“Mô hình đặc khu ngày nay đã không còn phù hợp, nếu Việt Nam quyết tâm làm thì phải xóa bỏ những ưu đãi không hợp lý và cần có ràng buộc chặt chẽ” plus 5 more |
- Mô hình đặc khu ngày nay đã không còn phù hợp, nếu Việt Nam quyết tâm làm thì phải xóa bỏ những ưu đãi không hợp lý và cần có ràng buộc chặt chẽ
- Thư gửi TS. Nguyễn Bách Phúc
- Khủng hoảng xã hội tại Việt Nam: kinh tế hay tín nhiệm xã hội?
- Ở Việt Nam không thể có tự do báo chí
- Con đường tơ lụa của Trung Quốc đang bị khựng
- Tổng thống Trump đưa nước Mỹ vào Thế chiến thứ ba?
Posted: 23 Jul 2018 05:34 PM PDT
Thành Luân
Theo thông cáo của Văn phòng Chính phủ ngày 9/6, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Cụ thể, dự án luật sẽ lùi từ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sang kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện. Đồng thời, Chính phủ khẳng định không có thời hạn thuê đất đặc biệt đến 99 năm.
Chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn - PGS.TS Vũ Trọng Khải đánh giá, động thái của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một quyết định sáng suốt, thể hiện sự lắng nghe của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong bối cảnh dự án luật đặc khu còn có nhiều ý kiến khác nhau trong giới chuyên gia, trí thức và nhân dân.
Điều PGS.TS Vũ Trọng Khải trăn trở nhất là mô hình đặc khu đã không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước ngày nay.
Lý giải điều này, ông Khải cho biết, nếu vào những năm 1980-1990, thời điểm Việt Nam mới làm kinh tế thị trường, chưa hiểu vận hành cơ chế kinh tế thị trường như thế nào thì có thể xây dựng đặc khu với ý nghĩa "dò đá qua sông" để từ đó Việt Nam rút kinh nghiệm, xây dựng thể chế cho đất nước. Còn bây giờ, Việt Nam đang xây dựng thể chế cho kinh tế thị trường, làm đặc khu e không còn cần thiết nữa.
Thứ hai, dự luật đặc khu đưa ra rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư vào đặc khu, đến mức không biết Việt Nam còn lại gì sau đó. Thế nhưng, cần lưu ý rằng nhà đầu tư vào Việt Nam không chỉ vì ưu đãi, họ vào Việt Nam vì thể chế minh bạch, có thể tiên lượng được, dự đoán được lời lỗ trong bao nhiêu năm...
Những ưu đãi để thu hút nhà đầu tư vào đặc khu không thể khác những ưu đãi mà Việt Nam đã cam kết trong các hiệp định FTA song phương và đa phương CPTTP, AEC... Những ưu đãi đã đầy đủ và đủ sức hút các nhà đầu tư, Việt Nam hãy cứ thực hiện tốt các ưu đãi ấy.
Thứ ba, Việt Nam có hàng trăm khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao... trên khắp cả nước. Dù đã áp dụng một số chính sách riêng nhưng các khu này vẫn chưa phát triển, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trung bình chỉ ở mức 60-70%.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trong một bài phỏng vấn cho biết, khu công nghệ cao Hòa Lạc sau 20 năm vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng, số nhà đầu tư vào đó vẫn ít. Khi Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đến thẩm tra cùng đoàn ĐBQH mới biết là dù có nhiều chính sách ưu đãi nhưng lại không triển khai được vì vướng 13 luật chưa sửa.
Như vậy, Việt Nam còn rất nhiều các khu công nghiệp, khu công nghệ cao chưa được lấp đầy. Điều Việt Nam cần làm là sửa những vướng mắc trong luật để thu hút các nhà đầu tư, lấp đầy các khu nói trên, chuyên gia Vũ Trọng Khải phân tích.
Trong trường hợp Việt Nam vẫn quyết tâm thành lập đặc khu, vị chuyên gia nhấn mạnh cần phải xem xét cẩn trọng nhiều vấn đề.
"Việt Nam hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư, các quốc gia vào đầu tư tại Việt Nam nhưng nhà đầu tư phải đáp ứng một số điều kiện:
Thứ nhất, phải sử dụng công nghệ nguồn và công nghệ cao. Các tiêu chí để xác định thế nào là công nghệ cao phải được làm rõ để nhằm tránh lặp lại bài học xi măng lò đứng, nhiệt điện than... mà Việt Nam đã gặp với Trung Quốc trước đây.
Thứ hai, phải thân thiện môi trường;
Thứ ba, sử dụng ít nhất 75% lực lượng lao động Việt Nam. Lao động nước ngoài phải là chuyên gia đầu ngành thuộc những lĩnh vực mà Việt nam chưa đào tạo được và cũng chỉ được cấp visa 5 năm. Tuyệt đối không đưa lao động phổ thông của nước ngoài vào đặc khu, chính quyền địa phương phải kiểm soát được việc này theo luật Việt Nam.
Thứ tư, Chính phủ Việt Nam phải quản lý mặt đất, bầu trời và mặt biển, trong đó bao gồm cả cảng biển và phần trong lòng đất. Nhà đầu tư không được khai thác tài nguyên, xây dựng hệ thống ngầm dưới lòng đất. Dự án nào cần xây dựng công trình ngầm phải được sự cho phép và quản lý của Chính phủ Việt Nam.
Thứ năm, các ngành công nghiệp nhà đầu tư xây dựng tại đặc khu phải có sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế nội địa, liên kết doanh nghiệp Việt nam trở thành chuỗi cung ứng toàn cầu;
Lưu ý, nhà đầu tư tuyệt đối không được sản xuất vũ khí, quân trang, quân dụng, làm nhà máy điện hạt nhân và khi xảy ra tranh chấp, tòa án Việt Nam sẽ đứng ra phân xử, không phải tòa án quốc tế;
Về thời hạn giao đất, cho thuê đất đặc khu, Việt Nam không nên ấn định thời gian 30, 50 năm... mà nên phê duyệt theo từng dự án. Thời hạn dài nhất cũng không được quá 50 năm, đối với dự án bất động sản. Còn thông thường, dự án công nghệ cao chỉ cần thời gian giao đất khoảng 15 năm.
Không bao giờ giao trọn đặc khu cho các nhà đầu tư của một quốc gia mà cần có ít nhất 3 quốc gia trở lên để đảm bảo sự cạnh tranh.
Sau cùng, việc quản lý trật tự an ninh tại đặc khu phải lực lượng Việt Nam đảm trách", PGS.TS Vũ Trọng Khải đề xuất.
Cũng theo vị chuyên gia, Thủ tướng có tổ tư vấn kinh tế đều là những chuyên gia uy tín, trong đó có các giáo sư từ các trường đại học nước ngoài. Trong thời gian lùi dự án luật đặc khu để nghiên cứu, hoàn thiện, ông hy vọng các thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng sẽ cùng với Nhà nước và người dân bàn bạc thấu đáo về những điều cần thiết cho sự phát triển của đất nước.
T.L.Tác giả gửi BVN. |
Posted: 23 Jul 2018 05:32 PM PDT
Nguyễn Đức ThắngHà Nội ngày 21/7/2018
Kính gửi: TS. Nguyễn Bách Phúc
- Chủ tịch Hội Tư Vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh (HASCON),
- Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học (EEI)
Cám ơn anh Phúc về những ý kiến của anh đăng trên báo "baodatviet.vn" và những đoạn anh viết bổ sung thêm (chữ mầu đỏ) về việc Việt Nam bắt buộc phải làm nhiệt điện than. Trong email anh chê tôi chẳng biết gì, hay không có chuyên môn về điện và năng lượng. Tôi mạo muội có một vài ý kiến phúc đáp lại cụ thể các ý của anh (phần tô vàng(*):
* Nhiệt điện 5 tỷ USD sát TP.HCM: Bắt buộc phải làm
Nguy cơ ô nhiễm môi trường của Nhà máy nhiệt điện chạy than cao hơn so với thủy điện và các dạng năng lượng sạch. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải tìm cách khắc phục, hạn cế đến mức tối đa nguy cơ này.
Bắt buộc phải làm nhiệt điện
Cụm từ "nhiệt điện" còn chung chung, không cụ thể, vì nhiệt điện có 2 loại: 1) Điện khí tự nhiên, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) là tốt, là sạch, tôi ủng hộ và đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ nâng tỷ trọng lên 35% - 37% (theo Qui hoạch vào năm 2030 gần 17%). 2) Nhiệt điện than, vào năm 2030 ở Việt Nam sẽ khoảng 59%, tôi phản đối tỷ lệ cao này, tôi chấp nhận tỷ lệ 24,4% (theo IEA), bằng với bình quân chung của thế giới, đến năm 2050 điện than phải giảm về 11%.
Hiện Việt Nam đang triển khai ồ ạt xây dựng một loạt các nhà máy nhiệt điện than mới, tuổi thọ trung bình 40 năm, do vậy đến năm 2050 - 2070 tỷ trọng điện than vẫn sẽ ở mức rất cao 55% - 59%. Tôi hiểu ý anh Phúc ở đây là Bắt buộc phải làm nhiệt điện THAN. Tôi phản đối mạnh mẽ ý này. Tôi có thể chất vấn anh Phúc "Tại sao lại đem 5 tỷ USD đi mua điện bẩn, hủy hoại sức khỏe và môi trường sinh thái mà không đầu tư vào điện khí tự nhiên, khí tự nhiên hóa lỏng, điện rác, điện gió và điện mặt trời, những thứ điện xanh, điện sạch này chúng chết hết rồi sao?" Việt Nam chúng ta thực sự đang bế tắc về vấn đề thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang rất đau đầu với các bãi chôn lấp rác thải. Tại sao Tp. HCM lại chi gần 20 USD cho một tấn rác thải chôn lấp, bốc mùi theo chiều gió và làm khổ những người dân sống gần, thay vì cũng chi 20 USD nhưng một tấn rác thải đó chở đến nhà máy điện rác. Tại sao chúng ta cứ phải còng lưng đào rất nhiều than và nhập khẩu rất nhiều than để sản xuất điện than gây ô nhiễm môi trường nặng nề, mà không dùng ngay chính rác thải và sinh khối nữa (biomass, ví dụ rơm, rạ, bã mía, vỏ bào, trấu, mùn cưa, cỏ voi…). Theo công ty TNHH Nhịp cầu Việt Đức (Hà Nội) thì công nghệ điện rác của INTEC (CHLB Đức, máy móc, thiết bị sản xuất tại Đức, vốn vay lãi suất 2,5%/năm do ngân hàng Đức cấp, thời gian thi công, lắp đặt 2 năm) là công nghệ tự động phân loại rác thải để tái sử dụng thủy tinh, sắt thép, kim loại; còn lại là túi nilong, đồ nhựa, bìa, giấy, vải và các chất hữu cơ đem khí hóa (gasification) tạo ra các synthetic gases CO, CO2, H2O, CH4… chạy phát điện, rất sạch, rất có hiệu quả. Tại sao lại không thể là điện rác đa hữu ích cho Tp. HCM? Tại sao vùng ven biển, ngoài khơi, rừng ngập mặn Cần Giờ lại không thể xây dựng điện gió, điện mặt trời? Ngộ quá phải không anh?
Theo anh, cứ những người phản đối nhiệt điện than là không hiểu biết gì về thực tế điện và năng lượng. Vậy gần 200 nguyên thủ quốc gia tại thỏa thuận Paris 2015 họ cũng chẳng hiểu gì về thực tiễn điện và năng lượng cả, vì họ đã quay lưng lại với nhiệt điện than và hướng tới NLTT.
* Điện gió hiện nay Việt Nam không có tiền đầu tư. Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sản xuất cũng không nhiều, do chúng ta đang yêu cầu họ bán điện cho chúng ta quá rẻ, thấp hơn giá thành. Hai năm trước, Người Đức đầu tư vào Bình Thuận 30 MW điện gió, Người Mỹ đầu tư vào Bạc Liêu 16 MW và EVN đầu tư ở Đảo Phú Quý 6 MW, tổng cộng 52 MW, tất cả đều "chấp nhận chịu lỗ", chỉ để "làm thử xem sao"! Đóng góp của điện gió thực sự không đáng kể so với nhu cầu 55.000 MW, chỉ được chưa đầy 1 phần nghìn!
Không phải là điện gió không có tiền đầu tư. Có tiền, nhưng gần 100 tỷ USD đã được Bộ Công Thương qui hoạch ưu tiên đầu tư cho nhiệt điện than rồi! Vấn đề là tiền đầu tư như thế nào, có hiệu quả hay không. Gần 50 dự án điện gió của các nhà đầu tư tư nhân đã nộp cho UBND các tỉnh có nhiều tiềm năng gió, đã phải từ bỏ nhiệt huyết với điện xanh, điện sạch này, vì không thể thuyết phục được vài quan chức của Bộ Công Thương nâng giá mua điện gió lên chút ít để họ có "chỗ thở" để sống. Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn quyết trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/ 2011: Qui định mức giá mua điện gió là 1.614 đồng/kWh (tương đương 7,8 UScent/kWh). Mặc dù điện gió và điện mặt trời không thuộc danh mục độc quyền quản lý giá của Nhà nước theo Luật cạnh tranh. Đây là các mức giá mua điện gió rẻ nhất trên thế giới. Mức giá "bóp chết" loại hình năng lượng siêu sạch.
Trong khi đó giá mua điện gió của Philippine từ 12 - 20 UScent/kWh. Thái Lan và Indonesia là 18 UScent/kWh.
* Nhu cầu 55.000 MW:
Phổ biến người dân thường nói về nhu cầu ĐIỆN NĂNG, không nói là nhu cầu công suất. Ví dụ năm 2015 tổng nhu cầu điện năng là 158 tỷ kWh, điện năng mới là cái mà người dân sử dụng được. Tổng cục Thống kê chỉ công bố sản lượng điện (điện năng cho tiêu dùng), không công bố nhu cầu về CÔNG SUẤT 55.000 MW.
Theo số liệu của Bộ Công Thương và ngành điện lực, năm 2016 tổng công suất của tất cả các loại điện của Việt Nam là 42.300 MW. Con số "nhu cầu" 55.000 MW của anh Phúc đưa ra cao gấp 130%, lớn quá.
Công suất điện gió hiện nay đúng là quá bé vì theo anh Phúc điện than là BẮT BUỘC, nên tỷ lệ điện gió phải còi cọc, chưa đầy 1 phần nghìn cũng là phải. Còn nếu "cho phép" điện gió phát triển có thể lên đến 10 - 11% vì theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng về phát triển điện gió lớn nhất trong khu vực, vượt qua Lào, Campuchia và Thái Lan. Trữ lượng gió của Việt Nam ước tính đạt 513.360 MW, gấp hơn 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành Điện vào năm 2020. Theo nghiên cứu, khảo sát của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) thuộc Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức (BMZ), tiềm năng phát triển năng lượng gió ở Việt Nam khoảng 214.000 MW, công suất lắp đặt khoảng 50.000 MW, tương đương với 50 nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam cũng rất cao, tại sao lại không khai thác và sử dụng những thứ mà trời cho không, biếu không mà cứ phải lao vào điện than để vào năm 2030 mỗi năm 25.000 chết yểu vì nhiệt điện than (Ngày 29/9/2015 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID) cùng với nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard đã tổ chức hội thảo quốc tế "Than - Nhiệt điện than: Những điều chưa biết" chuyên gia Lauri Myllyvirta cho biết như vậy). Tính mạng người Việt Nam sao rẻ thế hả anh Phúc?
* Thứ ba, điện nguyên tử Việt Nam cũng đã tạm dừng. Mức độ nguy hiểm của loại hình này ai cũng biết và sợ cả. Có thể thẳng thắn khẳng định rằng, trong điều kiện của Việt Nam lúc này, chúng ta chưa đủ trình độ và khả năng xây dựng và vận hành nhà máy điện nguyên tử.
Cả thế giới ngày nay và tất cả cán bộ, nhân viên của IEA đều nói là điện hạt nhân, không nói điện nguyên tử, chỉ làm điện hạt nhân. Riêng anh Phúc và các nhà khoa học chính hiệu năng lượng Việt Nam vẫn nói là điện nguyên tử. Cấu tạo của hạt nhân khác hẳn về bản chất với cấu tạo của nguyên tử. Vì nguyên tử = Hạt nhân + các điện tử bao quanh. Nuclear power khác rất lớn với Atomic power. Đây là lỗi cơ bản của khoa học vật lý anh Phúc ạ.
* Một vài nước như Na Uy, Phần Lan do có những lợi thế về sông ngòi, dòng chảy, nên họ tập trung phát triển thủy điện, sản lượng điện từ thủy điện chiếm khoảng 80-90% năng lượng điện cả nước. Một quốc gia khác là Pháp, đã tập trung phát triển điện nguyên tử, chiếm 50-60% năng lượng điện cả nước.
Tỷ trọng thủy điện đối với Na Uy là đúng, nhưng đối với Phần Lan thì anh Phúc "chém gió" ghê quá, cao gấp vài lần, thủy điện của Phần Lan năm 2016 chiếm 18,4% thôi, lấy đâu ra 80 - 90%, cụ thể như bảng dưới đây:
Electricity sector in Finland
* Pháp, đã tập trung phát triển điện nguyên tử, chiếm 50-60%:
Theo tôi anh Phúc nên cập nhật thông tin mới nhất, chuẩn nhất mỗi khi viết ra các con số: "The electricity sector in France is dominated bynuclear power, which accounted for 72.3% of total production in 2016", khác rất nhiều so với 50 - 60%. Một thảm họa về số liệu của anh!
* Cho đến nay, khoảng 50% năng lượng điện của thế giới được phát ra từ nhiệt điện chạy than, nhưng chẳng nước nào kêu ca hay sợ hãi ô nhiễm môi trường.
Các nhà khoa học lớn của Việt Nam, có quyền uy thường quá tự tin vào trí nhớ của mình, nên không bao giờ kiểm tra lại số liệu, cập nhật số liệu trước khi viết ra, công bố báo chí. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), bình quân tỷ trọng nhiệt điện than của toàn thế giới đạt đỉnh cao chói lọi, rực rỡ nhất là vào năm 2013 là 41,3%, còn vào năm 2017 là 38% lấy đâu ra 50%?? Vào năm 2030 sẽ là 24,4% và giảm về 11% vào năm 2050. Cho dù anh Phúc huy động hết, tất cả quân của anh lên mạng tìm kiếm trong 1 tháng cũng không thể tìm thấy thông tin "cho đến nay nhiệt điện than thế giới chiếm 50%". Ngộ quá phải không anh?
* …nhưng chẳng nước nào kêu ca hay sợ hãi ô nhiễm môi trường:
Vâng, các nước họ không kêu ca hay sợ hãi, nhưng họ thấy được sự nguy hại của nhiệt điện than và quyết tâm từ bỏ, do vậy gần 200 nguyên thủ quốc gia đã ký thỏa thuận Paris 2015 để cắt giảm mạnh mẽ nhiệt điện than, bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường sinh thái, bảo vệ cho Trái đất khỏi nóng nên, chống biến đổi khí hậu. Cả thế giới hướng tới NLTT. Nhân dân Việt Nam mong muốn có điện xanh, điện sạch. Duy nhất Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, các cây đa khoa học năng lượng Việt Nam quyết tâm MUA điện bẩn.
* "Lấy dẫn chứng từ nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Vĩnh Tân 4 (Bình Thuận), ông Phúc chỉ ra một thực tế đáng buồn trong đầu tư dự án thời gian qua. Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc khi triển khai dự án chỉ mong muốn lợi nhuận cao, thu lại vốn nhanh, nên không chú trọng nhiều đến vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường.
Ví dụ, việc vận chuyển và xử lý tro xỉ không được chú trọng. Thậm chí người dân còn phản đối khi phát hiện nhà máy Vĩnh Tân đem giấu xỉ than ở trong rừng. Ô tô vận chuyển không những làm phát sinh bụi mà còn làm hỏng đường của dân. Việc này hết sức nguy hiểm"
Đó là một vài thực tế rất nhỏ anh Phúc viết về nhiệt điện than. Hoan nghênh những thông tin này.
* Ngoài ra, với câu chuyện này, có những nhà khoa học không có chuyên môn về Nhiệt điện, đã "phát hiện" những đe dọa hết sức "giật gân", khiến công luận "hết hồn". Ví dụ họ nói: "với nhà máy vùng cửa sông thì nước làm mát từ nhà máy nhiệt độ cao, gần 50 độ, các sinh vật ở trong nhiệt độ cao như vậy thì không thể nào phát triển được".
Thưa anh Phúc tôi đã viết "Vào năm 2030 các nhà máy nhiệt điện sẽ sử dụng khoảng 46 tỷ m3 nước (ngọt hoặc nước biển tùy vị trí nhà máy) để làm mát cho hệ thống ngưng, tương đương với 1/10 tổng lượng nước ngọt quí hiếm hàng năm sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long. Nước này sau đó đạt gần 40 độ và xả thẳng vào môi trường thủy sinh (hạ lưu, cuối nguồn so với điểm hút) sẽ "hâm nóng" mọi động - thực vật, tạo nên vùng chết đối với thực vật và tôm cá".
Như vậy là anh đã có lỗi vì trích dẫn sai thành 50 độ. Chênh lệch 10 độ ở đây là quá lớn, không thể chấp nhận được. Nguyên tắc trích dẫn phải trung thực, không được thêm thắt, chỉnh sửa.
Dưới đây xin thân tặng anh Phúc 2 đoạn copy của báo Pháp luật (http://baophapluat.vn/ban-doc/quang-ninh-nha-may-nhiet-dien-xa-nuoc-lam-mattom-cabien-mat-289563.html):
Quảng Ninh: Nhà máy nhiệt điện xả nước làm mát, tôm, cá,"...biến mất"
Thứ Năm, 18/8/2016 07:12 GMT+7
Ông Nguyễn Văn Chững (người dân thôn 4, xã Thống Nhất, Hoành, Bồ Quảng Ninh) cho biết, hàng chục năm nay tôi làm nghề đánh bắt cá bằng lưới ngâm trên sông Diễn Vọng. Sông Diễn Vọng vốn nhiều tôm, cá, là nơi hàng trăm người dân Hoành Bồ kiếm kế sinh nhai. Nhưng gần đây không hiểu sao, cá tôm chết hết, những con cá to, cá con đều chết, khi vớt lên chúng đều mềm nhũn như tôm luộc do môi trường nước trên sông quá nóng. Mà nước nóng này do chính công ty nhiệt điện Quảng Ninh nằm ngay gần cầu Bang dùng làm mát máy sau đó thải trực tiếp ra sông.
Phóng viên Báo Pháp Luật Việt Nam đã có mặt tại Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh.
Khuôn viên công ty nhiệt điệt Quảng Ninh rộng hàng nghìn mét vuông tọa ngay cạnh cầu Bang (TP.Hạ Long). Cách khu vực xả nước làm mát của công ty hàng trăm mét đã thấy một làn khói nghi ngút bốc lên, khi tiến lại gần một hệ thống mương rộng hơn mét từ Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh bắc ra sông Diễn Vọng. Hàng nghìn mét khối nước xối xả đổ ra sông, kèm theo đó là hơi nóng bốc lên ngùn ngụt. Nước tại miệng ống xối xả cuộn xiết đổ ra sông. Khi hòa vào với nước sông, dòng nước chảy quẩn quanh khu vực nhà máy tạo ra những vệt bọt màu nâu sẫm, đóng váng đặc, kèm theo đó là mùi tanh, nhác nhác.
Trong nhiều ngày liên tiếp, phóng viên có mặt tại miệng ống xả vào lúc 6 giờ sáng dùng nhiệt kế bằng ống thủy tinh và nhiệt kế điện tử nhúng trực tiếp xuống nước ngay miệng ống xả. Kết quả nhiều ngày nước tại đây có nhiệt độ 42,5 độ, có khi nhiệt độ kịch trần nhiệt độ của nhiệt kế 42,7 độ.
Tại khu vực cạnh nhà máy, vợ chồng anh Vũ Văn Điều làm nghề mót than cho biết, trước đây khu vực này là vựa cá, hàng ngày tập trung hàng trăm người tới đây câu cá, bắt tôm, cá trên sông. Tuy nhiên hai năm về đây, khi nhà máy bắt đầu vận hành 4 tổ máy, nước xả ra sông nóng giãy, tay nhúng xuống không chịu được phải nhấc lên ngay, tôm cá chết. Gần đây, có những ngày ở miệng cống chúng tôi vớt được hàng tạ cá chết do bị hút vào theo đường làm mát rồi thải ra đây cá đã chết ươn nổi lên mặt nước.
* Ví dụ họ còn nói: Mỗi ngày hàng trăm tấn cá sẽ bị chém nát và luộc chín trong hệ thống làm mát. Thực ra khi hút nước sông, người ta phải làm lưới chắn rất kỹ, không cho tôm cá và rác rưởi lọt vào, nếu không thì hệ thống làm mát sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn!
Tặng anh Phúc tiếp đoạn viết sau của ThS. NGUYỄN THANH THẢO; TRẦN VĂN HÙNG Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: "Ở Mỹ, nhà máy điện than Bayshore tại bang Ohio giết 60 triệu tấn cá lớn mỗi năm, nhà máy Huntley ở New York làm kẹt 96 triệu tấn cá mỗi năm trong hệ thống làm mát của họ".
Anh Phúc cứ Google vài cụm từ từ những thông tin này là ra hết, có rất nhiều cho anh đọc. Có vẻ anh quá bận việc lãnh đạo, quản lý, ngồi làm Chủ tịch quá nhiều Hội đồng khoa học, nên không có thời gian cập nhận thông tin trên mạng, không vào internet đọc những thông tin "phản động" đối với nhiệt điện than mà theo anh là Việt Nam BẮT BUỘC phải làm.
Kính thưNguyễn Đức Thắng __________ Dưới đây là nguyên văn, đầy đủ, toàn vẹn bài viết (file đính kèm) của TS. Nguyễn Bách Phúc, gửi cho tôi ngày 20/7/2018: Nhiệt điện 5 tỷ USD sát TP.HCM: Bắt buộc phải làm Nguy cơ ô nhiễm môi trường của nhà máy nhiệt điện chạy than cao hơn so với thủy điện và các dạng năng lượng sạch. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải tìm cách khắc phục, hạn cế đến mức tối đa nguy cơ này. Bắt buộc phải làm nhiệt điện Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến các địa phương gồm Long An, TP.HCM và các bộ ngành liên quan về địa điểm xây dựng Trung tâm Điện lực Long An. UBND tỉnh Long An cho rằng địa điểm phù hợp nhất để xây nhiệt điện Long An là tại xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc (vị trí thứ hai) vì phù hợp với quy hoạch của Long An. Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình của Bộ Công Thương, Bộ GTVT và Tổng cục Năng lượng. Trong khi đó, UBND TP.HCM không đồng tình với vị trí trên do có nhiều hạn chế về mặt bằng và nguy cơ không khí ô nhiễm phát tán đến thành phố. Đưa ra quan điểm cá nhân, TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI cho rằng cần phải xem xét, đánh giá nghiêm túc việc này. Theo TS Phúc, ĐB SCL và TP.HCM là 2 khu vực cần rất nhiều điện để phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ nhu cầu của nhân dân. Xét trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, vị chuyên gia khẳng định, đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện là yêu cầu bắt buộc. Ông Phúc dẫn chứng: "Tiềm năng thủy điện của Việt Nam hiện nay còn rất ít, gần như đã cạn kiệt. Thực tế, thủy điện lớn chúng ta đã làm hết. Nếu bòn vét các thủy điện nhỏ khắp miền Trung, miền Bắc thì được thêm khoảng 1.000- 2.000 MW. Tuy nhiên con số trên không đáng là bao so với nhu cầu khoảng 55.000 MW Việt Nam trong thời gian tới. Điện gió hiện nay Việt Nam không có tiền đầu tư. Doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sản xuất cũng không nhiều, do chúng ta đang yêu cầu họ bán Điện cho chúng ta quá rẻ, thấp hơn giá thành. Hai năm trước, Người Đức đầu tư vào Bình Thuận 30 MW điện gió, Người Mỹ đầu tư vào Bạc Liêu 16 MW và EVN đầu tư ở Đảo Phú Quý 6 MW, tổng cộng 52 MW, tất cả đều "chấp nhận chịu lỗ", chỉ để "làm thử xem sao"! Đóng góp của điện gió thực sự không đáng kể so với nhu cầu 55.000 MW, chỉ được chưa đầy 1 phần nghìn! Điện gió hiện nay Việt Nam không có tiền đầu tư. Thứ ba, điện nguyên tử Việt Nam cũng đã tạm dừng. Mức độ nguy hiểm của loại hình này ai cũng biết và sợ cả. Có thể thẳng thắn khẳng định rằng, trong điều kiện của Việt Nam lúc này, chúng ta chưa đủ trình độ và khả năng xây dựng và vận hành nhà máy điện nguyên tử. Với những khó khăn trên, việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện là bắt buộc. Chúng ta không còn lựa chọn nào khác". Tiếp tục phân tích, ông Phúc khẳng định, khi xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy than, người ta buộc phải lựa chọn các vị trí gần sông, gần biển để xây dựng cảng lớn, đủ sức tiếp nhận than cho nhà máy, mỗi nhà máy 1200 MW mỗi năm xài hết gần 3,5 triệu tấn than, xe ô tô tải hoặc xe lửa không thể đảm đương việc này. Hơn nữa than Việt Nam còn lại không nhiều, mấy năm nay VN đã phải nhập mỗi năm hàng chục triệu tấn than, nhập qua đường biển. Đặt nhà máy nhiệt điện tại xã Phước Vĩnh Đông (huyện Cần Giuộc) mà phía Long An lựa chọn, ông Phúc cho rằng hoàn toàn phù hợp nguyên tắc trên. "Địa điểm trên nằm bên bờ hữu sông Soài Rạp, thuận tiện cho việc xây dựng nhà máy. Ngoài vị trí trên, Long An không có chỗ nào gần sông, gần biển hơn. Họ bắt buộc phải chọn chỗ đó. Còn nếu nói vị trí trên gần TP.HCM có thể phát tán không khí ô nhiễm thì phải xem xét lại. Tôi xin khẳng định, chúng ta đã xây dựng nhà máy nhiệt điện thì nguy cơ ô nhiễm môi trường cao hơn thủy điện và năng lượng sạch. Do đó đặt chỗ nào thì người dân cũng có thể bị ảnh hưởng và phải đề phòng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Nếu đặt xa TP.HCM thì người dân vùng khác sẽ bị ảnh hưởng. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải tìm cách khắc phục, tháo gỡ về vấn đề môi trường chứ không phải yêu cầu chuyển vị trí dự án", ông Phúc khẳng định. Phải bỏ tiền ra xử lý môi trường Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM HASCON chia sẻ, không chỉ riêng ĐB Sông Cửu Long của Việt Nam mà tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, để có nguồn điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các nước đều phải tập trung phát triển nhiệt điện than. Theo ông Phúc, một vài nước như Na Uy, Phần Lan do có những lợi thế về sông ngòi, dòng chảy, nên họ tập trung phát triển thủy điện, sản lượng điện từ thủy điện chiếm khoảng 80-90% năng lượng điện cả nước. Một quốc gia khác là Pháp, đã tập trung phát triển điện nguyên tử, chiếm 50-60% năng lượng điện cả nước. Nhưng họ có trình độ cao, công nghệ hiện đại, nên chưa thấy xảy ra tai nạn. "Điện nguyên tử nguy hiểm hơn nhiệt điện than mà các nước còn xử lý được, vậy thì tạo sao chúng ta lại e ngại không muốn xử lý ô nhiễm của Nhiệt điên chạy than?", ông Phúc đặt câu hỏi. Thiết bị và công nghệ để giảm tác động ô nhiễm môi trường của nhà máy nhiệt điên chạy than đã có sẵn, đã thành thương phẩm từ lâu trên thế giới. Cho đến nay, khoảng 50% năng lượng điện của thế giới được phát ra từ nhiệt điện chạy than, nhưng chẳng nước nào kêu ca hay sợ hãi ô nhiễm môi trường. Vì sao? Vì họ nghiêm túc chấp hành Luật pháp Bảo vệ Môi trường, họ bỏ tiền lớn đầu tư cho thiết bị và công nghệ Bảo vệ Môi trường. Nhìn lại thực trạng phát triển nhiệt điện của Việt Nam thời gian qua, vị chuyên gia cho rằng, có rất nhiều điều phải đánh giá và xem xét lại, khi nhiều dự án đã triển khai, nhưng không được kiểm soát tốt về mặt tác động môi trường, dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Lấy dẫn chứng từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Vĩnh Tân 4 (Bình Thuận), ông Phúc chỉ ra một thực tế đáng buồn trong đầu tư dự án thời gian qua. Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc khi triển khai dự án chỉ mong muốn lợi nhuận cao, thu lại vốn nhanh, nên không chú trọng nhiều đến vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. "Ví dụ, việc vận chuyển và xử lý tro xỉ không được chú trọng. Thậm chí người dân còn phản đối khi phát hiện Nhà máy Vĩnh Tân đem giấu xỉ than ở trong rừng. Ô tô vận chuyển không những làm phát sinh bụi mà còn làm hỏng đường của dân. Việc này hết sức nguy hiểm. Do đó với nhà máy nhiệt điện tại Long An tôi cho rằng cần nghiêm túc chấp hành Luật pháp Bảo vệ Môi trường, cần bắt buộc nhà đầu tư bỏ tiền đủ lớn đầu tư cho thiết bị và công nghệ Bảo vệ Môi trường. Đặc biệt là ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo môi trường. Không được để các doanh nghiệp làm bậy như thời gian vừa qua", ông Phúc nhấn mạnh. Để giải quyết tình trạng trên, vị chuyên gia đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà máy nhiệt điện từ công nghệ cho đến quá trình thi công, vận hành. "Hiện nay công nghệ tiên tiến trên thế giới có rất nhiều. Con người có đầy đủ biện pháp để khắc phục hậu quả môi trường, vấn đề là tốn tiền. Chẳng hạn như vấn đề khí thải, xử lý việc này không có gì quá khó khăn. Chúng ta chỉ cần yêu cầu nhà đầu tư lắp đặt hệ thống lọc bụi thật tốt, hệ thống lọc và xử lý khí độc, làm ống xả khói thêm cao. Khi đó khói xả lên cao hơn và tản ra rất nhanh, nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ đạt tới mức có thể chấp nhận. Đồng thời phải yêu cầu nhà đầu tư có phương án xử lý ngiêm túc triệt để xỉ than. Do đó Bộ Công Thương và các địa phương phải có chế tài chặt chẽ, buộc các nhà đầu tư bỏ tiền ra để lo môi trường đến nơi đến chốn. Thứ hai là chính quyền phải kiểm soát môi trường chặt chẽ bắt đầu từ khâu thiết kế đến thi công và sau này vận hành. EVN hay bất cứ doanh nghiệp nào thực hiện cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện này", ông Phúc khẳng định. Ngoài ra, với câu chuyện này, có những nhà khoa học không có chuyên môn về nhiệt điện, đã "phát hiện" những đe dọa hết sức "giật gân", khiến công luận "hết hồn". Ví dụ họ nói: "với nhà máy vùng cửa sông thì nước làm mát từ nhà máy nhiệt độ cao, gần 50 độ, các sinh vật ở trong nhiệt độ cao như vậy thì không thể nào phát triển được". Họ không biết rằng lưu lượng nước làm mát (nước lạnh hút từ sông vào nhà máy, và nước nóng xả ra sông) cho 1 nhà máy nhiệt điện 1200 MW, chỉ vào khoảng 6 m3/giây, trong khi lưu lượng của sông Cửu Long 6.000 m3/giây về mùa khô (lớn gấp 1000 lần). Thật lạ lùng khi nói rằng 1 phần nghìn lượng nước 50 độ có thể giết chết hết các loại cá của dòng sông. Câu chuyện ở sông Soài Rạp cũng tương tự, chỉ khác là lưu lượng của sông Soài Rạp 600 m3/ giây về mùa khô (lớn gấp 100 lần). Ví dụ họ còn nói: Mỗi ngày hàng trăm tấn cá sẽ bị chém nát và luộc chín trong hệ thống làm mát. Thực ra khi hút nước sông, người ta phải làm lưới chắn rất kỹ, không cho tôm cá và rác rưởi lọt vào, nếu không thì hệ thống làm mát sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn! Tác giả gửi BVN. |
Posted: 23 Jul 2018 05:28 PM PDT
Ánh Liên (VNTB)Trong một bài viết của tác giả được đăng tải lại bởi BBT Boxitvn (Cách mạng 4.0 hay những người yếu thế bị bỏ rơi) và được Boxitvn đã đặt vấn đề: Nhưng bao giờ mới có thể xuất hiện cuộc khủng hoảng mong đợi ấy? Hay là không bao giờ cả, nghĩa là khủng hoảng luôn luôn bị dẹp bỏ từ trong trứng nước? Hình như người trí thức trong xã hội dân sự lâu nay vẫn thường tự hỏi, và vẫn đành… tự bỏ ngỏ một câu trả lời. Khủng hoảng xã hội: bắt đầu từ bất ổn kinh tế?
Khủng hoảng xã hội đã từng xảy ra (thập niên 80 - TK XX) và đó không là sự kiện cuối cùng. Thế nhưng, sự thay đổi hình thái kinh tế - xã hội bắt đầu từ ĐH VI vẫn cho phép Nhà nước Việt Nam giữ được ổn định trong giới hạn cho phép.
Chu kỳ khủng hoảng với mở màn của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ sắp diễn ra (2021), và trong một nền kinh tế yếu ớt, phụ thuộc như Việt Nam cũng đang có những dấu hiệu mang tính khủng hoảng, nhất là khi các đề xuất về mặt hàng cơ bản (như xăng dầu) thông qua lớp bọc dân sinh (bảo vệ môi trường) đang dự kiến lên mức tối đa. Sự độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình của Nhà nước đối với Luật đặc khu hay Luật an ninh mạng cũng chỉ làm gia tăng bất mãn xã hội và đưa khủng hoảng lên mức cao hơn.
Ảnh minh họa
Riêng về mặt kinh tế, GDP Việt Nam năm 2017 là 6,81%, năm 2018 - GDP Việt Nam được ADB dự báo là 7,1%, còn ICAEW thì ở mức 6,6%. Dù dự báo nào đi chăng nữa thì bản chất tính khả quan này vẫn là câu hỏi lớn. Lý do, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn còn yếu kém; bản chất của sự tăng trưởng dựa trên yếu tố hòa nhập hình thức của Việt Nam hiện đã kết thúc; tăng trưởng 2 con số là tốt, tuy nhiên, cam kết ngân sách cũng cần phải được giữ vững, và có vẻ Việt Nam đang cho thấy sự thâm hụt ngân sách của mình, hay nói cách khác, Việt Nam đang đi vào con đường nợ nần. Đó là chưa kể, biểu hiện của sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam hiện tại có xu hướng gắn liền với doanh thu thuế.
Trong một số liệu Quyết toán năm 2016 mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo trước Quốc hội vào tháng 5.2018 thì mức bội chi ngân sách năm 2016 là 248.728 tỷ đồng (tỷ lệ 5,52% GDP), con số này là thấp so với các năm trước đó (2012 - 5,36%; 2013 - 6,6%; 2014 - 6,33%; 2015 - 6,28%. Còn bội chi ngân sách năm 2018 dự kiến là 204.000 tỷ đồng (3,7%). Tất cả đều là những con số đầy lạc quan và triển vọng. Dù vậy, vào tháng 4.2018, tổ chức Moody's dù đánh giá mức phát triển nền kinh tế Việt Nam ở 6,7% trong năm 2018, tuy nhiên mức nợ Chính phủ cao và thâm hụt ngân sách nới rộng là những nhân tố gây sức ép đối với bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Và trong thực tế, 15 ngày đầu năm 2018, ngân sách đã thâm hụt 18,400 tỷ đồng.
Đặt vấn đề là mức thâm hụt ngân sách ở mức 3,7% hay cao hơn đi chăng nữa, thì con số này vẫn không phản ánh quá nhiều vấn đề. Ví dụ, Mỹ là quốc gia thường xuyên từng thâm hụt mức ngân sách lên đến 9% vào khủng hoảng 2008 hay Nhật Bản cũng vậy. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách không phải là yếu tố hiện diện khủng hoảng, mà công cụ tài chính có phong phú không để xử lý thâm hụt ngân sách mới chính là vấn đề. Ví dụ, thâm hụt ngân sách của Mỹ vào năm 2009 là 9,8% nhưng năm sau đã hạ xuống còn 2,1%. Sự linh hoạt về ngân sách - vốn là cơ sở để xử lý các cuộc khủng hoảng Việt Nam vẫn đang thiếu, cũng như sự bị động về huy động tiềm lực xã hội của nhà nước trong giải quyết khủng hoảng.
Mức độ tín nhiệm xã hội: xuống thấp?
Tiếp tục đặt vấn đề rằng, năm 2007-2008 khủng hoảng kinh tế bùng nổ và Việt Nam chịu tác động, nhưng khủng hoảng xã hội không xảy ra thì liệu yếu tố ổn định này sẽ tiếp tục giữ vững trong các chu kỳ khủng hoảng tương lai?
Ở đây cần nhận biết rằng, tác động khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm là ngoại lực, và nội lực là mức độ tín nhiệm xã hội của nhà nước. Sẽ rất khó xảy ra khủng hoảng xã hội khi người dân vẫn duy trì thuộc tính 'hạnh phúc, lạc quan' top thế giới. Tuy nhiên, sự 'lạc quan' của người dân đối với chính sách, chủ trương của Nhà nước đang tiếp tục xói mòn, những phát biểu động viên tăng trưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với các tỉnh thành Việt Nam hay lời kêu gọi tin tưởng vào Đảng, nhà nước về mặt chủ trương, chính sách từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bị đánh giá là rỗng tếch, khôi hài và nhàm chán.
Trong cuộc khủng hoảng thập niên 80 (thế kỷ XX) Nhà nước Việt Nam từng gây điêu đứng về nạn đổi tiền (khủng hoảng tờ 30 đồng) và sau đó, tại Hội nghị VI, Nhà nước và ĐCSVN cũng đã rút ra những kết luận liên quan đến khủng hoảng để khắc phục (mở cửa, đổi mới qua xóa bỏ cơ chế quan liêu - bao cấp). Tuy vậy, yếu tố mà ĐH VI không thể đặt ra và điều chỉnh chính là hiện tượng liên kết giữa doanh nghiệp tư cỡ lớn và chính quyền ngày càng gia tăng; và sự ra đời và phản ứng của người dùng mạng xã hội.
Trong các năm trở lại đây, khi yếu tố liên kết trong doanh nghiệp với chính quyền càng siết chặt thì mạng xã hội lại càng được mở rộng và có phản ứng mang sắc thái tiêu cực trong mắt chính quyền. Ở một góc chiếu khác, thì mạng xã hội trở thành dư luận chính mà nhà nước phải tham khảo hoặc điều chỉnh các chính sách, chủ trương của mình. Hiểu theo góc nhìn được lan truyền phổ biến trên mạng, thì bản chất mạng xã hội vừa 'giải thiêng chính thể', vừa thúc đẩy sự minh bạch cần có trong hệ thống chính quyền mà người dân mong muốn. Sự kiện 6700 cây xanh tại Hà Nội năm 2015 hay các cuộc biểu tình liên quan đến dự luật gần đây đã vừa phản ánh nhận thức của mạng xã hội, vừa phản ánh trạng thái liên kết giữa doanh nghiệp và chính quyền.
Một khi sự tín nhiệm của xã hội đi xuống (dựa trên mức độ phản ứng tiêu cực của người dùng mạng xã hội Việt Nam) thì đây sẽ là yếu tố giúp nhận thức lại tình trạng xã hội, tạo ra cảm xúc xã hội mới (bao gồm xóa bỏ sự sợ hãi), một số đi đến thúc đẩy tinh thần đối lập xã hội.
Vậy tín nhiệm xã hội còn được biểu hiện ở trạng thái nào? Trong một ví dụ rất đơn giản, đó là câu chuyện huy động vàng và USD từ Chính phủ liên tục gặp thất bại xuất phát từ mức độ tín nhiệm thấp đó. Trong khi đó, gần đến chu kỳ 10 năm khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009), thì Việt Nam có vẻ đang tiến vào quỹ đạo mà Chính phủ Latvia đã từng trải qua trước đó với các đặc tính như: Chính phủ điều hành kinh tế yếu kém; sự tín nhiệm của dân chúng đối với Chính phủ tụt giảm; thất nghiệp gia tăng; hoãn trả lương cho đối tượng hưởng lương theo ngân sách; tăng thuế (tỷ lệ huy động thuế, phí của Việt Nam theo WB cho biết vào năm 2017 ở khoảng 20%, cao hơn so với Thái Lan là 16,1%, Philippines 13,5%, Indonesia 12,4% và Malaysia 14,3%).
Như thế, cốt lõi của sự thay đổi chính là tìm kiếm sự khủng hoảng, và hoảng sợ 'đỏ sàn chứng khoán' vừa qua cho thấy mong muốn sự thay đổi và sự tự do của người Việt.
Khủng hoảng tạo ra kẻ thù của nhà nước?
Trong một hệ thống mà bất kỳ ai kêu gọi thay đổi, dù nhỏ đến đâu, trở thành kẻ thù của nhà nước thì khủng hoảng lại tạo ra nhiều kẻ thù của nhà nước. Tương tự, sự khủng hoảng xã hội có thể tạo ra nhiều kẻ thù của nhà nước, và ngược lại, nhiều kẻ thù nhà nước có thể tạo ra khủng hoảng.
Sự kiện tiêu cực tại Hà Giang và mô hình quản trị nhà nước bởi lớp người trong gia đình như ông Triệu Tài Vinh sẽ bào mòn cái yếu tố tin tưởng vào nhà nước, dẫn đến sự phản ứng vào thực tế chính trị, đưa đến khả năng nhà nước bị cô lập, dẫn đến chính thể tàn nhẫn hơn. Nhưng càng tàn nhẫn thì càng bị cô lập, càng bị cô lập bởi niềm tin xã hội thì càng tàn nhấn, điều này sẽ khiến xã hội Việt chống lại chính thể khi nền kinh tế suy thoái. Trang tin VOV đặt hẳn vấn đề, 'nếu dối trá được nuôi thành hệ thống', hiểu nôm na là hệ thống nhà nước đã trở thành bà đỡ của dối trá và tiêu cực xã hội. Hệ quả là gì? Trong một bài viết gần đây trên báo lề trái, đã có một ví von khá chính xác, đó là sự kiện tiêu cực ở Hà Giang sẽ tạo ra một lớp 'phản động' trẻ tuổi. Phản động tuổi trẻ chính là nhóm chủ thể đi đến một giới hạn của sự chịu đựng về những bất công, phi lý được áp đặt trong xã hội và họ tìm kiếm các giá trị cho sự thay đổi.
Cần nhắc lại, vào sáng ngày 09.06.2017, tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV, Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nói trước Quốc hội về 6 điều bất an mà nhân dân luôn bức xúc như tham nhũng, lãng phí, thương mại hóa quan hệ xã hội, tài nguyên cạn kiệt và vấn đề an toàn sống…
Câu hỏi tiếp theo là sự bất bình về kinh tế, khủng hoảng kinh tế có thể gây ra khủng hoảng xã hội? Nhiều người vẫn tin rằng cuộc khủng hoảng có thể bị thổi phồng, bởi ĐCSVN kiểm soát nhà nước Việt Nam, sở hữu một năng lực trấn áp mạnh mẽ - bao gồm 6.7 triệu công an (số liệu từ Giáo sư Carl Thayer công bố vào năm 2017).
Rõ ràng khi sự tín nhiệm xuống thấp, phản ứng xã hội xảy ra ngày một nhiều thì sự sợ hãi xã hội sẽ giảm. Sự phản ứng của người dân trước chính sách nhà nước về đặc khu kinh tế ngày càng gia tăng đến mức bất ngờ chính là tính điển hình cho luận điểm nói trên. Từ cuộc biểu tình tự phát đầu tiên chống Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo năm 2007 đến cuộc biểu tình với quy mô lớn sau năm 1975 như vừa qua. Số lượng người bất bình xã hội, tham gia vừa qua có thể đạt mức trung bình 5.000 người, nhưng tình hình sắp tới không thể không dừng tại đó, bởi 5.000 người có thể nhanh chóng thành 10.000 hoặc 100.000 người. Và tại Tp. HCM, nếu con số lên mức 200.000 người thì không còn có khả năng kiểm soát được khủng hoảng xã hội.
Như vậy, khủng hoảng xã hội xuất phát từ niềm tin xã hội bị đổ vỡ; sự gia tăng nhận thức trên mạng xã hội mới là cốt lõi (bên cạnh là tác động ngoại lực bên ngoài như khủng hoảng kinh tế). Hay đúng hơn, nhu cầu tự do và sự thay đổi của người dân đã tiếp tục gia tăng.
A.L.VNTB gửi BVN. |
Posted: 23 Jul 2018 05:25 PM PDT
Trúc Giang (VNTB)
Ở Việt Nam, báo chí phải phục vụ lợi ích của Đảng. Điều đó được ghi rõ trong Luật Báo chí. Vì lẽ đó nên Việt Nam không thể có tự do báo chí theo nghĩa phổ quát của cụm từ "tự do báo chí" mà cả thế giới đang hiểu.
Ảnh minh họa.
Hiến pháp 2013, Điều 25, ghi: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình". Tuy nhiên quyền tự do báo chí lại chịu giới hạn bởi "Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân". (Trích Điều 4, Luật Báo chí 2016).
Chính vì lẽ báo chí phải nói theo ý của Đảng, nên việc mới đây báo Tuổi Trẻ phải nhận 'bản án' đình bản 90 ngày đối với phiên bản điện tử [https://tuoitre.vn/] là chuyện rất bình thường.
Ông Trần Đại Quang cần lên tiếng
Cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, ông Nguyễn Công Khế nói rằng việc đình bản tờ Tuổi Trẻ online cho thấy ở Việt Nam không có môi trường nào dành cho tự do báo chí.
"Về phát biểu của Chủ tịch Trần Đại Quang trong buổi tiếp xúc cử tri gần đây được Tuổi Trẻ dẫn lại, cho rằng, Chủ tịch nước đã đồng tình về phải có luật biểu tình là không chính xác. Nếu đúng như vậy, thì trách nhiệm thuộc về cá nhân thông tin sai sự thật, chứ không phải cả tờ báo phải gánh chịu bằng hình thức đình bản. Văn phòng Chủ tịch nước, hoặc chính Chủ tịch Trần Đại Quang có văn bản lên tiếng phủ nhận thông tin sai sự thật đó và buộc ban biên tập báo Tuổi Trẻ phải công khai đính chính và xin lỗi theo hướng giải quyết của tinh thần Luật dân sự và Luật báo chí, hoặc Văn phòng Chủ tịch nước có thể khởi kiện báo Tuổi Trẻ ra Toà án dân sự.
Việc đình bản một tờ báo dù thời gian ngắn hay dài cũng không phải là giải pháp tốt về chính trị và thúc đẩy một xã hội có thêm lòng tin vào chính quyền. Dư luận và trên mạng xã hội đang đồn đoán rằng do báo Tuổi Trẻ viết nhiều bài về vụ AVG liên quan đến Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho nên việc đình bản tờ báo được cho là xuất phát từ Bộ trưởng. Lời đồn đoán này không có lợi gì cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, dù lời đồn đại đó, có cơ sở hay không có. Tôi thì không tin vào tin đồn đó nhiều lắm. Các cơ quan có thẩm quyền nên xem lại việc đình bản tờ Tuổi Trẻ online, và nên tìm một hướng giải quyết khác tốt hơn cho một xã hội cần hướng đến một Nhà nước Pháp quyền". Ông Nguyễn Công Khế nêu một đề xuất với văn phong thuần… tuyên giáo.
Cãi lời Đảng là đi vào tù!
Từng là trưởng đại diện tại Hà Nội của báo Tuổi Trẻ, nhà báo Đặng Tâm Chánh kể lại câu chuyện cũ về việc buộc báo chí phải nói theo ý của Đảng: Một lần ông Võ Văn Kiệt gọi tôi đến nhà hỏi tôi về Tất Thành Cang, khi ấy đang là Bí thư Thành đoàn.
Tôi thật sự chỉ biết y từ một cán bộ đoàn trường Luật về Thành đoàn, là người thiết lập sự cai trị của Thành đoàn lên báo Tuổi Trẻ một cách toàn diện. Điều này, các đời Bí thư Thành đoàn trước đây chưa từng làm được.
Không chỉ là việc y đưa cán bộ Thành đoàn về tham gia ban biên tập, nắm giữ các vị trí chủ chốt các mặt của báo Tuổi Trẻ. Lần đầu tiên trong lịch sử báo Tuổi Trẻ, một cán bộ đoàn "chay" (có nghĩa là không hề biết gì về viết báo, làm báo) được Cang điều động về làm tổng biên tập tờ báo, khi ấy là một nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất cả nước, một đẳng cấp nghiệp vụ vào hàng top của top làng báo Việt Nam. Trước đó, mọi chức sắc của Thành đoàn được điều về Tuổi Trẻ đều phải trải qua môi trường làm nghề từ phóng viên lên mới được tham gia lãnh đạo tờ báo.
Ảnh minh họa.
Mạng xã hội khi ấy mới hình thành nhưng đã sôi nổi. Y Cang có lẽ là một chủ quản báo chí đầu tiên chủ trương hạn chế phóng viên của mình trao đổi thông tin, bình phẩm trên mạng.
Làng báo khi ấy đình đám vụ PMU 18. Báo Tuổi Trẻ lúc đó thậm chí nhận được điện thoại trực tiếp của lãnh đạo cao cấp trong khí thế hừng hực phá án, một đại án tham nhũng chưa từng có. Nhưng người hùng chống tiêu cực bị dính chưởng. Phóng viên phải vào tù. Tổng biên tập bị điều động. Hai Phó Tổng biên tập bị mất chức. Tổng Thư ký toà soạn bị biếm chức. Cang đã làm việc đó quyết liệt.
Ông Kiệt phản đối cách tạo ra không khí căng thẳng làm chùn bước báo chí đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Nhưng ông không tỏ ra bênh vực, hay có ý kiến bảo vệ một cá nhân nào bị dính chưởng. Ông lặng lẽ thu xếp cuộc gặp Tất Thành Cang.
Ngay sau buổi gặp là câu chuyện lần đầu tiên tôi được nghe chính ông kể bằng giọng biếm nhẽ. Cái tên Tất Thành Cang nói lái là tôi được nghe "phổ biến" từ chính ông trong lần đó.
Ông kể ông gặp y với tâm tình của một người gắn bó mật thiết với Thành đoàn. Ông gợi mở một giải pháp theo ông là hợp đạo lý với sự phát triển của thành phố và Tuổi Trẻ.
Ông kể ông nói Tuổi Trẻ đã từ một tờ báo của thanh niên trở thành một tờ báo của thành phố, của cả nước. Lẽ ấy nên tháo gỡ những giới hạn hành chính cho tờ báo. Ông nói một sự thật giản dị, chiếc áo chủ quản cho Tuổi Trẻ đã chật, làm khổ cả Tuổi Trẻ, khổ cả Thành đoàn. Phải ngồi kiểm điểm những vướng bận đó với những "cấp dưới" từng là đàn anh đàn chị của thế hệ Tất Thành Cang ở Thành đoàn, ông nghĩ là một việc khổ não và không dễ dàng. Ông gợi mở, nên thay chủ quản cho Tuổi Trẻ. Theo ông nên chuyển chủ quản của Tuổi Trẻ về mặt trận thành phố, nơi Thành đoàn cũng là tổ chức thành viên. Đồng ý, thì việc còn lại để ông lo.
Nhưng ông đã bị từ chối. Thẳng thừng.
Bữa đó ông cũng kể câu chuyện ông Trường Chính yêu cầu giải thể tờ Tin Sáng, thời ông làm Bí thư Thành ủy. Đích thân ông cầm danh sách cán bộ công nhân viên báo Tin Sáng bố trí và dặn dò cẩn thận cho các tổng biên tập các báo, từ Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Phụ Nữ Thành phố, Khoa học Phổ thông... tiếp nhận, đối đãi chu đáo, trọng thị với những người làm báo Tin Sáng. Với ông đó là những người làm báo có nghề, sau 1975 Thành uỷ vận động họ tiếp tục làm nghề nên thành phố cứ trù trừ mãi trước sức ép phê bình tờ báo Tin Sáng là kiểu làm báo tự do kiểu tư sản. Mãi đến khi đích thân ông Trường Chinh gọi điện thoại trực tiếp cho ông, ông phải chấp hành…
Tự do báo chí là gì?
Linh mục Lê Ngọc Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn), người có thời gian làm báo tại Mỹ kể rằng khi ông bày tỏ với những người bạn Mỹ về việc cần những giấy phép gì để có thể hành nghề nhà báo, để có thể mở và vận hành một tờ báo, một trang tin tức… thì nhiều người Mỹ đã ngắn gọn: "You already have it! It's our bill of rights" (Bạn đã có nó rồi mà! Tuyên ngôn nhân quyền của chúng ta đấy!).
Những người bạn Mỹ nói rằng Tuyên ngôn nhân quyền nói chung, và Tu Chính án thứ Nhất nói riêng, vốn nghiêm cấm Quốc hội thông qua bất kỳ đạo luật nào hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, trở thành nguồn sinh lực và thành trì bảo vệ tự do báo chí Hoa Kỳ gần như tuyệt đối.
Về mặt tổ chức, không cơ quan nhà nước nào có thể cấp giấy phép để thành lập một tờ báo. Như đã nói, tự do báo chí là quyền hiến định với Tu chính án thứ Nhất, vậy nên không luật nào có thể được xây dựng và ban hành tại Hoa Kỳ với tư tưởng cấp, xét duyệt việc thành lập một tờ báo.
"Hiển nhiên, còn tùy thuộc và việc bạn muốn thành lập tờ báo đó dưới mô hình tổ chức kinh doanh nào, hoặc giả sử nếu bạn muốn tờ báo hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận; pháp luật của từng tiểu bang sẽ có những quy định đăng ký tương ứng. Nhưng có một điều chắc chắn là loại hình hoạt động báo chí, trang tin tức của bạn không thể bị kiểm soát hay yêu cầu giấy phép, phê duyệt gì cả". Luật sư Trần Thành, người đang ấp ủ dự án về tự do truyền thông cho Việt Nam, tiếp lời của linh mục Lê Ngọc Thanh [ông Lê Ngọc Thanh, Phạm Chí Dũng và Trương Duy Nhất là ba người Việt Nam nằm trong danh sách 100 anh hùng thông tin thế giới được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vinh danh năm 2014].
"Nếu báo chí ở Việt Nam được quyền nói không theo ý của Đảng, thì tôi cho rằng Chủ tịch nước sẽ phải chứng minh rằng ông đã biểu đạt rõ ý là ông không ủng hộ thông qua luật biểu tình, và không mong muốn chuyển lời của cử tri đến Quốc hội, nhưng Tuổi Trẻ vẫn cố tình hiểu sai và đăng thông tin sai sự thật. Dĩ nhiên sau đó là cần một phiên tòa công minh phân xử đúng sai. Nhân dân cần minh bạch thông tin và tự do tiếp cận thông tin, chứ không phải nền kiểm duyệt của những quan tòa tự phong!". Luật sư Trần Thành biện giải.
T.G.VNTB gửi BVN. |
Posted: 23 Jul 2018 05:23 PM PDT
Đại dự án chiến lược địa chính trịGeorg Blume, ParisNguyễn Văn Vui chuyển ngữ Số hợp đồng dự án ít hơn và lo ngại thua lỗ gia tăng: Đại dự án "Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề. Ngay cả các giới chức ở Bắc Kinh cũng đang khuyến cáo nên tỏ ra khiêm nhường hơn.
Tương lai hầu như đã chắc ăn trước mặt: Các đoàn xe lửa chạy nối liền London và Thượng Hải, cờ Trung Quốc tại các cảng ở Phi Châu và Âu châu. Tất cả đều đã được hứa hẹn trong dự án "Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc từ suốt 5 năm qua.
Đối với các chuyên gia chiến lược Tây phương thì dự án lớn này, với cái tên tiếng Anh là "Belt-and-Road-Initiative" (BRI), chỉ là một kế hoạch chi tiết của Trung Quốc để chinh phục quyền lực và thị trường mà thôi. Hàng trăm tỉ đô la đầu tư đã được nhóm lãnh đạo Trung Quốc đổ vào. Tuy nhiên dự án BRI đang dậm chân tại chỗ. Lý do chính là các nghi ngại về mặt tài chính từ những người chủ trương ra nó. Bởi vì ngay cả Trung Quốc cũng không có tiền vô tận.
Ông Jörg Wuttke, một nhà quản lý tập đoàn lâu năm tại Bắc Kinh và cũng là cựu chủ tịch Phòng Thương mại Âu châu tại Trung Quốc nhận định rằng "BRI cho thấy nó là một thách thức về mặt tài chính trong khi Trung Quốc đang phải đối mặt với một cơn gió ngược ngày nay". Wuttke nêu ra thí dụ nhiều dự án, chẳng hạn như một cảng mới ở Sri Lanka, mà đảo quốc này đã phải tương nhượng 99 năm cho Trung Quốc, vì Sri Lanka không có tiền trả nợ.
Ngay cả các giới chức Trung Quốc hiện nay cũng đang tỏ ra lo lắng. Hu Xiaolin, giám đốc ngân hàng xuất nhập cảng Trung Quốc do nhà nước kiểm soát - đó là ngân hàng đầu tư cho các dự án lớn của BRI - hồi tháng 6 qua đã cảnh cáo rằng "Các điều kiện quốc tế hiện nay là rất bất ổn. Các công ty của chúng tôi và các nước tham gia vào sáng kiến BRI sẽ đối mặt với vấn đề tài chính". Sau đó, tờ New York Times đã đưa tin từ giới chức Bắc Kinh rằng Trung Quốc hiện đang rà soát và đánh giá lại toàn bộ các dự án của BRI về mặt số lượng dự án, lượng đầu tư cũng như tình hình tài chính của các nước liên quan.
Kết luận của họ có thể là bớt giảm đáng kể các dự án trong Con đường tơ lụa, vì thật ra các ưu tiên ngày nay của Bắc Kinh cũng đã thay đổi - do triển vọng tăng trưởng đang giảm, số nợ trong nước ngày càng tăng và tình trạng bấp bệnh của một cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Đầu tháng Bảy vừa qua, nhà kinh tế Ấn Độ Eswar Prasad đã nhận định: "Mức độ hồ hởi cho sáng kiến Con đường tơ lụa đã giảm đáng kể so với năm ngoái". Ông Prasad trước đây đã lãnh đạo văn phòng thụ trách về Trung Quốc trong Quỹ tiền tệ quốc tế và hiện đang dạy tại Đại học Cornell ở Hoa Kỳ. Trước đó ông đã có nhiều cuộc hội đàm với các quan chức Trung Quốc.
Nhận định của Prasad dựa trên các số liệu chính thức của Trung Quốc. Theo đó thì trong 5 tháng đầu năm các dự án đã ký kết của BRI đã giảm 6% so với cùng thời kỳ năm ngoái, với tổng số là 36,2 tỷ đô la.
Người ta đã thấy được xu hướng suy giảm này trong năm qua. Theo ước tính của Cơ quan Giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC), mới được thành lập vào tháng Tư, thì các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay 200 tỷ đô la vào 2.600 dự án BRI trong vòng 5 năm qua. Và họ cho rằng chính tình trạng đầu tư vung vít này cần phải được chấm dứt ngay.
Trong những năm qua, rất nhiều dự án đã mang nhãn hiệu BRI, nhưng chẳng dính dáng gì với các mục tiêu đưa ra ban đầu là phát triển cơ sở hạ tầng giữa châu Á, châu Âu và châu Phi cả: chẳng hạn như một công viên giải trí ở Indonesia hoặc một nhà máy sản xuất bia ở Cộng hòa Séc.
Nhiều công ty Trung Quốc đã đầu tư vào những dự án nước ngoài rất đáng nghi ngờ, trong đó các đối tác làm ăn chỉ đánh hơi thấy mùi tiền của Trung Quốc là bay vô mà thôi. Bây giờ thì các giám sát nhà nước ở Bắc Kinh đang lo cho sự ổn định tài chính của các dự án.
Các nhà thanh tra ở Bắc Kinh đã nhận ra có nhiều dự án mang tiếng xấu ở châu Phi, với những chính quyền sở tại, nợ nần thì lút đầu mà ít khi chịu thực hiện các cam kết của mình. Tình hình ở các nước châu Á thì lại khác hẳn: Như tại Myanmar và Sri Lanka, các chính phủ mới được bầu lên tỏ ý muốn dẹp bỏ chính sách của nhóm cầm quyền cũ, bị cho là quá lệ thuộc vào Trung Quốc.
Bắc Kinh đã nhận ra rằng nếu lập ra thêm các dự án mới ở những nước này, thì mối quan hệ giữa họ và Trung Quốc chỉ rắc rối thêm lên mà thôi. Nhà nghiên cứu người Đức Thomas Eder của Viện nghiên cứu Merics tại Berlin cho rằng: "Trong nhiều dự án, kỳ vọng thành công nhanh chóng đã bị dập tắt". Eder nghiên cứu dự án Con đường tơ lụa trong một khảo sát khoa học dài hạn.
Trong khi đó về nguyên tắt thì dự án BRI không bị đặt thành vấn đề. Tuy vậy theo các số liệu chính thức thì ngày nay con số các dự án mới được ký kết chỉ ngang bằng con số các dự án đã được hoàn thành. Các quan chức Bắc Kinh cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ ban đầu đã chấm dứt và BRI đang phát triển với nhịp độ chậm nhưng bền hơn.
Tuy nhiên, không có dự án đường tơ lụa nào có trên 5 năm tuổi và hầu hết chúng phải tự chứng minh có khả năng sinh lời trong tương lai. Tại một hội nghị ở Bắc Kinh vào mùa xuân này, Giám đốc điều hành của Quỹ tiền tệ thế giới, Christine Lagarde, đã khuyến cáo: "Đúng ra ưu tiên cao nhất của BRI phải là: Con đường tơ lụa mới chỉ chạy đến những nơi mà người ta thực sự cần nó mà thôi".
Đương nhiên, đây chính là điểm đã không xảy ra trong mấy năm qua. Người tã đã đổ xô bu vào số tiền dồi dào từ Bắc Kinh. Các tính toán về kinh tế thị trường thường chỉ đóng một vai trò thứ yếu. Một trong những thí dụ điển hình là việc xây cất và mở rộng tuyến đường sắt từ Trung Quốc chạy xuyên qua Trung Á đến châu Âu, dọc theo con đường tơ lụa lịch sử. Các đoàn tàu đã chạy trên đường sắt này, nhưng chúng chẳng đem lại bất kỳ lợi nhuận nào cho đến nay. Vì vậy, những gì sẽ còn lại từ giấc mơ Con đường tơ lụa mới này vẫn chưa có gì là rõ rệt cả.
G.B.Nguồn: Geostrategisches Großprojekt: Rückschlag für Chinas Seidenstraße của Georg Blume, Paris http://www.spiegel.de/wirtschaft/china-rueckschlag-fuer-grossprojekt-neue-seidenstrasse-a-1218361.html Dịch giả gửi BVN. |
Posted: 23 Jul 2018 05:21 PM PDT
Nguyễn Quang Duy
Chiến tranh thương mãi ngày càng leo thang ông Trump tuyên bố sẵn sàng đánh thuế trên toàn bộ hàng hóa Trung cộng nhập cảng vào Mỹ trị giá lên đến 500 tỷ Mỹ Kim.
Về tiền tệ và tín dụng ông chỉ trích Trung cộng, Liên minh Châu Âu và các nước khác thao túng tiền tệ và ghìm lãi suất thấp hơn, trong khi Mỹ lại tăng lãi suất, ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ.
Ông nhận xét không có một sân chơi công bằng cho nước Mỹ và liên tục đưa ra nhưng chỉ trích thế giới làm nhiều người lo sẽ dẫn đến Thế chiến thứ ba.
Chiến tranh hạt nhân
Tổng thống Trump phát biểu trước cuộc họp riêng với Tổng thống Nga Putin như sau: "Tôi thực sự nghĩ là thế giới muốn thấy chúng ta hòa hợp. Chúng ta là hai cường quốc hạt nhân. Chúng ta sở hữu 90% vũ khí hạt nhân, và đó là điều không tốt. Đó là điều xấu".
Chiến tranh hạt nhân nỗi ưu tư hàng đầu thúc đẩy hai ông Putin và Trump có cuộc gặp riêng này. Trong cuộc họp họ cũng chia sẻ quan tâm về Kim Jong Un, về Bắc Hàn và về Trung cộng hai quốc gia có vũ khí hạt nhân khác.
Trở lại chuyện Bắc Hàn, cuộc họp giữa ông Trump và ông Kim tại Singapore đã kết thúc bằng Tuyên bố chung Bắc Hàn cam kết nhanh chóng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Đó là cớ để Mỹ luôn kêu gọi ông Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân và nhắc nhở các quốc gia trên thế giới phải tiếp tục thi hành các biện pháp chế tài cho đến khi nào Bắc Hàn thực hiện lời hứa.
Nga và Trung cộng ở ngay cạnh Bắc Hàn nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra hai quốc gia này sẽ nhận lãnh hậu quả khó lường.
Với Bắc Hàn chiến thuật cây gậy và củ cà rốt xem ra có hiệu quả. Ông Kim đã tỏ ra xuống nước không dám đe dọa Mỹ như trước đây còn bày tỏ mong muốn cải cách kinh tế nhưng giữ nguyên thể chế chính trị như khối trục Bắc Kinh - Hà Nội hiện nay.
Điều đó cho thấy ông Trump dành mọi nỗ lực để giảm thiểu khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân và nếu có chiến tranh quân sự Nga ít nhất giữ vị thế trung lập không đứng về phe đối phương.
Tiếp tục cuộc gặp thượng đỉnh Nga Mỹ tuần qua, ngày 21/7/2018 Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cùng nhau thảo luận về triển vọng bình thường hóa quan hệ hai nước trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi.
Trong thời điểm hiện nay đây là một dấu hiệu vô cùng tích cực không chỉ riêng cho nước Mỹ mà cho toàn thế giới. Thế đối đầu Mỹ Nga cần thay đổi để Mỹ có thể tập trung giải quyết tàn dư cộng sản.
NATO tăng ngân sách quốc phòng
Trái với thái độ vồn vã khi gặp ông Putin, trước đó ông Trump liên tục công kích một số quốc gia NATO vì không chịu gia tăng ngân sách quốc phòng.
Mỹ phải chi ra hơn 3.5% GDP và đến nay Mỹ đã đóng góp 70% chi phí NATO. Trong khi đó đến cuối năm 2018 chỉ có 5 quốc gia NATO chi 2% GDP. Hầu hết các cường quốc Âu Châu chỉ chi khoảng 1% GDP, Pháp 1,8%, Đức 1,2%, và Ý 1,2%.
Ông Trump cho biết trong tình trạng đối đầu giữa khối NATO và Nga chiến tranh quân sự rất dễ dàng xảy ra.
Nếu có chiến tranh xảy ra với ngân sách quốc phòng hạn hẹp các nước trong khối NATO không có khả năng chống đỡ, Mỹ lại sẽ phải điều quân trợ giúp và như thế là không công bằng cho nước Mỹ.
Ông Trump thậm chí còn nói rõ nếu được Quốc hội cho phép ông sẽ rút Mỹ khỏi khối NATO vì ngày nay các cường quốc Âu Châu đã đủ mạnh để tự phòng vệ.
Đầu tháng 7/2018 trước khi sang Châu Âu ông Trump nhận định: "Liên minh Châu Âu tồi tệ như Trung Quốc, chỉ có điều ở quy mô nhỏ hơn. Những gì họ làm với Mỹ thật tồi tệ".
Ông cho biết: "Năm ngoái, với Mỹ Châu Âu đạt 151 tỉ Mỹ kim thặng dư thương mại. Mỹ chịu thâm hụt nặng với EU trong khi vẫn chi một khoản lớn vào NATO để bảo vệ họ".
Chỉ vài tháng trước ông Trump từng ca ngợi Ba Lan khi chi hơn 10 tỷ Mỹ Kim mua hệ thống Patriot của Mỹ.
Đương nhiên Mỹ hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho Ba Lan, nhưng đến khi Ba Lan cần trợ giúp quân sự thì Mỹ cũng sẵn sàng. Đôi bên cùng có lợi.
Khi toàn khối NATO gia tăng khả năng phòng thủ thì Nga sẽ phải cân nhắc kỹ hơn trước khi nghĩ đến chuyện chiến tranh.
Khi đó Mỹ đễ dàng chuyển quân sang khu vực Thái Bình Dương, mặt trận chiến lược mà Mỹ cần gia tăng bảo vệ và kiểm soát.
Đơn giản thủ tục bán vũ khí…
Ngày 19/4/2018 Tòa Bạch Ốc công bố chính sách đơn giản hóa thủ tục bán vũ khí cho các nước đồng minh. Thủ tục sẽ rút ngắn việc mua vũ khí Mỹ từ vài năm xuống còn vài ngày giúp cho các đồng minh có được vũ khí một cách nhanh chóng.
Trở về Á Châu từ khi nhậm chức ông Trump liên tục thúc đẩy Nhật và Nam Hàn gia tăng ngân sách quốc phòng và tăng trả chi phí đóng quân Mỹ tại hai quốc gia này.
Ngày 18/4/2018 vừa qua, Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tái khẳng định đảo Senkaku được áp dụng cho Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ - Nhật và cam kết quân đội Mỹ tiếp tục trách nhiệm phòng vệ cho Nhật.
Riêng Đài Loan ông Trump mở rộng quan hệ ngoại giao, ký thêm nhiều hợp đồng bán khí giới, tập trận chung và gần đây nhất là việc đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan.
Ấn Độ một quốc gia luôn đối đầu với Trung cộng và là một đồng minh mới của Mỹ được ông Trump đặc biệt quan tâm.
Ông Trump đã điện thoại trao đổi với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngay sau ngày nhậm chức. Thời gian qua Ấn Độ cũng chuyển sang mua nhiều vũ khí của Mỹ hơn mua vũ khí Nga.
Ông Trump vốn xuất thân là một thương gia nên việc gì cũng cần phải có hợp đồng với những con số rõ ràng, nên từ khi nhậm chức, ông đã bán được nhiều vũ khí cho Mỹ.
Ngân sách quốc phòng Mỹ
Cuối năm 2017, Quốc hội Mỹ thông qua ngân sách dự chi 692 tỷ Mỹ kim chừng 3.5% GDP cho quốc phòng năm 2018. Con số này vượt quá 37 tỷ Mỹ kim chính phủ Mỹ đề nghị và hơn 100 tỷ so với năm 2016 thời Tổng thống Obama.
Điều này chứng tỏ không riêng ông Trump mà Quốc hội đã nhận thấy nước Mỹ cần gia tăng quốc phòng để ngăn chặn chiến tranh và bảo đảm một trật tự mới cho thế giới.
Trong hai cuộc thế chiến trước đây Mỹ đứng ngoài vòng chiến đến phút cuối. Nhưng lần này nếu chiến tranh xảy ra Mỹ sẽ phải tham dự từ ngay phút đầu và có khi cũng là nước đầu tiên bị tấn công.
Rõ ràng chiến lược của ông Trump là giảm thiểu xảy ra chiến tranh, tăng phòng thủ để giảm thiểu chiến tranh, giảm thiểu tổn thất, nhanh chóng giành chiến thắng và tăng sản xuất vũ khí để sẵn sàng khi xảy ra chiến tranh.
Tổng Thống Reagan và cuộc chạy đua vũ trang
Ngày 8/1/1979 Việt Nam đánh chiếm Campuchia. Sang ngày 17/2/1979 Trung cộng đánh chiếm một số tỉnh phía Bắc Việt Nam sau đó rút quân.
Chiến tranh Việt - Trung và Việt - Campuchia kéo dài 10 năm, Việt Nam duy trì chiến tranh dựa trên viện trợ Liên Xô và Khối Đông Âu. Cuối cùng Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia và phải sang Trung cộng ký Hiệp ước Thành Đô đầy tai tiếng.
Đến tháng 12/1979, Liên Xô đổ quân vào Afghanistan giúp chính phủ theo phe cộng sản, trấn áp các lực lượng chống cộng. Trong 10 năm Liên Xô sa lầy trong cuộc chiến tranh cuối cùng phải rút quân.
Cộng sản ở Phi Châu lúc bấy giờ cũng đang hồi thắng thế. Mối đe dọa thế giới tự do sẽ bị cộng sản dùng vũ lực thôn tính chưa bao giờ cao như giai đoạn đầu thập niên 1980.
Tháng 1/1981, Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức ông cho tăng cường kho võ khí của Mỹ ở mức khủng khiếp. Liên Xô phải chạy đua vũ trang, nhưng kinh tế không đủ sức chịu đựng nên sụp đổ.
Khi ấy khá nhiều người đã công khai lo ngại Thế chiến thứ ba sẽ bùng nổ và Mỹ - Liên Xô sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử.
Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher cho rằng: "Tổng thống Ronald Reagan đã giành chiến thắng trong chiến tranh lạnh mà không cần bắn một phát đạn nào".
Phải chăng ông Trump đang đưa Trung cộng vào chiến tranh thương mãi, chiến tranh tiền tệ và chiến tranh tín dụng cùng một lúc để đánh đổ Trung cộng và các nước cộng sản còn lại mà không cần bắn phát đạn nào?
Bất ổn nội bộ Đảng Cộng sản
Nhìn chung Trung cộng chưa bao giờ nghĩ tới chiến tranh thương mãi nên xây dựng một thể chế kinh tế hoàn toàn dựa vào xuất khẩu sang Mỹ và ra thế giới.
Tập Cận Bình mặc dù đã biết trước việc Mỹ trừng phạt kinh tế từ khi ông Trump nhậm chức nhưng khá bị động trước tình thế liên tục bị tấn công.
Việc trả đũa của Trung cộng bị nhiều người nhận xét là thất sách vì cán cân chiến thắng nghiêng hẳn về phía Mỹ và chọc giận ông Trump đưa ra những quyết định ngày một mạnh hơn.
Trong nội bộ Đảng Cộng sản lại luôn tồn tại tranh giành quyền lực vì thế chiến tranh thương mãi là cơ hội để các cánh trong đảng quy trách nhiệm cho Tập Cận Bình.
Ông Tập từng đưa ra các học thuyết như "Tư tưởng Tập Cận Bình", "Giấc mộng Trung Quốc", "Dung nạp Thái Bình Dương", "Một vành đai - Một con đường" hay đeo đuổi chủ thuyết "Nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải" của Mao Trạch Đông.
Giờ là lúc ông bị chỉ trích là tự tạo ra sức mạnh ảo tưởng, tinh thần sung bái cá nhân, biểu lộ ý đồ xưng bá thế giới, gây chiến với Mỹ và thế giới.
Giới quan sát cho biết mâu thuẫn nội bộ Đảng Cộng sản được đưa ra công khai, nhiều biểu hiện bất thường cũng xuất hiện trong công tác tuyên truyền, ăn khớp các thông tin nêu trên.
Cũng có tin cho rằng Hội nghị Bắc Đới Hà thuộc tỉnh Hà Bắc vào đầu tháng 8 sẽ tập trung thảo luận về ba yếu tố chính: Thứ nhất, làm thế nào để đối phó cuộc chiến thương mại; thứ hai, quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính và tín dụng; và thứ ba, điều chỉnh phong cách lãnh đạo từ bỏ tệ sùng bái cá nhân, thay vào đó là làm nổi bật vai trò lãnh đạo tập thể.
Cũng cần biết sau Hội nghị Bắc Đới Hà năm trước 2017 Trung cộng quyết định kềm chế các địa phương đi vay, kiểm soát nợ công, nguồn rủi ro lớn cho sự ổn định tài chính và kinh tế Trung cộng. Nghĩa là đã giảm chi tiêu.
Nay cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ làm tăng trưởng kinh tế trên đà tụt dốc, việc thu chi bắt buộc phải tính toán lại. Trung cộng không có lựa chọn nào khác hơn phải thắt lưng buộc bụng không còn tung tiền mua ảnh hưởng như trước đây.
Nói tóm lại chỉ có trong cơn điên Trung cộng mới khai chiến quân sự với Mỹ và nếu có cũng chỉ được hậu thuẫn bởi thành phần bán mình cho giặc đang nằm trong Đảng Cộng sản Việt Nam hậu thuẫn.
Như bạn đọc đã thấy Trung cộng đang bị Mỹ bao vây và sẽ bị xé ra thành nhiều nước độc lập như Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, Mãn Châu, Hong Kong, Ma Cao…
Việt Nam và thế giới khi đó mới có thể nghĩ đến hòa bình thay vì luôn phải đối đầu với tham vọng bành trướng bá quyền của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.
Melbourne, Úc Đại Lợi23/7/2018 N.Q.D. Tác giả gửi BVN. |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét