“Ba đặc khu đã âm thầm chết rồi?” plus 7 more |
- Ba đặc khu đã âm thầm chết rồi?
- Khủng hoảng Slovakia - Việt Nam đang ập đến!
- Kịch bản mới của nhà cầm quyền Việt Nam đối với người bất đồng chính kiến
- Luật an ninh mạng của Việt Nam sẽ làm tổn hại tăng trưởng kinh tế
- Tranh chấp thương mại: Mỗi khi Trump thảy tin đồn ra là Đông Nam Á chịu trận
- Luật pháp quốc tế cho phép "bên thứ 3" ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông
- Chiến tranh thương mại: Trung Quốc nên nhận thua cuộc?
- Trung Quốc “vỡ trận” vì tính toán sai lầm trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?
Ba đặc khu đã âm thầm chết rồi? Posted: 10 Aug 2018 03:57 PM PDT Phạm Trần
Có tín hiệu từ Việt Nam cho thấy dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, hay 3 Đặc khu Vân Đồn (tỉnh Qủang Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã âm thầm tự chết. Sau đây là những chỉ dấu:Thứ nhất, dự Luật này không có trong chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 26 của Ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 8-8 đến ngày 13-8-2018. Thường vụ Quốc hội cũng không có kế hoạch tái xét trong hai kỳ họp tháng 9 và tháng 10 (theo báo SGGP -Sài Gòn Giải phóng- ngày 04/08/2018) Theo Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ thảo luận và cho ý kiến tại phiên họp này các luật: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Kiến trúc. Báo SGGP viết: "Được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của Quốc hội - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt "đang được cân nhắc lại". Việc tiếp tục xem xét dự án luật này, theo Tổng thư ký Quốc hội, còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri một cách rất thận trọng." Khi quyết định hoãn bỏ phiếu, Quốc hội nói là:" Để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng." Nhưng từ khi Quốc hội chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xin lùi thảo luận và bỏ phiếu Luật Đặc khu, dự trù ngày 15/06/2018 tại kỳ họp 5 đến kỳ họp 6 tháng 10/2018, thì chưa thấy Chính phủ hay Quốc hội tổ chức bất kỳ cuộc Hội thảo hay thăm dò ý dân nào về Luật Đặc khu. Nếu có cũng chỉ trao đổi lẻ tẻ giữa cử tri và Đại biểu Quốc hội tại các buổi tiếp xúc hạn chế ở địa phương. Do đó, thật khó biết điều mà ông Nguyễn Hạnh Phúc nói phải chờ có "kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân" rồi mới có quyết định là căn cứ vào cách tiếp thu nào, hoặc đến bao giờ thì có quyết định mới về Luật Đặc khu ? Đáng chú ý là quyêt định không thảo luận Luật Đặc khu tại Ban Thường vụ Quốc hội kỳ này (26) xẩy ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phút đã quy định vào ngày 2/8/2018, chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư " Phối hợp chuẩn bị Báo cáo về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt." (Đặc khu) Như vậy, nếu trong liên tiếp 3 tháng 8,9 và 10 mà Thường vụ Quốc hội vẫn không có nghị trình thảo luận thì xem như Luật Đặc khu đã bị ngâm tôm đến hết năm 2018 để tự chết Thứ hai, dư luận trong dân, báo chí và cả Quốc hội đã nguội dần về chuyện Đặc khu. Thảng hoặc đó đây cũng có những lời của giới chuyên gia khuyên Chính phủ nên bỏ Dự luật đặc khu vì lỗi thời, tốn phí và và không bảo đảm thành công. Tuy nhiên, ai cũng quan ngại đến tham vọng chính trị của láng giềng khó tin Trung Cộng luôn luôn muốn nhảy vào chiếm ưu thế tại 3 Đặc khu. Thứ ba, tuy bây giờ nhà nước tạm được hưởng những giây phút gió lặng, biển êm để xử phạt, hay trừng phạt những người dân biểu tình chống Đặc khu mà nghĩ mình sẽ mãi mãi ở thế thượng phong. Ảnh hưởng của các cuộc biểu tình bất bạo động và bạo động ở Bình Thuận vẫn còn âm ỷ trong nhân dân. Một làn sóng bất mãn ngầm đã xuất hiện trong quần chúng, nhưng đám Giặc Cờ Đỏ có tên chính thức là "Liên minh Cờ đỏ", do Công an tổ chức chống phá và khủng bố dân chống đảng đàn áp, đã tàn lụi. Chúng đã bị nhân dân nhận diện từ sau buổi ra mắt ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Với chiêu bài "Bảo vệ an ninh Tổ quốc", cuộc phô trương lực lượng của lối 700 người, đa phần là thanh niên, thanh nữ là nhằm chống lại các cuộc tuần hành đòi bồi thường và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam của người dân, đa phần là giáo dân Công giáo ở Nghệ An. Họ là một bộ phận nạn nhân của thảm họa cá chết và làm biển ô nhiễm do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Qủang Bình, Qủang Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016. Do đó, bất cứ động thái nào mới của đảng nhằm làm sống lại Luật Đặc khu có lợi cho Trung Cộng cũng chỉ làm cháy bùng lên ngọn lửa tranh đấu của nhân dân. Những quan tâm Vì vậy mà chuyên gia Kinh tế bà Phạm Chi Lan đã nói với BBC tiếng Việt ngày 03/08/2018:" Tốt nhất là nên bỏ Luật Đặc khu". Bà cũng "hy vọng vẫn còn có những tiếng nói thuyết phục nhà nước về việc không cần thiết phải có đặc khu kinh tế." Trong khi đó TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói rằng: "Xét từ góc độ thí điểm thể chế thì việc thiết kế trong dự luật đã không thành công. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm. Vậy thì chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?" Ông Dũng đặt câu hỏi: "Luật về đặc khu để làm gì? Nếu để thúc đẩy kinh tế phát triển thì các nguồn lực khan hiếm của đất nước cần phải đầu tư vào đâu để thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo hiệu ứng lan tỏa nhanh nhất? Câu trả lời không thể tranh cãi là phải đầu tư vào TP.HCM và Hà Nội. Chắc chắn không phải là vào những nơi nằm xa các trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng vật chất, nơi kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa phát triển như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm". (báo Một Thế Giới, ngày 08/06/2018) Vốn đâu ra? Ngoài quan tâm về chính trị-kinh tế và quốc phòng trước nguy cơ rơi vào tay Trung Cộng, nhiều bài báo trong nước còn đặt vấn đề tìm đâu ra vốn đầu tư. Theo một bài viết trên VOV (Voice of Vietnam, Tiếng nói Việt Nam, ngày 11/05/2018) thì:" Theo Đề án thành lập đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nguồn vốn huy động để xây dựng 3 đặc khu lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng. Cụ thể, cơ cấu của 1.570.000 tỷ đồng để làm đặc khu như sau: 270.000 tỷ dành cho đặc khu Vân Đồn trong giai đoạn 2018 - 2030, trong đó tỷ lệ vốn trong nước và nước ngoài là 50 - 50; 400.000 tỷ dành cho đặc khu Bắc Vân Phong trong giai đoạn 2019 - 2025; 900.000 tỷ trong giai đoạn 2016 - 2030 để đưa đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu sầm uất, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, vốn nước ngoài khoảng 41%." Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, con số hơn 1 triệu tỷ đồng nói trên là tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội của cả 3 đặc khu và ngân sách chỉ hỗ trợ một phần không nhiều trong số này. Hiện tại, Vân Đồn đề xuất ngân sách hỗ trợ 10%, Phú Quốc 19%, Bắc Vân Phong hơn 30% và các đề xuất này vẫn đang trong quá trình xem xét, chứ chưa "chốt". "Trước con số này", VOV viết tiếp, "Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: Vốn đầu tư công trung hạn 5 năm chỉ đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Vậy ngân sách lấy ở đâu ra số tiền lớn để làm 3 đặc khu? Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút nguồn lực, tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước chứ không phải để tiêu tiền." Cần đặc khu làm gì? Nhưng tại sao Bộ Chính trị lại ráo riết thúc đẩy thành lập 3 Đặc khu làm gì trong khi Việt Nam đã có tới 362 khu kinh tế ? Thắc mắc này chưa ai trả lời được, nhưng khi 3 vị trí chiến lược quốc phòng xuất hiện trong đề nghị gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thì nhiều chuyên gia, trí thức và cựu tướng lãnh trong Quân đội bắt đầu quan ngại cho an ninh quôc gia. Tiêu biểu như Thượng tướng Nguyễn Văn Được — Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã nói tại Quốc hội:" Làm kinh tế dứt khoát phải làm nhưng không phải bằng mọi giá, nhất là trong điều kiện của ta thì cả ba khu này đều nhạy cảm. Vân Đồn giáp với phía Bắc; Bắc Vân Phong giáp biển Đông và Phú Quốc là sát với Campuchia nhưng hiện vùng này Trung Quốc đã nhảy vào rồi". Do đó, tướng Được nghi vấn:" 70 năm, 99 năm họ vào đó làm gì? Ta đâu thể biết hết vì đã lọt vào rồi. Đà Nẵng, Ninh Thuận chưa có đặc khu kinh tế nhưng Trung Quốc đã đưa tiền cho người dân để dân mua đất cho họ. Nếu biển Đông có phức tạp và phía Tây cũng phức tạp thì tình hình rất nguy". (theo báo Một Thế Giới, ngày 08/06/2018) Bộ Chính trị CSVN do Tổng Bí thư thân Tầu, ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, đã hối thúc thành lập 3 Đặc khu tại phiên họp ngày 17-03-2017. Sau đó Kết luận số 21-TB/TW gồm 6 điểm được Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ký tên ban hành ngày 22/03/2017 quy định "về các đề án xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)". Nguyên văn 3 điểm quan trọng gồm: 1- Đề án xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là đề án lớn, có nhiều vấn đề mới và khó, nhưng đã được trình bày cụ thể, rõ ràng, Bộ Chính trị đánh giá cao việc chuẩn bị đề án. Đây là chủ trướng lớn của Đảng đã được thông qua nhiều kỳ đại hội, do vậy cần quyết tâm triển khai thực hiện, làm từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. 2- Đồng ý cho thành lập ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) trực thuộc cấp tỉnh, nhắm khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực có lợi thế vượt trội, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến, hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và động lực, góp phần thúc đầy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước. Cơ cấu, mô hình tổ chức chính quyền đơn vị hành chính – kinnh tế đặc biệt do Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt quy định. 3- Đồng ý thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ; giao Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo, thành viên là đại diện các bộ, ngành, các địa phương có đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và các chuyên gia tham gia. Nhưng Việt Nam đã từng thất bại khi làm Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là "đặc khu" đầu tiên ra đời năm 1979 nhằm phục vụ phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt. Sau đó, trong giai đoạn Đổi Mới thì Việt Nam lại ra đời các khu gọi là "kinh tế mở" ở các tỉnh miền Trung như Dung Quất, Chu Lai, Nghi Sơn, Vũng Áng nhưng cũng vẫn không tạo được sức đột phá cần thiết. Cho đến nay, theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Việt Nam:" Có 18 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, cả nước có 328 khu công nghiệp được thành lập. Các khu kinh tế đã thu hút được 153 tỷ USD, chiếm 52% đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 42%, xuất khẩu bằng 52%, thu hút khoảng 3 triệu lao động; đồng thời, khi triển khai các dự án trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất cũng tạo điều kiện để quản lý tốt hơn về môi trường và công nghệ." Tuy nhiên, theo tài liệu phổ biến trên Internet thì: "Việc phát triển các khu kinh tế vẫn còn một số hạn chế như ít có sự khác nhau giữa mục tiêu và hướng phát triển ngành, thể chế đặt ra cho các khu khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có nhiều vượt trội, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, nhiều đầu mối." Văn kiện này kết luận:"Việt Nam hiện đã có nhiều khu kinh tế nhưng các đặc khu kinh tế vẫn chưa thực sự được triển khai áp dụng đúng nghĩa, nơi mà các thể chế được mở rộng, thông thoáng, nâng cấp cao hơn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tối ưu nhất cho đầu tư. Để các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trở thành các vùng động lực tăng trưởng cho đất nước, điều tiên quyết là phải có mô hình và cơ chế đột phá." Lý do chống Nhưng người dân và các chuyên gia kinh tế không nhìn cùng hướng với Bộ Chính trị. Họ yêu cầu nhà nước phải rà soát lại các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất xem làm ăn ra sao, xấu, tốt chỗ nào để trả lời cho người dân biết tại sao phải có thêm 3 Đặc khu, mà lại ở 3 vị trí sống còn của đất nước ? Dân cũng muốn Bộ Chính trị trả lời tại sao: " Báo cáo giám sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cho thấy trong giai đoạn 2011-2016, nợ của doanh nghiệp đã gia tăng lên tới 1,6 triệu tỷ đồng (gần 73 tỷ USD) ?" (theo Zing.VN, ngày 28/05/2018) Zing.VN viết tiếp: "Theo báo cáo, tính đến 31/12/2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty Nhà nước, 17 công ty TNHH MTV hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương." Các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) do các Bộ quản lý điều hành gồm: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nộng nghiệp và Bộ Thông tin&Truyền thông (TTTT) Ngoài ra dân cũng thắc mắc tại sao Bộ Quốc phòng lại có riêng một Cục Kinh tế để "thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội nhân dân Việt Nam" ? Theo tài liệu chính thức thì Cục này được " thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1998" có nhiệm vụ: Chỉ đạo các loại hình sản xuất kinh tế của Quân đội gồm: Các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình, mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo do Quân đội đảm nhiệm, chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp và các đơn vị thường trực tham gia hoạt động sản xuất kinh tế. Nghiên cứu, vận dụng các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế với các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh tế trong Quân đội; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Bộ Quốc phòng liên quan đến công tác quản lý, chế độ chính sách, quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh tế của Quân đội. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định và trực tiếp quản lý các dự án đầu tư của Nhà nước, của các nguồn tài chính khác trong và ngoài nước cho các khu kinh tế quốc phòng, các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, các hoạt động sản xuất kinh tế của các doanh nghệp trong Quân đội thuộc lĩnh vực kinh tế. Quản lý, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh tế dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và hàng năm của các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, doanh nghiệp kinh tế, phần nhiệm vụ làm kinh tế của các doanh nghiệp quốc phòng. Các chương trình kinh tế xã hội tại các khu kinh tế quốc phòng, các kế hoạch xoá đói giảm nghèo và tổng hợp kết quả làm kinh tế trong Quân đội hàng năm. Quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại của Quân đội, hỗ trợ các doanh nghiệp quân đội hội nhập kinh tế quốc tế. Tham gia quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa bao giờ thấy Quốc hội hay Cơ quan thanh tra của đảng hoặc nhà nước công bố việc thanh tra, hoặc giám sát việc làm ăn của Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng. Công ty lớn nhất của Quân đội Cộng sản Việt Nam là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, tên tiếng Anh là Viettel Group, thành lập năm 2004. Tính đến năm 2017, tổng cộng có 70,000 nhân viên trong và ngoài nước. Trị giá tài sản là 11 tỷ Dollars vào năm 2015, lợi tức hàng năm khoảng 2 tỷ Dollars. Luật Đặc khu Cần nhắc lại rằng, dự luật Đặc khu gồm 6 Chương, 85 Điều, nếu được thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Nội dung Luật đã gây bất bình tại Quốc hội và trong người dân trong và ngoài nước, nhất là giới trí thức và chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, cựu Đại biều Quốc hội và các cựu đảng viên cao cấp, vì Luật đã dành qúa nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài. Rất nhiều người đã quan ngại và quyết liệt chống nếu những ưu đãi về đất đai, đầu tư du lịch, nhà ở, cửa biển, hải cảng, sân bay và kinh tế như quy hoạch trong dự luật, lọt vào tay các nhà đầu tư Trung Cộng, những người lúc nào cũng nuôi tham vọng chiếm cứ lãnh thổ Việt Nam như họ đã làm tại Bauxite Tây Nguyên và gang thép Formosa Hà Tĩnh. Riêng về thuế và các dịch vụ tài chính, các ưu đãi đó bao gồm:"Miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm và giảm một nửa trong các năm tiếp theo. Thậm chí, nếu là nhà quản lý, nhà khoa học, hay chuyên gia được miễn thuế tới 10 năm đầu, nhưng không quá 2030. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Nhà đầu tư được thuê đất tối đa 99 năm so với mức tối đa 70 năm hiện tại. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng được hưởng những ưu đãi thuế xuất nhập khẩu tại khu phi thuế quan, được lưu hành tự do ngoại tệ và có thể làm visa ngay tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt." (theo phân tích của VOV.VN, Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 22/04/2018) Điểm quan trọng nhất gây bất bình trong nhân dân là, trong dự luật Đặc khu nguyên thủy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã viết nguyên văn tại Khoản 1, Điều 32 nói về "Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất tại đặc khu:"Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định." Đó là lý do tại sao đã có hàng chục ngàn người dân đủ mọi thành phần đã bất ngờ tự phát biểu tình chống Đặc khu và Luật an ninh mạng (Quốc hội chấp thuận ngày 12/06/2018) từ Nam ra Bắc. Họ đã giương cao các các biểu ngữ cầm tay và băng rôn (band-role) chống Đặc khu, chống Trung Quốc và thề không cho Trung Quốc thuê đất, dù chỉ 1 ngày. Các biểu ngữ khác còn có nội dung: - "Get out, China!", "KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng!", "Cho thuê đất là bán nước!"… - "Đả đảo cộng sản bán nước", "Đả đảo Việt gian". - " Đả đảo Luật An ninh mạng, Luật Bịt miệng dân" - "Bài học từ Formosa: Một ngày cũng không cho thuê đất." - "Thà đất nước nghèo mà bình yên - Ham giàu mà mất nước." - "Vì độc lập, phản đối Đặc khu"! - "Vì tự do, phản đối Luật An ninh mạng"! Đây là lần đầu tiên trong 43 năm, hàng ngàn người dân đã tràn ngập nhiều ngả đường phố suốt ngày và đêm 10/06/2018 tại Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai và nhiều thành phố khác để chống Luật thành lập 3 Đặc khu Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Trước ngày dân biểu tình và trước sức ép của dư luận, Bộ Chính trị đảng CSVN đã họp đến 3 giờ sáng ngày 09/6/2018 để quyết định lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu đến kỳ họp 6 của Quốc hội vào tháng 10/2018. Sau đó, Quốc hội đã đồng ý với đề nghị của Chính phủ không quy định trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu có thể được kéo dài không quá 99 năm. Lý do dân chống vì ai cũng lo ngại Luật này sẽ mở đường cho Trung Quốc vào cướp đất di dân để chiếm đóng 3 vị trí chiến lược quốc phòng quan trọng của Việt Nam: - Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh), cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét). - Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa. - Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông. Theo tài liệu của nhà nước CSVN thì:"Chủ trương phát triển đặc khu kinh tế xuất hiện ngay từ sau Đổi mới ra đời, và được văn bản hoá ở Nghị quyết trung ương 4 khóa VIII (1997), Văn kiện Đại hội X năm 2006. Đến năm 2017, trên cơ sở Thông báo kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị, Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, được chuẩn bị từ năm 2014 mới chính thức được Chính phủ trình ra Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV (tháng 10-11/2017)." Như vậy, sau khi bị nhân dân phản đối để phải lùi thêm từ kỳ họp 5 tháng 6/2018 đến kỳ họp 6 tháng 10/2018 rồi bây giờ Thường vụ Quốc hội lại bỏ lửng cho đến cuối năm thì Luật Đặc khu không chết cũng ngấp ngoái. P.T. Nguồn: http://doithoaionline2.blogspot.com/2018/08/3-ac-khu-am-tham-chet-roi.html | |
Khủng hoảng Slovakia - Việt Nam đang ập đến! Posted: 10 Aug 2018 03:51 PM PDT Phạm Chí Dũng
Đại sứ Dương Trọng Minh và Quốc vụ khanh Slovakia, Lukas Parizek.
'Tưởng niệm' tròn một năm sau vụ Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào tháng Tám năm 2017 và chính thức mở màn cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt, thời điểm đầu tháng Tám năm 2018 đang chứng kiến cơn khủng hoảng Slovakia - Việt Nam ập đến rất gần! Kaliňák lâm nguy!Dù cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák tuyên bố rằng những bài viết điều tra trên tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và báo Dennik N của Slovakia ngày 3/8/2018 về 'Robert Kaliňák đã giúp Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia' là 'bịa đặt', nhưng cho tới nay Kaliňák vẫn chẳng thể tự bảo vệ mình khi không chứng minh được báo chí bịa đặt về ông ta ra sao. Trong khi đó, những tờ báo trên lại mô tả một cách chi tiết: "Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi…" (Thoibao.de dịch từ http://bit.ly/2Kk7jh3) Số phận Robert Kaliňák đang lâm nguy!Cảnh sát Slovakia đã chính thức tiến hành cuộc điều tra về hành vi và trách nhiệm của cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák. Rồi đây ông Kaliňák thậm chí có thể bị bắt giữ về hành vi 'tiếp tay cho bắt cóc'. Cái cách báo chí mô tả chi tiết như trên chỉ có thể thông qua phương pháp khai thác nhân chứng - những viên cảnh sát Slovakia đã có mặt ở sân bay Bratislava vào 'ngày định mệnh" của cuộc gặp Robert Kaliňák - Tô Lâm, và đã tận mắt chứng kiến Trịnh Xuân Thanh bằng xương bằng thịt được chuyển từ xe hơi này sang xe hơi kia trước khi bị 'dìu' lên máy bay như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà cả hai tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và báo Dennik N của Slovakia cùng 'song kiếm hợp bích' vào một thời điểm. Không khó để nhận ra rằng Frankfurter Allgemeine Zeitung là tờ báo đã theo dõi và viết khá nhiều bài về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ nửa cuối năm 2017 đến nay, và gần đây nhất đã tiết lộ thông tin Nhà nước Việt Nam sẽ trả lại Trịnh Xuân Thanh cho Đức để làm dịu khủng hoảng ngoại giao và cũng nhằm đạt được Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) được Nghị viện châu Âu thông qua sớm. Cũng không khó hình dung việc Frankfurter Allgemeine Zeitung đã được cơ quan cảnh sát Đức cung cấp những tin tức có giá trị không chỉ về vụ bắc cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, mà còn cả về vụ Trịnh Xuân Thanh đã được 'trung chuyển' như thế nào tại Slovakia mà tình báo Đức nắm được. Nhưng cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák - người đàn ông có gương mặt điển trai như một minh tinh màn ảnh và có dáng dấp vạm vỡ như một nhà thể thao - có lẽ đã không biết rõ vòng vây đã dần siết lại của báo chí Đức và cả 'báo nhà' Slovakia. Những gì mà Kaliňák mạnh miệng tuyên bố 'không biết gì' và 'không liên quan' vào tháng Năm năm 2018 về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, trùng thời điểm với cuộc gặp giữa Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, cùng những câu thanh minh mới đây của ông ta trên mạng xã hội về "tên của Trịnh Xuân Thanh không nằm trong danh sách hành khách sử dụng máy bay do chính quyền Việt Nam cung cấp; không có bệnh nhân nào được vận chuyển trên máy bay, hoặc một ai bị trói hoặc có cử động bị hạn chế theo bất kỳ cách nào khác…", đều có thể sẽ là những bằng chứng chống lại Kaliňák - vào lúc ông ta chính thức bị cảnh sát Slovakia điều tra và sau đó còn có thể rơi vào vòng tố tụng hình sự. Tương lai thật bất trắc trên là có thật, và rất gần. Cả Chính phủ Slovakia cũng thếChỉ vài ngày sau bài điều tra của hai tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung và Dennik N, hàng loạt tờ báo lớn trên thế giới đã hào hứng vào cuộc. Một cách chân thành, nhà nước cộng sản Việt Nam 'luôn quan tâm vào bảo đảm các quyền con người' có rất nhiều lý do để tự hào bởi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không chỉ được châu Âu hóa từ cuối năm 2017 mà đến nay còn được quốc tế hóa và nổi tiếng đến mức ngay cả siêu sao ca nhạc Michael Jackson của Mỹ nếu còn sống cũng phải phát ghen tỵ đến khó ngủ. Khác hẳn với thái độ nhẩn nha và lẩn tránh trách nhiệm cách đây vài ba tháng, vào lúc này Chính phủ Slovakia đang như thể bấn loạn để cứu vãn cấp thời thể diện đối nội và uy tín quốc tế của họ. Nếu trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin vào tháng Năm năm 2018, Thủ tướng Peter Pellegrini còn cười rất ngoại giao mà đã không trả lời thẳng câu hỏi của bà Merkel về dấu hỏi 'Chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè năm ngoái?', đồng thời mạnh miệng khẳng định với đám đông các nhà báo vây quanh là Chính phủ Slovakia không dính dáng gì đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thì nay Peter Pellegrini không thể lảng tránh trách nhiệm của người đứng đầu một nội các mà có thể bị tan vỡ bởi cơn địa chấn bắt cóc đang quốc tế hóa với tốc độ tên lửa này. Tháng Tám nóng rẫy Bratislava. Lời chỉ trích nghiêm khắc của Tổng thống Slovakia Andrej Kiska đối với Cảnh sát trưởng Milan Lučanský về trách nhiệm của cảnh sát và Bộ Nội vụ nước này đã không tổ chức điều tra vụ 'vận chuyển Trịnh Xuân Thanh', về chi tiết một đoàn cán bộ công an cấp cao của Việt Nam, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Công an Việt Nam là tướng Tô Lâm, dường như đã lợi dụng lòng hiếu khách và sự nhẹ dạ của Chính phủ Slovakia để mượn một chiếc máy bay của Slovakia, rồi dùng máy bay này để 'vận chyển' Trịnh Xuân Thanh bay qua không phận Ba Lan về Hà Nội…, có thể chỉ là khởi đầu cho một chuỗi tiếp nối nhiều chuyện còn căng thẳng hơn. Lần đầu tiên Tổng thống Andrej Kiska phải xuất hiện để làm dịu sóng phun trào của ngọn núi lửa mang tên 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' chỉ chực chờ bùng tóe cả bầu trời xanh sẫm của đất nước Slovakia tươi đẹp. Phản ứng từ các đảng đối lập ở Slovakia thật rúng động! Đài VOA cho biết cáo buộc về sự dính líu của chính phủ Slovakia đã gây căng thẳng trong liên minh cầm quyền gồm ba đảng của nước này. Đối tác phụ trong liên minh là Đảng Most-Hid hôm 6/8 nói rằng họ sẽ không thể ở lại trong liên minh nếu tin tức mà báo chí loan tải được xác nhận là có thật. Còn theo Thoibao.de, "Sau khi báo chí truyền thông đưa tin về mối nghi ngờ rằng cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, ông Robert Kaliňák đã tham gia vào vụ bắt cóc một người Việt từ Berlin, phe đối lập ở Bratislava - thủ đô Slovakia - yêu cầu mở cuộc điều tra hình sự chống lại ông cựu Bộ trưởng này. Hôm thứ Sáu ngày 03/08/2018 hai đảng đối lập lớn nhất trong quốc hội tại Bratislava cũng đòi hỏi ông Peter Pellegrini, Thủ tướng Slovakia (thuộc đảng Dân chủ Xã hội) phải từ chức vì không hành động gì để làm sáng tỏ vụ việc". Đến ngày 6/8/2018, nữ Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova tuyên bố rằng trong thời gian điều tra về sự nghi ngờ vụ Trịnh Xuân Thanh ở Slovakia, bà đã đình chỉ công việc của người đứng đầu cơ quan nhà nước bảo vệ an ninh cho yếu nhân, và đã quyết định rằng "các cảnh sát được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam từ Đức đưa về Việt Nam". Nhưng Tổng thống Andrej Kiska, trước sức ép và mối đe dọa của truyền thông quốc tế, dư luận trong nước và mối quan tâm đang đến gần và được cụ thể hóa của Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và có thể cả Tòa án Cộng đồng châu Âu, còn muốn hơn thế. Kiska đang đòi hỏi phải bãi nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova. Báo chí Slovakia cho biết sau cuộc nói chuyện với ông Peter Pellegrini và Thủ tướng Slovakia thuộc đảng Dân chủ Xã hội, Tổng thống Kiska đã công khai rằng ông không còn tin tưởng bà Bộ trưởng Denisa Sakova nữa, và cơ quan của bà là 'cánh tay phải của cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák'. Cùng ngày 6/8/2018, Tổng công tố viên Jaromir Ciznar thỉnh cầu Tổng thống tổ chức một cuộc họp khủng hoảng với Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Slovakia. Còn Thủ tướng Peter Pellegrini đã phải quyết định rằng ông sẽ điều Bộ trưởng Sakova và Cảnh sát trưởng Milan Lucansky đến Đức để hợp tác với cảnh sát nước này điều tra vụ việc. Vào lúc này, không chỉ cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák mà cả Chính phủ Slovakia cũng đang lâm nguy! Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam!Phải hô to ba lần như thế như một kẻ lúc trăng trối không còn cơ hội để hô lần nào nữa. Đã đến lúc Slovakia phải tìm cách đưa ra ít nhất một quyết định nào đó, và phải là quyết định cứng rắn và sòng phẳng về mặt ngoại giao với Đức và Việt Nam, để cứu vãn tình thế. Dù chưa có quan chức nào của Slovakia tuyên bố một cách chính thức về tình trạng thực ra đã rạn nứt đáng kể giữa Slovakia và Việt Nam qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng thông tin của báo chí Slovakia và báo chí Đức đều phản ánh mối quan hệ này đang xấu hẳn đi, với sự cảnh giác cao độ của người Slovakia đối với giới mật vụ và ngoại giao Việt Nam. Chẳng bao lâu nữa, Chính phủ Slovakia - để tự bảo vệ lòng tự trọng của mình - sẽ phải tung ra một quyết định dù rất khó khăn nhưng thật sự cần thiết và cứng rắn với chính thể độc đảng ở Việt Nam và những kẻ bắt cóc. Khủng hoảng Slovakia - Việt đang chính thức bắt đầu và còn vượt trên khủng hoảng Đức - Việt một bậc: trong khủng hoảng Đức - Việt, các cơ quan tư pháp Đức chỉ làm rõ chứng cứ vụ bắt cóc đến Nguyễn Hải Long và một quan chức công an bậc trung là Đường Minh Hưng trong bối cảnh chuyến đi Đức của tướng Hưng là lén lút chứ không công khai và càng không chính thức, thì chuyến đi của Bộ trưởng công an Tô Lâm đến Slovakia ngay sau khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cùng cuộc gặp chính thức của Tô Lâm với Bộ trưởng nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kaliňák đã xác nhận rằng Tô Lâm là một đại diện chính thức của Chính phủ Việt Nam, là tiền đề kéo theo mức độ xung đột ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam là xung đột cấp nhà nước. Tương lai của những tháng tiếp tới trong quan hệ Slovakia - Việt Nam là cực kỳ khó đoán định. Sẽ không loại trừ khả năng do phải chịu áp lực từ dư luận đủ lớn tại Slovakia, từ Chính phủ Đức và từ giới báo chí quốc tế, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là 'tốt đẹp' trước đây. Chưa bao giờ 'uy tín Việt Nam luôn nâng cao trên trường quốc tế' lại được trối trăng quá nhiều cảm xúc như hiện thời. Việt Nam, Việt Nam và Việt Nam - cả thế giới chỉ còn biết có cái tên đó! P.C.D. Tác giả gửi BVN | |
Kịch bản mới của nhà cầm quyền Việt Nam đối với người bất đồng chính kiến Posted: 10 Aug 2018 03:48 PM PDT Khoa DuyHôm qua, ngày 9/8/2018, nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng một lực lượng đông đảo công an gồm công an của Bộ CA và công an của tỉnh Đắk Lắk, bao vây nhà riêng và dùng vũ lực bắt blogger Huỳnh Thụy Vy. Bà Huỳnh Thục Vy sinh năm 1985, thường trú tại Buôn Hồ – Đắc Lắk. Bà có con nhỏ mới 22 tháng tuổi. Bà là một nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh đòi quyền con người cho người dân Việt Nam. Bà thường xuyên viết về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và đăng tải trên mạng xã hội, trong đó có việc chính quyền đàn áp người thiểu số. Bà là tác giả cuốn sách "Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền", được cho là "góp phần làm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam". Trước khi bị bắt giữ với cáo buộc "xịt sơn lên quốc kì Việt Nam", bà Vy đã bị CA Đắc Lắk gởi Giấy triệu tập nhiều lần để làm việc về vấn đề này. Nhưng, bà đã từ chối đến cơ quan CA làm việc theo giấy triệu tập. Cũng trong ngày 9/8/2018, CA Đắc Lắk đã ra Lệnh khám xét nhà riêng bà Vy, đồng thời tống đạt hàng loạt quyết định, lệnh đến bà Vy: Quyết định khởi tố bị can tội Xúc phạm quốc kì quy định tại điều 276 BLHS năm 1999; Quyết định hoãn xuất cảnh; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Sau đó, bà được cho về nhà tại ngoại chờ hầu toà, chứ không tạm giam. Nhiều nhận định cho rằng, trước sức ép của dư luận trong và ngoài nước, về việc bắt giữ một phụ nữ đang nuôi con nhỏ mới 22 tháng tuổi là vi phạm pháp luật về vấn đề nhân đạo, và quyền được chăm sóc của trẻ em, nên buộc nhà cầm quyền VN, phải cho bà Vy tại ngoại mà không tạm giam. Không đâu thưa quý vị! Có thể đây là một kịch bản mới, bởi bà Vy không phải là trường hợp đầu tiên: bắt khẩn cấp, xét nhà, thẩm vấn, tống đạt quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại và chờ hầu toà. Vào chiều ngày 16/6/2018, một lực lượng rất đông công an của Bộ Công an kết hợp với Công an TP Cần Thơ, đã mật phục tại chợ Cái Răng, Cần Thơ chỉ để bắt ông Nguyễn Hồng Nguyên, theo lệnh bắt khẩn cấp. Ông Nguyễn Hồng Nguyên sinh năm 1983, thường trú Cần Thơ. Ông hành nghề tài xế chạy thuê, chở hàng từ Đà Lạt về chợ Cái Răng. Ngay sau đó, nhà riêng ông Nguyên bị khám xét. Ông bị tạm giữ 2 ngày và thẩm vấn liên tục 7 ngày. Sau đó, ông cũng được cho tại ngoại, nhận quyết định khởi tố với cáo buộc theo điều 258 BLHS cũ (tức điều 331 BLHS mới), và lệnh cấm đi khỏi địa phương nơi ông cư trú.
Ông Nguyễn Hồng Nguyên cùng vợ Tạ Lê Nhật Minh và hai con. Ảnh trên mạng Trường hợp của ông Nguyên hầu như cư dân mạng ít người biết đến, bởi ông không phải là người đấu tranh nổi tiếng. Ông chỉ là một người dân bình thường, thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình, được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Tuy nhiên, quan sát hai vụ bắt giữ thì hoàn toàn giống nhau. Khi bắt giữ có cả lực lượng của Bộ Công an kết hợp với công an tỉnh, rồi thẩm vấn, khởi tố, cho tại ngoại,… Chỉ khác nhau về địa điểm, thời gian, một người là nam, một là nữ, và khác nhau về "tội" bị khởi tố. Từ đó, chúng ta có thể tạm nhận định rằng, có thể đây là một kịch bản mới của nhà cầm quyền đối với người bất đồng chính kiến, với những người dân dùng mạng xã hội thể hiện quyền tự do ngôn luận của họ. Có thể, nhà cầm quyền sẽ xử hai trường hợp nêu trên (bà Vy và ông Nguyên) bằng một bản án tù treo. Và từ nhà tù lớn họ sẽ đưa người dân vô tội nhưng "có án treo" vào tù nhỏ ngay lập tức, với số năm tù đày nhiều hơn rất nhiều so với án treo, với tình tiết tăng nặng: "tái phạm, không chấp hành tốt 'án treo'!" Nếu đúng như vậy, thực hiện kịch bản này, nhà cầm quyền VN vừa thể hiện được bản chất "nhân đạo, khoan hồng của đảng và nhà nước đối với người phạm tội", vừa được tiếng với thế giới: Việt Nam dân chủ hơn vạn lần tư bản! Mưu hèn kế bẩn là đây! K.D. Nguồn: https://baotiengdan.com/2018/08/10/kich-ban-moi-cua-nha-cam-quyen-viet-nam-doi-voi-nguoi-bat-dong-chinh-kien/ | |
Luật an ninh mạng của Việt Nam sẽ làm tổn hại tăng trưởng kinh tế Posted: 10 Aug 2018 03:45 PM PDT David Bruce ShearPhương Thảo dịchVới tư cách là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2014, tôi sẽ tự lo liệu mình khi phải đối mặt với một trở ngại ngoại giao mà Việt Nam luôn đạt được tiến bộ bằng cách tiến hai bước và lùi lại một bước. Tuy nhiên, việc thông qua luật an ninh mạng của Quốc hội Việt Nam là một bước lùi khổng lồ - cái giá mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phải trả.Vào tháng 5 năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một chỉ thị đầy tham vọng để hướng Việt nam đến Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0. Chỉ thị 16 hướng dẫn các cơ quan chính phủ cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam bằng cách tận dụng công nghệ kỹ thuật số và truyền thông. Chỉ thị cảnh báo việc để không bị tụt hậu trong việc phát triển các khả năng kỹ thuật số và khuyến khích các cơ quan chính phủ "cho phép mọi người và doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển nội dung số một cách dễ dàng và công bằng". Chỉ thị này đánh giá chính xác những đóng góp tiềm năng đáng kể của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với nền kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,8 % năm ngoái, được hỗ trợ bởi kinh tế internet nổi và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo một nghiên cứu gần đây của Temasek và Google, nền kinh tế internet đã tăng từ 3,3 tỷ đô la lên 5,7 tỷ đô la từ năm 2015 đến năm 2017. Thương mại điện tử cũng là một lĩnh vực đặc biệt đầy hứa hẹn. Bộ Công thương cũng đã báo cáo rằng tăng trưởng doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2016-20 sẽ đạt 20% mỗi năm.
Ảnh minh họa. Do đó, việc thông qua luật an ninh mạng của Quốc hội ngày 12 tháng 6 là một cú sốc đáng ngạc nhiên đối với quỹ đạo tích cực này. Luật này làm suy yếu tiềm năng to lớn của ngành ICT Việt Nam. Luật đưa ra các quy định cấm lan truyền trên internet những nội dung được coi là đe dọa nhà nước hoặc xã hội Việt Nam. Đồng thời yêu cầu các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ ICT cho người tiêu dùng Việt Nam đặt văn phòng đại diện trong nước. Đáng lo ngại nhất, nó cũng yêu cầu các công ty đó lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam ngay trong lãnh thổ Việt Nam. Luật an ninh mạng biến Việt Nam thành một tháp bê tông vào thời điểm các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải tiếp cận thị trường và công nghệ toàn cầu. Theo yêu cầu công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp phải có nhiều dữ liệu hơn để duy trì tính cạnh tranh, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, thương mại điện tử và điện toán đám mây để tăng năng suất. Nhưng theo các yêu cầu nội địa hoá dữ liệu chặt chẽ, họ không thể truy cập dữ liệu tốt nhất và các dịch vụ điện toán đám mây mà thế giới cung cấp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ bị ảnh hưởng vì khả năng hạn chế của họ trong việc giảm thiểu những trở ngại về quy định. Ví dụ, một nghiên cứu của Nhóm bảo mật Leviathan nhận thấy rằng việc nội địa hóa dữ liệu có thể làm tăng chi phí máy tính của một công ty nhỏ khoảng 30 đến 60 %. Không có gì ngạc nhiên khi việc triển khai luật an ninh có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế của Việt Nam. Năm 2014, Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Âu (ECIPE) ước tính rằng các biện pháp nội địa hóa dữ liệu đầy đủ sẽ làm giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 1,7% mỗi năm. Các biện pháp này cũng có khả năng sẽ giảm 3,1% đầu tư trong nước. Đó là lý do tại sao các hiệp hội công nghiệp Việt Nam đã công khai gia nhập các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu quốc tế trong việc thể hiện sự thất vọng đối với luật an ninh mạng. Các quan chức chính phủ Mỹ và các nhà lập pháp cũng đã bày tỏ mối quan tâm về luật an ninh mạng rất rõ ràng với Việt Nam, gần đây nhất trong chuyến thăm tháng 6 của Thủ tướng Vương Đình Huệ tới Washington. Phó Thủ tướng Huệ nói với một tập hợp các công ty Mỹ rằng chính phủ của ông sẽ tham khảo ý kiến các doanh nghiệp khi cho thực thi luật an ninh mạng. Việc tham vấn thành thật và thẳng thắn thực sự quan trọng nếu Việt Nam mong muốn tránh làm ảnh hưởng đến sự tham gia của các đối tác nước ngoài, chưa kể đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Việt Nam nên hạn chế bất kỳ yêu cầu nội địa hoá dữ liệu nào để các doanh nghiệp có thể hoạt động tự do với một loạt các nhà cung cấp dịch vụ điện toán, đám mây và internet trực tuyến đa dạng để lựa chọn. Bây giờ là lúc để Việt Nam tự tin bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngày nay, luồng dữ liệu tự do rất quan trọng đối với dòng chảy tự do thương mại và luồng dữ liệu xuyên biên giới là rất cần thiết cho các hoạt động kinh doanh hiện đại. Cát cứ lưu trữ dữ liệu đa quốc gia đòi hỏi nội địa hóa dữ liệu sẽ áp đặt gánh nặng không cần thiết vào doanh nghiệp. Hơn nữa, các quốc gia cản trở luồng dữ liệu sẽ ít được phục vụ tốt hơn bởi các công ty quốc tế sẽ có lợi cho các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn. Chính quyền Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng của ICT đối với tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Họ cũng nên công nhận những rủi ro kinh tế của việc nội địa hóa dữ liệu. Một Việt Nam tự ngắt các luồng dữ liệu toàn cầu là một Việt Nam tự rút ra khỏi sự phát triển toàn cầu. P.T. David Bruce Shear từng là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về vấn đề an ninh châu Á và Thái Bình Dương từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016.VNTB gửi BVN | |
Tranh chấp thương mại: Mỗi khi Trump thảy tin đồn ra là Đông Nam Á chịu trận Posted: 10 Aug 2018 03:42 PM PDT Christoph GiesenNguyễn Văn Vui dịch Các nước như Mông Cổ, Lào hay Campuchia phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việc Mỹ tăng thuế quan với hàng hóa Trung Quốc đồng nghĩa với sự phá sản, thất nghiệp và bất ổn tại một loạt các nước Đông Á.Một cái tweet hả hê, thỏa mãn tự ái vặt, nhưng nội dung thì nửa đúng nửa sai, đó là chuyện rất thường tình với Trump: "Chuyện thuế quan chạy trôi chảy hơn sự mong đợi của mọi người. Trong vòng bốn tháng qua thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm 27 phần trăm", ông Tổng thống Mỹ đã khoe khoang như vậy qua tin nhắn ngắn cách đây mấy ngày. "Kinh tế của chúng ta mạnh hơn bao giờ hết và sẽ tăng lên đáng kể hơn nữa, một khi chúng ta thương lượng lại được các hiệp định thương mại khủng khiếp như hiện nay. Nước Mỹ trước hết". Sự bất mãn tăng lên từng ngày Nhưng Trump thì vẫn cứ huênh hoang là chính mình đã đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc, mặc dù các cổ phiếu của Tàu xưa nay không bao giờ ổn định cả, chúng cứ bay lên rớt xuống rất thất thường. Trong khi đó, có một trị giá khác, quan trọng hơn nhiều, đang sụt giá, mà chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn. Đó là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Nó đã giảm giá hơn 10 phần trăm so với đồng đô la Mỹ kể từ tháng Tư. Việc này đã làm cho gần phân nửa số thuế mà Mỹ đánh để trừng phạt, trở thành mất hiệu quả. Song song vào đó, các sản phẩm của Mỹ - ngoài chuyện bị TQ đánh thuế trả đũa - lại trở nên đắt giá hơn nhiều. Có chủ ý hay không? Hay đó chỉ là phản ứng bình thường của thị trường? Người ta chưa biết. Nhưng cái gì sẽ xảy ra nếu đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá, và Bắc Kinh quyết định cứ ngồi lì trước các châm chọt của Trump? Riêng đối với các nước láng giềng của Trung Quốc thì tình hình này sẽ là một thảm họa lớn, có thể đe dọa ổn định xã hội trong vùng. Đã từ lâu nay, TQ là đối tác thương mại quan trọng nhất đối với nhiều quốc gia ở châu Á. Vận mệnh kinh tế của các nước như Mông Cổ, Lào và Campuchia được đan xen chặt chẽ với nền kinh tế Trung Quốc: họ mua mọi thứ từ Tàu, nhưng quan trọng, họ cũng chủ yếu xuất khẩu hàng của nước họ sang Tàu. Và đó là một vấn đề. Các tiền tệ của Đông Nam Á hiện nay tự động tăng giá, và trở thành đắt hơn. Một thí dụ cụ thể là Việt Nam, nước này đang lo sợ rằng các công ty Tàu có thể đột nhiên đòi giảm giá hàng hóa mà VN bán sang Tàu, lấy lý do đồng Nhân dân tệ mất giá, nên các hãng Tàu phải chi trả nhiều tiền hơn. Đó là một đe dọa vô cùng tai hại. Việt Nam lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc một cách áp đảo, cho nên hậu quả cho Việt Nam sẽ là: phá sản, thất nghiệp, bất ổn xã hội. Lối thoát duy nhất cho Việt Nam là cũng bắt chước TQ giảm giá đồng VNĐ của mình và đi theo Bắc Kinh. Nhưng ngay cả phương cách này cũng sẽ không giải quyết được vấn đề gì cả. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với những con số ấn tượng tương tự như Trung Quốc, nhưng hầu hết người dân Việt Nam thì không hưởng bất cứ lợi lộc gì từ việc đó. Lý do là lạm phát, mà với một đồng tiền yếu thì lạm phát lại tăng nhanh hơn nữa. Có lợi ích gì, khi tiền lương trong nước tăng năm phần trăm một năm, nhưng đồng thời, giá hàng ngoài chợ tăng lên bảy phần trăm? Các thủ đoạn tiền tệ như trên mà dùng để đối phó với các biện pháp tăng thuế quan của Trump, thì chỉ đẩy nhanh đà lao dốc về kinh tế mà thôi. Nỗi bất mãn trong nước sẽ tăng lên từng ngày. N.V.V. Nguồn: Wenn Trump poltert, leidet Südostasien của Christoph Giesen Süddeutschen Zeitung, 08.08.18 https://www.sueddeutsche.de/wirtschaft/handelsstreit-wenn-trump-poltert-leidet-suedostasien-1.4085831 Dịch giả gửi BVN | |
Luật pháp quốc tế cho phép "bên thứ 3" ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông Posted: 10 Aug 2018 03:40 PM PDT TS Trần Công TrụcĐánh giá các hành động của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là việc sử dụng vũ lực mà luật pháp quốc tế đã chỉ ra, sẽ mở ra khả năng hành động tự vệ để ứng phó.The Diplomat ngày 11/7/2018 đăng bài viết của Tiến sỹ Constantinos Yiallourides, một học giả luật quốc tế về những tranh chấp lãnh thổ tại Viện Nghiên cứu Luật so sánh và quốc tế (BIICL), tác giả chính của báo cáo "Việc sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ", xuất bản tháng 7/2018. Trong bài viết này, dưới góc độ luật pháp quốc tế, Tiến sĩ Constantinos Yiallourides đã trình bày quan điểm của ông về bản chất hành động của Trung Quốc đang triển khai ở Biển Đông. Đó là hành động "sử dụng vũ lực" hay chỉ là hành động "gây sức ép"?Tuyên bố chung Bộ trưởng Quốc phòng Úc, Nhật và Mỹ ngày 3/6 vừa qua đã lên án mạnh mẽ những hoạt động của Trung Quốc trong Biển Đông. Tuyên bố nhấn mạnh rằng: Đó là "việc sử dụng sức mạnh hoặc gây sức ép, cũng như những hoạt động đơn phương, nhằm làm thay đổi hiện trạng và lợi dụng các tranh chấp để phục vụ cho mục đích quân sự ở Biển Đông".
Tiến sĩ Constantinos Yiallourides, nguồn: twitter.com/constantinyiall. Gần đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng quân sự "nhằm mục đích đe dọa hay ép buộc" và cảnh báo về những "hậu quả" có thể xảy ra nếu tình hình vẫn tiếp diễn. Theo Tiến sĩ Constantinos Yiallourides, việc lựa chọn ngôn từ, đặc biệt là từ "ép buộc" (coercive) để chỉ đích danh những hoạt động của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, là rất có chủ ý, chứ không phải ngẫu nhiên; Và quan trọng hơn là nó không làm giảm nhẹ hay thay đổi bản chất của những hoạt động được Trung Quốc triển khai thực hiện trong Biển Đông thời gian qua. Bởi vì, "sức ép cố ý"(coercive intent) là một trong những đặc điểm của những hoạt động bị coi là sự cố ý vi phạm các quy định nghiêm cấm sử dụng vũ lực theo luật quốc tế, như được nêu tại Điều 2 (khoản 4) của Hiến chương Liên Hợp Quốc. "Sức ép cố ý" phản ánh mục đích có chủ ý và có thể được nhận rõ về tác động của "việc sử dụng vũ lực để ép buộc một quốc gia khác phải chấp nhận hiện trạng mới". Việc gây "sức ép có chủ ý" đã trở thành một yếu tố có tác động đến tình hình triển khai và chiếm đóng vùng lãnh thổ tranh chấp mà không được các bên yêu sách khác chấp nhận. Để minh họa cho nhận định của mình, Tiến sĩ Constantinos Yiallourides dẫn ra một số vụ việc tương tự đã xảy ra trong thực tiễn quốc tế. Điển hình là Án lệ về bức tường Israel năm 2004. Trong vụ án này, Tòa án Công lý quốc tế đã phán quyết rằng, việc Israel xây dựng bức tường trong lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine là một "sự thụ đắc lãnh thổ bằng sức mạnh"; Việc này trái với Điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, mặc dù Israel cam kết rằng bức tường chỉ có tính tạm thời. Tòa phán quyết rằng việc xây dựng bức tường đã tạo nên "sự đã rồi" tại vùng lãnh thổ nói trên. Vì vậy, điều đó có thể được coi là "sự thôn tính trên thực tế"… Quay trở lại hoạt động quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành, Tiến sỹ Constantinos Yiallourides nhận định, điều này được cho là đã tạo thành một sự mở rộng lãnh thổ bất hợp pháp bằng vũ lực, trái với luật pháp quốc tế. Bằng cách quân sự hóa các cấu trúc địa lý tranh chấp, Trung Quốc đã đẩy các đối thủ vào tình thế phải lựa chọn, hoặc là chấp nhận hiện trạng mới, hoặc phải chấp nhận một cuộc chiến tốn kém với một siêu cường trong khu vực. Ngay cả khi Tòa Trọng tài (thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982) ra phán quyết vô hiệu hóa yêu sách "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông (đường lưỡi bò), Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng kiểm soát vùng biển này. Theo nhà khoa học chính trị hàng đầu M. Taylor Fravel, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ nhằm mục đích tạo thanh thế về lập trường cứng rắn của mình, ngăn chặn các đối thủ trong tất cả các tranh chấp khác. Tại sao việc phân loại các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông là rất quan trọng trong luật pháp quốc tế?Điều gì khác biệt theo luật pháp quốc tế, khiến cho hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hội đủ điều kiện của việc sử dụng vũ lực như Điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc? Thứ nhất, việc đánh giá các hành động của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là việc sử dụng vũ lực mà luật pháp quốc tế đã chỉ ra, sẽ mở ra khả năng hành động tự vệ để ứng phó. Tuy nhiên, tự vệ chỉ chính đáng khi đối mặt với một cuộc tấn công vũ trang (Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc), một trong những "hình thức sử dụng vũ lực nghiêm trọng nhất", để phân biệt với "các hình thức ít nghiêm trọng hơn". Việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc là tương đối nhỏ để đủ điều kiện của một cuộc tấn công vũ trang (nếu xem xét các sự kiện đơn lẻ), nhưng thay vào đó chúng là một phần của các hành động vũ trang dẫn đến một sự thay đổi lãnh thổ chiến lược có lợi cho Trung Quốc. Vì vậy, ngay cả mỗi hành động triển khai vũ trang đơn lẻ không đủ nghiêm trọng để được coi là một cuộc tấn công vũ trang, khi được thực hiện một cách tổng thể, thì những hành động này có thể nằm trong phạm vi một cuộc tấn công vũ trang quy định tại Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc (thuyết "tích lũy các sự kiện"). Thứ hai, việc đánh giá các hành động của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa có thể mở ra biện pháp đối phó của một bên thứ ba. Có một sự đồng thuận rộng rãi rằng, việc cấm sử dụng vũ lực là một nghĩa vụ "erga omnes", nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế một nhà nước có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế nói chung. Trong trường hợp xảy ra vi phạm nghĩa vụ "erga omnes", tất cả các quốc gia khác có quyền áp dụng các biện pháp đối phó hiệu quả để kết thúc sự vi phạm này giống như chính họ bị tổn hại trực tiếp vì hành vi vi phạm (sử dụng vũ lực) đó. Theo đó, nếu việc Trung Quốc đơn phương triển khai lực lượng vũ trang ở quần đảo Trường Sa đủ điều kiện cấu thành hành vi sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia yêu sách khác, do đó cấu thành hành vi vi phạm nghĩa vụ "erga omnes", các quốc gia thứ 3 có thể kêu gọi trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc ngay cả khi họ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vi phạm. Điều này có nghĩa là các quốc gia ngoài các bên yêu sách như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, có thể áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc. Từ những phân tích và dẫn chứng được đưa ra, đối chiếu với những hoạt động của Trung Quốc, cả phương diện lời nói và hành động trên thực tế có thể thấy: Cho dù Trung Quốc cam đoan rằng "sẽ không dùng đến vũ lực" để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, thì các hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo, xây dựng các căn cứ quân sự liên hoàn trong lãnh thổ tranh chấp… đã tạo nên "sự đã rồi". Trung Quốc đã gây sức ép để buộc các bên yêu sách khác phải chấp nhận "hiện trạng mới" (statu-qo). Đó là bằng chứng về sự bành trướng lãnh thổ bằng sức mạnh, trái với luật pháp quốc tế. Quả thực, bằng việc quân sự hóa các đảo tranh chấp, Trung Quốc đã đi ngược lại luật pháp quốc tế, muốn thay đổi thỏa thuận "giữ nguyên hiện trạng" mà các bên tranh chấp đã cam kết, bằng việc cố tình tạo ra "hiện trạng mới" để ép buộc các bên tranh chấp khác phải chấp nhận. Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ và đánh giá cao những phân tích, nhận định trong bài viết nói trên của Tiến sĩ Constantinos Yiallourides. Bởi vì, bằng những thông tin thật sự khách quan, khoa học, Tác giả đã chỉ rõ bản chất của các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là việc Trung Quốc đã và đang dùng sức mạnh để thôn tính, xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia khác, hoàn toàn không phải là những hành động "tự vệ bắt buộc" như lập luận của Bắc Kinh; Ngược lại, các nước có liên quan đang phải đối mặt với những cuộc tấn công bằng sức mạnh quân sự, dưới nhiều thủ đoạn, hình thức khác nhau; Và điều đó chắc chắn Trung Quốc sẽ bị giáng trả bởi những hành động "tự vệ chính đáng" được Luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo hộ, thậm chí có thể sẽ bị trả đũa một cách mạnh mẽ bởi một bên thứ 3…khi bên thứ 3 đó thực hiện nghĩa vụ "erga omnes". T.C.T. Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Luat-phap-quoc-te-cho-phep-ben-thu-3-ngan-chan-Trung-Quoc-doc-chiem-Bien-Dong-post188011.gd | |
Chiến tranh thương mại: Trung Quốc nên nhận thua cuộc? Posted: 10 Aug 2018 03:35 PM PDT BBC tiếng Việt
Ảnh: GETTY IMAGES - Liệu Trung Quốc có đang cân nhắc "chào thua" trước Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại này? "Trung Quốc nên giảm thiểu thiệt hại trong cuộc chiến thương mại bằng cách chấp nhận thua cuộc trước Donald Trump," nhà nghiên cứu độc lập Xu Yimiao viết trên trang Bưu điện Hoa Nam. Ông Xu cho rằng chiến lược của Bắc Kinh không hiệu quả và sắp đến giới hạn trả đũa thuế quan. Trung Quốc bị bỏ rơi?Có thông tin cho rằng Trung Quốc đang tìm cách kết cánh với EU và các quốc gia khác để trả đũa lại đe dọa thuế quan của Hoa Kỳ, nhưng chiến lược này có vẻ không hiệu quả. Ông Xu Yimiao lập luận rằng EU và Mỹ vừa đạt một thỏa thuận thương mại hồi 26/7, với Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk còn tweet rằng "Nước Mỹ và EU là bằng hữu thân thiết." Trong khi Phó Chủ tịch Ủy ban EU Frans Timmermans thì tweet rằng: "Người Châu Âu và châu Mỹ gắn kết bởi lịch sử và những giá trị chung". Thêm vào đó, EU và Nhật Bản vừa ký kết bản thỏa thuận thương mại lớn nhất từ trước đến nay vào 16/7. Và Washington và Tokyo cũng dự định gặp gỡ vào tuần này. Các quan chức Mexico cũng đang bày tỏ sự lạc quan vào thỏa thuận NAFTA. Có vẻ Trung Quốc là cường quốc duy nhất đang không có bất cứ tiến triển nào về thương mại, ông Xu lập luận.
Và dù Bắc Kinh hi vọng Washington sẽ đánh thuế mạnh lên các quốc gia khác - những nước mà Trung Quốc có thể chọn làm đồng minh trong cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, không ít quốc gia vẫn nhìn Bắc Kinh với con mắt dè dặt nhất là với vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia và bản quyền công nghệ. Trung Quốc phụ thuộc Hoa Kỳ về kinh tếTheo ông Xu, đang có nhiều tiếng nói từ giới học giả và các viện nghiên cứu chính sách cho rằng sự phát triển của Trung Quốc trong 40 năm qua phụ thuộc nhiều vào việc tiếp cận hệ thống kinh tế toàn cầu do Hoa Kỳ và các đồng minh dẫn dắt. Và việc Trung Quốc muốn thiết lập một hệ thống khác thay thế là không phù hợp, hoặc ít nhất là còn quá sơ khai để làm điều này. Điều này cũng có nghĩa Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu kinh tế với Hoa Kỳ vì Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của Hoa Kỳ hơn là ngược lại. Cuộc chiến thương mại này chỉ khiến Trung Quốc tự tổn thương bản thân nếu nó quyết tâm tỏ ra cứng rắn.
Ảnh: GETTY IMAGES - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chờ đón tiếp Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill hôm 21/6 Thay vào đó, ông Xu lập luận, Bắc Kinh nên tập trung vào việc phát triển và cải cách nền kinh tế nội địa. Ông Xu khuyên Bắc Kinh có lẽ nên tìm cách thỏa thuận trực tiếp với ông Trump, tìm hiểu xem ông Trump cần gì để tuyên bố "một chiến thắng" và tạo điều kiện cho điều đó xảy ra. Tất nhiên, việc cho phép Trump tuyên bố một chiến thắng sẽ "rất khó khăn và thậm chí đáng xấu hổ cho Bắc Kinh", ông Xu viết, nhưng có lẽ đây là lựa chọn tốt nhất cho nền kinh tế thương mại và hy vọng cho một chiến thắng khác lần sau. Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/world-45140451 | |
Trung Quốc “vỡ trận” vì tính toán sai lầm trong cuộc chiến thương mại với Mỹ? Posted: 10 Aug 2018 03:32 PM PDT Phú Lộc Giới quan sát ghi nhận thế bị động hiện nay của Trung Quốc, chỉ biết ăn miếng trả miếng trước các đòn tấn công của Mỹ, chứ chưa thấy có những biện pháp đối phó mạch lạc, có tính toán kỹ lưỡng như thường thấy trước đây. Bắc Kinh cũng có vẻ bị cô lập trong cuộc chiến thương mại... Ngày 1/8, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer chính thức loan báo việc tổng thống Donald Trump ra lệnh xem xét khả năng đánh thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, thay vì 10% như từng đề xuất lúc ban đầu. Đây mới chỉ là một lời đe dọa vì các sắc thuế mới, nếu được quyết định, sẽ chỉ có hiệu lực vào tháng 9 tới đây mà thôi. Ngay lập tức, Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh cáo là sẽ trả đũa nếu Mỹ tiếp tục kế hoạch "bắt bí" Trung Quốc. Như vây, chính quyền Donald Trump đã bắn đi tín hiệu Mỹ sẵn sàng leo thang mạnh mẽ trong cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc, đã mở màn tháng 7 vừa qua với khối lượng khoảng 74 tỷ USD hàng hóa của cả hai bên bị áp thuế quan. Điều mà giới quan sát ghi nhận là thế bị động hiện nay của Trung Quốc, chỉ biết ăn miếng trả miếng trước các đòn tấn công của Mỹ, chứ chưa thấy có những biện pháp đối phó mạch lạc, có tính toán kỹ lưỡng như thường thấy trước đây. Bắc Kinh cũng có vẻ bị cô lập trong cuộc chiến thương mại, không lôi kéo được các thế lực kinh tế khác cùng chung sức chống Mỹ. Mặc dù quyết định đánh thuế của ông Trump không chỉ nhắm vào một mình Trung Quốc, mà còn nhắm vào cả Liên hiệp Châu Âu, Nhật Bản, hay một số nước khác. Nhật báo The South China Morning Post ngày 30/7 đã đăng tải một bài phân tích của chuyên gia Trương Lâm thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên tắc (Unirule Institute of Economics) tại Bắc Kinh. Chuyên gia họ Trường đã không ngần ngại cho rằng Bắc Kinh đã phạm phải "hai sai lầm lớn" trong cuộc chiến tranh mậu dịch với Washington. Đó là đánh giá sai lạc về cả tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn liên minh Mỹ-Liên hiệp Châu Âu. Đối với Trương Lâm, vì các sai lầm đó, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt, một cái giá mà tác giả gói trong khái niệm "bẫy thu nhập trung bình", một khái niệm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, mô tả tình trạng một nền kinh tế thu nhập trung bình bị đình đốn và không còn khả năng vực dậy sau đó. Về tổng thống Mỹ, chuyên gia Trương Lâm cho rằng sai lầm cơ bản của Bắc Kinh là quá coi thường ông Donald Trump, cho rằng các lời đe dọa đánh thuế hàng Trung Quốc mà ông đưa ra chỉ là đòn gió, nhằm đánh lừa đối phương mà thôi. Theo Trương Lâm, chính quyền Trung Quốc đã sai lầm khi cho rằng tổng thống Donald Trump chỉ là một doanh nhân và những đe dọa chiến tranh thương mại của ông chỉ là đòn phô trương thanh thế bề ngoài trước các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà thôi. Bắc Kinh đã quên là trong thực tế, trong bản Chiến lược Quốc phòng công bố trước khi căng thẳng thương mại leo thang, Washington đã xác định rằng họ không thể chấp nhận các hoạt động thương mại và kinh tế của Trung Quốc như hiện nay. Thông điệp được đưa ra là Bắc Kinh sẽ không thể vừa kiếm tiền từ Mỹ vừa thách đố Washington. Trên vấn đề sai lầm trong đánh giá nói trên, hôm 27/7, báo South China Morning Post đã có một bài phân tích dài giải thích vì sao Trung Quốc lại bị bất ngờ trước các động thái quyết đoán về thương mại của tổng thống Donald Trump. Đồng thời, tờ báo này cũng nêu bật sự thiếu nhạy bén của Bắc Kinh, quá coi thường tâm lý bài Trung Quốc đang dâng cao trong giới ưu tú tại Mỹ. Đối với nhật báo Hong Kong, sự kiện chính quyền Trung Quốc siết chặt quyền kiểm soát trên các think tank, tức là các cơ quan tham vấn, và việc đẩy mạnh chiến dịch chống lãng phí có dấu hiệu là đã tác hại đến cách thức giới lãnh đạo Trung Quốc xử lý các vấn đề đối ngoại - và làm suy yếu sự hiểu biết của Bắc Kinh về chính trị Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump. Một cựu cố vấn về chính sách Mỹ giấu tên, đã cho rằng cả giới lãnh đạo lẫn các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều không thấy được là tâm lý chống Trung Quốc ở Mỹ đã lên cao như thế nào. Trung Quốc vẫn chỉ cho rằng tổng thống Mỹ chỉ tung đòn gió để tìm thắng lợi cho phe ông nhân cuộc bầu cử giữa kỳ, và mọi thứ sẽ thay đổi sau đó. Theo nhà quan sát, cái nhìn trên hoàn toàn sai lạc, và Bắc Kinh hoàn toàn hiểu lầm về tình hình. Nguyên nhân, theo ông, đến từ việc giới lãnh đạo Trung Quốc đã tự cô lập mình nhiều hơn, trong lúc không một ai trong nước dám nói với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng họ đang sai. Nhiều nguồn tin ngay tại Trung Quốc và một sô quan sát viên đã xác nhận với South China Morning Post rằng chính sách mà Bắc Kinh đang áp dụng nhằm củng cố quyền lực của đảng cầm quyền, đã khiến cho các cố vấn chính sách Trung Quốc tránh thảo luận sâu với các đối tác Mỹ, điều có thể giúp họ hiểu rõ hơn về tư duy mới nhất ở Washington. Chính sách đó cũng làm cho họ ngần ngại, không dám nói lên suy nghĩ của mình. Chính sự thiếu vắng thông tin đó đã khiến cho Trung Quốc không ra được một chiến lược toàn diện để đối phó với chính quyền Trump ít nhất là trên mặt trận thương mại, tại thời điểm mà quan hệ hai bên đang rất căng thẳng. Theo chuyên gia Trương Lâm, sai lầm lớn thứ hai mà Trung Quốc đã phạm phải là không thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Liên hiệp Châu Âu, và đã hy vọng một cách thiếu thực tế rằng có thể hình thành liên minh thương mại với Châu Âu để đối phó với Washington. Trương Lâm nhận định dù quan hệ xuyên Đại Tây Dương có nhiều bất đồng như việc Anh, Pháp và Đức đều tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á do Trung Quốc dẫn đầu bất chấp phản đối từ Mỹ, nhưng nhìn chung các nước phương Tây đều cùng chia sẻ một số giá trị chung cốt lõi. Tuyên bố mới nhất về thương mại giữa Mỹ và Liên Âu EU đã gửi thêm một thông điệp đến Bắc Kinh, cho biết là Washington và Brusells sẽ "làm việc chặt chẽ với nhau, cũng như với các đối tác cùng chí hướng: để giải quyết một loạt vấn đề như "đánh cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp, tình trạng thị trường bị các công ty nhà nước bóp méo, và tình trạng sản xuất dư thừa". Đối với ông Trương Lâm, chẳng khó chút nào khi trả lời cho câu hỏi là Trung Quốc có nằm trong số các "đối tác cùng chí hướng" nói trên hay không. Vì những sai lầm trên đây, Trung Quốc đã bị đẩy vào một cuộc đọ sức thương mại với cường quốc kinh tế số một thế giới hiện nay, với hệ quả là "thời đại vàng son của ngành xuất khẩu" Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2001 được cho là đang trên đà suy sụp. Một tín hiệu đáng ngại cho Bắc Kinh: Theo thống kê chính thức của Trung Quốc, công bố hôm 31/7 vừa qua, hoạt động thương mại của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm đi rõ rệt, giá cả tăng lên. Thực tế cho thấy là căng thẳng thương mại với Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Chuyên gia Trương Lâm đánh giá ngoại thương giảm sụt – hệ quả từ cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ - có thể tác hại sâu đậm bất ngờ đến nền kinh tế Trung Quốc. Thậm chí đẩy Trung Quốc rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình, một khái niệm lần đầu tiên được Ngân hàng Thế giới đưa ra vào năm 2006 để chỉ một nền kinh tế thu nhập trung bình trì trệ và không thể khôi phục đà phát triển cao hơn. Theo ông Trương Lâm "phép màu kinh tế" của Trung Quốc trong vòng 4 thập kỷ qua dựa vào hai yếu tố: Một là một khối kinh tế nhà nước hoạt động không hiệu quả mở đường cho nền kinh tế tư nhân sinh động, bên cạnh đó là tiến trình hội nhập của kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và đầu tư. Từ năm 1978, khi Trung Quốc cải cách và mở cửa theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình, kinh tế Trung Quốc đã trải qua 4 chu kỳ tăng trưởng. Lẽ ra, kinh tế nước này có thể được hưởng một chu kỳ tăng trưởng thứ năm, nếu tiếp tục tự do hóa nền kinh tế trong nước, và mở rộng thêm cửa ra nước ngoài. Điều đó tuy nhiên đã không xẩy ra, và từ năm 2013 đến nay kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại Trong mô hình phát triển kinh tế hiện nay, với nhà nước đóng vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp nhà nước lấn lướt trong khi khối tư nhân lùi bước, làm cho một trong hai trụ cột tăng trưởng bị phá hủy. Cuộc chiến thương mại với Mỹ bắt đầu làm lung lay trụ cột còn lại. Kết quả là cả hai trụ cột tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đều lỏng lẻo, đe dọa đến triển vọng kinh tế Trung Quốc. Nếu Mỹ, Liên hiệp Châu Âu, và thậm chí Nhật Bản, hình thành một khối tự do thương mại mới trong thời điểm kinh tế Trung Quốc đang chững lại, Bắc Kinh sẽ càng bị khó khăn trong việc phục hồi đà tăng trưởng… P.L. Nguồn: https://viettimes.vn/trung-quoc-vo-tran-vi-tinh-toan-sai-lam-trong-cuoc-chien-thuong-mai-voi-my-300321.html |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét