“NHỮNG “TỬ HUYỆT” CỦA CHỦ THUYẾT “SẶC MÙI BOLERO” CỦA TẬP CẬN BÌNH” CÔNG BỐ TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CS TRUNG QUỐC XIX ( Phần 2)” plus 1 more |
Posted: 26 Jul 2018 03:29 PM PDT Phạm Viết Đào. " Tử huyệt" ẩn ngay trong " hộp đen" của hệ điều hành quản trị Thể chế dân chủ và thể chế độc tài chuyên chế chuyên chế toàn trị là 2 cặp phạm trù không chỉ kỵ rơ nhau như kiểu "trời sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng" mà chúng thật sự đối nghịch nhau. Đã là độc tài toàn trị thì không thể có dân chủ, một xã hội dân sự dân chủ không có chỗ sống cho thế lực độc tài một tấc đất cắm dùi. Để lập lờ đánh lẫn con đen, đánh tráo 2 cặp phạm trù đối nghịch này, BCTCB đã sử dụng sự uốn éo, xảo ngôn, ngoa ngôn mùi mẫn của loại âm nhạc bolero:"Tích cực phát triển chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện; việc xây dựng chế độ thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, người dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật được thúc đẩy toàn diện; cơ chế, thể chế lãnh đạo của Đảng không ngừng hoàn thiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển, dân chủ trong Đảng được phát huy rộng rãi; dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa được triển khai toàn diện, mặt trận yêu nước thống nhất được củng cố và phát triển; công tác dân tộc, tôn giáo được thúc đẩy một cách sáng tạo. Lập pháp khoa học, chấp pháp nghiêm chỉnh, tư pháp công minh, toàn dân tuân thủ pháp luật được thúc đẩy; việc xây dựng đất nước pháp trị, chính phủ pháp trị, xã hội pháp trị tương hỗ lẫn nhau; hệ thống pháp trị chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ngày càng hoàn thiện; quan điểm pháp trị trong toàn xã hội được tăng cường rõ rệt…" Cái thiết chế pháp trị mang màu sắc bánh vẽ này nhất nhất vận hành dưới "ruồi ngắm" của họng súng mà kẻ được giao nhấn tay vào kim hỏa đó là Đảng CS Trung Quốc với vai trò hạt nhân là TBT Tập Cận Bình; Hễ Đảng CS lơi là súng thì xã hội Trung Quốc sẽ trở thành "ong vỡ tổ" ngay lập tức. Không ai phủ nhận sức mạnh của chế độ độc tài toàn trị trong khả năng huy động tập trung nhiều nguồn lực, tập trung để thực hiện một nhiệm vụ toàn trị vào một thời khắc nào đó. Sức mạnh toàn trị của thể chế Tần Thủy Hoàng: xây vạn lý Trường Thành, thống nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và chia thành 9 quận được quản lý tập trung, tiêu chung một đồng tiền, một tiêu chuẩn đo lường, xây dựng hàng loạt công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga mà đến đời sau vẫn chưa khám phá hết… Sức mạnh toàn trị của chế độ độc tài Napoleon, Hitler, Stalin… đã làm nên những chiến dịch quân sự kinh thiên động địa, những cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược trên địa bàn châu lục. Một đất nước nhỏ bé, tiểu quốc như Romania của nhà độc tài toàn trị Nicolae Ceausescu chỉ trong 20 năm chính thức mở cửa, tranh thủ vốn liếng của phương tây từ 1969-1989, nguồn vốn vay quãng 17 tỷ USD, Tồng GDP thời oogn Ceausescu chưa qua 30 tỷ USD mà đã tạo nên những bước ngoặt kình tế ở Romania. Giai đoạn ông Ceausescu nắm quyền đã tích lũy xây nên những công trình đồ sộ như hệ thống tàu điện ngầm thời ông Ceausescu đã xây được được 15 km ( Việt Nam vay bao nhiêu tiền rồi mà chưa làm nổi 1 km đường tạu điện ngầm nào); Con sông 2 đáy Đưmbovixa chạy qua thủ đô Bucaresc dài gần 20 km được kiến trúc xây dựng như sông Seine của Pari; Rồi nhà Quốc hội có diện tích đứng thứ 2 thế giới, sau nhà Quốc hội Mỹ; Rồi xây dựng được một tuyến phố mang tên Chiến thắng của chủ nghĩa xã hội sánh ngang với Đại lộ Champs- Elyse dài hơn 2 km; Rồi đầu tư xây dựng nhà máy ản xuất máy bay, điều chế được uranium đủ sức chế tạo quảng 10 quả bom nguyên tử; Đầu tư nhà máy lọc dầu sang Irac cả tỷ USD… Thế nhưng tất cả các nhà độc tài xây dựng nên một thể chế độc tài, một triều đại độc tài, những công trình kiến trúc xây dựng, quân sự thành quả của chế độ độc tài ấy không giúp họ cùng cố được địa vị vương quyền, giữ được ngôi báu. Tần Thủy Hoàng kẻ đã từng mơ xây dựng một thể chế " vạn thế Tần triều"…đã đột tử ở tuổi 49 và triều Tần không kéo dài quá 2 triều đại… Vậy cái "tử huyệt" của cái chủ thuyết XHCN mang màu sắc Trung Quốc nó nằm ở đâu trong hệ điều hành quản trị do ông Tập Cận Bình là tác giả ? Thể chế độc tài toàn trị của Hitler đã sụp đổ vì va xiết với thể chế độc tài toàn trị xôviêt sự kháng cự quật cường của người dân Liên Xô… Chế độ độc tài toàn trị Liên Xô sụp đổ không do bàn tay trực tiếp thò vào của Reagan hay Hemus Kohl, Gorbachiop, Boris Elsin hay một "siêu nhân" nào đó; Chế độ độc tài toàn trị xô viết bị sụp đổ, tan vỡ do nó bị hoại tử từ bên trong. Thời điểm 1991, nếu phương Tây đứng đầu là Tây Đức và Mỹ dùng chiến tranh nóng để thực thi một cuộc can thiệp bằng quân sự, xóa sổ Đảng CS Liên Xô thì rất có thể chiến tranh thế giới sẽ nổ ra.Hàng loạt vũ khí hủy diệt sẽ được sử dụng và rất có khả năng phương tây và Mỹ bị hủy diệt và tổn thất nặng nề hơn… Chế độ độc tài toàn trị sẽ đẻ ra, di căn các khối u ác, các loại mâu thuẫn trong quá trình vận động của nó: đó là nạn tham ô, tham nhũng do quyền lực độc tài chính trị lạm quyền lại được trao toàn quyền nắm binh quyền, súng đạn trong tay… Đối với các quốc gia phát triển theo thể chế tư bản tiên tiến thì cũng sản sinh ra các khối u loại đó nhưng nó bị kiểm soát và được khắc chế bằng hệ điều hành được phân tầng theo cơ chế tamq uyền-phân lập… Cho đến nay "tam quyền phân lập" vẫn được coi là thành tựu của hệ điều hành quản trị nhà nước tân tiến và hiệu quả nhất; Nó có khả năng khắc chế, hóa giải được những khối u mà hệ điều hành quản trị độc tài đảng trị không hóa giải được. Hệ điều hành quản trị theo mô hình XHCN mang màu sắc Trung Quôc do ông Tập khởi xướng vẫn là mô hình: tư liệu sản xuất, tài sản là của chung ( XHCN); Chủ nhân của của khối tài sản này không khải là các nhà tư bản mà các nhà "CỘNG SẢN BẢN", núp dưới danh nghĩa " đầy tớ nhân dân". Những nhà " cộng sản bản" này họ nhân danh Đảng, nhân danh lợi ích tập thể, sở hữu toàn dân để múa tay trong bị là tài sản được coi là sở hữu toàn dân. Thiết chế này dẫn tới những ông chủ của các khối tài sản, tư liệu sản xuất thật sự là các ông "CỘNG SẢN BẢN ". Do sự tréo ngoe này: kẻ ngồi mát ăn bát vàng nên nó sẽ thủ tiêu động lực phát triển, nó đẻ ra TƯ DUY NHIỆM KỲ, tranh thủ vơ vét vì mất gì của bọ; Không biết ăn cắp, không tìm cách ăn cắp là ngu… Nạn tham ô tham nhũng do cái thiết chế này đẻ ra căn bệnh LỢI ÍCH NHÓM, tư bản than hữu…Hệ điều hành này khác về căn bản với hệ điều hành quản trị và thiết chế tư bản chủ nghĩa. Cái hệ điều hành quản trị " Đảng lãnh đạo-nhà nước quản lý-nhân dân làm chủ" là hệ điều hành bản chất độc quyền, độc tài và độc nhất nắm binh quyền của Đảng CS là hệ điều hành bản chất sinh "hổ và ruồi" do đó " đả hổ diệt ruồi " là " ta đánh ta"… Còn hệ điều hành quản trị tư bản là hệ điều hành nến xảy ra ăn cắp, tham những thì đó là " ta ăn cắp của ta" ? Nếu hệ điều hành quản trị tư bản chủ nghĩa thì Ngân sách nhà nước chủ yếu dựa vào phần thu thuế; Còn ngân sách nhà nước ở quốc gia XHCN kiểu Trung Quôc thì có 2 nguồn: Thuế và lợi tức từ các doanh nghiệp nhà nước và các khu vực kinh tế do cổ phần nhà nước chi phối… Cơ chế này đẻ ra nhập nhèm vì nếu thuế thì có thể minh bạch được phần doanh thu, lợi tức và chịu thuế; Còn phần lợi tức được hạch toán từ các doanh nghiệp được thiết lập theo cơ chế " đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ" thì không tài nào kiểm soát được vì nó ngập tràn sự dối trá… Một cỗ xe có động cơ công suất, tải trọng lớn, tốc độ vận hành cao bao giờ cũng được thiết kế một hệ thống phanh hãm tương thích đồng bộ; Nếu không được bảo hiểm bằng hệ thống phanh hãm tương thích thì tai họa, rủi ro là điều khó tránh khi vận hành nó. Hệ thống "phanh hãm" được dùng để bảo hiểm cho sự vận hành của một cỗ xe an toàn, theo ý chỉ chủ quan của người cầm lái bao giờ cùng được thiết kế đồng bộ với hệ thống động cơ, động lực của xe. Hệ thống phanh hãm độc lập với hệ thồng động lực, cơ năng. Khi điều hành một cỗ xe, người cầm lái một mặt đồng thời có thể vận hành hệ thông động lực nhưng lại có khả năng sử dụng hệ thống phanh hãm độc lập để vô hiệu hệ thống động lực, không để cho nó bị quá đà, vượt qua ý muốn chủ quan của người sử dụng, gây tai họa rủi ro. Cái khối u ác dẫn tới hoại tử nảy nở, phát sinh ra từ các chất nhờn sản sinh trong suốt quá trình vân hành của cả khối " tâm can tỳ phế thận"; Khối u dẫn tới sự hoại tử này là hệ quả tất yếu của sự độc tài-chuyên chế về chính trị; hệ điều hành quản trị này đã tự cô lập mình biệt lập không cho phép sự trao đổi chất theo quy luật di truyền, biến dị, chọn lọc tự nhiên: sinh lão bệnh tử… Trong BCTCB có nói đến ý chí quyết tâm chính trị rất lớn " nạo xương trị độc" một điển tích liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp của bại tướng Quan Vân Trường thời Tam Quốc. Nhắc điển tích này để nói lên ý chí quyết tâm xây dựng một Đảng CS Trung Quốc trong việc xây dựng một bộ máy phanh hãm đủ sức phá huy công năng, giữ trong sạch, sự vững vàng, hiệu lực cho bộ máy. Đáng tiếc BCTCB lại không hiểu hết ngọn ngành và cái lô gich nội tại của điển tích này… Vết thương bị ngấm vào xương của Quan Vân Trường là vết thương do quân lính của Tào Nhân bắn; Do vậy chỉ cần Quan Vân Trường cắn răng chịu đau, Hòa Đà tài giỏi nạo xương trị độc là làm lành vết ngay,giúp Quan Vũ múa được Ẩn Nguyệt đao ngay. Vết thương của thể chế CS Trung Quốc là vết thương tự mưng mủ, tự hoại tử từ bên trong "tâm can tỳ phế thận"; Nó tự hoại tử và di căn từ trong phủ tạng theo cơ chế của căn bệnh ung thư trong quá trinh vận hành của nó. Nạo chữa được chỗ này nó sẽ bục vỡ chỗ khác. Quan Vân Trường cho dù ý chí, can trường nhưng ông lại phải nhờ Hoa Đà, một thầy thuốc có chuyên môn và uy tín cao "nạo xương trị độc" cho; Bản thân Quan Vũ và thuộc hạ dù có can trường đến đâu lại có thể tự mình nạo xương trị độc cho cơ thể của Quan Vũ được. Làm sao Đảng CS Trung Quốc lại có thể tự cầm dao nạo xương trị độc cho mình được, làm như vậy là " ta đánh ta' như TBT Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết. Công cuộc đả hổ diệt ruồi, nạo xương trị độc vừa quan xem kỹ thì vẫn là mượn cớ để " nạo xương" những kẻ tuy là đảng viên nhưng không cùng phe cánh ! "Tích cực phát triển chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện; việc xây dựng chế độ thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, người dân làm chủ và quản lý đất nước theo pháp luật được thúc đẩy toàn diện; cơ chế, thể chế lãnh đạo của Đảng không ngừng hoàn thiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa không ngừng phát triển, dân chủ trong Đảng được phát huy rộng rãi; dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa được triển khai toàn diện, mặt trận yêu nước thống nhất được củng cố và phát triển; công tác dân tộc, tôn giáo được thúc đẩy một cách sáng tạo. Lập pháp khoa học, chấp pháp nghiêm chỉnh, tư pháp công minh, toàn dân tuân thủ pháp luật được thúc đẩy; việc xây dựng đất nước pháp trị, chính phủ pháp trị, xã hội pháp trị tương hỗ lẫn nhau; hệ thống pháp trị chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ngày càng hoàn thiện; quan điểm pháp trị trong toàn xã hội được tăng cường rõ rệt. Toàn Đảng cần tự giác hơn nữa kiên trì nguyên tắc tính Đảng, dũng cảm đối mặt trực tiếp với các vấn đề, dám "nạo xương trị độc", xóa bỏ mọi nhân tố làm tổn hại đến tính tiên tiến và tính trong sạch của Đảng, loại bỏ tất cả những mầm bệnh gặm nhấm cơ thể mạnh khỏe của Đảng; không ngừng tăng cường năng lực lãnh đạo chính trị, năng lực dẫn dắt tư tưởng, năng lực tổ chức quần chúng, năng lực hiệu triệu xã hội của Đảng; bảo đảm Đảng Cộng sản Trung Quốc mãi mãi tràn đầy sức sống và sức chiến đấu mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh vĩ đại, công trình vĩ đại, sự nghiệp vĩ đại, giấc mơ vĩ đại có mối liên hệ chặt chẽ, xuyên suốt với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, trong đó công trình vĩ đại mới xây dựng Đảng có vai trò quyết định. Thúc đẩy công trình vĩ đại cần kết hợp với thực tiễn của cuộc đấu tranh vĩ đại, sự nghiệp vĩ đại, giấc mơ vĩ đại; bảo đảm Đảng luôn đi đầu thời đại trong tiến trình lịch sử với tình hình thế giới biến đổi sâu sắc; luôn là trụ cột của toàn dân trong tiến trình lịch sử ứng phó với các rủi ro và thách thức trong và ngoài nước; luôn là hạt nhân lãnh đạo kiên cường trong tiến trình lịch sử kiên định và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc…" Tất cả những lời có cánh đó trong BCTCB mang giá trị thông tin và sự truyền cảm không hơn một bản nhạc bolero đang được cổ súy trên các chương trình truyền hình giải trí của VTV. Khi Hoa Đà nạo xương trị lành vết thương ở cánh tay cho Quan Vân Trường thành công, thế nhưng khi ông đặt vấn đề bổ đầu Tào Tháo ra để "nạo sọ trị độc" thì ông bị Tào Tháo cho thủ hạ giết ngay. Liệu ông Tập Cận Bình có dám để mời một Hoa Đà tái thế nào đó bổ não mình ra, bổ cái đầu đẻ ra cái học thuyết XHCN mang màu sắc Trung Quốc để tẩy rửa những độc tố tự nó sinh ra không? Một tử huyệt đáng bàn, đó là Chủ nghĩa bá quyền đại Hán của chủ thuyết Tập Cận Bình được ngụy trang, ẩn trong "Chương V. QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN MỚI, XÂY DỰNG HỆ THỐNG KINH TẾ HIỆN ĐẠI HÓA-(BCTCB); chương này đã hoach định ra 6 nhiệm vụ và nhiệm vụ số 1 đó là: ""Đi sâu cải cách kết cấu theo hướng trọng cung. Xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, cần đưa trọng điểm của phát triển kinh tế vào nền kinh tế thực, đưa hệ thống nguồn cung chất lượng cao trở thành phương hướng chính, tăng cường rõ rệt ưu thế chất lượng của nền kinh tế Trung Quốc. Thúc đẩy ngành nghề Trung Quốc bước vào chuỗi giá trị trung, cao cấp của toàn cầu, bồi dưỡng nhiều nhóm ngành chế tạo tiên tiến đẳng cấp thế giới…" Qua nhiệm vụ số 1, nhiệm vụ đầu tiên đó là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng "TRỌNG CUNG"... CUNG muốn tốn tại phát triển phải dựa vào CẦU của thị trường, CẦU mà nền kinh tế Trung Quốc hướng tới chắc chắn phải vương ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc, phải mở rộng thị trường, bành trướng Thị trường; Con đường tơ lụa, Nhất đới nhất lộ… là chỉ dấu của chiến lược bành trướng thị trường này, "đầu ra" của chủ thuyết này… Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai bùng nổ đều có nguyên nhân từ nhu cầu mở rộng thì trường của giới tài phiệt Đức, một đế quốc sinh sau nảy muộn muốn phân chia lại thị trường với các đế quốc đàn anh. Khi chủ thuyết Tập Cận Bình úp mở việc phải mở rộng thị trường cho nền kinh tế "TƯ BÁN ĐỎ" Trung Quốc, nó đang hoạch định theo hướng TRỌNG CUNG; Chủ thuyết này tất yêu sẽ là một nguy cơ không chỉ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chắc chắn đây cũng chính là một " tử huyệt" của chủ thuyết Tập Cận Bình. Không rõ trong chuyến thăm Việt Nam chính thức từ chiều nay 11/11/2017 của ông Tập Cận Bình, cuộc thăm được đánh giá là chuyến vi hành xuất ngoại đầu tiên sau Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 19, những giai điệu nào của bản nhạc bolero mùi mẫn sẽ được tấu lên tại Ba Đình Hà Nội. Những "khán thính giả" được trực tiếp tiếp nhận, thụ hưởng khúc bolero mùi mẫn do 2 ca sĩ Tập Cận Bình-Bành Lệ Viên cất lên sẽ làm " PHÊ" khán phòng đến đâu, người dân Việt Nam còn phải cảnh giác chờ xem ?! P.V.Đ. |
Vì sao chuông trong chùa phải đánh 108 tiếng Posted: 25 Jul 2018 04:31 PM PDT Chuông là một pháp khí không thể thiếu trong lễ nghi Phật giáo. Tiếng chuông vang xa, âm thanh từ bi và hùng hậu, khiến nhẹ lòng người, cảnh tỉnh con người thế gian mau mau thoát khỏi cái mê trần tục mà thành tâm tín Phật.Chuông là một pháp khí không thể thiếu trong lễ nghi của Phật giáo. Tại rất nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng, những gác chuông to lớn càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của ngôi chùa. Âm thanh mượt mà vang vọng, thâm trầm trong vắt của tiếng chuông như rót vào tai, khiến con người thế gian chạy theo danh lợi bừng tỉnh, kêu gọi người đời mau thoát khỏi bể khổ mênh mông. Thời cổ đại có rất nhiều người làm thơ miêu tả tiếng chuông, như câu thơ của Trương Kế thời Đường: "Cô Tô thành ngoại hàn sơn tự, dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Dịch thơ của Tản Đà: "Thuyền ai đậu bến Cô Tô; Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn". Đỗ Phủ: "Dục giác văn thần chung, lệnh nhân phát thâm tỉnh". Tạm dịch: Sớm mai thức dậy muốn nghe một tiếng chuông ngân, khiến tâm hồn thanh tỉnh. Vương Duy : "Hàn đăng tọa cao quán, thu vũ văn sơ chung". Tạm dịch: "Đèn khuya lạnh lẽo trên cao quán; Mưa thu nhạt nhòa tiếng chuông thưa". Thường Kiến : "Sơn quang duyệt điểu tính, đàm ảnh không nhân tâm. Vạn lại đô thử tịch, đãn dư chung khánh âm". Tạm dịch: Ánh núi hòa tiếng chim ca; Tâm như mặt đầm thanh vắng. Không gian tràn đầy tĩnh lặng; Còn nghe vang vọng chuông ngân. Trong những bài thơ ấy, tiếng chuông đều nổi bật lên giữa khung cảnh tịch lặng, hàng trăm ngàn năm qua khiến cho người ta cảm thấy tâm hồn khoáng đạt và thanh thản, hướng về nơi tiếng chuông ngân. Ngoài ra thi nhân Trương Đại trong bài "Tây Hồ thập cảnh. Nam Bình vãn chung" cũng miêu tả tiếng chuông vang vọng của chùa Từ Tịnh dưới chân núi Nam Bình, khiến người nghe có cảm giác xuất thần nhập hóa: Khinh lam bạc như chỉ. Chung thanh xuất thượng phương, Dạ độ không giang thủy. Dịch thơ Màn đêm trùm khắp Nam Bình Gió nhè nhẹ thổi như hình giấy manh, Tiếng chuông vút tận trời xanh, Buông vào đêm vắng sông thanh nghìn trùng. Bất kể là chùa Hàn Sơn hay chùa Từ Tịnh, tiếng chuông ở hai ngôi chùa cổ này đều vang vọng thanh thoát, khiến cho lòng người rung động, lưu truyền mãi ngàn năm. Nhưng vì sao tiếng chuông chùa thường đánh 108 tiếng? Chuông thể hiện sự trang nghiêm bình ổn, đoan chính khoan thai, từ xa xưa được cho là một trong những pháp khí quan trọng trong chùa. Tục truyền rằng, truyền thống đánh chuông chùa bắt đầu từ thời Nam triều Lương Vũ Đế. Một lần, hoàng đế thỉnh giáo cao tăng Bảo Chí rằng: "Làm thế nào để thoát khỏi địa ngục đau khổ?". Bảo Chí hòa thượng trả lời: "Nỗi khổ của con người không thể trong chốc lát mà tan biến, nhưng nếu như có thể nghe thấy tiếng chuông vang vọng, thì đau khổ có thể tạm thời dừng lại". Thế là, Lương Vũ Đế liền hạ chiếu cho các chùa chiền trong cả nước, mỗi ngày đều phải đánh chuông. Chuông chùa dựa theo công dụng có thể chia thành 2 loại là Phạm chuông và Hoán chuông. Phạm chuông dùng để triệu tập mọi người, hoặc có công dụng để thông báo thời gian; còn hoán chuông có tác dụng thông báo bắt đầu các sự kiện lớn, Phật sự, pháp hội hoặc các lễ hội lớn. Thực ra, chuông cũng là hiệu lệnh ở trong chùa, dù là báo thức, ăn cơm, đi ngủ, hoặc triệu tập tăng nhân lên điện tụng kinh niệm Phật… tất cả đều dùng tiếng chuông làm tín hiệu. Hai bên trước đại điện của ngôi chùa thường xây lầu chuông và gác trống. Tăng nhân trong chùa mỗi ngày trước khi tụng kinh và đi ngủ đều gõ chuông và đánh trống, dùng để cảnh tỉnh mình, thường là sáng chuông chiều trống. Trong "Bách trượng thanh quy – Pháp khí" có nói: "Chuông lớn cũng đóng vai trò ra hiệu lệnh. Được gõ vào sáng sớm, nó phá tan màn đêm, đánh thức người ta dậy. Chuông ngân vào lúc hoàng hôn sẽ biến đổi màn đêm, khai thông những thành phần tăm tối". Tiếng chuông sáng sớm thì trước nhặt sau khoan, cảnh tỉnh mọi người đêm dài đã qua, chớ có ngủ mãi, cần phải nắm chắc thời gian tu luyện. Còn tiếng chuông đêm thì trước khoan thai sau gấp gáp, nhắc nhở người tu luyện biết màn đêm đã tới, và xua tan những thành phần xấu xa. Một ngày làm việc và nghỉ ngơi trong chùa bắt đầu bằng tiếng chuông mà kết thúc cũng bằng tiếng chuông. Sáng hay tối thì chuông chùa đều đánh 108 tiếng. Buổi tối trước tiên là đánh trống sau đó gõ chuông, vừa đánh trống vừa niệm chú. Sau khi đánh trống xong thì gõ chuông, gõ chuông buổi tối lúc đầu chậm lúc sau nhanh, 18 tiếng đánh chậm rồi 18 tiếng sau nhanh, ngược lại 3 lần, tính đến 108 tiếng. Buổi sáng thì ngược lại, đầu tiên là gõ chuông sau đó mới đánh trống, gõ chuông lúc đầu nhanh lúc sau chậm dần. Còn tại sao mỗi lần đánh chuông đều phải đánh 108 tiếng, có nhiều cách hiểu. Cách thứ nhất, trong "Dịch Kinh" cho rằng số "9" là số cát tường, 108 là bội của 9, chính là biểu tượng vô cùng cát tường. Một cách nói khác, Phật giáo cho rằng trong 1 năm con người có 108 loại phiền não, chuông vang lên 108 lần, chính là để xóa đi hết những phiền muộn đó. Cho nên, tràng hạt cũng có 108 viên, niệm kinh hay niệm chú đều niệm 108 lần. Còn có một cách nói khác, đánh chuông 108 tiếng là nói đến 1 năm. Bởi vì 1 năm có 12 tháng, 24 tiết khí, 72 thì (5 ngày 1 thì), tổng cộng gồm có 108, đó là biểu tượng của mỗi năm đều luân chuyển, tồn tại muôn thuở. Câu chuyện ngày xưa về 2 chú tiểu đánh chuông Có một chú tiểu có nhiệm vụ đánh chuông. Theo quy định của chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm và khi chiều tà thì phải đánh một hồi chuông. Khi mới bắt đầu công việc, thì chú tiểu đánh chuông cũng khá nghiêm túc. Nhưng nửa năm trôi qua, chú tiểu cảm thấy công việc đánh chuông thật là đơn điệu nhàm chán. Thế là, cậu bèn làm chỉ cốt cho xong chuyện. Một ngày, sư trụ trì ngôi chùa đột nhiên tuyên bố muốn đưa chú tiểu xuống hậu viện chẻ củi gánh nước, không để cho cậu đánh chuông nữa. Chú tiểu thấy lạ quá, bèn hỏi sư trụ trì: "Không biết có phải tại con đánh chuông không đúng giờ, không vang tiếng hay sao?". Sư trụ trì bảo: "Con đánh chuông rất là vang, nhưng tiếng chuông rỗng tuếch, èo uột, bởi vì trong lòng con không hiểu được ý nghĩa của việc đánh chuông, cũng không có chú tâm làm việc ấy. Tiếng chuông không những là thước đo cho thời gian làm việc nghỉ ngơi trong chùa, mà quan trọng nhất ấy chính là thức tỉnh tâm mê muội của chúng sinh. Vì vậy, tiếng chuông chẳng những cần phải vang dội, mà còn cần phải mượt mà, hùng hậu, thâm trầm, lan xa. Người mà trong tâm không có chuông, có nghĩa là không trọng Phật. Nếu không thành kính, thì làm sao đảm đương chức vụ đánh chuông được?". Chú tiểu nghe xong, đỏ mặt xấu hổ, rồi sau đó dốc sức tu luyện, cuối cùng trở thành một cao tăng nổi tiếng. Có một vị hòa thượng già một sớm mai nghe được một tràng chuông ngân, không khỏi chú tâm lắng tai nghe. Đến khi âm thanh dứt hẳn, ông không cầm lòng được bèn gọi người đến hỏi: "Sáng sớm hôm nay ai đánh chuông thế?". Người ấy trả lời: "Đó là một hòa thượng mới xuất gia vừa đến đây". Thế là lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng mới tới: "Sớm hôm nay khi đánh chuông nội tâm con như thế nào vậy?". Chú tiểu trả lời: "Thưa không có tâm tình nào cả, chỉ là đánh chuông thôi". Lão hòa thượng hỏi: "Không phải vậy chứ? Trong lúc con đánh chuông, trong lòng nhất định có tâm tư. Bởi vì ta nghe tiếng chuông hôm nay vô cùng cao quý và vang dội. Đó là thanh âm mà người có thành tâm thành ý hướng Phật mới có thể đánh chuông xuất ra được". Chú sa di suy nghĩ rồi nói: "Kỳ thực con không có nghĩ gì khác, chỉ là khi con chưa xuất gia, cha con thường xuyên nhắc nhở rằng: trong lúc đánh chuông thì phải nghĩ rằng chuông cũng chính là Phật, phải thành kính trai giới, kính trọng chuông như kính trọng Phật, cần dùng tâm như nhập định khi thiền định cùng với tâm thành kính lễ bái mà đánh chuông". Lão hòa thượng nghe xong hết sức vừa ý, cứ nhắc nhở mãi:"Sau này xử lý chuyện gì, con nhất định đừng quên bảo trì một tâm thái giống như khi gõ chuông hôm nay nhé". Kỳ thực đạo lý ấy không chỉ đúng với việc đánh chuông, mà làm bất kể chuyện gì, dùng hết tâm ý hướng vào đó cũng là điều vô cùng trọng yếu. Vị tiểu hòa thượng đầu tiên tại sao lại bị miễn chức đánh chuông? Bởi vì chú xem việc đánh chuông như là một công việc tầm thường chán ngắt, đánh chuông để mà đánh chuông, không xem việc đánh chuông như một việc tu luyện thần thánh, trong lòng không có thành kính, lại không có dụng tâm mà làm, không có tinh thần trách nhiệm trong việc làm, cho nên chú đánh chuông phát ra thanh âm rỗng tuếch. Chú tiểu thứ 2 có thể đánh chuông thật tốt, ấy là vì cậu hiểu được đạo lý "Kính chuông như Phật", trong lòng tràn ngập thành kính đối với Phật, tự nhiên có dụng tâm, có trách nhiệm, có thành tâm thành ý trong lúc đánh chuông, cho nên hiệu quả tất nhiên là tốt. Ngạn ngữ có câu: "Có chí khí hay không, thì cứ xem cách nhóm lửa quét sân là rõ", chỉ có dụng tâm làm tốt việc nhỏ thì mới có thể làm được việc lớn. Điều này cũng cho thấy Đạo lý rằng: chỉ có tâm niệm chân chính, thì việc làm mới có thể chân chính được. Tuệ Tâm, theo Epoch Times |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét