“NHỮNG “TỬ HUYỆT” CỦA CHỦ THUYẾT “SẶC MÙI BOLERO” CỦA TẬP CẬN BÌNH” CÔNG BỐ TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CS TRUNG QUỐC XIX ( Phần 1)” plus 8 more |
- NHỮNG “TỬ HUYỆT” CỦA CHỦ THUYẾT “SẶC MÙI BOLERO” CỦA TẬP CẬN BÌNH” CÔNG BỐ TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CS TRUNG QUỐC XIX ( Phần 1)
- Trông Lào lại ngẫm đến ta
- Phát biểu khác biệt của quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về CMCN 4.0
- Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?
- CÔNG TY DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG TẶNG 1 HUYỆN VÀ 1 TRỊ TRẤN TRUNG QUỐC 200.000 USD CHO DỰ ÁN GIẢM NGHÈO DỊP 27/7
- 'Nếu không giải quyết bức xúc ở bộ phận nhỏ thì sẽ trở thành vấn đề xã hội lớn'
- Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Văn nghệ phải chiếu sáng đời sống, bồi dưỡng, nâng cao con người
- Con đường tơ lụa của Trung Quốc là dự án gây rủi ro lớn nhất cho môi trường?
- TẬP CẬN BÌNH THAM VỌNG XÂY ĐẾ CHẾ TRUNG HOA-THEO VẾT XE ĐỔ CỦA TẦN THỦY HOÀNG
Posted: 25 Jul 2018 03:47 PM PDT Phạm Viết Đào. Trong báo cáo chính trị được TBT Tập Cận Bình đọc tại phiên khai mạc Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 19 ngày 18/11/2017 tại Phần I. CÔNG TÁC 5 NĂM QUA VÀ NHỮNG THAY ĐỔI MANG TÍNH LỊCH SỬ đã đúc kết: " …Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã bước vào thời đại mới, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc đã chuyển hóa thành mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về một đời sống tốt đẹp với sự phát triển không cân bằng, không đầy đủ. Trung Quốc đã giải quyết ổn định vấn đề ấm no cho hơn 1 tỷ dân; nhìn chung đã thực hiện khá giả và sẽ sớm hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, nhu cầu về đời sống tốt đẹp của nhân dân ngày càng rộng, không chỉ có những đòi hỏi cao hơn đối với đời sống vật chất văn hóa, mà còn có cả những đòi hỏi ngày càng tăng về dân chủ, pháp trị, công bằng, chính nghĩa, an ninh, môi trường..." ( BCTCB-ĐH19-Bản dịch của VOV) Những lời hoa mỹ kể trên chẳng khác gì lớp voan mỏng, mỹ miều che lấp những "tử huyệt" của thể chế XHCN nói chung và cái thế chế XHCN mang màu sắc Trung Quốc được ông Tập lập trình, tôn vinh và nhận mình là tác giả. Để che dấu những "tử huyệt" của xã hội Trung Quốc, trong BCTCB đã sử dùng những hư ngữ cứng cỏi, đanh thép, bóng lộn và chói lóa: "Toàn Đảng cần tự giác hơn nữa kiên trì nguyên tắc tính Đảng, dũng cảm đối mặt trực tiếp với các vấn đề, dám "nạo xương trị độc", xóa bỏ mọi nhân tố làm tổn hại đến tính tiên tiến và tính trong sạch của Đảng, loại bỏ tất cả những mầm bệnh gặm nhấm cơ thể mạnh khỏe của Đảng; không ngừng tăng cường năng lực lãnh đạo chính trị, năng lực dẫn dắt tư tưởng, năng lực tổ chức quần chúng, năng lực hiệu triệu xã hội của Đảng; bảo đảm Đảng Cộng sản Trung Quốc mãi mãi tràn đầy sức sống và sức chiến đấu mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh vĩ đại, công trình vĩ đại, sự nghiệp vĩ đại, giấc mơ vĩ đại có mối liên hệ chặt chẽ, xuyên suốt với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, trong đó công trình vĩ đại mới xây dựng Đảng có vai trò quyết định. Thúc đẩy công trình vĩ đại cần kết hợp với thực tiễn của cuộc đấu tranh vĩ đại, sự nghiệp vĩ đại, giấc mơ vĩ đại; bảo đảm Đảng luôn đi đầu thời đại trong tiến trình lịch sử với tình hình thế giới biến đổi sâu sắc; luôn là trụ cột của toàn dân trong tiến trình lịch sử ứng phó với các rủi ro và thách thức trong và ngoài nước; luôn là hạt nhân lãnh đạo kiên cường trong tiến trình lịch sử kiên định và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc…" Tất cả những lớp hư chữ hào nhoáng được các tay "thợ kim hoàn" siêu đẳng gọt rũa nhằm ngụy trang che dấu khá kỹ cái " hộp đen": Duy trì quyền lực tuyệt đối cho Đảng CS Trung Quốc. Đó là cái Đảng mà nhất cử nhất động từ các ủy viên Bộ Chính trị cho tới toàn bộ bộ máy từ trung ương tới địa phương, từ người già tới trẻ con phải cam kết trung thành với ông Tập Cận Bình. Mọi hoạt động của cả guồng máy phải chịu sự chi phối bởi từ trường " Tập hạt nhân"." Hộp đen" đó tải chứa bên trong toàn bộ cái "giây chuyền công nghệ-hệ điều hành quản trị" mệnh danh là "CNXH mang màu sắc Trung Quốc". Mặc dù ông Tập Cận Bình tuyên bố chủ thuyết của ông không sao chép bất cứ một mô hình nào, nhưng tư tưởng TCB về thực chất là một nồi lẩu thập cẩm, một thứ" ný nuận " chế tác, sao chép từ 3 nguồn: Marx-Mao-Giang… Sự sao chép, lai tạp tạo ra một thứ sản phẩm bắt mắt từa tựa như những chiếc điện thoại, những iphone mang nhãn made in China đang bán đầy tại chợ trời Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong các hoạt động sáng tạo thuộc thường tầng kiến trúc văn học nghệ thuật như văn thơ, nhạc họa, triết học… người ta chỉ ghi nhận, thừa nhận giá trị của các sản phầm thuộc bản gốc, còn những thứ sao chép dù tinh vi tinh quái đến đâu cũng đều vô giá trị… Mớ lý luận được chế tác bởi "anh hùng núp" Vương Hỗ Ninh, một kiểu lý luận sặc khẩu khí của Hòa Thân…chỉ có thể làm hoa mắt những tầng lớp bình dân, khó lòng qua mắt được tầng lớp tinh anh của Trung Quốc. Loại lý luận mang mùi vị bolero này khó lòng thu phục, khuyếch tán ra được bên ngoài biên ải Trung Quốc. Điều này giống như những vở kinh kịch được chế tác dưới thời Mao, theo bàn tay đại diễn Giang Thanh trong đại cách mạng văn hóa. Có đúng mâu thuẫn chủ yếu của XHCN Trung Quốc hiện chỉ còn là loại mâu thuẫn thuộc phạm trù thẩm mỹ- đạo đức; Tức XH Trung Quốc đã đạt tới trình độ của thời Nghiêu-Thuấn? Trong cái xã hội đó, Đảng và nhà nước Trung Quốc chỉ còn phải quan tâm, chăm lo, hóa giải những mâu thuẫn thuộc thượng tầng kiến trúc, đó là phạm trù thẩm mỹ-đạo đức, hai cái lõi cốt của văn hóa ? Còn vấn đề cơm áo gạo tiền không còn là vấn đề phải quan tâm nhiều đối với 1,3 tỷ dân trong xã hội Trung Quốc, Giai đoạn ông Tập Cận Bình chấp chính ? Phải chăng triều đại Tập Cận Bình đã hóa giải, xóa xong những mâu thuẫn khác đó là mâu thuẫn gay gắt về quyền, lợi ích giữa các tầng lớp, sắc tộc, vùng miền của xã hội Trung Quốc ? Liệu con số mà BCTCB về số lượng người nghèo của Trung Quốc chưa vượt quá 100 triệu/1,3 tỷ người có là số liệu đáng tin cậy? Sự tuyên bố trên nếu không muốn nói là ấu trĩ về phương diện triết học thì đó cũng là một sự bịp bợm về chính trị… Hiện nay ngay một số nước Bắc Âu, tuy họ đã được coi là họ đã thành công trong việc thiết kế xây dựng được một thế chế dân chủ XHCN, thế nhưng họ cũng chưa dám tuyên bố đã hóa giải xong các mối xung đột về lợi ích giữa các giai tầng trong xã hội. Thế mà Trung Quốc, một đất nước có trên 1,3 tỷ dân lại tuyên bố trong Diễn văn khai mạc Đảng cầm quyền độc tôn một câu xanh rờn "mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc đã chuyển hóa thành mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về một đời sống tốt đẹp với sự phát triển không cân bằng, không đầy đủ..."? Ta hãy đi vào bản chất và một số đặc điểm đáng chú ý của cái thể chế này được trình bày trong BCTCB:"Tích cực phát triển chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện; việc xây dựng chế độ thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, người dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật được thúc đẩy toàn diện; cơ chế, thể chế lãnh đạo của Đảng không ngừng hoàn thiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển, dân chủ trong Đảng được phát huy rộng rãi; dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa được triển khai toàn diện, mặt trận yêu nước thống nhất được củng cố và phát triển; công tác dân tộc, tôn giáo được thúc đẩy một cách sáng tạo. Lập pháp khoa học, chấp pháp nghiêm chỉnh, tư pháp công minh, toàn dân tuân thủ pháp luật được thúc đẩy; việc xây dựng đất nước pháp trị, chính phủ pháp trị, xã hội pháp trị tương hỗ lẫn nhau; hệ thống pháp trị chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ngày càng hoàn thiện; quan điểm pháp trị trong toàn xã hội được tăng cường rõ rệt…" Đọc những lời hoa mỹ, sặc "mùi bolero" kể trên thấy xã hội Trung Quốc đã đạt chuẩn phổ cập " hạng người quân tử" trên phạm vi quốc gia? Đó là xã hội mà con người ứng xử với nhau:"Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi"; (Quân tử hiểu rõ chưng nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ chưng lợi). (Luận Ngữ: Lý Nhân, IV); "Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác; tiểu nhân phản thị"; (Quân tử gây thành cái hay cho người ta, không gây thành cái ác cho người ta; tiểu nhân không thế).(Luận Ngữ: Nhan Uyên, XII); "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn vu sự nhi thận vu ngôn" (Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu an ổn, chăm làm mà cẩn trọng trong lời nói) "Luận Ngữ – Học Nhi" Cái thể chế chính trị được véo von bằng những lời lẽ bolero không che dấu được những điều bịp bợm bên trong của cái hệ điều hành: tuyên bố một đằng nhưng lại vận hành và thực tiễn đang diễn ra một kiểu? Có nhà lãnh đạo nào mà chỉ lãnh đạo chung chung mà không quản lý, làm chủ cái giây chuyền công nghệ do mình lắp đặt vận hành ? Có nhà quản lý nào mà lại chỉ quản lý chung chung không biết gì về lãnh đạo và làm chủ ? Có ông chủ nào mà cũng lại làm chủ trên giấy tờ, khẩu hiệu không quản lý, quán trị cái giây chuyền công nghệ đó ? Cái giây chuyền công nghệ suy tôn cả ba thực thể này thực chất là một thứ bánh vẽ bởi sự phi lý lộ ra ở chỗ: Tất cả đều là "ông chủ"thì ai là lính, ai là thợ ? Thực chất hạt nhân của cái "cái bánh vẽ" này chỉ có một thực thế nắm quyền chi phối vả 3 công đoạn lãnh đạo- quản lý và làm chủ đó là Đảng CS Trung Quốc? Vai trò, công năng của bộ máy nhà nước-nhân dân cũng chỉ là cái bù long, đinh ốc, băng chuyền của cái giây chuyền đó… Dây chuyền công nghệ Bắc Âu và ở các nước công nghiệp phát triển không phải không phát sinh loại mâu thuẫn xung đột về lợi ích, công năng giữa các giai tầng, vị trí trong quá trình vận hành. Nhưng hệ điều hành của mô hình xã hội dân chủ này đã hóa giải các mâu thuẫn đó không theo quy trình tùy thuộc vào ý chí của một Đảng độc tôn lãnh đạo, ý chí của một đảng nắm toàn bộ binh quyền trong tay: Đảng bảo đi là đi Đảng báo thắng là thắng…( Thơ Tố Hữu-Thắng trong tiếng việt còn có nghĩa là phanh hãm). Thị trường XHCN dân chủ Bắc Âu bằng sự đa nguyên chính trị, bằng một nền chính trị luôn chịu sự tác động của sự cạnh tranh và đào thải thường trực, chọn lọc tự nhiên… Đảng CS Trung Quốc không tìm cách thuyết phục, quy phục sự đồng thuận của quảng đại người dân bằng các lý tưởng, cương lĩnh và chương trình hành động khoa học, tân tiến mà lại tìm cách pha trộn theo lối lẩu, món ăn đặc sản có nguồn gốc Trung Quốc: chủ nghĩa Marx- Lê Nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, thuyết ba đại diện và tư tưởng " Đảng nắm binh quyền" đã làm nên chủ thuyết Tập Cận Bình.. Tất cả mớ hỏa mù đó của chủ thuyết lại được đặt cược, được thăng hoa dựa vào cái nền tảng nghe sướng tai hơn nhạc bolero, gọi là "giấc mộng Trung Hoa" đầy huyễn hoặc, mông lung, huyền bí… Ước mơ đó là một trong những khát vọng, đặc quyền thuộc tính người; Nhờ giấc mơ mà đôi khi con người trở nên thánh thiện hơn, trách nhiệm hơn với mình với xã hội, với những người thân cạnh mình và dàm hy sinh những quyền lợi trước mắt, thiển cận. Giấc mơ, ước mơ thường là những điều con người ta thường hướng tới những điều vượt qua khả năng thường ngày; tỷ như một người chỉ có khả năng kiếm tiền hàng tháng có mức thu nhập toàn gia ở mức 10-20 triệu đồng và mơ ước có ngày sẽ có biệt thư, xe ôtô sang đi làm… Giấc mơ đó rất có thể sẽ có ngày trở thành hiện thực may nhờ một sự run rủi nào đó của số phận tỷ dụ: bỗng dưng anh ta trúng số độc đắc, trúng xổ số lôtô hay trúng số đề chẳng hạn; hay có người bà con nước ngoài bỗng dứng nhớ tới chuyển cho 1 khoản tiền… Những người lập trình cuộc đời mình dựa vào nền tảng các giấc mơ, thường là dân chơi lô đề, xổ số, loto…Do vậy nên họ thường chăm cầu cúng đền chùa, hương khói tổ tiên để sớm được sự phù trợ của số phận để giấc mơ sớm thành hiện thực… Xưa nay, người ta chỉ có thể để cập tới "thiết chế giấc mơ", lập trình thiết chế này cho mỗi cá nhân, cho gia đình, ngay đối với một dòng tộc độ dăm bảy trăm nóc nhà cũng ít ai dám tìm cách nuôi dưỡng giấc mơ, thiết kế "giấc mơ vĩ đại" kiểu TBT Tập Cận Bình… Điều ngạc nhiên, Đảng CS Trung Quôc, một đảng duy vật vẫn tôn thờ chủ nghĩa Marx Lê là thiết kế một đường lối, cương lĩnh chính trị dựa trên nền tảng giấc mơ, "giấc mộng Trung Hoa"… Trong xã hội, tại nhiều quốc gia nghèo khổ nhiều người hay nói tới "giấc mơ Mỹ", nhưng đó là giấc mơ dành cho cá nhân. Để có thể đạt được giấc mơ Mỹ, nhiều gia đình tại nhiều nước đã dồn tiền của cho con học giỏi để tìm cách vào học, có học bổng tại các trường danh tiếng Mỹ, để rồi ra trường tìm được công ăn việc làm tại Mỹ, có được thẻ xanh để bảo lãnh được người thân sang Mỹ để có được suất trợ cấp thất nghiệp… Và cái thiết chế, định hướng cuộc đời theo giấc mơ có thể trở thành hiện thực chỉ có thể dành cho cá thể của một vài gia đình…Không có một quốc gia nào định hướng cho mình tìm cách đạt giấc mơ Mỹ; Có thể tìm cách sát nhập, hòa đồng, xin cấp thẻ xanh cho cả quốc gia mình nhằm thực hiện giấc mơ Mỹ… Thế mà tại diễn đàn Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 19, từ khi ông Tập Cận Bình lên chấp chính, thế giới bắt đầu nghe thấy cái cương lĩnh, thiết chế " giấc mơ Trung Hoa" được công bố, quảng bá ngay trong Đại hội Đảng cho cả một quốc gia có trên 1,3 tỷ dân… ( Còn nữa...) | ||||
Posted: 25 Jul 2018 03:17 PM PDT Trân Văn 25-7-2018 Tuần trước, hàng trăm facebooker chia sẻ video clip ghi lại cảnh ống khói của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (tọa lạc tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) phun ra một vòi khói đen kịt với đường kính có thể đến hàng chục mét, chiều cao cỡ… trăm mét (1)… Chắc chắn chỉ… Trời mới biết tác động của đủ thứ chất độc hại và bụi bặm trong cột khói ấy lan tới đâu vì chẳng có nghiên cứu, cảnh báo, hay hạn chế nào! Xem xong video clip, người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam thêm một lẩn nữa thở dài, bày tỏ sự ái ngại cho sức khỏe của dân chúng huyện Tuy Phong, Bình Thuận rồi… thôi! Đó không phải là lần đầu tiên và tất nhiên cũng chẳng phải lần cuối cùng, các nhà máy nhiệt điện trong vùng "vệ sinh đường ống"! Khu vực Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận có tới bốn nhà máy phát điện bằng than nên trong tương lai, những video clip mang tính cảnh báo như vừa kể sẽ trở thành… nhàm! Mà chẳng riêng Vĩnh Tân, số lượng nhà máy dùng than để phát điện ở Việt Nam giờ đã xấp xỉ 20. Theo kế hoạch phát triển nguồn điện tại Việt Nam thì đến năm 2030 (Tổng sơ đồ điện VII), số nhà máy dùng than để phát điện ở Việt Nam sẽ trải dài từ Bắc tới Nam và vượt mức… 50. Đủ loại chuyên gia từ y tế, môi trường, đến năng lượng, kinh tế đã cũng như đang cảnh báo, đốt than để tạo điện mỗi năm sẽ thải vào không khí vài chục triệu tấn tro và một lượng cực lớn các chất nguy hiểm (dioxit lưu huỳnh – SO2, oxit nitơ – NOx, carbon dioxit – CO2, thủy ngân, thạch tín,…), những chất này sẽ phá hủy hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tăng nguy cơ bị ung thư phổi, đột qụi, mắc các bệnh về tim mạch, bệnh mãn tính hoặc bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp… chưa kể các loại khí sunfat và nitrat còn gây ra mưa acid, hủy hoại những dòng suối, những cánh rừng. Phát triển hệ thống nhà máy phát điện bằng than còn khiến nguồn nước vốn bắt đầu thiếu trở thành khan hiếm, khi hệ thống nhà máy này thải ra hàng trăm triệu khối nước nóng 40oC, lượng nước nóng khổng lồ ấy sẽ hủy diệt hệ sinh thái dưới nước, cả triệu người sẽ mất sinh kế, sinh hoạt xã hội sẽ bị đảo lộn… Dẫu cho "Tổng sơ đồ điện VII" bị lên án là kế hoạch hủy diệt môi trường, sức khỏe và tính mạng, tương lai con người – số người chết vì các nhà máy dùng than phát điện cao gấp ba lần số người chết vì tai nạn giao thông, chưa kể chi phí khổng lồ do phải chăm sóc sức khỏe của các nạn nhân và nếu cộng những thiệt hại ấy với chi phí nhập cảng hàng trăm triệu tấn than/năm, phát điện bằng than rõ ràng là không rẻ, thành ra nhiều quốc gia, kể cả Trung Quốc đã quyết định ngưng phát triển các nhà máy nhiệt điện dùng than, song… chẳng ai cản được hệ thống công quyền Việt Nam phát triển hệ thống nhà máy phát điện bằng than, hoặc do Trung Quốc trực tiếp đầu tư, hoặc tự đầu tư chủ yếu bằng vốn vay của Trung Quốc kèm cam kết sử dụng công nghệ Trung Quốc! *** Tuần này, công chúng Việt Nam thảng thốt trước sự kiện đập chắn nước của Thủy điện Xepian – Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu của Lào bị vỡ. Chưa có thống kê chính thức về thiệt hại, chỉ có thể ước tính, số người chết và mất tích không dưới hàng trăm, số gia đình trắng tay, mất cả nơi cư trú lẫn tài sản không dưới chục ngàn! Xem những video clip ghi lại thảm họa vừa kể (2), không ít người Việt liên tưởng đến hàng loạt ẩn họa tương tự trên xứ sở của mình. Ẩn họa gây nhiều lo ngại nhất là Thủy điện Sơn La. Từ năm 1999, sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố ý tưởng xây dựng thủy điện Sơn La, giới khoa học trong và ngoài nước đã đề nghị chính quyền Việt Nam gạt bỏ nó. Thủy điện Sơn La là một phần trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Ðà. Trước nữa, chính quyền Việt Nam từng cho chặn đoạn giữa của sông Ðà làm Thủy điện Hòa Bình. Với dự án thủy điện Sơn La, sông Ðà sẽ tiếp tục bị chặn ở đoạn phía trên thủy điện Hòa Bình. Ngoài việc làm cho 20.000 gia đình, với trên 100,000 dân, cư trú tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên (đa số là người thiểu số) mất nơi cư trú và sinh sống, thủy điện Sơn La sẽ tạo ra vô số tác động bất lợi đến môi trường (thay đổi về vi khí hậu, hệ động vật, hệ thực vật, đất bị trượt, vận tải chất rắn, suy giảm chất lượng nước, cuộc sống, sinh hoạt của hàng trăm ngàn người sẽ bị xáo trộn hoàn toàn), các chuyên gia trong và ngoài Việt Nam còn cảnh báo rằng, bởi những trung tâm đông dân cư ở vùng châu thổ sông Hồng đều nằm dưới mực nước lũ, do rừng đã mất, biến đổi khí hậu khiến mưa bão càng ngày càng nhiều và càng lớn, Sơn La lại là vùng có động đất thường xuyên và mạnh nhất Việt Nam (trên khu vực có bán kính 200 cây số quanh công trình thủy điện Sơn La đã xảy ra 1,089 vụ động đất), nên đập thủy điện Sơn La rất dễ vỡ. Nếu đập thủy điện Sơn La vỡ, đập thủy điện Hòa Bình cũng sẽ vỡ theo và như thế hồ chứa nước của thủy điện Sơn La thực sự là một "đại thảm họa", treo lơ lửng trên đầu châu thổ sông Hồng. Trên báo chí Việt Nam, người ta đã từng công bố những tính toán, theo đó: "Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến… 60m và sẽ có khoảng 15 triệu người thiệt mạng"…Tuy nhiên kế hoạch xây dựng thủy điện Sơn La vẫn được triển khai. Hồi tháng 9 năm 2008, người ta đã phát hiện vết nứt trên thân đập chính, đến tháng 2 năm 2009, người ta lại phát giác thêm một số vết nứt nữa chạy dọc các đập không tràn ở cả hai bên phải và trái (trong thủy điện, có hai loại đập quan trọng: đập chính để giữ nước, đập không tràn để dẫn nước vào hầm ngầm giúp chạy máy phát điện, các đập không tràn được ví như "trái tim của nhà máy phát điện") của thủy điện Sơn La. Một số vết nứt trên đập không tràn dài gần 100 mét, sâu 6 mét… Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng có tầm vóc quốc gia từng cho biết, đã thành lập một tổ chuyên gia để thẩm tra báo cáo của chủ đầu tư (EVN) về việc xử lý những vết nứt tại thủy điện Sơn La nhưng kết quả thế nào thì chưa công bố… Cũng kể từ đó đến nay, động đất xảy ra liên tục tại một số khu vực lân cận Thủy điện Sơn La, thậm chí có những thời điểm, có tới hai hoặc ba trận động đất xảy ra trong vòng một đêm (ví dụ đêm 19 tháng 7 năm 2014 ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La)! Chẳng rõ có ai ở Lào can gián chính phủ Lào đừng phê duyệt dự án Thủy điện Xepian – Xe Nam Noy hay không? Giờ, khi đập chắn nước của thủy điện này vỡ, có ai bị truy cứu trách nhiệm về chủ trương hay không? Riêng tại Việt Nam, nếu chẳng may đập Thủy điện Sơn La vỡ thì bất kể hậu quả thế nào Đảng CSVN cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm về chủ trương của mình. Đã có bao giờ Đảng CSVN nhận trách nhiệm về các "chủ trương lớn" gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, kinh tế, xã hội, thậm chí an ninh – quốc phòng, chủ quyền quốc gia chưa? *** Đợt mưa bão, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề trên toàn miền Bắc và phía Bắc miền Trung từ thượng tuần tháng 7 đến giờ chỉ được xem là do thời tiết bất thường, biến đổi khí hậu. Người ta chỉ nói xa, nói gần về những nguyên nhân khiến mưa, bão, lũ lụt liên tục gây hậu quả thảm khốc trong thời gian vừa qua là do phá rừng và cho phép xây dựng tràn lan các nhà máy thủy điện. Nói xa, nói gần vì không có cuộc điều tra tới nơi, tới chốn nào nhằm thẩm định nguyên nhân, đặt định giải pháp, truy cứu – xử lý trách nhiệm cá nhân. Chưa kể nói thẳng thì có thể… mất tự do bởi cáo buộc kích động, giật dây. Bão đến, mưa lớn, nước từ các nơi đổ về, ngày 7 tháng 7, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng – Chống thiên tai cho phép hai nhà máy thủy điện là Sơn La, Hòa Bình được mở cửa xả nước xuống hạ du (3). Ngày 14 tháng 7, cũng cơ quan này ra lệnh cho bộ phận điều hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở cửa thứ ba để xả thêm nước xuống hạ du (4). Ngày 21 tháng 7, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng – Chống thiên tai gửi công điện ra lệnh cho bộ phận điều hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở thêm một cửa xả nước nữa (5). Trong bản tin thời sự phát sáng 23 tháng 7, VTV loan báo, lũ lụt đã làm ít nhất 30 người thiệt mạng và mất tích, 17 người bị thương, hàng ngàn gia đình không nơi cư trú vì nhà sập, ngập và… Bộ trưởng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn chỉ đạo: "Đóng ngay một cửa xả của Thủy điện Hòa Bình, giảm bớt lượng nước dồn về hạ du" (6). Có tương quan nào giữa xả lũ với ngập lụt tràn lan, nhà cửa, ruộng vườn, tài sản của hàng triệu người ở miền Bắc và phía Bắc miền Trung bị hủy hoại, hư hỏng, sinh hoạt xã hội bị đảo lộn hay không? Có tương quan nào giữa phát triển thủy điện – mất rừng với sạt lở, lũ quét, lụt lội xảy ra càng ngày càng thường xuyên, người ta càng ngày càng dễ chết, dễ mất tích, bị thương, trắng tay hay không? Năm 2013, sau khi thẩm tra các công trình thủy điện, Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường của Quốc hội Việt Nam từng xác định, việc quản lý chất lượng, an toàn tại các công trình thủy điện vừa và nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Khoảng 30% đập chắn nước chưa được kiểm định. Khoảng 66% đập chắn nước chưa được duyệt phương án bảo vệ. Khoảng 55% chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão. Ủy ban này cho biết thêm rằng, từ 2006 đến 2012, Việt Nam có 160 dự án thủy điện đã hủy diệt 19.792 héc ta rừng. Đến nay, diện tích rừng được trồng để thay thế chỉ chừng 3,7%. Năm 2014, hệ thống công quyền Việt Nam chính thức thú nhận, những dự án thủy điện vừa và nhỏ, đặc biệt tại Tây Nguyên là nguyên nhân chính tăng thêm đói nghèo, đẩy người thiểu số tới tột đỉnh của sự bần cùng. Từ khi có các dự án thủy điện, vào mùa khô, cả điện lẫn nước ở nhiều khu vực cùng thiếu. Hạn hán đang theo xu hướng năm sau nghiêm trọng hơn năm. Chuyện xả lũ vô tội vạ của các nhà máy thủy điện sau những trận bão lớn còn làm chết thêm hàng trăm người, phá hủy nhiều khu dân cư, ruộng vườn, khiến hậu quả thiên tai thêm trầm trọng. Nhiều đại biểu Quốc hội Việt Nam đã từng chỉ trích kịch liệt việc phát triển thủy điện theo phong trào, khiến Việt Nam vừa mất rừng, vừa làm hàng triệu người sống ở khu vực hạ du căng thẳng vì những rủi ro không thể dự báo. Họ cho rằng, phải truy cứu trách nhiệm cá nhân trong chuyện cho phép thực hiện tràn lan các công trình thủy điện hồi đầu thập niên 2000. Có ai bị truy cứu trách nhiệm chưa? Tháng ba năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Bộ Công Thương tạm ngưng cấp giấy phép đầu tư cho những dự án thủy điện có thể "tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái". Sau khi có 54/123 dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Lào Cai bị loại bỏ, tháng 7 năm ngoái, chính quyền tỉnh Lào Cai xin "bổ sung vào quy hoạch thủy điện" mười dự án khác. Nối gót Lào Cai, chính quyền các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Đắk Lắk cũng xin "bổ sung" thêm hàng loạt "dự án thủy điện". *** Thiệt hại nhân mạng, tài sản do mưa, bão, lũ lụt ở Việt Nam tăng đều đặn theo thời gian. Năm ngoái, thiệt hại nhân mạng là 386 người, thiệt hại tài sản là 60.000 tỉ đồng (7). Năm nay, với những diễn biến như vừa qua, thiệt hại nhân mạng và thiệt hại tài sản chắc chắn sẽ cao hơn. Thiệt hại nhân mạng và thiệt hại tài sản dẫu có cao đến đâu thì thường dân cũng ráng mà chịu vì tất cả mọi thứ, từ chủ trương, thực hiện đến vận hành, bao gồm xả nước, thoát lũ của các nhà máy thủy điện từ Tây Bắc, miền Trung, đến Tây Nguyên đều đúng qui trình, qui định. Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm tràn lan khắp nơi vì đủ thứ tác nhân: Qui hoạch bừa bãi không tôn trọng các nguyên tắc, qui luật, không kiểm soát chặt chẽ hoạt động trong công nghiệp, nông nghiệp,… ngoài việc làm số người mắc các bệnh mãn tính gia tăng, các loại dịch bùng phát còn khiến ung thư, sảy thai, sinh non, trẻ sơ sinh bị dị tật… tăng vọt. Những con số hết sức ấn tượng (8), chẳng hạn như: 72% gia đình ở Hà Nội có người là nạn nhân của ô nhiễm không khí. Nếu sống ở Hà Nội trên mười năm thì nguy cơ mắc cả các bệnh mãn tính lẫn cấp tính cao gấp đôi so với những người sống ở Hà Nội dưới ba năm. Khả năng bị đột quị, mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, tuổi thọ giảm,… rất cao – cũng chỉ khiến người ta thở dài và tự trấn an: Thôi thì… chưa chết là may! Không ai muốn làm gì vì tự thấy không thể làm gì. Chẳng lẽ đó là một thứ định mệnh đã an bài cho tất cả các thế hệ, cả thế hệ hiện tại lẫn những thế hệ tương lai? Chú thích | ||||
Phát biểu khác biệt của quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về CMCN 4.0 Posted: 25 Jul 2018 01:54 PM PDT
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962 tại tỉnh Phú Thọ, nguyên quán tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại Hội nghị khoa học Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ cách mạng công nghiệp do ĐH Công nghiệp Hà Nội tổ chức (tháng 2/2018), ông Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu ấn tượng trong khoảng 20 phút về Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đọc lại bài phát biểu này cũng là một cách để hiểu thêm về người đứng đầu lĩnh vực thông tin - truyền thông ở nước ta trong thời gian tới ở vị trí quyền Bộ trưởng. --- Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? - Là cái mới thay cái cũ. - Là Công ty mới thay thế các Công ty cũ. Đại học mới thay thế đại học cũ. - Mỗi cuộc cách mạng sẽ tạo cơ hội chỉ cho một vài nước bứt phá lên thành nước công nghiệp phát triển. Tạo cơ hội cho một số đại học bứt phá lên thành đại học hàng đầu. Số ít đó là các nước, các đại học dám đi đầu. Cách mạng 4.0 đột phá về việc học: Chung qui chỉ có một chữ là LÀM NGƯỢC. Cách mạng 4.0 mở ra một cơ hội về sự làm ngược nhưng mang lại kết quả bất ngờ, cơ hội của các đột phá, cơ hội cho những người đi sau, nhưng không phải những người đi sau mong muốn giống người đi trước, đi theo cách này thì mãi mãi là người đi sau. Đi sau, nhưng làm khác người đi trước, các công cụ 4.0 chủ yếu hỗ trợ cho sự làm khác, làm ngược, bằng cách này chúng ta sẽ đi trước một cách vượt trội các nước đi trước chúng ta. 4.0 đi liền với từ Distructive, tức là phá huỷ, đột phá. Gọi là sự sáng tạo mang tính phá huỷ. Người có quá nhiều quá khứ hoành tráng, có quá nhiều hạ tầng 1.0, 2.0, 3.0 sẽ không có đủ can đảm phá huỷ, chỉ có những ai đang không có gì hay có rất ít thứ trong tay. Chúng ta đang có mọi thứ để thắng vì chúng ta không có gì trong tay, không có gì để mất. - Trước đây: Học trước rồi làm sau. Bây giờ: Làm trước học sau; trải nghiệm trước học sau thì vào hơn. Đại học cần cho các em làm nhiều hơn, làm trước khi học. - Trước đây: Không biết thì hỏi thầy, không biết thì đi học. Bây giờ: Biết thì hãy hỏi; tự học trước, biết 78-8-90% rồi thì mới hỏi thầy. Học rồi mới đi học. - Trước đây: Học sách giáo khoa, cái đã có trước đây hàng chục, hàng trăm năm. Bây giờ: Học cái chưa có trong sách giáo khoa, thí dụ CN 4.0: Trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, Cloud, Hệ thống thực-ảo. - Trước đây: Thầy dạy 100%. Bây giờ: Những người không phải thầy chuyên nghiệp, thí dụ như doanh nhân, chuyên gia sẽ dạy 30%. - Trước đây: Giáo viên là thầy. Bây giờ: Thầy là huấn luyện viên. Huấn luyện viên thì trò làm là chính. Mô hình huấn luyện viên thì trò bao giờ cũng giỏi hơn thầy. Mô hình thầy thì trò bao giờ cũng kém hon thầy. - Trước đây: Làm nghiên cứu trên thế giới thưc, trong phòng thí nghiệm, tốn kém, mất nhiều thời gian. Bây giờ: Làm nghiên cứu trên thế giới ảo, trong môi trường mô phỏng, như là trò chơi, không tốn kém, lại nhanh. - Trước đây: Học sâu các chuyên ngành. Bây giờ: Cần học đa ngành. Cơ hội nằm ở liên kết các ngành, các tri thức khác nhau. - Trước đây: Học trong trường. Bây giờ: càng mở càng tốt; liên kết các trường; liên kết doanh nghiệp, trên toàn thế giới. - Trước đây: Chỉ cần biết ngôn ngữ người với người. Bây giờ: cần biết ngôn ngữ người và máy, ra lệnh cho máy, vì máy làm là chính, nên cần biết lập trình, biết coding. - Trước đây: Học cách giải quyết vấn đề là chính. Bây giờ: Cần học cách tìm ra vấn đề là quan trọng nhất. Có việc rồi thì mới có các cái khác. Học cách tìm ra việc. - Trước đây: Học để làm cái đã học, cái mọi người đã làm. Bây giờ: Học để làm cái chưa ai làm; tức là sáng tạo. - Trước đây: Học sự tiệm cận, học sự tiến hoá, tốt lên từng ngày. Bây giờ: Học để đột phá, cuộc CM 4.0 sẽ tạo ra những đột phá, cái mới thay thế cái cũ. Để phá huỷ thay vì tiến hoá. - Trước đây: Thực là quan trong, dạy cái thực là chính. Bây giờ: Mọi cái thực đã được ảo hoá, vậy ảo là quan trọng; dậy cái ảo là chính, dạy sống và làm việc trong môi trường ảo. Dạy sáng tạo trên môi trường ảo. - Trước đây: Nghe theo là quan trọng, học thuộc là quan trọng. Bây giờ: Tư duy phản biện là quan trọng, critical thinking. - Trước đây học What, học How là quan trọng. Bây giờ học Why là quan trọng. Biết tại sao thì mới dám thay đổi. - Trước đây: Tài sản quan trọng của Đại học là sách, là thư viện, là giảng đường. Bây giờ: Sách ở trên mạng, thì tài sản quan trọng của Đại học là phòng Labs, là công cụ mô phỏng, là máy móc, là hạ tầng CNTT, như là hạ tầng của doanh nghiệp vậy, như hạ tầng của nhà máy với nhiều công xưởng để làm. - Trước đây: Thước đo Đại học không rõ ràng. Bây giờ thước đo của đại học là mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp. Đi học đại học là một khoản đầu tư của người học, họ hoàn vốn bằng lương nhận được khi đi làm, nếu lương nhận được cao họ sẽ sẵn sàng chi trả cao để học trường đó. - Trước đây: Cạnh tranh là làm giống người khác và làm tốt hơn. Bây giờ: Cạnh tranh là khác biệt, là làm khác người khác. - Trước đây: Chúng ta phấn đấu trở thành đại học MIT, trường công nghiệp hàng đầu của Mỹ, thì bây giờ chúng ta phấn đấu để không trở thành MIT, làm khác, dạy khác, học khác MIT, và vì vậy mà chúng ta hơn MIT. Còn những doanh nghiệp nào cần sinh viên MIT thì qua Mỹ tuyển họ về Vietnam làm việc. Đại học MIT không phải đại học Mỹ mà là đại học Vietnam. Còn Đại học Công nghiệp của chúng ta cung cấp sinh viên khác sinh viên MIT và đáp ứng một phân đoạn thị trường nào đó của Vietnam. - Trước đây: Chúng ta thiếu giáo viên giỏi, vì giáo viên giỏi phải là giỏi, là người giỏi. Là người dậy giỏi. Nếu cứ theo cách này thì không chỉ ta mà cả Tây cũng rất thiếu giáo viên giỏi. Nếu nay ta định nghĩa giáo viên là người giao việc cho SV làm, và đo lường kết quả, rồi nhận xét thì nghề giáo viễn đã dễ tìm người hơn rất nhiều rồi. - Trước đây: Chúng ta tìm giáo viên trong số những người giáo viên, thì cơ hội tìm được người khong lớn. Bây giờ chúng ta tìm giáo viên trong số tất cả mọi người có chuyên môn mà đại học cần và có đam mê dạy học thì cơ hội đã lớn hơn gấp niều lần. Trươc đây chúng ta tìm người trong số 90tr người Vietnam, bây giờ chúng ta tìm người chúng ta cần trong số 7 tỷ người trên thế giới thì dễ hơn rất nhiều. - Trước đây: Lương giáo viên được định nghĩa hành chính, thì chúng ta cơ bản có người chất lượng tương ứng với đồng lương đó. Bây giờ tự chủ đại học, chúng ta trả lương theo thị trường, thị trường Vietnam và thị trường quốc tế, vậy thì ta có thể lấy bất cứ ai ta muốn. - Trước đây: Người giỏi nhất là người giỏi nhất. Bây giờ: Người dốt nhất có thể là người giỏi nhất. Người giói nhất thì ít đi nhiều để học hỏi, vì vậy giỏi ở một góc. Người dốt thì phải đi khắp nơi trên thế giới để tìm ra ai giỏi nhất cái gì, tích hợp những cái nhất đó lại và thành người giỏi nhất. - Trước đây: Người thay đổi thế giới là người nói, là người đi khai sáng người khác. Bây giờ: Người khai sáng người khác, người thay đổi thế giới lại có thể là người hỏi một câu hỏi. - Trước đây: Toán không quan trọng, có vẻ như ít tạo ra giá trị. Bây giờ: Toán là quan trọng nhất. Bây giờ mọi thứ máy làm được. Nhưng thuật toán thì không, thuật toán là cách chúng ta bảo máy làm. Xử lý dữ liệu là quan trọng nhát. Mà chỉ có toán, thuật toán mới xử lý dữ liệu để mang lại giá trị. Thuật toán hiệu quả hơn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn. - Trước đây: đi theo sau thì vẫn đi lên dược. Bây giờ: The winner takes all. Người thắng cuộc, người đi đầu sẽ hưởng tất, người đi sau chẳng được bao nhiêu. Bởi vậy, đi sau thì phải đi trước. Đi sau thì phải vượt trội. Không đi theo nữa. Nếu chúng ta muốn tận dụng cơ hội 4.0 thì Vietnam, thì Đại học Công nghiệp phải là người đi đầu, đi trước cả Đức là nước đầu tiên ý thức về CM 4.0. - Trước đây: Chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường sẽ trở thành một mắt xích trong một tổ chức, một công ty. Bây giờ: chúng ta dạy sinh viên để khi ra trường trở thành giám đốc của công ty 1 người, biết huy động các nguồn lực khác nhau để thực hiện công việc của mình. Viettel thường giao việc cho một người chủ trì một đề tài, người này có thể thuê cộng tác viên, có thể tuyển dụng nhân lực để thực hiện. Người sinh viên phải biết tổ chức công việc như một giám đốc. | ||||
Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại? Posted: 25 Jul 2018 01:49 PM PDT Nixon đến Trung Quốc và Trump "đến với nước Nga": Lịch sử không lặp lại nhưng thường gieo vầnNgô Di Lân - Sơ Nguyên |Có vẻ như Mỹ đang muốn chơi "lá bài Nga" để kiềm chế Trung Quốc và giành lại thế thượng phong trong quan hệ nước lớn.Cách đây hơn 40 năm, cặp bài trùng khét tiếng Nixon-Kissinger đã tạo ra cơn địa chấn chính trị với chuyến thăm bất ngờ đến Trung Quốc, mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung sau nhiều thập kỷ đối đầu. Chính "lá bài Trung Quốc" là một trong những "siêu vũ khí" của Mỹ, giúp nước này kiềm chế thành công Liên Xô trong suốt nửa sau của Chiến tranh Lạnh. Mỹ đã từng vận dụng thành công con bài Trung Quốc để buộc Liên Xô phải chấp nhận hoà hoãn vào những năm 70. Bằng việc khai thác mâu thuẫn Xô - Trung ở mức tối đa, Mỹ đã tạo động lực để cả hai nước này theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, từ đó cho phép Mỹ có nhiều khoảng không điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn. Trong mối quan hệ tay ba Mỹ - Trung - Nga, Trung Quốc và Nga thường có xu hướng xích lại gần nhau để cân bằng lại với Mỹ, trong khi Mỹ luôn tìm cách để phân tách họ thông qua lôi kéo hay trung lập hóa một nước. Ngày nay, vật đã đổi, sao đã dời, Trung Quốc vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược số một của Mỹ. Có vẻ như Mỹ đang muốn chơi "lá bài Nga" để kiềm chế Trung Quốc và giành lại thế thượng phong trong quan hệ nước lớn. Hôm nay, ngày 16/7, Tổng thống Trump có cuộc gặp với Tổng thống Putin tại Helsinki, Phần Lan, bất chấp những căng thẳng hiện nay trong quan hệ hai nước. Điều này không khỏi khiến nhiều người nhớ đến chuyến thăm Trung Quốc lịch sử của Nixon năm 1972. Đại văn hào Mark Twain đã từng nói rằng "lịch sử không bao giờ lặp lại nhưng nó thường gieo vần" Nói đến các cặp "kỳ phùng địch thủ" trong nền chính trị hiện đại, có lẽ cặp Mỹ - Nga là tiêu biểu nhất. Trong Thế Chiến II, do đối mặt với mối hiểm hoạ sống còn từ Đức Quốc Xã, hai bên dù không muốn nhưng buộc phải tham gia vào một cuộc "hôn nhân vụ lợi" để đánh bại thế lực bá quyền này. Sợi dây liên kết lợi ích vốn rất mong manh này đã đứt ngay giây phút quân Đồng minh giành chiến thắng chung cuộc vào mùa hè năm 1945. Những gì diễn ra sau đó thì ai cũng biết: một loạt các mâu thuẫn về lợi ích ở những khu vực chiến lược trọng yếu trải dài từ Tây Âu đến Đông Á, những xung đột không thể dung hoà về ý thức hệ, sự ra đời của vũ khí hạt nhân, cuộc cạnh tranh để vươn lên vị trí số 1 thế giới … gần như khiến Chiến tranh Lạnh trở thành kết cục không thể tránh khỏi dành cho hai cựu đồng minh này. Trong suốt những thập kỷ đối đầu, các cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước vẫn diễn ra, ngay cả trong những thời điểm cạnh tranh căng thẳng nhất. Đó là những lúc họ gặp nhau để bàn về những vấn đề thế giới, quyết định số phận của một quốc gia hay khu vực, để "tháo ngòi" căng thẳng hạt nhân hay thậm chí cũng có những thời điểm gặp nhau với niềm hy vọng sẽ hạ nhiệt căng thẳng Chiến Tranh Lạnh. Trên thực tế, thượng đỉnh Trump - Putin sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh thứ 30 giữa nguyên thủ hai nước này kể từ khi Eisenhower và Khrushchev lần đầu gặp nhau tại Geneva năm 1955. Trong số 30 cuộc gặp thượng đỉnh thì có đến 14 cuộc gặp dẫn đến việc ký kết những thỏa thuận lớn như Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) giữa Nixon và Brezhnev năm 1972, Hiệp ước loại bỏ tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF) giữa Reagan và Gorbachev năm 1987 hay gần đây nhất là Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) giữa Obama và Medvedev năm 2010. Lịch sử thượng đỉnh Nga-Mỹ vốn cũng không chỉ toàn màu hồng. Bên cạnh thành công thì cũng có không ít các cuộc gặp kết thúc trong thất bại thảm hại. Sự kiện máy bay trinh thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ của Liên Xô cùng sự phủ nhận hoàn toàn từ phía Mỹ đã khiến Khrushchev tức giận bỏ về sớm trong cuộc gặp thượng đỉnh năm 1960 tại Paris. Cuộc thượng đỉnh Kennedy - Khrushchev năm 1961 tại Vienna cũng bị coi là một thất bại lớn khi lãnh đạo hai bên không thể đạt được đồng thuận trong việc đàm phán hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân, do những mâu thuẫn sâu sắc về tình trạng của thành phố Berlin - vốn nằm sâu trong lòng Đông Đức. Những thất bại lớn này là lời cảnh báo đối với những ai đang đặt quá nhiều niềm kỳ vọng vào một sự đột phá sau cuộc gặp sắp tới giữa hai nguyên thủ Mỹ - Nga. Con đường đến cuộc gặp Trump - Putin tại Helsinki, Phần Lan ngày 16/7 đã trải qua nhiều thăng trầm. Cần lưu ý rằng mầm mống của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga đã xuất hiện ngay từ chiến dịch tranh cử Tổng thống trước tháng 11/2016. Khi đó ông Trump đã thể hiện thiện cảm đặc biệt với ông Putin, và ngỏ ý khi thắng cử sẽ đưa Mỹ và Nga lại gần nhau. Hành động có phần cảm tính này của ông Trump sau đó phần nào đã làm hại ông, bị dư luận coi là con rối của ông Putin và khởi nguồn vụ điều tra Nga can thiệp vào bầu cử. Những sức ép nội bộ đã ngăn cản chính quyền ông Trump không thể cải thiện quan hệ với Nga. Ngược lại, họ đã tuyên bố Nga cùng Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh xét lại" tại chiến lược an ninh quốc gia vào tháng 12/2017. Những diễn biến sau đó càng khiến cho quan hệ hai nước đi xuống: Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán và trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga vào tháng 3/2018 sau khi nghi ngờ vụ đầu độc gián điệp tại Anh, tiếp theo đó là cuộc không kích của Mỹ - Anh - Pháp vào Syria với cáo buộc chính phủ Assad do Nga hậu thuẫn đã sử dụng vũ khí hóa học. Mặc dù sức ép nội bộ và những diễn biến không thuận ở bên ngoài đã không cho phép ông Trump tiến gần hơn tới Nga, chính quyền ông Trump dường như vẫn chưa từ bỏ ý định này. Trong suốt thời gian qua, hai bên vẫn giữ kênh liên lạc để trao đổi thường xuyên. Bản thân ông Trump và ông Putin đã gặp nhau hai lần: lần đầu tiên tại Thượng đỉnh G20 ở Đức (5/2017) và lần thứ hai ở Tuần lễ Cấp cao APEC tại Việt Nam (11/2017). Tuy nhiên, trước những con mắt dò xét và lịch công tác dày đặc, hai nhà lãnh đạo không có nhiều thời gian để trao đổi riêng. Chỉ mới đây, khi mà chính quyền Mỹ phần nào đã có sự ổn định hơn ở trong nước, và sau cuộc gặp với ông Kim Jong-un thì uy tín về đối ngoại tăng lên, thì ông Trump bắt đầu đánh tiếng mong muốn gặp Nga. Câu hỏi đặt ra là động cơ nào khiến hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga lại quyết định gặp nhau? Với Nga, ưu tiên cao nhất của họ là thoát khỏi hoàn cảnh bị bao vây kinh tế để có cơ hội phát triển. Kinh tế Nga về ngắn hạn thì có cải thiện nhưng về dài hạn thì đã tụt hậu rất nhiều kể từ khi bị cấm vận sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014. Tổng thống Putin hiểu rằng không có sự ủng hộ của Mỹ và cá nhân ông Trump thì sẽ không làm được việc này. Xa hơn nữa, Nga cũng có nhu cầu được trở lại G8, cải thiện hình ảnh của mình trên trường quốc tế, tiếp nối đà thành công của World Cup vừa qua. Về phía Mỹ, các động cơ của họ phải kể đến yếu tố Trung Đông, Châu Âu và Trung Quốc. Với Trung Đông, Mỹ hiện có nhu cầu rút lui chiến lược tương đối khỏi khu vực này, vận động sự ủng hộ của Nga với vấn đề Israel và Iran. Ngay cả khi Mỹ phải chấp nhận thực tế về thành công của bộ ba Nga-Iran-Assad trên chiến trường, họ cũng vẫn muốn duy trì chỗ đứng của mình ở khu vực này thông qua việc đảm bảo an ninh cho Israel và củng cố khả năng của các lực lượng người Kurd ở phía Bắc Syria. Với Châu Âu, ông Trump đang gây sức ép mạnh với NATO về chia sẻ gánh nặng quân sự và với EU về kinh tế thương mại. Một cuộc gặp với ông Putin "trên lưng" các nước Châu Âu sẽ thể hiện một nước Mỹ dám làm, không kiêng nể, sẵn sàng ép buộc đồng minh theo ý mình. Và động cơ thứ ba là với Trung Quốc - cường quốc đang vươn lên thách thức vị trí siêu cường số 1 của Mỹ. Sự trùng lặp về thời điểm giữa những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm xoa dịu căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ cùng mối đe dọa chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày một gia tăng trong thời gian gần đây buộc người ta phải nghĩ rằng Trump và các cố vấn của mình đang cố gắng vận dụng "lá bài Nga" để đẩy Trung Quốc vào thế bị động trong quan hệ nước lớn. Có những lý do để không nên quá kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga lần này sẽ đạt kết quả lớn ngay lập tức. Về cơ bản, cuộc gặp sẽ mang tính "mở cửa" để hai bên tiếp tục trao đổi, đàm phán cải thiện quan hệ. Tương tự như câu chuyện hòa dịu bán đảo Triều Tiên với thượng đỉnh Trump – Kim ngày 12/6 vừa qua. Về nội bộ Mỹ, mặc dù ông Trump "dám chơi", sức ép và rào cản để đến với Nga vẫn rất lớn. Về đối ngoại, từ vấn đề Crimea cho đến khủng hoảng Syria, Nga bị xem như kẻ chuyên phá rối, hay thậm chí có tham vọng bá quyền ở khu vực, đi ngược lại với "giá trị Mỹ". Nội bộ Mỹ vốn đã quen với việc coi Nga là "cái gai trong mắt", hay "con ngáo ộp" để vận động sự ủng hộ trong nước và cả đoàn kết với đồng minh NATO. Thậm chí người ta còn nói đến sự xuất hiện của "chủ nghĩa bài Nga" khi những phương thức tuyên truyền suốt bao nhiêu thập kỷ, qua cả báo chí và Hollywood đã xây dựng một hình ảnh Nga xấu xí trong con mắt người Mỹ. Vấn đề đã càng trở nên nghiêm trọng hơn khi phía Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 để giúp Trump đánh bại Hillary. Do đó, mọi nỗ lực để hàn gắn quan hệ Mỹ - Nga chắc chắn sẽ vấp phải sự chống đối hết sức mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ, đặc biệt từ đảng Dân chủ. Trong trường hợp đó, dù chính quyền Trump có quyết tâm chính trị rất lớn đi nữa thì với sự phản đối từ Quốc hội, việc hoàn toàn "đảo chiều" quan hệ hai nước ngay lập tức là gần như không tưởng. Do đó, để cải thiện thực sự được quan hệ với Nga thì chính quyền tổng thống Trump phải tìm kiếm được lý do mà nội bộ đồng ý là chính đáng. Vào thập kỷ 70, tổng thống Nixon đã làm được điều đó vì có lý do chiến tranh Việt Nam, người dân và chính giới rất mong muốn chính phủ rút quân khỏi Việt Nam. Và thời điểm đó mọi sự cũng thuận lợi cho Nixon khi Mỹ và Trung Quốc không có nhiều điểm đối đầu trực tiếp, và mâu thuẫn Xô – Trung lên đến đỉnh điểm. Lá bài "ly gián" do đó có thể được sử dụng hiệu quả. Còn bây giờ thì lại khác. Là người luôn tự tin cho rằng mình có thể "tái khởi động" quan hệ với Nga vốn đã đóng băng từ lâu nay, Donald Trump chắc chắn sẽ nỗ lực hết sức để chứng tỏ rằng mình là một nhà đàm phán đại tài. Sự quyết tâm của Trump sẽ là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để làm nên một cuộc thượng đỉnh thành công. Một trong những "điềm lành" cho phía Nga là cách mà Trump đang hành xử với các đồng minh NATO của mình. Một vị tổng thống Mỹ khác như Obama hay Clinton nếu thăm NATO trước khi thăm Nga thì thường sẽ nhấn mạnh cam kết an ninh của Mỹ, thậm chí sẽ cố gắng thổi phồng mối đe dọa từ Nga để tăng cường tình đoàn kết trong khối. Là người luôn giương cao ngọn cờ "America First" (nước Mỹ trước tiên), đối với Trump, điều quan trọng nhất không phải là đảm bảo an ninh của các đồng minh mà là yêu cầu những nước này phải chia sẻ gánh nặng quốc phòng nhiều hơn. Những tín đồ của chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế đã lý giải một trong những nguyên nhân của việc Nga can thiệp vào Ukraine năm 2014 đó là vì NATO đã mở rộng đến sát biên giới của họ. Về lâu dài việc NATO nâng cao chi tiêu quốc phòng có thể đặt ra thách thức an ninh lớn hơn đối với Nga, nhưng các nhà lãnh đạo ở điện Kremlin cũng hiểu rằng sẽ không dễ để Trump ép được tất cả các đồng minh NATO hoàn thành chỉ tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng - điều mà tất cả các tổng thống Mỹ trước đây đều thất bại. Hơn nữa, bản thân việc Trump giữ vững lập trường cứng rắn với các đồng minh trong ngắn hạn thậm chí sẽ là tín hiệu tốt đối với Nga bởi nhiều khả năng nó sẽ gây rạn nứt trong khối NATO thay vì khiến tất cả đoàn kết hơn. Với khởi đầu thuận lợi như vậy, sẽ có dư địa để hai bên cùng bàn bạc và giải quyết các vấn đề nóng, đặc biệt là ở khu vực Đông Âu và Trung Đông. Việc đạt được một thỏa thuận "ngầm" về vai trò của Ukraine ở Châu Âu sẽ giúp cho quan hệ Nga - Mỹ tan băng ít nhiều. Tuy nhiên đây không phải là điều dễ dàng bởi một thỏa thuận về Ukraine đủ làm Nga hài lòng gần như chắc chắn sẽ yêu cầu phía Mỹ phải dỡ bỏ bớt các lệnh trừng phạt kinh tế và thậm chí công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Sự song trùng lợi ích của đôi bên có phần lớn hơn ở Syria khi chính quyền Trump đã thể hiện rất rõ mong muốn rút quân khỏi Syria trong tương lai, đồng thời chấp nhận từ bỏ yêu cầu Assad phải "ra đi". Không phải tự nhiên mà phía Nga phản ứng tương đối mềm mỏng sau khi Mỹ và các đồng minh tấn công Syria vào tháng 4 vừa qua. Một thỏa thuận cho phép cả hai rút quân khỏi Syria và giữ nguyên chế độ hiện nay do Assad đứng đầu có thể làm thoả mãn cả đôi bên. Một điểm rất đáng lưu ý rằng: Ông Trump đang ở trong thời điểm rất nhạy cảm trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11/2018, nếu phe Cộng Hòa đạt kết quả tốt thì sẽ tạo tiền đề cho nhiệm kỳ 2 của ông Trump. Ngược lại, nếu Đảng Cộng Hòa để mất hạ viện thì chính quyền Trump sẽ phần nào bị "trói tay" trong 2 năm nhiệm kỳ còn lại. Do đó, quyết định gặp Nga trong thời điểm này chẳng khác gì ông Trump tạo cớ cho phe chống đối ở trong nước. Từ khi nhậm chức đến nay, dường như mọi bước đi chính sách của chính quyền Trump đều có mục đích đối nội, nhưng lần này, có lẽ ông Trump sẵn sàng làm khác. Người lạc quan thì cho rằng ông Trump thực sự bắt đầu hiểu về lợi ích chiến lược hơn ưu tiên ngắn hạn. Còn kẻ nghi ngờ thì sẽ nói thực chất vị Tổng thống doanh nhân này chỉ đơn thuần tìm cách tiếp tục "ghi danh" sau thành công tương đối của cuộc gặp trước đó với Triều Tiên. Thực tế, vị Tổng thống lần thứ 45 của Hoa Kỳ đã cho chúng ta thấy hết lần này đến lần khác là: Trước đó chẳng ai dự đoán được rằng ông sẽ "cứng với đồng minh" như Canada, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như NATO về kinh tế thương mại và chia sẻ gánh nặng quân sự. Cũng chẳng ai dự đoán được là ông sẽ "mềm" với đối thủ như trường hợp với Triều Tiên và Nga. Một điều thú vị trớ trêu là: Nếu đem ra so sánh, có lẽ các cuộc gặp giữa Mỹ và các đối thủ truyền thống như Triều Tiên, Nga có tỷ lệ thành công cao hơn so với cuộc gặp các đồng minh với Mỹ như tại G7, NATO v.v... Chuyến công du của ông Trump lần này tới Châu Âu là nhằm tham dự thượng đỉnh NATO và thăm Anh quốc, rồi mới đến Phần Lan gặp ông Putin. Nhưng dường như hai sự kiện trước đó đã và đang bị phủ bóng bởi Helsinki 16/7. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Putin lần này vì thế không chỉ là câu chuyện của hai nước Mỹ - Nga. Họ gặp nhau có đạt kết quả gì hay không thì hạ hồi còn phân giải. Nhưng một điều chắc chắn là cả thế giới đang nhìn về phía họ. Những con mắt lo ngại đó không chỉ đến từ phương Tây là các nước Châu Âu đồng minh của Mỹ, mà còn đến từ Trung Đông và ở xa Helsinki hơn là ở Châu Á, nơi có một cường quốc đang vươn lên thách thức vị trí số một vốn được Mỹ ngự trị từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay. Năm 1972, "Nixon goes to China" - là câu nói hàm ý rằng chỉ có một lãnh đạo "bất thường" và dám làm như Nixon có thể đến Trung Quốc để thay đổi toàn bộ bàn cờ đại chiến lược khi đó. 46 năm sau đó, dường như ông Trump có mong muốn "đến với nước Nga", trở thành một người thay đổi thế giới như vậy. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô gặp nhau để quyết định sự thay đổi của thế giới. Lần này, tại Helsinki, cục diện thế giới với những biến chuyển mới chính là lực đẩy khiến hai cường quốc này tìm đến nhau. Liệu rằng lịch sử sẽ lặp lại, hay chí ít sẽ gieo vần? * Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt lại. theo Trí Thức Trẻ | ||||
Posted: 25 Jul 2018 03:10 PM PDT NHÂN DỊP 27.7 NGÀY THƯƠNH BINH LS CỦA VIỆT NAM, 1 CÔNG TY ĐÃ TẶNG CHO THỊ TRẤN MA LẬT PHA VÀ HUYỆN KIM BÌNH TRUNG QUỐC 1 KHOẢN TIỀN LÀ 200.000 USD CHO CÁC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO. MA LẬT PHA LÀ NƠI CÓ NGHĨA TRANG CHÔN CẤT 9000 LÍNH TRUNG QUỐC ĐÃ TỬ TRẬN TRONG CUỘC CHIẾN 10 NĂM XÂM LƯỢC VỊ XUYÊN HÀ GIANG. TRONG CÁC TRẬN ĐÁNH TẠI KHU VỰC THANH THỦY, PHÍA TQ GỌI LÀ LÃO SƠN, NHỮNG NGƯỚI LÍNH TQ NÀY TỪNG BIẾN MỘT SỐ CAO ĐIỂM TẠI THANH THỦY VỊ XUYÊN THÀNH ĐỒI THỊT BĂM, LÒ VÔI THẾ KỶ, THUNG LŨNG GOI HỒN... CÔNG TY PHƯỢNG HOÀNG NÀY ĐÃ TÀI TRỢ CHO MA LÂT PHA THÌ CŨNG NÊN GIÚP VỊ XUYÊN VÌ VX CŨNG NGHÈO LẮM... Công ty Việt. trụ sở tại Việt Nam, đem tiền đi tặng cho Trung Quốc mà không dám đề tiếng Việt mà lại viết tiếng Trung? Coi khinh tiếng mẹ đẻ và khoe giỏi tiếng Tàu và quỵ lụy Trung Quốc quá đáng. Đúng là nhục như con trùng trục... Người đứng sau biển đề 200.000 usd đầy kiêu hãnh là ông Trần Đức Lợi, Phó ban Đối ngoại TW Đảng ? Công ty Việt Nam tặng 200.000 USD hỗ trợ giảm nghèo ở Trung Quốc Hôm 23.7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã nhận được 200.000 USD từ Công ty du lịch quốc tế Phượng Hoàng (Phoenix) của Việt Nam hỗ trợ cho các dự án giảm nghèo ở huyện Kim Bình và Ma Lật Pha thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc, theo website của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Phát biểu trong buổi nhận tiền quyên tặng, Đại biện lâm thời Doãn Hải Hồng bày tỏ lòng biết ơn, khẳng định công cuộc giảm nghèo đói của Trung Quốc rất cần sự hỗ trợ và đóng góp của doanh nghiệp Việt Nam. Đại biện lâm thời Doãn cũng nhấn mạnh lại truyền thống hữu nghị nhân dân hai nước, xem đây là một hành động vun đắp cho truyền thống đó. Đáp lại, Giám đốc Công ty du lịch quốc tế Phượng Hoàng Việt Nam Nguyễn Văn Hùng nói ông rất hân hạnh được tham gia vào hoạt động giảm nghèo của Trung Quốc và tuyên bố sẵn sàng đóng góp tích cực hơn nữa. Được biết, Công ty du lịch quốc tế Phượng Hoàng sẽ tiếp tục quyên tặng 300.000 USD nữa trong năm nay để phục vụ công cuộc giảm nghèo ở Trung Quốc.Nghía trang Ma lật pha, chôn cất 9000 binh sĩ Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược Vị Xuyên Hà Giang Địa chỉ của Phượng Hoàng: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG EASTERN PHOENIX INTERNATIONAL TRAVEL - 凤凰国际旅行公司 - บริษัททัวร์ต่างประเทศฟีนิกซ์ Địa chỉ: Phòng 1604, Toà nhà Licogi 13, 164 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại: 04 35335388 - Fax: (+84)4 buying Viagra online 35335386 - Hotline: 0975699988 Website: dulichphuonghoang.vn - Email: Info@dulichphuonghoang.vn | ||||
'Nếu không giải quyết bức xúc ở bộ phận nhỏ thì sẽ trở thành vấn đề xã hội lớn' Posted: 25 Jul 2018 02:21 AM PDT 14:22 25/07/2018 | ||||
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Văn nghệ phải chiếu sáng đời sống, bồi dưỡng, nâng cao con người Posted: 25 Jul 2018 02:08 AM PDT Thứ 4, 14:33, 25/07/2018VOV.VN -Tổng Bí thư: Văn học, nghệ thuật là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam Sáng nay (25/7), tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội VH-NT Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Sao Vàng. Dự Lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Diễn văn tại lễ kỷ niệm do nhà thơ Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam trình bày đã ôn lại quá trình thành lập và phát triển của Hội Văn nghệ Việt Nam trong 70 năm qua. Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, Tổ chức văn nghệ Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết đội ngũ văn nghệ sĩ-chiến sĩ, kề vai sát cánh, tâm huyết, bền bỉ đồng hành cùng dân tộc, thực thi sứ mệnh sáng tạo, truyền bá những giá trị văn học nghệ thuật, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần giàu bản sắc Việt Nam, hiện đại và nhân văn của các tầng lớp nhân dân. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật và những đóng góp to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ đối với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Theo Tổng Bí thư, trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, văn học, nghệ thuật Việt Nam đã hun đúc nên một truyền thống sâu sắc và độc đáo. Đó là nền văn học, nghệ thuật yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần trực tiếp vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định văn hoá, văn học, nghệ thuật là một mặt trận quan trọng, một sức mạnh đặc biệt của dân tộc trong công cuộc tự giải phóng mình.
Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939) và Mặt trận Việt Minh (1941 - 1945), những người cộng sản và yêu nước đã dùng vũ khí văn học, nghệ thuật để vận động cách mạng từ trong ngục tù cũng như ngoài công chúng trên các báo chí công khai của Đảng. Đặc biệt, sự ra đời của Đề cương Văn hoá Việt Nam năm 1943 - Chiến lược đầu tiên về văn hoá của Đảng - đã có sức thu hút, tập hợp đội ngũ trí thức - văn nghệ sĩ vào "Hội Văn hoá cứu quốc" - một bộ phận của Mặt trận Việt Minh, góp phần động viên, cổ vũ đồng bào cả nước làm nên thắng lợi lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tiếp nối Hội Văn hoá cứu quốc, trước những đòi hỏi mới của công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang chuyển sang giai đoạn bước ngoặt, tháng 7/1948, Hội Văn nghệ Việt Nam được thành lập, trở thành nơi tập hợp đông đảo văn nghệ sĩ cả nước trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến với tư cách nghệ sĩ - chiến sĩ, chiến sĩ - nghệ sĩ, đóng vai trò nòng cốt xây đắp nên một nền văn học, nghệ thuật mới kháng chiến và cách mạng, đúng như lời chỉ dẫn của Bác Hồ "Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến" và "Văn hoá, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Ra đời, trưởng thành và phát triển trong những năm tháng cả dân tộc chiến đấu kiên cường, đầy hy sinh, gian khổ chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến đấu bảo vệ vững chắc biên cương, lãnh thổ của Tổ quốc, được nhân dân hết lòng yêu mến, đùm bọc và quý trọng, đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Nhiều văn nghệ sĩ ra mặt trận, vừa cầm bút vừa cầm súng, nhiều người đã anh dũng hy sinh trong tư thế của người chiến sĩ, người anh hùng. Các thế hệ văn nghệ sĩ đã có mặt trên mọi mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao,... trong bất cứ thử thách và hoàn cảnh nào, cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bước sang thời kỳ hoà bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, văn học, nghệ thuật vừa tiếp tục phát huy truyền thống của mình trong kháng chiến, vừa là một tiếng nói trách nhiệm và tâm huyết, góp phần cùng với Đảng và nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới có ý nghĩa cách mạng sâu sắc từ năm 1986 đến nay. Nhiều anh chị em văn nghệ sĩ đã kiên trì tìm tòi, tự vượt lên chính mình, âm thầm lao động sáng tạo để khẳng định các giá trị mới của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngày nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định "văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam" trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. "Để hoàn thành tốt nhất vai trò to lớn đó của văn học, nghệ thuật, chúng ta cần đặt nó trong yêu cầu, nhiệm vụ chung của đất nước, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng kinh tế phát triển nhanh và bền vững; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; mở rộng quan hệ đối ngoại,... nhằm tạo khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp đổi mới, phát triển toàn diện và đồng bộ. Ở đây có thể nói, giữ vị trí trung tâm và xuyên suốt trong các chủ trương lớn đó vẫn là vấn đề xây dựng văn hoá và con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới"- Tổng Bí thư nhấn mạnh. Nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam thời gian tới là trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước, miêu tả cho hay, cho chân thật, sinh động và có sức thuyết phục, sự nảy sinh và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán những cái xấu xa, thấp hèn, sự thoái hóa, biến chất, tham nhũng, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, qua đó góp phần tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng con người, đổi mới và phát triển đất nước.
Tổng Bí thư yêu cầu Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam bao gồm các hội chuyên ngành ở Trung ương và các hội địa phương cần phát huy tối đa sức sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ và tính ưu việt, đặc trưng của các loại hình cụ thể để tạo nên tính đa dạng trong khám phá, sáng tạo cuộc sống và con người, đồng thời tìm phương thức phù hợp để hội tụ mọi sự sáng tạo đó vào mục tiêu cao nhất: Nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới. "Cùng với nhiệm vụ đó, tôi đề nghị các anh, các chị, các đồng chí bàn bạc, trao đổi thẳng thắn với tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém nảy sinh trong sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật những năm gần đây, như: Có hay không biểu hiện xa rời những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo đề tài nhỏ nhặt, chiều theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng; nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục, nhận thức; nặng về tô đậm mặt tiêu cực, đen tối của cuộc sống, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử; tiếp thu thiếu chọn lọc sáng tạo, lý luận văn nghệ nước ngoài dẫn đến biểu hiện lai căng, chuộng ngoại, bắt chước, chạy theo thời thượng? Có phải những hạn chế đó đã dẫn tới tình trạng số lượng tác phẩm, tác giả thì nhiều, nhưng còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, làm suy giảm sức hấp dẫn và sự ham say của quần chúng đối với văn học, nghệ thuật? Cần có biện pháp gì để khắc phục những hạn chế, yếu kém đó? Tôi tin tưởng rằng, nền Văn học, nghệ thuật cách mạng Việt Nam cùng với đội ngũ văn nghệ sĩ được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới đất nước, với truyền thống vẻ vang của dân tộc, phát huy những thành quả của Văn học, nghệ thuật 70 năm qua nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để có thêm nhiều tác phẩm xứng đáng với con người và Tổ quốc Việt Nam, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân". Tổng Bí thư khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn mong muốn, kỳ vọng đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Theo Tổng Bí thư, hơn lúc nào hết, người nghệ sĩ phải bám sát cuộc sống, dám đi vào những mũi nhọn của cuộc sống trong nông nghiệp, công nghiệp, trong thương trường, trên mặt trận an ninh, quốc phòng; đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo để phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các nhiệm vụ của xã hội, đặc biệt là cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng con người Việt Nam "yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo". Trao đổi với các văn nghệ sĩ trẻ, Tổng Bí thư cho rằng, thời đại chúng ta, cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào, viết như thế nào? Văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bày tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người. Tổng Bí thư mong muốn các văn nghệ sĩ nhận thức và thể hiện thật rõ điều đó để xứng đáng là niềm hy vọng mới của nhân dân; đừng để cho sự tầm thường dễ dãi ám ảnh mình; thường xuyên học hỏi, đúc rút những bài học tốt từ các thế hệ đi trước để tiếp tục đi xa hơn, vững vàng hơn. Bài học đó là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn phong phú, sôi động của cuộc sống nhân dân, chứ không phải chỉ đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ chỉ đơn giản như là thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một đam mê tầm thường. Tổng Bí thư yêu cầu, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn học, nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách; huy động mọi nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới. Tại lễ kỷ niệm, thay mặt Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Huân chương Sao Vàng- phần thưởng cao quý của Nhà nước./. Thủ tướng làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt NamVOV.VN - Thủ tướng khẳng định luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của văn nghệ sĩ cho sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật. Tổng Bí thư dự đại hội của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VNVOV.VN -Sáng 9/1, tại Hà Nội diễn ra phiên chính thức của Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam lần thứ IX ( nhiệm kỳ 2016-2021). | ||||
Con đường tơ lụa của Trung Quốc là dự án gây rủi ro lớn nhất cho môi trường? Posted: 24 Jul 2018 08:48 PM PDT Một chuyên gia toàn cầu về cơ sở hạ tầng nhận xét rằng các dự án giao thông và năng lượng khổng lồ vượt nửa vòng Trái Đất của Trung Quốc là đầu tư rủi ro nhất về phương diện môi trường từng được thực hiện.
Giáo sư Laurance, tay viết trên tạp chí Nature Sustainability(Tính bền vững của Thiên nhiên), tham gia vào một nhóm quốc tế kêu gọi Trung Quốc thực hiện cuộc quy hoạch chiến lược nghiêm ngặt trước khi bắt tay vào "Sáng kiến Vành đai và Con đường" sẽ trải dài qua ít nhất 64 quốc gia trên khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và khu vực Thái Bình Dương. Đến khoảng giữa thế kỷ này, "Một vành đai, Một con đường" có thể liên quan đến 7.000 dự án cơ sở hạ tầng và 8 nghìn tỷ USD đầu tư, các nhà nghiên cứu cho biết. Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), sáng kiến này có thể ảnh hưởng đến hơn 1.700 khu vực đa dạng sinh học quan trọng và đe dọa hàng trăm loài.
Các tác giả cho biết Trung Quốc có một cơ hội duy nhất để thay đổi mô hình phát triển và trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới có tính bền vững. Theo Giáo sư Laurance:
Các thông tin trên do Đại học James Cook cung cấp. Tú Văn, theo Vision Times | ||||
TẬP CẬN BÌNH THAM VỌNG XÂY ĐẾ CHẾ TRUNG HOA-THEO VẾT XE ĐỔ CỦA TẦN THỦY HOÀNG Posted: 24 Jul 2018 08:31 PM PDT Phạm Viết Đào. Trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Trung Quốc Vương Hộ Ninh không phải là "hồng nhị đại" – hậu duệ của các nhà cách mạng Trung Quốc hay "quan nhị đại" – con cháu của các quan chức nước này. Ông Vương là điển hình của một phần tử trí thức cao cấp, một học giả và là giáo sư. "Hay gọi theo cách khác, ông Vương là một… tiên sinh", Đa Chiều bình luận. Trang này tiết lộ, dù là một quan chức ít nổi bật, song Vương Hỗ Ninh lại được chính giới Trung Quốc ví như "quốc sư ba triều" khi từng là "quân sư", cố vấn cho các cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và là "người dẫn đường" của Chủ tịch Tập Cận Bình. Lý luận của Vương Hộ Ninh có ảnh hưởng rất lớn đến đường hướng phát triển toàn diện của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại và cả tương lai. Thậm chí có quan điểm đánh giá, "mô hình Trung Quốc" chính là "mô hình Vương Hỗ Ninh". Tờ New York Times (Mỹ) hôm 30/9 cho hay, Vương Hộ Ninh là thành viên thuộc nhóm tinh hoa trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng là giáo sư chính trị học tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, nghiên cứu xã hội Mỹ. Giai đoạn 1988-1989, Vương Hỗ Ninh là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Iowa và Đại học California-Berkeley, Mỹ. Trong quá trình nghiên cứu, ông quen biết với nhiều học giả Mỹ. Chủ thuyết "tập trung quyền lực" của Vương Hỗ Ninh Từ năm 1988, Vương Hỗ Ninh đã có bài viết "Phân tích phương thức lãnh đạo chính trị trong tiến trình hiện đại hóa", đăng trên tờ "Phúc Đán học báo", trong đó nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc nên theo đuổi cơ chế lãnh đạo "tập quyền" chứ không phải "phân tán". Theo ông Vương, cơ chế "lãnh đạo thống nhất" sẽ giúp Trung Quốc tránh được những xung đột không cần thiết giữa nhiều đường lối và quan niệm đối lập. "Mô hình này cho phép giới cầm quyền phản ứng nhanh, mạnh với các vấn đề đột biến, ngăn chặn phân hóa và biến động xã hội trong quá trình hiện đại hóa", Vương Hỗ Ninh viết. Vương Hỗ Ninh nhận định, Trung Quốc cần mô hình lãnh đạo tập trung bởi điều này "giúp mở rộng chưa từng có phạm vi quyết sách của lãnh đạo chính trị". Theo những thông tin ít ỏi mà Đa Chiều cung cấp, căn cứ vào hàng loạt các chính sách của Trung Quốc được ban hành những năm gần đây nhất là từ khi ông Tập Cận Bình lên chấp chính, chúng ta thấy những chính sách này thấp thoáng bóng dáng của những chính sách "tập quyền" mà Thừa tướng nhà Tần là Lý Tư và chủ trương đề cao pháp trị của Tả Thứ trưởng Vệ Ưởng-những " kiến trúc sư" của nền chính trị triều Tần cuối thời Chiến quốc… "Chủ thuyết tập quyền " của Tập Cân Bình-Vương Hỗ Ninh sao chép " tập quyền" của Vệ Ưởng-Tần Thủy Hoàng-Lý Tư Theo WikiPedia:"Thương Ưởng (khoảng 390 TCN-338 TCN), còn gọi là Vệ Ưởng hay Công Tôn Ưởng là nhà chính trị gia, pháp gia nổi tiếng, thừa tướng nước Tần của thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lý Tư là học trò của Tuân Tử và là bạn học cùng Hàn Phi Tử, Theo WikiPedia: "Vào năm 247 TCN, khi đến nước Tần, gặp lúc Trang Tương Vương chết, Lý Tư bèn cầu xin làm môn hạ của Văn Tín Hầu Lã Bất Vi, thừa tướng nước Tần. Bất Vi cho là người hiền dùng làm quan "Lang". Lý Tư nhờ vậy có cơ hội du thuyết, Vua Tần Thủy Hoàng cho Tư làm trưởng sử, rồi khách khanh. Trong số 3000 người "khách" của Lã Bất Vi, Lý Tư nhanh chóng trở thành người nổi trội nhất." Sử ký Tư Mã Thiên chép việc Lý Tư hiến kế cho Tần Thủy Hoàng: "- Cứ ngồi chờ đợi nay lần mai lữa thì sẽ bỏ mất thời cơ.Làm nên công lớn là ở chỗ biết lợi dụng chỗ sơ hở rồi mạnh dạn làm. Ngày xưa Tần Mục Công làm bá nhưng cuối cùng cũng không đi về đông thâu tóm cả sáu nước là tại làm sao? Bởi vì lức bấy giờ chư hầu còn đông, đức của nhà Chu chưa suy; cho nên Ngũ bá kế tiếp nhau nổi lên nhưng cũng đều tôn nhà Chu… Vua Tần bèn cho Tư làm trưởng sử, nghe theo kế của Tư, ngầm sai mưu sĩ mang vàng bạc châu ngọc, đi du thuyết chư hầu. Xem các danh sĩ ở chư hầu người nào có thể mua chuộc bằng tiền thì cho tiền để liên kết với họ, còn người nào không nghe thì dùng kiếm sắc đâm chết, cốt để ly gián vua tôi của họ. Sau đó vua Tần mới phái tướng giỏi đem quân đến đánh." Theo kế của Lý Tư, sau 20 năm, năm 221 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được Trung Quốc, chấm dứt thời đại lịch sử " Chiến quốc" kéo dài 300 năm… Về chủ thuyết " tập quyền" thời Tần, Sử ký Tư Mã Thiên viết:" Năm thứ ba mươi tư đời Thủy Hoàng (năm 213 trước Công nguyên), nhà vua sai đặt tiệc rượu ở cung Hàm Dương. Thuần Vu Việt người nước Tề tiến lên can: - Thần nghe: nhà Ân, nhà Chu làm vua hơn nghìn năm, phong các con em, các công thần để cho họ làm phên dậu giúp đỡ mình. Nay bệ hạ giầu có bốn biển nhưng con em vẫn là kẻ thất phu; nếu đột nhiên xảy ra việc như bọn Điền Thường hay bọn lục khanh thì không ai giúp đỡ, làm sao có thể cứu nhau được. Trong công việc không bắt chước đời xưa mà có thể lâu dài là điều chưa hề nghe nói... Thủy Hoàng đưa lời bàn của ông ta xuống thừa tướng.Thừa tướng Lý Tư cho thuyết ấy là sai,bèn dâng thư nói: "Ngày xưa thiên hạ rối loạn và phân tán, không ai thống nhất được. Do đó chư hầu tranh nhau; khi nói, mọi người đều đem huyện đời xưa làm hại việc nay bày đặt nói những lời nói suông để làm loạn việc thực. Mọi người đều lấy cái học riêng của mình để chê bai những điều nhà vua làm.Nhưng nay hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ, phân biệt trắng đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng. Trái lại,những kẻ học theo cái học riêng của mình cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống tức thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn tán.Khi vào triều thì trong bụng chê bai. Ra ngoài đường thì xúm bàn trong ngõ, chê vua để lấy tiếng, làm khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ dưới phỉ báng. Nếu cứ như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút; ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn. Việc định ra pháp độ rõ ràng, đặt luật lệ bắt đầu từ Thủy Hoàng.Thống nhất văn tự, xây các ly cung và các biệt quán khắp trong thiên hạ. Năm sau lại đi tuần thú, bên ngoài thì đánh dẹp từ di. Trong những việc này đều có công của Tư." Một trong những cái lõi của chủ thuyết " tập quyền" đó là bóp nghẹt tự do tư tưởng; Tần Thủy Hoàng đã" đốt sách, chôn nho"; về hành chính nhà Tần đặt chế độ quận, huyện trực thuộc triều đình, không cắt đất phong vương cho họ hàng con cháu. Còn " Đả hổ diệt ruồi", thiết lập ký cương ở Trung Quốc hiện nay là một chủ trương Tập Cận Bình học theo Vệ Ưởng, Lý Tư hiến kế với Tần Hiếu công, Tần Thủy Hoàng: "dĩ bạo trị quốc", tôn thờ biện pháp cai trị bằng vũ lực cả đối nội và đối ngoại… "Biến pháp Thương Ưởng" chính là "chuyên chế quân chủ" và "trung ương tập quyền" và nội dung cụ thể của "Biến pháp" từng được Dịch Trung Thiên giới thiệu trong cuốn "Từ Xuân Thu đến Chiến Quốc": "Phế lĩnh chủ chế": Đưa thần dân vốn thuộc sở hữu của quý tộc quy về trung ương, tức "dân là của vua". "Phế phong kiến chế": Thái ấp của các quan Khanh đại phu bị phân thành quận huyện, tức đất đai quy về sở hữu của vua. "Phế thế tập chế": Tất cả quan chức thông qua trung ương phân bổ, quyền lực nằm trong tay vua. Với sự bãi bỏ chế độ lĩnh chủ, phong kiến, thế tập như trên, cuộc cải cách của Thương Ưởng đã đưa đất đai, người dân và quyền lực thâu tóm về tay quân chủ. Cuộc cải tổ tập quyền triệt này cũng là mầm mống của sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể của thể chế cộng sản ở Trung Quốc sau này… Tuy phát triển rực rỡ nhưng Tần Thủy Hoàng đã không đạt được 2 giấc mơ: xây dựng và bảo vệ " vạn thế Tần triều"; Nhà Tần chỉ tồn tại đến đời thứ 2 thì bị diệt vong và tìm thuốc trường sinh, kéo dài tuổi thọ cho mình; theo nhiều sử sách: Tần Thủy Hoảng chết ở tuổi 49… Sự đoản mệnh của nhà Tần và của Tần Thủy Hoàng là " hậu quả" của "cái nhân"- thiết chế tập quyền bạo tàn, khắc bạc: "rải thây trăm họ làm công một người"; Thể chế đó vừa đẻ ra những người ngu trung, khắc bạc, tôn thờ bạo quyền như Vệ Ưởng, Lý Tư, như Bạch Khởi; (Bạch Khởi viên tướng đã ra lệnh chôn sống 400.000 hàng binh của nước Triệu trong một đêm); đồng thời cũng lại đẻ ra những kẻ phản trắc, đào mồ chôn chế độ như Triệu Cao, Kinh Kha và sau này là Lưu Bang, Hạng Vũ, Hàn Tín… Cả Vệ Ưởng, Lý Tư, Triệu Cao và cả Tần Thủy Hoàng đều có kết cục cuộc đời thảm khốc không phải bởi số phận mà do bởi cái guồng máy của thể chế tập quyền do họ " phát minh" ra… Sử ký Tư Mã Thiên ghi về lời nhận xét của Thái sử công: "Thương Quân ( Vệ Ưởng ) là người thiên tư khắc bạc" và chính Vệ Ưởng đã phái trả giá cho cái đó bằng chính cuộc đời mình… Còn Tần Thủy Hoàng đột tử do bởi hoạn quan Triệu Cao đầu độc; Đây là một giả thuyết có cơ sở tin cậy trong con mắt của hậu thế nếu xem xét các dữ liệu liên quan… Thể chế phân quyền, mô hình liên bang là cơ sở đảm bảo tự do, dân chủ, nhân quyền cho các thành viên, nhóm các nhóm cộng đồng lớn nhỏ và cho đến nay chưa xuất hiện thể chế nào phát triển, hài hòa, bền vững hơn; xã hội càng phát triển văn minh về cơ sở chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội thì thế chế tập quyền càng trở thành chướng ngại cản trở khát vọng này của loài người… Đáng tiếc ông Tập Cận Bình ban lãnh đạo Trung Quốc hiện tại đã có dấu hiệu bị "sơ nhiễm" căn bệnh hoang tưởng, say sưa với quyền lực tập trung, điều này thể hiện qua những chuyện tỷ như có lúc "Tập Cận Bình muốn bóng đá Trung Quốc vô địch World Cup". Đá bóng ngỡ là môn thể thao cơ bắp thế nhưng lại không thể duy ý chí phát triển nó giống như chiến dịch " đả hổ, diệt ruồi", " đại cách mạng văn hoá vô sản " hay đem mồ hôi xương máu của hàng vạn người ra xây đăp Vạn lý trường thành, toàn dân làm gang thép, những việc từng xảy ra kinh thiên động địa ở Trung Quốc… Trung Quốc được ghi nhận là quê hương của 4 phát minh mang tính đột phá, cách mạng từ thời cố đại: la bàn, thuốc nổ, giấy viết và kỹ thuật in ấn… Thế tại tại sao cái "đêm trung cổ" tại Trung Quốc kéo dài hơn tất cả các quốc gia khác ở Âu châu…Trong khi nước Anh chỉ có 1 phát minh là máy hơi nước mà đã làm cho cả châu Âu Phục Hưng, Khai sáng ? Sự chậm lụt của Trung Quốc so với thế giới là do chủ thuyết tập quyền hủ bại; chủ thuyết này được vũ trang bởi 2 chủ thuyết chính trị thay nhau cai trị trên đất nước Trung Hoa: Nho gia và Pháp gia; hiện tại " Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" là một tập hợp hổ lốn, chắp nhặt của Nho-Pháp; mặc dù 2 phái này xung khắc nhau như nước với lửa nhưng có lõi đều tôn thờ tập quyền… Nuôi ảo tưởng " Cầu đồng tồn dị", buộc nước láng giềng tiếp tục phải chịu sự chi phối, triều cống Trung Quốc là một ảo tưởng tham vọng, bá quyền có từ thời chiến quốc?! Ảo tưởng đó xưa rồi… Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của văn minh vật chất đã làm cho các quốc gia lệ thuộc vào nhau sâu sắc hơn; không chỉ nước nhỏ lệ thuộc nước lớn mà trong nhiều trường hợp nước lớn cũng phải tùy thuộc vào sự phát triển của nước nhỏ. P.V.Đ. |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét