“ĐẢNG CS TRUNG QUỐC GIÀNH CHÍNH QUYỀN ĐỂ GIẾT DÂN” plus 7 more |
- ĐẢNG CS TRUNG QUỐC GIÀNH CHÍNH QUYỀN ĐỂ GIẾT DÂN
- Mông Cổ đã chuyển đổi dân chủ không một tiếng súng như thế nào?
- Giới siêu giàu Việt Nam tăng nhanh thứ 3 thế giới
- Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận kiểm tra dự án Thủ Thiêm
- Mọi điều bạn cần biết về ‘Một vành đai – Một con đường’
- Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh làm quan hệ nồng ấm?
- ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P2): Nhồi nhét văn hóa ĐCSTQ
ĐẢNG CS TRUNG QUỐC GIÀNH CHÍNH QUYỀN ĐỂ GIẾT DÂN Posted: 07 Sep 2018 03:15 PM PDT Tháng 7/1958, sản lượng lúa sớm của hợp tác xã nông nghiệp Trường Phong, tỉnh Hồ Bắc lên tới 15.361 cân/mẫu; tới tháng 10, Thiên Tân nhật báo viết trong ruộng thí điểm lúa nước tại thôn Tân Lập, khu Đông Giao, thành phố Thiên Tân, sản lượng lúa đạt tới 12 vạn cân/mẫu; lại nói, hạt lúa ngoài đồng dày tới mức người có thể ngồi lên được, mời quần chúng tới tham quan. Các địa phương thi nhau thổi phồng sản lượng, tạo thành cuộc đua trong phong trào "Đại nhảy vọt", sản lượng cứ nâng thành hàng ngàn, hàng vạn cân trên một mẫu. Dù trong tâm ai cũng biết đấy chỉ là giả, nhưng bề mặt thì rất vui vẻ vì đã thực hiện đúng như yêu cầu của "Đại nhảy vọt", đúng chỉ thị của Mao Chủ tịch. Thế nhưng, sản lượng thu hoạch là giả mà mức trưng thu là thật. Tỷ lệ trưng thu lại tính trên sản lượng thu hoạch vì thế mà người dân bị trưng thu hết sạch lương thực. Trong khi đó, về mặt công nghiệp,"Đại nhảy vọt" đã yêu cầu mọi người ở Trung Quốc phải tham gia luyện thép, buộc nông dân phải bỏ cả hoa màu thối rữa ở ngoài đồng. Đã thế, các quan chức ở các khu vực lại còn tăng thuế suất trên sản lượng hoa màu. Khi phần lương thực ít ỏi còn lại hết thì nạn đói xảy ra, thây chết đầy đồng. Cuốn "Những sự thật khủng khiếp về nạn đói lớn cuối những năm 1950″ mô tả: "Từ tháng 11/1959 – 12/1959, người chết rất nhiều. Chỉ cần nghĩ lại cũng đủ rớt nước mắt. Cụ già chết đói, phụ nữ chết đói. Đem người nấu ăn, cắt thịt rồi nấu… điều gì cũng chẳng nghĩ, điều gì cũng chẳng sợ, chỉ muốn ăn, muốn sống. Từ bên ngoài tới thôn giết người để ăn cũng có. Tư tưởng khi ăn thịt đứa bé nhà mình thật bi thảm, ăn rồi mới hối hận, tự mình hận chính mình". Cái đói khiến người ta phải ăn cả thịt đồng loại để sinh tồn, cuốn "Quỷ đói – Tiết lộ nạn đói lớn thời Mao" mô tả: "Tại huyện Cố Thủy, tỉnh Hà Nam với 90 vạn nhân khẩu, nhà nước ghi lại có 200 vụ ăn thịt người; văn kiện nội bộ Đảng ghi lại một công xã nhân dân tại Phượng Dương có tới 613 vụ ăn thịt người. Trên thực tế, các vụ ăn thịt người cũng xuất hiện tại Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải, Tây Tạng, Thiểm Tây, Ninh Hạ, Hà Bắc, Liêu Ninh, gần như khắp toàn quốc". Trước việc nông sản bị trưng thu sạch, người dân lúc này mới nghĩ ra cách giấu số lương thực để tránh bị trưng thu. Thế là xuất hiện "xã đoàn chỉnh đốn 1 ngàn người", "đại hội đấu tranh 1 vạn người". Một người Trung Quốc là ông Trương Thượng Chất nhớ lại cảnh tượng này: "Cái 'xã đoàn chỉnh đốn 1 ngàn người', 'đại hội đấu tranh 1 vạn người' này thực sự là phát điên phát rồ, làm xằng làm bậy! Chúng tới nhà dân lục tung cửa nhà, đào tường khoét vách chỉ để tìm lương thực. Chúng hoàn toàn biến thành một bầy dã thú, đem phụ nữ không giao lương thực lột hết quần áo, dùng dây thừng buộc vào âm mao lôi đi diễu phố thị chúng!… Hoặc là bị chỉnh đốn đến chết, hoặc là bị đói chết, chỉ có thể chọn một trong hai. Có người bị trói sống mà chết, bị treo cổ mà chết, hoặc bị đánh đến chết. Rất nhiều người có lương thực mà không dám ăn, có rau dại mà không dám hái, có đường mà không dám chạy, chỉ có thể ngồi đó chết đói… Đây là kỳ quan tự cổ chí kim! Kỳ quan tự cổ chí kim! Chính là tội ác diệt tuyệt nhân tính. Đương thời, tổ công tác ghi lại có 128 loại!". Từ năm 1959 đến năm 1961 có 40 triệu người dân Trung Quốc bị chết đói thê thảm vì thiếu lương thực; trong khi lương thực được ĐCSTQ xuất sang Liên Xô để thu về vũ khí và bom nguyên tử. Số phận người nông dân, Đảng mặc kệ.
2. Tiêu diệt giới tinh anh ở thành thị Nếu như ở nông thôn, ĐCSTQ phân ra giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ nhằm tiêu diệt giới tinh anh thì ở thành thị, ĐCSTQ cũng thực hiện tương tự. Trong cuộc "Cải cách Công thương", ĐCSTQ phân ra giai cấp công nhân và giai cấp tư sản: Giai cấp công nhân là những người vô sản và bị bóc lột, còn giai cấp tư sản là những kẻ bóc lột. Đảng tuyên truyền rằng giai cấp tư sản là kẻ xấu; cho rằng giai cấp tư sản sinh ra là để bóc lột mãi cho đến khi nó bị diệt vong; vì bóc lột là bản chất nên chỉ có thể đánh đổ chứ không thể cải tạo được. ĐCSTQ tuyên truyền rằng cướp lấy hết tài sản của họ là đúng đắn và cần thiết. Những tinh anh tại thành thị bỗng trở thành kẻ bóc lột, kẻ xấu, thành đối tượng bị đả đảo. Họ bị bắt buộc phải giao nộp lại toàn bộ tài sản. Nhiều người không chịu được sự nhục nhã đã tự tử. Một người tham gia "Cải cách Công thương" là Trần Nghị (sau này trở thành Thị trưởng Thượng Hải) mỗi ngày đều hỏi: "Có bao nhiêu lính dù hôm nay?", ý nói đã có bao nhiêu người bị khép vào giai cấp tư sản nhảy lầu tự tử. Theo số liệu trong "Phong trào chính trị trong lịch sử ĐCSTQ từ khi kiến quốc" xuất bản năm 1966, có hơn 323.000 người bị bắt trong phong trào "Tam phản Ngũ phản" (Tam phản là thanh trừng nội bộ, Ngũ phản là cướp và giết tư bản), hơn 280 người tự sát hoặc mất tích; có hơn 5.000 người bị liên lụy và hơn 500 người bị bắt trong "phong trào chống Hồ Phong", hơn 60 người tự sát, 12 người chết bất thường. Sau đó, trong phong trào "Dẹp phản động" có khoảng 21.300 người bị phán tội tử hình, hơn 4.300 người tự sát và mất tích. Khi muốn có được sự ủng hộ của công nhân và nông dân, ĐCSTQ đã hứa hẹn trao đất cho nông dân, trao nhà máy cho công nhân, đồng thời trao cho họ quyền lực lớn nhất, tự xưng bản thân là đại diện cho "công nông", là "đội tiên phong của giai cấp công nhân". Thế nhưng, thực tế cho đến nay ở Trung Quốc, người giàu càng giàu thêm, nhất là các quan chức tham nhũng thì không có cách nào để biết được cụ thể tài sản của họ là bao nhiêu; trong khi đó, người nghèo lại càng nghèo thêm, và tầng lớp nghèo khổ nhất không ai khác chính là công nhân và nông dân. Tầng lớp công nhân và nông dân không đủ chi phí để khám chữa bệnh, cùng với ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề do "đấu với Trời, đấu với Đất" thì bệnh tật của người dân cũng ngày càng cao. Con số thống kê cho thấy có đến 80% chi phí tài chính Quốc gia dành cho y tế chỉ để phục vụ cho 8,5 triệu quan chức, cho thấy sự bất bình đẳng cùng cực đến mức nào. Công nhân và nông dân suốt ngày phải lo lắng chi li cho cuộc sống hàng ngày như bệnh tật không có tiền để khám, không có nhà để ở, trẻ nhỏ không được đi học, người lớn không được an hưởng tuổi già… Đó cũng chính là kết quả mà ĐCSTQ ngầm mong muốn. 3. Tiêu diệt giới tôn giáo Tín ngưỡng tôn giáo giúp con người sống có chuẩn mực đạo đức, có tiêu chuẩn nhận thức phân biệt tốt và xấu, khiến chuẩn mực đạo đức duy trì không bị tụt dốc. ĐCSTQ truyền bá học thuyết vô thần, vì thế đương nhiên là không chấp nhận niềm tin tín ngưỡng vào Thần cũng như văn hóa cổ truyền. Năm 1950, ĐCSTQ cấm tất cả các tôn giáo không chính thức và hội kín. Đảng xem những người theo Cơ Đốc giáo, Đạo giáo, Phật Giáo, v.v. là những kẻ tuyên truyền mê tín. Các thành viên tại nhà thờ, chùa, đạo quán phải thông báo và đăng ký với chính quyền. Các thành viên nhóm tôn giáo khác phải "hối cải" vì đã tham gia vào các tổ chức này, nếu không sẽ bị trừng trị khủng bố. Những ai không tuân thủ mà tiếp tục hoạt động sẽ bị tù chung thân hoặc tử hình. Khi đó, ĐCSTQ cũng yêu cầu trong nhà chỉ được phép treo ảnh của Mao Chủ tịch. Đối với những ai tin theo Phật Giáo thì phải xem ĐCSTQ là Phật Tổ của Phật Tổ, đối với những ai theo Đạo Hồi thì phải xem ĐCSTQ là Ala của Ala, còn đối với Phật sống của Tây Tạng thì ĐCSTQ mới là người quyết định ai sẽ là Phật sống. Tất cả đều phải thực hiện theo yêu cầu của Đảng, còn niềm tin chỉ thực hiện trên danh nghĩa mà thôi, nếu không tuân theo thì sẽ bị đàn áp đến chết. Cuốn sách "ĐCSTQ đã khủng bố các tín đồ Cơ Đốc giáo như thế nào" cho biết, đến năm 1957, đã có 11.000 người theo đạo Cơ Đốc bị giết chết, rất nhiều người khác bị bắt giữ và tống tiền ở các mức độ khác nhau. Con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy, trong những năm 1950, ít nhất 3 triệu người có tín ngưỡng đã bị đàn áp. Nhiều người bị giết chết vì không chịu từ bỏ tín ngưỡng.
4. Tiêu diệt giới trí thức Trước năm 1949, Trung Quốc có khoảng 2 triệu trí thức, nhiều người được học ở nước ngoài, nhưng tư tưởng của họ vẫn thấm đẫm văn hóa cổ truyền của dân tộc "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", tức là, trước tiên phải "tu thân" rồi sau đó mới nghĩ đến "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Năm 1956, một nhóm trí thức ở Hungary đã thành lập câu lạc bộ Vòng tròn Petofi, nơi đây đã tổ chức những cuộc tranh luận phê bình chính sách của chính phủ. Nhóm này từ đó đã khuấy động lên một cuộc cách mạng trên cả nước Hungary nhưng sau đó bị lính Xô Viết đè bẹp. Sự kiện này khiến Mao Trạch Đông nhận thấy giới trí thức chính là lực lượng nguy hiểm nhất cho sự thống trị của Đảng, cần phải tìm cách diệt trừ. Thế nhưng làm sao tìm được đối tượng có ý gây trở ngại để tiêu diệt họ? Mao Trạch Đông đã kêu gọi lực lượng trí thức trong nước cần có ý kiến để "giúp đỡ Đảng tự chỉnh đốn". Phong trào này được khuyến khích đến tận các ban ngành, cơ quan, trường học ở mọi cấp. Mao Trạch Đông "vô cùng thành khẩn" động viên các phần tử trí thức "giúp đảng cộng sản chỉnh đốn", và gọi phong trào này là "trăm hoa đua nở", "trăm nhà đua tiếng". Mao Trạch Đông cũng nhấn mạnh rằng vì đây là để giúp Đảng nên Đảng sẽ không trả đũa, và các ý kiến của mọi người đều được ghi chép rất cẩn thận. Những ý kiến thẳng thắn, không che đậy và có giá trị tất nhiên đều là từ những người trí thức, là tinh anh của xã hội lúc bấy giờ. Kết quả là Mao Trạch Đông đã xếp họ vào phần tử cánh hữu, "làm chính trị" và tiến hành cuộc thanh trừng vô cùng thảm khốc. 550.000 người bị xem là cánh hữu, 270.000 người đã ra khỏi công chức, 230.000 người bị coi là "phần tử trung hữu" và "phần tử phản đảng, chống lại chủ nghĩa xã hội". Nhiều người bị đày đến 30 năm tới những nơi xa xôi của đất nước, nhiều người khác bị đi tù, có người phẫn uất cùng đường mà tự tử. Nhiều nông trường được lập ở những nơi xa xôi cốt yếu là để đày đọa giới trí thức. Sau đó, rất nhiều thảm trạng đã xảy ra; ví như nông trường ở biên giới Cam Túc, có 3.000 người bị cải tạo thì chỉ có 400 người trở về, 2.600 người được cho là bị bệnh mà chết – thực ra là bị đày đọa đến chết. Khi có người hỏi Mao Trạch Đông sao mà nghĩ ra được "âm mưu" như thế, thì Mao Trạch Đông trả lời rằng: "Không phải âm mưu, mà là 'dương' mưu, làm công khai đấy chứ". Tiếp sau sự lật lọng đó còn có các cuộc vận động như "giãi bày tâm sự với Đảng", v.v. để xem còn có ai có ý kiến gì khác với đường lối của Đảng không. Những người đó sẽ bị xem là "chống Đảng". Các cuộc vận động kiểu như thế khiến người Trung Quốc khi phát biểu gì cũng hết sức cẩn thận nếu không sẽ bị xem là "chống Đảng", "làm chính trị", "phản động". Mặt khác, từ đó người Trung Quốc hình thành một thứ tư duy là bất kỳ ai có ý kiến khác đi với đường lối của Đảng thì liền nói ngay "anh đang làm chính trị à", "đó là tư tưởng phản động", "đó là tư tưởng chống Đảng" hay "anh dám chống lại Đảng à", v.v…
Đón xem kỳ sau: Mục đích thật sự của các cuộc vận động đẫm máu Theo Trithucvn | ||
Mông Cổ đã chuyển đổi dân chủ không một tiếng súng như thế nào? Posted: 07 Sep 2018 03:06 PM PDT By Posted on 26/08/2017 Cuối những năm 1980, Mông Cổ đã trải qua gần 70 năm "kiên trì" trên con đường xã hội chủ nghĩa, lại nằm giữa hai đất nước cộng sản khủng lồ là Trung Quốc và Liên bang Xô viết. Ít ai nghĩ Mông Cổ sẽ có một số phận khác. Nhưng đến năm 1990, khối xã hội chủ nghĩa bắt đầu sụp đổ, nhiều nước ở Đông Âu như Ba Lan đã mất kiên nhẫn với những người cộng sản, chế độ độc đảng và nền kinh tế chỉ huy. Họ chọn một con đường khác. Điều này ảnh hưởng lớn đến số phận của Mông Cổ. Thêm vào đó, Mông Cổ không thể dựa vào viện trợ từ Liên Xô nữa, vì bầu sữa chung này cũng bắt đầu cạn kiệt và rơi vào khủng hoảng. Mặt khác, nội bộ đảng cầm quyền, đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (Mongolia People's Revolutionary Party – MPRP) bị chia rẽ. Tư tưởng cải tổ theo hướng dân chủ của Mikhail Gorbachev ở Liên Xô ảnh hưởng đến một số lượng đảng viên không nhỏ của đảng này. Dân số Mông Cổ lúc này là khoảng 2,2 triệu người, 70% dân số dưới 35 tuổi. Hơn 50% thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm. Họ bắt đầu thấy khó thích nghi trong nền kinh tế bao cấp, độc quyền. Người dân bắt đầu nhận thấy nền kinh tế đi xuống trong cuộc sống hằng ngày. Những điều này đã đưa Mông Cổ bước trên một con đường mới: dân chủ hóa. Thanh niên là lực lượng chính trong cách mạng dân chủ ở Mông Cổ. Ngày 10/12/1989, đúng một tháng sau ngày Bức tường Berlin sụp đổ, 13 thanh niên tuyên bố thành lập Liên hiệp Dân Chủ Mông Cổ (Mongolia Democratic Union – MDU). Họ tổ chức cuộc tuần hành đầu tiên của mình với hơn 300 người tham gia. Lãnh đạo của MDU là các thanh niên trí thức từng đi học Liên Xô và Đông Âu. Họ cũng bị tư tưởng của Mikhail Gorbachev ảnh hưởng mạnh mẽ. 13 thanh niên này bao gồm Tsakhiagiin Elbegdorj, người sau này trở thành Thủ tướng và Tổng thống của Mông Cổ, và Sanjaasurengiin Zorig, người sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải và bị ám sát trước khi tuyên thệ trở thành Thủ tướng của Mông Cổ năm 1998. MDU yêu cầu đảng cầm quyền MPRP hợp pháp hóa hệ thống đa đảng, cải tổ Quốc hội, tổ chức bầu cử trong vòng một năm, tự do hoá báo chí và nhận trách nhiệm về những hành vi đàn áp nhân quyền mà họ đã làm. Sau đó, các cuộc biểu tình ủng hộ phe đối lập diễn ra hàng tuần, có tổ chức và ngày càng đông hơn. Khẩu hiệu của họ là "Thời cơ đã đến, hãy tỉnh dậy đi", "Nhân dân Mông Cổ hãy leo lên lưng ngựa", "Sự thật sẽ không được biết đến nếu nó bị che giấu". Ngày 21/01/1990, lãnh đạo của MDU, Sanjaasurengiin Zorig (28 tuổi), đọc diễn văn trước hàng nghìn người biểu tình tại quảng trường chính. Zorig đã kêu gọi xóa bỏ đặc quyền của MPRP là "giai cấp tiên phong, lãnh đạo xã hội" trong Hiến pháp của Mông Cổ. Các cuộc tuần hành không được cấp phép nhưng vẫn diễn ra và ngày càng đông người tham gia. Đầu tháng 2/1990, sau một cuộc tuần hành của 1.400 người, tượng đài Josef Stalin bị người biểu tình giật đổ. Ba lực lượng khác cũng được thành lập và kết hợp với MDU hình thành một liên minh, đặt tên Four Forces (Bốn Lực lượng), để lãnh đạo phong trào dân chủ, bao gồm: Phong trào Dân chủ Xã hội (Democratic Socialist Movement), Liên đoàn Tân Tiến bộ (New Progressive Union), Liên đoàn Sinh viên Mông Cổ (Mongolia Students Union). Bốn lực lượng này kết hợp khá nhịp nhàng, luôn hướng về mục tiêu là cải cách luật pháp (legal reform). Ngày 18/02/1990, MDU tổ chức hội nghị lần đầu tiên với 611 đại biểu đến từ 16 tỉnh, thành phố của Mông Cổ. Tại đây, MDU tuyên bố thành lập đảng Dân chủ Mông Cổ (Mongolia Democratic Party – MDP). Phát biểu tại cuộc họp, S. Zorig đã yêu cầu chính phủ từ chức, giải tán Quốc hội (People's Great Khural) và tái bầu cử Quốc hội. Lúc này, Bộ Chính trị đã chuẩn bị những biện pháp đàn áp người biểu tình. Tuy nhiên, do nội bộ bị chia rẽ, một số đảng viên ủng hộ chuyển đổi dân chủ, mặt khác, Four Forces đã tổ chức những cuộc tuần hành trong ôn hòa, nên không có cuộc đàn áp nào xảy ra. Ngày 04/3/1990, trong lúc Bộ Chính trị đang họp thì hơn 100.000 người đã biểu tình trước Viện Bảo tàng Lenin ở thủ đô Ulaanbaatar (dân số của thành phố này lúc đó khoảng 590.000 người). Họ yêu cầu Quốc hội sửa đổi Luật Bầu cử, chia tách quyền lực giữa đảng và nhà nước, và Bộ Chính trị phải từ chức. Four Forces đã gửi một kiến nghị chung đến chính phủ và Quốc hội về thực hiện những yêu sách của người biểu tình. Sau ba ngày, không một ai trả lời của kiến nghị của họ. Ngày 07/3/1990, 10 thành viên của MDU đã tuyên bố tuyệt thực cho đến chết trước tòa nhà chính phủ nếu Bộ Chính trị không từ chức và đáp ứng những yêu cầu của người biểu tình. Một ngày sau đó, S. Zorig và một số thành viên của MDU được mời gặp Thủ tướng và Phó Thủ tướng. Cuộc họp được truyền hình trực tiếp trên truyền hình. Ngày 09/3/1990, số người tuyệt thực đã lên đến 33 người. Tin những thanh niên tuyệt thực vì dân chủ lan rộng khắp Mông Cổ. Bất ngờ, ngày 12/3/1990, Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng Bí thư của MPRP Jambyn Batmunkh tuyên bố ông và Bộ Chính trị sẽ từ chức. Ông hứa MPRP sẽ từ bỏ đặc quyền là "lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội" trong Hiến pháp Mông Cổ và một cuộc bầu cử Quốc hội sẽ sớm được tổ chức Trong Hội nghị Trung ương lần thứ VIII từ ngày 12-15/3/1990 của MPRP, toàn bộ thành viên của Bộ Chính trị đã tuyên bố từ chức và bầu lại thành viên mới. Gombojabyn Ochirbat (61 tuổi) được bầu làm Tổng Bí thư của MPRP. Ngày 21/3/1990, Quốc hội của Mông Cổ triệu tập một phiên họp bất thường, các đảng và phong trào đối lập được mời đến quan sát. Tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội J. Batmunkh và Thủ tướng D. Sodnom tuyên bố từ chức. Quốc hội bầu Chủ tịch mới là Punsalmaagiyn Ochirbat và tân Thủ tướng là Sh. Gungaadorj. Như đã hứa với phe đối lập, Quốc hội đã xóa bỏ vai trò lãnh đạo của MPRP trong Hiến pháp, thừa nhận đa nguyên chính trị và mọi công dân tự do tham gia đảng phái và các tổ chức dân sự. Ngày 31/3/1990, đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ (Mongolian Social Democratic Party – MSDP) được thành lập, chuẩn bị cho cuộc bầu cử mới. Nhiều đảng khác cũng được thành lập và sẵn sàng cạnh tranh với MPRP. Đầu tháng 4/1990, đảng Dân chủ Mông Cổ (MDP) tổ chức Đại hội Đảng lần thứ Nhất. MDP kêu gọi tổng tuyển cử toàn quốc, soạn thảo tân Hiến pháp với sự tham gia của tất cả lực lượng chính trị và cho phép tự do báo chí. Hơn 100.000 bản in của tờ Aрдчилал (Dân Chủ), một trong những tờ báo độc lập đầu tiên của Mông Cổ, đã phát hành vào ngày 07/4/1990. Nhiều tờ báo khác cũng lần lượt ra đời. Cuối tháng 4/1990, không hài lòng trước những cải cách chậm chạp của đảng cầm quyền, phe đối lập đã tổ chức một cuộc biểu tình với khoảng 50.000 người tham gia và bao vây tòa nhà Chính phủ. Ngoài yêu cầu về soạn thảo tân Hiến pháp và tổ chức bầu cử, phe đối lập còn buộc MPRP phải từ bỏ những đặc quyền của mình về sử dụng ngân sách quốc gia, truyền thông và kiểm soát bộ máy của chính phủ, bao gồm cả quân đội và công an. Tình hình căng thẳng đến mức, Chủ tịch Quốc hội P. Ochirbat đang thăm Trung Quốc phải trở về nước ngay lập tức. Ngày 30/4/1990, đảng MPRP đã mời các nhóm đối lập bàn về việc soạn thảo tân Hiến pháp. Ngày 14/5/1990, Quốc hội họp và sửa đổi Hiến pháp một lần nữa về thể chế nhà nước và thông báo bầu cử Quốc hội. Thời gian bỏ phiếu sẽ vào cuối tháng 7/1990 với nhiều đảng phái tham gia. Một cơ quan giám sát độc lập cũng được thành lập. Quốc hội cũng sửa đổi thiết chế Chủ tịch nước thành Tổng thống, vị trí này được thành viên của Quốc hội bầu ra. Quốc hội Mông Cổ trở thành một Quốc hội lưỡng viện: Great People's Khural với 430 nghị sĩ và State Baga Khural với 50 nghị sĩ được bầu ra từ Great People's Khural. Sate Baga Khural được xem là một Quốc hội thường trực (a standing Parliament), đóng vai trò quan trọng trong việc sửa đổi các điều luật để thông qua tân Hiến pháp năm 1992. Lúc này, mọi sự chú ý của công chúng đổ dồn về cuộc bầu cử vào cuối tháng 7/1990. MPRP và các đảng phái đối lập bắt đầu đăng ký tham gia ứng cử với Tòa án Tối cao của Mông Cổ. Có 2.413 ứng cử viên gồm đảng viên thuộc sáu đảng phái và các ứng viên độc lập tranh cử vào 430 ghế của Quốc hội (Great People's Khural). Hơn 43.000 người tham gia trong 9.963 ủy ban bầu cử khắp cả nước, đảm bảo bầu cử thực sự dân chủ. Thời gian vận động tranh cử chỉ kéo dài hơn một tháng. Phe đối lập gặp nhiều khó khăn khi vận động tranh cử. Họ thiếu hụt về tài chính nên các đảng đối lập chỉ dùng chung một xe buýt để vận động tranh cử, được mua từ tiền quyên góp. Diện tích của Mông Cổ rộng gấp năm lần Việt Nam nên vận động tranh cử là một vấn đề lớn. Các đảng đối lập vừa không có tài chính vừa không đủ thời gian nên rất khó vận động ở tất cả các đơn vị bầu cử, nhất là khu vực nông thôn. Còn MPRP, ngoài lợi thế về tài chính, họ còn sở hữu hệ thống tổ chức đảng từ trung ương đến địa phương, đồng thời lại kiểm soát báo chí nhà nước nên có nhiều thuận lợi. Các đảng đối lập đã tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc bầu cử nếu MPRP không chịu từ bỏ một số đặc quyền của họ. Cuối cùng, MPRP đồng ý từ bỏ quyền kiểm soát đối với quân đội và công an. Thời gian bỏ phiếu kéo dài một tuần, từ ngày 22 – 29/7/1990. Hơn một triệu cử tri lần đầu tiên đã bầu cho các đảng phái khác nhau, chiếm 98% tổng số cử tri. Kết quả kiểm phiếu cho thấy MPRP giành được 60% tổng số phiếu bầu, nhưng lại chiếm đến 86% số ghế của Quốc hội (343 ghế), vì họ thắng nhiều ở khu vực nông thôn. 40% số phiếu còn lại thuộc về phe đối lập và các ứng viên độc lập. Đảng Dân chủ Mông Cổ chiếm 23 ghế, đảng Quốc gia Tiến bộ Mông Cổ chiếm 7 ghế, đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ chiếm 4 ghế, đảng Lao động Tự do Mông Cổ chiếm 1 ghế và 51 ghế còn lại thuộc các ứng viên độc lập. Ngày 03/9/1990, Quốc hội của Mông Cổ bắt đầu phiên họp lần thứ nhất, bầu P. Ochirbat (thuộc MPRP) làm Tổng thống đầu tiên của Mông Cổ và Gonchigdorj (đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ) giữ chức Phó Tổng thống. Quốc hội bầu D. Byambasuren (thuộc MPRP) làm Thủ tướng và hai Phó Thủ tướng là Da. Ganbold (đảng Quốc gia Tiến bộ Mông Cổ) và D. Dorligjva (đảng Dân chủ Mông Cổ). P. Ochirbat tuyên thệ nhậm chức Tổng thống theo nghi thức truyền thống của Mông Cổ, nhưng lời tuyên thệ của ông đã không còn nhắc đến chủ nghĩa cộng sản, Marx hay Lenin như truyền thống của phe cộng sản. Ông cũng tuyên bố sẽ hợp tác với phe đối lập để cải thiện tình hình của Mông Cổ. Quốc hội tiến hành bầu ra 50 thành viên tham gia vào State Baga Khural, dựa trên tỷ lệ mà đảng đó đại diện trong Quốc hội. Theo đó, MPRP có 31 thành viên, đảng Dân chủ Mông Cổ có 13 thành viên, sáu thành viên chia đều cho đảng Quốc gia Tiến bộ Mông Cổ và đảng Dân chủ Xã hội Mông Cổ. Nhiệm vụ đầu tiên và duy nhất của State Baga Khural là soạn thảo và thông qua một Hiến pháp mới, giúp nền dân chủ của Mông Cổ thành hình và đứng vững trong tương lai. Ngày 13/01/1992, trong một kỳ họp kéo dài 70 ngày, Quốc hội Mông Cổ đã thông qua bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Từ đây, một nhà nước đa nguyên được hình thành, nơi quyền con người được đảm bảo và quyền lực nhà nước bị kiểm soát chặt chẽ. Mông Cổ từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa đã kéo dài hơn 70 năm. Kể từ đó, Mông Cổ rũ bỏ hình ảnh một nước độc tài toàn trị, vươn lên trở thành một trong những nước tự do nhất châu Á, sánh cùng các nước tự do khác như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Ấn Độ (màu xanh). Trong khi đó, Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước khác ở châu Á được xếp vào nhóm các nước không tự do (màu tím) hoặc tự do một phần (màu vàng), theo báo cáo Tự do trên thế giới năm 2017 của Freedom House. Sau kỳ bầu cử năm 1990, Mông Cổ chuyển đổi từ một nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường nhiều thành phần. Bình quân thu nhập đầu người ở Mông Cổ tăng từ 587 đô-la năm 1992 lên 3.686 đô-la năm 2016, gấp 6,2 lần. Tài liệu tham khảo:
This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | ||
Giới siêu giàu Việt Nam tăng nhanh thứ 3 thế giới Posted: 07 Sep 2018 03:03 PM PDT Việt Nam vừa được đưa vào danh sách Top 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh nhất thế giới. Theo đó, những người siêu giàu được định nghĩa là người sở hữu giá trị tài sản từ 30 triệu USD trở lên, tương đương khoảng trên 700 tỷ đồng. Báo cáo về người siêu giàu thế giới năm 2018 do tổ chức nghiên cứu Wealth-X vừa công bố cho thấy Việt Nam được xếp vào Top 10 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh nhất thế giới. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng người siêu giàu Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017 bình quân vào khoảng 12,7% mỗi năm, nhanh thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc (13,4%) và Bangladesh (17,3%). Các quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại trong Top 10 gồm có: Kenya, Ấn Độ, Hồng Kông, Ireland, Israel, Pakistan và Mỹ. Mặc dù Mỹ có mức độ tăng trưởng giới siêu giàu chỉ xếp thứ 10, nhưng đây vẫn là quốc gia có số lượng người siêu giàu đông nhất thế giới, với gần 79.600 người trong năm 2017. Theo sau đó là Nhật Bản, Trung Quốc và Đức. Xét theo thành phố, Hồng Kông vừa vượt qua New York để trở thành thành phố có nhiều người siêu giàu nhất với 10.010 người; New York xếp thứ hai với gần 9.000; theo sau đó là Tokyo (6.785 người), Los Angeles (5.250 người) và Paris (3.950 người). Tú Mỹ Xem thêm: | ||
Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận kiểm tra dự án Thủ Thiêm Posted: 07 Sep 2018 03:02 PM PDT 10 THANH NIÊN ONLINEKết luận kiểm tra của Thanh tra Chính phủ khẳng định khiếu nại của người dân là có cơ sở, đồng thời kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với nhiều tập thể cá nhân trong việc quản lý đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chiều 7.9, Thanh tra Chính phủ đã chính thức công bố kết luận kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM. Kết luận kiểm tra của Thanh tra Chính phủ cho biết, từ năm 1996, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng Khu đô thị Thủ Thiêm thành một khu đô thị hiện đại, bền vững, có quy mô, tiêu chuẩn cao cấp, kết hợp chặt chẽ với các điều kiện cảnh quan tự nhiên là một chủ trương đúng đắn. Khu đô thi mới Thủ Thiêm có tổng diện tích 930 ha. Trong đó, khu đô thị mới được chia làm 5 khu vực chính gồm: khu vực lõi trung tâm, khu dân cư phía bắc, khu dân cư dọc Đại lộ Mai Chí Thọ, khu dân cư phía đông, khu châu thổ phía nam; khu tái định cư 160 ha được định hướng về phía đông, giáp ranh phạm vi lập quy hoạch. Đến thời điểm kiểm tra (5.2018), UBND TP.HCM đã thực hiện giải phóng mặt bằng được trên 99,4%, ký hợp đồng với một số nhà đầu tư dự án theo hình thức BT như: 4 tuyến đường chính, Cầu Thủ Thiêm 2, Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông và dự án Khu Lâm viên sinh thái thuộc Vùng châu thổ phía nam; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc, hoàn thiện đường trục bắc - nam đoạn từ chân Cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ... Tuy nhiên, trong quá trình triển thực hiện đầu tư, xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND thành phố và các sở, ngành liên quan đã để xảy ra những khuyết điểm, vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi một số hộ dân sinh sống trên địa bàn, phát sinh khiếu nại gay gắt, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm. Cụ thể, về ranh giới quy hoạch, UBND TP.HCM phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 tại Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16.9.1998, trong đó: điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền (giảm 23,3 ha đất đã giao dự án cho 5 doanh nghiệp trước đó nhưng vẫn lập và trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch 1/5000), nhất là việc tăng 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, quận 2 không đúng quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; vị trí, giới hạn quy hoạch được phê duyệt không thống nhất về tên gọi so với bản đồ và thực địa. Trách nhiệm trực tiếp thuộc kiến trúc sư trưởng thành phố, các sở, ngành liên quan và UBND thành phố. ''Như vậy, việc khiếu nại của người dân về ranh quy hoạch đối với 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, quận 2 nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ là có cơ sở, cần sớm được xem xét và có giải pháp giải quyết phù hợp'', kết luận kiểm tra nêu rõ. UBND TP.HCM đã quyết định thu hồi đất đối với phần diện tích 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An để thực hiện một số dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phần lõi với diện tích 770 ha) là chưa đủ cơ sở pháp lý, không đúng với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần sớm xem xét, có giải pháp giải quyết phù hợp. Ngoài ra, việc thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng có trường hợp đang khiếu nại chưa phù hợp quy định, chưa đúng thời điểm thu hồi đất, nhất là khi luật Đất đai 2003 có hiệu lực; không có kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nhà tái định cư trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, việc thực hiện còn chậm, còn một số hạn chế, bất cập, dẫn đến phát sinh khiếu nại về chế độ, chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư, UBND thành phố cần rà soát để giải quyết dứt điểm. Theo Thanh tra Chính phủ, để xảy ra sai phạm trên có trách nhiệm Công ty Đo đạc Địa chính - Công trình, Sở Địa chính, UBND quận 2 và UBND TP.HCM. Theo kết luận kiểm tra, qua kiểm tra khu tái định cư 160 ha cho thấy UBND TP.HCM đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc lập, trình, phê duyệt quy hoạch và thu hồi đất trong phạm vi khu tái định cư 160 ha thuộc 5 phường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, đã phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương tạm giao, thu hồi và giao đất cho 51 dự án với tổng diện tích 144,6 ha để đầu tư kinh doanh nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, giải trí, công trình công cộng… sau khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch khu tái định cư. Hậu quả là không đủ đất để bố trí tái định cư theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 367/TTg và văn bản số 190/CP-NN, dẫn đến làm phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm bị đình trệ do người dân khiếu nại kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân sai phạm Từ các sai phạm nêu trên, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP.HCM xác định rõ, cụ thể về trách nhiệm liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm. Qua đó, kiểm điểm, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; thu hồi đất, đền bù, tái định cư; việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bản đồ… để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Đồng thời, UBND TP.HCM công khai, nhận trách nhiệm về những khuyết điểm, vi phạm, dẫn đến khiếu nại kéo dài trong thời gian vừa qua; UBND TP.HCM rà soát, hoàn thiện để tiếp tục thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có khoảng 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, quận 2 theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát từng trường hợp cụ thể người dân đang khiếu nại, đặc biệt là các hộ dân nằm trong khu vực khoảng 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch thuộc khu phố 1, phường Bình An, quận 2 để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp cho người dân, sớm chấm dứt khiếu nại. Phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành liên quan (Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường) để kiểm tra, rà soát, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm trong việc quy hoạch, giao đất, thực hiện đầu tư tại các dự án thuộc các khu tái định cư theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. TIN LIÊN QUANThanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ xem xét, xử lý trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân có liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm trong việc thực hiện thẩm định, lưu trữ hồ sơ, bản vẽ và chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng. | ||
Mọi điều bạn cần biết về ‘Một vành đai – Một con đường’ Posted: 07 Sep 2018 02:57 PM PDT Hoàng Gia Phúc 6-9-2018 Tháng 9 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi sang thăm trường Đại học Nazarbayev tại Cộng hòa Kazakhstan đã chính thức công bố với thế giới "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa". Ngay sau đó, ông Tập tiếp tục công bố "Con đường tơ lụa trên biển" thế kỷ 21 khi đi thăm Indonesia. Đây chính là hai phần trong một kế hoạch "Một vành đai, một con đường", đọc theo âm Hán Việt là "Nhất đới, nhất lộ"; còn tiếng Anh gọi là "One Belt, One Road" (viết tắt là OBOR) hoặc còn được gọi là "Sáng kiến Vành đai – Con đường" "Belt and Road Innitiative" – viết tắt là BRI. "Một vành đai, Một con đường" là gì? Về cơ bản, BRI là một mạng lưới nối liền giữa các tuyến đường bộ, đường sắt, các đường ống dẫn dầu, các mạng lưới điện, các hệ thống cảng biển cùng rất nhiều dự án hạ tầng nối liền khoảng 65 quốc gia. Việc phát triển các hệ thống và dự án hạ tầng này nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. "Một vành đai, Một con đường" bao gồm hai phần: Vành đai và Con đường. "Vành đai" có nghĩa là "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa" (Silk Road Economic Belt); "Con đường" có nghĩa là "Con đường tơ lụa trên biển" thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road). Vành đai kinh tế con đường tơ lụa sẽ là mạng lưới liên kết trên bộ, kết nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và biển Địa Trung Hải qua Trung và Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương, bắt đầu từ thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông đi qua 10 thành phố khác của Trung Quốc và kết nối với hàng loạt trung tâm kinh tế – thương mại Âu – Á như: Almaty (Kazakhstan), Bishkek (Kyrgyzstan), Samarcanda (Uzbekistan), Dushanbe (Tajikistan), Teheran (Iran), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow (Nga), Diusburgo (Đức), Rotterdam (Hà Lan), Venice (Ý), từ đó lan tỏa đến các thành phố khác của châu Âu, châu Phi. Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thực chất là tuyến đường giao thông nối các cảng biển, các tuyến đường bộ và đường sắt của 29 quốc gia lại với nhau, trong đó, bao gồm chín quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, và Brunei; năm quốc gia vùng Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Pakistan, và Sri Lanka; chín quốc gia Tây Á là Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, và Bahrain; năm quốc gia Tây Phi là: Ai Cập, Somalia, Sudan, Djibouti, và Eritrea. "Con đường tơ lụa trên biển" thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua hướng Nam tới các nước ASEAN, vượt qua eo biển Malacca, trở về hướng Tây chạy dọc các quốc gia thuộc Ấn Độ Dương rồi gặp "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa" tại Venice qua khu vực biển Đỏ và Địa Trung Hải. "Con đường tơ lụa trên biển" được thiết kế như là một mạng lưới liên kết trên biển nhằm nối liền biển Đông với Ấn Độ Dương, Đông Phi, biển Đỏ và Địa Trung Hải. Đại dự án Như đã nêu, BRI sẽ là mạng lưới nối kết các tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt của khoảng 65 quốc gia với nhau lại. Có thể nói, tầm vóc của BRI thực sự vĩ đại, vì nó kết nối tổng GDP của các quốc gia thuộc BRI, chiếm 23.000 tỉ USD, tương đương 1/3 GDP toàn cầu, cũng như liên kết 62% toàn bộ dân số thế giới. So sánh giữa BRI với Kế hoạch Marshall mà Mỹ đã thực hiện nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai thì quy mô và phạm vi của BRI còn lớn hơn nhiều. Chỉ tính tới năm 2015, các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đã đầu tư trên 250 tỉ USD cho các dự án đường sắt và các dự án sản xuất điện. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2015, các công ty Trung Quốc đã ký 1.401 hợp đồng nằm trong khuôn khổ BRI, trị giá 37,6 tỉ USD. Các hợp đồng này chiếm tới 43,3% tổng số lượng hợp đồng dự án với bên ngoài do các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc cung cấp vốn. Ước tính khoản đầu tư trong BRI sẽ chiếm 4.000 tỉ USD, tương đương với tổng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc năm 2015. Để hiện thực hóa BRI, Trung Quốc đã thành lập ba thiết chế tài chính để rót vốn cho sáng kiến này, bao gồm Quỹ Con đường Tơ lụa (Silk Road Fund – SRF), Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (Asian Infrastucture Invesment Bank – AIIB) và Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank – NDB). Năm 2014, Quỹ Con đường Tơ lụa được thành lập với số vốn dự tính ban đầu 40 tỉ USD. Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc (State Administration od Foreign Exchange), Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc (the China Investment Corporation), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (the Export-Import Bank of China) và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (the China Development Bank) là các tổ chức góp vốn vào Quỹ này. Năm 2015, Trung Quốc cũng cho thành lập AIIB với 57 quốc gia – thành viên sáng lập (trong đó có Việt Nam). AIIB dự kiến có nguồn vốn 100 tỉ USD. Là một ngân hàng phát triển, AIIB tập trung cung cấp nguồn vốn cho việc xây dựng và phát triển lĩnh vực điện, năng lượng, giao thông, viễn thông, xây dựng hạ tầng nông thôn, cung cấp nước, các dự án bảo vệ môi trường, phát triển đô thị và dịch vụ logistic. Cũng vào năm 2014, lãnh đạo các nước BRICS, bao gồ Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã cùng nhất trí thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank – NDB). NDB khởi đầu với số vốn 50 tỉ USD và kỳ vọng sẽ đạt số vốn 100 tỉ USD trong thời gian tới. NDB cũng sẽ tập trung vào việc cho vay các dự án phát triển hạ tầng. Năm 2015, Ủy ban Phát triển và Tái thiết Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại Trung Quốc đã cùng nhau đưa ra kế hoạch chi tiết cho dự án BRI. Trong kế hoạch chi tiết đó, bốn loại hình cơ bản trong xây dựng hạ tầng của BRI là: giao thông (đường bộ, đường sắt, cảng, sân bay…), năng lượng (các đường ống dẫn dầu, các nhà máy lọc dầu…), viễn thông và các khu kinh tế đặc biệt (đặc khu). Một mũi tên, trúng nhiều đích Động cơ của BRI là gì? Trong một bài phát biểu quan trọng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh các quốc gia láng giềng có giá trị chiến lược quan trọng vượt trội. "Sự phát triển toàn diện quan hệ với các nước láng giềng, để củng cố tình hữu nghị láng giềng, tăng cường hợp tác cùng có lợi, duy trì và với cơ hội quan trọng chiến lược đối với sự phát triển của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển, và cố gắng làm cho mối quan hệ chính trị của chúng ta với nước láng giềng thân thiện hơn, quan hệ kinh tế vững chắc hơn, hợp tác an ninh sâu sắc, nhân văn gần nhau hơn." "Phấn đấu duy trì hòa bình và ổn định ngoại vi là một mục tiêu quan trọng của chính sách ngoại giao với các nước láng giềng. Để tập trung vào đào sâu cùng có lợi và tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực, thúc đẩy khả năng tương tác cơ sở hạ tầng và xây dựng Vành đai kinh tế con đường tơ lụa, Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, để xây dựng một trật tự mới cho hội nhập kinh tế khu vực." Trong các phát biểu này, Tập Cận Bình đã thể hiện rõ tầm nhìn về việc sử dụng các phương tiện kinh tế để duy trì sự ổn định của khu vực, và khẳng định vai trò lãnh đạo của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng thông qua BRI. Về mặt chiến lược, năm 2015, Justin YiFu Lin, một cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) có cho rằng Trung Quốc đưa ra BRI để nhằm đối trọng lại chính sách Xoay trục và Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ phía Mỹ. Ông ta cũng nói thêm rằng, Trung Quốc sử dụng các nguồn lực kinh tế của mình, bao gồm dự trữ ngoại tệ và kinh nghiệm xây dựng hạ tầng để khẳng định vị trí của Trung Quốc tại khu vực. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Trung Quốc đưa ra sáng kiến BRI. Là một thị trường lớn bậc nhất thế giới, Trung Quốc muốn giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Sáng kiến BRI sẽ khiến các tuyến đường vận tải cả đường biển và đường bộ thuận tiện hơn, điều đó sẽ khiến hàng hóa từ Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với các thị trường thuộc BRI. Ngoài ra, có một số lý do để Trung Quốc thúc đẩy BRI: – Thứ nhất, Bắc Kinh muốn giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vào đầu tư hạ tầng nội địa. Điều này sẽ khiến các công ty xây dựng Trung Quốc, các công ty sản xuất các vật dụng liên quan sẽ phát triển hướng ra bên ngoài, vì các công ty này đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc. Chính vì vậy, với sáng kiến BRI, chính phủ Trung Quốc muốn sử dụng nguồn vốn khổng lồ của mình để thúc đẩy các công ty này vươn ra các quốc gia nằm trong BRI. – Thứ hai, việc tập trung phát triển các dự án hạ tầng sẽ giúp cho sức mạnh của đồng nhân dân tệ (NDT) được tăng cường. Cùng với việc phát triển kinh tế, để tăng thêm sức mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng trên thế giới, Trung Quốc đã xây dựng chiến lược quốc tế hoá đồng NDT, chính thức đưa đồng tiền này vào nhóm các đồng tiền dự trữ của thế giới. Với sự hỗ trợ từ các khoản cho vay khổng lồ, từ 2015, Trung Quốc đã tham gia vào Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu và đồng thời cũng là thành viên sáng lập của AIIB. Với những nỗ lực trên của Trung Quốc, trong đợt rà soát tháng 11/2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định, đồng NDT đã đáp ứng tiêu chuẩn giao dịch tự do và cùng với đồng USD, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật tham gia vào giỏ tiền tệ toàn cầu kể từ ngày 1/10/2016 với tỷ trọng 10,92%. – Thứ ba, BRI sẽ góp phần đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc thông qua các dự án xây dựng đường ống dẫn dầu chạy dọc Trung Á, Nga và các cảng nước sâu thuộc các nước Đông Nam Á. Trung Quốc hiện nay là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Hầu hết lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đến từ châu Phi và Trung Đông và đều đi qua eo biển Malacca (nằm ở khu vực tiếp giáp giữa Malaysia, Indonesia và Singapore). Điều khiến Trung Quốc lo ngại là nếu chiến tranh xảy ra trên biển Đông, eo biển Malacca sẽ bị khóa lại, nguồn cung cấp dầu mỏ của Trung Quốc sẽ bị chặn lại và sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong khi nó đang thèm khát năng lượng. – Thứ tư, việc phát triển các dự án hạ tầng của các quốc gia trong khuôn khổ BRI sẽ tác động tốt đến mức độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc cũng sẽ được gia tăng xuất khẩu đến các thị trường này. Trong một bài phát biểu hồi tháng 3 năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tỏ ý mong muốn kim ngạch thương mại thường niên giữa Trung Quốc với các quốc gia BRI sẽ vượt qua con số 2.500 tỉ USD vào năm 2025. Theo một báo cáo năm 2016 của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ), tại khu vực Nam Á, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan, trong đó cơ bản là hệ thống đường sắt trị giá 46 tỉ USD. Tại Đông Nam Á, Trung Quốc cũng đang thúc đẩy xây dựng đường sắt tuyến Trung Quốc – Lào, Trung Quốc – Thái Lan, Jakarta – Bandung trị giá trên 20 tỉ USD, dự kiến sẽ hoàn thành bởi các công ty Trung Quốc trước năm 2020. Ngoài ra, các ngân hàng Trung Quốc cấp vốn cho BRI đang thương thảo với nhiều quốc gia để xây dựng cho các quốc gia này 5.000 km đường sắt cao tốc, với tổng số vốn đầu tư trên 160 tỉ USD. Không chỉ tập trung vào phát triển các tuyến đường bộ và đường sắt, BRI còn tập trung vào xây dựng các đặc khu (khu kinh tế đặc biệt) và các cảng biển. Ví dụ như tại Campuchia, năm 2008, trước khi BRI được công bố, Trung Quốc đã giúp Campuchia xây dựng Đặc khu kinh tế Shihanoukville như là một kênh phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước. Trung Quốc cũng đang có kế hoạch xây dựng cảng nước sâu tại Shihanoukville, cảng biển này sẽ là một phần trong chiến lược "chuỗi ngọc trai" (String of Pearls) nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong chiến lược trở thành cường quốc biển hàng đầu, thay thế Hoa Kỳ chi phối toàn bộ thế giới. Công ty sản xuất xi măng hàng đầu của Trung Quốc – Anhui Conch cũng đang xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng lớn tại Indonesia, Việt Nam và Lào. Quỹ đầu tư Con đường tơ lụa thì đầu tư vào nhiều dự án xây dựng đường ống dẫn dầu từ Vịnh Bengal tới tỉnh Côn Minh (Trung Quốc). Mặt trái của tấm huân chương Có những quan điểm khác nhau về vai trò và tác động của BRI. Bên cạnh những ý kiến hồ hởi từ những nước đang phát triển trong cơn khát vốn được nhận vốn vay để phát triển hạ tầng của họ, cũng có những ý kiến trái chiều khác. Đầu năm 2018, Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Anh Theresa May đã từ chối ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về BRI với phía Trung Quốc. Tổng thống Pháp thậm chí còn bình luận: "Những con đường này không thể là bá quyền kiểu mới được, chưa nói những con đường này sẽ dẫn các quốc gia đi theo nó trở thành chư hầu". Những lo ngại như vậy về BRI cũng được nhiều học giả thuộc nhiều quốc gia khác nhau chia sẻ. Các học giả Campuchia thì khuyến cáo chính phủ ba vấn đề về BRI, bao gồm: i) vấn đề "bẫy nợ" với số vốn mà Trung Quốc cung cấp khiến Campuchia có thể mắc phải gánh nặng nợ nần như Sri Lanka hay một số nước châu Phi khác; ii) những tác động xấu về môi trường cũng như đời sống của người dân liên quan đến các đập thủy điện mà Trung Quốc đang xây dựng cho Campuchia; iii) Campuchia có thể vì các tác động của nợ nần, viện trợ kinh tế… sẽ rơi vào vòng xoáy ảnh hưởng của Trung Quốc trên bàn cờ chính trị khu vực. Đối với Việt Nam, trong một nghiên cứu, các tác giả Việt Nam đã thể hiện quan điểm lo ngại: "thông qua chiến lược 'Một vành đai, Một con đường', Trung Quốc có thể giải quyết được một lúc ba bài toán, đó là: i) có động lực lôi kéo phát triển trong nước, đẩy hàng hóa dư thừa trong nước ra bên ngoài; ii) lôi kéo được các quốc gia tham gia, tạo nên một mô hình liên kết vững chắc làm thế đối trọng với TPP do Mỹ đề xướng; iii) trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông, có thể thấy được ẩn ý đằng sau của Trung Quốc là thông qua chiến lược này từng bước tìm cách khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông."[1] Như vậy, các mối lo ngại của các quốc gia về BRI tập trung trong hai vấn đề cơ bản: thứ nhất, đó là liên quan đến "bẫy nợ" mà các quốc gia vay vốn để phát triển hạ tầng từ các ngân hàng Trung Quốc sẽ mắc phải; thứ hai, đó là về các ý đồ chính trị của Trung Quốc đằng sau BRI. Về "bẫy nợ", một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cùng với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc về việc thực hiện các khoản cho vay giai đoạn từ 2013 – 2015 đã cho thấy 70% lượng tín dụng cung cấp ra bên ngoài Trung Quốc luôn kèm theo các điều kiện cơ bản, trong đó có việc bắt buộc mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu từ Trung Quốc và sử dụng nhân công từ Trung Quốc. Theo tính toán của Trung tâm Ngiên cứu Chiến lược & Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS) thì trong việc thực hiện các gói thầu của BRI, 89% là do các công ty Trung Quốc tiến hành, 7,6% là do các công ty địa phương thực hiện, chỉ có 3,4% là do các công ty nước ngoài thực hiện. Như vậy, trong việc xây dựng các công trình hạ tầng này, phần lớn lợi ích thuộc về phía các công ty Trung Quốc. Còn lại, nhiều quốc gia vay vốn vướng vào "bẫy nợ" với Trung Quốc. Việc thực hiện dự án đã không thực sự hiệu quả cộng với tình trạng tham nhũng đã dẫn đến những khoản nợ khổng lồ. Một nghiên cứu được xuất bản năm 2017 cho biết, các công ty Trung Quốc đang sở hữu gần 25% các sản phẩm dầu mỏ của Kazakhstan, trên 50% lượng khí gas xuất khẩu của Turkmenistan. Còn Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đang là nhà cung cấp tín dụng lớn nhất, hiện đang nắm giữ 49% khoản nợ quốc gia của Tadjikistan, 36% khoản nợ quốc gia của Kirgizstan. Ở Việt Nam, những mối lo ngại này không phải là không có căn cứ. Cụ thể, báo chí Việt Nam đưa tin Việt Nam phải trả lãi rất lớn cho tuyến đường sắt nội đô Cát Linh – Hà Đông. Tuyến đường sắt này thực hiện từ khoản vay 250 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc làm tổng thầu thi công. Dự án này khởi công năm 2011, dù đến nay vẫn chưa thể vận hành, nhưng đã đến hạn phải trả tiền lãi cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc khoảng 650 tỉ đồng/ năm. Về các ý đồ chính trị của Trung Quốc, nhiều phân tích cùng ví dụ thực tiễn cho thấy Trung Quốc muốn tăng cường ảnh hưởng chính trị cũng như sự hiện diện của quân đội của mình tại các quốc gia nằm trong sáng kiến BRI. Djibouti, một nước nhỏ ở châu Phi, đã phải đồng ý cho Trung Quốc thiết lập căn cứ hải quân trên lãnh thổ của mình vào năm 2017, sau khi không thể trả nợ hàng tỉ đô-la cho Trung Quốc. Sri Lanka đang lo ngại về việc Trung Quốc có thể huy động quân sự tại cảng Hambantota trong giai đoạn khủng hoảng, sau khi cảng này được cho Trung Quốc thuê 99 năm để trừ bớt khoản nợ cũng lên đến hàng tỉ đô-la. Theo cùng một cách, BRI ẩn chứa những rủi ro về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đối với Việt Nam. Dự luật Đặc khu gần đây làm dấy lên mối lo ngại về an ninh quốc phòng tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam và Trung Quốc đang có những tranh chấp trên biển Đông, gây thêm lo ngại cho người dân Việt Nam vốn đã chứng kiến lịch sử xung đột giữa quốc gia mình với Trung Quốc hàng ngàn năm nay. "Tham vọng của Trung Quốc trong việc đề xuất chiến lược 'Một vành đai, Một con đường' đặt Việt Nam vào tình trạng 'tiến thoái lưỡng nan', không tham gia thì bị loại ra khỏi 'cuộc chơi', còn tham gia thì việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông sẽ gặp nhiều thách thức."[2] *** "Một vành đai, Một con đường" là một kế hoạch vĩ đại của Trung Quốc, thể hiện tham vọng trở thành siêu cường, vươn rộng ảnh hưởng ra toàn cầu. Theo tuyên bố từ phía Trung Quốc, BRI với số vốn hàng ngàn tỉ USD sẽ giúp xây dựng, hiện đại hoá các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển, các sân bay, cảng biển… của khoảng 65 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do BRI mang lại, thế giới đã chứng kiến "mặt trái của tấm huân chương", với những gánh nặng nợ nần mà Sri Lanka, Campuchia và nhiều nước châu Phi đang mắc phải. Từ những gánh nặng nợ nần đó đến những lệ thuộc và khả năng bị chi phối chính trị là không xa, mà hai quốc gia này là những ví dụ điển hình. Tài liệu tham khảo: [1] Hoàng Thế Anh (Chủ biên), Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, NXB KHXH, HN, 2017, trang 240. [2] Hoàng Thế Anh, sđd, trang 299. This posting includes an audio/video/photo media file: Download Now | ||
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Posted: 07 Sep 2018 03:44 AM PDT Dân trí Nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin, hai bên đã ra Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm. Báo Dân trí xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung: | ||
Đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh làm quan hệ nồng ấm? Posted: 06 Sep 2018 07:03 PM PDT Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018 | 7.9.18Mặc dù mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫng đang căng thẳng nhưng dòng vốn đầu tư theo chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường đổ vào Việt Nam tăng mạnh cùng với việc khu vực thương mại giáp biên giữa hai nước sẽ được thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ.
Việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực được coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5/2014 đã làm cho mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Trong hơn một năm qua, Trung Quốc còn được cho là gây sức ép buộc Việt Nam hai lần ngừng khoan thăm dò dầu khí với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha trên Biển Đông. Tuy nhiên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc gần đây đang tăng mạnh vào Việt Nam, một trong những nước mà Trung Quốc nhắm tới cho sáng kiến Vành Đai Con Đường, theo truyền thông trong nước. Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy FDI từ Trung Quốc tăng từ hơn 570 triệu USD lên hơn 2,1 tỷ USD trong vòng 10 năm qua. Chỉ trong năm 2017, có 284 dự án mới của Trung Quốc với tổng trị giá hơn 1,4 tỷ USD được đăng ký ở Việt Nam. Vậy sự gia tăng trong đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam có làm cho những căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước hạ giảm? Trả lời câu hỏi này, Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á của Đại học New South Wales, cho biết: "Việt Nam đón nhận dòng vốn đầu tư của Trung Quốc một phần để giảm bớt mức thâm hụt thương mại lớn giữa hai nước." Theo báo cáo của Bộ Tài chính, Việt Nam chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc trong khi Trung Quốc chỉ nhập 100 tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam trong sáu năm qua, theo Dân Trí. Theo ông Thayer, Việt Nam cũng đang gây áp lực đối với Bắc Kinh để xóa bỏ các rào cản đối với việc đầu tư của Việt Nam vào Trung Quốc. "Nói tóm lại, hai bên đã giữ không cho mối tranh chấp về Biển Đông bùng ra và làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ kinh tế song phương nói chung," GS Úc trả lời câu hỏi trong một bản tin ra hôm 5/9. Biển Đông được nhắc tới trong các cuộc gặp vào đầu năm ngoái trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh và cuối năm ngoái trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội. Tuy nhiên, hai bên đều cam kết cùng hợp tác trên vùng biển có nhiều tranh chấp chủ quyền. Truyền thông trong nước cho rằng mối quan hệt giữa Việt Nam và Trung Quốc "tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực" nhưng theo đánh giá của các nhà quan sát chính trường Việt Nam, vẫn có những căng thẳng trong mối quan hệ được gọi là "môi hở răng lạnh" này. Thống kê của Cục quan Đầu tư Nước ngoài cho thấy FDI từ Trung Quốc tăng từ hơn 570 triệu USD lên hơn 2,1 tỷ USD trong vòng 10 năm qua. Việc Trung Quốc tiếp tục các hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông, mà gần đây Bộ ngoại giao Việt Nam cũng nhiều lần phải lên tiếng phản đối, và chiến lược Vành Đai Con Đường nhằm phát triển quyền lực mềm của Trung Quốc làm người dân Việt Nam lo ngại. Một minh chứng cho việc quan ngại về sự đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là làn sóng phản đối của người dân không những trong nước mà cả hải ngoại đối với dự án luật đặc khu. Công chúng cho rằng các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ thâu tóm ba đặc khu kinh tế nếu dự luật được thông qua. Trong khi chính phủ Việt Nam đón nhận dòng đầu tư của Trung Quốc thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại cảnh báo về việc tiếp nhận sự trợ giúp phát triển và các khoản cho vay từ Trung Quốc. Các nhà phân tích cũng cho rằng vốn của Trung Quốc giống như một dòng sông đưa phù sa màu mỡ vào nhưng cùng lúc sẽ làm Việt Nam có nguy cơ lũ lụt, theo VNExpress. Các nhà đầu tư Trung Quốc bị cho là đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam gây ô nhiễm môi trường cùng với việc đưa nhiều công nhân Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam. Trong khi một số nhà phân tích kêu gọi chính phủ Việt Nam từ chối dòng vốn của Trung Quốc như những nước khác đang làm, với Malaysia là một ví dụ, thì một số người lại tin rằng Việt Nam vẫn cần dòng vốn này. Tuy nhiên họ đề xuất rằng chính phủ cần áp dụng các chính sách hợp lý để tận dụng tốt nhất dòng vốn của Trung Quốc trong khi giảm thiểu tối đa các nguy cơ từ các dự án đầu tư của nước láng giềng phương Bắc. (VOA) | ||
ĐCSTQ rốt cuộc muốn làm gì? (P2): Nhồi nhét văn hóa ĐCSTQ Posted: 06 Sep 2018 06:42 PM PDT Lịch sử 5000 năm của Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam vì đặc thù vị trí địa lý. Vì vậy, con đường lịch sử mà dân tộc Trung Hoa trải qua, cùng định hướng tương lai của đất nước này là có quan hệ chặt chẽ đến vận mệnh và tương lai của dân tộc Việt.TÓM TẮT KỲ TRƯỚCVăn hóa truyền thống Trung Hoa với sự đề cao những đức tính tốt đẹp được truyền thừa qua bao triều đại giúp giữ nhân tâm hướng thiện, xã hội ổn định, chuẩn mực đạo đức thăng hoa. Đó là 'cái gai' trong bước đường phát triển và nhồi nhét các thứ lý luận du nhập từ Tây phương với quan niệm con người tiến hóa từ động vật và cần đấu tranh với nhau để có thể sinh tồn… Do đó, để có thể thay đổi lý niệm sống vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc Trung Hoa, điều ĐCSTQ cần làm là phá hoại và tiêu diệt tất cả những gì thuộc về xã hội truyền thống, sau đó dùng bạo lực cưỡng chế nhồi nhét một bộ lý luận mới của Đảng vào và tạo ra một lớp người Trung Quốc hoàn toàn mới, với tư tưởng biến dị như ngày nay… –**– NHỒI NHÉT VĂN HÓA ĐCSTQTrong khi phá hủy văn hóa truyền thống, ĐCSTQ cũng đồng thời âm thầm thiết lập "văn hóa ĐCSTQ" của nó thông qua các cuộc vận động chính trị liên tiếp. Văn hóa ĐCSTQ đã biến đổi thế hệ cũ, đầu độc thế hệ trẻ và cũng gây ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ. Ảnh hưởng của nó là cực kỳ sâu rộng. Thậm chí khi nhiều người cố gắng vạch trần bản chất tà ác của ĐCSTQ, họ cũng không thể tránh được việc sử dụng cách phân biệt tốt xấu, cách phân tích, và những từ ngữ do ĐCSTQ tạo ra, và không tránh được việc mang theo dấu ấn của văn hóa ĐCSTQ. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA ĐCSTQ Văn hóa ĐCSTQ không chỉ mang bản chất tà ác của hệ tư tưởng mà ĐCSTQ kế thừa, mà còn kết hợp nhuần nhuyễn bạo lực cách mạng và triết học đấu tranh xuất phát từ tuyên truyền với tất cả các nhân tố tiêu cực xuất hiện trong xã hội quân chủ Trung Quốc. Những nhân tố tiêu cực đó bao gồm sự tranh giành quyền lực trong nội bộ hoàng tộc, thành lập bè cánh để theo đuổi các quyền lợi ích kỷ, dùng âm mưu và thủ đoạn chính trị bẩn thỉu để làm hại người khác. Trong suốt các cuộc đấu tranh của ĐCSTQ để sống sót qua các thập kỷ, đặc tính "giả – ác – đấu" của nó đã được nuôi dưỡng, làm giàu và kế thừa phát triển. Chế độ chuyên quyền và độc tài là bản chất của văn hóa ĐCSTQ. Xét từ nhiều phương diện khác nhau, đều có thể thấy được thứ văn hóa này có tính sát thương và phá hoại mạnh đến mức độ nào: Về phương diện thống trị và kiểm soát,
Về phương diện tuyên truyền,
Về phương diện quan hệ cá nhân,
Nó còn là thứ văn hóa biến con người thành những cỗ máy, một thứ văn hóa đảo lộn đúng sai, văn hóa tự tẩy não và phục tùng vô điều kiện, và văn hóa bảo vệ vị trí của kẻ nịnh bợ. Thông qua việc truyền bá thứ văn hóa mang các đặc điểm này, ĐCSTQ đã tạo nên những con người với nhân tâm không thể khống chế được nữa, khiến cho dân tộc Trung Hoa đối diện với nguy cơ còn đáng sợ hơn bao giờ hết. VĂN HÓA ĐCSTQ THAY THẾ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Trong suốt hơn 80 năm tồn tại của mình, ĐCSTQ đã không ngừng phá hủy văn hóa truyền thống bằng vu khống, chiến tranh, lừa dối, độc tài, giết chóc và khủng bố. Từ bi và nhân ái bị Đảng thay bằng thù hận và đấu tranh. Thuận Trời thuận Đất thuận Tự nhiên bị Đảng thay bằng tự cao tự đại 'đấu trời đấu đất'. Nhân tố đạo đức xã hội cũng như các nhân tố sinh thái đã vì thế mà bị Đảng phá sạch, dẫn đến khủng hoảng trầm trọng cho dân tộc Trung Hoa cũng như nhân loại hôm nay. Đạo gia chú trọng "chân", Phật gia lấy tu "thiện" làm căn bản, Khổng Tử chủ trương "nhân" và "tín". Mà lịch sử của ĐCSTQ chính là lịch sử thay thế những điều đó bằng "giả – ác – đấu". Từ bản chất mà nói, bất kỳ nhân tính tốt đẹp đều là chướng ngại cho sự thống trị của Đảng, cho đến lúc ĐCSTQ phát minh ra một hàm nghĩa phụ diện của từ vựng "nhân tính luận". Đảng viên ĐCSTQ yêu cầu có "đảng tính" áp chế và thay thế "nhân tính", đối với một người bình thường mà nói, "nhân tính" cũng là biểu hiện của cách mạng không triệt để. Trung tâm của văn hóa Nho gia là luân lý gia đình, điều mà đạo đức gia đình quan tâm là tình thân, là nhân ái. Trong tuyên truyền của Đảng, thì là lấy cảm tình giai cấp mà thay thế tình thân và tình bạn. Quan hệ với nhau trở thành "đồng chí", tức là thành một thành viên trong đại gia đình cách mạng, ngược lại tức là đối tượng kiên quyết bị trấn áp. Là "đồng chí" hay là "kẻ địch", đơn giản là hết thảy quan hệ xã hội phân thành quan hệ nhị nguyên đối lập, vượt trên cả quan hệ thân nhân hoặc trên cả quan hệ bằng hữu. Trong khi đấu tranh giai cấp nếu cần thì cha con không nhìn nhau, vợ chồng xem nhau như thù địch, kiểm điểm, phê bình đấu tố, đánh tàn nhẫn người thân yêu của mình được coi là biểu thị tính giai cấp mạnh hơn cả nhân tính, hướng về Đảng biểu thị sự trung thành phụng hiến. Tuyên truyền văn nghệ của ĐCSTQ, đã từng giương cao cờ hiệu lớn "chủ nghĩa cấm dục" (tiết chế dục vọng), phủ định ái tình, phủ định gia đình. Nhưng hơn mười năm gần đây ĐCSTQ đã từ "chủ nghĩa cấm dục" mà quay ngoắt 180 độ, biến thành khích lệ "chủ nghĩa túng dục" (phóng túng dục vọng), khuyến khích con người chìm đắm trụy lạc trong cờ bạc ma túy, tình một đêm, bao tình nhân. Điều này cũng chính là nhằm thay thế đạo đức con người bằng dục vọng, khiến đạo đức tiêu tán trong khi thỏa sức hưởng lạc. Đáng sợ hơn, ĐCSTQ không ngừng lặp lại khẩu hiệu tuyên truyền "Cắn kẻ thù, cắn hận thù, nhai nát thật mạnh kẻ thù mà nuốt xuống..." trên khắp Trung Quốc. Thù hận là một động lực xuyên suốt bao trùm trong các loại vận động quần chúng của ĐCSTQ. Những giá trị phổ quát của nhân loại bao đời nay như đồng cảm, tình yêu thương, thiện lương, v.v.. bị thay thế bằng tình cảm đấu tranh giai cấp, quần ngư tranh thực, kẻ mạnh sinh tồn… Theo nguyên tắc này, đúng và sai, thiện và ác đều không quan trọng, điều quan trọng là không từ thủ đoạn nào để giành chiến thắng trong cạnh tranh, dù là quan trường, thương trường hay tình trường. Một điều không thể nhắc tới, chính là thuyết vô Thần của ĐCSTQ khiến con người ta không còn tin vào Thần, khiến cho thể hệ giá trị xã hội truyền thống vốn có mất đi chỗ dựa, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa túng dục. Nhưng mặt khác, bên cạnh việc xóa bỏ Thần linh chân chính trong tâm trí người dân, ĐCSTQ lại tạo ra một bộ những thứ đối ứng của riêng Đảng và bắt người dân phụng thờ. Tôn giáo có nhà thờ, ĐCSTQ có các cấp ủy đảng. Tôn giáo có giáo lý, ĐCSTQ có ý thức của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình, học thuyết của Giang Trạch Dân. Tôn giáo có lễ quy y, ĐCSTQ có lễ tuyên thệ trung thành phụng hiến cho Đảng. Tôn giáo có linh mục, ĐCSTQ có bí thư Đảng. Tôn giáo có Thần, Phật, ĐCSTQ có Mao Trạch Đông. Tôn giáo có kinh sách, ĐCSTQ có Mao quyển (sách Đỏ), có học tập thấm nhuần chỉ đạo. Tôn giáo có nghi lễ, ĐCSTQ có nhảy "điệu trung thành" và "xin ý kiến chỉ đạo của đảng vào buổi sáng và báo cáo với đảng vào buổi tối"… Đến nay, những người sống trong văn hóa ĐCSTQ, thậm chí còn không biết rằng suy nghĩ, tư tưởng, hành xử của mình đã bị nhuốm văn hóa ĐCSTQ biến dị nhường nào. CON NGƯỜI SAU KHI THẤM NHUẦN VĂN HÓA ĐCSTQ Sau mấy chục năm chịu ảnh hưởng của văn hóa ĐCSTQ và bị cắt đứt mạch truyền thừa của văn hóa truyền thống, rất nhiều người Trung Quốc ngày nay không biết đến những giá trị truyền thống thực sự là thế nào, họ trở thành những người bất chân, bất tín, bất thiện, vô đức, vô mỹ và thậm chí là vô lại. 1. Bất chânLàm người lấy sự chân thành làm gốc. ĐCSTQ dựa vào bạo lực và dối trá để duy trì thống trị, nói dối đó là tố chất tất yếu và kỹ năng của quan chức Đảng. Sau cuộc thảm sát Lục Tứ, người phát ngôn tin tức đối diện với câu hỏi của các ký giả trong và ngoài nước, mặt không biến sắc, bình thản đáp: "Không có người nào chết ở quảng trường Thiên An Môn cả". Mười mấy năm sau, khi ĐCSTQ tận lực quốc gia bức hại Pháp Luân Công, vị phát ngôn viên kia lại nói lớn không chút xấu hổ: "Tình hình nhân quyền của Trung Quốc đang ở vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử". Trẻ em từ nhỏ đã được dạy nói dối. Các bài học chính trị, bài học lịch sử, bài tập ngữ văn đầy những lời nói dối, khi làm bài kiểm tra tuyệt đối không cho phép nói khác đi. Sau khi những đứa trẻ này trưởng thành, mở miệng liền nói dối mà không hề có cảm giác tội lỗi. Từ người phát ngôn tin tức của Chính phủ tới các chương trình "phát thanh tin tức", "phỏng vấn tiêu điểm" của cơ quan truyền thông, từ báo cáo của các cấp quan chức Đảng tới nghiên cứu học thuật về văn học lịch sử, từ lĩnh vực công cộng đến sinh hoạt gia đình, xã hội Trung Quốc ngập tràn vô số lời dối trá. Không phải là nói ngoa khi nhận định rằng Trung Quốc đã trở thành một quốc gia nói dối chính hiệu. Người dám nói lời thật việc thật vô cùng hiếm, bị cho là khác người, thậm chí bị tấn công tập thể. Đây là một trong những hậu quả xấu trực tiếp do ĐCSTQ làm bại hoại toàn diện đạo đức xã hội gây ra. 2. Bất tín"Khủng hoảng thành tín" có lẽ là chủ đề đạo đức được người Trung Quốc chú ý đến nhất. Do người Trung Quốc bị Đảng nhồi nhét bằng giáo dục về đấu tranh và lừa dối, khiến quần thể rộng lớn nhân dân trong tâm luôn phong bế, bảo vệ bản thân. Họ rất khó tin tưởng người khác, tạo thành một loại tâm thái kỳ dị đề phòng người khác, cho rằng thế giới rất nguy hiểm, giữa người với nhau đều là giả dối lừa lọc. Con người xử lý quan hệ giữa người với người đã biến dạng một cách rất khổ rất mệt, không cách nào tự vực dậy, con người bị sóng cuốn theo dòng, khiến xã hội trở nên càng tồi tệ xấu xa hơn. 3. Bất thiệnNgười Trung Quốc từ nhỏ đã bị rót vào đầu triết học đấu tranh vô thần luận và mạnh ăn hiếp yếu, tận mắt chứng kiến sự bạo ngược vô đạo và ngang ngược vô lý của chính quyền ĐCSTQ. Sau khi lớn lên tất sẽ sùng bái vũ lực, tư tưởng và hành vi chứa đầy sự thô bạo và công kích. Trong sinh hoạt thường ngày, vì một chút việc vặt mà đánh đập tàn nhẫn đã trở thành tình trạng phổ biến. Người lớn tuổi không thể giải thích được: Người Trung Quốc rốt cuộc làm sao vậy? Tra xét căn nguyên, đây chính là vì ĐCSTQ tôn sùng bạo lực đã lấy nhân tố "hận" đưa vào trong máu người Trung Quốc. 4. Vô đứcTrung Quốc vốn dĩ là một nước coi trọng đạo đức nhất, trong vài nghìn năm thì điều mà tư tưởng Nho gia nhấn mạnh chính là một chữ "Đức". Cho đến Đại cách mạng Văn hoá, đạo đức truyền thống đã phải chịu phê phán triệt để, mà đạo đức Tây phương lại bị coi là thứ của chủ nghĩa tư bản, càng là phản động, là hư ngụy, cũng cần phải phê phán triệt để. Cuối cùng dẫn đến đạo đức bị khuyết thiếu triệt để. Trung Quốc không có quy phạm đạo đức đáng tin nữa, còn lại chỉ là triết học đấu tranh, tính giai cấp, nguyên tắc đảng tính. "Bỉ ổi trở thành giấy thông hành của kẻ bỉ ổi, cao quý trở thành chữ khắc mộ của người cao quý". Những gì là thành tín liêm sỉ, những gì là chính nghĩa lịch thiệp, tất cả đều bị vứt đi hết, Trung Quốc từ đó tiến nhập vào một thời đại vô sỉ, lại thêm chủ nghĩa thực dụng trở nên thịnh hành, chỉ vì lợi, lục đục tranh đấu, tham ô hủ bại, lừa đảo, giết người cướp của, các tệ nạn xã hội thịnh hành, không từ thủ đoạn, không việc ác nào không làm. Cái gọi là đạo đức quan, giá trị quan phổ biến trên thế giới của nhân loại, thì lại có rất nhiều người không tán đồng, thực sự không biết là sẽ còn loạn đến bao giờ, vô sỉ đến lúc nào mới tới đáy cùng. 5. Vô mỹGu thẩm mỹ và thước đo đạo đức của con người có quan hệ mật thiết với nhau. Nhân loại chính thường là thưởng thức chủng loại nghệ thuật tốt đẹp, thuần chính, thiện lương, quang minh. Khi đạo đức con người bị tuột dốc nghiêm trọng, người ta sẽ bắt đầu yêu thích những thứ xấu xa, thậm chí coi những thứ xấu xa là nghệ thuật mà ca tụng. Cái được gọi là nghệ thuật này ngược lại sẽ kéo đạo đức của con người hạ xuống thêm một bước nữa, cuối cùng khiến người ta không còn giống con người nữa. Xã hội Trung Quốc trong khoảng hai, ba chục năm gần đây, thổi phồng những thứ thấp kém thành thời thượng, coi những thứ xấu ác là nghệ thuật. Trung Quốc có một vị được gọi là nghệ thuật gia ăn thịt xác trẻ con, thân thể trần truồng thoa mật ong khắp người rồi ngồi trong nhà vệ sinh để thu hút ruồi nhặng được gọi là "nghệ thuật hành động". Rất nhiều người kêu than rằng, Trung Quốc đã tiến nhập vào thời đại xấu xa! 6. Vô lạiĐại Cách mạng Văn hoá cái gì cũng hủy diệt, cái gì cũng không còn nữa, vậy còn lại điều gì đây? Chính là vô lại. Rõ ràng đây là một kiếp nạn lớn chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc, là tai nạn cự đại, là phản động đối với văn minh nhân loại, nhưng ĐCSTQ lại lừa gạt nói nó thành "vĩ đại, quang minh, chính xác". Sự sa đoạ mà ĐCSTQ gây ra cho người Trung Quốc dường như không có biên giới. Hiện tại rất nhiều người Trung Quốc trống rỗng, đồi bại, buộc lòng dựa vào việc mắng chửi người để duy trì tâm lý cân bằng, dùng lời lẽ thô tục để hả những phẫn uất trong lòng, dùng sự sỉ nhục bản thân để biểu hiện ra cảm giác tồn tại thấp kém. Tình cảnh vài vạn người cùng lúc hô lớn những lời thoá mạ đã trở thành hoàn cảnh thông thường ở trên khán đài sân bóng đá ở Trung Quốc. Các loại từ ngữ sỉ nhục bản thân đã trở thành từ ngữ thông dụng, được dân mạng sử dụng hàng ngày rất nhiều. Người sử dụng ngôn từ thô tục như vậy, thế giới tinh thần của họ thật ra rất dơ bẩn và hoang tàn. KẾT LUẬN Hơn 60 năm thấm nhuần tư tưởng văn hóa Đảng, nghe theo và tin theo ĐCSTQ, người dân Trung Hoa hiện tại sẽ có kết cục ra sao? Trong quá trình cố gắng nhất trí với "Đảng", người ta đã hoàn toàn giết chết sinh mệnh của mình, không còn là bản thân chân chính, giống như cái xác không có linh hồn. Trong quá trình tranh đấu qua lại, bản tính ác của người ta bị phóng đại lên đến mức lớn nhất, đố kỵ, tham lam, tự tư, độc ác trở thành tính cách thường thấy trong cuộc sống của người dân Trung Quốc. Theo đó, những kẻ thắng lợi sống sót qua được trong các cuộc đấu tranh giành quyền lực của Trung Cộng cũng là kẻ bại trận, bởi vì thứ chiến thắng chính là Đảng tính, còn nhân tính của họ, bản ngã thật sự của họ sớm đã chết rồi. Trong sách "Quản tử" viết: "Lễ nghĩa liêm sỉ, quốc gia phải duy trì được bốn đức tính này; bốn đức tính này mà không được duy trì thì đất nước rơi vào họa diệt vong". Nếu nền văn hóa của đất nước bị phá hủy hoàn toàn, bản sắc của dân tộc sẽ biến mất cùng với nó, chỉ còn để lại một cái tên trống rỗng cho đất nước. ĐCSTQ đang hủy diệt dân tộc Trung Hoa – Đây không phải là một lời cảnh báo mà là một sự thực. Đón xem kỳ 3: Giành chính quyền để giết Theo Trithucvn |
You are subscribed to email updates from NvPhamvietdao5.blogspot.com: Thế sự-Văn chương. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét