“Quảng Ninh từ chối tàu Aida Vita do Covid, Phó Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh” plus 14 more |
- Quảng Ninh từ chối tàu Aida Vita do Covid, Phó Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh
- WHO: Việt Nam đã xử lý dịch Covid – 19 rất tốt
- Hà Nội chắn nửa đường vành đai 3 trên cao để sửa chữa
- Du lịch Việt Nam nỗ lực vượt qua cơn khủng hoảng Covid-19
- Diễn biến việc 3 mẹ con người Vĩnh Phúc rời khu vực cách ly ở Hà Tĩnh
- Công Phượng 'giải cứu' được, không phải lo cho Đoàn Văn Hậu
- Ông Đinh La Thăng bị đề nghị truy tố do dính đến dự án Ethanol Phú Thọ
- Cập nhật tình hình virus corona ngày 17/2: Thêm 139 bệnh nhân Covid-19 chết ở Hồ Bắc
- Kim Jong Un bất ngờ tái xuất sau gần một tháng 'ở ẩn'
- Tên lửa nã tới tấp về phía căn cứ Mỹ ở Iraq
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ trực tiếp làm việc với doanh nghiệp chăn nuôi lớn
- Dân chơi Sài Gòn phục chế Harley-Davidson 1927 độc nhất Việt Nam
- Chồng sửa điều hòa lương 7 triệu vẫn mua được nhà Hà Nội
- Hình ảnh Covid-19 len lỏi trong tế bào người
- Phần Lan cho phép người chồng có kỳ nghỉ thai sản dài như vợ
Quảng Ninh từ chối tàu Aida Vita do Covid, Phó Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh Posted: 15 Feb 2020 07:41 PM PST Sau sự việc Quảng Ninh từ chối cho tàu Aida Vita cập cảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, tránh ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và du lịch. Tàu Aida Vita (Italy) không được cấp phép cập cảng tại TP Hạ Long, hành khách và thủy thủ đoàn không lên bờ tham quan các điểm du lịch trên bờ và vịnh Hạ Long. Tàu chở hơn 1.116 khách châu Âu (95% quốc tịch Đức, không có châu Á), xuất phát từ Bali, Indonesia ngày 17/1, qua 9 cảng (không có Trung Quốc, Hồng Kông). Vì bị từ chối nhập cảnh Hạ Long nên tàu đã quyết định hủy các điểm đến còn lại là 3 cảng: Đà Nẵng (15/2), Nha Trang (17/2) và TP Hồ Chí Minh (18/2). Về việc này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, công điện và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng về tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19. Không để xảy ra các trường hợp tương tự như trên, bảo đảm thực hiện chặt chẽ công tác quản lý nhập cảnh đối với khách du lịch nước ngoài và phương tiện vận chuyển đến từ/đi qua vùng dịch, thực hiện cách ly y tế theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm kiểm soát tốt sự lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19, đồng thời tránh để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu hút du lịch. T.Nam Phát hiện, cách ly 127 hành khách nghi nhiễm Covid-19 qua 6 sân bayTổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) đã phát hiện 127 hành khách có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19 cần được cách ly y tế, từ chối nhập cảnh 297 hành khách đến từ vùng dịch. | ||||||||||||||||||||||||||
WHO: Việt Nam đã xử lý dịch Covid – 19 rất tốt Posted: 15 Feb 2020 09:01 AM PST - WHO cho biết, Việt Nam đã có những biện pháp xử lý dịch rất tốt, tuy nhiên cần tiếp tục cảnh giác, bởi dịch bệnh Covid -19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Theo Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi đã tăng lên đáng kể. Kết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi theo yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế, bao gồm: giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ,… WHO gọi tất cả những yếu tố kể trên là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp. Năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam, và bây giờ là Covid -19. WHO ghi nhận việc Việt Nam đã xử lý dịch bệnh này rất tốt.
Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch, tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm. Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành cũng được làm rất tốt. Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh: Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh bởi dự kiến sẽ có thêm các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới trong những ngày tới. Cụ thể, cần phát hiện sớm, cách ly và xử trí các trường hợp mắc bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp. Ngoài ra, cần tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin minh bạch và kịp thời với WHO như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (2005).
WHO cũng cho biết: Hiện không có vacxin phòng bệnh Covid -19. Tuy nhiên, việc sản xuất vacxin đang được tiến hành để các thử nghiệm lâm sàng có thể bắt đầu sau 3-4 tháng. WHO sẽ công bố danh sách ban đầu các loại vacxin hiện đang được nghiên cứu và có thể tham gia các thử nghiệm lâm sàng này. Để tránh bị nhiễm nCoV, WHO khuyến cáo người dân giữ gìn vệ sinh tay và hô hấp cơ bản, thực hiện an toàn thực phẩm. Nếu có thể, cần tránh tiếp xúc gần với những người có những triệu chứng của các bệnh về hô hấp như ho hay hắt hơi. WHO nhấn mạnh, có những biện pháp sau đây KHÔNG được khuyến cáo trong việc điều trị Covid -2019 bởi chúng không có hiệu quả và có thể gây nguy hiểm: · Hút thuốc · Tự uống thuốc, ví dụ như kháng sinh · Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc để tối ưu mức bảo vệ. Nguyễn Liên Người cha nhiễm Covid-19 ở Chợ Rẫy đã âm tính, xuất viện vào chiều nayThông tin mới nhất từ BV Chợ Rẫy, ông Li Ding (quốc tịch Trung Quốc) đã âm tính với Covid-19 , dự kiến xuất viện vào chiều ngày 12/2. | ||||||||||||||||||||||||||
Hà Nội chắn nửa đường vành đai 3 trên cao để sửa chữa Posted: 15 Feb 2020 09:00 AM PST Sở GTVT Hà Nội tổ chức rào chắn nửa mặt đường mỗi chiều đường vành đai 3 phục vụ thi công sửa chữa. Từ ngày 15/2, Sở GTVT Hà Nội thực hiện phương án phân luồng, tổ chức giao thông trên tuyến đường vành đai 3 trên cao, đoạn cầu Dậu - cầu Mai Dịch phục vụ thi công sửa chữa, thay thế khe co giãn. Phương án phân luồng, tổ chức giao thông này áp dụng cho đến ngày 25/4. Việc thi công chỉ được thực hiện vào ban đêm (từ 22h đến 5h). Các đơn vị liên quan sẽ thay thế, sửa chữa 53 khe co giãn theo cả 2 hướng.
Để thay thế, sửa chữa, các nhà thầu tổ chức rào chắn một nửa mặt đường mỗi chiều tại vị trí thi công, sử dụng nửa mặt đường còn lại để phân luồng bảo đảm an toàn giao thông cho các phương tiện. Sở GTVT Hà Nội yêu cầu nhà thầu thi công bố trí đầy đủ barie, cọc tiêu, biển báo và đèn tín hiệu trên đoạn thi công, đồng thời bố trí người hướng dẫn phân luồng giao thông cục bộ tại vị trí thi công. Biển báo phân luồng được lắp đặt từ xa cho các phương tiện tại các lối lên, xuống ở các nút giao Mai Dịch - Phạm Hùng, Trần Duy Hưng - đại lộ Thăng Long, Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến. Phát hiện, cách ly 127 hành khách nghi nhiễm Covid-19 qua 6 sân bayTổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) đã phát hiện 127 hành khách có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19 cần được cách ly y tế, từ chối nhập cảnh 297 hành khách đến từ vùng dịch. Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||||||
Du lịch Việt Nam nỗ lực vượt qua cơn khủng hoảng Covid-19 Posted: 15 Feb 2020 12:00 PM PST Hơn cả dịch SARS, dịch bệnh Covid-19 đang tác động trực tiếp tới ngành du lịch, gây thiệt hại nặng nề. Xây dựng kịch bản với những giải pháp quyết liệt, du lịch Việt Nam đang nỗ lực vượt qua cơn khủng hoảng. Du lịch hứng đòn, 2 kịch bản hồi phục Đóng cửa thị trường Trung Quốc, vốn chiếm hơn 30% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam, khiến lượng khách đến từ thị trường khách bằng 0. Chưa kể dòng khách đi qua Trung Quốc tới Việt Nam, khách quốc tế e ngại tới châu Á và hạn chế đi du lịch; Việt Nam không đưa/đón khách từ vùng dịch, tạm dừng tất cả các lễ hội... Tất cả khiến cho hoạt động du lịch đình trệ. Tổng cục Du lịch nhận định, 3 tháng tới, thiệt hại với ngành du lịch sẽ rất trầm trọng. Khách quốc tế có thể giảm 3,7-4,7 triệu lượt, khách nội địa giảm 10,9-15,3 triệu lượt. Ước tính, tổng thiệt hại từ thị trường khách quốc tế, nội địa là khoảng 5,9 đến 7,7 tỷ USD. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc, khách du lịch giảm 90-100%. Với 1,7-1,9 triệu lượt, với mức chi tiêu bình quân 1.021 USD/lượt, chúng ta sẽ thất thu từ 1,8-2 tỷ USD.
Có hai kịch bản về khả năng du lịch hồi phục được đưa ra. Thứ nhất, nếu dịch kết thúc vào cuối tháng 3, các hoạt động truyền thông, xúc tiến du lịch bắt đầu khởi động vào tháng 4. Thời điểm này, du lịch trong nước chuẩn bị vào mùa nên ngành du lịch cần kích cầu thúc đẩy người dân đi du lịch, đồng thời xúc tiến đẩy mạnh đi du lịch nước ngoài để bù đắp những tổn thất kể từ đầu năm. Thứ hai, ngành du lịch dự báo khách du lịch quốc tế có thể trở lại Việt Nam vào tháng 6. Để thị trường tăng trưởng trở lại vào mùa cao điểm đón khách quốc tế, từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021, thì trước đó, từ tháng 4-9, hoạt động quảng bá xúc tiến cần đặc biệt chú trọng. Cũng có khả năng xấu hơn là dịch Covid-19 sớm nhất sau mùa hè này mới được đẩy lùi hoàn toàn, như vậy phải đến quý 4, các hoạt động du lịch mới có thể trở lại. Riêng du lịch nội địa có thể hồi phục ngay khi vào mùa, mà cao điểm là từ cuối tháng 5. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, để khôi phục du lịch sau khủng hoảng, thông thường thị trường quốc tế mất nhiều thời gian hơn thị trường nội địa. Song, tâm lý chung là khách sẽ đi du lịch trở lại khi dịch bệnh đã qua đỉnh hoặc có vaccine phòng chống. Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhận xét: "Khi dịch qua đi là thời kỳ phát triển bùng nổ của du lịch. Với kinh nghiệm đối phó dịch SARS năm 2003, ngay lập tức du lịch Việt Nam đã áp dụng chương trình kích cầu và có sự tăng trưởng đột phá sau đó. Thông thường, thị trường nội địa sẽ hồi phục nhanh nhất. Thị trường quốc tế phải mất 3-6 tháng mới hồi phục, nếu khai thác thị trường mới phải mất 3 năm". Còn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu nhìn nhận: "Thời điểm dịch đang diễn ra là khoảng lặng để ngành du lịch tìm ra cơ hội mới, vượt qua dịch bệnh thì nhu cầu du lịch của người dân sẽ tăng mạnh". Kích cầu, đón dòng khách nội địa bùng nổ Sau Tết thường là mùa du lịch lễ hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, để phòng chống dịch bệnh Covid-19, tránh tập trung đông người, các lễ hội bị tạm dừng, thậm chí có thời điểm một số di tích, danh lam thắng cảnh còn đóng cửa. Thế nên, du lịch lễ hội ảm đạm, thưa vắng khách, nếu không nói là gần như bất động. Song, khi dịch qua đi, du lịch nội địa sẽ hồi phục sớm nhất và nhanh nhất. Do đó, ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc lữ hành Hanoitourist, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, cho rằn, cần đưa ra ngay các giải pháp ưu tiên để thúc đẩy thị trường này. Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai một chương trình kích cầu du lịch nội địa mạnh mẽ ngay trước và sau khi dịch kết thúc. Trong đó, sẽ có các liên minh kích cầu toàn quốc với sự tham gia của các doanh nghiệp hàng không, khách sạn, vận chuyển, lữ hành, nhà hàng, cơ sở mua sắm lớn,... Các bên tham gia kích cầu phải đưa ra mức giá giảm cụ thể, cam kết về chất lượng. Các địa phương cũng cần kiểm soát chặt hoạt động du lịch, không "chặt chém", nâng giá, ép khách, không kỳ thị khách.
Hơn nữa, doanh nghiệp du lịch cần lựa chọn điểm đến phù hợp, với các tiêu chí điểm đến mới, nơi không bị dịch bệnh hoặc không có khả năng tái phát dịch để thu hút du khách du lịch nội địa. Theo ông Thắng, thậm chí ngay thời điểm này có thể khoanh vùng những nơi an toàn để đưa khách đến bình thường như: Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quốc (Kiên Giang), Phú Yên,... Tại TP.HCM, trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, Hiệp hội Du lịch TP.HCM cũng vừa tái khởi động ban chủ nhiệm Nhóm khuyến mãi kích cầu du lịch, chuẩn bị cho kế hoạch kích cầu lớn, giảm giá tour nhiều nhất có thể, tung ra ngay khi dịch Covid-19 kết thúc nhằm vực dậy thị trường. Mới đây nhất, ngày 13/2, Hiệp hội này đã kiến nghị Chính phủ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra, trong đó có phương án miễn, giảm 50% thuế VAT, giảm 50% thuế thu nhập. Thời gian giảm thuế áp dụng cho cả năm 2020. Với Hà Nội, Giám đốc Sở Du lịch Trần Đức Hải cho biết: "Trong tháng 1, mặc dù khách Trung Quốc và Hàn Quốc tới Hà Nội giảm mạnh, nhưng khách Ấn Độ lại tăng tới 65%, khách châu Âu tăng 25%. Hà Nội dự định tung ra chương trình kích cầu nội địa thì gặp dịch, nhưng chúng tôi sẽ sớm đưa vào thực hiện chương trình này vì nội địa là thị trường rất quan trọng để giúp ngành hồi phục". Trao đổi với báo chí, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, để tạo nên sự hấp dẫn du lịch nội địa, cần có giải pháp đồng bộ từ việc tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi. Du lịch trong nước phải có những gói sản phẩm hấp dẫn, cạnh tranh được với các sản phẩm du lịch nước ngoài mà các nước đang chào bán thông qua những đại lý của họ tại Việt Nam, tránh tình trạng người dân có xu hướng chọn đi du lịch nước ngoài.
Quảng bá, tìm kiếm thị trường thay thế Đối với dòng khách quốc tế, ngành du lịch đang chú trọng tìm kiếm thị trường khách mới bù đắp cho thị trường Trung Quốc sụt giảm. Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho rằng, lâu nay chúng ta quá lệ thuộc thị trường gần (như Trung Quốc) mà quên mất thị trường xa và bền vững. Chẳng hạn, Australia có 20 triệu dân, nhưng 400-500 ngàn người sang Việt Nam du lịch, nếu chúng ta tăng cường xúc tiến có thể nâng con số lên hàng triệu khách. Vì thế, giải pháp đầu tiên để khôi phục hoạt động du lịch sau dịch là đẩy mạnh khai thác các thị trường lớn, trọng điểm, thị trường gần, có kết nối đường bay thuận tiện, đang có tốc độ tăng trưởng cao như: Hàn Quốc (với khoảng 4,2 triệu khách năm 2019), Nhật Bản (1 triệu khách), Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước ASEAN có tốc độ tăng trưởng nhanh như Thái Lan với 46%, Hoa Kỳ và Canada gần 9%; kết nối thị trường mới Ấn Độ,... Bởi, chỉ riêng 4 thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đã chiếm tới 65% tổng số lượt khách quốc tế đến Việt Nam (đạt 1,285 triệu trên tổng số 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2020). Sau khi đánh giá, xác định đúng thị trường trọng điểm, Tổng cục Du lịch sẽ tập trung tiến hành quảng bá, xúc tiến đầu tư để bù đắp lượng khách hao hụt bởi dịch Covid-19. Dự kiến từ tháng 6, Tổng cục Du lịch sẽ triển khai tổ chức đồng bộ, có hiệu quả các sự kiện xúc tiến du lịch nhằm phục hồi các thị trường trọng điểm. Để góp phần giúp các doanh nghiệp có thể phục hồi ngay thị trường của mình khi hết dịch, ngày 13/2, gần 100 doanh nghiệp đã tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển các thị trường riêng biệt, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào - Thái - Campuchia đường bộ, Mỹ - Canada, Australia và UAE - Ấn Độ. Đây đều là những thị trường mục tiêu trong kế hoạch tái du lịch. Ngoài ra, một trong những giải pháp quan trọng khác được nhiều chuyên gia, DN lữ hành đề xuất là Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng được miễn thị thực cho các thị trường Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Canada, Áo, Hà Lan... và tiếp tục thực hiện việc cấp thị thực điện tử, thị thực tại cửa khẩu. Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, chính sách này sẽ giúp các doanh nghiệp mở được thị trường mới, trong bối cảnh các thị trường truyền thống bị đóng băng.
Ng.Hà Từ chối tàu 1.000 khách, chống dịch nhưng đừng đóng cửaHơn 1.000 khách châu Âu trên tàu Aida Vita bị từ chối nhập cảnh Hạ Long dẫn đến việc tàu quyết định hủy toàn bộ 3 cảng còn lại của Việt Nam là Đà Nẵng, Nha Trang và TP.HCM. | ||||||||||||||||||||||||||
Diễn biến việc 3 mẹ con người Vĩnh Phúc rời khu vực cách ly ở Hà Tĩnh Posted: 15 Feb 2020 08:16 PM PST Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh Nguyễn Lương Tâm khẳng định, 3 mẹ con người Vĩnh Phúc về Hà Tĩnh không thuộc vùng có dịch Covid-19. Việc họ rời đi là được phép. Chị H.T. T. H. (42 tuổi, trú TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng 2 con về quê ở xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) vào ngày 11/2 để làm giỗ cho người thân.
Chính quyền xã đã báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền và thành lập tổ phán ứng để đo thân nhiệt, cách ly theo dõi 3 mẹ con chị H. tại nhà; đồng thời treo biển khuyến cáo với nội dung: "Khu vực cách ly. Có người ở vùng dịch Corona (ở tỉnh Vĩnh Phúc) về, đề nghị mọi người tuyệt đối không tiếp xúc". Chị H. xin lực lượng chức năng cho quay lại Vĩnh Phúc nhưng không được đồng ý. Đến đêm 14/2, 3 mẹ con chị H. rời khỏi khu vực cách ly và đi khỏi địa phương khiến nhiều người lo lắng. 3 mẹ con ở vùng an toàn Chủ tịch UBND huyện Thạch, Hà Trần Việt Hà cho biết đã nắm được sự việc và có báo cáo lên tỉnh. "Khi được xã báo về trường hợp 3 mẹ con chị H. từ Vĩnh Phúc về, chúng tôi đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng huyện có biện pháp để cách ly, theo dõi. Sau 3 ngày kiểm tra thân nhiệt, chưa thấy có dấu hiệu gì bất thường", ông Hà nói. Còn Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Quốc Hương lại cho rằng, 3 mẹ con chị H. không phải là đối tượng cách ly. "Vấn đề không phải là cách ly, mà khuyến cáo họ đi chơi hay đi đâu thì phải có ý thức phòng ngừa. Việc có biển cách ly là việc của chính quyền, nhỡ họ có virus trong người. Do không thể biết được bằng mắt thường và không có máy móc thiết bị nên đành phải khuyến cáo, cảnh giác với chính bản thân họ và những người xung quanh", ông Hương nói. Cũng theo ông Hương, bất cứ ai trở về từ tỉnh Vĩnh Phúc thì đều phải cảnh giác. Đây không phải cách ly mà mang tính khuyến cáo. Trao đổi về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh Nguyễn Lương Tâm khẳng định: "3 mẹ con chị H. ở TP Vĩnh Yên là khu vực an toàn, không thuộc vùng dịch Covid-19 xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên). Chính vì vậy, mong người dân không nên lo lắng". Bác sỹ Tâm cũng cho biết, do ở Vĩnh Phúc có xã đang có dịch nên ngành y tế cũng có hướng dẫn cho họ các biện pháp dự phòng dịch và khuyên họ nên ở lại. Nếu 3 mẹ con chị H. muốn trở về Vĩnh Phúc thì được phép. Thiện Lương Một gia đình ở Hà Nội được cách ly sau khi về từ vùng dịch Covid-19Huyện Phúc Thọ (Hà Nội) quyết định cách ly một gia đình gồm 5 người trở về từ huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. | ||||||||||||||||||||||||||
Công Phượng 'giải cứu' được, không phải lo cho Đoàn Văn Hậu Posted: 15 Feb 2020 03:03 PM PST - Dù ít được ra sân nhưng với những gì học hỏi được từ khi sang Hà Lan, thì không phải lo cho Văn Hậu. Công Phượng còn 'giải cứu' được thì có gì phải... xoắn! 1. Vào ngày 16/9/2019, Văn Hậu lên đường sang Hà Lan với mục tiêu cao cũng như đầy khát khao chứng tỏ bản thân sau khi trưởng thành rất nhanh trong màu áo tuyển Việt Nam lẫn CLB. Thế nhưng, đã tròn 5 tháng những gì mà hậu vệ người Việt Nam để lại trong màu áo CLB Heerenveen là không nhiều khi chỉ góp mặt một lần với vài phút ít ỏi ở cúp Quốc gia mà thôi. Điều này khiến nhiều người dấy lên lo ngại cho tương lai Văn Hậu, đồng thời muốn bầu Hiển giải cứu hậu vệ người Thái Bình. Càng có lý do để lo, khi một đồng đội khác ở tuyển Việt Nam của Văn Hậu là Công Phượng thất bại tại Bỉ.
2. Thực tế, việc người hâm mộ lo lắng cho tương lai của Văn Hậu không sai, nhất là khi Công Phượng một cầu thủ được cho phù hợp hơn (dựa trên danh tiếng, kinh nghiệm cũng như khả năng ngoại ngữ) để ra nước ngoài thi đấu thất bại đau đớn ở Bỉ. Tuy nhiên, nếu như nhìn một cách sâu xa và chi tiết hơn xem ra nỗi lo dành cho Văn Hậu vào lúc này có vẻ như hơi... thái quá, chưa kể mục tiêu mà phía đại diện hậu vệ người Thái Bình dành cho thân chủ của mình, rồi tới cả bầu Hiển không quá cao. Nói rõ hơn, bầu Hiển hay Văn Hậu muốn chuyến đi tới Hà Lan mang tính chất học hỏi trước khi hướng đến mục tiêu cạnh tranh vị trí rồi ra sân ở giải đấu được coi bệ phóng cho nhiều tài năng ở châu Âu. Càng có lý do để chuyến đi của Văn Hậu khác với Công Phượng là bởi cầu thủ người Thái Bình còn rất trẻ, cũng như cũng chỉ lần đầu rời V-League mà thôi. 3. Việc không được đá chính hay ra sân thường xuyên đương nhiên ảnh hưởng đến chuyên môn, tâm lý của các cầu thủ. Nhưng như đã nói, Văn Hậu sang Hà Lan mục tiêu khác hơn so với Công Phượng để chuyện phải đá chính, được ra sân bao nhiêu trận có lẽ không quá quan trọng.
Đối với Văn Hậu, việc được ăn tập ở một giải đấu có chuyên môn cao hơn V-League rõ ràng đã mang đến khá nhiều tín hiệu tích cực. Ai cũng có thể thấy hậu vệ người Thái Bình thay đổi sự thực sự nhiều về thể hình thậm chí là tư duy chơi bóng sau ít tháng ở Hà Lan. Những thay đổi tích cực như thế thì xem ra chuyến đi của Văn Hậu đến Hà Lan đến lúc này dường như không thể coi là thất bại, chưa nói tới các bài học chẳng dễ nhận ra như giao tiếp, hành xử chuyên nghiệp hơn so với thời điểm ở Việt Nam. Với những gì học được kể từ khi sang Hà Lan như thế với một cầu thủ mới 20 tuổi 10 tháng đến từ một nền bóng đá ở vũng trũng Thế giới là không thể đong đếm. Như Công Phượng ở tuổi 24-25 còn giải cứu được thì với Văn Hậu có gì đâu mà phải... xoắn. Xuân Mơ | ||||||||||||||||||||||||||
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị truy tố do dính đến dự án Ethanol Phú Thọ Posted: 15 Feb 2020 08:35 PM PST Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV PVN). Ngoài ông Thăng, còn có 9 người khác cùng bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản 3, điều 224 bộ luật Hình sự. Theo kết luận điều tra, các bị can trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong những đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước tin tưởng giao cho quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các bị can đã có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế, tạo bức xúc trong quần chúng nhân dân, cần phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Kết quả điều tra cho thấy, ông Đinh La Thăng có vai trò là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Trưởng ban Chỉ đạo triển khai các dự án nhiên liệu sinh học của PVN. Từ cuộc họp ngày 7/5/2009, ông Thăng biết liên danh nhà thầu PVC/Alfa Laval/Delta- T (liên danh nhà thầu) không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu TK05 dự án Ethanol Phú Thọ. Dù vậy, ông vẫn chủ trì, kết luận các cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai các dự án nhiên liệu sinh học về chủ trương chỉ định thầu, chỉ đạo quyết liệt và ra quyết định giao liên danh nhà thầu thực hiện gói thầu TK05, dự án Ethanol Phú Thọ theo hình thức chỉ định thầu. Hành vi nêu trên của ông Thăng đã phạm vào tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng. CQĐT cho rằng, quá trình điều tra, bị can có thái độ thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với CQĐT, trước đây có thành tích xuất sắc trong công tác nên đề nghị VKSND Tối cao áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi truy tố ông Đinh La Thăng. Bị can Trần Thị Bình là Phó TGĐ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo triển khai các dự án nhiên liệu sinh học của PVN. Dù từ cuộc họp ngày 7/5/2009, bị can biết liên danh nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu TK05 dự án Athanol Phú Thọ, nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo của ông Đinh La Thăng, ký văn bản yêu cầu PVC phải có nghị quyết tự nguyện nhận thực hiện gói thầu EPC. Bị can Bình còn đề xuất HĐQT PVN ra quyết định đồng ý chủ trương giao liên danh nhà thầu thực hiện gói thầu TK05 dự án Ethanol Phú Thọ theo hình thức chỉ định đầu thầu. Không xem xét trách nhiệm hình sự với cựu Phó TGĐ PVN Trong vụ án này, ông Vũ Quang Nam có chức vụ Phó TGĐ PVN từ năm 2006-2012, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo triển khai các dư án nhiên liệu sinh học của PVN, phụ trách pháp lý. Ngày 24/3/2009, ông Nam đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai các dự án nhiên liệu sinh học, kết luận đồng ý chủ trương chỉ định thầu tổ hợp PVC/Alfa Laval/Delta-T thực hiện gói thầu EPC dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ dù chưa biết liên danh này có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm hay không. Hành vi của ông Nam đã đồng phạm với các bị can khác bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên ông Nam đang bị ung thư phổi giai đoạn 4, thuộc danh mục các bệnh hiểm nghèo nên CQĐT không xem xét trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, còn các trường hợp liên quan khác như ông Trần Ngọc Cảnh (ủy viên HĐQT, TGĐ PVN) và ông Hoàng Xuân Hùng (ủy viên HĐQT) đã đồng ý ban hành nghị quyết của HĐQT PVN về việc đồng ý chủ trương chỉ định thầu cho PVC. Tuy nhiên, CQĐT cho rằng, các cá nhân này không biết liên danh không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu EPC dự án Ethanol Phú Thọ. Mặt khác, thời điểm ban hành nghị quyết trên thì việc chỉ định thầu và ký thỏa thuận hợp đồng EPC đã được PVB thực hiện nên không có căn cứ xem xét trách nhiệm đối với số cá nhân này. Ông Đinh La Thăng lại 'dính' vào vụ án khácTrong vụ án này, một tiến sĩ kinh tế làm việc tại Viện Dầu khí Việt Nam phải nhận án tù vì tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. T.Nhung | ||||||||||||||||||||||||||
Cập nhật tình hình virus corona ngày 17/2: Thêm 139 bệnh nhân Covid-19 chết ở Hồ Bắc Posted: 15 Feb 2020 04:45 PM PST Tính đến hết ngày 15/2, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc có thêm 139 bệnh nhân Covid-19 tử vong và 1.843 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Hãng tin Reuters sớm ngày 16/2 dẫn số liệu từ các nhà chức trách Trung Quốc ghi nhận Hồ Bắc có tổng cộng 56.249 người nhiễm Covid-19, virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp.
Trong khi đó, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo, tính đến 6h sáng ngày 16/2, toàn thế giới có 69.031 bệnh nhân Covid-19 và 1.666 người tử vong. Số trường hợp hồi phục là 8.142 người. Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực phát triển các loại thuốc điều trị và vaccine phòng bệnh để sớm đẩy lùi được dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, kênh truyền hình quốc gia nước này (CCTV) hôm 15/2 dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh sẽ xây dựng một hệ thống thu mua và cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu, đồng thời hoàn thiện một hệ thống ứng phó dịch bệnh khẩn cấp. Ông Tập cũng kêu gọi thắt chặt các biện pháp kiểm soát thông tin trực tuyến và tăng cường các biện pháp trị an nhằm đảm bảo "nguồn năng lượng tích cực" và ổn định xã hội. đặc biệt nghiêm trị hành vi đầu cơ các mặt hàng chăm sóc sức khỏe để trục lợi cá nhân. Cùng ngày 15/2, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Vương Hạ Thắng cho biết y học cổ truyền Trung Quốc đã được áp dụng để điều trị thành công cho hơn 50% số bệnh nhân của dịch Covid-19 tại tâm dịch Hồ Bắc. Ông nhấn mạnh, sự kết hợp giữa y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y trong điều trị là một "chìa khóa" quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||||||||
Kim Jong Un bất ngờ tái xuất sau gần một tháng 'ở ẩn' Posted: 15 Feb 2020 06:43 PM PST Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bất ngờ tái xuất sau 22 ngày "ở ẩn", giữa lúc có nhiều quan ngại về sự bùng phát và lây lan của dịch do virus corona mới (Covid-19) ở nước láng giềng Trung Quốc. Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nhà lãnh đạo Kim hôm 15/2 đến đặt vòng hoa viếng cố Chủ tịch Kim Jong Il, cha của ông tại Cung điện Mặt trời Kimsusan. Tháp tùng ông Kim trong chuyến đi này có các quan chức cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên, kể cả Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Choe Ryong Hae và Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Pak Pong Ju.
Đây là lần xuất hiện đầu tiên của nhà lãnh đạo Kim trước công chúng trong 22 ngày qua, kể từ khi ông tham dự các lễ mừng Tết nguyên đán vào ngày 25/1. Theo Reuters, chuyến viếng thăm Kimsusan của người đứng đầu Bình Nhưỡng là một hoạt động kỷ niệm 78 năm ngày sinh cha của ông. Cố Chủ tịch Kim Jong Il sinh ngày 16/2. Triều Tiên gọi đây là "Ngày của Ngôi sao sáng" và đang tiến hành các hoạt động kỷ niệm hàng năm như một ngày lễ quốc gia. Sự kiện diễn ra đúng vào lúc dịch viêm phổi cấp do Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc và lây lan đến ít nhất 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Các công ty lữ hành cho biết Triều Tiên bắt đầu tạm thời cấm du khách nước ngoài tới nước này kể từ ngày 22/1 để chống chọi với dịch bùng phát từ bên kia biên giới. Cho đến thời điểm hiện tại, chính quyền ông Kim chưa lên tiếng xác nhận bất kỳ trường hợp nhiễm Covid-19 trong nước. Tuy nhiên, truyền thông Triều Tiên đưa tin, Bình Nhưỡng đã lệnh kéo dài thời gian cách ly tới 30 ngày với bất kỳ ai có các triệu chứng bệnh. Mọi cơ quan chính phủ và người nước ngoài sinh sống tại nước này sẽ phải tuân thủ luật vô điều kiện. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||
Tên lửa nã tới tấp về phía căn cứ Mỹ ở Iraq Posted: 15 Feb 2020 07:20 PM PST Các nguồn tin quân sự tại Iraq cho biết, khu vực đặt đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad của nước này vừa bị dội "mưa tên lửa". Các nhân chứng kể đã nghe thấy nhiều tiếng nổ tại Vùng Xanh ở Baghdad, nơi tọa lạc của nhiều trụ sở ngoại giao và một căn cứ liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Hãng thông tấn Reuters trích dẫn một nguồn tin thuộc quân đội Mỹ cho hay, trận pháo kích đã làm rung chuyển căn cứ quân sự Union III của liên quân nằm đối diện tòa đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Iraq. Người này quả quyết, Union III là mục tiêu tấn công chính của trận "mưa tên lửa" thù địch. Hiện vẫn chưa rõ vụ tập kích có gây thương vong hay tổn thất gì cho căn cứ hay không. Theo báo RT, các thông tin ban đầu cho thấy đã có ít nhất 4 vụ nổ liên tiếp ở Vùng Xanh, kích hoạt hệ thống còi báo động tên lửa khắp Baghdad. Nhiều đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy còi báo động phòng không rú vang trong trong thành phố vào sáng sớm ngày 16/2. Trong một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội Twitter, một cột khói đen bốc cao từ khu dân cư Zayouna ở phía đông Baghdad vào thời điểm đó. Các báo cáo chưa được xác thực nói, cột khói bốc lên ngay gần trụ sở của Lực lượng huy động nhân dân (PMF), một tổ chức được chính phủ Iraq hậu thuẫn, quy tụ hơn 40 nhóm dân quân khác nhau. Hiện chưa rõ các văn phòng của PMF có trúng pháo kích hay không. Sự cố diễn ra đúng vào lúc leo thang căng thẳng trong khu vực sau khi các lực lượng Tehran tấn công các căn cứ quân sự có lính đồn trú Mỹ ở Iraq hôm 8/1 để trả đũa vụ Washington ra lệnh không kích sát hại Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trước đó 5 ngày. Cái chết của Tướng Soleimani càng thổi bùng xung đột Mỹ - Iran. Các nhà lập pháp Iraq sau đó đã bỏ phiếu phê chuẩn việc trục xuất mọi lực lượng ngoại binh khỏi nước này. Song, quyết định vẫn chưa được hiện thực hóa. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu mới đây tuyên bố sẽ mở rộng các hoạt động huấn luyện tại Iraq, vốn đã bị ngưng kể từ sau vụ giết ông Soleimani. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ trực tiếp làm việc với doanh nghiệp chăn nuôi lớn Posted: 15 Feb 2020 02:00 PM PST Sáng 16/2, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ có buổi làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để nắm bắt tình hình về dịch cúm gia cầm cũng như dịch bệnh trên lợn và việc tái đàn lợn. Theo công văn khẩn gửi đi, Bộ NN-PTNT quyết định thành lập Đoàn công tác đến các cơ sở nắm bắt tình hình phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm cũng như dịch bệnh trên lớn và việc tái đàn lợn. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường sẽ làm trưởng đoàn công tác, cùng đi là một số thứ trưởng, lãnh đạo văn phòng bộ và một số cơ quan chức năng. Đoàn sẽ đến làm việc trực tiếp với Công ty CP Tập đoàn Dabaco, Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam vào sáng 16/2. Trước đó, ngày 13/2, tại Hội nghị Hội nghị triển khai các giải pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm và các bệnh trên đàn gia súc, đại diện Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 đã xuất hiện tại 5 tỉnh thành ở nước ta (Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa và Nghệ An, Quảng Ninh), buộc tiêu hủy khoảng 4 vạn con gia cầm. Trong đó có 9 ổ dịch chưa qua 21 ngày, 1 ổ dịch cúm A/H5N6 được phát hiện tại Quảng Ninh nhưng đến nay đã qua 21 ngày.
Theo đó, thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra. Hiện tổng đàn gia cầm ở nước ta lên tới 467 triệu con; điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao; việc tổ chức tiêm vắc xin cúm gia cầm đạt tỷ lệ thấp... Do đó, nguy cơ dịch cúm gia cầm xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Riêng về dịch tả lợn châu phi, sau 1 năm xảy ra dịch bệnh thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi khi phải tiêu huỷ tới gần 6 triệu con lợn, đến nay cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát. Có 96% số xã trên cả nước dịch đã qua 30 ngày, khoảng 30 tỉnh thành công bố hết dịch. Công tác tái đàn đang được đẩy mạnh, đặc biệt, đã có sản phẩm tái đàn cung cấp ra thị trường hiện nay. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ tháng 10/2019 chúng ta đã có chủ trương tái đàn, tốc độ tái đàn nhanh, bài bản, yêu cầu đăng ký để đảm bảo điều kiện. Đến nay, lợn tái đàn đã được xuất bán ra thị trường. Còn về giá lợn, trong tuần tới Bộ trưởng kêu gọi các doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm xuống mức giá 75.000 đồng/kg. "Để đảm bảo thị trường bền vững, tôi khuyến nghị doanh nghiệp giảm giá ngay lập tức". Theo Bộ trưởng Cường, giá lợn hơi ở mức 75.000 đồng/kg là hợp lý. Các doanh nghiệp chăn nuôi đầu ngành phải biết bảo vệ thị trường, sản xuất bền vững. Phải gặp người tiêu dùng ở một điểm đó là văn hóa. Giá thịt lợn phải ở mức độ hợp lý, hài hòa. Còn giữ giá thịt lợn quá cao sẽ khiến người tiêu dùng quay lưng vì họ có rất nhiều lựa chọn khác như: tôm, trứng, cá. C.Giang | ||||||||||||||||||||||||||
Dân chơi Sài Gòn phục chế Harley-Davidson 1927 độc nhất Việt Nam Posted: 15 Feb 2020 02:41 PM PST Mẫu mô tô cổ Harley-Davidson sản xuất năm 1927 được một dân chơi tại Sài Gòn phục chế thành công đã gây sốt trong cộng đồng chơi xe cổ hiện nay. Harley - Davidson là hãng sản xuất xe môtô lâu đời nhất Hoa Kỳ, được sáng lập vào năm 1903 tại Milwaukee – Wisconsin (Hoa Kỳ) bởi hai tên tuổi huyền thoại: William S. "Bill" Harley (1880 – 1943) và Arthur Davidson (1881 – 1950). Chiếc xe đầu tiên được Harley –Davidson chạy bằng khí gas cùng với một động cơ nhỏ được ra đời vào năm 1903. Ngày nay, nhắc đến Harley-Davidson, người ta nghĩ ngay tới những mẫu mô tô đường trường mức giá khá đắt từ 500 triệu đến vài tỷ đồng. Những chiếc Harley-Davidson thường mang những kiểu dáng thường to lớn, hầm hố với hiệu suất vận hành cao, tiêu thụ nhiên liệu khá lớn và thường chỉ phù hợp với những người có chiều cao tương đối. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những chiếc mô tô Harley-Davidson đầu tiên khi ra đời, kiểu dáng lại mảnh khảnh và vận hành khá đơn giản. Trong đó, mẫu Harley-Davidson phiên bản sản xuất 1927 là một trong số đó.
Với niềm đam mê xe cổ của mình, mới đây, anh Trần Gia Tuấn, chủ quán cà phê Chợ đồ cổ Sài Gòn đã phục chế thành công chiếc xe cổ Harley-Davidson sản xuất năm 1927. Anh Gia Tuấn, chủ chiếc xe trên cho hay: "Những mẫu xe Harley-Davidson mạnh mẽ luôn khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho dân mê xe cổ như chúng tôi. Ý tưởng phục chế một mẫu sản xuất từ năm 1927- với thiết kế và công nghệ vận hành của thế hệ mô tô đầu tiên trên thế giới là thách thức. Tuy nhiên, vì đam mê, tôi và một người bạn Việt kiều chung sở thích đã đặt quyết tâm sưu tầm phục chế bằng được mẫu xe này". "Sau một thời gian dài tìm kiếm, chúng tôi may mắn đã sưu tầm được chiếc sườn xe mô tô cũ phù hợp cho việc phục chế chiếc xe Harley-Davidson 1927 này. Đây là điều mấu chốt để bản phục chế giống với nguyên bản", anh Tuấn cho biết.
Chiếc sườn xe nguyên bản đã rất cũ, không thể sử dụng được nên anh Tuấn đã gia công lại y như kích thước của Harley-Davidson 1927. Vì được phục chế theo chiếc Harley-Davidson 1927, nên thiết kế của xe rất hoài cổ với những công nghệ kỹ thuật đầu thế kỉ 19. Điểm đặc biệt của chiếc xe này là những chi tiết độc đáo, không đụng hàng đã được anh Tuấn sưu tầm như: túi cứu thương phục vụ cho thế chiến thứ 2, đèn sử dụng khí đá (đất đèn) hay chiếc còi hụ báo động.
Cụ thể, chi tiết đèn pha khá ấn tượng với công nghệ sử dụng khí đá (đất đèn) cung cấp khí axetylen để đốt, tạo nguồn sáng. Kiểu đèn pha này được sản năm thương mại lần đầu tiên năm 1880 bởi công ty Prest-O-Light và Corning Conophore. Ngoài ra hãng còn thiết kế thêm chi tiết van điều chỉnh tăng giảm lưu lượng từ đó tăng giảm độ sáng cho đèn. Trước năm 1917 đèn pha của hãng Corning được thiết kế có thể chiếu sáng từ xa, lên tới 152 m đây được xem là những loại đèn pha đầu tiên tiến thời điểm đó, trước khi đèn điện ra đời.
So với những chiếc Harley-Davidson ngày nay sử dụng đèn pha dạng LED hiện đại thì đèn pha của xe trong bài với công nghệ sử dụng khí đá (đất đèn) là cả một quá trình phát triển của khoa học công nghệ. Phía trên, chiếc còi báo động của xe được anh Tuấn tận dụng từ chiếc còi của tàu thủy, được tinh chỉnh lại kết hợp cùng bóng đèn tạo nét cổ điển cho tổng thể xe.
Bên dưới, chi tiết bình xăng thon dài được gia công lại theo kiểu dáng nguyên bản của xe, phía dưới sườn xe là những thiết kế đặc trưng của dòng xe Harley-Davidson thế kỷ 19. Ghi đông của xe được gia công cho phù hợp với dáng ngồi của xe.
Sưu tầm xe mô tô cổ là thú vui của nhiều dân chơi xe giàu có tại TP.HCM. Hiện nay, 'sân chơi" này không còn là một vài cá nhân thích sưu tầm xe cổ như những năm trước đây mà đã hình thành nhiều nhóm, cộng đồng chơi riêng. Mẫu hiếm, giá đắt, nhiều dân chơi thường không tiếc số tiền để bỏ ra sưu tầm chỉ để thỏa mãn đam mê. Tuấn Dương "Siêu xe" cực dị từ đồng nát của người nông dân tại Nghệ AnTừ 2 chiếc xe máy, các vật dụng đều là ve chai, một người nông dân ở xã Tiến Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã chế tạo ra chiếc xe 'đồng nát' vô cùng độc đáo để phục vụ nhu cầu đi lại cho riêng mình... | ||||||||||||||||||||||||||
Chồng sửa điều hòa lương 7 triệu vẫn mua được nhà Hà Nội Posted: 15 Feb 2020 01:49 PM PST - Nhiều người cho rằng, chồng là thợ sửa điều hòa lương 7 triệu đồng, sẽ chẳng bao giờ dám mơ ước đến việc mua một ngôi nhà, nhưng nếu biết tiết kiệm và chi tiêu hợp lý thì không điều gì là không thể. Vậy là sau hơn 6 năm tích cóp, vợ chồng tôi cũng đã sở hữu một căn hộ chung cư thu nhập thấp ở khu vực Gia Lâm, (Hà Nội), khi mức thu nhập của hai vợ chồng chỉ khoảng 13 triệu/tháng. Tôi là một thợ sửa chữa và bảo dưỡng điều hòa, lương hàng tháng khoảng 7 triệu đồng. Vợ tôi làm thợ may tại nhà, thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Cả hai vợ chồng tôi là dân tỉnh lẻ ra Thủ đô lập. Hiện vợ chồng tôi có 2 bé gái, một bé hơn 6 tuổi, một bé vừa tròn 8 tháng tuổi. Cách đây hơn 6 năm, khi vợ chồng tôi chỉ có thu nhập khoảng 13 triệu đồng/tháng, chúng tôi đã có ý định mua nhà. Hồi đó, nghe chuyện muốn mua nhà, mua đất, gia đình hai bên đều phản đối, thậm chí có người còn mắng vợ chồng tôi "dở hơi", thích sang chảnh... Bởi, trong tay chúng tôi khi đó chỉ có vỏn vẹn gần 100 triệu đồng tích cóp. Cũng nhờ quyết tâm chăm chỉ làm việc nên khi biết tôi có ý định mua nhà, tôi đã được một người quen lãnh đạo của công ty giúp đỡ, tạo điều kiện để vay vốn không tính lãi, cùng với số tiền tích góp và vay mượn bố mẹ hai bên, tôi đã quyết định mua một mảnh đất nhỏ khoảng 40m2, ở khu vực ngoại thành Hà Nội với giá 570 triệu đồng để đầu tư. Khi có cơ hội, chúng tôi sẽ bán kiếm lãi để mua nhà. Một năm sau thì vợ tôi sinh con. Căn nhà thuê chật chội ẩm thấp khiến cho cuộc sống của vợ chồng tôi càng bí bách hơn. Lúc đó, sẵn có người hỏi mua mảnh đất, tôi đã bán lại với giá gần 700 triệu đồng. Như vậy, so với vốn ban đầu bỏ ra, chúng tôi đã lãi 130 triệu đồng. Có số tiền ấy trong tay, chúng tôi bắt đầu công cuộc tìm mua nhà. Sau một tháng tìm kiếm, nhà đất giá dưới 1 tỷ khá nhiều, nhưng đa phần là những căn nhà đất không sổ đỏ, nằm trong ngõ hẹp sâu hun hút. Chung cư thì có các căn hộ gần trung tâm nhưng giá quá cao so với khả năng chi trả của hai vợ chồng. Vì thế chúng tôi đã quyết định vay thêm ngân hàng 200 triệu đồng nữa để mua một căn chung cư 65m2 với giá 900 triệu đồng ở khu vực Gia Lâm, Hà Nội.
Sau khi mua được nhà, vợ chồng tôi đã lập một kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm hợp lý để trả nợ. Trước tiên, chúng tôi ưu tiên trả các khoản nợ ngân hàng trước, đối với bố mẹ hai bên và người quen, nếu ai cần trả tiền trước, vợ chồng tôi sẽ tích góp ưu tiên trả họ trước. Hàng tháng, chúng tôi chỉ tiêu vỏn vẹn khoản tiền 3,2 triệu đồng cho ăn uống, điện, nước. Tiền Internet khoảng 100.000 đồng/tháng vì dùng chung cùng hàng xóm + tiền xăng xe, điện thoại 500.000 đồng/tháng + tiền học của con 700.000 đồng/tháng + tiền sữa, bỉm của con 1 triệu đồng/tháng + tiền ma chay, hiếu hỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng. Tính ra, trung bình một vợ chồng tôi chi tiêu khoảng 7 triệu đồng, còn lại 6 triệu đồng, chúng tôi tích lũy để trả nợ. Bên cạnh đó, tôi và vợ cũng tích cực làm thêm vào buổi tối. Hễ ai có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa là tôi đều có mặt. Vợ tôi ngoài việc may quần áo thông thường cũng tập tành bán hàng online kiếm thêm thu nhập. Mỗi tháng chúng tôi có thêm khoảng hơn 4 triệu đồng từ các công việc làm thêm này. Tính ra, mỗi năm, cùng với khoản thưởng tết, vợ chồng tôi trả được 150 triệu tiền nợ. Như vậy sau hơn 4 năm, nhờ chi tiêu tiết kiệm và hạn chế mua sắm tối đa, vợ chồng tôi đã thoát được gánh nặng nợ nần. Bây giờ, tiền dư ra mỗi tháng chúng tôi đang sắm sửa nội thất dần ổn định cuộc sống. Thực ra, ai mua nhà cũng phải oằn lưng trả nợ. Nhiều bạn bè của chúng tôi dù chỉ là công nhân nhưng họ biết vun vén, tiết kiệm vẫn có thể mua được một căn chung cư nhỏ hay một ngôi nhà cách xa trung tâm. Trần Hòa (Nam Định) Bỏ tiền tỷ mua chung cư nhưng sống như "ăn nhờ ở đậu"- Nhiều khách hàng bức xúc vì sau khi bỏ tiền tỷ mua căn hộ nhưng cuối cùng chủ đầu tư không thực hiện đúng như trong hợp đồng cam kết. | ||||||||||||||||||||||||||
Hình ảnh Covid-19 len lỏi trong tế bào người Posted: 15 Feb 2020 03:36 PM PST Virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) là những đốm li ti được hình thành từ ADN hoặc ARN bên trong màng protein. Theo tạp chí Live Science, một số hình ảnh cận cảnh của Covid-19 vừa được Phòng thí nghiệm Rocky Mountain (RML) thuộc Viện Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng quốc gia Mỹ công bố. Các nhà nghiên cứu cho biết, virus này quá nhỏ để có thể được quan sát bằng kính hiển vi quang học thông thường. Nhóm nghiên cứu tại RML đã chụp ảnh các mẫu virus và tế bào lấy từ một bệnh nhân Mỹ nhiễm Covid-19, dùng 2 loại kính hiển vi có độ phân giải cao khác nhau, gồm kính hiển vi điện tử quét và kính hiển vi điện tử truyền. Cả hai đều sử dụng loại tia điện tử tập trung thay vì tia quang học thông thường để chụp ảnh các mẫu. Sau đó, các chuyên gia bổ sung màu sắc để mô tả rõ hơn virus và môi trường chúng đang lưu trú. Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||||||||
Phần Lan cho phép người chồng có kỳ nghỉ thai sản dài như vợ Posted: 15 Feb 2020 08:42 PM PST Phần Lan mới đây đã ban hành chính sách cho phép người chồng có thể nghỉ thai sản dài như với những người vợ nhằm mục đích khuyến khích tăng tỷ lệ sinh đẻ ở quốc gia Bắc Âu này. Theo dự kiến, sắp tới, những người chồng sẽ có kỳ nghỉ thai sản dài như đối với những người vợ, tức dài gần gấp đôi so với trước đây. Cụ thể, kì nghỉ có lương này sẽ kéo dài lên đến 7 tháng; trong khi đó, phụ nữ cũng được nghỉ sớm một tháng so với ngày dự kiến sinh. Bộ trưởng Bộ Xã hội và Y tế Phần Lan Aino-Kaisa Pekonen cho hay, cải cách triệt để này nhằm nêu cao tinh thần bình đẳng giời, đồng thời khuyến khích việc sinh đẻ trước tình trạng quốc gia đang có dân số già hóa. "Điều này sẽ dẫn đến sự bình đẳng hơn giữa ông bố và bà mẹ. Các quốc gia Bắc Âu khác như Thụy Điển và Iceland cũng ghi nhận tỉ lệ sinh tăng lên sau khi các ông chồng có kỳ nghỉ phép dài hơn", Bộ trưởng Pekonen nói. Bộ trưởng Bộ Xã hội và Y tế Phần Lan Aino-Kaisa Pekonen Số trẻ sơ sinh tại Phần Lan được ghi nhận đã giảm 1/5 kể từ năm 2010 đến năm 2018. Quốc gia với dân số 5,5 triệu người này chỉ còn 47.577 trẻ sơ sinh. Được biết vào năm 2018, một dự thảo về việc tăng kỳ nghỉ thai sản cho cánh mày râu được đưa ra, nhưng đã bị từ chối. Lý do chính của điều này là về vấn đề kinh tế. Việc một người lao động nghỉ nhiều tháng liền nhưng vẫn nhận đủ lương sẽ là gánh nặng cho các công ty, xí nghiệp. Nhưng cuối cùng, chính sách vẫn được thông qua. "Sự phân phối công việc công bằng hơn giữa người chồng và người vợ giúp giảm đáng kể tỷ lệ ly hôn. Về lâu dài, nó còn giúp cho nam giới có trách nhiệm hơn với con cái của mình", bà Pekonen cho hay. Trường Giang (Theo Independent) Khiến trẻ sợ mang thai ở tuổi teen bằng việc… chăm con nhỏ"Bé" Anthony khóc rất nhiều vào ban đêm đến nỗi Susana Ortegon không thể ngủ được. Cuối tuần tươi đẹp bỗng trở thành ác mộng với cô bé 13 tuổi. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất trong ngày. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét