“Thứ trưởng Y tế: Dịch Covid-19 chuyển sang giai đoạn mới thách thức hơn” plus 14 more |
- Thứ trưởng Y tế: Dịch Covid-19 chuyển sang giai đoạn mới thách thức hơn
- Corona: Du khách Hàn Quốc không muốn vào khu cách ly, Đà Nẵng họp khẩn
- Nỗi lòng nữ du học sinh Vĩnh Phúc ở Hàn Quốc thời dịch Covid-19
- Tăng chưa từng có, thêm 3,1 triệu đồng/ngày, hướng tới 55 triệu đồng/lượng
- WHO cảnh báo Covid-19 nguy cơ thành đại dịch
- Bộ Y tế đưa ra 5 nguyên tắc khi học sinh quay lại trường
- Nữ sinh Việt lý giải quyết định ở lại Hàn Quốc, lạc quan giữa dịch bệnh
- Loạt lãnh đạo huyện, sở ở Hà Tĩnh trượt vỏ chuối thi chuyên viên chính
- 'Siêu ủy ban' và chuyện vốn cho đường sắt
- Công an TP.HCM đình nã Tuấn 'khỉ', điều tra 12 người liên quan
- Tuyển Việt Nam: Khó chồng khó, thầy Park biết gỡ thế nào?
- Italy đau đầu tìm bệnh nhân số 0 nhiễm Covid-19
- Chê bai nghề nghiệp của HLV yoga, bà mẹ khiến khán giả ‘nổi giận’
- ‘Nên bỏ tục bốc mộ đi, lạc hậu lắm rồi’
- Nước cờ bầu cử 'cao tay' của ông Trump
Thứ trưởng Y tế: Dịch Covid-19 chuyển sang giai đoạn mới thách thức hơn Posted: 24 Feb 2020 08:12 PM PST - Thứ trưởng Y tế cho biết, dịch Covid-19 tới đây sẽ chuyển sang giai đoạn mới thách thức hơn, khó khăn hơn khi dịch ở Hàn Quốc đang lây lan mạnh. Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng chống dịch Covid-19 sáng nay, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, chưa bao giờ lãnh đạo chỉ đạo dịch quyết liệt như vậy, huy động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phòng chống dịch, không ai đứng bên ngoài. Đánh giá về tình hình dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (Covid-19) gây ra, Thứ trưởng Long nhận định, tới đây dịch sẽ chuyển sang giai đoạn mới thách hơn, khó khăn hơn. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định tình hình dịch Covi-19 sắp tới tại Việt Nam sẽ có nhiều thách thức "Dịch ở Trung Quốc chúng ta đã ngăn chặn triệt để từ bên ngoài vào nhưng dịch ở Hàn Quốc tới đây như nào, làm sao để hạn chế đi lại, việc cách ly những người Hàn Quốc tới Việt Nam, người Việt Nam từ Hàn Quốc trở về trong vòng 14 ngày thế nào", Thứ trưởng lo lắng. Thứ trưởng Long cho biết, để phòng các bệnh truyền nhiễm, cách ly là việc tối quan trọng, cách ly tại Vĩnh Phúc thời gian qua là một bài học, giúp dân tin hơn. Trước tình hình dịch có nguy cơ diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Long khuyến cáo, người dân cần hết sức bình tĩnh, sàng lọc thông tin để có những thông tin đúng đắn nhất, không nên hoang mang. "Chưa bao giờ Bộ Y tế cung cấp thông tin đầy đủ như hiện nay, từ nhắn tin chủ động, bắt buộc đến tuyên truyền trên cộng đồng mạng, qua tất cả các phương tiện để thông tin đến người dân nhanh nhất", Thứ trưởng Long cho hay. Không có tình trạng "trên nóng dưới lạnh" Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng cho biết, trong thời gian qua các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được triển khai hết sức quyết liệt, không có tình trạng "trên nóng dưới lạnh". Đến nay tất cả 16 trường hợp nhiễm bệnh đã điều trị phục hồi, trong 11 ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp như tại Hàn Quốc, Iran… "Vì thế, chúng ta không được chủ quan, không để tình trạng có người nhiễm bệnh mà không biết. Nếu có ca mắc thì cần nhanh chóng điều trị, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài", Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng 4 Thứ trưởng Y tế chủ trì cuộc họp trực tuyến Thứ trưởng cũng đề nghị các cấp các ngành, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch., không được chủ quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp: Thực hiện giám sát tốt ngay tại cửa khẩu, điều tra xác minh ca nghi ngờ, người tiếp xúc, khoanh vùng dập dịch, làm tốt công tác chống nhiễm khuẩn để chống lây nhiễm chéo trong cơ sở điều trị, hạn chế tối đa tử vong, nếu có. Người dân hạn chế tối đa việc đến nơi có dịch khi không cần thiết, nếu đi quay về Việt Nam thì cần thực hiện cách ly trong 14 ngày. Về công tác trang thiết bị, thuốc cho công tác phòng chống dịch, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết, có một vật tư đang khó mua, có tình trạng gom kháng sinh và những thuốc liên quan đến công tác phòng chống dịch. Do đó, Bộ Y tế đang triển khai mua gấp một số trang thiết bị, vật tư phục vụ cấp cứu và yêu cầu các cơ sở y tế rà soát lại toàn bộ cơ số thuốc để đảm bảo điều trị. Ngoài ra, Bộ Y tế yêu cầu, các cơ sở sản xuất thuốc cần chủ động tìm kiếm thị trường thuốc ngoài nước, tránh trường hợp những nước có dịch hạn chế xuất khẩu thuốc để đảm bảo ổn định sản xuất, tránh thiếu các thuốc đã trúng thầu. Thúy Hạnh Khách nhập cảnh từ Hàn Quốc vào Việt Nam phải khai báo y tế bắt buộc- Bộ Y tế đã chính thức triển khai việc thực hiện tờ khai y tế bắt buộc đối với hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc vào Việt Nam từ 15h chiều ngày 23/2 tại tất cả cửa khẩu trong nước. | |||||||||||||||||||||
Corona: Du khách Hàn Quốc không muốn vào khu cách ly, Đà Nẵng họp khẩn Posted: 24 Feb 2020 07:04 PM PST Sáng nay Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì buổi họp với các ngành chức năng để đưa ra phương án cách ly đoàn khách đến từ Hàn Quốc. Trao đổi với VietNamNet, PGĐ Sở Y tế Đà Nẵng Nguyễn Tiên Hồng cho biết, sáng nay Chủ tịch UBND TP chủ trì buổi họp với các ngành chức năng liên quan đến nội dung cách ly 22 khách nước ngoài đến từ Daegu (Hàn Quốc).
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tối qua, 80 hành khách trên chuyến bay gồm: 58 người Việt Nam, 20 người Hàn Quốc và 2 người Thái Lan. Qua quá trình kiểm tra y tế, có 1 hành khách nam người Việt bị sốt, được chuyển về BV Phổi cách ly. Trong đó, 57 người Việt Nam được chuyển đến cách ly tại khu cách ly Đồng Xanh, Đồng Nghệ (huyện Hòa Vang). Riêng số du khách nước ngoài được chuyển cách ly, theo dõi tại khách sạn Sông Hàn trên đường Lý Tự Trọng (quận Hải Châu). 10 người trong phi hành đoàn được cách ly tại nhà. Ông Hồng cho biết, do tối qua khách sạn Sông Hàn chưa chuẩn bị kịp nên việc đưa 22 du khách nước ngoài đến chưa thực hiện. "22h tối 24/2 những người này vẫn ở lại BV Phổi. Trong sáng nay, Chủ tịch UBND TP sẽ cùng ban chỉ đạo phòng chống dịch họp để quyết định vấn đề cách ly đoàn khách này", ông Hồng thông tin.
Trước đó, trưa 24/2, lực lượng chức năng Đà Nẵng có mặt tại sân bay quốc tế Đà Nẵng để đón 80 người trên chuyến bay từ Hàn Quốc. Lịch trình chuyến bay xuất phát từ Daegu (Hàn Quốc) lúc 6h52 và tới sân bay Đà Nẵng khoảng 10h40. Theo phương án ban đầu, 58 người Việt Nam sẽ được đưa đến trung tâm huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ ở huyện Hòa Vang cách ly, 22 khách nước ngoài sẽ cách ly, theo dõi tại BV Phổi. Tuy nhiên, khi đưa về bệnh viện thì đoàn khách Hàn Quốc phản ứng và không đồng ý vào khu cách ly. Những người này cho rằng chưa có lệnh yêu cầu cách ly và sức khỏe hoàn toàn bình thường nên không chịu cách ly ở bệnh viện. Đà Nẵng cách ly 80 hành khách đến từ Hàn Quốc80 hành khách trên chuyến bay từ Daegu (Hàn Quốc) đến sân bay Đà Nẵng sẽ được cách ly, theo dõi tại Trung tâm huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ và BV Phổi. Hồ Giáp | |||||||||||||||||||||
Nỗi lòng nữ du học sinh Vĩnh Phúc ở Hàn Quốc thời dịch Covid-19 Posted: 24 Feb 2020 08:00 PM PST Các trường đại học tạm nghỉ, hoãn ngày nhập học trở lại. Số ca nhiễm virus corona tăng nhanh ở Hàn Quốc khiến nhiều du học sinh Việt Nam lo lắng, muốn sớm về nước. 6h sáng đầu tuần, trong tiết trời Seoul lạnh tê tái 2 độ, L.T.H.T (26 tuổi, sinh viên khoa Truyền thông, ĐH Hansung) len lỏi qua dòng người đang vội vã xuống tàu điện ngầm. Cô bước đi thật nhanh cho kịp lớp học thêm ngoại ngữ bắt đầu lúc 7h. Người đeo khẩu trang, đi găng tay, người thì không đồ bảo hộ, trạm phát sóng trên tàu liên tục phát tin về Covid-19 bằng tiếng Hàn và tiếng Anh. Tối chủ nhật vừa rồi, thay vì đi chơi cùng bạn bè, H.T tất tưởi đi mua khẩu trang và nước rửa tay. Đường phố khu Hansungdae nơi cô đang sinh sống vốn nổi tiếng đông đúc nay cũng vắng vẻ lạ thường. Theo học chương trình thạc sĩ ở Hàn Quốc được gần 2 năm, những tưởng cuộc sống đi học, đi làm thuận buồm xuôi gió, cô gái quê Vĩnh Phúc chẳng thể ngờ những ngày đầu năm, hành trình của mình lại gặp nhiều trắc trở.
Daegu đang là tâm điểm của dịch Covid-19 cả Hàn Quốc, cách chỗ H.T ở khoảng 300km. Ở Seoul, các trường đại học cũng đang trong kì nghỉ đông, người dân hạn chế đi lại nên đường phố vắng hơn. Mới chuyển đến sống ở khu Hansungdae được nửa tháng nên cô cẩn thận trong việc tìm nhà, nhưng cô cũng không ngờ khu vực mình sinh sống là một trong những nơi đầu tiên của Hàn Quốc có người nhiễm virus corona. "Vì một chị nhiễm bệnh mà cả rạp chiếu phim gần nhà tôi phải đóng cửa, cách ly. Nữ bệnh nhân đó đã được chữa khỏi nhưng người dân sống quanh đây vẫn lo lắng, hoang mang. Giờ sống ở đây rồi, dịch bệnh đang bùng phát mạnh trên cả nước không lẽ lại chuyển đi nữa", H.T kể. Cô chia sẻ, Tết Nguyên đán vừa rồi, cô không được gia đình cho về quê ăn Tết vì lo dịch bệnh ở Việt Nam, đặc biệt là quê hương Vĩnh Phúc - nơi bố mẹ cô đang sinh sống. H.T quyết định ở lại Seoul chờ đến cuối tháng 2 này sẽ về thăm nhà và ăn giỗ bà. Nhưng số phận thật trớ trêu, giờ đây Hàn Quốc lại trở thành nơi bùng phát dịch bệnh lớn thứ 2 của thế giới, H.T lại phải đắn đó suy nghĩ nên về hay ở lại. H.T giãi bày, người thân ở Việt Nam gọi sang giục về vì sợ sẽ như một Vũ Hán thứ 2 nhưng sợ về sẽ có thể lây lan cho cộng đồng nên vẫn đang suy nghĩ các phương án thuận tiện và an toàn nhất. Trung bình 1 tiếng đồng hồ, chuông báo điện thoại trong nhóm cộng đồng người Việt nơi cô sinh sống, học tập lại kêu lên. Trên các diễn đàn của du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc, nhiều sinh viên như cô cũng hoang mang, lo lắng trước tình hình dịch bệnh ngày một nghiêm trọng. Mọi người chia sẻ cho nhau thông tin vùng mình đang sống, ở trung tâm của dịch bệnh mọi người được khuyên hạn chế di chuyển tới.
Từ nhà đi qua 10 trạm tàu điện ngầm và 20 phút trên xe buýt đến nơi học, nỗi lo lắng tăng lên khi H.T phải đi qua nhiều khu vực đông người. Hôm nay đến lớp, cô thấy một số người nghỉ học vì lo sợ dịch, các thầy cô cũng đã dặn dò sinh viên rất kỹ, mỗi sinh viên còn được phát nước rửa tay khô. Trường ĐH nơi cô theo học thông báo sẽ hoãn kỳ học mới đến ngày 9/3. 21h tối 24/2 thủ đô Seoul được thông báo đã có 31 người nhiễm virus Covid-19. Ngồi trong nhà nghe tiếng còi xe cứu thương hú liên tục Chị Thúy Ngọc, giảng viên dạy tiếng Việt cho người Hàn đang sống ở TP Cheongju, cách Seoul 120km về phía nam. Nơi chị ở tuy mới có 2 người nhiễm Covid-19 nhưng toàn bộ TP vẫn trong tình trạng báo động cấp nguy hiểm. Chính quyền yêu cầu người dân hạn chế tối đa ra ngoài, nghiêm cấm các hoạt động tôn giáo, hội họp... Trường học và các trung tâm dạy thêm tạm thời đóng cửa 1 - 2 tuần. Chính phủ khuyến khích mọi gia đình tự giữ trẻ tại nhà nhưng vẫn có các trung tâm hỗ trợ trông giữ trong trường hợp bất khả kháng. Cuộc sống thường nhật đảo lộn đáng kể, với việc hạn chế tối đa đi lại. "Các lớp học của tôi đều phải hoãn dài hạn. Trẻ con không được tham gia hoạt động nào. Bình thường con gái tôi học lớp 5, đi học thêm piano và tới trung tâm văn hóa đi bơi 3 lần, rồi có các hoạt động như đá bóng, thăm quan, trải nghiệm... Tất cả đều hủy hết từ thứ 6 tuần trước. Hôm nay tôi vừa nhận tin nhắn tạm thời nghỉ ít nhất 1 tuần", chị Ngọc chia sẻ. Chị cho biết, hiện tại, trên thị trường khẩu trang đắt gấp mấy lần nhưng hầu như không có mà mua. Mọi người phải mua thêm khẩu trang vải. Giá loại khẩu trang này cũng đắt gấp đôi ngày thường. Nhu yếu phẩm như thuốc men, lương thực không thiếu nhưng người dân cũng tăng mua vì ngại đi lại nhiều ngoài đường. Việc đặt hàng trên mạng cũng gia tăng. Theo chị Ngọc, chính quyền sở tại đang rất nỗ lực phòng chống dịch Covid-19. Hàng ngày, người dân nhận được thông tin qua truyền hình vào buổi sáng và chiều. Tỉnh, thành phố liên tục gửi tin nhắn về cách xử lý khi có triệu chứng lây nhiễm, đường dây nóng, số điện thoại của các bộ phận phụ trách. Các thông tin về Covid-19, cách hướng dẫn phòng chống được đưa lên kênh truyền hình chủ yếu bằng 3 thứ tiếng: Hàn, Trung, Anh. "Tôi ngồi trong nhà mà liên tục nghe tiếng còi xe cứu thương chạy ngoài đường. Xem truyền hình mới được biết là hiện tại, các xe cứu thương trên toàn quốc được huy động về tâm dịch Daegu. Chính phủ nhấn mạnh sẽ dồn mọi nguồn lực giúp Daegu. Các phương tiện truyền thông kêu gọi người dân đồng lòng chia sẻ, nhất là những vật phẩm đang khan hiếm như khẩu trang hay nước rửa tay, không tạo ra hoảng loạn bằng việc mua quá nhiều đồ tích trữ như thực phẩm. Mọi người cùng hướng tới Daegu, không nên kỳ thị hay trách cứ", chị kể. Một số hình ảnh do sinh viên ở Hàn Quốc chụp:
Trần Thường - Thái An Người Việt ở Hàn Quốc, 'bố mẹ liên tục gọi điện bảo về nước để tránh dịch'Người Việt tại Hàn Quốc bắt đầu tích trữ lương thực để phòng dịch Covid-19. Nhiều người không mua được khẩu trang. | |||||||||||||||||||||
Tăng chưa từng có, thêm 3,1 triệu đồng/ngày, hướng tới 55 triệu đồng/lượng Posted: 24 Feb 2020 12:00 PM PST Thị trường vàng trong nước vừa chứng kiến một phiên tăng giá chưa từng có trong lịch sử, với mức tăng khoảng 3,1 triệu đồng chỉ trong 1 ngày. Trước đó, hồi 2011, giới đầu tư cũng từng chứng kiến vàng mạnh nhưng chỉ trong 1-2h đồng hồ. Cú bứt phá lịch sử Chưa kịp ngừng nghỉ sau cú tăng thêm 2 triệu đồng/lượng và xuyên thủng liên tiếp hai ngưỡng 45 và 46 triệu đồng/lượng trong tuần đáng nhớ vừa qua, thị trường vàng tiếp tục chứng kiến một cú sốc đầu tuần mới: vàng tiếp tục tăng giá chóng mặt thêm hơn 3 triệu đồng/lượng chỉ trong một phiên giao dịch ngày 24/2. Từ mức giá được niêm yết cuối tuần trước 45,6 triệu đồng/lượng (giá doanh nghiệp mua vào) và 46,05 triệu đồng/lượng (bán ra), giá vàng SJC mở đầu tuần mới tăng lên mức 47,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,15 triệu đồng/lượng (bán ra). Như vậy, chỉ trong một phiên giao dịch ngày 24/2/2020, giá vàng SJC đã tăng thêm 3,1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra lên mức cao kỷ lục chưa từng có: 49,15 triệu đồng/lượng, cao hơn so với đỉnh cao 49 triệu đồng/lượng ghi nhận hồi cuối tháng 8/2011. Đây cũng là mức tăng chưa từng có trong một ngày trên thị trường vàng Việt Nam. Lịch sử chỉ ghi nhận 1 phiên chiều ngày cuối tháng 8/2011 vàng từng tăng 3 triệu đồng/lượng lên đỉnh lịch sử 49 triệu đồng/lượng nhưng chỉ tồn tại được 1-2 tiếng đồng rồi nhanh chóng giảm 2-3 triệu đồng/lượng ngay sau đó.
Giá vàng tăng vọt lần này cũng do vàng thế giới tăng mạnh và tốc độ tăng giá trong nước cao hơn so với thế giới. Tuy nhiên, lần này thị trường vàng trong nước chỉ tăng một chiều đi lên và không đảo chiều như cách đây gần 9 năm. Trong phiên hôm qua (24/2/2020), giá vàng trong nước tăng liên tục từ sáng cho tới chiều và trụ vững trên đỉnh cao lịch sử vào cuối phiên và chưa có dấu hiệu suy giảm trong bối cảnh giá vàng thế giới cũng lên cao kỷ lục trong 7-8 năm và còn được dự báo còn tăng tiếp. Trên thế giới, giá vàng tăng từ mức 1.660 USD/ounce lên 1.690 USD/ounce, tương đương mức quy đổi 46,8 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và phí) thấp hơn 2,3 triệu đồng so với giá vàng trong nước.
Bối cảnh thị trường vàng trong nước giờ cũng đã khác xa so với trước đây. Tình trạng đầu cơ trên thị trường vàng gần như đã bị chặn đứng trong nhiều năm qua bởi các chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ lâu các ngân hàng cũng không còn huy động và cho vay vàng, muốn gửi phải mất phí. Giá vàng trong nước tăng vọt lần này còn trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chứng kiến một phiên giảm điểm mạnh hiếm có. Trong phiên 24/2, chỉ số VN-Index rớt gần 30 điểm và về sát ngưỡng 900 điểm, thấp hơn nhiều so với mức khởi sắc 990 điểm hồi đầu năm và ngày càng xa dần đỉnh cao 1.204 điểm ghi nhận hồi tháng 4/2018. Thế giới bất ổn, cơ hội cho vàng Có thể thấy, đợt tăng giá lần này cũng có tác động kép, từ sự bứt phá của giá vàng trên thế giới và nỗi lo ngại triển vọng của các kênh đầu tư trong nước u ám. Giá vàng thế giới đã tăng nhanh trong vài tháng gần đây, tăng tổng cộng hơn 10% kể từ đầu năm và tăng 31,2% kể từ đầu 2019. Tuy nhiên, mức tăng giá của vàng thế giới vẫn chưa thực sự lớn nếu so với trong quá khứ và vẫn được dự báo đang trong xu hướng đi lên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh khó lường và các nước đang vào một đợt nới lỏng tiền tệ mới. Vàng được dự báo có thể còn tăng tiếp và tăng mạnh nhưng cũng có thể đảo chiều giảm mạnh như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, giá vàng trong nước tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 24/2 là do vàng thế giới tăng giá và tâm lý đẩy mạnh mua phòng ngừa của các NĐT trong nước. Giá vàng trong nước đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá vàng thế giới bởi đây là 2 thị trường khác nhau và có những kỳ vọng khác nhau. Ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, có 2 mốc thời điểm quan trọng mà người mua bán vàng phải chú ý trong thời gian tới là cuối tháng 3 và cuối tháng 6. Theo đó, nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 chuyển biến tích cực trước thời điểm cuối tháng 3 thì vàng sẽ nhanh chóng quay đầu giảm và trở về ngưỡng đầu năm 2019 ở mức 1.500-1.550 USD/ounce, tương đương mức 42-43 triệu đồng/lượng. Ngược lại, nếu qua tháng 3 cho tới tháng 6 mà dịch bệnh Covid-19 vẫn còn lan rộng và nhiều người chết thì vàng thế giới sẽ còn tăng mạnh, lên 1.700-1750 USD/ounce và trong nước sẽ lên 55 triệu đồng/lượng. Lật giở lại lịch sử giá vàng thế giới có thể thấy, mặt hàng này biến động rất bất thường. Trong lịch sử, hồi cuối thấp kỷ 70 thế kỷ trước, một số chuyên gia đã dự báo giá vàng có thể tăng gấp 6-7 lần (tương đương tăng thêm 700-800%) lên 900 USD/ounce. Sự thật đã chứng minh đúng như vậy. Trong vòng chưa tới 3 năm, vào đầu 1980, vàng đã lên gần 890 USD/ounce trong sự ngỡ ngàng của gần như toàn bộ thị trường tài chính thế giới. Khoảng 15 năm sau đó, giá vàng đã tụt xuống chỉ còn 380 USD/ounce. Chỉ hồi đầu tháng 6/2011, có lẽ rất ít người nghĩ tới cái ngưỡng 2.000 USD/ounce của giá vàng. Nhưng trên thực tế, diễn biến trong tháng 8/2011 đã khiến nhiều người ngã ngửa. Vàng đã dễ dàng vượt qua ngưỡng 1.900 USD/ounce trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ u ám, món nợ quốc gia ngày càng tăng và đồng USD tụt giảm so với các đồng tiền khác. Trong nước, vàng tăng giá vọt theo lên trên ngưỡng 49 triệu đồng/lượng cùng với nỗi lo về khủng hoảng tài chính, lạm phát tăng cao và nỗi lo sợ về sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. Khi đó, không ít người đã nghĩ tới kịch bản vàng vượt ngưỡng 50 triệu đồng/lượng, thậm chí 60 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, cú đổ dốc 3 năm sau đó khiến cho tới thời điểm tháng 6/2016, vàng lại trở về ngưỡng 33 triệu đồng/lượng.
Vàng biến động lên xuống thất thường khiến không ít người chùn tay. Mặc dù vậy, nhìn chung trong dài hạn, vàng cũng như đồng USD là 2 loại hàng hóa đặc biệt có xu hướng tăng là chủ đạo. Giá vàng 33 triệu đồng/lượng ở thời điểm 6/2016 thấp hơn nhiều so với đỉnh 49 triệu đồng hồi cuối 2011 nhưng vẫn cao gấp khoảng 3,5 lần so với một thập kỷ trước đó. Tính trung bình, mỗi năm vàng vẫn tăng khoảng 20-25%. Dù vàng giờ đây không được coi là mặt hàng thời thượng, không hẳn là tài sản để "phòng thân" cả ở thị trường trong nước và trên thế giới. Dự trữ vàng của nhiều quốc gia không còn lớn. Tuy nhiên, bên cạnh lạm phát, vàng còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố nỗi sợ hãi chính trị và những sự kiện "thiên nga đen" như dịch Covid-19. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, người mua bán vàng cần thận trọng trong những thời điểm như thế này. Đối với người mua vàng, lời khuyên của ông Hiếu là: thường xuyên theo dõi diễn biến trên thế giới, không dùng tiền kinh doanh hay tiền lương để mua vàng, chỉ dùng một phần tiền tiết kiệm để mua vàng bên cạnh các kênh đầu tư khác và không lướt sóng ở thời điểm vàng biến động mạnh như hiện nay. Còn đối với người bán vàng, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, cần phải xác định cho mình giá chốt lời, thấy tỷ suất lợi nhuận phù hợp là bán không chờ vàng lên đỉnh rồi mới bán khi đó giá vàng có thể tụt giảm nhanh và sâu. Và đối với những trường hợp cắt lỗ cũng vậy. M. Hà | |||||||||||||||||||||
WHO cảnh báo Covid-19 nguy cơ thành đại dịch Posted: 24 Feb 2020 06:53 PM PST Virus corona chủng mới đang lây nhiễm cho hàng chục nghìn người ở châu Á vẫn chưa trở thành đại dịch nhưng nguy cơ này có thể thành sự thật nếu các nước không hợp tác cùng nhau ngăn chặn bệnh lan truyền. Trên đây là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo hãng tin NBC News.
Lo ngại về tình trạng lây nhiễm có thể lan rộng toàn cầu tăng cao trong những ngày gần đây, khi số người mắc bệnh ngày một đông ở nhiều nước khác ngoài Trung Quốc, trong đó có Iran, Italia và Hàn Quốc. Thực tế này khiến một số chuyên gia cảnh báo Covid-19 đã lên đến mức đại dịch. Tuy nhiên, WHO kêu gọi mọi người không nên sợ hãi và hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó. "Virus có khả năng vô hạn? Chắc chắn. Chúng ta đã tới đó chưa? Theo đánh giá của chúng tôi, thì vẫn chưa", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tại một cuộc họp báo. Trong khi tình trạng lây nhiễm từ nước này sang nước khác có thể đã đúng với định nghĩa của từ "đại dịch" trong từ điển, WHO vẫn khẳng định điều này chưa xảy ra thông qua những đánh giá hiện tại về mức lan xa của virus trên toàn cầu, về độ nghiêm trọng của dịch bệnh và "tác động của nó đối với toàn xã hội", theo tiến sĩ Tedros. "Hiện tại, chúng ta vẫn chưa chứng kiến sự lây lan không thể kiểm soát của virus này trên phạm vi toàn cầu, và chúng ta chưa chứng kiến những cái chết hay dịch bệnh nghiêm trọng quy mô lớn", ông khẳng định. Tổng giám đốc WHO khuyến cáo các nước phải tự đánh giá tình hình theo bối cảnh riêng, và tổ chức này cũng hành động tương tự qua giám sát 24/24. Tiến sĩ Colleen Kraft, thành viên nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta đã chữa trị khỏi cho một số bệnh nhân Ebola năm 2014, nói với NBC News rằng một điều mà các cộng đồng có thể làm được là "không hoảng sợ". Vào ngày 30/1, WHO đã tuyên bố dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 12/2019 là Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, viết tắt là PHEIC. Đây là một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế về phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng thông qua bởi 194 quốc gia. PHEIC được WHO định nghĩa là "một sự kiện bất thường", "tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan của bệnh quốc tế" và có khả năng cần phải có "phản ứng quốc tế phối hợp". Thanh Hảo | |||||||||||||||||||||
Bộ Y tế đưa ra 5 nguyên tắc khi học sinh quay lại trường Posted: 24 Feb 2020 09:12 PM PST - Bộ Y tế đã đưa ra 5 nguyên tắc trước khi học sinh quay lại trường học sau thời gian nghỉ covid-19. Sáng nay (25/2), Bộ Y tế và UBND TP.HCM đã tổ chức họp báo, cung cấp thông tin tuyên truyền phòng chống Covid-19. Theo ông Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe (Bộ Y tế), việc phòng chống Covid-19 phải do cộng đồng thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế; đặc biệt là các trường học khi đón học sinh, sinh viên trở lại trường.
Hiện cả nước có hơn 20 triệu học sinh, sinh viên các cấp. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đảm bảo an toàn, không lây lan trong trường học theo hướng dẫn của ngành y tế. Với trường học, Bộ Y tế yêu cầu phải thực hiện 5 điều: Truyền thông và tuyên truyền để học sinh, sinh viên phải hiểu đúng về dịch, không hiểu quá và cũng không lơ là, thông tin phải chính thống. Trước khi học sinh đến trường phải sàng lọc nguy cơ cụ thể rà soát học sinh đã đi đâu, về đâu, đến vùng có dịch hay không có dịch…. Thực hiện kiểm soát và giám sát, xây dựng nhiều lớp bảo vệ. Thực hiện đo thân nhiệt hay quan sát học sinh để phát hiện sớm. Vấn đề này phải giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng…. Kiểm soát nguy cơ bao gồm vệ sinh cá nhân, các loại nước rửa tay, khử trùng phải đủ cho học sinh dùng. Tiêu độc đảm bảo khu vực xung quanh và bề mặt các dụng cụ học đường…phun diệt khuẩn thường xuyên. Nếu trẻ em có nguy cơ thực sự thì có khu dành riêng để phối hợp với bên y tế xử lý phù hợp. Phải có báo cáo cho cơ quan quản lý khi có vấn đề xảy ra. Ông Hải yêu cầu các trường học phải thực hiện 5 nguyên tắc này mới đảm bảo hiệu quả phòng, chống nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát sức khỏe cũng cần phải hiểu đúng, không phải cứ ho, hắt hơi là phải cách ly. Ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông (Bộ Y tế) khuyến cáo, trong thời gian ở trường giáo viên phát hiện học sinh sốt, ho, khó thở phải đưa đến bệnh viện ngay. "Việc đảm bảo an toàn trong trường học là sự phối hợp của địa phương, ngành y tế và trường học. Tất cả đặt trong chế độ sẵn sàng và cao hơn bình thường. Trường học không khám chữa bệnh cho học sinh. Cán bộ y tế học đường cũng chỉ theo dõi hiện tượng về sức khỏe và có nhiệm vụ báo với bên cơ quan y tế"- ông Cường nói. Ông Bùi Hữu Toàn, Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), cho biết thêm, việc điều tra, xác minh giáo viên học sinh đi du lịch hay qua các vùng có dịch… nhà trường phải nắm, kể cả người lao động trong trường. Hiện tại, Bộ Y tế đã có các văn bản gửi các tỉnh, chỉ đạo sở giáo dục đào tạo, các nhà trường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, xử lý môi trường trường học trước khi đón học sinh đến trường. Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ cũng tự theo dõi nhiệt độ của học sinh, nếu có hiện tượng sốt, ho phải đưa ngay trẻ đến khám. Hồ Văn- Lê Huyền Hà Nội và TP.HCM yêu cầu báo cáo việc học sinh, giáo viên đi qua vùng có dịch Covid-19- Sở GD-ĐT Hà Nội và TP.HCM yêu cầu các trường báo cáo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đi qua các vùng có dịch Covid-19. | |||||||||||||||||||||
Nữ sinh Việt lý giải quyết định ở lại Hàn Quốc, lạc quan giữa dịch bệnh Posted: 24 Feb 2020 08:40 PM PST Lạc quan ứng phó với dịch bệnh trên đất Hàn, Đỗ Ngân Hà đã chia sẻ về quyết định ở lại đất nước kim chi thời điểm này và được gia đình hoàn toàn ủng hộ.
Những ngày này, Ngân Hà nhận được tin nhắn tới tấp từ bạn bè, người thân hỏi thăm tình hình ứng phó với Covid-19 trên đất Hàn. Cô hài hước chia sẻ: 'Mình quá mệt vì trả lời tin nhắn điện thoại, chứ không mệt vì virus corona'. Vừa hoàn thành 1 năm học tiếng ở ĐH Chosun, theo kế hoạch ngày 9/3 tới, Hà sẽ nhập học chuyên ngành Báo chí truyền thông ở ĐH Nữ sinh Ewha (Seoul). Nữ sinh người Hà Nội cho biết, cô quay lại Hàn Quốc vào ngày 28/1 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Thời điểm đó, dịch Covid-19 mới nhen nhóm ở Hàn Quốc, nhưng sau khoảng 3 ngày quay lại ký túc xá, Hà đã nhận được thông báo 'sơ tán' khỏi kí túc trường cũ trước khi các bạn sinh viên Trung Quốc quay trở lại cho học kì mới. Sau đó, lần lượt các trường đại học đưa ra thông báo lùi lịch học từ 28/2 xuống 16/3, huỷ toàn bộ lễ nhập học, lễ tốt nghiệp... 'Suốt khoảng thời gian này, khi ra đường, mọi người đều đeo khẩu trang và hạn chế đi lại. Mọi sinh hoạt diễn ra bình thường, ngoại trừ việc 'cháy hàng' khẩu trang' - Hà chia sẻ. Theo dõi trên truyền hình, cô thấy các bệnh nhân lần lượt được đánh số và lịch trình di chuyển của từng người đều được công khai. 'Sau khoảng thời gian đó, có lúc Hàn Quốc tưởng chừng như đã kiểm soát được dịch thì bỗng dưng xuất hiện trường hợp 'siêu lây nhiễm' - bệnh nhân số 31. Nhà thờ đạo Sincheonji ở Daegu cũng là 'nhân tố' sáng chói nhất trong toàn bộ đợt dịch này - cũng là khởi nguồn cho đợt bùng phát mới'. 'Cứ thế mỗi ngày, vào các khung giờ 9h sáng và 5h chiều lại có một lần xác nhận có bao nhiêu bệnh nhân mới, bao nhiêu người tử vong, bao nhiêu người đang được cách ly.... Trước đó, chính quyền còn kiểm soát được, còn đánh số bệnh nhân được, còn bây giờ thì đánh số không nổi luôn. Mình không dám nghĩ tới việc chỉ tuần sau thôi, tình trạng quá tải y tế sẽ diễn ra và không còn đủ các thiết bị để hỗ trợ nữa...'. Hiện đang cư trú ở Gwangju, cách tâm dịch Daegu 200km, Hà cho biết không thể nói rằng dịch không ảnh hưởng tới thành phố của cô, vì vẫn có bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện lớn ở khu vực cô sinh sống. Tuy nhiên, 'so với những thành phố có xác nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì Gwangju đang không rơi vào tình trạng quá tải y tế hoặc bị khủng hoảng tới mức mọi người không dám ra đường hay điên cuồng mua đồ ăn tích trữ'. Hà cho biết, tâm lý mọi người đều lo lắng và hoang mang là điều đương nhiên. Vì thế, các bạn du học sinh hối hả đặt vé về Việt Nam, những người đang ở Việt Nam thì bắt đầu sắp xếp kế hoạch bảo lưu kì học mới để ở lại cho tới khi tình trạng khá hơn. Nhưng riêng Hà sẽ lựa chọn ở lại Hàn Quốc trong thời điểm này để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. 'Mình ở lại và tự cách ly tại nhà trong đợt dịch này, chứ về nước bây giờ cũng bị cách ly, chưa kể đến nguy cơ mang dịch về'.
Cô cho rằng, không có gì chắc chắn rằng sự di chuyển của mình ra khỏi Hàn Quốc lúc này sẽ là một biện pháp an toàn. 'Cũng không có gì chắc chắn rằng mình sẽ không mang Covid-19 về Việt Nam. Gia đình và bạn bè mình ngày nào cũng nhắn tin gọi điện hỏi thăm tình hình. Mình ở trong tâm dịch còn không lo lắm thì mọi người không phải lo đâu' - Hà nhắn gửi tới người thân ở Việt Nam. Nữ sinh tin rằng khi có việc ra đường, mỗi người tự ý thức đeo khẩu trang, về tới nhà rửa tay sạch sẽ là có thể đảm bảo tương đối việc phòng dịch. Trước quyết định ở lại Hàn Quốc của con gái, chị Nguyễn Thu Lương cho biết, chị hoàn toàn ủng hộ con. 'Đã 3 tuần nay, con ở nhà của cô giáo. Ở khu vực của con, dịch bệnh cũng chưa có gì đáng lo ngại. Hai mẹ con thống nhất với nhau là không về Việt Nam trong thời điểm này vì quá trình di chuyển trên phương tiện công cộng cũng rất nguy hiểm'. Cuộc sống du học sinh Việt ở tâm dịch Hàn QuốcSống ở ngay tâm dịch Daegu, Lợi cho biết cuộc sống của bản thân và người dân có những ảnh hưởng rõ rệt. Nguyễn Thảo | |||||||||||||||||||||
Loạt lãnh đạo huyện, sở ở Hà Tĩnh trượt vỏ chuối thi chuyên viên chính Posted: 24 Feb 2020 03:00 PM PST Đợt thi tuyển ngạch công chức, nâng hạng viên chức Hà Tĩnh năm 2019 có hàng chục cán bộ trượt, trong số này có nhiều người đang giữ cương vị lãnh đạo huyện, sở. Cuối năm 2019, Sở Nội vụ Hà Tĩnh có văn bản số 44/TB-HĐTNN thông báo kết quả thi (vòng 2) nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính năm 2019.
Tại thông báo này, Sở Nội vụ liệt kê danh sách 175 cán bộ công chức, viên chức tham dự đợt thi. Trong đó có 137 cán bộ vượt qua kì thi (trên 50 điểm) và có 38 cán bộ, công chức, viên chức bị trượt. Trong số những người thi trượt có nhiều người là cán bộ chủ chốt, lãnh đạo sở, ngành, huyện của tỉnh Hà Tĩnh như: Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang; Giám đốc Ban quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh; Phó giám đốc Sở KH&ĐT; Phó giám đốc Sở Tài chính; Phó chủ tịch HĐND huyện Vũ Quang. Ở cấp Trưởng phòng cũng có nhiều người thi trượt như Trưởng phòng ở Sở Công thương; Trưởng phòng ở Sở LĐTB-XH; Trưởng phòng ở UBND huyện Hương Khê; Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện Hương Sơn; Trưởng phòng ở UBND TX Hồng Lĩnh; Trưởng phòng ở UBND huyện Vũ Quang; Trưởng phòng ở UBND TX Kỳ Anh; Hiệu trưởng Trường trung cấp kỹ nghệ (Sở LĐTB&XH); Giám đốc Trung tâm Văn hóa, điện ảnh (Sở VHTT&DL). Đáng chú ý, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang được bổ nhiệm trong năm 2019 khi chưa đạt ngạch chuyên viên chính.
Trưởng phòng Công chức viên chức, Sở Nội vụ Cù Huy Cẩm cho biết, mục đích của đợt thi tuyển ngạch công chức, nâng hạng viên chức là để xác định cấp độ của chuyên viên chứ không phải thi để bổ nhiệm làm lãnh đạo. "Việc thi trượt, các cán bộ cũng có tâm lý ngại ngùng. Có nhiều yếu tố khiến nhiều cán bộ thi trượt, cán bộ lãnh đạo do công việc hết sức nặng nề, giai đoạn qua thêm việc sáp nhập chính quyền xã nên họ rất nhiều việc; cũng có thể họ chủ quan trong thi cử", ông Cẩm nhận định. Theo ông, những cán bộ, công chức, viên chức không vượt qua kỳ thi vừa qua sẽ phải đợi Sở Nội vụ sắp xếp để thi lại vào một đợt khác; hoặc nếu họ bố trí được thời gian cũng có thể gửi họ đến các tỉnh thành lân cận để thi lại. Lê Minh Xem xét thu hồi quyết định bổ nhiệm lãnh đạo sở thiếu ngạch chuyên viên chínhThanh tra Bội Nội vụ đề nghị xem xét thu hồi, hủy bỏ quyết định bổ nhiệm đối với 1 lãnh đạo sở chưa được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính. | |||||||||||||||||||||
'Siêu ủy ban' và chuyện vốn cho đường sắt Posted: 24 Feb 2020 05:47 PM PST - Vì sao doanh nghiệp lâm cảnh khốn đốn "chạy tàu cũng sai, không chạy tàu cũng sai"? Vừa mới chuyển nhà, lại muốn về nhà cũ Hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về giao ngân sách Nhà nước thực hiện việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, một nhiệm vụ được Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện từ trước đến nay. Trước đó, ông đã giao Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) nghiên cứu một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội và chuyên gia đề nghị điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ Ủy ban về trực thuộc lại Bộ Giao thông Vận tải quản lý "để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành đơn vị này". Đây là những hoạt động liên tục của người đứng đầu Chính phủ nhằm khai thông vướng mắc cho ngành đường sắt.
Điều đáng nói là, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mới chỉ "chuyển nhà" từ Bộ Giao thông Vận tải về Ủy ban mới được hơn 1 năm nay. Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trần tình lý do muốn trở về Bộ Giao thông Vận tải là bởi không được giao vốn dự toán ngân sách năm 2020 cho việc bảo trì, đảm bảo an toàn chạy tàu do vướng điều 49 Luật ngân sách nhà nước. Vì không còn là đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải nên doanh nghiệp này không được Bộ giao vốn. Do đó, từ ngày 1/1/2020, 20 doanh nghiệp công ích thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không được ký kết hợp đồng, khiến cho trên 1 vạn người không có tiền lương, nhiều hoạt động đảm bảo an toàn chạy tàu bị ảnh hưởng. Chuyện "đầu đi chân ở lại" ấy khiến doanh nghiệp này khốn đốn khi lâm cảnh "chạy tàu cũng sai, không chạy tàu cũng sai". Câu chuyện của Tổng công ty đường sắt cho thấy hành lang pháp lý cho việc hoạt động của một cơ quan mới như Ủy ban đang có vấn đề vướng mắc. Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban chưa "phủ" được hết những khó khăn này, khiến Ủy ban hoạt động trong tình thế thiếu "cây gậy pháp lý" rõ ràng, vững chắc. Đây là điều đáng quan tâm khi, Ủy ban này tiếp nhận tới 19 "ông lớn" như Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Xăng dầu, Tổng công ty Cảng Hàng không… với vốn nhà nước lên tới gần 1,2 triệu tỉ đồng. Vì khoảng trống pháp lý ấy nên những phần việc thuộc trách nhiệm của siêu ủy ban này không được vận hành trơn tru, thống nhất. Đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 ngày 16/1/2020, Thủ tướng từng nêu những tồn tại của cơ quan này như còn tình trạng chậm thực hiện một số công việc quan trọng, chậm phê duyệt chức danh quản lý của một số tập đoàn, tổng công ty; chậm cổ phần hóa, thoái vốn. Việc sắp xếp lại nhà, đất của các tổng công ty, tập đoàn còn vướng mắc khiến cổ phần hóa thoái vốn bị chậm. Thủ tướng cho rằng, còn có cơ chế, chính sách chồng chéo, chưa rõ ràng, khiến việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ khác của Ủy ban gặp khó khăn. Ngoài ra, một khối lượng công việc "khổng lồ" khi nhận bàn giao doanh nghiệp về Ủy ban đã khiến cơ quan này quá tải. Ủy ban này đã tiếp nhận để tiếp tục xử lý 259 việc các bộ đang xử lý dở dang, trong đó có nhiều việc phức tạp, nhiều vướng mắc, khó khăn, tồn đọng qua nhiều năm. Có việc liên quan đến thanh tra, kiểm tra, điều tra, xét xử, kỷ luật, thay thế cán bộ. Khối lượng công việc ngày càng đầy lên, số dự án cần duyệt đọng lại càng nhiều, trong khi nhân sự chỉ 100 người, kinh nghiệm mỏng, năng lực hạn chế đã khiến Ủy ban vốn chưa thể vào guồng; bộ máy vận hành không tránh khỏi trục trặc. Mô hình đặc thù Tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước để dẹp bỏ tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" ở các bộ, ngành tại doanh nghiệp nhà nước trực thuộc. Ý tưởng này được thai nghén, bàn thảo suốt ba thập kỷ qua để thành lập ủy ban. Ban đầu, người ta đưa ra ý tưởng thành lập một đơn vị thiên về kinh doanh vốn, thu hút được nhiều người có năng lực kinh doanh về làm việc, chứ không phải một đơn vị hành chính thông thường. Người đứng đầu, nhân sự bộ máy giống như các CEO, hưởng lương như doanh nghiệp thay vì lương công chức. Tuy nhiên, khi ra đời, Ủy ban lại vận hành giống với một cơ quan hành chính nhà nước hơn là một tổ chức kinh doanh vốn. Báo cáo tổng kết năm 2019, sau 1 năm hoạt động, Ủy ban đánh giá nhân sự là một điểm yếu. Theo cơ quan này, việc tuyển chọn, tiếp nhận cán bộ về Ủy ban thực hiện theo các quy định của pháp luật về tuyển dụng cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. Trong khi đó, Ủy ban không phải là cơ quan quản lý nhà nước mà là một cơ quan thuộc Chính phủ chuyên quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Điều này dẫn đến khó thu hút được nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu và tính chất quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Cũng vì thiên về "quản lý vốn" nên mục tiêu bảo toàn vốn đang được tập trung ưu tiên. Trong bối cảnh thiếu hành lang pháp lý như kể trên Ủy ban rất khó đưa ra quyết định nhanh và đúng thời điểm mà các dự án kinh doanh cần. Trình bày tại cuộc làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng mới đây, Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh, việc thành lập Ủy ban là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình quá trình thực hiện chủ trương này, vướng mắc lớn nhất là chính sách, pháp luật. Để khắc phục, Ủy ban đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành để tháo gỡ khó khăn và sẵn sàng nhận thêm nhiệm vụ được giao từ Chính phủ. Ủy ban này cũng thừa nhận: Có một số trường hợp, việc xử lý của Ủy ban khác với thông lệ xử lý trước đây, có thể sẽ mất thêm thời gian nhưng Ủy ban thấy cần thiết nhằm bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, tránh những sơ xuất hoặc sai phạm làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước như đã xảy ra ở một số doanh nghiệp, dự án và cơ quan quản lý trong giai đoạn trước đây mà điển hình là 12 dự án ngành công thương, dự án muối mỏ Việt – Lào, dự án nhiệt điện thái bình 2… "Siêu ủy ban" coi việc tốn nhiều thời gian là để có được sự chặt chẽ, an toàn... Còn với doanh nghiệp, thời gian là tiền, là cơ hội, chậm ngày nào mất tiền, mất cơ hội. Một lãnh đạo tập đoàn cho biết, sau khi tách chức năng quản lý ngành và đại diện chủ sở hữu, một dự án của doanh nghiệp vẫn phải có ý kiến của bộ quản lý ngành, Ủy ban và hàng chục bộ ngành, địa phương khác có liên quan. Bộ quản lý ngành cho ý kiến về thiết kế cơ sở dự án, còn Ủy ban là nơi duyệt dự án. Những công việc đó luôn chồng chéo và mất nhiều thời gian mà một số doanh nghiệp nói tại buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với Ủy ban này vào ngày 20/2, điều này giống như trước chỉ có "mẹ", giờ có thêm "bố". Ủy ban mới vận hành hơn 1 năm, có mô hình đặc thù, khác biệt (kể cả so với những mô hình tương tự ở Trung Quốc và Singapore) nên những bỡ ngỡ ban đầu là khó tránh khỏi. Việc một doanh nghiệp như Tổng công ty đường sắt muốn trở về "mái nhà xưa" chưa phải là thước đo hiệu quả hoạt động của Ủy ban. Thời gian sẽ là nơi kiểm chứng hoạt động của cơ quan này, để những ý tưởng phát huy hiệu quả: Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Muốn vậy, những khoảng trống pháp lý phải được lấp đầy, cán bộ của Ủy ban phải tinh nhuệ và dám chịu trách nhiệm, có cơ chế khuyến khích động lực thì họ mới không tồn tại tâm lý "thủ thế phòng thân", chỉ mong an toàn. Vì như ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, nói: "Nếu tiếp cận theo cách đối chiếu quy định pháp luật xem có rủi ro không, có rủi ro - dừng thì 'họp nữa, họp mãi' cũng thế". Lương Bằng | |||||||||||||||||||||
Công an TP.HCM đình nã Tuấn 'khỉ', điều tra 12 người liên quan Posted: 24 Feb 2020 09:09 PM PST Công an TP.HCM vừa ra quyết định dừng truy nã đối với Lê Quốc Tuấn (tức Tuấn 'khỉ') và hiện đang làm rõ vai trò của 12 người liên quan. Diễn biến mới nhất liên quan đến vụ nổ súng bắn chết 5 người ở Củ Chi, Công an TP.HCM vừa ra quyết định dừng truy nã bị can đối với Lê Quốc Tuấn (tự Tuấn "khỉ", SN 1987). Đây được xem là bước tố tụng tiếp theo sau khi Tuấn "khỉ" bị lực lượng công an tiêu diệt vào tối 13/2 và đã thực hiện xong việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Như đã thông tin, chiều mùng 5 Tết (tức 29/1) Tuấn "khỉ" đã nổ súng AK vào sòng bạc ở vườn nhãn tại đường 121, ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi làm 4 người chết, 1 người bị thương. Khi tháo chạy, Tuấn "khỉ" còn cướp xe máy SH bên trong cốp có 1 tỷ đồng. Diễn biến sau đó, Tuấn "khỉ" còn thực hiện thêm 2 vụ cướp khác, bắn 1 người tử vong. Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, ra quyết định truy nã đối với Tuấn "khỉ" về các hành vi "giết người", "cướp tài sản" và "tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng". Công an TP.HCM đã phối hợp cùng Bộ Công an, Công an nhiều tỉnh, TP lân cận tổ chức truy lùng Tuấn "khỉ" trên diện rộng. Sau 15 ngày lẩn trốn, đến tối 13/2 Tuấn "khỉ" bị tiêu diệt khi đang ẩn náu trong 1 căn nhà hoang ở huyện Hóc Môn. Xác định Lê Quốc Tuấn, tức Tuấn "khỉ" đã tử vong và hoàn tất điều tra sơ bộ về bị can này, Công an TP.HCM sau đó ra quyết định đình nã theo đúng quy định pháp luật. Tiến trình điều tra, Công an còn khởi tố, bắt tạm giam 12 người có liên quan đến chuỗi hành vi của Tuấn "khỉ" để điều tra về các hành vi "tàng trữ vũ khí quân dụng", "chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có" và "che dấu tội phạm". Công an cũng làm rõ 1 số tình tiết quan trọng của vụ án, trong đó có khẩu súng AK mà Tuấn "khỉ" lấy từ nhà người quen ở tại Củ Chi. 11 người liên quan và kẻ tiếp tế cho Tuấn 'khỉ' ngày chạy trốn ở Củ ChiNhiều đối tượng bị bắt giữ để điều tra về vai trò liên quan đến chuỗi hành vi gây án của Tuấn "khỉ", trong đó có kẻ tiếp tế lương thực. Phước An | |||||||||||||||||||||
Tuyển Việt Nam: Khó chồng khó, thầy Park biết gỡ thế nào? Posted: 24 Feb 2020 03:03 PM PST - Trận quyết đấu với Malaysia không còn xa, trong khi ngày V-League lăn bóng đang bỏ ngỏ vì dịch cúm Covid-19 đẩy tuyển Việt Nam và thầy Park như ngồi đống lửa. Khó chồng khó... Nếu V-League diễn ra vào đầu tháng 3 tới, sau nhiều lần phải thay đổi kế hoạch vì dịch cúm Covid-19 thì quỹ thời gian như vậy cũng quá ít ỏi cho thầy Park kiểm tra được phong độ của các học trò. Bởi tính đến thời điểm tạm nghỉ nhường chỗ cho tuyển Việt Nam tập trung (ngày 21/3) thì V-League cũng chỉ có thể tổ chức tối đa 3 lượt trận. Điều đó chưa đủ để các cầu thủ đảm bảo phong độ cao nhất trước khi lên tập trung cùng chiến lược gia người Hàn Quốc.
Quá ít trận đấu cũng khiến HLV Park Hang Seo khó khăn trong việc tìm kiếm những con người mới, hoặc nhân tố thay thế cho Trọng Hoàng, Đình Trọng vắng mặt ở trận gặp Malaysia vì thẻ phạt. Chưa hết, đến lúc này V-League cũng chỉ tạm có lịch thi đấu vòng 1 và còn bỏ ngỏ nếu dịch cúm Covid-19 chưa khống chế, vì vậy thầy Park không có cách nào kiểm tra năng lực các học trò trước khi bước vào 10 ngày chuẩn bị cho cuộc đối đầu Malaysia. thầy Park tính gì? Với những gì đang thấy, HLV Park Hang Seo có rất ít thời gian làm mới đội tuyển Việt Nam cho trận quyết định với người Mã, bất chấp chiến lược gia người Hàn Quốc đang muốn thay đổi, sau 2 năm thành công với bóng đá Việt Nam. Như thế có nghĩa ông Park phải sử dụng lại đội hình cũ trong những đợt tập trung gần nhất cho trận đấu vô cùng quan trọng với Malaysia vào cuối tháng 3.
Thuyền trưởng tuyển Việt Nam không thể làm khác, hoặc mạo hiểm với các tân binh vì có quá ít thời gian chuẩn bị, chưa kể các học trò cũ vẫn đáp ứng được ít nhất tiêu chuẩn: Hiểu ý đồ chiến thuật, cách vận hành... từ thầy Park. Ngoài việc sử dụng con người cũ, mảng miếng chiến thuật mới... cũng rất khó để HLV Park Hang Seo áp cho tuyển Việt Nam trong bối cảnh mà hầu như các học trò chưa thể làm nóng khi chỉ tập chay suốt thời gian qua. Do vậy lối chơi của tuyển Việt Nam nhiều khả năng cũng là món cũ nhằm đối phó với Malaysia đang có nhiều biến động về lực lượng. Cơ hội để tuyển Việt Nam giành chiến thắng ở Bukit Jalil vốn không được đánh gia cao, nay càng nhỏ đi một chút khiến người hâm mộ phải lo lắng. Thậm chí quan ngại đến chu kỳ đi xuống của thầy Park sau 2 năm gặt hái quá nhiều thành công. Dù vậy, 2 năm vừa qua không phải khi nào tuyển Việt Nam lẫn ông thầy người Hàn Quốc cũng hanh thông khi bước vào một giải hay trận đấu nào đó. Cho nên những khó khăn đang phải đối mặt đôi khi cũng là động lực cho thầy trò HLV Park Hang Seo vượt qua. Hy vọng lần này cũng là như thế! M.A | |||||||||||||||||||||
Italy đau đầu tìm bệnh nhân số 0 nhiễm Covid-19 Posted: 24 Feb 2020 08:25 PM PST Trong khi số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 tăng vọt tại Italy, bệnh nhân số 0 vẫn chưa được tìm thấy. Trong cuộc họp báo với truyền thông ngày 24/2 vừa qua, ông Angelo Borrelli, người đứng đầu cơ quan Bảo vệ Công dân Italy, cho biết họ đã phát hiện 7 người tử vong và ít nhất 219 người bị lây nhiễm virus corona. Phần lớn các bệnh nhân đều cư trú ở phía Bắc Bologna (167 người), tại Milan cũng đã có người mắc căn bệnh này. Về nguyên nhân cho sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc Covid-19 vào cuối tuần qua, ông Borrelli cho biết: "Các bệnh nhân bị lây nhiễm trước đó nhưng không nhận ra, trong thời gian ủ bệnh họ đã tiếp xúc với mọi người xung quanh và chỉ được phát hiện khi có triệu chứng rõ rệt". Italy ghi nhận 219 trường hợp nhiễm Covid-19 và 7 người tử vong Đến thời điểm hiện tại, chính quyền Italy vẫn đang trong quá trình tìm kiếm bệnh nhân số 0 - người đầu tiên lây nhiễm Covid-19. Điều quan trọng của việc này là tìm hiểu lịch sử dịch tễ của người đó, lịch trình di chuyển để tìm ra cách ngăn chặn chuỗi lây nhiễm. Luca Zaia, thống đốc vùng Veneto cho biết, đến nay họ vẫn chưa có tin tức nào về bệnh nhân số 0, vì vậy rất khó để có thể dự đoán các trường hợp mới sẽ xảy ra. Vào cuối tuần qua, sau khi số ca nhiễm virus corona tăng đột biến tại phía bắc Bologna và Veneto, các biện pháp khẩn cấp đã được thi hành, bao gồm cả lệnh cấm các sự kiện công cộng tại ít nhất 10 thành phố, thị trấn. Khi Italy ghi nhận nhiều trường hợp lây nhiễm Covid-19, các quốc gia lân cận trong khối Schengen cũng bị ảnh hưởng không ít. Tối Chủ nhật, một chuyến tàu từ Ý đã phải dừng ở biên giới nước Áo vì 2 người phụ nữ có triệu chứng sốt. Chuyến tàu chỉ được thông qua khi những người này có xét nghiệm âm tính với virus. Chính quyền nước Áo cho biết họ sẽ có một cuộc họp vào thứ Hai để thảo luận và phân tích về việc kiểm soát biên giới với Italy trong tình hình dịch bệnh. An An (Dịch theo CNN) Thứ trưởng Y tế: Dịch Covid-19 chuyển sang giai đoạn mới thách thức hơn- Thứ trưởng Y tế cho biết, dịch Covid-19 tới đây sẽ chuyển sang giai đoạn mới thách thức hơn, khó khăn hơn khi dịch ở Hàn Quốc đang lây lan mạnh. | |||||||||||||||||||||
Chê bai nghề nghiệp của HLV yoga, bà mẹ khiến khán giả ‘nổi giận’ Posted: 24 Feb 2020 07:44 PM PST Người mẹ liên tục lắc đầu và chê bai nghề nghiệp, chiều cao và năm sinh của chàng trai được mai mối cho con gái mình khiến người xem chương trình bức xúc. Xuất hiện trong chương trình Hẹn Ăn Trưa (phiên bản của Bạn muốn hẹn hò) mới đây là anh Lương Hồng Hoàng Nguyễn (SN 1987, quê Bình Định, hướng dẫn viên yoga) và cô gái Tăng Thị Kim Oanh (SN 1985, quản lý nhân sự của một công ty IT ở TP.HCM). Chương trình còn có sự xuất hiện của mẹ cô gái. Vừa xuất hiện, người mẹ này liên tục 'phủ đầu' chàng trai bằng một loạt câu hỏi về quê quán, chiều cao, bố mẹ và các anh em trong gia đình...
Khi chàng trai chia sẻ từ Bình Định vào TP.HCM đã 15 năm, bà mẹ vội lên tiếng: 'Vào lâu như thế mà công việc chưa được ổn định'. MC Cát Tường bênh vực: 'Công việc mới ổn định rồi' nhưng vị phụ huynh vẫn nhất quyết: 'Tôi nghe chú này nói nhỏ nhưng vẫn rõ là công việc chưa ổn định'. Mẹ của Kim Oanh cũng khẳng định con gái mình 'ế' đến giờ là do bà kén chọn. Bà nhấn mạnh, con gái mình phải lấy người bằng tuổi hoặc hơn tuổi bởi 'nếu lấy kém tuổi chắc chắn sẽ không hạnh phúc'. 'Bữa nay tôi đi theo để ủng hộ con. Tôi cũng mong con tìm được người phù hợp nhưng vừa bước vào tôi đã thấy chú này không 'chấm' được'. Bà lý giải, Hoàng Nguyễn không có chiều cao nổi trội lại ít tuổi hơn Kim Oanh. 'Nhìn thấy chú này là tôi không ưng trong bụng', mẹ Kim Oanh nói dù MC Cát Tường đã tìm cách xoa dịu tình hình. Theo mẹ của Kim Oanh, những người sinh năm 1987 sẽ có 2 số phận. Một số người tuổi này sẽ thành đạt (ví dụ là luật sư, thạc sĩ) còn một số người đến tuổi này sẽ chưa có nhà. Và bà khẳng định: 'Chú này chắc thuộc vào dạng đó (thứ hai) rồi'. Bà mẹ liên tục nhấn mạnh Hoàng Nguyễn vào TP.HCM 15 năm để lập nghiệp nhưng công việc chưa ổn định là 'quá dở' khiến chàng trai ngượng ngùng. Bà cũng liên tục nói: 'Nãy giờ tôi chỉ lắc đầu, không chấm được' buộc MC Cát Tường phải nhắc nhở: 'Cô đang cản duyên con gái đó'. Bà còn kể, có nhiều trường hợp sinh năm 1987 đến tìm hiểu con gái nhưng bà đều: 'Thấy tuổi đó là tôi không cho coi mắt luôn'. Cuối cùng, đúng như MC Cát Tường nói, việc bấm nút 'chỉ là thủ tục cho có' khi biết trước cả hai đều không đồng ý hẹn hò. Kim Oanh giải thích: 'Bạn này nhỏ tuổi hơn mình' và công việc của chàng trai cũng khiến cô cảm thấy 'có gì đó không chắc chắn'. Cô gái cũng lo lắng khi bạn trai không có khoản tiết kiệm cho tương lai. Sau chương trình, mẹ của Kim Oanh vẫn liên tục chê bai sự nghiệp của chàng trai. Bà cũng không ưng ý về năm sinh của anh. 'Có lấy nhau cũng chia tay', bà nói. Về phía chàng trai, anh chỉ nhẹ nhàng chia sẻ, mình chưa rung động trước cô gái và không tự tin để bấm nút hẹn hò.
Trước những nhận xét gay gắt từ phía mẹ bạn gái, anh nói: 'Mẹ bạn gái nói có phần đúng nhưng chưa đúng 100%. Tâm lý của cha mẹ lúc nào cũng mong con gái có điểm tựa chắc chắn, an toàn'. Anh cho rằng, công việc của anh hơi bấp bênh với nhiều người nhưng anh tin nếu mình cố gắng, chịu khó sẽ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn đem lại sức khỏe tinh thần và có thể giúp ích cho người khác. Chương trình vừa phát sóng đã gây 'bão' trên mạng xã hội. Hầu hết các ý kiến đều chỉ trích về cách cư xử của mẹ cô gái. 'Hai mẹ con ở với nhau đến già là ổn nhất, đừng tìm kiếm ai để lập gia đình, tội người ta' khán giả Đào Thùy N. viết. Khán giả Duyên P. cũng đồng tình: 'Sinh ra mỗi người một số phận, ai cũng muốn thành đạt nhưng chưa thành công không có nghĩa là họ vô dụng và không cố gắng. Cô và con gái cô quá cầu toàn mà quên sự đồng cảm giữa con người và con người với nhau'. 'Thực sự lớn tuổi mà nói chuyện - xin phép phải xếp vào loại vô duyên, tự coi mình ngon lành và phiến diện xem xét người khác. Thôi bác dắt con gái về và giữ kĩ đi ạ, ai về làm rể cũng mệt với nhà này', một độc giả khác viết. Các khán giả cũng gửi lời động viên đến Hoàng Nguyễn: 'Chàng trai ơi, ngoài kia còn rất nhiều cô gái xinh đẹp đang chờ em đó. Cố lên em trai'. Tìm bạn hẹn hò, người đàn ông U70 khoe bụng 6 múi khiến MC trầm trồÔng Kỳ Nam, 64 tuổi khoe rằng mình còn rất khỏe mạnh, thường xuyên tập gym và có 6 múi bụng khiến Quyền Linh không khỏi trầm trồ. Nam Phương | |||||||||||||||||||||
‘Nên bỏ tục bốc mộ đi, lạc hậu lắm rồi’ Posted: 24 Feb 2020 01:59 PM PST 'Vợ chồng tôi nay thuộc hàng thất thập, đã căn dặn con cái là khi cha mẹ mất thì nhớ mang đi thiêu rồi đem tro ra biển mà rải'. Sau những bài chia sẻ về tục chôn cất, cải táng mộ cho người đã khuất ở khu vực Hà Nội và một số địa phương, báo VietNamNet đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả. Cát bụi trả về với cát bụi Độc giả Nhiên Đặng rất đồng tình với ý kiến của nhân vật trong bài viết: Tôi dặn con: Bố chết, cứ mang đi hỏa thiêu, đừng chôn cất làm gì. Nhiên Đặng viết: 'Ngoài việc đồng ý với ý kiến trong bài viết, tôi còn có nguyện vọng, khi trút hơi thở cuối cùng thì được hiến tạng cho y học. Tôi mong việc làm đó có thể khiến người khác tìm lại sự sống. Còn xác này thì mang đi hỏa táng và rải tro xuống biển hồ cho về với cát bụi. Như vậy là xong 1 kiếp người. Nếu thương và yêu nhau, hãy đối xử với nhau thật tốt ngay từ bây giờ, đừng để đến lúc phải hối tiếc'. 'Vợ chồng tôi đã di chúc hiến tạng khi chết não, phần còn lại sẽ hoả táng, vừa sạch sẽ, bảo vệ môi trường, đỡ tốn kém, vừa đỡ phiền người sống không cần thiết', một độc giả khác viết. Độc giả Phạm Thanh Hải cũng đồng tình với việc nên hỏa thiêu thay vì chôn cất người mất, sau đó lại cải táng. Độc giả này giải thích: 'Năm 2000, tôi đã từng trực tiếp sang cát cho bà nội. Tôi thấy chuyển từ địa táng sang hỏa táng là rất cần để đỡ tốn đất, đỡ ô nhiễm môi trường và giảm nguy cơ bệnh tật cho người thân - những người trực tiếp xuống mộ mò xương. Bởi theo lệ quê tôi, con trai trưởng hoặc cháu đích tôn phải là người trực tiếp làm việc đó'. 'Tôi cũng gốc Bắc, nhưng vào Nam sinh sống gần 40 năm rồi. Trong Nam, chết là chôn, nếu có điều kiện thì chôn xong xây mộ luôn. Nếu chưa có điều kiện thì 5-7 năm sau xây mộ. Nhưng thường là chôn xong xây mộ luôn, vì tiền phúng điếu đem xây mộ là đủ, thiếu tí chút thì con cháu bỏ thêm. Lúc nghe nói, ở quê tôi, chôn người xong 7-8 năm bốc lên lấy xương cốt chôn lại, mọi người đều ghê sợ. Bố, mẹ, chị tôi người Bắc, khi chết ở trong Nam cũng chôn xong xây mộ luôn, không bốc lên để sang tiểu. Tôi cho rằng, nên bỏ tục lệ bốc mộ đi. Nếu có điều kiện thì hoả táng là tốt nhất', độc giả Hải Bùi viết. 'Tôi cũng sống ở đồng bằng Bắc Bộ, thấy nên bỏ tục bốc mộ đi, lạc hậu lắm rồi'. 'Đúng là xã hội văn minh thì hỏa táng sạch sẽ nhất với nơi đất chật người đông như đô thị. Còn làng quê thì cũng nên được tuyên truyền sớm, hỏa táng là sạch sẽ văn minh nhất', độc giả Nam Bình đồng tình. Một độc giả lớn tuổi của VietNamNet cũng viết: Vợ chồng tôi nay thuộc hàng thất thập, đã căn dặn con cái là một mai cha mẹ mất thì hãy đưa đi thiêu rồi hôm nào đi biển thì đem tro ra biển mà rải. Cát bụi trả về cát bụi. Không làm phiền con cháu'. 'Đã là phong tục thì nên tôn trọng'! Bên cạnh ý kiến cho rằng, người đã khuất nên được hỏa táng, thay vì chôn cất sau đó lại cải táng, nhiều độc giả khẳng định, cách thức tổ chức tang ma cần phải được giữ nguyên. Đó là phong tục, cũng là nét văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. 'Thời đại nào cũng có phong tục tập quán, mình nên tôn trọng điều đó! Không có ngày xưa thì sao có hôm nay!', độc giả Long1965 viết. 'Cứ nghĩ đến việc, người thân vừa mất đã bị đưa vào lò hỏa thiêu, thành một nắm tro tàn là tôi thấy đau lòng', độc giả Liên Nguyễn viết. Một độc giả giấu tên cũng gửi ý kiến, thể hiện sự bất bình với quan điểm, người mất nên được đưa đến nhà tang lễ, sau đó đưa đi hỏa thiêu trong bài viết Đi làm về, vợ chồng trẻ hoảng hồn thấy ngôi mộ xuất hiện trước cửa sổ: 'Bố mẹ cả đời lao động vất vả mới mua được mảnh đất xây nhà, cho con nơi ăn ở ấm êm, nuôi các con ăn học thành người! Vậy mà khi khuất núi con lại muốn đẩy ra nhà xác, nhà tang lễ cho cho đỡ ô nhiễm, ồn ào! Thật buồn cho những người con như vậy, chẳng bù cho nhiều người bây giờ còn lặng lẽ sống chung, chăm sóc cho các phần mộ vô danh mà không yêu cầu một điều nào'. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: Bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn! Đi làm về, vợ chồng trẻ hoảng hồn thấy ngôi mộ xuất hiện trước cửa sổVào một ngày mưa gió, sau khi đi làm về, vợ tôi mở cửa sổ thì thấy một ngôi mộ vừa đắp cỏ xuất hiện rất gần trong tầm mắt. Cô ấy hét toáng lên. Linh Giang (Tổng hợp) | |||||||||||||||||||||
Nước cờ bầu cử 'cao tay' của ông Trump Posted: 24 Feb 2020 03:13 PM PST Ấn Độ đang cố gắng gây ấn tượng với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông lần đầu tiên đặt chân tới quốc gia đông dân thứ hai thế giới này. Hàng nghìn người xếp hàng hai bên đường chào đón ông Trump ở thành phố Ahmedabad thuộc bang Gujarat, quê nhà của Thủ tướng Narendra Modi. Nhà lãnh đạo Mỹ sẽ khánh thành sân vận động cricket trước sự chứng kiến của hơn 100.000 người.
Chuyến công du của ông Trump diễn ra giữa lúc kinh tế Ấn Độ đang bị kéo căng với tỷ lệ thất nghiệp cao. Thủ tướng Modi cũng đang đối mặt với nhiều chỉ trích cả ở trong và ngoài nước về vấn đề Kashmir và một đạo luật gây tranh cãi về quyền công dân đối với các nhóm thiểu số tôn giáo không phải đạo Hồi đến từ ba nước láng giềng. "Đây sẽ là một cú huých chính trị và là một chiến thắng thông tin dành cho ông ấy", BBC dẫn lời Tanvi Madan, giám đốc Dự án Ấn Độ tại Viện Brookings ở Washington. "Ông ấy được xem thấy tận mắt đứng cạnh nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, có thể nói như vậy". Nhưng tiểu lục địa Ấn Độ không xuất hiện nhiều trong nghị trình "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump. Vậy có điều gì trong đó cho Tổng thống Trump, người được biết đến là không thích các chuyến công du kéo dài, và ông hy vọng sẽ đạt được điều gì ở Ấn Độ khi trong nước đang không có nhiều vấn đề cả nội địa lẫn nước ngoài? Lấy lòng các cử tri người Mỹ gốc Ấn? The BBC, chuyến công du của ông Trump được nhiều người xem là một hành trình thú vị tới một nước mà ông Trump được đánh giá sẽ không phải đối mặt với những vấn đề hóc búa nhưng lại dễ dàng ghi điểm chính trị. Một phần mục tiêu là mang lại cho cử tri Mỹ một hình ảnh tốt đẹp khi họ nghĩ về Donald Trump. "Hình ảnh sẽ được chiến dịch Trump sử dụng để thể hiện Tổng thống đang được khắp thế giới chào đón", bà Madan bình luận. "Việc ông ấy làm cho nước Mỹ vĩ đại và tôn trọng, đặc biệt khi một số cuộc thăm dò ý kiến cho thấy sự tôn trọng dành cho Mỹ trên toàn cầu đang suy giảm". Khối cử tri người Mỹ gốc Ấn có thể dành sự chú ý đặc biệt. Hiện ở Mỹ có khoảng 4,5 triệu người gốc Ấn đang sinh sống, nhưng dù con số này tương đối nhỏ, cộng đồng này đang là một lực lượng chính trị phát triển khá mạnh. Những người có thể bỏ phiếu thường ủng hộ đảng Dân chủ. Năm 2016, chỉ 16% người Mỹ gốc Ấn bỏ phiếu cho ông Trump, theo cuộc Khảo sát người Mỹ gốc Á. "Người Mỹ gốc Ấn không tin vào việc cắt giảm thuế và làm tinh gọn chính phủ. Họ ủng hộ chi tiêu phúc lợi xã hội", BBC dẫn lời Karthick Ramakrishnan, một giáo sư về chính sách công tại Đại học California, Riverside, người điều hành cuộc khảo sát. Ông Trump cũng tìm cách giành được lá phiếu của người Mỹ gốc Ấn trước cuộc bỏ phiếu năm 2020. Hồi tháng 9 năm ngoái, ông xuất hiện cạnh Thủ tướng Modi tại một sự kiện lớn ở Houston, Texas và tuyên bố: "Bạn chưa từng có một người bạn nào là tổng thống tốt hơn Tổng thống Donald Trump". Thỏa thuận thương mại Một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ sau nhiều tháng đàm phán được dự kiến sẽ là tâm điểm của chuyến thăm lần này - một chiến thắng chính trị lớn đối với ông Trump nếu ông có thể ký kết. Thương mại song phương Mỹ - Ấn hiện đứng ở mức 160 tỷ USD. Nhưng hy vọng về một thỏa thuận mờ dần khi Washington bày tỏ quan ngại về các vấn đề như tăng thuế, kiểm soát giá cả và vị trí của Ấn Độ trong thương mại điện tử. Nhập cư lao động lành nghề và chế độ thị thực cũng là các lĩnh vực được quan tâm. Ấn Độ muốn khôi phục các nhượng bộ thương mại theo một hệ thống thuế quan được gọi là GSP (Hệ thống Ưu đãi phổ cập), cung cấp các lợi ích bổ sung cho một số sản phẩm từ những nước ít phát triển nhất. Ông Trump đã "khai tử" các lợi ích GSP cho Ấn Độ năm 2019. "Kể cả một thỏa thuận hạn chế cũng là một tín hiệu quan trọng cho ngành công nghiệp ở cả hai nước, đến mức Mỹ và Ấn độ đang rất nghiêm túc về phát triển thương mại, và họ có thể giải quyết các vấn đề", BBC dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Ấn Nisha Biswal. Tuy nhiên, quan chức này bày tỏ thêm rằng bà "không lạc quan trước những gì đã chứng kiến từ cả hai chính phủ". Yếu tố Trung Quốc Tổng thống Trump đã chứng tỏ rất cứng rắn với Trung Quốc, và nhiều vấn đề Mỹ quan tâm như Sáng kiến Vành đai - Con đường, sự tiếp cận Biển Đông... cũng được Ấn Độ chia sẻ. "Tôi không nghĩ chuyến thăm này sẽ diễn ra mà không có sự hội tụ chiến lược giữa Ấn Độ và Mỹ về Trung Quốc, đặc biệt là lo lắng của họ về những hành động cũng như ý đồ của Trung Quốc trong khu vực", bà Madan nói thêm. Một cuộc khủng hoảng Mỹ - Trung Quốc sẽ tác động xấu đến kinh tế Ấn Độ, nhưng quá nhiều gần gũi giữa hai cường quốc lại có thể đẩy Ấn Độ ra khỏi sự cân bằng. Về phần mình, phía Mỹ đặt câu hỏi liệu nỗ lực của Ấn Độ về tự chủ chiến lược có là trở ngại cho một mối quan hệ chiến lược thực sự với Washington. Các câu hỏi cũng xoay quanh liệu Ấn Độ có thể trở thành đối trọng với Trung Quốc ở châu Á hay sẽ bị hút sâu hơn vào chính trị trong nước và tiểu khu vực. Với việc căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Trump có thể sẽ tìm thấy một người bạn ở Ấn Độ của ông Modi, mà được xem là sẵn sàng chỉ trích Trung Quốc. Quốc phòng Thông tin báo chí cho rằng các hợp đồng quốc phòng trị giá nhiều tỷ đôla đang hiện diện trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ. Trong số này có thể bao gồm thương vụ máy bay trực thăng dành cho Hải quân. Trước hành trình, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ tiềm năng bán Hệ thống vũ khí phòng không tích hợp (IADWS) cho Ấn Độ trị giá hơn 1,8 tỷ USD. Vì đang cố gắng đa dạng hóa danh sách mua, Ấn Độ thừa nhận nước này thời gian gần đây chưa có thương vụ nào lớn từ Mỹ trong khi đã mua của người Nga và người Pháp. "Ấn Độ và Mỹ đã trở nên rất thân thiết về các lý do chiến lược. Thậm chí trong những năm ông Trump cầm quyền, bạn đã chứng kiến nhiều cuộc đối thoại về quốc phòng và ngoại giao", bà Madan nói. Và đối với ông Donald Trump, bất cứ cơ hội nào bán vũ khí của Mỹ đều là lợi thế ông tận dụng để thuyết phục cử tri, rằng ông đang thúc đẩy việc làm và các hoạt động "sản xuất ở Mỹ". Thanh Hảo |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét