“Tổng thống Trump đàm đạo với giới thương nhân cấp cao của Hoa Kỳ...về Trung Quốc” plus 9 more |
- Tổng thống Trump đàm đạo với giới thương nhân cấp cao của Hoa Kỳ...về Trung Quốc
- Thế nào là “thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc”?
- Trung Quốc ‘ngấm đòn’ trừng phạt của Mỹ, nên nhận thua ông Trump?
- Có những dấu hiệu hình sự và cả chính trị trong vụ Trung Nguyên?
- Một đống nợ Trung Quốc đang đến hạn, nguy cơ vỡ nợ tăng khi Nhân dân tệ mất giá
- Nhiệt điện Quảng Trạch (Quảng Bình): Sẽ đổ 2,5 triệu m3 đất cát thải ra biển
- DONALD TRUMP QUYẾT CHIẾN VỚI TẬP CẬN BÌNH
- TBT BÁO VTC NEWS HÀNH XỬ NHƯ GIANG HỒ: THAY GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI THEO LUẬT BẰNG VIỆC VU CÁO, BÔI NHỌ NGƯỜI KHIẾU NẠI ?
- ỦY VIÊN THƯỜNG VỤ VƯƠNG HỖ NINH MẤT CHỨC, HỒ XUÂN HOA ( CHÁU HỒ CẨM ĐÀO) CHIẾM GHẾ; "TỔNG CÔNG TRÌNH SƯ " GIẤC MỘNG TRUNG HOA...TEO; 4 khác thường tại Hội nghị Bắc Đới Hà 2018
- TRUNG QUỐC GIẾT HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG LẤY NỘI TẠNG BÁN ĐỂ LẤY TIỀN CHẠY ĐUA VŨ TRANG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Tổng thống Trump đàm đạo với giới thương nhân cấp cao của Hoa Kỳ...về Trung Quốc Posted: 10 Aug 2018 04:35 PM PDT 14:48, 10/08/2018Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba (7/8) đã dùng bữa tối với giám đốc điều hành của các công ty Mỹ tại câu lạc bộ golf tư nhân của ông ở Bedminster, New Jersey. Tổng thống Trump đã tiếp đón một nhóm 15 giám đốc điều hành và nhân viên cấp cao của Nhà Trắng tại một bữa ăn tối, trong dịp kỳ nghỉ thường niên của ông. Bữa tối được xem là "một cơ hội để Tổng thống lắng nghe xem nền kinh tế đang hoạt động như thế nào … và những ưu tiên và suy nghĩ của họ cho năm tới là gì." Tổng thống Trump cũng đã dành một phần của bữa tối để chia sẻ những suy nghĩ của riêng ông, đặc biệt là về Trung Quốc, theo Politico. Ông chủ Nhà Trắng nói với các giám đốc điều hành rằng "Chiến lược Một Vành Đai – Một Con Đường" – kế hoạch kinh tế của Trung Quốc, có khả năng làm gián đoạn thương mại thế giới, là một sự "xúc phạm" và ông không mong đợi điều đó, một người có mặt trong buổi tối hôm thứ Ba cho biết. Tại một thời điểm trong bữa ăn tối, Tổng thống Trump nói về một đất nước vô danh, mà những người tham dự đều cho rằng đối tượng được nhắc đến là Trung Quốc, "hầu hết mọi sinh viên đến nước này đều là gián điệp". Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin này. 13 CEO bao gồm CEO Indra Nooyi của Pepsi, CEO Michael Filey của Fiat Chrysler, Giám đốc điều hành Boeing Dennis Muilenburg, Giám đốc điều hành Ernst & Young Mark Weinberger và Giám đốc điều hành Johnson & Johnson, Alex Gorsky, cùng nhiều người khác. Nhóm này bao gồm một số bạn bè lâu năm của Tổng thống Trump, bao gồm cả ông trùm siêu thị John Catsimatidis, Giám đốc điều hành Newsmax Chris Ruddy và nhà phát triển bất động sản Richard LeFrak của New York City. Tổng thống Trump đã dành thời gian dùng món tráng miệng để tiếp nhận và giải đáp câu hỏi từ các giám đốc điều hành. Nhiều người trong số họ đã đặt câu hỏi xung quanh các vấn đề nhập cư. Giới thương nhân, những người mong đợi chính quyền nới lỏng các chính sách nhập cư, nói rằng họ đã nhận được những câu trả lời theo chính xác những gì họ muốn nghe, ít nhất là vào đêm thứ Ba. Hai lần trong bữa ăn tối, Tổng thống Trump nhấn mạnh với phó tham mưu Chris Liddell về việc chuẩn bị một sắc lệnh hướng tới những người top đầu trong các trường học, người mà ông gọi là "đứng đầu trong lớp học", được phép ở lại Mỹ ít nhất 5 năm với visa, người tham dự cho biết. Tổng thống Trump cũng khảo sát các CEO về những cải cách mà ông có thể ban hành để tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Ông cũng tham khảo đề xuất của các CEO về cách khắc phục cuộc khủng hoảng cho vay sinh viên. Các nhân viên cao cấp của Nhà Trắng, những người thúc đẩy các chính sách nhập cư cứng rắn, như Stephen Miller, đã không có mặt trong bữa tiệc. Thay vào đó, con rể và con dâu của tổng thống, Jared Kushner và Ivanka Trump, đã tham dự bữa ăn tối, cùng với cố vấn kinh tế Larry Kudlow và những người khác. Nhìn chung, những người tham dự đều nhận xét bữa tối là một buổi họp mặt thân thiện, theo Politico. Tờ báo này cho biết Tổng thống Trump sau bữa tối hôm thứ Ba có vẻ đã tạo được một ấn tượng tích cực với giới thương gia nước này. Minh Hạnh Có thể bạn quan tâm: | ||||||
Thế nào là “thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc”? Posted: 10 Aug 2018 04:30 PM PDT Nhiều người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là hay cười nhạo người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời, "não không có nếp nhăn", và bản thân họ lấy làm tự mãn. Vậy rốt cuộc thông minh theo kiểu người Việt Nam và Trung Quốc là như thế nào? Gần đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về "thông minh kiểu Trung Quốc" và nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đã nhận định rằng "thông minh kiểu Trung Quốc" chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy. "Thông minh kiểu Trung Quốc" chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. "Thông minh kiểu Trung Quốc" chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết. Kỳ thực, "thông minh kiểu Trung Quốc" chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc… Nhiều người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến "mua" một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về. Hệ thống bán hàng ở Mỹ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá. Những người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho rằng bản thân mình thông minh, thậm chí còn đặt câu hỏi sao những người khác quá "ngu ngốc", không biết lợi dụng "kẽ hở" này. Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là "thông minh", coi gian xảo là có "năng lực lớn"… mọi giá trị dường như đều đảo lộn. Bài viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand còn liên hệ đến tỷ phú Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về tiêu chí chọn đầu tư cổ phiếu của ông Warren Buffett, và thông thường ông hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn đầu tư. Với ông, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín. Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: "Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta." Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: "Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây 'mượn' một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!" Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: "Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?" Đồng hương trả lời: "Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu." "Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?" "Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?" Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: "Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé." Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không "ngộ đạo" mà còn dửng dưng nói: "Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy." Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở "tín nhiệm". Nếu sự "tín nhiệm" sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối. Nếu như chúng ta "giả đổi thành thật, thật cũng giả", mỗi người đều hư hư thực thực, thì toàn xã hội sẽ vận hành trên cơ sở "hoài nghi". Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội. Khi đi tàu điện ngầm tại Rome bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao? Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn. Nếu như bạn thực sự muốn biết có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không, thì câu trả lời là có thể, hoàn toàn có thể lên tàu đi một vài trạm, nhưng phải đảm bảo không để cho giới quản lý ở Ý biết được, nếu biết họ nhất định sẽ phạt bạn. Và sau này nếu bị phạt nhiều lần, có thể tạo thành tiếng xấu ở nước ngoài, thật sự là cái được không bõ cho cái mất! Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa! Hồng Ngọc | ||||||
Trung Quốc ‘ngấm đòn’ trừng phạt của Mỹ, nên nhận thua ông Trump? Posted: 10 Aug 2018 04:22 PM PDT Chuyên gia Xu Yumiao cho rằng Trung Quốc nên học theo châu Âu, Nhật Bản để đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump và chấp nhận từ bỏ niềm kiêu hãnh để chiến tranh thương mại kết thúc trong êm đẹp. Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang hụt hơi trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), nội bộ Trung Quốc đang có những mâu thuẫn trong bối cảnh Bắc Kinh bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh thương mại với Washington. Dường như chiến thuật cứng rắn đã không đem lại tác dụng, và đó là lý do Bắc Kinh cần phải thay đổi, theo chuyên gia Trung Quốc Xu Yimiao. Đối đầu thương mại trực tiếp với Mỹ không phải là con đường để Trung Quốc giành chiến thắng, ông Xu nhận định. Đó là bởi Mỹ những năm qua bị thâm hụt thương mại Mỹ-Trung đến mức kỷ lục, nên Washington hoàn toàn có thể áp thuế với 500 tỷ USD hàng hóa nhập vào Mỹ. Ngược lại số hàng hóa Mỹ để Trung Quốc có thể áp thuế nhỏ hơn nhiều. Chiến lược liên minh với châu Âu hay các quốc gia khác để cô lập Mỹ cũng không có tác dụng, ông Xu nói. Cuối tháng trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker có chuyến thăm đến Washington. Mỹ và EU sau đó đạt được thỏa thuận thương mại về việc EU mua thêm hàng hóa Mỹ và Mỹ ngừng kế hoạch tăng thuế nhằm vào châu Âu. Như vậy, châu Âu hoàn toàn không có lý do để ngả về Trung Quốc, đối đầu thương mại với Mỹ, ông Xu nhận định. Hợp tác Mỹ-Trung mới là điều Trung Quốc hướng đến. Các nhà quan sát Trung Quốc ngay lập tức cảm thấy lo ngại bởi hiện tại chỉ còn duy nhất Trung Quốc đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Tháng trước, EU và Nhật Bản đánh dấu bước tiến với chính quyền Trump. Mexico cũng tự tin sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận với Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nhắc đến khả năng gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia duy nhất không đạt được bước tiến nào với Mỹ. Mặc dù vẫn có khả năng chính quyền Trump sẽ tiếp tục nhắm đến các quốc gia khác, nhưng điều đó không có nghĩa là quốc gia đó sẽ ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Bởi trên khắp châu Âu, từ Berlin cho đến London đều đang siết chặt đầu tư từ Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia. Đây được coi là động thái nối tiếp luật quốc phòng NDAA mới được quốc hội Mỹ thông qua hồi đầu tháng này. Chính điều này đã khiến nội bộ Trung Quốc tranh cãi nảy lửa về việc tiếp tục đối đầu hay hòa hoãn với Mỹ. Những người chủ trương hòa hoãn cho rằng, Trung Quốc thành công như ngày nay chính là bởi chính sách kinh tế toàn cầu mà Mỹ và các đồng minh lập nên. Trung Quốc đã thất bại trong việc lôi kéo châu Âu đứng về phía mình trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Mặc dù không ngừng đạt được thành tựu mới, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng để tạo nên một hệ thống mới thay thế Mỹ, ông Xu nhận định. Đó là bởi Trung Quốc lệ thuộc vào Mỹ nhiều hơn là ngược lại. Theo ông Xu, việc Bắc Kinh leo thang căng thẳng với Washington trong thời gian qua là vì Trung Quốc đã đánh giá quá thấp Mỹ. Cho đến bây giờ, giới tinh hoa ở Bắc Kinh dường như đã hiểu rõ tình hình trở nên nghiêm trọng ra sao, và bắt đầu có những đề xuất thay đổi. Theo chuyên gia Xu, những gì Trung Quốc cần làm là thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump ngồi vào bàn đàm phán như châu Âu, Nhật Bản và Mexico đã làm. Để làm được điều này, Trung Quốc có thể phải nhận thua với ông Trump, bởi Tổng thống Mỹ sẽ cần một điều kiện gì đó mang tính biểu tượng cho sự chiến thắng. Dĩ nhiên, để ông Trump tuyên bố chiến thắng là điều khó khăn với Trung Quốc, nhưng đó có lẽ là cách tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại để chấm dứt những tổn thất và tiếp tục phát triển, ông Xu kết luận. Đăng Nguyễn – SCMP | ||||||
Có những dấu hiệu hình sự và cả chính trị trong vụ Trung Nguyên? Posted: 10 Aug 2018 04:03 PM PDT Ngày 8/8/2018, theo thông báo thì Trung Nguyên sẽ bổ nhiệm Phó Tổng Giám Đốc Thường Trực, vị trí quyền lực nhất trong số các phó tổng. Vị trí này bà Lê Hoàng Diệp Thảo, đang là vợ chính thức của ông Vũ, nắm giữ 20 năm nay và đã bị đuổi ra. Vốn dĩ chuyện thay lãnh đạo thì cũng bình thường thôi, nhưng có nhiều vấn đề xoay quanh vụ này thấy cần phải nói. Người mà Trung Nguyên muốn bổ nhiệm kỳ này thay cho bà Thảo là ông Lữ Ngọc Cư, nguyên chủ tịch tỉnh DakLak. Ông Cư từng là giám đốc công an tỉnh DakLak, rồi lên chủ tịch tỉnh, năm 2012 bị kỷ luật cách chức chủ tịch tỉnh vì nhiều sai phạm. Ủy ban Kiểm tra Trung Ương từng kết luận các sai phạm của ông Cư ở mức độ rất nghiêm trọng như vượt quyền, lạm quyền, vay tiền lớn trái phép, có liên quan đến việc nhận tiền sai trái của các tổ chức trong và ngoài nước. Ông Vũ và Trung Nguyên đã từng truyền ra thông điệp sẽ làm Trung Nguyên vĩ đại hơn nữa với bộ khung mới và đường lối mới. Tôi không hiểu với nhân thân và lý lịch ông Cư như vậy, thì lấy cái gì để đưa Trung Nguyên đi lên một khi ông ngồi ghế số 2 của Trung Nguyên. Ông Cư nghỉ chức chủ tịch tỉnh ĐakLak năm 2012 thì năm 2013 ông Vũ lên núi tham gia Thiền rồi bắt đầu thay đổi cho đến hôm nay "ngáo" một cách bất thường. Sau đó bà Thảo bị đuổi khỏi ghế để ông Cư thay vào. Có sự liên quan gì hay không ? Trong chính trị làm gì có chuyện ngẫu nhiên. Ông Cư từng là thiếu tướng Công an, tôi nghĩ ông am hiểu nhiều phương pháp làm sao để con người trở nên xuống dốc về mặt tinh thần và trở nên thụ động. Trong clip vừa rồi, ông Vũ có những dấu hiệu đó. Tôi nghĩ rằng ngành an ninh phải để mắt đến những vấn đề mà Trung Nguyên đang gặp phải, có những dấu hiệu hình sự và cả chính trị trong vụ việc. Một quan chức lãnh đạo tỉnh, từng là thiếu tướng công an một khi sai phạm về tiền bạc và bất mãn chính trị mà ngồi ở Trung Nguyên thì chuyện ông Vũ có dấu hiệu bất thường không còn đơn giản nữa. Nguồn: Minh Hữu Quang | ||||||
Một đống nợ Trung Quốc đang đến hạn, nguy cơ vỡ nợ tăng khi Nhân dân tệ mất giá Posted: 10 Aug 2018 03:58 PM PDT Nếu Trung Quốc vỡ nợ, phản ứng đầu tiên từ các ngân hàng trung ương có thể sẽ giống như hành động sau vụ sụp đổ của nhà băng Lehman Brothers.
Để đạt được mức tăng trưởng kinh tế trên 6,5% mỗi năm, Trung Quốc đã phải đánh đổi bằng quả bom nợ tín dụng, từ cấp chính phủ đến cấp doanh nghiệp. Chẳng hạn, nợ của khối doanh nghiệp đã tăng từ mức 101% GDP năm 2008 lên 170% hiện nay, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là 73%. Những khoản nợ này đang đến hạn phải trả. Theo hãng tin Nikkei, 2018 sẽ là năm Trung Quốc phải trả nợ nhiều nhất trong vòng 1 thập kỷ. Dự kiến từ nay đến cuối năm, các công ty Trung Quốc phải thanh toán 365 tỷ USD các khoản nợ trái phiếu. Mức độ căng thẳng của việc trả nợ đang được thể hiện trong 7 tháng đầu năm nay khi đã có ít nhất 20 vụ vỡ nợ, gần bằng con số cả năm 2017. Trả nợ không là chưa đủ. Có hai lý do cho thấy tình hình sẽ còn tồi tệ hơn: Đồng Nhân dân tệ đang trượt dốc và cuộc chiến thương mại với Mỹ ngày càng leo thang. Đồng Nhân dân tệ đã giảm 5,2% so với đồng USD kể từ đầu năm nay. Điều này diễn ra cùng lúc với các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Á đang mất đà, khiến dòng vốn chảy ra ngoài. Thông thường, nhiều người có thể kết luận rằng chính quyền Bắc Kinh đang thao túng tỷ giá hối đoái để giành lấy lợi thế cạnh canh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng sự sụt giảm của đồng Nhân dân tệ lần này dường như không có chủ ý từ trước. Đồng Nhân dân tệ càng yếu, nguy cơ vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ càng lớn. Nợ bằng USD của các công ty Trung Quốc hầu như không tồn tại vào năm 2008. Nhưng giờ đây, nợ ngoại tệ đang đứng ở mức 500 tỷ USD. Cho dù đây không phải số nợ quá lớn khi Bắc Kinh đang nắm trong tay hơn 3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhưng các khoản vay nước ngoài, nếu vỡ nợ, vẫn sẽ tạo ra mộc cú sốc mạnh nhất từ trước đến nay cho hệ thống chính trị Trung Quốc. Cho đến tận tháng 3/2014, Trung Quốc đã không để cho các công ty vỡ nợ. Công ty Shanghai Chaori Solar Energy Science & Technology trở thành doanh nghiệp đầu tiên vỡ nợ trái phiếu vào tháng 3/2014. Chỉ 13 tháng sau, thị trường toàn cầu lại tiếp tục bị choáng khi tập đoàn bất động sản Kaisa tuyên bố không thể trả được các khoản nợ bằng đồng USD. Chính quyền Tập Cận Bình đã phải đưa ra cam kết cứu trợ cho các doanh nghiệp. Bỏ qua cho những vụ vỡ nợ là một phần trong cam kết của ông Tập. Câu hỏi đặt ra là ông Tập sẽ có sức chịu đựng đến đâu? Báo chí đã liên tục đưa tin rằng tỷ lệ vỡ nợ của Trung Quốc sẽ tăng lên, đặc biệt đối với nợ bằng đồng USD. Các nhà đầu tư liên tục bán ra đồng Nhân dân tệ tạo ra hiệu ứng lan truyền ngày càng mạnh. Số vụ vỡ nợ tăng đang đe dọa đến chính sách cải cách mà chính quyền ông Tập đang hối thúc. Cho đến nay, năm 2016 vẫn là năm đỉnh cao về tỷ lệ vỡ nợ của Trung Quốc. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi ông Tập bắt đầu kìm hãm các rủi ro, đòn bẩy tài chính và hoạt động ngân hàng ngầm. Chính quyền Bắc Kinh bắt đầu thắt chặt các quy định về quản lý tài sản và các công cụ đầu tư nằm ngoài bảng cân đối tài sản. Hai năm nay, các doanh nghiệp đang vấp phải khó khăn trong việc huy động vốn mới để thanh toán các khoản nợ hiện tại. Vụ vỡ nợ của công ty năng lượng Wintime Energy được cho là vụ vỡ nợ lớn nhất tại Trung Quốc trong năm 2018. Với con số lên tới 11 tỷ USD, số nợ mà tập đoàn này phải gánh trên lưng đã tăng gấp 4 lần chỉ trong vòng 5 năm. Điều đó có nghĩa là đã có một làn sóng tín dụng hậu Lehman Brothers của Trung Quốc cho đến khi chính quyền ông Tập thay đổi cuộc chơi. Quả bom nợ phình to diễn ra khi thị trường trái phiếu nội địa Trung Quốc tăng gần gấp đôi quy mô. Với con số tổng cộng khoảng 12.000 tỷ USD, Trung Quốc hiện có quả bom nợ lớn thứ ba thế giới. Chính quyền Bắc Kinh đang lợi dụng nợ để kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước khỏi hỗ trợ hoạt động ngân hàng ngầm. Vài người hoài nghi việc chính quyền ông Tập sẽ cho phép để xảy ra các vụ vỡ nợ. Nếu theo góc độ này, câu hỏi đặt ra là tại sao đồng Nhân dân tệ không giảm mạnh hơn. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cũng có thể sẽ hỗ trợ vì không muốn đánh mất quyền kiểm soát hoặc cũng có thể để tránh cơn thịnh nộ của ông Trump. Trong một bài phỏng vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump với CBNC vào tháng 7, ông nói: "Trung Quốc, đồng tiền của họ đang giảm mạnh. Còn đồng tiền của chúng ta đang tăng lên. Tôi phải nói với các bạn, điều này đang đặt chúng ta vào thế bất lợi". Cuộc chiến thuế quan của ông Trump đang leo thang. Đầu tiên ông áp mức thuế 25% với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu. Tiếp đó ông đánh thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Bước tiếp nữa, ông có thể sẽ đánh thuế với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục. Bom nợ nổ sẽ càng nhanh khi các doanh nghiệp không thể huy động vốn. Bất kỳ sự thụt lùi nào trong tăng trưởng sẽ là phát đạn bắn ngược lại vào tình trạng tín dụng đang yếu đi của Trung Quốc. Điểm mấu chốt là ông Tập phải tiếp tục chính sách cải cách. Trong những năm gần đây, chính quyền của ông Tập Cận Bình đã công bố các biện pháp để trấn an giới đầu tư: cắt giảm thuế, cho vay kinh doanh mới và tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng. PBOC đang cho vay ít nhất 75 tỷ USD cho các ngân hàng để kích thích hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cho vay nhiều có thể giảm các vụ vỡ nợ trước mắt và trấn an thị trường, nhưng về lâu dài lại khiến vấn về về nợ trở nên trầm trọng hơn. Khi Trung Quốc cố gắng đẩy mạnh sự ảnh hưởng của mình thông qua Sáng kiến "Con đường và Vành đai", giới ngân hàng mong đợi đồng tiền Trung Quốc tăng giá so với đồng USD. Nhưng khá trớ trêu, mong muốn này không được đáp ứng. Tuy nhiên, tham vọng cải cách trong nước của ông Tập vẫn phải duy trì ở mức cao. Theo chuyên gia Chen Long thuộc Viện nghiên cứu Gavekal, để vỡ nợ là điều tốt vì nó nhắc nhở các nhà đầu tư Trung Quốc chú ý đến rủi ro tín dụng, miễn là chính quyền ông Tập tăng cường hỗ trợ hệ thống tài chính để vỡ nợ không làm hỏng cuộc hành trình hướng đến một nền kinh tế hiệu quả hơn. Chính quyền Tổng thống Trump cũng cần cẩn trọng hơn về cách đối phó với Trung Quốc. Gây bất ổn cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cũng là chủ nợ lớn nhất của trái phiếu kho bạc Mỹ có thể sẽ tạo ra cú sốc khổng lồ không thể lường trước được. Washington cũng cần phải nhận ra lý do tại sao đồng Nhân dân tệ trượt giá. Đồng USD được củng cố vì kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,1% trong quý II, tỷ lệ thất nghiệp cũng chỉ ở mức 4%, trong khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất. Sẽ là một bước đi khôn ngoan nếu lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chịu ngồi lại để thảo luận với nhau nhằm thu hẹp bất đồng trong thương mại và tỷ giá hối đoái. Theo dkn.t | ||||||
Nhiệt điện Quảng Trạch (Quảng Bình): Sẽ đổ 2,5 triệu m3 đất cát thải ra biển Posted: 10 Aug 2018 03:56 PM PDT TP - Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, Bộ TN&MT, cũng như UBND tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận phương án nhấn chìm 2,5 triệu m3 đất, cát thải ra vùng biển Hòn La, nhằm phục vụ dự án nhiệt điện Quảng Trạch I. | ||||||
DONALD TRUMP QUYẾT CHIẾN VỚI TẬP CẬN BÌNH Posted: 10 Aug 2018 03:48 PM PDT VietTimes -- Cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung ngày càng nóng lên với việc từ ngày 23/8 tới đây, hai bên sẽ thực hiện gia tăng mức thuế 25% đánh vào 16 tỷ USD hàng hóa của nhau. Quan hệ căng thẳng về kinh tế đã khiến quan hệ giữa Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuống đến mức thấp nhất. Hồi tháng 4/2018, ông Trump từng viết trên Twitter: "Tập Cận Bình và tôi mãi mãi là bạn tốt, dù trong vấn đề mậu dịch có phát sinh cạnh tranh gì. Trung Quốc sẽ dỡ bỏ rào cản mậu dịch vì đó là cách làm đúng đắn. Thuế vụ sẽ trở nên cùng có lợi, sẽ đạt được hiệp nghị về quyền sở hữu trí tuệ. Hai nước (Mỹ và Trung Quốc) sẽ có một tương lai vĩ đại!". Tuy nhiên, sau 4 tháng tình hình nay đã khác, chẳng những quan hệ về kinh tế, chính trị giữa hai nước mà cả mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo đã xấu đi tới mức ít người ngờ tới. Cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung ngày càng nóng lên với việc từ ngày 23/8 tới đây, hai bên sẽ thực hiện gia tăng mức thuế 25% đánh vào 16 tỷ USD hàng hóa của nhau. Đồng thời, Tổng thống Donald Trump bất ngờ lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc và cá nhân ông Tập Cận Bình trong một bữa tiệc tối có tính chất cá nhân. Theo truyền thông Mỹ, tối hôm 7/8, ông Trump đã tuyên bố: giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ xuất hiện "quan hệ mậu dịch vô cùng tốt đẹp", nhưng mối quan hệ này hoàn toàn khác với thời kỳ các tổng thống Mỹ trước đây. Ông muốn được thấy Trung Quốc tốt lên, nhưng cũng hy vọng chính sách của Trung Quốc công bằng đối với Mỹ. Theo mạng tin tức chính trị "Politico" của Mỹ, tối 7/8, ông Donald Trump đã tổ chức tiệc tối chiêu đãi 13 CEO của các công ty lớn và một số nhân viên công tác của Nhà Trắng tại Câu lạc bộ golf tư gia tại thị trấn Bedminster, bang New Jersey. Bữa tiệc này được tuyên truyền là "cơ hội để tổng thống nghe về tình hình vận hành nền kinh tế và những suy nghĩ cùng trọng điểm của các doanh nghiệp trong những ngày còn lại của năm nay". Tuy nhiên, ông Trump đã giành phần lớn thời gian trong bữa tiệc để chia sẻ những quan điểm của ông, đặc biệt là về Trung Quốc. "Politico" dẫn lời một người tham dự bữa tiệc tiết lộ, ông Donald Trump đã nói với các CEO: đề xướng kế hoạch "Một vành đai, một con đường" của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhđã gây nhiễu loạn thương mại toàn cầu và sỉ nhục (insulting) người khác, ông không thích kế hoạch này. Donald Trump còn nói, ông đã trực tiếp nói thẳng điều đó với ông Tập Cận Bình. Bản tin của "Politico" nói, ông Donald Trump bước vào kỳ nghỉ với tâm trạng buồn chán vì Trung Quốc đang triển khai việc trả đũa những biện pháp thuế quan của ông. Ông Trump nói, một trọng điểm sắp tới của ông là ngăn chặn Trung Quốc giành được ưu thế mậu dịch không công bằng. Những người quen biết Donald Trump nói, sự trả đũa của Trung Quốc đã khiến ông tức giận, đồng thời cũng khiến ông cảm thấy bất ngờ. Những sự chỉ trích trên đây của ông Donald Trump là sự trả lời sự trông đợi từ phía các nghị sỹ Mỹ. Hôm 3/8, 16 Thượng nghị sỹ Mỹ đã gửi thư cho ông, bày tỏ ngạc nhiên về việc Pakistan có thể sử dụng số tiền mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) viện trợ vào việc trả món nợ họ vay của Trung Quốc để làm một hạng mục thuộc kế hoạch "vành đai, con đường". Các nghị sỹ đã đốc thúc ông Trump sử dụng ảnh hưởng của Mỹ để ngăn chặn điều mà họ cho là "sử dụng tiền không đúng chỗ" này. Các Thượng nghị sỹ này cũng viết thư gửi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Ngoại trưởng Mike Pompeo, trong đó nói thẳng: mục tiêu của kế hoạch "vành đai, con đường" là xây dựng một trật tự kinh tế thế giới do Trung Quốc chủ đạo. Vì vậy Mỹ cần phải giáng trả Trung Quốc để quán triệt chiến lược địa chính trị có lợi cho Mỹ. "Vành đai, con đường" được coi là "Công trình ngoại giao số 1" của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, được ông khởi xướng từ năm 2013. Phạm vi của "vành đai, con đường" bao trùm Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển đi qua các quốc gia và khu vực Trung Quốc, Trung Á, Bắc Á, Tây Á, ven Ấn Độ dương và ven Địa Trung Hải. Ý tưởng ban đầu của ông Tập Cận Bình đương nhiên là tìm kiếm chiến lược "ra biển" mới cho nền kinh tế và sự mở cửa của Trung Quốc; nhưng ông Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh nguyên tắc "cùng kinh doanh, cùng xây dựng, cùng hưởng thụ". "Vành đai, con đường" không chỉ mở cửa với các quốc gia ven đường, mà chính phủ Trung Quốc còn rất nỗ lực để tìm cách lôi kéo Mỹ, Nhật và châu Âu cùng tham gia. Người tiền nhiệm của ông Donald Trump, cựu Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ cuối đã đề xuất xây dựng TPP nhằm lập ra khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình dương do Mỹ chủ đạo; nhưng thật bất ngờ khi kế hoạch này đã gạt Trung Quốc ra ngoài. Donald Trump – người luôn chủ trương "Nước Mỹ trên hết" sau khi vào Nhà Trắng đã dẹp bỏ cuộc đàm phán về TPP của người tiền nhiệm Obama. Đồng minh châu Âu truyền thống của Mỹ thì tích cực tham gia vào "Một vành đai, một con đường" của ông Tập Cận Bình; Nhật trong tình hình thúc đẩy TPP không hiệu quả, trước đây không tham dự "Một vành đai, một con đường" thì nay cũng xuất hiện dấu hiệu chùng xuống, nhưng Mỹ vẫn cự tuyệt tham dự. Trước đây, chính phủ Donald Trump tuyên bố cần giải quyết vấn đề nhập siêu của Trung Quốc nên đi trước tiến hành chiến tranh thương mại với Bắc Kinh, nhưng thủ pháp chiến tranh mậu dịch thì rất thú vị. Các số liệu phân tích cho thấy, trong số 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ tăng thuế, có rất nhiều mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao nằm trong "vành đai, con đường". Đồng thời, chính phủ Mỹ nghiêm cấm các công ty Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật cao của Mỹ, truy đuổi, bao vây và bịt chặt lĩnh vực kỹ thuật đối với Trung Quốc. Điều này cho thấy vấn đề chủ yếu của cuộc chiến mậu dịch không chỉ đơn giản là nhằm vào việc Mỹ nhập siêu trong thương mại hai bên. Giờ đây, khi chiến sự về kỹ thuật đã bắt đầu xảy ra, ông Trump chọn thời điểm thích hợp để gây khó dễ về "vành đai, con đường". Tuy "vành đai, con đường" không liên quan gì đến nhập siêu về mậu dịch, nhưng như các chính khách Mỹ và ông Trump từng nói: "Một vành đai, một con đường" là nhằm tạo lập trật tự kinh tế thế giới do Trung Quốc chủ đạo, "Mỹ không muốn có kế hoạch này"; cho thấy bước tiếp theo của Mỹ sẽ là ra tay hạn chế không gian kinh tế, mậu dịch của Trung Quốc. Cũng trong bữa tiệc này, tuy không nêu đích danh nhưng ông Trump được coi là rõ ràng nhằm tới Trung Quốc khi nói "hầu như tất cả du học sinh một quốc gia đến nước ta học tập đều là gián điệp". Nhà Trắng đã từ chối đưa ra bình luận về những phát biểu của ông Donald Trump. Tờ "The Hill" viết: cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang nhanh chóng tăng nhiệt, tiếp tục cuộc đua leo thang về vấn đề thuế quan. Tối 8/8, Trung Quốc tuyên bố tăng thuế suất lên 25% đối với 16 tỷUSD hàng Mỹ nhập khẩu, trả đũa cùng quy mô, cùng mức độ với đòn tăng thuế cùng ngày của Mỹ. "The Hill" nhận xét, quan hệ căng thẳng về kinh tế đã khiến quan hệ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình xuống đến mức thấp nhất. Hồi tháng 4/2018, ông Trump từng viết trên Twitter: "Tập Cận Bình và tôi mãi mãi là bạn tốt, dù trong vấn đề mậu dịch có phát sinh cạnh tranh gì. Trung Quốc sẽ dỡ bỏ rào cản mậu dịch vì đó là cách làm đúng đắn. Thuế vụ sẽ trở nên cùng có lợi, sẽ đạt được hiệp nghị về quyền sở hữu trí tuệ. Hai nước (Mỹ và Trung Quốc) sẽ có một tương lai vĩ đại!". Tuy nhiên, sau 4 tháng tình hình nay đã khác, chẳng những quan hệ về kinh tế, chính trị giữa hai nước mà cả mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo đã xấu đi tới mức ít người ngờ tới. | ||||||
Posted: 10 Aug 2018 12:26 AM PDT Phạm Viết Đào. Bài liên quan: Bà Nguyễn Thị Mùi bên nguyên đơn ( bên trái) và 2 đại diện bị đơn báo Gia đình VN ( bên phải) trước Tòa... Ngày 4/5/2018, bà Nguyễn Thị Mùi ở Vân Đồn Quảng Ninh gửi đơn khiếu nại tới Bộ Thông tin-Truyền thông khiếu:TBT báo VTC NEWS đã đăng loạt bài có những thông tin không có trong bản án về con trai bà Bùi Đức Lợi, bị các cơ quan pháp luật tuyên án tử hình về tội gây ra 4 vụ cướp, thủ phạm giết chết 3 người… Trong loạt bài do VTC NEWS đăng về vụ án này, báo đã đưa những thông tin sai sự thật, không đúng nội dung bản án; tự ý đưa thông tin về quan hệ vợ chồng gia đình bà Nguyễn Thị Mùi lên báo; vu cáo bà Mùi cấu kết với một số phần tử phản động, chống phá nhà nước bằng hình thức gửi đơn khiếu nại, khởi kiện ra tòa và tham gia việc truyền bá mê tín dị đoan… Những thông tin mà VTC NEWS đưa đã vi phạm quy định của tại mục 8 của Điều 9, Các hành vi bị nghiêm cấm: "Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án…" Trong Bản án phúc thẩm số 544/2008/HS-PT ngày 31/7/2008 kết tội Bùi Đức Lợi không có các nội như VTC NEWS đã đưa. Sở dĩ, VTC NEW đưa loạt bài trên vào thời điểm tháng 4/2018, trước khi Tòa phúc thẩm Hà Nội mở phiên phúc thẩm lại Bản án sơ thẩm số 23/2017/DS-ST đầu tháng 5/2018. Trong vụ án dân sự này, nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Mùi, bị đơn là TBT báo Gia đình Việt Nam Hồ Minh Chiến do việc: Báo cho đăng loạt bài viết của tác giả Phạm Ngọc Dương về vụ án Bùi Đức Lợi có nhiều thông tin không có trong bản án. Trong loạt bài này, bà Nguyễn Thị Mùi đã kiện TBT báo Gia đình Việt Nam về 5 hành vi vi phạm Luật Báo chí và Luật Dân sự: Đó là tự ý đăng ảnh bà lên 2 kỳ báo để minh họa cho bài viết về vụ án Bùi Đức Lợi, con trai bà Mùi; tự ý đăng quan hệ riêng tư của vợ chồng bà, đăng ảnh nơi thờ tự của gia đình bà kèm lời bình bỉ báng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, đăng thông tin không đúng nội dung bản án. Trước khi khởi kiện TBT báo Gia đình VN ra Tòa án quận Cầu Giấy, bà Nguyễn Thị Mùi đã gửi đơn khiếu nại tới Bộ Thông tin-Truyền thông về các thông tin trên Gia đình Việt Nam. Chánh thanh tra Bộ Thông tin-Truyến thông đã ra quyết định số 507/2013/XPHC-TT xử phạt báo Gia đình VN 9 triệu đồng và yêu cầu phải cải chính xin lỗi bà Nguyễn Thị Mùi về hai hành vi: Thông tin sai sự thật không đúng nội dung bản án; tự ý đăng ảnh bà Mùi lên báo khi chưa được phép của bà. Tại bản án sơ thẩm số 23/2017/DS-ST, Tòa án quận Cầu Giấy đã chấp hành một phần nội dung khởi kiện của bà Nguyễn Thị Mùi, tòa đã buộc TBT báo gia đình VN phải đăng lại Quyết định xử phạt hành chính của Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông và bồi thường thiệt hại cho bà Mùi 72.360.000 đồng cho những tổn thất về vật chất và tinh thần do báo gây ra… Tìm cách bênh vực cho TBT báo Gia đình VN, báo VTC NEWS đã cho đăng lại loạt bài về vụ án Bùi Đức Lợi, cũng chính của tác giả Phạm Ngọc Dương, người đang công tác tại VTC NEWS, một mặt viết lại nội dung bản án Bùi Đức Lợi, ( năm 2013, VTC NEWS đã từng đưa vụ này lên báo), mặt khác tiếp tục tái phạm, đưa thông tin sai sự thật xuyên tạc nội dung bản án sơ thẩm, vu cáo, bôi nhọ Tòa án quận Cầu Giấy, bà Nguyễn Thị Mùi và một vài cá nhân khác xâm phạm đời tư công dân. Đơn 4/5/2018 bà Mùi gửi Bộ TT-TT đã được Bộ chuyển cho TBT báo Gia đình VN yêu cầu giải quyết theo Luật Khiếu nai. Ngày 30/7/2018, TBT báo VTC NEWS ký công văn 193/VTC NEWS gửi cho bà Mùi và Bộ Thông tin-Truyền thông đã vi phạm Điều 5 và Điều 31 của uật Khiếu nại Số: 02/2011/QH13 Điều 5 của Luật Khiếu nại quy định : 1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình…" Việc TBT VTC NEWS gửi công văn số 193 dưới ghi V/v Phản hồi thông tin là trái Điều 5 và Điều 31 của Luật Khiếu nại 1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. 2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây: 1. a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; 2. b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; 3. c) Nội dung khiếu nại; 4. d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; 5. đ) Kết quả đối thoại (nếu có); 6. e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; 7. g) Kết luận nội dung khiếu nại; Đối chiếu với các điều 5 và 31, TBT VTC NEWS đã vi phạm thủ tục, quy trình giải quyết khiếu nại theo luật định. Đi vào một vài nội dung khiếu nại trong đơn của bà Mùi, thay cho việc trả lời bằng quyết định giải quyết theo luật định, TBT báo đã trả lời quấy quá, thiên thẹo và xuyên tạc, quay sang vu cáo bôi nhọ người khiếu nại. Đây là biểu hiện coi thường kỷ cương phép nước, coi thường quyền công dân của người khác, tác oai tác quái như chốn giang hồ. Xin đi vào một vài nội dung: Khiếu nại 1 của bà Mùi: "1/ VTC NEWS đã thông tin không đúng sự thật, bịa đặt hoàn toàn: "Hôm đó, đường ra huyện đảo Vân Đồn lộng gió. Thời tiết rất lạ. Lúc trời nổi giông gió, mây đen vần vũ, mưa như trút nước, rồi nắng lại vàng ruộm khắp núi non, biển một màu xanh ngọc. Đón chúng tôi ở ngã ba Bưu điện trung tâm, bà Nguyễn Thị Mùi ngó trước, nhìn sau, rồi lôi tuột chúng tôi vào ngôi nhà trong ngõ nhỏ. Mảnh đất rộng rãi, ngôi nhà to, mà cổng rả xộc xệch. Ngôi nhà khang trang, nhưng chẳng có đồ đạc gì. Bàn ghế cũng không có. Bà trải chiếu tiếp khách dưới nền đất. Người đàn bà tóc muối tiêu, điểm nhiều sợi bạc, đôi mắt hõm sâu, đủ biết đã trải đau đớn nhường nào. Mẹ nào mà chẳng thương con. Mất đứa con ngoan thì đau lắm, nhưng mất đứa con hư, thì nỗi đau cũng chẳng kém hơn, bởi vừa mất con, vừa đau xót vì đã mang nặng đẻ đau một đứa con hư đốn. Nhưng giờ, bà lại nặng trĩu nỗi lòng, vì mang suy nghĩ con mình chết oan uổng, thì thử hỏi còn nỗi đau nào kinh khủng hơn nữa? Bà Mùi mang cốc nước lọc, lần mò trong ánh điện yếu ớt tìm cặp kính lão, lật xếp hồ sơ. Bao năm nay, bà chạy đôn chạy đáo, bán cả đất, thuê luật sư, thảo cả tạ đơn thư khiếu kiện mong gỡ tội cho con mình. Giờ con đã sang cát, bà vẫn không ngừng soạn đơn, thuê luật sư, và còn tính bán hết cả đất ở, đất rừng với mong muốn con mình được giải oan, linh hồn được siêu thoát! Bà lập trình tư tưởng cho mình và quyết tâm làm việc đó, bởi bà có niềm tin con mình vô tội…" (VTC News- Kẻ giết người hàng loạt và vụ kiện liên quan đến 'vong hồn kêu oan' ở Quảng Ninh, tác giả Phạm Dương Ngọc-Thứ Tư, 11/04/2018 06:30 AM GMT+7 Bà Nguyễn Thị Mùi khẳng định đoạn viết trên của VTC NEWS là bịa đặt hoàn toàn, bà không hề gặp, mời nhà báo Phạm Dương Ngọc hay nhà báo nào vào nhà để trình bày về vụ án con bà Bùi Đức Lợi như những thông tin trong bài viết. Bà đề nghị Bộ TT-TT yêu cầu TBT VTC NEWS đưa ra bằng chứng việc nhà báo Phạm Dương Ngọc gặp và vào nhà bà xảy ra ngày, tháng năm nào, có ai chứng kiến, có bằng chứng nào để xác nhận việc tôi mời Phạm Dương Ngọc vào nhà? Trả lời khiếu nại này Công văn 193 VTC NEWS viết:"Anh Dương cung cấp nhiều hình ảnh về việc làm việc với bà Mùi tại nhà. Việc bà Mùi tiếp anh Dương tại nhà, cung cấp các thông tin, hình ảnh, tài liệu là có thật…" Qua 4 phiên tòa, Tòa đã yêu cầu tác giả Phạm Ngọc Dương xuất trình ra các bằng chứng này nhưng chưa bao giờ Phạm Ngọc Dương xuất trình ra được… Giả sử Phạm Ngọc Dương có chụp hình ảnh trong các cuộc gặp bà Mùi điều này không có nghĩa là được quyền đăng những hình ảnh đó hay thông tin đó lên báo. Muốn đăng phải được sự thỏa thuận đồng ý của bà Mùi. Hành vi đưa hình ảnh của bà Nguyễn Thị Mùi lên báo và những bí mật đời tư đã vi phạm Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh 1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. 3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật…" Khiếu nại 2 của bà Nguyễn Thị Mùi: "TBT VTC NEWS đã đưa những thông tin ác ý lộ bí mật đời tư, lý lịch tư pháp của cá nhân tôi. Hiện tôi công dân không vi phạm pháp luật; Việc đưa tin này làm ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội làm ăn kinh doanh của tôi: "Bà Nguyễn Thị Mùi quê ở xã Quỳnh Sơn (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Bà sinh ra trong gia đình có 6 chị em. Bà là cả. Bà Mùi vốn học trường kỹ thuật bưu điện ở Phủ Lý. Học xong ngành bưu điện thì tiếp tục học Báo vụ ở Núi Đọi (Hà Nam). Bà được điều ra Quảng Ninh làm ở bưu điện Móng Cái. Sau chuyển về Hòn Gai. Làm việc ở đây vài năm, bà về Thái Bình cưới chồng bộ đội. Đến năm 1977, chồng bà, ông Bùi Đình Quyền phục viên, thì sống với nhau ở Vân Đồn. Ông bà sinh được 3 người con trai. Người con cả sinh năm 1975, đã có vợ con ở Hà Nội. Con thứ 2 là Bùi Đức Lợi, sinh năm 1979, kẻ đã bị tử hình vì tội giết người hàng loạt. Người con thứ 3 sinh năm 1982, từng làm ở bưu điện huyện, nhưng vì không chịu nổi sức ép khủng khiếp sau vụ án của anh trai, đã bỏ việc Nhà nước lên Hà Nội sinh sống. Nhắc đến Bùi Đức Lợi, bà lại ngẩng mặt nhìn lên bàn thờ lạnh lẽo khói hương. Nhìn căn nhà trống hoác, bàn thờ Lợi cũng lạnh lẽo, hoang tàn, chỉ có di ảnh và bát hương lâu ngày không nhang khói. Bà bảo rằng, bà đã đưa hài cốt con trai về Thái Bình và giải quyết xong vụ kiện, bà cũng bán nốt nhà rồi về Thái Bình ở…" (VTC News- Kẻ giết người hàng loạt và vụ kiện liên quan đến 'vong hồn kêu oan' ở Quảng Ninh, tác giả Phạm Dương Ngọc-Thứ Tư, 11/04/2018 06:30 AM GMT+7 (https://vtc.vn/ke-giet-nguoi-hang-loat-va-vu-kien-vo-tien-khoang-hau-lien-quan-den-vong-hon-keu-oan-d392307.html) -"Bà Nguyễn Thị Mùi cũng chẳng sung sướng gì hơn. Bà mất con, lại sống trong cảnh bị xã hội dè bỉu vì sinh ra thằng con giết người tàn bạo. Giờ bà lại sống trong niềm tin con mình vô tội, nghe theo xúi giục, để rồi phải bán hết tài sản để tiếp tục kêu oan, rồi ăn sương nằm gió, đi về Hà Nội như con thoi, để làm cái việc mà không ai tin sẽ theo ý nguyện của bà. Những niềm tin vô căn cứ, sẽ chỉ mang đến thất vọng cho bà, rồi khiến bà khổ tâm, suy sụp hơn mà thôi. Người chồng đã ly thân của bà, là ông Bùi Đình Quyền, đã ở tuổi 70, lẽ ra phải được vui vầy cùng con đàn cháu đống, nở mày nở mặt với xóm làng, nhưng ông lại sống lủi thủi một mình trong căn nhà trống vắng. Mấy năm nay, ông chẳng dám đi đâu, hạn chế gặp mọi người, vì ông không muốn ai nhắc đến chuyện cũ…" (VTC News- Sát thủ bịt mặt máu lạnh ở Vân Đồn và nỗi đau còn lại sau loạt vụ án kinh hãi; Thứ Sáu, 20/04/2018 06:30 AM GMT+7 tác giả; PHẠM DƯƠNG NGỌC Bà Mùi cho rằng những thông tin mà VTC NEWS đưa đã vi phạm khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn." Đã vi phạm khoản "8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án"của Điều 9 Luật Báo chí… Phản hồi khiếu nại này, công văn 193/VTC NEWS viết:"Đây là những thông tin công khai không thể xem là " lộ bí mật đời tư", lý lịch tư pháp cá nhân". Và chúng tôi khẳng định thông tin đó không ảnh hưởng gì đến " mối quan hệ xã hội, làm ăn kinh doanh" của bà Mùi… Khiếu nại của bà Nguyễn Thì Mùi trong đơn 4/5/2018 đều căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, Luật báo chí và Luật Dân sự, Hiến pháp 2013; Trong khi đó TBT báo VTC NEWS không trả lời bằng quyết định giải quyết khiếu nại như luật định, trong trả lời lại không đưa ra một cơ sở điều luật nào mà tự cho mình cái quyền làm trọng tài, đứng trên luật pháp, tự mình làm trọng tài khi công dân khiếu nại:" :"Đây là những thông tin công khai không thể xem là " lộ bí mật đời tư", lý lịch tư pháp cá nhân". Và chúng tôi khẳng định thông tin đó không ảnh hưởng gì đến " mối quan hệ xã hội, làm ăn kinh doanh"… Người ta khiếu nại anh anh lấy mình ra làm chuẩn để bảo người ta sai? Một hãng hàng không do tiết lộ số điện thoại của hành khách, là thông tin mà hàng ngàn người biết thế mà vẫn phải xin lỗi khách hàng. Một cặp vợ chồng, vợ nhiều hơn chồng 32 tuổi ở Cao Bằng, báo chí đưa cả nước biết, thế nhưng 1 cán bộ tư pháp đã để lộ giấy đăng ký kết hôn của cặp vợ chồng này lên mạng xã hội đã phải tổ chức xin lỗi. Những thông tin mà TBT VTC NEWS đã đưa và bêu bà Mùi lên báo chỉ một số cơ quan chức năng lưu giữ và không được quyền công bố, muốn công bố phải được sự cho phép của bà Mùi vì bà Mùi đang là công dân bình thường, không vi phạm luật pháp. Thế mà TBT VTC NEWS vẫn cứ nhơn nhơn khẳng định rằng mình không xâm phạm đời tư người khác, không làm hại ai cả? Viết và giải trình như vậy khác chi Chí Phèo và những ánh chị nơi chốn giang hồ. Còn khiếu nại về thông tin báo đưa không đúng nội dung bản án, Chánh thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông đã có kết luận bằng Quyết định xử phạt hành chính số 507/2013?XPHC-TT, thiết tưởng không cần phải nhắc thêm… Rõ ràng, TBT VTC NEWS đã tiếp tục vi phạm pháp luật và tìm cách chạy tội giống như TBT báo Gia đình Việt Nam mà bản án số 23/DS-ST đã nhận xét tại trang 10:" Là một cơ quan ngôn luận của Chính phủ nhưng không nghiêm chinrg chấp hành luật pháp, cãi chày, cãi cối, cãi cùn…" Chúng tôi sẽ kịp thời thông tin về sự xử lý của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan chủ quản cúa TBT báo VTC NEWS về những hành vi ứng xử nêu trên: không chấp hành Luật Khiếu nại quay sang vu cáo người khiếu nại tội danh hình sự: chống phá nhà nước?! P.V.Đ. | ||||||
Posted: 10 Aug 2018 01:02 AM PDT Vương Hộ Ninh trở thành "vật hy sinh" trong chiến tranh thương mại?Nhiều dấu hiệu cho thấy Hội nghị Bắc Đới Hà đang diễn ra. Dư luận tập trung chú ý vào sự vắng mặt bất thường của ông Vương Hộ Ninh, người có thể sẽ trở thành "vật hy sinh" trong cuộc chiến thương mại lần này.Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm 4/8, được sự ủy thác của ông Tập Cận Bình, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trần Hy và Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã đi thăm hỏi các viện sĩ, chuyên gia của lưỡng viện (Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Công trình Trung Quốc). Điều kỳ lạ là đại diện ông Tập Cận Bình đi thăm hỏi các chuyên gia này lại không phải là ông Vương Hộ Ninh, mà là ông Trần Hy. Tờ Hoa Nam Buổi sáng (SCPM) tại Hồng Kông đưa tin, cấp bậc quan chức đón tiếp các chuyên gia và học giả lần này so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình là tương đối thấp. Khi đó là do Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Trung ương Lưu Vân Sơn phụ trách. Còn người hiện nay thay thế vị trí của ông Lưu Vân Sơn là ông Vương Hộ Ninh dường như lại không tham dự hội nghị cuối tuần tại Bắc Đới Hà, điều này khiến giới quan sát đồn đoán có thể ông Vương Hộ Ninh trở thành "vật hy sinh" trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Hội nghị Bắc Đới Hà năm 2018 diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang leo thang. SCPM trích dẫn phân tích nói, mặc dù Trung Quốc đã biểu thị công khai lập trường trong cuộc chiến này, nhưng Bắc Kinh làm thế nào để đối phó với ông Trump và điều chỉnh các sách lược ngoại giao cũng sẽ trở thành chủ đề được bàn bạc tại Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay. SCPM chỉ ra, do Bắc Kinh "liên tiếp thua thiệt" trong ngoại giao, trong khi ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại bắt đầu lan ra từng mắt xích. 62 chuyên gia được mời tham dự Hội nghị Bắc Đới Hà có lẽ sẽ là cơ hội cho ông Tập Cận Bình lắng nghe các ý kiến nhằm ứng phó với sự tấn công của Mỹ trong chiến tranh thương mại. Ngày 3/8, chính quyền Bắc Kinh công bố sẽ thu 25% thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ có tổng trị giá lên đến 60 tỷ USD (Đô la Mỹ) nhằm đáp trả Mỹ khi Mỹ tuyên bố sẽ thu thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc có tổng trị giá lên đến 200 tỷ USD. Tuy nhiên cùng với đó, nhằm tránh bị người dân trong nước chỉ trích, chính phủ Trung Quốc cũng đã hạ thấp giọng tuyên truyền sẽ đánh thắng cuộc chiến thương mại này. Trước khi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ nổ ra, có kênh truyền thông tại Đài Loan đăng bài bình luận trích dẫn lời của "người trong cuộc" của ĐCSTQ nói, những người thuộc phe thực dụng như Vương Kỳ Sơn, Lưu Hạc, Uông Dương biết rất rõ rằng thực lực Trung Quốc không đủ, không thể tham chiến. Tuy nhiên, những thành viên chủ chốt trong đảng "không rành thực tế" và những người "có dã tâm nham hiểm" lại cật lực cổ súy chủ nghĩa dân tộc, cổ súy khai chiến với Mỹ. Bài viết không chỉ ra tên của những "người không rành thực tế", nhưng theo phân công nội bộ của ĐCSTQ thì giới quan sát cho rằng đó là Thường ủy Bộ Chính trị kiêm chủ quản về tuyên truyền của ĐCSTQ Vương Hộ Ninh. Trước đó luôn có tin đồn nói ông Vương Hộ Ninh quản lý về tuyên truyền và ý thức hình thái của ĐCSTQ và có lẽ đã bị ông Tập Cận Bình trừng phạt vì tuyên truyền quá lố và tệ sùng bái cá nhân quá mức. Năm nay 62 tuổi, ông Vương Hộ Ninh được giới quan sát cho là văn nhân được người 3 thế hệ người đứng đầu ĐCSTQ "ngự dụng", ông còn được gọi là "quốc sư 3 triều". Tại Đại hội 19 ĐCSTQ, ông Vương Hộ Ninh được thăng vượt cấp làm Thường ủy Bộ Chính trị, trở thành quan chức cấp cao nhất chủ quản về hình thái ý thức trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông Tập Cận Bình. Sau Đại hội 19, ông Vương Hộ Ninh lại bất ngờ không được kiêm chức Hiệu trưởng Trường đảng Trung ương mà trước đây ông Lưu Vân Sơn từng kiêm nhiệm. Chức hiệu trưởng này do bạn cùng trường Đại học Thanh Hoa của ông Tập Cận Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Trần Hy đảm nhậm. Bình luận chỉ ra, điều này nói rõ, ông Vương Hộ Ninh không có được sự tin tưởng của ông Tập Cận Bình nữa. Cũng có phân tích cho rằng, lần Hội nghị Bắc Đới Hà này, ông Tập Cận Bình muốn sắp xếp cho ông Trần Hy tới thăm hỏi các chuyên gia, có lẽ ẩn ý rằng quyền lực của ông Vương Hộ Ninh đã bị yếu đi. Từ tháng 7/2018, dường như ông Vương Hộ Ninh không xuất hiện trên báo của ĐCSTQ. Có tin đồn chưa được chứng thực nói có lẽ ông Vương Hộ Ninh đã bị đình chỉ công tác. Tuy nhiên, sau chuyến thăm nước ngoài trở về của ông Tập Cận Bình ngày 31/7, trong chương trình thời sự, ông Vương Hộ Ninh xuất hiện trong một buổi tọa đàm. Có phân tích chỉ ra, chính quyền Trung Quốc dường như đang muốn xử lý ông Vương Hộ Ninh một cách âm thầm. Theo Trithucvn 4 khác thường tại Hội nghị Bắc Đới Hà 2018Ngày 4/8, Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa cùng ông Trần Hy đã đi thăm các chuyên gia trong kì nghỉ hè Bắc Đới Hà. Tổng hợp thông tin từ giới truyền thông cho thấy, hội nghị năm nay có ít nhất bốn điều đặc biệt khác thường.Ngày 4/8, hai quan chức hàng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Hy (Chen Xi) và Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa đã cùng đi thăm các chuyên gia trong kì nghỉ hè Bắc Đới Hà, điều này có nghĩa Hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm dành cho giới chức cấp cao của ĐCSTQ đã bắt đầu. Tổng hợp thông tin từ giới truyền thông cho thấy, so với những năm trước, Bắc Đới Hà năm 2018 ngoài không khí bí ẩn còn có ít nhất bốn điều đặc biệt khác thường. Điều chỉnh nhân sự trong quân đội, không ai được phong hàm Thượng tướng trước ngày thành lập quân độiHàng năm, cứ đến dịp chuẩn bị ngày thành lập quân đội ĐCSTQ là ông Tập Cận Bình lại tổ chức đợt điều chỉnh nhân sự mới và phong một loạt quan tướng, nhưng bất ngờ năm 2018, trong giới chóp bu quân đội không ai được thăng cấp Thượng tướng. Ngoài ra, ngày 31/7, khi ông Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị còn ra lệnh hạn chót vào cuối năm 2018, quân đội phải dừng mọi hoạt động mang tính kinh doanh, rút triệt để ra khỏi thị trường, trong đó bao gồm hệ thống trường mầm non. Đài RFA Mỹ trích lời bình luận của nhà bình luận chính trị tại Hồng Kông là Lưu Nhuệ Thiệu (Liu Ruishao) cho rằng mối quan hệ giữa Tập Cận Bình và quân đội là mối quan hệ hai bên cùng có lợi, điều này phản ánh họ đang có xung đột. Lưu Nhuệ Thiệu cho rằng thời điểm hiện tại trong bộ máy chính trị ĐCSTQ không có ai có thể tập hợp được lực lượng đủ để thách thức quyền lực của Tập Cận Bình. Phải xem những thay đổi trong một hay hai năm tới, vì đó là khoảng thời gian vừa đủ để tính được những tổn hại từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ gây ra cho nền kinh tế Trung Quốc, nếu năm 2020 nền kinh tế Trung Quốc thực sự có vấn đề lớn thì không loại trừ những người phản đối sẽ tập hợp lại với nhau. Năm 2015, ông Tập Cận Bình từng hứa sẽ chấm dứt "dịch vụ thu phí" của quân đội. Theo số liệu chính thức, sau khoảng 100.000 công ty thuộc quân đội đã bị đóng cửa, hiện vẫn còn 6.000 công ty "nhạy cảm và phức tạp" vẫn hoạt động. Ngày 31/5/2017, Tân Hoa Xã cho biết, kế hoạch quân đội Trung Quốc ngừng kinh doanh sẽ chia làm hai giai đoạn, dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 6/2018. Trang tin Duowei News tại Mỹ đã có nhận xét rằng, việc thời gian hoàn thành kế hoạch bị hoãn lại đến cuối năm 2018 cho thấy vấn đề thực hiện gặp trở ngại. Trước thềm ngày thành lập quân đội Trung Quốc đã có một số lượng lớn tướng lĩnh làm công tác chính trị thuộc Lục quân, Không quân và thậm chí Vũ cảnh bị chuyển giao về Hải quân, một số tướng của Hải quân bị chuyển giao về quân khu địa phương. Minh Báo (Ming Pao) Hồng Kông có nhận định rằng nhìn bề ngoài thì động thái có mục đích để tăng kinh nghiệm liên quân, nhưng trong thực tế nhằm đưa người bên ngoài vào để tăng cường sự kiểm soát đối với Hải quân. Trước đây ông Quách Bá Hùng còn làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã cài cắm nhân sự thân tín hùng hậu vào Hải quân. Bên cạnh đó, Quân ủy Trung ương ĐCSTQ cũng đã ban hành hai văn kiện liên quan đến chống tham nhũng trong quân đội, được đưa vào thực hiện từ tháng 8/2018: "Giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng trong quân đội" và "Thực hiện các quy định của Đảng về trách nhiệm giải trình trong quân đội". Về vấn đề này có những nguồn tin nội bộ chỉ ra lý do vì có thể có những tướng lĩnh quân đội đang âm mưu "đảo chính". Vương Hộ Ninh "mất tích" gây tin đồn bị chờ xử lý trách nhiệmTrong hoạt động lễ nghi thăm hỏi các chuyên gia tham dự kỳ nghỉ Bắc Đới Hà mới đây do hai quan chức đảm trách là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Hy và Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa, trong khi trước đây nhiệm vụ này thuộc về người tiền nhiệm đồng cấp (Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách tuyên truyền) của Vương Hộ Ninh là Lưu Vân Sơn. Sự vắng mặt của ông Vương Hộ Ninh vì vậy đang trở thành tâm điểm chú ý. Tờ Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) tại Hồng Kông cho biết, ngoài không có mặt trong chuyến thăm hỏi các chuyên gia, ông Vương Hộ Ninh cũng vắng mặt trong buổi Hội nghị Bắc Đới Hà vào ngày 4/8. Những nguồn tin chỉ ra, kể từ ngày 6/7, sau khi ông Vương Hộ Ninh tham gia Hội nghị Ủy ban cải cách sâu sắc của ĐCSTQ thì đã không thấy xuất hiện. Có nhận định cho rằng lý do "mất tích" của Vương Hộ Ninh là vì đang bị truy cứu trách nhiệm do đánh giá sai lầm về cục diện quốc tế kéo theo những chỉ đạo sai lầm nghiêm trọng trong định hướng công tác tuyên truyền. Ngày 31/7, ông Vương Hộ Ninh có xuất hiện trên chương trình thời sự của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), nhưng đó là thông tin cũ về một hội nghị từ 14 ngày trước, được giới quan sát cho là vấn đề cực kỳ hiếm xảy ra. Đồng thời qua hình ảnh từ truyền hình chỉ thấy ông Vương Hộ Ninh cúi đầu lặng lẽ. Việc Vương vắng mặt trong đoàn chuyên gia thăm hỏi tại Bắc Đới Hà là bất thường, nhưng trang tin Duowei News được cho là có bối cảnh phe cánh Bắc Kinh giải thích rằng, sau khi ông Tập Cận Bình đi nước ngoài về, vào ngày 31/7 đã triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị, cuộc họp này có mặt ông Vương Hộ Ninh, máy quay của CCTV hai lần quay cận cảnh khuôn mặt Vương. Tuy nhiên, tờ Vision Times xem lại bản tin truyền hình liên quan của CCTV thì phát hiện bản tin này chỉ hiển thị văn bản. Cũng có phân tích cho rằng Vương Hộ Ninh đã không tham dự vì ông không chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ, công việc này do thân tín của Tập Cận Bình là Trần Hy chịu trách nhiệm. Tuy nhiên nhiều quan điểm cho rằng ông Vương Hộ Ninh đang gặp rắc rối, vì thế Hội nghị Bắc Đới Hà có bàn về quan lộ của Vương Hộ Ninh không đang là điểm quan tâm. Phó Thủ tướng được chọn đi thăm hỏi chuyên gia Bắc Đới Hà không phải Lưu Hạc mà là Hồ Xuân HoaTheo thông lệ trước đây, những quan chức đi thăm hỏi chuyên gia trong kỳ nghỉ Bắc Đới Hà được bố trí theo mô thức "một Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và hai Ủy viên Bộ Chính trị"; theo đó, các chức vụ bao gồm Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Phó Thủ tướng. Nhưng thực thi nhiệm vụ lần này không chỉ khác biệt ở việc không có tham dự của Bí thư Ban Bí thư Trung ương là ông Vương Hộ Ninh, còn vấn đề khác biệt nữa là nếu chiếu theo phân công nhiệm vụ trong 5 năm nhiệm kỳ đầu của Tập Cận Bình (dành cho Trưởng ban Tổ chức Trung ương Triệu Lạc Tế và Phó Thủ tướng Mã Khải) thì nhiệm vụ lần này ngoài Trần Hy, người đảm nhiệm còn lại phải thuộc về Lưu Hạc (vì Lưu Hạc tiếp quản chức của Mã Khải), thế nhưng nhiệm vụ lại giao cho Hồ Xuân Hoa. Vấn đề này trùng hợp những tin đồn cho rằng Lưu Hạc đã "bị tước quyền lực" vì chuyện đàm phán chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Tuy nhiên, có phân tích cho biết, quan sát từ lĩnh vực phụ trách của Phó Thủ tướng, Lưu Hạc chịu trách nhiệm về tài chính và hai đối thoại kinh tế quan trọng là Trung Quốc với Mỹ và Trung Quốc với EU, cũng chịu trách nhiệm về cải cách doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ; còn Hồ Xuân Hoa phụ trách nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, cũng phụ trách một phần về ngoại thương, phụ trách về nguồn nhân lực. Do đó, nhiệm vụ lần này giao cho Hồ Xuân Hoa là hợp lý. Tập Cận Bình cảnh cáo "kẻ dã tâm" ngay trước Hội nghị Bắc Đới HàSau khi kết thúc chuyến thăm khu vực Trung Đông và châu Phi vào 29/7 và trở về Bắc Kinh, công việc đầu tiên của ông Tập Cận Bình là chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị vào 31/7, hội nghị này không chỉ thảo luận về "những thách thức mới" về kinh tế mà Trung Quốc đang gặp, quan trọng hơn là nhấn mạnh vấn đề "Điều lệ Kỷ luật Đảng viên", yêu cầu phải bảo vệ địa vị "hạt nhân Tập Cận Bình" và uy quyền của trung ương. Tại hội nghị ông Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện sáu vấn đề ổn định: công ăn việc làm, tài chính, ngoại thương, đầu tư từ nước ngoài, nguồn vốn trong nước, dự trù tương lai. RFI của Pháp có chỉ ra rằng, không khí hội nghị này đã phản chiếu bầu không khí khác thường tại Hội nghị Bắc Đới Hà. Ngày 3/8, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc công bố bài viết nhấn mạnh lại vấn đề bảo vệ hạt nhân Tập Cận Bình; bài viết một lần nữa nhắc lại những quan to "ngã ngựa" do dã tâm chính trị gồm Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch, qua đó cảnh cáo rằng "trung ương kiên quyết thanh trừng các nhóm lợi ích kiểu này để loại bỏ các nguy cơ chính trị". Tờ Vision Times tại Mỹ có nhận định rằng, do những lãnh đạo đương nhiệm ĐCSTQ cảm nhận rõ về những bất ổn chính trị nên đã phủ đầu cảnh cáo trước thềm Hội nghị Bắc Đới Hà. Theo Trithucvn | ||||||
Posted: 09 Aug 2018 09:04 PM PDT Bí mật nguồn tiền phi pháp của chính quyền Trung QuốcTrung Quốc tiêu pha những khoản tiền khổng lồ để thực hiện tham vọng thâu tóm Biển Đông và mua chuộc các nước quay lưng lại với Đài Loan (Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai). Vậy những khoản tiền này đến từ đâu?
Các nhà điều tra phát hiện một nguồn tiền trị giá hàng tỷ USD mỗi năm được thu về từ một hoạt động phi pháp mà chính quyền Trung Quốc thực hiện từ nhiều năm qua. Manh mối về hoạt động này bắt đầu xuất hiện khi thế giới chứng kiến sự bùng nổ của ngành cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc: Chỉ vài năm kể từ sau 1999, Trung Quốc bỗng trở thành quốc gia có số ca cấy ghép lớn thứ 2 toàn cầu. Điều bất thường là tỷ lệ hiến tạng ở nước này thuộc hàng thấp nhất thế giới: Cứ một triệu người mới có 2,98 người hiến tạng, Financial Times cho biết thông tin từ một quan chức Trung Quốc vào tháng 3/2017. Vậy số nội tạng này đến từ đâu? Các nhà điều tra quốc tế đã phát hiện những căn cứ cho thấy nguồn cung cấp tạng vô tận và sẵn có tại Trung Quốc đến từ những người dân bị chính quyền cưỡng bức mổ lấy nội tạng. Nội tạng nhà nước "Nó được điều hành bởi nhà nước [Trung Quốc]. Đó là giết người theo lệnh của nhà nước", nhà báo Ethan Gutmann cho biết trong bộ phim tài liệu Killed for Organs: China's Secret State Transplant Business (tạm dịch: Giết người cướp nội tạng: Quốc doanh bí mật của nhà nước Trung Quốc). Ông Gutmann đã tiến hành cuộc điều tra độc lập về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc từ năm 2008 đến nay và được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2017 cho cống hiến này. Cùng chung nhận định là ông David Kilgour, Nguyên Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và luật sư nhân quyền David Matas. Hai ông cũng được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2010 cho nỗ lực phơi bày hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức của chính quyền Trung Quốc. Ông Kilgour cho biết trong cuộc phỏng vấn với Liên minh Quốc tế chống Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc: "Đúng vậy, 'Nội tạng Nhà nước' là từ chính xác để mô tả hoạt động mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc". Ông Kilgour đề cập đến từ "nội tạng nhà nước", đây cũng là tựa đề của cuốn sách State Organs: Transplant Abuse in China (tạm dịch: Nội tạng Nhà nước: Hoạt động lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc), mà ông nghiên cứu cùng luật sư nhân quyền David Matas và bác sỹ Torsten Trey, giám đốc điều hành của Hiệp hội các bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH). "Nó được thực hiện bởi nhà nước, cho nhà nước, vì lợi ích của những người tham gia", ông Kilgour nói. Ông cho biết "mục tiêu thứ yếu, không phải mục tiêu chủ yếu" là loại bỏ những người tập Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được tự do tập luyện trên thế giới nhưng bị đàn áp đẫm máu ở Trung Quốc. Là môn khí công cổ xưa được đơn truyền qua nhiều thế hệ, Pháp Luân Công lần đầu tiên được giới thiệu rộng rãi ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng thu hút khoảng 70-100 triệu người tập ở Trung Quốc tính đến năm 1999,. Chứng kiến sự ưa chuộng của người dân đối với môn khí công có số người tập vượt quá số lượng đảng viên đương thời (khoảng 50-60 triệu người), Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân lo sợ hình ảnh cá nhân sẽ bị lu mờ và ra lệnh đàn áp môn tập này. Ông Kilgour nhận định: "Các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công không tương đồng với các giá trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên Giang Trạch Dân, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư, đã vu khống Pháp Luân Công là tà đạo và phát động một cuộc đàn áp tàn bạo đối với các học viên từ giữa năm 1999 đến nay". Trái ngược với những lời tuyên truyền từ Trung Quốc, nhiều nhà lãnh đạo và người dân thế giới ghi nhận Pháp Luân Công là môn khí công ôn hòa đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần. Video: Người dân thế giới chia sẻ về lợi ích của Pháp Luân Công Nhà báo Ethan Gutmann bình luận: "Các giá trị của Pháp Luân Công rất thiết thực và rất hấp dẫn. Họ thật sự đại diện cho một Trung Quốc bị đàn áp hoàn toàn suốt nhiều năm – một xã hội Trung Quốc mà hầu hết người phương Tây chưa từng được thấy". Bà Elizabeth May, Nghị sỹ, Lãnh đạo Đảng Xanh, Canada: "Chúng tôi ghi nhận Pháp Luân Đại Pháp luôn tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn và là môn khí công ôn hòa tu dưỡng tinh thần. Không thể tưởng tượng nổi môn tập này lại bị cấm ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa". Sau khi ông Giang phát động cuộc đàn áp từ tháng 7/1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công trở thành đối tượng của các cuộc bắt bớ quy mô lớn, cưỡng bức lao động và tra tấn diễn ra trên khắp Trung Quốc. Cũng từ sau năm 1999, số ca ghép tạng ở Trung Quốc bắt đầu tăng đột biến, các trung tâm cấy ghép nở rộ với những lời quảng cáo cấy ghép các nội tạng quan trọng chỉ trong vòng vài tuần. Cuộc diệt chủng do các bác sỹ thực thi Luật sư nhân quyền David Matas nói về nguồn nội tạng mà chính quyền Trung Quốc nắm giữ: "Họ có nguồn tạng vô tận, cung ứng theo nhu cầu, hạn chế duy nhất là công suất. Nên bạn có thể thấy sau năm 2001 là sự bùng nổ của những công trình lớn, thêm giường bệnh mới, những khu bệnh xá mở rộng, những bệnh viện mới chuyên phục vụ hoạt động cấy ghép. Khi hệ thống này hoạt động đúng công suất, số ca ghép tạng cũng tăng lên hàng năm". Năm 2006, sau khi một phụ nữ Trung Quốc tị nạn ở Mỹ tiết lộ bệnh viện nơi cô từng làm việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, ông Matas và ông Kilgour đã bắt đầu điều tra về cáo buộc này. Báo cáo Kilgour-Matas 2006/2007 và các báo cáo sau đó của hai ông đều khẳng định: Cáo buộc này là đúng sự thật – các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đang bị giết hại trên quy mô lớn để lấy nội tạng cho ngành cấy ghép. Các nhà điều tra cũng khẳng định một số ít các nạn nhân là những người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người theo đạo Cơ Đốc tại gia. Ông Matas cho biết: "Vì tôi từng nghiên cứu về nạn diệt chủng người Do Thái nên tôi thấy ở góc độ nào đó, điều chúng ta đang chứng kiến chính là loại tội ác trước kia nay tái diễn dưới một hình thức khác. Đó là sự tha hóa vô độ về nhân tính. Không còn giới hạn nào cho tội ác này mà người ta có thể trượt xuống". Ông Kilgour nói với Liên minh Quốc tế chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc: "Người Trung Quốc dù đi đâu cũng phải đối mặt với chất vấn này: Các ông đang giết hại công dân của chính mình, mà họ chỉ luyện các bài tập nhẹ nhàng, họ không bạo lực, không làm chính trị, họ tin tưởng vào Chân – Thiện – Nhẫn, đó là nguyên tắc sống của các học viên Pháp Luân Công. Các ông giết những người này để lấy nội tạng. Hành vi đó thật quá tàn bạo! Đó có phải là một chính quyền văn minh không? Hay các ông còn tệ hơn cả Hitler?" Nhà báo Gutmann bình luận: "Đây là một hình thức diệt chủng mới, nó sử dụng những người được trọng vọng nhất trong xã hội để thực thi. Vì thế, chúng ta không thể tiếp tục né tránh thực trạng này". Vậy vì sao các bác sỹ Trung Quốc lại có thể tham gia tội ác giết người này để lấy nội tạng cấy ghép cho người khác? Bác sỹ Harold King từ Hiệp hội các bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) cho biết: "Cách cai trị của chính quyền Trung Quốc khiến bạn cảm thấy rõ rằng nếu bạn không đồng tình với họ, thì bạn sẽ sớm bị trừng phạt. Các bác sỹ cũng vậy, họ phải tuân lệnh. Họ làm việc trong các bệnh viện lớn, có cả các bệnh viện quân y. Họ phải tuân lệnh. Nếu họ không tuân lệnh, họ có thể sẽ bị giết, bị cầm tù, sau đó gia đình cũng có thể bị liên lụy. Nỗi sợ mà chính quyền tạo ra không chỉ có tác dụng đối với quần chúng thông thường, mà còn có tác dụng đối với các bác sỹ". Mối đe dọa chung của nhân loại Bàn tay nhuốm máu của chính quyền Trung Quốc trong hoạt động kiếm tiền vô đạo đức này đã kích thích cho thị trường chợ đen nở rộ. Thực tế là hoạt động tội phạm buôn người lấy nội tạng đã trở nên trầm trọng cùng khoảng thời gian với sự bùng nổ của các trung tâm cấy ghép ở Trung Quốc. Reuters cho biết, vào tháng 6/2007, tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã bày tỏ mối quan ngại về tình trạng gia tăng nạn buôn người lấy nội tạng ở châu Á. Khi đó, ông Bruce Reed, đại diện khu vực của IOM cho biết, nạn buôn người để lấy nội tạng ngày càng gia tăng ở Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar và Philippines. Ông Reed cho biết nhiều trường hợp buôn người ở châu Á "kết thúc trong các tình huống [các nạn nhân] buộc phải ăn xin, phạm pháp, làm con nuôi, kết hôn giả, hoặc gần đây nhất, là trở thành nạn nhân của hoạt động buôn bán nội tạng con người đang phát triển mạnh". Là nước sát biên giới với Trung Quốc và thường xuyên gặp vấn nạn bắt cóc, buôn người sang Trung Quốc, mối đe dọa từ Trung Quốc là điều không thể làm ngơ. Công an huyện Si Ma Cai (Lào Cai) từng ra cảnh báo về tình trạng bắt cóc lấy nội tạng ở khu vực biên giới với Trung Quốc trong một văn bản vào tháng 7/2016. Văn bản viết: "Ngày 27/7/2016, Công an huyện Si Ma Cai nhận được công văn số 1177/CAT-PV11 Công an tỉnh Lào Cai thông báo: Tại địa bàn giáp ranh Việt Nam – Trung Quốc, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra 16 vụ/ 16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng (gan, thận, tim, mắt…)". Công an Lào Cai sau đó đã thu hồi văn bản này với lý do "sơ suất trong khâu soạn thảo", theo báo Đất Việt. Dù thực hư về văn bản này ra sao, mối đe dọa từ Trung Quốc về mổ cướp nội tạng là có thật. Tờ New Yorker bình luận ngày 10/1/2014: "Sự tồn tại của hoạt động buôn bán nội tạng ngầm" ở Trung Quốc không phải là điều gây bất ngờ. "Bởi vì các quy định và quyết định được đưa ra bởi giới quyền lực, vì lợi ích của giới quyền lực, và những công dân bình thường ít có động lực để tôn trọng luật pháp". Không có mấy hi vọng về việc chính quyền Trung Quốc sẽ dập tắt hoạt động buôn bán nội tạng ở chợ đen, trong khi chính các bệnh viện mà nhà nước quản lý lại đang thu hoạch nội tạng từ những người vô tội. Vì vây, vấn nạn mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc không phải là vấn đề của các học viên Pháp Luân Công, hay của người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng. "Đây không phải là vấn đề riêng của người Trung Quốc ở Trung Quốc, mà là vấn đề toàn cầu. Đây là vấn đề gây quan ngại tới người dân thuộc mọi sắc tộc, mọi quốc gia", ông John Nania, Tổng biên tập, America Daily Media, Inc., Hoa Kỳ nhận xét. Ông Kilgour cảnh báo: "Điều nguy hiểm là chúng ta cùng trượt dốc và các nước khác không có pháp quyền hay không tôn trọng nhân quyền, sẽ đi đến kết cục tương tự". Thế giới tự do cần lên tiếng Cùng với các nhà điều tra như ông Kilgour, luật sư Matas và nhà báo Gutmann, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng do chính quyền bảo trợ. Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NTD nhân kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017, nghị sỹ Hoa Kỳ Chris Smith đề xuất: "Các nhà lãnh đạo của thế giới tự do, trong đó có Tổng thống Trump, cần nêu ra vấn đề này với [Chủ tịch Trung Quốc] Tập Cận Bình, nêu ra một cách trực tiếp, thẳng thắn, và tin tưởng chắc chắn rằng mọi việc sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt, nếu dùng đến các biện pháp đã được đề cập". Ông David Kilgour nhận định: "Giang Trạch Dân phải bị đưa ra tòa án hình sự quốc tế vì ông ta là người đã phát động cuộc đàn áp. Tôi hy vọng Chủ tịch Trung Quốc [Tập Cận Bình] sẽ ứng xử khác, khác xa so với Giang Trạch Dân. Một cách sáng suốt để làm điều đó là chấm dứt tội ác phản nhân loại này ngay lập tức". Ông Niclas Malmberg, Nghị sỹ Thụy Điển, chỉ ra một thực tế rằng: "Rất ít người biết đến thực trạng này, mà những người đã nghe nói cũng không dám tin. Nó quá khủng khiếp, người ta không tưởng tượng nổi đó là sự thực". Ông cho biết phản ứng đầu tiên của ông là rất sốc: "Lúc đầu tôi nghĩ: 'Chuyện này không thể có thật. Nó quá kinh khủng, quá tồi tệ. Con người không thể xấu xa đến thế. Nhưng khi biết đến các dữ kiện, số người bị giết hại, bạn sẽ thấy đây là sự thật. Chính quyền Trung Quốc xấu xa đến thế này. Khi bạn nhận ra đây là sự thật, bạn phải làm gì đó cho việc này". Ông đề xuất: "Vậy chúng ta cần làm gì? Hãy phơi bày thực tế này. Hãy nói về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc để nhiều người hơn nữa nhận thức được tình trạng này." Giáo sư Paul Macneill, Trung tâm Đạo đức Y tế, Đại học Sydney (Australia), kêu gọi: "Điều tôi gợi ý các bạn là hãy ký tên vào đơn thỉnh nguyện [chấm dứt mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc]. Hoặc các bạn có thể ký tên trên trang web của Liên minh Quốc tế Chống mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc". "Tôi tin là các bạn cũng như tôi, muốn người khác biết rằng điều này đang diễn ra, vì điều quan trọng là chúng ta cần tạo áp lực với Trung Quốc để chấm dứt hoạt động tàn bạo này". Theo ĐKN |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét