“Đại sứ châu Âu dọn rác dưới chân cầu Long Biên” plus 14 more |
- Đại sứ châu Âu dọn rác dưới chân cầu Long Biên
- Thông hầm đường bộ hơn 7.200 tỷ, dài nhất Đông Nam Á
- Chia nhau 1.000 tỷ, cả làng kéo nhau đi dự nông dân làm kinh tế giỏi
- Tổng cục trưởng Thống kê tiết lộ nơi sửa điểm 4 bài thi vào Bộ KH-ĐT
- Vị giáo sư 30 năm đau đáu với ước nguyện cứu hàng ngàn bệnh nhi hiểm nghèo
- Siêu bão Hagibis sắp tấn công, Nhật báo động cao nhất
- Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng xuất hiện trong địa đồ hành chính Trung Quốc
- Loạt đất công ở Cần Thơ bị lấn chiếm, cho thuê không qua đấu giá
- Cựu binh Mỹ đột nhiên biết mình có cô con gái người Việt
- Tuyển Việt Nam: Công Phượng nhạt nhoà, ông Park biết cả đừng lo!
- Điểm massage rẻ vùng ven Sài Gòn, chiều cả tư thế 'bạo'
- Nữ trưởng phòng Ái Sa đánh tráo nhân thân, bất thường hồ sơ tư pháp
- Chuyện chưa kể về thương gia giàu nức tiếng ở làng cổ hơn 800 tuổi
- Séc 2-1 Anh: Kane ghi bàn, Tam sư nhận thất bại đầu tiên sau 10 năm
- TOP 10 xe ế ẩm nhất Việt Nam: Nhiều mẫu mới tụt dốc
Đại sứ châu Âu dọn rác dưới chân cầu Long Biên Posted: 11 Oct 2019 10:09 PM PDT Đại sứ được chỉ định của Liên minh châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti cùng hơn 100 người dọn rác dưới chân cầu Long Biên, dọc sông Hồng. XEM VIDEO: Đây là sự kiện nằm trong chiến dịch dọn rác trong khuôn khổ tuần lễ Ngoại giao khí hậu châu Âu 2019. Hoạt động do Phái đoàn Liên minh châu Âu hỗ trợ tổ chức Keep Hanoi Clean thực hiện. Đại sứ Giorgio Aliberti chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ giúp làm sạch khu vực mà còn nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường. Liên minh châu Âu hướng tới sự phát triển bền vững và việc giảm thiểu tiêu thụ rác thải cũng như giữ sạch môi trường là việc có thể bắt đầu làm ngay từ cá nhân. Thực ra có thể một sự kiện nhỏ như thế này không thể thay đổi được nhiều, nhưng tôi nghĩ rằng đây là ví dụ nhỏ để chúng ta thấy việc thay đổi hành vi cá nhân như thế nào. Liên minh châu Âu có hoạt động dọn rác trên bãi biển nhưng vì Hà Nội không có biển nên chúng tôi chọn dọn rác xung quanh sông Hồng. Đây là hoạt động cuối cùng trong chuỗi hoạt động tuần lễ Ngoại giao khí hậu châu Âu''.
Sau chợ Long Biên là phường Phúc Xá - nơi có khoảng 300-500 người sinh sống, ngõ nhỏ dẫn tới các căn nhà của người dân quá dài và hẹp, công ty vệ sinh môi trường không thể tiếp cận để thu dọn rác. Do đó, phần lớn người dân vứt rác ra khu vực trũng ngay cạnh sông, khi nước dâng lên thì rác ở khu vực này tràn ra sông Hồng. Khi không đổ rác ra sông, người dân thường đem ra đốt. Keep Hanoi Clean đã tổ chức một chiến dịch dọn rác ở khu vực trên vào tháng 11/2017 và ước lượng khoảng 14 tấn rác đã được dọn đi. Thế nhưng đến nay rác thải lại tiếp tục tràn ngập nơi đây. Anh James Joseph Kendall (được mệnh danh "ông Tây móc cống") cho biết: "Trước đây chúng tôi cũng dọn rác ở khu vực ven sông Hồng ở gần đây thôi, sau một thời gian khu vực đó vẫn rất sạch. Cách đây ít lâu đi xe máy ngang qua cầu Long Biên tôi thấy vị trí này có rất nhiều rác, nên chúng tôi chọn khu vực này".
Rác chồng chất nhìn là ngất dưới chân cầu Long BiênSau đợt mưa kéo dài, mực nước sông Hồng dâng cao khiến chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội) ngổn ngang rác thải. T.Nam | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông hầm đường bộ hơn 7.200 tỷ, dài nhất Đông Nam Á Posted: 11 Oct 2019 04:03 PM PDT Dự án hầm đường bộ Hải Vân 2 dài hơn 12km nối tỉnh Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng vừa thông hầm kỹ thuật. XEM CLIP:
Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam tuyệt đẹp từ trên caoCầu Tân Vũ - Lạch Huyện, cây cầu vượt biển dài 5,44km, hứa hẹn khi thông xe sẽ mở ra thế vận mới cho thành phố Cảng. Hồ Giáp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chia nhau 1.000 tỷ, cả làng kéo nhau đi dự nông dân làm kinh tế giỏi Posted: 11 Oct 2019 01:00 PM PDT Vắt sữa bò bán, mỗi năm người dân Nông trường Mộc Châu lại chia nhau cả ngàn tỷ. Thế mới có chuyện, cùng lúc 600 nông dân nuôi bò kéo nhau đến dự hội nghị tuyên dương nông dân làm kinh tế giỏi của tỉnh khiến hội trường "vỡ trận". Thành tỷ phú từ 2 con bê giá 3 triệu đồng Gần 10 giờ sáng ngày đầu tiên của tháng 10, sau khi kết thúc công việc dọn vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho đàn bò, vắt sữa bò, cho bò ăn rồi dắt cô bò sữa đẹp nhất đàn ra bãi cỏ đi dạo cho dạn người chuẩn bị cho cuộc thi Hoa hậu bò sữa, ông Nguyễn Hữu Bây -Tiểu khu Vườn Đào 1 (thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La), thật thà chia sẻ, lần này ông tham gia là để góp vui chứ chưa bao giờ bò nhà ông đạt giải ở cuộc thi này. Ông Bây tâm sự, vợ chồng ông quê gốc ở Thái Bình, năm 1995 chuyển lên đây làm kinh tế mới. Khi ấy, toàn vùng đất này còn hoàng vắng, đồng không mông quanh, rất nghèo. Vợ chồng ông nhiều lúc muốn bỏ về vì cuộc sống quá khó khăn.
Cũng may, năm đó có chính sách cho người nông dân vay tiền phát triển kinh tế. Vợ chồng ông được ưu tiên vay 3 triệu đồng để mua 2 con bê sữa nuôi. Khi rời quê hương lên đây, ngoài hai bàn tay trắng cùng vài bộ quần áo đã sờn rách, vợ chồng ông không có đồng vốn nào lận lưng. Mất khoảng 5 năm đầu cuộc sống còn nhiều khó khăn, bữa đói bữa no. Thế nên, ngoài chăm bò, vợ chồng ông còn phải cày thuê cuốc mướn để lấy tiền trang trải cuộc sống hàng ngày. Sang đến năm thứ 6, bò sữa sinh sản ra bê con ông giữ lại nuôi hết, đàn bò tăng dần, sản lượng sữa nhờ đó cũng tăng dần lên. "Tôi nhớ như in là đến năm 2000 - dấu mốc gia đình tôi thoát được cảnh đói nghèo. Bắt đầu chuyên tâm vào nuôi bò vắt sữa, chúng tôi không phải chạy đôn chạy đáo như trước kiếm từng đồng nữa", ông Bây khoe. Đứng ở bãi cỏ cho cô bò sữa tập đi rồi chỉ về khu trang trại bề thế ngay bên kia đường, ông Bây cho biết, sau 25 năm nuôi bò, vợ chồng ông đã gây dựng được trang trại bò 85 con, mua sắm nhiều máy móc phục vụ trong việc chăn nuôi bò để giảm bớt sức lao động. Ông Bây tâm sự, nuôi bò không quá vất vả, song công việc đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn trọng trong từng công đoạn cũng như sự cần cù, chịu khó để sữa bò vắt ra đạt chuẩn chất lượng như công ty yêu cầu. Còn về kỹ thuật chăn nuôi, công ty luôn cử cán bộ xuống hỗ trợ. Người nông dân như ông mỗi năm cũng được đi đào tạo 2-3 lần. Hiện đàn bò nhà ông Bây có 33 con cho sữa, sản lượng sữa mỗi ngày là 7 tạ. Ông bán số sữa này cho công ty mà mình ký hợp đồng liên kết với giá 12.000 đồng/kg. Cuối năm ngoái khi chốt sổ, lượng sữa nhà ông bán cả năm là 250 tấn, thu về 3 tỷ đồng, chưa kể tiền được thưởng sản lượng sữa. Trừ đi chi phí thuê nhân công lao động, chuồng trại, thức ăn,... Tính ra ông thu lãi khoảng 1 tỷ đồng. Ngay sát vạch nhà ông Bây là khu chuồng trại bề thế chẳng kém cạnh gì của ông Đinh Công Đạo với đàn bò lên tới hàng trăm con. Dẫn chúng tôi đi thăm khu chuồng trại của gia đình mình, ông Đạo cho biết, ông cũng chỉ khởi nghiệp từ 4 con bê con. Năm 1997, ông mua mỗi con bê này với giá 1,5 triệu đồng. Đến giờ, ông được đàn bò 110 con. Trong đó, 40% là bò đang cho vắt sữa với sản lượng 8 tạ/ngày, còn lại là bê con và bò hậu bị.
"Trước kia tôi cũng hai bàn tay trắng lên đây lập nghiệp, giờ thì có chút của ăn của để rồi". Ông Đạo khiêm tốn tiết lộ, tính cả chuồng trại và đàn bò thì giá trị tài sản ông sở hữu lên tới hơn chục tỷ đồng. Một năm, ông thu được vài tỷ đồng từ tiền bán sữa. Hai năm nay, ông Đạo còn đầu tư thêm máy ép phân để xử lý chất thải ở trang trại. Mỗi ngày máy ép được 6 tạ phân khô, ông đem bán với giá 1.000 đồng/kg. Tính ra, ông thu thêm được gần 20 triệu tiền phân bò/tháng. Phần nước thải thì được xử lý qua 3 chiếc bể lọc, sau đó sẽ tận dụng làm nước tưới cho cánh đồng cỏ rộng 3ha của mình. Cả xã kéo nhau đi dự hội nghị tuyên dương Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Phạm Hải Nam - đại diện doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân chăn nuôi bò sữa tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, cho biết, ở thị trấn này người nông dân thu tiền tỷ như nhà ông Bây hay ông Đạo không phải hiếm. Ông Nam nhẩm tính, hộ nào cũng là tỷ phú với doanh thu mỗi năm từ 1-5 tỷ đồng/hộ, thậm chí có nhà riêng tiền lãi đã đến 6-7 tỷ đồng/năm. Trung bình hộ nuôi ít cũng 40-50 con bò, hộ nuôi nhiều trên 100 con, cá biệt có một số hộ nuôi trên dưới 200 con bò sữa. Nông trường Mộc Châu có gần 600 hộ nuôi bò. Tất cả các hộ đều liên kết với công ty trong việc mua bán sữa. Năm ngoái, với số bò lên tới 25.500 con, cho sản lượng sữa ước tính hơn 80.000 tấn, giá trị khoảng trên 1.000 tỷ đồng.
"Số tiền này đều được thanh toán cho các hộ dân", ông Nam nói và bật mí rằng chăn nuôi bò vắt sữa, trừ hết chi phí các hộ dân thường lãi khoảng 30%, tức thu 1 tỷ thì lãi 300 triệu đồng. Ngoài tiền bán sữa, người dân còn được chia từ khoản thưởng cả trăm tỷ đồng mỗi năm của công ty cho các hộ làm tốt, chấp hành đầy đủ nội quy với chất lượng sữa đạt chuẩn đề ra. Những năm gần đây, người nuôi bò đầu tư máy xử lý phân tự đồng, phân bò ép khô đem bán cho các mô hình trồng rau, quả hữu cơ cũng thu được một khoản lợi cực lớn. Ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc công ty sữa liên kết với người nông dân nuôi bò tại Mộc Châu, cho hay, dù 1-2 năm trở lại đây thị trường sữa cạnh tranh ngày càng lớn, nhu cầu tiêu dùng sữa có phần chững lại, song, ông tự hào rằng chăn nuôi bò sữa liên kết với doanh nghiệp tại Nông trường Mộc Châu là một mô hình hiếm hoi tồn tại từ thời bao cấp đến giờ và ngày càng lớn mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, từ mô hình này, người nông dân nơi đây có thể thoát nghèo, trở thành tỷ phú ở tỉnh miền núi vùng cao như Sơn La. Ông Chiến kể, dân ở đây làm kinh tế giỏi nổi tiếng trong vùng, nhà nào cũng thu tiền tỷ. Thế nên mới có chuyện, cách đây 2 năm, tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị nông dân sản xuất kinh tế giỏi mà khi ấy có quy định cứ thu nhập trên 1 tỷ đồng được tuyên dương nên gần 600 nông dân chăn bò ở nông trường cùng kéo nhau đi. Đến nơi, số lượng người tham gia dự đông quá, hội trường như "vỡ trận" phải chia làm hai phòng hội nghị. Năm sau Sơn La rút kinh nghiệm, quy định riêng với người chăn nuôi bò sữa, hộ nào thu nhập trên 3 tỷ đồng/năm mới được đi dự hội nghị biểu dương. Tính ra, nông trường cũng có hơn 100 hộ dân được mời. Còn hội nghị biểu dương ở huyện Mộc Châu thì gần như 100% hộ tham dự, ông chia sẻ. Ông Chiến tiết lộ, mục tiêu của doanh nghiệp là hướng tới xuất khẩu sữa sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, đàn bò ở mỗi hộ dân dự tính sẽ tăng lên với mức bình quân khoảng 55 con/hộ. Lúc đó, thu nhập của người dân sẽ ổn định hơn bây giờ. Bảo Phương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổng cục trưởng Thống kê tiết lộ nơi sửa điểm 4 bài thi vào Bộ KH-ĐT Posted: 11 Oct 2019 08:50 PM PDT Bốn trường hợp sửa điểm thi trong kỳ thi tuyển công chức, viên chức ngành thống kê thuộc Bộ KH-ĐT đều ở Cục Thống kê của địa phương. Trao đổi với VietNamNet về việc 4 bài thi tuyển công chức, viên chức của Bộ KH-ĐT được sửa điểm làm thay đổi kết quả tuyển dụng mà Thanh tra Nội vụ vừa kết luận, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết đây là kỳ thi của giai đoạn 2016 - 2017. "Khi bị phát hiện, họ đã xin thôi việc và Bộ KH-ĐT đã quyết định cho thôi việc rồi", ông Lâm cho hay.
Tổng cục trưởng thông tin thêm, sự việc này xảy ra trong kỳ thi tuyển dụng vào công viên chức ngành thống kê. 1 Phó tổng cục trưởng làm Chủ tịch hội đồng tuyển dụng "Năm đó tuyển mấy trăm người của toàn ngành thống kê, đây là các trường hợp thi vào Cục Thống kê của các địa phương chứ không phải vào Tổng cục, trên này không có trường hợp nào cả", ông Lâm khẳng định. Ông cũng chia sẻ thêm, ở đợt thi đó, "một đồng chí Phó tổng cục trưởng làm Chủ tịch hội đồng tuyển dụng". "Lần này chúng tôi sẽ siết chặt các kỳ thi rất nghiêm túc, công bằng, khách quan. Thi cử nhiều sức ép nhờ vả lắm", Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê nói. Hôm qua, Thanh tra Bộ Nội vụ kết luận năm 2017, Bộ KH-ĐT ủy quyền cho Tổng cục Thống kê tổ chức thi tuyển công chức. Cùng với đó, 5 đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, trong đó có Tổng cục Thống kê tổ chức 5 kỳ thi tuyển viên chức. Theo Thanh tra Nội vụ, tại đợt thi tuyển còn một số sai sót, trong đó đáng chú ý là việc chấm thi, tổng hợp điểm cho thấy có 4 bài thi sửa chữa điểm làm thay đổi kết quả tuyển dụng. Trong các trường hợp này có 1 trường hợp đã thôi việc tháng 1/2018; 3 trường hợp thôi việc tháng 7 vừa qua. Thanh tra Nội vụ đề nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan những tồn tại, hạn chế để có hình thức xử lý phù hợp. Lương Bằng - Thu Hằng 4 bài thi tuyển vào Bộ KH-ĐT bị sửa điểmTại kỳ thi tuyển công, viên chức ở Bộ KH-ĐT vừa qua, có 4 bài thi bị sửa điểm làm thay đổi kết quả tuyển dụng, cả 4 trường hợp này đến nay đã thôi việc. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vị giáo sư 30 năm đau đáu với ước nguyện cứu hàng ngàn bệnh nhi hiểm nghèo Posted: 11 Oct 2019 03:00 PM PDT - Gần 30 năm trước tại Pháp có một bác sĩ Việt thực hiện một ca ghép thận cho một bệnh nhi 5 tuổi. Để rồi từ đó, sinh mệnh mong manh của những trẻ em Việt bị suy thận mạn được mở cánh cửa của sự sống. Mãi đến 15 năm sau (năm 2004) kể từ ca mổ tại Pháp, giáo sư Trần Đông A, Cố vấn Đơn vị ghép tạng - BV Nhi đồng 2 cùng những cộng sự trẻ mới thực hiện ca ghép thận đầu tiên ở Bệnh viện Nhi đồng 2. Song, suốt 15 năm qua kể từ năm 2004, bệnh viện chỉ ghép được 28 ca, bao gồm 16 ca ghép thận và 12 ca ghép gan. Tính trung bình mỗi năm đơn vị này chỉ thực hiện được 2 ca ghép tạng. Một con số khiêm tốn khiến vị giáo sư, người đưa kĩ thuật ghép tạng nhi về Việt Nam, chưa thể hài lòng. Đây là hình ảnh ca ghép thận đầu tiên của bệnh nhi Nhật Trúc ở bệnh viện cách đây 15 năm. "Kiến trúc sư xây dựng" bộ Luật cứu sống hàng ngàn người Giáo sư Trần Đông A đã gần 80 tuổi, ông chính là chuyên gia tham vấn và là 'kiến trúc sư' viết nên Luật "Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" (năm 2006). Bộ luật đã mở ra cơ hội cho hàng người mắc bệnh lý mạn tính về tim, thận, gan đang nhận "án tử" từng ngày được ghép tạng tiếp tục sự sống. Kể từ khi có bộ luật trên, ngành y như được cởi trói, ghép tạng phát triển mạnh mẽ đã cứu sống hàng ngàn bệnh nhân Việt. Song, qua hai nhiệm kì làm đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, GS. Đông A vẫn đang đấu tranh để sửa đổi, bổ sung bộ Luật "Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" hoàn chỉnh và đi kịp thời đại. Một mảnh đất vẫn còn bỏ ngỏ dù ngành ghép tạng Việt Nam đã đi một bước dài gần 30 năm, song ghép tạng ở trẻ em vẫn "ì ạch". Vị giáo sư già ngồi cầm cuốn sổ ghi chép đã úa màu, ông nhìn từng dữ liệu của ca ghép thận 30 năm trước tại Pháp hồi tưởng, đôi lúc lại tỏ vẻ tiếc nuối. Đôi mắt giáo sư long lanh tay run run và ông nói với chúng tôi đầy khát khao: "Kể từ sau ca mổ ở Pháp trở về nước, tôi ước mơ một ngày nào đó, Luật chúng ta cho phép được lấy tạng từ bệnh nhi chết não để ghép cho những bệnh nhi đang bị suy thận, suy tim, gan…Nếu làm được điều này coi như những đứa trẻ suy gan, thận mắc tim bẩm sinh tìm được ánh sáng cuối đường hầm". Giáo sư Đông A tham gia ca với vai trò cố vấn ca mổ ghép thận Theo Giáo sư Trần Đông A, Điều 5 của Luật "Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" ghi rõ: Cấm trẻ em dưới 18 tuổi không được hiến tạng. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi lấy tạng của trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên Luật đã "bỏ quên đối tượng trẻ em có thể hiến tạng, đó là trẻ bị chết não. Sự cứng nhắc này đã vô tình làm khan hiếm nguồn tạng hiến tặng cho các bệnh nhi đang chết mòn vì đang chờ nguồn tạng ghép. Thực tế ở các nước phát triển, Luật của họ cho phép lấy tạng của trẻ chết não để ghép cho các trẻ khác. Cụ thể tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 3.000 ca ghép tạng và họ luôn ưu tiên cho trẻ em. Ngoài ý nghĩa nhân văn thì Giáo sư Trần Đông A chia sẻ, việc lấy tạng của trẻ em để ghép cho trẻ em thuận lợi hơn nhiều so với việc lấy tạng của người lớn để ghép cho trẻ em. Giáo sư Đông A đã từng gửi rất nhiều học trò sang Pháp để học về ghép tạng ở nhi Nếu một ca ghép thận từ người cho là người lớn để ghép cho trẻ em trung bình mất 12 giờ đồng hồ, trong khi nếu lấy tạng của trẻ em để ghép thì chỉ mất 6 giờ. Cùng với đó là nguy cơ thải ghép, các biến chứng sau ghép khi sử dụng tạng của người lớn để ghép cho trẻ em cũng lớn hơn rất nhiều, thậm chí có nguy cơ phù phổi cấp, suy tim, nổ đường dẫn tiểu qua thận…. Việc lấy tạng của trẻ chết não không những không vi phạm đạo đức mà còn an toàn, mang ý nghĩa nhân văn hơn. Những em bé đang chết mòn vì khan hiếm nguồn tạng Ngày nào cũng vậy, mờ sáng Phòng chạy thận nhân tạo, khoa -Thận- Nội tiết, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM tấp nập bởi nhiều bệnh nhi và người nhà chờ đến lượt chạy thận. Hiện, đơn vị đang thực hiện chạy thận nhân tạo cho 40 bệnh nhi suy thận mạn giai đoạn cuối. Có bệnh nhi đã phải chạy thận 6-7 năm nay, có trẻ vừa chạy được vài tháng. Cô bé Tô Thị Lụa (14 tuổi, quê Cà Mau) gây gò, ốm yếu đã trở thành bệnh nhi có hộ khẩu thường trú thuộc dạng lâu nhất của khoa. Mỗi tuần 3 lần vào sáng, em cùng mẹ bắt xe buýt từ Thủ Đức lên viện chạy thận ròng suốt 4 tiếng. Lụa đã có 6 năm chạy thận ở đây. "Đã 6 cái Tết rồi hai mẹ con đều ở bệnh viện chạy thận, cả hai sống nhờ tình thương các nhà hảo tâm và không biết bao giờ chuỗi ngày này chấm dứt", mẹ Lụa vừa nói tay vừa gạt nước mắt. Cùng cảnh ngộ Lụa, em Lê Diễm Kiều (14 tuổi, quê Lâm Đồng) chạy thận ở Nhi đồng 2 được 7 năm. Diễm cùng bà ngoại tá túc hành lang bệnh viện, lấy vỉa hè là nhà suốt 4 năm để bám trụ chạy thận, may 3 năm trở lại đây có 1 mái ấm cưu mạng nên phần nào đỡ vất vả. Chung số phận hai bệnh nhi trên, hàng chục em bé khác cũng đang cầm cự từng ngày ở khoa Thận – Nội tiết, sự sống các em giờ mong manh như ngọn đèn trước gió. Giáo sư gặp lại 2 bệnh nhi ghép thận cách đây 15 năm do chính giáo sư và các chuyên gia Pháp, Bỉ thực hiện ca ghép Bác sỹ Hoàng Ngọc Quý, Trưởng đơn vị Thận nhân tạo, Khoa Thận - Nội tiết cho biết, suy thận mạn là bệnh mạn tính, quá trình điều trị chạy thận phải thực hiện lâu dài và liên tục. Cũng như người lớn, các bệnh nhi được lọc máu thường xuyên mỗi tuần 3 lần, mỗi lần kéo dài 4 giờ đồng hồ, bên cạnh đó là chế độ thuốc và dinh dưỡng hợp lý. Song, việc chạy thận nhân tạo chỉ để duy trì sự sống cho trẻ, muốn giải quyết triệt để vấn đề trẻ phải được ghép thận. Thế nhưng thực tế hiện nay, nguồn thận được hiến tặng vô cùng hiếm, 18 ca được ghép thận ở BV Nhi đồng 3 đa số chủ yếu từ nguồn hiến tặng từ bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình. Có những gia đình muốn hiến thận để ghép cho con cháu mình nhưng rất tiếc là không tương thích hoặc một số người có bệnh lý về gan, thận nên chúng tôi buộc phải từ chối. Giáo sư Trần Đông A cho biết thêm, hiện có hàng trăm trẻ mắc bệnh lý teo đường mật bẩm sinh, số phận cũng giống như các trẻ suy thận, các em cũng chỉ có cách ghép gan mới hy vọng tiếp tục sống. Hiện, trung bình mỗi tuần, BV Nhi đồng 2 tiến hành 3 - 4 ca phẫu thuật kasai cho bệnh nhi mắc teo đường mật bẩm sinh. Tuy nhiên, phẫu thuật kasai chỉ là giải pháp tạm thời, cứu trẻ khỏi tử vong trong vòng 9-15 tháng, về lâu dài cần phải ghép gan. Dù gần ở tuổi 80 song giáo sư vẫn tham gia cố vấn hội chẩn nhiều ca phẫu thuật khó ở BV Nhi đồng 2, TP.HCM Lối mở cho ngành ghép tạng, Luật cần cởi trói Nguồn tạng khan hiếm, cùng các quy định pháp luật chưa phù hợp đã đẩy bệnh nhi đi vào cửa tử trước khi chờ nhận được tạng hiến. Sau 30 năm đưa kĩ thuật ghép tạng nhi về Việt Nam, GS.Trần Đông A chỉ ra nguyên nhân khan hiếm nguồn tạng cho bệnh nhi do một phần chính sách. Mới đây, để cởi trói sự ì ạch của ghép tạng nhi, 3 bệnh viện lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Thống Nhất đã ký kết Đề án Thực hiện mạng lưới điều phối liên viện về hiến và ghép tạng nhân đạo. Theo đó, khi có nguồn tạng hiến từ người chết não tại 2 bệnh viện Chợ Rẫy và Thống Nhất sẽ ưu tiên hàng đầu cho các bệnh nhi đang chờ ghép tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Giáo sư Trần Đông A đánh giá, đây là tín hiệu vui, là lối ra tạm thời cho ghép tạng trẻ em, song về lâu dài vẫn cần sự sửa đổi của Luật để tăng thêm nguồn tạng ghép, mang lại sự sống cho các bệnh nhi đang "sống mòn" trong các bệnh viện trên cả nước. 2 nhiệm kì làm Đại Biểu Quốc Hội, giáo sư trăn trở về dự luật Hiến ghép tạng vẫn còn bỏ trống vấn đề ghép tạng ở nhi, ông luôn muốn sửa đổi bổ sung luật để gỡ rào cản giúp nhiều bệnh nhi được có cơ hội sống khi được nhận tạng hiến Hiệu quả, từ Đề án trên có hiệu nghiệm ngay tức thời, ngày 12/12/2018 bệnh nhi Đ.V.H (nam, sinh năm 2003, ở Lâm Đồng) bị suy thận mạn giai đoạn cuối, được một bệnh nhân chết não đang ở BV Việt Đức (Hà Nội) hiến tặng quả thận. Sau hành trình hơn 1500 km, quả thận được ghép thành công cho bệnh nhi tại BV Nhi đồng 2. Đây là khoảnh khắc đánh dấu bước ngoặt cho ngành ghép tạng Việt Nam, bệnh nhi đầu tiên nhân tạng từ một người chết não hiến tặng. Nguồn tạng được hiến tặng từ người chết não cho bệnh nhi sẽ là lối ra đang bế tắc về luật, song về khoa học vẫn mang tính nguy cơ, vấn đề thải ghép. "Sắp tới các chuyên gia, các trung tâm ghép tạng trên cả nước cần phải ngồi lại, kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật để mở một cánh cửa sống cho hàng ngàn bệnh nhi đang "lay lắt" điều trị trong các bệnh viện", giáo sư Đông A kiến nghị.
Phan Nhơn Khoảnh khắc người bố áp má từ biệt con trai hiến tạng cứu 6 người- Khi nỗi đau mất con chưa nguôi, gia đình ông Thụ lại đối mặt với nỗi đau khác dữ dội không kém từ những người cùng làng, xã, người ta bảo ông bán tạng con nhận hơn 1 tỉ đồng. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Siêu bão Hagibis sắp tấn công, Nhật báo động cao nhất Posted: 11 Oct 2019 09:13 PM PDT Các nhà chức trách Nhật Bản vừa ban hành báo động mức cao nhất khi trận bão nhiệt đới Hagibis được mô tả có sức tàn phá mạnh nhất hơn 60 năm qua chuẩn bị đổ bộ vào nước này. Theo Cơ quan khí tượng Nhật Bản, Hagibis, tiếng Philipines có nghĩa là "Tốc độ", đang di chuyển hướng về phía Tokyo và các vùng phía đông nước này. Bão dự kiến sẽ đổ bộ vào thành phố Nagoya thuộc miền trung vào chiều tối nay (12/10).
Dự báo sức gió của Hagibis có thể lên tới 216 km/giờ. Trong 24 giờ tới, cơn cuồng phong này có thể gây lượng mưa lớn kỷ lục, trở thành trận bão mạnh nhất đổ bộ vào Tokyo kể từ năm 1958. Vùng Tokai thuộc miền trung có thể hứng lượng mưa tới 800 mm còn vùng Kanto-Koshin gồm nội đô Tokyo mưa 600 mm. Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) đã quyết định tạm dừng nhiều dịch vụ tàu trong khu vực nội đô Tokyo cuối tuần. Các hãng hàng không All Nippon Airways và Japan Airlines thông báo hủy gần như toàn bộ các chuyến bay trong ngày 12/10. Ban tổ chức Giải đua xe công thức F1 của Nhật Bản cũng hoãn mọi kế hoạch. Khu công viên Disneyland ở Tokyo tạm ngừng hoạt động từ sáng 12/10 tới trưa 13/10.
Tối qua (11/10), người dân Tokyo và Osaka đã chứng kiến hiện tượng bầu trời đổi sang màu tím âm u dị thường. Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng xuất hiện trong địa đồ hành chính Trung Quốc Posted: 11 Oct 2019 04:03 PM PDT Những địa đồ thể hiện điểm cực nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không quá đảo Quỳnh Châu (Hải Nam). Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng. Tuy nhiên, trong các địa đồ hành chính Trung Quốc, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa từng xuất hiện qua các bản đồ hành chính cổ nước này. VietNamNet giới thiệu một số nội dung trong cuốn "Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của PGS.TS Trương Minh Dục: Địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) là bức Cửu vực thú lệnh đồ khắc trên đá, phát hiện năm 1960 tại huyện Vinh (tỉnh Tứ Xuyên).
Chỉ đến đảo Hải Nam là hết Giới hạn cương vực nhà Tống trong địa đồ này về phía nam đến Quỳnh Châu (Hải Nam). Hình trạng đảo Hải Nam ở góc dưới, bên trái của địa đồ này được vẽ khá chuẩn xác, gần giống với hình thể đảo Hải Nam trên bản đồ hiện đại. Các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như: Thiên hạ thống nhất chi đồ trong Địa Minh nhất thống chí (1461); Quảng dư đồ của La Hồng Tiên hoàn thành năm 1541 khắc in năm 1555; Hoàng triều chức phương địa đồ khắc in năm Sùng Trnih thứ 9 (1636); Dư địa đồ của Dương Tử Khí khắc in năm 1526… là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền TƯ các đời. Những địa đồ này thể hiện điểm cực nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không quá đảo Quỳnh Châu (Hải Nam). Dưới triều nhà Thanh, theo bản đồ Hoàng Thanh nhất thống chí dư địa bản đồ do triều đình ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ 19 "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết". Bản đồ Đại Thanh đế quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vĩnh Lạc, Tuyên Đức…).
Bộ Đại Thanh nhất thống toàn đồ đang được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Australia là tập bản đồ thể hiện đầy đủ nhất toàn cảnh và các địa phương của Trung Quốc thời cận đại. Toàn đồ gồm 21 phần. Phần 1 Đại Thanh nhất thống toàn đồ là bản đồ tổng quát nước Trung Hoa thời nhà Thanh, tính từ Bắc chí Nam, ngoài biển có các đảo như sau: Phượng Mã đảo: phía nam nước Triều Tiên Đại Lưu Cầu, Tiểu Lưu Cầu: phía đông tỉnh Chiết Giang Đài Loan: phía đông tỉnh Phúc Kiến Quỳnh Châu, Nhai Châu: tức phủ Quỳnh Châu và Châu Nhai thuộc đảo Hải Nam, nằm phía nam lục địa tỉnh Quảng Đông.
Trong phần 12: Quảng Đông toàn đồ, thể hiện phần tiếp giáp phía nam lục địa Quảng Đông là đảo Hải Nam và vài đảo kế cận xung quanh, ngoài ra phía nam đảo Hải Nam không còn đảo nào khác. Hầu hết các địa danh nêu trên bản đồ đều được đề cập trong Thanh sử cảo. Đây là bộ chính sử Trung Quốc bắt đầu biên soạn từ thời Dân Quốc năm 1914, trải qua 10 năm mới hoàn thành. Nội dung hai công trình gắn bó với nhau. Các tác giả của Quảng Đông toàn đồ và Thanh sử cảo không hề thể hiện trên bản đồ và tất nhiên không có lời nào, dòng nào mô tả về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các công trình nghiên cứu về Nam Hải, giới học giả Trung Quốc thường dẫn dụng khoảng 50 bức địa đồ đời Minh, Thanh - là những bức địa đồ tổng quan thế giới - để lý luận về chủ quyền lịch sử đại ý rằng: "Địa đồ lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận về hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (bằng tên gọi của thời đó như Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường …) chứng tỏ các vương triều Trung Quốc đã xác định chủ quyền đối với những đảo, quần đảo này". Trong khi những bức địa đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia lại không được nhắc tới.
Ba tập atlas đều không thể hiện chủ quyền của TQ với Hoàng Sa và Trường Sa Trong thời gian gần đây, các nhà sưu tầm phát hiện 3 tập atlas do chính quyền Trung Quốc xuất bản trước đây đều không thể hiện chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là: Atlas of the Chinese Empire - Trung Quốc địa đồ, xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh; Atlas Postal de Chine - Trung Hoa bưu chính dư đồ do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919; Atlas Postal de China - Trung Hoa bưu chính dư đồ cũng do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1933. Các atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục vào các năm sau đó. Nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì không được thể hiện trên các bản đồ trong atlas. Vì thế mà cương giới cực nam của Trung Quốc trong các atlas này chỉ luôn giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không đả động gì đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng cho đến khi nhà Thanh phát hành các atlas này vào năm 1906 và sau này chính quyền Trung Hoa dân quốc tái bản các atlas này vào các năm 1919 và 1933, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là "chủ quyền lịch sử" phi pháp của Trung Quốc. PGS.TS Trương Minh Dục (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) Thư tịch cổ Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt NamKhông ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Loạt đất công ở Cần Thơ bị lấn chiếm, cho thuê không qua đấu giá Posted: 11 Oct 2019 04:03 PM PDT Thanh tra Cần Thơ đề nghị xử lý trách nhiệm các cá nhân, tổ chức buông lỏng quản lý; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các tài sản công là nhà, đất, giao, cho thuê đất không qua đấu giá.. Chánh Thanh tra TP. Cần Thơ Trần Phước Hoàng vừa ký thông báo kết luận về việc thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng tài sản công là cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP từ năm 2004 đến nay. Giao, cho thuê đất công không qua đấu giá Theo đó, bên cạnh những kết quả đạt được thì một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tài sản công.
Công tác thanh tra, kiểm tra một số đơn vị đã được nhà nước giao, cho thuê đất chưa thực hiện thường xuyên. Việc quản lý, sử dụng các căn nhà thuộc sở hữu nhà nước đã thu hồi, đang chờ phương án khác và cho thuê nhà ở chung cư do Ban quản lý phát triển khu đô thị mới Cần Thơ chưa đảm bảo theo quy định. Thanh tra Cần Thơ cũng chỉ ra việc quản lý trụ sở làm việc, một số cơ sở nhà đất chưa được cấp giấy và quyết định giao đất; để trống mà chưa thực hiện thu hồi hay sắp xếp lại theo quy định. Ngoài ra, một số vị trí đất cho thuê, giao đất không thông qua đấu giá là chưa đúng quy định. Một số trường hợp thuê đất rồi cho thuê lại hay việc quản lý quỹ đất 5% (10%) và đất công chưa đúng quy định, chưa đảm bảo hiệu quả. Kết luận thanh tra nêu, một số đơn vị còn nợ tiền thuê đất với giá trị lớn; chưa thực hiện nộp thuế GTGT đối với hoạt động cho thuê nhà chung cư và tài sản trên đất. Cũng như chưa thu hồi tiền bồi thường vật kiến trúc do nhà nước quản lý. Kiến nghị xử lý trách nhiệm Thanh tra Cần Thơ kiến nghị UBND TP chỉ đạo chấn chỉnh về công tác quản lý đối với Sở Tài chính, Xây dựng, Cục thuế. Cụ thể, Sở Tài chính phải tham mưu cho TP xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Chính phủ. Tham mưu cho TP ban hành văn bản nhắc nhở, đôn đốc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và UBND các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước... Cục thuế TP phải đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức chậm nộp tiền thuê đất nhà nước. Phối hợp với Sở TN&MT, Tài chính kiểm tra, rà soát việc tính đơn giá cho thuê đất tránh thất thu ngân sách nhà nước. Thanh tra TP kiến nghị các sở, UBND quận huyện phải khẩn trương chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công là nhà, đất. "Nhất là tiến hành rà soát các khu đất công được giao quản lý mà hiện nay còn để trống hoặc đất đang bị người dân sử dụng để đề xuất phương án xử lý, khai thác có hiệu quả...", kết luận nêu. Rà soát kiểm tra các cơ quan, đơn vị giữ lại trụ sở làm việc để cho thuê, mượn hoặc bố trí cho đơn vị khác sử dụng khi chưa có quyết định của các cấp có thẩm quyền... Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Chủ tịch UBND quận, huyện phải chỉ đạo ngay việc rà soát tình hình quản lý, sử dụng các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý, thu hồi ngay đối với các trường hợp cho thuê, mượn không đúng quy định. Tham mưu cho UBND TP đối với các trụ sở đang để trống hiện không còn nhu cầu sử dụng, đã xuống cấp. Khẩn trương đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tài sản công chưa được cấp giấy. Chỉ đạo Phòng GD-ĐT các quận, huyện kiểm tra, rà soát các trường chưa được cấp giấy, thực hiện đăng ký theo quy định… Thanh tra TP đề nghị rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời các đơn vị, cá nhân trong việc giao, cho thuê đất không qua đấu giá. Riêng trường hợp cho thuê đất tại UBND xã Vĩnh Bình đã được Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh kết luận "việc cho thuê đất không qua đấu giá tại UBND xã Vĩnh Bình là vi phạm và yêu cầu chấm dứt cho thuê". Song đến nay, UBND xã Vĩnh Bình vẫn tiếp tục chỉ định cho thuê không qua đấu giá, Thanh tra Cần Thơ đề nghị kiểm điểm xử lý trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan. Về trách nhiệm, Thanh tra TP Cần Thơ đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến những hạn chế, thiếu sót phải kiểm điểm rút kinh nghiệm. Xử lý trách nhiệm đối với các hành vi buông lõng quản lý; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các tài sản công là nhà, đất, quản lý trụ sở làm việc, đất công, đất dự án, giao, cho thuê đất không qua đấu giá và nộp ngân sách. Thu hồi hơn 2 tỷ đồng nộp vào tài khoản tạm giữ của TP Thành phố; chờ xử lý theo quy định đối với Sở Xây dựng, UBND quận Ninh Kiều, Thốt Nốt, Thới Lai. Khởi tố vụ sai phạm đất đai nghiêm trọng tại Cần ThơCơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến sai phạm đất đai nghiêm trọng tại quận Bình Thuỷ, Cần Thơ. Hoài Thanh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cựu binh Mỹ đột nhiên biết mình có cô con gái người Việt Posted: 11 Oct 2019 09:41 PM PDT 47 năm sau, một cựu binh Mỹ được thông báo mình có một cô con gái người Việt. Ông Salvador 'Sal' Martinez từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam trong 3 năm. Năm 1972, ông bị điều về nước. Nhưng ông không ngờ rằng, quãng thời gian 3 năm sống ở Việt Nam đã làm thay đổi cuộc đời ông 47 năm sau.
Một bài kiểm tra DNA trên trang ancestry.com đã cho Martinez biết rằng ông có một cô con gái người Việt. 'Tôi cảm thấy Chúa đã ban phước lành cho tôi' – ông nói. Cô con gái bỗng dưng xuất hiện trong cuộc đời ông tên là Kim Nguyễn, hiện đang sống ở Mỹ. Họ vừa tái hợp vào ngày 26/7/2019. Cô sinh ra và lớn lên ở Việt Nam cùng mẹ, sau đó 2 mẹ con cô chuyển tới Houston (Mỹ) vào năm 1955. Từ đó, họ làm việc trong một tiệm 'nail' (làm móng). Tháng 4/2019, Kim Escobedo (năm nay 28 tuổi) - con gái chị Kim Nguyễn đã làm một xét nghiệm DNA và phát hiện ra mình có mối quan hệ huyết thống với em họ ông Martinez là bà Cory Guevarra. Ông Martinez hiện đã có 6 đứa cháu và 1 chắt, còn chị Kim hiện đang mang thai. 'Tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Cuối cùng tôi cũng có bố. Thật khó để tìm được ông ấy. Mẹ tôi luôn nói bố là người Tây Ban Nha. Tôi từng không muốn làm phiền ông, nhưng tôi luôn nghĩ về ông'.
Ông Martinez cho biết, gia đình chị Kim chào đón ông rất ấm áp khi họ gặp nhau ở Houston. Và ngày 26/7, chị Kim cũng lần đầu tiên tới quê bố là Carlsbad, bang New Mexico. Kể từ khi nhận ra sự xuất hiện của nhau, họ thường xuyên liên lạc và nói chuyện với nhau qua điện thoại gần như mỗi ngày. 'Con bé nói tôi nợ nó 47 năm' – ông Martinez kể. 'Con bé thật tuyệt vời. Tôi rất vui khi được gặp con gái'. Bán cháo đêm cùng bạn gái Việt và nụ hôn chia tay của cựu binh MỹSau hơn 50 năm xa cách, ông Ken Reesing đã đến Việt Nam thăm người bạn gái cũ. Khuya 26/09, vị cựu binh phải lên máy bay trở về Mỹ. Họ ôm nhau thật chặt rồi hẹn ngày đoàn tụ không xa... Nguyễn Thảo (Theo Current Argus) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tuyển Việt Nam: Công Phượng nhạt nhoà, ông Park biết cả đừng lo! Posted: 11 Oct 2019 04:03 PM PDT - Công Phượng nhạt nhoà trong chiến thắng tuyển Việt Nam trước Malaysia, nhưng thầy Park vẫn cố tìm những điểm tích cực từ học trò cưng. Ông có lý do để làm thế. Màn trình diễn nhạt nhoà... HLV Park Hang Seo gây bất ngờ cho tất cả khi xếp Công Phượng đá chính từ đầu trong trận đấu gặp Malaysia. Điều này cho thấy, ông thầy người Hàn Quốc có lý do để đặt niềm tin vào chân sút đang chơi bóng ở Bỉ, cũng như gây bất ngờ cho đối thủ. Và thực tế Công Phượng đã "gây bất ngờ" cho Malaysia thật, khi thi đấu mờ nhạt ngoài sức tưởng tượng để 63 phút có mặt trên sân thực sự đáng quên trong sự nghiệp của tiền đạo được đối thủ đánh giá rất cao trước khi bóng lăn.
Những gì mà Công Phượng để lại ở Mỹ Đình vào tối 10/10 chỉ là các tình huống xử lý có phần bị động cũng như nặng nề, đầy sức ì trong những bước chạy. Một ví dụ rõ nhất với tình huống diễn ra ở phút 25, từ đường chuyền dài bên phần sân nhà Công Phượng nhận bóng và có pha xử lý bước một ổn, nhưng sang bước kế tiếp thì không khi tỏ ra đuối sức dẫn tới vấp bóng và ngã. Hoặc ngay sau pha bóng kể trên vài chục giây, hàng thủ Malaysia mắc lỗi với pha chuyền về hơi non, Công Phượng thoáng giật mình, kèm theo đó tốc độ không cao để rồi bỏ lỡ cơ hội đối mặt với khung thành đội bóng áo vàng. Hai tình huống vừa kể chỉ là phần nhỏ trong số những lần mà Công Phượng khiến người hâm mộ tuyển Việt Nam thất vọng mà thôi, và việc tiền đạo này phải rời sân ở phút 63 cũng là điều dễ hiểu với màn trình diễn như thế. HLV Park Hang Seo biết cả đấy, đừng lo Pha bóng vấp bóng ở phút thứ 25 tương tự như tình huống sút hụt trong trận đấu với Thái Lan bởi cả hai như lời khẳng định một lần nữa rằng việc không được ra sân thường xuyên ảnh hưởng như thế nào tới cảm giác thi đấu của Công Phượng. Chẳng những mất đi cảm giác thi đấu bao gồm cả việc chọn vị trí, xử lý bóng... thì thể trạng của Công Phượng cũng không thật sự tốt khi ảnh hưởng thay đổi múi giờ, thời tiết sau khi trở về từ châu Âu để màn trình diễn rất tệ vừa qua cũng là dễ hiểu.
Một ví dụ rõ hơn cả về việc được thi đấu thường xuyên là trường hợp của Quang Hải. Công bằng mà nói Hải "con" chơi không quá nổi bật trước khi ghi bàn, nhưng cách di chuyển và 2 lần thoát xuống rất nhanh sút tung lưới Malaysia, ngoài sự xuất sắc ra rõ ràng còn vì duy trì được cảm giác ra sân thường xuyên. Những vấn đề của Công Phượng liệu rằng HLV Park Hang Seo biết hay không? Chắc chắn có, thậm chí chiến lược gia người Hàn Quốc thừa hiểu khó khăn của học trò cưng là đằng khác. Chính bởi hiểu, nên HLV Park Hang Seo đã quyết định tung tiền đạo người xứ Nghệ đá chính không nằm ngoài mục đích giúp Công Phượng sớm lấy lại cảm giác chơi bóng một cách sớm nhất, sau thời gian dài dự bị tại Bỉ. Liệu pháp này hiệu quả hay không thì phải chờ, nhưng giờ đây Công Phượng cần phải hiểu rằng được đá chính ở tuyển Việt Nam vào lúc này là cơ hội duy nhất để chứng tỏ bản thân, còn không làm được nữa thì xem ra phụ công thầy Park thật! Video Việt Nam hạ Malaysia 1-0: Mai Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Điểm massage rẻ vùng ven Sài Gòn, chiều cả tư thế 'bạo' Posted: 11 Oct 2019 09:26 PM PDT Tan ca, những nam công nhân xếp hàng vạ vật, chờ lượt vào massage "sung sướng". Chính vì thế, hàng loạt cơ sở massage bình dân mọc lên vùng giáp ranh để đáp ứng nhu cầu đó. Massage bình dân mọc lên nhan nhản Theo một thống kê sơ bộ thì tại khu vực TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương nơi tiếp giáp với Q.Thủ Đức có vài chục cơ sở massage để phục vụ nhu cầu "sung sướng" có tính chất bình dân. Tất cả những cơ sở này mọc lên ở khu vực khu công nghiệp (KCN), dọc tuyến đường quốc lộ nên chỉ nhắm vào lượng khách bình dân, công nhân là chính. Chỉ tính đoạn đường Quốc lộ 1 chừng 2km, từ cổng KCN Sóng Thần đến cầu vượt Sóng Thần, theo ghi nhận có chừng 6 cơ sở massage nằm ngay vị trí mặt tiền như: 1 Ngày Mới, Song Hỷ, Vạn Bình An, Rừng Xuân, Hoa Lá Cành… Đó là chưa kể đến các cơ sở massage đi vào các tuyến đường phụ, đường trong KCN. Tất cả đều hoạt động thâu đêm suốt sáng, với lượng khách tấp nập…
Gần 0h đêm cuối tuần, vào cơ sở massage 1 Ngày Mới, được coi là "bình dân" nhất trong số những cơ sở masage bình dân nói trên thì ghi nhận lượng khách ra vào tấp nập như… đi chợ. Tại vị trí phòng tiếp tân tương đối nhỏ, những gã đàn ông trong trạng thái say xỉn, vật vờ chờ đến lượt vào… "sung sướng". Có những người đàn ông còn mặc đồng phục công nhân ngồi ngáp ngủ. Còn tại điểm massge Hương Mê 2 (đường D21, KP.Nhị Đồng 2, TX.Dĩ An) dù bước qua ngày mới nhưng lượng khách đông đảo đứng ngồi lố nhố trong phòng chờ. Theo các nữ tiếp viên của Hương Mê 2, chủ ở đây có chừng 5 cơ sở massage bình dân ở khu vực giáp ranh. Có những nữ tiếp viên chạy "show" từ điểm này qua điểm khác trong hệ thống để phục vụ khách hay theo lượt khách yêu cầu. Theo tìm hiểu đa số các cơ sở massage "mọc" lên ở khu vực giáp ranh này đều có mức giá vé bình dân, từ 100 - 300 ngàn đồng/suất. Nữ tiếp viên ở cơ sở massage Hương Mê 2 cho biết, "những cơ sở massage ở đây bình dân, chỉ nhắm vào người có thu nhập thấp nên cuối tuần là đông nghẹt…".
Vì nhắm vào lượng khách đông đảo từ các KCN, dân cư bình dân nên nhiều cơ sở massage tổ chức một số nhân viên đi phát tờ rơi quảng bá ở các tụ điểm quán nhậu, quán cà phê. Đội ngũ tiếp thị này luôn miệng 'quảng cáo' là cơ sở có đội ngũ tiếp viên trẻ đẹp, phục vụ những trò mới lạ… Có gì bên trong các điểm massage "sung sướng"? Tại cơ sở massage 1 Ngày Mới, nữ tiếp viên nói: "Ở đây quy định là phải chiều khách tới bến nhưng không tới Z". Theo giải thích của cô này thì thư giãn kích dục bằng miệng nhưng không được quan hệ tình dục với khách ngay tại cơ sở. Những cô gái tại cơ sở này hầu hết thực hiện các thao tác đấm bóp… cho có gọi là massage, rồi buông lời hỏi khách chuyện "thư giãn". Đến màn massage thư giãn kích dục thì nữ tiếp viên thoát y hoàn toàn, dùng ngực trần kích thích rồi tiếp tục màn dùng miệng. Tại cơ sở massage Vạn An Bình (ngay quốc lộ 1, đoạn thuộc ấp Bình Dương 4, P.An Bình, TX.Dĩ An), theo tìm hiểu thực tế thì đội ngũ tiếp viên ở đây có chiêu trò kích dục cho khách bằng tư thế… "bạo" khó đỡ. Nữ tiếp viên nói rằng: "Thư giãn bằng miệng cho khách là quy định bắt buộc. Còn những tư thế lạ 'kiểu 69' thế này, khi phục vụ nữ tiếp viên phải hỏi ý khách, nếu đồng ý thì làm". Nữ tiếp viên của Vạn An Bình kể, vào đây có những công nhân, tài xế xe tải, xe ôm, nên những tư thế lạ này khách thấy... rất bình thường.
Tại các cơ sở massage bình dân ở khu vực vùng giáp ranh, dù giá vé rẻ nhưng cũng có chiêu trò nữ tiếp viên tắm cho khách khoả thân hoàn toàn. Sau đó những nữ tiếp viên mới thực hiện những thao tác qua loa rồi kích dục. Theo ghi nhận, ở những tụ điểm massage nói trên, thời điểm cuối tuần khách đông nườm nượp nên luôn trong tình trạng kẹt phòng, đội ngũ nữ tiếp viên hoạt động hết công suất. "Mỗi suất thường quy định 1 tiếng, nhưng tiếp viên phải khéo léo kích thích khách để thư giãn nhanh chóng, khẩn trương đón lượt khách khác", một nữ tiếp viên ở cơ sở 1 Ngày Mới chia sẻ. Do đó có tình trạng ở những điểm masage bình dân cuối tuần là khách ra vào như… đi chợ, trung bình vào 20 - 30 phút là ra. Tại cơ sở massage Hương Mê 2 vẫn có những chiêu trò kích dục như những cơ sở nhan nhản vùng giáp ranh. Tuy nhiên khi người viết thực tế tìm hiểu tại đây thì có nữ tiếp viên gạ thẳng "có thể đi tới Z ở khách sạn bên ngoài". Khi hỏi thêm thì cô này nói "cái này là tự nữ tiếp viên kiếm thêm, cơ sở không biết" và lý giải có một số nữ tiếp viên ăn ở bên ngoài, hết giờ làm thì có thể kiếm thêm. Cô này ra giá 1 triệu/lần "vui vẻ" ở khách sạn gần đó. Tiếp viên massage khoả thân kích dục cho khách ở Sài GònBất ngờ ập vào kiểm tra 2 cơ sở massage tại TP.HCM, đoàn liên ngành phát hiện nhiều nữ tiếp viên khỏa thân đang kích dục cho khách nam. Phúc Tuyền | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nữ trưởng phòng Ái Sa đánh tráo nhân thân, bất thường hồ sơ tư pháp Posted: 11 Oct 2019 07:56 PM PDT Hành vi đánh tráo nhân thân của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) - Trưởng phòng quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk diễn ra vào lúc nào, tại đâu, với sự tiếp sức của những ai là điều công chúng đang thắc mắc. Hành vi đánh tráo nhân thân của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) - Trưởng phòng quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk diễn ra vào lúc nào, tại đâu, với sự tiếp sức của những ai là điều công chúng đang thắc mắc. Bất thường về giấy đăng ký kết hôn Đầu tiên là về giấy đăng ký kết hôn. Hồ sơ tư pháp lưu tại UBND phường Tự An ghi Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông bà Lê Thanh S. -Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) được cấp ngày 20/9/2000. Còn theo bản khai khác cũng tại phường này, vào ngày 14/10/2002, ông Lê Thanh S. viết "Năm 1997 tôi kết hôn cùng Trần Thị Ngọc Ái Sa ...".
Công văn số 3106-CV/VPTU ký ngày 7/10/2019 do Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cung cấp cho báo chí để "phối hợp thông tin việc xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên", căn cứ vào kết quả xác minh trên địa bàn tỉnh, lời tự khai và bản tường trình viết ngày 12/9 của bà Sa (giả), "từ năm 1997 đến năm 1999 lấy chồng, sinh sống với gia đình nhà chồng tại đường Thăng Long, thành phố Buôn Ma Thuột...". Cán bộ chức trách các bên liên quan ở cả 2 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng cho đến nay đều trả lời phóng viên là không tìm được giấy đăng ký kết hôn nào cấp năm 1997 cho ông S. với bà Sa, hay ông S. với bà Trần Thị Ngọc Thêm - là họ tên khai sinh của bà Sa (giả) mà phóng viên đã phát hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc chưa làm rõ được thời điểm kết hôn với ông S., bà Thêm đã mang họ tên giả hay chưa. Bất thường về khai báo nơi cư trú Công văn số 3106-CV/VPTU ghi nhận quá trình công tác của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) tại Đắk Lắk từ năm 1997 đến nay đều diễn ra tại TP Buôn Ma Thuột, và chỉ một nơi cư trú là nhà chồng ở đường Thăng Long nội thành. Thế nhưng trong tàng thư tại Đội Quản lý hành chính Công an TP Buôn Ma Thuột có một bản khai nhân khẩu của Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) với nội dung: 1989-1998 ở Đà Lạt; 1998-2001 ở xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk làm nội trợ; từ 2001-nay ở nhà số 47 Thăng Long - BMT làm kế toán. Một tài liệu khác, là "Giấy chứng nhận chuyển đi" số 519 vào ngày 6/2/2002, ghi tên Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), được "giải quyết nhập theo chồng" từ xã Ea Na, huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) về phường Tự An - TP Buôn Ma Thuột, chuyển một mình, không kèm ai, với chữ ký, con dấu của đầy đủ cơ quan Công an các cấp xã, huyện, tỉnh. Kèm theo đó là Giấy bảo đảm đăng ký hộ khẩu do ông Lê Văn Kh. chủ hộ, bố chồng bà Sa (giả), ký ngày 29/8/2002 đồng ý cho con dâu và cháu nội được nhập tịch vào sổ hộ khẩu của gia đình ông. Trong sổ hộ tịch của phường, trang ghi thông tin về giấy đăng ký kết hôn cấp ngày 20/9/2000 cho Lê Thanh S. và Trần Thị Ngọc Ái Sa, địa chỉ bà Sa khi kết hôn là 120/14 phường Lộc Sơn tỉnh Lâm Đồng. Còn theo "Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu" có đóng dấu ký tên xác nhận của Trưởng Công an xã Ea Na, ngày 22/1/2002, bà Sa cắt khẩu từ xã này chuyển về nhà số... đường Thăng Long - phường Tự An với lý do "Lấy chồng". Kẽ hở quy trình xác minh lý lịch Đảng của bà Ái Sa ở Tỉnh ủy Đắk LắkTrong hộ khẩu, nữ Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk sử dụng tên Trần Thị Ngọc Ái Sa và đang cư trú tại phường Tự An. Theo Tiền phong | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chuyện chưa kể về thương gia giàu nức tiếng ở làng cổ hơn 800 tuổi Posted: 11 Oct 2019 06:30 PM PDT Làm chánh tổng nhưng cụ Trịnh Quang Dự ở làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) lại giàu có nhờ nghề sản xuất gốm và thương nghiệp. Nếu ai có dịp du lịch Bắc Giang, chắc hẳn không thể bỏ qua làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang). Đây là ngôi làng nằm bên bờ sông Cầu quanh năm nhộn nhịp thuyền bè đi lại. Bước chân vào làng, du khách dễ dàng cảm nhận cảnh vật quen thuộc của làng quê xưa với cây đa, giếng nước, sân đình và những nếp nhà cổ san sát, con ngõ nhỏ hun hút chỉ đủ một người đi.
Tuy vậy, ngôi làng này có điểm khá khác biệt với các làng quê Bắc bộ khác là hoàn toàn không có ruộng lúa. Bao đời nay, dân làng chủ yếu sinh sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp như: Sản xuất bánh đa nem, mỳ gạo, gốm, bánh đa vừng... Với điều kiện thuận lợi về bến sông, các sản phẩm của dân làng đặt chân đến hầu hết các tỉnh thành lớn nhỏ trong cả nước. Bên cạnh các làng gốm Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) và Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), Thổ Hà cũng từng là một trong các trung tâm làm gốm cổ xưa nhất của người Việt. Nghề gốm ở đây phát triển rực rỡ từ thế kỉ 14 cho đến trước năm 1960.
Dấu tích của nghề gốm còn sót lại là những bức tường xây bằng mảnh gốm vỡ, tiểu sành phế phẩm. Đặc điểm của các bức tường này là không dùng vôi vữa mà chỉ dùng bùn của sông Cầu để làm chất kết dính. Làm ăn, giao thương với bên ngoài từ cách đây vài trăm năm, không khó hiểu khi Thổ Hà từng có nhiều thương gia sở hữu gia sản bề thế. Hiện trong làng còn 15 ngôi nhà gỗ, tuổi đời từ 200 - 300 năm, chưa kể một số ngôi nhà mang kiến trúc Pháp xây đầu thế kỷ 20. Đó chính là minh chứng cho sự giàu có, trù phú xưa kia. Trong số đó, có thể kể đến nhà cụ Trịnh Quang Dự và vợ là cụ Trịnh Thị Cuôm. Đến nay, con cháu của cặp vợ chồng này vẫn còn sinh sống ở làng.
Bà Nguyễn Thị Tuyết (SN 1960) - cháu dâu cụ Trịnh Quang Dự chia sẻ: 'Ông nội chồng tôi sinh năm 1900, làm chánh tổng, quản lý 3 xã. Những năm đầu thế kỷ 20, gia đình cụ giàu nhất nhì làng Thổ Hà. Sự giàu có đó nhờ vào sự tháo vát, giỏi giang của hai vợ chồng với nghề thương nghiệp. Ban đầu, cụ bà buôn vải vóc và gạo, thuê tàu bè chở hàng về Hà Nội và các tỉnh dọc sông Cầu bán. Người ta mua từng đấu gạo để ăn, cụ mua cả kho để buôn. Khi bắt đầu có vốn lớn, vợ chồng cụ Dự đầu tư xây một loạt lò gốm, thuê hàng chục nhân công về làm'.
Tận dụng vị trí địa lý trên bến, dưới thuyền của làng, cụ Dự kết nối với người bạn tên Lang (Hải Dương), mở chi nhánh giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh thành. Lượng gốm xuất ra lớn đến mức, tàu thuyền cập bến, chở gốm cho cụ Dự tấp nập suốt ngày đêm. 'Tôi được người lớn bên nhà chồng kể, đất Thổ Hà không phù hợp làm gốm nên các cụ mua đất sét từ làng Chóa (Yên Phong, Bắc Ninh) và Xuân Lai (Bắc Ninh) về. Mỗi lần mua, phải vận chuyển bằng thuyền. Loại đất sét này ít sạn, ít tạp chất, dễ tạo hình, định hình khi nung. Các sản phẩm gốm Thổ Hà có màu nâu sẫm, màu da lươn. Đặc biệt, gốm ở đây không dùng men mà nung ở nhiệt độ cao, để sản phẩm tự chảy men ra. Gốm của Thổ Hà không bị mất màu do kỹ thuật nung tốt', bà Tuyết nói. Tiền làm ra đến đâu, vợ chồng cụ Dự tích cóp mua đất. Thời điểm hưng thịnh, hai vợ chồng sở hữu cả nghìn m2 đất. Năm 1940, vợ chồng cụ Dự xây 3 căn nhà 2 tầng theo kiến trúc giao thoa văn hóa Pháp và Đông Dương trên mảnh đất hơn 200m2. Trải qua các giai đoạn thăng trầm, nhà vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị hư hại. Bà Tuyết chia sẻ thêm: 'Bố chồng tôi là Trịnh Quang Mùi - con trai duy nhất của cụ Dự. Bố chồng tôi sinh được 3 người con trai và 2 con gái. Chồng tôi là con trai thứ 2. Căn nhà gia đình tôi ở là 1 trong 3 căn nhà cụ Dự xây'. Gia đình bà Tuyết vẫn duy trì phong tục, tập quán của cha ông như một nét văn hóa đẹp, giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước. Người phụ nữ này cũng cho hay, từ năm 1960 trở lại đây, làng Thổ Hà được biết đến với nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo. Hàng năm, bà thường xuyên đón các đoàn khách Tây đến thăm quan làng cổ, nấu cho họ các bữa cơm dân dã, trải nghiệm cuộc sống địa phương, làm bánh đa và mỳ. Ông Trịnh Quanh Việt (chồng bà Tuyết) tiếp lời vợ: 'Gia đình tôi cũng có xưởng sản xuất bánh đa nem, mỳ gạo nhưng quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ khách du lịch. Mỗi tháng nhà tôi đón khoảng chục đoàn khách lớn, nhỏ'. Chia tay vợ chồng bà Tuyết, chúng tôi gặp bà Hà - một người dân khác của Thổ Hà. 'Nhờ nghề làm bánh đa nem dân làng có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên đây là công việc vất vả, đặc biệt là khâu phơi phóng sau khi sản xuất. Nắng thì không sao nhưng mưa thì người dân chạy tất tả để thu gom bánh đa, mỳ đang phơi dở ngoài trời. Ông Trịnh Quang Liêm - phó thôn Thổ Hà thông tin với VietNamNet: 'Tổng số cả thôn có khoảng 1000 khẩu. Trong đó, 70% là sản xuất bánh đa, còn lại là chạy chợ, làm bánh tẻ, buôn bánh đa, mỳ gạo đi các tỉnh. Mặc dù có nhiều nhà cổ giá trị cả về mặt văn hóa, lịch sử, chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch nhưng đến nay, các hoạt động chỉ mang tính tự phát, chưa bài bản. Duy nhất nhà ông Trịnh Quang Việt là hoạt động theo hướng du lịch cộng đồng. Về lâu dài, nhân dân Thổ Hà cũng như địa phương rất mong muốn nhà nước có chính sách nào đó, giúp thúc đẩy mảng du lịch - dịch vụ, cải thiện đời sống kinh tế cho bà con'. Kiến trúc sư giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà ở phố cổ Hà NộiLà một kiến trúc sư giỏi thời Pháp, tham gia xây dựng lăng mộ đá Hoàng Cao Khải, cụ Nguyễn Duy Đạt còn sở hữu hơn 20 căn nhà ở Hà Nội. Diệu Bình - Ngọc Trang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Séc 2-1 Anh: Kane ghi bàn, Tam sư nhận thất bại đầu tiên sau 10 năm Posted: 11 Oct 2019 04:46 PM PDT - Harry Kane ghi bàn trên chấm 11m nhưng tuyển Anh vẫn để thua ngược 1-2 trước chủ nhà CH Séc ở lượt trận thứ 6 bảng A vòng loại EURO 2020, rạng sáng 12/10. Phải làm khách trên sân CH Séc, tuyển Anh sớm tạo được lợi thế. Ngay phút thứ 5, Raheem Sterling bị Masopust phạm lỗi trong vòng cấm, Harry Kane trên chấm 11m đã dễ dàng đánh bại thủ môn Vaclik mở tỷ số cho đội khách. Không hề nao núng sau bàn thua sớm, CH Séc lập tức dồn lên tìm bàn gỡ. Từ quả phạt góc của đồng đội, Brabec chọn đúng vị trí dứt điểm ở cự ly gần đánh bại hàng thủ Anh cân bằng tỷ số 1-1.
Bàn gỡ của đội chủ nhà khiến trận đấu càng trở nên hấp dẫn và sôi động hơn. Phút 16, Schick có cơ hội đánh đầu nhưng bóng đi chệch cột dọc Tam sư trong gang tấc. CH Séc đã sử dụng nhiều tình huống bóng bổng và bóng chết khiến Anh gặp rất nhiều khó khăn. Qua giờ giải lao, CH Séc tiếp tục là đội chơi chủ động hơn, trong khi Anh cũng không muốn ra về với chỉ 1 điểm trong tay.
Phút 64, Sterling có đường chuyền loại bỏ hàng thủ CH Séc giúp Harry Kane có cơ hội nâng tỷ số lên 2-1, nhưng chân sút 26 tuổi lại khống chế lỗi và để cơ hội trôi qua. Trước sự bế tắc của hàng công, HLV Gareth Southgate quyết định rút Mount và Sancho ra để nhường vị trí cho Bakley và Rashford. Phút 77, thủ thành Pickford có thêm một pha cản phá xuất sắc nữa từ cú dứt điểm rất căng của Kral ở góc hẹp. Sau đó ít phút, Harry Kane có thêm một cơ hội nữa để ghi bàn. Đường chuyền của Barkley đã loại bỏ hoàn toàn hàng thủ đối phương, nhưng cầu thủ sinh năm 1993 lại không thể thắng thủ môn Vaclik.
Không ghi được thêm bàn thắng, đội bóng đến từ xứ sở sương mù phải trả giá đắt. Phút 85, Masopust căng ngang thuận lợi để cầu thủ vào sân thay người Ondrasek đệm bóng chính xác nâng tỷ số lên 2-1. Những phút cuối trận, Tam sư dồn toàn lực tìm bàn gỡ, song hàng thủ đội chủ nhà đã đứng vững. Đánh bại tuyển Anh giúp CH Séc cân bằng điểm số với Tam sư. Cả hai đội đều có cùng 12 điểm song Sư tử Anh đá ít hơn một trận. Chuỗi trận toàn thắng của tuyển Anh ở vòng loại EURO 2020 vì vậy mà bị dừng lại ở con số 5. Không những vậy, trận thua này cũng chấm dứt quãng thời gian 10 năm không thua của ĐT Anh tại các trận đấu vòng loại EURO và World Cup, kéo dài 43 trận. Ghi bàn Đội hình ra sân: CH Séc (4-2-3-1): Vaclik; Coufal, Celustka, Brabec, Boril; Soucek, Kral; Masopust (Zmrhal 89'), Darida, Jankto (Kopic 83'); Schick (Ondrasek 65')
Thiên Bình | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TOP 10 xe ế ẩm nhất Việt Nam: Nhiều mẫu mới tụt dốc Posted: 11 Oct 2019 04:15 PM PDT Danh sách 10 xe bán chậm nhất thị trường Việt tháng 9 vắng bóng Ford Explorer, Mitsubishi Mirage và Toyota Prado. Nhưng việc Chevrolet Trailblazer, Nissan Sunny, Mitsubishi Pajero Sport bị 'gọi tên' đã gây không ít bất ngờ. Theo báo cáo mới nhất của VAMA, top 10 xe bán ế tháng 9 vừa qua có một vài thay đổi đáng bất ngờ. Ngoài những cái tên góp mặt trường kỳ như Toyota Alphard, Ford Forcus, Isuzu D-Max, Toyota Land Cruiser... thì bảng xếp hạng lần này bất ngờ có các nhân tố mới như Chevrolet Trailblazer, Nissan Sunny, Mitsubishi Pajero Sport. Đồng thời Ford Explorer, Mitsubishi Mirage và Toyota Prado tăng trưởng thoát khỏi danh sách. Trong đó, Toyota Alphard vẫn ở vị trí đầu bảng xe bán ế với doanh số chỉ đạt 9 xe. Thấp là vậy, tuy nhiên con số này vẫn tăng tưởng gấp đôi tháng trước với 4 xe bán ra. Cộng dồn 9 tháng đầu năm nay, Toyota Alphard đạt 82 chiếc.
Dù có tăng trưởng nhưng doanh số bèo bọt như vậy vẫn không giúp Alphard thoát khỏi vị trí ô tô ế ẩm nhất thị trường ô tô Việt Nam. Thường xuyên lọt top bán ế có thể do mẫu xe này hiện là mẫu MPV kén khách nhất thị trường Việt Nam với giá bán lên tới 4,05 tỷ đồng. Mẫu xe này được trang bị động cơ 3.5L sản sinh công suất 296 mã lực đi kèm hộp số 8 cấp. Tăng trưởng chỉ 1 xe so với tháng trước, Ford Forcus tiếp tục đứng vị trí thứ 2 trong top xe bán ế. Cụ thể có 11 chiếc xe Forcus bán ra tháng 9 tăng 1 xe so với tháng trước. Cộng dồn 9 tháng đầu năm, Ford Forcus đạt 1204 xe.
Hiện tại, Ford Việt Nam đang bán Focus với mức giá niêm yết từ 626 - 770 triệu đồng cho 4 phiên bản khác nhau. Xe được trang bị động cơ xăng 2.3L. Xếp vị trí thứ 3 là Isuzu D-Max. Trong tháng 09/2019 doanh số bán D-Max chỉ đạt 24 xe, tăng 2 xe so với tháng 8.2019. Doanh số này tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái (15 chiếc). Cộng dồn 9 tháng đầu năm Isuzu D-Max đạt 325 chiếc tăng 12,8% so với 9 tháng đầu năm ngoái (288 chiếc).
Isuzu D-Max hiện có giá dao động từ 650-820 triệu đồng. Xe có các tùy chọn động cơ RZ4E 1.9L và động cơ 4JJ1-H1 dung tích 3.0L. Dù đạt doanh số 37 xe tăng 6 chiếc so với tháng trước nhưng từ vị trí thứ 5 Toyota Land Cruiser lại là mẫu xe bán ế thứ tư trong tháng 9 này.
Cộng dồn 9 tháng đầu năm, Toyota Land Cruiser đạt 164 chiếc được bán ra. Land Cruiser là mẫu xe có giá bán cao thứ 2 của hãng Toyota sau Alphard với giá bán hiện nay là 3,9 tỷ đồng. Xe trang bị động cơ V8 dung tích 4.6L, kết hợp hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động 2 cầu. Xếp vị trí thứ 5 là sự xuất hiện của nhân tố mới đó là Nissan Sunny với doanh số đạt 49 xe.
Nissan Sunny là mẫu sedan hạng B hiện có giá bán dao động từ 498 - 568 triệu đồng. Xe được trang bị động cơ xăng 1.5L. Ở vị trí thứ 6 tháng trước là mẫu xe Toyota Prado thì tháng này là Isuzu mu-X với 57 xe tăng 96,5% so với tháng trước đạt 29 xe và tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 9 tháng đầu năm Isuzu mu-X đạt 419 chiếc giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Isuzu mu-X hiện có giá dao động từ 820 triệu -1,12 tỷ đồng. Xe có hai tùy chọn động cơ xăng 1.9L và 3.0 L. Trong tháng 09/2019, chỉ có 61 xe Toyota Avanza đến tay khách hàng Việt tăng gần 30% so với tháng trước chỉ 47 xe. Dù vậy, Toyota Avanza vẫn từ vị trí bán ế thứ 8 tháng trước lên đứng vị trí thứ 7 lần này.
Toyota Avanza 2019 vẫn giữ nguyên hai phiên bản như trước, gồm số sàn và số tự động, giá lần lượt 544 triệu và 612 triệu. Xe có hai tùy chọn động cơ 1.3 1NR-VE và 1.5L. Quay trở lại danh sách ô tô bán chậm nhất sau khoảng hơn 1 năm vắng bóng, doanh số tháng 09/2019 của Chevrolet Trailblazer bán ra chỉ vẻn vẹn 63 xe và là mẫu xe thứ 8 bán ế nhất tháng qua.
Tại Việt Nam, Trailblazer hiện đang được VinFast nhập khẩu, phân phối với 3 phiên bản với giá từ 885-1, 006 tỷ đồng. Xe có các tùy chọn động cơ xăng dung tích lớn 4.2L I6 (Atlas LL8), 5.3L V8, 6.0L V8. Xếp vị trí thứ 9 là Mitsubishi Pajero Sport với 64 chiếc. Mitsubishi Pajero Sport có giá bán niêm yết khá cao khoảng 980 triệu - 1,250 đồng. Đây có thể coi là bất lợi của Mitsubishi Pajero Sport trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc tại Việt Nam.
Honda Jazz từ vị trí thứ 7 tháng trước vươn lên đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng xe ế lần này. Trong tháng 09/2019, doanh số bán Honda Jazz chỉ đạt 71 xe tăng 54% so với tháng trước. Đây là mẫu xe có doanh số bán thấp nhất trong số các mẫu ô tô Honda tại Việt Nam.
Honda Jazz hiện có ba phiên bản Jazz 1.5V, 1.5 VX và 1.5RS có giá tương ứng là 544 triệu đồng, 594 triệu đồng và 624 triệu đồng. Chi Bảo Sedan hạng D: Toyota Camry tăng khủng, Mazda 6 dậm chân tại chỗSau tình trạng ế ẩm tháng 8, sang tháng 9, ngôi vương sedan hạng D, Toyota Camry bứt tốc tăng gấp đôi doanh số, Mazda 6 vẫn dậm chân tại chỗ còn Kia Optima giảm nhẹ. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Cập nhật tin tức mới, tin nóng nhất trong ngày. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét