“Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách điểm đến có khả năng lây lan Corona Virus” plus 14 more |
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách điểm đến có khả năng lây lan Corona Virus
- Bác sĩ Trần Văn Bắc: “Tôi phải giấu bố mẹ khi bay sang Vũ Hán”
- Đà Nẵng lý giải suất ăn 200 ngàn khách Hàn Quốc chê tồi tệ khi cách ly
- Giảm chưa từng có, thế mạnh Donald Trump bị đe dọa trước thảm họa “Thiên Nga đen”
- Hoàn thành quy hoạch báo chí 19 tổ chức hội Trung ương
- Tin tức Virus corona ngày 28/2: Châu Âu chưa rõ nguyên nhân nhiễm bệnh
- Giá điện sinh hoạt mới: Triệu người chịu thiệt và triệu người hưởng lợi
- Siêu cúp QG: Ai còn ngóng Công Phượng đấu Quang Hải?
- Thủ tướng quyết định nhân sự 3 cơ quan
- Tuyên bố sắc lạnh của Thổ Nhĩ Kỳ sau 'đòn chí mạng' ở Syria
- Hong Kong phát hiện thú cưng của bệnh nhân Covid-19 dương tính với virus corona
- Bố qua đời vì nhiễm virus corona chủng mới, 5 ngày sau mẹ cũng ra đi vì ung thư
- Chủ facebook Meo Thắm tung tin người từ Hàn Quốc về nhiễm Virus corona - Covid-19
- Mẹ mất, con cái khóc ngất trong nhà, họ hàng làm cỗ linh đình ngoài sân
- Con trai bà Tân Vlog bất ngờ bị chỉ trích dữ dội
Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách điểm đến có khả năng lây lan Corona Virus Posted: 27 Feb 2020 06:20 PM PST Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cho hay, trong khuôn khổ kênh trao đổi thường xuyên với các cơ quan y tế của Mỹ, Đại sứ quán hôm qua tổ chức cuộc họp trực tuyến với Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế & Dịch vụ nhân sinh, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC).
Tại cuộc họp, các đại diện của CDC và Văn phòng Các vấn đề toàn cầu, Văn phòng châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Y tế & Dịch vụ nhân sinh Mỹ đánh giá những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đã đạt các kết quả tích cực, công tác giám sát, cách ly và điều trị đã được triển khai đồng bộ. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, CDC đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng. Đại diện CDC cho biết đang lên kế hoạch thăm Việt Nam vào nửa cuối tháng 3 để tăng cường các hoạt động hợp tác y tế giữa hai nước và thúc đẩy việc thành lập văn phòng khu vực của CDC tại Việt Nam. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cũng sẵn sàng xem xét hỗ trợ thêm Việt Nam các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh. Về hợp tác khu vực, phía Mỹ mong muốn tăng cường các hoạt động trao đổi, hợp tác ASEAN-Mỹ về phòng chống dịch bệnh. Đây cũng sẽ là một trong các nội dung quan tâm tại hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 14/3 tại Las Vegas. Thời gian qua, bên cạnh chính quyền, nhiều doanh nghiệp của Mỹ cũng quan tâm thúc đẩy hợp tác y tế với Việt Nam. Theo Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN (USABC), trong đoàn hơn 40 doanh nghiệp Mỹ sang Việt Nam từ 3-6/3 sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp chuyên về y tế, dược phẩm để thúc đẩy các cơ hội hợp tác về y tế với Việt Nam. Thái An Du khách bỏ khẩu trang, thoải mái dạo bước trên phố cổ Hội AnSau những ngày vắng khách do ảnh hưởng dịch bệnh viêm đường hô hấp virus corona (Covid-19), đến nay lượng khách tham quan phố cổ Hội An dần tấp nập trở lại. | |||||||
Bác sĩ Trần Văn Bắc: “Tôi phải giấu bố mẹ khi bay sang Vũ Hán” Posted: 27 Feb 2020 09:06 AM PST Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc – Phó khoa cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới đang có một tổ ấm hạnh phúc bên người vợ làm ngân hàng và một người con 3 tuổi kháu khỉnh. Clip toàn bộ phần trò chuyện của bác sĩ Trần Văn Bắc: Nhà báo Hà Sơn: Anh yêu thích nghề y từ bé hay lớn lên mới quyết định trở thành bác sĩ? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Tôi hay ai còn nhỏ cũng phải qua một thời mũi rãi, ốm đau, thậm chí có những bạn suýt chết đuối chẳng hạn. Bản thân tôi ngày nhỏ từng bị bỏng, điều ấy đọng lại khiến mình nhớ và luôn đi kèm câu hỏi: "Tại sao lại thế này, tại sao lại thế kia". Ngày xưa ở quê hay dùng những cách thức dân gian rồi có những thầy thuốc đến nhà chữa và ai cũng rất trân trọng vì họ cứu giúp mình mà. Còn việc đến với nghề y cũng như mối duyên vì ngày xưa học sinh ở vùng quê Ninh Bình không có nhiều thông tin như ở thành phố nên tôi cứ nghĩ sinh viên bách khoa, xây dựng sẽ mạnh mẽ, mới hay. Các anh lớn tuổi đi học về tôi trông rất ngưỡng mộ, cũng muốn như thế. Nhưng có lẽ tôi ảnh hưởng nhiều từ bố bởi ông nói học ngành y nhân văn, cứu người hơn nữa bố mẹ luôn lo cho cuộc sống con cái nên nghĩ nếu có chiến tranh hay điều gì xảy ra thì con làm nghề này cũng không thất nghiệp. Bố thậm chí còn biết xem cả tướng số nghĩ tôi phù hợp với nghề y nên tích cực động viên tôi thi trường y. Lúc đi thi tôi không dám nói với bạn bè vì thi khối B cảm giác hơi con gái hay sao nên muốn giấu. Nhưng sau này đa số bạn bè bảo tính cách hay gì đó của tôi phù hợp với nghề nghiệp này. Nhà báo Hà Sơn: Nhiều phụ nữ thích lấy chồng làm công an hoặc nghề y còn đàn ông đại đa số muốn vợ làm ngân hàng hoặc giáo viên. Có phải với suy nghĩ như vậy nên anh đã lựa chọn một cô làm ngân hàng để yêu, cưới và gắn bó? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Tôi làm nghề y là cái duyên thì việc gia đình cũng vậy thôi. Thậm chí nhiều đồng nghiệp từng trêu tôi: "Đừng lấy vợ ngân hàng vì gửi tiền vào dễ lấy ra thì khó''. Ngành y của tôi có một số đặc thù phải trực, nhiều công việc phải giải quyết ngoài giờ bởi vậy rất trong gia đình người phụ nữ phải thấu cảm điều đó. Không cứ phải cùng ngành với nhau mới hỗ trợ được nhưng sự tương trợ từ gia đình vô cùng quan trọng. Với tôi đó là điểm tựa, động lực để mình hoàn thành công việc và luôn thấy yên tâm vững tin. Nhà báo Hà Sơn: Công việc của một bác sĩ phòng cấp cứu hẳn bận rộn và liên tục. Có khi nào sau giờ làm trở về nhà đang ăn cơm hay nghỉ ngơi chẳng hạn nhưng anh lại nhận được "lệnh" phải đến viện và tôi không biết có khi nào anh rơi vào trạng thái phải "giằng xé" cảm xúc khó khăn trước khi cất lời nói với vợ để ra khỏi nhà? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Tôi cũng nghe nhiều câu chuyện của đồng nghiệp và các bậc tiền bối đi trước, đó là những tấm gương tận tâm với nghề để chúng tôi noi theo. Dẫu sao y học bây giờ chúng ta có điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn, nhiều bác sĩ, nhiều bệnh viện hơn và có lẽ sự phân cấp xã hội trở nên rõ ràng hơn. Ngày xưa tôi nghe các chú các anh nói sẵn sàng từ bỏ những cuộc vui ngay khi có điện thoại liên quan đến bệnh nhân. Ngày nay, chúng tôi cũng thế thôi nhưng chưa làm đủ tốt bằng các bậc tiền bối. Dẫu vậy, bất cứ ai cũng thế, có những cuộc điện thoại lúc đang ăn thậm chí đang đi chơi với mọi người hoặc nửa đêm thì mức độ đáp ứng ngày nay cũng đa dạng hơn vì chúng tôi có nhiều mối quan hệ hơn trong nghề nghiệp để có thể tìm kiếm sự hỗ trợ thay thế. Đôi khi bệnh nhân không hiểu kỹ nhưng thực tế có thể sự giúp đỡ của tôi lúc đó chưa đủ tốt bằng một đồng nghiệp chuyên sâu. Tất nhiên có những lúc chúng tôi cũng phải sẵn sàng vui vẻ đến để hỗ trợ thậm chí là xa xôi, đêm hôm. Nhiều đồng nghiệp hy sinh cả thanh xuân của họ vì nghề nghiệp thì cớ gì không hy sinh một cuộc vui nhỏ hay cố gắng hy sinh bản thân vì biết có người đang cần mình. Anh nói chính bố đã định hướng gieo thêm tình yêu để gắn bó với nghề y. Vậy quãng thời gian hoạt động vừa qua anh cảm nhận được niềm hạnh phúc của ông khi mình đi đúng hướng và ngày một trưởng thành chưa? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Bố không nói gì nhiều về điều đó nhưng bằng những câu chuyện chia sẻ tôi cảm nhận những niềm vui hằn lên trong suy nghĩ của ông. Bất cứ phụ huynh nào cũng thế, họ luôn muốn con cái mình hạnh phúc, bố mẹ tôi cũng vậy. Chứng kiến sự thành công trưởng thành của con cái bố mẹ nào cũng an lòng và tự hào. Nhà báo Hà Sơn: Khi nhận nhiệm vụ sang tâm dịch Vũ Hán để đưa người Việt Nam về, anh có thông báo cho bố mẹ biết không và họ phản ứng thế nào? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Thực tế tôi không thông báo chị ạ. Vì bố mẹ tôi hay tất cả mọi người khi nghe tin như thế cách thức cũng không khác biệt lắm. Sau này khi đã trở về sau chuyến đi nghe tôi nói chuyện bố mẹ ở nhà bảo nếu biết sẽ làm thủ tục gì đó về tâm linh để đỡ lo hơn nhưng bản thân tôi không nặng nề những chuyện như thế. Tôi nghĩ tin tức tôi đi sang Vũ Hán nếu bố mẹ biết sẽ chỉ gây lo lắng, trong khi sự chuẩn bị của tôi về mặt chuyên môn với sự trợ giúp của tất cả mọi người tin tưởng vào những điều tốt nhất. Tôi nghĩ mình sẽ thông báo khi trở về an toàn, sức nặng của tin tức sẽ giảm đi nhiều và điều ấy tốt hơn khi mà bây giờ bố mẹ cũng cao tuổi rồi. Nhà báo Hà Sơn: Những người làm công việc bận rộn và áp lực như anh rất cần sự chia sẻ từ người phụ nữ của mình. Anh có thấy may mắn khi đã chọn đúng người? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Tôi nghĩ đó là nhân duyên, mà nhân duyên thì hơn cả may mắn vì nó có tính chất sắp đặt, thiên định. Điều tôi thấy an tâm nhất là sự chia sẻ đồng cảm từ gia đình từ phía vợ luôn là nguồn động lực to lớn để mình làm việc và định hướng về nghề nghiệp. Khi nghĩ về vợ tôi luôn thấy rất yên tâm tin tưởng, do đó nói may mắn cũng đúng. Nhà báo Hà Sơn: Với công việc liên tục khi rảnh chắc là anh chủ yếu trở về nhà và có vẻ sẽ không có nhiều thời gian để thư giãn, để lãng mạn? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Có lẽ chỉ là chuyển trạng thái thôi chị ạ. Thời sinh viên cũng khác, cảm xúc từng giai đoạn nó cũng khác. Niềm vui cuộc sống cần thiết với tất cả mọi người, nhất là để cân bằng lại với áp lực công việc, mỗi cá nhân phải luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của mình. Gia đình cũng là động lực to lớn, nhưng mỗi cá nhân nếu như không có sự mở rộng với xã hội sẽ không phát triển được. Nhà báo Hà Sơn: Người làm nghề y thường cẩn thận trong việc chăm sóc sức khoẻ. Anh thì sao?Anh chơi môn thể thao gì? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Tôi biết có rất nhiều đồng nghiệp quan tâm sâu sắc đến việc đó nhưng cũng có nhiều đồng nghiệp trong đó có tôi nhiều khi bị mải mê trong công việc không nhớ mình đã ăn hay chưa vì quá bữa, quá cơn đói. Như vậy là hại sức khỏe và chúng tôi cố gắng cân bằng lại. Ví dụ đến giai đoạn nghỉ ngơi mình phải phục hồi lại sức khỏe một cách tốt nhất. Tôi làm cấp cứu luôn phải giữ sức khỏe tốt nhất, một ca trực đêm để hồi phục nhanh chóng trở lại ngay với công việc là điều cực kỳ quan trọng nhất là vào việc vẫn phải tập trung cao nhất và với sức lực tốt nhất. Quan điểm của tôi không phải cứ ăn nhiều tập nhiều là khỏe, chúng ta cần phải có sức khỏe về mặt tinh thần như tôi nói các mối quan hệ xã hội, bạn bè thân thiết sẽ bù đắp lại vì có những lúc thất vọng về nghề nghiệp, có những lúc công việc không được như ý mình mong muốn, kết quả điều trị nó không được như kỳ vọng, sự tiếc nuối là luôn luôn có. Chính vì vậy mà cuộc sống nó cần phải cân bằng lại về mặt tình cảm, nhận thức. Không có nghĩa cơ bắp to là có thể làm được nghề nghiệp tốt. Bản thân tôi cũng ý thức điều đó nhưng không chọn một môn thể thao tập thể được, những môn đó đòi hỏi nhiều thời gian vì thời gian của mình không cố định, lịch trực các thứ nên tôi lựa chọn những môn thể dục nhẹ nhàng để mình có thể đảm bảo khối lượng vừa phải theo tuổi tác cũng có thể giảm đi. Nhà báo Hà Sơn: Ngoài công việc anh có đam mê gì? Ví dụ như rất thích bóng đá, anh thì sao? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Từ nhỏ tôi sáng đá bóng, tối đá bóng, trăng lên vẫn đá bóng hay thậm chí nói dối bố mẹ trốn đi đá bóng, dù vẫn học hành nhưng chưa bao giờ thôi tình yêu với bóng đá cả. Khi đi làm không có nhiều thời gian để đi đá và bây giờ thể lực suy giảm, không thể tham gia được nhiều nữa. Tôi làm ở khoa cấp cứu cũng phải vận động nhiều nên các môn thể thao để chơi tôi cũng giảm bớt xuống. Những lĩnh vực khác như âm nhạc hay hội họa đều phải tìm hiểu một tí tùy vốn sống quan tâm của mỗi người. Tôi không dùng âm nhạc để xóa đi những mỗi lo toan, âm nhạc giúp cho tình cảm tốt hơn, vì thế tôi thích nghe nhạc khi yên tĩnh bởi nó có cảm xúc tốt. Kể về lựa chọn âm nhạc cũng thay đổi, ngày trẻ mình thích âm nhạc mạnh phù hợp với cảm xúc thừa năng lượng của tuổi trẻ như nhạc rock Beatles, rất mê. Còn bây giờ tôi hay nghe nhạc Văn Cao. Nhà báo Hà Sơn: Tiếp xúc tôi thấy anh là người có vẻ trầm tính, cẩn thận, một người sống về nội tâm nhiều hơn, còn anh, tự nhận xét về bản thân thì sẽ nói gì? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Tôi nghĩ cuộc sống là quá trình học hỏi trao đổi và phát triển. Nếu ai nói có năng lực về nội tâm thì hãy phát triển nó ngoài ra các mảng xã hội khác nữa để bản thân mình cân bằng hơn, đa dạng hơn. Nhân dịp 27/2 anh có chia sẻ gì với các đồng nghiệp? Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc: Nhân ngày 27/2 tôi gửi những lời ngưỡng mộ trân trọng nhất đến những người đồng nghiệp của tôi, những người đóng góp những công trình, miệt mài ngày đêm nghiên cứu những công trình khoa học, những người hy sinh tuổi thanh xuân, thời gian sức lực để chăm lo cho từng bệnh nhân. Nhất là trong bối cảnh dịch corona các bác sĩ hy sinh rất nhiều để kiểm soát dịch bệnh. Chúc cho các đồng nghiệp sẽ luôn có sức khỏe, hăng say với nghề nghiệp và sẽ đóng góp hơn nữa cho nghành y, xây dựng ngành y vững mạnh và hội nhập hơn nữa với thế giới. Sơn Hà - Xuân Quý - Đức Yên - Huy Phúc Câu chuyện đặc biệt từ bác sĩ trên 'chuyến bay Vũ Hán'Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc - Phó khoa cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới lần đầu tiên tiết lộ những câu chuyện đặc biệt xung quanh chuyến bay sang Vũ Hán đón người Việt Nam trở về do dịch Covid-19. | |||||||
Đà Nẵng lý giải suất ăn 200 ngàn khách Hàn Quốc chê tồi tệ khi cách ly Posted: 27 Feb 2020 03:00 PM PST Đài truyền hình YTN Hàn Quốc đăng tải phóng sự 2 phút đề cập việc 20 người Hàn Quốc đến Đà Nẵng ngày 24/2 bị đối xử không tốt khi cách ly phòng dịch Covid-19. Theo nội dung phóng sự, nhóm khách Hàn Quốc cho rằng họ "bị giam cầm, ăn uống tồi tệ", kèm hình ảnh suất cơm được cho là phía bệnh viện cung cấp. Nhóm khách này còn chụp hình, quay video ở khu vực phòng cách ly và nhà vệ sinh về việc không đảm bảo để cách ly 14 ngày. Bác sĩ Lê Thành Phúc - Giám đốc BV Phổi Đà Nẵng cho biết ông đã xem video phóng sự của đài truyền hình Hàn Quốc và những hình ảnh do nhóm khách ghi lại. Ông cho biết, những suất cơm phục vụ đoàn khách Daegu được đặt mua ở nhà hàng nổi tiếng về món Hàn Quốc trên đường Hồ Nghinh (quận Sơn Trà).
"Nơi đặt mua các suất cơm cho đoàn này là nhà hàng món Hàn nổi tiếng nhất Đà Nẵng. Tất cả khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng luôn chọn nhà hàng đó để ăn. Mỗi phần ăn 200 ngàn gồm cơm, canh hầm xương heo, thịt heo cay... ", bác sĩ Phúc cho hay. Về hình ảnh nhà vệ sinh, bồn rửa mặt mà video đăng tải, ông Phúc cho biết việc phản ánh này không đúng thực tế tại BV Phổi. Dù các dụng cụ ở đây hơi cũ, nhưng được vệ sinh sạch chứ không tệ hại như những gì trong video đề cập. "Còn việc BV sử dụng các ổ khóa tại khu vực cách ly là theo đúng nguyên tắc và bảo vệ không để bệnh nhân tự ý ra ngoài", lời ông Phúc. Chủ nhà hàng lên tiếng Tìm đến nhà hàng Jin SunDae trên đường Hồ Nghinh (quận Sơn Trà), nơi BV Phổi đặt mua các suất cơm cho đoàn du khách Hàn Quốc. Chị Phạm Thị Bích Thuận (đầu bếp chính kiêm quản lý nhà hàng) cho biết, chị là người trực tiếp đứng bếp nấu 22 suất cơm cho những người khách này. Đó là món canh thịt heo cay, món ăn yêu thích của người Hàn Quốc, đây cũng là đặc sản của nhà hàng.
Chị Thuận cho biết đã xem phóng sự của đài truyền hình YTN Hàn Quốc và khẳng định hình ảnh phần cơm được phản ánh là "suất ăn tồi tệ" không phải là nhà hàng làm.
18 khách Hàn Quốc ra sân bay về nước lúc nửa đêm, 2 người xin ở lạiTrong 20 người đến từ Daegu hôm 24/2 có 2 người xin ở lại Đà Nẵng và thực hiện việc cách ly trong vòng 14 ngày theo quy định, Giám đốc BV Phổi Đà Nẵng cho biết. Hồ Giáp - Nguyễn Hiền | |||||||
Giảm chưa từng có, thế mạnh Donald Trump bị đe dọa trước thảm họa “Thiên Nga đen” Posted: 27 Feb 2020 04:47 PM PST Thị trường chứng khoán Mỹ giảm ở mức mạnh chưa từng có và tiếp tục tụt xuống các mức sâu mới do giới đầu tư lo ngại nước Mỹ sẽ không tránh được một thảm họa "Thiên Nga đen" mà thế giới đang đối mặt. Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ rạng sáng 28/2 (giờ Việt Nam) đã bất ngờ tiếp tục tụt giảm, mất điểm ở mức chưa từng có do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp lan rộng ở nước này và có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giảm mạnh chưa từng có Kết thúc phiên đêm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ đã chứng kiến phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử. Chỉ số này này giảm 1.190,95 điểm (tương đương 4,4%) xuống còn 25.766,64 điểm. Đây là mức giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Trước đó, hồi khủng hoảng tài chính cách đây hơn một thập kỷ, chứng khoán Mỹ cũng chỉ chứng kiến những phiên giảm điểm mạnh nhất là 700-800 điểm. Mức giảm điểm lần này còn đáng sợ hơn bởi trong tuần này chỉ số Dow Jones đã có nhiều phiên giảm sâu như phiên giảm 1.000 điểm hôm 25/2 hay phiên giảm gần 900 điểm hôm 26/2. Đêm qua, chỉ số chứng khoán tầm rộng của Mỹ S&P 500 cũng giảm sâu ở mức tương tự, giảm 4,4% xuống 2.978,76 điểm và lần đầu tiên trong hơn 4 tháng qua xuống dưới ngưỡng 3.000 điểm.
Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite thậm chí còn giảm sâu hơn, giảm 4,6% xuống 8.566,48 điểm. Như vậy, chỉ trong 4 phiên tất cả các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã rời rất xa các đỉnh cao kỷ lục ghi nhận trước đó. Cả 2 chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều đã mất trên 11% so với đỉnh cao ghi nhận hồi đầu tháng, trong khi đó Nasdaq Composite còn giảm ở mức mạnh hơn so với đỉnh cao ghi nhận trong tuần trước. Cả Dow Jones và S&P 500 đều hướng đến tuần có thành quả tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones đã giảm phiên thứ 6 liên tiếp. Dow Jones đã mất tổng cộng hơn 3.,000 điểm trong tuần này. Hàng loạt các cổ phiếu công nghệ lớn của Mỹ như Apple và Facebook đều đã rơi vào vùng điều chỉnh với mức giảm khoảng 15%. Chứng khoán Mỹ tụt giảm phiên thứ 6 liên tiếp bất chấp nền kinh tế số 1 thế giới vẫn đang duy trì các tín hiệu kinh tế rất tích cực, từ tỷ lệ thất nghiệp thấp cho tới tăng trưởng vẫn được duy trì ở mức khá ấn tượng nhờ hàng loạt các chính sách kinh tế của chính quyền ông Donald Trump 2-3 năm trước đây.
Thế giới chao đảo, các nước tìm giải pháp Tuy nhiên, có một thực tế là giới đầu tư lo ngại vào triển vọng của Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới sau khi một sự kiện hy hữu xảy ra, thường được gọi là "Thiên Nga đen", có thể thay đổi toàn bộ cục diện. Giới đầu tư lo ngại về một đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có thể lan rộng trên thế giới, sang cả Mỹ và ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Mỹ đã hiển hiện hơn bao giờ hết khi mà Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý và nhiều nước khác đã chứng kiến các ổ dịch. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đã xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Mỹ không rõ nguồn gốc lây bệnh ở Bắc California. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn khá tin tưởng vào khả năng kiểm soát Covid-19 của Mỹ. Ông Trump cho biết, nguy cơ nhiễm virus đối với người dân Mỹ vẫn là "rất thấp", nhưng cho rằng nước Mỹ sẽ "chi tiêu bất cứ điều gì thích hợp". Cho đến nay, nước Mỹ cũng đã chứng kiến 60 ca nhiễm coronavirus mới và đã chính quyền ông Donald Trump đã buộc phải đối phó khẩn cấp với Covid-19 với một kế hoạch đầu tiên gửi các nhà lập pháp nước này, trị giá 2,5 tỷ USD.
Hiện tại, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence được giao phụ trách đối phó với dịch Covid-19. Ông trump tin tưởng các thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán sẽ sớm hồi phục. Trước đó, một số doanh nghiệp lớn của Mỹ, trong đó có Apple, đã cảnh báo về doanh thu và lợi nhuận do dịch bệnh bùng phát. Giới đầu tư hiện đặt cược Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ sớm cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Trong cuộc họp gần nhất, các tín hiệu thị trường cho thấy có 68% khả năng Fed sẽ hạ lãi suất chuẩn 25 điểm phần trăm. Trong năm 2020, thậm chí có thể Fed sẽ cắt giảm 3 lần. Thị trường tài chính Mỹ và thế giới cũng chao đảo trong vài phiên gần đây. Vàng có lúc lên tới gần 1.700 USD/ounce, giá dầu tụt giảm. Dòng tiền tìm nơi trú ẩn đã đẩy trái phiếu Mỹ lên mức cao kỷ lục và do đó lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt xuống đáy chưa từng có: 1,25%/năm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng dao động tại mức thấp nhất mọi thời đại. Trước đó, nhiều nước đã có những biện pháp để vực dậy nền kinh tế. Trong tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) đã hạ lãi suất cơ bản LPR kỳ hạn 1 năm giảm từ 4,15% một tháng trước xuống còn 4,05%, trong khi LPR kỳ hạn trên 5 năm giảm 5 điểm cơ bản xuống 4,75%. Trước đó, Trung Quốc đã hạ lãi suất trung và dài hạn cũng như bơm hàng trăm tỷ USD vào nền kinh tế. Dù vậy, giới đầu tư vẫn lo ngại nền kinh tế Trung Quốc sẽ khó hồi phục nhanh khi mà mức nới lỏng nói trên vẫn khá khiêm tốn và dịch bệnh vẫn còn khó lường. Hơn thế, Trung Quốc cũng đứng trước một lựa chọn khó khăn là đảm bảo một sự cân bằng trong quan hệ thương mại với Mỹ theo thỏa thuận giai đoạn 1 vừa được kỳ hồi năm. Theo đó, Trung Quốc sẽ phải giữ đồng NDT không được mất giá nhiều và tăng nhập khẩu hàng Mỹ… Một điểm khó nữa là Trung Quốc sẽ đối mặt với một mối đe dọa khác khi kích hoạt các biện pháp thích kinh tế nhằm ổn định thị trường tài chính là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu là một vấn đề mà Trung Quốc đã muốn xử lý từ nhiều năm nay nhưng phải trì hoãn lại để vực dậy nền kinh tế bị suy giảm tăng trưởng do cuộc đối đầu thương mại với Mỹ. Hiện tại, chính quyền của ông Tập Cận Bình vẫn khá lạc quan với tình hình kinh tế và xử lý dịch bệnh. Theo đó, sự bùng phát của dịch covid-19 do virus corona không nên là lực cản ngăn Trung Quốc đạt đến các mục tiêu kinh tế xã hội trong dài hạn. M. Hà | |||||||
Hoàn thành quy hoạch báo chí 19 tổ chức hội Trung ương Posted: 27 Feb 2020 09:05 AM PST Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai xong việc chuyển đổi mô hình, sắp xếp các cơ quan báo chí đối với 19 tổ chức hội. Năm 2019, 24 tổ chức hội Trung ương phải chuyển đổi mô hình, sắp xếp cơ quan báo, tạp chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 3/4/2019; theo đó, mỗi tổ chức hội có 1 tạp chí. Triển khai thực hiện quy hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo quy hoạch. Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã có văn bản đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan chủ quản báo chí thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ quy hoạch báo chí. Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, về cơ bản, các tổ chức hội đã thực hiện triển khai quy hoạch báo chí. Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai xong việc chuyển đổi mô hình, sắp xếp các cơ quan báo chí đối với 19 tổ chức hội, gồm: | |||||||
Tin tức Virus corona ngày 28/2: Châu Âu chưa rõ nguyên nhân nhiễm bệnh Posted: 27 Feb 2020 06:20 PM PST Mỹ lần đầu tiên phát hiện trường hợp mắc bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới (Covid-19) nhưng không rõ nguồn lây nhiễm. Hong Kong phát hiện thú cưng của bệnh nhân Covid-19 dương tính với virus Nhà chức trách Hong Kong (Trung Quốc) tuyên bố đã tiến hành cách ly chó cưng của một bệnh nhân nhiễm Covid-19 sau khi các mẫu xét nghiệm mũi, họng của vật nuôi này cho kết quả "dương tính yếu" với virus. Hãng tin Reuters trích dẫn một tuyên bố của Cục Nông nghiệp, ngư nghiệp và bảo tồn Hong Kong (AFCD) cho hay, chú chó nói trên không có bất kỳ biểu hiện bệnh nào. AFCD sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm để xác nhận liệu con vật này có thực sự bị nhiễm virus corona chủng mới hoặc liệu kết quả xét nghiệm dương tính có phải là do các mẫu đã bị nhiễm bẩn từ môi trường hay không. Tàu chiến Mỹ nhận lệnh tự cách ly trên biển vì Covid-19 Hải quân Mỹ đã yêu cầu tất cả các tàu chiến đã ghé thăm các nước thuộc khu vực Thái Bình Dương tự cách ly ngoài biển 14 ngày để theo dõi các thuỷ thủ, xem ai có triệu chứng của virus Sars-CoV-2 hay không. "Để thận trọng hơn cả mức cần thiết, Hạm đội Thái Bình dương đang thực hiện thêm các biện pháp hạn chế để ngăn ngừa các Thuỷ thủ nhiễm Covid-19, và để theo dõi những thuỷ thủ đã đi đến các khu vực có rủi ro cao", Thượng Úy James Adam, phát ngôn viên của Hải quân Mỹ nói với CNN. Một cán bộ Hàn Quốc tử vong vì kiệt sức khi nỗ lực chống Covid-19 Cơ quan chức năng Hàn Quốc cho biết, vị cán bộ trên gần đây thường than phiền với vợ mình về sự mệt mỏi của bản thân ông trong những nỗ lực chống dịch bệnh Covid-19. Yonhap trích dẫn thông báo của lực lượng cảnh sát thành phố Jeonju, Hàn Quốc cho biết, vợ của vị cán bộ làm việc tại Tòa thị chính thành phố này đã phát hiện chồng mình tử vong tại nhà riêng vào sáng ngày 27/2. Lúc được phát hiện, người này đã không còn thở, cũng như không có mạch đập. Cựu đại sứ Iran thiệt mạng vì Covid-19 Truyền thông quốc gia Iran đưa tin, cựu đại sứ nước này tại Vatican, giáo sĩ nổi tiếng Hadi Khosrowshahi vừa thiệt mạng vì virus corona chủng mới trong lúc đang điều trị tại bệnh viện. Sputnik dẫn thông tin do báo chí Iran đăng tải cho hay, ông Khoswrowshahi, 81 tuổi qua đời tại bệnh viện hôm 27/2, nâng tổng số ca tử vong vì dịch Covid-19 ở quốc gia Hồi giáo lên tới 26 người. Cho đến nay, ông Khoswrowshahi là quan chức cấp cao nhất ở Iran thiệt mạng vì virus corona. Số ca nhiễm mới Covid-19 ở Trung Quốc giảm mạnh Trong 24 giờ qua, Trung Quốc có thêm 44 ca tử vong và 327 ca nhiễm mới dịch Covid-19. Mặc dù con số tử vong cao hơn so với ngày 26/2 (26 bệnh nhân), song các trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận đã giảm nhiều so với một ngày trước đó (409 ca). Đây cũng là mức nhiễm mới thấp nhất ở nước này trong một tháng qua. Bác sĩ Israel ca ngợi Việt Nam chống dịch Covid-19 Trả lời phỏng vấn tờ Haaretz hôm 26/2, bác sĩ người Israel Rafi Kot đã đưa ra một số nhận định về lý do Việt Nam thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Theo bác sĩ Kot, Việt Nam bị bất ngờ khi dịch bệnh này bùng phát. Tuy nhiên, 3 tuần sau khi ca nhiễm đầu tiên được xác nhận, Việt Nam dường như đã làm được những việc mà ngay cả Hàn Quốc và Italia cũng không làm được, là khống chế được loại virus mới này. Kể từ hôm 13/2, Việt Nam không phát sinh ca nhiễm mới nào và toàn bộ 16 người bị nhiễm trước đó đã bình phục. WHO hối các nước mạnh tay ngăn chặn Covid-19 Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, dịch Covid-19 đang ở thời điểm quyết định trên toàn cầu. "Chúng ta đang ở thời điểm quyết định… Chúng ta thực sự đang ở tình huống rất dễ bị tổn thương, trong đó sự bùng phát có thể phát triển theo bất kỳ hướng nào dựa trên cách thức mà chúng ta giải quyết nguy cơ đó", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố từ Geneva, Thụy Sỹ. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay, ca nhiễm bệnh mới được phát hiện tại California. Bệnh nhân trước đó không tiếp xúc với bất kỳ ai nhiễm virus SARS-CoV-2 hay đi tới các nước có dịch bệnh lây lan. Hiện chưa rõ nguồn lây bệnh. "Tại thời điểm này, vẫn chưa rõ người bệnh đã nhiễm bệnh ra sao. Đây có thể là một ví dụ về việc nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và có thể là ca đầu tiên ở Mỹ. Lây nhiễm trong cộng đồng có nghĩa là nhiễm bệnh nhưng không rõ nguồn lây. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bệnh nhân lây từ một người khác nhiễm bệnh sau khi từ nước ngoài về", CDC tuyên bố. Theo CNN, đây là lần đầu tiên, một bệnh nhân người Mỹ dương tính với virus corona chủng mới nhưng lại không biết lây nhiễm từ nguồn nào. Thông báo của CDC cho thấy dấu hiệu đáng lo ngại về khả năng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng tại Mỹ trong thời gian tới. Trước đó, tại cuộc họp báo về Covid-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nguy cơ lây lan dịch bệnh ở Mỹ vẫn thấp và Washington đã sẵn sàng đối phó nếu điều này xảy ra. Số liệu thống kê cho thấy, tính đến ngày 26/2, số ca nhiễm bệnh tại Mỹ là 60 người. Cũng theo CNN, tại Italia đã có ít nhất 650 người dương tính với virus corona chủng mới. Bộ Y tế Hà Lan hôm 27/2 đã chính thức xác nhận ca nhiễm virus đầu tiên ở nước này. Bệnh nhân gần đây có ở vùng Lombardy của Italia và hiện đang được cách ly ở một bệnh viện. Trên trang Twitter cá nhân, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết, ông đang theo dõi và liên hệ chặt chẽ với Bộ Y tế, đồng thời gửi lời chúc bệnh nhân trên sẽ nhanh chóng bình phục. Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran thông báo số ca nhiễm Covid-19 ở nước này trong ngày 27/2 là 38. Theo người đứng đầu cơ quan y tế công cộng Pháp Jerome Salomon, trong số 38 bệnh nhân trên đã có 2 người tử vong và 2 người đang ở "tình trạng nguy kịch". Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây tuyên bố dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 là khó tránh khỏi tại Pháp, đồng thời cho biết nước này đã sẵn sàng đối mặt với nguy cơ số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng đột biến. Như vậy, hiện đã có ít nhất 11 nước ở châu Âu có ca nhiễm virus, nhiều người trong số này trở về từ vùng dịch của Italia. Ở khu vực Trung Đông, Ảrập Xê-út đã ngưng các cuộc hành hương của các tín đồ nước ngoài tới các thánh địa Mecca và Medina, do những lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch viêm phổi do virus corona chủng mới. Trong ngày 27/2, Iran đã ghi nhận thêm 2 ca tử vong, nâng tổng số người chết ở nước này vì dịch Covid-19 lên 26 người, nhiều thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Iran đã có 246 ca nhiễm bệnh. Nước này đã ra hạn chế đi lại trong nước với người nghi nhiễm hoặc xác nhận nhiễm. Điều đáng chú ý là nữ Phó tổng thống Iran Masoumeh Ebtekar đã cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Bà Ebtekar là thành viên cấp cao đầu tiên trong nội các của Tổng thống Hassan Rouhani bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19. Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc từ tháng 12/2019. Tính đến 22h tối 27/2, dịch bệnh đã làm 82.588 người ở hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ bị nhiễm bệnh, trong đó số ca tử vong đã vượt quá 2.800. Phần lớn các ca nhiễm, tử vong là ở Trung Quốc đại lục. Tại Hàn Quốc, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh nước này cho hay, tính đến 16h ngày 27/2, Hàn Quốc đã ghi nhận tổng cộng 1.766 ca nhiễm SARS-CoV-2, tăng 505 ca so với một ngày trước đó. Trong số này, có 13 ca tử vong và 24 ca được điều trị khỏi. Đây là mức tăng cao nhất hằng ngày được ghi nhận tại quốc gia Đông Bắc Á này kể từ khi dịch bệnh bùng phát, vượt qua cả con số 433 ca nhiễm mới được ghi nhận trước đó cùng ngày tại Trung Quốc đại lục, nơi khởi phát dịch bệnh. Trong khi đó, tại Nhật, Thủ tướng Shinzo Abe đã đề nghị tất cả các trường học ở nước này tạm thời đóng cửa để phòng dịch lan rộng. Ông cho rằng một, hai tuần tới là rất quan trọng đối với việc phòng dịch, do vậy cần cho học sinh nghỉ học để tránh dịch bệnh lây lan. Dương Lâm | |||||||
Giá điện sinh hoạt mới: Triệu người chịu thiệt và triệu người hưởng lợi Posted: 27 Feb 2020 12:00 PM PST Phương án Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt nào cũng có người được lợi, và có người chịu thiệt. Vì thế, hàng chục triệu hộ dân phải soi lại hoá đơn để điều chỉnh tiêu dùng của mình. Vì sao không chọn phương án đồng giá? Khi Bộ Công Thương lấy ý kiến về biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc, thay cho phương án 6 bậc hiện nay, dư luận rất quan tâm. Nhưng nhiều ý kiến bình luận rằng, vì sao không chọn phương án 1 bậc, hay nói cách khác là "đồng giá"? Trên thực tế, điện là hàng hóa đặc thù, khác biệt so với nhiều loại hàng hóa thông thường khác. Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá, khi góp ý cho Đề án Cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam diễn ra ngày 5/11/2019, cũng nói rằng: Dùng càng nhiều càng phải trả giá cao hơn thực chất là logic kinh tế đi từ đặc trưng của hệ thống điện. Phương thức đó là để giải bài toán về chi phí sản xuất điện, kể cả ở thời điểm bình thường và cả thời kỳ gia tăng phụ tải cao điểm; phải huy động các nguồn điện có giá thành khác nhau đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. "Dùng càng nhiều điện trả tiền càng nhiều, với giá càng cao chính là cách ứng xử về giá đáp ứng với yêu cầu khách quan của Quy luật khan hiếm tài nguyên, mà Quy luật này lại hoạt động trong một thị trường độc quyền có kiểm soát, chứ không phải ở hình thái thị trường cạnh tranh", ông Thỏa nhấn mạnh. Theo ông Thỏa, chính là do Quy luật khan hiếm nguồn lực chi phối, bởi điện là loại tài nguyên được chuyển hóa từ nhiều loại tài nguyên không tái tạo sang, mà các loại tài nguyên này không phải là vô tận, thậm chí có loại đang cạn kiệt dần (dầu, than, khí đốt tự nhiên,... ) dẫn đến điện không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà sử dụng lãng phí. Mặt khác, cung về điện hiện chưa đáp ứng đủ tốc độ tiêu thụ điện hàng năm. Điều này, ông Thỏa cho hay, để phản biện lại các ý kiến cho rằng giá điện của chúng ta đang đi ngược với nguyên tắc của cơ chế thị trường là: "Lẽ ra càng mua nhiều thì giá càng rẻ, nhưng điện càng mua nhiều càng đắt". "Cũng chính điều này mới làm rõ cho công luận hiểu vì sao lại không quy định giá điện sinh hoạt đồng giá như nhiều ý kiến đặt ra", ông Thỏa giải thích. Biểu giá mới có người lợi, có người thiệt Trong các phương án Bộ Công Thương đưa ra, có phương án đồng giá. Đó là phương án một bậc, giá bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh. Số liệu của EVN cho thấy, khách hàng dùng lượng điện từ 300 số trở xuống là hơn 22 triệu khách hàng, chiếm khoảng 72,6% lượng khách hàng với 60% sản lượng điện. Còn dùng từ 400 kWh đến dưới 700 số là khoảng 1,2 triệu khách hàng; từ 701 kWh trở lên là hơn 456 nghìn khách hàng. Số này chỉ chiếm 1,8% lượng khách hàng nhưng sản lượng tiêu thụ chiếm tới 13%. Như vậy, nếu áp mức giá điện đồng giá 1.897 đồng/số, lượng khách hàng được cho là có thu nhập cao với mức tiêu thụ điện từ 300 số trở lên sẽ có lợi khi phải trả mức giá thấp hơn rất nhiều so với số khách hàng dùng điện dưới 300 số. Cụ thể, có 3,6 triệu hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kWh/tháng đến 300, số tiền điện phải trả giảm từ 8.000 đồng/hộ/tháng. Ngoài ra, có hơn 3,1 triệu hộ dùng điện từ 301 số trở lên có mức tiền điện giảm từ 80.000-330.000 đồng/tháng. Trong khi đó, 18,6 triệu hộ sử dụng từ 0-200 kWh/tháng, tiền điện tăng từ 17.000 đến 36.000 đồng/hộ/tháng. Điều đáng chú ý là, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội cũng sẽ phải tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng (hộ nghèo được hỗ trợ 30 số điện/tháng). Như vậy, phương án 1 giá làm cho các hộ thu nhập thấp và trung bình phải trả tiền nhiều hơn so với hiện nay. Trong khi đó, phương án này cũng không có tác dụng khuyến khích các hộ có thu nhập cao sử dụng điện tiết kiệm hơn. Các phương án 3 bậc và 4 bậc cũng đều có hàng triệu khách hàng phải chịu giá cao hơn. Ví dụ, phương án 3 bậc có tới 22,3 triệu hộ dùng từ 0-300 số điện/tháng phải trả tiền cao hơn. Còn phương án 4 bậc cũng có khoảng 15,3 triệu hộ hộ sử dụng từ 0-50, 101-200 và từ 401 số/tháng trở lên tiền điện phải trả tăng từ 1.000 đến 105.000 đồng/hộ/tháng Do đó, Bộ Công Thương đã lựa chọn kịch bản 1 của phương án 5 khi chỉ có 0,46 triệu hộ (chiếm 1,8% tổng số hộ) dùng 701 số/tháng trở lên phải trả tăng thêm 29.000 đồng/hộ/tháng. Còn lại là không tăng hoặc giảm tiền điện phải trả.
Chờ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Trên thực tế, khó có Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt nào thỏa mãn được cho tất cả các hộ tiêu dùng, mỗi phương án đều có ưu nhược riêng. Giảm giá điện cho nhóm khách hàng này thì phải tăng giá điện của nhóm khác lên bù đắp. Nếu chỉ xây dựng riêng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới thì không thể thấy rõ ràng được thay đổi đáng kể bức tranh tổng thể của giá bán điện. Bởi, điện sinh hoạt chỉ là 1 trong 4 nhóm đối tượng khách hàng của EVN. Cụ thể, giá bán lẻ điện của EVN gồm 4 nhóm: Một là giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất; Hai là giá bán lẻ điện cho khối hành chính, sự nghiệp; Ba là giá bán lẻ điện cho kinh doanh; Bốn là giá bán lẻ điện cho sinh hoạt. Mức giá quy định cho các nhóm này cao thấp khác nhau, nhưng tính trung bình không vượt quá giá bán lẻ hiện hành được Nhà nước quy định là 1.864,44 đồng/số. Trong đó, giá bán lẻ điện kinh doanh đắt đỏ nhất, còn giá bán điện cho sản xuất là thấp nhất.Đáng chú ý, giá điện sản xuất vẫn được tin rằng đang "neo" ở mức thấp, nhằm hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp. Lượng điện cho sản xuất năm 2018 chiếm khoảng 60% tổng lượng tiêu thụ điện. Giá bán điện bình quân cho Hộ sản xuất cũng rất thấp, ở mức 1.565 đồng/kWh, thấp nhất trong các hộ. Tính toán của ông Bùi Xuân Hồi (Bộ môn Kinh tế năng lượng, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho thấy: Giá bán bình quân của hộ kinh doanh năm 2018 lên tới 2.644,8 đồng/kWh cùng ở cấp điện áp dưới 6 kV, gấp 1,58 lần so với giá bán lẻ bình quân cho hộ sản xuất. Như vậy, doanh thu của hộ kinh doanh đang là phần giúp cân bằng tổng doanh thu của ngành điện. Còn điện sinh hoạt chiếm 28% tổng sản lượng điện tiêu thụ, với mức giá trung bình là gần 1.897 đồng/số, cao hơn không đáng kể so với mức giá bán lẻ điện bình quân (là 1.864,44 đồng/số) . Mức trần của giá điện là 1.864,44 đồng/số. Do vậy, nếu không có sự thay đổi đáng kể về chính sách với giá bán lẻ điện cho cả 4 nhóm khách hàng kể trên thì việc ban hành biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới cũng vẫn không có sự đột biến nào. Giả sử, không tiếp tục duy trì mức giá thấp cho nhóm khách hàng sản xuất thì cũng tạo điều kiện cho các nhóm khác rẻ hơn. Tuy nhiên, đây là lựa chọn khó khăn bởi có thể làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Nhìn chung, muốn có sự thay đổi đáng kể về giá bán điện, người dùng sẽ phải chờ ít nhất đến giai đoạn 2021-2023. Đó là lúc thị trường bán lẻ cạnh tranh ra đời. Khi đó, EVN sẽ không còn độc quyền bán lẻ. Đến lúc đó, giá bán lẻ điện sẽ được vận hành theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều bên. Mức giá tăng hay giảm so với hiện nay là điều chưa thể nói trước. Nhưng trong một cuộc chia sẻ với phóng viên VietNamNet vào tháng 5/2019, ông Franz Gerner, Trưởng nhóm Chuyên gia năng lượng, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã lưu ý: Kinh nghiệm từ Mỹ Latinh cho thấy hầu hết các quốc gia đã ngừng thị trường bán lẻ cạnh tranh khi nhu cầu điện tiếp tục tăng nhanh và các khoản đầu tư mới vào phát điện và và lưới điện không theo kịp. Có nghĩa, khi thiếu điện, cầu lớn hơn cung, thì thị trường bán lẻ điện cạnh tranh cũng rất khó vận hành trơn tru. Lương Bằng Năm bậc giá điện sinh hoạt mới, 4 triệu gia đình chịu tiền điện cao hơnBộ Công Thương đề xuất biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Theo đó, mức giá ở bậc thấp nhất là 1.549 đồng/số, cao nhất là với đối tượng dùng trên 700 số phải chịu giá là 3.105 đồng/số. | |||||||
Siêu cúp QG: Ai còn ngóng Công Phượng đấu Quang Hải? Posted: 27 Feb 2020 03:03 PM PST - Trận Siêu cúp Quốc gia đá trên sân Thống Nhất không khán giả, vậy cuộc so giầy giữa Công Phượng và Quang Hải còn đáng để ngóng chờ? 1. Mất rất nhiều thời gian phải dời lại và liên tục nâng lên, đặt xuống tính toán... trận tranh siêu cúp Quốc gia mở màn mùa giải 2020 CLB TPHCM và Hà Nội FC cũng chính thức "chốt" được ngày ra sân. Theo đó, trận đấu được coi như phát pháo mở màn cho mùa giải mới giữa ĐKVĐ V-League, Cúp QG là Hà Nội FC và TPHCM lăn bóng lúc 16h30 ngày 1/3 trên sân Thống Nhất. Thông tin Siêu cúp lăn bóng ít nhiều giúp TPHCM và Hà Nội FC ít nhiều thở phào sau thời gian chờ một cách... bế tắc.
Vấn đề sau khi chốt lịch, kế hoạch tổ chức... trận tranh siêu cúp Quốc gia lại khiến người ta phải băn khoăn vì cuộc so giầy được chờ đợi này phải đá trên sân không khán giả, nhằm hạn chế tình huống xấu do dịch cúm Covid-19. 2. Phải khẳng định rằng, trận tranh siêu cúp Quốc gia thực sự đáng để người hâm mộ chờ đợi, bởi cả hai đang là những đội bóng mạnh nhất Việt Nam thời điểm hiện tại. Không chỉ chứng tỏ được năng lực để cạnh tranh danh hiệu vô địch, việc hai CLB đang sở hữu rất nhiều ngôi sao của tuyển Việt Nam trong đội hình cũng đủ làm người hâm mộ ngóng và muốn xem trực tiếp trận đấu này.
Ở chiều ngược lại, các cầu thủ của CLB TPHCM hay Hà Nội cũng chờ đợi cuộc so giầy, bởi ngoài tính chất một trận chung kết thì chính các nghệ sĩ sân cỏ cũng muốn chứng tỏ ai mới là đội mạnh nhất V-League sau khi TPHCM chiêu mộ hàng loạt ngôi sao, hay khẳng định những gì đạt được mùa trước xứng đáng (đội bóng Thủ đô). Thế nhưng, mong muốn tưởng chừng đơn giản ấy vì nhiều lý do không thể thành hiện thực, nên lúc này người hâm mộ, các cầu thủ, đội bóng hụt hẫng vì phải quyết chiến trong một sân bóng mà 4 khán đài vắng tanh. 3. BTC giải đấu đương nhiên có khó khăn của mình, khiến họ không thể kéo dài thời gian diễn ra trận đấu thêm được nữa. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện tại bất kỳ lý do nào đưa ra cũng là thiếu thuyết phục.
Về cơ bản, tính chất quan trọng của trận chung kết Siêu cúp Quốc gia thực sự không có gì quá đặc biệt. Nói cách khác, chẳng ảnh hưởng nhiều đến V-League hay các đội bóng, vì đơn thuần giải đấu này mang tính giải trí, vinh danh hơn là một cuộc đua quan trọng. Càng không quan trọng khi trận đấu diễn ra ở thời điểm nhạy cảm vì dịch bệnh, cùng lúc phương án tổ chức theo kiểu "cuốn chiếu" cho xong hơn là vinh danh nhà vô địch, hoặc đưa bóng đá đến gần với người hâm mộ thông qua các cầu thủ ngôi sao bên phía 2 đội bóng. BTC giải đấu cũng có thể viện lý do một số trận ở Champions League, Seria A... vừa qua vẫn đá trong tình trạng tương tự - sân không khán giả, nhưng ví dụ này cũng tương đối khập khiễng. Bởi thực tế giá trị về thương quyền, hình ảnh, truyền hình... quá lớn để không thể hoãn, trong khi siêu cúp Quốc gia Việt Nam mang nặng tính chất giải trí là chủ yếu. Trong bối cảnh chưa chắc an toàn, và trận đấu diễn ra trên sân không khán giả để các cầu thủ ra sân với quyết tâm trình diễn cống hiến..., đó thật sự là thách thức cho các nghệ sĩ sân cỏ. BTC đã quyết, đương nhiên CLB TPHCM hay Hà Nội FC phải tôn trọng. Nhưng đá trong bối cảnh gượng ép, không đề cao chuyên môn như vậy thì khó chờ đợi... đá hay, vì sân có khán giả đâu mà kích thích cầu thủ. Ai còn ngóng chờ cuộc so giầy Công Phượng và Quang Hải? Video Công Phượng ghi bàn trước ngày đấu Siêu Cup Quốc gia: Xuân Mơ | |||||||
Thủ tướng quyết định nhân sự 3 cơ quan Posted: 27 Feb 2020 03:00 PM PST Thủ tướng vừa có quyết định nhân sự Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tại quyết định 302/QĐ-TTg, Thủ tướng bổ nhiệm lại ông Lê Sơn Hải giữ chức vụ Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Tại quyết định 303/QĐ-TTg, Thủ tướng bổ nhiệm lại ông Nguyễn Kim Anh giữ chức vụ Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tại quyết định 304/QĐ-TTg, Thủ tướng quyết định Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đình Công thôi giữ chức vụ Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam kể từ ngày 1/7, được kéo dài thời gian làm việc để nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. T.Nam Công bố quyết định nhân sự của Ban Bí thưĐảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Ban Bí thư và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về công tác cán bộ. | |||||||
Tuyên bố sắc lạnh của Thổ Nhĩ Kỳ sau 'đòn chí mạng' ở Syria Posted: 27 Feb 2020 06:47 PM PST Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ đáp trả bằng hỏa pháo vào các mục tiêu chính quyền Damascus sau vụ không kích khiến 33 lính Thổ thiệt mạng ở tỉnh Idlib, miền tây bắc Syria. Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu dẫn lời giám đốc truyền thông nước này, ông Fahrettin Altun, nói ngày 28/2 rằng tất cả các mục tiêu chính phủ Syria "được biết đến" sẽ hứng hỏa lực của các đơn vị không quân và hỗ trợ mặt đất Thổ Nhĩ Kỳ. Quan chức này cho biết thêm, Ankara đã quyết định "đáp trả tương ứng" với cuộc tấn công của chính phủ Syria.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau cuộc không kích của các lực lượng chính phủ Syria nhằm vào quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib. Ông Rahmi Dogan - thống đốc tỉnh Hatay ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ giáp Syria, xác nhận 33 binh sĩ phải bỏ mạng, cao hơn nhiều so với con số 9 lính đưa ra ban đầu. Sau cuộc tấn công, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tổ chức một cuộc họp khẩn về tình hình ở Idlib, có sự tham gia của nhiều bộ trưởng và quan chức quân sự. Anadolu đưa tin, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu cũng có cuộc điện đàm với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và ông Stoltenberg lên án cuộc tấn công là "bừa bãi". Đây là thương vong nặng nề nhất của các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trong một ngày đơn lẻ, kể từ khi Ankara bắt đầu triển khai hàng nghìn quân vào Idlib trong những tuần gần đây trong nỗ lực ngăn chặn đà tiến của quân đội Syria cùng đồng minh Nga. Hồi năm 2018, Ankara và Moscow đã nhất trí tạo ra một vùng phi quân sự ở Idlib theo một thỏa thuận mà sau đó đã đổ vỡ. Chiến sự ở tỉnh này khiến hàng trăm nghìn người di dời hướng tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara bác khả năng rút quân khỏi Idlib và yêu cầu Nga ngừng hỗ trợ quân đội Syria. Phía Moscow cáo buộc Thổ Nhĩ kỳ trợ giúp phiến quân ở địa phương, vi phạm thỏa thuận kể trên. Ngay sau thông báo mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội Nga cáo buộc Ankara sử dụng "hỏa pháo" cùng "các máy bay không người lái do thám và tấn công" vào các vị trí của quân đội Syria nhưng không nói cụ thể những hoạt động này diễn ra khi nào. Thanh Hảo | |||||||
Hong Kong phát hiện thú cưng của bệnh nhân Covid-19 dương tính với virus corona Posted: 27 Feb 2020 08:14 PM PST Nhà chức trách Hong Kong (Trung Quốc) tuyên bố đã tiến hành cách ly chó cưng của một bệnh nhân nhiễm Covid-19 sau khi các mẫu xét nghiệm mũi, họng của vật nuôi này cho kết quả "dương tính yếu" với virus. Hãng tin Reuters trích dẫn một tuyên bố của Cục Nông nghiệp, ngư nghiệp và bảo tồn Hong Kong (AFCD) cho hay, chú chó nói trên không có bất kỳ biểu hiện bệnh nào. AFCD sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm để xác nhận liệu con vật này có thực sự bị nhiễm virus corona chủng mới hoặc liệu kết quả xét nghiệm dương tính có phải là do các mẫu đã bị nhiễm bẩn từ môi trường hay không. "Hiện tại, AFCD không có bằng chứng rằng các vật nuôi có thể lây nhiễm hoặc là nguồn truyền nhiễm (Covid-19) cho con người", trích tuyên bố của nhà chức trách Hong Kong. Theo báo South China Morning Post, AFCD đã được cảnh báo chăm sóc thú cưng của bệnh nhân nhiễm virus corona ở Tai Hang hôm 26/2. Chú chó đã ngay lập tức được gửi tới cơ sở nuôi nhốt động vật ở khu vực cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau để cách ly theo dõi 14 ngày. Đáng nói, người giúp việc của gia đình nói trên cũng bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Phát ngôn viên của AFCD khuyến nghị, tất cả bệnh nhân Covid-19 nên cách ly các vật nuôi của họ để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng và chính thú cưng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện không có bằng chứng các vật nuôi của người như chó hay mèo có thể bị nhiễm virus corona chủng mới. Song, WHO khuyên mọi người nên rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với các con vật. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đại lục tới nay, đặc khu hành chính Hong Kong đã ghi nhận 93 ca dương tính với virus corona và hai người thiệt mạng vì bệnh. Tuấn Anh | |||||||
Bố qua đời vì nhiễm virus corona chủng mới, 5 ngày sau mẹ cũng ra đi vì ung thư Posted: 27 Feb 2020 09:15 PM PST Chỉ trong 5 ngày, cô gái trẻ Li Yue ở Vũ Hán, Trung Quốc liên tục mất đi 2 người thân yêu nhất cuộc đời. Cô gái trẻ Li Yue, sinh năm 1994, lớn lên tại Vũ Hán, Trung Quốc. Cô sống trong một gia đình yên ấm cùng cha mẹ, trải qua những năm tháng học tập và trưởng thành với kết quả xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, Li Yue đã tới Anh du học và làm việc. Cô gái 26 tuổi là niềm tự hào của cha mẹ và hứa hẹn tương lai tươi sáng. Thế nhưng vào một ngày năm 2016, mẹ cô đột nhiên không trả lời những tin nhắn, cuộc gọi hay đoạn chat video nào. Gia đình luôn nói với Li Yue rằng mọi thứ vẫn ổn và cô cần yên tâm học thật tốt. Nhưng có linh cảm không lành, cô trở về nhà và biết được sự thật, mẹ cô, khi ấy 60 tuổi, bị ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển. Bà đã trải qua một đợt hóa trị và phẫu thuật hết sức đau đớn. "Mẹ của tôi rất mạnh mẽ, dù tôi hỏi bà ấy rằng mẹ có đau không, bà cũng chỉ mỉm cười và gật đầu như thể vẫn ổn", Li Yue buồn bã kể lại. Hình ảnh bố mẹ Li Yue khi khỏe mạnh Vào tháng 12 năm 2019, việc điều trị của mẹ Li Yue không thuận lợi, cha đã gọi cô về để ở bên bà những ngày cuối đời. Ngày 10/1, cô thu xếp công việc và trở về Vũ Hán. Không may, khoảng thời gian Li Yue trở về lại chính là lúc thành phố Vũ Hán bùng phát dịch Covid-19. Ngày 25/1, sau 2 tuần chăm sóc mẹ ở bệnh viện, các bác sĩ nhận thấy Li Yue có dấu hiệu bất bất thường, cô bắt đầu bị sốt và ho, cha của cô sau khoảng thời gian làm việc bên ngoài cũng có những dấu hiệu tương tự. Ngay lập tức họ tiến hành cách ly và đưa 2 cha con đi kiểm tra virus. Kết quả hình chụp CT ngày hôm sau đã xác nhận cả Li Yue và cha, nay đã 67 tuổi, đều có tổn thương ở phổi, dương tính với virus corona chủng mới. Kết quả chụp CT phổi của cha (trái) và Li Yue (phải) Từ ngày 27/1, hai cha con không thể tới thăm mẹ mà phải cách ly theo đúng quy định. Cha cô luôn đổ lỗi cho bản thân vì đã gọi con gái trở về nước, vô tình khiến cô nhiễm bệnh, những lúc này cũng không thể ở bên cạnh chăm sóc vợ. Trong quá trình điều, Li Yue dần ổn định và được xuất viện vào 9/2. Ngược lại, cha cô rơi vào tình trạng nguy kịch, sốt cao trên 39,5, tình trạng sức khỏe xấu đi mỗi ngày. Ngày 12/2, bác sĩ cho biết tình trạng của cha Li Yue nguy hiểm dù họ đã cố gắng cứu chữa. 3 ngày sau, cô nhận được tin cha mình qua đời. Mẹ cô nằm 1 mình trong phòng điều trị vì cả 2 cha con bị cách ly Trước đó, mẹ của Li Yue đã mong muốn dừng việc điều trị ung thư để thanh thản ra đi, nhưng trước thông tin cha con cô nhiễm virus corona và phải cách ly, bà đã kiên trì từng ngày để gặp lại họ. Nay bi kịch ập đến, bà càng thêm suy sụp, chỉ 5 ngày sau cái chết của chồng, mẹ Li Yue cũng lặng lẽ qua đời vì ung thư trực tràng giai đoạn cuối. "Khi cha mất, tôi không dám báo tin vì sợ mẹ sụp đổ, nhưng bà vẫn cảm nhận được điều đó. Tôi biết bản thân rất ích kỷ, nhưng cả cha và tôi đều muốn bà khỏi bệnh bằng bất kỳ giá nào, để tôi có thể ở bên cạnh chăm sóc mẹ một thời gian nữa", Li Yue chia sẻ. Sau khi khỏi bệnh cô hiến huyết tương cho cha, nhưng ông vẫn qua đời. Những mất mát liên tiếp xảy ra khiến cô gái trẻ Li Yue rơi vào tuyệt vọng. Chỉ trong 5 ngày, cô liên tục mất đi 2 người thân yêu nhất trong cuộc đời, thậm chí việc không thể gặp mặt và từ biệt cha lần cuối cũng trở thành nỗi day dứt không nguôi. Dù đã chiến thắng được dịch bệnh Covid-19 nhưng biến cố khiến Li Yue trở nên cô độc và phải học cách sống một mình. Vào lúc này, cô chỉ mong trời hửng nắng, dịch bệnh tan, để có thể đi thăm mộ và nói lời tạm biệt với họ. An An (Dịch theo QQ) Mỹ xuất hiện trường hợp nhiễm Covid-19 không rõ nguồn lâyMột bệnh nhân ở California đang điều trị Covid-19 là trường hợp đầu tiên ở Mỹ lây nhiễm không rõ nguồn gốc. | |||||||
Chủ facebook Meo Thắm tung tin người từ Hàn Quốc về nhiễm Virus corona - Covid-19 Posted: 27 Feb 2020 06:52 PM PST Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang lập hồ sơ xử lý một phụ nữ đăng lên facebook thông tin sai sự thật việc người từ Hàn Quốc về bị nhiễm Covid-19. Khoảng 19h tối qua, chị Trương Thị Thắm (SN 1985, trú tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân) dùng tài khoản facebook cá nhân "Meo Thắm" đăng tải nội dung có người ở xã bên cạnh trở về từ Hàn Quốc và bị nhiễm virus corona (Covid-19).
Facebook Meo Thắm cho rằng, có người phụ nữ trở về từ Hàn Quốc đã tiếp xúc với nhiều người trong nhiều ngày nên cảnh báo mọi người cẩn thận. Thông tin này gây hoang mang dư luận xã hội. Công an huyện Nghi Xuân đã triệu tập chị Thắm lên làm việc. Tại cơ quan điều tra, chị Trương Thị Thắm thừa nhận nội dung đưa lên mạng là sai sự thật. Công an đang lập hồ sơ để xử phạt. "Mức phạt từ 10-20 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm", một lãnh đạo Công an huyện nói. Thiện Lương Đà Nẵng lý giải suất ăn 200 ngàn khách Hàn Quốc chê 'tồi tệ' khi cách lyĐài truyền hình YTN Hàn Quốc đăng tải phóng sự 2 phút đề cập việc 20 người Hàn Quốc đến Đà Nẵng ngày 24/2 bị đối xử không tốt khi cách ly phòng dịch Covid-19. | |||||||
Mẹ mất, con cái khóc ngất trong nhà, họ hàng làm cỗ linh đình ngoài sân Posted: 27 Feb 2020 05:20 PM PST Gần 120 mâm cỗ là con số mà chúng tôi tính được sau 3 ngày tổ chức đám tang cho mẹ chồng. Đọc bài viết Ám ảnh của dâu phố về chịu tang mẹ chồng ở quê, tôi thấy rất đồng cảm. Sống cách Hà Nội hơn 100 km, bố mẹ chồng tôi là những người làm nông chính gốc. Ông bà sinh được 6 người con: 4 trai, 2 gái. Chồng tôi là con út cũng là người thoát ly đi làm ăn xa nhất. Hiện chúng tôi sống ở Hà Nội. 5 anh chị em còn lại của chồng đều xây dựng gia đình, yên bề gia thất ở quanh làng, xã. Trong làng, bố mẹ tôi là người có vai vế, lại thuộc dòng họ lớn. Năm 2012, khi mẹ chồng tôi nằm xuống, cả họ đều xúm lại hỗ trợ. Người giúp chúng tôi đi thuê bàn ghế, người đặt áo quan, người mời thầy đến lễ, người lo hậu cần... Mọi người nói, họ nhà tôi đông, con cháu nhiều nên phải thịt 2 con lợn, mỗi con gần 1 tạ. Một ông chú thì kiên quyết, mâm cỗ phải đủ 6 món. Người đến viếng gần xa đều mời ăn cỗ hết. Thấy cảnh trong nhà con cháu khóc lóc thảm thiết, có người ngất đi vì thương xót mẹ mà bên ngoài ai nấy ăn cỗ linh đình, tôi thắc mắc với chị dâu. Nhưng chị nói, tục lệ ở đây là vậy. Ai đến viếng đều phải mời ăn cỗ. Chỉ có điều, ở các đám tang khác, cỗ sẽ được làm ở nhà hàng xóm. Như vậy, người ngồi ăn cỗ cũng thấy thoải mái hơn. Dân làng ở đây đã quen với việc ăn cỗ sau khi viếng nên ít người từ chối lời mời. Họ cũng căn giờ ăn cơm để đến nên các mâm cỗ bê lên đến đâu, người ngồi kín đến đó. Lạ nữa là, các đám cưới, gia chủ chỉ mời cỗ vào một khung giờ nhất định. Nhưng ở đám ma mẹ chồng, chúng tôi phải làm cỗ mời khách cả trưa và chiều. Tức là, ai đến viếng buổi trưa thì ăn trưa, ai đến viếng buổi chiều thì ăn chiều. Họ hàng phục vụ sẽ ăn cả 3 bữa: sáng, trưa, tối trong suốt những ngày tổ chức tang ma. Chính vì thế, sau 3 ngày lo liệu cho mẹ, chúng tôi hạch toán hết gần 120 mâm cỗ. Việc lo cỗ bàn khiến chi phí đám tang đội lên rất nhiều. Quan trọng hơn, tôi thấy việc dân làng, họ hàng đến ăn cỗ linh đình khi gia chủ đang rầu rĩ vì mất đi người thân là điều phản cảm. Tuy nhiên, tôi không dám góp ý. Nay nhân việc mọi người chia sẻ về chuyện tổ chức tang ma, tôi mới viết câu chuyện của gia đình mình. Tôi nghĩ, những tục lệ đã cũ và không còn phù hợp với thời đại thì nên bỏ. Đừng cố giữ tất cả làm gì khi trình độ, hiểu biết của chúng ta đã cao hơn xưa và xã hội nay cũng hiện đại hơn nhiều rồi. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: Bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn! Đón chồng trở về từ nước ngoài, cô giáo nhận cái tát giữa sân bayThực hiện di nguyện của mẹ chồng, tôi đưa bà đi hỏa táng. Tuy nhiên, sau đó tôi bị cả họ nhà chồng mắng mỏ không ngớt. B.Vân (Hà Nội) | |||||||
Con trai bà Tân Vlog bất ngờ bị chỉ trích dữ dội Posted: 27 Feb 2020 07:25 PM PST Không đeo găng tay khi chế biến món ăn, thả nguyên liệu cắn dở vào nồi để nấu tiếp… con trai bà Tân Vlog đang nhận nhiều bình luận không tốt từ phía người xem. Dù không còn gây 'bão' như ngày mới xuất hiện, nhưng những video của bà Tân Vlog và con trai là Hưng Vlog (Nguyễn Văn Hưng, SN 1992) vẫn thu hút được sự chú ý của người xem trên mạng xã hội. Tuy nhiên những sản phẩm của họ cũng không ít lần bị dân mạng chỉ ra sơ suất khi thực hiện. Mới đây nhất, Hưng Vlog tiếp tục trở thành tâm điểm chỉ trích khi thực hiện món ăn không đảm bảo vệ sinh. Đó là trong video 'troll' mẹ, anh chàng này đã tự ý thịt gà nhà, làm thành món gà chiên KFC để thử phản ứng của mẹ. Ý tưởng khá hấp dẫn tuy nhiên toàn bộ quá trình chế biến món ăn này chàng trai đều không đeo găng tay. Các công đoạn như làm sạch lông, tẩm bột khô, quết lòng đỏ trứng gà, phủ bột chiên xù… cho đến khi mang thả vào chảo dầu chiên, Hưng Vlog đều chỉ dùng tay trần. Điều này khiến khán giả chỉ trích vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước đó, con trai bà Tân cũng bị khán giả 'la ó' về vấn đề tương tự. Cụ thể, trong video làm thanh kẹo socola khổng lồ 10kg tặng mẹ, để có được thành phẩm 'siêu to khổng lồ', con trai bà Tân đã phải mua 10 túi socola sẵn để nung tan chảy rồi đổ vào khuôn. Tuy nhiên trong quá trình bóc vỏ những thanh kẹo 1kg, Hưng Vlog thoải mái cắn thử. Sau đó, anh vô tư để thanh socola cắn dở vào nồi đun chảy thay vì để riêng vì đã qua sử dụng. Đồng thời, trong quá trình nấu, con trai bà Tân Vlog cũng không đeo găng tay. Anh còn dùng một chiếc muôi múc socola tan chảy trong nồi lên để nếm thử và dùng chính chiếc muôi này để khuấy và tạo ra một thanh socola 10kg tặng mẹ. Đoạn clip nhanh chóng thu hút nhiều lượt xem. Khán giả đã phản ứng cách làm mất vệ sinh và chỉ trích Hưng Vlog. Không chỉ thực hiện những video riêng, Hưng Vlog được cho là người đứng sau thành công của kênh Bà Tân Vlog. Khó phủ nhận sức hút của kênh youtube này tuy nhiên cũng không ít lần bà Tân khiến khán giả chưa hài lòng về vấn đề vệ sinh và việc kết hợp món ăn chưa hợp lý. Trước đó, vào ngày 12/10, bà Tân giới thiệu trong video sẽ thực hiện món cháo yến khổng lồ. Với cách giới thiệu này, người xem cho rằng bà sẽ hướng dẫn cách nấu cháo bằng gạo kèm theo công thức riêng. Tuy nhiên trong video, bà Tân luộc chín trứng vịt lộn, tách vỏ. Sau đó, người phụ nữ này xé các gói cháo ăn liền đổ vào nồi nước sôi để pha chế. Đồng thời, bà cho trứng vịt lộn vào nồi cháo rồi mời các khách mời thưởng thức. Điều đặc biệt hơn, trong video này còn xuất hiện thử thách ăn cháo bằng xiên nhỏ. Những khán giả theo dõi bà Tân Vlog thì không ai là không biết đến người đứng sau thành công của bà Tân. Anh là chủ của kênh Hưng Vlog với hơn 1 triệu người theo dõi. Với các Vlog ''theo trend'' có nội dung như Giả danh chủ tịch, Troll mẹ… Hưng Vlog đã thu về cho mình con số ''khủng'' lên đến hàng triệu lượt xem cùng thu nhập tương đương theo cách tính tiền từ Youtube. Ngay sau khi đăng tải, video của bà Tân Vlog nhận về không ít 'gạch đá' từ cộng đồng mạng. Họ cho rằng cách nấu cháo quá sơ sài khi sử dụng cháo ăn liền. Việc kết hợp với trứng vịt lộn cũng khiến món ăn không thể hài hòa. Trước những chỉ trích, phản hồi không tốt từ khán giả, Nguyễn Văn Hưng cho biết, anh rất buồn khi đọc được những bình luận trái chiều của cư dân mạng. Anh cũng không dám đưa cho bà Tân đọc vì sợ mẹ buồn. Con trai bà Tân cho biết, họ đang liên tục cố gắng để thay đổi nội dung, sáng tạo nhiều video mới để khán giả không bị nhàm chán. Sau bà Tân, thêm một cụ bà 82 tuổi quay Vlog ăn uống làm 'dậy sóng' dân mạngGiữa hàng nghìn hàng vạn YouTuber mới nổi hiện nay, nổi bật lên một người vô cùng đặc biệt. Vì sao đặc biệt? Là vì YouTuber này đã 82 tuổi! Ngọc Trang |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét