“Donald Trump tung cú đánh mạnh, Trung Quốc lộ 'điểm yếu chết người'” plus 7 more |
- Donald Trump tung cú đánh mạnh, Trung Quốc lộ 'điểm yếu chết người'
- Ai đang cản trở EVFTA?
- Mặt thật chiến lược xuất cảng của Hà Nội
- Phiếu tín nhiệm - sự phức tạp của đẳng thức xã hội
- Khủng hoảng Đồng Tâm: chìa khóa giải quyết đang nằm trong tay ai?
- Đi tìm nguyên nhân đưa đến thảm họa tuyển sinh
- Trả lời thẳng: tại sao dày đặc cảng biển, khu kinh tế nhưng miền Trung... vẫn chưa giàu?
- Vì sao Tổng thống Trump quyết ‘ăn thua đủ’ với Trung Quốc về thương mại?
Donald Trump tung cú đánh mạnh, Trung Quốc lộ 'điểm yếu chết người' Posted: 08 Aug 2018 03:03 PM PDT M. Hà
Hàng loạt điểm yếu chết người lộ diện khiến giới đầu tư lo ngại Trung Quốc sẽ không thể kiểm soát được tình hình trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump luôn cứng rắn và bất thường. Cú sốc chết người Thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc vừa trải qua một cú sốc không thua kém cơn hoảng loạn hồi năm 2015. Vốn hóa của thị trường bốc hơi hàng chục ngàn tỷ USD xuống chỉ còn 6,09 ngàn tỷ USD và đánh mất vị trí số 2 vào tay người Nhật. Giảm rất mạnh 17-20% trong một thời gian ngắn nhưng giới đầu tư sợ không dám bắt đáy cổ phiếu trên thị trường Trung Quốc. Tất cả đều lo ngại không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai với nền kinh tế Trung Quốc, với thị trường tài chính Trung Quốc khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa biết sẽ có kết cục như thế nào. Tới thời điểm này, chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu (kích hoạt cuộc chiến thương mại từ 6/7) và theo kế hoạch sẽ áp mức thuế cao này lên 16 tỷ USD nữa, chưa kể tới những toan tính đánh thuế khủng như 25% lên 200 tỷ USD, hay 10% lên 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Nỗi lo sợ dâng cao khiến các thị trường tài chính Trung Quốc chao đảo. Trong khi đó, giới đầu cơ tại Trung Quốc và trên thế giới đang tung những đòn chí mạng vào TTCK nước này. Giá cổ phiếu Trung Quốc tiếp tục giảm. Điều đáng ngại là nhiều công ty quản lý quỹ gần đây mới tuyên bố bán khống cổ phiếu Trung Quốc. Nó khiến áp lực lên các thị trường ngày một tăng lên cùng với những tuyên bố và hành động khó lường từ phía ông Donald Trump. Đồng Nhân dân tệ (NDT) cũng bị bán khống. Đồng NDT của Trung Quốc gần đây rơi vào vòng xoáy giảm giá cũng tệ hại hơn cả cú sốc tỷ giá hồi tháng 8/2015, cú sốc từng ảnh hưởng tiêu cực lên toàn bộ thị trường tài chính toàn cầu. NDT đã giảm khoảng 8% trong vài tháng qua, và giảm khoảng hơn 5% tính từ đầu năm. Nền kinh tế Trung Quốc trong khi đó giảm tốc trong quý 2. Sản lượng công nghiệp tháng 6/2018 của Trung Quốc chỉ tăng 6%, thấp nhất 2 năm và thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 6,5%. Xuất khẩu vẫn tăng trưởng nhưng có thể do các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thuế cao của Mỹ và nhiều khả năng sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. Tình hình xấu khiến giới chuyên gia nhiều người thúc giục cơ quan quản lý Trung Quốc đẩy mạnh kích cầu thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ - những biện pháp mà Bắc Kinh đã làm mạnh trong cả chục năm qua - nhằm duy trì tăng trưởng ở mức cao, tránh những bất ổn xã hội. Lo ngại gia tăng, thị trường khó kiểm soát Trong cơn hoảng loạn của TTCK hồi 2015, chính quyền Trung Quốc đã phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để giữ thị trường tài chính khỏi sụp đổ. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung 2018, việc đồng NDT giảm giá được xem là cách mà Trung Quốc lựa chọn để chống lại hành động leo thang tăng thuế thương mại của Mỹ. Đó có thể coi là một cuộc chiến tiền tệ. Tuy nhiên, đồng NDT giảm giá quá mạnh lại là con dao hai lưỡi. Trung Quốc có thể phải trả giá bằng niềm tin của giới đầu tư trong và ngoài nước. Một đồng NDT suy yếu mạnh có thể khiến dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc, cả trên TTCK lẫn ở các dự án đầu tư nước ngoài. Điều nhiều người còn lo sợ hơn cả một đồng NDT mất giá hay TTCK giảm giá là các mũi dùi đang đồng loạt chĩa về nền kinh tế Trung Quốc. Những quyết định cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump và làn sóng tẩy chay dòng vốn, dòng hàng hóa từ Trung Quốc. Trong vài năm gần đây, truyền thông Trung Quốc đã vẽ ra một tương lai sáng cho nền kinh tế Trung Quốc, nhất là ở vào thời kỳ ông Barrack Obama còn là tổng thống Mỹ, rằng Trung Quốc đang thắng Mỹ trong cuộc chiến kinh tế. Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc chỉ cần vài năm nữa là vượt Mỹ về GDP. Tính dựa trên phương pháp ngang giá sức mua (PPP), thì GDP Trung Quốc ở thời điểm 2015 đã vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ tháng 9/2018, GDP Trung Quốc tính theo PPP và theo tỷ giá khi đó đó vào khoảng 18,9 ngàn tỷ USD, nhiều hơn mức 18,1 ngàn tỷ USD của Mỹ. Trung Quốc cũng đã đặt ra những mục tiêu rất tham vọng như: "Made in China 2025", chiến lược xây dựng một nền kinh tế ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo, một chương trình đầy tham vọng của Trung Quốc về sự thống trị về công nghệ. Bên cạnh đó là sáng kiến "Một vành đai, một con đường" - một tham vọng nhằm kết nối và gây ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á, châu Phí và cả châu Âu. Với sức mạnh kinh tế tăng lên đáng kể vươn lên vị thế số hai thế giới, Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng tầm ảnh hưởng kinh doanh và tài chính để đạt được những gì họ muốn. Đó là cuộc tẩy chay hàng hóa Nhật hồi 2011-2012 nhằm mạnh vào hãng xe Toyota sau tranh chấp vấn đề chủ quyền biển đảo; vụ tẩy chay và nhấn chìm Lotte và Huyndai Motor của Hàn Quốc vì vấn đề phòng thủ Triều Tiên; vùi dập hàng hóa Philippines... Trong các cuộc tranh chấp, thiệt hại lớn chắc chắn nghiêng về các nước nhỏ. Nhưng với Mỹ, kết quả có thể sẽ hoàn toàn khác. Ông Trump gần đây có cú đánh mạnh vào tham vọng công nghệ của Mỹ qua vụ ngăn doanh nghiệp nào có từ 25% cổ phần do Trung Quốc nắm giữ trở lên thâu tóm các công ty công nghệ Mỹ hay vụ cấm vận hãng thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc ZTE khiến tập đoàn này thiệt hại khoảng 3 tỷ USD. Đòn thuế cao áp diện rộng vào hàng hóa Trung Quốc cũng gây ra lo lắng cho các thị trường tại Trung Quốc. Trong một tuyên bố mới nhất, theo Bloomberg, ông Trump tự tin cho rằng mình cao tay hơn Trung Quốc về thương mại. Theo ông Trump, TTCK Trung Quốc đang sụt giảm mạnh và điều này làm suy yếu sức mạnh đàm phán của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trong khi đó, thị trường tài chính Mỹ đang "mạnh hơn bao giờ hết". Cuộc chiến Mỹ - Trung có thể còn kéo dài ở vào thời kỳ có dấu hiệu thế 2 cực đang hình thành, thay thế cho thế đa cực sau Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc có nhiều con bài như kiểm soát chặt chẽ tỷ giá NDT, thanh khoản và các biện pháp kiểm soát dòng vốn ngặt nghèo,... Nhưng sự hoảng sợ về khả năng mất kiểm soát đã bắt đầu xuất hiện dưới thời ông Donald Trump. M. H.
Đọc thêm: Tuyên bố mới của Donald Trump: Cảnh báo Trung Quốc, toàn cầu lo sợ Tổng thống Donald Trump nói ông sẵn sàng tăng cường cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng cách áp thuế quan lên toàn bộ 500 tỷ USD hàng nhập khẩu từ nước này. Donald Trump dồn thêm đòn hiểm, Trung Quốc lập tức lãnh đủ Thị trường tài chính thế giới chao đảo ngay sau khi ông Donald Trump đẩy cuộc chiến thương mại lên một mức mới. Chứng khoán châu Á rực lửa, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm. Donald Trump làm căng, Tập Cận Bình cứng rắn: Thế giới chao đảo Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Trong khi Donald Trump liên tiếp áp thuế và đe dọa mở rộng quy mô thì Trung Quốc đã có những phản đòn khá mạnh. Donald Trump khơi chiến, Trung Quốc trả đũa: Sẵn sàng đấu đến cùng Chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump và Bắc Kinh liên tục gây áp lực lên nhau và đe dọa leo thang tới cùng. Hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới có quá nhiều bất đồng. Donald Trump mạnh tay, Trung Quốc phản đòn: Cuộc chiến chưa dứt Hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới còn rất nhiều bất đồng do vậy hai vòng đàm phán có lẽ chưa thể đủ giải quyết các mẫu thuẫn tích lũy hàng chục năm nay. Donald Trump đe Nga, dọa Trung Quốc: Ra tay và trả đũa Cuộc chiến thương mại leo thang, căng thẳng tại Trung Đông tiềm ẩn rủi ro lớn, mâu thuẫn giữa phương Tây và Nga chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/donald-trump-tung-cu-danh-manh-trung-quoc-lo-diem-yeu-chet-nguoi-468540.html | |
Posted: 07 Aug 2018 07:17 PM PDT Nguyễn Anh Tuấn
Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó trên báo chí, tivi nhắc tới cụm từ EVFTA, nhưng chẳng để tâm đến tầm quan trọng của nó nên nhanh chóng lật trang, chuyển kênh. Vậy thì EVFTA quan trọng chỗ nào? EVFTA là tên viết tắt của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, khi có hiệu lực sẽ miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và toàn bộ 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu. Nghĩa là, doanh nghiệp mua máy móc châu Âu, các bà các mẹ mua nồi niêu xoong chảo Đức, các chị các em mua mỹ phẩm Pháp sẽ còn rẻ hơn hàng xách tay order. Hàng hoá Việt Nam vì thế mà cũng xuất sang châu Âu nhiều hơn, doanh nhân tiền bạc rủng rỉnh hơn trong khi đời sống người lao động cũng thêm phần khấm khá. Đầu tư từ châu Âu, hứa hẹn mang theo công nghệ kỹ thuật hiện đại vào Việt Nam, vì thế sẽ tăng trưởng đột phá. Nôm na là thế còn theo một nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong các nước ASEAN với mức tăng 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động (so với kịch bản không có EVFTA). [1] Đó mới chỉ là những lợi ích trước mắt. Về lâu dài, EVFTA sẽ giúp Việt Nam gần hơn với Âu-Mỹ, nhờ đó giảm bớt lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Ngay khi chưa có EVFTA, chính khoản xuất siêu sang Mỹ và châu Âu đang giúp Việt Nam cân bằng khoản nhập siêu từ người láng giềng phương Bắc này. Mà bớt lệ thuộc về kinh tế thì bớt lệ thuộc về chính trị là điều không gì phải bàn cãi. Lợi ích cả trước mắt lẫn lâu dài to lớn nhường ấy cho quốc gia thì câu hỏi đặt ra là vì sao việc phê chuẩn EVFTA lại chậm trễ đến thế? Có vài lý do đến từ thủ tục pháp lý phía EU, song chính yếu vẫn là từ phía Việt Nam. Bernd Lange, Chủ tịch Uỷ ban Thương mại Quốc tế thuộc Quốc Hội châu Âu (INTA) – cơ quan đang nắm chìa khoá của việc phê chuẩn EVFTA, đã nói không thể rõ hơn về những vướng mắc khiến EU còn ngần ngại chưa phê chuẩn: (1) Việt Nam chưa thông qua 3 Công ước cốt lõi còn lại của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO: Công ước số 87 về quyền tự do nghiệp đoàn, Công ước 98 về quyền thương lượng tập thể, và Công ước 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức. (2) Việt Nam cần cho thấy quyết tâm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng. (3) Việt Nam cần đảm bảo sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào quá trình giám sát việc thực thi các cam kết của EVFTA. [2] Hãy xem cách mà những người nắm quyền hiện nay ứng phó với 3 quan ngại này của EU: Đầu tiên là sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ. Tổ chức phi chính phủ là gì nếu không phải là xã hội dân sự? Mà Bộ Chính trị mới cuối năm ngoái đây thôi ban hành Quy định 102 nêu rõ bất kỳ đảng viên nào cổ xuý cho xã hội dân sự đều phải bị khai trừ. Nghĩa là đảng cộng sản cầm quyền và xã hội dân sự không đội trời chung với nhau; mà như thế thì làm sao chấp nhận sự tham gia chính thức của tổ chức phi chính phủ vào quá trình giám sát việc thực thi EVFTA như EU yêu cầu? Tiếp đến là vấn đề môi trường. Từ sau thảm hoạ Formosa, thử hỏi đã có bất kỳ thay đổi thể chế pháp lý (institutional changes) gì để đảm bảo những thảm hoạ như thế không lặp lại, ngoại trừ một vài quyết định xử phạt hành chính? Vì sao những lời kêu gọi công khai báo cáo tác động môi trường (DTM) của các dự án đầu tư, cũng như toàn bộ quá trình phê duyệt để công chúng giám sát bị phớt lờ? Làm sao có thể thuyết phục EU rằng Việt Nam đang từ bỏ mô hình tăng trưởng ăn vào môi trường nếu cứ dậm chân tại chỗ trước những lời kêu gọi như vậy? Cuối cùng, và quan trọng nhất là việc thông qua các Công ước ILO cốt lõi còn lại, mà thúc bách nhất là Công ước 87 về quyền tự do nghiệp đoàn. Thực tình không thể hiểu nổi vì sao thừa biết đây là mối quan tâm hàng đầu của EU mà Việt Nam lại tỏ ra tiền hậu bất nhất trong quan điểm của mình. Mới hồi tháng 2 đây thôi ở Brussels, Đại sứ Việt Nam Vương Thừa Phong trước các Nghị sĩ EU còn tuyên bố sẽ hoàn tất Công ước 87 vào tháng 10/2020, nhưng Bộ trưởng Lao động-Thương binh-Xã hội Đào Ngọc Dung trong buổi gặp ông Bernd Lange tuần trước lại báo rằng Việt Nam có lộ trình phê chuẩn công ước này vào năm 2023. Thiếu nhất quán như thế đối với mối quan tâm hàng đầu của đối tác thì làm sao đối tác có thể nhanh chóng phê chuẩn được? [3] Sâu xa của tình trạng này cũng chỉ vì đảng cộng sản cầm quyền e ngại nghiệp đoàn độc lập. Họ bị ám ảnh bởi giáo điều rằng trong một xã hội cộng sản không thể tồn tại bất kỳ tổ chức nào nằm ngoài sự kiểm soát của đảng cộng sản. Trớ trêu thay, ảm ánh này lại khiến họ lúng túng khi đứng trước một giáo điều khác: đảng cộng sản, vốn tuyên xưng là đại diện cho lợi ích giai cấp công nhân, sao lại e ngại công nhân tự thành lập nghiệp đoàn và bảo vệ lợi ích công nhân? Nỗi sợ mơ hồ rằng nghiệp đoàn độc lập sẽ dẫn tới chuyển hoá chính trị, hay những ám ảnh giáo điều ngây ngô kể trên phải được đặt sang một bên và thay thế bằng tư duy chính trị thực dụng. Những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam hãy tự hỏi mình rằng, nếu lần này vẫn khăng khăng đặt lợi ích đảng phái lên trên lợi ích quốc gia, để rồi di hoạ cho dân tộc vì lỡ tàu hội nhập mà lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc, cuối cùng đánh mất chủ quyền thì liệu có gánh nổi trách nhiệm trước quốc dân không? Đà tiến của dân tộc, nhìn từ thăng trầm trăm năm lịch sử vừa qua cũng như các biến cố gần đây, là thoát dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc bằng cách gần lại Âu Mỹ – gần lại Âu Mỹ không phải để lệ thuộc vào Âu Mỹ mà để tận dụng mối quan hệ này nhằm hiện đại hoá và phát triển quốc gia nhanh nhất có thể. Bất kỳ lực lượng nào vì quyền lợi riêng tư ngặn chặn đà tiến đó của dân tộc sẽ bị nhấn chìm để rồi chỉ còn là bọt biển của lịch sử. PS: Thực tình khi nghe ông Bernd Lange năm lần bảy lượt thúc giục Việt Nam thông qua các Công ước ILO còn lại nhằm đảm bảo lợi ích mà EVFTA đem đến được chia sẻ công bằng với số đông người lao động Việt Nam, tôi thấy quá xấu hổ. Lẽ ra chính phía Việt Nam phải chủ động làm điều đấy, người mình không thương lấy người lao động của mình mà phải để cho người ngoài hối thúc giục giã? Còn riêng với những ai từng lấy lí do (1) thu hút đầu tư công nghệ cao và (2) tạo đà cho cải cách thể chế để bảo vệ dự luật đặc khu, đây là lúc các bạn thúc giục những người nắm quyền nhanh chóng thông qua các Công ước và thừa nhận nghiệp đoàn độc lập nói riêng và xã hội dân sự nói chung vì EVFTA phù hợp hoàn toàn với 2 mục tiêu ấy. N.A.T. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông báo lộ trình phê chuẩn 3 Công ước với Chủ tịch INTA Bernd Lange: http://laodongxahoi.net/bo-truong-dao-ngoc-dung-viet-nam-cam-ket-thuc-hien-nghiem-tuc-hiep-dinh-evfta-ve-van-de-lao-dong-1310293.html Nguồn: FB Nguyễn Anh Tuấn | |
Mặt thật chiến lược xuất cảng của Hà Nội Posted: 07 Aug 2018 07:14 PM PDT Nguyễn Quang Duy
Hà Nội vẫn thường tự hào Việt Nam là nước xuất cảng gạo hàng đầu trên thế giới. Nhưng ít ai ngờ rằng chính chiến lược đẩy mạnh xuất cảng của Hà Nội là nguyên nhân khiến 15 triệu nông dân trồng lúa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng đều nghèo hay rất nghèo. Nông dân hy sinh 50% lợi nhuận nhằm bảo hộ công nghiệp xuất cảng Hà Nội bảo hộ công nghiệp bằng cách giảm giá đồng tiền giúp hàng công nghiệp xuất cảng rẻ hơn. Giảm giá đồng tiền làm giảm giá gạo Việt Nam bán ra trên thị trường quốc tế và làm giảm thu nhập của nông dân trồng lúa. Khi đồng tiền bị giảm giá thì giá phân bón, nhiên liệu, thuốc trừ sâu, máy móc nhập cảng đều mắc hơn làm tăng giá thành gạo và lại giảm xa hơn lợi nhuận nông dân có thể thu được. Riêng việc dùng đồng tiền để bảo hộ công nghiệp đã cướp đi 50% lợi nhuận của nông dân. Chính phủ Thái Lan trợ giá gạo bằng cách mua lúa của nông dân, sau đó sẽ bán lại cho các công ty xuất khẩu. Mức trợ giá là từ 14 tới 15.000 baht/tấn lúa, tính ra cao hơn mức giá thị trường toàn cầu từ 40 đến 50%. Trong vụ mùa 2018-19, Chính phủ Thái sẽ hỗ trợ chừng 3 tỷ Mỹ kim cho cho ngành lúa gạo, gồm những khoản cho vay và khoản trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Nếu nông dân đồng ý giữ lúa trong kho và bán ra khi được giá, họ sẽ được trợ giá để có thể thu về 17.050 baht/tấn gạo Hom Mali, 15.450 baht/tấn gạo nếp, 12.000 baht/tấn gạo trắng và 12.900 baht/tấn gạo thơm Pathum Thani. Trung cộng, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và các quốc gia nhập cảng gạo khác đều bảo vệ gạo nội địa bằng cách đánh thuế và giới hạn số gạo nhập cảng. Ngày 1/7/2018, Trung cộng điều chỉnh mức thuế nhập cảng gạo từ 40% tăng lên 50%. Nhìn vào con số Thái Lan và Trung cộng bảo trợ nông dân xứ họ, ta có thể ước tính nông dân Việt Nam đã hy sinh đến 50% lợi nhuận so với giá xuất cảng mà không hề được Hà Nội bồi hoàn hay bảo trợ. Lý do này hầu như không được các chuyên gia tại Việt Nam nêu lên ngay cả họ biết và biết rất rõ sự việc. Những vòi bạch tuộc hút máu nông dân Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) một tổ chức được Hà Nội thành lập nhằm quản lý thị trường gạo và bảo đảm số gạo xuất cảng theo kế hoạch của Hà Nội. Mang tiếng là hiệp hội nhưng nó không hề đại diện cho tầng lớp nông dân, không đại diện thương nhân trung gian, mà cũng không đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động trong thị trường lúa gạo. Nó chỉ đại diện cho một số doanh nghiệp lớn, đều là doanh nghiệp nhà nước, hội đủ các quy định về kinh doanh xuất cảng gạo do Hà Nội đưa ra là phải có kho trữ gạo lớn, nhà máy xay xát thóc lớn và có vốn nhiều. Cơ cấu quản lý thị trường gạo vì thế vẫn như thời bao cấp, doanh nghiệp nhà nước độc quyền thu mua và xuất cảng gạo theo kế hoạch nhà nước. Hà Nội đã lừa gạt thế giới vì khi họ gia nhập WTO họ đã đồng ý sẽ dần dần xóa bỏ doanh nghiệp nhà nước tạo công bằng trong thương mãi. Nắm độc quyền xuất cảng gạo, các doanh nghiệp nhà nước sẵn sàng ký những hợp đồng với giá gạo rẻ hơn giá thị trường. Vì thế giá gạo Việt Nam thường rẻ hơn giá gạo Thái Lan cùng loại có khi lên tới cả 100 Mỹ Kim. Người nông dân Việt Nam thường ít ruộng, không vốn để giữ lúa, không chỗ chứa, ít thông tin về giá cả và mất quyền thương lượng, bị doanh nghiệp nhà nước ép phải bán theo giá nhà nước đưa ra nên lợi nhuận còn lại rất thấp. Cơ chế này không khác gì các vòi bạch tuộc hút máu nông dân, công sức và lợi nhuận nông dân bị cắt xén nên ngay cả khi được mùa nông dân vẫn chỉ đủ sống. Tính trung bình nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long thu nhập không quá 100 Mỹ Kim mỗi tháng, thấp hơn lợi tức nông dân trồng lúa Thái Lan 2,7 lần và 1,5 lần thấp hơn so với Nam Dương và Phi Luật Tân. Gạo sạch, ngon, thơm Chạy theo định mức xuất cảng là nguyên nhân lâu nay Việt Nam chỉ sản xuất gạo thường, sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu nên phải bán giá rẻ. Trong khi đó nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước dần dần chuyển sang gạo sạch, ngon và thơm. Ngay thị trường quốc nội khi lợi tức cao hơn người dân mua gạo Thái Lan và cả gạo Kampuchia về ăn. Là quốc gia hàng đầu sản xuất gạo mà không thể cạnh tranh được với gạo Thái gạo Kampuchia ngay trong nước là một nghịch lý khó có thể chấp nhận được. Điều cần nói là giá gạo Thái, gạo Kampuchia lại cao hơn giá gạo Việt Nam xuất khẩu rất nhiều. Nói cách khác nông dân Việt Nam nghèo vì họ không được khuyến khích và mất đi cơ hội sản xuất các loại gạo có giá trị lợi nhuận cao nhằm nâng cao đời sống của họ và gia đình. Nhiễm thuốc trừ sâu Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, riêng tháng 5/2018 Việt Nam nhập cảng 110 triệu Mỹ Kim thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc trừ sâu. Mỗi năm nông dân tiêu thụ đến cả 100 ngàn tấn thuốc trừ sâu, hơn 50% là nhập cảng từ Trung cộng. Việc nhiễm thuốc trừ sâu vì vậy không chỉ xảy ra với nông dân mà những người ở thành phố cũng có nguy cơ nhiễm thuốc còn tồn dư trong thực phẩm như gạo, rau, quả, cá, tôm hay gia súc nuôi bằng thực phẩm nhiễm độc. Khi ngộ độc thuốc trừ sâu, chất độc sẽ chuyển hoá qua gan, gây rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, gây suy nhược cơ thể, ung thư, ở phụ nữ dễ bị sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh ở trẻ,... Nghĩa là cả một dân tộc và nhiều thế hệ tiếp nối đang đối đầu với ô nhiễm thuốc trừ sâu chỉ vì đảng và nhà nước cộng sản chạy theo đồng tiền xuất khẩu. Quyền tư hữu đất đai Với nông nghiệp, quyền tư hữu đất đai vô cùng quan trọng, bao gồm quyền sử dụng đất, quyền hưởng lợi và quyền mua bán. Quyền này đến nay nông dân Việt vẫn chưa có. Có quyền tư hữu người dân mới yên tâm mua thêm đất, mở rộng cơ nghiệp, mới chí thú và mạnh dạn phát triển kinh tế nông thôn, mới đầu tư vào máy móc trang thiết bị nhằm tăng năng suất và sản lượng sản xuất. Nông thôn có phát triển mới thu hút được đầu tư vào hạ tầng cơ sở, thu hút nhân tài về phát triển nông thôn, thu hút đầu tư vào công nghiệp nhẹ sản xuất ngay tại nông thôn... Nông thôn có phát triển thì đời sống nông dân mới khá hơn, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị mới thu hẹp, người trẻ không rời lên đô thị kiếm sống, giảm gánh nặng cho đô thị, đất nước mới thực sự phát triển. Các yếu tố khác như các đập thủy điện đầu nguồn ngăn chặn lượng nước phù sa, gây lụt lội, nước mặn xâm nhập, việc lạm dụng nước giếng cho sản xuất và tiêu dùng, việc khai thác cát trên sông,… đều ảnh hưởng đến môi trường sống và lợi tức của người trồng lúa. Kết Luận Rõ ràng nông dân dù làm việc rất cực khổ nhưng vẫn nghèo là do chiến lược bảo hộ xuất cảng công nghiệp và guồng máy quản lý thị trường của Hà Nội. Hiện nay Liên minh Âu Châu đang thúc đẩy Việt Nam cải cách kinh tế để được Quốc hội Âu Châu đồng ý thông qua Hiệp định thương mại Việt Nam-EU. Nhưng kinh nghiệm cho thấy Hà Nội luôn tráo trở và lừa bịp nên việc cải cách kinh tế chỉ là điều kiện cần còn thay đổi thể chế chính trị mới là điều kiện đủ. Có tự do bầu cử tự do ứng cử thì nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị mới có cơ hội để tiếng nói của họ được lắng nghe, quyền lợi của họ mới được các đảng chính trị và chính quyền bảo đảm thực thi và như thế đời sống của họ mới thực sự thoát khỏi nghèo đói. Melbourne, Úc Đại Lợi 6/8/2018 N.Q.D. Tác giả gửi BVN | |
Phiếu tín nhiệm - sự phức tạp của đẳng thức xã hội Posted: 07 Aug 2018 07:11 PM PDT Tô Văn Trường
Trong toán học, hiểu nôm na đẳng thức có 2 biểu thức nối với nhau bằng dấu bằng. Mỗi vế có cách giải riêng tùy thuộc vào biểu thức. Kết quả của 2 vế cuối cùng phải bằng nhau. Theo cách thông thường, người ta chuyển chung về 1 vế để vế bên kia bằng 0 rồi giải phương trình. Ngược lại, trong lĩnh vực xã hội, đẳng thức thường phức tạp hơn nhiều so với bên toán học bởi các tham số không phải là số mà là những khái niệm trừu tượng. Ngẫm suy, bỏ phiếu tín nhiệm đánh giá về con người là một bài toán xã hội rất khó có được lời giải đúng và duy nhất, cho nên nói chuẩn xác hơn đó không chỉ là đẳng thức mà là "bất đẳng thức"! Bởi vì trong toán học, nếu ta có một quan hệ A>B và cần chứng minh bất đẳng thức này thì sẽ tìm các biến đổi chuyển vế hoặc giữ nguyên và tính toán quy về cùng một hệ giá trị để so sánh trong thực tế là rất khó. Lấy phiếu tín nhiệm như hiện nay chỉ như là 1 điểm có tính chất sơ khai bắt đầu 1 xã hội dân chủ hơn. Đạt được chất lượng như mong muốn có lẽ còn xa lắm, nhưng cần định hướng nó để đi nhanh hơn. Vì vậy, phải cụ thể hóa hơn nữa điều 12 và 13, Luật Tổ chức Quốc hội 2014. Theo chương trình dự kiến kỳ họp thứ 6 sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 tới, Quốc hội sẽ dành 1 ngày cho nội dung lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu QH đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức (xét về phương diện lý thuyết). Nếu có từ 2/3 tổng số đại biểu QH trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì Ủy ban thường vụ QH trình QH bỏ phiếu tín nhiệm. Đây là việc làm cần thiết nhưng cử tri băn khoăn làm thế nào để việc lấy phiếu tín nhiệm tương đối chính xác (tránh các trường hợp người "vo tròn", ít phát biểu chính kiến, ngại va chạm, thậm chí "giả chết bắt quạ"… lại được phiếu cao và việc lấy phiếu tín nhiệm phải có tác dụng thực chất thúc đẩy hoạt động hiệu quả của hệ thống chính trị và bộ máy quản lý kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò trách nhiệm và đặc biệt là chất lượng thực hiện nhiệm vụ của các "tư lệnh ngành", thành viên Chính phủ, người đứng đầu Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao ở nước ta, kể cả giới lập pháp. Không nên quá kỳ vọng để rồi thất vọng Có ý kiến cho rằng việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, không hiệu quả, thiếu tác dụng thiết thực, mặt tiêu cực vẫn còn, chưa thể tránh hết được nhưng đừng ngại, cứ làm đi rồi sẽ tiếp tục hoàn thiện nữa. Tuy nhiên phần lớn ý kiến cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm là cách gây sức ép dư luận một cách chính thức đối với những người quá kém hoặc không được lãnh đạo ưa, dán thêm một phù hiệu dân chủ tuy không thực chất làm không ít người "có ghế" phải lo lắng. Tổng kết công tác cán bộ ở nước ta qua các thế hệ từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945) đến nay cho thấy thế hệ tiếp theo luôn kém hơn thế hệ trước đó (năng lực và phẩm chất). Hiệu ứng matrioska trong các thế hệ nối tiếp cán bộ lãnh đạo là một khuynh hướng có thật, phổ biến trong tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Đây là vấn đề không khó lý giải, nhưng không thể giải quyết trong cơ chế hiện hành. Cử tri cũng mong rằng các đại biểu Quốc hội dù "Đảng cử Dân bầu", danh chính ngôn thuận vẫn là đại biểu của Nhân dân, phải tìm hiểu kỹ, đánh giá thận trọng, khách quan và phải có chính kiến, tránh lặp lại như trường hợp hồi bỏ phiếu thông qua mở rộng Thủ đô, đợt đầu là 50/50, sau khoảng một tuần là 93%, lý do: Các đại biểu Quốc hội là đảng viên ĐCSVN được chỉ thị phải bỏ phiếu theo "chủ trương của Đảng"! Nhớ lại hồi năm 2008, trước khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua chủ trương mở rộng Thủ đô, tôi đã viết bài "Mở rộng Thủ đô bài toán không đơn giản" trong đó, phân tích theo "bảng trọng số" về các nhóm thận trọng, nhóm phát triển và nhóm lừng chừng để thấy trước kết quả bỏ phiếu nên không có gì lạ. Hay trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV vừa qua, có nhiều đại biểu trúng cử với số phiếu cao nhưng không đủ tư cách như Trịnh Xuân Thanh, Châu Thị Thu Nga, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Võ Kim Cự, Phan Thị Mỹ Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh và có thể còn nữa… mà không ai chịu trách nhiệm (!) Bài học kinh nghiệm bỏ phiếu tín nhiệm năm 2014 Ngay sau đợt bỏ phiếu tín nhiệm tháng 11/2014 các chức danh do Quốc hội Việt Nam bầu hoặc phê chuẩn, công luận có một số ý kiến tập trung chủ yếu ở các điểm bất hợp lý sau đây: - Kết quả bỏ phiếu có sự phân hóa rõ rệt, khối lập pháp số phiếu tín nhiệm thấp không nhiều, chủ yếu rơi vào khối hành pháp và tư pháp vì hoạt động "đụng chạm" nhiều đến quốc kế dân sinh và gắn với nhiều loại lợi ích. Khối hành pháp như Giáo dục & Đào tạo, Nội vụ, Văn hóa Thể thao và Du lịch đạt nhiều số phiếu tín nhiệm thấp. Khá nhiều vị lãnh đạo không có gì nổi bật thì lại được phiếu tín nhiệm cao, chứng tỏ hình thức bỏ phiếu khó chấp nhận. - Hệ thống bộ máy Nhà nước tổ chức phi khoa học ở chỗ vừa "đá bóng vừa thổi còi". Cần phân loại các chức danh được Quốc hội bổ nhiệm và phê chuẩn: (i) Loại thuần túy chỉ lập pháp; (ii) Loại lẫn lộn vừa lập pháp vừa hành pháp và tư pháp... với những tiêu chí đánh giá độ tín nhiệm khác nhau, bởi vì nếu không rạch ròi thì những đại biểu bên hành pháp có nhiệm vụ thường "đụng chạm" nhiều đến kinh tế xã hội mặc dù không làm sai vẫn có thể bị phiếu thấp, rất không công bằng. - Cần phân biệt trách nhiệm quản lý đặc thù giữa ngành và địa phương trong một số lĩnh vực, ví dụ: Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo, Nông nghiệp và PTNT,… chỉ quản lý (cả kinh phí, cơ sở vật chất và nhân lực,…) ở các đô thị lớn, còn lại do chính quyền địa phương quản lý. Vì vậy, trách nhiệm trong lĩnh vực này không chỉ Bộ trưởng mà cả lãnh đạo các tỉnh và thành phố trực thuộc TW. Hay các ngành sản xuất vật chất (Xây dựng, Năng lượng, Công nghiệp,…) đòi hỏi tổ chức triển khai, quản lý rất phức tạp luôn bị coi nhẹ và ít quyền phê phán hơn các ngành quản lý Đầu Tư, Tài Chính, Ngân hàng, Công an có nghĩa là quy chế lấy phiếu tín nhiệm chưa hoàn chỉnh và công bằng cho các lĩnh vực. - Không nên có 3 loại phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Để rạch ròi và minh bạch nên chỉ có 2 loại phiếu tín nhiệm và không tín nhiệm. Còn phiếu trắng thì để riêng, có thể công khai danh sách của người không bỏ phiếu (để biết số người còn phân vân, chưa đủ thông tin, chưa đánh giá được). Như vậy, rõ ràng, rành mạch, biết ai được tín nhiệm nhiều, ai ít. - Cần công khai số đại biểu chính thức tham gia bỏ phiếu, sự thay đổi tổng số phiếu bầu các chức danh (nếu có) và số phiếu ghi không hợp lệ. - Ai trên 50% số phiếu không tín nhiệm thì tự cân nhắc nên từ chức hay không, còn trên 70% thì bắt buộc phải từ chức. Kinh nghiệm bỏ phiếu tín nhiệm của Thái Lan Do sự khác biệt về Hiến pháp và hình thức tổ chức nhà nước khác nhau nên không thể so sánh việc lấy ý kiến tín nhiệm ở VN với các nước khác, đa đảng, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam và Thái Lan đã có những lần gặp mặt "giao lưu" trao đổi kinh nghiệm và thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa 2 bên trong bối cảnh chung của cơ chế đối tác trong ASEAN. Hơn nữa, một kinh nghiệm tốt cần phải được nghiên cứu vận dụng khi có đủ điều kiện. Theo tôi tìm hiểu, ở Thái Lan việc lấy phiếu tín nhiệm, phe đối lập bao giờ cũng lập ban bệ gần như song song với Chính phủ, cho nên khi chất vấn các tư lệnh ngành là phe đối lập có ngay 1 nhóm chuyên gia về ngành đó và bộ đó. Họ có quyền và các cơ quan của Chính phủ phải cung cấp các thông tin công khai minh bạch liên quan đến danh mục được đưa ra chất vấn. Song quan trọng nhất là tranh luận bất tín nhiệm rồi bỏ phiếu cho Thủ tướng hay cả tập thể Chính phủ. Tất nhiên, phe Chính phủ bao giờ cũng nắm đa số phiếu, song không phải khi nào 1 đảng đủ đa số phiếu nên Chính phủ là liên danh của nhiều đảng. Hơn nữa, không có quy định đại biểu của đảng nào phải bỏ phiếu thuận cho tư lệnh ngành của Chính phủ đang bị chất vấn. Do đó, khi bỏ phiếu qua tranh luận các đại biểu của phe Chính phủ vẫn có thể bỏ phiếu chống hay bất tín nhiệm cho các vị tư lệnh ngành hay Bộ trưởng của Chính phủ. Nếu Thủ tướng không qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm thì mặc nhiên phải từ chức nhường cho phe đối lập hoặc là giải tán Chính phủ cho bầu cứ sớm. Ngẫm suy Theo quy chế hiện nay của Quốc hội VN, việc lấy phiếu tín nhiệm còn mang nặng cảm tính và sự chỉ đạo của lãnh đạo nên người bỏ phiếu có thể không thực hiện nghiêm túc quyền / nghĩa vụ, luật không quy định trách nhiệm của người bỏ phiếu, do đó kết quả rất thiếu khách quan và ít tác dụng. Vì vậy, trước hết cần phải đầu tư xây dựng một cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm bao quát được những tiêu chí đánh giá từng ngành/lĩnh vực kèm theo danh mục những người chịu trách nhiệm liên quan (không chỉ Bộ trưởng mà còn lãnh đạo địa phương – nếu cần). Về lý thuyết, trước khi các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm phải tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của những người đã được Quốc hội bầu và phê chuẩn, xem xét việc nắm chắc công việc như thế nào, hành động ra sao, đối chiếu với lời hứa trước Quốc hội, v.v… Cho dù việc bỏ phiếu tín nhiệm vẫn mang tính dân chủ hạn chế ở VN nhưng đó đã là một bước đi tiến bộ hướng tới công khai và minh bạch Tuy nhiên, để việc bỏ phiếu có căn cứ thiết nghĩ cần một bảng liệt kê kết quả hoạt động (sản phẩm lãnh đạo) của đại biểu đó cùng hệ thống quản lý lĩnh vực ở địa phương để mọi người dễ theo dõi, đối chiếu và không dựa vào cảm tính. Mặt khác làm thế nào để phản ánh được ý kiến của cử tri đối với các đại biểu do mình bầu lên, tránh tình trạng các đại biểu "khen" nhau là chính hoặc "chê" nhau không khách quan. Chính trị gia, còn phải là những người biết nói năng lưu loát, hạn chế đọc các bài viết sẵn, năng động, biết thuyết phục, biết đấu tranh có tình có lý, biết nhận ra sai lầm (vì làm việc không ai tránh được khiếm khuyết) và biết kịp thời sửa sai. Lời kết Vì quy chế lấy phiếu tín nhiệm hiện nay chưa được đầu tư xây dựng phù hợp vẫn còn mang tính dân chủ hình thức nên việc lấy phiếu tín nhiệm đại biểu ở Quốc hội đến bây giờ vẫn không thể được như mong muốn của cử tri vì cách làm như kiểu của Quốc hội ta giống như một người ban ngày "ăn chay" song tối lại "ngủ mặn"! Và, nếu có việc các đại biểu được tự do bỏ phiếu kín thì kết quả đó là của Đảng chứ không phải của Quốc hội vì đại đa số đảng viên sẽ phải nghe nhạc hiệu để đoán "chương trình" như hồi bỏ phiếu mở rộng Thủ đô! Tôi nhớ có lần đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đặt câu hỏi: "Đại biểu Quốc hội là đảng viên chịu trách nhiệm trước dân hay trước Đảng"? Và đến nay chưa có ai trả lời! Ngẫm suy, nếu Đảng thực sự là của dân vì dân, có phương thức lãnh đạo đúng, thì không có vấn đề đó đặt ra. Đại biểu Quốc hội do dân bầu phải chịu trách nhiệm trước dân, tuân theo ý nguyện của dân, đó cũng là trách nhiệm với Đảng. Nguyên lý Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ đã rõ rồi. Đại biểu Quốc hội phải sát dân, có chính kiến của mình, và chịu trách nhiệm trước dân. Điều quyết định là, các đại biểu Quốc hội phải thực sự công tâm, khách quan, biết và dám đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân; phải là người có liêm sỉ trước nhất thì mới có thể chọn được kẻ sĩ. Nếu "ào ào" bấm nút hoặc "mặc kệ" cho qua… thì thủ tục quan trọng do luật định này sẽ có tác dụng ngược, đến mức người được bỏ phiếu tín nhiệm vừa được "ca tụng" lại vừa trong bụng coi thường, thì thật đáng buồn thêm. T.V.T. Tác giả gửi BVN | |
Khủng hoảng Đồng Tâm: chìa khóa giải quyết đang nằm trong tay ai? Posted: 07 Aug 2018 07:07 PM PDT Nguyễn Đăng QuangCuộc khủng hoảng Đồng Tâm vẫn đang bế tắc. Người dân đã 2 lần gửi TÂM THƯ đến HNTƯ7 và Kỳ họp lần 5 QH vừa qua, nhưng không có ai trả lời họ. Mới đây, cụ Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh của người dân Đồng Tâm, với danh nghĩa người bị hại trong biến cố Đồng Tâm, đã gửi tới Ủy ban Tư pháp Quốc hội và bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban này một "Thư công dân gửi ĐBQH". Thư gửi qua "Chuyển phát nhanh", song đến nay đã hơn 2 tháng mà chẳng một ai hồi âm hay phúc đáp cả! Cụ Kình nhờ tôi hỏi giúp việc này. Tôi có điện hỏi bà Lê Thị Nga, được bà cho biết là chưa nhận được, và đề nghị tôi nhắn cụ Kình gửi lại cho riêng bà, đừng gửi cho ai khác.
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet Trong biến cố Đồng Tâm 15/4/2017, cụ Lê Đình Kình bị bắt trái phép và bị đánh dã man, dẫn đến thương tích suốt đời. Sau khi xuất viện, cụ Kình đã lên tiếng tố cáo 4 sỹ quan Lực lượng vũ trang là những thủ phạm và thủ ác. Đặc biệt, cụ Kình nêu đích danh Trung tá Trần Thanh Tùng, Phó trưởng Công an huyện Mỹ Đức là thủ ác đánh đập dã man và gây thương tích cho cụ. Sự việc xảy ra giữa ban ngày, có sự chứng kiến của người dân địa phương. Do vậy, việc điều tra, xác minh là chuyện đơn giản, không có gì khó khăn! Nhưng quá bất ngờ và vô cùng trắng trợn, sáng 7/11/2017, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc CA Hà Nội, là Đại biểu Quốc hội của Tp. Hà Nội (vừa được phong hàm Thiếu tướng), trước diễn đàn Quốc hội, đã ngang nhiên chối tội cho cấp dưới, ông tuyên bố Trung tá Tùng hôm đó chỉ là người có mặt, chứ không phải là người đánh đập, gây thương tích cho cụ Kình! Nếu ông Đào Thanh Hải chỉ chối tội cho thuộc cấp thì là một lẽ, nhưng ông ta lại độc địa, đổi trắng thay đen, vu oan giá họa cho người thân trong gia đình là thủ phạm đánh đập, gây thương tích cho cụ Kình, thì đây lại là một việc rất nghiêm trọng, nhất thiết phải làm rõ! Ngay sau khi ông Đào Thanh Hải dứt lời vu khống người dân, ĐBQH Dương Trung Quốc đã lên tiếng phản bác, nhưng ông Đào Thanh Hải né tránh, chỉ im lặng, không dám đối đáp, trả lời! Để rộng đường dư luận, và được sự đồng ý của đương sự, tôi xin trích dẫn một phần bức thư của cụ Lê Đình Kình gửi Uỷ ban Tư pháp (UBTP) và bà Chủ nhiệm Lê Thị Nga như sau: "Phòng họp Diên Hồng là nơi thiêng liêng không chỉ của Quốc hội, mà nơi đây còn là biểu tượng cho tinh thần trung dũng của đất nước và dân tộc Việt Nam, là nơi chỉ được phép nói những lời cương trực và trung nghĩa! Trắng trợn phủ nhận sự thực, độc địa đổ tội cho dân lành, Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội Đào Thanh Hải đã làm ô uế nơi thiêng liêng này, do vậy hoàn toàn không xứng đáng làm ĐBQH và không nên xuất hiện trở lại ở phòng họp này thêm lần nào nữa! Nếu Thiếu tướng ĐBQH Đào Thanh Hải có đủ bằng chứng xác định con cháu tôi phạm tội như ông đã khẳng định, với danh nghĩa cá nhân, và đồng thời thay mặt cho đại gia đình, tôi trịnh trọng yêu cầu ông Hải, trên tinh thần thượng tôn pháp luật và với trách nhiệm Phó Giám đốc CA Hà Nội, phải khởi tố hình sự những thủ phạm đã gây thương tích suốt đời cho tôi, cho dù chúng là con đẻ hay cháu ruột tôi!
Bản scan "Thư công dân gửi ĐBQH" của cụ Lê Đình Kình. Ông Đào Thanh Hải trơ trẽn đổ tội cho dân lành trong khi Đoàn thanh tra Bộ Công an chưa cử cán bộ nào về gặp người dân địa phương để tiến hành thanh tra, và nhất là Bộ Công an chưa công bố bản Kết luận thanh tra vụ việc nghiêm trọng này! Như vậy, Đại tá Đào Thanh Hải không chỉ vi phạm kỷ luật ngành Công an, kỷ luật ngành Thanh tra mà còn đồng thời phạm vào 2 tội danh hình sự:"Tội vu khống" quy định tại Khoản 2 Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015, và tội "Không truy cứu trách nhiệm người có tội" (tức bỏ sót tội phạm) quy định tại Khoản 2 Điều 294 Bộ Luật hình sự hiện hành! Vụ việc nghiêm trọng này, tôi đã nhiều lần công khai tố cáo kẻ thủ ác, ngoài ra tôi còn nhận định đây còn là"mưu đồ thủ tiêu để bịt đầu mối, không cho tôi tố cáo toàn bộ sự thật vụ cướp đất nông nghiệp ở cánh đồng Sênh"! Nhưng thật đáng tiếc, đến nay vẫn chưa có cơ quan thực thi pháp luật nào đến gặp tôi để xác minh, tìm hiểu và điều tra vụ việc tôi đã tố cáo!" (hết trích). Có lẽ trên diễn đàn Quốc hội, đến nay chưa có ĐBQH nào trắng trợn vu khống, đổ tội cho dân lành như ông Đào Thanh Hải. Bằng việc gửi thư đến UBTP Quốc hội, cụ Kình mong muốn hiện tượng trên từ nay phải chấm dứt, không thể lặp lại nữa, chứ cụ không coi đây là đơn tố cáo hoặc yêu cầu khởi tố! Tuy chỉ là một lão nông, nhưng cụ Lê Đình Kình là người rất mẫn tiệp, giầu lòng vị tha, có nhãn quan và tư duy chính trị sắc sảo, đặc biệt cụ có tấm lòng nhân văn sâu sắc, hơn hẳn rất nhiều cán bộ lãnh đạo "cấp chiến lược" ngày nay! Dù biết mình là nạn nhân, là đối tượng mà "người ta" không ưa, tìm mọi cách hãm hại, thậm chí cả "thủ tiêu để bịt đầu mối", nhưng không vì thế mà cụ Kình nuôi sự thù hận và tìm cách trả thù! Nhiều lần tâm sự với tôi về cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong xã hội hiện nay, cụ thể là cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, cụ xác quyết 3 nguyên tắc sau đây: - Một là: Dứt khoát loại bỏ sử dụng vũ lực. Cụ nói: "Vũ lực chỉ sử dụng với kẻ thù khi không còn con đường nào khác. Tuyệt đối không bao giờ dùng vũ lực để chống lại nhân dân. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực, đó là quy luật và hậu quả tất yếu"! - Hai là: Con đường pháp lý bao giờ cũng tốt hơn bạo lực! Song không nên đặt nó lên hàng đầu.Ta chỉ nên dùng đến một khi các phương thức đối thoại, hòa giải thất bại! - Ba là: Phải đối thoại, hòa giải. Mọi mâu thuẫn và bất ổn trong xã hội đều có thể được hóa giái thông qua đối thoại và hòa giải. Trong đối thoại phải thực tâm và nghiêm túc thực thi những điều đã thỏa thuận. Đây là nguyên tắc tối thượng! Ba nguyên tắc xuyên suốt này được thể hiện rất rõ trong 2 TÂM THƯ người dân Đồng Tâm đã gửi cho Trung ương Đảng và Quốc hội không lâu trước. Dưới đây, tôi nêu tiếp một ý nhỏ về tư duy này trong thư cụ Kình gửi bà Lê Thị Nga và UBTP Quốc hội nói trên:"Một số luật sư có tâm sẵn sàng trợ giúp pháp lý nếu gia đình tôi đệ đơn khởi kiện ĐBQH Đào Thanh Hải trước pháp luật về tội vu khống trước diễn đàn QH sáng 7/11/2017. Tôi đang suy nghĩ nghiêm túc vấn đề này. Nhưng mặt khác tôi luôn có suy nghĩ: Con đường pháp lý đương nhiên là tốt hơn bạo lực, nhưng chỉ nên dùng đến khi con đường hòa giải thất bại. Kiện cáo là biện pháp cuối cùng khi không còn khả năng nào khác! Bởi vậy tôi cần cân nhắc thận trọng trước khi nhờ đến tấm lòng của các luật sư!" Rồi cụ đề xuất: "Trên cơ sở suy nghĩ và với thiện chí như vậy, tôi viết thư này kính đề nghị bà Chủ nhiệm và quý Ủy ban Tư pháp Quốc hội xem xét thấu đáo đơn này của tôi cũng như TÂM THƯ của nhân dân Đồng Tâm đã gửi đến Kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội Khóa XIV hôm 20/5 vừa qua, nhằm góp phần tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến cuộc khủng hoảng Đồng Tâm ngày 15/4/2017, để đề xuất với Trung ương Đảng và Chính phủ có quyết sách khôn khéo và kịp thời CỨU VÃN tình thế và CỨU người dân Đồng Tâm chúng tôi!" (hết trích). Kính thưa quý độc giả, Mọi nhà nước trên thế giới đều mong muốn công dân của mình ai cũng tốt. Những công dân có tư tưởng ôn hòa, luôn thiện chí và thượng tôn pháp luật đều rất quan trọng và rất quý đối với mọi chính thể quốc gia! Cụ Lê Đình Kình và đại đa số người dân Đồng Tâm là những công dân như vậy! Điều quan trọng là chính quyền các cấp của ta cần loại bỏ tư duy và nếp nghĩ xưa nay luôn cho rằng mọi đường lối, chính sách của mình là tuyệt đối đúng, người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành, ai không đồng tình là người đó chống lại nhà nước! Trong cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, người viết bài này cũng như tuyệt đại đa số người dân đều mong muốn Trung ương Đảng, Quốc hội và các cơ quan chức năng cần hồi đáp đơn thư và các nguyện vọng, kiến nghị của người dân! Tiếp đến là cần sớm giải quyết và loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây ra khủng hoảng. Sau nhiều lần về Đồng Tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, cũng như sau khi trao đổi, bàn bạc kỹ với cụ Kình, tôi mạn phép nêu 3 đề xuất như là giải pháp bước đầu tháo gỡ cuộc khủng hoảng như sau: 1/. Trước hết, Trung ương chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Người dân mong chờ Thanh tra Chính phủ làm rõ nguyên nhân gốc rễ cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, đồng thời xác định nguồn gốc đất và tình trạng pháp lý 59ha đất nông nghiệp ở cánh đồng Sênh. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ cho thu hồi bản Kết luận đầy tai tiếng số 2346/KL-TTTP ngày 19/7/2017 của Thanh tra Hà Nội! 2/. Để yên lòng dân và cũng là để giữ đúng cam kết của người đứng đầu bộ máy hành chính Thủ đô, Ban Giám đốc Công an Tp. Hà Nội công bố quyết định đình chỉ điều tra và cho thu hồi quyết định khởi tố hình sự số 129/PC44-Đ2 ban hành hôm 13/6/2017; 3/. Lãnh đạo BCA cho công bố Kết luận thanh tra vụ bắt, đánh đập dã man và gây thương tích suốt đời cho cụ Kình sáng hôm 15/4/2017 (nếu đã hoàn tất thanh tra). Nếu chưa thực hiện thanh tra, đề nghị đoàn Thanh tra phải về gặp những người đã chứng kiến sự việc đã diễn ra sáng 15/4/2017 để xác minh và lấy lời khai nhân chứng! Vâng, có lẽ ngày nay không có chính quyền nhà nước nào hoàn hảo, chính quyền nào cũng có thể phạm sai lầm! Sai lầm trong hoach định đường lối, nhất là trong việc điều hành, thưc thi chính sách là điều khó tránh khỏi! Thay vì tìm mọi cách thắng dân, chính quyền hãy dũng cảm nhận sai và điều chỉnh kịp thời! Tôi biết và xin đoan chắc, người dân Đồng Tâm không cố chấp, họ nói với tôi là sẵn sàng bàn giao 59ha đất ở cánh đồng Sênh cho UBND Tp.Hà Nội sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, hoặc chuyển giao cho bất cứ doanh nghiệp nào, nhưng phải trên cơ sở thỏa thuận và bồi thường thỏa đáng! Quyết sách cởi nút thắt cho cuộc khủng hoảng Đồng Tâm là sự dũng cảm, và không ai có thể làm thay các cơ quan chức năng của Trung ương và của Thành phố Hà Nội! Giải quyết rứt điểm vụ việc Đồng Tâm, chắc chắn Đảng và Chính phủ sẽ không còn mệt óc, đau đầu, và điều quan trọng nhất là thu phục trở lại lòng tin của người dân! Có lòng tin nơi dân chúng là có tất cả! Giải quyết khủng hoảng Đồng Tâm sẽ là bước khởi đầu thuận lợi, mở ra việc giải quyết nhiều vụ bế tắc tương tự, thậm chí còn khó khăn và nghiêm trọng hơn đang tồn tại ở nhiều nơi trên đất nước ta khắp từ Nam ra Bắc trong hàng chục năm qua! Rất mong 3 đề xuất trên sẽ được ưng thuận, khởi sự cho mọi sự tốt lành! N.Đ.Q. Tác giả gửi BVN | |
Đi tìm nguyên nhân đưa đến thảm họa tuyển sinh Posted: 07 Aug 2018 07:04 PM PDT Trần Đình ThuDù xảy ra thảm họa tuyển sinh kinh hoàng nhưng hiện nay do ông Bộ trưởng Nhạ vẫn khăng khăng phương án Bộ ông ấy làm là đúng, nên cộng đồng mạng cần có những bài phân tích để vạch ra cái sai lầm của Bộ ông ấy, để ông bớt ngủ gục trong Quốc hội đi. Và đây là một bài như thế. Nhắc lại một chút. Trước 2015, học trò Việt có 2 kỳ thi rất vất vả, nên đến năm 2015, nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải gộp 2 làm 1. Phải khẳng định ngay, gộp là đúng, nhưng gộp thế nào? Thật ra, nói là "gộp" nhưng bản chất là bỏ bớt 1 kỳ thi: Hoặc là bỏ kỳ thi tốt nghiệp hoặc là bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học. Và Bộ ông Nhạ đã chọn phương án bỏ kỳ thi tuyển sinh vào đại học, giữ lại kỳ thi tốt nghiệp. Đây là một cách chọn theo tôi là "muốn an toàn nhưng ngây ngô". Cũng như phần lớn cách làm của các quan chức hành chính, do yếu kém về năng lực và sợ trách nhiệm mà họ thường chọn những phương án thoạt nghe thì có vẻ an toàn nhưng xem xét kỹ thì phản khoa học. Cách chọn của Bộ ông Nhạ là phản khoa học. Phản khoa học ở điểm nào và vì sao Bộ ông Nhạ lại chọn phương án phản khoa học? Chúng ta hình dung có 2 cửa kiểm soát vào nơi giao lưu với 1 nhân vật quan trọng. Yêu cầu người tham dự là phải ăn mặc đẹp và nghe tiếng Anh tốt. Nếu qua cửa 1 thì vào được sảnh chờ nhưng chưa được vào nơi giao lưu, và chỉ khi qua cửa 2 thì mới vào được nơi giao lưu. Vấn đề đặt ra là phải bỏ bớt 1 trong 2 cửa. Các chuyên viên bèn chọn bỏ cửa 2 giữ lại cửa 1 vì họ sợ nếu bỏ cửa 1 thì e là sẽ có nhiều người vào được sảnh chờ hơn. Nhưng cửa 1 thì nhân viên soát vé ít chuyên nghiệp và hay ăn hối lộ, còn cửa 2 thì nhân viên soát vé chuyên nghiệp hơn và lo toan hơn. Kết quả là tuy chọn phương án an toàn nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ vì nhiều người ăn mặc lôi thôi và điếc đặc tiếng Anh dễ dàng lọt qua cửa 1 và họ vào nơi giao lưu, lại đủ tiêu chuẩn ngồi trên cùng khiến cho Ban tổ chức ê mặt với khách mời. Cũng như vậy với phương án của Bộ ông Nhạ. Cũng với ý thức như ví dụ trên, Bộ ông này đã chọn giữ lại cửa 1 với đội ngũ kiểm soát là cán bộ coi thi chấm thi địa phương dễ bị mua chuộc so với đội ngũ kiểm soát cửa 2 là các giảng viên của các trường đại học, Bộ ông Nhạ đã chọn một phương án ngu ngốc làm phá sản hoàn toàn chương trình tuyển sinh vào đại học. Chúng ta biết rằng, ở các trường đại học, người ta tuyển chọn thí sinh là tuyển chọn cho chính họ, vì thế họ phải tổ chức kỳ thi nghiêm túc vì sự sống còn của ngôi trường của họ. Cho nên nhẽ ra là phải giữ kỳ thi này. Còn ở các sở giáo dục, họ tổ chức kỳ thi không vì quyền lợi chính họ nên họ dễ dàng thỏa hiệp móc ngoặc, ban phát điểm thi cho thí sinh hoặc tổ chức không nghiêm túc, không chu đáo… Cho nên khi bỏ kỳ thi vào đại học giữ kỳ thi tốt nghiệp để cho các địa phương tổ chức, Bộ ông Nhạ đã "giao trứng cho ác", khiến nhiều học sinh kém nhưng được "hội đồng làng" chấm điểm cao ngất khiến cho các trường đại học không biết đâu là học sinh giỏi đâu là học sinh kém. Từ đó phát sinh khủng hoảng tuyển sinh. T.Đ.T. Nguồn: FB Trần Đình Thu | |
Trả lời thẳng: tại sao dày đặc cảng biển, khu kinh tế nhưng miền Trung... vẫn chưa giàu? Posted: 07 Aug 2018 07:03 PM PDT Trúc GiangTheo thông cáo mới nhất từ Văn phòng Quốc hội, dự án luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (còn gọi là Luật Đặc khu) chưa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 8 này.Thiếu sức mạnh của "hậu phương công nghiệp"? Thay vì hưởng ứng lời tuyên bố đầy phấn khích của bà chủ tịch Quốc hội "Một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng", thì cần trả lời câu hỏi rất quen thuộc từ hơn chục năm qua: Bắc Vân Phong để làm gì khi miền Trung dày đặc cảng biển, dày đặc khu kinh tế nhưng miền Trung vẫn mãi chưa giàu có? Trong một hội thảo, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói rằng với đường bờ biển dài hơn 1.200 km và 13 cảng biển (trong đó có 7 cảng biển loại 1), duyên hải miền Trung có những lợi thế mà ở nơi khác không có. Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhận xét rằng các địa phương đã không biết phát huy, lợi thế đó đang trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển.
Từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, tỉnh nào cũng đầu tư cảng biển. Trong ảnh: Tàu trọng tải lớn tiếp nhận hàng hóa ở cảng Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh và chú thích: Zingnews Ngoài cảng biển thì một lợi thế khác cũng cần kể đến, là toàn vùng có 6 khu kinh tế ven biển, diện tích quy hoạch 152.000 ha, tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, lọc hóa dầu. Nhưng trên thực tế thì các khu kinh tế lại chưa được khai thác như hoạch định. Lý do là dù dày đặc các khu kinh tế ven biển và khu công nghiệp, song các tỉnh miền Trung chưa có "hậu phương công nghiệp" đủ mạnh. Một tham luận của Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright Việt Nam, thành viên Nhóm tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung, cho hay mô hình khu kinh tế ven biển kể từ đầu thập niên 2000 chưa đạt nhiều kết quả. Theo ông Du, với quyết tâm nửa vời và sự tự chèo kéo nhà đầu tư của các địa phương đã dẫn đến mô hình kinh tế ở các tỉnh miền Trung giống như "quả mít". Tỉnh nào cũng nói phát triển dịch vụ, công nghiệp, nhưng không thể xác định lĩnh vực nào là mũi nhọn để tập trung đầu tư. Vùng này không có sự hỗ trợ theo kiểu liên kết để cùng nhau có lợi. Hiện nay, cuộc đua thu hút đầu tư giữa các địa phương tại miền Trung vẫn đang diễn ra gay gắt suốt 'mấy đời' Thủ tướng và Chủ tịch nước. Trong cuộc đua này, yếu tố cảng biển được các địa phương sử dụng như một "chủ bài" chiến lược để quảng bá sức hấp dẫn. Song, vấn đề của miền Trung là những khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất... đều chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, sản xuất, trong khi các tỉnh vẫn thi nhau vay vốn nâng cấp các cảng của địa phương mình. Điều này vừa khiến hao tổn nguồn lực trong đầu tư, vừa khiến việc cạnh tranh giữa các tỉnh trở nên gay gắt. Đang 'dẫm chân nhau'…Tình trạng "đâu đâu cũng đề nghị làm cảng tổng hợp, cảng container" đang khiến các tỉnh miền Trung bị "dẫm chân nhau" trong thu hút gọi vốn. Nhà đầu tư đã không nhìn thấy rõ được điểm riêng, điểm lợi thế của từng khu. Đơn cử, Dung Quất xác định trở thành trung tâm lọc hoá dầu quốc gia, thì hệ thống cảng biển đi kèm phải là hệ thống cảng biển chuyên biệt, dùng phục vụ cho ngành này. Dung Quất lại cũng đề xuất làm cảng container, với dân chuyên ngành kinh tế biển, thì khi ấy Dung Quất không còn tạo được điểm nhấn trong chiến lược phát triển của mình. Trở ngược thời gian. Giữa tháng 12/2006, cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển đầu tiên của Việt Nam được khánh thành nối thành phố Quy Nhơn và Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Cây cầu đã mang tới giấc mơ về một Hồng Kông… bên hông Quy Nhơn, đưa các tỉnh miền Trung rực sáng... Rồi biết bao tháng, năm đi qua, viễn cảnh sẽ có một Hồng Kông rực sáng giữa lòng miền Trung cứ lùi dần, thậm chí, nhiều người giờ đây quên mất chuyện đã từng có một giấc mơ đẹp đẽ như thế. Xem ra câu hỏi "dày đặc cảng biển, khu kinh tế, tại sao miền Trung vẫn… chưa giàu?", không dễ có câu trả lời. Bởi mấy mươi năm qua, với nền kinh tế thị trường "định hướng xã hội chủ nghĩa", đúng là các tỉnh miền Trung đang nằm sát nhau, gặp nhau thì các ông, bà quan chức đầu tỉnh bắt tay và 'ôm hôn thắm thiết', nhưng sau đó thì mạnh ai nấy làm, đèn nhà ai nấy rạng; chẳng mấy ai chịu lép vế ai – giống như khi chia tách Đà Nẵng, Quảng Nam, khi ấy chủ tịch tỉnh Quảng Nam là ông Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức hẳn cuộc họp báo hoành tráng tại Sài Gòn, với tuyên bố Quảng Nam sẽ 'nâng cấp' sân bay quân sự Chu Lai thành sân bay quốc tế, bất chấp chuyện sân bay quốc tế Đà Nẵng cách đó chưa đến trăm cây số đường bộ. Có ví von rằng mỗi khi các tỉnh miền Trung bàn chuyện liên kết phát triển kinh tế, nó giống như trò chơi xếp hình của trẻ em vậy. Trong một mớ mảnh ghép ấy, nếu chơi hay, chơi tốt thì hình sẽ đẹp; còn nếu lắp ráp, liên kết thiếu tính logic thì món đồ chơi ấy không ra hình hài gì cả… Từ đề nghị phải có đặc khu Bắc Vân Phong để "một đồng rót vào đây sẽ hút về hàng chục, hàng trăm đồng", xin tạm kết bài viết này bằng một nhận xét, "các tỉnh miền Trung có nhiều thế mạnh, mạnh nhất là… mạnh ai nấy chạy!". Chạy cho Quốc hội duyệt đặc khu Bắc Vân Phong là một ví dụ. T.G. VNTB gửi BVN | |
Vì sao Tổng thống Trump quyết ‘ăn thua đủ’ với Trung Quốc về thương mại? Posted: 07 Aug 2018 07:00 PM PDT Mỹ Khánh Ngày 6/7, Mỹ và Trung Quốc chính thức bước vào cuộc chiến thương mại "lớn nhất lịch sử", theo cách gọi của Trung Quốc. Washington và Bắc Kinh đồng thời tăng thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu của đối phương trị giá 34 tỷ USD. Đây là một phần trong gói áp thuế 50 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa ngày 15/6. Gói thuế 14 tỷ USD nữa sẽ được Mỹ xem xét công bố trong 2 tuần tới. Chính quyền Trump cũng cảnh báo sẽ tăng thuế lên tổng cộng 500 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh có động thái trả đũa. Ngoài mục tiêu cân bằng thương mại Mỹ-Trung, ông Trump nhiều lần nhấn mạnh việc "lấy lại công bằng" cho các doanh nghiệp Mỹ. Bản báo cáo dài 200 trang của Đại diện Thương mại Mỹ công bố hôm 22/3 nêu rõ Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Trước đó, ông Trump và nhiều quan chức cấp cao Nhà Trắng từng nói thẳng Trung Quốc "ăn cắp tài sản trí tuệ" Mỹ. Lo ngại với "Made in China 2025"Người Mỹ càng cảm thấy lo lắng hơn, khi biết Trung Quốc đã vạch hẳn kế hoạch trung và dài hạn để vươn lên dẫn đầu công nghệ. Kế hoạch này có tên "Made in China 2025" (sản xuất tại Trung Quốc 2025). Theo đó, Trung Quốc sẽ chuyển đổi thành một nước dẫn đầu về công nghệ, bước đầu là năm 2025, tiếp đó là năm 2035 và 2049. "Made in China 2025" đặc biệt chú trọng nâng cấp ngành sản xuất của Trung Quốc trong 10 lĩnh vực chiến lược như: Công nghệ thông tin, máy công nghệ cao và robot, hàng không vũ trụ, thiết bị hàng hải và tàu biển, vận tải đường sắt tiên tiến, thiết bị vận tải sử dụng năng lượng mới, năng lượng, máy móc nông nghiệp, vật liệu mới và y sinh học. Việc một nền kinh tế hướng tới công nghệ cao là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên, cách để Trung Quốc đạt được trình độ công nghệ cao lại có vấn đề. Thay vì bỏ tiền của, công sức và thời gian để nghiên cứu và phát triển, Bắc Kinh bị cáo buộc đã tìm cách "đánh cắp công nghệ" của các nước khác, thông qua tin tặc, gián điệp, thôn tính công ty và chèn ép các công ty đầu tư vào Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 17/1, Tổng thống Trump và Cố vấn kinh tế Gary Cohn nói Trung Quốc đã ép các công ty Mỹ phải chuyển giao tài sản trí tuệ cho Trung Quốc như "chi phí" để được làm ăn tại nước họ. Ngày 1/6, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vì cho rằng nước này đặt ra quy định trái phép, ép buộc các công ty châu Âu phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc như điều kiện để được quyền làm ăn ở Trung Quốc. "Chúng tôi không thể để bất cứ nước ngoài nào ép buộc các công ty của chúng tôi phải giao các kiến thức chuyên môn khó kiếm tại biên giới của họ. Điều này đi ngược với các quy tắc quốc tế mà chúng tôi đã nhất trí khi gia nhập WTO. Nếu các bên tham gia không tuân thủ luật chơi, hệ thống có thể sụp đổ", Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström phát biểu. Vào tháng 12/2017, một công ty công nghệ Mỹ là Micron đã đệ đơn kiện một công ty Trung Quốc, với cáo buộc đánh cắp 900 tệp dữ liệu bí mật thông qua mua chuộc và gián điệp, nhằm ứng dụng phát triển các dự án công nghệ tại Trung Quốc. Micron Technology là một công ty Mỹ sở hữu các thiết kế vi mạch có vai trò sống còn cho khả năng lưu trữ và truy xuất bộ nhớ của điện thoại và máy tính. Theo đơn kiện của Micron tới Tòa án liên bang tại quận phía Bắc California, Công ty Vi mạch Kim Hoa Phúc Kiến (Fujian Jinhua Integrated Circuit – FJIC), Trung Quốc đã ăn cắp bí mật công nghệ của hãng. Những bí mật bị đánh cắp nhằm xây dựng 1 nhà máy trị giá 5,7 tỷ USD tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trong báo cáo của Đại diện Thương mại Mỹ ngày 22/3, có đến hơn 100 lần cụm từ "Made in China 2025" được nhắc tới. Điều này cho thấy, quan ngại lớn nhất của Tổng thống Trump với Trung Quốc không phải thâm hụt thương mại, mà chính là kế hoạch "Made in China 2025". Bảo vệ doanh nghiệp và người lao động MỹMột vũ khí lợi hại mà Tổng thống Trump đang xem xét là hạn chế đầu tư nhằm vào Trung Quốc. Hồi tháng 3, Tổng thống Trump đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nghiên cứu một kế hoạch nhằm hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc "vào các ngành công nghiệp và kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng của Mỹ". CNN dẫn lời một cá nhân am hiểu kế hoạch của Nhà Trắng nói rằng các công ty có tối thiểu 25% vốn sở hữu của Trung Quốc sẽ bị cấm mua lại những công ty liên quan tới công nghệ mà Washington đánh giá là quan trọng, ví dụ như không gian vũ trụ, robot, công nghiệp ô tô. Một nguồn tin giấu tên từ chính quyền Mỹ cho hay quy định hạn chế đầu tư mới có thể sẽ "khép chặt cánh cửa" tiếp cận của Trung Quốc đối với khoảng 1.000 công ty và doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ nói rằng họ thiệt hại đến hàng trăm tỷ USD về công nghệ và hàng triệu công việc vì các hành vi gian lận của Trung Quốc. Ngày 6/7, một tòa án Mỹ đã phạt nhà sản xuất tuabin gió Trung Quốc Sinovel Wind Group 1,5 triệu USD và đặt công ty này vào quản chế trong một năm, với cáo buộc trộm cắp bí mật thương mại và gian lận. Theo các tài liệu của tòa án, Sinovel đã ăn cắp phần mềm điều chỉnh dòng điện từ tuabin tới lưới điện của AMSC, một công ty công nghệ năng lượng ở Ayer, Massachusetts. Vì vụ trộm, doanh thu của AMSC giảm, giá trị thị trường giảm từ 1,6 tỷ USD xuống còn khoảng 200 triệu USD và công ty buộc phải loại bỏ gần 700 việc làm, hơn một nửa lực lượng lao động toàn cầu của công ty. Ông Trump từng nói rằng ông muốn Mỹ có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cần đối xử "công bằng" với đối tác. Với việc "khai hỏa" cuộc chiến thương mại ngày 6/7, Tổng thống đã chọn phương án cuối cùng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, qua đó bảo vệ việc làm cho người Mỹ trước sự đe dọa từ Trung Quốc. Ai là người thắng cuối cùng?Nhiều chuyên gia cảnh báo một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất-nhì thế giới sẽ khiến cả hai "lưỡng bại câu thương", và ảnh hưởng xấu đến kinh tế thế giới. Trong khi đó, Tổng thống Trump từng cho rằng Mỹ "dễ thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại" (trade wars are easy to win). Riêng với Trung Quốc, niềm tin đó của ông càng cao. Lý thuyết của ông khá đơn giản: Hiện Mỹ xuất khoảng 200 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc xuất sang Mỹ khoảng 500 tỷ USD hàng hóa, chênh lệch khoảng 300 tỷ USD. Vì vậy, nếu Mỹ áp thuế hàng hóa Trung Quốc trong vòng 200 tỷ USD, Bắc Kinh có thể đáp trả tương ứng, nhưng nếu Washington áp thuế trên 200 tỷ USD hàng hóa, Trung Quốc lại chẳng thể nâng thêm. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã từng điều đình với Mỹ để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại. Theo giới phân tích, việc Bắc Kinh nhượng bộ trước rất đáng chú ý, vì nước này dường như ngầm thừa nhận sự yếu kém. Milton Ezrati, Kinh tế trưởng của Vested ở New York kiêm biên tập viên tạp chí The National Interest, cho rằng khó khăn thấy rõ nhất của Trung Quốc nằm ở mô hình tăng trưởng thiên về xuất khẩu, điều mà nhiều người ở phương Tây nhầm lẫn là sức mạnh của cường quốc đông dân nhất thế giới. Do Trung Quốc quá chú trọng đến việc sản xuất, họ đã tạo ra sự dư thừa, có thể dẫn đến lãng phí nếu các công ty quốc doanh không thể bán hết được chúng. Không có người mua, các bó cốt thép, động cơ phản lực và những sản phẩm tương tự sẽ trở nên han gỉ trong các sân kho nhà máy. Điện thoại iPhone và hàng triệu áo phông in sẵn logo sẽ gây ra vấn đề lưu kho nghiêm trọng. Mô hình tăng trưởng như trên phụ thuộc vào sự thịnh vượng ở các nước khác, những nơi tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc. Các báo cáo về tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã chỉ rõ sự phụ thuộc này. Ngay cả Tổng cục Thống kê Trung Quốc cũng quy tốc độ tăng trưởng ở Mỹ và châu Âu là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của nước này. Dĩ nhiên, chiến tranh thương mại sẽ có những tổn hại trước mắt cho một số doanh nghiệp Mỹ, nhưng lợi ích về lâu dài có thể lớn hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn "nở rộ" với tốc độ tăng trưởng cao và thất nghiệp thấp sẽ cho Tổng thống Trump thêm nhiều "vũ khí" để chiến đấu với Trung Quốc. Nguồn: http://tapchivietkieu.info/vi-sao-tong-thong-trump-quyet-thua-du-voi-trung-quoc-ve-thuong-mai/ |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét