Người di tản buồn. |
Posted: 28 Oct 2019 02:14 AM PDT Bạn ơi ! đó là người di tản buồn. Ngày ra đi, lặng câm trong đớn đau Người Di Tản Buồn là nhạc phẩm hầu hết những ai vượt biển dạng thuyền nhân đều biết đến. Mấy chục năm kể từ khi sáng tác bản nhạc ấy, ngày nay nhạc sĩ Nam Lộc vẫn đau đáu với những người di tản, bây giờ gọi là những người tị nạn. Ông đang tham gia trong chương trình giúp đỡ những người tị nạn ở Thái Lan đến được Canada. Bây giờ quy chế tị nạn chính trị không dễ dàng như xưa, muốn đưa được một người Việt Nam tị nạn từ Thái Lan sang đến Canada phải mất tiền. Chính phủ Canada yêu cầu mỗi người tị nạn phải có tiền đóng thế, có vài người có thu nhập đứng ra bảo lãnh. Như thế chính phủ Canada không phải cáng đáng gì về kinh tế cho người tị nạn, họ mới đồng ý nhận người. Trò đời làm gì tốt mà dính đến việc quyên tiền thế nào cũng bị người ta dèm pha. Ai thì tôi không rõ, nhưng với những gì tôi biết về người nhạc sĩ già ấy, tôi cam chắc ông là người tốt, ông làm hoàn toàn vì bản tính thương người, thương tha nhân trong tâm tính con người ông. Hôm vừa rồi có người hỏi tại sao chương trình giúp đỡ người tị nạn của Voice lại bị chỉ trích về vấn đề tiền bạc và tư cách người được giúp đỡ từ phía Nguyễn Thanh Tú. Luật sư Trịnh Hội trả lời, tôi thấy sốt ruột bèn đi thẳng lên trên, bảo anh đưa micro cho tôi nói. Tôi nói rằng chương trình tị nạn này của Voice chả phải là điều mà chế độ CSVN quan tâm, các ông có giúp đỡ, thế, chứ giúp đỡ nhiều hơn nữa thì cộng sản nó cũng mặc kệ các ông, 100 ông tị nạn ở Thái nếu để ở nhà thì cả 100 ông chống phá chế độ hàng ngày, nhưng nếu đi được ra nước ngoài định cư thì 100 ông ấy chả còn nổi 3 ông, vì ra ngoài phải lo cuộc sống ở môi trường mới sẽ khiến họ mất hết thời gian hoặc vì lý do nào nữa họ chẳng nhiệt tình chống phá chế độ Việt Nam nữa. Vấn đề ở chỗ Voice của các ông đỡ đầu cho một số tổ chức dân sự ở Việt Nam, một vài tổ chức này hoạt động khá tốt, được nhiều người tin tưởng, những cá nhân trong nhóm đó đều là những người có tâm huyết và trình độ, chính vì thế họ mới đánh phá ông. Họ đây là cộng sản VN, họ tận dụng những tư thù cá nhân giữa những người ở hải ngoại để khích động, thậm chí là còn trực tiếp bắt tay với những người chống các ông. Họ đánh chương trình tị nạn để qua đó đánh luôn hình ảnh những tổ chức dân sự đang hoạt động khá tốt kia, khiến các cá nhân và tổ chức đó bị ảnh hưởng uy tín theo. Lúc tan cuộc, có người nói tôi sao bấy lâu không nói ra những lời ấy. Tôi bảo. - Nói thật thì giờ việc ai người ấy làm, tôi không thích bàn chuyện của bất kỳ cá nhân , tổ chức nào nữa. Tiện hôm nay có mặt ở đây thì nói, chứ tôi lâu rồi cũng không thiết tham dự chương trình, sự kiện gì cả. Tôi chả hơi đâu quan tâm nữa, giờ tôi có khen ai đó, thì chính những người trong cái tổ chức đó bảo rằng do tôi cần này nọ, muốn danh này nọ, muốn được này nọ nên khen họ để qua đó mưu đồ cái gì đó cho mình. Chưa kể là những người không thích cái tổ chức ấy nữa. Đấy là nói về câu chuyện của những người tị nạn cộng sản. Bây giờ nói về những người vượt biên vì kinh tế, những người chết trong vụ xe lạnh ở Anh vừa qua. Những người mà trong số họ tỉ lệ yêu đảng CSVN chiếm rất cao, trái ngược với nhóm người tị nạn trong chương trình của Voice. Thiên hạ mấy ngày nay đưa mọi ý kiến, phía thì bảo người đi đáng thương, phía thì bảo người đi không đáng thương gì cả. Lạ ở chỗ thì lần này trong cả hai phe yêu cộng và ghét cộng đều tồn tại hai ý kiến đó. Hôm qua có anh bạn bên Mỹ sang, mời anh ấy ra quán ăn, gặp em Yến. Em Yến hỏi. - Anh ơi, thế đéo nào khổ thế mà cứ đi anh nhỉ, em đéo hiểu sao nữa. Trời , ai hỏi chứ em Yến mà còn hỏi câu đấy thì hết nói. Em ấy thuộc dạng tinh thông, am hiểu về cuộc sống người nhập cư bất hợp pháp ở đây trong tốp những người hiểu biết nhất. Em ấy phiên dịch trong trại tị nạn, cô giáo dạy tiếng Đức, em ấy uống rượu và hút thuốc lá , chửi bậy hơn đàn ông. Một người có học , làm việc ở môi trường như thế, phong cách sống bụi như thế, hơn ai hết em ấy hiểu rõ mặt trắng đen của vấn đề này. Vậy mà em ấy còn thốt lên câu hỏi đó. Thực ra câu hỏi của em ấy nó là sự chán ngán , xót xa cho thân phận người chứ chẳng phải là em ấy hỏi vì không biết gì. Thế vì sao họ phải ra đi, vì nghèo, vì không có việc ...cái này chỉ đúng một phần, một phần trong số họ cũng không nghèo, có người đặt sổ đỏ vay mượn để đi, có người nhà họ có đủ tiền để trả luôn cho chuyến đi. Tại sao họ sang đây khổ sở thế, vạ vật làm thuê chui lủi, đồng lương chẳng đáng bao nhiêu, thu nhập làm trồng cỏ thuê được 100 triệu đến 150 triệu một tháng nếu suôn sẻ, nếu bị cướp, bị lừa , bị bắt mất trắng mà chuyện thế xảy ra thường xuyên. Thu nhập phụ bếp, làm móng tay tầm 30 đến 40 triệu trừ tiền nhà , tiền ăn uống mất cũng đến 2/3. Còn lại chả được bao nhiêu để gửi về. Nhưng đó chỉ là khoảng 5 năm đầu tiên. Mục đích của cuộc ra đi nằm ở tầm 5 năm sau này. Có người thì nhanh hơn chỉ 2 hay 3 năm đã lo được giấy tờ. Sau tầm vài năm, người ta bắt đầu sinh con, nhận bố , nhận này kia để có được giấy tờ ở lại. Cuộc sống của họ rẽ sang trang khác, tất cả mục đích của những người đi giàu hay nghèo nằm ở chính chỗ này. Ở Việt Nam bạn có 1 tỷ, bạn không bỏ ra mạo hiểm đi nước ngoài như họ, bạn sẽ làm gì với 1 tỷ tiền vốn đấy? Liệu với 1 tỷ tiền vốn ấy bạn bỏ ra, sau 5 năm làm ăn ở quê nhà, bạn có bảo đảm được tương lai của bạn và con bạn không? Bạn sẽ không phải lo lắng về bệnh tật, học hành cho gia đình mình. Bạn không phải chạy chọt, hối lộ suốt cả quãng đường trưởng thành của con bạn không.? Ở nước ngoài, như ở Đức này chẳng hạn. Khi bạn đã có giấy tờ, bạn được nhà nước nuôi nấng đầy đủ , nhà cửa, giáo dục, y tế. Trong thời gian ấy bạn đi làm lậu thêm kiếm tiền, thế là bạn ăn trắng gọn số tiền lương làm lậu 30 đến 40 triệu ấy. Chỉ cần 2 năm là bạn có tiền tỷ. Điều đáng nói hơn là tương lai của bạn và con cái bạn đã ổn định. Bạn không phải lo chạy trường, xin việc cho con, bạn không phải lo ốm đau bệnh tật tiền đâu ra chữa trị. Nếu vợ chồng bạn sinh đứa con thứ ba, bán cho người khác nhận bố với giá 40 đến 50 nghìn Euro, gia đình bạn có món tiền lớn để bù vào những chi phí đã bỏ ra ban đầu. Vậy sau 5 năm bạn đã trả hết khoản đầu tư ban đầu, đổi lại bạn có một tương lai ổn định, điều mà bố mẹ các bạn ở quê nhà mong đợi. Vì thế các bậc cha mẹ ở quê nhà mong cho con đi, lo cho con mình đi lậu ra nước ngoài khi con mới mười chín, đôi mươi. Họ vay mượn hay cầm cố hoặc khá giả bỏ tiền ra cho con đi vì thế. Vì chỉ một lần như thế thôi, suốt đời họ sau này không phải lo cho con mình, chẳng những thế những đứa con kia khi ổn định sẽ lo cho họ phần đời còn lại. Con họ trở về thăm gia đình trong vai Việt Kiều khá giả, nhà nước trân trọng họ. Họ là đảng viên, cựu chiến binh giờ có thêm con cái là Việt Kiều nữa, vị thế của họ vững vàng trong mắt hàng xóm. Yêu đảng hay ghét đảng CSVN chả có liên quan gì trong suy nghĩ của họ, cho dù họ là dư luận viên yêu đảng hay ông nông dân mù tịt về chính trị thì họ vẫn gắng lo cho con họ đi. Thế nên nhìn nhận về vấn đề này, không phải chỉ nhìn về cuộc sống nông thôn nghèo, không có việc, hoặc yêu ghét gì chế độ, bởi nhìn thế thì đủ các chiều chứng minh ngược lại, chỉ tổ cãi nhau. Mục đích chính là ở chỗ tương lai vài năm sau khi đi lâụ đến nước ngoài và tương lai của việc ở nông thôn cầm 1 tỷ đọc sách làm giàu thê nào của mấy thằng nói phét kiểu như Lê Thẩm Dương. |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét