“Nhóm biên soạn ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’ phản đối sự quy chụp chính trị(*)” plus 4 more |
- Nhóm biên soạn ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’ phản đối sự quy chụp chính trị(*)
- Vì sao Trần Đại Quang phải đi Phi châu?
- Đấu tranh ở Việt Nam: ‘muốn tử tế thì phải qua giai đoạn lưu manh’?
- Lại phải nói tiếp về Mahathir
- “Chúng tôi không đủ sức trả nợ”: Malaysia đẩy lùi mơ ước của Trung Quốc
Nhóm biên soạn ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’ phản đối sự quy chụp chính trị(*) Posted: 24 Aug 2018 01:30 PM PDT Kính gửi:- - Thưa ông Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn - Ông Nguyễn Chí Hiếu, Tổng biên tập Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM V/v: Về bài báo của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn vu khống tác phẩm "Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử" đăng trên tuần báo Văn Nghệ ngày 16/8/2018 Chúng tôi đại diện tập thể ban biên soạn cuốn sách "Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử" thuộc Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News, gồm: Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, Thiếu tướng Lê Mã Lương, nhà sử học Dương Trung Quốc, nguyên Vụ trưởng Ban Tuyên giáo TW phía Nam Đào Văn Lừng cùng 68 nhà báo và các Cựu chiến binh Gạc Ma đã tham gia thực hiện cuốn sách do First News - Trí Việt liên kết với NXB Văn học, phát hành ngày 25/6/2018 theo Quyết định Phát hành số 629/QĐPH-NXBVH. Sau khi đọc bài báo "Hãy thu hồi và tiêu huỷ cuốn sách" của tác giả: Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, đăng trên Tuần báo Văn nghệ TP.HCM ngày 16-8-2018, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng, bất bình và bức xúc trước những lời lẽ vu khống, cáo buộc nặng nề thiếu căn cứ và những yêu cầu cực kỳ vô lý, trái sự thật và pháp luật của tác giả, kéo theo hàng loạt tranh luận nhiều chiều trên các diễn đàn và mạng xã hội, vì vậy chúng tôi chính thức yêu cầu Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và ông Tổng biên tập phải cải chính, xin lỗi bằng văn bản và đăng trên Tuần báo Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh trong số báo kế tiếp. VỀ NHỮNG CÁO BUỘC TRONG BÀI BÁO: Chúng tôi trước hết là những người Việt Nam yêu quê hương đất nước, đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những trí thức, nhà báo quan tâm đến lịch sử dân tộc, đau đáu số phận những người lính hy sinh vì biển đảo quê hương, là những người làm sách tận sức tìm kiếm bản thảo, đã xuất bản trên 2.800 cuốn sách có giá trị nhân văn trong suốt 24 năm, mang đến những tri thức của nhân loại, sự thật và cảm hứng yêu nước - yêu đời - yêu đồng bào, cho người đọc Việt Nam. "Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử" là một cuốn sách mang ý nghĩa thiêng liêng, hoàn toàn bất vụ lợi, đã được đầu tư nhiều nhất về thời gian - tâm lực - nhân lực - vật lực của First News - Trí Việt, với mong muốn đưa đến bạn đọc một sự thật lịch sử đã nhiều năm ít được nhắc đến, qua đó khơi dậy lòng yêu nước và quyết tâm giữ nước. Hơn bốn năm, hàng chục lần chỉnh lý - bổ sung bản thảo, hàng chục chuyến đi khắp đất nước để tìm kiếm, gặp gỡ các nhân chứng, sưu tầm tư liệu… tất nhiên vẫn chưa đủ. Khi quyết định xuất bản sách vì không thể chờ đợi lâu hơn, chúng tôi ghi ở lời nói đầu và ở trang đầu: "First News - Trí Việt rất mong nhận được sự góp ý của quý bạn đọc để chúng tôi tiếp tục bổ sung, chỉnh lý trong những lần tái bản sau…". Sách ra mắt, phản hồi của người đọc đổ về lập tức theo nhiều chiều. Chúng tôi trân trọng và tiếp thu tất cả. Một số sai sót mang tính kỹ thuật đã được khắc phục ngay bằng cách in bản đính chính, kèm lời xin lỗi bạn đọc. Bản thảo hiện cũng đang được chúng tôi tiếp tục chỉnh lý kỹ và bổ sung thêm đầy đủ trước khi tái bản. Tuy nhiên, chúng tôi cảm thấy thực sự bị tổn thương và xúc phạm nghiêm trọng bởi những lời lẽ vu khống, qui kết nặng nề, vô căn cứ trong bài báo: "... những kẻ đang thực hiện âm mưu xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ quân đội và xúc phạm vai trò lãnh đạo của Đảng…"; "...những ai xúc phạm anh hùng liệt sĩ, xúc phạm sự hy sinh cống hiến của cán bộ chiến sĩ quân đội, xúc phạm Quân đội, Đảng đều phải được xử lý…"; "...sai sót này là cực kỳ nghiêm trọng, có hệ thống, nằm trong âm mưu xét lại lịch sử, nhằm làm suy yếu chế độ, phân hoá nội bộ Đảng, tiếp tay cho âm mưu "bài Trung, phò Mỹ, lật sử, dựng cờ vàng, thay chế độ" của các thế lực thù địch, tiến hành "diễn biến hoà bình" chống phá chế độ ta"... Vì vậy, chúng tôi buộc phải lên tiếng chính thức yêu cầu tác giả Nguyễn Thanh Tuấn cùng báo Văn Nghệ phải cải chính, xin lỗi trên báo Văn Nghệ. VỀ NHỮNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ: - Bài báo viết: "Với tư cách là người theo dõi, chỉ đạo cơ quan thẩm định bản thảo cuốn sách này khi còn trên cương vị Cục trưởng Cục Tuyên huấn/ Tổng cục Chính trị/ QĐND VN, tôi đã yêu cầu NXB Quân đội nhân dân buộc tác giả phải biên tập lại, sửa đổi và cắt bỏ những nội dung chưa đủ cơ sở và sai sự thật mà nếu để nó thì hậu quả hết sức to lớn, ảnh hưởng xấu đến Quân đội, Đảng và Nhà nước ta, là cơ sở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội. Thế nhưng, tác giả đã không biên tập lại, không sửa chữa những tư liệu không có cơ sở kết luận, đặc biệt không cắt bỏ những nội dung sai sự thật…". - First News - Trí Việt xin khẳng định: Sau khi gửi bản thảo ban đầu đến một số NXB mà không nhận được phản hồi cũng như góp ý, chúng tôi đã gửi bản thảo đến NXB QĐND vào tháng 8-2015. (Cục trưởng Cục xuất bản Chu Hoà đã chỉ đạo bằng văn bản: "Đây là NXB đúng chức năng nhất đối với bản thảo"). Đích thân Thiếu tướng Lê Mã Lương đã mang bản thảo đến NXB QĐND. Hơn nửa năm chờ đợi, chúng tôi không nhận được bất cứ một phản hồi nào về chất lượng bản thảo hay nội dung như bài báo viết. Thiếu tướng Lê Mã Lương đã liên lạc tới cả Đại tướng Phùng Quang Thanh về cuốn sách, nhưng sau đó vẫn là im lặng. Sau hơn nửa năm, NXB QĐND trả lại bản thảo mà không có bất cứ nhận xét, bút tích, văn bản gì về nội dung hay lý do không xuất bản được. Chúng tôi chỉ mới được biết đến Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn qua bài báo này.- Bài báo nhận xét: "Về thể loại: có thể khẳng định đây là một cuốn sách tạp nham không thuộc bất cứ thể loại nào".... Về điều này, First News - Trí Việt xin trả lời: Khi làm sách, ban biên soạn không đặt nặng về thể loại, và cũng không có ý định áp đặt khuôn mẫu nào cho các tác phẩm. Chúng tôi ghi lại hồi ức của các cựu chiến binh, các nhân chứng lịch sử, thân nhân các liệt sĩ, phỏng vấn những người liên quan, lược ghi lại những bài báo về sự kiện, đặt hàng các bài nghiên cứu lịch sử… Tất cả nhằm phản ánh sự kiện Gạc Ma 14-3-1988 với nhiều góc chiếu, lát cắt khác nhau, soi rõ sự thật với những chiều kích lịch sử, hoàn cảnh chính trị - quân sự, con người… Trên thế giới cũng có nhiều tác phẩm nổi tiếng được viết với phong cách này. - Bài báo cho là sai phạm, sai sự thật liên quan đến lời kể của nhân chứng Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh (nay là Trung tá - Anh hùng LLVT). Chúng tôi xin nói rõ: khi làm sách, chúng tôi ghi chép và phản ánh trung thực lời nhân chứng. Tất cả những đoạn ghi âm, ghi hình, đều có lưu giữ đầy đủ (các buổi phỏng vấn thực hiện khi chúng tôi mời tất cả các anh em CCB Gạc Ma vào TP. HCM trao đổi và làm việc tập thể (các buổi phỏng vấn không có Thiếu tướng Lê Mã Lương). - Ngoài ra gần đây trên MXH có một clip quay cảnh một vị đeo hàm tướng phỏng vấn anh Nguyễn Văn Lanh nói chúng tôi cắt bỏ chữ "Trước". Chúng tôi khẳng định là không bao giờ chúng tôi cắt bỏ mà ghi trung thực lời anh Lanh kể. Còn về cách hỏi Lanh trong clip đó, chúng tôi để mọi người nhận xét và bình luận. Ngoài ra, trong cuốn lịch sử HQNDVN 1955-2015 do BTL HQ biên soạn (NXB QĐND 2015) có dành nhiều trang để phản ánh chiến dịch CQ-88. Trang 495 đã ghi rất rõ: "Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định tàu Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp, quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử lý, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến không nổ súng nhưng phải quyết tâm bảo vệ Gạc Ma…". Liên quan đến chi tiết: "ông Lê Mã Lương nhất quán từ đầu đến nay đã khẳng định: chỉ huy cao nhất của Bộ Quốc phòng ra lệnh không được nổ súng và ông còn bịa ra câu chuyện họp Bộ Chính trị, ông Nguyễn Cơ Thạch đập bàn…", những chi tiết này đều do Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn qui kết trong bài báo - chúng tôi xác định hoàn toàn không hề có các chi tiết này xuất hiện trong cuốn sách. Thiếu tướng Lê Mã Lương là người nhiệt tình nhận lời giúp đỡ ngay khi Trí Việt ngỏ ý thực hiện sách về Gạc Ma, không e ngại "nhạy cảm" như nhiều người có vai trò, chức vụ khác. Tuy nhiên, vì không trực tiếp ở Hải quân, ông không tham gia viết bài nào,trừ lời giới thiệu. Vai trò của ông là cấu trúc cuốn sách, giúp chúng tôi kết nối, liên hệ sưu tầm tài liệu và hỗ trợ xin GPXB cũng như động viên chúng tôi vượt khó. - Về tên chương 4: "Sự thật không thể lãng quên" mà bài báo suy diễn rằng: "tên chương đã gợi lên một điều là từ trước đến nay những gì chúng ta tuyên truyền là chưa đúng sự thật, còn bây giờ cuốn sách này cho mình quyền bịa đặt để rồi nói rằng: lần đầu tiên chúng tôi nói ra sự thật…". Xin khẳng định rằng dù rất tự hào về tâm huyết của cả tập thể làm sách, chúng tôi không hề tuyên bố là người đầu tiên nói về Gạc Ma. Chúng tôi đã được đọc về Gạc Ma rải rác trên báo chí qua những bài viết mỗi dịp kỷ niệm trong vài năm gần đây. Và nỗi bức xúc thôi thúc lớn nhất để nảy ra ý tưởng làm sách là đoạn clip quay cảnh quân Trung Quốc xả súng vào vòng tròn bộ đội Việt Nam dầm mình giữa biển bảo vệ Gạc Ma do phía Trung Quốc công bố trước đó, và rầm rộ nhất vào năm 2014 khi kéo dàn khoan HD-981 qua hải phận Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách này đúng là cuốn sách đầu tiên trình bày sự kiện Gạc Ma tập trung nhất. Ngoài Gạc Ma, sách còn phản ánh chiến công quả cảm của Hải quân VN trong việc giữ vững đảo Cô Lin, Len Đao. Và đây là cuốn sách đầu tập trung vào sự kiện Trung Quốc thảm sát 64 người lình Việt Nam vào ngày 14/3/1988 - không phải là cuốn sách kể về các chiến công của Hải Quân cũng như công binh Việt Nam, nên chúng tôi không đưa những thông tin đó vào như Thiếu tướng Hoàng Kiền lên án. Dẫu thế thì việc sự kiện Gạc Ma đã không được nhắc đến một cách công khai trong nhiều năm vẫn là một sự thật, mà không ai có thể thấu hiểu sâu sắc và minh chứng điều này một cách thuyết phục bằng thân nhân các liệt sĩ Gạc Ma. Chúng tôi cũng có các nhân chứng, câu chuyện, sự kiện minh chứng cho điều này. Nhiều năm sau đó và kể cả bây giờ, gần đến 14-3, đăng gì, viết gì về Gạc Ma vẫn là chuyện phải cân nhắc rất nhiều trong truyền thông, báo chí. Sự kiện lịch sử tại Gạc Ma vẫn chưa được đưa vào SGK để các thế hệ sau biết cha anh đã phải đổ máu giữ đảo, và một phần của Tổ quốc đã bị cưỡng chiếm giữa thời bình như thế nào… Chúng tôi làm sách với lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ và hy vọng góp phần minh định lịch sử, giúp bạn đọc biết rõ hơn, hiểu rõ hơn đất nước, dân tộc mình. Với chi tiết sai sót nhầm lẫn khách quan về anh Mai Xuân Hải, chúng tôi đã nhanh chóng nhìn nhận và xin lỗi anh cùng gia đình và bạn đọc. Trên đây là những điều chúng tôi muốn khẳng định chắc chắn lại với Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và TBT báo Văn Nghệ, là cuốn sách không hề "chứa đựng nhiều sai phạm chính trị nghiêm trọng, hoà cùng bản hoà tấu xét lại, xuyên tạc, phủ định lịch sử…". Hơn nữa, đây là ý kiến của riêng Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và một vài người cố tình qui chụp tác phẩm này, chứ ông ta không thể tự cho mình được phép "đại diện tuyệt đại CCB VN, cán bộ chiến sĩ và đồng bào yêu nước". Ngay từ khi ra mắt sách đến nay, bên cạnh những ý kiến góp ý chân thành, chúng tôi đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ tác phẩm này từ hàng trăm ngàn độc giả qua thư từ và mạng xã hội. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục chỉnh lý và bổ sung để "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" được hoàn thiện hơn khi tái bản. Đôi lời với Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: - Thưa ông: Khi cuốn sách tâm huyết "Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử" của chúng tôi được xuất bản, cũng như Bộ sách 15 tập về Lịch Sử Việt Nam (của Viện Sử học thực hiện), thì dù chưa hề đọc kỹ sách mà ông mới chỉ nghe nói về một vài chi tiết mà đã vội vã đăng đàn tấn công, thoá mạ những người làm sách, đòi thu hồi và tiêu huỷ sách, vi phạm Luật Xuất bản và luật pháp Việt Nam và gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội - nhất là giới trẻ và những người lính vốn thường tôn trọng và nghe theo những người có quân hàm cấp tướng. Chúng tôi hết sức bất bình với cách phát ngôn, vu khống, qui chụp của một vị tướng quân đội như vậy, xúc phạm nghiêm trọng danh dự và uy tín của First News - Trí Việt, tập thể những người tâm huyết đã không ngại gian truân thực hiện cuốn sách này, xem thường và không tôn trọng Nhà xuất bản cũng như Hội đồng thẩm định nhà nước, Ban Tuyên giáo TW và các cấp đã cân nhắc rất kỹ trước khi cấp giấy phép xuất bản. - Khi NXB Fortis của Mỹ do ông James G. Zumwalt, con trai Đô đốc Hải quân Mỹ mua bản quyền cuốn sách này để xuất bản ở Mỹ, công bố vụ sự kiện thảm sát Gạc Ma ra thế giới để dư luận quốc tế hiểu rõ hơn chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Gạc Ma nói riêng và một số đảo ở Quần đảo Trường Sa nói chung mà Trung Quốc đang chiếm đóng, bồi đắp, xây dựng căn cứ quân sự trái phép, cũng như mưu đồ độc chiếm biển Đông. (Chúng tôi chỉ giao bản thảo sau khi cùng NXB Văn học chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện các chứng cứ, dữ liệu). Theo chúng tôi và đông đảo người dân Việt Nam xem đây là một việc làm rất cần thiết và có lợi cho đất nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ thì ông lại cho rằng chúng tôi đang bài Trung phò Mỹ? - Gần đây, ngoài ra còn có hai Nhà xuất bản của Nhật Bản và Hàn Quốc liên hệ, xem xét muốn mua bản quyền cuốn sách này xuất bản bằng tiếng Nhật và tiếng Hàn để các nước trong khu vực hiểu rõ hơn về mưu đồ của Trung Quốc. Chúng tôi xem đây là những kênh chuyển thông tin hiệu quả nhất và là tín hiệu rất đáng mừng để dư luận thế giới biết và hỗ trợ Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. - Theo chúng tôi được biết, ông từng giữ chức vụ nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn - TCCT/QĐNDVN tại sao ông lại phản đối một cách dữ dội và cực đoan quyển sách tố cáo tội ác quân Trung Quốc đã giết hại những người lính Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như ca ngợi tinh thần xả thân vì Tổ quốc của những anh hùng liệt sĩ (ngay cả sau khi đã in đính chính)? - Trên tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, Công ty Văn Hóa Sáng Tạo Trí Việt và tập thể những người thực hiện cuốn sách mong rằng Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM sẽ có hành xử đúng đắn và trách nhiệm để vụ việc này được kết thúc một cách công bằng: Chính thức công khai xin lỗi bằng văn bản và trên tờ báo Văn Nghệ đúng khổ như bài báo đã đăng - theo luật báo chí. Chúng tôi sẽ tiến hành khởi kiện Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Tuần báo Văn Nghệ TP.HCM về tội vu khống để bảo vệ danh dự của mình nếu yêu cầu tối thiểu này không được tôn trọng và thực hiện. Trân trọng. Giám đốc & Sáng lập Công ty Văn Hóa Sáng Tạo Trí Việt - First News Thay mặt tập thể những người thực hiện Nguyễn Văn Phước Nguồn: http://www.lethieunhon.vn/2018/08/nhom-bien-soan-gac-ma-vong-tron-bat-tu.html | |
Vì sao Trần Đại Quang phải đi Phi châu? Posted: 24 Aug 2018 01:19 PM PDT Phạm Chí Dũng Ông Trần Đại Quang đi Phi Châu, Việt Nam đang muốn bắt chước Trung Quốc chăng? Vào cuối tháng Chín năm 2018, ngay sau chuyến đi Trung Quốc của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng gặp 'Hoàng đế' Tập Cận Bình mà chưa rõ mục đích, hoặc đang gây mối nghi ngờ về liệu có một mục đích thực chất nào hay không, giới chóp bu Việt Nam lại thu xếp một chuyến công du khác của Trần Đại Quang - Chủ tịch nước - đến hai vùng Bắc Phi và Trung Phi, nơi mà ông ta sẽ tiếp xúc với 'đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam ở châu Phi' là Ai Cập, và nền kinh tế lớn nhất của Đông và Trung Phi là Ethiopia. Cả Ai Cập và Ethiopia đều không có vị trí và vai trò địa - chính trị đáng kể nào với Việt Nam, cũng không nằm trong danh sách chẵn một tá 'đối tác chiến lược' hay các 'đối tác chiến lược toàn diện' với Việt Nam. Do vậy, chuyến công du châu Phi của Trần Đại Quang chỉ có thể mang ý nghĩa về kinh tế và thương mại chứ không có mục tiêu địa - chính trị như cách mà ông Quang đã đi Ấn Độ và Nhật Bản vào đầu năm 2018. Quang và TrọngTháng Ba năm 2018, mặc dù bị xem là 'có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe', Trần Đại Quang vẫn thực hiện chuyến công du đến New Delhi và đã mang về cho chính thể độc đảng ở Việt Nam thêm một 'quan hệ đối tác chiến lược'. Nhưng quan trọng hơn cả là vị thế địa chính trị của Ấn Độ: quốc gia này không những là một đồng minh quân sự của Hoa Kỳ mà còn từng cho Việt Nam vay 'trả góp' nửa tỷ USD viện trợ quân sự vào năm 2016. Trong trường hợp không thể mua được hoặc chỉ mua được một ít vũ khí và khí tài quân sự của Mỹ, Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn có thể tìm kiếm một số chủng loại vũ khí thuộc thế hệ mới từ Ấn Độ. Cũng vào tháng Ba năm 2018, nhân vật đầu Đảng CSVN là Nguyễn Phú Trọng đã rốt ráo tìm kiếm và tiến hành chuyến công du đến Pháp. Nhưng dù đã phải chỉ đạo cho Bộ Ngoại giao Việt Nam bỏ đến hơn 4 tỷ đồng tiền thuế của dân để đăng một bài viết lê thê của Tổng Bí thư Trọng về 'triển vọng quan hệ Việt - Pháp' trên trang quảng cáo của nhật báo Le Monde của Pháp, ông Trọng vẫn không nhận được hứa hẹn nào từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng Pháp sẽ vận động Nghị viện châu Âu sớm thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA). Như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã thất thế một điểm đối ngoại trước Trần Đại Quang vào đầu năm 2018. Ngay sau chuyến đi Ấn Độ, Trần Đại Quang còn đi Nhật vào cuối tháng Năm năm 2018. Dù được chào đón bằng 21 phát đại bác và được đón tiếp với nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, đã được đón tiếp bởi Nhà vua Akihito và Hoàng hậu, đã hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Chuichi Date và với Thủ tướng Abe, nhưng chuyến công du của Trần Đại Quang đến Nhật Bản chỉ đạt được một kết quả nhỏ nhoi về 'xin viện trợ': phía Nhật cung cấp thêm khoản viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam trị giá 16 tỉ yên, tương đương 142 triệu USD, cho dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề. Con số 16 tỷ yên trên chỉ bằng 10% số 160 tỷ yên mà Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam hàng năm, trong 5 tính theo năm tài chính Nhật Bản 2012-2016, trung bình mỗi năm. Cách nào đó, kết quả của chuyến công du 'xin tiền' này khó mà làm cho ngân sách toang hoác chờ chực vỡ nợ của chính thể Việt Nam được hài lòng. Từ sau chuyến đi Pháp đến nay, Nguyễn Phú Trọng chưa đi nơi nào khác mà ngồi nhà để 'đốt lò'. Còn Trần Đại Quang rất có thể đang mang trên mình sứ mạng 'mở rộng thị trường Phi châu'. Việt Nam muốn học bài Trung Quốc?Tuy được xem là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi, nhưng kim ngạch thương mại song phương năm 2016 giữa Ai Cập và Việt Nam chỉ đạt 316 triệu USD, không là gì so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Việt Nam khoảng hơn 400 tỷ USD. Còn trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ethiopia còn èo uột hơn nhiều so với Ai Cập. Trong khi đó theo Nhật báo Le Monde, Ethiopia là 'biểu tượng đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi'. Le Monde đã từng có bài phóng sự về sự hiện diện khắp nơi của Trung Quốc tại châu Phi, trong đó Ethiopia là biểu tượng đặc trưng của làn sóng đầu tư ồ ạt, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Thị trường Ethiopia tràn ngập hàng Trung Quốc, từ quần áo đến đồ gia dụng bằng nhựa hoặc thiết bị điện tử và máy móc… Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đau đầu vì khối lượng hàng hóa dư thừa, giá bán rẻ, bỗng tìm được đầu ra mới ở quốc gia châu Phi này. Bắc Kinh được lợi rất nhiều trong chiến lược hợp tác thương mại "mất cân đối" này. Năm 2016, Ethiopia có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 88,7 triệu USD, nhưng giá trị nhập khẩu lên đến 3,21 tỷ USD, chủ yếu phục vụ các dự án hạ tầng do Eximbank tài trợ, tiếp theo là dệt may, thuộc da hoặc dược phẩm. Việt Nam đang muốn bắt chước Trung Quốc chăng? Trong lịch sử buôn bán hai chiều với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Hàng năm, Việt Nam nhập siêu chính ngạch lên đến 20 - 30 tỷ USD, chưa kể phần tiểu ngạch khoảng 20 tỷ USD nữa, tổng cộng đến 40 - 50 tỷ USD nhập siêu từ Trung Quốc. Vì sao Trần Đại Quang phải đi Phi châu?Hiện tượng giới chóp bu Việt Nam phải thay nhau xuất ngoại để mở mang thị trường xuất khẩu từ năm 2017 đến nay lại nằm trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump giương cao ngọn cờ 'công bằng và đối ứng' - một đòn thương mại liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia 'gây hại cho kinh tế Mỹ' và đang đòi hỏi các Bộ Thương mại và Bộ Tài chính Mỹ phải thực thi những biện pháp quyết liệt về hàng rào thuế quan thương mại đối với hàng Việt Nam. Vào năm 2017, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa tổng giá trị 41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập khẩu có 9,2 tỷ USD, nâng mức thặng dư thương mại lên con số 32,4 tỷ USD với Mỹ, gấp đến 160 lần so với giá trị xuất siêu chỉ 200 triệu USD vào năm 2001 - thời điểm mà Việt Nam mới ký với Mỹ Hiệp định thương mại song phương (BTA) đầu tiên. Nhưng Trump đang rất có thể sẽ 'san bằng thâm hụt thương mại', tức sẽ buộc Việt Nam phải hạ mức thâm hụt thương mại xuống mức dưới 8 tỷ USD/năm. Theo đó Việt Nam phải tự cắt giảm mức thâm hụt thương mại trong thời gian tới, có thể bắt đầu ngay trong năm 2018 này và sẽ phải giảm mạnh trong năm 2019, bi kịch xuất khẩu sẽ kéo theo bi kịch kinh tế và cũng là bi kịch ngân sách, càng khiến rệu rã chân đứng của chế độ chính trị ở Việt Nam. Từ năm 2017 đến giữa năm 2018 đã mở đầu bằng hàng loạt "điềm xấu" dành cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ: Bộ Thương mại Mỹ nâng tỷ lệ thuế đánh vào hai mặt hàng thép và tôm Việt Nam lần lượt là 53% và hơn 25%. Cộng hưởng với việc bị Liên minh châu Âu "rút thẻ vàng" đối với hàng hải sản Việt Nam và đang lấp ló "thẻ đỏ", kim ngạch xuất khẩu của hải sản Việt Nam vào hai thị trường EU và Mỹ trong năm 2018 chắc chắn sẽ bị giảm sút phần nào, nếu không muốn nói là giảm đáng kể so với doanh số năm 2017. Còn nhớ vào đầu năm 2017 sau khi TPP gần như tan vỡ, Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã có một phát ngôn ấn tượng: "triển vọng phát triển còn tốt lắm". Nhưng làm thế nào để "đất nước đi tới không gì cản nổi" - như một thể loại "tự sướng" từng ra rả vào thời chiến tranh, trong lúc tình hình các FTA (hiệp định thương mại tự do) của Việt Nam với đa số các nước vẫn rơi vào tình thế bất lợi? Cho dù Việt Nam vẫn luôn quảng cáo rằng chính thể này có đến 16 FTA, nhưng hiện trạng các FTA vẫn ngổn ngang, nhưng chỉ có hai FTA của Việt Nam với Mỹ và châu Âu là còn xuất siêu được - lần lượt là hơn 30 tỷ USD và 25 tỷ USD mỗi năm. Còn thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, trong khi ngay cả Hàn Quốc, tưởng là "dễ ăn", nhưng Việt Nam lại phải nhập siêu đến 20 tỷ USD vào năm 2016 và gần 25 tỷ USD vào năm 2017. Hiện tượng giới chóp bu Việt Nam phải đi tìm kiếm thị trường ở Ai Cập và Ethiopia - những quốc gia có giá trị song phương thương mại với Việt Nam rất nhỏ nhoi - cho thấy hàng xuất khẩu Việt Nam ra thế giới đang ngày càng bế tắc. Trong khi đó, EVFTA vẫn chưa đâu vào đâu. Sau khi đạt 'thành tích' kết thúc giai đoạn rà soát pháp lý kéo dài đến hơn 2 năm thay vì thông thường chỉ mất 6 tháng, hiệp định này vẫn còn phải chờ đợi Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu ký kết và thông qua. Nhưng từ sau vụ mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức vào tháng Bảy năm 2017, Liên minh châu Âu đã thực sự 'mở mắt' trước một Việt Nam nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 'vô số luật nhưng chỉ dùng Luật Rừng'. Trong bối cảnh cơn khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt đã lan sang Slovakia và cả một phần khối châu Âu, muốn EVFTA được ký kết và thông qua, Việt Nam không còn cách nào khác là phải cải thiện nhân quyền, nếu không muốn nói phải cải cách thể chế chính trị. P.C.D. Tác giả gửi BVN | |
Đấu tranh ở Việt Nam: ‘muốn tử tế thì phải qua giai đoạn lưu manh’? Posted: 24 Aug 2018 01:17 PM PDT Ánh Liên Một chia sẻ của Luật sư Hà Huy Sơn và trầm tư của ông. 'Trong thực tế ko ít các trường hợp chính những người đấu tranh lại hành động một cách 'tùy tiện' và tôn thờ những giá trị 'lưu manh'. Họ có những lý giải như: 'Chống lại cái xấu cũng cần phải có thủ đoạn'. Ngắn gọn là 'Muốn tử tế thì phải qua giai đoạn lưu manh'. Vậy lập luận này có đúng ko?'. LS Hà Huy Sơn là một luật sư nhân quyền, bởi ông bầu chữa cho rất nhiều tù nhân chính trị trong thời gian gần đây. Bản thân ông cũng là một người nói thẳng, nói thật trong nhiều vấn đề thuộc không gian đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Do đó, hãy thử đặt quan điểm trên vào trong cuộc đấu tranh tại Việt Nam để có thể nhận diện một số vấn đề. Trước hết, đấu tranh vẫn diễn ra, với những tầng lớp phức tạp, những luận điểm trắng - đen khác nhau là điều dễ hiểu, một phần chính vì sự tập hợp của giới đấu tranh hiện nay thuộc nhiều tầng lớp (nông dân, công nhân, tư thương, nhà giáo, cựu chiến binh, cựu quan chức,...), với trình độ khác nhau trong xã hội. 'Cần thủ đoạn', luận điểm này có vẻ xuất hiện khi mà sự trấn áp từ phía chính quyền ngày càng lớn đối với phong trào dân sự trong nước. Một 'trại giam dã chiến Tao Đàn' là điều chưa từng có trước đó, nó làm biến mất quy trình 'tống lên xe bus, câu lưu tại đồn công an X' trước đó. Việc tiến hành các hành động nhục mạ, tra tấn cũng diễn ra, và với tác động của mạng xã hội, những hành vi này nhanh chóng được phản ánh. 'Phẫn nộ' là tâm trạng của không ít người khi đọc về các trường hợp bị phía cơ quan nhà nước lạm dụng quyền, hoặc nhỏ hơn là các viên an ninh - cảnh sát. Phẫn nộ một phần cũng phản ánh cảm giác nhỏ bé, ít nhiều cô đơn trước tình trạng gia tăng bạo lực, thậm chí có lúc 'ôn hoà' được xem là cụm từ 'thù địch' với chính những người đang muốn đấu tranh, thay đổi dân chủ - nhân quyền Việt Nam. 'Giới hạn nào' là câu hỏi được đặt ra cho việc, bao lâu sẽ tiến hành các hoạt động 'trả đũa' trở lại những hành vi bạo lực đó. Không phải đến bây giờ, sự phẫn nộ và hơi hướng trả đũa mới xuất hiện, mà từ khi nhân quyền được mạnh dạn theo chân người xuống đường, khi lớp người đấu tranh đối diện trực tiếp với lớp nhân viên bảo vệ chế độ, thì cũng là lúc xung đột, xô xát xảy ra, gắn liền với máu và nước mắt của những người đã và đang thúc đẩy nhân quyền hay thực hành hành vi nhân quyền. Sự phẫn nộ cứ lặp đi lặp lại, sẽ dẫn đến hiện tượng ngán ngẩm hình thức 'bất bạo động' của một số người, và họ tìm cách thúc đẩy nhanh hơn 'trận chiến' này. Và khi trấn áp diễn ra mạnh bạo, thì nhu cầu được 'giải phóng' lại càng nhanh. Số rất ít trong đó lựa chọn ủng hộ phương pháp cực đoan, trong giai đoạn 'lưu manh hoá'. Hãy gọn hơn, là 'dùng máu để dừng đổ máu'. 'Trả thù' là cách đăng tải thông tin gồm tên tuổi, cấp bậc, cơ quan làm việc, thậm chí là số điện thoại,... đối với những đối tượng được cho là 'hèn với giặc, ác với dân'. Người ta không hình dung ra được phương pháp trả thù đó là gì, nhưng nó đã gây ra xung đột ngầm rất lớn giữa nhóm người thuộc nhà nước (ở đây là công an) với những người muốn sự thay đổi lớn về mặt thể chế xã hội. 'Che giấu', dù mới có xu hướng nảy mầm, và còn lẻ tẻ, nhưng việc thực hiện đăng tải 'phong thần' các nhân viên công an như thế cũng tạo ra nguy cơ, lớn nhất là bạo lực. Tác động của việc tiến hành lên danh sách 'bảng phong thần' nhằm truy lùng về 'cảnh sát, an ninh' có hành vi bạo lực là hết sức to lớn, nhất là khi nó được đăng tải trên mạng xã hội Facebook. Có vẻ, các viên an ninh - cảnh sát lờ mờ nhận ra điều đó, và việc sử dụng khẩu trang y tế trong các đợt ghi hình và 'trấn áp' người hoạt động, một phần giúp họ tự bảo vệ mình. 'Bạo lực', phát sinh là điều tất yếu, nếu như hai bên (công an và giới công an) không 'điều hoà' được với nhau. Sẽ rất khó để đảm bảo cái gì sẽ xảy ra, trong khi máu hiếu chiến tiếp tục sôi sục, sự căm phẫn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh những hành vi bạo lực tiếp tục được phô bày. Che giấu bằng khẩu trang y tế chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Mặc dù hệ quả xảy ra cũng mồi lửa bạo lực dồn nén là vô cùng lớn, nhưng vấn đề của các viên an ninh - cảnh sát là họ dựa vào bộ máy khổng lồ mà quên các hậu quả khi thông tin và thân nhân bị lộ ra ngoài - đồng nghĩa họ phải gánh chịu những hậu quả rất lớn khi mà tính 'bạo lực' lên ngôi và nhắm về phía họ. Họ có vẻ chưa từng nghĩ về điều đó, nhưng họ cảm nhận nên 'tự bảo vệ' một chút bằng khẩu trang y tế. Thực tế, những video clip kích động bằng bom xăng trên Facebook có lượt tương tác khá lớn, trong đó nhóm đối tượng công an luôn được xem là mục tiêu. Ngoài ra, bài học về đám đông thực thi 'công lý cách mạng' đối với các lực lượng an ninh, thẩm phán từng trấn áp người biểu tình tại Ukraine nên được xem là bài học trong đánh giá tác động và hệ quả của việc sử dụng bạo lực về sau này. 'Lựa chọn và thực hiện', là 1 quá trình dài, nhưng nó sẽ là tiến trình đã được khởi động chứ không còn là một xu hướng tạm thời nữa. Và lúc này, lại xuất hiện một thách thức mới cho cả 2 phía (nhà đấu tranh ôn hoà và lực lượng công an). Với công an, họ phải đảm bảo tuyệt đối bí mật danh tính để tránh những hệ quả liên quan đến các yếu tố sức khoẻ, tính mạng của bản thân và gia đình. Còn với người đấu tranh ôn hoà, họ phải đảm bảo quá trình đấu tranh phải là 'ôn hoà', nghĩa là không bạo lực, không thủ đoạn lưu manh. Họ cần xây dựng một hình ảnh truyền thông đẹp. 'Mâu thuẫn nhưng hợp lý', đứng trước bạo lực, cả phía công an lẫn người đấu tranh ôn hoà cần phải có một quá trình xử lý và chặn đứng làn sóng này. Nghe có vẻ mâu thuẫn, ít nhất là về vị trí đứng - tuy nhiên, nếu không cùng nhau lên tiếng và ngăn chặn, thì cả sẽ là đối tượng chịu nhiều tổn thất khi mầm mống bạo lực nêu trên phát triển thành một 'cách mạng săn lùng'.
Bom xăng xuất hiện ở Bình Thuận trong những năm gần đây, là mầm mống bạo lực Không phải bây giờ những cảnh báo hay xử lý cảnh báo về tình trạng 'lưu manh, bạo lực' mới diễn ra. Cách đây không lâu, nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã kêu gọi sự dừng lại các hành vi đăng tải hình ảnh, thông tin của các viên công an lên mạng, vợ con của họ nhằm 'truy lùng'. Đơn giản đó là hành vi phản nhân quyền. 'Hợp lý', vì sự lên tiếng đó là cần thiết, là giá trị nhân quyền phủ lên tất cả. Công an cũng cần nhân quyền, và nếu lựa chọn nhân quyền loại trừ, thì lúc đó nhân quyền trở thành một chủ thể hẹp hòi. Không gian nhân quyền Việt Nam sẽ bị móp méo, và phát triển không còn bền vững. Từ trong xã hội 'lưu manh', nếu buộc phải 'lưu manh hoá' để đấu tranh thì khi đó, nền tảng xã hội mới không còn tính chất 'bộ mặt con người'. Và vì vậy, bản chất của quan điểm 'tử tế thì qua giai đoạn lưu manh' nó chỉ cho thấy tính chất manh mún, thoả mãn tính bạo lực, xảo trá,... núp bóng dưới danh nghĩa đấu tranh. Do đó, đấu tranh chống lại sự tiêu cực, bạo lực lẫn lưu manh trong xu hướng và cách thức tiến hành đấu tranh là nhiệm vụ sống còn của giới đấu tranh dân chủ - nhân quyền chân chính. Ít nhất, nó đảm bảo yếu tố then chốt và cần có của không gian nhân quyền Việt Nam - sự ôn hoà. A.L. VNTB gửi BVN | |
Posted: 24 Aug 2018 01:14 PM PDT Tạ Duy Anh Malaysia là một trong vài chục quốc gia thuộc số những "con tin" tiền bạc của Trung Quốc. Trong chiến lược giăng bẫy nợ ở Malaisia, Trung Quốc đã tìm được một kẻ tham tàn không thể đắc dụng hơn là Najib Razak. Với Najib Razak, quyền lực và quyền lợi của ông ta cùng phe nhóm là trên hết. Ý thức rõ mối nguy của truyền thông đến những việc mình làm, Najib Razak tìm mọi cách gây sức ép để Malaysia ban hành Luật An ninh vào năm 2012, giúp ông ta dễ bề tống giam những người dám chỉ trích Chính phủ do ông ta làm Thủ tướng. Là người ban phát bổng lộc nhằm tạo dựng một bộ máy thân hữu, lại được Trung Quốc chống lưng, Najib Razak quá tự phụ, không tin rằng đảng của ông ta có thể bị thua trong bất cứ cuộc bầu cử nào. Một trong những cơ sở cho niềm tin ấy của Najib Razak là nhờ đầu tư của Trung Quốc, tăng trưởng của Malaysia luôn ở mức cao, hệ thống hạ tầng được cải thiện. Ông ta chỉ quên rằng Malaysia còn có Mahatthir. Dù đã rất già nhưng ông cụ này vẫn đau đáu việc quốc gia và còn vô cùng minh mẫn, đủ để nhận ra rằng, Malaysia thực chất là đang chơi với hủi! Bởi vì luôn đi kèm với đầu tư của Trung Quốc là cả một chiến lược có bài bản làm tha hóa giới quan chức bản địa, đáp ứng tối đa lòng tham của những kẻ sẵn sàng bán rẻ quyền lợi của đất nước mình để mưu lợi riêng. Mahatthir nhận ra rằng, nếu không bị ngăn lại, Malaysia sẽ tiến thẳng đến chỗ thành một thứ "thuộc địa tài chính" của Trung Quốc. Để trở lại chính trường, một việc rõ ràng là bất đắc dĩ, Mahathir từ bỏ đảng cũ quá nhiều tai tiếng, thành lập một đảng mới. Nhưng khi đã đạt được mục đích, ông nhanh chóng là nhà lãnh đạo quốc gia, bỏ dưới chân lối tư duy đảng phái vốn luôn hẹp hòi, cao ngạo, chắc chắn thiển cận và thường sẽ phải hy sinh nhiều lợi ích của đất nước. Bởi vì xét cho cùng, bất cứ đảng phái chính trị nào, cũng chỉ là công cụ giành quyền lực của một nhóm người. Sứ mệnh cao cả và tử tế nhất của nó - không có ngoại lệ - là phải sẵn sàng và vui vẻ trở thành một thứ rác thải của lịch sử, khi bị các yếu tố tiến bộ khác bỏ lại sau lưng. Cưỡng lại quy luật này không chỉ tự chuốc bi kịch, mà còn phản đạo đức. Sau khi tống giam Thủ tướng thân Tàu tham nhũng, phá tan thành trì bao bọc những kẻ đục khoét đất nước, Mahathir, ở tuổi 93, nỗ lực định hướng lại con đường phát triển của Malaysia. Ưu tiên của ông là bãi bỏ hàng loạt dự án liên quan đến Trung Quốc nhằm đưa Malaysia thoát khỏi bẫy nợ của quốc gia nguy hiểm nhất thế giới này. Và ông đang làm điều đó bằng sự khôn ngoan hiếm thấy ở một người đã ở tuổi rất gần với đất. Nhưng Mahathir còn làm được nhiều hơn thế cho đất nước và người dân Malaysia của ông. Trang mạng BBC.com mới đây dẫn ra một câu chuyện rất đáng để chúng ta kể lại. Đó là chỉ vài ngày sau khi Chính phủ mới lên nắm quyền, cảnh sát - theo thói quen từ thời chính quyền cũ - đã bắt giữ một người đàn ông có hành vi xúc phạm ông Mahathir - Thủ tướng mới. Tuy nhiên, ông Mahathir đã không đồng ý với việc bắt giữ này. Sau đó cảnh sát các cấp trên toàn quốc được yêu cầu không bắt giữ bất cứ người nào chỉ trích ông Mahathir, trên mọi phương tiện truyền thông. Trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam vẫn rình rập dư luận để thông qua Luật đặc khu, liệu có bài học nào ở đây được rút ra cho các vị? T.D.A. Nguồn: FB Lao Ta | |
“Chúng tôi không đủ sức trả nợ”: Malaysia đẩy lùi mơ ước của Trung Quốc Posted: 24 Aug 2018 01:12 PM PDT Hannah Beech Dương Tấn Trung dịch
Melaka Gateway, một tập hợp các hòn đảo nhân tạo ở Malaysia, là một dự án chung giữa một nhóm đầu tư Malaysia và các công ty Trung Quốc. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times KUANTAN, Malaysia - Tại một điểm nghẽn trên đường biển quan trọng nhất thế giới mà qua đó thương mại châu Á đi thông ngang, một công ty điện lực Trung Quốc đang đầu tư vào một cảng nước sâu đủ lớn để tiếp nhận tàu sân bay. Một công ty quốc doanh khác của Trung Quốc cũng đang cải tạo một bến cảng dọc theo Biển Đông đang bị tranh chấp dữ dội. Gần đó, một mạng lưới đường sắt được tài trợ phần lớn bởi một ngân hàng nhà nước Trung Quốc đang được xây để làm tăng tốc số hàng hóa Trung Quốc chuyển dọc theo một con đường tơ lụa mới. Thêm vào đó, một nhà đầu tư Trung Quốc đang xây bốn hòn đảo nhân tạo, nơi có thể trở thành gia cư của gần ba phần tư triệu người và đang được rao bán rộng rãi cho người dân Trung Quốc. Các dự án này đang được xây ở Malaysia, một quốc gia dân chủ ở Đông Nam Á, trung tâm của nỗ lực đạt được ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Dầu rằng trước đây Malaysia đã từng dẫn đầu trong ve vãn đầu tư của Trung Quốc, ngày nay đó là nơi đi đầu cho một hiện tượng mới: sự kháng cự lại Bắc Kinh khi nhiều quốc gia lo sợ bị mắc quá nhiều nợ cho các dự án không khả thi hoặc không cần thiết - trong khi chúng có giá trị chiến lược đối với Trung Quốc hoặc được Trung Quốc sử dụng để chống lưng những người cầm quyền mạnh thân thiện với Bắc Kinh. Sau chuyến đi 5 ngày tới Bắc Kinh, lãnh đạo mới của Malaysia, Mahathir Mohamad, hôm thứ Ba, nói là ông cho ngừng hai dự án lớn có dính líu đến Trung Quốc trị giá hơn 22 tỷ đô la, trong khi đó có cáo buộc là chính phủ tiền nhiệm đã cố tình ký những hợp đồng xấu với Trung Quốc để cứu vớt một quỹ đầu tư nhà nước bị tham nhũng và để tài trợ cho ông thủ tướng trước duy trì quyền lực. Thông điệp của ông Mahathir Mohamad trong các cuộc họp với các quan chức, và trong các công bố công cộng, đã rất rõ ràng. "Chúng tôi không muốn thấy có một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân xảy ra bởi vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu", ông Mahathir nói hôm thứ Hai tại Đại lễ đường Nhân dân (Great Hall of the People) ở Bắc Kinh sau cuộc họp với Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Trong một khoản thời gian, có vẻ như cách hành xử thường dùng để đạt lợi ích của Trung Quốc đã gặt được kết quả tại Malaysia. Họ đã thành công tán tỉnh người tiền nhiệm của ông Mahathir, ông Najib Razak, với các khoản cho vay dễ dãi, các dự án phô trương, và các hợp đồng làm ăn chắc chắn có giá trị chiến lược cho tham vọng của Trung Quốc. Nhưng vào tháng 5 vừa qua, ông Najib bị mất ghế vì cử tri mệt mỏi với những vụ bê bối về tham nhũng, một số trong đó liên quan đến các dự án đầu tư nổi tiếng nhất của Trung Quốc tại Malaysia. Ông Mahathir, 93 tuổi, đã được bầu lên với nhiệm vụ bao gồm việc đưa đất nước ông ra khỏi khoản nợ nghẹt thở - khoản 250 tỷ đô la, một phần là nợ các công ty Trung Quốc. Từ Sri Lanka và Djibouti đến Myanmar và Montenegro, nhiều người nhận tiền từ chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc, Vành Đai và Con Đường (Belt and Road Initiative), đã phát hiện ra rằng đầu tư của Trung Quốc mang theo những phần phụ thuộc khó nuốt như các cuộc đấu thầu kín để độn cao giá thành và sự xâm nhập của lao động Trung Quốc, gạt người lao động địa phương ra. Có nỗi lo sợ ngày càng tăng lên rằng Trung Quốc đang tung tiền ra nước ngoài để giành được chỗ đứng ở một số vị trí chiến lược nhất trên thế giới, và thậm chí có thể cố tình dụ dỗ các quốc gia yếu vào bẫy nợ để tăng cường sự thống trị của Trung Quốc trong khi ảnh hưởng của Mỹ mất dần ở các nước đang phát triển. Khor Yu Leng, một nhà kinh tế chính trị Malaysia, người đã nghiên cứu về đầu tư của Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á, cho biết: "Người Trung Quốc hẳn đã suy nghĩ, 'Chúng ta có thể lấy mọi thứ với giá rẻ ở đây'". "Họ đã có đủ kiên nhẫn để chơi trò chơi dài, chờ đợi các tay thương gia địa phương vươn vướng quá xa và sẽ nhảy vào lấy tất cả vốn cổ phần cho Trung Quốc". Tại Bắc Kinh hôm thứ Ba, ông Mahathir nói ông cho ngừng một hợp đồng cho công ty China Communications Construction Company xây dựng tuyến đường sắt East Coast Rail Link, dự tính là sẽ tốn 20 tỷ đô la, cùng với một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ đô la cho một nhánh của một công ty năng lượng khổng lồ Trung Quốc xây dựng các đường ống dẫn khí. Trước kia ông đã cho đình chỉ các dự án đó khiến một số nhà phân tích nghĩ là ông muốn thương lượng lại các điều kiện trong chuyến đi Trung Quốc. Nhưng ngược lại, ông tuyên bố là hiện tại các thỏa thuận đó không còn nữa. "Đây chỉ là việc vay quá nhiều tiền, mà chúng tôi không có khả năng và không thể trả được vì chúng tôi không cần những dự án này ở Malaysia", ông Mahathir nói.
Thủ tướng Mahathir Mohamad đã được bầu giao trách nhiệm dẫn dắt Malaysia ra khỏi gần 250 tỷ đô la nợ, trong số đó là nợ các công ty Trung Quốc. Ảnh của Adam Dean cho The New York Times.
Một cái bar trên nóc Melaka Gateway. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times. Một báo cáo Lầu Năm Góc công bố tuần trước cho biết "Sáng kiến Vành đai và Con Đường" ('Belt and Road Initiative' (BRI)) nhằm phát triển mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với các nước khác, định hướng lợi ích của họ để phù hợp với Trung Quốc và ngăn chặn sự đối đầu hoặc chỉ trích về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các vấn đề nhạy cảm ". "Các nước tham gia BRI có thể bị phụ thuộc kinh tế vào vốn Trung Quốc, mà Trung Quốc có thể tận dụng để đạt được lợi ích riêng cho họ", báo cáo cho biết. Bộ trưởng Tài chính mới của Malaysia, Lim Guan Eng, đã nêu ví dụ Sri Lanka, nơi một cảng nước sâu được xây dựng bởi một công ty nhà nước Trung Quốc, đã không thu hút được nhiều thương vụ. Quốc đảo Nam Á bị mắc nợ nầy đã bị buộc phải giao cho Trung Quốc một hợp đồng thuê 99 năm trên cảng và nhiều vùng đất gần đó, cho Bắc Kinh một tiền đồn gần một trong những đường vận chuyển hàng hải bận rộn nhất. "Chúng tôi không muốn một tình huống như Sri Lanka, nơi họ không thể trả nợ và cuối cùng người Trung Quốc đã tiếp quản dự án", ông Lim nói. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The New York Times, ông Mahathir đã nói rõ về những gì ông nghĩ về chiến lược của Trung Quốc "Họ biết rằng khi họ cho một đất nước nghèo mượn các khoản tiền lớn, cuối cùng họ có thể phải giữ lấy dự án cho họ", ông nói. "Trung Quốc biết rất rõ họ phải đối phó với các hiệp ước bất bình đẳng do các cường quốc phương Tây áp đặt lên Trung Quốc trong quá khứ", ông Mahathir nói thêm, đề cập đến những nhượng bộ mà Trung Quốc phải đưa ra sau khi thất bại trong các cuộc chiến tranh á phiện. "Vậy Trung Quốc nên thông cảm với chúng tôi. Họ biết chúng tôi không có đủ khả năng này". Vị trí chiến lược
Khu công nghiệp Kuantan Malaysia-Trung Quốc. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times. Với tầm quan trọng địa chính trị lớn hơn kích thước tương đối nhỏ của nó, Malaysia từ lâu đã từng được coi như một phần thưởng cho các đế quốc. Người Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh đã đổ xô đến đây, hăm hở kiểm soát một điểm tựa nối kết Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Trung Quốc là sức mạnh mới nhất đang cố gắng dự phần chia sẻ tài nguyên. Kuantan, một thành phố Malaysia nép mình trên bờ biển Đông, chưa bao giờ là một điểm nóng. Nhưng rồi Trung Quốc bắt đầu bổ sung lực lượng quân sự vào các khát vọng lãnh thổ của mình, nơi mà năm chính phủ khác, trong đó có Malaysia, có những tuyên bố chủ quyền. Tiền của Trung Quốc bắt đầu đổ vào Kuantan cách đây 5 năm. Tập đoàn Guangxi Beibu Gulf International Port Group, một công ty nhà nước từ một khu tự trị mù mờ của Trung Quốc, đã giành được hợp đồng được Chính phủ Malaysia hỗ trợ để xây một cảng nước sâu và một khu công nghiệp. Gần đó sẽ là một trạm dừng của tuyến đường sắt East Coast Rail Link được tài trợ phần lớn bởi Ngân hàng Export-Import Bank of China của Chính phủ Trung Quốc. Chủ trì sự ra mắt chính thức của khu công nghiệp Kuantan Malaysia-Trung Quốc năm 2013, ông Najib đã gắn cho dự án sự quan trọng toàn cầu. "Trung Quốc và Malaysia vẫn gắn bó chặt chẽ với nhau ở thời điểm mà cán cân thương mại toàn cầu đang nghiêng về phía châu Á", ông nói. "Về hợp tác kinh tế - và ngoại giao - tôi tự hào nói rằng Malaysia đang đi trước thế giới". Tuy nhiên, cư dân Kuantan đã từ lâu lo lắng rằng thành phố của họ có thể bị mắc kẹt với các dự án vô dụng đắt tiền (white-elephant projects). "Chúng tôi hoan nghênh đầu tư và phát triển từ nước ngoài, nhưng chúng tôi đặt câu hỏi về cái giá khổng lồ mà chúng tôi sẽ phải trả", Fuziah Salleh, một nhà lập pháp Kuantan cho chính phủ liên minh mới của Malaysia cho biết. "Ai là người hưởng lợi thực sự của tất cả sự tiêu tiền này? Người Malaysia hay người Trung Quốc?". "Tôi lo lắng rằng chủ quyền của chúng tôi đã được mang đi bán", bà Fuziah nói. Tuy nhiên, ông Mahathir không phải là người không dám đứng lên chống lại siêu cường. Ông đã là thủ tướng từ năm 1981 đến năm 2003, và khi đó ông đã xỉ vả Mỹ và các nước phương Tây vì ông nói họ có một âm mưu ngăn chặn các quốc gia đang phát triển như Malaysia. "Mahathir nghĩ rằng Trung Quốc là một lực lượng bá chủ có thể kiểm soát các nền kinh tế như Malaysia", Edmund Terence Gomez, một nhà kinh tế chính trị tại Đại học Malaya cho biết. "Ông ấy luôn lo lắng về các thế lực mạnh. Trước đó là Mỹ, bây giờ là Trung Quốc". Chính quyền Mahathir lên nắm quyền được hơn 100 ngày. Các quan chức Malaysia cho biết trong thời gian đó họ đã phát hiện ra rằng hàng tỷ đô la trong các hợp đồng với Trung Quốc đã được thổi phồng lên để sử dụng cho việc giải quyết các khoản nợ liên quan đến một quỹ đầu tư của Nhà nước Malaysia, trọng tâm của vụ tham nhũng dẫn đến sự sụp đổ của ông Najib.
Cựu thủ tướng Najib Razak đến tòa án ở Kuala Lumpur hồi tháng trước sau khi ông bị bắt vì tội tham nhũng. Ảnh của Fazry Ismail / EPA, thông qua Shutterstock
Nơi xây dựng cảng nước sâu ở Kuantan. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times Bộ Tài chính Mỹ đã cáo buộc ông Najib cùng gia đình và bạn bè đã cướp hàng tỷ đô la từ quỹ đó, 1Malaysia Development Berhad, hoặc 1MDB. Khi quỹ bị nợ bắt đầu bán đổ bán tháo tài sản, hai gã khổng lồ của Trung Quốc, China General Nuclear Power Corporation và China Railway Engineering Corporation, tiến vào, đưa đến đồn đoán rằng Bắc Kinh rất vui khi giữ cho chính phủ hết tiền của ông Najib được sống sót. Ngồi tại bàn của mình trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc bầu cử, ông Mahathir chỉ vào một mớ giấy tờ trước mặt. Đó là đề xuất từ một công ty xây dựng Malaysia mà ông cho biết có bằng chứng cho thấy đường sắt East Coast Rail Link đã có thể được xây bởi một công ty Malaysia với giá ít hơn một nửa giá trị hợp đồng 13,4 tỷ đô la của China Communications Construction Company, một công ty nhà nước Trung Quốc với các hoạt động rộng lớn ở nước ngoài. Đáng chú ý là qui trình đấu thầu cho hợp đồng đường sắt là qui trình kín. Tuần trước, ông Lim, Bộ trưởng Tài chính, nói với Quốc hội rằng Malaysia sẽ không thể trang trải cho chi phí hoạt động cho đường sắt, chưa nói gì đến chi phí vốn, mà ông ước tính gần 20 tỷ đô la thay vì 13,4 tỷ. Cả công ty Trung Quốc lẫn đối tác Malaysia đều không trả lời các yêu cầu bình luận. "Có vẻ như không phải tất cả số tiền đang được sử dụng để xây dựng tuyến đường sắt", ông Mahathir nói về cái thỏa thuận về đường sắt East Coast Rail Link. "Có khả năng là tiền đã bị đánh cắp". Các nhà điều tra Malaysia đang điều tra liệu xem một người liên hệ với con trai của ông Najib có thể đã là môi giới cho cái thỏa thuận về đường sắt đó để làm giảm bớt khoản nợ do 1MDB tích lũy, hoặc là để tài trợ cho chiến dịch tái tranh cử của ông Najib. Bộ Tài chính Mỹ cho rằng người liên hệ đó, Jho Low, một nhà tài chính lưu vong và hiện đã có lệnh bắt giữ anh ta, là nhân vật chính trong vụ bê bối 1MDB. Vào đêm trước chuyến đi Trung Quốc của ông Mahathir, các quan chức Bộ Tài chính Malaysia cho biết họ tin rằng ông Low đang trốn ở Trung Quốc. Chính quyền mới của Malaysia, sau khi lật đổ được một liên minh đã cai trị từ khi độc lập năm 1957, cũng đang xem xét lại thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ đô la cho một công ty con của China National Petroleum Corporation để xây các đường ống dẫn năng lượng ở Malaysia. Ông Lim cho biết là sau khi nhậm chức ông đã phát hiện ra rằng Chính phủ Malaysia đã giải ngân hơn 2 tỷ đô la cho dự án. Nhưng có một cái không ngờ. "Từ những gì chúng tôi biết", ông Lim nói, "không một phần nào của chương trình xây dựng đã được thực hiện". Xây dựng các cảng lớn
Melaka Gateway bao gồm ba đảo nhân tạo và một hòn đảo tự nhiên mở rộng. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times Trong khi vai trò của tiền Trung Quốc được dùng để cứu sống chính quyền đầy nợ nần của ông Najib đã được chú ý đến nhiều nhất, một dự án đồ sộ khác của Trung Quốc đặt ra những câu hỏi quan trọng hơn về các mục tiêu địa chính trị của Bắc Kinh. Thành phố Malacca của Malaysia từng là một đường dẫn cho các loại gia vị và châu báu đi từ châu Á đến châu Âu. Eo biển được đặt tên theo thành phố này vẫn là kênh mà phần lớn thương mại trên biển ở châu Á - và hầu hết các dòng nhập khẩu dầu của Trung Quốc - đều đi qua. Tuy nhiên, cảng Malacca đã bị nghẽn bùn từ nhiều thế kỷ trước và bây giờ là môt nơi bị bỏ quên. Thay vào đó, Singapore ở gần đấy, ở cuối phía nam eo biển Malacca, được xếp hạng là trung tâm trung chuyển nhộn nhịp nhất thế giới. Một dự án phát triển trị giá 10 tỷ đô la - được hỗ trợ bởi Power China International, một công ty lớn của Trung Quốc, và hai nhà phát triển cảng Trung Quốc - được cho là sẽ thúc đẩy Malacca lên tầm quan trọng toàn cầu, biến nó thành một điểm dừng hệ trọng trên tuyến thương mại hàng hải từ Shanghai đến Rotterdam. Kế hoạch cho dự án này, Melaka Gateway, gồm ba hòn đảo nhân tạo và mở rộng một hòn đảo tự nhiên, sẽ có một khu công nghiệp, bến cho tàu chở khách du lịch, công viên giải trí, bến thuyền, trung tâm tài chính và khách sạn bảy sao. Cũng sẽ có một cảng nước sâu mới, với cầu cảng đủ lớn cho một tàu sân bay. Nhà điều hành cảng đã được cho thuê trong 99 năm, chứ không phải là 30 năm như thường lệ. Đối tác địa phương tại Melaka Gateway là KAJ Development, công ty trước đây có xây dựng những dự án như vườn thú địa phương và công viên chim.
Khách du lịch Trung Quốc trước biển hiệu "I Love Melaka" ở Malacca. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times
Một công nhân đang quét gần lối vào Melaka Gateway. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times Để giải thích tại sao một công ty ít được biết đến có thể làm việc với các công ty Trung Quốc để biến đổi một vị trí chiến lược như vậy, người dân địa phương đã nói về mối quan hệ chặt chẽ giữa người đứng đầu KAJ Development và đảng của ông Najib. Công ty đã không trả lời một yêu cầu bình luận. "Chúng tôi có rất nhiều câu hỏi về dự án nhưng không có câu trả lời", Sim Tong Him, nhà cựu lập pháp từ Malacca cho biết. "KAJ đã nhận được hợp đồng như thế nào? Điều gì có thể xảy ra nếu phía Malaysia không thể trả tiền? Người Trung Quốc rất bí mật về điều này. Nó khiến chúng tôi cảm thấy bất an". Thống đốc mới của bang Malacca đã hứa sẽ có một cuộc điều tra về tính khả thi của toàn bộ dự án, bao gồm khả năng đất trên một hòn đảo có thể được bán như đất không có giới hạn sử dụng (freehold) cho công ty của nhà nước Trung Quốc. Ít nhất là đối với người dân địa phương, sự cần thiết của Melaka Gateway chưa bao giờ được rõ ràng. Dầu sao, cảng Singapore gần đó khó có thể bị làm lu mờ. Và Malaysia đã mở rộng các cảng khác, ngay cả khi có nhiều cảng đang hoạt động dưới khả năng. "Chúng tôi rất lo ngại vì trước hết là chúng tôi không cần thêm bất kỳ cảng nào", ông Mahathir nói về dự án Malacca. "Chúng tôi không cần phải phụ thuộc vào người nước ngoài", ông nói thêm. "Khi họ xây dựng, họ sử dụng lao động nước ngoài, vật liệu nước ngoài. Chúng ta có được gì? Không có gì". Nhưng Bắc Kinh đã tài trợ cho việc xây dựng các cảng trên khắp Ấn Độ Dương, một chiến lược được gọi là xây dựng chuỗi ngọc trai. Các chuyên gia quân sự chỉ ra khả năng một ngày nào đó các cảng này có thể chào đón tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc. "Bạn nhìn vào bản đồ và bạn có thể thấy những nơi Trung Quốc đang âm mưu xây cảng và đầu tư, từ Myanmar đến Pakistan đến Sri Lanka, và tiến về Djibouti", Liew Chin Tong, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết. "Cái gì là cái trọng yếu đối với tất cả các nơi đó? Nước Malaysia nhỏ của chúng tôi, và eo biển Malacca". Dưới thời ông Najib, Malaysia tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung với Trung Quốc và cho phép tàu ngầm tấn công Trung Quốc ghé vào cảng. Ông Mahathir đã thay đổi chánh sách. "Tôi nói công khai rằng chúng tôi không muốn thấy các tàu chiến ở eo biển Malacca hay ở Biển Đông", ông nói. Thành phố của những giấc mơ
Một mô hình của Forest City, một dự án bất động sản được tài trợ bởi Trung Quốc tại Johor Bahru, Malaysia. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times Ở Forest City, một đô thị mới đang được xây ở cuối bán đảo Malaysia, một hướng dẫn viên du lịch nhìn lên một dãi màng hình giới thiệu công nghệ nhận diện khuôn mặt (face-recognition technology) mới nhất của Trung Quốc, và cố rao hàng với các nhà đầu tư từ một thị trấn than ở miền bắc Trung Quốc. Forest City, ông nói bằng tiếng Quan Thoại, là một viên ngọc trên Biển Đông. Tốt hơn hết tất cả, ông nói, tất cả mọi thứ trong thành phố được thiết kế cho khách hàng Trung Quốc, từ cách bố trí của các căn hộ sang trọng cho đến các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Quan Thoại. Dự án - gồm bốn hòn đảo nhân tạo với khoảng tám dặm vuông, đủ chỗ ở cho khoảng 700.000 người - được thai nghen bởi Country Garden, một trong những nhà đầu tư bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc, hợp tác với một tổ chức đầu tư có cổ đông lớn nhất là ông hoàng sultan ở địa phương. Trong phòng bán hàng, một màn hình phô chiếu "vị trí chiến lược" của Forest City và đặt nó ở ngay trung tâm của bản đồ các dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con Đường của Bắc Kinh. Theo như lời quảng cáo "Chúng tôi đang làm một việc sẽ làm thay đổi bản đồ thế giới".
Nhân viên phòng trưng bày Forest City phô diễn một chương trình bằng tiếng Trung Quốc cho trẻ con của những người có khả năng là khách hàng. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times
Sư tử biển bằng gốm trên bãi biển tại Forest City. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times Trong bối cảnh có nghi ngờ là một nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã âm mưu làm biến dạng sự cân bằng mong manh về thành phần dân tộc của Malaysia, hơn bất kỳ dự án nào khác, Forest City đã làm thay đổi tình cảm của người dân địa phương đối với đồng tiền của Trung Quốc. "Đây không phải là đầu tư của Trung Quốc mà là một việc định cư", ông Mahathir nói trong chiến dịch tranh cử, sử dụng Forest City như một cái túi đấm thường xuyên. Forest City không phải là một trò chơi chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc để cho tàu chiến họ được đóng ở Malaysia. Nó cũng không được coi như một cách để Bắc Kinh tài trợ cho sự phung phí của một nhà lãnh đạo tham nhũng. Thay vào đó, nó đại diện cho một cái gì đó thậm chí còn nguy hiểm hơn cho người thường dân Malaysia - bốn hòn đảo nhân tạo mà ở đó người Trung Quốc có thể sống theo như ý thích của họ, và qua quá trình này, pha loãng bản sắc dân tộc của Malaysia. Mặc dù phần lớn người Malaysia là người Hồi giáo Mã Lai, nhóm dân tộc lớn thứ hai của nước này là người Trung Quốc, tiếp theo là dân Ấn Độ. Nhiều người Trung Quốc di cư đến Malaysia trong thời kỳ thuộc địa, và cái cảm giác là họ đã được ưu đãi bởi người Anh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Các chương trình hành động hỗ trợ chủng tộc (affirmative action) được đẩy mạnh trong thời gian Mahathir là thủ tướng trước kia đảm bảo rằng người Mã Lai và người dân bản địa có được ưu đãi hơn là người Malaysia gốc Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, viễn cảnh của một làn sóng di cư mới từ Trung Quốc, ngay cả khi chỉ có một số lượng người ở ngắn ngày, là một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị ở Malaysia. Nhưng nếu thậm chí làn sóng định cư đó không xảy ra thì sao? Việc kiểm soát vốn ở Trung Quốc đã làm cho người Trung Quốc khó mang tiền ra mua bất động sản ở nước ngoài, đó là mối lo lắng của nhân viên bán hàng nói tiếng Quan Thoại tại Forest City. Ai sẽ mua tất cả những căn hộ chung cư này, với giá bán cao hơn nhiều so với giá thị trường bất động sản địa phương, nếu không phải là người Trung Quốc? "Tất cả chúng tôi đều muốn thành phố Forest thành công, bởi vì chúng ta không thể để nó thất bại và trở thành một thành phố ma", Wong Shu Qi, một thành viên của Quốc hội cho Democratic Action Party, một phần của đảng liên minh đang cầm quyền, nói. "Thực tế là có được một nhượng bộ của Trung Quốc tại Malaysia là điều tốt nhất mà chúng tôi có thể hy vọng", cô nói thêm. "Thật buồn làm sao?"
Một dự án chung cư đang được xây tại Forest City. Ảnh của Lauren DeCicca cho The New York Times H.B. (Sharon Tan có đóng góp cho báo cáo) Bản gốc: https://www.nytimes.com/2018/08/20/world/asia/china-malaysia.html Dịch giả gửi BVN |
You are subscribed to email updates from Bauxite Việt Nam. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét