“Cứ thế này sao dân không thắc mắc!?” plus 5 more |
- Cứ thế này sao dân không thắc mắc!?
- 25 nghị sĩ Hồng Kông đưa ra nghị án yêu cầu luận tội bà Carrie Lam
- Tỉ lệ người có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc và Tập Cận Bình tăng
- 5 ĐIỀU TỰ HẠI VỀ ĐƯỜNG SẮT HÀ KHẨU – LÀO CAI – HẢI PHÒNG
- Báo American Thinker: Trung Cộng đã chuẩn bị sẵn để ‘xâm lăng Việt Nam’
- ĐIỂM MẶT KẺ THÙ
Cứ thế này sao dân không thắc mắc!? Posted: 06 Dec 2019 02:55 PM PST 06/12/2019 TTO - Từ chuyện mua nước cao hơn giá bán lẻ, đề xuất lấy gần 200 tỉ đồng từ ngân sách để "trợ giá", đến phát biểu vô căn cứ của giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội..., người ta "hồi tưởng", xâu chuỗi sự kiện và bật ra câu hỏi: Có gì bất thường? Trong bản tin "JEBO: Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cố tình phát biểu vô căn cứ", đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) bức xúc trước phát ngôn của giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội khi cho rằng dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ nano-bioreactor Nhật Bản là thất bại. Ngược lại, theo JEBO, các bên hữu quan đã đánh giá dự án thành công trên tất cả các tiêu chí. Còn trước đó, đầu tháng 11, từ phản ánh của báo chí, người dân mới biết lùm xùm liên quan đến mua nước sạch Sông Đuống. Lãnh đạo Hà Nội đã chấp thuận mua nước từ Nhà máy nước mặt Sông Đuống với giá tạm tính 10.246 đồng/m3, cao hơn cả giá bán lẻ nước sinh hoạt mà TP đang áp dụng. Chưa hết, liên ngành của TP còn đề xuất UBND TP cho lấy gần 200 tỉ đồng từ ngân sách để "trợ giá" mua nước của đơn vị trên. Những chuyện thế này khiến người ta "hồi tưởng", xâu chuỗi sự kiện và bật ra câu hỏi: Có gì bất thường? Đó là, trước đây không lâu, chuyện làm sạch môi trường các hồ ở Hà Nội bằng hóa chất nhập từ nước ngoài đã từng xới lên nghi vấn rằng muốn dành công việc đó cho doanh nghiệp nào đó. Rồi khi các chuyên gia Nhật Bản đang triển khai dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch, có vẻ như "vô tình", người ta bơm nước vào sông, gây hư hại hiện trường cùng các kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm chuyên gia. Và nay đến lượt phát ngôn "không giống ai" của người đứng đầu Sở Xây dựng Hà Nội... Tương tự, trong câu chuyện cung cấp nước sạch, dù đã có giải thích, nhưng công chúng vẫn không thể không hỏi vì sao lãnh đạo Hà Nội "ưu ái đặc biệt" cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống? Mọi chuyện lẽ ra không trở nên xấu đi nếu ngay từ khi triển khai, lãnh đạo TP Hà Nội thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về công khai, minh bạch, thực hiện quyền "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" cũng như giải quyết mọi việc trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và nhân dân. Như với dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch, trong khi các chuyên gia Nhật Bản thực hiện công khai, kết quả tới đâu mời báo chí và người dân chứng kiến tới đó, thì các động thái của chính quyền thủ đô lại không được như vậy, ngoài việc thông tin vỏn vẹn mỗi năm chi hàng chục tỉ đồng để nạo vét kênh mương, ao hồ làm hành lang thoát lũ... Điều đáng nói là ngay cả cách hành xử của những đơn vị, người có trách nhiệm của Hà Nội đối với việc này cũng không ổn. Thay vì tranh luận, phản biện công khai kết quả nghiên cứu dựa trên chứng cứ khoa học, trên con số kiểm nghiệm để đi đến chân lý, người đứng đầu sở chuyên môn của thủ đô lại chọn cách phủ nhận gây bức xúc. Tương tự, với câu chuyện nước mặt Sông Đuống, người dân luôn ủng hộ TP tìm kiếm các giải pháp cung cấp nước sạch ổn định, an toàn. Tuy nhiên, chọn giải pháp và nhà đầu tư nào phải theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và lợi ích lâu dài của người dân. Rồi đây chính quyền TP Hà Nội phải trả lời đầy đủ những câu hỏi mà người dân đã nêu ra. Chỉ có minh bạch mới có thể hóa giải những nghi vấn mà người dân đã đặt ra. Và chính quyền TP Hà Nội khó làm trọn trách nhiệm nếu còn lơ là nguyên tắc minh bạch. NGUYỄN VĂN HẢI | ||||||||||
25 nghị sĩ Hồng Kông đưa ra nghị án yêu cầu luận tội bà Carrie Lam Posted: 06 Dec 2019 02:54 PM PST 05/12/19 Ngày 4 tháng 12, tại cuộc họp Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, 25 nghị sĩ phe đối lập đã đề xuất một nghị án luận tội bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Trưởng quan Đặc khu Hành chính (Thống đốc) Hồng Kông với cáo buộc bà đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp hoặc không làm tròn nhiệm vụ.
Ông Dương Nhạc Kiều (Alvin Yeung), người phát ngôn Đảng Công dân thay mặt cho phe "Dân chủ", nói rằng bà Carrie Lam rõ ràng đã vi phạm lời thề phục vụ Hồng Kông khi bà nhậm chức. Theo truyền thông Hồng Kông, ông Alvin Yeung chỉ ra rằng dự luật này ban đầu dự kiến được đưa ra thảo luận trong Hội đồng Lập pháp hồi tháng 7. Trong vòng nửa năm, bà Carrie Lam đã gây thêm nhiều thiệt hại cho Hồng Kông và cũng dung túng sự lạm dụng bạo lực của cảnh sát. Rõ ràng, bà Lam đã đi ngược lại lời thề phục vụ Hồng Kông; việc luận tội bà là một bước quan trọng để "bạt loạn phản chính" (lập lại trật tự). Ông hy vọng rằng phái nắm quyền cần "chia tay trong thiện chí" bà Lam để Hồng Kông có thể có một bước ngoặt quan trọng. Ông Alvin Yeung cũng nói rằng chính phủ Hồng Kông đã phớt lờ yêu cầu của hàng triệu người dân Hồng Kông hồi tháng 6 và viện dẫn luật khẩn cấp để ban hành "Luật cấm che mặt", phá hoại nền pháp trị của Hồng Kông và đẩy Hồng Kông vào tình trạng "xe đổ người chết". Khi xưa đặt ra chế độ luận tội là mong đợi quan chức nào đó từ chức và chịu trách nhiệm khi phạm sai lầm, nhưng hiện không ai chịu trách nhiệm.
Đồng thời, ông Alvin Yeung cũng nhấn mạnh rằng mức độ uy tín của bà Carrie Lam hiện rất thấp. Trong bất kỳ xã hội dân chủ nào, quan chức nếu không được tỷ lệ dân chúng ủng hộ quá bán đã sớm phải từ chức. Trong khi đó bà Lam chỉ được có 19,7 điểm, thậm chí không được nổi 20 điểm thì tại sao vẫn có thể tiếp tục ngồi ở vị trí lãnh đạo? Kể từ khi bắt đầu phong trào chống Luật dẫn độ hồi tháng 6 đến nay, một triệu rồi hai triệu người đã xuống đường yêu cầu chính phủ Hồng Kông trả lời những yêu sách. Là người điều hành chính quyền, bà Lam đã không trả lời đầy đủ những yêu cầu đó. Ngày 29/11, Viện Nghiên cứu dân ý Hồng Kông đã công bố kết quả của cuộc thăm dò dân ý vào giữa tháng 11 cho thấy điểm uy tín mới nhất của bà Lam thấp dưới 20 điểm, cụ thể là 19,7 điểm; tỷ lệ ủng hộ là âm 72 điểm phần trăm – mức thấp nhất kể từ khi có chế độ Trưởng quan Đặc khu ở Hồng Kông đến nay.
Tờ Đông Phương cho biết thêm, 25 nghị sĩ phe "Dân chủ" đã cùng nhau đề xuất một nghị án luận tội bà Carrie Lam, yêu cầu ủy nhiệm Chánh án Tòa án phúc thẩm thành lập một ủy ban điều tra độc lập để điều tra. Hội đồng Lập pháp đã bắt đầu một cuộc tranh luận từ ngày 4/12, nhiều quan chức có trách nhiệm đã tham dự cuộc họp. Nghị sĩ Alvin Yeung đã phê phán các hành động của bà Lam là chống dân chủ, chống tự do và chống chính nghĩa và vi phạm lời thề phục vụ Hồng Kông khi nhậm chức. Ông tin rằng hành động luận tội là một bước quan trọng trong việc đưa Hồng Kông ra khỏi hỗn loạn. Ông Alvin Yeung mô tả rằng, ngày 12/6, lần đầu tiên cảnh sát sử dụng đạn cao su để đối phó những người biểu tình kể từ khi Hồng Kông được trở về Trung Quốc. Sau đó, các vụ bắt giữ bừa bãi liên tục leo thang, rồi bắn hơi cay trong khu dân cư và bắn đạn thật thẳng vào học sinh. Đáng sợ nhất là quyết định thực thi quy định cấm che mặt. Ông chỉ trích bà Lam đã dung túng lực lượng cảnh sát và chỉ ra rằng quyền lực cảnh sát không có giới hạn thậm chí còn khiến người ta lo ngại hơn về thiệt hại đối với luật pháp.
Nghị sỹ Lâm Trác Đình (Lam Cheuk-ting) cho rằng toàn bộ đội ngũ quản lý chính phủ đã tan vỡ. Chính phủ đã phớt lờ những cảnh báo của phe dân chủ, cứ thúc đẩy Luật Dẫn độ, đồng thời không đếm xỉa dân ý, buộc người dân không thể sử dụng phương pháp hòa bình để bày tỏ yêu cầu. Ông cũng phê phán bà Lam kiêu ngạo, hoàn toàn coi thường dự phản đối của giới trẻ, là "quan bức dân phản". Nếu Hồng Kông muốn khôi phục trật tự, trước tiên phải buộc chính phủ đáp ứng "5 yêu cầu chính" của những người biểu tình. Nghị sĩ Lưu Nghiệp Cường (Kenneth Lau) đã chỉ ra rằng thiệt hại do con người gây ra còn lớn hơn thảm họa do siêu bão "Măng cụt" gây ra năm ngoái, khiến Hồng Kông rơi xuống vực thẳm. Ông cho rằng không chỉ bà Lam mà cả những người khác cũng phải chịu trách nhiệm...
Trong khi đó, ông Trương Kiến Tông (Matthew Cheung), Vụ trưởng Vụ Chính trị, lại nói rằng bà Lam không vi phạm nghiêm trọng luật pháp hoặc có hành vi không hoàn thành nhiệm vụ. Ông cho rằng nghị án luận tội là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nếu có đủ bằng chứng, Trưởng quan đặc khu đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp mà không từ chức. Sau khi hai phần ba các thành viên của Hội đồng Lập pháp thông qua báo cáo buộc tội, thì có thể báo cáo với chính quyền trung ương quyết định. Ông nhấn mạnh nghị án liên quan là một trình tự hiến định nghiêm túc, không phải là một công cụ chính trị để các nghị sĩ tùy tiện di chuyển theo ý muốn. Ông nhấn mạnh rằng các cáo buộc bà Lam hoàn toàn sai sự thật, không có căn cứ và kêu gọi các nghị sĩ hãy phủ quyết nghị án này. Thu Thủy https://baomoi.com/25-nghi-si-hong-kong-dua-ra-nghi-an-yeu-cau-luan-toi-ba-carrie-lam/c/33203085.epi?fbclid=IwAR2VH-TKAVR09G8CvERFHqBDSowUv9m3M2y2NkSTNnbABS6bLwO-psffCqY | ||||||||||
Tỉ lệ người có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc và Tập Cận Bình tăng Posted: 06 Dec 2019 02:53 PM PST 06/12/2019
Trung tâm Nghiên cứu Pew khảo sát gần 39.000 người tại 34 quốc gia trên toàn cầu. Kết quả cho thấy thế giới có cái nhìn đặc biệt tiêu cực về ông Tập. Chỉ 29% người trả lời cho biết họ tin tưởng ông sẽ làm điều đúng đắn. Sức mạnh quân sự đang lớn dần của Trung Quốc cũng nhận cái nhìn tiêu cực từ 58% số người tham gia từ 18 quốc gia khác nhau. Khoảng 58% người tham gia khảo sát đến từ 16 quốc gia nhìn nhận nền kinh tế mạnh của Trung Quốc có thể đem lại lợi ích cho đất nước của mình. 52% có cái nhìn tích cực về các khoản đầu tư của Trung Quốc, theo Pew. Thế nhưng, không phải ai cũng xem cường quốc Đông Á này là bạn vì những tăng trưởng kinh tế của họ. Những khu vực có lòng tin dành cho chủ tịch Trung Quốc lung lay nhất là châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Tây Âu. Lòng tin giảm dần Khảo sát của Pew chỉ ra rằng các đánh giá tích cực dành cho Trung Quốc đang ngày một giảm tại Philippines, Úc, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản, từ năm 2002 đến 2019. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ những lo ngại về ảnh hưởng kinh tế cũng như sức mạnh quân sự ngày một lớn của Bắc Kinh. Cả 6 quốc gia này đều tỏ ra nghi ngại đối với các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Hơn một nửa số người của họ khẳng định những khoản đầu tư đó là xấu vì chúng cho Bắc Kinh quá nhiều sức ảnh hưởng. Bên cạnh đó, kể từ năm 2005, tỉ lệ người Canada và Mỹ có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc ngày một cao, tăng lần lượt 22% và 13%. Trong khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài, quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh cũng trở nên căng thẳng sau vụ bắt bớ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính Tập đoàn viễn thông Huawei, hồi tháng 12 năm ngoái. VŨ NGUYÊN | ||||||||||
5 ĐIỀU TỰ HẠI VỀ ĐƯỜNG SẮT HÀ KHẨU – LÀO CAI – HẢI PHÒNG Posted: 06 Dec 2019 02:53 PM PST Nguyễn Ngọc Chu MẤT MÁT ĐỚN ĐAU 1. Việt Nam có hoàn cảnh rất khác biệt so với nhiều quốc gia, do có biên giới chung với Trung Quốc – là nước đã không ngừng xâm lược Việt Nam nhiều lần trong suốt chiều dài hơn 2000 năm. Nhưng trong suốt thời gian đó Việt Nam không mất lãnh thổ cho Trung Quốc. 2. Sự mất lãnh thổ đớn đau duy nhất của Việt Nam cho Trung Quốc lại là vào thời kỳ hiện đại, kể từ khi xuất hiện nhà nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (01/10/1949). Chính nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa (1956, 1974) và một phần Trường Sa (1988) của Việt Nam. Chính nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đã đánh chiếm dọc biên giới Việt Nam trong suốt mười năm ròng (1979-1989) và chiếm cứ một phần lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam. Hành động xâm lấn biên giới Việt Nam của Trung Quốc được liệt kê rành rành trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam công bố ngày 15/2/ 1979. 3. Tai họa nữa là hiện nay, ngoài mặt thì rao giảng phát triển quan hệ hữu nghị, trên thực tế thì nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đang tiến hành một cuộc xâm lấn biển đảo và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Bằng chứng không chối cãi là bồi đắp đảo nhân tạo thành căn cứ quân sự, liên tục đưa tàu thuyền xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam, xua đuổi ngư dân Việt Nam trong biển Việt Nam, bức ép Việt Nam phải ngừng khai thác dầu mỏ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 4. Không chỉ xâm chiếm lãnh thổ, Trung Quốc đồng loạt xâm chiếm Việt Nam trên mọi mặt trận bằng binh lực mềm. Trong tất cả những biện pháp xâm chiếm mềm thì biện pháp cấy người là nguy hiểm dài lâu - mang tính ung thư cho muôn đời con cháu. Chỉ trong 2 thập niên đầu thế kỷ 21, sự cấy người của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam đã phủ rộng, đông đảo, trù mật và nguy hại hơn cả 2000 năm lịch sử Công Lịch. Trong suốt 2000 Công Lịch, người Trung quốc có đến cư trú thì chỉ quần tụ một số điểm. Nhưng nay thì không chỉ đông, rộng, trù mật khắp cả nước, mà lên đến cả nơi tận cùng của Cao nguyên Trung Phần – Mái nhà chiến lược Đông Dương. Còn lâm nguy nữa là tại các trọng điểm mang tính yết hầu của Quốc gia đều có người Trung Quốc đóng chiếm. Với sự cấy dân – đó là sự đóng chiếm muôn đời, mà con cháu đời sau không nhổ được. 5 ĐIỀU TỰ HẠI Đã chịu trên mình ngàn mũi đinh cài cắm của Trung Quốc, nay lại bỗng nhiên vô cớ đi làm đường sắt Hà Khẩu – Lao Cai – Hải Phòng xuyên qua lãnh thổ Việt Nam ra Thái Bình Dương cho Trung Quốc chuyên chở, buôn bán, thông thương với hải ngoại, thì đó là rước họa vào nhà. Họa này là bởi 5 điều Việt Nam tự hại mình mà tạo thành: 1. Việt Nam không có nhu cầu, nhưng lại vay tiền Trung Quốc làm đường cho Trung Quốc sử dụng đó là điều tự hại mình thứ nhất. 2. Đang không nợ bị mang nợ là điều tự hại mình thứ hai. 3. Trung Quốc ngày đêm qua lại lãnh thổ Việt Nam, thuận tiện nắm rõ cơ mật, thỏa thích bài binh bố trận, - đó là điều tự hại mình thứ 3. 4. Làm cho tàu thuyền Trung Quốc nhộn nhịp trong cảng Việt Nam, đầy rẫy thuyền bè Trung Quốc ngoài biển Việt Nam, tạo nên gọng kìm đe dọa từ phía Đông – là điều tự hại mình thứ 4. 5. Giúp cho Trung Quốc vận chuyển hàng hóa toàn bộ khu vực Nam và Tây – Nam Trung Quốc thẳng ra biển, buôn bán với quốc tế, giúp cho kẻ rắp tâm thôn tính mình đã mạnh còn mạnh thêm – đó là điều tự hại mình thứ 5. SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC Biết rằng sức ép Trung Quốc quá mạnh. Bằng chứng là lần nào Lãnh đạo Việt Nam qua thăm Trung Quốc cũng như Lãnh đạo Trung Quốc đến thăm Việt Nam thì đều có mục xây tuyến đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng. Nghĩa là sức ép liên tục, xuyên suốt, bằng được. Đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng là mắt xích trong mưu kế 'Một vành đai, một con đường' của Trung quốc. 'Một vành đai, một con đường' là phương tiện bá chủ của Trung Quốc. Chính sách này không có lợi mà chỉ có hại cho Việt Nam. Vậy hà cớ chi mà ủng hộ? Việt Nam ủng hộ 'Một vành đai, một con đường' thì đổi lại Trung Quốc ủng hộ Việt Nam cái gi? Không bác bỏ thẳng thừng thì im lặng là cách ứng xử buộc phải làm. Phù họa, tung hô, tham gia ủng hộ đều là thất sách. SAO QUỐC HỘI KHÔNG CHỊU NGHE? Dưới sức ép của Trung Quốc, Bộ GTVT bất chấp sự phản đối của nhân dân, vẫn đệ trình lên Quốc Hội dự án đường sắt Hà Khẩu – Lao Cai – Hải Phòng. Quốc Hội đã nhân nhượng nhiều lần. Trong quá khứ như Bô xít Tây Nguyên. Hiện tại vừa qua như vẫn chấp nhận phương án sân bay Long Thành với dự toán 16 tỷ USD và diện tích 5000 héc ta đất. Sao Quốc Hội không chịu nghe tiếng nói của nhân dân? Trên thực tế chi phí xây dựng sân bay Long Thành không cần đến 8 tỷ USD và diện tích đất không quá 2000 héc ta. Điều này được chỉ ra từ thực tế xây dựng các sân bay quốc tế. Như sân bay Hartsfield-Jackson Atlanta lớn nhất thế giới về hành khách (107 394 030 khách, 2018) cũng chỉ chiếm 1902 héc ta. Như sân bay Kuala Lumpur có công suất 70 triệu khách (thực tế năm 2018 là 59 988 409 khách) mà xây dựng chỉ hết 3,5 tỷ USD. Vấn đề đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng không chỉ liên quan đến kinh tế mà liên quan lớn đến an ninh quốc gia. Quốc Hội nhất quyết không thể nhân nhượng mà thông qua được. Xin nhắn ông Nguyễn Văn Thể rằng, nếu cho thuê đất làm đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng, thì Trung Quốc cũng sẵn sàng thuê và tự bỏ tiền ra làm mà Việt Nam không phải mất một cắc nào cả. Nhưng đất đai của tổ tiên thì không thể tự tiện dâng cho người nước ngoài, nên không thể chấp nhận cho thuê đất theo cách này được. Khoản tiền 10 triệu tệ mà Trung Quốc viện trợ không hoàn lại - theo thỏa thuận cấp cao Việt Nam và Trung Quốc (2015) để quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - chỉ là con mồi trên lưỡi câu! Cuối cùng, thêm một lần xin nhắn gửi với Quốc Hội rằng - người Hoa Hongkong không muốn đội trời chung với thể chế Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Không phải bài xích người Hoa. Mà không thể tiếp tục đưa đầu chun sâu vào thòng lọng của thể chế Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. | ||||||||||
Báo American Thinker: Trung Cộng đã chuẩn bị sẵn để ‘xâm lăng Việt Nam’ Posted: 06 Dec 2019 02:52 PM PST SAN FRANCISCO, California (NV) – Trung Cộng đã lập căn cứ khổng lồ gần biên giới với Việt Nam để sửa soạn bắn hàng loạt hỏa tiễn vào "đồng chí anh em" phía Nam nếu chiến tranh xảy ra. "Để xâm lăng Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ cách biên giới với Việt Nam 10 km (trong tỉnh Quảng Tây) với các nhà kho và doanh trại mà các mái nhà cộng lại bao trùm 50 mẫu." Đó là nội dung trong bài viết của tác giả David Archibald trên báo điện tử American Thinker. Tác giả David Archibald khuyến cáo "người bạn Việt Nam" về những gì "đồng chí anh em" khổng lồ phương Bắc của họ đã và đang làm gì, dù bề ngoài vẫn đưa ra những lời lúc nào cũng muốn "làm sâu sắc hơn" mối quan hệ song phương, nhất là lại có sự ràng buộc cùng ý thức hệ Cộng Sản. American Thinker trụ sở ở El Cerrito phía Đông Bắc vùng vịnh San Francisco phân tích các thông tin phục vụ dư luận nước Mỹ quan tâm về các vấn đề phức tạp của Hoa Kỳ và thế giới. Theo tác giả, cơ sở doanh trại khổng lồ gần biên giới Việt Nam được dùng để che giấu các đơn vị thiết giáp và pháo binh để vệ tinh do thám không nhìn thấy, di chuyển chúng vào ban đêm. Đồng thời, các vị trí pháo binh dọc theo biên giới giữa hai nước đã được chuẩn bị sẵn bãi tác xạ. Khoảng hai cây số phía Bắc của căn cứ quân sự khổng lồ nói trên, Trung Quốc đã xây dựng những tòa nhà rộng trên 8 mẫu trông giống như chúng được dùng để che giấu những giàn hỏa tiễn tầm trung (IRBM, Intermediate Range Ballistic Missile) di động để từ đó đưa tới gần biên giới khi chuẩn bị tấn công. Các giàn hỏa tiễn IRBM có tầm bắn từ 3,000 km đến 5,500 km sẽ bao trùm cả nước Việt Nam. Từ kinh nghiệm tiếp vận khó khăn của cuộc chiến biên giới năm 1979, Trung Quốc đã làm một xa lộ dài 85 km từ phía Nam thị trấn Chongzuo (trong khu Quảng Tây Choang) dẫn đến biên giới Việt Nam. Theo tác giả bài viết, căn cứ trên hình ảnh vệ tinh của Planet Labs, trục lộ này vẫn chưa hoàn tất nên nhiều phần Trung Quốc sẽ chưa tấn công nếu nó chưa xong. Tác giả cho hay, có hai lý do để Trung Quốc tấn công Việt Nam khi hai nước xảy ra chiến tranh. Thứ nhất, Bắc Kinh muốn cho các đơn vị lục quân cũng được hưởng hào quang chiến thắng thay vì chỉ để cho hải quân và không quân cái vinh dự. Thứ hai, buộc Việt Nam phải từ bỏ 17 căn cứ trên các đảo tại quần đảo Trường Sa. Tuy còn cả Philippines, Malaysia, Brunei cũng tranh chấp và cũng có quân đóng một số đảo, nhưng chỉ có Việt Nam là tổ chức chuẩn bị chống trả cứng rắn nhất. Nếu cho các đơn vị đổ bộ tới đánh chiếm thì khó tránh tổn thất nghiêm trọng. Nếu Trung Quốc thành công khi đánh chiếm được một số tỉnh phía Bắc, nhiều phần họ sẽ buộc Hà Nội rút bỏ các đảo ở Trường Sa như điều kiện để ngưng chiến và lấy lại các tỉnh đã bị chiếm đóng. Đấy chỉ là những suy luận của tác giả David Archibald dựa trên những gì ông thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị tại khu vực biên giới với Việt Nam trong tỉnh Quảng Tây. Suốt ba tháng qua, Trung Quốc đưa các đoàn tàu tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam liên tục khiêu khích, cản trở và đe dọa các hoạt động khai thác và dò tìm dầu khí của Việt Nam dù Hà Nội đã nhiều lần phản đối. Mới đây, thấy có tin Bắc Kinh đang cho giàn khoan nước sâu tối tân và lớn nhất của họ, Haiyang Shiyou 982 tới Biển Đông. Báo chí Trung Quốc khi đưa tin này không cho biết nó sẽ cắm ở vùng nào. Một số nhà phân tích cho rằng nếu nó đến vùng biển tranh chấp, nó sẽ tạo thêm căng thẳng hơn nữa giữa Việt Nam với Trung Quốc. Và biết đâu nếu không phải là Bắc Kinh cố chọc cho Hà Nội tức đến độ không nhịn được nữa thì chiến tranh sẽ xảy đến. Trước đó, hôm 8 Tháng Bảy, 2019, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội CSVN, dẫn đầu một phái đoàn đông đảo chức sắc cấp cao thăm viếng Trung Quốc. Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin nói rằng chuyến đi của bà sang Bắc Kinh gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là để "tăng sự tin cậy chính trị." Bà đến gặp ông Tập Cận Bình, hai bên chụp tấm hình bắt tay tươi cười để tuyên truyền, cũng là lúc các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam đang phải chống đỡ khó khăn với các tàu hải giám hải cảnh của Trung Quốc ở khu vực bãi Tư Chính. (TN) | ||||||||||
Posted: 06 Dec 2019 02:51 PM PST Tác giả: Đào Hiếu. Cách đây 26 năm tôi có viết một truyện dài dựa theo cuộc đời của anh thương binh Phan Thành Lợi. Đây là sáng kiến của bà Đỗ Duy Liên, lúc ấy là phó chủ tịch UBND Thành phố HCM. Anh Lợi quê ở Củ Chi, là một thương binh bị cụt cả hai tay, hai chân. Lúc đó anh được cấp một căn hộ nhỏ trong "làng phế binh" Thủ Đức. Tôi lui tới làm việc với anh trong vài tháng và viết xong một truyện dài lấy tên là QUA SÔNG. Tác phẩm được nhà xuất bản Văn Nghệ in năm 1986 với số lượng là 10.150 cuốn, khổ 13x19 cm. Hồi đó sách in bằng giấy đen, sần sùi, trông rất xấu xí, nhưng vẫn không đủ sách để mà bán. Sau khi anh Lợi qua đời vì những thương tích cũ hành hạ, tôi gần như quên tác phẩm ấy, một phần vì tôi nghĩ đó chỉ là một cuốn sách viết theo đơn đặt hàng, và phần khác vì đề tài "cách mạng" không còn được độc giả quan tâm nữa, do những tác động quá tệ hại của guồng máy tham nhũng ngoài xã hội. Hai mươi bốn năm sau, trong lúc nhàn rỗi, tình cờ đọc lại "Qua Sông", tôi không thể ngờ rằng trong quá khứ mình đã từng tiếp xúc với một anh du kích Củ Chi lạ lùng như vậy, đã từng viết về một cuộc tình đau đớn như vậy. . Tôi từng xem những phim chiến tranh thuộc loại tầm cỡ của điện ảnh Mỹ như "Giải cứu binh nhì Ryan", "Huyền thoại mùa Thu", "Cuốn theo chiều gió", "Trung đội"…nhưng chưa từng thấy nhân vật nào có số phận nghiệt ngã như anh Phan Thành Lợi, chưa từng thấy có chiến trường nào bi thảm như chiến trường Củ Chi khi phải hứng chịu những trận bom rải thảm của máy bay B52 trong trận càn Cedar Falls đẫm máu đầu năm 1967. . Đọc lại QUA SÔNG, tôi chợt "ngộ" ra một điều, đó là: cuộc chiến vừa qua không phải là cuộc chiến của những người đang cầm quyền hiện nay ở Việt Nam, mà là cuộc chiến của những người lính đã chết ngoài mặt trận, của những thương binh như Phan Thành Lợi, của những cô giao liên dũng cảm như Huệ, của những bà mẹ thui thủi chờ mong con bên ánh đèn dầu, của những đôi lứa yêu nhau đã phải chia lìa chỉ sau một trận đánh, của những trẻ thơ chết như rạ giữa đồng sau một trận pháo bầy. Còn chúng ta, những "quan lại" đang cướp bóc, đang giành giựt của cải và quyền lực… chỉ là một lũ ăn theo, một bọn dây máu ăn phần, một phường hôi của bần tiện. . Trong kháng chiến chống Mỹ, những người như anh Lợi cứ nghĩ rằng mình là "cộng sản" nhưng thực tế họ không hề biết chủ nghĩa cộng sản là gì. Ở các đô thị miền Nam cũng vậy: có những trí thức trẻ đã đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, thậm chí đã là đảng viên, nhưng vẫn không phải là một người cộng sản, vì không hề quan tâm đến triết học Mác-Lênin và cũng không muốn tìm hiểu nó. Lúc ấy, những người như anh Lợi cứ tưởng rằng Đảng đang lãnh đạo họ, thực tế là Đảng chỉ giao việc cho họ, còn lãnh đạo họ chính là lòng yêu nước. Lúc ấy, những người như anh Lợi tưởng rằng mình đang "cùng hội cùng thuyền" với Đảng cộng sản, thực tế họ chỉ "cùng thuyền" mà không bao giờ "cùng hội". Cái con thuyền Mặt trận GPMN cũng như Mặt trận Việt Minh có nhiều người ngồi trên đó, có cộng sản lẫn không cộng sản, thậm chí có cả người chống cộng. Họ có cùng một điểm đến là đánh đuổi ngoại xâm và một người cầm lái: đó là Đảng. Họ không biết Đảng là ai, chỉ đến khi thuyền cập bến, thấy Đảng coi những thành phần khác là "khách sang sông" và gạt họ qua một bên để nắm trọn quyền lực và quyền lợi, thì đã muộn rồi. . Tôi cũng từng là một người "khách sang sông" như thế. Tôi cũng đã từng đứng ở một chiến tuyến. Vì thế với tư cách nhà văn, tôi thấy có trách nhiệm ghi lại bi kịch của những người lính trong chiến tuyến đó. . Những nhà văn Việt Nam Cộng Hòa cũng đã viết về số phận, về nỗi đau của những người lính trên chiến tuyến ấy, mà tiêu biểu nhất có lẽ là nhà văn Phan Nhật Nam với tác phẩm Mùa Hè Đỏ Lửa. Đó là quyền của người cầm bút. Những tác phẩm của hai bên sẽ bổ sung cho nhau, góp phần tạo nên diện mạo của một người-lính-việt-nam-nạn-nhân-chiến-tranh, trong thân phận chung của một dân tộc cùng khổ và bất hạnh. . Thật là ngu ngốc biết bao nếu chúng ta cứ công kích nhau, bôi lọ nhau và bôi lọ những người đã chết cho cuộc chiến tranh khốn nạn này. Thật là rồ dại biết bao nếu lòng chúng ta vẫn còn nuôi nấng hận thù… Thù ai? Những người du kích, những anh bộ đội, những anh lính Cộng hòa, những trí thức, những công chức trong guồng máy của cả hai miền Nam-Bắc… họ là kẻ thù sao? Không. Họ chỉ là nạn nhân, họ đã bị lừa gạt, bị xúi giục căm thù, bị xúi giục cầm súng… nhưng tất cả họ đều chỉ là nạn nhân. Và phần lớn họ đã chết: trên rừng, dưới biển, trong đồng bưng, ngoài biên giới, hải đảo, trong các nhà tù, các trại cải tạo. Số còn lại cũng đã già rồi, lẩn khuất đâu đó trong làng xóm, trong ngõ hẻm, trong sình lầy hay khói bụi. . Vậy thì kẻ thù của nhân dân là ai? Đó chính là giới cầm quyền của cả hai chế độ, nhóm tướng lãnh đầu sỏ của cả hai chế độ. Và các thế lực ngoại bang đứng đàng sau cuộc chiến để thủ lợi. Chính chúng đã phát động chiến tranh, đã điều khiển chiến tranh, đã ra lệnh và đã làm chết hàng chục triệu người, làm tan nát bao nhiêu gia đình. * Cuộc nội chiến vừa qua quá rộng lớn, quá hung dữ. Nó đã kéo cả dân tộc vào cơn điên của nó, nó chi phối, nó quyết định mọi số phận, mọi cảnh đời, nó hành hạ, chà đạp, hủy diệt. Nó phanh thây tổ quốc. . Dù chọn lựa hay không chọn lựa, anh cũng phải bị cuốn theo dòng chảy của nó. Cả dân tộc đều là nạn nhân của chiến tranh, kể cả những người đã cầm súng và đã chiến đấu, đã giết và đã bị giết. Vậy thì tại sao lại cứ "lên án" cho được rằng hồi đó theo cộng sản hay theo Mỹ là có tội? Tôi hỏi anh, khi những người lính của cả hai bên chiến tuyến xả thân giữa bom đạn, đầm đìa máu tươi nơi rừng sâu, nơi đồng bưng, nơi ngục tù ác nghiệt, nơi trại cải tạo bạo tàn… thì anh đang làm gì? Anh đang ở đâu? Nếu anh không từng là nạn nhân của cuộc chiến ấy, thậm chí nếu anh lợi dụng cuộc chiến ấy để trục lợi cá nhân như củng cố địa vị, quyền lực, hay đầu cơ chiến tranh để làm giàu thì anh lấy tư cách gì để trách móc? . Là một người du kích, Phan Thành Lợi nói năng, hành xử, suy nghĩ rất rạch ròi: "địch – ta" nhưng thực chất anh cũng chỉ là một người lính, chẳng khác gì những người lính Cộng Hòa ở bên kia chiến tuyến. Phan Thành Lợi là một người lính được số phận sắp xếp vào hàng ngũ cộng sản. Anh đã chiến đấu cho cộng sản mà cứ tưởng lầm là đang chiến đấu cho tổ quốc. Tất cả những kiêu hãnh, những bi thương, những nghiệt ngã trong mối tình đau đớn của anh đều bắt nguồn từ sự "tưởng lầm" ấy. Nhưng anh không có lỗi gì cả. Anh cũng giống như Santiago, nhân vật "lão ngư ông" của Hemingway, sau nhiều ngày đêm vật lộn với kình ngư, biển cả và đàn cá mập, đã chỉ đem được vào bờ một bộ xương cá vô dụng. Nhưng đó không phải là lỗi của Santiago. Và ông vẫn là một nhân cách lớn. Tuy nhiên dù lớn hay nhỏ, dù được các thế hệ sau tôn vinh hay phủ nhận, thì giờ đây những người lính trẻ ở cả hai bên chiến tuyến cũng chỉ còn là những nắm xương vô định, là cát bụi không tên, chìm khuất trong xó xỉnh nào. Đ.H
|
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét