Trái lựu đạn trong tay cụ Kình. |
Trái lựu đạn trong tay cụ Kình. Posted: 23 Jan 2020 02:37 PM PST Công an bao vây nhà cụ Kình để nhằm mục đích gì, đây là một câu hỏi mà đến nay chưa thấy Bộ Công An trả lời. Tướng Lương Tam Quang nói rằng ba chiến sĩ cảnh sát truy đuổi những người tấn công cảnh sát, họ nhảy lên mái tôn trèo sang nhà cụ Kình bị ngã xuống giếng trời và chết. Các nhân chứng trong làng đều cho biết, từ lúc 2 đến 3 giờ đêm họ mở cửa nhìn ra, đã thấy cảnh sát giăng kín nhà. Với hàng ngàn cảnh sát vào thôn Hoành như thế, mật độ cảnh sát phải rất dày dặc. Họ bao vây nhà dân rất kỹ và chặt chẽ. Như vậy không thể có chuyện riêng nhà cụ Kình không bị bao vây, người nhà của cụ vô tư ra đến cổng làng ném gạch đá vào cảnh sát rồi chạy về nhà, cảnh sát phải truy kích theo và ngã chết. Hàng đống cảnh sát san sát nhau trong làng, làm sao nhà cụ Kính có thể ra chốt ném gạch rồi chạy về nhà an toàn. Cảnh sát đuổi theo sát gót chân mà không bắt được những người nông dân. Phải đuổi theo sát gót lắm thì mới ngã xuống giếng trời như thế. Chứ không đuổi gấp thì ngã làm sao được xuống giếng trời. Nói về đuổi như ông tướng Quang nói là phải sát gót chân mới bất cẩn ngã xuống hố, đuổi từ ngoài làng , dân leo lên mái nhà, ba cảnh sát kia leo theo để đuổi, dân chui vào cửa sổ và các cảnh sát định chui theo vào nhà thì trượt ngã ? Kịch bản mà ông trung tướng Quang kể hoàn toàn vô lý. Từng đấy quân dàn trong làng, không thể nào nhà cụ Kình ra ngoài cổng làng mà ném đá vào cảnh sát được, trong khi ngay trong làng đầy ắp cảnh sát. Cũng không có chuyện truy đuổi những kẻ ném đá vào cảnh sát, mấy ông dân kia làm sao mà chạy nhanh được hơn cảnh sát chuyên nghiệp tập luyện hàng ngày, nhất là đoạn còn leo lên mái nhà nữa. Kịch bản thực sự chỉ duy nhất có một mà thôi. Đó là toả quân bao vây chặt chẽ mọi nhà dân, sở dĩ dùng đông quân để bao vây từng nhà dân để không cho ai ra ngoài nhìn thấy gì. Nhưng bao vây từng ấy nhà dân cũng không dùng hết từng ấy quân. Số quân huy động thừa đó là để ngăn không cho ai bên ngoài vào làng nữa, ví dụ như dân làng bên, nhà báo tự do, nhà báo quốc tế hay người của '' phe '' khác trong chính quyền . Nhiệm vụ gì mà đến mức phải phong toả tuyệt đối mọi thông tin như vậy? Bắt hết người trong gia đình cụ Kình và không để ai chứng kiến ? Không cần thiết, vì nếu bắt hết gia đình cụ Kình thì người ta cũng chẳng cần phải có hình ảnh bắt giữ đêm hay ngày cả. Chỉ cần bắt rồi thông báo lệnh bắt, dư luận họ chỉ quan tâm đến tội danh bị bắt chứ chẳng ai bàn chuyện bắt ra xe thế nào, còng tay hay không còng tay , có đọc lệnh bắt hay lệnh khám xét gì không. Vậy là cũng không phải là bắt người mà phong toả tất không để thông tin lọt ra ngoài. Kịch bản chỉ có thể là bao vây, bắc loa kêu gọi này nọ để làm ''mầu''. Sau đó ném lựu đạn hơi cay thật nhiều, khiến cả gia đình cụ Kình bị ngạt không nhìn thấy gì, không thở nổi, rồi đột kích vào giết cụ Kình , kết thúc đổ tại trong lúc hỗn loạn cụ ngã hay va vào đâu mà chết. Giết được cụ Kình trong kịch bản này là êm gọn. Nguyên nhân chết trong lúc hỗn loạn tự gây ra. Bắt những người còn lại tội gây rối, tội chống phá nhà nước. Căn đúng trước Tết nửa tháng, dư luận ầm lên đến Tết thì ai cũng bận túi bụi lo Tết, về quê, đi chúc Tết...qua Tết là việc nhạt đi. Nhưng có lẽ vì quá nôn nóng nên 3 cảnh sát đã tận dụng màn khói đột kích vào nhà ông Kình bất ngờ, trong lúc sơ suất bị phát hiện đã ngã xuống hố, người nọ kéo người kia thành tử nạn. Đằng nào cũng có lệnh tiêu diệt cụ Kình, lúc đó tin báo về chỉ huy có cảnh sát chết, chỉ huy ra lệnh bằng mọi giá diệt cụ Kình. Vậy là đạn bắn thẳng vào nhà cụ Kình, cửa trước, trần nhà, tường cũng đầy vết đạn. Tiếp đến phá nhà ập vào hạ sát cụ Kình tại chỗ, nhét vào tay cụ quả lựu đạn. Hoặc có thể phao tin cụ chết tay vẫn cầm lựu đạn. Trái lựu đạn này là óc tưởng tượng, bịa đặt của công an để nhằm tăng tầm quan trọng của hàng động đột kích của công an, và nhồi sọ bọn đoàn viên, đảng viên, cảm tình đoàn, cảm tình đảng. Tất nhiên không ai tin chuyện cụ Kình cầm lựụ đạn đến chết, khi mà đạn bắn vào tim, vào đầu ở cự ly gần như thế. Nhưng cứ thử nghĩ một cụ già gần 60 năm theo đảng CS, giờ cầm lựụ đạn chống lại các đồng chí thuộc hạng con cháu của mình và nghĩ những đồng chí lớp con cháu lạnh lùng dí súng vào tim, thái dương bậc tiền bối nhả đạn. Chúng ta mới thấy ghê sợ đến lạnh người, khi sống dưới một đất nước mà cái đảng lớp sau giết lớp trước tàn nhẫn như thế. Trong phim bất hủ Bố Già, Mai Cơn cầm tiền sang Cuba đầu tư theo lời mời chào của bọn Maphia cấu kết với nhà cầm quyền. Trên đường đi tới khách sạn giao dich làm ăn, Mai Cơn thấy trên đường có một du kích bị cảnh sát bắt, anh ta giật lựu đạn tự sát khiến nhóm cảnh sát chết theo. Mai Cơn rút ra một điều nếu người dân ở nước này mà chống cảnh sát quyết liệt như thế, chế độ ấy chẳng tồn tại lâu để mà đầu tư. Mai Cơn bỏ luôn ý định, y rằng hắn đã nghĩ đúng. Các bạn có nghĩ rằng đất nước này hoà bình yên ổn không ? |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét