“Dịch Corona có thể tái hiện ở Việt Nam” plus 24 more |
- Dịch Corona có thể tái hiện ở Việt Nam
- Chỉ có 16 người nhiễm thì cũng lạ thật
- NHÂN 49 NGÀY MẤT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH: “NGƯỜI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG”!
- THÁCH ĐỐ DƯ LUẬN VIÊN
- Tinh giản chính phủ
- Y tá Vũ Hán viết tâm thư: 'Chúng tôi cũng là con người'
- Quá tải khu cách ly tập trung Covid-19 ở Bệnh viện Công an thành phố
- Người Việt kém văn minh trên mạng?
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa: TQ cấm công dân họ ra đường nhưng lại đề nghị cho họ sang ta!
- Ý: VIRUS LAN MẠNH. ÂU CHÂU LO NGẠI
- Mỹ đưa Việt Nam vào mục 'có biểu hiện virus lây lan trong cộng đồng' nghĩa là gì?
- Mạnh Kim: THÍCH QUẢNG ĐỘ - NHỮNG NGÀY THÁNG BIẾN ĐỘNG
- Đồng Tâm: Lại thuyết âm mưu
- Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Giáo Chủ GHPGVNTN
- Đồng bằng song Cửu Long: Thảm hoạ được báo trước!
- Cha con tôi: Hai cách "theo Đảng đến cùng"
- SỰ KIỆN ĐỒNG TÂM
- Quan Điểm: “Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – Âu Châu Và Công Cuộc Đấu Tranh Của Chúng Ta”
- Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976.
- Bệnh nhân Trung Quốc tái nhiễm COVID-19 sau 10 ngày xuất viện
- Tháng 2/1979: Trung Quốc phải hủy quyết định đánh Điện Biên Phủ
- Đồng Tâm: Lực lượng thù địch lại Khám nhà cụ Kình
- VIRUS TRUNG CỘNG -CON BỆNH VIỆT NAM
- Đọc lại bài thơ để đời của cô giáo Trần thị Lam
- 1/2 DÂN SỐ TẦU BỊ HẠN CHẾ DI CHUYỂN
Dịch Corona có thể tái hiện ở Việt Nam Posted: 26 Feb 2020 02:36 PM PST Thiện Tùng 25/2/2020 Dịch virus corona mới có tên gọi chính thức là Covid-19 bắt nguồn từ Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ cuối năm 2019. Người đầu tiên phát hiện dịch nầy là bác sĩ Lý văn Lượng (Li Wenliang). Sở dĩ không bao vây dập dịch ngay từ đầu vì nhà cầm quyền "dập" ông Lượng với cái tội "loan tin đồn nhảm". Theo nhiều nguồn tin, cho đến nay (23/2/2020), dịch nầy đã lan sang 26 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Virus Corona lây lan nhanh, gây chết người nhưng chưa có thuốc trị, đang là thảm họa nhân loại. Trong khi các nước như Nam Hàn, Iran, Italia (Ý)… đang "than trời trách đất" về nạn đich Corona hoành hành, thì Việt Nam vừa tuyên bố đã dập xong dịch Corona. Ai lại không mừng khi xứ mình thoát khỏi nạn dịch quái ác nầy. Mừng thì mừng nhưng lo lại lo, ngại rằng Việt Nam "ca bài ca chiến thắng" hơi sớm. Bỡi nhiều lý do: - Khi dịch Corona xuất hiện, nhiều nước đóng cửa với Trung Quốc mà số lượng lây nhiễm và chết quá nhiều người, còn Việt Nam, một nước núi liền núi, sông liền sông, luôn mở cửa với Trung Quốc mà chỉ lây nhiễm có 16 người là một biểu hiện lạ thường?. - Tổng số người nhiễm dương tính virus Corona ở VN là 16, mới xử được 15, còn 1 đang nằm viện – còn người lây nhiễm là còn nguy cơ? - Mới đây, tại Thừa Thiên-Huế, có 1 nữ sinh ho, sốt, khó thở rồi tử vong - một triệu chứng mà trước đó ngành Y thường nhắc nhở đó là dấu hiệu nhiễm virus Corna. - Do Việt Nam không đóng cửa, ngoài khách thập phương du lịch, còn người Trung Quốc, người Nam Hàn…, những nơi đang có nhiều ổ dịch, vào VN thì tránh sao khỏi lây nhiễm lan tràn?. Đến ngày 24/2/2020, Nam Hàn có 7 người chết và 833 người nhiễm virus Corona, là nước nhiễm virus Corona đứng hàng thứ hai sau Trung Quốc. Theo Yonhap, Israel là quốc gia đầu tiên cùng với 4 nước khác cấm công dân Hàn Quốc nhập cảnh như: Bahrain, Jordan, Kiribati, Samoa. - Theo báo Dân Trí, Vào chiều Chủ nhựt 23/2, Chính quyền Thành phố Hà Nội có "phiên họp đột xuất" bàn về diễn biến phức tạp dịch Covid-19 toàn cầu, đặc biệt là tại Hàn Quốc.
Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung được truyền thông dẫn lời nói:"Hiện chưa có thông tin nào từ Ban Chỉ đạo quốc gia coi Hàn Quốc là vùng dịch, nhưng diễn biến rất phức tạp, vì 15 - 20 ngày qua, người Hàn Quốc vẫn qua lại Việt Nam bình thường và lượng người Hàn Quốc ở Hà Nội là rất lớn". "Người Việt Nam lao động, học tập ở Hàn Quốc cũng rất nhiều. Nếu Hàn Quốc diễn biến phức tạp như Vũ Hán …phải đưa người về thì Hà Nội phải tiếp nhận hàng chục ngàn người chứ không ít, nên phải chuẩn bị", ông Chung nói thêm. Tại phiên họp này, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh thông tin: "Hiện, có khoảng 26.000 người Việt Nam đang cư trú tại 2 tỉnh có dịch ở Hàn Quốc, và hàng ngày có 14 chuyến bay từ Daegu về Đà Nẵng và 7 chuyến về Cam Ranh. Nhưng từ 17/2 đã dừng bay từ Daegu về Đà Nẵng, hiện chỉ còn 4 chuyến/tuần đến Cam Ranh". Ông Hạnh đề xuất: Đối với những người Hàn Quốc đi từ vùng có dịch của Hàn Quốc, người nước ngoài đến từ vùng có dịch khi đến Hà Nội cần cách ly 14 ngày tại nhà và đề nghị Sở Ngoại vụ có ý kiến thêm do liên quan đến người nước ngoài". Đối với người Việt Nam đi từ vùng có dịch của Hàn Quốc trở về Hà Nội, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đề xuất cách ly tập trung 14 ngày. Ngoài ra, do lượng người lớn, nên ông Hạnh đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức bố trí, cách ly và Sở Y tế sẽ phối hợp việc giám sát sức khỏe". Theo báo Tuổi trẻ, ngày 23/2, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế cho phép áp dụng khai báo y tế đối với người nhập cảnh đến từ Hàn Quốc hoặc đi qua Hàn Quốc, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng cách ly kiểm dịch đối với người nhập cảnh đến từ Hàn Quốc hoặc đi qua Hàn Quốc. - Theo Nikkei Asean Review, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN -Trung Quốc về hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19, tổ chức tại Vientiane (Lào) hôm 20/2 để hối thúc các nước dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với người Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nhắc đến sự suy giảm các trường hợp nhiễm bệnh mới tại Trung Quốc gần đây và hối thúc các quốc gia ASEAN nới lỏng các lệnh cấm đối với các công dân Trung Quốc và các hạn chế du lịch khác, được các nước đưa ra nhằm kiềm chế sự lây lan của virus. Mức độ ủng hộ của các quốc gia thành viên khác của ASEAN với đề nghị của ông Vương Nghị rất khác nhau. Theo Nikkei Asean Review: Bộ trưởng ngoại giao Indonesia, nước đưa ra lệnh cấm nhập cảnh với các công dân nước ngoài đã đến Trung Quốc trong vòng hai tuần trước đó. Còn Singapore thậm chí còn cấm những người mang hộ chiếu Trung Quốc nhập cảnh. Theo báo Tuổi trẻ: Tại cuộc họp, ông Vương Nghị cũng đề nghị với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam và nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam có 34.423 lao động Trung Quốc đang làm việc.
Tổng hợp từng ấy thông tin cũng đủ làm cơ sở cho sự nghi ngờ dịch Corona có thể dễ dàng tái xuất hiện ở Việt Nam trong tương lai gần. -/- | ||||||||||
Chỉ có 16 người nhiễm thì cũng lạ thật Posted: 26 Feb 2020 02:35 PM PST Nếu nói đến làm thơ chắc nhiều người cũng biết nhà thơ Trần Đăng Khoa ( TĐK ) biết làm thơ từ nhỏ, vì khi còn nhỏ đã viết được câu thơ như sau ; Ngoài sân có chiếc lá rơi Tiếng rơi rất mỏng như là rơi... nghiêng... Rồi tiếp theo là cuộc chiến đau buồn ở VN, thì TĐK đã viết một bài thơ trong đấy có đoạn như sau : - Ngu xuẩn nhất nhì là Tổng Thống Mỹ... Bỏ qua những năm tháng ấu trĩ không có thông tin nên nhiều người cũng như thế, giờ đây kể từ khi có internet thì dường như mọi thứ cũng khác nhiều. Kể cả những suy nghĩ tư duy hay kiến thức, cũng nâng con người thêm một hiểu biết rõ ràng sâu sắc hơn... Đức Phật có câu : Quay Đầu Là Bờ.. Luôn luôn đúng. Nhà thơ Trần Đăng Khoa: "Xin các vị hãy thương dân, cẩn trọng cho" Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Trần Đăng Khoa vừa có một bài đăng đang lan truyền mạnh trên mạng xã hội hôm 22/2. Bình luận về tình hình dịch virus corona lây lan nhanh chóng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhìn nhận về tình hình ở Việt Nam ông viết: "Tôi vẫn nói là phải thận trọng và cảnh giác. Nhật, Hàn ở xa Tầu [Trung Quốc], cách cả khoảng biển, điều kiện tốt hơn ta, quản lý đời sống cũng nề nếp hơn ta, tiềm lực kinh tế hơn ta, thuốc và mọi điều kiện điều trị mạnh hơn ta mà còn 550 người nhiễm, con số người nhiễm tăng từng giờ. Tầu ở sát ta, sang ta như đi chợ, tết qua ta 5 vạn người mà chỉ có 16 ngườii nhiễm thì cũng lạ thật. Ta lại chữa được hết thì tài nhất thế giới rồi. Tài thì tài, nhưng cũng vẫn phải cảnh giác. Chỉ khi nào Tàu hết dịch, thế giới hết dịch thì ta mới mới có thể yên được. Tôi xin lưu lại ở đây ý kiến này. Trung Quốc cấm công dân họ ra đường, các thành phố, kể cả thủ đô Bắc Kinh vắng quạnh như thành phố chết mà họ lại đề nghị các nước tạo điều kiện cho họ qua lại. Thế sao ở nước họ, họ lại cấm dân không ra đường, không đi lại. Điều đó có nghịch lý không? Chỉ nên mở cửa khi đã hết dịch. Ngay cả Mông Cổ, đặc biệt Bắc Triều Tiên, đồng minh của họ còn đóng cửa biên giới tuyệt đối. Thêm được tí tiền du lịch hay tiền thông quan cũng không bõ với số tiền khổng lồ phải bỏ ra để dập dịch như hiện nay ở Trung Quốc. Ta mà bị như Trung Quốc thì ta khốn nạn hơn Trung Quốc rất nhiều... Không thể chủ quan được. Vì thế xin các vị hãy thương dân, vì dân mà cẩn trọng cho..." Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam | ||||||||||
NHÂN 49 NGÀY MẤT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH: “NGƯỜI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG”! Posted: 26 Feb 2020 02:35 PM PST Mạc Văn Trang Nhân 49 ngày mất của cụ LÊ ĐÌNH KÌNH, mấy người bạn bè chúng tôi hẹn nhau về thắp hương, viếng Cụ, nhưng rồi không đi được! Ba người trong nhóm bị công an chặn cửa không cho ra ngoài; cậu lái xe chả biết nghe tin từ đâu, bảo, hôm nay đi không an toàn!... Cái chế độ gì mà kỳ lạ thế này? Ai phạm tội thì cứ truy tố, xét xử đúng trình tự, thủ tục pháp lý; Tòa chưa tuyên án, thì vẫn chưa có tội… Sao cứ mập mờ, dọa nạt, ngăn cản vô lối kỳ quặc vậy? Nhớ lại, đêm mồng 8 rạng ngày 9/1/2020, giáp Tết Canh Tý, lực lượng công an vũ trang đem 3000 quân tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội; cụ Kình đang ngủ trên giường, ở nhà mình thì bị lực lượng công an xông vào giết hại, cướp của, cướp xác mang đi, mổ bụng phanh thây! Cụ đang là công dân 84 tuổi đời, chưa hề có tiền án, tiền sự; lại đang là đảng viên 58 tuổi đảng, chưa hề bị kỷ luật; Cụ là cựu chiến binh, cán bộ lão thành, đủ loại huân, huy chương được chế độ này trao tặng… Công luận đang đòi hỏi phải truy tố những kẻ đã sát hại cụ Kình dã man một cách vô pháp, vô đạo. Tòa án chưa hề phán xét, mà trên đài, báo, mạng xã hội, những kẻ không có tư cách nhân danh Tòa án, lại được chế độ khuyến khích, tha hồ vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ Cụ với đủ loại ngôn từ hạ đẳng, rác rưởi, y như thời "Cải cách ruộng đất", "Cách mạng văn hóa" man rợ của Trung cộng từ thế kỷ trước. Quan chức cấp cao, mở mồm ra là nói "xây dựng xã hội Dân chủ, Văn minh"…, nhưng thực tế vụ Đồng Tâm lại khuyến khích phát triển lối hành xử VÔ PHÁP, VÔ ĐẠO! Như vậy thì bất kỳ công dân nào, đảng viên nào cũng có thể bị công an xông vào nhà, bắn chết ngay trên giường, cướp xác mang đi phanh thây và vu cho đủ thứ tội? Việc sát hại cụ Lê Đình Kình và chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ Cụ cũng như ngăn cản người dân đưa tang, phúng viếng, thăm hỏi tang quyến Cụ là việc làm phá hoại truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Người mình không quen triết lý như phương Tây: "Không nỗi đau nào của người khác", hay "Chỉ có súc vật mới ngoảnh mặt trước nỗi đau của đồng loại để liếm láp bộ lông của mình"… Ông bà ta quen ru con bằng những câu ca đi vào tâm hồn người Việt từ thơ bé: "Bầu ơi thương lấy bí cùng"…, "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng"…; hay răn dạy con cháu: "một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ", "nghĩa tử là nghĩa tận"… Cái tình yêu nước, thương nòi đó đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt như bản năng sinh tồn, giúp dân tộc ta phúc cùng hưởng, họa cùng đau, gắn kết với nhau trong tình quê hương, nghĩa đồng bào, vượt qua muôn trùng khổ ải, tồn tại cho đến ngày nay. "Vụ Đồng Tâm" đã chia rẽ dân tộc thêm sâu sắc làm hai phía: - Một bên gồm những người "chỉ biết còn Đảng còn mình", vơ vét "bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" câu kết với các thế lực, thành các nhóm lợi ích, đặt quyền lợi của họ trên Tổ quốc và Nhân dân; họ không từ một mưu hèn, kế bẩn nào để giữ lấy lợi quyền của họ, dù bị nhân dân nguyền rủa: "Hèn với giặc, ác với Dân"…; - Một bên gồm những người yêu Nước, thương Dân đấu tranh chống lại sự độc tài toàn trị và thứ học thuyết tàn ác phản dân tộc; đòi cho Dân được quyền Tự do, Dân chủ để mưu cầu Hạnh phúc… Họ là những người thuộc mọi giai tầng xã hội, ở mọi hoàn cảnh, có quan điểm chính trị xã hội khác nhau, nhưng vẫn giữ được căn tính dân tộc là yêu nước, thương nòi: "Người trong một nước phải thương nhau cùng"! Chính quyền âm mưu nhấn chìm vụ Đồng Tâm bởi pháo hoa tưng bừng "mừng Đảng, mừng Xuân Canh tý" và các lễ hội rùm beng, nhưng Đất – Trời rúng động, nhiều người đã sống ở Hà Nội 70 – 80 năm, chưa bao giờ thấy đêm 30 Tết mà sấm gầm, chớp giật, gió mưa gào thét… như Tết Canh tý sau vụ Đồng Tâm. Họ dùng mọi thủ đoạn để che giấu, xuyên tạc, cản phá… người dân đến với Đồng Tâm, để chia sẻ và tìm ra sự thật, nhưng chỉ càng bộc lộ tâm địa phản lại đạo lý dân tộc, chà đạp lên luật pháp… Họ tuyên truyền, sau khi dẹp "nhóm khủng bố Lê Đình Kình", xóm làng bình yên, dân làng tưng bừng phấn khởi đón Tết "mừng Đảng, mừng Xuân"(!). Thế thì làm sao, đến giờ họ vẫn quấy phá những người đến thăm viếng những nạn nhân của thôn Hoành? Sao vẫn phải theo dõi, hăm dọa gia đình cụ Kình? Tôi đã hỏi chuyện bà con thôn Hoành, có phải Tết vừa rồi làng Hoành hân hoan đón Tết mừng xuân như trên VTV1 tuyên truyền không? Mấy người cho biết, có mấy nhà cán bộ chính quyền họ bắt dân treo cờ, họ đi treo khẩu hiệu và họ đốt pháo hoa, mở đài ca hát ầm ĩ … Còn cả làng buồn đau lắm. Cụ Kình bị giết chết, 27 người bị bắt, bị tra tấn biệt tăm… 28 gia đình đau thương, quan hệ mật thiết với 46 gia đình nội – ngoại, đến anh em ruột thịt, họ hàng cô, dì, chú, bác, cháu chắt…, liên quan đến hàng trăm gia đình hàng nghìn người. Rồi bà con làng trên, xóm dưới, tình nghĩa xóm giềng ngàn đời có nhau… Tất cả cái TÌNH ấy gắn kết lại mới làm nên sức mạnh trường tồn của LÀNG, của NƯỚC Việt ta. Chính quyền cố tình tuyên tuyền "dân làng Đồng Tâm tưng bừng phấn khởi" là muốn diệt trừ cái tình làng nghĩa xóm vui buồn hoạn nạn có nhau của truyền thống dân tộc ta; muốn người dân cũng "chỉ biết còn đảng còn mình", nhảy múa, ca hát, đốt pháo ăn mừng "thắng lợi" trên máu và nước mắt của bà con, anh em mình! Họ ngăn chặn không cho đồng bào ở trong và ngoài nước được thương xót, chia sẻ, giúp đỡ nạn nhân ở Đồng Tâm là muốn diệt trừ truyền thống đồng bào "Máu chảy, ruột mềm", hoạn nạn có nhau… Nhưng làm sao cái chủ thuyết "đấu tranh giai cấp", bất nhân bất nghĩa ngoại lai, lúc nào cũng chia xã hội ra một phe là kẻ thù, cũng đấu tranh "một mất, một còn" có thể hủy diệt được cái căn tính của người việt sống nặng nghĩa tình đồng bào: "Người trong một nước phải thương nhau cùng"! Cái đám "chỉ biết còn đảng còn mình" có phải người trong một nước với dân ta không? Vậy sao họ lại lạc loài, xa lạ với những lời Tổ tiên căn dặn: "Người trong một nước phải thương nhau cùng"! 26/2/2020 MVT | ||||||||||
Posted: 26 Feb 2020 02:34 PM PST GS Nguyễn Đình Cống Đã hơn 4 tháng không được nghe các bạn . Vừa đăng lại Lời kêu gọi ký tên tố cáo tội ác ở Đồng Tâm (do Trang Bô xit soạn) thì nhận được quá nhiều lời chửi rủa, mạt sát một cách thô tục, hàm hồ. Quá không ngờ các bạn phát triển nhiều đến thế. Không biết người lãnh đạo cao nhất của các bạn là ai, Tô Lâm, Võ Văn Thưởng hay chính là Nguyễn Phú Trọng. Tôi muốn biết để góp ý kiến với người đó, vì thấy rằng có nói với các bạn thì cũng vô ích. Việt Nam là nhà nước pháp quyền, có Hiến pháp, luật Hình sự, luật Dân sự. Lãnh đạo kêu gọi toàn dân sống và hành động theo Hiến pháp và pháp luật. Vậy theo đúng Hiến pháp và pháp luật thì trong vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020 công an đã làm đúng và sai chỗ nào. Tôi thách đố các bạn đấy. Theo Luật thì người dân chỉ bị xem là có tội khi Tòa án xét xử và tuyên án. Nhà cửa và tài sản của dân được pháp luật bảo hộ, chỉ bị khám xét hoặc thu giữ khi có lệnh công khai của Tòa án. Cụ Kình đang là một công dân, chưa hề bị tuyên án. Cụ là đảng viên chưa hề bị thi hành kỷ luật. Nếu nghi ngờ hoặc có chứng cứ cụ phạm tội, thậm chí tội rất nặng thì vì sao đảng không kiểm điểm và thi hành kỷ luật, vì sao không bắt giam để xét hỏi và truy tố mà lại tổ chức đánh úp vào nhà cụ lúc ban đêm. Tôi thách các bạn chỉ ra, công an dựa vào điều nào của Hiến pháp và pháp luật để giết hại cụ Kình ngay trên giường ngủ, rồi lại mang xác đi để mổ ruột moi gan. Các bạn bị nhồi sọ, bị thuê để làm một việc bẩn thỉu, vô đạo đức. Những người bị các bạn chửi rủa, sỉ nhục không làm gì được các bạn, nhưng đừng vì thế mà hí hửng. Có 4 lực lượng sẽ hỏi tội các bạn. Thứ nhất là lương tâm. Bây giờ vì chạy theo thứ gì đó mà quên mất lương tâm, nhưng sau này nó không tha các bạn đâu. Thứ hai là những thế lực tâm linh gồm Trời, Phật, Chúa, Thần thánh, tổ tiên . Những việc làm phạm đạo đức không thể che giấu Tâm linh, sẽ có ngày bạn bị quả báo. Thứ ba là cha mẹ, ông bà của bạn, nếu họ là những người lương thiện, những người tử tế thì chắc rằng họ sẽ khuyên răn, ngăn cấm bạn (trừ trường hợp họ cũng coi thường đạo đức như bạn). Thứ tư chính là bọn đang sai khiến, đang sử dụng các bạn bây giờ. Chúng nó thấy rõ các bạn chỉ là những đứa ngu muội, chỉ biết sủa như chó, chúng chỉ sử dụng các bạn như chó săn, sẽ loại bỏ không thương tiệc khi thấy rõ các bạn chỉ là đồ lưu manh, vô đạo. Trong sự việc Đồng Tâm, giết hại cụ Kình hôm 9/1/2020, những người có lương tri, có hiểu biết về pháp luật, về nhân quyền đều thống nhất nhận định là công an đã vi phạm luật pháp quá trắng trợn và dối trá trong việc đưa tin ( ban đầu họ đưa tin cụ Kình bị giết tại bức tường của sân bay Miếu Môn). Các bạn có thể phục vụ cho đảng, cho chính quyền, cho công an hoặc tuyên huấn, nhưng trước hết hãy làm người chính trực, trung thực. Nếu các bạn không trả lời được câu thách đố trên thì nên nghĩ lại. Khi các bạn làm việc cho tuyên giáo (tôi ngờ ngợ DLV là do tuyên giáo lập ra), tôi nói cho các bạn biết rằng tôi đã công khai thách đố Trưởng ban tuyên giáo của Đảng là ông Võ Văn Thưởng đối thoại về các chính sách, đường lối của Đảng. Thế nhưng ông Thưởng không dám nhận lời, không trả lời. Tôi cầu mong Trời, Phật, Chúa tha tội và cứu vớt linh hồn các bạn. GS Nguyễn Đình Cống | ||||||||||
Posted: 26 Feb 2020 02:33 PM PST Thứ tư, 26/2/2020,
Lê Đăng Doanh: "Giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải cải cách thể chế, bao gồm cả thể chế nhà nước và thể chế kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ, công khai minh bạch, làm rõ trách nhiệm giải trình của quan chức đối với chi tiêu ngân sách nhà nước, đầu tư công, trách nhiệm đối với dân và doanh nghiệp, giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc đối với người dân và doanh nghiệp." Trước đây, vấn đề an toàn thực phẩm, cái gì trên cạn thuộc trách nhiệm Bộ Nông nghiệp, dưới nước là Bộ Thủy sản, đem ra chợ là của Bộ Thương mại, thuộc về sức khỏe con người là Bộ Y tế. Và nếu liên quan đến đo lường chất lượng, còn có Bộ Khoa học Công nghệ. Kiểu quy định trách nhiệm như vậy dẫn đến điều nhiều người đã từng nói: "Thành công có rất nhiều cha nhưng thất bại là một đứa con rơi". Gần đây nhất, chúng ta sắp xếp lại bộ máy chính phủ năm 2007. Chính phủ đã giảm đi bốn bộ và cơ quan ngang bộ. Khi đó, tôi đã không chỉ một lần nêu quan điểm ủng hộ sự ra đời của Bộ Công thương - sáp nhập Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại. Trước đây, công nghiệp và thương mại thường có chính sách ít thống nhất với nhau theo kiểu một bên là mở cửa, một bên bảo hộ. Nay, thị trường trong và ngoài nước đã thông thương với nhau, cần thông nhau trong cả cách điều hành sản xuất và thương mại. Người sản xuất cần có trách nhiệm với việc tiêu thụ. Khi các nhà báo hỏi, tôi cũng khẳng định, việc sáp nhập Bộ Thủy sản và Nông nghiệp là hợp lý. Thủy sản và Nông nghiệp đều sử dụng tài nguyên đất và nước, nhiều công việc gần gũi nhau nên việc kết hợp đó có thể giúp hoạch định chính sách phát triển nông, lâm ngư nghiệp một cách tối ưu. Văn hóa - Thể thao - Du lịch là sự kết hợp được dự báo còn nhiều vất vả, bởi văn hóa là mảng rất phức tạp và rộng lớn. Bộ Tài nguyên - Môi trường dù giữ nguyên tên nhưng đảm nhận thêm nhiệm vụ quản lý nhà nước về biển, đảo là một minh chứng rằng chúng ta đã nhớ lại vai trò quan trọng của kinh tế biển như một tầm nhìn dài hạn. Nhưng người dân vẫn thấy nhiều quan chức nhà nước hàng ngày đi lại tất bật, họp hành triền miên chứ không biết họ đã làm gì. Đôi khi, đó chỉ là bộ máy này bày việc cho bộ máy kia, bộ này mời bộ khác đến, địa phương này giao lưu với địa phương kia mà người dân chẳng được cái gì cả. Tiến bộ của Chính phủ, thực chất còn là việc điều chỉnh lại chính bộ máy của mình. Tôi mới nghe đề xuất về tinh giản bộ máy Chính phủ. Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, ông Lê Anh Tuấn cho rằng cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 nên rút gọn số bộ, cơ quan ngang bộ từ 22 xuống 20 bằng việc hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư thành Bộ Tài chính - Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông và Xây dựng. Ông cũng đề xuất điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ một số bộ, cơ quan ngang bộ; số phó thủ tướng từ năm xuống còn bốn người; từ 22 bộ trưởng xuống còn 20 bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trước đó, Bộ Nội vụ từng đề xuất nên sáp nhập nhiều sở, ngành của các tỉnh và thành phố. Tôi rất hoan nghênh thay đổi này. Thứ nhất, việc tinh gọn bộ máy giúp giảm bớt vị trí, bộ, ban, ngành không còn cần thiết; hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới; tăng cường hiệu quả bộ máy, tinh hoa hóa đội ngũ nhân sự của chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện chỉ lo việc đầu tư từ vốn ngân sách và lập quy hoạch, kế hoạch, hoàn toàn có thể thống nhất với Bộ Tài chính. Cũng như vậy, nhiều bộ, cơ quan ngang bộ nên rà soát lại nhiệm vụ, cắt đi những nhiệm vụ thuộc về thị trường, trùng lắp nhau. Số phó thủ tướng bốn người cũng là thích hợp, trong đó có một người thường trực, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của các bộ trưởng. Ta có thể tham khảo mô hình chính phủ của một số nước khác như Anh, Pháp, thậm chí Mỹ cũng không có phó thủ tướng mà vẫn hoạt động rất hiệu quả. Tất nhiên ta phải nghiên cứu nghiêm túc và khoa học xem mô hình nào phù hợp với Việt Nam. Thực tế, chúng ta đang có năm phó thủ tướng nhưng rất nhiều việc lớn nhỏ đều đợi Thủ tướng quyết. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từng nói, một giờ sáng Thủ tướng còn gọi điện thoại. Nếu mọi việc đều đợi Thủ tướng thì sẽ bị tồn đọng. Khó khăn khi đó dồn cho dân và doanh nghiệp. Thứ hai, tinh giản bộ máy là tiết kiệm ngân sách quốc gia. Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước nhiều năm lên đến 70 % tổng chi ngân sách: chi trả nợ mất 25 %, còn chi đầu tư phát triển chỉ chiếm rất nhỏ, dưới 10% và phải phát hành trái phiếu, đi vay để đầu tư phát triển. Nếu biên chế, tổ chức cứ phình ra thì không thể nào cơ cấu lại được ngân sách, không thể nào giảm chi thường xuyên được. Mới đây, phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng, cải cách chính sách tiền lương phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó hai giải pháp mang tính đột phá, căn cơ nhất là phải sắp xếp, tinh giản bộ máy, giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách. Theo chỉ tiêu, đến năm 2021 phải giảm được ít nhất 10%. Ngân sách mấy năm qua rất căng thẳng nên phải thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, khắc phục lãng phí. Có lần Kiểm toán Nhà nước phát hiện các cơ quan công quyền "thừa" tới 57.000 nhân viên trong biên chế. Một số bộ như Bộ Công an gần đây đã giảm rất mạnh biên chế mà hiệu quả công việc chưa ảnh hưởng gì. Thứ ba, mô hình chính phủ của các nước phát triển rất tinh gọn, thể hiện sự tiến bộ và văn minh của thế giới mà không có cớ gì chúng ta không học hỏi theo. Nhiều quốc gia có quy mô dân số, quy mô nền kinh tế lớn hơn Việt Nam nhiều lần, nhưng số bộ, cơ quan ngang bộ ít hơn hẳn. Ví dụ Trung Quốc và Malaysia có 25 bộ, Indonesia 24, Nga 21, Pháp 18, Singapore 16, Mỹ 15, Đức 14 bộ. Trong khi Việt Nam đang có 22 bộ, cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ. Cuối cùng, mô hình chính phủ điện tử, số hóa nền kinh tế, vận dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong bộ máy sẽ giúp giảm nhiều nhân lực trong chính phủ song lại tăng cường khối lượng công việc. Công nghệ thông tin có nhiều ưu điểm, nhanh, gọn, tiện lợi, chống tham nhũng và minh bạch hóa cho dân. Từ đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bứt phá trong thực hiện chính phủ điện tử. Đến nay, tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập ban chỉ đạo xây dựng chính phủ điện tử. Chính quyền điện tử vẫn còn những yếu tố dẫn tới hiệu quả chưa cao, nhưng hiện nay, hầu hết người dân đã có điện thoại di động có thể tiếp cận các cổng thông tin của chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử có bốn cấp độ, cấp độ cuối cùng là người dân có thể phản ánh, khiếu nại, tố cáo, trình bày về những trường hợp tham nhũng và những trường hợp tiêu cực và ngay lập tức phản hồi lại tới người dân. Tinh gọn chính phủ là đổi mới tư duy, thực hiện đồng bộ cải cách chính trị với cải cách kinh tế, cải cách thể chế, giúp thúc đẩy công khai minh bạch, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, lợi ích nhóm và đặc quyền đặc lợi. Đây cũng là cơ hội để sàng lọc cán bộ, tận dụng người tài, khắc phục các biểu hiện lệch lạc trong chính sách cán bộ, ưu tiên "con ông, cháu cha", "quan hệ", đưa những người kém năng lực, phẩm chất vào bộ máy. Những cố gắng thu gọn đầu mối này sẽ có kết quả tốt nếu như đó không chỉ là việc dồn một số cơ quan về ngồi chung trụ sở mà là điều chỉnh chức năng nhiệm vụ để tạo ra những bộ máy hoạt động theo nguyên tắc mới. Giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải cải cách thể chế, bao gồm cả thể chế nhà nước và thể chế kinh tế thị trường, thực hiện dân chủ, công khai minh bạch, làm rõ trách nhiệm giải trình của quan chức đối với chi tiêu ngân sách nhà nước, đầu tư công, trách nhiệm đối với dân và doanh nghiệp, giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc đối với người dân và doanh nghiệp. Với người dân, điều họ quan tâm hơn cả không phải là Chính phủ có thêm cái gì, bớt cái gì, mà là việc Chính phủ đã chuẩn bị và sẽ làm gì để giải quyết những khó khăn thường ngày của họ. Lê Đăng Doanh | ||||||||||
Y tá Vũ Hán viết tâm thư: 'Chúng tôi cũng là con người' Posted: 26 Feb 2020 02:33 PM PST 26/02/2020 19:36 TTO - Trong thư, hai y tá đang làm việc tại thành phố 'tâm dịch' Vũ Hán khẳng định đang kiệt sức và kêu gọi các đồng nghiệp, chuyên gia y tế quốc tế hãy tới Trung Quốc hỗ trợ chống dịch do virus corona gây ra (COVID-19).
Bức thư ngỏ này được đăng trên tạp chí y học Lancet ngày 24-2. Trong đó, hai tác giả là y tá Yingchung Zeng của Bệnh viện Y Quảng Châu và Yan Zhen của Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Dật Tiên đã mô tả tình trạng kiệt quệ về tinh thần và sức lực, cũng như thiếu thốn nghiêm trọng về vật tư trước dịch COVID-19. Cả Zeng và Zhen đều là những y tá người Quảng Châu, nằm trong số ít nhất 14.000 nhân viên y tế trên toàn Trung Quốc được điều về Vũ Hán để hỗ trợ chống dịch, theo báo Guardian (Anh). Nhưng dù đã huy động nhân viên y tế đông đảo, trong thư, hai y tá này viết: "Chúng tôi cần thêm sự giúp đỡ. Chúng tôi đang kêu gọi thêm y tá và nhân viên y tế từ các nước trên thế giới đến Trung Quốc ngay lúc này, nhằm giúp đỡ chúng tôi trong cuộc chiến này". Tính tới 26-2, dịch COVID-19 đã khiến 2.769 người chết trong tổng số 81.176 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu. Có 30.006 ca khỏi bệnh. Riêng Trung Quốc đại lục đã có 78.064 ca nhiễm và 2.715 ca tử vong. Trong khi đó, tổng số ca xuất viện là 29.745 ca. Hôm đầu tuần, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc nói đã có hơn 3.200 nhân viên y tế nhiễm COVID-19, trong đó riêng tỉnh Hồ Bắc chiếm 90%. Chia sẻ trong bức thư, hai y tá Quảng Đông nêu trên khẳng định môi trường và điều kiện ở Vũ Hán đang rất khó khăn hơn tất cả những kịch bản nào họ từng tưởng tượng. Cụ thể, hai y tá này nói rằng thiết bị bảo vệ y tế đang thiếu hụt, từ khẩu trang N95 tới kính bảo hộ, áo khoác cho tới găng tay. Ngoài ra, các hoạt động khám chữa hằng ngày cũng gặp bất lợi khi kính bảo hộ khó nhìn, còn việc mang nhiều lớp găng tay khiến việc tháo găng để tiêm chích cho bệnh nhân gặp khó khăn. Zeng và Zhen cũng mô tả lại những hình ảnh từng xuất hiện trên mạng xã hội, trong đó các nhân viên y tế bị tình trạng loét ở tai và trán do đeo mặt nạ, khẩu trang trong nhiều giờ liên tục. "Để tiết kiệm năng lượng và thời gian dành cho việc cởi - mặc đồ bảo hộ, chúng tôi tránh ăn uống trong hai tiếng trước mỗi lần vào khu cách ly". "Dù là y tá chuyên nghiệp, chúng tôi cũng là con người. Như bất kỳ ai khác, chúng tôi cảm thấy đơn độc, hoang mang và sợ hãi. Các y tá giàu kinh nghiệm đôi lúc dành thời gian an ủi đồng nghiệp và cố gắng giải tỏa nỗi lo trong chúng tôi. Nhưng kể cả y tá kinh nghiệm cũng có thể khóc, có lẽ vì họ không biết mất bao lâu nữa để tiếp tục ở lại đây, và chúng tôi lại là nhóm có nguy cơ cao bị nhiễm COVID-19", bức thư viết. NHẬT ĐĂNG | ||||||||||
Quá tải khu cách ly tập trung Covid-19 ở Bệnh viện Công an thành phố Posted: 26 Feb 2020 02:32 PM PST TPO - Theo lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, hiện Bệnh viện Công an thành phố - khu cách ly tập trung phòng chống Covid-19 đang bị quá tải.
Chiều 26/2, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố. Báo cáo tại đây, lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội cho biết, ngày 25/2, Bệnh viện Công an thành phố tiếp nhận 11 người là công dân Hàn Quốc đến cách ly. Hiện, số lượng tiếp nhận ở đây đã quá công suất. Chỉ khi nào có người ra thì mới vào được tiếp. Lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, quận đưa lên đây 9 trường hợp để cách ly, nhưng Bệnh viện chỉ tiếp nhận được 1 người. 8 người còn lại đành phải đưa về cách ly tại nhà. "Chúng tôi cử công an, tổ dân phố, y tế theo dõi sát, đo thân nhiệt 2 lần một ngày những người này", Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết. Trong phần báo cáo của mình, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cũng cho biết, Sở Y tế đang phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô trình phương án thành lập 2 bệnh viện dã chiến, mỗi bệnh viện có quy mô 600 giường bệnh, dự kiến tổ chức triển khai khi dịch bệnh lan rộng ra cộng đồng, với số bệnh nhân trên 3.000 người. Trong số các đề xuất kiến nghị, Sở Y tế cũng cho rằng, trong thời gian tới có thể số lượng người cần cách ly sẽ tăng lên, vì vậy, Bộ Tư lệnh Thủ đô cần bố trí thêm khu vực cách ly tập trung trong trường hợp các đối tượng cần cách ly vượt quá khả năng thu dung của trường Quân sự - Bộ Tư lệnh Thủ đô. "Hiện ở sân bay đang có khoảng 200 người. Từ giờ đến đêm có khoảng 5 chuyến bay nữa từ Hàn Quốc về nên số lượng không biết là bao nhiêu", ông Hạnh nói. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý, các quận huyện cần tiếp tục rà soát theo hướng đến từng ngõ, gõ từng nhà, không bỏ qua các cơ sở lưu trú như khách sạn, tiếp nhận các thông tin, tìm ra những người thuộc diện phải cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ông Quý cho biết, nơi cách ly tập trung ở Bệnh viện Bộ Công an có 88 chỗ đã kín. Điểm cách ly tập trung của Bộ Tư lệnh Thủ đô còn lại 590 chỗ. Đêm 26 có thêm 5 chuyến bay từ Hàn Quốc về, với tốc độ này khả năng sẽ quá tải. "Xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố cho các cơ quan khảo sát ngay trường lái xe, sửa chữa, dọ vệ sinh để tiếp tục có nơi cách ly tập trung khi lượng người này tăng lên. Đây là giải pháp cấp bách cần phải làm ngay", ông Quý nói. Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBDN thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá, diễn biến dịch bệnh đang hết sức phức tạp. Điều quan trọng nhất là rà soát thông tin các trường hợp, có biện pháp xử lý, cách ly phù hợp khi phát hiện. "Cần tuyên truyền và phát hiện tất cả các trường hợp nghi ngờ, thực hiện các biện pháp cần thiết ngay lập tức. Nếu phát hiện dương tính thì phải khoanh vùng ngay. Lên phương án từng tòa nhà, từng khu phố thì khoanh vùng thế nào, phương án ra vào thế nào", ông Chung nhấn mạnh. Tại tỉnh Cao Bằng từ hơn 1 tuần nay đã phải chuyển hơn 500 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về qua địa bàn tỉnh đến khu cách ly tại Bắc Kạn và Thái Nguyên do Cao Bằng không đủ khả năng tiếp nhận. Ngày 30/1, Bộ Y tế đã thành lập Thành lập 45 Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới (CoV) và khởi động kết nối 21 bệnh viện, sử dụng 4 bệnh viện trung ương khi các cơ sở điều trị quá khả năng cho phép. Trường Phong | ||||||||||
Người Việt kém văn minh trên mạng? Posted: 24 Feb 2020 01:22 PM PST 24/02/2020 09:30 GMT+7 TIÊN TRÁCH ... CHÍNH PHỦ HẬU TRÁCH DÂN Điểm vài lý do: - Hàng ngàn Dư luận viên của Đảng, Chính phủ hàng ngày lùng sục trên mạng, chửi bới tục tĩu chính là những kẻ đầu têu vô văn hóa. - Xã hội quá nhiều bất công không được giải quyết. - Hệ thống báo chí với nhiệm vụ hàng đầu là CA NGỢI, làm cho dân bức xúc không có chỗ XẢ, đành xả lên mạng. - Chính quyền quá say mê tìm những thứ có thể khoe được rằng chế độ tươi đẹp, và để thêm liều thuốc "phấn khởi" cho dân, ví như BÓNG ĐÁ, từ đó lôi cuốn tâm lý đám đông vào những ảo tưởng "ta là nhất". - v.v.. TTO - Thông tin Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet được không ít cư dân mạng Việt Nam phản ứng bằng những bình luận cũng rất kém văn minh. Bức ảnh được chụp khi cô làm mẫu thử trong một lễ hội body painting ở Israel cách đây nhiều năm. Sau khi vẽ thử, Huyền đã quyết định không làm mẫu trong cuộc thi chính thức - Ảnh: FB nhân vật Nghiên cứu thường niên về Chỉ số văn minh trực tuyến của Microsoft (DCI) cung cấp thông tin trên vào ngày 11-2, Ngày quốc tế an toàn Internet. Theo Microsoft, năm nay chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu xuống thấp đến mức chạm đáy trong vòng 4 năm qua. Và 5 quốc gia kém văn minh nhất, theo thứ tự, là Nam Phi, Peru, Columbia, Nga và Việt Nam. Trong khi đó, các quốc gia văn minh hàng đầu trên Internet là Vương quốc Anh, Hà Lan, Đức, Malaysia và Mỹ. Người Việt bây giờ… dữ thế? "Người Việt bây giờ quá dữ. Khi bất đồng, họ tìm đủ mọi từ nặng nề nhất để nói ra", độc giả Lạc Liên nêu ý kiến trên một trang báo. Điều trớ trêu là ngay dưới bài đăng thông tin này trên fanpage một kênh truyền hình lớn, có đến 621 bình luận nhưng khi người đọc bấm vào thì chỉ xem được vài chục bình luận. Phần lớn còn lại đã bị bộ lọc ẩn đi vì thô tục, không phù hợp. Một người lấy tên Facebook là Koba Yashi viết: "Thấp cái..., căn cứ vào đâu để đánh giá chứ?" (trong dấu "..." là từ tục tĩu). Bình luận này bị chụp lại, chia sẻ khắp nơi như một bằng chứng rõ ràng nhất cho chính thông tin đó. Nhưng "Koba Yashi" không phải là cá biệt. Có đến hàng triệu "Koba Yashi" trên không gian mạng Việt Nam, sẵn sàng văng tục nhưng lại được coi là thái độ vô tư, hài hước! Bình luận thô tục chỉ là một trong những biểu hiện kém văn minh của người Việt trên Internet. Đây là biểu hiện dễ nhìn thấy nhất, mang tính bề mặt. Các hành vi kém văn minh khác thuộc dạng "kín" như: liên lạc ngoài ý muốn (49%), tin lừa đảo (39%), tin nhắn gợi dục ngoài ý muốn (41%), quấy rối tình dục (30%), gạ gẫm (29%). Các lĩnh vực người Việt hành xử kém văn minh theo nghiên cứu của Microsoft chỉ ra là quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%). Và ngôn từ thô tục, dữ dằn là hình thức thể hiện của những vấn nạn nghiêm trọng hơn: kỳ thị phụ nữ, tấn công cá nhân, phân biệt đối xử, gây tổn hại uy tín... "Giết người bằng lời nói" Đầu tháng 2 năm nay, Huyền Chip (tác giả sách Xách ba lô lên và đi) đăng lại bức ảnh cô làm mẫu body painting lên mạng, cho biết những người căm ghét đã dùng bức ảnh làm vũ khí tấn công cô suốt nhiều năm. "Mỗi khi tôi đăng bài mà ai đó không ưa, họ lôi bức ảnh này ra như để đe dọa hay phủ nhận tôi", Huyền Chip viết. Với cô, hành vi đó truyền đến thông điệp: "Mày từng chụp khỏa thân nên mọi ý kiến của mày đều không có giá trị", hay "Mày càng nói thì tao càng chia sẻ bức ảnh này rộng rãi". Hành vi này có thể liệt vào dạng "xúc phạm nhân phẩm". Nạn "miệt thị cơ thể", được ví như hành vi "giết người bằng lời nói", rất phổ biến trên mạng xã hội Việt Nam. Lê Âu Ngân Anh, Hoa hậu Đại dương 2017, từng bị cư dân mạng so sánh các đặc điểm khuôn mặt với... loài cá. Chuyện xảy ra với Ngân Anh giống như phong trào "miệt thị cơ thể" quy mô quốc gia, xấu xí và hung hãn. Hành vi tấn công cá nhân của người Việt không dừng lại ở trong nước mà gây ấn tượng xấu cả ở nước ngoài. Ahmed Al-Kaf hay Mohanad Qasim Sarray là những cái tên chẳng dễ nhớ, từ khóa "trọng tài bị dân mạng Việt tấn công" hẳn dễ nhớ hơn nhiều. Họ đều có trải nghiệm nhớ đời, phải khóa Facebook hay Instagram vì những cơn bão "thả phẫn nộ", bình luận tiêu cực đến từ người Việt sau các trận đấu bóng đá.
Phong trào "bầu 1 sao" cũng là một biểu hiện nghiêm trọng. Nhà cung cấp AirVisual từng bị bầu 1 sao và đánh giá tiêu cực khi ứng dụng này công bố "Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong vài ngày". Một số người phản biện rằng chỉ số DCI của Microsoft chỉ thực hiện với 500 người mỗi nước nên chưa thuyết phục. Nhưng thực trạng này hiển nhiên trước mắt chúng ta, rất nhiều năm rồi. Chỉ số của Microsoft chỉ là hồi chuông cảnh báo mới nhất mà thôi. 4 thử thách sống văn minh trên mạng Ứng xử trên mạng có xu hướng trở nên tệ hơn trong năm 2019, Microsoft vẫn kiên định với mục tiêu làm sạch không gian mạng. Hãng phát động phong trào Thử thách văn minh trực tuyến với 4 hành động chính. Một là cư xử trên mạng theo quy tắc vàng: đồng cảm, trắc ẩn và tử tế. Hai là tôn trọng sự khác biệt. Ba là nghĩ trước khi bình luận về những thứ mình phản đối. Cuối cùng là đấu tranh cho người khác và bản thân khi thấy bất cứ ai hoặc chính mình trở thành đối tượng của tấn công mạng. Thập niên 2020 đang chờ đợi sự tiến bộ của nhân loại trên Internet. Thế hệ Y và thế hệ Z phải trở thành lực lượng chủ chốt tạo nên thay đổi, thay vì sống thiếu lập trường, dễ dãi a dua theo những trào lưu mạng mà chính họ không lường trước được hậu quả. Tầm nhìn của thập niên 2020, theo những người tham gia khảo sát của Microsoft, được cụ thể hóa bằng những từ ngữ mà họ cho là quan trọng. Đó là "tôn trọng" (66% đồng tình), "an toàn" (57%), "tự do" (33%), "văn minh" (32%) và "tử tế" (26%). Nhưng những biện pháp này đang ở mức hô hào và lý thuyết, thay vì có tác động thực tiễn rõ rệt. Những hành vi kém văn minh trên mạng diễn ra vì mạng xã hội tạo cho người sử dụng một vỏ bọc tạm coi là an toàn, ít nhất là về mặt cảm giác. Họ hầu như không phải trả giá tương xứng vì những hành động tấn công, bắt nạt tập thể do mình gây ra. Sẽ cần những biện pháp mạnh hơn, kết hợp với giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức mới giải quyết được vấn đề. Điểm càng thấp, càng văn minh Chỉ số văn minh trực tuyến (DCI) được Microsoft bắt đầu công bố từ năm 2017. Mục đích là phản ánh bức tranh toàn cảnh của vấn đề và hướng tới một môi trường trực tuyến an toàn, văn minh, nơi mọi người ứng xử bằng sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và tử tế. Năm 2020 ghi nhận chỉ số văn minh trực tuyến toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong 4 năm qua khi khảo sát 25 quốc gia, mỗi nước 500 người. Ngay cả Vương quốc Anh, quốc gia đứng đầu, cũng chứng kiến chỉ số kém văn minh tăng từ 45% (năm 2017) lên 52% (năm 2020). Do DCI đo mức độ "kém văn minh", quốc gia càng có số phần trăm thấp thì càng văn minh. Anh đứng đầu với 52%, Hà Lan về nhì với 56%. Con số của Việt Nam là 78% nên vẫn còn "văn minh hơn một chút" so với Nam Phi (83%), Peru (81%), Columbia (80%) và Nga (79%). Có lẽ, chưa bao giờ người Việt lại mong mình có "điểm thấp" như lúc này. https://tuoitre.vn/nguoi-viet-kem-van-minh-tren-mang-20200223220019317.htm?fbclid=IwAR31JYp_iaszoZEsJhGcPiM3emOMebCTXpf91U0-WtMkGrjv48Vk_rY2Kpk | ||||||||||
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: TQ cấm công dân họ ra đường nhưng lại đề nghị cho họ sang ta! Posted: 24 Feb 2020 01:21 PM PST | ||||||||||
Ý: VIRUS LAN MẠNH. ÂU CHÂU LO NGẠI Posted: 24 Feb 2020 01:21 PM PST Codogno trở thành một Vũ Hán nhỏ. Hai vùng quan trọng của Ý, Venise và Milan, trở thành trung tâm conoravirus của Âu Châu . Những biện pháp khó tưởng tượng cách đây vài ngày đã được thi hành: ngưng khẩn cấp carnaval Venise, những trận đá banh và tất cả những sinh hoạt văn hoá, thể thao tượng trưng cho nước Ý, nguồn ngoại tệ lớn nhờ du lịch. Các check-points đã được thiết lập như một xứ có chiến tranh. KINH TẾ Ý NGUY NGẬP Khi tôi bắt đầu gõ bài này, Ý có 3 người chết. BBC đang loan tin vừa có thêm nạn nhân thứ tư, và khi viết xong bài, thêm người thứ 5 tử nạn. Trong 3 ngày, dịch conora đã bộc phát và lan nhanh ngoài sức tưởng tượng: 160 người bị nhiễm dịch, hàng ngàn người bị tình nghi, trong đó có hàng trăm bác sĩ, y tá đang bị cách ly. Những nơi bị đe doạ nhất là Lombardie (vùng Milan) và Vénétie (vùng Venise). Hai ổ virus chính là Codogno ở Lombardie và Vo'Euganeo ở Vénétie đã trở thành những thành phố chết Ngay từ khi có nạn nhân đầu tiên cách đây 3 ngày, chính phủ Ý đã ban hành những biện pháp khẩn cấp: cô lập 11 thành phố. Tại các thành phố này, trường học, chợ búa, rạp hát, thư viện, bảo tàng viện và các khu thương mại được lệnh đóng cửa. Những sinh hoạt văn hoá, xã hội, chính trị, thể thao đều bị hủy bỏ Tại Venise, carnaval bị ngưng nửa chừng, những cuộc diễn hành thời trang nổi tiếng như Armeni diễn ra không 1 người được phép tham dự, chỉ trực tiếp truyền hình trên TV, YouTube. Nhiều xe lửa đã bị cấm ra vào. Nước Áo hủy bỏ các chuyến xe lửa tới Ý. Chung quanh 11 thành phố bị cô lập, những check-points đã thiết lập để kiểm soát, chỉ để ra vào những người có nhiệm vụ y tế hay tiếp tế lương thực. Trong những giờ tới, có thể quân đội sẽ tiếp tay với cảnh sát Conora sẽ có hậu quả trầm trọng tới kinh tế Ý, đã gặp khó khăn từ những năm gần đây. Venise và Milan là trung tâm du lịch và kỹ nghệ của miền Bắc Ý. Cũng chính vì kinh tế khó khăn, Ý, cùng với Hy lạp là hai nước Tây Âu Châu đã cộng tác với kế hoạch ''Nhất đái, nhất lộ'' của Tàu, với số người Tàu tới định cư, làm việc đáng kể. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích chính phủ vẫn duy trì các chuyến bay trực tiếp với Tàu khi coronavirus bắt đầu bùng nổ Tại Pháp, bộ Y tế cho hay chính phủ đã dự trù các kế hoạch để nước Pháp không rơi vào thảm trạng của Ý, trong khi phe đối lập đòi đóng cửa biên giới với Ý. TÀU: THÊM 150 NGƯỜI CHẾT Tại Tàu, thông cáo chính thức cho hay có thêm 150 người chết, nâng tổ số lên gần 2600 nạn nhân Ngoài nước Tàu, Nam Hàn là nơi dịch hoành hành dữ dội nhất, với 161 trường hợp nhiễm dịch mới trong 24 giờ, nâng tổng số lên gần 800 với 7 người chết. Conora không yếu đi như người ta mong đợi, trái lại đang lan tràn mạnh. Ngoài Iran, với 4 người chết, virus đã lan sang Do thái, Ai Cập, Koweit, Barheim, Afghanistan vv Tại Phi Châu, tới nay con số người bị nhiễm conora không được công bố, vì y tế quá yếu, Phi Châu không có phương tiện chẩn bệnh, nhưng WHO cho hay nhiều nước đang trang bị phương tiện chẩn bệnh, nhất là những nước có đông người Tàu tới lập nghiệp, khai thác hầm mỏ, dầu lửa, nông nghiệp. VN: LẠC QUAN HAY VÔ TRÁCH NHIỆM ? Khi người ta thấy cả thế giới báo động, lo ngại, thi hành những biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn virus, người ta kinh ngạc thấy VN, nơi người Tàu ra vào như đi chợ, vẫn tiếp tục giấu giếm, đóng vai lạc quan. Chính phủ Nam Hàn, một quốc gia tiến bộ gấp trăm VN, kiểm soát di dân, du khách chặt chẽ, đã công khai nhìn nhận thất bại trước virus. Các nước Âu Châu, với phương tiện và hệ thống y tế hoàn hảo nhất thế giới, vẫn có người chết và số người nhiễm độc càng ngày càng cao. Một thí dụ về cách phòng ngừa của thiên hạ: Hong Kong báo cho London biết một người Anh bị nhiễm dịch đã về nước. London điều tra, báo cho Paris biết người đó đã sang Pháp. Cảnh sát Pháp kiếm được đương sự, và hai nước Anh, Pháp đã tìm ra tất cả những người ông ta đã tiếp xúc để chẩn bệnh, quan sát, theo dõi Mặc dầu vậy, con số nhiễm dịch ở Âu châu vẫn cao hơn ở VN, và ở VN chỉ có một người chết vì bệnh…não, khiến người ta không thể không đặt câu hỏi về sự chính xác của thống kê, và mức độ lương thiện, tinh thần trách nhiệm của tập đoàn cầm quyền đối với đại hoạ trước mắt Paris 24/2 ( tuthuc-paris-blog.com ) | ||||||||||
Mỹ đưa Việt Nam vào mục 'có biểu hiện virus lây lan trong cộng đồng' nghĩa là gì? Posted: 24 Feb 2020 01:20 PM PST 23/02/2020 19:20 GMT+7 TTO - Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) không đưa ra khuyến nghị cho du khách Mỹ du lịch tới Việt Nam do virus corona. Hiểu thế nào về danh sách "có biểu hiện virus lây lan trong cộng đồng"?
Một số thông tin trên mạng xã hội tại Việt Nam cho rằng Mỹ đang đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia "có dịch đang lây lan trong cộng đồng". Những luồng quan điểm này dựa trên một danh sách cảnh báo CDC đưa ra cách đây vài ngày. Vậy, nên hiểu đúng về danh sách này như thế nào? Các mức cảnh báo của CDC Trước tình hình lây lan của dịch COVID-19, các cơ quan y tế và Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây đã có nhiều động thái khuyến cáo công dân khi ra nước ngoài. Những khuyến nghị này được đưa ra với sự liên kết giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và đánh giá tình hình từ CDC. Nội dung khuyến nghị và phân tích tình hình được trình bày trong phần đánh giá trên website của CDC, trong đó CDC đưa ra thang xếp loại mức độ cảnh báo gồm 3 bậc khi di chuyển tới các địa điểm bị đưa vào danh sách tương ứng: cao nhất là Warning level 3; tiếp đến là Alert level 2; và sau cùng là Watch level 1. Cụ thể: Warning level 3 (màu đỏ): Tránh tất cả những cuộc di chuyển không cần thiết tới địa điểm này. Sự bùng phát dịch đang có nguy cơ cao đối với du khách và không biện pháp phòng ngừa nào hiện nay đang sẵn sàng bảo vệ chống lại rủi ro gia tăng đã được xác định. Alert level 2 (màu vàng): Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nâng cao đối với địa điểm này. Cảnh báo y tế du lịch mô tả các biện pháp phòng ngừa bổ sung, hoặc xác định một số lượng người cụ thể đang gặp nguy cơ. Watch level 1 (màu xanh lá): Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường đối với địa điểm này, như mô tả trên cảnh báo y tế du lịch và/hoặc trên website về điểm đến. Điều này bao gồm việc cập nhật tất cả các văcxin được khuyến cáo cũng như thực hành biện pháp tránh muỗi thích hợp. Việt Nam không nằm trong danh sách cảnh báo Đài NHK của Nhật ngày 23-2 cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã nâng mức cảnh báo lên mức "màu vàng" cho công dân đi tới Nhật Bản và Hàn Quốc, liên quan tới tình hình bùng phát dịch COVID-19 ở hai nước Đông Á này. Theo đó, Mỹ kêu gọi những người già và người có vấn đề về sức khỏe cân nhắc về việc hoãn những chuyến đi không cần thiết tới hai quốc gia nêu trên. Trên website, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra thông báo về tình hình dịch, cung cấp thông tin về các địa điểm ở Nhật và Hàn xuất hiện trường hợp nhiễm virus chủng corona mới, lưu ý rằng việc lây lan dịch "đang diễn ra". Thang cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với công dân ở nước ngoài có 4 bậc. Bậc 2 như hiện nay nghĩa là chưa tới mức kêu gọi công dân hủy chuyến đi nước ngoài, chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo và cân nhắc. Đối với danh sách 3 bậc của CDC, hiện nay Trung Quốc đang ở bậc cảnh báo màu đỏ (số một), đồng nghĩa CDC khuyến cáo công dân Mỹ nên tránh mọi chuyến đi không cần thiết tới Trung Quốc. Đáng chú ý, do dịch COVID-19 đang lây lan và thu hút dư luận, CDC có xếp thêm một bậc thấp hơn nữa với tên gọi "Other destinations with apparent community spread" (tạm dịch "Những điểm đến khác có biểu hiện lây lan trong cộng đồng"). Danh sách này bao gồm 5 quốc gia/vùng lãnh thổ là Việt Nam, Iran, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Nhiều người lập tức cho rằng CDC đã đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia "có dịch lây lan trong cộng đồng". Tuy nhiên theo mô tả trên website CDC, đây thực tế là các địa điểm có biểu hiện lây nhiễm nhưng không nằm trong thang cảnh báo và do đó không có khuyến cáo, cảnh báo công dân du lịch đến các địa điểm này như trong 3 mức cảnh báo nêu trên. CDC có giải thích thêm như sau: "Lây truyền trong cộng đồng có nghĩa có người dân đã bị nhiễm virus, bao gồm một người không chắc họ bị nhiễm từ đâu và nhiễm như thế nào. Ở thời điểm này, mức độ lây lan của virus không kéo dài hay lan rộng đủ để ra tiêu chí cảnh báo du lịch. Nếu điều này thay đổi, CDC sẽ cập nhật trong trang này". Như vậy có thể nói, nhóm 5 quốc gia/vùng lãnh thổ được nêu tên hiện chưa phải những địa điểm mà công dân Mỹ cần nhận cảnh báo du lịch, thậm chí còn dưới mức nhẹ nhất (Watch level 1). Hãng thông tấn Kyodo của Nhật khi đưa tin về việc Mỹ nâng mức báo động cho công dân tới Nhật Bản cũng lưu ý cụm từ "sustained community spread" (lây lan kéo dài trong cộng đồng). Để so sánh, CDC đã dùng cụm từ "apparent community spread" (có biểu hiện lây lan trong cộng đồng) khi đề cập tới Việt Nam, Iran, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Báo Taiwan News ngày 20-2 khi đưa tin về việc Đài Loan xuất hiện trong danh sách "apparent community spread" cũng khẳng định CDC không đưa ra cảnh báo du lịch cho công dân khi tới hòn đảo này. NHẬT ĐĂNG https://tuoitre.vn/my-dua-viet-nam-vao-muc-co-bieu-hien-virus-lay-lan-trong-cong-dong-nghia-la-gi-20200223184526184.htm | ||||||||||
Mạnh Kim: THÍCH QUẢNG ĐỘ - NHỮNG NGÀY THÁNG BIẾN ĐỘNG Posted: 24 Feb 2020 01:19 PM PST Mạnh Kim Thiện Tùng: Khủng bố " Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt" không trôi, Đảng CS VN lôi kéo những những gã "Thích ăn mặn" ra chùa Quán Sứ (Hà nội) thành lập cái gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (không có 2 chữ Thống nhứt ). "Giáo hội Phất giáo VN" trở thành giáo hội "Quốc Doanh" gồm những đảng viên CS đội lốt thầy tu cầm đầu. Họ dựa vào chính quyền Trung ương và địa phương dựng lên những ngôi chùa đồ sộ, chuyên"buôn thấn bán thánh" để cùng trục lợi. Qua theo dõi, tôi thấy còn nhiều Phật tử chưa nhận ra trò ma giáo nầy. Trước đây, khi vụ chùa Ba Vàng đổ bể, tôi có viết bài "Phật giáo thịnh hay suy?" vạch mặt những kẻ đội lốt thầy tu được nhiều trang mạng, trong đó có Dân Quyền VN đăng tải. Giờ đây, nhân Thích Quảng Độ, thầy tu chân chính, qua đời, Mạnh Kim viết bài dưới đây góp phần vừa vạch mặt Đảng CSVN vừa thức tĩnh Phật tử.
Tại sao Hòa thượng Thích Quảng Độ bị ngược đãi và nằm trong tầm ngắm chính quyền suốt từ 1975 cho đến ngày ông mất? Đó là vì ông bất tuân hợp tác và kiên định không cúi đầu. Thái độ cứng rắn dứt khoát không khoan nhượng của ông là sự phản hồi trước sự đàn áp dữ dội của chính quyền đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN) sau 1975… Ngay sau 30-4-1975, GHPGVNTN lập tức trở thành một trong những mục tiêu số một được nhắm đến. Chùa chiền bị chiếm. Sư sãi bị "đi cải tạo". Các cơ sở tôn giáo bị tịch thu. Một trong những sự kiện chấn động đầu tiên như một phản ứng trước các chiến dịch đàn áp Phật giáo là vụ tự thiêu của 12 tu sĩ chùa Dược Sư ở Cần Thơ ngày 22-11-1975. Trong bản tuyên bố để lại, Đại đức Thích Tuệ Hiền viết: "Chúng tôi sắp sửa thể hiện sự thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới tu sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc… Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức, những người với lòng lang dạ thú… Chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo…". Đã chẳng có sự "tự do tín ngưỡng" nào được tôn trọng. Thậm chí, tình hình sinh hoạt Phật giáo tại miền Nam ngày càng tệ hơn. Chưa đầy một năm sau sự kiện tự thiêu nói trên, ngày 22-7-1976, bằng Quyết định số 310/TTG với chữ ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chính quyền bắt đầu bắt buộc tu sĩ từ 18-25 tuổi phải "thực hiện nghĩa vụ quân sự". Ngày 9-2-1977, Viện trưởng Viện Hóa đạo Thích Trí Thủ gửi Văn thư 0031/VHĐ/VP đến Phạm Văn Đồng. Hai tháng sau, chính quyền "trả lời" bằng việc mở một chiến dịch quy mô vây bắt hàng loạt chức sắc Phật giáo trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang (Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo), Thượng tọa Thích Thông Bửu (quyền Tổng vụ trưởng Tổng vụ cư sĩ), Hòa thượng Thích Quảng Độ (Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo)… Sự đàn áp Phật giáo được thực hiện dữ dội và khốc liệt, như thể GHPGVNTN nói riêng và Phật giáo nói chung là lực lượng đối lập "nguy hiểm" cần phải bị tiêu diệt. Không chỉ tống Hòa thượng Thích Thiện Minh ra khỏi chùa, chính quyền còn ra lệnh tất cả chùa chiền không được "chứa chấp" hòa thượng này. Cuối cùng, tháng 4-1978, thầy Thích Thiện Minh bị bắt và giam ở số 4 Phan Đăng Lưu. Sau đó, ông được đưa qua Chí Hòa và bị tra tấn đến chết. Như một cách phi tang chứng cứ, công an đưa xác thầy Thích Thiện Minh ra trại cải tạo Hàm Tân (Phan Thiết). Ba hôm sau, thầy Thích Trí Thủ được thông báo đi nhận xác. Thi thể thầy Thiện Minh vẫn còn đầy vết bầm sưng tím và có dấu hiệu của xiết cổ… Ngày 9-12-1978, chính quyền tổ chức phiên tòa xét xử tội "chống đối nhà nước và âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng" đối với các tăng sĩ bị bắt một năm rưỡi trước đó. Thầy Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bị kết án bốn năm (hai năm tù giam, hai năm tù treo). Tuy nhiên, trước áp lực quốc tế, hai vị được thả ngay sau phiên tòa. Ngày 11-10-1981, Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ lại bị bắt. Việc tạm giam hai nhân vật có ảnh hưởng này là nhằm chuẩn bị cho cái gọi là Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) ngày 4-11-1981. Gần một năm sau, cả hai vị được lệnh phải trở về nơi sinh quán. Thầy Huyền Quang bị áp giải ra Bình Định rồi đến Quảng Ngãi để "ổn định cư trú theo quy định". Trong khi đó, thầy Thích Quảng Độ bị bắt đi cùng với mẹ già ra Thái Bình. Sự đàn áp Phật giáo vẫn không dừng lại. Tháng 3-1984, hàng loạt học giả Phật giáo bị bắt: Thích Tuệ Sĩ, Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), Thích Nguyên Giác, Thích Như Minh, Thích Nữ Huệ Khương, Thích Nữ Trí Hải. Với loạt biến cố kinh khủng đối với Phật giáo, cùng với sự truy bức tinh thần dữ dội, thầy Trí Thủ đổ bệnh. Thay vì để ông ở chùa Già Lam trước thỉnh nguyện của nhiều Phật tử, ông được "nhà nước chăm sóc" bằng cách đưa vào Bệnh viện Thống Nhất (Bệnh viện Vì Dân trước 1975). Tại đây, ông đã chết một cách bất thường. Chưa đầy một tháng sau, Hòa thượng Thích Thanh Trí, cánh tay mặt của thầy Trí Thủ, cũng chết một cách không bình thường tại một bệnh viện ở Huế… Ngày 27-3-1992, sau hơn 10 năm bị trục xuất khỏi Thanh Minh Thiền Viện (Phú Nhuận, Sài Gòn) và sống như lưu đày ở Thái Bình, thầy Thích Quảng Độ tự ý bỏ vào Nam sau khi nhiều lần bị công an Thái Bình bác bỏ "đơn xin đi đường" của ông. Tháng 4-1992, công an TP.HCM ra công văn số 47/TL/PC13 yêu cầu thầy Quảng Độ rời Thanh Minh Thiền Viện và phải trở ra Thái Bình trước ngày 19-4-1992. Bất chấp, thầy Quảng Độ vẫn ở lại Sài Gòn. Tháng 10-1994, ông thậm chí công khai dựng bảng "Văn phòng Tổng thư ký Viện Hóa đạo Lưu vong" tại Thanh Minh Thiền Viện. Tiếp đó, ông ra Thông cáo số 85/VPLU/VHĐ đề ngày 14-10-1994, tuyên bố chính thức tái hoạt động với cương vị Tổng thư ký Viện Hóa đạo GHPGVNTN, đồng thời kêu gọi Phật giáo toàn quốc "dựng lại bảng tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tại các cơ sở, chùa chiền thuộc Giáo hội". Kết quả, ngày 31-12-1994, công an tràn vào chùa Thanh Minh, lục soát, tịch thu tài liệu và dọa bắt thầy Quảng Độ nếu ông "tiếp tục ngoan cố". Ngày 4-1-1995, lúc 3g15 chiều, công an vây kín chùa Thanh Minh, bắn bể ổ khóa cửa phòng riêng của thầy Quảng Độ và bắt ông đi. Lần này thì không ai có thể biết ông bị giam ở đâu… Bất bình trước vô số hành động trấn áp Phật giáo nói chung và trước sự kiện thầy Quảng Độ bị bắt, một nữ Phật tử người Đức tên Sabine Kratze, 25 tuổi, đang du học tại Việt Nam, từng quy y tại chùa Linh Mụ, đã tự thiêu. Sự kiện xảy ra lúc 7g15 tối ngày 3-9-1995, trong căn phòng F 2/2 ở lầu bốn, khách sạn Mini, số 179 Lý Tự Trọng, quận 1, Sài Gòn. Trong bài Nhận định về những sai lầm tai hại của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam, được "viết tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tháng 1 năm 1992 (ngày 14 tháng 12 năm Tân Mùi). Kỷ niệm năm thứ 10 bị quản thúc lưu đày" – như được ghi ở cuối bài, thầy Thích Quảng Độ nói rằng ông "chẳng ân hận gì khi phải chết cho sự thật". Ông viết: "Nay đến lượt tôi cũng đã bị cộng sản Việt Nam giam cầm đày đọa suốt mười mấy năm rồi, chỉ vì cái 'tội' trung thành với lý tưởng đạo Phật, muốn bảo vệ nền văn hóa truyền thống của dân tộc, di sản tinh thần và kiến trúc vật chất của tổ tiên, thế thôi, chứ có tranh giành quyền lợi gì với ai đâu. Vì, theo tôi, văn hóa truyền thống và di sản tinh thần của tổ tiên rất là quan trọng, nhờ đó mà dân tộc Việt Nam đã không bị đồng hóa bởi các thế lực phong kiến, đế quốc và thực dân xưa cũng như nay, khi thống trị Việt Nam trước sau có tới hơn nghìn năm. Dĩ nhiên, vì đã lâu đời nên nền văn hóa cổ truyền của chúng ta cũng đã có những cái lỗi thời, ta nên bỏ đi, rồi học hỏi những cái hay cái đẹp của thế giới mà bồi bổ thêm cho mạnh thì được, chứ nếu chúng ta bảo nó đã lâu đời quá rồi, không còn thích hợp với đời mới nữa, thôi bỏ hết nó đi để thay vào đó một thứ văn hóa hoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ, thì chúng ta sẽ bị rơi vào tình huống: Tây chẳng phải Tây, Đông chẳng Đông Quỷ quái sinh ra lũ cuồng ngông Mồ mả tổ tiên cày xới hết Đình chùa miếu mạo phá bằng không Ông bà xem nhẹ hơn con lợn Bố mẹ coi như khúc gỗ thông Phảng phất non sông hồn Lạc Việt Bốn nghìn tuổi sử tủi hay không?!" "Tủi hay không?". Điều gì khiến không chỉ ông tủi mà dường như dân tộc này cũng đau lòng khôn dứt? Có phải đó là hiện trạng Phật giáo không chỉ biến tướng mà còn được thay bằng một thứ tôn giáo trá hình? Hay là cái thực tế "Ông bà xem nhẹ hơn con lợn/ Bố mẹ coi như khúc gỗ thông"? Hoặc phải chăng là một tình trạng đầy ngao ngán "Tây chẳng phải Tây, Đông chẳng Đông/Quỷ quái sinh ra lũ cuồng ngông"?.. Tủi hay không? Có ai còn biết tủi hổ nữa hay không? (Nguồn tham khảo chính: Phật Giáo Việt Nam - Biến cố và Tư liệu, Văn phòng Thường trực Điều hành, Phật Lịch 2540/1996) -/- Nguồn: Nguyễn Xuân Diện (TEU Blog) | ||||||||||
Posted: 24 Feb 2020 09:29 AM PST Trần Ngọc Sơn
Theo WIKIPEDIA,Thuyết âm mưu được dựng lên từ nhiều nguyên nhân trong đó có sự nghi ngờ của quần chúng về vụ việc không được giải thích minh bạch bởi các cơ quan có trách nhiệm. Một số thuyết âm mưu ra đời từ các vụ "ám sát TT Kennedy năm 1963", "Cái chết bi thảm của Lady Diana", "Khủng bố 11/9/2001" ... Tại sao thuyết âm mưu đến thế kỷ 21 vẫn còn sống khỏe? Thưa, ở Việt Nam, nó sống khỏe chỉ vì quần chúng vẫn nghi ngờ mọi giải thích của chính quyền lấp liếm kiểu "cả vú lấp miệng em" qua sự cố Đồng Tâm. Việc Cụ Kình bị sát hại là một. Sự lúng túng trước sau bất nhất của Đảng và chính quyền chứng tỏ họ đang tìm cách che giấu sự thật trong việc giết một đảng viên "Trung" với đảng, "Hiếu" với Dân, nhưng không "Hiếu" với nhóm lợi ích tham nhũng của Bộ Quốc phòng. Bài viết này có tham khảo những hình ảnh hiện trường trong bài viết Tội ác Đồng Tâm của GS Hoàng Xuân Phú về vụ việc. Từ hiện trường, bài viết sẽ khúc chiết lại sự vô căn cứ những cáo buộc của Bộ công an trong việc hạ sát cụ Kình và cái chết của ba chiến sỹ công an. Một số nhận định đưa ra dưới dạng thuyết âm mưu để chúng ta cùng suy luận. 1 – Ai ra lịnh giết? Bộ công an lính quýnh tuyên bố trước sau bất nhất vì họ bị đặt trước sự đã rồi. Giết rồi. Nhìn xác cụ Kình thấy rõ cụ bị tra tấn ở vùng cổ sau lưng còn in rõ vết bầm, có cả vết roi. Bắn bể đầu gối. Tài liệu Đồng Sênh cất đâu? Tôi có người bạn làm trong ngành cảnh sát hình sự ở Paris, tôi đưa ảnh cụ Kình nhờ anh ấy bình luận: Một lỗ đỏ máu, từ tim xuyên sau thắt lưng hông, trái, rất tròn trịa cho thấy viên đạn từ một khẩu súng nòng cỡ (calibre) nhỏ, kiểu súng lục, loại súng của người chỉ huy. Nếu nhìn đường vào đường ra của viên đạn thì người bắn đứng trên đầu cụ phía vai mặt. Bắn rất gần. Khác với sự tàn phá của viên đạn nơi đầu gối bắn với một loại súng mạnh hơn, bay cả xương đầu gối, vết đạn cũng bay theo. Tại sao một Phó Trung đoàn trưởng thay vì chỉ huy trung đoàn bày binh bố trận lại đích thân dính vào cái việc bắn giết trực tiếp để phải bỏ mạng. Vị chỉ huy này được lịnh miệng "ghê gớm" của ai mà phải đích thân thi hành? Chắc chắn đó phải là cái lịnh miệng lại được đóng dấu miệng "Tuyệt Mật"? Từ đó có nghi ngờ rằng Phó Trung đoàn trưởng đã chính tay kết liễu cụ Kình? Chỉ có Bộ công an là biết chính xác nếu họ muốn điều tra. 2- Ai giết vị chỉ huy cùng hai cấp dưới, trong đó có chuyên viên cứu hỏa? Tại sao lại có lính cứu hỏa trong tổ ba người này? Sẵn sàng đốt nhà hủy tang chứng ư? Bộ công an đã thay tòa án, không điều tra, không cần dùng danh từ "nghi phạm" khẳng định ngay cụ Kình là thủ phạm sai con đổ xăng thiêu ba chiến sĩ công an nhân dân. Nói thêm về việc cháy xăng: Xăng cháy do bốc hơi, và xăng bốc hơi rất nhanh, cháy như lửa rơm. Nhớ lại Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, được một người đổ một bình xăng 25 lít từ vai trở xuống. Xăng cháy bùng lên dữ dội, cộng thêm nhựa đường, nhưng Hòa thượng không thành than, vẫn còn hình hài, trái tim còn đó. (Tôi đã từng đốt củi tươi trong vườn bằng xăng vì lười biếng, xăng cháy phừng phừng, hùng hổ, nhưng khi cháy hết, củi tươi cũng chỉ bị xem xém! ). Một thí dụ khác: Hỏa táng. Lò hỏa táng có thể tích 2,73m3, để thiêu 1 xác, không thể thiêu hai xác cùng lúc, cần 1800 độ và 1 giờ 30 trong điều kiện đóng kín. Ba sỹ quan bị thiêu trong 1 hố với thể tích 2,88m3 ( 1.2x0.6x4m ) trong điều kiện mở thì 1 giờ 30 không đủ thành tro. Xăng do bốc hơi nhanh không thể kéo dài đến thời gian đó. Do đó không thể tin được ba chiến sỹ bị xăng thiêu thành tro như Bộ công an khẳng định. Thì cứ cho là họ bị xăng thiêu trong vòng 1 giờ 30. Theo hình ảnh trong bài viết của GS Hoàng Xuân Phú cho thấy, những vết đạn bắn vào tường nhà ông Hợi, nơi có cái hố, là từ dưới đường bắn lên, chứng tỏ dưới đường có cảnh sát cơ động, họ không thể không biết khi ba người rơi xuống hố bị đốt cháy để cấp cứu ngay. Lò thiêu chỉ cách mặt đường độ 20m ở chiều cao một tầng nhà khoảng 3 thước. Ba ngàn CSCĐ + xe cứu hỏa đứng trơ mắt mà nhìn hay sao mà không cứu? Phải chăng khi bị thiêu ba nạn nhân không la toáng lên theo bản năng tự nhiên? Khả năng họ đã chết trước khi bị thiêu như GS Hoàng Xuân Phú nghi ngờ là có thể. Thế tại sao lại có chuyện ba chiến sĩ, hai bị thiêu thành tro và một chỉ còn hình hài bằng than? Trong bối cảnh một trung đoàn đang bao vây tấn công một làng phố không lớn lắm. Phải chăng vì lý do nào đó 3 chiến sĩ này bị bịt miệng phi tang để không còn nhân chứng cho một cái gì rất mờ ám trong vụ việc? Chính sự giải thích không thuyết phục sau cái chết của của cụ Kình, của ba sỹ quan, không được cơ quan chức năng điều tra, không được xác định giờ giấc chết cùng những gì hấp tấp xảy ra sau đó từ Bộ công an, Thủ tướng, Chủ tịch nước, thậm chí ra lịnh học tập làm theo gương ba "Bác", đang là đất sống cho thuyết âm mưu sau đây. Thuyết âm mưu Ai được lợi/hại trong sự kiện này? Có 3 khả năng: Phe Tàu ; Phe Đảng ông Trọng; phe Chính phủ Phúc và thấp hơn, là những người muốn cưa chân cái ghế Chủ tịch nước tương lai nhằm vào Bộ trưởng công an Tô Lâm. Để làm được việc khốn nạn tày trời hy sinh 4 công dân, người ra lịnh phải là tay chân của một trong ba tứ trụ: Trọng, Phúc, Ngân trong đó Trọng nổi bật với Tổng cục 2. 1 - Tàu Trước đó vài tuần, Hoàng Trung Hải, nhân vật có đủ tiêu chuẩn theo văn kiện trở thành Tổng bí thư tương lai, đồng thời là nhân vật theo Tàu cỡ bự, bị cách chức Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ai đó đã muốn rửa sạch mặt cho nhà nước ta rằng nhà nước ta không theo Tàu trong thời điểm chờ đợi ký hiệp ước với Cộng đồng Âu Châu. Quốc hội Âu Châu sắp thông qua hai hiệp ước với Việt Nam là EVFTA và EVIPA giúp cho ai đó phương tiện, nếu muốn thoát Trung hay ít nhất sẽ giúp kinh tế/thương mại Việt Nam đi lên, bớt lệ thuộc vào thị trường Tàu. Đó là điều phạm thượng, phải vứt vào mặt Việt Nam một bãi mắm tôm, một bài học mềm, dù gì cũng làm Việt Nam phải xấu hổ trước thế giới (tin rằng lãnh đạo Việt Nam còn biết xấu hổ). Mà theo tiết lộ của Thiếu tướng công an Trương Giang Long, đã bị ngồi chơi xơi nước sau khi tiết lộ, gián điệp Trung Quốc đã chui rất sâu, leo rất cao trong đảng Việt Nam. Tàu ra lịnh chơi không khó, phe theo Tàu sẵn sàng ra tay. Mà ai là người theo Tàu nhất trong Đảng hiện nay? Câu trả lời không khó: Biển Đông vẫn yên lặng. 2 - Phe Đảng Trọng Cụ Kình là một đảng viên già lúc nào cũng tin vào Đảng và chính phủ, chưa từng bị kỷ luật đảng, chưa từng bị ra tòa, nhưng chống lại băng nhóm tham nhũng. Tưởng như cụ đang đồng hành với Lò đang "rực cháy" của Nguyễn Phú Trọng. Trong bối cảnh lúc nào ông Thủ tướng Phúc cũng loa lên rằng chính phủ mình là chính phủ kiến tạo, nói và làm theo pháp luật, kêu gọi người dân hãy theo gương mà sống theo pháp luật... Cụ Kình rất tôn trọng Pháp luật, công dân mẫu mực của chính phủ, nếu có muốn loại cụ cũng không thể vin vào đâu được, đừng nói việc bắt ra tòa. Ra lịnh cho cảnh sát cơ động dưới trướng Chính phủ Phúc đạp lên Luật Pháp, giết sống cụ Kình cũng như là vất một bãi mắm tôm vào mặt Thủ tướng lắm loa này Vừa bỉ được Phúc ,lại vừa được lòng Tàu : đi một nước cờ giết cả Lưu Bị lẫn Tào Tháo ! Năm 1963 khi ông Ngô Đình Nhu ra lịnh vét chùa, ông ra lịnh cho Quân đội thiết quân luật, nhưng vét chùa là do Lực lượng đặc biệt trực thuộc ông cố vấn Nhu. Đánh tiếng trước dư luận là quân đội vét chùa. Ngày nay, trong lực lượng cảnh sát cơ động của Bộ Công an hạ sát cụ Kình, làm gì không có người của Tổng cục 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng nằm dưới sự điều động của Quân Ủy Trung ương do ông Trọng làm chủ tịch. Lịch sử dường như lập lại. Đại hội Đảng nào cũng có tranh nhau chức quyền, chì cần nhìn vào các đại hội Đảng từ II đến XII sẽ thấy. Đại hội 13 sắp tới cũng không ngoại lệ. Sự tranh nhau căng đến độ Nguyễn Phú Trọng phải đề ra khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí thế nào là cán bộ trung ương, ban bí thư, bộ chính trị. Định nghĩa rõ ràng, minh bạch là thế, nhưng bao giờ cũng thòng một câu: "Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định", đã đề rõ tiêu chuẩn thì tại sao lại phải có "trường hợp đặc biệt"?. Hóa ra các ông đầu đảng vác đá chèn chân nhau lia lịa. Có thắng phải có bại, có sống phải có chết, hoặc phải tìm "hình nhân thế mạng". 3 – Phe Thủ tướng Phúc và những người cưa chân ghế. Bộ trưởng Công an Tô Lâm là người có đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành một trong tứ trụ tương lai qua Đại hội 13, hơn nữa, nếu không TBT thì cũng Chủ tịch nước, mà không cần "Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định", trong khi Ông Nguyễn Xuân Phúc vì lý do tuổi tác phải dùng đến "Trường hợp đặc biệt..." này. Ông Tô Lâm bị chìm thì chắc chắn ông Phúc sẽ có chỗ rộng hơn trong "Trường hợp đặc biệt...". Vụ hạ sát cụ Kình, kèm theo 3 sĩ quan Công an hy sinh là một bê bối khủng khiếp về trình độ nghiệp vụ của Bộ công an, cũng như sơ hở trong việc gián điệp bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức mà Tô Lâm không thể tránh tiếng được. Phải chăng vì thế mà Tô Lâm chống đỡ bằng cách đề nghị tăng thưởng huy chương, biến nạn nhân thành anh hùng, đồng thời ra lịnh "học tập làm theo gương" ba "Bác" công an này để đánh phèng la hướng dư luận theo hướng khác nhằm quên đi sự bê bối nghiệp vụ? Nguyễn Xuân Phúc đồng ý ngay, vì kẻ nào chơi cú hiểm với Tô Lâm cũng đồng thời là cú hiểm với Nguyễn Xuân Phúc, vì xấu mặt Bộ trưởng thì Thủ tướng cũng xấu theo. Ai đã bắn một phát trúng hai con chim như thế thì thật là quá hiểm. Dĩ nhiên Nguyễn Phú Trọng cũng phủi tay ký liền quyết định vì chẳng mất đồng xu nào trong túi của Trọng Lú đâu. "Nó Lú nhưng Chủ nó khôn". Thế là người ta rửa tay rửa mặt bằng cách chỉ trong một ngày cho ba mề đay, phong mỗi người một cấp quân hàm, "học tập làm theo ba Bác". Lấy từ tiền thuế của dân. Cụ Kình ra đi nhưng lại trở thành biểu tượng được nhớ đời không cần qua "học tập làm theo..." ai hết. Chỉ tội cho ba sĩ quan "còn Đảng mất mình" (lời GS Hoàng Xuân Phú), lìa cả gia đình anh em, vợ con bị khổ oan, thế mới kinh chứ!. Có phải là gương tày liếp hay không là điều không quan trọng. Quan trọng là dù không biết ai chủ mưu vụ giết cụ Kình và ba sĩ quan, nhưng chắc chắn ba lãnh đạo nói trên ông nào cũng đã rửa được tay, lau được mặt chờ Đại hội Đảng 13. Kết Có nhiều loại thuyết âm mưu được truyền tụng trên thế giới. Nhưng Thuyết âm mưu trình bày trong bài này lại xảy ra trên đất nước chúng ta, tại Đồng Tâm, Thôn Hoành, nhà cụ Kình, cái hố nhà ông Hợi, trước hàng ngàn cảnh sát lưu động, lính cứu hỏa đang bao vây thôn Hoành. Có người biết mà chưa dám tố giác. Khi chế độ CS sụp đổ thì thế nào sự thật cũng được sáng tỏ, khi đó thuyết âm mưu của chúng tôi chắc chắn sẽ không còn là thuyết âm mưu vì sẽ có lời giải. Trần Ngọc Sơn Paris, tháng Hai - 2020 | ||||||||||
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Giáo Chủ GHPGVNTN Posted: 22 Feb 2020 01:59 PM PST | ||||||||||
Đồng bằng song Cửu Long: Thảm hoạ được báo trước! Posted: 22 Feb 2020 01:58 PM PST
Ngửa cổ kêu giời, giời có thấu? Thế lực thù địch là đây, thưa ngài chủ tịch Trọng! Chỉ còn hai tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước (10.2019 – 4.2020) cho dự án thuỷ điện Luang Prabang. Nếu chính phủ và người Dân VN không có phản ứng quyết liệt nào trong hai tháng tới để ngăn chặn dự án ngăn dòng Mekong này thì lễ động thổ khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4.2020. Theo các chuyên gia về sông Mekong thì cùng 11 con đập ở Trung Quốc ngăn nước Mekong với đập tại cố đô Lào này sẽ càng tạo nên thảm hoạ cho đồng bằng Cửu Long của VN. Hàng triệu ha lúa, cây trái cùng kế sinh nhai của 20 triệu đồng bào chúng ta sẽ bị huỷ diệt vì cạn nguồn nước ngọt và nguồn phù sa. Thảm hoạ được báo trước! Tội ác đối với Dân tộc, Lịch sử không tha thứ cho bất cứ ai không hành động để ngăn chặn cuộc huỷ diệt môi sinh khủng khiếp này. Tại Lào vừa diễn ra hội nghị sông Mekong, cái tay bắt hữu nghị của Phạm Bình Minh với Vương Nghị tên trùm đồ tể cùng Tập Cận Bình chủ mưu huỷ diệt Mekong và biến Mekong thành vũ khí huỷ diệt để chi phối các nước hạ nguồn trong đó có VN. Ông Minh đã nói gì trong hội nghị này, không thấy báo chí đưa tin. Ông có phản ứng gì về quả bom hạt nhân treo trên đầu VN? Không thấy báo chí đưa tin. Mà chỉ thấy ông mỉm cười bắt tay kẻ khốn nạn - tác giả của âm mưu, thủ đoạn bá quyền Đại Hán. Mới đây, Vương Nghi nói: sẽ mở nước các con đập để giúp đỡ các nước hạ nguồn bị cạn nước. Tiên sư nó, khốn nạn, nó cướp nguồn nước chung của người ta rồi còn bảo sẽ giúp đỡ xả đập. Và chính phủ VN không thể vô can vào hùa với bọn ngăn sông Mekong. Thủ tướng Phúc công bố kế hoạch mua điện của Lào - tiếp tay cho bọn làm thuỷ điện trên chính dòng Mekong ấy. Và, theo báo Tài Nguyên Môi Trường ngày 4.11.2019, chủ đầu tư dự án Luang Prabang là công ty TNHH Năng lượng Luang Prabang của Lào, với hai cổ đông: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam góp 38% vốn chủ sở hữu; Công ty TNHH PT của Lào giữ 37%; và Chính phủ Lào sở hữu 25% vốn. Lộ rõ bọn phá hoại sông Mekong ở VN. Lộ rõ bọn rước rắn cắn gà nhà tiếp tay và cả tham gia cùng bọn phá sông Mekong ở Trung Quốc và Lào. Chủ tịch Trọng hay ra rả thế lực thù địch, vậy thế lực thù địch là đây chứ đâu. Ai là kẻ chủ mưu cho PetroVietnam đầu tư vào dự án đập thuỷ điện ngăn Mekong này? Bây giờ bà con đồng bằng Cửu Long vựa lúa Quốc gia sẽ hiểu vì sao nhà cầm quyền VN đã lên tiếng rất yếu ớt trước thảm cảnh do các đập thuỷ điện trên Mekong gây ra. Bà con giữa cánh đồng toang toác nứt nẻ hãy hỏi: Tham gia dự án Luang Prabang, PetroVietnam thu được bao nhiêu, so với bức tranh bi thảm khốc liệt mà hàng triệu người ĐBSCL có thể gánh chịu? Giời ơi! Ngửa cổ kêu giời, giời có thấu? | ||||||||||
Cha con tôi: Hai cách "theo Đảng đến cùng" Posted: 22 Feb 2020 01:58 PM PST Nguyễn Hữu Vinh
(Cha tù con tù) Ba Sàm lý lịch xấu Hai thế hệ ở tù Xưa cha đòi độc lập Thực dân đưa đi đày Nay con muốn tự do Cộng sản cho vào ngục Cha tôi hoạt động cách mạng, theo Đảng Cộng sản Việt Nam giành độc lập cho dân tộc, những năm 1940-1944 bị Pháp bắt, giam ở Nhà đày Buôn Ma Thuột. Cuối đời, ông viết cuốn hồi ký "Nhớ lại những năm ở Nhà đày Buôn Ma Thuột". Tôi lập blog, mục tiêu nâng cao dân trí, đấu tranh đòi các quyền tự do cho dân mình, rồi bị chính quyền của ĐCSVN VN bắt, kết tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ …", phạt tù 5 năm. Nhà tù cho tôi rất nhiều trải nghiệm thú vị, trong đó có cơ hội so sánh vấn đề ĐẢNG của cha tôi với của tôi. Tin theo Đảng trọn đời Ngày ra tù, cai ngục hỏi "Về thì làm gì?", cha tôi khảng khái "Lại đấu tranh!" Cũng tựa như cuốn hồi ký trên, cuốn thứ hai của cha tôi nhan đề "Hiến sức trọn đời", đều toát lên tinh thần tin yêu tuyệt đối ĐCSVN. Ngày ra tù, cai ngục hỏi "Về thì làm gì?", ông khảng khái "Lại đấu tranh!". Trong suốt hàng chục năm nắm giữ nhiều trọng trách trong Đảng, chính quyền, ông được tiếng là người rất liêm khiết và ngay thẳng. Tôi tự hào và học được ở ông đức tính đó. Thế nhưng, mọi ý kiến, việc làm của ông cho dân chủ trong Đảng, làm trong sạch Đảng …, ông đều tuân thủ một nguyên tắc: "bí mật". Trong cả hai cuốn hồi ký kia, hoàn toàn không thấy có một chút "vết gợn" nào về Đảng; tôi cảm thông, cố đọc để tìm trong đó chút ít tư liệu. Ông còn có 200 bài thơ, phần lớn thể hiện tinh thần cách mạng, lòng tin tuyệt đối với Đảng. Cuối đời, dường như đã nhận ra những điều rất "không ổn" về Đảng của mình, nhưng ông im lặng; có lẽ do bất lực và không thể tìm ra cách lý giải.
Biểu hiện khác thường đó, tôi nhận ra khi quyết định tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Mặc dù biết tôi sau khi bỏ nhà nước, ra kinh doanh, không sinh hoạt Đảng tại địa phương, nhưng ông vẫn không một lời nhắc nhở. Rồi khi tôi tâm sự nguyên vọng của mình, ông rất ủng hộ. Trên giường bệnh, ông đã gọi điện cho vị lãnh đạo cao nhất của Mặt trận Tổ quốc, mời tới để hỏi ý kiến việc tôi muốn tự ứng cử vào Quốc hội. Nhắm mắt xuôi tay, ông nằm lại tại Nghĩa trang Mai Dịch cùng các đồng chí cấp cao của mình, khi Đảng vẫn chưa định hình được con đường XHCN của đất nước sau trăm năm nữa. "Theo" Đảng đến cùng Những ngày đầu "đi cung" tại Trại B14, tôi nhắc các điều tra viên: "Này, tôi vẫn đang là đảng viên đấy. Các ông bắt, giam, hỏi cung tôi mà không tuân thủ các quy định của Đảng là các ông vi phạm đấy". Họ cười, cho là tôi đùa. Theo họ, suốt 15 năm, về hưu không sinh hoạt đảng, làm sao có thể vẫn còn là đảng viên. Hơn nữa, có lẽ họ không thể đoán nổi rằng tôi sẽ dùng vấn đề đó để mà "theo" Đảng đến cùng. 6 tháng sau, tôi nhận bản Kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an. Trong đó, phần "Đảng phái chính trị" của tôi, được ghi là "Không". Tôi lập tức viết hàng loạt đơn khiếu nại, rằng mình vẫn đang là một đảng viên. Dù bị "xóa tên" (một cách vội vã và sai nguyên tắc), tôi vẫn tuyên bố trước cả hai phiên tòa "tôi đang là đảng viên ĐCSVN", và "tôi hoàn toàn vô tội"; vẫn tiếp tục khiếu nại Lập luận và bằng chứng của tôi rất rõ ràng. Đó là trong nhiều năm, thập kỷ 1980′, 1990′, nhiều cấp lãnh đạo ngành Công an và Tổng cục An ninh đã mắc các sai phạm không nhỏ liên quan tới tôi. Trong đó có việc vô cớ không cho tôi sinh hoạt đảng suốt 5 năm, nhưng vẫn bất chấp nguyên tắc, làm giấy "chuyển sinh hoạt đảng" cho tôi về địa phương. Tôi không thể thỏa hiệp với sai trái đó được, chờ dịp thuận lợi để khiếu nại, nên không sinh hoạt đảng. Chỉ vì vụ "đảng viên" đó, mà thời gian tạm giam của tôi ở B14 bị kéo dài thêm hơn 1 năm, vi phạm quy định của Luật tố tụng hình sự; các cơ quan liên quan lao vào một cuộc "tranh cãi" qua đủ loại công văn đi lại. Cơ quan này bảo "không còn là đảng viên", cơ quan kia thì ngược lại. Họ phải vất vả vậy, chỉ bởi quy định của Đảng, rằng nếu cơ quan pháp luật muốn tiến hành các biện pháp tố tụng với một đảng viên, thì phải thông báo, xin ý kiến tổ chức đảng nơi đảng viên đó đang sinh hoạt. Với trường hợp của tôi, đang là đảng viên, bị bắt, giam, hỏi cung rồi mà chưa có các thủ tục với Đảng, thì ít nhất cũng phải cố "xóa tên/khai trừ" xong thì mới được đưa ra xét xử. Thế là họ đã phải cố hoàn tất thủ tục, sau khi nhận ra quả thực tôi vẫn đang là đảng viên, và không thể bác bỏ được lập luận của tôi dựa trên các văn bản của Đảng cùng bằng chứng.
Dù bị "xóa tên" (một cách vội vã và sai nguyên tắc), tôi vẫn tuyên bố trước cả hai phiên tòa "tôi đang là đảng viên ĐCSVN", và "tôi hoàn toàn vô tội"; vẫn tiếp tục khiếu nại. Phần lớn trong số 30 đơn khiếu nại của tôi trong vụ án, cơ quan pháp luật đã không cho các luật sư được tiếp cận, bất chấp đó là việc làm trái luật. Họ muốn che đậy những thông tin quá nhạy cảm trong đó. Để ghi lại những cảm xúc, tự động viên mình suốt những năm tháng tù, tôi có hơn trăm bài thơ, chẳng ca ngợi Đảng, mà ngược lại: Cha tôi theo Đảng trọn đời bởi đơn giản là ông tin yêu nó, gắn bó gần cả cuộc đời sự nghiệp với nó. Dù có nhận thấy bao nhiêu tiêu cực về Đảng, ông cũng vẫn nhất quyết bảo vệ. Kiến con chạy đi đâu Mà chân quàng lưng oải Đơn đội trĩu nặng đầu À, chắc kiện củ Khoai? Khoai có tội tình gì Mày kiện sai địa chỉ Nó nằm ngoan ù lì Còn giục tao "Ăn đi!" Thôi, hãy cùng tao kiện Đảng và Chính phủ này Khiến dân khổ đọa đày Phận con sâu cái kiến. (Kiến đi kiện) Có hai cuốn sách viết về tôi. Một cuốn về nghề thám tử tư của Công ty tôi sáng lập, điều hành (với bao nhiêu gian nan, bởi ngành Công an tìm mọi cách cản trở hoạt động, thu giấy phép nhưng không thành. Họ coi chúng tôi như kẻ sẽ "soi lưng" họ). Cuốn thứ hai, ra đời khi tôi trong tù, gồm nhiều bài viết về vụ án của tôi. Tôi xem đó cũng là những đóng góp gián tiếp của mình cho mục tiêu "theo Đảng đến cùng". Chung mục đích, khác con đường
Cha tôi theo Đảng trọn đời bởi đơn giản là ông tin yêu nó, gắn bó gần cả cuộc đời sự nghiệp với nó. Dù có nhận thấy bao nhiêu tiêu cực về Đảng, ông cũng vẫn nhất quyết bảo vệ. Tôi "theo" Đảng tới cùng, chẳng phải còn yêu quý gì nó, mà là muốn truy kích nó, lật ra những gì phi lý, tệ hại trong cả bản chất lẫn thực tế cuộc đời nó, để cho mọi người cùng thấy. Áp đặt những quy định của Đảng cao hơn mọi văn bản pháp luật trong hoạt động tố tụng đã mặc nhiên ban cho người đảng viên có đặc quyền dễ lẩn tránh sự trừng phạt nếu như phạm tội; nó "trói tay" các cơ quan tố tụng hoặc tiếp tay cho cán bộ tha hóa lợi dụng (mà hậu quả là công cuộc chống tham nhũng kém hiệu quả, có lý do này). Tôi "theo" Đảng tới cùng, chẳng phải còn yêu quý gì nó, mà là muốn truy kích nó, lật ra những gì phi lý, tệ hại trong cả bản chất lẫn thực tế cuộc đời nó, để cho mọi người cùng thấy Thế nhưng, tưởng như Đảng là cao nhất, hóa ra nhiều khi không hẳn. Chính cơ quan pháp luật – ngành công an, với quyền lực to lớn của mình, họ có thể bỏ qua những quy định của Đảng. Trong trường hợp của tôi, thấy rõ: không sinh hoạt Đảng nhiều năm, vẫn được coi như là "có" rất dễ dàng. Muốn xóa tên đảng viên để phục vụ phiên tòa, họ làm được hết, bất chấp quy định của Đảng là phải xác minh lý do vì sao tôi không sinh hoạt đảng suốt 20 năm trời, xem có chính đáng hay không. Hai ví dụ đó chỉ là chút minh họa, bề nổi của vô vàn thứ sai trái, phi lý cần phải được vạch ra; để từng đảng viên, mọi người dân thấy rõ thêm sự tồn tại độc tôn của ĐCSVN ngày nay đã và sẽ mang lại cái gì cho Dân tộc? Phải làm gì với nó đây? Có hy vọng nó thay đổi, tự cứu chữa được không với những căn bệnh như ung thư giai đoạn cuối? v.v..
Với riêng tôi, sẽ "theo" Đảng đến trọn đời của nó nếu như ông Trời cho tôi sống dai hơn nó; bằng nhiều những việc làm, bài viết nữa, về những kinh nghiệm và quan điểm của mình, cả trong tù lẫn ngoài đời, để trả lời những câu hỏi trên. Nghĩ về con đường của cha và của mình, tôi thấy rõ là có chung mục đích – độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Có điều, tôi đang tham gia làm nốt phần việc mà cha tôi chưa làm được – Dân tôi chưa được tự do, hạnh phúc. Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, cựu Thiếu tá An ninh công An Việt Nam, từng làm việc tại Cục bảo vệ chính trị 1, cựu tù nhân chính trị, ông hiện đang sinh sống tại Hà Nội như một blogger và nhà báo tự do . Thân phụ của tác giả, ông Nguyễn Hữu Khiếu (1915-2005), từng là Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, cựu Bộ trưởng Lao động Việt Nam và cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô. | ||||||||||
Posted: 22 Feb 2020 01:57 PM PST THƯ NGỎ GỬI BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ Đinh Minh Đạo Ngày 18-02-2020 Kính gửi: Ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy ĐCSVN, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của thành phố Hà Nội. Thưa ông! Ngày 07 tháng 02 vừa qua, ông đã được Bộ Chính trị ĐCSVN cử giữ hai chức vụ quan trọng nhất trên đây của thành phố Hà Nội. Sự kiện này đã đem lại hy vọng cho những người dân cả nước, đặc biệt là người dân Hà Nội. Lần đầu tiên kể từ khi Đảng CSVN cầm quyền, người đứng đầu chính quyền Hà Nội là một trí thức, một nhà kỹ trị, giáo sư, tiến sỹ kinh tế, được đào tạo có hệ thống ở trong và ngoài nước. Vì vậy, nhiều người dân Hà Nội đặt niềm tin và hy vọng vào ông. Họ mong đợi những khó khăn trở ngại mà Hà Nội đang gặp phải trong đời sống hàng ngày sẽ được khắc phục, Hà Nội sẽ trở về với truyền thống ngàn năm văn hiến. Là một công dân bình thường, luôn quan tâm đến tình hình đất nước, tôi chân thành chúc mừng ông. Chúc ông trong cương vị mới sẽ thành công trong chấn chỉnh, đưa Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục vững mạnh, đảm bảo trật tự an toàn cho 8 triệu dân Hà Nội. Hà Nội có nhiều vấn đề cần cấp thiết được giải quyết. Nhiều vấn đề mà những người dân Hà Nội đã ngày lại ngày mong đợi, trong đó có nhiều cái đã tồn tại khá lâu, nay họ kỳ vọng vào ông : Sự kiện Đồng Tâm, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, chấn chỉnh quy hoạch Hà Nội đang trong tình trạng lộn xộn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm ao hồ, sông lạch, giao thông tắc nghẽn, ngập nước mỗi khi mưa lớn... Tôi hiểu rằng, vừa "chân ướt chân ráo" về nhận nhiệm vụ đứng đầu chính quyền Hà Nội, ông còn rất nhiều việc khác cần làm ngay để củng cố bộ máy của chính quyền Hà Nội. Vì vậy trong mớ những công việc cấp thiết đã kể trên đây, ông nên xem xét và lựa chọn một số việc phải làm trước tiên. Theo tôi, sự việc đầu tiên phải giải quyết là sự kiện Đồng Tâm. Tại sao lại là Đồng Tâm? Đồng Tâm là một sự kiện đau lòng nhất mà nhân dân Việt Nam phải chứng kiến trong thời gian gần đây. Vụ tấn công vào Đồng Tâm không có một căn cứ pháp lý nào. Chính quyền đã sử dụng hàng ngàn quân được trang bị vũ khí đầy đủ, tối tân, hiện đại tấn công người dân Đồng Tâm lúc 4 giờ sáng, khi họ đang trong giấc ngủ. Sau ngày 09-01-2020, công an đã đưa các thông báo trong 3 ngày tiếp theo, thông báo hôm sau mâu thuẫn với hôm trước làm cho người dân mất hết sự tin tưởng vào chính quyền và Đảng. Nghiêm trọng hơn là lực lượng tấn công đã giết hại vô cùng dã man ông Lê Đình Kình, một công dân 84 tuổi đời, đảng viên 58 tuổi Đảng. Ông đã bị bắn vào tim và vào đầu, đầu gối chân trái bị vỡ toang, họ còn mổ phanh thây ông với đường mổ chạy dài từ cổ đến đáy của bụng dưới. Ông Lê Đình Kình đã tham gia quân đội và đã kinh qua các chức vụ ở địa phương như trưởng công an xã, phó chủ tịch xã và bí thư Đảng ủy xã. Cho đến khi bị giết hại, ông Lê Đình Kình chưa bao giờ phạm pháp, ông vẫn là đảng viên của ĐCSVN. Chưa hết, sau cái chết quá thương tâm của ông, gia đình ông đang trong hoàn cảnh rất khó khăn, những người Việt Nam đang sinh sống ở trong và ngoài nước cảm phục ông, đã gửi tiền đến phúng viếng ông, tổng số tiền là 50 triệu đồng, Nhưng công an đã khóa số tài khoản này, không cho chuyển đến gia đình ông, họ viện cớ ông là thành phần khủng bố. Đây là việc làm táng tận lương tâm, hoàn toàn trái với truyền thống đạo lý lâu đời của dân tộc Việt Nam "nghĩa tử là nghĩa tận", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Không ai ngoài tòa án có quyền kết tội ông là thành phần khủng bố. Cái chết bi thảm của ông Lê Đình Kình cùng với ba sỹ quan đặc nhiệm đã gây nên niềm xúc động khôn nguôi đối với những người Việt Nam tôn trọng luật pháp, yêu nước thương dân. Diễn biến đã kể trên đây khiến Đồng Tâm trở thành sự kiện cấp thiết nhất cần được giải quyết. Vụ tấn công vào nhân dân Đồng Tâm sáng 09-01-2020 phải được xử lý trên cơ sở Hiến pháp và Luật tố tụng hình sự. Cần phải khởi tố những kẻ đã giết hại cụ Lê Đình Kình, làm rõ cái chết của ba lính đặc nhiệm. Trong ngày tấn công vào Đồng Tâm công an đã bắt đi mấy chục người dân, trong đó có những gia đình cả hai vợ chồng đều bị bắt, để lại các con nhỏ. Chính quyền cần phải công khai nơi giam giữ và cho phép gia đình, các luật sư bào chữa của họ được thăm nom và tiếp cận, cần chấm dứt việc quay phim những người "nhận tội" rồi phát trên các kênh truyền hình để tuyên truyền, điều này vi phạm luật tố tụng hình sự về tội ép cung. Thưa ông Bí thư Thành ủy Hà Nội! Trên đây là những góp ý của cá nhân tôi, một công dân bình thường nhưng có trách nhiệm đối với đất nước gửi tới ông. Những gì đã xảy ra ở Đồng Tâm vừa qua đã làm lòng tin của người dân đối với Đảng và chính quyền bị khủng khoảng trầm trọng. Chính quyền đã không coi dân như một cộng đồng để phục vụ, mà coi dân là đối tượng để trấn áp, đàn áp. Vì vậy nếu chính quyền Hà Nội do ông đứng đầu hiện nay giải quyết sự kiện Đồng Tâm hợp tình, hợp lý, "lấy dân làm gốc", Đảng có thể lấy lại được phần nào lòng tin của người dân, ông sẽ được ghi vào sử xanh của Hà Nội, xứng đáng đại diện cho một chính quyền của thủ đô ngàn năm văn hiến. Xin gửi ông lời chào trân trọng. | ||||||||||
Quan Điểm: “Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – Âu Châu Và Công Cuộc Đấu Tranh Của Chúng Ta” Posted: 22 Feb 2020 01:56 PM PST Ngày 12 tháng 2 năm 2020, Nghị viện Âu châu đã bỏ phiếu phê chuẩn 2 văn kiện quy định việc giao thương giữa Liên Minh Âu Châu và Việt Nam. Đó là Hiệp định thương mại tự do gọi tắt là EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư gọi tắt là EVIPA. EVFTA được thông qua với 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu chống, 40 phiếu trắng; và EVIPA với 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu chống và 53 phiếu trắng. Với kết quả này, Hội đồng châu Âu, theo thủ tục, sẽ thông qua thỏa thuận thương mại EVFTA. Riêng hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA, thì trước khi có hiệu lực, còn đòi hỏi quốc hội của từng quốc gia trong EU bỏ phiếu. Vậy là sau gần 10 năm, kể từ ngày bắt đầu đàm phán vào tháng 10 năm 2010, EVFTA đã được thông quạ. Các nghị sĩ đã bỏ phiếu chống cho rằng CSVN không tôn trọng những tiêu chuẩn bảo vệ quyền lao động, nhân quyền và môi sinh. Các nghị sĩ bỏ phiếu trắng vì nghi ngờ những cam kết của CSVN. Trước những phản đối và dè dặt này, sau cuộc bỏ phiếu, Ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Âu Châu đã biện bạch, xin trích nguyên văn: "Lịch sử chứng minh cô lập không thay đổi một quốc gia. Vì vậy Nghị viện bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận thương mại với Việt Nam… Đây là lý do vì sao Nghị viện Liên Hiệp Âu Châu bỏ phiếu đồng ý với thỏa thuận mậu dịch này, và cùng nó, chúng ta đẩy mạnh vai trò của Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam và trong vùng, đồng thời đảm bảo rằng tiếng nói của chúng ta có sức mạnh hơn trước." Sự tin tưởng có tính cách lạc quan kể trên, thực ra chỉ để che đạy lý do chính yếu thúc đẩy Nghị viện Châu Âu thông qua EVFTA và EVIPA. Đó là nhu cầu kinh tế và địa chính trị của Liên hiệp Châu Âu. Nhu cầu này đã được chính Geert Bourgeois, Báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam của Nghị viện Châu Âu xác định, nguyên văn "Bên cạnh tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị, tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ đẩy nhanh tiến trình cải cách bên trong Việt Nam." Về mặt kinh tế, Việt Nam là bạn hàng lớn thứ nhì của EU trong ASEAN, chỉ sau Singapore. Theo số liệu năm 2018, trao đổi hàng hóa hai bên đạt 47,6 tỷ euro một năm, cộng thêm 3,6 tỷ giá trị dịch vụ. Với 2 hiệp định EVFTA và EVIPA, hai bên EU và Việt Nam cùng có lợi với việc dẹp bỏ 99% hàng rào thuế quan. Hiệp định cũng cắt giảm thủ tục hành chính và làm giảm bớt gánh nặng hành chính, một yếu tố then chốt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu. Đây là hiệp định thương mại hiện đại và đầy tham vọng đầu tiên của EU với một quốc gia đang phát triển. Ủy ban châu Âu nhận định Việt Nam có một nền kinh tế phát triển nhanh và cạnh trạnh. Đến năm 2035, Ủy ban châu Âu ước tính thỏa thuận thương mại tự do này dự kiến có khả năng nâng kim ngạch xuất khẩu của EU thêm 15 tỷ Euro/năm. Về mặt địa chính trị, những biến chuyển quan trọng vừa diễn ra như cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, cũng như việc nước Anh rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu Hoa Tại Âu châu, và chủ trương mới của Hoa Kỳ đối với Minh ước Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO, đã ảnh hưởng mạnh đến vai trò và vị thế của Châu Âu. Các biến chuyển này đang làm thay đổi cục diện địa chính trị, làm chuyển dịch cán cân quyền lực, khiến Liên hiệp Âu châu phải định hình lại vai trò của mình trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Đông Nam Á nói riêng và Á Châu nói chung là khu vực đang phát triển và là trọng tâm của một chiến lược mới của Liên hiệp Âu Châu hướng về vùng này. Mục tiêu của EU là xây dựng mối liên kết sâu rộng đồng thời tăng cường sự hiện diện tại khu vực thông qua quan hệ thương mại và quốc phòng. Vì vậy EVFTA và EVIPA có thể được coi là bước thứ hai trên con đường mà EU theo đuổi. Bước đầu là hiệp ước thương mại mậu dịch EU ký kết với Singapore tháng 2 năm 2019. Nhìn rõ được những diễn biến trên để thấy rằng, trong tương quan quốc tế, quyền lợi của quốc gia là chính. Những yếu tố như nhân quyền, tự do, bình đẳng, vv… chỉ có giá trị thứ yếu so với lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị của các quốc gia liên hệ. Đối với Hiệp định Thương Mại Tự Do Việt Nam-Châu Âu, chúng ta biết chắc rằng những hứa hẹn của CSVN trong việc công nhận các công đoàn độc lập cũng như chấp nhận quyền tự do lập hội của người dân chỉ là những hứa hẹn "cuội". Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, công việc của chúng ta là tìm mọi cách vạch trần những hứa hẹn "cuội" này, cũng như những trò xảo trá, bịp bợp khác của CSVN hầu giúp những Nghị sĩ bỏ phiếu chống và phiếu trắng trong cuộc biểu quyết vừa qua có thêm bằng chứng, dữ kiện để buộc EU phải thực thi những biện pháp chế tài thích ứng! -/- Nguồn: Đáp lời Sông núi | ||||||||||
Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976. Posted: 22 Feb 2020 01:55 PM PST Nguyễn Quang Duy Theo phần mở đầu Bản Nội Quy, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria đã được hình thành vào những năm cuối của thập niên 1970, nhưng Bản Nội Quy không cho biết ngày thành lập. Theo thông tin về Liên Hội Ái Hữu người Việt Tự Do Úc châu tiền thân Cộng Đồng Úc châu đã được thành lập vào ngày 26/12/1977, tại thủ đô Canberra. Đại diện cho Victoria tham dự cuộc họp có Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan, bà Huỳnh Bích Cẩm và ông Đoàn Việt Trung. Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng mặc dầu không tham dự cuộc họp nhưng sau đó được mời làm Tổng thư ký Hội từ năm 1977 đến năm 1983. Nhờ thông tin của bà Huỳnh Bích Cẩm và nhờ một số tài liệu tìm được cho biết Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do được thành lập ngày 10/2/1976 chính là tiền thân của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria. Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng dưới bút danh Đào Phụ Hồ trên báo Văn Nghệ phát hành tại Úc châu vào ngày 12/8/2004, cho biết Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do được thành lập ngày 10/2/1976. Theo hồi ký Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan sau khi Thủ tướng Malcolm Fraser quyết định nhận người tị nạn chính trị vào tháng 2/1976, ông và một số sinh viên tổ chức một cuộc họp để thành lập Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do dự tính hợp tác với chính quyền tiểu bang Victoria tiếp đón và giúp đỡ đồng bào mới qua. Ông Đan cho biết Hội bầu một Ban Chấp Hành Lâm Thời gồm 4 người, trong đó có ông và bà Huỳnh Bích Cẩm hiền thê của ông, ít lâu sau mọi người cử ông làm Hội trưởng. Bà Huỳnh Bích Cẩm cho biết cuộc họp chỉ có 7 hay 8 người, Ban Chấp Hành còn có Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng và Thầy Huỳnh San, cuối năm 1979 Thầy San chịu chức linh mục. Bà Cẩm không nhớ tên các hội viên sáng lập khác vì họ hầu hết là sinh viên sau này không còn sinh hoạt. Theo thống kê dân số vào tháng 6/1976, có 382 người Việt sống rải rác tại Melbourne, nên so ra số hội viên sáng lập tuy khiêm nhượng nhưng chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Bà Cẩm cho biết nhu cầu chính của Hội lúc ban đầu là tạo mối dây liên lạc với người Úc, ông Đan có kinh nghiệm và quen biết với chính giới, lãnh đạo tôn giáo, ký giả và giới khoa bảng Úc nên được các hội viên đề cử giữ vai trò Hội trưởng. Trong hồi ký ông Nguyễn Triệu Đan nói rõ hơn: "Mang tên là Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do, song trên thực tế chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ nhoi tự nguyện hoạt động, phương tiện không có, đọc báo theo dõi tin tức, thấy nói có người mình tới thì bảo nhau đến thăm. Bà con gặp nhau tay bắt mặt mừng, song giúp đỡ cụ thể thì người đến trước chỉ có thể giúp đồng hương tới sau bằng cách thông ngôn và cung cấp chỉ dẫn về đời sống địa phương." Danh xưng Việt kiều Bà Huỳnh Bích Cẩm cho biết tên tiếng Anh của Hội là Vietnamese Friendly Society. Chữ Vietnamese vì thế có thể được dịch là Việt kiều, người Việt hay người Việt tự do. Ông Đoàn Việt Trung, cựu chủ tịch Cộng Đồng Úc châu, giải thích chữ Việt kiều khi ấy mang ý nghĩa công dân Việt Nam Cộng Hòa sống trên đất Úc. Ngược lại chữ hội trưởng hay chủ tịch đều được dịch sang Anh ngữ là president. Trong khi đó phía cộng sản dịch chữ chủ tịch là chairman. Nhóm tị nạn đầu tiên. Ngày 19/3/1976, nhóm người Việt tị nạn đầu tiên gồm chừng 20 người đến định cư tại Melbourne từ Thái Lan. Ông Nguyễn Hữu Thu là một người trong nhóm này cho chúng tôi biết Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng, Thầy Huỳnh San cùng một nhóm nhỏ nữ sinh viên tại đại học Monash đến đón bà con ngay tại phi trường Tullamarine rồi đưa về thẳng bệnh viện ở vài ngày để khám sức khỏe tổng quát trước khi chuyển về Eastbridge Hostel, Nunawading. Đến ngày 7/2/1977, nhóm người Việt tị nạn thứ hai gồm chừng 250 người trong số có Thầy Bùi Đức Tiến, đến cuối năm 1979 Thầy được thụ phong linh mục. Tương tự, Linh mục Tiến cho biết Thầy Huỳnh San, Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng và Tiến sĩ Trần Minh Hà đã ra tận phi trường Tullamarine, Melbourne, đón bà con mới sang và giúp đỡ bà con trong bước đầu định cư. Thuyền nhân đề tài chính trị. Ngày 26/4/1976, tàu Kiên Giang chở 5 thuyền nhân đến thẳng Úc. Khi tàu ghé Malaysia định đi Guam họ được một thuyền trưởng người Úc cho bản đồ, hướng dẫn đường đi và khuyên họ nên đi thẳng tới Úc theo luật (khi đó) họ sẽ được nhận. Trong năm 1976, 3 tàu khác với 111 thuyền nhân cũng đến thẳng Úc. Sang năm 1977, có thêm gần 30 tàu với tổng số 868 người cập bến Úc. Ngày 13/12/1975, đảng Lao Động thất cử, Gough Whitlam mất chức thủ tướng, nhưng tiếp tục giữ chức thủ lãnh đối lập và vẫn giữ đường lối cứng rắn hầu ngăn cản người Việt tị nạn được đến Úc định cư. Gough Whitlam lợi dụng việc thuyền nhân từ Việt Nam đến thẳng Úc để mở chiến dịch tranh cử. Thủ Tướng Gough Whitlam là người bãi bỏ chính sách di dân da trắng của Úc, nhưng lại mâu thuẫn trong chính sách đối với người tị nạn cộng sản, nên đến nay nhiều người vẫn xem ông là thiên cộng và kỳ thị người miền Nam Việt Nam. Ngày 10/12/1977, Thủ tướng Malcolm Fraser thắng cử nhiệm kỳ 2 nhưng thuyền nhân vẫn là đề tài tranh luận tại Quốc Hội. Năm 1978, có thêm 746 thuyền nhân Việt đến thẳng Úc, phe đối lập đề nghị lập trại tạm giam, kéo tàu tị nạn trở ra biển và giới hạn những trợ cấp an sinh xã hội. Tất cả mọi ý kiến của phía đối lập đều bị Thủ tướng Fraser bác bỏ, ngược lại phe đối lập không cho phép chính phủ nhận thêm nhiều người Việt từ các trại tị nạn. Trong khi đó, các trại tị nạn tại Đông Nam Á lại chật cứng thuyền nhân mới tới. Năm 1977 có 21,276 người; năm 1978 có tới 106,489 người; và chỉ 6 tháng đầu năm 1979 có đến 166,604 người đến được các trại tị nạn. Nhiều người bị hải tặc Thái Lan cướp, cưỡng hiếp và bắt cóc, nhiều tàu cập bến bị đuổi ra, nhiều người chết trên biển, và nhiều con tàu tiếp tục cuộc hành trình đến Úc. Theo ước tính của Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc có tới nửa triệu người Việt mất tích trên đường tìm tự do. Ngày 21/7/1979, Hội nghị quốc tế về người tị nạn được triệu tập tại Geneva với 66 quốc gia tham dự để tìm ra những giải pháp cho người tị nạn Đông Dương. Chính phủ Fraser đồng ý Úc sẽ nhận thêm mỗi năm hằng chục ngàn người tị nạn. Đồng thời tiến hành thương lượng với nhà cầm quyền cộng sản để những người tị nạn được bảo lãnh gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam. Hội trưởng đầu tiên Tiến sĩ Nguyễn Triệu Đan là hội trưởng đầu tiên của Hội nhiệm kỳ 1 năm 1976-77. Ông tốt nghiệp luật khoa Đại học Paris, ở Pháp, sau đó phục vụ ngoại giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến năm 1975. Ông từng làm Tổng lãnh sự tại Ấn Độ, thành viên phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa Đàm Paris, Pháp, và là Đại sứ tại Nhật. Giữa tháng 7/1975 ông cùng gia đình đến Úc định cư. Ông còn nhiều đóng góp khác cho cộng đồng, như đầu năm 1983, ông làm trưởng nhóm 25 người vận động đưa tiếng Việt vào Chương trình Trung Tiểu học tại Victoria. Đến đầu năm 1987 tiếng Việt đã được công nhận là môn thi để lấy bằng tốt nghiệp trung học tại Victoria. Ông Nguyễn Việt Long, cựu chủ tịch Cộng Đồng và cựu chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân, cho biết ông Đan cũng giúp vận động để các cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được hưởng quyền lợi hưu trí theo tiêu chuẩn cựu quân nhân Úc. Vào tháng 10/1991, Tiến sĩ Đan thành lập Câu Lạc Bộ thứ Sáu là diễn đàn chính trị vận động cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam. Ông Nguyễn Triệu Đan qua đời ngày 15/5/2013 tại Melbourne hưởng thọ 84 tuổi. Hiền thê ông Đan là bà Huỳnh Bích Cẩm ở tuổi bát tuần (tuổi 80) vẫn tích cực hoạt động xã hội. Bà sáng lập Hội Phụ Nữ Việt Úc năm 1983 và vẫn giữ vai trò Tổng Thư Ký kiêm Giám Đốc của Hội. Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về Hội Phụ Nữ Việt Úc. Hội trưởng thứ hai Ông Đoàn Việt Trung, cựu chủ tịch Cộng Đồng Liên Bang, cho biết Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng là người soạn bản Nội Quy và là Hội trưởng thứ hai trong thời gian 1977-78. Ông Trung là Trưởng ban Văn Nghệ nhưng không nhớ người nào khác trong Ban Chấp Hành dưới thời ông Hưng. Ông Hưng là sinh viên Colombo sang Úc năm 1965, tốt nghiệp ngành Kỹ sư Hóa Học ở Viện đại học Queensland và Tiến sĩ Hóa học tại Viện đại học Monash. Từ tháng 11/1975 đến cuối năm 1978, ông Hưng là chủ bút tạp chí Người Việt Tự Do, quay roneo và phổ biến miễn phí cho bà con mới sang. Ông Đoàn Việt Trung chịu trách nhiệm vẽ cho tạp chí. Ông Hưng và ông Trung xin thư viên Đại Học Monash một góc riêng để giữ các tạp chí và sách báo của người Việt tự do. Ông Hưng cộng tác với Bộ Di Trú Úc đón tiếp người tị nạn ngay tại phi trường, giúp đỡ bà con tại các trung tâm tiếp cư di dân, giúp đỡ bà con xin việc làm cũng như chuẩn bị cho họ khả năng hội nhập và định cư. Ông đứng ra tổ chức Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, Tưởng niệm biến cố 30/4/1975, biểu tình chống các phái đoàn cộng sản. Ông Hưng còn là Tổng thư ký của Liên Hội Ái Hữu người Việt Tự Do Úc châu trong 5 năm, liên tục từ 1977 đến 1982. Ông vận động đài sắc tộc 3EA cho chương trình phát thanh tiếng Việt và được 3EA mời giữ Trưởng ban Việt ngữ. Đài phát thanh hàng tuần buổi đầu tiên vào ngày 25/4/1978 cho đến giữa năm 1992 đài sáp nhập với 2EA Sydney thành đài phát thanh toàn quốc SBS. Ông Hưng và ông Nguyễn Ngọc Phách trong một thời gian dài còn thực hiện chương trình phát thanh hàng tuần trên đài phát thanh Radio Australia phát về Việt Nam. Ông Hưng là tác giả hằng ngàn bài báo và nghiên cứu, dưới các bút hiệu Đào Phụ Hồ, Nguyễn Lương Triều, Nguyễn Nhất Đình, Ngụy Ông, Nguyễn Tất Thắng, Đằng Phong Hầu, được đăng trên nhiều tờ báo hải ngoại. Khoảng đầu thập niên 1990, khi biết tôi viết tiểu luận cao học về "Tình hình giáo dục tại Việt Nam", chính ông Hưng đã đến tận nhà hỏi mượn bài viết cùng tài liệu để nghiên cứu và viết bài. Ông Hưng, Giáo sư Bửu Khải và Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách còn thành lập và phụ trách giảng dạy khoa Thông Ngôn Phiên Dịch, thuộc trường Ngôn Ngữ Viện Cao Đẳng Kỹ Thuật RMIT ở Melbourne. Trong vòng 20 năm cộng tác với RMIT ông đào tạo hàng trăm thông ngôn và phiên dịch viên. Ông cũng dịch nhiều tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng Anh, như quyển "Chuyện kể năm 2000" của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Công việc chính của ông Hưng là Giám Đốc kỹ thuật Công ty hóa chất ICI (sau đổi thành Orica), những đóng góp của ông cho cộng đồng đều hoàn toàn bất vụ lợi. Ông Hưng tiêu biểu cho những người tiên phong khai dựng Cộng đồng người Việt tự do tại Victoria và Úc châu, ông qua đời ngày 5/8/2012 tại Melbourne hưởng thọ 65 tuổi. Linh mục Huỳnh San Cha San luôn gắn bó với sinh hoạt Cộng Đồng, Cha là chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Victoria, nhiệm kỳ 1982-83. Cha về chốn Vĩnh Hằng ngày 10/10/2019, hưởng thọ 71 tuổi, với một tang lễ thật đơn sơ. Quan tài của Cha được đặt dưới đất với di ảnh Cha mặc áo lễ có hình lá cờ vàng ba sọc đỏ. Chiếc áo lễ với hình lá cờ Việt Nam Cộng Hòa này, Cha được một giáo dân tặng và đã mặc trong buổi lễ thụ phong linh mục trên 40 năm trước. Người Việt Tự Do Đến khoảng cuối năm 1978 thành phố Melbourne đã có trên 2,000 người, để tránh bị coi là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, những người tị nạn mới sang không còn đồng ý sử dụng Danh xưng Việt kiều nữa. Danh xưng được đổi thành người Việt tự do và Hội đổi tên thành Hội Ái Hữu người Việt Tự Do tại Victoria. Mời các bạn đón xem số tới về những thách thức của người tị nạn tại thành phố Melbourne trong giai đoạn 1978-83. Nếu có thông tin chưa chính xác, xin quý bạn chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính. Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi | ||||||||||
Bệnh nhân Trung Quốc tái nhiễm COVID-19 sau 10 ngày xuất viện Posted: 22 Feb 2020 01:54 PM PST LĐO| 21/02/2020 | 18:27
Một nam giới ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã dương tính với virus trong đợt kiểm tra định kỳ dù chỉ vừa xuất viện 10 ngày, Nhân dân Nhật báo đưa tin ngày 19.2. Bản tin cho biết, trước đó, bệnh nhân này đã từng nhiễm COVID-19 và sau đó được các y bác sĩ xác nhận không còn virus. Ủy ban Y tế Tứ Xuyên xác nhận thông tin này hôm 21.2 đồng thời phát một thông báo cảnh báo cộng đồng khu vực bệnh nhân sinh sống. Thông báo cho biết, bệnh nhân nam này và gia đình đã được đưa tới một cơ sở y tế gần đó trong sáng 20.2. Giới chức y tế hiện đã vệ sinh toàn bộ khu dân cư, theo Liberty Times. Theo EToday, bệnh nhân và gia đình đã được cách ly tại nhà và không rời nhà kể từ ngày 10.2. Giới chức hiện vẫn đang tiếp tục điều tra nguyên nhân người đàn ông này tái nhiễm. Thông tin được công bố về bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc đã gây xôn xao cộng đồng mạng nước này. Một số cho rằng bệnh viện đã cho bệnh nhân xuất viện trước khi bệnh nhân thực sự hồi phục. Trong khi đó, những người khác bày tỏ lo ngại về diễn biến của dịch bệnh. Một số bác sĩ từ Vũ Hán - tâm dịch COVID-19 tuần trước đã cảnh báo các bệnh nhân đã hồi phục có thể nhiễm virus lần thứ 2. Giới chuyên môn cũng cảnh báo tái nhiễm có thể gây hại nhiều hơn cho cơ thể người bệnh và các xét nghiệm dễ bị âm tính giả. Thanh Hà | ||||||||||
Tháng 2/1979: Trung Quốc phải hủy quyết định đánh Điện Biên Phủ Posted: 22 Feb 2020 01:53 PM PST Trong cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2/1979, Trung Quốc đã vạch một kế hoạch đánh chiếm Điện Biên Phủ.
Ngày 14/02/2020, trang web của Trung Quốc là "Sohu.com" đã có một bài viết về cuộc chiến tranh tháng 2/1979 với những thông tin mở rộng. Lý do Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định đưa quân đánh sang miền bắc Việt Nam là để thực hiện "một hoạt động trừng phạt quy mô hạn chế", vì Việt Nam (nằm ở phía Nam Trung Quốc) đã ngả theo phía Liên Xô (ở phía Bắc), đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của nước này. Bài viết cho biết, vào ngày 17/02/1979, Quân đội Trung Quốc đã phát động một cuộc "phản công" chống lại Việt Nam để bảo vệ biên giới của mình. Cuộc phản công được tổ chức theo hai hướng Đông và Tây, lần lượt tương ứng với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc. Hướng Quảng Tây là cánh quân phía đông (còn được gọi là Mặt trận phía Đông), thiết lập Sở chỉ huy tiền phương của Quân khu Quảng Châu tại Nam Ninh – thủ phủ của tỉnh Quảng Tây; đứng đầu là Tư lệnh Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) và Chính ủy Hướng Trọng Hoa (Xiang Zhonghua). Đối thủ của cánh quân này là các lực lượng của Quân khu 1 Việt Nam; chiến trường tác chiến là các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Hướng Vân Nam là cánh quân phía tây (còn được gọi là Mặt trận phía Tây), thiết lập Sở chỉ huy tiền phương của Quân khu Côn Minh ở Mông Tự, đứng đầu là Tư lệnh Dương Đắc Chí (Yang Dezhi) và Chính ủy Lưu Chí Kiên (Liu Zhijian). Đối thủ của cánh quân này là các lực lượng của Quân khu 2 Việt Nam, chiến trường tác chiến chính là các tỉnh Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (nay tách thành Lào Cai và Yên Bái) và Hà Tuyên (nay tách thành Hà Giang và Tuyên Quang). Trung Quốc dự định chiếm biểu tượng chiến thắng của Việt Nam Điều ít được biết đến là trước khi cuộc chiến nổ ra, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã căn cứ vào sự thay đổi của tình hình quốc tế để đề xuất một kế hoạch chiến tranh lớn, với sự tham gia của hai quân đoàn chủ lực Trung Quốc thuộc Mặt trận phía Tây, đánh vào thị trấn chiến lược Điện Biên Phủ, thuộc huyện Điện Biên (lúc đó thuộc tỉnh Lai Châu). Đây là thị trấn thung lũng nổi tiếng ở tầm thế giới, là một biểu tượng chiến thắng của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nếu Trung Quốc chiếm được, nó sẽ có ý nghĩa tinh thần rất lớn.
Tuy nhiên, việc tiến đánh vào Điện Biên Phủ là điều rất khó khăn, bởi thung lũng này nằm cách khu vực biên giới Trung Quốc thuộc tỉnh Vân Nam tới hơn 110km, trong khi chỉ cách biên giới Lào chưa đầy 10km. Nếu tấn công từ phía Bắc xuống thì sẽ mất thời gian rất lâu mới có khả năng đánh đến Điện Biên Phủ. Do đó, Quân đội Trung Quốc dự định sẽ sử dụng hai quân đoàn chủ lực tiến từ bàn đạp đứng chân ở Châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp (Xishuangbanna) ở phía tây nam tỉnh Vân Nam, xuyên qua lãnh thổ phía bắc của Lào để đánh vào Điện Biên Phủ. Để thực hiện kế hoạch này, Trung Quốc dự định mở một chiến dịch thọc sâu quy mô lớn tại tỉnh Phông-Xa-Lỳ (Phongsaly) ở Bắc Lào, đánh vào sườn phía Tây của Điện Biên Phủ. Sau khi chiếm được Điện Biên Phủ, cánh quân này sẽ đánh ngược lên phía bắc từ sau lưng lực lượng phòng thủ biên giới của Việt Nam, phối hợp với mũi tấn công từ hướng chính diện của lực lượng chủ lực của Quân khu Côn Minh (Quân đoàn 13 và 14) đánh xuống phía nam, để giáp công tiêu diệt toàn bộ quân đội Việt Nam ở khu vực tây bắc. Quá trình chuẩn bị của Quân khu Côn Minh Ngày 31 tháng 12, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã đưa ra quyết định: Để cứu lực lượng Pol Pot, Trung Quốc phải mở rộng quy mô cuộc chiến trên lãnh thổ Việt Nam, với yêu cầu "phải tiêu diệt 5 sư đoàn địch, trước mắt phải tiêu diệt trước 2 sư đoàn, thời gian tác chiến có thể kéo dài từ 15-20 ngày". Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng xác định rằng, nếu tiếp tục mở rộng quy mô cuộc chiến, hai quân đoàn nữa sẽ được điều đến Vân Nam để tiếp tục tấn công từ hướng Lào. Vào ngày 5 tháng 1 năm 1979, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã gửi một bức điện tín đến các Quân khu Thành Đô, Quân khu Vũ Hán và Quân khu Côn Minh với nội dung: Hai Quân đoàn 50 và Quân đoàn 54 (thuộc lực lượng Lục quân của Quân khu Thành Đô và Quân khu Vũ Hán) lập tức làm tốt công tác chuẩn bị cho các nhiệm vụ chiến đấu, đợi lệnh đến tập kết tại tỉnh Vân Nam, ở các khu vực giáp biên giới Việt-Trung và Trung-Lào.
Theo mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, hai quân đoàn này sẽ chịu sự chỉ huy trực tiếp của Quân khu Côn Minh; phối hợp chặt chẽ với Quân đoàn 13 và Quân đoàn 14 của Quân khu này, để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trên Mặt trận phía Tây. Ngày hôm sau, Quân khu Côn Minh đã tổ chức cuộc họp để thảo luận về việc triển khai và hỗ trợ hậu cần cho Quân đoàn 50 và Quân đoàn 54 tại Vân Nam theo lệnh của Quân ủy Trung ương, đồng thời quyết định thành lập Sở chỉ huy Tiền phương cánh phía Tây của Quân khu Côn Minh. Lãnh đạo Sở chỉ huy Tiền phương này gồm có: Tư lệnh Tra Ngọc Thăng (Phó Tư lệnh Quân khu Côn Minh), Chính ủy Sử Cảnh Ban (Phó Chính ủy Quân khu); Tham mưu trưởng Vương Phi (Phó Tham mưu trưởng Quân khu); Chủ nhiệm Chính trị Vương Truyền An (Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu); trưởng phòng Hậu Cần Biên Khắc Tín (Cục phó Cục Hậu cần Quân khu). Quá trình chuẩn bị của Quân đoàn 50 và 54 Sau khi nhận được lệnh của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Quân đoàn 54 thuộc Quân khu Vũ Hán ngay lập tức triển khai công tác sẵn sàng chiến đấu. Vào ngày 10 tháng 1, Tư lệnh Hán Hoài Trí thống lĩnh tất cả các sư đoàn trưởng, trung đoàn trưởng và nhân viên hữu trách của các cơ quan quân đoàn, sư đoàn; tổng cộng 36 người đã bay từ Trịnh Châu đến Côn Minh trên một chiếc máy bay HS-121 Trident. Tối hôm đó, Dương Đắc Chí, người vừa nhậm chức chỉ huy của Quân khu Côn Minh, đã tổ chức một bữa tiệc để vinh danh Hán Hoài Trí và nhóm sĩ quan tùy tùng. Ngày hôm sau, tham mưu trưởng Quân khu Côn Minh Tôn Can Khanh đã giới thiệu địa thế chiến đấu và tình hình quân đội của đối phương, cùng với tình hình kinh tế xã hội có liên quan trên biên giới Trung-Việt, đồng thời đề xuất một kế hoạch hành động cho Quân đoàn 54 tiến vào Vân Nam. Theo kế hoạch hoạt động của Quân khu Côn Minh, sau khi Quân đoàn 54 đóng quân ở Vân Nam, nó đã sẵn sàng phát động cuộc tấn công từ huyện mãnh Lạp (Mengla) của Tây Song Bản Nạp thẳng đến Điện Biên Phủ. Sau đó phối hợp với mũi tấn công từ hướng chính diện của Quân đoàn 13 và 14 cùng tiêu diệt quân Việt Nam ở vùng tây bắc.
Giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc cho rằng, Điện Biên Phủ là nơi mà cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam đã giành được chiến thắng quyết định nên nếu quân đội Trung Quốc đánh chiếm được thung lũng này, chắc chắn sẽ tạo ra một cú sốc tầm cỡ quốc gia đối với Việt Nam và gây ra một ảnh hưởng cực lớn trên trường quốc tế. Một tuần sau đó, Tư lệnh Hán Hoài Trí và nhóm sĩ quan tùy tùng của ông ta đã đến khu vực Mãnh Lạp để khảo sát địa hình, tìm hiểu điều kiện đường xá và nắm vững binh yếu địa chí có liên quan. Trước khi xuất quân, các cơ quan quân đoàn đã chỉ rõ trên bản đồ vị trí các địa điểm tập kết và cửa khẩu, đường xuất biên cho các đơn vị bộ đội; sau đó tổ chức riêng biệt nhiều toán cán bộ các sư đoàn lần lượt đi trinh sát thực địa, nắm vững địa điểm tập kết của các đơn vị trực thuộc. Cũng trong thời điểm đó, Tư lệnh Quân đoàn 50 Trương Chí Lễ cũng thống suất 19 sĩ quan tùy tùng đến Vân Nam trinh sát thực địa, đồng thời gặp gỡ các sĩ quan của Quân khu Côn Minh và Quân đoàn 54 để bàn bạc về kế hoạch tác chiến. Việc chuẩn bị trước cho chiến tranh được Quân đoàn 13, 14 và các đơn vị khác thuộc Quân khu Côn Minh; cùng với Quân đoàn 50 và Quân đoàn 54 tiến hành hết sức khẩn trương Bỏ kế hoạch đánh Điện Biên Phủ là may cho Trung Quốc? Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng hai quân đoàn đánh xuyên qua Bắc Lào, trực tiếp xâm nhập vào Điện Biên Phủ, chọc thủng phòng tuyến trung tâm phía tây bắc của Việt Nam, cuối cùng đã không được thực hiện. Lý do chính là quân đội Việt Nam đã có những bước tiến thần tốc trên chiến trường Campuchia, nằm ngoài dự đoán của Trung Quốc. Trước thực tế tình hình ở Campuchia là "không thể đảo ngược", cùng với đó là tư tưởng chỉ đạo về một cuộc chiến tranh trừng phạt có quy mô giới hạn về chiều sâu của chiến dịch (giới hạn là 50km), nên kế hoạch triển khai một chiến dịch xuyên phá vào khu vực tây bắc Việt Nam đã bị hủy bỏ và Sở chỉ huy Tiền phương cánh phía tây của Quân khu Côn Minh cũng đã bị giải tán.
Các lực lượng của Quân đoàn 50 và 54 ban đầu dự kiến sẽ tiến vào Vân Nam nhận lệnh ở lại Quảng Tây. Ngoại trừ Sư đoàn 149 của Quân đoàn 50, vốn được chỉ định là lực lượng dự bị chiến dịch cho Quân khu Côn Minh và khi đó đã đến Vân Nam (sau đó tham chiến ở Mặt trận phía Tây), đại bộ phận binh lực của quân hai quân đoàn này được đưa vào làm lực lượng dự bị cho Quân khu Quảng Châu, sau đó trực tiếp tham chiến ở Mặt trận phía đông. Ở toàn tuyến biên giới, quân Trung Quốc bị sa lầy trong thế tranh chiến tranh nhân dân của ta, tính riêng ở Lai Châu, mãi đến ngày ngày 3/3, quân Trung Quốc mới chiếm được thị trấn Phong Thổ, Pa Tần và đến 5/3 mới chiếm được Dào San (cách biên giới Việt-Trung chưa đầy 20km), nhưng gặp phải sự phản công quyết liệt của ta, đến 10/3 địch rút khỏi mặt trận Lai Châu về bên kia biên giới. Nếu giới tướng lĩnh ở Bắc Kinh liều lĩnh mở chiến dịch đánh Điện Biên Phủ, cách huyện Mãnh Lạp (Tây Song Bản Nạp, Vân Nam) trên biên giới Trung-Lào khoảng 150km và cách biên giới Việt-Trung đoạn gần nhất ở Vân Nam, Trung Quốc là hơn 110km, thì hai cánh quân của họ sẽ không thể phối hợp tác chiến vì cách nhau quá xa, nên lực lượng Trung Quốc đánh Điện Biên Phủ sẽ bị sa lấy ở đây và hoàn toàn có thể bị tiêu diệt sạch, hoặc may mắn là bỏ chạy qua Lào về nước. Có thể đây chính là lý do Trung Quốc phải hủy bỏ hướng tấn công này.
https://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/thang-21979-trung-quoc-phai-huy-quyet-dinh-danh-dien-bien-phu-3397261/ | ||||||||||
Đồng Tâm: Lực lượng thù địch lại Khám nhà cụ Kình Posted: 20 Feb 2020 01:57 PM PST
Lúc 10h sáng nay ngày 20/2/2020 khoảng 20 viên công an trên 3 chiếc xe đã ập vào nhà cụ Dư Thị Thành đọc lệnh khám nhà. Cụ Thành đã quá đau lòng khi chồng cụ bị giết hại, con cháu bị bắt, nay thấy thái độ hung hăng của toán công an cụ bị sốc, họ nói những câu khiến cụ bị tăng huyết áp lên 200 mmHg, dẫn đến bị ngất xỉu. Gia đình hô hoán và gọi cấp cứu nhưng bị ngăn cấm, tầm 15 phút sau thấy cụ không ổn họ mới cho y tế đến khám và tiêm cho cụ 1 mũi, chứ không cho cụ đi viện. Ngày 9/1 chúng giết cụ Kình, CSCĐ đã chiếm đóng ngôi nhà, 3 ngày sau thân nhân cụ mới được vào nhà, bây giờ nhà cụ chỉ còn lại hiện trường dấu vết đạn bắn khắp nhà, bắn khắp phòng cụ Kình, vậy công an đến khám nhà với mục đích gì nữa? Khoảng 1h sau chúng ép con cháu cụ ký giấy không hợp tác, gia đình không ký và người dân kéo đến cổng không ai được vào nhưng thấy đông người chúng đã kéo quân về. | ||||||||||
VIRUS TRUNG CỘNG -CON BỆNH VIỆT NAM Posted: 20 Feb 2020 01:56 PM PST Phạm Trần Sau 41 năm thắng Trung Cộng xâm lược, Việt Nam đã học được gì với hậu qủa của 10 năm đẫm máu và tàn bạo (1979-1989) của cuộc chiến này? Không nhiều. Việt Nam Cộng sản vẫn chịu nhục để tồn tại bên cạnh những người phương Bắc mà họ gọi là "vừa là đồng chí vừa là anh em". Nhưng đàn anh khổng lồ, với 1.6 tỷ người Trung Cộng chưa hề từ bỏ mộng bá quyền muốn Việt Nam lệ thuộc toàn diện vào nhà nước theo Chủ nghĩa Cộng sản gọi là "đặc sắc Trung Quốc", một bước "thuộc địa không văn bản", hay "một nhà nước hai chế độ" không hiệp ước. Trên thực tế, chưa thấy có manh động quân sự nào từ phía Trung Cộng để đạt tham vọng chính trị này, nhưng Bắc Kinh đã có kế hoạch kiểm soát Hà Nội từ Hội nghị Thành Đô năm 1990. CHUYỆN THÀNH ĐÔ Tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở viết:" 10 năm chiến tranh tại biên giới Trung Quốc khiến Việt Nam hao tổn rất nhiều nhân lực và kinh tế. Ở thời điểm đó, thỏa hiệp với Trung Quốc để Việt Nam có thể tập trung phát triển là điều cần thiết. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp chiến tranh ở biên giới chấm dứt." Do đó: "Hội nghị Thành Đô (hay gọi là Mật ước Thành Đô) là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng." Thành phần tham dự: Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng. Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc. Theo tin ngoại giao Tây phương vào thời điểm này thì Bắc Kinh đòi Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cũng có tin phía Trung Cộng còn đòi Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh phải loại Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương), một người có lập trường chống Trung Cộng, là điều kiện thứ hai. Tin này chưa bao giờ được xác nhận trước khi ông Thạch rời Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị năm 1991. Dù vậy, vẫn có những tin đồn, được Đài Á Châu Tự do (RFA, Radio Free Asia, tiếng Việt) nói xuất phát vào năm 2014 từ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã của Trung Cộng cho biết đã có một "Kỷ Yếu Hội Nghị" để lại nhiều điều bí mật. Theo đó, Kỷ Yếu có ghi:"Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc." (theo Bách khoa Toàn thư mở). Tuy nhiên tin này đã bị Ban Tuyên giáo Trung ương, Cơ quan tuyên truyền và bảo vệ tư tưởng đảng CSVN phủ nhận với Tuyên bố khẳng định: "Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gọi là sự thỏa thuận rằng: "Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020..." Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân". (Tài liệu Tuyên giáo tháng 10/2014) Cho đến nay (2020), những đồn đoán về Mật ước Thành Đô, được nói là của Hoàn Cầu Báo và Tân Hoa Xã, đã chứng minh không đúng đối với Việt Nam. TẠI SAO HƯƠNG KHÓI VẮNG TANH ? Nhưng có một việc xẩy ra, sau Hội nghị Thành Đô, là phía Việt Nam đã "tự quên" cuộc chiến tranh biên giới 10 năm với quân Tầu từ 1979 đến 1989. Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang nói:" Trong 10 năm sau chiến tranh, Nhà nước tổ chức rất đàng hoàng các cuộc mít tinh kỷ niệm cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, để Nhân dân được biết. Nhưng từ năm 1990, tức sau Hội nghị Thành Đô, thì cuộc chiến tranh này đã bị lãng quên, thậm chí hoạt động kỷ niệm của người dân bình thường để tưởng nhớ đến cuộc chiến tranh này, thì cũng không được hoan nghênh, hoặc là bị ngăn cản, bị trấn áp, hạn chế. (Đài RFI, ngày 6/09/2014) Ngày kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đẫm máu này năm 2019 và 41 năm nay, 2020, vẫn chỉ có các bài viết, nhưng càng ngày càng ít, kể những câu chuyện kháng chiến hào hùng của quân-dân 6 Tỉnh biên giới gồm Lai Châu, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và Hà Giang. Tuy nhiên, không có bất cứ cuộc truy điệu nào được tổ chức. Hương khói vẫn lạnh tanh ơ khắp nơi, nhất là tại vùng núi vôi ở mặt trận khốc liệt Vỵ Xuyên (Hà Giang) trước đây, nơi vẫn còn trên 4,000 người lính nằm mục xương cô đơn ở đó, có nơi nay đã do Tầu chiếm mất. Theo tiết lộ của Cố Thiếu tướng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng từ 1974 đến 1987, Nguyễn Trọng Vĩnh, thì ngoài việc Trung Cộng ra lệnh cho Việt Nam "không được nhắc lại cuộc chiến biên giới", còn "không được thào luận chuyện quân đảo Hoàng Sa" mỗi khi có họp với phía Trung Quốc. Tướng Vĩnh không nhắc đến Trường Sa là nơi Trung Cộng đã chiếm 7 vị trí gồm : Gạc Ma (Johnson South Reef) , , ngày 14/03/1988 sau khi tấn công hạ sát 64 binh sỹ. Sau đó, Trung Cộng xua quân chiếm thêm các đá Châu Viên (Cuarteron Reef ) , Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) và Xu Bi (Subi Reef). Trung Quốc đã tân tạo các vị trí chiếm đóng thành đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, trại đóng quân, hệ thống phòng không, radar và một số đài khí tượng và hải đăng XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI Cũng nên biết, chỉ vì sợ mất lòng Tầu mà Lãnh đạo CSVN đã muối mặt để thờ ơ, lạnh nhạt và cố tình vô ơn bạc nghĩa với những quân và dân đã hy sinh trong các cuộc chiến chống Tầu xâm lược ở Hoàng Sa (1974), Trường Sa(1978) và Biên giới từ 1979 đến 1989. Tại Hoàng Sa đã có 74 chiền sỹ Hải quân của Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình vì nước. Đảng và nhà nước CSVN đã công khai kỳ thị không nhìn nhận họ là công dân Việt Nam. Ở Trường Sa có 64 chiến sỹ của lực lượng Quân đội Nhân dân hy sinh ở Gạc Ma khi họ bị lính Tầu thảm sát, chỉ vì phải tuân lệnh "không được nổ súng" của Đại tướng Lê Đức Anh, khi ấy là Bộ trường Quốc phòng, người ai cũng biết thân Tầu đặc sản. Tại mặt trận biên giới Việt-Trung, Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng, nhưng chưa công bố số liệu chi tiết về thương vong quân sự. - Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết- 57.000 lính chết, 70.000 du kích chết về phía Việt Nam. - Phương Tây ước tính: khoảng 20.000 chết hoặc bị thương (trong đó 8.000 chết). Ngược lại, phía Trung Quốc có thương vong gồm 6.954 chết, 14.800 bị thương (nguồn khác của Trung Quốc thống kê có 8.531 chết, 21.000 bị thương). - Phương Tây ước tính: 28.000 chết hoặc hơn 20.000 chết hoặc 13.000 chết, chưa kể hàng chục ngàn bị thương (Tài liệu Bách khoa toàn thư mở). SÁCH SỬ BỊP BỢM - NƯỚC NÀO ĐE DỌA VIỆT NAM ? Nhưng quan trọng hơn là những gì đảng CSVN muốn để lại cho đời sau về công lao giữ nước và dựng nước của các Thế hệ đi trước. Rất buồn và bi thảm, cuộc chiến biên giới kéo dài 10 năm mà sách sử của nhà nước Cộng sản chỉ ghi lại vỏn vẹn có 12 dòng nguyên văn:"5h sáng ngày 17-2-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực, 2.559 khẩu pháo, 550 xe tăng và thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lào Cai (30Km), Lai Châu (15km), Cao Bằng (50km). Quân dân Việt Nam kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch, tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam". (Trang 355, Tập 14, Lịch sử Việt Nam, NXB KHXH) Vậy, vụ quân Tầu thàm sát dã man các thường dân trong cược chiến này đã bị vứt đi đâu ? Hãy đọc:"Tối 9/3/1979, lính Trung Quốc giết hại dã man 43 người, mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em (ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng) khi chúng đang trên đường rút quân về nước, tất cả thi thể sau đó đều bị quẳng xuống một cái giếng. Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước". (Tài liệu của các báo Việt Nam) Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN kể:"Khi lực lượng chiến đấu của Trung Quốc đi trước hoặc chiếm được những vị trí, những đường phố của ta, thì phía sau là đội quân dân binh rất đông — vừa đảm bảo sức chiến đấu quân Trung Quốc, nhưng là đội quân ô hợp hôi của. Họ vào nhà dân vơ vét tất cả những gì có thể dùng được Tướng Lương, người từng chiến đấu tại những cứ điểm ác liệt nhất ở khu vực biên giới phía Bắc trong 8 năm (1979 — 1987), nói tiếp:"Trong lịch sử, tôi chưa từng thấy quân đội của một nước lớn nào phát động chiến tranh lại đưa dân binh đi để vơ vét của cải như thế. Thậm chí họ còn bắt gà, bắt lợn và lội xuống các ao của dân bên đường để bắt cá, nếu không dùng được thì cho bộc phá giật nổ. Hành động của quân Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến năm 1945, khi quân Tưởng sang Việt Nam đi giải giáp quân đội Nhật. Một điển hình cho việc đập phá — là khi tôi lên thư viện Lào Cai — nằm trên một sườn núi. Khi đó, quân Trung Quốc vào thư viện lấy sách ra xé và quẳng trắng xóa phía trước, rải dưới chân đồi. Nhìn cảnh tượng ấy, tôi cảm nhận những kẻ đó hèn hạ, vô học đến mức nào." Ông Lương bùi ngùi:"Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, đã là một phần của lịch sử, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã mở sang một trang mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được phép lãng quên sự thật. Sự thật ở đây là dân tộc chúng ta rất anh dũng bảo vệ biên giới phía Bắc — không sợ hãi mặc dù đối phương đã bất ngờ tấn công và họ mạnh hơn chúng ta nhiều lần. Chúng ta đã chiến đấu và giành thắng lợi cho dù có những tổn thất rất lớn. Hàng chục nghìn người lính và nhiều thường dân ngã xuống dưới làn đạn của quân xâm lược trong suốt giai đoạn 1979-1988. Chúng ta không kích động, không gây hận thù, đơn giản là nói về lịch sử, nói về những gì cha anh đã phải trải qua để giữ gìn bờ cõi của Tổ quốc. Đây là một phần của lịch sử và sự thật không ai được phép lãng quên, che mờ, chìm lấp. Còn nếu lãng quên cuộc chiến tranh biên giới 1979 là có tội với nhân dân, với những người đã ngã xuống vì mảnh đất thiêng liêng này. (theo Trí Thức Trẻ) Nhưng ai đã và đang lãng quên 10 năm chiến tranh bi thảm này, ngoài các thế hệ Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam từ các thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (khóa VI), Đỗ Mười (khóa VII), Lê Khả Phiêu (khóa VIII), Nông Đức Mạnh (hai khóa IX và X), và Nguyễn Phú Trọng từ khóa XI năm 2011 đến khóa XII này. Không những chỉ "mất trí nhớ" về chiến trường biên giới mà mới đây, vào ngày 19/12/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, hiện kiêm cả chức Chủ tịch nước đã cảnh giác:"Hiện nay có những nước vẫn nhòm ngó, tranh chấp chủ quyền, muốn xâm phạm độc lập chủ quyền của chúng ta. Và do đó "mong nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân với tất cả hoạt động, không chỉ giao lưu bề nổi mà Bộ Quốc phòng, Quân ủy tiếp tục đi sâu, làm sâu sắc bài học chiến tranh cách mạng, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc". (theo báo Pháp Luật Online) Người đứng đầu Đảng, Nhà nước CSVN không nêu tên nước nào, nhưng con số "những" là cách nói tránh "phạm húy" của ông Trọng mà ai cũng biết, chỉ có Trung Cộng là nước duy nhất đang muốn ăn tươi nuốt sống con cá Việt Nam. Trung Cộng, tuy chưa thật sự cai trị Việt Nam nhưng đã kiểm soát hầu như toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam. Chỉ riêng năm 2019, Việt Nam đã nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc gần 30 tỷ Mỹ kim. Gần hết linh kiện Việt Nam sử dụng phải nhập cảng từ Tầu và phần lớn nông-ngư sản của Việt Nam phải xuất khẩu sang Trung Hoa. Việt Nam đã "cống" quặng Bauxite trên Tây Nguyên và "dâng" mỏ gang thép ở Hà Tĩnh cho Tầu, kể cả Đài Loan có các công ty Tầu hợp doanh đầu tư. Ngoài ra còn hàng chục nhà máy, cơ sở thương mại và hàng nghìn công nhân Tầu đã có mặt ở Việt Nam để khai thác sức lao động và lợi dụng đất đai để trục lợi trên mồ hôi, nước mắt của người dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam cũng đã để cho dân Tầu nhập cư vô kiểm soát, chiếm cứ đất đai của Việt Nam ở những vùng bờ biển và điểm cao chiến lược từ biên giới xuồng tận mũi Cà Mâu và hải đảo. Như vậy thì thật sự Quân đội và Công an của đảng đang bảo vệ an ninh cho ai mà ông Nguyễn Phú Trọng còn kêu gọi:"Mong quân đội tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ, truyền thống của nhân dân Việt Nam anh hùng. Đảng bộ quân đội phải trong sạch, đoàn kết thống nhất cao, đi đầu trong tất cả các lĩnh vực, gắn bó mật thiết với nhân dân. Nhân dân mọi vùng miền gắn bó với bộ đội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phối hợp với lực lượng an ninh, công an để giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. "Như thế đất nước mới trường tồn, không phải thế hệ này mà các thế hệ sau". (báo Pháp Luật Online, ngày 19/12/2019) (02/020)Như vậy thì tuy Lãnh đạo Việt Nam đang làm tốt các biện pháp phòng, chống nạn dịch Virus Vũ Hán, nhưng lại sợ hãi đến co cụm để quên mất con vi khuẩn cực kỳ dã man và tàn bạo Trung Hoa đã từng cai trị dân ta 1,000 năm và ngày nay đang âm thầm gậm nhấm chủ quyền biển đảo của ta ở Biển Đông. -/- Phạm Trần | ||||||||||
Đọc lại bài thơ để đời của cô giáo Trần thị Lam Posted: 20 Feb 2020 01:56 PM PST ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH? Đất nước mình ngộ quá phải không anh? Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi... Đất nước mình lạ quá phải không anh? Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ Những dự án và tượng đài nghìn tỉ Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay... Đất nước mình buồn quá phải không anh? Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa... Đất nước mình thương quá phải không anh? Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu... Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh? Anh không biết em làm sao biết được Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
| ||||||||||
1/2 DÂN SỐ TẦU BỊ HẠN CHẾ DI CHUYỂN Posted: 20 Feb 2020 01:55 PM PST Mặc dù Bắc Kinh và WHO tìm cách trấn an, conoravirus vẫn tác hại mạnh. Tại trung Quốc, tới trưa thứ Tư 19/2 người chết đã vượt quá con số 2000, thêm 100 nạn nhân trong 24 giờ vừa qua. Trên 74 ngàn người bị nhiễm virus, 1749 người mới bị lây. Cố nhiên đó chỉ là con số chính thức, rất xa với sự thực. WHO càng ngày càng bị chỉ trích. Một mặt, họ bác bỏ đề nghị cấm hoạt động các tàu du lịch, mặt khác, một phái đoàn WHO vừa đến Trung Hoa nghiên cứu, nhưng không tới Vũ Hán là cái ổ virus. Báo chí Tây Phương cho hay không phải chỉ 60 triệu người Hồ Bắc, nhưng một nửa dân số Tàu hoặc bị cấm, hoặc bị hạn chế di chuyển. Bắc Kinh và những thành phố lớn trở thành những thành phố ma. Đa số dân chỉ được phép ra khỏi nhà 2,3 lần mỗi tuần lễ, để mua sắm những thứ cần thiết tại 5 tới 10% cửa tiệm còn mở cửa. Những tiệm lớn trong các trung tâm thương mại hầu như không có bóng người, dù nhiều tiệm giảm giá tới 70%. Các rạp hát, rạp ciné đóng cửa. Các sinh hoạt văn hoá, thương mại, thí dụ hội chợ xe hơi quốc tế Bắc Kinh đã bị hủy. Phóng viên của Le Monde, Pháp, nói nhiều người trên mạng đã công khai đả kích nhà nước, bất chấp cấm đoán hay hình phạt. Hệ thống tuyên truyền của nhà nước tìm cách thuyết phục dân là tất cả những biện pháp cứng rắn nhằm bảo vệ sinh mạng của dân, và nhất là cứu vãn thế giới. Nói cách khác, không phải Tàu đã gây ra đại hoạ, nhưng trái lại, đang làm tròn bổn phận của một cường quốc đối với thế giới. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét