“Ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn lịch sử Karl Marx phản đối tăng giờ làm thêm” plus 14 more |
- Ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn lịch sử Karl Marx phản đối tăng giờ làm thêm
- Hơn 3 triệu người trong gần 2.000 ngành nghề độc hại được nghỉ hưu sớm
- Xây dựng đề án nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên tiếp tục gây khó khăn cho điều tra
- Những mẫu xe 2020 hấp dẫn nhất Vietnam Motor Show 2019
- Truy tố 15 bị can trong vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình
- Hành trình nửa thập kỷ mở cửa thị trường Trung Quốc của sữa Việt Nam
- Chính phủ muốn miễn thu 5.000 tỷ, Ủy ban của Quốc hội nói gì?
- VFF chốt lương cao, HLV ParkHang Seo gánh chỉ tiêu ngất ngưởng
- Hoa hồng trên ngực trái tập 23: Khuê tuyên chiến với Thái
- Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghẹn ngào khóc tranh luận về giờ làm thêm
- Cô giáo bị buộc thôi việc vì đánh học sinh gửi đơn lên Bộ trưởng
- Người đàn ông Hà Nội chết khi thau bể, công ty nước có liên đới?
- Vòng 26 Vleague: Thanh Hóa đá play-off, Khánh Hòa xuống chơi hạng Nhất
- Kích động vụ cha đánh con, Facebook Đàm Vĩnh Hưng có thể bị xử lý hình sự
Ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn lịch sử Karl Marx phản đối tăng giờ làm thêm Posted: 23 Oct 2019 02:18 AM PDT Bí thư Thành ủy TP.HCM nói, làm việc quần quật cả năm không thể có gia đình hạnh phúc. Ông dẫn lịch sử Karl Marx để phản đối tăng giờ làm thêm. Phát biểu chiều nay tại phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi, ông Nguyễn Thiện Nhân góp ý về vấn đề giờ làm việc trong ngày và trong năm. XEM CLIP: Làm từ 40 giờ trở lên không đem lại hiệu quả lâu dài "Giai đoạn Karl Marx, người ta làm từ 10 - 16 tiếng/ngày, từ đó hình thành phong trào đấu tranh giảm giờ làm. Tiêu biểu là 1/5/1886, biểu tình ở Chicago, đòi ngày làm việc 8 tiếng, 8 tiếng làm, 8 tiếng ngủ. Khẩu hiệu thứ 2 là ngày làm 8 tiếng nhưng không giảm tiền lương. Tức là lúc đó vẫn làm 10 giờ/ngày", ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn lại. Ông nói tiếp, sau đó 3 năm, hội nghị Quốc tế Cộng sản Paris do Karl Marx - Friedrich Engels chủ trì chọn ngày 1/5/1890 trở đi là ngày Quốc tế lao động, đấu tranh làm 8 giờ/ngày. "Một DN nổi tiếng là Herry Ford làm xe hơi của Mỹ, người đầu tiên sản xuất hàng loạt trên thế giới cũng thực hiện chế độ 1 ngày làm 8 tiếng, 6 ngày/tuần. Sau đó, ông ấy làm thí nghiệm, ngày 8 tiếng nhưng 5 ngày/tuần thì năng suất không giảm mà vẫn tăng. Cho nên ông Henry Ford chuyển từ 6 ngày sang 5 ngày/tuần. Nhiều nước sau đó đã làm theo. Tới năm 1940, luật của Mỹ nêu rõ 1 tuần làm 40 giờ. Đó là thời điểm trước chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc 5 năm. Những năm sau chiến tranh (1950 - 1960), các nước chuyển từ 48 sang 40 giờ/tuần, tức làm 5 ngày", Bí thư Thành ủy TP.HCM dẫn chứng lịch sử.
Người ta đã chứng minh làm từ 40 giờ trở lên không đem lại hiệu quả lâu dài vì năng suất không tăng. "Từ năm 1960, ở miền Bắc công chức làm 8 tiếng, 6 ngày. Năm 1999, chuyển sang 5 ngày theo thông lệ quốc tế. Tức là ta đã chậm hơn thế giới gần nửa thế kỷ", ông Nhân lưu ý. Theo ông, hiện nay ở Việt Nam có 2 nhóm người: Người làm cho nhà nước thì 5 ngày, DN thì 6 ngày. "Rõ ràng điều này không bình đẳng. Ở các nước không có luật lao động nào tách riêng, công chức làm ít giờ và công nhân làm nhiều giờ, họ chỉ quy định chung cho đất nước", Bí thư Thành ủy TP.HCM so sánh. Ông thống kê, từ năm 2000 tới nay, trong 36 - 38 nước ở tổ chức kinh tế thế giới, chỉ còn 2 nước là Mexico (48 giờ/tuần) và Hàn Quốc (43 giờ/tuần), còn các nước khác đã xuống dưới 40 giờ. Ví dụ Chile 37 giờ, Pháp 38 giờ, Đức 26 giờ/tuần. Đức là một trong những nước năng suất cao nhất thế giới. "Chúng tôi cho rằng Việt Nam cần có lộ trình chuyển lao động từ 48 giờ xuống 40 giờ trong vòng 10 năm, có thể trước mắt xuống 44h, sau 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng thì sẽ làm 5 ngày mỗi tuần với người lao động. Chúng ta vẫn đi sau thế giới 80 năm", ông Nhân nhấn mạnh. Thế giới từ bỏ 133 năm nay rồi Ông Nhân cảnh báo, làm thêm giờ, trong ngắn hạn thì DN có thêm lợi nhuận, người lao động ngắn hạn có thêm thu nhập, nhưng hậu quả trước mắt là sức khoẻ người lao động giảm sút. Số liệu điều tra về mong muốn của người Việt Nam cho thấy, về kinh tế, người Việt Nam mong muốn là có thu nhập, có việc làm, có nhà. Nhưng về gia đình thì 95,4% mong muốn có gia đình hoà thuận, 73% con cháu ngoan và tiến bộ, 60% là sức khoẻ, học hành tốt. "Vậy mà nếu chúng ta làm việc mỗi ngày 9 - 10 giờ quần quật trong suốt năm thì không thể có gia đình hạnh phúc đâu. Trên thế giới từ bỏ điều này 133 năm nay rồi", ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh. Ông cũng lưu ý, nói làm thêm là tự nguyện nhưng điều này không thực tế. "Ví dụ một dây chuyền may mà có quá nửa công nhân nghỉ làm thêm thì số còn lại không thể may được, nên nói tự nguyện là một phần thôi". Theo ông, đất nước muốn tăng năng suất thì hãy đổi mới công nghệ và giảm giờ làm. "Làm thêm 300 giờ mỗi năm thì mỗi tuần làm thêm 6 giờ, mỗi ngày làm thêm 1 giờ, làm suốt cả năm. Như vậy người lao động có khoẻ không?", ông Nhân phân tích. Bà Quyết Tâm nghẹn ngào khóc tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêmĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nghẹn ngào khóc khi tranh luận lại ý kiến của ĐB Vũ Tiến Lộc về "giờ làm việc và tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm là hợp lý, nhân văn và tự nguyện". Thu Hằng - Trần Thường - Hồng Nhì | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hơn 3 triệu người trong gần 2.000 ngành nghề độc hại được nghỉ hưu sớm Posted: 23 Oct 2019 04:38 AM PDT Tại phiên thảo luận về dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi hôm nay, Bộ trưởng LĐTB&XH giải trình trước QH về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý của Thường vụ QH đã nói rõ phương án, lập luận về nhóm người lao động nghỉ hưu sớm, nhất là lĩnh vực lao động nặng nhọc, độc hại. "Hiện Bộ đã lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp, xác định 1.810 ngành nghề, lĩnh vực, công việc độc hại với số lượng hơn 3 triệu người", Bộ trưởng cho hay. Ông Dung cũng nhấn mạnh, với điều kiện độc hại, suy giảm sức khỏe thì đương nhiên số người này sẽ thuộc nhóm nghỉ hưu sớm tới 10 năm.
Tăng tuổi nghỉ hưu cần được thiết kế linh hoạt hơn Thảo luận trước đó, ĐB Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) nêu tâm tư của cử tri rằng tăng tuổi hưu cũng đồng nghĩa với tăng thất nghiệp. "Người xưa đã đúc kết 'nhàn cư vi bất thiện', 'bần hàn sinh đạo tặc', do đó nhiều tác động đến tâm tư, tình trạng của từng gia đình và cả xã hội", ĐB Vượt phân tích. Trong khi đó, nhiều DN không muốn sử dụng lao động lớn tuổi cho những công việc trực tiếp sản xuất, do tuổi càng lớn thì sức khoẻ, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của người lao động cũng giảm, trong khi phải trả lương cao vì thâm niên làm việc. ĐB tỉnh Gia Lai cũng nêu thực thế vẫn có một bộ phận lao động trên 50 tuổi đã thấy sức khoẻ kém, không phù hợp với công việc, có nguyện vọng không còn muốn tiếp tục làm việc. Các đối tượng là công nhân lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù có thể được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm quy định.
"Như vậy, thực chất nam được nghỉ hưu sớm nhất ở tuổi 57 và nữ ở tuổi 55. Đối với thể trạng người Việt Nam với ngành nghề đặc biệt là không phù hợp, tôi đề nghị QH xem xét có thể nghỉ sớm hơn 10 năm so với quy định, theo đó nam là 52 tuổi và nữ 50 tuổi", ĐB Vượt nói. Ông cũng đề nghị QH tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến yếu tố đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn. "Tôi đề nghị đối với công nhân lao động chỉ tăng một bộ phận nhỏ và mức tăng đối với lao động nữ chỉ nên là 58, đây cũng chính là nguyện vọng của đa số người lao động", ông nói. Không tăng tuổi hưu với công nhân trực tiếp lao động ĐB Nguyễn Thị Như Ý (đoàn Đồng Nai) cho rằng, chủ trương điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu nhằm cụ thể hoá quan điểm của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, bà đề nghị mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cần được thiết kế linh hoạt hơn: "Tôi đồng thuận với phương án 2, không quy định lộ trình chung cho tất cả các nhóm đối tượng lao động, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng và tính toán các yếu tố tác động đến người lao động cũng như thị trường lao động". Cụ thể như nhu cầu có việc làm của lực lượng lao động trẻ hiện nay rất lớn, nguyện vọng của một số bộ phận người lao động lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc, nhiều DN không muốn sử dụng lao động lớn tuổi cho những công việc trực tiếp sản xuất. ĐB cũng lưu ý, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng cao nhưng sức khoẻ chưa tốt, mắc nhiều bệnh tật khi có tuổi, trong khi tính chất công việc, môi trường làm việc, điều kiện an toàn vệ sinh lao động chậm được cải thiện. "Trên thực tế, đã có trường hợp nhiều người lao động xin nghỉ phép hàng năm, hàng tuần, trong tháng do sức khoẻ, bệnh tật", ĐB nêu thực tế. Bà Ý cũng đề nghị cân nhắc đến một số ngành nghề đặc thù như: giáo viên mầm non, tiểu học, lĩnh vực nghệ thuật. "Tôi xin đề xuất điều chỉnh lương, điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu nhưng không tăng đối với công nhân trực tiếp lao động và một số ngành nghề đặc thù. Cụ thể sẽ do Chính phủ hướng dẫn", ĐB tỉnh Đồng Nai nói.
ĐB Nguyễn Hồng Vân (đoàn Phú Yên) thống nhất điều chỉnh tuổi nghỉ hưu chung nhưng băn khoăn về khoảng cách tuổi hưu giữa lao động nam và nữ. Cho rằng việc nâng tuổi nghỉ hưu lên đối với nữ như vậy là quá cao, ĐB tỉnh Phú Yên đề xuất phương án 1 là tuổi nghỉ hưu của nam 62 và nữ 58. ĐB Vân đề xuất quyền nghỉ hưu trước tuổi của người lao động được đảm bảo và khi họ đóng bảo hiểm đủ không bị trừ phần trăm. "Như vậy sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Còn chúng ta cho rằng nếu như ngày trước 1 tuổi trừ đi 1 %, 2% như vậy thì họ nghĩ rằng càng già, càng không có thu nhập mà bị trừ đi thì họ sẽ cố gắng, lúc đó người sử dụng lao động cũng không muốn và người lao động cũng cảm thấy rất khổ ải. Tôi nghĩ phải cân nhắc lại quyền nghỉ hưu trước tuổi khi họ đóng đủ bảo hiểm xã hội", ĐB Vân phân tích. Bà Quyết Tâm nghẹn ngào khóc tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêmĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nghẹn ngào khóc khi tranh luận lại ý kiến của ĐB Vũ Tiến Lộc về "giờ làm việc và tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm là hợp lý, nhân văn và tự nguyện". Thu Hằng - Trần Thường - Hồng Nhì | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xây dựng đề án nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025 Posted: 23 Oct 2019 02:06 AM PDT Ban Tổ chức TƯ vừa ban hành hướng dẫn một số nội dung Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội 13 của Đảng. Không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn Hướng dẫn yêu cầu, cấp ủy trực thuộc TƯ quyết định thành lập tiểu ban nhân sự từ 5-7 người (bảo đảm không quá 50% số lượng ủy viên ban thường vụ đương nhiệm). Cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng đề án nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, tập trung tổng kết công tác nhân sự nhiệm kỳ 2015 - 2020; quán triệt quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng và các quy định, hướng dẫn của cấp trên; dự báo bối cảnh, tình hình, xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đồng thời, xây dựng đề án nhân sự bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đối với địa bàn, lĩnh vực quan trọng và cơ cấu, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo quy định. Trên cơ sở nguồn cán bộ (tái cử và quy hoạch), cấp ủy các cấp tiến hành xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng cấp ủy viên đối với từng địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng theo phương châm: "Phải coi trọng chất lượng cấp ủy, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn và không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy. Việc xây dựng đề án nhân sự cần phải được thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, phát huy trí tuệ và tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong tập thể cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc trên internet, mạng xã hội… liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự. Nhân sự bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc UBND Hướng dẫn nêu rõ, cấp ủy các cấp cụ thể hóa tiêu chuẩn cấp ủy cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đối với một số chức danh cần xem xét cụ thể theo hướng, các nhân sự được dự kiến giới thiệu làm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc chủ tịch UBND. Lãnh đạo chủ chốt HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, phải là người có kiến thức, am hiểu và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách. Các nhân sự cấp ủy được dự kiến giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa 15, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại luật Tổ chức Quốc hội và luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời, phải có trình độ, năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH, đại biểu HĐND. Các nhân sự dự kiến giới thiệu làm lãnh đạo chủ chốt ở cấp trên ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, cần kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp (trừ trường hợp là cán bộ điều động, luân chuyển). Đối với những nhân sự khi thực hiện quy trình công tác cán bộ nếu chưa bảo đảm một số tiêu chuẩn, điều kiện. Các cấp ủy phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, xử lý dứt điểm những vi phạm trước khi xem xét giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy các cấp. Chống chạy chức chạy quyền Ngoài ra, hướng dẫn cũng lưu ý việc thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền; coi trọng việc nâng cao chất lượng cấp ủy các cấp Cùng với việc thực hiện công tác quy hoạch theo định kỳ, các cấp ủy tổ chức đảng cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác rà soát quy hoạch cán bộ vào quý 4/2019. Trong đó, lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở để quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; chú trọng quy hoạch chức danh người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, đặc biệt quan tâm quy hoạch đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số ở các cấp để tạo nguồn cán bộ và thực hiện chủ trương đổi mới cấp ủy theo tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị. Để chuẩn bị một bước nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025, các cấp ủy tổ chức đảng cần chủ động thực hiện điều động, luân chuyển, phân công, bố trí cán bộ theo sát đề án nhân sự cấp ủy đã được thông qua. Trong đó, quan tâm lãnh đạo, tăng cường cán bộ cho những nơi còn thiếu hoặc có phương án điều động, phân công công tác khác đối với nhân sự ngay sau đại hội; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với những nơi nội bộ có biểu hiện mất đoàn kết hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài… Hướng dẫn nhấn mạnh, công tác nhân sự phải thực hiện đúng nguyên tắc, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự theo quy định... Cấp ủy các cấp cần lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai, quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị và các văn bản liên quan trong thời gian không quá 1 ngày và hoàn thành trước tháng 12. Thu Hằng Tổng bí thư: Đại hội là dịp để sàng lọc cán bộ, không sợ thiếu người làmTổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Đại hội là một dịp để ta sàng lọc cán bộ. Ai xứng đáng thì làm, không thì thôi, không sợ thiếu cán bộ". | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên tiếp tục gây khó khăn cho điều tra Posted: 23 Oct 2019 03:04 AM PDT Thiếu tướng Sùng A Hồng cho biết những chi tiết đặc biệt trong quá trình điều tra vụ án nữ sinh giao gà bị bắt cóc, hãm hiếp, sát hại. Liên quan đến vụ án nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại, trả lời báo chí bên lề QH chiều nay, Thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết cơ quan điều tra đã ban hành kết luận điều tra từ ngày 9/10 và chuyển sang cho VKSND cùng cấp. Thường xuyên lên cơn nghiện nên khó khai thác Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm. Vì sao việc điều tra vụ án kéo quá dài và đến nay mới có thể ban hành kết luận? Các đối tượng trong vụ án này đều nghiện rất nặng. Thời gian đầu đưa về cơ quan điều tra, các đối tượng thường xuyên lên cơn nghiện, không tỉnh táo nên không thể khai thác thông tin hay làm gì khác. Bên cạnh đó, có bị can trong vụ án bị khởi tố 4-5 tội danh nên cơ quan điều tra để chứng minh cho mỗi tội danh đó mất rất nhiều thời gian.
Trong số các bị can, nữ bị can Vi Thị Thu cùng gia đình cho rằng bà này bị thần kinh nên riêng việc đi giám định pháp y về tâm thần cho bị can này theo quy định của pháp luật cũng mất ít nhất 1 tháng. Các đối tượng này đã có rất nhiều tiền án tiền sự nên rất ngoan cố. Thậm chí có bị can sau 4-5 tháng mới khai. Đối tượng Công sau 3 tháng khi cơ quan điều tra có những tài liệu chứng cứ chứng minh cho hành vi của y mà không thể từ chối được thì mới nhận tội. Tức là cơ quan điều tra phải làm hết sức mình, rất vất vả mới củng cố, thu thập được những tài liệu, chứng cứ để buộc tội vị này. Đến nay cơ quan điều tra đã hoàn chỉnh bản kết luận điều tra của mình, chuyển cho VKS và toà án, một thời gian nữa toà sẽ xét xử, chắc chắn những đối tượng này sẽ bị xử lý một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Mẹ của nữ sinh Cao Mỹ Duyên nhiều lần khai báo gian dối gây khó khăn cho cơ quan điều tra thì xem xét trách nhiệm thế nào? Bà Hiền tôi đã nói rồi, cơ quan điều tra và VKS đã tách thành 2 vụ án khác nhau, một là vụ án liên quan đến ma tuý, hai là vụ án liên quan đến nữ sinh Cao Mỹ Duyên. Vụ án ma tuý sẽ còn rất gian nan. Cơ quan điều tra phải tiếp tục chứng minh, điều tra mở rộng vụ án. Sau này kết thúc cơ quan điều tra sẽ cung cấp thông tin tài liệu liên quan vụ án. Mẹ nữ sinh Cao Mỹ Duyên tiếp tục gây khó khăn Nhưng trong vụ Cao Mỹ Duyên bà Hiền cũng có trách nhiệm? Cơ quan điều tra đã tách vụ án nhưng cho đến giờ bà Hiền vẫn tiếp tục gây khó khăn, cơ quan điều tra sẽ làm rõ. Bà Hiền là người đầu tiên biết con mình bị các đối tượng bắt nhưng lại không khai báo với cơ quan công an, chỉ khai con gái đi ship gà và bị mất tích.
Cơ quan điều tra đã gặp gỡ bà Hiền, con lớn bà Hiền, chồng bà và cấp uỷ chính quyền địa phương… Tất cả biết việc đó nhưng đều không cung cấp nên đó là một cái khó khăn, hay nói là nguyên nhân trực tiếp mà cơ quan điều tra không cứu được Cao Mỹ Duyên. Còn nếu bà Hiền cung cấp ngay ban đầu cho cơ quan điều tra là Vì Văn Toán và Bùi Văn Công bắt Duyên thì tôi nghĩ việc cứu Duyên là hết sức đơn giản. Trong bối cảnh lúc đó, tình hình lúc đó và đối với khả năng của lực lượng công an, nhưng bà Hiền không hợp tác. Tôi có đọc các nhà tâm lý tội phạm phân tích, các đối tượng trong vụ này khi bắt cóc Duyên trong giai đoạn giam giữ, các đối tượng trót làm việc này nên buộc làm việc kia. Bắt cóc rồi dẫn đến một số đối tượng hiếp dâm, hiếp rồi thì các đối tượng không thể đơn giản thả nạn nhân nên buộc làm việc này nên phải làm việc khác, dẫn đến việc giết hại Duyên. Tức là cũng có căn cứ xử lý hình sự bà Hiền? Tất nhiên, cơ quan điều tra, VKS và toà án đã họp liên ngành, đánh giá chứng cứ và xem xét các khía cạnh, chúng ta tiếp tục theo dõi khi toà mở phiên xét xử vụ án này. Khi bị bắt tạm giam, bà Hiền vẫn không thành khẩn khai báo? Đúng rồi, bà ấy bị khởi tố 1 tội danh, áp dụng biện pháp ngăn chặn mà không khai đúng bản chất của sự việc nghĩa là gây khó khăn. Hiện nay theo các điều tra viên báo cáo thì bà Hiền vẫn không cộng tác. Việc cơ quan điều tra phải thu thập chứng cứ để buộc tội bà Hiền, đó là việc của cơ quan điều tra, chắc chắn anh em phải củng cố tài liệu để có tài liệu buộc tội. Với các bị can giết hại Cao Mỹ Duyên, tôi đã gặp trực tiếp tất cả các đối tượng đó. Nữ sinh giao gà bị giết vì mẹ không trả nợ 300 triệu tiền ma túyCông an tỉnh Điện Biên xác định Vì Văn Toán là kẻ chủ mưu còn Bùi Văn Công là người ra tay sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên. Thu Hằng - Trần Thường | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Những mẫu xe 2020 hấp dẫn nhất Vietnam Motor Show 2019 Posted: 23 Oct 2019 12:07 AM PDT Nhiều mẫu xe mới phiên bản 2020 đang được thị trường chờ đợi đã được đồng loạt ra mắt ở Vietnam Motor Show 2019. Ford Escape 2020 Ford Việt Nam lần đầu tiên công bố phiên bản concept Ford Escape 2020 hoàn toàn mới. Điều này hứa hẹn sự trở lại của mẫu SUV hot này sau 7 năm dừng bán tại Việt Nam.
Tại gian hàng của hãng, chiếc MPV 7 chỗ Ford Tourneo mới ra mắt vẫn tiếp tục là điểm nhấn.
Honda Accord thế hệ thứ 10 Mẫu xe Honda Accord thế hệ thứ 10 hoàn toàn mới nhập khẩu Thái Lan. Đây là mẫu được giới thiệu tới khách hàng từ năm 1976 và được đánh giá là mẫu tiết kiệm nhiên liệu.
Trong phân khúc sedan, Honda Accord là mẫu duy nhất trang bị động cơ VTEC TURBO 1.5L với hệ thống phun xăng trực tiếp, điều khiển biến thiên theo thời gian (VTC), công suất tối đa 188 Hp tại 5.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 260Nm ở dải vòng tua 1.600-5.000 vòng/phút. Xe có mức tiêu hao nhiên liệu 6,2 L/100km. Xe có các phiên bản màu ánh đen, ghi bạc và trắng ngọc với các mức giá từ 1,319- 1,329 tỷ đồng. Audi Audi là hãng xe công bố nhiều mẫu mới nhất với tổng cộng 6 mẫu xe mới gồm Audi A6, A7 Sportback, A8L, Q2, Q3 và Q8. Trong đó, đáng chú ý nhất Audi A6 và Audi A8L.
Mẫu Audi A6 có 2 phiên bản, đều sử dụng động cơ hybrid tăng áp với 2 tùy chọn dung tích động cơ 2.0L và 3.0L. Thế hệ thứ tám của chiếc sedan cỡ lớn được đánh giá là mẫu thành công cho Audi. Jagura Land Rover: Thương hiệu xe hơi thể thao hạng sang đến từ Anh Jaguar Land Rover đã chính thức ra mắt khách Việt dòng xe SUV Range Rover Evoque. Đây là mẫu SUV thế hệ mới, nhỏ gọn, sở hữu động cơ xăng Ingenium 2.0, được đánh giá cao về khả năng off- road, lội nước ở độ sâu 600mm. Mẫu Range Rover Evoque có 3 phiên bản với giá từ 3,35- 3,97 tỷ đồng. Lexus RX 450h và GX460 2020: Hai mẫu hạng sang Lexus RX 450h và GX460 2020 dự kiến được hãng tung ra thị trường Việt Nam từ tháng 11/2019 tới.
RX 450h là mẫu crossover được nâng cấp với hàng loạt các công nghệ mới, chú trọng đảm bảo an toàn cho người lái như hệ thống an toàn tiền va chạm, điều khiển hành trình chủ động, hỗ trợ theo dõi làn đường...
GX 460h mới cũng tương tự khi được trang bị công nghệ an toàn hàng đầu của hãng như hệ thống cảnh báo điểm mù, cảnh báo va chạm khi lùi... Giá bán chưa được hãng tiết lộ. Subaru BRZ và Levord 2020 Bên cạnh mẫu quen thuộc tại Việt Nam như Subaru Forester nhập khâut thái Lan, Outback nhập khẩu Nhật Bản, Subaru công bố thêm mẫu mới BRZ Sport coupe 2.0 và LeVord 2.0 GTS MY phiên bản 2020. BRZ được giới thiệu tới công chúng lần đầu năm 2012, là mẫu thể thao 2 cửa với đặc trưng thiết kế trọng tâm thấp và khối lượng thân xe được phân bổ đều.
Mẫu Levor là mẫu xe dành cho gia đình mang không gian nội thất rộng, mang chất thể thao, dung tích động cơ 2.0 tăng áp. Vovol XC90 Inscription
Thương hiệu xe sang Thụy Điển lần này lấy điểm nhấn là mẫu Volvo XC90 mới. Đây là dòng xe biểu trưng của hãng sử dụng động cơ Drive- ET6 AWD. Xe có dung tích động cơ xăng I4 2.0, hộp số tự động 8 cấp. Giá bán công bố 3,99 tỷ đồng. Ngoài ra, các hãng xe khác như Toyota, Mitsubishi, Suzuki, Nissan, Vinfast giới thiệu chủ yếu các mẫu xe phiên bản 2019. Một số mẫu xe được nâng cấp, cải tiến về công nghệ. Phạm Huyền- Dương Tuấn- Đình Quý 15 thương hiệu ô tô góp mặt tại Vietnam Motor Show 2019Xe mới chiếm phần lớn tại Triển lãm ô tô Việt Nam khai mạc sáng nay, 23/10 (VMS 2019) tại Trung tâm triển lãm, hội nghị Sài Gòn (SECC) là xe nhập khẩu do các hãng giới thiệu. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Truy tố 15 bị can trong vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình Posted: 23 Oct 2019 05:45 AM PDT Viện kiểm sát Nhân dân tối cao hôm nay đã ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ gian lận thi cử xảy ra tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình. Các bị cáo gồm: Nguyễn Quang Vinh - nguyên Trưởng phòng khảo thí Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình. Đỗ Mạnh Tuấn - nguyên Phó hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy. Diệp Thị Hồng Liên - nguyên Phó trưởng phòng khảo thí. Nguyễn Khắc Tuấn - chuyên viên phòng khảo thí Khương Ngọc Chất - nguyên Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình cùng các bị can là trưởng phòng giáo dục huyện, giáo viên, hiệu trưởng một số trường học trên địa bàn. Các bị can bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Riêng bị can Đỗ Mạnh Tuấn còn bị truy tố về tội "Nhận hối lộ" và bị can Hồ Chúc - giáo viên Trường THPT Thanh Hà bị truy tố tội "Đưa hối lộ". Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình, các bị can là người có chức vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức thi, công tác chấm thi.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, vì động cơ vụ lợi, các bị can đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi dụng mối quan hệ đồng nghiệp, cá nhân để câu kết, can thiệp nâng điểm bài thi cho 65 thí sinh. Với vai trò chủ mưu, Nguyễn Quang Vinh đã bàn bạc, chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn và đưa chìa khóa phòng chấm thi. Việc làm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn can thiệp nâng điểm 145 bài thi trắc nghiệm cho 58 thí sinh; chỉ đạo bị can Mạnh Tuấn "sinh mã phách" bài thi tự luận môn ngữ văn trái quy chế thi để lấy thông tin; cung cấp mã phách, thông tin thí sinh cần nâng điểm bài thi tự luận môn ngữ văn cho bị can Liên để chỉ đạo các bị can Loan, Chung, Trà, cán bộ chấm thi nâng điểm 20 bài thi tự luận môn ngữ văn cho 20 thí sinh. Đối với Đỗ Mạnh Tuấn, cáo trạng xác định, bị can này là người thực hiện chỉ đạo của bị can Vinh đã lôi kéo Khắc Tuấn trực tiếp dùng thủ đoạn để can thiệp nâng điểm 145 bài thi trắc nghiệm cho 58 thí sinh; thực hiện việc "sinh mã phách" bài thi tự luận môn Ngữ văn trái Quy chế thi. Ngoài ra, bị can Đỗ Mạnh Tuấn đã nhận hối lộ của bị can Hồ Chúc số tiền 300 triệu đồng để can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho 2 thí sinh theo yêu cầu của bị can Chúc. Theo đó, trước kỳ thi bị can Hồ Chúc đã gặp Đỗ Mạnh Tuấn để nhờ sửa bài thi nâng điểm cho người quen. Hồ Chúc đã trao đổi, đặt vấn đề nhờ Đỗ Mạnh Tuấn nâng điểm thi cho 2 thí sinh Đỗ Trung G. và Nguyễn Hà Hải Đ. và được đồng ý. Sau khi có kết quả thi, Đỗ Mạnh Tuấn được Hồ Chúc chuyển 300 triệu đồng cảm ơn. Vụ việc đã có 65 thí sinh được can thiệp nâng điểm bài thi và đã sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT. Trong đó, có 62 thí sinh sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Đối với môn tự luận, bị can Vinh đã chuyển danh sách, thông tin số thí sinh cần nâng điểm cho Diệp Thị Hồng Liên để chuyển thông tin cho một số giáo viên trong các tổ để can thiệp, chấm nâng điểm bài thi. Kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT xác định 22 bài thi môn ngữ văn được nâng điểm từ 1,25 - 4,5 điểm. Đề nghị Ban Bí thư kỷ luật Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa BìnhỦy ban Kiểm tra TƯ đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình Bùi Trọng Đắc. Nhị Tiến | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hành trình nửa thập kỷ mở cửa thị trường Trung Quốc của sữa Việt Nam Posted: 23 Oct 2019 01:30 AM PDT Từ xuất khẩu tiểu ngạch đến chính ngạch là hành trình dài hơn nửa thập kỷ để mở cửa thị trường Trung Quốc của ngành sữa Việt Nam, điều đó khẳng định chất lượng hàng Việt có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất. Từ ăn sữa bột Trung Quốc đến bán sữa tươi cho nước bạn Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ các nước, với tổng trị giá lên tới gần 10 tỷ USD trong năm 2018. Theo dự báo của FAO, nhu cầu tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa của Trung Quốc tiếp tục tăng cao, dự kiến tăng trưởng khoảng 45% tính đến năm 2025. Vì thế, xuất khẩu được sản phẩm sữa sang thị trường 1,4 tỷ dân này được cho là cơ hội vàng cho ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam. Song, theo tiết lộ của một số doanh nghiệp ngành sữa, từ trước đến nay, sữa Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, số lượng rất hạn chế. Mục đích một phần để thăm dò thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc, phần khác do những yêu cầu khắt khe của nước này. Để xuất khẩu chính ngạch sữa sang Trung Quốc, ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho hay, quá trình chuẩn bị khởi động từ năm 2013. Trong vòng 5 năm, tới 2018, Bộ NN-PTNT đã tích cực phối hợp cơ quan chức năng 2 nước đàm phán về việc xuất khẩu sản phẩm sữa chính ngạch từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Tháng 1/2019, Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y chủ trì đàm phán với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về các nội dung chính trong Nghị định thư, như điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, nội dung chứng nhận trong Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký xuất khẩu. Bộ NN-PTNT cũng xây dựng hướng dẫn chi tiết các yêu cầu về mặt kỹ thuật của phía Trung Quốc, thậm chí mời cả chuyên gia Trung Quốc sang thẩm định. Kết quả, ngày 26/4/2019, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký "Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc". Nghị định thư có 17 Điều, trong đó có nhiều quy định khắt khe về quy định kiểm dịch, an toàn thực phẩm, quy cách đóng gói, truy xuất nguồn gốc... Theo đó, 5 doanh nghiệp đầu tiên được đề xuất xuất khẩu sữa vào Trung Quốc là Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu Milk, Nutifood, Hanoimilk. Ngày 16/10/2019, Tổng cục Hải quan Trung Quốc có thông báo chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc Ông Phạm Văn Đông cho biết, sau hành trình hơn 5 năm đàm phán, ngày 22/10, lô sữa chính ngạch đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng bổ sung các hương liệu tự nhiên của TH True Milk. Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH, bày tỏ: "Hơn cả việc xuất khẩu và thu được lợi nhuận, mà điều quan trọng nhất là ngành sữa Việt Nam đã thực sự lớn mạnh, chinh phục được một thị trường rộng lớn và ngày càng khó tính, bởi vài năm trước Trung Quốc đã từng cho đóng cửa nhiều nhà máy sữa kém chất lượng". Hiện vẫn còn 4 doanh nghiệp sữa khác của Việt Nam đang chờ phía hải quan Trung Quốc xét duyệt hồ sơ và thông báo sau khi có kết quả đánh giá. Như vậy, thị trường sữa khu vực đã chứng kiến sự đổi ngôi ngoạn mục khi 10 năm trước, một số doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu sữa bột từ Trung Quốc về pha lại thì hiện tại, doanh nghiệp sữa Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế tới từ đồng đất Việt Nam vào Trung Quốc. Lấy lại vị thế ngành chăn nuôi Tại buổi lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm sữa đầu tiên sang Trung Quốc, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, Trung Quốc là thị trường lớn với dân số hơn 1,42 tỷ người thu nhập trung bình hơn 10 ngàn USD/người/năm, nhu cầu nhập khẩu nông thủy sản lên tới 160 tỷ USD/năm, tập trung vào nhóm các sản phẩm rau quả tươi từ 9-10 tỷ USD, thủy sản và sản phẩm thủy sản 8-10 tỷ USD, thịt và sữa 9-10 tỷ USD và gạo 2-2,5 tỷ USD. Thời gian qua, Trung Quốc triển khai áp dụng chặt chẽ các quy định về ghi nhãn mác truy xuất nguồn gốc và yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc, hạn chế thương mại tiểu ngạch.
"Chúng tôi nhìn nhận đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sữa, tự hoàn thiện, đổi mới công nghệ để đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, phát triển thị trường", ông Cường nói. Bộ trưởng Cường khẳng định, việc xuất khẩu lô sữa chính ngạch đầu tiên vào thị trường Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của ngành nông nghiệp Việt Nam. Qua đó có thể thấy chất lượng hàng hóa nông sản Việt có thể đáp ứng được những yêu cầu cao nhất. Bởi, theo ông, sữa vốn là ngành hàng yêu cầu rất cao và khắt khe, Việt Nam lại không phải là nước có lợi thế về chăn nuôi bò sữa. Nhưng 20 năm qua, các doanh nghiệp cùng bà con nông dân đã trả lời bằng thành quả hôm nay. Không có ngành hàng nào tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 20% như ngành hàng sữa. Hiện nay, công nghệ tốt nhất cũng đã hiện hữu ở Việt Nam, kể cả công nghệ 4.0. "Việt Nam đang có 330 ngàn con bò sữa với sản lượng 1 triệu tấn sữa/năm. Cách đây 10 năm không ai dám mơ ước về điều này", Bộ trưởng nói. Việc xuất khẩu sữa chính ngạch vào Trung Quốc là tiền đề, tạo động lực cho nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường tỷ dân. Nông sản Việt Nam rất tốt, thị trường Trung Quốc lại rất tiềm năng, các mặt hàng nông sản của nước ta có thể bổ trợ cho Trung Quốc. Hiện Việt Nam mới có 128 sản phẩm thủy sản, 9 loại trái cây, gạo, chè, cà phê,... xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Trong khi đó, ở Việt Nam chăn nuôi là ngành rất quan trọng, nhưng kim ngạch xuất khẩu mới đạt 700 triệu USD. Bộ trưởng kỳ vọng, cùng với mặt hàng sữa, xuất khẩu chính ngạch gia cầm sẽ giúp ngành chăn nuôi trở về đúng vị trí của nó. "Chúng ta tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, phấn đấu 5 năm nữa đưa số đàn bò gấp đôi hiện nay". Bộ trưởng nói và yêu cầu các dự án của TH True Milk, của Vinamilk, Mộc Châu Milk cùng các tỉnh tập trung sản xuất, đi đôi với đó là quản lý tốt theo đúng yêu cầu. Trước đó, ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ N-PTNT) dự báo, việc xuất khẩu sữa chính ngạch sang Trung Quốc sẽ đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sữa tăng từ 120 triệu USD lên 300 triệu USD trong năm tới. Sữa nước và sữa chua là những mặt hàng mà người dân nước này ưa chuộng. Tâm An | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chính phủ muốn miễn thu 5.000 tỷ, Ủy ban của Quốc hội nói gì? Posted: 23 Oct 2019 05:30 AM PDT Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên nước và đưa nội dung này vào Nghị quyết tại kỳ họp thứ 8. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa có báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên nước và đưa nội dung này vào Nghị quyết tại kỳ họp thứ 8. Ủy ban Kinh tế nhận thấy, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước là khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu "được gọi chung là thuế" theo quy định của các luật về quản lý thuế.
Do đó, việc không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (từ 1/7/2011 đến 31/12/2013 đối với khoáng sản và từ 1/1/2013 đến 31/8/2017 đối với tài nguyên nước) là một trong các "vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội" do Quốc hội quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Tổ chức Quốc hội. Do đó, Ủy ban Kinh tế tán thành với đề xuất của Chính phủ đề nghị Quốc hội đưa nội dung cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước vào "Nghị quyết kỳ họp" tương tự như việc Quốc hội quyết định các vấn đề có liên quan đến các khoản thu, nhiệm vụ chi hay bổ sung dự toán ngân sách. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc chậm ban hành hai Nghị định nêu trên là trái với quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định 82 quy định thời điểm bắt đầu tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là từ khi nghị định có hiệu lực cũng trái với quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và không phù hợp với Luật Tài nguyên nước vì khi Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thì việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đã được xác lập trong mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân là đối tượng phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Việc quy định thời gian nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bắt đầu từ khi Nghị định có hiệu lực đã làm mất hiệu lực của Luật với các đối tượng này trong giai đoạn từ khi Luật có hiệu lực đến khi Nghị định có hiệu lực (từ ngày 1/1/2013 đến ngày 1/9/2017). Việc chậm ban hành hai nghị định nêu trên cũng đã làm cho các tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước không tính được số tiền để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và sẽ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 5.000 tỷ đồng nếu Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. "Đây là số tiền không nhỏ trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn", Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh. Do đó, Ủy ban Kinh tế kiến nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân trong việc chậm ban hành hai Nghị định nêu trên theo quy định tại Điều 7 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-6/2020). Trước đó, như VietNamNet đưa tin, Chính phủ vừa có tờ trình đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. Đồng thời, miễn thu trong khoảng thời gian chưa có nghị định hướng dẫn. Lý do là 2 năm 6 tháng sau khi Luật Khoáng sản có hiệu lực, tháng 11/2013 Chính phủ mới ban hành Nghị định 203 quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 20/01/2014. Và mãi tới 4 năm 8 tháng sau khi Luật tài nguyên nước có hiệu lực, ngày 17/7/2017, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Lương Bằng Thiếu quy định không thu được tiền, Chính phủ muốn miễn 5.000 tỷ cho dânChính phủ vừa có tờ trình đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. Đồng thời miễn thu trong khoảng thời gian chưa có nghị định hướng dẫn. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
VFF chốt lương cao, HLV ParkHang Seo gánh chỉ tiêu ngất ngưởng Posted: 22 Oct 2019 04:03 PM PDT - HLV Park Hang Seo và VFF chuẩn bị chốt hợp đồng và điều khiến dư luận quan tâm là ông thầy người Hàn sẽ gánh những chỉ tiêu nào trong bản tái ký? VFF chốt xong chỉ tiêu Theo các thông tin, dù chưa ngồi lại vào bàn đàm phán nhưng VFF và người đại diện của HLV Park Hang Seo gần như đã chốt xong những điều khoản cơ bản để đi đến tái ký hợp đồng. Và thời gian cụ thể như thông báo trước đây từ VFF sẽ trước khi HLV Park Hang Seo dẫn dắt U22 tham dự SEA Games 30 tại Philippines cuối tháng 11, có nghĩa nhiều khả năng bản hợp đồng sẽ được ký sau khi trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan kết thúc vào ngày 19/11.
Hoàn toàn có thể tin vào những gì đang diễn ra, bởi một lẽ không thể thích hợp hơn cho VFF để ký với ông Park cũng như dựa trên thành tích 2 trận đấu với UAE và Thái Lan để đưa ra một con số hợp lý nhất cho tiền lương của chiến lược gia người Hàn Quốc ở bản hợp đồng mới. Đương nhiên, khoảng thời gian để ký hợp đồng này cũng hợp lý đối với ông Park, bởi bản thân chiến lược gia người Hàn Quốc cũng cần thời gian để suy nghĩ, cân nhắc và tính toán thêm với các điều khoản từ phía VFF đối với mình trong thời hạn hợp đồng kế tiếp. và trách nhiệm của ông Park là gì? Chắc chắn một điều tiền lương đã không phải là vấn đề lớn đối với cả VFF lẫn HLV Park Hang Seo, khi đến lúc này nút thắt về tiền bạc đã được tháo gỡ. Và việc ông Park nhận mức lương cao hơn trước rất nhiều cũng là điều đương nhiên sau những gì đã cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Có chăng giờ đây người hâm mộ đang chờ xem VFF sẽ giao những công việc gì cho ông Park ở thời hạn hợp đồng mới sao cho xứng đáng nhất với khoản tiền lương, chế độ đãi ngộ của mình mà thôi.
Có nghĩa, HLV Park Hang Seo sẽ được đòi hỏi công nhiều hơn với hàng loạt giải đấu diễn ra 3 năm nữa tới đây. Và không chỉ có thành tích, chiến lược gia người Hàn Quốc còn phải xây dựng cho VFF một kế hoạch thậm chí dài hơi hơn đối với bản hợp đồng thứ 2 của mình. Cụ thể, chiến lược gia người Hàn Quốc sẽ phải nhận mục tiêu đầu tiên là đưa U23 Việt Nam chơi tốt ở giải U23 châu Á sẽ diễn ra vào đầu năm 2020 và giành tấm vé tham dự Olympic Tokyo được tổ chức sau đó ít tháng. Đây là nhiệm vụ không hề đơn giản đối với HLV Park Hang Seo bởi U23 Việt Nam buộc phải nằm trong 3 vị trí dẫn đầu tại giải đấu ở Thái Lan vào tháng 1 tới, trong khi các đối thủ ở vòng knock-out rất nặng như Hàn Quốc, Iran hay Uzbekistan. Không chỉ có nhiệm vụ kể trên, ở nhiệm kỳ mới của HLV Park Hang Seo cũng sẽ phải đưa tuyển Việt Nam bảo vệ thành công ngôi vương AFF Cup 2020, đồng thời 1 năm sau đưa U22 vào chung kết SEA Games 31 được tổ chức trên sân nhà. Đó là những cái đích về thành tích, còn về tầm vóc chiến lược gia người Hàn Quốc sẽ đóng vai trò như một GĐKT kiêm HLV trưởng để đưa các đội tuyển đi chung một con đường trước khi đưa bóng đá, tuyển Việt Nam lọt vào top 10 châu Á. Ngoài ra những mục tiêu như giành vé và chơi tốt ở Asian Cup 2023 cũng là điều khoản nhất định nằm trong hợp đồng mới mà VFF giao phó cho ông Park nếu như đặt bút ký vào tháng 11 tới đây. Đó là những gì mà VFF muốn khi trả tiền lương cao cho thuyền trưởng tuyển Việt Nam, còn giờ để xem ông Park có dám "chơi" hay không mà thôi! Mai Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa hồng trên ngực trái tập 23: Khuê tuyên chiến với Thái Posted: 22 Oct 2019 06:45 PM PDT Không còn ràng buộc với Thái, Khuê lần đầu vùng lên chỉ thẳng chồng cũ mà dằn mặt khiến gã cứng họng. Trong "Hoa hồng trên ngực trái" tập 23 phát sóng tối nay, trước sự mất tích của bé Bống, Khuê (Hồng Diễm) đã tìm gặp Thái (Ngọc Quỳnh) để thể hiện thái độ và quyết tâm giành lại quyền nuôi con. "Tôi không còn là con Khuê của ngày xưa nữa. Tôi cấm, cấm tất cả mọi người, không ai được đụng vào con tôi hết, kể cả là bố nó hay người đang mang bầu với bố nó. Anh hiểu chưa. Cho dù đến chết tôi cũng giành bằng được quyền nuôi con", Khuê nói với Thái bằng thái độ gay gắt khiến chồng cũ cứng cọng.
Về phía Bảo (Hồng Đăng), anh bắt đầu thay đổi thái độ và dần có tình cảm với Khuê sau hàng loạt hiểu lầm. Khi Khuê nói: "Tôi sẽ tự lo được, anh không cần phải áy náy vì chuyện trước đâu", Bảo liền đáp: "Tôi không áy náy, mà thực ra cô là người phụ nữ đáng được tôn trọng". Sau đó Bảo mượn điện thoại của Khuê lưu số mình vào máy với lời nhắn: "Đây là số điện thoại của tôi. Nếu cần tôi giúp đỡ cái gì, cứ gọi cho tôi".
Cũng trong tập này, cuộc gặp gỡ của Dung (Kiều Thanh) và ông Thông (Công Lý) cho thấy gã thầy bói có vẻ là trùm cuối đứng sau giật dây mọi chuyện. "Nếu ông không tin tôi thì tôi cũng không biết làm cách nào", Dung nói. Câu trả lời của thầy Thông khiến nhiều người nghi ngờ đây chính là đạo diễn của mọi chuyện liên quan đến Trà - Thái. "Chị nói vậy thì tôi tạm tin chị nhưng nếu tất cả thông tin đó bị lộ ra ngoài, chị sẽ không yên với tôi đâu".
Diễn biến chi tiết tập 23 "Hoa hồng trên ngực trái" phát sóng lúc 21h40 tối nay, 23/10 trên VTV3. Mỹ Anh 'Hoa hồng trên ngực trái' tập 23, Trà bắt cóc con gái Thái để bịt miệng?Sau nhiều lần chọc giận Trà và "bóc phốt" cái thai trong bụng mẹ kế là con gái, Bống mất tích một cách khó hiểu. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nghẹn ngào khóc tranh luận về giờ làm thêm Posted: 22 Oct 2019 08:20 PM PDT ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nghẹn ngào khóc khi tranh luận lại ý kiến của ĐB Vũ Tiến Lộc về "giờ làm việc và tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm là hợp lý, nhân văn và tự nguyện". Cuộc tranh luận diễn ra trong phiên QH thảo luận tại hội trường về dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi sáng nay. XEM CLIP: 'Tự nguyện' trên cơ sở nào? "Tôi cảm thấy đây là vấn đề QH cần thảo luận để làm sáng rõ vấn đề. Tôi không biết ĐB Vũ Tiến Lộc vin vào đâu để nói rằng chính sách này trong bộ luật Lao động sẽ hợp lý, nhân văn. Đặc biệt tôi quan tâm đến vấn đề nhân văn và tự nguyện. Nhân văn và tự nguyện trên cơ sở nào?", bà Tâm nói.
Nữ ĐB TP.HCM băn khoăn: "Nếu nghe từ người lao động mà nói rằng tự nguyện tôi lấy làm lạ, bất ngờ với nhận định này của ĐB Vũ Tiến Lộc". Theo bà, khá nhiều công nhân và những người làm công tác công đoàn nói rằng người lao động không muốn làm thêm giờ mặc dù họ cần. "Vậy chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao công nhân cần làm thêm giờ? Câu hỏi đó quá dễ trả lời, vì tiền lương, thu nhập hiện nay thật sự không đủ trang trải cuộc sống", bà Tâm phân tích. Bà khẳng định cần nhìn vào dáng vẻ của người công nhân, tâm thế của người công nhân khi đến làm việc như thế nào. Bà nghẹn ngào khóc: "Hãy nhìn những đứa trẻ phải gửi về quê. Có người mẹ người cha nào muốn xa con mình hay không, thậm chí 1, 2 năm chưa được về thăm con. Ông bà rất già rồi vẫn phải giữ cháu để con đi làm". Theo bà, những người lao động như thế, họ không cam chịu, không muốn làm gánh nặng của xã hội, phải đi tìm việc làm mà nói rằng họ tự nguyện để làm thêm quần quật suốt ngày. "Tôi cho rằng phát biểu này cần phải tranh luận để làm sáng tỏ. Họ không tự nguyện mà cần làm thêm để có thu nhập". Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM đặt vấn đề vai trò của QH ở đây là gì, là làm chính sách như thế nào để người công nhân có thu nhập đủ trang trải cuộc sống, để họ vẫn có thời giờ học tập, nâng cao tay nghề, giải trí, chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình... "Đó là quyền con người được Hiến pháp quy định. ĐB phát biểu, ĐB có nghĩ đến các quy định trong Hiến pháp về quyền con người phải được bảo vệ như thế nào không? Hãy nghĩ đến trách nhiệm và nghĩa vụ của giới chủ, người sử dụng lao động và còn cả tình người đối với người lao động nữa. Nhân văn ở đây là gì, nhân văn là bảo vệ quyền con người đã được Hiến định, là tình người trong sử dụng lao động", bà Tâm nhấn mạnh. Nữ ĐB muốn nói thêm rằng sức cạnh tranh của nền kinh tế không nên chủ yếu dựa vào sức lao động mà còn là năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc… Đây là sự tiến bộ của xã hội. Sự tiến bộ của xã hội ở đâu khi chúng ta tăng giờ làm và giảm tiền lương của người lao động. "Chúng ta giảm còn 44 giờ có nghĩa là 4 giờ còn lại người lao động có thể làm thêm và sẽ tăng thu nhập. Đó mới là tiến bộ, nhân văn". 'Rất nhân văn' Phát biểu trước đó, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc (ĐB tỉnh Thái Bình) cho rằng vấn đề thời gian làm việc bình thường và đề nghị giữ nguyên theo quy định hiện hành. "Đây là quy định phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế và rất nhân văn. Chúng ta quy định linh hoạt rằng thời gian làm việc tối đa là 48 giờ/tuần và Nhà nước khuyến khích tuần làm việc ít hơn là 44 hay 40 giờ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của DN và sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, quy định này hợp lý, hợp tình", ĐB Lộc phân tích.
Bởi theo ông Lộc, hầu hết các quốc gia có trình độ phát triển tương tự và đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của chúng ta đều quy định thời gian làm việc là 48 giờ. "Chúng ta vừa mới chỉ thoát khỏi ngưỡng nghèo và mới là nước có thu nhập trung bình ở trình đột thấp, năng suất lao động thậm chí còn đang thấp nhất trong khu vực thì áp dụng thời gian lao động như các nước xung quanh là phù hợp. Hơn nữa, thời gian lao động sẽ làm suy giảm cạnh tranh quốc gia, gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và khó đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ lớn nhất với tương lai nền kinh tế Việt Nam", ông Lộc phân tích. Ngoài ra, giảm thời gian lao động sẽ dẫn tới giảm tiền lương, làm chậm kế hoạch tăng lương. Đồng thời, do năng suất lao động thấp nên tiền lương và thu nhập của phần lớn người lao động vẫn chưa cao, giảm thời gian làm việc đồng nghĩa với việc giảm thu nhập và người lao động vẫn phải tìm thêm việc làm để có thêm thu nhập, chủ yếu ở khu vực phi chính thức và nhiều hệ lụy. "Giảm giờ làm trong bối cảnh hiện nay sẽ không mang lại lợi ích cho người lao động, chi phí lao động DN tăng lên, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp giảm sút. Nhiều DN sẽ phải thu hẹp sản xuất và người lao động sẽ mất việc làm", ông Lộc phân tích. Ngành dệt may, da giày, điện tử, lương thực, thực phẩm, nếu giảm giờ làm 44 giờ/tuần có thể dẫn đến giảm sản lượng, kim ngạch xuất khẩu... Tăng giờ làm thêm 400 giờ/năm mà không muốn tăng chi phí là bóc lộtChủ tịch QH nêu thực tế, DN muốn tăng đơn hàng, doanh thu nhưng không muốn tăng chi phí đầu tư cho việc mở rộng sản xuất, thuê lao động thì đó là bóc lột sức lao động. Thu Hằng - Trần Thường - Hồng Nhì | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cô giáo bị buộc thôi việc vì đánh học sinh gửi đơn lên Bộ trưởng Posted: 23 Oct 2019 03:12 AM PDT Ngoài gửi đơn xin cứu xét lên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nữ giáo viên này cũng gửi đơn lên lãnh đạo TP.HCM Cô H, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/11, Trường tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú vừa bị buộc thôi việc vì đánh học sinh. Trước đó, trong clip 23 phút được trích xuất từ camera, rất nhiều học sinh bị cô giáo đánh, mắng nhiếc.
Để ghi lại hành động này của cô H. phụ huynh đã bí mật đặt camera trong lớp. Sau khi sự việc bị phát giác cô H. bị đình chỉ công tác 45 ngày để chờ cơ quan chức năng làm rõ sự việc. Ngày 21/10, hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Chu Trinh có quyết định buộc thôi việc cô H. Theo đó cô H. đã vi phạm các quy định của Luật Giáo dục, Luât Viên chức, Luật Trẻ em. Dựa trên quyết định của trường, trong cùng ngày, UBND quận Tân Phú (TP.HCM) đã có quyết định buộc thôi việc cô H., giáo viên chủ nhiệm lớp 2/11, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh kể từ ngày 21/10. Cô H. cho hay khi nghe thông tin đã rất sốc và vẫn hy vọng UBND quận Tân Phú sẽ xem xét ngọn nguồn nguyên nhân. "Tôi sai, đã nhận sai và chịu kỷ luật nhưng mức độ hành vi cũng không quá nặng nề như những trường hợp khác mà lại bị xử lý rất nặng"- cô H.nói. Cô H. cho rằng quyết định buộc thôi việc là chưa công tâm. Nữ giáo viên này tiếp tục làm đơn cứu xét lần thứ 2 gửi Bộ trưởng GD- ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP.HCM. "Mong muốn của tôi là các lãnh đạo cấp trên xem xét sự việc ngọn nguồn và giải quyết thật công tâm"- cô nói. Trong đơn cứu xét, cô H. cũng thừa nhận việc đánh học sinh là hành vi sai phạm, nhưng nữ giáo viên cho rằng sự việc có sự sắp đặt do cô đã đứng ra tố cáo sai phạm của hiệu trưởng nhà trường. Lê Huyền Cô giáo đánh học sinh: "Có giáo viên nào dám nói mình hoàn hảo?"- Tôi không biện hộ cho cái sai của mình. Nhưng liệu có giáo viên nào dám nói mình hoàn hảo không bao giờ phết hoặc vỗ vai học sinh? | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Người đàn ông Hà Nội chết khi thau bể, công ty nước có liên đới? Posted: 23 Oct 2019 12:27 AM PDT Nếu các cơ quan chức năng xác định cái chết của anh A. có liên quan đến công ty nước sạch Sông Đà thì công ty này phải chịu trách nhiệm liên đới - luật sư Bùi Quang Thu nói. Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đang điều tra nguyên nhân anh Nguyễn Việt A. (SN 1988, quận Hoàng Mai) tử vong dưới bể nước của gia đình vào tối ngày 22/10. Sau đợt nước sạch sông Đà bị ô nhiễm, gia đình anh A. hút cạn nước để rửa bể. Quá trình rửa bể, anh Việt A. bất tỉnh và tử vong sau đó.
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) đánh giá, trước hết, để điều tra về nguyên nhân cái chết của anh A., cơ quan bảo vệ pháp luật và gia đình phải phối hợp để khám nghiệm tử thi, xác định nguyên nhân tử vong của nạn nhân theo quy định pháp luật. Nếu các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân cái chết của anh A. có liên quan đến công ty nước sạch Sông Đà thì công ty này phải chịu phần nào trách nhiệm liên đới với cái chết của anh A. Tại khoản 1, điều 23, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ghi nhận: "Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng". Việc công ty nước sạch Sông Đà cung cấp nước bẩn, không sử dụng để ăn uống được, dẫn đến gia đình anh A. phải thau rửa bể có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của anh A. Để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, cơ quan bảo vệ pháp luật cần có quyết định khởi tố vụ án để điều tra, xác minh theo đúng quy định pháp luật. Khi có căn cứ rõ ràng về cái chết của anh A. liên quan đến công ty nước sạch Sông Đà, gia đình nạn nhân có thể khởi kiện doanh nghiệp cung cấp nước sạch ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại. "Tôi muốn nói thêm rằng, ở nước ta chưa có tiền lệ việc công ty cung cấp nước sạch bán nước bẩn cho người tiêu dùng mà lãnh đạo các doanh nghiệp này bị khởi tố. Hy vọng lần này các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ xem xét, làm rõ vấn đề này", lời luật sư Thu. Hà Nội: Hai bố con thau rửa bể ngầm, người con trai tử vongCông an quận Hoàng Mai, Hà Nội đang điều tra nguyên nhân việc một người tử vong khi rửa bể nước của gia đình tối nay. T.Nhung | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vòng 26 Vleague: Thanh Hóa đá play-off, Khánh Hòa xuống chơi hạng Nhất Posted: 23 Oct 2019 05:09 AM PDT - Trận hòa quý giá trước Bình Dương cộng với việc Khánh Hòa thua đậm HAGL giúp Thanh Hóa giành vé đá play-off gặp CLB Phố Hiến, còn đội bóng phố Biển chính thức xuống chơi ở giải hạng Nhất mùa giải 2020. Như vậy sau 26 vòng đấu, giải VĐQG Wake-up 247 2019 chính thức khép lại với ngôi vô địch thuộc về Hà Nội FC với 53 điểm. Đây cũng là danh hiệu thứ 5 của đội bóng Thủ đô ở sân chơi cao nhất bóng đá Việt Nam. CLB Thành phố HCM đoạt hạng Nhì, trong khi Than Quảng Ninh với chiến thắng 4-2 trước Hà Nội giúp đội bóng đất Mỏ giành huy chương đồng.
Suất đá play-off đã thuộc về Thanh Hóa với trận hòa 1-1 quý giá trước B.Bình Dương. Còn Sanna Khánh Hòa phải xuống chơi ở hạng Nhất mùa giải tới khi để thua 2-4 trên sân của HAGL trong trận đấu mà thầy trò HLV Võ Đình Tân cần có 3 điểm. Trận play-off tranh vé vớt dự V-League mùa giải 2020 giữa CLB Thanh Hóa và CLB Phố Hiến sẽ diễn ra ngày 26/10 tới.
Thiên Bình *Dưới đây là những diễn biến chính: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kích động vụ cha đánh con, Facebook Đàm Vĩnh Hưng có thể bị xử lý hình sự Posted: 22 Oct 2019 08:05 PM PDT Các luật sư cho rằng cần khởi tố những người tham gia hành hung anh Tý (người cha đánh con trong clip được tung trên mạng xã hội). Đồng thời xem xét khởi tố Facebook kích động Đàm Vĩnh Hưng. Sau khi trên mạng xã hội xuất hiện clip anh Đoàn Văn Tý (30 tuổi, tạm trú TP Mỹ Tho) đánh con cách đây từ 2 năm trước, có tài khoản Facebook mang tên Đàm Vĩnh Hưng treo tiền thưởng 20 triệu đồng cho người nào tát liên tục vào mặt anh Tý. Tới trưa 17/10, một nhóm người đội nón, tay có hình xăm, đầu trọc đến tận phòng trọ lôi Tý ra ngoài đánh, khiến anh này bị chảy máu môi. Không những vậy, một số người quay lại hình ảnh này đưa lên mạng xã hội.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an tỉnh Tiền Giang đã tiến hành làm rõ vụ việc liên quan đến Facebook Đàm Vĩnh Hưng. Trao đổi với VietNamNet về việc xử lý như thế nào đối với Facebook Đàm Vĩnh Hưng, luật sư Nguyễn Văn Quỳnh (Hãng luật Hưng Yên, Đoàn luật sư TP. Hà Nội), cho rằng, cơ quan chức năng cần phải xác định chủ của tài khoản Facebook Đàm Vĩnh Hưng. Việc treo thưởng của Facebook Đàm Vĩnh Hưng với lợi ích là vật chất nhằm dụ dỗ, kích động người khác để thực hiện hành vi trái pháp luật là người đó đang thực hiện hành vi trái pháp luật. Về mặt khách quan, hành vi trái pháp luật đã được thực hiện, một nhóm người đã tới tận nơi đánh anh Tý. Những người này có hành vi xâm phạm chỗ ở, có hành vi làm nhục người khác (đánh, livestreem trên Facebook), gây rối trật tự công cộng, xâm phạm tính mạng của anh Tý.
Động cơ mục đích của những người này tới xuất phát từ clip anh Tý đánh con nhưng ai là người cổ động, treo thưởng, tức là hứa bằng lợi ích vật chất nhằm kích động người khác có hành vi trái pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm. Về hành vi "Xâm phạm chỗ ở của người khác", "Làm nhục người khác", đối với những tội danh đó không cần phải có yêu cầu của bị hại, CQĐT vẫn khởi tố những người xâm phạm trái pháp luật đối với sức khỏe, tính mạng của anh Tý. Trong trường hợp những người này bị khởi tố, trong quá trình lấy lời khai, họ khai ra mình hành động xuất phát từ lời kêu gọi hiệu triệu của Fb Đàm Vĩnh Hưng treo thưởng thì hành vi cấu thành, bản thân chủ Facebook cũng sẽ bị khởi tố về các tội danh này. Luật sư Huỳnh Hữu Nam (Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai) cho rằng, hành vi của nhóm người kéo tới đánh anh Tý có thể bị truy tố về tội "Cố ý gây thương tích".
Đối với chủ tài khoản FB Đàm Vĩnh Hưng đăng tin lên và sẽ thưởng 20 triệu đồng cho ai tát người cha là thuộc trường hợp: Người xúi giục vì là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, để có căn cứ hành vi đối với tất cả những người liên quan đến vụ việc trên và Fb tên Đàm Vĩnh Hưng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì phải chờ kết luận của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đối với FB có tên Đàm Vĩnh Hưng, cơ quan chức năng phải xác định đó có phải là của ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng quản lý, sử dụng hay không? Vì trên thực tế, những ca sỹ nổi tiếng thường bị nhiều người khác lợi dụng lập tài khoản giả danh. Trong trường hợp không phải là tài khoản chính chủ Đàm Vĩnh Hưng, cơ quan chức năng phải thực hiện biện pháp nghiệp vụ truy tìm chủ tài khoản đăng tin trên. Làm rõ vụ Facebooker Đàm Vĩnh Hưng nghi kích động vụ cha đánh conCông an Tiền Giang cho biết, sẽ xem xét, làm rõ vụ việc liên quan đến Facebook Đàm Vĩnh Hưng có hành vi kích động vụ cha đánh con. Thanh Phương |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất trong ngày - Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét