“Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy “bị tạm giữ để điều tra”” plus 13 more |
- Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy “bị tạm giữ để điều tra”
- Dự án đặc khu: Cần bỏ hẳn chứ không chỉ hoãn
- Về nền điện lực dân chủ ở trên thế giới và độc tài ở Việt Nam
- Giáo dục Việt Nam: sự sợ hãi đánh mất quyền lực
- Về tội chống người thi hành công vụ
- Cơ quan tố tụng ở Đồng Nai ngăn trở quyền kháng cáo phúc thẩm
- TUYÊN BỐ CỦA NHÓM “LÃO MÀ CHƯA AN” VỀ PHÊ CHUẨN BA CÔNG ƯỚC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO)
- TUYÊN BỐ CỦA NHÓM “LÃO MÀ CHƯA AN” VỀ LUẬT ĐẶC KHU
- Nên chăng đối thoại công khai
- Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và nỗi lo của lão Hâm
- Những thành trì chống Mỹ: từ chết đến bị thương
- Sự thâm nhập của Trung Quốc vào châu Mỹ Latinh
- Dân oan ký sự: Văn hóa bạo lực
- Một bước biến đổi hài hước từ “văn hóa bạo lực” đến… “văn hóa nhân văn” (1)
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy “bị tạm giữ để điều tra” Posted: 09 Aug 2018 02:03 PM PDT RFA tiếng Việt
Ảnh: FB Nguyễn Lân Thắng
Sáng nay ngày 9 tháng 8 năm 2018 tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak giữa lúc có lời kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 2 tháng 9 tới đây, theo chồng của cô - anh Lê Khánh Duy - cho đài Á Châu Tự do biết qua ứng dụng Messenger.
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy (trái) và lệnh khám xét nhà khẩn cấp của công an ký ngày 9/8/2018 RFA edit (FB Huỳnh Thục Vy) "Sáng nay vào lúc 7 giờ, có 2 công an ở trên phường đập cửa nhà mình, họ xin vào nhà để đưa giấy triệu tập lần thứ 6 cho Vy (Huỳnh Thục Vy đã nhận 5 giấy triệu tập). Sau đó có khoảng 30 người công an thường phục, sắc phục và các đoàn thể ở phường ập vào và áp giải Vy đi. Khoảng 1 - 2 tiếng sau họ ập vào thêm 1 đoàn nữa khoảng 30 - 40 người để khám xét mọi ngõ ngách trong nhà lấy đi laptop, máy ảnh, iPhone, điện thoại, sách vở, quần áo, đĩa nhạc… Họ khám xét khoảng 2-3 tiếng đồng hồ mới kết thúc", anh Lê Khánh Duy kể lại vào chiều 9-8. Anh cho biết thêm, công an có đọc lệnh khám xét nhà và giao cho biên bản tạm giữ đồ đạc và hiện nay bản thân bị canh gác bởi số đông công an ở phía ngoài nên không đi đâu được. Đài Á Châu Tự Do gọi cho các số điện thoại công an thị xã Buôn Hồ và công an tỉnh Đắk Lak nhưng không kết nối được. Ông Phạm Bá Hải, Điều phối viên của Hội Cựu Tù nhân lương tâm tiết lộ: "Theo như kinh nghiệm của anh em thì khi có lệnh khám xét nhà là nghiêm trọng. Có lệnh khám xét nhà là đã có lệnh bắt, truy tố rồi mới khám xét nhà. Thường nhà nước Việt Nam có nhiều vụ họ bắt người nhưng không nói bắt về tội gì cả, tới lúc chính thức truy tố và sau đó họ mới báo cho gia đình là việc thường xảy ra ở Việt Nam. Nếu trường hợp lần này Huỳnh Thục Vy chính thức bị bắt thì tôi nghĩ là nhà nước Việt Nam vi phạm nghiêm trọng luật pháp của họ về bảo vệ Quyền trẻ em vì Huỳnh Thục Vy còn có một đứa con nhỏ mới 22 tháng tuổi", nhà hoạt động xã hội dân sự ở Sài Gòn nhận định. Hồi cuối năm 2017, Huỳnh Thục Vy đăng tải những tấm hình chụp chung với lá cờ đỏ sao vàng bị bạc màu và bị ai đó xịt sơn. Cô sau đó liên tục bị nhận giấy triệu tập lên làm việc với công an vì "hành vi xịt sơn lên lá cờ Tổ quốc". Cô cũng bị nhận giấy triệu tập vì "tụ tập đông người" phản đối Luật Đặc khu và An ninh mạng hôm 10/6.
Lệnh khám xét nhà khẩn cấp của công an đối với nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy Tư liệu do gia đình cung cấp Blogger Huỳnh Thục Vy là một trong những thành viên sáng lập của Hội phụ nữ Nhân quyền hiện đang sống ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak. Năm 2012, cô cùng với cha mình là cựu tù nhân lương tâm - nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn - được tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett để "ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị". Huỳnh Trọng Hiếu, em trai của cô sau đó bị công an từ chối cho xuất cảnh sang Hoa Kỳ để nhận giải. Tháng 6 năm 2015, Huỳnh Thục Vy cho xuất bản sách "Nhận định sự thật tự do và nhân quyền" do Nhà xuất bản Việt Thức in tại Hoa Kỳ. Ân xá Quốc tế kêu gọi trả tự do ngay cho Huỳnh Thục VySau khi có tin nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị lực lượng chức năng bắt đi, vào ngày 9 tháng 8 tổ chức theo dõi nhân quyền Ân xá Quốc tế ra thông cáo kêu gọi cơ quan chức năng tỉnh Dak Lak trả tự do ngay và vô điều kiện cho nhà hoạt động nữ và blogger này. Đồng thời Chính phủ Việt Nam phải ngưng đàn áp có hệ thống những nhà hoạt động ôn hòa. Theo Ân xá Quốc tế thì việc bắt giữ cô Huỳnh Thục Vy chỉ là nỗ lực mang động cơ chính trị nhằm bịt miệng một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất cho nhân quyền tại Việt Nam. Ân xá Quốc tế nêu rõ cô Huỳnh Thục Vy thông qua những hoạt động và viết blog nhằm cổ xúy cho quyền của giới nữ, cho những nhóm sắc tộc và cho nhân quyền nói chung, bản thân cô hoạt động không mệt mỏi nhằm vạch rõ những vi phạm và buộc những người nắm quyền phải chịu trách nhiệm. Từ đó bản thân cô Huỳnh Thục Vy và gia đình thường xuyên bị lực lượng chức năng giám sát, đe dọa, sách nhiễu. Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/another-activist-detained-08092018071437.html | |
Dự án đặc khu: Cần bỏ hẳn chứ không chỉ hoãn Posted: 09 Aug 2018 01:59 PM PDT Nguyễn Tường ThụyKhi Dự Luật đặc khu được đưa ra kỳ họp thứ 5 để thông qua, người ta mới sững sờ và tìm hiểu mới biết, dự án luật này đã được ráo riết chuẩn bị từ nhiều năm trước đó.
Biểu tình phản đối Dự luật đặc khu ở Sài Gòn. Hình Internet
Không có gì mớiChương trình kỳ họp thứ 26 của UB Thường vụ Quốc hội không còn nội dung cho ý kiến về Dự Luật đặc khu như đã lên trước đó. Lý do của việc này là dự án luật đang được cân nhắc lại, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của nhân dân - theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ông Phúc cho rằng cũng chưa vội vã lắm vì còn 2 tháng nữa kỳ họp thứ 6 của Quốc hội mới diễn ra. Như vậy, việc tạm nhấc Dự Luật đặc khu ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 26 của UBTVQH không có gì mới so với việc ngày 11/6/2018, Quốc hội quyết định lùi việc thông qua Dự Luật này sang kỳ họp thứ 6 sẽ diễn ra vào tháng 10/2018. Điều này cho thấy Dự Luật đặc khu sẽ vẫn được thông qua trên cơ sở sửa đổi đôi chút nội dung hay một vài câu chữ nhằm xoa dịu dư luận. Vì vậy tình hình đặc khu chẳng có gì sáng sủa hơn trước thông tin này. Không thể không ra luật?Khi đưa dự án Luật đặc khu ra thảo luận ở kỳ họp thứ 5, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát ngôn đầy tính áp đặt: "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật". Quyết tâm này xuất phát từ việc họ đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc thành lập 3 luật đặc khu để bán. Nhưng kỹ lưỡng, công phu không đồng nghĩa với cẩn thận, sáng suốt. Khi Dự Luật đặc khu được đưa ra kỳ họp thứ 5 để thông qua, người ta mới sững sờ và tìm hiểu mới biết, dự án luật này đã được ráo riết chuẩn bị từ nhiều năm trước đó. Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, ý tưởng xây dựng đặc khu đã có từ thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Tuy nhiên, đến đầu thập niên 10 thì hoạt động xung quanh việc thành lập đặc khu mới được đẩy nhanh, trước hết nhằm vào Vân Đồn. Những cuộc hội thảo, những đoàn cán bộ của Quảng Ninh đi thăm học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, rồi những đoàn cố vấn TQ sang Việt Nam ngày càng nhộn nhịp hơn. Rồi Luật đặc khu được bắt tay vào xây dựng từ năm 2014. Vân Đồn được ví như "đại công trường" của Quảng Ninh với hơn 70 dự án về hạ tầng đô thị, giao thông, dịch vụ du lịch ồ ạt triển khai. Cho tới đầu năm nay thì Ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng đặc khu kinh tế được thành lập do ông Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban. Mặc dù buộc phải lùi lại thời gian thông qua Dự Luật đặc khu nhưng trong giới cầm quyền vẫn không ngừng tuyên truyền cho nó. Nguyễn Văn Thân, đại biểu quốc hội nói "không ủng hộ luật đặc khu là một sai lầm" và hối thúc cần phải làm đặc khu càng sớm càng tốt. Tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp tục đề xuất cần nhanh chóng hoàn thiện Luật đặc khu v.v... Tại sao người Việt Nam phản đối đặc khu:Phía cầm quyền đã tưởng việc thông qua Luật đặc khu tại kỳ họp thứ 5 chỉ là vấn đề thủ tục. Thế nhưng, dự luật này vấp phải sự phản đối gay gắt của công luận và các tầng lớp nhân dân. Ông Nguyễn Xuân Phúc phải thừa nhận Luật đặc khu đã "gây ra làn sóng khủng khiếp". Đây là một điều mà Bộ Chính trị ĐCSVN và Quốc hội VN không lường trước được và họ hoàn toàn bất ngờ. Cuộc xuống đường ngày 10/6/2018 và sau đó của hàng chục nghìn người ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác buộc Quốc hội phải dừng thông qua Luật đặc khu, tuy vẫn "dọa" sẽ thông qua vào kỳ họp tới. Dự Luật đặc khu bị phản đối quyết liệt có 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất là việc lập đặc khu là không cần thiết. Nhiều học giả chỉ ra rằng, mô hình đặc khu đã lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Mặt khác, đã có Luật Đầu tư tạo cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài rồi thì xây dựng Luật đặc khu để làm gì? Điều thấy rõ là nhà cầm quyền VN muốn tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho một đối tượng đầu tư cần được ưu đãi hơn, mà ai cũng biết là TQ. Nghĩa là, cùng đầu tư vào VN nhưng nhà đầu tư TQ sẽ được ưu tiên hơn. Đặc khu là sản phẩm của việc học tập TQ. Đặc điểm chung của các nước cộng sản là rất say sưa với xây dựng hình mẫu nhưng hình mẫu nào cũng hỏng. Vào thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc từng ầm ỹ lên các điển hình về phong trào thi đua như: "Sóng Duyên Hải", "Gió Đại Phong", "Trống Bắc Lý", "Cờ Ba nhất"... Điển hình nào cũng ồn ào một thời gian ngắn rồi tắt ngóm. Từ trước đến nay, nhà cầm quyền VN hầu như cái gì cũng làm theo TQ và đã thất bại đau đớn nhưng cho đến tận bây giờ, TQ vẫn là hình mẫu của họ, vẫn là học tập kinh nghiệm của TQ. Trong khi đó, có nhiều bài học thành công của các nước khác, trên thế giới có, trong khu vực có thì họ rất dè dặt. Và điều kỳ lạ hơn, họ học tập TQ cả trong khi chính TQ là kẻ đã thôn tính biển đảo, đất liền của VN, giết người VN và phần chủ quyền còn giữ được cũng luôn luôn bị đe dọa. Ngụy biện cho việc này là luận điệu "học chính ở kẻ thù". Trong khi nhân dân VN căm ghét và cảnh giác đối với TQ thì lãnh đạo VN hầu như không thèm đếm xỉa đến. Họ mụ mẫm đến nỗi tận bây giờ vẫn say mê với mô hình đặc khu của TQ trong khi chính TQ đã từ bỏ nó. Ngoài lý do không cần thiết phải lập đặc khu thì nguyên nhân chính vấp phải sự phản đối của nhân dân là yếu tố TQ. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng rối rít trấn an rằng Dự Luật không có chữ nào nói đến TQ, nhưng không qua được mắt người dân VN. Xét về Luật, không có chữ nào nói đến một đối tượng cụ thể mới là bình thường. Nó là điều sơ đẳng nhất, chẳng cần gì phải thanh minh. Nhưng hình như vì trung thành với TQ quá, nhiệt tình với TQ quá không kiềm chế nổi nên hình bóng TQ vẫn cứ lởn vởn trong Dự luật đặc khu. Điều 55 của Dự luật này không dám gọi thẳng TQ mà trí trá gọi là "nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh". "Nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh" không phải là TQ thì là nước nào vậy, thưa ông Nguyễn Chí Dũng? Câu hỏi này nhiều người đã đặt ra, chẹn vào họng ông Nguyễn Chí Dũng và ông ta không thể trả lời. Yếu tố TQ không chỉ căn cứ vào sự bóng gió trong Dự Luật mà người ta khẳng định được khi xét toàn bộ quá trình chuẩn bị cho đặc khu như đã điểm qua trên đây và xét về mối quan hệ vừa đặc biệt, vừa khó hiểu giữa ĐCSVN và ĐCSTQ. Trung quá trình chuẩn bị, chỉ thấy VN cử người sang TQ học kinh nghiệm, rồi cố vấn TQ sang VN chỉ đạo, có mặt trong các cuộc hội thảo về đặc khu chứ làm gì có nước nào khác dính dáng đến. Giải pháp tốt nhất: Không đặc khuCho TQ thuê đất ắt dẫn đến mất nước, điều này nhiều người đã phát biểu, nhiều bài viết đã phân tích. Sự lo lắng của người VN hoàn toàn có cơ sở vì TQ là kẻ thù nguy hiểm và truyền kiếp đối với VN. Khi TQ vờ vịt tình đồng chí, anh em, chung hệ tư tưởng với VN thì chúng càng lộ rõ dã tâm hơn và xâm lược ráo riết hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng vươn qua đảo Hải Nam, chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của VN và khống chế Biển Đông. Điều này, thời kỳ chưa cộng sản là hoàn toàn không có. Người VN hiểu quá rõ về kẻ thù của mình, chỉ có lãnh đạo đất nước là cố tình không hiểu. Khi Dự Luật đặc khu vấp phải sự phản đối của nhân dân, họ còn lừa mị, đánh lạc hướng dư luận rằng sẽ hạ thời gian cho thuê từ 99 năm xuống 70 năm. Họ làm như thể người dân chỉ lo lắng mỗi chuyện cho thuê 99 năm thì lâu quá và vì vậy chỉ cần hạ xuống là xong. Nhưng người dân trả lời ngay bằng khẩu hiệu: Không cho Trung Cộng thuê đất, dù chỉ 1 ngày. Vấn đề cho thuê đất, có thể thấy rõ người VN chỉ bức xúc, gay gắt và cảnh giác cao độ khi đối tượng thuê là TQ. Giả sử có một hiệp định cho Anh, Mỹ hay Nhật, Hàn thuê đặc khu nào đó kể cả với thời hạn 99 năm thì sẽ không vấp phải sự phản đối như vậy, nếu không nói còn được hoan nghênh. Như vậy, thái độ của người dân đối với đặc khu là nói không với TQ, còn mục đích của nhà cầm quyền là lập đặc khu để cho TQ thuê. Mâu thuẫn này là đối kháng và buộc phải giải quyết, hoặc là nhà cầm quyền nghe theo dân, hoặc là họ bất chấp tất cả. Tuy nhiên, bây giờ không phải lúc nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm. Việc hàng chục nghìn người dân xuống đường phản đối dự án đặc khu, cho dù hàng trăm người bị bắt và hàng chục người đã bị kết án tù. Họ cần phải hiểu, sự phản đối của người dân với tất cả lòng can đảm xuất phát từ lòng yêu nước chứ không có thế lực thù địch nào ở đây cả. Cần phải tính trước những gì sẽ xảy ra nếu họ cố tình thông qua Dự Luật đặc khu để rước giặc vào nhà. Đàn áp, bỏ tù người yêu nước chỉ có thể là kẻ bán nước. Tốt nhất, nhà cầm quyền hãy từ bỏ vĩnh viễn dự án đặc khu. Hoặc Luật đặc khu phải ghi rõ trừ TQ ra và cấm TQ đầu tư thông qua một bên thứ ba. Nhưng để tránh rắc rối và cho chắc chắn thì không đặc khu gì cả. N.T.T. VNTB gửi BVN | |
Về nền điện lực dân chủ ở trên thế giới và độc tài ở Việt Nam Posted: 09 Aug 2018 01:57 PM PDT Nguyễn Đức Thắng Kính gửi TS. Hà Đăng Sơn, Rất vui là anh đã thấy được nhiệt điện than sẽ suy tàn ở trên Thế giới, mặc dù nó không được ghi rõ cụ thể, tường minh là "cắt giảm nhiệt điện than" trong văn bản thỏa thuận Paris 2015 mà anh đã từng viết cho tôi là mất công tìm "toét mắt" mà không thấy. Cũng rất vui là anh đã thấy được sức sống, vươn lên mãnh liệt của điện gió và điện mặt trời và pin/ắc qui trong lưu trữ điện năng (ENERGY STORAGE) mà anh đã không tin tưởng và nhầm lẫn với POWER STORAGE. Tuy nhiên, đến nay anh vẫn còn băn khoăn để Việt Nam tham gia tổ chức IRENA (Cơ quan NLTT quốc tế), vì như anh viết: "- Tôi cũng rất ủng hộ việc Việt Nam gia nhập IRENA, tuy nhiên phí thường niên lại khá cao (12 ngàn đô la Mỹ/năm: http://www.inform.kz/en/kazakhstan-to-become-full-fledged-irena-member_a2536854). Là cựu cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mong anh Thắng góp ý với các Bộ đang nắm ngân sách nhà nước để dành một khoản 300 triệu VND/năm nộp phí hội. Cũng mong anh chia sẻ giúp các lợi ích mà hội viên của IRENA nhận được khi có tư cách thành viên IRENA". Về câu bình luận của anh trong email vừa rồi, đoạn tô vàng dưới đây: "Hoàn toàn ủng hộ bác Thắng trong việc khuyến khích người dân từ bỏ lưới điện quốc gia, như đã nêu trong bài viết! Đề nghị bác nêu kiến nghị này lên Chính phủ và Liên hợp quốc, để EVN không còn được độc quyền làm điện nông thôn nữa. Người dân sẽ được tự lắp đặt pin mặt trời để tự phát điện thắp sáng, các thôn bản huyện xã sẽ không cần những đường dây đấu nối lưới điện quốc gia như tơ nhện nữa". Tôi xin giải trình, làm rõ câu ngoại suy của anh "khuyến khích người dân từ bỏ lưới điện quốc gia": Mong anh Sơn đọc chậm và kỹ lại toàn bộ bài tôi viết về "Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 sẽ đưa điện lực Việt Nam trở về thời kỳ "đồ đá" so với Thế giới", để hiểu thật chính xác ý tưởng của người viết. Vì tôi là người viết, trong đầu tôi không bao giờ tồn tại suy nghĩ này. Anh đã đọc vội, đọc lướt nên ngoại suy thành như vậy. Tôi đã mô tả một nền điện lực dân chủ của Thế giới trong tương lai gần (đến năm 2050) sẽ là một nền điện lực rất xanh, rất sạch, một nền điện lực vì dân, do dân, từ dân mà ra; một nền điện lực dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng, như ở dưới đây: "Sẽ có rất nhiều các trang trại điện gió và trang trại điện mặt trời rải rác khắp nơi đấu nối vào với lưới điện chung, ở mọi quốc gia. Nóc của nhiều triệu tòa nhà, văn phòng, cơ quan, viện, trường, khách sạn, công ty, nhà máy đều là những nguồn cung điện mặt trời. Nhiều triệu hộ gia đình ở nhiều nước trên Thế giới sẽ thi nhau tự sản xuất điện NLTT, tích trữ vào pin/ắc qui để dùng, đủ cho cả tuần không nắng, không gió, hay thừa thì bán vào lưới điện. 100% vùng xâu, vùng xa, hải đảo sẽ có điện. Quan điểm phải/bắt buộc đấu nối với lưới điện quốc gia sẽ trở lên lỗi thời. Nhiều trăm triệu hộ gia đình trên Thế giới sẽ tự sản xuất điện NLTT, hình thành lên những lưới điện thông minh qui mô mini, siêu mini (mini/micro smart grids) cho một xóm, tổ, thôn, bản, làng... Nhiều triệu người sẽ đứng ra liên doanh, liên kết kinh doanh vận hành những lưới điện mini này. Giám sát, theo dõi tiêu dùng điện, thanh toán tiền điện, tất cả sẽ qua điện thoại di động thông minh (Pay As You Go – PAYG, vừa đi vừa thanh toán). Chủ doanh nghiệp sản xuất hay chủ hộ gia đình chỉ cần lệnh cho phần mềm/chương trình điều khiển là muốn tiết kiệm tiền điện, cần giảm phát thải khí CO2, sau đó phần mềm (software) sẽ tự động làm tất cả mọi việc còn lại. Căn cứ những dữ liệu lịch sử về tiêu dùng điện và thời gian có nắng, có gió của các ngày trước, tháng trước, phần mềm sẽ dự báo tình hình nắng, gió cho ngày mai để điều khiển lưới điện thông minh mini/micro đảm bảo cung cấp đủ điện cho doanh nghiệp/hộ gia đình sử dụng, sao cho hiệu quả nhất về kinh tế và giảm phát thải CO2. Vai trò điều tiết điện (dispatchability) truyền thống của nhiệt điện than sẽ biến mất. Thay vào đó là điện khí ga cùng với triệu triệu các pin/ắc qui và người tiêu dùng sẽ đảm đương. Vào giờ cao điểm, khan hiếm điện giá cao, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng điện lưu trữ trong pin/ắc qui. Khi điện cung trên lưới dư thừa, điện gió và điện mặt trời hoạt động mạnh, giá điện sẽ rẻ, người tiêu dùng sẽ nạp điện vào pin/ắc qui để tích trữ. Vì điện NLTT sẽ được sản xuất và phân bố ở khắp nơi, luôn cận kề xung quanh người tiêu dùng điện, nên ở đâu cần thì điện từ nơi "thừa" gần nhất sẽ "chạy" đến, không cần phải từ đi Bắc xuống Nam, không cần phải chạy từ Đông sang Tây, giảm đáng kể tổn thất điện trên đường dây". Tôi không có tư tưởng "khuyến khích người dân từ bỏ lưới điện quốc gia": Một nền điện lực dân chủ, vì dân, do dân, dân biết, dân làm đương nhiên phải là một nền điện lực gắn kết, hợp tác với nhau (integration of so many small smart grids). Chúng ta đã quen sống trong nền điện lực độc tài, EVN cho gì được nấy, hệ thống các nhà máy điện tập trung và lưới điện quốc gia như là của EVN. Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền của vào điện, người dân dùng điện đều trả tiền điện đầy đủ, thế mà EVN cứ như ông chủ của hệ thống điện. 47 dự án điện gió liên minh lại, cùng với tư vấn quốc tế của GIZ (Đức) đã đeo bám Bộ Công thương, năn nỉ xin nâng giá mua điện gió lên chút ít đủ để cho họ thở nhưng không được, đành phải từ bỏ nhiệt huyết với điện gió, mặc dù đã nộp đơn cho UBND các tỉnh. Muốn mua điện của EVN cũng không dễ, muốn bán điện cho EVN rất khó khăn, gian khổ lắm. Chính vì vậy mà Chủ tịch Ban liên lạc Hội cựu Th.S và TS của AIT AA đã viết: "Tôi thành thực khuyên EVN để cho tỉnh Bạc Liêu ngắt ra khỏi lưới quốc gia và tự múa với 200 MW điện gió, tạo ra show case cho cả thế giới lác mắt khi một tỉnh của VN hoàn toàn dựa vào NLTT, điện sạch. Đảm bảo sau 3 ngày toàn bộ lãnh đạo Bạc Liêu quỳ mọp dưới chân TGĐ EVN xin đấu lại lưới quốc gia để hưởng hương hoa của điện bẩn". Vì ngành điện là trụ cột, xương sống của nền kinh tế, nên nếu còn duy trì nền điện lực độc tài này có nghĩa ngành điện của Việt Nam không chịu phát triển. Trong nền điện lực dân chủ, người dân đều được hoan nghênh sản xuất điện và bán điện, không phải cầu cạnh xin ai. Không phải xem có nằm trong Qui hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Người dân không phải xin giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, chứng nhận ĐTM (IEA) của Sở TNMT. Trong nền điện lực dân chủ không một độc tài nào có thể ngăn cản được sự hoạt động và phát triển của nó. Vì các thiết bị, linh kiện, pin/ắc qui của điện mặt trời là quá rẻ đối với nhiều triệu gia đình nên họ sẽ tự làm, tự lắp đặt, thậm chí không cần phải thuê thợ, chuyên gia. Tất tật đều được sản xuất dưới dạng modul, chỉ việc ghép nối, làm giá kệ để đỡ và cài đặt phần mềm điều khiển là xong. Tự người dân sẽ làm điện mặt trời. Giống hệt anh có thể tự lắp ráp một cái máy tính để bàn công năng cao (setting up super game desktop computer) để anh thỏa mãn niềm đam mê các games của mình. Sau khi anh chọn ra được một cấu hình (configuration) máy tính mà anh thích, anh ra cửa hàng chọn mua các thiết bị, linh kiện, về nhà chỉ cần 1 chiếc tuốc nơ vít là đủ để lắp ráp chiếc máy tính công năng cao. Nhiều các công ty lắp ráp máy tính ở Việt Nam đã làm như thế từ cách đây gần 15 năm. Rất nhiều học sinh lớp 10 đam mê game và máy tính, được bố mẹ có điều kiện cho tiền, ra cửa hàng mua mother board, CPU, RAM, high resolution LED monitor, graphics card, hard disk, ổ SSD, power supply, keyboard, mouse … đang tự "sản xuất" máy tính cho mình, tại nhà. 100% linh kiện mới, chính hãng, bảo hành tùy từng thiết bị 1 năm đến 3 năm, tổng giá thời điểm 01/2018 khoảng 10 triệu đồng mà tôi đã làm. SẢN XUẤT ĐIỆN MẶT TRỜI CHO HỘ GIA ĐÌNH CŨNG SẼ TƯƠNG TỰ NHƯ VẬY. Cách đây hơn 30 năm, Chính phủ Liên Xô viện trợ cho Chính phủ Việt Nam 1 chiếc máy tính Minsk 32, được đặt trong cả một tòa biệt thự cổ thời Pháp trong Thành (gần Hoàng thành Thăng Long), giao cho Viện Kỹ thuật Quân sự vận hành, quản lý. Mỗi một ca vận hành máy, khoảng từ 3 – 5 người, chủ yếu để tính toán in ra bảng lương, bảng quản lý nhân sự, vật tư và lác đác một vài sĩ quan đến chạy các chương trình tính toán, nghiên cứu khoa học của mình. Hệ thống điều hòa hút ẩm chạy 24/24 giờ. Ngày nay, mỗi một cán bộ công chức đều có một máy tính để bàn (desktop) với màn hình độ phân giải cao. Nhiều triệu người kể cả sinh viên và học sinh đều có một máy tính xách tay (laptop) công năng tương tự như máy tính Minsk 32, như đa năng, đa nhiệm hơn Minsk 32 ở chỗ có thể lưu trữ một kho sách tương đương một thư viện, có thể nói chuyện với người ở rất xa, xem phim, nghe nhạc, xem và sản xuất video clips, đọc báo, biên tập tin và phát hành tin ở qui mô toàn cầu. SẢN XUẤT ĐIỆN VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN TRONG NỀN ĐIỆN LỰC DÂN CHỦ SẼ TƯƠNG TỰ NHƯ VẬY. Thuần tùy cơ chế thị trường là động lực, là sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của điện gió và điện mặt trời, điện biomass là những ngành điện mới nổi (emerging electricity). Trong nền điện lực dân chủ không ai có thể ngăn cản được sự phát triển của những loại điện mới nổi này. Tổng thống Donald Trump mặc dù rút khỏi thỏa thuận Paris 2015, lý do chính là từ chối cắt giảm phát thải cacbon và đóng góp tài chính, cũng không thể cứu vớt được sự chôn vùi của ngành than và nhiệt điện than ở Mỹ vào năm 2050. Rất nhiều cán bộ, nhân viên của ngành này sẽ chuyển sang làm điện gió và điện mặt trời, sạch sẽ hơn, nhàn hạ hơn. Lưới điện mini/micro smart grids cũng do người dân tự đầu tư. Lưới điện của tổ dân phố này sẽ đấu nối với tổ dân phố kia. Lưới điện của đầu làng sẽ đấu nối với lưới của cuối làng. Lưới điện của làng này sẽ đấu nối với làng khác. Nhiều làng đấu nối thành lưới điện của xã. Nhiều xã tích hợp lại thành lưới điện cấp huyện, rồi đến tỉnh. 63 lưới điện cấp tỉnh tích hợp lại thành lưới điện cấp quốc gia. Đầu làng thiếu điện mà cuối làng thừa thì điện sẽ tự động chạy đến. Làng A thiếu điện thì điện thừa từ làng bên liền kề chạy sang. Điện không phải chạy đi chạy lại nhiều lần từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, giảm tổn hao điện đáng kể. Phần mềm và các đồng hồ đo điện thông minh sẽ đo được hết, để tính toán, thanh toán tiền công khai, minh bạch và chính xác. Ví dụ, tháng này hộ tôi sử dụng 1.000 chữ điện. Điện mặt trời trên nóc nhà tôi chỉ sản xuất được có 600 chữ. Như vậy nhà tôi phải trả tiền điện cho 400 chữ từ sử dụng điện lưới. Hộ nhà C nào đó, do có điều kiện hơn, lắp đặt công suất lớn hơn, sử dụng không hết, có dư thừa ví dụ 500 chữ điện, họ sẽ nhận được tiền 500 x 2.000đồng = 1.000.000 đồng. Do nền điện lực ở đất nước ta đang và lâu dài sẽ là độc tài (duy nhất trên Thế giới), không có dân chủ nên tôi mới gọi là National Grid, là tài sản của quốc gia. Ở nền điện lực dân chủ khó có thể gọi là tài sản quốc gia được. Vì lưới điện ở xã B là do người dân ở xã đó đầu tư, hay một doanh nghiệp nào đó đầu tư làm sao có thể gọi là của lưới điện quốc gia được? vô lý quá. Chính vì vậy, đôi nơi trong bài viết, tôi gọi là lưới điện CHUNG. Ở đất nước Nhật Bản sau này cũng vậy, nếu họ có gọi, có viết là lưới điện quốc gia, chúng ta cũng nên hiểu là lưới điện chung. Thu nhập của những hộ nghèo của Nhật đến năm 2030 cũng thừa sức để họ làm điện mặt trời, đủ dùng cho cả tuần âm u, không nắng. Ở Việt Nam ta, tôi chỉ cầu mong sao cho có nền điện lực dân chủ, không cần Chính phủ phải trợ cấp cho điện mặt trời, điện gió và điện biomass; không cần Chính phủ phải ưu đãi thuế nọ thuế kia cho các doanh nghiệp làm điện gió, điện mặt trời, điện biomass; chỉ cần công khai, minh bạch, dân chủ và cởi mở với những người làm điện mini/micro/pico. Còn nếu được EVN và Bộ Công thương hết lòng ủng hộ thì khỏi phải nói, điện xanh, điện sạch sẽ thăng hoa luôn ở Việt Nam. Với tư duy về hệ thống điện của tôi như vậy mà anh Sơn viết "Hoàn toàn ủng hộ bác Thắng trong việc khuyến khích người dân từ bỏ lưới điện quốc gia" đúng là oan cho tôi quá, mong anh Sơn xem xét lại. Với nền điện lực độc tài, Bộ Công thương và EVN dễ dàng bóp chết được các doanh nghiệp đầu tư các dự án trang trại điện gió, trang trại điện mặt trời. Quan điểm các lãnh đạo tối cao của ngành điện lực đã rõ là ưu tiên số 1 nhiệt điện than, phải là trụ cột, chủ lực của ngành điện. Còn điện gió và điện mặt trời nếu có làm, chỉ để trang trí, đối ngoại, xoa dịu lòng dân. Dự án cỡ qui mô trang trại (điện gió và điện mặt trời) để kinh doanh rõ ràng là phải xin phép đầu tư. Nếu dự án không nằm trong Qui hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì sẽ bị loại. Điều này là dễ lắm, vì tại Quyết định số 428/2016/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016, tổng sản lượng điện gió và điện mặt trời trên cả nước đến năm 2030 chỉ có 5,5%. Vượt quá là nằm ngoài Qui hoạch. Trường hợp may mắn, dự án còn nằm trong Qui hoạch, thì sẽ sắp hàng đợi và chờ để được cấp phép đầu tư. Chưa hết những "ưu việt" của nền điện lực độc tài. Đó là cửa ải về giá. Cửa này mới đích thực là cửa tửđối với điện gió và điện mặt trời, chỉ có ở Việt Nam. Vì điện than của Việt Nam đang là hoàng tử, nên cho đến năm 2030 có giết chết 25.000 người/năm (Kết quả của nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard, báo cáo tại hội thảo ngày 29/9/2015 tại Hà Nội do Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID) thuộc VUSTA tổ chức) cũng không sao, hủy hoại nặng nề môi trường sinh thái cũng không sao, thuế BVMT đã nhiều năm nay đối với nhiệt điện than coi như bằng 0, phát thải cacbon lớn nhất cả nước nhưng phí phát thải cũng bằng 0. Chính vì vậy nhiệt điện than mới có giá thành vô cùng rẻ, khoảng 6,5 – 7,5 cent Mỹ/kWh. Mức giá này đương nhiên sẽ đánh bại điện gió, điện mặt trời, điện biomass tại Việt Nam trong 5 năm tới. Nhưng ở các nền điện dân chủ, giá thành của nhiệt điện than đã trở thành đắt nhất so với tất cả các loại điện xanh, điện sạch. Giá bán lẻ điện sinh hoạt ở Việt Nam là giá lũy tiến, giai đoạn nửa đầu năm 2018 như sau: Nếu 1 tháng, hộ gia đình sử dụng khoảng 600 kWh, đơn giá bình quân 8,7cents/kWh; đối với 800 kWh sẽ là 9 cents/kWh, 1100 kWh sẽ là 10,5 cents (tính theo tỷ giá của Vietcombank) … Ở Việt Nam, giá mà sau một đêm ngủ dậy, vài quan chức phụ trách thuế BVMT của Bộ Tài chính, tỉnh ngộ nghĩ rằng cần phải trả lại công bằng giữa thuế xăng và thuế than, không thể giữ mãi sự bất công này, bằng việc chuyển đổi, giảm thuế xăng từ 4.000 đồng/L xuống về 1.000 đồng/L và tăng thuế than đang từ 15đồng/kg lên 2.000 đồng/kg. Tổng thu thuế BVMT "bất công" đối với than, xăng và dầu năm 2018 khoảng56.350 tỷ đồng. Nếu đổi mới thuế, tổng thuế BVMT "công bằng" đối với than, xăng và dầu năm 2018 sẽ khoảng 154.000 tỷ đồng thu vào NSNN (chi tiết mời xem tại đây). Chỉ cần sự "minh mẫn" chút xíu đó thôi đã thừa đủ để làm cho giá nhiệt điện than trở nên đắt đỏ và xa xỉ so với điện xanh, điện sạch. Công khai và minh bạch EVN cứ chọn điện rẻ nhất mà mua, từ thấp lên cao. Đó chính là các loại điện NLTT, sẽ được thăng hoa cất cánh ngay từ đầu năm 2020. Nhờ vậy, sức khỏe của gần 100 triệu dân Việt Nam sẽ dần được cải thiện, môi trường sinh thái sẽ đỡ tàn tệ hơn. Cả đất nước hiện đang "vô tư, vô cảm" đập phá 80 nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 4 hiện đại xuống chỉ còn một nửa (cho cả giai đoạn 10 năm từ 2020 – 2030). Rất buồn là Bộ Công thương đã trình Thủ tướng ban hành Quyết định số: 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/ 2011: Qui định mức giá mua điện gió là 1.614 đồng/kWh (tương đương 7,8 centUS/kWh). Tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, ngày 11/4/2017 về "Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam" qui định giá mua điện mặt trời 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 Uscents/kWh). Ở thời kỳ 2016 – 2020 đây là những giá mua điện gió và điện mặt trời rẻ nhất Thế giới. Mức giá "bóp chết" loại hình năng lượng siêu sạch này. Trong khi cùng thời điểm giá mua điện gió của Philippine từ 12 – 20 centUS/kWh. Thái Lan và Indonesia là 18 centUS/kWh. Tuy nhiên, nền điện lực độc tài ở Việt Nam chỉ có thể kìm hãm được những dự án trang trại điện gió và điện mặt trời, còn với điện mặt trời trên các nóc nhà là không thể. Khi mà giá thành điện mặt trời trên nóc nhà rẻ hơn nhiệt điện than cực bẩn, nhiều người dân sẽ đồng loạt tự làm. Đối với dân có lợi là họ làm. Người dân sẽ đầu tư chỉ vừa đủ để dùng, thiếu tí nào thì sử dụng điện lưới đã có, vì nếu dư thừa chẳng biết bán đi đâu, EVN không mua. Rõ ràng nền điện lực độc tài không thể phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong sản xuất điện mặt trời. Ngược lại, nền điện lực dân chủ khuyến khích nhà nhà "kinh doanh" điện mặt trời, toàn xã hội làm điện mặt trời, vì tất cả đều được hoan nghênh và đấu nối vào với lưới điện chung. 1 kWh điện thừa bán vào lưới điện cũng được phần mềm điều khiển ghi chép. 1 kWh điện thiếu, mua từ lưới điện quốc gia cũng được ghi chép, tính toán và thanh toán chính xác. Trong nền điện lực dân chủ sẽ phát huy được sức mạnh của toàn dân trong sản xuất điện NLTT, nên sẽ có dư thừa điện NLTT, sẽ thay xăng để chạy ô tô, xe máy điện. Sau 12 năm nữa, vào năm 2030 lượng ô tô xe máy điện (bao gồm xe tải nhẹ và xe buýt) sẽ tăng lên gấp 27 lần!!, đạt 30 triệu xe. Vào năm 2050, các ô tô, xe điện sẽ tiêu thụ 9% tổng nhu cầu điện năng toàn cầu. Điều này rõ ràng sẽ làm giảm tiêu dùng xăng trong tương lai, giảm phát thải cacbon, thực hiện được những cam kết thỏa thuận Paris 2015 (Theo Bloomberg New Energy Outlook 2018). N.Đ.T. Tác giả gửi BVN | |
Giáo dục Việt Nam: sự sợ hãi đánh mất quyền lực Posted: 09 Aug 2018 01:50 PM PDT Nguyễn Ngọc Chu Đọc tin về cuộc họp do PTT Vũ Đức Đam chủ trì ngày 30/7/2018 cùng lãnh đạo Bộ GD&ĐT để nghe ý kiến chuyên gia về kỳ thi TN THPT quốc gia, thì buồn nhiều hơn vui. Trước khi nói về cuộc họp, thử nhớ đến phép nghe lời khuyên. Phép nghe lời khuyên 1. Các bậc thánh hiền, minh quân, từ ngàn xưa chỉ muốn nghe lời khác ý mình. Đơn giản bởi điều mình biết rồi thì còn gì phải nghe nữa. Nhờ đó họ không ngừng được mở rộng kiến thức. Đó điều thiết yếu thứ nhất của phép nghe. 2. Các bậc thánh nhân, minh quân, từ ngàn xưa đều muốn nghe điều xấu của mình. Chịu chỉ trích làm họ tránh được kẻ xu nịnh, gần được người hiền lương, biết điểm yếu mà loại bỏ nên không ngừng hoàn thiện. Đó là điều thiết yếu thứ hai của phép nghe. 3. Các bậc thánh hiền, minh quân, từ ngàn xưa đều muốn đối mặt với kẻ giỏi hơn mình. Nhờ đó họ trở thành vô địch. Đó là điều thiết yếu thứ ba của phép nghe. 4. Các bậc thánh hiền, minh quân, từ ngàn xưa biết nghe rồi thay đổi theo điều đúng, mà không sợ bị chê ngu. Thế là biết học được điều mới. Đó là điều thiết yếu thứ tư của phép nghe. 5. Các bậc thánh hiền, minh quân, từ ngàn xưa, thấy người giỏi hơn thì tôn làm thầy mà nhường chỗ. Ấy là không sợ mất quyền lực. Không sợ mất quyền lực thì mới giữ được quyền lực. Đó là điều thiết yếu thứ năm của phép nghe. Theo được cả 5 phép nghe đó thì thánh hiền thêm thánh hiền, minh quân thêm minh quân, quốc gia nhờ đó mà cường thịnh. Phép nghe qua cuộc gặp ngày 30/7/2018 Đối chiếu với các phép nghe nêu trên thì cuộc gặp nghe ý kiến của các chuyên gia về giáo dục ngày 30/7/2018 nằm ở chiều ngược lại. Tóm tắt ở các điểm sau. 1. Không chủ trương mời rộng rãi những người có ý kiến khác biệt sâu sắc. 2. Không chủ trương mời những người ngoài khuôn khổ quen biết. 3. Không nói thẳng hết các ý kiến chỉ trích, mà lựa lời theo truyền thống xoa dịu. 4. Nghe chỉ là hình thức. Đến không phải để nghe mà để bảo vệ quyết định. Trước khi nghe đã quyết định không thay đổi. 5. Không chịu tự giáng chức, không tìm người giỏi hơn mà nhường chức. Cụ thể, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn kiên trì kỳ thi 2 trong 1. Vẫn kiên trì phải có kỳ thi TN THPT. Vin vào các lý do rằng không thi thì học sinh không học. Vin vào Luật GD rằng phải có thi thì mới đủ điều kiện xét cấp bằng tốt nghiệp. Nhiều nước đã bỏ thi TN THPT hàng chục năm nay rồi. Vậy mà sao trong Luật GD vẫn phải bắt thi TN? Người soạn ra Luật GD thật thiển cận. Mặt khác, Luật đưa ra nếu sai thỉ phải sửa. Phải sửa tức thì chứ không phải đợi đến kỳ họp của mấy năm sau. Điều đó có nghĩ là trong Luật phải có điều khoản cho phép điều chỉnh. Tóm lại là không biết nghe, và không chịu nghe. Mà trên thực tế thì lãnh đạo Bộ GD&ĐT chẳng bao giờ chịu nghe. Lấy thí dụ về thi trắc nghiệm môn toán. Khi biết tin Bộ GD&ĐT tiến hành thi trắc nghiệm môn toán Hội Toán học Việt Nam đã có công văn phản đối. Để đối phó với dư luận và cấp trên, lãnh đạo Bộ GD & ĐT đã tổ chức cuộc gặp với đại diện của Hội Toán học Việt Nam. Nhưng chỉ để giải thích quyết định thi trắc nghiệm môn toán. Lãnh đạo Bộ GD& ĐT không nêu ra được tên các đơn vị và các nhà chuyên môn về toán học đã đồng thuận và tư vấn cho Bộ về thi trắc nghiệm môn toán. Trước đó ở Đại học quốc gia Hà Nội khi ông Nhạ làm giám đốc, quyết định thi trắc nghiệm môn toán được đưa ra mà Khoa Toán của Đại học quốc gia Hà Nội không hề biết, không hề được tham vấn. Một người không có chuyên môn về toán như ông Phùng Xuân Nhạ mà coi thường ý kiến của hội Toán học Việt Nam, bất chấp Khoa Toán ở Đại học Quốc gia Hà Nội, thì ông dựa vào ai mà quyết định thi trắc nghiệm môn toán? Còn nữa, về kỳ thi TN THPT, ông Phùng Xuân Nhạ vẫn kiên trì bỏ ngoài tai ý kiến của GS Ngô Bảo Châu, bỏ qua ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia về giáo dục, khăng khăng theo ý kiến của mình, thì Giáo dục Việt Nam còn tiếp tục tụt hậu. Xin khẳng định với bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ rằng, không có một thủ tục nào có thể ngăn chặn được bê bối trong thi cử hiện nay, trừ phi cách mạng cơ chế toàn diện và triệt để. Thi nhau chịu trách nhiệm Từ xưa, các bậc đế vương, tể tướng, kẻ sĩ…, khi phạm khuyết điểm, ngoài hình phạt theo pháp luật còn tự giáng chức, tự đưa ra hình phạt cá nhân mình để tự răn đe, để không tái phạm. Nhưng ở Việt Nam thời nay thì hoàn toàn khác. Xin chịu trách nhiệm đã thành câu cửa miệng của các Bộ trưởng Việt Nam ngày nay. Chịu trách nhiệm nhưng không xuống chức, không trừ lương. Nên ai cũng mạnh miệng xin chịu trách nhiệm. Điều tê tái nữa là biểu cảm. Sau các thảm họa hủy diệt, sau các bê bối đau đớn, không thấy khuôn mặt Bộ trưởng ưu phiền, lo toan. Chí ít cũng là diễn kịch. Chỉ thấy tươi cười nhơn nhởn. Chứng tỏ sự liêm sỉ đã xuống đến đáy tột cùng của thang nhân phẩm. Đớn đau thay, toàn là các vị với hàng bao tải chức danh, khoác trên mình áo cà sa giáo sư tiến sĩ. Hãy thực sự làm việc Bộ trưởng phải là người làm việc thực sự hiểu quả, là người lao động dâng hiến. Thế nhưng, có vị bề ngoài rất bận rộn, song toàn những việc tào lao. Suốt ngày đi dự khai trương, sự kiện, mít tinh, hội họp. Chỉ nghe giới thiệu với vỗ tay đã hết cả hàng giờ thì còn lấy đâu thời gian cho thực việc. Đã thế, cơ sở có sự kiện cùng với bộ phận giúp việc lại phải chuẩn bị các bài phát biểu sẵn. Những bài diễn văn khuôn mẫu buồn chán lặp đi lặp lại đến nhàm tai. Hãy bỏ khai trương, bỏ sự kiện, bỏ phát biểu ở hội họp mít ting, mà lăn xả vào xử lý các vấn đề bản lề, cốt lõi. Sự sợ hãi đánh mất quyền lực Tại sao không chịu nghe? Là vì sợ mất quyền lực. Từ mất quyền lực sẽ dẫn đến mất quyền lợi. Đã đến lúc không thể giữ ý, phải thẳng thừng bỏ tay khỏi bịt miệng mà kêu lên đớn đau, rằng sự sợ hãi mất quyền lực đang hiển hiện bao trùm khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực trên Đất nước chúng ta. Sự sợ hãi mất quyền lực, kéo theo đó là mất đặc lợi, đang phủ bóng đen tồi tệ lên vận mệnh Dân tộc. Chưa bao giờ những người dân chân đất đầu trần lại buộc phải lo lắng đến vận mệnh Dân tộc ở mức độ khắc khoải như hiện nay. Không phải chỉ nạn tham nhũng đang tàn phá kiệt quệ nội lực quốc gia. Không phải chỉ bị dồn đến chỗ cuối đường cùng buộc vùng lên giữ đất như Đoàn Văn Vươn, Đặng Văn Hiến. Không phải chỉ vì bị đầu độc nhiều kiếp đời con cháu như Formosa Hà Tĩnh. Không phải chỉ bị thắt yết hầu ở Tây Nguyên, Hải Vân, Đèo Ngang. Không phải chỉ… Mà còn ở nguy cơ tự mình biến mình thành ngu dân nên khó thoát kiếp nạn tụt hậu rồi trở thành kiếp đời lệ thuộc. Như phù sa đối với cỏ cây, Dân trí là nền tảng sinh dưỡng sự cường thịnh của một quốc gia. Dân trí càng cao thì quốc gia càng giàu có hùng mạnh. Sự xuống cấp của nền Giáo dục là đòn chí mạng lên nền tảng Dân trí. Đau đớn thay. N.N.C. Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Chu | |
Về tội chống người thi hành công vụ Posted: 09 Aug 2018 01:48 PM PDT
Ông Đặng Văn Hiến bị tòa tuyên tử hình vì chống cưỡng chế đất đai. Ảnh: internet
Lâu nay nhiều người bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ trong khi pháp luật lại chưa xác lập một nội dung rõ ràng về công vụ. Mặc dù vậy có thể hiểu công vụ là việc làm của cán bộ nhà nước thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định. Như vậy có hai điều kiện tiên quyết đó là người thực hiện là cán bộ công chức nhà nước và việc làm phải đúng chức năng nhiệm vụ theo pháp luật. Vậy nếu việc làm của cán bộ công chức mà không đúng quy định pháp luật, ví như sai về thẩm quyền, sai về cơ sở căn cứ pháp lý, sai về trình tự thủ tục, thì đó không phải là công vụ. Và đương nhiên người dân không có nghĩa vụ phải chấp hành hợp tác với một việc làm sai. Nhưng lâu nay trong việc xử lý chống người thi hành công vụ, các cơ quan giải quyết thường chỉ xem hành vi công vụ có đúng thẩm quyền không mà ít quan tâm xem hành vi công vụ có sai về trình tự thủ tục không. Trong khi thủ tục cũng là luật định. Vi phạm thủ tục cũng là vi phạm pháp luật. Đây là nhận thức tư duy dễ dãi giản đơn theo hướng xem nhẹ quyền lợi công dân mà tạo không gian tùy tiện quá lớn dễ gây ra lạm dụng ở cán bộ nhà nước. Pháp luật đã quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng nhóm cán bộ công chức nhằm xác định rõ ràng tránh dẫm chân nhau, làm sai ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích người dân. Và pháp luật cũng quy định về thể thức, trình tự, thủ tục nhằm buộc các hoạt động công vụ phải đúng đắn rõ ràng, tránh mờ ám khuất tất, làm bừa làm bậy. Những quy định rõ ràng cũng là để trang bị cho người dân cơ chế hiểu biết phòng ngừa, biết được đúng sai để tuân thủ và bảo vệ quyền lợi cho mình. Như vậy, đúng ra một hành vi dù được thực hiện bởi cán bộ công chức, dù đúng thẩm quyền nhưng không đúng trình tự thủ tục theo pháp luật thì phải không là công vụ. Bởi không có pháp luật nào, không có nhà nước nào chấp nhận một việc làm sai pháp luật là hoạt động công vụ nhân danh nhà nước. Kết quả của việc làm đó sẽ không có lợi cho nhà nước, không có lợi cho người dân, đó là hành vi xâm hại, đó không phải công vụ. Và trước một hành vi xâm hại người dân có quyền chống lại để phòng vệ. Phòng vệ chính đángThực tế lâu nay nhiều trường hợp phản đối công vụ, người dân có cơ sở lý do để phản đối một cách chính đáng nhưng vẫn bị xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ. Ví như trong các vụ xử lý hành chính. Pháp luật lại vô lý khi buộc người dân phải chấp hành trước rồi khiếu nại sau, trong khi các hoạt động xử lý hành chính thường xảy ra các thiếu sót vi phạm về trình tự thủ tục của cán bộ nhà nước. Việc buộc người dân thấy sai nhưng vẫn phải tuân thủ sẽ khiến hiểu biết của người dân chẳng còn ý nghĩa, kiến thức pháp luật sẽ chẳng còn tác dụng khi phát hiện ra việc làm sai mà vẫn phải chấp nhận. Điều đó là hoàn toàn đi ngược lại với phẩm giá nhân cách con người, khi thấy sai thì họ sẽ phản ứng chống đối, bắt người dân cam chịu là hạ thấp nhân phẩm. Đó là những bất công đang xảy ra đối với những người bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ hiện nay. Để công bằng tôi cho rằng trong quá trình giải quyết cần làm rõ xem hành vi của cán bộ nhà nước có vi phạm gì không và đó có được chấp nhận là công vụ không? Nếu phát hiện ra vi phạm về thẩm quyền, cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, thì đó phải được coi không phải công vụ và không xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Hành vi chống đối cần được xem là phòng vệ chính đáng. Đã đến lúc cần xác lập một tư duy nhận thức có chiều sâu và cơ chế kiểm soát chặt chẽ về các hoạt động của bộ máy nhà nước, ngăn ngừa dẹp bỏ nhận thức dễ dãi giản đơn, tạo ra sự lạm quyền tùy tiện nơi cán bộ nhà nước như hiện nay. Và đây đang là một bất cập pháp lý đang tồn tại trong các vụ án hình sự về chống người thi hành công vụ hiện nay. N.N.T. Nguồn: FB Ngô Ngọc Trai | |
Cơ quan tố tụng ở Đồng Nai ngăn trở quyền kháng cáo phúc thẩm Posted: 09 Aug 2018 01:44 PM PDT Trần Thành"Luật sư có thể làm gì khi quyền kháng cáo của thân chủ bị ngăn cản?". Luật sư Đặng Đình Mạnh, Đoàn Luật sư TP.HCM, đặt câu hỏi cứ ngỡ như đang bỡn cợt nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Luật sư Đặng Đình Mạnh. Ảnh: chụp video "Chiều 7-8 tôi đã làm việc và gởi văn bản trực tiếp cho Trung tá Trần Thanh Hải, Đội trưởng Cơ sở Giam giữ Thành phố Biên Hòa. Ông ấy ghi nhận và hứa sẽ cho kiểm tra". Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết. Hoạt động tư pháp đang bị xâm hại tại Đồng NaiTrong một chia sẻ đầy bức xúc hôm 7-8, luật sư Đặng Đình Mạnh nhấn mạnh rằng, "Kháng cáo bản án sơ thẩm được luật quy định là một quyền, là quyền bất khả cưỡng đối với tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng khi bị cáo thực hiện quyền. Điều này được hiểu khi nội dung kháng cáo của bị cáo là không chính đáng một cách hiển nhiên, thì tòa án vẫn buộc phải xét xử lại vụ án lần thứ hai theo thủ tục phúc thẩm". Vẫn theo luật sư Mạnh, trong hoàn cảnh bị cáo bị tạm giam, bị giới hạn tự do, không có các phương tiện như giấy, viết… thì quyền đó nhiều khi không được bảo đảm thực thi. Tuy vậy, theo xác nhận của luật sư Mạnh, với đa phần trường hợp, người ta ít nghe phản ánh về sự xâm phạm quyền kháng cáo của các bị cáo từ các trại tạm giam. "Cho đến những ngày gần đây, trong vụ án tuyên xử 20 bị cáo về tội danh "Gây rối trật tự công cộng" tại Đồng Nai vào ngày 30-07-2018, vì họ đã tham gia biểu tình vào ngày 10-06-2018, thì trong thời gian cân nhắc việc kháng cáo, 15 ngày kể từ ngay tòa án tuyên án, một số thân nhân của bị cáo bị tạm giam đã phản ánh với luật sư về tình trạng cán bộ quản giáo đe dọa, ngăn cấm các bị cáo kháng cáo gây sự lo ngại trong công chúng về các sự lạm quyền, xâm phạm quyền bị cáo trong hoạt động tư pháp?!". Luật sư Đặng Đình Mạnh kể. Vấn đề ở đây là lược theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự, kể từ thời điểm sau khi bản án sơ thẩm được tuyên cho đến khi tòa án cấp phúc thẩm thụ lý hồ sơ vụ án, thì luật sư không được quy định bất kỳ quyền hạn, vai trò gì trong giai đoạn này. Cho dù, trong thực tế thì bị cáo vẫn rất cần có sự tư vấn, bảo vệ của luật sư trong giai đoạn này như tư vấn nội dung kháng cáo cho bị cáo. Thậm chí, tiến hành các thủ tục để bảo đảm các các quyền mà luật pháp quy định cho bị cáo trong phạm vi và điều kiện bị tạm giam. "Thế nên, trong sự việc cụ thể của một số bị cáo đang bị đe dọa, ngăn cấm thực hiện quyền kháng cáo tại Cơ sở Giam giữ thuộc Công an TP. Biên Hòa, thì chúng ta thử nghĩ xem luật sư có thể làm gì cho thân chủ của mình?". Luật sư Đặng Đình Mạnh nhắc lại một lỗ hổng chết người trong thủ tục về tố tụng mà giới luật sư đã lên tiếng kiến nghị từ lâu. Quyền công dân bị xâm phạmLâu nay trong vụ án hình sự, sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, bản án chưa có hiệu lực, mặc dù luật sư có giấy chứng nhận bào chữa của 3 cấp tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, trong thời gian này, khi bản án chưa có hiệu lực, thời hạn 15 ngày dành cho kháng cáo, cho thấy bị cáo lúc này rất cần luật sư vào trại giam để hướng dẫn, hoặc tư vấn cho bị cáo về bản án đã tuyên, để bị cáo có quyền về kháng cáo. Tuy nhiên đúng như thực tế nêu trên của luật sư Đặng Đình Mạnh, cơ quan quản lý trại giam không cho luật sư vào thăm gặp bị cáo sau giai đoạn xét xử, khi bản án chưa có hiệu lực. Thậm chí ngay cả khi bị cáo ký tên vào mẫu đơn soạn sẳn do giám thị đưa cho trong phần thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm, thì phía luật sư của bị cáo vẫn không được tiếp xúc để tham vấn cho thân chủ của mình. Phải chăng đây là một sự trở ngại lớn mà các cơ quan tiến hành tố tụng, các nhà làm luật chưa nghĩ đến? Lưu ý là thời điểm này bị cáo chưa hoàn toàn mất quyền công dân. Không những vậy, sau giai đoạn xét xử sơ thẩm bản án chưa có hiệu lực, trong nhiều trường hợp, như vụ án ở Biên Hòa nói trên, lúc này phía gia đình bị cáo mới mời luật sư để tiếp xúc bị cáo, hoặc vào trại tư vấn cho bị cáo để hướng dẫn cho bị cáo làm đơn kháng cáo theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Việc ngăn trở bị cáo gặp luật sư cho thấy phải chăng quyền của bị cáo đã bị hạn chế bởi bản án sơ thẩm đã tuyên? Cựu Chánh Tòa Hình sự Tòa án Nhân dân Tối cao, thẩm phán Đinh Văn Quế có ý kiến về vấn đề trên như sau: Ai là người có quyền cho phép luật sư gặp bị cáo trong trại giam sau khi tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án? Dù Bộ Luật Tố tụng Hình sự không quy định, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa hướng dẫn nhưng thực tiễn gặp trường hợp tương tự thì Viện Kiểm sát với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp có quyền can thiệp để luật sư thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, nếu trại giam "máy móc" không cho luật sư gặp bị cáo. Với tinh thần cải cách tư pháp, tạo điều kiện cho luật sư hoạt động thì các trại giam không nên gây khó cho luật sư nếu việc cho luật sư gặp bị cáo chỉ để tư vấn về quyền kháng cáo cho thân chủ. Nếu cán bộ trại giam "sợ" trách nhiệm thì phải báo cáo lãnh đạo trại, lãnh đạo trại thấy vướng về pháp luật thì cần trao đổi với cơ quan chức năng, đặc biệt là đối với Viện Kiểm sát cùng cấp. Ở vụ án tuyên xử 20 bị cáo về tội danh "Gây rối trật tự công cộng" tại Đồng Nai vào ngày 30-07-2018, vì họ đã tham gia biểu tình vào ngày 10-06-2018, xem ra sở dĩ các bị cáo bị cản trở quyền kháng cáo, vì ai đó ngại rằng với sự hiện diện của các luật sư trong phiên phúc thẩm (nếu có), các dối trá của phiên sơ thẩm sẽ lộ mặt… T.T. VNTB gửi BVN | |
Posted: 09 Aug 2018 05:02 AM PDT Việt Nam là thành viên của ILO từ lâu và đã phê chuẩn năm trong tám công ước cơ bản của ILO (số 29; số 138; số 182; số 100; và số 111). Ba công ước cơ bản chưa được Việt Nam phê chuẩn là công ước số 87 về quyền tự do liên kết và bảo vệ quyền được tổ chức, công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và công ước số 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức. Cả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lẫn Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam EU (EVFTA) đều yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba công ước cơ bản còn lại của ILO. Giả như còn TPP thì có thể ba công ước này đã được phê chuẩn. Việc tham gia CPTPP và EVFTA là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và chúng tôi ủng hộ việc đó. CPTPP đã được ký tháng 3-2018 và đang trong quá trình phê chuẩn. Việt Nam và EU đã thống nhất toàn bộ văn bản của EVFTA và EVFTA dự kiến được ký vào tháng 10-2018. Do phần đầu tư phải được quốc hội của tất cả các nước EU chuẩn y, nên phần này đã được tách riêng thành Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA); như thế EVFTA chỉ cần Quốc hội EU và Quốc hội Việt Nam chuẩn y là xong. Tuy nhiên, phiên họp cuối cùng vào tháng 3-2019 của Quốc hội EU là phiên chót mà EVFTA có thể được chuẩn y (nếu được ký và được trình), ngoài phiên này ra không còn cơ hội nào cho EVFTA trong năm 2019 (do có bầu cử Quốc hội EU vào tháng 5-2019) và sau 2019 thì tương lai EVFTA có thể mờ mịt hơn nhất là trong bối cảnh vụ Trịnh Xuân Thanh có thể gây bất lợi quan hệ Việt Nam – Đức và Việt Nam – EU. Như thế cơ hội cho EVFTA không thật sáng sủa như báo chí chính thống đưa tin. Chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ba công ước cơ bản của ILO nói trên càng sớm càng tốt (tốt nhất vào kỳ họp tháng 10-2018) và thực hiện nghiêm túc chúng nếu không muốn lỡ hẹn EVFTA như Việt Nam đã từng bị trễ việc ký kết BTA với Mỹ và việc gia nhập WTO do ảnh hưởng của những người thân Trung Quốc. | |
TUYÊN BỐ CỦA NHÓM “LÃO MÀ CHƯA AN” VỀ LUẬT ĐẶC KHU Posted: 08 Aug 2018 10:05 PM PDT Chính phủ Việt Nam đã trình dự thảo "Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc" (Luật Đặc khu) để Quốc Hội thảo luận và thông qua trong kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XIV, từ ngày 21-5-2018 đến 15-6-2018. Do sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân, ngày 11-6-2018 Quốc hội đã quyết định lùi thời gian xem xét thông qua dự án luật này sang kỳ họp thứ VI, dự kiến vào tháng 10-2018. Ngày 10-7-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, đã nói "xin ý kiến rộng rãi nhà khoa học, nhân dân về đặc khu kinh tế". Cho đến nay chưa rõ việc "xin ý kiến rộng rãi" sẽ diễn ra thế nào. Theo kế hoạch, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến họp trong tháng 8-2018 sẽ bàn tiếp về Luật Đặc khu để chuẩn bị cho kỳ họp thứ VI. Báo chí đưa tin đã có một tài liệu phục vụ cho việc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ V; tài liệu đó đã nêu một số vấn đề trong dự thảo luật mà người dân phản đối và đưa ra các lập luận bác bỏ những sự phản đối đó, tức là nhằm biện minh cho dự thảo luật. Tuy nhiên, cho đến nay (6-8-2018) các chuyên gia và đông đảo nhân dân tiếp tục phản đối và yêu cầu huỷ dự án luật này. Ngày 4-8-2018 báo chí tưởng thuật rằng trong phiên họp từ 8-8 đến 13-8-2018 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét luật đặc khu. Dự luật Đặc khu đã được trình hay sẽ được sửa đổi vẫn phải nhằm đạt mục đích được nêu trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3-6-2017 của Đảng Cộng sản Việt Nam về "xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị". Chúng tôi phản đối dự luật đặc khu vì một số lý do sau đây:
1) Trong hai mục tiêu nêu trên của Nghị quyết số 11-NQ/TW thì mục tiêu "với quy chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng" cho đất nước là không thể đạt được nếu chỉ thực hiện tại vài đặc khu có quy mô dưới cấp tỉnh lớn, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng; còn mục tiêu "thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị" với "thể chế vượt trội" cũng không thể thực hiện được nếu không có sự thay đổi thể chế chính trị ở tầm quốc gia. Nói cách khác cả hai mục tiêu là bất khả thi nếu không có sự thay đổi thể chế đồng bộ ở cấp quốc gia theo hướng dân chủ, pháp trị và cai quản (governance) tiên tiến. Nếu có sự thay đổi như vậy, tức là biến cả nước thành "đặc khu" (một việc mà chúng tôi hết sức ủng hộ), thì luật về đặc khu chẳng còn ý nghĩa gì. 2) Một mục tiêu khác của dự luật (theo Tờ trình của Chính phủ số 411 cho Quốc hội, tr. 4-5) là "Tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao công nghệ sinh học;…" chỉ có thể thực hiện được ở các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ chẳng hạn. Nhưng hãy xem xét thật nghiêm túc tình hình của các khu công nghệ cao Hoà Lạc (được thành lập từ 1998 và 20 năm sau vẫn chưa đâu ra đâu: đến 2016 chỉ thu hút được 78 dự án với vốn đăng ký 60 ngàn tỷ đồng và nhiều dự án đã không thể triển khai và phải thu hồi giấy phép đầu tư của 17 dự án và nhiều dự án khác đang chậm tiến độ sắp bị thu hồi giấy phép), Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (SHTP, thành lập năm 2002) có lẽ "thành công" hơn cả đạt gần 3,4 tỷ USD vốn giải ngân trong 16 năm hoạt động (với 1 tỷ USD của Intel Products và 1 tỷ USD của Nidec, ngoài ra là vốn giải ngân của các công ty khác) và các doanh nghiệp tại SHTP nộp ngân sách năm 2017 gần 118 triệu USD, mức xuất khẩu từ SHTP hơn 10 tỷ USD, nhưng SHTP vẫn chưa được như kỳ vọng sau 16 năm hoạt động. Đó là chưa kể đến sự èo uột của nhiều khu công nghệ cao ở các nơi khác. Chưa rút kinh nghiệm để cải thiện các khu công nghệ cao như vậy, thì hỏi làm thế nào để thu hút đầu tư công nghệ cao, cho khoa học, kỹ thuật, nghiên cứu & phát triển ở các "đặc khu" xa các trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật này? Mục tiêu này là hoàn toàn không có cơ sở và không thể khả thi ở các đặc khu đó. 3) Mục tiêu tiếp theo (Tờ trình của Chính phủ số 411 cho Quốc hội, tr.5) là "Từ thực tiễn phát triển của các đơn vị Hành chính Kinh tế Đặc biệt có thể nhân rộng trong cả nước những thể chế, chính sách và mô hình quản lý mới, hiệu lực, hiệu quả" chắc chắn sẽ thất bại vì những phân tích 1) và 2) ở trên. 4) Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu (nếu tính bằng tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP thì Việt Nam thuộc các nước hội nhập sâu nhất) vào nền kinh tế thế giới. Cần cải cách thể chế sâu rộng ở quy mô toàn quốc chứ không phải "thử nghiệm" ở vài "đặc khu nhỏ", nói cách khác mô hình đặc khu không còn phù hợp với Việt Nam ngày nay. 5) Thế thì tại sao người ta vẫn khăng khăng cố làm các "đặc khu"? Có những dấu hiệu khó chối cãi về sự câu kết giữa các doanh nghiệp cánh hẩu (nhất là các doanh nghiệp bất động sản) và chính quyền hay một số người của chính quyền trong việc đổ xô chia chác đất và các dự án "đón lõng đặc khu" để trục lợi tại Vân Đồn, Phú Quốc và phần nào ở Bắc Vân Phong. Có sự giống nhau khó chối cãi của sự câu kết như vậy khi người ta nhất quyết sáp nhập Hà Tây và vài xã Hoà Bình vào Hà Nội 10 năm trước đây. 6) Tuy dùng từ ngữ rất hào nhoáng (thể chế vượt trội, công nghiệp 4.0, công nghệ cao, vân vân), nói là "Tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi" cho "dịch vụ, du lịch nghỉ đưỡng cao cấp, công nghiệp văn hoá, dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay,…" (Tờ trình của Chính phủ số 411 cho Quốc hội, tr. 5) nhưng thực ra chỉ là để hợp thức hoá sự câu kết nêu ở điểm 5) ở trên và sẽ chỉ tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, casino (mà có lẽ là "công nghiệp văn hoá"?), khách sạn, sân bay… đang được hối hả xây dựng để được hưởng các mức ưu đãi đặc biệt. 7) Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đều là các nơi rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng và với việc biến các đặc khu này thành các khu đặc lợi rất có thể tạo khuyến khích cho việc gây ra những nguy cơ khôn lường đối với an ninh quốc gia. Còn có thể nêu ra các lý do khác cho việc phản đối luật đặc khu. Vì các lý do nêu trên, chúng tôi yêu cầu: 1) Chính phủ huỷ bỏ, không trình dự luật đặc khu dù dưới dạng đã được trình hay sẽ được sửa đổi (thí dụ bỏ thời hạn thuê đất 99 năm xuống 50 hay 70 năm, bỏ một số quy định quá ưu ái cho "công dân nước có biên giới chung với tỉnh Quảng Ninh", vân vân); 2) Trong trường hợp Chính phủ vẫn cố ý trình dự luật đặc khu, thì yêu cầu Quốc hội bác bỏ dự luật đặc khu đó. | |
Posted: 08 Aug 2018 10:03 PM PDT Nguyễn Đình CốngGần đây quyển sách GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ gây ra hiện tượng sôi động trong thông tin đại chúng. Người ủng hộ khá đông, người phản đối không ít và có vài người chống lại đến mức gần như điên cuồng. Tạm chia mọi người thành ba bên: Bên phản đối, Bên làm sách và Bên trung gian. Bên phản đối, lực lượng tỏ ra khá mạnh, với tướng Hoàng Kiền là người đầu tiên. Tiếp theo là Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Đại tá Khuất Biên Hòa, là nhiều tướng tá và cán bộ tuyên giáo. Họ sử dụng được khá nhiều báo chì và các trang mạng lề đảng. Họ phê phán người làm sách bằng những lời thù hận, cay độc, họ cho rằng quyển sách chứa nhiều độc hại, là công cụ của thế lực thù địch, nhằm chia rẽ lãnh đạo với quân đội và nhân dân, nhằm đâm dao vào sau lưng lãnh đạo ĐCS VN. Họ đòi phải tiêu hủy cuốn sách và xét xử người làm sách. Bên làm sách gồm những người biên tập và các người ủng hộ. Những người biên tập, đại diện là các ông Lê Mã Lương, Lê Kế Lâm, Nguyễn Văn Phước, ngoài việc làm các công đoạn cần thiết để xuất bản và tổ chức buổi lễ giới thiệu sách, hình như họ không tham gia tranh luận và giải thích gì thêm. Những người ủng hộ, chủ yếu bằng hành động mua, phổ biến sách. Một số người viết bài, lên tiếng thì chỉ có thể công bố trên các trang mạng lề dân. Bên trung gian là đại đa số nhân dân, đang theo dõi và trong khi đa số đã chọn được thái độ ủng hộ bên làm sách hay bên phản đối thì một số đang hoang mang. Cả bên làm sách và phản đối đều nhân danh lòng yêu nước, thương nòi, đều tranh thủ bên trung gian. Tôi biết sự kiện Gạc Ma từ nhiều năm trước. Sau khi đọc kỹ cuốn sách tôi tự đặt mình vào những người ủng hộ và đã viết vài bài phân tích (Tại sao mất Gạc Ma; Khoa học nên vào cuộc như thế nào). Tôi cũng nghe rất nhiều bài của bên phản đối để biết những lập luận của họ xem đúng sai chỗ nào. Thì ra phần lớn những người phản đối, mang danh tướng này, tá nọ, nhưng cách lập luận không khác mấy những dư luận viên tầm thường, nghĩa là họ chỉ giỏi ngón nghề vu cáo, chụp mũ, hù dọa, công kích cá nhân và lạc đề bằng cách dẫn ra nhiều sự kiện không liên quan gì đến cuốn sách. Tôi cũng nghe được vài bài khá hùng hồn, mang dáng dấp hùng biện, nhưng phần lớn cũng chỉ là ngụy biện mà thôi. Bên phản đối chủ yếu dựa vào câu lệnh "Không được nổ súng trước" chứ không phải "Không được nổ súng" để suy luận ra nhiều tội ác. Họ thường bỏ qua nội dung chính của cuốn sách là sự hy sinh anh dũng và thảm khốc của 64 chiến sĩ, sự tàn độc và ăn cướp trắng trợn của Trung cộng. Cũng có vài bài phản bác các ý kiến của người ủng hộ, ví dụ bài phê phán ý kiến của TS Tô Văn Trường. Ban đầu tôi nhầm, cho đây là trận khẩu chiến hoặc bút chiến, nhưng không phải. Vì sao? Vì phần lớn chỉ có bên phản đối nói hoặc viết, còn bên làm sách, sau khi ra sách được rồi thì chủ yếu giữ im lặng. Chắc họ nghĩ rằng hãy để cho nhân dân đọc sách và phán xét. Tôi thấy nếu cứ kéo dài tình cảnh này thì chẳng có lợi gì vì bên nào nói chủ yếu bên ấy nghe, chẳng ai thuyết phục được ai, mà một số người ở bên trung gian dễ nghe theo những kẻ to mồm hoặc có cương vị xã hội, lại được nấp bóng lãnh đạo Đảng. Việc làm như vừa qua đẩy đến sự chia rẽ dân tộc tăng lên, và đó là một tổn thất. Liệu có nên xử lý tổn thất này không và xử lý như thế nào. Bên phản đối đề nghị đưa vấn đề cho Quân ủy trung ương phân xử. Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay thì không có tổ chức nào của Đảng, kể cả Hội đồng Lý luận và Bộ Chính trị có đủ trí tuệ và sự khách quan để xét xử công bằng vụ này. Chắc rằng một số cán bộ cấp cao, có trách nhiệm cũng thấy quá khó phân xử và cứ để một thời gian rồi mọi chuyện lại đâu vào đó, giống như câu dân gian hay nói: "để lâu cứt trâu hóa bùn". Nếu như thế thì dân tộc này còn chịu chìm đắm trong vòng tăm tối. Tôi đề nghị đưa việc này ra đối thoại công khai để cho toàn dân nắm được vấn đề và có ý kiến của mình. Ai sẽ đứng ra tổ chức và điều hành cuộc đối thoại này, lấy kinh phí từ đâu, tôi đã có dự kiến, nhưng xin được bàn sau. Để đối thoại mỗi bên có một đại diện. Tôi đề nghị đại diện tạm thời cho bên làm sách là Thiếu tướng Lê Mã Lương, đại diện cho bên phản đối là Thiếu tướng Hoàng Kiền. Nếu một hoặc cả hai ông không nhận thì các ông đề cử người khác thay. Mỗi bên tập hợp một nhóm khoảng 5 người trực tiếp tham dự đối thoại. Những nhân vật này do người đại diện lựa chọn, mời hợp tác. Cuộc đối thoại cần được tổ chức trong một hội trường khá rộng, có đủ chỗ cho vài ngàn người theo dõi tại chỗ, được truyền hình trực tiếp cho toàn dân xem, được thông báo trước để toàn dân biết. Hiện nay rõ ràng là người làm sách đang bị một số người công kích, lên án. Ở các nước dân chủ người bị công kích có thể kiện ra tòa khi cho rằng những công kích đó là không đúng, là làm thiệt hại đến danh dự, đến nhân phẩm. Ở VN hiện nay không thể kiện kiểu này. Trong hoàn cảnh chưa có tự do báo chí thì chỉ có đối thoại công khai mới có thể bảo vệ sự thật và giúp cho đại đa số người dân hiểu được sự thật. Khi đưa ra lập luận và chứng cứ để tranh luận, trừ trường hợp cố tình lừa bịp thì mỗi bên đều tự tin vào sự vững chắc lập luận của mình. Đó mới chỉ là chủ quan. Mức độ vững chắc của lập luận phải được thử thách bằng phản biện, bằng tranh luận. Mỗi vấn đề cần được trao đi đổi lại vài lần, tốt nhất là cho đến khi một bên không đủ lý lẽ để tranh luận tiếp, hoặc chỉ có thể cãi chầy cãi cối. Việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai là dịp tốt để nâng cao dân trí. Tôi nghĩ, hay là bên làm sách đưa ra lời thách bên phản đối tham gia đối thoại công khai. Chắc rằng bên phản đối sẽ tìm cách không chấp nhận hoặc trì hoãn. Nếu thế thì to mồm chửi rủa người ta mà làm gì. Ngạn ngữ có câu: " Khôn ngoan đến cửa quan mới biết". Nhưng hiện nay đến cửa quan chưa chắc đã biết được khôn ngoan mà chủ yếu biết mưu mô, thủ đoạn. Để có được, biết được khôn ngoan nên mở nhiều đối thoại công khai. Tôi xin kêu gọi mọi người hưởng ứng đề nghị này. N.Đ.C. Tác giả gửi BVN | |
Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và nỗi lo của lão Hâm Posted: 08 Aug 2018 10:01 PM PDT Phan Chi
Trước hết phải nói rằng hơn ai hết, chúng ta không muốn thế giới có chiến tranh, chiến tranh quân sự hay thương mại gì cũng đều là chiến tranh. Trâu bò húc nhau thắng hay thua đều sứt đầu mẻ trán. Gà vịt chó mèo cũng có cơ bị vạ lây.Chúng ta mong mỗi đất nước đều thịnh vượng, dân chúng sung túc và tự do. Mỗi nước là một miếng da trên cơ thể loài người, từng miếng da mạnh khoẻ thì cả cơ thể khoẻ đẹp.Một số bạn tỏ ra phấn khởi thấy Mỹ đang tiến hành cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc. Tôi lại hơi lo lo.Nước Mỹ lại một lần nữa thức tỉnh, giống như đã thức tỉnh vào cuối cuộc chiến tranh Việt Nam (theo cách gọi của Mỹ) rằng cuộc chiến đó là vô vọng đối với Mỹ. Để đối phó với CNCS còn có những phương sách ít tốn kém hơn, trong đó có việc chia rẽ Liên xô và Trung Quốc bằng cách Mỹ lôi kéo hữu hảo với Trung Quốc. Lần thức tỉnh mới này, ngược lại, Mỹ nhận ra rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng thị trường và công nghệ hiện đại của Mỹ để phát triển kinh tế XHCN màu sắc Trung Quốc, chứ không hề phát triển kinh tế thị trường tự do theo mô hình mà Mỹ mong muốn. Hơn thế nữa, Trung Quốc trực tiếp đe doạ soán ngôi nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới của Mỹ, đồng thời phế truất Mỹ khỏi "nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người". Nói một cách khác, nếu không kịp thời ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa thì nước Mỹ sẽ sớm tụt xuống vị trí thứ yếu trên bản đồ địa chính trị thế giới. Chính quyền Trump đã chính thức coi Trung Quốc là kẻ thù. (Ngày 1/8, Thượng viện Mỹ thông qua Luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ, viết tắt là NDAA. Trong dự luật này, ngân sách Mỹ chi cho quân sự Mỹ năm 2019 là 719 tỉ USD, nhiều hơn các năm trước.
Nội dung là số tiền ngân sách năm tới dành cho chi tiêu quốc phòng của nước Mỹ và tên các khu vực trên thế giới mà nước Mỹ quan tâm tăng cường hoạt động quân sự hay những vấn đề liên quan đến hoạt động quân sự, trong đó chính thức coi TQ là kẻ thù. Quốc hội Mỹ tuyên bố các hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông thậm chí "đe dọa tới các lợi ích cốt lõi" của Washington. "Quốc hội Mỹ nhận thấy rằng tốc độ và quá trình quân sự hóa do chính quyền Trung Quốc thực hiện liên quan tới các hoạt động bồi đắp trên Biển Đông đang gây bất ổn cho an ninh của các đồng minh cũng như các đối tác của Mỹ".) Có thể kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc, thị trường chứng khoán lao dốc. Các phe phái trong nội bộ Đảng CSTQ sẽ lục đục, chính trị Trung Quốc chao đảo. Song để suy yếu thì còn lâu, để hết ý đồ chiếm lĩnh Biển Đông cũng còn rất lâu. Lão Hâm tôi e ngại: – Lịch sử cho thấy hễ mỗi khi nội bộ Trung Quốc có vấn đề họ thường tháo van áp lực bằng cách gây chiến tranh biên giới với các nước láng giềng. – Trung Quốc càng tìm mọi cách khống chế đường lối chính trị và ngoại giao của Việt Nam, quốc gia còn nhiều điểm tương đồng hệ thống chính trị. Tóm lại nếu không tỉnh táo và khôn ngoan lường trước thì chúng ta sẽ rất bị động. Muốn viết một cuốn sách "Trung Mỹ đánh nhau và nhiệm vụ của chúng ta" nhưng không đủ sức! (Bài viết này không có ý chống lại các bạn đang vỗ tay hoan hô Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc). FB Phan Chi | |
Những thành trì chống Mỹ: từ chết đến bị thương Posted: 08 Aug 2018 09:57 PM PDT Ánh LiênIran đang cùng với Venezuela trở thành 2 nước tuyến đầu chống Mỹ, thay cho anh cả Triều Tiên XHCN.Tuần vừa qua, Iran đã cho bắt giữ lãnh đạo Ngân hàng Trung ương nước này, ông Ahmad Araghchi, vì cho rằng xử lý kém cỏi. Thêm vào đó, Iran đang xem xét việc thế lực thù địch, trong và ngoài nước cấu kết với nhau nhằm phá hoại giá trị của tiền tệ (đồng rial) chứ không phải do chính sách của chính phủ. Cách thức xử lý các vấn nạn liên quan đến sự tồi tệ của nền kinh tế, với xu hướng đổ lỗi cho các thế lực thù địch có vẻ Iran học hỏi rất nhanh từ các nước XHCN. Nơi mà 'thế lực thù địch' là kẻ chịu trách nhiệm chính và là cuối cùng cho mọi tiêu cực của đất nước. Và Mỹ, đất nước của 'đế quốc tư bản' luôn là kẻ cầm đầu phá hoại, như cách mà mới đây Tổng thống Venezuela từng tuyên bố.
Một bức tranh tuyên truyền chống Mỹ của Triều Tiên, kết quả quốc gia này rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng với đại bộ phận người dân. "Những bàn tay bẩn thỉu đằng sau bức màn trướng", mô tả sự mất giá của đồng Rial từ Bộ trưởng Tư pháp Iran Ayatollah Sadeq Amoli Larijani, lần này lại bao gồm cả những quan chức cấp cao nhất phụ trách về mặt kinh tế. Nói cách khác, "bàn tay bẩn thỉu" có cả những người trong bộ sậu Chính phủ hiện thời. Nhưng số phận của đồng Rial không dừng tại đó, nó sẽ tiếp tục bi thảm hơn khi vào lúc 4g01 phút ngày 7.8, lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ khởi động lại. Theo đó, Mỹ ngăn chặn Teheran thu mua USD, cấm các hoạt động xuất nhập khẩu kim loại, than, các phần mềm liên quan tới công nghiệp và ngành sản xuất ôtô. Tất cả những sức ép tài chính mà Mỹ đang gia tăng là nhằm kiềm chế tham vọng của Iran tại Trung Đông và chấm dứt con đường tiếp cận vũ khí hạt nhân của Teheran. "Iran không chế tạo vũ khí hạt nhân, Mỹ vu khống" - quan điểm này đã trở nên lạc lõng hơn khi những bằng chứng được chia sẻ giữa nhóm tình báo của Isarel với Mỹ đã cho thấy, Iran tiếp tục duy trì bí mật tham vọng hạt nhân của mình, bỏ mặc các cam kết quốc tế trước đó. "Iran sẽ chống Mỹ đến người Iran cuối cùng", điều này phát ra từ giới lãnh đạo cấp cao Iran, thậm chí là từ vị Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei - người có thành kiến đầy cực đoan đối với phương Tây và Mỹ, người từng giống như Kim-Jong Un (Triều Tiên) khi cảnh báo Washington sẽ 'biến mất khỏi lịch sử'. Và trong khi giới lãnh đạo miệt mài chống Mỹ và phương Tây bằng ngôn ngữ đao to búa lớn, thì con cái họ lại được gửi đến hệ thống các trường học của Mỹ hoặc phương Tây. Business insider trong một bài viết từ năm 2014 đã cho thấy, từ sau cuộc cách mạng 1979, Cộng Hòa Hồi giáo Iran được thành lập đã đóng hệ thống trường đại học có ảnh hưởng bởi yếu tố phương Tây, mà lãnh đạo giáo chủ nước này coi đó là 'mầm mống độc hại' - nói như Việt nam là 'tạo những tên xung kích chống phá, diễn biến hòa bình'. Nhưng sau đó, con cháu của lãnh đạo Iran, giới tinh hoa sẽ được kế nhiệm lãnh đạo hay thậm chí cai trị Iran theo cách nào đó lại được đổ xô ra nước ngoài để học tập. Ví dụ như Maryam Fereydoun, con gái của Hossein Fereydoun , em trai của Tổng thống Iran, Hassan Rouhani. Hossein Fereydoun là người ủng hộ cuộc cách mạng Hồi giáo, là người chịu mảng an ninh khi giáo sĩ cách mạng Ayatollah Khomeini trở về nước; là thống đốc; là đại sứ Iran tại Malaysia; là cố vấn của Tổng thống. Nhưng con gái của người được cho là bài trừ phương Tây này lại học đại học Columbia, sau đó là đại học kinh tế London thông qua học bổng Lord Dahrendorf (học bổng dành cho sinh viên tại những nước nghèo). Chồng cô, con trai đại sứ Iran tại Thụy Sỹ thì học tiến sĩ tại Đại học Oxford. Ngoài ra, còn có Mahdi Zarif, con trai của Ngoại trưởng Iran, Mohammad Zarif, và Seyed Ahmad Araghchi, cháu trai của Thứ trưởng Ngoại giao Iran, Seyed Abbas Araghchi (người từng có những tuyên bố đanh thép về phía Mỹ) cũng từng học tại New York. Những gì đã và đang diễn ra ở Iran không khác gì diễn ra ở Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba,...: đổ lỗi cho chủ trương phát triển kinh tế yếu kém về phía thế lực thù địch; công khai chống Mỹ và tuyên bố thù địch với Mỹ hoặc phương Tây; con cháu lại đang sống và làm việc tại Mỹ hoặc phương Tây. Giới quan chức Iran và các nước hiểu hơn ai hết về về số phận của các quốc gia chống Mỹ thì số phận chỉ có từ chết đến bị thương. Bài học Liên Xô, Triều Tiên, Venezuela hay cả Trung Quốc - là minh chứng sống động, logic, rất tự nhiên. Nhưng thay vì giới lãnh đạo cấp cao các nước độc tài, chuyên chính gánh trách nhiệm và hậu quả khi tuyên chiến, thì họ lại đẩy yếu tố đó về phía nhân dân. Cần nhấn mạnh, bài viết ra đời không phải nhằm 'ca tụng Mỹ', mà chỉ cho thấy rằng, điều quan trọng trong quản trị một quốc giá chính là đáp ứng lợi quyền nhân dân, là biết nhân dân đang nghĩ, muốn và thậm chí là cần gì. Tuy nhiên, chọn bạn mạnh mà chơi không phải nước nào cũng làm được, vì ý thức hệ, vì tinh thần tôn giáo cực đoan, kết quả... bài ca chống Mỹ vẫn vang lên, còn nhân dân thì lầm than nơi đáy bể. A.L. VNTB gửi BVN | |
Sự thâm nhập của Trung Quốc vào châu Mỹ Latinh Posted: 08 Aug 2018 09:55 PM PDT Mai Hưng dịchTQ mở rộng tầm với tới châu Mỹ Latinh Một ăng-ten chảo khổng lồ nhô lên trên bề mặt sa mạc như một dị vật, một tháp kim loại lấp lánh vươn cao 16 tầng bên trên một dải đất lộng gió bất tận của vùng Patagonia. Một thiết bị nặng 450 tấn, với một cái ăng-ten chảo của nó bao quát cả một vùng trời bao la, là bộ phận quan trọng nhất của một trạm kiểm soát các vệ tinh và các chuyến bay vũ trụ trị giá 50 triệu đô la được xây dựng bởi quân đội Trung Quốc. Trạm rada biệt lập này là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của Bắc Kinh nhằm biến đổi Mỹ Latinh và định hình khu vực này trong thời gian tới - thường theo những cách thức làm suy yếu quyền lực chính trị, kinh tế và chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực.
Trung Quốc, với sự giúp đỡ của Argentina, đang nỗ lực để khám phá vùng tối của mặt trăng. Một vệ tinh đã được phóng từ Trung Quốc vào tháng Năm để hỗ trợ cho nỗ lực này. Ảnh: Getty Images Trạm này bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3, đóng một vai trò then chốt trong công cuộc thám hiểm táo bạo của Trung Quốc đối với vùng tối của Mặt trăng - một nỗ lực mà các quan chức Argentina cho biết là họ rất ủng hộ. Nhưng cái cách thức mà trạm này được thương lượng – một cách bí mật, tại thời điểm khi mà Achentina thiếu hụt các khoản đầu tư một cách trầm trọng – và những mối lo ngại rằng nó có thể hỗ trợ khả năng thu thập các tin tức tình báo của Trung Quốc ở Tây bán cầu đã gây ra một cuộc tranh luận ở Argentina về những rủi ro và lợi ích của việc (Argentina) bị lôi kéo vào quỹ đạo của Trung Quốc. Ông R. Evan Ellis, Giáo sư của cơ quan nghiên cứu Mỹ Latinh thuộc Học viện Chiến tranh của Quân đội Hoa Kỳ cho biết: "Bắc Kinh đã làm biến đổi khu vực, từ các chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo và doanh nhân, cấu trúc các ngành kinh tế, nội dung của đời sống chính trị và thậm chí các hoạt động an ninh của khu vực". Phần lớn thập kỷ qua, Hoa Kỳ không mấy chú ý đến sân sau của mình. Thay vào đó, nước này tuyên bố xoay trục về Á châu, hy vọng sẽ tăng cường các mối quan hệ kinh tế, quân sự và ngoại giao với các nước châu Á như là một phần trong chiến lược của chính quyền Obama nhằm kiềm chế Trung Quốc. Từ khi nhậm chức, chính quyền Trump đã từ bỏ cách tiếp cận đó, tránh một hiệp ước thương mại tự do với các quốc gia Thái Bình Dương (TPP), khởi động một cuộc chiến thương mại toàn cầu và ca thán về gánh nặng liên quan đến cam kết an ninh của Washington đối với các đồng minh thân cận nhất ở châu Á và các khu vực khác của thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc đã âm thầm tiến hành một kế hoạch sâu rộng của riêng mình trên khắp châu Mỹ Latinh. Bắc Kinh đã mở rộng thương mại, ra tay hỗ trợ các chính phủ, xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ, tăng cường các mối quan hệ quân sự và đầu tư những khoản tiền lớn vào các nguồn lực, cột chặt số phận của một số quốc gia trong khu vực vào số phận của chính mình [Trung Quốc]. Trung Quốc đã bộc lộ một cách khá rõ ràng những ý định của mình ngay từ năm 2008. Trong một nghiên cứu chính sách đầu tiên đề cập đến vấn đề này, theo đó - Bắc Kinh cho rằng các quốc gia ở châu Mỹ Latinh "đang ở giai đoạn phát triển tương đồng" với Trung Quốc, và cả hai phía đều sẽ thu được nhiều lợi ích. Các nhà lãnh đạo trong khu vực châu Mỹ - Latinh là những người thể hiện sự hồ hởi. Mối ưu tiên đối với khu vực Mỹ Latinh mà Washington coi là điều hiển nhiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nay bị thách thức bởi trục Tổng thống cánh tả – những người cai quản phần lớn khu vực – bao gồm Brazil, Argentina, Venezuela, Ecuador, Uruguay và Bolivia – và họ mong muốn một khu vực có nhiều tự trị hơn. Sự mời gọi của Bắc Kinh diễn ra vào một thời điểm ngẫu nhiên: đúng vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính. Sự đói khát kinh niên của Trung Quốc đối với dầu mỏ, quặng sắt, đậu tương và quặng đồng của khu vực này đã kết thúc bằng sự giải cứu châu Mỹ Latinh khỏi những những điều tồi tệ nhất.
Lối vào khu vực Trung Quốc ở Buenos Aires. Ảnh: NYT Sau đó, khi giá dầu và các mặt hàng khác giảm mạnh trong năm 2011, một số quốc gia trong khu vực đột nhiên cảm thấy bị tác động tiêu cực. Một lần nữa, Trung Quốc lại đến giải cứu cho họ với các thỏa thuận gây kinh ngạc, và điều này đã tiếp tục củng cố vai trò trung tâm của Bắc Kinh ở châu Mỹ Latinh trong nhiều thập kỷ. Ngay cả với một số quốc gia của châu Mỹ Latinh mà những năm gần đây về mặt chính trị hiện đang chuyển dịch sang phía tả, các nhà lãnh đạo của họ cũng đã điều chỉnh chính sách để đáp ứng các đòi hỏi của Trung Quốc. Sự thống trị của Bắc Kinh ở phần lớn khu vực cũng đồng nghĩa với sự suy yếu của vị thế của nước Mỹ một cách sắc nét. Diego Guelar, Đại sứ của Argentina tại Trung Quốc, nói: "Đó là một sự đã rồi". Ngay từ năm 2013, ông đã xuất bản một cuốn sách với nhan đề gióng lên hồi chuông báo động: "Một cuộc xâm lược thầm lặng: cuộc đổ bộ của người Trung Quốc vào Nam Mỹ". Thương mại giữa Trung Quốc và các nước ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean đạt 244 tỷ đô la năm ngoái, gấp hơn hai lần so với thập kỷ trước đó, theo Trung tâm chính sách phát triển toàn cầu của Đại học Boston. Từ năm 2015, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nam Mỹ. Bắc Kinh cũng đã chi hàng chục tỷ đô la cho các khoản vay mua hàng hóa trên khắp châu Mỹ. Trung Quốc cũng không vắng mặt trong các phiên vụ giải cứu chính phủ và các công ty quan trọng do nhà nước kiểm soát ở các nước như Venezuela và Brazil, sẵn sàng đặt cược lớn để đảm bảo vị thế của mình trong khu vực. Tại Argentina, một quốc gia từng đã bị đóng cửa thị trường tín dụng quốc tế vì mất khả năng chi trả khoản nợ trị giá 100 tỷ đô la, Trung Quốc đã trở thành một vị thần cho Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner. Và trong khi mở rộng vòng tay giúp đỡ, Trung Quốc cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán bí mật liên quan đến trạm kiểm soát vệ tinh và không gian tại Patagonia. Trung Quốc tất nhiên không thể độc tôn không gian như một địa bàn quan trọng trong cuộc chiến tranh trong tương lai. Tháng trước, chính quyền Trump cũng tuyên bố bắt đầu nhảy vào khu vực này.
Hình ảnh vệ tinh của trạm vũ trụ của Trung Quốc ở Argentina. Ảnh: Google Earth Trở lại vấn đề, Ăng-ten và các thiết bị khác hỗ trợ các nhiệm vụ không gian, giống như loại Trung Quốc hiện có ở Patagonia, có thể làm tăng khả năng thu thập tình báo của Trung Quốc, các chuyên gia nói. "Ăng-ten khổng lồ giống như một máy hút bụi khổng lồ", Dean Cheng, một nghiên cứu viên, chuyên nghiên chính sách an ninh quốc gia của Trung Quốc cho biết. "Nó hút tín hiệu, dữ liệu, tất cả mọi thứ". Trung tá Christopher Logan, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết các quan chức quân đội Mỹ đang đánh giá những tác động của trạm quan trắc Trung Quốc. Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc từ chối yêu cầu phỏng vấn về căn cứ và chương trình không gian của họ. Cùng lúc đó, một số nhà lãnh đạo ở Mỹ Latinh hiện thời đang dấy lên nghi ngờ lẫn hối hận về mối quan hệ giữa họ với Bắc Kinh. Họ cho rằng, chính phủ trước đây đã gây gánh nặng quốc gia khi vay các khoản nợ không lồ, và đồng nghĩa là trao hết tương lai (đất nước) cho Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Guelar lập luận rằng việc đánh chặn sự tham gia của Trung Quốc là thiển cận, đặc biệt là vào thời điểm Washington từ bỏ vai trò lâu dài của mình như là khu neo đậu chính trị và kinh tế của khu vực. "Đã có một sự thoái vị" của lãnh đạo Hoa Kỳ, ông nói. "Washington từ bỏ vai trò đó không phải vì nó mất nó, nhưng bởi vì họ không muốn tiếp tục." Chính phủ Argentina đang trong tình trạng khủng hoảng năm 2009. Lạm phát cao. Hàng tỷ đô la trong các khoản thanh toán nợ đến hạn. Cơn giận dữ của dân chúng bao trùm lên chính phủ, bao gồm cả quyết định quốc hữu hóa 30 tỷ đô la trong các quỹ hưu trí . Và hạn hán tồi tệ nhất trong năm thập kỷ đã làm cho tình hình kinh tế ảm đạm hơn . Bắc Kinh nắm lấy cơ hội đó, đầu tiên nước này ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 10,2 tỷ đô la giúp ổn định đồng peso của Argentina, và sau đó hứa sẽ đầu tư 10 tỷ đô la để sửa chữa hệ thống đường sắt đổ nát của quốc gia Nam Mỹ này. Người Trung Quốc muốn có một trung tâm theo dõi vệ tinh ở phía bên kia của trái đất trước khi phóng một chuyến thám hiểm đến vùng tối của mặt trăng. Đây sẽ là cột mốc khám phá không gian của nước này, mở đường cho việc khai thác heli 3, nguồn năng lượng mà một số nhà khoa học tin rằng có tính cách mạng. Sau nhiều tháng đàm phán bí mật, tỉnh Neuquén và Chính phủ Trung Quốc đã ký một thỏa thuận vào tháng 11 năm 2012, cho Trung Quốc quyền được miễn tiền thuê đất - trong 50 năm. Betty Kreitman, một nhà lập pháp ở Neuquén vào thời điểm đó, cho biết bà cảm thấy xúc phạm khi quân đội Trung Quốc được phép thiết lập một căn cứ trên đất Argentina. "Đây là một cửa sổ thế giới," cô nhớ lại giám sát viên của Trung Quốc nói. "Nó khiến tôi lạnh run. Bạn làm gì với một cửa sổ với thế giới? Một gián điệp trên thực tế". Tăng trưởng nhanh, và sau đó nguy hiểm Tài liệu chính sách của Trung Quốc về Mỹ Latinh năm 2008 đã hứa với các chính phủ trong khu vực là sẽ "đối xử với nhau bình đẳng", một tham chiếu rõ ràng về mối quan hệ bất đối xứng giữa Hoa Kỳ và các nước láng giềng ở bán cầu. Quan hệ với chính quyền Obama giống như bị kiểm soát, bởi một nguồn tin cho biết, Hoa Kỳ đã theo dõi bà, và các hoạt động của đất nước này. Trung Quốc thì không như vậy. Liên minh mới đã được đền đáp, Mỹ Latinh đạt tốc độ tăng trưởng mà châu Âu và Hoa Kỳ ghen tị.
Lily Huang, 28 tuổi, đến từ Trung Quốc, làm việc tại siêu thị Argen-Chino tại thị trấn Las Lajas, khoảng 37 dặm về phía nam của trạm vũ trụ của Trung Quốc tại Argentina. Ảnh: NYT "Châu Mỹ Latinh trúng số với Trung Quốc", Kevin P. Gallagher, một nhà kinh tế học tại Đại học Boston cho biết. "Nó đã giúp khu vực có sự tăng trưởng lớn nhất từ những năm 1970". Tuy nhiên, ông Gallagher cho biết, tiền thưởng đi liền với nguy hiểm. Các ngành công nghiệp như nông nghiệp và khai thác mỏ phải gánh các chu kỳ bùng nổ và giá bán của hàng hóa, điều này khiến họ phải dựa vào chúng quá nhiều so với một canh bạc lớn trong dài hạn. Chắc chắn, giá cả hàng hóa toàn cầu cuối cùng cũng giảm. Vào tháng 7 năm 2014, trong một hội nghị kinh tế của của chính phủ cánh tả, Trung Quốc đánh tín hiệu liên quan đến kế hoạch đầy tham vọng cho khu vực. Tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Brazil, Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo rằng Bắc Kinh mong muốn gia tăng thương mại hàng năm với khu vực lên 500 tỷ đô la trong vòng một thập kỷ. Cuộc họp được xây dựng trên mối quan hệ mà Trung Quốc đã thực hiện với quân đội ở Mỹ Latinh, bao gồm việc quyên góp trang thiết bị cho quân đội Colombia, đối tác gần nhất của Washington trong khu vực. Trước đó, vay mượn về cách thể hiện quyền lực của Hoa Kỳ, Bắc Kinh cũng đã đã tổ chức các cuộc tập trận chung, bao gồm thực hiện nhiệm vụ hải quân ngoài khơi bờ biển Brazil năm 2013 và bờ biển Chile năm 2014. Bắc Kinh cũng đã mời một số lượng lớn cán bộ công nhân viên từ châu Mỹ Latin để đến Trung Quốc để phát triển nghề nghiệp. Trung Quốc cũng mở đường dây bán thiết bị quân sự ở Mỹ Latinh, vốn từ lâu coi ngành công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ là tiêu chuẩn vàng, theo lời ông Ellis, học giả trường Đại học War. Venezuela đã chi hàng trăm triệu đô-la mua vũ khí của Trung Quốc trong những năm gần đây. Bolivia đã mua hàng chục triệu đô la giá trị vào máy bay Trung Quốc. Argentina và Peru cũng ký những giao dịch nhỏ hơn. Chỉ vài tuần sau khi trạm vũ trụ bắt đầu hoạt động ở Patagonia, Hoa Kỳ đã bắt đầu hoạt động lại ở Argentina. Lầu Năm Góc tài trợ một trung tâm ứng phó khẩn cấp trị giá 1,3 triệu đô la ở Neuquén - nơi đang đặt cơ sở không gian của Trung Quốc, và là dự án đầu tiên của Mỹ ở Argentina. Các quan chức và cư dân địa phương tự hỏi liệu động thái này có phải là một phản ứng tích cực đối với sự hiện diện mới của Trung Quốc ở vùng xa xôi hẻo lánh này. Các quan chức Mỹ nói rằng dự án không liên quan đến trạm vũ trụ, và trung tâm sẽ chỉ có nhân viên của Argentina. Không cần cho 'quyền lực hoàng gia' mới Các chuyên gia Mỹ Latinh thời chính quyền Obama đã theo dõi sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực một cách thận trọng. Tuy nhiên, chính quyền này ít công khai về điều đó.Bên cạnh đó, cựu quan chức nói rằng, Washington lúc đấy không có nhiều người phản đối. Trong khi Tổng thống Barack Obama được hoan nghênh khi khôi phục quan hệ ngoại giao với Cuba vào cuối năm 2014, chương trình nghị sự của Washington không bao giờ ngừng bị chi phối bởi hai vấn đề nổi bật ở Mỹ Latinh: cuộc chiến về ma túy và nhập cư bất hợp pháp. Trong khi chính quyền Trump vẫn chưa nêu rõ một chính sách rõ ràng cho bán cầu, mặc dù Hoa Kỳ đã cảnh báo các nước láng giềng rằng không quá thân với Trung Quốc. Cựu Ngoại trưởng Rex W. Tillerson công khai cảnh báo rằng Mỹ Latinh không cần "quyền lực hoàng gia" mới, và thêm rằng Trung Quốc "đang sử dụng yếu tố kinh tế để đưa khu vực vào quỹ đạo của nó; câu hỏi đặt ra là, ở mức giá nào?". Câu hỏi đó đang được tranh luận mạnh mẽ ở một số góc độ. Cựu Tổng thống Rafael Correa của Ecuador bị điều tra vào tháng Hai như là một phần của cuộc điều tra hứa hẹn dự trữ dầu thô cho Bắc Kinh, gây tổn hại đến quốc gia.
Trạm Ăng-ten trị giá 50 triệu đô la do quân đội Trung Quốc xây dựng. Ảnh: NYT Tại Bolivia, cũng đã chứng kiến sự gia tăng đầu tư của Trung Quốc, nhiều ngành công nghiệp đã phá sản khi các sản phẩm Trung Quốc rẻ và đa dạng tràn ngập. "Sự phụ thuộc tài chính, thương mại và cuối cùng, chính trị của chúng tôi vẫn tiếp tục gia tăng", ông Doria nói. Bolivia và một số nhà lãnh đạo cánh tả khác đã gắn liền với Trung Quốc, ông cảnh báo, họ đã "thế chấp tương lai" của chính quốc gia của họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Trung Quốc đã không giảm đi. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã thuyết phục Panama và Cộng hòa Dominica cắt đứt quan hệ với Đài Loan, những chiến thắng đáng chú ý trong một trong thực thi chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Nhà phân tích của Trung Quốc cho biết chính quyền Trump giãn khoảng cách với Chính phủ Mỹ Latinh bằng cách áp dụng các chính sách nhập cư khắc nghiệt và theo đuổi chiến thuật bóng chày về thương mại. Jorge Arbache, Thư ký cho các vấn đề quốc tế tại Bộ Kế hoạch của Brazil, nói, sự "thiếu khả năng dự đoán" của Washington đã ngăn cản một quan hệ đối tác tham vọng hơn, trong khi Trung Quốc rõ ràng hơn về tầm nhìn của nó. "Mọi người mong đợi Trung Quốc trở nên có ảnh hưởng hơn nữa", ông Arbache nói. Ngay sau khi được bổ nhiệm làm đại sứ của Argentina tại Trung Quốc vào cuối năm 2015, ông Guelar cho biết, ông đã tự ép mình cho một nhiệm vụ khó khăn: đẩy mạnh đàm phán lại thỏa thuận trạm vũ trụ. Chính phủ cũ, ông nói, đã cho đi quá nhiều, và đã tự cho rằng, căn cứ có thể được sử dụng chỉ cho mục đích hòa bình. "Nó rất nghiêm trọng," anh nói. "Bất cứ lúc nào nó có thể trở thành một căn cứ quân sự". Bajada del Agrio, thị trấn gần nhất với nhà ga, nơi cư dân nói về sự hiện diện của Trung Quốc với sự hoang mang và lo sợ.
Một nhóm công nhân tại một khu dân cư ở Bajada del Agrio, thị trấn gần nhất với trạm không gian. "Mọi người xem nó như là một căn cứ quân sự," một người địa phương nói. Ảnh: NYT "Mọi người xem nó như một căn cứ quân sự," Jara María Albertina, người quản lý tại đài phát thanh địa phương nói. "Mọi người sợ". Thị trưởng Ricardo Fabián Esparza nói rằng người Trung Quốc thân thiện và thậm chí còn mời ông xem những hình ảnh mà ăng-ten tạo ra. Nhưng ông cảm thấy sợ hãi hơn, so với hy vọng. "Từ kính viễn vọng đó, họ có thể thậm chí còn nhìn thấy đồ lót bạn đang mặc," ông nói. Hoa Kỳ là một trong yếu tố được quan tâm nhất, ông nói. Các cơ sở, ông nói, là một "mắt nhìn về phía đất nước đó". M.H. VNTB gửi BVN | |
Dân oan ký sự: Văn hóa bạo lực Posted: 08 Aug 2018 09:50 PM PDT Dân Oan"Văn hóa" nó bao hàm rất lớn, hầu hết tất cả mọi lĩnh vực đều có bóng dáng của nó.Ngày nay người ta sử dụng cụm từ "văn hóa" này rất nhiều, từ thôn, xóm, làng, ấp cho đến khu phố, phường, xã văn hóa, gia đình văn hóa, và có thêm "văn hóa mới", "văn hóa du lịch", "văn hóa ẩm thực"… gì nữa đó, tôi không nhớ rõ hết. Tôi đã từng hỏi là gì, bởi thấy nó không rõ ràng, thấy cứ chung chung, cứ mơ hồ. Nhưng không được quan chức, những người có trách nhiệm giải đáp gì cả, ngay cả những cán bộ văn hóa họ cũng lặng im. Tôi vẫn ấm ức lắm, nên tiếp tục lân la dò hỏi. Một hôm, ghé một quán nước bên đường trên đường đó đây với gió bụi, tôi lại đề cập tới vấn đề này. Một số người ngần ngừ chưa kịp trả lời thì có một anh bạn đưa cái trán sưng một cục bự chù vù ra chỉ: "Văn hoa la… cai lon, đanh lon". Vụ gì đây? Sau khi giật mình cái thót, tôi phải nhíu mày cả chập mới à ra (may chưa diễn dịch trật quẻ, chứ không thì "biết ra sao ngày sau"), anh bạn là người Châu Mạ ở Bảo Lâm, Lâm Đồng, nên giọng nói còn lơ lớ, anh bị đám choi choi phóng xe bạt mạng đụng vào mình, mới cãi nhau có mấy tiếng thì nó đánh cho cái đầu "đội đèn pin". Vậy nên văn hóa là cãi lộn, đánh lộn.
Ảnh minh họa. Tôi thấy có lý lắm, đâu đâu tôi cũng thấy chuyện này. Chỉ cần một cú quẹt nhẹ cũng có thể xảy ra cãi vã, đánh nhau. Cũng như vậy, người dân nghe người ta tuyên truyền cụm từ "văn hóa giao thông" ra rả hàng ngày, và thấy rất nhiều, tuyên truyền trên báo đài, dựng pa-nô, giăng biểu ngữ… khắp chốn. Nhìn rộng ra, cãi lộn, đánh lộn, không chỉ từ va chạm giao thông, mà nó xảy ra từ bất cứ chuyện gì, từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ. Đôi khi từ những chuyện không đâu lại gây hậu họa khôn lường. Đâm chém gây thương vong chẳng hạn. Như: không bằng lòng với cái nhìn của người đối diện, ngày nay gọi là nhìn đểu, hoặc mời uống rượu bia nhưng không uống bị coi là khinh khi… Những sự vụ đau lòng, ghê gớm tận cùng như cha con, vợ chồng… giết nhau, xảy ra cũng không ít. Đánh nhau, cãi nhau, không chỉ gói gọn trong tầng lớp dân đen nông cạn, kém hiểu biết. Mà nó còn xảy ra ngay cả ở chốn công sở, chốn quan trường, cũng không phải chỉ là những nhân viên quèn, cán bộ nhỏ mà cả cán bộ cấp cao.
Xin kể sơ vài vụ bị phanh phui: 8/2014, ông Ông Phạm Thành Chung, Phó giám đốc Sở Nội vụ và ông Bùi Quốc Khánh Phó giám đốc Sở Ngoại vụ cùng "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" tại một quán karaoke ở thị xã Đồng Xoài, ông Khánh còn dùng ly bia đánh ông Chung khiến ông Chung bị tét đầu. 9/2016, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận, đập ly bia vào đầu ông Huỳnh Nhật Khánh, nguyên cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở bàn nhậu, gây vết thương phải may đến 9 mũi. Ngày 16/3/2017, ông Cao Minh Phương, Trưởng phòng Tài nguyên nước và ông Diệp Xuân Vinh, Chi cục phó Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Kon Tum, trên chuyến xe trên đường công tác từ thành phố Pleiku trở về đã choảng nhau, bởi không… phối hợp mời bia đoàn Pleiku, sau đó ông Vinh còn kéo quân tới nhà dọa giết ông Phương… Ở nơi có thể nói là có môi trường hòa nhã nhất, là chốn học đường cũng không thể tránh khỏi. Đã có nhiều cô giáo mầm non đánh đập, hành hạ trẻ nhỏ, ngay cả khi có người phải vào chốn lao tù, sự vụ vẫn không dừng lại. Hơn thế nữa, nó lại xảy ra trong môi trường văn hóa, với cán bộ văn hóa. Có thể thấy môi trường văn hóa chỉ là cái gọi là. Hai sự vụ mới nhất, xảy ra cách đây không lâu: Ngày 22/6, vợ ông Phạm T.H., hiện đang là cán bộ phụ trách văn hóa thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên, tố cáo ông ta đã ngoại tình còn đánh đập vợ, đòi đuổi vợ ra khỏi nhà. Ngày 24/7, trong giờ làm việc tại cơ quan, do mâu thuẫn cá nhân, ông Trần Ngọc Châu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, đã đánh chị chuyên viên của trung tâm. Ông ta "khóc lóc" với báo chí, do áp lực công việc, và đâu có gì to tát (chỉ đánh… túi bụi vào đầu, mặt, vai, lên gối vô bụng, đủ để đi bệnh viện thôi chứ bao nhiêu) nên đòi xử lý nội bộ. Với người làm lãnh đạo văn hóa mà có thói côn đồ, du côn, đáng lý phải đuổi việc ngay tức khắc, khởi tố vụ án, trái lại, chỉ bị đình chỉ 16 ngày để kiểm điểm. Gọi nôm na thì đây là văn hóa cãi lộn, đánh lộn. Gọi sách vở một chút thì đây là văn hóa bạo lực. Nó có từ đâu? Vì đâu nên nổi như vậy? Tôi cũng đem câu hỏi này hỏi nhiều người. Và lạ lùng là không khó để có câu giải đáp. Nhiều người trả lời ngay rằng, nó là nền móng từ bạo lực cách mạng. Bạo lực cách mạng được gọi là kim chỉ nam của chế độ từ khi mới hình thành, từ thuở sơ khai đấu tranh cách mạng. Như vậy nó là một trong những tiêu chí hàng đầu của chế độ. Nó không chỉ nằm lòng ở cán bộ lãnh đạo mà được tuyên truyền, vận dụng rộng rãi đến mọi tầng lớp con người trong xã hội. Vận dụng bạo lực để chiến thắng bằng mọi giá, ngay cả "hy sinh tới giọt máu cuối cùng, hoặc đốt cháy cả dãy Trường Sơn…" Vì vậy, giáo dục đạo đức, giáo dục để nên người, giáo dục công dân đã không còn quan trọng nữa. Chủ trương chỉ có một con đường nó biến con người trở nên độc đoán, độc tài, luôn cho rằng lúc nào cũng đúng, không bao giờ sai. Những ai không theo hướng kim chỉ nam này, hoặc đi chệch phương ắt sẽ bị loại trừ, dĩ nhiên là bằng bạo lực, ngay cả những người từng là đồng chí, đồng đội, ăn cùng mâm nằm cùng chiếu với nhau. Chủ trương bạo lực này nó không chỉ gây độc đoán, độc tài, mà còn làm cho người ta hiếu thắng, rất tự hào với chiến thắng. Một khi mù quáng, mê muội với thắng thua càng dẫn đến con đường bạo lực. Bạo lực để chỉ có thắng, thắng trong mọi lĩnh vực. Chủ trương này được xuyên suốt tiếp nối. Như đã thấy, hiện tại, chính quyền sẵn sàng đàn áp dân chúng không thương tiếc bằng bạo lực nếu có phản kháng, cho dù dân chúng phản kháng ôn hòa, cho dù phản kháng là đúng đắn. Và, cán bộ, quan chức lãnh đạo là tấm gương trong một xã hội. Dân chúng ảnh hưởng, học hỏi, noi theo những tấm gương đó. Những tấm gương xấu xí thì xã hội tràn đầy bạo lực đâu có gì là lạ. Thời bình nhưng không được bình yên. Vậy thì phải làm sao? chỉ có mạnh dạn cắt bỏ cái gốc rễ hình thành nên nó, bắt đầu với tiêu chí giáo dục nên con người trước tiên mà thôi. D.O. VNTB gửi BVN | |
Một bước biến đổi hài hước từ “văn hóa bạo lực” đến… “văn hóa nhân văn” (1) Posted: 08 Aug 2018 09:46 PM PDT U.V.
Bức hình thứ 1 - Nguồn từ báo Đồng Tháp Online Một số tấm hình chụp cảnh 'công an giúp dân' ở Việt Nam đã bị cư dân mạng xã hội Facebook 'lật tẩy', bình luận và bàn tán sôi nổi trong suốt mấy tuần qua. Trong những tấm hình này, có một tấm được báo chí 'lề phải' đăng tải. Nội dung tấm hình cho thấy hai cán bộ công an CSVN, một nam một nữ, với khuôn mặt sáng sủa hiền lành đang nâng đỡ một bà lão đầu bạc trắng, mặc áo nâu đi xe đạp bị ngã, những trái cam rơi rớt trên mặt đường. Bức ảnh này tương phản với các bức hình công an đánh đập, tra tấn, đàn áp dân, cảnh sát giao thông ăn hối lộ… tràn lan và dày đặc trên mạng. Bức hình đầu tiên được đăng tại báo Đồng Tháp Online ngày 25/5/2018. Theo bài báo thì đây là một trong những tấm ảnh đoạt giải A trong cuộc vận động sáng tác tác phẩm văn học, nghê thuật, báo chí với chủ đề "học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách, tư tưởng HCM" do tỉnh này phát động. Sau đó, tấm hình cũng có mặt trong một cuộc triển lãm và báo Đồng Tháp chú thích: "những hình ảnh chân thực trong việc học tập… của các cá nhân, tập thể được các nhiếp ảnh gia ghi lại thật sinh động". Trong khi cư dân mạng đang xôn xao bình luận thì lại xuất hiện một tấm hình khác với nội dung "y chang", nghĩa là cũng một bà lão đầu bạc trắng, mặc áo nâu đang được hai người công an một nam, một nữ nâng đỡ bên cạnh chiếc xe đạp ngã, những trái cam rơi trên mặt đường…
Tấm hình thứ 2 – Nguồn từ báo Vĩnh Phúc Online Tấm hình này thực ra xuất hiện sớm hơn, vào ngày 17/10/2017 trên báo Vĩnh Phúc Online với tựa đề là "Đổi mới tác phong, lề lối, phương pháp làm việc của cán bộ, chiến sĩ CAND". Chú thích hình ghi: "Chiến sĩ Công an phường Liên Bảo (thành phố Vĩnh Yên) giúp đỡ người già bị ngã xe giữa đường. Ảnh: An Nhi". Khá kỳ lạ là nội dung hai tấm hình này lại rất giống với một tấm thứ ba đã được đăng trên báo An ninh Thủ đô từ ngày 07/9/2013 ở bài "Những hình ảnh đẹp của công an thủ đô", theo đó thì tấm hình (hai công an, một nam một nữ đang nâng đỡ một phụ nữ ngã xe đạp, trong cơn mưa) này là tác phẩm mang tên "Vì dân", của tác giả Nguyễn Xuân Chính đoạt giải Nhì trong cuộc triển lãm diễn ra cùng ngày tại Hà Nội.
Tấm hình thứ 3- Nguồn từ báo An ninh Thủ đô Online Dưới đây là một số bình luận trên mạng xã hội facebook: Facebook Phạm Hồng Phước "Khi xem những tấm ảnh mà tôi gọi là "mình có 3 người và 1 chiếc xe đạp" có nội dung na ná nhau được viral trên mạng mấy bữa nay, tôi nghĩ những người tử tế và tâm trí trong lành sẽ lập tức chắc lưỡi than "sao con cháu lại để những bà cụ già lưng còng đạp xe đạp mưu sinh ngoài đường thế kia". Người nước ngoài có thể nghĩ về những mảng tối của đời sống xã hội ở xứ 'Đông Lào'. Người ta sẽ tự hỏi vì sao lại diễn ra (không phải xảy ra) những cảnh hầu như y chang nhau chỉ khác nhân vật và địa điểm. Phải chăng do cùng một tay máy ảnh dàn dựng? Hay là có một đề tài đặt hàng cụ thể về ý tứ, nội dung mà nhiều người cùng tham gia?... Tôi thấy tội nghiệp cho sư phụ Photoshop một lần nữa bị lôi ra quy trách nhiệm. Lần này oan ổng lắm cơ. Bất quá ổng chỉ tham gia ở khâu chỉnh sửa màu sắc, loại bỏ chi tiết rối thừa thôi. Thực tế, những tấm ảnh này là do đầu óc và bàn tay sắp đặt của tay máy ảnh. Trong mỹ thuật vốn có cái thể loại nghệ thuật sắp đặt (Installation arts) do các họa sĩ trẻ ở phương Tây bày ra hồi thập niên 1960, 1970 coi như một nỗ lực cách tân nghệ thuật khỏi sáo mòn. Còn trong nhiếp ảnh nghệ thuật, thủ pháp dàn dựng, bố trí đóng một vai trò quan trọng. Và dĩ nhiên, dàn dựng mà non tay, vụng về, thô thiển hay cưỡng đặt ắt cho ra những tấm ảnh phi nghệ thuật, phản tác dụng, làm chối mắt người xem. Thật ra, chỉ là một người biết yêu cái đẹp, nhìn những tấm ảnh này, tôi không thấy cái gì để gọi là ảnh nghệ thuật cả. Mà nếu gọi là ảnh báo chí thì lại phạm lỗi tày đình vì ảnh báo chí không chấp nhận dàn dựng mà phải người thật, việc thật, trong tình huống thật. Ngay cho dù là ảnh tuyên truyền thì cũng cần có sức thuyết phục người xem để không bị dính phản đòn, thà đừng có thì tốt hơn. Tôi tin rằng ngay cả các bạn áo xanh đàng hoàng cũng phải ngượng vì trò diễn quá lố này của tay máy ảnh". Facebook Nancy Hanh Nguyen "Đẹp vô cùng Tổ quốc tôi ơi! Phóng viên vô tình bò ra đường, để máy ảnh sát mặt đất, chụp được ảnh 1 cụ bà chân không tới pedan, tay không tới ghi đông, đang đạp xe, yên sau cài một bó hoa vàng, bất ngờ té trước sự có mặt tình cờ của 2 chiến sỹ công an dưới trời trong nắng dịu dàng (Xe đổ 1 đường, cam phải lăn 1 nẻo mới là độc đáo!). Tự hào quá Việt Nam ơi! Facebook Luan Le "Nếu mà xã hội được khuyếch tán đi lòng tốt thì đương nhiên đó là một điều quý giá cho con người và đất nước. Nhưng một khi người ta cần phải tạo nên điều đó nằm ngoài sự tình cờ thì thật sự nó không mang tới thông điệp gì, dù diễn cảnh ấy có thể là một hoạt cảnh mô phỏng cho điều tốt đẹp. Xã hội ngày nay được vận hành dựa trên những diễn cảnh, tức thông qua những hình ảnh và thông tin mà người ta đưa ra một cách có chủ đích để giao tiếp với nhau. Điều này được Guy Debord nói đến cách đây cũng hơn nửa thế kỷ trước. Người ta sẽ tạo ra lớp lớp những diễn cảnh để thao túng nó và làm mất dần đi cái thực chất của mọi sự. Chúng ta có cần thiết phải dựng nên những hoạt cảnh về những điều tốt trước ống kính để biểu trưng đối với xã hội hay không? Và tại sao lúc nào cũng là cụ già, chiếc xe đạp và túi cam cùng hai người một nam một nữ mặc sắc phục xuất hiện đúng lúc? Như tôi cũng đã nói đến nhiều lần, đó là việc người ta chỉ cần làm tốt nhất chức phận của mình trước đã, như Khổng Tử gọi là sự chính danh, thì đó đã là những điều tốt đẹp đáng quý của xã hội. Và hẳn nhiên rằng, khi việc mình đã có thể làm tốt thì những việc tốt khác sẽ được nhìn nhận và đánh giá cao bởi sự trung thực có tính bản chất mà nó thuộc về. Chẳng lẽ điều tốt cứ mãi ở trong sự nghèo nàn về tình cảnh và đời sống vật chất thế này hay sao?". Facebook Hoàng Dũng "Dối trá biết nói. Trên tấm hình có logo VAPA (hội nghệ sĩ nhiếp ảnh VN) và dòng chữ mờ chạy ngang: Liên hoan ảnh nghệ thuật ĐBSCL 2018. Nó đoạt giải A. Rõ ràng đây là ảnh-nghệ-thuật, được sắp đặt để chụp và đem dự thi (và có thể sau đó dùng để tuyên truyền) chứ không phải khoảnh khắc đời thường. Cụ già như kia thì hầu như không còn đủ khả năng điều khiển xe đạp. Trừ phi là đảng viên đảng cộng sản. Nếu đó là cú té của nữ cua-rơ thì những trái cam hữu cơ của nàng phải văng theo chiều đổ của xe (sang phải) chứ không thể lăn ngược chiều xe đổ. Sắp đặt thiếu tính toán dựa trên sự gian dối và hời hợt của người làm nghệ thuật. Nếu những bông hoa cúc được buộc lên ghế sau xe thì tại sao nó lại không được để vào giỏ xe? Hoa được buộc vào ghế sau xe thì tại sao những trái cam lại không có dấu hiệu được bỏ vào 1 cái bịch nào đó, chẳng lẽ để lỏng chỏng trong giỏ xe. Có hơi buồn cười không? Chàng công an không thể dựng xe theo cách như thế kia được, rất không thuận. Lẽ ra tay trái của chàng phải đặt phía bên này của ghế sau xe đạp. Cắt. Diễn lại". Facebook Phan Thong Phản nghệ thuật, lại là nhiếp ảnh ghi lại những khoảnh khắc của các sự kiện, vấn đề… sự gian dối, xảo trá thấp hèn đáng lên án dù bất luận về chủ đề nào hoặc làm gì. Nghệ thuật không chấp nhận sự dối trá lừa người xem. Đừng xem thường mọi người. Lố bịch quá…!!! FB Cánh Hoa Bay "Sau hơn nửa thế kỷ tuyên truyền hình ảnh tốt đẹp của "bộ đội cụ Hồ", "chú công an" trên mọi phương tiện truyền thông độc quyền, hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân hôm nay là gì? Dân vào đồn công an, ra bằng manh chiếu bó thây vì "tự tử" bằng đủ loại phương tiện vớ vẩn như dây giày, dao rọc giấy, va vào dùi cui… Dân ra đường lúc nào cũng nơm nớp bị thổi còi đòi 'bánh mì' – Một hình thức trấn lột trơ trẽn luôn làm dân oán ghét. Có việc gì đụng đến giấy tờ, phải đến đồn công an thì xem như đi đứt vài ngày lương công nhân. Có khi bị cướp điện thoại, tiền mặt ngay trong đồn công an, nếu trước đó xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam hay phản đối Formosa đầu độc môi trường sống. Khi các quan "đói" đất, công an được xua ra để "thu hồi" đất đai nhà cửa dân đang sống trên đó, thường là bồi thường với giá rẻ mạt để sau đó bán lại cho tư nhân, doanh nghiệp với giá trên trời. Còn nhiều lắm, không sao kể xiết! Họ biết dân ghét CA lắm nên giờ mới có nhu cầu biểu diễn màn chăm sóc cho dân. Tuy nhiên, vì không có tâm nên màn biểu diễn thô thiển đã bị dân cư mạng bóc mẽ ngay từ phút đầu tiên". U.V. (1) Đầu đề do BVN đặt. Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/cu-dan-mang-lat-tay-hinh-anh-cong-giup-dan-la-doi-tra/ |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét