“TỐ CÁO TBT BÁO VTC NEWS VU CÁO TÒA ÁN QUẬN CẦU GIẤY, 2 CÔNG DÂN NGUYỄN THỊ MÙI VÀ PHẠM VIẾT ĐÀO THAM GIA TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG ( Bài 2)” plus 15 more |
- TỐ CÁO TBT BÁO VTC NEWS VU CÁO TÒA ÁN QUẬN CẦU GIẤY, 2 CÔNG DÂN NGUYỄN THỊ MÙI VÀ PHẠM VIẾT ĐÀO THAM GIA TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG ( Bài 2)
- KINH HOÀNG 5600 VĂN BẢN DO CÁC BỘ, BAN NGÀNH BAN HÀNH TRÁI LUẬT, HẬU QUẢ AI GÁNH CHỊU: CHÍNH PHỦ HAY DÂN?
- Trung Quốc “vỡ trận” vì tính toán sai lầm trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?
- ĐÀN ÔNG CƯƠNG NGHỊ NHƯ NÚI, ĐÀN BÀ DỊU DÀNG NHƯ NƯỚC; KHÔNG CÓ NÚI NƯỚC MẤT ĐI LINH TÍNH, KHÔNG CÓ NƯỚC NÚI MẤT ĐI LINH HỒN
- CÁC SẢN PHẨM CỦA ĐỨC CÓ TUỔI THỌ HÀNG TRĂM NĂM-CÂU TRẢ LỜI Ở CHẤT LƯỢNG CỦA NỀN GIÁO DỤC ĐỨC
- LÂM BƯU, PHÓ CHỦ TỊCH ĐẢNG CS TRUNG QUỐC CHẾT THẢM CẢ NHÀ DO TRƯỚC ĐÓ DÙNG BỘC PHÁ SAN PHẲNG 3 NGÔI CHÙA ĐỂ XÂY BIỆT PHỦ
- ÚT ‘trọc’ và thế lực bí ẩn ‘anh em ngoài xã hội’
- Nghi kỵ và sụp đổ
- Tòa nhà nơi làm ra “dự án luật” về đặc khu
- Tôn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đang nợ hơn 18.000 tỷ đồng
- Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN: Đáng mừng hay đáng lo?
- Trung Quốc huy động công an chặn biểu tình khu tài chánh ở Bắc Kinh
- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: GDP 2018 của TQ sẽ giảm 0.2%
- BỘ CÔNG AN XÓA CÂP TỔNG CỤC ĐỂ LOẠI NGUY CƠ TẠO PHẢN CỦA ĐÀN EM BA DŨNG;
- MỘT CÁN BỘ BỘ CÔNG AN BÁN BÍ MẬT DẦU KHÍ CHO ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI CĂMPUCHIA BỊ KẾT TỘI LÀM GIÁN ĐIỆP
- TBT VTC NEWS ĐƯA TIN HAY VU CÁO: CÓ THỂ LỰC PHẢN ĐỘNG ĐỨNG SAU BÀ NGUYỄN THỊ MÙI Ở VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH ( Kỳ 1)
Posted: 08 Aug 2018 02:19 PM PDT Phạm Viết Đào. Bài liên quan: Bà Nguyễn Thị Mùi bên nguyên đơn ( bên trái) và 2 đại diện bị đơn báo Gia đình VN ( bên phải) trước Tòa... Ngày 6/8/2018, tôi Phạm Viết Đào và ngày 8/8/2018 bà Nguyễn Thị Mùi đã gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ, có kết luận về hành vi của TBT báo VTC NEWS: đã đăng bài trên báo VTC NEWS, gửi công văn số 193/VTC-NEWS ngày 30/7/2018 cho rằng, đang có một tổ chức chống phá nhà nước ( phản động) đứng sau các hành vi khiếu nại, khởi kiện ra tòa của bà Nguyễn Thị Mùi. Chúng tôi có 2 yêu cầu: 1/Nếu TBT báo VTC NEWS đưa ra được bằng chứng và các cơ quan chức năng xác minh thông tin này của TBT VTC NEWS là chính xác, thật sự có tổ chức chống phá nhà nước mà chúng tôi tham gia, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật; 2/ Nếu những thông tin do TBT báo VTC NEWS đưa trên báo và trong công văn số 193/VTC NEWS do TBT ký ngày 30/7/2018 là bịa đặt, vu cáo thì chúng tôi yêu cầu: các cơ quan chức năng phải xử lý TBT báo VTC NEWS theo quy định pháp luật. Theo chúng tôi đây là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, thông tin sai sự thật vu cáo, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân của cơ quan nhà nước, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy. Sau đây là các nội dung chính trong đơn tố cáo của 2 công dân Phạm Viết Đào và Nguyễn Thị Mùi: Tố cáo 1: Tổng Biên tập VTC NEWS đưa tin không theo nội dung bản án, vu cáo Tòa án quận Cầu giấy, kích động dư luận xấu với cơ quan này Bằng chứng 1: Trong bài "Nhảm nhí 'vong' tử tù 'nhập' vào cô đồng kêu oan tố công an bán nội tạng Thứ Hai, 16/04/2018 06:30 AM GMT+7 "Lời tòa soạn: Như đã nói ở kỳ trước, TAND quận Cầu Giấy đã xử cho bà Nguyễn Thị Mùi thắng kiện, yêu cầu Báo Gia đình Việt Nam phải xin lỗi bà Mùi, xin lỗi vong hồn người chết (tức tử tù Bùi Đức Lợi), chủ yếu bởi tấm ảnh chân dung bà Mùi đăng lên báo…" (Nguồn:https://vtc.vn/nham-nhi-vong-tu-tu-nhap-vao-co-dong-keu-oan-to-cong-an-ban-noi-tang-d393322.html) Bằng chứng 2: Trong bài "Sát thủ bịt mặt máu lạnh ở Vân Đồn và nỗi đau còn lại sau loạt vụ án kinh hãi Thứ Sáu, 20/04/2018 06:30 AM GMT+7 có đoạn sau đây:"Điều khó tin nổi với giới báo chí, là Tòa dân sự Cầu Giấy không chỉ yêu cầu Báo bồi thường, mà còn bắt xin lỗi cả "vong linh người chết". Mà "vong linh người chết" ở đây chính là Bùi Đức Lợi, một tên tội phạm khát máu, một kẻ giết người hàng loạt, một kẻ gây tang thương cho biết bao người hiện còn sống ở Quảng Ninh.Mấy mạng người bị sát hại, mấy gia đình mất người thân, người đàn bà bệnh tật chưa được người thân của tên sát nhân này đền bù đồng nào, chưa được một lời xin lỗi, vậy mà Tòa dân sự Cầu Giấy lại bắt lãnh đạo của một tờ báo xin lỗi "vong linh người chết", tức là phải xin lỗi "vong linh" của tên giết người khét tiếng, đã bị tử hình bởi quyết định của Tòa án nhân dân Tối cao…" (Nguồn:"https://vtc.vn/sat-thu-bit-mat-mau-lanh-o-van-don-va-noi-dau-con-lai-sau-loat-vu-an-kinh-hai-d394096.html) Bằng chứng 3: Trang 2 công văn 193/VTC-NEWS do Phó TBT báo VTC NEWS ký đã dành 1 đoạn để vu cáo, thách thức Tòa án quận Cầu Giấy: "Mới đây Tòa án quận Cầu Giấy xử vụ kiện, yêu cầu Báo Gia đình VN xin lỗi, đền bù cho bà Nguyễn Thị Mùi 70 triệu đồng, thậm chí còn bắt Báo xin lỗi " vong hồn tử tủ".Nội dung xin lỗi và đền bù chủ yếu xoay quanh 2 bức nrh chụp bà Mùi đăng báo mà không xin phép bằng văn bản. Nhận thấy đây là bản án vô lý, gây khó khăn cho tác nghiệp báo chí, vi phạm Luật Báo chí nên VTC NEWS đã điều tra, lật lại vụ án, với thông tin kỹ lường ?!" Những thông tin trong công văn 193/VTC-NEWS và do báo đưa trong 2 bài hoàn toàn bịa đặt, sai với nội dung bản án số 23/2017/DS-ST của Tòa án Quận Cầu Giấy do Thẩm phán Vũ Toàn Giang ký, tuyên. Nguyên văn đoạn này trong Bản án sơ thẩm số 23/2017/DS-ST như sau tại mục 2 phần Quyết định của Tòa: "Báo Gia đình Việt Nam ( Tổng Biên tập Hồ Minh Chiến) có trách nhiệm phải đăng nguyên văn bản Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí số 507/QĐXPHC ngày 13/6/2013 của Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông với lời xin lỗi với bà Mùi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính Phủ…" Mục 2 của Quyết định bản án số 23/2017/DS-St tại trang 10 của Tòa án quận Cầu Giấy, yêu cầu TBT đăng cải chính không có nội dung phải xin lỗi tử tù Bùi Đức Lợi? Trong Quyết định xử phạt hành chính 507/ QĐXPHC của Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông ký ngày 13/6/2013 cũng không có dòng nào yêu cầu TBT báo Gia đình Việt Nam phải xin lỗi vong linh Bùi Đức Lợi đã chết ? Quyết định xứ phạt hành chính của Bộ Thông tin-Truyền thông không có nội dung xin lỗi người chết ! Thế mà TBT báo VTC NEWS dám đặt điều, vu cáo? Sự thật về lời "xin lỗi vong linh người chết" này được ghi trong công văn số 64/CV-GĐVN do Phó Tổng Biên tập Báo Gia đình Việt Nam ký ngày 31/12/2013 gửi cho bà Nguyễn Thị Mùi. Nội dung "xin lỗi vong linh người chết" này là bịa đặt, không có trong Quyết định của Bản án sơ thẩm số 23/2017/DS-ST của Tòa án quận Cầu Giấy. Đây là hành vi vu cáo Tòa án quận Cầu Giấy; người ký bản án sơ thẩm 23/2017/DS-ST Thẩm phán Vũ Toàn Giang có quyền khởi kiện TBT VTC… Tố cáo 2: Tổng Biên tập VTC NEWS đã viết bài, thảo công văn số 193/VTC-NEWS ngày 30/7/2018 vu cáo tội danh hình sự cho công dân Phạm Viết Đào và Nguyễn Thị Mùi, tham gia tổ chức chống phá nhà nước ( phản động) Bằng chứng 1: Trong bài "Nhảm nhí 'vong' tử tù 'nhập' vào cô đồng kêu oan tố công an bán nội tạng ra Thứ Hai, 16/04/2018 06:30 AM GMT+7 Tại"Lời tòa soạn: ( VTC NEWS) Như đã nói ở kỳ trước, TAND quận Cầu Giấy đã xử cho bà Nguyễn Thị Mùi thắng kiện, yêu cầu Báo Gia đình Việt Nam phải xin lỗi bà Mùi, xin lỗi vong hồn người chết (tức tử tù Bùi Đức Lợi), chủ yếu bởi tấm ảnh chân dung bà Mùi đăng lên báo. Điều gì khiến bà Nguyễn Thị Mùi hăng hái kiện suốt nhiều năm trời? Nhóm phóng viên biết rằng, đứng sau bà Mùi là một kẻ mù quáng chống đối chính quyền. Người này là cán bộ về hưu, từng có chức vụ ở Bộ VHTT&DL, nhưng bất mãn với chính quyền và chỉ thích kiện cáo… Ngay lập tức, ông ta kích động bà Mùi kiện báo cùng lãnh đạo và đứng sau đạo diễn toàn bộ vụ việc. Khi đang xúi giục kiện Báo, thì ông này bị công an bắt, khởi tố tội "chống phá nhà nước". Khi ông này đi tù, thì bà Mùi cũng "mất tích", không theo kiện nữa. Tuy nhiên, 2 năm sau, khi ông ta ra tù, thì lại tiếp tục kiện." (Nguồn: Nhảm nhí 'vong' tử tù 'nhập' vào cô đồng kêu oan tố công an bán nộihttps://vtc.vn › Phóng sự - Khám phá) Bằng chứng 2: Trong bài "Sát thủ bịt mặt máu lạnh ở Vân Đồn và nỗi đau còn lại sau loạt vụ án kinh hãi" Thứ Sáu, 20/04/2018 06:30 AM GMT+7 có đoạn sau đây: "Cũng theo ông Minh ( luật sư được báo Gia đình Việt Nam thuê bảo vệ báo), việc kiện Báo Gia đình Việt Nam không phải là mục đích chính của bà Nguyễn Thị Mùi và những kẻ phản động đứng sau. Báo chỉ là nạn nhân, là bàn đạp để những đối tượng này tiếp tục kiện Công an Quảng Ninh, muốn minh oan cho tử tù Bùi Đức Lợi." Bằng chứng 3: Trong công văn số 193/VTC NEWS do Phó Tổng Biên tập Trần Anh Thư ký có đoạn sau đây: "Năm 2013, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều video clip do ông Phạm Viết Đào ( người từng thụ án vì tội chống phá nhà nước) đưa lên, nội dung là cảnh " vong ma" tử tù Bùi Đức Lợi nhập vào cô đồng Nguyễn Thị Sinh (ở Hải Dương, Báo đã có loạt bài bóc trần sự lừa đảo của cô đồng này), có hàng triệu lượt người xem, nhà báo Phạm Ngọc Dương cùng nhóm phóng viên của báo Gia đình Việt Nam đã điều tra, làm rõ sự việc phát tán các nội dung mê tín dị đoan, xuyên tạc sự thật của một nhóm người, nhằm chống phá các cơ quan nhà nước, gây hoang mang dư luận, làm mất niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật"… Như vậy, TBT VTC NEWS đã cho đăng lên báo và thảo công văn 193 vu cáo tôi Nguyễn Thị Mùi và một số người thành lập một tổ chức chống phá nhà nước, hành nghề mê tín dị đoan. Về phía cá nhân công dân Nguyễn Thị Mùi hoàn toàn bác bỏ sự vu khống trắng trợn này. Việc tôi khiếu nại, khởi kiện báo cũng như kêu oan cho con tôi là việc làm trong khuôn khổ của Luật Khiếunại, LuậtTố tụng hình sự. Còn tôi công dân Phạm Viết Đào bác bỏ thông tin trong công văn số 193:"Năm 2013, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều video clip do ông Phạm Viết Đào ( người từng thụ án vì tội chống phá nhà nước) đưa lên, nội dung là cảnh " vong ma" tử tù Bùi Đức Lợi nhập vào cô đồng Nguyễn Thị Sinh (ở Hải Dương, Báo đã có loạt bài bóc trần sự lừa đảo của cô đồng này), có hàng triệu lượt người xem, nhà báo Phạm Ngọc Dương cùng nhóm phóng viên của báo Gia đình Việt Nam đã điều tra, làm rõ sự việc phát tán các nội dung mê tín dị đoan, xuyên tạc sự thật của một nhóm người, nhằm chống phá các cơ quan nhà nước, gây hoang mang dư luận, làm mất niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật"… Trang 2 công văn 193/VTC-NEWS do Phó TBT báo VTC NEWS ký đã dành 1 đoạn để vu cáo, thách thức Tòa án quận Cầu Giấy: "Mới đây Tòa án quận Cầu Giấy xử vụ kiện, yêu cầu Báo Gia đình VN xin lỗi, đền bù cho bà Nguyễn Thị Mùi 70 triệu đồng, thậm chí còn bắt Báo xin lỗi " vong hồn tử tủ".Nội dung xin lỗi và đền bù chủ yếu xoay quanh 2 bức nrh chụp bà Mùi đăng báo mà không xin phép bằng văn bản. Nhận thấy đây là bản án vô lý, gây khó khăn cho tác nghiệp báo chí, vi phạm Luật Báo chí nên VTC NEWS đã điều tra, lật lại vụ án, với thông tin kỹ lường ?!" Tôi cho rằng đây là hành động vu cáo tôi. Nếu TBT báo VTV NEWS có bằng chứng chứng minh thông tin trên, tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật. Nếu không, TBT báo VTC NEWS chịu trách nhiệm về hành vị lạm dụng chức vụ, quyền hạn vu cáo công dân. Tố cáo 3 của bà Nguyễn Thị Mùi: Tổng Biên tập báo VTC NEWS đã vi phạm Luật Khiếu nại Số: 02/2011/QH13 Theo quy định tại Điều 5 của Luật Khiếu nại: 1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình…" Việc TBT VTC NEWS gửi công văn số 193 dưới ghi V/v Phản hồi thông tin là đã không chấp hành Công văn chuyển đơn của Bộ Thông tin-Truyền thông; không tuân thủ kỷ cương, phép nước quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 31 của Luật Khiếu nại. 1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. 2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây: 1. a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; 2. b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; 3. c) Nội dung khiếu nại; 4. d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; 5. đ) Kết quả đối thoại (nếu có); 6. e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; 7. g) Kết luận nội dung khiếu nại; Đối chiếu với các quy định của Điều 5 và Điều 31 của Luật Khiếu nại, nội dung Công văn 193/VTC-NEWS trả lời Đơn khiếu nại ngày 4/5/2018 của công dân Nguyễn Thị Mùi gửi Bộ Thông tin-Truyền thông; Bộ Thông tin-Truyền thông chuyển cho TBT báo VTC NEWS yêu cầu giải quyết đơn này theo quy định của pháp luật. Thế nhưng TBT VTC NEWS đã chỉ trả lời khiếu nại bằng hình thức phản hồi thông tin là vi phạm kỷ cương, phép nước. Do TBT VTC NEWS đã không nghiêm túc chấp hành kỷ cương, phép nước, không trả lời khiếu nại tôi theo quy định của Điều 31 Luật Khiếu nại nên bà Nguyễn Thị Mùi tiếp tục gửi đơn tố cáo và khiếu nại. Bà Mùi đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông cơ quan quản lý nhà nước; Trưởng Ban Tuyên giáo TW, cơ quan chỉ đạo hoạt động thông tin báo chí của Đảng xem xét giải quyết. Chúng tôi Phạm Viết Đào và Nguyễn Thị Mùi đã đề nghị Bộ Thông tin-Truyền thông và các cơ quan hữu quan làm rõ các nội dung mà chúng tôi đã viết trong đơn tố cáo. Yêu cầu có kết luận và xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm với các đối tượng liên quan. P.V.Đ. | ||
Posted: 07 Aug 2018 05:24 PM PDT Một thông tin… "sởn gai ốc", "toát mồ hôi hột"!(Dân trí) - Họ là ai? Vì sao có sự sai sót này? Do năng lực hay do "lợi ích nhóm"? Và nếu như không làm rõ, xử lý nghiêm thì chắc chắn, sẽ còn nhiều nữa những văn bản trái pháp luật, "gieo nỗi khổ cho dân" như thế này, phải không các bạn?Dẫu không phải doanh nhân nhưng đọc thông tin này, chắc không ít người… "sởn gai ốc", "toát mồ hôi hột". Đó là trên báo Vietnam Net ngày 07.8 vừa qua , bài "5.600 văn bản trái luật: Bộ, tỉnh ký sai, ai phải bồi thường" cho biết: "Bộ Tư pháp vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá hậu quả, tác hại của việc ban hành văn bản trái pháp luật. Đáng chú ý, qua kiểm tra văn bản do các bộ ngành, địa phương ban hành, Bộ Tư pháp đã phát hiện hơn 5.600 văn bản trái pháp luật. Trong đó, có tới trên 1.200 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và nội dung; hơn 3.800 văn bản sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức kỹ thuật trình bày văn bản; gần 600 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật". Về tác hại của những văn bản này, Bộ Tư pháp cho rằng đã: "ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh của nước ta". "Về lâu dài, văn bản trái luật không được xử lý kịp thời sẽ làm mất niềm tin vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, giảm ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường". Đọc những thông tin trên, không thể không kêu lên hai từ "kinh hoàng" bởi 5.600 là con số lớn, rất lớn, nhất là nhìn từ góc độ đối tượng bị ảnh hưởng thì vô cùng lớn dù không biết chính xác nó là 56.000, 560.000 hay… 56 triệu người? Kinh hoàng bởi 5.600 văn bản này được bao nhiêu người soạn thảo, bao nhiêu cấp thẩm tra, bao nhiêu người ký ban hành... mà không ai phát hiện ra? Kinh hoàng còn bởi đã có bao nhiêu người bị xử phạt, bị hạn chế, bị gò ép… và "làm mất niềm tin vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, giảm ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường" như đánh giá của Bộ Tư pháp. Thế nhưng cho đến nay, hình như chưa có bất cứ "tác giả" nào phải chịu trách nhiệm về sự sai trái này. Tại sao người dân dù chỉ một vi phạm nhỏ cũng bị "xử lý nghiêm" còn những người ban hành ra các văn bản sai trái này lại vô can, thậm chí biết đâu chả có người còn được… khen thưởng, lên chức? Kinh hoàng còn bởi trong khi Thủ tướng quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, phục vụ doanh nghiệp, lo lắng đến mọi quyền lợi của người dân thì trong bộ máy công quyền lại xảy ra những văn bản "hại nước, hại dân" như thế này? Và kinh hoàng hơn, đó là câu hỏi, họ là ai? Vì sao có sự sai sót này? Do năng lực hay do "lợi ích nhóm"? Và nếu như không làm rõ, xử lý nghiêm thì chắc chắn, sẽ còn nhiều nữa những văn bản trái pháp luật, "gieo nỗi khổ cho dân" như thế này, phải không các bạn? Bùi Hoàng Tám | ||
Trung Quốc “vỡ trận” vì tính toán sai lầm trong cuộc chiến thương mại với Mỹ? Posted: 07 Aug 2018 05:21 PM PDT Giới quan sát ghi nhận thế bị động hiện nay của Trung Quốc, chỉ biết ăn miếng trả miếng trước các đòn tấn công của Mỹ, chứ chưa thấy có những biện pháp đối phó mạch lạc, có tính toán kỹ lưỡng như thường thấy trước đây. Bắc Kinh cũng có vẻ bị cô lập trong cuộc chiến thương mại... Ngày 1/8, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer chính thức loan báo việc tổng thống Donald Trump ra lệnh xem xét khả năng đánh thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, thay vì 10% như từng đề xuất lúc ban đầu. Đây mới chỉ là một lời đe dọa vì các sắc thuế mới, nếu được quyết định, sẽ chỉ có hiệu lực vào tháng 9 tới đây mà thôi. Ngay lập tức, Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh cáo là sẽ trả đũa nếu Mỹ tiếp tục kế hoạch "bắt bí" Trung Quốc. Như vây, chính quyền Donald Trump đã bắn đi tín hiệu Mỹ sẵn sàng leo thang mạnh mẽ trong cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc, đã mở màn tháng 7 vừa qua với khối lượng khoảng 74 tỷ USD hàng hóa của cả hai bên bị áp thuế quan. Điều mà giới quan sát ghi nhận là thế bị động hiện nay của Trung Quốc, chỉ biết ăn miếng trả miếng trước các đòn tấn công của Mỹ, chứ chưa thấy có những biện pháp đối phó mạch lạc, có tính toán kỹ lưỡng như thường thấy trước đây. Bắc Kinh cũng có vẻ bị cô lập trong cuộc chiến thương mại, không lôi kéo được các thế lực kinh tế khác cùng chung sức chống Mỹ. Mặc dù quyết định đánh thuế của ông Trump không chỉ nhắm vào một mình Trung Quốc, mà còn nhắm vào cả Liên hiệp Châu Âu, Nhật Bản, hay một số nước khác. Nhật báo The South China Morning Post ngày 30/7 đã đăng tải một bài phân tích của chuyên gia Trương Lâm thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên tắc (Unirule Institute of Economics) tại Bắc Kinh. Chuyên gia họ Trường đã không ngần ngại cho rằng Bắc Kinh đã phạm phải "hai sai lầm lớn" trong cuộc chiến tranh mậu dịch với Washington. Đó là đánh giá sai lạc về cả tổng thống MỹDonald Trump lẫn liên minh Mỹ-Liên hiệp Châu Âu. Đối với Trương Lâm, vì các sai lầm đó, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt, một cái giá mà tác giả gói trong khái niệm "bẫy thu nhập trung bình", một khái niệm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, mô tả tình trạng một nền kinh tế thu nhập trung bình bị đình đốn và không còn khả năng vực dậy sau đó. Về tổng thống Mỹ, chuyên gia Trương Lâm cho rằng sai lầm cơ bản của Bắc Kinh là quá coi thường ông Donald Trump, cho rằng các lời đe dọa đánh thuế hàng Trung Quốc mà ông đưa ra chỉ là đòn gió, nhằm đánh lừa đối phương mà thôi. Theo Trương Lâm, chính quyền Trung Quốc đã sai lầm khi cho rằng tổng thống Donald Trump chỉ là một doanh nhân và những đe dọa chiến tranh thương mạicủa ông chỉ là đòn phô trương thanh thế bề ngoài trước các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà thôi. Bắc Kinh đã quên là trong thực tế, trong bản Chiến lược Quốc phòng công bố trước khi căng thẳng thương mại leo thang, Washington đã xác định rằng họ không thể chấp nhận các hoạt động thương mại và kinh tế của Trung Quốc như hiện nay. Thông điệp được đưa ra là Bắc Kinh sẽ không thể vừa kiếm tiền từ Mỹ vừa thách đố Washington. Trên vấn đề sai lầm trong đánh giá nói trên, hôm 27/7, báo South China Morning Post đã có một bài phân tích dài giải thích vì sao Trung Quốc lại bị bất ngờ trước các động thái quyết đoán về thương mại của tổng thống Donald Trump. Đồng thời, tờ báo này cũng nêu bật sự thiếu nhạy bén của Bắc Kinh, quá coi thường tâm lý bài Trung Quốc đang dâng cao trong giới ưu tú tại Mỹ. Đối với nhật báo Hong Kong, sự kiện chính quyền Trung Quốc siết chặt quyền kiểm soát trên các think tank, tức là các cơ quan tham vấn, và việc đẩy mạnh chiến dịch chống lãng phí có dấu hiệu là đã tác hại đến cách thức giới lãnh đạo Trung Quốc xử lý các vấn đề đối ngoại - và làm suy yếu sự hiểu biết của Bắc Kinh về chính trị Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump. Một cựu cố vấn về chính sách Mỹ giấu tên, đã cho rằng cả giới lãnh đạo lẫn các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều không thấy được là tâm lý chống Trung Quốc ở Mỹ đã lên cao như thế nào. Trung Quốc vẫn chỉ cho rằng tổng thống Mỹ chỉ tung đòn gió để tìm thắng lợi cho phe ông nhân cuộc bầu cử giữa kỳ, và mọi thứ sẽ thay đổi sau đó. Theo nhà quan sát, cái nhìn trên hoàn toàn sai lạc, và Bắc Kinh hoàn toàn hiểu lầm về tình hình. Nguyên nhân, theo ông, đến từ việc giới lãnh đạo Trung Quốc đã tự cô lập mình nhiều hơn, trong lúc không một ai trong nước dám nói với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng họ đang sai. Nhiều nguồn tin ngay tại Trung Quốc và một sô quan sát viên đã xác nhận với South China Morning Post rằng chính sách mà Bắc Kinh đang áp dụng nhằm củng cố quyền lực của đảng cầm quyền, đã khiến cho các cố vấn chính sách Trung Quốc tránh thảo luận sâu với các đối tác Mỹ, điều có thể giúp họ hiểu rõ hơn về tư duy mới nhất ở Washington. Chính sách đó cũng làm cho họ ngần ngại, không dám nói lên suy nghĩ của mình. Chính sự thiếu vắng thông tin đó đã khiến cho Trung Quốc không ra được một chiến lược toàn diện để đối phó với chính quyền Trump ít nhất là trên mặt trận thương mại, tại thời điểm mà quan hệ hai bên đang rất căng thẳng. Theo chuyên gia Trương Lâm, sai lầm lớn thứ hai mà Trung Quốc đã phạm phải là không thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Liên hiệp Châu Âu, và đã hy vọng một cách thiếu thực tế rằng có thể hình thành liên minh thương mại với Châu Âu để đối phó với Washington. Trương Lâm nhận định dù quan hệ xuyên Đại Tây Dương có nhiều bất đồng như việc Anh, Pháp và Đức đều tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á do Trung Quốc dẫn đầu bất chấp phản đối từ Mỹ, nhưng nhìn chung các nước phương Tây đều cùng chia sẻ một số giá trị chung cốt lõi. Tuyên bố mới nhất về thương mại giữa Mỹ và Liên Âu EU đã gửi thêm một thông điệp đến Bắc Kinh, cho biết là Washington và Brusells sẽ "làm việc chặt chẽ với nhau, cũng như với các đối tác cùng chí hướng: để giải quyết một loạt vấn đề như "đánh cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp, tình trạng thị trường bị các công ty nhà nước bóp méo, và tình trạng sản xuất dư thừa". Đối với ông Trương Lâm, chẳng khó chút nào khi trả lời cho câu hỏi là Trung Quốc có nằm trong số các "đối tác cùng chí hướng" nói trên hay không. Vì những sai lầm trên đây, Trung Quốc đã bị đẩy vào một cuộc đọ sức thương mại với cường quốc kinh tế số một thế giới hiện nay, với hệ quả là "thời đại vàng son của ngành xuất khẩu" Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2001 được cho là đang trên đà suy sụp. Một tín hiệu đáng ngại cho Bắc Kinh: Theo thống kê chính thức của Trung Quốc, công bố hôm 31/7 vừa qua, hoạt động thương mại của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm đi rõ rệt, giá cả tăng lên. Thực tế cho thấy là căng thẳng thương mại với Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Chuyên gia Trương Lâm đánh giá ngoại thương giảm sụt – hệ quả từ cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ - có thể tác hại sâu đậm bất ngờ đến nền kinh tế Trung Quốc. Thậm chí đẩy Trung Quốc rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình, một khái niệm lần đầu tiên được Ngân hàng Thế giới đưa ra vào năm 2006 để chỉ một nền kinh tế thu nhập trung bình trì trệ và không thể khôi phục đà phát triển cao hơn. Theo ông Trương Lâm "phép màu kinh tế" của Trung Quốc trong vòng 4 thập kỷ qua dựa vào hai yếu tố: Một là một khối kinh tế nhà nước hoạt động không hiệu quả mở đường cho nền kinh tế tư nhân sinh động, bên cạnh đó là tiến trình hội nhập của kinh tế Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và đầu tư. Từ năm 1978, khi Trung Quốc cải cách và mở cửa theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình, kinh tế Trung Quốc đã trải qua 4 chu kỳ tăng trưởng. Lẽ ra, kinh tế nước này có thể được hưởng một chu kỳ tăng trưởng thứ năm, nếu tiếp tục tự do hóa nền kinh tế trong nước, và mở rộng thêm cửa ra nước ngoài. Điều đó tuy nhiên đã không xẩy ra, và từ năm 2013 đến nay kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại Trong mô hình phát triển kinh tế hiện nay, với nhà nước đóng vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp nhà nước lấn lướt trong khi khối tư nhân lùi bước, làm cho một trong hai trụ cột tăng trưởng bị phá hủy. Cuộc chiến thương mại với Mỹ bắt đầu làm lung lay trụ cột còn lại. Kết quả là cả hai trụ cột tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đều lỏng lẻo, đe dọa đến triển vọng kinh tế Trung Quốc. Nếu Mỹ, Liên hiệp Châu Âu, và thậm chí Nhật Bản, hình thành một khối tự do thương mại mới trong thời điểm kinh tế Trung Quốc đang chững lại, Bắc Kinh sẽ càng bị khó khăn trong việc phục hồi đà tăng trưởng… | ||
Posted: 07 Aug 2018 05:18 PM PDT Đàn ông cương nghị như núi, đàn bà dịu dàng như nướcNgười ta thường nói, đàn ông như núi, đàn bà như nước. Không có núi, nước mất đi linh tính; không có nước, núi liền đánh mất linh hồn. Bởi vậy mới nói, non xanh nước biếc là phong cảnh đẹp nhất trên đời…Từng có một áng thơ rất hay về triết lý nhân sinh, so sánh "nam nhân như núi, nữ nhân như nước" được lưu truyền rộng rãi như sau:
Người đàn ông tốt là trụ cột gia đình, tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ, là ngọn cờ của niềm tin và ý chí; người phụ nữ tốt là linh hồn của ngôi nhà, là thiên sứ của tình yêu và tình mẹ, là suối nguồn ấm áp, dịu dàng. Người ta thường thích đàn ông như núi, bởi vì núi có khí thế hiên ngang, rộng lớn Khi bạn leo lên đỉnh núi, ngửa mặt nhìn bầu trời, cảm thấy cao xa vời vợi, tầm mắt bao quát non sông xung quanh, đó chính là cái chí khí hào hùng của núi. Người đàn ông như núi, lòng dạ sẽ khoáng đạt, ung dung rộng lượng, lấy đức phục người. Mặc dù sơn dã có nhiều kỳ bí, nguy hiểm, âm u, cũng có lúc mưa sa bão táp, nhưng ở bên cạnh người đàn ông như núi, dù gặp khó khăn cũng sẽ ấm áp, yên ổn cả đời. Người ta lại càng thích đàn bà nhu hòa như nước, bởi vì nước có phẩm chất dịu dàng, bao dung Nước từ trăm sông đều đổ về biển lớn, có thể bao dung hết thảy. Nước có thể mang đến cho núi không gian rộng lớn, đem đến sự ngọt ngào, tươi mát. Nước ngưỡng mộ núi, vui vẻ quấn quít, núi bảo vệ nước, lưu luyến không rời. Non nước hòa quyện là bức tranh tuyệt mỹ của nhân gian. Thế gian có đàn ông như núi nhiều phần mạnh mẽ, lại có đàn bà như nước càng thêm phần hữu tình. Đàn ông thích phụ nữ như nước, là bởi vì nước là cái nôi của sinh mệnh Một người phụ nữ hiền thục dịu dàng như nước, mới có thể khiến người đàn ông tất bật mưu sinh bên ngoài khi trở về có thể gác lại những phong trần mệt mỏi, vì nơi này là bến cảng bình yên, là nơi mà anh ta hồi phục tinh thần thể xác, ngả lưng ngủ vùi. Đàn bà thích đàn ông như núi, bởi vì núi kiên cường, cương nghị Một người đàn ông chân chính thì vững vàng như núi, lúc mưa gió dang rộng đôi tay ra bảo vệ, không để người phụ nữ mình yêu chịu chút tổn thương nào, mặc cho sấm chớp vang dội, núi hiên ngang sừng sững, quyết không dao động. Có câu: "Sơn thanh thủy tú". Núi muốn "thanh", cũng như người đàn ông phải không ngừng dùng tri thức và năng lực bồi dưỡng chính mình, xứng đáng là chỗ dựa của gia đình Dù cho người phụ nữ của mình có là nữ trung hào kiệt, anh ta cũng phải là nơi để cô ấy nương tựa, khích lệ cô mạnh mẽ tiến về phía trước. Chỉ có 'sơn thanh thủy tú' mới là phong cảnh đẹp nhất. Lấy sơn thủy ví với nam nữ, bởi vì sơn thủy hài hòa tạo nên thế gian mỹ lệ. Trong nhân thế có đàn ông như núi mới tồn tại sự cương trực bất khuất, mà bởi vì có phụ nữ như nước mới tô vẽ thêm mưa xuân dịu dàng, nhân sinh đặc sắc cũng là vì thế. Nước muốn "tú", cũng giống như người phụ nữ phải không ngừng trau dồi nội hàm của mình, để bản thân chính là phong thuỷ của gia đình Cho dù người đàn ông có là anh hùng hào kiệt, cũng cần người phụ nữ dùng cam lộ tình yêu tưới nhuần, xoa dịu những thương tích, xua tan đi mệt mỏi, giúp anh ta lại giương cao cánh buồm ý chí. Phụ nữ là linh hồn của một ngôi nhà, là suối nguồn tình yêu, là bến bờ hạnh phúc. Một ngôi nhà sạch sẽ thể hiện sự tận tụy của người phụ nữ, một ngôi nhà tràn ngập tiếng cười thể hiện sự ấm áp của nàng. Phụ nữ là suối nguồn đầy ắp yêu thương, vĩnh viễn không bao giờ khô cạn. Nhân sinh phải trân quý phong cảnh bên mình, đừng đứng núi này trông núi nọ, nhìn nước này nghĩ nước kia Phải biết, núi kia nước kia cho dù tốt, cũng là phong cảnh của người khác, nếu cưỡng ép để có, sẽ phá hư cảnh trí ban đầu, dù cho tạo nên phong cảnh mới, không tàn thì cũng khuyết, khó mà tạo nên vẻ mỹ lệ như trong tưởng tượng. Người ta vẫn nói: "Tu mười năm mới đi chung thuyền, tu trăm năm mới chung chăn gối", có thể tiến tới bên nhau thật không dễ dàng, có được thì nên biết trân quý. Đàn ông như núi, đàn bà như nước. Không có núi, nước mất đi linh tính; không có nước, núi liền đánh mất linh hồn. Tuệ Tâm, theo Sound of Hope | ||
CÁC SẢN PHẨM CỦA ĐỨC CÓ TUỔI THỌ HÀNG TRĂM NĂM-CÂU TRẢ LỜI Ở CHẤT LƯỢNG CỦA NỀN GIÁO DỤC ĐỨC Posted: 07 Aug 2018 05:08 PM PDT Nhìn ra thế giới: Vì sao sản phẩm Đức có tuổi thọ hàng trăm năm? Câu trả lời nằm ở nền giáo dục của họ…Mỗi thành phố, mỗi quốc gia đều mang trong mình một tiến trình lịch sử, có trải nghiệm, có thăng trầm. Mỗi địa danh cũng tạc vào lịch sử ấy tên tuổi và dấu tích của mình, trở thành "chứng nhân" cho xã hội tương lai, con người tương lai. Thấu hiểu điều đó, với xuất phát điểm là trân quý tất cả những điều tốt đẹp của văn minh nhân loại, chuyên mục "Nhìn ra thế giới" hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc sự lạc quan và tin tưởng vào những giá trị nhân văn đang hiện hữu tại những miền đất khác nhau trên thế giới. Và nếu sự phát triển của xã hội giống như một vở kịch chưa có hồi kết, thì chúng ta hãy cùng nhau diễn tấu trọn vẹn vai diễn lịch sử của mình! *** Trong giá trị quan của người Đức, đạo đức của một con người quan trọng hơn tài năng và trí thông minh rất nhiều. Hơn nữa, nếu không có phẩm chất tốt mà trình độ học vấn cao thì càng gây nguy hiểm cho người khác và xã hội! Hệ thống giáo dục chặt chẽ mà uyển chuyển Giáo dục Đức phân cấp học sinh từ lúc tốt nghiệp tiểu học. Điều này có nghĩa là bắt đầu từ lớp 5, những em học sinh khá, giỏi sẽ đi theo hướng đào tạo hàn lâm (Gymnasium) chú trọng đến ngoại ngữ và các môn Toán, Lý, Hóa… để phục vụ sau này làm nghiên cứu. Các em còn lại sẽ đi theo hướng học thực hành Hauptschule hoặc Realschule tùy theo năng lực bản thân và định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, tất cả các hệ đào tạo đều được xã hội tôn trọng như nhau. Người Đức cho rằng, mỗi đứa trẻ đều có khả năng và trí thông minh ở các lĩnh vực khác nhau và chúng đều đáng trân trọng, vậy nên, họ sẽ để con cái học cái gì phát huy tối đa thế mạnh của nó, thay vì bắt ép chúng nhồi nhét tất cả kiến thức như cách vẫn thường thấy ở Việt Nam. Điều này đã phần nào giải thích vì sao giáo dục công lập ở Đức hoàn toàn được miễn phí (kể cả bậc đại học) nhưng họ không "mặn mà" cho lắm với việc học đại học. Tất nhiên chuyện này này cũng do nguyên nhân vì học đại học ở Đức rất khó, nếu không thực sự chăm chỉ và nỗ lực, bạn chắc chắn không thể tốt nghiệp!
Chị Sandra đến từ Cologne có kể lại câu chuyện rằng, năm nay con trai chị lên 7 tuổi và chị đã đề xuất với cô giáo là có thể dạy thêm cho con mình một số kiến thức đặc biệt vì khi cháu 6 tuổi, chị đã dạy cháu đọc viết thành thạo và làm toán một cách cơ bản. Chị đã rất ngạc nhiên khi cô giáo phản đối đề nghị của chị và còn nói chị nên giữ cho con giống như những đứa trẻ cùng tuổi. Một tuần sau chị đến gặp cô giáo và mang theo giấy chứng nhận IQ trước tuổi của con mình, hy vọng cô đồng ý dạy thằng bé. Cô giáo chẳng những khồng ý mà còn nhìn chị bằng ánh mắt vô cùng khó hiểu, giống như chị thuộc về hành tinh khác vậy. Hệ thống giáo dục đi theo chủ nghĩa hoàn hảo Ở trường, giáo viên Đức tỉ mỉ sửa cho học sinh từng lỗi dấu chấm, dấu phẩy… để tạo thành thói quen "hoàn hảo" trong mọi thứ chứ tuyệt đối không bao giờ xuề xòa cho qua. Họ kiên quyết bắt sinh viên làm lại, bảo vệ lại một luận văn, luận án đến khi nào hoàn hảo mới thôi. Bởi vậy, sau khi ra trường, sinh viên Đức có thói quen vô cùng cẩn thận và trong công việc họ hiếm khi phải tốn thời gian sửa sai vô ích. Người Đức cũng nổi tiếng thế giới về tính kỷ luật. Một khi là thành viên, họ sẽ chấp hành tuyệt đối các luật lệ, qui tắc của tổ chức và tuyệt đối không có thói quen "cao su". Nếu trường quy định 8 giờ sáng bắt đầu học là đúng khi kim giây vừa chỉ số 12 của 8 giờ là cửa trường đóng lại và thầy trò bắt đầu mở sách ra học. Nếu chẳng may đến muộn thì dù bạn có năn nỉ cỡ nào cũng không được, bởi người Đức vốn không quan tâm nhiều đến lý do. Khi gửi con vào các trường công lập ở Đức, hoặc hệ thống trường quốc tế Đức, phụ huynh sẽ ký vào một nội quy rất dài trong đó có nhiều cam kết như học sinh không được quay cóp bài, đạo văn; không được nói dối, không được nhờ cha mẹ hay ai khác làm giùm bài tập… Nếu vi phạm, học sinh sẽ phải ngồi suy nghĩ về hành vi của mình một ngày. Nếu tái phạm, học sinh đó sẽ bị đuổi học. Mà một khi đã bị dính "vết nhơ" đuổi học, những học sinh này sẽ không được nhận vào các trường công lập khác (nếu muốn học tiếp thì vào trường tư sẽ rất đắt đỏ). Bởi vì người Đức rất đề cao tự trọng nên giáo dục của nước họ không tạo ra sản phẩm ăn cắp và nói dối. Trong giá trị quan của họ, đạo đức của một con người quan trọng hơn tài năng và trí thông minh rất nhiều. Hơn nữa, nếu không có phẩm chất tốt mà trình độ học vấn cao thì càng gây nguy hiểm cho người khác và xã hội! Hiểu Minh Có thể bạn quan tâm: | ||
Posted: 07 Aug 2018 05:30 PM PDT Quan chức Trung Quốc: Dùng bộc phá san phẳng ba ngôi chùa, chết thảm vì tai nạn máy bayNăm 1969, Lâm Bưu vì muốn xây biệt thự tư nhân trên Ngũ Đài Sơn mà đã dùng bộc phá cho nổ ba ngôi chùa. Một thợ nhiếp ảnh muốn quay lại quá trình phát nổ, nhưng không ngờ lại chụp được cảnh Văn Thù Bồ Tát hiển linh. Hai năm sau, ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu tử nạn máy bay ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành. Sự kiện này không chỉ vì đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà còn có liên quan mật thiết với việc ông đã cho phá hủy ba ngôi chùa. Năm 1969, quân khu Bắc Kinh vì muốn xây dựng biệt thự cho Lâm Bưu mà nhắm vào đền Ngũ Lang và hang Kim Cương trên Ngũ Đài Sơn, bởi vì nơi này phong thủy vô cùng tốt. Sau đó tiến hành sơ tán tất cả tăng lữ, người dân xung quanh đó, rồi huy động lực lượng đến cho phát nổ ba ngôi chùa này. Vì vậy mà tất cả tượng Phật, kiến trúc và văn vật hầu như đều bị phá hủy hoàn toàn. Trong quá trình cho phát nổ, trên trời đột nhiên kéo đến những đám mây kỳ lạ, một nhiếp ảnh gia đã ngay lập tức dùng ống kính lưu lại hiện tượng đặc biệt này. Mà bức ảnh đáng quý này hiện nay được thờ phụng trong chùa Hiển Thông. Bức ảnh này hiện ra rất rõ ràng hình tượng của Văn Thù Bồ Tát. Sau khi phá hủy những ngôi chùa này, nơi đây xây dựng một tòa Mao Bồng Sơn Trang được bảo vệ nghiêm ngặt: Một biệt thự ngoài trời kiểu phương Tây. Tòa nhà kiểu phương Tây này có hình chữ U và mở rộng về phía nam. Phòng khách và phòng làm việc của Lâm Bưu nằm ở hướng bắc. Bên cạnh là phòng của Diệp Quần, Lâm Lập Quả, Lâm Lập Hành và phòng giải trí. Phía đông là nơi tạm trú cho các thư ký và bảo vệ. Ngoài thảm cỏ xanh, khung cửa sổ lớn sát nền nhà, sô pha và giường nệm cực lớn, ti vi màu… thì không còn gì đặc sắc. Trên thực tế, gia đình của Lâm Bưu chỉ ở đây có một lần, nhưng hàng ngàn di tích văn hóa và di tích lịch sử đã bị xóa sổ. Vị trí ban đầu của hang Kim Cương là nằm đối diện với đền Ngũ Lang, nằm ở phía bên phải dưới chân núi. Theo "Thanh Lương Sơn Chí" ghi chép: "Hang động này là nơi cất chứa nhạc khúc, kinh thư của vạn Phật". Đây cũng là nơi vốn dĩ bí ẩn nhất ở Ngũ Đài Sơn, có hang động nhưng không có chùa, đền. Đường Nghi Phụng nguyên niên (năm 676), Cao Tăng Ba Lợi của Ấn Độ đã đến đây, quỳ trên mặt đất đưa hai tay lên mà lạy, hy vọng có thể diện kiến chân dung của Văn Thù Bồ Tát, cuối cùng ngài được nói chuyện cùng lão ông do Văn Thù Bồ Tát hóa thân. Sau khi Ba Lợi trở về nước đã dùng kinh "Phật đính tôn thắng đà la ni" được Văn Thù Bồ Tát ban cho, loại bỏ tất cả mầm móng tội ác trong chúng sinh. Sau đó bản dịch của bộ kinh này được chuyển đến Trường An. Bộ kinh gốc bằng chữ Phạn đưa vào hang Kim Cương cất giữ, cho đến bây giờ cũng không ai biết được lai lịch của hang động này, con người đi vào đều không thể ra ngoài, sau đó họ dùng đá sư tử ngăn lại cửa động. Vào triều đại nhà Đường, Nguyên Trứ thiền sư của Ôn Châu được một ông lão chỉ điểm cho xây dựng chùa ở đây. Ngôi chùa được chia làm hai phần, thượng viện và hạ viện. Ở đây có tượng Dược Sư bằng đồng nặng nhất trên Ngũ Đài Sơn, tượng đồng Văn Thù Bồ Tát, ngoài ra còn có tượng đá Phổ Hiền. Bởi vì cho rằng ông lão chỉ điểm là do Văn Thù Bồ Tát hóa thân, nên ngôi chùa được đặt tên là Bàn Nhược Tự, có nghĩa là "trí huệ", cũng tức là động Văn Thù. Tuy nhiên, dưới sự giáo dục "chủ nghĩa vô thần" của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều người không còn tin vào Thần Phật, càng không tin vào việc "thiện ác hữu báo" (thiện ác đều có báo ứng). Đặc biệt là trong đại Cách mạng Văn hóa, hầu như tất cả người trẻ tuổi đều bị Đảng Cộng sản cổ động đi vào con đường sai trái, vô số chùa miếu, tượng Phật bị hủy. Văn vật, các di tích văn hóa gặp nạn trên Ngũ Đài Sơn không chỉ có đền Ngũ Lang và hang Kim Cương. Theo như ghi chép lịch sử, một trong năm ngôi chùa của Phật sống Chương Gia – Phổ Lạc Tự, Văn Thù Tự, và trên dưới mười chín chùa miếu bị phá hủy bởi các khẩu pháo của công nhân, nông dân, binh lính, và sự nổi loạn của Hồng vệ binh. Hai năm sau, vào ngày 13 tháng 9 năm 1971, Lâm Bưu cùng vợ và con trai bỏ trốn, trên đường bay ngang qua sa mạc ở Mông Cổ, chiếc máy bay đã rơi xuống tan xác. Sự kiện này có liên quan mật thiết với việc ông đã cho phá hủy Ngũ Đài Sơn. Năm xưa ông phá hủy chùa miếu, hôm nay chính là gặp báo ứng. Phía dưới là hai ví dụ: Tượng Phật Di Lặc chấn nhiếp Hồng vệ binh Trong chính điện của Ung Hòa Cung ở Bắc Kinh có một pho tượng Phật Di Lặc. Tượng Phật cao hơn 18 mét, tư thế uy vũ, trang nghiêm thần thánh. Pho tượng này được điêu khắc từ những năm Càn Long của triều đại nhà Thanh. Nguyên liệu là một thân cây to lớn trân quý được triều đình vận chuyển từ Tây Tạng đến. Sau đó mời thợ điêu khắc nổi tiếng đến tiến hành điêu khắc, pho tượng trở thành một trong những kỳ bảo của thành Bắc Kinh. Một vị Lạt Ma của Ung Hòa Cung từng chia sẻ một câu chuyện có thật: "Trong Cách mạng Văn hóa có ba Hồng vệ binh đến muốn đập vỡ tượng Phật. Người đầu tiên trèo lên hành lang muốn dùng rìu chặt đứt dây sắt. Tuy nhiên chiếc rìu rơi xuống nhưng không chạm đến dây sắt ngược lại còn chém trúng chân mình. Người thứ hai cũng cầm rìu qua muốn chém xuống, nhưng một rìu chém vào không trung, rồi rơi thẳng xuống đất, người này ngất xỉu ngay tức khắc, người thứ ba nhìn thấy vậy cũng hoảng sợ đứng lên không nổi". Từ đó về sau, không một ai dám động vào tượng Phật nữa, tượng Phật Di Lặc và Ung Hòa Cung cũng vì vậy mà được bảo tồn cho đến ngày hôm nay. Báo ứng vì phá huỷ tượng Phật Ở chùa Hưng Quốc, huyện Bác Hưng, Tân Châu, Sơn Đông có một pho tượng bằng đá nổi tiếng, cao một trượng ba, được người địa phương tôn xưng là: "tượng Phật trượng ba" hoặc là "tượng Phật bằng đá trượng ba". Có một câu chuyện có thật về pho tượng này: Trong Cách mạng Văn hóa, một tổ trưởng nhỏ muốn thể hiện uy thế của mình bằng việc đập vỡ pho tượng đá này. Đầu tiên ông ta lệnh cho người bắn vào mắt của bức tượng. Sau đó ông ta cảm thấy như vậy còn chưa đủ hưng phấn, liền kêu một nhóm người lại vừa đánh và đập pho tượng, tuy nhiên pho tượng không hề suy suyển. Ông ta tức giận vì suy tính thất bại, cho nên đã kêu đến một chiếc máy kéo, dùng dây thừng quấn quanh cổ của pho tượng, sau đó nổ máy dùng sức kéo, kết quả đầu của tượng Phật bị kéo đứt rơi xuống đất. Không lâu sau khi sự việc này xảy ra, người cầm súng bắn vào đôi mắt của bức tượng trong khi làm việc bị hòn đá đập vào hai mắt khiến cho anh ta trở nên mù lòa. Tổ trưởng kia có một lần ngồi trên máy kéo vô tình bị rơi xuống đất, sau đó bị bánh sau của máy kéo ủi ngang qua cổ, thân thể và đầu hầu như đứt rời, chết thảm tại chỗ. Người địa phương đều tin rằng bọn họ bị báo ứng vì đã phá hủy tượng Phật, sự việc này khiến cho người ta phải cảnh tỉnh một cách sâu sắc. Theo ntdtv.comKhải Phong biên dịch Có thể bạn quan tâm: | ||
ÚT ‘trọc’ và thế lực bí ẩn ‘anh em ngoài xã hội’ Posted: 07 Aug 2018 04:50 PM PDT Lê Thiếu Nhơn 7-8-2018
Nhiều trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn tuyển sinh, trong không khí khá rụt rè, vì sự cố gian lận thi cử chấn động tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hoà Bình. Những hệ luỵ từ các thủ thuật đánh tráo điểm số của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vừa qua, khiến những ai còn tha thiết xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh phải băn khoăn nhiều điều. Thành tích ảo và bằng cấp giả không còn tồn tại ở dạng tin đồn râm ran, mà hiện diện như mối hoạ rõ ràng. Chất lượng đào tạo đại học có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động. Kiểm soát chất lượng đào tạo đã khó, mà kiểm soát khuất tất về bằng cấp còn khó hơn. Trong vụ án xét xử bị cáo Út "trọc" – Đinh Ngọc Hệ với tuyên phạt 12 năm tù, cũng cho thấy nhiều tình tiết đau lòng. Cái tội danh "lợi dụng chức vụ" của Út "trọc" ở Tổng Công ty Thái Sơn dù bị kêu án 10 năm tù, cũng không đáng ái ngại so với cái tội danh "sử dụng tài liệu giả" bị kêu án 2 năm tù. Vì sao? Vì nhờ sử dụng bằng đại học giả để đưa vào hồ sơ sỹ quan mà Út "trọc" mới được xét nâng lương, thăng quân hàm, bổ nhiệm chức vụ. Chính đòn bẩy "sử dụng tài liệu giả" đã giúp Út "trọc" có cơ hội "lợi dụng chức vụ" một cách ngang ngược và lộng hành! Tại toà án quân sự, chính Út "trọc" thừa nhận đã mua bằng giả của Trường Đại học Kinh tế quốc dân với giá 2,5 triệu đồng để đưa vào hồ sơ sỹ quan để làm cơ sở thăng tiến. Số tiền 2,5 triệu đồng ở thời điểm ấy trị giá khoảng 5 chỉ vàng, không phải quá lớn nhưng lại làm nên một cuộc đổi trắng thay đen tai hại. Út "trọc" chống chế: "Dân trí của bị cáo thấp nên không biết sử dụng bằng đó là trái quy định pháp luật. Thời điểm đó, bị cáo nhận thức vẫn là đúng!". Tất nhiên, đó là sự nguỵ biện không thể chấp nhận. Thế nhưng, mấu chốt nằm ở chỗ khác, vì "dân trí của bị cáo thấp" nên Út "trọc" đã phải nhờ đến "anh em ngoài xã hội"! Bằng cấp giả thì dễ hiểu, nhưng "anh em ngoài xã hội" là một khái niệm mới. "Anh em ngoài xã hội" không có tuổi tên cũng không rõ diện mạo, nhưng có sức chi phối ghê gớm thật. "Anh em ngoài xã hội" có thể tìm dùm bằng cấp giả, thì "anh em ngoài xã hội" cũng có thể làm được nhiều việc gian trá khác. "Anh em ngoài xã hội" không hề giống "anh em trong xã hội" vì có thể hành động bất chấp luật pháp và đạo lý chăng? Những người dân lương thiện phải hình dung "anh em ngoài xã hội" ra sao? Đó là một thế lực tăm tối? Đó là một mảng màu xám trong bức tranh văn minh của cộng đồng? Nếu "anh em ngoài xã hội" trợ lực cho những kẻ biến chất như Út "trọc" làm bậy, thì chắc chắn "anh em ngoài xã hội" sẽ tổn thương những người đang kiên trì gìn giữ những điều tốt đẹp trên cuộc đời! Để khái niệm "anh em ngoài xã hội" không trở thành một câu cửa miệng nguy hiểm, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất định phải nhận dạng nó và triệt tiêu nó thật quyết liệt. | ||
Posted: 07 Aug 2018 04:49 PM PDT 7-8-2018 Hitler với tham vọng bá chủ thế giới đã xây dựng nên những tập đoàn quân kiên cường, kỷ luật và hùng mạnh. Đỉnh cao của trí tuệ Quốc Xã là lực lượng tình báo SS. Lực lượng SS tinh nhuệ được xây dựng không những để lấy các tin tình báo quan trọng của đối thủ mà còn để thử thách cả lòng trung thành của các sĩ quan cao cấp với Quốc trưởng và đế chế. Vào những ngày tháng cuối của cuộc chiến, có một sự tan rã lan nhanh trong quân đội của Hitler làm cho Đức quốc xã dần mất hết các pháo đài chiến lược từ đông sang tây. Nguyên nhân của sự suy yếu nhanh chóng trong quân đội Đức quốc xã dẫn tới sụp đổ đế chế có phần lớn lỗi lầm do lực lượng SS mà ra. Họ quản trị bằng cách tuyên truyền lòng trung thành và reo rắc sự sợ hãi trong các tập đoàn quân. Sự nghi ngờ của họ dẫn tới xung đột trong nội bộ, thậm chí có nhiều sĩ quan cao cấp của Đức vốn từng rất trung thành với Quốc trưởng đã bán tin cho tình báo Mỹ và gián tiếp hỗ trợ cả các nhóm du kích của Đông Âu, các điệp viên của Ba Lan, Đông Đức, Nga,… Kết cục, Quốc trưởng và kiến trúc sư Himmler, tổng công trình sư của lực lượng SS, đã phải trả giá chính bằng máu của mình. Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng lâm vào tình trạng tương tự như vậy trước khi bị đảo chính. Cố vấn Ngô Đình Nhu, kiến trúc sư của chế độ, đã gần như không còn sáng suốt khi sử dụng lực lượng an ninh, tình báo hoạt động vô tội vạ và không hiệu quả trên nhiều mặt trận. Với đối phương, họ luôn mắc sai lầm, nhưng theo dõi nội bộ thì họ lại vô cùng "chính xác". Cao điểm, họ liên tục thử thách lòng trung thành của các tướng lĩnh dưới quyền, đẩy lòng nghi kỵ lên cao độ, không chỉ trong bộ máy chính quyền, quân đội mà lan ra cả trong dân. Có nhiều tướng lĩnh đã từng chịu ơn sâu nặng của gia đình Ngô Tổng Thống, tới lúc ấy, cũng quyết định hướng mũi súng vào Dinh với mong muốn đánh đổ sự độc đoán, chuyên quyền. Tổng nha cảnh sát Đô thành thời điểm ấy không ai tin ai, cũng chẳng ai dại gì bàn ra tán vào. Cánh sĩ quan cơ hội thì thừa cơ cấu kết với một số doanh nhân để vơ vét. Kết quả cho sự nghi kỵ, hai anh em Ngô Tổng Thống cũng phải trả bằng máu. Trên thế giới, rất nhiều ví dụ phải trả bằng máu như vậy khi sự giả dối, bội tín trong một cộng đồng đẩy lòng nghi kỵ lên cao độ. Hiện tại, sự nghi kỵ ấy đang sống lại ngay trên đất Việt với nhiều cách khác nhau. Rất khó để không khỏi nghi ngờ, càng khó hơn khi đặt được niềm tin đúng chỗ. Sự dối trá và bội tín có thể xuất hiện bất kể lúc nào, ở bất kể ai như là một phản xạ cần có. Từ quan tới dân, từ già tới trẻ. Kẻ hay nói tới đạo đức thỉnh thoảng lại phải ra toà vì sự bất nhân. Cả xã hội tranh luận nhau những thứ đúng sai trong khi tất cả cùng đang sai hoặc ít nhiều im lặng với những điều sai trái bắt nguồn từ sự chậm chạp thay đổi và bảo thủ đến từ thể chế. Bám đuổi theo giá trị của các quốc gia tiến bộ chưa bao giờ là thừa. Đau đớn thay, một thời gian, người dân lại được giáo dục rằng đó là sự thù địch. Cho tới giờ trên mảnh đất chữ S đẹp đẽ, những giáo sư tiến sĩ có được danh vị bằng cách mua bán bằng cấp, bằng cách trộm cắp sản phẩm của người khác, vẫn cùng nhau khề khà rượu vang và cãi nhau về truyền thống và đạo đức mãi không thôi. Người dân bị cắt đi nguồn tri thức, khoa học hàng chục năm trời và từ đó, dân Việt dần mất đi phản xạ sáng tạo, lòng trung thực và tính con người cơ bản. Những gì "hay nhất" còn lại đó là thế hệ trước bảo thế hệ sau: không nghe, không biết và không thấy. Điều này đồng nghĩa với ngu dốt bắt đầu trỗi dậy và đi kèm theo đó là mê tín dị đoan lên ngôi. Trong cộng đồng đã bắt đầu xuất hiện những hành vi phi nhân tính ở khắp mọi tầng lớp. Xã hội phát triển theo một hướng kỳ lạ. Bề ngoài nhìn vào, không quá thô lỗ cũng chẳng hẳn thanh tao. Vẫn có sự chu đáo, ân cần với nhau nhất định. Nhưng, đó là một sự chu đáo ẩn chứa tính vô cảm đến rợn người. Nghi ngờ gần như là một phản xạ bản năng của con người. Không có nó, ta không thể tồn tại. Nhưng khi sự nghi ngờ trong cộng đồng bắt đầu lên cao độ thì những người cầm cân nẩy mực rất cần thiết phải có hành động. Hành động hay hoặc dở phụ thuộc nhận thức, hiểu biết của chính họ và sự hưng thịnh hay đỗ vỡ của cộng đồng cũng chính từ đó mà ra. Chính quyền nào cũng từ nòng súng mà ra hoặc dùng nó để củng cố quyền lực. Song, chính quyền biết dành quyền lực mạnh mẽ ấy cho người dân mới là một chính quyền thực thụ của dân, được người dân thương mến, chở che. Còn lại, tất cả chỉ có thể gọi là "tạm bợ" mà thôi. Mà đã là tạm bợ, thường tất cả đều ăn xổi và không ai nghĩ đến tương lai cả. Đó là điều tất yếu. | ||
Tòa nhà nơi làm ra “dự án luật” về đặc khu Posted: 07 Aug 2018 04:44 PM PDT 7-8-2018 Tòa nhà ấy là nơi tập trung tinh hoa trí tuệ tạo ra "dự án luật về đặc khu" với nhiều hứa hẹn tương lai tốt đẹp cho đất nước cất cánh. Bởi như ước vọng của người có nhiều bộ áo dài thiết kế đẹp nhất Việt Nam nói về tương lai của đặc khu là "nơi bỏ một đồng vốn thu về 100 đồng". Và khi vị phó chủ tịch Quốc hội nói mọi thứ đã sẵn sàng "lót ổ cho chim phượng hoàng về". Tôi xúc động bàng hoàng. Tự hào quá Việt Nam. Vì tôi tơ tưởng rằng đất nước sẽ cất cánh trong vài tháng nữa. Vậy mà trong phiên họp khai mạc ngày mai (8.8) ủy ban thường vụ Quốc hội không đưa dự luật này ra xem xét. Vậy đặc khu ngu gì không làm? Như vị gì bảo "Ngu gì không làm thép" giờ lộ ra nợ 18.000 tỉ. Về dự luật này, đã có nhiều ý kiến của tướng lĩnh, chuyên gia, đại biểu quốc hội, công dân lên tiếng góp ý phản biện. Chốt lại cần trưng cầu ý dân. Vì như chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi đương chức đã nói: Quốc hội là dân mà dân quyết sai là dân chịu trách nhiệm! Đúng là không phải thấy người ta ăn khoai thì mình vác mai đi đào như TS Võ Trí Hảo còm trên Facebook tôi. Cách đây vài hôm, Thủ tướng Phúc có nói câu rất ý nghĩa: Không thể đi mãi con đường cũ! Đúng là cần đường mới khi cả nước không cần đặc khu mà vẫn phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình mạnh mẽ. Không cần đặc khu khi chính phủ biết khuyến khích, tạo cơ chế lành mạnh để các cty phát triển công nghệ bằng vật liệu mới không gây ô nhiễm… Dẫn chứng trường hợp doanh nhân Vũ Văn Đảo bị khởi tố oan hơn 5 năm nay, cấm xuất cảnh… để thấy sự khó khăn của doanh nghiệp khi tìm tòi sáng tạo. Các cơ quan tố tụng đã khởi tố ông Đảo vì cho rằng cty Việt Séc dùng vật liệu mới để đóng tàu gây tai nạn. Trong khi bản chất vụ chìm ca nô ở Cần Giờ là chở quá tải chứ không phải lỗi nhà sản xuất là cty Việt Séc. Đối với các cty nhà nước thua lỗ ăn tàn phá hoại phải giải thể để tư nhân đầu tư. Giải tán mấy cty kiểu "đặc khu đặc quyền đặc lợi" là đem lại sự phồn vinh thực chất cho đất nước. | ||
Tôn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đang nợ hơn 18.000 tỷ đồng Posted: 07 Aug 2018 04:40 PM PDT Cổ phiếu HSG tăng mạnh được 3 phiên, cổ đông lớn Tundra đã chính thức bán ra 1,36 triệu cổ phiếu, giảm lượng sở hữu từ 5,18% xuống còn 4,78% vốn tại đại gia ngành tôn này.Theo báo cáo mới nhất, quỹ ngoại Tundra Vietnam Fund không còn là cổ đông lớn (sở hữu trên 5% vốn) tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) từ ngày 5/6. Cụ thể, trong phiên giao dịch 5/6, quỹ ngoại này bán ra 1,36 triệu cổ phiếu HSG, giảm lượng sở hữu tại doanh nghiệp từ 5,18% xuống còn 4,78% vốn điều lệ. Động thái rút vốn của Tundra tại tôn Hoa Sen diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu này vừa có 3 phiên tăng trần liên tiếp, sau khi giảm về mức giá thấp nhất trong 1 năm qua (9.770 đồng/cổ phiếu). Sau 3 phiên tăng trần, cổ phiếu HSG bật tăng lên mức 12.850 đồng vào cuối phiên 5/6. Tuy nhiên, so với đầu năm, HSG đã mất gần một nửa giá trị. Ước tính, số tiền Tundra thu được từ đợt rút vốn lần này vào khoảng 17,5 tỷ đồng. Trước Tundra, nhiều cổ đông lớn của đại gia ngành tôn này cũng đã rút toàn bộ vốn, bất chấp giá cổ phiếu giảm sâu. Mới nhất là Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm đã bán toàn bộ hơn 19,21 triệu cổ phiếu HSG (5,49% vốn điều lệ) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận, với giá trị hơn 230 tỷ đồng.Trước đó, từ ngày 19/4-17/5, chính cổ đông này đã bán 5 triệu cổ phiếu HSG để giảm lượng sở hữu. Đáng chú ý, Tâm Thiện Tâm chính là doanh nghiệp của bà Hoàng Thị Hương Xuân, vợ Chủ tịch Lê Phước Vũ làm lãnh đạo. Bà Xuân cũng là em gái ông Hoàng Đức Huy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen. Đầu tháng 2, quỹ ngoại Amersham Industries Limited cũng đã bán 600.000 cổ phiếu HSG để thu về khoản tiền trên 14 tỷ đồng. Trước đà lao dốc của cổ phiếu doanh nghiệp, tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức giữa tháng 1, Chủ tịch Lê Phước Vũ khẳng định Hoa Sen đang ở đỉnh cao của nội lực. Tuy nhiên, thị phần nhiều sản phẩm đang bị thu hẹp giữa lúc khoản nợ vay của công ty liên tục gia tăng. Theo báo cáo tài chính quý II niên độ 2017-2018, chi phí lãi vay của công ty tăng tới 70% với khoản nợ ngắn hạn lên tới 12.646 tỷ đồng, tăng hơn 3.600 tỷ so với đầu kỳ. Chi phí bán hàng cũng tăng 35%, chi phí quản lý tăng gần 90%, khiến lợi nhuận sau thuế Hoa Sen thu về chỉ đạt 87 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ. Lũy kế lãi ròng 2 quý đầu tiên sụt giảm chỉ còn 420 tỷ đồng, bằng một nửa so với cùng kỳ và hoàn thành 30% kế hoạch đề ra. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của đại gia tôn trong 4 năm trở lại đây. Quỹ ngoại Tundra Vietnam Fund là một trong những quỹ ngoại hoạt động năng nổ nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện quỹ nắm giữ hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tập trung chủ yếu ở nhóm sản xuất và bất động sản, như DXG (chiếm 8,4% danh mục); VIC (7,3%), HPG (6,1%), SSI (6,1%), FPT (5,7%), VNM (5,5%),… Với HSG, tính đến tháng 5, giá trị khoản đầu tư của Tundra vào đây đã giảm hơn 28%, cùng với một loạt cổ phiếu khác giảm mạnh như KDF (giảm 32,3%), VND (giảm 26,8%)… Tuy nhiên vẫn có một vài cổ phiếu mang lại điểm tích cực như CSM (tăng 12,2%), DXG (tăng 5,4%)… Tổng tài sản của Tundra Vietnam Fund hiện chỉ còn 140,1 triệu USD, giảm gần 86 triệu USD so với tháng trước đó. Ngoài nguyên nhân từ danh mục đầu tư sụt giảm, quỹ này còn có khoảng 65 triệu USD vốn bị rút ra trong tháng 5. Lợi nhuận về mức 4 năm trước, áp lực nợ vay lên cao, giá cổ phiếu sụt giảm, nhà đầu tư bắt đầu bán vốn, cho thấy Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đang trên đà trượt dài. Hoa Sen đang phải đối mặt với gánh nặng nợ vay tài chính gấp tới 2,5 lần vốn chủ sở hữu, cùng với đó lợi nhuận có dấu hiệu lao dốc. Riêng số vay từ VietinBank đã là 6.894 tỷ đồng. (http://kul.vn/ton-hoa-sen-cua-dai-gia-le-phuoc-vu-dang-no-hon-18-000-ty-dong.html) | ||
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN: Đáng mừng hay đáng lo? Posted: 07 Aug 2018 04:35 PM PDT Hòa Ái, phóng viên RFAVào cuối tháng 7 vừa qua, Đại sứ quán Trung Quốc cho biết Việt Nam đã vượt qua Malaysia, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN và sẽ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế nhận định gì trước thông tin vừa nêu Lập kỷ lục mới trong khối ASEANSố liệu ghi nhận mới nhất về quan hệ thương mại song phương Việt Nam- Trung Quốc được ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đưa ra hôm 26 tháng 7 cho thấy, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước, trong 6 tháng đầu năm 2018, ước đạt 66 tỷ đô la Mỹ (USD). Đây được cho là kỷ lục lần đầu tiên với mức kim ngạch thương mại trung bình hàng tháng vượt quá con số 10 tỷ USD. Trong lãnh vực đầu tư, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc còn cho biết vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc (FDI) tại Việt Nam đã vượt mức 2,1 tỷ USD trong năm 2017, là con số cao nhất từ trước đến nay và hiện đang đứng thứ 6 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 163 dự án mới, tổng vốn đầu tư đăng ký là 330 triệu USD, tính đến nửa đầu năm 2018. Truyền thông quốc nội, những ngày vừa qua đăng tải ý kiến của một số các chuyên gia trong nước cho rằng đây là cơ hội tốt cho Việt Nam trong việc bổ sung thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế, cũng như có cơ hội mới để ký kết các đơn hàng với những tập đoàn bán lẻ của Hoa Kỳ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đồng thời là cửa ngõ trong khối ASEAN thu hút các nhà sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang. Lý do được nêu ra vì Việt Nam có lợi thế về thuế suất, chi phí đất đai và giá nhân công thấp so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, theo như chuyên gia Max Brown, của Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Quốc tế Dezan Shira nhận định. Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách tiêu thụ hàng hóa khó xuất khẩu sang Mỹ sang các thị trường khác. Do đó, khả năng hàng hóa giá rẻ là có khả năng. Bởi vì không tiêu thụ ở Mỹ với giá cao thì bán giá thấp hơn. Và nếu Việt Nam biết buôn bán, chúng ta cầm cửa ngõ của ASEAN, chúng ta nên chớp lấy thời cơ này buôn bán với Trung Quốc Giáo sư Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư cũng nhận định với RFA đây là thời điểm thuận lợi cho Việt Nam: "Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách tiêu thụ hàng hóa khó xuất khẩu sang Mỹ sang các thị trường khác. Do đó, khả năng hàng hóa giá rẻ là có khả năng. Bởi vì không tiêu thụ ở Mỹ với giá cao thì bán giá thấp hơn. Và nếu Việt Nam biết buôn bán, chúng ta cầm cửa ngõ của ASEAN, chúng ta nên chớp lấy thời cơ này buôn bán với Trung Quốc." Nhiều quan ngại bất lợi cho Việt NamSong song với những nhận định về các cơ hội tốt cho Việt Nam, Đài RFA ghị nhận có không ít ý kiến trái chiều của giới chuyên môn. Báo giới Việt Nam dẫn lời của Chuyên gia kinh tế trưởng, thuộc Mekong Economics, ông Adam McCarty nói rằng Việt Nam có thể bị gộp với Trung Quốc khi bán hàng sang Mỹ và các thị trường khác trên thế giới, điển hình như mặt hàng thép xuất khẩu từ Việt Nam. Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia từng làm việc trong Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc và là nhà quan sát tình hình kinh tế Việt Nam đưa ra nhận định đồng quan điểm với ông Adam McCarty: "Trước mắt tôi chưa nhìn thấy cái lợi rõ ràng như thế nào. Bởi vì nếu Việt Nam trở thành một nơi tuồn hàng sang các nước khác trên thế giới, thì các nước khác sẽ áp thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng đó, đặc biệt là Mỹ. Chẳng hạn như Việt Nam đã để cho Trung Quốc tuồn thép, nhôm để xuất sang Mỹ và Mỹ đã quyết định áp thuế nhập khẩu lên hơn 250%." Hồi hạ tuần tháng 5 năm 2018, Bộ Thương mại Mỹ thông báo áp mức thuế chống bán phá giá 256,44% lên sản phẩm thép cuộn từ Việt Nam, nhưng có nguồn gốc Trung Quốc sau khi có kết luận rằng những sản phẩm này đã né tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ. Một vài chuyên gia kinh tế ở Việt Nam, mà Đài RFA trao đổi, còn nói rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), đặc biệt đến từ Trung Quốc sẽ tạo ra sự cạnh tranh bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng đến sản xuất nội địa và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tuy gắn thương hiệu "Made in Vietnam", nhưng thực chất chỉ mang lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà phần lớn đến từ Trung Quốc. Từ trong nước, Tiến sĩ Ngô Trí Long đưa ra nhận định của ông: "Giả sử Trung Quốc phát biểu là sẽ thông qua Việt Nam để làm một cầu nối, làm một bàn đạp để bán hàng hóa Trung Quốc. Nếu Việt Nam không cảnh giác, không thực thi đúng những cam kết với quốc tế, cũng như không công khai minh bạch đúng luật lệ quốc tế thì trước sau Việt Nam cũng bị loại ra khỏi thương trường quốc tế." Một điểm quan trọng đáng chú ý nữa mà Tiến sĩ Nicholas Chapman nêu lên, được Báo mạng Zing.vn dẫn lời là khi Việt Nam tăng cường xuất khẩu ra thị trường thế giới thì các công ty Trung Quốc có nhiều khả năng tăng cường xuất khẩu vào Việt Nam, sẽ khiến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên chênh lệch, có thể làm tình hình tệ hơn. Số liệu của Tổng Cục Hải quan ghi nhận Việt Nam đang chịu mức thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, ở mức cao 22, 7 tỷ USD trong năm 2017. Đại sứ quán Trung Quốc trong cuộc họp báo, vào ngày 26 tháng 7, cho biết hai nước đang làm việc về vấn đề thâm hụt thương mại này. Tiến sĩ Vũ Quang Việt cũng nhấn mạnh về lãnh vực đầu tư, Việt Nam cần đặc biệt chú ý các nhà đầu tư Trung Quốc hầu như đầu tư bằng hình thức chuyển giao công nghệ vào thị trường Việt Nam các công nghệ lạc hậu, lỗi thời, có thể thấy qua những dự án bauxite ở Tây Nguyên, nhà máy nhiệt điện than, các nhà máy luyện thép…không mang lợi ích cho Việt Nam bao nhiêu, mà trái lại gây ra hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường. Trả lời câu hỏi của RFA liên quan lo ngại của dư luận trong nước về yếu tố Trung Quốc sẽ đầu tư mạnh vào ba đặc khu kinh tế, nếu như Dự luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt được Quốc Hội thông qua, Tiến sĩ Vũ Quang Việt phân tích: Giả sử Trung Quốc phát biểu là sẽ thông qua Việt Nam để làm một cầu nối, làm một bàn đạp để bán hàng hóa Trung Quốc. Nếu Việt Nam không cảnh giác, không thực thi đúng những cam kết với quốc tế, cũng như không công khai minh bạch đúng luật lệ quốc tế thì trước sau Việt Nam cũng bị loại ra khỏi thương trường quốc tế "Các đặc khu đó, ví dụ như Vân Đồn thì cơ bản họ muốn mở ra để cho Trung Quốc sang đánh bạc. Và có thể cảnh trí ở đây đẹp ở miền Bắc, gần Vịnh Hạ Long thì Trung Quốc được quyền mua đất đai để làm địa ốc và được quyền nhượng lại cho con cháu của họ dài lâu trong 99 năm. Đó là một hình thức nhượng tô chứ còn gì nữa? Cảng ở Vân Đồn không phải là cảng nước sâu, thì làm sao trở thành một trung tâm cảng có thể cạnh tranh với Hong Kong và các nơi khác? Phú Quốc thì cũng vậy thôi. Khu vực đó làm gì có cảng nước sâu? Làm sao cạnh tranh được với Singapore? Rồi cũng là nơi đánh bạc thôi. Còn Bắc Vân Phong đúng là cảng nước sâu. Nhưng mục đích mở đặc khu ở Bắc Vân Phong làm gì trong một khu không có sản xuất gì cả và ở Việt Nam thì chỗ đó rất xa với Hà Nội và Sài Gòn, là các trung tâm tiêu thụ, mà có cảng Đà Nẵng rồi thì cần gì đến cảng ở Bắc Vân Phong. Chỗ đó có thể sẽ thành căn cứ quân sự của Trung Quốc." Cơ hội thoát Trung?Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, trong một chương trình "Diễn đàn Kinh tế" mới đây với RFA cho rằng Việt Nam cần thiết bắt lấy cơ hội "Thoát Trung" trong bối cảnh mâu thuẫn mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang diễn ra, với một số giải pháp mà ông đưa ra, trong đó chú trọng về giáo dục để nâng cao tay nghề và tăng năng suất lao động cũng như đánh giá lại vai trò của đầu tư nước ngoài, không ưu đãi bằng các biện pháp thiển cận, bất chấp môi sinh bị tàn phá… Đài RFA cũng nghi nhận nhận định của Chuyên gia kinh tế Nguyễn Huy Vũ, trong một bài viết đăng tải trên trang Facebook cá nhân, với lập luận "Việc Việt Nam lập các đặc khu, tham gia vào kế hoạch và thi hành các chính sách theo yêu cầu của Trung Quốc sẽ tự đẩy mình vào vòng tay của Trung Cộng". Chuyên gia kinh tế Nguyễn Huy Vũ nhấn mạnh rằng điều này chỉ đem lại sự thiệt thòi và một sự thua cuộc thấy được cho Việt Nam, và do đó Hà Nội càng thắt chặt mối quan hệ với Bắc Kinh thì sẽ tự rước họa cho chính mình. This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | ||
Trung Quốc huy động công an chặn biểu tình khu tài chánh ở Bắc Kinh Posted: 07 Aug 2018 04:33 PM PDT BẮC KINH, Trung Quốc (NV) — Hàng trăm công an được đưa đến tuần tiễu khu tài chánh ở Bắc Kinh hôm Thứ Hai 6 Tháng Tám trong nỗ lực của chính quyền nhằm ngăn chặn cuộc biểu tình của người dân bị mất tiền trong các dịch vụ cho vay tiền trực tiếp từ các cá nhân, gọi là "peer to peer" (P2P). Đây là một dịch vụ dùng các trang mạng giới thiệu người cho vay với kẻ muốn vay. Theo bản tin hãng thông tấn AFP, những người kéo về biểu tình cho hay họ đến từ khắp mọi nơi trên toàn quốc, với hy vọng rằng nếu tập trung đông đảo thì chính quyền sẽ để ý hơn đến việc khiếu kiện của họ. Tuy nhiên, từ sáng sớm ngày Thứ Hai đã có hơn 120 xe buýt được đặt thành hàng bao bọc quanh trụ sở ủy ban thanh tra ngân hàng Trung Quốc, nơi cuộc biểu tình dự định sẽ xảy ra. Lực lượng công an đặt chốt kiểm soát khắp nơi để chặn bắt những nhóm người khiếu kiện tại các con đường và công viên chung quanh nơi này, đưa họ lên xe chở đi mất. Nguồn tin từ giới chức công lực cho AFP hay những người này bị đưa về một số nơi giam giữ tạm thời ở ngoại ô Bắc Kinh để chờ giới chức địa phương tới nhận về. Kỹ nghệ cho vay kiểu P2P ở Trung Quốc trị giá vào khoảng $195 tỉ, theo ước tính của Bloomberg News, được coi là lớn nhất thế giới nhưng nhiều rủi ro và không chịu sự kiểm soát của chính quyền. (V.Giang) | ||
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: GDP 2018 của TQ sẽ giảm 0.2% Posted: 07 Aug 2018 04:31 PM PDT 07/08/2018 Công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC) hôm 3/8 nói rằng chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tác động tiêu cực đến cả hai nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế Trung Quốc. Tờ Taiwan News trích dẫn phúc trình của IDC nói rằng việc Hoa Kỳ và Trung Quốc áp đặt các mức thuế trị giá 34 tỷ đôla mỗi bên sẽ làm giảm đà tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2018 xuống 0,2 %, từ 6,7% xuống còn 6,5%, tương đương khoảng 25 tỷ đôla GDP. Thị trường ngành kỹ nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, dự báo tăng trưởng chung của ngành này năm 2018 ước tính giảm 0,6 % (từ 9,0% xuống 8,4%), vào khoảng 4 tỷ đôla. Phúc trình của IDC lưu ý rằng vì cuộc chiến thương mại, "thị trường ICT Trung Quốc dự kiến sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực hơn so với tác động đối với GDP Trung Quốc bởi vì triển vọng tăng trưởng GDP thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến việc mua công nghệ ICT, hơn nữa đồng nhân dân tệ mất giá sẽ làm chi phí tổng thể của ngành công nghiệp ICT của nước này tăng đáng kể do phụ thuộc nhiều vào việc nhập công nghệ." Ngoài ra, phúc trình còn cho biết cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hầu hết các ngành công nghiệp Trung Quốc. Vẫn theo phúc trình này thì ngành công nghiệp sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến chính sách công nghiệp "Sản suất ở Trung Quốc 2025/Made in China 2025," và các ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ công nghệ. | ||
BỘ CÔNG AN XÓA CÂP TỔNG CỤC ĐỂ LOẠI NGUY CƠ TẠO PHẢN CỦA ĐÀN EM BA DŨNG; Posted: 08 Aug 2018 12:58 PM PDT | ||
Posted: 07 Aug 2018 12:03 PM PDT Vì sao VN công khai xử vụ 'gián điệp Trung Quốc'?Ngày 16/4/2018, Việt Nam bất ngờ đưa một cán bộ Bộ Công an Việt Nam ra tòa xét xử về hành vi làm gián điệp cho Trung Quốc, cùng lúc "bật đèn xanh", hoặc còn hơn thế là được "mở van" để hệ thống báo chí quốc doanh được đăng khá chi tiết về vụ án này.
Nhưng đến tận giờ đây vẫn chưa có thuyết minh nào có giá trị cho thấy đảng cầm quyền ở Việt Nam muốn vận động theo quỹ đạo minh bạch hóa - xét trên bình diện chung ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn về ngân sách - túi tiền của chế độ, đặc biệt là ngân sách cho lực lượng vũ trang, hay còn hơn hẳn thế là nhiều vấn đề thuộc loại "nhạy cảm chính trị" mà đã từ lâu được tống vào danh mục độ "MẬT", "TỐI MẬT" VÀ "TUYỆT MẬT". Gián điệp và công tác chống gián điệp là một trong những lĩnh vực được chế độ xem là bí mật nhất. Đó là nguyên do hết sức dễ hiểu vì sao trong rất nhiều năm qua đã quá hiếm vụ xét xử công khai và thông tin cho báo chí về gián điệp Trung Quốc. Trong khi đó, đã lan truyền nhiều đồn đoán và tin tức vỉa hè ở Hà Nội và những tỉnh thành gần biên giới phía Bắc về thực trạng "gián điệp Trung Quốc đông như rươi" và "công an đã bắt đến hàng trăm gián điệp Trung Quốc", đã xử án nhưng là "xử kín" mà báo chí và công luận không thể biết được, hoặc có biết cũng không thể đưa tin công khai. Chỉ đến đầu năm 2017, một quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam là Thiếu tướng Trương Giang Long - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị kiêm giám đốc Học viện chính trị công an nhân dân - mới nói một cách mập mờ về tình trạng gián điệp Trung Quốc kéo theo nhiều quan chức Việt Nam liên đới đang nằm ngay trong bộ máy đảng và chính quyền Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin này cũng chỉ được giới hạn trong một cuộc nói chuyện nội bộ mà không biết vô tình hay hữu ý, video về cuộc nói chuyện của tướng Long đã được tiết lộ trên mạng xã hội. Cũng có một chứng thực hiếm hoi khác về "gián điệp Trung Quốc": vào ngày 30/9/2015, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã bất ngờ đưa nhà báo Hà Huy Hoàng ra xử án về tội làm gián điệp cho Trung Quốc. Nhìn lại vụ xử Hà Huy Hoàng Hà Huy Hoàng, 55 tuổi, từng là phóng viên báo Thế giới và Việt Nam thuộc Bộ Ngoại giao, bị xử vì tội gián điệp theo Điều 80 Bộ Luật hình sự và đã bị án 6 năm tù vì cung cấp thông tin cho tình báo Trung Quốc. Nhưng ngay sau phiên tòa xử Hà Huy Hoàng, các bản tin trên Tuổi Trẻ, Vnexpress và một số tờ báo nhà nước khác về vụ xử án nhà báo Hà Huy Hoàng đã bị gỡ chỉ sau vài giờ đăng tải trên mạng. Hiện tượng này khiến dư luận và giới quan sát chính trị phải nghi ngờ về một động thái lẩn khuất và hết sức bất thường liên quan đến phiên tòa này. Ở Việt Nam, rất thường là các báo không thể tự gỡ bài, trừ phi chịu một áp lực đủ lớn từ phía cơ quan cấp trên. Vậy cơ quan cấp trên nào có thể chỉ đạo cho báo chí phải gỡ tin về phiên tòa xử Hà Huy Hoàng? Tựu trung, vẫn là Bộ thông tin truyền thông, và cao hơn thế là Ban tuyên giáo trung ương. Nhưng vì cớ gì mà một phiên tòa được tuyên truyền là "tổ chức công khai" lại bị giới tuyên giáo ngăn cản thông tin? Dường như tại Hà Nội khi đó đã diễn ra một cuộc xung đột về tư tưởng giữa những người muốn công khai vụ án gián điệp Trung Quốc, với phe phái không muốn làm Bắc Kinh phật lòng. Một chi tiết đáng lưu ý là vụ xử án nhà báo Hà Huy Hoàng được thực hiện vào ngày 30/9/2015, tức chỉ vài ngày sau khi Tập Cận Bình tuyên bố ở Washington "Trường Sa, Hoàng Sa là của… Trung Quốc". Động thái chính quyền Việt Nam quyết định xét xử công khai vụ án gián điệp liên quan đến tình báo Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung có dấu hiệu căng thẳng trở lại và nhiều lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Tổng bí thư Trọng vừa công du Hoa Kỳ vào tháng Bảy năm 2015. Đương nhiên, một phiên tòa xử án gián điệp Trung Quốc, dù bị cáo là người Việt Nam, vẫn là cú đánh trực tiếp vào thể diện của chính quyền Trung Nam Hải và giới tình báo Hoa Nam. Tuy vậy, hơn một tháng sau đó, Tập Cận Bình đã đến Hà Nội và mọi chuyện trở lại bầu không khí ve vãn lả lơi lẫn nhau như chưa từng có biến cố nào xảy ra. Vì sao xử gián điệp vào thời điểm này? 3 năm sau vụ xử nhà báo Hà Huy Hoàng là vụ xử án cán bộ công an Nguyễn Hoàng Dương diễn ra vào ngày 16/4/2018, cũng về hành vi "làm gián điệp cho Trung Quốc". Có một điểm tương đồng rất quan trọng giữa hai vụ xử Hà Huy Hoàng năm 2015 và vụ xử Nguyễn Hoàng Dương năm 2018: không chỉ quan hệ Mỹ - Trung, mà cả quan hệ Việt - Trung đều có gam màu nóng. Điểm khác biệt lớn giữa hai vụ xử trên là vụ xử Hà Huy Hoàng xảy ra khoảng hơn một tháng trước khi Tập Cận Bình đến Việt Nam vào tháng Mười Một năm 2015, còn vụ xử Nguyễn Hoàng Dương diễn ra 5 tháng sau khi Tập Cận Bình gặp Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội vào tháng Mười Một năm 2017. Nhưng sau đó đã quá rõ là cuộc gặp thứ hai đã chẳng giải quyết được bất đồng nào, ngoài một mớ văn kiện chỉ để phô trương trên mặt báo. Giờ đây, quan hệ Việt - Trung đã mang gam màu nóng đến mức có thể bùng nổ xung đột quân sự ở cấp chiến thuật hoặc chiến dịch, trên biển và có thể cả trên đất liền. Trước sức ép liên tục gia tăng của Trung Quốc, sau lần đầu tiên âm thầm "giương cờ trắng" của chính thể Việt Nam tại Bãi Tư Chính vào tháng Bảy năm 2017 mà đã khiến Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với PetroVietnam - phải rút giàn khoan thăm dò dầu khí khỏi khu vực này mà không dám thốt lên lời bi phẫn nào, Hà Nội lại phải nhận cái tát nảy đom đóm thứ hai và phải "giương cờ trắng" lần thứ hai cũng tại mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ tại Bãi Tư Chính vào tháng Ba năm 2018. Không những thế, ngay cả mỏ dầu khí Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi với trữ lượng khổng lồ và đang hứa hẹn có thể mang lại cho ngân sách đang cạn kiệt của Việt Nam đến 20 tỷ USD, cũng bị Trung Quốc gây sức ép đòi phải "cùng hợp tác khai thác", nếu không sẽ bị "ăn không được thì đạp đổ". Chính Vương Nghị - Ngoại trưởng Trung Quốc và là một gương mặt "ngáo ộp" khá thường hiện ra ở Hà Nội ngay sau những mầm mống xung đột về tranh ăn dầu khí giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã tuyên bố tối hậu thư "cùng hợp tác khai thác" ngạo mạn và thách thức đến thế. Tình thế của chính thể độc đảng Việt Nam đang trở nên cô đơn tuyệt đối trên trường quốc tế. Dù đang thủ đến một tá "đối tác chiến lược" trong túi, nhưng Việt Nam lại bị "đối tác chiến lược quan trọng nhất" là chính thể độc đảng Trung Quốc nhảy xổ vào nhà mình đòi chia phần. Đó cũng là nguồn cơn để vào tháng Tư năm 2018, đảng cầm quyền ở Việt Nam lần đầu tiên phải chỉ đạo cho Quốc hội bàn về "quyền được nổ súng" trong Luật cảnh sát biển Việt Nam, cho dù lực lượng cảnh sát biển này đã được hình thành từ vài chục năm qua nhưng lại bị nhiều người dân cho là "hoàn toàn không biết bắn súng" trước cảnh tàu hải giám Trung Quốc liên tiếp tấn công hung hãn và bắn giết ngư dân Việt. Trong tình cảnh mất ăn lẫn mất ngủ, cô đơn tuyệt đối như thế, hẳn là chính thể Việt Nam đang tái hiện một vài tiểu xảo mang ý nghĩa như "biện pháp trả đũa" đối với "bạn vàng". Nguyễn Hoàng Dương chỉ là một trong số rất nhiều công an rơi xuống địa ngục tha hóa về lối sống. Nhưng trong vụ xử án Dương, nên chú ý đến chi tiết mà báo chí nhà nước được đăng công khai: Nguyễn Hoàng Dương đã bán tin mật của ngành công an Việt Nam cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia. Cuộc "chiến tranh dầu khí" giữa "hai đảng anh em" cũng bởi thế vừa được tô điểm thêm một sắc tố: hoạt động gián điệp và công tác phản gián. Theo logic đó và nếu tương lai "cùng hợp tác khai thác dầu khí" không thành trong thời gian gian tới, có lẽ cả Việt Nam lẫn Trung Quốc sẽ lôi gián điệp của nhau ra xét xử công khai cùng án tù giam không hề thương xót. Phạm Chí Dũng (VOA) | ||
Posted: 06 Aug 2018 09:23 PM PDT Phạm Viết Đào. Bà Nguyễn Thị Mùi (bên trái) và đại diện Báo Gia đình VN 2 đại diện tại phiên sơ thẩm 14-15/6/2016 Ngày 30/7/2018 TBT, báo điện tử VTC NEWS ký công văn số 193/VTC-NEWS gửi Bộ Thông tin-Truyền thông có đoạn sau: "Có một nhóm người ( trong đó có Phạm Viết Đào ghi đích danh trong Cv 193)… nhằm chống phá các cơ quan nhà nước, gây hoang mang dư luận, làm mất niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật…" Cùng với công văn số 193/VTC-NEVS, trước đó Tổng Biên tập VTC-NEWS đã đăng 2 bài ra ngày 16/4/2018 và 20/4/2018…với những đoạn viết có nội dung tương tự: "Cũng theo ông Minh ( luật sư được báo Gia đình Việt Nam thuê bảo vệ báo), việc kiện Báo Gia đình Việt Nam không phải là mục đích chính của bà Nguyễn Thị Mùi và những kẻ phản động đứng sau. Báo chỉ là nạn nhân, là bàn đạp để những đối tượng này tiếp tục kiện Công an Quảng Ninh, muốn minh oan cho tử tù Bùi Đức Lợi." "Lời tòa soạn: ( VTC NEWS) Như đã nói ở kỳ trước, TAND quận Cầu Giấy đã xử cho bà Nguyễn Thị Mùi thắng kiện, yêu cầu Báo Gia đình Việt Nam phải xin lỗi bà Mùi, xin lỗi vong hồn người chết (tức tử tù Bùi Đức Lợi), chủ yếu bởi tấm ảnh chân dung bà Mùi đăng lên báo. Điều gì khiến bà Nguyễn Thị Mùi hăng hái kiện suốt nhiều năm trời? Nhóm phóng viên biết rằng, đứng sau bà Mùi là một kẻ mù quáng chống đối chính quyền. Người này là cán bộ về hưu, từng có chức vụ ở Bộ VHTT&DL, nhưng bất mãn với chính quyền và chỉ thích kiện cáo… Ngay lập tức, ông ta kích động bà Mùi kiện báo cùng lãnh đạo và đứng sau đạo diễn toàn bộ vụ việc. Khi đang xúi giục kiện Báo, thì ông này bị công an bắt, khởi tố tội "chống phá nhà nước". Khi ông này đi tù, thì bà Mùi cũng "mất tích", không theo kiện nữa. Tuy nhiên, 2 năm sau, khi ông ta ra tù, thì lại tiếp tục kiện." (Nhảm nhí 'vong' tử tù 'nhập' vào cô đồng kêu oan tố công an bán nội https://vtc.vn › Phóng sự - Khám phá) Bà Nguyễn Thị Mùi bên trái, 2 đại diện báo Gia đình Việt Nam bên phái tại phiên phúc thẩm lần 2; Phiên Tòa mớ 6/4/2018..Tòa xét xử trong 2 buổi sang đó hoãn cho bên bị tìm thêm chứng cứ... Đến nay đã hơn 2 tháng, phiên Tòa phúc thẩm này vẫn chưa ra bản ản ? Đầu đuôi sự việc Ngày 31/7/2008 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã ra bản án số 544/2008/ HSPT tuyên phạt Bùi Đức Lợi, (con trai bà Nguyễn Thị Mùi) quê tại Vân Đồn Quảng Ninh can tội gây ra 4 vụ cướp của, giết người, giết chế 3 mạng người…bị mức án tử hình. Sau khi Tòa tuyên án, Bùi Đức Lợi không nhận tội, kêu oan và bà Nguyễn Thị Mùi, mẹ Bùi Đức Lợi cũng đã gửi đơn tới các cơ quan hữu quan để kêu oan. Các đơn thư của bà Mùi đưa ra nhiều bằng chứng minh rằng: Tòa xử oan sai, gán ghép tội của kẻ khác cho Bùi Đức Lợi, con bà không phạm các tội ác đó… Sau khi tuyên xong bản án, một thời gian sau khi Bùi Đức Lợi bị tử hình, bà Nguyễn Thị Mùi mới biết tin. Bà Nguyễn Thị Mùi cho rằng: con mình bị khép tội cướp của, giết người oan, do đó bà đã tiếp tục gửi đơn kêu oan tới nhiều cơ quan hữu quan. Việc kêu oan của bà Mùi bằng kênh duy nhất: đơn thư gửi các cơ quan chức năng. Chưa một phương tiện thông tin đại chúng hay tổ chức nào kể cả văn phòng luật sư nào vào cuộc, giúp bà việc kêu oan này. Bà Nguyễn Thị Mùi cho biết: Có một vài nhà báo có tìm gặp bà nhưng thấy gia cảnh của bà nghèo, bà Mùi là một công nhân bưu điện đã nghỉ hưu nên họ cũng thôi. Việc kêu oan của bà Mùi kéo dài từ 2008 tới nay, một mình bà " tay bo" hàng tháng đều đặn gửi đơn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hồi âm mới nhất về đơn thư kêu oan của bà Nguyễn Thị Mùi là công văn số 9386//VPCP-V.1 của Văn phòng Chính phủ gửi Tòa án nhân dân tối cao do Vụ trưởng Vụ 1 Trần Bích Ngọc ký thừa lệnh Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký ngày 3/9/2017… chuyển đơn của bà Nguyễn Thị Mùi trong số 9 đơn của các công dân trong cả nước… Việc gửi đơn kêu oan của bà là hoàn toàn theo quy định của Luật Khiếu nại, không có ai đứng sau xúi bẩy kích động, xuất phát từ tình cảm của 1 người mẹ…Nếu quy kết theo kiểu VTC NEWS thì nhiều báo và văn phòng luật sư đều có các hnfh vi đó. Một nghịch cảnh trong vụ gửi đơn kêu oan của bà Nguyễn Thị Mùi: với trình độ văn hóa lớp 7, chỉ kêu oan cho con bằng kênh duy nhất đó là đơn thư. Thế nhưng, từ năm 2008 tới nay, có gần một chục tờ báo, có khoảng trên một chục nhà báo xông vào vụ này viết gần 30 chục bài để bênh vực chứng minh: Tòa, Viện Kiểm sát, Công an Quảng Ninh đã xử đúng người đúng tội trong vụ Bùi Đức Lợi… Đó là các báo: Gia đình Việt Nam, VTC-NEWS, Pháp luật VN, Lao động, Vietnamet, news.skydoor.net, doisongvietnam.vn, baomoi.com, Tạp chí Tòa án ... Thông thường trong các vụ án khác, báo chí thường lên tiếng bênh vực người yếu thế, người bị oan; Trong vụ bà Nguyễn Thị Mùi thì phía được bênh vực, phía có vẻ như đang bị yếu thế trước các lá đơn của bà Nguyễn Thị Mùi đó là Tòa, Viện Kiểm sát, Công an Quảng Ninh. Những cơ quan có trong tay súng, nhà tù, có quyền bắt người, kết án thậm chí tử hình những kẻ vi phạm pháp luật đang đứng nguy cơ bị bà Nguyễn Thị Mùi "truy kích" dồn vào chân tường pháp lý… Mặc dù nắm trong tay nhiều công cụ, không biết có phải cảm cảnh về sự yếu thế của Tòa, Viện kiểm sát, Công an nên hàng chục tờ báo, vài chục nhà báo xông vào đưa tin bảo vệ "sự công minh" của cơ quan pháp luật, để cơ quan này không bị "oan sai", bị hiểu oan là đã tuyên án người vô tội do bị bà Nguyễn Thị Mùi, một công dân nhà quê, học lớp bảy " phản bác" bằng đơn thư? Ngoài việc phải suy tư để tìm chứng cứ viết đơn kêu oan cho con trai Bùi Đức Lợi, gửi các cơ quan hữu quan bà Mùi còn phải đương đầu, chống đỡ, vượt qua búa rìu dư luận từ hàng chục tờ báo, với đội quân vài chục nhà báo bao vây cầm đầu là " sát thủ máu lạnh" Phạm Ngọc Dương, công tác tại VTC NEWS… Cuộc chiến tưởng không cân sức này đã bộc lộ sự kiên cường, bất khuất, không chịu buông xuôi của bà Nguyễn Thị Mùi trong việc tìm cách minh oan cho con trai của bà là Bùi Đức Lợi. Tổng Biên tập báo Gia đình Việt Nam " lấm lưng trắng bụng" Do nhiều tờ báo viết quá về mình, cực chẳng đã bà Nguyễn Thị Mùi đã gửi đơn khiếu nại tới Bộ Thông tin-Truyền khiếu nại việc viết bài đưa tin của Phạm Ngọc Dương trên báo Gia đình Việt Nam. Do có đơn của bà Mùi, sau khi kiểm tra, đối chất, Chánh thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông đã ban hành Quyết định số 507/QĐ-XPHC ngày 13/6/2013:" xử phạt Báo Gia đình Việt Nam về hành vi thông tin sai sự thật khi khẳng định Bùi Đức Lợi phạm tội hiếp dâm và đăng ảnh cá nhân khi chưa được sự đồng ý của bà…Ngoài ra, Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông yêu cầu Báo Gia đình Việt Nam thực hiện cải chính xin lỗi theo quy định của pháp luật". Ngoài việc xử phạt TBT báo Gia đình Việt Nam, Bộ Thông tin-Truyền thông đã tước Giấy phép của tờ Gia đình và cuộc sống phụ san của báo Gia đình Việt Nam, do tờ này đã đăng loạt bài về vụ án Bùi Đức Lợi của tác giả Phạm Ngọc Dương… Sau khi nhận được giải quyết khiếu nại của Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông, do TBT Gia đình Việt Nam đã không tiến tục việc cải chính xin lỗi theo đúng quy định của pháp luật, bà Nguyễn Thị Mùi đã gửi đơn khởi kiện Tổng Biên tập Gia đình Việt Nam ra Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy. Bà Mùi yêu cầu bồi thường thiệt hại về về 5 hành vi vi phạm Luật Báo chí, Luật Dân sự của Tổng Biên tập báo khi duyệt cho đăng loạt bài về vụ án Bùi Đức Lợi. Đó là: Tự ý đăng ảnh của bà Mùi lên 2 kỳ báo viết về vụ án Bùi Đức Lợi không hỏi ý kiến bà; Đưa chuyện về quan hệ riêng tư của vợ chồng bà lên báo Gia đình Việt Nam; Đưa ảnh không gian bàn thờ của gia đình bà với những lời lẽ bỉ báng; Đăng thông tin không đúng nội dung bản án đã tuyên. Bán án sơ thẩm và phúc thẩm không kết tội Bùi Đức Lợi phạm tội hiếp dâm nhưng báo vẫn khẳng định như kết luận của Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông. Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy đã mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất vào ngày 14-15 /9/2016 ra bản án bác bỏ đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị Mùi. Bà Nguyễn Thị Mùi đã gửi đơn chống án lên Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Tòa phúc thẩm Hà Nội đã hủy bản án sơ thẩm chuyển yêu cầu Tòa án quận Cầu Giấy xét xử lại theo trình tự sơ thẩm. Ngày 22/9/2017, Tòa án quận Cầu Giấy đã mở phiên xét xử sơ thẩm lần 2 và ra bản án số 23/2017/DS-ST: Chấp nhận 1 phần đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị Mùi, buộc TBT báo Gia đình Việt Nam phải cải chính xin lỗi theo quy định của pháp luật và bồi thường cho bà Nguyễn Thị Mùi 72.736.000 đ về những tổn thất về vật chất và tinh thần do báo gây ra. Sau khi Tòa án quận Cầu Giấy tuyên bản án sơ thẩm, cả Báo Gia đình Việt Nam và bà Nguyễn Thị Mùi đều gửi đơn kháng án. Phía bà Nguyễn Thì Mùi không tán thành mức bồi thường thiệt hại do Tòa tuyên là 72.360.000 đ. Bà yêu cầu Tòa buộc báo Gia đình Việt Nam phải bồi thường cho bà 300 triệu đồng. Do sự kháng án của cả bên nguyên và bên bị, ngày 6/4/2018 Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm lần 2…Phiên tòa này phải hoãn đi hoãn lại 2 lần vì sự vắng mặt ( trốn) của phía Gia đình Việt Nam… Trong thời gian chuẩn bị phúc thẩm, gần một chục tờ báo với gần 20 bài đăng trong đó có VTC NEWS lên tiếng bênh vực báo Gia đình Việt Nam; cho rằng Tòa án Quận Cầu Giấy đã tuyên án sơ thẩm lần 2, tuyên phạt TBT báo là không đúng pháp luật… Khi các báo này lên tiếng, một tờ báo do viết bài, đưa tin sai về Phạm Viết Đào nên tôi đã gửi đơn khiếu nại lên Bộ Thông tin-Truyền thông. Kết quả Tổng Biên tập tờ báo này đã mời Phạm Viết Đào đến tòa soạn xin lỗi, cái chính về những thông tin đã đưa sai về vai trò của Phạm Viết Đào trong vụ kiện của bà Mùi. Tổng biên tập báo đã bồi thường cho Phạm Viết Đào 15 triệu đồng… Còn các bài viết của VTC NEWS do có nhiều thông tin sai trái, nên bà Nguyễn Thị Mùi đã gửi Đơn khiếu nại lên Bộ Thông tin-Truyền thông, chứng minh VTC NEWS đã đưa những thông tin không đúng sự thật về bản án Bùi Đức Lợi con trai bà, tự ý đưa lý lịch đời tư của bà lên báo, có hành vi vu cáo bà một số hành vi liên quan tới tội danh hình sự. Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông đã chuyển đơn của bà Mùi yêu cầu TBT VTC NEWS giải quyết theo thẩm quyền. TBT VTC NEWS đã trả lời bà Nguyễn Thị Mùi bằng công văn dạng phản hồi thông tin số 193/ VTC- NEWS ký ngày 30/7/2018. Được biết bà Mùi không chấp nhận công văn phản hồi thông tin của TBT báo VTC NEWS. Sắp tới bà Mùi sẽ gửi đơn tố cáo lên Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông về việc TBT báo VTC NEWS vi phạm nghiêm trọng Luật Khiếu nại và vô cớ vu cáo tội danh hình sự đối với bà và một số người. P.V.Đ. Kỳ 2: Tổng Biên tập VTC NEWS không chỉ vu cáo công dân Phạm Viết Đào, Nguyễn Thị Mùi mà còn vu cáo Tòa án quận Cầu Giấy… |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét