“Nước sạch Hà Nội ai lo, điều chưa từng xảy ra trong 30 năm” plus 14 more |
- Nước sạch Hà Nội ai lo, điều chưa từng xảy ra trong 30 năm
- Những góc khuất cuộc đời người phát ngôn Bộ Ngoại giao
- Ô nhiễm nước sạch ở Hà Nội: Mùi khủng khiếp ở đồi Mông nơi xả thải
- Đầu tư chục tỷ đô ra nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng
- Nhà đất Đồng Nai, Bình Dương: Không mua bây giờ thì bao giờ?
- Thái Lan thách thức tuyển Việt Nam, HLV Park Hang Seo cao tay ấn
- Lý do TQ đồng ý thỏa thuận ‘một phần’ với Mỹ
- Mộtt phụ nữ tử vong sau khi đặt túi ngực ở thẩm mỹ viện EMCAS ở Sài Gòn
- Cựu nữ Phó GĐ Sở nghẹn ngào phân trần tại tòa, lộ diện loạt tin nhắn nhờ vả
- Triệu tập 2 người liên quan đến vụ đổ dầu gây ô nhiễm nước sông Đà
- Nước tiếp tế có mùi tanh bị người dân đổ bỏ do bồn chứa xe bẩn
- 3 ngày mưa xối xả, rác chất đống dọc bờ biển Đà Nẵng
- Quang Hải rực sáng, CLB Nhật Bản xếp hàng muốn ký
- Chuyện lạ: Cám gạo siêu đắt đỏ, chỉ nhà giàu Việt mới dám mua ăn
- Cuối đời cô quạnh của cô gái miền Tây từng khiến vua Bảo Đại mê mệt
Nước sạch Hà Nội ai lo, điều chưa từng xảy ra trong 30 năm Posted: 17 Oct 2019 05:06 PM PDT Câu chuyện nước sạch của Thủ đô cho thấy sự cần thiết bổ sung các quy định pháp lý về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa công. Hệ thống chính trị, xã hội và nhà nước của ta cứ nghĩ mọi thứ đã đâu vào đó, cần cái gì là lập tức có câu trả lời xác đáng, là có quy định pháp lý tương ứng. Hóa ra không hẳn là vậy. Sau chuyện cháu bé chết của trường Gateway mới có việc rà soát xem các quy định về xe ô tô đưa đón học sinh, rồi tiêu chuẩn lái xe ô tô kiểu này có không, có phù hợp không. Cuối cùng mới thấy chẳng có quy định gì đặc biệt. Và nhiều thứ khác cũng vậy. Cứ vận hành đi, mọi chuyện đâu có đó gần như là phương châm cho mọi thứ ở nước ta. Và giờ đây, câu chuyện nước nhiễm bẩn Hà Nội lại thêm một ví dụ điển hình cho kiểu phương châm đó. Một tuần nay, hàng chục nghìn hộ gia đình của các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai… không có nước sạch để dùng, bởi nước không bảo đảm tiêu chuẩn. Dân lên tiếng, báo chí vào cuộc, UBND TP Hà Nội lên tiếng. Rồi Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo. Và đặc biệt là công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) lên tiếng. Đây chính là doanh nghiệp cung cấp nước sạch cho một bộ phận dân cư Hà Nội.
Ở đây chưa bàn đến việc cơ quan công an đã khởi tố vụ án để điều tra việc đổ dầu Không vì mục tiêu lợi nhuận Trước hết là mối quan hệ của chính quyền TP Hà Nội với người dân. Liệu có chỗ nào quy định rõ trách nhiệm của UBND TP Hà Nội phải cung cấp nước sạch, trước hết cho dân cư nội đô? Không thể nói trách nhiệm một cách đại khái. Chỗ này cần hết sức cụ thể và rõ ràng. Rất đáng tiếc, pháp luật của chúng ta quy định về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý là hết sức chung, không rõ. Điều này không chỉ đúng cho Hà Nội, mà cho các các tỉnh, thành khác. Luật Tổ chức chính quyền địa phương, thậm chí luật Thủ đô cũng đều không quy định trách nhiệm của UBND TP cung cấp các dịch vụ công cụ thể, trong đó có nước sạch cho cư dân. Đi vào chi tiết xem quy định về chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng Hà Nội cũng không có quy định về việc Sở chịu trách nhiệm cung cấp nước sạch cho người dân. Nếu cứ căn cứ pháp lý như vậy mà xét thì việc quy trách nhiệm cho chính quyền về vấn đề nước không sạch như hiện tại quả là khó. Đây là điểm sau này khi sửa các quy định pháp luật phải tính đến. Cũng rất may, ngoài căn cứ pháp lý còn có căn cứ thực tiễn. Thực tiễn bao năm nay gần như mặc định nước sạch cho người dân nội đô là chính quyền thành phố phải lo. Chính quyền địa phương của Việt Nam ta giống như nhiều nước trên thế giới, đó là chính quyền có trách nhiệm cung cấp một số dịch vụ, hàng hóa công thiết yếu cho người dân, trong đó quan trọng nhất là dịch vụ công về giáo dục và y tế. Điện, nước sạch, thu gom và xử lý rác thải, giao thông công cộng… là những dịch vụ và hàng hóa công tiếp theo phải kể đến. Điều quan trọng phải nhấn ở đây là chính quyền cung cấp các dịch vụ công và hàng hóa này không vì mục tiêu lợi nhuận, nếu có thu phí hoặc lệ phí từ người dân thì các khoản thu này cũng chỉ bù đắp phần nào chi phí mà chính quyền phải bỏ ra mà thôi. Chỗ này mà liên hệ vào thực tiễn ta thì còn khá nhiều chuyện hay, đáng bàn. Để cung cấp các loại dịch vụ công và hàng hóa này, chính quyền có thể lập ra các tổ chức của mình, đó là các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các doanh nghiêp nhà nước. Hình thức thứ hai có thể là chính quyền thuê tổ chức bên ngoài như doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ cung cấp thay mình dịch vụ, hàng hóa cho người dân. Cũng cần chú ý ở đây là cho dù chính quyền thuê ai đó lo chuyện của mình thì xét đến cùng, chính quyền vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng các dịch vụ và hàng hóa công này. Chúng ta thấy rõ hình thức này phần nào qua câu chuyện nước sạch của Hà Nội.
Viwasupco là bên được thuê để cung cấp nước sạch cho một bộ phận người dân. Công ty này chịu trách nhiệm về chất lượng nước sạch cung cấp cho TP và khi có sự cố xảy ra như hiện nay thì công ty này hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chính quyền TP. Không thể nói kiểu chúng tôi là nạn nhân chịu thiệt hại nhất. Từ câu chuyện nước sạch lần này của Thủ đô cho thấy sự cần thiết bổ sung các quy định pháp lý về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc cung cấp các loại dịch vụ và hàng hóa công cụ thể, việc vận dụng trên thực tế nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận trong cung cấp các loại dịch vụ và hàng hóa này và cuối cùng là trách nhiệm của chính quyền cũng như các bên có liên quan khi có sự cố xảy ra. Mùi khủng khiếp ở đồi Mông, nơi xả thải xuống nhà máy nước sông ĐàCon suối đổ về hồ Đầm Bài (Hòa Bình) đang được nạo vét, thu dọn, xử lý dầu thải. Lòng suối còn rõ mùi khét, một số khu vực vẫn còn váng dầu. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Những góc khuất cuộc đời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Posted: 17 Oct 2019 03:05 PM PDT Là khách mời của chuyên mục Hotface, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có những chia sẻ hậu trường các buổi họp báo thường kỳ, những chuyến đi và 'người phụ nữ đặc biệt" trong cuộc đời chị. Nhà báo Hà Sơn: Xin được bắt đầu với câu hỏi liên quan đến công việc hiện tại của chị. Hiện nay những câu chuyện mang tính thời sự luôn được mọi người quan tâm trong đó vấn đề chủ quyền và con người hay được nhắc tới. Chị nói gì về điều này? Người phát ngôn Thu Hằng: Tôi rất đồng ý với nhận xét của bạn, thực ra người phát ngôn là bày tỏ quan điểm lập trường, truyền đạt các thông điệp nên chuyện lúc rắn lúc mềm là đương nhiên. Liên quan đến vấn đề chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ có thể nói đây là điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không gì đánh đổi được. Ý thức bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ăn sâu vào mỗi người Việt Nam chúng ta. Nó thể hiện bằng lòng yêu nước của mỗi người. Thông điệp của chúng ta là yêu chuộng hòa bình nhưng kiên quyết kiên trì bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình. Một trong những quan tâm lớn của dư luận hiện nay cũng chính là vấn đề này. Bên cạnh đó vấn đề con người hay nói cách khác là bảo hộ công dân cùng được xã hội đặc biệt là người dân trong nước ngày một quan tâm hơn. Các bạn có thể hình dung ngày nay số lượng người Việt đi ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau học tập lao động, làm việc và đi du lịch ngày càng nhiều và đi kèm với nó phát sinh ra nhiều vấn đề. Với trách nhiệm, chức năng của mình Bộ Ngoại giao là cơ quan thực hiện việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Nhà báo Hà Sơn: Những vụ việc phức tạp như người Việt gặp nạn ở nước ngoài, là nạn nhân của khủng bố, cướp biển... luôn thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Vậy có khi nào chị gặp sức ép các vấn đề thời sự nhiều người quan tâm? Người phát ngôn Thu Hằng: Như tôi đã nói song song với việc người Việt Nam ra nước ngoài ngày càng nhiều cũng nảy sinh các vấn đề phức tạp. Và ta phải hiểu bảo hộ công dân là bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngoài. Trong quá trình thực hiện công tác bảo hộ công dân luôn có sức ép đến từ nhu cầu thông tin. Nhà báo Hà Sơn: Thời buổi công nghệ tiên tiến người ta ngày càng muốn có sớm thông tin chính thống nhưng phải nhanh, Bộ Ngoại Giao đã rất nỗ lực điều này thời gian qua nhưng nếu có ai đó phàn nàn rằng Bộ Ngoại Giao cần phải nhanh và kịp thời hơn nữa, chị sẽ nói gì? Người phát ngôn Thu Hằng: Môi trường thông tin hiện nay thay đổi rất nhanh và mỗi người bình thường cũng có thể thành người đưa tin. Tuy nhiên tôi cho rằng thông tin nhanh nhưng phải đúng chưa kể phải trúng và hay. Và muốn đúng thông tin phải có kiểm chứng, những thông tin về đối ngoại chắc chắn càng phải kiểm chứng kỹ hơn nữa vì nó ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, ảnh hưởng hình ảnh Việt Nam. Vì thế có thể Bộ Ngoại giao được cho là thận trọng hơn trong thông tin. Trong một năm, Bộ Ngoại giao gửi hàng nghìn tin về các hoạt động đối ngoại cho các cơ quan báo chí và chúng tôi luôn có kế hoạch trước. Hiện nay trong thời kỳ chúng ta sử dụng nhiều công nghệ số có nhiều cách thông tin khác ví dụ như trước khi có thông tin chính thức chúng tôi có thể đưa lên mạng xã hội hoặc dùng hệ thống viber, messager để thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất cho báo chí để qua đó truyền tải đến cho bạn đọc. Nhà báo Hà Sơn: Bộ Ngoại giao họp báo thường kỳ hàng tháng, có khi là mỗi tuần, theo đó chị thường xuyên tiếp xúc truyền thông, vậy công tác chuẩn bị trước mỗi lần họp báo có gì đặc biệt? Có lần nào chị phải đối diện những câu hỏi bất ngờ hay chưa được chuẩn bị? Người phát ngôn Thu Hằng: Tôi thấy có khán giả nghĩ người phát ngôn như máy nói. (cười). Đằng sau mỗi cuộc họp báo là một khối lượng công việc rất lớn, đó không chỉ là công việc của một nhóm người mà còn là sự phối hợp giữa vụ báo chí với các vụ khác trong Bộ Ngoại giao, kể cả phối hợp với các bộ nghành khác, phối hợp từ trung ương đến địa phương. Vì vậy để có cuộc họp báo nhiều khi chỉ diễn ra 30 phút nhưng là sự chuẩn bị rất dày công của nhiều người. Và để có được những cuộc họp hiệu quả và tránh những tình huống bất ngờ cần có sự chuẩn bị - đó là quá trình theo dõi thông tin, dự đoán quan tâm của dư luận từ đấy mình cần phải biết sẽ giải tỏa dư luận như thế nào, đưa ra thông điệp làm sao?... Tuy nhiên trong cuộc họp cũng sẽ có những câu hỏi mình chưa chuẩn bị trước. Với tư cách người phát ngôn Bộ Ngoại giao người ta nghĩ tôi chỉ trả lời những câu hỏi liên quan đến đối ngoại, tuy nhiên đã có những câu hỏi tôi nhận được như: Quan điểm của bà về hôn nhân đồng giới? Về dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam?... Với những câu hỏi như vậy đòi hỏi mình phải có kiến thức và phải luôn theo dõi tin tức, cập nhật tình hình bám sát định hướng, nắm được lập trường cơ bản để phản ứng kịp thời và nguyên tắc quan trọng đã phát ngôn là phải chính xác, nếu không đúng ít nhất không được sai. Nhà báo Hà Sơn: Những chuyến công tác với chị tôi hiểu rằng đều có những sứ mệnh khác nhau trong đó chắc không thiếu những thách thức? Người phát ngôn Thu Hằng: Thật ra mỗi chuyến đi đều có những mục tiêu riêng, thậm chí nói to tát là những sứ mệnh riêng và mỗi chuyến đi sẽ có rất nhiều điều ấn tượng, những trải nghiệm. Có những chuyến đi bay 40 tiếng đồng hồ từ Việt Nam qua Châu Âu sang Nam Mỹ không nghỉ ngơi, không ngả lưng và có những nơi tôi đến có khi chỉ chưa đầy 24 tiếng đồng hồ lại phải rời đi. Có những chuyến đi, bạn cảm giác như không thể ăn được bất cứ thứ gì ngoài mỳ tôm và có những chuyến đi khi bạn về đến sân bay Nội Bài việc đầu tiên là phải lao vào gửi tin bài chứ chưa thể lấy hành lý. Điều này không phải riêng với tôi mà với phần lớn phóng viên đối ngoại là như vậy. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trải nghiệm thú vị, ví dụ khi tôi đến các nước Trung Đông, người ta hỏi tôi từ đâu đến, khi nói mình là người Việt Nam họ đều giơ chữ V lên, nghĩa là Việt Nam gắn liền với chiến thắng. Hay khi tôi đến những đảo quốc xa xôi, nói chuyện với các cụ già, nhắc đến Việt Nam các cụ bảo Việt Nam là chiến tranh và tôi mất rất nhiều công để giải thích, cho xem ảnh trên điện thoại chứng minh rằng Việt Nam bây giờ hòa bình, Việt Nam bây giờ khác rồi. Tôi nghĩ đó là những trải nghiệm rất thú vị bên cạnh những khó khăn vất vả, thách thức trong những chuyến đi. Nhà báo Hà Sơn: Lâu nay trong suy nghĩ của nhiều người những người làm ngoại giao là nghề có vẻ "quý tộc", thực tế có phải như vậy thưa chị? Nếu có một bạn trẻ mong muốn trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp và xin một lời khuyên, chị sẽ nói gì? Người phát ngôn Thu Hằng: Thật ra có thể với nhiều người nghề ngoại giao có vẻ quý tộc. Đúng là đi đối ngoại phải đến cung điện, phủ Tổng thống, đi trình quốc thư có khi được đi bằng xe song mã, tứ mã, dự yến tiệc nhưng đó chỉ là bề nổi, đằng sau đấy có rất nhiều công việc khác. Những nhà ngoại giao làm công tác biên giới lãnh thổ phải trèo đèo lội suối đi phân giới cắm mốc. Những người làm công tác đàm phán phải thâu đêm suốt sáng với những giằng co rất khó khăn. Làm công tác bảo hộ công dân có lúc đối măt với nguy hiểm tính mạng khi đi cứu trợ công dân trong thiên tai hay công dân bị bắt giữ làm con tin. Đối với các bạn trẻ tôi nghĩ nghề nào cũng vậy, nhất là làm ngoại giao như tôi nói có bề nổi và những thứ ở đằng sau, cái cần hơn hết là sự đam mê với nghề nghiệp, yêu nghề mới vượt qua khó khăn vất vả, có khó khăn mới có vinh quang. Không có vinh quang nào mà không có lao động, không có con đường nào trải toàn hoa hồng. Và để trở thành một nhà ngoại giao thành công phải có một niềm đam mê thật sự. Nhà báo Hà Sơn: Câu chuyện bình đẳng giới nhiều năm qua vẫn được nhắc đến và khi thời đại kỷ nguyên số 4.0, có ý kiến cho rằng đó là thách thức đối với nhiều người phụ nữ. Chị nói sao về vấn đề này? Người phát ngôn Thu Hằng: Theo tôi kỷ nguyên nào cũng thế, vẫn tồn tại những định kiến truyền thống nhất là ở những nước Phương Đông, trong đó có Việt Nam. Đó là định kiến về chuyện phụ nữ sẽ tập trung vào chuyện gia đình con cái, bị phân tâm và không thể giữ được vị trí cao trong xã hội. Có những định kiến khiến đàn ông không thích sếp mình là phụ nữ. Còn kỷ nguyên số, theo tôi lại không phải là thách thức mà là cơ hội cho chị em. Vì trên môi trường làm việc trong không gian mạng bạn ngồi sau máy tính và không ai biết bạn là nam hay nữ, bạn sẽ vượt qua được định kiến nam nữ. Rồi bạn có thể tranh thủ làm việc từ nhà, đâu cần đến văn phòng, với internet bạn có thể kết nối với rất nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ phụ nữ vẫn phải giữ mình là phụ nữ, không cần phải suy nghĩ như đàn ông càng không cần phải hành động như đàn ông. Nhưng phụ nữ phải tự tin như đàn ông. Các chính sách hỗ trợ rất tốt, sự ủng hộ của phái mạnh cho phái nữ cũng rất tốt, tuy nhiên trước hết chúng ta phải dựa vào chính chúng ta, thế nên mới cần sự tự tin. Nhà báo Hà Sơn: Là người đi nhiều, gặp nhiều hẳn sẽ có nhiều người phụ nữ khiến chị ngưỡng mộ? Người phát ngôn Thu Hằng: Đúng là có rất nhiều tấm gương phụ nữ thành công trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp. Trong nghành ngoại giao chúng tôi mọi người đều rất biết một nữ ngoại giao tài năng là bà Nguyễn Thị Bình - người không chỉ Việt Nam mà thế giới đều biết và ngường mộ. Đối với tôi, người mà dùng từ ngưỡng mộ thôi vẫn chưa đủ chính là bà nội của tôi. Bà mất khi tôi vẫn còn nhỏ và ấn tượng về bà là một người phụ nữ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, rất chiều con cháu. Qua lời kể của bố mẹ và gia đình, bà là một người phụ nữ rất đáng khâm phục, dù không biết đọc biết viết nhưng lại buôn bán rất giỏi. Bà là người phụ nữ làm chỗ dựa vững chắc, nuôi dạy 10 người con thành đạt, đưa cả gia đình qua các cuộc chiến tranh, chống Pháp rồi chống Mỹ, chịu đựng cả sự chia cắt gia đình, kẻ Nam người Bắc thậm chí cả ở nước ngoài. Bà là người phụ nữ có tầm nhìn khi luôn muốn đầu tư việc học tập giáo dục con cái. Ngay cả thời kỳ khó khăn của gia đình cho đến lúc gia đình có kinh tế khá hơn bố tôi và các bác đều được học hành tử tế ở các trường tốt nhất. Có thể nói đó là một người phụ nữ tôi nghĩ dùng từ hâm mộ hay thần tượng vẫn chưa đủ. Nhà báo Hà Sơn: Chị có 4 năm sống bên nước Anh làm phó đại sứ, quãng thời gian đó đọng lại trong chị những gì? Người phát ngôn Thu Hằng: Thật ra tôi công tác ở Anh không phải nhiệm kỳ đầu tiên, nhiệm kỳ đầu tiên của tôi ở nước Nga. Nhưng thời gian ở Anh cho tôi rất nhiều trải nghiệm, đặc biệt là một môi trường làm việc rất phong phú, tiếp xúc với các giới, từ hoàng gia quý tộc cho đến giới tài chính và cả văn nghệ sĩ. Một môi trường văn hóa phong phú như ở nước Anh cho tôi nhiều cảm nhận thú vị. Nhưng điều quý nhất tôi có được là tình cảm của rất nhiều bạn bè, cả người Anh cũng như người Việt sinh sống tại Anh. Trong hơn 3 năm đó tôi gặp rất nhiều người, đặc biệt mỗi người phụ nữ là một số phận mà tôi nghĩ sau này có thể viết được cả cuốn sách và tất cả những người tôi gặp đều để lại tình cảm thương mến trong tôi. Phần 2: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao tiết lộ tình bạn đẹp với MC Diễm Quỳnh Sơn Hà - Đức Yên - Xuân Quý - Anh Phú | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ô nhiễm nước sạch ở Hà Nội: Mùi khủng khiếp ở đồi Mông nơi xả thải Posted: 17 Oct 2019 03:29 PM PDT Con suối đổ về hồ Đầm Bài (Hòa Bình) đang được nạo vét, thu dọn, xử lý dầu thải. Lòng suối còn rõ mùi khét, một số khu vực vẫn còn váng dầu. XEM CLIP: Hơn 1 tuần sau sự việc đổ trộm dầu thải vào các con suối trên đỉnh đồi Mông, dẫn vào hồ Đầm Bài (Kỳ Sơn, Hòa Bình), 5 máy xúc và hàng chục công nhân được huy động để nạo vét, xử lý nguồn nước bẩn. Việc đổ trộm dầu thải tại xã Phúc Tiến gây ảnh hưởng các dòng suối tự nhiên đổ về hồ Đầm Bài. Con suối đã trong hơn nhiều so với hôm phát hiện có dầu thải. Phần cây cỏ quanh suối Trầm có dính dầu đã được thu dọn gần như triệt để. Dẫu vậy, mùi dầu thải vẫn xộc lên do đã ngấm vào đất. Một nữ công nhân làm ở đây 2 ngày cho biết, tuy dầu thải đã bớt nhưng mùi vẫn rất khó chịu. "Tôi đi làm phải bịt kín mặt, hôm đầu tiên mùi nặng, có cảm giác đau đầu, choáng váng. Hàng ngày đi làm về chúng tôi đều tắm rửa, vệ sinh thật kỹ nhưng mùi dầu vẫn ám vào", nữ công nhân nói. Ông Nguyễn Khắc Long, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình) trong họp báo chiều qua cũng thừa nhận cảm quan là nước được đưa vào xử lý trong nhà máy không còn mùi. Tuy nhiên, khi lội xuống suối, cán bộ vẫn cảm nhận rõ mùi khét và một số khu vực vẫn còn váng dầu.
Ngày 8/10, người dân huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) phát hiện 1 xe tải đổ trộm chất nghi là dầu thải xuống một khe nước thuộc đồi Mông nằm trên đường liên xã Phúc Tiến và Phú Minh. Trong những ngày tiếp theo, khu vực có mưa lớn khiến dầu phát tán nhanh vào nguồn nước. Nhà máy nước Sông Đà đã tạm dừng cấp nước trong 2 ngày 15 và 16/10 để xử lý bước đầu. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, hiện tại nguồn nước mặt sông Đà chưa có dấu hiệu ô nhiễm nên vẫn được dùng để cung cấp nước thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt.
Phó GĐ nước sạch sông Đà: Chúng tôi là nạn nhân chịu thiệt hại nhấtTỉnh Hòa Bình đang họp báo về vụ nước nhiễm dầu thải khiến hàng vạn người dân phía Tây Nam Hà Nội khổ sở trong cảnh thiếu nước suốt nhiều ngày. Trần Thường | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đầu tư chục tỷ đô ra nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng Posted: 17 Oct 2019 01:00 PM PDT Các doanh nghiệp nhà nước có 114 dự án đầu tư ra nước ngoài, tính đến hết năm 2018. Tổng số lỗ phát sinh trong năm 2018 của các dự án báo lỗ là 367 triệu USD, tăng 265% so với năm 2017. Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018. Lỗ 367 triệu USD, tăng 265% so với năm 2017 Đánh giá tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài đến 31/12/2018, báo cáo của Chính phủ cho biết: Tính đến 31/12/2018 có 19 DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối (Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) có dự án đầu tư ra nước ngoài, thực hiện đầu tư tại 114 dự án, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản và lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án là 11,9 tỷ USD. Trong năm 2018, các doanh nghiệp thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài 194 triệu USD. Lũy kế đến ngày 31/12/2018, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện của 19 doanh nghiệp là 5,8 tỷ USD (đạt 48,62%/tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài). Số tiền còn phải tiếp tục đầu tư ra nước ngoài so với vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của các dự án trên là 6,1 tỷ USD (51,39%/tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài). Trong năm 2018, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã thu hồi được 559 triệu USD, trong đó chiếm tỷ trọng 60% là thu hồi vốn đầu tư (333 triệu USD), 38% là lợi nhuận chuyển về nước (212 triệu USD), 2% là thu tiền lãi từ việc cho các dự án tại nước ngoài vay vốn (14 triệu USD). Lũy kế đến ngày 31/12/2018, có 6/19 doanh nghiệp đã thu hồi vốn đầu tư từ các dự án tại nước ngoài với số tiền gần 2,6 tỷ USD, bằng 45% vốn đầu tư đã thực hiện. Năm 2018, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có 84/114 dự án phát sinh doanh thu, lợi nhuận với tổng doanh thu tại nước ngoài cả năm là 4,1 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2017. Tổng lợi nhuận của các dự án có lãi là 187 triệu USD, giảm 24% so với năm 2017.
Tổng số lỗ phát sinh trong năm của các dự án báo lỗ là 367 triệu USD, tăng 265% so với năm 2017. Số lỗ hàng trăm triệu USD nói trên có nguyên nhân chủ yếu do đồng nội tệ mất giá cũng như tình trạng lạm phát tại nước đầu tư (như các nước châu Phi, Trung Mỹ hoặc Đông Nam Á) và cạnh tranh gay gắt. Lĩnh vực trồng, chế biến mủ cao su lỗ do giá cao su tự nhiên thế giới sụt giảm sâu và ảnh hưởng của việc các quốc gia sở tại thay đổi chính sách đầu tư, đất đai (Lào, Campuchia). "Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan chung dẫn đến kết quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn chưa đạt như kỳ vọng là khả năng dự báo thị trường, năng lực quản lý, năng lực tài chính và về kinh nghiệm trong đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế", Chính phủ nhận xét. 110/855 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ Báo cáo của Chính phủ cho hay: Tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2018, có 855 doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Trong đó, 505 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 350 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước. Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 855 doanh nghiệp là hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2017. Trong đó chủ yếu là vốn của doanh nghiệp nhà nước là 1,3 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đạt 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Đáng chú ý, có 110/855 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh bị lỗ (chiếm 13% tổng số doanh nghiệp có vốn Nhà nước). Nhiều doanh nghiệp có số lỗ lớn, báo cáo hợp nhất có 10 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là 9 nghìn tỷ đồng và 4 công ty có lỗ lũy kế là hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó nhiều nhất là Tập đoàn Hóa chất, Tổng công ty Cà phê VN, Tổng công ty 15,...
Trong số 505 DNNN nắm 100% vốn điều lệ, tổng tài sản là 2,9 triệu tỷ đồng. Còn vốn chủ sở hữu là hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2017. Tổng doanh thu của các DNNN đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện năm 2017. Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) của các DNNN là 267.983 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2017, chủ yếu thu từ hoạt động kinh doanh nội địa (chiếm 76% tổng số phát sinh phải nộp NSNN của các DNNN). Hầu hết các công ty mẹ đều đảm bảo cân đối giữa tổng nợ phải trả với tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đảm bảo đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tổng tài sản. Theo kết quả tổng hợp nêu trên, Chính phủ đánh giá: Các chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 của các DNNN đều có xu hướng tăng lên so với năm 2017. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN đều đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung nguồn lực tài chính tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động. Lương Bằng 4 dự án ngàn tỷ thua lỗ, đẩy quả đấm thép Vinachem vào nguy cơNếu không kể 4 dự án thua lỗ, các đơn vị còn lại của Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) vẫn có lãi tới 674 tỷ đồng. Thế nhưng, 4 dự án "sa lầy" đã khiến tập đoàn này gặp khó. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhà đất Đồng Nai, Bình Dương: Không mua bây giờ thì bao giờ? Posted: 17 Oct 2019 09:00 PM PDT Nhu cầu nhà ở các tỉnh lân cận TP. HCM liên tục tăng mạnh từ đầu năm đến nay. Theo số liệu từ chuyên trang Chợ Tốt Nhà, thị trường nhà đất ở Bình Dương và Đồng Nai duy trì sức nóng trong Quý 3 với giá bán hấp dẫn. Bình Dương: "thị trường vàng" trong làng nhà đất Không chỉ sở hữu vị trí đắc địa là cửa ngõ giao thương với TP.HCM và các tỉnh vùng ven, Bình Dương còn nhận "ưu ái" lớn khi được đầu tư mạnh mẽ theo chiến lược hình thành tam giác kinh tế với TP.HCM & Đồng Nai. Loạt hạ tầng giao thông trọng điểm được phê duyệt và đang dần hoàn thiện như: cầu vượt giao lộ Quốc lộ 13 - cầu Ông Bố, sân bay Long Thành, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, metro Bình Dương - Uyên Hưng - Tân Thành, metro Dĩ An - Tân Uyên, metro Bến Thành - Suối Tiên - Dĩ An... Ngoài ra, Bình Dương còn là nơi tập trung nhiều tuyến đường huyết mạch tầm cỡ quốc gia góp phần thúc đẩy thị trường BĐS nơi đây ngày càng nhộn nhịp. Hưởng lợi từ hạ tầng, tập trung các khu chế xuất, công nghệ cao và nhiều khu đô thị mới được hình thành đã tác động rõ nét đến thị trường nhà đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nhu cầu tìm kiếm nhà ở khu vực này trên chuyên trang Chợ Tốt Nhà tăng đến 43% kể từ đầu năm trong bối cảnh nguồn cung được duy trì ổn định. Thuận An, Dĩ An và Thủ Dầu Một là 3 khu vực dẫn đầu lượng tin rao nhà đất ở khu vực này với giá bán trung bình lần lượt là 16 triệu/m2, 28 triệu/m2 và 24 triệu/m2. Dữ liệu trực tuyến từ Chợ Tốt Nhà ghi nhận, giá trị nhà đất ở đây tăng từ 16 triệu đồng/m2 lên 21 triệu đồng/m2 chỉ sau 6 tháng. Nhóm nhà giá rẻ dưới 1 tỷ cũng vươn lên mạnh mẽ trong vòng 9 tháng, chiếm hơn 40% số lượng tin đăng trên trang. Đồng Nai: "điểm sáng" bất động sản khu Đông TP.HCM Dù không "nhiệt" như Bình Dương nhưng thị trường nhà đất ở Đồng Nai cũng không kém cạnh bởi nhu cầu tìm mua nhà trên chuyên trang Chợ Tốt Nhà trong Quý 2 và Quý 3 tăng lần lượt 14% và 6%. Dòng chuyển dịch lao động từ nước ngoài và trung tâm kinh tế lớn phía Nam như TP.HCM đổ về khu vực vùng ven - vốn tập trung nhiều khu công nghiệp đã góp phần đẩy nhu cầu nhà ở tại Đồng Nai tăng cao. Góp phần không nhỏ tạo nên sức hút của Đồng Nai còn phải kể đến sân bay quốc tế Long Thành, bởi đó là công trình giao thông quan trọng bậc nhất cả nước hiện nay, tiềm năng trở thành động lực phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Số lượng tin đăng bán nhà liền thổ tại khu vực này cũng ghi nhận mức tăng trưởng đều và liên tục trong năm 2019. Chỉ trong vòng 3 tháng, nguồn cung nhà đất ở Đồng Nai đã tăng đến 34%. Hầu hết nhà được rao bán ở đây có diện tích tương đối lớn, trải dài từ dưới 50m2 đến hơn 150m2, trong đó chủ yếu là nhà ở diện tích từ 75m2 đến 100m2. Giá nhà đất ở Đồng Nai tương đối bình ổn từ đầu năm đến nay, dao động quanh mức 20 - 21 triệu/m2.
Ngọc Minh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thái Lan thách thức tuyển Việt Nam, HLV Park Hang Seo cao tay ấn Posted: 17 Oct 2019 04:03 PM PDT - Hai năm dưới triều đại HLV Park Hang Seo, tuyển Việt Nam bất bại trước tất cả đối thủ cùng khu vực, trước khi "ông kẹ" Thái Lan phát tín hiệu trở lại để thách thức. Có thầy Park lại thêm Nishino Tuyển Việt Nam và kỳ phùng địch thủ Thái Lan đều có 7 điểm sau 3 lượt trận ra quân ở vòng loại World Cup 2022. Lẽ ra hiệu số bàn thắng- thua giữa tuyển Việt Nam và "Voi chiến" đều là +4, nếu Đỗ Hùng Dũng không bỏ lỡ quả phạt đền cuối trận Indonesia. Khi đó, tuyển Việt Nam và Thái Lan đã so kè từng gang, thay vì đội bóng của HLV Park Hang Seo chịu xếp sau đối thủ như vị trí tạm thời do kém chỉ số phụ.
Việc Thái Lan hạ UAE để qua mặt tuyển Việt Nam giành vị trí số 1 bảng G là tín hiệu thách thức phát đi mạnh mẽ từ đội bóng xứ chùa vàng gửi đến cho thầy trò Park Hang Seo. Hai năm qua, dưới thời của chiến lược gia người Hàn Quốc, bóng đá Việt Nam đã gạt hái quá nhiều thành tích ở cấp độ châu lục lẫn khu vực, làm người Thái như bị xát muối vào niềm tự hào. Cho nên, vượt lên trước tuyển Việt Nam dẫu chỉ là một xếp hạng tạm thời cũng đủ làm người Thái hài lòng, bởi họ dường như tìm thấy đáp án khẳng định chưa bị bóng đá Việt Nam vượt quá xa. Thực tế ông Park Hang Seo cũng "ngấm" cái máu so kè, thậm chí ăn thua với Thái Lan khi làm việc ở Việt Nam. Chẳng thế mà khi đá giải mời King's Cup 2019, HLV người Hàn phải "gồng" cỡ nào về áp lực lẫn sự đòi hỏi từ học trò. Đến trận mở màn chiến dịch vòng loại World Cup 2022, thầy Park "ốp" VFF phải đổi lịch đá giải quốc nội để đội bóng có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc đấu với kỳ phùng địch thủ. Sơ sảy chỗ nào cũng được, nhưng nhất định không được sơ sảy trước Thái Lan.
Người Thái trong hơn 2 năm qua chấp nhận lép vế trước bóng đá Việt Nam và thầy Park, vì rõ ràng họ chưa tìm được "cao nhân" ban cho phép thuật. Nhưng 3 trận vòng loại World Cup, cú đầu tư táo bạo vào cựu HLV tuyển Nhật Bản Nishino đã mang lại cú hích vô cùng tích cực. Nishino cho thấy ông đáng giá từng xu, không chỉ đơn thuần vì giúp Thái Lan tạm dẫn đầu bảng đấu được ví là "Đông Nam Á mở rộng". Tuyển Việt Nam may mắn ký được với HLV Park Hang Seo cách nay 2 năm thì lúc này, người Thái có Nishino để đấu lại với sự "vô đối" trong khu vực của tuyển Việt Nam lẫn tấm vé vào vòng 3 vòng loại World Cup 2022. Cách nào giữ "vô đối"? Trước cuộc chạm trán với Thái Lan 4 ngày (19/11), tuyển Việt Nam đấu UAE (15/11). Về lý thuyết, UAE mới là đối thủ mạnh nhất ở bảng đấu của tuyển Việt Nam. Nhưng thầy Park tuyên bố, nếu chuẩn bị chu đáo thì đội bóng của ông có thể hạ cả UAE lẫn Thái Lan.
Cũng bởi thế, dù đánh bại UAE là điều kiện cần thì việc tìm cách bắn hạ đàn "Voi chiến" cũng tạo ra sự phấn khích gấp bội cho thầy Park lẫn CĐV Việt Nam. Chiều ngược lại, người Thái cũng chuẩn bị sẵn tâm thế cho trận derby khu vực này, như cái cách Theerathon Bunmathan "tẩy thẻ" để chắc chắn "chiến" với tuyển Việt Nam. Sau trận thắng Indonesia, có thông tin hé lộ tuyển Việt Nam có xáo trộn lực lượng trong đợt tập trung sắp tới. Thầy Park bổ sung thêm 4-5 cầu thủ từ bản danh sách sơ bộ 72 cầu thủ được chiến lược gia người Hàn đăng ký từ đầu năm. Đội hình được gia cố lại cho 2 trận đấu quyết định cả khả năng đi sâu ở vòng loại World Cup lẫn giá trị tinh thần, danh dự khi so kè với đối thủ vừa thích thú, vừa duyên nợ.
So với 2 đợt tập trung trước, lần này quỹ thời gian chuẩn bị của tuyển Việt Nam thảnh thơi hơn cho những toan tính của thầy Park. Trừ Công Phượng, Văn Hậu và Văn Lâm, HLV Park Hang Seo sớm có đủ quân để tôi luyện. Mặt khác, học trò của thầy Park có thể tập trung tối đa 100% vào 2 trận đấu quyết định trên, vì mùa giải đã khép lại nên không còn bị phân tâm. Trong bối cảnh như vậy, sự tỉnh táo và chiêu thức mà thầy Park chuẩn bị cho tuyển Việt Nam có giá trị then chốt. Bởi phần nào đó, con người của Thái Lan và Việt Nam đều không còn gì quá xa lạ để có "bài tẩy" nào giấu tay áo. Chỉ có phép thuật của ông thầy đang vô đối và HLV vừa bắn tín hiệu thách thức mới quyết định được ai trị ai, nhất là kiểm nghiệm vị trí số 1 khu vực. Video tuyển Việt Nam thắng Indonesia: Hoàng Khúc | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lý do TQ đồng ý thỏa thuận ‘một phần’ với Mỹ Posted: 17 Oct 2019 07:14 PM PDT Hôm 11/10, Mỹ-Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại 'một phần', và có một nhân tố đã thúc đẩy Trung Quốc chấp nhận thỏa thuận trên. Đó chính là việc nước này cần nhập khẩu thịt lợn. Việc Trung Quốc cần nhập khẩu lợn từ Mỹ hoàn toàn là sự thật, bởi trước khi đạt được thỏa thuận thương mại vừa qua, số lượng lợn Bắc Kinh nhập từ Washington đã tăng mạnh. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, số lượng thịt lợn Trung Quốc mua từ Mỹ đã tăng gấp 3 lần từ tháng 1/2019 tới tháng 8/2019, và số lượng thịt nhập khẩu liên tục tăng lên trong thời gian này. Việc Trung Quốc tăng nhập khẩu lợn được lý giải vì dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát tại nước này. Bệnh tả lợn châu Phi tuy không gây hại tới con người, nhưng lại có thể khiến lợn tử vong trong một tuần. Sự lây nhiễm dịch bệnh tại Trung Quốc nặng nề tới mức Ngân hàng Rabobank của Hà Lan đưa ra dự báo rằng, Trung Quốc có thể mất 20-70% số lợn nuôi của nước này, tầm 350 triệu con lợn tương đương 1/4 số lợn trên toàn cầu.
Theo tờ Diplomat, lượng tiêu thụ thịt lợn thường niên của Trung Quốc vào khoảng 700 triệu con, bởi vậy dịch bệnh đã gây tác động tới gần một nửa số lượng lợn của 'quốc gia tỷ dân' tiêu thụ một năm. Và hậu quả là giá thịt lợn đã tăng từ mức 28 Nhân dân tệ (100.000 VND)/kg lên 41 Nhân dân tệ (khoảng 140.000 VND)/kg. Thêm nữa, việc thịt lợn tăng giá cũng khiến người tiêu dùng phải nghĩ ngợi hơn cho việc chi tiêu, và đẩy tỉ lệ lạm phát thực phẩm lên mức 10%. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ lợn lớn nhất trên thế giới, vượt qua số lượng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Mỹ, Nga, Brazil và 27 nước châu Âu cộng lại . Và hậu quả của việc thịt lợn tăng giá đã khiến người dân 'quốc gia tỷ dân' phiền lòng, bởi việc "giá thịt lợn lên cao tới mức thật sự không thể ăn nổi". Thậm chí có nhiều vụ ẩu đả vì sự thiếu hụt thịt lợn đã xảy ra.
Khi mức tiêu chuẩn đời sống tăng cao, mà thịt lợn lại được coi là một phần thiết yếu của người dân Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu sự thiếu hụt thịt lợn của nước này. Cụ thể, chính quyền đã xả hơn 10.000 tấn thịt lợn từ kho dự trữ quốc gia, tương đương với gần 180.000 con lợn. Tuy nhiên số lượng trên gần như là 'muối bỏ bể' so với mức tiêu thụ của người dân nước này. Bởi trên thực tế, những biện pháp chính quyền 'quốc gia tỷ dân' đưa ra không giải quyết được vấn đề cốt lõi rằng: Trong thời điểm hiện tại, số lượng lợn ở Trung Quốc là không đủ. Và để đối mặt với thách thức to lớn này, 'quốc gia tỷ dân' không còn cách nào khác ngoài việc tăng nhập khẩu nhằm giảm mức thiếu hụt. Và may mắn cho Bắc Kinh, khi Mỹ lại là nước sản xuất thịt lợn lớn thứ hai trên thế giới. Với động thái 'nhượng bộ' nhằm mua thịt lợn của Mỹ không những giúp giải quyết cuộc khủng hoảng thịt lợn đang diễn ra tại Trung Quốc, mà đây còn là biểu hiện cho sự thiện chí cho các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai.
Tuy nhiên tờ Diplomat nhận định, 'sự nhượng bộ' mà Bắc Kinh đưa ra khi mua thịt lợn Mỹ không xuất phát từ 'thiện chí', mà xuất phát từ nhu cầu của nước này. Dĩ nhiên, thỏa thuận thương mại 'một phần' vừa qua là một bước tiến lớn, nhưng những vấn đề khác như thao túng tiền tệ và tài sản trí tuệ vẫn chưa được giải quyết. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, họ không nhìn thấy sự phát triển thương mại trong thời gian tới thông qua động thái Trung Quốc mua nhiều nông sản Mỹ vừa rồi. Tuấn Trần | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mộtt phụ nữ tử vong sau khi đặt túi ngực ở thẩm mỹ viện EMCAS ở Sài Gòn Posted: 17 Oct 2019 10:56 PM PDT Nạn nhân là 1 phụ nữ 33 tuổi sau 5 giờ đặt túi ngực ở Bệnh viện thẩm mỹ EMCAS rơi vào tình trạng ngưng tim, ngưng thở và đã tử vong. Sáng 18/10, BV Nhân dân 115 xác nhận có cấp cứu bệnh nhân V.N.A.T (33 tuổi) được đưa từ thẩm mỹ viện EMCAS vào đêm 17/10. Trước đó, chiều 17/10, bệnh nhân được gây tê đặt túi ngực qua đường nách. 45 phút sau ca mổ, bệnh nhân vẫn bình thường. Song, 5 tiếng sau người phụ nữ bất ngờ diễn tiến xấu dẫn đến ngưng tim, ngưng thở. Cách đây 2 năm, tại BV Thẩm mỹ Emcas cũng có 1 nạn nhân nguy kịch sau khi làm đẹp, bệnh nhân được đưa ra nước ngoài điều trị và sau đó đưa về nước cũng mất. Ảnh: Minh Anh Cấp cứu tại chỗ được tiến hành nhưng không hiểu quả, BV thẩm mỹ EMCAS đã chuyển bệnh nhân qua BV Nhân dân 115. Tại đây, các bác sĩ nỗ lực cấp cứu song bệnh nhân không qua khỏi. Hiện thi thể nanh nhân được chuyển đi giám định pháp y. Nguyên nhân được xác định ban đầu nghi rơi vào hai khả năng đột tử hoặc sốc thuốc. Được biết, phía BV thẩm mỹ EMCAS đã có báo cáo với Sở y tế TP.HCM và Bộ Y tế. Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng sở Y tế cho biết, Phòng nghiệp vụ Y của sở đã nhận được báo cáo nhanh của cơ sở thẩm mỹ. Hiện, các đơn vị nghiệp vụ sở đang phối hợp với cơ quan chức năng liên quan điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của bệnh nhân. Trước đó, ngày 14/10 cũng xảy ra một vụ tai biến trong làm đẹp, một nữ Việt Kiều 59 tuổi sau khi căng da mặt ở thẩm mỹ viện Kangnam cũng tử vong sau 4 ngày phẫu thuật. Phan Nhơn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cựu nữ Phó GĐ Sở nghẹn ngào phân trần tại tòa, lộ diện loạt tin nhắn nhờ vả Posted: 17 Oct 2019 10:03 PM PDT Tự bào chữa trước tòa sáng nay, cựu Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang Triệu Thị Chính nói mình vô tội, VKS công bố tin nhắn nhờ vả. Bị cáo Chính nghẹn ngào: "Hôm nay tôi đứng đây, dù toà tuyên tội tôi như thế nào, tôi cũng ngẩng cao đầu nói: Tôi không phạm tội. Những người muốn tôi vào tù tội, trong sâu thẳm thâm tâm họ chắc chắn sẽ có lúc họ ăn năn hối lỗi. Tôi sai, tội chịu. Tôi tin tưởng vào sự phán quyết của toà, ở các cơ quan pháp luật của tỉnh. Tôi là người sống và làm việc thế nào? Chưa một lần nào cơ quan điều tra, lãnh đạo Sở GD-ĐT, từ khi tôi dính vào vụ việc này, nghe xem tôi làm làm như thế nào? Tôi đã làm gì? Hôm nay đồng nghiệp của tôi ở đây, có người không thân thiết, có người mong muốn tôi có thể bị nặng, tôi vẫn ngẩng cao đầu nói như vậy".
Nhắc việc VKS truy tố mình tội lợi dụng chức vụ gây quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi, bị cáo Chính cho rằng phải làm rõ khái niệm này từ ban đầu mới kết tội được bà. "Đề nghị VKS chỉ rõ, tất cả những người nhắn tin cho tôi, tôi không liên hệ với bất kỳ người nào. Các tin nhắn tôi trả lời nếu có, chỗ nào thể hiện tôi nhận hoặc đòi lợi ích vật chất hoặc phi vật chất. Nếu không chứng minh được điều này thì làm sao lại buộc tội tôi". Bị cáo cũng khẳng định mình đã hết tuổi bổ nhiệm. "Có cả những điều tế nhị trước kỳ thi. Thầy Sử, thầy Bình nói "chị hết nhiệm kỳ bổ nhiệm rồi, năm nay căng thẳng lắm, chị làm giúp em" hay "cô làm giúp tôi, tôi sắp nghỉ hưu rồi". Nếu có, tôi phải nhận lợi ích từ 7 người nhờ tôi qua ông Vũ Văn Sử, chứ tôi không nhận từ ông Triệu Tài Vinh. Đề nghị VKS chỉ rõ cái tôi nhận và sẽ đòi nhận, và người cho tôi lợi ích phi vật chất là gì? Nếu không chứng minh được điều này vì sao lại buộc tội tôi?" - bị cáo nói không làm gì khuất tất.
Do bị cáo phủ nhận lợi ích nhận được khi nhờ nâng điểm, đại diện VKS khi tranh luận đã công bố một loạt tin nhắn được phía tập đoàn VNPT và Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an giám định cung cấp. VKS cho rằng, trước đó luật sư bào chữa của bị cáo Chính đã khẳng định "việc xem điểm của thân chủ mình (bị cáo Chính) là món quà thầm kín trong cuộc họp HĐND sắp tới khi đưa ra thông tin cho các vị lãnh đạo". Câu này, theo VKS hàm ý, Chính muốn giúp đỡ để tạo uy tín cho mình trước lãnh đạo tỉnh. Ngoài ra, trong danh sách nhờ nâng điểm có 2 người thân của bị cáo Chính. "Bị cáo thử nghĩ xem mình có lợi ích gì không. Nếu nâng điểm cho người thân trót lọt sẽ làm mất đi sự công bằng của những thí sinh khác, hưởng lợi cho mình", VKS nêu quan điểm. Công bố tin nhắn nhờ giúp đỡ VKS công bố một loạt tin nhắn quan trọng giữa bị cáo Chính và phụ huynh các thí sinh. Ngày 29/6/2018, một người tên Nga làm ở Sở Tài chính Hà Giang nhắn cho bị cáo Chính nhờ giúp thí sinh Nguyễn Bằng Nguyên tại 3 môn thi Toán, Văn, Ngoại Ngữ: "Bạn à mình là Nga Sở Tài chính, mình có đứa cháu thi lớp 12 vừa rồi, bạn giúp mình nhé".
Vẫn trong ngày 29/6, bà Nga gửi tin nhắn khác: "Bạn thông cảm nhé, đang thời gian chấm bài, mình chỉ nhắn tin, không gọi điện, cảm ơn bạn nhiều". Ngày 1/7/2018, bị cáo Chính nhắn tin trả lời: "Hôm nay em mới đọc tin, em đang làm thi, tối ăn cùng đoàn thanh tra Bộ. Em sẽ cố gắng xem xét môn thi tự luận, khó khăn lắm chị ạ. Lại chấm bằng máy nữa nên không làm gì được, có gì chị thông cảm với em nhé". Bà Nga sau đó gửi tin lại: "Chị cảm ơn nhé, em cứ xem xét giúp được đến đâu hay đến đó, chị cũng biết mà…". Bị cáo Chính trả lời: "Dạ em cảm ơn chị em sẽ cố gắng trong khả năng". Cũng trong thời điểm này, bà Chính còn nhắn tin qua lại với một loạt các phụ huynh khác, với nội dung nhờ vả bà Chính. Bà Nga là vợ của một lãnh đạo cao cấp tại tỉnh Hà Giang.
Căn cứ thứ hai, VKS căn cứ vào nội dung tin nhắn của ông Lương Tiến Dũng. Thời điểm 7h22 ngày 24/6/2018 số điện thoại của ông Lương Tiến Dũng gửi tin: "Chị ơi, con gái em thi học viện tư pháp, em nhờ chị giúp cháu nó với nhé. Cả năm lớp 12 cháu đều đạt học sinh giỏi, vừa rồi thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh cháu đạt giả ba. Nhưng em vẫn chưa an tâm lắm nên em nhờ chị giúp được không chị?". Tiếp đó 14h19 ngày 26/6/2018 ông Dũng nhắn thông tin về tên, số báo danh, phòng thi… cho bị cáo Chính. "Nếu có thể chị giúp em với nhé". Đến hơn 15h ngày 26/6/2018 bị cáo Chính trả lời "chị nhận được thông tin rồi. Chị sẽ cố gắng trong khả năng". 15h59 ông Dũng nhắn tiếp: Vâng ạ. Đề thi năm nay oái oăm quá. Chị giúp con gái em với nhé. Với bà Chúng Thị Chiên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang vào lúc hơn 18h ngày 18/6/2018: "Chị có ở cơ quan không hay đi công tác?". Sau đó những ngày sau cũng gửi đầy đủ thông tin tin nhắn nhờ giúp đỡ. "Những nội dung tin nhắn này đọc thế này tất cả các luật sư hiểu là chỉ nhờ xem điểm hay thế nào? Với chúng tôi khẳng định đây không phải nhờ xem điểm đâu mà là nhờ nâng điểm" - đại diện VKS giữ quyền công tố nói. Bào chữa cho bị cáo Chính, luật sư cho rằng lời nhắn của bà Chính chỉ là giúp đỡ, không khẳng định việc nhờ nâng điểm. Quan điểm của cơ quan công tố là suy diễn quá nhiều. Phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, chứ không thể áp dụng nguyên tác suy đoán có tội. Cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang bị đề xuất 24-30 tháng tù giamCựu Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Hà Giang Triệu Thị Chính bị đề xuất mức án 24-30 tháng tù giam, cựu Trưởng phòng Khảo thí mức án 8-9 năm tù giam. Thái Bình | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Triệu tập 2 người liên quan đến vụ đổ dầu gây ô nhiễm nước sông Đà Posted: 17 Oct 2019 06:19 PM PDT Công an tỉnh Hòa Bình chiều qua đã triệu tập 2 người được cho là có liên quan đến việc đổ dầu gây ô nhiễm nguồn nước cấp đến nhà máy nước sạch sông Đà. Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) hôm qua đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235, bộ luật Hình sự.
Trong buổi họp báo chiều qua, Phó giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình - Thiếu tá Nguyễn Hữu Đức nói, quá trình nắm bắt thông tin, xử lý vụ việc liên quan đến sự cố gây ô nhiễm nguồn nước cho Nhà máy nước sạch sông Đà nhận thấy có dấu hiệu hình sự. Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Gây ô nhiễm môi trường" theo quy định tại điều 235, bộ luật Hình sự.
Các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình đang tập trung truy xét, điều tra, làm rõ đối tượng đổ thải chất thải nguy hại gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Liên quan tới vụ việc, Công an tỉnh Hòa Bình chiều qua đã triệu tập 2 người được cho là có liên quan đến việc đổ dầu gây ô nhiễm nguồn nước. Mùi khủng khiếp ở đồi Mông, nơi xả thải xuống nhà máy nước sông ĐàCon suối đổ về hồ Đầm Bài (Hòa Bình) đang được nạo vét, thu dọn, xử lý dầu thải. Lòng suối còn rõ mùi khét, một số khu vực vẫn còn váng dầu. Nhị Tiến | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nước tiếp tế có mùi tanh bị người dân đổ bỏ do bồn chứa xe bẩn Posted: 17 Oct 2019 07:56 PM PDT Bên trong téc của xe bồn chở nước sạch có nhiều cặn đen, váng dầu. Đây chính là nguyên nhân khiến nước tiếp tế đục, có mùi tanh. Chiều 16/10, phát hiện nước được cung cấp miễn phí không trong, có mùi tanh nên nhiều cư dân tại khu chung cư HH Linh Đàm đổ bỏ toàn bộ số nước này. Công ty nước sạch Hà Nội cho biết, đã có cuộc làm việc giữa đại diện cư dân chung cư HH1C Linh Đàm, nhà máy nước sạch Pháp Vân và lái xe téc 29C-192.81.
10h sáng 16/10, Phó giám đốc chi nhánh dịch vụ nhà ở Linh Đàm Nguyễn Văn Chiến vào nhà máy nước Pháp Vân liên hệ lấy nước sạch để cung cấp cho người dân khu chung cư HH1C Linh Đàm bằng xe téc BKS 29C-192.81. Sau khi cư dân phản ánh nước có mùi tanh và đục, các bên liên quan đã kiểm tra xe chở nước và thấy phía trong bồn chứa nước rất bẩn, nhiều cặn đen, váng dầu. Nhà máy nước Pháp Vân cùng đại diện cư dân yêu cầu lái xe phải thau rửa, vệ sinh bồn xe chở nước. Nước đã hết mùi tanh và đảm bảo chất lượng cung cấp cho người dân. Nhà máy nước Pháp Vân cùng đại diện người dân HH1C đã kiểm tra nguồn nước tại nhà máy nước Pháp Vân. Nước không màu, không mùi, trong sạch, đảm bảo chất lượng cấp nước ăn uống cho người dân. Hôm qua, UBND TP Hà Nội cho hay, công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội đã điều chỉnh nguồn cấp nước sạch từ nhà máy nước mặt sông Đuống và các nhà máy nước ngầm khác để cung cấp cho các phường. Ở các khu vực sau mọi người có thể dùng nước để sinh hoạt ăn uống bình thường: phường Đại Kim, Định Công, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Thanh Xuân Nam, Kim Giang, một phần phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) và các hộ dân dọc đường Nguyễn Trãi (từ ngã tư Chiến Thắng, quận Hà Đông đến ngã tư đường Nguyễn Trãi thuộc phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân). Nước sạch Hà Nội ai lo?Câu chuyện nước sạch của Thủ đô cho thấy sự cần thiết bổ sung các quy định pháp lý về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc cung cấp dịch vụ và hàng hóa công. H.Quỳnh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3 ngày mưa xối xả, rác chất đống dọc bờ biển Đà Nẵng Posted: 17 Oct 2019 04:00 PM PDT Sau 3 ngày mưa xối xả, rác thải ùn ứ, ngập ngụa chạy dọc hơn 5 km bờ biển tạo nên cảnh tượng nhếch nhác, bẩn thỉu. Chiều 17/10, hơn 5km bờ biển ở hai quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà (Đà Nẵng) ngập rác thải. Rác chủ yếu là cành cây khô, chai nhựa, bao nylon… Một số du khách đến tham quan dọc bãi biển Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng đành ngậm ngùi quay về. Ở Đà Nẵng, hệ thống thu gom nước mưa đang dùng chung với gom nước thải sinh hoạt, dẫn đến hệ quả trời mưa to là nước thải và rác lại tràn ra biển. Công ty CP Môi trường và đô thị TP Đà Nẵng cho hay, sau khi ngớt mưa, đơn vị đã huy động hàng chục công nhân ra bãi biển thu gom rác để trả lại cảnh quan phục vụ khách du lịch. Một công nhân cho biết, do rác dồn vào quá nhiều nên 1 ngày không thể dọn xong được....
Dòng nước đen ngòm, bốc mùi cuồn cuộn xả thẳng ra biển Đà NẵngSau cơn mưa lớn kéo dài gần 1 tiếng chiều nay, dòng nước thải đem ngòm, bốc mùi hôi nồng nặc lại tiếp tục tuôn chảy ra bờ biển Đà Nẵng. Hồ Giáp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Quang Hải rực sáng, CLB Nhật Bản xếp hàng muốn ký Posted: 17 Oct 2019 08:51 PM PDT - Nguồn tin từ SiamSport cho hay, nhiều đội bóng Nhật Bản đang muốn có sự phục vụ của ngôi sao của tuyển Việt Nam - Nguyễn Quang Hải. Tiền vệ CLB Hà Nội đang đạt phong độ ấn tượng thời gian gần đây, với bàn thắng đẳng cấp giúp tuyển Việt Nam đánh bại Malaysia trên sân Mỹ Đình.
Nguyễn Quang Hải thi đấu ngày càng tiến bộ và trưởng thành, sẽ tiếp tục là trụ cột của đội U22 Việt Nam trong kỳ SEA Games diễn ra vào cuối năm nay trên đất Philippines. Theo SiamSport, phong độ cao của Quang Hải giúp anh lọt vào tầm ngắm của hàng loạt đội bóng Nhật Bản đang chơi ở J-League. Họ theo sát mọi động thái của tài năng 21 tuổi này và muốn "bốc" anh sang J-League chơi bóng trong năm 2020. Mặc dù vậy, sẽ không dễ dàng để thuyết phục CLB Hà Nội nhả người, sau khi để Văn Hậu chuyển sang SC Heerenveen. Bầu Hiển không giấu giếm ý định biến Quang Hải trở thành biểu tượng của Hà Nội FC, xem anh là "viên ngọc" vô giá cần được tạo điều kiện phát triển. Trong quá khứ, Công Vinh, Tuấn Anh và Công Phượng đều từng có khoảng thời gian ngắn chơi bóng ở Nhật Bản nhưng không mấy thành công. Thời điểm hiện tại, Thái Lan cũng có 3 cầu thủ thi đấu tại xứ sở hoa anh đào là Chanathip, Teerathon và Thitiphan. * Đăng Khôi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chuyện lạ: Cám gạo siêu đắt đỏ, chỉ nhà giàu Việt mới dám mua ăn Posted: 17 Oct 2019 03:00 PM PDT Cám gạo vốn là thứ phế phẩm được dùng làm thức ăn cho lợn, gà, trâu bò,... Giờ đây, chúng lại trở thành món ăn vô cùng đắt đỏ, được giới nhà giàu xếp hàng chờ mua về tẩm bổ. Dân giàu mua cám về ăn Việt Nam vốn là quốc gia đứng top đầu thế giới về sản xuất lúa gạo với sản lượng khoảng 40 triệu tấn/năm, lượng gạo xuất khẩu mỗi năm cũng lên tới 5-7 triệu tấn. Thế nhưng, từ xưa đến nay, khi đem lúa đi xay xát, mọi người chỉ quan tâm đến phần gạo để ăn hoặc để bán, còn cám gạo luôn được coi là phế phẩm, làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vì thế, cám có giá khá rẻ, chỉ vài ngàn đồng mỗi cân. Hình ảnh nồi cháo cám - chè khoán cho người ăn chỉ xuất hiện trong văn học. Vì nghèo nên mới phải ăn cháo cám. Song, thời gian gần đây, cám gạo bất ngờ được giới nhà giàu xếp hàng đặt mua với giá vô cùng đắt đỏ. Đáng chú ý, thay vì làm thức ăn cho lợn, gà vịt như ông bà ta xưa nay vẫn làm thì giờ họ mua về để ăn hàng ngày nhằm bồi bổ sức khoẻ.
Cầm trên tay ly cám gạo vừa pha vẫn còn ấm nóng, chị Hoàng Hải Vân ở Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội), nói: "Trước các cụ dùng cám làm thức ăn cho lợn, còn mình thì phải mua với giá vô cùng đắt đỏ để ăn". Khoảng 3 tháng nay, cứ vào sáng sớm, thay vì ăn cơm hay bún phở, chị Vân lại pha cho mỗi người một ly cám gạo uống vừa ngon, đơn giản lại vô cùng bổ dưỡng. Cái này là cám rang chín sẵn rồi, mình chỉ việc pha với nước đun sôi 70 độ C, thêm một thìa mật ong vào nữa. Cám thì pha ít hay nhiều tuỳ sở thích, nếu uống loãng thì pha 2-3 thìa, thích uống đặc như cháo thì pha 4-5 thìa. "Nghe chuyện mua cám về ăn thì nhiều người không tin, nhưng nói thật để mua được loại cám này tôi phải đặt cả tháng mới có, giá cũng lên đến 4 triệu đồng/kg. Một tháng gia đình tôi sử dụng hết khoảng 3 kg", chị Vân chia sẻ. Tương tự, cầm lọ cám gạo được rang vàng ươm trên tay, chị Đào Bích Liên ở Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, chị chờ suốt 2 tháng trời mới mua được 2kg cám gạo về ăn. Đây là cám gạo hữu cơ, không phải cám thông thường nên rất khó mua, giá cũng đắt gấp khoảng 100 lần giá gạo hữu cơ, còn so với gạo thường thì cám gạo hữu cơ đắt gấp khoảng 200 lần. Chị Liên thừa nhận, trước kia chị vốn nghĩ đơn giản là cám chỉ để cho lợn ăn, chứ người thì ăn gì cám. Nhưng thử qua bột cám gạo hữu cơ thấy rất hấp dẫn, cám mịn, pha thơm ngon hơn cả ngũ cốc. Ngày uống một ly cám gạo cảm thấy nhẹ bụng, người khoẻ khoắn, da mặt cũng hồng hào, đẹp hơn trước rất nhiều. "Lúc mới đầu nhờ người khác mua hộ một lọ, sau thấy ngon tôi phải xếp hàng mãi mới đặt được mấy lọ cám về ăn dần", chị nói. Trao đổi với PV. VietNamNet, chị Phạm Diễm Lệ - chủ một doanh nghiệp gạo hữu cơ ở Quảng Trị, thừa nhận, dù được cho là phế phẩm song cám gạo giá đắt hơn rất nhiều lần giá gạo hữu cơ. Đặc biệt, bột cám gạo hữu cơ hiện được rất nhiều khách hàng đặt mua, song chị không có nhiều nên chỉ dành bán cho khách quen hay mua gạo hữu cơ, khách lạ hầu như bị từ chối.
Phần quý nhất của hạt gạo bị bỏ phí Theo chị Phan Diễm Lệ, phần cám gạo là thứ quý nhất của hạt gạo bởi nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, từ trước đến nay mọi người đều bỏ phí, không biết sử dụng và coi nó nư là một thứ phế phẩm. Song, chị cũng thừa nhận rằng, để làm ra được sản phẩm cám gạo cho người ăn phải trải qua khá nhiều công đoạn và rất tốn thời gian. Cụ thể, khi đem lúa đi xay xát, máy sẽ tách riêng ra vỏ trấu, cám (cái này dùng để làm thức ăn cho gia súc gia cầm) và gạo. Gạo sau khi xay xát lần 1 màu vẫn khá đục bởi bên ngoài hạt gạo vẫn còn lớp vỏ lụa rất mỏng. Muốn gạo bóng đẹp, trắng, mọi người thường cho gạo vào máy chà xát nhẹ một lần nữa. Lúc này, máy sẽ tách ra phần gạo bóng đẹp và phần cám lụa. Chị Lệ lấy cám này đem sàng bỏ những hạt cám to, chỉ lấy những hạt nhỏ thật mịn rồi sấy khô. Công đoạn sấy khô được thực hiện 2 lần, mỗi lần 6 tiếng nhằm tiêu diệt hết vi khuẩn nếu có. Kết thúc công đoạn này, bột cám gạo được rang trên bếp lửa bằng phương pháp thủ công cho đến khi cám chín, có mùi thơm là được. Thường thì để thu được khoảng 10kg bột cám gạo hữu cơ, chị phải tách lớp vỏ lụa của 1 tấn gạo. Chưa kể, chị chỉ tách ra lấy cám lụa của loại gạo hữu cơ đem đi nấu rượu, còn gạo hữu cơ bán trên thị trường vẫn giữ nguyên vỏ lụa. "Đó là lý do cám gạo hữu cơ vừa đắt vừa hiếm, cung luôn không đủ cầu và khách thì phải xếp hàng đặt mua", chị chia sẻ. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Colorado (Mỹ) cho rằng, cám gạo thường bị loại bỏ trong quá trình xay xát và chỉ được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, song lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ con người. GS. Elizabeth Ryan, tác giả của nghiên cứu đăng trên tạp chí Rice, cho biết, một phần cám gạo - 28g theo USDA - cung cấp hơn một nửa nhu cầu hàng ngày của một người về các vitamin quan trọng như thiamin, niacin và vitamin B6. "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy các cơ chất, vitamin và axit amin chiếm gần 50% tổng hàm lượng phân tử nhỏ", GS. Ryancho hay. Tài liệu y văn cho thấy, một số hợp chất được nhóm nghiên cứu tìm thấy trong cám gạo được chứng minh là có tính chống viêm, kháng khuẩn và chống cao huyết áp, cùng với nhiều đặc tính khác. Cám gạo cũng có hàm lượng protein 12-15%, điều này rất đáng chú ý vì có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng - một mối quan tâm sức khoẻ toàn cầu hiện nay. Theo GS Ryan, gạo là thực phẩm chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới, được trồng tại hơn 100 quốc gia. Cám gạo có thể cung cấp hơn 400 hợp chất riêng biệt và nhiều chất trong số này có thể phối hợp với nhau có tác dụng tốt với sức khoẻ con người. Châu Giang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cuối đời cô quạnh của cô gái miền Tây từng khiến vua Bảo Đại mê mệt Posted: 17 Oct 2019 02:15 PM PDT Hoàng hậu Nam Phương luôn biết việc gì cần và không cần làm theo lời mẹ chồng nên đã khiến cho hố ngăn cách mẹ chồng nàng dâu ngày càng sâu đậm. Sau khi cưới được hoàng hậu Nam Phương, vua Bảo Đại đã giải tán tam cung lục viện, chấp nhận cuộc sống một vợ một chồng hứa hẹn trọn đời chung thủy. Vậy mà không bao lâu những đau buồn lại đến với vị hoàng hậu này...
Mẹ chồng nàng dâu Như đã nói ở bài trước, hôn nhân của nhà vua và hoàng hậu không được sự đồng tình của thái hậu Từ Cung. Vì vậy chuyện mẹ chồng nàng dâu là điều khó tránh khỏi. Trong quyển Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của Lý Nhân Phan Thứ Lang có đoạn ghi lại: 'Bà Từ Cung xuất thân trong một gia đình nghèo khó, đến mức phải bán con làm hầu gái của một bà chúa, rồi sau đó được sang hầu hạ bên dinh ông hoàng Bửu Đảo (sau là vua Khải Định), rồi vì may mắn có thai với ông chủ mà trở thành mẹ vua. Trong khi đó hoàng hậu Nam Phương sinh ra trong nhung lụa, được học hành đến nơi đến chốn, ngay ngày cưới đã được tấn phong hoàng hậu. Nếu người ta nói bà Từ Cung có chút mặc cảm với con dâu thì cũng chưa hẳn là đoán bừa'.
Từ những mâu thuẫn đó, trong cung đã xảy ra nhiều chuyện. Điều làm cho bà Từ Cung khó chịu nhất là việc hoàng tử Bảo Long, cháu đích tôn của bà được rửa tội theo nghi thức Công giáo. Bà không thể ngăn cản được nhưng trong lòng bà luôn mang nỗi ấm ức. Nặng nề nhất là khi Nam Phương đã từ chối không cho con đeo trên tay bùa cầu an, trừ tà mà thái hậu đã đưa cho. Thêm vào đó, Nam Phương và con là hoàng tử Bảo Long luôn trò chuyện với nhau bằng tiếng Pháp khiến bà không thể hiểu được. Từ đó, những điều suy diễn không mấy tốt đẹp về con dâu luôn ngự trị trong đầu bà. Bà là người nắm toàn quyền trong hậu cung nhưng đành phải chịu bất lực trước hoàng hậu Nam Phương. Hoàng hậu Nam Phương luôn biết việc gì cần và không cần làm theo lời mẹ chồng. Chính vì điều này đã làm cho hố ngăn cách mẹ chồng nàng dâu ngày càng sâu thêm. Thói trăng hoa của vua Bảo Đại Không thích con dâu nhưng thái hậu Từ Cung không tìm được một nhược điểm nào từ hoàng hậu để có thể ra tay trừng trị. Bởi lẽ đó, bà cố tìm cho mình một con dâu ưng ý hơn. Khổ thay, chính Bảo Đại đã xóa bỏ tam cung lục viện nên không còn cảnh phi tần trong cung cấm. Vậy mà bà vẫn chấp nhận cho Bảo Đại một tình nhân: Mộng Điệp.
Mộng Điệp kém vua hơn 10 tuổi, là người Kinh Bắc, có một đời chồng và một con. Nhan sắc của Mộng Điệp đã làm cho nhà vua chao đảo. Nàng đến với Bảo Đại không cưới xin nhưng luôn luôn kề cận được nhà vua sủng ái. Đã thế nàng lại còn sinh cho Bảo Đại 2 người con là Bảo Hoàng và Bảo Sơn. Mộng Điệp luôn tìm đủ mọi cách để lấy lòng bà Từ Cung. Được lòng Thái hậu, Mộng Điệp được ngầm xem như một thứ phi, thay mặt Nam Phương trong những buổi tế lễ mà hoàng hậu là người Công giáo không muốn tham dự. Cách mạng tháng 8/1945 bùng nổ, Bảo Đại thoái vị trở thành cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam. Những ngày sống tại Hà Nội trong vai trò mới, cựu hoàng tiếp tục thói trăng hoa, quên đi người vợ ở kinh thành để qua lại với vũ nữ Lý Lệ Hà. Ăn chơi, quen cách sống xa hoa, Bảo Đại không còn tiền nên viết thư cho người về gặp Nam Phương. Nam Phương biết chuyện rất giận nhưng giữ thể diện cho chồng, bà bày tỏ với người mang thư rằng bà rất muốn ra Hà Nội sum họp nhưng như vậy sẽ làm cho cựu hoàng mất vui. Thôi, đành ôm nỗi đau này chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng. Hoàng hậu lấy đủ số tiền theo yêu cầu đưa cho người mang thư cầm về mà không một chút do dự đắn đo. Không dừng lại ở cô vũ nữ Lý Lệ Hà, Bảo Đại còn tiếp tục quan hệ với nhiều mỹ nhân khác nhưng Nam Phương hoàng hậu vẫn một lòng chung thủy với chồng. Những ngày cuối đời, Nam Phương sống cô quạnh một mình trên đất khách và lặng lẽ ra đi khi tuổi đời chưa bước đến ngưỡng 50. Người đẹp miền Tây khiến vua Bảo Đại bất chấp tất cả để kết hônVua Bảo Đại bất chấp tất cả để lấy bằng được người đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan. Điều này chứng tỏ tình yêu của nhà vua dành cho bà rất mãnh liệt. Trần Chánh Nghĩa |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét