trung Quốc có thật sự đáng sợ? Ý tôi nói, nếu xảy ra đánh nhau, họ có dễ dàng giành chiến thắng? Trên bộ (với Việt Nam Ấn Độ và Liên Xô trước đây) thì đã có đủ bằng cớ, không cần nói lại. Còn trên biển, tôi nghĩ HỌ RẤT THÈM CHIẾN THẮNG NHƯNG CỰC KỲ SỢ THẤT BẠI. Vì thế mà họ luôn phải TO CÒI với các đối thủ. Nếu tự tin giành chiến thắng, thì họ đã đánh chiếm Đài Loan lâu rồi, chứ không chỉ cứ mãi dừng lại ở những lời đe dọa luôn khiến dân xứ Fomosa cười mỉa! Những đáp trả thẳng tay của bà Thái Anh Văn (bắn tên lửa thách thức cuộc tập trận của Trung Quốc, cũng như cho máy bay hiện đại xua đuổi máy bay Đại lục chạy re kèn…) cho thấy hai điều: Thứ nhất Đài Loan rất hiểu tương quan năm ăn năm thua của họ với Trung Quốc (chưa tính đến sự can thiệp của Hoa Kỳ), và thứ hai, nếu nhũn nhặn với Đại lục là họ lấn tới. Dù hiện đại hơn nhiều, nhưng xét về thực lực quân sự tổng hợp, Đài Loan không chắc so được với Việt Nam, nhất là lợi thế về địa lý nếu phải đối đầu với Trung Quốc. Vậy thì chúng ta sợ gì gã khổng lồ khi gã đang rất TO CÒI ở Bãi Tư Chính? Tôi sẽ nghiền ngẫm thêm trước khi nêu các giải pháp vào dịp khác (Giống như khi viết Sống với Trung Quốc, tôi cứ hiến kế, mà không phụ thuộc vào việc nó có được lắng nghe hay không). Giờ tôi thử đóng vai Chủ tịch nước, đưa ra thông điệp (chẳng hạn ngài chủ tịch đi thăm các đơn vị tầu ngầm nhân sự kiện Bãi Tư Chính và phát biểu với quân nhân) như sau: " Chúng ta quyết không lấy thêm bất cứ thứ gì ngoài những thứ mà tổ tiên để lại, dù chỉ bằng cái móng tay. Nhưng những thứ thuộc về chúng ta, thì cũng không cho bất cứ ai lấy cắp dù chỉ bằng cái móng tay. Người Việt đã chiến đấu một ngàn năm và không muốn phải sống tiếp như thế thêm một ngàn năm nữa. Vì vậy chúng tôi luôn chào đón và tạo mọi thuận lợi để bất cứ con tầu bạn bè nào cũng được giúp đỡ trên hải trình 2000 km ngang qua chúng tôi. Nhưng nếu quý vị không thích điều đó, nếu quý vị có thể chọn lối đi khác thuận lợi hơn, thì chúng tôi xin thành thật chúc mừng". Với những gì đang xảy ra, trước hết, cần một sự cứng rắn của gần 100 triệu người dân nước Việt. Tôi nghĩ thế. |
Posted: 08 Aug 2019 12:31 AM PDT Mạnh Kim Vài thông tin dưới đây có thể giúp mang lại cái nhìn sơ lược về diễn biến tại biển Đông, trong bối cảnh Việt Nam bị kẹp giữa hai siêu cường… Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á "Đối thoại Shangri-La" tại Singapore ngày 1-6-2019, quyền Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan nói rằng Washington sẽ không giữ thái độ "nhón gót" ("tiptoe") trước những động thái quân sự hóa khu vực biển Đông của Trung Quốc. Ngay sau phát biểu của Patrick Shanahan, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tung ra "Báo cáo chiến lược Ấn-Thái Bình Dương" với những chi tiết cáo buộc Bắc Kinh tìm cách xây dựng chủ nghĩa bá quyền khu vực Ấn-Thái Bình Dương ở thời điểm trước mắt và lấn lướt toàn cầu về lâu dài. Thuật ngữ "Ấn-Thái Bình Dương" ("Indo-Pacific") được Nhật sử dụng trong ngôn ngữ ngoại giao cách đây một thập niên nhưng chỉ nổi bật gần đây khi nó được sử dụng để thay thế thuật ngữ "Châu Á-Thái Bình Dương" ("Asia-Pacific") nhằm nhấn mạnh yếu tố bao phủ về mặt địa chính trị. Gần như cùng thời điểm với "Báo cáo chiến lược Ấn-Thái Bình Dương", Mỹ loan bố bán 34 máy bay do thám không người lái ScanEagle (Boeing sản xuất) cho Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam với tổng trị giá 47 triệu USD. "Đơn hàng" không chỉ máy bay mà còn bao gồm phụ tùng, thiết bị hỗ trợ và dịch vụ huấn luyện lẫn kỹ thuật (12 chiếc cho Malaysia, 8 cho Indonesia, 8 cho Philippines và 6 cho Việt Nam). Đây không phải lần đầu Mỹ nhắc đến khái niệm "Ấn-Thái Bình Dương". Tháng 1-2018, Washington công bố "Chiến lược Quốc phòng Hoa Kỳ", trong đó Trung Quốc được gọi là "đối thủ chiến lược" và Mỹ kêu gọi sự cần thiết phải có một "Ấn-Thái Bình Dương mở và tự do". Tháng 7-2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố chương trình tài trợ mới trị giá 113 triệu USD để mở rộng hợp tác kinh tế tại khu vực Ấn-Thái Bình Dương; và tiếp đó, tháng 9-2018, Mỹ cam kết tham gia cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu về các vấn đề hạ tầng khu vực Thái Bình Dương ("Pacific Regional Infrastructure Facility") nhằm liên kết sâu rộng, hơn là chỉ đóng góp hơn 350 triệu USD/năm cho các nước trong vùng. Quốc hội Hoa Kỳ còn tung ra Đạo luật BUILD (Better Utilization of Investments Leading to Development) nhằm cho ra đời một cơ quan với ngân sách 60 tỷ USD với mục đích thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhằm tạo ra đối trọng trước chiêu bài "Nhất đới-Nhất lộ" của Trung Quốc. Chưa hết, Quốc hội Mỹ còn đưa ra dự luật "Sáng kiến cam kết châu Á" (Asia Reassurance Initiative Act) được lưỡng đảng ủng hộ (chưa được thông qua) nhằm phân phối hơn 7,5 tỷ USD trong 5 năm tới cho các nước trong vùng. Các đồng minh Mỹ cũng có những chuyển động mới. Nhật cam kết đầu tư 200 tỷ USD vào hạ tầng Đông Nam Á. New Zealand tuyên bố tăng ngân sách cho các vấn đề ngoại giao lên 498 triệu USD trong 4 năm tới để hỗ trợ các vấn đề phát triển tại các nước nghèo hơn trong khu vực; đồng thời chi 1,6 tỷ USD để mua máy bay do thám P-8A Poseidon. Tương tự, Úc cũng "mở ra một chương mới cho quan hệ với các nước Thái Bình Dương" bằng cách "trở lại Thái Bình Dương nơi Úc phải hiện diện – ngay trước cửa và ngay trung tâm của tầm nhìn chiến lược nước Úc". Chính phủ Úc cam kết chi 1,4 tỷ USD cho các dự án hạ tầng khu vực, 719 triệu USD cho hoạt động doanh nghiệp Úc tại Thái Bình Dương; đồng thời tăng cường hiện diện quân sự cũng như hợp tác quốc phòng với các đảo quốc Cook Islands, French Polynesia, Marshall Islands, Niue, Palau… Cần nhắc lại, năm 2018, Úc bắt đầu tăng tần suất tuần dương biển Đông, trong khuôn khổ "tự do hàng hải". Ngày 28-11-2018, Phó Đô đốc Michael Noonan, tư lệnh Hải quân Hoàng gia Úc, phát biểu tại diễn đàn Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) rằng hải quân Úc sẽ "thường xuyên đi ngang Trường Sa và eo biển Đài Loan". Tháng 6-2018, một nhóm tác chiến hải quân Pháp có mặt trên trực thăng và tàu chiến Anh đi vào biển Đông. Họ không đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý quanh các đảo tranh chấp mà Trung Quốc tuyên xưng chủ quyền nhưng sự hiện diện của họ hẳn nhiên là một thông điệp nhiều ý nghĩa (tại Đối thoại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly còn "tiết lộ" rằng trên tàu chiến Pháp còn có một số nhà quan sát Đức). Hai tháng sau (8-2018), Anh còn làm Bắc Kinh "ngứa mắt" khi cho chiến hạm HMS Albion đi ngang quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên một tàu hải quân không thuộc Mỹ công khai biểu thị "tự do hàng hải" trong vùng biển "chủ quyền" của Trung Quốc. Và vào ngày 31-8-2018, thời điểm mà HMS Albion thực thi "hành động khiêu khích" Trung Quốc, Hải quân Hoa Kỳ và Nhật lại tập trận chung tại biển Đông. Chưa hết, tháng 9-2018, Nhật thực hiện cuộc tập trận chống tàu ngầm tại biển Đông, với sự tham gia ba khu trục hạm và một tàu ngầm. Đây là cuộc diễn tập tiềm thủy đỉnh đầu tiên của Nhật tại khu vực biển tranh chấp. Với Trung Quốc, chỉ trong vài năm, nước này đã biến khu vực đảo tranh chấp không chỉ thành "nhà" mà còn là căn cứ quân sự. Cách đây một năm, tháng 5-2018, Reuters cho biết đảo đá Subi, cách bờ biển Trung Quốc đến 1.200 km, đã biến thành căn cứ quân sự khổng lồ với gần 400 cấu trúc nhà ở. Có thể trở thành nơi ở cho hàng trăm thủy quân lục chiến hoặc thậm chí 1.500-2.000 lính, Subi là đảo bồi đắp cải tạo lớn nhất trong 7 căn cứ nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa. Cả ba căn cứ Subi, Mischief (Vành Khăn) và Fiery Cross (Chữ Thập) đều có hạ tầng tương tự: bệ phóng hỏa tiễn, phi đạo 3 km, kho hàng, hệ thống thiết bị theo dõi vệ tinh và truyền thông. Vành Khăn và Chữ Thập đều có gần 190 căn nhà. Ngoài ra, Trung Quốc còn dồn mạnh vào việc bồi đắp và xây dựng căn cứ tại đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, tính đến tháng 5-2019, Trung Quốc đã bồi đắp 1.294 hecta "đất" trên các đảo thuộc Trường Sa kể từ năm 2013. Báo cáo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đầu tháng 5-2019 nói rõ thêm, Trung Quốc đã đặt hệ thống hỏa tiễn diệt hạm và hỏa tiễn đất-đối-không tầm xa trên các căn cứ ở Trường Sa. Ấy vậy, tháng 9-2015, đứng cạnh Tổng thống Barack Obama tại Vườn Hồng (Tòa Bạch Ốc), Tập Cận Bình "hứa" rằng Trung Quốc cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo thuộc Trường Sa. Đối mặt với chính sách quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc, hạ tuần tháng 5-2019, thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và thượng nghị sĩ Dân chủ Ben Cardin đã tái đề xuất Đạo luật cấm vận biển Đông và biển Hoa Đông ("South China Sea and East China Sea Sanctions Act ") với nội dung "áp đặt cấm vận đối với các cá nhân và thực thể nào tham gia những hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh nhằm hung hăng khẳng định các yêu sách bành trướng lãnh hải lẫn lãnh thổ tại các khu vực tranh chấp". Dự luật này được đưa ra lần đầu tiên năm 2017 nhưng không được chú ý đúng mức nay được đề xuất lần nữa, với đồng bảo trợ của 13 thượng nghị sĩ (7 Cộng hòa và 6 Dân chủ). Những "thực thể" được nêu trong Dự luật trên gồm 25 công ty Trung Quốc trong đó có CCCC Dredging Group (thuộc Công ty xây dựng viễn thông nhà nước Trung Quốc), China Petroleum Group (Sinopec), China National Offshore Oil Corporation (CNOOC), China Mobile, China Telecom, China Aerospace Science… Nếu bị cấm vận, các công ty trên sẽ bị cấm đặt trụ sở tại Mỹ và bị kiểm soát nghiêm nhặt các hoạt động tài chính dính dáng Mỹ. Chưa biết dự luật trên có được thông qua hay không nhưng nhìn tổng thể, có thể thấy việc Trung Quốc "nhịn" chờ cho đến khi Mỹ có tổng thống mới để tái lập đường lối ngoại giao "theo sách vở kinh điển" thì e rằng nước Mỹ đã không còn là một nước Mỹ như cách đây vài năm, bất luận Cộng hòa hay Dân chủ sẽ kiểm soát Nhà Trắng. Những gì đang xảy ra đã hình thành một sự tái nhận thức đối với cử tri Mỹ đến nỗi khó có thể có ứng cử viên tổng thống nào tranh cử bằng lá bài hòa hoãn với Bắc Kinh… |
BÃI TƯ CHÍNH BỘC LỘ RÕ SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT CỘNG Posted: 08 Aug 2019 12:30 AM PDT Trung Nguyễn Có lẽ không một người Việt Nam yêu nước nào lại không hồi hộp ngóng đợi tin tức về bãi Tư Chính, nơi đang diễn ra cuộc đụng độ giữa hai người anh em cộng sản Trung Quốc – Việt Nam, để giành quyền kiểm soát bãi cạn này. Báo chí chính thống của đảng cộng sản Việt Nam chỉ đăng tin phản đối Trung Cộng chung chung chứ không hề đưa tin chi tiết để cập nhật tình hình. Người dân Việt Nam đành phải trông ngóng tin từ những nguồn khác. Chiến thuật "lấy thịt đè người" của Trung Cộng Và tin tức mới nhất từ Giáo sư Carlyle Thayer cho biết, theo một nguồn tin từ phía Việt Nam, Trung Cộng đã đưa tổng cộng 80 chiếc tàu thuộc mọi thể loại đến bãi Tư Chính, còn số lượng tàu của Việt Nam tại bãi Tư Chính vẫn không được biết. Con số 80 tàu này, theo tôi chỉ là các tàu nổi, còn số lượng các tàu ngầm của Trung Cộng không đếm bằng mắt thường hoặc bằng ảnh vệ tinh được. Đến giờ phút này, rất có khả năng Trung Cộng sẽ lặp lại bài học thành công trong quá khứ khi chiếm được bãi cạn Scarborough của Philippines vào năm 2012. Đó là tạo cớ để tàu hải quân can thiệp, dựa vào số lượng tàu và sức mạnh quân sự – kinh tế vượt trội, gây sức ép để buộc Philippines phải rút lui khỏi Scarborough. Sau đó, Trung Cộng liên tục ngăn cản không cho ngư dân Philippines tiếp cận Scarborough. Trên thực tế, Scarborough đã chính thức nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Cộng. Sai lầm chiến thuật Bài học nhãn tiền về sự cướp bóc tham tàn của Trung Cộng tại bãi cạn Scarborough đã diễn ra cách đây bảy năm. Thế nhưng đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam đã không hề có sự chuẩn bị cần thiết cho điều chắc chắn sẽ đến là Trung Cộng sẽ chiếm tiếp các bãi cạn khác tại biển Đông, thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam như bãi Tư Chính. Cách thức ứng phó, chiến lược, chiến thuật mâu thuẫn nhau, mù mờ với người dân khiến lợi thế cướp bóc hoàn toàn rơi vào tay Trung Cộng. Thứ nhất, trong khi báo chí chính thống trong nước được bật đèn xanh, lên án Trung Cộng đang xâm lấn tại bãi Tư Chính, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 31/7 cũng chỉ đích danh Trung Cộng đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thì trong buổi chiêu đãi của đại sứ quán Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 92 năm, ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào tối 30/7/2019, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã bày tỏ "tâm nguyện": "Vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu" và "hợp tác chặt chẽ giữa quân đội hai nước Việt Nam – Trung Quốc". Hơn ai hết, hơn cả Bộ Ngoại giao của ông Phạm Bình Minh, ông Trung tướng Ngô Minh Tiến chắc chắn phải nắm chắc tình hình đối đầu ngoài bãi Tư Chính, vậy mà lời lẽ của ông chỉ cho thấy thái độ nhún nhường hèn hạ trước quan thầy Trung Cộng, không hề giống với lời lẽ của một vị tướng trước quân thù và trước nhân dân mình. Mà để bảo vệ quốc gia thì chắc chắn quân đội quan trọng hơn Bộ Ngoại giao. Liệu nhân dân Việt Nam có thể tin tưởng quân đội dưới quyền lãnh đạo của đảng cộng sản có thể làm nên trò trống gì trước dã tâm của Trung Cộng? Quân đội Việt Nam đã thua quân đội Trung Cộng ngay từ đầu, ngay từ tâm lý chứ không cần phải đợi đến lúc chiến đấu mới biết điều đó. Thứ hai, sau vài tuần đầu im lặng trước việc Trung Cộng xâm phạm bãi Tư Chính, báo chí Việt Nam đã được phép nói về sự kiện này, nhưng đến giờ thì lại không có tin tức gì hết. Thái độ bất nhất trong việc đưa tin về sự an nguy quốc gia, khiến người dân càng nghi ngờ đảng Cộng sản cầm quyền đang toan tính những việc đi ngược lại với quyền lợi quốc gia, dân tộc. Báo chí đây đó có khoe Việt Nam có những vũ khí hiện đại như tàu ngầm Kilo nhưng chắc chắn việc này không thể xua tan mối lo âu của người dân, vì ai cũng biết Trung Cộng mua nhiều khí tài quân sự hơn từ Nga, vì họ có nhiều tiền hơn, và họ cũng đủ tiền mua những vũ khí hiện đại hơn. Chưa kể là Trung Quốc đã tự phát triển được nhiều khí tài quân sự hiện đại như máy bay tàng hình J-20. Sai lầm chiến lược Trên đây chỉ là hai mâu thuẫn về mặt chiến thuật, còn về mặt chiến lược thì đảng Cộng sản Việt Nam đã thất bại từ lâu. Các cuộc đàn áp người dân Việt Nam biểu tình chống giàn khoan 981, thành lập thành phố Tam Sa, chống dự luật đặc khu tạo điều kiện cho Trung Cộng xâm nhập… đã khiến đảng Cộng sản bị căm ghét trong mắt người dân. Ngoài ra, nguyên tắc "ba không" là "không có đồng minh quân sự, không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài, và không dựa vào nước này để chống nước kia" đã khiến cho Việt Nam hết sức cô đơn trên trường quốc tế. Tóm lại, sai lầm chiến lược đã khiến đảng cộng sản Việt Nam đang cô đơn, bối rối, lạc lõng, hoảng sợ ngay trong lòng nhân dân Việt Nam và đối với cộng đồng quốc tế. Không có sự ủng hộ từ nhân dân trong nước và hậu thuẫn từ cộng đồng quốc tế thì đảng Cộng sản Việt Nam dựa vào cái gì để đương đầu với Trung Cộng? Cũng bởi muốn cai trị "quang vinh muôn năm" Sai lầm chiến lược đó thật ra bắt nguồn từ một sai lầm gốc rễ, đó là mong muốn được cai trị đất nước "muôn năm", đã khiến đảng cộng sản Việt Nam "nhận giặc [Trung Cộng] làm cha", qua việc xưng tụng Trung Cộng là "bạn vàng" qua phương châm "mười sáu chữ vàng" và "bốn tốt". Cộng sản Việt Nam hi vọng với sự bảo trợ của Trung Cộng, thì chế độ toàn trị sẽ đứng vững trước sự căm phẫn ngày càng cao của nhân dân đối với bất công xã hội do chế độ gây ra, giống như gã độc tài xã hội chủ nghĩa Maduro hiện nay tại Venezuela vẫn giữ được quyền lực nhờ vào sự bảo trợ của Trung Cộng và Nga. Việc muốn duy trì chế độ cộng sản toàn trị còn gây ra hệ lụy vô cùng lớn khác là nhân tài bỏ đi hoặc bị thui chột, giáo dục, kinh tế kém phát triển, tham nhũng tràn lan, lòng dân oán ghét chế độ cầm quyền. Quốc gia không đủ tiền, không đủ nguồn lực dành cho quốc phòng, khiến quân đội Việt Nam hiện tại có khả năng trở thành mục tiêu dễ nuốt để quân đội Trung Cộng tập dượt trước khi bước vào các trận đánh lớn hơn, có thể là với Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ,… Nhận giặc làm cha và đàn áp nhân dân đi chống "cha" Trớ trêu thay, trong những ngày này, khi bãi Tư Chính ở trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng, nữ tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn vừa mãn hạn tám năm tù chỉ vì đi viết khắp nơi sáu chữ viết tắt "HS-TS-VN", nghĩa là "Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam". Ngay trong đất nước mình, vào năm 2011, một cô gái bé nhỏ bị bắt chỉ vì dám khẳng định điều đó và dám đánh động điều đó cho cộng đồng. Và cay đắng nữa là những cái tên Hoàng Sa, Trường Sa cũng không được viết thẳng ra mà phải viết tắt vì sự đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền cộng sản. Sự kiện bãi Tư Chính năm 2019 này và việc Nguyễn Đặng Minh Mẫn được tự do sau khi ngồi tù từ 2011, nêu bật lên thất bại chiến lược kép của đảng Cộng sản Việt Nam đối với ngoại xâm và đối với nhân dân. Rõ ràng không thể dựa vào kẻ thù của nhân dân là Trung Cộng để duy trì quyền lực bất hợp pháp của mình đối với nhân dân. Thất bại trong việc bảo vệ bãi Tư Chính, nếu được tiết lộ ra trong những ngày tới, chắc chắn sẽ khiến tính chính danh cầm quyền của đảng cộng sản càng trở nên nực cười trong mắt người dân, và vị thế thống trị của đảng cộng sản Việt Nam càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Rõ ràng rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của đảng Cộng sản Việt Nam không thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Chỉ có con đường dân chủ hóa Do đó, nếu các lãnh đạo cộng sản vẫn kiên trì, duy trì đường lối hiện tại như độc tài, đàn áp dân, "ba không" mà thực tế đã chứng minh là ảo tưởng và đã thất bại, họ đã tự lựa chọn con đường diệt vong thê thảm nhất cho chính mình, như kết cục của mọi kẻ cầm quyền bán nước khinh dân trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chỉ có một con đường duy nhất, giúp chế độ thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Cộng, cũng như giúp đất nước này tránh khỏi họa mất nước, đó là dân chủ hóa. Dân chủ hóa để tạo nội lực cho dân tộc và liên minh với các nước dân chủ, văn minh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc … là giải pháp duy nhất để bảo đảm quyền lợi quốc gia. Nguồn: Tiếng Dân. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét