“Hải Phòng bắt giữ lượng lớn linh kiện điện thoại Trung Quốc ghi "Made in Việt Nam" ” plus 24 more |
- Hải Phòng bắt giữ lượng lớn linh kiện điện thoại Trung Quốc ghi "Made in Việt Nam"
- Hồng Kông tê liệt vì biểu tình
- GỬI ĐỒNG CHÍ TẬP
- Trung Quốc ngang nhiên thông báo tập trận ở Hoàng Sa
- Tàu Trung Quốc ‘ngụy trang’ liều lĩnh ở biển Đông
- Vậy mới là Công an Nhân dân chớ ?
- Ngư dân cần cờ hay hỗ trợ đóng tàu để ra khơi?
- TÌNH HÌNH BÃI TƯ CHÍNH RẤT NÓNG TÌNH HÌNH HONGKONG và NỘI BỘ TRUNG CỘNG DIỄN BIẾN MỚI
- BÃI TƯ CHÍNH ĐANG NÓNG LÊN TỪNG GIỜ
- Bác bỏ luận điệu Trung Quốc khuyên Việt Nam ‘Lãng tử hồi đầu’
- Dân Việt biểu tình chống giặc.
- Mạng xã hội và … “khẩu nghiệp”(!)
- TƯỚNG ĐÁNH THUÊ
- KHI NHÂN DÂN BỊ BỊT MIỆNG
- VIỆT NAM CẦN MỘT THÁI ĐỘ KHÁC
- Vụ Thủ Thiêm: Quanh việc TP HCM gặp riêng từng hộ dân
- ĐÚNG LÀ CHÓNG MẶT
- Câu chuyện của Trường Sa
- Tuyên bố chung của ASEAN bày tỏ quan ngại về căng thẳng trên Biển Đông
- Kinh tế "ôm bom nổ chậm", Trung Quốc đối mặt với nhận thức chung đáng sợ từ Mỹ
- Nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- Tố cáo Bắc Kinh chậm chạp, TT Trump đánh thuế toàn bộ hàng Trung Quốc
- Nhà thơ HOÀNG HƯNG trả lời phỏng vấn của Đại học YALE HOA KỲ
- Lạm bàn về “Chiến lược nhân tài”
- “Thu hồi chiếc chìa khóa lại ngay!”
Hải Phòng bắt giữ lượng lớn linh kiện điện thoại Trung Quốc ghi "Made in Việt Nam" Posted: 06 Aug 2019 12:16 AM PDT https://www.thesaigontimes.vn/292373/hai-phong-bat-giu-luong-lon-linh-kien-dien-thoai-trung-quoc-ghi-made-in-viet-nam.html | |||||||||||||
Hồng Kông tê liệt vì biểu tình Posted: 06 Aug 2019 12:01 AM PDT
https://www.thesaigontimes.vn/292391/hong-kong-te-liet-vi-bieu-tinh.html | |||||||||||||
Posted: 05 Aug 2019 11:53 PM PDT BỐN TỐT TAN TÀNH ĐỒNG CHÍ TẬP CHỮ VÀNG THẬP LỤC CẬN BÌNH VÔI | |||||||||||||
Trung Quốc ngang nhiên thông báo tập trận ở Hoàng Sa Posted: 05 Aug 2019 11:50 PM PDT Văn Khoa
Cụ thể, theo thông báo thứ nhất, cuộc tập trận bắt đầu từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 15 giờ đến 18 giờ ngày 6.8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16 độ 50,6 phút vĩ Bắc/112 độ 21 phút kinh Đông, 16 độ 59 phút vĩ Bắc/112 độ 21,4 phút kinh Đông, 16 độ 58,1 phút vĩ Bắc/112 độ 27,9 phút kinh Đông và 16 độ 52,7 vĩ Bắc/112 độ 30,8 phút kinh Đông. Còn theo thông báo thứ hai, cuộc tập trận bắt đầu từ 15 giờ đến 17 giờ ngày 7.8 tại khu vực được đánh dấu bởi 4 điểm có tọa độ 16 độ 26,9 phút vĩ Bắc/112 độ 42,7 phút kinh Đông, 16 độ 26,20 phút vĩ Bắc/111 độ 50 phút kinh Đông,16 độ 20,30 phút vĩ Bắc/111 độ 44,7 phút kinh Đông và 16 độ 22,52 phút vĩ Bắc/111 độ 36,66 phút kinh Đông. Cả hai thông báo đều cấm tàu bè vào khu vực tập trận nhưng không nói rõ số binh sĩ cũng như khí tài tham gia tập trận. Việt Nam luôn kiên định phản đối các cuộc tập trận và những hoạt động phi pháp khác của Trung Quốc ở Hoàng Sa, đồng thời khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hồi tháng 3 nêu rõ: "Cần phải khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng thời nhấn mạnh việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Hoàng Sa, cũng như có kế hoạch xây dựng đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng trở thành thành phố, căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược quan trọng của Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển của Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. | |||||||||||||
Tàu Trung Quốc ‘ngụy trang’ liều lĩnh ở biển Đông Posted: 05 Aug 2019 11:32 PM PDT Thứ Hai, ngày 5/8/2019 - 06:58
LTS: Các nhóm tàu của Trung Quốc, trong đó có tàu dân quân biển, tràn xuống biển Đông để thực hiện nhiều toan tính xâm lấn khác nhau của nước này. Ngư dân các nước đang bị uy hiếp nghiêm trọng khi phải đối mặt với các nhóm tàu Trung Quốc trên biển. Hồi tháng 6 - 2019, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân Philippines khiến 22 thuyền viên suýt tử nạn nếu không may mắn được tàu cá Việt Nam cứu. Trước đó, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam cũng bị tàu Trung Quốc đâm, húc, chặn cướp hải sản. Ngày 6-3, khi đang khai thác hải sản tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (VN)), năm ngư dân trên tàu QNg 90819 của ông Nguyễn Minh Hùng (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) bị một tàu Trung Quốc (TQ) phun vòi rồng, truy đuổi. Trước sự hung hăng từ phía TQ, tàu của ông Hùng kéo ga bỏ chạy và va vào đá khiến tàu bị chìm. Tấn công, cướp hải sản Hai cha con ông Hùng và ba bạn biển bu bám trước mũi tàu suốt bốn giờ đồng hồ chờ tàu bạn ở cùng địa phương đến ứng cứu. Rất may cả năm ngư dân được cứu vớt kịp thời. Chứng kiến ngư dân VN chới với trên biển, tàu TQ không có động thái cứu hộ nào. "Họ chỉ đứng đó chờ đến khi tàu của anh Trịnh Văn Hiền (trú cùng địa chỉ) đến cứu vớt. Sau khi chúng tôi lên tàu, một tàu khác cũng của TQ chạy tới xua đuổi chúng tôi nhiều giờ nữa" - ông Hùng kể. 12 ngày sau trận rượt đuổi ấy, năm ngư dân được trở về với vợ con, còn chiếc tàu cùng tài sản hơn 3 tỉ đồng nằm lại giữa biển. Tài sản hai vợ chồng vay mượn, tích góp bao nhiêu năm mất sạch. Trưa 2-6, 10 ngư dân đang nghỉ trưa trên tàu cá QNa 91441 TS do ngư dân Trần Văn Nhân (ngụ xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) làm thuyền trưởng, đang neo đậu tại vùng biển thuộc đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa. Một tàu treo cờ TQ thả bo bo cùng một nhóm người áp sát tàu cá này của ngư dân VN. Họ dùng roi điện khống chế và cướp hơn 2 tấn mực khô. "Chúng yêu cầu mở hết hầm kiểm tra và cẩu mực đưa lên bo bo chở về tàu của chúng. Chúng còn tuyên bố: "Lần này chứ lần sau thì cắt lưới, lấy hết đồ chở về TQ nộp phạt"" - anh Nhân nhớ lại.
Liều lĩnh đâm húc rồi bỏ mặc Đến bây giờ, những người trong cuộc và ngư dân VN ắt hẳn chưa thể nào quên sự kiện tàu cá ĐNa 90152 TS của bà Huỳnh Thị Như Hoa (ngụ quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cùng 10 ngư dân bị một tàu thép khổng lồ của TQ rượt đuổi, đâm chìm vào tháng 5-2014. Nơi xảy ra vụ việc cách giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) của TQ, hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của VN năm 2014. Cảnh tượng khủng khiếp đó, đến giờ ông Lê Văn Chiến (ngư dân phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) có nhắm mắt cũng còn ám ảnh. Cầm lái con tàu lưới vây 500 CV cách ĐNa 90152 TS không xa, ông Chiến nhớ như in thời điểm hàng chục tàu vỏ thép gắn cờ TQ vây ráp, xua đuổi các tàu cá VN ra xa khỏi giàn khoan HD981. "Lúc đó có tàu ĐNa 90152 TS cùng một tàu khác của ta bị đuổi chạy song song. Bất ngờ một tàu thép TQ tăng tốc, tách hai tàu của ta ra rồi đâm thẳng vào đuôi tàu ĐNa 90152 TS khiến nó quay ngang 90 độ. Từ xa nhưng tiếng la hét của anh em trên ĐNa 90152 TS nghe rõ lắm. Thế mà nó (tàu TQ - PV) không tha, nó đâm thêm cú nữa vào mạn trái tàu này cho chìm luôn, anh em trên đó nhảy hết xuống biển" - ông Chiến kể với chúng tôi. Vượt qua nỗi bàng hoàng và tự nhủ phải cứu các đồng đội, ông Chiến bẻ lái và hô hào cùng tám tàu cá khác của VN tiến lại tạo thành vòng ngoài vây lấy ĐNa 90152 TS. Ở vòng trong, các tàu cá lần lượt thả thúng chai, phao cứu nạn để những người dưới nước bám vào, trèo lên. Một tàu cá ném dây thừng xuống để buộc vào ĐNa 90152 TS nhằm hỗ trợ lai dắt tàu. Lúc này ĐNa 90152 TS còn mỗi mũi tàu nhô lên khỏi mặt nước khoảng 1 m. Hàng chục tàu TQ tiếp tục bủa vây nhưng đội tàu do ông Chiến chỉ huy xé vòng vây, hướng thẳng đất liền. Tàu Trung Quốc ngụy trang, ăn vạ Ông Đặng Văn Nhân, người cầm lái tàu ĐNa 90152 TS, cho hay tàu TQ thường ngụy trang là tàu cá. Các tàu này có thân thép và cắm cờ TQ. "Khi bị đâm, chúng tôi chỉ nhìn thấy một người trên tàu TQ. Ông ta ném một chai thủy tinh vào tàu chúng tôi. Cạnh ông ta không có ai khác" - ông Nhân kể. Theo ngư dân Nguyễn Tấn Thành (39 tuổi, Quảng Ngãi), tàu cá của TQ hầu hết là những con tàu sắt to lớn gấp 3-4 lần tàu cá VN và ít khi thấy các tàu này đánh bắt thật sự. "Biển của mình thì mình làm. Mình đâu có xâm phạm lãnh hải phía TQ đâu, sao phải chùn bước trước sự uy hiếp của tàu TQ!" - anh Nhân nói chắc nịch. Vạch mặt kiểu "ăn vạ" của các tàu TQ, ngư dân Lê Văn Chiến (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) bức xúc nói: "Các tàu TQ có sẵn kịch bản để có thể từ "bị cáo" thành "bị hại". Bình thường, các tàu TQ bằng công suất lớn hơn sẽ truy đuổi tàu của ta. Chạy được một đoạn, nó sẽ lựa thế vượt lên, tạt đầu rồi bất ngờ giảm tốc độ để tàu mình thắng không kịp là tự đâm vào tàu nó. Mình tàu gỗ nên hư hỏng nặng hơn hết. Rồi nó lu loa lên là tàu mình đâm tàu nó. Vì vậy, mỗi khi tàu TQ truy đuổi thì tàu VN nên chạy vòng tròn để tránh bị tạt đầu. Bởi tàu gỗ VN nhỏ hơn thì vòng cua cũng nhỏ hơn, khi bẻ lái sẽ nhanh hơn tàu sắt TQ".
TẤN VIỆT - THANH NHẬT https://plo.vn/thoi-su/tau-trung-quoc-nguy-trang-lieu-linh-o-bien-dong-849982.html | |||||||||||||
Vậy mới là Công an Nhân dân chớ ? Posted: 05 Aug 2019 11:20 PM PDT Thiện Tùng 06/08/2019 Tuy chưa nhiều, nhưng đây đó cũng có những bông hoa xuất hiện trên nền cỏ dại. Cảnh sát giúp dân
Trên trang Facebook của mình, anh Nguyễn văn Long kể: Chiều ngày 18/08/2016, cơn bảo vừa qua, trong dòng người vội vã tìm chỗ trú mưa, một chàng thanh niên đi xe đạp đột nhiên ngất xỉu, té nằm im trên đường. Thấy vậy, một người nào đó báo với Cảnh sát. Cảnh sát Mình (người trong ảnh) và vài Cảnh sát vội chạy đến khiêng anh ta vào nhà bên. Tưởng chết, mình sợ quá. Cảnh sát gọi cấp cứu, nhưng một lúc thì anh ta tĩnh dậy. Hỏi ra mới biết, anh thanh niên này tên Tôn, sinh năm 1987, nhà ở Trung Trâu, Đan Phượng (Hà Nội). Vì nhà nghèo nên dù bị bịnh (ốm), Tôn phải cố gắng đi làm kiếm tiền để mua thức ăn về cho cha mẹ. Thấy tình trạng của anh Tôn như vậy, 2 chiến sĩ Cảnh sát thuộc đội số 6 mua cho anh Tôn ổ bánh mì, tặng cho anh một chiếc áo mới và thậm chí còn giúp anh mặc áo". "Phản chiến" Hôm 03/8/2019, SBTN đưa tìn từ Saigon, trang Nguyễn Xuân Diện đăng lại hôm chủ nhựt 4/8/2019: Trên trang facebook mang tên Minh Thi Trần, một dân oan vườn rau Lộc Hưng, thuộc phường 6, quận Tân Bình, Sài Gòn cho biết, vào ngày 2/8/2019, chính quyền quận Tân Bình đã huy động một lực lượng hơn 300 quân với đủ thành phần đến đàn áp, phá căn lều tạm dựng để tổ chức đám tang chị Teresa Trần Thị Lý Hoa, vợ của dân oan Cao Hà Chánh. Trong khi hai bên xô đẩy, chửi bới nhau hổn loạn, một người đàn ông trong nhóm chỉ huy ra lịnh cho một thanh niên mặc đồng phục vào góp sức giải tán đám tang. Người thanh niên nầy chống lịnh, nói trước dân oan: "Tôi được nhà cầm quyền trả mức lương 5 triệu đồng tháng, nhưng bản thân thấy người dân chịu bất công, chửi lại nhà cầm quyền là đúng". Người thanh niên nầy cỡi đồng phục, tuyên bố bỏ việc, ra đi. Người chỉ huy ngạc nhiên nhưng không nói gì và cũng bỏ ra đi. Một lúc sau, người chỉ huy nầy chạy xe gắn máy quay lại xin lỗi dân Vườn rau Lộc Hưng (1) và tuyên bố bỏ việc. Đọc qua 2 sự kiện trên, hàng lô câu ca dao tục ngữ quen thuộc lại tái hiện trong tôi: "Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ" / "Thố tử hồ bi" / "Chị ngã em nâng" / "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" / "Lá lành đùm lá rách ..v.v… Thương quá đi thôi – thương những người dân bị hại và thương cả những em Công an còn có lòng nhân - Công an Nhân dân phải vậy chớ? Cũng như Quân đội, đã mang tên "Công an Nhân dân" sao lại buông ra câu "Công an chỉ biết còn Đảng còn mình". Sao không chịu thấy nguồn cội: Công an từ nhân dân mà ra, được nhân dân góp thuế nuôi dưỡng. Đảng chỉ làm trung gian, dùng tiền thuế do dân đóng góp phát cho Công an. Chình vì Công an không nhận ra danh phận của mình mới bị nhân dân không thừa nhận, xem như những đứa con hoang , mới đau lòng nói ra câu cay đắng: "Công an đã vì Đảng quên Dân, vì thân phục vụ". Đừng tưởng mình dựa vào thế lực cầm quyền rồi an toàn trên xa lộ. Không đâu, hại người thì người sẽ tìm mọi cách hại lại, giỏi lắm giữ được bản thân chớ làm sao bảo vệ được cả gia đình, thân tộc?. Thực tế cho thấy, nhiều tướng tá công an ở ác, khi "về vườn", ngoài không dám chường mặt trước dân làng, luôn phải cảnh giác trong ăn uống - sợ bị người ta thuốc; luôn phải cảnh giác khi đi lại - sợ ngưới ta sát hại trả thù, tối ngày rút trong nhà như con chuột chũi chớ sướng ích gì?! Thấy gì, nghĩ sao, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, trước áp lực biểu tình chống tham nhũng của dân, ông ta bỏ của chạy lấy người sang Nga, để lại phía sau dàn cảnh sát ruột. Không còn con đường nào khác, như rắn mất đầu, dàn Cảnh sát nầy chỉ còn cách quỳ gối xin lỗi nhân dân Ukraine.
"Xe trước gãy xe sau phải tránh" – "Ăn để sống chớ không phải sống để mà ăn" – những lời tiền nhân khuyên răn nầy có giá trị muôn thuở? -/- Chú thích: (1) Vười rau Lộc Hưng bị nhà cầm quyền giải tỏa , san bằng hồi năm 2018. | |||||||||||||
Ngư dân cần cờ hay hỗ trợ đóng tàu để ra khơi? Posted: 05 Aug 2019 12:31 AM PDT RFA 2019-08-02 Trong những tuần qua, khi căng thẳng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc đang gia tăng vì Bắc Kinh điều hàng chục tàu Hải cảnh cùng dân binh vào vùng nước Việt Nam, ngư dân ở nhiều nơi đã nhận được những lá cờ tổ quốc biểu chưng, khuyến khích họ bám biển. Báo Người Lao Động trích lời một ngư dân được tặng cờ ở Quảng Ngãi nói rằng "Với những ngư dân như tôi, trao cờ Tổ quốc là trao cho chúng tôi niềm tin, tiếp thêm sức mạnh để mỗi tàu cá cắm cờ đỏ sao vàng trở thành cột mốc sống giữ biển trời quê hương.." Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" được báo Người Lao Động khởi xướng từ tháng 6. Tính đến nay, chương trình đã trao hơn 12.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Quảng Ngãi. Đây cũng là những nơi có nhiều ngư dân đi đánh bắt xa bờ và trở thành nạn nhân của những vụ đâm tàu, bắt bớ, đánh đập bởi tàu của các nước khác. Bộ Ngoại giao Malaysia mới đây cho biết từ năm 2006 đến nay, nước này đã bắt giữ 748 tàu cá Việt Nam với hơn 7000 ngư dân bị cho là đánh bắt cá trái phép trong vùng nước của Malaysia. Indonesia gần đây cũng đánh chìm 38 tàu cá Việt Nam với cáo buộc các tàu này đã xâm phạm vùng nước của Indonesia. Một số ngư dân bị Indonesia bắt giữ cho Đài Á Châu Tự Do biết họ đã đi đánh bắt ở tọa độ được Biên phòng Việt Nam xác nhận là trong vùng biển Việt Nam. Cơ quan chức năng không công bố cụ thể có bao nhiêu tàu cá Việt Nam đã bị Trung Quốc đâm, bắt giữ trong những năm qua ở khu vực Biển Đông nhưng những thông tin về các vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam hoặc cướp tàu cá Việt Nam thường xuyên xuất hiện trên mặt báo. Mới đây, vào tháng 3, một tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ở khu vực Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước. Hội Nghề cá Việt Nam hôm 29/7 cũng ra thông cáo phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt của ngư dân Việt Nam. Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông nhận xét việc trao cờ mà chính phủ làm chỉ mang tính biểu dương đối với ngư dân: "Trên một quốc gia ở vùng biển nó khác với vùng đất liền, vì vùng đất liền có thể cắm mốc được, có thể xây tường rào được biên giới lãnh thổ của mình nhưng ở trên biển thì không làm được việc đó. Do đó người ta ví rằng những ngư dân xuất hiện trên ngư trường khu vực biển đó chính là những cột mốc sống để khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Tôi cho rằng hành động đó giống như là biểu dương và sự quan tâm của chính phủ đối với ngư dân thôi chứ không phải vì chính sách mà ngư dân bám biển." Chủ tịch hội nghề cá Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng xác nhận điều này chỉ mang tính chất khuyến khích tinh thần cho ngư dân, còn cờ thì không thể tồn tại lâu với ngư dân đi biển dài ngày. "Đi một tháng về là mất lá cờ rồi, treo trên tàu nó phất phới một thời gian là rách nên mau hư nên mới có cuộc vận động đó, chúng ta cũng là những người vận động quyên góp để hỗ trợ cho bà con. Đó cũng chỉ là điểm để tăng thêm tinh thần thôi chứ thật ra tàu Việt Nam đi cũng là khẳng định chủ quyền mà không có tàu ở đó cũng khẳng định chủ quyền chứ không hẳn là phải có lá cờ thì mới khẳng định chủ quyền." Kỹ sư tàu Đỗ Thái Bình, thành viên Hội Khoa Học Biển thành phố Hồ Chí Minh, cũng là một trong những người chủ trương "Nhịp Cầu Hoàng Sa", cho rằng việc kêu gọi trong thời điểm ngư dân gặp nhiều khó khăn như hiện này là điều không nên. "Bởi vì ngọn cờ cấm ở đâu thì lãnh thổ đất đai tổ quốc ở đó, cắm trên tàu thì tàu cũng là một phần của đất nước Việt Nam nhưng cái đó nó nặng về tinh thần nhiều hơn, muốn chống được thì không phải chỉ có tinh thần mà người ngư dân gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, hiện nay về vấn đề các ngư trường, tàu thuyền vẫn còn gặp khó mà giờ họ còn nhiệm vụ bảo vệ đất nước nữa thì nó cũng khá là gay go." Ai giúp ngư dân bám biển, giữ chủ quyền? Theo những ngư dân đã từng bị tàu Trung Quốc đâm va hoặc bị phía Indonesia hay Malaysia bắt giữ, những thiệt hại của mỗi lần như vậy được tính đến hàng tỷ đồng, bao gồm tiền tàu, thiết bị và và hải sản đánh bắt được. Một ngư dân không muốn nêu tên tại khu vực huyện Ngọc Hiển, Cà Mau từng đi biển và bị phía Malaysia bắt cho biết: "Mỗi lần đi như vậy nếu chuộc về thì khoảng chừng 1 tỷ cho 1 chiếc ghe lớn và mỗi người là khoảng từ 100 – 200 triệu tiền chuộc về. Nhiều khi bỏ ghe luôn không cho chuộc ghe mà chỉ cho chuộc người về thôi. Bỏ lại hết tất cả chỉ được người về thôi. Khi bị bắt là phải ở khoảng tầm từ 1 tháng đến 3 tháng mới cho chuộc về chứ không phải cứ bắt vô chuộc là cho về liền đâu." Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch hội nghề cá Việt Nam khẳng định với RFA hôm 1/8/2019 rằng, có nhiều quỹ hỗ trợ giúp ngư dân trong những vụ như vậy. Ví dụ như ngư dân tự nguyện đóng góp với nhau, Quỹ nhân đạo nghề cá hay Quỹ Tấm lưới nghĩa tình. "Nếu trong những trường hợp bị tàu đâm va thì nó cũng là dạng tai nạn nhưng chủ yếu là chính xác phát hiện được tàu nào gây tai nạn hay chuyện cướp bóc tàu bè… thì tất cả những cái đó chúng tôi cũng lên tiếng để bảo vệ cho bà con. Trong quá trình làm bị thiệt hại thì các quỹ tự nguyện của nhân dân và trong đó chính phủ cũng có hỗ trợ nhất định và đặc biệt tùy theo từng địa phương, tùy theo tàu nhỏ tàu to, thiệt hại ít hay nhiều và nếu có xảy ra tính mạng con người thì đều có hỗ trợ cả. Đó là chính sách nhân đạo nói chung." Tuy nhiên, Một ngư dân ở Cà Mau giấu tên cho biết trên thực tế điều này không xảy ra: "Không có hỗ trợ gì đâu, tự mình làm tự mình chịu thôi chứ không ai dính líu ai hết." Một thuyền trưởng giấu tên tại khu vực Bà Rịa Vũng Tàu, người đã từng bị mất tàu khi đánh bắt ngoài khơi ở vùng biển đang tranh chấp với Indonesia, cho biết: "Hiện nay không có hỗ trợ gì cả, nói chung là vậy mà đôi khi họ còn hù ngư dân nữa. Họ nói là không có đất nước nào xâm chiếm hải phận của mình cả, chỉ là ngư dân qua đó đánh bắt nên họ dính về đây họ bắt tận nơi thôi. Họ nói ít trường hợp nào bị xâm lấn vào vùng biển của mình mà bắt vậy lắm, khi người dân khai báo thì họ không lắng nghe. Ngoại trừ có bằng chứng xác thực thì họ nghe và khuyên thôi cái đó cũng là cái xui rủi thì người dân cố gắng cam chịu làm kinh tế lại chứ không có hỗ trợ nào cả." Ngoài ra, vị thuyền trưởng còn cho biết thêm, hiện nay nhiều ngư dân thất vọng vì đã làm theo yêu cầu bám biển, nhưng họ vẫn cảm thấy không được bảo vệ: "Mấy anh nói tụi tôi vi phạm thì hiện nay chúng tôi làm theo các anh và minh chứng chúng tôi không có vi phạm nhưng nếu chúng tôi bị bắt trên vùng biển Việt Nam thì ai sẽ bồi thường cho chúng tôi, thì Chi cục không dám trả lời chỉ cười trừ thôi. Có đưa đơn bao nhiêu chỗ cũng không ai hỗ trợ mình cả dù mình đúng, nên nhiều người thất vọng vô cùng. Người dân hiện nay đang tìm cách để mà đoàn kết, thông tin ngư trường thì người dân tự liên lạc với nhau tự bảo vệ nhau là chính." Kỹ sư tàu Đỗ Thái Bình cho chúng tôi biết, không có một chính sách nào riêng cho việc đền bù thiệt hại mà chính quyền Việt Nam chỉ trông chờ vào việc ngư dân mua bảo hiểm tàu cá mà thôi. Tuy nhiên. "Đưa một cơ chế thị trường tức là vận động ngư dân là phải mua bảo hiểm nhưng thời gian vừa qua số lượng mua bảo hiểm rất ít và đền bù cũng rất kém, không phải đền bù cho những tai nạn do Trung Quốc phá rối mà ngay cả tai nạn do thiên tai, va chạm cũng kém nên ngư dân gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn kêu gọi ngư dân làm hàng rào chiến đấu trên biển." Tàu vỏ thép hay tàu gỗ Việt Nam vào năm 2014, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 67 về việc giúp ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay để đóng mới tàu vỏ thép với công suất lớn, nâng cấp tàu phục vụ khai thác để ra khơi ra, bám biển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào tháng 5/2017 xác nhận cả nước có gần 300 tàu cá vỏ thép theo nghị định 67, tuy nhiên, sau khi đưa vào sản xuất nhiều vấn đề xảy ra như việc tàu sắt thép bị hoen rỉ, sơn kém chất lượng, động cơ sai công suất, làm giả hồ sơ và nhiều vấn đề khác khiến tàu phải nằm bờ sửa chửa nhiều tháng trời, ngư dân không thể ra khơi và tính mạng ngư dân bị đe dọa. Một số vụ việc bị cơ quan công an điều tra phát hiện như vụ việc gây bức xúc dư luận là công ty Hoàng Gia Phát và công ty Nam Triệu (thuộc Bộ Công an), công ty Đại Nguyên Dương đã làm giả hồ sơ cung cấp sai công suất động cơ, sản xuất chất lượng kém hiệu quả, hư hỏng. Ngư dân tại Vũng Tàu xác nhận điều này với chúng tôi rằng, việc đóng tàu sắt thép phải theo quy trình của bên đối tác yêu cầu chứ ngư dân không có quyền tham gia nên nhiều khi chất lượng không được đảm bảo. Vì vậy nhiều ngư dân lại quay về tự đóng tàu vỏ gỗ: "Hiện nay ngư dân của mình để bỏ tiền ra làm một tàu gỗ để đi đánh bắt thì nó lợi hơn rất nhiều vì tàu sắt mười mấy tỷ lận, còn tàu gỗ mức hạn mục dài và lớn như vậy thì mức vẫn thấp hơn, đóng theo ngư dân thì họ mua máy móc hợp lý hơn vì họ tiết kiệm mà." Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc từ nhiều năm qua đã thực hiện chính sách hỗ trợ đóng tàu vỏ sắt chắc chắn cho ngư dân đi đánh bắt xa bờ. Không những thế, Trung Quốc còn sử dụng tàu ngư dân vỏ sắt như lực lượng dân quân biển để bảo vệ chủ quyền. Các tàu này sẵn sàng đâm va vào các tàu cá bằng gỗ của ngư dân các nước khác bao gồm cả tàu cá Việt Nam. Nói về những khó khăn khi gặp tàu Trung Quốc, một ngư dân không muốn nêu tên ở Quảng Nam cho biết: "Cá thì hiện nay vẫn như mọi khi thôi nhưng tụi nó đạp quá, xua đuổi quá, hồi xưa tàu bè Trung Quốc chưa phát triển nó đã đi 10 chiếc rồi giờ kinh tế nó lên nó đi 20-30 chiếc thì cứ tính số lượng nó lên đông rồi nó đợp tàu mình miết thì mình làm sao làm gì được." Biết là khó khăn nhưng ông nói các ngư dân như ông không còn cách nào khác vẫn phải bám biển, dù vùng ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa của họ đang bị Trung Quốc chiếm. "Mình đi miết đó thôi giờ không đi thì biết làm gì đâu chỉ biết đi biển mà. Trung Quốc thì nó chiếm đóng tại vùng biển Hoàng Sa nó độc quyền nên mình ra là nó phá" https://www.facebook.com/nguyenhuuvinh.basam/posts/132844594631111 | |||||||||||||
TÌNH HÌNH BÃI TƯ CHÍNH RẤT NÓNG TÌNH HÌNH HONGKONG và NỘI BỘ TRUNG CỘNG DIỄN BIẾN MỚI Posted: 05 Aug 2019 12:30 AM PDT Nguyễn Văn Phước Trung Quốc lần này không hề hù doạ Việt Nam mà đang thực sự cố tình gây chiến ! Chỉ cần có xung đột là khai hoả tấn công ngay và chiến tranh !! Trung Quốc bất ngờ gia tăng đột biến lượng tàu chiến bao vây và xâm nhập vùng biển bãi Tư Chính của Việt Nam lên gần 100 tàu. Rạng sáng nay GS Carlyle Alan Thayer quốc tịch Mỹ - Úc đã công bố trên Twitter số tàu của Trung Quốc bao vây Tư Chính tăng từ 35 tàu lên 80 tàu và vừa công bố cách đây 30 phút Trung Quốc đang quyết tâm triển khai cấp tốc thiết lập căn cứ quân sự Hải quân lớn tại Cambodia, ngay sát Việt Nam. Các nước Đông Nam Á đang rất lo lắng diễn biến từng giờ, lập sa bàn Biển Đông tường thuật số tàu Trung Quốc đang bao vây bãi Tư Chính của Việt Nam. Biểu tình lớn chống Trung Quốc ngang ngược xâm chiếm lãnh thổ biển đang diễn ra sôi động ở Philippine. Sáng nay nhiều du học sinh và kiều bào ở Nhật đã kéo đến biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo hô vang "Đả đảo tàu Trung Quốc hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam !" bằng tiếng Nhật và tiếng Việt giữa trưa nắng đến khản lạc cả giọng. Ngay tại quê hương Việt Nam 94 triệu dân lại quá im ắng và thật sự bình yên, các quán nhậu vẫn đông đúc ồn ào náo nhiệt từ giữa trưa, các khu ca nhạc, sàn nhảy lớn ở trung tâm vẫn đang hối hả chuẩn bị chu đáo cho một tối Chủ Nhật thật sôi động hứa hẹn nhiều hoan lạc niềm vui. Báo chí vẫn đang quá bận bình phẩm rất sâu về đám cưới gái cao trai thấp đứng lên thùng bia Cường Đô La, về tinh thần Trấn Thành nghĩa hiệp hết lòng bảo vệ Harry Won, rầm rập đưa tin bài Trúc Nhân đạt Top 1 trending Youtube, bất ngờ với Chi Pu lần đầu live, bình luận các kiểu ghen của Huỳnh Lập, tranh cãi Lương Thuỳ Linh đăng quang Miss World Việt Nam 2019, bộ phim bom tấn Fast & Furious vừa trình chiếu ở Việt Nam... ++++++++++++++++ Luật sư Phạm Việt: TIN MỚI Phương Tây "rút" 883 tỷ đô la ra khỏi Trung Quốc sau khi nước này đòi dùng quân đội để trấn áp sinh viên Hồng Kông. Nước Anh - bà mẹ nuôi của Hồng Kông cũng chuẩn bị đưa tàu chiến đến vùng biển giáp Trung Quốc để đề phòng bất trắc. Bộ chính trị (25 thành viên) của Trung Quốc đang họp tại Bắc Đới Hà rất hoang mang! | |||||||||||||
BÃI TƯ CHÍNH ĐANG NÓNG LÊN TỪNG GIỜ Posted: 05 Aug 2019 12:29 AM PDT Chu Vĩnh Hải Giáo sư Carly le Thayer- nhà bình luận chính trị hàng đầu về Việt Nam, vào lúc 4 giờ ngày 4-8 giờ Úc, tức khoảng 7 giờ sáng giờ Việt Nam đã đưa thông tin về bãi Tư Chính trên trang cá nhân của ông. Theo Giáo sư Carlyle A.Thayer: báo cáo mới nhất hiện nay ở khu vực Bãi Tư Chính thì số lượng tàu Hải cảnh của Trung Quốc đạt đỉnh điểm 80 chiếc. Tin của vị giáo sư khả kính này không cho biết số lượng tàu chấp pháp của Việt Nam tại bãi Tư Chính. Trong khi đó, phía Việt Nam không hề đưa ra thông tin chi tiết về Tư Chính. Bãi Tư Chính là khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thuộc thềm lục địa Việt Nam, không phải là vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp. Tôi cho rằng, việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trong khoảng thời gian dài là một hành vi xâm lược. Khi Trung Quốc quấy nhiễu việc khai thác dầu khí của Malaysia ở biển Đông, tập trận và bắn tên lửa ở biển Đông, ngay lập tức Malaysia đã tiến hành tập trận và bắn tên lửa ở biển Đông để đáp trả. Trung Quốc im lặng và dừng ngay việc quấy nhiễu. Khi Trung Quốc tập trận rầm rộ gần Đài Loan cách đây khoảng 10 ngày, ngay lập tức Đài Loan đã tiến hành tập trận lớn để đáp trả, và đã bắn đi 117 quả tên lửa. Tại sao lại là 117 quả mà không phải là ít hơn hoặc nhiều hơn? 117 là số hiệu tàu hải quân Trung Quốc mà Tập Cận Bình ở đó để theo dõi cuộc tập trận. Đài Loan dù nhỏ bé về diện tích lãnh thổ nhưng quá lớn lao về tầm vóc chống Trung Quốc man rợ. Nếu Việt Nam không có thông điệp cứng rắn trước hành vi xâm lược của Trung Quốc ở bãi Tư Chính, Việt Nam sẽ phải đón nhận nhiều cay đắng. | |||||||||||||
Bác bỏ luận điệu Trung Quốc khuyên Việt Nam ‘Lãng tử hồi đầu’ Posted: 05 Aug 2019 12:29 AM PDT Tác giả: Hồ Anh Hải Vào ngày 02/05/2014, Trung Quốc (TQ) đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và tiến hành khoan thăm dò dầu khí một cách phi pháp. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ tố cáo hành động này của Trung Quốc. Hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng đã gây ra sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Đến ngày 16/07, Trung Quốc rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, sớm 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Sự kiện này để lại cho chúng ta những bài học hữu ích đến nay vẫn cần ôn lại. Mặc dù trắng trợn vi phạm chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng Việt Nam mới là kẻ quấy rối họ thực thi chủ quyền. Ngày 19/06/2014, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Nhà nước Trung Quốc đăng bài "Trung Quốc khuyên Việt Nam: Kẻ hư hỏng nên tỉnh ngộ trở về" (TQ phụng khuyên Việt Nam "Lãng tử hồi đầu").[1]Tác giả bài báo lời lẽ xách mé này là bà Tô Hiểu Huy (苏晓晖 Su Xiao Hui), Phó Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Chiến lược quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế của Trung Quốc. Xin đọc một số câu trong bài báo này (chúng tôi in đậm những chỗ cần chú ý): Trong tình hình Việt Nam mạnh mẽ quấy nhiễu công việc bình thường của công ty TQ tại quần đảo Tây Sa [Việt Nam gọi là Hoàng Sa], gây nên tình thế căng thẳng liên tục nâng cấp, Ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì đã đến Việt Nam hội đàm với Trưởng đoàn Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương TQ-VN. Trong hội đàm, hai bên đều tỏ ý coi trọng mối quan hệ song phương và ý muốn quản lý kiểm soát tình hình trên biển; tình thế căng thẳng suýt bùng nổ đã dần dần được hòa hoãn… Chuyến đi của Dương Khiết Trì cho thấy "TQ một lần nữa tạo cơ hội cho Việt Nam ghìm ngựa trước vực thẳm. Trước đó TQ đã nhiều lần nghiêm chỉnh tuyên bố quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của TQ, không tồn tại bất cứ tranh chấp nào, và yêu cầu Việt Nam ngừng quấy rối tác nghiệp [thăm dò dầu khí, xây đắp đảo…] của phía TQ… Trong hội đàm, Dương Khiết Trì một lần nữa nói rõ giới hạn cuối cùng đối với Việt Nam, TQ mong muốn Việt Nam từ bỏ dã tâm không thiết thực, ngừng tạo ra các tranh chấp mới, quản lý được bất đồng, tránh gây thiệt hại lớn hơn cho mối quan hệ song phương. TQ bỏ ra rất nhiều công sức khuyên Việt Nam "Lãng tử Hồi đầu", nhưng Việt Nam có thể đi cùng TQ hay không thì vẫn là vấn đề chưa biết…" Câu cuối cùng viết mập mờ, không rõ đây là lời Dương Khiết Trì hay lời Tô Hiểu Huy; nhưng đã đăng trên "Nhân dân Nhật báo" thì chắc chắn là quan điểm của Nhà nước TQ. Chữ Hán "Lãng tử" là đứa con/em hư hỏng, bỏ nhà đi lêu lổng. "Lãng tử hồi đầu" là đứa con/em hư hỏng [đã đến lúc] ăn năn hối lỗi, cải tà quy chính, trở về với gia đình. Trước thái độ nước lớn kẻ cả nói trên của TQ, chúng ta cần trả lời: Việt Nam đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ nước mình là hoàn toàn chính đáng, không có gì phải ăn năn hối cải và chẳng có cái "gia đình" nào ở TQ để chúng ta "trở về" cả. Tại TQ lâu nay vẫn lưu hành một quan điểm lịch sử cho rằng Việt Nam vốn là đất của TQ, về sau lợi dụng cơ hội nội bộ TQ loạn lạc mà tách ra thành một quốc gia riêng; dân tộc Việt Nam vốn là một trong các tộc người bị tộc Hoa Hạ (từ triều Hán trở đi gọi là tộc Hán) ở Trung nguyên gọi vơ đũa cả nắm là "Bách Việt", như Mân Việt, Ngô Việt, Lạc Việt…; trong khi các tộc này đều phục tùng sự "chinh phục" [thực ra là xâm lược và cai trị, cướp bóc, đồng hóa] của tộc Hoa Hạ thì tộc Việt Nam lại cứng đầu cứng cổ tách ra khỏi "gia đình Bách Việt", độc lập với TQ; nay đã đến lúc Việt Nam – đứa con hư hỏng bỏ nhà ra đi này nên sớm hối cải, trở về với "gia đình" [nói cách khác, trở thành nước chư hầu của TQ]. Không ít dân mạng TQ tuyên truyền quan điểm nói người Việt Nam vốn là người TQ, sống trên đất TQ, có vương triều đầu tiên là triều Triệu Đà nước Nam Việt, hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân của nước này chính là miền bắc Việt Nam; về sau Việt Nam giành độc lập, tách ra thành một quốc gia nhưng vẫn triều cống TQ, nhận làm một "phiên quốc" [nước phên giậu] của TQ, cho tới khi bị Pháp chiếm (1884). Sử chính thống Việt Nam không coi nhà Triệu là vương triều của mình, chứng tỏ họ không còn coi TQ là "tôn chủ quốc" [chính quốc, nước mẹ] của mình, như thế là vong ân phụ nghĩa…. Các quan điểm kể trên hoàn toàn trái với sự thật lịch sử, cần dứt khoát bác bỏ. Dưới đây xin trình bày quan điểm của chúng tôi về các vấn đề đó. 1- Lãnh thổ Việt Nam không phải là đất của Trung Quốc. Sau khi đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước nhà, năm 1428 Lê Lợi ra "Bình Ngô Đại cáo" tuyên bố: "Như nước Đại Việt ta thủa trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác…" Đúng là "bờ cõi đã chia": Mảnh đất chữ S này trước đời Tần là một vùng đất riêng biệt, người phương bắc chưa hề đặt chân tới. Thiên nhiên rào chắn mảnh đất này cả bốn phía: phía tây có dãy Trường Sơn ngăn cách; phía đông và nam được biển bọc kín, phía bắc có dãy Thập vạn đại sơn hiểm trở. Việt Nam cách rất xa vùng Trung nguyên TQ – nơi sinh ra tộc Hoa Hạ và từ đời Tần xuất hiện đế chế Trung Hoa cùng chủ nghĩa Đại Hán. Chỉ sau khi bị nhà Tần chiếm (214 TCN), nước ta bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc và từ đó mới bắt đầu tiếp xúc với nền văn minh Trung Hoa. Đất nước này dù bị TQ cai trị hơn 1000 năm và về sau bị Pháp cai trị 80 năm nhưng vẫn là đất của dân tộc Việt Nam. Nếu nói lãnh thổ nào từng bị TQ chiếm đóng đều là lãnh thổ TQ thì cả châu Âu và TQ đều là lãnh thổ của Mông Cổ chăng? Quá trình bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán khởi đầu bằng việc Tần Thủy Hoàng "chinh phục, thống nhất 6 nước", thực chất là xâm chiếm lãnh thổ 6 nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề trong các năm 230-221 TCN nhằm biến nước Tần thành một đế quốc lớn mạnh. Quân Tần giết người như giết ngóe, dã man tới mức dù nước Hàn đã đầu hàng nhưng chúng vẫn "Ngũ mã phanh thây" vua nước Hàn và xử chém hàng trăm nghìn tù binh nước Triệu; dân thường bị giết nhiều vô kể. Thủ đoạn tàn ác này khiến các nước xung quanh sợ hãi, nhanh chóng đầu hàng khi bị quân nhà Tần xâm chiếm. Năm 219 TCN, nhà Tần cho 50 vạn quân đánh xuống phía nam Trường Giang, quê hương của các bộ lạc "Bách Việt", trong đó có vùng Lĩnh Nam ở phía nam dãy Ngũ Lĩnh. Cuộc chiến này ác liệt hơn cuộc chiến chiếm 6 nước trước đó, nhất là khi gặp sự chống cự của người Lạc Việt ở Quảng Tây. Đến năm 214 TCN nhà Tần mới chiếm được Lĩnh Nam sau khi mất hơn 10 vạn lính. Từ con số này có thể suy ra bao nhiêu vạn dân Bách Việt từng chết dưới tay quân Tần. Một số bộ lạc Bách Việt phải di tản, nhờ thế tồn tại và trở thành các dân tộc thiểu số ngày nay ở TQ; ví dụ người Lạc Việt, nay là dân tộc Tráng. Các bộ tộc ở lại dần dần bị tiêu diệt hoặc đồng hóa. Hầu hết các vương triều TQ đều ra sức tăng số dân nước mình bằng chủ trương giết dân ở các vùng chiếm được – chủ yếu giết đàn ông và đưa nhiều người Hán đến định cư. Mấy nghìn năm qua chúng liên tục xâm chiếm các vùng xung quanh và đồng hoá các dân tộc thua trận, biến họ thành người Hán.[2] Kết quả là từ một nước Tần ở hai tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc hơn 2200 năm trước, hiện nay tộc Hán chiếm 92% trong số hơn 1,3 tỉ người sống trên lục địa rộng 9,6 triệu km2 và còn muốn chiếm 90% diện tích biển Đông. Ngày nay người TQ tự hào với công trạng ấy, cho dù tổ tiên họ phải trả giá bằng hàng trăm triệu sinh mạng – điều này cho thấy tư tưởng nước lớn "Đại nhất thống" đã ăn sâu vào đầu óc họ như thế nào. 2- Người Việt Nam không phải là người Trung Quốc và không thuộc cộng đồng Bách Việt Xét về mặt ngôn ngữ, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các dân tộc, thời cổ, tổ tiên ta ở xa cách TQ cho nên tiếng Việt Nam thuộc ngữ hệ Môn-Khmer, khác hẳn tiếng Hán và tiếng của các tộc Bách Việt đều thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Tiếng Việt có những âm và thanh điệu không có trong tiếng Hán, như âm b, đ, v, g, nh, ng, ư,… , thanh điệu nặng và ngã. Tiếng Việt có số lượng âm tiết (syllable) nhiều gấp khoảng 15 lần (ngót 18 nghìn so với hơn 1000 âm tiết);[3] nghĩa là có hơn chục nghìn âm tiết mà tiếng Hán không có, người Hán không phát âm được. Vì thế chữ Hán không thể ghi được tiếng Việt và tiếng Việt không thể nào là một phương ngữ của Hán ngữ. Mặc dù Việt ngữ dùng chữ Hán hai nghìn năm nhưng người TQ không thể nghe hiểu bất kỳ bài văn thơ chữ Hán nào đọc bằng tiếng Việt. Hán ngữ nghèo âm tiết nên chỉ có thể dùng chữ viết loại ghi ý (ví dụ chữ Hán), mà không thể dùng chữ viết loại ghi âm như chữ Quốc ngữ Việt Nam. Các tộc Bách Việt như Mân Việt, Ngô Việt, Vu Việt, Lạc Việt… đều nói một trong các thứ tiếng địa phương (phương ngữ) của Hán ngữ, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, và chữ Hán ghi được các phương ngữ đó. Tháng 11/2016, TQ công bố kết quả công trình "Nghiên cứu Phương quốc Lạc Việt" cấp nhà nước, thực hiện trong 8 năm, do sử gia nổi tiếng TQ Lương Đình Vọng chủ trì, xác định 8 dân tộc thuộc ngữ tộc Tráng-Đồng [Zhuangdong] là Tráng, Đồng, Bố Y, Lê, Thái, Thủy, Mục Lão và Mao Nam có tổ tiên chung là người Lạc Việt; trong đó tộc Tráng (Zhuangzu, chữ Tráng viết là Bouxcuengh) đông nhất, là hậu duệ chính gốc của người Lạc Việt;[4] tiếng nói của họ, tức tiếng Lạc Việt, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, khác với ngữ hệ của tiếng Việt Nam. Thời xưa một số người Tráng di cư đến Việt Nam làm thành dân tộc Tày-Nùng, hiện có 2,7 triệu người. Tiếng Tày-Nùng chính là tiếng Tráng, người Kinh nghe không hiểu. Về ngữ pháp, một khác biệt rất rõ là tiếng Việt đặt tính ngữ sau danh từ, ngược với Hán ngữ, ta gọi là nói ngược. Ví dụ "Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc" trong Hán ngữ phải đặt tính ngữ "Nhân dân Trung Quốc" lên trước "Ngân hàng", thành "Zhongguo Renmin Yinhang". Tráng ngữ cũng viết "Cunghgoz Yinzminz Yinzhangz" theo thứ tự hệt như Hán ngữ. Trong tiếng Việt, trạng ngữ chỉ thời gian có thể đặt trước hoặc sau chủ ngữ nhưng trong tiếng Hán bao giờ cũng phải đặt trước chủ ngữ. Lẽ thường các dân tộc ở gần nhau đều có ngôn ngữ giống nhau. Sự khác biệt ngôn ngữ quá lớn kể trên giữa tiếng Việt với tiếng của các tộc Bách Việt là bằng chứng rõ nhất cho thấy dân tộc ta thời xưa không ở gần cộng đồng các tộc Bách Việt. Dĩ nhiên, sau hơn 10 thế kỷ là quận huyện của TQ và gần 2000 năm dùng chữ Hán, ngôn ngữ Việt chịu ảnh hưởng lớn của Hán ngữ, khoảng 60% từ vựng tiếng Việt có gốc chữ Hán. Xét về thể hình, người Việt Nam thuộc chủng người thấp nhỏ, phụ nữ thanh mảnh, khác với người Bách Việt ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang…Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học nước ta cho thấy hệ gene của người Việt Nam khác rất xa hệ gene của người Hán.[5] Xét về văn hóa, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Hán sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhưng nền văn hóa của dân tộc ta vẫn có nhiều điểm khác. Nổi bật nhất là sự khác biệt về văn hóa chính trị: Người Việt Nam coi độc lập dân tộc là lẽ sống cao nhất; dù bị nước ngoài chiếm đóng cai trị nhưng dân tộc ta xưa nay chưa hề ngừng đấu tranh giành độc lập và chống đồng hóa. Độc lập dân tộc đã trở thành đòi hỏi cao nhất, trên hết; đối với người Việt Nam "Không có gì quý hơn độc lập tự do" (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh). Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt Nam đều coi các vương triều TQ cai trị mình là chính quyền của kẻ địch, và không ngừng chống lại chúng. Quan điểm đó hoàn toàn chính đáng. Triệu Đà người Hán quê Hà Bắc, xa Việt Nam hàng nghìn dặm vô cớ đem quân đánh chiếm nước ta đang sống trong hòa bình, gây ra cảnh chết chóc tàn phá đau thương, rõ ràng là kẻ xâm lược. Triều đình nước Nam Việt của Triệu Đà đóng đô tại Phiên Ngung, toàn bộ quan lại, quân đội là người TQ, quan quân cai trị Việt Nam cũng đều là người TQ; chúng chỉ lo áp bức bóc lột dân ta, sao có thể coi nhà Triệu là vương triều của Việt Nam? Với quan điểm trên, tổ tiên ta, kể cả phụ nữ, đã không ngừng nổi dậy đánh đuổi giặc xâm lược: Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), … Khúc Thừa Dụ (năm 905) và kết thúc bằng chiến thắng giành độc lập của Ngô Quyền (năm 938). Có sử gia TQ nói Mã Viện diệt khởi nghĩa Hai Bà Trưng là "công việc nội bộ" TQ, tương tự việc đàn áp mọi cuộc nổi dậy khác của nông dân TQ, không thể gọi là xâm lược.[6] Thật vô lý. Dân tộc ta đang sống yên lành bỗng dưng bị bọn người phương bắc vô cớ đánh chiếm nước ta rồi sáp nhập làm quận huyện của chúng. Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc chiếm đóng là chính nghĩa. Mã Viện đánh nước ta, rõ ràng là xâm lược. Đặc biệt hơn cả là, dù bị chính quyền cai trị ép phải học và dùng chữ Hán suốt cả nghìn năm nhưng do hiểu rõ nguy cơ để mất tiếng mẹ đẻ thì sẽ để mất nòi giống dân tộc mình nên tổ tiên ta đã tìm mọi cách giữ nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ cùng nền văn hóa tiếng Việt, nhờ thế dân tộc ta không bị Hán hóa. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Thời thuộc Pháp, dân ta cũng đấu tranh thắng lợi đòi thực dân Pháp bãi bỏ chế độ buộc người Việt học tiếng Pháp từ bậc tiểu học; nhờ vậy sau 80 năm Pháp thuộc dân ta vẫn không nói tiếng Pháp như các thuộc địa Pháp khác. Nhưng các tộc Bách Việt như Ngô Việt, Mân Việt…đều khá dễ dàng chấp nhận sự chiếm đóng, cai trị và đồng hóa của nhà Tần. Tộc Lạc Việt có đánh trả và lánh về vùng núi Quảng Tây, nhờ vậy giữ được tiếng nói; nhưng sau đó họ không dám nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược. Ngày nay họ trở thành một dân tộc thiểu số ở TQ, sống trong Khu Tự trị dân tộc Tráng, không được là một quốc gia độc lập như Việt Nam. Ngay cả dân tộc Hán đông người nhất thế giới khi bị ngoại tộc (Mông tộc, Mãn tộc…) xâm lược cũng chịu để cho kẻ địch cai trị hàng trăm năm mà không vùng lên đánh đuổi; giới quan lại người Hán ngoan ngoãn làm tôi tớ cho vua chúa ngoại tộc, giúp chúng áp bức bóc lột đồng bào mình, ép họ phải theo văn hóa ngoại tộc. Thời Mãn Thanh, đàn ông TQ phải để đuôi sam theo kiểu tóc tộc Mãn, các triều thần phải khúm núm tự xưng là "nô tài" trước Hoàng đế người Mãn. Chính quyền TQ với đội ngũ quan lại cơ sở hầu hết là người Hán thời kỳ đầu còn bỏ chữ Hán, dùng chữ Mãn, và từng chặt đầu hàng triệu đàn ông TQ không chịu để đuôi sam. Hán tộc và các tộc Bách Việt đều coi nhà Nguyên và nhà Thanh là vương triều của mình, tuy thực ra đó chỉ là vương triều thực dân; thậm chí coi hoàng đế Thành Cát Tư Hãn của đế quốc Mông Cổ là anh hùng, coi Khang Hy là minh quân của người TQ… Tóm lại, từ những khác biệt nhiều mặt kể trên, có thể khẳng định: Người Việt Nam thời cổ không phải là người di cư từ phương bắc xuống; trước khi nhà Tần xâm lược Việt Nam, dân ta không có quan hệ với các tộc người ở bên kia biên giới phía bắc. Dân tộc ta không phải là thành viên của cộng đồng Bách Việt. Tổ tiên ta chưa bao giờ ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc và trên thực tế đã giành được những thắng lợi vĩ đại, giữ được nguyên vẹn nòi giống và lãnh thổ. Chúng ta kiên quyết giữ vững truyền thống đó, không cho phép bất cứ kẻ nào xâm phạm đất nước này. ——————- [1] 党报:中国再给越南机会奉劝浪子早回头 (2014.6.19 人民日报海外版 ) Báo Đảng: TQ một lần nữa cho VN cơ hội, hết lòng khuyên kẻ hư hỏng VN sớm tỉnh ngộ trở về (Nhân dân nhật báo, bản phát hành ra nước ngoài) [2] Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo, Tia Sáng, 21/06/2019. [3] Lạm bàn về tính ghi ý của chữ Hán (Nhân đọc "Nghiên cứu chữ Hán hiện đại của thế kỷ XX"), Tia Sáng, 26/06/2019. [5] Công bố nghiên cứu lớn nhất về bộ gen của người Việt, Nhân Dân, 16/07/2019. [6] "越南反华情结:教科书写"越南史就是中国侵略史" Tình cảm chống TQ của VN: Sách giáo khoa VN viết "Lịch sử VN là lịch sử TQ xâm lược" | |||||||||||||
Dân Việt biểu tình chống giặc. Posted: 05 Aug 2019 12:28 AM PDT 1. Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trong vùng biển Việt Nam giữa khi Hội nghị Trung Ương Chín. Toàn đảng toàn quân đều lặng câm. Hàng vạn lương dân cùng xuống đường, Hà Tĩnh Vũng Tàu với Bình Dương đốt kho hàng Tàu, dí Khách Trú, quyết liệt phản đối giặc Bắc phương. Cảnh sát công an xã hội đen, sợ giặc, hành động rất thấp hèn, đàn áp chụp mũ "tội phản động, cầm tù quản chế bao dân đen. 2. Quốc Hội chuẩn bị "luật đặc khu", theo lệnh "nhượng địa" đã dự trù, Khắp nước biểu tình quyết phản đối, dù bị trấn áp, bị lao tù. Ngư dân khốn khổ huyện Tuy Phong "đả đảo giặc Tàu" cướp Biển Đông, Lực lựng vũ trang đến bắt bớ. Buộc dân chống trả, đốt văn phòng. "Không được cho thuê dù một ngày". Nhà tan đất mất, bị đọa đày. "Cho thuê dài hạn là bán nước" Dân thề giữ Nước dù đắng cay. 3. Đoàn tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào Bãi Tư Chính khảo sát dầu. Kim Ngân, Văn Thưởng sang Trung Quốc, nghe bàn "địa cục" hay khấu đầu ? Thu Hằng phản đối tàu Trung Quốc không nói tàu "Lạ" kiểu viễn vong. Phú Trọng kêu gọi vì "phẩm giá" "huy động toàn dân" cùng quốc phòng. Nhưng sao Đảng gọi, Dân lặng thinh ? Có phải nhận ra lũ yêu tinh vẫn đang lừa dân vì lợi ích, để Đảng "tự lo" chuyện biểu tình. 4. Tương lai Dân Việt sẽ ra sao ? Khắp nơi hiện diện bọn giặc Tàu, phường phố, đồng bằng, rừng, hải đảo. Cướp ngày theo giặc hại đồng bào. Thủ Thiêm, 2019 Đoàn Thuận | |||||||||||||
Mạng xã hội và … “khẩu nghiệp”(!) Posted: 05 Aug 2019 12:27 AM PDT TRẦN THÚC HOÀNG 1. Dịch vụ mạng xã hội (tiếng Anh: Social Networking Service - SNS) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán... Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Dịch vụ mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các dịch vụ mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay... Có thể nói, mạng xã hội là thành tựu văn hóa và trí tuệ của nhân loại. Mạng xã hội tạo ra một hệ sinh thái trí tuệ và truyền thông tập thể, cộng đồng rất rất ưu việt. Và đó cũng là ước mơ ngàn đời nay của loài người! Thế nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều vấn đề về mặt trái của nó, mà báo chí còn phải tốn rất nhiều giấy mực... 2. Khẩu nghiệp là gì? Theo kinh điển Phật giáo, Khẩu nghiệp là một loại "nghiệp chướng" được phát sinh từ lời nói thốt ra. Người ta nói khẩu nghiệp là một trong 4 nghiệp nặng nhất đời người là bởi, lời nói thốt ra như bát nước hất đi, không thể vãn hồi được, nếu là lời nói bình thường thì không sao, nhưng nếu là một lời nói ác khẩu có thể ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động thâm trí tâm hồn người khác. Vì thế, khẩu nghiệp là một trong những tội nặng nhất mà con người hay mắc phải. Tuy nói khẩu nghiệp là lời từ miệng phát ra, có thể có lời hay ý tốt có thể có lời nói khó nghe, độc ác nhưng khi nói khẩu nghiệp cũng có nghĩa là khẩu ác nghiệp. Khẩu ác nghiệp phân thành 4 loại như sau: *Ngoa ngôn, điêu trác: tạo tin giả, vu vạ... *Vọng ngữ: Nói (viết) láo, hỗn... *Ỷ ngữ: Nói (viết) thêu dệt, dựng chuyện... *Lưỡng thiết: Nói (viết) châm chọc, nói móc, nói xỉa... *Ác khẩu: Nói (viết) chửi rủa, xúc xiểm... 3. Quả báo khẩu nghiệp. Tuy khẩu nghiệp là thứ không nhìn thấy được nhưng lại có thể sát thương, xúc phạm người khác, thậm chí nguy hiểm ảnh hưởng đến uy tín của cả quốc gia dân tộc! Khi người ta tạo "khẩu nghiệp" tức sẽ có "quả báo khẩu nghiệp" ứng lại với mình. Thực ra kinh phật không nói người bị khẩu nghiệp sẽ bị quả báo gì, nhưng phạm vào nghiệp nặng nhất đời người cũng có thể biết rõ người tạo khẩu nghiệp sau này cũng không tránh khỏi trừng phạt, quả báo do mình gây nên. Chết rồi cũng bị đầy đọa dưới địa ngục, nếu kiếp sau thành người cũng gánh chịu quả báo vì thế cần cẩn thận lời nói từ miệng phát ra, cần suy nghĩ trước khi viết hoặc phát ngôn. Có thể lời nói của bạn là thật lòng, đúng sự thật nhưng không biết cách diễn đạt cũng sẽ khiến người ta hiểu nhầm mà suy nghĩ khác. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên tự kiêu tự mãn, ngạo mạn mà cho mình nổi bật, phi thường. Tâm phải tĩnh để suy nghĩ trước sau, tuệ phải minh mẫn thì mới phân tích vấn đề đúng đắn chinh xác, phải biết giới hạn cho lời nói (cây bút, bàn phím hoặc micro trên điện thoại thông minh) của mình để không gây nghiệp ác. Cần cẩn thận lời nói, và viết. Lời nói và chỉ cần một vài dòng chữ đi đến tâm - vì thế sống chết cũng theo lời nói mà đi đến. Có như thế mới không phạm "khẩu nghiệp". LỜi KẾT: Bất kỳ những lời nói và bài viết nào có lợi cho nhân dân, có lợi cho đất nước đó là làm việc lành! Bất kỳ lời nói và bài viết nào có hại cho nhân dân, cho đất nước đó là trái với việc lành! Khen cái đẹp để dẹp cái xấu, đó là làm việc lành! Vạch mặt chỉ tên những kẻ tham nhũng, hống hách, coi thường dân đó là làm việc lành! Đoàn kết ủng hộ, bảo vệ, che chở cho những người làm việc tốt, đó là làm những việc lành! Những lời nói, bài viết, và việc làm có lợi cho quốc gia dân tộc, cho một đất nước Việt Nam hùng cường và đại đoàn kết - đó là làm những việc lành. Đi ngược lại với những điều thiện lành nói trên, đó là việc xấu. Cần phải bài trừ, tẩy chay trên mạng xã hội./. http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/mang-xa-hoi-va-khau-nghiep?fbclid=IwAR0smLpVbfT0COPS24t042puL4CL2zZlzzN3hbv0QFz7DFKNp7TyXhpteEI | |||||||||||||
Posted: 03 Aug 2019 10:00 AM PDT Phạm Minh Vũ Vừa qua, ngày 30- 07 Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Ông Ngô Minh Tiến đến đại sứ quán TQ phát biểu một bài lắm lời và trong đó có câu "vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu là tâm nguyện cho Nhân Dân và quân đội Việt Nam và TQ. Thiết nghĩ định không nói, nhưng khi Ông Tướng Tiến nhắc đến 2 từ Nhân Dân đồng nghĩa là có cả tôi ở trong đó, một Công Dân Việt Nam tôi phải có trách nhiệm thể hiện thái độ của mình. Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử VN có cái gọi là "hợp tác chặt chẽ" giữa quân đội của một nước bị xâm lược với kẻ thù xâm lược như vậy - ngay trong lúc những hành động xâm lấn đang xảy ra làm cả nước phẫn nộ, thay vì có hành động cứng rắn để đáp trả, mà ông đến dự buổi kỷ niệm với tư thế đi bằng 2 đầu gối thế kia thì ông là tướng gì? Chưa kể, tôi là Nhân Dân, tôi phản đối thái độ đó của ông, tôi chưa bao giờ xem TQ là bạn vàng, và càng không muốn vun đắp cái thứ hữu nghị viễn vông ấy. Và tôi khẳng định chắc chắn toàn dân Việt Nam này, trừ những kẻ tay sai cho giặc như ông thì chẳng ai mà muốn "vun đắp bền lâu" với TQ như Ông tướng muốn đâu. Vậy ông phát ngôn ra theo ý nguyện của Nhân dân VN hay của đảng cộng sản TQ? Chắc chắn không phải ý nguyện của Nhân dân VN, vậy ông là tướng đánh thuê cho TQ rồi còn gì nữa? Ngày 18-07 vừa rồi, trong lúc TQ đang xâm lược nước ta. Ông thượng tướng Vịnh nói "Chúng ta một mặt đấu tranh bảo vệ chủ quyền, mặt khác đấu tranh để bảo vệ môi trường hòa bình, và lợi ích chung của Biển Đông với cộng đồng quốc tế. Đây là chủ trương tại các hội nghị quân sự quốc phòng tới đây". Tướng Vịnh đã sai nguyên tắc cơ bản, đó là đã đánh đồng chủ thể xâm lược với chủ thể bị xâm lược, đánh đồng giữa chiến tranh và hòa bình, coi việc chiếm được lãnh thổ với bị mất lãnh thổ có ý nghĩa như nhau. Coi việc chống xâm lược khi giặc vào nhà mình như là việc của cả nhân loại chứ không phải việc nước ta. Thế giới không chống, tôi cũng mặc kệ. Đấy là một thái độ hèn hạ nhu nhược và cực kỳ nguy hiểm của một vị tướng lãnh cầm dưới trướng hàng vạn tinh binh. Nếu làm kẻ cướp làm sai, thì chỉ bị ngồi tù, nhưng thân làm tướng mà sai thì mất cả thành. Rõ ràng, qua sự việc căng thẳng ở Tư Chính, thay vì đứng về Nhân dân để nói tiếng nói cứng rắn và thậm chí đè bẹp ý chí quân xâm lược. Nhưng, các tướng quân đội VN đều phát ngôn mang lợi cho giặc ngoại xâm hơn, điều đó nếu giải thích đơn giản thì các tướng này là tướng đánh thuê cho TQ. Vậy thôi! | |||||||||||||
Posted: 03 Aug 2019 10:00 AM PDT
Nếu anh ngăn cản người bên cạnh nói sự thật, coi như anh tự bịt một phần mắt và một phần tai mình. Nếu anh ngăn cản cả một dân tộc nói sự thật, coi như anh là kẻ bị mù và điếc toàn phần. Một chế độ cũng thế, nếu chỉ tìm mọi cách bịt miệng người dân, lấy con ngáo ộp "Thế lực thù địch" với hình phạt tàn khốc đi kèm để dọa họ, thì chế độ đó tự biến mình thành chiếc ao tù hôi thối của nhân loại về mặt đạo đức và trước sau cũng suy tàn. Chưa có bất cứ ngoại lệ nào, từ thời cổ đại đến hiện tại. Câu chuyện tôi kể dưới đây chỉ đáng là một ví dụ nhỏ. (Tôi xin nói trước: hầu hết thông tin đều lấy từ báo chính thống thời ấy). Khi còn ở đỉnh cao quyền lực, Saddam Hussein có một thói quen rất…Hoàng đế: Mỗi ngày cho gọi một nhà thơ đến, chỉ để đọc cho ông ta nghe những bài thơ…ca ngợi chính ông ta. Với quyền lực vô giới hạn, ông ta muốn gì mà chả được. Một trong những lý do khiến lũ độc tài luôn hãnh diện về quyền lực, chính là vì lúc nào cũng có vô số kẻ khoác áo trí thức chỉ để làm mỗi một việc là nịnh thối chế độ. Nằm ườn trên chiếc ghế lót lông dê Cashmere, Saddam Hussein lim dim mắt tận hưởng sự tâng bốc mình lên tận mây xanh của các loại thi sĩ cung đình. Câu mà Saddam thích nghe nhất là mắt ông được ví với những ngôi sao sáng trên bầu trời. Ông ta là vua của các vua Ả rập. Rằng người dân I-rắc yêu ông ta hơn cha mẹ, ai ai cũng chỉ mong được chết cho ông, như một niềm vinh hạnh tột đỉnh của họ. Không còn một kẽ hở nhỏ cho những lời nói thật lách vào. Trong khi những kẻ dám nói thật thì hầu hết bị giết hoặc ở trong tù. Nghe mãi những lời tụng ca, dù rẻ tiền và một trăm phần trăm dối trá (như bản chất của mọi lời tụng ca, ở đâu cũng thế), rồi cũng thành quen, thành nghiện. Ngày nào không được nghe các thi sĩ "của nhân dân" ca ngợi, không được thấy bọn nô tài quỳ lạy bấm báo, ông ta có thể phát điên. Và thế là, dù không quá ngu si, Saddam Hussein hoàn toàn tưởng rằng những gì ông ta đang nghe là thật! Vì thế, khi quân Mỹ tiến vào I-rắc lần thứ hai, ông ta rất tin là quân đội hùng mạnh, tuyệt đối "Trung với đảng Bath, hiếu với Tổng thống" của ông ta sẽ nghiền nát, chôn sống hàng vạn tên "quỷ Mỹ" trên sa mạc trong vài ngày. Rằng vì ông ta, hàng triệu người I-rắc sẵn sàng làm lá chắn sống hoặc ôm bom cảm tử. Hứng lên, ông ngạo mạn ra lệnh cho các tướng thân cận là phải bắt sống mấy trăm tên "quỷ Mỹ" làm bia cho ông bắn! Chuyện có thêm chi tiết tức cười là cùng thời điểm đó, tại Hà Nội, một phó trưởng ban Tuyên giáo TW (lúc đó còn là Ban TTVH), trong một lần hùng hồn giảng bài cho những cán bộ dự nguồn vốn được coi là hiền tài đất nước, với vẻ mặt đầy hiểu biết của bố hiền tài, bảo: "Các đồng chí cứ chờ mà xem, không dễ mà hạ được Saddam đâu. Ông ấy vừa được 100 % cử tri I-rắc bầu lại làm Tổng thống. Đó là điều mà người Mỹ kiêu ngạo không tính đến. Đừng tưởng ông ta chỉ biết rút lui. Chiến thuật cả đấy! Hàng ngàn chiếc xe tăng hiện đại nhất của Saddam vẫn đang ém mình dưới cát sa mạc với đầy ắp vũ khí và những quân nhân tinh nhuệ nhất, chỉ chờ lính Mỹ lọt vào vòng mai phục là xông lên quét sạch! Nghe nói người Mỹ dự trù một ngàn cái túi đựng xác lính tử trận. Này, nếu họ hỏi tôi, tôi bảo các ông hãy chuẩn bị một trăm ngàn cái mới đủ". Saddam khiến người dân I-rắc không dám mở miệng nói thật, điều đó cũng đồng nghĩa với việc ông ta hoàn toàn mù tịt về chính đất nước mà ông ta làm Hoàng đế, hoàn toàn không biết rằng quân đội rệu rã của ông chỉ chờ để quay ngược súng. Ông phó Ban Tuyên giáo giống Việt thời ấy, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực bẻ cong sự thật, bịt miệng dư luận, thì tự trở thành đui điếc trước thời cuộc. Bởi vì chỉ chưa đầy một tháng sau kể từ khi quân Mỹ tiến vào I-rắc như đi vào chỗ không người, tượng Saddam bị kéo đổ, đầu một nơi, chân tay một nẻo, trong tiếng nguyền rủa và hò reo vang trời dậy đất của người dân Bagdad. Kết cục sau đó thì tôi xin không kể, vì ai ai cũng đã thấy. Liệu "Ngài Tổng thống vĩ đại và nhân từ", khi bị đưa lên giá treo cổ có kịp nhận ra: Thế lực thù địch của ông ta là gần 100% người dân I-rắc? | |||||||||||||
Posted: 03 Aug 2019 10:00 AM PDT Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận tình hình chính trị có biến chuyển thế nào thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước(hy vọng ảo của Nguyễn Phú Trọng!), và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian. Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây. Biển Đông, như góc ngã ba đường, trở thành điểm đụng nhau giữa "hướng phát triển của Việt Nam" và "hướng bành trướng của Trung Quốc", nên xung đột là không thể tránh khỏi, chỉ chưa biết khi nào và mức độ ra sao. Những nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc và Việt Nam ý thức rõ điều này, nhưng đều cố tình trì hoãn xung đột vì những toan tính của mỗi bên. Lãnh đạo Trung Cộng hiểu rõ xung đột sẽ đẩy Việt Nam gần với phương Tây hơn - một điều mà họ không hề mong muốn, vì: (1) Sẽ khiến họ mất đi một đàn em ý thức hệ và làm họ trở nên cô độc hơn trong mô hình phát triển của mình; (2) Tạo ra một đồng minh của Mỹ và Tây phương ngay vùng phên giậu. Họ thích kịch bản một Việt Nam thần phục không tiếng súng hơn. Nhưng vấn đề là Bắc Kinh không tin Hà Nội, vì nếu như trong thời chiến trước đây họ là nhà tài trợ chính cho Hà Nội thì nay Hà Nội có thể tự sống bằng nguồn thu nội địa, không còn quá nhiều lý do để thần phục họ nữa. Bởi vậy, trong ngắn hạn có thể họ chấp nhận tình trạng quy phục giả hiện nay, nhưng trong dài hạn, để nắm phần chắc trong tay, họ phải xuống tay. Đó là còn chưa kể đến nhu cầu của Bắc Kinh đưa xung đột ra ngoài biên giới mỗi khi nội trị rối ren, kèm thúc bách của Giải phóng Quân Trung Quốc phải nâng cao kinh nghiệm tác chiến của không quân và hải quân hòng chuẩn bị cho những cuộc đụng độ lớn hơn với những đối thủ mạnh hơn sau này - tất cả sẽ còn đặt toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam vào thế chỉ mành treo chuông trong một thời gian dài nữa. Phía lãnh đạo cộng sản Việt Nam, vốn dĩ xây dựng tính chính danh dựa trên thành tích bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và phái sinh của nó là một thứ chủ nghĩa dân tộc bài Tàu thường xuyên được mài giũa, lại đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan nguy ngập hơn. Vừa phải tỏ vẻ thần phục Trung Cộng để mua thời gian, vừa phải tìm mọi cách chứng tỏ với quốc dân rằng sự thần phục đấy chỉ là hình thức, là chiến thuật ngoại giao khôn khéo để cho thấy là họ vẫn xứng đáng nắm quyền. Họ kỳ thực rất sợ kịch bản bị đánh chiếm đảo, hoặc ngay cả là mất dàn khoan, bởi nó sẽ khiến: (1) Quét sạch tính chính danh cầm quyền của họ chính trên nền tảng mà họ xây dựng; con dao chủ nghĩa dân tộc bài Tàu mà họ mài dũa lâu nay rất có thể sẽ "cắt" họ bằng cái lưỡi thứ hai của nó; (2) Không để cho họ lựa chọn nào khác ngoài việc phải sát lại với Mỹ và Tây phương và chịu mọi áp lực cải cách chính trị từ đó - đồng nghĩa với việc quyền lực độc tôn của họ sẽ bị đe dọa; Tình thế lưỡng nan này giải thích cho thái độ bất nhất thể hiện qua cả phát ngôn lẫn hành động của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam: Khi thì cho phép biểu tình, khi thì ngăn cấm, lúc thì phê phán tình "hữu nghị viển vông", lúc thì ca ngợi "4 tốt, 16 chữ vàng". Tất cả những sự bất nhất này thể hiện sự lúng túng của những người lãnh đạo mang tư duy nhiệm kỳ, chỉ nhằm mục đích mua thêm thời gian, trì hoãn một cuộc xung đột không sớm thì muộn sẽ đến. Họ chỉ mong cuộc xung đột ấy không đến trong nhiệm kỳ của mình, để trốn tránh trách nhiệm với quốc gia, với lịch sử. Việt Nam cần một thái độ khác. Một thái độ dám nhìn thấy "cơ" (cơ hội) trong "nguy cơ" hiển hiện ở Biển Đông. Một thái độ của Minh Trị và quốc dân Nhật Bản bừng tỉnh trước loạt đại bác từ tàu Mỹ; hay của Tưởng Kinh Quốc, Lý Đăng Huy và quốc dân Đài Loan trước dàn tên lửa Đại lục ngay bờ bên kia eo biển, nhất quyết tận dụng tình thế cạnh tranh giữa các siêu cường để thu nhận hỗ trợ từ các bên nhằm cải cách sâu rộng quốc gia, đứng về phía văn minh, phía hiện đại nhất của nhân loại. Khe cửa tuy hẹp nhưng là duy nhất, cần những nhà lãnh đạo dám sống dám chết đi đến cùng nhằm tìm lối thoát cho quốc gia trong một tình thế nguy ngập. Những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội nhiều năm qua, khi Mỹ lãnh đạo Tây phương xoay trục về châu Á, chỉ vì luyến tiếc thứ quyền lực độc tôn cho cá nhân, gia đình và đảng phái của họ. Nếu tiếp tục những giải pháp tình thế nhằm kéo dài thời gian như lâu nay, mà không có bất kỳ ý hướng cải cách sâu rộng quốc gia nào, họ chỉ có thể chuốc lấy thất bại nhục nhã và ghi tên mình trên những dòng ô danh của lịch sử nước nhà. --- Nguồn ảnh: Stratfor | |||||||||||||
Vụ Thủ Thiêm: Quanh việc TP HCM gặp riêng từng hộ dân Posted: 03 Aug 2019 10:00 AM PDT
Tin cho hay, Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong quyết định "thành phố sẽ gặp từng hộ dân khu 4,3 ha Thủ Thiêm, và sẽ không đối thoại tập trung." "Thành phố sẽ chỉ đối thoại với từng hộ dân trong khu vực 4,3ha, mà không tổ chức đối thoại tập trung như những buổi làm việc từng có trước đây. Tôi đã gặp người dân ba cuộc rồi, sau khi xác định ranh giới 4,3ha - theo luật Khiếu nại, tố cáo mình sẽ gặp từng hộ," báo InfoNet dẫn lời ông Phong. 'Không ổn'Hôm 1/8, nhà báo tự do Nguyễn Đức, người theo dõi tình hình khiếu nại đất đai tại Thủ Thiêm trong nhiều năm qua, nói với BBC:"Theo tôi, cách lãnh đạo thành phố chọn gặp từng hộ dân là không ổn." "Bởi bản chất cần cuộc làm việc mấy trăm hộ dân khu 4,3ha và hơn 300 hộ dân khu 160ha ngoài ranh." "Cụ thể, qua tiếp xúc nhiều hộ dân, đặc biệt 28 hộ dân đi Hà Nội cầu cứu, tố cáo, kêu oan (đại diện cho hơn 300 hộ) họ cho rằng phải đối thoại, đưa ra phương án tổng thể về bồi thường cho tất cả hơn 1.000 hộ dân (gồm cả khu 4,3ha)." "Vào ngày 20/2/2019, báo cáo của phó tổng thanh tra chính phủ Nguyễn Văn Thanh ghi: "Dù Ủy ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh đã tổ chức các đợt tiếp xúc với những hộ dân liên quan đến dự án Khu đô thị Thủ Thiêm. Tuy nhiên các công dân không đồng ý và thường xuyên đến nhà riêng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trụ sở cơ quan Trung ương tại Hà Nội căng biểu ngữ với nội dung sau: 1. Không đồng ý với thông báo số 1483/TB-TTCP ngày 4/9/2018 của Thanh tra chính phủ vì công dân cho rằng Thanh tra Chính phủ chưa làm rõ được các nội dung khiếu nại, tố cáo như: Không công khai quy hoạch, TP Hồ Chí Minh xây dựng dự án ko đúng ranh quy hoạch 770 ha; không thực hiện xây dựng khu tái định cư với diện tích 160ha cho các hộ dân đã được thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996. Ngoài ra, trong quá trình thanh tra, Tổ kiểm tra của Thanh tra Chính phủ không tổ chức đối thoại với các hộ dân, không làm rõ nội dung diện tích thu hồi tại 5 khu phố thuộc 3 phường (An Khánh, Bình An, Bình Khánh) có hay không thuộc phạm vi đất bị thu hồi để thực hiện dự án theo quy hoạch được phê duyệt."
"Các hộ dân đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành để thanh tra toàn diện dự án và làm rõ nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến những sai phạm trong việc quy hoạch và thu hồi đất khi thực hiện dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm." "Họ cũng đề nghị giải quyết sớm quyền lợi 115 hộ dân ra Hà Nội khiếu nại từ trước đến nay để các công dân ổn định cuộc sống." 'Thấu tình đạt lý'Nhà báo Nguyễn Đức nói thêm:"Theo tôi, để thấu tình đạt lý trong vụ Thủ Thiêm, trước mắt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải giao thành lập đoàn thanh tra toàn diện liên quan đến khiếu nại của hàng ngàn hộ dân 5 khu phố thuộc 3 phường mà người dân cho rằng 160ha là ngoài ranh quy hoạch." "Đồng thời Thủ tướng phải thành lập tổ công tác do Bộ Tài nguyên, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính... vào làm việc với Ủy ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh." "Ngoài ra, thu thập ý kiến của tất cả các hộ dân liên quan về mức bồi thường (theo giá thị trường) nếu không hoán đổi đất hay trả lại đất cho dân." "Vấn đề chính ở đây là thành phố không đủ năng lực lẫn thẩm quyền để giải quyết. Nếu giải quyết như hiện nay gặp một số hộ khu 4,3ha còn các hộ khu 160ha thì sao?" "Mà thực tế tất cả các hộ dân đã khiếu nại tố cáo nhiều năm nay, giờ cán bộ lại tiếp tục đi gặp dân mà chưa có phương án bồi thường, chưa có kết luận sai phạm đất ngoài ranh quy hoạch... thì sẽ rất khó xử lý." "Trước đây, lãnh đạo hứa cuối tháng 7/2019 sẽ đối thoại giải quyết dứt điểm nhưng nay đã là đầu tháng 8/2019 mà chưa có bất kỳ cuộc đối thoại thực sự nào với các hộ dân. Ngoài việc kêu dân khu 4,3 đi nộp đơn trình bày nội dung khiếu nại. Đây là sự thất hứa và bất tín đối với người dân Thủ Thiêm." "Theo tôi, vấn đề Thủ Thiêm thực sự không phức tạp đến mức lãnh đạo thành phố cứ hứa hẹn mãi mà chưa có phương án đối thoại, đi gặp dân để hiểu họ yêu cầu những gì." "Mấu chốt trong vụ này là lãnh đạo thành phố có muốn làm hay không, hay bị chi phối bởi hàng chục đại gia bất động sản khi các lãnh đạo như ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang đã lỡ dùng "bàn tay sắt" lấy đất dân giao hàng chục công ty phân lô bán nền." "Việc dàn lãnh đạo hiện tại giải quyết hậu quả của lãnh đạo trước quả là một thách thức đối với nhóm lợi ích, nhất là khi chưa cựu lãnh đạo nào bị khởi tố vì sai phạm trong vụ Thủ Thiêm." "Và sau tất cả thì người dân Thủ Thiêm phải đợi sự vào cuộc công tâm của thủ tướng và các ban đảng trung ương như Ủy ban Kiểm tra Trung ương."
"Tôi nhấn mạnh cái người dân Thủ Thiêm muốn là đền bù chứ không phải hỗ trợ. Vì đây là phần người dân đáng được nhận chứ không phải dân đi xin và Chính phủ "thương tình" nên cho. Nhưng chúng ta phải xem lại Hội đồng Nhân dân dựa trên cơ sở nào để thông qua nghị quyết. Không thể để một nhóm người quyết định quyền lợi và số phận của hàng ngàn, hàng chục ngàn người theo tính chủ quan được." "Tôi yêu cầu chính quyền TP Hồ Chí Minh giải quyết được đúng với những giá trị mà người dân đáng được nhận. Chính quyền thành phố phải biết tôn trọng người dân của mình chứ không phải giải quyết cho xong để "xếp xó". "Ở Thủ Thiêm có rất nhiều nhóm dân khác nhau. Có nhóm người bị xua đuổi, có nhóm người bám trụ lại, có những người bị lưu lạc do chính sách đền bù... Họ đã chịu đựng và tổn thương suốt hơn 20 năm nay rồi. Tôi nghĩ chính quyền TP Hồ Chí Minh nên đưa ra các quyết sách phù hợp với từng nhóm khác nhau làm sao để đáp ứng được tinh thần nhân văn mà Quyết định 367 của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phê duyệt khi thực hiện Khu đô thị mới Thủ Thiêm." https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49188606?fbclid=IwAR2gtPmNnnleuQQjZ1vPjLJWEQKzz5p7iJj-kmgb-558z7mobDOzmWnHD0g | |||||||||||||
Posted: 03 Aug 2019 12:33 AM PDT Trương Tuần - Kính cụ. nắng như thiêu cụ có liêu xiêu ? - Thưa cụ có chút mệt nhưng không tiêu điều. - Tuổi mình thế là tốt rồi. Này cụ ơi có chuyện gì hay không ? - Có cái quay tít chóng mặt cụ ạ. - Ôi cái gì mà chóng mặt thế ? - Cu ạ, thấy hôm qua còn cao giọng dạy người, còn viết sách chống nọ chống kia. Hôm qua "người của đương thời" hôm nay đã thành củi... - Đúng là không còn tin ai cụ ạ . Nghe các ông chém gió đức cao vọng trọng cứ tưởng chính nhân quân tử. nào ngờ. - Tôi nghi ngờ về sự tu dưỡng, học tập của các ông ấy, nghi ngờ về chọn người cụ ạ. - Mọi kẻ thù thì chiến thắng nhưng kim ngân thì thua chỏng gọng, thua nhục nhã. - Cán bộ ngày xưa chỉ vì dân, còn bây giờ họ VÌ LỢI ÍCH NHÓM - Cụ chỉ được cái nói đúng - Thì VƯỠN... | |||||||||||||
Posted: 03 Aug 2019 12:28 AM PDT Nguyệt Quỳnh
Khi cuộc đấu tranh giành quyền con người đang xảy ra tại Hồng Kông, khi những tinh hoa của phong trào dân chủ ở xứ sở này đang làm cả thế giới ngưỡng phục, khi hầu hết người VN cũng đang hướng về cuộc đấu trí ngoạn mục của người dân Hồng Kông với tất cả lòng ngưỡng mộ, tôi muốn nhắc với chúng ta về một người con gái của đất nước mình. Ngày hôm nay, ở Trà Vinh có một mái nhà nho nhỏ đang ấm lên vì được đón cô trở về. Không có con đường nào dẫn tới dân chủ mà không có những hy sinh. Tôi cũng muốn được sưởi ấm trái tim của chúng ta bằng câu chuyện của cô. Và tôi tin rằng để nói một lời cám ơn đến chị, không gì hơn là chia sẻ lòng biết ơn đó đến với mọi người. Trong một dịp rất tình cờ, các bạn tù đã gọi tên cô là Trường Sa. Trường Sa, tên một hòn đảo đã mất, đối với nhiều người VN, Trường Sa được đánh dấu bằng nỗi đau, bằng ký ức của một cuộc hải chiến đẫm đầy máu lệ. Nhưng cái tên Trường Sa khi đặt cho người thiếu nữ này, nó đem lại cho chúng ta một niềm hy vọng, nỗi ấm áp, và đầy ắp yêu thương. Tên thật của cô là Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Cô nhỏ người, xinh xắn, nhưng khuất phục được cô là một điều không tưởng. Năm 2013, Minh Mẫn bị bắt cùng với mười ba thanh niên khác. Đây là vụ án lớn nhất vào thời điểm bấy giờ, tất cả đã bị khép với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền". Minh Mẫn là một trong ba người lãnh án nặng nhất. Trước tòa, cô cương quyết không nhận tội, chỉ xin giảm án nhẹ cho mẹ và anh trai. Về phần mình, Mẫn nói: "với tôi thì không cần thiết, vì những gì tôi làm thì tôi chịu và tôi không cần sự khoan hồng". Kết quả, tòa án Nghệ An đã tuyên án Mẫn lên đến tám năm tù! Vận mệnh, tai ách của đất nước đã áp đặt lên người phụ nữ VN những điều vượt quá sức chịu đựng của họ. Tuy nhiên, tám năm thanh xuân cùng những gì được nghe về Mẫn đã khiến tôi tự hào về cô, về những người phụ nữ của đất nước mình. Niềm tự hào đó có lúc đã làm tôi rơi nước mắt. Có người mẹ nào trên thế giới này phải chịu trói tay, chứng kiến những oan sai của con mình như mẹ của Minh Mẫn, của Phan Kim Khánh, của Trần Hoàng Phúc, … tôi nhớ tiếng gào khóc của mẹ anh Hoàng Đình Cương bên ngoài phiên xử của con và tôi không khỏi rưng rưng trước sự dũng cảm của chị Huệ, mẹ TNLT Huỳnh Đức Thanh Bình. Trước bản án khắc nghiệt 10 năm của con trai, chị Huệ đã nhiều đêm mất ngủ. Chị nhớ ánh mắt cương nghị của con, nhớ bàn tay con đặt lên ngực như một lời nguyện thề dấn thân, và chị viết cho con: "Mẹ chỉ muốn xin lỗi con, vì những giọt nước mắt yếu đuối của một người mẹ. Giờ mẹ sẽ đi cùng con trên chặng đường đầy cam go này, yêu nước không có tội con ạ ...!". Ơi những người mẹ yêu con! Những người mẹ yêu thương cuộc đời của con hơn cả chính bản thân mình. Chính các chị đã cho đất nước này những người con gái, con trai như Mẫn, như Phúc, như Khánh, như Bình,… Chính các chị đang viết nên những giá trị mới cho một xã hội đang khủng hoảng niềm tin này. Ở vào cái thời điểm của năm 2010, nhắc đến hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa là một điều cấm kỵ đối với lãnh đạo cộng sản. Vậy mà, một ngày kia người ta bỗng bắt gặp ba chữ viết tắt HS.TS.VN ở khắp mọi nơi. Ngày ấy, Mẫn là một trong những người đã đóng góp tích cực cho phong trào này. Cô đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm, dùng sơn xịt, kẻ chữ, vẽ chữ, rải truyền đơn, … Ban đầu HS.TS.VN chỉ xuất hiện ở những nơi hoang vắng, nhưng dần dần nó lộ diện ngay cổng trường học, công khai bên góc phố, trên bến xe, nơi tấp nập đông người qua lại. Thoạt đầu, người ta thấy nó ở Bình Dương, rồi lan đến Củ Chi, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Quảng Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Sài Gòn v.v… Trong những bóng người hàng đêm, âm thầm trên khắp các nẻo đường đất nước, đi viết lên thông điệp khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc có cái bóng dáng bé nhỏ của hai mẹ con Mẫn. Gia đình Mẫn có tổng cộng bốn người, thì hết cả ba đã bị bắt. Mẹ, anh trai và cô. Cả ba đều cùng bị kết án với điều "79 BLHS". Vào đến trại giam, những tháng đầu tiên, Mẫn đã khiến quản giáo và bạn tù suốt nhiều dãy phòng của trại giam B34 phải nể phục. Ngay từ nhỏ, Mẫn đã rất bám mẹ. Khi biết mẹ cũng bị giam trên lầu, một lần quá nhớ, Mẫn đã viết cho mẹ trên cái bo cơm bằng nhựa hàng chữ: "bé Ty nhớ má wá" (bé Ty là tên ở nhà của cô). Chẳng biết cái bo cơm có luân phiên đến được tay người mẹ hay không, nhưng hàng chữ đã khiến Minh Mẫn bị biệt giam đến 15 ngày. Hết hạn, quản giáo buộc cô phải viết đơn xin tha, nhưng Mẫn không đồng ý. Cô cho rằng họ tùy tiện bắt giam thì phải tự ý thả, cô nhất quyết không làm đơn. Lần lữa hết một tháng, rồi một tháng 10 ngày, cuối cùng quản giáo đành phải thả cô ra. Tám năm trong tù của Mẫn là tám năm chúng ta nghe về những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của cô. Năm 2014, nghe tin Trung Cộng đem giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa nước ta. Khi đi lao động, một lần nữa, Minh Mẫn và mẹ đã viết lên nón lá những chữ viết tắt khẳng định chủ quyền biển đảo. Cả hai đã bị quản giáo tịch thu mất nón lá. Tuy nhiên, điều xúc động bất ngờ là những ngày sau đó, họ lại nhìn thấy ba chữ HS.TS.VN được viết trên nón lá của những người bạn tù khác. Rồi có lẽ, để nói lên một lời tri ơn sâu xa nhất đến hai mẹ con, những người bạn tù đã gọi họ bằng cái tên Hoàng Sa và Trường Sa. Mẫn mang tên Trường Sa là từ đó. Khi bị chuyển ra trại giam ởThanh Hóa, Minh Mẫn liên tiếp bị kỷ luật. Cứ vài tháng chúng ta lại nghe tin cô tuyệt thực. Năm 2014, cô tuyệt thực hai lần cùng TNLT Cấn Thị Thêu và Hồ thị Bích Khương để phản đối trại giam cho xây 4 lớp cửa cách ly tù nhân chính trị. Năm 2015, cô tuyệt thực cùng TNLT Tạ Phong Tần để phản đối hành vi tàn bạo, khắc nghiệt của trại giam, …Minh Mẫn đã cho chúng ta thấy rõ một điều SỢ HÃI là thứ vũ khí điều khiển xã hội hiệu quả nhất mà lãnh đạo CS mong muốn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chưa bao giờ Mẫn trao cho họ thứ vũ khí đó. Nếu ngày hôm nay bạn chưa dám lên tiếng vì những bất công đang diễn ra quanh mình, nếu bạn còn im lặng trước những án oan sai của người yêu nước, nếu bạn tiếp tục chấp nhận sống với những BOT bẩn, … xin được tặng bạn những con búp bê của Mẫn. Những con búp bê do Mẫn tự tay làm và gởi ra cho mẹ những lần cô được thăm nuôi. Phải nói là chưa có một thông điệp nào từ nhà tù lại mạnh mẽ, tươi thắm và đáng yêu đến thế. Đó là những con lật đật mặc áo, đội mũ, mang màu cờ vàng của miền Nam VN . Giờ này có lẽ Minh Mẫn đang ngồi trên một chuyến xe đò trở về Trà Vinh. Xin được chào đón Mẫn bằng những bông hoa tươi thắm và xin được khép lại câu chuyện ở đây. Câu chuyện của Trường Sa, một trong những câu chuyện đã làm nên Việt Nam. | |||||||||||||
Tuyên bố chung của ASEAN bày tỏ quan ngại về căng thẳng trên Biển Đông Posted: 03 Aug 2019 12:12 AM PDT
Chiều ngày hôm nay (31/7), các Bộ trưởng ASEAN đã công bố nội dung bản tuyên bố chung, trong đó bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông.Các Ngoại trưởng Đông Nam Á đã cảnh báo rằng những vụ việc liên tục xảy ra trên Biển Đông trong thời gian qua đã "hủy hoại lòng tin" và có nguy cơ làm suy yếu sự ổn định trong khu vực, Bloomberg trích dẫn nội dung bản tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52, được công bố trong chiều ngày hôm nay (31/7). Cùng ngày, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra một bản dự thảo sơ bộ về bộ quy tắc ứng xử giữa nước này và ASEAN, nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ trên vùng biển tranh chấp. Sau đây là nội dung về các vấn đề trên Biển Đông được nêu trong bản tuyên bố chung của các Ngoại trưởng ASEAN: "Chúng tôi tái khắng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trên biển và trên không tại Biển Đông, và công nhận lợi ích của Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả toàn bộ bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Chúng tôi hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc tăng cường hợp tác, và khuyến khích các bên đàm phán nhằm chốt thỏa thuận về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) trong thời hạn được các bên nhất trí. Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực tiến hành phiên họp đầu tiên về dự thảo đàm phán COC trong năm nay. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết về việc duy trì và thúc đẩy một môi trường có lợi cho các cuộc đàm phán về COC, và do đó hoan nghênh các biện pháp thiết thực nhằm giảm căng thẳng và nguy cơ về các sự cố, hiểu lầm và tính toán sai lầm. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin và các biện pháp phòng ngừa, tăng cường lòng tin giữa các bên; và chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Chúng tôi đã thảo luận về tình hình trên Biển Đông, trong đó các Bộ trưởng đã bày tỏ quan ngại về các hành vi lấn biển, các hoạt động và các sự cố nghiêm trọng trong khu vực - những điều này đã dần hủy hoại lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể tác động xấu tới hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết trong việc tăng cường lòng tin giữa các bên, rèn luyện sự tự kiềm chế trong ứng xử, tránh các hành động có thể khiến tình hình thêm phức tạp, và theo đuổi biên pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, trong đó bao gồm UNCLOS. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong mọi hoạt động của các bên tranh chấp và tất cả các quốc gia khác, bao gồm các quốc gia được đề cập trong DOC có thể khiến tình hình thêm phức tạp và căng thẳng leo thang ở Biển Đông". theo Trí Thức Trẻ | |||||||||||||
Kinh tế "ôm bom nổ chậm", Trung Quốc đối mặt với nhận thức chung đáng sợ từ Mỹ Posted: 03 Aug 2019 12:03 AM PDT Gia Hân Theo New York Times, hiện nay ở Mỹ nỗi lo ngại về Trung Quốc đã lan rộng khắp chính quyền, từ Nhà Trắng cho đến Quốc hội và các cơ quan liên bang.Cùng với căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phải đối mặt với thách thức đến từ vấn đề thất nghiệp và nợ nần trong khi những e ngại đang lây lan trong giới tinh anh Mỹ. Áp lực bủa vây Chiều 31/7, đàm phán thương mại vòng 12 tại Thượng Hải kết thúc sớm hơn dự định nửa tiếng. Quan chức Mỹ-Trung rời phòng họp mà không có bất cứ phát biểu công khai nào. Sau đó, đoàn Mỹ ra thẳng sân bay. Giới phân tích tin rằng hai bên chưa đạt được tiến triển cụ thể. Điều này có nghĩa cây gậy thuế quan nhằm vào 325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại vốn đang treo lơ lửng có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Chính vì nỗi lo lắng đó, không ít doanh nghiệp đã di chuyển hoặc lên kế hoạch di chuyển khỏi Trung Quốc. Nhưng ngay cả trong trường hợp Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận, kinh nghiệm quá khứ sẽ buộc không ít doanh nghiệp tìm cách phân tán rủi ro, tránh đặt hết "trứng" vào "rổ" Trung Quốc. Vì thế, vấn đề doanh nghiệp di chuyển khỏi Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục. Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tuy doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm chưa đầy 3% tổng số doanh nghiệp ở Trung Quốc, nhưng lại đóng góp gần 50% giá trị thương mại đối ngoại, trên 25% lợi nhuận doanh nghiệp ngành công nghiệp và 20% thu nhập từ thuế. Năm 2017, doanh nghiệp nước ngoài đã tạo ra 43,2% trong thặng dư thương mại của Trung Quốc.
Tại 4 thành phố cấp 1 của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, doanh nghiệp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ: Quảng Châu có hơn 20.000 doanh nghiệp nước ngoài, đóng góp trên 62% tổng giá trị công nghiệp toàn thành phố. Tỉ lệ này ở Thượng Hải là 2/3 và ở Thâm Quyến là 70%. Như vậy có thể nói doanh nghiệp nước ngoài chính là cột đỡ kinh tế cho toàn bộ 4 thành phố lớn nhất Trung Quốc. Ở các thành phố lớn khác như Tô Châu, Hạ Môn… đóng góp của doanh nghiệp nước ngoài đều chiếm ưu thế áp đảo. Điều này giải thích tại sao trong bối cảnh chiến tranh thương mại gia tăng, Trung Quốc ra sức trải thảm đỏ để giữ chân doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng áp lực đối với kinh tế Trung Quốc còn đến từ nhiều nhân tố khác, nhất là vấn đề nợ. Theo tiêu chuẩn quốc tế, ngưỡng cảnh báo nằm ở mức nợ tương đương 130% GDP. Nhưng mới đây, Viện Tài chính quốc tế (IIF) công bố báo cáo cho thấy tổng nợ của Trung Quốc đã tăng từ mức 297% GDP trong quý I/2018 lên trên 303% GDP trong quý I/2019, chiếm khoảng 15% tổng nợ toàn cầu. Bloomberg cho rằng nhằm cứu kinh tế tránh để bị trượt dốc, Bắc Kinh chấp nhận để nợ tăng lên. Một trong những bằng chứng là vào tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã cho phép ngân hàng thử nghiệm bán trái phiếu nhà nước cho doanh nghiệp dân doanh vừa và nhỏ với quy mô lên tới 180 tỷ Nhân dân tệ. Trên thực tế, về mặt chính thức, theo Forbes, nợ của Trung Quốc là một con số nhỏ, chỉ tương đương 47,6% GDP còn về mặt không chính thức, rất khó có thể đưa ra con số chính xác. Bởi ở Trung Quốc, ngân hàng thuộc sở hữu của chính quyền cấp tín dụng cho các nhà thầu, nhà sản xuất thép, nhà khai khoáng cũng thuộc chính quyền. Như vậy, chính quyền vừa là người cho vay, vừa là người đi vay. Nói cách khác, nhánh này của chính quyền cho nhánh khác của chính quyền vay và điều này dẫn tới rủi ro tiềm tàng của một sự sụp đổ mang tính hệ thống. Rủi ro này khó có thể giảm xuống khi tăng trưởng GDP giảm tốc còn chính quyền địa phương dường như chỉ còn cách tăng cường vay mượn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để kích thích kinh tế vì hai động lực tăng trưởng còn lại là xuất khẩu và tiêu dùng đều đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại. Con số không đơn giản Ngày 30/7, Bộ Chính trị Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhóm họp phân tích tình hình kinh tế hiện nay và bố trí công tác kinh tế 6 tháng cuối năm 2019. Theo hãng tin Tân Hoa xã, hội nghị nhận định rằng: Sự nghiệp phát triển kinh tế của Trung Quốc đang đối mặt với những rủi ro, thách thức mới, áp lực tăng trưởng kinh tế giảm tốc gia tăng, cần phải tăng cường ý thức lo cho khó khăn, nỗ lực biến nguy cơ thành cơ hội. Trước đó, Trung Quốc đã công bố số liệu cho thấy tăng trưởng GDP quý II/2019 của nước này chỉ đạt 6,2%, thấp nhất trong 27 năm, nhưng xem ra kinh tế Trung Quốc bước vào quý III/2019 với những thách thức còn nghiêm trọng hơn cả 2 quý trước. Theo báo cáo của Tập đoàn Tài chính quốc tế Trung Quốc (CICC), từ tháng 7/2018 tới cuối tháng 5/2019, ngành chế tạo Trung Quốc mất khoảng 5 triệu việc làm, trong đó khoảng 1,8 triệu - 1,9 triệu liên quan tới chiến tranh thương mại Trung-Mỹ. Nếu nhìn về ngoài, số lượng mất việc chiếm tỉ lệ nhỏ (0,7%) trong tổng số việc làm ở Trung Quốc, chỉ gây ra ảnh hưởng hạn chế. Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Thứ nhất, báo cáo của CICC chưa thống kê ảnh hưởng của việc Mỹ nâng thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%, do vậy, số lượng mất việc vì chiến tranh thương mại có thể lớn hơn nhiều. Trong một viễn cảnh bi quan, chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang và Mỹ áp thuế bổ sung đối với 325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại, mức độ nghiêm trọng sẽ còn gia tăng. Thứ hai, năm nay Trung Quốc có tổng cộng 8,34 triệu sinh viên ra tốt nghiệp ra trường, tháng 7 và tháng 8 là cao điểm. Làm sao có thể "tiêu hóa" hết lượng sinh viên ra trường này quả thực là thách thức đối với Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế đi xuống như hiện nay.
Số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy tỉ lệ thất nghiệp tháng 6/2019 ở đô thị là 5,1%, cao hơn 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng nếu chỉ nhìn vào số liệu sẽ không thấy hết được tình hình thực tế. Mức độ dịch chuyển của người dân Trung Quốc tương đối lớn, số liệu các bộ ngành đưa ra lại không hoàn chỉnh đã ảnh hưởng tới tính chính xác của điều tra về tình trạng thất nghiệp. Cho nên, khi hơn 8 triệu lao động đồng thời tiến vào thị trường lao động, tình hình sẽ không lạc quan như những thông báo chính thức. Thứ ba, điều tra tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị của Trung Quốc chưa bao gồm hàng triệu công nhân xuất thân từ nông thôn. Những ngành nghề thu nhập thấp mà họ góp mặt đang chịu tổn thất lớn từ biện pháp thuế quan của Mỹ. Nhiều cơ quan truyền thông cho hay mấy tháng trước, hàng loạt công nhân xuất thân từ nông thôn đã trở về quê. Sự góp mặt của họ trong đội ngũ thất nghiệp có thể trở thành nhân tố dẫn tới bất ổn định xã hội. Nhận thức chung đáng sợ Đầu tháng 7, hơn 90 chuyên gia vấn đề châu Á của Mỹ, bao gồm một số cựu quan chức ngoại giao đã đăng tải một bức thư công khai trên tờ Washington Post gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Quốc hội Mỹ, nói rằng "Trung Quốc không phải là kẻ địch" và việc quan hệ hai nước xấu đi không phù hợp với lợi ích của Mỹ và toàn thế giới. Nhưng sự kiện này nhanh chóng bị chìm lấp bởi việc hơn 130 chuyên gia khác công khai gửi thư tới ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng yêu cầu thực hiện chính sách đối kháng với Trung Quốc. Bức thư này có đoạn: "Trong 40 năm qua, chính sách mở cửa tiếp xúc với Trung Quốc của Mỹ đã khiến an ninh quốc gia của Mỹ không ngừng bị suy yếu. Không thể để tình trạng này tiếp tục được". Theo tờ New York Times, hiện nay ở Mỹ nỗi lo ngại về Trung Quốc đã lan rộng khắp chính quyền, từ Nhà Trắng cho đến Quốc hội và các cơ quan liên bang. Thái độ bài Trung Quốc đã lan rộng nhanh chóng từ thành viên đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ cho tới lãnh đạo các công đoàn. Rốt cuộc, sự trỗi dậy của Bắc Kinh được nhìn nhận như mối đe dọa kinh tế, an ninh quốc gia và thách thức trật tự của thế kỷ 21. Đồng thời, ngày càng có nhiều người ở Washington xem việc tách rời hai nền kinh tế là điều không thể tránh khỏi, trong đó có nhiều thành viên của Ủy ban về các mối nguy hiện tại. Ủy ban này ra đời từ Chiến tranh Lạnh, vận động chống lại các hiểm họa của Liên Xô trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, lâu nay không còn hoạt động. Nhưng với sự giúp đỡ của Stephen Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ủy ban về các mối nguy hiện tại đã hồi sinh để cảnh báo về những hiểm họa của Trung Quốc. Điều đáng nói là dù một thời bị coi là bài ngoại và là thành phần bên lề ở Mỹ, nhưng giờ đây quan điểm của ủy ban ngày càng được chấp nhận ở Washington dưới thời ông Trump. | |||||||||||||
Nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Posted: 02 Aug 2019 11:53 PM PDT
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong thư, 4 Thượng nghị sĩ gồm Bob Menendez, Ed Markey, Patrick Leahy và Brian Schatz nêu rõ: "Hành vi của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, việc họ cải tạo, quân sự hóa các thực thể nhân tạo làm cớ để ép buộc các nước, phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đối với yêu cầu chủ quyền và nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây sức ép buộc ASEAN nhượng bộ trong đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) đều đáng để Mỹ phải chú ý hơn". Các Thượng nghị sĩ cũng khẳng định việc đảm bảo Biển Đông là nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng, tự do hàng hải được đảm bảo, dòng chảy thương mại tự do, các tổ chức khu vực đa phương là trung tâm và các nước trong khu vực không bị cưỡng ép, là lợi ích cốt lõi của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các Thượng nghị sĩ Mỹ đánh giá cao việc chính quyền Mỹ lên án hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc và hoan nghênh các cuộc tuần tra tự do hàng hải (FONOP) của hải quân Mỹ trong khu vực, nhưng cũng cho rằng cần đưa ra nhiều hành động hơn nhằm đối phó với các hoạt động gây hấn và ngăn chặn xu hướng hành xử bất chấp của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này yêu cầu có một chiến lược rõ ràng, toàn diện cùng sự đồng thuận với các đồng minh và đối tác, trong đó ASEAN là trung tâm của mọi nỗ lực. Trong thư, các Thượng Nghị sĩ Mỹ kêu gọi Ngoại trưởng Pompeo "đảm bảo những hành vi gây hấn và bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là vấn đề ưu tiên hàng đầu" trong các cuộc thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Bangkok, Thái Lan. Các Thương nghị sĩ nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi ông (Pompeo) coi cuộc gặp tới đây tại Bangkok là cơ hội tạo đồng thuận để bảo vệ quyền của đồng minh và đối tác của Mỹ theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), chấm dứt việc Trung Quốc xâm phạm quyền hợp pháp của các nước, đảm bảo luật pháp và thể chế quốc tế được tôn trọng, và chống lại nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá hoại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Theo các Thượng nghị sĩ trên, vẫn chưa quá muộn để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cách hành xử của họ và ngăn chặn sự gây hấn của Bắc Kinh trong lĩnh vực hàng hải, đồng thời bày tỏ sẵn sàng ủng hộ và thúc đẩy nỗ lực nhằm giải quyết các thách thức. Đặng Huyền (TTXVN) | |||||||||||||
Tố cáo Bắc Kinh chậm chạp, TT Trump đánh thuế toàn bộ hàng Trung Quốc Posted: 02 Aug 2019 11:43 PM PDT Thứ Sáu, 02/08/2019 Không hài lòng với tiến triển "chậm chạp" của cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (1/8) tuyên bố ông sẽ đánh thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/9 tới. Các khoản thuế này sẽ đánh dấu việc cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiến vào quy mô toàn diện, và kết thúc giai đoạn ngừng chiến ngắn ngủi mà hai bên đạt được sau khi ông Trump gặp ông Tập hồi cuối tháng 6. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn cảnh báo ông sẽ tăng thuế lên thậm chí hơn 25%, phụ thuộc vào tiến triển trong đàm phán thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. "Tôi nghĩ rằng Chủ tịch Tập muốn có một thỏa thuận, nhưng nói thẳng, ông ấy không làm đủ nhanh", ông Trump nói với phóng viên. Ông Trump loan báo kế hoạch đánh thuế trong một loạt các dòng tweet hôm thứ Năm, đồng thời chỉ trích Trung Quốc không giữ lời hứa mua nông sản Mỹ và ngăn chặn việc buôn lậu ma túy vào Mỹ. "Các đại diện của chúng ta vừa trở về từ Trung Quốc, nơi họ đã có những cuộc họp mang tính xây dựng về tương lai của Thỏa thuận thương mại. Chúng ta đã tưởng rằng chúng ta sẽ có một thỏa thuận với Trung Quốc từ ba tháng trước, nhưng đáng tiếc là Trung Quốc lại quyết định tái đàm phán thỏa thuận này ngay trước khi ký", ông Trump tweet. "Gần đây, Trung Quốc đã đồng ý mua nông sản của Mỹ với số lượng lớn, nhưng không làm vậy. Thêm vào đó, bạn tôi, Chủ tịch Tập nói rằng ông ta sẽ ngăn chặn việc buôn bán Fentanyl (một loại ma túy) tới Mỹ – điều không bao giờ xảy ra, và rất nhiều người Mỹ tiếp tục chết. Đàm phán thương mại đang tiếp tục, và trong quá trình đó, vào ngày 1/9, Mỹ sẽ áp đặt một khoản thuế nhỏ 10% lên số hàng hóa 300 tỷ USD còn lại nhập từ Trung Quốc vào nước ta. Việc này không bao gồm 250 tỷ USD hàng Trung Quốc đã bị đánh thuế 25%. Chúng tôi mong chờ tiếp tục cuộc đối thoại tích cực với Trung Quốc về một Thỏa thuận Thương mại toàn diện, và cảm thấy tương lai giữa hai đất nước chúng ta sẽ vô cùng tươi sáng!" Quyết định của ông Trump được đưa ra một cách nhanh chóng sau khi Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin trở về và thông báo cho tổng thống những tin tức không mấy tốt đẹp từ cuộc đàm phán với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ở Thượng Hải. Giới quan sát nhận định cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa những nhà đàm phán của hai nước kể từ G20 không đạt được nhiều tiến triển, mặc dù giới chức hai bên đều thông báo với truyền thông rằng các cuộc thảo luận có tính xây dựng và họ đã lên lịch cho cuộc gặp tiếp theo vào tháng 9 tại Washington. Theo Reuters, ông Trump đã nhấn mạnh với Chủ tịch Trung Quốc về yêu cầu ngăn chặn làn sóng buôn lậu các chất liên quan tới fentanyl từ Trung Quốc vào Mỹ, điều mà giới chức Washington cho là nguồn cung cấp chính dẫn đến cái chết vì quá liều các loại ma túy tổng hợp của 28.000 người Mỹ trong năm 2017. Tại thượng đỉnh G20 Argentina vào tháng 12 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã hứa với ông Trump rằng Bắc Kinh sẽ hành động về vấn đề buôn lậu ma túy. Trung Quốc cam kết từ ngày 1/5 rằng họ sẽ mở rộng danh sách các chất gây mê phải được chính phủ kiểm soát thêm hơn 1.400 hợp chất tương tự fentanyl vốn có cấu thành hóa học hơi khác nhau một chút nhưng đều gây nghiện và có khả năng gây chết người, cũng như bất kỳ một loại chất tổng hợp nào mới trong tương lai. Tuy nhiên đến cuối tháng 5, đàm phán thương mại hai bên sụp đổ khi Mỹ tố cáo Trung Quốc muốn rút lại nhiều cam kết quan trọng ngay trước khi hai bên đạt thỏa thuận. Washington lập tức áp thuế 25% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và phía Trung Quốc cũng đáp trả bằng thuế và các biện pháp khác. Ông Trump khi đó đã đe dọa sẽ áp thuế nốt 25% lên 300 tỷ USD hàng nhập từ Trung Quốc, nhưng đã ngừng lại sau khi gặp ông Tập ở G20 Nhật Bản. Tổng thống Mỹ từng nhiều lần nói thẳng lý do Trung Quốc có tình chần chừ trong đàm phán thương mại là vì Bắc Kinh hy vọng ông sẽ thất bại trong cuộc bầu cử 2020 tới để họ có thể đàm phán với những nhân vật "yếu đuối" hơn nhiều của Đảng Dân chủ. "Trung Quốc, Iran và những nước khác đang nhìn vào các ứng viên Đảng Dân chủ và 'chảy nước miếng' về một khả năng nhỏ bé rằng họ có thể làm việc với họ trong một tương lai không xa. Họ sẽ có thể ăn chặn nước Mỹ yêu quý của chúng ta như chưa từng có. Với Tổng thống Trump, KHÔNG BAO GIỜ!" ông Trump viết trên Twitter hôm 1/8. Trọng Đức | |||||||||||||
Nhà thơ HOÀNG HƯNG trả lời phỏng vấn của Đại học YALE HOA KỲ Posted: 02 Aug 2019 11:34 PM PDT (Ngày 30/7/2019, qua điện thoại) - Ông có thể cho biết về công việc sáng tác và dịch thuật của bản thân?
HH: Tôi sinh ra trong một gia đình trí thức chịu ảnh hưởng Tây phương. Con đường thơ của tôi có ảnh hưởng sâu của văn hoá Tây phương. Tôi bắt đầu làm thơ từ 11 tuổi, cũng dịch mấy bài thơ trong sách học tiếng Pháp. Năm 19 tuổi, tôi xuất hiện trên văn đàn và sớm được coi là một trong các nhà thơ thuộc thế hệ gọi là "chống Mỹ", nằm trong dàn đồng ca yêu nước, lãng mạn cách mạng. Nhưng từ cuối 1960, tôi dần dần tách khỏi dàn đồng ca, vì trăn trở, hoài nghi số phận của đất nước đi theo lý tưởng "XHCN" (sự hoài nghi này sau được thấy là đúng, với sự tan rã của Liên Xô khối XHCN toàn cầu). Đây là một trong những bài thơ tôi viết hồi đó: Các anh bảo chúng tôi Đi chiến đấu cho ngày mai tươi đẹp Chúng tôi đi Vì không sợ chết Chúng tôi chết Vì sợ sống hèn Nhưng sẽ ra sao cái ngày mai ấy? Những đoạn thơ như thế mà công an tìm thấy trong nhà tôi đã khiến nhà cầm quyền cho tôi là "suy thoái tư tưởng" sâu xa, dẫn đến việc tôi bị vào trại cải tạo năm 1982. Sau 1975, thơ tôi có bước ngoặt quan trọng tôi chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn sống. Tôi có cơ hội đọc nhiều sách triết học và văn học nước ngoài mua ở vỉa hè Sài Gòn, và bắt đầu chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Mỹ. Thơ tôi viết thời đó có sự trộn lẫn giữa sự khát khao, điên rồ, thất vọng với một thứ "siêu thực Phật giáo". Sau này, khi đọc thơ của nhóm Beat, tôi thấy có những tương đồng, và tôi có dịch thơ của Allen Ginsberg, cũng như có trao đổi thư từ thân thiết với ông. Rồi tôi bị bắt tù 39 tháng (1982-1985). Nguyên do là tôi bị nghi ngờ mưu toan chuyển ra nước ngoài bản thảo thơ của một nhà thơ lớn tuổi, nổi tiếng nhưng bị coi là phản động. Không may là từ chuyện đó, công an tìm ra những bản thảo thơ của tôi mà họ coi là phản động gấp 100 lần. Sau khi ra tù, tôi viết loạt thơ về trải nghiệm tù đầy, nói lên "thân phận con người", thơ tôi trở thành mang tính hiện sinh. Đây là 1 bài được biết đến nhiều nhất: Người về Người về từ cõi ấy Vợ khóc một đêm con lạ một ngày Người về từ cõi ấy Bước vào cửa người quen tái mặt Người về từ cõi ấy Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui Hai năm còn mộng toát mồ hôi Ba năm còn nhớ một con thạch thùng Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối Một hôm có kẻ nhìn trân trối Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi Giật mình một cái vỗ vai (Bản tiếng Anh lần đầu in ở tạp chí Mỹ Poetry International năm 199…, do HH & Joseph Duemer dịch) Khoảng 20 năm lại đây, nhất là từ chuyến đi dài tới Ấn Độ và vùng núi Himalaya, thơ tôi có xu hướng trở về tinh thần "tân cổ điển" mang Thiền vị. Đây là một bài trong số đó: Cố đợi ngày trời trong Có thể ngắm rặng tuyết sơn Xa ngoài trăm cây số Chờ hết một mùa Trời mờ mịt sương Đường lên núi súng nổ Xe cháy Sáng nay đôi chim hạc bay về Mang trên cánh Tuyết núi xa (Bản tiếng Anh của Hoàng Hưng & Ellen Bass, trong tập Poetry & Memoir của International Poetry Library S.F. năm 2012) Sau khi ĐCS VN có chính sách "Đổi mới", thơ của tôi được in nhiều ở VN. Riêng loạt thơ về nhà tù của tôi thì không được xuất bản (3 lần bị từ chối), phải công bố trên mạng. Năm ngoái, tôi cho xuất bản bên Mỹ tập thơ song ngữ "Ác Mộng – Nightmares", (có thể tìm trên Amazone.com : https://www.amazon.com/mong-Nightmares-Vietnamese-Hoang-Hung/dp/1724825194/ref=sr_1_fkmr0_1?keywords=Hoang+hung+ac+mong+nightmares+hoanghung&qid=1564678724&s=gateway&sr=8-1-fkmr0)có lời tựa của nhà thơ Ellen Bass (chủ tịch Academy of American Poets), có lời bình của Allen Ginsberg, nhà thơ Robert Creeley (cựu chủ tịch Academy of American Poets). Về dịch thuật, chuyện vui là tôi tự học tiếng Anh chủ yếu trong thời gian ở tù, với 1 quyển từ điển Anh – Pháp và… báo Moscow News của Liên Xô, nên ông có thể thấy tiếng Anh của tôi (nghe và nói) không tốt lắm. Nhưng vì trong thế hệ tôi, rất ít người đọc được tiếng Anh, tiếng Pháp… nên tôi cố gắng dịch thơ Âu Mỹ để giới thiệu những trào lưu mới, hiện đại, hậu hiện đại cho các đồng nghiệp của mình và bạn đọc VN. Trong số tác giả tôi dịch từ tiếng Pháp, tiếng Anh, có Apollinaire (Pháp), Lorca (Tây Ban Nha), Whitman, W. Stevens, Allen Gínberg, Robert Creeley,Charles Simic, Louise Gluck (Mỹ), Margaret Atwoods (Canada), Harry Martinson, Nelly Sachs (Thuỵ Điển)… Tôi biết dịch thơ là rất khó, nhất là vì nhạc tính của thơ gốc với nhạc tính của bản dịch rất khác nhau. Nhưng tôi vẫn phải cố gắng. - Hiện giờ, ở VN, việc sáng tác, xuất bản thơ và dịch thuật của ông và các nhà văn khác có hy vọng gì tốt hơn? Có bị nguy hiểm về mặt chính trị? HH: Tôi tiếp tục viết và dịch, nhưng cũng chủ yếu đăng trên mạng. Xuất bản sách thì khó, vì tên tôi không được nhà cầm quyền thích. Tôi vừa đăng thơ của một nhà thơ vừa được phong là Thi khôi Hoa Kỳ. Năm năm trước, tôi và một số đồng nghiệp lập ra một tổ chức của các nhà văn độc lập trong và ngoài nước, một tổ chức"underground". Vì thế tôi bị sách nhiễu, theo dõi suốt, tuy tôi nghĩ có lẽ nhà cầm quyền sẽ không bắt tôi vào tù lần nữa, vì tôi đã già rồi và cũng có chút tên tuổi. - Vậy là việc xuất bản sáng tác và dịch thuật của ông vẫn khó khăn vì ông bị coi là bất đồng? HH: May là nhờ mạng xã hội như FB (công an VN chưa ngăn chặn hoàn toàn) nên chúng tôi có thể đăng mọi thứ trên mạng. Việc xuất bản thơ sáng tác của tôi thì khó, tập thơ của tôi đã bị từ chối 3 lần. Dịch thuật thì OK. Gần đây tôi đã xuất bản 2 tập thơ dịch, của Walt Whitman và Ocean Vuong (một nhà thơ trẻ Mỹ gốc Việt, được giải Thơ T.S. Eliot. (Xem: https://tiki.vn/troi-dem-nhung-vet-thuong-xuyen-thau-p6200087.html) - Việc in sách dịch có nguy hiểm gì không? HH: Tôi thấy hiện nay, ĐCS VN cho in nhiều sách dịch, trừ các tác phẩm trực tiếp phê phán CNCS và chế độ CS, hay chế độ toàn trị. Những sách khác thì OK. Thí dụ những sách của G. Orwell như "Trại súc vật", "1984"… Năm ngoái, Văn đoàn chúng tôi trao Giải cho bản dịch cuốn "1984" (lưu truyền underground, và post lên website http://vanviet.info của chúng tôi) nhưng cuộc gặp mặt để trao giải đã bị công an cản phá. Họ cho là phê phán chính họ, thật buồn cười! - Hiện nay ông đang đọc những sách gì? HH: Giờ đây tôi tập trung hết thời gian cho cố gắng giới thiệu các lý thuyết hiện đại về Giáo dục của thế giới vào VN. Vì trước đây tôi là thầy giáo, và bây giờ tôi thấy hệ thống giáo dục của VN quá lạc hậu so với thế giới, có lẽ lạc hậu đến 70 năm. Vì suốt thời gian dài họ bắt chước giáo dục Liên Xô, họ không biết đến những lý thuyết giáo dục mới của Âu Mỹ. Điều này thật nguy hiểm cho thế hệ trẻ của VN. Vì vậy tôi muốn đóng góp vào việc giới thiệu những lý thuyết giáo dục mới của Mỹ và các nước khác. Tôi đã xuất bản 3 cuốn dịch từ tiếng Pháp của Jean Piaget, sắp xuất bản 1 cuốn của lý thuyết gia giáo dục Mỹ Howard Gardner, và sẽ xuất bản tiếp Jerome Bruner, cũng là người Mỹ. Tôi đã 77 tuổi, không biết còn làm việc được bao lâu nữa, nên tôi quyết định tập trung cho công việc này. Nghe bài PV tiếng Anh tại đây: | |||||||||||||
Lạm bàn về “Chiến lược nhân tài” Posted: 02 Aug 2019 11:19 PM PDT Nguyễn Đình Cống Trong công cuộc phát triển, VN tuy có đạt vài kết quả về kinh tế, nhưng đã phạm phải một số sai lầm và gặp nhiều bế tắc. Một trong những nguyên nhân chính là "thiếu nhân tài", đặc biệt là ở cấp chiến lược. Vì thế mà ĐCS loay hoay với việc "Quy hoạch CB". Gần đây Bộ Nội vụ lại làm đề án "Chiến lược quốc gia về thu hút trọng dụng nhân tài".(gọi tắt là Chiến lược nhân tài). Ngày 5/6/2019, ra Quyết định số 470/QĐ-BNV 2019 về "Chiến lược nhân tài" Ngày 17/7- tổ chức Hội thảo khoa học về "Chiến lươc nhân tài", công bố thành lập Ban chỉ đạo, gồm 12 thành viên do Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân làm trưởng ban. Dự kiến tháng 10/2019 sẽ trình Dự thảo lên Thủ tướng. Kế hoạch thực hiện từ năm 2020 đến 2025. Tìm hiểu kỹ về Quy hoạch CB của ĐCS và Chiên lược nhân tài của Bộ Nội vụ tôi thấy rằng Đảng và Nhà nước, nếu không thay đổi thể chế chính trị, vẫn theo con đường hiện nay thì không có cách nào tìm và dùng được các nhân tài chân chính. Thường chỉ tìm được những kẻ cơ hội, tuy có bằng cấp này nọ nhưng thiếu trung thực, thiếu tài năng, chỉ có nhiều mưu mô . Vì sao vây?. Trong Kế hoạch xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia, tiết b- mục 1 (Mục đích) viết rằng : "Đề án bảo đảm đúng quan điểm, đường lối của Đảng,…". Đường lối đó thể hiện rõ trong Quy hoạch CB. Tôi và nhiều người khác cho rằng Quy hoạch đó phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến bộ (*). Theo đường lối như thế làm sao tìm ra nhân tài. Phải chăng trong nhân dân Việt Nam không có nhân tài. Không phải !. Không những có mà có nhiều, nhưng những người tài chân chính đã bị Quy hoạch của Đảng loại bỏ ngay từ vòng đầu tiên. Họ bị loại vì không đạt được tiêu chuẩn cơ bản nhất của Đảng là "Tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác Lê". Một số ra nước ngoài, số khác bị bắt nhốt vào tù hoặc bị trừ khử, số nữa bị quy là thế lực thù địch, là phần tử "Tự diễn biến", bị chống đối kịch liệt. Riêng những người có bằng cấp cao, có kiến thức sâu rộng, nhưng bưng tai, bịt mắt, ngậm miệng, buông tay trước thế sự thì cũng chưa phải là nhân tài chân chính. Hội thảo khoa học về Chiến lược nhân tài (HT) do Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa điều hành. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân phát biểu khai mạc, bà Lê Minh Hương công bố Chiến lược , các ông TS Dương Quang Tung, GSTS Phạm Hồng Thái, PGSTS Lê Minh Thông đã có các tham luận về phát hiện và sử dụng nhân tài. Tuy rằng trong các tham luận có đề cập một vài ý cần quan tâm như nhân tài rất cần môi trường tự do để hoạt động, để sáng tạo, còn lại trong phần lớn tham luận chỉ trình bày những điều mà những người có hiểu biết thông thường phải thốt lên : "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Ngoài ra cũng còn có phát biểu của vài người khác, tập trung ý kiến vào việc ca ngợi và minh họa Chiến lược nhân tài. Về nhân tài TS Phan Hồng Giang có bài " Đừng để tiểu nhân trà trộn hãm hại người tài" (GD 30-7-19). Khổ thay cho Nhà nước VN, không phải tiểu nhân trà trộn mà là giữ địa vị then chốt, quyết định. Về hình thức người ta ra nghị quyết, lập chiến lược tìm người tài để sử dụng, nhưng trong thực tế, khi phát hiện được người có thực tài thì họ tìm cách khuất phục, bắt quỳ gối khom lưng, cúi đầu, nếu không khuất phục được thì tìm cách vô hiệu hóa. Một trong những tội ác của đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản là loại bỏ, hủy diệt tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Tầng lớp đó phản biện sự độc tài toàn trị chuyên chính vô sản. Nhân tài sinh ra từ chỗ cha mẹ hấp thu được khí thiêng sông núi hoặc có di truyền tốt. Môi trường gia đình và xã hội là hết sức quan trọng để nhân tài phát triển hoặc bị làm thui chột. Dân tộc Việt hiện nay, tuy lâm vào môi trường xã hội và chính trị khá bất lợi, tinh hoa bị hủy hoại, nhân tài chân chính bị vùi dập, nhưng khí thiêng sông núi vẫn còn , di truyền tốt vẫn còn, vì vậy nhân tài vẫn tiếp tục được sinh ra, vấn đề là làm sao thay đổi được môi trường để nhân tài phát triển mà không bị hủy hoại. Phan Hồng Giang cho rằng có nhân tài nhưng không sử dụng được vì sự đánh giá chủ quan, thiếu dân chủ, quyền đánh giá nằm trong tay một số người. Tôi cho rằng điều hết sức quan trọng của đánh giá là trình độ, phẩm chất của người đánh giá chứ không phải số lượng. Không phải "một số người" mà chỉ một người thôi, khi có trình độ và phẩm chất thì vẫn có thể đánh giá đúng. Một số người mà ông Giang nêu ra, phải nói rõ là kém cỏi, tư lợi và độc đoán. Về thu hút nhân tài, vừa qua Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam công bố sách chuyên khảo "Thu hút kiều dân trình độ cao để phát triển khoa học và công nghệ - Lý luận chung, thực tiễn Hàn Quốc và hàm ý cho Việt nam" ( NXB Khoa học xã hội 2019). Tôi đã viết bài phản biện, cho rằng nội dung có nhiều sai lầm về cơ bản. Ngạn ngữ có câu "Đất lành chim đậu". Đắt lành cho nhân tài là môi trường chính trị-xã hội thật sự tự do dân chủ. Với VN bây giờ điều kiện tiên quyết để có môi trường như vậy là cải cách thể chế chính trị, xóa chuyên chính vô sản, từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê, ĐCS trả lại quyền làm chủ cho nhân dân hoặc "Lập Quyền Dân" như Trung tâm Minh Triết chủ trương. Không làm được như thế thì "Chiến lược quốc gia về thu hút trọng dụng nhân tài" chỉ là trò diễn kịch để tuyên truyền mà thôi.. (*)- Tôi đã công bố bài : "Phản biện đường lối cán bộ cộng sản". Tôi sẵn sàng thuyết minh về tính chất phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học của Quy hoạch CB, xin lấy danh dự và tính mạng để bảo vệ các ý kiến đó. | |||||||||||||
“Thu hồi chiếc chìa khóa lại ngay!” Posted: 02 Aug 2019 01:38 AM PDT Thiện Tùng Mấy ngày qua, nghe nói ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên cắn đắng với nhau vì chiếc chìa khóa. Bà Bành cáo gắt: – Con Giao Chỉ ấy, cả về ăn mặc, nó có gì hơn tôi mà mấy ngày qua ông đeo nó như Sam vậy? (1) . – Để trao đổi chuyện quốc gia đại sự ấy mà. Bộ bà ghen sao ? – Tập nói. -- Thôi cứ cho là vậy đi. Nhưng tôi nhắc ông: "Hãy cảnh giác cả Trọng dùng mỹ nhân kế"!. – Nếu VN dùng Mỹ nhân kế với TQ khác nào "múa rìu trước mắt thợ"?. Gã Lú ấy mà qua mặt được Tập nầy sao. Hơn nữa, ông ấy đang đau nặng, lo cho cái thân không xong?. -- Thôi gì thì gì, ông phải thu hồi lại chiếc chìa khóa ngay! – Phụ nữ mà cầm chìa khóa nguy hiểm lắm, nó sẽ vét sạch!.
– Sao bà thiển cận quá vậy! . Chiếc chìa khóa đó chỉ tượng trưng, với ngụ ý, mượn tay bà ấy mở cửa VN cho mình vào trong tương lai. Còn trước mắt để xoa dịu VN giảm căng lúc ta cho tàu thăm dò dầu khí vào ở bãi Tư Chính của họ. Bà biết không, tôi còn nói bên Học viện Chính trị rủ thằng nhóc Thưởng qua nghe các giáo sư nhà ta thuyết giáo về Chính trị và Văn hóa để cho Việt Nam – Trung Hoa sớm "núi liền núi sông liền sông". Bà không thấy sao, tôi còn bảo mấy gã thầu khoán, bằng mọi giá, giành cho được các gói thầu đường cao tốc Hà Nội – Sài Gòn để dễ bề tiến xuống Phương Nam Châu Á khi có thời cơ..v.v… Đến thế, bà tin tôi chưa?! -- Về Công đức thì tôi luôn tin ông, vì ông có gương mặt sâu hiểm, luôn cắn răng, mím môi, chỉ gượng cười khi giao tế, có đôi mắt nhìn bụi hành chết bụi hẹ. Nhưng tôi còn hơi nghi ngờ về Tư đức của ông!. -- Lại chưa hết ghen!. Thôi đi ngủ!!. Bực mình quá, cứ ghen bóng ghen gió hoài !!! . -/- Chú thích (1) Được biết, loài Sam: Sam đực luôn ôm chặt, ngược chiều con Sam cái, nó chỉ ăn đồ thừa của con cái thải ra. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét