“SỐC: Cán bộ VN phần lớn là gián điệp sau khi học tập, công tác tại Trung Quốc trở về” plus 19 more |
- SỐC: Cán bộ VN phần lớn là gián điệp sau khi học tập, công tác tại Trung Quốc trở về
- Lãnh đạo Nha Trang bất ngờ vì biển hiệu khắp TP tựa như ‘phố Tàu, nước Nga’
- Đảng không nên diễn nữa
- Ông Võ Văn Kiệt và Hà Nội
- Vụ trọng án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Bất ngờ lớn - Bị cáo Nguyễn Hải Long đã đưa đơn kháng án
- Trung Quốc liệu có vượt qua được chiến tranh thương mại do Mỹ phát động?
- TRUNG QUỐC ĐÃ MẮC " BẪY CÂU GIỜ", " ĐÁ HIỆP PHỤ" CỦA TRUMP...
- VIỆT NAM Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ
- Bernd Lange gặp Tô Lâm để làm gì?
- Gạc Ma – Lê Đức Anh lệnh không bắn?
- Việt Nam, Nhật cùng khai thác khí đốt trên Biển Đông giữa căng thẳng với Bắc Kinh
- Ngoại trưởng Mỹ họp an ninh châu Á, bàn về Triều Tiên, Biển Đông, an ninh mạng
- VNTB - Kế họach lớn của Trump đối với Nga
- Nga – Nhật nồng ấm, ''Bộ Tứ'' dễ bề kiềm chế Trung Quốc
- Việt nam đang có xu hướng rời Trung?
- TRUNG QUỐC XUỐNG "GIỌNG SỀ", TỎ LỄ ĐỘ VỚI MỸ
- Ông Trump nhắm "cú đấm thuế" sốc với hàng Trung Quốc; Trump đang thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại?
- SÓNG GIÓ BẮT ĐẦU NỔI Ở BẮC KINH; ẢNH ÔNG TẬP CẬN BÌNH ĐƯỢC GỠ BỎ BỚT
- CĂN CỨ VÀO CHỦ THUYẾT MARX-LÊ: ĐẾ QUỐC CS TRUNG HOA CHẮC CHẮN SẼ BỊ SỤP ĐỔ
- Trung Quốc lệnh cấm cửa, Việt Nam vội vơ về: Cơ hội đáng sợ; Phế liệu được ồ ạt “tuồn” vào Việt Nam bằng thủ đoạn tinh vi
SỐC: Cán bộ VN phần lớn là gián điệp sau khi học tập, công tác tại Trung Quốc trở về Posted: 01 Aug 2018 04:17 PM PDT
| ||||||
Lãnh đạo Nha Trang bất ngờ vì biển hiệu khắp TP tựa như ‘phố Tàu, nước Nga’ Posted: 01 Aug 2018 04:14 PM PDT Phó chủ tịch TP Nha Trang (Khánh Hòa) tỏ ra bất ngờ về thông tin tràn ngập biển hiệu, bảng quảng cáo bằng tiếng Trung Quốc và Nga trên địa bàn chứ không giữ được vẻ thuần Việt. Sau bài "Đến Nha Trang mà ngỡ như đang ở phố Tàu, nước Nga" trên Zing.vn, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó chủ tịch TP Nha Trang, tỏ ra bất ngờ trước tình trạng thành phố này ngập biển hiệu tiếng nước ngoài. "Tôi đã trực tiếp xem thông tin mà Zing.vn đăng tải. Tôi cũng không hiểu tại sao lại như vậy, vì thành phố kiểm tra liên tục. Báo nêu làm tôi cũng sốt ruột…", ông Khánh nói. Việc kiểm tra buông lỏng Vị phó chủ tịch thành phố biển thừa nhận có một thời gian bỏ bê, lơ là việc kiểm tra nên sai phạm ngày càng nghiêm trọng. "Tôi đã yêu cầu phòng văn hóa kiểm tra lại thông tin báo nêu. Lập tức lập kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát. Lần này kiên quyết, chứ để tình trạng như vậy không ổn", ông Khánh cương quyết. Cũng theo ông Khánh, một trong những nguyên nhân để xảy ra sai phạm tràn lan lâu nay là khách Trung Quốc đến Nha Trang rất nhiều, nhu cầu kinh doanh cũng vì thế tăng lên. Phần nữa do công tác kiểm tra buông lỏng, không cương quyết. "Chủ trương của thành phố khi thấy sai sẽ nhắc nhở, yêu cầu họ khắc phục. Khi tái kiểm tra mà họ không khắc phục thì mình mới xử phạt, chứ phạt ngay thì căng quá", ông Khánh nói và khẳng định lần này sẽ làm đến nơi đến chốn, chứ không phải làm cho có. Chấn chỉnh tour 0 đồng Một thực tế mà các cấp chính quyền ở Khánh Hòa thừa nhận là khách Trung Quốc ồ ạt sang đã kéo theo nhiều nỗi lo về quản lý, chất lượng dịch vụ. Tại buổi đối thoại với các doanh nghiệp phục vụ du lịch, nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khi đón khách Trung Quốc mà tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức, ông Lâm Duy Anh Cường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa, nói thẳng lượng khách Trung Quốc tăng trưởng ở tỉnh này đã đến mức báo động vì quá tải dịch vụ, cơ sở lưu trú. "Các tour giá rẻ, tour 0 đồng đang gây ảnh hưởng đến uy tín ngành du lịch. Doanh thu thực tế địa phương cũng không được hưởng vì các tour này khép kín", ông Cường nói. Còn theo chủ các khách sạn ở Nha Trang, khách Trung Quốc quá đông, công suất phòng từ 3-5 sao luôn đạt cao nhưng giá phòng lại đi xuống. "Khách sạn 5 sao từ năm 2013 có giá trung bình khoảng 220 USD/phòng, đến năm 2017 chỉ còn 110 USD, giảm gần 50%. Giá giảm kéo theo chất lượng dịch vụ giảm", ông Lê Văn Sơn, Tổng quản lý khách sạn Liberty Central Nha Trang nói. Không hưởng lợi từ khách tour 0 đồng Trong khi đó, một số hộ kinh doanh ở TP Nha Trang họ cho rằng khách Trung Quốc chỉ mua sắm ở những điểm nằm trong chuỗi tour 0 đồng, chứ không mua bên ngoài. "Họ sang đây ở khách sạn được đã thuê trọn gói từ 6 tháng đến một năm. Hàng hóa thì mua ở những địa điểm mà chỉ dành cho khách Trung Quốc. Người kinh doanh như chúng tôi hoàn toàn không hưởng lợi gì từ số khách này", bà Nguyễn Thị Hường, chủ cửa hàng bán hải sản trên đường Hoàng Diệu bày tỏ. Theo tìm hiểu, hiện chuỗi nhà hàng, điểm kinh doanh chuyên phục vụ khách Trung Quốc tập trung nhiều ở các phường, xã ngoại thành TP Nha Trang như, Phước Đồng, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh…. Ông Đặng Lợi, Chủ tịch UBND xã Phước Đồng (TP Nha Trang), cho biết phường nắm được trên địa bàn có 10 cửa hàng chuyên bán cho người Trung Quốc. Những nơi này mỗi ngày có hàng trăm người được xe khách loại lớn chở đến. "Xã cũng đã kiểm tra, phát hiện có 3 cơ sở sai phạm trong hoạt động kinh doanh và đã đình chỉ. 7 cửa hàng còn lại đang hoạt động bình thường", ông Lợi nói. Người nước ngoài đến Nha Trang 'làm chui'? Ông Nguyễn Văn Danh, Giám đốc Sở LĐTB-XH tỉnh Khánh Hòa, cho rằng hiện có rất nhiều người nước ngoài đang tạm trú tại địa phương và nghi vấn làm việc "chui". "Để xử lý các trường hợp trên, một sở không thể làm được mà phải là cơ quan công an, chính quyền địa phương. Còn chiếu theo quy định, sở muốn kiểm tra phải có kế hoạch và báo trước 3 ngày. Khi đến kiểm tra thì đúng hết, đầy đủ hết. Nếu có lao động 'chui' thì họ cũng trốn hết chứ còn đâu nữa…", ông Danh trần tình. Trước thực trạng trên, ông Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, yêu cầu các cơ quan chức năng, cùng các doanh nghiệp trong tỉnh phải chấn chỉnh ngay tour 0 đồng. "Đây là một loại hình cạnh tranh không bình đẳng, lách luật, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hình ảnh du lịch Việt Nam", ông Quang nói. Hoàng Kỳ | ||||||
Posted: 01 Aug 2018 04:08 PM PDT 1-8-2018 Vừa qua BCT đã kỷ luật nội bộ một số quan chức và tướng lĩnh cao cấp vì các tội tham nhũng, sử dụng đất công và đất chiếm của dân vào các hoạt động của nhóm lợi ích v.v… Với dân đây chỉ là một việc giống như mấy cái gỉ mũi mà thằng hủi cạy ra khoe khắp xóm làng là mình đã sạch sẽ thơm tho mà thôi! Lẽ ra Bộ Chính trị cũng nên tự kỷ luật vì trách nhiệm tối cao mà để xảy ra những vụ như thế này, hơn thế nữa để mất biển đảo, để mất an ninh lòng dân vì những chủ trương kiểu như Đặc khu mà dân cho là tay sai TQ trong nội bộ lãnh đạo thao túng và dẫn dắt tập thể đi theo vì những lợi ích vật chất và các lợi ích phi truyền thống khác như an ninh quyền lực, nôm na là để Trung Quốc bảo kê đám đệ tử bán nước như cách nghĩ, cách nói của đại đa số nhân dân. Dân trí bây giờ cao hơn trước đây hàng chục lần, vậy mà Đảng vẫn diễn mãi mấy trò trơ tráo hạ cấp như bầu cử giả, vu cáo lòng dân theo thế lực thù địch và công khai hứa hẹn với nhau không để xảy ra biểu tình trong khi Hiến pháp nói rõ nhân dân có quyền Biểu tình. Không phải là lũ cướp ngày thì gọi là gì vậy? Tự vả vào miệng mình, ngồi xổm lên Hiến pháp. Chưa kể ngâm mãi Luật Biểu tình hàng chục năm nay. Nói thực, đó là trò hành xử hết sức hèn hạ và vô văn hoá. Kể cả có Luật Biểu tình mà Đảng vẫn mang bản chất giang hồ lưu manh thì đảng vẫn có thể vu cáo trắng trợn và đàn áp thẳng tay như lâu nay. Đâu cần không có luật. Tất cả những tín hiệu có nguồn gốc từ tập thể BCT đó làm lòng dân không yên, xã hội bức xúc, xáo trộn, tích hợp với những vấn nạn thị trường, môi trường và chính trường thành năng lượng bị kìm nén sẵn sàng bùng ra ba cuộc bạo loạn: 1. Bạo loạn do thế lực quân sự bất đồng chính kiến với BCT; 2. Bạo loạn do người đân bị giặc đảng cướp đất, giặc Tàu cướp biển, hết đường sinh kế, cả dưới biển lẫn trên bờ, nay lại bị dồn vào độc đạo lệ thuộc và hèn yếu trước giặc Tàu quá mức, thấy phải vùng lên như Xô Viết Nghệ Tĩnh hay bạo loạn Thái Bình thế kỷ trước; 3. Bạo loạn do lớp trẻ nhạy cảm, không chịu nổi những vấn nạn ngư trường và môi trường do TQ gây ra như ở Bình Thuận. Đảng hiện nay có vẻ đã sẵn sàng vứt dân như vứt khúc xương cho chó nhá, theo nghĩa cho TQ đuổi khỏi ngư trường, cho TQ đe doạ tương lai với những con ngoáo ộp Đặc khu, cho báo chí và DLV bôi nhọ những phẩm giá cao đẹp từ trong sâu thẳm tâm hồn dân tộc là sản phẩm nhập lậu từ thế lực thù địch, hay sản phẩm từ sự kích động chỉ còn mỗi biện pháp bạo lực (bắt bớ, truy tố, vu cáo xuyên tạc và bôi nhọ trên báo chí…). Bằng cách ứng xử với dân theo cách đê hèn vô văn hoá đó, trong khi ứng xử với kẻ thù cướp biển đảo lại nịnh bợ, xun xoe, Đảng CSVN đã tự hạ thấp tầm mình như một đám lưu manh phố chợ, tự hạ giá chế độ bằng cách thổi phồng hay vu cáo những người biểu tình hay phản ứng với chế độ là do Việt Kiều thuê đi biểu tình mấy trăm ngàn/người. Nếu có thế thật thì giá của Đảng và chế độ đối với người dân chỉ mấy trăm ngàn thôi sao? Tự hạ giá Đảng và chế độ một cách ngu xuẩn mà không biết. Đôi khi mấy vị lãnh đạo cũng tỏ rõ thái độ muốn lấy lòng dân bằng hai cách: 1. Đánh đấm nhau tý ty, ra vẻ chống tham nhũng, tưởng rằng chùi cứt trên mặt mình là ban ơn cho dân, thật lố bịch; 2. Thỉnh thoảng lại bắt tay dân ở hành lang cuộc họp giao lưu nào đấy, nói vài câu nhăng nhít để bắn tin lên công luận, ra vẻ ta đây gần dân, theo ý dân, nôm na là công nghệ lấy lòng dân quá quê mùa, vớ vẩn. Hãy sống và hành động thực sự vì dân như Đảng thời Hồ Chí Minh, dù có sai lầm nhưng dân vẫn cảm thông, không căm hờn và khinh bỉ tột cùng như với cái đảng bán nước, buôn dân, trộm cắp tham nhũng, tự diễn biến, lưu manh hoá, ngày càng nhiều kẻ tay sai Trung Quốc lên ngôi như đảng hiện nay. Tôi thừa sức nói văn hoa kín đáo, nhưng đã đến mức phải thường xuyên nói toẹt vào mặt thế này là tình hình đã nghiêm trọng lắm. Tôi cảm nhận rõ rằng có ít nhất quá nửa dân tộc muốn đập chết cái đảng tự xưng là CS nhưng hoàn toàn là tư bản chui, trộm cắp, tham nhũng, hèn với giặc ác với dân như hiện nay. Non nửa kia là trung gian, phớt đời, cơ hội hay người nhà của mấy triệu đảng viên. Không có lòng căm thù, uất hận và khinh bỉ, non nửa ấy coi như không đáng đếm xỉa. Đảng hãy bảo trọng và tỉnh ngộ, đến bây giờ vẫn còn chưa muộn. Xử mấy tay vặt vãnh chưa ăn thua gì, chỉ là đấu đá nội bộ và thí tốt khi bị toàn dân chiếu bí thôi! Phải có cả một cuộc sửa sai, một Hội nghị TƯ Tổng kiểm toán lòng dân và ra Nghị quyết chấn chỉnh, nhận khuyết điểm, hàm ý xin lỗi dân, đưa ra những định hướng mới, nguyên tắc mới, văn hoá lãnh đạo mới…như một cuộc lột xác hướng tới lòng dân, tự nhận thức và tự phê bình những nhập nhèm, lệch chuẩn, sai chuẩn và loạn chuẩn về cả chính trị và văn hoá trong ứng xử với Trung Quốc và ứng xử với dân. Chỉ có làm như vậy mới có thể thay đổi được cục diện mất an ninh lòng dân, mất an ninh văn hoá chính trị và an ninh địa chính trị. Chứ còn bắt tay bắt chân, nói mấy câu vớ vẩn, đưa ra mấy hình tượng tiều phu đầu bếp kiểu đốn củi đốt lò chỉ là cho trẻ con ăn kẹo làm bằng mồ hôi xương máu và uất hận của dân tích tụ trong ba thập kỷ đa đảng chui, tư bản chui và làm tay sai chui cho TQ. Dân coi đó chỉ là trò giải trí nhà quê, không phải là thứ làm "Nức lòng dân" như báo chí và các báo cáo tổng kết thổi phồng. Mấy trò tự tắm rửa qua loa từ vai xuống của Đảng không phải là thứ đem ra kể công như một kiểu ơn huệ ban phát cho dân, càng không thể làm dân quên được những vụ trộm cắp thế kỷ: Trộm cắp quyền dân, kể cả các quyền đã ghi trong Hiến pháp như quyền biểu tình; trộm cắp các slogan, các khẩu hiệu chống dân núp dưới danh nghĩa chống thế lực phản động, chống kẻ thù dân tộc; phản bội và đi ngược lại các thành tựu của Đảng CSVN trước đây. | ||||||
Posted: 01 Aug 2018 04:05 PM PDT 1-8-2018 Ngày 5-5-2008, đúng ngày Quốc hội họp bàn việc mở rộng Thủ Đô, ông Võ Văn Kiệt cho công bố trên báo Tuổi Trẻ một bài viết dưới đây. Ông cho rằng: "Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều…". Ông đề nghị Quốc hội nghiên cứu: "Một mô hình đô thị không cần nhiều đất đai mà cần nhiều hơn những giá trị đạo đức, nhân văn, nhân tài và chất xám". Giữa tháng 5-2008, ông Võ Văn Kiệt ra Hà Nội vừa để phản đối việc bắt giữ 2 nhà báo (Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến) vừa để vận động QH. Quan điểm của ông cũng là suy nghĩ của nhiều người lúc bấy giờ. Kết quả thăm dò trong Quốc hội cho thấy: chỉ có 226 đại biểu đồng ý, ngang với số không đồng ý, 226 đại biểu. Ngày 18-5-2008, khi đang ở HN, ông Võ Văn Kiệt đột ngột bị bệnh, phải cắt ngắn chuyến đi. Ngày 24-5-2008 ông nhập Viện để rồi mất chỉ hơn hai tuần sau đó. Do số đại biểu Quốc hội muốn mở rộng Hà Nội chỉ chiếm tỉ lệ 45% (trên tổng số đại biểu) nên Quốc hội đã phải hoãn lịch bỏ phiếu thông qua nghị quyết đã được xếp vào ngày 23-5-2008. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hết sức kiên quyết để dự án sáp nhập thủ đô thành hiện thực. Sau khi "quán triệt" nhiều lần ở Đảng – Đoàn Quốc hội, ngày 29-5-2008, Thủ tướng lên Hội trường tha thiết đề nghị: "Nếu việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội để chậm lại thì các dự án này hoặc sẽ phải chờ đợi tiếp, hoặc nếu cho phép tiếp tục triển khai theo thẩm quyền của địa phương thì có thể sẽ không phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển Thủ đô trong tương lai, sau này phải điều chỉnh lại sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội". Ngay trong chiều hôm ấy, tỉ lệ biểu quyết mở rộng Hà Nội lên tới 458/475, chỉ có bốn đại biểu Quốc hội bỏ phiếu chống. Đầu cơ đất đai diễn ra sôi động phía sau những quyết định này: Các dự án mua đất ở vùng Hà Tây cũ không dừng lại ở mức 300 như ông Dũng nói trước Quốc hội. Từ khi Quốc hội biểu quyết cho đến ngày 1-8-2008, ngày Quyết định mở rộng Hà Nội có hiệu lực, con số dự án được duyệt lên tới 772 với diện tích đất được duyệt là 75.695ha; trong khi tổng diện tích đất của toàn Hà Nội mở rộng cũng chỉ có 145.770ha, bao gồm cả Hà Nội và các thành phố cũ. | ||||||
Vụ trọng án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Bất ngờ lớn - Bị cáo Nguyễn Hải Long đã đưa đơn kháng án Posted: 01 Aug 2018 04:03 PM PDT | ||||||
Trung Quốc liệu có vượt qua được chiến tranh thương mại do Mỹ phát động? Posted: 01 Aug 2018 04:00 PM PDT VietTimes -- Bài viết chỉ ra Mỹ có thể cùng EU, Nhật Bản tạo ra mặt trận thống nhất chống Trung Quốc, nhưng Trung Quốc có thể khai thác các điểm yếu từ liên minh này... Tờ Thời báo Tài chính bản tiếng Trung ngày 31/7 cho rằng, tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu (EU) Jean-Claude Juncker đã ra tuyên bố chung, cho biết sẽ xóa bỏ hàng rào thương mại, tạm dừng đánh thuế thương mại mang tính trừng phạt. Đối với vấn đề này, nội bộ Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt, cho rằng "Mỹ - EU liên kết chống Trung Quốc, ông Donald Trump đã có thủ đoạn cao siêu", hầu như ông Donald Trump đã thành thạo trong đàm phán thương mại toàn cầu, chỉ dựa vào sách lược "cây gậy và củ cà rốt" đối với EU, đã dễ dàng bỏ qua WTO, đạt được đột phá quan trọng "không thuế quan" trong thương mại Mỹ - EU. Đồng thời đã thúc đẩy thành công cục diện các nước phương Tây thống nhất đối phó Trung Quốc, đã tái tạo trật tự quốc tế, là nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc mang màu sắc huyền thoại nhất của Mỹ. Tình hình quả thật như vậy? Ông Donald Trump thực sự cao minh như vậy? Trong tình hình mới, Trung Quốc nên ứng phó như thế nào? Triển vọng "Ba không" Âu - Mỹ chậm chạp Ngay tại Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6/2018, ông Donald Trump đã đề cập đến việc Mỹ đang tìm kiếm "không thuế quan, không rào cản, không trợ cấp" (Ba không) giữa các nước G7, thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế phương Tây. Sau cuộc gặp với ông Jean-Claude Juncker ngày 25/7/2018, ông Donald Trump tiếp tục đề cập đến thành quả lớn nhất của đàm phán Mỹ - Âu là đã đạt được đồng thuận về vấn đề này. Trước hết, thỏa thuận "Ba không" hiện vẫn là một trạng thái lý tưởng, thực hiện được sẽ gặp rất nhiều trở ngại. Chỉ vài ngày trước, Âu - Mỹ còn chỉ trích nhau trong vấn đề thuế quan thương mại, chỉ trong vài ngày vấn đề đã được giải quyết? Rõ ràng là chưa, bất đồng giữa Âu - Mỹ vẫn tồn tại, chủ yếu thể hiện ở chỗ: Về trợ cấp, đại chiến trợ cấp của EU đối với Airbus và Mỹ đối với Boeing đã kéo đài hơn 10 năm. Năm nay, Mỹ chỉ trích trợ cấp vi phạm quy định của EU đối với Airbus đã lên tới 22 tỷ USD, cho biết có thể sẽ tìm cách trả đũa đối với EU trị giá vài tỷ USD. Đồng thời, EU lên án Mỹ cung cấp trợ cấp trên 20 tỷ USD cho Boeing. Nhiều năm qua, trợ cấp của EU đối với hàng nông sản tăng lên, đến nay tỷ trọng trợ cấp nông sản chiếm trong ngân sách EU vẫn cao tới 37%, trong ngắn hạn sẽ không có sự thay đổi rõ rệt. Đồng thời, đạt được "không thuế quan" hoàn toàn không phải dễ dàng. Hiệp định thương mại tự do giữa Nhật Bản và EU bắt đầu đàm phán từ năm 2013 và tranh thủ bắt đầu hiệu lực vào năm 2019, thời gian bỏ ra lên tới 7 năm. Xét tới thời gian trước Mỹ và EU từng xảy ra bất đồng khá lớn về vấn đề thuế quan thép, nhôm và ô tô, việc đạt được Hiệp định thương mại tự do EU - Mỹ là quá trình đàm phán lâu dài, trong ngắn hạn rất khó trở thành hiện thực. Thực ra, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây không phải không từng nỗ lực cho quan hệ đối tác thương mại và đầu tư. Nhưng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đều tiến triển khó khăn, đã cho thấy rõ sự khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận. Hơn nữa, cho dù đã đạt được hiệp định thương mại, thái độ của các nước cũng sẽ dễ thay đổi. Chẳng hạn, sau khi lên cầm quyền, ông Donald Trump đã yêu cầu tiến hành đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ, làm cho nó phù hợp hơn với lợi ích của Mỹ. Mỹ, Canada và Mexico đã trải qua nhiều vòng đàm phán, đến nay vẫn chưa đạt được thống nhất. Thứ hai, đàm phán Khu vực thương mại tự do Mỹ - EU sở dĩ phức tạp còn do khó khăn trong việc phối hợp trong nội bộ EU. Chẳng hạn, lợi ích kinh tế giữa các nước nòng cốt của EU như Đức, Pháp hoàn toàn không thống nhất. Xuất khẩu hàng hóa công nghiệp Đức chiếm vị trí quan trọng, trong đó ô tô lại là ngành quan trọng hỗ trợ cho kinh tế nước này. Trong khi đó Pháp là nước lớn xuất khẩu hàng nông sản. Vì vậy, từ bỏ bảo hộ đối với nông nghiệp để giảm tăng thuế quan thương mại ngành ô tô rất khó được thông qua trong nội bộ EU. Sau cuộc gặp giữa ông Donald Trump và ông Jean-Claude Juncker, sang ngày tiếp theo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ phản đối tuyên bố chung, từ chối đưa nông nghiệp vào bất cứ hiệp định thương mại nào. Hơn nữa, từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ đến nay, rạn nứt giữa Mỹ - EU gia tăng chưa từng có. Từ việc ông Donald Trump rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris đến Thỏa thuận hạt nhân Iran, rồi đến những chỉ trích gay gắt chi tiêu quân sự của đồng minh quá ít tại Hội nghị thượng đỉnh NATO. Các hành động của ông Donald Trump đều đang thực hiện quan điểm "nước Mỹ trên hết", quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh truyền thống giảm xuống thấp. Trong khi ông Donald Trump liên tiếp thay đổi thái độ, trong ngắn hạn, EU và Mỹ có thể quay trở lại thời kỳ trăng mật về kinh tế thương mại hay không là một điều đáng nghi ngờ. Trước khi đánh thuế trừng phạt thương mại 50 tỷ USD, Trung Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa thuận nhất thời, nhưng sau đó ông Donald Trump đã phá bỏ thỏa thuận, thúc đẩy leo thang mâu thuẫn, tình hình tương tự có tái diễn ở EU hay không thì còn chưa rõ.
Khả năng EU - Mỹ - Nhật nhất trí chống Trung Quốc Các nước phương Tây hình thành đồng minh nhất trí chống Trung Quốc cũng hoàn toàn không phải dễ dàng. Một mặt, hợp tác giữa Trung Quốc và EU đang được tăng cường. Chẳng hạn, tháng 7/2018, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm Đức, ký kết các văn kiện hợp tác song phương trên các lĩnh vực như nông nghiệp, giáo dục, thanh niên, y tế, hóa chất, viễn thông, ô tô, điều khiển tự động, tổng trị giá gần 30 tỷ USD. Trong khi đó, căn cứ vào phản hồi của hơn 50 doanh nghiệp cỡ lớn ở 16 thành phố của châu Âu, các doanh nghiệp châu Âu cũng phổ biến lạc quan về thị trường Trung Quốc, coi Trung Quốc là thị trường chủ yếu nhất đem lại tăng trưởng lợi nhuận của họ trên toàn cầu. Đầu tháng 7/2018, Tập đoàn BMW và Tập đoàn xe hơi Trường Thành đã ký hợp đồng liên doanh, tuyên bố sẽ thành lập công ty liên doanh mới ở Trung Quốc. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc cũng là một trong những thị trường quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sớm nhất có thể đến thăm Trung Quốc vào tháng 10/2018, điều này cho thấy quan hệ Trung - Nhật có dấu hiệu cải thiện. Mặt khác, nhìn vào quan hệ Trung - Mỹ, Tập đoàn Tesla mở xưởng ở Trung Quốc, Google Driverless Car hợp tác thương mại ở Thượng Hải cho thấy Trung Quốc và Mỹ vẫn có triển vọng rất tốt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại. Kết hợp với cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ sẽ thấy, cái giá phải trả củaMỹ cũng đang tăng lên. Đối với các biện pháp đáp trả mà các nước nhằm vào hàng nông sản Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã thực hiện kế hoạch cứu trợ 12 tỷ USD. Nhưng không ít hiệp hội nông dân Mỹ cho biết trợ cấp chỉ là nhất thời, thà cần thương mại tự do chứ không phải là trợ cấp. Đối với danh sách tăng thuế nhằm vào Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD sắp thực hiện, tại các phiên điều trần, những tiếng nói phản đối của doanh nghiệp Mỹ cũng mạnh mẽ. Trên thực tế, Mỹ tiếp tục tăng thuế đối với 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc hoàn toàn không dễ dàng. Kim ngạch nhập khẩu như vật dụng trong nhà, hòm hành lý của Trung Quốc trong danh sách lên tới 50 - 60%, một khi tăng thuế thì Mỹ sẽ đối mặt với các vấn đế như khó khăn thay thế thị trường, giá cả tăng lên, lợi ích người tiêu dùng bị thiệt hại. Vì vậy, "cây gậy lớn" thương mại của ông Donald Trump hoàn toàn không phải được sử dụng tốt, vẫn phải đối mặt với các sức ép từ lực lượng chính trị trong nước, hiệp hội thương mại và người tiêu dùng. Cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào tháng 11/2018 sẽ là sự kiện quan trọng kiềm chế chính sách thương mại.
Đối sách của Trung Quốc: Chuẩn bị "gia nhập WTO" lần thứ hai Trong khi giới chuyên gia Trung Quốc đã xuất hiện những chỉ trích gay gắt chính phủ Trung Quốc về những phán đoán sai lầm đối với Donald Trump cũng như bi quan về kết cục cuộc chiến thương mại với Mỹ thì tờ Thời báo Tài chính vẫn cho rằng để Mỹ-EU-Nhật Bản xây dựng khu thương mại tự do vẫn là một quá trình đàm phán lâu dài. Nhưng bất kể triển vọng như thế nào đều không nên ảnh hưởng đến việc Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa thương mại song phương và thương mại khu vực. Chẳng hạn, thông qua đẩy nhanh thử nghiệm khu thương mại tự do Trung Quốc - châu Âu, tăng cường quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 16 nước và thúc đẩy đàm phán FTA Trung - Nhật - Hàn, rủi ro của chủ nghĩa bảo hộ bên ngoài sẽ giảm mạnh. Trong khi đó, đối với hành vi mở rộng trừng phạt thương mại của Mỹ nhằm vào Trung Quốc lên tới 200 tỷ USD, trong ngắn hạn, phản ứng kiềm chế của chính phủ Trung Quốc có thể là đúng. Có thể thấy, không ít nhân tố quyết định triển vọng chiến tranh thương mại Trung - Mỹ trong nội bộ Mỹ cũng đang thay đổi, chẳng hạn trợ cấp đối với nông dân đang tăng lên cho thấy các biện pháp đáp trả giai đoạn trước đã tạo sức ép cho bảo hộ thương mại. Chính sách bảo hộ thương mại đơn phương của ông Donald Trump đang làm dao động lực lượng ủng hộ phía sau. Chẳng hạn Tập đoàn công nghiệp KochIndustries Mỹ, một nhà tài trợ quan trọng của Đảng Cộng hòa coi chính sách thương mại của Donald Trump là "thảm họa", đồng thời cho biết đã mệt mỏi với việc ủng hộ những chính khách Đảng Cộng hòa không ngừng dao động về tư tưởng thị trường tự do. Việc Mỹ giảm đánh thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD từ 25% xuống 10% cho thấy chính quyền Donald Trump cũng ý thức được việc gâychiến tranh thương mại với Trung Quốc cũng khiến cho lợi ích của doanh nghiệp Mỹ và kinh tế Mỹ đối mặt với rủi ro tiềm tàng. Điều then chốt quyết định triển vọng chiến tranh thương mại là ở bản thân Trung Quốc. "Chơi cờ" giữa Trung - Mỹ có sự khác nhau trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn là vấn đề thương mại, trung hạn là đọ sức về khoa học công nghệ, dài hạn là một quá trình một nước lớn trỗi dậy tham gia nhiều hơn vào xây dựng quy tắc quốc tế. Như vậy, trong tương lai, xung đột ở các cấp độ khác nhau giữa Trung - Mỹ rõ ràng sẽ vượt trước đây, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải chịu một "cuộc chiến lâu dài" trong quan hệ với Mỹ. Vì vậy, con đường của Trung Quốc có lẽ là đẩy nhanh cải cách mở cửa, đây là cách "lấy bất biến ứng vạn biến". Nếu có thể coi chiến tranh thương mại Trung - Mỹ là động lực bên ngoài để Trung Quốc "gia nhập WTO lần thứ hai" thì có lẽ Trung Quốc sẽ có thể biến việc xấu thành việc tốt. Trên thực tế, so với những điều kiện khắt khe gia nhập WTO của Trung Quốc vào đầu thế kỷ này, chẳng hạn như mở cửa ngành tài chính, ô tô, hàng nông sản, đánh giá hàng năm của WTO, thì hiện nay, rủi ro bên trong và bên ngoài của Trung Quốc trong việc tiếp tục mở cửa đều nhỏ hơn. Ngoài ra, mặc dù thị trường Trung Quốc là thị trường được các doanh nghiệp nước ngoài coi trọng nhất, nhưng những năm gần đây họ ngày càng gia tăng chỉ trích môi trường kinh doanh của Trung Quốc, đặc biệt là tập trung vào vấn đề đối xử không công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tiếp tục thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm thống nhất về địa vị chủ thể thị trường là điều tất yếu phải tiến hành. Ngoài ra, gia tăng nhập khẩu, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao mức độ mở cửa đối ngoại cũng là yêu cầu nội tại phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Chẳng hạn, trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế Trung Quốc, phát triển bằng sáng tạo là con đường đúng đắn, trong tương lai Trung Quốc thực hiện từ "đi theo" vươn lên "dẫn dắt", từ "Trung Quốc chế tạo" sang "Trung Quốc sáng tạo", tăng cường đầu tư cho tự nghiên cứu phát triển và nâng cao năng lực tự sáng tạo là yêu cầu tất yếu để thực hiện phát triển nhảy vọt. Trong khi đó, tiếp tục gia tăng mở cửa ngành tài chính, dịch vụ, đưa vào cơ chế cạnh tranh cũng là nhu cầu để doanh nghiệp Trung Quốc vươn ra quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh toàn cầu. Tóm lại, xung đột thương mại Trung - Mỹ leo thang chỉ là một phần của đối đầu nước lớn Trung - Mỹ khi mà thực lực kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng cường. Báo chí Trung Quốc tự an ủi rằng khu thương mại tự do của kinh tế phương Tây hoàn toàn không thể hình thành trong ngắn hạn, cho dù EU - Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận. | ||||||
TRUNG QUỐC ĐÃ MẮC " BẪY CÂU GIỜ", " ĐÁ HIỆP PHỤ" CỦA TRUMP... Posted: 01 Aug 2018 03:55 PM PDT Cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây ra với Trung Quốc khiến cho nền kinh tế nước này chao đảo. Hơn thế, Trung Quốc đang không biết phải làm gì để đối phó với ông ta. Để giữ mục tiêu kinh tế, Đảng Cộng Sản Trung Quốc phản ứng bằng cách duy nhất mà họ biết: tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế.
Mớ bòng bong chính sách Trước cuộc chiến thương mại, Trung Quốc tiến hành những đợt chặt tiền tệ mạnh mẽ để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ xấu và hoạt động của ngành ngân hàng ngầm – hậu quả của giai đoạn "tháo vòi tài chính" nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng đạt mục tiêu trong bối cảnh toàn cầu suy thoái. Nhưng áp lực từ cuộc chiến thương mại khiến Bắc Kinh phải cắt giảm mức dự trữ bắt buộc cho một số ngân hàng. Trong tuần qua, ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) lại bơm tiếp 74 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng để kích thích cho vay ở phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hội đồng Nhà nước loan báo gói kích thích 200 tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời phá giá đồng NDT để giảm bớt ảnh hưởng của việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu. Đây là "bổn cũ soạn lại", nhưng nỗ lực kiềm chế rủi ro tài chính trước đó của họ có nguy cơ trở thành vô ích. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh được cho là đã "không thể chấp nhận" khi các báo cáo dự đoán 20 triệu người lao động nước này có thể mất việc. Vì thế cho nên bất chấp nhiều năm cố gắng thiết lập kỷ luật chặt chẽ cho ngành ngân hàng, họ ngay lập tức mở vòi tín dụng và để cho dòng tiền chảy tự do. Lúc đó, những gói kích cầu này đã được tung hô là "cứu tinh" khiến cho nền kinh tế Trung Quốc không phải trải qua thảm họa như những nền kinh tế Mỹ-Âu khác, tuy nhiên lại để lại hậu quả dài hạn là vòng xoáy vay-nợ tiếp tục chất cao như núi khiến Bắc Kinh càng khó kiểm soát. Với một số người, sự phát triển tài chính nhanh chóng và các động thái tiền tệ mau lẹ (lợi thế của một quốc gia độc đảng) được coi là lợi thế: họ chủ động, quyết đoán và có khả năng tài chính để ngăn ngừa tình huống xấu nhất. Nhưng trên thực tế, đây là một dấu hiệu cho thấy sự hỗn loạn cùng cực. Cuộc chiến thương mại của ông Trump đã cho thấy rõ điều này. Vài năm qua, Bắc Kinh hiểu được sự nguy hiểm của nợ xấu, những rủi ro trong hệ thống ngân hàng và ngân hàng ngầm được mở hết cỡ, họ đã bắt đầu thắt chặt để kiểm soát rủi ro. Đã có những thành công, và sự gia tăng của hệ thống ngân hàng ngầm và tín dụng đã được hạn chế ở một mức độ nào đó, tuy nhiên hầu như việc cho vay tiền chỉ được chuyển sang gọi bằng một cái tên khác. Nay phương trình lại thay đổi. Năm đầu Trump nhẹ tay với Trung Quốc và thậm chí còn thể hiện mình là bạn tốt nhất của ông Tập. Điều này khiến Trung Quốc lầm tưởng khi đối đầu với ông Trump. Việc ông Trump tập trung hoàn toàn vào Bắc Hàn trong giai đoạn trước đây cũng khiến Bắc Kinh không chuẩn bị cho những gì diễn ra sau đó. Chính sách của phương Tây trong vòng 3 thập kỷ qua đối với Trung Quốc và tiếp xúc và hy vọng Trung Quốc thay đổi. Nhưng ông Trump từ chối cách tiếp cận này. Với ông ta, bạn có thể là kẻ thù hôm nay, bạn tốt vào ngày mai, chỉ có các thỏa thuận có lợi là vĩnh viễn. Hơn thế, trong rất nhiều năm từ trước khi làm Tổng thống, ông Trump đã nói rất cứng rắn về Trung Quốc và thương mại. Trung Quốc đã quên mất điều này khi ông Trump tung hô giới lãnh đạo nước này bằng những từ ngữ mà bất kỳ nhà buôn nào cũng có thể nói ra trên bàn tiệc. Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng bị tung hỏa mù trước Trump do chính hệ thống độc đảng chuyên quyền không cho phép "phê bình Đảng". Theo Nam Hoa Tảo Báo (SCMP), chính việc xa lánh những nhà nghiêm cứu, phân tích dám nói ra những sự thật không hài lòng đã khiến Bắc Kinh không dựng được một bức tranh đầy đủ về tình huống khi đối đầu với Mỹ. Lãnh đạo Bắc Kinh đã ra lệnh cho giới truyền thông phải đưa tin "kiềm chế" về cuộc chiến thương mại. Việc ông Trump lúc thì gọi Trung Quốc là "kẻ thù về thương mại", lúc thì gọi Tập Cận Bình là "bạn thân" khiến cho chính giới Bắc Kinh không hiểu ông ta muốn gì, vì vậy cũng không biết phải phản ứng thế nào. Nhưng cuộc chiến thương mại thực sự đã bắt đầu và có thể leo thang nguy hiểm trong thời gian ngắn tới. Hậu quả của một cuộc chiến thương mại đầy đủ là gì, không ai biết. Chưa có sự kiện nào như thế trong hàng chục năm qua và chắc chắn là chưa có cuộc chiến nào trong kỷ nguyên của chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Cuộc chiến này Bắc Kinh đã nghĩ không thể nào xảy ra hồi đầu năm nay. Trung Quốc vẫn đang hành động rất nhanh để giảm thiểu các cú sốc đối với nền kinh tế, tuy nhiên hệ thống ngân hàng chính thức của nó rất kém trong việc đưa dòng tiền tới khối doanh nghiệp nhỏ; nó chỉ thành thạo việc bơm tiền cho chính quyền cấp dưới và các doanh nghiệp nhà nước. Đây chính là lý do vì sao ngành ngân hàng ngầm với rủi ro cao hoành hành tại quốc gia này. Việc kích thích bằng vung tiền xây cơ sở hạ tầng cũng có rủi ro không kém. Những thành phố "ma", nơi các tòa cao ốc bị bỏ không rất có khả năng sẽ tái hiện trong tham vọng "con đường tơ lụa mới" của Bắc Kinh, thậm chí sự lãng phí sẽ ở mức độ khổng lồ. Nếu các chỉ số kinh tế bị thụt lùi, ngân hàng trung ương PBOC lại bơm tiền ra bất chấp hậu quả. Đây không phải là một ngân hàng độc lập, đặc biệt trong thời gian khủng hoảng, người ra quyết định sẽ là giới lãnh đạo chính trị. Việc kiểm soát tài chính tốt sẽ phải đợi, tiền sẽ được đổ ra để giữ tốc độ tăng trưởng cao, hậu quả sẽ được dọn dẹp sau. Bắc Kinh có thể bị sốc bởi diễn biến hiện tại, nhưng họ vẫn còn nguyên vẹn quyền lực kiểm soát đối với nền kinh tế, và sẽ dùng nó để giảm thiểu các tác động ngắn hạn lên mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, Bắc Kinh thậm chí chưa dọn dẹp xong hậu quả của chính sách nới lỏng tín dụng để kích thích kinh tế thời hậu khủng hoảng 2008, nhưng nay đã phải khởi động một loạt kích thích khác, mà lần này triển vọng kinh tế còn phức tạp hơn. Cuộc bầu cử ở Mỹ tháng 11 này có thể thay đổi cán cân quyền lực tại Quốc hội Mỹ và có thể trao cho ông Trump nhiều quyền lực hơn. Triển vọng ông Trump tiếp tục cầm quyền nhiệm kỳ 2 là hoàn toàn khả thi. Kh đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục nằm trong tầm ngắm của ông Trump trong dài hạn. Việc bơm tiền vào nền kinh tế có thể có tác dụng trong quá khứ, nhưng lần này, có thể người Trung Quốc sẽ phải chứng kiến hậu quả dồn tích nằm ngoài những gì họ có thể kiểm soát. Trọng Đạt (Tri thức VN) | ||||||
VIỆT NAM Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ Posted: 01 Aug 2018 03:50 PM PDT Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ mới khẳng định độc quyền với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94,7 triệu đôla. Khi được hỏi liệu các loại vũ khí Việt Nam mới đặt mua có phải dùng vào mục đích bảo vệ chủ quyền lãnh hải, nhà ngoại giao này nói: "Chúng tôi không thể thảo luận chi tiết các vụ mua bán quân sự tiềm năng hoặc đang chờ xử lý trước khi chúng được thông báo cho Quốc hội". Quan chức này nói thêm: "Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng Việt Nam hiện có 24 trường hợp trong chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài với tổng trị giá là 69,7 triệu đôla". Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, các vụ này đã được thông báo cho Quốc hội Mỹ và đang trong các giai đoạn khác nhau để triển khai và chuyển giao cho Việt Nam. Đây là xác nhận đầu tiên của phía Washington kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama năm 2016 thông báo rằng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã chào bán "máy bay, tên lửa" với quan chức chủ nhà ở Hà Nội. Hiện chưa có thông báo từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam về các đơn đặt hàng vũ khí với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hà Nội thường hiếm khi lên tiếng về vấn đề này. Quan chức Mỹ không muốn nêu tên nói thêm với VOA Việt Ngữ rằng ngoài các đơn đặt hàng trên, trong khoảng thời gian từ năm 2012 tới 2017, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cho phép Việt Nam mua các mặt hàng quân sự, trong đó có các thiết bị điện tử quân sự, trị giá 25 triệu đôla thông qua chương trình Mua bán Thương mại Trực tiếp.
Theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, Mua bán Quân sự Nước ngoài (FMS) và Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS) là hai chương trình chính để Hoa Kỳ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác. Cụ thể, FMS là một chương trình chuyển giao giữa hai chính phủ. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua đơn đặt hàng, rồi đối tác trả tiền cho thiết bị và Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng hệ thống của mình để mua rồi chuyển cho đối tác. Trong khi đó, theo chương trình DCS, đối tác đạt thỏa thuận với một nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhà sản xuất phải được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị. Ngoài việc mua thiết bị quân sự trên, quan chức Mỹ nói thêm với VOA tiếng Việt: "Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017. Con số cho năm tài khóa 2018 vẫn chưa được xác định". Phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói: "Trong quá khứ, chúng ta là đối thủ trên chiến trường. Nhưng hôm nay, mối quan hệ an ninh của chúng ta chỉ là hợp tác".
"Tháng Ba vừa qua, USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng, là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh. Và, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cách đây hai năm, quân đội hai nước đang tìm cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ về an ninh", nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nói thêm. Hồi tháng Năm năm 2017, tại Hawaii, lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã bàn giao một tàu tuần duyên trọng tải cao cho Cảnh sát biển Việt Nam. Con tàu này nay có tên CSB 8020 và "được trông đợi giúp nâng cao năng lực nhận thức về các vấn đề hàng hải của Cảnh sát biển Việt Nam, tăng cường năng lực của họ trong việc thực hiện các hoạt động thực thi luật hàng hải, tiến hành tìm kiếm và cứu nạn, và các hoạt động ứng phó nhân đạo", theo Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội. Cũng theo cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ này, hồi cuối tháng Ba năm nay, Mỹ đã chuyển giao sáu xuồng tuần tra Metal Shark cho Việt Nam trong chuyến thăm đầu tiên của Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ đến đất nước cựu thù. Theo phía Mỹ, những chiếc xuồng này "sẽ đóng vai trò ngăn chặn các tác nhân xấu với những vi phạm chống lại Việt Nam hoặc diễn ra trong khu vực gần Việt Nam". Các đơn hàng quân sự của Việt Nam với phía Hoa Kỳ cũng như việc Mỹ trao tàu cho Hà Nội diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mạnh mẽ tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. | ||||||
Bernd Lange gặp Tô Lâm để làm gì? Posted: 01 Aug 2018 03:49 PM PDT Phạm Chí DũngBernd Lange gặp Tô Lâm để làm gì? "Ngài Bernd Lange khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an trong thời gian tới…" – Bộ Công an Việt Nam đưa một bản tin 'lạ' ngay sau cuộc gặp của tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ này – với ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu (EP) vào chiều 27/7/2018 tại Hà Nội. Bản tin 'lạ' Ủy ban Thương mại quốc tế – cơ quan chuyên trách về các vấn đề thương mại và đầu tư và đặt mối quan hệ chủ yếu với chính thể độc đảng ở Việt Nam qua kênh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) – có chức trách gì để phải 'tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an'? Đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc gặp Tô Lâm – Bernd Lange – một hiện tượng đáng chú ý. Vào tháng Chín năm 2017, Bernd Lange cũng đã đến Hà Nội về EVFTA, nhưng không có cuộc gặp nào với Tô Lâm. Chuyến đi này diễn ra một tháng rưỡi sau vụ Chính phủ Đức cáo buộc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin và khiến nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, biến thành một cơn địa chấn không chỉ trong nền chính trị Đức mà còn gây chấn động cả châu Âu. Còn đợt làm việc ở Hà Nội của Bernd Lange vào tháng Bảy năm 2018 lại diễn ra sau sự kiện Nguyễn Hải Long – một nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Đức – vào ngày 17/7/2018 bất ngờ chịu nhận tội đã tham gia vụ bắt cóc này, trở thành đề dẫn hùng hồn khiến cả châu Âu phải 'mở mắt' trước lời tuyên giáo 'Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước', để sẽ phải thiết lập một hàng rào an ninh nghiêm khắc hơn bao giờ hết trên Lục Địa Già không chỉ với việc nhập cảnh của giới an ninh mà cả với nhiều thành phần quan chức khác của chính thể độc đảng ở Việt Nam. Cuộc gặp Tô Lâm – Bernd Lange lại diễn ra sau một sự kiện thương mại được toàn giới chóp bu Việt Nam hoan hỉ xen hy vọng: vào cuối tháng Sáu năm 2018, EVFTA sau khi kết thúc giai đoạn đàm phán từ tháng Mười Hai năm 2015, đã kết thúc giai đoạn 1 về rà soát pháp lý, đồng thời thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IPA). Dù vậy, hiệp định ngổn ngang này đã phải mất đến hai năm rưỡi mới kết thúc giai đoạn rà soát pháp lý, trong khi thông thường khoảng thời gian rà soát pháp lý đối với những hiệp định tương tự chỉ mất từ 6 tháng đến 1 năm. Theo quy định của EU, quá trình xem xét các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA sẽ trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, Ủy ban Thương mại quốc tế của chủ tịch Bernd Lange sẽ rà soát toàn diện hiệp định nhằm đảm bảo thông tin, tình trạng pháp lý đầy đủ. Giai đoạn 2, Ủy ban Thương mại quốc tế sẽ trình lên Nghị viện châu Âu để thông qua. Vậy Bernd Lange gặp Tô Lâm thực chất nhằm mục đích gì? Hãy nhìn lại quá khứ gần mối quan hệ EU – Việt Nam. Trọng trách của Bernd Lange Vào tháng 6/2016, Nghị viện châu Âu lần đầu tiên phải tung ra một nghị quyết mang số hiệu 2016/2755 (RSP) với thái độ và từ ngữ cứng rắn chưa từng có khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam. Ngay sau đó, chính quyền Việt Nam bắt đầu một chiến dịch đàn áp khốc liệt kéo dài 17 tháng liên tiếp đối với giới đấu tranh nhân quyền ở quốc gia 'lệ rơi hình chữ S. Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, đã có một số nghị sĩ của EU đến Hà Nội làm việc về EVFTA và luôn kèm dẫn những điều kiện về nhân quyền – một trọng tâm của EVFTA. Nhưng chủ đề nhân quyền đã hoàn toàn không được Việt Nam quan tâm và phản hồi. Thậm chí ngược lại, nhà cầm quyền Việt Nam còn bắt giam đến gần ba chục người bất đồng chính kiến trong năm 2017 – một "thành tích" tương đương với thời kỳ "khủng bố trắng" từ năm 2008 đến năm 2012. Sau nhiều năm giữ ôn hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, rốt cuộc từ giữa năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA. Khi đến Hà Nội vào tháng 9/2017, ông Bernd Lange cũng đã nói thẳng "Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- EU". Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối. Còn chuyến công du Hà Nội của ông Bernd Lange vào những ngày cuối tháng Bảy năm 2018 đã mang lại một tín hiệu mới lạc quan hơn: xác lập vị trí của những yêu sách về nhân quyền trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), từ chỗ khá yếu thế cách đây hai năm, đang trở nên tương đối mạnh mẽ vào thời gian này. Phát biểu tại hội thảo 'Kinh doanh và Quyền Con người trong Quan hệ Thương mại và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu tại Việt Nam' vào sáng 25/7 tại Hà Nội, ông Bernd Lange cho biết 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đang là mối quan tâm của các Nghị sỹ Châu Âu. Việc Việt Nam đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc sẽ góp phần thuyết phục các nghị sỹ sớm thông qua EVFTA. Trước đó vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, "EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả". Có thể cho rằng ý nghĩa lớn nhất của 3 công ước quốc tế mà chính thể độc đảng ở Việt Nam đã cố tình trì hoãn việc ký kết trong nhiều năm qua là định chế Công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi của người lao động, trong đó có quyền đình công. Lý do chính của việc trì hoãn này xuất phát từ não trạng của chế độ cộng sản: sau 'Bài học Công đoàn Đoàn Kết ' ở Ba Lan và thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chính thể Việt Nam đã luôn xem Công đoàn độc lập là một 'thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình' và tìm mọi cách cấm cản, phá bĩnh. Trong khi đó, khối công đoàn quốc doanh đã không những chưa bao giờ tổ chức cho công nhân đình công để đòi quyền an sinh xã hội trước giới chủ, mà còn toa rập với chính quyền và công an để săn bắt những người cầm đầu đình công trong giới công nhân. Liên đoàn Lao động Việt Nam – một hội đoàn bị xem là 'cánh tay nối dài của đảng', trong nhiều năm qua đã nghiễm nhiên 'ăn trắng mặc trơn', hưởng ít nhất 2% trong tổng quỹ lương của các doanh nghiệp nhưng lại không giúp gì cho những quyền biểu tình được hiến định của người lao động. Với thông điệp về 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đây là lần thứ hai trong vòng 10 tháng qua ông Bernd Lange đã 'đòi nợ' chính thể Việt Nam về nhân quyền. Còn Tô Lâm? Không thể khác hơn, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Lange đang mang trên mình một nhiệm vụ phức tạp và đầy ý nghĩa khi làm việc với Tô Lâm: vừa thuyết phục vừa sòng phẳng với 'Bộ đàn áp nhân quyền' phải thả lỏng cơ chế siết bức dân chủ và dần cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền vốn đang xảy ra quá trầm trọng. Hiện thời, cửa thoát kinh tế đặt ra đối với chính thể Việt Nam thật 'minh bạch': chỉ có ký kết 3 công ước quốc tế về quyền của người lao động cùng một lộ trình chi tiết cam kết sẽ thực hiện 3 công ước quốc tế này, Việt Nam mới nhận được sự ủng hộ của Ủy ban Thương mại châu Âu và sau đó có thể là của Nghị viện châu Âu để thông qua EVFTA. Vào quý 2 năm 2018, mật độ và cường độ làm việc về cải thiện nhân quyền của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và giới nghị sĩ một số nước trong khối EU như Đức, Thụy Điển và cả Ý, Tây Ban Nha… với chính thể Việt Nam đã gia tăng hẳn, trước mắt yêu cầu Bộ Công an trả lại hội chiếu và quyền tự do xuất cảnh cho một số người hoạt động nhân quyền mà đã bị công an thu giữ bất hợp pháp, giới chức ngoại giao quốc tế được thăm hỏi một số tù nhân chính trị trong trại giam và tự do tiếp xúc với giới xã hội dân sự… Còn Tô Lâm thì sao? Sẽ khăng khăng cương bướng 'không thả tù chính trị' rập theo não trạng độc trị của chế độ một đảng? Hay sẽ he hé mắt sang châu Âu sau vụ Nguyễn Hải Long 'khai sạch' tại Tòa Thượng thẩm Berlin, cũng là cái bối cảnh chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc như thế này trên thế giới? Hoặc dù muốn hay không, cũng phải tuân theo 'chính sách Nguyễn Phú Trọng' về 'EVFTA là ưu tiên số một', để sau đó vẫn còn cơ hội 'đạt hiệp định trước, bắt nhân quyền sau' như thời hậu WTO giai đoạn 2008 – 2012? P.C.D. Tác giả gửi BVN | ||||||
Gạc Ma – Lê Đức Anh lệnh không bắn? Posted: 01 Aug 2018 03:46 PM PDT Phan Trí Đỉnh
Bạn Đông Hà Trần chú ý nhé. Sáng 28/7, tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của cụ Võ Văn Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương… và nhiều vị tiền bối khác. Thảo luận nhiều vấn đề, nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gạc Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận. Trước cuộc họp này, tôi đã nói chuyện nhiều với các cựu binh còn sống sót của Gạc Ma 1988. Tôi đã hỏi chuyện cụ Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Tham mưu phó, kiêm Trưởng phòng Tác chiến Quân chủng HQ giai đoạn đó. Cuốn sách "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử" do AHLLVT Lê Mã Lương làm chủ biên, sau 4 năm thực hiện và xin cấp phép. Đây là cuốn sách đặc biệt, được First News do anh Nguyễn Văn Phước làm Giám đốc khởi xướng, để tri ân và kể lại câu chuyện ít được nhắc đến về 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì biển đảo Tổ quốc vào ngày 14-3-1988, trên bãi đá san hô Gạc Ma và lân cận, thuộc quần đảo Trường Sa. Suốt 4 năm qua, cuốn sách thu hút 68 người tham gia biên soạn. Họ là các tướng lĩnh, nhà nghiên cứu sử học, nhà báo, cựu chiến binh Gạc Ma. Nhóm biên soạn đã tổ chức các cuộc phỏng vấn trực tiếp 22 người lính Gạc Ma còn sống sót và 9 cựu chiến binh Gạc Ma bị bắt vào ngày 14-3-1988, như Thượng úy Nguyễn Văn Chương, Trương Văn Hiền, Dương Văn Dũng, hồi ký viết tay của cựu binh Lê Hữu Thảo… Cuốn sách cũng phải trải qua quá trình chỉnh sửa hàng trăm lần, với 48 lần biên tập, cập nhật, qua 14 nhà xuất bản, mới chính thức ra mắt bạn đọc. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử xuất bản Việt Nam, khi một hội đồng thẩm định cấp nhà nước phải được thành lập để thẩm định tác phẩm này. Và đây cũng là cuốn sách được báo chí trong và ngoài nước, cũng như mạng xã hội, đề cập và tranh luận nhiều nhất, trước khi được cấp phép… Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý xuất bản cuốn sách này, cho rằng những người làm sách là trở cờ, là theo giặc, là nói xấu quân đội và nhân dân ta. Những ý kiến này cũng có sự tham gia của cả các tướng lĩnh quân đội, chứ không chỉ những người dân, người trẻ tuổi. Tôi dài dòng một chút để các bạn nắm thêm chút thông tin, trước khi tôi kể về cuộc họp. Mọi người đều đồng thuận rằng: sự thật đã bị bưng bít lâu quá. Người còn, người mất. Rồi nhiều thông tin không rõ ràng, nên mọi người loay hoay giữa sự hỗn độn đó. Nhưng nói chung là đã tố cáo tội ác của quân Trung Quốc dã man tàn sát bộ đội Hải quân ta. Vấn đề không làm rõ được là mệnh lệnh "KHÔNG BẮN" hay là "KHÔNG BẮN TRƯỚC", CÓ LỆNH KHÔNG? CÓ THÌ AI RA LỆNH??? Đó là khúc mắc của nhiều người, nhiều năm. Khi tôi hỏi thì Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nói rằng: "Bắn trước hay bắn sau, không quan trọng, mà là tinh thần giữ đảo của chiến sỹ ta là tuyệt vời. Bây giờ " NHÉT " (chữ cụ dùng) câu đó vào mồm thằng Lanh binh nhất 19 tuổi rồi trách cứ nhau". Cụ nói tiếp: Tôi gọi thằng Lanh về, hỏi "Họ phỏng vấn thì mày nói gì ?" Lanh, một con người như thất thần sống sót sau loạt nã pháo tàn bạo của quân Trung Quốc, thưa: "Dạ! Nói gì, con cũng không nhớ. Con cứ lựa theo họ hỏi là con nói". Cụ Lâm than: "Thôi chết rồi! Bọn nhà báo vô lương tâm. Nó vào phỏng vấn tôi, hỏi xiên xẹo. Tôi đuổi thẳng cổ. Tôi bảo cô nhà báo: Chị muốn viết gì theo ý chị thì viết chứ lừa tôi để viết theo ý chị thì mời chị ra khỏi nhà". "Thực ra, ngày đó Quân chủng HQ không có kế hoạch tác chiến chống cướp đảo. Tàu tên lửa, tàu hộ vệ, tất cả nằm ở Cam Ranh, với mệnh lệnh cấm ra khơi. Và mấy con tàu vận tải nhằm Trường Sa chở theo vật liệu xây dựng. Mà cũng không ngờ TQ nó tàn bạo thế". Chuyện tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to: "Tôi biết người ra lệnh KHÔNG BẮN", làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại, thì đó là ông Lê Đăng Doanh. Tôi may mắn ngồi gần, nên quay sang nói: Bác kể xem nào. Ông Doanh kể: "Hôm ấy tôi với vai trò là người giúp việc TBT Nguyễn văn Linh, ngồi ngay sau TBT nên tôi theo dõi hết. Ông Nguyễn Cơ Thạch ĐẬP BÀN, NHƯ LÀ GẦM LÊN, RUNG CẢ CỬA KÍNH: "Ai ra lệnh KHÔNG BẮN?", thì ông Lê Đức Anh trả lời: "TÔI". Ông Thạch quay sang ông Linh, thì ông Linh ngồi im, không có ý kiến gì". Có ai đó chen vào: "Họ đã chuẩn bị cho Thành đô 1990 từ lúc này". Tôi nhắc lại là theo yêu cầu của vài người bạn thân thiết, tôi chỉ chép lại những gì tôi nghe được. Còn đúng sai là việc quá xa vời, tôi không khẳng định. Các bạn thấy xem được thì xem. Không hợp ý các bạn thì tôi nhận là kẻ chém gió bốc phét ba lăng nhăng. Các bạn biết tôi mà, tôi không trách gì các bạn. Kèm một số ảnh chụp hôm đó, toàn người quen cả. P.T.D. Nguồn: https://www.facebook.com/tao.vovan.1/posts/2211313332218204 | ||||||
Việt Nam, Nhật cùng khai thác khí đốt trên Biển Đông giữa căng thẳng với Bắc Kinh Posted: 01 Aug 2018 03:44 PM PDT 01/08/2018 Công ty dầu khí quốc gia PetroVietnam hôm 1/8 cho biết họ đã ký một hợp đồng với hai công ty của Nhật để bán khí đốt từ một lô dầu khí gần với khu vực có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. Lễ ký hợp đồng mua bán khí đốt giữa PetroVietnam (PVN) và các chủ mỏ khí đốt – gồm công ty Idemitsu Kosan Co. Ltd và Teikoku Oil Co. Ltd. – của Nhật diễn ra tại Hà Nội ngày 31/7, theo thông tin từ trang web của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Việc ký kết này diễn ra vài tháng sau khi có thông tin cho rằng Bắc Kinh ép Hà Nội dừng các dự án thăm dò dầu khí với một đối tác của Tây Ban Nha vào tháng 3 năm nay. Trước đó, vào tháng 7/2017, công ty của Tây Ban Nha, Repsol, cũng đã phải dừng hoạt động thăm dò, khai thác với PetroVietnam do sức ép từ Trung Quốc. Sức ép này đang làm cho Việt Nam gặp khó khăn trong việc duy trì sản lượng dầu khí khi các sản lượng ở các mỏ chính của Việt Nam giảm dần. "Việc phát triển dự án này là rất quan trọng khi các hoạt động khai thác và sản xuất đã giảm xuống trong những năm gần đây do những căng thẳng trên Biển Đông, chiến dịch truy quét tham nhũng và giá dầu thô liên tục xuống thấp," một quan chức PetroVietnam không muốn nêu tên cho Reuters biết. Theo hợp đồng ký kết hôm 31/7, PetroVietnam và các đối tác Nhật Bản sẽ cùng khai thác khí đốt tại mỏ Sao Vàng-Đại Nguyệt (Lô 05-1b và 05-1c) nằm tại khu vực nước sâu, xa bờ của Bể Nam Côn Sơn thuộc thềm lục địa Việt Nam và cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 300km về phía Đông Nam, theo bản tin của PetroVietnam. Mỏ này theo dự kiến sẽ bắt đầu khai thác dòng dầu, khí thương mại đầu tiên trong Quý 3/2020. Một thông cáo của PetroVietnam được Reuters trích dẫn nói rằng hợp đồng này sẽ "đóng góp lớn vào việc đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia." Vào tháng 4, PetroVietnam đã phải lên tiếng rằng căng thẳng trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò và khai thác ngoài khơi của Việt Nam trong năm nay. Đường 'lưỡi bò' 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra bao trọn phần lớn Biển Đông, trong đó bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tháng 3 vừa qua, PetroVietnam yêu cầu công ty năng lượng Tây Ban Nha, Repsol, ngừng một dự án ngoài khơi dưới sức ép của Trung Quốc và vào tháng 5 một công ty của Nga, Rosneft, cũng đã bày tỏ quan ngại rằng việc khoan thăm dò gần đây của họ có thể sẽ làm Trung Quốc phật lòng. Trong chiến dịch chống tham nhũng đang được Đảng Cộng sản tiến hành, nhiều quan chức cấp cao của các công ty nhà nước, trong đó có PetroVietnam, đã bị bắt giữ và kết án tù. Theo giữ liệu của chính phủ đưa ra hôm 29/7, sản lượng dầu thô của Việt Nam trong bảy tháng đầu năm nay giảm 11,3% xuống còn 7,16 triệu tấn so với năm ngoái. Diễn đàn FacebookViệt – Nhật ký thỏa thuận mua bán khí đốt khai thác ở Biển ĐôngĐòi hỏi chủ quyền của các nước ven Biển Đông.(@wikipedia.org) Theo hãng tin Reuters, hôm nay 01/08/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PetroVietnam thông báo đã ký thỏa thuận mua bán với hai công ty Nhật khai thác khí đốt tại Biển Đông. Thỏa thuận trên được ký kết trong bối cảnh Bắc Kinh thường xuyên gây áp lực với các đối tác nước ngoài của Việt Nam muốn tham gia một số dự án khai thác dầu ở Việt Nam và sản xuất dầu khí của Việt Nam có xu hướng sụt giảm. Thỏa thuận được ký ngày hôm qua 31/07, tại Hà Nội, sẽ cho phép bắt đầu từ quý 3 năm 2020, khai thác thương mại sản phẩm của hai giếng khí đốt nằm cách bờ biển Việt Nam 300 km có tên gọi là Sao Vàng- Đại Nguyệt trong khu vực mỏ Nam Côn Sơn, ngoài khơi thành phố Vũng Tàu. Dự án khai thác này do hai công ty Nhật góp vốn đầu tư khai thác được khởi công từ tháng 3 năm nay. Cụ thể công ty Idemitsu Kosan góp vốn đầu tư 43,08%, Teikoku Oil chiếm 36,92%, phần góp vốn còn lại thuộc Tập đoàn Dầu khi Việt Nam là 20%. Dự án khai thác khu mỏ này đã được khởi công từ tháng 3/2018. Reuter trích dẫn một quan chức PetroVietnam dấu tên cho biết « việc khởi động dự án (với Nhật Bản) này là rất quan trọng vì các hoạt động thăm dò và sản xuất dầu đã giảm trong những năm qua do các căng thẳng tại Biển Đông, do chiến dịch bài trừ tham nhũng đang tiến hành và do giá dầu thô vẫn duy trì ở mức thấp ». Tháng Tư vừa qua, PetroVietnam đã có báo cáo về việc tình hình căng thẳng tại Biển Đông sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động thăm dò và sản xuất dầu của Việt Nam trong năm nay. Trước đó, hồi tháng Ba, tập đoàn Việt Nam cũng đã phải ngừng một dự án khai thác dầu với công ty Tây Ban Nha Repsol do sức ép của Trung Quốc. Khu mỏ Sao vàng- Đại Nguyệt không nằm trong vùng có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, nhưng gần sát « với đường 9 đoạn » mà Trung Quốc vẽ nên để đòi hỏi gần như toàn bộ chủ quyền ở Biển Đông. | ||||||
Ngoại trưởng Mỹ họp an ninh châu Á, bàn về Triều Tiên, Biển Đông, an ninh mạng Posted: 01 Aug 2018 03:42 PM PDT 01/08/2018 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ gặp gỡ các giới chức ASEAN tại Singapore trong tuần này. Ông Pompeo theo trông đợi sẽ thúc đẩy chính sách của chính quyền Trump về Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, nhưng những lo ngại về Triều Tiên có thể sẽ bao trùm lên chương trình nghị sự. Tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Ngoại trưởng Pompeo sẽ gặp 17 đối tác để giải quyết những thách thức an ninh quan trọng nhất của khu vực, bao gồm mối đe dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng, xung đột trên Biển Đông, cuộc khủng hoảng người Rohingya tại bang Rakhine của Myanmar, an ninh mạng và các chủ đề khác. Khi được hỏi liệu ông Pompeo có họp song phương với Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ở Singapore hay không, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các nhà báo: "CHDCND Triều Tiên cũng đang ở trong nhóm với tư cách là thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN trong số 27 quốc gia. Vì vậy, sẽ có các cuộc thảo luận bao gồm cả Triều Tiên". Giới chức này cho biết sẽ có những cuộc gặp gỡ tình cờ và các cuộc gặp theo kế hoạch tại các hội nghị lớn, nhưng không có một cuộc họp song phương nào để loan báo. Bộ Ngoại giao Nga hôm 1/8 cho biết họ đang tìm cách thiết lập các cuộc họp song phương giữa Ngoại trưởng Sergey Lavrov và các đối tác của một số nước, trong đó có Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng sẽ có mặt tại Singapore, nhưng giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không có kế hoạch nào cho việc họp với Iran. Lo ngại về hoạt động tên lửa và hạt nhân đang diễn ra của Triều Tiên lại nổi lên sau khi tờ Washington Post hôm 31/7 dẫn lời các giới chức tình báo Mỹ tin rằng Bình Nhưỡng đang tiếp tục làm các tên lửa mới, tại cùng một cơ sở nghiên cứu mà nước này đã sử dụng để làm các tên lửa liên lục địa có khả năng phóng tới bờ biển phía Đông Hoa Kỳ. Viên chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối bình luận về thông tin trên, nói rằng ông sẽ không bàn luận về các vấn đề tình báo. Singapore là địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hồi tháng Sáu, nơi hai bên cam kết sẽ tiến hành việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhưng các chuyên gia nói rằng Triều Tiên dường như vẫn đang tiếp tục các chương trình hạt nhân và tên lửa của mình, và hai bên cần phải tiếp tục đàm phán để chốt lại các bước đầu tiên trong tiến trình phi hạt nhân hóa. Trước chuyến đi, Ngoại trưởng Pompeo công bố sẽ có 113 triệu đôla dành cho đầu tư mới trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, tập trung vào công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Sự tập trung vào khu vực diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng tăng về thương mại và thuế quan. Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ-Thái Bình Dương hôm 30/7, Ngoại trưởng Pompeo nói: "Cũng như rất nhiều đồng minh và bạn bè châu Á của chúng tôi, đất nước chúng tôi đã chiến đấu giành độc lập từ một đế chế được tôn kính. Do đó, chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ mưu tìm sự thống trị ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, và chúng tôi sẽ phản đối bất kỳ quốc gia nào làm điều này". Trên đường đến Singapore, ông Pompeo sẽ dừng chân tại Malaysia để gặp Thủ tướng mới đắc cử Mahathir Mohamad để thảo luận về các quyền lợi chung, bao gồm thương mại và chống khủng bố. Trên đường trở về Washington, Ngoại trưởng Pompeo sẽ dừng lại ở Jakarta, Indonesia, để gặp Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo để tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nền dân chủ lớn thứ ba thế giới. | ||||||
VNTB - Kế họach lớn của Trump đối với Nga Posted: 01 Aug 2018 03:39 PM PDT Phạm Nguyên Trường dịch (VNTB) Tổng thống Donald Trump có lý: Quan hệ Nga-Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất trong mấy chục năm qua, và sự kiện này chủ yếu là lỗi của những người tiền nhiệm thời hậu-Chiến tranh lạnh của ông. Trump coi việc phục hồi quan hệ thiếu lành mạnh này là sứ mệnh của mình. Tôi cho rằng chính quyền Trump đang tìm cách đẩy Moskva ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc (hình thành sau khi Nga chiếm Crimea vào năm 2014) và trở lại với phương Tây. Không, Vladimir Putin không phải là người dễ thương, tay ông ta chắc chắn là đã nhuốm máu (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen). Nhưng, như cựu tổng thống Lyndon Johnson đã từng châm biếm J. Edgar Hoover, "để anh ta ở trong lều và đái ra ngoài thì tốt hơn là cho anh ta ra ngoài rồi đái vào lều".
Hơn nữa, quân đội Nga có thể làm cho nước này trở thành lực lượng đối trọng tự nhiên của nước Trung Quốc đang vươn lên một cách nhanh chóng. Vụ tranh cãi diễn ra trong thời gian gần đây giữa phương Tây và Nga đã đẩy Nga sang phe Trung Quốc – Nga không còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc, giúp Trung Quốc vươn lên nhanh chóng trong khu vực châu Á. Trump phải ve vãn Nga để đưa Nga trở về và kiềm chế quá trình vươn lên tưởng như không thể nào ngăn chặn được của Trung Quốc. Lịch sử của vụ gây hấn Giai đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga đã có quan hệ tương đối thân thiện. Nhưng, năm 2004, khi Mỹ bắt đầu can thiệp bí mật vào Ukraine (gọi là "Cách mạng Cam"), thì Vladimir Putin tin rằng phương Tây tìm cách phá hoại chế độ của ông ta và giảm tối đa quyền lực của Nga. Năm 2007, Putin tham dự hội nghị an ninh Munich và tung ra bài diễn văn chỉ trích một cách gay gắt chủ nghĩa quân phiệt Mỹ ở Trung Đông và "mở rộng gấp đôi" NATO và E.U., lấn vào vùng ngoại vi của Nga. Chưa tới một năm sau, quân Nga tràn vào Gruzia, và quan hệ Nga-Mỹ trở thành những lời lên án và khinh thường lẫn nhau. Sau cuộc bầu cử Tổng thống Barack Obama, năm 2008, quan hệ giữa chính phủ mới ở Washington và Moskva đã ấm lên. Tổng thống Obama không lặp lại cái mà ông tin là thái quá về quân sự của chính quyền George W. Bush. Vì vậy, Obama quay sang với Nga. Nga chấp nhận đề nghị của ông này. Đáng tiếc là, giai đoạn "thiết lập lại" quan hệ với Nga thiết lập lại thực sự thì ít mà đơn phương đầu hàng Moskva thì nhiều. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới của Obama (thường được gọi là "BẮT ĐẦU MỚI") đã hạn chế việc hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Mỹ (và số lượng tên lửa) nhưng cho phép Nga hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo Larry Bell, Hiệp ước cũng "xóa bỏ các chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ". Tuy nhiên, Hiệp ước này đã làm giảm được căng thẳng. Như Thomas Grove viết cho Teaauter, tháng 3 năm 2011, cho Reuters, "Hiệp ước giới hạn vũ khí hạt nhân mới giữa Nga và Mỹ củng cố lời tuyên bố của cả hai phía rằng chiến tranh giữa Moskva và phương Tây là chuyện không thể nào tưởng tượng nổi và tạo điều kiện cho Điện Kremlin đưa thêm nguồn lực về phía đông". Vấn đề phía Đông của Nga Vùng Viễn Đông của Nga là khu vực rộng lớn, có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng sống còn, nhưng dân cư thưa thớt. Vùng này lại có chung biên giới với đất nước đông dân nhất, phát triển nhanh nhất và tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhất nhất thế giới: đấy là Trung Quốc. David Goldman từng nói, Trung Quốc coi các nước khác là chất đạm có giá trị để cho mình ăn. Vùng Viễn Đông của Nga đúng là như thế. Trong 30 năm qua, người gốc Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng Viễn Đông dân cư thưa thớt và bắt đầu chèn ép người Nga bản địa. Chắc chắn là, vùng Viễn Đông của Nga sẽ trở thành lãnh thổ, trên thực tế, của Trung Quốc. Putin biết rằng chuyện đó đang diễn ra. Ông ta đang dùng hết sức bình sinh để giữ lại lãnh thổ châu Á của mình. Nhưng, do lực lượng quân sự tương đối mỏng, khả năng bảo vùng biên giới rộng lớn của ông ta là khá hạn chế. Chúng ta biết rằng Putin muốn củng cố vùng Viễn Đông của Nga. Hiện nay, Moskva đang đưa các hệ thống phòng thủ ven biển di động K-300P Bastion-P và BAL đến quần đảo Kurile (nước này chiếm được vào năm 1945, bất chấp những lời tuyên bố về chủ quyền của Nhật Bản).
Đáng tiếc là, Moskva không thể đưa lực lượng ra khỏi nơi mà người Nga coi là những điểm nóng hơn ở châu Âu và Trung Đông. Với ngân sách quốc phòng năm 2018 là 51 tỷ USD, Moskva đơn giản là phải lựa chọn: Bảo vệ vùng Viễn Đông rộng lớn, giàu tài nguyên của mình, không để Trung Quốc chiếm đoạt hay chống lại điều mà họ coi là phương Tây thù địch với lực lượng quân sự tiến tiến (xin nhớ: hai cuộc xâm lược lớn trong lịch sử Nga - Napoleon và Hitler – đều đến từ phương Tây). Thái Bình Dương hấp dẫn hơn (hoặc phải hấp dẫn hơn) đối với một người Nga có tư tưởng đế quốc-dân tộc chủ nghĩa như Putin. Ở đây có những nền kinh tế năng động nhất thế giới; Thái Bình Dương tạo điều kiện để nước Nga gia tăng sự hiện diện về quân sự trong những khu vực giàu tài nguyên (đồng thời lập hàng rào phòng thủ nhằm bảo vệ các tuyến đường đi vào vùng Bắc cực của Nga - một nguồn tài sản quan trọng của nước Nga). Tiếp tục bị ám ảnh về châu Âu, hoặc tiếp tục để Liên bang Nga ốm yếu dính líu vào nền chính trị bộ lạc của Trung Đông không phải là lợi ích chiến lược lâu dài của Moskva. Washington phải nhận thức được thực tế này và thiết lập quan hệ thân thiện hơn với Moskva. Nếu chuyện đó có thể xảy ra, Putin sẽ thực hiện được công việc bảo vệ an toàn vùng biên giới đang gặp nhiều rắc rối của mình. Sự thân thiện lâu dài giữa Mỹ, Châu Âu và Nga sẽ giúp ổn định vùng biên giới phía tây của nước Nga. Cùng với Mỹ (và Israel), Nga có thể nghiền nát những đồn lũy khủng bố còn sót lại trong thế giới Hồi giáo, góp phần củng cố khu vực phía nam của nước Nga. Lúc đó, bằng cách củng cố vị trí của mình ở Viễn Đông, Nga hoàn toàn có thể tập trung vào việc gây khó khăn cho chiến lược lớn của Trung Quốc. Bước đi đó của Mỹ sẽ làm thay đổi một cách căn bản điều mà Zbigniew Brzezinski, nhà địa chiến lược Mỹ, từng gọi là "bàn cờ lớn". Nó cũng sẽ làm suy yếu và làm mất giá vĩnh viện mối đe dọa mà nước Trung Quốc đang ngóc đầu dậy gây ra - không chỉ đối với Mỹ và châu Á, mà còn đối với toàn thế giới. Brandon J. Weichert là nhà phân tích địa chính trị, quản lý The Weichert Report: World News Done Right and is a contributor at The American Spectator, đồng thời là biên tập viên của American Greatness. Ông viết cho nhiều báo lớn và đang làm nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ về quan hệ quốc tế. Nguồn: Americanthinker | ||||||
Nga – Nhật nồng ấm, ''Bộ Tứ'' dễ bề kiềm chế Trung Quốc Posted: 01 Aug 2018 03:36 PM PDT Trọng ThànhCuộc họp 2+2 Nga-Nhật. Từ phải qua trái, bộ trưởng Quốc Phòng Nga Shoigu, ngoại trưởng Nhật Kono, ngoại trưởng Nga Lavrov và bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Onodera, Matxcơva, 31/07/2018.REUTERS/Maxim Shemetov Từ hơn nửa năm nay, chủ trương hợp tác "Bộ Tứ" (bao gồm bốn quốc gia Mỹ-Nhật-Úc-Ấn) tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, để kiềm chế thế lấn tới của Trung Quốc, được quảng bá rộng rãi. Thế nhưng vai trò của nước Nga ra sao trong cục diện mới này ? RFI giới thiệu các nhận định của tiến sĩ Vinay Kaura. Theo chuyên gia Ấn Độ, nếu quan hệ Nga – Nhật nồng ấm, "Bộ Tứ" sẽ dễ bề hợp tác, ngăn chặn tham vọng thống trị của Bắc Kinh. Bài viết của tiến sĩ Vinay Kaura (1), chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại Học Sarday Patel, bang Rajasthan, được đăng tải hôm qua, thứ Ba 31/07/2018, đúng vào ngày diễn ra cuộc đối thoại theo cơ chế 2+2, giữa các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Nga – Nhật. Về phía Nga, có ngoại trưởng Serguei Lavrov và bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Choigou, về phía Nhật là ngoại trưởng Taro Kono và bộ trưởng Quốc Phòng Itsomori Onodera. Đối thoại 2+2 với một quốc gia không đồng minh Nhà nghiên cứu Ấn Độ đặc biệt chú ý đến cuộc họp Nga – Nhật ngày hôm qua, thứ Ba 31/07/2018, tại Matxcơva, theo cơ chế 2+2. Vậy vì sao cơ chế này lại được chú ý như vậy ? Theo tiến sĩ Vinay Kaura, cơ chế 2+2 nói trên vốn chỉ dành cho các đồng minh thân thiết, trong khi đó Nga và Nhật vốn hoàn toàn không phải như vậy, chưa kể trong suốt lịch sử thế kỷ 20, hai quốc gia này lại thường là đối thủ của nhau. Trong cuộc chiến đầu tiên năm 1904-1905, Nhật xâm chiếm lãnh thổ của Nga, và ngược lại trong cuộc chiến thứ hai (Thế Chiến Hai), Nga chiếm đất của Nhật. Năm 1956, Nhật Bản và Liên Xô ký kết một tuyên bố đình chiến và thiết lập quan hệ ngoại giao, thế nhưng một hiệp đinh hòa bình chính thức song phương vẫn chưa đạt được, do các tranh chấp về lãnh thổ. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Matxcơva và Tokyo đều giữ khoảng cách. Trong suốt hai thập niên gần đây, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để cải thiện quan hệ song phương, nhưng không mấy kết quả. Chính vì vậy, việc Nga – Nhật thiết lập cơ chế đối thoại 2+2 kể từ tháng 11/2013, được coi là một nỗ lực mang tính đột phá, mang lại hy vọng đưa quan hệ song phương sang một thời kỳ mới (một điều đáng chú ý là Tokyo và Matxcơva thiết lập cơ chế đối thoại nói trên chỉ một tháng sau khi Mỹ-Nhật thực thi đầy đủ cơ chế đối thoại hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng – người viết). Cuộc khủng hoảng Ukraina, với việc Nga sát nhập bán đảo Crimée của nước này, khiến quan hệ giữa Matxcơva và Tokyo đột ngột lâm vào khủng hoảng, với việc Nhật Bản tham gia vào các trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên cũng chính Nhật Bản là nước phương Tây đầu tiên nối lại các đối thoại cấp bộ trưởng với Nga. Trong chuyến công du Nhật của tổng thống Nga Putin, tháng 12/2016, một cuộc đối thoại 2+2 lần thứ hai giữa Nga và Nhật đã được tổ chức vào tháng 3/2017 (xem thêm : Hội đàm Nga – Nhật: Bắc Triều Tiên và tranh chấp Kuril là trọng tâm). Trung Quốc : Nga vừa hợp tác, vừa lo Vì sao Nhật Bản nỗ lực để cải thiện quan hệ quốc phòng và ngoại giao với Nga ? Theo chuyên gia Ấn Độ, một trong lý do cơ bản để Tokyo hết sức cố gắng để cải thiện quan hệ với Nga là để không cho Matxcơva và Bắc Kinh xích lại gần nhau, đặc biệt về mặt quân sự, bởi một trục Nga – Trung khăng khít sẽ gây khó khăn cho các hợp tác chiến lược khác của Nhật, đặc biệt trong đó có trục hợp tác Bộ Tứ, bao gồm Mỹ - Nhật - Ấn và Úc (tức Quad - chữ viết tắt của Quadrilateral Security Dialogue). Như vậy, việc quan hệ Nga – Nhật nồng ấm không chỉ có ý nghĩa cho quan hệ song phương, mà còn mang lại một thay đổi hết sức quan trọng cho cục diện chiến lược của toàn bộ châu Á. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ý thức rõ môi trường an ninh phức tạp ở Đông Bắc Á, nơi có một Trung Quốc đang ngày càng độc đoán, một Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi đó chính sách của Hoa Kỳ ngày càng trở nên khó lường đoán, khi nhà tỉ phú Donald Trump tiền hậu bất nhất trị vì tại Nhà Trắng. Một đối trọng với Bắc Kinh Triển vọng hợp tác Nga - Nhật trong tình thế mới này ra sao ? Trước hết phải ghi nhận là, về phía nước Nga, Matxcơva có nhiều quan hệ mật thiết với Bắc Kinh về kinh tế và chiến lược. Một liên minh khăng khít với Trung Quốc, có thể giúp chính quyền Putin củng cố uy thế trên trường quốc tế, thế nhưng Matxcơva cũng không muốn hỗ trợ cho tham vọng gia tăng của Trung Quốc, muốn trở thành « siêu cường châu Á duy nhất », tạo nên một hệ thống lưỡng cực mới, trong thế đối đầu với Hoa Kỳ. Để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt « chiến lược », Nga cũng cố gắng phát triển các quan hệ với các cường quốc châu Á khác, đặc biệt là với Nhật Bản và Việt Nam. Chính quyền Putin hiểu rằng có thể sử dụng quan hệ với Nhật Bản để đối trọng với Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Matxcơva và Tokyo liên tục có các thương lượng để tìm ra một giải pháp bền vững cho xung đột chủ quyền lâu nay, liên quan đến quần đảo Kuril, do Nga kiểm soát, mà Nhật Bản gọi là « các vùng lãnh thổ phương Bắc ». Những vùng lãnh thổ mà, theo Tokyo, đã bị quân đội Liên Xô chiếm đóng từ năm 1945. Nhật cũng có nhiều kế hoạch hợp tác kinh tế với Nga tại các đảo tranh chấp, để tăng cường lòng tin. Cụ thể là trong năm lĩnh vực, nghề cá, trồng cây trong nhà kính, du lịch, năng lượng gió và xử lý rác thải. Matxcơva hiện đang xem xét ký kết một thỏa thuận với Nhật, xây một cây cầu dài 28 hải lý, nối liền hòn đảo Sakhalin của Nga, với đảo lớn Hokkaido, cực bắc Nhật Bản. Đặc biệt là Nhật và Nga đang hướng đến các hợp tác an ninh mật thiết. Cuốn Sách Xanh mới nhất của bộ Ngoại Giao Nhật (Diplomatic Bluebook 2017) mô tả quan hệ song phương với Nga là « có tiềm năng hết sức lớn lao », đồng thời khẳng định quan hệ này sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực (xem thêm : Nga muốn tổ chức thượng đỉnh Nam-Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản). Nhân tố hàn gắn Về phần mình, Ấn Độ có thể làm gì để thúc đẩy quan hệ Nga – Nhật ? Ấn Độ không chỉ hợp tác mật thiết với Nga mà cả với Nhật. Đây là hai quốc gia duy nhất mà New Delhi tổ chức hàng năm các hội kiến ở cấp thượng đỉnh, với Nga là từ năm 2000, và với Nhật là từ năm 2006. Quan hệ đặc biệt, lâu bền này khiến Ấn Độ có thể trở thành một nhà trung gian, hay một nhà môi giới hòa giải, mà Matxcơva và Tokyo có thể mời đến, mỗi khi quan hệ song phương Nhật – Nga gặp trục trặc. Matxcơva vốn nhìn Bộ Tứ Ấn Độ -Thái Bình Dương với cặp mắt ngờ vực. Nhưng Ấn Độ và Nhật Bản cũng là thành viên của Bộ Tứ. Nếu cảm thấy bị liên minh Bộ Tứ đe dọa, Nga có thể siết chặt quan hệ với Trung Quốc. Chính ở đây mà Nhật Bản và Ấn Độ có vai trò rất lớn trong việc gây dựng lòng tin với Nga. Bởi hai quốc gia châu Á này không chia sẻ quan điểm của chính quyền Mỹ, coi nước Nga là một « thách thức lớn về an ninh », một quốc gia gây bất ổn. Như vậy, Bộ Tứ, với hai thành viên Nhật - Ấn, chắc chắn sẽ không phải là một khối lập ra để đối đầu với Nga. Trong lúc Ấn Độ thể hiện rõ ràng là không làm gì để bị coi như là ngăn chặn lợi ích hay ảnh hưởng của Nga, thì Nhật Bản vẫn tiếp tục đón tiếp các quan chức quân sự cao cấp của Nga vốn bị phương Tây trừng phạt. Cuộc gặp không chính thức giữa thủ tướng Ấn và tổng thống Nga tháng 5/2018 tại Sotchi cũng chính là dịp để New Delhi khẳng định Nga không phải là đối tượng của liên minh Bộ Tứ (2). Chuyên gia Ấn Độ kết thúc bài phân tích với nhận định : quan hệ Nga với Trung Quốc không tránh khỏi những mặt tiêu cực. Mỗi lần như vậy Matxcơva có thể tìm lại thế cân bằng thông qua mối quan hệ chiến lược với Nhật Bản và Ấn Độ. Ghi chú (1) Tiến sĩ Vinay Kaura là phó giáo sư khoa Quan Hệ Quốc tế và Nghiên cứu An Ninh, Đại Học Sardar Patel (Sardar Patel University of Police, Security, and Criminal Justice). (2) Nhà nghiên cứu Vinay Kaura tỏ ra không mấy tin tưởng vào diễn biến « tích cực » mới đây trong quan hệ Ấn – Trung, sau thượng đỉnh Tập Cận Bình – Narendra Modi tại Vũ Hán, cuối tháng 4/2018. Theo ông, « thỏa thuận Vũ Hán » chỉ có ý nghĩa như một sự hòa hoãn, khiến vùng biên giới phía bắc của Ấn Độ tạm thời không bị Trung Quốc quấy phá. This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | ||||||
Việt nam đang có xu hướng rời Trung? Posted: 01 Aug 2018 03:31 PM PDT Có khá nhiều lý do, động thái, và biểu hiện để nhận biết được Việt nam đang nghiêng về nước nào trong quá trình đối ngoại của mình. Trong hàng thập niên kể từ sau cuộc chiến tranh Việt - Pháp kết thúc, với sự gia tăng ý thức hệ, Việt nam gần như đi theo con đường mà ĐCS đã chọn, với sự bao phủ của Trung Quốc dựa trên ý thức hệ tương đồng.
Cho đến nay, Việt - Trung vẫn giữ mối quan hệ hòa hảo theo hướng đại cục. Và trong những yếu tố then chốt Việt - Trung là tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Bắc Kinh theo nguyên tắc 'một Trung Quốc'. Có nghĩa những vùng như Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan là lãnh thổ thuộc Trung Quốc, và quan hệ đối với các khu vực này chỉ dừng ở cấp lãnh thổ. Tuy nhiên, cơn biến động Biển Đông vừa qua, Việt nam có lẽ đã có một sự thay đổi nhất định. Theo đó, một nhà máy sản xuất đồ nội thất Đài Loan ở Việt nam đã được phép cắm cờ Đài Loan bên ngoài nhà máy của mình. Taiwan news đưa tin, kể từ năm 2014, một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt nam thường dẫn đến sự tấn công các nhà máy Trung Quốc. Đài Loan và công dân Đài Loan thường bị đánh đồng với Trung Quốc và trở thành mục tiêu của những người biểu tình. Và 'để tránh hiểu lầm', một công ty Đài Loan đã nhận được sự cho phép của chính phủ Việt Nam để cắm lá cờ quốc gia Đài Loan ở phía trước nhà máy. Động thái này được báo Taiwan news ngày 28.07 nhận định rằng: không thể tưởng tượng được. Công ty được phép làm điều này là Công Ty TNHH Công Nghiệp Gỗ Kaiser 1 (Kaiser 1 Furniture Industry), chiếm 5% kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất. Kaiser có 7.000 nhân viên, nhà máy nằm cách Tp. Hồ Chí Minh 60 km, thuộc tỉnh Bình Dương. Tại lối vào khu công nghiệp, hai lá cờ Việt Nam bay, hai bên là cờ của Hoa Kỳ, điểm đến chính của sản phẩm nội thất và hai lá cờ Đài Loan. Sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, Kaiser nhận được tiền bồi thường từ chính phủ Việt nam và sự tuyên truyền từ nhà nước đối với công dân sở tại về sự khác việt giữa Trung Quốc và Đài Loan. Sự cho phép lần này của Việt nam cho thấy, có sự thay đổi trong mối quan hệ hai nước, nhất là khi động thái lần này chạm vào nguyên tắc số 1 của Bắc Kinh. Trước đó, giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan thường rơi vào căng thẳng kể từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền tại hòn đảo từ năm 2016. Bà Thái là người có tư tưởng phản đối chính sách 'Một Trung Quốc', trong khi Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và nhiều lần tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực để thống nhất hòn đảo. Đối với các nước có quan hệ với Đài Loan theo hướng nhà nước, Trung Quốc thường áp dụng biện pháp trừng phạt kinh tế để chống lại chính sách được cho là xâm hại nghiêm trọng chủ quyền và tính thống nhất lãnh thổ. Mới đây, Palau, một quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, đã lên tiếng nhờ Mỹ và Nhật Bản hỗ trợ nền công nghiệp du lịch nước này sau khi Trung Quốc được cho là đã cấm du khách Bắc Kinh tới đây vì Palau có quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Việt nam thường luôn nhấn mạnh 'tôn trọng nhưng không sợ Trung Quốc', tuy nhiên, lần cho phép treo cờ này cũng đã cho thấy không còn sự tôn trọng đó. Có lẽ nó xuất phát từ việc Bắc Kinh đã không tôn trọng vấn đề chủ quyền Biển Đông, với xu hướng đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo trong thời gian gần đây. Trong một thông tin có liên quan, cũng theo Taiwan News, Đài Loan và Việt Nam vừa ký Biên bản ghi nhớ về trao đổi thành phố thông minh (Tp. Hồ Chí Minh). Nhân sự kiện này, Chủ tịch Hiệp hội Máy tính Tp. HCM đã cho hay, Đài Loan đã đầu tư lâu dài vào Việt Nam và gần đây, một xu hướng cho thấy sự hợp tác giữa Đài Loan và Việt Nam không chỉ ở các lĩnh vực kinh tế và thương mại mà còn mở rộng sang phát triển và đầu tư công nghệ. Ánh Liên (VNTB) | ||||||
TRUNG QUỐC XUỐNG "GIỌNG SỀ", TỎ LỄ ĐỘ VỚI MỸ Posted: 01 Aug 2018 04:12 PM PDT Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành Sáng ngày 01/08/2018, Thời báo Hoàn Cầu phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: "Phải chăng Trung Quốc-Mỹ sẽ đối kháng chiến lược và [điều đó] sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ?" nhằm xoa dịu nỗi lo của giới trẻ Trung Quốc sợ rằng do Trung Quốc – Mỹ chống nhau toàn diện mà họ sẽ không được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống khấm khá hiện nay. Bài báo phản ánh tâm trạng bất an của Bắc Kinh trước quyết tâm sắt đá của TT Trump đòi lập lại sự công bằng trong buôn bán Trung – Mỹ. Nên nhớ rằng Thời báo Hoàn Cầu từng đăng những bài với giọng lưỡi khoa trương kiểu hảo hán thời xưa, nói Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì chỉ có thua, Trung Quốc sẽ trị cho Mỹ nhớ đời… Bài xã luận viết: Chúng tôi cho rằng quan hệ Trung – Mỹ đúng là đứng trước thách thức lớn; trên thực tế chiến tranh thương mại là quá trình định nghĩa lại mối quan hệ Trung – Mỹ sau khi so sánh lực lượng hai nước và tình hình quốc tế đã có biến đổi. Nhưng khả năng Trung – Mỹ đi tới đối kháng toàn diện là cực thấp. Nước Mỹ tồn tại nguyện vọng ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy, đồng thời vẫn muốn tối đa hóa lợi ích trong mỗi thời kỳ của dân chúng Mỹ; chính sách quốc tế của Mỹ nhất định sẽ là kết quả do hai khuynh hướng đó tạo ra. Vì Trung Quốc đã là nước lớn số một trong ngành chế tạo, có tiềm lực thị trường lớn nhất, hơn nữa lại là quốc gia hạt nhân lớn, Mỹ quyết không thể dùng phương thức cắt đứt đơn giản, thậm chí bắt chẹt về quân sự để ngăn chặn Trung Quốc; chiến lược ngăn chặn của Mỹ cũng ắt phải là "phương thức sáng tạo đổi mới" thích hợp với thế kỷ 21. Trong tình hình đó Trung Quốc nhất định phải giữ vững chỗ đứng của mình, giữ sức, vừa không mù quáng tự tin vừa cũng không được sợ Mỹ. Chúng ta phải làm được mấy điểm dưới đây một cách có lý trí: Thứ nhất, về chiến lược phải giữ thái độ khiêm tốn và thế thủ, trong bất kỳ tình thế nào cũng không được chủ động khiêu khích Mỹ, cũng không chủ động thể hiện cho Mỹ thấy mặt mạnh của Trung Quốc. Thứ hai, khi bị Mỹ chèn ép phải kiên quyết chống lại, quyết không dung túng cách làm vô lý của phía Mỹ, đồng thời phải giữ sao cho sự chống đối của ta không vượt quá phạm vi phản kích ngang hàng, không chống đối quá mức. Thứ ba, phải cố gắng tối đa tránh xảy ra xung đột quân sự Trung – Mỹ. Muốn vậy cần làm được hai điểm. Một là quân đội Trung Quốc không triển khai tại bên ngoài khu vực lợi ích cốt lõi của chúng ta những hành động quân sự mà Mỹ phản đối. Hai là phải kiên quyết bảo vệ lằn ranh đỏ do chúng ta vạch ra bên trong khu vực lợi ích cốt lõi [của Trung Quốc], đồng thời tăng tốc phát triển lực lượng chiến lược kể cả lực lượng hạt nhân lớn mạnh, khiến cho Mỹ không dám ngửa bài với chúng ta trong khu vực lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Thứ tư, tăng cường hợp tác với Mỹ trên những lợi ích không cốt lõi của Trung Quốc, không đứng ra đối kháng với Mỹ, dùng nhiều cách triển khai đấu tranh chống lại hành vi bá đạo của Mỹ. Thứ năm, về mặt kinh tế, phải tôn trọng bản quyền tri thức, xử lý tốt mối quan hệ giữa việc nâng cấp ngành nghề sản xuất của Trung Quốc với mong muốn của Mỹ muốn giữ ưu thế về khoa học công nghệ đỉnh cao, nghiêm chỉnh tìm kiếm mô thức cả hai bên cùng thắng, không để cho nan đề này bùng nổ, để thời gian giải quyết vấn đề trí tuệ cho hai bên. Thứ sáu, nghiêm chỉnh tìm kiếm phương thức hiện thực sao cho Trung Quốc trỗi dậy sẽ không thay thế Mỹ hoặc áp đảo Mỹ, hai nước đả phá cuộc chơi có tổng bằng zero [zero-sum game], Mỹ phải chấp nhận xu thế Trung Quốc, với tư cách là nước lớn về số dân, cuối cùng sẽ có tổng lượng kinh tế vượt Mỹ, Trung Quốc nên chấp nhận khả năng Mỹ tiếp tục là trung tâm sáng tạo đổi mới số một trên thế giới, đi trước Trung Quốc trong một thời gian dài trên rất nhiều mặt. Việc xử lý mối quan hệ này là vấn đề cốt lõi trong đối thoại chiến lược Trung – Mỹ. Thứ bảy, Trung Quốc không cùng Mỹ chơi trò chơi địa chính trị toàn cầu và cạnh tranh chiến lược, nhưng chúng ta sẽ đấu tranh cụ thể với cách làm bá quyền của Mỹ, không do dự bảo vệ lợi ích của Trung Quốc. Thứ tám, Trung Quốc quyết không từ bỏ quyền lợi phát triển bình thường của mình, trong bất cứ tình hình nào chúng ta đều sẽ không dùng cách ngừng tiến lên, cam chịu lạc hậu để cầu hòa với Mỹ. Tóm lại, Trung Quốc không chủ động khiêu khích Mỹ đồng thời phải làm tăng cái giá phía Mỹ phải trả do ngăn chặn Trung Quốc, và với sự chân thành nhất, Trung Quốc tìm kiếm mô thức hai bên cùng thắng. Như vậy đối với Mỹ, sức hút hợp tác với Trung Quốc sẽ lớn hơn sức hút đối kháng Trung Quốc, mối quan hệ Trung – Mỹ sẽ tránh được khả năng trở thành bản sao mối quan hệ Mỹ-Xô trong thế kỷ 21. Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ là cuộc xung đột tất nhiên phải xảy ra, nó sẽ khiến hai bên phải tái suy ngẫm. Bởi lẽ quyết sách khoa học và quyết sách dân chủ đã chiếm ưu thế trên phạm vi thế giới, phương thức liều lĩnh dùng vận mạng của cả một quốc gia để đánh cược đã rất khó trở thành chính sách hiện thực của nước lớn. Công chúng Trung Quốc cần phải có niềm tin vào sức mạnh quốc gia của chúng ta, có niềm tin vào năng lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc xử lý tình thế phức tạp. Chúng ta cần tin chắc rằng Trung Quốc đã vượt qua điểm giới hạn có thể bị ngăn chặn, bất cứ sức mạnh nào muốn đánh ngã chúng ta đều chỉ là mơ tưởng hão huyền. Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ bản tiếng Hoa của Thời báo Hoàn Cầu, ngày 01/08/2018. 15 0 1 16 | ||||||
Posted: 01 Aug 2018 01:23 AM PDT Nhiều giờ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gặp Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tại Nhà Trắng hôm 25/7, ông đã tweet: "Thuế quan là điều tuyệt vời nhất! Một quốc gia đối xử với Mỹ bất công về thương mại hoặc là phải đàm phán một thỏa thuận công bằng, hoặc họ sẽ bị đánh thuế". Trước cuộc gặp Trump – Juncker, Liên minh Châu Âu (EU) đã thề sẽ chơi rắn với Mỹ. EU đã đe dọa rằng họ sẽ đánh thuế lên 294 tỷ USD hàng hóa nhập từ Mỹ nếu ông Trump áp thuế nhập khẩu lên ôtô và phụ tùng ôtô sản xuất tại EU. Nhiều người đã lo lắng về một cuộc xung đột thương mại lớn Mỹ-EU sắp diễn ra. Liên minh Châu Âu là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Một cuộc chiến tranh với quy mô như vậy sẽ giống như cuộc chiến một mất một còn giữa hai chú mèo Kilkenny. Cả hai bên có thể đều sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Nhưng EU dường như đã đầu hàng. Mỹ được cho là đã có được đảm bảo những nhượng bộ chính từ EU. Liên minh Châu Âu đã không chỉ đồng ý giảm thuế quan, mà còn nhập khẩu nhiều hơn hàng nông sản và khí hóa lỏng của Mỹ. Ngoài ra, ông Trump đã thông báo rằng hai nền kinh tế lớn này sẽ làm việc cùng nhau để hướng tới ba không: không thuế quan, không trợ cấp, và không hàng rào thương mại phi thuế quan. Những tin tức tốt về thương mại gần đây không chỉ là các thỏa thuận đạt được với EU. Vào ngày 26/7, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã nói với Ủy ban Phân bổ Thượng viện rằng Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ mới (NAFTA) đã gần đàm phán xong. Ông Lighthizer kỳ vọng thỏa thuận mới này giữa Mỹ, Canada và Mexico sẽ "có lợi cho công nhân, nông dân, chủ trang trại và doanh nghiệp Mỹ". Ông Trump đang chiến thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại. Những người phê bình và một số đồng minh của ông Trump đã đặt câu hỏi về chiến lược chống lại các cuộc chiến thương mại trên tất cả các mặt trận. Họ nói rằng rủi ro Mỹ bại trận là quá lớn. Theo họ, người khôn ngoan thông thường sẽ tập trung vào một đối thủ, đánh bại anh ta trước khi chuyển sang tấn công đối thủ tiếp theo. Nhưng đó không phải là cách mà ông Trump muốn làm. Có thể khả năng thiên tài của ông Trump nằm ở điểm này. Đó có lẽ là lý do vì sao ông Trump là tỷ phú, còn đa phần những người gièm pha ông lại không đạt được thành công như thế. Sự trỗi dậy của ông Trump như một lực lượng chính trị ưu tú về cơ bản là lịch sử bất chấp những sự thừa nhận. Ông Trump biết nghệ thuật chiến tranh đỉnh cao là chinh phục kẻ thù mà không cần chiến đấu. Những tranh cãi thương mại có thể gây tổn thương và các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang đến gần. Nếu những xung đột thương mại này dẫn tới nền kinh tế Mỹ tụt dốc, cử tri Mỹ có thể sẽ nhanh chóng quay lưng lại với ông Trump và Đảng Cộng hòa. Nhưng Tổng thống Trump vẫn hào hứng thảo luận và mang theo một cây gậy lớn về thương mại. Các đồng minh như Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu đã cau mày. Ông Trump cũng hiểu rõ nên tấn công đối thủ vào thời điểm nào. Sau khi thông qua dự luật cắt giảm thuế, ông Trump đã có thể thực thi các đề xướng quan trọng khác ví như kế hoạch cơ sở hạ tầng. Nhưng ông đã không lựa chọn làm thế vì ông biết những cải cách đó cần phải chờ thực hiện sau. Nền kinh tế Mỹ đang sôi động, các doanh nghiệp Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm hơn so với lực lượng lao động. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ đạt được điều này kể từ khi Cục Thống kê Lao động bắt đầu thu thập số liệu về lao động, việc làm năm 2000. Đây là thời điểm hoàn hảo để giải quyết một số điểm với các đối tác thương mại, ông Trump nghĩ như vậy và đã làm thế. Quan trong hơn cả, ông Trump biết rõ về những điểm yếu của đối thủ và không ngần ngại khai thác điều đó. Hãy lấy EU làm ví dụ. Trong chiến tranh thương mại, EU hoặc là phải sát cánh cùng Mỹ, hoặc họ có thể liên minh với Trung Quốc. EU và Mỹ chia sẻ nhiều giá trị cốt lõi như nền tự do, dân chủ, pháp quyền, tự do tôn giáo, nhân quyền… những điều mà Trung Quốc không có. Không những thế, Mỹ là thực thể duy nhất có thể đảm bảo an ninh và bảo vệ Liên minh Châu Âu. Trung Quốc có thể không quan tâm hoặc có lẽ họ còn thích sự bành trướng của Nga và mối đe dọa hạt nhân của Iran nhắm vào EU. Trung Quốc vốn rất nổi tiếng về phá vỡ luật lệ trong các tổ chức quốc tế dựa trên luật lệ. Các nước Châu Âu, cũng như Mỹ là nạn nhân của chiếc lược đánh cắp sở hữu trí tuệ công khai và quy mô lớn của Trung Quốc. Ông Trump biết tất cả những điều nêu trên sẽ khiến EU không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chọn liên kết với Mỹ. Với việc hòa hoãn với EU, ông Trump bây giờ có thể quay sang tập trung nhắm về phương Đông. Nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu đang suy yếu. Chứng khoán của nước này đã rơi vào thị trường gấu – cổ phiếu đang không ngừng rớt giá. Thị trường cổ phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ. Một con sóng thần đang đánh vào khu vực cho vay liên ngân hàng của chế độ Bắc Kinh. Trong cuộc đối đầu trực diện với Mỹ, nền Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại, sẽ có khuynh hướng xuống dốc, dẫn tới mất hàng triệu việc làm và gia tăng bất ổn xã hội. Đó là điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không bao giờ muốn chứng kiến. Ông Trump sẽ không phung phí cơ hội này. Trong khi mức thuế 25% áp lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã có hiệu lực, ông Trump lại tiếp tục đề xuất gói áp thuế thứ hai khoảng 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cũng đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế tất cả hơn 500 tỷ USD hàng hóa mà Trung Quốc xuất sang Mỹ hàng năm. ĐCSTQ không có cách nào để đấu với chiến lược đánh mạnh, thắng nhanh của ông Trump. Chế độ Bắc Kinh hiểu rằng đó là một cuộc chơi nguy hiểm mà họ khó có thể giành phần thắng. Trung Quốc sẽ phải bước vào bàn đàm phán và sẽ phải nhượng bộ ông Trump. Đó không còn là vấn đề Trung Quốc có nhượng bộ hay không mà chỉ là vấn đề khi nào. Bất chấp những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, những thỏa thuận thương mại mà ông Trump đạt được với các đối tác, các bài báo trên truyền thông dòng chính tại Mỹ vẫn đầy những tính từ như "thất thường", "hỗn loạn", và "không mạch lạc" khi đề cập tới các chính sách của Tổng thống Mỹ. Đây một phần là vì đa số nhà báo trên truyền thông dòng chính Mỹ là những người chống Trump và thân Đảng Dân chủ. Nói cách khác, những nhà báo này dường như không chịu nỗ lực để hiểu suy nghĩ của ông Trump. Họ bác bỏ tất cả các ý tưởng của Tổng thổng Đảng Cộng hòa và tin rằng họ nên cười nhạo và phủ địch những ý tưởng đó. Tất nhiên, họ hoàn toàn sai. Tờ The Nation, không phải là báo cánh hữu, hôm 24/7 đã đăng bài xã luận đánh giá rằng chính sách của ông Trump thực tế được định hướng bởi một chiến lược đã được tính toán kỹ lưỡng. Những đề xướng thương mại của ông Trump cũng có chủ đề bao quát. Mục tiêu của những chính sách thương mại này là tạo ra thương mại công bằng và có đi có lại. Thuế quan là phương tiện để chiến đấu trong các cuộc chiến tranh thương mại, chứ nó không bao giờ là đích đến. Và dường như cuộc tấn công của ông Trump đang hiệu quả. Theo Epoch Times Tân Bình biên dịch Ông Trump nhắm "cú đấm thuế" sốc với hàng Trung Quốc01/08/2018 07:57 (NLĐO) - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đề xuất tăng thuế quan lên tới 25% so với kế hoạch 10% trước đó đối với 200 tỉ hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, nhằm gia tăng áp lực đề Bắc Kinh quay lại bàn đàm phán.Bloomberg ngày 1-8 dẫn ba nguồn thạo tin cho biết thông tin trên. Hiện Mỹ đã áp đặt thuế quan 25% lên 34 tỉ hàng hóa Trung Quốc vào đầu tháng 7 và giai đoạn rà soát số hàng nhập khẩu trị giá 16 tỉ USD từ nền kinh tế số 2 thế giới sẽ kết thúc vào ngày hôm nay (1-8). Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ đánh thuế thêm 200 tỉ hàng hóa Trung Quốc nữa ở mức 10%. Thế nhưng, chính quyền của ông có thể sẽ tăng mức này lên tới 25% trong một thông báo Đăng ký Liên bang vào những ngày sắp tới, theo một nguồn tin. Cũng theo các nguồn tin, sự thay đổi này vẫn chưa là quyết định cuối cùng và còn phải trải qua xem xét công khai. Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên ngoài Đại lễ đường nhân dân tại Bắc Kinh. Ảnh: TNS Trong khi đó, các đại diện Bộ Tài chính Mỹ và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ có các cuộc đối thoại kín giữa lúc hai bên tìm cách thúc đẩy đàm phán. Giai đoạn thu thập ý kiến công chúng đối với gói thuế nhằm vào 200 tỉ USD hàng Trung Quốc sẽ khép lại vào ngày 30-8 sau phiên điều trần công khai từ ngày 20 đến 23-8, theo văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ. Việc thông báo mức thuế quan cao hơn sẽ phải đưa ra trước cuộc điều trần và sẽ gởi một tín hiệu cho thấy chính quyền của ông Trump đang gia tăng áp lực trên Trung Quốc để có được những nhượng bộ nghiêm túc. Theo các nguồn tin, ông Trump đã chỉ đạo đại diện thương mại Robert Lighthizer tăng mức thuế lên 25%. Theo Bloomberg, môt nguồn tin cho biết Mỹ sẽ cố gắng giành được những nhượng bộ nhất định và nếu Trung Quốc đồng ý, có khả năng Mỹ sẽ dừng kế hoạch tăng cường thêm thuế. Trong khi đó, về phía Trung Quốc, trong bài viết trên báo The South China Morning Post hôm 27-7, chuyên gia kinh tế Fraser Howie nhận định xuất phát từ việc Tổng thống Trump thực thi chính sách "Nước Mỹ trên hết", Trung Quốc đang phải phản ứng giống như cách nước này thường làm mỗi khi lường trước rắc rối về kinh tế - đó là bơm tiền vào hệ thống tài chính. Theo đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã đẩy thêm một khoản tiền lớn tương ứng hơn 74 tỉ USD vào hệ thống vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, Hội đồng Nhà nước cũng thông báo dành 200 tỉ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng, đồng thời hạ giá đồng nội tệ so với USD xuống 6,8% nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Vị chuyên gia nhận định đối với một số người, biện pháp nới lỏng cả tài chính và tiền tệ nhanh chóng của Bắc Kinh có vẻ tốt, nhằm ngăn chặn điều tồi tệ nhất có thể xảy ra sau "cú đấm thuế" trị giá 200 tỉ USD của Mỹ nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, "đây là dấu hiệu của sự hỗn loạn thực sự". Rõ ràng, ông Trump đã "đẩy Trung Quốc ra khỏi trật tự của của chính nước này" - chuyên gia Howie bình luận. Đỗ Quyên (Theo Bloomberg, SCMP) Xem thêm: | ||||||
SÓNG GIÓ BẮT ĐẦU NỔI Ở BẮC KINH; ẢNH ÔNG TẬP CẬN BÌNH ĐƯỢC GỠ BỎ BỚT Posted: 01 Aug 2018 01:18 AM PDT Sóng gió dồn dập có thể làm suy giảm quyền lực tuyệt đối của ông TậpCuộc đối đầu thương mại với Mỹ hay vụ bê bối vắc xin làm dấy lên hoài nghi về các chính sách và quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã nắm trong tay quyền lực tuyệt đối khi quốc hội xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của ông vào đầu năm nay. Nhưng chỉ vài tháng sau, Trung Quốc liên tiếp hứng chịu nhiều sóng gió, khi kinh tế tăng trưởng chậm lại, cuộc đối đầu thương mại với Mỹ nổ ra và gần đây nhất là vụ bê bối vắc xin rởm, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về quyền lực của ông, theoNYTimes. Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), giáo sư luật và luật hiến pháp tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Bắc Kinh, hồi tuần trước đăng trên website của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc một bài viết được cho là táo bạo nhất từ trước tới nay của giới học giả Trung Quốc phê bình các chính sách cứng rắn của ông Tập. "Người dân cả nước, kể cả giới tinh hoa, một lần nữa cảm thấy mơ hồ về đường hướng quốc gia và về an ninh bản thân. Nỗi bất an đã lan tỏa thành một mức độ hoảng sợ khắp xã hội", giáo sư Hứa viết trên trang web của một trong những tổ chức tư vấn về chính sách kinh tế và dân chủ hiến định uy tín nhất Trung Quốc. "Đây là bài viết rất mạnh mẽ", Jiang Hao, một nghiên cứu viên tại Viện Thiên Tắc, nhận xét. "Nhiều trí thức Trung Quốc có lẽ cùng chung suy nghĩ, nhưng họ không dám nói ra". Trong bài viết của mình, giáo sư Hứa kêu gọi các đại biểu quốc hội Trung Quốc xem xét lại việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức Chủ tịch nước. Trong phiên họp hồi tháng 3, tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu tán thành bãi bỏ quy định trong hiến pháp rằng chủ tịch nước chỉ được đảm nhiệm hai nhiệm kỳ liên tiếp. Với quyết định này, ông Tập về lý thuyết có thể tiếp tục nắm quyền thêm một thập kỷ hoặc lâu hơn khi nắm giữ ba vị trí quan trọng nhất là Chủ tịch nước, Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đang phải chật vật đối phó với nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện với Mỹ, sau khi Bắc Kinh tung ra đòn đáp trả kiểu "ăn miếng trả miếng" với các gói áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhiều chuyên gia đối ngoại Trung Quốc cho rằng cuộc đối đầu thương mại kiểu "lưỡng bại câu thương" với chính quyền Trump có thể được kiềm chế nếu Bắc Kinh có cách hành xử linh hoạt hơn và giảm bớt giọng điệu hiếu thắng của mình. "Trung Quốc cần biết tiết chế hơn khi xử lý các vấn đề quốc tế", Jia Qingguo, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Peking, tuyên bố trong một hội thảo gần đây ở Bắc Kinh. "Đừng tạo ra bầu không khí rằng chúng ta sắp vượt mặt Mỹ đến nơi". Ông Tập hôm qua đã phải triệu tập một cuộc họp Bộ Chính trị nhằm thảo luận các biện pháp đối phó với tình hình kinh tế và thương mại. "Nền kinh tế vẫn ổn nhưng đang phải đối mặt với những vấn đề và thách thức mới, trong khi môi trường bên ngoài đang có những chuyển biến rõ rệt", Bộ Chính trị Trung Quốc kết luận, theo Xinhua. Trong khi các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh tìm cách đối phó với sức ép thương mại khổng lồ từ phía Mỹ, một cơn sóng ngầm trong nước trỗi dậy khi bê bối sản xuất vắc xin rởm của công ty Trường Sinh bị phanh phui, làm dấy lên nỗi giận dữ trong dư luận, nhất là khi chính phủ từng cam kết sẽ xử lý triệt để vấn đề sau những vụ việc tương tự trước đây. Đây là cuộc khủng hoảng thứ ba ở Trung Quốc liên quan đến vắcxin từ năm 2010, khiến nhiều người đổ vỡ niềm tin vào nền dược phẩm nội địa và châm ngòi cho làn sóng phản ứng quyết liệt trong tầng lớp trung lưu với những cam kết của chính phủ. Nhiều chuyên gia đối ngoại và quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng những biến cố gần đây đã khiến giới trí thức, cựu quan chức và tầng lớp trung lưu ngày càng hoài nghi về các chính sách cứng rắn của ông Tập. Một cựu quan chức Trung Quốc giấu tên nói rằng nhiều đồng nghiệp cũ của ông đã chia sẻ bài viết của giáo sư Hứa trên mạng xã hội.
Cựu quan chức này cùng nhiều người khác cho rằng nếu Bắc Kinh không có những điều chỉnh kịp thời, những hoài nghi như vậy theo thời gian sẽ lớn dần lên và làm suy giảm quyền lực của ông Tập, khiến các quan chức cấp cao trong chính quyền đặt câu hỏi về quyết sách của ông. "Vài tuần gần đây, các dấu hiệu về nỗ lực manh nha phản đối quyền lực tuyệt đối của ông Tập đã bắt đầu xuất hiện", Richard McGregor, chuyên gia cấp cao tại Viện Lowy ở Australia, cho biết, đồng thời cảnh báo nó có thể gây ra tình trạng bất ổn và tê liệt chính sách. Một số dấu hiệu cho thấy sức ép từ căng thẳng thương mại và những lời phê bình trong nước đã khiến chính quyền của ông Tập có những bước đi nhằm xoa dịu dư luận. Một loạt bài viết trên tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mỉa mai những học giả mạnh miệng tuyên bố rằng Trung Quốc đã trở thành siêu cường công nghệ vượt mặt Mỹ, đồng thời cảnh báo truyền thông về việc thổi phồng sức mạnh Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thể hiện các dấu hiệu cho thấy việc giảm bớt ca ngợi ông Tập, sau khi giáo sư Hứa cho rằng cần phải "hãm phanh" những hoạt động tuyên truyền mang tính sùng bái cá nhân như những gì từng diễn ra thời Cách mạng Văn hóa. Nhà chức trách Trung Quốc từ giữa tháng 7 đã bắt đầu gỡ bỏ nhiều ảnh chân dung của ông Tập tại Bắc Kinh, dường như để làm giảm bớt những lo ngại về chủ nghĩa sùng bái cá nhân trước thềm hội nghị thường niên Bắc Đới Hà sắp diễn ra, theo Nikkei. Đây là hội nghị nơi các lãnh đạo đương chức và về hưu của Trung Quốc thảo luận các quyết sách quan trọng nhất của quốc gia.
Cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và một số lãnh đạo lão thành được cho là đã gửi một lá thư dài cho ông Tập, hối thúc ông xem xét lại chính sách kinh tế và ngoại giao của mình. Nikkei cho hay có nhiều thông tin từ nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc rằng ông Tập sẽ thể hiện lòng tôn trọng hơn đối với các cựu lãnh đạo từng thực hiện công cuộc cải cách ở Trung Quốc và biến nước này thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. "Vẫn còn quá sớm để nói rằng những lời phê bình như vậy có thể tác động đến giới lãnh đạo Trung Quốc, nhưng điều thú vị là đã có một số chấn chỉnh trong giọng điệu chính sách đối ngoại của nước này", Susan Shirk, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc Thế kỷ 21 thuộc Đại học California, nhận định. "Điều đó chứng tỏ giới lãnh đạo Trung Quốc luôn có khả năng tự điều chỉnh, ít nhất là ở cấp độ ngôn từ". | ||||||
CĂN CỨ VÀO CHỦ THUYẾT MARX-LÊ: ĐẾ QUỐC CS TRUNG HOA CHẮC CHẮN SẼ BỊ SỤP ĐỔ Posted: 31 Jul 2018 06:18 PM PDT Soi sáng chiến tranh thương mại do Mỹ phát động bằng chủ nghĩa Marx-LeninChu Mộng Long: Tiêu đề bài viết này sẽ làm cho nhiều người bật cười. Soi ánh sáng chủ nghĩa Marx-Lenin vào cuộc chiến tranh do ông trùm chủ nghĩa tư bản phát động khác nào lấy hồn Trương Ba soi vào da anh Hàng thịt? Nhưng sự đời chẳng biết ai hồn Trương Ba, ai da Hàng thịt. Bài bình luận này hoàn toàn khách quan, không định kiến ý thức hệ và chính trị. Marx và sau đó là Lenin đặc biệt quan tâm đến chủ nghĩa đế quốc, một hình thái chủ nghĩa tư bản độc quyền, độc quyền kinh tế kéo theo độc tài chính trị, và tất yếu sinh ra chủ nghĩa quân phiệt đe dọa loài người. Các nhà tuyên giáo Việt Nam gần đây hay nói đến "chủ nghĩa tư bản thân hữu" hay "lợi ích nhóm" mà quên rằng, lợi ích nhóm là tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Có điều ở chủ nghĩa tư bản hiện đại, các nhóm lợi ích bị tách ra khỏi nhà nước, nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài để các nhóm lợi ích cạnh tranh tự do trong thị trường tự do. Trong khi chủ nghĩa tư bản ở các nước độc tài, các nhóm lợi ích gian lận được nhà nước bảo kê và trở thành tư bản độc quyền. Tất nhiên, ở những nhà nước độc tài nhỏ, các nhóm lợi ích của nó không chỉ dựa vào nhà nước nhỏ trực tiếp bảo kê cho nó mà còn phụ thuộc vào nhà nước độc tài lớn hơn bảo kê. Nhà nước độc tài lớn đó mới là hiện thân của chủ nghĩa đế quốc. Không thể nghi ngờ Trung Quốc đang là một đế quốc mà sức bành trướng của nó đang phủ khắp thế giới gây mối nguy toàn cầu. Sức mạnh bành trướng ấy nhờ các thủ đoạn: 1) Vơ vét tài nguyên trong nước lẫn tài nguyên các nước phụ thuộc bất chấp vấn đề môi trường để làm giàu. 2) Bảo kê, thực chất là thôn tính các tập đoàn tư bản thân hữu ở các nước phụ thuộc, trong đó có những trò lập đặc khu kinh tế, mua bán người, cờ bạc, đĩ điếm, và sản xuất hàng hóa độc hại. Kể cả thôn tính luôn các tập đoàn ở các nước tư bản hiện đại như Mỹ và châu Âu bằng các trò hợp tác và buôn bán gian lận. 3) Thuê nhân công với giá rẻ mạt để bóc lột. Vơ vét thuế của dân để nuôi dưỡng bộ máy khổng lồ của nhà nước, nuôi dưỡng lực lượng chuyên chính để đàn áp dân. Marx-Lenin không thể hình dung đầy đủ có cái ngày chủ nghĩa xã hội do các ông sáng tạo ra đã lột xác bằng một chủ nghĩa đế quốc mới mang danh "chủ nghĩa xã hội đặc sắc". Thứ "chủ nghĩa xã hội đặc sắc" ấy đến lúc đủ mạnh sẽ dẫn đến nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh vũ trang để phân chia lại thế giới, không khác chiến tranh thế giới lần hai. Các hành động gia tăng thế lực và lực lượng vũ trang trên Biển Đông và châu Phi của Trung Quốc thực chất là chuẩn bị tiền đề cho chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt mới đã và đang hình thành. Việc Trump phát động chiến tranh thương mại là để chặn đứng kịp thời nguy cơ ấy. Là nhà tư bản kỳ cựu, Trump hiểu phải làm gì để cứu vãn cho nền thương mại của Mỹ, và cho nền thị trường tự do của toàn cầu mà nhân loại tiến bộ đã đấu tranh suốt mấy trăm năm qua. Người ta sẽ đặt câu hỏi: Tại sao Mỹ không chỉ nhằm vào Trung Quốc mà còn nhằm vào cả châu Âu? Sự khôn ngoan của Trump nằm ở chiến lược giương Tây kích Đông ấy. Ít ra Trump cũng tỏ ra công bằng, cho Trung Quốc thấy rằng, để thực hiện một nền kinh tế thị trường tự do, ông không chỉ đấu tranh cho nước Mỹ mà cho cả châu Âu và cho chính Trung Quốc. Nơi nào có bóng dáng chủ nghĩa tư bản độc quyền, nơi đó đang bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Trump muốn đánh tiệt nọc mọi mầm mống chủ nghĩa tư bản độc quyền đang trỗi dậy sau mấy thế kỷ tưởng chừng đã chết bởi những cuộc nổi dậy long trời lở đất của cách mạng vô sản. Hiển nhiên điều Trump muốn không chỉ dẹp bỏ chủ nghĩa đế quốc đội lốt "chủ nghĩa xã hội đặc sắc". Sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc mà Lê Duẩn từng gọi là "cái quái thai chủ nghĩa xã hội" ấy sẽ kéo theo sự sụp đổ của các nhà nước độc tài để nhường sân cho nền tự do dân chủ toàn cầu tương ứng với một nền kinh tế thị trường tự do lành mạnh. Đây là cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa hai nền thị trường: thị trường cạnh tranh tự do và thị trường có định hướng bảo kê của nhà nước. Chiến tranh thương mại sẽ làm cho tập đoàn kinh tế Trung Quốc sụp đổ, ngân khố cạn kiệt, và để bù đắp vào sự trống rỗng của ngân khố, người lao động càng bị bóc lột nặng nề, và ắt nội loạn từ bên trong diễn ra. Chủ nghĩa đế quốc không là sáng tạo mới mà là truyền thống của nhà cầm quyền Trung Quốc qua nhiều thời đại với những thành công và thất bại nặng nề, đến mức có lúc bị trả giá đắt bởi sự nồi da xáo thịt và bởi sự tấn công và thống trị của dân tộc khác như Mông Cổ, Mãn Thanh. Sáng tạo chăng là lúc này nó đã thành chủ nghĩa đế quốc hiện đại được ngụy trang và bịp bợm bằng "chủ nghĩa xã hội đặc sắc". Dù thành công hay thất bại thì trong suốt mấy ngàn năm lịch sử người dân Trung Quốc đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề bởi chiến tranh giết chóc mông muội, quen lối sống hoang dã và không biết tự do dân chủ là gì. Marx và sau đó là Lenin khẳng định, chủ nghĩa đế quốc phải sụp đổ, bởi không có một thể chế nào xây dựng trên sự vơ vét tài nguyên, tàn phá môi trường, thôn tính nhau theo cách "cá lớn nuốt cá bé", và "người bóc lột người như lang sói" có thể tồn tại lâu dài. Tôi tin, trong thời đại nhân loại đã thức tỉnh, chủ nghĩa đế quốc kiểu Trung Quốc sẽ sụp đổ nhanh chóng, cái nhãn "chủ nghĩa xã hội đặc sắc" tự lột trần để phơi nguyên hình cái thân thể trần truồng hoang dã của nó. Marx và Lenin nói đúng, nhưng rất tiếc là các ông đã không hình dung được tương lai mở ra cho nhân loại là nền kinh tế thị trường tự do, nhà nước chân chính phải là nhà nước bảo hộ cho quyền tư hữu công bằng chứ không phải nền kinh tế tập trung phi cá thể hay sở hữu toàn dân mơ hồ, mà sự thực là cái nền kinh tế tưởng ưu việt ấy hoặc mất động lực phát triển hoặc buộc phải tự diễn biến, tự chuyển hóa thành chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa độc tài quân phiệt. | ||||||
Posted: 31 Jul 2018 06:09 PM PDT 01/08/2018 03:00 GMT+7 Trung Quốc cấm nhập hầu hết các loại phế liệu, lập tức các DN Việt tăng nhập về. Một thị trường ngàn tỷ, một cơ hội đầy hấp dẫn nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng sợ. Mỗi năm, các doanh nghiệp ở Việt Nam bỏ ra tới hàng tỷ đô la để nhập khẩu các loại phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất. Nhưng nhiều kẽ hở trong việc quản lý đã khiến nhiều cảng biển ở Việt Nam đang ngập trong hàng nghìn container phế liệu "vô chủ". Chi tỷ đô nhập phế liệu, hàng nghìn container bỏ ở cảng Tại buổi họp báo về công tác quản lý phế liệu nhập khẩu ngày 30/7, ông Âu Anh Tuấn, quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết: Thời gian qua, sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng gia tăng mạnh, có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống gây bức xúc trong dư luận. Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, đã có tới hơn 1,2 tỷ USD phế liệucác loại nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó gần 1 tỷ USD là phế liệu sắt thép. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến gần 200% so với cả năm 2017 (lượng phế liệu nhựa, giấy, sắt thép cả năm 2017 là hơn 1,7 tỷ USD).
Phế liệu nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là từ Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nên doanh nghiệp không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan. Điều này dẫn đến tình trạng một lượng lớn các loại phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam, chủ yếu là nhựa, giấy, sắt thép phế liệu. Theo Tổng cục Hải quan, lượng phế liệu tồn tại cảng Cát Lái - TP.HCM tính đến ngày 25/7/2018 là gần 3.600 container, trong đó có tới hơn 2.400 container tồn quá 90 ngày. Số liệu container phế liệu tồn tại cảng Hải Phòng tính đến ngày 5/7/2018 là gần 1.500 container (trong đó 1.342 container là phế liệu nhựa, tăng thêm 228 container so với ngày 5/6/2018). Mới khởi tố 1 doanh nghiệp gian lận Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) cho biết đang chủ trì triển khai kế hoạch "Điều tra, xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu". Căn cứ kết quả điều tra xác minh và những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phát hiện vụ việc vi phạm của Công ty TNHH dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Đức Đạt. Từ ngày 21/7/2017 đến 22/11/2017 Công ty Đức Đạt đã sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả gồm Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu và các văn bản Thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan để nhập khẩu qua cảng Sài Gòn Khu vực 1, Khu vực 3 - TP.HCM và cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng khối lượng nhập khẩu lên đến 12 nghìn tấn với tổng trị giá theo khai báo hơn 35 tỷ đồng.
Sau khi xác định vụ việc có dấu hiệu của tội phạm Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Cục Điều tra chống buôn lậu đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Đức Đạt và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan Công an tiếp tục điều tra làm rõ. Đây là công ty duy nhất tính đến thời điểm hiện nay bị khởi tố vì tội gian lận nhập phế liệu. Nói về vụ việc công ty Đức Đạt, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết phải mất 3 tháng để đi điều tra, xác minh hoạt động của Công ty Đức Đạt sau khi phát hiện dấu hiệu không bình thường. Công ty này nhập phế liệu ở 3 địa phương là Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu và TP.HCM. Cục Điều tra chống buôn lậu đã có văn bản đề nghị xác minh Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, cùng danh sách 156 số thông báo về việc nhập khẩu phế liệu kèm theo và nhận được trả lời từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình rằng: Không phát hành Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, cùng 156 thông báo về việc nhập phế liệu cho Công ty Đức Đạt. Theo điều tra, người đứng ký tên xác nhận trên Giấy Chứng nhận đủ điều kiện nhập phế liệu là một lãnh đạo thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình nhưng đã... nghỉ hưu từ ngày 12/9/2015, trong khi Giấy Chứng nhận ngày ký là 14/9/2015. "Đức Đạt làm giả tất cả giấy tờ nhập khẩu phế liệu", ông Quang cho biết. Tại buổi họp báo, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đề cập đến một trong những khó khăn trong quản lý phế liệu nhập khẩu là không phát hiện ngay được doanh nghiệp nào thực sự được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. "Trên hệ thống một cửa quốc gia hiện nay không có thông tin nào về số DN đủ điều kiện nhập phế liệu nên cơ quan hải quan không đối chiếu ngay được", ông Mai Xuân Thành nói. Theo thông tư 41, DN nhập phế liệu chỉ cần một bản sao của giấy xác nhận đủ điều kiện nhập phế liệu và một bản photo giấy thông báo nhập khẩu phế liệu của các cơ quan có thẩm quyền. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho hay: "Ngày 27/7 vừa qua chúng tôi đã đăng tải trên website danh mục các DN đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên cơ sở số liệu của Bộ Tài nguyên và môi trường với hơn 200 DN. Thế nhưng, trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường thì danh sách này còn thiếu những DN được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Do đó cơ quan cảng, hải quan, đại lí vận tải khó khăn xác định đơn vị nào đủ điều kiện nhập phế liệu. Giải pháp khắc phục bất cập này, ông Mai Xuân Thành kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp lên Cổng thông tin một cửa quốc gia danh sách DN được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất nhập khẩu phế liệu. Cơ quan hải quan sẽ có cơ sở đối chiếu, tránh trường hợp hải quan không được yêu cầu DN phải xuất trình bản chính để so sánh đối chiếu. Lương Bằng Chặn lô hàng 2 tỷ USD tuồn vào Việt Nam để né thuế cao của MỹCơ quan Hải quan đã phối hợp với công an ngăn chặn một vụ việc nhập khẩu nhôm tại Bà Rịa - Vũng Tàu lên tới hàng trăm ngàn tấn, trị giá 2 tỉ USD. Mò phế liệu đêm ở bãi rác khổng lồVào 3h sáng hàng ngày, hàng trăm người dân địa phương tập trung về bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) để đào bới tìm kiếm phế liệu và những đồ còn dùng được đem bán kiếm tiền. Toàn cảnh tòa lâu đài gà vàng 300 tỷ của đại gia phế liệuChủ nhân của tòa lâu đài này là ông Nguyễn Quốc Thanh, quê gốc ở Thanh Hóa, từng mưu sinh bằng nghề buôn bán sắt vụn. Nghệ An: Nông dân tự chế ôtô mini từ phế liệuDù biết không được lưu thông trên đường, nhưng chiếc xe này đối với tôi chỉ là phương tiện đưa đón cháu mỗi lúc đến trường." ông Phạm Đình Công chủ nhân chiếc xe "độc" trên chia sẻ. 'Lò mổ' xe máy: Biến huyền thoại thành phế liệu "Những chiếc xe máy nhập về đây không cái nào quá triệu mốt đâu em ạ!", anh Bình, chủ một "lò mổ xe" ở Xà Cầu (xã Quảng Ứng Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội) vừa thoăn thoắt rã xác chiếc xe wave Tàu vừa trả lời. Phế liệu được ồ ạt "tuồn" vào Việt Nam bằng thủ đoạn tinh viVOV.VN - Phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, đáng chú ý, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi, phức tạp. Mỗi tháng, Việt Nam chi 200 triệu USD để nhập khẩu phế liệu Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước nhập 277.000 tấn nhựa phế liệu, 1,06 triệu tấn giấy phế liệu, 2,7 triệu tấn sắt thép phế liệu với tổng giá trị nhập khẩu khẩu phế liệu là 1,2 tỷ USD. Như vậy, trung bình, mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu 200 triệu USD phế liệu. Trước đó, năm 2016 là 4,9 triệu tấn với trị giá gần 1 tỷ USD; năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 5,5 triệu tấn phế liệu với trị giá 1,8 tỷ USD. Một số quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu nhiều phế liệu nhất, nổi bật là Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Các mặt hàng phế liệu nhập khẩu chủ yếu là nhựa phế liệu, giấy phế liệu và sắt thép phế liệu. Đủ chiêu trò để "tuồn" phế liệu vào Việt Nam Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết, tình trạng nhập khẩu phế liệu đang gia tăng tại các cảng biển của Việt Nam. Nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nên doanh nghiệp không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan dẫn đến tình trạng có một lượng lớn các loại phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam. Số lượng container phế liệu đang tồn đọng tại cảng Hải Phòng và Cát Lái (TP.HCM) lên đến 5.064 chiếc, trong đó có 3.276 container tồn quá 90 ngày. Theo đại diện của Tổng cục Hải quan, dù quan điểm của hải quan là kiên quyết xử lý phế liệu nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, nhập khẩu chất thải và hàng hoá cấm khác, tuy nhiên, việc quản lý vẫn gặp không ít khó khăn do thủ đoạn của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi. "Trong quá trình thông quan cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu đã phát hiện một số hãng tàu khai rất chung chung là phế liệu hay hàng đã qua sử dụng (như màng nhựa qua sử dụng, bao tải dứa qua sử dụng…) nhằm trốn tránh quy định về nhập khẩu phế liệu. Hoặc cách đây ít ngày vừa xuất hiện trường hợp hi hữu khi trong container thép phế liệu của một công ty thép có tiếng lại xuất hiện cả trăm gói ma túy", ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết thêm. Không chỉ dừng ở việc cố tình khai sai, khai chung chung thông tin, nhiều doanh nghiệp còn làm giả giấy tờ để nhập khẩu phế liệu. Lấy ví dụ về trường hợp Công ty TNHH dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Đức Đạt, có trụ sở tại tỉnh Ninh Bình vừa bị Cục Điều tra chống buôn lậu khởi tố, ông Nguyễn Khánh Quang, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết, tất cả các giấy tờ của doanh nghiệp này trong quá trình nhập khẩu đều làm giả như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, giấy thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan… tại nhiều địa điểm, cả ở TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu với 635 tờ khai, giá trị lô hàng lên tới hơn 35 tỷ đồng. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan còn làm rõ được một số thủ đoạn mới của các đối tượng nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam. Theo đó, lợi dụng việc Chính phủ Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu, một số cá nhân người Trung Quốc đã chuyển hướng đưa loại hàng hóa này vào Việt Nam thông qua các cảng biển. Cụ thể, các cá nhân người Trung Quốc thu gom nguồn phế liệu từ các nước châu Âu, sau đó tìm cách nhập khẩu vào Việt Nam. Họ khai báo là phế liệu đủ tiêu chuẩn nhập khẩu nhưng thực chất qua kiểm tra đều không đủ. Ví dụ: các khung tranh cũ, sau khi đưa vào Việt Nam, các đối tượng người Trung Quốc sẽ thuê người tách lấy phần nhôm, còn toàn bộ rác thải (nhựa, kính...) để lại Việt Nam. "Họ tìm cách kết nối, thuê người Việt Nam đi xin giấy phép thành lập các nhà máy xử lý phế liệu. Qua đấu tranh, nắm bắt nhận thấy có nhà máy đủ tiêu chuẩn nhưng nhiều nhà máy hoạt động trá hình chủ yếu để nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam để tiêu thụ. Hiện chúng tôi đang phối hợp với cơ quan công an điều tra về quy mô của các hoạt động này để có hướng xử lý", ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho hay./. Nhập khẩu phế liệu về Việt Nam tăng đột biếnVOV.VN - Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhập khẩu phế liệu của Việt Nam tăng đột biến hơn 3 triệu tấn, gấp gần 2 lần so với cả năm 2017. "Việt Nam đang có nguy cơ trở thành bãi rác của thế giới"VOV.VN - Theo Tổng cục Hải quan, tại các cảng của Việt Nam đang có hơn 5.000 container phế liệu nhập khẩu tồn đọng, tăng từ 200 – 400% so với cùng kỳ năm ngoái. |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
Diễn đàn Facebook