“Bà Tư “Kên Kên”” plus 7 more |
- Bà Tư “Kên Kên”
- TIN RẤT VUI: Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có dấu hiệu dần bình phục
- MỘT ĐẤT NƯỚC “THẦN THÁNH”!
- Bác nông dân chống tham nhũng tê tái nhìn 2 sào ớt bị bẻ la liệt
- Tin đáng lo, biển Việt Nam vắng bóng hải sâm, bào ngư, tôm hùm
- Vụ AVG: ‘Anh Ba’ vẫn cao chạy xa bay?
- Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Posted: 21 Dec 2019 01:02 PM PST Truyện ký (ký Văn học) Thiện Tùng (Đào văn Tùng) Chúng tôi rời thị trấn Tháp Mười (Mỹ An cũ) trên chiếc đò máy chạy ngược dòng nước lũ về hướng Bắc, hết kinh Tư Bích đến kinh Phước Xuyên với chiều dài chung khoảng 60km xuyên qua trung tâm Đồng Tháp Mười để đến Xã Tân Thành, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp (giáp biên giới Campuchia) tìm hài cốt đồng đội.
Lũ về, nước chảy siết, chiếc đò đôi lúc gầm gừ cố sức ngược nước, hết buổi sáng mới đến được xã Tân Thành. Sau bước hỏi thăm, chúng tôi tìm đến nhà Má Hai – "Mẹ Chiến sĩ"[1], người mà chúng tôi gởi nhờ chôn 5 xác đồng đội vào mùa nước lũ năm 1966. Ba người cùng đi ở dưới đò, Thiện lên bờ. Khi đến cửa thấy má Hai đang ngoái trầu.Thiện gọi: "má Hai!". Bà che tay nhìn và hỏi: - Mầy là thằng nào? - Con là thằng Thiện ở nhà in Lý Tự Trọng bà quên rồi sao?! - Đông con quá nhớ không xiếc, ngồi đi, mầy đến thăm tao hay có chuyện chi? - Trước thăm, sau hỏi về 5 cái xác tụi con gởi má chôn hồi năm 1966. - Nhớ rồi, về việc 5 cái xác ấy phải hỏi con Tư em tao mới rõ. - Hay là má chỉ nhà trưởng Ban Thương binh Xã hội xã để con đến đó hỏi xem sao? Nhìn lên lịch, Má Hai nói: thành lệ rồi, hễ chiều thứ Bảy tụi nó gom nhau chỗ Ủy ban nhậu dây dưa tới khuya. Thôi thì đi với má đến chỗ Ủy ban xem sao. Vừa đến cửa, giọng nhè nhụa từ trong vang ra mấy câu lục bát: Một yêu, uống mãi không thôi, Hai yêu, anh có dĩa mồi thật ngon, Ba yêu, anh thích bia lon, Bốn yêu, rượu đế để còn trận sau. Má Hai cũng không vừa, vội bước vào cửa, vã lại cũng bằng 4 câu lục bát của Tửu Châm là phải: Mồm ăn, mồm nói, mồm cười, Mồm hay nóc rượu cho người ta "yêu", Rượu vào mồm lại nói điêu, Để cho cửa nát, nhà xiêu vì mồm. Sau đồng thanh gọi "Má Hai!" vang trời và tiếng vỗ tay lẹt đẹt, Má Hai trách thương thay cho lời đáp: - Tụi bây vậy không!… - Bà thông cảm, ở xứ khỉ ho cò gáy nầy, rảnh không nhậu biết làm gì?! Ai đứng ngoài đó vậy? - Thằng Thiện con tao, nó đi lấy cốt đồng đội. Thằng Bá có đây…, ờ nó kìa. - Làm như tụi nầy không biết bà có mấy người con! – thuộc như lòng bàn tay. - Bộ bây quên tao là "Mẹ Chiến sĩ" sao? - Vậy tụi nầy cũng là con của bà? - Chớ sao, nhưng khác dòng – nó là dòng trước, tụi bây là dòng sau, lấy 30/4/1975 làm ranh. - Trước sau gì cũng con của bà. Nói xa hơn, chúng ta đều là con cháu vua Hùng, từ bà Âu Cơ sinh ra đúng không? - Đúng nhưng con nói bắt hoàng rồi đó. Nói giỡn cho vui vậy được rồi. Nè Bá, tao và thằng Thiện về bên nhà cho nó tắm rửa, nghỉ ngơi. Lát nữa con sang nhà má cho thằng Thiện hỏi về liệt sĩ, ở đây lùm xùm như vầy hỏi han gì được?! * Thấy 3 người cùng đi nằm dưới ghe ngủ ngon lành, Thiện cùng má Hai vào nhà và hỏi chỗ tắm. Tắm xong, đang chải tóc phía sau, Thiện nghe má Hai hỏi: "Mầy đi đâu từ hướng dưới đó lên?". Tiếng đáp lại: "Con vọt xuống Bà Tư Kên Kên, bả đi chợ chiều tối mới về, trong vụ nầy, không có bả con chịu thôi!". Má Hai nhai trầu nằm trên võng. Tôi gật đầu chào Bá rồi cùng ngồi uống trà với anh ở bàn dài đặt trước tủ thờ. Nhìn Bá tôi hỏi: Bà Tư Kên Kên là ai vậy anh Bá? Má Hai xổm dậy thay Bá nói ngay: Nó là con Tư em tao, bị thương cái chân đi khập khểnh ấy. Hồi đó tụi bây gọi dì Tư Què đó quên rồi sao?! Ra là bả! – Thiện nói: Sao gọi bà ấy là Bà Tư Kên Kên, gọi thế không sợ bả buồn sao? Số là vầy – Má Hai kể: Suốt thời gian dài trong chiến tranh, hễ nghe ai chết bỏ xác ở đâu nó cũng mò đến tìm và đem xác về chôn trong vuông đất của nó, riết rồi ở đó thành cái nghĩa trang luôn. Có lúc ngày đến tối nó hết đi tìm xác đem về đến lo chăm sóc mả mồ. Bà con ở đây đặt chết danh nó là "Bà Tư Kên Kên"- ở vùng nầy có 3-4 người thứ tư, gọi vậy cho phân biệt. Gọi như thế là khen chớ đâu phải chê mà giận? Biết đâu nó còn tự hào về cái tên ấy. Suy cho cùng, gắn cho nó cái tên đó khác nào gắn huân chương cho nó. Thấy chúng tôi cười, má Hai rời võng, đến ngồi cạnh Bá kể tiếp: Tao tong teo thế nầy, có cố cũng chẳng làm được là bao. Chí tình mà nói, tao nổi tiếng và được Cách mạng phong "Mẹ Chiến sĩ" một phần là nhờ con Tư – tao lãnh việc, nó làm, tao báo cáo. Lẽ ra phải truy thưởng công lao cho nó. Tao là chị, hổng lẽ đề nghị khen thưởng cho em mình coi sao được. Nhớ có lần xã bảo Dì ấy viết bản báo công để gởi về trên xét khen thưởng gì đó, nó lắc đầu cười rồi bỏ xuội luôn. Thật ra, chữ nó không đầy lá mít mà viết cái nỗi gì, đọc còn phải đánh vần, những chữ khó nó lẹo lưỡi, trạo trực như người mắc bịnh "cà hước". Sổ nó ghi chỉ có nó đọc mà còn khi thăng khi giáng! Má hai ngưng kể, quệt vôi têm rầu, miệng mấp máy như phụ lực cái tay để sớm có trầu đưa vào miệng. Để lấp chỗ trống, anh Bá tiếp lời má Hai nhận xét về bà Tư: Bả ít chữ nhưng nhanh nhạy, khôn khéo, gan lì,… dễ nễ. Thời ấy, làng lính ở đây cũng hung dữ lắm, nhưng hễ "họ mềm thì bả cứng, họ cứng thì bả mềm", cách sống của bà "gặp sãi mặc áo cà sa, gặp ma mặc áo giấy", xử lý công việc theo kiểu "lấy bất biến ứng vạn biến". Anh "chấp chánh" Xã hội Thương binh ở đây được bao lâu rồi? – Thiện hỏi Bá. Mới sau nầy, chủ yếu làm Xã hội chớ vấn đề Thương binh thì phải trông cậy vào bà Tư và má Hai đây thôi. Đẩy cục thuốc xỉa sang một bên, môi trên gò lên như một khối u, má Hai kể: Tháng 8/1971, nước lũ vừa tràn đồng, trực thăng đổ quân giải vây cho bót Tân Thành. Hai bên đụng độ suốt cả tiếng đồng hồ. Giữa trưa, bộ đội rút theo bờ kinh ngang đây, nói: "Có 9 bộ đội tử thương trên đồng nước, cách bót chừng 500 thước về hướng Nam, nhờ địa phương lấy xác". Tao rối quá, hỏi con Tư xem nó tính sao. Nó bậm môi, ghì mặt, bước tới bước lui. Đột nhiên nó vỗ vai tao, nói dứt khoát, với vẻ tự tin: "Được rồi, quân tiếp viện đã rút, lính sở tại chắc đã rút vào bót cố thủ không dám bung ra đâu. Chị vận động chừng 10 người ở nhà chờ, em len lỏi ra đó xem cụ thể về hãy tính". Nói đến đó nó vụt đi. Tao cũng tạm yên lòng. Tao và bà con ở nhà chờ hết giờ nầy đến giờ khác, mãi đến sẫm tối nó mới về, mình mẫy ướt loi ngoi, tóc tai rối bù, vừa đánh cạp vừa nói: "Nhờ cỏ cao và trên đồng có nước, sợ bót thấy, tôi bò thấp dưới cỏ tìm, khi gặp vừa trườn vừa kéo gom lại gần mé kinh, tổng cộng được 6 xác, trong số có một xác mặc quân phục rằn ri". Nói đến đó, nó vào trong thay đồ rồi ra ăn cơm. Mọi người lóng nhóng quanh con Tư như muốn chia sẻ nhọc nhằn với nó. Vừa ăn nó vừa nói như lịnh: "Việc đem những cái xác ấy về để tôi lo. Hãy tìm ngay cho tôi những sợi dây thật chắc, có chiều dài chung khoảng 20 thước để tôi cột những cái xác ấy bè về. Tất cả anh chị em có mặt ở đây làm 2 việc: gom góp nylon đủ gói 5 xác; đến đám mả cạnh nhà tôi đào sẵn 5 cái huyệt rồi ở đó chờ tôi". Tao hỏi sao không lấy xuồng chở cho tiện, cho mau, nó nói ngay: "Xác nặng rinh để lên xuồng không phải dễ, không khéo khua lụp cụp chết với lính bót. Cột dây theo kiểu trói hai tay, cột nối dài, đưa xuống kinh kéo xuôi theo nước là tiện nhứt"? Vậy là gần nửa đêm nó đem về 5 xác, xúm nhau kéo lên gói và chôn xong trong đêm. Để đi tìm 4 xác còn lại, sáng hôm sau, theo con Tư kể lại: Tôi dùng xuồng đến chở cái xác mặc quân phục rằn ri ra cửa bót gọi to "Mấy ông ra nhận xác người của mấy ông còn sót lại ni… è!". Lính bót bán tín bán nghi nói vói ra: "Dừng lại đi… ó!, chờ chúng tôi ra, không được vào gần!". Viên trưởng đồn và 2 cận vệ lăm lăm súng trên tay ra xem qua rồi nói: - Sao bà biết xác nầy là của phía chúng tôi? - Mấy ổng Giải phóng đâu có mặc đồ rằn ri? - Thôi tiện thể bà đem về chôn đi. - Không được đâu! Tôi còn đi chở mấy cái xác của mấy ông Giải phóng nữa, đang nằm trên nước kia kìa. Để đó nó sình lên, rữa ra trôi theo nước, bịnh dịch cũng không chừa mấy ông đâu?! - Thì sẵn bà chôn luôn để tích đức? - Nếu vậy, mấy ông cho người phụ chở xuống gò dưới kia chôn chớ mình tôi làm sao siết? - Không đư… ược! Bộ bà tính dụ tụi tôi đến đó cho Việt Cộng giết hả?! - Hay là mấy ông đem vô nền bót chôn để cho sống chết bên nhau? - Lại càng không được. Nước ngập còn có một lõm bà không thấy sao! Không lẽ đem chôn giữa bót?! Đó là chưa nói, chôn ở đây lính tôi sợ ma bỏ gác Việt Cộng vô lấy họng hết sao?! -Đúng là mấy ông nhát như Cheo, nghi như Tào Tháo? Thôi được, cho vài chục thước nylon gói xác chôn. -Chúng tôi làm gì có sẵn nylon. Một cái xác mà cần đến vài chục thước nylon lận sao, bộ bà bắt chúng tôi bao luôn cho mấy cái xác Việt Cộng sao? -Dốt ơi là dốt: nylon mỏng mà gói một hai lớp nó xì ra mang họa? Nếu không có nylon đưa 300 đồng tôi mua – 300 đồng lúc bấy giờ tương đương với 300 ngàn hiện nay. Viên trưởng đồn xây qua nói nhỏ với một cận vệ: "Mầy vào trong bảo bà đưa cho 200 đồng để cho mụ nầy lui đi khuất mắt!". Nhận 200 đồng, chống xuồng đi, Dì ta còn vói lại: "Các ông kẹo quá. Ờ mà nè, lát nữa tôi kêu thêm người ra chở mấy cái xác của mấy ông Giải phóng đi chôn đừng bắn ra nghe các cha nội". Viên trưởng đồn nói: "Làm gì ở ngoài xa thì làm, vô gần rào bắn bỏ đa… à!? Thấy tôi và Bá cười, má Hai vui lây rồi kể tiếp: Tụi bây biết không, mọi người đang buồn não ruột, nghe dì ấy kể chuyện đối thoại qua lại với viên trưởng đồn như vừa nói trên, ai cũng cười và bái phục. Thế rồi, ngay sau đó, con Tư với ba người nữa, mỗi người một xuồng, công khai tủa ra tìm. Chỉ hơn tiếng đồng hồ sau tìm được 4 xác còn lại. Khi đào huyệt chôn, một người nào đó nói: "Chôn 4 xác thôi, xác thằng Ngụy nầy quăng cho quạ tha diều xớt chôn làm gì cho mệt". Con Tư vọt miệng: "Bậy à, họ cũng là người, chết rồi cố chấp làm gì. Biết đâu họ bị bắt đi lính thì sao?! Họ cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh do những kẻ cầm đầu của cả 2 phía chủ xướng. Có điều, ta chôn xác người ấy riêng ra vì khác phe – chôn chung chúng quánh lộn với nhau nữa thêm khổ". Thấy Bá dựa lưng vào thành ghế mắt lim dim, má Hai vỗ nhẹ vào vai Bá nói: Mệt con qua võng nằm nghỉ chút đi. Chắc giờ nầy con Tư cũng về sắp tới rồi. Như gảy đúng chỗ ngứa, Bá đứng dậy vừa đi vừa nói: Hơi "ngấm đòn", anh Thiện nói chuyện với má Hai, tôi ngay lưng một chút. Như trực nhớ, má Hai hỏi: Thiện nè, còn cái thằng nhóc, hồi đó tụi bây chở nó với 5 cái xác đến đây bây giờ nó sống chết, đang ở đâu? Nó là thằng Phết – Thiện nói: Sau Giải phóng nó về Huyện Cai Lậy (Mỹ Tho). Không biết có sự buồn giận gì đó, nó bỏ về nhà, nghèo sát số. Gần đây nghe nói nó vào Đồng Tháp Mười khai khẩn đất hoang lập nghiệp. Hồi đó nó nhóc vậy chớ chiến địa lắm: Lúc ở nhà in Lý Tự trọng, nó là một trong những tay tả xông hữu đột. Má biết không, năm ấy sau khi tìm gom 5 cái xác, để nằm xếp hàng trên sàn nhà, anh em chia ra đi tìm chỗ khô về chở xác đi chôn, phân công một mình nó ở lại với 5 cái xác mới vớt từ dưới nước lên trắng chợt. Tội nghiệp mới 16 tuổi, đêm hôm mưa gió, giữa đồng nước mênh mông không một bóng người, một mình ngồi co ro bên 5 cái xác đã dị dạng, và giữ cho cái đèn hiệu không tắt để anh em theo ánh đèn trở lại đúng điểm. Mầy nói tao mới nhớ – má Hai kể: Hồi tụi bây giao, 5 cái xác đã chướng, có cái vỡ ra. Có lẽ do nằm dưới nước lâu nên tái mét, nở tèn lèn. Lúc ấy nước ngập lêu bêu, giặc còn ở xung quanh, đồn bót thừa cơ bung ra, bà con vùng nầy chạy tản cư gần hết. Tao và con Tư vì thương tụi bây, xót xa cho mấy đứa chết mới bậm môi nhận. Đã nhận nhưng lòng rối như tơ vò vì chưa nghĩ ra cách giải quyết. Lúc bây ra đi trời gần sáng, tao với con Tư ngồi lại bàn tính ngay, cuối cùng nhứt trí dùng nylon của con Tư mua cụ bị gói và cột chặt từng cái xác, để trên chiếc xuồng lớn đẩy giấu trong đám tràm sau nhà, tối hôm sau đem đi chôn ở nền trường học, nơi nước chưa ngập, đang bỏ hoang. Gói xác, giấu xong trời đã sáng, hai chị em bơi xuồng đến nền trường học. Ngỡ đó còn cao ráo, nào ngờ nó cũng ngập lé đé. Không cách nào khác, chỉ còn xắn đất chở đến trữ sẵn ở đó, tối đem xác về để khơi trên rồi đắp đất lên. Tội nghiệp con Tư, trời mưa cầm chỉnh cầm đổ, nó lặn hụp suốt ngày xắn rồi lặn ôm đất lên chuyền cho tao để lên xuồng, khi đầy, 2 chị em đẩy đi rồi cho xuống trữ ở nền trường học. Làm suốt cả ngày mà chỉ được có 8 xuồng đất. Do lặn dưới nước đục, mắt con Tư đỏ như mắt tôm luộc, cả hai đều oải gân oải cốt! Tối vừa khuất mình, biết chắc lính đã gom vào đồn, hai chị em ra đẩy xuồng xác đến nơi chôn. Hai người một xác hì hụt khiêng lên để hàng ngang rồi chuyền đất đắp lên thành 5 cái mộ. Bao nhiêu đất có thấm vào đâu, chia đều mỗi cái chỉ được lớp mỏng. Tuy có dùng khăn bịt mũi miệng lại, nhưng mùi hôi vẫn chui vào, thần kinh căng thẳng, đầu nhức như có dế nhũi chui trong đó! Hai ngày liên tiếp sau đó, hai chị em phải làm thêm mười mấy xuống đất nữa đắp thêm cho chắc ăn. Sau 3 ngày làm bất kể chết, tao nằm liệt giường còn con Tư đờ đẫn, bỏ ăn. Tưởng vậy đã xong, chừng 2 tháng sau khi nước rút, nắng khô cái mộ nào cũng nứt ngang nứt dọc, phải cậy bà con xung quanh xúm nhau đắp tiếp một hiện nữa. ** Say mê câu chuyện, một phụ nữ tuổi độ 50 trờ vào cửa mới hay. Tôi đứng phắt dậy. Má Hai hỏi trỗng (không chủ từ): - Về hồi nào? - Vừa về tới, nuốt ba hột cơm nguội, vọt sang đây xem thằng Bá gọi có chuyện gì. Nó đâu rồi? Bá giựt mình thức dậy nói: Đây chớ đậu, chờ bà không nổi ngủ. Tôi rót nước mời bà Tư. Má Hai hỏi kiểm tra bộ nhớ của bà ấy: - Dì nhớ xem, có biết thằng nào đây không? - Chịu thua! – bà Tư vừa nói vừa lắc đầu. - Nó là thằng Thiện. Nẵm gánh tụi nó ra vô đây ấm lẫm. Mùa lũ lớn nhứt năm 1966, nó cùng anh em chở 5 cái xác mấy đứa nhà in Lý Tự Trọng đến nhờ mình chôn – có con Trần thị Gấm đó nhớ chưa? - Vụ ấy thì nhớ, chớ cháu đây thì quên, mươi mấy năm rồi còn gì?! Cháu đi đâu ghé chơi hay có việc gì? - Trước thăm, sau lấy cốt 5 người tụi cháu nhờ má Hai và Dì chôn trước đây. - Sao không đợi tụi tao chết hết rồi hãy thăm, không đợi năm chẵn rồi hãy tìm. Nếu gởi tiền của chắc tụi bây đến lâu rồi chớ gì?!… Có lẽ sợ Thiện buồn, má Hai ngắt lời bà Tư, nói đỡ cho Thiện: "Từ Mỹ Tho tụi nó lặn lội tới đây, mới gặp không thăm hỏi động viên mà gắt gõng với tụi nó làm gì!". Uống cạn ly nước, bà Tư nhìn Thiện nói với giọng trầm buồn: "Với các cháu dì mới dám bạo mồm bạo miệng như vậy. Nếu các cháu cho đó là sự xúc phạm thì cho dì xin lỗi. La rầy tụi bây tao có lợi lộc gì, có khi còn đau lòng thêm?!". Nói đến đó bà Tư nghẹn lời. Cầm tay bà Tư, Thiện đơn giản vấn đề: Có gì đâu, cháu đã chán ngấy những lời đường mật, tráo trở theo kiểu đầu môi chót lưỡi lắm rồi, đang muốn nghe lại những câu nói thẳng thắn, chân tình như dì Tư vừa nói. Dì trách tụi cháu như thế là phải. Dì cứ trách nữa đi, nhưng đừng khóc – cháu chịu không nổi đâu! Đêm nay tụi cháu sẽ sang bên Dì nghỉ, có đủ thời giờ tâm sự. Bây giờ có sẵn anh Bá ở đây, dì cho cháu biết về 5 cái xác tụi cháu gởi trước đây? Anh Bá đứng lên, trịnh trọng nói: - Con mới nhận nhiệm vụ sau nầy, biết ít quá, mọi việc phải trông cậy vào má Hai và dì Tư". - Chị Hai có nói gì cho thằng Thiện nghe chưa? – bà Tư hỏi. - Nói chung chung thì có, cụ thể biết gì mà nói! Nhìn tôi, bà Tư nói ngay vào việc: Riêng mấy cái xác đó, lúc tụi cháu giao, cả cái vùng nầy chỉ còn có nền trường học bỏ hoang chưa ngập, dì với chị Hai đây chôn riêng 5 đứa nó ở đó. Gia đình thằng Trung ở Gò Công, gia đình thằng Dũng ở Mỹ Tho đến đây lấy cốt hai đứa nó. Ba cái mộ còn lại là của con Gấm, thằng Hiến và thằng Sơn, đợi hoài không thấy người thân đến nhận mộ. Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/1987,Tỉnh xuống xã nầy lấy hết hài cốt liệt sĩ về chôn ở Nghĩa trang Cao Lãnh. Nhờ tóc dài còn lưu lại, con Gấm được xếp vào có danh, còn 2 đứa kia, không phân biệt cái nào của đứa nào, đành xếp vào vô danh. Hồi tụi cháu giao có ghi rõ tên họ, quê quán kèm theo từng cái xác kia mà?! – Thiện nói. Chiến tranh không đơn giản chút nào – bà Tư nói tiếp: Trong số hơn trăm cái mộ cán bộ chiến sĩ chôn ở vuông đất của dì, có khoảng 70 cái mộ có tên, khoảng 30 mộ không tên. Số không tên phần lớn do dì tự đi gom nhặt nhiều nơi đem về. Nói chung chôn có sơ đồ, có bia mộ bằng ván cây. Năm 1971, người phụ trách Thương binh Liệt sĩ xã nầy bị bắt, mất hết hồ sơ. Đáng nói hơn, mỗi lần càn, khi đi qua nghĩa trang – kể cả những cái mộ chôn ở nền trường học, bọn trời đánh thánh đâm đập phá bia mộ. Đập đi đập lại nhiều lần riết hết nhớ nổi. Bí quá mới nghĩ ra, dì nhờ anh em vẽ lại sơ đồ và viết tên họ, quê quán những cái còn biết bỏ vào chai, nét nút kỹ chôn ở đầu mộ, đóng cọc làm dấu. Sau 30/4/1975, căn cứ vào đó lập lại bia mộ. Số có tên tuột xuống chỉ còn một nửa trong tổng số (50%). Những cái mộ có tên, tập thể hoặc gia đình lần lượt đến bốc cốt đem về. Hơn 50 mộ không tên không một ai hỏi han gì, suốt mười mấy năm, dì và bà con ở đây chăm sóc. Đối đế, dì và cháu Bá đây báo cáo về trên. Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 năm rồi, Tỉnh cử một đoàn người đến hốt hết về Nghĩa trang Cao Lãnh như đã nói ở trên. Càng nghĩ càng thương cho gia đình và bản thân những người vô danh – sinh ra, lớn lên, theo kháng chiến có danh, chết lại vô danh! Đôi khi dì cũng tự trách mình, chỉ có cái bia mộ mà không sớm nghĩ ra cách bảo vệ, để cho số vô danh tăng lên vô lý quá!… Chuyện đã vậy – Thiện an ủi: Thôi đi Dì, có buồn đau, tự trách cũng không thể khác. Xét ra, cũng chẳng mấy ai trong điều kiện như vậy làm được những điều kỳ diệu như Dì? *** Nảy giờ ngồi làm thinh, đột nhiên anh Bá ứng khẩu hơi lạc đề: Có điều tôi chưa tự giải đáp, phần lớn "Mẹ Chiến sĩ" là những người độc thân, góa bụa? Như bị thọt lét, má Hai gượng cười, giải đáp thắc mắc của anh Bá: Mầy không hiểu cũng phải, vì mầy đâu có độc thân và góa bụa. Mầy quan sát như vậy là kỹ. Nhưng mầy có biết đâu, phàm là phụ nữ, ai cũng sợ cô đơn lúc tuổi già. Những phụ nữ độc thân, góa bụa cầm chắc lúc tuổi già sẽ phải sống cô độc, không người nương tựa. Họ thích tham gia hoạt động xã hội không phải vì danh vọng, bạc tiền mà mưu cầu tìm cái mình đang thiếu để lấp vào khoảng trống ấy. Họ khao khát thiên chức làm mẹ dầu phải hao tốn, cực khổ. Tình thương của họ bao la biển trời và chia đồng cho những ai gọi họ bằng mẹ – gọi bằng Mẹ thích hơn gọi bằng Dì, và gọi bằng Dì thích hơn các tên gọi khác – Dì như Mẹ? Cũng thấy, cũng biết chớ không đâu: trong những người gọi tao bằng Mẹ, một số gọi thế cho vơi bớt nỗi nhớ mẹ ruột mình – mưu cầu lợi ích tinh thần; một số không phải ít khác gọi thế để nhờ cái nầy, xin cái kia, mượn cái nọ… – mưu cầu lợi ích vật chất. Dựa vào mối quan hệ mẹ con như ruột thịt ấy, những người lãnh đạo cách mạng sử dụng những người "Mẹ Chiến sĩ" như lực lượng hậu cần tại chỗ mà không phải tốn phí. Trông có vẻ ngạc nhiên về những gì má Hai vừa nói, Bá gợi suy: Má kết luận như thế có vội vàng và quá đáng không? Tao cũng chẳng biết nữa – má Hai nói tiếp: Có điều từ sau Giải phóng (30/4/1975) đến giờ, danh hiệu "Mẹ Chiến sĩ" hay cụ thể hơn những người Mẹ Chiến sĩ đã đi vào quên lãng, đến nay chẳng ai còn thèm nhắc đến nó nữa. Và những ai gọi tao bằng mẹ thuở nào, hiện giờ đang ở đâu, sống chết thế nào tao cũng không được biết! Chỉ biết số phận cô độc trở về với cô độc?! Nhưng dầu sao tao cũng cám ơn tụi nó, nhờ chúng mà có một thời tao đỡ trống trải cô đơn. Giờ đây mới nhận ra, dầu không muốn cũng phải chấp nhận một thực tế: mối quan hệ Mẹ và Con Chiến sĩ chẳng qua là sự hợp tan trò dâu biển – khi thấy còn cần thì hợp, không cần thì tan? Đúng ra, những người độc thân và góa bụa như tao chẳng hạn, còn cần hợp quá đấy chớ, nhưng đã hợp thì không thể đơn phương?
Anh Bá lại thắc mắc: "Mẹ Chiến sĩ"hành động tự giác như một cán bộ Hậu cần, dài hạn, dày công nuôi dưỡng, chăm sóc càn bộ, chiến sĩ, thương binh, mả mồ liệt sĩ; còn "Mẹ Việt nam Anh hùng" chưa hẳn tự giác, chỉ là người có chồng có con theo cách mạng chẳng may hy sinh, miễn có người chết đủ số theo quy định là được phong danh hiệu. Trong hiện tại "Mẹ Việt nam Anh hùng" được hưởng chế độ theo chính sách, còn "Mẹ Chiến sĩ" thì chẳng được hưởng gì và bị lãng quên – Sao lại bất công như thế?! Điều đáng nói nữa: Liệt sĩ hay tử sĩ gì đó đều phải có cha có mẹ, cớ sao chỉ có "Mẹ Việt nam Anh hùng" mà không có "Cha Việt nam Anh hùng"? – Cũng lại là một sự bất công?! Thiện xen vào: Theo tôi, những trăn trở, thắc mắc của anh Bá là có cơ sở, không sai. Anh nhận ra những điều bất công đó chứng tỏ anh là người có đủ tiêu chuẩn làm Xã hội Thương binh. Nhưng chỗ anh thắc mắc không phải ở đây mà ở cấp lãnh đạo của anh? Có lẽ nhân dịp, bà Tư trút nỗi lòng: Hồi còn chiến tranh khó khăn, nguy hiểm vậy chớ vui, nhà tao hết đứa nầy lui đứa kia tới như thoi đưa, nhưng sau Giải phóng chẳng thấy một meo nào lai vãng. Những thằng sống không tới, tao lấy việc chăm sóc mộ mấy thằng chết làm vui. Nhưng ngày lại ngày, những đứa chết có danh cũng lần lượt theo tập thể hoặc gia đình ra đi! Cũng không sao, tao cũng còn hơn 50 cái mộ vô danh để sưởi ấm. Thế rồi năm ngoái, Tỉnh đến hốt tất số vô danh nầy về Nghĩa trang Cao Lãnh. Vậy là hết, một mình tao trơ trọi với một cảnh tượng não lòng: Bên nầy là nhà tao, bên kia là mộ thằng "thằng lính Ngụy", chính giữa là nền cũ của bãi tha ma với những bia mộ, những mảnh nylon gói xác nhầu nát vô dụng vứt bừa ra đó. Riết thành thói quen, khi buồn tao cũng sang bên ấy đốt nhang cấm trên mộ "thằng lính Ngụy" bất hạnh ấy. Suy cho cùng, thằng bị gọi là Ngụy ấy cũng chỉ là nạn nhân của cuộc chiến, bị người ta lừa gạt hay bắt buộc xua ra trận chết bỏ thây. Đó là chưa nói, chính tao chớ không ai khác, lợi dụng cái xác nó qua mặt xếp bót để tìm xác mấy thằng khác phe kia. Để lát nữa tụi bây qua bên đó xem, tao đã trồng xong cả ngàn cây Bạch Đàn trên bãi tha ma ấy, mỗi cây như một mũi kim vá lại vết rách lòng tao. Có lẽ muốn xóa không gian buồn lặng và kết thúc cuộc gặp mặt, bà Tư thay đổi sắc thái, hỏi: - Các cháu còn yêu cầu gì nữa không? Rồi chừng nào tụi cháu về? - Như thế đủ và rõ rồi – Thiện nói: Đêm nay trụ lại đây – tại nhà Dì. Sáng mai chúng cháu đi Nghĩa trang Cao Lãnh nhận mộ Trần thị Gấm và tìm hiểu thêm về 2 người vô danh, sau đó về Mỹ Tho. Thiện đứng dậy nói tiếp: Xin thay mặt anh em cùng đi cám ơn mọi người. Chúc sức khỏe và tạm biệt má Hai và anh Bá. Mời dì Tư ra ghe đến nhà Dì. Khi mọi người đã xuống ghe, má Hai còn nói vói theo: Thiện nè, trước đây Tỉnh định gôm đất ở khu vực nầy lập nông trường gì đó, gồm cả phần đất của tao, bà con ở đây đấu tranh quyết liệt, mấy ổng đã nhượng bộ. Tụi bây tìm coi thằng nhóc Phết nó đang ở đâu, nói với nó có khó khăn lên tao cho đất làm ăn, định cư luôn cũng được, không chết đói đâu! – nhớ nghe. Thiện gật đầu. Máy ghe nổ từ từ quay đầu rời bến. Chú thích [1] Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ (1946 – 1975), ở vùng hậu cứ hay vùng "xôi đậu", lãnh đạo kháng chiến từng địa phương chọn những phụ nữ đã tận tụy với Cách mạng phong danh hiệu "Mẹ Chiến sĩ". Họ như những chiến sĩ Hậu cần, không hưởng lương, xứng đáng là những anh thư của cuộc chiến. Khi cuộc chiến đã tàn, danh hiệu ấy, những con người ấy bị lãng quên. Còn danh hiệu "Mẹ Việt nam Anh hùng" có sau chiến tranh – tức sau 30/4/1975. | ||||||
TIN RẤT VUI: Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có dấu hiệu dần bình phục Posted: 21 Dec 2019 12:59 PM PST Chiều nay (17/12/2019), nhờ có N.S.Ư.T Nguyễn Thị Kim Chi đang vô BV Việt Xô thăm cụ Vĩnh, bật camera cho Hà Nội - Nha Trang đàm thoại video, mới hay: cụ đã được đỡ ngồi dậy, nghe và hiểu tốt khi tôi hỏi thăm và cầu chúc cụ mau bình phục, khác hẳn mấy tuần trước, nằm mê man, li bì. Thậm chí chân cụ đã có thể bật mạnh như đá bóng, tay bắt khá chặt... Tuy nhiên, niêm mạc 2 mắt cụ còn đỏ nhòe như đang đau mắt đỏ. Chị Kim Chi cho biết, cụ đã có thể nhấm nháp chút bưởi. Dường như phép lạ kỳ diệu, một lần nữa, lại đến với lão tướng yêu nước nồng nàn, đầy nhiệt huyết, minh mẫn, cương trực, sắc sảo... chỉ còn 2 tuần nữa là qua tuổi 104 (105 AL). * Cụ Vĩnh nhập viện Việt Xô hôm 14/11/2019. Mấy tuần đầu, tình hình sức khỏe rất bi đát. Các bác sĩ luôn cảnh báo gia đình sẵn sàng chuyện hậu sự. Gia đình và những người yêu quý, gần gũi cụ đã bàn việc soạn điếu văn... Nhiều người trong miền Nam nghe tin cụ bệnh khó qua, đã ra Hà Nội thăm cụ. Nhà giáo Pháp Việt André Menras ở Sài Gòn, hoãn kế hoạch về Pháp cận kề, tức tốc bay ra với cụ. | ||||||
Posted: 21 Dec 2019 12:58 PM PST Đoạn clip ngắn quay cảnh một chiếc Mercedes đang chạy giữa đường bỗng nhiên cái bảng số, có vẻ như được điều khiển bằng thiết bị điện tử nào đó, lật xoay một phát chuyển từ bảng trắng 30F-462.75 thành bảng xanh 80B-4329 đã khiến dư luận một phen dậy sóng. Một loạt bài báo tường thuật sự kiện này cũng đột ngột biến mất trên mạng, theo kiểu "rất thần thánh" hệt như màn ảo thuật kỳ ảo của cái bảng số xe. Cho đến 11pm ngày 18-12-2019, bản tin trên tờ Nhà Báo & Công Luận (1) dường như là bài báo duy nhất còn chưa bị "lột" khi tường thuật sự kiện này. Bài báo có đoạn: "Theo tìm hiểu, trên hệ thống đăng ký đúng là có chiếc xe nhãn hiệu Mercedes E250 mang biển kiểm soát 30F-462.75 như trong đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội. Theo dữ liệu đăng kiểm, chiếc xe Mercedes E250 có biển số 30F-462.75 "biến hình" thành biển xanh khi lưu thông trên đường phố Hà Nội thuộc sở hữu của bà Trương Tuyết N (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội). Chiếc xe này có số máy: 274920*31502783*, số khung: RLMZF4FX7JV002299, đăng ký và đăng kiểm lần đầu cùng ngày 14-11-2018. Đoạn clip khiến nhiều người thắc mắc chiếc xe Mercedes gắn hai biển kiểm soát nhằm mục đích gì và biển nào là biển thật". Nhân vật "Trương Tuyết N" như trong bài viết của Nhà Báo & Công Luận là ai? Theo nhiều nguồn tin, đó là Trương Tuyết Nhung, vợ của cựu Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa! Sự kiện một lần nữa cho thấy Việt Nam đã trở thành miền đất của… "phù thủy" như thế nào. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Biến trắng thành đen. Biến phải thành trái. Biến không thành có… Các "phù thủy" ngày càng nhan nhản ở Việt Nam làm được tất. "Phù phép" điểm thi tốt nghiệp trung học lẫn đại học là chuyện nhỏ. Họ còn có thể biến một anh xài bằng đại học giả, như Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc), trở thành thượng tá quân đội. Bệnh viện công "phù phép" thiết bị-vật tư cũ thành mới. Viên chức sở nội vụ tại nhiều tỉnh "phù phép" hồ sơ lý lịch để đưa người nhà vào làm việc tại cơ quan nhà nước. Quan "đầu tỉnh" lẫn quan "đầu xã" "phù phép" chi thu để rút ngân sách bỏ túi riêng… Mới đây, theo Thanh Niên (17-12-2019), một nhân viên tạp vụ tại Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương thuộc Sở Y tế tỉnh này thậm chí đã được "phù phép" biến thành bác sĩ! Đặc biệt hơn cả là các vụ "phù phép" biến đất công thành đất tư, biến đất nông nghiệp thành đất thổ cư… Tại Đà Nẵng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng Đào Tấn Bằng đã "phù phép" để chính quyền Đà Nẵng giao đất Sơn Trà cho người thân. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, CEO Tập đoàn Alibaba Nguyễn Thái Luyện "phù phép" đất nông nghiệp thành đất thổ cư bằng thủ đoạn lập hàng loạt hợp đồng không công chứng, không số giữa những công ty do người nhà mình đứng tên pháp nhân. Tại Sài Gòn, Trần Phương Bình, cựu tổng giám đốc, cựu phó chủ tịch Hội đồng quản trị và chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á, đã "phù phép" nhiều hồ sơ vay vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư khống với nhiều tài sản là dự án bất động sản... để chiếm khu đất vàng Ba Son. Tại Hải Phòng, hàng loạt lô đất trên địa bàn quận Hải An đã bị chính quyền địa phương hợp thức hóa trái phép từ đất nông nghiệp sang đất ở đô thị. Tại Long An, nhiều khu công nghiệp đã được "điều chỉnh" giảm diện tích để chuyển thành đất ở nhằm bán cho các chủ dự án bất động sản với giá cao… Phải nói là không thể kể hết các vụ "phù phép" dính dáng đất đai và liên quan "quyền sở hữu và chuyển mục đích sử dụng đất đai" trong các vụ án "ăn đất" xảy ra hàng chục năm nay. Điều "thần thánh" nhất liên quan các vụ "phù phép" đất đai là có không ít trường hợp sau khi bị báo chí phanh phui, một số viên chức không những không bị… "kiểm điểm" mà còn được thăng chức! Sau ròng rã 10 năm điều tra và sau khi Thanh tra tỉnh Bắc Giang đưa ra bản kết luận cho thấy hai viên chức ở huyện Lục Ngạn chơi trò "phù thủy" ăn đất, hai ông này vẫn được thăng chức cao hơn (La Văn Nam được thăng chức Phó Bí thư thường trực huyện ủy Lục Ngạn; và Cao Văn Hoàn được thăng chức Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Lục Ngạn)! Nhắc đến chuyện "phù phép", tôi nhớ đến một vụ có dạo từng làm báo chí Sài Gòn nhốn nháo. Vì nhà gần đó nên tôi thường đi ngang khu vực ấy. Đó là một khu đất khổng lồ, gần Bộ Tổng tham mưu VNCH, thuộc quản lý Quân khu 7 sau 1975. Một ngày nọ, khu đất bỗng được dựng tôn cao che kín mít. Chẳng ai biết bên trong đó đang làm gì. Đất của quân đội. Đố ai dám tò mò. Thế rồi ngày kia, khi các tấm tôn che được hạ xuống, mọc lên đó là một nhà hàng cực sang, với tên "White Palace" (số 194 đường Hoàng Văn Thụ, phường 9, Phú Nhuận), như thể nó trồi lên từ dưới đất bằng phép màu vậy. Báo chí rần rần "vào cuộc". Lúc đó người ta mới biết White Palace được xây mà không hề có một mảnh giấy phép xây dựng nào. Thậm chí cái chức năng "kinh doanh ăn uống" của nó cũng không có phép. Ngày 6-12-2007, tờ Sài Gòn Giải Phóng (2) viết rằng chính quyền TP.HCM "sẽ xử lý nghiêm sai phạm" vụ xây trái phép của White Palace. Một ngày sau, tờ Thanh Niên (3) cho biết: "White Palace thực hiện đúng quy định về xây dựng của Bộ Quốc phòng"! Ngày 9-12-2007, VNExpress (4) loan tin: "Công trình White Palace làm cơ quan chức năng lúng túng". Ngày 10-12-2007, tờ Tuổi Trẻ (4) viết "Trung tâm tiệc cưới White Palace bị tạm ngưng hoạt động". Bài báo của Tuổi Trẻ về chuyện "ngưng hoạt động" của White Palace là bài báo cuối cùng trước khi vụ việc được ngưng vĩnh viễn. Báo chí không còn được nói về vụ xây trái phép của White Palace. Nhà hàng này đến nay đã trở thành địa điểm quen thuộc và nổi tiếng chuyên tổ chức tiệc cưới và các sự kiện sang trọng đình đám của giới giải trí lẫn doanh nghiệp. Chẳng tờ báo nào "bàn" vụ này nữa. Đất của Quân khu 7. Bộ Quốc phòng quản lý. Ở đó không chỉ có cọp để mà hó hé vuốt râu. Ở đó còn có "thần thánh". Ủy ban nhân dân TP.HCM là "cái đinh" gì. Bản thân Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng nhung nhúc "thần" với "thánh", đặc biệt "ông thần" Lê Thanh Hải. Ở đất nước này, sự tồn tại của "thần thánh" và những màn "phù phép" của "thần thánh" đang ngày càng được mặc nhiên xem như là chuyện "bình thường". Tất cả đều diễn ra công khai, hệt như màn "biểu diễn" ngoạn mục "lật" đổi bảng số xe giữa ban ngày ban mặt của Trương Tuyết Nhung, vợ của cựu Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa. Đất nước đã không biến thành "xứ sở thần tiên" bởi những màn "phù phép". Thần dân của xứ sở này đang lãnh hậu quả những trò gian lận từ bọn phù thủy được quyền "phù phép" và "hô biến" mọi thứ, đặc biệt khả năng biến đất nước thành một chốn nghịch ngược với cái gọi là "thiên đường". ... | ||||||
Bác nông dân chống tham nhũng tê tái nhìn 2 sào ớt bị bẻ la liệt Posted: 21 Dec 2019 12:58 PM PST 20/12/19 Ruộng ớt của 1 nông dân có thành tích tố giác nhiều hành vi tham nhũng, tiêu cực vừa bị kẻ xấu phá hoại. Ông Nguyễn Văn Vui, 67 tuổi (trú tại thôn Đình, xã Việt Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) hôm qua ra thăm ruộng thì tá hỏa phát hiện 2 sào ớt đang chuẩn bị thu hoạch bị kẻ xấu phá bỏ. Ông kể, chiều qua ông ra thăm đồng thì ruộng ớt vẫn bình thường. Thế nhưng sáng qua gia đình ra thì thấy ớt đã bị chặt đứt, bẻ gẫy vứt la liệt dưới ruộng.
"Với phần diện tích ớt bị phá hoại, gia đình tôi bị thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Cả nhà trông chờ vào ruộng ớt này để ăn tết. Nay tan hoàng rồi, ông Vui xót của nói. Ông Vui cho hay: Gần đây ông là người phản đối quyết liệt việc chính quyền địa phương mở rộng đường nội đồng nghi trái quy hoạch, có dấu hiệu tư lợi cá nhân. Việc ông phản đối chính sách này khiến nhiều người khó chịu. Ông Vui nghi đây là nguồn cơn của sự việc.
Từ nhiều năm trước, ông Vui là người có "thành tích" tố cáo nhiều sự việc liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực xảy ra tại địa phương, khiến không ít cán bộ bị xử lý. Ông Đặng Văn Xá, chủ tịch UBND xã Việt Tiến xác nhận ruộng ớt nhà ông Vui bị phá hoại và các cơ quan chức năng đang phối hợp làm rõ. Chủ tịch xã cho biết địa phương có lực lượng đi tuần gác để bảo vệ hoa màu cho bà con, nhiều năm nay không xảy ra tình trạng phá hoại nào. "Có thể do ban đêm lực lượng bảo vệ đi tuần chủ quan, không nắm bắt được kịp thời nên mới xảy ra sự việc", ông Xá nói. Theo ông Xá, khoảng chục năm trước ông Vui là người đứng ra tố giác nhiều hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ xã. Sau những tố cáo của ông Vui, nhiều sai phạm của họ đã bị xử lý. Hoài Anh | ||||||
Tin đáng lo, biển Việt Nam vắng bóng hải sâm, bào ngư, tôm hùm Posted: 21 Dec 2019 12:57 PM PST 20/12/19
Việt Nam được đánh giá là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới, song nguồn lợi các loài giá trị cao như hải sâm, tôm hùm, bào ngư, trai tai tượng, cầu gai sọ dừa đang ngày càng ít dần. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), Việt Nam được đánh giá là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới với khoảng hơn 11.000 loài sinh vật. Trong đó có khoảng 2.038 loài cá, 6.000 loài động vật đáy, 225 loài tôm biển, 5 loài rùa biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 653 loài rong biển, 14 loài cỏ biển, hơn 400 loài san hô, 657 loài động vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn và 43 loài chim nước. Giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam phong phú về thành phần loài sinh vật, gen và các kiểu hệ sinh thái. Đáng chú ý, nước ta có đường bờ biển dài hơn 3.260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, có 114 cửa sông, 12 đầm phá, 50 vũng/vịnh ven bờ, trong đó vùng nội thủy, lãnh hải chiếm 37% diện tích, có nhiều đảo, cụm đảo xen kẽ tự nhiên tạo nên tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên, sinh thái và nguồn lợi hải sản, đóng vai trò quan trọng cho hoạt động khai thác hải sản, phát triển ngành kinh tế biển nói chung, kinh tế thủy sản nói riêng.
Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 8.162 nghìn tấn, trong đó khai thác 3.707 nghìn tấn, nuôi trồng 4.391 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dự kiến đạt 8.800 triệu USD, bằng 83,8% kế hoạch và 100% so với năm 2018. Song, báo cáo của Tổng cục Thủy sản cũng nêu rõ, thủy sản Việt Nam cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: sự suy giảm nguồn lợi thủy sản ở cả vùng biển và vùng nội địa; ô nhiễm rác thải nhựa, môi trường nước, môi trường sống của các loài thủy sản do sự phát triển của một số ngành kinh tế (công nghiệp, du lịch,... ); suy thoái hệ sinh thái thủy sinh như san hô, cỏ biển,... ; hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp: tàu cá hoạt động sai vùng, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản, khai thác, tiêu thụ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm,... Tình hình tàu cá sử dụng các nghề lưới kéo, mành, ngư cụ có mắt lưới nhỏ, ngư cụ cấm, sử dụng chất nổ để khai thác trong và xung quanh các khu bảo tồn biển, đặc biệt là trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt vẫn diễn ra; dẫn đến nguồn lợi các loài giá trị cao như hải sâm, tôm hùm, bào ngư, trai tai tượng, cầu gai sọ dừa suy giảm.
Tại Hội nghị Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, do Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) tổ chức sáng 19/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, nếu không có tư duy đúng về bảo tồn biển sẽ phải gánh chịu hậu quả lớn. Theo Thứ trưởng Tiến, việc Luật Thủy sản năm 2017 được Quốc hội thông qua được đánh giá là bước ngoặt lớn trong việc định hướng, các giải pháp cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn biển, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; trong đó tập trung vào các đối tượng được giao quản lý nguồn lợi thủy sản, những người khai thác thủy sản tự nhiên, đặc biệt là đánh bắt trái phép như xung điện, chất nổ, chất độc, giã cào; Tổ chức cho ngư dân ký cam kết tuân thủ quy định pháp luật trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chủ cơ sở thu mua, chế biến, kinh doanh thủy sản cam kết không buôn bán, nuôi nhốt các loài thủy sinh nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng,... Các địa phương cũng cần tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ người dân, cộng đồng thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, điều tra nghề cá thương phẩm; đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của chúng để phục vụ hoạt động quản lý. Ưu tiên công tác thành lập, quản lý khu bảo tồn biển", ông Tiến nhấn mạnh. Châu Giang | ||||||
Vụ AVG: ‘Anh Ba’ vẫn cao chạy xa bay? Posted: 21 Dec 2019 12:56 PM PST 21/12/2019
Khó có thể kéo ông Nguyễn Tấn Dũng vào vụ làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, mà trên thực tế đã được cựu lãnh đạo AVG, ông Phạm Nhật Vũ, hoàn toàn khắc phục hậu quả. Liên quan vụ xử Mobifone mua Công ty Nghe nhìn Toàn cầu AVG gây thiệt hại 6.500 tỷ vốn nhà nước và các quan chức nhận hối lộ hơn 140 tỷ đồng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hay "anh Ba", lại được kéo vào màn tranh tụng tại toà. Báo Thanh Niên giật tít "Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khai làm theo 'tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng'". Nhưng "tinh thần chỉ đạo" và "chỉ đạo" hẳn là khác nhau. Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh trích cáo trạng nêu Văn phòng Chính phủ có công văn số 2678 ra ngày 14/12/2015 mà theo đó ông Dũng "chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty Viễn thông MobiFone mua cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu để phát triển dịch vụ truyền hình và giao Bộ TT&TT [Thông tin và Truyền thông] thực hiện dự án mua cổ phần nêu trên theo đúng quy định của pháp luật". Cáo trạng cũng nói "đây không phải là quyết định chủ trương đầu tư" mà chỉ là thông báo. Hơn nữa thông báo cũng nói việc mua cổ phần phải làm "theo đúng quy định của pháp luật". Nếu Mobifone mua AVG theo đúng giá trị trên sổ sách và thị trường thì đã không có vụ án này. Như vậy hiện tại khó có thể kéo ông Nguyễn Tấn Dũng vào vụ làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng, mà trên thực tế đã được cựu lãnh đạo AVG, ông Phạm Nhật Vũ, em trai người giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng, hoàn toàn khắc phục hậu quả. Cho tới giờ phút này nhà nước không còn thiệt hại tỷ nào nữa mà "thiệt hại" cả ngàn tỷ đồng giờ dồn về gia đình ông Vũ, theo lời vợ ông. Những lời khai của ông Son về ông Nguyễn Tấn Dũng từ nay về sau về lý thuyết cũng kém thuyết phục vì tính bất nhất trong những lời khai trong mấy ngày đầu xử án. Lúc ông bác bỏ chuyện nhận ba triệu đô tiền hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ, lúc lại thừa nhận đã nhận tiền. Ông Son lúc đầu cũng khai ông đưa ba triệu đô cho con gái, sau lại nói không phải đưa con gái mà "chi tiêu cá nhân". Còn tiêu ba triệu đô vào những việc gì thì ông lại "không nhớ". Điều có lẽ ít gây tranh cãi hơn là chỉ một ngày sau khi nhận được "tinh thần chỉ đạo" của ông Dũng, ông Son đã lệnh cho cấp dưới phải thực hiện ngay việc mua AVG với giá 8.900 tỷ đồng trong năm tài chính 2015 để rồi 10 ngày sau việc mua bán đã được thực hiện xong vào đúng ngày Giáng Sinh. Phi vụ mua AVG với giá trên trời để các quan chức được lại quả hơn 140 tỷ đồng, con số có thể nói là khá khiêm tốn so với giá trị hợp đồng, diễn ra chưa đầy một tháng trước Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam mà tại đó ông Nguyễn Tấn Dũng đã không thể trở thành tổng bí thư như mong muốn. Cú ngã trên chính trường của ông Dũng kéo theo một loạt các hệ luỵ trong đó có vụ AVG hiện nay, vụ dầu khí khiến uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đang ngồi tù và vụ gang thép mà uỷ viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải bị cáo buộc có vi phạm tới mức "phải xem xét kỷ luật". Các bị cáo trong phiên xử vi phạm về quy định đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ và nhận hối lộ đều nói họ làm theo lệnh cấp trên. Điều này khiến công chúng không thể không đặt câu hỏi họ là con nít hay những quan chức có suy nghĩ độc lập. Bài học cho các quan chức chưa bị lộ khác và các quan chức nói chung cần nhận ra là sẽ không có ai bảo vệ họ nếu họ "ăn cứt gà sáp" khi bị xui khiến. Bài học khác là đã có gan ăn hối lộ tới cả triệu đô thì cũng nên có gan nhận đã tiêu gì và khắc phục hậu quả đủ để khỏi bị tiêm thuốc độc. Giờ hẳn các bị cáo sẽ tiếc không ủng hộ việc cải cách hệ thống tư pháp bị đảng chỉ đạo vốn coi trọng những lời khai hơn những bằng chứng cụ thể. Có lẽ cựu bộ trưởng tên Son cũng hối tiếc không kêu gọi chính quyền huỷ bỏ án tử hình khi còn có chút chức quyền ngay cả khi lời kêu gọi đó có rơi vào quên lãng. Ngoài ra, nếu nền tư pháp của Việt Nam thực sự độc lập, khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải xuất hiện tại các phiên toà tham nhũng tới đây, ngay cả trong vai trò làm chứng, là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng kể cả khi nền tư pháp không độc lập, chuyện ông có thể bị kéo vào các vụ án khác cũng không thể loại trừ. Khi các uỷ viên bộ chính trị hiện thời cảm thấy họ có thể và cần phải làm như vậy để phục vụ mục tiêu chính trị trước Đại hội 13 trong hơn một năm nữa, họ sẽ không ngần ngại gì mà không cố. Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua trang Facebook - https://www.facebook.com/haynhi3005/. Các bài viết của Nguyễn Hùng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. | ||||||
Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực Posted: 21 Dec 2019 12:55 PM PST Hồng Hà Tô Huy Rứa sinh ngày 4/6/1947 tại làng Đồn Điền, tổng Thủ Hộ, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hoá; nay là xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình dân chài ven biển. Làng Đồn Điền, nơi "chôn nhau, cắt rốn" của Tô Huy Rứa thuở xưa vô cùng nghèo khổ, còn có tên là "làng ăn mày". Giai thoại cho rằng, ông tổ của làng Đồn Điền là một ông lão ăn mày. Nơi đây có ngôi đền thờ ông tổ cái bang, thờ một cây gậy và một cái bị, cũng như lưu truyền những tập tục về xin ăn. Hàng năm, ba ngày Tết cả làng có lệ bỏ đi ăn xin, bất kể già trẻ, nam nữ và những người quyền cao, chức trọng… Sau Tết mới về, khi trở về, những gì xin được phải mang ra đền làm lễ tế. Chuyện xưa thực hư không rõ, nhưng điều này thì có thật: Những năm 1980, mưa bão triền miên, mất mùa thất bát. Để có thể sống sót, rất nhiều người dân làng Đồn Điền bỏ quê đi tứ xứ hành khất, xin ăn. Phong trào tha phương cầu thực cũng bắt đầu từ đó. Những năm 1982-1983, Quảng Thái có hàng trăm người bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Nhiều gia đình, vợ chồng con cái đều dắt díu nhau đi ăn xin. Đặc biệt, những năm sau đó, tình trạng trẻ em đang trong độ tuổi đi học bỏ học đi lang thang khắp nơi. Thống kê những năm 1993-1994, cả xã có hơn 700 em nhỏ đi lang thang, có gia đình 3-4 trẻ đi lang thang đánh giày, bán báo, ăn xin… Một tư liệu cho biết: "Trong số hơn 400 hộ dân ở Quảng Thái, có 249 hộ có người ăn xin chuyên nghiệp. Năm 1995 có 571 lượt, năm 1998 có 167 lượt người đi ăn xin". Các nhà nghiên cứu gọi chuyện dân Quảng Thái đi ăn xin là "hiện tượng Quảng Thái". Năm 2012, khi Tô Huy Rứa tái cử Bộ Chính trị khoá XI, yên vị trên chiếc ghế Trưởng Ban tổ chức Trung ương, vinh quang và cực kỳ quyền lực. Lúc này tiền của bắt đầu đổ về nhà Tô Huy Rứa không đếm xuể, mệnh phụ phu nhân Trương Tuyết Nhung về quê chồng ở Đồn Điền tạ ơn, công đức kinh phí trùng tu tôn tạo đền thờ Thành hoàng của làng trở nên hoành tráng. *** Nhà quá nghèo, học hành không đến nơi đến chốn, năm 1965, Tô Huy Rứa tình nguyện vào lực lượng TNXP. Ngày 6/2/1967, Rứa được kết nạp vào ĐCS và mấy năm sau, nhờ có tài ăn nói, hoạt ngôn, khéo tuyên truyền, cấp trên gởi Rứa theo học tập ở trường Tuyên huấn Trung ương (sau nâng lên Đại học Tuyên giáo, Phân viện Báo chí và tuyên truyền, nay là Học viện Báo chí và tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Từ đây, Rứa xin ở lại trường, lần lượt làm trợ giảng, giảng viên… rồi không biết bằng cách nào, lại kiếm được tấm bằng cử nhân Toán tại ĐHTH Hà Nội. Học toán học, nhưng năm 1982 Rứa lại đi Nga để hoàn thành tiến sĩ… Triết học. Cuối năm 1993, tại hội nghị Trung ương 6 khoá VII, Lê Khả Phiêu được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị cùng với Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Hà Phan. Năm 1995, trước thềm đại hội VIII, các phe quyết đấu để tranh giành quyền lực. Nguyễn Hà Phan, đương kim Thường trực Ban Bí thư, là người được Nguyễn Văn Linh ủng hộ để ngồi vào ghế thủ tướng khoá sau, bất ngờ bị tố cáo, quy chụp chính trị. Tháng 4/1996, hội nghị Trung ương 10, khoá VII đã khai trừ Nguyễn Hà Phan ra khỏi đảng, chấm dứt sự nghiệp chính trị. Lê Khả Phiêu thay Nguyễn Hà Phan ngồi ghế Thường trực Ban Bí thư, quyền lực nghiêng Trời. Nhờ vậy, tại đại hội VIII tháng 12/1996, Lê Khả Phiêu đã đưa được một loạt các đàn em đồng hương Thanh Hoá ngồi vào ghế Uỷ viên Trung ương, trong đó có Tô Huy Rứa và Phạm Quang Nghị. Nếu như Phạm Quang Nghị trúng cử Bộ Chính trị tại đại hội X năm 2006, thì Tô Huy Rứa phải đợi đến hội nghị trung ương 8 khoá X tháng 1/2009 mới được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Cuối năm 2009 đến đầu năm 2010, một sự việc gây chấn động dư luận cả nước, đó là vụ Nguyễn Trường Tô chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, hiệu trưởng và đồng bọn "cưỡng dâm, mua dâm học sinh trung học". Ngày đó Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa hai nữ sinh bị xét xử tội "môi giới mại dâm" đã gởi đơn kiến nghị đến các cơ quan trung ương, đơn cho rằng, vụ án có dấu hiệu oan sai và bỏ lọt tội phạm: 15 cháu gái từ 13 – 17 tuổi bị gạ gẫm, ép buộc tình dục trong vụ án này đều là nạn nhân, tính chất gần tương đồng nhau, đều bị cưỡng ép, dụ dỗ, khống chế, đe dọa… buộc phải quan hệ tình dục hoặc lôi kéo người khác phục vụ cho nhóm người của Sầm Đức Xương. Nếu gọi cho đúng tội danh thì phải là "cưỡng dâm" hoặc "hiếp dâm trẻ vị thành niên". Luật sư Trần Đình Triển gửi kèm văn bản kiến nghị khẩn cấp, đơn kêu cứu của hai bị cáo Hằng và Thúy, trong đó ghi rõ tên, số điện thoại và chức vụ của một số cán bộ cấp tỉnh, huyện, doanh nhân tại Hà Giang đã từng quan hệ tình dục với các cháu. "Danh sách đen" khách mua dâm của Thuý và Hằng gồm 17 cán bộ Hà Giang. Trong đó có một số tên: 1 - Nguyễn Trường Tô – Thường vụ tỉnh uỷ, Phó Bí thư – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ĐT: 0913271133 2 - Hùng – Giám đốc Ngân hàng Chính sách tỉnh – ĐT: 0913271307 3- Nguyễn Hoàng Tiến – sĩ quan Công an tỉnh (em ruột Nguyễn Binh Vận, Giám đốc CA Hà Giang) – ĐT: 0912061622 4- Định – Phó Chủ tịch huyện Vị Xuyên 5- Thành – Giám đốc Doanh nghiệp – ĐT: 0912144888 6- Dũng – GĐ Bưu điện tỉnh. 7- Sầm Đức Xương – Hiệu trưởng trường PTTH Việt Lâm. 8- Đinh Xuân Hùng – Giám đốc Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Giang 9- Bích – Trưởng phòng Tổ chức Công an tỉnh. 10- Minh – Cán bộ Công an tỉnh Hà Giang. 11- Hoà – GĐ sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. 12- Hướng – Cán bộ Hải quan cửa khẩu Thanh Thủy. .v..v… Dư luận xã hội Việt Nam ngày đó "sốc toàn tập". Bộ mặt nhà nước pháp quyền đã bị "giáng một đòn chí mạng" bằng sự tha hoá đạo đức và suy đồi về nhân cách của những cán bộ đảng viên có trọng trách, chức vụ, cũng như một số trọc phú doanh nhân ở Hà Giang trong vụ án này. Thậm chí, khi đứng trước nguy cơ bị cách tất cả các chức vụ, trong bản báo cáo đề ngày 27/5/2010 gởi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô khẳng định, Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang cũng đã quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ.
Dân chúng vô cùng phẫn nộ, đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải ra tay trừng trị, cho dù những kẻ phạm tội là ai, ở bất cứ cương vị nào. Những cơ quan, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng nói trên cũng cần phải bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật. Cái tên Nguyễn Trường Tô và lũ yêu tinh được réo trên trang nhất các tờ báo. Hình ảnh ông quan đầu tỉnh, sa đoạ trần truồng cũng được đăng trên các trang mạng xã hội. Thế nhưng, có một người dùng quyền lực, hòng bao che cho bọn cẩu quan hung bạo, đốn mạt và cuồng dâm này. Ông ta muốn bịt miệng báo chí và dư luận, bằng cách gọi điện thoại ra lệnh cấm các Tổng biên tập đăng các bài báo liên quan các cán bộ mua dâm, cưỡng dâm tại Hà Giang. Nhờ thế lực ở thượng tầng bảo kê, cho nên dù có đầy đủ bản cung khai trước cơ quan điều tra, của các nạn nhân; cả báo cáo đầy đủ chi tiết, tên tuổi các cá nhân hủ hoá, mang số 23- KSĐT ngày 8/3/2010 của Viện kiểm sát Hà Giang, do đích thân Viện trưởng Ấu Duy Quang ký, gởi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, thế nhưng, điều lạ lùng là những tên phạm tội vẫn an toàn. Chắc chắn với quyền năng của mình, có nhân vật "giấu mặt" góp phần can thiệp cho 17 tên "tai to mặt bự" sa đoạ và trác táng này, thoát vòng tố tụng. Người đó không ai khác, chính là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Tô Huy Rứa. (Còn nữa) | ||||||
Posted: 21 Dec 2019 12:54 PM PST 20-12-2019
Tại diễn đàn "Thanh niên Việt Nam yêu nước…" diễn ra ngày 11/12. Ông bí thư đoàn thanh niên công an tỉnh Nghệ An đưa ra nhận xét: "thực tế công tác đấu tranh với các thế lực thù địch còn yếu, thậm chí nhiều mặt trận ta đang thua. Nhiều trang mang màu sắc đỏ thì chúng ta nói, chúng ta nghe, chứ các thanh niên khác không ai nghe chúng ta nói" Cả nước có hàng trăm tờ báo, hàng nghìn phóng viên – BTV; Có hàng chục nghìn quân nhân trong lực lượng tác chiến không gian mạng, có hàng trăm ngàn dư luận viên, hàng triệu đoàn viên – đảng viên; Mỗi địa phương đều có trường lý luận chính trị trung cấp, lên nữa thì có viện lý luận chính trị cao cấp, có ban tuyên giáo trung ương định hướng, có bộ Thông Tin & Truyền Thông chỉ đạo…. Với một lực lượng hùng hậu từ địa phương đến tận trung ương như thế này, sao lại phải thua bọn thế lực thù địch trên nhiều mặt trận? Sao lạ vậy? Đơn giản thôi! Các người có đầy đủ tất cả, nhưng thiếu lẽ phải và tuyên truyền không đúng sự thật thì thắng làm sao được? Với chiều hướng thông tin hiện đại ngày nay, mà đảng cứ đem điều dối trá lên mặt trận truyền thông lải nhải tuyên truyền thì chỉ có tác dụng ngược mà thôi! Trong khi đó, bọn "thế lực thù địch nhân dân" luôn yêu chuộng sự thật và lẽ phải, luôn lấy sự thật và lẽ phải làm vũ khí để phản biện, chống lại mọi đường lối, chủ trương tuyên truyền dối trá của đảng. Do đó, họ thắng! Bây giờ chúng ta đặt một bên là "thế lực thù địch" chuyên nêu lên sự thật trong xã hội hiện tại. Và, một bên là chủ trương tuyên truyền của đảng. Để mọi người cùng đánh giá, cảm nhận đi ha: * Tuyên truyền: Đảng CSVN (ta) là đảng của dân, do dân, vì dân. – Sự thật là: Đảng CSVN lãnh đạo không do dân bầu, không do dân chọn. Đảng đưa ra chủ trương cưỡng chế, thu hồi đất đai của nhân dân, giao cho doanh nghiệp thâu tóm, chia chác dưới các chiêu bài dự án phát triển kinh tế. Đảng thu hồi đất của dân, rồi cho doanh nghiệp nước ngoài thuê 50-70 năm, thậm chí đến 99 năm… Như vậy, đảng do dân, vì dân chỗ nào? * Tuyên truyền: Việt Nam – Trung Quốc đã được bác Mao và bác Hồ dày công vun đắp tình hữu nghị keo sơn gắn bó. Trên tinh thần ấy, VN, TQ duy trì tình đồng chí, anh em, bạn vàng… đoàn kết cùng nhau tiến lên CNXH. – Sự thật: Nhà nước TQ đang xâm lược nhà nước VN. Hải quân trung quốc đang bắn giết ngư dân VN. Doanh Nghiệp TQ qua phá hủy môi trường VN. Dân tộc TQ đang đầu độc dân tộc VN qua các mặt hàng tiêu dùng. Người TQ qua VN phạm đủ thứ tội, như: Sản xuất ma túy, buôn bán ma túy, tổ chức đánh bạc, tổ chức đóng phim sex, tổ chức cho vay nặng lãi, tổ chức giết người cướp tài sản, tổ chức môi giới mại dâm. V.v… Như vậy, nhà nước TQ là kẻ thù của dân tộc VN chứ không anh em, bạn vàng ccc gì! * Tuyên truyền: Chủ nghĩa Mác Lê nin bách chiến, bách thắng, vô địch muôn năm. – Sự thật: Chủ nghĩa Mác Lê nin đã bị nhân loại vứt vào sọt rác ở cuối thế kỷ trước. Lão Mác ở Đức, lão Lê nin ở Nga, cả 2 lão này đã bị chính dân tộc của họ nguyền rủa, chỉ có bọn vong bản mới thờ phượng mà thôi. * Tuyên truyền: Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của đảng. Nên GDP của ta liên tục tăng trưởng. Đặc biệt, trong 2 năm qua thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới. – Sự thật: Nợ công VN đang chạm trần, xuất khẩu lao động mỗi năm mỗi tăng. Đặc biệt, trong 2 năm qua XKLĐ cũng tăng vọt đáng kể, và "chúng ta đang bán đất để ăn, ăn luôn hết phần của con cháu trong tương lai". Và, nếu "không còn đất để bán, ngân sách sẽ âm nguồn thu"… như vậy thì tăng trưởng ở đâu? Từ địa phương lên tận trung ương có cả hàng triệu người làm cái loa tuyên truyền cho đảng. Nhưng xem ra chẳng có tác dụng gì, mà tốn thêm ngân sách. Thành ngữ có câu: "hữu xạ tự nhiên hương" nghĩa là, những gì tốt đẹp, thơm tho thì tự thân nó lan tỏa chứ cần gì tuyên truyền hay khuấy động? "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đảng hiện nay như thanh gỗ mục mà tuyên truyền, sơn phết lên đó cũng chẳng tác dụng gì. Vậy, hãy nhớ câu tục ngữ này mà sống cho tử tế! |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét