“Từ trăn trở đến trăn trối” plus 24 more |
- Từ trăn trở đến trăn trối
- Cay mắt nhìn Phó Chủ tịch Huyện vừa đi xe hơi vừa nhận hỗ trợ nhà tình nghĩa khủng
- VNTB – Đảng lãnh đạo nhưng không chịu trách nhiệm*
- Tình trạng ‘tuyên truyền, PR’ trong báo chí cách mạng?
- AI MỊ DÂN?
- Mỗi ngày một câu hỏi
- Khi Phó giáo sư đi bán hủ tiếu, chiêu hiền đãi sĩ kiểu gì?
- Kinh tế Việt Nam: Nguồn lực thì yếu, sử dụng lại kém hiệu quả
- Thủy điện Trung Quốc “siết nước”, hạ lưu sông Mêkông sẽ hạn nặng hơn
- Vũ “nhôm”: Lãnh đạo trước khen tôi, sao nay lại mang tôi ra xét xử?
- Tôi không tin lời Bộ trưởng Thể nói đều là sự thật
- Nguyễn Phú Trọng : Mặt trời tỏa sáng …
- Đối tác chiến lược Việt-Mỹ có thể còn xa vời, vì Trung Quốc
- Tự mừng
- Khảo sát: Quá bán ở Mỹ cho rằng TT Trump ‘phạm tội đáng truất phế’
- VNTB – Chỉ có án khi… ‘ngã ngựa’?
- Đã biết còn hỏi !
- ÔNG CHỦ TỊCH GIAN TRÁ, NUỐT LỜI HỨA
- Khi dân Đồng Tâm sẵn sàng đối đầu chính quyền giữ đất Tổ Tiên
- Câu chuyện đầu năm: Nguy cơ khủng hoảng môi trường
- Những tín hiệu qua đám tang Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh
- THƯ ÔNG NGUYỄN MẠNH CAN - Think Tank SENA
- Bloomberg: ‘Là TQ tiếp theo? VN chỉ trông đẹp trên giấy tờ’
- THẤY GÌ Ở VIỆT NAM NĂM 2020 ?
- TẢN MẠN ĐẦU NĂM VỀ VIỆC ÔNG THỂ VỚI ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC-NAM VÀ ĐƯỜNG SẮT HẢI PHÒNG –LAO CAI
Posted: 07 Jan 2020 12:22 PM PST Thiện Tùng 6/1/2020 Hết ông Nguyễn Phú Trọng trăn trở đến ông Trần Quốc Vượng trăn trối về sư tồn vong của chế độ do Đảng CSVN lãnh đạo.
Hơn 8 năm làm Tổng Bí thư Đảng (19/11/2011- 6/1/2020) và hơn 2 năm (3/10/2018-6/1/2020) kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng luôn trăn trở về sự tồn vong của chế độ do ông đứng đầu. Dường như Ông đã dành toàn bộ thời gian, trí lực vào việc chỉnh đốn Đảng cầm quyền do ông lãnh đạo mà quên đi chuyện nước non. Dùng điều lệ Đảng cai quản đảng viên không xong, Ông dùng luật pháp Nhà nước bằng hình thức "đốt lò" xử trị mà đảng viên cấp cao vẫn tiếp tục hư đốn. Hiện nay, tuổi đã cao, lại trải qua cơn bạo bịnh, dường như Ông có nhã ý giao quyền lại cho ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí thư TW Đảng CSVN. Ngày 25/12/2019, tại "Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019 và triển khai Nhiệm vụ năm 2020" của Ban Tổ chức Trung ương, ông Trần Quốc Vượng trăn trối: "Nguy cơ sụp đổ chế độ là có thật"; "Ta tự lật đổ ta chớ chẳng phải do kẻ thù nào đâu!". Để ngăn ngừa nguy cơ sụp đổ chế độ, ông Trần Quốc Vượng kết luận: "Phải hết sức chú trọng công tác nhân sự cho nhiệm kỳ tới". Cơ cấu nhân sự cho nhiệm kỳ tới, ông Vượng đặc biệt nhấn mạnh những điều, không ngoài sự thật, mà lâu nay chẳng ai dám/chịu nói, nếu ai dám/chịu nói thì bị mất chức hoặc vào tù. Hãy đọc, suy gẫm kỹ từng trích đoạn mới hiểu quan điểm chính trị của ông Vượng. Nhưng phải nhớ rằng, chứng tật của người Cộng sản, nói là một việc, còn có làm hay không đó là chuyện khác. Trích lời ông Vượng nói: - Không bổ nhiệm những nhân sự chỉ biết hô hào bảo vệ chế độ bằng miệng, mà không nhìn thấy nguyên do tại sao lại sụp đổ. Đã không nhìn thấy nguyên do đích thực để sửa chữa, thì không thể nào bảo vệ chế độ mù quáng bằng cách hô hào và tuyên truyền miệng. - Cũng không bổ nhiệm những cán bộ chỉ lo diễn tập chống nhân dân biểu tình mà không biết nguyên nhân tại sao nhân dân lại biểu tình. Vì không bao giờ có thể dùng bạo lực để thắng được nhân dân. Những kẻ khát bạo lực như vậy chỉ làm cho chính quyền nhanh sụp đổ chỉ là một mặt, mà quan trọng hơn, ở mặt khác, là đắc tội với muôn đời mai sau vì đã đàn áp đồng bào của mình để duy trì quyền lực. - Cần tìm kiếm những nhân sự biết rõ nguyên nhân vì sao cơ đồ có nguy cơ sụp đổ mà chữa trị - không phải bảo vệ chế độ bằng súng đạn và tù đày, mà bảo vệ chế độ bằng cách thuận theo ý nguyện của toàn dân.Trong trường hợp này, toàn dân muốn một chính quyền như thế nào thì theo ý của toàn dân. Khi chính quyền theo ý nhân dân quyết định thì chính quyền sẽ tồn tại cùng với nhân dân. Còn ngược lại, cơ cấu vào chính quyền những nhân sự chỉ biết cướp của công thành của riêng, cướp quyền lực của nhân dân thành quyền lực của riêng mình, áp đặt ý nguyện của chính quyền mà bắt nhân dân phải theo, vì quyền lợi của chính quyền mà đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, thì nhân dân sẽ lật đổ chính quyền. Cơ cấu những nhân sự như thế vào chính quyền thì chúng xem nhân dân là kẻ thù, chúng biến chính quyền thành kẻ thù của nhân dân. - Không cơ cấu vào chính quyền những kẻ "cơ hội, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm". Những kẻ như thế chỉ biết đục khoét tiền bạc và tài sản của nhân dân, tàn phá nhà nước. Những kẻ như thế không chỉ tham nhũng vật chất, mà nguy hiểm hơn, còn tham nhũng quyền lực - rồi khuynh đảo pháp lý, đổi trắng thay đen, gieo rắc oan trái khắp mọi nơi. (hết trích). Người viết có 3 gợi suy với mọi người nói chung, ông Vượng nói riêng: 1/ Một thực trạng: Ghế ít đít nhiều, nội bộ đảng xào xáo, nhân dân nhốn nháo, đảng viên đương nhiệm gần như hư ráo. Muốn tìm người đạt chuẩn như ông Vượng mong muốn, nếu không mở rộng diện, cứ dựa vào số đảng viên đương chức như vừa qua thì làm sao đủ đít để trám vào những ghế cần thiết?! 2/ Như ông Vượng đã nói:"Ta tự lật đổ ta chớ chẳng phải do kẻ thù nào đâu!. Vậy thì thả ngay 239 tù nhân "chính trị" đang bị Nhà cầm quyền giam cầm. Họ là những người trung trực - thấy đúng thì bảo vệ, thấy sai thì đấu tranh. Bằng mọi hình thức, họ đấu tranh bất bạo động nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền dân sinh, dân chủ của nhân dân theo Hiến định, hoặc phản biện những chủ trương sai trái của Đảng và Nhà nước. Vậy thì dựa vào đâu mà kết tội họ nào là "thế lực thù địch", nào là "âm mưu lật đổ chính quyền" hoặc nói xấu Đảng và Chính quyền, gây rối trật tự công cộng…rồi ngụy tạo án, đưa họ ra tòa quốc doanh, cho vào tù dài hạn?!. Chính những hành động phi nhân tính ấy, chỉ ở VN, khai sinh cụm từ "tù nhân lương tâm" hoặc "Dân oan" – chỉ có kẻ gian mới giam người ngay?. Mong rằng ông Vượng nói được làm được. 3/ Là công dân Việt Nam như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm)…, nếu họ thật sự sai phạm thì bỏ tù hoặc bắn bỏ, cớ sao Nhà cầm quyền lại trục xuất họ? Kiểu "hốt rác" vứt vào nhà người, một hành động không giống ai, vô trách nhiệm đến thế là cùng?. * Người viết nghe và đọc được: Hơn 10 ngày qua, từ khi ông Vượng nhả ngọc phun châu, dư luận xã hội đánh giá cao về ông. Nhưng cũng có ít người nghi ngờ cho rằng đó là "thuyết âm mưu". Ai nói sao thì nói, tôi cứ chờ xem, không cãi. -/- | ||||||
Cay mắt nhìn Phó Chủ tịch Huyện vừa đi xe hơi vừa nhận hỗ trợ nhà tình nghĩa khủng Posted: 07 Jan 2020 12:21 PM PST Đảng viên: Lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ là chuyện thường ngày ở huyện. Bắt hết thì Đảng còn ai! Từ lâu Đảng, Nhà nước đã đề ra hàng loạt chính sách để hỗ trợ người nghèo từ trực tiếp tới gián tiếp. Nguồn lực hỗ trợ thì nhiều, nhưng khi thực hiện không ít nơi khoản hỗ trợ này đã bị cắt xén. Thật sự rùng mình trước cách "ăn chặn" tiền ngân sách một cách trơ trẽn
Gia đình ông Lê Văn Tuấn – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Châu Thành (Tây Ninh) có xe ô tô nhưng vẫn được nhận hỗ trợ xây nhà tình nghĩa "khủng". Không những vậy, ông Tuấn còn từng tự khai man lý lịch để hưởng chế độ chính sách giai đoạn năm 2012 – 2013 nhưng không hề bị kỷ luật. Hoá ra, trước khi nhận được "nhà nghĩa tình cựu chiến binh" có trị giá gấp 5 lần so với bình thường mà báo chí đã nêu, thì ông Lê Văn Tuấn cũng đã từng có "vết" khi tự khai man lý lịch để hưởng chế độ chính sách giai đoạn 2012-2013. Cụ thể, ông này đã bị phanh phui vụ việc không tham gia du kích hoặc bộ đội trước năm 1975 nhưng vẫn được hưởng chính sách nạn nhân chất độc da cam. Đây là chính sách dành cho người tham gia kháng chiến chống Mỹ. Ông Tuấn tham gia bộ đội từ sau 1975, không thuộc diện hưởng chính sách này. Sau khi bị cắt trợ cấp và thu hồi tiền đã lãnh từ 1/2/2012 đến 30/11/2013, ông Lê Văn Tuấn đã giải thích trước cuộc họp do UBND huyện Châu Thành chủ trì như sau: "Vì hoàn cảnh khó khăn, bản thân bị bệnh tiểu đường nên đã phô tô hồ sơ lý lịch cán bộ, tự ý sửa hồ sơ về thời gian tham gia cách mạng tháng 3/1975 (thực tế bản thân tham gia cách mạng từ 6/1975) để làm hồ sơ chất độc hóa học. Nay bản thân tự nhận thấy việc làm của mình sai nên tự làm đơn xin nhận khuyết điểm và trả lại ngân sách số tiền lãnh trợ cấp từ 2/2012 – 11/2013".
Thời gian qua, lòng tham tiền bạc đã khiến không ít cán bộ, đảng viên trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay cho những hành vi xà xẻo đất công, cắt xén kinh phí thực hiện các dự án. Thực tế, nhiều đối tượng đã bị xử lý kỷ luật, truy tố trước pháp luật là hồi chuông cảnh tỉnh với một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất. Còn nhớ, năm 2016 đề án 1460 (Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La) có nội dung hỗ trợ nuôi trâu, bò, hay dê, lợn, cá… trên cơ sở nguyện vọng của người dân. Tổng giá trị của đề án là 16 tỷ đồng, đến nay huyện Phù Yên đã giải ngân được 9 tỷ đồng. Chỉ có điều, rất nhiều hộ nghèo đã không nhận được con bò giống trị giá 11 triệu đồng mà đáng lẽ họ được hưởng, đơn giản là bò chẳng hiểu sao lại đi lạc vào nhà cán bộ và người thân cán bộ. Hay mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lai Châu) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam hai cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ (Lai Châu) về tội tham ô tài. Hai bị can vừa bị khởi tố là Nguyễn Thị Minh Liễu (SN 1973), kế toán trưởng và Trần Thị Huệ (SN 1972), thủ quỹ – Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ. Số tiền tham ô được xác định là 26,5 tỉ đồng và tiền bị hai bị can này ăn chặn là tiền hỗ trợ cho học sinh dân tộc ít người và tiền chi thường xuyên của đơn vị. Hay dư luận Việt Nam bày tỏ bất bình trước tin cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội tuồn hàng do các đoàn từ thiện tặng cho trung tâm nhân dịp Trung thu, ra bên ngoài khi trời tối và bị phóng viên ghi lại, phản ánh trên báo chí. Có 12 người liên quan vụ tuồn hàng ra ngoài, trong đó có 8 cán bộ của trung tâm. Chính những cán bộ, đảng viên như ông Tuấn và các cá nhân đã nói ở trên đã bị "lóa mắt" bởi đồng tiền, từ đó sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức và tha hóa về lối sống. Họ đã làm giảm sút lòng tin, uy tín của Ðảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những "con sâu làm rầu nồi canh" hay những nồi canh đầy sâu? Tham vặt thì chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh. Với những "cái mặt không chơi được" ấy, người ta cứ tránh xa là ổn. Song với những kẻ tham lam vô độ, bòn rút một lượng tài sản khổng lồ của tập thể và cá nhân thì chẳng những bị pháp luật trừng trị mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của đảng, chính quyền và xói mòn lòng tin trong nhân dân. Một khi tiền đã mất, không có cơ hội thu hồi lại thì án tù dành cho những con người này cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì! Các chính sách an sinh xã hội của nhà nước đã không được thực hiện một cách thấu đáo và niềm tin sẽ bị lung lay vì một số cán bộ tha hóa này. Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách an sinh xã hội, quan tâm đến những đối tượng nghèo, những gia đình bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, Chính phủ có nhiều chính sách kịp thời, hợp lòng dân. Ông cha ta thường nói "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Số tiền cứu trợ, tiền ủng hộ những người mất nhà mất cửa trong thiên tai, bão lũ; những người có người thân không may bị qua đời trong những vụ tai nạn nghiêm trọng; những người nghèo mong có thêm những mâm cơm ấm cúng trong ngày Tết… dù chỉ một vài trăm nghìn đồng, nhưng đó là những đồng tiền thể hiện sự đùm bọc nhau trong lúc "tối lửa tắt đèn", là nghĩa đồng bào đáng quí và đáng trân trọng.
Đáng buồn thay, đã có nhiều vụ việc ăn chặn, xà xẻo tiền dành cho người nghèo, tiền ủng hộ các nạn nhân bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Hình như những người mắc "bệnh ăn chặn" này ngày càng gia tăng, với mức độ ngày nghiêm trọng. Đã đến lúc cần có loại thuốc đặc trị căn bệnh này. Dư luận cần lên án mạnh mẽ và pháp luật cần xử lý nghiêm minh những cán bộ mắc bệnh ấy. Việc một số cán bộ cố tình ăn chặn các khoản trợ cấp, hỗ trợ của người nghèo, cho dù các khoản này thường có giá trị không lớn lắm nhưng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta. Bởi vì, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dân, nhất là người nghèo thể hiện bằng các chương trình, chế độ, chính sách ưu đãi để giúp đỡ, hỗ trợ với mục đí.ch là giúp họ vượt qua khó khăn, đồng thời động viên, khuyến khích họ có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Do đó, việc ăn chặn của người dân không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hưởng đến niềm tin, tư tưởng và tình cảm của người dân đối với chế độ, đối với đất nước. Mặt khác, điều đáng nói đến ở đây là tình trạng ăn chặn các khoản trợ cấp của người dân chưa được chính quyền một số địa phương quan tâm xử lý triệt để, đến nơi, đến chốn. Trước thềm đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm là lựa chọn những cán bộ có tâm trong sáng, đủ đức, đủ tài vào các vị trí lãnh đạo. Để làm được điều đó, cấp ủy các cấp cần nghiêm chỉnh thực hiện Quy định số 205-QĐ/TƯ ngày 23-9-2019 "Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền". Theo đó, kiên quyết không đưa vào bộ máy những cán bộ, đảng viên có tham vọng quyền lực, dính dáng đến tiêu cực, tham nhũng. Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, được t.ổ chức ngày 26-7-2019 thì "Đại hội Đảng là dịp để lựa chọn, sàng lọc, củng cố đội ngũ cán bộ. Không sợ thiếu cán bộ, bởi không thiếu cán bộ tâm huyết với Đảng, trách nhiệm với dân, với đất nước. Không sợ mất uy tín; chỉ không làm, không xử lý cán bộ vi phạm mới tự đánh mất uy tín của mình"… Tiễu trừ tham vọng quyền lực trong cán bộ, đảng viên là công việc quan trọng hàng đầu đối với một đảng cách mạng – cầm quyền như Đảng ta. Việc phòng ngừa, ngăn chặn cho được những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, có lòng tham tiền bạc, dẫn đến xà xẻo dự án, vòi vĩnh… thu lợi bất chính góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ngày một hiệu quả, xây dựng Đảng ta "là đạo đức, là văn minh" như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn. Kiến Thức | ||||||
VNTB – Đảng lãnh đạo nhưng không chịu trách nhiệm* Posted: 07 Jan 2020 12:19 PM PST Đỗ Thành Nhân (VNTB) – Chủ trương của Đảng không thực hiện được thì ai chịu trách nhiệm? Trong những ngày cả thế giới chuẩn bị bước vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI, nhân dân cả nước hân hoan nhớ lại phát biểu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại lễ kỷ niệm chiến thắng 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5 và chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng(1), ngày 28/4/2006: "Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng mở ra một giai đoạn phát triển mới nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại."(2). Với cương vị Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, thì bài phát biểu là tiếng nói, chủ trương, đường lối của toàn Đảng chứ không phải của cá nhân ông Nông Đức Mạnh. Những ngày đầu tiên năm 2020 bình lặng trôi qua, báo chí truyền thông tuyên truyền cho giải Búa liềm vàng lần thứ 4, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng với những công lao, thành tích đảng đã gặt hái trong 90 năm qua. Tuy nhiên, không nghe thấy bất kỳ một thông tin, thông báo gì từ cơ quan tuyên giáo tổng kết: "năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại" theo chủ trương đường lối của Đảng mà Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã công bố 14 năm trước. Việt Nam hiện nay thành nước công nghiệp hiện đại như thế nào ? Câu hỏi còn để ngỏ;
Dư luận mạng xã hội nhắc lại lời ông Nông Đức Mạnh, như muốn ông phải trả lời. Nhưng ông Nông Đức Mạnh đã nghỉ hưu, không thể nhân danh bất kỳ tổ chức nào để trả lời được; nếu có thể thì ông nhân danh cá nhân trả lời về cung điện ngàn tỷ có được từ đâu, để nhân dân học hỏi. Vậy ai phải trả lời và có cần phải trả lời câu hỏi: Việt Nam hiện nay thành nước công nghiệp hiện đại như thế nào ? Thứ nhất: phải trả lời Bởi vì, 1. Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng chính trị, đảng chính danh, có tính kế thừa(*); đảng toàn quyền và độc quyền quản lý nhà nước và xã hội. Chủ trương, đường lối của đảng là luật, là pháp lệnh, mà mọi người dân phải tuyệt đối thực hiện, nếu ai không chấp hành sẽ bị cho là vi phạm pháp luật với tội danh: "chống lại chủ trương, đường lối của đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước". (Ghi chú: Đảng chính trị, chính danh khác với băng đảng lưu manh, giang hồ thảo khấu chuyên lừa đảo, dối trá, nói một đường làm một nẻo) 2. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Đảng đã tập trung mọi nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn lực về đất đai. Từ Luật đất đai năm 2003; cho phép Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế (3). Đến Luật đất đai năm 2013; cho phép Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (4), với phạm vi thu hồi đất rất rộng. Vậy là Nhà nước tha hồ thu hồi đất, nhiều người dân đã chấp nhận hy sinh, mất đất để phục vụ cho phát triển kinh tế. Thậm chí có những dự án kinh doanh bất động sản, chỉ cần quyết định chủ trương đầu tư có cụm từ "chỉnh trang đô thị" (thuộc Điều 62.3.d Luật đất đai 2013) thì chính quyền cưỡng chế lấy đất của dân giao cho nhà đầu tư phân lô bán nền để "để phát triển kinh tế" nhằm hiện đại hóa (!). 3. Để trở thành nước công nghiệp hiện đại, Đảng đã tập trung mọi nguồn lực tốt nhất cho các tập đoàn kinh tế nhà nước với nhiều ưu đãi vượt trội so với thành phần kinh tế tư nhân. Các tập đoàn này như những đứa con cưng để tạo thành quả đấm thép hùng mạnh sẽ đưa đất nước theo kịp và vượt qua các nước phát triển. Tình trạng những tập đoàn – quả đấm thép hiện nay góp phần công nghiệp hóa ra sao, cũng cần phải có câu trả lời. .v.v.. Một chủ trương lớn của Đảng, tác động tới toàn xã hội suốt 15 năm trời. Từ chủ trương, đường lối năm 2006, tiến trình lãnh đạo thực hiện, để đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại; và tình trạng Việt Nam hiện nay công nghiệp hiện đại như thế nào ? cần có câu trả lời. Thứ hai: ai là người trả lời Chủ trương, thực hiện: công bố công khai; thì kết quả, hiện trạng như thế nào cần trả lời công khai cho toàn dân biết. Vì vậy, nếu Đảng chính danh thì phải trả lời: Việt Nam hiện nay thành nước công nghiệp hiện đại như thế nào ? Khi ông Nông Đức Mạnh đọc diễn văn Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006, nêu chủ trương, đường lối của Đảng: đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Có nhiều người tham dự xây dựng chủ trương, đường lối cho Đại hội Đảng lần thứ X đến nay còn đương chức. Phạm vi bài viết chỉ đưa danh sách những người là Ủy viên Bộ chính trị hiện nay (khóa XII) (5) đã tham gia Đại hội Đảng và trong Ban chấp hành Trung ương khóa X: – Ủy viên Bộ chính trị: [1] ông Nguyễn Phú Trọng. – Ủy viên Ban chấp hành trung ương: [1] ông Nguyễn Xuân Phúc, [2] ông Trần Đại Quang; [3] bà Nguyễn Thị Kim Ngân, [4] ông Phạm Bình Minh, [5] bà Tòng Thị Phóng, [6] ông Đinh Thế Huynh, [7] ông Trần Quốc Vượng; [8] ông Vương Đình Huệ, [9] ông Hoàng Trung Hải, [10] ông Đinh La Thăng, [11] ông Ngô Xuân Lịch, [12] ông Trương Hòa Bình – Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương: [1] ông Võ Văn Thưởng. Như vậy, riêng số Ủy viên Bộ chính trị hiện nay tham gia Đại hội khóa X là 14 vị; trừ 3 người là: ông Trần Đại Quang chết vì virus hiếm, Đinh La Thăng ở trong tù và Đinh Thế Huynh không biết làm gì (mất tích); còn lại 11 vị. Những người này đều tham gia Đại hội Đảng lần thứ X, đương nhiên tham gia hoạch định chiến lược kinh tế – chính trị – xã hội của Đảng lúc đó, làm cơ sở cho Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu trước quốc dân, đồng bào. (Không tính nhiều người hiện nay là Ủy viên Ban chấp hành trung ương, như Phó thủ tướng ông Vũ Đức Đam, Ủy viên dự khuyết khóa X; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Ủy viên Trung ương khóa X; …) 11 vị Ủy viên Bộ chính trị này, hiện nay nắm vị trí cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội nên hoàn toàn có quyền đứng ra trả lời về chủ trương, đường lối của Đảng mà họ đã hoạch định và kết quả mà họ đã tham gia lãnh đạo thực hiện; để trả lời câu hỏi: Việt Nam hiện nay thành nước công nghiệp hiện đại như thế nào ? *** Lời tuyên bố hùng hồn của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh "Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng mở ra một giai đoạn phát triển mới nhằm sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại." đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Ông Nông Đức Mạnh đã hoàn thành nhiệm vụ, nghỉ ngơi hưởng thụ thành quả của mình, còn những người thừa kế phải có trách nhiệm trả lời trước nhân dân, trước lịch sử "Việt Nam hiện nay thành nước công nghiệp hiện đại như thế nào ?" theo như nhiệm vụ Đảng đặt ra từ Đại hội X năm 2006. Mặc dù Hiến pháp trao cho Đảng toàn quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, không yêu cầu Đảng phải chịu trách nhiệm. Nhưng rõ ràng trong thực tế là từ trong từng gia đình, đến tổ chức, doanh nghiệp không ai dám giao tương lai mình cho những kẻ vô trách nhiệm – trừ trường hợp bị cưỡng bức. Khi những người chống lại chủ trương của Đảng bị kết tội; vậy thì chủ trương của Đảng không thực hiện được thì ai chịu trách nhiệm. Nếu Đảng tiếp tục vẽ ra chủ trương, đường lối, hứa hẹn rồi lại không thực hiện được … !? Đảng sao không biết, nhưng nếu là con người, thì cũng đã đến lúc phải biết liêm sĩ. Ghi chú (1) "Đảng": viết tắt của "đảng Cộng sản Việt Nam" (2) Việt Nam trở thành nước công nghiệp năm 2020: https://tuoitre.vn/viet-nam-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-nam-2020-135290.htm (3) Điều 38, 39, 40 – Luật đất đai năm 2003 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bat-dong-san/Luat-Dat-dai-2003-13-2003-QH11-51685.aspx (4) Điều 61, 62 – Luật đất đai năm 2013 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bat-dong-san/Luat-dat-dai-2013-215836.aspx (5) Tham khảo: Chương trình Tra cứu tìm hiểu 200 Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII: ở đây https://www.mediafire.com/folder/8qn9hw1vd4747/Prg_UVTW_K12 * Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. | ||||||
Tình trạng ‘tuyên truyền, PR’ trong báo chí cách mạng? Posted: 07 Jan 2020 12:18 PM PST Nguyên Khánh (VNTB) – Nếu là một nhà báo, bạn sẽ tuyên thệ trung thành với nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp (sự thật và công bình). Nhưng nếu bạn được kết nạp là đảng viên, bạn sẽ phải trung thành với Đảng. Lời tuyên thệ khi vào Đảng, 'trước Quốc kỳ, Đảng kỳ và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tôi xin thề Tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Là một nhà báo, bạn cần phải trung thành nơi sự thật khách quan của tin tức. Nhưng khi bạn là đảng viên, bạn sẽ phải tuân theo chỉ đạo của tổ chức đảng. Từng có một thời điểm, cánh nhà báo Việt Nam đặt cược số phận để phản ánh sự thật. Vụ PMu18 đã đưa báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên trở thành một ấn phẩm công chính, phục vụ cho tiếng nói của nhân dân, góp sức với nhà nước trong chống nạn tham nhũng công. Sở dĩ có được vị trí như vậy, ngoài nhiệt huyết báo chí của những nhà báo có tâm và tầm. Cánh nhà báo lúc đó còn chưa bị ràng buộc bởi lời tuyên thệ trước Đảng. Cụ thể, trước năm 2018, theo quy định của pháp luật, có những chức danh lãnh đạo [toà soạn báo] không có yêu cầu về điều kiện là đảng viên vẫn được bổ nhiệm. Tỉnh Quảng Ninh vào đầu năm 2013 trở thành tỉnh đầu tiên công bố quy chế thi tuyển công chức, trong đó người tham dự lãnh đạo cấp sở có thể là người ngoài đảng hoặc chỉ có bằng tại chức. Năm 2018, báo Thanh Niên thực hiện mệnh lệnh 'chấn chỉnh báo chí' đã cho 'thôi chức' 12 người đang giữ chức trưởng phó phòng/ban vì không phải là Đảng viên. Đảng muốn củng cố lại lực lượng trong các tổ chức xã hội – chính trị – nghề nghiệp, chống cái gọi là 'phai nhạt lý tưởng', nhưng cùng lúc, sức chiến đấu vì sự thật của báo chí lại phụ thuộc vào điều hướng của đảng uỷ, Ban tuyên giáo trung ương. Kết quả, từ sau vụ án PMU18, những tin tức của nền báo chí Việt Nam giảm dần độ nhạy lẫn sắc bén về câu chữ. Không thể không thừa nhận, báo chí từ ngày 'cách mạng' lại hụt hơi so với mạng xã hội. Định hướng 'dòng thông tin chủ lưu' nhằm chống lại 'lạm dụng thù địch' trên mạng xã hội rất khó khi báo chí đang quay trở lại vai trò định hướng, tuyên truyền. Vào tháng 6/2017, Trương Minh Tuấn thời còn là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đã bày tỏ sự lo lắng về 'tụt hậu' của báo chí so với mạng xã hội. Ông Tuấn cũng đề cập đến '48 triệu người làm báo' trong 'nền báo chí công dân', nơi mà 'mỗi người sử dụng mạng xã hội đều có thể làm báo.' Nhận định 'tụt hậu' của ông Tuấn là phù hợp thực tế đã và đang diễn ra. Độ nhanh nhạy và đa chiều của mạng xã hội đối ngược với nền báo chí chuyên chính cách mạng. Và nếu cứ tiếp tục tăng cường tính Đảng, đề cao tuân thủ chủ trương – đường lối Đảng, thì tính phản biện trong báo chí sẽ bị triệt tiêu dần. Nền báo chí nặng tuyên truyền sẽ trở nên vô dụng trước nền báo công dân. Đó là lý do vì sao một chia sẻ thông tin điều tra của nhà báo độc lập Đỗ Cao Cường thu hút hàng trăm ngàn lượt chia sẻ và yêu thích so với vài trăm đến vài chục ở các Fanpage báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao động,… Gần đây nhất, Báo Sạch của anh Trương Châu Hữu Danh 'khai sinh' nhưng nhận nhiều sự phản hồi tích cực từ người dùng xã hội. Ông Võ Văn Thưởng trong buổi chỉ đạo Hội nghị báo chí toàn quốc vào cuối tháng 12/2019 đã cảnh báo hiện trạng 'chậm cung cấp thông tin khiến báo chí chạy theo mạng xã hội'. Đặc biệt, ông Thưởng cũng cảnh báo tình trạng PR cá nhân hoặc sử dụng báo chí cách mạng để 'đấu đá chính trị', làm gợi nhớ đến hình ảnh Đinh La Thăng vớt bèo tây. 'Lợi dụng báo chí để đấu đá nội bộ, cạnh tranh phe nhóm, PR hình ảnh mang màu sắc dân túy, mị dân.' – Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Thực tế, để khắc phục những vấn đề mà ông Thưởng nêu ra, ngoài quản lý nhà nước thì nhà nước Việt Nam cần phải chừa một khoảng trống cho quyền lực dựa trên tự do báo chí được vận hành. Trường hợp cần thiết lập tính đảng toàn diện trong báo chí, thì chỉ nên áp dụng đối với các cơ quan ngôn luận đặc biệt thuộc về đảng như báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, Biên Phòng, thay vì áp dụng đại trà lên tất cả các báo hiện nay. Đóng góp xã hội của báo chí sẽ tỷ lệ thuận với tự do mà báo chí được hưởng. Nền báo chí Việt không nên trở thành một bản sao của nền báo chí Trung Quốc. Mới đây, một bộ quy tắc đạo đức được Bắc Kinh ban hành, trong đó kêu gọi cánh phóng viên và nhà báo phải sát cánh với quyền lực ĐCSTQ và tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nền truyền thông – báo chí Trung Quốc bị siết chặt, tiếng nói bất đồng bị dập tắt hoà toàn. 48 nhà báo bị cầm tù trong năm 2019 vì dám phản bác chủ trương – đường lối của ĐCSTQ. | ||||||
Posted: 07 Jan 2020 12:08 PM PST 1. Quan tham do Đảng sinh ra. Từ Bộ Chính Trị, Đinh La Thăng gào: "Trung thành với Mác Lê Mao". Hãy noi gương Bác cựu trào Hải Heo. Thủ Thiêm, chiếm đất dân nghèo. Liên Trì san phẳng, trăng treo bóng Chùa. Sáu Cang địa tặc Ba Đua Dìu Thăng vào ngục mấy mùa tù giam. 2. Thăng nhường ghế, Thiện Nhân làm Bí thư "giọng Bắc, người Nam, không lừa" Thủ Thiêm khiếu kiện, trình, thưa. "Mị dân" hứa hẹn, đổ thừa nhiễu nhương. Buồn tình, Nguyễn thị Thùy Dương ném giầy thấm đất gió sương máu đào. Dân phòng cơ động tràn vào. Lộc Hưng, Xóm Đạo Vườn Rau, tan tành. Bà con đâu được an lành, Nghèo nàn ăn Tết chung quanh xà bần. Thiện không "hát", ác lừa dân. Lộc Hưng, ngày giáp Tết. Đoàn Thuận | ||||||
Posted: 06 Jan 2020 10:56 AM PST | ||||||
Khi Phó giáo sư đi bán hủ tiếu, chiêu hiền đãi sĩ kiểu gì? Posted: 06 Jan 2020 10:56 AM PST Quỳnh Thư (TBKTSG) Báo chí đưa tin, trong vòng năm năm qua có đến 63 bác sĩ trong các cơ sở y tế tại tỉnh Hậu Giang nghỉ việc. Đây là một tỷ lệ đáng lưu tâm so với tổng số chưa đến 600 bác sĩ hiện có trong ngành chăm sóc sức khỏe ở tỉnh này. Trả lời đại biểu Hội đồng nhân dân về nguyên nhân trong buổi chất vấn tuần rồi, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang cho rằng lý do lớn nhất là thu nhập. Vị giám đốc này nói thêm, dù chính quyền tỉnh đã có chính sách thu hút nhân tài từ ngoài tỉnh, kết quả vẫn là con số không. Nếu không giải quyết căn cơ các vấn đề vừa nêu, chiêu hiền đãi sĩ sẽ tiếp tục là chuyện "nói cho vui".
Nếu thực hiện khảo sát sẽ thấy chẳng có địa phương nào quay lưng với nguyên tắc chiêu hiền đãi sĩ cho bộ máy. Tuy nhiên, các chính sách đang thực hiện tỏ ra không mấy hiệu quả. Vậy thì, vấn đề nằm ở đâu? Chúng ta thử xem trường hợp của PGS.TS. Lý Kim Hà, 31 tuổi, phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam trong đợt xét duyệt vừa qua. Có báo viết sau năm năm giảng dạy, "lương cứng" của giảng viên này hiện đang ở mức 5,5 triệu đồng/tháng. Nếu cộng thêm tiền đứng lớp, thu nhập chính thức của ông vào khoảng 8-9 triệu đồng. PGS. Hà cho biết ông hài lòng với sự lựa chọn của mình sau khi đã từ chối nhiều vị trí ở nơi khác với mức lương cao hơn hẳn. Dù thu nhập chưa cao, ông nói vẫn cảm thấy hạnh phúc với công việc nghiên cứu và giảng dạy hiện tại. Đây là hoài bão đáng trân trọng của một nhà khoa học. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng ngoài công việc ở trường, khi trở về nhà, vị phó giáo sư của chúng ta hiện vẫn phụ giúp cha mẹ trong quán hủ tiếu của ông bà. Giá như ông Hà có thu nhập tốt hơn từ công việc chính của mình ở trường, ông có thể hoàn toàn tập trung cho nghiên cứu. Khi ấy, giá trị tạo ra sau một giờ nghiên cứu của ông sẽ có thể lớn hơn gấp nhiều lần số tiền ông giúp kiếm được sau một giờ phục vụ trong một quán hủ tiếu. Trường hợp này há chẳng phải cũng là một dạng lãng phí hay sao? Cũng cần lưu ý rằng không phải người tài nào cũng có lựa chọn như PGS. Hà, và cũng không thể bắt họ phải lựa chọn như thế. Cổ nhân đã có câu: "Có thực mới vực được đạo". Cơm, áo, gạo, tiền vẫn là một trong những vấn đề thiết thân với đa số chúng ta, nếu không nói là gần như tất cả. Do đó, cải cách hiệu quả tiền lương cho công chức không chỉ giúp nâng cao chất lượng của bộ máy chính quyền mà còn là biện pháp hàng đầu giữ chân người tài. Như đã nói ở trên, PGS. Hà vẫn vui vẻ với công việc và mức lương hiện tại, nhưng chẳng có gì bảo đảm nhà khoa học này sẽ mãi mãi giữ lòng như vậy. Ông đã có gia đình riêng dù đang sống cùng cha mẹ. Biết đâu một ngày nào đó, gánh nặng gia đình sẽ làm ông trở nên mệt mỏi khi phải vừa nghiên cứu ở trường vừa phải bưng bê hủ tiếu khi về nhà, và biết đâu ông sẽ xem lại quyết định của mình. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ chịu thêm một thất bại trong chính sách thu hút nhân tài. Chúng ta vẫn thường bảo nhau rằng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong "quy trình bổ nhiệm nhân sự". Để thực sự thu hút người tài, thiết nghĩ, cũng phải có một "quy trình chiêu hiền đãi sĩ" với các bước nghiêm ngặt không kém, mà bước đầu tiên là chính sách đãi ngộ, theo sau là các quy định hết sức cụ thể khác, như điều kiện làm việc, thăng tiến,... Có lẽ trong số các lý do làm thất bại kế hoạch chiêu mộ hiền tài hiện hành là các biện pháp đều rất chung chung, chủ yếu "hô khẩu hiệu", thiếu cụ thể đủ hấp dẫn và thuyết phục người tài, cũng như thiếu công minh trong khâu tuyển chọn. Thêm nữa, một quy trình như vậy không thể bỏ qua thực trạng sau. Đích đến của chính sách thu hút nhân tài phải là "hiền tài", nghĩa là người tài phải có đạo đức. Trên thực tế, "hiền tài" dù rất giỏi về chuyên môn trong lĩnh vực của họ, lại luôn dở tệ trong việc luồn lách qua các kẽ hở hay khả năng kết bè kết phái để mưu lợi cá nhân. Nếu cứ để các hiền tài này làm việc trong một môi trường như thế, họ rất khó tồn tại lâu dài. Nếu không giải quyết căn cơ các vấn đề vừa nêu, chiêu hiền đãi sĩ sẽ tiếp tục là chuyện "nói cho vui". | ||||||
Kinh tế Việt Nam: Nguồn lực thì yếu, sử dụng lại kém hiệu quả Posted: 06 Jan 2020 10:55 AM PST Bùi Trinh (TBKTSG) - Nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam không dư dả gì, dân số thì đông, nhưng năng suất lao động lại gần như kém nhất khu vực, vốn thì cơ bản là vốn vay nhưng sử dụng không hiệu quả.
Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 39-NQ/TƯ ngày 15-1-2019 về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Nguồn lực của nền kinh tế nói chung bao gồm nguồn lực con người, tài chính, tài nguyên đất đai và nguồn lực về chính sách. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 58% dân số, khoảng trên 55 triệu lao động, trong đó tính đến năm 2018 lao động đã qua đào tạo chiếm 24%. Như vậy có thể thấy nguồn nhân lực là dồi dào. Tuy nhiên, theo Sách trắng về doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, số lao động trong khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 26% (khoảng 14 triệu lao động), trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân khoảng 61%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 31% và doanh nghiệp nhà nước 8%. Năng suất lao động của Việt Nam tính theo sức mua tương đương là thấp thứ nhì Đông Nam Á, sau Lào và chỉ hơn Campuchia. Tăng trưởng về năng suất lao động bình quân giai đoạn 2010-2018, tính theo sức mua tương đương, khoảng 4,8%/năm, trong khi tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn này là 6,2%. Về hiệu quả sản xuất, tính toán từ số liệu trong Sách trắng cho thấy giá trị tăng thêm theo giá cơ bản chỉ chiếm 11% trong doanh thu thuần năm 2017, tỷ lệ chi phí trung gian trong doanh thu thuần là khoảng 89% (nếu tính theo giá trị sản xuất còn thấp nữa, vì giá trị sản xuất bằng doanh thu thuần cộng chênh lệch sản phẩm tồn kho và dở dang cuối kỳ trừ đầu kỳ, theo Niên giám Thống kê thì tỷ lệ này khá lớn). Tỷ lệ này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp là rất thấp.
Từ số liệu trong Sách trắng có thể thấy trong ba loại hình doanh nghiệp (nhà nước, ngoài nhà nước và FDI) chỉ có doanh nghiệp FDI sử dụng đồng vốn và sản xuất kinh doanh hiệu quả (tỷ lệ giá trị tăng thêm so với doanh thu thuần khoảng 15%). Thực ra khu vực này có thể còn hiệu quả hơn nữa nếu khai báo lợi nhuận đúng với thực tế. Trong số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp có lãi chiếm khá thấp, nên về bản chất số doanh nghiệp có đóng góp vào GDP là không cao. Theo tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp, giá trị tăng thêm theo giá cơ bản chỉ chiếm trong GDP năm 2016 khoảng 44%, năm 2017 khoảng 46%. Phần 56% và 54% còn lại thuộc về các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, các hoạt động từ tiền ngân sách như quản lý nhà nước và khu vực kinh doanh của hộ gia đình. Nguồn lực về vốn, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy cả nền kinh tế có 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có tới 2,5 đồng nợ phải trả. Nếu tính riêng khu vực trong nước, bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, cứ có 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,8 đồng là nợ phải trả; riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước, có 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có đến 4,2 đồng là nợ phải trả; riêng khu vực FDI thì có 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ có 1,6 đồng là nợ phải trả. Trong khi đó, việc sử dụng vốn của khu vực trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, không hiệu quả; chỉ số quay vòng vốn của khu vực nhà nước là cực thấp (0,43), trong khi chỉ số quay vòng vốn của khu vực FDI là rất tốt (1,1). Tài nguyên và đất đai không phải do con người làm ra, tài nguyên có hạn và đất đai cũng vậy. Không thể bán mãi đất đai và khai thác mãi tài nguyên được. Như vậy có thể thấy nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam không dư dả gì, dân số thì đông, nhưng năng suất lao động lại gần như kém nhất khu vực, vốn thì cơ bản là vốn vay nhưng sử dụng không hiệu quả. Theo ý kiến cá nhân, cần bỏ tư duy thành tích ở mọi lĩnh vực và nguồn lực chính sách cần được đưa vào đúng chỗ để phát huy tối đa nguồn lực ít ỏi.
17/12/2019 | ||||||
Thủy điện Trung Quốc “siết nước”, hạ lưu sông Mêkông sẽ hạn nặng hơn Posted: 06 Jan 2020 10:54 AM PST Lê Anh Tuấn (TBKTSG) - Báo Bangkok Post xuất bản ngày 30-12-2019 đã loan tin tám tỉnh của Thái Lan nằm dọc sông Mêkông vừa nhận được khuyến cáo từ chính quyền trung ương về việc Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc sẽ giảm lưu lượng xả của đập Cảnh Hồng từ 1.200-1.400 mét/giây xuống mức 800- 1.000 mét/giây từ ngày 1 đến 3-1-2020 và ngày 4-1 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 504-800 mét/giây trước khi trở lại mức bình thường. Việc tích nước của đập Cảnh Hồng diễn ra vào đúng thời điểm hạn hán đang hoành hành ở khu vực hạ lưu Mêkông. Việc tích nước và giảm xả nước xuống vùng hạ lưu sông Mêkông từ đập thủy điện Jing Hong (Cảnh Hồng) đã từng diễn ra trong mùa khô năm 2016, đúng vào thời kỳ khô hạn gay gắt, mực nước sông Mêkông hạ thấp kỷ lục trong gần 100 năm nay. Cả 10 trong 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải ra công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn. Năm nay, do tác động của hiện tượng El Nino, khô hạn trở lại vùng hạ lưu sông Mêkông với mức độ nghiêm trọng hơn năm 2016. Nhiều số liệu cho thấy mực nước ở các trạm đầu nguồn Việt Nam từ Thái Lan, Lào và Campuchia đều thấp hơn nhiều năm khô hạn trước đó, ngay cả trong giai đoạn cao điểm của mùa lũ năm 2019. Có thể mức độ khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 sẽ nặng nề hơn và nước mặn sẽ đến sớm và tràn sâu vào nội đồng vùng ven biển và vùng giữa đồng bằng. Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và canh tác chắc chắn sẽ xảy ra ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Màu nước sông ở các tỉnh ven sông của Thái Lan hiện đã bất thường, biến thành màu xanh nước biển, hiện tượng này người dân địa phương chưa từng thấy. Hiện nay, lưu lượng dòng chảy rất thấp và trong nước không còn mấy hàm lượng phù sa, nhiều nơi các bãi cát và cồn cát lộ rõ, dù mùa mưa mới chấm dứt. Tại ĐBSCL, số liệu đo tại các tỉnh ven biển sớm ghi nhận độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu hơn 50 ki lô mét. Tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), độ mặn 2 phần ngàn đã lan đến sông Mỹ Tho. Lưu lượng dòng chảy sông Mêkông qua trạm Tân Châu trên sông Tiền và trạm Châu Đốc trên sông Hậu đã giảm mạnh, thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-45%. Chuyện ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều, khi có thêm một tác nhân từ các đập thủy điện thượng nguồn như một tác động kép lên vùng đồng bằng. Với nguy cơ này, việc suy giảm năng suất và sản lượng lúa, hoa màu và cây ăn trái vụ Đông Xuân năm 2020 là điều chắc chắn. Ngay bây giờ các tỉnh ĐBSCL phải khẩn trương tích nước ngọt để ưu tiên sử dụng cho sinh hoạt ăn uống, cần ngưng ngay việc gieo sạ, xuống giống các vùng canh tác lúa hiện nay. Các tỉnh cần chuẩn bị các phương tiện chuyển nước sinh hoạt đến các vùng ven biển để cứu khát. Về lâu dài, cần triển khai ngay việc xây dựng các hồ tích nước mà từ mùa khô năm 2016 nhiều tỉnh đã đề xuất nhưng xây dựng quá chậm. Mặt khác, trong tiến trình xây dựng quy hoạch tích hợp cho vùng ĐBSCL, cần mạnh dạn thu hẹp diện tích canh tác lúa vào mùa khô, chuyển sang các hình thức canh tác nông nghiệp và thủy sản ít tiêu thụ nước và đưa đất trồng lúa vùng ven biển sang thành đất nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. Chủ Nhật, 5/1/2020, 08:59 | ||||||
Vũ “nhôm”: Lãnh đạo trước khen tôi, sao nay lại mang tôi ra xét xử? Posted: 06 Jan 2020 10:53 AM PST Phan Văn Anh Vũ tại tòa sơ thẩm: "Hai nhiệm kỳ lãnh đạo thành phố trước đó đã có rất nhiều bằng khen, giấy khen cho tôi. Pháp luật thì chỉ có một, tại sao các lãnh đạo thời kỳ trước khen tôi, ủng hộ tôi mà đến nay lại mang tôi ra xét xử trước tòa? Bản thân tôi thì không sao, dù sao cũng bị 30 năm tù rồi nhưng cái oan, cái nhục nhã là cho các lãnh đạo. Tôi cũng không thể nhận tội thay người khác như gợi ý của các điều tra viên…"
Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại TP Đà Nẵng. Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, bào chữa cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ, hỏi thân chủ của mình về việc bằng cách nào nhận được Dự án 29 ha (thuộc Khu đô thị quốc tế Đa Phước). Vũ "nhôm" cho biết, Công ty CP Xây dựng 79 nhận được Dự án này dựa trên văn bản đề nghị của Công ty Daewon gửi UBND TP Đà Nẵng để liên doanh. Đồng thời, bị cáo Vũ khẳng định, thời điểm TP Đà Nẵng giao, 29 ha này không phải là đất sạch. "Sau khi nhận đất đã triển khai dự án chưa?" - luật sư hỏi tiếp. "Kính thưa HĐXX, làm sao mà triển khai được. Vì khi nhận xong thì Cơ quan Cảnh sát điều tra và Thanh tra Chính phủ đã có văn bản tiến hành thanh tra dự án. Tôi hoàn toàn bế tắc, đã 3 lần làm văn bản gửi UBND TP xin được lấy lại số tiền ban đầu…" - Vũ "nhôm" đáp. HĐXX ngắt lời, yêu cầu Vũ trả lời ngắn gọn. Bị cáo Vũ cho rằng vụ án có nhiều uẩn khúc mà cáo trạng không nêu hết, rất khó cho HĐXX khi xét xử, nên bị cáo rất cần trình bày. Về nguồn tiền mua các dự án, nhà, đất công sản, Phan Văn Anh Vũ cho hay, nếu tài sản do cá nhân mua thì tiền do cá nhân bỏ ra hoặc vay, mượn; còn nếu do pháp nhân mua thì tiền của các công ty đó. "Vì sao ông thành lập 5 công ty như hồ sơ vụ án thể hiện?" - luật sư hỏi. "Kính thưa HĐXX, thưa VKS, khi nhận bản cáo trạng tôi thật sự rất hoang mang vì quy kết tôi kinh hoàng, với ý đồ thâu tóm, đầu cơ đất trên địa bàn Đà Nẵng… Tôi là người đi mua, tại sao dùng từ kinh khủng nhưng vậy, tôi không hiểu thâu tóm nghĩa là sao, đầu cơ nghĩa là sao. Tôi thành lập và tham gia vào các công ty mục đích duy nhất là để kinh doanh bất động sản. Có thể đại diện VKS chưa rõ về việc kinh doanh bất động sản, vì nó rất rắc rối. Việc có 5 công ty để có thể phân loại các dự án, một công ty 79 không thể làm tới 5-7 dự án, cũng không phù hợp với quy hoạch từng vùng, từng thành phố. Ngân hàng cho vay chỉ có hạn mức, một công ty chỉ có thể được vay 30-50 tỷ, nếu một mình mà làm tới 5-7 dự án sẽ vượt quá hạn mức, do đó phải thành lập nhiều công ty để có thể vay nhiều vốn. 5 công ty không phải luồn lách trốn thuế mà chỉ để phục vụ mục đích kinh doanh, còn đóng ngân sách cho thành phố, tạo công ăn việc làm. Hai nhiệm kỳ lãnh đạo thành phố trước đó đã có rất nhiều bằng khen, giấy khen cho tôi. Pháp luật thì chỉ có một, tại sao các lãnh đạo thời kỳ trước khen tôi, ủng hộ tôi mà đến nay lại mang tôi ra xét xử trước tòa? Tôi rất đau đớn về việc này…" - Vũ "nhôm" trình bày. Sau một hồi âm thanh đến phòng báo chí bị mất kết nối, bị cáo Vũ tiếp tục trình bày. "Bản thân bị cáo thì không sao, dù sao cũng 30 năm rồi (tổng hợp hình phạt các bản án trước đó, bị cáo Vũ phải chấp hành mức án 30 năm tù - PV), nhưng cái oan, cái nhục nhã là cho các lãnh đạo. Hôm nay, tôi xin hứa HĐXX những lời trình bày tại tòa là đúng sự thật. Bởi nếu phiên tòa này HĐXX có cho thêm vô tội hay bản án 5 năm, 10 năm cũng không làm thay đổi bản chất để hình phạt của tôi nặng thêm để mà tôi quanh co chối tội. Mà tôi cũng không thể nhận tội thay người khác như gợi ý của các điều tra viên…" - Vũ "nhôm" nói và bị HĐXX cắt ngang. Phan Văn Anh Vũ xin HĐXX cho phép được nói với luật sư của mình một câu nhưng không được chấp nhận. Phiên xử vẫn đang tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư với các bị cáo cũng như các cơ quan chức năng liên quan. Tiến Nguyên | ||||||
Tôi không tin lời Bộ trưởng Thể nói đều là sự thật Posted: 06 Jan 2020 10:52 AM PST (GDVN) - Điểm những gì mà Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành 100% thì thấy đa phần là những thứ nằm trên giấy. Trả lời phỏng vấn báo Danviet.vn nhân dịp đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói: "Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành 100% kế hoạch". [1] Điểm những gì mà Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành 100% thì thấy đa phần là những thứ nằm trên giấy, chẳng hạn: Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Dự án Xây dựng sân bay quốc tế Long Thành; Dự án Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; Dự án Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam;... Ông Thể cho biết thêm một thành tích trên cả tuyệt vời khác (cũng trên giấy): "Việc xây dựng hệ thống văn bản này vừa không tốn nhiều kinh phí mà lại thu được những tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội". Không biết báo Danviet.vn có ghi sót lời ông Thể chứ đọc toàn bộ bài viết, chẳng biết cái "hệ thống văn bản này" là hệ thống gì! Phải công nhận Bộ trưởng Thể đã có một phát kiến nên được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, rằng chỉ cần "Hệ thống văn bản" của ngành Giao thông thôi cũng đã "tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội". Nếu quả thật như vậy thì cần phải tăng biên chế và tăng đãi ngộ cho đội ngũ soạn thảo văn bản, còn đội ngũ giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư, lao động lành nghề chẳng làm nên cơm cháo gì giữ lại chỉ tốn cơm? Kết luận này là dựa vào lời ông Thể chứ không phải suy diễn lung tung vì năm 2009, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành sửa chữa tổng thể toàn bộ mặt cầu Thăng Long, sau nhiều lần sửa chữa, đến năm 2019 này mặt cầu vẫn bị hỏng Ông Thể bảo: "Nếu không sửa được cầu Thăng Long thì cả ngành Giao thông mắc cỡ với dân. Chúng ta có bao nhiêu giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư ở các viện, đơn vị mà mặt cầu Thăng Long sửa chữa không xong". [2] Không biết số "giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư ở các viện, đơn vị" mà ông Thể nhắc đến chỉ là "lính" của Bộ Giao thông Vận tải hay còn thuộc các bộ, ngành khác. Thật đáng tiếc vì không có ai gợi ý cho Bộ trưởng Thể, rằng hãy làm béng cái "Hệ thống văn bản" mang tên "Sửa chữa cầu Thăng Long", ban hành văn bản xong là cây cầu này phải sợ, phải tự sửa xong bản thân mình cần gì phải bỏ tiền sang tận Mỹ nhập kỹ thuật. Nhưng nhớ là "Hệ thống văn bản" chứ không phải chỉ là một cái, nhé. Những thứ trên giấy có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội còn những thứ trên thực địa thì hình như ông Thể chưa kịp kiểm đếm. Xin nêu vài ví dụ: Ví dụ thứ nhất, ngày 01/10/2019, trả lời ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về thời điểm hoạt động của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Bộ trưởng Thể cho biết tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, vận hành, chạy thử 13/13 đoàn tàu… Các bên phối hợp để cố gắng trong 1 đến 1,5 tháng nữa có thể vận hành thương mại từng phần. 1,5 tháng (tính từ ngày 01/10/2019) là ngày 15/12/2019, thế sao vẫn chưa thấy "vận hành thương mại từng phần" tuyến đường sắt lắm tai nhiều tiếng này? Nếu Bộ Giao thông Vận tải ban hành thêm một "Hệ thống văn bản" về đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, biết đâu cả tuyến sẽ xong ngay, tàu chạy phe phé. Nói thật lòng, nếu tặng thêm tiền, người viết cũng chẳng dại mà ngồi trên các toa xe "bọ lẹt xanh lét" này trừ trường hợp bóc hết đường ray, thảm lại mặt cầu cho các xe bus chạy. Ví dụ thứ hai, chuyện thu phí không dừng đối với phương tiện giao thông đường bộ. Từ năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg. Năm 2018 Thủ tướng ban hành tiếp Chỉ thị số 06/CT-TTg và gần nhất là Công điện 849/CĐ-TTg yêu cầu chậm nhất là đến ngày 31/12/2019 phải chuyển sang thu phí tự động tại các trạm thu phí trên toàn quốc. Đến nay, không biết Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành 100%? Ví dụ thứ ba, xin dẫn lại thông tin trên truyền thông về một số vụ tai tiếng liên quan đến ngành Giao thông Vận tải: - Hư hỏng mặt đường trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; - Hư hỏng Quốc lộ 1 đoạn qua Phú Yên, Bình Định sau mưa bão năm 2016-2017; - Nứt dầm ngang trên đỉnh trụ P28, P29 cầu Vàm Cống; - Nứt tại một số trụ, bản mặt phần cầu cạn gói J2, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành; - Hiện tượng xói lở tại Dự án kênh Chợ Gạo; - Hiện tượng sạt lở bờ tại Dự án Luồng sông Hậu. Ví dụ thứ tư, ông Thể cho rằng "an toàn giao thông cũng là một trong những điểm sáng của ngành giao thông trong năm 2019 vì đã đạt được mục tiêu kéo giảm cả 3 tiêu chí đặc biệt là số vụ, số người chết và số người bị thương". Vovgiaothong.vn dẫn số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Báo Tuoitre.vn trích thông tin do Bộ Công an công bố: "Gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm tại Việt Nam". [3] Thế giới năm 2019 có 7,7 tỷ người, Việt Nam gần 100 triệu dân. Tính bình quân tại Việt Nam trong một năm cứ khoảng 10.000 người có một người chết vì tai nạn giao thông, tỷ lệ này của thế giới là 51.334 người. Số người chết vì tai nạn giao thông của Việt Nam gấp hơn 5 lần thế giới và đây là "điểm sáng của ngành giao thông trong năm 2019". Quả là "sáng thật, sáng không chịu nổi" đến mức mắt bỗng tối sầm vì nghe tin này. Ví dụ thứ năm, giữa năm 2019, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam trong bài "Lùm xùm BOT cần sự quyết đoán của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể" viết: "Ngoài nhóm vấn đề về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém… Xử lý được lùm xùm tại trạm thu phí BOT nào đó vừa lắng thì lại có trạm khác nổi lên. Điển hình là một số trạm thu phí BOT đường bộ đang trở thành điểm nóng về mất an ninh, trật tự và an toàn giao thông như: Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, Hòa Lạc - Hòa Bình, Ninh Lộc, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Cai Lậy, T2 Quốc lộ 91…". [4] Người Việt có câu "Bới bèo ra bọ" hay "Quét nhà ra rác", cứ như tuyên bố của Bộ trưởng Thể thì ngôi nhà Giao thông sạch 100%, lấy đâu ra rác mà quét. Vậy những ví dụ nêu trên có phải là ai đó không thiện chí, lừa lúc Bộ trưởng vắng nhà lén đổ trộm "rác" vào? Nếu quả có chuyện này thì chỉ cần ban hành "Hệ thống văn bản cấm đổ rác" là xong. Phải không, nhể? Tài liệu tham khảo: [1] //danviet.vn/tin-tuc/bo-truong-nguyen-van-the-nganh-gtvt-hoan-thanh-tot-tat-ca-nhiem-vu-duoc-giao-1046360.html [2] //dantri.com.vn/xa-hoi/bao-nhieu-giao-su-tien-sy-ma-khong-sua-duoc-mat-cau-thang-long-20180906190738802.htm [3] //tuoitre.vn/gan-10-000-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-moi-nam-tai-viet-nam-20191008115204856.htm [4] //vov.vn/xa-hoi/lum-xum-bot-can-su-quyet-doan-cua-bo-truong-nguyen-van-the-917281.vov Xuân Dương 03/01/2020 https://giaoduc.net.vn/goc-nhin/toi-khong-tin-loi-bo-truong-the-noi-deu-la-su-that-post205868.gd | ||||||
Nguyễn Phú Trọng : Mặt trời tỏa sáng … Posted: 06 Jan 2020 01:16 AM PST | ||||||
Đối tác chiến lược Việt-Mỹ có thể còn xa vời, vì Trung Quốc Posted: 06 Jan 2020 01:12 AM PST Nguyễn Quang Dy (VNTB) – Sự xâm phạm liên tiếp của Trung Quốc vào Bãi Tư Chính giàu tài nguyên dầu khí và triển vọng ExxonMobil có thể bỏ dự án Cá Voi Xanh đã đẩy tranh chấp tại Biển Đông tới một bước ngoặt. Kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể là cột trụ cho đối tác chiến lược, nhưng chưa có khả năng diễn ra sớm. Trong cuộc gặp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội vào tháng hai năm nay, ông Trump đã mời ông Trọng thăm Washington để có thể thảo luận về Biển Đông, đối tác chiến lược Việt-Mỹ và dự án Cá Voi Xanh. Ông Trọng đã hoãn chuyến thăm dự kiến vào tháng 7 và tháng 10 vì những lo ngại về sức khỏe của ông hoặc phản ứng của Trung Quốc, và sự bất định vẫn tiếp tục khi ông Trump phải đối phó với luận tội tại một Quốc Hội đang chia rẽ. Ngày càng có nhiều lo ngại là Việt Nam phản ứng yếu trước đe dọa của Trung Quốc và chưa trở thành đối tác chiến lược của Mỹ có thể khuyến khích Trung Quốc hành động cứng rắn hơn tại Biển Đông. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vào tháng 11 đã truyền thêm động lực cho Việt Nam và ASEAN trước hành động xâm lấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Esper đã nói chuyện tại Học viện Ngoại giao Việt Nam: "Mỹ kiên quyết chống lại sự đe dọa của bất cứ nước nào đòi chủ quyền lãnh thổ hay vùng biển, và kêu gọi chấm dứt sự bắt nạt và các hành động phi pháp gây tác động tiêu cực đến các nước ASEAN ven biển… Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của các nước đồng minh và đối tác, nhất là Việt Nam, để đảm bảo tự do hàng hải và cơ hội phát triển kinh tế khu vực". Về đối nội, Việt Nam chịu nhiều sức ép phải xem lại "định hướng xã hội chủ nghĩa" đã lỗi thời vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước yếu kém và tham nhũng, đồng thời ngăn cản nền kinh tế thị trường còn non trẻ hoạt động có hiệu quả. Ông Trọng đã công khai nói vào tháng Năm rằng Việt Nam có thể chấp nhận cải cách chính trị và hoan nghênh khu vực tư nhân, để tránh nguy cơ kép của "bẫy thu nhập trung bình" và đối đầu Trung-Mỹ kéo dài. Về quốc tế, Việt Nam có thể trở thành nạn nhân của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vì các nước khác muốn sử dụng Việt Nam như một trung tâm trung chuyển để tránh thuế quan của Mỹ. Sau khi ông Trump bất ngờ lên án Việt Nam vào tháng 7 là "nước lạm dụng tồi tệ nhất" và "thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc", Bộ Thương mại Mỹ đã đánh thuế 400% lên các sản phẩm thép của Việt Nam có xuất xứ Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Về thương mại, Việt Nam tham gia 2 hiệp định tự do thương mại trong năm 2018: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) sau quá trình đàm phán lâu dài và khó khăn. Tuy các hiệp định này giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn thị trường toàn cầu và cơ hội tăng trưởng, nhưng cũng thúc đẩy Việt Nam phải cải cách thể chế, liên quan đến công đoàn và nhân quyền.
Việt Nam đã thiết lập "đối tác chiến lược" với 16 nước bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, và một số nước ASEAN khác, và "đối tác toàn diện" với 14 nước bao gồm Mỹ, Canada, và Myanmar. Tuy đối tác chiến lược cao hơn đối tác toàn diện về quy chế ngoại giao và thực chất hơn về hợp tác an ninh quốc phòng, nhưng nay đã mang nặng tính hình thức và nhường chỗ cho "đối tác chiến lược toàn diện" gồm Nga, Trung Quốc, và Ấn Độ. Nhưng không có đối tác nào dám đương đầu với Trung Quốc khi họ bắt nạt Việt Nam tại Bãi Tư Chính hay trên sông Mekong. Mỹ là cường quốc duy nhất lên tiếng ủng hộ Việt Nam về ngoại giao trong vụ đối đầu, tuy hai nước chưa phải là đối tác chiến lược. Nhưng Việt Nam đã trì hoãn việc nâng cấp quan hệ vì lo ngại Trung Quốc phản ứng. Trong cuộc khủng hoảng giàn khoan năm 2014, khi giàn khoan HD-981 được hàng trăm tàu Trung Quốc hộ tống xâm phạm vùng biển Việt Nam, họ đã đẩy Việt Nam về phía Mỹ. Ông Trọng lúc đó là Tổng Bí thư Đảng đã đi thăm Mỹ lần đầu năm 2015. Cựu Tổng thống Barack Obama đã đón tiếp ông tại phòng Bầu Dục như một cử chỉ tượng trưng, và ông Obama đã khẳng định là Mỹ không tìm cách thay đổi chế độ Việt Nam. Khi ông Obama đến thăm Việt Nam năm 2016, ông đã quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát thương. Dưới thời chính quyền Trunp, Chiến lược Quốc phòng Mỹ đã coi Trung Quốc là đối thủ chính trong một trật tự thế giới bất ổn. Tuy chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm quan hệ Mỹ-Việt thêm phức tạp, chuyến thăm Mỹ của ông Trọng được thúc đẩy bởi mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc, khi họ điều tàu thăm dò HD-8 và các tàu hải cảnh có vũ trang đến quấy rối hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam gần Bãi Tư Chính. Khu vực này ở phía Tây-Nam của Trường Sa, có trữ lượng khoảng 45 triệu thùng dầu và 172 tỉ m3 khí. Bồn Nam Côn Sơn gần Bãi Tư Chính có thể cung cấp 25% nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Khi đối đầu tăng lên, tàu thăm dò HD-8 của Trung Quốc đã quay lại 4 lần để khảo sát trái phép gần Bãi Tư Chính, và xâm phạm các vùng biển khác của Việt Nam. Ngày 3/9/2019, tàu cẩu khổng lồ Lam Kình đã tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil (lô 118), gần đảo Lý Sơn. Ngày 18/09/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền và quyền tài phán tại vùng biển giáp Bãi Vạn An (tức Bãi Tư Chính). Cảnh Sảng còn đòi Việt Nam phải dừng khoan đơn phương tại đó từ tháng 5, và lên án Việt Nam đã vi phạm chủ quyền Trung Quốc và các hiệp định song phương, trong khi tàu HD-8 và các tàu hải cảnh của Trung Quốc vẫn tiếp tục vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong thời gian hai bên đối đầu.
Tin đồn ExxonMobil có thể bỏ dự án Cá Voi Xanh làm cho chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Trọng càng thêm cấp thiết. Dù ExxonMobil có bỏ dự án đó với lý do gì đó, do sức ép của Trung Quốc tác động, hay do phía Việt Nam đàm phán dằng dai về giá khí, rõ ràng là Bắc Kinh đang tìm cách gạt Mỹ ra khỏi trò chơi ở khu vực. Nếu ExxonMobil bỏ dự án này, chắc chắn Trung Quốc sẽ có thể tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông. Cá Voi Xanh khác với Cá Rồng Đỏ được liên doanh với Repsol (Tây Ban Nha), và Lan Tây-Lan Đỏ, có 35% cổ phần của Rosneft (Nga), 45% của ONGC (Ấn Độ), và 20% của PVEP (Việt Nam). Trong khi Cá Rồng Đỏ nằm trên thềm lục địa Việt Nam, trong đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, cách Vũng Tàu 400 km, thì Cá Voi Xanh nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nằm ngoài đường lưỡi bò, cách Chu Lai chỉ 88 km. ExxonMobil không phải là Repsol, và Trung Quốc không thể bắt nạt Mỹ như đã bắt nạt Tây Ban Nha. Trữ lượng Cá Voi Xanh được đánh giá là khoảng 48,5 tỷ m3 khí và 18,5 triệu thùng dầu thô, có giá trị gấp ba lần Lan Tây-Lan Đỏ được coi là mỏ dầu khí lớn nhất hiện nay. Về giá trị răn đe chiến lược, một số chuyên gia Việt Nam cho rằng Cá Voi Xanh có thể đóng góp giá trị chiến lược cho Việt Nam còn lớn hơn cả mấy tàu ngầm Kilo mua của Nga. Một số khác lập luận rằng sự có mặt của ExxonMobil có giá trị chiến lược sống còn, và Việt Nam lẽ ra phải tìm cách khuyến khích để họ ở lại. Việt Nam đàm phán dằng dai về giá khí của Cá Voi Xanh và quá trình phê chuẩn dự án chậm chạp đã làm rắc rối vấn đề, có thể góp phần làm cho ExxonMobil ngãng ra, và do đó chỉ làm lợi cho Trung Quốc. Để tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam cần ưu tiên hai vấn đề: quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và cải cách thể chế. Việt Nam cũng nên xem xét lại chính sách quốc phòng "Ba không" – không liên minh quân sự, không có căn cứ quân sự, và không liên kết với nước này để chống nước kia. Ngày 25/11/2029, Việt Nam đã công bố Sách Trắng Quốc phòng, nhấn mạnh hòa bình và tự vệ, hợp tác và đấu tranh, đề cập đến căng thẳng tại Biển Đông. Điều đó có nghĩa là chính sách "Ba không" đã được điều chỉnh thành "Bốn không" hay "Ba không, một nếu" – để ngỏ khả năng đối tác chiến lược với Mỹ nếu Trung Quốc xâm lược. Việt Nam đã gửi cho Trung Quốc tín hiệu "làn ranh đỏ" như một phần của chiến lược phòng ngừa tại Biển Đông. Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã đăng trên YaleGlobal ngày 2/1/2020. (Nguồn: https://yaleglobal.yale.edu/content/trump-trong-summit-remains-limbo) NQD. 04/01/2020 | ||||||
Posted: 06 Jan 2020 12:56 AM PST Thơ Bùi Minh Quốc Minh Quốc thong dong đáo bát tuần Thân còm, tóc bạc vẫn hồn xuân Đường thơ vững bước đường tranh đấu Càng đấu nghe càng săn chắc gân Nhằm thẳng bạo quyền thơ phóng bút Giật phăng mặt nạ lũ manh tâm Thơ quyết cùng dân đòi chúng trả Món nợ QUYỀN DÂN xương máu dân 04/01/2020 | ||||||
Khảo sát: Quá bán ở Mỹ cho rằng TT Trump ‘phạm tội đáng truất phế’ Posted: 06 Jan 2020 12:45 AM PST Khảo sát của Ipsos-538 cho thấy gần 6/10 người Mỹ tin ông Trump "đáng bị phế truất" Gần 6/10 người Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump đã phạm tội đáng bị truất phế, nhưng công chúng Mỹ lại chia rẽ về việc liệu cử tri cần phải quyết định số phận của ông qua lá phiếu trong năm nay, hay nên để cho Thượng viện xét xử ông trong phiên tòa luận tội, theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận vừa được Ipsos và 538 công bố, được tờ Washington Post dẫn lại. Ipsos là công ty nghiên cứu thị trường lớn thứ 3 thế giới, có mặt ở 90 thị trường. 538 (FiveThirtyEight) là trang web chuyên về phân tích khảo sát dư luận, chính trị, kinh tế và thể thao. Cuộc trưng cầu của Ipsos và 538 cũng cho thấy cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa ở Quốc hội lẫn Tổng thống Trump đều bị công chúng Mỹ cho điểm thấp trong cách họ xử lý tiến trình luận tội. Theo đó, 57% người Mỹ tin rằng ông Trump đã phạm tội đáng bị phế truất, trong khi 40% không tin như vậy. Trong số những người tin, 50% nói họ "hoàn toàn chắc chắn" trong khi 31% nói rằng họ "khá là chắc chắn", báo Washington Post tường thuật. Trong khi đó, 51% người được vấn ý nói rằng cuối cùng nên để cử tri quyết định số phận của ông Trump, trong khi 47% cho rằng Thượng viện nên phế truất ông, vẫn theo bài báo của Washington Post. Cuộc trưng cầu Ipsos-538 cho thấy chưa tới phân nửa người dân Mỹ - 45% - cho rằng phe Dân chủ ở Hạ viện nên tiếp tục trì hoãn phiên tòa luận tội ở Thượng viện cho đến khi những quan ngại của họ về tính công bằng của phiên tòa được giải quyết. Trong khi đó, 52% cho rằng phiên tòa không nên bị trì hoãn. Về cách xử lý của Đảng Dân chủ, chỉ 35% người được vấn ý tán đồng trong khi có đến 45% không ủng hộ. Tuy nhiên, cách hành xử của Đảng Cộng hòa trong tiến trình luận tội còn nhận được ít sự ủng hộ hơn - chỉ có 28%, trong khi có tới 51% không tán đồng. Về phần ông Trump, chỉ có 27% người Mỹ tán đồng cách ông đương đầu với cuộc điều tra luận tội và 55% không ủng hộ. Phần lớn người được vấn ý, 80%, tin rằng ông Trump đã yêu cầu phía Ukraine điều tra cha con nhà ông Joe Biden. 60% tin rằng ông Trump đã rút lại viện trợ quân sự nhằm để thúc đẩy Ukraine mở cuộc điều tra về ông Biden, và 61% tin rằng ông Trump và chính quyền của ông tìm cách che giấu thông tin về hành động của ông đối với Ukraine, cũng theo kết quả cuộc thăm dò. Đa số người dân Mỹ cho rằng những hành động này là không đúng đắn nếu chúng thật sự đã xảy ra. Về phần ông Joe Biden, người đang vận động để giành đề cử của Đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử tổng thống, người dân Mỹ bị chia rẽ với số lượng như nhau ở hai bên - mỗi bên 48% - về việc liệu ông Biden có hành xử một cách hợp đạo đức hay không trong vấn đề Ukraine khi ông còn là phó tổng thống. Khi được hỏi về phiên tòa xử ông Trump sắp tới ở Thượng viện, đa số người được vấn ý - 57% - cho rằng sẽ tốt hơn nếu Thượng viện triệu tập các nhân chứng mới như yêu cầu của phe Dân chủ. Trong khi đó, 86% cho rằng các thượng nghị sỹ nên đóng vai là những "bồi thẩm viên trung lập" và xem xét chứng cứ. Lãnh đạo phe Đa số ở Thượng viện, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Mitch McConnell, đã bị chỉ trích khi nói rằng ông không xem mình là bồi thẩm viên không thiên vị và rằng ông hợp tác với đội ngũ pháp lý của ông Trump trước khi phiên tòa diễn ra. 03/01/2020 https://www.voatiengviet.com/a/5230900.html | ||||||
VNTB – Chỉ có án khi… ‘ngã ngựa’? Posted: 06 Jan 2020 12:34 AM PST Nguyễn Nam (VNTB) – 'Ngã ngựa' ở đây không phải là 'thượng mã phong' nơi phòng the, mà hiểu nôm na là ai đó tự dưng buộc phải rời chốn quan trường; và trong vài trường hợp còn bị đe dọa dính tới vòng lao lý. Gần đây ở Việt Nam có hình dung từ 'củi – lò' cho chuyện liên quan bắt bớ ấy kể từ lúc ông Nguyễn Tấn Dũng 'cáo lão hồi quan' để về 'làm người tử tế' – tức ông Ba X 'ngã ngựa'. Dẫn chứng cho phần nhận định ở trên: Vụ đất đai, nhà cửa của người dân vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM đã bị nhóm chính quyền cướp trắng trợn theo đúng nghĩa đen, với đầy đủ chứng cứ pháp lý từ văn bản đến hình ảnh video… Gần một năm đi qua, mặc dù các vị luật sư thiện nguyện đã đồng hành cùng người dân Lộc Hưng đến tất cả các cơ quan công quyền liên quan để khiếu nại…, nhưng tất cả đều rơi vào im lặng như một trêu người của câu nói thách thức quen thuộc: 'luật là tao – tao là luật'. Sếp của 'tao' ở đây chưa 'ngã ngựa', nên 'tao' vẫn là 'luật' (!?) Chuyện chính quyền sai trái về đất đai kiểu đầy thách thức như trên không hiếm. "Bắt nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa và 2 nguyên phó chánh văn phòng UBND TP.HCM" là nội dung được rất nhiều tờ báo ở Việt Nam đăng vào chiều tối ngày 3/1/2020. Các vị này được cáo buộc là liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương – nghĩa là liên quan mật thiết đến đất đai của người dân, và cả lẫn công sản. "Thầy" của các vị vừa xộ khám đó là ông Nguyễn Thành Tài, người từng có thời gian làm việc ở Sở Văn hóa, Thông tin TP.HCM trước khi được ông Lê Thanh Hải 'rước' về ủy ban nhân dân thành phố để làm cấp phó cho mình. Ông Nguyễn Thành Tài, hay còn gọi bằng tên thân mật "Tư Huy", thuộc vây cánh đắc lực của nhóm quyền lực chính trị bậc nhất ở TP.HCM trong thời gian rất dài, với người đứng đầu là Lê Thanh Hải, còn gọi thân tình "anh Hai", tức "Hai Nhựt" – tác giả kiêm đạo diễn kịch bản cướp đất xuyên suốt hai thế kỷ 20 – 21 có tên là "Khu đô thị mới Thủ Thiêm". Khi ông Nguyễn Tấn Dũng – người dân hay gọi là ông Ba X, rời ghế thủ tướng khi chưa dứt nhiệm kỳ, thì trước đó các đàn em của ông tại nhiều địa phương cũng bắt đầu 'lọt' vào tầm ngắm nghía của 'tiều phu' Nguyễn Phú Trọng. Vây cánh thuộc dạng 'kinh tài' cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nằm trong bảng phong thần đó. Do vậy nên mới có chuyện Trầm Bê vào tù, ông Đặng Văn Thành phe cánh của ngài Nguyễn Xuân Phúc được dịp quay trở về Sacombank, nơi ông là sáng lập viên và bị Trầm Bê hất cẳng… Người giữ hầu bao cho ông Ba X là Trần Bắc Hà cũng vào tù và mất luôn ở đó. Đến nay thì cả ông Ba X lẫn ông Hai Nhựt vẫn bình chân như vại, mặc dù đàn em thân tín đang bị 'tỉa' dần để làm 'củi'. Sẽ còn có ai là những con chốt thí qua sông để dằn mặt nhau giữa các ngài đại tướng quân trên bàn cờ quyền lực, ngay trong chính nội bộ đảng cầm quyền ở nhiệm kỳ mới cận kề? | ||||||
Posted: 03 Jan 2020 02:32 PM PST Thiện Tùng 3/12/2020 Hỏi chuyện mình đã biết, thế đời cho đó là "hỏi cơ".
Tổ tiên giống nòi Lạc Việt đã truyền miệng cho nhau: "Con hơn cha nhà có phúc". Việt Nam ngày nay "hơn người ta nhờ nước nhà có Nguyễn Xuân Phúc". Ông nổ liên hồi 10 phát lên 9 từng mây: 1. Cách mạng 4.0 là cơ hội cho khát vọng phồn vinh của dân tộc VN. 2. Đã đến lúc phải chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam. 3. Đi mãi đường cũ thì không thể phát triển. 4. Phải biến Việt Nam 'từ cô gái đẹp thành con hổ mới' ở châu Á. 5. Bộ Ngoại giao phải là một ănten nhạy cảm để thu hút người tài. 6. Quảng Bình thực sự là "viên kim cương màu xanh" 7. Kỳ vọng Hòa Bình vươn mình trở thành đầu tàu kinh tế vùng Tây Bắc. 8. Việt Nam phải trở thành một trong các trung tâm sản xuất đồ gỗ của Thế giới 9. Có ông 14 -15 cái sân sau, đừng nói Thủ tướng không biết. 10. Phát triển công nghệ hỗ trợ cần có tinh thần như đội bóng quốc gia Việt Nam do HLV Park Hang-seo dẫn dắt. Những tiếng nổ liên hồi của Ông Phúc xóa tan đám mây đen làm cho bầu trời Việt Nam trở nên quang đãng. Nhờ vậy, hôm 30/12/2019, trong cuộc hội nghi tổng kết cuối năm của Chính phủ, ông Tổng-Chủ Trọng cao hứng nói: "Mây đen phủ lên toàn cầu, nhưng Mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam". Một nhà hay chòi thơ nào đó lại biến nội dung câu nói theo văn xuôi của ông Trọng thành 2 câu văn vần với thể thơ lục bát cho dân chúng dễ nhớ: "Mâyđen bao phủ toàn cầu, Mặt trời tỏa sáng trên đầu Việt Nam". Thế là dân Việt yên tâm đón mừng năm mới, vì "mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo"?. Vì quá phấn chấn, người viết chế tác mấy câu thơ tặng bạn đọc: (nhại thơ Hồ chí Minh !) Xuân nầy hơn hẳn mấy xuân qua Trọng, Phúc hân hoan đã tạo đà Nam Bắc thi nhau vào yến ẩm Vui lên! Vận nước đã nở hoa!!! . -/- | ||||||
ÔNG CHỦ TỊCH GIAN TRÁ, NUỐT LỜI HỨA Posted: 03 Jan 2020 02:31 PM PST Đinh Minh Đạo Tháng 12-2015, Nguyễn Đức Chung từ giám đốc Sở Công an Hà Nội được Đảng đặt lên ghế chủ tịch thành phố. Dẫu biết là Đảng đang muốn "công an hóa" đội ngũ lãnh đạo để bảo vệ và kéo dài năm tháng cầm quyền, nhưng ít ai nghĩ rằng Đảng lại thực hiện việc này đầu tiên ngay tại thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa, khoa học, ngoại giao của đất nước, một vùng đất nổi danh với tổng đốc Hoàng Diệu, chủ tịch, bác sỹ Trần Duy Hưng, những trí thức tài năng, trong sáng, quyết sống chết với Hà Nội, hết lòng vì người dân Hà Nội. Ít ai hy vọng, rằng với "tài năng" trong ngành điều tra xét hỏi, Nguyễn Đức Chung sẽ trừ bỏ được các căn bệnh kinh niên của Hà Nội: Trật tự giao thông rối loạn, quy hoạch thủ đô bị băm nát, nạn ô nhiễm không khí, sông hồ ngày một trầm trọng, cứ mỗi trận mưa to là Hà Nội biến thành "Hà lội" v...v. Đến nay sau 4 năm lèo lái của ông chủ tịch gốc công an, con tầu Hà Nội càng chao đảo, mất phương hướng. Những người Hà Nội nào còn hy vọng vào ông thiếu tướng công an thì nay thất vọng hoàn toàn. Hà Nội hiện đang là một trong những thành phố không khí bị ô nhiễm nhất thế giới. Dòng sông với cái tên rất thanh lịch "Tô Lịch" cùng các ao, hồ vẫn đang ngày ngày bốc mùi hôi thối, làm cho những người dân của thủ đô ngàn năm văn hiến hổ thẹn . Chưa hết, quy hoạch thủ đô vẫn trong tình trạng lộn xộn như trước đây, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông như một bằng chứng sống nhắc nhở người dân về sự bất lực của chính quyền, một chính quyền hoạt động không có hiệu năng, bị các nhóm lợi ích trong và ngoài nước chi phối. Nguyễn Đức Chung không đủ khả năng lãnh đạo một trong những thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới, với hơn 8 triệu dân. Đó có lẽ không còn là vấn đề bàn cãi. Nhưng còn về tư cách và đạo đức của một người đứng đầu của chính quyền Hà Nội, Nguyễn Đức Chung thiếu hẳn chuẩn mực về đạo đức của một người làm chính trị , thiếu trung thực, nói năng tùy tiện, sẵn sàng nuốt lời hứa với dân. Hãy coi lại sự kiện Đồng Tâm năm 2017. Tháng 04-2017, người dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức Hà Nội đã bắt giữ 38 công an. Đây là những lính đặc nhiệm đến trấn áp người dân, để cướp phần đất của dân nằm ngoài khu đất quốc phòng. Ngày 22-04-2017 Nguyễn Đức Chung với cương vị chủ tịch thành phố, đã về Đồng Tâm đối thoại với dân.Trước sự chứng kiến của những người dân Đồng Tâm và các đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương, Dương Trung Quốc ... Nguyễn Đức Chung đã ký bản cam kết với dân. Bản cam kết 3 điểm, trong đó điểm thứ 2 ông cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự với toàn thể nhân dân Đồng Tâm. Nguyễn Đức Chung đã tự viết bản cam kết, ký và còn điểm chỉ. 38 chiến sỹ công an đã được trao trả và người dân Đồng Tâm tin vào những cam kết của ông Chung, tin tưởng, rằng công lý sẽ trở về với họ và họ chờ đợi. Nhưng những gì ông Chung hứa hẹn với dân Đồng Tâm đều không được thực hiện, đặc biệt ngày 23-06-2017, công an Hà Nội ra quyết định truy tố người dân Đồng Tâm trong vụ bắt giữ 38 công an. Từ đó đến nay, ông Chung không một lời giải thích với người dân Đồng Tâm. Đây là sự bội ước, nuốt lời hứa, tự xóa bỏ những cam kết với dân. Nguyễn Đức Chung còn phát ngôn rất tùy tiện ngay cả trong các cuộc gặp gỡ với nhân dân, có chứng kiến của truyền thông. Trong buổi gặp gỡ cử tri Hà Nội ngày 06-12-2019, khi trả lời câu hỏi của các cử tri về thí điểm làm sạch sông Tô Lịch và một góc của Hồ Tây, bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Tổ chức xúc tiến thương mại-môi trừơng Nhật Bản (JETO), ông nói :"Thành phố này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội". Đây là ngôn từ của các trùm băng đảng ganster, đe dọa ai đó dám tự do vào hoạt động trong vùng đất do mình đang cai quản. Nguyễn Đức Chung không hiểu rằng , ông đại diện cho 8 triệu người dân Hà Nội nói về những nhà khoa học của Nhật Bản , một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay. "Sự cố" Nguyễn Đức Chung không phải là trường hợp cá biệt của chính quyền cộng sản Việt Nam. Nguyễn Tấn Dũng cũng là một cán bộ gốc công an được điều động giữ chức thủ tướng. Trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông đã phá nát nền kinh tế Việt Nam bằng những "quả đấm thép" của các đại công ty nhà nước. Những đại án tham nhũng của các quan chức Đảng xuất hiện ở khắp nơi làm nghèo đất nước. Thật thiếu sót nếu không nhắc đến hai ông tướng công an, trung tướng Trương Hòa Bình và thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình, hai ông đã thay nhau ngồi ghế chánh án tòa án tối cao và viện trưởng viện kiểm sóat nhân dân tối cao, hai cơ quan quan trọng nhất của tư pháp Việt Nam. Hai vị tướng đã để lại "công trình thế kỷ" - vụ án tử tù Hồ Duy Hải năm 2008. Các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, giới luật sư trong và ngoài nước, các quốc gia dân chủ ... kinh ngạc trước những sai sót của vụ án. Từ điều tra xét hỏi, đến chứng cớ tội phạm, quá trình xử án và kết tội... Nhưng hai ông tướng vẫn không một chút "dao động", vẫn khẳng định "vụ án được tiến hành đúng quy trình, đúng người đúng tội, cần gấp rút thi hành án ". Đối với những công an của chế độ độc tài cộng sản, sinh mạng con người không phải là thứ quý giá nhất. Đối với họ, lý tưởng mà họ hết lòng phụng sự là "còn Đảng còn mình", họ vô cảm trước những oan khuất, đau khổ của người dân. Các chế độ độc tài thường công an hóa bộ máy cai trị, cầm quyền bằng bàn tay sắt, nhưng kết cục đều đi đến suy sụp. Hitler, Stalin, Ceausescu... đều đã đưa đất nước mình đến các thảm kịch, Đảng Quốc Xã Đức, Đảng CS Liên Xô, Đảng CS Rumani … đều đã bị nhân dân vứt vào sọt rác của lịch sử. Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không từ bỏ chế độ độc tài công an trị, chuyển sang thể chế tự do dân chủ, chắc chắn số phận đang chờ đợi họ sẽ giống như những đảng Cộng Sản Rumani và các đảng cộng sản của các nước đông Âu khác. Warsaw 31-12-2019 | ||||||
Khi dân Đồng Tâm sẵn sàng đối đầu chính quyền giữ đất Tổ Tiên Posted: 03 Jan 2020 02:30 PM PST SBS VIỆT NGỮ Sáng 31/12, lần đầu tiên các đại diện Đồng Tâm phải kêu gọi đến quốc tế đề nghị bảo vệ nhân quyền và quyền lợi hợp pháp của nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Sự việc này theo sau sự kiện chiều tối 29/12, người dân Đồng Tâm báo động toàn xã và trên mạng xã hội khẳng định "quyết tâm đổ máu" để bảo vệ đất khi xe công lực có trang bị vũ trang kéo về địa bàn xã. Màn dàn quân của chính quyền cuối cùng được biết là một cuộc diễn tập mà không báo trước với người dân trong khu vực, tuy nhiên khẳng định bảo vệ đất bằng mọi giá của người dân Đồng Tâm thì hoàn toàn nghiêm túc và không diễn tập. Sáng nay 31/12/2019, cụ Lê Đình Kình một đảng viên lão thành và các đại diện Đồng Tâm đã có lá thư kiến nghị gởi tới chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế chính thức đề nghị bảo vệ nhân quyền và quyền lợi hợp pháp của nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Đây là lần đầu tiên người dân Đồng Tâm phát đơn kêu gọi giúp đỡ về nhân quyền ra các chính phủ và các tổ chức bên ngoài Việt Nam. Sự việc này theo sau vụ việc diễn ra vào chiều tối ngày 29/12 khi lực lượng công quyền trang bị vũ trang kéo về khu vực Đồng Tâm. Cùng thời gian trang mạng xã hội nóng lên với lời báo động từ ông Lê Đình Công con trai cụ Lê Đình Kình và một số người dân ở Đồng Tâm yêu cầu mọi người quan tâm theo dõi và đưa tin vì họ nói rằng Đồng Tâm có thể đổ máu. Tuy nhiên sau đó thì Cổng thông Tin Điện Tử Bộ Công An Việt Nam đưa tin sự dàn quân chỉ là một buổi diễn tập phương án xử lý tình huống tập trung đông người khiếu kiện, gây rối an ninh, trật tự ở mục tiêu bảo vệ. Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, nói rằng, "Diễn tập là nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo điều hành, từ đó tiếp tục điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án đảm bảo sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống tập trung đông người khiếu kiện gây rối an ninh, trật tự ở mục tiêu bảo vệ xảy ra, để rèn luyện cho cán bộ, chiến sỹ thành thạo về kỹ thuật, có thể làm chủ thiết bị công nghệ hiện đại." Buổi diễn tập này diễn ra tại Hà Nội và một cánh quân đã được đưa về đồng Sênh thuộc địa phận xã Đồng tâm - điểm nóng từ mấy năm nay về tranh chấp đất đai giữa nhân dân xã Đồng Tâm với chính quyền thành phố Hà Nội. Ông Lê Đình Công, người được xem là thủ lĩnh và phát ngôn nhân của xã Đồng Tâm trong live stream vào tối ngày 29/12 mô tả lại tình hình Đồng Tâm cho biết xe quân trang, xe vòi rồng, xe cứu hỏa chở dây kẽm gai tiến vào khu vực làng Đồng Tâm. Tất cả các xe này đều che biển số. Còn nhớ vào thời điểm năm 2017, 38 cảnh sát cơ động thuộc lực lượng công quyền tấn công vào Đồng tâm đã bị người dân Đồng Tâm bắt giữ dẫn đến Chủ tịch Tp Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung phải nhờ đến sự trung gian hòa giải của bốn luật sư dân sự để vào gặp nhân dân Đồng Tâm để thương lượng thả người. Luật sư Nguyễn Hà Luân một trong bốn luật sư làm trung gian hòa giải lúc đó cho SBS Việt ngữ biết, người dân Đồng Tâm đã "không còn tin ai", và 'tình hình thì khá phức tạp nhạy cảm". Tại buổi gặp ngày 22/4, ông Chung đã phải viết giấy tay ký ba cam kết với sự chứng kiến của luật sư và các đại biểu quốc hội, rằng sẽ trực tiếp kiểm tra đoàn thanh tra, làm đúng sự thực, khách quan và đúng pháp luật việc "khu vực đất đồng Sênh đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho người dân Đồng Tâm, theo quy định của pháp luật". Cam kết thứ 2 là "không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân dân xã Đồng Tâm", và cam kết thứ 3 là điều tra, xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên sau đó thì những cam kêt này của ông Chủ tịch Thành phố đã bị chính ông phá vỡ. Cụ Lê Đình Kình là thủ lĩnh tinh thần của nhân dân, vào thời điểm đó cụ '82 năm tuổi đời, 55 tuổi đảng cựu bí thư xã Đồng Tâm' bị 'hành hung, bắt giữ trái phép và ngược đãi' . Theo một video clip do chính cụ Kình thuật vụ việc là hôm 15/4/2017 cụ được một số sỹ quan mặc sắc phục và 'đi xe biển đỏ' đã mời đi làm việc nhưng khi tới nơi vắng vẻ các sĩ quan này đã đạp cụ Kình khiến cụ bị 'gãy xương đùi' và họ "còng tay' và 'nhét giẻ vào mồm' và 'vứt cụ lên xe như một con vật''. Sự kiện vào tháng 4/2017 không phải là một mà còn nhiều sự kiện khác xảy ra từ khi chính quyền Hà Nội muốn thu lấy khoản đất 59ha khu vực Đồng Sềnh của người dân xã Đồng Tâm. Với một lịch sử tranh chấp khốc liệt như vậy trong nhiều năm giữa lực lượng công quyền và người dân Đồng Tâm, việc vào ngày 29/12, chính quyền cho diễn tập chống khủng bố ở Hà Nội và điều một cánh quân trang bị hùng hậu đi xe che biển số kéo về Đồng Tâm mà không thông báo cho người dân địa phương đã gây nên một nỗi bất an cao độ cho người dân Đồng Tâm. Trong khi trong cùng ngày vào buổi sáng xe quân đội vào khu vực đất quân đội quân đội đi ngang qua làng đã có nói rõ với người dân, còn việc diễn tập và đưa quân về làng của chính quyền thì lại không làm như vậy. Giới quan sát cho rằng, việc diễn tập này cũng là nhân tiện đưa quân về Đồng Tâm để thăm dò phản ứng của người dân Đồng Tâm cũng như dư luận trong nước và quốc tế. Tuy nhiên một lần nữa, người dân Đồng Tâm đã có phản ứng phòng vệ bằng những tuyên bố rất mạnh mẽ rằng họ sẳn sàng đổ máu và chết đến người cuối cùng để giữ đất đai của Tổ Tiên như là một hành động bảo vệ công lý. Lời tuyên bố này không phải lần đầu tiên phát ra và chưa phải là lần cuối cùng. Liệu Chính quyền có tiếp nhận và tìm ra giải pháp giải quyết tránh gây ra một cuộc đổ máu giành đât giữa chính quyền với dân trong tương lai? https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/audio/khi-dan-dong-tam-san-sang-doi-dau-chinh-quyen-giu-dat-to-tien?fbclid=IwAR17u11PrBkL_VjiScVw5wEZgDcXS3gYCGtuLnyNzmXZOEVgPvh83p1lrn0 | ||||||
Câu chuyện đầu năm: Nguy cơ khủng hoảng môi trường Posted: 03 Jan 2020 02:29 PM PST Nguyễn Quang Dy Trước thềm năm mới 2020, Việt Nam đứng trước các cơ hội và thách thức khó lường. Muốn "biến nguy thành cơ", Việt Nam phải đổi mới thể chế và điều chỉnh tư duy chiến lược để tìm cách hoát hiểm. Đối đầu Việt-Trung trên Biển Đông đe dọa chủ quyền quốc gia và các đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong khi đó, nguy cơ khủng hoảng môi trường sống đang đe dọa tương lai Viêt Nam. Phần nổi của tảng băng chìm "Rạng Đông chưa qua, Sông Đà đã tới" là một câu vè mới của người Hà Nội năm 2019, sau sự cố cháy nhà máy Rạng Đông (28/8/2019) và vụ nước bẩn Sông Đà (10/2019). Vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã phát tán ra môi trường 27,2 kg thủy ngân, gây ô nhiễm một góc thành phố. Tuy chưa thể đánh giá chính xác thiệt hại về lâu dài, nhưng vụ cháy này chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", vì nguy cơ xảy ra sự cố như Rạng Đông còn khá nhiều. Vụ cháy Rạng Đông chưa kịp lắng xuống thì vụ nước bẩn Sông Đà lại nổi lên, làm dư luận bức xúc trước nguy cơ ô nhiễm nguồn "nước sạch". Nhưng cách thức thành phố xử lý nguồn "nước bẩn" như sông Tô Lịch làm dư luận bất bình. Nói cách khác, câu chuyện "nước sạch" hay "nước bẩn" chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Các nhóm lợi ích thân hữu đứng sau thao túng chính sách mới là nguy cơ lớn hơn, như những thế lực khó kiểm soát. Chỉ trong vòng hơn một tháng, người Hà Nội phải liên tiếp gánh chịu hậu quả của hai sự cố môi trường là cháy nhà máy Rạng Đông gây ô nhiễm không khí, và đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà gây ô nhiễm nước sinh hoạt. Hình ảnh người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước như thời bao cấp bỗng hiện về ám ảnh cộng đồng. Nhưng điều đáng nói là phản ứng quá chậm của chính quyền trước nguy cơ ô nhiễm môi trường làm khủng hoảng lòng tin. Liệu vụ Rạng Đông hay Sông Đà có phải là "chuyện nhỏ" sẽ bị lãng quên (như "new normal"), trong khi "chuyện lớn" như Formosa từng gây ra thảm họa môi trường biển Miền Trung (năm 2016) nay cũng bị "chìm xuồng". Phải chăng tư duy "đặc thù" (exceptionalism) và "tiệm tiến" (gradualism) vẫn là rào cản làm chậm đổi mới vì Viêt Nam vẫn kiên trì theo "định hướng XHCN" (mà người ta gọi là quả bom nhiệt hạch lớn nhất thế kỷ 19). Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), do Trung Quốc đầu tư 95%, gồm 4 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, với tổng công suất 5.600MW. Các ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy bị gió biển thổi tới khu dân cư làm ô nhiễm cả một vùng. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (khánh thành 9/2019) có bãi xỉ than cao hàng chục mét, với hàng chục triệu tấn tro xỉ than được chôn lấp, rất gần khu dân cư và cách quốc lộ 1 hơn 1 km. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, mỗi năm một nhà máy điện than xả ra môi trường nhiều loại khí độc hại bao gồm (trung bình) 14.100 tấn SO2, 10.300 tấn NO, 500 tấn hạt PM, và 77 kg thủy ngân. SO2 tạo ra hạt axit trong không khí, có hại cho sức khỏe. Cụm nhiệt điện Vĩnh Tân cũng như dự án thép Formosa hay bauxite Tây Nguyên (Tân Rai & Nhân Cơ) là những "quả bom nổ chậm" đe dọa gây ô nhiễm môi trường với quy mô lớn và lâu dài. Đó không chỉ là hiểm họa đe dọa cuộc sống người Việt trong tương lai mà đã trở thành hiện thực đe dọa tính mạng người Việt trong hiện tại. Nếu hôm qua người ta không quan tâm đúng mức và có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả trước những cảnh báo về ô nhiễm môi trường, thì hôm nay phải trả giá đắt cho những sai lầm và chậm chễ. Đó là quy luật nhân quả trong mối tương quan giữa con người và môi trường, dẫn đến thảm họa. Cảnh báo của các nhà khoa học Gần đây, có 2 nguồn thường được trích dẫn về tình trạng ô nhiễm môi trường: Một là, dự báo chất lượng không khí Hà Nội và khu vực phía Bắc của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cùng với Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo. Hai là, báo cáo của đại học Harvard về khí thải tăng lên tại các nhà máy điện chạy than ở Đông Nam Á (Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia). Theo nghiên cứu của VAST và IIASA (năm 2015), nguồn lớn nhất thải ra bụi mịn PM2.5 gây ô nhiễm không khí Hà Nội là từ các phương tiện giao thông đường bộ (25%), nguồn thứ hai là nhiệt điện và công nghiệp (20%), nguồn thứ ba là đun nấu và sử dụng sinh khối (15%), nguồn thứ tư là khí thải ammonia trong chăn nuôi và phân bón (15%), nguồn thứ năm là phụ phẩm nông nghiệp (7%). Theo báo cáo này, chỉ 1/3 mức ô nhiễm PM2.5 trong không khí Hà Nội là đến từ phạm vi thành phố, và 2/3 còn lại đến từ các tỉnh lân cận. Theo dự báo của VAST và IASA (10/2018), nguồn bụi mịn PM2.5 lớn nhất gây ô nhiễm không khí Hà Nội nay đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy than (ở phía Đông). Nguồn thải thứ hai là từ các phương tiện giao thông đường bộ. Nguồn thải thứ ba là từ các công trình xây dựng. Theo AirVisual (14/12/2019), chỉ số AQI có bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội là 359, đạt mức ô nhiễm cao nhất thế giới. Cả tuần trước đó, chỉ số AQI liên tục ở mức trên 200 (nhóm 200-300 là mức "rất ô nhiễm", và trên 300 là mức "nguy hại", không nên ra đường). Theo báo cáo của Harvard, "Nếu không có gì thay đổi, khí thải từ đốt than tại Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba lần, nhất là ở Indonesia và Việt Nam". Ước tính các nhà máy điện than đã gây ra 4.252 cái chết sớm ở Việt Nam (năm 2011) và tăng lên 19.223 (năm 2030). Trong khi đó, Vital Strategies (có trụ sở tại Mỹ), đã phân tích hơn 500.000 bài báo và các bài đăng trên mạng xã hội về ô nhiễm môi trường tại 11 nước thuộc khu vực Nam Á và Ðông Nam Á, cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí tại các nước này chủ yếu vẫn là do phương tiện giao thông. Riêng xe máy đóng góp 29% nguồn thải NO, 90% CO, và 37,7% nguồn thải bụi. Bụi hay hợp chất trong bụi được gọi là PM (particulate matter) trong đó có bụi mịn PM10 và PM 2.5, bao gồm sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, carbon đen, bụi khoáng và nước. Gần đây, tại Việt Nam xuất hiện bụi siêu mịn PM1.0 (dưới 1µm) và bụi nano PM0.1 (dưới 0.1 µm). Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), nếu mật độ PM10 trong không khí tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và nếu mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 36%. Bụi mịn PM2.5 và PM10 thường đi vào qua đường hô hấp khi con người hít thở. PM2.5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các nang phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. PM2.5 là nguyên nhân gây ra nhiễm độc máu. Theo Cơ quan bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA), hạt bụi PM2.5 có chứa nhiều kim loại nặng có khả năng gây ung thư, hoặc tác động đến DNA gây đột biến gen. EPA ước tính có đến 4,3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm do bụi mịn PM2.5 và PM10. Theo công bố của hội thảo "Ô nhiễm không khí – Mối đe dọa sức khỏe cộng đồng" (năm 2017), lượng bụi PM2.5 trung bình (2016) ở TP HCM là 28,23 µg/m3, gấp ba lần tiêu chuẩn của WHO, trong khi tại Hà Nội chỉ số này lên tới 50,5 µg/m3, gấp năm lần so với tiêu chuẩn của WHO, và cao gấp đôi so với quy chuẩn Việt Nam. Hiện nay, ô nhiễm không khí ở Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi (là 124 µg/m3) nơi có mức ô nhiễm đứng đầu thế giới. Theo AirVisual (13/12/2019) Hà Nội đứng đầu 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI ở mức "nâu" (316). Cá biệt tại Tây Hồ chỉ số AQI lên tới 405. Đây là đợt ô nhiễm không khí "khủng khiếp nhất tại Hà Nội từ trước đến nay". Theo PAMAir, ô nhiễm nghiêm trọng ở khắp miền Bắc Việt Nam, với ngưỡng "tím" (trên 200). Theo các chuyên gia dự báo, hiện tượng nghịch nhiệt sẽ còn tiếp tục đến 3/2020. (Vietnamnet, 14-15/12/2019). Nhiệt điện và ô nhiễm môi trường Theo Quy hoạch Điện VII (điều chỉnh) công suất nhiệt điện sẽ là 55.000 MW vào năm 2030, giảm so với kế hoạch ban đầu là 75.000 MW. Nhưng công suất lắp đặt của nhiệt điện ở Việt Nam tăng mạnh, từ 13 GW (2015) lên 18,5 GW (2018). Tính trung bình cả năm, điện than có thể trở thành nguồn đóng góp tăng nhanh nhất nồng độ PM2.5 ở Hà Nội. Đến năm 2030, ngành nhiệt điện có thể đóng góp 20% mức ô nhiễm PM2.5 tại Hà Nội. Theo Zing (3/2018), ông Trần Văn Lượng (Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công thương) cho biết trong bối cảnh hiện nay, thủy điện đã đạt tới hạn, điện hạt nhân tạm dừng, các năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, vì chiếm diện tích lớn, chi phí cho hệ thống truyền tải tăng và trong hệ thống cần nguồn chạy nền để đáp ứng ổn định điện. Theo ông Myllyvirta (GreenPeace), "Giảm ô nhiễm được bao nhiêu thì điện than làm ô nhiễm bấy nhiêu". Mức tăng từ 5 đến 12 microgram/m3 là rất lớn (gần 20%) so với mức tăng trung bình của một ngành. Nếu mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, phải tìm cách cải thiện chất lượng không khí. Nhưng tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam còn cách xa so với tiêu chuẩn tốt nhất (best practice) của quốc tế. Các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam được phép phát thải gấp 5-10 lần so với các nước đang theo tiêu chuẩn tốt nhất. Báo cáo Chất lượng Không khí năm 2018 của GreenID cho biết nồng độ PM2.5 trung bình của Hà Nội năm 2018 ở mức 40,1 microgram/m3, gấp 4 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 microgram/m3. Nồng độ PM2.5 vượt xa giới hạn cho phép trong quy chuẩn trung bình của Việt Nam là 25 microgram/m3. Ông Trần Đình Sinh (GreenID) cho biết lượng bụi mịn PM2.5, SOx và NOx hiện nay tăng gấp 6 lần so với năm 2016, và 80% số đó đến từ điện than. Theo ông, cần công khai minh bạch thông tin cho công chúng biết. Smog (smoke+fog) là khí thải do ô nhiễm gặp sương mù, dưới bức xạ mặt trời gây ra những phản ứng quang hóa tạo thành các "hạt thứ cấp" (secondary particle) và khí độc mới có hại cho cơ thể như nitrogen dioxide (NO2). Khi smog cộng hưởng với thời tiết xấu và địa hình sẽ còn nguy hiểm hơn. Thảm họa môi trường ở London cuối năm 1952 khi "Great Smog" kéo dài nhiều ngày làm 8.000-12000 người chết. Nhưng sát thủ trực tiếp là các khí độc như nitrogen dioxide và hạt PM2.5. Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) số người chết sớm (premature death) do ô nhiễm không khí ở 40 nước Châu Âu là 432.000 (năm 2012). Theo New York Times (2013), 40% hạt mịn PM2.5 là do điện than gây ra ô nhiễm không khí, làm 360.000 người Trung Quốc chết sớm. Theo National Science Review (2016), điện than tại Trung Quốc đã tạo ra các chất phóng xạ và kim loại nặng (như arsen, chì, thủy ngân, crom). Năm 2015, Trung Quốc có 4,3 triệu bệnh nhân ung thư mới, gồm 730.000 trường hợp ung thư phổi. Khoa học đã chứng minh có mối liên hệ chặt chẽ giữa điện than và hạt PM2.5 với ung thư. Hạt PM2.5 siêu nhỏ có thể thấm qua màng phổi, gây ung thư phổi. Trước áp lực của quốc tế và trong nước, Tập Cận Bình đã phải ra lệnh ngừng phát triển điện than ở Trung Quốc. Từ 2013 đến 2017, Trung Quốc đã đóng cửa nhiều nhà máy điện than, nên đã giảm được 35% lượng bụi mịn PM2.5 tại Bắc Kinh, từ 89,5 microgram/m³ xuống còn 58 microgram/m³. Nhưng điều đáng nói là Trung Quốc lại chuyển công nghệ điện than lạc hậu sang Việt Nam. Theo Global Energy Monitor, Việt Nam nay xếp thứ 3 trong số các nước đứng đầu về sản lượng điện than, nhưng vẫn xây thêm nhà máy điện than mới. Gần đây, Hà Nội có nhiều sương mù (smog), do ảnh hưởng bởi 8 nhà máy điện than (từ 600 đến 2300 MW) chủ yếu ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Và Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng bởi 4 nhà máy điện than Vĩnh Tân (ở Bình Thuận). Điện than sinh ra nhiều khí độc như sulphur dioxide (SO2), nếu hit phải sẽ khó thở và dễ bị các bệnh phổi. Khí Sulphur dioxide được thải ra sẽ phản ứng với VOC tạo ra hạt mịn PM2.5 trực tiếp (carbon đen) và gián tiếp (Sulphur dioxide chuyển thành dạng hạt). Điện than là nguồn cung cấp hạt PM2.5 lớn nhất, và là tác nhân giết người nhiều nhất qua ô nhiễm không khí, vì vậy làm nhiều dự án điện than là tự sát. Hà Nội không vội được đâu Nhưng giảm điện than trong quy hoạch điện quốc gia rất khó, vì lợi ích nhóm còn mạnh và Trung Quốc muốn đẩy công nghệ điện than lạc hậu sang Việt Nam, trong khi chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo còn cao. Vì vậy, EVN và Bộ Công Thương "vẫn kiên quyết ôm chặt điện than, viện đủ lý lẽ để từ chối năng lượng tái tạo", bất chấp Nghị quyết 120/NQ-CP, và "nhắm mắt trước xu hướng chung trên thế giới, kể cả Trung Quốc". Họ đề nghị Thủ tướng "chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than". Vì vậy, hợp tác với Mỹ để triển khai các dự án điện khí (LNG) là giải pháp khả thi, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Muốn giảm thiểu ô nhiễm không khí, phải kiểm soát được các nguồn phát thải PM2.5 như các nhà máy điện than, các phương tiện giao thông đường bộ, và các dự án xây dựng gây ô nhiễm… Không chỉ kiểm soát để giảm các nguồn phát thải gây ô nhiễm, mà còn phải bảo vệ và bổ xung cho quỹ cây xanh như "lá phổi" của thành phố, và phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường với các quy chuẩn của "thành phố xanh" và "GDP xanh". Nhưng năm 2014, Hà Nội đã chặt hạ 500 cây xanh trên đường Nguyễn Trãi để phục vụ cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thi công. Dự án đó bị đội vốn và chậm tiến độ đến nay vẫn chưa xong, trở thành một vết nhơ của Hà Nội. Năm 2015, Hà Nội lại lên phương án "chặt hạ và thay thế 6700 cây xanh", gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ làm chấn động dư luận trong nước và quốc tế, nên buộc phải dừng lại. Trước sức ép dư luận, Sở Xây Dựng Hà Nội đã bị thanh tra và kỷ luật để "rút kinh nghiệm", nhưng họ đã chặt hàng ngàn cây xanh, làm tổn thương "lá phổi" của thủ đô. Đằng sau quyết định thiển cận đó chắc có bàn tay của các nhóm lợi ích "ăn không từ một cái gì". Sau khi ăn xong vỉa hè, họ định ăn tiếp cây xanh. Không chỉ cây xanh Hà Nội mà các vườn quốc gia cần được bảo tồn (như Sơn Trà, Bà Nà, Tam Đảo) cũng đang bị các nhóm lợi ích xâm hại để xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, trong cơn sốt bất động sản. Kết quả là Hà Nội không còn là một địa chỉ "đáng sống". Thành phố quá nhiều rác thải và bụi, giao thông thường bị ách tắc do hạ tầng quá tải. Nay đường phố Hà Nội có nơi xuống cấp như đường nông thôn với nhiều "ổ gà" và "sống trâu", những nắp cống tụt xuống như những cạm bẫy. Nhưng "lá phổi" Hà Nội còn bị tổn thương và bất lực trước ô nhiễm môi trường. Có nhà văn nói "Hà Nội đẹp quá, người ta phá đến thế mà vẫn đẹp", nhưng có nhà báo lại nói "Hà Nội đang bị quả báo", phải trả giá sớm cho lòng tham và dân trí thấp. Nếu bạn sống ở Hà Nội trong những ngày tháng này, chắc sẽ được cảnh báo là "không nên ra ngoài đường" vì chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) thường xuyên tới mức đỏ (dưới 200) và tím (trên 200). Ngồi trong nhà nhìn qua cửa kính, người ta thấy bầu trời mù mịt, không nhìn rõ các tòa nhà vì sương mù dày đặc, có chứa bụi mịn PM2.5 và PM10. Thật khủng khiếp khi ô nhiễm không khí đang lặng lẽ giết dần người Việt như "đẳng tử", nhưng điều đáng buồn là người Hà Nội dường như không sợ chết, chắc vì Hà Nội không vội được đâu! Ngày 18/12, Chủ tịch Hà Nội họp với các Sở Ban Ngành, và ngày 19/12, Bộ trưởng TN-MT họp bàn giải pháp cấp bách về ô nhiễm môi trường. Theo báo Thanh Niên (20/12/2019) vấn đề cấp bách nhưng giải pháp nhạt nhòa, và báo nhấn mạnh "cả năm qua, người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội và tp Hồ Chí Minh gánh chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí kéo dài nhưng phải đến tận tháng cuối năm, một vài cơ quan mới tổ chức họp tìm giải pháp". Đó là phản ứng "quá ít và quá chậm" (too little too late) trước nguy cơ khủng hoảng môi trường. Mấy lời cuối Greta Thunberg là một hiện tượng về sự trỗi dậy của "quyền lực vi mô" (micro power) và sự suy tàn của quyền lực vĩ mô mà Moses Naim đã đề cập (The End of Power, 2013). Thunberg đại diện cho thế hệ trẻ đang làm cho thế giới biến chuyển khó lường, từ Algeria đến Hongkong, và nhiều nơi khác. Thunberg dám lên án và lên lớp các nguyên thủ quốc gia tại diễn đàn LHQ về môi trường (23/9/2019), vừa được Time bình chọn là "nhân vật của năm". Trên thế giới, nguy cơ khủng hoảng môi trường do biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn. Thunberg có 3 thế mạnh cơ bản so với nhiều người khác.: Một là, cô sinh trưởng tại Bắc Âu có nhiều ưu việt. Hai là, cô được hàng triệu người trên thế giới ủng hộ vì dũng cảm lên tiếng bảo vệ môi trường. Ba là, cô còn rất trẻ trong khi lãnh đạo các nước đã già. Nếu xảy ra thảm họa môi trường thì tất cả sẽ bình đằng trước cái chết, nhưng chắc Thunberg sống lâu hơn. Nếu loài khủng long đã bị diệt chủng vì "thiên tai" thì loài người có thể bị diệt chủng vì "nhân họa", nên họ cần được cảnh tỉnh để chung sức đối phó với thảm họa môi trường. Trong khủng hoảng Biển Đông năm 2019, Việt Nam đã cứng rắn hơn, nhưng năm 2020 với tư cách Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam cần có lập trường rõ ràng hơn để quốc tế ủng hộ. Trước nguy cơ làm nhiều đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam cần xem xét lại kế hoạch PV Power đầu tư (38%) vào dự án thủy điện Luang Prabang. Đây là một sai lầm lớn như "tự bắn vào chân mình", vì rủi ro động đất ở Bắc Lào rất lớn, Việt Nam sẽ mất uy tín và mắc kẹt vì lập trường thiếu nhất quán, và Trung Quốc sẽ lợi dụng để phân hóa. Nhân ngày lễ Christmas, chắc Thiên chúa rất buồn khi biết nhân viên ý tế bệnh viện mang tên Saint Paul đã gian lận cắt đôi que thử HIV và Viêm gan B để lừa gạt bệnh nhân. Trong khi các quan chức cấp cao và đại gia "tham nhũng vĩ mô", thao túng vụ mua bán AVG để chiếm đoạt hơn bảy ngàn tỷ đồng, thì bệnh viện Saint Paul "tham nhũng vặt" để chiếm đoạt vài chục triệu đồng. Trong khi các quan chức Y tế và VN Pharma nhập thuốc ung thư giả bán cho bệnh nhân, thì các quan chức giáo dục gian lận để thao túng kết quả thi cử. Thể chế có những lỗ hổng để họ tham nhũng toàn diện và triệt để, "ăn của đân không từ một cái gì". Thể chế đang ưu tiên kiểm soát chặt chẽ người dân bằng các nguồn lực và công nghệ cao (như "hệ thống tín nhiệm xã hội" tại Trung Quốc), nhưng không kiểm soát được quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu và minh bạch hóa để chống tham nhũng. Nay thể chế có những lỗ hổng và sơ hở để các nhóm lợi ích thân hữu lũng đoạn, làm nạn buôn bán ma túy bùng phát và tội phạm hoành hành. Nếu không cải tổ thể chế thì không thể kiểm soát được quyền lực và không bảo vệ được môi trường sống đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng. N.Q.D. Tham Khảo 1. Burden of Disease from Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia, Harvard University & Greenpeace International, January 2017. 2. Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam, Dự án VAST & IIASA, 10/2018. 3. Trung Quốc đổ hàng tỷ đô vào nhiệt điện than ở Việt Nam, Dân Trí, 23/01/2019. 4. Did Vietnam Just Doom the Mekong? Tom Fawthrop, Diplomat, November 26, 2019 5. Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền, Ngô Thế Vinh, Người Việt, November 25, 2019 6. Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? Zing, 18/12/2019. 7. Bụi mịn Hà Nội ở đâu ra, làm sao để dân không phải hít bụi mịn nữa? Phạm Duy Hiển, VOV, 26/12/2019. 8. Không khí Hà Nội ở ngưỡng rất có hại ngày thứ 7 liên tiếp, Vietnamnet, 14/12/2019 9. Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới, Bộ Y tế ra khuyến cáo đặc biệt, Vietnamnet, 15/12/2019 10. Ô nhiễm không khí đã trở nên cấp bách! Thanh Niên, 20/12/2019 11. Bộ Công thương, điện than và Nghị quyết 120/NQ-CP, Nguyễn Ngọc Trân, VietTimes, 28/12/2019 | ||||||
Những tín hiệu qua đám tang Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh Posted: 03 Jan 2020 02:28 PM PST 3-1-2020 Một nhà ngoại giao xuất sắc có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc, một lão thành cách mạng từng khuyên Đảng, Nhà nước nên từ bỏ Cương lĩnh, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, ấy thế mà việc đưa tiễn Cụ về trời sáng 2/1/2020 vẫn diễn ra suôn sẻ. Chính quyền đã dành cho Cụ "nghi thức lễ tang cấp cao". Hàng trăm các tổ chức, cá nhân, từ đại diện cơ quan đoàn thể đến các tổ chức dân sự, từ NO-U đến bà con Dương Nội, không chỉ có mặt ở Nhà tang lễ mà còn đưa Cụ về tận Đài hoá thân hoàn vũ.
Một đảng viên 80 năm tuổi đảng, sinh thời Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh từng có hàng trăm bài phân tích và cảnh báo về các âm mưu và thủ đoạn trước mắt cũng như lâu dài của Trung Quốc làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực, trên mọi khía cạnh và ở mọi cấp độ… Đó là lược qua một số điểm nhấn từ Hồi ký "Kể lại cuộc đời" của Cụ; còn để thấu hiểu tấm lòng của một lão tướng bình dân cho đến cuối đời vẫn đau đáu đối với vận nước, hãy đọc cuốn Hồi kỳ ấy! Từng làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc 13 năm có lẻ, Cụ Vĩnh đã xuống đường cùng với người dân Thủ đô biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo Việt Nam, thể hiện bản lĩnh của một chính khách, một nhà hoạt động xã hội siêu đặc biệt. Đáng kính nể và đáng khâm phục! Sự về cõi của Cụ giống như một ngôi sao băng vừa vụt qua trên bầu trời ảm đạm. Có thể chia sẻ với suy tưởng của GS. Tương Lai: Ngôi sao băng ấy tuy đã tắt nhưng ánh sáng của nó sẽ còn soi rọi mãi tới nhiều thế hệ mai sau! Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh dường như là Uỷ viên Trung ương cuối cùng của Đại hội ĐCSVN lần thứ 3, từ năm 1960 còn sót lại. Chỉ còn mấy ngày nữa là Cụ bước vào năm thứ 105 trên dương thế – nghĩa là sống và hoạt động vắt ngang hai thế kỷ. Đám tang của Cụ phải chăng là hình ảnh hoà đồng hiếm hoi giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức dân sự trong việc đưa tiễn một nhà ngoài giao, một lão tướng đầy bản lĩnh về trời? Đám tang Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh dường như đã gửi đi một số tín hiệu nào đó để chúng ta cùng suy nghiệm? Suy nghiệm với tư cách là cá nhân hoặc cả cộng đồng? Từ rất lâu Cụ đã kiến nghị với ĐCSVN, hãy tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Xem thế để thấy thật là một sự lạ lẫm, khi vòng hoa của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đưa vào Nhà tang lễ (hẳn nhiên không cùng một lúc) cùng với vòng hoa của Câu lạc bộ Hiếu Đằng, của NO-U, của bà con Dương Nội… và của nhiều tổ chức xã hội dân sự khác. Truyền hình CHTV cũng được phép livestream từ đầu đến cuối đám tang. Nếu không có sự cố một vài vòng hoa bị "chuyển ngang" hoặc "quên" trên sân Nhà tang lễ thì các câu hỏi vừa nêu trở thành điều khẳng định! Trong điếu văn của Bộ Ngoại giao nhớ đoạn: Đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh là một nhà ngoại giao tài giỏi, bản lĩnh, sâu sắc, người đồng chí, đồng đội gần gũi, chân thành, công tâm, bao dung và độ lượng. Điếu văn này đánh giá cao đóng góp của Cụ vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một người lính mặc áo ngoại giao và cũng là một nhà ngoại giao khoác áo lính, Cụ Vĩnh chắc chắn là vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền duy nhất của Việt Nam cho đến nay có nhiệm kỳ dài nhất ở sở tại. Và Cụ cũng là vị đại sứ duy nhất dám có thái độ cứng rắn đối với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi vị thứ trưởng ấy đại diện chính sách bành trướng đã có những phát ngôn "không được chấp nhận" (not acceptable) vào thời điểm hai nước có chiến tranh. Theo lệ thường, những lúc gay cấn như thế Bộ Ngoại giao sở tại đã áp dụng ngay quy tắc "persona non grata" (nhân vật không được hoan nghênh) với một đại sứ như Cụ. Nhưng dạo ấy, do quan hệ Trung – Việt có nhiều thông điệp không thể chuyển qua bên thứ ba được nên Trung Quốc đã không "cắt cầu" mà vẫn phải giữ quy chế ngoại giao của Cụ. Tình huống nói trên của Cụ Vĩnh liên tưởng tới một câu chuyện bi tráng khác trong lịch sử, khi sứ thần Giang Văn Minh chỉ vì "bất nhục quân mệnh" (không để nhục mệnh vua), đã đối đáp một cách cương trực trước triều đình Trung Quốc và đã bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, lúc 65 tuổi. Tuy nhiên, đối với Cụ Vĩnh, Cụ đã phải vận hết "nội công" kiềm chế để không bị cuốn vào các trò phi ngoại giao vô lối, luôn luôn dùng lời lẽ, ngôn từ thích hợp và đích đáng để đập lại đối phương, buộc họ phải "rút dù". Và trường hợp nhà ngoại giao Nguyễn Trọng Vĩnh còn đặc biệt ở chỗ Cụ phục vụ được qua 3 đời Tổng Bí thư: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh; Đảng và Nhà nước Việt Nam những năm tháng ấy không chỉ đứng về phía Cụ, mà còn vinh danh vị đại sứ vô tiền khoáng hậu ấy bằng nhiều huân huy chương các loại. Không chỉ là một nhà ngoại giao thâm thuý, Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh còn là một lão tướng đầy bản lĩnh. Khi đi quanh linh sàng Cụ, chúng ta không thể không liên tưởng tới hình ảnh người lính già trong thơ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông: "Xã tắc đôi phen chồn ngựa đá/ Non sông nghìn thuở vững âu vàng". Cụ không chống Trung Quốc với tư cách cá nhân, cụ chống chính sách bành trướng và bá quyền của Bắc Kinh trên tư cách là một nhà ngoại giao từng có 13 năm kinh nghiệm trực tiếp trên thực địa. Từ những trải nghiệm của một người lính về chiến tranh và hoà bình, Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đã ý thức sâu sắc về sự trường tồn của dân tộc, qua những kiến nghị gửi lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Nhưng thật đáng tiếc, cho đến nay, các đề nghị xây dựng của Cụ rất ít được hồi âm và càng ít được lắng nghe. Dường như tất cả đều cùng chung số phận với mọi kiến nghị của các cá nhân cũng như các tổ chức xã hội dân sự khác nhau gửi lên lãnh đạo các cấp… Nói cho công bằng, một lần duy nhất đến thăm Cụ tại tư gia, đại diện của Thành uỷ Hà Nội có trao đổi về các đề nghị ấy, nhưng lại thuyết phục Cụ rút khỏi Thư ngỏ 61 và đã bị Cụ bác bỏ, có lý có tình. Tuy nhiên, trong đám tang sáng nay, vẫn diễn ra "màn" an ninh lặng lẽ thay giải băng rôn trên các vòng hoa của Bauxite Vietnam và một vài vòng hoa khác. Nhưng đã không có cảnh giằng co thô bạo hay cố ý ngăn không cho mang các bức trướng vào Nhà tang lễ. Trên tất cả, các bên dường như đều có sự hiểu ngầm. Phía Nhà nước, an ninh ít gây khó dễ hơn mọi khi, còn từ xã hội dân sự, cũng không thấy xướng danh các tổ chức khiến Chính quyền khó chịu. Tất cả đều trang nghiêm, trật tự, làm đúng thủ tục theo hướng dẫn của Ban Tổ chức. Đối với một trưởng thượng như Cụ Vĩnh, có vẻ như cả hai phía đều kiềm chế để giữ được hình ảnh "đẹp đạo" từ tất cả bên. Biết đâu, qua đám tang này, mọi người rút ra được một số kinh nghiệm nhất định để hoá giải bớt phần nào những căng thẳng không cần thiết giữa chính quyền và các tổ chức dân sự. Nếu đạt được một đồng thuận xã hội nào đấy, hình ảnh của đất nước và của chính quyền đối với người dân, cũng như đối với cộng đồng quốc tế sẽ tốt đẹp và dễ chịu hơn! Người xưa khuyên "Lão giả an chi" (Đã già thì ngơi nghỉ). Ở vào tuổi siêu xưa nay hiếm, Cụ Vĩnh không nghỉ, vẫn theo dõi tình hình đất nước, nội tình của Đảng. Những góp ý và phản biện của Cụ nóng bỏng thời sự, chứa chan lòng yêu nước, thương dân, đầy trí tuệ sắc bén. Những bài viết ấy chứa đựng một nhân cách sống giản dị và thanh cao, sống động và lan tỏa trong xã hội hôm nay, đồng thời truyền cảm hứng cho các thế hệ nối tiếp, dấn thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân (FB. Mạc Văn Trang). Hai giai đoạn nổi bật trong hoạt động ngoại giao: làm cố vấn cho Lào và làm đại sứ cho ta ở Trung Quốc, Cụ Vĩnh thật xứng đáng với câu đối của con gái yêu, Trung tá Quân đội Nguyễn Nguyên Bình đề tặng: Làm cố vấn miền Tây, ghi lời Bác không làm "lão Toàn quyền", luôn nhớ chữ "Chủ quyền của Bạn"/ Đi Đại sứ nước Tàu, thuận lòng Dân chẳng ngại "người Đại quốc", giữ trọn điều "Quốc thể về ta". Hôm nay… Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội đã không tới viếng Cụ Vĩnh, chỉ cho người mang vòng hoa đến Nhà tang lễ! Vậy mà chỉ còn mấy ngày nữa là kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Việt. Hôm nay… Ngày đưa Cụ Vĩnh về Trời, dặn người ở lại tiếp đời đấu tranh! Không rõ sinh thời Cụ có quan niệm "hạnh phúc là đấu tranh", hay do hoàn cảnh đưa đẩy? Nhưng cũng có thể đấy là điều duy nhất còn sót lại từ Các Mác, sau khi Cụ đề xuất với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đã đến lúc nên giã từ Chủ nghĩa Mác – Lên nin! | ||||||
THƯ ÔNG NGUYỄN MẠNH CAN - Think Tank SENA Posted: 03 Jan 2020 02:27 PM PST CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2020 Kính gửi: Quý vị Lãnh đạo
Tôi là Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó ban Ban Tổ chức Trung ương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Think Tank SENA; Nhân dịp Năm mới và Xuân Canh Tý 2020, xin gửi Quý vị lời chào trân trọng và những lời Chúc mừng tốt đẹp nhất. Cuốn "Việt Nam nhất định phát triển = Người Việt Tự do, Sáng tạo + Thần đạo Việt Nam mạnh mẽ + Tinh hoa các Quốc gia phát triển nhất" được gửi đến Quý vị tháng 11/2019; Sau khi tiếp thu các đóng góp, bổ sung, nhất là cho chương Mở đầu và chương Lời kết, cuốn sách được tái bản lần đầu vào tháng 12/2019. Ngày 25/12/2019, về chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu: "Chẳng ai... lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi". Tôi nhất trí với nhận định này và cho rằng, việc "Ta không làm tốt" thể hiện trước hết ở chỗ chưa chú ý đúng mức đến 3 việc lẽ ra phải làm từ lâu. Nay xin chia sẻ với Quý vị: Thứ nhất, về Chính thể mới: Phải trở về tên Nước, tên Đảng của Cụ Hồ. Bắt đầu từ làm rõ, phát huy Văn hóa, Tư tưởng, Chủ thuyết của Người, với cốt lõi là Đoàn kết/Hội nhập, tức Bình đẳng, Hòa hợp, Sáng tạo và Hữu thần (Xem tr. 77, 141, 143, 173, 175, 233, 301 và "Suy ngẫm về Tuyên ngôn phát triển" tr. 84 sách tái bản). Thứ hai, về Văn hóa mới: Phải đưa Việt Nam trở nên "Vùng đất lành" với mỗi Gia đình, Dân tộc và Thế giới. Đây là tiền đề tiên quyết để Việt Nam trở thành một Quốc gia phát triển; Và là việc cấp bách hàng đầu, bởi không sớm hình thành "Vùng đất lành" để gìn giữ, thu hút Lực lượng Trong sáng - Con người Tốt đẹp, tất nảy sinh ngay "Vùng đất dữ" với Thế lực Hắc ám - Con người Xấu xa; Như thế ai cũng xa lánh và rồi sẽ mất tất cả (Xem trang 13 và 349 sách tái bản). Thứ ba, về Lãnh đạo mới: Phải chọn Lãnh đạo theo tiêu chí "Đã Khôn lại Lành" của Cụ Hồ, tức "Khôn" với Giặc (Giặc Đói, giặc Ngoại xâm, giặc Dốt), và "Lành" với Dân. Việc quá tập trung vào Kinh tế và chống Tham nhũng, song lại thiếu chú trọng Trách nhiệm, Nhân cách và Khí phách, làm Văn hóa xuống cấp, sụt giảm uy tín Lãnh đạo, Chính thể và Đất nước. Lãnh đạo không thể tiêu biểu cho Cường quyền và Vật chất, cho Mệnh lệnh và Xin/Cho, chỉ biết "Đúng Quy trình", "Vừa lòng cấp trên", thay vì Hiệu quả và Đạo đức. Lãnh đạo phải là hình mẫu Tinh hoa Văn hóa và Kết nối Tinh hoa ở mỗi cấp (Xem tr. 47 và 327 sách tái bản). Xin tặng Quý vị Lãnh đạo cuốn "Việt Nam nhất định phát triển..." tái bản tháng 12/2019. Cuốn sách được in và gửi một phần bằng lương hưu của tôi, với mong muốn được cùng Tiền nhân, Quý vị và mỗi người Dân, trên dưới một lòng, gắng sức làm nhiều điều tốt đẹp cho Quốc gia, cho Nhân loại và cho mỗi chúng ta. Trân trọng. Nguyễn Mạnh Can | ||||||
Bloomberg: ‘Là TQ tiếp theo? VN chỉ trông đẹp trên giấy tờ’ Posted: 03 Jan 2020 02:26 PM PST
Tổng bí thư-Chủ tịch nước Việt Nam hôm 30/12 dẫn lại lời của Ngân hàng Thế giới nói "mây đen phủ lên toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang toả sáng ở Việt Nam". Tuy nhiên, trong một bài bình luận đăng trên Bloomberg và Washington Post cũng vào ngày 30/12, cây viết Shuli Ren chuyên mảng các thị trường châu Á cho rằng "Việt Nam chỉ trông đẹp trên giấy tờ". Nữ bình luận gia Shuli Ren của Bloomberg viết Việt Nam gần đây được khen là nước hưởng lợi nhiều nhất khi Mỹ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh thương mại. Việc các hãng lớn, nổi tiếng di dời nhà máy củng cố cho quan điểm kể trên, theo tác giả bài bình luận. Đó là Google đang chuyển đi dây chuyển sản xuất điện thoại thông minh Pixel, trong khi Samsung Electronics đã đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh cuối cùng của họ ở Trung Quốc. Ngay cả các công ty Trung Quốc, như Goertek Inc., nhà cung cấp tai nghe AirPods của Apple, cũng đang di chuyển. "Giờ là thời điểm vàng cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ", bà Ren viết. Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) xấp xỉ 7%, thuộc hàng nhanh nhất thế giới, cây bình luận của Bloomberg cho biêt thêm. Tuy nhiên, không khí phấn khởi đó lại không được phản ánh qua thị trường chứng khoán, theo nữ bình luận gia của Bloomberg. Chỉ số chứng khoán chính tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng 7,3% từ đầu năm đến nay, kém xa so với mức tăng 32% của CSI 300 Index, là chỉ số của thị trường chứng khoán Thượng Hải-Thâm Quyến, Trung Quốc. Trong khi các thị trường mới nổi tăng điểm vào tuần cuối của tháng 12, chứng khoán Việt Nam lại đi đường khác.
Về nguyên do thị trường chứng khoán Việt Nam không khởi sắc, nữ bình luận gia Shuli Ren chỉ ra sự méo mó trong "rổ hàng hóa" của các quỹ hoán đổi danh mục, là một nguồn vốn nước ngoài đáng kể, chiếm 44% dòng luân chuyển của thị trường trong năm 2019. Bà Ren chỉ ra rằng thị trường bị chi phối bởi các ngân hàng, và chỉ có một nhà phát triển bất động sản, là tập đoàn Vingroup. Tuy Vingroup đã chuyển sang sản xuất ô tô và điện thoại thông minh, hoạt động kinh doanh chính mang lại lợi nhuận vẫn là bất động sản. Với lợi nhuận trung bình trên vốn chủ sở hữu ở mức 15%, các ngân hàng tại Việt Nam là nhóm đáng ghen tị về mọi mặt. Nhưng các khoản cho vay của ngân hàng đã vượt quá mức GDP của quốc gia, là mức cao đối với một quốc gia chỉ có thu nhập đầu người là khoảng 2.500 đô la, bà Ren viết. Vì vậy, các ngân hàng cần tăng vốn để dự phòng cho vấn đề nợ xấu trong tương lai. Gần một nửa các ngân hàng trong nước không thể đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đưa ra cảnh báo. Việc tăng vốn thật khó ngay cả khi đối tác nước ngoài muốn mua, vì chính phủ Việt Nam đặt ra quy định nghiêm ngặt là sở hữu nước ngoài chỉ được chiếm 30% đối với ngân hàng. Nếu không nâng giới hạn, chỉ có hai kết cục cho khu vực này: Hoặc là bị khủng hoảng nợ giống Trung Quốc, hoặc là giảm quy mô cho vay doanh nghiệp. Cả hai đều không phải là tin tốt lành cho các nhà đầu tư, theo bài bình luận của bà Ren trên Bloomberg.
Vingroup và các công ty con, chiếm gần 15% trong chỉ số chứng khoán, cũng đang có vấn đề, vẫn theo bài viết. Đất đai trở nên khan hiếm - rất khó tìm được những lô lớn ở các siêu đô thị như Hà Nội và TP.HCM. Do đó, chính phủ đã giảm tốc độ phê duyệt các dự án mới, làm giảm tiềm năng tăng trưởng của các hãng bất động sản. Về mặt này, Việt Nam thực sự đang đi theo con đường Trung Quốc, đó là gieo hạt giống cho một thị trường chứng khoán không lành mạnh bị chi phối bởi các ngân hàng mang đầy nợ nần và không có các cổ phiếu của các ngành công nghệ gắn với nền kinh tế mới, cây viết của Bloomberg nhận xét. Tuy Việt Nam có không ít người ngưỡng mộ, nền kinh tế nước này "chắc chắn sẽ đi chậm lại", nữ bình luận gia Shuli Ren viết. "Khi thời điểm đó đến, các ngân hàng sẽ cần nhiều vốn hơn và các công ty khởi nghiệp sẽ muốn bán cố phiểu ra công chúng", bà viết. "Đến lúc đó, sẽ không ai quan tâm đến một hệ thống bị hỏng, một điều mà Trung Quốc đã biết rõ. Vì vậy, trước khi người nước ngoài mất hứng thú, giờ là lúc Việt Nam cần gỡ bỏ các chính sách bảo hộ và mở cửa kinh tế thực sự", nhà bình luận Shuli Ren chuyên về các thị trường châu Á viết trên Bloomberg. (Bloomberg, Washington Post) 31/12/2019 | ||||||
Posted: 02 Jan 2020 03:31 PM PST Phạm Trần Có ba sự kiện quan trọng đối với Việt Nam năm 2020, nhưng ánh sáng tương lai vẫn chưa lóe lên ở cuối đường hầm. Về mặt đối ngoại, kể từ ngày 01/01/2020, Việt Nam luân phiên giữ chức Chủ tịch ASEAN (The Association of South East Asia Nations, Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Cũng từ ngày đầu năm, Việt Nam chính thức hành sử vai trò Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 – 2021. Đối nội, Việt Nam sẽ tổ chức đại hội đảng bộ các cấp từ tháng 4 đến trước ngày 30 tháng 6 để bầu đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng diễn ra vào tháng 01/2021. Nhưng, theo các tin từ Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Chính trị đương nhiệm khóa XII đã "quy hoạch" được khoảng 250 cán bộ đảng viên có đủ tiêu chuẩn và điều kiện trở thành cán bộ "cấp chiến lược" của Khóa đảng XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Như vậy, chuyện bầu cử đang được ráo riết tuyên truyền phải thật sự dân chủ, trong sáng và "chống chạy chức, chạy quyền, lơi ích nhóm" có ý nghĩa gì không, hay chỉ làm để đăng báo, chụp hình, quay phim ? Khóa đảng XII, nguyên thủy có 180, nay còn 174 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết. NHÌN GÀ HÓA CUỐC Nhưng trước hết hãy bàn về hai nhiệm vụ quốc tế đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khoe trong Thông điệp đầu năm. Ông nói:"Quyết tâm đảm nhiệm thành công cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 thể hiện sự nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại." (VTC News, ngày 02/02/2020) Ông Trọng "khoe vậy mà không phải vậy", bởi vì việc Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN chỉ là luân phiên đương nhiên theo vần tên nước trong số 10 quốc gia hội viên, theo nguyên tắc mỗi nước làm một năm. Có quyết tâm hay không cũng xẩy ra, không phải tranh dành với ai. Chuyện Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA-LHQ)nhiệm kỳ 2020 – 2021 cũng vậy, không phải ganh đua với ai vì Việt Nam là ứng viên duy nhất của nhóm châu Á - Thái Bình Dương. Trong cuộc bỏ phiếu ngày 07/06/2019, tổng cộng có 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu cho Việt Nam. Ban Tuyên giáo đảng đã khoe ầm lên đây là "thành tích ngoại giao" quan trọng. Trước Việt Nam đã có Nam Dương, thay mặt khu Á Châu-Thái Bình Dương giữ nhiệm kỳ 2018-2019 nhưng báo đài nước này đã "dửng dưng như người Sài Gòn". Do đó, ông Nguyễn Phú Trọng, nay sang tuổi 76, đã hồ hởi tự khoe trong Thông điệp rằng:"Những sáng kiến, ưu tiên mà chúng ta đề ra tại ASEAN và Hội đồng Bảo an phản ánh mẫu số chung lợi ích của tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đồng thời bảo đảm hài hòa với lợi ích của các đối tác khu vực và quốc tế." "Sáng kiến" gì và "ưu tiên" nào, và đã được đưa ra từ bao giờ trong khi Việt Nam chỉ được nhận trách nhiệm tại ASEAN và HĐBA-LHQ từ ngày 01/01/2020 ? Ai trong Ban Đối ngoại Trung ương hay Bộ Ngoại giao đã viết những điều bịa chuyện này ? Vì vậy, cũng thử hỏi ông Trọng: Với lợi thế quốc tế mới, liệu Việt Nam có dám đưa hành động chống phá của Trung Cộng ở Biển Đông ra hai diễn đàn ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không, hay ông chỉ biết nói cho sang miệng già ? Hỏi chơi vậy thôi chứ ai chả biết trong đầu ông vẫn nghiêm trang nghĩ gì về những người Tầu Bắc Kinh mà từ thời ông Hồ Chí Minh, đã tâng bốc "vừa là đống chí, vừa là anh em". Bằng chứng trong suốt thời gian từ ngày 03/07 đến 24/10/2019, khi Trung Cộng đem tầu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 vào tự do tìm dầu ở bãi Tư Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cách Vũng Tầu khoảng 370 cây số hướng Đông Nam, ông Trọng đã không dám nói một câu chỉ trích hành động của Trung Cộng. Trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương đảng kỳ 11, ngày 13/10/2019, ông Trọng chỉ nói mấy chữ: "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế." Nhưng đấu tranh với ai và tại sao phải tranh đấu ? Cả thế giới có nước nào, ngoài Trung Cộng là nước duy nhất đã xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông ? Tiếp theo câu nói vu vơ của ông Trọng, Ban Chấp hành Trung ương gồm 174 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết, cũng chỉ nói rập khuôn :"Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc." Sau đó, vào ngày 21/10 (2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ấm ớ hội tề trong báo cáo trước Quốc hội rằng: "Tình hình biển Đông gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng." Ông Phúc nói to nhưng thùng rỗng vì ông cũng sợ không dám nói thẳng với Quốc hội và Quốc dân rằng Trung Cộng là thủ phạm ? Đến phiên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ ú ớ trong Diễn văn khai mạc Quốc hội ngày 21/10 (2019). Bà nói:" Tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường và những tác động không thuận khác... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nước ta." Lãnh đạo mà ngọng miệng như mắc câu trong lưỡi khi phải nói đến chủ quyền lãnh thổ trước hành động xâm phạm trắng trợn của Tầu như thế thì bản lĩnh cầm quyền và nô lệ có gần nhau không ? LÀM ĐƯỢC GÌ ? Phản ảnh "giống Tầu như đúc", ông Nguyễn Phú Trọng còn rao hàng ngoại giao "đa phương" trong Thông điệp gửi Thế giới như Tập Cận Bình, Lãnh đạo Trung Cộng vẫn làm khi có cơ hội. Ông nói Việt Nam:"Thúc đẩy vai trò của chủ nghĩa đa phương, Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vì một thế giới hòa bình, công bằng và tốt đẹp hơn. Đặc biệt, nhân dịp này, tăng cường hiệu quả hợp tác và quan hệ Đối tác toàn diện giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc, vì lợi ích chung của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế." Cũng là thừa vì từ ngày thành lập tại Bangkok, Thái Lan ngày 08/08/1967, ASEAN đã có truyền thống hợp tác chặt chẽ và sát cánh với Liên Hiệp Quốc trong mọi hoạt động. Nhưng vì ASEAN, tuy là một khối 10 nước nhưng rất hiếm đạt được đoàn kết thống nhất lập trường với Trung Cộng, nhất là trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông của Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á và Brunei. Lý do vì có một số nước không có tranh chấp với Trung Cộng gồm Thái Lan, Lào, Cao Miên, Miến Điện và Nam Dương, vì được ưu đãi viện trợ và đầu tư, đã có lập trường "đứng giữa" mỗi khi bỏ phiếu chống lại lợi ích của Trung Cộng. Dù vậy, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn phô trương trong Thông điệp Việt Nam muốn:"Chủ động và tích cực đóng góp vào việc giải quyết các thách thức chung của toàn cầu và khu vực, nhất là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các nước và của khu vực như hoà bình, an ninh, ổn định, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khắc phục hậu quả chiến tranh, tái thiết hậu xung đột..." Nhưng kinh nghiệm qúa khứ đã cho thấy Việt Nam, tuy đông dân ngót 100 triệu người và có quân đông trên 5 triệu, kể cả lực lượng dự bị, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng thực sự trên chính trường quốc tế và khu vực như Nam Dương, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Thái Lan và Tân Gia Ba. Hơn nữa, với vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tuy Việt Nam sẽ có thêm cơ hội hiện diện với tiếng nói tại diễn đàn quan trọng này, và có quyền bỏ phiếu với 14 nước khác, nhưng sẽ rất khó mà đạt ý muốn, vì Trung Cộng và Nga có quyền "phủ quyết" bình đẳng như 3 Ủy viên thường trực là Hoa Kỳ, Pháp và Anh. Do đó, bất cứ đề xướng nào về tình hình Biển Đông do Việt Nam đưa ra trước Hội đồng này, nếu có, cũng sẽ gặp khó khăn với Trung Cộng. Khi phủ quyết, chỉ cần một trong 5 Ủy viên thực hiện quyền này là Nghị quyết tiêu tan. Dù vậy, người đứng đầu đảng CSVN vẫn nuôi hy vọng rằng:"Với thế và lực mới của đất nước sau gần 35 năm Đổi mới; với sức mạnh đoàn kết, ý chí thống nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; với sự ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của các nước ASEAN, bạn bè và cộng đồng quốc tế, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, góp phần quan trọng vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới." Tự tin như thế là ông Trọng đã lạc quan tếu, vì ngay trong nội bộ ASEAN cũng có nước không đứng về phía Việt Nam trong tranh chấp biển đảo với Trung Cộng. Bằng chứng, trong Thông cáo chung công bố ngày 31/07/2019 tại Bangkok, Thái Lan, tổ chức ASEAN đã không dứt khoát ủng hộ Việt Nam, mặc dù Phó Thủ tướng, Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh đã kêu gọi ASEAN lên án Bắc Kinh trong vụ HD-8. ASEAN chỉ tuyên bố trống không rằng: "Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và công nhận lợi ích khi có Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác tiếp tục được cải thiện giữa ASEAN và Trung Quốc, được thúc đẩy bởi tiến trình đàm phán thực chất hướng tới hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử hiệu quả và thực chất ở Biển Đông (COC). Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC, do đó hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ xảy ra sự cố, hiểu lầm và tính sai. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng lòng tin và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một số bộ trưởng đã lo ngại về việc cải tạo đất đai, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực." (VNNET, ngày 01/08/2019) VIỄN ẢNH XẤU CỦA ĐAI HỘI ĐẢNG Về tình hình nội bộ, đảng CSVN đang phải đối diện với các tệ nạn nói mãi vẫn còn nguyên, bao gồm :"Chạy chức, chạy quyền; suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên." Vì vậy, ngày 30/5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã viết bài "Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng". Điều đầu tiên ông chỉ thị là phải " Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng." Thứ đến, khẳng định :" Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu…" Ngoài ra ông Trọng còn kêu gọi:"Phát huy dân chủ rộng rãi, tập hợp cao độ trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Đặt lợi ích của Đảng, đất nước và nhân dân lên trên hết." Toàn là những vấn đề nan giải vẫn còn tồn tại từ các khóa đảng trước, bằng chứng như Ban Bí thư đã ta thán trong Kết luận ngày 15/08/2019. Theo đó :"Qua nắm tình hình, ý kiến phản ánh của một số cấp uỷ, tổ chức đảng và thực tiễn công tác cán bộ những nhiệm kỳ vừa qua cho thấy: Mỗi khi đến thời điểm chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp, công tác cán bộ lại xuất hiện biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ", "cục bộ", "thân quen", "lợi ích nhóm", mất dân chủ, thiếu gương mẫu, "nể nang, dễ dãi", "chạy chọt, vận động, tranh thủ lẫn nhau" trong quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, thực hiện chính sách đối với cán bộ..." Như thế đã nát chưa, hay còn vá được ? Hỏi cho biết vậy thôi chứ Ban Bí thư đã xả hết các chứng thói xấu xa cho toàn dân biết như là:"Bên cạnh đó, có nơi, cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ, nhất là người đứng đầu cấp uỷ còn đủ điều kiện tái cử có hiện tượng giữ mình, né tránh, ngại va chạm, không chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận; thiếu tích cực triển khai các mặt công tác, nhất là những việc khó, nhạy cảm, phức tạp vì sợ "mất phiếu", ảnh hưởng đến bản thân, gây ra sự trì trệ trong xử lý, giải quyết công việc chung. Cá biệt có nơi người đứng đầu đến tuổi nghỉ hưu, nhưng không chủ động chuẩn bị người thay thế; có cán bộ ý thức tổ chức kỷ luật kém, không chấp hành sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền..." Rõ ràng là hết thuốc chữa, thế mà, tại Hội nghị trực tuyến cuối năm của Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 30/12/2019, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn chỉ đạo: -"Công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Cấp uỷ nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, có đức, có tài, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới. Không để lọt vào cấp uỷ những người không đủ tiêu chuẩn, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, cục bộ, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu." - Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội phải coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; tập trung giải quyết, xử lý kịp thời, có hiệu quả những hạn chế, bất cập, yếu kém, những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm. Tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; đồng thời, phải tỉnh táo, cảnh giác, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn." Cũng toàn là những vấn đề "biết rồi, khổ lắm nói mãi", nghe hoài mệt nghỉ mà cứ phải nói đi nói lại không biết mỏi miệng thì có khổ cho một Lãnh đạo già 76 tuổi như ông Nguyễn Phú Trọng không ? Phạm Trần (01/01/2020) | ||||||
TẢN MẠN ĐẦU NĂM VỀ VIỆC ÔNG THỂ VỚI ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC-NAM VÀ ĐƯỜNG SẮT HẢI PHÒNG –LAO CAI Posted: 02 Jan 2020 03:30 PM PST Hoàng Quốc Hải Hẳn mọi người còn nhớ,các đại biểu Quốc hội chất vấn ông Nguyễn Văn Thể, bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, về việc Bộ này định mời nhà thầu Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc –Nam, khiến cử tri không yên tâm. Ông Thể trả lời như là một sự khẳng định:"Các nhà thầu trong nước không đủ năng lực thiết kế,chưa có kinh nghiệm làm đường cao tốc,không có khả năng tài chính để có vốn đối ứng…Và quan trọng hơn là mình đã cam kết với Trung Quốc rồi,không để cho họ làm cũng không được". Ông Thể dám nói điều đó trước Quốc hội, cũng tức là trước quốc dân đồng bào trong cả nước, tựa như cả dân tộc ta đã bị Trung Quốc bắt làm con tin. Phát ngôn của ông Thể đã xúc phạm đến lòng tự trọng dân tộc,khiến mọi người phẫn nộ. Và nó dấy lên sự phản ứng quyết liệt,nhất thiết không cho nhà thầu Trung Quốc dây dính vào con đường huyết mạch có quan hệ đến an ninh quốc phòng và vận mệnh quốc gia. Và bây giờ ai làm đường bộ cao tốc Bắc-Nam? Xin ông bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trả lời đi.Họ có phải là người Việt Nam không,họ có đủ trình độ thiết kế thi công và có vốn đối ứng không? Là một người được dân nuôi cho ăn học thành tài,hẳn ông Thể biết ai thiết kế,thi công đường lên Điện Biên Phủ cuối 1953 đầu 1954, để đánh thắng thực dân xâm lược Pháp,mở ra một chương mới cho dân tộc Việt Nam ngửng cao đầu với 5 Châu bốn biển. Sự thật đường lên Điện Biên Phủ bắt đầu từ đường dân sinh,mở rộng dần thành đường xe đạp thồ, rồi đường ô tô, do Công binh ta tự thiết kế,tự thi công; Thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến vừa gánh vác việc mở đường,vừa đảm bảo việc tải lương cho mặt trận. Sức mạnh quốc gia thường tiềm ẩn trong dân. Thời nào cũng vậy,không việc lớn quốc gia nào không phải dựa vào dân.Cũng nhờ vào dân, Đảng ta mới có sự nghiệp.Vậy mà ông bộ trưởng lại không tin vào tiềm lực của dân mình, để kiếm cớ dựa vào ngoại bang là thế nào đây,ông Thể? Lại nữa ai thiết kế, ai thi công đường 559?Ai,ông trả lời đi.Con đường huyết mạch mấy ngàn cây số ra tiền tuyến được thành lập từ tháng 5 năm 1959.Vốn đối ứng lấy ở đâu,và ai làm tổng thầu? Câu hỏi này,một công dân bình thường cũng có thể trả lời được-Đó là trí tuệ,là tâm huyết,là lòng yêu nước và cả xương máu của hàng vạn trí thức và cả sinh viên vừa rời ghế nhà trường, đó còn là công sức cộng với lòng yêu nước và xương máu của cả triệu Thanh niên xung phong, để viết lên kỳ tích Đường Trường Sơn - CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI, đến kẻ thù cũng phải ngả mũ cúi chào. Vậy mà chỉ có đương kim bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể lại dửng dung. Dường như ông ta không biết, và cũng dường như ông ta không cần biết đến kinh nghiệm và truyền thống từ các bậc cha,anh để lại. Bởi ông ta chỉ chuyên chú tới những vấn đề mà Bắc Kinh quan tâm. Tôi rất buồn là nhân dân Việt Nam đã phải nhận lầm một viên bộ trưởng, của một bộ quan trọng vào bậc nhất trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Nay lại đến Đường sắt Hải Phòng- Hà Nội-Lao Cai. Theo ông Thể, Trung Quốc sẵn sàng cho ta vay 100.000 tỉ đồng, và biếu không ta tiền thiết kế. Ôi đúng là Bạn vàng hào phóng! Là một nhà quản lý, lại nắm một Bộ then chốt trong Chương trình của Chính phủ Kiến Tạo và xây dựng trên cơ sở khoa học 4.0, như lời ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố. Vậy chứ ông có khảo sát đường sắt Hải Phòng – Hà Nội-Lao Cai hiện nay mỗi ngày chở bao nhiêu hành khách và bao nhiêu tấn hàng? Và nhu cầu tăng trưởng mỗi năm là bao nhiêu về hành khách và hàng hóa? Thiết nghĩ, nếu quả ông là một nhà kinh tế, và đã từng khảo sát về nhu cầu hành khách và hàng hóa, cho tuyến vận tải này nói chung và Lao Cai nói riêng.Và nếu ông là một người trung thực, tôi tin chắc ông không dám đề cập đến chuyện vay 100.000 tỷ đồng để nước mình ngập trong núi nợ, và con đường sắt này chỉ phục vụ nhu cầu chiến lược của Trung Quốc,tựa như cảng Hambantota của Seri Lanka,mà bây giờ vị tân tổng thống Gotabhaya Rapaksa mới sau 10 ngày nhậm chức, đã phải tìm cách thương thuyết với Trung Quốc, để hủy hợp tác mất chủ quyền này, bởi ông sợ thế hệ sau lên án. Tôi là nhà văn có nghiên cứu về lịch sử,nên muốn nói một chút về lịch sử để hầu chuyện ông.Cũng là chuyện đường sá cả thôi. Khoảng năm 1260, Hốt Tất Liệt áp đặt nước ta phải thực hiện 6 điều,nếu không tuân, hãy sửa sang thành quách để đón quân thiên triều.Đây là một thách đố hết sức ngạo mạn của kẻ thù. Nhưng Hốt Tất Liệt đâu có nói đùa.Sáu điều đó là: -Quân trưởng(tức vua nước ta) phải vào chầu. -Phải cho con hoặc em sang làm con tin. -Phải kê biên dân số nộp cho thiên triều. -Phải nộp phú thuế và đi lính cho thiên triều. -Phải cho mượn đường sang đánh Chiêm Thành. -Phải chấp nhận thiên triều đặt chức quan Daguratri(toàn quyền) để cai quản Đại Việt. Thưa ông Thể, chắc ông biết, chỉ cần ta chấp nhận một trong 6 điều đó, đã là nước mất chủ quyền hoặc mất nước.Trong suốt 25 năm,ta khéo léo khước từ cả 6 điều.Tới 1285,khi Mông Cổ đã lập xong nền thống trị trên đất Trung Hoa, chúng mới xua 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Triều đình nhà Trần khéo đoàn kết toàn dân thành sức mạnh siêu thần nhập hóa, chưa đầy 8 tháng sau đã đánh tan đội quân mà theo Hốt Tất Liệt, nó chỉ có thua Thượng đế. Tổng chỉ huy quân xâm lược là Nam chinh thượng tướng quân Thoát Hoan, con trai thứ 11 của Hốt Tất Liệt, phải chui vào chiếc rọ tre, ngoài bọc đồng lá cho quân lính kéo đi như kéo một con lợn để tránh tên,đạn quân ta truy đuổi. Ai cũng biết, quân Mông Cổ thời đó là nỗi kinh hoàng cho mọi quốc gia. Chúng đã chinh phục gần hết Châu Á,quá nửa Châu Âu.Hùng mạnh như nước Nga, cũng bị Mông Cổ cai trị tới mấy trăm năm.To rộng và đông người nhất thế giới như Trung Quốc, cũng phải làm nô lệ cho Mông Cổ gần trăm năm. Sức mạnh và cả uy tín quốc tế của Trung Quốc ngày nay không thể so với nhà Nguyên thế kỷ 13. Trung Quốc ngày nay bị cả thế giới coi thường và tẩy chay vì buôn bán gian dối, mưu mẹo nhằm đưa đối tác vào bẫy nợ. Trung Quốc còn được coi là trùm ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ,coi thường luật pháp quốc tế,ức hiếp nước nhỏ,âm mưu độc chiếm Biển Đông mà thủ tướng Malaysia gọi là trò lố bịch v.v…Một nhà nước đang mất dần tính chính danh như thế,có gì mà phải sợ. Ta không khiêu khích,không đụng chạm tới ai, nhưng cũng không cho phép kẻ nào ngạo mạn dám động đến Quốc thể của ta. Chung qui chỉ có vậy,việc gì mà phải sợ xanh cả mắt, và co dúm cả thân thể như ếch cốm trông thấy hổ mang chúa vậy? Tôi rất lạ, bài học nhãn tiền về những công trình cộng tác với Trung Quốc sao các ông không chịu mở mắt ra. Ông làm ơn chỉ giúp,dù chỉ 1 công trình thôi, ta cộng tác với Trung Quốc,có giá cả phải chăng, có chất lượng trung bình, không đội vốn, thiết bị và tiến độ đúng như cam kết.Nên nhớ,chỉ có 12km đường sắt Hà Nội-Hà Đông dự toán 8.700 tỉ đồng, đội vốn lên hơn 9.000 tỉ đồng nữa, tức là quá gấp đôi.Tiến độ thì chậm tới 7 năm, và chưa biết đến bao giờ mới vận hành được. Trong khi đó vẫn cứ phải trả lãi vốn vay từ Trung Quốc. Và họ thất hứa về thời hạn vận hành hệ thống tầu điện này không dưới 10 lần. Ngạn ngữ dân ta có câu: "Một sự thất tín,vạn sự khó tin".Còn văn hào Victor Hugo thì nói: "Kẻ nói dối tới hai lần là kẻ xảo trá đáng ghê tởm". Điều kỳ lạ là, sao các ông vẫn đặt niềm tin vào kẻ xảo trá đáng ghê tởm đó? Phương ngôn cũng có câu: "Chỉ cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ biết anh là ai".Từ đó suy ra chân dung tự họa của các ông,và cũng từ đó chân tướng của các ông đã bộc lộ. Được biết cùng với nhà máy đạm Ninh Bình và đường sắt Hà Nội-Hà Đông sẽ không bao giờ quyết toán được, bởi nhà thầu gian dối về chủng loại thiết bị nên không xuất trình được nguồn gốc thiết bị thông qua hóa đơn chứng từ. Ấy là chưa nói đến cả trăm thứ gian dối khác. Cũng vì gian dối đến trơ trẽn, nên nhà thầu Trung Quốc không dám để Quốc tế giám định kỹ thuật trước khi vận hành.Và như vậy sẽ không có ngày vận hành nếu không có OTK Quốc tế. Nếu trong việc làm ăn này, phía Việt Nam không có gì khuất tất, đã có thể khởi kiện đối tác và bắt họ phải bồi thường thiệt hại từ lâu rồi.Và nhân dân Hà Nội cũng dư thừa các lý do để khởi kiện các ông.Nào ô nhiễm môi trường.Nào ức chế thần kinh bởi con quái vật khổng lồ vô tích sự cứ nằm chềnh ềnh hết năm nay sang năm khác như một chiếc gông,gông vào cổ người dân Hà Nội.Nào cản trở giao thông. Nào tai nạn chết người.Nào đóng thuế để các ông đầu tư vào những việc vô bổ.Lại đóng thuế để các ông trả lãi cho những khoản đầu tư vô bổ đó. V.v…Và không biết đến bao giờ mới trả được nợ đây? Trở lại đường sắt Hải Phòng- Hà Nội-Lao Cai.Như các nhà kinh tế đã phân tích, hiện nay nó hoàn toàn không cần thiết cho nền kinh tế nước nhà.Chỉ riêng đướng sắt và đường bộ hiện có đã không sử dụng hết công suất.Đường sắt chiều Hải Phòng –Hà Nội và ngược lại ít khách lắm.Đang kêu trời vì lỗ đấy.Đường sắt chiều Hà Nội-Lao Cai và ngược lại (trong đó có tuyến du lịch Sapa) có chuyến lèo tèo vài ba chục người khách.Tuyến này ngành đường sắt cũng lỗ dài dài. Ông còn trình bầy tương lai phát triển của con đường sắt này từ nay đến năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2050. Eo ôi, nếu tất cả cán bộ quản lý cỡ như ông, trình độ tương ứng đều có tầm nhìn xa như vậy,tôi lo sợ cho tương lai của đất nước lắm. Bởi các ông cứ phá tanh bành nền kinh tế rồi kéo nhau hầu tòa,còn hậu họa dân phải gánh chịu.Ước sao các ông nhìn gần hơn, nhìn trong nhiệm kỳ của mình thôi;nhìn từng việc cho nó rõ, và hoàn thành từng công việc đó cho tốt, thì dân còn có chỗ trông cậy,nợ công cũng đỡ chồng chất ngày một cao. Nói thật, hồi thế kỷ 13,giặc Mông-Nguyên ở thế thượng phong, ép suốt 25 năm ta còn chẳng chịu cho mượn đường. Vậy cớ gì ta phải làm đường để phục vụ chiến lược bành trướng của Trung Hoa? Và biết đâu, khi Trung Quốc trở mặt hằn thù, thì đó lại chẳng phải là đường chiến lược ta làm sẵn để rước giặc vào nhà? Việc Trung Quốc trở mặt xâm lược nước ta, thời nào chẳng có. Ngay thời cộng sản Đặng-Tập,vừa là đồng chí vừa là anh em cũng không có ngoại lệ. Cỡ các ông thừa thông tin để biết Trung Quốc thường công khai ý đồ xâm lược nước ta, qua phát ngôn của "Hoàn Cầu thời báo" thuộc Nhân Dân nhật báo của Đảng cộng sản Trung Quốc.Ví dụ,nhân vụ tầu HD 981 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam năm 2014,Hoàn Cầu thời báo viết bài đe dọa Việt Nam,nêu thành khẩu hiệu với thái độ du côn, xấc xược:"Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kì".(Giết giặc Việt Nam để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa). Lại năm 2016 viên tướng Phạm Tường Long sang ta ép chuyện Biển Đông. Theo Hoàn Cầu thời báo, Phạm Tường Long đã trắng trợn tuyên bố với phía Việt Nam: "Tất cả các đảo ở Nam hải đã thuộc về Trung Quốc từ thượng cổ". Để phụ họa,Hoàn Cầu thời báo còn than thở: "Tại sao tổ tiên ta không đồng hóa được người Giao Chỉ.Nếu đồng hóa, thì Biển Đông ngày nay còn kẻ nào dám tranh chấp với Trung Quốc?". Từ xa xưa cũng như ngày nay, dân tộc Việt Nam luôn có tinh thần hòa hiếu với Trung Quốc. Tôn trọng Trung Quốc là một nước lớn. Thậm chí cha ông ta còn nhận nước mình là phên dậu của Trung Quốc, chấp nhận cả việc triều cống. Trong đối sách, thường lấy nhu làm phương lược.Nhưng nhu chứ không nhược. Chịu nhún chứ không chịu nhục. Vì thế mới giữ được Quốc thể. Phương Bắc mới kiêng dè.Việc giữ gìn Quốc thể, có nhiều chuyện đáng kể lại. Nhưng kể ra đây sợ dài dòng. Tuy vậy,tôi chỉ kể một trường hợp khá đặc biệt. Ấy là vào khoảng năm 1788, khi Lê Chiêu Thống cảm thấy mình sắp mất vương vị, bèn chạy sang cầu cứu nhà Thanh. Phò giá có một số cận thần.Trong đó có Lê Quýnh. Quân Thanh kéo sang tới 29 vạn(Theo Thanh thực lục),bị Hoàng đế Quang Trung đánh cho đại bại.Vua Thanh Càn Long không còn hy vọng gì ở Chiêu Thống, nên bạc đãi.Chỉ cho Chiêu Thống hưởng trợ cấp ít ỏi.Các cận thần bắt đi nơi khác,cho ít ruộng đất,cày cấy lấy mà ăn.Nhưng phải gọt tóc, cải đổi y phục như người Hán, tức là Hán hóa. Lê Quýnh phản kháng quyết liệt. Ông khảng khái nói trước mặt bọn quan quân nhà Thanh:"Ngã bối đầu khả đoạn,phát bất khả thế.Bì khả tước,phục bất khả dịch dã"(Nghĩa là:có thể chặt đầu ta,chứ không thể cắt được tóc ta. Có thể lột da ta, chứ không thể bắt được ta cải đổi y phục). Đương nhiên kẻ thù giết ông. Lê Quýnh tuy chết, nhưng tấm gương giữ gìn Quốc thể nơi ông vẫn muôn đời tỏa sáng. Trở lại việc làm ăn với Trung Quốc,họ luôn thể hiện thái độ kẻ cả và bằng tất cả sự gian manh ,trây ỳ,lừa đảo như thế, liệu đã đủ chưa ông Thể?Tất cả những cung cách làm ăn của người Trung Quốc,chứng tỏ họ ngạo mạn,coi thường các giao kèo đã ký kết,khinh thường pháp luật nước ta.Tức là họ xúc phạm đến Quốc thể nước ta ngay trên đất nước ta,ngay giữa Thủ đô ta mà các ông vẫn cam chịu. Không một nhân dân nào chịu è cổ đóng thuế mãi để nuôi kẻ đại diện cho mình như loại các ông. Để các ông làm ăn chỉ thua lỗ, lép vế và bị đối tác khinh nhờn, Quốc thể bị xúc phạm. Còn như ông bảo, lãnh đạo đã cam kết. Đó là những cam kết xã giao khi đi thăm nước ngoài của mấy vị lãnh đạo.Tựa như là một sự ghi nhớ bằng miệng, chưa phải là văn bản cam kết. Nó chưa phải là hiệp định, hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Là cơ quan giúp việc chính phủ,thiếu gì cách nói để đối tác cảm thông mà cứ tự lấy dây thít cổ mình. Trừ khi có thỏa thuận đi đêm ăn chia, thì chẳng còn chuyện gì để nói nữa. Và nếu có phải nói, thì đó là việc của An ninh kinh tế. Họ sẽ lôi cổ ra,rồi treo cổ lên, như cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son để làm gương cho kẻ khác-Một tấm gương đen kịt. Vậy nhé, chuyện làm đường sắt và đường cao tốc các loại,có dính dáng đến nhà thầu Trung Quốc nên chấm dứt từ đây, để việc phát triển kinh tế đất nước đỡ xui xẻo khi bước vào năm mới. Pháo Đài Láng ngày 01 tháng 01 năm 2020 H Q H Thứ tư ngày 1 tháng 1 năm 2020 6:20 AM http://trannhuong.net/tin-tuc-54567/tan-man-dau-nam--ve-viec-ong-the-voi-duong-bo-cao-toc--bac-nam-va-duong-sat-hai-phong-–lao-cai.vhtm |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét