“Đấu tranh đòi dân chủ: Người Hồng Kông lại rầm rộ xuống đường” plus 6 more |
- Đấu tranh đòi dân chủ: Người Hồng Kông lại rầm rộ xuống đường
- Tù chính trị Đào Quang Thực chết trong tù nhưng gia đình không được nhận xác
- Sau khi 9 người dùng chuyên cơ bà Kim Ngân "mất tích", lại thêm 164 học viên Việt Nam "mất tích ở Hàn Quốc"
- Mọi cái tột cùng đều xấu xí !
- Hết “dê, gà đi lạc” nay lại đến nhà nghĩa tình xây nhầm chỗ?
- Tất Thành Cang vẫn ngồi ghế đại biểu của dân, quá coi thường dư luận?
- Quảng Ngãi: Con quan chức du học bằng ngân sách “xé” cam kết về tỉnh làm việc?
Đấu tranh đòi dân chủ: Người Hồng Kông lại rầm rộ xuống đường Posted: 10 Dec 2019 01:09 PM PST 08-12-2019 Hai tuần sau cuộc bầu cử địa phương mà phần thắng nghiêng về phe ủng hộ Dân chủ, Chủ Nhật, ngày 08/12/2019, đông đảo người dân Hồng Kông lại xuống đường, đánh dấu đúng 6 tháng ngày nổ ra phong trào phản kháng, đòi dân chủ. « Đấu tranh vì tự do » là biểu ngữ của đoàn người biểu tình, quy tụ hàng nghìn người tham gia, đủ mọi lứa tuổi. Đây cũng là lần đầu tiên, kể từ ngày 18/08, chính quyền đặc khu cho phép tổ chức một cuộc tập hợp đông đảo như thế theo lời kêu gọi của Mặt trận dân sự vì nhân quyền, nguồn gốc của những cuộc biểu tình ôn hòa đầu tiên, tập hợp hàng trăm nghìn người hồi tháng 6/2019. Người biểu tình còn hô vang khẩu hiệu « 5 đòi hỏi, không hơn không kém», trong đó có yêu cầu tổ chức bầu chọn lãnh đạo Hồng Kông theo phổ thông đầu phiếu. Nhưng cho dù « tuần hành có ôn hòa, bầu cử có văn minh, chính phủ cũng không lắng nghe », một người dân than thở với AFP. Còn theo đánh giá của Reuters, quy mô của cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật này cho thấy làn sóng phản đối vẫn còn sống động tại vùng đất cựu thuộc địa Anh Quốc. Đông đảo người dân e sợ nhìn thấy một ngày Trung Quốc siết chặt ảnh hưởng và tước đoạt các quyền tự do được quy chế đặc biệt bảo đảm. http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191208-phong-tr%C3%A0o-%C4%91%E1%BA%A5u-tranh-%C4%91%C3%B2i-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-l%E1%BA%A1i-r%E1%BA%A7m-r%E1%BB%99-xu%E1%BB%91ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng?fbclid=IwAR089deWIh3ovMsbghXJ4R-PtZyvJH1jXt0Qm_k6Lkmlrl67qkeSv8CyFyw&ref=fb_i | ||||||||||
Tù chính trị Đào Quang Thực chết trong tù nhưng gia đình không được nhận xác Posted: 10 Dec 2019 01:08 PM PST RFA 2019-12-10
Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực, người đang phải thụ án 13 năm tù giam vì bị cáo buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" vừa qua đời tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 10 tháng 12 năm 2019. Ông Đào Duy Tùng, con trai thầy giáo tiểu học Đào Quang Thực trưa 10 tháng 12 xác nhận tin vừa nêu với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau: "Như điều trị trong viện bác sĩ kết luận là xuất huyết não và viêm phổi. Gia đình không được mang về mà mai táng trong trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An, 3 năm sau thì mới được (mang hài cốt về - PV).Mong muốn của em là đưa bố về quê để an táng và không muốn khám nghiệm tử thi nhưng các lực lượng họ cưỡng chế bắt buộc cho khám nghiệm tử thi." Theo ông Tùng, ông Đào Quang Thực khi đang thụ án trong Trại giam số 6 - Thanh Chương, Nghệ An, có dấu hiệu bị đau nên cán bộ quản giáo đã chuyển ông vào bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An hôm 3 tháng 12. Tuy nhiên, một ngày sau gia đình mới nhận được tin báo và vào viện chăm sóc cho ông Thực. Chỉ chưa đầy một tuần lễ thì ông qua đời. Người thân khẳng định nạn nhân chưa bao giờ có tiền sử bệnh này khi ở nhà, tuy nhiên hồi tháng 4 năm 2018 khi đang trong thời hạn bị tạm giam điều tra tại Công an tỉnh Hòa Bình thì phát bệnh và phải cấp cứu một lần. Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại cho bệnh viện để hỏi về nguyên do người tù chính trị này qua đời, tuy nhiên người trực điện thoại từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại và yêu cầu đến tận khoa nơi bệnh nhân qua đời để hỏi. Phóng viên Đài Á Châu Tự Do cũng gọi điện cho Trại giam số 6 nhưng không liên lạc được. Thầy giáo Đào Quang Thực sinh năm 1960, từng giảng dạy tại trường tiểu học Triệu Phúc Lịch, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trong hơn 30 năm trước khi về hưu. Ông bị cơ quan an ninh điều tra bắt giữ vào tháng 10 năm 2017 vì bị cho là ông dùng 2 tài khoản Facebook "thường xuyên đăng tải nhiều bài viết, bài chia sẻ, bình luận có nội dung chống Nhà nước." Ông bị Tòa án tỉnh Hòa Bình tuyên 14 năm tù vào phiên sơ thẩm và giảm còn 13 năm tù ở phiên phúc thẩm ngày 17 tháng 1 năm 2019. | ||||||||||
Posted: 10 Dec 2019 01:07 PM PST
Chính phủ Hàn Quốc đang điều tra vụ "mất tích" của 164 học viên Việt Nam theo học khóa tiếng Hàn tại Trung tâm tiếng Hàn Đại học Incheon. Đại học này cho hay 164 người đã biến mất, trong tổng số 1.900 học sinh Việt Nam đang học tại Trung tâm tiếng Hàn của trường. Trường vừa báo cáo cho cảnh sát Hàn Quốc hôm 10/12, sau khi những người này không đến lớp đã 15 ngày qua. Họ theo học một chương tình tiếng Hàn kéo dài một năm, và chương trình mới khai giảng 4 tháng trước. Trước đây tại Hàn Quốc đã xảy ra các trường hợp trốn ở lại theo dạng đi học rồi mất tích. Bộ tư pháp và Bộ giáo dục Hàn Quốc đã đưa nhóm thanh tra tới trường đại học Incheon để tìm hiểu vụ việc. Hồi tháng Chín, truyền thông Hàn Quốc tường thuật về việc 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc khi đi cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Vụ bỏ trốn hy hữu xảy ra khi bà Kim Ngân dẫn đoàn thăm Hàn Quốc từ 4 đến 7/12/2018. Thị trường nhập khẩu lao động Việc lao động xuất khẩu Việt Nam trốn ở lại Hàn Quốc đã là một vấn đề khá lớn. Hồi năm ngoái, Hàn Quốc thông báo với Việt Nam về đề nghị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. Theo thông báo này, Việt Nam có 107 quận/huyện của 12 tỉnh có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước lớn hơn 30%. Khi đó, Hàn Quốc yêu cầu tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2018 đối với 49 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên. Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh là 3 địa phương dẫn đầu về số quận, huyện bị cấm, trong đó cao nhất là tỉnh Nghệ An với 10 huyện/thành thị. Hàn Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lao động lớn thứ hai của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lao động lớn thứ hai sang Hàn Quốc. Hiện nay, Việt Nam có hơn 48.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Hàn Quốc, gặp Tổng thống Moon Jae-in vào cuối tháng 11. Trong nội dung trao đổi, hai bên đề cập việc thúc đẩy gia hạn biên bản ghi nhớ về tiếp nhận lao động (3/2020 hết hạn). Ước tính có khoảng 200.000 người Việt đang sống ở Hàn Quốc. | ||||||||||
Posted: 10 Dec 2019 01:06 PM PST Trần Trường Sa
Con người ta thường hay mơ đến cái "tột cùng". Nhưng cái tột cùng thường không bao giờ có, hoặc nếu (tưởng như là) có thì chắc chắn kẻ sở hữu và xây dựng nên nó sẽ hoàn toàn vỡ mộng vì nó vô cùng xấu xí mà ngay người tạo nên nó cũng không thể nào tưởng tượng ra được! Ví như một nhà kinh doanh với mục đích cuối cùng là có nhiều tiền nhất thế gian; khi đạt được mục đích đó, cái tột cùng vẫn không tới, chỉ lơi lỏng một tí là kẻ khác qua mặt ngay. Nếu quyết duy trì hiện trạng đó bằng mọi giá thì chắc chắn sẽ hiện ra một khuôn mặt vô cùng xấu xí trong kinh doanh. Tôi nghe rằng "Chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa xã hội". Nay chúng ta hảy thử xem xét cái đẹp đẽ, cái xấu xí trong các giai đoạn phát triển của CNXH như thế nào! Về lý thuyết thì cái đối lập với chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa tư bản. Tinh thần cá nhân và tinh thần xã hội vốn tồn tại cùng nhau từ ngàn xưa. Đó là sự dung hợp giữa hai mặt đối lập. Một bên thể hiện vai trò và sở hữu thành quả lao động, hoặt động kinh doanh của cá nhân; còn bên kia là chia xẻ một phần cho cộng đồng. Không một xã hội nào có thể tồn tại bền vững mà không có sự dung hợp đó. Như vậy ta có thể hình dung hai chuổi phát triển tư tưởng khác nhau như sau :
Hai luồng tư tưởng cùng tồn tại một cách tự nhiên trong cùng một xã hội mà không có sự xung đột nào. Hai tinh thần mâu thuẩn cùng tồn tại và cạnh tranh ảnh hưởng trong cùng một đất nước. Hai chủ nghĩa khác nhau không thể cùng tồn tại bền vững trong cùng một quốc gia. Hai lý tưởng khi hiện thực hóa lại có điểm tương đồng, đó là chuyên chế, nhưng không thể tồn tại bền vững một mình hay cùng nhau trên các vùng lảnh thổ có giao lưu. Mọi cái tột cùng đều xấu xí ! Những người theo chủ nghĩa Mac-Lenin trước đây thường gọi các nhà nước theo chủ nghĩa này là các nhà nước cộng sản, còn các nhà nước có nền kinh tế phát triển khác là các nhà nước tư bản. Sự sắp xếp này không đúng với thực tế. Thực ra, chỉ có nhà nước chuyên chế và nhà nước dân chủ. Ví như nước ta hiện nay mà bảo là được điều hành bởi một nhà nước cộng sản là không đúng. Cái tên "cộng sản" của đảng cộng sản Việt Nam không đủ để xác định nó là một "đảng cộng sản". Đây chỉ là một đảng chuyên chế mang tên "cộng sản". Họ đang điều hành xã hội, xây dựng một nền kinh tế tư bản ở thời kỳ man rợ. Vì thế, tinh thần xã hội rất thấp. Hầu hết những người lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay đều bị đảng và nhà nước cho là "âm mưu thay đổi chế độ". Nhưng thực ra, phần lớn trong số họ muốn giãm thiểu tính man rợ của nền kinh tế do các nhóm lợi ích (chắc chắn ở trong đảng) mang lại mà thôi. Giả sử rằng tính man rợ của nền kinh tế không giãm bớt mà còn tăng lên, tính chuyên chế của nhà nước thắt chặt hơn, nền kinh tế phát triển mạnh lên thì nước ta sẽ được điều hành bởi một nhà nước phát xít chứ không phải là nhà nước theo lý tưởng cộng sản (Trung quốc hiện nay là một hình mẫu). Thế thì mô hình nhà nước theo lý tưởng cộng sản là nhà nước nào ? Từ khi hình thành khối XHCN đến khi khối này tan rả, chỉ có Khmer đỏ đã đưa Campuchia đi theo lý tưởng cộng sản thực sự. Các nhà nước Bắc Triều tiên hay Cu ba có lúc có mức độ chuyên chế cao nhưng việc xóa bỏ quyền tư hữu chưa đủ để có thể hình thành xã hội cộng sản. Liên xô, Trung quốc hay Việt Nam tuy có những đợt tiêu diệt tư sản dữ dội nhưng thực tế cho thấy đó chỉ là khởi đầu cho các hình thức tư hữu mới với thành phần mới nắm giử mà thôi (có lúc dân chúng gọi đó là tư sản đỏ). Thực tế cho thấy Campuchia thời Ponpot (1975-1979) không tồn tại lâu, không nước nào ủng hộ (ngoài Trung Quốc nhằm chống phá Việt Nam) và bị chính nước XHCN anh em là Việt Nam tiêu diệt! Một hình ảnh cực kỳ xấu xí của lý tưởng cộng sản lộ diện ở Campuchia trong thời kỳ này không khác gì hình ảnh những trại tập trung thời Đức quốc xã phơi bày cái xấu xí của lý tưởng phát xít! Có thể có một nước XHCN dân chủ hay không? Câu trả lời là không thể ! Có nhiều người cho rằng các nước Bắc Âu là các nước XHCN dân chủ. Đó là một sự gán ghép hàm hồ. Bởi vì ở đó hình thức sở hửu các doanh nghiệp đa phần thuộc về tư nhân, được nhà nước bảo vệ và khuyến khích. Tại sao lại có sự ngộ nhận này? Vì ở đó tinh thần xã hội rất được đề cao và được cụ thể hóa trong chính sách nhà nước như : mọi người được chửa bệnh không mất tiền, trẻ em được đi học (thậm chí nuôi ăn) đến lúc trưởng thành…. và còn rất nhiều điều kỳ diệu khác. Chỉ có thể gọi đó là các nước dân chủ có tinh thần xã hội rất cao. Đi theo CNTB thì nhà nước có thể là nhà nước chuyên chế hay dân chủ. Nếu là nhà nước chuyên chế thì tột cùng của nó là nhà nước phát xít. Nếu là nhà nước dân chủ thì tinh thần xã hội luôn làm cho nước đó không đạt đến cái tột cùng của CNTB. Trên thực tế thì do quyền lực kinh tế nằm trong tay nhiều cá nhân nên các nước theo CNTB có nhà nước chuyên chế hoặc chậm phát triển (do bị nền chính trị chuyên chế kìm hãm) hoặc dần dần được dân chủ hóa. Nếu các tập đoàn tư bản bị nhà nước chuyên chế kiểm soát, định hướng, thao túng (chủ tập đoàn chỉ giữ vai trò điều hành, hưởng lợi nhuận) và có thể bị tiêu diệt bất cứ lúc nào nếu làm trái ý nhà nước thì nguy cơ đất nước đó đi theo lý tưởng phát xít là rất cao (đó là khả năng của Trung quốc hiện nay). Trong trường hợp này, một thảm họa toàn cầu là khó tránh khỏi! Tại sao một nước theo CNXH không thể có dân chủ ? Khác với CNTB có chủ sở hữu các doanh nghiệp là cá nhân hay tập thể nhiều cá nhân (theo cổ phần vốn). Các nước này cũng chấp nhận một số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhưng thường rất hạn chế và phải bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp khác về mặt pháp luật. Một số nước khác cho tư nhân đấu thầu các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước để khai thác. Như vậy, một nước theo CNTB chấp nhận đa thành phần kinh tế về lâu dài. Một nước theo CNXH thì không thế, chỉ chấp nhận việc hướng tới một thành phần kinh tế duy nhất, đó là doanh nghiệp nhà nước. Việc tồn tại doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể nhiều cá nhân (theo đầu người) mang tên hợp tác xã được xem là bước chuẩn bị tiến tới việc thiết lập doanh nghiệp nhà nước trong tương lai. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước trong các nước theo CNXH nếu gọi đúng theo bản chất thì đó là các "doanh nghiệp công". Các hoạt động kinh tế gia đình mang tính cá nhân không được khuyến khích và bị phân biệt đối xử. Nhà nước xem các hoạt động này là của những người chưa giác ngộ nên chưa tự nguyện đi theo nền kinh tế XHCN. Một nước theo CNXH không chấp nhận đa thành phần kinh tế, về lâu dài chỉ có một thành phần kinh tế duy nhất do nhà nước quản lý. Như vậy, nhà nước dân chủ chỉ tồn tại trong một nước theo CNXH khi toàn dân của nước đó tự nguyện từ bỏ quyền tư hữu trong sản xuất kinh doanh! Nhưng đó lại là điều không tưởng! Vì thế chỉ có nhà nước chuyên chế mới có thể bắt ép được người dân tuân thủ sự từ bỏ này. Trong thực tế, phần lớn các nước theo CNXH gặp sự phản kháng rất dữ dội cho việc này. Xương máu đã đổ cho cuộc thí nghiệm loại hình kinh tế XHCN không hề nhỏ. Hệ thống các nước theo XHCN sụp đổ không phải do sự phản kháng đó. Nó sụp đổ do người lao động ù lỳ trong doanh nghiệp công, động lực làm việc của cả người trực tiếp lao động và người quản lý đều rất thấp. Sản phẩm làm ra giảm đi nhanh chóng. Sự thiếu thốn làm nẩy sinh quá nhiều xung đột trong giới lãnh đạo với nhau, cũng như giữa giới lãnh đạo và nhân dân. Đó là căn nguyên của sự sụp đổ khi CNXH chưa chiếm lĩnh 100% nền kinh tế trong nước. Có người nhầm tưởng là CNXH không sụp đổ ở Trung quốc và Việt Nam do có "đổi mới". Thực ra ở hai nước này, CNXH đã sụp đổ khi nhà nước công nhận đa thành phần kinh tế. Chỉ có sự cầm quyền chuyên chế của hai đảng cộng sản là không sụp đổ mà thôi. Đảng CSTQ kiểm soát chặt chẻ các doanh nghiệp tư nhân hơn không phải theo hướng kìm hảm sự phát triển mà tiếp sức cho chúng phát triển mạnh trên cơ sở bóc lột môi trường và lao động … Nhưng bắt buộc các doanh nghiệp phải theo định hướng bành trướng do nhà nước đề ra. Điều này biến Trung quốc thành một nước theo CNTB theo định hướng của nhà nước và dần dần đi theo lý tưởng phát xít. Việt Nam thì không thế! Đảng CSVN không định hướng nổi các doanh nghiệp tư nhân. Do tư tưởng định hướng XHCN nên việc kiểm soát của nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân thường kìm hảm sự phát triển của chúng. Các doanh nghiệp nhà nước thì nạn tham nhũng tràn lan gây lổ lả triền miên, người dân đóng thuế phải giải quyết hậu quả. Do các quan chức trong đảng cũng muốn làm giàu, nên dần dần các doanh nghiệp tư nhân trở thành các sân sau của nhiều quan chức trong đảng. Việt Nam trở thành một nước theo CNTB lủng đoạn. Tôi gọi đó là CNTB man rợ! Các nhà tư bản mặc sức buôn vua, buôn chính sách. Kết quả là môi trường cũng bị tàn phá, người lao động cũng bị bóc lột nhưng chậm hơn và ít hơn Trung quốc. Dĩ nhiên nền kinh tế cũng chậm phát triển hơn. Đó là lý do tại sao ông Nguyễn Phú Trọng cứ trăn trở "không biết hết thế kỷ này đã thấy CNXH hay chưa?". Và bộ trưởng Nguyễn Quang Vinh thì đáp lại là "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có đâu mà tìm!". Nói tóm lại là CNXH đã sụp đổ ở Việt Nam từ cuối thế kỷ trước. Chúng ta mỗi lần nói đến CNXH đều cho rằng đó là ý tưởng xấu xa. Thực ra, nó xuất phát từ ý tưởng rất đẹp đẻ và nhân văn. Đó là "tư tưởng cộng đồng". Chỉ có trên đường hướng tới cái tột cùng của nó mới nảy sinh nhiều nét xấu xí mà thôi! Đến đây chúng ta cần phân biệt hai khái niệm "doanh nghiệp nhà nước" và "doanh nghiệp công". Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia, nhà nước quản lý. Nhà nước có thể cử người hoặc tập thể người lao động bầu ra ban lảnh đạo hoặc cho tư nhân đấu thầu điều hành hoạt động để làm ra hàng hóa, vận hành đúng quy luật thị trường. Nhà nước chỉ thu về lợi nhuận (hoặc bù lổ). Doanh nghiệp công là doanh nghiệp có tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia do nhà nước điều hành để phục vụ cho các kế hoạch của nhà nước đề ra, nhằm đáp ứng một số trong các nhu cầu về an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục, sinh hoạt, lương thực thực phẩm …. cho người dân. Vì thế các doanh nghiệp công thường không hạch toán lời lổ, họ nhận đầu vào từ ngân sách và trả lại đầu ra cho nhà nước phân phối. Phần lớn các nước đều có doanh nghiệp công trong lĩnh vực nghiên cứu, quốc phòng. Dễ hiểu nhất ta có thể thấy trường học, bệnh viện trước năm 1975 ở miền Bắc VN và rất nhiều trường trường học, bệnh viện ở miền Nam VN là doanh nghiệp công. Sau 1975 tất cả các trường học và bệnh viện trong nước là doanh nghiệp công. Cho đến sau 1985, tính chất các đơn vị này dần dần thay đổi. Hiện nay, có thể nói hầu hết các trường học và bệnh viện tại VN là doanh nghiệp nhà nước. Các đơn vị này đều có thu phí, hạch toán lời lổ (có phần hổ trợ của nhà nước). Cả hai lỉnh vực này đều đang cố gắng hướng tới tự chủ tài chính trong từng đơn vị. Chỉ còn các trường tiểu học công lập còn mang tính chất doanh nghiệp công. Các nước phương Tây chỉ công nhận một nước nào đó có nền kinh tế thị trường khi ở nước đó không còn doanh nghiệp công (ngoại trừ một vài lỉnh vực đặc biệt không có cạnh tranh toàn cầu) và nhà nước không trợ cấp, bù lổ cho các doanh nghiệp nhà nước. Tinh thần xã hội được thể hiện trong các nước theo TBCN như thế nào? Làm sao người dân có thể đi học, chửa bệnh … không mất tiền trong lúc không có doanh nghiệp công? Chúng ta thường nói một cách đơn giản là đi học, chửa bênh … miển phí. Thực ra có hai hình thức miển phí. Một là không thu phí ở các doanh nghiệp công (thể hiện xu hướng theo CNXH). Hai là có thu phí, nhưng phí đó do người khác hoặc nhà nước trả (thể hiện tinh thần xã hội). Ví dụ bạn nấu cơm từ thiện đến cấp phát cho bệnh nhân nghèo ở bệnh viện, đó là cách miển phí thứ nhất. Bạn liên kết với một số quán ăn (bình dân) ở cạnh một bệnh viện, rồi bạn đi cấp phát phiếu ăn miễn phí cho các bệnh nhân nghèo trong bệnh viện đó. Người bệnh nhận phiếu có thể ăn ở bất cứ quán ăn nào mà bạn có liên kết, vào bất cứ lúc nào (trong thời hiệu ghi trên phiếu), bạn sẽ trả tiền theo số lượng phiếu mà các quán ăn trả lại cho bạn, đó là cách miển phí thứ hai. Tương tự trong giáo dục, nhà nước hoặc một số tổ chức cá nhân cấp học bổng cho toàn bộ hoặc một phần trong số các học sinh đang theo học ở trường. Trong y tế, nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế cho toàn dân hoặc một bộ phận dân chúng. Có nước, cuối năm kiểm soát ngân sách, thấy dư nhiều, nhà nước còn chia cho người dân để chi tiêu. Nhờ vậy, các nước theo TBCN, tinh thần xã hội vẫn có thể đưa lên rất cao ngay cả khi hầu hết các doanh nghiệp, bệnh viện, trường học… đều thuộc quyền sở hữu tư nhân. Hiện nay, nhiều nguồn dư luận cho rằng chủ trương của một số ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ muốn đưa nền kinh tế Hoa Kỳ đi theo CNXH. Suy nghĩ như vậy là không đúng. Các ƯCV này muốn đưa tinh thần xã hội ở Mỹ lên rất cao mà thôi. Ví dụ như họ muốn cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho nhiều thành phần dân chúng hơn, thậm chí cho toàn dân và còn rất nhiều chính sách xã hội khác tương tự. Donald Trump không muốn thế, ông ta cho rằng như thế sẽ làm giãm động lực phấn đấu của người dân, sẽ làm nền kinh tế Mỹ suy trầm. Vì vậy ông ta cực lực lên án CNXH làm cho một số người hiểu nhầm như trên. Thực ra theo hướng nào cũng có lý cả, chỉ có điều mỗi hướng đi thích hợp cho từng thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau mà thôi! Venezuela thì khác, Hugo Chavez muốn đưa đất nước mình theo chủ nghĩa Bolivar (một mơ tưởng về loại hình CNXH dân chủ). Ông ta đắc cử tổng thống và nắm giữ nhà nước trên tinh thần dân chủ do đa số người dân ủng hộ ông ta. Người dân mơ ước có nhà ở mà không phải mua vì nhà nước sẻ xây nhà ở cho toàn dân …. Nhưng như đã nói ở trên, rỏ ràng là đất nước Venezuela nhanh chóng suy kiệt do người dân không còn động lực làm việc. Tài sản tư bàn trong nước cũng như tư bản nước ngoài, bị quốc hữu hóa, nhanh chóng tiêu tan mà sản xuất thì giật lùi. Đến đời Nicolas Maduro thì phải dùng đến chiêu trò "dân chủ gian lận" để thắng cử. Một nhà nước chuyên chế đủ mạnh không thể hình thành được do phe đối lập chiếm đa số trong quốc hội. Người dân, mới được nhà nước cấp nhà, cũng phải bỏ nhà mà trốn sang nước khác do đời sống quá thiếu thốn. Trường hợp này cho thấy câu nói bất hủ "Muốn chiến thắng cộng sản thì hảy để cộng sản thắng" thật là có lý. Rất nhiều người dân, kể cả thành phần trí thức mơ về một thiên đường CNXH. Nếu không để cho họ xây dựng cái CNXH ấy thì ước mơ bao giờ cũng đẹp. Khi bắt tay vào xây dựng rồi, mọi cái xấu xí mới bộc lộ ra. Chỉ có một cơ chế dân chủ thực sự mới ngăn chận kịp thời trước khi xã hội đổ vỡ. Tóm lại, nước nào biết dừng lại ở giai đoạn hai tinh thần cá nhân và xã hội đấu tranh với nhau giành ảnh hưởng trong một xã hội dân chủ mà không tiêu diệt lẩn nhau thì nước đó mới phát triển bền vững. Cả hai tinh thần đó nếu phát triển thành chủ nghĩa độc tôn thì chắc chắn sự xấu xí sẽ bộc lộ. Và nếu cố vươn tới cái tột cùng thì chắc chắn mẫu số chung sẽ hiện ra, đó là nhà nước cực kỳ chuyên chế, thảm họa diệt chủng sẽ hiện ra sau cái bóng ma tột cùng ấy. % % % | ||||||||||
Hết “dê, gà đi lạc” nay lại đến nhà nghĩa tình xây nhầm chỗ? Posted: 10 Dec 2019 01:05 PM PST (Dân trí) - Hôm qua, BLOG Dân trí vừa có bài viết "Thôi, xin các vị đừng làm người nghèo thêm tổn thương" của nhà báo Mạnh Quân, thế rồi lập tức đập vào mắt tôi và các bạn cũng ngay trong ngày 9/12 là tin nóng ở Tây Ninh: Phó Chủ tịch HĐND huyện đi xe hơi vẫn nhận nhà nghĩa tình "khủng"! Tôi phải dụi mắt tới mấy lần để nhìn cho rõ cụm từ "nhà nghĩa tình" xem mình có đang đọc nhầm tít báo khi mới online hay không. Không phải, thật 100%. Hoá ra đây là "nhà nghĩa tình cựu chiến binh", với mục đích là "để hỗ trợ cho các cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn". Ấy vậy mà, theo như phản ánh của một người dân tới báo Dân trí thì ông Lê Văn Tuấn (ngụ tại xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), người được Hội cựu chiến binh Việt Nam và các mạnh thường quân trao tặng căn nhà nghĩa tình giá trị 250 triệu đồng diện tích 80m2 kèm sổ tiết kiệm trị giá 30 triệu đồng vào ngày 6/9/2019 vừa rồi là… Phó Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành. Chẳng có nhẽ Phó Chủ tịch HĐND huyện mà cũng có hoàn cảnh khó khăn? Không biết định nghĩa của các bạn về "khó khăn" như thế nào, chứ nếu đúng như phản ánh của người dân, "ông Tuấn có 2 xe hơi, một chiếc ông Tuấn đi và một chiếc để con cái đi làm", "ông còn có 2 người con làm sĩ quan công an cấp tá, 1 người con làm cán bộ địa chính xã, 1 người con là nhân viên của xã, đều có hoàn cảnh kinh tế khá giả" mà vẫn được đưa vào danh sách này thì quả đáng mừng quá! Theo chuẩn đó thì mức sống chung của người dân nước ta hẳn đã phải lên một tầm cao muôn trượng so với nay. Chuyện mới nghe đã thấy rõ nực cười, như một trò đùa vậy! Song theo xác nhận của phóng viên Xuân Hinh - Trung Phương của Dân trí về ông Lê Công Viễn - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh thì đây lại là thông tin "đúng sự thật". Không những thừa nhận gia đình ông Tuấn "không phải khó khăn" trong khi trên địa bàn xã còn rất nhiều cựu chiến binh khó khăn, ông Viễn cho biết thêm: "Lúc đầu là nhà tình nghĩa nhưng xét thấy năm 2002, ông Tuấn đã được cấp đất và xây nhà tình nghĩa nên đổi tên thành "nhà nghĩa tình cựu chiến binh" vì không được nhận nhà tình nghĩa 2 lần". Đến đây thì tôi cũng đến… chịu các vị! Khôi hài hơn là cách lý giải của vị Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Thanh Điền cho sự việc này, đó là "do đề xuất từ Chủ tịch Hội cựu chiến binh cũ để lại nên ký chấp thuận" trong khi tiêu chí để xét cấp nhà nghĩa tình thì bởi "đây là đề xuất từ thời chủ tịch trước nên không rõ". Ông này lại còn bình luận thêm: "Bình thường, nếu các cựu chiến binh được hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cũng chỉ vài chục triệu và rất khó để nhận chứ chưa bao giờ nhận được hỗ trợ hơn 200 triệu như vậy". Ôi, ông Viễn ơi là ông Viễn, tôi thực không hiểu là ông làm Chủ tịch chẳng lẽ công việc chỉ mỗi ký và cứ có đề xuất là ký bất chấp phải trái, đúng sai hay sao? Làm Chủ tịch Hội cựu chiến binh như thế thì… ai chả làm được! Phóng viên tiếp cận đến Hội cựu chiến binh của huyện thì ông Chủ tịch Thái Văn Thông cũng khẳng định là đã làm đúng theo quy định pháp luật trên cơ sở… đã cùng về địa phương khảo sát. Theo đó, căn nhà tình nghĩa cũ cấp từ 2004 đã xuống cấp, "khi khảo sát, đoàn thấy nhà mái tôn lủng nát, tường gãy nứt nên được xem xét xây nhà mới". Tôi không rõ hình ảnh căn nhà cũ của ông Tuấn có như mô tả của ông Thông hay không, nhưng kể đến đây thì đúng thật lạ lùng: Có con cái thành đạt, lại làm Phó Chủ tịch HĐND, có cả 2 xe ô tô mà vẫn phải sống nhờ vào nhà tình nghĩa. Nghĩa tình đầu chẳng biết, nay chỉ thấy nỗi bức xúc, phẫn nộ của các cựu chiến binh và người dân. Từng nghe chuyện dê, gà người nghèo "lạc" vào nhà cán bộ, nay đến chuyện xây nhà "nghĩa tình" nhầm chỗ… Họ nghĩa tình với ai, chứ chắc không phải với dân, với đồng đội cũ! Bích Diệp | ||||||||||
Tất Thành Cang vẫn ngồi ghế đại biểu của dân, quá coi thường dư luận? Posted: 10 Dec 2019 01:04 PM PST
Bị trung ương kỷ luật, nhưng đến nay ông Tất Thành Cang vẫn còn tại vị trên cái ghế đại biểu HĐND. Đây là chất vấn của cử tri và cũng là thắc mắc của dư luận trong cả nước. Xung quanh vụ việc này nhiều người đặt câu hỏi, liệu việc để ông Tất Thành Cang ngồi trên ghế đại biểu của dân là có sự bao che hay quá coi thường dư luận và nhân dân cả nước? Mới đây nhiều người đồn đoán vợ ông Tất Thành Cang đột nhiên xin từ chức và thôi việc là do liên quan đến sai phạm của ông. Những sai phạm ấy là gì mà khiến phu nhân ông phải hạ cánh khi chưa đủ tuổi hưu như thế?
Khi còn giữ chức Giám đốc Sở GTVT, ông Cang ký tắt hợp đồng BT đóng dấu "mật" với Công ty Đại Quang Minh làm 4 tuyến đường dài gần 12 km ở Thủ Thiêm với vốn đầu tư lên đến 12.200 tỷ đồng. Việc ông Tất Thành Cang đại diện cho TP HCM ký kết với Đại Quang Minh làm dự án bị cho là không đúng thẩm quyền. Bởi theo Nghị định 108/2009 quy định về đầu tư theo hình thức BT, thành phố chỉ được phê duyệt các dự án có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng. Không chỉ Đại Quang Minh ông Cang còn đồng ý cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng hơn 320.000 m2 đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về ngân sách hơn 419 tỷ đồng. Chỉ riêng trong phi vụ này ông Tất Thành Cang làm thiệt hại cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Với sai phạm ấy, nhưng ông vẫn được cân nhắc lên Phó bí thư Thành ủy. Tại đây ông Sadeco giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco từ 44% xuống 28,8%. Với đề án tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ sở hữu vốn của IPC tại Sadeco dẫn đến gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng (chỉ tính chênh lệch giá cổ phiếu); nếu tính đầy đủ giá trị gia tăng tài sản của Sadeco lúc thời điểm giá đất tăng cao, con số thiệt hại "sẽ rất lớn". Không những thế ông Tất Thành Cang còn là người có bút phê chấp thuận cho việc cổ phần hóa sai quy định tại công ty TNHH MTV pha't triển khu công nghiệp Sài Gòn (IPD) đơn vị thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng KCN Cát Lái. Khiến nhà nước mất quyền kiểm soát tại KCN này. Với những sai phạm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã ra quyê't định buộc thôi việc và cắt chức Phó Bí Thư Thành ủy TP.HCM. Nhưng đến nay ông Cang vẫn chưa bị xử lý, mà ông vẫn ngồi ghế đại biểu của dân. Để rồi tại buổi tiếp xúc trước thềm kỳ họp HĐND TP.HCM lần thứ 17 khóa IX diễn ra vào tối 4/12, cử tri Nguyễn Văn Phú, phường Đa Kao, thắc mắc: "Ông Tất Thành Cang đã bị Trung ương kỷ luật, hiện tại người dân không an tâm khi ông ấy vẫn là đại biểu HĐND, vẫn biểu quyê't các vấn đề quan trọng của người dân". Đây là tâm tư không chỉ riêng mình ông Phú mà đây còn là tâm nguyện của người dân TP nói riêng người dân cả nước nói chung. Thế nhưng trước những nghi ngại trên ông Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết: "Do đó, ông Cang vẫn còn là Đảng viên, còn là thành viên trong cấp ủy. Còn về tư cách đại biểu HĐND TP thì cử tri nêu như thế chúng tôi sẽ phản ánh lại". Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, ông Cang đã vi phạm pha'p luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nay bị cách chức vụ vẫn còn được ngồi ghế đại biểu, vẫn làm lãnh đạo một cơ quan nghiên cứu về lịch sử, họp hành và pha't biểu dõng dạc. Lẽ ra phải cho ông Cang vào lò, ông phải nhận hình phạt đích đáng gì làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ ngân sách, nhưng vì sao ông ấy vẫn ngồi ghế đại biểu của dân? Làm như vậy liệu có quá coi thường cử tri và dư luận? (Nguồn: Chính trị VN) | ||||||||||
Quảng Ngãi: Con quan chức du học bằng ngân sách “xé” cam kết về tỉnh làm việc? Posted: 10 Dec 2019 01:03 PM PST Thời gian gần đây, dư luận ở Quảng Ngãi xôn xao trước thông tin nhiều trường hợp là con lãnh đạo cấp, ngành của tỉnh đi du học bằng tiền ngân sách, tuy nhiên sau khi tốt nghiệp xong lại không về làm việc tại địa phương như cam kết lúc đầu. Sáng 8/12, cùng với việc xác nhận với PV Dân Việt thông tin trên là có thật, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này xác định có 4 trường hợp. Trong đó, 3 trường hợp là con của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ban, ngành cấp tỉnh; 1 trường hợp là con lãnh đạo TP.Quảng Ngãi.
Cũng theo đại diện Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, qua đối chiếu và kiểm tra 4 trường hợp được cử đi du học trên đều đủ tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp trở về, 3 trường hợp không về tỉnh làm việc như cam kết, 1 trường hợp về tỉnh làm việc nhưng được vài tháng rồi cũng bỏ đi. Theo đó, cấp thẩm quyền Quảng Ngãi yêu cầu 4 trường hợp trên phải hoàn trả lại cho ngân sách số tiền khoảng 9 tỷ đồng. Con trai cựu chủ tịch Đà Nẵng du học bằng ngân sách sai quy định
Sở Nội vụ TP Đà Nẵng vừa có báo cáo gửi chủ tịch UBND TP về việc kiểm tra đơn thư của công dân phản ánh chuyện ông Trần Văn Mẫn (công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, con trai cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh) đi học thạc sĩ nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước là không đúng quy định. Theo đó, Sở Nội vụ cho biết ông Mẫn tốt nghiệp đại học loại khá theo Đề án 32. Đến ngày 31-12-2010, mẹ ông Mẫn có đơn gửi Thường trực Ban Chỉ đạo đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để xin cho ông Mẫn tham gia chuyển tiếp bậc thạc sĩ. Ngày 7-1-2011, Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng có công văn thông báo ý kiến của Thường trực Ban Chỉ đạo đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố, 3 học viên học chuyển tiếp bậc thạc sĩ có cả ông Mẫn mà không có ý kiến của Thường trực Thành ủy. Sau đó, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có tờ trình cử học viên đi học thạc sĩ tại Úc, trong đó có ông Mẫn. Qua rà soát, Sở Nội vụ TP Đà Nẵng xác định việc cử ông Mẫn đi học thạc sĩ là chưa phù hợp. Cụ thể, về tiêu chuẩn, yêu cầu của đề án là học viên phải tốt nghiệp đại học từ loại giỏi trở lên nhưng ông Mẫn chỉ tốt nghiệp đại học loại khá. Về quy trình xét chọn, cơ quan thường trực quản lý đề án là Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không có văn bản trình Thường trực Ban Chỉ đạo về việc cử đi học đại học theo đề án, đồng thời không có ý kiến của Thường trực Thành ủy. Ngoài ra, theo Sở Nội vụ Đà Nẵng, đơn kiến nghị của công dân về trường hợp ông Mẫn có tên và chữ ký nhưng không có địa chỉ, số điện thoại. Vì vậy, căn cứ theo quy định của Thanh tra Chính phủ, đơn kiến nghị trên thuộc loại đơn không thụ lý giải quyết. Theo Danviet |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét