“Học giả Mỹ mách kế ‘giáng đòn nặng’ vào Trung Quốc ở Biển Đông” plus 6 more |
- Học giả Mỹ mách kế ‘giáng đòn nặng’ vào Trung Quốc ở Biển Đông
- Vì sao Nguyễn Trãi dạy con: ‘Áo mặc miễn là cho cật ấm; Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon’?
- Thi đại học ở Việt Nam: Canh bạc của cả một thế hệ
- Ông Trump dự đoán đảng Cộng hòa thắng thế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ
- “CHỦ THUYẾT TẬP QUYỀN” CỦA TẬP CẬN BÌNH- VƯƠNG HỘ NINH CÓ THEO VẾT X E ĐỔ CỦA TẦN THỦY HOÀNG-LÝ TƯ-VỆ ƯỞNG?
- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang; Thuế 'ăn miếng trả miếng' của TQ lên 16 tỷ USD hàng Mỹ
- Mỹ ra đòn trước hội nghị Bắc Đới Hà, Tập có dấu hiệu lung lay
Học giả Mỹ mách kế ‘giáng đòn nặng’ vào Trung Quốc ở Biển Đông Posted: 09 Aug 2018 04:42 PM PDT VIETTIMES04:08, 10/08/2018
| ||
Vì sao Nguyễn Trãi dạy con: ‘Áo mặc miễn là cho cật ấm; Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon’? Posted: 09 Aug 2018 04:41 PM PDT 16:45, 09/08/2018Ngày nay, những gia đình có điều kiện thường cho con em trong nhà ăn ngon, mặc đẹp. Nhưng những bậc hiền nhân trong lịch sử lại dạy con sinh hoạt tiết kiệm đạm bạc, mà Nguyễn Trãi là một trong số đó. Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai, là khai quốc công thần nhà Lê sơ và cũng là một nhà văn hoá lớn. Phan Huy Chú nhận xét: "Ông Nguyễn Trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả" (Lịch triều hiến chương loại chí, 1961). Bên cạnh các tác phẩm văn chương chính luận như "Bình Ngô đại cáo", "Quân trung từ mệnh tập", hay các trước tác về lịch sử, địa lý, thơ chữ Hán…, ít ai biết rằng Nguyễn Trãi còn để lại những bài thơ Nôm giản dị dạy con, gìn giữ nếp nhà. Trong bài thơ "Huấn nam tử" (Dạy con trai), Nguyễn Trãi căn dặn con phải sống cần kiệm, đạm bạc, không biếng nhác xa hoa:
Cơm ăn và áo mặc trong quan niệm của người xưa chỉ là để cho no bụng ấm thân mà thôi, no bụng và ấm thân là để có sức lực mà tu tâm dưỡng tính, khổ luyện thành tài, tạo phúc cho dân chúng. Chỉ có những người ích kỷ, vô đức mới truy cầu ăn ngon mặc đẹp để hưởng thụ và phô trương. "Áo mặc miễn là cho cật ấm Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon" Hai câu thơ giản dị, hàm súc chứa đựng cốt cách thanh bạch của một nhà Nho quân tử. Trong lịch sử, những bậc hiền nhân đều lấy chữ "Kiệm" để răn dạy cháu con. Gia Cát Lượng viết thư cho con là Gia Cát Kiều, nói về cách rèn luyện tu dưỡng nhân cách và học vấn, mở đầu bằng hai câu: "Phu quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức. Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn". Tạm dịch: "Hành động của người quân tử là lấy tĩnh lặng để tu thân, lấy cần kiệm để dưỡng đức. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không suy nghĩ được xa". "Chu Tử gia huấn", bản gia huấn kinh điển quản lý gia đình giáo dục con cái cuối đời nhà Minh cũng có mấy câu như sau: "Cuộc sống cần phải tiết kiệm, làm tân khách chớ liên miên. Đồ dùng bền lại sạch, gốm sứ hơn bạc vàng. Ăn uống kiệm lại tinh, rau vườn hơn yến tiệc". Và để dạy dỗ con cái thành công, bản thân người làm cha mẹ phải là tấm gương mẫu mực. Trong "Quốc Âm thi tập" có rất nhiều bài thơ miêu tả cuộc sống thanh bạch chốn quê mùa của vị khai quốc công thần triều Lê – Nguyễn Trãi: "Tả lòng thanh, vị núc nác, Vun đất ải, luống mồng tơi. Liêm cần tiết cả, tua hằng nắm, Trung hiếu niềm xưa, mựa nỡ dời". ("Ngôn chí kỳ 09", hay "Sang cùng khó") hay: "Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then". ("Thuật hứng bài 24") Người quân tử lập chí ở cao xa, nên giữa cảnh đồng quê thôn dã với những núc nác, mồng tơi vẫn không quên tiết thanh liêm, niềm trung hiếu; khi vớt bèo cấy muống, phát cỏ ương sen mà tâm hồn khoáng đạt chứa được cả phong nguyệt yên hà. Nếu dạy con lập được chí hướng cao xa như vậy, thì lo gì con không chịu được khổ cực phong ba, lo gì con sa ngã trong những thú vui trần tục thấp hèn. Bài thơ "Huấn nam tử" trọng điểm xoay quanh đức tính cần kiệm, thực ra cũng là một phương diện chủ yếu của Đức. Những bậc cha mẹ thông thái đều hiểu rằng Đức kia mới là cội gốc làm người, bao nhiêu phúc phận của đời người cũng đều từ Đức mà ra cả. Người ăn ở không có Đức thì về sau sẽ phải hứng chịu đủ thứ tai ương, nhân quả báo ứng vốn không sai bao giờ. Cho nên, Nguyễn Trãi còn có một bài thơ "Dạy con ở cho có Đức", xin chép ra để quý độc giả cùng chiêm nghiệm. "Lấy điều ăn ở dạy con, Dẫu mà gặp tiết nước non chuyền vần. Ở cho có đức có nhân, Mới mong đời trị được ăn lộc trời. Thương người tất tả ngược xuôi, Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ. Thương người ôm dắt trẻ thơ, Thương người tuổi tác già nua bần hàn. Thương người quan quả, cô đơn, Thương người lỡ bước lầm than kêu đường. Thấy ai đói rách thì thương, Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn. Thương người như thể thương thân, Người ta phải bước khó khăn đến nhà. Đồng tiền bát gạo mang ra, Rằng đây "cần kiệm" gọi là làm duyên. May ra ở chốn bình yên, Còn người tàn phá chẳng nên cầm lòng. Tiếng rằng: ngày đói tháng đông, Ở phải có nhân có nghì, Thơm danh vả lại làm bia miệng người. Hiền lành lấy tiếng với đời, Lòng người yêu dấu, là trời hộ ta. Tai ương hoạn nạn đều qua, Bụi trần giũ sạch thực là từ đây. Vàng trời tuy chẳng trao tay, Bình an hai chữ xem tày mấy mươi. Mai sau bạc chín tài mười, Sống lâu ăn mãi của đời về sau. Kìa người ăn ở cơ cầu, Ở thì chẳng biết về sau phòng mình, Thấy ai đói rách thì khinh, Cách nào là cách ích mình thì khen. Hứng tay dưới với tay trên, Lọc lừa từng tí, bon chen từng đồng! Ở thì phất giấy đan lồng, Nói thì mở miệng như rồng như tiên. Gan thì quá ngỡ sắt đèn, Miệng thơn thớt nghĩ rơi tiền bạc ra. Mặt lành khéo nói thực thà, Tưởng như xẻ cửa xẻ nhà cho nhau. Ở nào mùi mẽ chi đâu, Như tuồng cuội đất giấu đầu hở đuôi. Nói lời lại nuốt lấy lời, Một lưng bát xáo mười voi chưa đầy. Cho nên mới phải lúc này: Cửa nhà tàn phá phút rày sạch trơn. Kẻ thì mắc phải vận nàn, Cửa nhà một khắc lại tàn như tro. Kẻ thì phải lính, phải phu, Đem mình vào chốn quân gia trận tiền. Kẻ thì mắc phải dịch ôn, Kẻ thì thủy hỏa gian nan kia là! Thấy người mà phải lo ta, Sờ sờ trước mắt thực là thương thay, Khuyên ai chớ bắt chước rày, Ở lòng nhân nghĩa cho đầy mới khôn. Lời cha dạy bảo nỉ non, Trước sau ghi chép khuyên con nghe lời. Nghe thì mới phải là người, Chẳng nghe thì cũng là đời bỏ đi". Thanh Ngọc Có thể bạn quan tâm: | ||
Thi đại học ở Việt Nam: Canh bạc của cả một thế hệ Posted: 09 Aug 2018 04:38 PM PDT 08:39, 09/08/2018Lại một đợt công bố điểm chuẩn các trường đại học kết thúc. Những vui buồn, thở phào nhẹ nhõm hay tiếc nuối thất vọng đang là cảm xúc của một thế hệ trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nhưng liệu đến bao giờ những con người có đam mê, muốn cống hiến và yêu một nghề nghiệp nào đó được học ngành mình muốn, thay vì chọn đại một trường nào năm ngoái điểm thấp để có cơ hội được học đại học? Ngày xưa ai đi học đại học để không phải đi thanh niên xung phong, không phải đi làm kinh tế mới hay đi chiến trường Campuchia sẽ bị khinh miệt bởi họ đã chà đạp lên mục đích giáo dục để thỏa cái lợi nhỏ bé của mình. Nhưng ngày nay, chẳng ai khinh những người chọn đại một ngành chắc chắn ra có công ăn việc làm tốt, hay vì trường đó có nuôi ăn nuôi học cho sinh viên trúng tuyển. Thoạt nghe chẳng liên quan, nhưng cái mục đích học của hai thế hệ đó đều có cùng chung một điểm: Họ không học vì đam mê, vì muốn cống hiến cho xã hội và phát triển bản thân theo lĩnh vực thật sự yêu thích. Và đó chính là sự phủ nhận giá trị của giáo dục đại học. Lý do bạn muốn thức dậy mỗi ngày để làm công việc mình lựa chọn Người Nhật Bản có một khái niệm gọi là Ikigai, nó giống như một kiểu công thức để xác định lý do bạn tồn tại, lý do bạn chọn nghề nghiệp và thức dậy lao đầu vào công việc mỗi ngày. Ikigai không chỉ là để chọn nghề nghiệp mà còn là giá trị cuộc sống, là điều mà bạn sẽ sống vì nó và tận tâm không chút tính toán. Có lẽ vì có Ikigai, người Nhật mới có thể làm việc nhiều nhất thế giới với sự tận tụy và trân trọng công việc đến vậy. Bạn chỉ cần trả lời bốn câu hỏi: Bạn yêu thích điều gì? Bạn giỏi cái gì? Xã hội cần bạn làm việc gì? Và bạn có kiếm được tiền từ việc này? Giao thoa giữa điều bạn yêu thích và việc bạn giỏi chính là Đam mê. Giao thoa giữa điều bạn yêu thích và điều xã hội cần ở bạn chính là Sứ mệnh. Giao thoa giữa điều xã hội cần ở bạn và việc bạn có thể làm để kiếm sống chính là Nghề nghiệp. Giao thoa giữa điều bạn giỏi và việc bạn có thể kiếm sống chính là Chuyên môn của bạn. Và giao thoa của bốn khu vực giao thoa trên (đam mê, sứ mệnh, nghề nghiệp, chuyên môn) chính là Ikigai – Điều mà bạn sẽ sống vì nó, cống hiến hết mình không chút đòi hỏi và truy cầu vì nó làm nên giá trị con người bạn. Có lẽ bởi người Nhật có Ikigai, nên họ làm gì cũng đều hết sức tâm huyết và nhiệt tình. Bạn sẽ thấy hầu hết những người bồi bàn ở Nhật khi lau bàn sẽ nghiêng mình để kiểm tra còn vết bẩn nào không. Bạn sẽ ngạc nhiên khi người nông dân Nhật kỳ cọ, nâng niu từng cái lá xanh, cho cây táo nghe nhạc và chúc cỏ cây những câu chúc tích cực để chúng cho chất lượng tốt nhất. Bạn cũng sẽ thấy những nhân viên hỗ trợ sinh viên nước ngoài tận tụy đưa đón và vận chuyển đồ đạc giúp những người xa lạ chỉ vì đó là công việc của họ. Và chắc chắn bạn sẽ không thể không xúc động trước những người Nhật dốc sức hội thảo, bàn bạc cho lễ hội quảng bá văn hóa Việt Nam tại Nhật và nói với chính người Việt Nam rằng: "Xin hãy giúp đỡ, xin cùng dốc lòng cho sự kiện. Vì Việt Nam! Xin cảm ơn!" – (Đến Nhật Bản học về Cuộc đời, Lê Nguyễn Nhật Linh). Có câu chuyện được kể từ một nhà thiết kế nổi tiếng người Việt khi đợi chuyến bay ở sân bay Nhật Bản. Anh hỏi nhân viên vệ sinh người Nhật đang lau bàn ở gần đó về cách vào mạng internet. Cậu thanh niên trả lời: "Tôi là nhân viên vệ sinh nên không rành, nhưng nếu ông đợi được tôi sẽ sẵn lòng giúp ông". Cậu nhân viên vệ sinh sau khi chạy đi đâu đó đã quay lại cùng một tập hướng dẫn song ngữ cho nhân viên về cách sử dụng, vận hành các thiết bị. Cậu mượn điện thoại rồi ngồi lần mò làm theo hướng dẫn. Sau khi đã thành công, cậu rút trong túi áo một chiếc khăn trắng lau cho sạch chiếc điện thoại rồi đưa lại cho nhà thiết kế bằng hai tay một cách rất trân trọng. Đó là cách người Nhật làm nên giá trị con người mình ở những việc nhỏ bé họ làm, ở những công việc mà chúng ta cho là thấp kém chỉ dành cho những người thất học. Ở đâu thì con người ta cũng sẽ muốn có một nghề nghiệp danh giá, nhiều tiền. Nhưng dù lựa chọn ngành nghề nào, con người của một xã hội văn minh phải biết tạo ra giá trị của mình dựa trên lòng yêu nghề, trân trọng nghề nghiệp mà không phải vì tiền. Điều đó có thể được chăng, khi học sinh lựa chọn trường đại học lại chỉ vì trường này năm ngoái điểm chuẩn thấp, trường kia có nuôi ăn nuôi học, trường nọ ra trường chắc chắn có việc, hay ngành này sau này dễ kiếm được nhiều tiền… Lựa chọn trường đại học ở Việt Nam: Vì tương lai kiếm nhiều tiền, vì được trợ cấp học phí Đó là vấn đề đang tồn tại ở Việt Nam, người ta đi học đại học chỉ để sau này có một nghề nghiệp có nhiều tiền, học cái gì cũng được cốt là có việc làm, trường nào bao cấp ăn ở thì càng tốt. Họ không học vì đam mê, vì để cống hiến cho xã hội và cộng đồng, vì sự phát triển con người, và tất nhiên ai muốn học cao là vì để làm điều tốt cho người khác thì sẽ trở thành hiện tượng trên các trang báo mạng. Hết thế hệ trẻ này đến thế hệ trẻ khác ở Việt Nam ngồi trên giảng đường mà trong đầu luôn đau đáu về việc sau này sẽ kiếm được việc làm và nhiều tiền bằng nghề hay không. Phong trào "khởi nghiệp" khiến các bạn trẻ nghĩ rằng có tiền là có tất cả và con người muốn thành công thì chắc chắn phải độc lập về tài chính. Điều đó đã loại bỏ hoàn toàn giá trị đích thực của giáo dục đại học. Đó không chỉ là việc bạn được dạy một nghề nghiệp để kiếm sống, mà là dạy nên một người có thể phục vụ xã hội một cách tốt nhất. Đó là những doanh nhân có đạo đức và luôn biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của doanh nghiệp. Đó là người thầy giáo biết dạy học trò thành người tốt trước khi thành người giỏi, nên không thể bán điểm hay bắt học sinh học thêm ở lớp ngoài giờ của mình. Đó là người bác sĩ biết sứ mệnh của mình là cứu giúp người khác, nâng cao sức khỏe cộng đồng chứ không phải là bắt tay với dược sĩ bán thuốc hay "chạy sô" mở phòng khám tư để chuyển bệnh nhân ra đó kiếm lời. Đó là người công an hiểu rằng công việc của mình là gìn giữ trật tự, hỗ trợ người dân chứ không phải rình rập để bắt phạt không có hóa đơn. Inamori Kazuo, nguyên chủ tịch hãng hàng không Japan Airlines của Nhật đã từng viết nên cuốn sách gây chấn động giới doanh nhân toàn cầu có tên "Con đường đến thành công bằng sự tử tế". Được truyền cảm hứng từ Samurai chân chính thời Minh Trị Duy Tân, Saigo Takamori, ông Inamori đã đúc kết lại rằng, ngay cả trong kinh doanh, buôn bán, vốn bị mang tiếng là "mười người buôn chín kẻ gian", thì làm vì nghĩ tới lợi ích của người khác trước khi nghĩ tới mình sẽ là con đường tốt nhất tới thành công. "Nếu muốn những kết quả tốt đẹp, muốn có lợi thì phải làm cho người khác có lợi. Làm vậy thì chắc chắn những gì ta dành cho người, làm lợi cho người sẽ trở lại là lợi của ta, như câu thành ngữ 'Tử tế không vì người' (Nasake wa hito no tame narazu: Tử tế với người khác thật ra sẽ có lợi cho chính ta, vì ta chứ không vì người khác)". "Những hành động sâu sắc vì người khác của từng cá nhân sẽ trở thành những hành động 'lợi tha' với quy mô lớn hơn, vì công ty, vì đất nước, vì thế giới" – (Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế, Inamori Kazuo).
Từ đó chẳng có gì khó hiểu khi sau này ra trường, những sinh viên sư phạm mầm non sẽ trở thành những cô nuôi dạy trẻ không yêu trẻ em mà sẵn sàng tát, mắng, nhồi nhét các thiên thần bé nhỏ. Những sinh viên luật ra trường lại chỉ nhăm nhe cò mồi ăn tiền các vụ án. Những sinh viên kinh tế ra trường sẵn sàng mua gian bán lận, chạy dự án, buôn lậu, trốn thuế… Bởi ngay từ trước khi bước chân vào đời, họ đã hiểu lầm rằng, nghề nghiệp là để kiếm tiền, không phải là để cống hiến và làm lợi cho xã hội, càng không phải là cách tạo ra giá trị con người mình. Thuần Dương Có thể bạn quan tâm: | ||
Ông Trump dự đoán đảng Cộng hòa thắng thế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Posted: 09 Aug 2018 04:36 PM PDT 14:48, 09/08/2018Hôm 5/8, Tổng thống Donald Trump dự đoán đảng Cộng hòa của ông sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới, theo Western Journal. Theo truyền thống, đảng đang nắm giữ Nhà Trắng luôn mất một số ghế nghị viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của tổng thống. Tuy nhiên, ông Trump cho rằng truyền thống này không có ý nghĩa nhiều so với tình trạng hiện nay của đất nước, khi mà ông giành được tỷ lệ ủng hộ mạnh mẽ của cử tri Mỹ. "Tỷ lệ ủng hộ tổng thống rất tốt, nền kinh tế, quân sự và mọi thứ khác đều rất mạnh mẽ. Các con số tới nay đều tốt đẹp hơn [thời] Obama. Chúng ta đang chiến thắng trên mọi mặt trận, vì lý do đó, sẽ không có "làn sóng xanh", nhưng có thể có một "làn sóng đỏ!", ông Trump viết trên mạng Twitter. Ông Trump đề cập đến màu xanh đại diện cho đảng Dân chủ, và màu đỏ biểu trưng của đảng Cộng hòa. Hôm 3/8, một cuộc điều tra thăm dò ý kiến của công ty Rasmussen Reports cho thấy ông Trump có tỷ lệ ủng hộ 48%, trong khi 50% không ủng hộ công việc mà tổng thống đang làm. Kể từ tháng 4/2018, cuộc thăm dò theo dõi hàng ngày của công ty Rasmussen cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Trump dao động giữa 44% đến 51%, thường xung quanh mức hôm 3/8. Theo tờ Washington Post, trong một cuộc mít tinh ở tiểu bang Ohio hôm 4/8, ông Trump bác bỏ những dự đoán rằng đảng Cộng hòa sẽ mất một số ghế trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Ông Trump tuyên bố: "Chúng ta có nền kinh tế tuyệt vời nhất trong lịch sử đất nước… Tôi nghĩ đây sẽ là một 'làn sóng đỏ'". Cũng trong cuộc mít tinh, ông Trump cho rằng những người ủng hộ ông trong số các khán thính giả, là tầng lớp tinh hoa thực sự của quốc gia, và họ đã "không còn bị lãng quên". Ông ám chỉ giới truyền thông chủ đạo tại Mỹ: "Họ có ưu tú hơn tôi không? Tôi có mọi thứ tốt hơn họ có, bao gồm cả cái này". Ông Trump vừa nói vừa chỉ vào đầu của mình, theo tờ Chicago Tribune. "Và tôi đã trở thành tổng thống, còn họ thì không. Điều đó có nghĩa là các bạn đã trở thành tổng thống. Điều đó khiến họ bực tức", ông Trump nhận xét. Ông Trump nói rằng việc lựa chọn những người Cộng hòa, sẽ chấm dứt sự bế tắc của những dự luật rất quan trọng, đang bị ngăn cản tại Nghị viện. Trên trang Twitter, Tổng thống Trump kêu gọi: "Hãy bầu nhiều hơn nữa những người Cộng hòa vào tháng 11, và chúng tôi sẽ thông qua những dự luật nhập cư toàn diện nhất, công bằng nhất và tốt đẹp nhất, so với bất cứ nơi nào trên thế giới. Ngay lúc này, chúng ta có [đạo luật nhập cư] ngu xuẩn nhất và tồi tệ nhất. Những người đảng Dân chủ không làm gì cả, ngoại trừ việc cản trở. Các bạn hãy nhớ, phương châm của họ: Chống lại! Còn phương châm của chúng ta là: Đem lại kết quả". Tác động tích cực của Trump đối với cử tri và ứng cử viên đảng Cộng hòa đã được Dự án Truyền thông Wesleyan nghi nhận, trong đó lưu ý ông Trump được nhiều người ưa thích nhất trong số các ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Một nghiên cứu cho biết: "Tổng thống Trump đã được nhắc đến với nội dung tích cực trong 14,8% quảng cáo bầu cử liên bang (tổng số hơn 27.000 quảng cáo) trong 2 tháng qua, trong khi chưa đến 1% quảng cáo bầu cử liên bang đề cập tích cực về Tổng thống Obama, được phát sóng trong cùng khoảng thời gian trong năm 2010 và 2014". Ngay cả những người phản đối Tổng thống Trump cũng cho rằng ông Trump có thể là một nhân tố quyết định, tạo ra sự khác biệt cơ bản. Trang mạng Axios trích lời ông Josh Schwerin, giám đốc truyền thông của tổ chức hành động ủng hộ bầu cử Priorities USA, cho rằng: "Sẽ có nhiều 'cuộc đua' trên khắp đất nước, nơi ông Trump sẽ là nhân tố quan trọng nhất trong cuộc đua, mặc dù không có ứng cử viên nào đề cập đến ông ấy trong quảng cáo [bầu cử liên bang]". Ông Trump không chỉ nói về 'làn sóng đỏ', ông đang làm việc để khiến nó trở thành sự thực, với một lịch trình chiến dịch bận rộn, thay mặt cho các ứng cử viên đảng Cộng hòa, theo hãng AP đưa tin hôm 5/8. Cũng theo AP, Tổng thống Trump cũng hỗ trợ tài chính cho khoảng 100 ứng viên đảng Cộng hòa. Lưu Hạnh Có thể bạn quan tâm: | ||
Posted: 09 Aug 2018 04:30 PM PDT Phạm Viết Đào. ( Đưa lên mạng: THỨ BA, 17 THÁNG 11, 2015)Lời bàn của blog Phạm Viết Đào: Có tín hiệu Vương Hộ Ninh sẽ bị phế truất ủy viên thường vụ BCT để nhường chỗ cho Hồ Xuân Hòa, người bà con của Hồ Cẩm Đào Hồ Xuân Hoa cười rất tươi Trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Trung Quốc Vương Hộ Ninh không phải là "hồng nhị đại" – hậu duệ của các nhà cách mạng Trung Quốc hay "quan nhị đại" – con cháu của các quan chức nước này. Ông Vương là điển hình của một phần tử trí thức cao cấp, một học giả và là giáo sư. "Hay gọi theo cách khác, ông Vương là một… tiên sinh", Đa Chiều bình luận. Trang này tiết lộ, dù là một quan chức ít nổi bật, song Vương Hỗ Ninh lại được chính giới Trung Quốc ví như "quốc sư ba triều" khi từng là "quân sư", cố vấn cho các cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và là "người dẫn đường" của Chủ tịch Tập Cận Bình. Lý luận của Vương Hộ Ninh có ảnh hưởng rất lớn đến đường hướng phát triển toàn diện của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại và cả tương lai. Thậm chí có quan điểm đánh giá, "mô hình Trung Quốc" chính là "mô hình Vương Hỗ Ninh". Tờ New York Times (Mỹ) hôm 30/9 cho hay, Vương Hộ Ninh là thành viên thuộc nhóm tinh hoa trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng là giáo sư chính trị học tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, nghiên cứu xã hội Mỹ. Giai đoạn 1988-1989, Vương Hỗ Ninh là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Iowa và Đại học California-Berkeley, Mỹ. Trong quá trình nghiên cứu, ông quen biết với nhiều học giả Mỹ. Chủ thuyết "tập trung quyền lực" của Vương Hỗ Ninh Từ năm 1988, Vương Hỗ Ninh đã có bài viết "Phân tích phương thức lãnh đạo chính trị trong tiến trình hiện đại hóa", đăng trên tờ "Phúc Đán học báo", trong đó nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc nên theo đuổi cơ chế lãnh đạo "tập quyền" chứ không phải "phân tán". Theo ông Vương, cơ chế "lãnh đạo thống nhất" sẽ giúp Trung Quốc tránh được những xung đột không cần thiết giữa nhiều đường lối và quan niệm đối lập. "Mô hình này cho phép giới cầm quyền phản ứng nhanh, mạnh với các vấn đề đột biến, ngăn chặn phân hóa và biến động xã hội trong quá trình hiện đại hóa", Vương Hỗ Ninh viết. Vương Hỗ Ninh nhận định, Trung Quốc cần mô hình lãnh đạo tập trung bởi điều này "giúp mở rộng chưa từng có phạm vi quyết sách của lãnh đạo chính trị". Theo những thông tin ít ỏi mà Đa Chiều cung cấp, căn cứ vào hàng loạt các chính sách của Trung Quốc được ban hành những năm gần đây nhất là từ khi ông Tập Cận Bình lên chấp chính, chúng ta thấy những chính sách này thấp thoáng bóng dáng của những chính sách "tập quyền" mà Thừa tướng nhà Tần là Lý Tư và chủ trương đề cao pháp trị của Tả Thứ trưởng Vệ Ưởng-những " kiến trúc sư" của nền chính trị triều Tần cuối thời Chiến quốc… "Chủ thuyết tập quyền " của Tập Cân Bình-Vương Hỗ Ninh sao chép " tập quyền" của Vệ Ưởng-Tần Thủy Hoàng-Lý Tư Theo WikiPedia:"Thương Ưởng (khoảng 390 TCN-338 TCN), còn gọi là Vệ Ưởng hay Công Tôn Ưởng là nhà chính trị gia, pháp gia nổi tiếng, thừa tướng nước Tần của thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lý Tư là học trò của Tuân Tử và là bạn học cùng Hàn Phi Tử, Theo WikiPedia: "Vào năm 247 TCN, khi đến nước Tần, gặp lúc Trang Tương Vương chết, Lý Tư bèn cầu xin làm môn hạ của Văn Tín Hầu Lã Bất Vi, thừa tướng nước Tần. Bất Vi cho là người hiền dùng làm quan "Lang". Lý Tư nhờ vậy có cơ hội du thuyết, Vua Tần Thủy Hoàng cho Tư làm trưởng sử, rồi khách khanh. Trong số 3000 người "khách" của Lã Bất Vi, Lý Tư nhanh chóng trở thành người nổi trội nhất." Sử ký Tư Mã Thiên chép việc Lý Tư hiến kế cho Tần Thủy Hoàng: "- Cứ ngồi chờ đợi nay lần mai lữa thì sẽ bỏ mất thời cơ.Làm nên công lớn là ở chỗ biết lợi dụng chỗ sơ hở rồi mạnh dạn làm. Ngày xưa Tần Mục Công làm bá nhưng cuối cùng cũng không đi về đông thâu tóm cả sáu nước là tại làm sao? Bởi vì lức bấy giờ chư hầu còn đông, đức của nhà Chu chưa suy; cho nên Ngũ bá kế tiếp nhau nổi lên nhưng cũng đều tôn nhà Vua Tần bèn cho Tư làm trưởng sử, nghe theo kế của Tư, ngầm sai mưu sĩ mang vàng bạc châu ngọc, đi du thuyết chư hầu. Xem các danh sĩ ở chư hầu người nào có thể mua chuộc bằng tiền thì cho tiền để liên kết với họ, còn người nào không nghe thì dùng kiếm sắc đâm chết, cốt để ly gián vua tôi của họ. Sau đó vua Tần mới phái tướng giỏi đem quân đến đánh." Theo kế của Lý Tư, sau 20 năm, năm 221 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được Trung Quốc, chấm dứt thời đại lịch sử " Chiến quốc" kéo dài 300 năm… Về chủ thuyết " tập quyền" thời Tần, Sử ký Tư Mã Thiên viết:" Năm thứ ba mươi tư đời Thủy Hoàng (năm 213 trước Công nguyên), nhà vua sai đặt tiệc rượu ở cung Hàm Dương. Thuần Vu Việt người nước Tề tiến lên can: - Thần nghe: nhà Ân, nhà Chu làm vua hơn nghìn năm, phong các con em, các công thần để cho họ làm phên dậu giúp đỡ mình. Nay bệ hạ giầu có bốn biển nhưng con em vẫn là kẻ thất phu; nếu đột nhiên xảy ra việc như bọn Điền Thường hay bọn lục khanh thì không ai giúp đỡ, làm sao có thể cứu nhau được. Trong công việc không bắt chước đời xưa mà có thể lâu dài là điều chưa hề nghe nói... Thủy Hoàng đưa lời bàn của ông ta xuống thừa tướng.Thừa tướng Lý Tư cho thuyết ấy là sai,bèn dâng thư nói: "Ngày xưa thiên hạ rối loạn và phân tán, không ai thống nhất được. Do đó chư hầu tranh nhau; khi nói, mọi người đều đem huyện đời xưa làm hại việc nay bày đặt nói những lời nói suông để làm loạn việc thực. Mọi người đều lấy cái học riêng của mình để chê bai những điều nhà vua làm.Nhưng nay hoàng đế đã thâu tóm cả thiên hạ, phân biệt trắng đen mà định ra điều duy nhất được tôn trọng. Trái lại,những kẻ học theo cái học riêng của mình cùng nhau chê cười pháp luật rồi đem dạy cho người ta. Khi nghe lệnh ban xuống tức thì họ đều lấy cái học riêng của mình để bàn tán.Khi vào triều thì trong bụng chê bai. Ra ngoài đường thì xúm bàn trong ngõ, chê vua để lấy tiếng, làm khác người để tỏ là cao, bày cho kẻ dưới phỉ báng. Nếu cứ như thế mà không cấm thì ở trên uy thế của nhà vua sẽ bị giảm sút; ở dưới các bè đảng sẽ nổi lên. Nên cấm là hơn. Việc định ra pháp độ rõ ràng, đặt luật lệ bắt đầu từ Thủy Hoàng.Thống nhất văn tự, xây các ly cung và các biệt quán khắp trong thiên hạ. Năm sau lại đi tuần thú, bên ngoài thì đánh dẹp từ di. Trong những việc này đều có công của Tư." Một trong những cái lõi của chủ thuyết " tập quyền" đó là bóp nghẹt tự do tư tưởng; Tần Thủy Hoàng đã" đốt sách, chôn nho"; về hành chính nhà Tần đặt chế độ quận, huyện trực thuộc triều đình, không cắt đất phong vương cho họ hàng con cháu.Còn " Đả hổ diệt ruồi", thiết lập ký cương ở Trung Quốc hiện nay là một chủ trương Tập Cận Bình học theo Vệ Ưởng, Lý Tư hiến kế với Tần Hiếu công, Tần Thủy Hoàng: "dĩ bạo trị quốc", tôn thờ biện pháp cai trị bằng vũ lực cả đối nội và đối ngoại…"Biến pháp Thương Ưởng" chính là "chuyên chế quân chủ" và "trung ương tập quyền" và nội dung cụ thể của "Biến pháp" từng được Dịch Trung Thiên giới thiệu trong cuốn "Từ Xuân Thu đến Chiến Quốc": "Phế lĩnh chủ chế": Đưa thần dân vốn thuộc sở hữu của quý tộc quy về trung ương, tức "dân là của vua". "Phế phong kiến chế": Thái ấp của các quan Khanh đại phu bị phân thành quận huyện, tức đất đai quy về sở hữu của vua. "Phế thế tập chế": Tất cả quan chức thông qua trung ương phân bổ, quyền lực nằm trong tay vua. Với sự bãi bỏ chế độ lĩnh chủ, phong kiến, thế tập như trên, cuộc cải cách của Thương Ưởng đã đưa đất đai, người dân và quyền lực thâu tóm về tay quân chủ. Cuộc cải tổ tập quyền triệt này cũng là mầm mống của sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể của thể chế cộng sản ở Trung Quốc sau này… Tuy phát triển rực rỡ nhưng Tần Thủy Hoàng đã không đạt được 2 giấc mơ: xây dựng và bảo vệ " vạn thế Tần triều"; Nhà Tần chỉ tồn tại đến đời thứ 2 thì bị diệt vong và tìm thuốc trường sinh, kéo dài tuổi thọ cho mình; theo nhiều sử sách: Tần Thủy Hoảng chết ở tuổi 49… Sự đoản mệnh của nhà Tần và của Tần Thủy Hoàng là " hậu quả" của "cái nhân"- thiết chế tập quyền bạo tàn, khắc bạc: "rải thây trăm họ làm công một người"; Thể chế đó vừa đẻ ra những người ngu trung, khắc bạc, tôn thờ bạo quyền như Vệ Ưởng, Lý Tư, như Bạch Khởi; (Bạch Khởi viên tướng đã ra lệnh chôn sống 400.000 hàng binh của nước Triệu trong một đêm); đồng thời cũng lại đẻ ra những kẻ phản trắc, đào mồ chôn chế độ như Triệu Cao, Kinh Kha và sau này là Lưu Bang, Hạng Vũ, Hàn Tín… Cả Vệ Ưởng, Lý Tư, Triệu Cao và cả Tần Thủy Hoàng đều có kết cục cuộc đời thảm khốc không phải bởi số phận mà do bởi cái guồng máy của thể chế tập quyền do họ " phát minh" ra…Sử ký Tư Mã Thiên ghi về lời nhận xét của Thái sử công: "Thương Quân ( Vệ Ưởng ) là người thiên tư khắc bạc" và chính Vệ Ưởng đã phái trả giá cho cái đó bằng chính cuộc đời mình… Còn Tần Thủy Hoàng đột tử do bởi hoạn quan Triệu Cao đầu độc; Đây là một giả thuyết có cơ sở tin cậy trong con mắt của hậu thế nếu xem xét các dữ liệu liên quan… Thể chế phân quyền, mô hình liên bang là cơ sở đảm bảo tự do, dân chủ, nhân quyền cho các thành viên, nhóm các nhóm cộng đồng lớn nhỏ và cho đến nay chưa xuất hiện thể chế nào phát triển, hài hòa, bền vững hơn; xã hội càng phát triển văn minh về cơ sở chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội thì thế chế tập quyền càng trở thành chướng ngại cản trở khát vọng này của loài người… Đáng tiếc ông Tập Cận Bình ban lãnh đạo Trung Quốc hiện tại đã có dấu hiệu bị "sơ nhiễm" căn bệnh hoang tưởng, say sưa với quyền lực tập trung, điều này thể hiện qua những chuyện tỷ như có lúc "Tập Cận Bình muốn bóng đá Trung Quốc vô địch World Cup"; Đá bóng ngỡ là môn thể thao cơ bắp thế nhưng lại không thể duy ý chí phát triển nó giống như chiến dịch " đả hổ, diệt ruồi", " đại cách mạng văn hoá vô sản " hay đem mô hôi xương máu của hàng vạn người ra xây đăp Vạn lý trường thành, toàn dân làm gang thép, những việc từng xảy ra kinh thiên động địa ở Trung Quốc… Trung Quốc được ghi nhận là quê hương của 4 phát minh mang tính đột phá, cách mạng từ thời cố đại: la bàn, thuốc nổ, giấy viết và kỹ thuật in ấn… Thế tại tại sao cái "đêm trung cổ" tại Trung Quốc kéo dài hơn tất cả các quốc gia khác ở Âu châu…Trong khi nước Anh chỉ có 1 phát minh là máy hơi nước mà đã làm cho cả châu Âu Phục Hưng, Khai sáng ? Sự chậm lụt của Trung Quốc so với thế giới là do chủ thuyết tập quyền hủ bại; chủ thuyết này được vũ trang bởi 2 chủ thuyết chính trị thay nhau cai trị trên đất nước Trung Hoa: Nho gia và Pháp gia; hiện tại " Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" là một tập hợp hổ lốn, chắp nhặt của Nho-Pháp; mặc dù 2 phái này xung khắc nhau như nước với lửa nhưng có lõi đều tôn thờ tập quyền… Nuôi ảo tưởng " Cầu đồng tồn dị", buộc nước láng giềng tiếp tục phải chịu sự chi phối, triều cống Trung Quốc là một ảo tưởng tham vọng, bá quyền có từ thời chiến quốc?! Ảo tưởng đó xưa rồi… Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của văn minh vật chất đã làm cho các quốc gia lệ thuộc vào nhau sâu sắc hơn; không chỉ nước nhỏ lệ thuộc nước lớn mà trong nhiều trường hợp nước lớn cũng phải tùy thuộc vào sự phát triển của nước nhỏ. P.V.Đ. | ||
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang; Thuế 'ăn miếng trả miếng' của TQ lên 16 tỷ USD hàng Mỹ Posted: 09 Aug 2018 04:13 PM PDT Thụy MyVới đậu tương nhập từ Mỹ, nhà máy Lương Hữu, Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tinh chế dầu thực phẩm. (Ảnh chụp ngày 04/07/2018)REUTERS/Jason Lee/File Photo Sau khi Hoa Kỳ loan báo sẽ đánh thuế đợt hai ở mức 25% lên 16 tỉ đô la hàng Trung Quốc kể từ 23/8, hôm qua 08/08/2018, Bắc Kinh đã trả đũa ngay với việc áp đặt mức thuế tương đương, với cùng trị giá hàng và cùng một ngày áp dụng. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt gởi về bài tường trình : « Bắc Kinh vẫn trung thành với nguyên tắc ăn miếng trả miếng. Xe hơi, xe tải, than đá, khí đốt và xăng dầu, thậm chí kim loại phế liệu…tất cả là 333 mặt hàng sẽ bị đánh thuế 25% kể từ ngày 23/8. Thêm một lần nữa phát ngôn viên bộ Thương Mại lại biện minh: Trung Quốc buộc lòng phải có biện pháp trả đũa để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và đả kích các hành động hoàn toàn phi lý của Hoa Kỳ. Nhưng nếu Bắc Kinh đánh trả từng đòn một, trên thực tế, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chiến đấu với vũ khí tương xứng, và sự leo thang sắp tới sẽ đạt đến giới hạn. Bởi vì Trung Quốc nhập khẩu 130 tỉ đô la hàng Mỹ, trong khi Hoa Kỳ mua hàng của Trung Quốc gấp bốn lần. Dù vậy báo chí Nhà nước vẫn nói rằng Trung Quốc chẳng việc gì phải lo ngại, đưa ra lý lẽ : tăng trưởng vẫn vững vàng vì tiêu thụ nội địa giờ đây tăng đến 58%, và không còn lệ thuộc vào Hoa Kỳ». Hồi đầu tuần, Nhân Dân Nhật Báo mỉa mai ông Donald Trump đã tổ chức một « vụ đánh nhau trên đường phố », còn hôm nay China Daily viết rằng Hoa Kỳ chứng tỏ « lối suy nghĩ kiểu mafia » khi tiếp tục áp thuế hải quan lên hàng Trung Quốc. Thuế 'ăn miếng trả miếng' của TQ lên 16 tỷ USD hàng MỹBộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ bắt đầu áp thuế nhập khẩu ở mức 25% lên 16 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Động thái đáp trả của Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 23/8/2018, cùng ngày đợt áp thuế tiếp theo của Mỹ lên hàng Trung Quốc được thực hiện. Tại một cuộc họp báo hôm 8/8, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc phát biểu rằng việc Mỹ ưu tiên luật nội địa trên luật quốc tế "hết lần này tới lần khác" là "hoàn toàn vô lý", và Trung Quốc "buộc phải" có những biện pháp đáp trả cần thiết. Một bài xã luận trên tờ Hoàn cầu Thời báo nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn giữ thái độ "bình tĩnh và cương quyết" và "kiềm chế" và gọi cách hành xử hiện nay của Mỹ là "không thể bền vững". Một bài báo khác cũng của tờ báo nhà nước này, bản tiếng Anh, thì viết ít có khả năng Mỹ sẽ thay đổi "chính sách diều hâu với Trung Quốc" hiện nay ngay cả nếu đảng Cộng hòa thua trong kỳ bầu cử giữa kỳ. "Quan hệ song phương Trung - Mỹ ngày càng xấu đi sẽ là xu hướng lâu dài," bài báo viết. Danh sách các mặt hàng Mỹ sẽ chịu thuế trong đợt áp thuế mới của Trung Quốc gồm than, dầu mỏ, hóa chất và một số thiết bị y tế. Thuế quan của Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc: Tháng 3/2018, Mỹ bắt đầu áp thuế lên 3 tỷ USD hàng nhập từ Trung Quốc. Từ tháng 7/2018, Mỹ áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Trong đợt 3, bắt đầu từ ngày 23/8/2018, thuế suất 25% sẽ được áp cho khoảng 16 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hàng năm, gồm khoảng 280 mặt hàng, gồm hóa chất và máy móc. Mỹ cũng đang xem xét tiếp tục đánh thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ tháng 9/2018. Thậm chí, Tổng thống Donald Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế với tất cả hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc. Thuế quan 'ăn miếng trả miếng' của Trung Quốc lên hàng hóa Mỹ: Đầu tháng 4/2018, Trung Quốc trả đũa và áp thuế lên 3 tỷ USD hàng Mỹ. Từ ngày 6/7/2018, Trung Quốc áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Từ ngày 23/8/2018, thuế suất 25% sẽ được áp lên 16 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang leo thang, Bắc Kinh tuyên bố có thặng dư thương mại 28,1 tỷ USD với Mỹ vào tháng 7/2018, chỉ thấp hơn mức thặng dư kỷ lục 28,9 tỷ USD vào tháng 6/2018. Mức này tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Hồi tháng Một, Tổng thống Trump tuyên bố các biện pháp thuế lên hàng nhập từ Trung Quốc như một nỗ lực để đàm phán cái mà ông gọi là "các thỏa thuận thương mại song phương công bằng đưa việc làm và ngành công nghiệp trở lại đất Mỹ". Cho tới giờ, cho dù hai bên có các biện pháp đánh thuế lên hàng của nhau, chỉ có khoảng 37 tỷ USD hàng hóa của hai nước thực sự bị ảnh hưởng. | ||
Mỹ ra đòn trước hội nghị Bắc Đới Hà, Tập có dấu hiệu lung lay Posted: 09 Aug 2018 04:26 PM PDT Trọng ThànhNhà ga Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.Ảnh : Wikipedia Chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung vừa khai màn với hàng loạt quyết định đánh thuế qua lại nhằm vào hàng trăm tỉ đô la hàng hóa. Các thông báo đơn phương tăng thuế ngày càng quyết liệt của Washington tác động ra sao đến chính quyền Tập Cận Bình ? Theo báo chí khu vực và quốc tế, có dấu hiệu cho thấy các đòn tấn công thương mại của Mỹ đang đe dọa uy thế của « lãnh tụ tối cao ». Hội nghị Bắc Đới Hà khai mạc với một số biểu hiện khác thường, trong giới trí thức bắt đầu có tiếng nói trực tiếp lên án chính sách độc tài của họ Tập. Hội nghị Bắc Đới Hà (Beidaihe) - một kỳ hội họp không chính thức thường niên của các lãnh đạo chóp bu Trung Quốc, đang nắm quyền và đã về hưu - thường được coi là một sự kiện chính trị rất quan trọng. Bắc Đới Hà là tên gọi một địa điểm nghỉ mát bên bờ biển thuộc tỉnh Hà Bắc (Hebei), cách Bắc Kinh khoảng 300 cây số về phía đông. Hội nghị của giới chóp bu Trung Quốc thường diễn ra tại đây vào dịp cuối tháng Bảy và trong tháng Tám. Năm nay, truyền thông chính thức Trung Quốc cho biết, ngày thứ Bảy tuần trước04/08/2018, 62 khách mời, gồm các chuyên gia, trí thức, đã đến Bắc Đới Hà, và được các lãnh đạo đảng đón tiếp. Điểm khác thường năm nay là người đón tiếp họ thuộc cấp bậc thấp hơn so với những năm trước. Cụ thể là phó thủ tướng Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), một người không thuộc ban thường vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) (1), người được coi là kế nhiệm cương vị phụ trách tư tưởng của đảng, đáng ra theo lệ phải có mặt, cũng không xuất hiện trong dịp này. Theo các nhà quan sát, kể từ khi tìm cách thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay, ông Tập Cận Bình có xu hướng hạ thấp vai trò của dịp hội họp không chính thức này, nhưng rất có thể lần hội nghị này, ông Tập sẽ phải đối mặt với nhiều chỉ trích trong nội bộ, đặc biệt từ giới lãnh đạo về hưu, nhưng vẫn còn duy trì được ảnh hưởng. Nhiều nguồn tin cho biết, cho dù không ưa gì nhau, hai cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất quan điểm. Hai ông Giang, Hồ cùng cựu thủ tướng Chu Dung Cơ tỏ ra không tin tưởng vào ban lãnh đạo hiện nay. Bộ Chính Trị họp khẩn, Vương Nghị đột ngột thay đổi Báo Nhật Nikkei Asean Review cho biết một cuộc họp Bộ Chính Trị bất thường của đảng Cộng Sản Trung Quốc được tổ chức ngay trước thềm hội nghị Bắc Đới Hà, để khẩn cấp bàn biện pháp đối phó với Mỹ, được ông Tập Cận Bình triệu tập chỉ hai ngày sau khi kết thúc vòng công du dài từ châu Phi trở về. Nikkei Asean Review ví thông báo của chính quyền Trump, sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngay trước thềm hội nghị Bắc Đới Hà, như « một trái bom ». Cùng với mức thuế nghiệt ngã này, bộ Thương Mại Mỹ cũng thông báo đưa 44 doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan đến quân sự, vào danh sách kiểm soát chặt. Báo Nhật cũng ghi nhận phản ứng bất thường của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi). Trong cuộc gặp đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo tại Singapore, bên lề Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ngày 03/08, ngoại trưởng Trung Quốc tỏ thái độ mềm mỏng, khi khẳng định các bất đồng thương mại Mỹ-Trung cần được giải quyết thông qua thương lượng. Tuy nhiên, ít giờ sau, khi trở lại Bắc Kinh, sau khi bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc tuyên bố đang chuẩn bị trả đũa với 60 tỉ đô la hàng Mỹ, thì ông Vương Nghị như trở thành một con người khác hẳn. Trả lời báo chí Trung Quốc, ông Vương tỏ ra hết sức cứng rắn : « Nếu Hoa Kỳ tấn công, chúng tôi sẽ không lùi bước ». Sự thiếu thống nhất giữa các phát ngôn và sự thay đổi đột ngột nói trên dường như cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang rất lúng túng trong việc tìm ra được một quan điểm nhất quán trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, đang diễn biến khó lường. Lãnh tụ không toàn năng, đối thủ trong đảng trỗi dậy Xét trên nhiều mặt, quyền lực của ông Tập Cận Bình dường như trong hiện tại vững chắc hơn bao giờ hết. Trong kỳ họp Quốc Hội tháng 3 vừa qua, ông Tập đã nhận được sự ủng hộ « tuyệt đối ». Tập Cận Bình vốn vừa là tổng bí thư, vừa là chủ tịch nước. Tư tưởng Tập Cận Bình được đưa vào điều lệ đảng, tức đặt ông Tập ngang hàng với Mao Trạch Đông. Hiến pháp Trung Quốc nay được sửa đổi, mở ra khả năng Tập Cận Bình nắm quyền đến mãn đời, sau khi thời hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch theo lệ thường, kéo dài đến 2023 chấm dứt. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ vừa bùng lên, lãnh đạo tối cao Trung Quốc đang lâm vào thế bị động. Cho đến nay, kể từ sau cuộc hội kiến Trump -Tập, tháng 4/2027, chính quyền Bắc Kinh vẫn chủ trương tìm kiếm một quan hệ ổn định với Washington. Trong giới học giả Trung Quốc, nhiều người cho rằng hệ thống tuyên truyền của chế độ đã quá ngạo mạn, Bắc Kinh đánh giá quá thấp đối thủ, lẽ ra Tập Cận Bình phải chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến thương mại với Washington. Sự lúng túng của chính quyền Tập Cận Bình để ngỏ cơ hội cho nhiều tiếng nói chỉ trích trong nội bộ. Chính tại hội nghị Bắc Đới Hà, ông Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với những phê phán nhắm vào một vấn đề hệ trọng khác, đó là « nạn sùng bái cá nhân ». Đây cũng là điều mà về mặt nguyên tắc, bị cấm theo điều lệ đảng. Theo Nikkei, việc phe cánh ông Tập đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào cương lĩnh của đảng và sau đó là việc Quốc Hội Trung Quốc bị đặt vào thế phải bỏ phiếu thông qua sửa đổi Hiến pháp, cho phép Tập Cận Bình nắm quyền mãn đời, với rất ít phản đối, đã không được thảo luận tại hội nghị Bắc Đới Hà vào năm trước. Nhiều nhân vật cao cấp trong đảng, không thuộc phe ông Tập, cảm thấy bị loại trừ. Theo một đảng viên kỳ cựu ở Thượng Hải, « cho dù ông Tập chủ ý thâu tóm toàn bộ quyền lực, hay bị đẩy vào thế phải làm như vậy, do các áp lực từ phía đối thủ, thì rõ ràng vấn đề chính trị nội bộ của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã trở thành đối tượng quan tâm của toàn thế giới ». Nhiều nhà quan sát cho rằng việc ông Tập Cận Bình thâu tóm toàn bộ quyền lực, thậm chí không để ngỏ khả năng cho một người kế nhiệm thực sự xuất hiện, có thể là một thế mạnh, trong một xã hội « ổn định », nằm dưới sự điều khiển toàn diện của đảng. Thế nhưng, trong cuộc chiến thương mại căng thẳng với Hoa Kỳ hiện nay, vị thế lãnh đạo tối cao của Tập Cận Bình lại biến ông Tập thành một người dễ tổn thương, do những hệ quả khôn lường về kinh tế, mà chế độ cộng sản không tài nào kiểm soát hết. Giáo sư luật : Chế độ Trung Quốc đang « toàn trị hóa » Trước thềm hội nghị Bắc Đới Hà, công luận Trung Quốc đặc biệt chú ý đến tiếng nói chỉ trích của giáo sư luật Đại học Thanh Hoa, ông Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), trong một bài viết dài khoảng 10 nghìn chữ, được công bố ngày 24/07/2018 (2). Trong bài viết với tựa đề « Những lo sợ và hy vọng của chúng tôi » (tạm dịch là « 8 nỗi sợ và 8 niềm hy vọng »), nhà luật học Trung Quốc đã phê phán một cách hệ thống chính sách của ông Tập Cận Bình, từ khi lên nắm quyền đến nay. Từ việc bóp nghẹt tự do ngôn luận, đàn áp trí thức, đoạn tuyệt với cải cách, chống tham nhũng nhưng không đụng đến các đặc quyền của đảng, cổ vũ thói sùng bái cá nhân lãnh đạo, cho đến chính sách đối ngoại gây hấn, thúc đẩy chiến tranh lạnh. Giáo sư Hứa Chương Nhuận cũng yêu cầu chính quyền Trung Quốc minh bạch về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989. Cho dù những điều luật gia Trung Quốc viết ra có thể không có gì mới mẻ với nhiều người, nhưng bài viết cô đúc và khẩn thiết của giáo sư Hứa Chương Nhuận như một tiếng sét, trong bầu không khí im ắng của giới trí thức Trung Quốc, sau một thời gian dài bị chính quyền đàn áp, truy bức. Ghi chú 1. Theo Reuters, ông Vương Hỗ Ninh bị nhiều người trong đảng chỉ trích đã chủ trương lập trường dân tộc chủ nghĩa cực đoan, khiến quan hệ với Washington ngày càng căng thẳng. Xem thêm : « Kiến trúc sư của ''tư tưởng Tập Cận Bình'' bước ra sân khấu » (RFI, 26/10/2017). 2. Xem bài « 8 nỗi sợ và 8 niềm hy vọng », cùng bản dịch và chú giải bằng tiếng Anh của nhà Hán học Geremie R. Barmé, trên trang mạng chinaheritage.net. |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét