“Gặp dân” plus 4 more |
- Gặp dân
- Những điều mới, lạ trong Sách trắng Quốc phòng 2019
- JEBO ‘lấy danh dự khẳng định 100%’ Chủ tịch Hà Nội ‘thông tin sai sự thật’
- NƯỚC MỸ KHÔNG NHẬN VISA DU HỌC SINH VIỆT NAM TRONG NĂM TỚI.
- Việt Nam lần đầu tiên đoạt giải ‘Gạo ngon nhất thế giới’
Posted: 07 Dec 2019 09:07 AM PST Nguyễn Lân Hiếu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu : "Tiếp xúc cử tri: Có hai nhóm người rất rõ nét. Nhóm của các cán bộ, đoàn thể "buộc" phải có mặt vì nhiệm vụ "được trả lương" của mình và nhóm các bác nhiều tuổi không còn phải lao động thường xuyên mà chủ yếu lại là các cán bộ hưu trí. Tổ chức thật tốt việc tiếp xúc cử tri là làm sao để đại biểu của dân phải gặp được dân thực sự - các cử tri thực sự, thuộc mọi tầng lớp, thành phần, những người đã trực tiếp bầu cho mình. May thay, buổi tiếp xúc cử tri trước đó của tôi, có ba ý kiến phát biểu thì hai trong ba ý kiến ấy là của hai cử tri ngoài thành phần "cơ cấu" đã liệt kê ở trên." Buổi tiếp xúc nào rồi cũng sẽ kết thúc bằng câu kết luận "đã thành công tốt đẹp". Nhưng "tốt đẹp" chỉ theo nghĩa là an toàn, đủ số lượng cử tri, đủ ý kiến thì cái tốt đẹp ấy là giành cho những nhà tổ chức, những vị đại biểu Quốc hội, để họ lại yên tâm với vị trí của mình. Đến hẹn lại lên, tôi về Châu Phú, An Giang tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội. Một buổi sáng se lạnh hiếm hoi ở đồng bằng sông Cửu Long. Một bát phở kiểu Nam với đường và mắm nhiều hơn tiêu chuẩn về sức khỏe của tôi, nhưng cũng đã quen sau gần bốn năm làm Đại biểu Quốc hội ở miền Tây. Đường đến xã Thạch Mỹ Tây vẫn gập ghềnh vất vả như kỳ đầu tôi về đây làm việc. Lần này về An Giang, chỉ có một đoạn đường ngắn được sửa chữa tráng nhựa bóng loáng, xe chạy thật êm, nhưng hình ảnh chiếc xe gắn máy nát bét trên đường cứ ám ảnh buổi sáng đẹp trời của tôi mãi. Nỗi lo sợ lớn nhất của đô thị hóa nông thôn chính là vấn đề giao thông vận tải. Đường xá luôn là điểm nóng trong hội trường Quốc hội cũng như các buổi tiếp xúc cử tri. Nếu ai có dịp đi qua cả hai hệ thống đường bộ ở hai miền đất nước đều sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng. Những con đường cao tốc thênh thang ở phía Bắc có lưu lượng xe thưa thớt ngay cả ban ngày. Trong khi ấy, cả một tỉnh An Giang với gần hai triệu dân mà chẳng có nổi một đường tránh cho dù bao nhiệm kỳ bộ trưởng Giao thông và Kế hoạch đầu tư đã trôi qua. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là việc cấp bách, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần nghiêm túc tìm hiểu và thực hiện. Quay trở lại buổi tiếp xúc cử tri của tôi tuần rồi. Đến nơi, vẫn những khuôn mặt tươi rói đón tôi ở cửa, vẫn những cái bắt tay thật chặt, những câu chào hỏi mỗi ngày. Rồi các nét mặt cử tri cũng chẳng nhiều thay đổi. Có hai nhóm người rất rõ nét. Nhóm của các cán bộ, đoàn thể "buộc" phải có mặt vì nhiệm vụ "được trả lương" của mình và nhóm các bác nhiều tuổi không còn phải lao động thường xuyên mà chủ yếu lại là các cán bộ hưu trí. Chính vì vậy, những câu hỏi chất vấn của bà con cũng không khác bao nhiêu so với vài năm trước. Vẫn là được mùa mất giá, được giá mất mùa, là an toàn thực phẩm, là bệnh tật tràn lan, rồi sở hữu đất đai, ô nhiễm môi trường... Đại biểu cũng sẽ lại trả lời những giải pháp nghe thật hay nhưng để hiện thực hóa được lại chẳng thuộc thẩm quyền của họ. Chắc chắn sẽ có những câu: cảm ơn sự đóng góp, ý kiến của cô chú, xin ghi nhận, tiếp thu và trình lên cấp có thẩm quyền. Rồi hỏi mãi, nghe mãi nên nhiều khi cả buổi tiếp xúc chẳng có cử tri nào hỏi nữa. Các cán bộ địa phương lại phải đóng vai "đại cử tri" để hỏi, rồi lại tự trả lời "biết rồi khổ lắm, nói mãi". Và buổi tiếp xúc sẽ "thành công tốt đẹp". Để có một nhà nước pháp quyền, hoạt động tiếp xúc cử tri chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Tổ chức thật tốt việc tiếp xúc cử tri là làm sao để đại biểu của dân phải gặp được dân thực sự - các cử tri thực sự, thuộc mọi tầng lớp, thành phần, những người đã trực tiếp bầu cho mình. May thay, buổi tiếp xúc cử tri trước đó của tôi, có ba ý kiến phát biểu thì hai trong ba ý kiến ấy là của hai cử tri ngoài thành phần "cơ cấu" đã liệt kê ở trên. Hai câu hỏi ấy cũng là những vấn đề rất thiết thực, liên quan trực tiếp đến chính sách pháp luật cần thay đổi. Trong ba nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, hai nhiệm vụ lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thường được thể hiện qua các nút bấm trong hội trường Diên hồng. Tuy nhiên, nhiệm vụ giám sát của những dân biểu cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà muốn hoàn thành không thể không gắn với thực tiễn xã hội, không thể không gắn với dân, nghe dân. Trên đường trở về thành phố Long Xuyên, nhìn những dòng sông trong ánh nắng chiều vàng sậm, tôi không quên được câu nói của vị cử tri già trước khi kết thúc buổi tiếp xúc. "Chúng tôi rất biết ơn Đảng và nhà nước đã mang điện, đường, trường, trạm đến cho địa phương này. Nhưng sao bao năm rồi chúng tôi vẫn nghèo quá, chẳng thay đổi được bao nhiêu. Hãy giúp chúng tôi vượt nghèo bằng các chính sách thật cụ thể, thật rõ ràng", ông nói. Một nhà nước pháp quyền do dân, vì dân cần đổi thay bắt đầu từ những việc tưởng như đơn giản "trước làm thế nào, nay vẫn vậy", bớt nặng tính hình thức và thực sự khá lãng phí tiền bạc, công sức của xã hội. Theo tôi, thay đổi đầu tiên là cần đổi mới khâu tiếp xúc cử tri bằng cách tổ chức các buổi tiếp xúc chuyên đề hoặc ngoài kế hoạch, khi có những câu chuyện nóng tại địa phương. Đặc biệt, cần có sự đánh giá khách quan chất lượng của những buổi tiếp xúc này để tiếp tục cải tiến, chỉnh sửa. Đổi mới việc gì cũng khó khăn, nhưng không khởi đầu sẽ chẳng bao giờ có được kết quả tốt hơn. Nguyễn Lân Hiếu | ||||||||
Những điều mới, lạ trong Sách trắng Quốc phòng 2019 Posted: 07 Dec 2019 09:06 AM PST Thiện Tùng Lạm bàn về chử "Tùy" Giả thử ngày mai Trung Quốc đánh Việt Nam thì lực lượng quân sự Việt Nam sẽ chống đỡ được bao lâu trong khi chờ đợi sự phân xử của Liên Hiệp Quốc? Khi đó có thời giờ để thực hiện chữ "Tùy" hay không nếu biết rằng phải mất bao nhiêu năm mới thương lượng được vấn đề đối tác chiến lược với các nước quan tâm đến Việt Nam. Theo chúng tôi, bám vào chữ "Tùy" ví như bám vào cái áo phao cấp cứu khi máy bay đang rơi. Chúng tôi e rằng phe theo Tàu dùng chữ "Tùy" để mà mắt nhân dân khi biết rằng 3 hay 4 không cũng là con số không: "Không kêu khi bị đánh, Không Kiện khi bị cướp, Không kết bạn để tự vệ khi tham vọng xâm lấn của Tàu đã rõ như ban ngày". Và cái Không thứ tư sẽ là: Dân cóc tin. Dân Quyền Sách trắng hay còn gọi là Bạch thư, nó là văn bản công khai Lập trường (chỗ đứng) Quan điểm (cách nhìn) – kiểu chơi bài lật ngữa. Từ khi đất nước thống nhứt đến nay, Việt Nam có 4 lần ra Sách trắng về Quốc phòng vào các thời điểm: 1998, 2004, 2009 và, mới hôm 25/11, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, ủy viên trung ương Đảng, ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, thứ trưởng Bộ Quốc phòng công bố Sách trắng về Quốc phòng 2019. Phải thừa nhận rằng, Sách trắng Quốc phòng 2009 của Việt Nam thụ động, hữu khuynh…, rõ nhứt biểu hiện 3 không: "không liên minh Quân sự, không cho đặt căn cứ Quân sự, không liên kết với nước nầy chống nước khác" . Chắc chắn do xuất phát từ đó, đối với Việt Nam, suốt 10 năm qua, Trung quốc luôn "lấy thịt đè người". Dư luận xã hội chê trách: lãnh đạo Đảng và Nhà nước làm ngơ, Quân đội bám bờ, xúi Dân bám biển… Mất nước là mất tất cả, vì vậy, tôi luôn "để ý" về an ninh, quốc phòng. So với Sách trắng năm 2009, Sách trắng 2019, về văn tự hay lý giải có phần mạnh mẽ, dứt khoát hơn Sách trắng đã có. Nói là một việc, còn có làm như nói hay không đó là việc khác. Tuy chưa được đọc toàn văn, chỉ qua báo chí, diển đàn… tôi nhận ra, Sách trắng về Quốc phòng Việt Nam năm 2009 gồm 3 phần: Phần 1 nói về tình hình an ninh và chính sách quốc phòng / Phần 2 nói về Xây dựng nền quốc phòng / Phần 3 nói về Xây dựng Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ. Có người cho rằng Sách trắng 2019 không có gì mới, còn tệ hại hơn cái cũ vì thêm 1 cái không hữu khuynh nữa ("không sử dụng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế") thành 4 không, vẫn "co đầu rút cổ"…!. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu thuộc viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở đặt ở Singapore chú trọng khái niệm "tùy" đã ghi trong Sách trắng mà ông Vịnh có đề cập khi công bố. Ông Hợp nhận xét: "Giới quân sự (VN) hôm nay người ta nói nôm na là 'bốn không, một tùy'. Họ nói khá là rõ ràng nếu tình hình xảy ra xấu thì họ phải tính toán như thế nào cho phù hợp. Trong hoàn cảnh đặc biệt, xảy ra chiến tranh hoặc bị xâm lược hoặc bị tấn công… thì người ta sẵn sàng xem xét lại tất cả các nguyên tắc đã trình bày ở trước. Ví dụ, người ta có thể xem xét lại 'bốn không'". "Ba không" thì tôi có thấy và nghe lãnh đạo Việt Nam viết và nói công khai, còn "4 không" thì chưa nghe thấy. Theo tôi, nếu xem đoạn văn "không sử dụng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế" là cái không thứ 4 thì có hại gì đâu, đó chẳng qua là khẳng định đường lối Quốc phòng của VN trong ngoại giao. Trong bối cảnh hiện nay, VN cần tỏ rõ như thế để xả căng, gắn chặt đoàn kết hơn nữa trong khối Asean nhầm đối phó với sự hung hăng của Trung quốc. Bởi vì, dầu chưa nước nào trong khối Asean nói ra, nhưng từ lâu họ xem Trung Quốc là "đại bá", Việt Nam là "tiểu bá", họ luôn cảnh giác với Việt Nam - ngoài cùng ý thức hệ và luôn tỏ ra gọi là "hòa hiếu" với TQ. Đồng tình với nhận xét vừa kể của ông Hà Hoàng Hợp, tôi cho rằng Sách trắng 2019 về Quốc phòng mà ông Vịnh vừa công bố hôm 25/11/2019 thể hiện "minh bạch về chính sách, hòa bình và tự vệ", vừa rõ ràng, dứt khoát và mạnh mẽ: - Trong Sách trắng 2019, Việt Nam khẳng định đường lối Quốc phòng theo hướng: " Kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng… bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế / Thực hiện phương châm bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược". - Một trong những nội dung quan trọng trong Sách trắng 2019 do ông Vịnh trình trình bày, được nhiều tờ báo đăng tải: "Tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau". - Sách trắng lần này không ngại giới thiệu trang bị vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói trong cuộc họp báo: "Tỷ lệ trang bị vũ khí do Việt Nam tự sản xuất hay cải tiến hiện nay đã nhiều hơn trước, chứng tỏ sự độc lập, tự chủ về vũ khí của Việt Nam trong những năm qua ngày càng phát triển, tiến bộ / Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Nếu đất nước có chiến tranh, chúng ta buộc lòng phải cầm súng thì cũng là vì hòa bình / Bộ Quốc phòng xác định thực hiện tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không tăng quân số, song để đáp ứng yêu cầu tình hình mới, bắt buộc chúng ta phải thành lập những đơn vị, cơ quan mới như Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng chẳng hạn"..v.v…
*** Nhân đây, tôi trả lời 2 thắc mắc: Nói Nguyễn Chí Vịnh là một trong những người hiện nay "thân" Trung quốc thì tôi không cãi, có điều ghép cha ông Vịnh là Nguyễn Chí Thanh vào trong số người "thân" Trung Quốc hiện nay tôi ngại rằng không chính xác. Bởi vì ông Thanh chết trong chiến tranh, thời ấy Trung Quốc chưa hà hiếp, xâm lấn VN, họ còn tận tình giúp đỡ VN. Phàm là những người tham gia kháng chiến thời ấy, trong đó có tôi, ai cũng thân thích Trung Quốc ?. Sau khi đọc bài "Sách trắng 2919 vượt ra khỏi khuôn khổ 3 không" đăng trên trang Dân Quyền VN, có vài người bạn quen thân meo cho tôi nói đại ý rằng: - Nguyễn Chí Vịnh là tướng thân Trung Quốc, nhát gan… mà tôi liệt ông ta vào loại "gà chọi" là không đúng? . - Tôi xin thưa rằng: Có lẽ do bút pháp của mình còn non khiến cho người đọc hiểu sai ý mình. Cho tôi xin lỗi và nói thêm: Tôi không hề cho rằng ông Vịnh không "thân" Trung Quốc, có điều nói ông ấy "nhát gan…" là tôi cãi. Bởi vì ông Vịnh "gan cùng mình", nhìn gương mặt đủ biết, không phải "gà mờ" mà là "gà chọi", dám làm những chuyện "trời sầu đất thảm", khiến cho 38 tướng tá, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giám và Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, cùng đứng tên tố cáo Nguyễn Chí Vịnh, Tổng cục trưởng Tổng cục II (Tình báo Quân đội) gởi Bộ Chính trị Đảng CSVN [1] với 2 tội tày trời (trích nguyên văn trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia): 1/ … Bản lý lịch bất hảo: Những năm đi đào tạo sĩ quan tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và trường Sĩ quan Thông tin, Nguyễn Chí Vịnh đã cầm đầu một nhóm sinh viên xấu phá kho Học viện Kỹ thuật lấy cắp quân trang đưa ra ngoài bán tiêu xài, nhậu nhẹt, trai gái, bị nhà trường đuổi học. 2/ … Đối với cá nhân Nguyễn Chí Vịnh, người chịu trách nhiệm lớn nhất về các sai phạm của Tổng Cục II: Ngoài ngụy tạo hồ sơ vu oan giá họa cho nhiều cán bộ, sĩ quan cao cấp, Nguyễn Chí Vịnh còn lợi dụng chức quyền chèn ép người này, ban ơn người khác trong đề bạt sử dụng cán bộ nhân viên; lợi dụng tính chất đặc thù của hoạt động tình báo để nhập nhèm trong chi tiêu ngân sách; Một mình chiếm dụng tới 7 ngôi nhà (đã bán 2) còn 5 : Biệt thự Cống Chèm ;nhà 27 Nam Tràng – Trúc Bạch, nhà 25 Nguyễn Khắc Hiếu – Trúc Bạch ; Nhà 1AC16 Mỹ Đình I, căn hộ The Garden Hà Nội, 300m2 đất hồ sen Nhật Lân, 2ha đất Làng Hòa Lạc, 7000m2 đất ở Viên Chăn Lào (Mua 2,1 triệu USD bán 3,7 triệu) ; 3000m2 đất Viên Chăn (Mua 500.000 USD bán 1,5 triệu). Hai vợ chồng sử dụng 2 chiếc xe đắt tiền BMW – X5, mỗi chiếc trị giá 175.000 USD tương đương 3,5 tỷ đồng Việt Nam .
Kết Nếu ông Vịnh thật sự "thân" với nhà cầm quyền Trung Quốc, qua việc Ông đứng ra công bố Sách trắng Quốc phòng lần nầy, Trung Quốc sẽ hết hoặc bớt thân với Ông?. Dù Sách trắng đã "minh bạch về chính sách Quốc phòng trên cơ sở Hòa bình và tự vệ", không biết mọi người thì sao, chớ tôi vẫn còn ngại thói quen "nói mà không làm" hoặc "nói một đường làm một nẽo" của Đảng và Nhà nước ta lắm! Nhưng có điều, gần đây Quân đội cứ dọm "xé rào", một trong những bằng chứng là 2 chiến hạm Quang Trung và Trường Sa xuất trận hộ tống giàn khoan 14.000 tấn ra Bãi Tư Chính rồi diễu võ vươn oai với tàu Trung Quốc. Hành động ấy dường như không có lịnh chính thức từ Trung ương – Đó là ánh sáng le lói trong đường hầm . Thôi thì hãy chờ xem?!. Chú dẫn [1] CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày … tháng …… năm 2010 Kính gửi: - ĐỒNG CHÍ NÔNG ĐỨC MẠNH ,TỔNG BÍ THƯ KIÊM BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ NGUYỄN MINH TRIẾT, CHỦ TỊCH NƯỚC - ĐỒNG CHÍ NGUYỄN TẤN DŨNG, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ - ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG TẤN SANG, THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG VĨNH TRỌNG, PHÓ THỦ TƯỚNG, PHÓ BAN THƯỜNG TRỰC CHỐNG THAM NHŨNG TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ HỒ ĐỨC VIỆT, TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN CHI, CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG - ĐỒNG CHÍ PHÙNG QUANG THANH, PHÓ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG, BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG - ĐỒNG CHÍ LÊ VĂN DŨNG, CHỦ NHIỆM TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ……. -/- | ||||||||
JEBO ‘lấy danh dự khẳng định 100%’ Chủ tịch Hà Nội ‘thông tin sai sự thật’ Posted: 07 Dec 2019 09:00 AM PST Thí điểm làm sạch sông Tô Lịch: Đừng đụng vào Nhóm lợi ích của Nguyễn Đức Chung! "Với trách nhiệm, nhân cách và khí phách của một người Nhật", JEBO đã "chính thức phản bác" Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung về "thông tin sai sự thật" là JEBO thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch mà không xin phép thành phố.
Phải công bố rõ thông tin vì "trách nhiệm, khí phách, nhân cách của một người Nhật" Ngay sau phát biểu chiều 6.12 của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung về việc Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) tiến hành thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép thành phố, ngày 7.12, JEBO đã lên tiếng. Cụ thể, JEBO đã ra thông cáo báo chí "Về việc Tổ chức JEBO Nhật Bản thấy buồn vì Ngài Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin sai sự thật "về việc JEBO tiến hành thử nghiệm công nghệ Nano- Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép thành phố" trong khi thực tế là thực hiện theo văn bản Thông báo số 142/TB-VP ngày 9.5.2019 của chính UBND thành phố nêu rõ đồng ý cho phép JEBO thực hiện". "Vừa qua, chúng tôi có nhận được thông tin, tại Hà Nội có thông tin không chính xác liên quan đến JEBO... Chúng tôi chính thức phản bác thông tin sai sự thật nêu trên với đầy đủ tài liệu chứng minh ở dưới đây", thông cáo của JEBO nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh "với trách nhiệm, nhân cách và khí phách của một người Nhật, chúng tôi thấy cần công bố rõ thông tin chi tiết, tài liệu bằng chứng liên quan để rộng đường dư luận". "Về thông tin JEBO chúng tôi thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép thành phố, chúng tôi xin lấy danh dự ra đảm bảo và khẳng định 100% đây là thông tin sai sự thật", thông cáo nêu. "Có lẽ lòng tốt của chúng tôi được đặt không đúng chỗ chăng?" JEBO cho biết, sau khi có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 11.4, thực hiện kết luận và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, vào ngày 26.4, JEBO đã có buổi làm việc tại Trụ sở UBND thành phố Hà Nội để tham dự cuộc họp do Phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng chủ trì.
Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Ngoại vụ, Tài nguyên - Môi trường, Khoa học - Công nghệ, Văn phòng UBND thành phố; Ban Quản lý dự án công trình cấp nước thoát nước và môi trường, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội. Theo JEBO, sau khi nghe ý kiến của đoàn chuyên gia Nhật Bản và Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), ý kiến phát biểu của các đơn vị dự họp, Phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng đã kết luận: "Đồng ý cho đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với JVE thực hiện thí điểm xử lý làm sạch môi trường nước trên một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng nguồn tài trợ của bên Nhật Bản (đơn vị tự nguyện thực hiện thí điểm và tài trợ kinh phí thí điểm)"...
Gửi kèm một bản sao văn bản này, JEBO đặt câu hỏi "không rõ thông tin đưa ra về việc chúng tôi không xin phép thành phố là căn cứ như thế nào?", "có lẽ lòng tốt của chúng tôi đang đặt không đúng chỗ chăng?" JEBO cũng cho biết, "đến giờ phút này, biết bao công sức, tiền của, thời gian của chuyên gia Nhật Bản chúng tôi vì người dân Hà Nội để thực hiện dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý sông Tô Lịch này", nhưng JEBO "thấy buồn vì Ngài Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lại thông tin sai sự thật", "như kiểu chúng tôi "làm chui" mà không xin phép UBND thành phố". Như Thanh Niên đưa tin, chiều 6.12, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giải đáp thắc mắc của cử tri về thái độ của thành phố với việc chuyên gia Nhật Bản thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ nano. Theo ông Chung, đơn vị Nhật Bản vào thử nghiệm việc xử lý làm sạch sông Tô Lịch đã không hề xin phép thành phố, mà thông qua Công ty cấp thoát nước Hà Nội. "Quá trình làm thì xảy ra câu chuyện có mưa", dẫn đến vụ lùm xùm Hà Nội xả nước hồ Tây "cuốn trôi" thành quả thử nghiệm, như báo chí đã đưa. Tuy nhiên, ông Chung "khẳng định với các bác (cử tri) là tôi chịu trách nhiệm về việc này, trước khi xả nước hồ Tây đã thông báo đầy đủ cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư của Nhật Bản (JEBO), trực tiếp Công ty JVE là anh Tuấn Anh - Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT". Sau khi JVE và JEBO đề nghị được thử nghiệm thêm, đích thân ông Chung đã chủ trì một cuộc họp, mời đầy đủ các thành phần vào ngày 29.10 và ra thông báo kết luận ngày 5.11, được "mọi người thống nhất rất cao". Để thông báo rõ với cử tri, ông Chung đã đọc nguyên văn thông báo kết luận này, cho biết: "Hà Nội hoan nghênh, khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức cá nhân dùng công nghệ tiên tiến để thực hiện nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn TP.Hà Nội, nhất là trong lĩnh vực môi trường. UBND thành phố đánh giá cao đề xuất thử nghiệm… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tổ chức JEBO và JVE đã không tuân thủ yêu cầu của thành phố". Cụ thể, "việc mời các cơ quan báo chí, sử dụng thông tin truyền thông trong quá trình thử nghiệm để khuếch trương công tác thí điểm khi chưa có kết quả thử nghiệm, không phối hợp với các cơ quan khi xử lý thông tin, là gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội. Đề nghị ông Chủ tịch JEBO, JVE và các cá nhân tham gia nghiên cứu nghiêm túc rút kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như của thành phố trong lĩnh vực môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường". | ||||||||
NƯỚC MỸ KHÔNG NHẬN VISA DU HỌC SINH VIỆT NAM TRONG NĂM TỚI. Posted: 07 Dec 2019 09:00 AM PST Bắt đầu từ tháng 1.1.2020, Việt Nam là một trong năm nước nằm trong danh sách các nước bị xét tư cách lưu trú nghiêm ngặt. Trong ngày hôm qua 2.12.2019, nhiều đơn vị tư vấn du học của Việt Nam đã bị Cục lưu trú Mỹ từ chối cấp lưu trú. Nguyên nhân bị từ chối cấp lưu trú có thể là một trong các nguyên nhân sau: 1. Trường bảo lãnh cho du học sinh có uy tín thấp Những trường đại học tại Mỹ có số học sinh bỏ học, phạm tội,cư trú b ất hợ p ph áp trên 10 người sẽ bị xét duyệt nghiêm ngặt, nếu có quá 40 học sinh bỏ trốn sẽ bị tước quyền bảo lãnh. Những trường đại học tại Mỹ bị phát hiện bao che cho học sinh làm quá giờ, kê khai không trung thực số giờ lên lớp của du học sinh sẽ bị đưa vào sổ đen. 2. Đơn vị tư vấn du học tại Việt Nam nằm trong danh sách đen của Cục lưu trú Mỹ. Những Đơn vị tư vấn du học tại Việt Nam có số học sinh đưa sang bỏ trốn nhiều thì hồ sơ của du học sinh sau này đưa sang cũng bị xét duyệt gắt gao. Do Đơn vị tư vấn du học đó nằm trong danh sách đen của Cục lưu trú Mỹ, nhiều đơn vị tư vấn đã bị Cục lưu trú California loại 100% hồ sơ trong năm 2019. Những Đơn vị tư vấn du học bị phát hiện gian dối hồ sơ, làm giả tài liệu cũng bị đưa vào danh sách đen của Cục lưu trú Mỹ. 3. Hồ sơ của du học sinh không hoàn hảo Hồ sơ của du học sinh không đầy đủ, nội dung không thống nhất giữa các tài liệu, dịch thuật hồ sơ không chính xác, văn phong, câu chữ trong hồ sơ dịch thuật: "ngây ngô, không theo cấu trúc và câu chữ trong soạn thảo văn bản tiếng Mỹ", nguyên nhân khiến hồ sơ bị loại. 4. Hồ sơ của du học sinh không đủ điều kiện để đi du học: Học sinh có học lực yếu, hạnh kiểm trung bình, số ngày nghỉ học ghi trong học bạ nhiều hơn 15 ngày trong 3 năm học PTTH (cấp 3), học sinh đã đi Tu nghiệp sinh (thực tập sinh) nhưng bỏ về giữa chừng, tu nghiệp sinh (thực tập sinh) về nước chưa được 1 năm, học sinh đã tốt nghiệp các trường PTTH, Cao đẳng, Đại học và ngừng việc học cách đây trên 3 năm, học sinh quá 30 tuổi… đều dễ dàng bị từ chối cấp lưu trú. 5. Khi Cục lưu trú Mỹ gọi điện về: Học sinh và người bảo lãnh không trả lời, hoặc trả lời không được, hoặc trả lời không thống nhất với hồ sơ đã nộp cho Cục lưu trú Mỹ thì sẽ dễ dàng bị từ chối cấp lưu trú. 6. Xuất thân của Du học sinh: Du học sinh xuất thân từ những địa phương có nhiều người đang phạm tội hoặc đang cư trú bất hợp pháp tại Mỹ sẽ gặp khó khăn khi xét cấp lưu trú Kể từ năm 2020 trở đi du học sinh Việt có thể rất khó sang Mỹ Học tập. Vì sao vậy? Vì đây là hậu quả của các bạn đi trước. Bộ tư pháp Mỹ trong năm 2019 sẽ đóng 50% trường dạy tiếng Mỹ và sẽ làm chặt hồ sơ của du học sinh Việt như… "Cửa đi Du học Mỹ 2020 đang đóng lại với người Việt – Do đâu" Gần đây cục điều tra sự cố của Mỹ đã chính thức thống kê 2 năm gần đây tình trạng trộm cắp trên cả nước Mỹ đã tăng vọt, dẫn đầu là các du học sinh Việt và một số nước khác Đi du học Mỹ đối với đa số người Việt chỉ là một hình thức sang Mỹ vừa đi làm vừa đi học, có nhiều người sang Mỹ đi làm là chính. Thực tế hiện nay chi phí để đi được quanh 500 triệu đồng, tùy theo trường, tùy khu vực. Thứ hai, Trong các ngày nghỉ, kỳ nghỉ lễ, Tết, học viên được phép làm thêm tới 40 giờ / tuần, với số giờ làm này thì thu nhập khoảng gần 40 triệu đồng. Với số giờ làm thêm này sẽ giúp đủ để chi trả tiền ăn ở và đóng học phí ngoài ra còn có thể tiết kiệm gửi về cho gia đình. Khi tốt nghiệp các sinh viên có thể ở lại Mỹ làm việc hoặc có thể học cao hơn nếu có nhu cầu. Thời gian ở Mỹ không bị giới hạn. Nếu đi làm tại Mỹ và đóng thuế từ 5 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội được cấp visa vĩnh trú và ở tại Mỹ, không bị bắt buộc phải trở về nước. Với 2 yếu tố trên đã thu hút được rất nhiều người tìm đủ mọi cách để sang Mỹ du học. Và từ đây dẫn tới có rất nhiều người sang du học nhưng chỉ chú tâm vào làm việc và dẫn tới các hệ lụy khác, như: thường xuyên xảy ra các vụ trộm, cướp trong các lễ, tết, dịp hè… Điều nầy làm cho chính phủ Mỹ bắt buộc phải thắt chặt đối với người Việt đang làm việc và học tập tại Mỹ, và tiếp tới năm 2020 thắt chặt hơn việc làm hồ sơ xin visa để đi du học Mỹ. | ||||||||
Việt Nam lần đầu tiên đoạt giải ‘Gạo ngon nhất thế giới’ Posted: 07 Dec 2019 09:00 AM PST
MANILA, Philippines (NV) – Lần đầu tiên hạt gạo ST24 của Việt Nam đã vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Cambodia để nhận giải "Gạo ngon nhất thế giới năm 2019" từ tổ chức The Rice Trader, sau 10 lần tổ chức cuộc thi trong 10 năm qua. Báo Tuổi Trẻ ngày 12 Tháng Mười Một, 2019, cho biết gạo hữu cơ ST25 của Việt Nam đã được trao giải "Gạo ngon nhất thế giới" sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Cambodia tại cuộc thi World's Best Rice, do The Rice Trader tổ chức. Đây là một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ "Hội Nghị Thương Mại Gạo Thế Giới Lần Thứ 11" tổ chức tại Manila, Philippines, từ ngày 10 đến 13 Tháng Mười Một. Theo ban tổ chức, cuộc thi bình chọn gạo ngon nhất thế giới được chính các đầu bếp quốc tế bầu chọn. Những người này sẽ kiểm tra cảm quan của gạo trước khi nấu. Sau đó nếm thử, đánh giá hương vị, độ ngon của cơm và chọn ra loại gạo thắng cuộc.
Trong 10 lần tổ chức cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới," Thái Lan là nước dẫn đầu với năm lần đạt giải nhất, tiếp đến là Cambodia với bốn lần, Hoa Kỳ có hai lần và Myanmar một lần (có những năm hai quốc gia đồng giải gạo ngon nhất). Song lần này, Hội Đồng Giám Khảo đã nhất trí cao trong việc chọn gạo ST24 của Việt Nam đứng đầu tại cuộc thi. Gạo Thái Lan năm nay chỉ đạt hạng nhì. Theo báo Dân Trí, dòng lúa thơm ST gồm nhiều giống khác nhau do Kỹ Sư Hồ Quang Cua lai tạo và cải tiến trong hơn 20 năm qua. ST24 được xem là đặc sản của tỉnh Sóc Trăng với những phẩm chất vượt trội như hạt gạo dài, trắng trong, dẻo cơm, mùi thơm thoảng hương lá dứa. Trước đó, gạo ST24 đã đoạt giải nhất tại cuộc thi "Gạo ngon Việt Nam" lần đầu tiên do Hiệp Hội Thực Phẩm Việt Nam (VFA) tổ chức hôm 4 Tháng Mười Một. Năm 2017, gạo ST24 cũng từng lọt vào Top 3 "Gạo ngon nhất thế giới" trong cuộc thi World's Best Rice tại Macao. (Tr.N) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-lan-dau-tien-doat-giai-gao-ngon-nhat-the-gioi/ |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét